39
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Giới thiệu khái quát hoạt động xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận 1.1.1. Giới thiệu chung về thanh long 1.1.2. Đặc điểm của thanh long Bình Thuận 1.1.3. Tình hình phát triển trái thanh long ở Bình Thuận 1.1.3.1. Diện tích sản xuất và sản lượng 1.1.3.2. Tiêu thụ và xuất khẩu 1.1.3.3. Chất lượng sản phẩm và chứng thực 1.2. Tiềm năng và vai trò của thị trường Hoa Kỳ đối với mặt hàng thanh long của tỉnh Bình Thuận 1.2.1. Tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu thanh long Bình Thuận 1.2.2. Vai trò của thị trường Hoa Kỳ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long Bình Thuận 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận sang thị trường Hoa Kỳ 1.3.1. Các yếu tố vĩ mô 1.3.2. Các yếu tố vi mô 1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận sang thị trường Hoa Kỳ

Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bao cao thuc tap

Citation preview

Page 1: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Giới thiệu khái quát hoạt động xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận

1.1.1. Giới thiệu chung về thanh long

1.1.2. Đặc điểm của thanh long Bình Thuận

1.1.3. Tình hình phát triển trái thanh long ở Bình Thuận

1.1.3.1. Diện tích sản xuất và sản lượng

1.1.3.2. Tiêu thụ và xuất khẩu

1.1.3.3. Chất lượng sản phẩm và chứng thực

1.2. Tiềm năng và vai trò của thị trường Hoa Kỳ đối với mặt hàng thanh long của tỉnh

Bình Thuận

1.2.1. Tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu thanh long Bình

Thuận

1.2.2. Vai trò của thị trường Hoa Kỳ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long Bình

Thuận

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận

sang thị trường Hoa Kỳ

1.3.1. Các yếu tố vĩ mô

1.3.2. Các yếu tố vi mô

1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận

sang thị trường Hoa Kỳ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THANH LONG CỦA TỈNH

BÌNH THUẬN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng thanh long Bình Thuận sang thị trường Hoa Kỳ giai

đoạn 2008 - 2012

2.1.1. Diện tích sản xuất và nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Page 2: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

Bảng 2.1. Diện tích sản xuất và nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào

Hoa Kỳ giai đoạn 2008 - 2011

2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích sản xuất (ha) 398.2 486.7 857.0 1,468.9 2,688.1

Tỷ trọng trong diện tích

sản xuất được chứng

nhận VietGap (%)

28.52 28,87 29.01

Nhà đóng gói 02 05 07 08 11

(Nguồn: Dữ liệu Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thanh long Bình Thuận)

Sau thời gian tiến hành khảo sát, kiểm tra và thẩm định thực tế tại các cơ sở đóng gói

thanh long và vùng sản xuất thanh long; Cục kiểm dịch động thực vật (APHIS-Hoa Kỳ)

đã thông báo trên Công báo toàn Liên Bang rằng từ 30/7/2008 trái thanh long Việt Nam

có thể vào thị trường Hoa Kỳ với các điều kiện kỹ thuật được kiểm tra chặt chẽ, sản phẩm

còn phải được chiếu xạ và được Cục Bảo vệ thực vật cấp chứng thư đã được kiểm soát

thực vật và chiếu xạ. Vùng trồng muốn được cấp mã số đơn vị sản xuất (PUC) chỉ cần đạt

giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap và đăng ký với phía bên Hoa Kỳ, còn đơn vị

đóng gói phải đạt được những tiêu chuẩn riêng do cơ quan APHIS Hoa Kỳ trực tiếp kiểm

tra, cấp giấy chứng nhận. Từ năm 2008 đến năm 2012, diện tích sản xuất và nhà đóng gói

đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hoa Kỳ đếu tăng rất nhanh, đặc biệt diện tích sản xuất có tỷ

lệ tăng hơn 70% mỗi năm suốt cả thời kỳ.

Tháng 9/2008, Được sự ủy quyền của APHIS-Hoa Kỳ và Cục Bảo vệ thực vật (Việt

Nam), Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II đã công nhận và cấp mã số cho

398,2 ha thanh long tại Bình Thuận đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hoa Kỳ và cấp chứng

nhận (code) cho 02 doanh nghiệp tại Bình Thuận hội đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhà đóng gói

để xuất khẩu thanh long vào Hoa Kỳ. Đến cuối năm 2010, số diện tích thanh long Bình

Thuận được cấp mã số vùng trồng đã tăng thành 857,0 ha và có 07 doanh nghiệp được

cấp mã số hội đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhà đóng gói (code) để xuất khẩu thanh long vào

Page 3: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

Hoa Kỳ. Như vậy, với diện tích thanh long đã được cấp mã số vùng trồng, sản lượng

thanh long có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ hơn 20.000 tấn/năm.

Tính đến cuối năm 2011, các chuyên gia kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ và các chuyên gia

Việt Nam đã khảo sát, đánh giá và cấp 109 mã số đơn vị sản xuất (PUC) cho 1.922,8 ha

thanh long Việt Nam để tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ; trong đó tỉnh Bình

Thuận được cấp 74 mã số PUC với diện tích 1.468,9 ha (chiếm 77,95% so với diện tích

được đăng ký cả nước); tỉnh Tiền Giang: 12 mã số PUC, diện tích 130,77 ha; Long An:

20 mã số PUC, diện tích 280 ha; Tây Ninh: 01 mã số PUC, diện tích 10 ha; Đồng Nai: 01

mã số PUC, diện tích 13 ha và Bà Rịa – Vũng Tàu: 01 mã số PUC, diện tích 20 ha. Ngoài

ra, các chuyên gia Hoa Kỳ cũng đã cấp mã số nhà đóng gói (PHC) cho 12 doanh nghiệp;

trong đó tỉnh Bình Thuận được cấp 08 mã số PHC; thành phố Hồ Chí Minh (02 mã số);

Tiền Giang (01 mã số) và Long An (01 mã số PHC).

2.1.2. Khối lượng xuất khẩu

Biểu đồ 2.1. Khối lượng thanh long xuất khẩu của tỉnh Bình Thuận sang thị

trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị: tấn

2008 2009 2010 2011 20120.0

50.0

100.0

150.0

200.0

250.0

300.0

350.0

400.0

37.5 40.7

316.0

356.5

184.2

Page 4: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

(Nguồn: Chi cục Hải quan tỉnh Bình Thuận)

Trong giai đoạn 2008 - 2012, kể từ khi được Cục kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc

Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, khối lượng

thanh long nhập khẩu của tỉnh Bình Thuận sang thị trường này đã có sự tăng trưởng vượt

bậc.

Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu 3 lô hàng thanh long đầu tiên sang Hoa Kỳ, trong đó

doanh nghiệp Bình Thuận đóng góp một lô hàng đạt khối lượng 37,5 tấn. Tuy đây chỉ là

con số khiêm tốn so với khối lượng thanh long xuất khẩu sang các thị trường khác như

Trung Quốc, Thái Lan… nhưng đây là niềm tự hào lớn của người nông dân trồng thanh

long khi mặt hàng này đã tiếp cận được thị trường Hoa Kỳ, một trong những thị trường

lớn và khó tính nhất thế giới, được xem là giải pháp đầu ra an toàn và hiệu quả cho thanh

long Bình Thuận. Tuy nhiên, niềm vui đó chưa tồn tại được bao lâu thì việc xuất khẩu

thanh long sang thị trường này phải tạm ngưng từ cuối năm 2008 đến tháng 3 năm 2009.

Năm 2009, tổng khối lượng thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang Hoa Kỳ không có sự

thay đổi đáng kể, ở mức 40.7 tấn, nguyên nhân chủ yếu là do nhà máy chiếu xạ của công

ty Sơn Sơn, doanh nghiệp duy nhất đủ tiêu chuẩn chiếu xạ cho thanh long xuất khẩu sang

Hoa Kỳ vào thời điểm đó, phải tạm ngưng để sửa chữa vào tháng 12 năm 2008.

Nếu như khối lượng xuất khẩu năm 2008 - 2009 chưa gây được ấn tượng sâu sắc thì giai

đoạn 2010 - 2011, khối lượng xuất khẩu chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Khối lượng

xuất khẩu lần lượt đạt 316 tấn vào năm 2010, 356,5 tấn vào năm 2011. Tốc độ tăng

trưởng trung bình đạt đến 344,6%. Hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ ở Bình Thuận phát

triển khá sôi nổi. Lợi nhuận cao từ việc xuất khẩu khuyến khích nông dân phấn khởi phát

triển các mô hình trồng thanh long an toàn VietGap, GlobalGap; các doanh nghiệp cũng

tích cực đầu tư nhà xưởng, thiết bị đảm bảo công nghệ sau thu hoạch đạt tiêu chuẩn xuất

khẩu Hoa Kỳ, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tìm kiếm đối tác. Như

đã dẫn chứng ở chương 2.1.1, diện tích sản xuất thanh long và số lượng nhà máy đóng

gói của Bình Thuận đều tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Đây là một tín hiệu đáng

Page 5: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

mừng vì rõ ràng việc xuất khẩu thanh long sang thị trường Hoa Kỳ đã thúc đẩy sự phát

triển về cả số lượng và chất lượng ngành sản xuất thanh long của Bình Thuận nói chung.

Việc Hoa Kỳ bắt đầu thi hành Luật hiện đại hóa An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSMA)

(được Tổng thống Obama phê duyệt tháng 01/2011) một cách gắt gao từ giữa năm 2011

đã khiến cho khối lượng thanh long xuất khẩu sang Hoa Kỳ những tháng cuối năm 2011

và năm 2012 giảm đáng kể. Rất nhiều lô hàng thanh long xuất xứ Bình Thuận bị hải quan

nước này giữ lại tại cảng do kiểm tra thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, gây tổn thất

đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu năm 2012 giảm tới

50,9% so với năm 2011, chỉ đạt 184,2 tấn. Các doanh nghiệp cho biết xuất khẩu một lô

hàng sang Hoa Kỳ thường phải chịu ứ đọng lượng vốn lớn do giá chiếu xạ rất cao, hơn

1đô la/kg, kèm theo thời gian vận chuyển dài ngày nên chỉ cần bị giữ tại cảng một ngày

cũng khiến doanh nghiệp tổn thất rất nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp Bình Thuận đều

chưa có tiềm lực vốn lớn nên họ đều e ngại, tạm dừng xuất khẩu cho đến khi tìm hiểu rõ

luật mới, việc thi hành luật nhất quán và ổn định.

Như vậy, từ khi hoạt động xuất khẩu thanh long sang Hoa Kỳ được bắt đầu vào cuối năm

2008 cho đến nay, khối lượng xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ thanh long

Bình Thuận đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Hoa Kỳ, có những bước phát

triển vững chắc tại thị trường này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận là khối lượng

xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa xứng với tiềm năng của Bình Thuận về mặt

hàng này. Năm 2011, khối lượng này chỉ bằng khoảng 0,19% sản lượng thanh long của

Bình Thuận.

2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2.2. Khối lượng thanh long xuất khẩu của tỉnh Bình Thuận sang thị

trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị: tấn

Page 6: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

2008 2009 2010 2011 20120

200

400

600

800

1000

1200

169.9249.1

951.1 969.7

508.4

Series 1 Series 2

(Nguồn: Chi cục Hải quan tỉnh Bình Thuận)

Trong giai đoạn 2008 - 2012, chịu ảnh hưởng từ thị trường xuất khẩu sang thị trường Hoa

Kỳ cũng như tình hình giá cả mặt hàng thanh long trên thị trường này nên kim ngạch xuất

khẩu thanh long của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng biến động và có xu hướng tăng.

Tình hình biến động của kim ngạch xuất khẩu cũng tương tự diễn biến của khối lượng

xuất khẩu trong giai đoạn 2008 - 2012. Năm đầu tiên xuất khẩu sang Hoa Kỳ, kim ngạch

được ghi nhận ở mức 169.9 triệu USD. Năm 2009 mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng

không đáng kể nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng đến 46,6% so với năm 2008, đạt mức

249.1 USD. Tình hình kinh tế bất ổn do khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến cho mức

giá trung bình các mặt hàng nông sản và nhất là các chi phí phục vụ sản xuất tăng giá

đồng loạt. Cả hai điều nay đều làm tăng giá thanh long xuất khẩu làm cho tốc độ tăng kim

ngạch lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu. Năm 2010 đánh dấu

bước nhảy vọt trong kim ngạch xuất khẩu với mức tăng gần gấp 4 lần so với năm 2008,

giá trị xuất khẩu đạt 316 triệu USD và đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn vào năm với

969.7 triệu USD. Từ thời điểm này, giá trị xuất khẩu năm 2012 đột ngột giảm gần 1/2 lần

so với năm 2011. Ngoài vấn đề pháp lý dẫn đến giảm sản lượng xuất khẩu năm 2012 như

Page 7: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

đã trình bày ở trên thì giá thanh long xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu giảm dần từ

năm thời điểm 2010, một phần do tình trạng kinh tế được phục hồi ổn định sau khủng

hoảng và sự cạnh tranh mới xuất hiện từ những nhà cung cấp Thái Lan. Kết quả là năm

2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang thị trường Hoa Kỳ đạt 508,4

triệu USD.

Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu thanh long trong giai đoạn 2008 - 2011 đã tạo ra nguồn

thu ngoại tệ ổn định cho đất nước, góp phần nâng cao đời sống cho nhiều hộ nông dân tại

Bình Thuận. Xu hướng giảm giá xuất khẩu thanh long trong thời gian gần đây có thể ảnh

hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, nước ta cần

có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế cho sản phẩm nấm

Việt Nam trên thị trường thế giới nhằm nâng cao giá trị cho mặt hàng nấm, mang lại

nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu ngày càng tăng.

2.1.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

2.1.5. Giá cả xuất khẩu

Page 8: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

2008 2009 2010 2011 20120

1

2

3

4

5

6

4.35

5.13

2.86 2.75 2.84

2.4

4.4

1.8

2.8

2 2

3

5

Series 1Series 2Series 3

2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thanh long của Bình

Thuận sang thị trường Hoa Kỳ

2.2.1. Các yếu tố vĩ mô

2.2.1.1. Về phía Bình Thuận

a) Điều kiện tự nhiên

Bảng 2.1. Thống kê khí tượng các tháng trong năm 2011 tỉnh Bình Thuận

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12Cả

năm

Nhiệt độ 25.4 25.0 26.6 27.1 28.4 27.6 26.8 27.3 27.0 27.2 27.2 25.9 26.8

Số giờ nắng 190 248 194 273 261 276 222 221 183 241 226 163 2698

Lượng mưa 17.4 - 8.9 4.6 245.4 181.3 221.8 140.5 236.7 95.7 92.5 17.4 1262.2

Độ ẩm 75 77 75 78 82 83 88 85 86 84 81 77 81

Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, đặc trưng khí hậu khô nắng, nhiệt độ

cao, điều kiện thời tiết gần như nóng nhất cả nước. Với nhiệt độ trung bình cả năm gần

270C, các tháng trong năm đều trên 250C, độ ẩm trung bình ổn định 75 - 85%, Bình

Thuận có thể nói là vùng có điều kiện khí hậu lý tưởng nhất cả nước đối với việc canh tác

Page 9: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

cây thanh long. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu của Bình Thuận cũng có một số điểm bất lợi

ảnh hưởng

- Thanh long là cây quang kỳ dài ngày. Độ dài ngày là điều kiện đủ để có cảm ứng ra hoa

của cây. Thanh long Bình Thuận thường ra hoa tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 7 - là

những ngày ngày dài hơn đêm (số giờ nắng lần lượt là 261h, 276h, 222h). Từ tháng 10

đến tháng 2 năm sau, độ dài ngày giảm xuống nên muốn thanh long ra hoa, người ta phải

cung cấp ánh sáng bằng đèn điện để kéo ngày dài hơn đêm.

- Dựa vào bảng trên có thể thấy Bình Thuận có hai chế độ mưa rõ rệt, mùa mưa (tháng 5

đến tháng 10) và mùa khô (tháng 11 đến tháng 4) có gió mùa Đông Bắc. Vào mùa khô,

lượng mưa rất thấp (dưới 20mm) nên thường xảy ra tình trạng thiếu nước tưới cho cây

thanh long, dùng nước sinh hoạt giá cao hơn nhiều lân nên trái thanh long thu hoạch ít

hơn và cũng nhỏ hơn. Tuy nhiên, vào mùa mưa, đặc thù mưa dài ngày, lượng mưa lớn,

nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm cao tạo điều kiện cho nhiều loại nấm, sâu bệnh phát triển.

Trong đó, thường hay xảy ra nhất là bệnh nám tai, nứt vỏ khiến cho trái thanh long tuy

bên trong vẫn rất ngon nhưng bên ngoài thường xấu xí, có nhiều tì vết, không thể xuất

sang Hoa Kỳ.

b) Điều kiện lao động

Là một tỉnh có số dân đông, kèm theo cơ cấu dân số trẻ góp phần tạo nên lực lượng lao

động dồi dào tham gia vào các hoạt động kinh tế của địa phương Bình Thuận. Năm 2011,

Bình Thuận có 627.971 người trong độ tuổi lao động, trong đó hơn 50% lực lượng lao

động này tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ được dự đoán có xu hướng giảm

trong thời gian tới nhưng vẫn duy trì một tỷ lệ đáng kể trong nền kinh tế.

Đối với ngành trồng thanh long ở Bình Thuận, hàng năm đều có thêm một số lượng lớn

lao động tham gia vào hoạt động sản xuất mặt hàng này. Theo thống kê, tại Bình Thuận

năm 2011 có khoảng 25.000 hộ nông dân trồng và kinh doanh loại cây này. Số lượng này

có xu hướng tăng rất nhanh trong những năm gần đây do lợi nhuận rất cao của hoạt động

này đem lại.

Page 10: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

Mặc dù có nguồn nhân lực dồi dào nhưng khâu cung ứng đầu vào cho hoạt động xuất

khẩu thanh long sang thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa hiệu quả vì phần lớn lực lượng lao

động tuy có nhiều kinh nghiệm về canh tác thanh long chưa được trang bị đầy đủ kiến

thức chuyên môn và kỹ thuật sản xuất hiện đại để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe khi

xuất khẩu mặt hàng nay sang thị trường Hoa Kỳ. Thêm vào đó, người lao động cũng

thiếu nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất hàng hóa, sản xuất bền vững cũng như

thiếu ý thức tác phong công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Bằng chứng là trong quá

trình sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn VietGap, tỉ lệ không nhỏ người nông dân

còn chưa biết chữ, gặp khó khăn khi tiếp cận các tài liệu về quy trình Gap. Tình trạng

người nông dân làm theo kinh nghiệm, duy trì thói quen sản xuất cũ, không tuân thủ

nghiêm túc các yêu cầu của chương trình rất thường xảy ra như: không mặc đồ bảo hộ ,

không xử lý rác đúng nơi quy định hay không ghi chép đầy đủ để đảm bảo tính truy

nguyên nguồn gốc của sản phẩm… Điều này làm cho chất lượng thanh long xuất khẩu

không ổn định và thống nhất, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới khối lượng

thanh long xuất khẩu chưa xứng với tiềm năng của tỉnh.

Bên cạnh đó, do sản xuất thanh long là ngành thanh long là ngành mới phát triển trong

thời gian nên tại tỉnh thiếu hẳn đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm trong sản

xuất cũng như kinh doanh mặt hàng này. Trong thời gian gần đây, việc thực một loạt

chương trình hỗ trợ nông dân trồng thanh long như “Chương trình hỗ trợ nông dân trồng

thanh long theo hướng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ” của cơ quan Phát triển quốc tế Hoa

Kỳ (USAID), “Chương trình mở rộng xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân thông

qua thực hành nông nghiệp tốt” của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, “Chương

trình nghiên cứu chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận” đã bước đầu thay đổi tập quán sản

xuất cũ của người nông dân, dần dần chuyển sang hướng sản xuất thanh long sạch và an

toàn đồng thời cung cấp các nhìn chiến lược góp phần giúp lãnh đạo địa phương đưa ra

các giải pháp hiệu quả để phát triển ngành sản xuất thanh long trong tương lai. Tất cả các

chương trình này hiện đang có ảnh hưởng rất tích cực, làm cho hoạt động sản xuất thanh

long ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả hơn.

Page 11: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

c) Cơ sở hạ tầng

Hai cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng bậc nhất đối với hoạt động sản xuất thanh long và hệ

thống điện và nước tưới. Vào mùa ngịch từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, do độ dài ngày

không đủ nên tất cả các vườn thanh long đều cần một lượng điện lớn để áp dụng kỹ thuật

chong đèn, kích thích cây thanh long ra hoa đậu quả. Đồng thời các cơ sở đóng gói, kinh

doanh thanh long cũng cần một nguồn ổn định để duy trì hoạt động của mình. Nhờ hệ

thống đường dây 500 KV cả nước và 3 nguồn điện tại chỗ bao gồm: nhà máy thủy điện

Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV, nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi qua lưới

truyền tải 110 KV và trạm phát điện diesel 3.800 KWh nên có thể đáp ứng đầy đủ nhu

cầu về điện năng trong quá trình sản xuất thanh long. Tuy nhiên, do diện tích thanh long

phát triển quá nhanh, việc đáp ứng nguồn điện ổn định cho sản xuất thanh long vẫn chưa

theo kịp tốc độ phát triển diện tích. Ở một số địa điểm vùng sâu vùng xa việc thiết lập và

bảo trì hệ lưới điện cơ sở còn gặp khó khăn. Về hệ thống nước, tại Bình Thuận có nhà

máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m3/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ

thống bằng nguồn vốn ADB, thêm vào đó, hệ thống hồ, đập liên tục được xây dựng đảm

bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, như đã trình bày trong phần

Điều kiện tự nhiên, chất lượng nước là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong

thời gian tới.

Về giao thông và thông tin liên lạc, do Bình Thuận có vị trí địa lý rất thuận lợi nằm gần

các trung tâm kinh tế lớn của cả nước bao gồm thành phố Hồ Chí Minh ở phía Bắc và Đà

Nẵng ở phía Nam nên hệ thống đường sá, liên lạc được liên tục đầu tư phát triển với tốc

độ nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Tất cả các huyện trong tỉnh kể cả huyện vùng

núi đã có hệ thống đường nhựa kết nối với các trục đường chính tạo tiền đề để giao lưu

kinh tế trở nên dễ dàng, thuận tiện.

Một yếu tố khác trong cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng không kém phần quan trọng đến hoạt

động xuất khẩu thanh long là hệ thống máy móc, nhà xưởng xử lý sau thu hoạch. Tại

Bình Thuận hiện có 11 nhà máy đóng gói đạt tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Trong thời gian qua

Page 12: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

chưa xảy ra tình trạng quá tải vì khối lượng thanh long xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ ở mức

thấp nhưng con số trên rõ ràng vẫn rất ít so với tiềm năng về diện tích và sản lượng thanh

long của Bình Thuận. Trong thời gian tới cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về

vốn để doanh nghiệp phát triển hệ thống đóng gói chất lượng cao để đảm bảo khối lượng

xuất khẩu không những sang Hoa Kỳ mà còn các thị trường cao cấp khác như Châu Âu,

Nhật Bản. Không chỉ khâu sơ chế mà khâu chiếu xạ cũng đóng vai trò rất quan trọng

trong hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Năm 2008 - 2009, do chỉ có nhà máy Sơn Sơn

tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép nên đã xảy ra tình trạng ùn ứ, làm trì hoãn việc

xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp. Cuối năm 2009 có thêm nhà máy An Phú ở Bình

Dương được cấp phép nên tình trạng đã bớt căng thẳng nhưng các doanh nghiệp vẫn chịu

tình cảnh bị động cũng như phí chiếu xạ rất cao, điều này đã làm hạn chế khối lượng

thanh long đủ điều kiện xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ủy ban nhân dân tỉnh đang phê duyệt kế

hoạch xây dựng một nhà máy chiếu xạ ngay tại tỉnh để phục vụ hoạt động xuất khẩu

thanh long sang thị trường này.

d) Chính sách của Chính phủ

2.2.1.2. Về phía thị trường Hoa Kỳ

a) Thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long

Hiện nay, do tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thanh long trong tổng kim ngạch nhập khẩu

trái cây tươi của Hoa Kỳ còn rất nhỏ nên mặt hàng thanh long chưa có mã HS riêng trong

Biểu thuế quan hài hòa Hoa Kỳ (Harmonized Tariff Schedule of the United States). Do

vậy, thanh long nhập khẩu vào Hoa Kỳ đang được áp mã HS 0810.90.45 dành cho “Loại

trái cây khác”, cụ thể mức thuế nhập khẩu được quy định như sau:

Bảng 2.3. Biểu thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long Bình Thuận

vào thị trường Hoa Kỳ theo mã HS 2008 - 2012

Mã HS Danh mục Đơn vị Thuế MFN Thuế GSP

0810.90.45 Trái cây tươi, loại khác kg 2.2% 0%

(Nguồn: Biểu thuế quan hài hòa Hoa Kỳ, trang web Bộ Thương mại Hoa Kỳ)

Page 13: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, hàng hóa Việt Nam khi

xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng ưu đãi tối huệ quốc (MFN), theo đó mức

thuế đánh vào hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ chỉ khoảng 0 - 5% trong khi

mức thuế suất thông thường lên tới 20 - 40%. Nhờ vậy, thanh long Bình Thuận khi nhập

khẩu vào Hoa Kỳ được hưởng mức thuế suất ưu đãi (thuế MFN) dành cho các thành viên

thuộc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các quốc gia có ký kết hiệp định thương

mại song phương với Hoa Kỳ, với thuế suất 2,2%. Tuy mức thuế này không cao nhưng

các quốc gia khác đang được phép xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa Kỳ bao gồm

Mexico, Colombia, Thái Lan, Nicaragua đều được hưởng mức thuế ưu đãi GSP (Hệ

thống thuế quan phổ cập dành cho các nước đang phát triển - không có Việt Nam), điều

này làm cho chí phí xuất khẩu thanh long của Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói

chung cao hơn một cách tương đối so với đôi thủ cạnh tranh. Đây sẽ là một trở ngại lớn

trong tương lai, khi thanh long đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ở thị trường Hoa

Kỳ sẽ khiến các quốc gia tăng lượng hàng xuất khẩu, lúc này sẽ làm cho thanh long Bình

Thuận mất dần vị thế cạnh tranh của mình.

b) Các rào cản phi thuế quan đối với mặt hàng thanh long

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có các quy định nhập khẩu rất khắt khe đối với thực

phẩm và các sản phẩm nông nghiệp. Để ngăn ngừa sự lây lan của sâu bệnh, bệnh hại

ngoại lai đối với nền nông nghiệp của nước này và tăng cường tính an toàn, vệ sinh thực

phẩm, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành những quy định kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các

khâu từ trồng trọt đến nhập khẩu của bất kỳ một sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu nào.

Các nhà cung cấp rau quả của nước thứ 3 (nông dân, nhà chế biến, nhà xuất khẩu) muốn

xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa Kỳ phải đáp ứng các yêu cầu riêng của từng loại

rau quả do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Cục kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ

(APHIS) trực tiếp điều chỉnh. Thanh long sạch muốn nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

phải nằm trong vùng sản xuất sạch, ngoài ra, tất cả các lô hàng phải trải qua khâu chiếu

xạ trước khi xuất khẩu và thanh long phải được đóng gói một cách thích hợp.

Page 14: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

Về vườn trồng, thanh long phải có xuất xứ từ vùng sản xuất sạch có chứng nhận ít nhất là

VietGAP, sau đó vườn trồng cần đăng ký với Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO)

để được cấp “mã đơn vị sản xuất” (PUC). Việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận

VietGAP do Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thanh long Bình Thuận đảm nhận.

Hiện nay, các tiêu chuẩn GAP được áp dụng rộng khắp thế giới như sự cam kết của người

sản xuất về một sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe con người và môi sinh. Đây cũng

là tiêu chuẩn bắt buộc khi xuất khẩu thanh long sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ,

EU, Nhật… Tuy nhiên, do nhận thức của người nông dân về GAP chưa nhiều đồng thời

chi phí để thực hiện GAP cũng cao hơn 100 - 120 triệu đồng cho 1 ha thanh long nên

diện tích GAP còn thấp , dẫn đến lượng thanh long đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hoa Kỳ

không cao.

Về đóng gói, dán nhãn, thanh long phải được đóng gói trong các nhà đóng gói được các

chuyên viên của Tổ chức bảo vệ thực vật Hoa Kỳ (NPPO) trực tiếp khảo sát, chứng nhận

và cấp “mã đơn vị đóng gói” (PHC). Các tiêu chuẩn bao gồm quy định chi tiết về tài liệu

dẫn chứng, vệ sinh nhà đóng gói, quy trình đóng gói, dán nhãn, vận chuyển tới cơ sở xử

lý chiếu xạ (xem phụ lục).

Về xử lý chiếu xạ, do lãnh thổ Hoa Kỳ có vùng khí hậu cận nhiệt đới tương tự như Việt

Nam (Florida, California…) có thể tạo điều kiện sinh sôi nảy nở cho sâu bệnh hại còn lưu

lại trên hoa quả nhiệt đới nhập khẩu nên tháng 8/2008, APHIS đã cho phép thanh long

Việt Nam được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với điều kiện xử lý chiếu xạ tại nước xuất khẩu.

Chiếu xạ là công nghệ sử dụng năng lượng bức xạ ion hóa để xử lý thực phẩm nhằm

nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu diệt hoặc khử trùng vi khuẩn, vi sinh

vật, hoặc sâu bênh khác. Tất cả các lô hàng thanh long phải qua khâu chiếu xạ trước khi

chiếu xạ với liều lượng hấp thụ tối thiểu 400 gray. Hiện chỉ có hai doanh nghiệp đủ tiêu

chuẩn được phía Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận ủy thác việc kiểm dịch chiếu xạ cho thanh

long Việt Nam là Công ty cổ phần Sơn Sơn và Công ty cổ phần chiếu xạ An Phú. Vào

ngày 20/08/2012 vừa qua, thanh long Việt Nam đã được phép xuất thẳng sang Hoa Kỳ để

Page 15: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

chiếu xạ và làm thủ tục kiểm dịch tại nước này. Đây là điều Hoa Kỳ chưa từng tạo tiền lệ

với bất kỳ loại rau quả nào của Việt Nam, chứng tỏ uy tín và danh tiếng của thanh long

Việt Nam tại thị trường lớn nhất thế giới này. “Trái thanh long đang có hàng chục loại

dịch hại, trong đó nhiều loại dịch hại phổ biến ở VN, nhưng nước Mỹ lại không có nên

luôn bị kiểm tra gắt gao. Vậy mà bây giờ Mỹ đã cho phép đi thẳng vào nước họ để chiếu

xạ, điều đó chứng tỏ trái thanh long của nước ta đã tạo niềm tin rất lớn với thị trường Mỹ

về vấn đề kiểm soát dịch hại và VSATTP. đây cũng là cơ hội để quảng bá và mở rộng thị

trường cho trái thanh long của VN, vì khi Mỹ nới rộng điều kiện NK cũng đồng nghĩa

nhiều nước khác cũng làm theo”, ông Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch

thực vật sau nhập khẩu II chia sẻ.

Về thủ tục nhập khẩu, ngoài các giấy tờ thiết yếu cần có trong bộ hồ sơ nhập khẩu, mặt

hàng thanh long khi xuất vào thị trường Hoa Kỳ cần bổ sung Giấy chứng nhận Kiểm dịch

thực vật do Bộ Y tế nước xuất xứ cấp.

2.2.2. Các yếu tố vi mô

2.2.2.1. Về phía người nông dân

a) Quy mô trồng trọt

Thanh long tuy là loại trái cây được trồng lâu đời ở Bình Thuận nhưng chỉ mới được bán

bán thành thương phẩm trong khoảng 10 năm trở lại đây. Đặc biệt, trong 5 năm vừa qua

kể từ khi thanh long được xuất khẩu sang các thị trường lớn, trở thành loại trái cây xuất

khẩu cao cấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng thanh long đã thu hút đông đảo

người nông dân tham gia cũng như sự quan tâm đầu tư, phát triển của tỉnh. Hiện nay, một

số hộ nông dân đã đầu tư trồng thanh long theo mô hình trang trại tư nhân, cả tỉnh có

khoảng ... trang trại diện tích lớn hơn … ha. Bên cạnh đó, còn có một số trang trại thanh

long công nghệ cao chuyên xuất khẩu được thành lập theo vốn đầu tư của tỉnh là …, với

diện tích.... Tuy nhiên, đa số nông dân vẫn trồng thanh long tại nhà, theo quy mô nhỏ là

chủ yếu. Theo khảo sát của tác giả, tới hơn 90% các hộ nông dân sở hữu diện tích sản

xuất nhỏ hơn 1ha. Thực trạng này là được giải thích bởi hai lý do chính: thứ nhất, lợi

Page 16: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

nhuận kinh tế cao của trái thanh long trong thời gian gần đây khiến cho tại tỉnh bùng nổ

phong trào “nhà nhà trồng thanh long”, tuy nhiên các hộ nông dân hầu hết đều thiếu nhận

thức về sản xuất hàng hóa, trồng theo kiểu “ăn xổi ở thì”; thứ hai: đặc thù của trái thanh

long cần rất nhiều công lao động thủ công trong quá trình chăm sóc, chi phí trồng trọt gần

như tăng lên theo quy mô; đồng thời, đầu tư theo hình thức trang trại đòi hỏi nguồn vốn

rất lớn kèm theo kiến thức trồng trọt và quản lý chuyên sâu khiến nhiều hộ nông dân còn

e ngại (phỏng vấn sâu).

Nhìn chung, việc trồng thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm

nghèo, đồng thời giúp người sản xuất thay đổi cơ bản về nhận thức, từ sản xuất nhỏ, tự

cung tự cấp sang sản xuất quy mô lớn tập trung. Nhờ vậy, người nông dân đã có sự đầu

tư đúng mức vào quy mô sản xuất để gia tăng sản lượng. Tuy nhiên, những thành công kể

trên cũng chỉ là những điển hình rất ít ỏi. Thực tế, dù người nông dân đã phần nào hiểu

được tầm quan trọng của nghề trồng thanh long, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc trồng

thanh long nhằm đảm bảo kinh tế gia đình, phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, rời rạc, nhận thức

chưa rõ ràng về sự cần thiết phải gắn kết với những người cùng sản xuất trong khu vực,

gây hạn chế khả năng phát triển ổn định, bền vững của nghề trồng thanh long. Chính điều

này đã một phần khiến cho nguồn cung mặt hàng nấm xuất khẩu không ổn định, hạn chế

sự phát triển của hoạt động xuất khẩu nấm ra thị trường thế giới nói chung và vào thị

trường Hoa Kỳ nói riêng.

b) Kỹ thuật lai tạo giống, trồng thanh long

Giống thanh long trồng chủ yếu hiện nay của Bình Thuận là giống vỏ đỏ, ruột trắng với

những nét đặc trưng hơn thanh long các tỉnh miền Tây về vị chua ngọt xen lẫn, thịt trái

rất giòn; và giống vỏ đỏ, ruột đỏ tuy được trồng ít hơn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế

cao hơn giống ruột trắng. Giống thanh long ruột đỏ này gọi là Long Định 1 do Viện

nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam lai giữa giống thanh long Bình Thuận và giống thanh

long nhập từ Colombia, có ưu điểm nổi bật là rất đẹp mắt và có giá trị dinh dưỡng cao

hơn giống ruột trắng bình thường. Bên cạnh đó, giống này lại có nhược điểm là thịt trái

Page 17: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

mềm, thường hay nhũn khi chiếu xạ cường độ cao và dễ bị hư hỏng, khó bảo quản hơn.

Tuy thị trường Hoa Kỳ tỏ ra ưa chuộng loại ruột đỏ nhưng chính điều này hạn chế đáng

kể lượng thanh long ruột đỏ xuất khẩu. Gần đây, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam

đã nghiên cứu thêm loại thanh long vỏ đỏ ruột tím Long Định 5, đồng thời người nông

dân trong tỉnh cũng tự sản xuất giống thanh long vỏ xanh, ruột trắng để phục vụ thị hiếu

người tiêu dùng. Bản thân trái thanh long hiện nay trên thế giới có tới hơn 10 loại giống

cho 3 màu vỏ và hơn 7 màu ruột khác nhau, đây chính là điểm gây thích thú cho khách

hàng. Trong thời gian tới, công tác nghiên cứu cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm khắc

phục hạn chế của các giống thanh long hiện tại, tạo thêm các giống lai mới nhằm tạo

nguồn hàng phong phú, đa dạng phục vụ xuất khẩu.

Được phối hợp và hỗ trợ tích cực của Trung tâm nghiên cứu và phát triển thanh long

Bình Thuận (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận) theo Dự án

trồng thanh long theo mô hình VietGap, nhiều hộ nông dân đã từ từ thay đổi nhận thức,

số lượng hộ nông dân đăng ký và đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGap tăng nhanh trong thời

gian vừa qua (xem phụ lục). Điều này khiến cho sản lượng thanh long đạt tiêu chuẩn xuất

khẩu cũng tăng theo đáng kể. Tuy nhiên, công tác khuyến nông còn gặp nhiều hạn chế

trong khâu tuyên truyền vì tâm lý người nông dân thường không ổn định, việc sản xuất

thoe tiêu chuẩn VietGap đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn phức tạp, khắt khe như việc ghi chép

xuất xứ, chọn lựa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, trong khi đó lợi ích từ việc trồng

theo Gap không thể hiện rõ ràng, chỉ có một phần nhỏ thanh long từ vườn VietGap là đủ

tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính, phần còn lại nhà vườn đành phải xuất

khẩu sang Trung Quốc với giá như thanh long không Gap, khiến người nông dân cảm

thấy nản, quay lại hình thức ban đầu (phỏng vấn sâu). Ngoài ra, việc áp dụng không

nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật do nghiên cứu không đúng, không học hỏi được kinh

nghiệm từ những mô hình thành công cũng là một nguyên nhân gây nên sự thất bại đó.

Mặt khác, tuy tiêu chuẩn VietGap đã có những tiêu chí rất rõ ràng nhưng công tác quản lý

vẫn còn yếu kém. Có đến 80% số nhà vườn được khảo sát sử dụng thuốc kích thích tăng

trưởng GA3 cho thanh long với thời gian nửa tháng xịt 1 lần trước khi cây ra nụ, và

Page 18: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

100% nhà vườn tăng thời lượng xịt thuốc lên 1 tuần 1 lần khi cây đã ra nụ. Xét ở góc độ

nào đó, chất kích thích tăng trưởng cũng như là loại “thuốc bổ” cho cây trong quá trình

phát triển sinh trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, với thời lượng phun thuốc quá dày như thế

đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Để phòng trừ bệnh thường gặp ở thanh long như: thối

đầu cnafh, bệnh nám cánh, muội đen… và các côn trùng như ruồi đục trái, bọ hung đục

cành, kiến,… bà còn sử dụng thuốc trừ sâu phun trực tiếp lên cành và trái. Đặc biệt hơn,

với đặc tính có thể chín đi chín lại của trái thanh long, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì có

thể giữ trái nguyên vẹn về hình dáng trên cây đến 3 tháng. Họ dùng báo bọc kín trái thanh

long và phun thuốc tăng trưởng 1 tuần 1 lần để trái đảm bảo trái không bị nứt hay biến

đổi màu sắc. Tuy nhiên, bà con hầu như không chú ý khoảng thời gian từ lần phun thuốc

cuối cùng đến lúc thu hoạch khi được khảo sát. Do chạy theo tiêu chuẩn đòi hỏi của một

số doanh nghiệp tư nhân về ngoại hình của trái thanh long và kinh nghiệm “treo trái” tức

là kéo dài thời gian thu hoạch khi chưa được giá đã khiến cho người dân quá lạm dụng

chất kích thích sinh trưởng và thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2012 vừa qua, nhiều lô hàng

thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã bị sự cố giữ lại cảng do có dư lượng

thuốc bảo vệ thực vật theo Luật hiện đại hóa An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSMA). Trong

tương lai, vấn đề kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ là thử thách lớn cho thanh long

Việt Nam, mà chủ yếu là thanh long Bình Thuận nếu không kịp thời có những can thiệp,

tác động đến phương pháp trồng trọt và quản lý chất lượng.

c) Cách thức thu hoạch, bảo quản

Thu hoạch: Thời gian thu hoạch thông thường là sáng sớm (chiếm 95% mẫu khảo sát)

hoặc chiều mát (5%), không tiến hành thu hoạch giữa trưa nắng hay buổi tối. 100% hộ

nông dân được khảo sát đều sử dụng giỏ nhựa kèm theo xe đẩy để thu hoạch thanh long.

Việc này sẽ làm giảm tỷ lệ cọ xát, va đập mạnh ảnh hưởng đến chất lượng trái trong quá

trình thu hoạch. Quá trình hoàn toàn mang tính thủ công. Tuy nhiên, do người lao động

được thuê trình độ tay nghề còn kém, không nắm rõ kỹ thuật thu hái đúng cách, thường

gây ra các vết trầy xước, nứt vỏ quả… làm giảm giá trị thương phẩm. Thêm vào đó, các

hộ nông dân thường không chú ý đến vệ sinh giỏ nhựa và các dụng cụ thu hái sạch sẽ

Page 19: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

đồng thời nếu thu hoạch vào chiều mát nông dân thường để qua đêm tạo điều kiện cho vi

sinh vật gây bệnh cho thanh long phát triển rất nhanh, gây thiệt hại không ít. Xe thu mua

thường do doanh nghiệp hay lái buôn cung cấp, đều là xe tải có khoang thông gió. Việc

tiến hành xử lý hóa chất, nấm bênh và bảo quản thuộc về doanh nghiệp. Giá cả tính theo

từng hạng và trọng lượng trái, nhà vườn và người thu mua theo tập quan thường phân loại

dựa trên tiêu chuẩn TCVN 7503:2005 bằng cảm quan thông thường. Theo tiêu chuẩn

TCVN 7503:2005, thanh long được phân thành 3 hạng: hạng “đặc biệt”, hạng 1 và hạng 2

(xem phụ lục). Chỉ có hạng đặc biệt, trái thanh long gần như có ngoại hình hoàn hảo mới

được doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Công nghệ sơ chế và bảo quản: Khâu sơ chế và bảo quản hiện nay thuộc về doanh nghiệp

thu mua. Thanh long thu hoạch được chuyển chở ngay đến nhà máy đóng gói. Hiện nay,

trong tỉnh chỉ mới có 11 nhà máy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hoa Kỳ (xem mục 2.1)

nhưng do lượng hàng không nhiều nên chưa có tình trạng quá tải xảy ra. Ngoài ra, các

nhà máy này phải tuân thủ cực các tiêu chí kỳ nghiêm ngặt theo quy trình khép kín từ kho

chứa đến máng rửa, phòng mát, khu rửa vô trùng bằng nước ozon, đóng gói, dán nhãn…

và được thường xuyên kiểm tra bởi các chuyên gia Hoa Kỳ nên khâu sơ chế và bảo quản

được thực hiện tương đối tốt. Điển hình như hệ thống xử lý và đóng gói sau thu hoạch

của Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu, trái thanh long được xử lý qua hệ thống này

có thể bảo quản được 40 - 42 ngày, giảm được số lao động thủ công, và hoàn toàn đảm

bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tỷ lệ hỏng trái là 1 - 5%.

Như vậy, trong hoạt động trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận, tổn thất chỉ xảy ra chủ yếu

ở công đoạn thu hoạch do tính thủ công và kỹ thuật chưa cao của lao động thu hái, kết

hợp với đòi hỏi khá khắt khe từ phía thị trường Hoa Kỳ, lượng thanh long đạt tiêu chuẩn

xuất khẩu thường rất thấp. Chính hạn chế này góp phần gây nên tình trạng phát triển chưa

xứng với tiềm năng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long Bình Thuận.

2.2.2.2. Về phía doanh nghiệp kinh doanh thanh long xuất khẩu

a) Hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Page 20: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

b) Kênh phân phối xuất khẩu

Theo khảo sát, tất cả doanh nghiệp Bình Thuận hiện đang xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ

đều xuất khẩu qua trung gian, trong đó, 69,23% là thông qua đại lý phân phối, 30,77%

còn lại xuất khẩu thông qua nhà nhập khẩu Hoa Kỳ.

Biểu đồ 2.1. Kênh phân phối xuất khẩu thanh long của Bình Thuận sang Hoa Kỳ

Thông qua đại lý69.23%

Thông qua nhà nhập khẩu Hoa

Kỳ30.77%

Kênh phân phối trung gian có ưu điểm là đơn giản và ít tốn kém. Nguyên nhân các doanh

nghiệp xuất khẩu đều lựa chọn kênh phần phối trung gian là do thiếu thông tin về thị Hoa

Kỳ cũng như không am hiểu về hệ thống phân phối ở đây. Trong hoàn cảnh hoạt động

kinh doanh xuất khẩu thanh long của Bình Thuận chỉ mới bắt đầu phát triển, quy mô và

năng lực hoạt động của doanh nghiệp còn hạn chế chưa đủ khả năng xây dựng kênh phân

phối cho riêng mình, thì việc xuất khẩu thông qua trung gian là biện pháp hiệu quả, an

toàn nhằm giảm chi phí cũng như giảm rủi ro trong quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên, về lâu

về dài, hình thức xuất khẩu này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng kiểm soát, nắm

bắt thị trường của doanh nghiệp, và đồng thời hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm

trên thị trường Hoa Kỳ do phụ thuộc vào trung gian, khó xây dựng thương hiệu của riêng

mình. Mặt khác, với mục tiêu phân phối hàng hoá vì lợi nhuận, công ty trung gian có thể

sẽ ngừng việc phân phối hàng hoá cho nhà sản xuất nếu không có lợi nhuận hoặc sản

phẩm của đối thủ cạnh tranh hứa hẹn mang lại mức lợi nhuận cao hơn.

Page 21: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

c) Phương thức vận chuyển

Hầu hết các lô hàng thanh long khi xuất khẩu qua Hoa Kỳ đều bằng đường biển, chỉ một

lượng nhỏ được xuất đi bằng đường hàng không dành cho các khách hàng cao cấp vì phí

vận tải hàng không quá cao. 100% doanh nghiệp được khảo sát có xuất khẩu thanh long

sang thị trường Trung Đông đều sử dụng phương thức giao hàng theo điều kiện CIF.

Theo Incoterms 2010, trong phương thức giao hàng theo điều kiện CIF, nhà xuất khẩu có

nghĩa vụ giao hàng cho nhà nhập khẩu khi hàng ở trên tàu tại cảng đi và chuyển giao

nghĩa vụ về hàng hóa tại thời điểm đó. Nhà xuất khẩu có trách nhiệm thuê phương tiện

vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa đến cảng đến nhưng mọi rủi ro về hàng hóa xem như

đã chuyển giao ở thời điểm giao hàng. Phương thức giao hàng này có ưu điểm là nhà xuất

khẩu sẽ bán theo giá CIF, cao hơn giá FOB thông thường, nhờ đó làm tăng nguồn thu

ngoại tệ. Đồng thời nhà xuất khẩu cũng chủ động hơn trong việc thuê phương tiện vận

tải, bảo hiểm. Đa số các doanh nghiệp đều xuất những lô hàng nhỏ nên việc thuê tàu và

mua bảo hiểm không gây khó khăn đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp

xuất khẩu không được thanh toán ngay tại thời điểm giao hàng mà chỉ được thanh toán

không quá 30%, đồng thời cũng phải chịu toàn bộ rủi ro về hư hỏng hàng hóa cho đến

cảng đến. Trong khi đó, thời gian vận chuyển qua Hoa Kỳ kéo dài từ 20 ngày cho đến

một tháng, điều này gây tình trạng ứ đọng vốn lớn và giảm hiệu quả xuất khẩu. Đây là lý

do chính mà các doanh nghiệp chưa xuất khẩu thanh long sang thị trường này khi được

khảo sát.

d) Sự kiên kết của các doanh nghiệp trong ngành

Trong phần trả lời dành cho tạp chí Vietnam Business Forum (thuộc Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam) về vấn đề liên kết doanh nghiệp, TS. Đoàn Duy Khương, Phó

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Tư

vấn Kinh doanh Asean (ASEAN – BAC) đã nhận định, “nhận thức của đa số doanh

nghiệp về tầm quan trọng của liên kết vẫn còn hạn hẹp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và

nhỏ” (Tạp chí Vietnam Business Forum, 2011). Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh

doanh xuất khẩu thanh long cũng không nằm ngoài nhận định này.

Page 22: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa

Kỳ về vấn đề hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp cùng ngành

Sales

Rất quan tâm và có đầu tư đúng mứcCó quan tâm nhưng đầu tư chưa đáng kể Có quan tâm nhưng chưa đầu tưKhông quan tâm lắm

2.2.2.3. Tại thị trường Hoa Kỳ

a) Xu hướng tiêu dùng

b) Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thanh long

Biểu đồ 2.2. Khối lượng thanh long nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị: kg

Page 23: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

2008 2009 2010 2011 20120

200000

400000

600000

800000

1000000

1200000

1400000

Mặc dù không có dữ liệu thống kê lượng thanh long tiêu thụ hàng năm tại Hoa Kỳ nhưng

dựa vào số liệu thanh long nhập khẩu của Hoa Kỳ trong thời gian qua có thể thấy thanh

long là một mặt hàng ngày càng được ưa chuộng tại thị trường này. Khối lượng thanh

long nhập khẩu trong giai đoạn 2008 - 2012 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình gần 36%.

Khối lượng thanh long nhập khẩu năm 2011 đạt hơn 1,2 nghìn tấn. Năm 2012, một khối

lượng đáng kể thanh long Việt Nam - nguồn cung cấp chính cho thị trường Hoa Kỳ

không thể nhập khẩu vào thị trường này vì vướng vào Luật hiện đại hóa An toàn thực

phẩm Hoa Kỳ (FSMA) mới thực hiện, do vậy khối lượng thanh long nhập khẩu có giảm,

tuy nhiên cũng đạt 1,1 nghìn tấn. Lamiro Lobo và một số chuyên gia nông nghiệp của

California cho rằng với giá bán lẻ của thanh long lên tới 10$/pound thì lượng cầu rõ ràng

đang vượt quá lượng cung. Cũng theo nghiên cứu này, người tiêu dùng Mỹ tỏ ra ưa thích

thanh long vỏ đỏ/hồng, ruột đỏ/hồng tím hơn thanh long vỏ đỏ, ruột trắng, chủ yếu do sự

hấp dẫn từ màu sắc. Qua một thí nghiệm khác về mùi vị (người tiêu dùng chỉ nếm mà

không được thấy màu sắc quả), 100% kết quả khảo sát đều thích ruột trắng. Đây là điểm

mà nông dân cũng như doanh nghiệp kinh doanh thanh long xuất khẩu sang Hoa Kỳ nên

lưu ý nhằm nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Page 24: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

c) Nguồn cung thanh long trên thị trường Hoa Kỳ

Nguồn cung nội địa: Hiện nay chưa có nguồn thống kê chính thức tổng sản lượng thanh

long thu hoạch hàng năm tại Hoa Kỳ. Do hầu hết các bang đều có điều kiện tự nhiên

không thuận lợi với sự sinh trưởng và phát triển của cây thanh long, thanh long chỉ được

trồng tại California, Florida và Texas, nơi được xác định là vùng có điều kiện khí hậu, thổ

nhưỡng thích hợp để trồng loại cây này, tuy nhiên với quy mô còn rất nhỏ. Tại bang

California diện tích trồng thanh long khoảng 10 đến 15 ha năm 2010, đồn điền trồng lớn

nhất là 7 ha, các vùng canh tác thnah long còn lại đều dưới 1 ha. Do điều kiện trồng trọt

khá thích hợp, thanh long cũng được mở rộng phát triển tại Floria trong thời gian gần

đây. Diện tích thanh long trồng tại đây đã tăng lên đáng kể trong những năm qua với diện

tích năm 2006 là 20 ha đã tăng lên 130 ha vào năm 2010. Ngoài ra, thanh long còn được

trồng tại Hawai nhưng không bán dạng thương phẩm. Theo số liệu ước tính không chính

thức của Hawaiian NASS Office thì diện tích thanh long tại đây đạt khoảng 5 ha.

Nguồn cung nhập khẩu: Cho đến tháng 01/2013, chỉ có năm quốc gia là Việt Nam,

Mexico, Colombia, Thái Lan, Nicaragua được phép nhập khẩu thanh long vào thị trường

Hoa Kỳ. Các quốc gia Trung Mỹ được đánh giá là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các nhà

xuất khẩu thanh long Châu Á tại thị trường Hoa Kỳ. Nhờ ưu thế về khoảng cách địa lý,

chí phí xuất khẩu thanh long bao gồm vận tải, bảo hiểm, chi phí bảo quản… đều thấp hơn

rất nhiều so với các nước Châu Á, đồng thời trái thanh long cũng tươi ngon và giữ được

lâu hơn sau khi cập bến Hoa Kỳ. Tuy nhiên trái thanh long trồng tại các nước Trung Mỹ

có đặc điểm là vỏ cứng, thô, tai ngắn, bề mặt không láng bóng và có màu sắc hấp dẫn như

thanh long trồng tại các nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan. Hiện nay, Mexico xuất

khẩu sang Hoa Kỳ loại thanh long ruột trắng, vỏ đỏ (Hylocereus untadus), Colombia xuất

khẩu loại thanh long ruột trắng, vỏ vàng (Hylocereus megalanthus). Nicaragua chỉ mới

được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho phép nhập khẩu thanh long vào tháng 05/2012. Nước

này trồng chủ yếu loại thanh long ruột đỏ, dự báo kim ngạch xuất khẩu sắp tới sang Hoa

Kỳ sẽ đạt 1000MT/năm. Tại Châu Á, Thái Lan là quốc gia thứ hai sau Việt Nam được

phép nhập khẩu thanh long vào thị trường Hoa Kỳ vào tháng 08/2011. Điều kiện thổ

Page 25: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

nhưỡng và đất đai của Thái Lan tương đối giống Việt Nam nên trái thanh long được sản

xuất không có nhiều khác biệt với thanh long Việt Nam. Trong tương lai, Nicaragua và

Thái Lan được xem là đối thủ cạnh tranh lớn của thanh long Việt Nam nói chung và

thanh long Bình Thuận nói riêng.

Biểu đồ 2.1. Khối lượng nhập khẩu thanh long của Hoa Kỳ theo thị phần

2008 2009 2010 2011 20120

200000

400000

600000

800000

1000000

1200000

1400000

Thái LanMexicoColombiaViệt Nam

Qua biểu đồ trên có thể thấy, tỉ trọng khối lượng thanh long xuất khẩu từ Việt Nam luôn

chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (từ khoảng 65% trở lên) kể từ sau khi Việt Nam được

phép nhập khẩu vào thanh long vào thị trường này năm 2008. Như vậy, nguồn cung thanh

long trên thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là nhập khẩu từ Việt Nam. Thanh long Việt Nam

đang có ưu thế dẫn đầu thị trường tuy nhiên, qua biểu đồ cũng có thể thấy tỉ trọng khối

lượng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012 giảm đáng kể, một phần do khối

lượng nhập khẩu giảm bởi sự tác động của đạo luật nông nghiệp mới của Hoa Kỳ, một

phần do sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới là Thái Lan. Do vậy, Việt Nam cần có

chiến lược lược phát triển cây thanh long phù hợp trong thời gian tới mới có thể giữ vững

vị trí dẫn đầu tại thị trường đầy tiềm năng này.

Page 26: Xuat khau thanh long Binh Thuan 2010-2013

2.3. Đánh giá thực trạng theo mô hình SWOT

2.3.1. Điểm mạnh

2.3.2. Điểm yếu

2.3.3. Cơ hội

2.3.4. Thách thức