51
Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016 PHẦN 1: MÔI TRƯỜNG SỐNG, DDVSATTP 1 Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Báo cáo-nhom giap trung

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

PHẦN 1:

MÔI TRƯỜNG SỐNG, DDVSATTP

1Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 2: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

ĐẶT VẤN ĐỀ

Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, có ảnh

hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như:

đất, nước, không khí, sinh vật, xã hội loài người…

Gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội luôn đặt ra nhiều vấn đề về môi

trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế và sức khỏe con người. Ở nước

ta, do điều kiện kinh tế xã hội một số vùng còn chưa cao, nên một số người còn

thiếu kiến thức hay vẫn chưa có đầy đủ những nhận thức đúng đắn về các vấn đề

trên. Sự thiếu hụt về việc quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan chức năng, cùng với sự

hạn chế về kiến thức của chính người dân đã dẫn đến không ít những sai sót trong

hành động mà ngay tới bản thân họ cũng không hề nhận ra sự tồn tại của chúng.

Các mối đe dọa xuất phát từ chính những hoạt động thường ngày của mỗi cá nhân

người dân, chúng bằng những cách nào đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản

thân và gia đình họ một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Vấn đề về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh y tế và môi trường là

những yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, vì vậy chúng cần được

quan tâm đúng mức và đúng cách hơn. Người dân trong cộng đồng dân cư cần được

phổ cập những cách nhận định và cách nhìn đúng đắn hơn, hiểu biết hơn về những

vấn đề môi trường sống và sức khỏe, đặc biệt là những vấn đề mà hàng ngày họ vẫn

tiếp xúc và có nguy cơ tác động trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của họ.

Đợt thực tập cộng đồng này nhóm sinh viên lớp Y3M đã có dịp tiếp xúc và tìm

hiểu các vấn đề về môi trường sống, lao động, điều kiện kinh tế xã hội, dinh dưỡng

vệ sinh an toàn thực phẩm và y tế của cụm gia đình tại thôn Giáp Trung, xã Hương

Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xã Hương Toàn là một xã thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xã có

diện tích 12,23 km2, dân số năm 2013 là gần 14000 người, mật độ dân số đạt 1144

người/km2. Hương Toàn là một xã vùng trũng của thị xã Hương Trà, gồm 12 thôn

giáp, giáp ranh thành phố Huế có đường tình lộ 8B và đường Nguyễn Chí Thanh 2

Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 3: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

ngang qua, với con sông Bồ làm ranh giới. Xã Hương Toàn nằm dọc quốc lộ 1A và

tuyến đường sắt Bắc Nam, cách thành phố Huế khoảng 11km về phía Bắc.

Bản đồ xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đại bộ phận người dân xã Hương Toàn sống chủ yếu bằng nông nghiệp và một số

nghề phụ khác, ngoài ra còn có làng nghề bún Vân Cù, rượu Dương Sơn, nón là

Hương Cần, cốm An Thuận, gạch ngói Nam Thanh. Sự đa dạng về nghề nghiệp

trong địa bàn xã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đời sống, nâng

cao thu nhập. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề

như: xã Hương Toàn là một xã vùng trũng của thị xã Hương Trà, dân trong vùng

hoạt động nhiều nghề khác nhau, chưa thực sự hiểu biết đúng đắn về những vấn đề

môi trường và sức khỏe.

Cụm dân cư của nhóm chúng em thuộc thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn với 103

hộ dân cư và 438 nhân khẩu.

Qua đợt thực tập cộng đồng này, cần đạt được các mục tiêu sau:

3Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 4: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Tiếp cận được các cộng đồng dân cư

Quan sát và mô tả được một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại

hộ gia đình.

Đo lường được một số chỉ số môi trường, dinh dưỡng, yếu tố nguy cơ sức

khỏe nghề nghiệp và tìm hiểu hoạt động TT-GDSK tại địa phương trong

năm vừa qua.

Tư vấn và truyền thông GDSK được cho cộng đồng (quy mô tại 1 hộ gia

đình) về một vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường, dinh dưỡng.

Viết được bản báo cáo của đợt thực tập.

Qua quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thu được trong đợt thực tập ở cộng

đồng về các vấn đề liên quan đã rút ra được một số nội dung cụ thể.

4Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 5: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

NỘI DUNG

I. TÌNH HÌNH VỆ SINH Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH:1. Đặc trưng của hộ gia đình và cá nhân

Tổng số hộ: 103

1.1. Phân bố độ tuổi của dân cư trong vùng:

Bảng 1: Phân bố độ tuổi của dân cư trong vùng

Độ tuổi Tổng số nhân khẩu Tỉ lệ %

<5 28 6.4

6 - 18 102 23.3

19-60 253 57.8

>60 55 12.6

Tổng cộng 438 100

Nhận xét:

- Dân số phân bố đủ các nhóm tuổi.

- Độ tuổi 19-60 chiếm tỷ lệ cao nhất (57.8%). Đây là nhóm tuổi trong độ tuổi lao

động, là nguồn lực phát triển kinh tế chủ yếu cho xã hội. Bên cạnh đó, chính lực

lượng này tạo ra sức ép về chất lượng cuộc sống, cũng như việc làm, môi trường, và

sức tiêu thụ thực phẩm, nên đòi hỏi chính sách, sự đầu tư hợp lý cùng chế độ chăm

sóc tối ưu để phát huy hết tiềm lực của độ tuổi này.

- Độ tuổi dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (6.4%). Đây là độ tuổi cần sự quan tâm

chăm sóc đặc biệt và cần đẩy mạnh công tác cộng đồng, hướng dẫn chăm sóc sức

khỏe bà mẹ và trẻ em.

- Độ tuổi 6-18 chiếm tỷ lệ khá cao (23.3%), nhóm tuổi này đang trong độ tuổi đi

học, là lực lượng lao động trong tương lai nên cần có sự quan tâm đúng mức từ gia

đình và xã hội.

1.2. Phân bố giới tính:

5Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 6: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Bảng 2: Tỉ lệ giới tính trong vùng

Giới Tổng số nhân khẩu Tỷ lệ %

Nam 220 50.2

Nữ 218 49.8

Nhận xét:

- Tỉ lệ nam : nữ = 1:1

- Tỉ lệ nam : nữ khá cân bằng, cần tiếp tục phổ biến về chính sách kế hoạch hóa gia

đình và duy trì tỉ lệ nam : nữ ổn định, duy trì sự cân bằng giới tính trong vùng.

1.3. Trình độ học vấn:

Bảng 3: Trình độ học vấn của dân cư trong vùng

Trình

độ

Chưa

đi

học

Mầm

non

Tiể

u

học

THCS THPT

Trung

cấp/cao

đẳng

ĐH/

Sau ĐH

chữKhác

Số

lượng12 21 96 149 94 45 14 7

Tỷ lệ

%2.7 4.8 21.9 34.0 21.5 10.3 3.2 1.6

Nhận xét:

+ Trình độ học vấn THCS chiếm tỉ lệ cao nhất (34.0%).

+ Chưa đi học chiếm tỉ lệ thấp (2.7%).

+ Trình độ trung cấp/cao đẳng ĐH/Sau ĐH chiếm tỉ lệ tương đối cao 10.3%

+ Tình trạng người dân mù chữ chiếm tỉ lệ khá cao 3.2% theo khảo sát đa số là ở độ

tuổi người già cao tuổi do điều kiện kinh tế xã hội thời xưa chưa đủ nên không có

điều kiện học tập.

1.4. Nghề nghiệp:

6Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 7: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Bảng 4: Nghề nghiệp của dân cư trong vùng

Nghề

Nông/

lâm/ngư

nghiệp

CB

nhà

nước

CB

nhân

HS

SV

Nội

trợ

Hưu

tríGià

Thất

nghiệp

Còn

nhỏKhác

Số nhân

khẩu57 18 21 117 21 8 27 2 26 141

Tỷ lệ % 13.0 4.1 4.8 26.7 4.8 1.8 6.2 0.5 5.9 32.2

Nhận xét:

- Nghề nghiệp của dân cư trong vùng khá đa dạng, các nghề tạo thu nhập chủ yếu

cho gia đình khá nhiều và chiếm tỉ lệ khá đồng đều phân bố khắp các hộ gia

đình .Cụ thể là các nghề khác như buôn bán…chiếm tỉ lệ cao nhất 32,2%.

- Tỉ lệ số khẩu đang độ tuổi đi học: HSSV chiếm tỉ lệ khá cao 26.7%.

- Tổng tỉ lệ người già mất sức lao động, người thất nghiệp, trẻ nhỏ không tạo ra thu

nhập chiếm tỉ lệ khá cao 12.6%.

- Tỉ lệ người dân không tạo ra thu nhập ( trẻ nhỏ, người già,…) chiếm tỉ lệ tương đối

cao (17.7%)

- Tỉ lệ người dân có thu nhập ổn định (CB - VC) chiếm tỉ lệ khá thấp 4,1%.

2. Đặc trưng về nhà ở và kinh tế:

2.1. Loại nhà:

Bảng 5: Loại nhà ở trong vùng điều tra

Loại nhà Số lượng Tỷ lệ %

Nhà mái bằng/nhà tầng 19 18.4

Nhà lợp ngói/tôn, tường

xây, sàn gạch/xi măng82 79.6

Nhà tạm 2 2.0

Nhận xét:

- Đại bộ phận người dân trong cụm dân cư có nhà ở kiên cố, 79.6% là nhà lợp

ngói/tôn, tường xây, sàn gạch/xi măng.

7Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 8: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

- Một số hộ gia đình có điều kiện đã xây dựng được nhà mái bằng/nhà tầng khang

trang chiếm 18.4%

- Chỉ còn 2% hộ dân cư còn tình trạng nhà tạm, vẫn chưa tạo được sự yên tâm cho

người dân để sinh hoạt và sản xuất. Địa phương cần phải có chính sách hỗ trợ để

giúp cho những hộ gia đình này sớm xây dựng được nhà ở kiên cố trong tương lai.

2.2. Hướng nhà ở:

Bảng 6: Hướng nhà ở

Hướng Đông Tây Nam Bắc Đông Nam Tây NamĐông

BắcTây Bắc

Số hộ 21 6 15 6 33 11 2 9

Tỷ lệ % 20.4 5.8 14.6 5.8 30.6 10.2 1.9 8.3

Nhận xét:

- Hướng nhà được chọn nhiều nhất là Đông Nam và Đông chiếm 51%, hướng người

dân ít chọn là hướng Bắc, Đông Bắc và hướng Tây.

- Theo đặc điểm địa hình, khí hậu của Huế thì hướng nhà Đông Nam là hướng thích

hợp nhất, vừa nhận được ánh sáng vào buổi sáng, đón được gió Đông Nam mát mẻ,

lại tránh được ánh nắng trực tiếp vào buổi chiều và gió mùa Đông Bắc lạnh, gió

phơn Tây Nam khô nóng nên người dân thường chọn hướng này. Tuy nhiên do điều

kiện thực tế địa hình khu dân cư nên một số gia đình xây nhà theo hướng phong

thủy phù hợp riêng với từng gia đình.

2.3. Hệ số ánh sáng:

Bảng 7: Hệ số ánh sáng

Không đạt tiêu chuẩn Đạt tiêu chuẩn (1/10 - 1/4)

Số hộ 48 55

Tỉ lệ % 46.6 53.4

Nhận xét:

- Mới chỉ có 53,4% hộ gia đình trong cụm dân cư được khảo sát có hệ số ánh sáng

đạt tiêu chuẩn. Vẫn còn một tỉ lệ lớn hộ gia đình có hệ số ánh sáng không đạt tiêu

8Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 9: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

chuẩn (46.6%). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và hoạt động của các

hộ gia đình.

- Do sự thiếu hụt nguồn ánh sáng tự nhiên nên các hộ gia đình cần bổ sung thêm

nguồn sáng nhân tạo.

2.4. Đồ dùng trong gia đình:

Bảng 8: Đồ dùng trong gia đình

Đồ

dùngTivi

Tủ

lạnh

Xe

máy

Điện

thoại

Dàn

karaoke

Lò vi

sóng

Đồ dùng

có giá trị

khác

Số hộ có 101 69 95 101 25 10 28

Tỷ lệ % 98.1 67.0 92.2 98.1 24.3 9.7 27.2

Nhận xét:

- Hầu hết các gia đình đều trang bị những đồ dùng thiết yếu như: Tivi, xe máy, điện

thoại. Một số hộ có điều kiện hơn có thêm tủ lạnh, dàn karaoke và số ít đồ dùng có

giá trị khác (máy giặt, máy tính, xe tải …)

- Đời sống của người dân trong cụm dân cư ngày càng được cải thiện đáng kể. Hầu

hết tất cả các hộ đều có các dụng cụ, thiết bị thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh

hoạt, vui chơi, giải trí bình thường của mỗi người (tivi, xe máy, tủ lạnh, điện

thoại…)

2.5. Xếp loại kinh tế gia đình:

Bảng 9: Xếp loại kinh tế gia đình

Xếp loại Khá Trung bình Nghèo

Số lượng 43 55 5

Tỉ lệ % 41.7 53.4 4.9

Nhận xét:

- Hầu hết các hộ gia đình trong cụm dân cư được khảo sát đều có mức sống trung

bình khá, 95.1% hộ gia đình có điều kiện kinh tế từ trung bình khá trở lên.

9Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 10: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

- Đối với một xã giáp ranh thành phố như Hương Toàn thì tỉ lệ hộ nghèo 4.9% là

tương đối, tuy nhiên vẫn cần có chính sách quan tâm, hộ trợ xóa đói giảm nghèo đối

với những hộ gia đình này.

3. Cung cấp nước:

Bảng 10: Nguồn nước đang sử dụng

Hình thức sử dụng Số hộ Tỉ lệ %

Nước máy 102 99.0

Nước máy và nước giếng 1 1.0

Nhận xét:

- 100% hộ gia đình đều có nguồn nước sạch để sinh hoạt.

- Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy đạt 100%, tuy nhiên một hộ gia đình vẫn còn

kết hợp sử dụng nước giếng để làm nguồn nước sinh hoạt.

Bảng 11: Ý kiến về nguồn nước

Ý kiến về nguồn nước Số hộ Tỉ lệ

Không 75 72.8

Nước trong, tốt 19 18.4

Nước đục, có mùi 2 1.9

Không trong thường xuyên 7 6.8

Nhận xét:

Đa số hộ gia đình hài lòng với chất lượng nguồn nước mà mình đang sử dụng

(chiếm 91.2%). Tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa hài lòng. Có 1.9% hộ gia đình

phản ánh nước đục, có mùi (đặc biệt là khi sục bồn), có 6.8% hộ gia đình phản ánh

nước không trong thường xuyên.

10Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 11: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Bảng 12: Cách xử lí nước thải của các hộ gia đình

Cách thải Thải trực tiếp Qua xử lí Khác

Số hộ 84 19 0

Tỉ lệ 81.6 18.4 0

Nhận xét:

- Phần lớn các hộ gia đình thải trực tiếp nước thải ra môi trường (chiếm 81.6%)

Điều này gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Mới chỉ có 18.4% hộ gia đình xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường. Địa

phương cần có chủ trương và các biện pháp để góp phần làm tăng tỉ lệ này lên trong

tương lai để góp phần bảo vệ nguồn nước và hạn chế ô nhiễm môi trường

- 100/103 hộ gia đình đồng ý rằng sử dụng nước bẩn có thể gây bệnh thường là các

bệnh về tiêu hoá, ngoài da.

4. Rác thải:

Bảng 13: Khối lượng rác thải hàng ngày

Khối lượng < 1 kg 1-2 kg 2-3 kg >3 kg

Số hộ 65 27 4 7

Tỉ lệ % 63.1 26.2 3.9 6.8

Nhận xét:

- Lượng rác thải dưới 1 kg chiếm đa số (63.1%), do đa số rác thải của các hộ dân

chủ yếu là từ nguồn ăn uống

- Một số hộ có lượng rác thải > 3 kg (chiếm 6.8%) do có thêm nguồn rác thải từ

buôn bán.

Bảng 14: Hiểu biết của người dân về phân loại rác

Phân loại rác Số hộ Tỉ lệ

3 loại (rác dễ phân huỷ, khó phân huỷ, tái chế) 2 1.9

2 loại: Hữu cơ, vô cơ 24 23.3

Khác 0 0

Không 77 74.8

Nhận xét:

- Đa số hộ dân chưa biết cách phân loại rác (chiếm 74.8%). 11

Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 12: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

- Số hộ biết phân làm 2 loại rác chiếm tỉ lệ khá lớn (23.3%), phân làm 3 loại rác

chiếm tỉ lệ nhỏ (1.9%)

- Điều này chứng tỏ hiểu biết của người dân về phân loại rác còn đơn giản hoặc

không biết phân loại. Do đó, cần có chương trình truyền thông về phân loại rác

nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, làm giảm thiểu kinh tế cho việc phân loại

rác

Bảng 15: Thành phần rác thải

Thành phần rác thải Số hộ Tỉ lệ

Dễ phân huỷ 64 62.1

Khó phân huỷ 39 37.9

Nhận xét:

- Thành phần rác thải đa số là rác dễ phân hủy (62.1%), đó là do nguồn rác chủ yếu

của các hộ là từ ăn uống

Bảng 16: Hình thức xử lý rác

Hình thức Ủ rác Chôn rác Vứt rác Tập trung rác để đổ

Số hộ 0 0 0 103

Tỉ lệ % 0 0 0 100

Nhận xét:

- 100% số hộ gia đình tập trung rác để đổ, chứng tỏ địa phương đã thưc hiện tốt việc

thu gom rác và nhận thức của người dân về việc xử lý rác thải cũng được nâng cao

Bảng 17: Bệnh do tiếp xúc với rác thải

Bệnh do tiếp xúc rác thải Số hộ Tỉ lệ %

Bệnh ngoài da 24 23.3

Bệnh tiêu hoá 43 41.8

Bệnh hô hấp 42 40.8

Khác 0 0

Không 14 13.6

Nhận xét:

- Đa số người dân đều nhận thức được tiếp xúc lâu dài với rác thải có thể gây bệnh

(chiếm 86,4%), đa số cho rằng đó là bệnh tiêu hóa (41.8%), bệnh hô hấp (40.8%)12

Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 13: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

5. Tình hình vệ sinh môi trường:

5.1. Các loại hố xí đang được sử dụng:

Bảng 18: Các loại hố xí đang được sử dụng

Loại hố xí sử dụng Số hộ Tỉ lệ

Không có 2 1.94

Tự hoại 95 92.23

Hố xí thấm 6 5.83

Nhận xét:

- Tỉ lệ hộ dân có hố xí là rất cao, chiếm tới 98.06%. Những hộ không có nhà tiêu

chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ với 1.94%

- Các hộ không có nhà tiêu thì nguyên nhân chủ yếu là do không có đủ tiền xây

dựng hoặc do sống trên ghe, không cố định nơi ở

- Tỉ lệ sử dụng hố xí tự hoại chiếm cao nhất trong các loại hố xí (chiếm 92.23%)

Bảng 19: Tình trạng vệ sinh hố xí

Tình trạng Số lượng Tỉ lệ %

Tốt 66 64.1

Trung bình 34 33.0

Kém 3 2.9

Nhận xét:

- Tỉ lệ vệ sinh hố xí đat loại tốt chiếm tỉ lệ cao (64,1%) chứng tỏ ý thức vệ sinh của

các hộ gia đình tốt

5.2. Tình hình sử dụng phân (người) để bón cây:

Tất cả các hộ đều không còn sử dụng phân (người) để bón cây.

6. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu:

Có 36/103 hộ gia đình có sử dụng thuốc trừ sâu.

13Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 14: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Bảng 20: Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu

Cách sử dụngThuốc sử dụng

cho

Được

hướng dẫn

Có thuốc

trong nhà

Người phun

thuốc

Phun

Rắc

bằng

tay

Vẩy

nước

thuốc

Lúa Rau

Cây

ăn

quả

Có Không Có KhôngPhụ

nữ

Nam

giới

Trẻ

em

Số

hộ36 0 0 36 1 1 15 21 1 35 0 36 0

Tỉ

lệ

%

100 0 0 100 2.8 2.841.

758.3 2.8 97.2 0 100 0

Nhận xét:

- Trong 103 hộ gia đình được khảo sát có 36 hộ dân sử dụng thuốc trừ sâu, chiếm tỷ lệ 34.9% chiếm 1 tỉ lệ không cao nhận thấy cụm dân cư ở đây nghề làm nông là không phổ biến mà là các loại ngành nghề khác đa dạng và phong phú như đã khảo sát phần trên.- Đặc biệt trong số những hộ sử dụng thuốc trừ sâu, đối tượng sử dụng phần lớn là cây lúa 1 vài hộ có sử dụng thêm cho rau, cây ăn quả. Cả 36 hộ đều dùng hình thức phun. 58,3% không được hướng dẫn cách sử dụng cũng như phòng chống ngộ độc. Họ chỉ dùng dựa vào hướng dẫn sử dụng trên bao bì của thuốc và kinh nghiệm của bản thân, và thường không đảm bảo các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc.- Có 97,2% hộ không dự trữ thuốc trong nhà hầu như là do họ chỉ sử dụng thuốc khi cần.- 100% nam giới là người phun thuốc chính trong các hộ gia đình.6. Các yếu tố tác hại nghề nghiệp:

6.1. Các loại lao động nghề nghiệp tạo ra thu nhập trong gia đình:

- Các hình thức lao động của cụm dân cư được khảo sát đa dạng, tuy nhiên lao động

chân tay (Làm nông) là hình thức lao động chính tạo ra nguồn thu nhập trong các hộ

gia đình, do đó nguồn thu nhập không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thời vụ,

gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế bền vững trong vùng.

6.2. Những tác hại của nghề nghiệp và nguy cơ đối với sức khỏe:

Có thể thấy, với đăc trưng nghề nghiệp như vậy thì các tác hại nghề nghiệp

đáng chú ý chỉ trong tỷ lệ các nghề như công nhân, nông dân:

14Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 15: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

- Công nhân (thợ xây, thợ sơn, thợ mộc…): phải làm việc thường xuyên, tiếp xúc

trực tiếp với gỗ, xi măng, hóa chất và các phương tiện cưa, cắt xén nên điểm nổi bật

trong yếu tố tác hại nghề nghiệp là hít nhiều bụi gỗ, amiang và các tai nạn khi sử

dụng phương tiện cưa, cắt, xây dựng.

- Nông dân: tiếp xúc rất nhiều với các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các loại phân bón

hóa học. Với phương thức canh tác truyền thống, sử dụng sức người là chính thì đây

là một ngành nghề rất vất vả do phải mang vác nặng, tiếp xúc nhiều với bụi lúa, hóa

chất bảo vệ thực vật, làm việc trong mọi điều kiện thời tiết để theo kịp mùa vụ nên

dễ gây ra các tai nạn lao động không mong muốn và mắc phải các bệnh như: viêm

da dị ứng, ngộ độc thuốc trừ sâu …

6.3. Có 49 hộ gia đình có nguồn ô nhiễm gần nhà ở.

- Một số hộ gia đình có nguồn ô nhiễm không khí do nhà ở sát công trình đang thi

công, số khác có nguồn ô nhiễm nước do nằm gần con kênh ô nhiễm

15Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 16: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

II. DINH DƯỠNG – AN TOÀN THỰC PHẨM:1. Hướng dẫn đánh giá tình trạng của trẻ dưới 5 tuổi bằng chỉ số nhân trắc:

- Xác định tháng tuổi của trẻ theo cách quy về tháng (năm gần nhất)

- Xác định tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi chủ yếu sử dụng chỉ số cân nặng

theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao dựa trên tiêu chuẩn đánh giá

của WHO:

+ Cân nặng theo tuổi với Z-score (Thiếu dinh dưỡng thể nhẹ cân):

Chỉ số Z-score Đánh giá

Dưới -4SD Thiếu dinh dưỡng độ 3

-4SD đến -3SD Thiếu dinh dưỡng độ 2

-3SD đến -2SD Thiếu dinh dưỡng độ 1

-2SD đến 2SD Trẻ bình thường

2SD đến 3SD Trẻ thừa cân

Trên 3SD Trẻ béo phì

+ Chiều cao theo tuổi với Z-score (Thiếu dinh dưỡng thể thấp còi):

Chỉ số Z-score Đánh giá

Dưới -3SD Thiếu dinh dưỡng độ 2

-3SD đến -2SD Thiếu dinh dưỡng độ 1

-2SD đến 2SD Trẻ bình thường

+ Cân nặng theo chiều cao với Z-score (Thiếu dinh dưỡng thể gầy còm):

Chỉ số Z-score Đánh giá

Dưới -3SD Thiếu dinh dưỡng độ 2

-3SD đến -2SD Thiếu dinh dưỡng độ 1

-2SD đến 2SD Trẻ bình thường

2SD đến 3SD Trẻ thừa cân

Trên 3SD Trẻ béo phì

16Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 17: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Khi cả chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đêu thấp hơn ngưỡng thì

đó là thiếu dinh dưỡng thể phối hợp.

+ Dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao để phân loại mức độ béo phì của trẻ:

Chỉ số Z-score Đánh giá

2SD đến 3SD Thừa cân độ 1 (nhẹ)

3SD đến 4SD Thừa cân độ 2 (trung bình)

Trên 4SD Thừa cân độ 3 (nặng)

17Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 18: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Kết quả khảo sát ở cụm dân cư về TTDD của trẻ dưới 5 tuổi

1.1. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi và giới

Bảng 1: Phân bố trẻ theo nhóm tuổi và giới

Tuổi(tháng

)

Giới

0 - <12 12 -<24 24 -<36 36-<48 48-<60 Tổng

n % n % n % n % n % n %

Nam2 7.7 1 3.8 2 7.7 4

15.

4

1 3.8 10 38.

5

Nữ2 7.7 1 3.8 5

19.

22 7.7

6 23.

1

16 61.

5

Tổng4

15.

42 7.7 7

26.

96

23.

1

7 26.

9

26 100

Nhận xét:

Nhìn chung tỉ lệ nam:nữ ở khu vực khảo sát có sự mất cân đối cụ thể nam:nữ=1:1,6

nhưng nó chỉ đánh giá được phần nào thực tại do quy mô khảo sát không quá lớn.

Tỉ lệ trẻ em từ 24-36 tháng và 48-60 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (26,9%) đây là giai

đoạn trẻ bắt đầu tiếp xúc với giáo dục mầm non nên địa phương cần chú trọng.

1.2. Thông tin về cân nặng lúc sinh và các đặc điểm khác của trẻ

Trẻ Tần số Tỷ lệ

Cân nặng lúc sinh Dưới 2500 gram 0 0%

Trên 2500 gram 26 100%

Khoảng cách giữa

2 lần sinh gần nhất

< 1 năm 0 0%

1- 2 năm 4 15.4%

> 2 năm 15 57.7%

Tình trạng lúc sinh

của trẻ

Sinh

thường

Đủ tháng 22 84.6%

Thiếu tháng 0 0%

Sinh có can thiệp 4 15.4%

khác 0 0%

18Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 19: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Trẻ bị ỉa phân lỏng

quá 3

lần/ ngày trong 2

tuần qua

Có 0 0%

Không 26 100%

Không nhớ 0 0%

Không trả lời 0 0%

2 tuần qua trẻ bi

ho, sốt, chảy nước

mũi

Có 7 26.9%

Không 18 69.2%

Không nhớ 1 3.8%

Nhận xét:

Qua bảng thu thập ta thấy rằng không có trẻ nào sinh ra nặng dưới 2500 gram, hầu

hết các trẻ đều sinh thường đủ tháng, chỉ có 4 trẻ ( chiếm 15,4% ) là sinh có can

thiệp, không có trẻ nào trong 2 tuần qua ỉa phân lỏng quá 3 lần/ ngày nhưng có 7 trẻ

chiếm 26,9% trẻ bị ho, sốt, chảy mũi nước điều này cho thấy tinh trạng sức khỏe ở

đây tương đối tốt nhưng vẫn chưa hoàn toàn đảm bảo. Cần hướng dẫn các bà mẹ

chăm sóc trẻ khi bị ốm.

1.3. Phân bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ <5 tuổi theo giới

TTDD

Giới

SDDBình

thường

TCBPTổng

n % n % n % n %

Nam 0 0 10 38.5 0 0 0 0

Nữ 0 0 16 61.5 0 0 0 0

Nhận xét:

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở khu vực khảo sát đều bình thường, điều này cho

thấy việc nuôi dưỡng trẻ ở đây được thực hiện rât chu đáo

2. Thông tin chung về bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ

2.1 Đặc điểm chung

Bảng : Trình độ học vấn của bà mẹ có con dưới 5 tuổi

Trình độ học vấn Biết đọc,

biết viết

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp,

CĐ, ĐH

Số bà mẹ 1 3 9 7 6

19Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 20: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Tỷ lệ % 3.8 11.5% 34.6% 26.9% 23.1%

Nhận xét:

Tất cả bà mẹ đều có khả năng đọc viết thành thạo, trong đó có 23,1% trình độ học

vấn đại học, cao đẳng, trung cấp, có 26,9% trình độ học vấn cấp 3, 34,6% trình độ

học vấn cấp 2. Điều này cho thấy các bà mẹ đều có TĐHV cao, giúp ích rất nhiều

trong việc giúp các bà mẹ tiếp thu các kiến thức nuôi dạy trẻ.

2.2. Hiểu biết của bà mẹ về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

Bảng : Tỷ lệ bà mẹ được CBYT hướng dẫn kiến thức về cách nuôi trẻ đúng

Hướng dẫn chăm sóc trẻ Số bà mẹ Tỉ lệ (%)

Có 18 69.2

Không 8 30.8

Nhận xét:

Chỉ có 69,2% bà mẹ được hướng dẫn các kiến thực về cách nuôi dưỡng trẻ, cho

thấy trong đó chủ yếu là từ gia đình và bạn bè từ đó ta có thể thấy công tác truyền

thông giáo dục sức khỏe cho đối tượng này chưa thật sự được quan tâm đúng mức.

Cần có biện pháp hướng dẫn để các bà mẹ có kiến thức chính xác nhất để nuôi

dưỡng trẻ cho tốt.

Bảng : Thời gian cho trẻ bú sau khi sinh

Kiến thức về thời gian

cho trẻ bú sau khi sinhDưới 1 giờ Từ 1-6 giờ

Từ

6 – 24 giờ

Sau

24 giờ

Số BM có kiến thức 14 6 4 2

Tỷ lệ % 53.8% 23.1% 15.4% 7.7%

Nhận xét:

Có hơn 50% bà mẹ cho trẻ ngay lập tức sau sinh (53.8%) cho thấy một tín hiệu khả

quan về kiến thức cho trẻ bú mẹ nhưng chưa cao. Chỉ có 7,7% trẻ em được bú sau

24 giờ, ở đây khó thể là khó khăn trong việc sinh can thiệp.

Bảng : Kiến thức về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Kiến thức của BM (người

nuôi dưỡng) về thời gian

2- < 4

tháng

4 – <6

tháng

6 - < 12

tháng

≥ 12

tháng

20Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 21: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Số BM có kiến thức 2 15 9 0

Tỷ lệ % 7.7% 57.7% 34.6% 0%

Nhận xét:

Tháng bắt đầu ăn dặm được phân bổ ở các khoảng 2-4 tháng, 4-6 tháng, 6-12 tháng

trong đó nhiều nhất là 4-6 tháng (57,7%) điều này cho thấy công tác hướng dẫn cho

các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung chưa thật sự tốt, người dân còn chăm sóc trẻ theo kinh

nghiệm, hoặc đôi khi do từng khó khăn riêng mà người nuôi dưỡng trẻ không thực

hiện đúng được.

21Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 22: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Bảng : Thực hành của bà mẹ về thời gian bà mẹ cho trẻ cai sữaThực hành của bà mẹ

(người nuôi dưỡng) về thời

gian bà mẹ cho trẻ cai sữa

< 12

tháng

12 - < 18

tháng

18- < 24

tháng

≥ 24

tháng

Số bà mẹ 1 5 11 9

Tỷ lệ % 3.8% 19.2% 42.4% 34.6%

Nhận xét:

Chỉ có 1 bà mẹ cai sữa cho trẻ trước 12 tháng có thể là do lí do khó khăn trong công

việc. Chiếm tỉ lệ cao nhất là 18-24 tháng (42.4%), tiếp theo là >24 tháng (34.6%)

điều này cho thấy thực hành của các bà mẹ về cho trẻ bú tương đối tốt.

Bảng : Thực hành của bà mẹ và người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ khi bị ốm

Chăm sóc trẻ Tần số Tỷ lệ

Ăn uống

Ăn ít hơn 19 73.1%

Ăn nhiều hơn 2 7.7%

Ăn bình thường 5 19.2%

Điều trị

Trạm y tế 18 69.2%

Đến bác sĩ 6 23.1%

Tự điều trị 2 7.7%

khác 0 0%

Ăn uống khi bị

tiêu chảy

Không ăn 2 7.7%

Ăn kiêng 12 41.2%

Ăn bình thường 5 19.2%

khác 7 26.9%

Điều trị khi bị tiêu

chảy

Không 0 0%

Uống nước cháo 9 34.6%

Uống ORS 26 100%

Thuốc tây 2 7.7%

Thuốc nam 0 0%

Nước muối/ đường 0 0%

khác 0 0%

22Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 23: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

Bảng : Thực hành của bà mẹ và người nuôi dưỡng chăm sóc dinh dưỡng trẻ thường

ngày

Chăm sóc trẻ thường ngày Tần số Tỷ lệ

6 tháng qua có

uống vitamin A

Có 6 23.1%

không 20 76.9%

Không nhớ 0 0%

Không trả lời 0 0%

Sử dụng biểu đồ

tăng trưởng

Có 2 7.7%

Không 24 92.3%

Đưa trẻ đi tiêm

chủng đúng lịch

Có 26 100%

Không 0 0%

Nhận xét:

Qua bảng thống kê, ta thấy việc chăm sóc trẻ thường ngày cũng như khi trẻ bị ốm

vẫn còn chưa được tốt nguyên nhân có thể do các bà mẹ cũng như người nuôi

dưỡng còn chưa nắm bắt được những kiến thức cần thiết và cũng 1 phần do trình độ

y tê ở vùng nông thôn còn chưa phát triển

3. Quan sát và đánh giá thực hành an toàn thực phẩm của người dân:

STT Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩmSố HGĐ

(n=103)

Tỷ lệ

(%)

1 Độ tươi mới của rau quả 102 99

2 Độ tươi của thịt, cá và các loại hải sản 101 98

4Rau quả ngâm trong nước sạch rồi rửa lại 3-4 lần hoăc

rửa dưới vòi nước chảy88 85.4

5Thực phẩm được rửa sạch và nấu chín kỹ, không sử

dụng thực phẩm đã bị ôi thiu, mốc hỏng103 100

6Thức ăn, các món trộn, nước trái cây được sử dụng ngay

sau khi chế biến100 97.1

7 Hâm nóng thức ăn nguội khi sử dụng lại 102 9923

Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 24: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

8 Lồng bàn đậy thức ăn 96 93.2

9Tủ đựng thức ăn tránh tiếp xúc với ruồi, dán, côn trùng,

thằn lằn93 90.3

11 Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín 103 100

12Không dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn chín và

thực phẩm sống 85 82.5

13 Dụng cụ chế biến được rửa sạch 99 96.1

14 Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với thức ăn chín 102 99

15Người chế biến không bị ho, cảm cúm, mụn nhọt, chín

mé…102 99

16 Bếp, bàn ăn xa nơi ô nhiễm (chuông gà, lợn…) 83 80.6

17Nơi chế biến thức ăn không có ruồi nhặng, gián, côn

trùng86 83.5

18Không để hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật gần nơi chế

biến thực phẩm và nhà ăn102 99

19 Vệ sinh sạch sẽ khô ráo bề mặt nơi chế biến 95 92.2

20Nguồn nước dùng để chế biến và rửa thực phẩm là nước

máy103 100

21 Nguồn nước trong, không mùi, không vị lạ 99 96.1

22

Sự hiểu biết của người dân về các bệnh liên quan ăn

uống không hợp vệ sinh:

- Ăn uống không hợp vệ sinh gây bệnh đường tiêu hóa

- Nhận biết được các dấu hiệu của ngộ độc thức ăn

- Hiểu biết các cách đề phòng các bệnh do ăn uống

không hợp vệ sinh

100

95

103

97.1

92.2

100

21 Được hướng dẫn về các thông tin ngộ độc thực phẩm,

ăn uống hợp vệ sinh từ nhiều nguồn khác nhau (tivi, báo

84 81.6

24Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 25: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

đài, người thân, nhân viên trạm y tế…)

Nhận xét:

- Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở vùng khảo sát tương đối tốt : nguồn thực

phẩm đảm bảo an toàn. Các loại rau, quả, cá thịt mua về đều tươi, thức ăn đều được

nấu chín hoàn toàn và sử dụng ngay sau khi chế biến . Khâu bảo quản tương đối tốt,

hầu hết các hộ gia đình đều có lồng bàn và tủ đựng thức ăn.

- Nguồn nước sử dụng để chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh (100% hộ gia đình sử

dụng nước máy). Mặc dù nguốn nước sạch nhưng cách rửa rau của các hộ gia đình

chưa thực sự tối ưu.

- Tuy vậy, trong khâu chế biến thì còn nhiều hộ gia đình chưa đảm bảo vệ sinh như

chưa có dao thớt riêng để dùng cho thực phẩm sống và chín, không rửa tay trước

khi ăn. Một số hộ chưa vệ sinh tốt nơi chế biến thực phẩm, ruồi gián còn nhiều chủ

yếu do nhà bếp gần các nguồn ô nhiễm như chuồng gia súc, gia cầm…. Dễ gây ra

các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm giun sán….

- Sự hiểu biết của người dân về các bệnh liên quan đến ăn uống không hợp vệ sinh

tương đối tốt, đa phần người dân biết được các dấu hiệu của ngộ độc thức ăn và

nắm được cách phòng tránh chúng. Đạt được kết quả đó, một phần do trình độ dân

trí ngày càng được cải thiện, một phần nhờ sự phát triển của các phương tiện thông

tin đại chúng (tivi, báo đài, internet…)

25Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 26: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

KẾT LUẬN

Qua việc quan sát và thu thập các số liệu về đặc trưng hộ gia đình và cá nhân, về

nhà ở, kinh tế, về cung cấp nước, y tế hộ gia đình và tai nạn thương tích có thể rút ra

các vấn đề sau:

1. Các đặc trưng hộ gia đình và cá nhân

- Dân số ở mức trung bình, quy mô gia đình vừa và nhỏ, tỷ lệ trong độ tuổi lao

động cao, nghề nghiệp đa dạng, trình độ trí thức chủ yếu tập trung ở nhóm tiểu học,

trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Tỉ lệ nam:nữ = 1 :1 có sự cân bằng, cần tiếp tục tuyên truyền giáo dục về chính

sách dân số và kế hoạch hóa gia đình để duy trì sự cân bằng giới tính.

2. Nhà ở và kinh tế

- Nhà tạm đã được xóa bỏ, tỷ lệ nhà lợp ngói/tôn, tường xây, sàn gạch/xi măng cao,

tạo sự an tâm cho người dân mỗi mùa mưa bão.

- Đa phần các hộ gia đình có mức sống từ trung bình, khá trở lên, tỉ lệ hộ nghèo

trong khu vực tương đối thấp.

3. Cung cấp nước

- 100% hộ gia đình trong khu vực điều tra đều sử dụng nguồn nước sạch.

- Một bộ phận nhỏ còn sử dụng nước giếng, nhưng chỉ dùng để tưới tiêu và giặt giũ

quần áo.

4. Tình hình sử dụng hố xí

- Gần 93% các hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh cho môi trường sống

xung quanh.

- Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ chưa có nhà vệ sinh cũng như sử dụng hố xí không

hợp vệ sinh, gây ảnh hưởng đến môi trường sống.

5. Vấn đề dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức của các bà mẹ về nuôi

trẻ đúng cách:

- 100% trẻ được khảo sát trong khu vực có tình trạng dinh dưỡng bình thường,

không có trẻ suy dinh dưỡng cũng như trẻ thừa cân béo phì.26

Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 27: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

- Các bà mẹ được hướng dẫn về dinh dưỡng khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ,

ăn dặm và các thực phẩm bổ sung từ các cán bộ y tế và phương tiện thông tin đại

chúng. Tuy nhiên, việc thực hiện nuôi trẻ đúng cách còn hạn chế, đặc biệt là sự hiểu

biết về tầm quan trọng của sữa non, cũng như việc sử dụng biểu đồ tăng trưởng để

theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ.

6. Tình hình dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm

- Kinh tế của các hộ gia đình phần lớn là trung bình và khá, vẫn còn một số hộ

nghèo tuy nhiên vẫn đảm bảo được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

- Các hộ gia đình đã có sự quan tâm đúng mức về nguồn thực phẩm mà mình sử

dụng, từ đó có cách lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

- Nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông người dân đã hiểu đúng về

ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh (ăn chín uống sôi, tránh sự tiếp xúc

của côn trùng với thức ăn đã được chế biến, không sử dụng thức ăn ôi thiu…)

- Mặc dù hiểu được mối nguy hại, nhưng vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại: không

rửa tay trước khi ăn và chế biến, không có dụng cụ dùng riêng cho thực phẩm chín

và thực phẩm sống, bếp ăn gần nơi ô nhiễm…

7. Những vấn đề cần TT - GDSK

- An toàn khi sử dụng thuốc trừ sâu

- Dinh dưỡng cho người tăng huyết áp

- Phân loại rác

- Sốt xuất huyết trong cộng đồng

- Nuôi con bằng sữa mẹ và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thời kỳ ăn dặm

- Theo dõi sự phát triển của trẻ

27Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 28: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

PHẦN 2:

TT-GDSK TẠI TRẠM Y TẾ XÃ HƯƠNG TOÀN

28Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 29: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

HOẠT ĐỘNG TT-GDSK TRẠM Y TẾ XÃ HƯƠNG TOÀN

Thời gian Địa

điểm

Nội dung Người thực

hiện

Người

hỗ trợ

Phương pháp

– phương tiện

TTGDSK

1/2015 Phòng chống

dịch sốt xuất

huyết

Thư ký

chương trình

VHTT

X, BCĐ

TTGD loa, đài

2/2015 Vệ sinh thực

phẩm

Thư ký

chương trình

VHTT

X, BCĐ

TTGD loa, đài

3/2015 Tiêm chủng Thư ký

chương trình

VHTT

X, BCĐ

TTGD loa, đài

4/2015 Dinh dưỡng Thư ký

chương trình

TTYT xã TTGD loa, đài

5/2015 HIV Cán bộ trạm

y tế xã

BCH các

thôn

TT trực tiếp

6/2015 Vệ sinh môi

trường

Thư ký

chương trình

Trưởng

trạm

TTGD loa đài

7/2015 Phòng chống

dịch VSTP

Thư ký

chương trình

Trưởng

trạm

TTGD loa đài

8/2015 Tăng huyết áp,

đái tháo đường

Cán bộ y tế

YT thị xã Loa đài, trực

tiếp

9/2015 VSSK trường

học tại trường

Cán bộ y tế

Thầy

giáo

Trực tiếp

10/2015 Da liễu TKCT VHTT X Loa đài

29Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 30: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

11/2015 Ảnh hưởng Hoá

chất bảo vệ thực

vật

Trạm y tế Hợp tác

Loa đài

12/2015 Phòng chống

dịch bệnh

Y tế xã,

huyện

Ban chỉ

đạo

Trực tiếp, hộ

gia đình/các

thôn

30Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 31: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

I. Các nội dung truyền thông giáo dục sức khoẻ

- Gồm: Phòng chống dịch sốt xuất huyết, Vệ sinh thực phẩm, Tiêm chủng,

Dinh dưỡng, HIV, Vệ sinh môi trường, Phòng chống dịch, VSTP, Tăng

huyết áp, đái tháo đường, VSSK trường học tại trường, Da liễu, Ảnh hưởng

Hoá chất bảo vệ thực vật, Phòng chống dịch bệnh

- Các nội dung này là các vấn đề phổ biến và cơ bản trong cộng đồng

II. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ

1. Có 2 phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ là trực tiếp và gián tiếp:

- Giáo dục sức khoẻ trực tiếp là phương pháp có tính điều chỉnh cao,

thông tin được trao đổi hai chiều nên luôn có hiệu quả tốt nhất trong việc

thay đổi hành vi. Trạm y tế xã Hương Toàn đã áp dụng phương pháp này

nhằm truyền thông về HIV, Tăng huyết áp, đái tháo đường, VSSK trường

học tại trường, Phòng chống dịch bệnh

- Giáo dục sức khoẻ gián tiếp sử dụng để cung cấp, truyền bá các kiến

thức thông thường về bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho quảng đại quần

chúng nhân dân một cách có hệ thống. Như vậy, trạm y tế xã Hương

Toàn đã áp dụng phương pháp này để cung cấp thông tin về Phòng chống

dịch sốt xuất huyết, Vệ sinh thực phẩm, Tiêm chủng, Dinh dưỡng, Vệ

sinh môi trường, Phòng chống dịch VSTP, Tăng huyết áp, đái tháo

đường, Da liễu, Ảnh hưởng Hoá chất bảo vệ thực vật

2. Phương tiện sử dụng để TTGDSK là lời nói, loa đài là chủ yếu. Phương pháp

này thích hợp để cung cấp kiến thức thông thường tới toàn thể người dân một

cách nhanh nhất

3. Những kỹ năng cần có khi thực hiện TT-GDSK cho các hộ gia đình:

- Kỹ năng lắng nghe

- Kỹ năng đặt câu hỏi

- Kỹ năng giải thích

- Kỹ năng sử dụng tài liệu

- Kỹ năng khuyến khích, động viên, khen ngợi

31Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 32: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

III. Đánh giá kết quả quá trình truyền thông giáo dục sức khoẻ

- Đa số các hộ khi được hỏi đều cho rằng mình không được truyền thông

TTGDSK Số hộ

Không

Hữu ích

Bình

thường

Không đem

lại lợi ích

Khác

32Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 33: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong đợt thực tập cộng đồng vừa qua, dưới sự phân công của nhà trường cùng với

sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của quý thầy cô và các cộng tác viên tại địa phương,

chúng em đã được tiếp xúc với 103 hộ gia đình tại thôn Giáp Trung, xã Hương

Toàn, thị xã Hương Trà. Trong quá trình thực tập và sinh hoạt tại đây, chúng em đã

được học hỏi, củng cố và nâng cao thêm nhiều những kĩ năng và kiến thức mà bản

thân còn thiếu sót. Cụ thể là :

- Rèn luyện kĩ năng làm quen giao tiếp, khả năng ứng xử, thái độ khi tiếp xúc với

nhiều đối tượng khác nhau.

- Rèn luyện được kĩ năng học và làm việc nhóm.

- Học được cách khai thác, phân tích và xử lí thông tin thu thập được từ các hộ gia

đình.

- Biết cách quan sát, mô tả, đánh giá các yếu tố môi trường sống và đo lường một số

chỉ số môi trường, dinh dưỡng, sức khỏe…

- Biết cách xây dựng bộ câu hỏi liên quan đến các vấn đề cần khảo sát.

- Củng cố lại những kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế các vấn đề liên quan

tình hình vệ sinh y tế hộ gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, tình trạng dinh dưỡng

của trẻ em dưới 5 tuổi

- Khảo sát thực tế và nắm bắt được những thực trạng ở địa phương liên quan đến

các nội dung khảo sát.

- Hướng dẫn một số kiến thức liên quan đến môi trường, dinh dưỡng

- Nhìn nhận được những mặt tích cực và hạn chế về môi trường, dinh dưỡng, từ đó

đề ra được một số biện pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế đó cũng như phát

huy những mặt tích cực.

- Rút ra được những bài học và kinh nghiệm cho bản thân, áp dụng vào thực tiến

cuộc sống những kiến thức đã được học qua sách vở.

33Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 34: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

KIẾN NGHỊ

1. Cần quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nhiều hơn. Tổ chức các buổi

hướng dẫn cho các mẹ, các chị về:

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Phải dùng 2 thớt để cắt thức ăn sống và thức ăn chín

- Hướng dẫn họ cách chọn thực phẩm tươi sống

- Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

2. Tổ chức các buổi truyền thông và giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng cho bà mẹ

mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh.

3. Về vấn đề vệ sinh môi trường cần tuyên truyền cho các hộ gia đình đảm bảo vệ

sinh sạch sẽ để đảm bảo cho sức khỏe.

4. Về vấn đề nghề nghiệp cần hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo hộ

lao động, tránh các nguy cơ và tác hại có thể xảy ra.

5. Về đợt thực tập cộng đồng:

- Về chỗ ăn ở, sinh hoạt: Nhà trường nên liên hệ những địa điểm công cộng như:

trường học, nhà văn hóa thôn… để sinh viên thuận lợi hơn trong việc tìm chỗ nghĩ

trưa.

- Cần xây dựng bộ câu hỏi sát với thực tế địa phương hơn, dễ hiểu hơn, tránh làm

khó sinh viên và gây khó hiểu đối với người dân được phỏng vấn

- Về thời gian thực tập: Cần sắp xếp thời gian thực tập hợp lý hơn cho sinh viên, vì

khoảng thời gian này gần với kì thi học kỳ, gây khó khăn cho quá trình ôn tập của

sinh viên (Có thể đi đầu kì)

- Địa điểm thực tập nằm trên tuyến quốc lộ 1A có nhiều phương tiện lưu thông,

trong khi số lượng sinh viên quá đông gây nguy hiểm trong quá trình đi lại.

- Về viết bản báo cáo: Chỉ nên viết một bản báo cáo nhóm, vừa tiết kiệm thời gian

cho sinh viên, vừa tiết kiệm chi phí đồng thời việc xử lý số liệu và đánh giá sẽ

khách quan hơn.

34Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 35: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

ẢNH HOẠT ĐỘNG

35Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế

Page 36: Báo cáo-nhom giap trung

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng 2016

36Thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, Thị Xã Hương Trà, TT Huế