17
www.chungvisinh.com Liên h: 0912.707.224 [email protected] CHNG VI SINH VT XLÝ NƯỚC THI CHPHM SINH HC MEN VI SINH I. Mđầu Sphát tri n khoa học kĩ thuật dẫn đến sphát trin mnh mcác ngành công nghip song song vi nó là sbùng nvdân skéo theo vn nn cht thi gây ô nhiễm môi trường. Hin nay, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề cp thiết và được quan tâm trên toàn thế gii. Lượng rác thi trong sinh hot và hoạt động công nghip thải ra môi trường ngày càng nhiu trong khi lượng rác được xlí để an toàn cho môi trường thì không tương xứng. Xlí rác thi là vic làm rt cn thiết, tuy nhiên hin nay, nhng công nghxlí rác thi truyn thng như: chôn lấp, đốt,… không mang l i hiu qucao, và chưa là gii pháp hu hiệu để bo vmôi trường. Đứng trước nhng thc trạng trên, đòi hỏi cn có nhng gii pháp lâu dài, hiu qu, mang tính công nghvà đặc biệt là an toàn cho môi trường để xlí rác thi. Ngày nay, sphát tri n ca công nghsinh học đặc bit là công nghvi sinh vật ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực bo vmôi trường. Nhiu qui trình công nghxlí ô nhiễm môi trường hin tại được xây dựng trên cơ sở tham gia tích cc ca vi sinh vt. II. Ni dung 1. Nguyên lí sdng vi sinh vt trong xlí rác thi Xlí rác thi bng công nghvi sinh vt là nhhoạt động sng ca vi sinh vt phân hy rác thi thành các thành phn nhhơn, hình thành sinh khối vi sinh vật cao hơn, các sản phm trao đổi cht ca vi sinh vt và các loại khí như CO 2 , CH 4 ,…Các quá trình chuyển hóa này có thxy ra điều ki n hiếu khí hay kkhí. Vi c la chn các vi sinh vt xlí rác thi cn da trên nhng nguyên t c sau: Các chng vi sinh vt phi có hot tính sinh học cao như khả năng sinh phức henzyme cellulase cao và ổn định. Sinh trưởng và phát tri n tốt trong điều kin thc tế của đống . Có tác dng ci tạo đất và có li cho thc vt khi sn xuất được phân bón vào đất. Không độc cho người, cây trồng, động vt và vi sinh vt hữu ích trong đất.

ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

I. Mở đầu

Sự phát triển khoa học kĩ thuật dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp song

song với nó là sự bùng nổ về dân số kéo theo vấn nạn chất thải gây ô nhiễm môi trường. Hiện

nay, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết và được quan tâm trên toàn

thế giới.

Lượng rác thải trong sinh hoạt và hoạt động công nghiệp thải ra môi trường ngày càng nhiều

trong khi lượng rác được xử lí để an toàn cho môi trường thì không tương xứng. Xử lí rác

thải là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên hiện nay, những công nghệ xử lí rác thải truyền thống

như: chôn lấp, đốt,… không mang lại hiệu quả cao, và chưa là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ

môi trường.

Đứng trước những thực trạng trên, đòi hỏi cần có những giải pháp lâu dài, hiệu quả, mang

tính công nghệ và đặc biệt là an toàn cho môi trường để xử lí rác thải. Ngày nay, sự phát triển

của công nghệ sinh học đặc biệt là công nghệ vi sinh vật ngày càng đóng một vai trò quan

trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhiều qui trình công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường

hiện tại được xây dựng trên cơ sở tham gia tích cực của vi sinh vật.

II. Nội dung

1. Nguyên lí sử dụng vi sinh vật trong xử lí rác thải

Xử lí rác thải bằng công nghệ vi sinh vật là nhờ hoạt động sống của vi sinh vật phân hủy rác

thải thành các thành phần nhỏ hơn, hình thành sinh khối vi sinh vật cao hơn, các sản phẩm

trao đổi chất của vi sinh vật và các loại khí như CO2, CH4,…Các quá trình chuyển hóa này có

thể xảy ra ở điều kiện hiếu khí hay kị khí.

Việc lựa chọn các vi sinh vật xử lí rác thải cần dựa trên những nguyên tắc sau:

Các chủng vi sinh vật phải có hoạt tính sinh học cao như khả năng sinh phức hệ enzyme

cellulase cao và ổn định.

Sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thực tế của đống ủ.

Có tác dụng cải tạo đất và có lợi cho thực vật khi sản xuất được phân ủ bón vào đất.

Không độc cho người, cây trồng, động vật và vi sinh vật hữu ích trong đất.

Page 2: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

Nuôi cấy dễ dàng, sinh trưởng tốt trên môi trường tự nhiên, thuận lợi cho quá trình xử lí.

Phân loại rác thải:

- Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như: các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc

không có khả năng cháy.

Rác thải có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:

- Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại,

công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng.

2. Thành phần của rác thải hữu cơ

Các chất hữu cơ trong rác thải là các phần của thực vật, động vật bị loại bỏ, chúng có chứa

các thành phần như trong cơ thể sinh vật, trong đó quan trọng nhất là: hydratcacbon, protein,

lipit.

Các Hydratcacbon: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sinh khối động vật, thực vật, vi sinh vật.

Chúng tương đối phức tạp và khó phân hủy. Trong rác thải thường gặp các loại như:

cenlulose, hemicenlulose, lignin, tinh bột, pectin.

Protein là hợp chất hữu cơ cao phân tử chứa nitơ, thường chứa 15%-17,5% nitơ, là thành

phần quan trọng trong cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật.

Lipit: lipit và các chất sáp có nhiều trong cơ thể sinh vật.

3. Các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ

Các vi sinh vật phân giải cellulose

Các nhóm vi khuẩn và xạ khuẩn: Trong thiên nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật có khả

năng phân huỷ cellulose nhờ có hệ enzym cellulose ngoại bào nhưng chủ yếu là các chi thuộc

nhóm vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kị khí và các xạ khuẩn hiếu khí. Các vi sinh vật hiếu khí có

khả năng phân giải cellulose thuộc về các chi: Arzotobacter, Achromobacter, Pseudomonas,

Cellulomonas, Vibrio, Cellvibrio, Bacillus, Cytophaga, Angiococcus, Polyangium,

Sorangium,…(vi khuẩn hiếu khí); Micromonospora, Proactinomyces, Actinomyces,

Page 3: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

Streptomyces,…(xạ khuẩn). Nhưng trong thực tế, trong nghiên cứu người ta thấy chi Bacillus,

Fravobacterium và Pseudomonas là các chi phân lập được có tần suất cao nhất. Một số vi

khuẩn kị khí tham gia vào quá trình phân giải cellulose, điển hình là các vi khuẩn trong dạ cỏ

của động vật nhai lại: Ruminococcus flavefeciens, R. albus, R. parvum, Bacteroides

succinpgenes, Butyrivibrio fibrisolvens, Clostridium cellobioparum, Cillobacterium

cellulosolvens,…

Các nhóm vi nấm: Vi nấm là nhóm có khả năng phân giải mạnh vì nó tiết ra môi trường một

lượng lớn enzym có đầy đủ các thành phần.

Nấm mốc phát triển mạnh ở môi trường xốp có độ ẩm trên 70%, tối ưu 95%

và nhiệt độ ấm (240C), các loại thường gặp thuộc nấm bất toàn và Ascomysetes. Các loại

nấm này chủ yếu thuộc các chi Aspergillus, Penicillium, Trichoderma, Fusarium,…trong

đó đáng chú ý là Trichoderma (hầu hết các loài thuộc chi Tricoderma sống hoại sinh trong

đất, rác và có khả năng phân huỷ cellulose).

Nấm đốm là các loại nấm phát triển sâu trong tế bào gỗ tạo thành các đốm màu

nâu. Hầu hết các loài thuộc nhóm nấm bất toàn và nấm Ascomysetes. Sống phụ thuộc vào

độ ẩm của gỗ (khoảng 30%) và nhiệt độ 30-350C, quần thể nấm phát triển lúc đầu là màu

xanh sau đó tạo thành màu nâu. Ví dụ các loài: Ceratocystis sp, Cladosporium sp,

Aureobasidium sp,…

Nấm mục: Nấm mục xốp có khoảng 300 loài thuộc các chi: Chaetomium,

Humocola và Phialophora của nấm bất toàn và Ascomysetes, chủ yếu phát triển bên trong

thành tế bào gỗ. Nấm mục nâu thuộc nhóm của nấm bất toàn và Basidiomycetes, chúng

xâm nhập vào thành tế bào gỗ và phân hủy chúng, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 22-310C, độ

ẩm thấp khoảng 40-55%, các loài quan trọng như: Phaeolus schweiniti, Piptopous

betulinus, Laetipous sulphureus, Sperassis srispa,… Nấm mục trắng thuộc nhóm của nấm

bất toàn và Basidiomycetes, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 22-310C, tối đa không quá 44

0C, độ

ẩm tối ưu có loài thấp, cao và rất cao, các loài điển hình như: Armillaria mellea, Fonus

fomentatius, Meripilus giganteus, Fomes annosus,…

Vi khuẩn có khả năng phân huỷ cellulose, tuy nhiên cường độ không mạnh bằng vi nấm.

Nguyên nhân là do số lượng enzym tiết ra môi trường của vi khuẩn thường ít hơn, thành

phần các loại enzym không đầy đủ. Thường ở trong đống ủ rác có ít loài vi khuẩn có khả

Page 4: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

năng tiết ra đầy đủ bốn loại enzym trong hệ enzym cellulose. Nhóm này tiết ra một loại

enzym, nhóm khác tiết ra loại khác, chúng phối hợp với nhau để phân giải cơ chất trong mối

quan hệ hỗ sinh.

Các vi sinh vật phân giải protein

Trong môi trường rác ủ đống, nitơ tồn tại ở các dạng khác nhau, từ nitơ phân giải ở dạng khí

cho đến các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong cơ thể động, thực vật và con người. Trong cơ

thể sinh vật, nitơ tồn tại chủ yếu dưới dạng các hợp chất đạm như protein, axit amin. Khi

cơ thể sinh vật chết đi, lượng nitơ hữu cơ này tồn tại trong đất (rác).

Nhóm vi khuẩn chính phân giải protein là vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn nitrit hóa vi khuẩn

cố định nitơ.

Nhóm vi khuẩn nitrit hoá bao gồm bốn chi khác nhau: Nitrozomonas, Nitrozocystic,

Nitrozolobus và Nitrosospira, chúng đều thuộc loại tự dưỡng bắt buộc, không có khả năng

sống trên môi trường thạch.

Nhóm vi khuẩn nitrat hoá tiến hành oxi hoá NO2- thành NO3

- bao gồm ba chi khác nhau:

Nitrobacter, Nitrospira và Nitrococcus.

Nhóm vi khuẩn cố định nitơ có trong môi trường rác ủ là các nhóm: Azotobacter - là một loại

vi khuẩn hiếu khí, không sinh bào tử, có khả năng cố định nitơ phân tử, sống tự do trong đất

(rác); Clostridium - là một loại vi khuẩn kỵ khí sống tự do trong rác, có khả năng hình thành

bào tử, lòai phổ biến nhất là Clostridium pastenisium có hình que ngắn. Clostridium có khả

năng đồng hoá nhiều nguồn cacbon khác nhau như các loại đường, rượu, tinh bột ...

Vi sinh vật phân giải tinh bột

Trong rác bể ủ có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột. Một số vi sinh vật có

khả năng tiết ra môi trường đầy đủ các loại enzym trong hệ enzym amilaza. Ví dụ như một số

vi nấm bao gồm một số loại trong các chi Aspergillus, , Rhizopus. Trong nhóm vi khuẩn

có một số loài thuộc chi Bacillus, Cytophaza, Pseudomonas ... Xạ khuẩn cũng có một số

các chi Aspergillus, Fusarium, Rhizopus,... có khả năng phân huỷ tinh bột. Đa số các vi sinh

vật không có khả năng tiết đầy đủ hệ enzym amilaza phân huỷ tinh bột. Chúng chỉ có thể tiết

Page 5: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

ra môi trường một hoặc một vài men trong hệ đó. Ví dụ như các loài Apergillus candidus,

Pasteurianum, Bacillus sublitis, B. Mesenterices, Clostridium, A. Oryzae ... chỉ có khả năng

tiết ra môi trường một loại enzym amilaza. Các loài Aspergillus oryzae, Clostrinium

acetobuliticum chỉ tiết ra môi trường enzyme amiolaza. Một số loài khác chỉ có khả năng

tiết ra môi trường enzym gluco amilaza. Các nhóm này cộng tác với nhau trong quá trình

phân huỷ tinh bột thành đường. Trong chế biến rác thải hữu cơ người ta cũng sử dụng

những chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ tinh bột để phân huỷ tinh bột có trong thành

phần rác hữu cơ.

Vi sinh vật phân giải phosphat

Trong rác thải, phospho tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau. Phospho được tích luỹ trong

rác khi động thực vật chết đi, những hợp chất phospho hữu cơ này được vi sinh vật phân giải tạo

thành các hợp chất phospho vô cơ.

Vi khuẩn phân giải phospho hữu cơ chủ yếu thuộc hai chi: Bacillus và Pseudomonas. Các loài

có khả năng phân giải mạnh là B. Megatherium, B. Mycoides, B.butyricus, B.mycoides và

Pseudomonas sp, Pseudomonas radiobacter, P.gracilis.

Ngày nay, người ta đã phát hiện ra một số xạ khuẩn và vi nấm cũng có khả năng phân giải

phospho hữu cơ. Trong nhóm vi nấm thì Aspergillus niger có khả năng phân giải mạnh nhất.

Ngoài ra một số xạ khuẩn cũng có khả năng phân giải lân vô cơ.

Hình ảnh một số chủng vi sinh vật:

Apergillus candidus

Bacillus sublitis

Phaeolus schweiniti

Page 6: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

4. Các phương pháp xử lí rác thải hữu cơ

a) Ủ kị khí – anaerobic composting

Khái niệm: là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ không có mặt của oxy (tinh bột,

cellulose, lipit và protein), sản phẩm cuối cùng là khí CH4, CO2, NH3, một lượng nhỏ các loại

khí khác, acid hữu cơ và sinh khối vi sinh vật.

Đây là phương pháp đã được áp dụng từ lâu, các rác thải hữu cơ được bổ sung thêm phân

bùn và vi sinh vật phân giải, sau đó được ủ thành đống trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ

xốp thích hợp,... Sản phẩm thu được là các chất dễ tan, hỗn hợp các chất khí CH4, CO2,

NH3,...trong đó CH4 chiếm đại đa số.

Qua thực nghiệm tính toán cho thấy, quá trình phân hủy rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ kị

khí thì cứ 200kg chất thải rắn cần 800kg nước sẽ chuyển hóa thành 50kg chất rắn và 150kg khí

sinh học (biogas). Thành phần khí sinh học gồm: CH4 55,65%, CO2 35,45%, N2 0,3%, H2

0,1%, H2S 0,1%.

Trong quá trình xử lí phế thải yếm khí (lên men tạo khí methane). Có ba nhóm vi khuẩn tham

gia vào quá trình:

1) Nhóm vi khuẩn chịu trách nhiệm thủy giải và lên men;

2) Nhóm vi khuẩn tạo H2 và acetic acid;

3) Nhóm vi khuẩn tạo khí methane tự dưỡng sử dụng H2.

Trichoderma

Clostridium pastenisium

Fusarium

Page 7: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

Để nâng cao năng suất của quá trình lên men, hiện người ta vẫn tiếp tục hoàn thiện các

loại giống, chủng, vi khuẩn lên men kị khí bằng biện pháp chọn lọc tự nhiên hoặc nhờ

phương pháp công nghệ di truyền. Đặc biệt về mặt công nghệ người ta cần phải chú ý khắc

phục các yếu tố giới hạn tốc độ phân huỷ cơ chất có mặt trong phế thải như cellulose, tinh bột

...., và tốc độ tạo khí methane. Cần lưu ý là một số sản phẩm cuối của quá trình lên men

như H2, CO2 và H2S, thường có tác động ức chế ngược làm giảm hoạt tính hoạt động của vi

khuẩn tạo khí methane.

a.1 Các giai đoạn của quá trình sinh tổng hợp methan (Biogas).

Giai đoạn thủy phân cơ chất: các thành phần hữu cơ của rác thải bị phân hủy dưới tác động của

men hydrolaza do vi sinh vật tiết ra để hình thành các hợp chất đơn giản (đường đơn, peptit,

glyxerin, axit béo, axit amin,... vi sinh vật tham gia vào giai đoạn này là Clostridium

thermocellum.

Giai đoạn hình thành các axit hữu cơ: dưới tác dụng của enzym vi sinh vật, các chất hữu cơ dễ

tan chuyển thành các axit hữu cơ (axit axetic, axit propionic, axit butyric,...), rượu etylic, rượu

metylic, CO2, H2. Các vi sinh vật có mặt trong giai đoạn này là Bacteroides, Suminicola,

Clostridium, Bifido bacterium.

Các loài vi khuẩn tham gia:

Page 8: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

Hình: Hình ảnh của Bacillus Cereus.

Giai đoạn hình thành methan: Các axit hữu cơ và các hợp chất khác chuyển thành

CH4, CO2, O2, N2, H2,...

Page 9: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

Sơ đồ tóm tắt các phản ứng:

R-COOH R1-COOH CH3COOH CH4 + CO2

Các phản ứng sinh methan :

Phản ứng

CH3COOH CH4 + CO2

4CH3CH2COOH + 2H2O 7CH4 + 5CO2

2CH3(CH2)2COOH + 2H2O + CO2 CH4 + 4CH3COOH

2CH3CH2OH 3CH4 + CO2

2CH3CH2OH + CO2 CH4 + 2CH3COOH

CH3COCH3 + H2O 2CH4 + CO2

Methanobacterium

Methanococcus Methanosarcina

Page 10: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

Sơ đồ lên men các hợp chất hữu cơ do các vsv kị khí.

a.2 Các loại hầm lên men kị khí

Lên men chất hữu cơ theo mẻ.

Lên men chất hữu cơ liên tục: loại hầm sinh khí kiểu vòm cố định, loại hầm sinh khí có nắp đậy

di động, loại hầm sinh khí kiểu túi.

a.3 Kiểm soát sinh học các hệ xử lý:

Thông thường người ta theo dõi theo nhu cầu sử dụng oxy, độ pH và hàm lượng ATP của

quần thể vi sinh vật và dựa vào các thông số này để kiểm soát và điều hòa quá trình lên men

yếm khí. Trong đó việc theo dõi biến thiên hàm lượng ATP là quan trọng nhất. Thông thường

để đánh giá khả năng hoạt động của hệ xử lý người ta tiến hành xác định sự biến thiên của

hàm lượng ATP nội bào.

a.4 Kiểm soát nguồn bệnh:

Một trong những ưu điểm của quá trình lên men yếm khí là nó giúp loại bỏ các nguồn gây

bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự có mặt của acid béo bão hòa được tạo thành bởi phản

Page 11: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

ứng oxy hóa trong dịch lên men. Các acid này thường kết hợp với H2, cũng được tạo thành

trong quá trình trên, tạo ra octanic acid là chất kháng khuẩn rất mạnh.

a.5 Thu nhận các chất hữu ích từ lên men yếm khí:

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình xử lí phế thải, là tái sử dụng các

chất hữu cơ có trong phế thải. Nội dung của vấn đề này bao gồm hai khía cạnh: 1) Tách và

cô đặc các chất hữu ích có trong phế thải; 2) Biến phế thải thành sản phẩm có ích. Trong thực

tế, hiện người ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý và tái sử dụng nguồn nước, xử lý phế thải

nói chung để sản xuất khí sinh học, đồng thời tạo ra sản phẩm làm nguồn thức ăn gia súc hoặc

phân bón hữu cơ.

Xử lý tái sử dụng nước thải:

Xu thế hiện nay là người ta tiến hành xử lý các dạng nước thải khác nhau và tái sử dụng

chúng để phục vụ cho các ngành công nghiệp nặng như ngành năng lượng, sản xuất phân

bón và khai thác than. Vì nói chung nước sử dụng trong các lĩnh vực nói trên không đòi hỏi độ

sạch như đối với nước dân dụng.

Xử lý phế thải tạo thức ăn gia súc:

Hằng năm chỉ riêng ở Anh hoạt động sống của con người thải ra chừng 2,5.1010

kg phế thải,

ngành chăn nuôi thải ra chừng 1,8.1011

kg. Từ lượng phế thải này, qua quá trình xử lý sẽ tạo ra

một số lượng bùn hoạt tính khổng lồ có hàm lượng protein chiếm tới khoảng 30 - 40% sinh

khối khô. Tiếp tục xử lý chúng sẽ tạo được một nguồn thức ăn cho gia súc rất có giá trị.

b) Ủ hiếu khí - aerobic composting.

Khái niệm: là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ có mặt của oxy sản phẩm cuối cùng là

H20, CO2 và sinh khối vi sinh vật.

Page 12: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

b.1 Sơ đồ nguyên tắc phương pháp ủ hiếu khí

Sơ đồ chung của hệ thống xử lí rác thải bằng phương pháp ủ hiếu khí:

CO2 và các

khí khác

Nguyên liệu

Phân chuồng

Rơm rạ lót

chuồng

Thức ăn thừa

Carbon

Nito

Nước

Đất

Chất sau ủ

chín

Hỗn hợp các

chất hữu cơ

đồng nhất.

Muối kháng

và vi sinh

vật với thể

tích, khối

lượng và

hàm lượng

hơi ẩm

giảm.

Nước Nhiệt

Oxy

Page 13: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

Quá trình này thể hiện như sau:

+ Oxy hóa carbon hiếu khí:

Chất hữu cơ Vi sinh vật Tế bào vi CO2 + H2O +

(C,O,H,N) dị dưỡng sinh vật mới NH3 + kcal

+Nitrat hóa hiếu khí:

Giai đoạn 1:

CO2, CO, Vi sinh vật dị dưỡng Tế bào vi NO2+

Amon (Nitromonas) sinh vật mới H2O+H+

Giai đoạn 2:

CO2, nitrit Vi sinh vật dị dưỡng Tế bào vi NO2+

(Nitrobacter) sinh vật mới H2O

Qua thực nghiệm cho thấy quá trình phân hủy rác thải hữu cơ bằng ủ hiếu khí thì cứ 400kg

chất thải rắn cần 600kg nước và 180kg oxy sẽ chuyển hóa thành 250kg chất rắn, 245kg CO2

và nhiệt lượng thoát ra ngoài.

b2. Các dạng công nghệ

Các mô hình công nghệ ủ hiếu khí hiện nay trên thế giới, phân loại theo nhiều cách:

Theo trạng thái của khối ủ: tĩnh hoặc động.

Theo phương pháp thông khí khối ủ: cưỡng bức hay tự nhiên.

Theo đặc điểm hệ thống ủ: hệ thống mở hay kín, liên tục hay không liên tục.

Mô hình ủ theo hệ thống mở phổ biến nhất là các phương pháp ủ luống tĩnh hoặc luống động

có kết hợp thông khí cưỡng bức hoặc đảo trộn theo chu kì. Tuy nhiên nhược điểm của hệ

thống này là chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và thời gian ủ có thể kéo dài, thường áp dụng cho

qui mô nông trường, trang trại có diện tích mặt bằng lớn và xa khu dân cư hay đô thị.

Đối với qui mô công nghiệp trong các nhà máy lớn thường áp dụng mô hình hệ thống kín,

được thiết kế hoạt động liên tục. Dựa trên cấu trúc và dòng chuyển động của vật liệu phân

+ +

+ +

+ +

Page 14: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

loại mô hình ủ hiếu khí trên qui mô công nghiệp thành: mô hình kiểu ngang, mô hình kiểu

quay.

Các dạng công nghệ thường áp dụng ở nước ta:

Ủ rác thành đống, lên men tự nhiên có đảo trộn (Windrow composting): Đây là

phương pháp cổ điển nhất, rác được chất thành từng đống có chiều cao khoảng 1,5-

2,5m, hàng tuần đảo trộn hai lần, nhiệt độ trung bình trong quá trình ủ là 550C. Quá

trình ủ có đảo trộn kéo dài 4 tuần độ ẩm duy trì là 50-60%. Sau đó là 3 hay 4 tuần ủ

không đảo trộn, trong giai đoạn này các loài nấm mốc và xạ khuẩn chuyển hóa các

chất hữu cơ thành mùn. Ưu điểm của phương pháp là dễ thực hiện, nhược điểm là mất

vệ sinh gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

Ủ rác thành đống không đảo trộn và thổi khí (Aeroted staticpile composting): Rác

được ủ thành đống cao từ 2-2,5m, phía dưới có lắp đặt một hệ thống phân phối khí.

Nhờ hệ thống phân phối khí mà quá trình chuyển hóa diễn ra nhanh hơn, nhiệt độ

đống ủ được ổn định và phù hợp với sự phát triển của vi sinh vật.

b3. Các vi sinh vật tham gia:

Các nhóm vi sinh vật tham gia chuyển hóa vật chất hữu cơ trong quá trình ủ phân rác hiếu

khí gồm các vi khuẩn hiếu khí, xạ khuẩn hiếu khí và các vi nấm hiếu khí. Một vài loài tiêu

biểu: Nitrobacter, Nitrosomonas, Nitrospira, Thiobacillus,…

5. Hoạt động của vi sinh vật trong đống ủ.

Các quá trình sinh hoá diễn ra trong đống ủ rác chủ yếu do hoạt động của các vi sinh vật sử

Nitrospira

Page 15: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sống của chúng. Các loại

vi khuẩn và nấm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải các hợp chất. Các loại vi

sinh vật phát triển tốt trong các điều kiện môi trường được xác định như bảng sau.

Bảng. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vi sinh vật

Yếu tố môi trường Khoảng xác định

Nhiệt độ, 0C 0 - 70

Nồng độ muối, % NaCl 0 - 3

pH 1,0 - 1,2

Nồng độ oxi, % 0 - 21

Áp suất, mPa 0 - 115

Ánh sáng Bóng tối, ánh sáng mạnh

Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân giải tại các đống ủ rác được chia thành ba

nhóm chủ yếu sau:

- Các vi sinh vật ưa ẩm: phát triển mạnh ở nhiệt độ 0 - 200C.

- Các vi sinh vật ưa ấm: phát triển mạnh ở nhiệt độ 20 - 400C.

- Các vi sinh vật ưa nóng: phát triển mạnh ở nhiệt độ 40 - 700C.

Sự phát triển của các loại vi sinh vật theo nhiệt độ được thể hiện theo đồ thị sau: Thời kỳ đầu

của quá trình ủ rác, quá trình hiếu khí được diễn ra, giai đoạn này các chất hữu cơ dễ bị oxi hoá

sinh hoá thành dạng đơn giản như protein, tinh bột, chất béo, một lượng nhất định chất

xenluloza. Trong quá trình này, các vi sinh vật tiếp nhận một lượng năng lượng rất lớn và vì

thế có tồn tại một lượng năng lượng đáng kể ở dạng nhiệt. Lượng năng lượng nhiệt được tạo

thành bên trong lòng đống ủ được tạo ra nhiều hơn so với lượng nhiệt được thoát ra bên ngoài

và do đó nhiệt độ bên trong các đống bể ủ được tăng lên. Giá trị nhiệt độ tăng tới 60 - 700C,

kéo dài trong thời gian khoảng 30 ngày. Ở khoảng nhiệt độ này, các phản ứng hoá học diễn

ra sẽ trội hơn các phản ứng vi sinh vật bởi vì hầu hết chủng vi sinh vật không phát triển được

ở nhiệt độ 700C.

Trong quá trình phân huỷ hiếu khí, các polime ở dạng đa phân tử được vi sinh vật chuyển hoá

sang dạng đơn phân tử và tồn tại ở dạng tự do. Các polime đơn phân tử sau đó lại được vi sinh

vật hấp thụ, sử dụng trong việc tiếp nhận năng lượng để kiến tạo nên tế bào mới. Khi O2 bị

Page 16: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ dần thì các vi sinh vật yếm khí bắt đầu xuất hiện và nhiều quá

trình lên men khác được bắt đầu diễn ra trong đống ủ. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình

lên men là nhóm vi sinh vật dị dưỡng trong điều kiện cả yếm khí lẫn kỵ khí nghiêm ngặt. Các

chất hữu cơ dạng đơn giản, các axit amin, đường ... được chuyển hoá thành các axit béo dễ

bay hơi, rượu, CO2 và N2. Các axit béo dễ bay hơi, rượu sau đó lại được chuyển hoá tiếp tục

với sự tham gia của các vi sinh vật axeton và các vi sinh vật khử sunfat.

Các vi sinh vật axeton tạo ra các axit axetic, khí CO2 còn các vi khuẩn khác thì chỉ tạo ra khí

N2 và khí CO2. Các chất này là nguồn nguyên liệu ban đầu của quá trình metan hoá. Các vi

khuẩn tạo sunfat và vi khuẩn tạo metan là những vi khuẩn thuộc nhóm tạo vi sinh vật kỵ khí

bắt buộc. Có hai nhóm vi sinh vật chủ yếu tham gia vào quá trình tạo metan, phần lớn là

nhóm các vi sinh vật tạo metan từ khí N2 và khí CO2, phần nhỏ (gồm 2 đến 3 chủng loài)

là những vi sinh vật tạo metan từ axit axetic. Trong tổng lượng khí metan tạo thành từ đống

ủ thì có tới 70% được tạo thành từ axit axetic. Nếu như có tồn tại nhiều sunfat trong các đống

ủ thì các vi khuẩn khử sunfat sẽ mang tính trội hơn vi khuẩn metan và như vậy sẽ không có

khí metan tạo thành nếu sunfat vẫn tồn tại. Trong quá trình chuyển hoá kỵ khí, nhiệt độ của

các đống ủ giảm xuống vì các chủng loại vi sinh vật ở giai đoạn này tạo ra ít nhiệt lượng hơn

nhiều so với quá trình chuyển hoá hiếu khí (chỉ bằng 7% so với quá trình hiếu khí).

Như vậy, rác hữu cơ tại các đống ủ được phân huỷ theo nhiều giai đoạn chuyển hoá sinh học

khác nhau để tạ ra sản phẩm cuối cùng là mùn hữu cơ để làm phân sinh học.

III. Kết luận và kiến nghị.

Công nghệ vi sinh vật xử lí chất thải là một trong những hướng phát triển ưu tiên hàng đầu trong

đó chú trọng sử dụng các công nghệ sạch tạo đà cho việc phát triển bền vững.

Các quá trình xử lí chất thải bằng biện pháp sinh học mà vai trò chính là sự đóng góp của các

loài vi sinh vật nhằm bảo vệ các giá trị của môi trường thiên nhiên.

Công nghệ phân hủy chất thải bằng vi sinh vật dựa trên cơ sở loại bỏ hỗn hợp nhiều chất có

trong chất thải và tái sử dụng chúng. Ứng dụng công nghệ vi sinh vật xử lí chất thải sẽ tăng

cường khả năng phân hủy các chất, giảm thời gian phân hủy dẫn đến giảm giá thành sản phẩm.

Tóm lại, công nghệ vi sinh vật xử lí chất thải là sự phát triển của công nghệ sinh học nhằm ứng

dụng vi sinh vật và các cấu phần của tế bào vi sinh vật để sản xuất các chế phẩm có giá trị mới

Page 17: ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI

www.chungvisinh.com Liên hệ: 0912.707.224 – [email protected]

CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI – CHẾ PHẨM SINH HỌC – MEN VI SINH

và ứng dụng các quá trình công nghệ mới, thích hợp trong bảo vệ và phục hồi chất lượng môi

trường sống của con người.

Kiến nghị:

Trên cơ sở thành công của những nghiên cứu về ứng dụng công nghệ vi sinh vật xử lí rác thải,

nên tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phân lập, chọ lọc và nuôi cấy các giống vi sinh vật có hoạt tính

cao phân giải rác thải. Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất các chế phẩm sinh học xử lý rác

thải hiệu quả và giá thành hợp lí.

Cải tiến những công nghệ xử lí rác thải có ứng dụng vi sinh vật và tìm ra những phương pháp

xử rác thải mới ứng dụng công nghệ vi sinh thay thế những công nghệ truyền thống.

Xây dựng, nâng cấp và mở rộng về qui mô lẫn số lượng các nhà máy đáp ứng nhu cầu xử lí rác

thải.

IV. Tài liệu tham khảo

Giáo trình Công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải, PGS. TS Lê Gia Hy. Nxb Giáo dục Việt

Nam, 2010.

Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, Ths Lê Minh Thành, khoa Kĩ thuật - công nghệ -

môi trường, Đại học An Giang.

Luận án tiến sĩ sinh học Nghiên cứu các vi sinh vật phân giải xenluloza trong phân hủy rác

thải hiếu khí và ứng dụng, 2001.

Sản xuất khí đốt (biogas) bằng kĩ thuật lên men kị khí, Ngô Kế Sương, Nguyễn Lân Dũng.

Nxb Giáo Dục, 1997.