74
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ~~~ ~~~ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Bình An Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyn Th Hng Sinh viên thực hiện : Trịnh Thị An Lớp : 05CTN01 Khóa : 2 (2011-2014) Hệ : Cao đẳng chính quy 1

Khoa luan-trinh-thi-an

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀKHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

~~~ ~~~

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại

công ty cổ phần Bình An

Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyên Thê HungSinh viên thực hiện : Trịnh Thị AnLớp : 05CTN01Khóa : 2 (2011-2014)Hệ : Cao đẳng chính quy

1

Page 2: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm chung về vốn của doanh nghiệp

1.1.1.Vốn là gì?

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì

điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế nào để có đủ vốn và

sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy vấn đề đặt ra ở đây - Vốn là gì?

Các doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn. Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ

tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tức là mục đích

tích luỹ chứ không phải mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong các doanh

nghiệp. Đứng trên các giác độ khác nhau ta có cách nhìn khác nhau về vốn.

Theo quan điểm của Mark - nhìn nhận dưới giác độ của các yếu tố sản xuất thì ông

cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá

trình sản xuất”. Tuy nhiên, Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra

giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là một hạn chế trong quan điểm của Mark.

Còn Paul A.Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế hiện đại cho

rằng: Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hoá vốn là yếu tố

kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra

và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó.

Một số hàng hoá vốn có thể tồn tại trong vài năm, trong khi một số khác có thể tồn

tại trong một thế kỷ hoặc lâu hơn. Đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá vốn thể hiện ở chỗ

chúng vừa là sản phẩm đầu ra, vừa là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg cho rằng: “Vốn được phân chia theo hai

hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Như vậy, ông đã đồng nhất vốn với tài sản của

doanh nghiệp.Trong đó:

2Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 3: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Vốn hiện vật: Là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các

hàng hoá khác.

Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp.

Ngoài ra, có nhiều quan niệm khác về vốn nhưng mọi quá trình sản xuất kinh

doanh đều phải có các yếu tố đầu vào và để có các yếu tố đầu vào (TLLĐ, TLSX) phục

vụ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền

ứng trước này gọi là vốn của doanh nghiệp. Vậy: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện

bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp nhằm thu lợi nhuận”.

Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có một lượng

vốn nhất định, khác nhau giữa các doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn tại công ty, ta cần phân loại vốn để có biện pháp quản lý tốt hơn.

1.1.2. Các loại vốn trong doanh nghiệp

Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, hiệu quả sử

dụng vốn, tiết kiệm chi phí ở từng khâu sản xuất và toàn doanh nghiệp. Cần phải tiến

hành phân loại vốn, phân loại vốn có tác dụng kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh

những loại chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh. Có

nhiều cách phân loại vốn, tuỳ thuộc vào mỗi góc độ khác nhau ta có các cách phân loại

vốn khác nhau.

- Phân loại vốn dựa trên giác độ chu chuyển của vốn thì vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn lưu động và vốn cố đinh.

♦ Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định (TSCĐ), TSCĐ dùng trong

kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có

thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh.

Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái:

+ Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các

doanh nghiệp. Nó bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ...

3Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 4: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

+ Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưa

được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vòng luân chuyển

và trở về hình thái tiền tệ ban đầu.

♦ Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Vốn lưu

động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban

đầu doanh nghiệp sau khi đã bán hàng hoá.Trong quá trình sản xuất, bộ phận giá trị sức

lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương đã bị người lao động hao phí nhưng được tái

hiện trong giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị nguyên, nhiên vật liệu được chuyển toàn

bộ vào sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đó. Vốn lưu động ứng với loại hình

doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu

động bao gồm: Vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức.

- Phân loại vốn theo nguồn hình thành:Theo cách phân loại này, vốn của doanh nghiệp bao gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở

hữu.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài số vốn tự có và coi như tự có thì doanh

nghiệp còn phải sử dụng một khoản vốn khá lớn đi vay của ngân hàng. Bên cạnh đó còn

có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng.

Tất cả các yếu tố này hình thành nên khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

♦ Nợ phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có

trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế như nợ vay ngân hàng, nợ vay của các chủ

thể kinh tế, nợ vay của cá nhân, phải trả cho người bán, phải nộp ngân sách ...

♦ Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành

viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần. Có ba nguồn cơ

bản tạo nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đó là:

+ Vốn kinh doanh: Gồm vốn góp (Nhà nước, các bên tham gia liên doanh, cổ

đông, các chủ doanh nghiệp) và phần lãi chưa phân phối của kết quả sản xuất kinh doanh.

+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản (chủ yếu là tài sản cố định): Khi nhà nước cho

phép hoặc các thành viên quyết định.

4Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 5: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

+ Các quỹ của doanh nghiệp: Hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh như: quỹ

phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi.

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn đầu tư XDCB và kinh phí sự

nghiệp (khoản kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, phát không hoàn lại sao cho doanh

nghiệp chi tiêu cho mục đích kinh tế lâu dài, cơ bản, mục đích chính trị xã hội...).

- Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguốn vốn của doanh nghiệp bao gồm:♦ Nguồn vốn thường xuyên: Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định

và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận

tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp. Nguồn vốn

này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó:

+ Nợ dài hạn: Là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh

doanh, không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích vay.

♦ Nguồn vốn tạm thời: Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh

số có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản

vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bạn hàng. Nguồn vốn này bao gồm: vay ngân

hàng, tạm ứng, người mua vừa trả tiền...

Việc phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được yếu tố thời gian về vốn mà

mình nắm giữ, từ đó lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản của mình một cách thích hợp,

tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản cố định.

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tê thị trường

1.2.1.Hiệu quả sử dụng vốn là gì?

Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh tế khác nhau, nhưng ở đây em chỉ đề cập

đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Như vậy ta có thể hiểu hiệu

quả sử dụng vốn như sau:

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình

độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh

nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất. Để đạt được hiệu quả cao trong quá

5Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 6: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

trinh sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải giải quyết được các vấn đề như: đảm bảo

tiết kiệm, huy động thêm để mở rộng hoạt động SXKD của mình và doanh nghiệp phải

đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình sử dụng vốn của mình.

1.2.2.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn

Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ta có thể dựa

vào các nhóm chỉ tiêu đo lường sau đây:

- Phân tích chung về tình hình tài chính:

Phân tích chung về tình hình tài chính bao gồm việc đánh giá khái quát sự biến

động của tài sản và nguồn vốn, đồng thời phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và

phân tích mối quan hệ giữa chúng nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính

doanh nghiệp.

Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử

dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh

vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay

không. Bênh cạnh đó qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích sẽ nắm được trị

số và sự biến động của các chỉ tiêu như: Hệ số tài trợ, hệ số nợ so với chủ sở hữu, hệ số

nợ so với tổng nguồn vốn.

Và:

Ngoài ra, để nhìn rõ hơn chính sách huy động và sử dụng vốn ta xem xét mối quan

hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua các chỉ tiêu:

♦ Hệ số nợ so với tài sản: là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh

nghiệp bằng các khoản nợ.

6Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Hệ số nợ so với VCSH = Nợ phải trảVCSH

Hệ số nợ so với tổng NV = Nợ phải trả

Tổng số NV

Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trảTài sản

Page 7: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

♦ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa

tổng tài sản hiện nay mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ

ngắn hạn, nợ dài hạn…)

♦ Hệ số

tài sản so với vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh

nghiệp bằng vốn chủ sở hữu

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua một số nhóm chỉ tiêu:

Ta có thể đánh giá khái quát tình hình hiệu quả sử dụng vốn thông qua bảng báo cáo kết

quả kinh doanh. Bên cạnh đó, ta có thể đánh giá phân tích thông qua một số nhóm chỉ tiêu

như sau:

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động:

Số vòng quay tài sản là chỉ tiêu cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay

được bao nhiêu vòng.

Số vòng quay TSCĐ nói lên cường độ sư dụng TSCĐ, đồng thời cũng cho biết dặc

điểm. ngành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tư.

Chỉ tiêu tiếp theo là Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Vốn lưu động là phần

chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, dùng để duy trì những hoạt động bình

thường trong hiện tại. Do đó, việc sử dụng có hiệu quả vốn này có ý nghĩa rất quan trọng

đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài của doanh nghiệp.

Trước hết ta khảo sát sơ dồ về vòng quay vốn lưu động ở doanh nghiệp như sau:

7Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sảnTổng nợ phải trả

Hệ số tài sản so với VCSH = Tài sảnVCSH

Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuầnTài sản bình quân

Số vòng quay TSCĐ = DTTTSCĐ bình quân

Page 8: Khoa luan-trinh-thi-an

Vòng luân chuyển vốn lưu động

Tiền

Khoản phải thu

Hàng tồn kho

Nợ phải trả

Mua nguyên liệu

Sản xuất

Mua hàng

Bán hàng

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Từ sơ đồ trên ta thấy: Luân chuyển vốn lưu động là sự vận động tuần hoàn của vốn

trải qua ba giai đoạn cung cấp, sản xuất và tiêu thụ làm cho vốn chuyển từ hình thái này

sang hình thái khác như: tiền tệ, nguyên vật liệu, thành phẩm… và kế thúc một chu kỳ

kinh doanh trở về trạng thái ban đầu của nó. Tốc độ luân chuyển vốn chỉ là chỉ tiêu chất

lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính

doanh nghiệp. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu

động, ta có:

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh

thu thuần. Ngoài ra ta có thể dùng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay vốn lưu động để

đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ta có:

8Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quân

Số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động = 365

Số vòng quay vốn lưu động

Page 9: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đên tốc độ luân chuyển VLĐ:- Khi tình hình tiêu thụ diễn ra mạnh hơn hay yếu đi tức là doanh thu biến

động sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động làm cho số ngày của một

vòng thay đổi là:

365 × VLĐ sử dụng bình quân năm nay × [ 1 - 1 ]DTT năm nay DTT năm trước

- Khi vốn lưu động được sử dụng biến động sẽ làm thay đổi số ngày của một

vòng quay vốn lưu động một lượng là:

365 × (VLĐ sử dụng bình quân năm nay – VLĐ sử dụng bình quân năm trước)DTT năm trước

Xác định số vốn tiêt kiệm hay lãng phí:

Số vốn tiết kiệm hay lãng phí so với năm trước

= (DTT năm nay)/365 × [số ngày 1 vòng quay năm nay – số ngày 1 vòng quay năm

trước)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận

Tỷ suất sinh lời tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp,

phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra

bao nhiêu đồng lãi ròng.

Chỉ tiêu này đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng tài sản, khác với chỉ tiêu số

vòng quay trên ở chỗ nó cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng tài sản cố

định.

Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn lưu động

9Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

ROA = LNST

Tổng TS bình quân

Tỷ suất sinh lời của TSCĐ = LNSTTSCĐ bình quân

Tỷ suất sinh lời của VLĐ = LNSTVLĐ bình quân

Page 10: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Suất sinh lời của VCSH là tiêu chuẩn phổ biến nhất thường dùng để đánh giá tình hình

hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Bởi vì nó đo lường tính hiệu

quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của

chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Nói tóm lại nó đo lường tiền lời của mỗi đồng tiền

vốn bỏ ra

Để đánh giá chính xác biến đọng giảm như trên là tích cực hay tiêu cực ta cần nhìn

ROE một cách toàn diện hơn, tức là đặt nó trong mối quan hệ với ROA. Bởi vì vốn chủ sở

hữu là một phần của tổng vốn, hình thành nên tài sản do đó suất sinh lời của chủ sở hữu

phụ thuộc vào suất sinh lời của tài sản. Điều đó thể hiện qua đẳng thức sau:

ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính

Trong đó đòn bẩy tài chính (hay còn gọi là đòn cân nợ) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài

sản chính của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ nợ hay vốn chủ sở hữu so với tài sản:

Từ hai công thức trên ta thấy khi đòn bẩy tài chính càng tăng sẽ có tác dụng “bẩy”

cho ROE tăng theo, nhưng khi đó nợ của doanh nghiệp cũng sẽ tăng do đó kéo theo rủi ro

rất lớn.

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Trong thực tế, các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau, thậm chí các doanh nghiệp

trong cùng 1 ngành cũng có cơ cấu vốn cách biệt rất xa. Sự cách biệt này phản ánh 1 số

điều kiện như : sự dao động của doanh thu, cơ cấu tài sản, thái độ của người cho vay và

mức độ chấp nhận rủi ro của lãnh đạo.

- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của

vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả

kinh doanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ trọng của vốn huy

động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.

10Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

ROE = LNSTVCSH bình quân

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu

Page 11: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

- Cơ cấu tài sản: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể chia ra là tài sản lưu động

và tài sản cố định. Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, do đó mà nó

phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn). Ngược lại,

tài sản lưu động sẽ được đầu tư 1 phần của nguồn vốn dài hạn, còn chủ yếu là nguồn vốn

ngắn hạn.

- Đặc điểm kinh tê kỹ thuật của ngành: những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản

xuất dài, vòng quay của vốn chậm thì cơ cấu vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu (hầm mỏ,

khai thác, chế biến…). Ngược lại những ngành nào có mức nhu cầu về loại sản phẩm ổn

định, ít thăng trầm vòng quay của vốn nhanh (dịch vụ, bán buôn…) thì vốn được tài trợ từ

các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng lớn.

- Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động: Khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất vốn

vay sẽ là cơ hội tốt nhất để gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp, do đó khi có nhu cầu tăng

vốn người ta thường chọn hình thức tài trợ từ vốn vay, từ thị trường vốn. Ngược lại, khi

có doanh lợi nhỏ hơn lãi suất vay thì cấu trúc vốn lại nghiêng về vốn chủ sở hữu.

- Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấp nhận

mạo hiểm có nghĩa phải chấp nhận sự rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để

gia tăng lợi nhuận (mạo hiểm càng cao thì rủi ro càng nhiều nhưng lợi nhuận càng lớn).

Tăng tỷ trong của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm, bởi lẽ chỉ cần 1 sự thay đổi nhỏ

về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán mất

thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực.

- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích các doanh nghiệp

có cấu trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn, bởi lẽ với cấu trúc này nó hứa hẹn sẽ trả

nợ đúng hạn, 1 sự an toàn của đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay. Khi tỷ lệ vốn vay quá cao

sẽ làm giảm  độ tín nhiệm của người cho vay, do đó chủ nợ sẽ không chấp nhận cho

doanh nghiệp vay thêm.

Tóm lại, các nhân tố ảnh hướng rất lớn tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp, giúp các

doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn về việc quản lý và sử dụng vốn.

11Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 12: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Vốn là yếu tố của mọi hoạt động kinh doanh. Vốn là tiền tệ cho sự ra đời của doanh

nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tao công ăn việc làm cho

người lao động.

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Vốn là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để

có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh

nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi, đảm bảo vốn của doanh

nghiệp được bảo toàn và phát triển.

Vì vậy vốn là yếu tố quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần phải có. Điều đó cần

đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách huy động và sử dụng vốn sao cho tiết kiệm

và có hiệu quả nhất.

12Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 13: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN BÌNH AN

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Bình An

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty:

Tên Công ty: Công ty cổ phần Bình An

Tên giao dịch: Binh An Joint - Stock Company

Tên viết tắt: Binh An.JSC

Trụ sở chính:

Địa chỉ: 218A Lò Đúc , Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: 285/14 Đường CMT8, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Bình An thành lập 1993 với vốn điều lệ : 9.000.000.000 VNĐ

(Bằng chữ : Chín tỷ đồng chăn) và được chia làm 3 giai đoạn:

- Năm 1993 Trung tâm KT điện tử Bình An thành lập để mở đầu một thương hiệu

mới

- Năm 1998 Công ty TNHH Bình An ra đời để đáp ứng với yêu cầu mở rộng thị

thường

- Năm 2002 Công ty Cổ phần Bình An chính thức đi vào hoạt động để khẳng định

sự tồn tại bền vững của mình

Công ty Cổ phần Bình An đã có một đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn

phòng thành thạo công việc, có trình độ kỹ thuật cao trong lĩnh vực chuyên môn của

mình. Những con người này chính là nhân tố quyết định định hình, phát triển và đưa

thương hiệu Bình An như là một trong những nhà cung cấp các sản phẩm thiết bị an toàn

có uy tín nhất tại thị trường Việt nam.

Có thể kể đến hệ thống PCCC của nhà hát lớn TP. Hà nội, Khách sạn Nikko Hà nội,

BV Bạch mai, chuỗi nhà máy CANON, nhà máy Honda mới, hệ thống chữa cháy bằng 13

Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 14: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

khí Nitơ tại Trung tâm lưu trữ dữ liệu của hãng NTT tại Việt nam và đặc biệt là hệ thống

PCCC của Sân bay Quốc tế Tân Sân Nhất mới đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của

các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật của Công ty Cổ phần Bình An trong việc làm chủ các

công nghệ mới trong lĩnh vực báo cháy tự động vì hệ thống này được các chuyên gia đánh

giá là một trong những hệ thống báo cháy phức tạp nhất tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó

chúng ta còn được các chủ đầu tư tin tưởng ký các hợp đồng đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo

rất cao như “Dự án nâng cao năng lực giảng dạy” của Trường ĐH PCCC hay các hợp

đồng thiết kế hệ thống PCCC có độ phức tạp lớn yêu cầu phải có sự hiểu biết sâu sắc

trong lĩnh vực PCCC như dự án : Trung Tâm đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, dự án

tòa nhà của Công ty VICOM tại Tp. Hồ Chí Minh.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh:

Tư vấn, thiết kế, sản xuất, mua bán, lắp đặt, bảo trì:

- Các hệ thống và phương tiện phòng cháy, chữa cháy (báo cháy, chữa cháy...)

- Các thiết bị trong hệ thống an ninh bảo vệ, thiết bị quan sát bằng hình ảnh.

- Các thiết bị tin học viễn thông.

- Các thiết bị chống sét và các hệ thống điện văn phòng,

- Các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động công nghiệp và các thiết bị đo

lường.

BINHAN.,JSC còn là nhà phân phối sản phẩm của các hãng sau:

- NOHMI BOSAI (Nhật bản) : các sản phẩm về báo cháy và chữa cháy - Đại lý độc

quyền tại Việt Nam

- HONG CHANG (Đài loan) : các sản phẩm về báo cháy và chữa cháy

- X-CORE; 3SVISION (Đài Loan) : các sản phẩm về camera

- VISONIC (Israel) : các sản phẩm về hệ thống báo trộm

14Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 15: Khoa luan-trinh-thi-an

Hội đồng quản trị

Giám đốc Chi nhánh tại TP. HCM

Phó giám đốc kinh doanh

Phó giám đốckỹ thuật

Phòng tài chinh và kê toán

Phòng tổ chức và nhân sự

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Phòngthi công

Phòngkỹ thuật

Phòng quản lý dự án

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

2.1.3. Bộ máy tổ chức doanh nghiệp

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

-

15Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 16: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận

Hội đồng quản trị:

Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định

các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông

thông qua. Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý Công ty theo đề nghị của Giám đốc

điều hành và quyết định mức lương của họ.

Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty, giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với

cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn

đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành hay cán bộ quản lý hoặc người

đại diện của Công ty khi Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty

Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả cổ

tức. Quyết định Công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan

đến sự rút lui hay bãi nhiệm của Công ty kiểm toán độc lập

Giám đốc:

Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội

đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu

tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị thông qua. Quyết định tất cả các vấn đề không

cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt Công ty ký kết các

hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất. Mọi hoạt hợp đồng kinh tế

và mua bán, đặc biệt là phiếu chi xuất tiền mặt, tiền vay ngân hàng nhất thiết là giám đốc

ký không ủy quyền cho bất cứ ai.

Phó giám đốc kinh doanh:

Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiếp thị tìm kiếm

các nguồn hàng. Quản lý điều hành mọi hoạt động về lĩnh vực kinh doanh của Công ty.

Uỷ quyền khi vắng mặt: Các trưởng phòng ban, bộ phận liên quan.

16Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 17: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Phó giám đốc kỹ thuật:

Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty trong việc tổ chức, triển khai, điều hành

và quản lý toàn bộ các hoạt động về kỹ thuật của Công ty. Chủ trì, điều hành và quản lý

hoạt động sản xuất , nghiệm thu và nhận bàn giao các loại máy móc thiết bị và linh phụ

kiện của Công ty nhập về.

Nghiên cứu công nghệ, máy móc và đào tạo huấn luyện cho đội ngũ kỹ thuật, công

nhân sản xuất Công ty. Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định,

thông dụng quốc tế nhằm xây dựng, hoàn thiện, ban hành các quy trình, tiêu chuẩn về vận

hành, kiểm định chất lượng sản phẩm/dịch vụ của Công ty.

Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ và chất lượng máy móc thiết bị đạt chất lượng cao

nhất, phù hợp với các yêu cầu chung,tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Kiểm soát biện pháp kỹ thuật lắp ráp sản xuất (kế hoạch,quy trình tiến độ, biện pháp kỹ

thuật).

Chủ trì xét duyệt các phương án giải quyết vướng mắc, thay đổi, xử lý kỹ thuật, các

phát sinh trong quá trình sản xuất của Công ty. Báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) tình hình

hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lên ban lãnh đạo Công ty.

Phòng tài chính và kê toán: Chịu trách nhiệm quản lý cấp tiền vốn, hạch toán chi

tiết, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phân tích tình hinh tài chính của Công ty,

cung cấp những thông tin tài chính cho giám đốc Công ty có quyết định kinh doanh thích

hợp, lập kế hoạch quỹ tiền lương, BHXH…

Phòng tổ chức và nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lý cán bộ công nhân viên chức,

các tổ chức của Công ty, cố vấn tham mưu cho lãnh đạo Công ty, thực hiện sắp xếp nhân

viên, công nhân lao động và tính hệ số lương cho nhân viên và người lao động. Chế độ

chính sách Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty, trình giám đốc và phê

duyệt chịu trách nhiệm quản lý bộ phận bảo vệ của Công ty.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Nghiên cứu xây dựng chương trình kế hoạch

cho toàn Công ty, thiết lập mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng, tham mưu cho giám

đốc về kế hoạch tiêu thụ, nhu cầu thị trường, thu tiền bán hàng cho Công ty đầy đủ đúng

hạn. Làm công tác giao dịch, thảo hợp đồng bán cũng như hợp đồng nhập khẩu. Trình

17Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 18: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

giám đốc ký phê duyệt và thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, vật tư nguyên liệu

đầu vào, lập kế hoạch phát triển thị trường…

Phòng thi công: Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và tiến độ thi công các

công trình.

Phòng kỹ thuật: Kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng quy trình quy phạm thi công

của các đơn vị sản xuất, kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, chất lượng công trình,

tiến độ thi công của đội sản xuất.

Kiến nghị giám đốc Công ty không ký kết hợp đồng mua bán vật tư, thuê thiết bị thi

công, hợp đồng nhân công nếu thấy các hợp đồng này không phù hợp với định mức thực

tế hoặc đơn giá và khối lượng bất hợp lý có thể gây thiệt hại cho Công ty.

Phòng quản lý dự án: Tham mưu với giám đốc Công ty về kế hoạch SXKD và các

chiến lược phát triển Công ty. Theo dõi và báo cáo giám đốc về tình hình thực hiện kế

hoạch SXKD hàng kỳ. Nghiên cứu, cập nhật các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật phục vụ

cho các lĩnh vực SXKD của Công ty. Tìm kiếm, tiếp thị và đấu thầu các dự án. Theo dõi

và báo cáo giám đốc Công ty tình hình thực hiện các dự án. Tham mưu cho giám đốc

Công ty về tổ chức, biện pháp thực hiện các dự án.

Cập nhật, nghiên cứu, đề xuất với giám đốc các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật thuộc

các lĩnh vực SXKD của Công ty nhằm cải tiến công nghệ, kỹ thuật nâng cao hiệu quả

trong SXKD. Tiến hành nghiên cứu thị trường, công tác tiếp thị và đấu thầu các dự án.

Theo dõi, kiểm tra tiến độ, chất lượng, ATLĐ các dự án. Cùng các phòng ban, bộ phận

khác kết hợp và hướng dẫn lập biện pháp, tiến độ thực hiện dự án, công tác nghiệm thu,

hoàn công, thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình. Lập báo cáo định kỳ (hàng

tuần, hàng tháng, quý, năm...) tình hình thực hiện các dự án.

2.2. Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của công ty

2.2.1. Phân tích chung về tình hình tài chính

Phân tích chung về tình hình tài chính bao gồm việc đánh giá khái quát sự biến động

của tài sản và nguồn vốn, đồng thời xem xét quan hệ cân đối giữa chúng nhằm rút ra nhận

xét ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào

bảng cân đối kế toán của Công ty trong năm gần nhất là 201318

Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 19: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

2.2.1.1. Đánh giá khái quát về sự biên động của tài sản và nguồn vốn:

Bảng 01: Kêt câu tài sản và nguồn vốn năm 2013Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu

Cuối năm Chênh lệch

2012 2013 2013-2012

Lượng % Lượng % Lượng Tỷ lệ

I. TS 12,963,514,048 100 28,694,096,369 100 15,730,582,321 121.35

A.TSNH 12,654,376,755 97.62 28,465,580,383 99.20 15,811,203,62

8 124.95

B.TSDH 309,137,293 2.38 228,515,986 0.80 -80,621,307 -26.08

II. NV 12,963,514,048 100 28,694,366,369 100 15,730,852,321 121.35

A.Nợ PT 2,158,535,274 16.65 16,117,616,490 56.17 13,959,081,21

6 646.69

B.VCSH 10,804,978,774 83.35 12,576,749,879 43.83 1,771,771,105 16.40

(Nguồn: Bảng CĐKT Công ty cổ phần Bình An ngày 06/03/2014)

Đến cuối năm 2013, mặt hàng kinh doanh của Công ty được cung cấp chủ yếu cho

các công trình sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài và vốn ngân sách nhà nước, do vậy năm

2013 các nhà thầu Nhật Bản tiếp tục có những đầu tư trở lại Việt Nam nên kết quả kinh

doanh của Công ty trong năm được cải thiện rõ ràng với tổng giá trị 28,694,096,369 đồng,

tăng 15,730,582,321 đồng tương ứng với 121.35%. Trong đó TSNH tăng 15,811,203,628

đồng tương đương với 124.95% trong khi TSDH giảm xuống -80,621,307 còn

228,515,986 tương đương với giảm 26.08%. Với xu hướng biến động như vậy là tích cực

hay tiêu cực còn tùy thuộc vào sự phân bố tối ưu giữa các loại tài sản trong từng chỉ tiêu

và tình hình thực tế của doanh nghiệp mà ta sẽ xem xét cụ thể ở những phần sau.

Với quy mô được mở rộng, mức độ huy động vốn cũng tăng lên tương ứng để đảm

bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, Trong đó nợ phải trả tăng mạnh

13,959,081,216 đồng tương đương 646.69%, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 16.40%

tương đương 1,771,771,105 đồng. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của

Công ty cũng được nâng cao.

19Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 20: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

20Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 21: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản

Công ty cổ phần Bình An đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị

trường để tồn tại. Nhờ sự năng động, sáng tạo, Công ty đã nhanh chóng thích ứng với

điều kiện, cơ chế thị trường nên kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những

năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường

cạnh tranh đầy khốc liệt nên Công ty có 1 số ảnh hưởng nhất định. Để hiểu rõ hơn về kết

quả kinh doanh của Công ty ta phải xem xét xem Công ty đã sử dụng nguồn lực, tiềm

năng săn có của mình như thế nào? Trong đó việc đi sâu, phân tích cơ cấu tài sản có thể

nắm được tình hình đầu tư số vốn đã huy động có phục vụ tích cực cho mục đích kinh

doanh của Công ty hay không? Điều đó được thể hiện qua cấu trúc tài sản của Công ty

qua 3 năm 2011 – 2012 – 2013 như sau:

21Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 22: Khoa luan-trinh-thi-an

Bảng 02: Cơ câu tài sản của Công ty cổ phần Bình An Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu

Cuối năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012 - 2011 2013 - 2012

Lượng % Lượng % Lượng % Lượng Ty lệ Lượng Ty lệ

I. TỔNG TS 12,635,231,243 100 12,963,514,048 100 28,694,096,369 100 328,282,805 2.60 15,730,582,321 121.35

A.TSNH 12,290,398,291 97.27 12,654,376,755 97.62 28,465,580,383 99.20 363,978,464 2.96 15,811,203,628 124.95

1.Tiền và các khoản tương đương tiền

3,590,666,510 29.22 4,070,120,230 32.16 12,923,910,561 45.40 479,453,720 13.35 8,853,790,331 217.53

2.Khoản phải thu ngắn hạn 4,637,732,008 37.73 3,388,955,472 26.78 5,792,190,273 20.35 (1,248,776,536) (26.93) 2,403,234,801 70.91

3.Hàng tồn kho 3,952,910,597 32.16 5,004,116,406 39.54 9,607,829,888 33.75 1,051,205,809 26.59 4,603,713,482 92.00

4.TSNH khác 109,089,176 0.89 191,184,647 1.51 141,649,661 0.50 82,095,471 75.26 (49,534,986) (25.91)

B.TSDH 344,832,952 2.73 309,137,293 2.38 228,515,986 0.80 (35,695,659) (10.35) (80,621,307) (26.08)1.Tài sản cố định 344,832,952 100 309,137,293 100 228,515,986 100 (35,695,659) (10.35) (80,621,307) (26.08)

Nguyên giá 927,327,674 268.9 976,345,855 315.8 1,009,891,310 441.9 49,018,181 5.29 33,545,455 3.44

Giá trị hao mòn lũy kế (582,494,722) (169) (667,208,562) (216) (781,375,324) (342) (84,713,840) 14.54 (114,166,762) 17.11

(Nguồn: Số liệu BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

22

Page 23: Khoa luan-trinh-thi-an

Về cơ câu tài sản:

Nếu so sánh ngang cho thấy quy mô tài sản Công ty:

- Cuối kỳ (2012) so với đầu kỳ tăng lên là 328,282,805 đồng. Trong đó

TSNH là 12,290,398,291 đồng (97.62%) vào đầu năm, đến cuối năm đã tăng lên là

4,070,120,230 đồng (32.16 %), trong đó nợ phải thu chiếm 26.78%, hàng tồn kho chiếm

39.54% tổng giá trị tài sản của Công ty. Đầu tư tài chính dài hạn chỉ chiếm 1.21%.

- Cuối kỳ (2013) so với đầu kỳ tăng 15,730,582,321. Trong đó, TSNH là

12,654,376,755 (97.62%) vào đầu năm, đến cuối năm đã tăng lên là 28,465,580,383

đồng (99.20%), trong đó phần lớn là nằm ở tiền và các khoản tương đương tiền 45.40%,

hàng tồn kho chiếm 33.75%, nợ phải thu chiếm 20.35%. Đầu tư tài chính dài hạn chỉ

chiếm phần rất nhỏ 0.40% lý do là vì Công ty chỉ chủ yếu mua bán, lắp đặt dịch vụ nên

không chú trọng vào đầu tư dài hạn vào TSCĐ nên tỷ lệ này chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong

cơ cấu tổng tài sản.

- Về tiền và các khoản tương đương tiền: Tại thời điểm ngày 31/12/2013 là

12,923,910,561 đồng chiếm 45.40% so với đầu năm thì tăng mạnh lên 8,853,790,331

đồng (217.53%). Khoản mục này tăng lên rất nhiều so với năm trước, năm 2012 chỉ tăng

13.35% tương đương với 479,453,720 đồng.

- Khoản phải thu ngắn hạn: Tính từ đầu năm đến cuối năm 2012 khoản phải

thu ngắn hạn giảm 1,248,776,536 đồng tương đương giảm 26.93% song đến cuối 2013

lại tăng đột ngột 2,403,234,801 đồng tương đương tăng đến 70.91% tình hình này cho

thấy vốn của Công ty bị chiếm dụng lớn. Như vậy đây là một trong những nguyên nhân

quan trọng làm giảm tình hình, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty gây khó khăn hơn cho

Công ty trong hoạt động kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của Công ty vì các khoản phải

thu này không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Để đáp ứng đủ cho các nhu

cầu về nguồn khác thì Công ty phải đi vay, phải trả lãi suất. Đây là điều còn hạn chế

trong sử dụng vốn của Công ty, đòi hỏi Công ty cần xem xét để đưa ra phương án tốt

nhất cho việc sử dụng vốn của mình.

23

Page 24: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Về hàng hóa tồn kho:

- Tại thời điểm ngày 31/12/2013 là 9,607,829,888 đồng chiếm 33.4% tổng

giá trị tài sản so với tổng giá trị TSNH thì hàng tồn kho chiếm 33.75%. So với đầu năm

2012 tăng đến 4,603,713,482 đồng tương đương 92%. Lý do khiến khoản mục hàng tồn

kho tăng cao như vậy là do trong khoảng thời gian này, Công ty có một hợp đồng hàng

về cảng nhưng hàng chưa nhập kho (gọi là hàng đi đường) do thời gian nhập hàng

thường kéo dài 100 ngày và hợp đồng đến tháng 01/2014 này mới giao hàng nên Công

ty đã chủ động nhập hàng về trước thời hạn để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ cho

khách hàng.

Về tài sản cố đinh:

Tài sản cố định của công ty là 309,137,293 đồng chiếm 1.21% trong tổng tài sản,

trong đó nguyên giá là 976,345,855 đồng, giá trị hao mòn lũy kế là (667,208,562) đồng

trong năm 2012, đến năm 2013 giá trị tài sản cố định giảm xuống (80,621,307) tương

đương giảm 26.08%, nguyên giá là 1,009,891,310 đồng tăng 3.44% so với thời điểm đầu

năm 2012. Như vậy, có thể thấy nguyên giá tài sản tăng thêm chủ yếu do công ty đầu tư

mới vào các trang thiết bị máy móc, xây dựng cơ bản…

Kêt luận chung: Tình hình cơ cấu tài sản của công ty có chiều hướng tăng, công

ty luôn mở rộng quy mô tài sản. Qua phân tích ở trên ta thấy công ty đang tập trung tiền

để chuẩn bị đầu tư mua sắm vật tư, tài sản và vấn đề khoản nợ phải thu là một trong

những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì công ty đang bị chiếm dụng lớn.

24Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 25: Khoa luan-trinh-thi-an

2.2.1.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Bảng 03: Phân tích nguồn vốn của Công ty cổ phần Bình AnĐơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu

Cuối năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 - 2012

Lượng % Lượng % Lượng % Lượng Ty lệ Lượng Ty lệII. TỔNG

NV 12,635,231,243 100 13,008,538,348 100 28,694,096,369 100 373,307,105 2.95 15,685,558,021 120.58

A.NƠ PHAI TRA 2,852,648,020 22.58 2,158,535,274 16.59 16,117,616,490 56.17 (694,112,746) (24.33) 13,959,081,216 646.69

Nợ ngắn hạn 2,823,917,220 98.99 2,098,502,874 97.22 16,117,616,490 100 (725,414,346) (25.69) 14,019,113,616 668.05

Chi phíphải trả 750,000,000 26.56 1,142,249,000 54.43 2,027,636,418 12.58 392,249,000 52.30 885,387,418 77.51

Phải trảngười bán 177,058,154 6.27 50,232,780 2.39 6,315,251,849 39.18 (126,825,374) (71.63) 6,265,019,069 12,471.97

Phải trảNH khác (27,112,200) (0.96) (915,000) (0.04) (915,000) (0.01) 26,197,200 (96.63) - -

B.VCSH 9,782,583,223 77.42 10,850,003,074 83.41 12,576,479,879 43.83 1,067,419,851 10.91 1,726,476,805 15.91

VĐTcủa CSH 9,000,000,000 92.00 9,000,000,000 82.95 9,000,000,000 71.56 - - - -

LNSTchưa PP 782,583,223 8.70 1,804,978,774 16.64 3,576,479,879 28.44 1,022,395,551 130.64 1,771,501,105 98.15

(Nguồn: Số liệu BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

25

Page 26: Khoa luan-trinh-thi-an

Nguồn vốn chủ sử hữu của doanh nghiệp qua 3 năm tăng dần lên đáng kể, các

khoản nợ phải trả cũng giảm do Công ty đã tích cực thanh toán từ năm 2011 – 2012 từ

2,852,648,020 đồng giảm xuống còn 2,158,535,274 giảm 24.33% góp phần làm giảm

tình hình rủi ro về tài chính của Công ty, tuy nhiên đến cuối năm 2013 nợ phải trả lên đến

16,117,616,490 do trong năm vừa qua Công ty nhập hàng về nhưng chưa đến thời hạn

giao hàng (do Công ty được phép trả chậm cho nhà cung cấp) nên khi giao được hàng cho

khách hàng và được thanh toán Công ty mới thanh toán được số nợ này cho nhà cung cấp.

Từ các bảng số liệu trên, ta có các chỉ tiêu năm 2011, 2012, 2013 của công ty là:

Bảng 04: Các hệ số phân tích cơ câu nguồn vốn của Công tyĐơn vị: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

HS/NV

Tổng nợ 2,852,648,020 22.58 2,158,535,274 16.59 16,117,616,490 56.17 Tổng NV 12,635,231,243 13,008,538,348 28,694,096,369

HS/ VCSH

Tổng nợ 2,852,648,020 29.16 2,158,535,274 19.89 16,117,616,490 128.16

VCSH 9,782,583,223 10,850,003,074 12,576,479,879(Nguồn: Số liệu BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Từ việc tính toán trên ta thấy:

Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn của Công ty tăng giảm đáng kể. Vốn vay và vốn

chiếm dụng chiếm 22.58% vào đầu năm 2012, giảm xuống còn 16.59% vào đầu năm

2013, cuối năm 2012 giảm về lượng là 694,112,746 đồng và cuối năm 2013 lại tăng lên

56.17%. Như vậy cứ một đồng vốn tài trợ tài sản của Công ty thì có 0.16 đồng (16.69/100

= 0.16 lần) trong năm 2012 và năm 2013 là 0.56 đồng (56.17/100 = 0.56 lần) nợ phải trả.

Cho thấy khả năng thanh toán khoản nợ của Công ty năm 2012 tốt hơn 2013.

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu qua 3 năm giảm rồi lại tăng đáng kể: năm 2011 là

29.16% năm 2012 là 19.89% và năm 2013 128.16%. Vốn chủ sở hữu chiếm một lượng

83.41% vào cuối năm 2012 và 43.83 vào cuối năm 2013. Cho thấy cứ một đồng tài sản tài

trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với 0.19 đồng (16.59/83.41 = 0.19 lần) năm 2012

và năm 2013 là (56.17/43.83= 1.28 lần) tài trợ bằng nợ phải trả.

26

Page 27: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Tuy nhiên số liệu này chỉ phản ánh thời điểm, do vậy chưa phản ánh hết tình hình

huy động vốn của Công ty. Tỷ trọng vốn vay của Công ty cũng tương đối vì vậy đòi hỏi

Công ty phải đạt mức doanh lợi cao mới đủ trả lãi vay ngân hàng.

♦ Về nguồn vốn CSH: Tổng nguồn vốn CSH cuối năm 2011 là 9,782,583,223

đồng trong đó cuối năm 2012 là 10,850,003,074 đồng, cuối năm 2013 là 12,576,479,879

đồng, tương đương năm 2012 gấp 1.1 lần năm 2011, năm 2013 gấp 1.15 lần năm 2012.

Đặc biệt lợi nhuận chưa phân phối của Công ty trải qua ba năm có phần tốt dần lên.

Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của Công ty. Một

Công ty có mức VCSH cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, không bị phụ

thuộc vào các đối tác bên ngoài. Như vậy, nguồn VCSH của Công ty chỉ có năm 2013

(48.83%) thấp hơn tổng nợ phải trả, còn năm 2011 (77.42%) và năm 2012 (83.41 %) đều

lớn hơn tổng nợ phải trả, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính là khá tốt.

♦ Về nợ phải trả: Ta thấy tỷ số nợ của Công ty có xu hướng giảm trong giai

đoạn 2011 – 2012. Đây là xu hướng tốt vì mức độ nợ cần thanh toán giảm. Tuy nhiên

năm 2013 có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty bắt đầu gia tăng nguồn tài trợ từ bên

ngoài.

Kêt luận chung: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng ngày càng tăng

tương ứng giảm tỷ trọng của nợ phải trả trong năm 2012 và có xu hướng tăng trong năm

2013 do Công ty nhập thêm trang thiết bị nhưng chưa giao cho khách hàng, thể hiện khả

năng tự chủ tài chính của Công ty tương đối tốt nhưng cần để ý hơn. Bên cạnh đó trong

năm 2013 mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhưng cho thấy khả năng tự tài trợ đã giảm

và việc gia tăng sử dụng nợ có thể dẫn đến rủi ro tài chính bởi vì ta thấy nguồn vốn tín

dụng và nguồn vốn chủ sở hữu đã bị chiếm dụng khá lớn, tuy nguồn vốn đi chiếm dụng

có gia tăng nhưng vẫn thấp hơn lượng bị chiếm dụng khá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tình

hình thanh toán của Công ty.

27Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 28: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Giữa tài sản và nguồn vốn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau biểu hiện ở bất

kỳ tài sản nào cũng được hình thành từ một hay một số nguồn vốn nhất định hoặc ngược

lại. Tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là sự đảm bảo cho tình hình tài chính của công

ty được ổn định thì mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là nhằm đánh giá khái

quát tình hình phân phối, huy động, sử dụng vốn, đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh đã đề ra.

Bảng 05: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:Đơn vị: VNĐ

2011 2012 20130

1

2

3

4

5

6

7

0.23 0.170.56

4.43

6.01

1.781.29 1.19

2.28

(Nguồn: Số liệu BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Hệ số nợ so với tài sản: Năm 2011 chỉ tiêu này là 0.23 đồng, đã được công ty cải

thiện trong năm 2012 xuống 0.17 đồng nhưng năm 2013, chỉ tiêu này có xu hướng biến

động tăng đáng kể (tăng 0.39 đồng tương ứng 237.3%). Sở dĩ hệ số nợ tăng cao như vậy

là do trong năm 2013, công ty có nhập số lượng hàng lớn về nhưng chưa thanh toán, do

công ty được phép trả chậm cho đến khi khách hàng của công ty thanh toán thì công ty

mới phải thanh toán cho nhà cung cấp. Nhìn chung, mức độ độc lập về mặt tài chính của

công ty khá ổn. Công ty đã tìm biện pháp tăng hệ số tài trợ lên 0.06 đồng tương đương

28Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 29: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

26.2% trong khi năm 2013 hệ số tài trợ lại tăng 0.39 đồng tương đương 237,3% con số

tăng là khá lớn công ty nên xem xét lại chỉ tiêu này để có cách xử lý phù hợp

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này cũng đã được công ty cải thiện

trong năm 2012 à cũng có xu hướng giảm trong năm 2013, giảm 4.23 đồng tương đương

70.4%. Công ty cũng nên chú ý cải thiện chỉ tiêu này.

Hệ số tài sản so với VCSH: giống với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này năm 2012

được cải thiện và giảm trong năm 2013 ( giảm 1.09 đồng tương đương 90.96%)

Kêt luận chung: Đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, qua đó thấy rõ

được chính sách huy động và sử dụng vốn của công ty trong năm 2012 chưa hiệu quả.

Năm 2013 công ty cần xem xét cải thiện cho hợp lý hơn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh

cao à an ninh tài chính bền vững.

29Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 30: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Bình An

2.2.2.1. Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn thông qua BKKQKD:

Thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể biết được khái quát tình hình

hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ở mức độ nào, xu hướng sử dụng vốn và những nhân tố

ảnh hưởng. Ta có bảng phân tích như sau:

30Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 31: Khoa luan-trinh-thi-an

Bảng 06: Báo cáo kêt quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bình An

Chỉ tiêu

Cuối năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012Lượng Lượng % Lượng %

1.DT hàng bán và cung cấp dịch vụ 27,845,089,117 33,835,368,804 41,230,856,369 5,990,279,687 21.51 7,395,487,565 21.86

2.Các khoản giảm trừ doanh thu 200,882,673 3,445,249,917 678,128,000 3,244,367,244 1,615.06 (2,767,121,917) (80.32)

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

27,644,206,444 30,390,118,887 40,552,728,369 2,745,912,443 9.93 10,162,609,482 33.44

4.Giá vốn hàng bán 22,067,958,307 23,453,163,886 30,659,176,917 1,385,205,579 6.28 7,206,013,031 30.73

5.LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5,576,248,137 6,936,955,001 9,893,551,452 1,360,706,864 24.40 2,956,596,451 42.62

6.DT hoạt động tài chính 11,632,557 16,512,842 14,027,744 4,880,285 41.95 (2,485,098) (15.05)

7.Chi phí quản lý tài chính 4,363,426,057 5,650,249,341 7,178,793,389 1,286,823,284 29.49 1,528,544,048 27.05

8.LN thuần từ HĐKD 1,224,454,637 1,303,218,502 2,728,785,807 78,763,865 6.43 1,425,567,305 109.39

9.Thu nhập khác 1,572,741 12,987 108 (1,559,754) (99.17) (12,879) (99.17)

10.Chi phí khác 272,883,025 62,462,987 189,750,175 (210,420,038) (77.11) 127,287,188 203.78

11.Lợi nhuận khác (271,310,284) (62,450,000) (189,750,067) 208,860,284 (76.98) (127,300,067) 203.84

12. Tổng LNTT 953,144,353 1,240,768,502 2,539,035,740 287,624,149 30.18 1,298,267,238 104.63

13.Chi phí thuế TNDN 166,800,262 218,372,951 634,758,935 51,572,689 30.92 416,385,984 190.68

14. LN sau thuế TNDN 786,344,091 1,022,395,551 1,904,276,805 236,051,460 30.02 881,881,254 86.26Đơn vị: VNĐ

(Nguồn: Số liệu BCKQKD Công ty cổ phần Bình An)

31

Page 32: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Qua bảng trên ta có thể thấy:

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của năm 2012 so với năm 2011 là 287,624,149

đồng tương ứng với tốc độ tăng là 30.18%. Năm 2013 so với 2012 thì Công ty tăng mạnh

thêm 1,298,267,238 đồng tương ứng với 104.63%. Việc tăng đó là do ảnh hưởng của các

nhân tố:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, làm cho lợi nhuận kế toán trước

thuế năm 2012 tăng từ 27,845,089,117 đồng năm 2011 lên 33,835,368,804 đồng năm

2012 và lên đến 41,230,856,369 đồng trong năm 2013.

- Doanh thu hoạt động tài chính tăng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012

tăng 4,880,285 đồng song lại giảm nhẹ 2,485,098 đồng năm 2013.

- Giá vốn hàng bán tăng, làm lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 giảm

1,385,205,579 đồng, năm 2013 giảm 7,206,013,031 đồng

- Chi phí quản lý tài chính tăng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm

1,286,823,284 đồng năm 2012 và giảm 1,528,544,048 đồng năm 2013

- Chi phí khác tăng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 giảm

127,287,188 đồng năm 2013

Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 nhanh hơn tốc độ

tăng của doanh thu (30.92% > 21.51%) so với năm 2013 lợi nhuận kế toán trước thuế tăng

mạnh lên dến 86.26% so với doanh thu chỉ tăng 21.86%. Tốc độ tăng của giá vốn hàng

bán năm 2012 là 6.28%, doanh thu tăng 21.51% và năm 2013 giá vốn hàng bán tăng

30.73%, doanh thu tăng 21.86%. Cho thấy năm 2012 Công ty đã tiết kiệm các khoản chi

phí trong giá vốn hàng bán và năm 2013 Công ty cần phải kiểm tra các khoản chi phí và

đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí góp phần tăng lợi nhuận. Năm 2012 tốc độ tăng

của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu rất nhiều (6.28% < 21.51%)

chứng tỏ Công ty đã có các biện pháp quản lý tốt chi phí này hơn.

Tóm lại, qua phân tích ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty đã được

nâng cao, chứng tỏ xu hướng và hiệu quả sử dụng vốn phát triển tốt. Doanh thu của Công

ty liên tục tăng đồng thời lãi gộp cũng gia tăng tương ứng nhưng với mức độ còn hạn chế

32Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 33: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

so với doanh thu nên trong những năm tới Công ty phải có biện pháp cho vấn đề này, cụ

thể như giá thành phẩm còn khá cao.

2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động

- Số vòng quay tài sản

Số vòng quay tài sản cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu

vòng. Dựa vào số liệu đã có ta có bảng phân tích:

Bảng 07: Số vòng quay tài sản

Đơn vị: VNĐ

2012 20130

5,000,000,000

10,000,000,000

15,000,000,000

20,000,000,000

25,000,000,000

30,000,000,000

35,000,000,000

40,000,000,000

45,000,000,000

30,390,118,887

40,552,728,369

12,799,372,646

20,828,805,209

2.37 1.95

(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Ta thấy số vòng quay tài sản có xu hướng giảm, doanh thu thuần gia tăng càng

ngày càng cao trong khi đầu tư tài sản biến động mạnh. Do trong năm 2013, công ty có

nhập số lượng lớn hàng hóa nhưng chưa giao cho khách hàng ngay nên khoản mục hàng

tồn kho trong tổng tài sản tăng mạnh

Năm 2012, tài sản được luân chuyển với tốc độ 2.37 vòng/năm có nghĩa là mỗi

một đồng đầu tư vào tài sản, doanh nghiệp thu được 2.37 đồng doanh thu thuần.

33Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 34: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Năm 2013, tài sản được luân chuyển với tốc độ thấp hơn là 1.95 vòng, giảm 0.43

vòng (tương đương với giảm 18%). Kết quả này là do tài sản bình quân tăng khá lớn là

8,029,432,564 đồng tương đương với 62.73% cao hơn so với doanh thu thuần là 33.44%

Vậy qua việc tốc độ lưu chuyển tài sản của doanh nghiệp giảm nhẹ cho thấy công

ty sử dụng vốn chưa hiệu quả cần phải có biện pháp khắc phục để tình hình được tốt hơn.

- Số vòng quay tài sản cố đinh

Số vòng quay tài sản cố định nói lên cường độ sử dụng tài sản cố định, đồng thời cũng

cho biết trong năm hoạt động của doanh nghiệp thì tài sản cố định được quay bao nhiêu

vòng để tạo ra doanh thu, hay nói cách khác là với một đồng đầu tư vào tài sản cố định thì

công ty được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Ta có bảng phân tích:

Bảng 08: Số vòng quay tài sản cố đinhĐơn vị: VNĐ

2012 20130

5,000,000,000

10,000,000,000

15,000,000,000

20,000,000,000

25,000,000,000

30,000,000,000

35,000,000,000

40,000,000,000

45,000,000,000

30,390,118,887

40,552,728,369

326,985,123 268,826,64092.94 150.85

Chỉ tiêu 2012 20132013 – 2012

Lượng %

Doanh thu thuần 30,390,118,887 40,552,728,369 10,162,609,482 33.44

TSCĐ bình quân 326,985,123 268,826,640 (58,158,484) (17.79)

34Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 35: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Vòng quay TSCĐ 92.94 150.85 57.91 62.31

(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Qua bảng trên ta thấy: số vòng quay tài sản cố định năm 2013 tăng lên 57.91 vòng

so với năm 2012 chứng to doanh nghiệp đang khai thác hiệu quả hơn máy móc thiết bị

của đơn vị mình. Tình hình cụ thể như sau:

Năm 2012, vòng quay tài sản cố định là 92.94 vòng tức là trên một đồng tài sản cố

định công ty có thể tạo ra 92.94 đồng doanh thu. Số vòng quay tài sản cố định lớn là do

TSCĐ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản do công ty chỉ chủ yếu mua bán, lắp đặt

dịch vụ nên không chú trọng vào đầu tư dài hạn vào TSCĐ.

Năm 2013, khẳ năng tạo ra doanh thu trên một đồng tài sản cố định của công ty

tăng 57.91 đồng tương đương với 62.31% lên 150.85 vòng. Cho thấy việc sử dụng tài sản

cố định bắt đầu có hiệu quả cao, tạo ra xu hướng tích cực hơn trong những năm tới. Đạt

được những điều đó là nhờ những phấn đấu của công ty trong công tác sửa chữa, bảo trì

máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất cùng với việc gia tăng doanh số để khai

thác hiệu quả công suất của máy.

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng chỉ tiêu số đo vòng quay vốn lưu động,

chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh

thu thuần. Ngoài ra ta có thể dùng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay vốn lưu động để

đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ta có:

Bảng 09: Số vòng quay vốn lưu động

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 2012 20132013 – 2012

Lượng %

Doanh thu thuần 30,390,118,887 40,552,728,369 10,162,609,482 33.44

VLĐ bình quân 10,011,177,476 11,451,918,887 1,440,741,411 14.39

Vòng quay VLĐ 3.04 3.54 0.51 16.65

Số ngày của 1 vòng 120.24 103.07 (17.16) (14.28)

35Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 36: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Từ bảng phân tích trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động có xu hướng tăng chứng

tỏ vốn lưu động được sử dụng hiệu quả, cụ thể:

Năm 2012, số vòng quay vốn lưu động là 3.04 vòng, tức là một đồng vốn lưu động

sẽ tạo ra 3.04 đồng doanh thu thuần và thời gian của một vòng quay là 120.24 ngày.

Năm 2013, nhờ hoạt động tiêu thụ diễn ra mạnh, nên tốc độ luân chuyển của vốn

lưu động tăng lên 3.54 vòng tương đương 6.53%. Mức độ tăng khá cao này là một biểu

hiện tích cực cho thấy hoạt động kinh doanh có khởi sắc tốt. Đồng thời, số ngày của một

vòng cũng giảm đi 103.07 ngày tương ứng với 14.28%. Qua đó ta thấy, trong năm 2013,

số vòng quay của vốn lưu động đã diễn ra nhanh hơn cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả

hơn.

Ta dễ dàng nhận thấy sự biến động là do ảnh hưởng bởi sự biến động: doanh thu

thuần và vốn lưu động binh quân. Ta xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tốc

độ luân chuyển vốn lưu động mà cụ thể là số ngày của một vòng quay.

36Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 37: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đên tốc độ luân chuyển VLĐ:

Bảng 10: Ảnh hưởng của doanh thu & vốn lưu động sử dụng bình quânĐơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013Chênh lệch

2011 – 2012 2012 – 2013 lượng % lượng %

DTT

VLĐ

VLĐ BQ Anh hưởng của DT Anh hưởng của VLĐ BQ

(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

37Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 38: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Xác định số vốn tiêt kiệm hay lãng phí:

Dựa trên các số liệu đã có ta có kết quả sau:

Bảng 11: Số vốn tiêt kiệm hoặc lãng phíĐơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu thuần 27,845,089,117 33,835,368,804 41,230,856,369

Số ngày 1 vòng quay - 106.5 100

Số vốn tiết kiệm hoặc lãng phí - - (722,171,875)

(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Từ bảng trên ta thấy, năm 2013 công ty đã tiết kiệm được 722,171,875 VNĐ. Điều

này cho thấy trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của công ty

là tốt, cần duy trì và phát huy hơn trong những năm tới.

2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận

Phân tích tình hình tài chính của công ty phải đặc biệt quan tâm đến khả năng sử

dụng hiệu quả tài sản để mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Vì lợi nhuận là mục tiêu

cuối cùng của doanh nghiệp. Khi phân tich, lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan

hệ có thể liên quan như: doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu… Mỗi góc độ nhìn đều cung

cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định quản trị. Ta có thể

thông qua các chỉ tiêu sau đây:

- Tỷ suât sinh lời của tài sản (ROA – Return On Asset):

Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp,

phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao

nhiêu đồng lãi ròng, ta có:

38Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 39: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Bảng 12: Tỷ suât sinh lời của tài sảnĐơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 2012 20132013 – 2012

Lượng %

LNST 1,804,978,774 3,576,479,879 1,771,501,105 98.15

TS bình quân 12,799,372,646 20,828,805,209 8,029,432,564 62.73

ROA 0.14 0.17 0.03 21.76

(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Từ bảng trên ta thấy rằng, tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2013 tăng so với năm

2012. Cụ thể là:

Năm 2012, ROA của công ty là 0.14 tức là với một đồng đầu tư vào tài sản công ty

thu được lợi nhuận là 0.14 đồng.

Năm 2013, tỷ suất này tăng lên 0.17 tương đương với 21.76%. Bởi vì tốc độ tăng

lợi nhuận cao đạt tới 98.15% trong năm 2013 cao hơn mức tăng của tài sản bình quân

62.73%. Đây là biểu hiện tích cực của công ty, cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty

đang tăng có chiều hướng tăng lên.

Kêt luận: Ta thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản với khả năng tạo ra doanh

thu đều có chiều hướng tăng cao và khoảng cách không quá xa nhau, điều này cho thấy

hiệu quả sử dụng vốn của công ty là khá tốt cần được phát huy.

- Tỷ suât sinh lời của tài sản cố đinh

Bảng 13: Tỷ suât sinh lời của TSCĐĐơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 2012 20132013 – 2012

Lượng %LNST 1,804,978,774 3,576,479,879 1,771,501,105 98.15TSCĐ bình quân 326,985,123 268,826,640 -58,158,484 -17.79Suất sinh lời TSCĐ 5.52 13.30 7.78 141.01

(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

39Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 40: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Qua bảng số liệu trên ta thấy, suất sinh lời của tài sản cố định có chiều hướng tăng,

có nghĩa hiệu quả của việc sử dụng tài sản này cũng có xu hướng tăng lên. Cụ thể là:

Năm 2013, khả năng tạo lợi nhuận trên một đồng tài sản tăng 7.78% tương đương

với 141.01%, tức là khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng tài sản cố định đã tăng 7.78

đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận cao còn TSCĐ lại

giảm. Đây là biểu hiện tốt, doanh nghiệp cần phát huy lợi thế gia tăng lợi nhuận để có thể

nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

- Tỷ suât sinh lời của vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn lưu động. Dựa vào

số liệu được cung cấp ta lập bảng số liệu sau:

Bảng 14: Suât sinh lời của VLĐĐơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 2012 20132013 – 2012

Lượng %

LNST 1,804,978,774 3,576,479,879 1,771,501,105 98.15

VLĐ bình quân 10,011,177,476 11,451,918,887 1,440,741,411 14.39

Suất sinh lời của VLĐ 0.18 0.31 0.13 73.22

(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Từ bảng phân tích trên ta thấy: Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động biến động tăng

trong năm 2013. Chứng tỏ vốn lưu động của công ty đã được sử dụng hiệu quả hơn. Cụ

thể như sau:

Năm 2012, suất sinh lời của vốn lưu động là 0.18 tức là một đồng vốn lưu động có

khả năng sinh ra 0.18 đồng lợi nhuận. Sang năm 2013, khả năng tạo ra lợi nhuận này tăng

lên 0.31 đồng trên mỗi đồng vốn lưu động, tức là tăng lên 73.22%. Vốn lưu động chỉ tăng

nhẹ 14.39% và lợi nhuận được tạo ra tăng trong năm 2013 nên kết quả là làm cho tỷ suất

sinh lời của vốn lưu động tăng.

Như vậy trong hai năm 2012 – 2013, tỷ suất sinh lời của vốn lưu động đã được

tăng lên. Tuy tỷ suất chưa cao nhưng mức độ tăng là khá nhanh cho thấy sự phấn đấu của

40Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 41: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

công ty trong việc tạo ra lợi nhuận của đồng vốn lưu động, để đảm bảo cho vốn được sử

dụng hiệu quả hơn.

- Tỷ suât sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thường dùng để đánh giá

tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Bởi vì nó đo lường

tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đó là phần trăm lợi nhuận thu

được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Nói tóm lại nó đo lượng tiền lời của mỗi

đồng tiền vốn bỏ ra. Căn cứ vào các tài liệu có liên quan ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 15: Suât sinh lời của vốn chủ sở hữuĐơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 2012 2013 2013 – 2012Lượng %

LNST 1,804,978,774 3,576,479,879 1,771,501,105 98.15VCSH BQ 10,316,293,149 11,713,241,477 1,396,948,328 13.54ROE 0.17 0.31 0.13 74.51

(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Qua bảng trên ta thấy: ROE của công ty có xu hướng tăng trong năm 2013. Cụ thể

là:

Năm 2012, ROE là 0.17 tức là cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0.17 đồng

lợi nhuận. So với năm 2012, năm 2013 đã tăng 0.13 đồng lên 0.31 đồng tương đương với

74.51%. Cho thấy tốc độ tăng của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với nguồn vốn chủ sở hữu

cao hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với tài sản.

Để đánh giá chính xác biến động tăng như trên là tích cực hay tiêu cực ta cần xem

xét ROE một cách toàn diện hơn, tức là đặt nó trong mới quan hệ với ROA. Ta có bảng so

sánh mối quan hệ giữa ROA và ROE như sau:

Bảng 16: Mối liên hệ giữa ROA và ROEĐơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 2012 2013 2013 – 2012Lượng %

ROA 0.14 0.17 0.03 21.76Đòn bẩy TC 1.195 2.282 1.087 90.96

41Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 42: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

ROE 0.17 0.31 0.13 74.51(Nguồn: BCKQKD & BCĐKT của Công ty cổ phần Bình An)

Từ bảng trên ta có:

Năm 2012, suất sinh lời của tài sản chỉ bằng 0.14, nhưng với tác dụng của đòn bẩy

tài chính mà ROE đạt đến 0.17. Sang năm 2013, công ty đã sử dụng nợ thông qua chỉ tiêu

đòn bẩy tài chính tăng 1.087 tương đương với 90.96%. ROA cũng tăng một 0.03 tương

đương 21.76%. Đây là biểu hiện tốt vì đòn bẩy tài chính đã phát huy tác dụng trong

trường hợp này.

Đến đây ta có thể kết luận rằng: năm 2013, ROE tăng là biểu hiện tích cực của

doanh nghiệp: nợ tuy có gia tăng nhưng khả năng tạo ra lợi nhuận cũng tăng.

Kêt luận chung: Từ những phân tích trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của

công ty như sau:

Nhìn một cách tổng quát về hiệu quả của tổng vốn ta thấy tốc độ luân chuyển vốn

có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của tài sản hay của vốn chủ sở hữu

cũng tăng chứng tỏ công ty đã tận dụng khai thác và sử dụng nguồn vốn của mình một

cách khá hiệu quả.

Khi xét hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta thấy: tài sản cố định có xu hướng luân

chuyển giảm dần, trong khi đó khả năng sinh lợi lại có chiều hướng tăng mạnh. Chứng tỏ

tài sản cố định của công ty được sử dụng tiết kiệm hơn và sự phấn đấu của công ty trong

việc tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động của nó.

Đối với vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn có xu hướng luân chuyển nhanh,

khả năng sinh lợi tăng cao. Cho thấy vốn lưu động được sử dụng rất hiệu quả.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn hơn, công ty cần khai thác có

hiệu quả tài sản, tài sản cố định và nguồn vốn chủ sở hữu tại đơn vị mình. Đồng thời đẩy

nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và khả năng sinh lợi hơn nữa thông qua việc

quản lý tốt chi phí để giảm giá thành và gia tăng lợi nhuận.

2.2.3.Tổng kêt hiệu quả sử dụng vốn tại công ty:

Từ việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Bình An, ta rút ra một

số nhận xét như sau:42

Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 43: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

2.2.3.1. Những kêt quả đạt được

- Về vốn cố đinh:

Công ty đang chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý trong giai đoạn

đầu hoạt động. Sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đảm bảo cho công ty có được một cơ

cấu tài sản cố định hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động

kinh doanh của mình.

Công ty đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm. Việc lập kế hoạch cụ thể

trong từng năm giúp công ty kế hoạch hóa được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và

có hiệu quả nguồn vốn này. Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá

nhân, từng phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng

đúng mục đích, có hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng tăng qua các năm. Tỷ suất lợi

nhuận đạt ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng.

- Về vốn lưu động:

Công ty ngày càng sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn vốn lưu động của mình. Điều này

đã được đánh giá qua các chỉ tiêu phân tích ở trên. Những kết quả đó là:

Thứ nhât: Khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm, nghĩa là khả năng đáp

ứng những khoản nợ ngắn hạn trong năm của công ty giảm sút, nhưng sở dĩ công ty được

phép trả chậm cho nhà cung cấp cho đến khi được thanh toán tiền hàng từ khách hàng nên

tuy có giảm sút nhưng vẫn ở mức độ an toàn

Thứ hai: Công ty đã tích cực thu hồi nợ để đảm bảo vốn biểu hiện qua tỷ lệ nợ phải

thu với nợ phải trả có xu hướng giảm và với tổng vốn thì có xu hướng tăng nhưng không

đáng kể.

Thứ ba: Tình hình cho thấy doanh thu tăng nhanh qua các năm

Thứ tư: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cũng như tỷ suất lợi nhuận của công ty đều

có xu hướng tăng, đây là tín hiệu tốt

43Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 44: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Thứ năm: Tốc độ luân chuyển vốn và khả năng sinh lời đều đang có xu hướng tăng

cho thấy có sự phấn đấu của công ty trong việc quản lý vốn lưu động và tích cực nâng cao

hiệu quả hoạt động của nó

Thứ sáu: Từ kết quả đã đạt được trong năm 2011 – 2013, giúp công ty tạo thêm được

mối quan hệ với nhiều bạn hàng, có uy tín hơn trên thương trường. Điều này giúp công ty

thuận lợi hơn nhiều trong việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho sử dụng vốn của mình.

Thứ bảy: Đời sống kinh tế của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được

cải thiện, luôn tạo điều kiện để yên tâm công tác, do đó tạo nên nội lực rất lớn trong quá

trình phát triển công ty.

Còn nhiều nguyên nhân dẫn đến những thành công trên, cụ thể:

Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhât: Mục tiêu kinh doanh của công ty phù hợp với những định hướng phát triển

kinh tế của Đảng và Nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xu thế

hội nhập quốc tế. Chính phủ đã và sẽ ban hành nhiều chính sách có tác động đến ngành

an ninh phòng cháy chữa cháy để đảm bảo cho sự an toàn, phát triển hài hòa cho xã hội.

Thứ hai: Nhà nước đã ban hành một hành lang pháp lý, có ảnh hưởng tới và tạo cơ

hội lợi nhuận cho công ty hoạt động.

Những nguyên nhân chủ quan

Thứ nhât: Do sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Thời

gian đầu, công ty trong tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm, nhưng đến nay cán bộ của

công ty được trang bị khá đầy đủ với trình độ cao.

Thứ hai: Công ty đã tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh của mình. Các khâu

tổ chức đã được phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp chặt chẽ với nhau tránh tình trạng lãng phí

vốn trong quản lý

Thứ ba: Thường xuyên tổ chức, phân tích hoạt động kinh doanh giúp công ty nắm bắt

được tình hình tài chính của mình

Thứ tư: Do công ty đã tổ chức quản lý tốt khâu tuyển chọn các cán bộ lao động cho

công ty giúp công ty năng động hơn trong các tình huống kinh doanh của mình

44Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 45: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Thứ năm: Uy tín của công ty ngày càng được mở rộng trên thị trường cạnh tranh

Trên đây là những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng

không có gì là không có tính hai mặt của nó, bên cạnh những thành công tốt đẹp đó thì nó

vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục.

2.2.3.2. Những mặt hạn chê

Song song với những thành tựu đạt được ở trên thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty

còn có những hạn chế sau:

Về vốn cố đinh

Thứ nhât: Tình hình cho thấy các khoản phải trả tăng dần đều qua các năm. Công ty

cần nghiên cứu cách thức để chào hàng, hoàn thành tốt khâu marketing.

Thứ hai: Công ty cổ phần Bình An là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thường

nhận thầu thực hiện các công trình, dự án rất lớn trong khi đó chỉ được ứng với số vốn

nhất định, chỉ khi hoàn thành công trình và được nghiệm thu thì mới được thanh toán. Vì

vậy vấn đề về vốn rất khó khăn

45Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 46: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÌNH AN

3.1. Định hướng hoạt động và mục tiêu của công ty:

Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước nói chung và của ngành an toàn phòng

cháy, chữa cháy thì công ty trong thời gian tới sẽ tập trung cải tạo, mở rộng kinh doanh

dịch vụ, đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại trở thành một trong những Công ty uy

tín hàng đầu trong lĩnh cung cấp giải pháp an ninh, thiết bị điện tử, tin học, viễn thông

chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Mang đến cho khách hàng những giải pháp tổng thể và giúp khách hàng tiếp cận dễ

dàng với sự phát triển của công nghệ hiện đại đang không ngừng phát triển một cách dễ

dàng và thân thiện.

Mục tiêu:

- Chất lượng:

Mục tiêu Chất lượng lên hàng đầu với mong muốn phục vụ khách hàng một cách tốt

nhất với chất lượng và dịch vụ hoàn hảo. Sự tồn tại và phát triển của Công ty phụ thuộc

vào sự tín nhiệm của mỗi khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịnh vụ.

Mỗi công trình, dự án do Công ty tham gia thực hiện đều được tiến hành theo một quá

trình chặt trẽ với những tiêu chuẩn có săn trong hệ thống pháp lý cũng như những quy

định của Công ty và mục tiêu hướng tới những tiêu chuẩn quốc tế.

- Phát triển:

Để có thể nâng cao chất lượng cũng như mở rộng hoạt động nghiên cứu sản xuất kinh

doanh sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi Công ty phải không ngừng lớn mạnh. Vì vậy mục tiêu

phát triển được đặt ra như một tất yếu khách quan nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt để

thoả mãn ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng.

Công ty đặt ra mục tiêu phát triển cụ thể theo thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Sau mỗi một quá trình ngắn hạn Công ty sẽ tổng kết đánh giá quá trình đưa ra cách thức

46Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 47: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

giải quyết các vướng mắc, tận dụng các thời cơ, nhằm định hướng sự phát triển đúng mục

tiêu trung và dài hạn.

- Đoàn kết:

Để thực hiện tốt những mục tiêu trên đòi hỏi các thành viên trong Công ty phải đoàn

kết, gắn bó với nhau, mỗi thành viên Công ty luôn thấy mình là một mắt xích không thể

tách rời trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình phát triển của mình, Công ty cổ phần Bình An luôn đặt ra mục tiêu

chất lượng lên hàng đầu. Với mục tiêu đó Công ty không chỉ giữ được uy tín đối với các

tổ chức, Công ty trong nước mà còn được các Công ty nước ngoài tín nhiệm, Công ty đã

được một số tập đoàn lớn trên thế giới chọn làm đại lý phân phối độc quyền tại Việt nam.

- Đội ngũ nhân viên:

Công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu và phối hợp

chặt chẽ với chuyên gia của các nhà sản xuất của các nước như: Mỹ, Australia, Singapore,

Nhật Bản… để thực hiện công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng và

thực hiện dịch vụ bảo hành, bảo trì thiết bị theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bình An:

Về công tác đầu tư:

Công ty có quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bi để đảm bảo cho hoạt động

sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Khả năng sinh lời tuy có chiều hướng tăng nhưng chưa

cao do khả năng hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Để đảm bảo hoạt động lâu dài và hiệu

quả, công ty cần nâng cao năng lực tay nghề, chất lượng sản phẩm của đơn vị tạo sản,

dịch vụ phẩm có lợi thế cạnh tranh.

Về công tác quản lý tài sản lưu động

Đây là loại tài sản chiếm khá lớn trong tổng tài sản của đơn vị do đó cần được

quan tâm, quản lý chặt chẽ. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của

công ty và thực tế những năm qua cho thấy những hạn chế trong việc quản lý này đã làm

lãng phí vốn lưu động và làm cho khả năng thanh toán của công ty chưa tốt, cụ thể là:

47Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 48: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Công tác quản lý khoản nợ phải thu của công ty chưa được tốt. Mặc dù những

chính sách trả chậm hay bán chịu là rất cần thiết trong quá trình gia tăng tiêu thụ, mở rộng

những mối quan hệ mới, nhưng để lượng vốn này bị chiếm dụng ngày càng nhiều như thế

sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, không đủ vốn để trang trải dẫn đến vay mượn

phát sinh nhiều nợ nần và chi phí lãi vay làm giảm hiệu quả hoạt động. Do đó công ty cần

có chính sách quản lý khoản nợ này tốt hơn để bảo toàn vốn.

Đối với việc quản lý hàng tồn kho: tình hình tồn kho của công ty một mặt phải

đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu lắp đặt, tiêu thụ trong kỳ. Mặt khác ảnh hưởng bởi chỉ tiêu

tạm trữ, chính điều này đã làm hạn chế vòng quay của hàng tồn kho mặc dù những năm

qua công ty đã không ngừng gia tăng tiêu thụ. Công ty cần có biện pháp thiết thực hơn để

cải thiện tình hình này, nâng cao khả năng thanh toán.

Về tình hình sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài:

Công ty sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài khá lớn, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư

nước ngoài. Do đó đòi hỏi phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bởi vì sử dụng được

đòn bẩy tài chính lớn như một con dao hai lưỡi: hoặc là giúp cho hiệu quả đạt được cao

hơn hoặc là sẽ gây khó khăn về tài chính, khiến công ty bị phụ thuộc và còn có thể dẫn

đến nguy cơ phá sản.

Nguồn vốn tín dụng này chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của công ty nên để

giảm bớt rủi ro công ty cần đảm bảo sự cân bằng tương đối giữa lượng tài sản bị các đơn

vị khác chiếm dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng. Tức là, hoặc công ty phải tích cực thu

hồi các khoản nợ để giảm bớt vốn bị chiếm dụng hoặc tăng cường đi chiếm dụng vốn của

các đơn vị khác bằng biện pháp hợp lý để giảm bớt áp lực vốn vay. Ngoài ra, công ty vẫn

có thể tiếp tục sử dụng đòn bẩy tài chính như trên, nhưng phải tăng cường hơn nữa là khả

năng sinh lời để phát huy tốt đòn bẩy tài chính.

Về khả năng sinh lời:

Mặc dù công ty luôn đẩy mạnh nhanh vòng luân chuyển vốn, đẩy mạnh tiêu thụ

nhưng khả năng sinh lời còn hạn chế. Lợi nhuận đạt được ở mức chưa tương xứng. Do đó,

để nguồn vốn của công ty được sử dụng thật sự có hiệu quả công ty cần nâng cao mức lợi

nhuận này tức là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng một số biện pháp như sau:

48Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 49: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

- Tiết kiệm chi phí vì tỷ trọng giá vốn trong doanh thu hiện khá cao

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tạo vị thế trong cạnh tranh, vì hiện

nay nhiều sản phẩm của công ty còn khá mới, chưa có thương hiệu mạnh trên thị

trường Việt Nam sẽ khó khăn cho công ty để thâm nhập vào thị trường cạnh tranh

khốc liệt.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Các giải pháp huy động vốn:

Đối với công ty, vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để đạt mục tiêu

tăng cường và phát triển. Thiếu vốn là công ty mất đi một nguồn lực quan trọng phục vụ

cho quá trình kinh doanh. Để có vốn công ty có thể áp dụng một số biện pháp huy động

vốn sau đây:

Thứ nhất, khai thác triệt để mọi nguồn vốn trong công ty để bổ sung cho nguồn

vốn lưu động: Công ty nên huy động vốn từ quỹ khen thưởng, phúc lợi, từ lợi nhuận chưa

phân phối hay huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong công ty theo hình thức

trả lãi. Đây chính là hình thức huy động vốn khá hữu hiệu, nó không chỉ giải quyết được

phần nào về vốn lưu động mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân

viên đối với công ty. Để có thể huy động nguồn tài trợ này, công ty cũng cần có một mức

lãi suất hợp lý, mức lãi suất này có thể bằng hoặc cao hơn lãi suất ngân hàng một chút

nhưng công ty có thể huy động với thời gian dài ngắn tùy thuộc và sự thỏa thuận của 2

bên.

Thứ 2, tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn.

Huy động vốn ngắn hạn đáp ứng cho nhu cầu VLĐ của công ty có thể tìm các

nguồn tài trợ dài hạn bằng các đối tác liên doanh, liên kết với các đơn vị khác trong ngành

hoặc xây dựng dự án có tính khả thi cao để vay vốn dài hạn ngân hàng.

Thứ 3, tạo lập và củng cố uy tín

Công ty phải tạo lập cho mình một uy tín trên thị trường bằng triển vọng đi lên của

công ty qua các chỉ tiêu như: Nộp NSNN tăng doanh thu, thanh toán đầy đủ, đúng hạn với

các bạn hàng, có như vậy công ty mới tìm kiếm được nguồn tài trợ dễ dàng hơn.

Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ49

Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 50: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

Qua số liệu kế toán, công ty được biết số vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật,

nguồn hình thành, các biến động tăng giảm trong kỳ, mức đảm bảo vốn lưu động, tình

hình và khả năng thanh toán. Nhờ đó mà công ty không bị động trước những nhu cầu vốn

đột xuất đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chương

trình kế toán đề ra như: cơ chế thanh toán, thu hồi công nợ, xử lý vốn thừa…

Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán ở công ty nhanh chóng chuyển đổi công

tác kế toán theo chế độ kế toán mới là một giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý

kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả

kinh tế cao. Đối với mỗi công ty, phòng tài chính là phòng đầu tiên phải trang bị máy

tính. Hiện nay tổ chức công tác kế toán – tài chính của công vẫn còn tính toán, thi công

mất nhiều thời gian. Công ty nên chuyển đổi công tác kế toán theo chế độ kế toán máy,

đảm bảo chính xác trong việc tính đúng, hỗ trợ và đảm bảo lưu trư được các thông tin cần

thiết trong công tác kế toán, đồng thời giúp nhà quản lý đưa ra được biện pháp kịp thời.

3.3. Kiên nghị

50Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01

Page 51: Khoa luan-trinh-thi-an

TRƯỜNG ÐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ Luận văn tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính / ĐHKTQD – PGS.TS Nguyễn Năng Phúc

2. Báo cáo thường niên năm 2013 của Công ty cổ phần Bình An

3. Bộ Công Nghiệp (2005), Báo cáo Tổng kết tình hình phát triển công nghiệp năm

2001 – 2005 và định hướng kế hoạch năm 2006 – 2010

4. Một số website:

http://vietbao.vn/ http://gso.gov.vn/ http://binhan.com.vn/

51Sinh viên: Trinh Thi An Khoa Kinh tê và Quản tri kinh doanhMsv: 111C690045 Lơp: 05CTN01