34
http://thuocdaday.vn Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? Viêm loét dạ dày - tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin trong lòng dạ dày. Về mặt mô học, viêm loét dạ dày tá tràng được xác định là hiện tượng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương, kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm (1/5 inch). Viêm loét dạ dày tá tràng thường do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Việc dùng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen và các NSAID khác cũng có thể gây ra hoặc góp phần làm loét dạ dày tá tràng. 1. Viêm loét dạ dày - tá tràng? Viêm loét dạ dày tá tràng xuất hiện ở tá tràng (phần đầu tiên của ruột non ngay sau dạ dày) nhiều hơn 4 lần so với ở dạ dày. Khoảng 4% trường hợp viêm loét dạ dày là do u ác tính, do đó cần thực hiện nhiều xét nghiệm để loại trừ ung thư. Trong khi đó, hầu hết loét tá tràng là lành tính. Biểu hiện của một vết loét có thể là vết ăn mòn, vết lõm, hoặc hố như miệng núi lửa (ảnh chụp từ các bệnh nhân), hoặc vết lồi giống như polyp đại tràng. Thông thường loét sẽ ở dưới dạng các vết lõm trong dạ dày và lồi trong tá tràng. Những vết lồi có nhiều hình dạng khác nhau, tuy nhiên luôn nổi lên trên các mô xung quanh.

Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Sahre thông tin về bệnh dạ dày, những thông tin cần thiết nhất về bệnh dạ dày

Citation preview

Page 1: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? 

Viêm loét dạ dày - tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin trong lòng dạ dày. Về mặt mô học, viêm loét dạ dày tá tràng được xác định là hiện tượng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương, kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm (1/5 inch). Viêm loét dạ dày tá tràng thường do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Việc dùng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen và các NSAID khác cũng có thể gây ra hoặc góp phần làm loét dạ dày tá tràng.

1. Viêm loét dạ dày - tá tràng?Viêm loét dạ dày tá tràng xuất hiện ở tá tràng (phần đầu tiên của ruột non ngay sau dạ dày) nhiều hơn 4 lần so với ở dạ dày. Khoảng 4% trường hợp viêm loét dạ dày là do u ác tính, do đó cần thực hiện nhiều xét nghiệm để loại trừ ung thư. Trong khi đó, hầu hết loét tá tràng là lành tính. Biểu hiện của một vết loét có thể là vết ăn mòn, vết lõm, hoặc hố như miệng núi lửa (ảnh chụp từ các bệnh nhân), hoặc vết lồi giống như polyp đại tràng. Thông thường loét sẽ ở dưới dạng các vết lõm trong dạ dày và lồi trong tá tràng. Những vết lồi có nhiều hình dạng khác nhau, tuy nhiên luôn nổi lên trên các mô xung quanh.

  Về mặt đặc tính của mô thì vết lồi không hề có khác biệt gì so với các mô xung quanh trong suốt quá trình phát triển, ngay cả khi kích thước của nó lớn hơn. Đặc tính này cho phép vết loét lồi có thể phát triển trong thời gian dài mà không gây ra cơn đau như đối với vết loét dạng núi lửa. Mặc dù cách phát triển giống như khối u, nhưng thực chất loét dạng lồi là một hình thái phát triển bất thường của mô dạ dày, niêm mạc, cơ, thanh mạc và thường không gây bệnh. Tuy nhiên

Page 2: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

những sự phát triển dạng miệng núi lửa có thể đột biến và gây bệnh dạ dày. Viêm loét dạ dày tá tràng được phân chia thành 4 loại: loét dạ dày, loét thực quản, loét tá tràng, và loét chuyển hướng Meckel.

2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân chủ yếu (60% trong loét dạ dày và 90% loét tá tràng) là viêm mãn tính do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra trên niêm mạc hang vị. Cơ chế sinh bệnh cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ và thói quyen dinh dưỡng.

Một nguyên nhân khác là sử dụng NSAID do NSAID ngăn chặn chức năng của cyclooxygenase 1 (cox-1) là chất sinh ra chất nhờn postaglandin giúp bảo vệ dạ dày khỏi acid mà nó tiết ra.

Tỷ lệ loét tá tràng đã giảm đáng kể trong vòng 30 năm qua do chất lượng sinh hoạt của người dân đã tăng lên, trong khi đó tỷ lệ loét dạ dày lại có sự tăng nhẹ do việc lạm dụng các loại thuốc NSAID.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy hút thuốc, chế độ ăn uống và các loại gia vị, trà và cafe không phải là nguyên nhân đáng kể gây loét dạ dày tá tràng trong các điều kiện sinh hoạt bình thường so với các nguyên nhân ở trên. >> nguyên nhân viêm loét dạ dày

3. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

 Đau bụng, thượng vị liên quan tới bữa ăn. Đối với loét tá tràng là đau sau khi ăn khoảng 3 tiếng.

 Đầy hơi và đầy bụng.

 Buồn nôn và nôn.

 Chán ăn và giảm cân.

 Nôn ra máu (có thể do loét dạ dày hoặc tổn thương thực quản do nôn mạnh và liên tục).

 Phân đen và có mùi hôi do sắt trong hemoglobin bị oxy hóa.

 Một số trường hợp loét gây thủng dạ dày tá tràng, viêm phúc mạc, đau cấp tính và do đó cần phải phẫu thuật gấp. >> biểu hiện viêm loét dạ dày

4. Viêm loét dạ dày tá tràng dễ biến chứng

Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong khi bất ngờ chảy lượng máu lớn. Trường hợp này xảy ra do vết loét ăn vào động mạch dạ dày tá tràng.

Page 3: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Thủng dạ dày thường gây hậu quả nghiêm trọng, như làm rò rỉ thức ăn từ dạ dày vào khoang bụng. Thủng mặt trước dạ dày thường dẫn tới viêm phúc mạc cấp tính, ban đầu do hóa chất và sau đó là do vi khuẩn. Thủng dạ dày mặt sau thường kèm theo chảy máu do động mạch dạ dày tá tràng nằm ở mặt sau.

Thủng và lan tỏa là khi vết loét lây sang các bộ phận khác như gan, thận và tụy.

Loét do vi khuẩn Helicobactor Pylori gây ra làm tăng khả năng ung thư lên từ 3 - 6 lần.

5. Chẩn đoán viêm loét dạ dày

  Việc chẩn đoán được thực hiện dựa trên các triệu chứng đặc trưng, trong đó đau dạ dày là biểu hiện đặc trưng của loét dạ dày tá tràng. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể không cần chẩn đoán mà chỉ cần một vài xét nghiệm cụ thể và triệu chứng là có thể có kết luận chính xác.   Chẩn đoán xác nhận được thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như nội soi hoặc x-quang. Các chẩn đoán này được thực hiện đối với những trường hợp người trên 45 tuổi hoặc có dấu hiệu giảm cân và không có dấu hiệu tích cực sau vài tuần điều trị vì ung thư dạ dày cũng có các biểu hiện tương tự.Chẩn đoán Helicobator Pylori có thể được thực hiện bởi:

Kiểm tra hơi thở Urea hoặc phát hiện urea nhanh Nuôi cấy trực tiếp từ mẫu xét nghiệm EGD

Đo nồng độ kháng thể trong máu

Xét nghiệm kháng nguyên phân

Kiểm tra mô học và màu của sinh thiết

Chi tiết: http://thuocdaday.vn/viem-loet-da-day-ta-trang-la-benh-gi

Nguyên nhân viêm loét dạ dày do đâu?

viêm dạ dày   viêm loét dạ dày    Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Một số nguyên nhân thường gặp do chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều rượi bia, các chất kích thích.

1. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Do vi khuẩn H. polylori: đây là một loại vi khuẩn gram âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.

Page 4: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Chế độ ăn uống vô độ: ăn không đúng bữa, thích lúc nào ăn lúc đó, … hoặc ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc… cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau có tên như ibuprofen và aspirin có thể gây phù niêm mạc dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến loét.

Tâm lý: stress, trầm cảm, suy nghĩ nhiều… gay ra đau đầu, mất ngủ thậm chí huyết áp cao và dễ gặp các rắc rối ở vùng bụng ( dạ dày). 

  Ngoài ra, cũng có thể do uống rượu, chè đặc, cà phê đặc; do uống nhầm phải các chất ăn mòn: axit, kiềm, sút, một số hóa chất có chì, thủy ngân… có thể gây bỏng niêm mạc thực quản và dạ dày.

2. Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày

Page 5: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

  Đau bụng do bệnh lý ở dạ dày có trường hợp biểu hiện rõ, chẩn đoán tương đối dễ dàng, thường bệnh nhân có những triệu chứng như: đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn nhưng vài trường hợp đau không liên quan gì tới bữa ăn, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở nên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét.  Kèm theo đau là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân thường hay có cảm giác nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát, trướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái.  Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây ra những biến chứng như hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày…

3. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

  Căn cứ vào từng nguyên nhân của viêm loét dạ dày để phòng bệnh được tốt. Một chế độ ăn uống hợp vệ sinh là vô cùng cần thiết cho người mắc bệnh về dạ dày. Cần ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ đúng bữa. Không nên ăn quá nhiều chất có chứa kích thích, không ăn quá cay, quá nóng, không nên ăn quá nhiều chất béo:

  Người mắc bệnh dạ dày tuyệt đối không được uống rượu, bia hay hút thuốc lá.   Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và đặc biệt không được tự ý dùng thuốc, nhất

là với các thuốc giảm đau, chống viêm mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

  Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress kéo dài.

Nguồn: http://thuocdaday.vn/nguyen-nhan-viem-loet-da-day-do-dau

Các biến chứng của viêm loét dạ dày

bệnh dạ dày   viêm dạ dày    Các biến chứng của viêm loét dạ dày có thể xảy ra theo thời gian, đặc biệt là nếu viêm dạ dày trở thành mãn tính sẽ gây khó khăn cho việc điều trị. Các biến chứng có thể bao gồm viêm loét dạ dày, loét chảy máu dạ dày, thiếu máu, ung thư dạ dày. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng mất nước, các vấn đề về thận, thậm chí tử vong.

1. Dự đoán tiến triển của viêm dạ dày

  Hầu hết mọi người bị viêm dạ dày có rất ít khả năng hồi phục hoàn toàn trong ngắn hạn. tuy nhiên những người bệnh được xác định nguyên nhân  và điều trị thích hợp sớm sẽ có nhiều cơ

Page 6: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

hội hồi phục hoàn toàn. Trong trường hợp dự đoán tiến triển viêm dạ dày mãn tính có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét chảy máu, ung thư dạ dày.|

Hẹp môn vị: Biểu hiện lúc đầu cảm thấy đầy bụng, nặng bụng, ở chua kèm đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.

Thủng dạ dày: Bệnh nhân cảm thấy đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.

Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.

2. Các loại thuốc điều trị viêm dạ dày

Điều trị các nguyên nhân cơ bản của viêm dạ dày là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu hoặc giải quyết viêm dạ dày. Ví dụ, nếu nguyên nhân gây ra viêm dạ dày là Helicobacter pylori, điều trị bằng kháng sinh thích hợp (thường là sự kết hợp của amoxicillin và clarithromycin[Biaxin, Biaxin XL] cộng với bismuth subsalicylate[Pepto - Bismol]) thường có hiệu quả.

Nếu NSAIDs là nguyên nhân, cần dừng sử dụng nonsteroid. Kết hợp các loại thuốc kháng axit (Maalox, Rolaids, và Alka-Seltzer), histamin (H2) chẹn (famotidine [Pepcid

Page 7: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

AC], ranitidine [Zantac 75]) và PPI hoặc ức chế bơm proton ( omeprazole [Prilosec], pantoprazole[Protonix], esomeprazole [Nexium]).

3. Làm thế nào để ngăn chặn viêm dạ dày

  Nếu nguyên nhân của viêm dạ dày được ngăn ngừa, thì viêm dạ dày được ngăn chặn. Lạm dụng rượu hoặc NSAIDs là nguyên nhân, cách ngăn chặn tốt nhất là dừng đưa những chất này vào cơ thể. Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, phòng ngừa sẽ khó khăn hơn. Nhưng vệ sinh cơ thể, rửa tay, ăn uống hợp vệ sinh là biện pháp tốt để giảm nguy cơ viêm dạ dày từ các tác nhân gây bệnh.

Nguồn: http://thuocdaday.vn/cac-bien-chung-viem-loet-da-day

Bệnh về dạ dày thường hay gặp nhất

bệnh dạ dày   Dạ dày là cơ quan tiêu hoá trực tiếp xử lý thức ăn hàng ngày. Người bị mắc bệnh dạ dày do các nguyên nhân: áp lực cuộc sống, căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý đã làm ảnh hưởng lớn đến bộ máy tiêu hóa gây ra các bệnh về dạ dày.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng  Nhiều năm chạy chữa bệnh đau dạ dày không khỏi, chị Loan nhân viên kế toán của một công ty liên doanh nước ngoài ở Đông Anh, Hà Nội vẫn phải sống chung với tình trạng đau thượng vị, ợ hơi. Do đặc thù công việc, chị phải chịu nhiều áp lực, ăn uống thất thường, không có giờ giấc. Có những hôm nhiều việc chị thường xuyên bỏ bữa hoặc chỉ ăn cái bánh mỳ lót dạ. Chính vì chế độ sinh hoạt thiếu điều độ, mât cân bằng nên bộ máy tiêu hóa xuất hiện những triệu chứng khó tiêu, đau thượng vị.

Page 8: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

    Chủ quan chị tự mua men tiêu hóa về uống mỗi khi thấy đầy bụng, khó tiêu. Nhưng cũng chính vì chị để tình trạng này kéo dài nên bệnh ngày càng nặng, lúc đói hay ăn hơi quá một tý dạ dày lại đau quặn. Đến cơ sở y tế khám chị được chẩn đoán loét dạ dày - tá tràng.  Trong cuộc sống hiện đại, những trường hợp như chị Loan không hiếm, thậm chí còn khá phổ biến, đăc biệt là người làm việc văn phòng.

  Khi bị loét dạ dày - tá tràng thường có dấu hiệu ban đầu là ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… đau thượng vị theo chu kỳ, rõ ràng nhất là khi ăn thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời bệnh nặng sẽ dần chuyển sang mạn tính rất khó điều trị và dễ gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày - tá tràng, hẹp môn vị… >> Cách chữa đau dạ dày hiệu quả

2. Trào ngược dạ dày thực quản  Không phổ biến như viêm loét dạ dày ,  tá tràng nhưng trào ngược dạ dày - thực quản cũng có khuynh hướng gia tăng nhanh theo lối sống hiện đại, công nghiệp hóa.   Chị Minh Phương ở Gia Lâm, Hà Nội lo lắng đi khám bác sĩ vì suốt thời gian dài chị mắc chứng ợ nóng, ợ chua, nôn mửa rất khó chịu. Không những thế, chị còn mắc chứng khó nuốt, chị luôn có cảm giác thức ăn, nước uống mắc nghẹn ở ức ngay khi nuốt... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Bác sĩ cho biết chị bị trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị ngay tránh diễn biến xấu, phức tạp.  Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây

Page 9: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư. Việc chẩn đoán sớm, điều trị hợp lý và kịp thời giúp giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.  Với các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ chua, nôn, khó nuốt dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở bộ máy tiêu hóa việc xác định đúng bệnh rất quan trọng. Những người uống rượu, hút thuốc, ăn thức ăn nhiều gia vị, mỡ, cà phê, sô-cô-la; người béo phì, đái tháo đường, phụ nữ có thai... nguy cơ bị trào ngược dạ dày - thực quản cao hơn.

3. Lưu ý

1.   Khi đã bị bệnh, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (4 - 5 bữa/ngày), chọn loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như sữa, bột… để giúp dạ dày tiêu hóa tốt.

2.   Không nên ăn trái cây khô, lương thực khô gây khó tiêu, tránh thức ăn cay, chua kích thích dạ dày… đặc biệt, cần tránh để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.

Viêm đại tràng là bệnh gì?

viêm đại tràng   bệnh đại tràng  Viêm đại tràng là một bệnh phổ biến thường gặp. Bệnh được khởi phát từ sau một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để, dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh biến chứng trở thành viêm đại tràng mạn tính.

1. Đại tràng là gì?

  Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là phần cuối của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Đại tràng là một ống dài khoảng 1,2m, nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.

Page 10: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

 

2. Dấu hiệu bệnh viêm đại tràng

  Bệnh viêm đại tràng mạn tính có biểu hiện là rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót muốn đi nữa, … Bệnh thường xuyên tái phát, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc thường ngày. Việc điều trị bệnh viêm đai tràng mạn tính hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới chính là do tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc, việc điều trị bằng thuốc tân dược hiện nay chủ yếu để khắc phục các triệu chứng (chữa đi ngoài, giảm co thắt ruột, giảm đau,…).

3. Nguyên nhân viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: vi khuẩn, virus, bức xạ, thiếu máu;

Viêm đại tràng do các loại vi khuẩn gây ra shigella ,Campylobacter , E. coli , và C. difficile;

Viêm đại tràng do virus như cytomegalovirus;

Viêm đại tràng do trùng amip, lamblia;Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột;

Page 11: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột;

Táo bón kéo dài.

Đặc biệt: nhiễm nấm đường ruột sẽ dẫn tới đại tràng đau bụng, sôi bụng, đầy bụng, đi ngoài lúc lỏng, lúc táo bón kéo dài. Các chủng nấm thường gặp trong đường tiêu hóa là nấm Cadida. Cadida có khoảng 300 loài và loài gây bệnh phổ biến là nấm Cadida tropicalis, Cadida parapsilosis, Cadida guilliermondii, Cadida glabrata…

  Với bệnh viêm đại tràng bạn cần theo chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ, kiêng bia rượu và các chất kích thích để hạn chế bệnh nặng hơn. Định kỳ 6 tháng đi kiểm tra sức khoẻ tổng thể 1 lần để sớm phát hiện và ngăn ngừa các biến chứng nếu có.

Triệu chứng bệnh viêm đại tràng

 Viêm đại tràng lành tính hay còn gọi là bệnh viêm đại tràng thông thường. Người bị viêm đại tràng lành tính thường có những triệu chứng biểu hiện như táo bón, đau quặn, mót rặn, đại tiện nhiều lần trong ngày.

1. Triệu chứng viêm đại tràng

Đau quặn, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn (do đại tràng co bóp) khắp bụng, nhất là dưới rốn. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, cơn đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.

Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, nặng bụng, thậm chí có cảm giác khối đá đè trong bụng. Cảm giác đau và khó chịu tăng khi bị táo bón, bớt  khi đại tiện và trung tiện.

Chướng bụng là triệu chứng rất hay gặp, đôi khi đứng hàng đậu. Buổi sáng ngủ dậy không bị, tăng dần lên trong ngày.

Rối loạn đại tiện: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhầy và có máu. Táo bón sau bãi phân nhầy máu, táo lỏng xen kẽ, mót rặn, đau hậu môn sau khi đại tiện.

Page 12: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

2. Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa, nếu là do trùng a míp gây nên thì người ta gọi bệnh ly (kiết lỵ). Nếu biểu hiện mạnh ở các triệu chứng như đau nhiều, đi đại tiện nhiều lần thì là viêm đại tràng. Viêm đại tràng cấp nếu điều trị không triệt để có thể dẫn đến viêm đại tràng mạn tính. Tuy nhiên, có một số bệnh (nữ nhiều hơn nam) bị rối loạn chức năng co bóp của đại tràng, cũng có biểu hiện đau quặn, mót rặn nhưng không đi ngoài nhầy mũi, đây là chứng viêm đại tràng cơ năng, thường xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc ăn các thức ăn lạ như thức ăn tanh (cua, cá…) hoặc thức ăn lên men (dưa, cà…). Đối với những bệnh này thường chỉ cần dùng thuốc điều chỉnh co bóp ruột chứ không phải dùng kháng sinh đường ruột.

3. Cách điều trị viêm đại tràng lành tính

  Điều trị viêm đại tràng phải do bác sĩ khám chẩn đoán tìm ra nguyên nhân sau đó kê đơn thuốc. Các thuốc hay dùng trong điều trị viêm đại tràng là: Kháng sinh đường ruột (Biceptol, Flagyl, Flagentyl…) và thuốc điều hòa nhu động ruột (Visceralgin, Dobridat, Rekalat…)

Page 13: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

4. Cách phòng bệnh

  Do bệnh về đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống hàng ngày cũng rất quan trọng, cần ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà… Khi ghi ngờ có các triệu chứng viêm đại tràng, cần đi khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.    Hội chứng rối loạn tiêu hóa là gì? 

Hội chứng rối loạn tiêu hóa là hiện tượng co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn đến đau bụng và làm cho rối loạn đại tiện. Bệnh hoàn toàn không gây nguy hiểm, nhưng người bệnh sẽ gặp phải những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.  Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa.

1. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Đại tiện nhiều lần trong ngày: Người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước. Người bệnh có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại. Bệnh có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng.

Đau bụng: người bệnh cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

Đầy hơi: Đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.

Page 14: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

2. Chẩn đoán rối loạn tiêu hóa

  Vì rối loạn tiêu hóa có cũng triệu chứng với nhiều bệnh nguy hiểm hơn, như ung thư (nhất là ung thư đường ruột), hoặc các bệnh khác như loét tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh tuyến giáp, giun sán, viêm tụy mạn, không dung nạp lactose v.v… nên bệnh nhân cần đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng bệnh lý và tuổi tác, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau.

3. Điều trị rối loạn tiêu hóa

  Thuốc giảm đau bụng: dicyclomin HCl (Bentyl), hyoscyamin sulfat (Levsin) có thể thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón, nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm loperamide (Imodium) hoặc diphenoxylate (Iomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc nhuận tràng khi bị táo bón.

  Lưu ý: Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa tùy theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc chỉ đóng vai

Page 15: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

trò phụ trong điều trị, chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.Trong điều trị rối loạn tiêu hóa để hiệu quả, người bệnh cũng cần kết hợp một chế độ ăn hợp lý: tránh ăn các thức ăn gây đầy hơi, tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol. Ăn nhiều rau và uống nhiều nước đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.Nguồn: http://thuocdaday.vn/hoi-chung-roi-loan-tieu-hoa-la-gi

Nhận biết triệu chứng rối loạn tiêu hóa?

rối loạn tiêu hóa  

   R ối loạn tiêu hóa là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình là đau bụng, đầy hơi, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Tình trạng này có thể kéo dài đến 3 - 4 ngày do vậy cần đi khám để được điều trị sớm.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp

1. Triệu chứng đau bụng

  Đau bụng là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa, các cơn đau từ nhẹ đến dữ dội thay đổi tùy theo cá nhân. Đau thường xuất hiện ở phía bên trái vùng bụng dưới nhưng cũng có thể đau ở nhiều chỗ khác trên cơ thể. Một số trường hợp đau lan cả ra vùng sau lưng.

2. Triệu chứng đầy hơi

  Bệnh nhân bị, ợ hơi, bụng thường căng to, liên tục “đánh hơi”. Các triệu chứng này có cùng với triệu chứng của bệnh đau dạ dày (viêm dạ dày, viêm đại tràng), ợ chua hoặc đắng, miệng hôi… Do vậy người bệnh cũng cần đi khám ngày để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị.

Page 16: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

3. Tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ

  Triệu chứng này xuất hiện làm cho người bệnh mệt mỏi, sức khỏe và tinh thần giảm sút. Do cơ thể mất nước và chất điện giải trầm trọng nếu bị tiêu chảy, táo bón gây tổn thương cho hệ tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài nên đến bệnh viện khám kịp thời.

4. Triệu chứng nôn mửa

  Thường là triệu chứng của các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Khi nôn mửa cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, khó chịu . Vì vậy bạn nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể và gặp bác sĩ nếu tình trạng kéo dài.  Rối loạn tiêu hóa không mang nhiều nguy hiểm, bệnh ở mức độ nguy hiểm khi người bệnh để tình trạng kéo dài mà không chữa trị ngay. Điều đáng lưu ý ở đây là, một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa lại có biểu hiện gần giống với các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đau loét tá tràng, đại tràng... Vì vậy để yên tâm hơn khi gặp các biểu hiện trên người bệnh hãy đi khám ngay tại các cơ sở ý tế để phòng tránh các nguy cơ không mong muốn. Xác định các dạng rối loạn tiêu hóa

rối loạn tiêu hóa  

  Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng xuất hiện một số triệu chứng ở đường tiêu hóa bao gồm: buồn nôn, đau bụng(có khi đau âm ỉ, có khi đau từng cơn, có khi đau quặn), tiêu chảy, phân lúc nhão, lúc rắn, táo bón. Rối loạn tiêu hóa có thể là bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Bệnh lý có thể xảy ra ngay tại đường tiêu hóa nhưng cũng có thể xảy ra ngoài đường tiêu hóa. Mọi lứa tuối đều có

Page 17: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

thể bị rối loạn tiêu hóa và tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mỗi một cá thể thường không giống nhau.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Thay đổi thói quen đại tiện: tiến triển chậm nhưng nặng dần. Người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước. Người bệnh có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

Đau bụng: Có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

Đầy hơi: Đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.

 

Page 18: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

 

Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý

Nhiều trường hợp do mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó phải dùng kháng sinh nhưng người bệnh không tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột, xuất hiện đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi, kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất, đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên.

Hiện tượng làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở ruột được gọi là “loạn khuẩn”. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý của một số người, nhất là hiện tượng tự mua thuốc để điều trị bệnh cho mình hoặc người nhà của mình rất dễ dẫn đến “loạn khuẩn”. 

Muốn biết có phải bị loạn khuẩn đường tiêu hóa hay không cần xét nghiệm phân. Khi có kết quả đánh giá bị “loạn khuẩn” của phòng xét nghiệm vi sinh y học thì người bác sĩ khám bệnh sẽ có phương pháp để điều chỉnh sự “loạn khuẩn” đó. Hoặc trường hợp phụ nữ nghén khi mang thai nhưng cũng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như không muốn ăn, nôn, buồn nôn, ọe.

Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý

Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bệnh lý. Tuy nhiên tùy theo từng loại bệnh mà triệu chứng xuất hiện có khác nhau không nhất thiết có đầy đủ các triệu chứng, có khi chỉ có một hoặc hai triệu chứng cũng có thể gọi là rối loạn tiêu hóa. 

Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét) đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn). 

Viêm ruột thừa cấp tính thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo buồn nôn hoặc nôn, bí trung, đại tiện. 

Có những bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) ngoài đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng thì đầy hơi trướng bụng, buồn nôn, nôn cũng có thể xuất hiện. 

Một số bệnh gây viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần như bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh ngộ độc thực phẩm… Viêm đại tràng co thắt thì có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa có phần khác với viêm ruột cấp tính… 

Có một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa nhưng khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh rối loạn ốc tiền đình (cúng có triệu chứng buồn nôn, nôn).

Page 19: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Rối loạn tiêu hóa có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của của bác sỹ. Các trường hợp đau bụng kèm theo nôn, tiêu chảy nặng bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nguồn: http://thuocdaday.vn/nhan-biet-trieu-chung-roi-loan-tieu-hoa

Rối loạn tiêu hóa được khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau thông thường là do thói quen

ăn uống. Để điều trị, cần xác định rõ nguyên nhân và triệu chứng của từng trường hợp, từ đó các

bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị một cách đúng đắn. 

1. Điều trị rối loạn tiêu hóa?

  Triệu chứng rối loạn tiêu hóa có kèm theo các triệu chứng đau bụng bệnh nhân nên đi khám

càng sớm càng tốt, để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ

độc thực phẩm, … Nếu không đi khám ngay để được xử lý kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy

hiểm đối với tính mạng. Khi bị bệnh nhiễm khuẩn, người bệnh cần dùng kháng sinh theo chỉ

định của bác sĩ, không tùy tiện mua kháng sinh để dùng khi chưa có chỉ định.

  Tình trạng đi tiêu không thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị rối loạn

tiêu hóa, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong đường ruột, ... khiến cho việc tiêu hóa

thức ăn diễn ra không hiệu quả, thức ăn không được chuyển hóa hết gây ra tình trạng táo bón

hoặc đi tiêu không thường xuyên.

Page 20: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

 

2. Lưu ý khi điều trị rối loạn tiêu hóa

Không nên ăn thức ăn đã có biểu hiện ôi thiu (bằng mùi, màu, …).

Không nên ăn nhiều đồ ăn được chế biến sẵn, bày bán ngoài hè phố.

Nên dùng thực phẩm tươi mới. Những loại thực phẩm có màu sắc lạ, trái mùa, … không

nên dùng.

Ăn đủ 3 bữa: sáng, trưa, tối, nên ăn tập trung, ăn nhiều vào các bữa trong ngày, hạn chế

đồ ăn vào buổi tối, đêm.

Không mua đồ ăn ở những cơ sở không rõ nguồn gốc, nghi ngờ về chất lượng, vệ sinh an

toàn thực phẩm.

Hạn chế ăn thịt, ăn nhiều rau, củ, quả.

Nên ăn vừa đủ, không quá no hoặc quá đói.

Page 21: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

  Khi bị rối loạn tiêu hóa hay bất kỳ một triệu chứng đau bụng nào, người bệnh tuyệt đối không

nên uống thuốc giảm đau, hay tự động điều trị bằng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sỹ. Đã

có nhiều trường hợp bệnh nhân bị thủng dạ dày, do uống thuốc giảm đau mà không phát hiện

được kịp thời đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: http://thuocdaday.vn/dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa-nhu-the-nao

Bách Hợp Tràng Khang

Bách hợp Tràng Khang được bào chế 100% từ các thảo dược thiên nhiên như chè dây, lá khôi, khổ sâm, bồ công anh, bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá đã được công nhận và kiểm chứng đạt hiệu quả rất cao trong điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày như Viêm loét dạ dày tá tràng; Viêm đại tràng cấp và mạn tính; Rối loạn tiêu hóa. Tràng Khang đạt hiệu quả cao nhờ công nghệ bào chế hiện đại cho phép hàm lượng dược chất cao gấp 20 lần các sản phẩm thông dụng. Bên cạnh đó Tràng Khang không gây ra các tác dụng phụ hay gặp khi điều trị kháng sinh như kháng thuốc; chua miệng; đắng miệng; buồn nôn; khó tiêu; táo bón; ..

Page 22: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Webiste: http://thuocdaday.vn

Thành phần

1.Che dây

Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), chè dây là loại

dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát. Chè dây là một vị thuốc dân gian chữa các bệnh liên quan tới

dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị ... Đặc biệt là Chè dây có khả năng làm sạch vi

khuẩn Helicobacter pylori – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày.

Theo tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam:

Bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng trà dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ

sau 8-9 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu,

ngủ ngon hơn. Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng

chè dây cho thấy, có tới gần 80% bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo

ổ loét dạ dày rất cao.

Ngoài ra chè dây còn có tác dụng làm sạch Helicobarter Pylori (một loại xoắn khuẩn sống trên

lớp nhày niêm mạc dạ dày), chống viêm, giảm viêm niêm mạc dạ dày. Trong chè dây có chữa

hàm lượng lớn flavonoid nên có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày rất tốt. Mức độ viêm dạ

dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ

còn viêm ở mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân

dược khác.

Sử dụng trà dây trong điều trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng không gây tác dụng phụ, không

gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các

chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

Page 23: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

2. Lá khôi

Lá khôi có tên khoa học là Ardisia sylvestris Pitard hay còn được gọi là cây độc lực, đơn tướng

quân, cây lá khôi, khôi nhung, khôi tía.

Lá khôi có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét , giúp liền sẹo và vết

thương, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng.

Bệnh viện 108 đã thí nghiệm dùng lá khôi chữa cho một số bệnh nhân đau dạ dày, có kết quả

giảm đau và làm giảm dịch vị xuống mức bình thường. Viện y học cổ truyền cũng áp dụng lá

khôi chữa đau dạ dày và có nhận định như lá khôi dùng hàng ngày với liều dưới 100g thì có thể

từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ được.

Đặc biệt là lá khôi tía, khi kết hợp với các dược liệu như khổ sâm, bồ công anh có tác dụng giảm

độ acid của dạ dày, chống viêm, làm giảm co thắt cơ trơn và giảm cơn đau cấp tính theo cơ chế

thần kinh trung ương, làm se vết loét, kích thích lên da non và làm lành vết thương... rất tốt.

3. Khô sâm

Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae

hay dân gian còn gọi cây khổ sâm cho lá là Khổ sâm Bắc bộ, cây kê cốt hương, cây cù đèn, cây

co chạy đón.

Page 24: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc,

sát trùng.

Khổ sâm được coi là vị thuốc dân gian có tác dụng trị chứng kiết lỵ, viêm loét dạ dày hành tá

tràng, đại tràng, ợ chua, đầy hơi, trướng bụng, đau bụng, đi ngoài ra máu, tiêu hóa kém. Đặc biệt

khi khổ sâm kết hợp với các vị thuốc bồ công anh, lá khôi tác dụng cực mạnh trong chữa trị viên

loét dạ dày tá tràng.

4. Bồ công anh

Bồ công anh (Taraxacum) Bồ công anh hay rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác,

diếp trời, rau mũi cày là một loại cây thảo dược họ Cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ các khu

vực ôn đới của Bắc Bán cầu trong Cựu Thế giới.

Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,

chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày - tá tràng, viêm gan, viêm họng,...

Page 25: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Bồ công ích có nhiều lợi ích cho bao tử và đường ruột, dùng trị liệu chứng khó tiêu dẫn tới táo

bón, sốt, mất ngủ, chữa loét bao tử, ung nhọt. Những người bị đau bao tử uống bồ công anh hàng

ngày giúp cảm giác ăn ngon miệng và tiêu hóa dễ dàng hơn.

5. Bạch truật

Bạch truật có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koid một loại thảo dược họ cúc. Bác

truật có vị đắng và ngọt, tính hơi ông. Sử dụng phần thân rễ (tức phần củ) của bạch truật làm một

vị thuốc bổ thuốc bổ khí kiện tỳ (tiêu hóa), trừ thấp hóa ứ, cầm mồ hôi và an thai.

Theo Đông y Bạc truật là vị thuốc bổ dưỡng  tác dụng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức

phận gan, tiêu hóa kém, chống nôn, tiêu chảy, viêm ruột mãn tính, ốm nghén, có thai đau bụng,

sốt ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa ho, trị đái tháo đường, hạ đường huyết.

6. Bạch phục linh

Bạch linh có tên khoa học Poria cocos Wolf một loại thảo dược họ nấm lỗ (Polyporaceae).

Thể quả nấm Phục linh khô:  Hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn,

nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể

nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng,

số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần - phần nấm Phục

linh ôm đoạn rễ thông bên trong). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.

Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.Bạch phục linh có tác dụng chữa tiêu hóa kém,

đầy chướng, tiểu tiện khó, ho có đờm, tiêu chảy.

7. Bạch thược

Bạch thược có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall., họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Page 26: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Rễ bạch thược: hình trụ tròn, thẳng hoặc đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng; đều nhau hoặc một

đầu to hơn, dài 10 - 20 cm, đường kính 1 - 2,0 cm. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn

hoặc đôi khi có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Đôi khi còn vỏ ngoài màu nâu thẫm. Chất

rắn chắc, nặng, khó bẻ gẫy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng. Mô mềm vỏ hẹp,

mạch gỗ xếp thành hình nan hoa xe đạp, không có mùi, vị hơi đắng, hơi chua.

Trong vị thuốc này có chứa các thành phần hóa học gồm: paeoniflorin, oxy-paeoniflorin ,

albiflorin, benzoylpaeoniflorin , tinh bột, chất nhày… Trong đó đáng chú ý hoạt chất

paeoniflorin – một glycosid chiếm tỷ lệ khá lớn (3,1%) có tác dụng dược lý. Paeniflorin có tác

dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng nên hạn chế sự tác động của căng

thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột, giảm co thắt ruột.

Bạch thược còn là vị thuốc chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp quá mạnh, lưng ngực đau, chân

tay nhức mỏi, nhức đầu, mắt hoa bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn

mạch não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện khó.

8. Hoàng bá

Hoàng bá còn gọi là hoàng nghiệt, tên khoa học là Phellodendron amurense Rupr.

(Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinense Fr.Schmidt), thuộc họ cam quít Rutaceae.

Nhiều thí nghiệm đã chứng minh tác dụng kháng sinh của hoàng bá, dịch chiết bằng cồn ức chế

các vi trùng Staphyllococcus, lỵ, thổ tả, Salmonella.

Trong y học cổ truyền, Hoàng bá có vị đắng, tính hàn, quy vào 3 kinh thận, bàng quang, tỳ.

Hoàng bá thường  được sử dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo

thấp.

Theo y học hiện đại, berberin vốn chứa rất nhiều trong Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, dùng

khi bị tiêu chảy do thức ăn nhiễm khuẩn. Không chỉ có thế, hợp chất lacton trong Hoàng bá có

tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên giúp giảm co thắt đại tràng do kích thích thần kinh

rất thích hợp cho những người thường xuyên bị chứng co thắt đài tràng.

Page 27: Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT

http://thuocdaday.vn

Ngoài ra còn có Hoàng bá còn có tác dụng lợi tiểu, hạ đường huyết, tiêu viêm, giải độc, trị mụn

nhọt, lở loét.

Chi tiết có tại http://thuocdaday.vn/san-pham-bach-hop-trang-khang

Website: http://thuocdaday.vn/