8
Câu 2:Tại sao máy móc không tạo ra giá trị thặng dư?

Câu 2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Câu 2

Câu 2:Tại sao máy móc không tạo ra giá trị thặng dư?

Page 2: Câu 2

• • Ngay từ cuối thế kỷ XVII học thuyết

kinh tế cổ điển đã xuất hiện ở Pháp dưới tên gọi là trường phái Trọng nông. Họ cho rằng lao động sản xuất nông nghiệp là hoạt động duy nhất được sự giúp đỡ của tự nhiên mà trực tiếp là đất đai nên có thể làm tăng thêm giá trị, là lao động sản xuất tạo ra giá trị mới nhiều hơn giá trị đã tiêu dùng. Còn lao động trong ngành khác chỉ khôi phục lại những giá trị mà nó đã sử dụng.

Page 3: Câu 2

• Sang đến David Ricardo (1772 - 1823) đã có những tiến bộ vượt bậc khi khẳng định rằng giá trị hàng hoá do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá quyết định và phân tích được mối quan hệ giữa giá cả và giá trị hàng hoá, đưa kinh tế chính trị học cổ điển lên tới đỉnh cao lý luận. Tuy nhiên nhược điểm cơ bản của ông là xác định giá trị trên điều kiện sản xuất xấu nhất và cho rằng giá trị là một phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật và vẫn chưa đề cập đến giá trị thặng dư

Page 4: Câu 2

• C. Mác (1818 - 1883, tiến sĩ triết học người Đức) trên cơ sở phê phán những hạn chế trong lý luận của giai cấp vô sản đã kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà kinh tế học đi trước để hình thành nên học thuyết của mình, đã giải thích một cách chính xác và khoa học về giá trị hàng hóa (GTHH) và nguồn gốc của GTTD.

• Theo ông, GTHH bao gồm:• 1) Giá trị cũ:là giá trị của những tư liệu sản xuất đã

tiêu dùng được chuyển sang sản phẩm mới. Nó bao gồm giá trị máy móc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hoá đó.

• 2) Giá trị mới: (v + m). Trong đó, v là giá trị sức lao động của người công nhân làm thuê hay số tiền mà người công nhân nhận được sau quá trình lao động cho chủ doanh nghiệp; m là giá trị sản phẩm thặng dư (phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt) do v tạo ra.

• Qua đó ta thấy rằng nguồn gốc của GTTD chính là lao động sống, chính lao động của con người đã tạo ra giá trị hàng hoá.

Page 5: Câu 2

• Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng: điều đó chỉ đúng trong thời kỳ lao động thủ công chiếm ưu thế còn trong thời đại hiện nay - trong bối cảnh tự động hoá sản xuất mà đỉnh cao của nó là sử dụng người máy (rôbôt) khi thực hiện một số chức năng nào đó thì người máy có thể thay thế con người, thì máy móc là nguồn gốc chính để tạo ra GTTD. Như vậy, liệu rằng học thuyết GTTD của C. Mác có còn đúng nữa hay không?

Page 6: Câu 2

• Trong học thuyết Gía trị thặng dư C. Mác khẳng định lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã tạo ra giá trị sử dụng và Gía trị hàng hóa. Trong đó: Lao động cụ thể tạo ra Giá trị sử dụng của hàng hoá; Lao động trừu tượng tạo ra Gía trị hàng hóa.

• Do đó, quá trình sản xuất hàng hoá cũng sẽ bao gồm hai mặt là quá trình lao động và quá trình tạo ra, làm tăng giá trị. Với tư cách là yếu tố của quá trình lao động, máy móc gia nhập toàn bộ vào quá trình sản xuất, còn với tư cách là một yếu tố hình thành giá trị thì máy móc chỉ gia nhập từng phần giá trị vào sản phẩm.

Page 7: Câu 2

• Vẫn biết rằng, quá trình lao động dù là giản đơn hay phức tạp cũng là sự kết hợp của người lao động với tư liệu sản xuất. Sử dụng máy móc càng hiện đại thì sức sản xuất ngày càng được nâng lên, càng tạo ra nhiều của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhưng khi nghiên cứu quá trình tạo ra và làm tăng giá trị hàng hoá thì máy móc tham gia vào đây không còn được xét là nhân tố vật thể nữa mà chỉ được coi là những lượng lao động đã vật hoá nhất định, giá trị của chúng được chuyển dần hoặc chuyển ngay vào trong một chu kỳ sản xuất sản phẩm. Dù máy móc có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể tự chuyển giá trị của mình vào sản phẩm. Một cái máy không dùng vào quá trình sản xuất là một cái máy vô ích, ngoài ra nó còn bị hư hỏng dần bởi sức mạnh huỷ hoại của tự nhiên. Chính lao động sống, lao động của con người đã “cải tử hoàn sinh”, đã làm cho máy móc sống lại, chuyển giá trị của chúng sang sản phẩm mới. Nhưng một tư liệu sản xuất không bao giờ chuyển vào sản phẩm mới một giá trị lớn hơn phần mà nó đã hao mòn đi trong quá trình sản xuất. Tức là, tư liệu sản xuất nói chung và máy móc nói riêng chỉ tạo điều kiện cho việc làm tăng giá trị của hàng hoá chứ bản thân không trực tiếp tham gia vào quá trình làm tăng giá trị.

Page 8: Câu 2

• Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra máy móc dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra vốn để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số giá trị mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư.

• Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động trong một giờ làm ra được giá trị sản phẩm là 1000 đồng. Đến giờ thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở giờ thứ nhất, người lao động đó sẽ làm ra được 1100 đồng. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động.

• vì vậy "quan điểm doanh nghiệp nào sử dụng máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo ra nhiều sản phẩm và giá trị thặng dư từ đó đưa ra quan điểm máy móc thiết bị cũng tham gia tạo ra giá trị thặng dư" là hoàn toàn sai, máy móc chỉ làm gia tăng giá trị thặng dư bằng việc tăng năng suất chất lượng cũng như số lượng hàng hóa để nhằm mục đính thu lại một lượng giá trị lớn hơn giá trị gốc (giá trị đầu tư ban đầu và lương nhân công). chứ bản thân máy móc không thể tự tạo ra giá trị thăng dư nếu như không có tính chất con người ( không có con người lập trình và điều khiển máy móc không thể tự hoạt động vào quá trình tạo ra sản phẩm) tức có nghĩa con người là chủ thể tạo nên giá trị thặng dư chứ không phải máy móc.