148
Sắc xuân thơ

Sắc Xuân

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thơ Đặng Văn Phú

Citation preview

Sắc xuânthơ

ts. Đặng văn phú

nhà xuất bản văn họchà nội - 2012

Sắc xuânthơ Lục bát hai chiềuthuận nghịch Độc

ts. Đặng văn phú 5

Lời thưaHai chiều thuận nghịch dám làm

Lục bát tách bốn thích ham diệu huyềnĐam mê xúc cảm tạo nên

Lưu thêm kỳ tích đẹp nền văn chương.Một mình gắng sức thân thương

Tâm hồn lắng đọng vấn vương lâu dàiTạo nên nền tảng tương lai

Mọi người thưởng thức miệt mài đêm thâuCảm ơn nhận xét sắc sâu

Động viên tác giả đi đầu thành công.

Để bạn đọc dễ hiểu, tác giả tách một bài thơ lục bát hai chiều thuận nghịch độc thành 4 bài lục bát:

bài 1: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.bài 2: Đọc từ phải sang trái, từ dưới lên trên.bài 3: Đọc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.bài 4: Đọc từ trái sang phải, từ dưới lên trên.

toàn tập thơ gồm 53 bài, tác giả tách thành 212 bài.thể thơ khó và nhiều mới mẻ nên không tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được sự ưu ái và cảm thông của bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn!

Sắc xuân6

Sắc xuânĐào mai lẫn quyện chim đàn

Cao bay vào chốn sắc xuân xoay vầnTrao đưa báu vật nước dân.

Dân nước vật báu đưa traoVần xoay xuân sắc chốn vào bay cao

Đàn chim quyện lẫn mai đào.

ts. Đặng văn phú 7

Đàn chim quyện lẫn mai đàoVần xoay xuân sắc chốn vào bay cao

Dân nước vật báu đưa trao.

Trao đưa báu vật nước dânCao bay vào chốn sắc xuân xoay vần

Đào mai lẫn quyện chim đàn.

Sắc xuân8

Nhân nghĩaNhân nghĩa thắm đượm người đờiPhần thêm an ổn đẹp lời vui tươi

Phân tâm ẩn hiện hợt hời.

Hời hợt hiện ẩn tâm phânTươi vui lời đẹp ổn an thêm phầnĐời người đượm lắm nghĩa nhân.

ts. Đặng văn phú 9

Đời người đượm thắm nghĩa nhânTươi vui lời đẹp ổn an thêm phần

Hời hợt hiện ẩn tâm phân.

Phân tâm ẩn hiện hợt hờiPhần thêm an ổn đẹp lời vui tươi

Nhân nghĩa thắm đượm người đời.

Sắc xuân10

Trời mâyTrời mây quyện lẫn nước trong

Ơi ai thời nhớ thắm nồng ước mongVơi đầy tốt lúa vàng ong.

Ong vàng lúa tốt đầy vơiMong ước nồng thắm nhớ thời ai ơi

Trong nước lẫn quyện mây trời.

ts. Đặng văn phú 11

Trong nước lẫn quyện mây trờiMong ước nồng thắm nhớ thời ai ơi

Ong vàng lúa tốt đầy vơi.

Vơi đầy tốt lúa vàng ongƠi ai thời nhớ thắm nồng ước mong

Trời mây quyện lẫn nước trong.

Sắc xuân12

Hoa maiBông tuyết trắng muốt hoa mai

Trông ngắm đồng điệu sánh vai sắc tàiÔng bà mãi thú hoa khai.

Khai hoa thú mãi bà ôngTài sắc vai sánh điệu đồng ngắm trông

Mai hoa muốt trắng tuyết bông.

ts. Đặng văn phú 13

Mai hoa muốt trắng tuyết bôngTài sắc vai sánh điệu đồng ngắm trông

Khai hoa thú mãi bà ông.

Ông bà mãi thú hoa khaiTrông ngắm đồng điệu sánh vai sắc tài

Bông tuyết trắng muốt hoa mai.

Sắc xuân14

Làng xómĐông vui bản xóm tràn lan

Đồng tâm mong đợi vẹn toàn dân anPhong sương cố gắng vượt tràn.

Tràn vượt gắng cố sương phongAn dân toàn vẹn đợi mong tâm đồng

Lan tràn xóm bản vui đông.

ts. Đặng văn phú 15

Lan tràn xóm bản vui đôngAn dân toàn vẹn đợi mong tâm đồng

Tràn vượt gắng cố sương phong.

Phong sương cố gắng vượt trànĐồng tâm mong đợt vẹn toàn dân an

Đông vui bản xóm tràn lan.

Sắc xuân16

Bến đòXưa xa nhớ mãi đầy đò

Mùa qua đưa đón sóng to thăm dòMưa rơi gánh nặng âu lo.

Lo âu nặng gánh rơi mưaDò thăm to sóng đón đưa qua mùa

Đò đầy mãi nhớ xa xưa.

ts. Đặng văn phú 17

Đò đầy mãi nhớ xa xưaDò thăm to sóng đón đưa qua mùa

Lo âu nặng gánh rơi mưa.

Mưa rơi gánh nặng âu loMùa qua đưa đón sóng to thăm dò

Xưa xa nhớ mãi đầy đò.

Sắc xuân18

Cô gái Việt NamXinh tươi đẹp gái Việt Nam

Minh thông tình thắm việc làm mê đamMình trong đức sáng xanh lam.

Lam xanh sáng đức trong mìnhĐam mê làm việc thắm tình thông minh

Nam Việt gái đẹp tươi xinh.

ts. Đặng văn phú 19

Nam Việt gái đẹp tươi xinhĐam mê làm việc thắm tình thông minh

Lam xanh sáng đức trong mình.

Mình trong đức sáng xanh lamMinh thông tình thắm việc làm mê đam

Xinh tươi đẹp gái Việt Nam.

Sắc xuân20

Duyên tơDuyên tơ bám sát lạ thường

Yên bình miền đất thịnh cường ngát hươngHiền hòa đất biển yêu thương.

Thương yêu biển đất hòa hiềnHương ngát cường thịnh đất miền bình yên

Thường lạ sát bám tơ duyên.

ts. Đặng văn phú 21

Thường lạ sát bám tơ duyênHương ngát cường thịnh đất miền bình yên

Thương yêu biển đất hòa hiền.

Hiền hòa đất biển yêu thươngYên bình miền đất thịnh cường ngát hương

Duyên tơ bám sát lạ thường.

Sắc xuân22

Thanh niênHanh thông tiến bước vượt đầu

Tranh đấu thành quả đức giàu trí sâuLành an đất nước thỉnh cầu.

Cầu thỉnh nước đất an lànhSâu trí giàu đức quả thành đấu tranh

Đầu vượt bước tiến thông hanh.

ts. Đặng văn phú 23

Đầu vượt bước tiến thông hanhSâu trí giàu đức quả thành đấu tranh

Cầu thỉnh nước đất an lành.

Lành an đất nước thỉnh cầuTranh đấu thành quả đức giàu trí sâu

Hanh thông tiến bước vượt đầu.

Sắc xuân24

Hoa senHồng sen mát dịu hồ trên

Trông nom đồng ruộng lúa xen đẹp nềnSông nước sóng lướt êm êm.

Êm êm lướt sóng nước sôngNền đẹp xen lúa ruộng đồng nom trông

Trên hồ dịu mát sen hồng.

ts. Đặng văn phú 25

Trên hồ dịu mát sen hồngNền đẹp xen lúa ruộng đồng nom trông

Êm êm lướt sóng nước sông.

Sông nước sóng lướt êm êmTrông nom đồng ruộng lúa xen đẹp nền

Hồng sen mát dịu hồ trên.

Sắc xuân26

Hoa hồngHồng hoa sắc đẹp mượt mà

Bông đơm lồng cánh đậm đà thơm xaTrồng vun đắp xới sương pha.

Pha sương xới đắp vun trồngXa thơm đà đậm cánh lồng đơm bông

Mà mượt đẹp sắc hoa hồng.

ts. Đặng văn phú 27

Mà mượt đẹp sắc hoa hồngXa thơm đà đậm cánh lồng đơm bông

Pha sương xới đắp vun trồng.

Trồng vun đắp xới sương phaBông đơm lồng cánh đậm đà thơm xa

Hồng hoa sắc đẹp mượt mà.

Sắc xuân28

Tam ĐảoMây sương quyện lẫn núi ngànĐầy vơi may rủi vẹn an dây đàn

Say mê tiết khí lan tràn.

Tràn lan khí tiết mê sayĐàn dây an vẹn rủi may vơi đầyNgàn núi lẫn quyện sương mây.

ts. Đặng văn phú 29

Ngàn núi lẫn quyện sương mâyĐàn dây an vẹn rủi may vơi đầy

Tràn lan khí tiết mê say.

Say mê tiết khí lan trànĐầy vơi may rủi vẹn an dây đànMây sương quyện lẫn núi ngàn.

Sắc xuân30

Núi rừngSương mây quyện lẫn núi rừng

Thương yêu đường vượt đón mừng vượng hưngVương tơ sợi nhớ rưng rưng.

Rưng rưng nhớ sợi tơ vươngHưng vượng mừng đón vượt đường yêu thương

Rừng núi lẫn quyện mây sương.

ts. Đặng văn phú 31

Rừng núi lẫn quyện mây sươngHưng vượng mừng đón vượt đường yêu thương

Rưng rưng nhớ sợi tơ vương.

Vương tơ sợi nhớ rưng rưngThương yêu đường vượt đón mừng vượng hưng

Sương mây quyện lẫn núi rừng.

Sắc xuân32

Cà MauTrời mây lướt sóng phương nam

Vơi đầy thời nhớ sắc chàm màu lamCười tươi dịu nhẹ thì thầm.

thầm thì nhẹ dịu tươi cườiLam màu chàm sắc nhớ thời đầy vơi

Nam phương sóng lướt mây trời.

ts. Đặng văn phú 33

Nam phương sóng lướt mây trờiLam màu chàm sắc nhớ thời đầy vơi

Thầm thì nhẹ dịu tươi cười.

Cười tươi dịu nhẹ thì thầmVơi đầy thời nhớ sắc chàm màu lam

Trời mây lướt sóng phương nam.

Sắc xuân34

Nâng đỡNâng đỡ bé nhỏ tươi xinh

Vàng quí mang đến sáng tinh đẹp hìnhSang cao giữ được yên bình.

Bình yên được giữ cao sangHình đẹp tinh sáng đến mang quí vàng

Xinh tươi nhỏ bé đỡ nâng.

ts. Đặng văn phú 35

Xinh tươi nhỏ bé đỡ nângHình đẹp tinh sáng đến mang quí vàng

Bình yên được giữ cao sang.

Sang cao giữ được yên bìnhVàng quí mang đến sáng tinh đẹp hình

Nâng đỡ bé nhỏ tươi xinh.

Sắc xuân36

Mầm nonMầm tươi trí não trước sau

Tâm trong đầm ấm sắc sâu tuyến đầuLàm nên sáng đẹp bền lâu.

Lâu bền đẹp sáng nên làmĐầu tuyến sâu sắc ấm đầm trong tâm

Sau trước não trí tươi mầm.

ts. Đặng văn phú 37

Sau trước não trí tươi mầmĐầu tuyến sâu sắc ấm đầm trong tâm

Lâu bền đẹp sáng nên làm.

Làm nên sáng đẹp bền lâuTâm trong đầm ấm sắc sâu tuyến đầu

Mầm tươi trí não trước sau.

Sắc xuân38

Trẻ khuyết tậtĐùa chơi múa nhảy vui cười

Dua thêu mùa được đẹp đời xanh tươiXua tan vợi bớt buồn vơi.

Vơi buồn bớt vợi tan xuaTươi xanh đời đẹp được mùa thêu dua

Cười vui nhảy múa chơi đùa.

ts. Đặng văn phú 39

Cười vui nhảy múa chơi đùaTươi xanh đời đẹp được mùa thêu dua

Vơi buồn bớt vợi tan xua.

Xua tan vợi bớt buồn vơiDua thêu mùa được đẹp đời xanh tươi

Đùa chơi múa nhảy vui cười.

Sắc xuân40

Chợ canhXanh vàng đủ loại nhiều màu

Nhanh mua thành giá ước cầu bán mauSành sỏi lựa chọn hàng đầu.

Đầu hàng chọn lựa sỏi sànhMau bán cầu ước giá thành mua nhanh

Màu nhiều loại đủ vàng xanh.

ts. Đặng văn phú 41

Màu nhiều loại đủ vàng xanhMau bán cầu ước giá thành mua nhanh

Đầu hàng chọn lựa sỏi sành.

Sành sỏi lựa chọn hàng đầuNhanh mua thành giá ước cầu bán mau

Xanh vàng đủ loại nhiều màu.

Sắc xuân42

Yêu thươngYêu thương hiện rõ dỗi hờn

Thêu dệt điều nhớ thả hồn nước nonKhêu gợi cảm xúc vẹn tròn.

Tròn vẹn xúc cảm gợi khêuNon nước hồn thả nhớ điều dệt thêu

Hờn dỗi rõ hiện thương yêu.

ts. Đặng văn phú 43

Hờn dỗi rõ hiện thương yêuNon nước hồn thả nhớ điều dệt thêu

Tròn vẹn xúc cảm gợi khêu.

Khêu gợi cảm xúc vẹn trònThêu dệt điều nhớ thả hồn nước non

Yêu thương hiện rõ dỗi hờn.

Sắc xuân44

Xuân sangXuân sang đón nhận trăm hoa

Tràn sương vân trắng thuận hòa nắng phaAn lành mải miết ngâm nga.

Nga ngâm miết mải lành anPha nắng hòa thuận trắng vân sương tràn

Hoa trăm nhận đón sang xuân.

ts. Đặng văn phú 45

Hoa trăm nhận đón sang xuânPha nắng hòa thuận trắng vân sương tràn

Nga ngâm miết mải lành an.

An lành mải miết ngâm ngaTràn sương vân trắng thuận hòa nắng pha

Xuân sang đón nhận trăm hoa.

Sắc xuân46

Thọ caoGià rồi thọ tuổi gần trăm

Xa thăm bà cháu tháng năm nhiều lầnXa gần nghĩa nặng lặng thầm.

Thầm lặng nặng nghĩa gần xaLần nhiều năm tháng cháu bà thăm xa

Trăm gần tuổi thọ rồi già.

ts. Đặng văn phú 47

Trăm gần tuổi thọ rồi giàLần nhiều năm tháng cháu bà thăm xa

Thầm lặng nặng nghĩa gần xa.

Xa gần nghĩa nặng lặng thầmXa thăm bà cháu tháng năm nhiều lần

Già rồi thọ tuổi gần trăm.

Sắc xuân48

Chơi vuiChơi vui múa nhảy đô sòn

Tươi cười ngời sáng đắp dồn cháu conĐời đời tiếp bước vàng son.

Son vàng bước tiếp đời đờiCon cháu dồn đắp sáng ngời cười tươi

Sòn đô nhảy múa vui chơi.

ts. Đặng văn phú 49

Sòn đô nhảy múa vui chơiCon cháu dồn đắp sáng ngời cười tươi

Son vàng bước tiếp đời đời.

Đời đời tiếp bước vàng sonTươi cười ngời sáng đắp dồn cháu con

Chơi vui múa nhảy đô sòn.

Sắc xuân50

Giao lưuĐêm thâu đón nhận em anh

Thêm vui mềm dẻo đọc nhanh thơ sànhXem ra thắm đượm tươi xanh.

Xanh tươi đượm thắm ra xemSành thơ nhanh đọc dẻo mềm vui thêm

Anh em nhận đón thâu đêm.

ts. Đặng văn phú 51

Anh em nhận đón thâu đêmSành thơ nhanh đọc dẻo mềm vui thêm

Xanh tươi đượm thắm ra xem.

Xem ra thắm đượm tươi xanhThêm vui mềm dẻo đọc nhanh thơ sành

Đêm thâu đón nhận em anh.

Sắc xuân52

Thi đàn người cao tuổi Việt Nam

Thi đàn nét đẹp Việt NamThì thầm suy ngẫm việc làm sâu thâm

Vi vu lắng đọng trong tâm.

Tâm trong đọng lắng vu viThâm sâu làm việc ngẫm suy thầm thì

Nam Việt đẹp nét đàn thi.

ts. Đặng văn phú 53

Nam Việt đẹp nét đàn thiThâm sâu làm việc ngẫm suy thầm thì

Tâm trong đọng lắng vu vi.

Vi vu lắng đọng trong tâmThì thầm suy ngẫm việc làm sâu thâm

Thi đàn nét đẹp Việt Nam.

Sắc xuân54

Thu sangHoa cúc đón nhận thu sang

Hòa giao xoa dịu nắng vàng chuyển mangĐa tình đứng ngắm sao trăng.

Trăng sao ngắm đứng tình đaMang chuyển vàng nắng dịu xoa giao hòa

Sang thu nhận đón cúc hoa.

ts. Đặng văn phú 55

Sang thu nhận đón cúc hoaMang chuyển vàng nắng dịu xoa giao hòa

Trăng sao ngắm đứng tình đa.

Đa tình đứng ngắm sao trăngHòa giao xoa dịu nắng vàng chuyển mang

Hoa cúc đón nhận thu sang.

Sắc xuân56

Chơi thơChơi vui lắng đọng tâm hồn

Thơi thảnh lời nói góp dồn yêu conCười tươi xúc cảm vẹn tròn.

Tròn vẹn cảm xúc tươi cườiCon yêu dồn góp nói lời thảnh thơi

Hồn tâm đọng lắng vui chơi.

ts. Đặng văn phú 57

Hồn tâm đọng lắng vui chơiCon yêu dồn góp nói lời thảnh thơi

Tròn vẹn cảm xúc tươi cười.

Cười tươi xúc cảm vẹn trònThơi thảnh lời nói góp dồn yêu con

Chơi vui lắng đọng tâm hồn.

Sắc xuân58

Thơ rượuThơ rượu ấp ủ tuôn trào

Mơ trong chờ đợi dạt dào nghiêng chaoTơ duyên lắng đọng dâng cao.

Cao dâng đọng lắng duyên tơChao nghiêng dào dạt đợi chờ trong mơ

Trào tuôn ủ ấp rượu thơ.

ts. Đặng văn phú 59

Trào tuôn ủ ấp rượu thơChao nghiêng dào dạt đợi chờ trong mơ

Cao dâng đọng lắng duyên tơ.

Tơ duyên lắng đọng dâng caoMơ trong chờ đợi dạt dào nghiêng chao

Thơ rượu ấp ủ tuôn trào.

Sắc xuân60

Kéo coCo kéo tục lệ dân làng

Lo chăm hò hát được nàng kia sangTô thêm nét đẹp danh vang.

Vang danh đẹp nét thêm tôSang kia nàng được hát hò chăm lo

Làng dân lệ tục kéo co.

ts. Đặng văn phú 61

Làng dân lệ tục kéo coSang kia nàng được hát hò chăm lo

Vang danh đẹp nét thêm tô.

Tô thêm nét đẹp danh vangLo chăm hò hát được nàng kia sang

Co kéo tục lệ dân làng.

Sắc xuân62

Mở hộiLàng dân mở hội vui xuân

Tăng cao sàng lọc đẹp dần thơ vănNàng ta góp sức chuyên cần.

Cần chuyên sức góp ta nàngVăn thơ dần đẹp lọc sàng cao tăng

Xuân vui hội mở dân làng.

ts. Đặng văn phú 63

Xuân vui hội mở dân làngVăn thơ dần đẹp lọc sàng cao tăng

Cần chuyên sức góp ta nàng.

Nàng ta góp sức chuyên cầnTăng cao sàng lọc đẹp dần thơ văn

Làng dân mở hội vui xuân.

Sắc xuân64

Câu cáCâu thả đứng cạnh bên ao

Đâu đây rầu rĩ lướt lao rào ràoCầu trên tĩnh lặng ra vào.

Vào ra lặng tĩnh trên cầuRào rào lao lướt rĩ rầu đây đâu

Ao bên cạnh đứng thả câu.

ts. Đặng văn phú 65

Ao bên cạnh đứng thả câuRào rào lao lướt rĩ rầu đây đâu

Vào ra lặng tĩnh trên cầu.

Cầu trên tĩnh lặng ra vàoĐâu đây rầu rĩ lướt lao rào rào

Câu thả đứng cạnh bên ao.

Sắc xuân66

Hè sangHè sang gọi tiếng ve ve

Tre lũy lề chỉnh cản che vó bèMê say mát mặt ngồi kề.

Kề ngồi mặt mát say mêBè vó che cản chỉnh tề lũy tre

Ve ve tiếng gọi sang hè.

ts. Đặng văn phú 67

Ve ve tiếng gọi sang hèBè vó che cản chỉnh tề lũy tre

Kề ngồi mặt mát say mê.

Mê say mát mặt ngồi kềTre lũy tề chỉnh cản che vó bè

Hè sang gọi tiếng ve ve.

Sắc xuân68

Đông sangĐông sang giá lạnh thân hình

Trông xem đồng lúa nhuộm mình vàng tinhSông bên gái đẹp tươi xinh.

Xinh tươi đẹp gái bên sôngTinh vàng mình nhuộm lúa đồng xem trông

Hình thân lạnh giá sang đông.

ts. Đặng văn phú 69

Hình thân lạnh giá sang đôngTinh vàng mình nhuộm lúa đồng xem trông

Xinh tươi đẹp gái bên sông.

Sông bên gái đẹp tươi xinhTrông xem đồng lúa nhuộm mình vàng tinh

Đông sang giá lạnh thân hình.

Sắc xuân70

Hoàng hônVàng nhạt chiếu khoảng miền TâyVang xa làng xóm đó đây trâu bầy

Loang chiều tỏa đám khói mây.

Mây khói đám tỏa chiều loangBầy trâu đây đó xóm lành xa vangTây miền khoảng chiếu nhạt vàng.

ts. Đặng văn phú 71

Tây miền khoảng chiếu nhạt vàngBầy trâu đây đó xóm làng xa vang

Mây khói đám tỏa chiều loang.

Loang chiều tỏa đám khói mâyVang xa làng xóm đó đây trâu bầyVàng nhạt chiếu khoảng miền Tây.

Sắc xuân72

Trên ngànXanh xanh lá biếc cây ngàn

Anh chị dành góp nghĩa nhân lưu phầnThanh cao tiếp nhận an nhàn.

Nhàn an nhận tiếp cao thanhPhần lưu nhân nghĩa góp dành chị anh

Ngàn cây biếc lá xanh xanh.

ts. Đặng văn phú 73

Ngàn cây biếc lá xanh xanhPhần lưu nhân nghĩa góp dành chị anh

Nhàn an nhận tiếp cao thanh.

Thanh cao tiếp nhận an nhànAnh chị dành góp nghĩa nhân lưu phần

Xanh xanh lá biếc cây ngàn.

Sắc xuân74

Ngồi thiềnNgồi thiền tĩnh lặng sắc không

Tôi anh bồi đắp nhủ lòng hanh thôngĐồi bên ẩn hiện tâm đồng.

Đồng tâm hiện ẩn bên đồiThông hanh lòng nhủ đắp bồi anh tôi

Không sắc lặng tĩnh thiền ngồi.

ts. Đặng văn phú 75

Không sắc lặng tĩnh thiền ngồiThông hanh lòng nhủ đắp bồi anh tôi

Đồng tâm hiện ẩn bên đồi.

Đồi bên ẩn hiện tâm đồngTôi anh bồi đắp nhủ lòng hanh thông

Ngồi thiền tĩnh lặng sắc không.

Sắc xuân76

Sông bênSông bên sóng nước hiền hòa

Đồng tâm mong ước sắc hoa chói lòaĐông vui sớm tối lại qua.

Qua lại tối sớm vui đôngLòa chói hoa sắc ước mong tâm đồng

Hòa hiền nước sóng bên sông.

ts. Đặng văn phú 77

Hòa hiền nước sóng bên sôngLòa chói hoa sắc ước mong tâm đồng

Qua lại tối sớm vui đông.

Đông vui sớm tối lại quaĐồng tâm mong ước sắc hoa chói lòa

Sông bên sóng nước hiền hòa.

Sắc xuân78

Đồng ruộngĐồng ruộng sớm tối chuyên cần

Thông hanh dòng nước bón phân an nhànBông đơm trĩu nặng nhiều cân.

Cân nhiều nặng trĩu đơm bôngNhàn an phân bón nước dòng hanh thông

Cần chuyên tối sớm ruộng đồng.

ts. Đặng văn phú 79

Cần chuyên tối sớm ruộng đồngNhàn an phân bón nước dòng hanh thông

Cân nhiều nặng trĩu đơm bông.

Bông đơm trĩu nặng nhiều cânThông hanh dòng nước bón phân an nhàn

Đồng ruộng sớm tối chuyên cần.

Sắc xuân80

Yêu mếnYêu em sớm tối lo chăm

Nhiều mong thêu dệt tháng năm nuôi tằmChiều chiều tĩnh lặng thanh âm.

Âm thanh lặng tĩnh chiều chiềuTằm nuôi năm tháng dệt thêu mong nhiều

Chăm lo tối sớm em yêu.

ts. Đặng văn phú 81

Chăm lo tối sớm em yêuTằm nuôi năm tháng dệt thêu mong nhiều

Âm thanh lặng tĩnh chiều chiều.

Chiều chiều tĩnh lặng thanh âmNhiều mong thêu dệt tháng năm nuôi tằm

Yêu em sớm tối lo chăm.

Sắc xuân82

Chăm ngoanChăm ngoan thấu suốt tháng ngày

Thăm nom đằm thắm đắm say tỏ bàyThầm lặng giúp đỡ vơi đầy.

Đầy vơi đỡ giúp lặng thầmBày tỏ say đắm thắm đằm non thămNgày tháng suốt thấu ngoan chăm.

ts. Đặng văn phú 83

Ngày tháng suốt thấu ngoan chămBày tỏ say đắm thắm đằm nom thăm

Đầy vơi đỡ giúp lặng thầm.

Thầm lặng giúp đỡ vơi đầyThăm nom đằm thắm đắm say tỏ bày

Chăm ngoan thấu suốt tháng ngày.

Sắc xuân84

Giảm nghèoTrao đưa giúp tiếp lui nghèo

Nao lòng chào đón đến theo giữa đèoCao thanh sáng đẹp trong veo.

Veo trong đẹp sáng thanh caoĐèo giữa theo đến đón chào lòng nao

Nghèo lui tiếp giúp đưa trao.

ts. Đặng văn phú 85

Nghèo lui tiếp giúp đưa traoĐèo giữa theo đến đón chào lòng nao

Veo trong đẹp sáng thanh cao.

Cao thanh sáng đẹp trong veoNao lòng chào đón đến theo giữa đèo

Trao đưa giúp tiếp lui nghèo.

Sắc xuân86

Trù phúMênh mông tốt lúa đồng xa

Kênh con dềnh nước mượt mà quê taThênh thênh hát tiếp câu ca.

Ca câu tiếp hát thênh thênhTa quê mà mượt nước dềnh con kênh

Xa đồng lúa tốt mông mênh.

ts. Đặng văn phú 87

Xa đồng lúa tốt mông mênhTa quê mà mượt nước dềnh con kênh

Ca câu tiếp hát thênh thênh.

Thênh thênh hát tiếp câu caKênh con dềnh nước mượt mà quê ta

Mênh mông tốt lúa đồng xa.

Sắc xuân88

Tâm hồnÊm ru mát dịu tâm hồn

Đêm thâu thềm dưới sức dồn chăm conEm yêu nốt nhạc đô sòn.

Sòn đô nhạc nốt yêu emCon chăm dồn sức dưới thềm thâu đêm

Hồn tâm dịu mát ru êm.

ts. Đặng văn phú 89

Hồn tâm dịu mát ru êmCon chăm dồn sức dưới thềm thâu đêm

Sòn đô nhạc nốt yêu em.

Em yêu nốt nhạc đô sònĐêm thâu thềm dưới sức dồn chăm con

Êm ru mát dịu tâm hồn.

Sắc xuân90

Nông sâuNông sâu khó hiểu đo lòng

Hồng tươi bông đẹp uốn cong trên đồngSông bên ngã bóng nhiều thông.

Thông nhiều bóng ngã bên sôngĐồng trên cong uốn đẹp bông tươi hồng

Lòng đo hiểu khó sâu nông.

ts. Đặng văn phú 91

Lòng đo hiểu khó sâu nôngĐồng trên cong uốn đẹp bông tươi hồng

Thông nhiều bóng ngã bên sông.

Sông bên ngã bóng nhiều thôngHồng tươi bông đẹp uốn cong trên đồng

Nông sâu khó hiểu đo lòng.

Sắc xuân92

Măng rừngMăng mầm mọc mới trên rừng

Làng dân mang đổi lạc vừng ăn chungMàng mơ lúa gạo tỉnh bừng.

Bừng tỉnh gạo lúa mơ màngChung ăn vừng lạc đổi mang dân làng

Rừng trên mới mọc mầm măng.

ts. Đặng văn phú 93

Rừng trên mới mọc mầm măngChung ăn vừng lạc đổi mang dân làng

Bừng tỉnh gạo lúa mơ màng.

Màng mơ lúa gạo tỉnh bừngLàng dân mang đổi lạc vừng ăn chung

Măng mầm mọc mới trên rừng.

Sắc xuân94

Hoa loa kèn đỏLoa kèn đỏ sẫm màu tươi

Hoa đẹp xòa cánh thích người ngắm chơiLòa chói tỏa ánh nơi nơi.

Nơi nơi ánh tỏa chói lòaChơi ngắm người thích cánh xòa đẹp hoa

Tươi màu sẫm đỏ kèn loa.

ts. Đặng văn phú 95

Tươi màu sẫm đỏ kèn loaChơi ngắm người thích cánh xòa đẹp hoa

Nơi nơi ánh tỏa chói lòa.

Lòa chói tỏa ánh nơi nơiHoa đẹp xòa cánh thích người ngắm chơi

Loa kèn đỏ sẫm màu tươi.

Sắc xuân96

Tiên tổTiên tổ hiển thánh thiêng linh

Thiên địa truyền phát đức sinh ân tìnhLiên hồi sáng dạ anh minh.

Minh anh dạ sáng hồi liênTình ân sinh đức phát truyền địa thiên

Linh thiêng thánh hiển tổ tiên.

ts. Đặng văn phú 97

Linh thiêng thánh hiển tổ tiênTình ân sinh đức phát truyền địa thiên

Minh anh dạ sáng hồi liên.

Liên hồi sáng dạ anh minhThiên địa truyền phát đức sinh ân tình

Tiên tổ hiển trách thiêng linh.

Sắc xuân98

Hoa súngMàu tím rộng trải trên hồ

Đâu đây cầu ước bản đồ vẽ thôGiàu sang thích thú điểm tô.

Tô điểm thú thích sang giàuThô vẽ đồ bản ước cầu đây đâu

Hồ trên trải rộng tím màu.

ts. Đặng văn phú 99

Hồ trên trải rộng tím màuThô vẽ đồ bản ước cầu đây đâu

Tô điểm thú thích sang giàu.

Giàu sang thích thú điểm tôĐâu đây cầu ước bản đồ vẽ thô

Màu tím rộng trải bên hồ.

Sắc xuân100

Hoa quỳnhMàu trắng hiện rõ đơm bông

Sâu sắc đầu cuối suốt thông được lòngThâu đêm ước nguyện ngóng trông.

Trông ngóng nguyện ước đêm thâuLòng được thông suốt cuối đầu sắc sâu

Bông đơm rõ hiện trắng màu.

ts. Đặng văn phú 101

Bông đơm rõ hiện trắng màuLòng được thông suốt cuối đầu sắc sâu

Trông ngóng nguyện ước đêm thâu.

Thâu đêm ước nguyện ngóng trôngSâu sắc đầu cuối suốt thông được lòng

Màu trắng hiện rõ đơm bông.

Sắc xuân102

Chông gaiChông gai cắm được dưới hầm

Đồng dân mong ước giặc tầm vướng đâmVòng quanh trốn chạy xuyên tâm.

Tâm xuyên chạy trốn quanh vòngĐâm vướng tầm giặc ước mong dân đồng

Hầm dưới được cắm gai chông.

ts. Đặng văn phú 103

Hầm dưới được cắm gai chôngĐâm vướng tầm giặc ước mong dân đồng

Tâm xuyên chạy trốn quanh vòng.

Vòng quanh trốn chạy xuyên tâmĐồng dân mong ước giặc tầm vướng đâm

Chông gai cắm được dưới hầm.

Sắc xuân104

Vũ trườngCa múa lắc nhảy đêm thâu

Khà cười ta tự buốt đầu trước sauVa chạm bệnh tật gây sầu.

Sầu gây tật bệnh chạm vaSau trước đầu buốt tự ta cười khà

Thâu đêm nhảy lắc múa ca.

ts. Đặng văn phú 105

Thâu đêm nhảy lắc múa caSau trước đầu buốt tự ta cười khà

Sầu gây tật bệnh chạm va.

Va chạm bệnh tật gây sầuKhà cười ta tự buốt đầu trước sau

Ca múa lắc nhảy đêm thâu.

Sắc xuân106

Vay mượnVay mượn tốt đẹp đầy vơi

Say mê ngày tháng gượng cười vui chơiBay xa cánh mượn người đời.

Đời người mượn cánh xa bayChơi vui cười gượng tháng ngày mê say

Vơi đầy đẹp tốt mượn vay.

ts. Đặng văn phú 107

Vơi đầy đẹp tốt mượn vayChơi vui cười gượng tháng ngày mê say

Đời người mượn cánh xa bay.

Bay xa cánh mượn người đờiSay mê ngày tháng gượng cười vui chơi

Vay mượn tốt đẹp đầy vơi.

Sắc xuân108

Quen thânQuen thân kết bạn xa gần

Trên nền bền vững biết cần người thânNên xây tốt đẹp nghĩa nhân.

Nhân nghĩa đẹp tốt xây nênThân người cần biết vững bền nền trên

Gần xa bạn kết thân quen.

ts. Đặng văn phú 109

Gần xa bạn kết thân quenThân người cần biết vững bền nền trên

Nhân nghĩa đẹp tốt xây nên.

Nên xây tốt đẹp nghĩa nhânTrên nền bền vững biết cần người thân

Quen thân kết bạn xa gần.

Sắc xuân110

Tràng AnTiên ông khéo tạc nhiều hang

Thuyền bơi chuyên trở xếp hàng dọc ngangDuyên nên lướt sóng đẹp sang.

Sang đẹp sóng lướt nên duyênNgang dọc hàng xếp chở duyên bơi thuyền

Hang nhiều tạc khéo ông Tiên.

ts. Đặng văn phú 111

Hang nhiều tạc khéo ông TiênNgang dọc hàng xếp chở chuyên bơi thuyền

Sang đẹp sóng lướt nên duyên.

Duyên nên lướt sóng đẹp sangThuyền bơi chuyên chở xếp hàng dọc ngang

Tiên ông khéo tạc nhiều hang.

Sắc xuân112

Đọc tập thơ Bình minh mới đây của nhà thơ - tiến sĩ Đặng Văn Phú với những sáng tạo tâm

huyết và mẫu mực, tôi rất chú ý đến bài thơ Lệ Chi Viên. Bởi bài thơ chữ trắng được khắc trang trọng trên bia đá, với những nét chạm trổ rồng phượng và lư hương mà con cháu hậu sinh kính cẩn nhớ đến người xưa.

Mới đọc vào nhan đề bài thơ, chúng ta đã cảm thấy một cái gì rất đẹp, diễm lệ và trong suốt, như một kỷ niệm, như dòng nước mắt kéo qua. Ba chữ Lệ - Chi - Viên đều gợi lên những nét thanh sạch, thoáng đãng và nhiều xúc cảm như tâm hồn con người. Lệ là nước mắt, chi là xương thịt thân thể, và viên là một khu vườn với cây cối thanh thoát. Tưởng như nhà thơ đang tả cảnh một công viên nào đấy. Một khu vườn đầy nước mắt! Thì đó, đây đúng là một bài thơ nhắc đến một vết thương không bao giờ lành trong lịch sử dân tộc. Đó là cái án oan của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, với rất nhiều máu và nước mắt. Đó là lý do vì sao bài thơ mở đầu bằng chữ “Lệ”. Tất nhiên, khi đặt bút viết, nhà thơ không nên gò ép, nhưng rõ ràng từ “Lệ” rất đắc địa, đã được nhà thơ cảm và đặt làm dấu báo

Cảm nhận bài thơ “Lệ Chi Viên”

của tiến sĩ Đặng văn phú

ts. Đặng văn phú 113

hiệu cho một cuộc đời đau thương, oan khuất, mà cả dân tộc đã phải soi vào.

Bài thơ không hề nhắc đến tên Nguyễn Trãi, nhưng đã viết rất đầy đủ về cuộc đời oanh liệt của ông. Chỉ bằng bốn câu ngắn gọn súc tích của thể tứ tuyệt, tác giả đã thể hiện được tầm vóc, chiều rộng của một cuộc đời, chiều dài của một nỗi đau, dòng nước mắt, tái hiện được không khí hãi hùng đầy máu chảy, thể hiện được lòng đau xót của nhân dân Việt Nam và thế giới đối với vị anh hùng dân tộc. Thế mới biết, sự phong phú về ý tứ và sự sâu sắc về nghệ thuật của một bài thơ tứ tuyệt như thế nào.

Bất cứ người dân Việt Nam yêu nước nào cũng đã hơn một lần nhớ về Nguyễn Trãi, đau lòng và day dứt về Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi dòng dõi trung thần yêu nước, đã theo Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, viết Bình Ngô đại cáo và sáng tạo rất nhiều thơ văn, Nguyễn Trãi vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất của dân tộc ta. Vậy mà Nguyễn Trãi đã bị khép tội tru di tam tộc ở Lệ Chi Viên, vì cái chết của vua Lê Thái Tông (con Lê Lợi) có liên quan đến một người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Thị Lộ khi ấy 40 tuổi, xinh đẹp, có tài năng văn chương và đầy đủ công dung ngôn hạnh của một người phụ nữ thời đó, đã được vua Lê Thái Tông (Nguyên Long) mời vào triều làm Lễ nghi học sĩ. Rồi

Sắc xuân114

vua say đắm Nguyễn Thị Lộ và băng hà ở Lệ Chi Viên, khi đến thăm nhà Nguyễn Trãi. Dẫn giải ra như vậy để người đọc hiểu, cảm hứng của bài thơ là cảm hứng lịch sử, viết về một câu chuyện khá bi thương đau xót trong lịch sử dân tộc, đã được rất nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu quan tâm và nhân dân đã ghi nhớ, ám ảnh. Vậy có khó cho tiến sĩ Đặng Văn Phú chăng? Mỗi câu, mỗi chữ của bài thơ đều mang nhiều nghĩa - tình. Hai câu thơ đầu nhà thơ dành để ca ngợi vị anh hùng dân tộc:

Chí lớn tài cao lo cứu nướcTâm vàng đức quý giúp cho dân.Hai câu này đã thể hiện được tầm vóc, tài trí và tấm

lòng Nguyễn Trãi với nước, với dân, với con người. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo (Bình Ngô đại cáo). Ở đây, con người Nguyễn Trãi đã được thể hiện ở tầm bao quát, khái quát nhất ở khía cạnh công lao và nhân cách. Thiết nghĩ ai đọc đến đó cũng có thể hiểu được, có thể hiểu ít có thể hiểu nhiều về cuộc đời Nguyễn Trãi tùy theo sự am hiểu về lịch sử của họ. Viết về tiền nhân cốt nhất là trung thực, công tâm và thành kính, chứ đừng màu mè, hoa hòe hoa sói. Ở đây, hai câu thơ này đã làm được điều đó. Tôi chú ý đến hai chữ “lo” và “giúp”, vì nó rất hiện đại, đó là nỗi lòng của con người hiện đại. Nguyễn Trãi một đời lo cứu nước giúp dân, với nỗi lòng thường trực ấy. Các cặp tính từ, danh từ, động từ

ts. Đặng văn phú 115

song hành: chí - tài - tâm - đức, lớn - cao - vàng - quý, nước - dân, lo - giúp đã làm toát lên toàn bộ cốt cách và tài năng của Nguyễn Trãi. Đọc xong hai câu này người ta nghĩ chắc đây là bài thơ thuần túy ca ngợi những người có công với nước. Nhưng hai câu thơ sau mới thật sự chạm đến cõi lòng, lột tả được bi kịch của Nguyễn Trãi.

Bài thơ không những ca ngợi vị anh hùng Nguyễn Trãi, mà còn gián tiếp ngợi ca người con gái Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Thị Lộ - cô bán chiếu Tây Hồ, vợ người anh hùng Nguyễn Trãi hay Lễ nghi học sĩ triều Lê, từ lâu là hình ảnh đẹp trong ký ức của nhân dân ta. Nàng cũng có cùng một phẩm chất như trên, một tấm lòng vời vợi yêu thương và sẵn lòng hy sinh vì non sông đất nước, vì sự nghiệp của chồng. Nàng là người vợ yêu dấu, tri âm tri kỷ, luôn đứng sau cuộc đời Nguyễn Trãi, cùng Nguyễn Trãi một lòng trung quân ái quốc, hy sinh vì đại nghĩa. Kết duyên cùng Nguyễn Trãi trong một mối tình lãng mạn, sau bao nhiêu năm cùng chồng giúp nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng, Nguyễn Thị Lộ lại cùng chồng sẻ chia cái chết thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh giá về bà, giáo sư Vũ Khiêu khẳng định: “Ít nhất, bà cũng là người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa”, “Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều Lê và sự phồn vinh

Sắc xuân116

của non sông Đại Việt”. (Báo Nhân dân, 12/2005).Hai câu thơ sau diễn tả bi kịch khủng khiếp, nó gây

bất ngờ, hoàn toàn đối lập với hai câu đầu: Oan gia ba họ đầu rơi sạchTuôn lệ đau thương xót cõi trần. -Người đọc tự hỏi: Tại sao một người tài trí hết lòng

vì dân vì nước mà lại “Oan gia ba họ đầu rơi sạch?”. Sửng sốt quá! Người ta muốn hiểu rõ sự tình thì phải lật giở lại nghi án Lệ Chi Viên: Triều đình nhà Lê lúc đó khép Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ vào tội giết vua, tru di tam tộc. Máu đã chảy, đầu đã rơi xuống. Câu thơ với tiết tấu nhanh mạnh gây rợn ngợp, thảm khốc, kinh ngạc, sửng sốt. “Đầu rơi sạch” chất thơ ở đấy, bi kịch ở đấy và cái hiện đại cũng ở đấy. Đầu rơi sạch là đầu rơi nhanh, rơi hết, cùng một lúc, trong thời gian ngắn! Đó là cách nói của người Thanh Hóa chăng? Chữ “sạch” ở đây đáng chú ý nhất là nghĩa của nó: “trong sạch, sạch sẽ, tinh khiết”. Chữ sạch đau đớn làm sao, trắng trợn, ngay thẳng và quyết liệt. Nó như khẳng định một làn nữa phẩm chất trung thần của Nguyễn Trãi, một lòng trung với vua, vì đại nghĩa, vì dân vị nước. Một người tài trí như Nguyễn Trãi, làm quan đến mức ấy (đại thần, Nhập nội hành khiển), có công lao và tài năng đến mức ấy, và vào lúc bấy giờ tuổi đã ngoại 60, thì thử hỏi ông còn gì ngoài một lòng khát khao giúp nước? Tuy có thể buồn vì vương triều mâu thuẫn, xáo trộn, nhưng ông không thể phản bội lại lý tưởng và sự

ts. Đặng văn phú 117

nghiệp của mình mà đi giết vua, nhất là khi Nguyên Long lại là người tài đức. Cho nên, cái chết của vua Lê Thái Tông là do âm mưu của việc tranh giành ngôi vị của các bà phi và các quan trong vương triều mục ruỗng. “Sâu xa hơn, đó là sự ghen ghét, đố kỵ của một số không nhỏ quan lại trong triều lúc bấy giờ trước tài năng lỗi lạc và tính tình ngay thẳng, cương trực của Nguyễn Trãi - cái luôn cản trở những việc làm mờ ám của chúng.” (Nhân dân, 12/2005). Chữ “sạch” ở đây vô hình trung đã đối chọi với “bẩn”. Vì theo tâm lý của người Việt chúng ta, ta chỉ nói cái này sạch lắm là khi ta khẳng định sự “sạch” và khẳng định nó không bẩn khi nó đang có nguy cơ bị bẩn. Cái sạch lúc ấy đang kề cận rất gần cái bẩn, bị cái bẩn đe dọa, khủng bố, đồng hóa. Tôi thật sự thích thú với cái ý này của bài thơ và rất thán phục sự sâu xa của tiến sĩ Đặng Văn Phú.

Về vụ án Lệ Chi Viên và hai danh nhân văn hóa nói trên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá lại, nó là vấn đề lớn của lịch sử. Ở bài thơ này ta chỉ xét cái tình của con người. Bài thơ của tiến sĩ Đặng Văn Phú vẫn không nhắc đến tên hai vị công thần triều Lê có công với nước như ta đã phân tích ở trên. Ở đây nhân vật trữ tình vẫn ẩn kín - cho bạn đọc có thể tự do nhìn nhận, suy tưởng, đánh giá. Vì vậy bài thơ không chỉ có một nghĩa, mà có nhiều nghĩa. Có thể, bài thơ đang nói chuyện đời, chuyện của mọi thời, mọi người. Tại sao một người có tâm có đức lớn như vậy, công lao

Sắc xuân118

như vậy, anh hùng như vậy, mà bị cuộc đời làm cho chết? Chúng ta phải làm gì? Chúng ta khao khát con người vĩ đại ấy hiểu ta, thương ta, và cho dân tộc ta, đất nước ta thêm những thành quả, những chiến thắng của tình thương và trí tuệ. Ta khao khát một lần được gặp con người đó, để quỳ lạy, để ngợi khen, để cám ơn, để sám hối! Đọc bài thơ này rồi tôi cũng trở thành một kẻ bị ám ảnh bởi số phận và cuộc đời Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.

Ở đây tác giả đã thành công trong việc chơi chữ chăng? “Đầu rơi sạch’. Quá đau thương thảm khốc! Một cái án oan còn vọng đến ngàn sau, biết bao ô nhục, đau lòng. Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ còn có kỳ tích lớn đối với triều Lê, là đã bảo vệ, nuôi giấu được vua Lê Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Khi ấy, Tư Thành là con của bà Ngô Thị Ngọc Giao, thứ phi của vua, đang bị truy sát, vì sự tranh giành quyền bính. Sau này vua Lê Thánh Tông lên ngôi, nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hóa và một người coi trọng hiền tài. Vua Lê Thánh Tông đã ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng tước Tán Trù Bá, ban cho câu “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Một người như vậy mà phải chết vì sự ngu muội của con người, sự hà khắc của chế độ phong kiến, đó là câu hỏi lớn vấn đề lớn để cho các

ts. Đặng văn phú 119

thế hệ sau suy ngẫm và lịch sử dân tộc tự đánh giá lại chính mình.

Câu thơ cuối trải dài như một tiếng nấc đau thương đầy nước mắt của nhân dân và thế giới, thậm chí thiên nhiên cỏ cây đã nhỏ lệ tiếc thương người anh hùng Nguyễn Trãi. Oan gia ba họ đầu rơi sạch/ Tuôn lệ đau thương xót cõi trần. Câu thơ cũng có nhiều tính từ gây chú ý, gợi, nhấn mạnh được nỗi lòng. Như “tuôn” “xót”. Cái “xót” đây là xót của lệ, và dòng lệ ấy nhiều đến nỗi ngập tràn trần thế. Ta thấy nỗi lòng nhà thơ và tâm tình nhân loại được nhà thơ diễn tả rất sâu. Cái nỗi oan gia ấy, đau thương ấy, máu xương oan khốc ấy, có thể chẳng những động đến lòng người mà còn động đến lòng trời. Lệ ở đây là nước mưa hay là nước mắt. Câu thơ không cần phải rạch ròi quá. Về mặt cảm xúc và kịch tính, câu thơ này quả là xuất sắc. Phải là tâm huyết, tri ân với Nguyễn Trãi, nhà thơ mới viết được hai câu thơ như thế. Cái điều đáng nói cuối cùng là dòng lệ đau thương ấy sẽ chảy mãi mãi chẳng bao giờ vơi.

Đây là một bài thơ phúng viếng, để tưởng nhớ tiền nhân, nên thiết nghĩ nó chấm phá được vài nét cũng là quý rồi. Huống hồ ở đây nó lại chấm phá được quá nhiều nét và nó diễn tả được nỗi đau có thực của các thế hệ đã tiếc thương người anh hùng. Đó là một nỗi đau chân thực, hiện hữu của tác giả và các thế hệ hậu sinh, đã được nhà thơ diễn tả rất chân thành, sát thực.

Sắc xuân120

Người đọc cũng thấy đau xót thay. Vì thế bài thơ mới gây xúc động cho bạn đọc và có được giá trị mới. Bởi có hàng ngàn học giả, nhà thơ đã viết về cuộc đời Nguyễn Trãi. Đây là một đề tài không mới, nhưng tác giả đã đem được cảm xúc của mình vào làm cho bài thơ hiện đại lên và đầy cảm xúc. Dẫu mỗi dân tộc có những trang lịch sử sai lầm và mỗi con người từng có những tháng năm tội lỗi, nhưng bao giờ cũng sẽ được nhìn nhận lại, làm lại, sửa lại. Sự làm lại con người không bao giờ là muộn.

Bài thơ và tác giả quả là một tấm lòng tri ân với Nguyễn Trãi. Với cái nhìn chân thực soi rọi vào cuộc đời Nguyễn Trãi, thì bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị./.

Trần Thị ngọc Lan (Nhà xuất bản Văn học)

ts. Đặng văn phú 121

Đất nước Việt Nam ta trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua bao cuộc

kháng chiến gian khổ và oanh liệt, đã có biết bao thế hệ anh hùng liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc. Trên đất đai sông suối của tổ tiên này, đã thấm bao xương máu những người ngã xuống, cho đất nước trường tồn và hồi sinh. Tiến sĩ Đặng Văn Phú, một bậc thầy về tâm linh, một ông tiến sĩ đa tài, qua bao nhiêu năm hoạt động khoa học và nghệ thuật, đã để lại cho đời những bài thơ tinh tế, đầy tình người. Đặc biệt, ông có biệt tài trong việc sáng tạo thể thơ thuận nghịch độc, với sức sáng tạo tươi mới và mãnh liệt, gần đây ông đã cho in rất nhiều tập thơ về thể loại này. Điều đáng chú ý trong các tập thơ đó, là trí tuệ trong sáng và tình người nồng ấm, làm người đọc rất ngạc nhiên và yêu thích. Có lẽ qua nhiều năm hoạt động tâm linh, với tài năng đặc biệt của mình, ông đã thu được tất cả những tinh hoa năng lượng, về giúp đời, giúp người và tự tỏa sáng trong thơ. Với một lòng thành kính, ông đã đi khắp đất nước, đem tài năng

Kính viếnganh Linh các LiỆt sĩ

Sắc xuân122

ngoại cảm của mình tìm mộ các liệt sĩ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Sở trường lớn nhất của ông là khả năng ngoại cảm, ông tham gia hoạt động này với niềm tin lớn lao về sự bất tử của con người, của dân tộc, của lịch sử đất nước. Với ngót 400 bài thơ và gần 10 tập thơ đã ra đời, thì đó là một chiến tích về tinh thần và giá trị nghệ thuật không nhỏ của ông góp sức làm đẹp cho đời, khiến cho người đọc hết lòng khâm phục.

Trên đây là một bài thơ tiêu biểu của ông kính viếng anh linh các liệt sĩ ở nghĩa trang Trường Sơn, làm theo thể thuận nghịch độc, mà ông đã gửi vào trong đó tất cả niềm tin, lòng biết ơn và sự kính trọng của mình dành cho các thế hệ liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

Vì ông lựa chọn thể thơ Đường, với kiểu thuận nghịch độc rất “khó chơi” theo lời bạn đọc nhận xét, nên tôi luôn thấy những bài thơ của ông rất ấn tượng, có sự tinh luyện về câu từ và giàu chất trí tuệ, kiệm lời và chắt lọc ngôn ngữ, cấu tứ rất công phu. Nhưng thật kỳ lạ, ở những bài thơ ấy, ý thơ của ông vẫn bay bổng, phiêu diêu và nồng thắm, vượt lên câu từ, vượt lên kỹ thuật. Cũng phải thôi, mục đích của ông là cái hồn thơ, là ý tứ sâu sắc và niềm tin của ông dành cho con người. Anh linh các liệt sĩ đã hiện về trong một không gian trân trọng:

ts. Đặng văn phú 123

Hương thơm ngát tỏa, tình đồng đội.Ở đây dường như ta thấy hiện lên trong chiều

rộng và sâu của đất nước mình, những nghĩa trang hoang hoải với khói hương và màu hoa mua tím. Cũng có thể, thiên nhiên tươi đẹp ấy luôn ấp iu linh hồn các liệt sĩ. Đấy là tôi nghĩ vậy, khi đứng trước không gian câu thơ gợi mở, với tình yêu thương thủy chung giữa muôn vật và con người. Cái không gian mênh mông quá, làm lòng người hoài nhớ, chơi vơi, khi âm dương cách biệt, nhưng không gian ấy cũng đầy bao dung, đầy hương thơm và tình nghĩa con người. Tình nghĩa ấy, có lẽ vượt trên mức cá nhân, riêng tư, để đi đến một nghĩa cả sâu thẳm và bao la hơn về con người, về đất nước. Ta sẽ nghĩ về đất nước, về dân tộc, về những điều còn mất, về những người đã mất và những người còn sống, về tương lai của chúng ta. Trước mắt chúng ta như hiện ra một bình nguyên bao la với đất đai, sông suối, mặt trời, với những hy vọng về sự bất tử của con người và dân tộc, niềm hy vọng cho ngày sau. Một sợi dây tâm linh nối hiện tại, quá khứ, tương lai lại với nhau, và những nhân chứng sống của chiến tranh sẽ biết sống cuộc đời sao cho ý nghĩa, khi họ nghĩ về nền hòa bình, về những người đã khuất. Tất nhiên ở một nghĩa cụ thể hơn, ta thấy hiện ra hình ảnh những đoàn cựu chiến binh

Sắc xuân124

lặng lẽ đi thăm lại chiến trường xưa, thành kính cắm những bó hoa và hương thơm lên mộ người chiến sĩ. Đó cũng là nén tâm hương của thi sĩ Đặng Văn Phú dâng lên anh linh những người anh hùng với niềm tri ân sâu nặng.

Xương máu trao đưa, góp trọn phầnHiến dâng non nước, biệt người thân.Đây là hai câu thơ đầu của bài thơ, cũng là hai

câu thơ ấn tượng nhất, có chiều sâu nhất, khẳng định công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ. Câu thơ có một tầm vóc lớn, khái quát được nỗi đau thương và sự hy sinh vô điều kiện ấy. Viết về sự hy sinh của nhiều người, thậm chí của nhiều thế hệ, viết được như thế cũng là tài. Tôi cứ tần ngần trước sự uyển chuyển, tinh tế của câu thơ khi diễn tả một vấn đề quan trọng của sống còn, của sự hy sinh và dâng hiến. Sao nó diễn tả được sự hy sinh máu xương và ly biệt một đời mà lại giản dị và thanh tao đến thế? “Xương máu trao đưa, góp trọn phần”: cái “trao đưa” (thanh thản, tự nguyện) ấy là “xương máu” (sống còn, tồn tại), vậy mà nhẹ nhàng sao, như trao đưa một cành hoa, một lời hứa, một niềm hy vọng cho tương lai. Một niềm tin cho thế kỷ. Xét cho cùng trong sự tồn tại, mạng sống con người là quý nhất. Vậy mà người chiến sĩ trong một phút giây

ts. Đặng văn phú 125

trong trẻo của đời mình, đã thanh thản “trao đưa”, với một niềm tin bộc trực và thánh thiện, đi vào cõi vĩnh hằng, để hy sinh vì cuộc sống. Vì tự do, độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Cái đáng quý ở đây không chỉ ở tâm thế trao đưa thanh thản và chủ động tự nguyện, mà sâu xa hơn là khát vọng “góp trọn phần”. Thì ra trong tâm niệm của những người chiến sĩ ấy luôn nghĩ rằng, mình phải có bổn phận đóng góp phần mình vào trong chiến thắng, vào trong cái chung của dân tộc, để giành độc lập tự do cho nhân dân ta, có như thế mới hoàn thành trách nhiệm của mình. Cụm từ “góp trọn phần” có nhiều cái lạ. Lạ ở chữ “trọn”. Nghĩa là trọn vẹn cái phần mình, mới an tâm yên lòng thanh thản, cũng có thể “trọn” là hy sinh tất cả những gì mình có, trọn tình vẹn nghĩa với đất nước non sông. Và cao hơn, có sự đóng góp này, mới tròn vẹn cái nghĩa cao cả, mới trọn niềm vui cho mai sau. Câu thơ đầu tiên khép lại, tưởng thế đã kiệt cùng, trọn vẹn. Nhưng không, câu thơ thứ hai còn mở ra, bao la hơn:

Hiến dâng non nước, biệt người thân.Câu thơ đầu có đau đớn hy sinh, tuy nhiên đó chỉ

là cái phần thế tục, được mất, sống còn. Câu thứ hai đã nâng lển tầm vóc tâm linh. Sự hy sinh ấy chính là một hành vi cao cả, một lý tưởng rõ ràng: “hiến

Sắc xuân126

dâng non nước”. Ta hãy chú đến từ “hiến dâng”. Từ này chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt với nghĩa thiêng liêng, mang một giá trị lớn lao của đạo lý dân tộc, hoặc của tầm vóc cộng đồng. Từ này được bổ trợ bởi “non nước” ở đằng sau, càng nâng thêm cái thiêng liêng cao quý, mang tầm quốc thể của sự hy sinh. Câu thơ chia làm hai nửa, một bên là non nước, một bên là người thân. Bên nghĩa bên tình, cái gánh nặng nghĩa tình sao mà luyến lưu, xót xa, đau đớn. Biệt người thân, biệt đến muôn đời. Cái chữ “biệt” ở đây cũng rất đặc biệt, nó được chọn lọc rất kỹ, diễn tả được nhiều chữ khác, như ly biệt, tiễn biệt, đi mãi không về, mà cũng là từ biệt. Một bên là non nước, một bên là cốt nhục, người thân, nhưng cái non nước cái lý tưởng luôn được đặt lên trước cái cá nhân, riêng tư của bản thân mình. Câu thơ ngắn gọn súc tích, dùng những từ đẹp, sang trọng, nhưng lại chân thật, không hề ồn ào, bi lụy, không tình cảm sướt mướt. “Biệt người thân” một tâm nguyện giản dị chân thực đến xao lòng. Thiết nghĩ, để nói được hai khía cạnh lớn của lòng hy sinh cao cả, mà chỉ diễn tả trong một câu thơ 7 chữ, là kiệm lời, súc tích biết mấy, nó gợi đến sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của những người lính trong cuộc kháng chiến vừa qua.

ts. Đặng văn phú 127

Hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối của bài vô hình trung đã tạo ra một khoảng cách, một cách đoạn lớn về không gian và thời gian, cả chiều sâu tâm thức và sự đổi thay của bối cảnh xã hội. Mới đó mà đã mấy chục năm, mới đó mà đã là cả một đời người, là ly biệt. Giờ đây những đồng đội đang sống trong nền hòa bình, trong thời kỳ đổi mới mãnh liệt của đất nước, đã lặn lội tìm lại mộ cho những người đồng đội xưa, cùng thắp nén tâm hương tưởng nhớ người đã khuất với lòng biết ơn vô hạn:

Hương thơm ngát tỏa, tình đồng độiThương nhớ anh em, suối lệ giàn.Cái thương nhớ ở đây có cả hai chiều. Người

đang sống nhớ thương người đã khuất đã hy sinh, và người đã khuất cũng còn vong linh đầy ánh sáng để nhớ thương người còn sống. Một không gian bao la không giới hạn, gợi lên bao ý nghĩa của cuộc sinh tồn, bao lời gửi gắm và mong ước của người còn sống cho những người đã khuất và thế hệ mai sau. Nỗi thương nhớ đó thành suối lệ giàn chảy vào chiều sâu đất nước, lệ chảy tràn như suối vậy thôi. Nghĩa là nỗi nhớ thương vô tận vô biên, không giới hạn, không có thời gian, không gian nào nữa. Hay chính là, không gian ở đây đã chuyển thành không gian tâm thức rồi. Tâm thức yêu thương, giao cảm,

Sắc xuân128

biết ơn. Chính là khi nhìn về quá khứ, về sự hy sinh, về những gì đã mất, con người ta mới thấm thía được sâu sắc về cuộc đời, sự tồn tại và ý nghĩa của sự sống mình. Và bài thơ đã diễn đạt trọn vẹn một cuộc giao tiếp về tâm linh quan trọng, là bước ngoặt trong nhận thức của con người.

Ta hãy chú ý tới cách đặt các từ xương máu - góp trọn -hiến dâng - biệt - hương thơm - tình - thương nhớ - suối. Tất cả các từ đó được đặt ở trước một số từ khác, đây cũng là dụng ý nghệ thuật và cảm quan của tác giả, muốn đặt những tình cảm, danh dự của người lính và tình nghĩa đồng đội lên chỗ trang trọng nhất. Cách chọn chữ, đặt chữ của tiến sĩ Đặng Văn Phú là hết sức thận trọng. Cho nên ta cảm nhận được bài thơ rất chân thành, giản dị, nhưng vẫn vô cùng trang trọng, kính cẩn đối với anh linh các liệt sĩ. Phải một người tâm huyết mới làm được điều ấy.

Trên đây chỉ là cảm nhận bài thơ khi đọc xuôi. Còn khi đọc ngược thì bài thơ lại có vẻ mênh mang hơn vì được cái âm “ương” ở cuối câu bổ trợ. Trên cơ sở bài thơ đọc xuôi, khi đọc ngược bài thơ vẫn mượt mà đằm thắm và có thêm ánh sáng mới.

Giàn lệ suối, em anh nhớ thươngĐội đồng tình, tỏa ngát thơm hươngThân người biệt, nước non dâng hiến

ts. Đặng văn phú 129

Phần trọn góp, đưa trao máu xương.Đó là biệt tài, công phu của tiến sĩ Đặng Văn

Phú trong thể thơ thuận nghịch độc. Quả thật, người tâm huyết với thể thơ này phải rất kỳ công. Phải chọn lọc từ ngữ, sắp xếp sao cho cho nhuần nhị về ngôn ngữ, cấu tứ, độ tương xứng của bài thơ khi đọc xuôi và đọc ngược. Vậy mà ta thấy những bài thơ thuận nghịch độc của tiến sĩ Đặng Văn Phú vẫn đậm chất thơ, vẫn bay bổng, phiêu du, đầy ánh sáng. Tiêu biểu như bài thơ viếng anh linh các liệt sĩ trên đây. Bài thơ vút lên, tỏa sáng bằng những vần trắc, và trải dài mênh mang bằng những vần bằng. Có lẽ cách đọc các bài thơ thuận nghịch độc của tiến sĩ Đặng Văn Phú là nên đọc chậm rãi, nhâm nhi, chiêm ngưỡng từng từ ngữ trong một bố trí hài hòa, và quan trọng phải đọc bài thơ trong một niềm tin chan chứa của tâm linh. Vì vậy, bài thơ không chỉ có một nghĩa mà còn có nhiều nghĩa, nhiều ý tứ phái sinh, tùy theo thời điểm tiếp nhận và cá thể tiếp nhận. Cũng bởi thế, thuận nghịch độc là một thể thơ phức tạp và kỳ thú.

Là một con em của thế hệ này, được sống trong hòa bình và ổn định của đất nước, được học hành thăng tiến trong thời đại mới, bài thơ trên thật sự gợi cho tôi nhiều nghĩ suy và xúc động. Lòng thầm

Sắc xuân130

nhớ thương và biết ơn cha ông đã đổ máu xương để gìn giữ độc lập tự do, giữ gìn giang sơn Tổ quốc. Mong một lần được đến với Trường Sơn thắp nén hương thơm lên mồ liệt sĩ, để hiểu rõ cuộc đời mình đang sống và biết sống tốt hơn. Có lẽ phải cảm nhận mỗi lời thơ của tiến sĩ Đặng Văn Phú bằng niềm tin tâm linh sáng trong mà ông đã thổi vào, đó cũng là điều đặc biệt mà ông đã làm được với đất trời này, với con người. Văn học nghệ thuật chính là giá trị của tinh thần, mang tính biểu tượng, tinh túy chắt lọc từ cuộc sống của nhân loại. Chỉ cần có một niềm tin về giá trị đó, cũng làm biến đổi cuộc đời ta.

Đứng trước mỗi bài thơ Đường luật thuận nghịch độc của tiến sĩ Đặng Văn Phú, người ta sẽ phải khám phá từng từ, rồi xem độ liên kết và sự xoay chuyển của nó trong một cấu tứ chung, nên thường thấy rất thú vị và mệt. Nó không đơn thuần như một bài thơ ở thể tự do. Thể thơ thuận nghịch độc là một thể thơ rất khó, vì ở bài thơ đọc ngược, nó lại lộn ngược cả câu, cả bài, lộn ngược từ đầu đến cuối, mà không được lỗi ở chữ nào. Hơn nữa nếu bạn đọc chưa có nhiều kinh nghiệm với thể thơ này, thì nó thực sự là một thử thách đối với họ. Đối với người viết bài này, do chưa có nhiều kinh nghiệm tiếp cận với thể thơ thuận nghịch độc, vì thế nó thật sự là một thử thách, nên không dám lạm bàn. Tôi xin dừng bài

ts. Đặng văn phú 131

viết tại đây, hy vọng trong tương lai được sự chỉ dạy của tiến sĩ Đặng Văn Phú và đông đảo bạn đọc gần xa về thể loại này./.

Trần Thị ngọc Lan(Nhà xuất bản Văn học)

Sắc xuân132

Cái độC đáo trong thơ “SắC xuân”của nhà thơ - tiến sĩ Đặng văn phú

Có thể nói ấn tượng đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với những sáng tác của nhà thơ – tiến

sĩ Đặng Văn Phú. Có lẽ ông là người độc nhất trong đội ngũ các nhà thơ không chuyên nhưng lại chuyên viết về thơ dạng thuận nghịch độc.

Ông đã từng xuất bản hai tập thơ Đường luật thuận nghịch độc, một tập thơ lục bát thuận nghịch độc và đã gây được tiếng vang trên văn đàn Việt Nam. Đó là các tập thơ: Hương vị cuộc đời (NXB Văn học – 2005), Trăng ngàn (NXB Hội nhà văn – 2009), Vườn đào (NXB Hội nhà văn – 2010), Bình minh (NXB Văn học). Lần này ông cho ra đời tập thơ “Sắc xuân” lục bát hai chiều thuận nghịch độc.

Theo tác giả thơ lục bát hai chiều thuận nghịch độc được tách thành 4 cách đọc trong tập thơ này là:

“Hai chiều thuận nghịch dám làmLục bát tách bốn thích ham diệu huyền”Thật không có gì ngạc nhiên khi các bạn văn, bạn

thơ đã dành cho ông những lời ngợi ca thân tình.Nhà báo – nhà văn Đức Ánh đã nhận xét: “Tác

giả là người biết sáng tác và thưởng thức cái hay cái đẹp, tinh tế mà nhuần nhuyễn, có tâm hồn sâu lắng, là người có trí tuệ, đã làm được kỳ tích trong thơ ca

ts. Đặng văn phú 133

hiện nay…”Nhà thơ Nguyễn Đỗ Lưu qua cảm nghĩ “Trăng

ngàn” có lời khen: “Ông là một người đa tài, mang kiến thức một tiến sỹ hóa học để hóa nghiệm trong thơ mình, thành một thứ thần thông đảo thể lật vần xoay ngược giao cảm của độc giả, đòi độc giả đi vòng để tới đỉnh thơ ông.”

Nhà thơ Lê Thanh Long trong tập: “Bạn thơ và tôi” (NXB Lao động 2012) viết về nhà thơ Đặng Văn Phú: “Đánh giá thơ thuận nghịch độc là đánh giá ở sự kỳ công, kiên trì của tác giả. Thưởng thức thơ thuận nghịch độc là thưởng thức sự độc đáo của loại hình thơ này.”

Như thế có thể nói chúng ta đều mặc nhiên công nhận sự kiên trì, độc đáo của tác giả khi trình diễn tác phẩm của mình trên nhiều góc độ thể hiện. Trong tập thơ “Sắc xuân” gồm 53 bài, chủ yếu thể lục bát 3 câu, được thể hiện mỗi bài 4 cách đọc: xuôi, nghịch từ phải sang trái và ngược lại.

Như vậy, 53 bài thơ, nếu theo đủ cách có thể đọc thành 212 bài mang 636 câu thơ.

Khoan hãy nói về nội dung mà tác giả đề cập khá phong phú, thể hiện cảm nhận về nhiều vấn đề thuộc phong cảnh, tình cảm hoắc về xã hội (giảm nghèo, chăm ngoan, ruộng đồng…) ta đi sâu hơn về hình thức thể hiện.

Trước hết về thể thơ lục bát mà ông trình bày lần

Sắc xuân134

này đều là bài thơ 3 câu, đây cũng là một sự độc đáo trong cách thể hiện. Lâu nay ta quen với các dạng thơ lục bát, song thất lục bát, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 7 chữ…Nay ông Đặng Văn Phú đưa ra thơ lục bát chỉ 3 câu (3 dòng) thì thật mới lạ. Bởi vì thơ là một hình thức nghệ thuật, một loại sáng tác văn học có vần điệu, súc tích, ý cô đọng, gây cảm xúc cho người đọc. Thông thường một bài thơ phải có đủ các phần, nhưng quan trọng hơn là đủ tứ nói lên cái cốt lõi của chủ đề ta định diễn tả.

Dưới hình thức 3 câu, ông Đặng Văn Phú muốn đưa chúng ta vào thế giới của hình thức thể hiện mới, lấy ý thơ là chính. Do vậy, đọc những bài thơ ta thấy ý tứ của tác giả muốn diễn tả trong một bài thơ.

Nhưng hơn thế, mỗi bài thơ tác giả muốn chúng ta đọc theo 4 cách. Đã có thời kỳ người ta nêu lên 8 cách, 10 cách đọc, riêng ông Đặng Văn Phú đã giới thiệu một bài thơ với 20 cách đọc (Trăng ngàn – NXB Hội nhà văn 2009) xem thế đủ thấy bản thân tác giả đã có những suy nghĩ khá độc đáo.

Đi sâu vào những bài thơ trong tập “Sắc xuân” tác giả trình bày mỗi bài thơ có 4 cách đọc: thuận, phải sang trái dưới lên, phải sang trái trên xuống, trái sang phải từ dưới lên. Mỗi bài đọc xong có thể là một bài có tứ độc lập, nhiều bài có sự tìm tòi khá công phu.

Cái hay của tập thơ này, là các bài thơ đều thanh thoát, lưu loát khi đọc xuôi và đọc ngược đều có ý nghĩa.

ts. Đặng văn phú 135

Trong “Sắc xuân” có nhiều tứ dù đọc theo cách nào cũng thấy hay:

Thí dụ:Bài hoa SenHồng sen mát dịu hồ trênTrông nom đồng ruộng lúa xen đẹp nềnSông nước sóng lướt êm êm

Êm êm lướt sóng nước sôngNền đẹp xen lúa ruộng đồng nom trôngTrên hồ dịu mát sen hồng

Trên hồ dịu mát sen hồngNền đẹp xen lúa ruộng đồng nom trôngÊm êm lướt sóng nước sông

Sông nước sóng lướt êm êmTrông nom đòng ruộng lúa xen đẹp nềnHồng xen dịu mát hồ trênVà các bài trong tập thơ “Sắc xuân” đều như thế.

Tác giả đã dành bao tâm huyết, thời gian để có những bài thơ đầy tâm tình như vậy. Điều đó thật đáng chân trọng. Tất nhiên, khi cố làm được diều này, không hẳn đã đạt điều khác như ý muốn, đó là do năng lực, trí tuệ chỉ có đến thế. Nhưng để mọi người có sự đồng cảm với mình, có thể nói đã thành công rồi.

Ông Đặng Văn Phú vốn là một nhà khoa học, hơn

Sắc xuân136

thế nữa lại là một Lương y gia truyền, cái nghiệp nghề cần đến sự chi ly, tỷ mỷ của những phân tử hóa nghiệm hoặc ly lạng trong việc cất từng thang thuốc, đòi hỏi con người không được sai sót. Ý thức được như vậy, ông chọn cách làm thơ thuận nghịch độc thể Đường luật hoặc lục bát như “Sắc xuân”, chắc chắn phải qua nhiều chăn trở. Vì thế chúng ta – bạn thơ với ông, mong nhà thơ - Tiến sĩ - thầy thuốc Đặng Văn Phú sẽ có nhiều dạng thơ hay và độc đáo hơn nữa, để thực hiện mong ước của ông:

“Đam mê xúc cảm tạo nênLưu thêm kỳ tích đẹp nền văn chương”

Nhà thơ Lê hùngPhó Chủ tịch Thường trực CLB Thơ Việt Nam

ts. Đặng văn phú 137

đôi điều Cảm nhận nhân đọC Cuốn “SắC xuân”thơ Lục bát hai chiều thuận nghịch Độc

của tiến sĩ Đặng văn phú

Đọc tập “Bình minh”, thơ lục bát thuận nghịch độc của TS.Đặng Văn Phú do nhà xuất bản

Văn học ấn hành năm 2011, tôi có nêu ý kiến là việc sử dụng thể loại này có cái khó là chỉ cần sơ ý một chút trong việc sắp xếp từ là sẽ có lệch lạc ngay trong nhịp điệu và câu thơ sẽ trở nên trúc trắc khó nghe. Đọc toàn bộ tập thơ chúng ta vui mừng thấy nhà thơ Đặng Văn Phú đã vượt qua được khó khăn đó.

Dẫn chứng rất nhiều, chúng tôi chỉ đơn cử một bài, bài “Xuân sang” ở trang 32 ra làm ví dụ. Bài thơ làn như sau:

“Đua chen táo quất ai nhườngMua xem hàng bán vị hương thơm lừngGiang tay đón tết vui mừngSang xuân trời ấm vượng hưng hoa đàoThời xuân nhớ lại lòng nao”Bài thơ nêu lên quang cảnh tươi vui của đất trời khi

mùa xuân tới, lòng người rộn lên bao niềm xúc cảm trước mọi cảnh vật dường như hoàn toàn đổi mới.

Đọc ngược lại:“Nao lòng lại nhớ xuân thời

Sắc xuân138

Đào hoa hưng vượng ấm thời xuân sangMừng vui tết đón tay giangLừng thơm hương vị bán hàng xem muaNhường ai quất táo chen đua”Người đọc vẫn cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng, lòng

như bừng sáng trước cảnh đất trời tươi tắn trong buổi xuân sang, nơi đâu cũng nhộn nhịp, tưng bừng như cành quất, đào khoe sắc.

Làm sao đọc xuôi, đọc ngược bài thơ, cảm xúc của người đọc vẫn không hề thay đổi. Rõ ràng nhà thơ đã sử dụng ngọn bút của mình rất mực tài tình, không phải bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm như thế được. Và nhiều người đã phải công nhận là nhà thơ Đặng Văn Phú quả đã có một biệt tài trong việc sáng tác loại thơ này.

Có lẽ do được đông đảo bạn đọc hoan nghênh, nên chỉ ít lâu sau, nhà thơ lại cho xuất bản tập “Sắc xuân”, thơ lục bát hai chiều thuận nghịch độc.

Lần nay, người đọc không phải chỉ đọc ngược lại bài thơ , mà còn bất cứ một bài thơ nào trong tập, tác giả cũng có thể tách thành bốn bài khác nhau và như vậy là như tác giả đã giới thiệu trong lời đầu sách, toàn tập thơ gồm 53 bài, tác giả tách thành hai trăm mười hai bài.

Nhìn chung, thì đề tài tập thơ này cũng vẫn như đề tài các tập thơ trước. Vẫn là sự vận chuyển không ngừng, không nghỉ của thời gian: xuân đi, hè lại, thu

ts. Đặng văn phú 139

đến, đông sang. Vẫn là cảnh hội hè, đình đám của mọi miền: miền ngược, miền xuôi trên khắp chiều dài đất nước. Vẫn là cảnh những người lao động trên đồng ruộng hay trong nhà máy, ở đâu cũng tận tâm tận lực làm cho đất nước mình thêm đẹp, thêm tươi. Vẫn là cảnh của những trẻ tật nguyền luôn được những người chung quanh chăm sóc, đang vui vẻ nô đùa.

Có thêm chăng, có lẽ cũng chỉ là lòng tri ân “tiên tổ hiển thánh thiêng linh” vốn đã là tập tục tốt đẹp ở hầu hết mọi nơi, và nhất là việc đề cao nhân nghĩa “thắm đặm tình người” được đề cập đến ngay trong bài thơ thứ hai của tập thơ này.

Khi nhận xét về tập “Bình minh”, chúng tôi cũng có viết: “Mỗi điểm cần chú ý là một tấm lòng nhân hậu của nhà thơ. Thật vậy, trong cuộc sống đời thường ông vốn là người tôn trọng nghĩa nhân, luôn luôn có trước có sau.”

Tôn trọng nghĩa nhân như vậy, nên khi cuộc kháng chiến thắng lợi đất nước sạch bóng quân thù, mọi người đều nô nức đến nghiêng mình trước những trang nghĩa liệt đã không nề hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và thế là:

“Thôn quê khắp nẻo buôn làngLuôn luôn ngời sáng núi vàng viếng thăm”

(Viếng thăm - trang 70 - Bình minh)Hình ảnh hết sức xúc động này là biểu hiện sáng

ngời lòng nhân nghĩa của nhân dân ta.

Sắc xuân140

Lòng nhân nghĩa ấy đưuọc nhà thơ – tiến sỹ Đặng Văn Phú cô đúc lại trong bài “Nhân nghĩa”:

“Nghĩa nhân thắm đượm người đời”Những lời thơ đặt ngang ở bài thơ thứ hai của tập

thơ được nhắc lại nhiều lần gây ắn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, mọi người đều nhận thức rất rõ là đời người có “đượm thắm nghĩa nhân” thì mới:

“Tươi vui lời đẹp ổn an thêm phần”nhân nghĩa - tr.2

Người đọc cảm ơn tác giả đã nêu lên được một điều mọi người nên luôn luôn ghi nhớ để cuộc sống thêm phần ý nghĩa và để góp phần xây dựng hữu hiệu Tổ quốc thân yêu của chúng ta.

Tháng 6 năm 2012 Nhà thơ, nhà giáo nguyễn Xuân Dương

ts. Đặng văn phú 141

Lục bát ghép về thơ

Tiến sĩ Đặng Văn Phú, chơi thơSắc xuân, nhân nghĩa, duyên tơ, tâm hồn

Chơi vui, thơ rượu, hoàng hônYêu mến, làng xóm, mầm non, hoa quỳnh.

Đồng ruộng, trù phú, núi rừngChợ Canh, mở hội, vũ trường, Tràng An

Thi đàn, Người cao tuổi Việt NamGiao lưu, sông bến, trên ngàn, trời mây

Lên Tam Đảo, vào Cà MâuBến đò, câu cá, nông sâu, ngồi thiền

Thọ cao, nâng đỡ, thanh niênGiúp trẻ khuyết tật, yêu thương, giảm nghèo

Xuân, hè, thu đến đông theoChăm ngoan, cô gái Việt Nam thêm bền

Hoa mai, hoa súng, hoa senHoa loa kèn đỏ, lại thêm hoa hồng

Chông gai, co kéo, măng rừngVay mượn, xuôi ngược đọc mừng tập thơ!

8/2012Nhà thơ Trần Đức chính

Sắc xuân142

đóng góp độC đáo của tiến sĩ - nhà thơ Đặng văn phú

tiến sĩ - Nhà thơ Đặng Văn Phú là người say mê lối thơ “Thuận nghịch độc”. Sau thi phẩm đầu

tay: “Hương vị cuộc đời” - Thơ Đường luật (NXB Văn học 2005), tác giả cho in liền 3 tập: “Trăng ngàn” - Thơ Đường luật Thuận Nghịch độc (NXB Hội nhà văn 2009); “Bình minh” - Thơ Lục Bát Thuận nghịch độc (NXB Văn học 2011); năm Nhâm Thìn 2012, tác giả lại công bố tập “Sắc xuân” - Thơ Lục Bát hai chiều Thuận nghịch độc (NXB Văn học 2012)

Thơ Lục Bát hai chiều “Thuận nghịch độc” ở tập “Sắc xuân” có nhiều nét mới và độc đáo. Mỗi bài chỉ có 3 dòng thơ Lục Bát (câu mở đầu là câu Lục, câu giữa là câu Bát và câu cuối là câu Lục/6-8-6)

Người đọc có thể đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới - cũng có thể đọc từ phải sang trái từ dưới lên trên… Đều vẫn rất đúng vần thơ Lục Bát. Và tạo thành 3 bài thơ Lục Bát mới nữa (ba bài thơ mới này cũng có kết cấu: 6-8-6/ Lục-Bát-Lục)

Như vậy, cùng với bài thơ gốc, bây giờ ta có 4 bài thơ Lục Bát. Chỉ với 20 từ, sắp xếp trên, dưới, phải, trái… mà thành 4 bài thơ. Tiến sĩ - Nhà thơ Đặng Văn Phú quả là một nghệ sĩ xiếc chữ tài tình biến ảo khôn lường. Điều đáng khâm phục là cả 4 bài thơ cho phép “Thuận nghịch độc” mà thành ấy đều có chung chủ đề

ts. Đặng văn phú 143

ban đầu, bài nọ bổ trợ bài kia giúp cho cảm nhận của người đọc thêm sâu sắc.

Nhiều bạn yêu thơ gần xa, và một số nhà nghiên cứu đã đề xuất: Nên chăng tập hợp những sáng tác của Tiến sĩ - Nhà thơ Đặng Văn Phú gửi đến “Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam” đề nghị xem xét xác lập kỷ lục viết thơ “Thuận nghịch độc” nhiều nhất Việt Nam cho ông Đặng Văn Phú.

Tuy nhiên, cũng có đôi ba người cho rằng lối thơ “Thuận nghịch độc” chỉ là thú chơi của một số người nhiều thời gian rảnh rỗi và có trình độ nhất định, khó phổ cập trong quần chúng rộng rãi.

Tôi thì lại nghĩ khác, vì đọc thơ “Thuận nghịch độc” của Đặng Văn Phú tôi vẫn thấy đề tài muôn mặt của đời sống, đa dạng và phong phú. Nghĩa là lối thơ ấy vẫn đảm bảo những tiêu chí thơ, vẫn có thể tìm được nơi neo đậu trong tâm tư người đọc, người nghe.

Lối thơ “Thuận nghịch độc” có sớm được quảng bá rộng rãi trong công chúng hay không còn tùy thuộc vào sự sàng lọc của thời gian, nhưng đóng góp của Tiến sĩ - Nhà thơ Đặng Văn Phú rất đáng ghi nhận và trân trọng.

Nhà thơ Bùi Đăng Sinh

Sắc xuân144

Lời thưa 5

1. Sắc xuân 6

2. nhân nghĩa 8

3. trời mây 10

4. hoa mai 12

5. Làng xóm 14

6. bến đò 16

7. cô gái việt nam 18

8. Duyên tơ 20

9. thanh niên 22

10. hoa sen 24

11. hoa hồng 26

12. tam Đảo 28

13. núi rừng 30

14. cà Mau 32

15. nâng đỡ 34

16. Mầm non 36

17. trẻ khuyết tật 38

18. chợ canh 40

19. Yêu thương 42

20. xuân sang 44

Mục Lục

ts. Đặng văn phú 145

21. thọ cao 46

22. chơi vui 48

23. Giao lưu 50

24. thi đàn người cao tuổi việt nam 52

25. thu sang 54

26. chơi thơ 56

27. thơ rượu 58

28. Kéo co 60

29. Mở hội 62

30. câu cá 64

31. hè sang 66

32. Đông sang 68

33. hoàng hôn 70

34. trên ngàn 72

35. ngồi thiền 74

36. Sông bên 76

37. Đồng ruộng 78

38. Yêu mến 80

39. chăm ngoan 82

40. Giảm nghèo 84

41. trù phú 86

42. tâm hồn 88

43. nông sâu 90

44. Măng rừng 92

Sắc xuân146

45. hoa loa kèn đỏ 94

46. tiên tổ 96

47. hoa súng 98

48. hoa quỳnh 100

49. chông gai 102

50. vũ trường 104

51. vay mượn 106

52. Quen thân 108

53. tràng An 110

54. cảm nhận bài thơ “Lệ chi viên”

của tiến sĩ Đặng văn Phú 112

55.Kính viếng anh linh các liệt sĩ 121

56.cái độc đáo trong thơ “Sắc xuân”

của nhà thơ - tiến sĩ Đặng văn Phú 132

57. Đôi điều cảm nhận nhân đọc cuốn “Sắc xuân”

thơ lục bát hai chiều thuận nghịch độc

của tiến sĩ Đặng văn Phú 137

58.Lục bát ghép về thơ 141

59. Đóng góp độc đáo của

tiến sĩ - nhà thơ Đặng văn Phú 142

Nhà xuất bảN văN học

18 nguyễn trường tộ - ba Đình - hà nội

Điện thoại: 04.37161518 - 04.37161190, Fax: 04.38294781

Email: [email protected]

* Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh

290/20 nam Kỳ Khởi nghĩa - Quận 3

Điện thoại: 08.38469858 - Fax: 08.38483481

* Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng

580 đường núi thành - thành phố Đà nẵng

Điện thoại: 0511. 3797709

Chịu trách nhiệm xuất bản

chủ tịch hội ĐồnG thành viên

Phó Giám đốc phụ trách

nGuYễn Anh vũ

Chịu trách nhiệm nội dung

nGuYễn thị hạnh

thơ - ts. Đặng văn phúSắc xuân

Biên tập : nGọc LAn

Trình bày : Lê An

Bìa : thAnh bình

Sửa bản in : tác Giả

in 1000 cuốn, khổ 13 x 19 cm. tại nhà in Kh&cn

Giấy đăng kí Khxb số: 1190-2012/cxb/26-113/vh.

Số QĐxb của Giám đốc: 1087/QĐ-vh cấp ngày 5/10/2012

in xong và nộp lưu chiểu quý iv năm 2012.