18
Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghip ACC508_Bai 3_v1.1012111211 33 BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIP Gii thiu Phân tích tài chính sdng mi ngun thông tin có khnăng gii thích và thuyết minh hot động tài chính, hot động sn xut kinh doanh ca doanh nghip, phc vcho quá trình dđoán, đánh giá, lp kế hoch. Trong các thông tin sdng, thông tin kế toán là quan trng nht và cn được phn ánh trong các báo cáo tài chính ca doanh nghip. Mc tiêu Ni dung Sau khi hc xong bài này hc viên s: Có khnăng phân tích khái quát tình hình tài chính ca 1 doanh nghip; Xác định được sthay đổi quy mô ca doanh nghip; Có thxác định được dòng tin ròng cũng như ngân quca doanh nghip, làm cơ sdbáo dòng tin ca doanh nghip trong tương lai; Khái quát được các yếu tnh hưởng ti doanh thu - chi phí - li nhun ca doanh nghip; Xđược các tình hung trong trường hp doanh nghip có vn đề vdòng tin. Thi lượng 13 tiết Phân tích Bng cân đối kế toán; Phân tích Báo cáo kết qukinh doanh; Phân tích Báo cáo lưu chuyn tin t.

BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

ACC508_Bai 3_v1.1012111211 33

BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giới thiệu

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng giải thích và thuyết minh hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Trong các thông tin sử dụng, thông tin kế toán là quan trọng nhất và cần được phản ánh trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Mục tiêu Nội dung

Sau khi học xong bài này học viên sẽ:

Có khả năng phân tích khái quát tình hình tài chính của 1 doanh nghiệp;

Xác định được sự thay đổi quy mô của doanh nghiệp;

Có thể xác định được dòng tiền ròng cũng như ngân quỹ của doanh nghiệp, làm cơ sở dự báo dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai;

Khái quát được các yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu - chi phí - lợi nhuận của doanh nghiệp;

Xử lý được các tình huống trong trường hợp doanh nghiệp có vấn đề về dòng tiền.

Thời lượng

13 tiết

Phân tích Bảng cân đối kế toán;

Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh;

Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Page 2: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

34 ACC508_Bai 3_v1.1012111211

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống:

Trong kỳ thi tuyển chuyên viên phân tích tài chính của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Smart Invest, bạn nhận được các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty nhựa Bình Minh – là khách hàng được Smart Invest tạo lập thị trường năm 2008 và năm 2009 bao gồm: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Trưởng phòng tổ chức của công ty đã yêu cầu bạn hãy chuẩn bị và trình bày khái quát tình hình tài chính của Công ty nhựa Bình Minh.

Câu hỏi

Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Page 3: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

ACC508_Bai 3_v1.1012111211 35

3.1. Mục tiêu và quy trình phân tích báo cáo tài chính

3.1.1. Mục tiêu

Phân tích khái quát tình hình tài chính giúp:

Nắm được quy trình phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp;

Hiểu được cách xác định doanh thu - chi phí - lợi nhuận của doanh nghiệp;

Hiểu được sự thay đổi quy mô của doanh nghiệp;

Hiểu được cách xác định dòng tiền ròng/ngân quỹ của doanh nghiệp thông qua xem xét các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính;

Biết khái quát các yếu tố ảnh hưởng tới lãi, lỗ của doanh nghiệp, các khoản mục làm thay đổi quy mô của doanh nghiệp;

Biết cách xử lý tình huống trong trường hợp doanh nghiệp có vấn đề về dòng tiền.

3.1.2. Quy trình

Để phân tích khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích cần phải dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các thông tin bên ngoài. Quy trình phân tích như sau:

Sử dụng thông tin trên Bảng cân đối kế toán để xác định quy mô của doanh nghiệp, các thành phần trong tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, sự biến động của các thành phần đó qua các năm;

Sử dụng thông tin trên Báo cáo kết quả kinh doanh để phân tích tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận của doanh nghiệp;

Sử dụng thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xem xét sự luân chuyển tiền tệ trong ba dòng tiền: hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.

Bên cạnh việc xem xét các báo cáo tài chính riêng biệt, để phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần phải kết hợp với phương pháp phân tích quy mô của doanh nghiệp theo từng loại báo cáo, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Bài học này sẽ giới thiệu các phương pháp phân tích khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp, chi tiết hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp chúng ta sẽ tiếp cận thông qua phân tích các tỷ số và nhận xét từ bài 4 đến bài 8.

3.2. Phân tích chung tình hình tài chính

3.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm, thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta có thể biết được cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, sự biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, từ đó kết hợp với phân tích quy mô, phân tích bằng hình vẽ để có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Page 4: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

36 ACC508_Bai 3_v1.1012111211

Quy trình phân tích

Phân tích tổng tài sản (tổng nguồn vốn) qua các năm;

Phân tích tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn;

Phân tích các khoản nợ và vốn chủ sở hữu;

Phân tích các khoản mục trong tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu;

Nhận xét về sự thay đổi của tổng tài sản, tổng nguồn vốn, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn.

Chú ý: Phân tích kết hợp phân tích quy mô và hình vẽ sẽ đưa ra cái nhìn khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Số liệu sử dụng: Bảng cân đối kế toán của Công ty nhựa Tiền Phong kết hợp với phân tích quy mô.

3.2.1.1. Tài sản

Bảng 3.1: Tài sản của Công ty nhựa Tiền Phong (trích Bảng cân đối kế toán)

Đơn vị: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

A. Tài sản ngắn hạn 273.869 416.845 542.357 706.038

I. Tiền 57.954 21.661 42.575 15.437

1. Tiền 57.954 6.661 32.285 15.437

2. Các khoản tương đương tiền 15.000 10.290

II. Các khoản phải thu 120.085 241.929 223.560 418.316

1. Phải thu khách hàng 113.456 220.302 199.125 334.529

2. Trả trước người bán 4.876 9.768 24.703 82.792

3. Các khoản phải thu khác 5.854 14.733 3.692 4.235

4. Dự phòng phải thu khó đòi -4.101 -2.874 -3.960 -3.240

III. Hàng tồn kho 95.830 153.255 271.651 260.146

1. Hàng tồn kho 95.830 153.255 271.651 274.094

2. Dự phòng giảm giá HTK -13.948

IV. Tài sản ngắn hạn khác 0 4.571 12.139

1. TSNH khác 0 4.571 12.139

B. Tài sản dài hạn 62.541 126.691 191.989 293.813

I. Tài sản cố định 56.341 80.527 106.602 254.439

1. Tài sản cố định hữu hình 55.313 61.906 83.981 138.699

2. Nguyên giá 168.089 194.263 237.485 323.784

3. Hao mòn lũy kế -112.776 -132.357 -153.504 -185.085

4. Tài sản cố định vô hình 17.285

5. Chi phí xây dựng dở dang 1.028 18.621 22.621 98.455

II. Đầu tư tài chính dài hạn 6.200 23.798 59.498 27.974

1. Đầu tư vào công ty con 15.300 51.000 21.874

2. Đầu tư vào công ty liên kết 1.600 2.398 2.398 5.538

3. Góp vốn liên doanh 16.336

4. Đầu tư dài hạn khác 4.600 6.100 6.100 6.100

III. Tài sản dài hạn khác 22.366 25.889 11.400

1. Chi phí trả trước dài hạn 22.366 25.889 11.400

Tổng Tài sản 336.410 543.536 734.346 999.851

Page 5: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

ACC508_Bai 3_v1.1012111211 37

81%

19%

2006

TSNH TSDH

77%

23%

2007

TSNH TSDH

74%

26%

2008

TSNH TSDH

71%

29%

2009

TSNH TSDH

Hình 3.1. Cơ cấu tài sản của Công ty Nhựa Tiền Phong

Bảng 3.2. Tỷ trọng TSNH/TTS, TSDH/TTS của công ty Nhựa Tiền Phong

Năm

Chỉ tiêu

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

TSNH/TTS 81% 77% 74% 71%

TSDH/TTS 19% 23% 26% 29%

Tổng tài sản của Công ty Nhựa Tiền Phong tăng qua các năm, từ năm 2006 đến năm 2009, đặc biệt vào năm 2009 tổng tài sản tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Tổng tài sản tăng là do cả hai bộ phận trong tổng tài sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều

tăng qua các năm.

Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (hình 3.1), cao nhất vào năm 2006 (hơn 81%) và thấp nhất vào năm 2009 với hơn 70 % (bảng 3.2), qua đó có

thể thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản có xu hướng giảm qua các năm.

Trong khi đó, từ năm 2006 đến năm 2009, tài sản dài hạn của công ty tăng tương đối ổn định,. Năm 2009, tài sản dài hạn tăng gấp 4 lần so với năm 2006. Năm 2006, tài sản dài hạn chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản (18,59%), đến năm 2009, tài sản dài hạn chiếm 29,39% tổng tài sản, điều này cho thấy doanh nghiệp đã tập trung

đầu tư cho chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.

Page 6: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

38 ACC508_Bai 3_v1.1012111211

Tài sản ngắn hạn:

2006 2007 2008 2009

Tiền 57,954 21,611 42,575 15,437

Các khoản PTNN 120,085 241,929 223,560 418,316

HTK 95,830 153,255 271,651 260,146

50,000100,000150,000200,000250,000300,000350,000400,000450,000

Hình 3.2. Tài sản ngắn hạn của Công ty nhựa Tiền Phong

Bảng 3.3. Tỷ trọng các thành phần tàisản ngắn hạn trong tổng tài sản Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

A. Tài sản ngắn hạn 81,41% 76,69% 73,86% 70,61%

I. Tiền 17,23% 3,99% 5,80% 1,54%

1. Tiền 17,23% 1,23% 4,40% 1,54%

2. Các khoản tương đương tiền 0,00% 2,76% 1,40% 0,00%

II. Các khoản phải thu 35,70% 44,51% 30,44% 41,84%

1. Phải thu khách hàng 33,73% 40,53% 27,12% 33,46%

2. Trả trước người bán 1,45% 1,80% 3,36% 8,28%

3. Các khoản phải thu khác 1,74% 2,71% 0,50% 0,42%

4. Dự phòng phải thu khó đòi -1,22% -0,53% -0,54% -0,32%

III. Hàng tồn kho 28,49% 28,20% 36,99% 26,02%

1. Hàng tồn kho 28,49% 28,20% 36,99% 27,41%

2. Dự phòng giảm giá HTK 0,00% 0,00% 0,00% -1,40%

IV. Tài sản ngắn hạn khác 0,00% 0,00% 0,62% 1,21%

Các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Năm 2007, tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản tăng mạnh, chiếm 40,53% tổng tài sản, trong khi tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản gần như không thay đổi (hơn 28%), cho thấy doanh nghiệp cho khách hàng vay nhiều hơn, doanh nghiệp cần phải thận trọng khi giá trị các khoản phải thu cao, vì trong trường hợp khoản phải thu khó đòi lớn sẽ làm tăng rủi ro không thu được tiền cho doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, tài trợ của doanh nghiệp. Năm 2008, tỷ trọng khoản phải thu giảm xuống còn hơn 30% tổng tài sản, tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên khoảng 9% so với năm 2007, đây là điều dễ hiểu vì năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính, mặc dù không tác động trực tiếp đến Việt Nam nhưng những tác động gián tiếp của khủng hoảng đối với các doanh nghiệp Việt Nam là có thể nhận thấy. Các doanh nghiệp trong ngành nhựa công nghiệp cũng chịu tác động mạnh của khủng hoảng như các ngành khác, doanh số bán hàng giảm, hàng tồn kho tăng. Năm 2009, doanh nghiệp đã

Page 7: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

ACC508_Bai 3_v1.1012111211 39

cải thiện được tình hình hoạt động, hàng tồn kho giảm còn 26,2% tổng tài sản, tuy nhiên khoản phải thu lại tăng, chiếm hơn 40% tổng tài sản, cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng nới lỏng để đẩy nhanh doanh số bán hàng.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của công ty bao gồm tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác, trong đó từ năm 2006 đến năm 2009, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạn (hơn 50%), đặc biệt năm 2009, công ty đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định (chiếm 87% tài sản dài hạn, hơn 25% tổng tài sản).

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

160,000

2006 2007 2008 2009

Tài sản hữu hình

Đầu tư tài chính dài hạn

Hình 3.3. Tài sản dài hạn của Công ty nhựa Tiền Phong

Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn trong tổng tài sản của công ty tăng từ năm 2006 đến năm 2008, năm 2009 giảm mạnh từ 8,1% xuống còn 2,8%. Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, rất nhiều công ty giảm các khoản đầu tư tài chính do bị lỗ khi đầu tư tài chính và các thông tin không khả quan về thị trường.

Bảng 3.4. Tỷ trọng các thành phần tài sản dài hạn trong tổng tài sản

Năm Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2009

B. Tài sản dài hạn 18,59% 23,31% 26,14% 29,39%

I. TSCĐ 16,75% 14,82% 14,52% 25,45%

1. TSCĐ hữu hình 16,44% 11,39% 11,44% 13,87%

2. TSCĐ vô hình 1,73%

3. Chi phí xây dựng dở dang 0,31% 3,43% 3,08% 9,85%

II. Đầu tư tài chính dài hạn 1,84% 4,38% 8,10% 2,80%

1. Đầu tư vào công ty con 0,00% 2,81% 6,94% 2,19%

2. Đầu tư vào công ty liên kết 0,48% 0,44% 0,33% 0,55%

3. Góp vốn liên doanh 0,00% 0,00% 0,00% 1,63%

4. Đầu tư dài hạn khác 1,37% 1,12% 0,83% 0,61%

III. TSDH khác 0,00% 4,11% 3,53% 1,14%

1. Chi phí trả trước dài hạn 0,00% 4,11% 3,53% 1,14%

Page 8: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

40 ACC508_Bai 3_v1.1012111211

3.2.1.2. Nguồn vốn

Nguồn vốn bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn của công ty năm 2009 tăng hơn 3

lần so với năm 2006. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, nguồn vốn của công ty

tăng là do việc tăng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. So với năm 2006, năm 2009 khoản

nợ phải trả của công ty tăng hơn 4 lần so với năm 2006 (chiếm 40,85% tổng tài sản),

trong khi vốn chủ sở hữu tăng hơn 2 lần (chiếm 59,15% tổng tài sản).

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

1,200,000

Nợ phải trả 90,313 205,429 324,544 408,801

Nguồn vốn chủ sở hữu 246,097 338,107 409,802 591,824

Nguồn vốn 336,410 543,536 734,346 1,000,625

2006 2007 2008 2009

Hình 3.4: Nguồn vốn của Công ty nhựa Tiền Phong

Nợ phải trả

Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản nợ của công ty. Nợ dài hạn mới chỉ

được công ty đưa vào sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của mình từ năm 2009. Có

thể thấy, nợ ngắn hạn thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong nợ phải trả và tổng tài

sản. Điều này cho thấy, doanh nghiệp chưa tận dụng được các nguồn tài trợ dài hạn để

tài trợ cho các khoản tài sản dài hạn (so với vốn chủ sở hữu, các khoản nợ dài hạn

thông thường có chi phí huy động rẻ hơn; ngoài ra công ty sử dụng các khoản nợ dài

hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn sẽ giảm thiểu rủi ro, ngược lại các khoản nợ ngắn hạn

khi đầu tư vào tài sản dài hạn thông thường có độ rủi ro cao).

Nợ ngắn hạn của công ty bao gồm các khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, người

mua trả tiền trước, các khoản phải nộp và các khoản phải trả như trả cho người lao

động, phải trả khác. Tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2008

(chiếm 44,19% tổng tài sản năm 2008 ); năm 2009 tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng tài

sản của công ty giảm xuống gần 40%. Khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm phần lớn

trong khoản nợ ngắn hạn, khoản nợ ngắn hạn giảm vào năm 2009 chính là do khoản

nợ và vay ngắn hạn giảm mạnh (từ 33,49% năm 2008 giảm xuống 24,89% tổng tài

sản), tuy nhiên nợ và vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể vào năm 2009.

Page 9: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

ACC508_Bai 3_v1.1012111211 41

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

2006 2007 2008 2009

Vay & nợ NH

Phải trả người bán

Người mua trả tiền trước

Thuế & các khoản nôp NN

Phải trả người LĐ

CP phải trả

Các khoản phải trả khác

Hình 3.5: Nợ ngắn hạn

Bảng 3.5. Tỷ trọng các thành phần trong nguồn vốn

Năm

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2009

A. Nợ phải trả 26,85% 37,79% 44,19% 40,85%

I. Nợ ngắn hạn 26,85% 37,79% 44,19% 39,94%

1. Vay và nợ ngắn hạn 15,79% 20,47% 33,49% 24,89%

2. Phải trả người bán 2,04% 10,53% 4,34% 6,53%

3. Người mua trả tiền trước 0,48% 0,36% 0,21% 0,06%

4. Thuế và các khoản nộp nhà nước 1,81% 0,53% 0,99% 1,71%

5. Phải trả người lao động 1,97% 1,40% 1,48% 1,95%

6. Chi phí phải trả 2,35% 3,52% 2,90% 4,22%

7. Các khoản phài trả khác 2,41% 0,98% 0,78% 0,58%

II. Nợ dài hạn 0,00% 0,00% 0,00% 0,91%

1. Phải trả dài hạn khác 0,00% 0,00% 0,00% 0,01%

2. Vay và nợ dài hạn 0,00% 0,00% 0,00% 0,84%

3. Dự phòng trợ cấp 0,00% 0,00% 0,00% 0,06%

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty nhựa Tiền Phong chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của công ty. Trong thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2008, vốn chủ sở hữu giảm và tăng trở lại vào năm 2009, luôn chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty gồm hai khoản mục chính là vốn chủ sở hữu và nguồn kinh phí khác. Phần lớn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tập trung trong khoản mục vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối của công ty.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của doanh nghiệp giảm, lý do không phải giảm vốn chủ sở hữu (nhìn bảng cân đối kế toán của công ty nhựa Tiền Phong) mà là do tổng tài sản của doanh nghiệp tăng, vốn chủ sở hữu không thay đổi từ năm 2007 đến năm 2009, chính vì vậy tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tài sản giảm.

Page 10: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

42 ACC508_Bai 3_v1.1012111211

Tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối trong tổng tài sản giảm từ năm 2006 đến năm 2008, tăng trở lại vào năm 2009. Phân tích kết hợp với bảng cân đối kế toán và biểu đồ, có thể nhận ra thực chất không phải lợi nhuận chưa phân phối giảm. Lợi nhuận chưa phân phối tăng qua các năm, thậm chí vào năm 2009 tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Do tốc độ tăng của tổng tài sản cao hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận chưa phân phối, chính vì vậy làm giảm tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối trong tổng tài sản.

Bảng 3.6. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 73,15% 62,21% 55,81% 59,15%

I. Vốn chủ sở hữu 73,68% 62,26% 55,55% 54,27%

1. Vốn đầu tư VCSH 42,94% 39,87% 29,51% 21,66%

2. Quỹ đầu tư phát triển 0,00% 0,00% 5,12% 8,39%

3. Quỹ dự phòng tài chính 2,06% 1,24% 1,12% 0,94%

4. LNST chưa phân phối 28,68% 21,16% 19,80% 23,28%

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác -0,53% -0,05% 0,26% 0,17%

1. Quỹ phúc lợi khen thưởng -0,53% -0,05% 0,26% 0,17%

2. Lợi ích cổ đông thiểu số 0,00% 0,00% 0,00% 4,71%

Hình 3.6: Vốn chủ sở hữu của Công ty nhựa Tiền Phong

3.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Trong trường hợp công ty nhựa Tiền Phong, các khoản giảm trừ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu bán hàng, chính vì vậy cần phân tích các nhân tố đối với doanh thu thuần, tức là xem xét tỷ trọng của từng nhân tố đối với doanh thu thuần.

Trong thời gian từ 2006 đến 2009, doanh thu của công ty tăng qua các năm, tuy nhiên giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ trọng cao từ năm 2006 đến năm 2008 (trên 70%). Năm 2009, mặc dù giá vốn hàng bán tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, do đó tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu giảm. Điều đó góp phần tăng tỷ trọng lợi nhuận gộp trong doanh thu.

Doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trong khá nhỏ so với doanh thu thuần, điều này chứng tỏ lợi nhuận công ty đạt được phụ thuộc chính vào hoạt động sản xuất của công ty (trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, tỷ trọng của 2 chỉ tiêu này so với doanh thu thuần không hơn 1%).

600,000

500,000

400,000 300,000

200,000

100,000

Page 11: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

ACC508_Bai 3_v1.1012111211 43

2006 2007 2008 2009

Dthu 716,461 903,296 1,094,483 1,546,900

GVHB 514,255 687,848 794,304 989,556

LNST 118,946 125,440 154,410 305,664

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

1,200,000

1,400,000

1,600,000

1,800,000

Axis Title

Hình 3.7. Doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận sau thuế qua

các năm của Công ty nhựa Tiền Phong

Giá vốn hàng bán chiếm phần lớn chi phí của doanh nghiệp, có xu hướng giảm từ năm 2007 tới 2009. Ngoài giá vốn hàng bán, công ty còn có các chi phí khác như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.

Chi phí tài chính tăng mạnh vào năm 2008, do nhu cầu về hoạt động kinh doanh của công ty cao (cụ thể công ty sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn, do đó chi phí trả lãi vay tăng), trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng ổn định trong doanh thu.

Công ty không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp do được miễn thuế (xem thuyết minh); năm 2009 là năm bắt đầu công ty thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Bảng 3.7. Tỷ trọng các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

3. Doanh thu thuần 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

4. Giá vốn hàng bán 71,78% 76,15% 72,57% 63,97%

5. Lợi nhuận gộp 28,22% 23,85% 27,43% 36,03%

6. Doanh thu hoạt động tài chính 0,16% 0,43% 0,44% 0,54%

7. Chi phí tài chính 1,06% 0,68% 3,46% 1,67%

Trong đó: Chi phí lãi vay 0,92% 0,56% 2,01% 0,89%

8. Chi phí bán hàng 7,43% 7,42% 7,97% 9,42%

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,33% 2,31% 2,36% 2,96%

10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 16,57% 13,87% 14,07% 22,52%

11. Thu nhập khác 0,03% 0,02% 0,04% 0,07%

12. Chi phí khác 0,00% 0,00% 0,00% 0,08%

13. Lợi nhuận từ hoạt động khác 0,03% 0,02% 0,03% -0,01%

Lợi nhuận từ công ty liên kết 0,00% 0,00% 0,00% 0,20%

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 16,60% 13,89% 14,11% 22,71%

15. Chi phí thuế TNDN 0,00% 0,00% 0,00% 2,95%

16. Lợi nhuận sau thuế 16,60% 13,89% 14,11% 19,76%

Page 12: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

44 ACC508_Bai 3_v1.1012111211

Tỷ trọng lợi nhuận trong doanh thu có giảm vào năm 2007, tuy nhiên tăng trở lại vào năm 2008, 2009. Thực chất lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn tăng tuy nhiên vào năm 2007, tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2009, giá vốn hàng bán của công ty giảm mạnh (gần 10%), đồng thời giữ các chi phí khác gần như không thay đổi do đó lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã tăng từ 14,11% lên tới gần 20%.

3.2.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập từ 3 dòng tiền: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.

3.2.3.1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp được lập theo phương pháp gián tiếp.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dựa vào 3 khoản mục chính: Lợi nhuận trước thuế, các khoản điều chỉnh và ảnh hưởng sự thay đổi vốn lưu động.

Bảng 3.8: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế 118.946 125.440 154.410 351.334

2. Điều chỉnh các khoản

Khấu hao TSCĐ 28.121 21.801 22.809 33.802

Các khoản dự phòng 2.971 513 50,3 13.229.0

Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện

27,0 401,0 591,2 1.080.7

Lãi từ hoạt động đầu tư -886,0 -3.068,0 -4.107,8 923,0

Chi phí lãi vay 6.579,0 5.084,0 22.037,6 13.708,0

3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động

155.758,0 150.171,0 195.790,3 414.077,4

(Tăng)/giảm các khoản phải thu

5.426,2 -122.277,0 6.462,8 -195.566,0

(Tăng)/ giảm các hàng tồn kho 851,0 -57.425,0 -118.397,2 14.152,3

Tăng/(giảm) các khoản phải trả 16.784,3 58.588,0 -11.393,0 28.627,7

(Tăng)/ giảm chi phí trả trước 2.668,0 -22.366,3 -3.523,2 13.967,9

Tiền lãi vay đã trả -3.086,8 -3.809,0 -22.037,6 -13.896,8

Tiền thu (chi) khác từ hoạt động kinh doanh

2,7 39,8 1,1 -21.661,3

Thuế TNDN đã nộp -85.974,5

Tiền chi từ quỹ khen thưởng và lợi nhuận chưa phân phối

-10.290,0 -4.352,9 -7.855,1

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

168.113,4 -1.431,4 39.048,1 153.726,7

Page 13: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

ACC508_Bai 3_v1.1012111211 45

Phân tích lợi nhuận trước thuế và các khoản điều chỉnh: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2009. Như phân tích ở trên, lý do chính đó là bên cạnh tạo ra tăng trưởng doanh thu, công ty đã giảm được tỷ trọng giá vốn hàng bán, do đó lợi nhuận tăng lên đáng kể, lợi nhuận trước thuế tăng làm tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và qua đó làm tăng dòng tiền của doanh nghiệp.

Các khoản khấu hao có giảm vào năm 2007, 2008, tuy nhiên tăng vào năm 2009, (tăng hơn 10 tỷ) chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định, khấu hao tăng sẽ làm tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và tăng dòng tiền của doanh nghiệp.

Để xác định dòng tiền hoạt động kinh doanh, công ty phải điều chỉnh các khoản dự phòng đã tính trong giá vốn hàng bán. Các khoản dự phòng giảm mạnh vào năm 2007, 2008 do dự báo của công ty hàng tồn kho không có vấn đề gì, vì vậy công ty đã giảm dự phòng. Tuy nhiên vào năm 2009, công ty đã trích nhiều tiền vào khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, lý do phải trích khoản dự phòng này cho mặt hàng phụ kiện đồng do chất lượng và quy cách của mặt hàng không phù hợp nên công ty không đưa vào sử dụng để sản xuất mà dự kiến sẽ thanh lý số phụ kiện đồng này trong thời gian tới (trích mục 6- thuyết minh báo cáo tài chính 2009).

Thay đổi vốn lưu động:

Các khoản phải thu tăng mạnh vào năm 2007 (hơn 122 tỷ) đã tác động mạnh tới dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (-1,4 tỷ). Năm 2008, công ty đã thắt chặt chính sách tín dụng, hạn chế được các khoản phải thu (giảm 6,4 tỷ). Khoản phải thu tăng trở lại vào năm 2009, hơn 195 tỷ, cần phải đặt câu hỏi vấn đề này đối với ban quản lý doanh nghiệp do khoản phải thu quá cao sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền và đặc biệt cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nhằm giảm khoản nợ khó đòi trong khoản phải thu.

Cùng với khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước, các khoản phải trả, tiền lãi vay đã trả thay đổi rất thất thường, đặc biệt vào năm 2008. Thực tế vào năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam không phải ngoại lệ. Các ngành sản xuất bị tác động mạnh, chính vì vậy có thể nhận xét ở đây đó là các sự thay đổi này do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

Giá trị hàng tồn kho giảm mạnh vào năm 2007, tuy nhiên vào năm 2008 do khủng hoảng kinh tế lượng hàng tồn kho tăng mạnh trở lại (hơn 118 tỷ), đến năm 2009 công ty đã giảm được hàng tồn kho hơn 14 tỷ. Nguồn tiền tài trợ công ty từ các khoản phải trả và khoản chi phí trả trước cũng giảm mạnh vào năm 2008, tuy nhiên các khoản này đã được công ty cải thiện vào năm 2009.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm lợi nhuận trước thuế, các khoản điều chỉnh, sự thay đổi vốn lưu động. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, dòng tiền hoạt động kinh doanh của Công ty nhựa Tiền Phong chủ yếu là từ lợi nhuận trước thuế. Năm 2006, bên cạnh khấu hao, lợi nhuận trước thuế cùng với các sự thay đổi trong vốn lưu động đã làm tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lên tới hơn 168 tỷ. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty thực sự không ổn vào năm 2007. Mặc dù lợi nhuận trước thuế tăng, khấu hao và các khoản điều chỉnh thậm chí còn gia tăng dòng tiền, tuy nhiên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh vẫn âm, lý do chính đó là do sự thay đổi các khoản mục trong vốn lưu động. Điển hình nhất là các khoản phải thu, hàng tồn kho và chi phí trả trước tăng mạnh vào năm 2007. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vào năm 2008 đã được công ty cải thiện. Lợi nhuận trước thuế và các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận từ hoạt

Page 14: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

46 ACC508_Bai 3_v1.1012111211

động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động. Mặc dù hầu hết các khoản mục trong vốn lưu động có tác động làm giảm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (chỉ khoản phải thu trong vốn lưu động đã được cải thiện, giảm hơn 6 tỷ), tuy nhiên ảnh hưởng các khoản mục này không lớn, do đó vào cuối năm 2008, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt được gần 40 tỷ (tốt hơn rất nhiều so với năm 2007). Năm 2009 lợi nhuận trước thuế vẫn là chỉ tiêu quan trọng tác động tới dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận tăng hơn 2 lần, đạt khoảng 351 tỷ, kết hợp cùng với phân tích báo cáo kết quả kinh doanh ở trên, có được lợi nhuận như vậy là do doanh thu của công ty tăng và tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu giảm rõ rệt. Sau khi điều chỉnh các khoản, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động đã tăng hơn gấp 2 lần so với năm trước. Gần như ngược lại so với năm 2008, năm 2009 sự thay đổi hàng tồn kho, các khoản phải trả, chi phí trả trước lại tác động làm tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh, trong khi các khoản phải thu của công ty tăng mạnh (tăng hơn 195 tỷ) ,và làm giảm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 đã cải thiện hơn rất nhiều, tăng hơn 3 lần so với năm 2008.

3.2.3.2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Tiền chi mua sắm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác tăng hơn 4 lần từ năm 2006 đến năm 2009. Năm 2006, công ty sử dụng đầu tư phần lớn vào tài sản cố định của công ty, năm 2007 công ty thực hiện bước đầu dự án việc di chuyển cơ sở sản xuất của công ty tới địa điểm mới là phường Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy (bây giờ là quận Dương Kinh). Năm 2008, công ty không đầu tư thêm vào khoản này. Năm 2009 công ty tiếp tục đầu tư vào dự án di chuyển cơ sở sản xuất, do đó khoản tiền chi đầu tư của công ty đã tăng tới hơn 80 tỷ đồng (xem mục tài sản cố định và tài sản dài hạn khác - thuyết minh báo cáo tài chính các năm).

Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tăng qua các năm đặc biệt năm 2009, tuy nhiên sự thay đổi của khoản tiền này không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều tới dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tăng gần gấp 2 lần vào năm 2008, tuy nhiên đã giảm vào năm 2009.

Bảng 3.9: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 2006 2007 2008 2009

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác

-17.194,4 -47.840,0 -47.365,3 -82.883,5

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 56,2 76,2 381,8 869,5

3. Tiền chi cho vay -2.000,0

4. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác -17.598,0 -32.300,0 -16.336,5

5. Tiền thu lãi cho vay 835,1 2.992,3 3.349,0

6. Cổ tức được chia 403,8

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư -18.303,1 -62.369,5 -75.530,7 -98.350,5

Page 15: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

ACC508_Bai 3_v1.1012111211 47

3.2.3.3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Dòng tiền liên quan tới hoạt động tài chính của Công ty Nhựa Tiền Phong bao gồm tiền vay nhận được, tiền chi trả nợ gốc vay và cổ tức trả cho chủ sở hữu. Năm 2006 và 2009 dòng tiền từ hoạt động tài chính âm là do tiền chi trả nợ và cổ tức lớn hơn số tiền nhận được. Năm 2009, công ty đầu tư thêm 13 tỷ vào công ty con (bằng cách góp vốn).

Bảng 3.10: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Đơn vị tính: Triệu đồng

III. Lưu chuyển từ hoạt động tài chính 2006 2007 2008 2009

Tiền góp vốn của cổ đông thiểu số vào công ty con 13.000,0

1. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 324.734,0 446.100,3 861.800,9 832.692,9

2. Tiền chi trả nợ gốc vay -393.332,0 -389.706,0 -734.910,5 -826.774,7

3. Cổ tức đã trả cho chủ sở hữu -32.472,0 -28.891,9 -69.381,1 -103.998,3

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính -101.070,0 27.502,4 57.509,4 -85.080,1

3.2.3.4. Dòng tiền cuối năm

Dòng tiền thuần cuối năm là dòng tiền thuần bao gồm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính. Năm 2006, dòng tiền dương là do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty đủ đảm bảo cho các khoản chi cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Năm 2007, mặc dù dòng tiền từ hoạt động tài chính dương, tuy nhiên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư âm, do đó làm cho dòng tiền thuần cả năm 2007 âm. Năm 2008, dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính dương, do đó dòng tiền thuần cả năm dương. Năm 2009, mặc dù dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng hơn 3 lần, dòng tiền từ hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh âm tác động tới dòng tiền thuần trong năm. Lưu chuyển tiền thuần trong năm thực chất chính là chênh lệch giữa dòng tiền thu và dòng tiền chi. Lưu chuyển tiền thuần trong năm âm có nghĩa là dòng tiền chi lớn hơn dòng tiền thu vào của công ty. Trong quản lý tài chính hiện đại, các nhà quản trị tài chính cần phải dự báo được dòng tiền trong tương lai của công ty mình để tránh trường hợp công ty không có đủ tiền đáp ứng các khoản chi.

Bảng 3.11. Lưu chuyển tiền thuần

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2009

Lưu chuyển tiền chuyển từ hoạt động kinh doanh

168.113,4 -1.431,4 39.048,1 153.726,7

Lưu chuyển tiền chuyển từ hoạt động đầu tư

-18.303,1 -62.369,5 -75.530,7 -98.350,5

Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính -101.070,0 27.502,4 57.509,4 -85.080,1

Lưu chuyển tiền thuần trong năm 48.740,3 -36.298,5 21.024,5 -29.703,9

Tiền và tương đương tiền đầu năm 9.215,5 57.954,9 21.656,4 42.570,3

Ảnh hưởng thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

-110,6 -47,5

Tiền và tương đương tiền cuối năm 57.954,9 21.656,4 42.570,3 12.818,9

Page 16: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

48 ACC508_Bai 3_v1.1012111211

Kết hợp với dòng tiền từ đầu năm và ảnh hưởng thay đổi tỷ giá hối đoái, chúng ta xác

định được dòng tiền cuối năm của doanh nghiệp. Lưu ý tiền và tương đương tiền cuối

năm thông thường không âm, trong trường hợp dòng tiền này bị âm, doanh nghiệp cần

phải xử lý bằng các nghiệp vụ tài chính như huy động vốn từ bên trong và bên ngoài

doanh nghiệp. Trường hợp xấu xảy ra đó là không đáp ứng được các khoản tiền và

tương đương tiền cuối năm bị âm, doanh nghiệp cần phải xử lý các tài sản của mình

như bán các khoản phải thu, thanh lý hàng tồn kho, bán các tài sản dài hạn.

Tiền và tương đương tiền cuối năm từ năm 2006 đến năm 2009 không ổn định. Công ty cần phải chú ý 2 dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, nhằm hạn chế lưu chuyển tiền thuần trong năm âm, tác động đến khả năng thanh toán của

công ty.

Page 17: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

ACC508_Bai 3_v1.1012111211 49

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Nội dung bài này tập trung phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua phân tích 3 báo cáo tài chính, đó là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Nhận xét từ năm 2007 đến năm 2009 điều kiện tình hình tài chính của Công ty nhựa Tiền Phong như sau:

o Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ, năm 2009 công ty bắt đầu sử dụng nợ dài hạn.

o Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.

o Doanh thu của công ty tăng trong giai đoạn này, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí. Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí do đó lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua các năm.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2007 của công ty bị ảnh hưởng mạnh bởi các khoản phải thu. Năm 2008 dòng tiền này bị ảnh hưởng mạnh bởi hàng tồn kho và chi phí lãi vay. Năm 2009 công ty đã khắc phục được các sự thay đổi vốn lưu động và tạo ra được dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hơn 153 tỷ.

Công ty sử dụng tiền đầu tư mạnh vào tài sản trong hai năm 2007 và năm 2009.

Dòng tiền tài chính từ năm 2006 đến năm 2008 dương, năm 2009 bị giảm do phải trả nợ gốc vay.

Lưu chuyển tiền thuần trong 2 năm 2007 và năm 2009 âm, nhà quản trị tài chính của công ty cần phải xem xét lại các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp.

Page 18: BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH …

Bài 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

50 ACC508_Bai 3_v1.1012111211

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy bình luận nhận định: “Nhà quản trị tài chính cần phải quan tâm tới lưu chuyển tiền thuần âm của doanh nghiệp trong một thời kỳ”.

2. Hãy bình luận: “Một doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ cao, doanh nghiệp chắc chắn không bị phá sản”.

3. Các chỉ tiêu nào ảnh hưởng tới dòng tiền hoạt động kinh doanh âm?

4. Các chỉ tiêu nào ảnh hưởng tới dòng tiền tài chính âm?