110
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH CHÂU THỊ HOÀNG OANH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHAU THI HOANG OANH.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHAU THI HOANG OANH.doc

ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHÂU THỊ HOÀNG OANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á

CHI NHÁNH AN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHÂU THỊ HOÀNG OANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á

CHI NHÁNH AN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, Tháng 06 năm 2008

Page 2: CHAU THI HOANG OANH.doc

ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á

CHI NHÁNH AN GIANG

Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: CHÂU THỊ HOÀNG OANH

Lớp : DH5KT MSSV: DKT 041712

Giáo viên hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN XUÂN VINH

Page 3: CHAU THI HOANG OANH.doc

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: Th.s. NGUYỄN XUÂN VINH(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 1:(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 2:(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày .... tháng .... năm ....

Page 4: CHAU THI HOANG OANH.doc

TÓM TẮT

------ ------

Đề tài nhằm mục đích phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHTMCP Đông Á – CNAG, thông qua việc phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, và nợ quá hạn của ngân hàng.

Qua quá trình phân tích, hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á vẫn ổn định và ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao. Điều này được thể hiện cụ thể qua sự tăng trưởng hàng năm của doanh số cho vay và dư nợ tại ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, thì ngân hàng vẫn có phát sinh nợ quá hạn. Đây là một vấn đề hiển nhiên, vì bất cứ một khoản vay nào cũng có một xác suất rủi ro nhất định, việc kiểm soát được hay không là tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự phán đoán của ngân hàng.

Tóm lại, đề tài được thực hiện gồm 6 chương, mô hình nghiên cứu đề tài được xây dụng trên cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng.

Việc thực hiện, nghiên cứu đề tài được tiến hành qua 2 giai đoạn:

(1) Tìm hiểu tổng quan về ngân hàng và giới thiệu các nội dung cơ bản về hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP Đông Á –CNAG

(2) Thu thập số liệu ở bộ phận tín dụng ngân hàng. Dựa vào những số liệu đó, tiến hành phân tích tình hình về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là phần đánh giá những ưu nhược điểm của hoạt động tín dụng, cụ thể về: doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn, và quy trình tín dụng. Cuối cùng là phần đề xuất giải pháp, kiến nghị về thực trạng của hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng.

Page 5: CHAU THI HOANG OANH.doc

MỤC LỤC

------ ------

Trang

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU......................................... 1

1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2

1.3. Phương pháp nhiên cứu........................................................................... 2

1.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................. 3

2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng.............................................................. 3

2.1.1 Khái niệm tín dụng....................................................................... 3

2.1.2. Phân loại tín dụng....................................................................... 3

2.1.2.1. Theo thơi hạn cho vay................................................... 3

2.1.2.2. Theo mục đích của tín dụng......................................... 3

2.1.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng..................... 4

2.1.2.4. Theo phương thức cho vay.......................................... 4

2.1.3. Đối tượng khách hàng................................................................. 4

2.1.4. Điều kiện cho vay......................................................................... 4

2.1.5. Các phương thức cho vay............................................................ 4

2.1.6. Chức năng và vai trò của tín dụng............................................. 5

2.1.6.1. Chức năng...................................................................... 5

2.1.6.2. Vai trò............................................................................ 6

2.1.7. Bảo đảm tín dụng......................................................................... 6

2.1.7.1. Khái niệm ...................................................................... 6

2.1.7.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng................................. 6

2.1.8. Quy trình tín dụng....................................................................... 7

2.1.8.1. Khái niệm....................................................................... 7

2.1.8.2. Các bước cơ bản trong quy trình................................ 7

Page 6: CHAU THI HOANG OANH.doc

2.1.9. Rủi ro tín dụng............................................................................. 8

2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng............................................ 9

2.2.1 Khái niệm....................................................................................... 9

2.2.1.1. Doanh số cho vay........................................................... 9

2.2.1.2. Doanh số thu nợ............................................................ 9

2.2.1.3. Dư nợ.............................................................................. 9

2.2.1.4. Nợ quá hạn..................................................................... 9

2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng............................. 9

2.2.2.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn.................................. 9

2.2.2.2. Dư nợ / Tổng nguồn vốn.............................................. 9

2.2.2.3. Dư nợ / Tổng vốn huy động.......................................... 10

2.2.2.4. Nợ quá hạn / Dư nợ....................................................... 10

2.2.2.5. Hệ số thu nợ................................................................... 10

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NHTMCP ĐÔNG Á –

CNAG..............................................................11

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 11

3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đông Á................................... 11

3.1.2. Giới thiệu về chi nhánh Ngân Hàng Đông Á An Giang........... 11

3.1.3. Vai trò của NHĐA_AG đối với sự phát triển KT của tỉnh...... 13

3.2. Cơ cấu tồ chức – Tình hình nhân sự......................................................... 13

3.2.1. Cơ cấu tổ chức.............................................................................. 13

3.2.2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng............................... 15

3.2.2.1. Ban Giám Đốc............................................................... 15

3.2.2.2. Phòng Khách Hàng Cá Nhân....................................... 15

3.2.2.3. Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp............................. 15

3.2.2.4. Phòng Ngân Quỹ........................................................... 16

3.2.2.5. Phòng Kế Toán.............................................................. 16

3.2.2.6. Phòng Hành Chánh – Nhân Sự.................................... 16

3.2.2.7. Phòng Công Nghệ Thông Tin...................................... 16

Page 7: CHAU THI HOANG OANH.doc

3.2.2.8. Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh........................ 16

3.3. Sơ lược tình hình thị trương của lĩnh vực TC – NH tại AG................... 17

3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐA_AG trong 3 năm qua...... 17

3.5. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng KH năm 2008............ 19

3.5.1. Thuận lợi....................................................................................... 19

3.5.2. Khó khăn...................................................................................... 20

3.5.3. Phương hướng phát triển năm 2008.......................................... 20

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HĐ TÍN DỤNG TẠI

NHĐA_AG.........................................................22

4.1. Phân tích chung về tình hình huy động vốn tại NHĐA_AG................... 22

4.1.1. Tình hình nguồn vốn.................................................................... 22

4.1.2. Tình hình huy động vốn.............................................................. 23

4.2. Chính sách tín dụng tại NHĐA_AG.......................................................... 26

4.2.1. Một số NDCB về quy chế cho vay đối với KH tại NHĐA_AG 26

4.2.1.1. Đối tượng vay vốn......................................................... 26

4.2.1.2. Điều kiện cho vay.......................................................... 26

4.2.1.3. Mục đích cho vay.......................................................... 27

4.2.1.4. Thơi hạn cho vay........................................................... 27

4.2.1.5. Lãi suất cho vay............................................................. 27

4.2.1.6. Phương thức cho vay.................................................... 27

4.2.1.7. Hạn mức cho vay tối đa................................................ 28

4.2.2. Quy trình tín dụng tại Ngân Hàng Đông Á – CNAG............... 28

4.2.2.1. Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHĐA_AG................... 28

4.2.2.2. Mô tả và giải thích từng bước thực hiện theo sơ đồ... 30

4.3. Phân tích hoạt động tín dụng tại NHĐA_AG........................................... 35

4.3.1 Doanh số cho vay........................................................................... 35

4.3.1.1. Doanh số cho vay theo thơi hạn................................... 35

4.3.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế................. 37

4.3.2. Doanh số thu nợ .......................................................................... 40

Page 8: CHAU THI HOANG OANH.doc

4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thơi hạn..................................... 40

4.3.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế.................. 42

4.3.3. Dư nợ cho vay .............................................................................. 45

4.3.3.1. Dư nợ theo thơi hạn...................................................... 45

4.3.3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế.................................... 47

4.3.4. Tình hình nợ quá hạn.................................................................. 49

4.3.4.1. Nợ quá hạn theo thơi hạn............................................. 50

4.3.4.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế........................... 51

4.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHĐA_AG. 53

4.5. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng và công tác

huy động vốn tại NHĐA_AG.....................................................................… 55

4.6. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng và công tác HĐV..... 56

4.6.1. Về hoạt động huy động vốn......................................................... 56

4.6.2. Về hoạt động tín dụng................................................................ 57

4.6.1.1. Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả.................. 57

4.6.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng................... 57

4.6.1.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng.................................... 58

4.7.1.4. Tăng cương kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn...... 58

4.6.3. Các biện pháp khác...................................................................... 59

4.6.3.1. Đào tạo đội ngũ nhân viên............................................ 59

4.6.3.2. Thu hút và tìm kiếm khách hàng................................ 59

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ....................60

5.1. Kết luận........................................................................................................ 60

5.2. Kiến nghị...................................................................................................... 61

Page 9: CHAU THI HOANG OANH.doc

DANH MỤC BIỂU BẢNG

------ ------

DANH MỤC BẢNG Trang

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh........................................................ 18

Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn.............................................................................. 22

Bảng 4.2. Tình hình huy động vốn................................................................... 23

Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo thơi hạn....................................................... 35

Bảng 4.4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế..................................... 38

Bảng 4.5. Doanh số thu nợ theo thơi hạn......................................................... 41

Bảng 4.6. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế....................................... 43

Bảng 4.7. Dư nợ theo thơi hạn.......................................................................... 45

Bảng 4.8. Dư nợ theo thành phần kinh tế........................................................ 47

Bảng 4.9. Doanh số nợ quá hạn theo thơi hạn................................................. 50

Bảng 4.10. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế............................................. 52

Bảng 4.11. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng..................................... 54

Page 10: CHAU THI HOANG OANH.doc

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

------ ------

BIỂU ĐỒ Trang

Biểu đồ 4.1. Cơ Cấu nguồn vốn........................................................................ 22

Biểu đồ 4.2. Doanh số cho vay theo thơi hạn................................................... 36

Biểu đồ 4.3. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế................................. 38

Biểu đồ 4.4. Doanh số thu nợ theo thơi hạn..................................................... 41

Biểu đồ 4.5. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế.................................. 43

Biểu đồ 4.6. Dư nợ theo thơi hạn...................................................................... 46

Biểu đồ 4.7. Dư nợ theo thành phần kinh tế.................................................... 48

Biểu đồ 4.8. Nợ quá hạn theo thơi hạn............................................................. 50

Biểu đồ 4.9. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế........................................... 52

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................. 13

Sơ đồ 4.1. Quy trình tín dụng........................................................................... 29

Page 11: CHAU THI HOANG OANH.doc

DIỄN GIẢI VIẾT TẮT

------ ------

Trong luận văn có sử dụng các cụm từ viết tắt sau:

NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước

NHTM : Ngân Hàng Thương Mại

TMCP : Thương Mại Cổ Phần

HĐQT : Hội Đồng Quản Trị

KHDN : Khách hàng doanh nghiệp

KHCN : Khách hàng cá nhân

TCKT : Tổ chức kinh tế

TCTD : Tố chức tín dụng

NVTD : Nhân viên tín dụng

CNTT : Công nghệ thông tin

DVTT : Dịch vụ thanh toán

TGTT : Tiền gởi thanh toán

TG CKH : Tiền gởi có kỳ hạn

TG KKH : Tiền gởi không kỳ hạn

ĐCV : Điều chuyển vốn

DS : Doanh số

DT : Doanh thu

LN : Lợi nhuận

NQH : Nợ quá hạn

DN : Dư nợ

KH : Khách Hàng

Page 12: CHAU THI HOANG OANH.doc

KH : Kế hoạch

Page 13: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những xung lực cho quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam. Sau gần 3 thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng hàng thương mại Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển đáng lưu ý: giai đoạn đầu 1990-1996 là sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng của thời kỳ chuyển đổi, giai đoạn tiếp theo từ 1997 đến nay là củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng. Ngày nay, hệ thống các ngân hàng thương mại ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Trải qua chặng đường trên, hệ thống NHTM VN đã không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như các mạng lưới chi nhánh rải khắp trên nhiều khu vực. Đối tượng khách hàng của các NHTM không những bao gồm các doanh nghiệp, công ty, mà còn có các hộ sản xuất kinh doanh và cá thể. Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng đã góp phần tích cực cho các dịch vụ huy động vốn, tài trợ vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài…Chính vì thế mà các NHTM đã trở thành kênh cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế. (Nguồn: www.tapchiketoan.com)

Trong thời điểm hiện nay, do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng TMCP tăng lên từ 10% đến 11% , dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền đồng, làm cho nhiều NHTM cổ phần lớn hạn chế cho vay, đồng thời tăng lãi suất huy động, vì vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trở nên khó khăn. Trong khi đó, hoạt động tín dụng lại là một trong các hoạt động chủ yếu, nếu hạn chế cho vay sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị tổn thất và trì trệ. Do đó, đứng trước những thử thách và cơ hội trong tiến trình đổi mới, thì việc nâng cao hiệu quả tín dụng trở nên cần thiết đối với các NHTM Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, là một trong các ngân hàng đi đầu trong các hoạt động dịch vụ mới, đang từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạt động của mình, chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng. Hiện nay, thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng đang cạnh tranh hết sức gay gắt. Ngoài các ngân hàng trong nước vươn lên theo tiến trình hội nhập, còn có nhiều ngân hàng mới ra đời và sự tham gia của nhiều tập đoàn tài chính lớn. Điều đó bắt buộc ngân hàng Đông Á phải chấp nhận cạnh tranh, tìm cho mình một lối đi riêng, để khẳng định thương hiệu, tính độc đáo của riêng mình. Thông qua việc cho vay, ngân hàng Đông Á đã góp phần đẩy mạnh đầu tư, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang. Nhận định được tầm quan trọng này, và với những kiến thức có được trong quá trình thực tập nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh An Giang, nên đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á An Giang” là thích hợp trong giai đoạn hiện nay của lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 1

Page 14: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Song đây cũng là hoạt động có mức rủi ro cao nhất. Do đó, hiệu quả và chất lượng tín dụng là một yếu tố rất quan trọng. Điều này yêu cầu ngân hàng phải quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động này, nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Vấn đề cần quan tâm là hoạt động tín dụng bị tác động bởi những yếu tố cụ thể nào. Chính vì thế, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, cũng như mức nợ quá hạn của ngân hàng. Từ đó, sẽ tìm các giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng và hạn chế rủi ro.

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập số liệu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm 2005-2007. Ngoài ra nếu có điều kiện, sẽ trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên, lãnh đạo tín dụng để thu thập nhiều thông tin hơn về tình hình tín dụng trong thời gian qua của ngân hàng.

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tỷ lệ, và so sánh để nhận xét, đánh giá được chính xác hiệu quả tín dụng thực tế của ngân hàng.

Tham khảo thông tin từ internet, sách báo, tạp chí…

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong phạm vi đề tài này, sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHĐA_AG, thông qua việc phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thời gian phân tích là 3 năm (2005-2007).

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 2

Page 15: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng

2.1.1 Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu này sang cho người sử dụng.

- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.

- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.

2.1.2. Phân loại tín dụng

Tín dụng ngân hàng có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau. Phân loại tín dụng dựa vào các căn cứ sau đây:

2.1.2.1. Theo thơi hạn cho vay

Theo tiêu thức này, cho vay được chia làm 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Mục đích của loại này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của các doanh nghiệp, và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào tài sản cố định. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới hoặc cải tiến thiết bị máy móc, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư, xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn.

2.1.2.2. Theo mục đích của tín dụng

Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau:

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp

- Cho vay tiêu dùng cá nhân.

- Cho vay bất động sản.

- Cho vay nông nghiệp.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 3

Page 16: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.

2.1.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng

Theo tiêu thức này, cho vay có thể được phân thành các loại sau:

Cho vay không bảo đảm : là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay

Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố của một bên thứ ba nào khác. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất.

2.1.2.4. Theo phương thức cho vay

Theo tiêu thức này, cho vay được chia thành các loại sau:

- Cho vay từng lần

- Cho vay theo hạn mức tín dụng

2.1.3. Đối tượng khách hàng

Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và ngoài nước.

2.1.4. Điều kiện cho vay

Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:

- Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự. Tổ chức nước ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.

- Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.

- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

- Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, phù hợp với qui định của pháp luật.

- Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với cá nhân) tại địa bàn cho vay được phân công của sở Giao Dịch, Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng, các trường cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được Tổng Giám Đốc chấp thuận.

2.1.5. Các phương thức cho vay

Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay vốn về việc áp dụng các phương thức cho vay như sau:

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 4

Page 17: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2.1.6. Chức năng và vai trò của tín dụng

2.1.6.1. Chức năng.

Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà nguồn vốn này được phân tán khắp nơi như: doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cá nhân… trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và có hiệu quả. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp còn phải tôn trọng hợp đồng tín

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 5

Page 18: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.

2.1.6.2. Vai trò.

Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả

Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.

Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.

Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội

Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn. Vì vậy thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội

Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.

Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền với các nền kinh tế các nước. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khấu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.

2.1.7. Đảm bảo tín dụng

2.1.7.1. Khái niệm

Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức tín dụng áp dụng các phương pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Cho nên đây là phuơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng có một nguồn vốn khác để hoàn trả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản.

Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi :

- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

- Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và thị trường tiêu thụ).

- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 6

Page 19: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

2.1.7.3. Các hình thức bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay:

- Thế chấp bất động sản.

- Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất.

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố

Cấm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản, thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:

- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa….

- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.

- Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của ngân hàng. Bảo đảm tín dụng bằng TS hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng TS hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.

Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh

Bảo lãnh là bên thứ ba cam kết đối với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn ma người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

2.1.8. Quy trình tín dụng

2.1.8.1. Khái niệm

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.

2.1.8.2. Các bước cơ bản trong quy trình tín dụng

Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn. Nhân viên tín dụng sẽ trực tiếp hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Bước 2: Thẩm định tín dụng

Sau khi tiếp nhận những hồ sơ do khách hàng cung cấp, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định những thông tin đó. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cập nhật thêm thông tin thực tế, thông tin thị trường bên ngoài của ngành

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 7

Page 20: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm phục vụ cho công tác thẩm định thêm chính xác.

Bước 3: Xét duyệt cho vay

Nhân viên tín dụng trình báo cáo thẩm định và hồ sơ vay cho trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại, sau đó tiến hành thủ tục trình Hội Đồng Tín Dụng xem xét và ra quyết định có cho vay hay không.

Bước 4: Tiến hành thủ tục công chứng và ký hợp đồng tín dụng

Sau khi HĐTD có quyết định cho vay, NVTD thực hiện các công việc:

- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tiến hành thủ tục công chứng về việc thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng quy định của ngân hàng (nếu có).

- Lập hợp đồng tín dụng, hướng dẫn khách hàng ký tên vào các giấy tờ có liên quan trong hợp đồng.

Bước 5: Giải ngân và kiểm tra hồ sơ vay vốn

Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, phòng ngân quỹ căn cứ vào đó để tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng

Bước 6: Thu nợ - Tính lãi – Thu lãi

Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính và thu lãi cho khách hàng. Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với khách hàng, nhắc nhở trả nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả hết nợ vay nữa hay không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay.

Bước 7: Thanh lý HĐTD, lưu trữ hồ sơ tín dụng

Sau khi thanh lý HĐTD (khách hàng trả hết vốn vay và lãi phát sinh), nhân tín dụng kiểm tra lại số nợ còn thiếu trước khi thanh lý, tránh có sai sót. NVTD trình lãnh đạo ký thanh lý HĐTD, đồng thời thực hiện thủ tục giải chấp tài sản cho khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng (nếu có).

2.1.9. Rủi ro tín dụng

Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường xuyên xảy ra và dẫn đến những tổn thất lớn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro về tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán, không trả được nợ gốc hoặc vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn. Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trên phương diện quản lý, thì rủi ro tín dụng được chia làm hai loại: rủi ro kiểm soát được và rủi ro không kiểm soát được. Các ngân hàng thường tập trung ngăn chặn những rủi ro có thể kiểm soát được, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra, điển hình là một số loại rủi ro sau:

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 8

Page 21: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Không thu được lãi đến hạn dẫn đến phải thiếu lãi, nghĩa là đến kỳ hạn trả lãi mà doanh nghiệp không thể trả được nên ngân hàng phải hoãn lại để chờ thu vào kỳ sau.

Không thu đựơc nợ gốc đến hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, điền này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây thâm hụt vốn.

Không thu đủ lãi đến hạn dẫn đến lãi đóng băng, thậm chí phải giảm miễn lãi. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng từ thu lãi cho vay, mà đây lại là nguồn thu nhập chính của ngân hàng.

Không thu đủ nợ gốc đến hạn dẫn đến nợ gốc không có khả năng thu hồi và có thể là xóa nợ, đây là rủi ro lớn nhất của ngân hàng . Ngân hàng vừa bị mất vốn, vừa mất luôn phần lợi nhuận.

2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

2.2.1 Khái niệm

2.2.1.1. Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

2.2.1.2. Doanh số thu nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm tài chính, kể cả các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng.

2.2.1.3. Dư nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Dư nợ cuối năm được tính bằng dư nợ đầu năm cộng cho doanh số cho vay trừ đi doanh số thu nợ trong năm.

2.2.1.4. Nợ quá hạn

Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng, nó phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả cho ngân hàng mà không có nguyên nhân nào cụ thể, hợp lý. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển các khoản nợ từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn.

2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

2.2.2.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn:

Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn.

TỔNG VHĐ

VỐN HUY ĐỘNG / TỔNG NGUỒN VỐN = x 100%

TỔNG NGUỒN VỐN

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 9

Page 22: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

2.2.2.2. Dư nợ / Tổng nguồn vốn

Tỷ số này được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Nếu tỷ số này càng cao thì tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng ổn định và hiệu quả. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng.

DƯ NỢ

DƯ NỢ / TỔNG NGUỒN VỐN = x 100%

TỔNG NGUỒN VỐN

2.2.2.3. Dư nợ / Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho ta biết được có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ và khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Nếu chỉ số này lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ càng ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa cao. Nếu chỉ số này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, điều này chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động được.

DƯ NỢ

DƯ NỢ / TỔNG VỐN HĐ = x 100%

TỔNG VỐN HUY ĐỘNG

2.2.2.4. Nợ quá hạn / Dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại (thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là bình thường).

NỢ QUÁ HẠN

NỢ QUÁ HẠN / DƯ NỢ = x 100%

DƯ NỢ

2.2.2.5. Hệ số thu nợ

Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu chỉ số này càng tiến gần về 1 thì càng tốt cho tổ chức tín dụng.

DOANH SỐ THU NỢ

HS THU NỢ =

DOANH SỐ CHO VAY

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 10

Page 23: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH AN GIANG

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đông Á

Ngân hàng TMCP Đông Á tên viết tắt là EAB (Eastern Asia Commercial Bank), được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 01/07/1992, với trụ sở đầu tiên đặt tại 60 – 62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Ngân hàng hoạt động khởi đầu với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, và hơn 56 nhân viên.

Ngày 7/7/2007, Ngân hàng Đông Á tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới cho sự phát triển tiếp tục của ngân hàng. Trong suốt hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Đông Á đã cố gắng vượt qua những khó khăn, thứ thách, luôn nỗ lực nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt tiên phong phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của khách hàng, ngân hàng Đông Á đã mở rộng mạng lưới chi nhánh tại khắp các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước, cùng với đầu tư xây dựng thêm các tòa nhà trụ sở chi nhánh với quy mô lớn. Chính vì thế cho đến hiện nay, ngân hàng Đông Á đã phát triển được với một hệ thống gồm: một Hội Sở chính, một Sở Giao Dịch cùng với hơn 100 chi nhánh và phòng giao dịch được trải đều khắp trên cả nước. Ngoài ra, ngân hàng Đông Á còn có các công ty thành viên là Công Ty Chứng Khoán Đông Á và Công Ty Kiều Hối Đông Á, trong đó có 1 Hội Sở và 10 chi nhánh. Và vào cuối năm 2007, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên hơn 2000 tỷ đồng, với tổng số lượng nhân viên hơn 1500 người. Điều này đã khẳng định được sự phát triển của Đông Á trong giai đoạn mới.

Cấp tín dụng là một trong những hoạt động chính tại ngân hàng Đông Á. Từ khi bắt đầu thành lập cho đến nay, hoạt động này có những bước phát triển đáng kể, dư nợ cho vay tăng bình quân hàng năm là 77%. Các loại hình cấp tín dụng rất đa dạng như: bổ sung vốn lưu động xuất nhập khẩu, tiêu dùng, mua ô tô, xe máy. Nhìn chung, hoạt động tín dụng trong hơn 15 năm qua đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động chung của ngân hàng Đông Á, nó chiếm từ khoảng 60% – 70% thu nhập của ngân hàng.

Ngoài hoạt động chính là cấp tín dụng, ngân hàng Đông Á còn có các hoạt động dịch vụ khác như: gửi tiền tiết kiệm, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ... Doanh số phát sinh thanh toán quốc tế và số lượng phát hành thẻ Đông Á qua các năm

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 11

Page 24: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

tăng trưởng không ngừng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của hai sản phẩm, dịch vụ này là 50%/năm và 350%/năm.

3.1.2. Giới thiệu về chi nhánh Ngân Hàng Đông Á An Giang

Ngân hàng Đông Á – chi nhánh An Giang là một trong những chi nhánh cấp 1 của EAB, hoạt động dưới sự điều hành, quản lý của Hội Sở. Chi nhánh Đông Á An Giang được thành lập vào ngày 01/11/2001, trên cơ sở mua lại ngân hàng TMCP Tứ Giác Long Xuyên.

Trong chiến lược phát triển tổng thể, ngân hàng Đông Á luôn chú trọng đến việc triển khai kế hoạch, mở rộng mạng lưới hoạt động tại các trung tâm kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, vào ngày 28/7/2007, ngân hàng Đông Á đã chính thức khánh thành tòa nhà trụ sở chính – CNAG, được đặt tại địa điểm: 19/14, quốc lộ 91, phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, đồng thời chuyển chi nhánh cũ đặt tại 378 Hà Hoàng Hổ, P. Mỹ Xuyên thành phòng giao dịch Long xuyên – chi nhánh cấp 2. Ngoài trụ sở chính ở An Giang, và phòng giao dịch Long Xuyên, ngân hàng Đông Á còn mở rộng thêm hai phòng giao dịch tại Châu Đốc và Cao Lãnh.

Hiện nay, chi nhánh Đông Á An Giang có tổng số cán bộ nhân viên là 92 người, tuy chỉ mới được thành lập không lâu, nhưng ngân hàng Đông Á An Giang luôn đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, nỗ lực thực hiện theo tôn chỉ định hướng đã đặt ra: “Ngân hàng Đông Á là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người Việt Nam, vì những nỗ lực đa dạng hóa dịch vụ, áp dụng cải tiến công nghệ không ngừng, để sáng tạo ra ngày càng nhiều tiện ích vượt trội trong ngành tài chính ngân hàng, phục vụ cho những nhu cầu thiết thực của cuộc sống văn minh hiện đại, hướng tới xây dựng ngân hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh.”

Những sản phẩm, dịch vụ cụ thể của ngân hàng Đông Á – AG

- Đối với khách hàng cá nhân:

+ Huy động tiền gửi thanh toán

+ Huy động tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn, không kỳ hạn)

+ Tín dụng cá nhân (mục đích tiêu dùng, kinh doanh, mua nhà, du học…)

+ Cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thẻ (thẻ đa năng, thẻ liên kết sinh viên…)

+ Chuyển tiền nhanh trong nước

+ Chuyển tiền ra nước ngoài

+ Chuyển từ nước ngoài về Việt Nam

+ Chi trả kiều hối

+ Thu đổi ngoại tệ

+ Thanh toán séc lữ hành.

+ Bảo hiểm nhân thọ

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 12

Page 25: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

+ Ủy thác đầu tư

- Đối với khách hàng doanh nghiệp:

+ Huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn.

+ Tín dụng doanh nghiệp:

Cho vay vốn lưu động

Cho vay xây dựng đầu tư

Tài trợ xuất nhập khẩu

+ Thu chi hộ:

Thu chi hộ tiền mặt

Dịch vụ trả lương

+ Kinh doanh – đầu tư:

Kinh doanh ngoại tệ

Góp vốn ủy thác đầu tư

+ Thanh toán quốc tế

+ Cho thuê nhà xưởng

3.1.3. Vai trò của Ngân hàng Đông Á An Giang đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh

Để thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điều này đòi hỏi phải có một kênh cung ứng vốn đầy đủ và hiệu quả để hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế tỉnh An Giang. Ngân hàng Đông Á An Giang đã góp phần giúp các hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ nguồn vốn kịp thời và hợp pháp để đầu tư sản xuất kinh doanh, và cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, An Giang là tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Các công nghệ về sản xuất nông nghiệp và chế biến nông thủy sản đang được đầu tư vốn và trang bị hiện đại, giúp tỉnh An Giang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát huy tốt hơn nữa những thế mạnh về nông nghiệp và thủy sản. Điều này là một thành quả lớn đối với tỉnh An Giang, và một trong những đóng góp tích cực cho thành quả trên chính là sự hỗ trợ của các NHTM tại An Giang nói chung và ngân hàng TMCP Đông Á nói riêng. Chính vì thế, NHĐA_AG đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

3.2. Cơ cấu tổ chức – Tình hình nhân sự

3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 13

Page 26: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 14

Page 27: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

HỖ TRỢ KINH DOANH

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 15

P. GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHÒNG

KHCN

PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÒNG

KHDN

P. HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ

P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

PHÒNG

NGÂN QUỸ

BP. Tín Dụng KHCN

BP. Dịch Vụ KHCN

BP. Quan Hệ KHCN

BP. Kiểm Soát Nội Bộ

BP. Tín Dụng KHDN

BP. Dịch vụ KHDN

BP. Quan Hệ KHDN

BP. Thanh Toán QT

Bộ Phận Hành Chính

Bộ Phận Nhân Sự

BP. Công nghệ TT

BP. Sản xuất Thẻ (nếu có)

BP. Kiểm Soát Nội Bộ

CHI NHÁNH EABMô hình tổ chức

Page 28: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

3.2.2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng

3.2.2.1. Ban giám đốc

Gồm 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc

Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo kinh doanh, hướng dẫn, thực hiện công việc theo sự ủy quyền của giám đốc Hội Sở, chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh, công tác kế hoạch và được giám đốc ủy quyền, ký duyệt mức cho vay theo quy định. Đồng thời, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh.

Ban giám đốc là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến ngân hàng: bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Xét duyệt, thiết lập các chính sách hoạt động và đề ra chiến lược kinh doanh, đại diện chi nhánh ký hợp đồng với khách hàng.

3.2.2.2. Phòng Khách Hàng Cá Nhân

Phòng khách hàng cá nhân có chức năng:

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân (KHCN) bao gồm các sản phẩm tín dụng, huy động vốn, thẻ, và các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, thanh toán tự động, chi trả kiều hối… qua các kênh giao dịch của ngân hàng

- Chịu trách nhiệm chăm sóc KHCN, quản lý và phát triển quan hệ với KHCN của chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến thắc mắc của KHCN, tư vấn hướng dẫn KH về sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ, thực hiện báo cáo thống kê cho Giám Đốc chi nhánh về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN.

- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN, và tình hình phát triển quan hệ về chăm sóc KHCN của chi nhánh.

3.2.2.3. Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp

- Tố chức triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN).

- Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ khác liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, quản lý tài khoản và thông tin của KHDN.

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán, và thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHDN.

- Thực hiện các công việc khác liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 16

Page 29: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

3.2.2.4. Phòng Ngân Quỹ

Phòng ngân quỹ là nơi thực hiện tham mưu cho Ban Giám Đốc về hoạt động ngân quỹ, là bộ phận quản lý toàn bộ tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, là nơi lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, giấy tờ của khách hàng đảm bảo khi vay vốn, thực hiện quản lý tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng và một số nghiệp vụ liên quan đến chức năng ngân quỹ:

- Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán.

- Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn.

- Kinh doanh vàng, đá quý, thu đổi ngoại tệ.

3.2.2.5. Phòng Kế Toán

Phòng kế toán có chức năng:

- Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, kế toán nội bộ, hạch toán cho các giao dịch trên Trung tâm giao dịch tự động ABC, ATM và tổng hợp các số liệu kế toán của chi nhánh.

- Theo dõi, hạch toán kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các khoản tạm ứng, phải thu tạm trích, chi phí chờ phân bổ, các khoản phải trả, thu nhập, chi phí…

- Thực hiện thanh toán liên ngân hàng.

- Hạch toán kế toán, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính, để có thể xử lý, đánh giá nhiệm vụ, công tác của phòng có chất lượng và hiệu quả.

3.2.2.6. Phòng Hành chánh – Nhân Sự

Phòng hành chánh thực hiện toàn bộ các công việc về hành chánh, tổng hợp và báo cáo định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho Ban Giám Đốc, thực hiện tham mưu cho BGĐ về công tác quản lý tuyển dụng, đào tạo, thực hiện công tác thi đua, các chính sách, chế độ, chăm lo đời sống cho cán bộ - công nhân viên.

3.2.2.7. Phòng Công Nghệ Thông Tin

- Quản lý và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của chi nhánh, và trung tâm giao dịch tự động ABC, máy ATM mà chi nhánh được giao quản lý.

- Đề xuất trang thiết bị, công nghệ tin học cho chi nhánh.

- Thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất Thẻ Đa Năng Đông Á

- Lập các báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng CNTT của chi nhánh.

- Tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh về hoạt động ứng dụng CNTT

3.2.2.8. Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh: gồm

- Phòng giao dịch Long Xuyên

- Phòng giao dịch Châu Đốc

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 17

Page 30: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

- Phòng giao dịch Cao Lãnh

3.3. Sơ lược tình hình thị trương của lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang.

Trong năm 2007, hoạt động kinh doanh của các TCTD tại tỉnh An Giang vẫn phát triển ổn định. Các TCTD không ngừng được mở rộng về quy mô, phạm vi hoạt động, nhằm tạo điều kiện cho các TCKT, cá thể kinh doanh dễ dàng tiếp cận, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và giao dịch với ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao. Vào cuối năm 2007, tổng mức vốn huy động của các TCTD ở An Giang đạt được là 6.672 tỷ đồng, tăng 74,12% so với năm 2006, và chiếm 52% trên tổng dư nợ cho vay, đây là tỷ lệ đạt cao nhất trong những năm gần đây. Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay ở tỉnh An Giang đạt gần 14 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay của các NHTMQD và quỹ tín dụng chiếm 67%, còn NHTMCP chiếm 33%, tăng 16% so với năm 2006. Qua những số liệu trên ta thấy được hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang đang có xu hướng tăng và phát triển nhanh chóng. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á_AG)

Vào năm 2007 vừa qua, tỉnh An Giang đã xuất hiện thêm nhiều chi nhánh ngân hàng mới như: Việt Á, An Bình, Nam Việt, VIBank. Vào tháng đầu tiên của năm 2008, lại có thêm 3 ngân hàng mới thành lập chi nhánh là: NH Sài Gòn Hà Nội, Techcombank và VPBank. Dự kiến đến giữa năm 2008 này, trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ có thêm 2 TCTD nữa khai trương là NH Quân Đội và Eximbank. Tóm lại, vào thời điểm 16/01/2008, tỉnh An Giang đã có tổng cộng 47 TCTD, trong đó có 8 NHTMQD, 14 NHTMCP, 01 NH Chính Sách và 24 QTD và nếu tính cả điểm giao dịch của ngân hàng là gần 110 điểm. Hiện nay, ở tỉnh An Giang đã có quá nhiều các TCTD hoạt động, làm cho thị trường tài chính – ngân hàng của tỉnh ngày càng gay gắt và cạnh tranh quyết liệt, do thị phần về lĩnh vực này ngày càng bị thu hẹp và xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh.

3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á An Giang trong những năm qua

Ngân hàng TMCP Đông Á – CNAG là một trong những tổ chức kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thì yếu tố lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà ngân hàng luôn hướng tới. Và để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng Đông Á An Giang luôn thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng. Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của ngân hàng luôn đạt mức ổn định và phát triển.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 18

Page 31: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 20072006/2005 2007/2006

Tuyệt Đối

Tương Đối(%)

Tuyệt Đối

Tương Đối(%)

1. TỔNG THU59.785 83.163 90.827 23.378 39,10 7.664 9,22

- Thu huy động vốn28.200 39.300 42.996 11.100 39,36 3.696 9,40

- Thu HĐ tín dụng30.885 42.327 43.981 11.442 37,05 1.654 3,91

- Thu DVTT – NQ500 400 635 -100 -20,0 235 58,75

- Thu khác200 1.136 3.215 936 468,0 2.079 183,0

2. TỔNG CHI51.971 73.734 78.008 21.763 41,88 4.274 5,80

- Chi huy động vốn23.800 30.500 27.884 6.700 28,15 -2.616 -8,58

- Chi HĐ tín dụng21.341 30.283 31.763 8.942 41,90 1.480 4,89

- Chi DVTT – NQ800 2.300 4.155 1.500 187,5 1.855 80,65

- Chi ĐCV2.500 3.500 5.120 1.000 40,0 1.620 46,29

- Chi phí CB-CNV1.212 2.434 3.813 1.222 100,8 1.379 56,66

- Nộp thuế, lệ phí113 309 351 196 173,5 42 13,59

- Chi khác2.205 4.408 4.922 2.203 99,91 514 11,66

3. LỢI NHUẬN7.814 9.429 12.819 1.615 20,67 3.390 35,95

(Nguồn: Phòng kế toán NHĐA-AG)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ thể: tổng thu năm 2005 là 56.785 triệu đồng, năm 2006 tổng thu đạt 85.163 triệu đồng, tăng 28.378 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 49,97%. Đến năm 2007, đạt 90.827 triệu đồng, tăng 5.664 triệu đồng, tốc độ tăng 6,65%. Nguyên nhân có sự gia tăng này là do trong thời gian qua nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng. Chính sự tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, do ngân hàng luôn có chính sách phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước.

Về chi phí hoạt động: nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng trong lĩnh vực huy động vốn, chi nhánh đã tăng lãi suất và thực hiện thêm nhiều hình thức huy động khác. Điều này cũng nhằm để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế. Ngoài ra để dịch vụ phục vụ khách hàng luôn nhanh chóng và thuận tiện, chi nhánh đã nâng cấp, tăng cường thêm các trang thiết bị về kỹ thuật, huấn luyện cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, nên trong những năm qua chi phí hoạt động của chi nhánh cũng tăng dần. Chi phí năm 2005 là 47.971 triệu đồng, năm 2006 là 74.734 triệu đồng, tăng 26.763 triệu đồng, tốc độ tăng 55,79%. Qua

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 19

Page 32: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

năm 2007, tống chi phí là 77.008 triệu đồng, tăng 2.274 triệu đồng, tốc độ tăng 3,04% so với năm 2006.

Qua số liệu của tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động của chi nhánh, cho ta thấy được lợi nhuận trong 3 năm qua đều tăng trưởng. Năm 2005, lợi nhuận đạt 8.814 triệu đồng. Năm 2006 đạt 10.429 triệu đồng, tăng 1.615 triệu đồng, tốc độ tăng 18,32%. Đến năm 2007, lợi nhuận đạt 13.819 triệu đồng, tăng 3.390 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 32,51%.

Kết quả vừa nêu trên đã cho thấy được sự nổ lực lớn của tập thể cán bộ ngân hàng. Đặc biệt là năng lực điều hành của ban quản trị đã góp phần đạt được kết quả này. Mặt khác trong công tác tín dụng, lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu của chi nhánh, vì xét trên phương diện nào thì nó vẫn là một trong những nhân tố chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế trong thời gian tới, ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng.

3.5. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng kế hoạch năm 2008

3.5.1. Thuận lợi

Nền kinh tế của cả nước và địa phương trong những năm qua phát triển ổn định và tiếp tục tăng trưởng trên cơ sở mối quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển.

Ngân hàng Đông Á An Giang thường xuyên được sự quan tâm hỗ trợ của NHĐA Hội Sở. Được sự chỉ đạo, điều hòa vốn trực tiếp của Hội Sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng và các chính sách phù hợp với khách hàng, đã góp phần cho chi nhánh phát huy được lợi thế về hình thức phục vụ cũng như về uy tín ngân hàng trong xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tuy chi nhánh được thành lập và hoạt động không lâu, nhưng chi nhánh đã nỗ lực vươn lên ngay từ những ngày đầu thành lập, luôn thực hiện tốt những mục tiêu đề ra. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã chứng minh được điều này.

Thêm vào đó, để chiếm được ưu thế về khách hàng ngân hàng luôn chú trọng trang bị các phương tiện công nghệ hiện đại, đổi mới liện tục, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, tạo ấn tượng về phong cách phục vụ… nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Đặc biệt, chi nhánh đã đào tạo được một đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, nhiệt tình, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, và điều quan trọng hơn hết là có trình độ chuyên môn giỏi, nên đã tạo cho chi nhánh một lợi thế lớn về nhân sự.

Nhìn chung, nhờ sự phấn đấu, nỗ lực của toàn bộ chi nhánh và Hội Sở cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương, đã giúp cho Chi nhánh ngân hàng Đông Á An Giang thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động, tiếp cận, phục vụ khách hàng. Mặt khác cũng nhờ vào các loại hình dịch vụ của chi nhánh đều đảm bảo được chất lượng nên luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất và có hiệu quả.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 20

Page 33: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

3.5.2. Khó khăn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang đã xuất hiện nhiều tổ chức tín dụng mới, chưa kể những ngân hàng có thâm niên hoạt động lâu năm, đã tạo được lòng tin của khách hàng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức của ngân hàng Đông Á An Giang trong quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng TMCP trên tỉnh An Giang. Vì vậy, muốn duy trì và giữ vững được thương hiệu thì ngân hàng Đông Á phải nỗ lực nhiều hơn nữa trên mọi phương diện hoạt động.

Khó khăn tiếp theo là do nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa cao so với nguồn vốn kinh doanh. Vì phần lớn nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh đều do vốn điều chuyển từ Hội Sở chuyển về. Vì vậy, chi nhánh cần khắc phục hạn chế này bằng cách đa dạng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, tăng lãi suất huy động linh hoạt, để khách hành dễ dàng lựa chọn những hình thức phù hợp với thu nhập của mình, thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng thường xuyên hơn.

Ngoài ra, tuy hiện nay ngân hàng có phát hành số lượng lớn thẻ Đa Năng Đông Á, nhưng phần lớn người dân vẫn chưa biết đến cũng như chưa biết cách sử dụng thẻ như thế nào, người dân chưa có thói quen sử dụng thẻ. Chính vì thế, ngân hàng cần đẩy mạnh, mở rộng phạm vi quảng bá thêm nữa về thẻ ATM của Đông Á.

Tóm lại

Trên đây là những thuận lợi và khó khăn, thách thức mà ngân hàng Đông Á An Giang phải đối mặt trong thời gian tới. Do đó để đứng vững trước những khó khăn này, chi nhánh cần phải phát huy những mặt thuận lợi, đồng thời đề ra các phương hướng, kế hoạch hiệu quả để chi nhánh Đông Á An Giang ngày càng phát triển trong tương lai.

3.5.3. Phương hướng phát triển năm 2008

Phương hướng, kế hoạch phát triển năm 2008 của ngân hàng Đông Á An Giang được cụ thể hóa thông qua báo cáo tổng kết năm 2007 như sau:

Nguồn vốn huy động tăng 30% trong năm 2008

Lợi nhuận kinh doanh đạt 18.000 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2007.

Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng 20% so với năm 2007.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đến cuối năm 2008 dưới 3%.

Để đạt được những định hướng, kế hoạch được đặt ra, ngân hàng Đông Á có thể thực hiện những biện pháp sau:

- Củng cố và phân công cụ thể các bộ phận, phòng ban đề ra các chiến lược huy động vốn, tìm kiếm khách hàng. Đồng thời, phát triển thêm dịch vụ thẻ ATM, thu hút tiền gởi của khách hàng, áp dụng kỳ hạn, lãi suất linh hoạt đối với những khách hàng lớn.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 21

Page 34: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

- Về mạng lưới hoạt động: cần nâng cấp phòng giao dịch Long Xuyên và Cao Lãnh và Châu Đốc. Đồng thời thành lập thêm 2 phòng giao dịch mới.

+ PGD Tân Châu, đặt tại Tân Châu, tỉnh An Giang.

+ PGD Châu Phú, đặt tại Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Tuy hiện nay, thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng đang cạnh tranh hết sức gay gắt, nhưng vì mục tiêu của ngân hàng là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu và với phương châm “Thành công của khách hàng là thành công của ngân hàng”, nên ngân hàng Đông Á luôn quan tâm đến chất lượng phục vụ khách hàng, chú trọng đào đạo giao tiếp cho nhân viên giao dịch, cải tiến quy trình tín dụng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng. Chính vì vậy, dựa vào những thuận lợi và khó khăn vừa qua, ngân hàng Đông Á đã đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp cho năm 2008. Kế hoạch năm 2008 là sẽ phát triển mạnh hơn về lĩnh vực huy động vốn, phát hành thẻ, và đặc biệt là về hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 22

Page 35: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – CN AN GIANG

4.1. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NHĐA_AG

4.1.1. Tình hình nguồn vốn

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn

Chỉ

tiêu

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Tuyệt Đối

Tương Đối(%)

Tuyệt Đối

Tương Đối(%)

1. VHĐ 92.834 36,21 108.999 36,14 138.629 35,39 16.165 17,41 29.630 27,18

2. VĐC 121.000 47,19 145.885 48,37 201.113 51,34 24.885 20,57 55.228 37,86

3. VKhác 42.550 16,60 46.729 15,49 51.979 13,27 4.179 9,82 5.150 11,02

TNV 256.384 100 301.613 100 391.721 100 45.229 17,64 90.108 29,88

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng KHCN-KHDN)

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 23

Page 36: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua 3 năm 2005-2007. Cụ thể, năm 2005 tổng nguồn vốn là 256.384 triệu đồng, qua năm 2006 là 301.613 triệu đồng, tăng 42.229 triệu đồng so với năm 2005, tăng tương ứng với tỷ lệ 17,64%. Đến năm 2007, tổng nguồn vốn là 391.721 triệu đồng, tăng 90.108 triệu đồng, với tốc độ tăng là 29,88%.

Qua những số liệu trên, ta thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển, quy mô vốn ngày càng tăng qua các năm. Sự tăng trưởng nguồn vốn do xuất phát từ nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong địa bàn tỉnh An Giang. Ngoài ra, với chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, nên nguồn vốn huy động từ khách hàng tại chi nhánh luôn có sự phát triển liên tục.

Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua ngân hàng đã áp dụng những định hướng, chính sách đúng đắn với chế độ lãi suất hấp dẫn, nên đã duy trì được khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Do đó, nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng, và công tác huy động vốn tại chi nhánh đạt luôn đạt hiệu quả cao.

Ngoài nguồn vốn huy động, thì trong tổng nguồn vốn còn có vốn điều chuyển. Khi nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên mà nguồn vốn huy động tại địa phương lại không đủ đáp ứng, thì nguồn vốn này sẽ hỗ trợ cho chi nhánh hoạt động liên tục. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nguồn vốn này là do nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hay người dân trong giai đoạn này tăng cao, trong khi nguồn vốn huy động trên địa bàn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng.

4.1.2. Tình hình huy động vốn

Đối với ngân hàng Đông Á – CNAG, vốn huy động là một trong những nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Do đó chi nhánh cần nỗ lực đề ra những chiến lược hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng trong công tác huy động vốn. Trong đó, lãi suất là một trong các công cụ quan trọng để các ngân hàng thương mại sử dụng cạnh tranh với nhau. Ngân hàng Đông Á dùng nguồn vốn huy động từ khách hàng để cho vay lại, đầu tư kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu 2005 2006 20072006/2005 2007/2006

Tuyệt Đối

Tương Đối(%)

Tuyệt Đối

Tương Đối(%)

1. TG TCTD 43.933 50.186 62.565 6.253 16,89 12.379 24,67

- Tiền gởi CKH 32.112 40.756 50.000 8.644 26,92 9.244 22,68

- Tiền gởi KKH 11.821 9.430 12.565 -2.391 -20,23 3.135 33,24

2. TG TCKT & CT 48.901 58.813 76.064 9.912 20,27 17.251 29,33

- TGTT 11.240 13.299 16.286 2.059 18,32 2.987 22,46

- TGTK CKH 36.167 44.056 58.093 7.889 21,28 14.037 31,86

- TGTK KKH 976 1.051 1.226 75 7,63 175 16,65

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 24

Page 37: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

- Tiền ký quỹ 518 407 459 -111 -21,42 52 12,74

Tổng VHĐ 92.834 108.999 138.629 16.165 17,41 29.630 27,18

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán NHĐA-AG)

Nhìn chung, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở chi nhánh Đông Á AG đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng ngu ồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh, phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể: nguồn vốn huy động năm 2006 tăng 16.165 triệu đồng, tốc độ tăng 17,14% so với năm 2005. Đến năm 2007, vốn huy động đã tăng lên 29.630 triệu đồng, tốc độ tăng 27,18% so vớn năm 2006.

Nguồn vốn huy động tại ngân hàng Đông Á An Giang bao gồm các khoản tiền gởi sau:

Tiền gởi của TCTD

+ Tiền gởi không kỳ hạn (TGTT)

Trong thời gian qua chi nhánh đã đạt số dư huy động của loại tiền gởi này như sau: năm 2005 đạt 11.821 triệu đồng, năm 2006 đạt 9.430 triệu đồng, giảm 2.391 triệu đồng. Năm 2007 đạt 12.565 triệu đồng, tăng 3.135 triệu đồng, tốc độ tăng 33,24% so với năm 2006. Trong năm 2006, số dư huy động của loại tiền gởi này giảm so với năm trước, nguyên nhân do các TCTD có nhu cầu gởi tiền loại có kỳ hạn hơn là không kỳ hạn nên loại tiền gởi này giảm xuống. Đến năm 2007 số dư huy động của tiền gởi không kỳ hạn tăng lên, cho thấy hoạt động kinh doanh của các TCTD có nhiều thuận lợi. Lãi suất loại tiền gởi không kỳ hạn rất thấp (khoảng 0,02%/tháng), vì thế sẽ giúp cho chi nhánh giảm được chi phí đầu vào.

+ Tiền gởi có kỳ hạn:

Tình hình huy động trong 3 năm qua như sau: năm 2005 đạt 32.112 triệu đồng, năm 2006 đạt 40.756 triệu đồng, tăng 8.644 triệu đồng, tốc độ tăng 26,92%. Năm 2007 đạt 50.000 triệu đồng, tăng 9.244 triệu đồng, tốc độ tăng 22,68% so với năm 2006. Qua sự tăng trưởng của loại tiền gởi có kỳ hạn, chứng tỏ các TCTD do kinh doanh hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận, nên có lượng tiền nhàn rỗi tạm thời gởi vào ngân hàng, để được hưởng lãi suất.

Tiền gởi của cá thể và TCKT

+ Tiền gởi thanh toán

Hình thức huy động này dành cho các đối tượng khách hàng chủ yếu như: cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Do khoản tiền gởi này là loại tài khoản không kỳ hạn nên khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần báo trước nên ngân hàng rất khó kế hoạch cho việc sử dụng loại tiền gởi này, vì vậy lãi suất của loại tiền gởi này được trả thấp hơn các loại khác.

Tình hình huy động tiền gởi thanh toán từ cá thể và các TCKT tại chi nhánh như sau: năm 2005 đạt 11.240 triệu đồng. Năm 2006 đạt 13.299 triệu đồng,

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 25

Page 38: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

tăng 2.059 triệu đồng, tốc độ tăng 18,32%. Đến năm 2007, đạt 16.286 triệu đồng, tăng 2.987 triệu đồng, tốc độ tăng 22,46% so với năm 2006. Tuy loại tiền gởi này được trả lãi suất thấp hơn các loại khác, nhưng ta thấy được trong 3 năm qua lượng tiền gởi thanh toán đều tăng. Nguyên nhân là do khi sử dụng loại tiền này, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào, rất thuận tiện khi họ có nhu cầu tức thời phải cần rút tiền gấp. Và một phần do đối tượng sử dụng loại tiền này chủ yếu là cá thể, doanh nghiệp và các TCKT khác, nên số lượng khách hàng ngày càng tăng.

+ Tiền gởi tiết kiệm

Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn:

Loại tiền gởi này được thiết kế chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng là tầng lớp dân cư, cá nhân, hoặc tổ chức có lượng tiền nhãn rỗi muốn gởi vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Vì loại tiền này, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào nên chi nhánh phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch cấp tín dụng. Do vậy, loại tiền gởi này thường được chi nhánh trả với lãi suất thấp.

Tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn tại chi nhánh nhu sau: năm 2005 đạt 976 triệu đồng. Năm 2006 đạt 1.051 triệu đồng, tăng 75 triệu đồng, tốc độ tăng là 7,63%. Sang năm 2007, số dư huy động đạt 1.226 triệu đồng, tăng 175 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 16,65%.

Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn:

Đối với loại tiền gởi này, khách hàng gởi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối với ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian, ngân hàng dễ dàng xây dựng kế hoạch cho vay với khoản tiền này. Vì vậy, nó có ý nghĩa quan trọng, tạo được nguồn vốn ổn định cho ngân hàng. Điều này cho phép ngân hàng có thể chủ động trong việc đầu tư và cấp tín dụng cho khách hàng.

Tại chi nhánh Đông Á An Giang, số dư tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trong 3 năm tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể như sau: năm 2005 đạt 36.167 triệu đồng, năm 2006 đạt 44.056 triệu đồng, tăng 7.889 triệu đồng, tốc độ tăng 21,28%. Năm 2007 đạt 58.093 triệu đồng, tăng 14.037 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2006 là 31,86%. Qua sự tăng trưởng của loại tiền gởi này, chứng tỏ thu nhập của người dân trong 3 năm qua ngày càng ổn định và phát triển, nhưng họ lại ít có sự lựa chọn trong việc đầu tư, vì thế họ quyết định đầu tư với hình thức đơn giản nhất là gởi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất.

+ Tiền ký quỹ

Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn hay đảm bảo thanh toán Séc…Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng thực hiện ký quỹ. Số tiền ký quỹ nhiều hay ít tùy thuộc vào quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Số tiền này sẽ được chi nhánh lưu ký vào tài khoản riêng, và khách hàng sẽ không được hưởng lãi.

Số tiền ký quỹ tại chi nhánh Đông Á như sau: năm 2006 đạt 407 triệu đồng, giảm 111 triệu đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng so với năm 2005 là 21,42%. Năm 2007 đạt 459 triệu đồng, tăng 52 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 12,74%. Trong năm 2006, lượng tiền ký quỹ có giảm nhưng không đáng kể vì nó không phải là nguồn vốn chính của chi nhánh. Nguyên nhân của việc giảm này là

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 26

Page 39: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

do việc mua bán giao dịch giữa các khách hàng, được thực hiện thanh toán qua ngân hàng không nhiều, hoặc họ cho rằng nếu giao dịch trực tiếp với nhau sẽ thuận tiện, nhanh chóng hơn trong khi mua bán, nên lượng tiền ký quỹ của khách hàng tại chi nhánh đã giảm xuống.

Nhìn chung trong 3 năm qua, các hình thức huy động vốn tại chi nhánh có sự phát triển với tốc độ nhanh chậm khác nhau, tất cả đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Ngân hàng luôn nỗ lực huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, để có thể chủ động trong vấn đề sử dụng vốn. Vì chính sự tăng trưởng nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

4.2. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NHĐA_AG

4.2.1. Một số nội dung cơ bản về quy chế cho vay đối với khách hàng tại ngân hàng Đông Á An Giang

4.2.1.1 Đối tượng vay vốn

Là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức khác…, hội đủ điều kiện vay theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng Đông Á.

Đối tượng cho vay của NHĐA cụ thể được phân thành 2 loại là: khách hàng cá nhân (có thể là dân cư, tiểu thương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng…), và khách hàng doanh nghiệp, trong đó Đông Á chủ yếu chú trọng đến đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4.2.1.2. Điều kiện cho vay

NHĐA xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện:

- Có năng lực pháp lực dân sự đầy đủ.

- Pháp nhân phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đầy đủ trong thời hạn cam kết.

- Mục đích sử dụng vốn phải phù hợp với mục tiêu đầu tư và hợp pháp.

- Có dự án đầu tư hoặc phương án SXKD khả thi, tính toán được hiệu quả trực tiếp.

- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề.

- Chấp nhận, thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc được tín chấp theo quy định của pháp luật.

- Cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Chứng từ trong hợp đồng phải được phát hành và lưu hành hợp pháp, phải đầy đủ, rõ ràng, không cạo sửa, tẩy xóa và phải còn trong thời hạn hiệu lực.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 27

Page 40: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

4.2.1.3. Mục đích cho vay

Ngân hàng cho khách hàng vay để sử dụng vào các mục đích sau:

- Mua vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế VAT thuộc tổng giá trị lô hàng, và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện cho dự án hoặc phương án SXKD, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đời sống, và đầu tư phát triển.

- Thanh toán tiền thuế xuất, nhập khẩu mà khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất, nhập khẩu cho lô hàng mà giá trị lô hàng đó có NGĐA tham gia cho vay.

- Thanh toán tiền lãi vay cho NHĐA trong thời hạn thi công, chưa bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng (nếu tài sản này hình thành từ vốn vay trung – dài hạn của ngân hàng) mà khoản lãi được tính trong giá trị TSCĐ đó.

- Thanh toán các khoản vay KH vay của nước ngoài mà các khoản vay đã được NHĐA bảo lãnh nếu có đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng.

- Sử dụng cho các nhu cầu tài chính khác phục vụ cho quá trình SXKD, dịch vụ và phục vụ đời sống theo quy định của NHNN.

4.2.1.4. Thơi hạn cho vay

Căn cứ theo nhu cầu của người vay được xác định phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng Đông Á quy định:

- Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân.

- Cho vay dài hạn: từ trên 5 năm đến 15 năm nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập hoặc Giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

4.2.1.5. Lãi suất cho vay

- Theo quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn do Tổng Giám Đốc Đông Á ban hành từng thời điểm được căn cứ vào quy định về lãi suất cho vay cùng thời hạn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Tiền lãi được tính trên dư nợ nhân số ngày phát sinh nợ thực tế nhân với lãi suất ngày.

- Số ngày tính lãi là số ngày phát sinh thực tế kề từ ngày nhận nợ vay, không tính ngày khách hàng đã thanh lý hồ sơ vay.

- Nếu tiền lãi cho vay tính theo tháng thì 1 tháng có 30 ngày, và nếu tiền lãi cho vay tính theo năm thì 1 năm có 360 ngày.

4.2.1.6. Phương thức cho vay

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 28

Page 41: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một trong các phương thức cho vay sau:

- Cho vay từng lần

- Cho vay theo hạn mức tín dụng

- Cho vay trả góp

- Cho vay theo hạn mức TD dự phòng

4.2.1.7. Hạn mức cho vay tối đa

- Ngân hàng Đông Á chỉ cho khách hàng vay vốn với dư nợ tối đa bằng 15% vốn tự có của ngân hàng tại thời điểm phê duyệt hồ sơ vay.

- Tổng dư nợ vay và bảo lãnh của một khách hàng tối đa bằng 25% vốn tự có của ngân hàng Đông Á tại thời điểm phê duyệt hồ sơ vay.

4.2.2. QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á - CNAG

4.2.2.1. Sơ đồ quy trình tín dụng tại DongA Bank AG

Sơ đồ 4.1: Quy trình tín dụng

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 29

Page 42: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 30

Bước 1- Hướng dẫn khách hàng lập và nộp hồ sơ.- Nhận và kiểm tra đầy đủ hồ sơ vay

(1)

Khách hàng- Thông tin và tài liệu khách hàng cung cấp - Khảo sát thực tế - Thông tin khác

(1)

Bước 2Thẩm định hồ sơ vay vốn

- Hồ sơ pháp lý- Tình hình tài chính KH- Phương án SXKD- TS thế chấp cầm cố

(1)

Cập nhật thông tin- Pháp luật - Chính sách liên quan- Khảo sát thị trường

Thủ tục- Lập tờ trình - Báo cáo thẩm định

(1)

Bước 3Quyết định cho vay

- Trình hồ sơ vay cho LĐ duyệt(LĐ: Giám đốc, Tổng Giám đốc, Hội

đồng tín dụng)(1) (2)

9

Thông báo kết quả hồ sơ vay

(1)

Phát tiền vay- Nhận, kiểm tra lại hồ sơ, các giấy tờ đảm bảo vay tiền.- Tiến hành phát tiền vay

(1) (2)

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ

- Thu nợ, thu lãi- Cơ cấu lại thời gian trả nợ, khoanh nợ.- Chuyển nợ quá hạn

Hồ sơ vay đã thu đầy đủ nợ và lãi.

- Giải chấp TS đảm bảo.- Tất toán và lưu hồ sơ vay

(1) (2)

Nhận và lưu giữ bản công chứng TS đảm bảo, ĐK GDĐB, bảo hiểm TSĐB. (nếu có)

(1) (2)

Thông báo lý do từ chối cho vay

Chấp nhận cho vay

Đầu vào đầu ra của các bước thực hiện

Page 43: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Các bước thực hiện trong quy trình

4.2.2.2. Mô tả và giải thích từng bước thực hiện theo sơ đồ

Giai đoạn 1: Quy trình xét duyệt cho vay: bao gồm 3 bước

- Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận, phân công giải quyết hồ sơ vay.

- Thẩm định hồ sơ vay vốn.

- Quyết định cho vay.

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, phân công giải quyết hồ sơ vay

Hướng dẫn thủ tục cho khách hàng

- Khi khách hàng (KH) có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với phòng tín dụng tại Hội sở, các chi nhánh, phòng giao dịch để được hướng dẫn thủ tục.

- Nhân viên tín dụng (NVTD) hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần thiết về việc vay vốn.

- Khách hàng vay vốn, NVTD sử dụng mẫu “Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh” đánh dấu vào những khoản mục KH cần nộp, ghi ngày giao dịch, ký tên giao cho khách hàng.

Tiếp nhận hồ sơ

- Khi KH gởi hồ sơ, NVTD nhận và kiểm tra đối chiếu với “Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh”

- NVTD ghi nhận hồ sơ vay ở “Sổ theo dõi hồ sơ KH”, chuyển toàn bộ hồ sơ vay cho lãnh đạo tín dụng phân công.

Phân công giải quyết hồ sơ vay

- Căn cứ vào “Sổ theo dõi hồ sơ KH”, Lãnh đạo tín dụng lập “Phiếu phân công” phân công NVTD cụ thể giải quyết hồ sơ vay.

- NVTD được phân công hồ sơ vay phải chủ động liên hệ với khách hàng để xếp lịch thẩm định, đảm bảo qiải quyết hồ sơ vay đúng thời hạn quy định.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Đối với tín dụng ngắn hạn:

Thời gian thẩm định tối đa 03 ngày làm việc kể từ lúc nhận đầy đủ hồ sơ vay.

Thẩm định hồ sơ pháp lý

- NVTD xác định KH đang hoạt động SXKD đúng với ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh.

- NVTD kiểm tra người đại diện ký kết và thực hiện hồ sơ vay vốn phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu là người được ủy quyền thì phải có văn bản xác định thẩm quyền của người này.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 31

(1) Nhân viên kiểm tra

(2) Lãnh đạo kiểm tra

Page 44: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Thẩm định tình hình tài chính của KH

Căn cứ vào các báo cáo gần nhất của KH, NVTD phân tích tình hình tài chính thông qua một số chỉ tiêu cơ bản:

- Doanh thu (DT) và lợi nhuận (LN)

- Hệ số (HS) khả năng thanh toán

- HS luân chuyển khoản phải thu

- HS nợ, HS nợ trên vốn chủ

- HS đầu tư, HS đầu tư trên vốn chủ

- Tỷ lệ lãi ròng (TLLR) trên DT, TLLR trên vốn tự có

- Các chỉ tiêu khác

Đối với KH là cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, NVTD sẽ tham khảo các biên lai đóng thuế hàng tháng hoặc phỏng vấn trực tiếp để ước lượng doanh thu và lãi ròng.

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh (SXKD)

- NVTD kiểm tra xem mặt hàng kinh doanh của KH có phù hợp với Giấy đăng ký kinh doanh không.

- Dựa trên phương án SXKD do KH xây dựng để đánh giá tính khả thi của phương án. Việc đánh giá này nhằm ước lượng sự hợp lý của các chỉ tiêu: giá bán, giá mua, các loại chi phí như quản lý, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, kho bãi, chứng từ, khấu hao, hoa hồng môi giới…

- Các mức giá được tham khảo ở thị trường, từ các KH có kinh doanh mặt hàng tương tự, hoặc giá kỳ trước…

- NVTD phải xem xét tình hình tiêu thụ hàng hóa trước đây và hiện tại của KH và mức độ phổ biến của hàng hóa đó trên thị trường.

Thẩm định tài sản thế chấp cầm cố

Đối với những KH có hồ sơ giao dịch thường xuyên và liên tục với ngân hàng (bình quân 30 ngày có một khoản vay) thì việc thẩm định thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của KH không nhất thiết phải thực hiện cho mỗi lần vay. Tùy vào mức độ phát sinh hồ sơ, NVTD có thể kết hợp thẩm định và tái thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của KH 6 tháng/ 1lần.

Đối với tín dụng trung – dài hạn:

Thẩm định hồ sơ pháp lý

NVTD phải kiểm tra:

- Bên đi vay phải có quyết định thành lập hợp pháp, giấp phép kinh doanh đang còn trong thời hạn cho phép. Thời hạn hoạt động còn lại phải đảm bảo dài hơn thời gian xin vay ít nhất 1 năm.

- Bên vay hiện đang kinh doanh đúng với ngành nghề đã đăng ký, mục đích sử dụng vốn vay phải đúng cho hoạt động SXKD như đã đăng ký trong giấy phép.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 32

Page 45: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

- Kiểm tra người đại diện ký kết và thực hiện hồ sơ vay vốn phải là người đứng đầu doanh nghiệp. Nếu là người được ủy quyền thì phải có các văn bản xác định thẩm quyền của những người này.

Thẩm định tình hình tài chính của KH - doanh nghiệp

Căn cứ vào các báo cáo tài chính gần nhất của KH, NVTD phân tích tình hình tài chính thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

- Tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho

- Các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, các khoản phải trả

- DT, LN trước thuế, LN ròng

- Tỷ suất LN trên DT, tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu

- Hiệu quả sử dụng vốn

- HS khả năng thanh toán hiện thời

- HS thanh toán nhanh

- Tỷ lệ nợ, tỷ lệ TSLĐ, vòng quay vốn lưu động

Thẩm định dự án đầu tư – phương án SXKD của KH

Dựa trên dự án đầu tư (phương án SXKD) do KH xây dựng, để đánh giá tính khả thi của phương án, NVTD sẽ đánh giá 2 vấn đề là phân tích phi tài chính và phân tích tài chính của dự án.

Phân tích phi tài chính:

- Đánh giá năng lực và tư cách người vay

+ NVTD cần gặp gỡ và phỏng vấn người vay: những thông tin do người vay cung cấp NVTD phải kiểm tra lại.

+ NVTD sẽ kiểm tra thực địa, nhằm xem xét điều kiện của doanh nghiệp, điều kiện máy móc và công nghệ được sử dụng.

+ NVTD tìm hiểu năng lực chuyên môn và điều hành của chủ doanh nhiệp, tìm hiểu doanh số bán, lợi nhuận và chi phí hoạt động.

+ NVTD đánh giá giá trị của doanh nghiệp: thương hiệu, ngành hàng nổi tiếng.

- Phân tích ngành nghề, sản phẩm công nghệ và thị trường

+ NVTD kiểm tra lĩnh vực SXKD mà bên vay dự định đầu tư phải đúng theo giấy phép kinh doanh hoặc giấy đăng ký kinh doanh của KH.

+ NVTD tìm hiểu về các chính sách kinh tế có tác động tới ngành nghề liên quan, quy mô và loại thị trường, các đơn vị cạnh tranh.

+ Về sản phẩm – công nghệ: NVTD cần phân tích những điểm sau:

Hạ tầng cơ sở hỗ trợ sản xuất và công nghệ.

Quy trình sản xuất, năng lực sản xuất.

Đặc tính kỹ thuật MMTB, NX, công suất sử dụng.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 33

Page 46: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Khả năng cung ứng nguyên vật liệu, các loại chi phí.

Danh mục sản phẩm và biện pháp kiểm tra chất lượng.

+ Về thị trường: NVTD cần đánh giá những yếu tố:

Cầu dự tính đối với SP, mức phổ biến SP trên thị trường.

Mạng lưới phân phối, thị phần dự tính, loại KH tiêu thụ

Giá bán SP so với SP cùng loại, SP thay thế.

Phân tích tài chính:

- Xác định nhu cầu tài trợ: NVTD sẽ xem xét đồng thời các yếu tố:

+ Tình trạng tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

+ Giá thành và cơ cấu giá thành SP, tính thời vụ về đề nghị vay.

+ Những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động (thời tiết, dịch bệnh…)

- NVTD xác định tổng mức đầu tư (vốn cố định, vốn lưu động), nguồn vốn đầu tư (vốn tự có, vốn đi vay…), kiểm soát tài chính của dự án, tính toán mức cho vay, đánh giá khả năng sinh lời (thời hạn cho vay, kế hoạch và khả năng trả nợ, mức sinh lời của dự án).

- Cuối cùng là xem xét ảnh hưởng của dự án đầu tư về mặt xã hội, môi trường, và đóng cho ngân sách nhà nước.

Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố

Bước 3: Quyết định cho vay

Trình duyệt hồ sơ vay

- NVTD lập tờ trình hồ sơ vay ngắn hạn hoặc trung – dài hạn, nêu rõ ý kiến vay hay không cho vay.

- Thời gian NVTD trình hồ sơ vay cho lãnh đạo tín dụng xét duyệt:

+ Đối với vay ngắn hạn: tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vay đầy đủ. Sau đó tối đa 2 ngày, lãnh đạo tín dụng phải duyệt hồ sơ vay trong đó nêu rõ ý kiến cho vay hay không cho vay, 1 ngày sau khi LĐTD đã duyệt, NVTD sẽ thông báo cho KH bằng văn bản hay điện thoại.

+ Đối với vay trung – dài hạn: tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vay đầy đủ. Sau đó tối đa 10 ngày, lãnh đạo tín dung phải duyệt hồ sơ vay trong đó nêu rõ ý kiến cho vay hay không cho vay. Và tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ KH, NVTD phải thông báo kết quả về việc cho vay.

Hoàn tất thủ tục pháp lý, công chứng, nhận và lưu giữ TSĐB, ĐKGDĐB, BH TSĐB

- Nếu hồ sơ vay được LĐTD duyệt cho vay, NVTD lập hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố TSĐB và chuẩn bị thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.

- Khi KH đã hoàn tất thủ tục công chứng, NVTD tiến hành thủ tục nhận và lưu giữ TS thế chấp hoặc cầm cố.

Giai đoạn 2: Phát tiền vay

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 34

Page 47: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Giải ngân

- Khi hồ sơ vay đã hoàn tất hết các thủ tục pháp lý, tiến hành giải ngân cho KH, KH nhận tiền sẽ lập “Giấy nhận nợ”

- NVTD thực hiện các bước sau:

+ Đối với vay ngắn hạn:

Lập 3 bản hợp đồng tín dụng (HĐTD), và lập phiếu nhập ngoại bảng TS thế chấp hoặc cầm cố (nếu có)

Sau khi KH ký HĐTD, NVTD trình Lãnh đạo có thẩm quyền ký. NVTD giao cho KH 1 bản hợp đồng vay, chuyển cho ngân quỹ 1 bản hợp đồng và phiếu chi. Bộ phận ngân quỹ thực hiện thủ tục giải ngân tiền mặt hoặc kế toán sẽ thực hiện chuyển khoản vào tài khoản KH.

+ Đối với vay trung - dài hạn:

Lập 4 bản HĐTD, lập và ký phiếu nhập ngoại bảng TS thế chấp hoặc cầm cố (nếu có), phiếu đề xuất chi.

Sau khi KH ký HĐTD, NVTD trình Lãnh đạo có thẩm quyền ký. NVTD giao cho KH 1 bản hợp đồng vay, giao cho kế toán viên 2 bản HĐTD, phiếu đề xuất chi. Bộ phận kế toán và ngân quỹ thực hiện thủ tục giải ngân cho KH.

Giai đoạn 3: Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ

Bao gồm 3 bước:

- Theo dõi hồ sơ, thu nợ, thu lãi, tái thẩm định

- Cơ cấu lại thời gian trả nợ, chuyển và xử lý nợ quá hạn

- Thanh lý và lưu hồ sơ vay của KH

Bước 1: Theo dõi hồ sơ, thu nợ, thu lãi, tái thẩm định

Theo dõi hồ sơ, thu nợ, thu lãi

- NVTD phải thường xuyên theo dõi hồ sơ vay do mình phụ trách từ khi phát vay vốn cho đến khi hồ sơ vay thanh lý, thường xuyên cập nhật thông tin phát cho vay, thu nợ, thu lãi

Tái thẩm định

- Sau khi giải ngân, NVTD sẽ tiến hành thẩm định:

+ Đối với vay ngắn hạn: Nếu KH có hồ sơ vay trên 6 tháng hoặc có hồ sơ vay phát sinh thường xuyên, liên tục, NVTD tiến hành tái thẩm định ít nhất 6 tháng một lần trong năm.

+ Đối với vay trung – dài hạn: thời gian thực hiện tái thẩm định định kỳ 12 tháng và khi có yêu cầu.

Bước 2: Cơ cấu lại thời gian trả nợ, chuyển và xử lý nợ quá hạn

Cơ cấu lại thơi gian trả nợ

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 35

Page 48: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

- NVTD nhận được công văn xin cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc khoanh nợ của KH, sẽ tiến hành xem xét, trình LĐTD. Sau đó NVTD sẽ thông báo cho KH bằng văn bản.

Chuyển và xử lý nợ quá hạn

- Khi đến hạn mà KH không trả được nợ, và không được duyệt cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc khoanh nợ thì NVTD báo cáo với LĐTD xem xét chuyển sang nợ quá hạn.

- Sau khi chuyển sang nợ quá hạn, NVTD phải tích cực đôn đốc KH thanh toán nợ và thường xuyên kiểm tra hoạt động SXKD, tình hình tài chính, và công nợ của KH. Tối đa 3 tháng kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi mà vẫn chưa thu hồi được đầy đủ nợ, Bộ phận TD sẽ tiến hành khởi kiện và báo cáo quá trình xử lý cho Ban Giám Đốc.

Bước 3: Thanh lý và lưu hồ sơ vay KH

- Khi KH thanh toán đầy đủ vốn và lãi, NVTD tiến hành thanh lý hồ sơ vay, đồng thời giải chấp tài sản thế chấp/cầm cố. NVTD đóng dấu thanh lý trên bìa hồ sơ vay và trên HĐTD, ghi ngày thanh lý và ký tên kế bên dấu đóng.

- Sau khi KH tất toán hồ sơ vay, NVTD lưu trữ hồ sơ tín dụng tại bộ phận.

4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHĐA_AG

4.3.1 Doanh số cho vay

4.3.1.1. Doanh số cho vay theo thơi hạn

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Đồng thời với chính sách cho vay phù hợp chi nhánh đã thu hút một lượng lớn khách hàng có nhu cầu đến vay vốn. Doanh số cho vay theo thời hạn tại chi nhánh được chia làm 3 loại: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh Đông Á AG nhìn chung đều tăng trưởng qua các năm. Hầu hết, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư vào các thành phần kinh tế, hỗ trợ vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh để kinh tế An Giang ngày càng phát triển. Ngân hàng Đông Á đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Tình hình cho vay của NHĐA_AG được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch 2006/2005

Chênh lệch 2007/2006

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Ngắn hạn 215.729 80,86 479.816 92,47 839.341 92,89 264.087 122,4 359.525 74,93

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 36

Page 49: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Trung hạn 51.051 19,14 39.045 7,53 64.233 7,11 -12.006 -23,52 25.188 64,51

Dài hạn _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Tổng 266.780 100 518.861 100 903.574 100 252.081 94,50 384.713 74,15

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

Doanh số cho vay ngắn hạn

Trong thời gian qua, tình hình cấp tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh cụ thể như sau: năm 2006 đạt 479.816 triệu đồng tăng 264.087 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ gia tăng là 122,4%. Năm 2007 đạt 839.341 triệu đồng tăng 359.525 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng gia tăng với tỷ lệ 74,93%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong 2 năm qua, tại địa bàn tỉnh An Giang, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, sản lượng nông sản cho xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên. Từ đó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư thêm vốn để phát triển sản xuất, góp phần kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển theo.

Trong hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh, thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với tín dụng trung hạn. Nguồn vốn tín dụng của NHĐA_AG chủ yếu từ vốn huy động ngắn hạn, loại cho vay này thông thường để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhất thời của các thành phần, ngành kinh tế trong địa bàn hoạt động. Để đạt được kết quả tốt, ngân hàng cần xây dựng chế độ lãi suất phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp, các cá thể SXKD. Hơn nữa An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề, nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn, nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung vào cho vay ngắn hạn.

Doanh số cho vay trung hạn

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 37

Page 50: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Tình hình cấp tín dụng trung hạn tại chi nhánh qua các năm như sau: năm 2005 đạt 51.051 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,14% trong tổng doanh số trung hạn năm 2005, nhưng năm 2006 đạt 39.045 triệu đồng, giảm 12.006 triệu đồng so với năm 2005, giảm tương ứng với tỷ lệ 23,52%. Đến năm 2007, doanh số đạt 64.233 triệu đồng tăng lên 25.188 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng là 64,51% so với năm 2006, và cao hơn cả năm 2005. Mục đích của tín dụng trung hạn hầu hết là nhằm giúp cho khách hàng mở rộng quy mô sản xuất phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị…Các khoản cho vay trung hạn có thời gian thu hồi vốn tương đối dài, kèm theo độ rủi ro cao nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt của loại cho vay này. Tuy nhiên, sự biến động doanh số cho vay trung hạn trong năm 2007, tăng cao hơn so với năm 2006 và 2005, nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh tăng cao, cùng với các phương án kinh doanh khả thi, đủ sức thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Mặt khác, cũng do các hộ sản xuất kinh doanh, các TCKT không có đủ điều kiện để thu hút vốn giống như các ngân hàng thương mại, nên họ chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn là giải pháp tốt nhất. Tuy doanh số cho vay trung hạn trong năm 2007 tăng nhưng tỷ trọng của nó lại chiếm thấp nhất trong 3 năm. Nảy sinh vấn đề này là do chi nhánh luôn chú trọng đến chất lượng tín dụng, nên đã rất thận trọng trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay trung hạn, làm cho doanh số của loại cho vay này chỉ tăng ở mức thấp và nhỏ hơn doanh số cho vay ngắn hạn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn nhiều so với trung hạn và luôn đạt tỷ trọng lớn qua các năm. Cho vay ngắn hạn thì khả năng về lãi suất cho vay không trả được cho ngân hàng thấp hơn trung hạn, nên ngân hàng đã nới rộng khoản cho vay này. Vì thế, doanh số cho vay ngắn hạn luôn dẫn đầu trong doanh số cho vay của chi nhánh. Còn về cho vay trung hạn, tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng không thế phủ nhận vai trò của nó, vì khoản này có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và chia sẻ rủi ro. Để đạt được kết quả này, ngân hàng đã nỗ lực rất lớn trong hoạt động kinh doanh như: thực hiện tốt dịch vụ khách hàng, mức lãi suất hợp lý, chú trọng công tác tiếp thị …Và để giữ vững được sự trưởng trên, đòi hỏi chi nhánh phải hoàn thiện thêm nữa, đồng thời phải nâng cao hơn doanh số cho vay trong thời gian tới.

4.3.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Trong những năm gần đầy, với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh tế cá thể, đã làm tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn, điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của ngân hàng Đông Á. Tình hình cho vay tại chi nhánh đối với từng TPKT như sau:

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 38

Page 51: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch 2006/2005

Chênh lệch 2007/2006

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Cá thể 113.815 42,66 197.341 38,03 349.374 38,67 83.526 73,39 152.033 77,04

TCKT 62.208 23,32 212.612 40,98 265.293 29,36 150.404 241,8 52.681 24,78

TCTD 75.235 28,20 94.650 18,24 263.169 29,13 19.415 25,81 168.519 178,0

Trả góp 15.522 5,82 14.258 2,75 25.738 2,84 -1.264 -8,14 11.480 80,52

Tổng 266.780 100 518.861 100 903.574 100 252.081 95,5 384.713 74,15

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 39

Page 52: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay theo từng thành phần kinh tế cũng tăng trưởng tương ứng, tuy nhiên tốc độ tăng ở mỗi thành phần kinh tế qua các năm lại không đều nhau. Hiện nay, các đối tượng cho vay tại chi nhánh tương đối phong phú và đa dạng. Từ biểu đồ trên, ta thấy cho vay cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là cho vay TCKT, TCTD, và trả góp. Doanh số cho vay của các thành phần này đều tăng qua các năm. Cụ thể tổng doanh số cho vay theo TPKT: năm 2006 đạt 518.861 triệu đồng tăng 252.081 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 95,5%, đến năm 2007 đạt 903.574 triệu đồng tăng 384.713 triệu đồng, tăng với tỷ lệ tương ứng 74,15%. Trong thời gian này, ngân hàng Đông Á đã áp dụng chương trình tín dụng mới là tập trung cho vay những ngành trọng điểm, ưu tiên cho vay cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đầu tư cho các phương án SXKD khả thi. Ngoài ra, chi nhánh còn mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng nên số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng ngày càng tăng.

Đối với cho vay cá thể

Đây là đối tượng mà chi nhánh tập trung phát triển, vì vốn tín dụng tài trợ cho thành phần này luôn mang lại lợi nhuận cao hơn những thành phần khác. Cá thể hay các hộ sản xuất muốn tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có khoản chi phí rất tốn kém mà bản thân chủ đầu tư không thể trang trải hết ngoài nguồn vốn tự có, như vậy cần bổ sung vốn kinh doanh. Nguồn vốn này có thể được tài trợ từ ngân hàng, được hỗ trợ ít hay nhiều là phụ thuộc vào quy mô đầu tư hoạt động của các cá thể, các hộ kinh doanh…Trong 3 năm qua, chi nhánh Đông Á đã không ngừng củng cố và mở rộng đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế này. Tình hình cho vay cá thể tại chi nhánh cụ thể như sau: trong năm 2005 doanh số cho vay cá thể đạt 113.815 triệu đồng chiếm 44,5% trong tổng doanh số cho vay cá thể. Năm 2006 doanh số đạt 197.341 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,03%, tăng 83.526 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 349.374 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,67%, tăng 152.033 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 77,04%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các đơn

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 40

Page 53: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

vị sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, mở rộng thêm quy mô sản xuất, kéo theo nhu cầu vốn là rất lớn. Mặt khác, chi nhánh cũng đã mở rộng phạm vi hoạt động ra các huyện như Cao lãnh và Châu Đốc, giúp cho khách hàng có điều kiện thuận lợi, dễ dàng tiếp cận trong vấn đề vay vốn từ ngân hàng.

Đối với cho vay TCKT

Doanh số cho vay TCKT có xu hướng tăng trưởng liên tục. Năm 2006, doanh số cho vay đạt 212.612 triệu đồng, tăng 150.404 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 241,8%. Năm 2007 doanh số đạt 265.293 triệu đồng, tăng 52.681 triệu đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ 24,78% so với năm 2006. Nhìn chung trong 3 năm qua thì kinh tế trong tỉnh tăng trưởng tốt, điều này được nhận thấy thông qua việc đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các TCKT ngày càng tăng. Bên cạnh đó, tỉnh An Giang lại đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, là nơi ra đời ngày càng nhiều của các dự án đầu tư khả thi, điều này thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, các TCKT. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn trong đầu tư là rất lớn, nên cho vay đối với TPKT này có khả năng phát triển mạnh. Về phía ngân hàng, do luôn chủ động được nguồn vốn, nên đã mạnh dạn đầu tư tín dụng cho các TCKT. Nhờ đó, ngân hàng đã thiết lập được mối quan hệ rộng lớn trong xã hội, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng trong thời gian tới.

Đối với cho vay TCTD

Một số TCTD do không có đủ nguồn vốn dự trữ. Điều này bắt buộc họ phải tìm một nguồn vốn khác bổ sung. Một trong những hình thức giải quyết tốt nhất là vay vốn từ ngân hàng để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh. Doanh số cho vay của các TCTD tại ngân hàng Đông Á như sau: năm 2005 doanh số đạt 75.235 triệu đồng, năm 2006 đạt 94.650 triệu đồng, tăng 19.415 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 25,81%. Đến năm 2007, doanh số đạt 263.169 triệu đồng, tăng 168.519 triệu đồng, tốc độ tăng 178%. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay của TCTD tăng đều hàng năm. Điều này cho thấy các TCTD đang ngày càng càng phát triển và hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang đã có quá nhiều những TCTD với quy mô nhỏ như là các quỹ tín dụng. Thông thường đối tượng khách hàng của những quỹ tín dụng là các hộ nông dân và cá thể. Nhóm khách hàng này phần lớn có nhu cầu vốn nhỏ nên họ không trực tiếp đến vay vốn từ ngân hàng mà vay thông qua các quỹ tín dụng. Vì thế, nhu cầu về vốn của nó ngày càng nhiều mà chỉ có các ngân hàng là nơi đáp ứng vốn kịp thời và đúng lúc cho nhu cầu trên.

Đối với cho vay trả góp

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, vì vậy nhu cầu về vật chất và sở thích cũng tăng theo. Trả góp là đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống của người dân. Việc cho vay này giúp nâng cao khả năng tiêu dùng và sinh sống của nhiều người. Doanh số cho vay trả góp tại chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể: doanh số cho vay trả góp năm 2006 là 14.528 triệu đồng, giảm 1.264 triệu đồng so với năm 2005, giảm với tỷ lệ tương ứng 8,14%. Đến năm 2007 đạt 25.738 triệu đồng, tăng 11.480 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 80,52%. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu mua sắm cho đời sống sinh hoạt của người dân ngày càng tăng. Khi họ có nhu cầu mua sắm hoặc

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 41

Page 54: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

cần một dịch vụ nào đó tức thời, nhưng không đủ khả năng tài chính, không thể thanh toán hết một lần, vì thế họ sẽ chọn hình thức đơn giản nhất là vay vốn, và ngân hàng sẽ là nơi đáp ứng nhu cầu đó. Điều này giúp cho ngân hàng tiếp cận dễ dàng hơn với cuộc sống của khách hàng.

Tuy trong thời gian qua, chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với nhiều TPKT, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhưng vẫn chưa khai thác hết được thế mạnh của tỉnh. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay TPKT tại chi nhánh có tăng nhưng tốc độ tăng không đều, tỷ trọng của một số TPKT quá thấp, gây mất cân đối trong cơ cấu cho vay. Do vậy, chi nhánh cần phải có kế hoạch cho từng TPKT trên địa bàn, giúp cho hoạt động cho vay vốn của chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn.

4.3.2. Doanh số thu nợ

4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thơi hạn

Doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản nợ đã cho vay trong thời gian nhất định. Để hoạt động có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Chính vì thế, thu nợ là một vấn đề rất quan trọng. Nếu như doanh số cho vay thể hiện tình hình hoạt động của ngân hàng là khả quan thì doanh số thu nợ lại càng khẳng định được hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tình hình thu nợ của chi nhánh qua các năm như sau:

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch 2006/2005

Chênh lệch 2007/2006

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Ngắn hạn 150.912 81,87 429.235 85,9 818.149 92,19 278.323 184,4 388.914 90,61

Trung hạn 33.409 18,13 70.469 14,1 69.349 7,81 37.060 110,9 -1.112 -1,59

Dài hạn _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Tổng 184.321 100 499.704 100 887.498 100 315.383 171,1 387.794 77,6

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 42

Page 55: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Tại chi nhánh, doanh số thu nợ ngắn hạn đã đạt được kết quả cao trong thời gian qua. Cụ thể: năm 2005, doanh số thu nợ đạt 150.912 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ đạt 429.235 triệu đồng, tăng 278.323 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 184,4%. Sang năm 2007 đạt 818.149 triệu đồng, tăng 388.914 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 90,61%. Từ những số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh qua 3 năm, nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, vòng thu hồi vốn của ngắn hạn nhanh, khoản tiền vay sẽ được thu hồi ngay trong năm và thường là khoản vay nhỏ. Phương thức này cũng rất thuận lợi cho khách hàng trong việc trả nợ theo chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy ngân hàng đã đào tạo được đội ngũ nhân viên có trình độ, có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, luôn theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ, vì thế mà chi nhánh đã thu hồi được vốn đã phát vay.

Doanh số thu nợ trung hạn

Doanh số thu nợ trung hạn tại chi nhánh có sự biến động qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2006 đạt 70.469 triệu đồng, tăng 37.060 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 110,9%. Đến năm 2007, doanh số thu nợ đạt 69.349 triệu đồng, giảm 1.112 triệu đồng , tỷ lệ giảm tương ứng là 1,59% so với năm 2006. Do đặc điểm của loại cho vay này là sẽ định nhiều kỳ hạn trả nợ để thu dần, vì vậy rất khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhìn chung, tuy năm 2007 doanh số thu nợ giảm, nhưng giảm ít so với năm 2006. Điều này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, chi nhánh cần tăng cường hơn nữa để công tác thu nợ được đảm bảo an toàn, và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Công tác thu nợ rất quan trọng trong hoạt động tín dụng, nó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn trong việc thẩm định

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 43

Page 56: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

khách hàng. Đây là khâu quan trọng bởi một khoản tín dụng có mức rủi ro cao hay thấp đều phụ thuộc vào khâu này. Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng Đông Á luôn thực hiện phương châm về chất lượng tín dụng, và trong chỉ đạo điều hành, thì việc phân công trách nhiệm cũng được chi nhánh thực hiện tốt và có hiệu quả. Từ đó, chi nhánh có thể kiểm tra kịp thời, hạn chế các khoản nợ quá hạn đến mức thấp nhất, góp phần nâng cao khả năng hoạt động của ngân hàng.

4.3.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Thu nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm trước và thời gian tới. Doanh số thu nợ càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng càng tốt. Nếu ngân hàng không thu hồi được nợ sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính vì vậy ngân hàng luôn quan tâm đến công tác thu nợ, nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn. Tình hình thu nợ của các thành phần kinh tế tại chi nhánh như sau:

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch 2006/2005

Chênh lệch 2007/2006

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Cá thể 79.557 43,16 203.678 40,76 326.501 36,79 124.121 156,0 122.823 60,3

TCKT 40.055 21,73 209.206 41,87 285.405 32,16 169.151 422,3 76.199 36,42

TCTD 57.884 31,4 72.781 14,56 247.287 27,86 14.897 25,74 174.506 239,8

Trả góp 6.825 3,71 14.039 2,81 28.305 3,19 7.214 105,7 14.266 101,6

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 44

Page 57: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Tổng 184.321 100 499.704 100 887.498 100 315.383 171,1 387.794 77,6

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

Trong những năm qua, việc thu nợ của các thành phần kinh tế tại chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định. Cụ thể: năm 2005 tổng doanh số thu nợ là 184.321 triệu đồng, năm 2006 doanh số là 499.704 triệu đồng, tăng 315.383 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số đạt 887.498 triệu đồng, tăng 387.794 triệu đồng, tốc độ tăng 77,6% so với năm 2006.

Đối với thu nợ cá thể

Cá thể là đối tượng sản xuất kinh doanh đa dạng các ngành nghề, doanh số cho vay của cá thể là cao nhất trong các TPKT, vì thế mà doanh số thu nợ của cá thể cũng tăng theo tương ứng. Cụ thể: năm 2005, doanh số thu nợ cá thể là 79.557 triệu đồng. Qua năm 2006, doanh số đạt đến 203.678 triệu đồng, tăng 124.121 triệu đồng, tốc độ tăng 156% so với năm 2005. Và đến năm 2007, doanh số thu nợ đạt 326.501 triệu đồng, tăng 122.823 triệu đồng so vớn năm 2006, tốc độ tăng 60,3%. Thông qua sự tăng trưởng nhanh về doanh số cho vay cá thể trong năm 2006 và 2007, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ cá thể đã có bước phát triển nhanh chóng về quy mô, trình độ quản lý, công nghệ sản xuất…Hiện nay, kinh tế tỉnh An Giang đang ngày càng phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy các đơn vị kinh doanh đầu tư sản xuất có hiệu quả cao, nhằm tăng thu nhập, thu nhiều lợi nhuận, qua đó cho thấy khả năng trả nợ của cá thể cao hơn so với các TPKT khác. Điều này tạo điều kiện cho công tác thu nợ của chi nhánh trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.

Đối với thu nợ TCKT

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 45

Page 58: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Doanh số thu nợ của các TCKT liên tục tăng qua các năm: năm 2005, doanh số thu nợ đạt 40.055 triệu đồng, năm 2006 doanh số đạt 209.206 triệu đồng, tăng 169.151 triệu đồng, tốc độ tăng 422,3%. Sang năm 2007 đạt 285.405 triệu đồng, tăng 76.199 triệu đồng, tốc độc tăng 36,42% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các TCKT hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao, nên khả năng trả nợ vay cho ngân hàng ngày càng cao. Qua đó, ta cũng thấy được doanh số thu nợ của TCKT có xu hướng tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ của các TPKT khác, trừ cá thể.

Đối với thu nợ TCTD

Doanh số thu nợ TCTD tại chi nhánh được thể hiện như sau: năm 2005 doanh số đạt 57.884 triệu đồng, năm 2006 đạt 72.781 triệu đồng, tăng 14.897 triệu đồng, tốc độ tăng 25,74%. Trong năm 2007, doanh số đạt 247.287 triệu đồng, tăng 174.506 triệu đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ 239,8%. Qua số liệu thu nợ tăng nhanh trong năm 2007, cho thấy các TCTD hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Ngoài ra, do số lượng các doanh nghiệp, các TCKT được thành lập trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, nên các TCTD đã thu được nhiều lợi nhuận từ cho vay, và có khả năng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Từ đó, góp phần làm cho công tác thu nợ của chi nhánh thuận lợi và doanh số thu nợ tăng lên đáng kể.

Đối với thu nợ trả góp

Trong 3 năm qua, doanh số thu nợ của đối tượng này tăng dần. Cụ thể: năm 2006, đạt 14.039 triệu đồng, tăng 7.213 triệu đồng, tốc độ tăng 105,7%. Năm 2007 doanh số đạt 28.305 triệu đồng, tăng 14.266 triệu đồng, tốc độ tăng 101,6% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do nhu cầu thị trường mở rộng, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao, nên những nhu cầu về vật chất là không thể thiếu được. Mặt khác, khách hàng thuộc nhóm đối tượng này không phải trả một lần nợ gốc và lãi khi tới hạn, giúp khách hàng có tâm lý thoải mái, an tâm trong vấn đề vay vốn. Điều này góp phần làm cho công tác thu nợ tín dụng của ngân hàng tăng lên trong thời gian qua.

Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, cho thấy hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh cũng có chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng như việc theo dõi mục đích sử dụng vốn và động viên khách hàng, để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ. Chính vì vậy mà doanh số thu nợ của thành phần cá thể, TCKT, TCTD và trả góp tăng lên đáng kể qua các năm. Tuy nhiên ngân hàng cần phải tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác thu nợ đối với từng TPKT. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn đến mức thấp nhất, góp phần nâng cao khả năng hoạt động của ngân hàng.

4.3.3. Dư nợ cho vay

4.3.3.1. Dư nợ theo thơi hạn

Dư nợ là khoản tiền mà ngân hàng phải thu của khách hàng trong một thời gian nhất định, dư nợ còn phản ánh tình hình cho vay hoặc sử dụng vốn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định vào cuối năm. Hay nói cách khác thì dư nợ tỷ lệ nghịch hoàn toàn với doanh số thu nợ của ngân hàng. Dư nợ càng tăng cao cho

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 46

Page 59: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

thấy thị phần cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng. Tình hình dư nợ của ngân hàng trong thời qua như sau.

Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch 2006/2005

Chênh lệch 2007/2006

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Ngắn hạn 190.440 70,14 241.019 82,92 262.211 85,49 50.579 26,56 21.192 8,79

Trung hạn 81.059 29,86 49.635 17,08 44.518 14,51 -31.424 -38,77 -5.117 -10,31

Dài hạn _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Tổng 271.499 100 290.654 100 306.729 100 19.155 7.05 16.075 5,53

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

Phần lớn hoạt động cho vay của chi nhánh là cho vay ngắn hạn, do An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề, nhưng phần lớn là những ngành nghể có chu kỳ sử dụng vốn ngắn như trồng lúa, hoa màu, nuôi cá…nên cho vay ngắn hạn chiếm vị trí chủ lực. Còn dư nợ trung hạn có chiều hướng giảm qua các

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 47

Page 60: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

năm, trong khi đó dư nợ ngắn hạn lại ngày càng tăng, điều này cho thấy mục tiêu của ngân hàng đã được thực hiện đúng như định hướng đã đặt ra. Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hàng năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay.

Dư nợ ngắn hạn

Năm 2005, dư nợ ngắn hạn đạt mức 190.440 triệu đồng, năm 2006 đạt là 241.019 triệu đồng, tăng 50.579 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ 26,56%. Đến năm 2007, mức dư nợ là 262.211 triệu đồng, tăng 21.192 triệu đồng, tốc độ tăng 8,79%. Trong 2 năm 2006, 2007 doanh số dư nợ tại chi nhánh tăng liên tục nguyên nhân là do cuối năm 2006 và 2007, một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn, cùng lúc đó do chi nhánh đẩy mạnh công tác tiếp thị, đa dạng nhiều hình thức cho vay, giúp cho khách hàng thuận tiện cho việc đi vay. Song song đó do các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả, mở rộng thêm quy mô đầu tư, kéo theo nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy mà dư nợ cho vay của ngân hàng ngày càng tăng.

Dư nợ trung hạn

Tình hình dư nợ trung hạn qua các năm như sau: năm 2005 là 81.059 triệu đồng, năm 2006 mức dư nợ là 49.635 triệu đồng, giảm 31.424 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 38,77%. Dư nợ vào cuối năm 2007 là 44.518 triệu đồng, giảm 5.117 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 10,31%. Nguyên nhân dư nợ trung hạn giảm qua các năm là khi vay trung hạn, khách hàng phải trả vốn gốc hàng tháng, trong khi vay ngắn hạn khách hàng chỉ cần trả vốn gốc một lần khi đáo hạn. Hơn nữa, trong năm 2007, chi nhánh không có phát sinh nhiều hồ sơ vay trung hạn nên mới dẫn đến dư nợ trung hạn giảm.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn phát triển tốt và ngày càng phát triển với tổng dư nợ ngày càng tăng. Tình hình dư nợ ngắn hạn luôn có sự tăng trưởng, còn dư nợ trung hạn tuy có sự suy giảm nhưng nó đã bù vào sự gia tăng của dư nợ ngắn hạn. Nói chung ta thấy chi nhánh rất quan tâm và chú trọng đến việc tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng, có chính sách lãi suất linh hoạt, giữ vững mối quan hệ uy tín với khách hàng, thực hiện tốt công tác tiếp thị nên đã thu hút được nhiều dự án, nhiều khách hàng mới, nhờ đó đã làm cho tổng dư nợ tăng lên. Vì thế, tổng dư nợ của ngân hàng luôn được củng cố và phát triển qua các năm, và nó đã thể hiện được hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.3.3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.

Trong 3 năm qua, mức tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh phần lớn tập trung vào TPKT quan trọng nhất là cá thể. Còn các TPKT khác cũng có sự tăng trưởng, cụ thể như sau:

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 48

Page 61: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Bảng 4.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch 2006/2005

Chênh lệch 2007/2006

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Số tiềnTỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Cá thể 146.393 53,92 140.056 48,19 162.928 53,12 -6.337 -4,32 22.872 16,33

TCKT 67.290 24,78 70.695 24,32 50.518 16,49 3.405 50,6 -20.114 -28,45

TCTD 44.000 16,21 65.870 22,67 81.752 26,65 21.870 49,7 15.882 24,11

Trả góp 13.816 5,09 14.035 4,82 11.467 3,74 219 1,59 -2.568 -18,3

Tổng 271.499 100 290.654 100 306.729 100 19.155 7,05 16.075 5,53

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ tăng đều hàng năm. Cụ thể năm 2005 dư nợ đạt 271.499 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ đạt 290.654 triệu đồng tăng 19.155 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 7,05%. Sang năm 2007, dư nợ đạt 306.729 triệu đồng, tăng 16.075 triệu đồng, tốc độ tăng 5,53% so với năm 2006. Từ sự tăng trưởng ổn định về tổng dư nợ thành phần kinh tế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, cho thấy trong thời gian này, ngân hàng luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được khách hàng mới.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 49

Page 62: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Dư nợ cho vay cá thể

Tình hình dư nợ cá thể tại chi nhánh cụ thể như sau: năm 2005, dư nợ cá thể đạt 146.393 triệu đồng, năm 2006 dư nợ đạt 140.056 triệu đồng, giảm 6.337 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 4,32% so với năm 2005. Đến năm 2007, dư nợ đạt 162.928 triệu đồng, tăng 22.872 triệu đồng, tốc độ tăng 16,33% so với năm 2006. Xét về cơ cấu thì tỷ trọng của dư nợ cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh. Trong năm 2006, mức dư nợ có giảm xuống nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do năm này khách hàng thu được nhiều lợi nhuận nên đã thanh toán nợ sớm cho ngân hàng. Sang năm 2007, mức dư nợ lại tăng lên là do nhu cầu phát triển của xã hội, làm xuất hiện thêm nhiều các hộ sản xuất kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể này hoạt động có hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất. Chính vì thế, họ có nhu cầu vay vốn nhiều, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất đó.

Dư nợ cho vay TCKT

Dư nợ cho vay TCKT qua 3 năm như sau: năm 2005, mức dư nợ đạt 67.290 triệu đồng, năm 2006 dư nợ đạt 70.695 triệu đồng, tăng 3.405 triệu đồng, tốc độ tăng 50,6%. Đây là một kết quả rất khả quan trong việc tạo uy tín đối với khách hàng. Sang năm 2007, mức dư nợ đạt 50.518 triệu đồng, giảm 20.114 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 28,45%. Sở dĩ có sự sụt giảm là do trong năm này một khách hàng lớn của ngân hàng đã hoàn thành hợp đồng vay vốn đúng thời hạn cam kết, làm cho dư nợ cuối năm 2007 có sự biến động.

Dư nợ cho vay đối với TCTD

Dư nợ TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, nhưng nhìn chung dư nợ của thành phần này cũng phát triển rất rõ rệt. Cụ thể: năm 2005 dư nợ đạt 44.000 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ đạt 65.870 triệu đồng, tăng 21.870 triệu đồng, tốc độ tăng 49,7%. Bước sang năm 2007, mức dư nợ đạt 81.752 triệu đồng, tăng 15.882 triệu đồng, tốc độ tăng 24,11%.

Dư nợ cho vay trả góp

Trong 3 năm qua, dư nợ của cho vay trả góp tăng giảm không ổn định. Cụ thể như sau: năm 2005, dư nợ đạt 13.816 triệu đồng. Năm 2006 đạt 14.035 triệu đồng, tăng 219 triệu đồng, tốc độ tăng 1,59%. Sang năm 2007, mức dư nợ đạt 11.467 triệu đồng, giảm 2.568 triệu đồng với tỷ lệ giảm 18,3% so với năm 2006. Qua số liệu trên, ta thấy dư nợ trả góp tăng rồi giảm trong 3 năm, nguyên nhân là do ngân hàng đã dần thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng sang hình thức cho vay đối với tổ chức kinh tế và cá thể. Vì đây là những đối tượng đầy tiềm năng, khả năng sử dụng vốn nhiều và tập trung, nên dễ quản lý và thu hồi vốn. Hơn nữa do đặc tính phát triển của kinh tế địa phương luôn xem kinh tế cá thể là loại hình kinh tế trọng điểm, do vậy ngân hàng đã quan tâm đến đối tượng kinh tế cá thể này.

Trong tổng dư nợ của các thành phần kinh tế thì dư nợ cho vay cá thể và TCKT là chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì đây là đối tượng, là khách hàng mục tiêu của chi nhánh. Tuy nhiên, bên cạnh tập trung vào thành phần cho vay này, chi nhánh cũng cần phải phát triển thành phần cho vay khác để tạo sự cân bằng giữa các thành phần kinh tế.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 50

Page 63: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

4.3.4. Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không thể trả được nợ đúng hạn thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Những khoản nợ quá hạn mà khách hàng không thể trả do điều kiện khách quan, có thể đến ngân hàng xin xem xét cơ cấu lại thời gian gia hạn nợ, điều chỉnh nợ. Nếu không đến gia hạn, điều chỉnh hoặc hết thời gian gia hạn mà khách hàng vẫn không có khả năng hoàn trả thì khoản nợ này sẽ được chuyển sang nợ quá hạn. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại chi nhánh, thì công tác kiểm soát, hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được ngân hàng chú trọng nhất. Do đó giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Đây là mục tiêu phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Đông Á An Giang qua 3 năm như sau:

4.3.4.1. Doanh số nợ quá hạn theo thơi hạn

Bảng 4.9: Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch 2006/2005

Chênh lệch 2007/2006

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Ngắn hạn 1.474 70,12 3.839 90,87 3.278 69,08 2.365 160,5 -561 -14,61

Trung hạn 628 29,88 386 9,13 1.468 30,92 -242 -38,54 1.082 280,3

Dài hạn _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Tổng 2.102 100 4.225 100 4.746 100 2.123 101,0 521 12,33

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 51

Page 64: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ, nợ quá hạn của ngân hàng Đông Á An Giang trong giai đoạn 2005-2007 cũng có những biến động lớn. Tổng dư nợ quá hạn năm 2005 là 2.102 triệu đồng, sang năm 2006 là 4.225 triệu đồng, tăng ở mức 2.123 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 101%. Và đến năm 2007 dư nợ quá hạn là 4.746 triệu đồng, tăng 521 triệu đồng, tốc độ tăng 12,33% so với năm 2006.

Phân tích nợ quá hạn ra từng loại vay cụ thể như sau:

Nợ quá hạn ngắn hạn

Trong năm 2005, mức nợ quá hạn là 1.474 triệu đồng, đến năm 2006 là 3.839 triệu đồng, tăng 2.365 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 160,5%. Bước qua năm 2007, mức nợ quá hạn là 3.278 triệu đồng, giảm đi 561 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 14,61%. Trong năm 2006, nợ quá hạn tăng là do vào năm 2005 -2006, ngân hàng đã mở rộng thêm doanh số cho vay nhiều lần, mở rộng nhiều đối tượng tham gia vay vốn, nhằm đáp ứng mục tiêu là tìm kiếm thêm ngày càng nhiều khách hàng mới. Thêm vào đó, trong 2 năm qua thị trường luôn có sự biến động mạnh làm cho giá cả về nguyên nhiên liệu không ngừng gia tăng, điều kiện tự nhiên bất lợi…ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vi trên địa bàn tỉnh An Giang. Những đơn vị vay vốn này do không thể lường trước được rủi ro, dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, không thể hoàn trả vốn và lãi vay đúng thời hạn. Chính vì thế đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng có sự gia tăng trong 2 năm qua.

Nợ quá hạn trung hạn

Trong năm 2005, mức nợ quá hạn là 628 triệu đồng, sang năm 2006 là 386 triệu đồng, giảm 242 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 38,54%. Và đến năm 2007 nợ quá hạn lại tăng nhanh đến 1.468 triệu đồng, tăng 1.082 triệu đồng, tốc độ tăng là 280,3% so với năm 2006. Mức nợ quá hạn trung hạn trong 3 năm 2005-

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 52

Page 65: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

2007 tăng giảm không đều, và chiếm tỷ trọng nhỏ, bởi vì doanh số cho vay và mức dư nợ trung hạn luôn thấp hơn hơn nhiều so với ngắn hạn. Do đó việc nợ quá hạn tăng lên ở năm 2007 là không đáng kể, và nó cũng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên không ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà nó phụ thuộc vào chính sách quản lý của ngân hàng tại từng thời kỳ cụ thể. Tuy vậy với bất kỳ một ngân hàng nào dù thiếu vốn hay thừa vốn hoạt động, khi đã tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng đều mong nuốn thu được vốn và lãi đúng hạn. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúngvà đầy đủ các thủ tục thì còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và quản lý tốt công tác thu nợ.

4.3.4.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Ngân hàng Đông Á luôn nổ lực rất nhiều trong việc giảm bớt nợ quá hạn và ngày càng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nhưng một khi đã phát sinh nợ quá hạn nghĩa là các khoản vay của ngân hàng đang có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Khi đó ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh những khoản nợ đó, đồng thời cũng phải đề ra giải pháp nhằm giảm thiểu và xử lý được những rủi ro đó một cách đúng đắn và thích hợp.

Bảng 4.10: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch 2006/2005

Chênh lệch 2007/2006

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Cá thể 1.055 50,19 1.910 45,2 2.933 61,8 855 81,04 1.023 53,56

TC KT 528 25,12 1.115 26,38 738 15,56 587 111,2 -377 33,81

TC TD 320 15,23 457 10,81 909 19,16 137 42,81 452 98,91

Trả góp 199 9,46 743 17,61 166 3,48 544 2,73 -577 -77,66

Tồng 2.102 100 4.225 100 4.746 100 2.123 101,0 521 12,33

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 53

Page 66: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

Trong 3 năm qua, nợ quá hạn của các TCTD, TCKT, cá thể và cả thành phần trả góp tăng giảm không ổn định, nguyên nhân do tổng doanh số cho vay và dư nợ tại chi nhánh trong 3 năm qua không ngừng tăng lên. Tuy chi nhánh đã thu được nhiều nợ từ khách hàng, nhưng trong đó cũng có một phần nhỏ nợ mà ngân hàng không thu hồi được từ khách hàng. Nguyên nhân là do một số các hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất không hiệu quả, mua bán chịu, bị chiếm dụng vốn làm cho khả năng tài chính giảm, không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, những khách hàng đang vay trả góp lại có nhu cầu vay thêm, trong khi nợ gốc và lãi chưa thanh toán hết cho ngân hàng. Cụ thể tình hình nợ quá hạn theo TPKT tại chi nhánh được thể hiện như sau:

Nợ quá hạn của cá thể

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế này tăng nhiều hơn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các thành phần kinh tế. Cụ thể như sau: năm 2005 là 1.055 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,19%. Năm 2006 là 1.910 triệu đồng, tăng 855 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 81,04%, chiếm tỷ trọng 45,2%. Đến năm 2007 là 2.933 triệu đồng, tăng 1.023 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 53,56%, chiếm tỷ trọng 61,8 trên tồng nợ quá hạn..

Nợ quá hạn của TCKT

Năm 2005 là 528 triệu đồng. Năm 2006 là 1.115 triệu đồng, tăng 587 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 111,2%. Sang năm 2007, mức dư nợ quá hạn là 738 triệu đồng, giảm 377 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ giảm là 33,81%.

Nợ quá hạn của TCTD

Năm 2005 mức dư nợ quá hạn là 320 triệu đồng. Năm 2006 là 457 triệu đồng, tăng 137 triệu đồng, tốc độ tăng 42,81% so với năm 2005. Qua năm 2007 là 909 triệu đồng, tăng 452 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 98,91% so với năm 2006.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 54

Page 67: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Nợ quá hạn của thành phần trả góp

.Trong tất cả các thành phần kinh tế, thì thành phần này có mức nợ quá hạn thấp nhất. Ở năm 2005, dư nợ quá hạn đối với các khoản vay cho trả góp là 199 triệu đồng. Năm 2006, nợ quá hạn tăng thêm 544 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 2,73%.Đến năm 2007 nợ quá hạn đã giảm xuống còn 166 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ giảm tương ứng là 77,66%.

Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chuyên môn thẩm định của cán bộ tín dụng, để khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của những biến động về kinh tế đối với các khoản vay được chính xác và khách quan hơn. Thực hiện được điều này thì chi nhánh mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng tín dụng, và hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới ngày càng phát triển tốt hơn.

4.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHĐA_AG

Lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố đi song song với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để tồn tại và đứng vững trong lĩnh vực ngân hàng, các NHTM phải đối phó với nhiều vấn đề, đặc biệt là hiện nay do NH Nhà nước Việt Nam bắt buộc tỷ lệ dự trữ tại các NHTM tăng thêm 1%, gây khó khăn cản trở cho ngân hàng trong quá trình cho vay, và ngân hàng phải tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn từ khách hàng.

Trên thực tế, rủi ro có thể xuất hiện trong các giao dịch của ngân hàng. Vì vậy, rủi ro luôn là vấn đề được ngân hàng quan tâm và chú trọng phân tích kỹ lưỡng thông qua các chỉ tiêu đánh giá. Riêng đối với Chi nhánh ngân hàng Đông Á An Giang, với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng thì cần phải có nhận định chính xác và khách quan trong hoạt động kinh doanh, nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

Tổng nguồn vốn Tr.đ 256.384 301.613 391.721

Vốn huy động " 92.834 108.999 138.629

Doanh số cho vay " 255.780 518.861 903.574

Doanh số thu nợ " 184.321 499.704 887.498

Dư nợ cuối kỳ " 271.499 290.654 306.729

Nợ quá hạn " 2.102 4.225 4.746

Vốn huy động / tổng NV " 36,21 36,13 35,38

Dư nợ / tổng NV % 105,91 96,36 78,30

Dư nợ / vốn huy động % 292,46 266,66 221,26

Nợ quá hạn / tổng dư nợ % 0.77 1,45 1,54

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 55

Page 68: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Hệ số thu nợ Lần 0,72 0,96 0,98

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Theo bảng kết quả trên, ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, từ 36,21% trong năm 2005 xuống còn 36,14% vào năm 2006, đến năm 2007 giảm còn 35,38%.Thông thường một ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ số này đạt từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy kết quả trong 3 năm qua của ngân hàng đông Á vẫn còn thấp, và trong thời gian tới chi nhánh cần cố gắng để nâng cao thêm nguồn vốn huy động.

Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng có tập trung vào hoạt động tín dụng hay không. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt khi đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng, nếu chỉ tiêu này lớn nghĩa là ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn để cho vay, do đó rủi ro về tín dụng sẽ rất cao khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá thấp thì ngân hàng sẽ không còn là cầu nối trung gian giữa người thừa vốn và thiếu vốn nữa.

Trong 3 năm, ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn như sau: năm 2005 là 105,91%, năm 2006 giảm còn 96,36%, qua năm 2007 là 78,30%. Từ bảng kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tín dụng của ngân hàng chưa cao. Trong năm 2007 tỷ số này lại giảm xuống nhiều so với năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng Đông Á cần cố gắng hơn nữa trong hoạt động cấp tín dụng, và thận trọng trong việc sử dụng vốn đầu tư.

Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu ngược lại thì vốn huy động vẫn còn thừa. Từ bảng kết quả cho thấy chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh giảm qua 3 năm, nhưng đều lớn hơn 100%, điều này thể hiện vốn huy động của chi nhánh đều được tập trung hết vào hoạt động tín dụng. Qua đó cũng cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng và phát triển.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh trực tiếp công tác thẩm định của ngân hàng. Nó phản ánh chất lượng tín dụng cũng như phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng. Theo quy định của NHNN Việt Nam, khi tỷ lệ này đạt dưới 5% thì hoạt động tín dụng được coi là hiệu quả, riêng đối với các NHTMCP như ngân hàng Đông Á, thì tỷ lệ này phải đạt dưới 3% mới được coi là hoạt động tín dụng có hiệu quả.

Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại NHĐA_AG trong 3 năm như sau: năm 2005 tỷ lệ này là 0,77%, hoạt động cấp tín dụng trong năm này được đánh

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 56

Page 69: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

giá là tốt. Qua năm 2006, tỷ lệ này tăng lên là 1,45% và đến năm 2007 lại tăng lên là 1,54%, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng, địều này thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh đang có chiều hướng đi xuống, vì vậy chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác thẩm định và cho vay đối với khách hàng.

Hệ số thu nợ

Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy được chỉ tiêu này qua 3 năm tại chi nhánh tăng trưởng dần, thể hiện sự phát triển trong công tác quản lý, theo dõi và thu hồi nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã có những biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

4.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHĐA_AG

4.5.1. Ưu điểm

Việc triển khai hiệu quả cấp tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn ở chi nhánh luôn ở dưới mức cho phép. Doanh số cho vay và dư nợ luôn tăng trưởng hàng năm.

Trong việc cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế, ngân hàng Đông Á đã xác định hoạt động kinh doanh mang tính chu kỳ, do đó không chỉ cho vay khi khách hàng thiếu vốn hoặc khi khách hàng đang phát triển mà điều quan trọng là ngân hàng đã biết cùng khách hàng tháo gỡ khi khách hàng gặp khó khăn và đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh việc cho vay tổ chức kinh tế, ngân hàng cũng quan tâm đến việc cấp tín dụng cho tiểu thương tại các chợ, cho CB –CNV, cho các doanh nghiệp vay tiêu dùng.

Đào tạo được đội ngũ nhân viên tín dụng ưu tú, năng động, sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh bằng những kỹ năng chuyên nghiệp, thì sự nhiệt tình và cung cách phục vụ tận tình đã xây dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đến giao dịch.

Chi nhánh đã trang bị những công nghệ thông tin hiện đại cho các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi lựa chọn, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh, đặc biệt là trong dịch vụ cấp tín dụng.

4.5.2. Tồn tại

Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định của ngân hàng vẫn chưa được hiệu quả và hoàn thiện. Đội ngũ nhân viên ở bộ phận tín dụng cần được huấn luyện thêm nữa về trình độ chuyên môn, đặc biệt là những kinh nghiệm về thẩm định

Tình hình thị trường ngân hàng hiện nay không ổn định và chịu sự tác động của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, NHĐA_AG đang hạn chế cho vay, nên trong quá trình xét duyệt cho vay của ngân hàng trở nên khó và thời gian xét duyệt lâu hơn.

Lãi suất cho vay của chi chánh cao hơn các Ngân hàng khác do chi nhánh huy động vốn vốn với lãi suất cao hơn.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 57

Page 70: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

4.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Qua thực tế phân tích, tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong 3 năm qua vẫn ổn định và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn phát sinh trong qua trình hoạt động. Đây là một vấn đề hiển nhiên vì bất cứ một khoản cho vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Đây là kết quả mà ngân hàng Đông Á đã thực hiện tốt công tác tín dụng, chính sách cho vay cũng linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường dịch vụ tài chính.

Với những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng và công tác huy động vốn tại chi nhánh Đông Á An Giang, tôi xin đưa ra một số giảp pháp nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, đồng thời nâng cao nguồn vốn huy động tại chi nhánh như sau:

4.6.1. Về hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng trên, NHĐA_AG đã tiến hành áp dụng nhiều chính sách nhằm làm tăng nguồn vốn huy động.

- Về lãi suất: ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt, uyển chuyển. Tùy theo từng thời điểm nhất định mà ngân hàng phải đưa ra chính sách lãi suất huy động cho phù hợp. Để đạt được điều này, chi nhánh cần thường xuyên theo dõi sự biến động về lãi suất trên thị trường dịch vụ tài chính, để có thể đề ra các mức lãi suất phù hợp nhằm thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có lượng tiền lớn tạm thời nhàn rỗi, hoặc có nguồn tiền gởi ổn định nhưng chưa có kế hoạch đầu tư cụ thể nào. Cụ thể, ngân hàng có thể thu hút khách hàng bằng phương thức lãi suất huy động kết hợp nhiều hình thức ưu đãi như: lãi suất bậc thang, hưởng lãi suất trả trước, mở tài khoản gởi tiền được nhận ngay quà, rút thăm trúng thưởng…Đặc biệt, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng quen thuộc.

- Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị đến các khách hàng, chủ yếu là cá thể và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, với những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, vì những đối tượng này thường xuyên cung cấp cho ngân hàng nguồn vốn có lãi suất thấp. Ngoài ra, chi nhánh cần tổ chức mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn, tạo cho ấn tượng cho khách hàng cảm nhận được sự khác biệt về nơi giao dịch, cách phục vụ, cũng như làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn vào ngân hàng.

- Chi nhánh cần quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Mặt khác cũng đào tạo về ngoại ngữ để mọi cán bộ - nhân viên của chi nhánh đều có thể giao tiếp với khách nước ngoài. Điều này sẽ tạo được một phong cách giao tiếp riêng của chi nhánh, đồng thời sẽ tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin cần thiết khi đến với ngân hàng.

4.6.2. Về hoạt động tín dụng

4.6.2.1. Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 58

Page 71: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

Một chính sách tín dụng có hiệu quả là cần phải có những quy định rõ ràng về điều kiện, nguyên tắc thẩm định, thời hạn cho vay và thu hồi vốn lãi, và quan trọng hơn nữa là có mức lãi suất vừa phù hợp với thị trường, vừa có thể thu hút được khách hàng. Chính sách cho vay này phải được truyền đạt đến mọi nhân viên dưới hình thức văn bản hoặc thông báo trên mạng nội bộ của ngân hàng, đặc biệt là nhân viên của phòng tín dụng cần phải theo dõi thường xuyên sự thay đổi về chính sách cho vay. Cụ thể về xây dựng chính sách tín dụng tại chi nhánh như sau:

- Về thủ tục và chính sách liên quan đến vấn đề tính lãi suất, thời hạn vay, và mức phí. Việc tính lãi suất phải được áp dụng theo từng đối tượng khách hàng, thích hợp với số lượng tiền vay, khoản tiền vay và phương thức tính lãi phải tương ứng với nhau.

- Xác định được mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề kinh tế, cũng như những khoản cho vay có tài sản đảm bảo.

- Ngoài ra, chính sách cho vay phải xác định và phân rõ trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết hồ sơ tín dụng. Quy định về cách thức thẩm định trong quá trình tiến hành thủ tục cho vay khách hàng.

4.6.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

- Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng, nó giúp ngân hàng có được các quyết định chính xác trong quá trình cho vay. Trên nền kinh tế thị trường, hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Nhằm hạn chế rủi ro của các khoản tín dụng, thì ngân hàng cần có công tác thẩm định chặt chẽ. Tùy vào từng điều kiện thực tế, từng dự án và đối tượng khách hàng mà các nhân viên tín dụng thẩm định khác nhau. Cụ thể khi thẩm định dự án thì cần phải phân tích chi tiết về các mặt như: năng lực pháp lý khách hàng, nguồn cung cấp nguyên liệu, quy trình công nghệ sản xuất, vòng đời sản phẩm, khả năng tài chính…

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên tín dụng về kinh nghiệm thẩm định. Trong quá trình thẩm định thì nhân viên tín dụng cần thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo ngành nghề, giá cả thị trường, thông tin kinh tế -kỹ thuật, thậm chí cần khảo sát thêm thực tế của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh., để giúp cho công tác thẩm định luôn chính xác và đạt hiệu quả cao.

4.6.2.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng tại chi nhánh Đông Á An Giang tuy đầy đủ và phù hợp với thực tiễn nhưng chưa thực sự hoàn thiện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được xem xét như:

- Trong quy trình tín dụng của chi nhánh cần bổ sung thêm bước đánh giá xếp hạng khách hàng. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng để xếp hạng khách hàng. Kết quả xếp hạng sẽ được sử dụng để xác định giới hạn tín dụng, tính được xác suất rủi ro và trích lập mức dự phòng hợp lý. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định, giúp họ quản lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng. Cụ thể khi xếp hạng sẽ mang lại lợi ích sau:

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 59

Page 72: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

+ Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất hay không thu hồi được, từ đó đưa ra biện pháp xử lý.

+ Cán bộ tín dụng có thể xác định được thời gian cần theo dõi, giám sát khả năng tài chính của khách hàng.

- Ngoài ra, tuy quy trình tín dụng của chi nhánh được thiết lập chi tiết và phù hợp thực tiễn, nhưng chi nhánh cần rút ngắn lại thời gian trình duyệt hồ sơ và thời gian thông báo kết quả cấp tín dụng. Vì tâm lý của đa số các khách hàng, đặc biệt là những đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, thời gian hoạt động kinh doanh của họ luôn được luân chuyển liên tục, biến chuyển linh hoạt. Họ luôn muốn làm việc với tốc độ nhanh chóng, giải quyết công việc mau lẹ. Vì thế khi có nhu cầu vay vốn, họ sẽ tìm đến những ngân hàng có thủ tục tín dụng thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Chính vì thế để rút ngắn thời gian giao dịch, chi nhánh cần chuẩn bị sẵn các mẫu dự án, phương án sản xuất, những mục đích sử dụng vốn mà khách hàng thường dư định thực hiện như: đóng bè, đào hầm để nuôi cá, trồng lúa, mua sắm tài sản cố định, bổ sung vốn kinh doanh…Thực hiện được như thế, ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt được nhiều thời gian chờ đợi và chi phí trong khi làm thủ tục vay vốn. Mặc khác, cũng sẽ giúp giảm bớt áp lực công việc cho nhân viên ngân hàng trong quá trình làm việc.

- Quy trình tín dụng của chi nhánh còn có khâu định giá tài sản đảm bảo. Diễn biến giá cả về tài sản thế chấp, cầm cố trên thị trường hiện nay không ổn định, do sự cạnh tranh nhằm thu hút nhiều thành phần vay vốn của một số NHTM làm cho giá của những tài sản thế chấp tăng cao, gây khó khăn cho chi nhánh trong việc nhận tài sản đảm bảo. Do đó, chi nhánh nên có giảp pháp là thành lập một tổ chuyên trách về định giá tài sản thế chấp, có trình độ trong việc đánh giá, định giá tài sản.

4.6.2.4. Tăng cương kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn

Nợ quá hạn là vấn đề luôn làm cho các lãnh đạo ngân hàng quan tâm hàng đầu. Một NHTM dù có chính sách quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu đi nữa thì vẫn không thể xử lý hết nợ quá hạn, vì có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng không thể dự đoán hết được.

- Song song với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác theo dõi và thu nợ. Chi nhánh cần thường xuyên kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, không để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thông qua quá trình theo dõi, ngân hàng có thể nắm bắt được khả năng tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu khổng ổn như tình hình sản xuất kinh doanh có trở ngại, thua lỗ, hàng hóa tồn kho không tiêu thụ được, thì ngân hàng mới có biện pháp kịp thời để xử lý khoản vay của khách hàng.

Hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua khá tốt nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn. Giải pháp để khắc phục, hạn chế nợ quá hạn là chi nhánh cần phải nâng cao khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của các biến động về kinh tế - xã hội đến các ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay vốn tại ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đồng thời ngân hàng phải thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn để hạn chế những sai sót trong viêc phân tích, đánh giá sai khách hàng. Từ đó, tạo được hiệu quả cao trong quá trình cấp tín dụng, khách hàng sử dụng vốn đúng

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 60

Page 73: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

mục đích kinh doanh, thu được lợi nhuận và sẽ hoàn trả nợ theo đúng hạn cho ngân hàng, hạn chế được nợ quá hạn.

4.6.3. Các biện pháp khác

4.6.3.1. Đào tạo đội ngũ nhân viên

Hệ thống các NHTM ngày càng phát triển về số lượng. Vấn đề cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt. Để có thể đứng vững và lớn mạnh, đòi hỏi ngoài nguồn vốn kinh doanh lớn, ngân hàng phải có đội ngũ nhân viên ưu tú, có năng lực, sáng tạo, năng động trong công việc, hơn hẳn các ngân hàng khác để thu hút nhiều khách hàng.

+ Tạo điều kiện, cơ hội để nhân viên phát huy hết khả năng tiềm ẩn, cho nhân viên tiếp xúc, trao dồi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các đơn vị khác.

+ Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, đây là biện pháp hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng

+ Thường xuyên tổ chức khen thưởng, khuyến khích, động viên tinh thần của cán bộ, nhiên viên, đồng thời cũng có những biện pháp xử lý những sai sót, để tạo được tác phong làm việc tốt nhất trong ngân hàng.

4.6.3.2. Thu hút và tìm kiếm khách hàng

Với chính sách tín dụng được xây dựng và những quy chế về lãi suất được ban hành vào từng thời kỳ nhất định. Mục đích là để thu hút, huy động vốn từ khách hàng và ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn đó để cho vay lại. Ngoài những vấn đề đó thì chi nhánh cần có những giải pháp khác như:

- Các nhân viên ngân hàng chuyên trách nghiên cứu về kinh tế tỉnh, đi khảo sát, thăm dò tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh, xí nghiệp, doanh nghiệp…để nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ của các thành phần kinh tế đó. Từ đó, ngân hàng sẽ chủ động đề ra các kế hoạch tài trợ, cho vay vốn tùy theo từng ngành nghề cho các đối tượng trên.

- Ngoài ra, ngân hàng có thể liên hệ với các cấp chính quyền địa phương, phối hợp góp vốn liên doanh, thực hiện đầu tư vào các công trình, dự án quy mô lớn và có tính khả thi.

CHƯƠNG 5

KIẾN NGHỊ – KẾT LUẬN

------ ------

5.1. KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Đông Á Hội Sở, thì ngân hàng Đông Á – CN An Giang cũng ngày càng phát triển bền vững. Điều này được thể

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 61

Page 74: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

hiện qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Thông qua việc phân tích các yếu tố như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, lãi suất, quy trình cho vay…ta thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua đã ngày một phát triển và đạt được hiệu quả cao. Hoạt động cấp tín dụng luôn tăng trưởng ổn định qua các năm. Nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung cho nền kinh tế tỉnh nhà thông qua việc đầu tư, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá thể. Qua đó, ngân hàng Đông Á cũng đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống các NHTM tại tỉnh An Giang.

Sự xuất hiện đồng thời của một số các NHTM và các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, đã tạo thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành tài chính ngân hàng, đặt ngân hàng Đông Á trong tình thế luôn sẵn sàng tiếp nhận thử thách và khó khăn. Nhưng với ưu thế là một ngân hàng có đội ngũ nhân viên ưu tú, có trình độ cao, năng lực chuyên môn đã góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới, ngân hàng Đông Á cũng cần chú trọng việc đổi mới, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ phục vụ khách hàng, đồng thời cũng phải chú trọng công tác thẩm định và cho vay khách hàng. Vì đây là hoạt động quyết định trực tiếp và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn chung, doanh số cho vay và doanh số dư nợ tại Chi nhánh vẫn tăng trưởng khá tốt qua các năm. Trong vấn đề nợ quá hạn, ngân hàng vẫn luôn cố gắng hạn chế tối đa chỉ tiêu nợ quá hạn với một tỷ lệ thấp. Đây là kết quả mà Chi nhánh đã nỗ lực thực hiện được, chủ yếu là công tác thẩm định và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, không để phát sinh nợ quá hạn nhiều hơn tỷ lệ cho phép. Để có được kết quả này, tất cả là nhờ vào sự phấn đấu của toàn bộ tập thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên trong suốt quá trình hoạt động và làm việc tại ngân hàng.

Bên cạnh sự tăng trưởng về hoạt động tín dụng thì các hoạt động khác cũng ngày càng phát triển với sự hỗ trợ của những công nghệ hiện đại. Từ những thành quả đạt được đã làm cho lợi nhuận của Chi nhánh luôn ổn định và đạt ở mức cao. Chính vì thế, trong thời gian tới, để giữ vững hiệu quả và tạo được sự bền vững trong hoạt động tín dụng cũng như những hoạt động khác, Chi nhánh cần cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng các chính sách tín dụng, lãi suất huy động vốn…. nhằm phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ, và để trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

5.2. KIẾN NGHỊ

Nhìn vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua, tuy đã đạt được hiệu quả, nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được hoàn thiện thêm. Và sau đây là một vài kiến nghị nhằm góp phần cho hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn:.

- Chi nhánh có thể khai thác thêm các nguồn lực tại địa phương trong việc huy động vốn từ bên ngoài, không nên phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Hội Sở. Ngân Hàng Đông Á cần quảng cáo thêm để nhiều người biết đến, tạo thêm uy tín cho ngân hàng. Ngân hàng có thể quảng bá bằng các hình thức và nhiều phương

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 62

Page 75: CHAU THI HOANG OANH.doc

Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh

tiện thông tin khác nhau, mục đích cũng để thu hút nhiều khách hàng đến gởi tiền, mở tài khoản, và sử dụng các dịch vụ sản phẩm khác của Chi nhánh. Đồng thời chỉ đạo, giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể cho từng nhân viên giao dịch trong một thời gian nhất định, để nâng cao nguồn vốn huy động cho nhân hàng.

- Hoạt động tín dụng tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng có nhiều rủi ro. Do đó, bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng, Chi nhánh cần quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tín dụng, thận trọng trong công tác thẩm định khách hàng để giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, cũng nên mở rộng thêm các đối tượng cho vay, mở rộng đối tượng đầu tư như: tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, chủ động trong việc tham gia xúc tiến các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, giúp cho các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô, mở rộng cho vay hợp tác xã, tư vấn hướng cho họ về các điều kiện, quy định, thủ tục để vay vốn…nhằm tạo được sự tín nhiệm đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng cũng có thể đánh giá và xem xét, điều chỉnh lại cách thức kinh doanh trong quá trình hoạt động.

- Về quy trình cho vay, ngân hàng cần đơn giản hóa và rút ngắn thời gian trong quy trình càng nhiều càng tốt, nhưng cũng cần đảm bảo được tính hiệu quả của nó. Thực hiện thêm việc lập các báo cáo về doanh số cho vay, thu nợ nhằm quản lý tốt, và phân loại nợ dễ dàng, chính xác.

- Trong một khoảng thời gian nhất định, cần mở một cuộc điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng về cách cư xử, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên, về các dịch vụ của ngân hàng…để ngân hàng có thể đánh giá lại, rút kinh nghiệm, và chỉnh đốn lại đội ngũ nhân viên. Đồng thời sẽ có phần thưởng cho những khách hàng nào đóng góp ý kiến, nhằm tạo sự nhiệt tình khi khách hàng cho ý kiến.

- Tạo điều kiện nơi sinh hoạt nghỉ ngơi cho nhân viên trong giờ nghỉ trưa để họ có thể phát huy tốt tinh thần làm việc năng động.

SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 63

Page 76: CHAU THI HOANG OANH.doc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

------ ------

Lê Văn Tề. Năm 1999. “Nghiệp Vụ ngân Hàng Thương Mại”. TP HCM. NXB Thống Kê.

Nguyễn Đăng Dờn. Năm 2005. “Tín dụng – Ngân hàng”. TP HCM. NXB Thống Kê.

Nguyễn Ninh Kiều. Năm 1998. “Tiền Tệ - Ngân Hàng”. TP HCM. NXB Thống Kê.

Một số khóa luận tốt nghiệp liên quan.

Các thông tin Tinternet về hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam.

Page 77: CHAU THI HOANG OANH.doc
Page 78: CHAU THI HOANG OANH.doc