27
Báo cáo thị trường năm 2008 Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản đánh giá thường kỳ của Công ty Cổ phần RAV về sự phát triển kinh tế Việt Nam và mối quan hệ tương quan của thị trường chứng khoán (TTCK) với quá trình vận động của nền kinh tế. Các nội dung được đề cập trong báo cáo tập trung phân tích diễn tiến, sự vận động của nền kinh tế và TTCK của năm đã qua, trên cơ sở đó, đánh giá triển vọng cho năm tiếp theo. Nội dung báo cáo được lập trên cơ sở chu kỳ vận động của các hiện tượng kinh tế, do vậy, có thể không theo khuôn mẫu của báo cáo thường niên. Bản báo cáo thị trường năm 2008 bao gồm 02 phần: Phần 1 : Chu kỳ nền kinh tế, các hành động của Chính Phủ và triển vọng nền kinh tế năm 2009 Phần 2 : Thị trường chứng khoán Việt Nam triển vọng trong năm 2009 Báo cáo thị trường năm 2008 được xây dựng trên các giả định sau: A. Giả định tổng quan RAV đánh giá triển vọng nền kinh tế và triển vọng của TTCK năm 2009 bằng phương pháp Top-Down thông qua đánh giá triển vọng kinh tế cũng như phản ứng của thị trường Cổ phiếu, thị trường bất động sản và thị trường Trái phiếu đối với triển vọng kinh tế đó. Trong quá trình đánh giá, RAV sử dụng chu kỳ kinh tế làm cơ sở đưa ra các nhận định trong năm 2009. Nói khác, TTCK nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng được nhìn nhận như là một phần trong chu kỳ vận động của kinh tế Việt Nam khi xem xét và đánh giá triển vọng của kinh tế Việt Nam năm 2009. Xét một cách tổng quan, TTCK chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế. Quá trình này được thực hiện thông qua tác động trực tiếp tới thu nhập của các công ty, và kết quả là ảnh hưởng tới biến động giá của từng cổ phiếu và toàn - 1 -

Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

  • Upload
    vuphuc

  • View
    213

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

Báo cáo thị trường năm 2008Giới thiệu

“Báo cáo thị trường” là một bản đánh giá thường kỳ của Công ty Cổ phần RAV về sự phát

triển kinh tế Việt Nam và mối quan hệ tương quan của thị trường chứng khoán (TTCK) với quá

trình vận động của nền kinh tế. Các nội dung được đề cập trong báo cáo tập trung phân tích diễn

tiến, sự vận động của nền kinh tế và TTCK của năm đã qua, trên cơ sở đó, đánh giá triển vọng cho

năm tiếp theo. Nội dung báo cáo được lập trên cơ sở chu kỳ vận động của các hiện tượng kinh tế,

do vậy, có thể không theo khuôn mẫu của báo cáo thường niên. Bản báo cáo thị trường năm 2008

bao gồm 02 phần:

Phần 1: Chu kỳ nền kinh tế, các hành động của Chính Phủ và triển vọng nền kinh tế năm 2009

Phần 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam triển vọng trong năm 2009

Báo cáo thị trường năm 2008 được xây dựng trên các giả định sau:

A. Giả định tổng quan

RAV đánh giá triển vọng nền kinh tế và triển vọng của TTCK năm 2009 bằng phương pháp

Top-Down thông qua đánh giá triển vọng kinh tế cũng như phản ứng của thị trường Cổ phiếu, thị

trường bất động sản và thị trường Trái phiếu đối với triển vọng kinh tế đó. Trong quá trình đánh giá,

RAV sử dụng chu kỳ kinh tế làm cơ sở đưa ra các nhận định trong năm 2009. Nói khác, TTCK nói

chung và thị trường cổ phiếu nói riêng được nhìn nhận như là một phần trong chu kỳ vận động của

kinh tế Việt Nam khi xem xét và đánh giá triển vọng của kinh tế Việt Nam năm 2009.

Xét một cách tổng quan, TTCK chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ triển vọng tăng trưởng của

nền kinh tế. Quá trình này được thực hiện thông qua tác động trực tiếp tới thu nhập của các công

ty, và kết quả là ảnh hưởng tới biến động giá của từng cổ phiếu và toàn bộ thị trường cổ phiếu.

Tuy nhiên, thị trường Chứng khoán có sự độc lập nhất định với diễn tiến của nền kinh tế trong

khoảng thời gian nhỏ hơn một chu kỳ kinh tế, đồng thời, trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế,

TTCK sẽ có những biểu hiện khác nhau, do vậy quá trình phân tích TTCK của RAV sẽ được thực

hiện một cách độc lập. Việc xác định khoảng thời gian chuyển dịch giữa các giai đoạn là điều cốt

yếu trong quá trình nhận định các diễn tiến tiếp theo của nền kinh tế, do vậy thời điểm của các giai

đoạn trong chu kỳ kinh tế Việt Nam sẽ có thể thay đổi khi RAV có thêm thông tin hỗ trợ.

B. Giả định hỗ trợ cho quá trình dự báo

Chính Phủ Việt Nam là có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tạo ổn định trong quá

trình phát triển kinh tế. Mặc dù Chính Phủ là một tập thể, tuy nhiên, trong tập thể vẫn có những cá

nhân mang tiếng nói quyết định cho quá trình điều tiết kinh tế, do vậy, khi có bất kỳ sự thay đổi nhân

sự nào trong bộ máy Chính Phủ đều có thể làm thay đổi nhận định của RAV về triển vọng của kinh

tế Việt Nam trong những năm tới. Thuật ngữ “Chính Phủ” được sử dụng trong báo cáo của RAV bao

gồm: Ban chấp hành Trung ương Đảng; Bộ Chính trị; và các nhân vật quan trọng trong Chính Phủ

- 1 -

Page 2: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

như Tổng bí thư, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính Phủ.

Dữ liệu được sử dụng trong Báo cáo thị trường được lấy từ những nguồn thông tin có

nguồn gốc tin cậy và được công bố tại Việt Nam bao gồm: (1) Tổng cục thống kê Việt Nam; (2)

Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hastc) và Sở giao dịch Chứng khoán Tp. HCM

(Hostc); (3) Nội dung thông tin trong bản báo cáo của các đồng nghiệp trong và ngoài nước, do

vậy:

Các dữ liệu hỗ trợ phân tích lấy từ các cơ quan như (1) Tổng cục thống kê; (2) các Cơ quan

thuộc Chính Phủ Việt Nam; (3) Hostc và Hastc được RAV sử dụng như là các thông số mô tả một

cách tốt nhất hiện tượng kinh tế Việt Nam so với các nguồn cung cấp dữ liệu khác, do vậy, có thể

sẽ làm thay đổi các nhận định của RAV khi các cơ quan này thay đổi các thông tin trọng yếu được

sử dụng trong bản báo cáo. Đối với các dữ liệu hỗ trợ phân tích lấy từ các đồng nghiệp, RAV sẽ

tính toán lại nhằm hiểu cặn kẽ kết quả nhận định của đồng nghiệp và đảm bảo việc am hiểu đầy đủ

ý nghĩa kinh tế của các số liệu và nhận định của đồng nghiệp.

C. Giả định đối tượng sử dụng thông tin trong bản báo cáo

Các nhận định của RAV đều dựa trên nguyên tắc phù hợp và hợp lý nhằm đưa ra nhận định

mang tính logic cao, phù hợp với chuẩn mực và phương pháp phân tích tại RAV. Nội dung thông

tin và nhận định của bản báo cáo được sử dụng cho các mục tiêu mang tính ngắn hạn, trong thời

gian 1 năm.

Các kiến thức xử lý

Việc tính toán, các đường Yield Curve sử dụng Yield to Matutiry (mức lợi xuất mà nhà đầu

tư thực hiện nắm giữ trái phiếu trong hiện tại cho tới khi đáo hạn. việc xây dựng mức Yield cho

trái phiếu

Phần 1. Đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009

1.1. Xác định giai đoạn trong chu kỳ phát triển kinh tế Việt Nam tới năm 2007

1.1.1. Chu kỳ của nền kinh tế tới cuối năm 2007.

1.1.1.1. Quá trình tăng trưởng kinh tế

Năm 2007, Việt Nam kết thúc năm tài khóa với những kết quả có nhiều ý nghĩa đối với các

thành phần kinh tế, trong đó, hai kết quả điển hình và rất quan trọng đối với các nhà kinh tế học là

tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate). Kết thúc

năm 2007, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8.5% và tỷ lệ thất nghiệp mức thấp kỷ lục kể từ

năm 2000, 4.68%. (Figure 1)

- 2 -

Page 3: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

Figure 1. Hai chu kỳ kinh tế Viêt Nam 1991 - 1999 và 2000 – 2008

Nguồn:Figure 1: 02 chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam. Chu kỳ thứ nhất bắt đầu từ năm 1991 và kết thúc vào năm 1999, với thời gian là 09 năm. Chu kỳ thứ 2 bắt đầu từ quá trình phục hồi kinh tế từ năm 2000 cho tới năm 2008, khoảng 9 năm. Đường màu tím thể hiện tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2000 - 20071. Đường màu đỏ thẫm thể hiện sản lượng thực tế của Việt Nam năm 1990 - 20082. Đường màu xanh lá cây thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh năm 1994. Đây cũng là đường mô tả chu kỳ kinh tế của Việt Nam3

Các đường màu đen thể hiện đường tăng trưởng GDP bình quân và sản lượng GDP thực tế bình quân. Các phương trình thể hiện đường bình quân trên hình vẽ

A. Giai đoạn 1999-2000

Figure 1 cho thấy, sau quá trình suy thoái bắt đầu từ năm 19974, quá trình phục hồi kinh tế

Việt Nam được bắt đầu với dấu hiệu GDP của Việt Nam có một quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, từ

4.77% năm 1999 lên tới 6.78% năm 2000. Kết quả này có được từ chính sách tiền tệ (Table 2) và

tăng chi tiêu công mà Chính Phủ Việt Nam đã triển khai thực hiện trong giai đoạn này, cụ thể:

Chính sách tiền tệ

Chính Phủ Việt Nam sử dụng dự trữ bắt buộc như là một công cụ chủ yếu trong việc thực

thi chính sách tiền tệ, đây là một chính sách thúc đẩy cung tiền mạnh mẽ. Năm 1999, Việt Nam đã

thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 02 lần và chạm mức 3% đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng

vào năm 2000. Tỷ lệ này tiếp tục được duy trì cho tới năm 2004. (Table 2)

Chi tiêu Chính Phủ

Chi tiêu của Chính Phủ được thể hiện trên Table 3. Tổng chi tiêu Chính Phủ năm 2000 đã

tăng mức 38.82% so với năm 1999.

Có thể khẳng định, nguồn gốc của quá trình phục hồi kinh tế từ cuối năm 1999 và sang tới

nửa đầu năm 2000 bắt nguồn từ việc mở rộng cung tiền và tăng chi tiêu của Chính Phủ.

Figure 2: GDP & lạm phát khi nền kinh tế khi vượt qua điểm SL tiềm năng

1 một sự tương quan nghịch được thể hiện, nền kinh tế tăng trưởng mạnh thì tỷ lệ thất nghiệp giảm2 đường này cũng thể hiện ở các quốc gia nền kinh tế đang phát triển với xuất phát điểm thấp, dân số trẻ thì tăng sản lượng thực tế hàng năm là bình thường, đây làđiều tương đối khác biệt so với các quốc gia phát triển khi mà 03 yếu tố lao động, công nghệ và nguồn vốn đã tương đối ổn định và trong một chu kỳ nền kinh tế thì việc thay đổi sản lượng thực tế sẽ xảy ra khi tỷ lệ thất nghiệp ra tăng3 Kiến giải nguyên nhân sử dụng đường tăng trưởng GDP để mô chu kỳ nền kinh tế của Việt Nam được mô tả trong phụ lục4 Trước thời điểm thực hiện các chính sách tiền tệ và tài khóa năm 1999 – 2000, Chính Phủ Việt Nam gần như không sử dụng các chính sách trên làm công cụ điều tiết nền kinh tế

- 3 -

Page 4: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

Nguồn:Figure 2: mô tả quá trình vận động kinh tế cùng với sự thay đổi của CPI giữa các năm. Kể từ năm 2000, Năm 2003 là

năm đầu tiên Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ở điểm sản lượng tiềm năng. Cho tới năm 2004, khi mức tăng trưởng sản lượng

lớn hơn mức sản lượng tiềm năng, lạm phát bắt đầu tăng nhanh. (Năm 2003, GDP tăng so với năm 2002 là 7.34% và lạm phát là

3.1%. Tuy nhiên, tới năm 2004, khi sản lượng đạt mức tăng trưởng là 7.79% thì lạm phát đã là 7.8%)

Đường màu xanh thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 1991 tới 2008

Đường màu vàng thể hiện sự thay đổi CPI qua các năm 1999 - 2008.

Table 1: Dự trữ bắt buộc 1999 – 2001

Table 2: Chi tiêu Chính Phủ 1997 - 2000

Table 3. GDP_CPI_Umemployment Rate

- 4 -

Page 5: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

Nguồn:

B. Giai đoạn từ giữa năm 2000 tới năm 2003

Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng khá an toàn: lạm phát ở mức

thấp dưới 3% và GDP tăng đều mỗi năm. Niềm tin của các đầu tư cũng tăng lên nhanh chóng so

với giai đoạn 1997-1999, được thể hiện qua số lượng vốn đầu tư tăng thêm mỗi năm (Table .. Phụ

lục). Có thể nói, đây là một trong những giai đoạn được đánh giá tốt nhất trong chu kỳ kinh tế năm

2000-2008, quá trình tăng trưởng kèm theo lạm phát thấp, hay theo đánh giá của chúng tôi, đây là

giai đoạn “Early Upswings5”

c. Giai đoạn từ 7/2004 – 6/2007

Tháng 7/2004, khi mà tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã vượt qua đường tăng

trưởng GDP tiềm năng, Chính Phủ Việt Nam đã có những động thái nhất định (Figure 1). Dự trữ

bắt buộc vẫn là công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này, tỷ lệ dự trữ bắt buộc

tăng từ 3% lên 5% đối với các kỳ hạn tiền gửi dưới 12 tháng, đồng thời, Chính Phủ Việt Nam tiếp

tục tăng chi tiêu và điều này đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng cho các năm về sau. Kết thúc năm

2004, GDP Việt Nam tăng 7.79% và lạm phát là 7.78%. Đây là một thông số quan trọng khi mà

lạm phát năm 2003 chỉ là 3.1%, là một tín hiệu cho thấy việc tăng trưởng kinh tế đang bắt đầu có

dấu hiệu nóng lên. Với chính sách tài chính - tiền tệ không có sự thay đổi căn bản, tốc độ tăng

trưởng kinh tế và lạm phát các năm sau đó vẫn tiếp tục được duy trì cho tới 6/2007.

Trong giai đoạn từ 7/2004 tới tháng 6/2007, đi kèm với quá trình tăng trưởng kinh tế, các 5 Early Upswings và các thuật ngữ mô tả giai đoạn trong chu kỳ phát triển của nền kinh tế được giải thích cụ thể hơn phần phụ lục

- 5 -

Page 6: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

thị trường đã có những chuyển dịch mạnh mẽ:

Thị trường cổ phiếu đạt đỉnh vào tháng 1/2007: Vnindex đạt mức 1170.67điểm; tổng giá

trị vốn hóa thị trường đạt 35% GDP, bằng 138% so với năm 2006. (Table 4 và đồ thị diễn tiến

Vnindex tại phụ lục ….) Trong giai đoạn này cũng xuất hiện dấu hiệu đi xuống của thị trường khi

mà đỉnh tiếp theo của Vnindex (vào tháng 5/2007) chỉ dừng lại ở mức 1113.19 điểm.

Thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ: có tới 40% số tiền đầu tư trực tiếp vào

Việt Nam năm 2007 là đầu tư vào Bất động sản (BĐS) và tại Tp.HCM thì có tới 85% các dự án

đầu tư trong năm 2007 là đầu tư vào BĐS.

Thị trường tín dụng: Lãi suất cho vay của các ngân hàng bắt đầu tăng lên khi lãi suất cơ

bản của Ngân hàng Nhà Nước tăng lên 02 lần, từ mức 7.5%/năm 2004 lên 7.8% tại thời điểm

03/01/2005 và tới 8.25% vào ngày 1/12/2006.

Table 4: Biến động Vnindex trong chu kỳ nền kinh tế

Các dấu hiệu trên về tăng trưởng của nền kinh tế và phản ứng của TTCK, TT BĐS, và các

biểu hiện của lãi suất cơ bản và lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thương mại là một trong nhữn

dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn “Late Upswings”

D. Giai đoạn từ 6/2007 – 03/2008

Từ 6/2007, kinh tế Việt Nam đánh dấu một bước chuyển biến vô cùng mạnh mẽ và đây

cũng là thời điểm cho thấy dấu hiệu thay đổi và chấm dứt chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế Việt

Nam. Các dấu hiệu để cũng bắt nguồn từ các chính sách vĩ mô của Chính Phủ Việt Nam và sự

phản ứng của các thị trường Cổ phiếu, BĐS, và Trái phiếu.

Figure1 cho chúng ta 02 hàm ý về tình hình nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007:

Tăng trưởng GDP của Việt Nam đã vượt qua đường tăng trưởng GDP bình quân (đây cũng có

thể coi là đường tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 19916). Từ cuối năm 2003, mức tăng

trưởng GDP được kèm theo quá trình tăng trưởng nhanh của chi số CPI qua các năm từ 2004.

(Table 1 và Figure 2)

6 Đường tăng trưởng có thể coi là đường mô tả sản lượng tiềm năng của một nền kinh tế, chi tiết giải thích ở phần phụ lục.

- 6 -

Page 7: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam tính tới cuối năm 2007 là 4.64%, là mức thấp nhất kể từ năm

2000 khi mà nền kinh tế khẳng định dấu hiệu phục hồi. (Table 1 và Figure 1) Tỷ lệ thất nghiệp

giảm xuống và các yếu tố cơ bản khác hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng kinh tế dài hạn không được

cải thiện mạnh mẽ, dẫn tới các nguồn lực cho quá trình tăng trưởng đang bắt đầu khan hiếm và chi

phí nhân công vào cuối năm 2007 đã tăng lên rất nhanh so với các năm trước đó.

Tới lúc này, cần quan sát động thái của Chính Phủ Việt Nam để có thể nhận thấy diễn tiến

tiếp theo của nền kinh tế. Làm thế nào để có thể “Soft landing” - hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế nóng

là câu hỏi khó giải quyết không chỉ đối với Chính Phủ Việt Nam.

1.1.1.2. Các hành động của Chính Phủ Việt Nam tới cuối năm 2007

Chính Phủ Việt Nam trong ngắn hạn (trong một chu kỳ) điều tiết nền kinh tế thông qua 02

Chính sách lớn (1) chính sách tác động tới chi phí vốn trong nền kinh tế và (2) chính sách chi tiêu

và đầu tư của Chính Phủ. Trong năm 2007, Chính Phủ Việt Nam có lẽ đã nhận thức được rằng,

nền kinh tế đang tăng trưởng nóng và đã chủ động sử dụng một số chính sách nhằm hạ nhiệt nền

kinh tế7 “soft landing”. Kết quả của việc thực hiện chính sách kinh tế của Chính Phủ Việt Nam

trong năm 2008 sẽ được đề cập ở phần 2

Chính sách tài khóa trong năm 2007 đầu năm 2008

Table 5: Chi tiêu Chính Phủ giai đoạn 2000 – 2008

Table 2 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2000 tới năm 2007, Chính Phủ Việt Nam chưa

bao giờ cắt giảm chi tiêu, hay có một tín hiệu cho việc giảm chi tiêu ngay cả khi mà nền kinh tế đã

vượt trên mức sản lượng tiềm năng từ cuối năm 2003. Năm 2007 là năm mà Chi tiêu của Chính

Phủ đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2000-2007, là một nguyên nhân cho tăng trưởng GDP trong

năm 2007 cao hơn so với năm 2006, đồng thời, đẩy quá trình tăng trưởng trở nên nóng hơn, khi mà

thâm hụt Ngân Sách tăng lên. Table 5 cho thấy thâm hụt Ngân Sách (NS) của Việt Nam tăng lên

cả số tuyệt đối và tương đối qua các năm. Đặc biệt, thâm hụt Ngân Sách năm 2007 đã chiếm hơn

6% của GDP.

Table 6: Chi tiêu của Chính Phủ Việt Nam

Có 02 cách Chính phủ tác động tới nền kinh tế: (1) Chính Phủ sử dụng Ngân Sách vào quá

7 Quá trình hạ nhiệt nền kinh tế thường được sử dụng bằng thuật ngữ “Soft landing”

- 7 -

Page 8: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

trình đầu tư công, kết quả là tạo quá trình tăng trưởng GDP trong ngắn hạn, đồng thời, thâm hụt

Ngân Sách sẽ được bù đắp trong tương lai do kết quả đầu tư. (2) Chính Phủ sử dụng Ngân Sách

cho tiêu dùng. Quá trình tăng chi tiêu này chỉ có tác dụng tốt trong ngắn hạn và để lại hậu quả

nghiêm trọng đó là thâm hụt Ngân Sách trong hiện tại và gánh nặng thâm hụt không được giải

quyết, dẫn tới nợ của Chính Phủ sẽ tăng lên (có thể là nợ nước ngoài hoặc nợ dân chúng). Điều

này cũng có nghĩa là lãi suất thực trong nền kinh tế sẽ tăng lên, Từ Table 2 có thể nhận thấy rằng

tốc độ tăng đầu tư của Chính Phủ tỷ lệ giảm xuống từ năm 2001 và tỷ lệ thấp nhất cũng chính là

năm 2007.

Từ đây có thể đưa ra một kết luận đó là: về mặt cơ bản thì việc sử dụng Ngân Sách của

Chính Phủ Việt Nam chỉ có tác dụng chủ yếu làm tăng trưởng GDP trong phạm vi một chu kỳ

của nền kinh tế, chứ không có tác động kích thích tăng sản lượng của nền kinh tế trong dài

hạn, tức là không hỗ trợ được nhiều cho quá trình tăng trưởng sản lượng tiềm năng của Việt

Nam

Chính sách tiền tệ

Hai điểm nổi bật trong việc sử dụng chính sách tiền tệ của trong năm 2007 đó là:

1. Chính Phủ Việt Nam đã thực hiện các công cụ mang tính trực tiếp tác động và khối

lượng tiền (M1và M28)

Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với hệ thống Ngân hàng Thương mại, tác động tới M2

Table 7: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tới 31/12/2007

Phát hành trực tiếp 20,300tỷ tín phiếu cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

2. Không sử dụng công cụ lãi suất mang tính định hướng để có thể tác động tới chi phí

vốn tới nền kinh tế

Chính Phủ Việt Nam không sử dụng nhiều trong quyết định hạ nhiệt nền kinh tế, các mức

lãi suất cơ bản9 8.25% giữ nguyên từ năm 2005 tới 31/1/2008, lãi suất chiết khấu,và lãi suất tái cấp

vốn cũng tương tự không thay đổi từ năm 2005 tới 31/1/2008.

Cách sử dụng chính sách tiền tệ của Chính Phủ Việt Nam tới cuối năm 2007 như đã mô tả

ở trên đã mang lại một dự báo quan trọng đó là sự khó khăn của nguồn vốn cung cấp cho nền kinh 8 M2 lớn hơn M1 rất nhiều vì thực tế M2 sẽ bao gồm quá trình tạo tiền trong hệ thống Ngân hàng, và M2 bao gồm M1 + các khoản tiền gửi có kỳ hạn …9 Trước đây việc sử dụng lãi suất cơ bản ở Việt Nam theo đánh giá của một số học giả thì không có nhiều tác dụng đối với điều tiết nền kinh tế, tuy nhiên ít nhất trong các thời điểm từ năm 2007 về trước thì lãi suất cơ bản cũngcó tác dụng bật đèn xanh tín hiệu của Ngân hàng Nhà nước muốn sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Tuy nhiên đến đầu năm 2008 thì lãi suất cơ bản đã trở nên quan trọng khi mà lãi suất danh nghĩa tăng cao hơn so với mức giới hạn trần lãi suất cho vay là: lãi suất cơ bản x 1.5.

- 8 -

Page 9: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

tế vào năm 2008, các công cụ trong chính sách tiền tệ tác động trực tiếp vào “cơ số tiền tệ 10” đây

là những công cụ được đánh giá là rất mạnh mẽ thường gây sốc. tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tất cả

các kỳ hạn tiền gửi đã tăng lên gấp 2 lần, cho thấy lượng tiền để các ngân hàng cho thương mại có

thể cho vay và dự trữ đã giảm một nữa so với trước khi áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới từ

1/6/2007.

Từ 31/12/2008 sau khi diễn biến của lạm phát không có chiều hướng giảm Chính Phủ Việt

Nam đã tiến hành nhiều biện phát tiếp tục đeo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát đó là tăng tỷ lệ dự

trữ bắt buộc đối với NH TM lên 1% từ mức 10% cho tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mức lãi

suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất cấp vốn, bảng phụ lục lãi suất điều tiết nền kinh tế

Chính Phủ Việt Nam đã thực hiện một biện pháp mạnh mẽ nữa đó là phát hành 20,300tỷ

tín phiếu cho các Ngân hàng Thương mại, thời hạn bắ đầu từ ngày 17/3/2008, điều này lại có tác

dụng tai hại khi mà chính sách này lại có tác dụng phóng đại bởi cách thức tạo tiền trong hệ thống

NHTM và ít nhất có thể thấy là 20,300 tỷ đã được rút ra khỏi nguồn vốn tài trợ cho quá trình tiếp

tục tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2008

kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng mức 30%, và cho vay đầu tư giấy tờ có giá ở mức 3%

tổng dư nợ tín dụng

Các biện pháp dồn dập trên của chính sách tiền tệ đã tạo nên một đợt thiếu hụt tiền mặt

nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng TM, lãi suất cho vay qua đêm tại thời điểm tháng 3/2008

đã lên mức 41%

Các kết luận có thể rút ra tại thời điểm 31/03/2008 bao gồm

Nền kinh tế đã trải qua 03 giai đoạn: giai đoạn phục hồi (Recover) 1999-2000, giai đoạn

tăng trưởng sớm (early unswing) 2000 tới 2003, giai đoạn tăng trưởng muộn (Late upswing)

7/2004 tới 6/2007, và tại tại các dấu hiệu của nền kinh tế tại thời điểm 31/12/2007 và các hành

động của Chính Phủ Việt Nam đã cho thấy một dấu hiệu rõ ràng rằng nền kinh tế Việt Nam đang

trong giai đoạn tăng trưởng chậm và bắt đầu đi vào quá trình suy thoái. Việc khẳng định nền kinh

tế Việt Nam đi vào giai đoạn tăng trưởng chậm và tới suy thoái từ tháng 6/2007 được thể hiện

bằng kết quả tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam vào quý I/2008

Table 8: GDP_CPI Quý I từ năm 2004 - 2008

GDP Quý III/2008 tăng 7.43% thấp hơn so với quý III/2007 và CPI gấp 2.4 lần CPI của

năm 2007 và CPI vẫn tiếp tục có dấu hiệu tăng trong giai đoạn này

Sự biểu hiện của nền kinh tế Việt Nam tới tháng 3/2008 đã cho khẳng đinh rằng giai đoạn

suy thoái đã hình thành khi mà CPI tháng 3 tăng 16.38% so với cùng kỳ năm 2006. Lúc này sự sụt

10 Cơ số tiền được hiểu bao gồm: tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng

- 9 -

Page 10: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

giảm niềm tin vào nền kinh tế và sự điều hành chính sách vào Chính Phủ Việt Nam bắt đầu tăng

lên: Credit suisse đã có một nhận định “Viet Nam: time to be very nervous” , Chỉ số Vnindex đã

giảm được 43% kể từ đầu năm 2008 tới tháng 3/2008, Yield rate của trái phiếu tại thời điểm

31/3/2008 đã tăng và đạt đỉnh trong tháng 6/2008. Figure 3. Trong giai đoạn này tỷ giá VNĐ/USD

được ngân hàng nhà nước Việt Nam ấn định biên độ .75% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng,

và tới cuối tháng 3 nâng biên độ tỷ giá lên 1%. Các mức biên độ trên đã không thể phản ánh được

chênh lệch

Nền kinh tế Việt Nam chính thức bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái từ cuối tháng 3 năm

2008

Những biểu hiện của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn suy thoái (Recession)

I. Các dự báo cho năm 2009

Kết hiện tại dấuh hiệu châm dứt cho giai đoạn suy thoái của nền kinh tế đã hình thành và

điều mà các nhà đầu tư mong đợi đó là giai đoạn phục hồi sẽ được hình thành như thế nào, sự phục

hồi mạnh tới mức nào, thời điểm xảy để có thể thấy sự phục hồi trong nền kinh tế ,và dấu hiệu nào

để nhận dạng sự phục hồi trong năm 2009 của Việt Nam. Các câu hỏi trên được trả lời thông qua

diễn tiến của nền kinh tế Việt Nam tới thời điểm cuối năm 2008 và các hành động của Chính Phủ

Việt Nam trong giai đoạn suy thoái.

1. CPI và GDP

CPI11: có 02 yếu tố sẽ làm cho chỉ số CPI tăng trưởng, (1) bắt nguồn từ quá trình tăng chi

phí đầu vào của quá trình sản xuất dẫn tới các doanh nghiệp sẽ tăng giá hàng hóa tương ứng với

chi phí đầu vào dẫn tới CPI tăng, và (2) bắt nguồn từ một chính sách kích thích tổng cung bằng

việc mở rộng cung tiền, và chi tiêu Chính Phủ, quá trình tăng giá đối với phương thức nà y chỉ

xuất hiện khi mà nền kinh tế bắt đầu vượt qua điểm sản lượng tiềm năng. Figure 1 cho thấy GDP

Việt Nam đang thấp hơn so với mức sản lượng tiềm năng trong nền kinh tế, điều này có nghĩa là

khi quá trình phục hồi xảy ra CPI sẽ vẫn tăng trưởng thấp và trong biên độ an toàn. các chính sách

kích cầu của Chính Phủ12, cho thấy điểm phục hồi sẽ bắt đầu vào năm 2009 với thông số tăng

trưởng GDP của Quý I năm 2009. Trong thời kỳ Recover thì mức tăng CPI sẽ vẫn tiếp tục giảm so

với mức tăng CPI của năm trước năm 2008. Và trong quá trình phục hồi của nền kinh tế tăng

trưởng CPI (lạm phát) năm 2008 sẽ thấp hơn mức tăng trưởng GDP của năm 2008.

GDP = C + I + G + (E-X) điều này có nghĩa là GDP sẽ phụ thuộc vào 04 nhân tố, Chi tiêu

cá nhân (C), Đầu tư của của từ nhân (I), Chi tiêu của Chính Phủ (G) đây là khoản chi tiêu được

tính cả các khoản đầu tư của Chính Phủ trong năm tới.

Tác động của Chính sách vĩ mô tới các nhân tố cấu thành GDP

Cuối tháng 10/2008 khi CPI có dấu hiệu giảm xuống, Yeild rate giảm mạnh mẽ so với giai

11 CPI viết tắt của Commodities price index, tốc độ tăng CPI được so sánh với mức CPI cuối năm trước.12 Sự tác động của các chính sách tới các nhân tố cấu thành GDP được đề cập phần sau

- 10 -

Page 11: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

đoạn từ cuối tháng 3 và nền kinh tế đã trải qua 04 quý giảm sút so với mức tăng trưởng GDP bình

quân quý 7.71% từ năm 2000 tới hết năm 2007, Figure 3. Chính Phủ Việt Nam đã có những nhận

thức hành động mang tính thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế trong một năm diễn ra quá trình

sụt giảm GDP và lạm phát cao. Điều này thể hiện trong 02 chính sách:

Chính sách tiền tệ

Table 9: Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc

Lưu ý: cột ngày mô tả: Tháng/ngày/năm

Chính sách tiền tệ tính tới thời điểm hiện tại đã được nới lỏng về cung tiền bao gồm tỷ lệ

dự trữ bắt buộc và thanh toán 20,300 tỷ tín phiếu trong hệ thống Ngân hàng, Figure 10, mức tỷ lệ

dự trữ bắt buộc đã quay về mức trước thời điểm ngày 01/06/2008. Thời điểm đánh dấu thắt chặt

mạnh mẽ cung tiền nhằm kiềm chế lạm phát. Các mức lãi suất định hướng thị trường đã bắt đầu

giảm mạnh phụ lục. Kết quả chính sách tiền tệ dẫn tới một kết cục là đó là việc mở rộng cung tiền

và hạ thấp chi phí vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nền

kinh tế có thể giảm áp lực về khoản nợ vay khi nguồn vốn và chi phí vốn đã trở nên dễ dàng hơn.

Tốc độ điều chỉnh các chính sách liên quan tới cung tiền, dự trữ bắt buộc, nhanh và mạnh

hơn, trong vòng 02 tháng đã có 04 lần điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. lãi suất tín phiếu giảm

xuống mức 4.7% cũng là áp lực để hệ thống Ngân hàng TM rút nguồn vốn từ NH Nhà nước đưa

vào nguồn vốn tín dụng, dấu hiệu này mang lại một hàm ý là (1) các Ngân hàng sẽ cần phải thúc

đẩy công cuộc cho vay sản xuất kinh doanh, với mức lãi suất hiện tại, (2) khẳng định một quan

điểm và chính sách mục tiêu của Chính Phủ Việt Nam phục hồi sản xuất và tăng tiêu dùng (dịch

chuyển đường AD về bên phải) kết quả là 02 bộ phận sẽ chịu tác động tăng trưởng cho năm 2009

đó là Đầu tư (I) và tiêu dùng của ngươi dân(C) khi mà chi phí cơ hội giữ tiền giảm xuống.

Chính sách tài khóa

Table 10: Chi tiêu Chính Phủ

Lưu ý: số liệu GDP được sử dụng trong Table 11 được tính theo mức hiện giá các năm, và

thông số tổng thu và chi Ngân Sách nhà nước trong năm 2009 được lấy từ nghị quyết số

51/2001/QH10 của quốc Hội Việt Nam. Bội chi NS/GDP năm 2009 được tính dựa trên tăng

- 11 -

Page 12: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

trưởng GDP mục tiêu 6.5% và mức tổng thu và tổng chi năm 2009 được Quốc hội phê chuẩn

Ngoài kế hoạch chi tiêu trên, thủ tướng Chính Phủ Việt Nam đã đưa ra một gói chính sách

viện trợ nền kinh tế 6tỷ đô la, trong đó 1 tỷ đô la bằng tiền mặt, và 5 tỷ còn lại thông qua các chính

sách thuế. Hiện tại chỉ có thể chắc chắn việc sử dụng 1 tỷ đô la tiền mặt có khả năng hiện thực. 1

tỷ đô la khi được giải ngân sẽ trực tiếp làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế, và cũng kích thích

cho đầu tư của các doanh nghiệp khi nguồn vốn được sử dụng để hỗ trợ lãi suất của các doanh

nghiệp vay vốn kinh doanh, và một phần dùng để thực hiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại

Viêt Nam. 5 tỷ đô la còn lại của theo như các thành viên dưới quyền Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

sẽ bắt nguồn từ cắt giảm nguồn thuế đối với cá nhân và doanh nghiệp.

Theo hiến pháp 1992 thì Quốc hội Việt Nam quyết định chính sách tài khóa tại Việt Nam

do vậy việc cắt giảm thuế suất thúc đẩy nền kinh tế từ việc cắt giảm này là không có khả năng

trong năm 2009. Thuế thu nhập cá nhân hiện tại đang được bàn thảo cho cách thực hiện và đang đi

vào bế tắc khi mà 03 giải pháp áp dụng đang được đưa trình Bộ Chính Trị13. Qúa trình bản thảo

việc thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân sẽ kéo dài và vì vậy thực tế sẽ không có khả năng

thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2009.

Với các nhận định trên có thể thấy tổng thể các khoản chi tiêu và đầu tư của Chính Phủ

Việt Nam trong năm 2009 sẽ bao gồm 1tỷ đô la và khoản chi tiêu đã được quốc hội phê duyệt, kết

quả là tổng thể chi tiêu của Chính Phủ Việt Nam là 508,300.00 tỷ và tăng chi tiêu so với năm 2008

là 27.4%. Tại Table 3 khi mà chi tiêu Chính Phủ tăng 32% năm 2000 so với năm 1999, đã thúc

đẩy GDP tăng từ mức 4.77% lên 6.78% năm 2000. Điều này cho thấy một hàm ý rằng việc tăng

chi tiêu của Chính Phủ Việt Nam sẽ thúc đẩy GDP tăng trưởng so với năm 2008.

Nhân tố (E – X)

Nhân tố (E – X) chịu tác động quan trọng nhất của yếu tố tỷ giá VNĐ/USD, kết quả là

nhân tố tỷ giá sẽ chịu tác động bới 02 yếu tố đó là sự tương quan giữa lãi suất VNĐ và lạm phát tại

Việt Nam với lãi suất và lạm phát tại Mỹ

Nền kinh tế Mỹ đang trong bước diễn tiến của giai đoạn suy thoái tuy nhiên các chính sách

hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế tại Mỹ đang hình thành và hiện tại CPI đã bắt đầu giảm điều này cho

thấy một tín hiệu nước Mỹ đang ở giai đoạn cuối của quá trình suy thoái nền kinh tế Mỹ, hiện tại

CPI – U của Mỹ là 1.1% và vẫn tiếp tục có xu thế giảm. việc nền kinh tế Mỹ xuất hiện điểm phục

hồi vào năm 2009 cũng sẽ diễn ra khi quá trình Recession chỉ thực sự được ghi nhận vào tháng 12,

quá trình recession sẽ chỉ kết thúc xoay quanh 1năm cuối năm 2009 nền kinh tế Mỹ sẽ có dấu hiệu

phục hồi. tại Mỹ để đảm bảo quá trình phục hồi xảy ra thì việc Fed tiếp tục giữ mức lãi suất

(Federal fund rate) ở mức 0 - .25%, bảng phụ lục quá trình thay đổi Federal reserve rate cho hết

năm 2009.

Việt Nam nền kinh tế sẽ có thể phục hồi sớm hơn tại Mỹ và với chủ trương thúc đầy qúa

13 một cơ quan không giữ một vị trí nào hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

- 12 -

Page 13: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

trình phục hồi bằng I, C, G thì Chính Phủ Việt Nam đang chỉ ra rằng họ sẽ không tăng các mức lãi

suất ngắn hạn trong thời gian tới hết năm 2009. Kết quả là trong thời điểm hiện tại có thể nhận

thấy nhân tố lãi suất và lạm phát ở Việt Nam không phải là nhân tố để có thể làm cho đồng Việt

Nam thay đổi lớn đối với đồng USD trong thời điểm hiện tại

Ngày 25/12/2008 Chính Phủ Việt Nam nâng tỷ giá bình quân lên 16.989 điều này đưa ra

một dấu hiệu rằng họ đang muốn việc nhập siêu sẽ không xảy ra, khi mà tăng tỷ giá VNĐ/USD.

Điều này có nghĩa là nhân tố giá trị của nhân tố E sẽ được hình dung thấp hơn hoặc bằng so với

giá trị của nhân E năm 2008.

Kết Luận nhân tố E – X năm 2009 sẽ gần như không có thay đổi lớn so với năm 2008.

Các chính sách và chi tiêu trực tiếp của Chính Phủ Việt Nam, diễn tiến tình hình nền kinh

tế đang cho một kết luận rằng tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2009 sẽ lớn hơn so với tốc độ

tăng GDP năm 2008.

Ước lương tăng trưởng GDP

Hiện tại có dấu hiệu kết thúc giai đoạn suy thoái và khẳ năng trong thời gian tới

Table 11: Tăng chi tiêu Chính Phủ

Chu kỳ nền kinh tế đang có bước chuyển biến sang giai đoạn phục hồi, và các chính sách

của Chính Phủ đang bảo đảm cho việc phục hồi được đảm bảo bởi các chính sách vĩ mô thúc đẩy

nền kinh tế.

Quốc hội Việt Nam đã thông qua một mức tăng trưởng GDP mục tiêu và lạm phát cho năm

2009 là 6.5% tăng trưởng GDP và lạm phát mục tiêu là 15% . Thông qua mức chi tiêu Chính Phủ

cho năm 2009, Table 12, với tổng mức tăng chi tiêu so với năm 2006 là 27.4%, chính sách này

thúc đẩy trực tiếp tổng cầu của nền kinh tế và sẽ mở rộng nhờ hệ số nhân chi tiêu, đây là dấu hiệu

khẳng định GDP sẽ bắt đầu tăng trở lại vào năm 2009. Chính sách tiền tệ đã nới lỏng trở về mức

trước 6/2007 điều này có nghĩa là nguồn tiền trong nền kinh tế đang tăng lên và đã đạt tới mức

trước khi thực hiện chính sách tiền tệ, tại điều kiện cho việc có được nguồn vốn của

các doanh nghiệp khôi phục sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nền kinh tế, khi mà chính

sách kích cầu được thực hiện nền kinh tế bắt đầu phản ứng. điều này dẫn tới một kết luận là các

chính sách của CP sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2008, có nghĩa là

GDP năm 2009 sẽ tăng trưởng mạnh hơn năm 2008.

Các hành động của Chính Phủ Việt Nam từ tháng 3 năm 2007 tới nay hàm ý cho một dấu

hiệu họ đang đi đúng hướng trong quá trình điều tiết nền kinh tế, điều này thể hiện bởi việc tăng

biên độ biến động tỷ giá vào 10/03/2008 ngăn chặn thâm hụt cán cân thanh toán, cho tới tiếp tục

tăng lãi suất ngắn hạn trong tháng 6 và nới lỏng nền kinh tế khi có tín hiệu của giảm lạm phát

- 13 -

Page 14: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

(CPI). Các tín hiệu của trong hành động của Chính Phủ Việt Nam trong thời gian gần đây cũng

đảm bảo cho việc họ thực sự có sự toan tính trong việc kích thích tổng cầu trong nền kinh tế chỉ 02

tháng từ tháng đầu tháng 11 tới cuối tháng 12 họ đã 04 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng tỷ giá

bình quân VNĐ/USD

Hành động của Chính Phủ Việt Nam và tình hình diễn tiến nền kinh tế hiện tại cho phép

chúng ta kết luận một điều rằng gần như là năm 2009 chúng ta sẽ có mức tăng trưởng GDP lớn

hơn so với năm 2008, và khả năng đạt mục tiêu GDP tăng trưởng 6.5% của Chính Phủ Việt Nam

là sẽ đạt được. Chúng ta sẽ khẳng định chăc chắn dấu hiệu tăng trưởng GDP vào năm 2009 khi mà

chúng ta có kết quả GDP tăng trưởng trong quý I năm 2009 lớn hơn 6.23%

2. Dự báo tỷ giá

Mục tiêu Chính Phủ Việt Nam đeo đuổi

Chính Phủ Việt Nam muốn nền kinh tế tăng trưởng và họ đang thực hiện các biện pháp cho

quá trình tăng trưởng GDP, tỷ giá bình quân VNĐ/USD tăng 3% , Việt Nam đang xuất khẩu sang

Mỹ 25% tổng số giá trị hàng hóa xuất khẩu điều này cho thấy một hàm ý rằng Chính Phủ Việt

Nam muốn duy trì được mức xuất khẩu vào thị trường Mỹ. đây là mộ trong những yếu tố sẽ làm

giảm giá đồng Việt Nam khi so sánh với đồng Đô la trong năm 2009.

Ngăn cản việc tăng thâm hụt tài khoản Vãng lãi

Quá trình đeo đuổi 02 mục tiêu trên sẽ thúc đẩy Chính Phủ Việt Nam có những điều tiết lên

tỷ giá VNĐ/USĐ điều này cũng có nghĩa là Chính Phủ Việt Nam sẽ căn cứ vào giá trị xuất khẩu

và biến động của nền kinh tế Mỹ để điều tiết tỷ giá và chúng ta sẽ chứng kiến sự biến động của tỷ

giá trong năm 2009 rất mạnh mẽ khi nền kinh tế Mỹ và Việt Nam sẽ có chuyển biến mạnh trong

năm 2009

Cuối năm 2009 Mỹ vào giai đoạn phục hồi và lãi suất sẽ được giữ ở mức .25% và lạm phát

hiện tại của mỹ là 1% tương quan với mức lạm phát ở Viêt Nam là 6.5% vào cuối năm 2009 chúng

ta có thể nói dự báo rằng tỷ giá VND/USD sẽ xoay quanh mức từ 17.300 – 18.500VNĐ/USD và

mức tỷ giá 18000VNĐ/USD là mức tham chiếu được kỳ vọng nhiều khả năng xảy ra nhất.

3. Tỷ lệ thất nghiệp

Trong giai đoạn năm 2009 thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam tiếp tục tăng cao sở dĩ:

Lượng lượng người tham gia vào độ tuổi lao động của Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 1.3

triệu lao động

Chu kỳ nền kinh tế đang trong giai đoạn bắt đầu phục hồi do vậy có thể nói là trong năm

2009 số lượng lao động hiện tại của các doanh nghiệp vẫn chưa được sử dụng ở mức vượt quá thời

gian làm việc và điều này dẫn tới các doanh nghiệp sẽ tiếp tục không tuyển dụng tăng thêm số lao

động hiện có.

4. Sự tác động của nền kinh tế với các thị trường

Thị trường cổ phiếu

- 14 -

Page 15: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

Sự phục hồi của Thị trường cổ phiếu sẽ bắt đầu và thông thường sẽ là rất mạnh mẽ ở mức

30 -50% so với điểm hồi phục, nguồn gốc sự phục hồi của Thị trường cổ phiếu bắt nguồn từ việc

các nhà đầu tư không còn bị đe dọa bởi sự sụt giảm sâu hơn của nền kinh tế. tuy nhiên trong giai

đoạn này lợi nhuận của các Công ty vẫn còn thấp và có dấu hiệu phục hồi khi mà nhu cầu của nền

kinh tế tăng lên, và cắt giảm chi phí trong giai đoạn phục hồi. Các áp lực về tài chính đối với các

Doanh nghiệp sẽ giảm xuống, các khoản nợ dài hạn sẽ có thể thay thế nợ ngắn hạn và các công ty

có thể cho phép mình tìm kiếm một cơ hội đầu tư dài hạn trong quá trình sản xuất.

Trong thị trường cổ phiếu nhóm ngành có triển vọng: (phần này sẽ viết tiếp trong tối nay)

Thị trường trái phiếu

Yield rate sẽ giảm và chạm đáy trong năm 2009, và điều này dẫn tới một thời kỳ không có

lợi xuất cao cho việc đầu tư vào TT trái phiếu trong giai đoạn năm 2009 khi so sánh với đầu tư vào

cổ phiếu.

Thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản sẽ chạm đáy trong năm 2009 khi mà các nhà đầu tư đã đầu tư quá

nhiều vào bất động sản và dân vẫn còn một ký ức vào về quá trình sụt giảm mạnh mẽ của TT Bất

đông sản

------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục

I. Bảng số liệu

- 15 -

Page 16: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

Table 12: Thông số đầu tư nước ngoài 1994 2007

Table 13: Điều tiết lãi suất – 2008

II. Các nguyên tắc nhận định và thuật ngữ sử dụng

Thuật ngữ (phần này sẽ được viết sau)

Recover

- 16 -

Page 17: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

Early Upswing

Late Upswing

Growth Slow and go into Recession

Recession

Nguyên tắc nhận định

Nguyên tắc hình thành đường sản lượng tiềm năng

Điểm sản lượng tiềm năng là điểm mà về mặt bản chất là cố định khi so sánh với sự biến

động của sản lượng thực tế trong quá trình vận hành của nền kinh tế, hơn nữa điểm sản lượng tiềm

năng là một hàm của 03 biến: Sức lao động, công nghệ áp dụng trong quá trình sản xuất, và nguồn

vốn, 03 biến này về mặt ngắn hạn thì không thay đổi tuy nhiên trong dài hạn thì thay đổi, điều này

cho thấy điểm sản lượng tiềm năng là điểm chuyển động tương đối theo một xu thế khi so sánh với

mức sản lượng trong chu kỳ vận động nền kinh tế

Với cách tiếp cận như vậy điểm sản lượng tiềm năng sẽ được hình dung bằng việc xác định

xu thế của mức biến động GDP từ năm 1990 tại Việt Nam cho tới nay.

Nguồn gốc của sự phục hồi trong nền kinh tế

Trong xu thể sụt giảm thực sự rất khó nhình nhận điểm phục hồi của nền kinh tế là ở đâu?

Và ai là người chủ động tăng chi tiêu khi mà tất cả các thành phần trong nền kinh tế đang cảm

nhận sự lo lắng và thất vọng. thông thường có bốn (04) nhân tố quan trọng cần phải quan sát nhìn

nhận và theo dõi để có thể nhận định sự chuyển dịch của nền kinh tế

Chính Phủ sẽ thực hiện việc thúc đẩy nền kinh tế bởi 02 chính sách đó là chính sách tiền tệ

và tài khóa, chính sách tiền tệ thì thực sự quan trọng với việc tăng cung tiền và giảm chi phí vốn

trong nền kinh tế. Giảm lãi suất thúc đầy thị trường chứng khoán, khuyền khích tăng chi tiêu, nhu

cầu vay vốn và cũng làm giảm áp lực của khoản nợ vay đang thực hiện trong nền kinh tế. Chính

sách tài chính được thực hiện sẽ trực tiếp đưa tiền vào nền kinh tế. “nguyên lý phân tích ở đầy là:

có nhiều công cụ mà Chính Phủ có thể sử dụng để đạt tới mục tiêu của họ do vậy nếu trước đây họ

sử dụng công cụ nào để giảm tốc độ lạm phát và ảnh hưởng tới nền kinh tế, thì sau này để sự hiệu

quả đạt được của mục tiêu phục hồi nền kinh tế thì họ cần phải tiến hành thực hiện các công cụ có

sức mạnh tương tự như trước đây”

Yếu tố thứ 2 đó là trong suốt quá trình sụt giảm của nền kinh tế “recession” đó là các thành

phần trong nên kinh tế giảm số lượng nợ vay và sau khi lãi suất giảm xuống việc vay nợ trở nên dễ

dàng hơn và điều này cũng thúc đẩy quá trình phục hồi. trong thời kỳ sụt giảm thì các khoản chi

tiêu và đầu tư lớn được trì hoãn sẽ tạo động lực cho việc tăng cầu khi mà niềm tin vào nền kinh tế

bắt đầu hội phục. “ở Việt Nam hiện tại yếu tố niềm tin chưa được đo lường một cách cụ thể, tuy

nhiên có thể nhìn hành động để nhận dạng yếu tố niềm tin”

Yếu tố thứ 3 tài sản giảm sâu tới một mức nào đó mọi người sẽ mua vào và thúc đẩy quá

trình tăng trưởng đi lên của nền kinh tế

- 17 -

Page 18: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

Nhận định về tỷ giá:

RAV nhận định tỷ giá dựa trên lý thuyết: Asset Market Approach, lý thuyết này cho rằng

tỷ giá giữa đồng tiền của các quốc gia thay đổi bắt nguồn từ kỳ vọng của các nhà đầu tư về lạm

phát, lãi suất các yếu tố này dẫn tới sự thay đổi về cung và cầu giữa các đồng tiền một quốc gia và

kết cục là dẫn tới sự thay đổi của tỷ giá của các đồng tiền.

Kết quả là tỷ giá của giữa đồng tiền của một quốc gia sẽ tỷ lệ với lạm phát và lãi suất của

quốc gia đó và tỷ lệ lạm phát và lãi suất của quốc gia còn lại. trong bản phân tích tỷ giá được sử

dụng để đánh giá là tỷ giá giữa VND/USD (nghĩa là cần tốn bao nhiêu đồng tiền Việt Nam để mua

một đồng đô la Mỹ).

Trong bản phân tích cũng sử dụng mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà

nước Việt Nam ấn định và điều tiết tại ngày 25/12/2008 là 16,989 đồng. khi mức ấn định này thay

đổi sẽ có tác động trực tiếp tới mức tỷ giá VNĐ/USĐ của năm 2009.

Có một số lý thuyết khác lý giải tỷ giá giữa các đồng tiền của các quốc gia thay đổi bắt

nguồn sự biến động trong tài khoản vãng lai của các quốc gia. Và tỷ giá sẽ biến động để đảm bảo

sự cân bằng đối với tài khoản vãng lai (Current account)

Yếu tố thứ 4 chu kỳ đối với hàng tồn kho sẽ xuất hiện và đây là một yếu tố quan trọng để

nhận dạng

Kiểm định mối tương quan về tốc độ tăng trưởng trong quá khứ về các nhân tố ảnh

hưởng tới tăng trưởng GDP

Các nhân tố tác động GDP:

C: tiêu dùng cá nhân

I: Đầu tư cá nhân và đầu tư của Chính Phủ

G: Chi tiêu Chính Phủ không bao gồm các khoản đầu tư

E – X: Nhập khẩu – Xuất khẩu

GDP = C + I + G + (E – X)

Các thông số xác định chu kỳ của nền kinh tế, bao gồm 02 thông số

Nhận dạng các dấu hiệu thay đổi chu kỳ

Thông số trực tiếp, đó là dấu hiệu nhận dạng sau:

1. Tỷ lệ thất nghiệp

2. Sụt giảm mức độ tăng trưởng GDP

Thông số gián tiếp

1. Tỷ lệ lạm phát

2. Sự biến động lãi suất liên ngân hàng tại Việt Nam, đây là lãi suất cho vay giữa các

- 18 -

Page 19: Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam - The Blog for ...€¦  · Web viewBáo cáo thị trường năm 2008. Giới thiệu “Báo cáo thị trường” là một bản

ngân hàng

3. Cơ hội đầu tư trong các lớp tài sản, điển hình là biến động của TT cổ phiếu, Bất

động sản, và thị trường trái phiếu

4. Hành động của Chính Phủ, chính sách tiền tệ và tài khóa

Việc nhận định chu kỳ và điểm đỉnh của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu mang tính nhạy

cảm hơn so với GDP bao gồm: lãi suất cho vay liên ngân hàng, lạm phát và dấu hiệu của TTCK,

cơ hội đầu tư, thông số GDP là thông số xác nhận quá trình biến đổi trong chu kỳ của nền kinh tế

Lưu ý: - Bảng biểu cần có đơn vị, Cuối các bảng biểu cần thể hiện nguồn

- Xem lại figure 2 về trục thời gian, nên có trục thời gian thống nhất với figure 2

Phần 1: Chu kỳ nền kinh tế, các hành động của Chính Phủ và triển vọng nền kinh tế

năm 2009?

Phần 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam triển vọng trong năm 2009 ?

- 19 -