32
ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ, QUẶNG THIẾC-WOLFRAM VÀ VÀNG Ở VIỆT NAM HOÀNG SAO Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội Tóm tắt: Bao thể là những vật thể nhỏ nằm bên trong khoáng vật, được tạo thành trong quá trình kết tinh của khoáng vật. Các loại bao thể trong khoáng vật được phân thành 3 nhóm: bao thể rắn, bao thể khí và bao thể lỏng - hỗn hợp. Dựa vào thời gian thành tạo bao thể so với khoáng vật bao chúng, có thể chia ra: bao thể nguyên sinh,bao thể nguyên-thứ sinh và bao thể thứ sinh. Hiện nay những phương pháp đồng hóa,nghiệm lạnh, nung nổ, hóa, lý… được sử dụng để nghiên cứu các loại bao thể, nhằm xác định các thông số hóa-lý (nhiệt độ, thành phần, áp suất) định lượng của môi trường tạo khoáng và trên cơ sở đó luận giải chính xác nhiều vấn đề về địa chất học. Nghiên cứu các loại bao thể trong thạch anh của granitoiđ khối Trúc Khê - Núi Điệng, khối Thiện Kế và trong các mạch quặng thiếc-wolfram, vàng ở Việt Nam bằng phương pháp đồng hóa và nung nổ đạt được một số kết quả sau: 1. Granitoiđ khối Trúc Khê - Núi Điệng và Thiện Kế chứa các bao thể nguyên sinh: kết tinh và thủy tinh với nhiệt độ thành tạo từ 600-700 đến 980oC. 2. Những bao thể trong thạch anh của các kiểu quặng thiếc-wolfram ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng, thường gồm 5 loại bao thể nguyên sinh: khí, khí- lỏng, nhiều pha, lỏng carbonic và lỏng-khí, được thành tạo trong hai giai đoạn: khí hóa - nhiệt dịch (300-500°C) với áp suất 650-1300 At và nhiệt dịch nhiệt độ cao - trung bình (145-390°C) với áp suất 750-1210 At. Quặng thiếc-wolfram tập trung cao, thường có giá trị công nghiệp được thành tạo ở giai đoạn nhiệt dịch nhiệt độ cao - trung bình (145-390°C). 3. Những bao thể trong thạch anh của các kiểu vàng gốc ở Việt Nam rất phong

ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ,QUẶNG THIẾC-WOLFRAM VÀ VÀNG Ở VIỆT NAMHOÀNG SAO

Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà NộiTóm tắt: Bao thể là những vật thể nhỏ nằm bên trong khoáng vật, được tạo thànhtrong quá trình kết tinh của khoáng vật. Các loại bao thể trong khoáng vật được phân thành 3 nhóm: bao thể rắn, bao thể khí và bao thể lỏng - hỗn hợp. Dựa vào thời gian thành tạo bao thể so với khoáng vật bao chúng, có thể chia ra: bao thể nguyên sinh,bao thể nguyên-thứ sinh và bao thể thứ sinh. Hiện nay những phương pháp đồng hóa,nghiệm lạnh, nung nổ, hóa, lý… được sử dụng để nghiên cứu các loại bao thể, nhằm xác định các thông số hóa-lý (nhiệt độ, thành phần, áp suất) định lượng của môi trường tạo khoáng và trên cơ sở đó luận giải chính xác nhiều vấn đề về địa chất học.Nghiên cứu các loại bao thể trong thạch anh của granitoiđ khối Trúc Khê - NúiĐiệng, khối Thiện Kế và trong các mạch quặng thiếc-wolfram, vàng ở Việt Nam bằngphương pháp đồng hóa và nung nổ đạt được một số kết quả sau:1. Granitoiđ khối Trúc Khê - Núi Điệng và Thiện Kế chứa các bao thể nguyênsinh: kết tinh và thủy tinh với nhiệt độ thành tạo từ 600-700 đến 980oC.2. Những bao thể trong thạch anh của các kiểu quặng thiếc-wolfram ở Việt Namrất phong phú, đa dạng, thường gồm 5 loại bao thể nguyên sinh: khí, khí-lỏng, nhiều pha, lỏng carbonic và lỏng-khí, được thành tạo trong hai giai đoạn: khí hóa - nhiệt dịch (300-500°C) với áp suất 650-1300 At và nhiệt dịch nhiệt độ cao - trung bình (145-390°C) với áp suất 750-1210 At. Quặng thiếc-wolfram tập trung cao, thường có giá trị công nghiệp được thành tạo ở giai đoạn nhiệt dịch nhiệt độ cao - trung bình (145-390°C).3. Những bao thể trong thạch anh của các kiểu vàng gốc ở Việt Nam rất phongphú, đa dạng; thường gặp 3 loại bao thể nguyên sinh: khí-lỏng, lỏng-khí, nhiều pha,được thành tạo ở giai đoạn nhiệt dịch nhiệt độ cao - trung bình (230-370°C) và trung bình - thấp (120-290°C). Quặng vàng gốc tập trung cao, thường có giá trị công nghiệp được thành tạo ở giai đoạn nhiệt dịch nhiệt độ trung bình - thấp (120-290°C).I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BAO THỂ TRONGKHOÁNG VẬTBao thể là những vật thể nhỏ nằm bên trong khoáng vật, có từ hình cầu, hình nhiềucạnh, ngọn lửa đến hình ống …, phụ thuộc vào hình dạng của khe nứt và các dạngkhuyết tật được tạo ra trong khoáng vật trong quá trình kết tinh. Thành phần vật chất lấp đầy trong bao thể chính là phần nhỏ của dung thể hoặc dung dịch tạo nên khoáng vật chứa bao thể đó. Kích thước bao thể rất thường từ vài đến 50 μ, vì vậy

Page 2: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

chỉ có thể nhìn thấy bao thể trong khoáng vật dưới kính hiển vi chuyên dụng có độ phóng đại lớn.Bao thể trong khoáng vật đã được phát hiện từ lâu. Người đầu tiên phát hiện, nghiên cứu bao thể là nhà địa chất người Anh Sorby (1858). Nhưng do phương tiện nghiên cứu những vật thể rất bé này thời bây giờ còn hạn chế, nên một thời gian dài thành tựu này bị lãng quên. Mãi đến năm 1940, các nhà địa chất mới bắt đầu nghiên cứu bao thể trong khoáng vật và sau đó việc này phát triển mạnh mẽ, hình thành một môn khoa học mới38gọi là “nhiệt áp - địa hoá”, chiếm vị trí trung gian giữa khoáng vật và địa hoá.Dựa vào trạng thái tập hợp, thành phần và nguồn gốc bao thể trong khoáng vật, nhà địa chất người Nga N.P. Ermakov [5] chia bao thể thành ba nhóm (Hình 1).Hệ thống phân loại bao thể theo pha ở nhiệt độ trong phòng của nhà địa chấtngười Anh T.J. Shepherd [11] gồm các loại bao thể:- Bao thể lỏng có thành phần lỏng 100 % thể tích bao thể.- Bao thể lỏng-khí có thành phần lỏng > 50 % thể tích bao thể.- Bao thể khí-lỏng có thành phần khí 50-80 %, còn lại là chất lỏng.- Bao thể khí có thành phần khí 100 % thể tích bao thể.- Bao thể nhiều pha có thành phần rắn,lỏng, khí, trong đó rắn <50 % thể tích bao thể.- Bao thể rắn nhiều pha có thành phầnrắn, lỏng, khí, trong đó rắn >50% thể tíchbao thể.- Bao thể lỏng nhiều pha có thành phầnhai chất lỏng khác nhau không trộn vào nhauvà khí.- Bao thể thủy tinh có thành phần thủytinh >50 % và một ít khí và chất rắn khác.Hình 1. Hệ thống phân loại bao thể theo thành phần và nguồn gốc [theo 5].Dựa vào quan hệ của bao thể với các đới phát triển, các vi khe nứt, các dạng khuyết tật trong khoáng vật, thời gian tương đối thành tạo, bao thể được chia thành ba nhóm:- Nhóm bao thể nguyên sinh, được thành tạo đồng thời với sự kết tinh củakhoáng vật, cùng nguồn dung thể hoặc dung dịch tạo nên chúng;- Nhóm bao thể thứ sinh, được thành tạo không đồng thời với sự kết tinh của khoáng vật, mà sau khi khoáng vật đã kết tinh.Thành phần vật chất trong bao thể thứ sinh không cùng dung thể hoặc dung dịch tạo nên khoáng vật đó;- Nhóm bao thể nguyên-thứ sinh, được thành tạo ở khoảng trung gian giữa bao thểnguyên sinh và thứ sinh.

Page 3: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

Dung thể và dung dịch tạo khoáng Chất rắn và magma tàn dư Nhóm bao thể Khí (khí thành) Lỏng và hỗn hợp (nhiệt dịch) Thuỷ tinh Kết tinhKết tinh - chất lỏng Phật hào yếu Phật - lỏng Phật phun và không Phật Lỏngkhí và hỗn hợp Lỏng nhiều pha và nước - cacbon Nước - keo Loại bảo Bulgaria 39Hiện nay những phương pháp sau đây được dùng để tiến hành nghiên cứu bao thểtrong khoáng vật:- Phương pháp đồng hoá(Homogenization), nghiên cứu bao thể hai pha, ba pha, nhiều pha trong khoáng vậtbằng cách nung tấm mỏng chứa bao thể trong lò nung cho đến khi các pha biến thành một thể đồng nhất (một pha), nghĩa là làm ngược lại quá trình kết tinh của khoáng vật trong tự nhiên.- Phương pháp nghiệm lạnh (Cryometry),nghiên cứu bao thể trong lò làm lạnh dưới 00C, nhằm xác định thành phần, nồng độ dung dịch, sự hoá lỏng, sự đóng băng các khí, nhiệt-động của dung dịch và sự biến đổi pha trong bao thể.- Phương pháp nung nổ (Decrepitation),nghiên cứu bao thế trong lò nung, làm nổvỡ bao thể để xác định nhiệt độ, áp suất tạo khoáng và độ chứa chất bốc trongkhoáng vật.- Phương pháp hoá và lý, nhằm xác định thành phần vật chất của bao thể.- Phương pháp áp suất, xác định áp suất của môi trường tạo khoáng dựa vào nhiệt độ và thành phần của bao thể trong khoáng vật.II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAO THỂTRONG KHOÁNG VẬT Ở VIỆT NAM1. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạogranitoiđ các khối Trúc Khê - Núi Điệng vàThiện Kế vùng Tam Đảoa. Granitoiđ khối Trúc Khê - Núi Điệng được cấu thành bởi ba pha xâm nhập. Phađầu gồm có granođiorit, granit biotit, granit biotit albit hoá; pha hai – granit biotit dạng porphyr, granit granophyr và granit porphyr;và pha sau cùng – granit biotit hạt nhỏ.Bằng phương pháp đồng hoá, những bao thể trong khoáng vật của granitoiđ khối Trúc Khê - Núi Điệng thể hiện những đặc điểm sau:Thạch anh của granitoiđ pha đầu chứa các bao thể tinh nguyên sinh. Loại bao thểnày thường phân bố đơn lẻ, tập hợp từ hai bao thể trở lên thường rất hiểm. Những bao thể này có dạng cầu hay hình nhiều cạnh với kích thước thay đổi từ 5 đến 20 μ. Thành phần pha trong bao thể: chất rắn (4-5 tinh thể) có dạng lập phương, hình sáu cạnh và một ít chất khí, đôi nơi ở chỗ tiếp xúc giữa các chất rắn có một ít chất lỏng (Hình 1a). Nhiệt độ đồng hoá của những bao thể này thay đổi từ 600-700 đến 980oC. Thạch anh trong granitoiđ của pha đầu chứa các bao thể thứ sinh: khí, lỏng-khí và nhiều pha ( Hình 2c, d).

Page 4: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

Thạch anh của granit dạng porphyr,granit granophyr và granit porphyr pha hai chứa bao thể nguyên sinh: kết tinh và thủy sinh.Bao thể kết tinh có dạng elipsoiđ, hình nhiều cạnh với kích thước thay đổi từ 8 đến24 μ. Thành phần pha trong bao thể: rắn 80-90 %, khí 5-10 %, lỏng 5 % thể tích bao thể.Bao thể thuỷ tinh thường có dạng hình nhiều cạnh với kích thước 10-20 μ. Thànhphần pha trong bao thể: chất rắn thuỷ tinh chiếm chủ yếu và một ít pha khí (< 5%)(Hình 2.b).Bằng phương pháp nung nổ, các bao thể trong granitoiđ pha xâm nhập đầu có 3-4đỉnh nổ cực đại (Hình 3.a, b, c). Đỉnh nổ cực đại đầu ở khoảng nhiệt độ 80-140oC. Đỉnhnổ cực đại giữa có số lượng thoát khí lớnnhất của granođiorit khoảng nhiệt độ 300-500oC, của granit biotit ở 200-300oC. Đỉnhnổ cực đại sau cùng ở khoảng nhiệt độ 540-600oC. Đỉnh nổ cực đại trong khoảng nhiệtđộ 80-140oC thể hiện trong tất cả các biểu đồnổ của granitoiđ pha xâm nhập đầu. Điều đóchứng tỏ hoạt động nhiệt độ nhiệt dịch ởkhoảng nhiệt độ này tác động tích cực lêncác granitoiđ này.40Hình 2. Những dạng bao thể trong thạch anh của granitoiđkhối Trúc Khê - Núi Điệng vùng Tam Đảo.Ghi chú: a. Bao thể kết tinh nguyên sinh trong thạch anh của granit biotit hóa (×2000)b. Bao thể thủy tinh nguyên sinh trong thạch anh của granit granophyr (×2000).c. Bao thể khí thứ sinh trong thạch anh của granit biotit (×2000).d. Bao thể nhiều pha thứ sinh trong thạch anh của granit biotit (×2000).Các biểu đồ nổ bao thể của granitoiđ phahai đại thể giống các biểu đồ nổ củagranitoiđ pha đầu. Ở đây cũng có 3-4 đỉnhnổ cực đại (Hình 4.a, b) với các khoảng nhiệtđộ 80-140, 200-360 và 500-640°C.Các biểu đồ nổ bao thế của granit biotithạt nhỏ, của pha xâm nhập sau cùng khácvới các biểu đồ nổ granitoiđ của hai pha đầu.Granit biotit hạt nhỏ do kết tinh trong điềukiện thành phần chất bốc và áp suất nhỏ, nêntrong granit này rất hiếm có bao thể kết tinh

Page 5: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

và bao thể khí, nên biểu đồ nổ cực đại củachúng chỉ có hai khoảng nhiệt độ 80-120 và500-600°C (Hình 4.c, d).Dựa vào phương pháp đồng hoá và nungnổ bao thể, nhiệt độ thành tạo granitoiđ khốiTrúc Khê - Núi Điệng bắt đầu từ 980°C vàkết thúc ở khoảng 540°C.b. Granit khối Thiện Kế được cấu thànhbởi hai pha xâm nhập. Pha đầu là granit haimica hạt lớn và pha hai là granit hai mica hạttrung bình - nhỏ.Thạch anh trong hai loại granit này chứabao thể kết tinh nguyên sinh. Các bao thểnày có dạng hình cầu, hình nhiều cạnh vớikính thước 8-30 μ. Thành phần pha trongbao thể: rắn 65-75 %, lỏng 10-15 %, khí 5 %thể tích bao thể (Hình 5.a).41Thạch anh trong granit khối Thiện Kếchứa các bao thể thứ sinh: khí, khí-lỏng vàlỏng-khí (Hình 5.b).Hình 3. Biểu đồ nổ bao thể trong thạch anh của granitoiđ pha xâm nhập đầukhối Trúc Khê - Núi Điệng vùng Tam Đảo.Ghi chú: a. Granođiorit, b. Granit biotit, c. Granit biotit albit hóa42Hình 4. Biểu đồ nổ bao thể trong thạch anh của granitoiđ của các pha xâm nhập 2 và 3khối Trúc Khê - Núi Điệng vùng Tam Đảo.Ghi chú: a. Granit granophyr; b. Granit biotit porphyr; c, d. Granit biotit hạt nhỏ43Hình 5. Những dạng bao thể trong thạch anh của granit và pegmatitkhối Thiện Kế vùng Tam Đảo.Ghi chú: a. Bao thể kết tinh nguyên sinh trong thạch anh của granit hai mica (×2000);b. Bao thể khí thứ sinh trong thạch anh của granit hai mica (×2000);c. Bao thể nhiều pha trong thạch anh của pegmatit (×2000);d. Bao thể lỏng-khí trong thạch anh của pegmatit (×2000).Biểu đồ nổ bao thể của granit hai micahạt lớn được đặc trưng bởi 3-4 đỉnh nổ cựcđại ở các khoảng nhiệt độ 80-120, 200-300

Page 6: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

và 460-580°C. Độ thoát khí lớn nhất trên cácbiểu đồ nổ thể hiện rõ ở khoảng nhiệt độ460-580°C (Hình 6.a, b).Biểu đồ nổ bao thể của granit hai micahạt trung bình - nhỏ có hai đỉnh nổ cực đạitrong khoảng 60-140 và 200-300°C, cònđỉnh nổ cực đại ở khoảng nhiệt độ 500-560°C không đặc trưng (Hình 6.c, d).c. Những mạch pegmatit phân bố tronggranit Thiện Kế và trong đá phiến baoquanh: Các bao thể trong thạch anh củapegmatit có kích thước lớn và rất phong phú,gồm các bao thể nguyên sinh: kết tinh, khílỏng,lỏng-khí và nhiều pha.Các bao thể kết tinh có dạng hình nhiềucạnh với kích thước 5-40 μ. Thành phần phatrong bao thể: rắn 70-90 %, lỏng 5-10 %, khí5 % thể tích bao thể.Các bao thể khí-lỏng có dạng hình oval,nhiều cạnh, ngọn lửa, hình ống với kíchthước 10-30 μ. Thành phần pha trong baothể: khí 60-80 %, lỏng 20-40 %. Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 350-400°C.Các bao thể lỏng-khí và nhiều pha códạng hình nhiều cạnh, oval, hình ống vớikích thước 5-30 μ. Thành phần pha trongbao thể: lỏng 60-70 %, khí 10-20 %, rắn 5-4410 % thể tích bao thể (Hình 4.c, d). Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 140-320°C.Biểu đồ nổ bao thể trong thạch anh củapegmatit có ba đỉnh nổ cực đại. Các đỉnh nổcực đại khoảng 200-400 và 320-380°C, liênquan với sự nổ bao thể lỏng-khí và khí-lỏng.Đỉnh nổ cực đại ở khoảng nhiệt độ 560-600°C, đặc trưng cho sự nổ của bao thể kếttinh, thường biểu hiện yếu.2. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạo quặngthiếc-wolfram ở Việt NamQuặng thiếc-wolfram trên lãnh thổ Việt

Page 7: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

Nam tập trung ở 4 vùng chủ yếu: Pia Oắc,Tam Đảo, Quỳ Hợp và Đà Lạt. Ngoài ra, ởmột số vùng khác như Thường Xuân, KimCương, Bà Nà, Đồng Nghệ, Trà My …,quặng này có quy mô nhỏ.Đặc điểm bao thế và điều kiện nhiệtđộngthành tạo quặng thiếc-wolfram ởTrúc Khê, Thiện Kế là kết quả nghiên cứucủa tác giả tiến hành ở Phòng thí nghiệmNhiệt-động, trường Đại học Tổng hợpRostov Trên Sông Đông (Nga) khi làmnghiên cứu sinh ở đây. Còn đặc điểm baothể và nhiệt độ tạo quặng thiếc-wolfram ởBù Me, Suối Bắc, Bà Nà, Sa Võ là kết quảphân tích bao thể của tác giả ở Phòng thínghiệm Khoáng vật của Viện Khoa họcĐịa chất và Khoáng sản, Hà Nội.a. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ thànhtạo quặng thiếc ở Trúc KhêCác mạch quặng thiếc ở Trúc Khê vùngTam Đảo phân bố rộng rãi ngay tronggranitoiđ pha xâm nhập 2 khối Trúc Khê -Núi Điệng, trong ryolit Tam Đảo và cả trongđá biến chất bao quanh khối xâm nhập. Ởđây, tồn tại 2 kiểu quặng: thạch anh -tourmalin-cassiterit phân bố ở phần trên vàthạch anh - arsenopyrit-pyrrotin-cassiteritphân bố ở phần dưới, thuộc thành hệcassiterit-silicat-sulfur [8].Những bao thể và nhiệt độ quặng thiếcTrúc Khê xác định bằng phương pháp đồnghoá có những đặc điểm sau:- Thạch anh của mạch thạch anh -tourmalin-cassiterit chứa các loại bao thểnguyên sinh: khí, khí-lỏng và nhiều pha;- Các bao thể khí có dạng đẳng thước,hình nhiều cạnh với kích thước 5-25 μ.Thành phần pha trong bao thể: khí 80-90 %,lỏng 10-20 % thể tích bao thể (Hình 7.a).Nhiệt độ đồng hóa trong khoảng 370-470°C.

Page 8: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

- Các bao thể khí-lỏng phân bố rộng rãitrong mạch quặng, có hình nhiều cạnh, dạngcầu với kích thước 10-20 μ. Thành phần phatrong bao thể: khí 60-70 %, lỏng 30-40 %thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoá trongkhoảng 310-385oC.- Các bao thể nhiều pha có dạng hình cầu,hình nhiều cạnh, hình ống với kích thước 5-30 μ. Thành phần pha trong bao thể: lỏng60-90 %, khí 10-20 %, rắn 10-20 % thể tíchbao thể (Hình 7.b). Nhiệt độ đồng hoá trongkhoảng 230-300°C.Như vậy, nhiệt độ đồng hoá của các baothể rất rộng, khoảng 230-470°C, đặc trưngcho quặng thiếc thành tạo trong giai đoạn khíthành - nhiệt dịch, nghèo quặng.45Hình 6. Biểu đồ nổ bao thể trong thạch anh của granit khối Thiện Kế vùng Tam Đảo.Ghi chú: a, b. Granit hai mica hạt lớn; c, d. Granit hai mica hạt trung bình - nhỏ46Hình 7. Những dạng bao thể trong thạch anh của mạch quặng thiếckhu Trúc Khê, vùng Tam ĐảoGhi chú: a. Bao thể khí trong thạch anh của mạch thạch anh - tourmalin-cassiterit (×2000); b. Baothể nhiều pha trong thạch anh của mạch thạch anh - tourmalin-cassiterit (×2000); c. Bao thể nhiềupha trong thạch anh của mạch thạch anh - arsenopyrit-pyrrotin-cassiterit (×2000); d. Bao thể lỏngnhiều pha trong thạch anh của mạch thạch anh - arsenopyrit-pyrrotin-cassiterit (×2000).Thạch anh của mạch thạch anh -arsenopyrit-pyrrotin-cassiterit chứa các baothể nguyên sinh: lỏng-khí, nhiều pha và lỏngnhiều pha. Những bao thể này có dạng oval,ellipsoiđ, cành cây, ống, nhiều cạnh với kíchthước 10-40 μ. Thành phần pha trong baothể: lỏng 60-90 %, rắn 5-20 % khí 5-20 %thể tích bao thể (Hình 7.c, d). Nhiệt độ đồnghoá trong khoảng 200- 390°C, đặc trưng cho

Page 9: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

giai đoạn tạo quặng thiếc nhiệt dịch nhiệt độcao - trung bình, giàu quặng.Nhiệt độ thành tạo các mạch quặng thiếcở Trúc Khê xác định bằng phương phápnung nổ có những đặc điểm sau:- Thạch anh của mạch thạch anh -tourmalin-cassiterit chứa bao thể khí-lỏng vàlỏng-khí nên nhiệt độ nổ của chúng có cácđỉnh nổ cực đại ở các khoảng 160-360, 200-360 và 220-400°C. Đỉnh nổ cực đại ởkhoảng nhiệt độ 500-600°C thể hiện yếu(Hình 8.a, b).- Thạch anh của mạch anh - arsenopyritpyrrotin-cassiterit chứa bao thể lỏng-khí,nhiều pha và lỏng nhiều pha. Các đỉnh nổcực đại của chúng ở các khoảng 120-280 và160-230°C (Hình 8.c, d).Việc xác định áp suất của môi trườngquặng thiếc ở Trúc Khê được dựa theo kếtquả phân tích bao thể của 2 phương phápđồng hoá và nung nổ bao thể do V.B.Naumov và K.D. Malinin đề xuất.47Hình 8. Biểu đồ nổ bao thể trong thạch anh của mạch quặng thiếckhu Trúc Khê, vùng Tam Đảo.Ghi chú: a, b. Thạch anh của mạch thạch anh - tourmalin-cassiterit; c, d. Thạch anh của mạch thạchanh - arsenopyrit-pyrrotin-cassiterit.(Xem tiếp số sau)48SUMMARYCharacteristics of inclusions and forming temperature of granitoids,tin-wolfram and gold ores in Việt NamHoàng SaoInclusions are formed in the crystallizing process of minerals. They have been subdividedinto 3 groups: solid, gas and liquid-mixed inclusions. Based on the forming time of inclusionsin comparision to containing them minerals, they can be subdivided into: primary, primarysecondary

Page 10: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

and secondary inclusions. At present, the methods of homogenization, cryometry,decrepitation and chemico-physical method have been used in the study on inclusion types,aiming to determine the quantitative chemico-physical parameters (temperature, composition,pressure) of the mineral-forming environment, basing on this one can interprete preciselymany geological problems.The study on different types of inclusions in quartz of granitoids of the Trúc Khê - NúiĐiệng and Thiện Kế massifs and in veins of tin-wolfram, gold ores in Việt Nam by themethods of homogenization and decrepitation has been reaching some following results:- Granitoids of the Trúc Khê - Núi Điệng and Thiện Kế massifs contain primarycrystallyzed and glassy inclusions having the forming temperature of from 600-700 to 980°C;- Inclusions within quartz of tin-wolfram ores in Việt Nam is abundant and diversified,usually composed of 5 types of primary inclusions: gas, gas-liquid, polyphase, liquid-carbonicand liquid-gas, formed in two stages: pneumatogene-hydrothermal (300-500°C) at thepressure of 650-1300 At, and hydrothermal in high-medium temperature (145-390°C) at thepressure of 750-1210 At. The highly concentrated tin-wolfram ores, usually of industrialsignificance, were formed in the hydrothermal stage of high-medium temperature (145-390°C);- Inclusions within quartz of primary gold type in Việt Nam are abundant andpolymorphic, usually occurring in 3 primary types: gas-liquid, liquid-gas and polyphase,formed in the hydrothermal stage of high-medium (230-370°C) and medium-low (120-290°C) temperatures. The highly concentrated primary gold ores, usually of industrialsignificance were formed in the hydrothermal stage of medium-low temperature (120-290°C).Ngày nhận bài: 15/12/2007

Page 11: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

Người biên tập: Phan Trường Thị49Nhiệt độ đồng hoá của các loại bao thểtrong mạch thạch anh - tourmalin-cassiteritthay đổi trong khoảng 230-470°C. Nhiệt độnổ đồng loạt của các bao thể trong mạch nàythay đổi từ 290 đến 325°C. Trên những sốliệu đó đã xây dựng được biểu đồ thông sốnhiệt-động của mạch thạch anh - tourmalincassiteritcó áp suất của môi trường tạokhoáng là 650-1300 At (Hình 9.I).Nhiệt độ đồng hoá của những bao thểtrong thạch anh của mạch thạch anh -arsenopyrit-pyrrotin-cassiterit thay đổi từ215 đến 300°C. Nhiệt độ nổ đồng loạt củacác bao thể thay đổi từ 230 đến 270°C. Ápsuất của môi trường tạo khoáng là 750-1160At (Hình 9.II).Hình 9. Biểu đồ nhiệt-động của mạch quặng thiếc khu Trúc Khê, vùng Tam Đảo.Ghi chú: I. Thạch anh của mạch thạch anh - tourmalin-cassiteritII. Thạch anh của mạch thạch anh - arsenopyrit-pyrrotin-cassiterit.b. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng wolfram ở Thiện KếMỏ wolfram Thiện Kế nằm ở huyện SơnDương, tỉnh Tuyên Quang. Quặng hoá ở đâyphân bố trong granit khối Thiện Kế và trongryolit Tam Đảo. Có hai kiểu quặng: đớigreisen và mạch thạch anh - wolfram.Thạch anh của đới greisen chứa bao thểnguyên sinh kết tinh và khí-lỏng. Thànhphần pha của bao thể kết tinh: thể rắn 80-90%, bao quanh thể rắn là thể lỏng 10-20 % thểtích bao thể (Hình 10.a). Bao thể khí-lỏng códạng oval, hình nhiều cạnh với kích thước10-20 μ, có thành phần pha: khí 70-90 %50lỏng 10-30 % (Hình 10.b). Nhiệt độ đồnghoá trong khoảng 305-400°C.Thạch anh của mạch thạch anh - wolframchứa bao thể lỏng- khí có dạng oval, hình

Page 12: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

ống, nhiều cạnh với thành phần pha: lỏng70-90 % khí 10-30 % (Hình 10.c, d). Nhiệtđộ đồng hoá trong khoảng 180-370°C.Biểu đồ nổ bao thể của mạch thạch anh -wolfram ở Thiện Kế đặc trưng các đỉnh nổcực đại khoảng nhiệt độ 180-380 và 180-320°C (Hình 11.b, c, d, e).Dựa vào nhiệt độ đồng hoá bao thể vànhiệt độ nổ cực đại đồng loạt, áp suất tạomạch thạch anh - wolfram ở Thiện Kế tínhđược là 400-1210 At (Hình 12).Hình 10. Những dạng bao thể trong thạch anh của greisen và mạch thạch anh - wolframkhu Thiện Kế, vùng Tam Đảo.Ghi chú: a, b. Bao thể kết tinh và khí-lỏng trong thạch anh của greisen (×2000); c, d.. Bao thể nhiềupha trong thạch anh của mạch thạch anh - wolfram (×2000)c. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng thiếc-wolfram ở Bù MeMỏ thiếc-wolfram Bù Me nằm ở huyệnThường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Ở đây, cácthân quặng dạng mạch, bướu phân bố tronggranit, greisen và cả trong đá phun trào,thuộc kiểu quặng thạch anh - wolframcassiterit.51Hình 11. Biểu đồ nổ bao thể trong thạch anh của pegmatit và của mạch quặng wolframkhu Thiện Kế, vùng Tam Đảo.52Ghi chú: a. Thạch anh của pegmatit; b, c. Thạch anh của mạch thạch anh – wolfram;d, e. Wolframit của mạch thạch anh - wolfram.Hình 12. Biểu đồ nhiệt-động của mạch quặng wolfram khu Thiện Kế, vùng Tam Đảo.Thạch anh của mạch quặng thiếcwolframở Bù Me chứa 5 loại bao thểnguyên sinh: khí, khí-lỏng, nhiều pha, lỏngnhiều pha và lỏng-khí.Các bao thể khí và khí-lỏng trong thạchanh của đới greisen có dạng hình nhiều cạnh,

Page 13: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

oval, hình ống với kích thước 5-30 μ. Nhiệtđộ đồng hoá trong khoảng 315-406°C đặctrưng cho nhiệt độ tạo quặng wolframcassiterittrong đới greisen.Các bao thể nhiều pha, lỏng nhiều phavà lỏng-khí có dạng hình nhiều cạnh,oval, hình ống với kích thước 10-30 μ.Thành phần pha trong các bao thể: khí 15-50 %, lỏng 20-50 %, rắn 20-40 % thể tíchbao thể. Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng200-390°C, đặc trưng cho quặng thạchanh - wolfram-cassiterit thành tạo ở giaiđoạn nhiệt dịch sau greisen.d. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng thiếc ở Suối Bắc.Mỏ thiếc Suối Bắc thuộc huyện QuỳChâu, tỉnh Nghệ An. Ở đây, quặng hoá nằmtrong đá phiến, thuộc thành hệ quặngcassiterit-silicat-sulfur, gồm hai kiểu quặngthạch anh - tourmalin-cassiterit và thạch anharsenopyrit-pyrrotin- cassiterit [1].- Thạch anh của quặng thạch anh -tourmalin-cassiterit chứa bao thể nguyên sinh:khí và khí-lỏng. Những bao thể này có dạnghình nhiều cạnh, oval với kích thước 5-20 μ.Thành phần pha trong các bao thể: khí-lỏng,khí 70-90 %, lỏng 10-30 % thể tích bao thể.Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng 310-400°C.53- Thạch anh của quặng thạch anh -arsenopyrit-pyrrotin-cassiterit chứa các baothể nguyên sinh: nhiều pha, lỏng-khí và lỏngnhiều pha.Các bao thể nhiều pha có dạng hình nhiềucạnh, oval với kích thước 10-15 μ, Thànhphần pha trong bao thể: lỏng 70 %, khí 20%, rắn 10 % thể tích bao thể. Nhiệt độ đồnghoá trong khoảng 245-310°C.Các bao thể lỏng-khí có dạng hình nhiềucạnh, hình ống với kích thước 10-20 μ.

Page 14: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

Thành phần pha trong bao thể: lỏng 60-70%, khí 30-40 % thể tích bao thể. Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 250-290°C.Các bao thể lỏng nhiều pha có dạng hìnhnhiều cạnh với kích thước 20-30 μ. Thànhphần pha trong bao thể: lỏng 70 %, lỏngcarbonic 20 %, khí carbonic 10 % thể tíchbao thế. Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng220-260°C.Trên cơ sở những tài liệu bao thể trên,dung dịch tạo quặng thiếc Suối Bắc có độbão hoà cao, chứa nhiều carbonic. Kiểuquặng thạch anh - tourmalin-cassiterit thànhtạo ở nhiệt độ 310-400°C, còn kiểu quặngthạch anh - arsenopyrit-pyrrotin-cassiteritthành tạo ở nhiệt độ 220-310°C.e. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng wolfram ở Bà Nà.Điểm quặng wolfram Bà Nà thuộc huyệnThuý Loan, tỉnh Quảng Nam. Quặngwolfram phân bố trong đới greisen tiếp giápgiữa granit khối Bà Nà và đá phiến hệ tầngA Vương và quặng wolfram dạng mạchtrong granit và đá phiến.Thạch anh trong đới greisen chứawolfram có các bao thể nguyên sinh: khí vàkhí-lỏng.Các bao thể khí có dạng hình cầu, ovalvới kích thước 5-15 μ.Các bao thể khí-lỏng có dạng hình nhiềucạnh, oval, hình ống với kích thước 5-20 μ.Thành phần pha trong bao thể: khí 80-90 %,lỏng 10-20 % thể tích bao thể. Nhiệt độ đồnghoá trong khoảng 310-380°C.Thạch anh trong các mạch quặngwolfram chứa các bao thể nguyên sinh:nhiều pha và lỏng-khí.Các bao thể nhiều pha có dạng hình nhiềucạnh, oval với kích thước 10-20 μ. Thànhphần pha trong bao thể: lỏng 10-40 %, khí

Page 15: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

20-30 %, rắn 30-60 % thể tích bao thể. Nhiệtđộ đồng hoá trong khoảng 340-390°C.Các bao thể lỏng-khí có dạng hình nhiềucạnh, hình ống, oval với kích thước 15-40 μ.Thành phần pha trong bao thể: lỏng 60-80%, khí 20-40 %, thể tích bao thể. Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 190-270°C.Dựa trên những tài liệu nêu trên, quặngwolfram Bà Nà được thành tạo trong 2 giaiđoạn, giai đoạn tạo quặng wolfram tronggreisen với nhiệt độ 310-380°C và giai đoạnnhiệt dịch 190-270°C.f. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng thiếc-wolfram ở Sa VỏMỏ thiếc-wolfram Sa Vỏ thuộc huyện DiLinh, tỉnh Lâm Đồng. Quặng hoá phân bốtrong granitoiđ Định Quán và trong trầm tíchlục nguyên hệ tầng La Ngà.Mạch quặng thiếc-wolfram Sa Vỏ chứacác bao thể nguyên sinh: khí-lỏng, nhiều phavà lỏng-khí.Các bao thể khí-lỏng phân bố rải rác, códạng hình cầu, oval, nhiều cạnh với kíchthước 10-20 μ. Thành phần pha trong baothể: khí 70-90 %, lỏng 10-30 % thể tích baothể. Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng 390-460°C.Các bao thể nhiều pha phân bố rải rác, códạng hình nhiều cạnh, oval với kích thước10-40 μ. Thành phần pha trong bao thể: lỏng50-60 %, khí 10-20 %, rắn 20-30 % thể tíchbao thể. Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng305-340°C.54Các bao thể lỏng-khí có số lượng lớntrong mẫu, có hình nhiều cạnh, oval, hìnhống với kích thước 10-50 μ. Thành phần phatrong bao thể: lỏng 70-80 %, khí 20-30 %thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoá trongkhoảng 146-280°C.

Page 16: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

Dựa vào những tài liệu trên, quặng thiếcwolframSa Vỏ được thành tạo trong hai giaiđoạn: khí thành - nhiệt dịch (305-460°C) vànhiệt dịch nhiệt độ trung bình (146-280°C).Dựa trên các kết quả nghiên cứu bao thểvà nhiệt độ tạo các mạch quặng thiếcwolframở Việt Nam, có thể kết luận:1. Những bao thể trong thạch anh của cácloại quặng thiếc-wolfram rất phong phú, đadạng, kích thước lớn, thường gồm 5 loại baothể nguyên sinh: khí, khí-lỏng, nhiều pha,lỏng-khí và lỏng nhiều pha, đặc biệt rất phổbiến các loại bao thể nhiều pha, bao thể lỏngnhiều pha, đặc trưng cho dung dịch tạoquặng thiếc-wolfram ở nhiều nước trênthế giới.2. Quặng thiếc-wolfram được thành tạotrong hai giai đoạn đặc trưng: giai đoạn khíthành - nhiệt dịch với khoảng nhiệt độ 300-500°C và giai đoạn nhiệt dịch nhiệt độ cao -trung bình (145-390°C).3. Quặng thiếc-wolfram tập trung cao, cógiá trị công nghiệp được thành tạo ở giaiđoạn nhiệt dịch nhiệt độ cao - trung bình(145- 390°C).3. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạo quặngvàng Việt Nam.Ở Việt Nam, vàng gốc đã được tìm thấyở nhiều tỉnh, tập trung nhiều ở Cao Bằng,Bắc Cạn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng,Phú Yên, Đồng Nai. Quặng hoá vàng có cáckiểu: vàng - thạch anh, vàng - thạch anh -tourmalin, vàng - thạch anh - sulfur, vàngbạc,vàng-antimon, trong đó kiểu quặngvàng - thạch anh - sulfur có giá trị nhất.a. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng vàng ở Địch Quả.Điểm quặng vàng Địch Quả thuộc huyệnThanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ở đây có ba đớiquặng: Tân Phong - Lũng Phít, Dốc Than -

Page 17: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

Cự Thắng và Suối Cú - Làng Vùng (PhạmHoè, 1995).Thạch anh ở mạch quặng thạch anh -pyrit-chalcopyrit-pyrrotin-galenit thuộc đớiquặng Dốc Than - Cự Thắng chứa bao thểnguyên sinh lỏng-khí. Những bao thể này códạng hình oval, nhiều cạnh với kích thước 5-15 μ. Thành phần pha trong bao thể: lỏng70-90 %, khí 10-30% thể tích bao thể. Nhiệtđộ đồng hoá trong khoảng 192-240°C.Thạch anh của mạch quặng thạch anh -tourmalin-pyrit-vàng thuộc đới quặng SuốiCú - Làng Vùng chứa các bao thể nguyênsinh: lỏng-khí, nhiều pha.Bao thể lỏng-khí có dạng hình oval, nhiềucạnh, hình ống với kích thước 10-25 μ.Thành phần pha trong bao thể: lỏng 60-80%, khí 20-40 % thể tích bao thể. Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 215-260°C.Bao thể nhiều pha có dạng hình oval,hình nhiều cạnh, ngọn lửa với kích thước 15-30 μ. Thành phần pha trong bao thể: lỏng55-65 %, khí 10-20 %, rắn 10-15 % thể tíchbao thể. Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng225-270°C.Như vậy, dựa trên kết quả xác định trên,quặng vàng Địch Quả được thành tạo ở giaiđoạn nhiệt dịch nhiệt độ trung bình (192-270°C).b. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng vàng-antimon ở Tà SỏiMỏ vàng-antimon Tà Sỏi thuộc huyệnQuỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ở đây quặng hoácó hai kiểu: thạch anh - vàng và thạch anh -antimon-vàng.Thạch anh của mạch thạch anh - vàngchứa các loại bao thể nguyên sinh: khí-lỏngvà lỏng-khí.Các bao thể khí-lỏng có dạng hình nhiềucạnh, hình cầu, với kích thước 5-10 μ. Thành

Page 18: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

55phần pha trong bao thể: khí 70-80 %, lỏng20-30 % thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoátrong khoảng 275-315°C.Các bao thể lỏng-khí có dạng hình nhiềucạnh, oval, hình ống với kích thước 10-15 μ.Thành phần pha trong bao thể: lỏng 60-80%, khí 20-40 % thể tích bao thể. Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 190-255°C.Thạch anh của mạch thạch anh - antimonvàngchứa các bao thể nguyên sinh: lỏngkhí,nhiều pha, lỏng nhiều pha.Các bao thể lỏng-khí có dạng hình oval,hình nhiều cạnh với kích thước 10-20 μ.Thành phần pha trong bao thể: lỏng 60-80%, khí 20-40 % thể tích bao thể. Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 215-270°C.Các bao thể nhiều pha có dạng hình nhiềucạnh với kích thước 20-25 μ. Thành phầnpha trong bao thể: lỏng 70 %, lỏng-carbonic20 %, khí-carbonic 10 % thể tích bao thể.Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng 210-295°C.Dựa vào những số liệu trên, ta thấy quặngvàng-antimon Tà Sỏi được thành tạo trongkhoảng nhiệt độ 190-315°C thuộc giai đoạnnhiệt dịch nhiệt độ trung bình.c. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng vàng ở NhâmĐiểm quặng vàng Nhâm thuộc xã Nhâm,huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế.Thạch anh trong mạch thạch anh - pyritchalcopyrit-magnetit-hematit-vàng chứa cácloại bao thể nguyên sinh: khí-lỏng, lỏng-khívà nhiều pha.Các bao thể khí-lỏng phân bố rải rác, códạng hình nhiều cạnh, oval, hình ống vớikích thước 5-20 μ. Thành phần pha trongbao thể: khí 60-90 %, lỏng 10-40 % thể tíchbao thể. Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng215-295°C.

Page 19: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

Các bao thể lỏng-khí phân bố nhiều trongmẫu, có dạng hình nhiều cạnh, oval, hìnhống với kích thước 5-25 μ. Thành phần phatrong bao thể: lỏng 70-90 %, khí 10-30 %thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoá trongkhoảng 133-215°C.Các bao thể nhiều pha phân bố rải ráctrong mẫu, có dạng hình nhiều cạnh với kíchthước 10-25 μ. Thành phần pha trong baothể: lỏng 50-60 %, khí 10-30 %, rắn 30 %thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoá trongkhoảng 155-185°C.Qua kết quả phân tích bao thể trong mạchquặng vàng ở Nhâm có thể nhận xét là cácmạch thạch anh - pyrit-chalcopyrit-magnetithematit-vàng xuyên cắt các đá khác nhaucủa hệ tầng Núi Vú được thành tạo giai đoạnnhiệt dịch nhiệt độ trung bình (215-295°C)và giai đoạn nhiệt dịch nhiệt độ trung bình -thấp (133-215°C).d. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng vàng vùng Trà Nú - Phước ThànhDải khoáng hoá vàng Trà Nú - PhướcThành nằm ở phía N-TN tỉnh Quảng Namvà B-TB Quảng Ngãi, gần mỏ vàng BồngMiêu. Dải khoáng hóa này gồm nhiều điểmvàng phân bố rải rác, có các kiểu khoánghoá: thạch anh - pyrit-vàng trong granit vàthạch anh - sulfur-vàng trong đá biến chất.Thạch anh của mạch thạch anh - pyritvàngtrong granit chứa các loại bao thểnguyên sinh: khí-lỏng và lỏng-khí.Các bao thể khí-lỏng có dạng hình nhiềucạnh, oval với kích thước 10-25 μ. Thànhphần pha trong bao thể: khí 70-90 %, lỏng10-30 % thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoátrong khoảng 270-480°C.Các bao thể lỏng-khí có số lượ__________ng nhiềutrong mẫu, dạng hình nhiều cạnh, oval, hìnhống với kích thước 15-40 μ. Thành phần pha

Page 20: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

trong bao thể: lỏng 60-80 %, khí 20-40 %thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoá trongkhoảng 180-280°C.Thạch anh của mạch thạch anh - sulfurvàngtrong đá biến chất chứa các bao thể56nguyên sinh: khí-lỏng, lỏng-khí và nhiềupha.Các bao thể khí-lỏng có dạng hình nhiềucạnh, oval với kích thước 5-15 μ. Thànhphần pha trong bao thể: khí 60-80 %, lỏng20-40 % thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoátrong khoảng 250-360°C.Các bao thể lỏng-khí có số lượng nhiềutrong mẫu, dạng nhiều cạnh, hình ống vớikích thước 10-30 μ. Thành phần pha trongbao thể: lỏng 70-80 %, khí 20-30 % thể tíchbao thể. Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng160-250°C.Các bao thể nhiều pha phân bố rải ráctrong mẫu, có dạng hình nhiều cạnh với kíchthước 15-30 μ. Thành phần pha trong baothể: lỏng 40-60 %, khí 10-30 %, rắn 10-20 %thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoá trongkhoảng 170-256°C.Như vậy, các mạch quặng vàng vùng TràNú - Phước Thành được thành tạo trong haikhoảng nhiệt độ 250-408 và 160-280°C,tương ứng với giai đoạn nhiệt dịch nhiệt độcao - trung bình và trung bình - thấp. Mạchthạch anh - sulfur-vàng trong đá biến chấtđược thành tạo trong giai đoạn nhiệt dịchnhiệt độ trung bình - thấp có hàm lượngvàng cao .e. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng vàng ở Trảng SimĐiểm quặng vàng Trảng Sim thuộc tỉnhPhú Yên. Ở đây, quặng hoá vàng là kiểuthạch anh - sulfur-vàng.Thạch anh của mạch thạch anh - sulfurvàng

Page 21: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

chứa các bao thể nguyên sinh: khílỏng,nhiều pha và lỏng-khí .Các bao thể khí-lỏng có dạng hình nhiềucạnh, oval, hình ống với kích thước 10-40 μ.Thành phần pha trong bao thể: khí 60-70 %,lỏng 30-40 % thể tích bao thể. Nhiệt độ đồnghoá trong khoảng 317-337°C.Các bao thể nhiều pha có dạng hình nhiềucạnh, hình ống với kích thước 10-40 μ.Thành phần pha trong bao thể: lỏng 60 %,khí 10 %, rắn 30 % thể tích bao thể. Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 117-237°C.Các bao thể lỏng-khí có dạng hình nhiềucạnh, hình ống, oval với kích thước 5-50 μ.Thành phần pha trong bao thể: lỏng 60-90%, khí 10-40 % thể tích bao thể. Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 113-285°C.Như vậy, quặng vàng Trảng Sim đượcthành tạo trong hai khoảng nhiệt độ là 317-337 và 113-285°C, đặc trưng cho loại quặngvàng có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ caovà trung bình - thấp.f. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng vàng ở Krông PhaĐiểm quặng vàng Krông Pha thuộchuyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Ở đâyquặng hoá vàng là kiểu thạch anh -arsenopyrit-vàng.Thạch anh của mạch thạch anh -arsenopyrit-vàng chứa các loại bao thểnguyên sinh: khí-lỏng, nhiều pha và lỏngkhí.Các bao thể khí-lỏng có dạng hình nhiềucạnh, oval với kích thước 10-20 μ. Thànhphần pha trong bao thể: khí 80-90 %, lỏng10-20 % thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoátrong khoảng 305-367°C.Các bao thể nhiều pha có dạng hìnhnhiều cạnh, hình ống với kích thước 10-30 μ. Thành phần pha trong bao thể: lỏng30-65 %, khí 15-20 %, rắn 10-50 % thể

Page 22: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoá trongkhoảng 215-263°C.Các bao thể lỏng-khí có dạng hình nhiềucạnh, hình ống, oval với kích thước 5-40 μ.Thành phần pha trong bao thể: lỏng 60-85%, khí 15-40 % thể tích bao thể. Nhiệt độđồng hoá trong khoảng 183-265°C.Như vậy, quặng vàng Krông Pha cónguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ cao (305-367°C) và trung bình (183-265°C).57g. Đặc điểm bao thể và nhiệt độ tạoquặng vàng ở Kôn ChrôĐiểm quặng vàng Kôn Chrô thuộc tỉnhGia Lai. Ở đây quặng hoá là kiểu thạch anh -sulfur đa kim - vàng.Thạch anh của mạch quặng chứa cácbao thể nguyên sinh: khí-lỏng, nhiều phavà lỏng khí.Các bao thể khí-lỏng có dạng hình ống,oval với kích thước 5-20 μ. Thành phần phatrong bao thể: khí 60-90 %, lỏng 10-40 %thể tích bao thể. Nhiệt độ đồng hoá trongkhoảng 310-330°C.Các bao thể nhiều pha có số lượng rất íttrong mẫu, hình ống với kích thước 10-15 μ.Thành phần pha trong bao thể: lỏng 50-65%, khí 15-30 %, rắn 10 % thể tích bao thể.Nhiệt độ đồng hóa trong khoảng 250-285°C.Các bao thể lỏng-khí có dạng hình nhiềucạnh, hình ống, oval với kích thước từ vàiđến 30 μ. Thành phần pha trong bao thể:lỏng 70-90 %, khí 10-30 % thể tích bao thể.Nhiệt độ đồng hoá trong khoảng 121-292°C.Như vậy, điểm vàng Kôn Chrô có nguồngốc nhiệt dịch nhiệt độ cao (310-330°C) vàtrung bình - thấp (121-292°C).Qua kết quả nghiên cứu bao thể trongmạch quặng của các mỏ và điểm vàng gốcở Việt Nam, ta có thể rút ra các kết luận

Page 23: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

dưới đây:1) Những bao thể trong thạch anh của cáckiểu vàng gốc rất đa dạng, phong phú,thường gặp ba loại bao thể nguyên sinh: khílỏng,lỏng-khí và nhiều pha. Đặc biệt bao thểlỏng-khí có số lượng lớn và rất phổ biến;2) Quặng vàng gốc được thành tạo ở giaiđoạn nhiệt dịch nhiệt độ cao - trung bình(230 -370°C) và trung bình - thấp (120-290°C);3) Quặng vàng gốc tập trung cao, thườngcó giá trị công nghiệp, được thành tạo ở giaiđoạn nhiệt dịch nhiệt độ trung bình - thấp(120-290°C).Tổng quát lại, những kết quả nghiên cứubao thể trong khoáng vật của granitoiđ,pegmatit và của các kiểu quặng thiếcwolfram,vàng ở Việt Nam trình bày trên đãlàm rõ điều kiện thành tạo của môi trườngđịa chất, nguồn gốc, các giai đoạn thành tạovà triển vọng quặng phân bố trên mặt vàdưới sâu. Nhưng đây chỉ là những kết quảbước đầu, vì hiện nay ở nước ta chưa đủ điềukiện để tiến hành đồng bộ các phương phápnghiên cứu bao thể trong khoáng vật.Mong rằng các cơ quan địa chất của Nhànước quan tâm đầu tư trang thiết bị, cán bộchuyên sâu cho lĩnh vực nghiên cứu mớinày, để góp phần phát triển toàn diện khoahọc địa chất ở nước ta.VĂN LIỆU1. Dương Đức Kiêm, 1985. Phân loạikhoáng sản thiếc Việt Nam. Địa chất và khoángsản, 2 : 129-138. Viện Địa chất và Khoáng sản,Hà Nội.2. Đinh Văn Diễn, Phạm Hòe, ĐinhThanh Bình, 1995. Các thành tạo biến chấttrao đổi và quặng hóa vàng vùng Địch Quả.ĐC, KS và DK VN, 2 : 235-246. Cục Địa chấtViệt Nam, Hà Nội.

Page 24: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

3. Đopjikov A.E. (Chủ biên), 1965. Địa chấtmiền Bắc Việt Nam. Tổng cục Địa chất, Hà Nội(bản tiếng Việt, 1971).4. Ermakov N.P., 1972. Hệ địa hóa baothể trong khoáng vật. Nxb Nedra, Moskva(tiếng Nga).5. Ermakov N.P., 1979. Nhiệt áp - địa hóa.Nxb Nedra, Moskva (tiếng Nga).6. Hoàng Sao, 1979. Đặc điểm khoáng vật -thạch học và điều kiện thành tạo granitoiđMezozoi vùng Tam Đảo. Luận án PTS. Thư việnQG., Hà Nội.7. Hoàng Sao, 2000. Các phương phápnghiên cứu bao thể trong khoáng vật. Thông tinKH - KTĐC, 1-2. Trung tâm TT-LT ĐC, Hà Nội.588. Nguyễn Nghiêm Minh, Phạm Huy Siêu,1967. Vài nét về đặc điểm khoáng vật cộng sinhtrong quặng thiếc thuộc loại caxiterit-silicat vùngmỏ Sơn Dương. Địa chất, 65 : 10-18. Hà Nội.9. Phạm Hòe, 1995. Đặc điểm các đá biếnchất trao đổi nhiệt dịch và quặng hóa vàng vùngĐịch Quả, Thanh Sơn, Vĩnh Phú. Tt luận án PTSĐC-KV. Thư viện QG., Hà Nội.10. Roedder E., 1984. Fluid inclusion.Review of Mineralogy, 12. Min. Soc. of America.11. Shepherd I.J., 1985. A practical guide tofluid inclusion studies. London.12. Trần Đình Sâm, 1995. Cấu trúc địa chấtmỏ vàng-antimon Tà Sỏi và triển vọng khoánghóa ở phần sâu. ĐC, KS và DKVN, 2 : 277-285.Cục Địa chất VN, Hà Nội.13. Trần Văn Trị (Chủ biên), 2000. Tàinguyên khoáng sản Việt Nam. Cục Địa chất vàKhoáng sản Việt Nam, Hà Nội, 214 tr..14. Võ Văn Bình (Chủ biên), 1998. Đặcđiểm khoáng hóa và phân vùng triển vọng quặngvàng vùng nam Trà Nú - Phước Thành, tỉnhQuảng Nam - Quảng Ngãi. Lưu trữ Liên đoànĐịa chất Trung Bộ.

Page 25: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

SUMMARYCharacteristics of inclusions and forming temperature of granitoids,tin-wolfram and gold ores in Việt NamHoàng SaoInclusions are formed in the crystallizing process of minerals. They have been subdividedinto 3 groups: solid, gas and liquid-mixed inclusions. Based on the forming time of inclusionsin comparision to containing them minerals, they can be subdivided into: primary, primarysecondaryand secondary inclusions. At present, the methods of homogenization, cryometry,decrepitation and chemico-physical method have been used in the study on inclusion types,aiming to determine the quantitative chemico-physical parameters (temperature, composition,pressure) of the mineral-forming environment, basing on this one can interprete preciselymany geological problems.The study on different types of inclusions in quartz of granitoids of the Trúc Khê - NúiĐiệng and Thiện Kế massifs and in veins of tin-wolfram, gold ores in Việt Nam by themethods of homogenization and decrepitation has been reaching some following results:- Granitoids of the Trúc Khê - Núi Điệng and Thiện Kế massifs contain primarycrystallyzed and glassy inclusions having the forming temperature of from 600-700 to 980°C;- Inclusions within quartz of tin-wolfram ores in Việt Nam is abundant and diversified,usually composed of 5 types of primary inclusions: gas, gas-liquid, polyphase, liquid-carbonicand liquid-gas, formed in two stages: pneumatogene-hydrothermal (300-500°C) at thepressure of 650-1300 At, and hydrothermal in high-medium temperature (145-390°C) at thepressure of 750-1210 At. The highly concentrated tin-wolfram ores, usually of industrialsignificance, were formed in the hydrothermal stage of high-medium temperature (145-390°C);

Page 26: ĐẶC ĐIỂM BAO THỂ VÀ NHIỆT ĐỘ THÀNH TẠO GRANITOIĐ

- Inclusions within quartz of primary gold type in Việt Nam are abundant andpolymorphic, usually occurring in 3 primary types: gas-liquid, liquid-gas and polyphase,formed in the hydrothermal stage of high-medium (230-370°C) and medium-low (120-290°C) temperatures. The highly concentrated primary gold ores, usually of industrialsignificance were formed in the hydrothermal stage of medium-low temperature (120-290°C).Ngày nhận bài: 15/12/2007Người biên tập: Phan Trường Thị