125
CHUYÊN ĐỀ THC TP i SVTH: Trn Qunh Giao DANH MC VIT TT 1. TĐĐV : Thần đồng Đất Vit 2. PT: Phan Th3. NXB: Nhà xut bn

DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

i

SVTH: Trần Quỳnh Giao

DANH MỤC VIẾT TẮT

1. TĐĐV : Thần đồng Đất Việt

2. PT: Phan Thị

3. NXB: Nhà xuất bản

Page 2: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

ii

SVTH: Trần Quỳnh Giao

ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CHO VIỆC

PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG

GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ PHAN THỊ

1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Cái tên Phan Thị có lẽ vừa lạ nhưng cũng sẽ rất quen thuộc đối với các độc

giả của Thần Đồng Đất Việt (TĐĐV), bộ tác phẩm đã gắn liền với tên tuổi của

công ty Phan Thị.

Được thành lập từ tháng 06 /2000, cho đến nay công ty Phan Thị đã xuất

hiện trên thị trường truyện tranh Việt Nam đã được gần 11 năm. Giám đốc công

ty, cô Phan Thị Mỹ Hạnh tốt nghiệp từ trường Đại học Bách khoa ngành điện tử

viễn thông với những công sự trẻ, yêu thiết kế, đồ họa và đặc biệt là đam mê

truyện tranh đã cùng chung tay xây dựng nên công ty Phan Thị.

Đã nhiều năm cho đến nay, xu hướng đọc truyện tranh nước ngoài rất phổ

biến đối với các em thiếu nhi, vậy tại sao ở Việt Nam lại không làm một truyện

tranh của người Việt nói về chuyện Việt, sử Việt, dành cho trẻ em Việt, đó là

mong muốn cũng như sứ mệnh mà Phan Thị luôn theo đuổi.

Tên tuổi Phan Thị hiện nay luôn được nhắc đến cùng sự nổi tiếng của

TĐĐV, vậy qua 10 năm, TĐĐV có còn thu hút được độc giả hay tâm trí của độc

giả có biết đến Phan Thị? Các công cụ quảng bá của Phan Thị trong thời gian qua

thật sự có hiệu quả? Vì thế, thông qua đề tài này, em cũng mong rằng Phan Thị nói

chung và những cá nhân nhân viên nói riêng có cái nhìn toàn diện về công ty, và

các hoạt động trong thời gian qua, và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn.

Page 3: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

iii

SVTH: Trần Quỳnh Giao

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

- Đối với bản thân sinh viên:

+ Hiểu rõ tình hình kinh doanh và các hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu

của công ty.

+ Nhận thức và sử dụng đúng các công cụ PR.

- Đối với doanh nghiệp:

+ Có cái nhìn tổng quát và đánh giá hiệu quả các hoạt động quảng bá thương

hiệu trong thời gian qua.

+ Đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục và phát triển hình ảnh thương hiệu.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu chính: họat động PR

- Khách thể nghiên cứu: Công ty cổ phần truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị.

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ nhân viên công ty, cán bộ phụ trách thực tập, chuyên

gia, đối tượng sử dụng dịch vụ, đối tượng trực tiếp nhận được dịch vụ.

- Phạm vi thực hiện đề tài: Các quận trung tâm TP HCM: quận 1, 3, 5, Phú Nhuận,

Bình Thạnh.

4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

4.1 Quy trình thực hiện

Bước 1: xác định vấn đề nghiên cứu sau đó tiến hành tìm kiếm thu nhập thông

tin thứ cấp thông qua sách, báo, tạp chí, internet,.. Sau đó chọn lọc tiến hành

nghiên cứu đưa ra lý luận về mở rộng thương hiệu

Bước 2: tiến hành lập bảng câu hỏi với nội dung về mức độ nhận biết thương

hiệu của khách hàng. Sau đó tiến hành khảo sát tại các trường mầm non, tiểu

học, sạp báo.

Page 4: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

iv

SVTH: Trần Quỳnh Giao

Bước 3: Truy cập các diễn đàn truyện tranh để tìm hiểu về mức độ yêu thích và

đón đọc của độc giả đối với các tác phẩm của Phan Thị.

Bước 4: sau khi đi khảo sát có được dữ liệu, tiến hành nhập liệu vào phần mềm

SPSS 11.5 và xử lý cho ra những thống kê về sản phẩm

Bước 5: từ những thống kê có được thông qua phần mềm SPSS 11.5 đưa ra

đánh giá và đề xuất nhằm phát triển thương hiệu của công ty.

4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn:

- Các số liệu thống kê hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua, tài

liệu về các hoạt động PR chính.

- Thu thập thông tin về lĩnh vực xuất bản thông qua các website công ty, các

diễn đàn.

Phương pháp nghiên cứu định tính: Trao đổi và xin ý kiến của các anh chị

nhân viên trong công ty.

Đối tượng:

- Chị giám đốc Phan Thị Mỹ Hạnh

- Chị Hồng - phòng sáng tác nội dung

- Chị Lan Nhã - phòng truyền thông online

Thời gian: 45 phút/đối tượng từ ngày 01/03 đến 05/03

Phương pháp định lượng:

- Khảo sát thông qua bảng câu hỏi.

- Khảo sát mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Phan

Thị.

- Số lượng mẫu: 100 mẫu

- Đối tượng được phỏng vấn :

+ Các chủ tiệm sách, đại lý

+ Các giáo viên tại các trường mầm non

Page 5: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

v

SVTH: Trần Quỳnh Giao

+ Đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm của Phan Thị: học sinh từ 7 đến 13 tuổi,

và từ 16 đến 18 tuổi.

+ Đối tượng gián tiếp: phu huynh mua cho con.

- Khu vực: Các quận trung tâm TP HCM: quận 1, 3, 5, Phú Nhuận, Bình Thạnh.

- Thời gian: từ ngày 10/03 đến ngày 17/03

5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI:

- Công ty cổ phần truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị đã thành lập được

10 năm, nhưng cho đến năm 2010 công ty mới chú trọng các hình thức Marketing,

đặc biệt là online marketing. Từ giữa năm 2010, công ty mới chính thức lập thêm

2 phòng mới: phòng kinh doanh và phòng truyền thông.

- Trong thời gian qua, công ty chưa có một người phụ trách tổng hợp tin tức các

hoạt động quảng bá, hay đánh giá hiệu quả các chương trình đã xây dựng. Do đó

tài liệu của công ty rất ít.

- Ngành xuất bản còn khá mới mẻ đối với bản thân sinh viên thực hiện đề tài.

6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI:

phần mở đầu:

Lý do chọn đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Hạn chế của đề tài

phần nội dung: gồm 3 chương

Chương 1: hệ thống hóa các cơ sở lý luận về họat động PR

Page 6: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

vi

SVTH: Trần Quỳnh Giao

Chương 2: Giới thiệu Công ty cổ phần truyền thông giáo dục và giải trí

Phan Thị

Chương 3: Thực trạng các hoạt động PR tại Công ty Phan Thị

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị hoạt động PR cho Công ty Phan Thị

phần kết luận

7. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Giới thiệu tổng quan về PR

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Vai trò

1.1.3 Vị trí của PR trong Promotion

1.2 Các hoạt động của PR

1.2.1 Họp báo

1.2.2 Road show

1.2.3 Tổ chức sự kiện - tung sản phẩm mới

1.2.4 Tài trợ - Từ thiện

1.3 Các bước lập kế hoạch PR

1.3.1 Phân tích tình hình thị trường

1.3.2 Giới thiệu thương hiệu/sản phẩm

1.3.3 Thiết lập mục tiêu PR

1.3.4 Định vị và thông điệp truyền thông

1.3.5 Chiến lược PR

1.3.6 Hoạch định chương trình PR

1.3.7 Phân tích ngân sách

1.3.8 Đánh giá và đo lường hiệu quả

Page 7: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

vii

SVTH: Trần Quỳnh Giao

CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC

VÀ GIẢI TRÍ PHAN THỊ

2.1 Tổng quan về ngành

2.1.1 Tổng thể các doanh nghiệp, công ty kinh doanh trong ngành

2.1.2 Tổng quan tình hình cạnh tranh

2.2. Tổng quan Công ty Cổ phần Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị (Công ty

Phan Thị)

2.2.1 Giới thiệu chung về Công ty Phan Thị

2.2.1.1 Giới thiệu

2.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

2.2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty

2.2.1.4 Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi

2.2.1.5 Bộ máy quản lý

2.2.2 Các sản phẩm:

2.2.2.1 Truyện

2.2.3.1.1 Truyện tranh

2.2.3.1.2 Truyện minh họa

2.2.2.2 Sách

2.2.2.2.1 Sống đẹp

2.2.2.2.2 Dạy vẽ

2.2.2.2.3 Tạp chí

2.2.2.2.4 Sách tham khảo

2.2.3 Kênh bán hàng

2.2.3.1 Nhà sách

2.2.3.2 Công ty phát hành sách

2.2.3.3 Trường học

2.2.3.4 Các quầy sách báo

Page 8: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

viii

SVTH: Trần Quỳnh Giao

2.2.3.5 Bán hàng trực tuyến

2.2.4 Tình hình hoạt động của Công ty Phan Thị

CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ PHAN THỊ

3.1 Các giải pháp đang được thực hiện

3.1.1 Ấn phẩm – tặng phẩm

3.1.2 Online Marketing - Website

3.1.3 Tổ chức sự kiện

3.1.4 Sale promotion

3.2 Kết quả khảo sát hiệu quả các giải pháp đang thực hiện

3.3 Đánh giá các giải pháp đang thực hiện

CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CHO CÔNG

TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ PHAN THỊ

3.1 Cơ sở đề xuất

3.2 Nội dung đề xuất

3.2.1 Online Marketing

3.2.2 Kênh phóng sự

3.2.3 Tài trợ

- Tham gia tài trợ các hoạt động dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Xây dựng câu chuyện PR: Cùng nhau sáng tác giúp trẻ đến trường

+ Ý tưởng chủ đạo:

Tổ chức kêu gọi mọi đối tượng sáng tác truyện tranh gửi về cho Phan Thị.

Phan Thị sẽ tổng hợp truyện hay và xuất bản thành tập truyện.

Page 9: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

ix

SVTH: Trần Quỳnh Giao

Tập truyện sẽ được bán ra, và trích doanh thu lập thành quỹ khuyến học

Phan Thị.

+ Ý nghĩa:

Tạo nên một chương trình với mục đích giúp trẻ em nghèo được đến

trường.

Tạo sân chơi mới lành mạnh và có ý nghĩa, tạo cơ hội thể hiện tài năng

của các họa sĩ nhí.

+ Mục đích:

Quảng bá hình ành thương hiệu Phan Thị trong lòng mọi người tốt đẹp.

+ Kế hoạch thực hiện

3.2.3 Tính khả thi của kế hoạch

KẾT LUẬN

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 10: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

x

SVTH: Trần Quỳnh Giao

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 2

1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PR ................................................ 2

1.1.1. Khái niệm ..................................................................................... 2

1.1.2. Vai trò .......................................................................................... 6

1.1.3. Vị trí của PR trong Promotion ...................................................... 7

1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PR ......................................................... 10

1.2.1. Họp báo ...................................................................................... 10

1.2.2. Tổ chức sự kiện .......................................................................... 13

1.2.3. Tài trợ ........................................................................................ 14

1.2.4. Xử lý khủng hoảng ..................................................................... 17

1.3. CÁC BƢỚC LẬP KẾ HOẠCH PR ................................................ 19

1.3.1. Phân tích tình hình thị trường ..................................................... 19

1.3.2. Giới thiệu thương hiệu/sản phẩm ................................................ 20

1.3.3. Thiết lập mục tiêu PR ................................................................. 20

1.3.4. Định vị và thông điệp truyền thông ............................................. 22

1.3.5. Chiến lực PR .............................................................................. 23

Page 11: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

xi

SVTH: Trần Quỳnh Giao

1.3.6. Hoạch định chương trình PR ...................................................... 23

1.3.7. Phân tích ngân sách .................................................................... 23

1.3.8. Đánh giá và đo lường hiệu quả ................................................... 24

CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC

VÀ GIẢI TRÍ PHAN THỊ .......................................................................... 26

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ............................................................ 26

2.1.1 Tổng thể các doanh nghiệp, công ty kinh doanh trong ngành

............................................................................................................. 26

2.1.2. Tổng quan tình hình cạnh tranh .................................................. 28

2.2. TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VÀ

GIẢI TRÍ PHAN THỊ (CÔNG TY PHAN THỊ) ................................... 31

2.2.1 Giới thiệu chung về Công ty Phan Thị ......................................... 31

2.2.1.1 Giới thiệu ............................................................................. 31

2.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ........................................ 31

2.2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty ............................................ 34

2.2.1.4 Tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu theo đuổi ............................ 35

2.2.1.5 Bộ máy quản lý ................................................................... 36

2.2.2 Các sản phẩm ............................................................................. 39

2.2.2.1 Truyện .................................................................................. 39

Page 12: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

xii

SVTH: Trần Quỳnh Giao

2.2.2.2 Sách ..................................................................................... 43

2.2.3 Kênh bán hàng ............................................................................ 46

2.2.3.1 Nhà sách ............................................................................... 46

2.2.3.2 Công ty phát hành ................................................................ 48

2.2.3.3 Trường học ........................................................................... 49

2.2.3.4 Quầy sách báo ...................................................................... 49

2.2.3.5 Bán hàng trực tuyến ............................................................. 50

2.2.4 Tình hình hoạt động của Công ty Phan Thị .................................. 53

CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ PHAN THỊ .................... 57

3.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐANG ĐƢỢC THỰC HIỆN ............................. 57

3.1.1 Ấn phẩm – tặng phẩm .................................................................. 57

3.1.2 Online Marketing – Website ........................................................ 58

3.1.3 Tổ chức sự kiện. .......................................................................... 62

3.1.4 Sale promotion ............................................................................ 69

3.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP ĐANG THỰC HIỆN

................................................................................................................. 70

3.3 ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP ĐANG THỰC HIỆN ..................... 76

Page 13: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

xiii

SVTH: Trần Quỳnh Giao

CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CHO CÔNG

TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ PHAN THỊ

.............................................................................................. ………………78

4.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT ............................................................................. 78

4.2 NỘI DUNG ĐỀ XUẤT .................................................................... 78

4.2.1 Online Marketing ....................................................................... 78

4.2.2 Xây dựng “Kênh phóng sự” của Phan Thị .................................. 80

4.2.3 Từ thiện: ..................................................................................... 84

4.2.4 Hoạt động kích cầu cho khách hàng trên

www.bookbuy.vn.....................................................................................85

4.3 Tính khả thi của kế hoạch: .................................................................. 86

KẾT LUẬN ................................................................................................ 87

PHỤ LỤC ................................................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 109

Page 14: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

xiv

SVTH: Trần Quỳnh Giao

DANH SÁCH HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Vị trí của PR trong Promotion ..................................................................7

Hình 1.2 Yêu cầu đặc trưng đối với Thông cáo báo chí ......................................... 13

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Phan Thị năm 2010 .................................. 38

Hình 2.1 Mạng lưới nhà sách các tỉnh thành ......................................................... 46

Hình 3.1: Giao diện chính của website www.phanthi.vn …………………………. 59

Hình 3.2: Các sản phẩm được xuất hiện liên tục …………………………………. 60

Hình 3.3: website về tạp chí Truyện tranh Việt (www.vetruyentranh.com) ……… 60

Hình 3.4: website về sản phẩm Vẽ truyện tranh(www.truyentranhviet.vn) ……… 61

Hình 3.5: Giới thiệu các sản phẩm Tô màu của Phan Thị và tin tức có liên quan

(www.betomau.vn) ……………………………………………………………….. 61

Hình 3.6: Hội sách Book4B tại trường Mầm non , 423/34 Lạc Long Quận, Q11… 68

Hình 3.7: Giải bóng đá Mầm non Phan Thị Book4B …………………………….. 68

Page 15: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

xv

SVTH: Trần Quỳnh Giao

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Doanh thu bán hàng trực tuyến trên website www.phanthi.vn và

www.bookbuy.vn ...................................................................................................52

Bảng 2.2 Bảng kết quả kinh doanh của năm 2008 đến năm 2010 ............................54

Bảng 2.3 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm 2010 .........................................55

Bảng 2.4 Bảng so sánh tý lệ chi phí so với doanh thu thuần năm ............................56

Page 16: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

xvi

SVTH: Trần Quỳnh Giao

DANH SÁCH ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1 Số lượng nhà sách phân phối sản phẩm Công ty Phan Thị trên các tỉnh VIệt

Nam ............................................................................................................................47

Đồ thị 2.2 : Số lượng nhà sách phân phối sản phẩm Công ty Phan Thị ở TPHCM ….. 48

Đồ thị 2.3: Số lượng công ty phát hành tại các tỉnh miền Việt Nam……………... 49

Đồ thị 2.3 : Doanh thu bán hàng trực tuyến từ tháng 03/2010 đến tháng 01/2011…… 53

Đồ thị 3.1: Đặc điểm mẫu khảo sát …………………………………………………… 70

Đồ thị 3.2: Mức độ yêu thích TĐĐV so với các truyện tranh khác ………………….. 71

Đồ thi 3.3: Cơ cấu số phụ huynh có biết TĐĐV là sản phẩm của Công ty Phan Thị … 72

Đồ thị 3.4: Yếu tố giúp khách hàng biết TĐĐV là sản phẩm của Công ty Phan Thị … 73

Đồ thị 3.5: Biết đến cuộc thi của TĐĐV ……………………………………………... 73

Đồ thị 3.6: Mức độ ý kiến về các nhận định ………………………………………….. 74

Đồ thị 3.7: Lựa chọn truyện tranh ……………………………………………………. 75

Đồ thị 3.8: Quan tâm đến nhà sản xuất sản phẩm ……………………………………. 75

Đồ thị 3.9: Các kênh tìm hiểu thông tin tin cậy ………………………………………. 76

Page 17: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ lâu, các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện nhiều chương trình, nhiều

hoạt động PR nhằm hỗ trợ cho kinh doanh, tạo quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng.

Thế nhưng định hướng cho các hoạt động đó, cũng như mục tiêu, đối tượng nhắm

đến, phương pháp đo lường hiệu quả và việc lên kế hoạch còn chưa được lưu tâm

đúng mức. Điều quan trọng hơn nữa là các hoạt động PR đó chưa được “soi dưới

kính hiển vi” như một quá trình truyền thông phức tạp, trong đó bao gồm nhiều cơ

hội để truyền thông điệp cho đối tượng, thuyết phục họ để họ làm theo mục tiêu của

mình. Chính vậy, giá trị và hiệu quả của hoạt động PR chưa được khai thác tối đa,

và doanh nghiệp chưa gặt hái được trọn vẹn những ích lợi to lớn từ hoạt động PR

mang lại.

Ở một số doanh nghiệp, người chủ đạo thực hiện công tác “có liên quan đến PR”

không ai khác ngoài đích thân giám đốc, vì những doanh nghiệp này quan niệm làm

PR là đi “quan hệ”, đi “ngoại giao”. Có nơi lại đánh đồng PR với quan hệ báo chí,

nên chỉ lo quan tâm đến cánh nhà báo, từ phóng viên, trưởng ban cho đến Tổng biên

tập của các phương tiện truyền thông. Thật ra đây mới chỉ là một trong nhiều nhóm

người mà doanh nghiệp phải xây dựng quan hệ. Và cũng xuất phát từ suy nghĩ này

mà các công ty tin rằng “Chỉ cần bơm quan hệ với báo chí là êm xuôi”, tức là mọi

loại thông tin của công ty (cho dù không có giá trị về tin tức báo chí) sẽ được hỗ trợ

đăng tải rộng rãi, hoặc công ty sẽ không bị “sờ gáy” đến những “chuyện chưa tốt”.

Họ không đầu tư sáng tạo để đưa ra những chương trình, hoạt động, sự kiện thật sự

tạo quan tâm chú ý; không lưu tâm đến việc chấn chỉnh mọi qui trình trong công ty,

cải thiện việc chăm sóc khách hàng, tăng chất lượng sản phẩm… Đây là mầm mống

gây nên sự cố, tạo ra khủng hoảng, gây thiệt hại khá nặng nề cho hoạt động kinh

doanh và uy tín của doanh nghiệp.

Vì thế,PR hiện nay là một chủ để rất nhiều Marketer quan tâm hiện nay, đó là

một công cụ giúp phát triển hình ảnh thương hiệu của công ty bạn đến với nhóm

công chúng gần gũi và tốt đẹp.

Page 18: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 2

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Giới thiệu tổng quan về PR

1.1.1 Khái niệm

Giải thích thuật ngữ PR

PR: Public relations

PR: quan hệ công chúng, giao tiếp nhân sự, quan hệ cộng đồng.

Công chúng là gì?

Công chúng là một hoặc nhiều con người tự nhiên hoặc pháp lý, trong mối quan

hệ với luật pháp hoặc trong thực tiễn quốc gia, hiệp hội, tổ chức hoặc nhóm của họ.1

Công chúng của PR là các nhóm người kể, kể cả nội bộ và bên ngoài mà tổ chức

có liên hệ.2

Đối với PR chuyên nghiệp, công chúng là một nhóm người được xác định là có

một mối quan hệ với khách hàng của mình. Đó có thể là khách hàng hoặc khách

hàng tiềm năng, nhân viên, cổ đông, những quan chức trong lĩnh vực hoạt động của

khách hàng, quan chức chính phủ, và báo chí. Một số PR chuyên nghiệp cho rằng

hoạt động quan hệ công chúng không gắn liền với công chúng nói chung vì khái

niệm đó quá rộng để lập kế hoạch cũng như thực thi các kế hoạch PR hiệu quả. G.

Harvey Gail, Chủ tịch Tập đoàn VanNatta Public Relations, Mỹ, cho rằng: Người

bình thường khi nghe đến từ công chúng sẽ nghĩ đến con người nói chung. Tuy

nhiên, những nhà hoạt động PR nhận thấy rằng thế giới là tập hợp của vô vàn những

nhóm công chúng riêng biệt, trong đó một số nhóm công chúng có tác động đáng

kể tới khả năng tổ chức đạt được mục tiêu trong hoạt động, một số nhóm khác thì

không”.

1 http://www.culture-routes.lu/picture/glossaire_list.php3

2 http://www.pioneerstrategies.com/newsltr_iano6.htm

Page 19: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 3

Chính sự sàng lọc của nhóm công chúng của PR đã làm cho hoạt động truyền

thông phải thay đổi các phương pháp cho phù hợp từng nhóm. Vậy, những nhóm

công chúng nào là đối tượng mục tiêu của PR? Ví dụ sau đây là danh sách các nhóm

công chúng của một công ty quy mô trung bình tại Mỹ:

- Những người lãnh đạo, định hướng dư luận, những người đặc biệt quan trọng

trong cộng đồng.

- Gia đình của người chủ sở hữu công ty, chủ và nhân viên của công ty.

- Báo chí địa phương, bao gồm: báo in, phát thanh, truyền hình, các trang web,

các tạp chí thương mại.

- Thị trường lao động, các công ty tư vấn tuyển dụng lao động tại địa phương.

- Những nhà lãnh dạo cộng đồng, lãnh đạo thành phố và một số quan chức dân cử

(ủy viên hội đồng thành phố, thị trưởng)

- Lãnh đạo và thành viên các hiệp hội thương mại.

- Phòng thương mại và các hiệp hội, tổ chức phát triển kinh tế của địa phương.

- Những nhà bán sỉ, nhà cung cấp hàng hóa.

- Những người điều hành luật pháp, bao gồm cả những cơ quan liên quan đến đất

đai và môi trường.

- Người có vốn cổ phần và cộng đồng đầu tư thông qua nhà môi giới, ngân hàng

và người cho vay.

- Những đối thủ cạnh tranh.

- Các nhóm hoạt động xã hội.

Danh sách các nhóm công chúng trên đây dành cho một công ty quy mô trung

bình, nó rất khác so với danh sách các nhóm công chúng của một tổ chức phi chính

phỉ hoặc một cơ quan chính phủ. Đồng thời, thứ tự mức độ quan trọng của từng

nhóm công chúng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của từng tổ chức.Vì vậy, không thể có

một danh sách các nhóm công chúng chung cho mọi cơ quan, tổ chức.

PR là gì?

Page 20: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 4

Theo nhà nghiên cứu Frank Jefkins, PR là hoạt động liên quan đến mọi tổ chức,

dù là tổ chức thương mại hay phi thương mại. Nó tồn tại một cách khách quan, dù ta

muốn hay không muốn. PR tồn tại một cách khách quan, dù ta muốn hay không

muốn. PR bao gồm tất cả các hoạt động thông tin với tất cả những người mà tổ chức

có liên hệ. Không chỉ các tổ chức, mà cả các cá nhân cũng ít nhiều có lúc cần đến

hoặc có sử dụng PR, trừ phi người đó hoàn toàn bị cô lập và tồn tại bên ngoài phạm

vi liên hệ của xã hội loài người. (Jefkins F., 2007, Phá vỡ bí ẩn PR, Nguyễn Thị

Phương Anh và Ngô Anh Thy biên dịch, 22)

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa PR. Những người làm PR đưa ra những cách

hiểu khác nhau về nghề này. Điều đó cũng dễ hiểu vì PR là một lĩnh vực hoạt động

rất phong phú và những người làm PR có thể tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau.

Trong cuốn sách này, chúng tôi cố gắng đưa ra những định nghĩa mang tính tổng

quan nhất và có cơ sở thuật nhằm giúp bạn có được cái nhìn và cách hiểu toàn diện,

đúng đắn về PR.

Frank Jefkins đã đưa ra định nghĩa về PR như sau: PR bao gồm tất cả các hình

thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ

chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự

hiểu biết lẫn nhau. Frank Jefkins nhấn mạnh mục đích của PR không chỉ là tạo sự

hiểu biết lẫn nhau mà còn nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, như giải quyết các

vấn đề truyền thông giao tiếp, làm thay đổi thái độ từ tiêu cực sang tích cực.

(Jefkins F., 1998, Public Relations Frameworks (Hệ thống hoạt động PR), Prentice

Hall, Harlow, England, 22)

Khi đề cập và nhấn mạnh đến khía cạnh mục tiêu, Jefkins cũng ám chỉ đến khả

năng có thể áp dụng việc quản lý trong hoạt động PR. Một khi đã đặt ra những mục

tiêu cụ thể thì ta có thể quan sát và đo lường các kết quả của hoạt động PR. Trong

những trường hợp cần thiết, các kỹ thuật nghiên cứu marketing có thể được sử dụng

để đo lường mức độ thành công hay thất bại của một chiến dịch PR. Khẳng định

này ngược lại với ý tưởng cho rằng PR là mơ hồ, không cụ thể.

Page 21: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 5

Một định nghĩa khác về PR do Viện quan hệ công chúng Anh (IRR) đưa ra cũng

bao hàm những yếu tố cơ bản nhất của hoạt động PR: PR là những nỗ lực một cách

có kế hoạch, có tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể nhằm thiết lập và duy trì mối

quan hệ cùng có lợi ích với đông đảo công chúng của nó.

Đại hội đồng Quốc tế của những người làm PR tổ chức tại Mexico tháng 8 năm

1978 đã đưa ra một định nghĩa khá toàn diện về PR: PR là một ngành khoa học xã

hội nhân văn, phân tích những xu hướng, những dự đoán kết quả, tư vấn cho các

nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế

hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng. Định nghĩa này cũng đề

cập đến khía cạnh khoa học xã hội và công tác đối với quyền lợi của công chúng.

Một tổ chức sẽ đánh giá qua sự quan tâm và trách nhiệm của nó đối với quyền lợi

của công chúng. PR liên quan đến sự tín nhiệm và danh tiếng của tổ chức.

Các tác giả của cuốn Nghề PR: Quan hệ công chúng coi “cơ sở chủ yếu của hoạt

động PR là cung cấp thông tin cho công chúng, xây dựng thông tin hai chiều giữa

công chúng và tổ chức, tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng”. Còn theo

F.Jefkins, nội dung chính trong định nghĩa về PR là cung cấp kiến thức cho công

chúng, nhằm mục đích thay đổi nhận thức của họ. Hội PR Mỹ lại quan niệm: “PR

giúp một tổ chức và công chúng của nó thích úng với nhau”.

Các định nghĩa này bao hàm những chức năng cơ bản của PR: nghiên cứu,

hoạch định, truyền thông và đánh giá. Khái niệm “tổ chức” được hiểu rộng hơn

“công ty”, “doanh nghiệp”, thừa nhận tất cả các tổ chức đều có nhiều “công chúng”

và phải giành được sự đồng thuận và ủng hộ của họ.

PR là quá trình truyền thông nhiều chiều xây dựng, duy trì và phát triển nhằm

tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp. Vai trò của PR bao gồm:

Truyền thông tức là đề xuất hoặc trao đổi ý tưởng, ý kiến hoặc thông điệp qua

các phương tiện khác nhau như hình ảnh, văn bản hoặc đối thoại trực tiếp.

Page 22: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 6

(1) Công bố trên báo chí tức là các thông điệp qua đã được lập kế hoạch với mục

đích rõ ràng, đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng một cách có lựa

chọn nhằm nâng cao lợi ích cho tổ chức.

(2) Quảng bá tức là các hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra và kích thích sự quan

tâm vào một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức hoặc một vấn đề gì đó.

(3) Tạo thông tin trên báo chí tức là tạo ra các câu chuyện tin phản ánh về phong

cách sống, những thể loại thông tin “mềm”, thường liên quan đến các thông tin giải

trí.

(4) Tham gia cùng với marketing tức là PR cùng chung mục đích với các hoạt động

tiếp thị hoặc quảng cáo để phục vụ lợi ích của tổ chức.

(5) Quản lý các vấn đề tức là nhận dạng, theo dõi và tiến hành các chính sách liên

quan tới công chúng vì lợi ích của tổ chức.

(Tủ sách hướng nghiệp, Nhất nghệ tinh, 2005, Nghề PR Quan hệ Công chúng, NXB

Kim Đồng, 14)

1.1.2 Vai trò:

Đối với doanh nghiệp, truyền thông là một công cụ quản lý hữu hiệu. Công cụ

được hình thành bằng các quy tắc được thống nhất sử dụng trong nội bộ doanh

nghiệp và với các tổ chức bên ngoài nhằm tạo ra một môi trường hoạt động “dễ

chịu” cho doanh nghiệp đó.

Các kỹ năng PR được hình thành từ các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

Đồng thời, công tác truyền thông hiệu quả đem lại những đóng góp to lớn đối với

các mục tiêu mang tính chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp đó như:

- Cải thiện hình ảnh hay thương hiệu của doanh nghiệp.

- Tạo lập một hình ảnh đẹp với báo chí ở một vị thế cao hơn, chuyên nghiệp hơn.

Page 23: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 7

- Thay đổi thái độ của công chúng mục đích (đặc biệt là khách hàng).

- Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng xã hội.

- Tăng cường thị phần đầu tư trên thị trường.

- Gây ảnh hưởng lên các chính sách của chính phủ ở các cấp độ tăng dần, địa

phương, nhà nước, quốc tế.

- Cải thiện mối quan hệ truyền thống đối với các nhà đầu tư và các cố vấn doanh

nghiệp.

- Nâng cấp quan hệ công nghiệp.

1.1.3 Vị trí của PR trong Promotion

Hình 1.1: Vị trí của PR trong Promotion

(Nguồn: sinh viên tự nghiên cứu)

PR và Quảng cáo

Armand Dayan định nghĩa quảng cáo là “thông báo phải trả tiền, một chiều và

không riêng cho cá nhân nào, được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin

đại chúng nhằm cổ động có lợi cho một hàng hóa, một nhãn hiệu, một hãng (cho

một công việc, một ứng cử viên, chính phủ…)”. Armand Dayan coi quảng cáo là

phương tiện phổ biến thông tin trong thương mại hay là một dạng thông báo thương

mại. Nó là một trong bốn yếu tố của tác nghiệp thị trường hay là các thành phần của

tiếp quảng cáo. Armand chỉ rõ, trong vai trò này, quảng cáo phải thông báo (về sự

Promotion

Quảng cáo Khuyến Mãi Bán hàng cá

nhân

Marketing

trực tiếp

PR

Page 24: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 8

hiện diện của hàng hóa, giá cả, kích cỡ…) nhưng trước hết quảng cáo phải kích

thích việc mua sắm, bởi vì đó chính là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của quảng cáo.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, quảng cáo phải tìm phương pháp thể hiện lôi cuốn để

chinh phục khách hàng tiềm năng. (Dayan A., 2001, Nghệ thuật Quảng cáo, Đỗ

Đức Bảo dịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 8)

Chúng ta có thể thấy, cả PR và quảng cáo đều là những loại hình hoạt động

thông tin, cùng sử dụng các biện pháp tác động vào đối tượng thông qua việc cung

cấp thông tin, song chúng hướng đến những mục đích khác nhau: Quảng cáo hướng

vào việc làm thay đổi nhu cầu của khách hàng tiềm năng nhằm thúc đẩy hành vi

mua hàng, trong khi PR hướng vào việc thay đổi nhận thức để cuối cùng dẫn đến

những thay đổi hành vi. Mục tiêu cuối cùng của quảng cáo là lợi nhuận cò mục tiêu

cao nhất của PR là tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau, sự ủng hộ và những mối quan hệ

có lợi. PR có phạm vi hoạt động, khả năng tác động cũng như đối tượng tác động

rộng hơn quảng cáo. Đối tượng tác động của Quảng cáo chủ yếu là hướng tới khách

mua hàng, trong khi công chúng của PR rất đa dạng, rộng khắp và có thể thay đổi

tùy theo tình huống, mục đích. Phạm vi hoạt động của PR không giới hạn trong

thương mại như quảng cáo, mà có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như chính

trị, xã hội, văn hóa, …

Đặc điểm “phải trả tiền” của Quảng cáo đã tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa PR

và quảng cáo. Vì nhà sản xuất phải chi trả cho tất cả các quảng cáo của họ xuất hiện

trên báo chí, hay truyền hình nên họ có quyền chi phối, điều chỉnh nội dung thông

điêp quảng cáo cũng như số lần quảng cáo xuất hiện, đồng thời họ cũng nắm giữ

quyền lựa chọn phương tiện truyền tải thông điệp quảng cáo. Trong khi đó, người

làm PR không trực tiếp chi trả cho báo chí về những bài viết nói đến tổ chức hoặc

công ty của họ. Chính vì vậy, họ không thể chi phối nội dung, hình thức thể hiện

cũng như khả năng xuất hiện của thông điệp. Tuy nhiên, khi thông điệp đã xuất hiện

thì chúng có được sự khách quan và đáng tin cậy của giới báo chí.

Page 25: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 9

Như vậy, với đối tượng tác động rộng, phương tiện truyền tải thông điệp có uy

tín, sức thu hút mạnh hơn, đáng tin cậy hơn, PR có thể gây ra những tác động mạnh

mẽ và lâu dài hơn quảng cáo.

PR, quảng cáo và marketing

PR có thể là hoạt động bộ phận của marketing hỗn hợp. Nhà nghiên cứu Tăng

Văn Bền coi PR là một phần của marketing. Còn Frank Jefkins cho rằng PR có thể

nằm trong chiến lược xúc tiến khuếch trương sản phẩm, là một phần của phần bán

hàng gián tiếp (phi cá nhân), trong đó bao gồm quảng cáo, xúc tiến thương mại,

PR… PR được gọi là hoạt động làm công chúng biết đến sản phẩm, là một hình

thức đặc biệt của khuếch trương. PR giúp thuyết phục người mua, ít tốn kém hơn so

với quảng cáo. PR là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược

marketing trong công ty. PR gián tiếp kích thích khách hàng nhằm tăng nhu cầu về

hàng hóa, dịch vụ, tăng uy tín cho đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra các tin tức có

ý nghĩa thương mại hàng hóa, doanh nghiệp trên các ấn phẩm, các phương tiện

thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí.

Marking không chỉ cần tư duy kinh doanh sáng tạo mà còn rất cần sự đóng góp

tư duy của PR, bởi những thiện ý sẽ bị phá hỏng nếu việc theo đuổi lợi nhuận tối đa

khiến khách hàng trở thành người bị thiệt thòi. Là những nhà truyền thông, người

làm marketing và người làm PR có rất nhiều điểm chung.

Trong thế giới thương mại hoặc khu vực kinh tế tư nhân, PR và quảng cáo có

liên hệ với marketing. Trong khi marketing chỉ là một chức năng của kinh doanh và

PR cũng liên quan đến những chức năng tài chính và sản xuất, PR có thể áp dụng

trong tất cả các phần của hỗn hợp marketing, trong đó quảng cáo cũng là một thành

phần. Hỗn hợp marketing bao gồm tất cả các thành phần của chiến lược marketing

như đặt tên, đóng gói, nghiên cứu, định giá, phân phối và dịch vụ hậu mãi. Tất cả

những yếu tố này trong một mức độ nào đó đều cần có truyền thông và thiên chí.

Page 26: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 10

Giáo dục thị trường có thể là một phần đóng góp quan trọng của PR, và thành công

của quảng cáo có thể phụ thuộc nhiều vào kết quả của giáo dục thị trường.

PR tạo mối quan hệ, là cầu nối giữa người bán và người mua, để người bán thỏa

mãn tốt hơn nhu cầu người mua, giảm được chi phí, rủi ro trong kinh doanh, bán

nhanh và nhiều hàng hơn, tăng hiệu quả của quá trình kinh doanh.

Marketing là một phần quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, còn PR

cũng là một hoạt động tất yếu trong kinh doanh. Xí nghiệp sản xuất có mối quan hệ

đa dạng với nhiều nhóm công chúng khác nhau, với các xí nghiệp cạnh tranh, nhà

cung cấp, quan hệ với chính quyền, cấp trên, quan hệ khách hàng. Xí nghiệp chỉ

thành công trong kinh doanh khi họ có những giải pháp hợp lý giải quyết các quan

hệ này. Giao tiếp tốt, làm PR tốt không chỉ giúp cho hàng hóa bán được nhiều hơn

mà còn làm cho vị thế của xí nghiệp được củng cố, bởi PR góp phần giúp xây dựng

quan hệ, tạo lòng tin của công chúng đối với chủ hàng và hàng hóa, tranh thủ sự ủng

hộ và tạo mối quan hệ.

1.2 Các hoạt động của PR:

1.2.1 Họp báo

Vì sao phải quan hệ với báo chí?

Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Mỗi loại hình báo

chí đều có ưu thế và nhược điểm đặc thù. Báo viết là thể loại xuất hiện sớm nhất,

hình thức thể hiện trên giấy, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu nhưng lại

thông tin chậm. Phát thanh được truyền tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn

ngữ, tốc độ thông tin nhanh. Truyền hình truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm

thanh qua thiết bị đầu cuối là ti vi, có ưu điểm thông tin nhanh nhưng khán giả lại lệ

thuộc vào chương trình.

Page 27: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 11

Đối với xã hội, báo chí theo dõi, giám sát, truyền tải các giá trị. Báo chí còn có

chức năng tư tưởng, hướng dẫn, và hình thành dư luận xã hội tích cực, giúp cho

việc hình thành quan điểm, lập trường, thái độ chính trị - xã hội đúng đắn.

Để thực hiện một chiến dịch PR thành công, thì người làm PR phải biết truyền

tải thông điệp như thế nào một cách hiệu quả, bên cạnh đó báo chí là nơi đưa ra và

thảo luận các dư luận xã hội. Thông qua phương tiện báo chí, các thông tin mà

Doanh nghiệp mong muốn sẽ được truyền tải. Và đối với người làm PR, báo chí

chính là kênh truyền tải thông tin hữu hiệu nhất mà PR luôn cần đến. .

Vì quan hệ với báo chí rất là cần thiết, hoạt động “họp báo” trong PR cũng chính

là một trong những hoạt động quan trọng để gắn liền PR và báo chí, giúp cho bản

thân doanh nghiệp truyền đạt được thông tin đến với báo chí nhất.

Mục đích họp báo

Họp báo hiện nay chính là cuộc họp, gặp gỡ, đối thoại, trao đổi của một chủ thể

(doanh nghiệp, nhà marketer, quốc gia) và giới truyền thông. Thông qua họp báo,

Doanh nghiệp sẽ xây dựng, phát triển mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với giới truyền

thông, tạo thiện cảm với công chúng.

Vai trò của họp báo: Họp báo chính là hoạt động lĩnh xưởng, phát động chiến

dịch PR, thông qua họp báo doanh nghiệp sẽ dẫn hướng thông điệp chủ đạo. Trong

một chiến lược truyền thông của Doanh nghiệp thì hoạt động PR luôn cần thiết.

Hiện nay, cũng có thể nói, giữa những nhà báo và người làm PR thì môi trường họp

báo là nơi họ có thể giao lưu, đối thoại và cập nhật thông tin của đối phương.

Khi nào cần họp báo?

Họp báo là một hoạt động quan trọng khi một doanh nghiệp có một sự kiện mới

cần được công bố, cho ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới, khai trương cửa hàng,… hay

động thổ công trình với mục đích nhằm cho đối tượng lớn khách hàng biết đến sự

kiện.

Page 28: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 12

Trong những sự cố khủng hoảng, người làm PR sẽ chọn hoạt động họp báo là

công cụ chính khi xử lý khủng hoảng. Lúc đó, thông tin từ doanh nghiệp khủng

hoảng muốn truyền tải sẽ nhanh chóng.

Đối với một doanh nghiệp có thị phần lớn trong nền kinh tế, là một thương hiệu

mạnh… thì khi thay đổi nhân sự ở vị trí quan trọng thì doanh nghiệp sẽ tổ chức họp

báo công bố. Bên cạnh đó, một vài trường hợp Doanh nghiệp cần tiếng nói của báo

chí để hỗ trợ.

Những tính chất cần có của một buổi họp báo: Hợp pháp (có giấy phép của Sở

Văn hóa – Thông tin), nghiêm túc, nơi chia sẻ thông tin, Doanh nghiệp và báo chí

đối thoại cởi mở và trung thực với nhau.

Các công cụ hỗ trợ họp báo:

Thông cáo báo chí (Press release): là thông tin chính thức của một doanh

nghiệp, cá nhân gửi đến cơ quan báo chí, truyền thông nhằm đưa tin, một sự kiện

hay kết quả nào đó mà công ty muốn báo, đài hay phát thanh để công chúng biết

đến. Mỗi mẫu tin đưa ra từ bản thông cáo sẽ được các báo khai thác ở những khía

cạnh khác nhau. Thông cáo báo chí giúp giải đáp câu hỏi của dư luận, hỗ trợ phóng

viên tìm hiểu về sản phẩm của công ty. Thông cáo báo chí có giá trị tức thời và lâu

dài.

Hình 1.2: Yêu cầu đặc trưng đối với Thông cáo báo chí

Page 29: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 13

(Nguồn: sinh viên tự nghiên cứu)

Bộ presskit: Thông thường, thông cáo báo chí gửi tới phóng viên kèm hình ảnh,

các tư liệu, thông tin bổ sung hoặc quà tặng, sản phẩm mẫu. Tất cả được gọi chung

là “bộ tài liệu dành cho báo chí” (press kit).

1.2.2 Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là gì?

Tổ chức sự kiện (event) góp phần "đánh bóng" cho thương hiệu và sản phẩm của

một công ty thông qua những sự kiện.

Ví dụ: Khi Nokia tung ra một sản phẩm điện thoại di động đời mới, công ty này

sẽ tổ chức một sự kiện công phu, mời các khách hàng thân thiết và tiềm năng cùng

báo giới đến tham gia sự kiện quan trọng này. Thông qua sự kiện, Nokia thông báo

đến khách hàng và báo giới về sản phẩm mới và đồng thời (điều này quan trọng

hơn) đánh bóng thương hiệu của Nokia, làm cho khách hàng nhớ và tiêu thụ sản

phẩm mới này. Đây còn là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với

Thông cáo báo chí

Nóng hổi và gây tranh

luận

Gắn liền với sự

mâu thuẫn hoặc

nhập nhằng

Viện dẫn những

người nổi tiếng,

địa điểm nổi tiếng

Mới hoặc gây

ngạc nhiên

Thích hợp và

quan trọng với

độc giả

Page 30: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 14

bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy

thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp...

Các hình thức sự kiện thường gặp trong PR

- Hội nghị, hội thảo, giới thiệu sản phẩm

- Lễ khai mạc, khai trương, động thổ, khánh thành, …

- Road show, music show

- Hội chợ/triển lãm/lễ hội (festival)

- Các chương trình xã hội

Mục tiêu tổ chức sự kiện

- Nhằm hỗ trợ cho chiến dịch truyền thông xây dựng và phát triển hình ảnh

thương hiệu/nhãn hiệu

- Cải thiện hay làm thay đổi nhận thức khách hàng mục tiêu (KHMT) đối với

thương hiệu/nhãn hiệu.

- Phát triển tối đa các hiệu ứng truyền thông chạm đến cảm xúc của KHMT.

- Hỗ trợ bán hàng

- Triển khai các chính sách kênh phân phối, direct marketing.

1.2.3 Tài trợ

Trong những năm gần đây, tài trợ là một trong những công cụ xúc tiến có tốc độ

phát triển nhanh nhất. Xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ đã phát triển vược

bậc cả ở phạm vi toàn cầu cũng như các cấp quận huyện của địa phương. Các hoạt

động và sự kiện được tài trợ (thể thao, giải trí, văn hóa nghệ thuật, các chương trình

truyền hình,…) thường có lượng khán giả rất đông đảo. Như vậy người tài trợ có cơ

hội tiếp cận tiềm năng thương mại của hoạt động đó. Công ty tài trợ có thể đánh

Page 31: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 15

bóng hình ảnh của mình hoặc cũng cố sự nhận biết, sự thân thiện của khán giả với

nhãn hiệu tài trợ cho chương trình đó.

Tài trợ (sponsorship), về bản chất, là một giao dịch kinh tế nhằm đem lại lợi ích

cho cả người tài trợ và người được tài trợ. Khi tài trợ là doanh nghiệp bỏ tiền hoặc

các nguồn lực khác để đối tác thực hiện một chương trình (sự kiện/dự án) nào đó

mà có lợi cho tất cả các bên liên quan. (Arens W.F., 2006)

Lợi ích đối với người tài trợ

Có nhiều lý do khác nhau khiến doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động tài trợ

và tổ chức sự kiện, trong đó có thể kể đến những lợi ích cơ bản mà doanh nghiệp tài

trợ thường tính đến trước khi xây dựng chương trình tài trợ:

- Tiếp cận với thị trường trọng điểm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua

hoạt động văn hóa – nghệ thuật – thể thao, hỗ trợ chương trình giới thiệu sản phẩm/

dịch vụ mới trên thị trường.

- Tác động tích cực tới hình ảnh công ty, nâng cao mức độ nhận biết đối với

thương hiệu/công ty bằng cách thức mới hơn, sinh động hơn và hấp dẫn hơn, có tác

dụng nhắc nhở và củng cố hình ảnh thương hiệu.

- Thu hút sự quan tâm của giới truyền thông.

Yêu cầu để một chương trình tài trợ thành công

Với lượng ngân sách ngày càng lớn dành cho các hoạt động tài trợ và lợi ích rõ

rệt trong hoạt động xúc tiến thương hiệu mà các nhà quản trị marketing ngày càng

trở nên có định hướng chiến lược tốt hơn về các hoạt động tài trợ mà doanh nghiệp

sẽ tham gia cũng như phong các thực hiện chúng.

Chương trình tài trợ phải đáp ứng được những mục tiêu marketing và chiến lược

truyền thông xác định cho thương hiệu. Khán giả tham gia sự kiện mà doanh nghiệp

tài trợ phù hợp với thị trường mục tiêu của thương hiệu. Khán giả tham gia sự kiện

Page 32: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 16

mà doanh nghiệp tài trợ phải phù hợp với thị trường mục tiêu của thương hiệu. Sự

kiện đó phải được nhiều người biết đến, tạo được hình ảnh tốt, và có thể tạo ra

những tác động mong muốn lên thị trường mục tiêu. Khán giả phải có những nhận

định ưu ái cho nhà tài trợ vì đã tham gia sự kiện. Vì vậy, trước khi đăng ký tham dự,

doanh nghiệp phải tìm hiểu thấu đáo về loại hình tài trợ, đặc điểm và cách sắp xếp

của chương trình, về những cơ hội và thách thức khi làm việc với chương trình

được tài trợ,…Phát triển một chương trình tài trợ thành công đòi hỏi phải đáp ứng

những yêu cầu sau:

- Lựa chọn chương trình tài trợ thích hợp: Một sự kiện được coi là lý tưởng đối

với hoạt động tài trợ của doanh nghiệp là sự kiện:

+ Có khán giả trùng khớp với thị trường mục tiêu

+ Thu hút được sự chú ý tích cực của khán giả

+ Độc đáo nhưng không có quá nhiều nhà tài trợ

+ Phù hợp với các hoạt động marketing khác

+ Phản ánh và củng cố cho hình ảnh thương hiệu và uy tín doanh nghiệp

- Thiết kế chương trình tài trợ tối ưu:

+ Lựa chọn đơn vị tổ chức tốt: cần hiểu rõ cơ cấu và hoạt động của đơn vị tổ chức

chương trình, những người giữ vai trò quyết định và nhân sự cùng hợp tác, lực

lượng, kinh nghiệm, cơ sở vật chất và phương án ngừa rủi ro của đơn vị này.

+ Tính toán ngân sách đầy đủ cho chương trình tài trợ: tiền, nhân sự, dịch vụ,…

trong mối quan hệ tương ứng giữa lợi ích với nguồn lực đầu tư, giữa mức độ kiểm

soát và quản lý chương trình với khả năng nhận biết của khán giả về nhà tài trợ.

+ Tổ chức hoạt động marketing trong chương trình tài trợ đó: doanh nghiệp phải

làm cho khán giả nhận ra việc tham dự sự kiện đó bằng nhiều cách như dùng biểu

ngữ, bảng hiệu, giải thưởng, quảng cáo,…

Page 33: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 17

- Đánh giá kết quả tài trợ: đo lường hiệu quả tiếp xúc của hoạt động tài trợ là công

việc khó khăn nhưng cần thiết. Có hai cách tiếp cận cơ bản để đo lường tác động

của hoạt động tài trợ. Phương pháp đánh giá từ bên cung cấp chương trình tập trung

vào số lần tiếp xúc với thương hiệu thông qua phạm vi bao phủ của phương tiện

truyền thông. Phương pháp đánh giá từ phía khán giả tập trung vào tác động của

chương trình tới nhận thức và tình cảm của khán giả đối với nhà tài trợ.

1.2.4 Xử lý khủng hoảng

Quan hệ công chúng không phải lúc nào cũng giới thiện sản phẩm mới, khai

trương chi nhánh, tuyên truyền về dự án đầu tư,… mà đôi khi là để đối đầu với

những khiếu nại, kiện cáo của khách hàng, những dư luận bất lợi trong dư luận, với

những cơn khủng hoảng từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong việc xây

dựng thương hiệu, xử lý những sự cố, những đợt khủng hoảng làm ảnh hưởng đến

uy tín của thương hiệu cũng quan trọng không kém việc tạo ra cho khách hàng

những trải nghiệm tích cực về nhãn hiệu.

Đặc biệt trong môi trường kinh tế - xã hội luôn biến động hiện nay, việc phải đối

diện với những tình huống bất ngờ là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, sự đa dạng và

nhanh chóng của mạng lưới truyền thông đa phương tiện hiện nay càng làm cho ảnh

hưởng tiêu cực của các cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng.

Khủng hoảng (ciris) là một sự cố bất thường, một tình huống đã đạt tới giai đoạn

nguy hiểm, gây cấn, có tác động tiêu cực đến khách hàng, đến công ty và các nhóm

công chúng có liên quan, có thể đe dọa đến hoạt động của doanh nghiệp và uy tín

của thương hiệu.

Có hai nội dung quan trọng công ty cần thực hiện để ngăn ngừa và đối phó

khủng hoảng. Thứ nhất là công ty phải cố gắng ngăn ngừa những rắc rối bất lợi mà

công ty đã từng trải qua. Nội dung thứ 2 là xây dựng một kế hoạch đối phó với các

tác động nhất định nếu khủng hoảng xảy ra. Kế hoạch dự phòng này sẽ giúp giảm

Page 34: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 18

tối đa những bất ngờ và bối rối, sẽ giúp nhà quản trị hành động một cách tự chủ và

hiệu quả để đương đầu với tình huống khủng hoảng.

Nguyên tắc giải quyết khủng hoảng

Giải quyết khủng hoảng đòi hỏi phải có một chương trình hành động nhanh

chóng, tích cực và nhất quán.

- Nguyên tắc cũng cố các mối quan hệ hiện tại. Trong trường hợp khủng hoảng

cần phải thông tin ngay tới các nhóm công chúng có liên quan (nhân viên, cổ đông,

khách hàng, nhà tài trợ, chính quyền, lãnh đạo, hiệp hội nghề nghiệp, và đồng

nghiệp). Cần lên danh mục các hành động cần thực hiện và các nhóm quan hệ có

thể trợ giúp.

- Nguyên tắc coi giới truyền thông là đồng minh: Khủng hoảng có thể tác động

đến nhiều người, bởi vậy nó luôn thu hút sự tò mò và sự tìm hiểu kỹ lưỡng các cơ

quan chức năng. Hãy cố gắng giữ được mối quan hệ đồng minh với giới truyền

thông bởi họ là cầu nối trong quá trình giao tiếp với các nhóm công chúng chiến

lược.

- Nguyên tắc đặt uy tín lên hàng đầu: uy tín là ưu tiên số một đối với doanh

nghiệp sau sự an toàn. Việc xác định đúng vị trí của quản trị uy tín sẽ giúp doanh

nghiệp tìm được chiến lược và biện pháp tốt nhất để giải quyết khủng hoảng, vừa

bảo vệ được danh tiếng của đơn vị vừa đáp ứng được các yêu cầu của nhóm công

chúng chủ chốt. Nên coi khủng hoảng để nâng cao hình ảnh trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp với nhóm công chúng.

- Nguyên tắc phản ứng nhanh. Hãy tiếp cận với các nhóm công chúng càng nhanh

càng tốt. Đối với tình huống khủng hoảng nghiêm trọng, trong vòng 1 giờ đồng hồ,

công ty phải gửi thông điệp đầu tiên tới công chúng thông qua phương tiện truyền

thông đại chúng. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời, kèm theo nhiều thông tin xác

Page 35: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 19

đáng và đánh giá của các cơ quan chức năng là hết sức cần thiết trong giải quyết

khủng hoảng.

- Nguyên tắc đầy đủ thông tin. Im lặng là phản ứng không chấp nhận trong tình

huống khủng hoảng. Không bưng bít sự thật, tránh tình trạng nhà báo tung tin lệch

lạc tới công chúng, khiến khủng hoảng càng them trầm trọng và vượt ra ngoài tầm

kiểm soát. Đặc biệt đối với những tin đồn thất thiệt thì việc minh bạch thông tin là

giải pháp đối phó tốt nhất.

- Nguyên tắc nhất quán. Chỉ nên cử một người giỏi kỹ năng giao tiếp làm nhiệm

vụ phát ngôn và đại diện cho công ty. Trong trường hợp có nhiều người làm nhiệm

vụ này thì cần có chương trình làm việc thống nhất về nội dung và cách thức phản

ứng với công chúng và giới truyền thông.

Thực tế cho thấy, khủng hoảng là điều không ai muốn, nhưng nếu nó xảy ra, thì

bất chấp chuyện ở thế yếu, mỗi công ty đều có thể khôn khéo giải quyết được, thậm

chí có thể biến nó thành cơ hội.

1.3 Các bƣớc lập kế hoạch PR

1.3.1 Phân tích tình hình thị trƣờng

Mục này giới thiệu các vấn đề, cơ hội, thách thức đối với tổ chức, bình luận về ý

nghĩa của chúng và nêu ra các hậu quả có thể xảy ra.

Nếu đó là một bản chương trình hoặc chiến dịch lớn với các vấn đề phức tạp thì

mục này có thể nêu chi tiết về tình hình hiện tại của tổ chức. Chẳng hạn, với một

công ty kinh doanh các vấn đề cần nêu rõ là thị trường, các đối thủ cạnh tranh, các

chiến lược cạnh tranh của công ty, các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng

tới công ty.

Trong phân tích tình hình thị trường, ta cần phân tích:

Page 36: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 20

- Phân tích khách hàng: mô tả nhu cầu của xã hội, nhu cầu của khách hàng mục

tiêu, insight của khách hàng mục tiêu, đặc điểm khách hàng mục tiêu, phân tích

nhóm quan trọng.

- Phân tích cạnh tranh: mô tả đối thủ cạnh tranh có sản phẩm tương tự, phân tích

những điểm mạnh, yếu của các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.

- Phân tích doanh nghiệp: phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của doanh

nghiệp.

1.3.2 Giới thiệu thƣơng hiệu/sản phẩm

- Giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp: đặc tính, lợi ích sản phẩm, sự khác

biệt của sản phẩm.

- Giới thiệu giá bán: giá bán từng chủng loại sản phẩm, so sánh giá bán với sản

phẩm của đối thủ cạnh tranh.

- Giới thiệu hế thống phân phối: kênh phân phối bán hàng hiện nay.

1.3.3 Thiết lập mục tiêu PR

Bất kỳ trong ngành nghề nào, lĩnh vực nào bạn cũng cần phải vạch ra chiến

lược, thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp của mình. Việc thiết lập những mục tiêu

mang tính thực tế là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn chương trình hay chiến dịch

đang hoạch định có phương hướng rõ ràng và có khả năng đạt được một kết quả

nhất định.

Quy tắc 1: Phù hợp với những mục tiêu của tổ chức. Các chương trình và chiến

dịch PR phải hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức, nếu không sẽ lãng phí nỗ lực vào

những công việc có thể mang tính thú vị nhưng thực chất lại không quan trọng và

chỉ mang tính chiến thuật.

Page 37: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 21

Quy tắc 2: Thiết lập mục tiêu trong lĩnh vực PR. Khuynh hướng của những

chuyên viên PR là thiết lập những mục tiêu mà chính hoạt động PR không thể nào

hoàn thành được. Thật không hợp lý khi cho rằng PR nên tìm cách gia tăng doanh

số thêm 20%, bởi vì điều này phụ thuộc vào lực lượng bán hàng. Sẽ hợp lý hơn khi

phấn đấu tiếp cận với ít nhất 50% cơ sở bán lẻ đẻ nói cho họ nghe về những dòng

sản phẩm mới và mời họ dùng thử. Nếu làm được như thế, doanh số có thể sẽ tự

động tăng thêm 20%, tuy nhiên điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và

không thể hứa hẹn trực tiếp như trên được.

Quy tắc 3: Chính xác và cụ thể. Các mục tiêu cần sắc bén. HÌnh thành sự nhận

thức không là chưa đủ. Phải hình thành sự nhận thức về điều gì, cho ai, khi nào và

bằng cách nào – tất cả phải được trình bày rõ ràng.

Quy tắc 4: Hãy làm những gì khả thi. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết thiết lập những

mục tiêu khiêm tốn và hoàn thành chúng, thay vì cố gắng vươn đến những mục tiêu

xa vời để rồi thất bại. Bất cứ khi nào phù hợp, nên đánh giá những lợi ích có thể thu

được từ các ý tưởng, thử nghiệm trước các chương trình hành động. Nếu phần lớn

hoạt động của chương trình là liên hệ với tất cả những nhà đầu tư để thông báo cho

họ biết về diễn biến cụ thể, phải đảm bảo mình luôn tuân thủ các quy định của Thị

trường Chứng khoán.

Quy tắc 5: Định lượng càng nhiều càng tốt. Không phải tất cả các mục tiêu đều

có thể định lượng chính xác được, nhưng hầu hết đều có thể. Nếu muốn liên hệ với

những nhóm công chúng cụ thể, hãy xác định rõ số lượng nhóm. Định lượng cho

các mục tiêu sẽ giúp việc đánh giá dễ dàng hơn rất nhiều.

Quy tắc 6: Làm việc theo khung thời gian. Cần biết rõ khi nào sắp phải hoàn

thành công việc, để có thể điều chỉnh tốc độ làm việc hoặc yêu cầu thêm sự hỗ trợ

cần thiết.

Page 38: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 22

Quy tắc 7: Tôn trọng phạm vi ngân sách. Hoạt động trong phạm vi ngân sách là

điều không cần phải bàn. Thật chẳng hay chút nào khi nghĩ rằng mình thật sáng tạo

và không quan tâm đến tiền bạc. Một người hoạch định và quản lý giỏi là người biết

chính xác mọi công việc sẽ tốn kém bao nhiêu, và sẽ có chương trình theo dõi ngân

sách chặt chẽ.

Quy tắc 8: Tuân thủ ngân sách ưu tiên. Những người làm PR luôn luôn có rất

nhiều việc để làm, và họ gần như luôn phải mở rộng danh sách hoạt động của mình.

Hãy xác định rõ các công việc ưu tiên và triển khai theo đó một cách chặt chẽ. Nếu

được giao những việc không được ưu tiên, hãy nhớ thông báo cho cấp trên biết các

hậu quả liên quan. Lập thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu sẽ giúp nhìn thấy được

những nổ lực chính yếu cần tập trung vào đâu.

(Anne Gregory, 2007, Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, NXB Trẻ)

1.3.4 Định vị và thông điệp truyền thông

- Định vị là xác định vị trí của thương hiệu trong tâm trí kháh hàng so với đối thủ

cạnh tranh.

- Thông điệp truyền thông là những từ ngữ chuyển tải mong muốn của thương

hiệu đến với khách hàng mục tiêu.

- Câu slogan là thông điệp súc tích ngắn gọn nhất của thương hiệu nhằm chuyển

tải thông điệp của thương hiệu đến khách h

1.3.5 Chiến lực PR

- Chiến lược PR là phần quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch PR. Chiến

lược là bằnh cách nào để đưa thông điệp đến khách hàng và thực hiện hoàn thành

mục tiêu của PR.

- Chiến lược PR là định hướng các hoạt động PR theo từng giai đoạn thời gian

nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn.

Page 39: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 23

- Khi lập ra chiến lược PR, ta cần phải xác định thời gian nào cho chiến dịch và

được chia ra làm mấy giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có mục tiêu đạt được như thế nào,

và sử dụng công cụ PR nào cho từng giai đoạn PR.

1.3.6 Hoạch định chƣơng trình PR

- Mô tả chi tiết từng giai đoạn trong đó thể hiện từng chương trình cụ thể.

- Xác định thời gian cụ thể.

- Xác định ngân sách của từng chương trình cụ thể. Ngân sách này cần có số liệu

thực tế.

- Thể hiện chi tiết chương trình hành động.

- Phối thức các công cụ truyền thông khác cho chiến dịch.

1.3.7 Phân tích ngân sách

Bản dự thảo ngân sách càng chi tiết càng tốt và nên liệt kê các nguồn sách có thể

có từ ngoài tổ chức.

- Chi phí nhân sự: bao gồm lương và các chi phí khác như các loại bảo hiểm, các

loại phúc lợi khác, chi phí văn phòng cho nhân viên (thuê nhà, đồ đạc, điện thoại,

trang thiết bị khác) và chi phí tư vấn.

- Chi phí trực tiếp cho chương trình, bao gồm:

+ Nghiên cứu: sách, chi phí đăng ký mua báo, tạp chí và các dịch vụ internet, khảo

sát/nhóm trong tâm/thử nghiệm, các chi phí nghiên cứu khác.

+ Quảng bá: văn phòng phẩm, in logo thư tín, các bộ tài liệu gửi cho báo chí, photo

tài liệu, dịch vụ cung cấp danh sách thư/email, các dịch vụ phân phát PR, các dịch

vụ theo dõi báo chí.

Page 40: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 24

+ Phim ảnh: thuê nhân sự quay phim, chụp ảnh, phim, băng đĩa, và tráng/dựng

phim, người mẫu, phục trang, in phóng ảnh, và các dịch vụ liên quan.

+ Quảng cáo: chi phí thiết kế, chi phí sản xuất, thuê/mua máy móc, phương tiện,

đăng ký chỗ/sóng quảng cáo, các chi phí phát hành.

+ Các tài liệu phương tiện khác (tờ rơi, tờ gấp): thiết kế, in ấn/sản xuất, phát hành.

+ Tổ chức sự kiện: huy hiệu/biểu trưng, vé, giấy mời, mua/thuê trang thiết bị, địa

điểm, chi phí giải trí, y tế, an ninh,…

- Các chi phí chung khác: chi phí phân phát/truyền thông như bưu điện/ thư tín,

chuyển phát nhanh, fax, photo, công chứng, điện thoại, vé tàu xe,….

- Phát sinh

- Khoảng 10% chi phí trực tiếp.

1.3.8 Đánh giá và đo lƣờng hiệu quả

Bản kế hoạch nên nêu rõ các kết quả hay mục tiêu của chương trình (chiến dịch)

sẽ được đánh giá, tính toán như thế nào – bằng phương pháp nào, có sử dụng dịch

vụ đánh giá độc lập (bên ngoài tổ chức) hay không… Một số cách đánh giá thường

dùng là: đánh giá sản xuất/quá trình làm việc, đánh giá sản phẩm truyền thông, đánh

giá tiến trình tiếp nhận, đánh giá thái độ công chúng trước thông điệp, đánh giá

hành vi do ảnh hưởng của thông điệp.

Các phương pháp nghiên cứu đánh giá thường được sử dụng là: phân tích sản

phẩm truyền thông, điều tra bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu hoặc trao đổi không

chính thức, quan sát, phân tích dự án,…

PR chuyên nghiệp hoàn toàn không phải là một hoạt động mị dân, vì một trong

những tiêu chuẩn đầu tiên của PR là tiêu chuẩn đạo đức. Một hoạt động PR tốt là

hoạt động khiến đối tượng hiểu và đánh giá đúng một cách tích cực bản chất của

Page 41: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 25

chủ thể của hoạt động đó. Nguyên tắc cơ bản của PR là thông tin đúng đối tượng,

đúng chỗ, đúng lúc, đúng cách bằng phương tiện phù hợp.

PR là một quà trình thông tin hai chiều. Các chuyên gia tư vấn PR không chỉ đưa

ra thông tin tới đối tượng của mình mà còn phải lắng nghe và nắm bắt được tâm lý,

ý kiến và xu hướng của cộng đồng để có thể dự đoán được các phản ứng có thể, qua

đó tiếp tục xây dựng chiến lược PR của mình cho phù hợp.

Page 42: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 26

CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG GIÁO

DỤC VÀ GIẢI TRÍ PHAN THỊ

2.1 Tổng quan về ngành

2.1.1 Tổng thể các doanh nghiệp, công ty kinh doanh trong ngành

So với quan niệm hẹp của xã hội và theo định nghĩa của tự điển tiếng Việt thì:

truyện tranh là những câu chuyện được minh họa bằng tranh dành cho thiếu nhi xem

ra đã quá lạc hậu. Hiện nay truyện tranh không còn mang ý nghĩa trên mà đã phục

vụ cho mọi lứa tuổi từ nhi đồng, thiếu niên, tuổi ô mai đến cả người lớn.

Truyện tranh dần trở thành một loại hình giải trí dành cho tất cả mọi người tựa

như điện ảnh vậy. Nhưng "sân chơi này" tại Việt Nam hiện còn khá nhiều khoảng

trống...

Trước câu hỏi tại sao truyện tranh Việt ít có những tác phẩm tạo tiếng vang, anh

Trí Đức - Phó ban truyện tranh Nhà xuất bản Trẻ đã cho rằng: "So truyện tranh Việt

Nam với thế giới không khác chi ví điện ảnh của chúng ta với Hollywood. Đơn giản

vì người ta có nền công nghiệp sản xuất truyện tranh hàng mấy chục năm, có một hệ

thống đào tạo nguồn nhân lực ổn định và cách làm việc đồng bộ, theo nhóm. Trong

khi ở ta, đa số các họa sĩ vẫn còn cái tôi rất lớn, chưa thể làm việc theo số đông.

Đồng thời những họa sĩ vẽ truyện tranh không được bảo đảm về kinh tế, thu nhập

bất ổn, chịu rủi ro cao khi tác phẩm không tiêu thụ được. Cuối cùng quan trọng nhất

là chúng ta thiếu hẳn những nhà văn, những người có thể sáng tác được kịch bản

hay hợp thị hiếu, hợp tâm lý độc giả". (vietbao.vn)

Trên thực tế, truyện tranh Việt Nam manh nha xuất hiện từ khá sớm, cũng với

hình thức những tranh tranh vẽ với các nhân vật Lý Toét, Xã Xệ trên mặt báo từ

thời Pháp thuộc, những trang tranh truyện ngắn trên báo và tạp chí từ sau Cách

mạng tháng Tám và những truyện tranh nhái phong cách, vẽ lại từ truyện tranh Mỹ,

Pháp - Bỉ tại miền Nam từ năm 1954-1975. Tuy nhiên, phải tới năm 1992, khi chú

Page 43: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 27

mèo máy Doraemon xuất hiện, văn hóa đọc truyện tranh mới thực sự khởi sắc và

phát triển, trở thành động lực cho nhiều họa sĩ tại Việt Nam bắt đầu sáng tác. Tác

giả Hùng Lân cùng tác phẩm Dũng sĩ Hesman dựa theo một bộ phim hoạt hình của

Nhật Bản là cái tên nổi tiếng nhất của lĩnh vực truyện tranh trong thập kỷ 1990 tại

nước ta. Vào khoảng năm 2003 - 2005, bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt của

công ty Phan Thị cũng đạt được thành công lớn, thậm chí tiếp tục được xuất bản

cho tới nay.

Ngay sau khi Việt Nam ký Công ước Bern năm 2004 được ký, truyện tranh Việt

Nam bắt đầu một cú hích mạnh mẽ với sự đỡ đầu của những “bà đỡ” như NXB Trẻ

cho nhóm T3 (Truyện Tranh Việt). Tiếp theo đó là M-Heaven của nhóm Hollyland

Club (Hà Nội) với hy vọng tạo ra một ManVi (Manga phong cách Việt). Thế

nhưng, cả hai đã thất bại.

Thất bại có nhiều lý do. Lượng độc giả truyện tranh ở Việt Nam chưa nhiều. Mỗi

kỳ in chỉ khoảng 5.000 - 7.000 cuốn mà giá chỉ có 8.000-10.000 đồng nên việc đầu

tư để có một cuốn truyện tranh trong nước hấp dẫn rất khó. Chưa kể, đội ngũ họa sĩ

truyện tranh Việt Nam vẫn chưa đủ tầm.

Cũng có những doanh nghiệp vẫn có thể “sống chung” với truyện tranh nước

ngoài tràn lan hiện nay như Công ty Phan Thị với Thần đồng đất Việt. Ngoài ra,

cũng phải kể đến NXB Trẻ và Kim Đồng - cả hai vẫn đều đặn cho ra những tập

truyện trong nước, song song với những truyện tranh mua bản quyền nước ngoài.

Với chi phí đầu tư nhiều, số lượng in lại ít và chiết khấu phát hành quá cao (30-

45%), con đường phát triển truyện tranh Việt Nam hầu như bế tắc. Mua bản quyền

truyện tranh ngoại thì có lẽ giảm chi phí hơn. Thách thức lớn nhất cho các công ty

phát triển nhân vật là làm sao tăng sự nhận biết và yêu thích từ người tiêu dung.

2.1.2 Tổng quan tình hình cạnh tranh

Page 44: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 28

Hiện nay, các công ty kinh doanh văn hóa sách dành cho thiếu nhi có thể kể đến

2 nhà sản xuất lớn là: nhà xuất bản Kim Đồng và Công ty Cổ phần Văn hóa Đông

A.

* Nhà xuất bản Kim Đồng

NXB Kim Đồng trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là NXB tổng

hợp có chức năng xuất bản sách và văn hóa phẩm phục vụ thiếu nhi và các bậc phụ

huynh trong cả nước, quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.

NXB có nhiệm vụ tổ chức bản thảo, biên soạn, biên dịch, xuất bản và phát hành

các xuất bản phẩm có nội dung: giáo dục truyền thống dân tộc, giáo dục về tri thức,

kiến thức... trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp

cho các em thiếu nhi cũng như các bậc phụ huynh các kiến thức cần thiết trong cuộc

sống, những tinh hoa của tri thức nhân loại nhằm góp phần giáo dục và hình thành

nhân cách thế hệ trẻ.

Đối tượng phục vụ của NXB là các em từ tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1 đến 5 tuổi),

nhi đồng (6 đến 9 tuổi), thiếu niên (10 đến 15 tuổi) đến các em tuổi mới lớn (16 đến

18 tuổi) và các bậc phụ huynh.

NXB Kim Đồng trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được thành

lập ngày 17 tháng 6 năm 1957. Là nhà xuất bản được Đoàn Thanh niên giao nhiệm

vụ chuyên xuất bản sách và văn hóa phẩm phục vụ thiếu nhi cả nước, trong gần 50

năm qua NXB Kim Đồng đã xuất bản được gần 15.000 đầu sách với gần 300 triệu

bản in.

Song hành cùng đất nước và cách mạng qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều sự

kiện trọng đại, gần nửa thế kỷ qua, NXB Kim Đồng đã kiên trì tôn chỉ mục đích

phục vụ thiếu nhi, góp phần bồi dưỡng đào tạo những người chủ tương lai của đất

Page 45: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 29

nước bằng những xuất bản phẩm có đề tài phong phú, thể loại đa dạng, nội dung

trong sáng lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng nhiều kiến thức, tri thức:

văn hóa, giáo dục, khoa học, phản ánh được nhiều mặt cuộc sống của đất nước

trong lịch sử, trong kháng chiến chống ngoại xâm trước kia cũng như trong công

cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Sách Kim Đồng cũng đã giới thiệu nhiều tác phẩm tiêu biểu trong kho tàng văn

hóa thế giới, cung cấp cho các em những hiểu biết thú vị về cuộc sống của trẻ em

các nước, đồng thời tạo điều kiện để các em tiếp cận với các giá trị tri thức, thẩm

mỹ của nhân loại, qua đó giáo dục tình cảm nhân đạo và tình đoàn hết hữu nghị

giữa thiếu nhi toàn cầu.

Có thể nói trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, NXB Kim Đồng đã liên

tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp bồi dưỡng giáo

dục thế hệ trẻ.

NXB Kim Đồng đã cho ra mắt bạn đọc thiếu nhi ở Việt Nam các cuốn sách nổi

tiếng như:

Đôrêmon - bộ sách xuất bản nhiều nhất trong lịch sử xuất bản Việt Nam. Tiền trả

bản quyền cho tác phẩm trong thời gian xuất bản lậu từ bản dịch tiếng Thái đã được

Shogakukan lập quỹ học bổng Đôrêmon.

Dế Mèn phiêu lưu kí.

Đất rừng phương Nam

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Góc sân và khoảng trời

Kính Vạn Hoa

* Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A

Được thành lập vào tháng 11/2004, Đông A là một trong những công ty tư nhân

đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và phát hành.Từ một công ty chỉ có 6

Page 46: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 30

người, sau hơn 5 năm hoạt động, hiện công ty đã xây dựng được đội ngũ gần

40 nhân viên làm việc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng hàng trăm cộng

tác viên là các nhà văn, dịch giả và biên tập viên uy tín trên cả nước.

Từ khi thành lập cho đến nay, Đông A đã liên kết với các nhà xuất bản lớn như

NXB Hội nhà văn, NXB Văn học, NXB Văn hóa Sài Gòn, NXB Trẻ, NXB Kim

Đồng, NXB Mỹ thuật... để cho ra đời hơn 600 đầu sách và phát hành hàng ngàn đầu

sách khác nhờ vào hệ thống phát hành rộng rãi.

Về mặt bản quyền, kể từ khi Việt Nam gia nhập công ước Bern, Đông A đã thiết

lập quan hệ và mua bản quyền với nhiều nhà xuất bản lớn trên thế giới như Hemma,

King Fisher, Dami, Dorling Kindersley, Bắc Kinh... để mang đến các đầu sách giá

trị mà điển hình là Tủ sách bách khoa tri thức và phát triển tư duy dành cho trẻ em

được nhiều độc giả đón nhận.

Mặc dù trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ Khoa học, Văn hóa, Kinh doanh cho đến

Thể thao nhưng Đông A tập trung vào hai mảng lớn là sách Văn học trong nước và

sách Thiếu nhi.

Trong lĩnh vực sách thiếu nhi, với thương hiệu Picture books, một mặt Đông A

giới thiệu kho tàng cổ tích đặc sắc của Việt Nam và thế giới giúp các em biết và

hiểu đến văn học dân gian - một nguồn chảy ngọt ngào và bất tận trong trí tuệ văn

hóa nhân loại, mặt khác Đông A hướng tới việc phát triển tư duy trẻ em thông qua

các tủ sách phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức mà điển hình là Tủ sách

bách khoa tri thức dành cho trẻ em vô cùng lý thú như: Mười vạn câu hỏi vì sao?

Bách khoa tri thức cho trẻ em- câu hỏi và trả lời, Bách khoa động vật cho trẻ em,

Khám phá thế giới Động Vật, Hỏi đáp kiến thức phổ thông, Tri thức bách khoa

bằng hình, Bách khoa tri thức cho trẻ em- Khám phá và sáng tạo.... Bên cạnh đó,

với nội dung phong phú, hình thức đa dạng và đặc biệt là ứng dụng những phương

pháp giáo dục tiên tiến, các bộ sách phát triển tư duy của Đông A cũng được đông

đảo phụ huynh hết sức ưa chuộng như các bộ Tập tô màu, Em học tiếng Anh bằng

Page 47: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 31

hình ảnh hay Cửa sổ nhìn ra thế giới, phát triển tư duy trẻ em, phát triển IQ cho trẻ

em, thử tài IQ...

2.2 Tổng quan Công ty Cổ phần Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị

(Công ty Phan Thị)

2.2.1 Giới thiệu chung về Công ty Phan Thị

2.2.1.1 Giới thiệu

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị

Địa chỉ: 53 Huỳnh Khương Ninh, P.ĐaKao, Q.1, TPHCM

Điện thoại: 848.3820 9126 – 3820 5592

Fax: 848.3820 9525

Website: www.phanthi.vn

Công ty Phan Thị là công ty tiên phong trong việc sản xuất và xuất bản sách đóng

mác Việt Nam theo chu trình khép kín dành cho mọi đối tượng độc giả.

2.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Ra mắt đầu tiên của Phan Thị đến với độc giả với bộ truyện tranh Việt Sử Lạc

Hồng (sau được NXB Trẻ đổi thành Danh nhân lịch sử Việt Nam) nhưng bước đi

đầu tiên này đã không thành công. Với sự thất bại đó, cùng với sự trăn trở: “Tại sao

Việt Nam lại không có một tác phẩm mang bản chất Việt, về lịch sử con người

Việt”, Phan Thị đã luôn tìm tòi và nghiên cứu. Vào lúc đó, các tác phẩm truyện

tranh của Nhật Bản đang chiếm lĩnh thị trường. Tại các sạp báo, sẽ dễ dàng thấy các

bộ truyện tranh như Đôrêmon, Bảy viên ngọc Rồng, …với nét vẽ đơn giản pha chút

tinh nghịch, các lời thoại trong truyện cũng đơn giản. Phan Thị tự hỏi rằng “Vì sao

họ có thể lồng văn hóa và lịch sử nước họ vào trong truyện, vậy tại sao truyện tranh

Page 48: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 32

Việt Nam thì không thể được, hay truyện tranh Việt Nam không có một tác phẩm

nào để đáng đọc”.

Với sự miệt mài nghiên cứu, cùng niềm đam mê truyện tranh, cuối năm 2001,

Thần Đồng Đất Việt (TĐĐV) lần đầu tiên giới thiệu đến với độc giả. Hình ảnh bộ

tứ Tí – Sửu – Dần – Mẹo bắt đầu gắn liền với các độc giả nhí. Số lượng phát hành

tăng lên vùn vụt, để đáp lại tình cảm của các bạn nhỏ, Phan Thị thành lập câu lạc bộ

TĐĐV.

Song song đó, Kỹ thuật vẽ truyện tranh theo phong cách Nhật Bản được Phan

Thị ấn hành như một cẩm nang quý giá dành cho các cây cọ nhí.

Đầu năm 2005, Phan Thị dời dinh cơ về 53 Huỳnh Khương Ninh, P.Đkao, Q.1,

TPHCM. Sự thành công của TĐĐV cùng với cơ ngơi rộng rãi, khang trang, đầy đủ

máy móc thiết bị như tiếp thêm lửa cho toàn thể nhân viên trên con đường chinh

phục truyện tranh Việt.

Thừa thắng xông lên, Phan Thị mạnh dạn tung ra thị trường series truyện tranh

màu Ngày Xửa Ngày Xưa vào năm 2005

Phát triển thêm nhánh truyện minh họa, cuối năm 2005, bộ Sắc Màu Cổ Tích

xuất hiện, với những câu chuyện cổ tích quen thuộc được làm mới về văn phong lẫn

nét vẽ.

Cùng thời gian này, với mong muốn đưa sân chơi vẽ vời lên tầm chuyên nghiệp,

để ươm mầm cho những họa sĩ nhí tài năng, Phan Thị đã thay thế TĐĐV Fan Club

bằng tạp chí Truyện Tranh Việt.

Năm 2005 , TĐĐV vinh dự nhận danh hiệu “Bộ truyện tranh dài tập nhất Việt

Nam” và được ghi tên trong sách kỷ lục guiness Việt Nam.

Tháng 3/2006, tiếp bước thành công của TĐĐV trong việc truyền tải văn hóa và

lịch sử Việt Nam, Phan Thị xuất bản bộ truyện tranh màu TĐĐV Khoa Học, giải

đáp nhiều điều thú vị về cuộc sống xung quanh.

Page 49: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 33

Suối Nguồn Cuộc Sống là một bộ sách sống đẹp, đươc Phan Thị đầu tư về nội

dung lẫn hình thức, ra mắt độc giả vào tháng 4/2006.

60 Bí Quyết Làm Đẹp với các cẩm nang cần thiết cho người phụ nữ cũng được

chào đón trong thời điểm này.

Tháng 11/2006, bộ truyện tranh trắng – đen về khoa học vui Chuyện Tẻo Tèo

Teo ra đời, góp thêm một dư vị mới lạ phục vụ độc giả.

Với tham vọng muốn tất cả trẻ em Việt đều hiểu biết về lịch sử hào hùng của

nước nhà, cuối năm 2006, Phan Thị phát hành bộ truyện minh họa Truyện Hay Sử

Việt. Bộ truyện gây được dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường sách lịch sử và được thầy

cô, các bậc phụ huynh cùng các em nhỏ ủng hộ nhiệt tình.

Đầu năm 2007, bộ truyện minh họa Sáng Tạo Việt Nam tạo thêm nét đặc sắc

trong các đầu sách của Phan Thị khi viết về người thật, việc thật cùng những phát

minh hữu ích cho cuộc sống.

Tủ Sách Thú Cưng là bộ sách ngộ nghĩnh, dễ thương của Phan Thị được các bé

lứa tuổi mầm non chào đón cuối năm 2007.

Sau những tháng ngày miệt mài chuẩn bị, tháng 10/2008, bộ truyện tranh màu

TĐĐV Mỹ Thuật ra mắt cùng độc giả. Đây là bộ truyện giúp cho các em hiểu biết

thêm về các kiến thức hội họa nói riêng và mỹ thuật nói chung.

Bộ truyện tranh trắng – đen Hercules với nét vẽ của cây bút trẻ Kiều Oanh cũng

được Phan Thị xuất bản trong thời gian này.

Năm 2010, Phan Thị cho ra mắt bộ tác phẩm Danh tác Việt Nam – đây là dự án

quan trọng và tác phẩm tâm huyết của Phan Thị, được khởi sướng trước thực trạng

văn học Việt Nam đang bị báo động ở thanh thiếu niên. Danh tác Việt Nam sẽ tái

hiện lên những tác phẩm văn học nổi tiếng hiện có hay không có trong chương trình

học phổ thông. Với tham vọng vực dậy niềm đam mê văn học, tôn vinh giá trị của

nền văn học Việt Nam.

Page 50: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 34

Vào tháng 10 năm 2010, Phan Thị cho ra mắt cửa hàng sách trực tuyến

www.bookbuy.vn, các sản phẩm tại đây gồm nhiều tác phẩm sách của Phan Thị bên

cạnh là những đầu sách có chất lượng và được tuyển lựa có chọn lọc dành cho nhiều

lứa tuổi độc giả, bên cạnh sách, Phan Thị đang ngày càng mở rộng mặt hàng kinh

doanh trên Bookbuy như: văn phòng phẩm, đĩa, đồ chơi dành cho bé, …

2.2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty

Thiết kế

Các nhà thiết kế trẻ, giỏi nghề, sáng tạo, luôn bùng nổ ý tuởng, nắm bắt nhanh

nhạy thị hiếu thẩm mỹ của thời đại sẽ đáp ứng tất cả tiêu chí của khách hàng trên

từng thể loại: sách, tạp chí, profile công ty, catolog, brochure, leaflet…

In ấn

Đặt chất lượng, uy tín lên hàng đầu, Phan Thị nhận in màu – đen trắng, các loại

văn bản, tài liệu, catalog, brochure, leaflet, profile công ty, tạp chí… Đặc biệt nhận

in các đầu sách với số lượng lớn trên nhiều chất liệu giấy khác nhau.

Quảng cáo

Ý tưởng mới lạ, táo bạo. Ngôn ngữ chuẩn, lôi cuốn, sinh động. Đội ngũ thiết kế

và viết lách của Phan Thị luôn đáp ứng mọi yêu cầu quảng cáo về các sản phẩm của

các công ty, doanh nghiệp…

Phát hành

Với mạng lưới an toàn, hiệu quả, phủ rộng khắp toàn quốc, Phan Thị nhận phát

hành các thể loại sách, truyện, báo, tạp chí... Đặc biệt các loại sách truyện phục vụ

đối tượng thiếu niên, nhi đồng.

Page 51: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 35

Dịch thuật

Phan Thị tập trung nhiều biên dịch viên giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, chuyên

nhận dịch các tài liệu về tất cả các lĩnh vực từ Anh – Việt, Việt – Anh; Hoa-Việt,

Việt-Hoa.

May mặc

Chuyên may gia công các kiểu đồ trẻ em, người lớn.

2.2.1.4 Tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu theo đuổi

Tầm nhìn

Công ty Phan Thị trở thành kênh giải trí – giáo dục không thể thiếu trong đời

sống tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam.

Sứ mệnh:

Sứ mệnh cao cả mà Phan Thị đặt ra để làm hướng đi riêng cho mình là trở

thành Đại sứ truyền thông văn hóa Việt – truyền bá văn hóa, lịch sử của dân tộc

Việt Nam đến với tất cả đối tượng độc giả trong và ngoài nước.

Mục tiêu :

Không ngừng đam mê, sáng tạo để trở thành một gương mặt nổi trội trong

làng sách và truyện tranh Việt.

Lấy đất nước, lịch sử, văn hóa, đạo lý và con người Việt làm ý tưởng cốt lõi

cho các sản phẩm.

Lắng nghe và tìm tòi để đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu của trẻ thơ.

Luôn đem lại những nét mới lạ, đặc sắc ở nội dung lẫn hình thức trong từng

trang sách, truyện.

Khai phá tiềm năng và phát triển nguồn nhân lực Việt.

2.2.1.5 Bộ máy quản lý

Page 52: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 36

Bộ phận Thiết kế: Có nhiệm vụ vi tính hóa những bản vẽ, chỉnh sửa hình ảnh,

thiết kế banner, poster. Thiết kế bìa và phối hợp với các phòng ban khác khi có yêu

cầu về phần thiết kế.

Bộ phận Họa sĩ: Vẽ truyện tranh, minh họa cho các ấn phẩm. Thiết kế mọi sản

phẩm mà công ty yêu cầu. Phối hợp với các phòng ban khác khi có yêu cầu.

Bộ phận Sáng tạo và Biên tập nội dung:

- Viết kịch bản truyện tranh dịch thuật. Lên kế hoạch và tạo nội dung cho ra

đời những ấn phẩm mới.

- Biên tập mọi nội dung văn bản cho công ty.

- Phối hợp với các phòng ban khác khi có yêu cầu.

Bộ phận Truyền thông và Marketing: Chịu trách nhiệm đưa thông tin của công

ty ra bên ngoài, liên lạc và gửi thông tin cho báo chí, lên kế hoạch truyền thông giới

thiệu các sản phẩm mới. Nghiên cứu sản phẩm mới.

Bộ phận Kế toán: xử lý các số liệu xuất nhập – doanh thu của công ty. Nhận và

thanh toán, thu chi các đơn hàng.

Bộ phận Hành chánh và Giao nhận: Nhận đơn hàng từ kế toán, soạn hàng theo

các đơn hàng, giao hàng cho khách. Giữ và quản kho.

Bộ phận IT: có trách nhiệm với kỹ thuật các website công ty. Chăm sóc và xử

lý các sự cố về mạng, công nghệ của công ty.

Bộ phận Sale: Chịu trách nhiệm với doanh số của công ty. Giới thiệu sản phẩm

với khách hàng, chăm sóc các khách hàng hiện tại. Nghiên cứu thị trường.

Bộ phận Online Marketing: Phụ trách các thông tin được truyền tải trên các

website, forum, đăng rao vặt. Phụ trách website kinh doanh sách trực tuyến của

Công ty Phan Thị: nhận đơn hàng, xử lý, cập nhật các sản phẩm mới, các kế hoạch

xúc tiến cửa hàng sách trực tuyến.

Page 53: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 37

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Phan Thị năm 2010

(Nguồn: Phòng Hành chánh công ty Phan Thị)

Khối

Thương

Mại

Họa sĩ Sáng tạo

và biên

tập nội

dung

Thiết kế

Khối hỗ

trợ

Truyền

thông và

Marketing

Kế toán

Hành

chánh và

giao nhận

IT

Sales Online

Marketing

Khối

Sản

Xuất

Công ty Phan

Thị

Khối

Thương

Mại

Page 54: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 38

2.2.2 Các sản phẩm

2.2.2.1 Truyện

a. Truyện tranh

Truyện tranh trắng đen

* Thần đồng đất Việt:

Truyện lấy bối cảnh nhưng những sự

kiện xảy ra trong truyện không trùng

lặp với những sự kiện xảy ra trên thực

tế. Tuy vậy, hầu hết những sự kiện

chính xảy ra trong Thần Đồng Đất

Việt đều dựa trên những câu truyện,

điển tích lịch sử có thật của Việt Nam.

Tác phẩm này kể lại những câu chuyện

về cuộc đời của Lê Tí, một Trạng

Nguyên của Đại Việt cùng với những

người bạn thân của cậu là Sửu ẹo, Dần

béo và Cả Mẹo.

Từ khi ra mắt đến nay, TĐĐV đã xuất

bản được hơn 130 tập truyện, đây

được coi là bộ truyện tranh dài nhất và

thành công nhất tại Việt Nam hiện

nay.

Giá bán: 8.000 đồng/ cuốn

Page 55: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 39

* Dũng sĩ Hercules

Tác phẩm xoay quanh những cuộc phiêu lưu vang dội của

Dũng sĩ Hercules..

Giá bán: 10.000 đồng/cuốn

* Danh tác Việt Nam

Truyện tranh Danh tác Việt Nam là dự án lớn của

công ty Phan Thị, với hy vọng mang lại luồn gió

mới cho truyện tranh Việt Nam. Tham vọng lớn

nhất của Phan Thị không nằm ngoài việc góp

phần đổi mới tư duy văn học cho thế hệ trẻ đang

ngồi trên ghế nhà trường.

Giá: 25.000 đồng/cuốn

*Orange

Tập truyện do bộ đôi Phong – Dương sáng tác.

Truyện nói về một chàng bí thư chi đoàn lớp

11A3 vốn rất thờ ơ với phòng trào bong rổ của

trường, trong khi bản thân lại sở hữu kỹ năng chơi

bong siêu đẳng. Tình tiết truyện sẽ đầy bất ngờ và

kịch tính. Bắt đầu ra mắt độc giả vào ngày

01/03/2011.

Giá: 25.000 đồng/cuốn

Truyện tranh màu

Page 56: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 40

* Thần đồng đất Việt khoa học, mỹ thuật, toán học

* Ngày xửa ngày xƣa

Tập truyện là những câu chuyện cổ tích, truyền

thuyết được truyện tranh hóa.

Giá bán: 5.000 đồng/cuốn

* Truyện hay Sử Việt

Mỗi tập sách là một câu chuyện hấp dẫn và sinh động

đã được mềm hóa bởi những chi tiết ly kỳ, độc đáo,

ấn tượng theo thiên hướng dã sử (vừa xác thực vừa

mang tính chất hoang đường, kỳ bí…) do nhân dân

thêu dệt và được lịch sử công nhận.

Sách bìa mềm

Giá bán 15.000 đồng/cuốn

b. Truyện minh họa

*Sáng tạo Việt Nam

Page 57: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 41

Tác phẩm nói vể những ý tưởng sáng

tạo, những phát minh khoa học của

người Việt Nam trong cả nước, có thể

là những phát kiến mới hay những công

trình đã được ứng dụng phổ biến trong

cuộc sống đời thường.

Giá: 10.000 đồng/cuốn

*Tủ sách thú cƣng

Cuốn sách được thiết kế lạ mắt với màu

sắc, hình ảnh vui tươi, sống động. Mỗi

tập sách là một chú thú cưng thật xinh

đẹp, dễ thương, ngộ nghĩnh mang trong

mình một câu chuyện thú vị và đầy ý

nghỉa.

Giá: 12.000 đồng/cuốn

*Sắc màu cổ tích

Bộ tác phẩm thể hiện các câu chuyện

mang sắc màu cổ tích, với các tình tiết

diệu kì mang màu phép thuật.

Giá bán: 8.000 đồng/cuốn

Page 58: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 42

2.2.2.2 Sách

a. Truyện tranh

* Suối nguồn cuộc sống

Như một làn nước mát ngọt lành tươi

tắn tâm hồn, tác phẩm sẽ mang đến cho

người đọc những câu châm ngôn đẹp,

đầy tích cực từ những câu chuyện thực

tế, những giai thoại, hay từ các suy nghĩ

và triết lý của thế giới đa thanh, đa sắc.

Giá bán: 18.000 đồng/cuốn

b. Dạy vẽ

* Vẽ truyện tranh

Cẩm nang kiến thức căn bản đến phức

tạp về kỹ thuật, phương pháp vẽ Truyện

tranh, thích hợp cho những ai yêu thích,

đam mê nghiệp vẽ bởi sự phong phú,

đa dạng trong các loạt tư liệu với sự

hướng dẫn tỉ mỉ bằng các thuật ngữ dễ

hiểu kèm hình ảnh mịnh họa sinh động.

Giá: có 3 mức giá: 32.000 đồng, 37.000

đồng, 44.000 đồng

Page 59: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 43

c. Sách tô màu

* Tô màu

Cuốn sách với những mẫu hình dễ

thương gắn liền với các hình ảnh thân

thuộc và yêu thích của các bé, đính kèm

các đề can trong tập sách Tô Màu sẽ

giúp các bé chọb lựa màu sắc cũng như

luyện khả năng ghi nhớ và so sánh hình

ảnh của bé

Giá: 15.000 đồng/cuốn

d. Tạp chí

* Truyện tranh Việt

Kênh khám phá và giải trí của thế hệ trẻ

và mảnh đất thử nghiệm, nuôi dưỡng,

ươm mầm và chắp cánh cho các hạt

giống của làng truyện tranh Việt bay

cao, bay xa.

Tạp chí cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ

của một thế hệ trẻ đầy tài năng, nhiệt

huyết, hoài bão, muốn góp sức mình

cho nền truyện trong nước.

Giá: 10.000 đồng/cuốn

Page 60: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 44

*Thần đồng đất Việt fanclub

Tạp chí thể hiện các sản phẩm đầu tay

của các độc giả yêu mến Thần đồng đất

Việt. Từ đây, những gương mặt tiềm

năng của làng truyện tranh đã được

phát hiện và bồi dưỡng.

Giá: 7.000 đồng/cuốn

(Đang ngừng phát hành)

e. Sách tham khảo

* Tủ sách thiên nhiên kỳ thú

Giới thiệu đến các bạn sự đa dạng cùng

với những kiến thức chọn lọc về chủng

loại và đời sống của muôn loài động –

thực vật – những tạo tác kỳ diệu của

thiên nhiên.

Giá: 35.000 đồng/cuốn

*60 bí quyết để trẻ mãi

Bộ sách giúp độc giả giải tỏa những âu

lo bấy lâu về làn da, vóc dáng, nét trẻ

trung và cả sức khỏe tinh thần trong

nhịp sống hối hả thời nay. (Ngừng phát

hành). Giá: 22.000 đồng/cuốn.

2.2.3 Kênh bán hàng

Page 61: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 45

2.2.3.1 Nhà sách

Chính sách phân phối là sự kết nối các yếu tố phân phối, xây dựng mạng lưới

phân phối và sử dụng các phương pháp phân phối. Chính sách phân phối là một

bộ phận cấu thành của tổ hợp đồng bộ các chiến lược Marketing hỗn hợp bao

gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng để tác động lên nhu cầu về hàng

hoá của mình. Do đó khi một doanh nghiệp có kênh phân phối tốt và rộng sẽ hỗ

trợ cho bán hàng và quảng bá thương hiệu. Mức độ phân phối rộng sẽ giúp tần

suất xuất hiện càng cao. (Hoàng Văn Long, Phân phối và vai trò của chính sách

phân phối trong hoạt động marketing của doanh nghiệp,

http://voer.edu.vn/content/m26386/latest/, 25/08/2010)

Hiện nay, các sản phẩm của Công ty Phan Thị đang được phân phối trên khắp

toàn quốc bởi kênh phân phối là nhà sách

Hình 2.1: Mạng lưới nhà sách các tỉnh thành

(Nguồn: www.phanthi.vn)

Theo thống kê cho thấy, nhà sách thành phố Hồ Chí Minh là khu vực phân

phối sản phẩm của Phan Thị với số lượng nhiều nhất đến 29 nhà sách, tiếp đến là

Page 62: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 46

các tỉnh miền Trung với 15 nhà sách. Đặc biệt, ở Miền Bắc, cụ thể ở thủ đô Hà

Nội chỉ có 2 nhà sách có sản phẩm ở Phan Thị do đó tình trạng thiếu sách/truyện

vẫn thường hay xảy ra. (Xem them phần phụ lục)

Đồ thị 2.1 : Số lượng nhà sách phân phối sản phẩm Công ty Phan Thị trên các

tỉnh Việt Nam

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Phan Thị)

Cụ thể ở thành phố Hồ Chí Minh, khu vực nhà sách quận 1 có số lượng nhà

sách phân phối sản phẩm của Phan Thị cao nhất với 7 nhà sách. Ưu điểm trong

hệ thống phân phối 1 sản phẩm của Công ty Phan Thị đều được bán tại các nhà

sách lớn trong thành phố như: nhà sách Minh Khai, nhà sách Nguyễn Huệ, …

3

4

10

14

15

29

Miền Tây

Miền Bắc

Miền Nam và Nam Trung Bộ

Tây Nguyên

Miền Trung

Thành phố Hồ Chí Minh

Số nhà sách

Page 63: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 47

Đồ thị 2.2 : Số lượng nhà sách phân phối sản phẩm Công ty Phan Thị ở

TPHCM

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Phan Thị)

2.2.3.2 Công ty phát hành

Hiện nay, có tổng cộng 42 công ty trong đó có 20 công ty phát hành sách ở

các tỉnh miền Nam và Nam Trung đang phát hành sách của Công ty Phan Thị.

1

1

1

1

1

1

1

1

1

2

2

2

2

5

7

Quận 4

Quận 7

Quận 9

Quận 10

Quận 11

Quận Bình Tân

Quận Thủ Đức

Quận Bình Chánh

Quận Gò Vấp

Quận 2

Quận 6

Quận Phú Nhuận

Quận Tân Bình

Quận 3

Quận 1

Số lượng nhà sách

Số lượng nhà sách

Page 64: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 48

Sơ đồ 2.3: Số lượng công ty phát hành tại các tỉnh miền Việt Nam

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Phan Thị)

2.2.3.3 Trƣờng học

Có thể nói đây là kênh phân phối có hiệu quả của công ty Phan Thị vì đối

tượng khách hàng chính là trải đều từ: dưới 6 tuổi, từ 6 đến 13 tuổi và trên 13

tuổi. Vì thế, phân phối tại các trường tiểu học và mẫu giáo sẽ giúp tiếp cận với

khách hàng gần nhất. Bên cạnh đó, thông qua kênh bán hàng này có thể giúp

công ty đánh giá được nhu cầu và thị hiếu của độc giả. Theo thống kê của Phòng

Kinh doanh, hiện có 79 trường tiểu học và 70 trường mẫu giáo bán sản phẩm của

Công ty Phan Thị. (Xem phụ lục)

2.2.3.4 Quầy sách báo

Theo một cách truyền thống nhất thì các quầy sách báo chính là nơi mà các

độc giả hay đến tìm mua sách, các quầy sách báo có ưu điểm có thể cho các

khách hàng mua sách một cách nhanh chóng, bên cạnh đó các chủ cửa hàng sách

báo còn có thể tư vấn cho độc giả các loại sách/truyện mới.

Các sản phẩm của Phan Thị được phân phối tại các quầy sách báo tư nhân,

nhỏ, lẻ khắp các quận trong thành phố từ quận 1, 3, 6, Phú Nhuận, Tân Bình, Thị

Nghè, Kỳ Đồng, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú.

3

4

10

14

15

29

Miền Tây

Miền Bắc

Miền Nam và Nam Trung

Tây Nguyên

Miền Trung

Thành phố Hồ Chí Minh

Số nhà sách

Page 65: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 49

Các quầy sách báo tại các tỉnh: Vĩnh Long, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu,

Kiên Giang, Cao Lãnh, Đaklak, Đà Nẵng.

2.2.3.5 Bán hàng trực tuyến

Hiện nay công ty có 2 kênh bán hàng trực tiếp chính là

- www.phanthi.vn : website chính của công ty, trên đây thực hiện bán hàng chỉ

các sản phẩm của Phan Thị.

- www.Bookbuy.vn: kênh bán hàng trực tuyến với nhiều loại sách dành cho nhiều

đối tượng khác nhau.

Phân tích nhà sách trực tuyến Bookbuy

Đây là một trong 2 websites để độc giả mua sách ở Phan Thị (ngoài

www.phanthi.vn). Bookbuy được ra mắt từ tháng 10/2010, kinh doanh với nhiều

đầu sách với nhiều thể loại khác nhau, từ sách dành cho người lớn đến với sách

của trẻ nhỏ.

Điểm khác biệt của Bookbuy so với các website kinh doanh sách online khác:

có mục sách Book4B dành riêng cho các bé từ 0 đến 6 tuổi, và đặc biệt các ấn

phẩm của Phan Thị sản xuất.

Các đầu sách được giới thiệu trên Bookbuy được tuyển chọn kĩ và phù hợp

với khách hàng, từ nhiều nhà xuất bản khác nhau.

Hiện nay, ngoài các sản phẩm sách, Bookbuy còn kinh doanh các mặt hàng

khác như: CD/DVD, tạp chí, văn phòng phẩm, đồ chơi… Các sản phẩm trên

Bookbuy đang được đầu tư và mở rộng ngày càng đa dạng để đáp ứng được tất

cả nhu cầu của khách hàng.

Phân tích SWOT:

Page 66: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 50

S

- Có nhiều đầu sách được tuyển

chọn kỹ càng và thích hợp với nhiều

đối tượng khách hàng khác nhau.

- Có nhiều sách dành cho đối tượng

thiếu nhi, có tủ sách Book4B.

- Có ngay nhiều sản phẩm của Phan

Thị.

- Bookbuy gắn liền với tên Phan

Thị, là một thương hiệu lớn.

- Liên kết với nhiều nhà xuất bản và

phân phối sách.

W

- Phải phụ thuộc vào các nhà xuất

bản và phân phối sách.

- Chưa chủ đụng về số lượng sách

vì không dự trữ hàng.

- Chưa có đủ tiềm lực để cạnh trạnh

với chính nhà xuất bản có kinh doanh

sách online (về các chương trình

khuyến mãi, quà tặng)

- Vì vừa được thành lập chưa lâu

nên quy trình nhận và giao còn bất

cập

O

- Hình thức mua sách online hiện

đang rất phổ biến và yêu thích.

T

- Mới ra đời nên còn chịu nhiều sự

cạnh tranh của nhiều website mua

bán sách lớn khác.

Hiện nay với tốc độ tăng trưởng kèm theo đó là sự phát triển của nền công

nghệ đòi hỏi nhu cầu của khách hàng tăng cao, họ luôn thay đổi nhu cầu nhưng

lại muốn tốn ít thời gian hơn, do đó mua bán hàng hóa trên Internet đã trở thành

phổ biến. Tuy tỷ lệ đọc của người Việt Nam còn thấp, nhưng đây vẫn là thị

trường tiềm năng khi nhu cầu đọc và học tập đang liên tục tăng cao, ngành sách

cũng phát triển cả về số lượng sách xuất bản lẫn chất lượng sách. Thêm vào đó,

theo một cuộc nghiên cứu thị trường cách đây vài năm của Nielsen Online thì

người Việt Nam mua sách trực tuyến nhiều thứ 4 trên thế giới sau Hàn Quốc, Ấn

Độ và Áo. Tốc độ người dùng Internet tăng mạnh cùng với sự khởi sắc của

Page 67: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 51

ngành thương mại điện tử đang đem đến nhiều dấu hiệu tốt cho ngành kinh

doanh sách trực tuyến.

Bảng 2.1: Doanh thu bán hàng trực tuyến trên website www.phanthi.vn và

www.bookbuy.vn

Tháng Doanh thu (ĐVT: đồng)

Doanh thu tháng 3/2010 1,549,000

Doanh thu tháng 4/2010 795,200

Doanh thu tháng 5/2010 1,697,900

Doanh thu tháng 6/2010 1,135,500

Doanh thu tháng 7/2010 587,100

Doanh thu tháng 8/2010 548,600

Doanh thu tháng 9/2010 1,461,000

Doanh thu tháng 10/2010 1,016,700

Doanh thu tháng 11/2010 1,528,900

Doanh thu tháng 12/2010 7,525,880

Doanh thu tháng 1/2011 3,717,980

(Nguồn: Phòng Online Marketing của Công ty Phan Thị)

Doanh số bán hàng trên Bookbuy được tính bắt đầu tháng 9/2010. Theo bảng

doanh thu cho thấy, doanh số bán hàng của Phan Thị tăng cao khi mở thêm cửa

hàng bán sách trực tuyến Bookbuy. Ở thời điểm cuối năm 2010, doanh số đạt cao

nhất với 7,525,880 đồng.

Vào tháng 12/2010, doanh thu đạt cao nhất do vào thời gian này, bộ tác phẩm

Danh tác Việt Nam (sản phẩm được công ty Phan Thị tâm huyết đầu tư với nhóm

tác giả B.R.O) phát hành với tác phẩm “Giông tố”, “Chí Phèo”, “Tắt Đèn” ra mắt

độc giả.

Đồ thị 2.3 : Doanh thu bán hàng trực tuyến từ tháng 03/2010 đến tháng

01/2011

Page 68: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 52

(Nguồn: Phòng Online Marketing của Công ty Phan Thị)

2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh

0

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

6,000,000

7,000,000

8,000,000

Doanh thu

Page 69: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 53

Bảng 2.2 : Bảng kết quả kinh doanh của năm 2008 đến năm 2010

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 5,422,686,473 4,234,175,529 5,742,352,208

2. Các khoản giảm trừ doanh

thu 91,984,381 88,805,600 173,298,085

3. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 5,330,702,092 4,145,369 5,569,054,123

4. Giá vốn hàng bán 3,579,782,609 2,936,647,319 4,166,178,878

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 1,750,919,483 1,208,722,610 1,402,875,245

6. Doanh thu hoạt động tài

chính 4,957,926 5,766,736 4,345,581

7. Chi phí tài chính 633,281,334 103,859,691 5,620,886

- Trong đó: Chi phí lãi vay 633,281,334 103,859,691 5,620,886

8. Chi phí bán hàng 214,147,902 408,557,642 330,384,750

9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 718,213,948 652,006,293 896,086,422

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 190,234,225 50,065,720 175,128,768

11. Thu nhập khác 34 355,410

12. Chi phí khác 711,048 132,251,342

13. Lợi nhuận khác 34 -711,048 -131,895,932

14. Tổng lợi nhuận kế toán

trƣớc thuế 190,234,259 49,354,672 43,232,836

15. Chi phí thuế TNDN hiện

hành 55,329,069 12,017,946 10,808,209

16. Chi phí thuế TNDN hoãn

lại

17. Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 134,905,190 37,336,726 43,232,836

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Phan Thị)

Page 70: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 54

Bảng 2.3 : Tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận năm 2010

(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Phan Thị)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Tăng trƣởng

Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 5,742,352,208 4,234,175,529 35.62%

Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 5,569,054,123 4,145,369,929 34.34%

Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 1,402,875,245 1,208,722,610 16.06%

Doanh thu hoạt động tài chính 4,345,581 5,766,736 -24.64%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 175,128,768 50,065,720 249.80%

Thu nhập khác 355,410

Lợi nhuận khác -131,895,932 -711,048 18449.51%

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 43,232,836 49,354,672 -12.40%

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh 43,232,836 37,336,726 15.79%

Theo bảng 2.3 cho thấy, năm 2010 doanh thu của bán hàng và cung cấp dịch

vụ của Phan Thị tăng 35,62%, vào năm 2010 cũng đánh dấu cho Công ty Phan

Thị trở thành một trong 61 doanh nghiệp đạt được Giải thưởng “Thương hiệu

Việt được yêu thích nhất” vào ngày 18/08/2010. Bên cạnh đó, năm 2010 Phan Thị

cho ra mắt tập truyện “Danh tác Việt Nam”, đây là công trình mà Công ty Phan

Thị đặt nhiều tâm huyết. Cũng vào năm 2010, bộ sản phẩm Tô Màu theo chủ đề

cũng được nhiều phụ huynh và trẻ em yêu thích: Tô Màu Công Chúa, Tô Màu

Giáng Sinh, Tô Màu 8/3,… Ngoài ra nhà sách trực tuyến của Phan Thị cũng bắt

đầu đi vào hoạt động kể từ tháng 03/2010.

Page 71: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 55

Bảng 2.4: Bảng so sánh tỷ lệ chi phí so với doanh thu thuần năm

Chi phí so với doanh thu thuần

Chi tiêu chi phí 2010 2009

Chi phí % Doanh thu Chi phí % Doanh thu

Giá vốn hàng bán 4,166,178,878 74.81% 2,936,647,319 70.84%

Chi phí bán hàng 330,384,750 5.93% 408,557,642 9.86%

Chi phí quản lý

doanh nghiệp 896,086,422 16.09% 652,006,293

15.73%

(Nguồn : Tóm tắt báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Phan Thị)

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu của năm 2010 là 5,93% giảm so với năm

2009 là 9,86%, điều đó cho thấy năm 2010 chi phí bán hàng giảm trong khi doanh

thu tăng so với năm 2009. Cũng cho thấy rằng, qua năm 2010, doanh thu của công

ty tăng đó có phần doanh thu có được từ việc bán hàng trực tuyến trên Internet. Lợi

ích của nhà sách trực tuyến này giúp doanh nghiệp không tăng mức chi phí bán hàng

lên nhiều trong khi đó doanh thu sẽ tăng.

Page 72: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 56

CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ PHAN THỊ

3.1 Các giải pháp đang đƣợc thực hiện:

3.1.1 Ấn phẩm – tặng phẩm

Hiện nay, cho dù Công ty Phan Thị đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm từ truyện

tranh cho đến các sách hỗ trợ cho việc học của các trẻ nhưng Thần đồng Đất Việt

vẫn là hình ảnh gắn liền với tên tuổi Phan Thị.

Các ấn phẩm và tặng phẩm do Công ty Phan Thị đã sử dụng:3

- Áo thun Thần đồng Đất Việt (TĐĐV) được dùng làm tặng phẩm cho bạn đọc

và cũng là sản phẩm bán cho khách hàng.

- Bong bóng TĐĐV dùng để trang trí các sự kiện lễ hội của công ty.

- Móc khóa TĐĐV dùng làm tặng phẩm.

- Giấy viết thư, phong bì in hình TĐĐV vừa là tặng phẩm vừa được dùng để viết

thư gửi bạn đọc.

- Thiệp chúc Tết, thiệp Sinh Nhật in hình TĐĐV dùng làm tặng phẩm.

- Album, catalog TĐĐV dùng làm tặng phẩm.

- Tranh cát TĐĐV vừa là tặng phẩm vừa là sản phẩm bán cho khách hàng.

- Lịch TĐĐV dùng làm tặng phẩm.

- Các con rối Tí Sửu Dần Mẹo bằng gốm dùng làm tặng phẩm.

- Mô hình Tí – Sửu – Dần – Mẹo khổ lớn bằng chất liệu mốp để diễn trong lễ hội

sách, chương trình văn nghệ hay các sự kiện khác.

3 tư liệu chỉ được cập nhật một cách tổng quát, do đó công ty không giữ lại hình ảnh

và thông tin chi tiết về ấn phẩm – tặng phẩm.

Page 73: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 57

- Các bài hát với chủ đề làng Phan Thị và TĐĐV, thu âm đĩa để phát trong các

sự kiện.

3.1.2 Online Marketing – Website

(Theo Wikipedia) Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy

nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này

truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu dựa trên một giao thức liên mạng

đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính

nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học,

của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, theo khảo sát mới nhất của Asia Digital Marketing Yearbook

(www.asiadma.com), hiện số người sử dụng Internet tại VN đứng hạng 17 trong 20

quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu thế giới (tính đến tháng 5-2007). Theo đó, tỉ lệ

người sử dụng Internet vào khoảng 17,5% dân số (trên 14 triệu người). Có đến 72%

số người trong độ tuổi 18-30 sử dụng Internet tại VN thường xuyên tán gẫu (chat)

và 81% số người trong độ tuổi 41-50 thường xuyên đọc tin tức trên Internet. (Đức

Thiện, Hơn 31% người Việt Nam sử dụng Internet, http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-

song-so/414468/Hon-31-nguoi-Viet-Nam-su-dung-Internet.html, 06/12/2010)

Do tốc độ phát triển của công nghệ cao kèm theo xả hội hóa, đòi hỏi con người

cần được cập nhật thông tin nhanh chóng, vì vậy để giúp khách hàng và đối tác biết

đến tên Phan Thị nhiều hơn, website www.phanthi.vn được ra mắt. Website hiện nay

là một “cầu nối” quan trọng giữa Phan Thị và khách hàng. Lên trang tìm kiếm

www.google.com, nếu tìm kiếm bằng từ khóa “Phan Thị” hay “danh tác Việt Nam”,

thì trang website của Phan Thị sẽ hiện lên ở vị trí thứ nhất trong dãy kết quả. Điều

này cho thấy website đã được đầu tư và chăm sóc rất kỹ từ phía Công ty Phan Thị

để được kết quả tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm như hiện nay.

Website được cấu trúc khá đơn giản, các mục trên website như: Trang chủ, Giới

thiệu, Tin tức, Kiến thức, Diễn đàn, Hướng dẫn, Phát hành, Liên hệ được cung cấp

Page 74: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 58

thong tin chính xác và đầy đủ. Đặt biệt trên website Công ty Phan Thị, các sản phẩm

của công ty được giới thiệu rõ rang kèm hình ảnh minh họa sinh động. Hiện nay, tin

tức công ty từ ra mắt sản phẩm mới, đến các thông tin liên quan đến truyện tranh,

phim hoạt hình, ngoài ra từ cổng thong tin trực tiếp này cũng là một công cụ quan

trọng trong các hoạt động truyền chính của công ty.

Trong thời gian, công ty đã biết vận dụng sự tò mò, háo hức của độc giả, vì hiểu

tâm lý đó, công ty đã cho ra hàng loạt bài viết có chất lượng nhằm kích thích sự hiếu

kỳ, thích thú của độc giả, nhờ đó lượt truy cập vào trang website cũng dần tăng theo.

Hình 3.1: Giao diện chính của website www.phanthi.vn

Hình…: Giao diện chính của website www.phanthi.vn

Điểm đặc biệt của website là phần cuối được thiết kế một bảng sản phẩm được

chạy dài xuất hiện lần lượt các sản phẩm của Phan Thị giúp cho các khách hàng có

thể thường xuyên cập nhật ấn phẩm mớ

Page 75: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 59

Hình 3.2: Các sản phẩm được xuất hiện liên tục

Website www.phanthi.vn là một công cụ quảng bá sản phẩm hữu hiệu, nếu được

duy trì và phát triển đây có thể trở thành một thế mạnh vượt bậc của Công ty Phan

Thị.

Ngoài cổng thông tin chính trên website, Công ty Phan Thị còn xây dựng các

website khác nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin hay là nơi giao lưu với các độc giả của

Phan Thị.

Hình 3.3: website về tạp chí Truyện tranh Việt (www.vetruyentranh.com)

Page 76: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 60

Hình 3.4: website về sản phẩm Vẽ truyện tranh(www.truyentranhviet.vn)

Hình 3.5: Giới thiệu các sản phẩm Tô màu của Phan Thị và tin tức có liên quan

(www.betomau.vn)

Đánh giá hiệu quả:

Page 77: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 61

- Hiện nay khi gõ cụm từ “truyện tranh Việt” trên công cụ tìm kiếm google

sreach, website www.truyentranhviet.com của Công ty Phan Thị sẽ hiện ra kết quả ở

trang đầu.

- Hay với cụm từ “Phan Thị”, “Danh tác Việt Nam”, website chính của Công ty

www.phanthi.vn sẽ hiện ra ngay kết quả đầu tiên.

3.1.3 Tổ chức sự kiện.

Căn cứ vào quá trình hoạt động và phát triển của công ty, thì Phan Thị đa phần thực

hiện các cuộc thi gắn liền với hình ảnh Thần đồng Đất Việt.

Các cuộc thi gắn liền với tên tuổi của Thần đồng Đất Việt

a. Chƣơng trình “Thẻ hội viên CLB TĐĐV”

- Mục đích:

+ Tạo sự gắn kết giữa TĐĐV – Phan Thị với các độc giả yêu thích tác phẩm.

+ Xây dựng một cộng đồng TĐĐV với số lượng thành viên hoạt động mạnh.

+ Các hội viên được quyền tham gia các cuộc thi, phong trào, các chương trình đặc

biệt của TĐĐV.

+ Được tham gia bốc thăm trúng thưởng, gặp mặt giao lưu giữa các hội viên tại

công ty.

- Thể lệ trở thành hội viên:

A. Thẻ bạc:

+ Thẻ bạc 1 sao: cấp cho HV nào nộp 5 phiếu dự thi.

+ Thẻ bạc 2 sao: cấp cho HV có thẻ bạc 1 sao nộp thêm 6 phiếu dự thi.

+ Thẻ bạc 3 sao: cấp cho HV có thẻ bạc 2 sao tiếp 7 phiếu dự thi.

+ Thẻ bạc 4 sao: Cấp cho HV có thẻ bạc 3 sao nộp thêm 8 phiếu dự thi.

Page 78: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 62

+ Thẻ bạc 5 sao: cấp cho HV có thẻ bạc 4 sao nộp tiếp 9 phiếu dự thi.

B. Thẻ vàng

+ Thẻ vàng 1 sao: cấp cho HV có thẻ bạc 5 sao nộp tiếp 10 phiếu dự thi.

+ Thẻ vàng 2 sao: cấp cho HV có thẻ vàng 1 sao nộp tiếp 11 phiếu dự thi.

+ Thẻ vàng 3 sao: cấp cho HV có thẻ vàng 2 sao nộp tiếp 12 phiếu dự thi.

+ Thẻ vàng 4 sao: cấp cho HV có thẻ vàng 3 sao nộp tiếp 13 phiếu dự thi.

+ Thẻ vàng 5 sao: cấp cho HV có thẻ vàng 4 sao nộp tiếp 14 phiếu dự thi.

Hội viên bạc có 5 sao nộp một lúc 50 (60) phiếu dự thi sẽ được đặc cách cấp thẻ

viên Danh dự của CLB Trạng và Bạn, được hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn.

- Quyền lợi dành cho Hội viên:

a. HV bạc từ 1 sao trở lên:

+ Được ưu tiên chọn đăng trên mục Kết Nối Hội Viên.

+ Được tham gia xổ số, bốc thăm trúng thưởng.

b. HV bạc từ 3 sao trở lên: ngoài quyền lợi kể trên

+ Chúc mừng sinh nhật trên TĐĐV

c. HV vàng từ 3 sao trở lên: ngoài những quyền lợi kể trên còn được:

+ tặng thiệp nhân ngày sinh nhật và thiệp Tết

+ Hàng tháng được gửi catalog sách mới về tận nhà.

+ được ưu tiên mời đến các cuộc họp mặt CLB.

d. HV danh dự (vàng 5 sao): ngoài những quyền lợi kể trên còn được:

+ tặng thiệp và quà nhân ngày sinh nhật.

+ ưu tiên gửi vé mời tận nhà mỗi khi CLB tổ chức lễ hội

Page 79: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 63

- Số lượng: hiện có hơn 3000 hội viên.

- Với số lượng hội viên của TĐĐV ngày càng phát triển, Công ty Phan Thị đã

phát hành tạp chí TĐĐV, sau 2 năm phát hành tạp chí được chuyển qua tạp chí

online.

b. Mô phỏng cuộc thi Đình và lễ rƣớc Trạng tại Khu du lịch Suối Tiên, kết hợp

bán sách, áo thun

Chương trình tái hiện lại cuộc thi Đình và lễ rước Trạng, các hội viên được ban

tổ chức chuẩn bị các áo Trạng để cho các em có cái nhìn thực tế về lịch sử. Tại cuộc

thi, thí sinh sẽ cùng nhau trả lời các câu đố vui và thú vị từ chương trình đưa ra. Đối

tượng được công ty mời tham gia là các hội viên của TĐĐV. Thông qua chương

trình, Phan Thị nhằm muốn gắn kết cộng đồng lớn của Hội viên TĐĐV.

Cuộc thi được diễn ra tại Khu du lịch Suối Tiên.

c. Cuộc thi “Viết tiếp gƣơng nhân kiệt 4000 năm”

Nhân Kiệt 4000 năm là bộ truyện tranh Việt Nam kể về thân thế và sự nghiệp

của những tấm gương anh hùng hào kiệt thưở xưa, sẵn sàng hy sinh thân mình vì đại

nghiệp đánh đuổi kẻ thù, giải phóng dân tộc. Và Nhân Kiệt 4000 năm còn là bộ

truyện tranh dã sử đầu tiên do các họa sỉ của Phan Thị FC và Truyện Tranh Việt 13+

thực hiện.

Cuộc thi giúp các độc giả hiểu về hệ thống quan trường, độc giả tiếp cận và hiểu

biết về sử Việt một cách hứng thú. Chương trình cũng nhằm tạo điều kiện cho các

bạn sớm hòa nhập vào không khí truyện Nhân Kiệt 4000 năm.

Thể lệ:

+ Cuộc thi “Viết tiếp gương Nhân Kiệt 4000 năm” được chia làm nhiều đợt, mỗi

đợt sẽ được ra vị anh hùng trong dân tộc.

Page 80: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 64

+ Bạn đọc sẽ viết tất cả những gì họ biết về người anh hùng này: thân thế, sự

nghiệp, tài năng, tích cách mưu lược. Viết những tích truyện, giai thoại được lưu

truyền xung quanh cuộc đời họ.

+ Bài viết có thể dựa vào tư liệu có sẵn và phải trình bày theo phong cách cá

nhân.

+ Bài thi phải có dán logo “Cuộc thi viết tiếp Gương Nhân Kiệt 4000 năm”

+ Bài thi sẽ được chấm theo hai hệ thống : thí sinh 1996 trở xuống, thí sinh 1995

trở lên [để đảm bảo công bằng].

+ Đối tượng tham gia: Độc giả TĐĐV không phân biệt tuổi, giới tính, dân tộc.

+ Thời gian: 1 tháng/đợt.

+ Khi các bạn được chấm giả, độc giả sẽ nhận được thẻ bài khắc tên và chức vụ

[có 2 loại: quan trường và quan văn].

d. Cuộc thi sáng tác truyện tranh trên tạp chí Truyện Tranh Việt.

Đây là cuộc thi mà Phan Thị khởi xướng nhầm tạo một sân chơi lành mạnh dành

cho các độc giả, giúp các bạn có cơ hội thể hiện năng khiếu hội họa. Thông qua

cuộc thi, Phan Thị phát hiện và đào tạo tài năng trẻ. Các tác phẩm của bạn dự thi

được đăng trên tạp chí Truyện Tranh Việt của Phan Thị.

Thể lệ:

+ Không hạn chế đề tài, ngoại trừ các chủ đề liên quan đến chính trị, sex, và các

vấn đề nhạy cảm khác.

+ Đối tượng tham gia: cá nhân hay nhóm, là người Việt Nam không phân biệt

độ tuổi, tôn giáo, giới tính.

+ Nội dung và nét vẽ không được sao chép từ những truyện tranh đã có mặt trên

thị trường, phải là truyện chưa từng được đăng lên bất kỳ ấn phẩm nào đã phát hành.

Page 81: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 65

+ Quyền sử dụng đăng thuộc về Phan Thị.

+ Tác phẩm dự thi không được đăng lên vncomicfarm và truyentranhviet.vn.

+ Đối với tác phẩm được cập nhật trong danh sách không được đăng trên TTVO,

tác giả có quyền đăng tải ở nơi khác, nếu muốn.

+ Tác phẩm đã đăng trên TTVO và hưởng nhuận bút sẽ không được phép đăng

tải ở nơi khác.

+ Người dự thi sẽ nhận được nhuận bút khi gửi dự thi, sau mỗi tháng sẽ có giải

tháng và giải quý (3 tháng)

+ Tác phẩm được bình chọn qua truyetrangviet.com, phiếu bình chọn trong Thần

đồng Đất Việt

e. Cuộc thi vẽ truyện tranh trên Thần đồng Đất Việt Khoa học

- Cuộc thi như một sân chơi và phát huy năng khiếu vẽ truyện tranh của độc giả

yêu mến Thần đồng Đất Việt. Các tác phẩm được đăng trên các kỳ của TĐĐV. Giúp

cho các độc giả yêu mến TĐĐV bên cạnh được đọc các tác phẩm yêu thích mà còn

được thử sức tài năng của mình.

Công ty hỗ trợ nhuận bút dành cho các bạn tham gia.

Thể lệ:

+ Truyện tranh từ 1 – 5 trang về Tí, Sửu, Dần, Mẹo. Chủ đề: khoa học.

+ Đối tượng tham gia là tất cả các độc giả TĐĐV, không phân biệt giới tính, tuổi

tác.

+ Cuộc thi sẽ theo nhiều đợt, mỗi đợt có nhiều chủ đề liên quan đến khoa học.

Page 82: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 66

+ Khi tham gia các bé nhận được nhiều quyền lợi:

. Nhuận bút 50.000/trang truyện và 1 cuốn sách tác giả.

. Có 3 tác phẩm được đăng trở lên, ngoài nhuận bút sẽ được nâng cập thẻ hội viên.

f. Cuộc thi vẽ tranh màu TĐĐV

- Cuộc thi khởi xướng dành cho các độc giả TĐĐV vẽ tranh và gửi về cho Phan

Thị.

- Các tác phẩm sẽ được Phan Thị treo triển lãm trong các ngày hội sách, lễ hội.

- Chương trình giúp các em phát huy tài năng và cảm thấy thích thú khi tác phẩm

của mình được treo triển lãm.

Một điều cần lưu ý là các cuộc thi được phát động trên các quyển truyện TĐĐV, do

đó các đối tượng dự thi chính là những độc giả yêu thích TĐĐV và là hội viên của

TĐĐVFC. Vì vậy, các hoạt động sẽ bị gói gọn thông tin chỉ trong cộng đồng

TĐĐV.

Hoạt động gắn liền với thương hiệu Boob4B

Book4B là tủ sách do Phan Thị thành lập nhằm đến với các khách hàng dưới 6

tuổi. Tủ sách Book4B với quy mô tập trung các đầu sách với nội dung từ giải trí,

học cụ, dành cho các bé từ nhiều nhà xuất bản khác như Đông A.

a. Hội sách Book4B

Từ tháng 04/2010, hội sách Book4B bắt đầu được triển khai tại các trường mầm

non trên toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Hội sách quy tụ nhiều đầu sách dành cho các

bé mầm non từ sách Tô màu, Tủ sách thú cưng, truyện tranh và truyện minh họa.

Tại hội sách, phụ huynh và các bé sẽ được tự do đọc sách và thuận tiện để mua sách.

Hội sách còn tổ chức các không gian nhỏ dành cho Bố, Mẹ và Bé vui chơi. Tại một

vài địa điểm, Công ty Phan Thị cùng phối hợp với các trường mầm non tổ chức các

chương trình ca nhạc, giao lưu.

Page 83: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 67

Khác với các cuộc thi gắn liền với hình ảnh Thần đồng Đất Việt, hội sách

Book4B được tổ chức vòng tua các trường mầm non trên Thành phố nhằm phát

triển một thương hiệu mới Book4B. Thời gian đầu, tủ sách Book4B được tuyển lựa

rất kỹ từ nhiều nhà xuất bản, nhưng khi thương hiệu Book4B dần đi vào lòng khách

hàng thì đây là một hướng giúp cho các sản phẩm mới về học cụ dành cho các bé

lứa tuổi mầm non phát triển.

Ngoài ra, hội sách còn là nơi giúp Phan Thị nghiên cứu được thị trường, kết quả

sẽ cho công ty đánh giá được khách hàng đang có nhu cầu như thế nào, sở thích của

các bé và tâm lý mua hàng của phụ huynh.

Hình 3.6: Hội sách Book4B tại trường Mầm non , 423/34 Lạc Long Quận,

Q.11

b. Giải bóng đá Học sinh Mầm non Phan Thị Book4B

Page 84: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 68

Đây là hoạt động thể thao được diễn ra ở sân vận động Tao Đàn, do Công ty

Phan Thị cùng phòng Giáo dục và Đào tạo, trung tâm Thể dục – Thể thao quận 1

đồng tổ chức.

Hoạt động đã quy tụ được 16 đội bóng tham gia, các trận đấu được diễn ra từ 04

đến 08/05/2010.

Hình 3.7: Giải bóng đá Mầm non Phan Thị Book4B

3.1.4 Sale promotion

Hiện nay các hình thức khuyến mãi được sử dụng phổ biến: Tặng sản phẩm dùng

thử; Phiếu giảm giá; Khuyến mãi giảm giá; Lượng tăng nhưng giá không đổi; Quà

tặng khi mua; Quà tặng may mắn khi mua; Rút thăm trúng thưởng Trong thị trường

cạnh tranh, đặc biệt khi cung vượt cầu thì người bán thường xuyên dùng khuyến

mãi.

Khuyến mãi chỉ là công cụ kích thích tiêu thụ trong ngắn hạn, nó có thể đưa lại

kết quả tức thời về doanh số, về số người biết đến nhưng nó có những tác động bất

lợi mà doanh nghiệp phải tính tới. Cầu về sản phẩm tiêu thụ tăng đột ngột và không

Page 85: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 69

ổn định làm cho họat động sản xuất, cung ứng hàng hóa gặp khó khăn. Trước mỗi

chiến dịch khuyến mãi, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu để sau

khuyến mãi sẽ đo lường hiệu quả. Lựa chọn công cụ, thời điểm, thời hạn khuyến

mãi, cân đối kinh phí khuyến mãi với kinh phí cho các công cụ khác của chiêu thị.

Hiện nay, các chương trình khuyến mãi chủ yếu được xây dựng trên website

www.bookbuy.vn, và site www.phanthi.vn .

- Tặng 100 lồng đèn cho 100 khách hàng nhân dịp Trung Thu năm 2010.

- Giảm 10% cho khách hàng đặt mua hàng trên site Phan Thị. (www.phanthi.vn).

- Khuyến mãi nhân dịp Tết (Chương trình khuyến mãi áp dụng từ ngày 20/1/2011

– 20/2/2011).

+ Giảm 10% cho tất cả khách hàng chọn mua ấn phẩm của Phan Thị.

+ Giảm 15% tất cả ấn phẩm của Phan Thị dành cho khách hàng thân thiết có tổng

hóa đơn trong năm trị giá từ 300,000 VND đến dưới 1,000,000 VND.

+ Giảm 20% tất cả ấn phẩm của Phan Thị dành cho khách hàng VIP có tổng hóa

đơn trong năm trị giá 1,000,000 VND trở lên.

- 14/2: Pop-up: “Bạn chọn sách gì làm quà 14/2?”.

- Tặng hoa hồng (giấy) khi mua sách dịp 8/3 (từ ngày 24/02/11 – 8/03/11)

- Chương trình “Đếm ngược – Đoạt Orange”. Chương trình nhằm gây sự kích

thích, tò mò của độc giả truyện tranh Orange ngay ngày xuất bản 01/03/2011. Nhà

sách Bookbuy sẽ dành mức giá đặc biệt dành cho 20 khách hàng đầu tiên đặt mua

Orange 1 kể tử 0h ngày 01/03/2011.

3.2 Kết quả khảo sát hiệu quả các giải pháp đang thực hiện

Đặc điểm mẫu: Tổng số mẫu là 60, đối tượng khảo sát là phụ huynh của các em học

trường tiểu học và cấp 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực quận 1,

3, 5, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Trong đó có 75% (45 mẫu) là phụ huynh của con em

Page 86: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 70

từ 6 đến 13 tuổi. 13,33% (8 người) là phụ huynh của con em trên 13 tuổi, và còn lại

là 11,67% (7 người) là phụ huynh của con em dưới 6 tuổi.

Đồ thị 3.1: Đặc điểm mẫu khảo sát

Trong 60 người trả lời, họ nhận định rằng con em họ thích đọc truyện tranh

Đôremon nhất với 40 người. Đối với Thần đồng Đất Việt, có 12 người trên 60 người

nhận định con họ thích TĐĐV nhất, trong đó có 21 người nhận xét con họ thích

TĐĐV thứ nhì và ba, và chỉ có 2 người cho rằng con họ ít yêu thích truyện tranh

TĐĐV.

Đồ thị 3.2: Mức độ yêu thích TĐĐV so với các truyện tranh khác

11.67%

75.00%

13.33%

Dưới 6 tuổi Từ 6 đến 13 tuổi Trên 13 tuổi

Số mẫu

Page 87: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 71

Trong 60 người tham gia phỏng vấn, chỉ có 37% phụ huynh có con đọc truyện tranh

TĐĐV và biết TĐĐV là sản phẩm do Công ty Phan Thị sản xuất.

6.673.33

20.00

3.33

66.67

0.00

6.67

15.00

66.67

11.676.67

35.00

26.67

16.67 15.0020.00

35.00

26.67

13.33

5.00

66.67

20.00

11.67

0.00 1.67

Đorêmon Thần đồng

Đất Việt

Naruto Conan Bảy viên

ngọc Rồng

ít yêu thích nhất ít yêu thích nhì yêu thích ba

yêu thích nhì yêu thích nhất

Page 88: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 72

Đồ thi 3.3: Cơ cấu số phụ huynh có biết TĐĐV là sản phẩm của Công ty Phan

Thị

Trong 37% phụ huynh biết TĐĐV là sản phẩm của Công ty Phan Thị thì có đến

81,28% biết do cụm từ “làng Phan Thị” được nhắc đến trong truyện, bên cạnh đó có

45.45% biết qua các bài báo phỏng vấn Công ty Phan Thị và thông tin TĐĐV là bộ

truyện tranh Việt nhiều kỳ nhất Việt Nam. Có 13,64% nhận thấy được logo Phan

Thị trên tập truyện và chỉ có 4.55% biết đến các hoạt động do Công ty Phan Thị tổ

chức.

37%

63%

Không

Page 89: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 73

Đồ thị 3.4: Yếu tố giúp khách hàng biết TĐĐV là sản phẩm của Công ty Phan

Thị

Trong 60 người được phỏng vấn có đến 49 người không biết cuộc thi nào của

TĐĐV, vì thế các hoạt động này vẫn còn gọi gọn chỉ những độc giả hay hội viên

TĐĐV biết đến, phụ huynh của các bé vẫn chưa quan tâm và tìm hiểu đến.

Đồ thị 3.5: Biết đến cuộc thi của TĐĐV

81.82%

45.45%

13.64%

4.55%

0 20 40 60 80 100

Làng Phan Thị được nhắc đến

trong truyện

Các bài báo

Logo Phan Thị trên sản phẩm

Hoạt động do công ty tổ chức

3

4

9

49

0 10 20 30 40 50 60

Sáng tác truyện tranh trên tạp chí

Truyện tranh Việt

Viết tiếp Gương nhân kiệt 4000

năm

Vẽ truyện tranh TĐĐV khoa học

Không biết thêm cuộc thi nào nữa

Page 90: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 74

Theo 60 người được khảo sát, phần lớn họ đồng ý các sản phẩm của Công ty Phan

Thị có hình ảnh đẹp, được đầu tư cao về nội dung và chất lượng sản phẩm, bên cạnh

đó họ cũng cho rằng sản phẩm của Công ty Phan Thị đa dạng và phong phú.

Nhận định được đưa ra rằng, Công ty Phan Thị xứng đáng là đại sứ truyền thông

Văn hóa Việt thì theo kết quả khảo sát cho rằng họ không có ý kiến. Cùng kết quả

đó, nhận định “Phan Thị là công ty đi đầu về truyện tranh Việt” cũng nhận được đa

số là họ không có ý kiến về nhận định trên.

Đồ thị 3.6: Mức độ ý kiến về các nhận định

Có 45% phụ huynh mong muốn con em mình nên đọc truyện tranh Việt Nam, 25%

muốn con mình đọc truyện tranh nước ngoài và có 30% không có ý kiến, tùy thuộc

vào sở thích của con.

Đồ thị 3.7: Lựa chọn truyện tranh

Page 91: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 75

Trong 60 người tham gia khảo sát, có 92% phụ huynh quan tâm nhiều đến nhà sản

xuất sản phẩm khi chọn mua sách/truyện cho con.

Đồ thị: 3.8: Quan tâm đến nhà sản xuất sản phẩm

Theo họ thì họ thích tìm hiểu thông tin nhà sản xuất qua các chủ cửa hàng sách báo

với 72,73% và thầy cô với 70,91%.

Đồ thị 3.9: Các kênh tìm hiểu thông tin tin cậy

25%

45%

30%

0% 10% 20% 30% 40% 50%

Truyện tranh nước ngoài

Truyện tranh Việt Nam

Không ý kiến

92%

8%

Không

Page 92: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 76

3.3 Đánh giá các giải pháp đang thực hiện

Hiện nay, Thần đồng Đất Việt được xem là tập truyện tranh có khối lượng lớn

độc giả nhí, với mức độ yêu thích cao. Tuy nhiên, người ảnh hưởng và quyết định

mua sản phẩm là cha/mẹ của độc giả lại có sự hiểu biết về Công ty Phan Thị còn

hạn chế.

Theo kết quả khảo sát trên cho thấy, số lớn họ không biết hoặc không quan tâm

đến nhà sản xuất của truyện tranh nổi tiếng Thần đồng Đất Việt. Các cuộc thi gắn

liền với tên tuổi TĐĐV đa phần các phụ huynh không biết đến.

Ngày nay, việc đọc và chăm lo đến nhu cầu văn hóa của con trẻ đang được các

bậc phụ huynh quan tâm hơn, 92% phụ huynh quan tâm đến nhà sản xuất

sách/truyện, do đó sản phẩm được phát hành hiện nay không chỉ cần quan tâm đến

chất lượng, nhu cầu và thị hiếu của độc giả trẻ mà còn phải quan tâm đến các nhìn

nhận, suy nghĩ và sự chấp nhận của các bậc phụ huynh. Một bộ sản phẩm đã được

khách hàng biết đến nhưng tên thương hiệu Công ty vẫn chưa được số đông biết

đến, điều đó sẽ không làm cho khách hàng tìm đến và quan tâm hơn đến sản phẩm

cùng nhà sản xuất.

1.82%

14.55%

70.91%

72.73%

0.00 10.0020.0030.0040.0050.0060.0070.0080.00

Trên website phanthi.vn

Thông tin trên báo chí

Thầy cô giáo

Các chủ cửa hàng sách báo

Page 93: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 77

Định hướng phát triển trong tương lại của Công ty Phan Thị là xây dựng hình

ảnh “Đại sứ truyền thông văn hóa Việt” nhưng với thông điệp này khó có thể tiếp

cận với đối tượng độc giả chính là thiếu nhi vì lứa tuổi đó vẫn chưa thật sự quan tâm

hay hiểu đến mà phải truyền tải đến nhóm khách hàng ảnh hưởng là các bậc cha mẹ,

thầy cô giáo.

Trong ngành sản xuất truyện tranh, Phan Thị có thể được coi là một trong những

doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực làm truyện tranh Việt, nhưng điều này vẫn chưa

truyền tải đến với khách hàng trong khi đó là một lợi thế về hình ảnh của Công ty

Phan Thị.

Tuy nhiên đứng ở góc độ độc giả đọc truyện tranh thì Công ty Phan Thị đã thành

công trong việc đầu tư và phát triển truyện tranh Việt Nam với chu trình khép kín từ

khâu sáng tác, biên tập và phát hành. Nhưng nếu như đúng trên góc độ thị trường thì

các hoạt động của Phan Thị chỉ mới tiếp cận đến độc giả chính, nhưng thật sự tác

động và “lôi kéo” người ảnh hưởng.

Page 94: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 78

CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CHO

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ PHAN

THỊ

4.1 Cơ sở đề xuất

Theo kết quả khảo sát trên, thì có đến 45% phụ huynh mong muốn con em mình

đọc truyện tranh Việt Nam và trong đó có 30% không có ý kiến về sở thích đọc

truyện của con. Tuy nhiên, nếu một chiến dịch PR truyền tải được ích lợi và ý nghĩa

của truyện tranh Việt do con người Việt sáng tác mang đậm phong cách Việt thì sẽ

làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhóm 30% đó.

Bên cạnh đó, thông tin truyền đạt là rất quan trọng trong một kế hoạch PR nào.

Một chiến dịch PR luôn phải gắn liền với một thông điệp truyền thông, và thông

điệp đó cần phải hướng tới các đối tượng nào, đối tượng nào đối tượng chính cần tác

động và đối tượng nào cần ảnh hưởng để giúp lan truyền thông điệp đó.

Xác định rằng độc giả chính của Công ty Phan Thị là độc giả thiếu nhi, và người

ảnh hưởng đến đối tượng này và ra quyết định mua là các bậc phụ huynh.

Theo kết quả khảo sát, thì phụ huynh thường tìm hiểu nhà sản xuất qua các chủ

cửa hàng sách báo (72,73%) và thầy cô giáo (70,91%), do đó đây là nhóm đối tượng

cần được ảnh hưởng và thuyết phục.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính đến

cuối tháng 11/2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số Việt Nam. Chỉ

sau 13 năm kể từ ngày Việt Nam hòa mạng internet toàn cầu (01/12/1997), lượng

người sử dụng Internet trong nước đã tăng rất nhanh. Do đó, thông tin lan truyền

trên mạng là rất nhanh và hiệu quả. Nhưng để sử dụng được Internet có kết quả hay

không cần phải có sự đầu tư và chăm sóc chi tiết.

Do đó, tôi xin đưa ra một vài đề xuất như sau.

Page 95: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 79

4.2 Nội dung đề xuất

4.2.1 Online Marketing

Online marketing trực tuyến không chỉ đơn thuần là công việc quảng cáo. Nó

cũng là về quan hệ công chúng. Sử dụng Internet để công khai hóa với công chúng

và để theo dõi, xây dựng và duy trì danh tiếng trên mạng trực tuyến.

Đề xuất:

a. Nên sử dụng Google Alerts (là bản cập nhật qua email về các kết quả có liên

quan mới nhất trên Google dựa vào lựa chọn truy vấn hoặc chủ đề) trong hộp công

cụ online marketing. Nếu sử dụng tốt công cụ này còn có thể biết được mọi người

đang bàn tán gì về sản phẩm của doanh nghiệp.

Sử dụng website www.google.com.vn/alerts để cập nhật các kết quả có liên quan

đến cụm từ mà công ty muốn tìm kiếm và theo dõi.

Khi truy cập vào trang web, công ty tiếp thụ theo các thao tác sau

- Nhập chủ đề muốn theo dõi, sau đó nhấp vào xem trước để xem loại kết quả

mà công ty sẽ nhận được. Một số sử dụng hữu ích của Google Alerts bao gồm:

+ Theo dõi tin bài đang quan tâm.

+ Cập nhật thông tin về đối thủ cạnh tranh hoặc ngành.

+ Nhận tin tức mới nhất về người nổi tiếng hoặc sự kiện.

b. Thực hiện chiến dịch Email marketing gửi thư đến khách hàng mới về những

thông tin công ty và sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mới ra mắt tại thời điểm đó.

Trước khi soạn thảo một newsletter, cần xác định được:

- Mục đích của newsletter là gì?

- Ai là người nhận?

- Lý do nào khiến họ sẵn sang dành thời gian đọc thư của bạn?

- Làm cách nào để người nhận dễ dàng cảm nhận được thông điệp nhất?

- Bạn mong muốn người đọc làm gì sau khi đọc xong thư?

Khi soạn một newsletter, cần chú ý:

Page 96: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 80

- Nội dung thư không quá dài dòng.

- Newsletter phải được thiết kế bắt mắt người đọc, kèm hình ảnh thú vị phù

hợp với thương hiệu công ty và tâm lý độc giả.

- Nội dung email phải nói lên được thông điệp truyền thông của Phan Thị - Đại

sứ truyền thông văn hóa Việt, email đề cập đến quá trình đầu tư và xây dựng

hình ảnh Phan Thị cùng với loạt sản phẩm được đầu tư có chất lượng. Quan

trọng là phải nói lên được sự hữu ích khi độc giả đọc mua và đọc sản phẩm

của Phan Thị.

Sauk hi đã hoàn thành một newsletter hoàn mỹ, và xác định được đối tượng nhận

thư. Bây giờ đến khâu “gửi thư”. Chú ý rằng, email người nhận được đánh vào

“BCC” trên công cụ gửi thư điện tử, để người nhận nhận được thư đúng với địa chỉ

mail của mình, không cảm thấy đây là một thư spam (thư rác).

c. Để tên công ty, hay tên sản phẩm của công ty, website được những vị trí đầu

của các công cụ tìm kiếm:

- Khi đăng các bài viết, các mẫu tin rao vặt sản phẩm, cần sử dụng phần “tag”

dưới mỗi bài viết để xây dựng các từ khóa.

- Thường xuyên lập lại các cụm từ cần được chú trọng, sau một thời gian cụm

từ đó trở thành “từ khóa” giúp tìm kiếm ra trang website của bạn trên các

công cụ tìm kiếm.

4.2.2 Xây dựng “Kênh phóng sự” của Phan Thị

Kế hoạch: Kênh phóng sự Phan Thị

Tên: Kênh phóng sự “Cú Vẹt”

Mục đích:

Nhằm thể hiện sự cần thiết của việc phát triển truyện tranh Việt, nêu cao ý nghĩa

của truyện tranh Việt, và nhờ vào việc xây dựng một trào lưu, cách thức nhằm tạo

làn sóng mới cho độc giả trẻ khi truyện tranh nước ngoài đặc biệt truyện tranh Nhật

đang chiếm lĩnh.

Page 97: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 81

Bên cạnh đó còn xây dựng nên cổng thông tin về làng truyện Việt chỉ có Phan

Thị mới có.

Đây cũng là một nhân vật (đại diện thông tin truyện tranh của Phan Thị) gần gũi

với độc giả và gắn liền với hình ảnh Phan Thị. Từ đó khi nhắc đến “Cú Vẹt” thì chỉ

có Phan Thị mới có.

Khi cụm từ “truyện tranh Việt” trở nên quen thuộc và trở thành trào lưu thì sẽ

giúp tác động vào thị hiếu đọc truyện tranh nước ngoài của độc giả.

Ý tƣởng nội dung:

- Xây dựng một chuyên mục về truyện tranh, đặc biệt là về truyện tranh Việt

Nam.

- Nơi mà các bạn yêu thích truyện tranh có thể tâm sự, thắc mắc và được giải

bày. [các bạn gửi thư về chuyên mục].

- Chuyên mục sẽ cập nhật những tin tức mới về làng truyện tranh và riêng

truyện tranh của Phan Thị.

- Bên cạnh các bài viết, xây dựng các video clip công tác trước ngày phát hành

truyện, các hình ảnh được bí mật hé lộ trước ngày ra mắt,…

- Một mục đặc biệt trên website Phan Thị và Bookbuy, Facebook.

Ý tƣởng về nhân vật:

- Xây dựng nên một anh chàng phóng viên với cái tên Cú Vẹt, từ nhỏ đã đam

mê truyện tranh (hay được gọi là mọt truyện tranh), với tính cách hài hước, am hiểu

truyện tranh, là một người có thể tư vấn xung quanh về truyện tranh.

- MC này sẽ đi phỏng vấn thực tế các đối tượng độc giả.

- MC có vai trò “vô tình hé lộ” các “bí mật” về truyện tranh cho bạn độc giả

biết.

- Trở thành người bạn thân thiết với độc giả yêu thích truyện tranh.

Ý tƣởng xây dựng chuyên mục “Phóng sự Cú Vẹt”:

- Nhân vật xuất hiện từ một câu bé học giỏi, chăm chỉ, yêu đọc sách đặc biệt là

con mọt truyện tranh.

Page 98: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 82

- Khi xuất hiện, anh chàng phóng sự này với tư cách cá nhân (chưa phải là

phóng viên của Phan Thị) => trên Facebook, các trang mạng xã hội, diễn đàn truyện

tranh.

- Tái hiện lại hình ảnh anh chàng này hơn 10 năm về trước (để tạo hình tượng

anh chàng này từ nhỏ rất đam mê truyện tranh, nhưng cũng phải là một học sinh

giỏi, để không gây ác cảm với phụ huynh). Bắt đầu trưởng thành có ước muốn kết

nối với các bạn cùng sở thích của mình.

- Đặc biệt anh ấy rất yêu TĐĐV, sau đó gia nhập Phan Thị để xây dựng ước

mơ.

- Từ đó anh chàng này cùng Phan Thị là người bạn đồng hành với độc giả

truyện tranh.

- Đặc biệt, khi chuyên mục đã đưa vào hoạt động, có thể xây dựng nên nhiều

chương trình khác:

Đọc truyện, viết cảm nhận và nhận quà của anh Cú Vẹt

+ Đối tượng tham gia: bất kỳ độc giả nào yêu thích Kênh phóng sự Cú Vẹt của

Công ty Phan Thị.

+ Ý tưởng chủ đạo:

- Độc giả viết và gửi bài cảm nhận của mình về cho anh Cú Vẹt

- Các tác phẩm được cảm nhận: truyện tranh Việt Nam.

- Thời gian thực hiện: chương trình được kéo dài và xuyên suốt kể từ khi phát

động phong trào.

- Các bài cảm nhận được đánh giá viết tốt sẽ được giới thiệu trên kênh phóng

sự của anh Cú Vẹt.

- Các bài cảm nhận được đăng lên Kênh phóng sự sẽ nhận được nhuận bút từ

Công ty Phan Thị.

Giao lưu trực tuyến với anh Cú Vẹt [khi chàng này đã nổi tiếng].

Khi một bộ truyện đang rất là nóng đối với các bạn học sinh (ví dụ: Orange),

tạo một cuộc thi trên Facebook giữa các trường về sự hâm mộ.

Page 99: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 83

+ Mục đích:

- Quảng bá rộng hơn Kênh phóng sự Cú Vẹt của Công ty Phan Thị.

- Truyền tải thông điệp Đại sứ văn hóa truyền thông Việt.

+ Kế hoạch thực hiện:

- Đối tượng dự thi: một nhóm gồm từ 4 đến 5 hiện là học sinh tại các trường

thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Thể lệ dự thi:

. Mỗi chương trình được tổ chức sẽ thích ứng với với tập truyện tranh được nhiều

độc giả yêu thích và quan tâm.

. Các nhóm sẽ đăng ký và tham gia thể hiện cảm nhận của mình về truyện tranh đó.

. Bài cảm nhận thể được thể hiện qua bài viết, hình ảnh minh họa, truyện tranh minh

họa, clip tình huống theo sự sáng tạo của từng nhóm.

. Nhóm được ban giam khảo từ công ty và các độc gỉa khác bình chọn nhiều nhất sẽ

thắng.

- Các bài dự thi sẽ được thể hiện trên website và Facebook của Phan Thị.

- Kế hoạch truyền thông:

. Cuộc thi được phát động trên website riêng của Phan Thị và kênh Phóng sự Cú

Vẹt.

. Thông tin được cập nhật trên các diễn đàn truyện tranh Việt, trường học, giới thiệu

đến các trường học như một chương trình lành mạnh, giúp cho học sinh cùng nhau

sáng tạo, thể hiện năng khiếu của bản thân, bên cạnh đó còn giúp cho mọi người yêu

và thích truyện tranh Việt hơn.

Hình ảnh anh Cú Vẹt qua các huy hiệu, poster, đề can [có logo Phan Thị].

4.2.3 Từ thiện:

Phan Thị hiện nay đang dần chiếm thị phần “không nhỏ” trên thị trường truyện

tranh Việt Nam. Nhưng nếu so với các nhà xuất bản khác như NXB Kim Đồng,

NXB Giáo Dục…. thì ta còn kém “tuổi đời” lâu năm hơn, số lượng sản phẩm, …

Page 100: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 84

Vậy tại sao Phan Thị không xây dựng một hoạt động lớn nhằm thu hút giới

truyền thông và đánh đúng đến các trẻ, và ảnh hưởng tâm lý của phụ huynh.

Tên kế hoạch: Chƣơng trình “Giúp trẻ đọc sách cùng Phan Thị”

Mục đích:

- Phan Thị sẽ được nhắc đến nhiều thông qua các phương tiện truyền thông đại

chúng như một thương hiệu lớn đi làm “từ thiện lớn” bên cạnh đó còn truyền bá

được văn hóa Việt.

- Thông qua chương trình, thông điệp truyền thông “Đại sứ truyền thông văn

hóa Việt” được nhắc tới nhiều hơn.

- Tăng số lượng độc giả và khách hàng của Phan Thị [Trẻ em và cả phụ huynh]

- Từ thiện luôn được nhiều đối tượng quan tâm, do đó Phan Thị xây dựng

chương trình này sẽ ảnh hưởng đến nhiều người.

Ý nghĩa:

- Chương trình được tổ chức nhằm giúp đỡ các trẻ em vùng khó khăn có cơ hội

được đọc sách.

- Bên cạnh đó, đây còn là môi trường giúp các thế hệ trẻ của Việt Nam phát

huy khả năng sáng tạo và năng khiếu của mình và cùng chung tay làm việc ý nghĩa.

Ý tƣởng chủ đạo:

- Chương trình được phát động nhằm gây quỹ xây dựng thư viện sách dành

cho các trường tiểu học, trung học tại các tỉnh khó khăn.

- Đây là một cuộc thi dành cho các bạn có năng khiếu hội họa, biết sáng tác

truyện tranh.

- Có 2 đối tượng chính : từ 7 tuổi đến 13 tuổi và trên 13 tuổi

- Nội dung sáng tác: xoay quanh cuộc sống đời thường, con vật,….

- Các tác phẩm dự thi được gửi về Phan Thị

Page 101: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 85

- Tác phẩm đủ tiêu chuẩn sẽ được in thành một tập truyện tổng hợp các tác

phẩm và được bán ra.

- Doanh thu mỗi quyển truyện được mua trích ra gây quỹ.

- Có thể chia làm nhiều kỳ truyện nếu thời gian chương trình được kéo dài.

- Mỗi tác phẩm được đăng trong truyện sẽ tương ấn mỗi mã số.

- Độc giả bình chọn cho tác phẩm sáng tác hay nhất (có thể thông qua tin

nhắn)

- Người được bình chọn nhiều nhất được làm đại sứ cho chương trình (2 người

vì có 2 đối tượng)

- Đại sứ chương trình sẽ nhận được những phần thưởng.

- Đại sứ sẽ cùng tham gia các hoạt động sau cuộc thi.

4.2.4 Hoạt động kích cầu cho khách hàng trên www.bookbuy.vn

- Tổ chức tuần lễ “Cả nhà cùng đọc sách”: khi khách hàng mua sách dành

cho người lớn + sách dành cho thiếu nhi sẽ được giảm % hay nhận được quà từ

Bookbuy.

- Thêm sản phẩm miễn phí trên trang “xác nhận đặt hàng”. Ví dụ khi khách

hàng đặt mua FUN IQ, sẽ có thông báo rằng nếu khách hàng mua thêm “tập tô màu”

thì sẽ được tặng “bút chì” hay giảm % [nếu món quà thú vị sẽ làm người mua thích

thú và tò mò hơn]. Như vậy sẽ bán được nhiều hơn và khách hàng cảm thấy hài lòng

hơn vì bạn đã thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu của họ.

- Giảm giá khi khách hàng mua 1 sản phẩm khác. Ví dụ: hóa đơn khách hàng

là 130.000, trang web sẽ xuất hiện một đề nghị khách hàng nên mua thêm một sản

phẩm khác nào đó để hóa đơn thanh toán là 150.000 thì họ sẽ được giảm 10%.

Khách hàng cảm thấy họ sẽ được lợi rất nhiều nếu mua thêm hàng, vì thật tế chỉ trả

thêm 5.000 để có thêm một sản phẩm trị giá 20.000.

- Bán trọn gói sản phẩm: khách hàng sẽ trả giá thấp hơn khi mua nguyên bộ

sản phẩm. Ví dụ: nếu khách hàng chọn mua 1 quyển tô màu, trang web sẽ xuất hiện

đề nghị khách hàng mua nguyên bộ Tô màu để được hưởng ưu đãi giảm giá 15% so

với giá trị thị trường.

Page 102: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 86

4.3. Tính khả thi của kế hoạch:

a. Hiện nay, Công ty Phan Thị hiện có một đội ngũ phụ trách IT chuyên nghiệp

và một phòng truyền thông chuyên phụ trách các tin tức của Phan Thị trên Internet.

Với lợi thế sẵn có là doanh nghiệp làm truyện tranh, có các phòng ban sáng tác nội

dung và thiết kế, đó là một lực lượng sẵn có mà Phan Thị có thể khai thác nhằm hỗ

trợ lẫn nhau trong việc phát triển kênh thông tin trên phương tiện Internet.

b. Đi vào hoạt động đã hơn 10 năm, Công ty Phan Thị được biết đến với kỷ lục

tập truyện nhiều kỳ nhất của Thần đồng Đất Việt, xuất hiện trên nhiều bài báo, đặc

biệt mối quan hệ với báo chí của công ty rất tốt. Do đó, phương tiện truyền thông

báo chí đóng vai trò đồng hành quan trọng của chiến dịch PR.

Page 103: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 87

KẾT LUẬN

Như đã trình bày ở phần trên thì PR là phương cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo

dư luận tốt. Quảng cáo không làm được việc này. Marketing cũng vậy. PR làm rất

tốt công việc này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của

giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Giữa hoạt động PR và

quảng cáo, phương pháp nào hiệu quả hơn - lựa chọn một mẫu quảng cáo về sản

phẩm mới của một công ty hay một bài báo hay viết về sản phẩm của công ty?

Quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin tưởng.

Ngoài ra, chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi

so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với

chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một

lượng công chúng rộng rãi hơn.

Trong thực tế, thì PR là phương pháp rất hiệu quả nếu ta biết xây dựng một chiến

dịch PR hợp lý và sáng tạo.

Nhờ lợi thế có mối quan hệ với truyền thông báo chí rất tốt, Công ty Phan Thị

thuận lợi về mặt truyền tải thông tin đến với nhóm cộng đồng. Vì vậy, Công ty phải

tận dụng được lợi thế của mình xây dựng kế hoạch PR theo các giai đoạn cụ thể để

thương hiệu công ty được nhiều độc giả biết hơn. Trong thời gian sắp tới, ngoài các

độc gỉa nhí yêu thích TĐĐV mà các khách hàng lớn cũng sẽ quan tâm hơn đến các

sản phẩm của Công ty Phan Thị.

Page 104: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 88

PHỤ LỤC A:

MẠNG LƢỚI PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY PHAN THỊ

A. Nhà sách

+ Danh sách nhà sách trong Tp Hồ Chí Minh:

1. Nhà sách Nhân Trí

2. Nhà sách An Khánh (Q.2)

3. Nhà sách Bình Tân (Q.Bình Tân)

4. Nhà sách Titan (Q. Bình Chánh)

5. Nhà sách Lê Đại Hành

6. Nhà sách Đại Nam (Q.6)

7. Nhà sách Đông Phương

8. Nhà sách Đại Việt (Q. Tân Bình)

9. Nhà sách Phan Huy Ích (Q.Gò Vấp)

10. Nhà sách Hoa Niên (Q.3)

11. Nhà sách Kỳ Thư (Q.7)

12. Nhà sách Minh Khai (Q.1)

13. Nhà sách Nguyễn Huệ (Q.1)

14. Nhà sách Nam Phương (Q. Phú Nhuận)

15. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Q1, 10, 6, Thủ Đức)

16. Trung tâm sách Phú Nhuận (Q.PN)

17. Trung tâm sách (Q.2)

18. Nhà sách Quỳnh Phát

19. Nhà sách Thăng Long (Q. Tân Bình)

20. Nhà sách Toàn Thắng

21. Nhà sách Nguyễn Tất Thành (Q.4)

22. Nhà sách Xuân Thu (Q.1)

23. Nhà sách Lê Quý Đôn

Page 105: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 89

24. Nhà sách Phước Long (Q.1)

25. Nhà sách Phước Long (Q.9)

+ Mạng lưới nhà sách ở các tỉnh thành:

Miền Bắc:

1. Nhà sách giáo dục Bình Thủy (Hà Nội)

2. Nhà sách Việt Kim Long (Hà Nội)

3. Siêu thị sách Ngọc Bình (Nam Định)

4. Nhà sách Hải Hà (Hải Phòng)

Miền Trung

1. Nhà sách Phương (Đà Nẵng)

2. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Phú Yên)

3. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Quảng Bình)

4. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Quảng Ngãi)

5. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Thanh Hóa)

6. Nhà sách văn hóa Quy Nhơn

7. Nhà sách Vinh Hoa (Đà Nẵng)

8. Nhà sách văn hóa Phú Yên

9. Nhà sách Lạc Việt (Huế)

10. Nhà sách Hồng Đức (Đà Nẵng)

11. Nhà sách Ái Văn (Quảng Trị)

12. Nhà sách Bồng Sơn (Bình Định)

13. Nhà sách Hồng Đức (Huế)

14. Nhà sách Minh Trí (Đà Nẵng)

15. Nhà sách Phú Yên (Phú Yên)

Miền Nam & Nam Trung Bộ

Page 106: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 90

1. Nhà sách Hùng Vương (Bình Phước)

2. Nhà sách Lê Lai (Vũng Tàu)

3. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Bình Thuận)

4. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Đồng Nai)

5. Nhà sách Trung tâm (Long Khánh)

6. Nhà sách Nhân Văn (Phan Rang – Ninh Thuận)

7. Nhà sách Nguyễn Du (Vũng Tàu)

8. Nhà sách Phước Long (Bình Phước)

9. Nhà Sách Bạch Đằng (Bà Rịa)

10. Nhà sách Cảo Thơm (Bình Dương)

Miền Tây

1. Nhà sách Phương Thủy (Vĩnh Long)

2. Nhà sách Đông Hồ (Kiên Giang)

3. Nhà sách Đức Trí (Lâm Đồng)

4. Nhà sách Hòa Bình (Bến Tre)

5. Nhà sách Hiệp Hòa (Long An)

6. Nhà sách Nhân Văn (An Giang)

7. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Đồng Tháp)

8. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Tây Ninh)

9. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Sa Đéc)

10. Hiệu sách Cường Thịnh (Long An)

11. Nhà sách Thanh Kiên (Long Xuyên)

12. Nhà sách Trần Phú (Bạc Liêu)

13. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Tiền Giang)

14. Nhà sách Trường Sơn (Kiên Giang)

Tây Nguyên

Page 107: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 91

1. Nhà sách Giáo Dục (Buôn Ma Thuột)

2. Nhà sách Lê Lai (Đà Lạt)

3. Nhá sách Lý Thường Kiệt (BMT)

B. Công ty phát hành

Miền Bắc

1. Công ty phát hành sách Hà Nội (Hà Nội)

2. Công ty TNHH Văn Hóa Minh Lâm (Hà Nội)

3. Công ty TNHH Anh Phong (Hòa Bình)

4. Công ty giày Thượng Đình (Hà Nội)

5. Công ty sách Tuổi Thơ (Hà Nội)

6. Công ty TNHH Tân Việt (Hà Nội)

7. Tổng công ty sách Việt Nam (Hà Nội)

Miền Trung

1. Công ty cổ phần sách và thiết bị Bình Định (Quy Nhơn)

2. Công ty cổ phần VHDL Gia Lai tại Thanh Hóa (Thanh Hóa)

3. Công ty cổ phần VHDL Gia Lai tại Nghệ An (Nghệ An)

4. Công ty cổ phần VHDL Gia Lai tại Quảng Ngãi (Quảng Ngãi)

5. Công ty cổ phần VHDL Gia Lai tại Phú Yên (Phú Yên)

6. Công ty cổ phần VHDL Gia Lai tại Bình Định (Bình Định)

7. Công ty phát hành sách Đà Nẵng (Đà Nẵng)

8. Công ty CP Sách TBTH Đà Nẵng (Đà Nẵng)

9. Công ty CP Sách & TBTH Đà Nẵng (Đà Nẵng)

10. Trung tâm Sách & TBTH Phú

Miền Nam & Nam Trung Bộ

Page 108: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 92

1. Công ty cổ phần phát hành sách Khánh Hòa (Nha Trang)

2. Công ty cổ phần VHTT Bình Dương (Bình Dương)

3. Công ty cổ phần VHDL Gia Lai tại Bình Thuận (Bình Thuận)

4. Công ty phát hành sách Đồng Nai (Đồng Nai)

5. Công ty cổ phần VHTH Ninh Thuận (Ninh Thuận)

6. Siêu thị Trảng Bom (Đồng Nai)

7. Công ty phát hành báo chí Trung ương (Q. Phú Nhuận- SG)

8. Công ty CP DV-TM Bạch Mã (Q.10 – SG)

9. Siêu thị Thành Nghĩa (Q9)

10. Công ty CP Văn Hóa Đông A

11. Công ty TNHH Sách TBGD Đức Trí (Q1- SG)

12. Công ty CP PHS TPHCM (Trung tâm sách Gia Định) (Q1- SG)

13. Công ty CP Sách TBPTGT Nụ Cười (Q. Phú Nhuận)

14. Công ty CP Văn Hóa Nhân Văn (Q. Tân Bình)

15. Công ty CP VH Phương Nam (Q11)

16. Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa

17. Siêu thị Thành Nghĩa

18. Công ty VH Văn Lang (Q.BT)

19. Công ty TNHH Văn Hóa Việt Văn (Q11)

20. Công ty CP đầu tư phát triển Thương mại Viễn Đông (Q. TB)

Miền Tây

1. Công ty CP DVVH Tây Đô (Cần Thơ)

2. Công ty Sách và TBTH Tiền Giang

3. Công ty TNHH Minh Tú (Cần Thơ)

Tây Nguyên

Page 109: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 93

1. Công ty cổ phần VHDL Gia Lai (Gia Lai)

2. Công ty cổ phần in và PHS Lâm Đồng (Đà Lạt)

C. Trƣờng học

Trường tiểu học

Quận 1 Hòa Bình

Kết Đoàn

Lê Ngọc Hân

Trần Hưng Đạo

Nguyễn Thái Học

Trần Quang Khải

Phan Văn Trị

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Huệ

Lương Thế Vinh

Quận 2 Giồng Ông Tố

Thủ Thiêm

Thạnh Mỹ Lợi

Nguyễn Văn Trỗi

Quận 3 Đô Lương

Kỳ Đồng

Lê Chí Trực

Nguyễn Sơn Hà

Nguyễn Thái Sơn

Nguyễn Thiện Thuật

Nguyễn Việt Hồng

Phan Đình Phùng

Nguyễn Thi

Page 110: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 94

Trương Quyền

Phan Văn Hân

Trần Quang Diệu

Trần Văn Đang

Quận 5 Hàm Tử

Bàu Sen

Chính Nghĩa

Nguyễn Đức Cảnh

Hùng Vương

Quận 6 Trương Công Định

Bình Tiên

Kim Đồng

Phạm Văn Chí

Phú Lâm

Nhật Tảo

Quận 10 Trần Nhân Tôn

Trương Định

Nguyễn Chí Thanh

Quận Tân Phú Duy Tân

Tân Thới Hòa

Lê Văn Tám

Võ Thị Sáu

Phan Chu Trinh

Tân Hương

Lê Lai

Hồ Văn Cường

Âu Cơ

Huỳnh Văn Chính

Page 111: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 95

Bình Giã

Bạch Đằng

Hoàng Văn Thụ

Phú Thọ Hòa

Phan Bội Châu

Tân Trụ

Quận Phú Nhuận Đông Ba

Sông Lô

Vạn Tường

Cao Bá Quát

Quận Bình Thạnh Nguyễn Bá Ngọc

Bạch Đằng

Bế Văn Đàn

Thạnh Mỹ Tây

Phan Văn Trị

Trần Quang Vinh

Quận Gò Vấp An Hội

Phạm Ngũ Lão

Lam Sơn

Nguyễn Viết Xuân

Minh Khai

Lê Hoàn

Phan Chu Trinh

Quang Trung

Quận 12 Nguyễn Trải

Lê Văn Thị

Quận 11 Dương Minh Châu

Nguyễn Bá Ngọc

Page 112: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 96

Trường mầm non

Quận 1 Bến Thành

Cô Giang

Tuổi Thơ

Hoa Lan

Hoa Quỳnh

Tân Định

30/04

20/10

Bé Ngoan

Sapa

19/5

Hoa Lư

Cầu Kho

Quận 2 Bình Trưng Đông

Quận 3 Tuổi thơ 7

Mầm non dân lập Mai Anh

Mầm non 4

Mầm non quốc tế Fosco

Mầm non 7C

Thiên Thanh

Mầm non 2

Mầm non 9

Quận 4 Mầm non 12

Nguyễn Tất Thành

Mầm non 15

Sao Mai 12

Quận 5 Họa Mi 1

Page 113: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 97

Vàng Anh

Mầm non 14B

Họa Mi 2

Sơn Ca

Họa Mi 3

Mầm non 1

Mần non 9

Quận 6 Rạng động 1, 6, 7, 9, 12, 13

Quận 7 Nam Sài Gòn

Quận 10 Măng non 1, 3

19/5

Quận 11 Sơn Ca 11

Quận Phú Nhuận Sơn Ca 2, 4, 5, 12, 14, 15

Quận Bình Thạnh Mầm non 11A, B

Hoa Anh Đòa

Quận Tân Bình Mầm non 11, 12

Kinh Đồng

Sao Sáng

Quận Gò Vấp Hoàng Yến

Hoa Mai

Duy An

Mai Khôi

Mai Hương

Quận Thủ Đức Hướng Dương

Hiệp Bình Phước

Bình Thọ

Sao Vàng

Thanh Tâm

Măng Non

Page 114: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 98

Vàng Khuyên

Lan Uyên

Hoa Minh

Hiếu Trung

Hồng Ân

Huệ Trắng

Linh Chiểu

Mai Anh

Trường Thọ

Khiết Tâm

Quận 12 Sơn Ca 1

Hoàng Anh

Hóc Môn Hướng Dương

Thủ Dầu Một – Bình Dương Trà My 3

Page 115: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 99

PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ KHẢO SÁT

BẢNG KHẢO SÁT

Tôi là Trần Quỳnh Giao, hiện đang là SV năm cuối của chuyên ngành

marketing của trường ĐH Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh. Tôi đang trong qua trình

thực hiện chuyên đề tốt nghiệp nên sự giúp đỡ của anh/chị đối với tôi rất lớn. Hy

vọng anh/chị có thể giúp tôi hoàn thành tốt và cung cấp những thông tin chính

xác cho việc nghiên cứu của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!!!

Phần 1: Phần thông tin chung về khách hàng

Họ và tên khách hàng

Số điện thoại:

Email:

Giới tính:

Độ tuổi

Câu 1: Anh/chị có con chưa?

a. Có

b. Không (xin ngừng phỏng vấn)

Câu 2: Con của anh/chị có đọc Thần đồng Đất Việt không?

a. Có

b. Không (xin ngừng phỏng vấn)

Câu 3: Con của anh/chị có độ tuổi bao nhiêu?

a. Dưới 6 tuổi

b. Từ 6 đến 13 tuổi

c. Trên 13 tuổi

Page 116: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 100

Câu 4: Anh/chị hãy cho biết con của anh/chị thích đọc truyện tranh nào (xếp

theo mức độ ưu tiên từ 1 (ít yêu thích nhất) đến 5 (yêu thích nhất))

a. Đôrêmon

b. Thần đồng Đất Việt

c. Naruto

d. Conan

e. Bảy Viên Ngọc Rồng

Phần 2: Thông tin về thƣơng hiệu

Câu 1: Anh/chị có biết Thần đồng Đất Việt là sản phẩm của Công ty Cổ phần

Truyền thông và Giải trí Phan Thị?

a. Có

b. Không

Nếu trả lời “có” thì trả lời tiếp tục câu 2, nếu “không” xin trả lời tiếp câu 3

Câu 2: Yếu tố nào sau đây anh/chị biết rằng Thần đồng Đất Việt là sản phẩm của

Công ty Cổ phần Truyền thông và Giải trí Phan Thị? (câu hỏi nhiều lựa chọn)

a. “Làng Phan Thị” được nhắc đến trong truyện

b. Các bài báo đăng tin Thần đồng Đất Việt được lập kỷ lục là truyện Việt

Nam có nhiều tập nhất

c. Logo Phan Thị trên sản phẩm

d. Các hoạt động lớn về Thần đồng Đất Việt do Phan Thị tổ chức

e. Các cuộc thi tài dành cho các độc giả của Thần đồng Đất Việt

f. Khác (vui lòng nêu rõ) …………………………………………

Câu 3: Con của anh/chị có phải là hội viên của Fanclub Thần đồng Đất Việt hay

không?

a. Có

b. Không

Page 117: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 101

Nếu trả lời “có” thì trả lời tiếp tục câu 4, nếu “không” xin trả lời tiếp câu 5

Page 118: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 102

Câu 4: Theo anh/chị, câu lạc bộ Thần đồng Đất Việt có giúp ích cho con? (được

giao lưu kết bạn, ưu tiên tham gia các hoạt động của Thần đồng Đất Việt,…)

a. Có

b. Không

Câu 5: Ngoài Thần đồng Đất Việt, anh/chị còn mua hay con của anh/chị đọc sản

phẩm nào khác của công ty Phan Thị? (câu hỏi nhiều lựa chọn)

a. Truyện hay Sử Việt

b. Dũng sĩ Hercules

c. Sáng tạo Việt Nam

d. Sắc màu cổ tích

e. Danh tác Việt Nam

f. Không mua thêm sản phẩm nào nữa

Câu 6: Anh/chị biết đến tên Phan Thị qua:

a. Truyện Thần đồng Đất Việt (làng Phan Thị)

b. Các bài báo, phỏng vấn về công ty Phan Thị

c. Logo Phan Thị trên các quà tặng, áo thun, móc khóa, …

d. Khác (vui lòng nêu rõ) ………………………………….

Câu 7: Anh/chị biết đến các cuộc thi do công ty Phan Thị tổ chức dành cho các bé

nào? (Câu hỏi nhiều sự lựa chọn)

a. Cuộc thi “Bạn đọc thi tài”

b. Cuộc thi “Viết tiếp Gương nhân kiệt 4000 năm”

c. Cuộc thi “Vẽ truyện tranh Thần đồng Đất Việt Khoa học”

d. Cuộc thi “Sáng tác truyện tranh trên tạp chí Truyện Tranh Việt”

e. Không biết thêm cuộc thi nào.

Page 119: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 103

Câu 8: Anh/chị hãy đánh giá mức độ đối với các nhận định sau đây:

1: Hoàn toàn không đồng ý

2: Không đồng ý

3: Không ý kiến

4: Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

a. Các sản phẩm của Phan Thị được đầu tư cao

về nội dung hấp dẫn và rất phù hợp với thiếu

nhi

b. Sản phẩm của công ty Phan Thị rất đa dạng

và phong phú

c. Truyện tranh của Phan Thị có hình ảnh đẹp

d. Bìa sách (truyện) của Phan Thị rất đẹp

e. Công ty Phan Thị xứng đáng là đại sứ truyền

thông Văn Hóa Việt

f. Công ty Phan Thị là công ty đi đầu về truyện

tranh Việt (về chất lượng truyện tranh)

Câu 9: Ngoài truyện tranh, anh/chị còn biết đến sản phẩm nào của Phan Thị?

(Câu hỏi nhiều sự lựa chọn)

a. Truyện minh họa

b. Sách tô màu

c. Sách Sống đẹp

d. Không biết thêm sản phẩm nào nữa

Page 120: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 104

Câu 10: Trong quá trình mua sách/truyện cho con, anh/chị có quan tâm nhiều

đến thông tin nhà sản xuất sản phẩm hay không?

a. Có

b. Không

Nếu trả lời “có” thì tiếp tục trả lời tiếp câu 11, nếu “không” xin trả lời tiếp câu 13.

Câu 11: Thông tin anh/chị tìm hiểu qua (Câu hỏi nhiều sự lựa chọn)

a. Thông tin trên báo chí

b. Trên website www.phanthi.vn của Công ty Phan Thị

c. Các chủ cửa hàng sách báo

d. Thầy/cô giáo

e. Khác (vui lòng nêu rõ) ………………………………

Câu 12: Anh/Chị mong muốn con em mình đọc truyện tranh?

a. Truyện tranh nước ngoài

b. Truyện tranh Việt Nam

c. Không ý kiến

Câu 13: Trong tương lai sắp tới, anh/chị vẫn sẽ quyết định mua các sản phẩm

của Công ty Phan Thị dành cho trẻ?

a. Có

b. Không

Cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị

Page 121: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 105

BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LIỆU SPSS

Đặc điểm mẩu:

Bảng 11: Độ tuổi

Frequency Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Dưới 6 tuổi 7 11.7 11.7 11.7

Từ 6 đến 13

tuổi 45 75.0 75.0 86.7

Trên 13 tuổi 8 13.3 13.3 100.0

Total 60 100.0 100.0

Bảng 2: Có biết đến TĐĐV do Công ty Phan Thị sản xuất

Frequency Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Có 22 36.7 36.7 36.7

Không 38 63.3 63.3 100.0

Total 60 100.0 100.0

Bảng 3: Quan tâm đến nhà sản xuất

Frequency Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Có 55 91.7 91.7 91.7

Không 5 8.3 8.3 100.0

Total 60 100.0 100.0

Bảng 4: Mong muốn con đọc

Frequency Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Truyện tranh nước ngoài 15 25.0 25.0 25.0

Truyện tranh Việt Nam 27 45.0 45.0 70.0

Không ý kiến 18 30.0 30.0 100.0

Total 60 100.0 100.0

Page 122: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 106

Bảng 5: Yếu tố nào để biết TĐĐV là sản phẩm của Công ty Phan Thị

Cases Col Response %

Yếu tố biết

TĐĐV là sản

phẩm của

Phan Thị

Làng PT được

nhắc đến trong

truyện 18 81.8%

Các bài báo 10 45.5%

Logo PT trên sản

phẩm 3 13.6%

Hoạt động do PT

tổ chức 1 4.5%

Total 22 145.5%

Bảng 6: Khách hàng tìm hiểu nhà sản xuất qua

Cases Col Response %

Tìm hiểu

nhà sản xuất

qua

Thông tin trên báo

chí 8 14.5%

Trên website www.phanthi.vn

1 1.8%

Các chủ cửa hàng

sách báo 40 72.7%

Thầy/cô giáo 39 70.9%

Total 55 160.0%

Bảng 7: Khách hàng biết đến cuộc thi nào của Công ty Phan Thị

Cases Col Response %

Cuộc thi do

Phan Thị tổ

chức

Viết tiếp Gương

nhân kiệt 4000 năm 4 6.7%

Vẽ truyện tranh

TĐĐV khoa học 9 15.0%

Sáng tác truyện

tranh trên tạp chí

Truyện tranh Việt

3 5.0%

Không biết thêm

cuộc thi nào 49 81.7%

Total 60 108.3%

Page 123: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 107

Bảng 8: Kiểm định các đánh giá về Công ty Phan Thị theo các yếu tố

****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ******

_

R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A)

Analysis of Variance

Source of Variation Sum of Sq. DF Mean Square F Prob.

Between People 61.3639 59 1.0401

Within People 112.5000 300 .3750

Between Measures 28.1806 5 5.6361 19.7185 .0000

Residual 84.3194 295 .2858

Total 173.8639 359 .4843

Grand Mean 3.3694

Reliability Coefficients

N of Cases = 60.0 N of Items = 6

Alpha = .7252

Page 124: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 108

Bảng 9: Mức độ đánh giá về Công ty Phan Thị theo các tiêu chí

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean

Std.

Deviation

Các sản phẩm của PT được

đầu tư cao về nội dung và phù

hợp với thiếu nhi 60 1.00 5.00 3.3667 .73569

Sản phẩm của công ty rất đa

dạng và phong phú 60 1.00 5.00 3.2833 .73857

Truyện tranh có hình ảnh đẹp 60 1.00 5.00 3.8500 .60576

Bìa sách đẹp 60 1.00 5.00 3.5333 .74712

Công ty PT xứng đáng đại

diện truyền thông văn hóa Việt 60 1.00 4.00 2.9333 .40617

Công ty PT đi đầu về truyện

tranh Việt (chất lượng truyện) 60 1.00 4.00 3.2500 .54072

Valid N (listwise) 60

Page 125: DANH MỤC VIẾT TẮT - dinhtienminh.net

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Quỳnh Giao 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách

a. An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu Hường, 2010, Quản trị và xúc tiến

thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao Động Xã

Hội.

b. Định Thị Thúy Hằng, 2005, PR Lý Luận và Ứng Dụng, NXB Lao Động Xã Hội.

2. Website

a. www.ecvin.net

b. www.congtytochucsukien.net

c. www.phanthi.vn

d. www.vietceo.com

e. www.tuoitre.com.vn

f. www.vietbao.vn