98
DỰ THẢO Báo cáo Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng (PPA) tỉnh Lào Cai (10-31/7/2003)

Download Itsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/... · Web viewNăm 2002 anh chị bán bò con để trả vốn, bán bò mẹ để lấy tiền mua gỗ làm nhà

Embed Size (px)

Citation preview

DỰ THẢO

Báo cáo Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng (PPA)

tỉnh Lào Cai (10-31/7/2003)

Tháng 9 năm 2003

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Lời cảm ơn

Đợt đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng này là nỗ lực của cả nhóm, và không thể hoàn thành nếu không có sự đóng góp quan trọng của rất nhiều người.

Chúng tôi xin cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai về đợt đánh giá này. Chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào cai, các sở ban ngành liên quan trong tỉnh, 2 huyện Bảo thắng và Mường Khương, và 4 xã Bản Cầm, Phong Niên, Pha Long, Tả Gia Khâu đã phối hợp chặt chẽ, dành nhiều thời gian và nỗ lực của mình để cùng chúng tôi hoàn thành đợt đánh giá này. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn các cán bộ thôn bản, cán bộ y tế, giáo dục đã cùng đi và hỗ trợ tích cực trong các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu tại 6 thôn bản khảo sát Nậm Tang, Cốc Sâm 1, Tân Hồ, Xín Chải, Thải Giàng Sán, Lao Chải.

Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất tới các hộ gia đình tại các thôn bản - những người dân nam và nữ, những thanh niên - đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về những thuận lợi và khó khăn trong đời sống, những nhận xét, dự định và mong muốn của mình. Nếu không có sự tham gia tích cực của họ, đợt đánh giá này không thể thực hiện được.

Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, các vấn đề nghiên cứu phức tạp, Báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người quan tâm. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát PPA Lào Cai

ii

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Tóm lược

Tinh hinh xoá đói giảm ngheo Kết quả giảm nghèo của Lào cai mấy năm qua rất khả quan. Đời sống người dân đi lên mọi mặt.

An ninh lương thực cải thiện nhiều, nạn đói giảm mạnh. Động lực giảm nghèo theo cảm nhận của người dân và cán bộ cơ sở: (i) tăng năng suất lương

thực; (ii) mở rộng tín dụng: (iii) cải thiện cơ sở hạ tầng. Tính bền vững của giảm nghèo chưa cao, còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ rủi ro (canh tác đất

dốc, chất lượng giống, thị trường, thời tiết, chết gia súc,ốm đau). Giảm nghèo ngày càng khó khăn hơn, có tính đặc thù cao đối với từng vùng, huyện, xã, thôn bản,

từng hộ gia đình.Khuyến nghị: Giảm mạnh các hình thức "cho không" và "trợ cấp" trực tiếp. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ người nghèo cách làm ăn thông qua phát triển các mô hình kinh tế hộ,

và đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn bản. Đẩy mạnh phân cấp thực sự, tạo điều kiện cho cấp xã và thôn bản tăng chu động trong lâp kế

hoạch, phân bô nguồn lực, tô chức thực hiện XĐGN. Đa dạng hóa các loại hình vay vốn (ở vùng cao) để đẩy mạnh tiếp cân tín dụng (cho vay món nhỏ,

bằng hiện vât) Chú trọng canh tác bền vưng trên đất dốc găn vơi quản ly tài nguyên - môi trường (cân bằng kiến

thức mơi vơi kiến thức bản địa) để giảm nguy cơ rui ro cho người dân.

Sự tham gia vào việc ra quyết định tại địa phương Có rất nhiều tiến bộ trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở Người dân mới chủ yếu tham gia ở khâu thực hiện, cung cấp thông tin còn hạn chế Ban giám sát xã, các tổ chức đại diện hoạt động còn thiếu hiệu quả ở vùng cao Vai trò quyết định của cấp thôn bản - đang rất hạn chế về năng lực, chế độ phụ cấpKhuyến nghị: Bô sung chức danh "thôn phó" để phá thế "thăt cô chai" và đào tạo cán bộ trẻ Đẩy mạnh phân cấp cho cấp xã; tăng cường sự tham gia cua cấp xã trong các công trình ngoài

Chương trình 135 Hỗ trợ mạnh các đoàn thể để phát huy cơ chế đại diện Giám sát, đánh giá tránh hình thức, chú trọng các chỉ tiêu nói lên hiệu quả, tác động Lồng ghép vấn đề giơi.

Giáo dục Tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường rất cao, kể cả trẻ nghèo ở vùng cao Công tác vận động tốt; giáo viên, trường lớp, sách vở... được tăng cường Tỷ lệ chuyên cần chưa cao, khó khăn về ngôn ngữ, trẻ gái còn bị thiệt thòi; chi phí cho con học

lớp trên còn cao đối với người nghèo Tổ chức được nhiều lớp xóa mù, nhưng tỷ lệ tái mù cao, nhiều người bỏ họcKhuyến nghị: Mở rộng tuôi xóa mù (tăng lên 15-40); khuyến khích và tô chức cho phụ nư đi học Dạy tiếng kết hợp dạy ngôn ngư (kể cả lơp mẫu giáo và lơp xóa mù cho người lơn) Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao: các biện pháp nghiệp vụ giáo dục kết hợp vơi tăng

cường sự tiếp xúc cua người dân (trẻ em và người lơn) vơi tiếng phô thông.

Y tế Màng lưới y tế cơ sở được cải thiện; người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế nhiều hơn Gánh nặng của y tế cơ sở, vệ sinh môi trường và nước sạch là vấn đề bức xúc ở vùng cao Chương trình khám chữa bệnh miễn phí: nhận thức còn yếu, chi phí gián tiếp lớn (người nghèo

khó lên huyện, tỉnh chhữa bệnh), bất cập trong quản lý đối tượng và thẻ khám chữa bệnh.Khuyến nghị: Tăng cường chất lượng hoạt động cua mạng lươi y tế thôn bản

iii

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Tăng cường vân động cộng đồng và hỗ trợ cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, nươc sạch tại các thôn vùng cao,vùng sâu

Quản ly y tế tư nhân (ở vùng thấp) tốt hơn. Chương trình KCB người nghèo: chú trọng hơn về kinh phí cho tuyến cơ sở; lồng ghép vơi các

hoạt động CSSK trên địa bàn; tăng cường quản ly và giám sát thực hiện; đẩy mạnh truyền thông.

Khuyến nông Hệ thống khuyến nông cơ sở được thiết lập, đã tham gia vào các chương trình kinh tế trọng điểm

của tiỉnh, phối hợp chặt chẽ hơn với các đoàn thể (vùng thấp) Khuyến nông đã đóng góp vào XĐGN thông qua tăng năng suất lương thực Năng lực và trình độ khuyến nông xã còn yếu, phụ cấp quá thấp, khuyến nông thôn bản chưa có Đa số người nghèo chưa tiếp cận dịch vụ khuyến nông, phương pháp khuyến nông thích hợp cho

người nghèo chưa được triển khai áp dụng Khuyến nghị: Tăng cường đầu tư cho khuyến nông xã, coi như một chức danh chuyên môn cua xã Phát triển mạng lươi khuyến nông thôn bản, thể chế phương pháp tham gia trong khuyến nông Phân biệt vùng thấp và vùng cao trong các hỗ trợ sản xuất Chú trọng khuyến nông có lợi cho người nghèo, tăng đầu tư mô hình kinh tế hộ cho người nghèo

Hỗ trợ xa hôi Các hỗ trợ xã hội đã góp phần XĐGN, giảm khó khăn lúc gặp rủi ro Điều tra hộ nghèo hàng năm mặc dù phát huy tác dụng, nhưng còn nhiều hạn chế Danh sách hộ nghèo ít có ý nghĩa trong xã 135, tâm lý chia đều các khoản hỗ trợ còn phổ biến Cung cấp và phản hồi thông tin hỗ trợ còn hạn chếKhuyến nghị: Cần một hệ chinh sách "vùng đệm" hỗ trợ hộ "cân nghèo"để giúp thoát nghèo bền vưng và giảm

tâm ly "muốn nghèo" cua người dân (không chỉ chính sách tín dụng) Kết hợp một số nội dung điều tra định tính (theo phương pháp cùng tham gia); bô sung kỹ thuât

làm việc theo nhóm để kết quả điều tra hộ nghèo chính xác hơn Đảm bảo chất lượng hỗ trợ bằng hiện vât; quan tâm hỗ trợ pháp ly, hỗ trợ người nhâp cư Phân cấp mạnh hơn cho cấp xã để xác định cách hỗ trợ cụ thể phù hợp vơi từng đối tượng

Cải cách hành chính Cải cách hành chính ở cấp huyện (vùng thấp) đã có kết quả ban đầu Cải cách hành chính ở cấp xã chưa mạnh (chưa có kế hoạch, chưa có hệ thống giám sát - đánhh

giái hiệu quả, chưa phân cấp mạnh cho cấp xã) Thôn trưởng đang làm dịch vụ 1 cửa cho bà con vùng cao Ban chỉ đạo XĐGN cấp xã hoạt động hình thứcKhuyến nghị: Cải cách hành chính ở vùng cao băt đầu từ vị trí trưởng thôn Cải tiến tô chức,hoạt động Ban XĐGN xã; tăng vai trò trong XĐGN cua cán bộ tăng cường 135 Phân cấp mạnh, tăng cường giám sát - đánh giá hiệu quả ở cấp cơ sở

Tài nguyên - môi trường Mâu thuẫn giữa nhu cầu/thực tế sử dụng đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp/phòng hộ vùng cao Hệ canh tác nông nghiệp kém bền vững trên đất dốc Phân gia súc lãng phí, gây ô nhiễm, dịch bệnh cho gia súc Nhiều hộ dân đã thấy lợi ích của trồng rừng (cây sa mộc)Khuyến nghị: Hô trợ người dân trồng rừng(tránh cho không),hỗ trợ dân tự làm cây giống Phát huy sở hưu cộng đồng, gìn giư và tôn tạo các khu 'rừng thiêng' Làm qui hoạch sử dụng đất chi tiết (ở v ùng cao) vơi sự tham gia cua người dân Áp dụng kỹ thuât canh tác đất dốc bền vưng, khai thác kiến thức bản địa Tuyên truyền áp dụng 'lò cứu rừng' để tiết kiệm cui

iv

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Mục lục

Lời cảm ơn.............................................................................................................................ii

Tóm lược...............................................................................................................................iii

Mục lục...................................................................................................................................v

1. Giới thiệu............................................................................................................................1

2. Tình hình xoá đói giảm nghèo thời gian qua......................................................................3

3. Sự tham gia vào việc ra quyết định tại địa phương..........................................................15

4. Cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.....................................................21

4.1. Giáo dục...................................................................................................................21

4.2. Y tế...........................................................................................................................28

4.3. Khuyến nông............................................................................................................36

5. Hỗ trợ xã hội....................................................................................................................41

6. Cải cách hành chính và XĐGN........................................................................................46

7. Tài nguyên - môi trường và XĐGN.................................................................................50

Phụ lục 1...............................................................................................................................56

v

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

1. Giới thiệu

Từ ngày 10 đến 31 tháng 7 năm 2003, Văn phòng Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tại Việt Nam cùng với UBND tỉnh Lào Cai đã phối hợp tổ chức đợt Đánh giá nghèo đói với sự tham gia của cộng đồng (PPA) tại tỉnh Lào Cai. Đợt đánh giá này nhằm cập nhật sự hiểu biết về xoá đói giảm nghèo tại Lào Cai, đóng góp vào báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2003 cùng với đợt khảo sát tại 12 tỉnh trên cả nước. Ðợt đánh giá lần này cũng nhằm tìm hiểu cơ hội hỗ trợ nâng cao năng lực triển khai, theo dõi đánh giá Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS) ở cấp tỉnh.

Địa điểm tiến hành đợt PPA lần này trùng với những địa điểm đã tiến hành đợt PPA năm 1999, cụ thể tại 2 huyện, 4 xã và 6 thôn như sau:

Huyện Bảo Thắng : (vùng thấp, là huyện phát triển nhất tỉnh) Xã Bản Cầm: thôn Nậm Tang Xã Phong Niên: 2 thôn Cốc Sâm 1 và Tân Hồ

Huyện Mường Khương : (vùng cao, cùng với Xi Ma Cai là 2 huyện khó khăn nhất tỉnh) Xã Pha Long: thôn Xín Chải Xã Tả Gia Khâu: 2 thôn Thải Giàng Sán và Lao Chải

Hai xã Bản Cầm và Phong Niên (huyện Bảo Thắng) đại diện cho các xã vùng thấp trong tỉnh, thuận lợi về cơ sở hạ tầng và đông người Kinh. Hai xã Pha Long và Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương) đại diện cho các xã vùng cao sát biên giới, điều kiện về cơ sở hạ tầng còn khó khăn, đông đồng bào dân tộc. Cả 4 xã khảo sát đều thuộc Chương trình 135 của Chính phủ1.

Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát 26 người (trong đó có 7 nữ), gồm 1 cán bộ của DFID, nhóm tư vấn 6 người từ Hà nội, 2 cán bộ của Sở LĐ-TBXH Lào Cai, 4 cán bộ UBND huyện Bảo Thắng và Mường Khương, và 13 cán bộ của 4 xã khảo sát. Với sự hỗ trợ tích cực của cán bộ địa phương từ cấp tỉnh đến huyện, xã và đến từng thôn bản, quá trình khảo sát đã diễn ra rất thuận lợi, trôi chảy từ đầu đến cuối. Danh sách các thành viên nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát có thể xem ở Phụ lục 1.

Khảo sát được tiến hành ở cả bốn cấp: Cấp Tỉnh – gặp lãnh đạo Tỉnh, tham vấn các sở, ban, ngành chức năng …. Cấp Huyện – tham vấn lãnh đạo huyện và các phòng ban ngành chức năng Cấp Xã – tham vấn lãnh đạo xã và các cán bộ chuyên trách, trạm xá, trường học Cấp Thôn bản – thảo luận nhóm và phỏng vấn người dân địa phương (nhóm hỗn hợp,

nam, nữ, khá, nghèo), đến thăm và phỏng vấn sâu một số hộ gia đình. Đây là cấp cơ sở được chú trọng nhất, tốn thời gian nhất trong quá trình khảo sát.

Tổng cộng, đã tiến hành 45 cuộc thảo luận nhóm, gồm 453 người tham gia (167.người Kinh, 286 người các dân tộc Hmong, Phù Lá, Thu Lao, Nùng, Dao...) trong đó có 320 nam, 133 nữ; ngoài ra còn tiến hành 122 cuộc phỏng vấn sâu (51 cuộc phỏng vấn cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã và 71 cuộc phỏng vấn hộ gia đình tại thôn bản).

1 Hai xã vùng thấp Bản Cầm và Phong Niên mới được bổ sung vào CT135 từ năm 2000. Hai xã vùng cao Pha Long và Tả Gia Khâu còn được hưởng hỗ trợ dành riêng cho các xã biên giới theo Chương trình 186 của Chính phủ (bên cạnh khoản hỗ trợ 500 triệu đồng/năm theo CT135, mỗi xã biên giới được hỗ trợ thêm 500 triệu đồng/năm theo CT186 - tổng cộng là khoảng 1 tỷ đồng/năm).

1

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Cụ thể theo bảng sau:

cấp

Số cuộc thảo luận

nhóm

Số người tham gia thảo

luận nhóm

Chia ra Số cuộc phỏng vấn

sâuNam Nữ Kinh Dân

tộcTỉnh 1 16 12 4 15 1 11Huyện 7 48 41 7 38 10 15Xã 12 131 111 20 50 81 25Thôn bản 25 258 156 102 64 194 71Tổng cộng 45 453 320 133 167 286 122

Do quay trở lại đúng những địa điểm đã tiến hành PPA năm 1999 nên đoàn khảo sát lần này có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn những thay đổi trong vòng 4 năm trở lại đây. Đặc biệt, đoàn khảo sát đã đến thăm hầu hết những trường hợp hộ gia đình được mô tả trong báo cáo PPA năm 1999. Nhiều cán bộ và người dân ở đây đã làm quen với các công cụ nghiên cứu tham gia (PRA) như phân loại kinh tế hộ, liệt kê - xếp hạng, viết bìa màu... Khó khăn lớn nhất trong quá trình khảo sát là khác biệt về ngôn ngữ khi thảo luận với đồng bào dân tộc, nhất là nhóm đồng bào H'Mong và Phù Lá hầu hết phải qua phiên dịch. Thời điểm khảo sát vào đúng lúc bắt đầu mùa mưa ở vùng cao, nên đường dốc trơn trượt đi lại khó khăn và tốn thời gian.

Kết quả khảo sát sơ bộ đã được phản hồi lại với đại diện UBND và các ban ngành của tỉnh Lào Cai tại cuộc họp ngày 31/7/2003 ngay sau khi kết thúc 3 tuần đi thực địa. Dự thảo báo cáo này sẽ được gửi cho các ban ngành của tỉnh Lào Cai để xin ý kiến chỉnh lý trước khi trình bày tại cuộc hội thảo vào cuối tháng 10 năm 2003 tại Lào Cai.

Đề xuất:Lồng ghép khảo sát định tính và định lượng về đói nghèo ở cấp tỉnhTrong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2003 của Ban chỉ đạo XĐGN tỉnh Lào Cai ngày 11/7/2003, sau khi nghe báo cáo và thảo luận về tình hình đói nghèo thời gian qua, lãnh đạo UBND tỉnh đã đề nghị Sở LĐ-TBXH phối hợp với các đoàn thể thành lập một số nhóm (gọn nhẹ) đi khảo sát ở các huyện để trả lời một số câu hỏi bức xúc của tỉnh về XĐGN:

tại sao còn một bộ phận dân không dám vay ? khuyến nông - khuyến lâm đã đến dân chưa ? Ban chỉ đạo XĐGN ở huyện và xã hoạt động như thế nào ? Việc bố trí cán bộ chuyên trách XĐGN ở huyện làm đến đâu ? Triển khai 6 Chương trình hướng về cơ sở như thế nào ?...

Rõ ràng ở cấp tỉnh đang có nhu cầu phối hợp giữa số liệu định lượng và định tính nhằm giám sát đói nghèo để phục vụ lập kế hoạch tốt hơn.

Hàng năm Sở LĐ-TBXH đều có tổ chức đợt điều tra số liệu hộ nghèo trên toàn tỉnh (thường bắt đầu vào tháng 11), huy động khá đông cán bộ chuyên môn của tất cả các huyện và xã trong tỉnh tham gia. Sẽ có ích hơn nhiều nếu cuộc điều tra hộ nghèo hàng năm theo phiếu hỏi được lồng ghép với một số nội dung khảo sát nghèo đói với sự tham gia của cộng đồng (PPA), từ đó tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ cơ sở về một số vấn đề trọng tâm trong chính sách XĐGN của tỉnh.

Các đoàn thể cũng có thể tăng cường hoạt động giám sát thường xuyên việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch XĐGN ở cơ sở thông qua các hoạt động tham vấn hội viên trong hệ thống hội của mình.

2

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Thông tin tốt hơn về XĐGN luôn là điểm khởi đầu để có thể cải thiện việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh phục vụ giảm nghèo tốt hơn. Đây dường như là cánh cửa để đưa cách tiếp cận giảm nghèo trong Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) vào quá trình lập kế hoạch ở cấp tỉnh. Cơ hội cho các nhà tài trợ trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho cấp tỉnh có thể bắt đầu ngay từ khâu thu thập vầ tổng hợp thông tin này...

3

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

2. Tinh hinh xoá đói giảm ngheo thời gian qua

2.1. Xu hương chung

Cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã đều phấn khởi về thành tựu giảm ngheo khả quan trong mấy năm qua. Theo số liệu điều tra của ngành LĐ-TBXH từ năm 2000 đến nay, số hộ nghèo hàng năm giảm bình quân trên 5% tại tất cả các xã khảo sát. Với đà hiện nay, Lào Cai chắc sẽ sớm hoàn thành mục tiêu của tỉnh đề ra là đến năm 2005 hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15%, và cũng sẽ đạt mục tiêu đến 2005 giảm 2/5 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia so với năm 2000 - như nêu trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS).

Kết quả điều tra hộ nghèo 2 năm gần đây (theo tiêu chí mới của MOLISA)11/2000 11/2002

Tỉnh Lào Cai 29.96%(34.016 hộ)

19.19%(22.699 hộ)

Huyên Bao Thăng 33,15% 19,74%Xã Bản Câm 29,77% 16.92%Xã Phong Niên 31,35% 19,02%

Huyên Mương Khương 44,88% 30,85%Xã Pha Long 33,26% 20,43%Xã Tả Gia Khâu 55,18% 42,32%

Nguôn: bao cao vê XĐGN cua nganh LĐ-TBXH va cua cac xã khảo sat, 7/2003

Qua thảo luận nhóm (phân loại mức sống) và phỏng vấn hộ, người dân địa phương đều cho rằng đời sống của cả hộ khá và hộ nghèo hiện nay đã đi lên về mọi mặt so với thời năm 1999. An ninh lương thực được cải thiện nhiều, tinh trạng đói đa giảm mạnh. Tại các thôn vùng thấp đến nay cơ bản không còn hộ đói. Tại các thôn vùng cao xa xôi vẫn còn một số hộ đói, nhưng trước đây thời gian thiếu ăn phổ biến 3-6 tháng thì nay giảm chỉ còn 1-2 tháng. Tiêu chí nghèo đói bây giờ đã khác trước, như nhóm cán bộ xã Phong Niên so sánh "năm 1999, nghèo có nghia là lương thực không đu ăn, nhà không có mà ở, quần áo, chăn màn thiếu, đẻ nhiều con. Còn nay, năm 2003, người nghèo cung có nhà, có lương thực tạm đu ăn, chỉ thiếu vốn, số con giảm, biết khoa học kỹ thuât, làm năng suất tăng..."; hoặc như lãnh đạo Hội Nông dân huyện Bảo Thắng cho biết "nghèo bây giờ bằng trung bình khá ngày xưa, giờ là thiếu săm sửa, vât dụng, thức ăn...". Nhận thức của người dân về giáo dục, y tế đã cải thiện nhiều. Đã xuất hiện tình trạng "nghèo vì cố lo chi phí cho con ăn học", đây là một vấn đề rất khác với thời mấy năm về trước "không cho con đi học vì nghèo".

Điều đáng quan tâm là mức độ tăng thu nhập và giảm nghèo giữa vùng thấp và vùng cao trong tỉnh còn có sự chênh lệch lớn. Khoảng cách giàu nghèo đang dãn ra.

Các thôn vùng thấp (các xã Bản Cầm, Phong Niên - huyện Bảo Thắng) gần đường lớn, hạ tầng cơ sở tương đối tốt. Đa số đã có điện, có xe đạp. Các hộ trung bình trở lên đa số có ti vi, nhà ngói. Thời gian qua người dân thâm canh tăng năng suất dùng giống mới đại trà, tích cực chuyển dịch cơ cấu, chăn nuôi lợn phát triển mạnh, các ngành kinh doanh - dịch vụ, các công việc phi nông nghiệp đều tăng (nhất là việc làm thuê trong ngành xây dựng gắn với các khoản đầu tư lớn về hạ tầng cơ sở). Thách thức lớn của vùng thấp hiện nay là giúp người dân làm quen và đối phó với các yếu tố thị trường trong các nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm.

Các thôn vùng cao (các xã Pha Long, Tả Gia Khâu - huyện Mường Khương) đi lại còn khó khăn, nhiều nơi chưa có điện và thiếu nước sạch, nông nghiệp nhờ vào nước trời. Với điểm xuất phát thấp nên mấy năm qua nạn đói giảm nhiều nhưng mức tăng

4

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

thu nhập còn hạn chế, tình trạng nghèo ở một số thôn bản vẫn khá phổ biến. Các cộng đồng thiểu số sống ở vùng cao điều kiện sản xuất khó khăn như người H'Mong, Dao, Phù Lá... mới thoát đói gần đây, cơ hội sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu còn ít nên nhìn chung mức độ cải thiện cuộc sống chưa bằng các nhóm dân tộc khác sống ở vùng thấp hơn. Vùng cao vẫn đang cần sự hỗ trợ lớn để tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng sản phẩm hàng hoá phá thế thuần nông để có thể tăng thu nhập.

So sánh tiêu chi phân loai kinh tê hộ Thơi điêm 1999 và 2003

thôn Xin Chaithôn vung cao xa xôi, sat biên giơi

thuộc xã Pha Long - huyện Mường Khương

thôn Côc Sâm 1thôn vung thấp dê tiêp cận, canh đường quốc lộ,

thuộc xâ Phong Niên - huyện Bảo Thăng1999 2003 1999 2003

Loai cao nhât: có nhiêu đất hơn

cac hộ khac đất canh tac gân

nha hơn va mau mơ hơn

chăn nuôi tốt, gia suc, gia câm it bi bệnh

có trâu va bo (trung binh la 3 con)

đu lương thưc ăn quanh năm

nha gô chăc chăn

Loai cao nhât: ruộng nương

nhiêu có xe may, có tivi, có may

xat (thời 1999 chưa có điện)

nha gia tri cao trâu bo nhiêu

(3-4 trâu), lơn nhiêu ngô thóc nhiêu,

đậu nhiêu có tiên mua

phân bón biêt tinh toan

lam ăn thao tiêng Kinh

Loai cao nhât: có thu nhập

băng tiên măt—một số hộ tiêt kiệm tiên va có tiên cho vay

có đu ăn quanh năm

có xe may, may thu hinh, đô đac va tiện nghi khac

một số có nha gô hoăc nha gach xây đep

tre em đi hoc đây đu

có trâu, bo va một số có may xat gao

Loai cao nhât: thu ôn đinh:

lương hoăc dich vu chăn nuôi phat

triên (nhất la nuôi lơn)

buôn ban ơ chơ

nha măt đường có ruộng (trư

giao viên) tất cả đêu nha

ngói, có ti vi

Loai thâp nhât không có trâu bo,

thiêu sưc keo, phải đi mươn trâu bo cay

đất xấu, xa thôn thiêu lao động thiêu ăn khoảng

3-4 thang trong năm không chăn nuôi,

nhiêu bệnh gia suc giường năm gãy

nat, không có tiên mua man

một số không lam ăn chăm chỉ như hộ khac

cac hộ gia đinh tre mơi tach ra ơ riêng

Loai thâp nhât có it trâu bo,

lơn vơ/chông gia,

tan tật, bỏ nhau không biêt tinh

toan đông con, con

nhỏ thiêu ăn 1-2

thang trong năm một số nha đã

có mai fibrô-ximăng (giường man có đu)

đi lam thuê (lam cỏ rau, ngô, đậu)

con cai hoc it hơn

không biêt tiêng Kinh

Loai thâp nhât thiêu đất canh

tac, đất xấu hay ốm đau,

bệnh tật số người đi hoc

han chê nha tranh tam

bơ đô đac rất it, chỉ

có giường va ban thiêu ăn 5-6

thang it quan hệ vơi

người ngoai va cộng đông

phải đi lam thuê đê có thu nhập

Loai thâp nhât gia cả, độc

thân, đông con bệnh tật nữ la chu hộ thiêu lao động không buôn

ban không cải tiên

ky thuật ngheo vi lo cho

con đi hoc con 7/17hộ nha

tranh con 3/17 nha

không có điện (cả thôn trên 90% có điện, 1999 chỉ có 50% có điện)

Nguôn:thưc hanh phân loai kinh tê hộ 7/2003 va trich bao cao PPA 1999

2.2. Đông lưc xoá đói, giảm nghèo Không có gì ngạc nhiên khi các cán bộ cấp tỉnh thường đề cập nguyên nhân bao trùm trong xoá đói giảm nghèo là sự quan tâm chỉ đạo hướng về cơ sở của các cấp đảng và chính quyền

5

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

kèm theo đầu tư lớn của Nhà nước ("các công trình đầu tư mấy năm trươc bây giờ đã phát huy tác dụng"), cộng với ý thức tự vươn lên của bản thân người nghèo. Còn các nhóm dân và cán bộ xã huyện tham gia thảo luận trong đợt PPA này thường gắn xoá đói giảm nghèo với những kết quả cụ thể hơn; họ đều có ý kiến khá thống nhất về 3 động lực chủ yếu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mấy năm qua tại các xã ĐBKK của Lào Cai là: (i) tăng năng suất lương thực; (ii) mở rộng tín dụng; và (iii) cải thiện cơ sở hạ tầng.

Phân bô ngân sách phuc vu XĐGN Tỉnh Lào Cai: thực hiện 2 năm 2001-2002 và kê hoach 5 năm 2001-2005

triệu đôngThưc hiện 2 năm

2001-2002Kê hoach 5 năm

2001-2005I. Các dự án trực tiêp hô trơ xđgn 42.900 119.5001 Khuyên nông - khuyên lâm, hương dân người

ngheo cach lam ăn (kê cả phu cấp 90.000đ/thang cho 171 KNV xã)

1.200 8.400

2 Cấp bu lãi suất tin dung nông thôn (chu yêu tin dung ưu đãi cho người ngheo)

10.300 20.000

3 Hô trơ chất lơp, nươc ăn 14.958 73.0004 Hô trơ giao duc cho người ngheo (miên hoc phi va

cac khoản đóng góp, phat sach vơ, trơ cấp)8.773 19.650

5 Hô trơ y tê cho người ngheo (kham chữa bệnh, cấp thuốc miên phi)

7.300 8.400

6 Nâng cao năng lưc can bộ XĐGN (tập huấn-tham quan, điêu tra - đanh gia XĐGN, hệ thống sô sach theo doi hộ ngheo, kinh phi hoat động BCĐ)

371 10.680

II. Các dự án lồng ghep hô trơ xđgn1 Cơ sơ ha tâng cho 138 xã ĐBKK va biên giơi

(CT135, dư an WB, CT186)111.490

Đâu tư cua Tỉnh cho 20 xã ngheo ngoai CT135 2.0002 Qui hoach săp xêp ôn đinh dân cư 11.7283 Hô trơ phat triên nganh nghê nông thôn (cấp phat

vật tư nông nghiệp, cây con giống)5.613

4 Hô trơ sản xuất va đời sống (vay cưu đói, hô trơ hộ ĐBDT ĐBKK)

6.810

Ngu ôn : Bao cao đanh gia kêt quả thưc hiện Chương trinh muc tiêu quốc gia XĐGN va Việc lam 3 năm 2001-2003 (20/5/2003) va Đê an XĐGN 5 năm (2001-2005) cua tỉnh Lao Cai

Tăng năng suât lương thựcTừ năm 1999 đến nay, nhờ trồng giống lúa mới (lúa lai) và giống ngô mới kết hợp với tăng cường sử dụng phân bón, năng suất đã tăng lên đáng kể, giúp cải thiện an ninh lương thực cho người nghèo. Kết quả khảo sát trong đợt PPA lần này cho thấy trong 3-4 năm qua năng suất lúa ngô đã tăng bình quân 30-50%, có nơi tăng gấp đôi. Trong bối cảnhh diện tích canh tác tăng không đáng kể, việc tăng năng suất lương thực đã cơ bản giải quyết được tình trạng đói ngay cả vùng sâu vùng xa thuộc huyện Mường Khương (như Pha Long và Tả Gia Khâu). Đa số bà con đã có lương thực để đến vụ sau. Lương thực có dư nên chăn nuôi lợn gà phát triển. Ngô hàng hoá (bán cho tư thương dưới xuôi lên thu mua hoặc bán sang Trung quốc, có lẽ chủ yếu để làm thức ăn chăn nuôi lợn) đã trở thành nguồn thu tiền mặt chủ yếu của đa số đồng bào dân tộc vùng cao. Điều đáng mừng là ngô đang được giá (1500-1700 đ/kg) và thị trường tiêu thụ thuân lợi, chưa thấy có biến động gì lơn.

Bà con tích cực dùng giống mới còn vì giông mới được trợ giá thông qua hệ thống vật tư nông nghiệp nhà nước nên giá thấp hơn giá thị trường từ vài nghìn - ở xã Bản Cầm, đến chục nghìn/kg - ở xã Tả Gia Khâu (từ 2001 tỉnh Lào cai trợ giá 30% giá giống mơi cho bà con khu vực 3, dự kiến se giảm dần và chấm dứt sau 3 năm). Phân bón ở vùng cao được trợ cước, có

6

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

đợt được chương trình ĐCĐC cấp không. Ở vùng cao người dân còn được vay phân theo thoả thuận giữa ngân hàng nông nghiệp và trạm vật tư nông nghiệp ("mọi người đăng ky vay phân qua trưởng thôn, trưởng thôn lấy xác nhân cua xã rồi đưa ngân hàng, ngân hàng duyệt rồi đưa qua trạm vât tư nông nghiệp, cả thôn đến trạm vât tư linh phân về, sau 6 tháng trả gốc cộng lãi suất ưu đãi 0.21%" - xã Tả Gia Khâu). Hiện nay trạm vật tư cụm xã Pha long tiêu thụ vài trăm tấn phân/năm, tất cả đều được trợ giá (thời 1999 tiêu thụ phân không đáng kể).

Trương hơp xa Pha Long - huyện Mương Khương: Tăng năng suất nông nghiệp và mở rộng tín dụng

1999-2000 2003Năng suâtNgô 20 ta/ha 28 ta/haLua nươc 32 ta/ha 40 ta/haĐậu tương 5,5 ta/ha 7 ta/haTy lê sư dung giông mơiGiống ngô Quân Cải 70% > 95%Giống lua mơi 50% > 95%Diên tich đât nông nghiêp 587 ha 602 haLua nươc 102 ha 107 haNgô va đậu tương 445 ha 450 haBinh quân lương thưc 280 kg/người.năm 345 kg/người.nămVay vônDư nơ 160 triệu đông 900 triệu đôngSố hộ vay n/a 385 (trong tông số 467 hộ)Sô lương gia sucBo 182 con 287 conTrâu 578 con 607 conNgưa 69 con 64 conLơn 1513 con 1888 con

Nguôn: thảo luận nhóm lãnh đao xã Pha Long, 7/2003

Mơ rông tín dụngTỉnh Lào Cai đã tìm nhiều cách để tăng cường cho người dân vay vốn, như cấp bù lãi suất (lãi suất cho vay người nghèo vùng 3 cua Ngân hàng chính sách xã hội 0.4-0.45% được tỉnh cấp bù một nửa, chỉ còn 0.21%), nâng hạn mức vay không cần thế chấp lên 7-10 triệu đồng, thời hạn vay được kéo dài 3-5 năm đủ thời gian cho gia súc sinh sản, mở rộng vốn vay ưu đãi cho cả các hộ cận nghèo... Tại các thôn khảo sát, lượng vốn vay đã tăng nhiều so với năm 1999, đa số người nghèo đã vay vốn bình quân 2-5 triệu đồng. Nguồn tín dụng ưu đãi chủ yếu được bà con mua trâu bò (bà con vùng cao trước đây nuôi nhiều ngựa nhưng khi đường xá tốt lên bà con giảm nuôi ngựa, vì: ngựa chỉ để thồ không cày được, tốn công nuôi vì không chăn thả được, lại hay bị ốm do lạnh). Sơ hưu trâu bo là môt khía cạnh quan trong cua kinh tế hô gia đinh ơ vung cao, rất có hiệu quả đối với công tác giảm nghèo tại Lào Cai :

có trâu bò là chủ động được sức kéo, không phải đi đổi công mượn trâu bò để cày bừa, tránh lơ thời vụ.

có nguồn phân để bón ruộng nương (ở vùng cao phân trâu bò phơi khô rất quí) nuôi trâu bò là một cách tiết kiệm có lãi (bò mẹ đẻ bò con).

Còn một số hộ chưa vay vốn - chiếm khoảng 30% - cho biết họ không có nhu cầu vay hoặc không dám vay vì sợ không trả nổi lãi và gốc; một số ít hộ quá nghèo (đói) không được trưởng thôn bảo lãnh. Mặc dù vậy hầu hết các hộ gia đình đều có vay phân bón (vài trăm ngàn đồng/vụ) từ các đại lý tư nhân (ở vùng trung du) hoặc trạm vật tư cuả công ty nhà nước (ở vùng cao) để sản xuất nông nghiệp.

7

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Trương hơp hộ thoát nghèo: Sung Vân Chân (24 tuôi) & Giàng Seo My (25 tuôi)Thôn Xin Chai, xa Pha Long, huyện Mương KhươngTrường hơp hộ anh Chân, chi My đươc nêu trong bao cao PPA năm 1999. Gia đinh hiện có 5 người, gôm ông bố bi bệnh tâm thân, anh Chân, chi My, con gai lơn 5 tuôi, con trai thư hai gân 3 tuôi. Đơt PPA năm 1999, anh chi đươc xêp vao loai hộ ngheo nhất, khi đó nha con thiêu ăn. Đơt đanh gia năm nay, hộ không đươc xêp vao loai ngheo nữa do đã đu ăn, dung giống mơi môi năm cung thu đươc 40 bao thóc va 80 điu ngô.

Năm 2000 anh chi vay vốn ngân hang người ngheo mua bo, đê keo cay, lam ruộng kip thời vu. Năm 2002 anh chi ban bo con đê trả vốn, ban bo me đê lấy tiên mua gô lam nha. Trươc đây cả nha ơ trong một tup lêu tam, một gian, mai la, nay đã lam đươc nha tường trinh, khung gô, mai lơp fibrô-ximăng 4 gian. Ngoai tấm lơp cua nha nươc cấp, anh chi chi phi lam nha hêt khoảng 8 triệu đông. Anh chi con nơ anh em 80 lit rươu, đậu tương hat 40 kg, tiên măt 600.000 đông chi phi lam nha, dư tinh sau vu ngô năm nay se trả hêt.

Hiện nay khó khăn nhất cua gia đinh la thiêu trâu bo đê cay. Anh Chân rất muốn đươc vay tiêp nhưng hiện nay không con la hộ ngheo theo phân loai cua nha nươc nên không đươc vay vơi lãi suất ưu đãi 0,21%. Nêu muốn vay, se phải chiu lãi 0,7% thang, ma như vậy thi "không lam đu lai đê tra, vi bây giơ muôn mua trâu bo phai vay lơn, 4 triêu đông, hang thang không lam gi đa phai co 28.000 đ đê tra lai thi nha em không lam gi ra đươc thê ".

Cải thiện cơ sơ hạ tângLào cai có 138 xã (trong tổng số 180 xã phường) thuộc loại đặc biệt khó khăn được đầu tư theo Chương trình 135 (trong đó 11 xã biên giới còn được đầu tư bổ sung theo chương trình riêng của Chính phủ). Một lượng lớn vốn đầu tư từ các nguồn đã được đổ vào các xã ĐBKK. Theo báo cáo của UBND Tỉnh, trong 2 năm 2001-2002 đã đầu tư trên 110 tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng tại 138 xã này. Ưu tiên đầu tư thời gian qua tại các điểm khảo sát là kênh mương thuỷ lợi, đường giao thông, trường học và nước sạch - tương đối phù hợp với nhu cầu của bà con. Nhìn chung, khi thảo luận với cán bộ cơ sở và người dân đều cho rằng các công trinh hạ tâng đa cải thiện đời sông dân sinh cua bà con rât nhiều: đường xá đi lại tốt hơn, kênh mương kiên cố hoá làm lúa tốt hơn, trường học tốt hơn và gần nhà trẻ em đi học đơ vất vả hơn, đơ khó khăn về nước sạch...

Một trong những tác động quan trọng của đường giao thông là giúp cải thiện việc tiếp cân thị trường đối với đầu vào (phân, giống, thức ăn gia súc) và đầu ra (ngô, lợn, gà, đậu tương) của sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc vùng cao - với tập quán chỉ sử dụng tiền mặt chủ yếu trong các phiên chợ. Như một cán bộ xã Pha Long nhận xét " các thôn xa (như thôn Xín Chải) chưa phát triển mạnh lên được cung là do đường giao thông chưa tốt, bà con chưa ai biết buôn bán, tư thương cung chưa ai đến đó được...". Người dân ở thôn Nậm Tang (xã Bản Cầm) - thôn vùng sâu ở xã vùng thấp, cũng có nhận xét tương tự về tình trạng của thôn mình.

Mang lươi kinh doanh theo phiên chơ hàng tuânxa Pha Long - huyện Mương KhươngTai xã vung cao Pha long, mấy năm gân đây khi đường xa tốt dân lên đã lam cho mang lươi thương mai theo phiên chơ hang tuân giữa chơ cưa khâu bên Trung quốc (Lao Kha) vơi chơ trung tâm cum xã Pha long, chơ thi trấn Mường Khương, va chơ cua cac xã xung quanh, trơ nên nhộn nhip hơn. Mang lươi nay tao việc lam va thu nhập đang kê cho gân 100 hộ đông bao dân tộc (đa phân la phu nữ) sống ơ cac thôn ngay gân trung tâm xã Pha Long chuyên đi cac chơ phiên trong tuân thu mua nông sản cua ba con - nhất la ngô va ga (đê ban cho tư thương tư dươi xuôi lên) va ban cac đô dung thiêt yêu cho ba con tai phiên chơ.Thư BảyChơ Thải

Giang San Chơ Pha Long

Chơ Mường Khương

Chơ Lao Kha (TQ)

Chơ Sin Lung Chải

Chơ Thanh Binh

Thư Năm

Thư Ba

- Ban ngô, đậu tương- Mua vải vóc, quân ao, giay dep

- Ban ngô, đậu tương, ga- Mua thưc phâm, dâu đen, đô săt

Thư Tư

~ 100 hộ KD- Mua ngô, đậu, ga cua dân ĐF- Ban thưc phâm, dâu đen, giay dep

5km

21km

Chu Nhật

Thư Sau 15km

35km

32km

8

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

9

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

2.3. Các hô nghèo con lai

Các khía cạnh ngheo rât đa dạngThảo luận nhóm ở thôn bản cho thấy người dân luôn nhận thức về các khía cạnh nghèo rộng hơn so với cách hiểu thuần tuý dựa vào "thu nhập dưới 80.000 đ/người-tháng" của nhà nước. Dễ hiểu là số liệu không khớp nhau do tiêu chí khác nhau: có nhiều hộ mà người dân cho là thuộc diện nghèo (xếp hạng kinh tế hộ tương đối trong thôn) nhưng nằm ngoài danh sách nghèo của chính quyền địa phương (theo kết quả điều tra chính thức hàng năm), và ngược lại có một số hộ chính quyền xếp vào diện nghèo nhưng thực tế người dân không cho là nghèo (vấn đề này ảnh hưởng nhiều đến việc "bình xét" nhận hỗ trợ của nhà nước - xem phẩn 4).

Tiêu chi nghèo khác nhaugiữa điều tra của DOLISA và ngươi dân tự phân loai

Thôn Nghèo theo điều tra của DOLISA (12/2002)

Nghèo theo dân tự phân loai (7/2003)

Lao Chải (Tả Gia Khâu) 37% 34%Thải Giang San (Tả Gia Khâu) 24% 30%Xin Chải (Pha Long) 0% 45%Tân Hô (Phong Niên) 29% 36%Cốc Sâm 1 (Phong Niên) 8% 21%Nậm Tang (Bản Câm) 20% 27%

Theo quan niệm của người dân, sở dĩ còn một số hộ vẫn nghèo hoặc mới phát sinh nghèo là do các nguyên nhân rất đa dạng sau:

Thiếu đất, đất xấu Thiếu lao động, đông con còn nhỏ Thiếu vốn Thiếu nước Không biết cách làm ăn Không có trâu bò, gia súc chết Mới tách hộ Già cả

Ốm đau Vợ chồng bỏ/chết, phụ nữ làm chủ hộ Không chăm chỉ bằng hộ khác Người di cư đến sau không có đất Chi phí hiếu hỷ, đám ma (vùng cao) Mặc cảm, tự ti (Cốc Sâm 1, Nậm Tang) Cho con đi học (Cốc Sâm 1)

Các khía cạnh nghèo nêu trên cũng không có gì mới mẻ (đã được đề cập trong báo cáo PPA năm 1999 và các báo cáo của tỉnh) và thường đan xen nhau. Thực tế mỗi huyện, mỗi xã, mỗi thôn lại có những vấn đề riêng của mình. Ngay trong một thôn bản thì mỗi người nghèo cũng có hoàn cảnh riêng, có vài nguyên nhân cùng tác động.

Giảm ngheo ngày càng khó khăn hơnKhảo sát lần này còn cho thấy những hộ nghèo hiện nay- đặc biệt hộ nghèo đồng bào dân tộc ở vùng cao - vẫn đang lún sâu trong khó khăn,và giảm nghèo sắp tới sẽ ngày càng khó hơn. Thiếu đất nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Theo người dân, đất đai luôn là khía cạnh quan trọng bậc nhất của cái nghèo. Báo cáo năm 1999 có nêu hai loại khó khăn về đất: a) thiếu đất do mật độ dân số cao ở vùng thấp; và b) đất xa và xấu (dốc, đá) ở các thôn vùng cao. Đợt đánh giá nghèo đói lần này cho thiếu đất vẫn là khó khăn cố hữu ở vùng thấp, còn tình hình thiếu đất ở vùng cao đã trầm trọng hơn trước nhiều. Số hộ mới tách hoặc di cư đến sau ở vùng cao đa số thuộc diện nghèo vì thiếu đất nông nghiệp. Thiếu đất ở vùng cao là một

10

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

thách thức lớn, việc khắc phục sẽ khó hơn nhiều ở vùng thấp, bởi cơ hội chuyển dịch cơ cấu hay tạo việc làm phi nông nghiệp cho người dân tộc thiểu số vùng cao còn rất hạn chế.

Sô hô nghèo con lai khó tiếp cân vôn. Khác với năm 1999, đợt đánh giá lần này cho thấy nhiều hộ nghèo đã được vay vốn. Ở vùng thấp hộ nghèo chủ yếu vay vốn qua tín chấp của các Hội nông dân và Hội phụ nữ; còn ở vùng cao hộ nghèo chủ yếu vay vốn qua Trưởng thôn. Thiếu vốn không còn là khó khăn hàng đầu của đa số người dân, nhưng vẫn còn khoảng 30% số hộ chưa vay vốn. Sẽ khó hơn nhiều khi tiếp tục mở rộng diện vay vốn, vì:

một số hộ không có nhu cầu vay (vấn đề thiếu trâu bò không còn nghiêm trọng như hồi 1999, nhưng ngoài mua trâu bò cũng chưa thấy cơ hội đầu tư vào cái gì khác vì cơ hội chuyển dịch cơ cấu ở vùng cao còn rất hạn chế)

số khác cần vốn nhưng không dám vay vì sợ bị rủi ro, không có tiền trả lãi hàng tháng. Đặc biệt một số hộ vừa thoát nghèo vẫn cần vốn mua gia súc nhưng nay phải chịu lãi suất cao hơn (không được vay ưu đãi 0.21% như lúc còn nghèo nữa) nên khôngg dám vay vì không lo nổi tiền trả lãi hàng tháng.

ngoài ra còn một số hộ đói hoặc "không biết làm ăn" (trong đó có cả hộ không chăm chỉ bằng hộ khác) không thuộc diện được vay vốn vì trưởng thôn không dám bảo lãnh. Một số người giải thích: "Trưởng thôn là tô trưởng tô vay. Nhà nào muốn vay thì hỏi trưởng thôn. Trưởng thôn đưa các hộ đi ngân hàng để làm thu tục vay. Trưởng thôn phải nộp bìa đỏ cua nhà mình cho ngân hàng, bao giờ các hộ đã trả hết mơi được lấy bìa đỏ về. Vì thế trưởng thôn thấy hộ nghèo quá hoăc không biết làm ăn thì không dám làm thu tục cho vay."

Đề xuất: Đa dang hóa loai hinh vay vôn ơ vung caoVốn ngân hang cho hộ ngheo vay hiện nay chu yêu la vốn 2-5 triệu, thường la đê nuôi trâu bo. Ưu điêm cua vốn vay nay la nêu thuận lơi, se giải quyêt đươc vấn đê sưc cay hoăc sưc vận chuyên cho hộ ngheo. Nhươc điêm la mưc độ rui ro kha lơn, vi số vốn lơn, ma tơi han mơi trả gốc, do đó nêu thất bai, hộ se nơ số tiên lơn. Măt khac, nhiêu hộ nói răng vay vốn nay chỉ biêt đê nuôi trâu bo, chư cung không biêt lam gi khac. Cân cân nhăc việc đa dang hinh thưc vay, đê giảm rui ro cho hộ ngheo theo hương cho vay món nhỏ, vay băng hiện vật.

Tai một số nơi, hội phu nữ có cho cac chi vay vốn quay vong 500.000 đông đê nuôi lơn ga. Đây cung la một hinh thưc vay hơp ly, vi khoản vay nhỏ, hộ ngheo có thê chấp nhận rui ro dê dang hơn. Nêu tăng cường công tac tiêm phong, vệ sinh môi trường, thi chăn nuôi nhỏ la một mảng hoat động kinh tê có thê phat triên trong tương lai, va cho vay vốn nhỏ đê nuôi lơn ga có thê la hinh thưc ngân hang có thê đây manh ơ vung cao (thông qua cac đoan thê).

Tai cac thôn vung cao đã ap dung cach cho vay phân bón qua tram vật tư nông nghiệp. Qua khảo sat nhiêu hộ ngheo du không vay vốn ngân hang nhưng đêu có vay phân bón theo cach nay. Có le cân mơ rộng cach cho vay phân bón nay, bao gôm cả việc cho vay giống nữa (đê tranh tinh trang những hộ ngheo không lo kip tiên đê mua giống, hoăc những thôn ơ xa thông tin muộn nên không lấy đươc giống, sau lai phải mua ngoai vơi gia cao)

Cân phải thưa nhận răng việc cho vay vốn nhỏ, vay băng hiện vật la một công tac phưc tap, đoi hỏi sư phối kêt hơp chăt che giữa nhiêu bên (ngân hang, vật tư, trương thôn, đoan thê, khuyên nông) nhưng la một cach giup hộ ngheo tiêp cận vốn vay hiệu quả va it rui ro hơn.

Các biện pháp đề xuât ưu tiên đê giảm ngheo cũng rât đa dạngTrong bối cảnh các nguyên nhân nghèo đan xen, có tính đặc thù cao và "càng ngày càng đi vào lõi" nên không có gì ngạc nhiên khi các cuộc thảo luận với người dân tại các thôn bản về biện pháp giảm nghèo cho kết quả rất khác nhau tuỳ theo từng nơi - mặc dù về tổng quát cũng bao trùm hầu như tất cả các biện pháp có thể. Nhìn chung người dân đều muốn được

11

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

nhà nước tiếp tục hỗ trợ "hướng đối tượng" nghèo, nhất là hỗ trợ về giống và phân bón, mở rộng tín dụng ưu đãi, đi kèm hướng dẫn cách làm ăn đến tận hộ nghèo. Có nơi đề cao các biện pháp hỗ trợ cộng đồng; có nơi nhấn mạnh về việc làm thêm; có nơi lại đề nghị hỗ trợ trồng rừng; có nơi quan tâm đến chính sách trợ cấp cho những người thực sự khó khăn ... Ngoài ra, thôn chưa có loại hạ tầng cơ sở nào thì bà con thường ưu tiên cho loại hạ tầng đó (ví dụ điện, đường, hoặc kênh mương, nước sạch...);

Các nhóm cán bộ thường ưu tiên các biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở địa phương. Nhóm cán bộ rất coi trọng các cơ sở hạ tầng như đường, kênh mương, nước sạch, điện, trường học, trạm y tế là tất yếu cần phải thực hiện trước, coi trọng việc nâng cao năng lực của lực lượng cán bộ cấp xã và thôn bản, đồng thời tỏ ra e ngại rằng nhiều loại hỗ trợ trực tiếp trong thời gian qua đã làm nảy sinh tâm lý ỷ lại vào nhà nước ở người nghèo.

Có một số ý kiến cho rằng cách giúp đại trà cho tới nay (cho vay vốn, cấp/trợ giá giống) đã rất hiệu quả, nhưng còn sót lại một số hộ nghèo do những nguyên nhân khác nhau, muốn họ thoát nghèo cần phải giúp đơ cụ thể cho từng hộ phù hợp với hoàn cảnh của họ. Ví dụ như thiếu đất thì cấp đất hoặc cho mượn đất, thiếu vốn thì cho vay vốn, thiếu lao động thì cộng đồng giúp công, hoặc ốm đau già cả thì trợ cấp thường xuyên cho họ...

Đề xuất: Một cách tiêp cận khác trong giam nghèo thơi gian tơi ơ Lào CaiThời gian qua, giảm ngheo ơ Lao Cai kha nhanh, nhưng thời gian tơi se khó khăn hơn do "ngheo đa dân đi vao phân loi". Tai môi thôn bản khảo sat nhiêu hộ trươc đây ngheo nhưng có đất đai, có sưc khoe... đã tận dung đươc những hô trơ cua nha nươc (cho vay vốn, cấp không hoăc trơ gia giống/phân, cấp tấm lơp...), cộng vơi nô lưc bản thân tưng bươc đi lên thoat ngheo. Đa phân số hộ ngheo con lai đêu có những hoan cảnh đăc thu (mơi tach hộ, thiêu đất, thiêu lao động, gia cả, ốm đau...) ma cac biện phap hô trơ "đai tra" hiện nay thưc tê có it tac dung đối vơi ho.

Trong bối cảnh cac nguyên nhân ngheo đan xen, có tinh đăc thu cao thi đê tiêp tuc giảm ngheo cân có những nô lưc cu thê, phu hơp vơi tưng vung, tưng huyện xã, tưng thôn bản, va tưng hộ gia đinh. Cân ưu tiên nhiêu hơn (vê ngân sach va nhân sư) cho việc hô trơ cac mô hinh kinh tế hộ phu hơp vơi điêu kiện, hoan cảnh cua người ngheo (thay vi hô trơ đai tra theo tưng ky thuật, tưng cây con đơn le như hiện nay). Có le đã đên luc xem xet giam manh các hinh thức "cho không" va "trơ câp", đê ưu tiên nguôn lưc: (i) tăng ngân sách hỗ trơ ngươi ngheo cách lam ăn, va (ii) tăng ngân sách đao tao nâng cao năng lưc cho cán bộ xa, thôn ban đê "giup người ngheo tư đi đươc, sau khi đã đanh thưc va giup ho đưng lên".

Va đê "hương đối tương" tốt hơn, cach hơp ly nhất la đây manh phân câp thưc sư, tao điêu kiện cho cấp xã va thôn bản tăng sư chu động trong lâp kế hoach, phân bổ nguôn lưc, tổ chức thưc hiên cac biện phap giảm ngheo phu hơp vơi đăc điêm tưng nơi.

2.4. Tính bền vưng cua công cuôc giảm nghèo

Mặc dù tỉnh Lào Cai đã đạt nhiều thành tựu trong xoá đói giảm nghèo, qua ý kiến của người dân và cán bộ cơ sở cho thấy tính bền vững chưa cao. Còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị rủi ro của người nghèo.

Canh tác đât dôc không bền vưngTại các thôn vùng cao, đều thấy tình trạng nương ngô cạnh tranh với đất lâm nghiệp trên đất dốc. Việc sử dụng giống ngô mới trên đất dốc, đi kèm với tăng cường cày xới và sử dụng

12

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

ngày càng nhiều phân hoá học đã làm tăng nhanh tình trạng xói lở và bạc mầu đất (phỏng vấn một số hộ gia đình ở vùng cao cho thấy tình trạng sử dụng phân hoá học có nơi đã ở mức cao hơn cả miền xuôi). Giờ đây đồng bào dân tộc vùng cao Lào Cai hầu như đã hết du canh du cư, đất đều đã có chủ và không còn cơ hội để cho "đất nghỉ" như cách canh tác truyền thống trước kia. Khi phỏng vấn một số già làng và người có tuổi tại các thôn bản vùng cao đều được xác nhận là "đất đang dần mọc đá". Các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc (SALT) tuy đã được nghiên cứu và khảo nghiệm nhiều nhưng hầu như chưa được đưa vào áp dụng tại Lào Cai. Rõ ràng, canh tác nông nghiệp bền vưng trên đât dôc tại vung cao găn với quản ly tài nguyên - môi trường là môt khoảng trông lớn cân được lâp đây trong thời gian tới.

Phụ thuôc vào vât tư được trợ giáViệc chuyển sang sử dụng chủ yếu vật tư nông nghiệp từ bên ngoài (nhất là giống lai không tự để giống được, phải mua hàng năm, giá cao hơn giống địa phương từ 5-10 lần) thay vì sử dụng các vật tư tự cung tự cấp như trước đây (giống địa phương) có lẽ là một trong những thay đổi lớn nhất trong hệ thống canh tác của đồng bào dân tộc ở Lào Cai mấy năm gần đây. Thay đổi này đã giúp tăng cường an ninh lương thực, giải quyết nạn đói cho người nghèo, nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bị rủi ro của họ. Vật tư được trợ giá, trợ cước (được cung cấp qua hệ thống vật tư nông nghiệp của nhà nước) càng làm cho người dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vật tư này. Tại các xã khảo sát vụ vừa qua đã xảy ra trường hợp giống ngô trợ giá không tốt làm người dân thất thu nặng nề trên diện rộng. Giống lúa lai phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc cũng gây mối lo ngại về chất lượng giống không ổn định và khả năng chủ động cung cấp giống kịp thời vụ cho bà con (người dân cho biết cùng một giống lúa nhưng có năm mạ tốt có năm mạ không tốt).

"Trồng ngô mà thu hoach chuôi"Trương hơp ơ xa Ban Câm - huyện Bao ThăngTai xã Bản câm (huyện Bảo Thăng) vu ngô xuân vưa qua ba con dung giống ngô P11 Lao cai đươc trơ gia. Tuy nhiên chất lương giống có vấn đê khiên năng suất giảm manh so vơi trươc. Nhiêu nha cho biêt bi mất trăng do cây ngô "trô đên 5-6 bông xoe ra như băp chuối" ma không đậu hat. Ba con cho biêt trươc đây dung giống đia phương tuy năng suất thấp hơn giống mơi nhưng chưa bao giờ bi hiện tương như vậy. Có gia đinh sản xuất giỏi như ba Hoang thi Lưu thôn Nậm Tang moi năm gieo 12 kg giống thu đươc 2 tấn hat thi năm nay chỉ thu đươc ven ven có 7 ta. Có hộ ngheo khi đươc phỏng vấn cho biêt vu ngô vưa qua bi thất bat nên găp khó khăn, gia đinh phải tăng đi lam thuê đê lấy tiên đong gao.

Ông Phó chu tich Hội Nông dân xã cho biêt: 'năm nay trong xã trông 700 kg giống ngô P11, có 400kg giống trông trên đất băng mất trăng con 300kg trông trên đất dốc năng suất giảm 30-40%".

Lãnh đao Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lao Cai công nhận: năm nay giống ngô P11 sản xuất tậi trung tâm đã cung cấp 48 tấn cho toan tỉnh trong đó khoảng 20 tấn gieo trên diện tich 112ha tai Bảo Thăng đã "giảm năng suất do ảnh hương cua thời tiêt khô han vu xuân".

Nói chung thì người dân luôn "hoan nghênh" việc trợ giá trợ cước vì giảm được chi phí sản xuất. Tuy nhiên khi giống mới không tốt, dễ bị mất trắng khi thu hoạch sẽ là một nguy cơ đẩy người nghèo rơi vào tình thế nghèo thêm. Một số cán bộ ở các xã khảo sát cho rằng trợ giá nên giảm dần, "năm thứ hai bằng nửa năm đầu tiên, năm thứ ba bằng nửa năm thứ hai, năm thứ tư là hết" (tỉnh đã đề ra chính sách giảm dần trợ giá này, nhưng thực tế hai năm qua vẫn chưa giảm trợ giá). Một người khác nói: "Trợ giá là cái để kích, để người ta dùng giống mơi, khi người ta đã quen dùng thì giảm đi rồi không trợ giá nưa. Chứ có mấy đợt trợ giá, năm sau lại không có, người ta băt đầu quen không có thì năm sau lại có."

13

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Giá cả thị trường không ôn địnhNgười dân các thôn vùng thấp (xã Bản Cầm, Phong Niên huyện Bảo Thắng) mấy năm qua đã quá thấm thía với sự sụt giá thảm hại của nhiều cây trồng đã từng được chính quyền phát động rầm rộ, như cây mía và các loại cây ăn quả như nhãn, vải, mận... Điển hình như cây mía trồng mạnh từ 1997, từng đượoc coi là cây xoá đói giảm nghèo, cả xã có mấy chục ha; giá từ 3000-4000đ/kg mật sau 2 năm đã giảm xuống đến mức không đủ tiền trả công chặt mía (cây mía có một thời gian chủ yếu bán sang Trung quốc - sau đó khách hàng Trung quốc không mua nữa); đến năm 2001 người dân chặt bỏ hết không trồng mía nữa. Cây ăn quả được nhà nước hỗ trợ giống nhưng có loại chất lượng không cao, hoặc khi có thu hoạch giá quá thấp hoặc không bán được; ví dụ nhãn thời 1999 giá được 7000-8000 đ/kg.nay chưa được 2000 đ/kg nên nhiều nhà "chỉ để trẻ con vặt ăn chơi".

Thị trường luôn là một yếu tố rủi ro khó lường nhất đối với người nông dân chân lấm tay bùn trong các nỗ lực sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Cũng may là thời gian qua một số cây trồng chính như ngô, lúa, đậu tương và các loại vật nuôi chủ lực như trâu bò lợn gà đều được giá, thị trường tương đối thuận lợi. Có ý kiến băn khoăn thời gian tới không rõ liệu còn được thuận lợi như vậy không, nhất là đối với cây ngô (khi phải đối mặt với ngô nhập khẩu trong quá trình tự do hoá thương mại).

Hiện nay chính quyền tỉnh đang tiếp tục thực hiện một số chương trình cây-con trọng điểm, trong đó nổi lên cây chè với nhiều ưu đãi về tín dụng (cấp bù 50% lãi suất cho vay đối với hộ vay vốn để trồng chè) và cam kết bao tiêu sản phẩm (tỉnh chỉ đạo nông trường chè ký hợp đồng thu mua với xã đảm bảo 1kg chè búp tươi giá tương đương 1kg thóc). Qua khảo sát nhiều hộ gia đình đã vay 8-10 triệu đồng để trồng chè, trong khi đó nhìn rộng ra về triển vọng thị trường của cây chè trong vài năm tới cũng đang tiềm ẩn không ít rủi ro.

Phụ thuôc vào thời tiếtVùng cao xa xôi có một vấn đề riêng là nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nước trời, do vậy năm nào bị hạn thì năm sau thiếu lương thực. Xã Tả Gia Khâu năm 1997 mất mùa vì hạn, năm 1998 đói, các năm 1999-2002 thời tiết tốt, lại có phân bón nên sản xuất được, bà con hết đói. Đến năm nay (2003) lại đang hạn nặng, bởi thiếu nguồn nước để mở rộng hệ thống thuỷ lợi nên nhiều diện tích bà con không cấy được, đây là một nguy cơ rủi ro thường trực mà người dân và chính quyền xã đều chưa thấy lối ra. Người dân và cán bộ ở đây lo ngại rằng năm sau sẽ có nhiều hộ quay trở lại thiếu đói do hạn năm nay.

Hơn nữa, việc sử dụng giống mới năng suất cao (HYVs) không phải lúc nào cũng thích hợp với vùng không chủ động nước hoặc thời tiết thay đổi thất thường (giống địa phương có khả năng thích nghi và chống chịu thời tiết tốt hơn). Chính vì vậy ở vùng cao vẫn còn nhiều gia đình tiếp tục dành một phần diện tích trồng giống địa phương vì: (i) ăn ngon hơn; (ii) dễ thu hoạch và dễ bảo quản hơn; (iii) tự để được giống; (iv) phù hợp hơn với khả năng bón phân, chất đất, địa hình và khí hậu từng nơi. Rõ ràng, đi tim sự cân băng giưa kiến thức mới và kiến thức bản địa đê vưa nâng cao an ninh lương thực và thu nhâp, vưa giảm nguy cơ bị rui ro cho người dân cân là môt vân đề trong tâm trong XĐGN thời gian tới.

Gia suc chếtTrong các thôn khảo sát, một số hộ bị trâu, bò chết, do bệnh, do thời tiết lạnh hoặc do lăn xuống núi. Những hộ này vẫn nghèo và một số chưa trả được nợ ngân hàng. Trong mấy năm gần đây, dịch vụ thú y đã mở rộng ở các thôn vùng cao và rất được người dân hoan nghênh.

14

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Hiện nay mỗi năm cán bộ thú y xã đi tiêm phòng trâu bò hai đợt, đã giảm bệnh dịch đi nhiều, nhưng nếu mua trâu bò không vào đợt có tiêm phòng thì nguy cơ rủi ro vẫn cao. Mặt khác, một số thôn vùng cao còn cần có ngựa để vận chuyển, mà mấy năm gần đây ngựa hay chết dịch. Đây cũng là một vấn đề cần khắc phục.

Ốm đau năng và mât lao đông chínhTất cả các loại hộ từ khá đến nghèo đều có thể bị tổn thương nặng nề do trong nhà có người ốm đau nặng. Rủi ro này có thể tác động ghê gớm hơn đối với hộ nghèo, nhưng cũng có thể biến các hộ không nghèo thành nghèo. Lao động là nguồn lực quan trọng, do vậy đối với bất cứ loại hộ nào, việc mất một lao động (do ốm đau, chết hay bỏ đi) đều gây tác động lớn. Các hộ nữ làm chủ hộ có con còn nhỏ thuộc diện dễ bị tổn thương nhất khi người phụ nữ phải gánh vác mọi việc trong gia đình. Báo cáo PPA 1999 đã nêu vấn đề này, và đợt đánh giá này cũng gặp những trường hợp tương tự.

2.5. Tao việc làm

Do đặc điểm là tỉnh đang xây dựng rất mạnh (vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn trên 500-600 tỷ đồng/năm, năm 2005 Lào Cai sẽ lên thành phố), nên Lào Cai hiện có nhiều cơ hội việc làm lao động thủ công cho người dân địa phương trong các công trình xây dựng - điển hình là công việc "đập đá, thồ cát" với tiền công bình quân 15.000 đ/ngày. Đây là sự thay đổi đáng kể so với năm 1999: thời đó cơ hội chủ yếu là làm thuê cho anh em họ hàng trong nội bộ thôn bản nên chỉ có việc vài ngày trong năm khi đến mùa vụ nông nghiệp; còn bây giờ công trình xây dựng nhiều, ai chịu khó đi xa (đi Bắc Hà, Sa Pa, Than Uyên, thị xã Lào Cai) thì có thể có việc làm quanh năm. Tại những thôn có mỏ đá (như thôn Nậm Tang - xã Bản Cầm) cũng đã xuất hiện một số doanh nghiệp khai thác đá xây dựng (cả doanh nghiệp nơi khác đến, và doanh nghiệp thành lập tại địa phương) tạo việc làm ổn định cho vài chục lao động địa phương.2

Tại các thôn vùng thấp, bà con cho biết:đi làm thuê xa nhà là một phương cách chống đơ khó khăn khá phổ biến của người nghèo ít đất, nhất là lớp nam thanh niên. Người dân thường đi nhiều vào dịp cuối năm (từ tháng 10 đến tết âm lịch), đi hàng tuần có khi hàng tháng mới về nhà 1 lần. Từ trước tới nay đa phần người Kinh đi làm thuê xa nhà, nhưng gần đây người dân tộc ở vùng thấp cũng bắt đầu đi ra ngoài làm thuê nhiều hơn - một phần do sức ép về thiếu đất ngày càng mạnh. Tuy vậy, tâm lý chung của người dân ở đây vẫn coi làm thuê là một phương cách tạm thời, "đi làm thuê xa nhà chỉ là bất đắc dĩ"; một số người cho rằng đi làm bên ngoài là "tham bát bỏ mâm" (một phụ nữ nghèo ở xã Phong Niên phàn nàn "đi làm xa ở nhà không ai trông, có đàn gà chạy đi người ta bắt mất còn quá tội !")..

Còn tại các thôn vùng cao đi lại khó khăn, bà con dân tộc vẫn hiếm khi đi ra ngoài xã để kiếm việc làm. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy việc đi làm thuê. Hiện nay, khi nào có công trình xây dựng trong thôn, trong xã thì bà con không phân biệt giàu nghèo đều tham gia lao động lấy tiền (làm thuê cho nhà thầu) rất đông.

2 Hệ thống doanh nghiệp Lào Cai đang phát triển mạnh, đến cuối 2002 toàn tỉnh có 477 doanh nghiệp với 19.346 lao động, tăng 180 doanh nghiệp so với năm 2001, trong đó có 417 doanh nghiệp tư nhân (Báo cáo của UBND tỉnh Ðánh giá thực hiện chương trình XĐGN và việc làm 3 năm 2001-2003, 5/2003). Được biết đa số doanh nghiệp tư nhân mới thành lập hoạt động trong ngành xây dựng.

15

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Ca thôn đi thồ cát xây trương họcThôn Lao Chai, xa Ta Gia Khâu, huyện Mương KhươngNăm 2002 thôn vung cao Lao chải đươc xây dưng một ngôi trường cấp 1 do nguôn vốn Ngân hang thê giơi (WB) tai trơ. Cả thôn hơn 30 hộ đã tham gia thô cat, xi măng tư chân đường cai vao đia điêm xây trường (cach 5km) đê có thêm thu nhập. Ai có ngưa thi dung ngưa thô, không có ngưa thi dung gui đi bộ, có gia đinh cả vơ chông con cai vai ba người cung đi thô vật liệu. Tông kêt lai sau 1 thang hộ nao trong thôn cung kiêm đươc vai trăm nghin đông tiên thô vật liệu, có hộ thanh niên ngheo mươn ngưa cua bố đi thô kiêm đươc gân triệu đông.

Tại các thôn khảo sát hiếm thấy trường hợp nào người dân "thoát ly" khỏi nông nghiệp để đi làm công nhân hay nghề phi nông nghiệp. Do trình độ văn hoá thấp, không có tay nghề nên lớp thanh niên chủ yếu đi làm lao động thủ công ngắn hạn theo từng công trình. Trong khi đó Lào Cai đang thu hút khá đông lao động có tay nghề từ các tỉnh trung du lên. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề là một hướng đi hợp lý, nhưng có lẽ trước mắt sẽ khả thi hơn ở các khu vực gần thị xã và các huyện lỵ.

Chính quyền cấp xã hiện nay ít đứng ra tổ chức cho người dân lao động trong các công trình hạ tầng - dù được chính quyền tỉnh và huyện khuyến khích, mà chủ yếu vẫn phó mặc cho các nhà thầu3. Rủi ro chính khi đi làm thuê được bà con cả vùng cao và vùng thấp nhắc đến là không biết chữ, không có hợp đồng, đau ốm thì tự về nhà mà chữa, thỉnh thoảng vẫn có người bị cai thầu lừa không được trả công.

Dường như một vấn đề bức xúc về tạo việc làm cho người dân ở Lào Cai, nhất là đồng bào dân tộc và người nghèo ít đất, là hỗ trợ truyền thông và hỗ trợ pháp lý cho người lao động trong các công trình xây dựng (tránh tình trạng bỏ mặc cho cai thầu tự lo liệu như hiện nay).

Đi làm thuê :Chỉ sơ bị lừa không đươc tra công"…Hai ba năm nay, những gia đinh it đất sản xuất thường phải đi lam thuê, có khi lam ơ trong huyện, có khi lam ơ gân xóm, nhóm thanh niên thường đi lam ơ xa, ơ tỉnh va huyện Than Uyên... có khi đi 10 người một nhóm đê đao đất, đô bê tông, xây dưng cơ bản, phu hô, vận chuyên đa... nhiêu khi lam xong rôi ma [cai thâu chay mất] không đươc trả tiên công".

(thao luận nhom phu nư ơ thôn Côc Sâm 1, xa Phong Niên)

"...Năm ngoai lam đường ơ xã, em va mấy người nữa ra đập đa thuê, cai thâu nơ mấy trăm nghin.Đập đa khoan, cư 1 xe đô xuống 1 đống đa hộc dung bua đập khoảng 3 ngay đươc 50.000 đông. Gân Têt nó bảo nó đi lấy tiên rôi đi luôn không quay lai. Cả ông chu tich xã cung bi nó lưa, cho nó vay it tiên rôi nó đi luôn."

(phỏng vấn nhanh nam thanh niên đang đập đa lam đương ơ xa Pha Long)

3 Tỉnh khuyến khích các xã ký hợp đồng với Ban quản lý dự án huyện để tổ chức người dân tham gia xây dựng lấy tiền công trong các dự án thuộc Chương trình 135. Tuy nhiên kết quả đạt được còn khiêm tốn: trong 2 năm 1999-2000: nhân dân tham gia xây dựng 14 tỷ trong tổng giá trị thực hiện 122 tỷ, năm 2001 dân tham gia xây dựng 10,5 tỷ trong tổng số 56.2 tỷ; còn năm 2002 dân tham gia 6,5 tỷ trong tổng số 55,7 tỷ (trích Báo cáo tổng kết Chương trình 135 của Sở Kế hoạch Đầu tư Lào cai, các năm 1999-2000, 2001 và 2002).

16

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

3. Sự tham gia vào việc ra quyết định tại địa phương

3.1. Thưc hiện qui chế dân chu ở cơ sở

Nhìn chung, kể từ khi có Qui chế dân chủ ở xã (Nghị định 29/CP) theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và các qui định liên quan, cán bộ xã đã tham khảo ý kiến của người dân nhiều hơn trong các công việc liên quan trực tiếp đến dân tại địa phương. Một số biêu hiện tích cực là:

Người dân tham gia trực tiếp bình xét hộ nghèo, bình xét đối tượng được nhận các khoản hỗ trợ của nhà nước (tấm lợp, lu nước, hỗ trợ hộ đặc biệt khó khăn...). Người dân ngay cả ở những thôn xa xôi nhất ở vùng cao cho biết việc bình xét thời gian qua đều được thực hiện công khai thông qua họp thôn. Người dân cho rằng, họ biết rõ hoàn cảnh từng hộ nên biết được hộ nào thực sự cần được hỗ trợ.

Người dân thảo luận về triển khai các công trình 135, các công trình giao thông liên thôn, các khoản đóng góp huy động (ví dụ tỉnh có chính sách hỗ trợ 30 triệu đồng/km công nổ mìn, thuê máy để mở mặt đường giao thông liên thôn; các phần việc khác do địa phương huy động dân tự làm - do đó dân phải bàn bạc, thống nhất ý kiến về việc đóng góp công lao động thì mới làm được).

Các xã đều có phân công cán bộ xã "nắm tình hình và chỉ đạo" từng thôn bản. Các xã đều bố trí bộ phận tiếp dân để giải quyết các thủ tục cho dân (đa phần là các thủ tục chứng nhận và liên quan đến đất đai, vây vốn), tiếp nhận và xử lý các đơn từ thắc mắc khiếu nại của dân. Các xã đều cố gắng hạn chế thấp nhất đơn từ khiếu kiện vượt cấp.

Ngươi dân biêt rõ nhất ai khó khăn cân hô trơThao luận nhóm nam ơ thôn Thai Giàng Sán - xa Ta Gia Khâu"Hộ Giang Cô Min, 26 tuôi la hộ ngheo nhất ơ thôn Giang Thải San. Nha nó không có trâu bo. Bo đã chêt năm 2000, tiên nó vay cua Ngân hang năm 1999 con chưa trả đươc. Nó không có ruộng lua, chỉ it đất trông ngô diện tich trông khoảng 12 kg giống. Hai đưa con nó lai con nhỏ (3 tuôi va 4 thang). Bơi thê, khi hop thôn chung tôi đã lưa chon đê nó đươc nhận hô trơ phat triên sản xuất tư nguôn vốn đinh canh đinh cư cua tỉnh gôm 300.000 đông tiên măt, 30 kg gao, chảo, cuốc, xeng, lươi cay, dao phat, chen bat, chăn, man, chiêu... Không có ai thăc măc gi vi nó qua ngheo rôi".

Có lẽ cán bộ các cấp đã rut được nhiều kinh nghiệm tư nhưng thât bại trước đây khi không tham khảo ý kiến của dân: Trong đợt khảo sát lần này đã nghe được nhiều ý kiến của cán bộ về tình hình trước đây "ngày xưa trong chương trình định canh định cư [không bàn vơi dân] bà con dửng dưng không găn bó, không thiết thực, nhiều khi làm nhà nhưng dân không ở, người ta bảo nhà không đúng hương, phản chu, phản lộ hoăc đăt nóc vào giờ xung nên không ở..."; và thay đổi gần đây "phải lấy thôn bản bình bầu xem xét, vấn đề là công bằng; mình có nhiều bài học lăm rồi, khi có chuyện thì tiền cán bộ đi xử ly thăc măc còn quá tội...".

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ, việc thực hiện qui chế dân chủ cơ sở ở Lào Cai vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt ở các xã vùng cao với các đặc điểm đa dân tộc, đa ngôn ngư, ít người thạo tiếng phô thông, địa hình xa xôi đi lại khó khăn, năng lực cán bộ hạn chế... Những vấn đề chính hiện nay là:

Truyền thông, cung câp thông tin cho dân con hạn chế. Một thực tế là đại bộ phận người dân còn ít hiểu biết về các chính sách chủ trương của nhà nước, cũng chưa nắm được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Khi hỏi về các công việc ở địa phương - kể cả những việc liên quan trực tiếp đến người dân - câu trả lời thường gặp của đồng bào

17

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

dân tộc là "chi pâu" (“không biết”). Sự "không biết" khiến cho những khâu tiếp theo “bàn, làm, kiểm tra” trở nên ít ý nghĩa (bản thân Quy chế dân chu thì cán bộ xã và thôn đều nói đã phô biến cho dân ở tất cả các thôn, nhưng khi hỏi dân thì cung ít người nhơ là mình có nhưng quyền gì). Nguyên nhân của "không biết" thì có nhiều (nguồn, kênh, hình thức thông tin chưa đa dạng và chưa phù hợp, cơ sở vật chất nghèo nàn, ...), nhưng đáng lưu ý là:

cán bộ xã và thôn bản nhiều khi cũng không nắm vững các chính sách, chủ trương của Nhà nước (do thiếu thông tin, năng lực hạn chế, bận nhiều việc); và thường chỉ chú trọng giải thích kỹ cho dân khi có ý kiến thắc mắc, khiếu nại

người dân nhiều khi cũng thiếu động cơ để tìm hiểu những vấn đề không phải là thiết thân với mình ("người dân mải làm ăn không quan tâm...")

còn thiếu một cơ chế chủ động tìm hiểu nhu cầu thông tin cụ thể của từng nhóm người dân (nhất là người nghèo và phụ nữ) để tìm cách phổ biến đa kênh, đa chiều cho thiết thực, phù hợp với họ.

Người dân mới được tham gia chu yếu ơ khâu thực hiện. Tại các thôn khảo sát, qua phỏng vấn người dân hầu như không biết gì về các khâu "đóng góp vào dự thảo kế hoạch", "lựa chọn ưu tiên", "thiết kế công trình", "dự toán-quyết toán công trình"... Khái niệm 'tham gia" theo cách hiểu của người dân thường là được "phổ biến" (để triển khai) trong cuộc họp thôn, và "lao động" trong công trình (lao động công ích hoặc được trả công).

Con thiếu biện pháp thu hut người ngheo, phụ nư tham gia. Do học vấn thấp (hầu hết phụ nữ dân tộc trên 30 tuổi ở vùng cao không biết chữ), do tập quán (chủ yếu chồng đi họp), do tự ti (người nghèo đi họp chủ yếu ngồi nghe) nên phụ nữ, người nghèo nói chung ít tham gia ý kiến vào các công việc của địa phương. Ở các thôn cũng chưa thấy có biện pháp gì đáng kể để khắc phục những yếu điểm cố hữu của người nghèo và phụ nữ để tăng cường sự tham gia của họ.

Ở một số thôn khi bình xét hộ nghèo và nhất là khi bình xét người được hưởng hỗ trợ của nhà nước có giá trị lớn (ví dụ, tấm lợp), bà con có nhiều ý kiến khác nhau, có cả những ý kiến không vừa lòng, tỵ nạnh giữa người nghèo và người không nghèo dễ ảnh hưởng xấu đến sự gắn bó xã hội trong cộng đồng.

Sự tham gía cua người dân thông qua các tô chức đại diện (hôi nông dân, hôi phụ nư, thanh niên...) con hạn chế. Có những thôn ở vùng cao các tổ chức đoàn thể hoạt động khó khăn, một số hầu như không hoạt động. Lý do chủ yếu theo ý kiến của bà con là do năng lực cán bộ hạn chế (nhiều cán bộ đoàn thể không thạo tiếng phổ thông), cán bộ bận việc nhà (cán bộ đoàn thể ở ấp không có phụ cấp), các đoàn thể ít tổ chức được các hoạt động thiết thực để thu hút bà con tham gia.

Ở một số thôn, chi bô Đảng được người dân đánh giá cao trong thực hiện qui chế dân chủ (mọi việc quan trọng trong thôn đều phải được chi bộ bàn "chủ trương", các kết quả bình xét đều phải được chi bộ "thông qua"- nhất là khi dân có ý kiến khác nhau). Tuy nhiên cũng có khó khăn là một số thôn vùng cao chưa có đảng viên, hoặc không đủ số đảng viên tối thiểu (3 người) để thành lập chi bộ.

Có thể thấy tại các xã nghèo đang rât thiếu nhưng cán bô “phát triên công đồng”- XĐGN được giao chức năng nhiệm vụ cụ thể và được trang bị những kỹ năng tham gia cần thiết (ví dụ, các kỹ năng PRA, giám sát – đánh giá…) để thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả của người dân. Thời gian qua Lào Cai đã bố trí cán bộ tăng cường đến hầu hết các xã 135 để giúp xã thực hiện các chương trình, dự án XĐGN (gọi là "cán bộ 135"). Dù chỉ là giải pháp tạm thời, các cán bộ tăng cường này cần được đào tạo kỹ về các phương pháp người dân cùng tham gia để thúc đẩy việc thực hiện dân chủ trong XĐGN.

18

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Thực hiện Qui chê dân chủ ơ cơ sơ :Nâng cao vai trò của các tô chức đai diệnNghi đinh 79/CP mơi ban hanh thang 7/2003 (thay thê NĐ29/CP) đã nhấn manh vai tro cua cac tô chưc đai diện - HĐND va cac thanh viên Măt trận tô quốc (Hội Nông dân, Hội Phu nữ...) - trong việc thưc hiện dân chu ơ cơ sơ. Chưc năng chu yêu cua HĐND giữa 2 kỳ hop chinh la giam sat-đanh gia việc thưc hiện cac chinh sach phat triên KH-XH va XĐGN tai đia phương. Trong Điêu lệ cua cac Hội cung đêu có chưc năng giam sat thưc hiện, tham mưu đê xuất cho chinh quyên vê cac chinh sach, chu trương cua nha nươc. Cac Hội đêu có hệ thống chân rêt đên hâu hêt thôn bản, nên vê nguyên tăc có nhiêu điêu kiện thu thập, tông hơp va phản anh y kiên cua nhân dân va cac hội viên cua minh.

Dân chu ơ cơ sơ la một yêu tố thiêt yêu đê xóa đói giảm ngheo. Trong bối cảnh vung cao đa dân tộc, đa ngôn ngữ, điêu kiện đi lai va trao đôi thông tin khó khăn, đông bao con nhiêu han chê vê trinh độ văn hóa, đa số không biêt tiêng phô thông... thi phat huy cơ chê đai diện la một cach thiêt thưc đê thưc hiện dân chu ơ cơ sơ, đăc biệt trong khâu giam sat - đanh gia.

Thưc tê khảo sat tai Lao Cai, HĐND va cac đoan thê ơ cấp xã va thôn bản con it phat huy vai tro cua minh trong thưc hiện Quy chê dân chu. Khoảng trống lơn giữa chưc năng, nhiệm vu va nguôn nhân lưc, năng lưc, ngân sach hoat động... cua cac tô chưc đai diện ơ cơ sơ cân đươc lấp đây. Chương trinh 135 va Chương trinh XĐGN va việc lam đã có dong ngân sach danh cho công tac đao tao can bộ; cân tăng dong ngân sach nay đê danh thêm phân cho việc nâng cao năng lưc cho cac tô chưc đai diện trong thời gian tơi.

3.2. Vai tro cua cấp xã

Khi bàn đến sự tham gia của người dân trong việc ra quyết định ở cơ sở, câu hỏi đầu tiên thường là "cấp xã được quyết cái gì ?". Các xã khảo sát đều thuộc Chương trình 135, Hội đồng nhân dân xã được quyết định danh mục đầu tư trong Chương trình 135 (phù hợp với quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt), nhưng các công trình xây dựng đều do Ban quản lý dự án của huyện làm chủ đầu tư4. Các xã được thành lập ban giám sát gồm cán bộ xã và cán bộ đoàn thể. Tuy nhiên, các ban giám sát câp xa con hạn chế về năng lực trong việc giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng. Mặc dù cũng được huyện cho đi tập huấn vài ngày, nhưng thực tế các thành viên ban giám sát xã ít hiểu biết về kỹ thuật, họ cũng bận nhiều việc nên giám sát còn hình thức.

Các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của xã do UBND dự thảo, có bàn trong Đảng ủy và trình HĐND quyết nghị (không đưa ra dân bàn). Một số chỉ tiêu quan trọng, ví dụ chỉ tiêu thu ngân sách và chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo, được giao từ huyện xuống. Cán bộ xã cho biết "về nguyên tăc thì khi huyện giao nếu không họp ly thì có thể đề nghị sửa đôi", nhưng thực tế thì "xã chẳng mấy khi có y kiến". Vấn đề là ở chỗ, chỉ tiêu kế hoạch ít liên quan đến phân bổ ngân sách, ví dụ giao chỉ tiêu giảm nghèo một năm 3% hay 5% thì mức đầu tư vẫn như vậy.

Bản thân cán bộ xã và người dân còn ít được tham gia trong các dự án, công trinh năm ngoài Chương trinh 135, mặc dù những công trình này phục vụ trực tiếp cho đời sống của bà con trong xã. Ví dụ như công trình điện ở thôn Nậm Tang xã Bản Cầm, người dân và cán bộ địa phương không được tham gia ý kiến về thiết kế luồng tuyến, nên sau khi xây dựng xong công trình không phát huy được tác dụng, dân phàn nàn rất nhiều, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với chính quyền ("dân đâu có biết công trình do ai thiết kế, chỉ biết kêu chính quyền địa phương thôi...").

4 Việc phân cấp thực hiện Chương trình 135 diễn ra chậm. Lãnh đạo Sở KH-ĐT cho biết đến nay tỉnh mới phân cấp được cho 30% số xã làm chủ đầu tư; với các xã đã phân cấp huyện vẫn hỗ trợ về thủ tục hồ sơ. Mục tiêu đến năm 2005 sẽ phân cấp hết.

19

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Đề xuất:Sự tham gia của cấp xa trong các công trinh ngoài Chương trinh 135Thang 7/2003 Chinh phu vưa ban hanh Nghi đinh 79/CP vê Qui chê thưc hiện dân chu ơ xã thay thê Nghi đinh 29/CP. Trong Nghi đinh 79/CP có một qui đinh cu thê: "Điều 12: Nhưng viêc ngươi dân ơ xa giam sat, kiêm tra gôm co: ... 7. Cac công trinh cua cấp trên triên khai trên địa ban xa co anh hương trực tiêp đên san xuất, an ninh, trật tự, văn hoa, xa hội, vê sinh môi trương va đơi sông cua nhân dân địa phương."

Hâu hêt công trinh sư dung vốn tai trơ đêu ap dung cach tiêp cận "quản ly thuy nông có sư tham gia" - PIM hoăc "phat triên ha tâng dưa vao cộng đông". Cac công trinh sư dung vốn Chương trinh 135 va công trinh huy động dân đóng góp đã có cac qui đinh riêng cua Chinh phu nhấn manh sư tham gia cua người dân trongg khâu giam sat kiêm tra.

Con cac công trinh khac (ngoai chương trinh 135) hiện ap dung Nghi đinh 52/CP vê Qui chê quản ly đâu tư va xây dưng.Tuy nhiên, trong Nghi đinh 52/CP va cac văn bản hương dân kem theo chưa có điêu khoản nao qui đinh ro rang vê cơ chê, trach nhiệm, kinh phi, cac bươc tiên hanh đê đảm bảo quyên giam sat kiêm tra cua người dân đia phương như Nghi đinh 79/CP yêu câu.

Thời gian tơi, cân bô sung vao Qui chê quản ly đâu tư va xây dưng một số điêu khoản cu thê vê sư giam sat, kiêm tra cua người dân đối vơi moi công trinh triên khai trên đia ban xã tư moi nguôn vốn - đap ưng Điêu 12 Nghi đinh 79/CP. Đây có thê coi la một hanh động cu thê đóng góp vao y tương lông ghep hai hoa giữa tăng trương va giảm ngheo cua CPRGS.

3.3. Vai tro cua cấp thôn bản

Đợt khảo sát lần này ở Lào Cai khẳng định vai tro cực kỳ quan trong cua câp thôn bản trong việc đảm bảo sự tham gia của người dân. Thôn bản không phải là một cấp hành chính nhà nước, nhưng là nơi giao tiếp giữa người dân và chính quyền, là nơi thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của người dân:

Tất cả mọi việc cấp xã triển khai đến dân đều thông qua Trương thôn; và hầu hết người dân cũng đều thông qua Trưởng thôn để nắm thông tin và đề đạt ý kiến lên chính quyền. Ở các thôn vùng cao, trưởng thôn gần như làm tất cả mọi việc đại diện cho dân: từ việc đăng ký và đi lấy giống/phân; đến làm đơn từ cho con đi học; đến làm thủ tục vay vốn, thu lãi và gốc... ("dân không cần biết thu tục vay vốn ngân hàng như thế nào, chỉ biết nếu muốn vay vốn thì đến găp trưởng thôn"). Sự tham gia của người nghèo phụ thuộc nhiều vào sự nhiệt tình và năng lực của Trưởng thôn.

Ở vùng cao, hop thôn gân như là kênh duy nhât để phổ biến thông tin cho dân và lấy ý kiến của dân trong mọi việc.Qua phỏng vấn, đại đa số người dân cả năm trời không đến trụ sở xã. Do đó nhưng biện pháp phô biến thông tin ở cấp xã kiểu như "công khai quyết toán ngân sách" hay "bảng tin khuyến nông" ở trụ sở xã có ít y nghia thiết thực vơi bà con, nhất là vơi đa số bà con dân tộc vùng cao Lào Cai không biết đọc.

Tuy nhiên, hiện nay câp thôn bản cũng đang là khâu 'thăt cô chai" đối với sự tham gia của người dân:

Trình độ văn hóa và năng lực của trưởng thôn - nhất là ở vùng cao - còn rất hạn chế. Mọi thông tin đều đi qua trưởng thôn nhưng nhiều trưởng thôn không nắm được, không hiểu hết. Hầu hết trưởng thôn ở vùng cao mới có văn hóa (chưa hết) cấp 1. Lãnh đạo huyện Mường Khương cho biết "30% trong tông số 302 trưởng thôn cua huyện chưa đọc thạo tiếng phô thông".5

5 Tỉnh Lào Cai phấn đấu đến 2005 toàn bộ trưởng thôn vùng cao phải tốt nghiệp tiểu học, còn trưởng thôn vùng thấp phải tốt nghiệp trung học cơ sở.

20

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Trong khi đó phụ cấp cho trưởng thôn quá thấp - chỉ có 90.000 đ/tháng, "không đu tiền mua dép đi báo mọi người đi họp" (mà thực tế việc báo đủ cho mọi người đi họp cũng đã là rất khó khăn ở vùng cao; có thôn muốn báo đủ phải mất cả ngày đi bộ).

Mặc dù có bầu ra "thanh tra nhân dân" ở mỗi thôn bản (báo cáo cho Mặt trận tổ quốc xã), nhưng thực tế khảo sát cho thấy thanh tra nhân dân (không có phụ cấp) ít phát huy tác dụng.

Thực tế, với mức độ triển khai các công việc như hiện nay, làm thôn trưởng là vất vả và yêu cầu cao hơn ngày xưa nhiều, trong khi phụ cấp thì quá thấp. Có một số ý kiến bình luận "làm thôn trưởng ở đây còn khó hơn làm chu tịch xã, còn phải thạo 2-3 ngoại ngư". trong khi đó "cách đây mấy năm phụ cấp hàng tháng cua cán bộ xã 100.000 đ thì phụ cấp thôn trưởng 50.000đ, nay cán bộ xã đã nâng lên 3-4 lần còn phụ cấp thôn trưởng mơi chỉ được 90.000đ". Có lãnh đạo xã được phỏng vấn cho biết "việc thì nhiều, mà anh em ở thôn trình độ có hạn, đi lại thì xa mà phụ cấp thì quá thấp, nên mình cung phải nói nhẹ nhàng thôi, nói năng họ bảo "mày đi mà làm".

Một số xã vùng cao kiến nghị nên bổ sung chế độ "thôn phó" để đơ việc cho thôn trưởng, đảm bảo cầu nối từ xã đến người dân và ngược lại, và để đào tạo cán bộ trẻ vùng cao.

Đề xuấtBô sung chức danh "Phó Thôn" Trương thôn la người đươc dân bâu ra, do đó phải la người có uy tin, có kinh nghiệm trong thôn, va thường la người đưng tuôi (nhiêu khi gia lang kiêm luôn trươngg thôn). Nhưng trương thôn ơ vung cao cung thường bi han chê vê trinh độ văn hóa, do đó găp khó khăn khi lam câu nối giữa cac chinh sach, chu trương cua nha nươc vơi người dân. Hơn nữa một minh Trương thôn nhiêu khi lam không xuê cac việc trong thôn do đia ban thôn ơ vung cao vưa rộng vưa dốc đưng, dân cư lai thưa thơt (có nơi đa dang 3-4 dân tộc trong 1 thôn).

Một biện phap đươc đê xuất lâ bô sung chưc danh "Phó thôn". Phó thôn có thê la người tre tuôi hơn, có hoc vấn hơn, nhanh nhen hơn. Phó thôn có thê do dân bâu ra, hoăc do xã chỉ đinh. Phó thôn se giup Trương thôn trong cac công việc chuyên môn, tiêp nhận va phô biên thông tin hai chiêu, tô chưc người dân tham gia cac công việc cộng đông. Vê phu cấp, có thê qui đinh cho Phó Thôn một mưc nhỏ nao đó có tinh chất động viên (có thê theo chê độ "can bộ dư nguôn" ơ cơ sơ, băng một nưa Trương thôn, vi du 50.000 đ/thang).. Thưc tê hiện nay, ơ một số thôn vung cao huyện Mường Khương ba con đã chu động bâu ra phó thôn măc du tỉnh chưa có quy đinh chinh thưc, va "thang nao phó thôn hay phải đi hop thay trương thôn, thi trương thôn trich một phân công tac phi cua minh cho phó thôn".

3.4. Giám sát - đánh giá

Qua thảo luận với cán bộ và người dân địa phương, giám sát - đánh giá việc thực hiện qui chế dân chủ cũng như giám sát những tiến bộ trong sự tham gia của người dân vào việc ra quyết định tại địa phương trước hết cân tâp trung vào câp thôn bản. Một số tiêu chí giám sát ở cấp thôn bản được đề xuất là:

Mức độ họp thôn có đều không (dân đề nghị họp thôn ít nhất 1 lần/tháng), tỷ lệ dân đi họp có cao không (tại các thôn khảo sát, tỷ lệ dân đi họp thường là 70-80%, nhưng còn tùy vào chủ đề họp có thiết thực với dân hay không).

Việc thực hiện hương ước - qui ước trong thôn bản Mức độ huy động người dân tham gia các hoạt động công ích Tổ chức được các hoạt động cho phụ nữ và người nghèo tham gia.

21

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Ở cấp xã, cán bộ xã thường phàn nàn là họ phải lập quá nhiều báo cáo, phải thu thập và tổng hợp quá nhiều số liệu, bảng biểu về rất nhiều chủ để trong thời gian ngắn theo yêu cầu của cấp trên; trong khi đó không có kinh phí cho việc điều tra thu thập số liệu. Do đó không tránh khỏi nhiều số liệu là "hình thức", "chính xác tương đối". Về thông tin từ trên xuống, cán bộ xã cũng cho rằng họ nhận quá nhiều văn bản, nhiều khi cán bộ cũng không "tiêu hóa" hết (nhiều người đọc còn chậm), nói gì đến việc phổ biến lại cho dân.

Về giám sát - đánh giá sự tham gia, cán bộ xã đề xuất: thực ra, mức đô thực hiện các chỉ tiêu phát triên kinh tế - xa hôi, nhât là chỉ tiêu

giảm ngheo hàng năm, chính là chỉ báo tôt nhât về sự tham gia cua người dân (theo cán bộ xã, có phát huy dân chủ, có sâu sát dân thì mới XĐGN tốt được)

việc gửi các "phiếu điều tra về thực hiện qui chế dân chủ" về xã (như cách Lào Cai đang làm - điều tra 5% số hộ dân, phiếu hỏi 1 trang không ghi tên) không tránh khỏi hình thức, vì nhiều khi giao xuống thôn chỉ có cán bộ và một số hộ "hiểu biết" điền hết số phiếu nên không chính xác và không khách quan (nếu đưa phiếu cho người dân bình thường thì họ không hiểu để điển, mà xã thì không có người và không có kinh phí để cử cán bộ đi phỏng vấn từng người trong một thời gian ngắn).

nếu dựa vào số đơn khiếu kiện để đánh giá việc thực hiện qui chế dân chủ thì cũng chưa thật chính xác; vì trong bối cảnh người dân vùng cao ít hiểu biết về pháp luật, học vấn còn thấp (họ hoặc chẳng bao giờ khiếu kiện bằng văn bản, hoặc đôi khi lại khiếu kiện vô lý) cần phải có thêm nhiều thời gian và nỗ lực tuyên truyền cho dân

nên kiểm tra việc thực hiện QCDC thông qua cuôc hop tiếp xuc cử tri cua HĐND (6 tháng/lần), vì bây giờ "dân nói rất hăng, thẳng thắn". Vấn đề ở chỗ cuộc họp tiếp xúc cử tri của HĐND hiện nay vẫn là những "sự kiện" đơn lẻ, chưa có cơ chế thực hiện những việc "trước" (tìm hiểu,tổng hợp ý kiến người dân) và "sau" (thực hiện các lời hứa trước dân, trả lời/giải quyết các thắc mắc...) cuộc họp.

Đề xuất:Tăng cương giám sát, công bô các chỉ tiêu nói lên hiệu qua, tác độngHiện nay, cac bao cao trong hệ thống chinh quyên tư xã lên huyện lên tỉnh thường năng vê cac chỉ tiêu quản ly đâu vao va cac chỉ tiêu kêt quả hiện vật (vi du: tiêu hêt bao nhiêu tiên, lam đươc bao nhiêu công trinh...). Cac thông tin thông bao cho người dân cung qua phưc tap, qua nhiêu chi tiêt không cân thiêt ma người dân it quan tâm (vi du, có rất nhiêu chi tiêt trong dư thảo kê hoach hay trong bản quyêt toan ngân sach hang năm ma người dân không quan tâm).

Trong khi đó những chỉ tiêu đơn giản, dê hiêu nói lên hiệu quả, tac động thi hoăc không đươc giam sat thường xuyên, hoăc nêu có thi chỉ đươc thông bao theo nganh doc chuyên môn ma không đươc thông bao rộng rãi cho người dân va can bộ đia phương. Vi du người dân se hiêu ngay cac chỉ tiêu "ty lệ hộ dân trong xã có điện", hoăc "ty lệ hoc sinh đi hoc đung tuôi", hoăc "ty lệ hộ đươc vay vốn", hoăc tốt hơn nữa la "ty lệ hộ trả vốn vay đung han" (nêu theo doi đươc sư thay đôi qua cac năm thi cang tốt).

Đê người dân đươc thông tin tốt hơn, đang có một nhu câu điêu chỉnh lai hệ thống chỉ tiêu giam sat tư dươi lên trên theo hương tăng cường cac chỉ tiêu nói lên hiệu quả, tac động (kiêu như 12 nhóm chỉ tiêu giam sat vê xã hội va XĐGN trong CPRGS).

22

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

4. Cung câp các dịch vụ xa hôi cơ bản cho người ngheo

4.1. Giáo dục

Mấy năm qua, ngân sách dành cho ngành giáo dục tỉnh Lào Cai tăng mạnh. Chi cho lương giáo viên tăng mạnh, đầu tư nhiều vào các công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, phát triển giáo dục mầm non, mở thêm và kiên cố hóa trường học, phòng học, cấp phát sách vở và học bổng cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn... Sự nghiệp giáo dục Lào Cai đa đạt rât nhiều thành tựu.

Ngân sách hàng năm ngành giáo dục Lào Cai

TT Chỉ tiêu Đ.vi tinh 1998-1999

1999-2000

2000-2001

2001-2002

2002-2003

1 Tông ngân sach hang năm cho nganh giao duc

triệu đông 81.211 80.931 102.309 124.514 175.533

2 % ngân sach danh cho lương va cac khoản phu cấp theo lương

% 76 80 84 87 90

3 Chi xây dưng trường lơp (tư tất cả cac nguôn) bậc tiêu hoc

triệu đông 6.298 14.969 5.909 3.204 3.928

4 Chi xây dưng trường lơp (tư tất cả cac nguôn) bậc THCS

triệu đông 2.957 4.987 5.504 5.526 7.901

5 Chi cấp phat SGK, giấy vơ, VPP cho HS vung ĐBKK

triệu đông 1.222 1.319 .1.343 1.888 2.754

6 Chi hoc bông cho HS dân tộc bậc tiêu hoc

triệu đông 1.368 1.344 1.237 1.224 1.575

7 Chi hoc bông cho HS dân tộc bậc THCS

triệu đông 1.525 1.551 1.665 1.676 2.698

8 Số giao viên tiêu hoc người 4.305 4.404 4.338 4.406 4.5639 Ty lệ giao viên tiêu hoc la người

dân tộc% 16,0 16,89 17,65 18,86 23,50

10 Tỉ lệ hoc sinh DTTS trong tông số hoc sinh tốt nghiệp tiêu hoc

% 57,3 58,4 60,5 64,9 72,7

Nguôn: Sơ GD-ĐT tỉnh Lao Cai, 8/2003

4.1.1. Giáo duc tiêu học

Đại đa sô tre ơ tuôi tiêu hoc đa đến trường, kê cả tre ngheo ơ vung caoTỉnh Lào Cai đã hoàn thành phổ cập tiểu học từ năm 2000. Thống kê của ngành giáo dục cho thấy tỷ lệ giáo viên là người dân tộc đang tăng, còn tỷ lệ học sinh dân tộc trong tổng số học sinh tốt nghiệp tiểu học đã ngang bằng với tỷ lệ dân số đồng bào dân tộc trong tổng số dân toàn tỉnh. Phỏng vấn cán bộ, giáo viên và người dân tại các địa bàn khảo sát đều cho thấy tỉ lệ ra lớp của trẻ trong độ tuổi 6-14 tuổi ra lớp hầu hết trên 95% (các xã vùng thấp đạt tỷ lệ 96-98%). Kể cả những thôn xa xôi nhất ở vùng cao (thôn Lao Chải-xã Tả Gia Khâu), tỷ lệ trẻ ở hộ nghèo đi học tiểu học không thua kém so với trẻ hộ không nghèo. Có nhóm phụ nữ nói: "nhà nghèo con đi học nhiều hơn nhà khá, vì nhà nghèo không có trâu chăn" (thôn Tân Hồ - xã Phong Niên). Thành tựu này là kết quả của tổng hợp nhiều yếu tố, trong đó nổi bật là:

Quan trọng nhất là công tác vân đông. Ngành giáo dục đã vô cùng nỗ lực vận động trẻ đi học. Khi lương bổng đã tạm đủ sống và điều kiện làm việc tốt hơn (trường học, nhà giáo viên, đồ dạy học...), các giáo viên đã nhiệt tình và có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Các trường giao nhiệm vụ cho giáo viên phải theo dõi từng thôn,

23

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

biết từng hộ có bao nhiêu trẻ, ở độ tuổi nào, dựa trên cơ sở đó để đi vận động tuyển sinh trước khi vào năm học, "giáo viên đi làm giấy khai sinh cho các em vào lơp" . Chính quyền cấp xã, các cơ quan đoàn thể, bộ đội nhiệt tình hỗ trợ nhà trường trong việc vận động trẻ (thông qua ban phát triển giáo dục xã). Đặc biệt trưởng thôn có vai trò rất quan trọng, là đầu mối giúp giáo viên vận động trẻ trong thôn ra lớp đầu năm, cũng như vận động trẻ bỏ học ra lại lớp. Có thể nói, ơ vung cao môi quan hệ nhà trường - gia đinh chu yếu là quan hệ trực tiếp giưa giáo viên với tưng gia đinh, với sự hỗ trợ của cán bộ địa phương và trưởng thôn; trong đó nổi bật là sự chủ động tích cực của giáo viên; phía cha mẹ thường thụ động, vai trò của hội phụ huynh còn mờ nhạt.

Việc mở rông trương lơp đến các thôn, bản đã giup tre đi học dê dàng hơn. Cán bộ giáo dục cho biết cứ nơi nào đủ số học sinh cho một lớp (15 em trở lên) là mở lớp tại thôn để các em không phải đi xa, nhất là khi trời mưa đường dốc trơn. Xã Tả Gia Khâu năm vừa rồi có đợt di dân đưa một số hộ đến một khu vực xa, khiến việc học của trẻ gián đoạn, thì vào năm học mới này, sẽ mở thêm lớp tại khu vực đó để các em được đi học. Ở thôn Xín Chải, trước kia có trẻ không đi học được vì tuổi nhỏ mà phải đi ra xã quá xa, nhưng năm nay đã có ngôi trường khang trang ngay tại thôn.

Quan niệm cua ngươi dân về việc cho con đi học có chuyên biến tích cưc. Trước đây, các gia đình Hmông, Phù Lá, Thu Lao ở các thôn vùng cao ít coi trọng việc học; nhưng suy nghĩ của họ đã thay đổi dần. Qua thảo luận, nhiều hộ nói rằng nay cho cả con trai con gái đi học để biết tiếng Kinh và biết tính toán. Có những hộ nghèo muốn cho con học để mai sau hơn mình: "mình muốn cho con học hết cấp 3... Nhà mình vì bố đã không biết nên muốn con học để hơn bố" (anh Lù Seo Kho, thôn Tân Hồ).

Cấp phát sách, vở, but, đồ dung học tâp tao thuân lợi cho tre dân tôc vung cao tơi trương. Với tình trạng nghèo còn phổ biến ở vùng cao, nhiều thày cô giáo cho rằng nếu không cấp phát thì sợ học sinh sẽ không đi học. Đã có nhiều trường hợp học sinh viết hết vở được phát, cô giáo phải cho học sinh thêm vở chứ bố mẹ không mua.

Ty lệ chuyên cân chưa cao, và vân con tre không đi hoc hoăc bo hocTỷ lệ chuyên cần chưa cao là một hạn chế lớn nhất hiện nay của ngành giáo dục Lào Cai ở vùng cao. Giáo viên ở xã Pha Long và Tả Gia Khâu cho biết khi ra lớp rồi thì vẫn có một số em "đi buôi đực buôi cái, mưa không đi, ngày đi nương không đi", có lớp "có 31 em mà thường xuyên nghỉ mất 5-10 em". Tình trạng này do tác động của nhiều yếu tố, phổ biến là:

Ở nhà làm giup cha me. Ở các thôn khảo sát, trẻ bắt đầu giúp cha mẹ từ lúc nhỏ (từ 5-6 tuổi) các việc chăn trâu bò, lấy rau lợn, cắt cỏ ngựa, trông em, lớn lên một chút các em biết nấu cơm, gánh nước, đến 11-12 tuổi các em có thể đã là nguồn lao động quan trọng trong gia đình, biết làm ruộng, đi nương. Giúp cha mẹ là yếu tố quan trọng khiến trẻ đi học không đều, bỏ học, hoặc không được đi học. Vấn đề này tác động nhiều hơn đến các em là con lớn trong nhà (đặc biệt nhà đông con), vì bố mẹ cần người chăn trâu bò và người trông em, và tác động nhiều hơn ở các thôn vùng cao. Khảo sát tại các thôn vùng cao cho thấy trẻ em hầu hết không học ở nhà.

Sài và Pao (con chị Ly Seo Sóa, thôn Thai Giàng Sán)Sai (con gai, 11 tuôi, vưa hoc hêt lơp 4) va Pao (con trai, 9 tuôi, vưa hoc hêt lơp 3) la hai con lơn trong gia đinh 4 con. Chi Sóa, me cac em, con có hai con nữa la Chênh (con gai, 6 tuôi, vưa hoc hêt mâu giao, năm nay lên lơp 1) va một con trai mơi 3 tuôi. Chông chi Sóa, bố cac em mất vao năm 2001. Sai va Pao đã giup me đươc rất nhiêu việc. Sai trông em, ganh

24

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

nươc, nấu cơm, lam rau lơn, biêt trông em tư năm 6 tuôi. Pao chăn trâu cung tư năm 6 tuôi. Luc ơ nha 2 đưa hâu như không hoc bâi Chi Sóa rất muốn con đi hoc, chi nói cho cac em hoc hêt lơp 5 ơ trường trong bản, rôi nêu xã có trường cấp 2 chi se cho đi hoc tiêp. Vậy nhưng vi nha neo người nên hai con lơn cua chi đi hoc không đêu. Có những ngay me phải đi nương sơm, thi buôi sang dậy Sai phải cho cac em ăn, nên không đi hoc đươc.

Môt sô cha me chưa thấy việc học có nhiều ích lợi. Ở các thôn vùng cao khảo sát, người dân giao tiếp hàng ngày bằng tiếng của dân tộc họ và tiếng Quan hỏa, hầu như không dùng tiếng phổ thông, nhất là các thôn vùng sâu vùng xa chưa có điện. Quan niệm của người dân về việc cho con đi học đã có chuyển biến tích cực, nhưng một số hộ gia đình DTTS (cả ở vùng thấp và vùng cao) vẫn cảm nhận rằng biết chữ không có nhiều ích lợi. Phỏng vấn hộ cho thấy nhiều người muốn con đi học, nhưng đồng thời cũng muốn con giúp gia đình; nên khi con "chán" học (do học không theo kịp, thích đi chơi, phật ý với thày cô giáo...) thì bố mẹ cũng cho con nghỉ luôn. Nhóm đánh giá nhiều lần được nghe gia đình giải thích: “nó không thích đi học thì cho nó nghỉ, không thích thì không đuôi nó đi được.” (“đuổi" có nghĩa là bắt con đến lớp học).

Trong môt sô trương hợp, các khoản phải chi cho tre đi học cung là trở ngai. Ở các thôn khảo sát, điểm trường tiểu học đã có ngay ở thôn, hầu hết các chi phi học tiểu học đều được miễn. Huyện Bảo Thắng và huyện Mường Khường đều có phong trào quyên góp để tặng quà học sinh nghèo vùng xa. Cha mẹ học sinh chỉ phải đóng góp vài nghìn tiền nước, chổi, và lâu lâu mua thêm vở cho con. Tuy vậy, vẫn còn những trường hợp mà chi phí có thể cản trở việc đi học của trẻ ở tiểu học, như tiền quần áo, dép ủng cho trẻ vùng cao vào mùa rét (50.000 đ/ bộ quần áo rét, hoặc 20.000 đ/đôi ủng đi trời mưa).

Tinh hinh đi hoc cua tre gái so với tre trai vân con chênh lệchTheo báo cáo tổng kết năm học 2002-2003 của Phòng Giáo dục huyện Mường Khương, trong năm học này, học sinh nữ chiếm 45% học sinh bậc mầm non, 46,69% học sinh bậc tiểu học. Có thể thấy trẻ gái vẫn đi học ít hơn trẻ trai. Tại hai thôn, chúng tôi đã nhờ những thông tin viên chủ chốt kể ra những trẻ chưa đi học bao giờ (Tân Hồ), và trẻ chưa đi học hoặc bỏ học (Xín Chải). Kết quả cho thấy trong 14 em chưa đi học bao giờ của thôn Tân Hồ có 13 em là nữ - có cả các em lớn tuổi (13-14 tuổi) và tầm 7-10 tuổi. Ở thôn Xín Chải 100% các em chưa học hoặc bỏ học ở tiểu học là nữ. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trẻ gái thiệt thòi hơn so với trẻ trai về việc học là con gái có thể giúp bố mẹ nhiều thứ việc hơn con trai. Anh Hẳng Seo Phù (thôn Thải Giàng Sán) giải thích rất rõ việc này: "Con gái 7-8 tuôi biết chăn trâu, biết trông em. Con trai 7-8 tuôi thì chỉ chăn trâu, chứ không chăm sóc em cẩn thân. Đông em thì phải có đứa chăn trâu và đứa trông em."

Khó khăn về ngôn ngư tác đông đến chât lượng hoc tâpTrong thời gian gần đây, ngành giáo dục tỉnh Lào Cai đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng dạy và học. Có những giáo viên phải ở lại dạy thêm trong hè khi kiểm tra học sinh cuối năm không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, chất lượng học tập của trẻ DTTS ở vùng cao vẫn còn thấp hơn trẻ người Kinh ở các vùng thấp. Một nguyên nhân cơ bản là do trẻ không biết tiếng Kinh khi đến lớp. Chị Lù Thị Chỉnh, phó Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mường Khương bày tỏ: “Các DTTS ở trên cao thường giao tiếp bằng tiếng Quan hỏa, nên trẻ đến trường hầu như không biết tiếng phô thông. Nhưng học sinh học qua mẫu giáo thì còn tàm tạm. Không học

25

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

mẫu giáo thì vào lơp 1 không học được bao nhiêu. Trẻ về nhà không sử dụng tiếng Việt, chỉ nghe giáo viên nói, nên học tiếng Việt rất khó.”

Khó khăn về huy đông tre đi hoc mâu giáoTỷ lệ trẻ đi học mẫu giáo 5 tuổi còn thấp ở vùng cao (tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi của huyện Mường Khương mới đạt 85%, tỷ lệ này ở huyện Bảo Thắng cao hơn nhiều - đạt hơn 98%). Giáo viên đều công nhận rằng việc đi học mẫu giáo giúp trẻ vùng cao vào lớp 1 dễ dàng hơn, trẻ quen với nề nếp lớp, và quen nghe cô giáo nói tiếng Kinh. Khó khăn là một số thôn vùng cao chưa có lớp mẫu giáo tại thôn (5/6 thôn khảo sát có lớp mẫu giáo). Ở vùng thấp,một số gia đình nghèo không có tiền đóng học lớp mẫu giáo (mỗi tháng 15.000 đồng tiền học và một lần tiền đồ chơi 45.000 đồng) cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ không đi học (nhiều trẻ không học mẫu giáo thì cũng không vào lớp 1).

Việc dạy tiếng ở mẫu giáo cũng gặp những khó khăn. Chị Nguyễn Thị Tâm, giáo viên mẫu giáo ở Pha Long cho biết khi học sư phạm, trường không dạy cho giáo sinh biết cách dạy tiếng. Chương trình mẫu giáo mà chị thực hiện cũng không có nội dung dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS, mà chỉ có những hoạt động chung của mẫu giáo. Chị phải tự nghĩ cách dạy tiếng Việt cho trẻ dựa vào thực tế, bằng cách "hỏi phụ huynh, hỏi học sinh trước xem cái này cái kia tiếng địa phương nói như thế nào, rồi từ đó dạy học sinh tiếng Việt".

Khó khăn về ngôn ngư ơ tiêu hocNgoài chương trình tiểu học được giao, giáo viên tiểu học dạy trẻ DTTS ở vùng cao, vùng sâu còn phải dạy tiếng Việt cho học sinh, nhất là ở các lớp nhỏ. Chương trình học thống nhất trong cả nước, cho nên trẻ DTTS thiệt thòi nhiều so với trẻ người Kinh, vì các em phải học ngay những nội dung trong chương trình (đánh vần, đọc, viết, tính toán, kiến thức tự nhiên xã hội...) bằng tiếng Việt khi các em chưa biết (hoặc ít biết) tiếng Việt. Băn khoăn chung của giáo viên là: "khó nhất là giúp học sinh hiểu nội dung; đọc có khi vanh vách nhưng không hiểu" (hiệu trưởng Trường tiểu học Tả Gia Khâu).

Để dạy tiếng Việt cho học sinh, các thày cô giáo đã có nhiều sáng tạo. Tuy nhiên, khó khăn lớn của các giáo viên là không có thời gian dạy tiếng, mà phải dạy ngay vào chương trình. Một số nơi có sử dụng một chương trình 2 tuần đầu lớp 1 dạy lồng tiếng địa phương, nhưng chúng tôi được biết chương trình này cũng không giúp học sinh biết thêm nhiều tiếng Việt, vì chỉ dạy có hai tuần, "kết quả không thể bằng học mẫu giáo".

Giáo viên còn gặp khó khăn về tiếng Việt ở các nội dung học khác, ở các lớp trên. Khi nói đến môn toán, anh Lù Seo Sềnh, người Hmông (Trường tiểu học Pha Long) cho biết vì bất đồng ngôn ngữ nên khi có khi giáo viên người Kinh giảng học sinh khó hiểu. Một ví dụ là phép cộng trừ có ngoặc, như 3 + (6-2), giáo viên người Kinh khó giải thích cho học sinh, vì học sinh không hiểu từ "trong ngoặc". Hoặc những bài toán tìm x, giáo viên người Kinh giải thích về việc chuyển vế đổi dấu thì học sinh khó hiểu.

Khuyên nghị : Day ngôn ngữCó 2 khuyên nghi liên quan đên vấn đê day ngôn ngữ tiêng Việt ơ vung cao.

Có chương trinh day ngôn ngữ tiêng Việt ơ mâu giáo cho tre dân tộc thiêu sôTrươc khi vao hoc chương trinh tiêu hoc la chương trinh thống nhất trong cả nươc, lơp mâu giao la cơ hội duy nhất đê tre DTTS hoc thêm tiêng Việt, giảm thiệt thoi so vơi tre người Kinh. Do vậy, lơp mâu giao nên có chương trinh biên soan đê day tiêng Việt cho tre DTTS chưa thao tiêng Việt, đê tăng hiệu quả hoc tiêng Việt cua cac em, giup cac em hoc tiêu hoc tốt hơn.

26

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Chương trinh nay cân theo hương day tiêng Việt la ngôn ngữ thư hai (tương tư như người Việt hoc tiêng nươc ngoai), chư không giống như môn tiêng Việt trong chương trinh phô thông hiện nay.

Bồi dương giáo viên mâu giáo và giáo viên tiêu học về cách day ngôn ngữHiện nay, vi chương trinh chưa chu trong vấn đê day tiêng Việt la ngôn ngữ thư hai, nên giao viên chu yêu tư mây mo tim cach day tiêng Việt. Ho cân đươc đao tao bôi dương vê cach day ngôn ngữ, đê lam việc thuận lơi hơn, va day hoc sinh tốt hơn. Nêu có chương trinh day tiêng Việt ơ mâu giao, thi di nhiên giao viên mâu giao cân đươc bôi dương cach day. Ngoai ra, giao viên tiêu hoc cung cân hoc đê biêt cach tre hoc ngôn ngữ thư hai va phương phap day cho tre như thê nao la tốt, bơi việc tre DTTS hoc tiêng Việt la một qua trinh dân dân qua nhiêu năm, ma sau mâu giao, nhưng năm tiêu hoc vân la những năm đâu, rất quan trong.

Môt sô khó khăn khi thực hiện chương trinh tiêu hoc mớiĐợt đánh giá này được thực hiện ngay sau khi cả nước đã thực hiện chương trình lớp 1 mới được một năm, nên đã nhận được nhiều ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về việc thực hiện chương trình mới đối với học sinh DTTS. Cán bộ, giáo viên cho rằng chương trình mới có nhiều điểm hay, như có thêm nội dung giao tiếp trong môn tiếng Việt, kênh hình kênh chữ to hơn, đẹp hơn, rõ ràng hơn, và có bộ đồ dùng học tập, là những điểm mạnh so với chương trình cũ. Tuy nhiên, việc áp dụng chương trình mới đối với học sinh DTTS ở vùng xa, vùng sâu có nhiều khó khăn.

Chương trinh quá năng. Lượng kiến thức của chương trình nhiều, dung lượng bài học trong một tiết nhiều hơn, nên khó khăn cho giáo viên - đặc biệt là vì trẻ ít biết tiếng Việt và mức độ tiếp xúc xã hội hạn chế. Nhìn chung cán bộ và giáo viên thống nhất ý kiến rằng chương trình rất phù hợp với "thị trấn thị xã", "vùng trung bình", "vùng phát triển", chứ thực hiện với trẻ DTTS ở vùng cao, vùng sâu thì rất khó khăn.. Một giáo viên chỉ ra một khó khăn liên quan đến sách: "Sách giáo khoa có nhưng trang luyện tâp, còn có sách bài tâp nưa, nhưng sách mượn, học sinh không được viết vào sách, nên giáo viên phải hương dẫn trên bảng chính và bảng phụ, rất tốn thời gian thao tác. Chương trình cu thì dung lượng ít, không đòi hỏi thời gian nhiều, nên có thời gian để làm bài tâp ra vở, nên không khó như bây giờ". Ở xã xa nhất là Tả Gia Khâu, hiệu trưởng trường tiểu học rất băn khoăn vì các em phải học nặng khi chưa biết tiếng Việt: "80% các em đến lơp chưa biết tiếng phô thông nên khó tiếp thu. Chương trình 120 tuần trươc kia còn có một ky để dạy nói tiếng Việt. Bây giờ vào học phải học kiến thức cua chương trình ngay, mà chương trình thì năng."

Việc học hai buôi có nhiều bất câp. Tại các xã khảo sát, năm học vừa rồi đã có một số lớp 1 học hai buổi, và năm học này sẽ có một số lớp 2 học hai buổi. Với xu hướng xây dựng thêm phòng học, sẽ có thêm nhiều lớp học hai buổi. Cán bộ, giáo viên đều cho rằng hai buổi nâng cao chất lượng học tập, nhưng thực hiện thì rất khó khăn,do học sinh cần phải lao động giúp gia đình. Có lớp ở Trường tiểu học Pha Long "sáng đi 100% thì chiều chỉ được 50%". Anh Lù Seo Sềnh, giáo viên của trường giải thích: "Học sinh cùng tuôi nhưng có em cao em thấp. Em nào cao, chăn trâu được thì hay bỏ học chiều. Có ngày giáo viên đi gọi, bố mẹ đi văng, trâu ở nhà. Học trò phải thả trâu, không thả hôm sau bố mẹ không cho đi học nưa. Học hai buôi chỉ em nào không chăn trâu thì học được."

Học sinh nếu ở xa trường thì khó học hai buôi. Theo hiệu trưởng Trường tiểu học Bản Cầm kể lại thì năm ngoái, có một số học sinh lớp 1 đi học xa, sáng đi, trưa về, chiều đi, tối về thì rất vất vả nên buổi chiều hay vắng. Cô giáo đã phải nấu ăn cho một số học sinh ở xa ăn trưa, để các em ở lại học.

27

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

4.1.2. Xóa mu chư

Năm 2000 tỉnh Lào Cai báo cáo đã hoàn thành công tác xóa mù chữ trong độ tuổi 15-25. Với nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục và các cơ quan, đoàn thể ở địa phương, đã mở rất nhiều lớp học và vận động dân đi học.

Hiệu quả hoc hạn chế và quên sau hocKết quả học xóa mù thường hạn chế, nhất là đối với những người khi đi học chưa biết nói tiếng phổ thông. Tại các thôn đều có tình trạng nhiều người đi học xóa mù được vài buổi hoặc 1-2 tuần rồi bỏ; một số lớp có quá ít người học thì giáo viên cũng phải dừng dạy. Những người đã dạy cho biết khi học xong xóa mù, có nhiều người có thể đánh vần đọc được, nhưng không hiểu nghĩa. Tại tất cả 5 thôn, tái mù là tình trạng phổ biến. Cuộc họp nhóm hộ nghèo thôn Lao Chải cho thấy, trong 11 hộ nghèo của thôn tất cả đều không biết tiếng phổ thông; có 9 đã học qua lớp xóa mù, trong số đó chỉ có 3 người đọc được, 1 người đọc rất ít, còn 5 tái mù hoàn toàn giờ vẫn không đọc được.

Nguyên nhân của việc hiệu quả học hạn chế và quên sau học khá rõ ràng. Người dân vùng cao ít sử dụng tiếng Kinh trong cuộc sống hàng ngày, chỉ giao tiếp bằng tiếng của mình hoặc tiếng Quan hỏa. ở tất cả cá thôn, sách báo đều rất hiếm (chỉ có trưởng thôn được cấp báo), người học xong không có gì để đọc, mà nếu có thì đọc cũng không hiểu. ở huyện Mường Khương, chúng tôi nhận thấy không chỉ người dân ít biết tiếng phổ thông, ít biết chữ, mà có những người chủ chốt trong thôn và cán bộ xã cũng vậy. Hiện nay, huyện đang tổ chức các lớp bổ túc tiểu học cho cán bộ xã, thôn, nhưng việc vận động đi học cũng còn khó khăn.

Nhóm khảo sát lần này nhận thấy cả hộ nghèo và không nghèo đều có một số trở ngại giống nhau khi học xóa mù:

Ngại đi học vì cho mình đã lớn tuổi học không được. Không có thời gian đi học, vì ngày đi làm, tối về mệt và có khi vẫn bận việc Có nhiều người nói họ không đi học vì "không có ai gọi đi học". Đây thường là

những người tuổi từ 30 trở lên, không được gọi vì nhiệm vụ xóa mù chữ chỉ đặt ra cho độ tuổi 15-25. Điều đáng chú ý là trong các hộ này, một số nói rằng nếu có lớp xóa mù cho họ đi học thì họ cũng muốn đi, nhưng chỉ chồng đi chứ vợ không đi.

Xóa mu chư đôi với phụ nưNhìn chung, so với nam giới, phụ nữ ít đi học xóa mù chữ hơn. Lý do là phụ nữ có nhiều khó khăn hơn. Phụ nữ thường ít biết tiếng phổ thông hơn so với nam giới, nên học khó hơn. Phụ nữ rất bận, ban ngày phải lao động, buổi tối cũng phải xay ngô, chăm sóc con và làm các việc khác trong nhà. Anh Sùng Vần Chẩn (thôn Xín Chải) còn giải thích thêm: "Buôi tối phải có một người lơn ở nhà để trông con và trông trâu, bò, không sểnh ra là người ở nơi khác đến ăn căp. Lơp xóa mù thường là đàn ông đi, nên vợ phải ở nhà. Còn nếu đàn ông biết rồi thì cung có thể cho vợ đi." Anh cho biết thêm trong thôn anh, phụ nữ dưới 30 tuổi thường bận con cái, còn phụ nữ trên 30 tuổi thì có nhiều người nghĩ mình già rồi, không cần học nữa. Ngoài ra, có trường hợp phụ nữ có ít thông tin hơn nam giới về lớp xóa mù chữ.

Mù chữ còn là một vấn đề trong cán bộ phụ nữ. Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai cho biết có 20% cán bộ phụ nữ trong tỉnh còn chưa biết chữ. Hội Phụ nữ huyện Mường Khương cũng phàn nàn rằng hội có vận động cán bộ hội đi học xóa mù và bổ túc tiểu học, nhưng học ở thôn thì không mấy kết quả, mà ra huyện học thì còn công việc ở nhà, chồng các chị không cho đi.

28

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Họp nhóm phu nữ thôn Tân Hồ - xa Ban Câm - huyện Bao ThăngCuộc hop nhóm phu nữ thôn Tân Hô có hơn 10 chi, trong đó chỉ có một chi nói thao tiêng Kinh (la chi hội trương phu nữ), va hai ba chi nói đươc vai câu đơn giản, nghe hiêu rất it. Cac chi nói đi nói lai la muốn hoc xóa mu chữ. Chi chi hội trương phu nữ đã hỏi trương thôn va can bộ xã vi sao không có lơp xóa mu chữ cho chi em đươc hoc, va đã đươc can bộ xã trả lời răng đê chờ đên cuối năm có điện se mơ lơp. Cac chi tỏ ra mong chờ đên khi có điện đê đươc hoc. Cac chi nói trong thôn hiện nay có hộ có may xay xat, nên buôi tối phu nữ không phải xay ngô nữa, có thê đi hoc đươc.

Có ba điêm đang chu y ơ nhóm phu nữ nay. Thư nhất, ho ơ vung sâu, nhưng thuộc huyện vung thấp, sư tiêp xuc vơi người Kinh du it nhưng vân nhiêu hơn vung cao, nên có le ho cảm thấy có nhu câu hoc nhiêu hơn người vung cao. Thư hai, trong nhóm có nhiêu người trên 30 tuôi (ngoai độ tuôi xóa mu chữ hiện nay), nhưng vân muốn hoc. Thư ba, cac chi có sinh hoat phu nữ va rất thich sinh hoat phu nữ. Cac chi kê: "Trươc lân đanh gia lân trươc 1999, không co hội phu nư, chị em ơ nha, cung it đi hop thôn. Đơt đanh gia đo, chị em đươc mơi đi hop về nhưng vấn đề như lân nay, chị em rất thich. Bac Toai trong đoan đanh gia noi la phu nư, thanh niên cân phai co sinh hoat. Sau năm đo, ơ thôn đươc lập hội phu nư. Bây giơ chị em thương đi hop va co viêc gi ơ thôn chị em cung co y kiên".

Khuyên nghị: Xóa mu ơ vung cao1. Thiêt kê chương trinh chu trọng việc day ngôn ngữ Khoảng trống hiện nay la sư mu tiêng cua cac nhóm DTTS ơ vung cao, vung sâu. Khuyên nghi quan trong nhất la đối vơi cac nha thiêt chương trinh day la cân chu trong đên việc day ngôn ngữ tiêng Việt, hay nói cach khac la cân kêt hơp xóa mu tiêng va xóa mu chữ. Xóa mu cho người lơn cân đi kem vơi (thông qua việc) day kiên thưc đê tăng sư hưng thu va tac dung cua việc hoc.

2. Mơ rộng độ tuôi xóa mu chữ ơ miền nui Hiện nay quy đinh đối vơi cac tỉnh miên nui la xóa mu ơ độ tuôi 15-25. Chung tôi khuyên nghi mơ rộng độ tuôi xóa mu chữ lên 15-40, một phân la hương tơi muc tiêu cua chinh phu xóa mu chữ trong độ tuôi dươi 40, vưa bam vao tinh hinh thưc tê la người trên 25 tuôi vân có thê có nhu câu hoc, va phu nữ lơn tuôi có thê rảnh rôi hơn.

3. Tăng cương sự tiêp xuc của ngươi dân vơi tiêng Kinh Đưa điện đên tất cả cac thôn bản (đê tao điêu kiện cho dân xem vô tuyên) Dưng nha văn hóa ơ thôn, nơi gân cac hộ gia đinh, có vô tuyên truyên hinh đê dân

xem, có sach bao va tai liệu đơn giản. Hiện nay, nha nươc đã cấp vô tuyên va bao cho cac thôn, nhưng thường đăt ơ nha trương thôn nên tac dung han chê.

Thiêt kê những ấn phâm bô ich, hấp dân băng ngôn ngữ đơn giản đê đưa đên thôn.

4. Khuyên khich phu nữ đi học Đăt vấn đê phu nữ đi hoc thanh một nội dung vận động quan trong, giao nhiệm vu

cho nganh giao duc va chinh quyên, đoan thê đia phương. Thông qua hội phu nữ đê vận động phu nữ ơ thôn đi hoc. Nêu cân thiêt, tô chưc lơp hoc riêng cho phu nữ ơ thôn. Khuyên khich phu nữ cac độ tuôi đi hoc, không giơi han ơ 15-25.

4.1.3. Giáo duc trung học cơ sở trở lên

Vung thâp phong trào hoc tâp rât sôi nôiNgười dân thôn Cốc Sâm 1 (thôn người Kinh cạnh quốc lộ 70) thấy rõ ích lợi của việc học và chịu đầu tư cho việc học. Đất đai ở đây ít, thanh thiếu niên không thể chỉ trông vào đồng ruộng, mà rất mong muốn kiếm được việc làm trong các ngành nghề khác. Thôn có nhiều người đi học đại học, cao đẳng ở thị xã và các tỉnh khác. Số học sinh học cấp 3 ngày càng cao, nhất là sau khi xã Phong Hải lân cận có mở trường cấp 3 năm học 2002-2003 (trước đây

29

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

học cấp 3 phải ra Lu). Cốc Sâm 1 đã có lớp mẫu giáo 5 tuổi, nhiều người nghĩ rằng cần phải mở thêm mẫu giáo 3-4 tuổi và nhà trẻ.

Ngheo vi nuôi con đi hocMột điểm đặc biệt ở thôn vùng thấp là có tình trạng "nghèo" do cố nuôi con đi học cấp 3 và ngay cả học cao đẳng xa nhà, mỗi tháng cũng tốn đến vài trăm nghìn đồng. Đây là đặc điểm mới, khác cách đây mấy năm vẫn còn tình trạng vì nghèo nên không cho con đi học. Sự thay đổi này mặc dù có thể làm tăng cái nghèo trước mắt ở hộ gia đình, nhưng là sự thay đổi đáng mừng, vì nó hướng đến một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn.

Chi phí cho con đi hoc xa nhà vân là gánh năng lớn với gia đinh vung caoKhảo sát cho thấy, bà con vùng cao các xã ĐBKK vẫn chủ yếu cho con học trong xã, với các chi phí được bao cấp gần như toàn bộ. Đợt khảo sát này gần như không gặp trường hợp nào con em đồng bào ở các xã vùng cao Mường Khương đi học đến cấp 3 ở thị trấn, trừ một vài con em cán bộ (được biết trường nội trú của tỉnh, huyện chủ yếu là con em cán bộ đi học). Đi học cao và học xa với chi phí từ vài chục ngàn/tháng trở lên vẫn còn là điều không thể với hầu hết gia đình vùng cao các xã ĐBKK.

4.2. Y tế

4.2.1. Chăm sóc sức khỏe tai công đồng

Mạng lưới y tế cơ sơ được thiết lâp, người dân tiếp cân dịch vụ CSSK tôt hơnCác chuyển biến tích cực trong CSSK tại cộng đồng của ngành y tế Lào Cai thể hiện ở mọi mặt:cải thiện cơ sở vật chất, tăng số lượng và chất lượng cán bộ y tế có chuyên môn ở cơ sở; xây dựng màng lưới y tế thôn bản rộng khắp; triển khai các chương trình mục tiêu về CSSK... Đến nay, 100% trong 180 xã toàn tỉnh đã có trạm y tế, có 86% trạm y tế đã được xây mới và sửa chữa nhà trạm. Một số chỉ tiêu y tế cho thấy tinh trạng sức khoe cua người dân được cải thiện đáng kê. Cùng với việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh miễn phí, số lượt người đến khám tại các cơ sở y tế nhà nước năm 2002 đã tăng gần gấp đôi so với năm 1999.

Tăng cường số lượng và chất lượng dịch vụ y tếNăm 1999 2000 2001 2002 6 tháng 2003

Tỉ lệ bac si/ 10.000 dân 4,2 4,3 4,45 4,69Số thôn có y tê thôn bản/ tông số thôn bản

1.281 1.461 1.427/ 1993 1.729/ 1.896 1.723/ 1.982

Số PKĐK, tram y tê xã có bac si

24 bac si/ 180 PKĐK va

tram y tê

22/ 44 PKĐK30/ 180 xã

22/ 44 PKĐK36/ 180 xã

Số PKĐK, tram y tê xã có nữ hộ sinh

50/ 180 60/ 180 xã 63/ 180 xã

Số lươt người đên kham tai cơ sơ y tê

626.661 735.636 779.024 1.112.084

Tông số măc sốt ret 10.108 6.671 6.182 4.447 1.430Suy dinh dương tre em dươi 2 tuôi

44,44% 43% 39,5% 36%

30

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Nguôn: Bao cao năm 1999-2000-2001-2002-2003 (6 thang đâu năm) cua Sơ y tê tỉnh Lao CaiTại bốn xã khảo sát đều đã có nhà trạm kiên cố, đặc biệt tại xã Pha Long có phòng khám đa khoa (PKĐK) khu vực hai tầng, với 9 phòng làm việc. Trạm y tế xã đều được cấp bổ sung các trang thiết bị khám chữa bệnh, đảm bảo cho hoạt động khám và điều trị bệnh nhân tại trạm. Số lượt người đến khám và xin cấp thuốc miễn phí trong năm 2002 tăng mạnh (xã Bản Cầm tăng 1,38 lần và xã Phong Niên tăng 2,17 lần so với năm 2001). Tất cả người dân kể cả người nghèo được phỏng vấn tại 6 thôn khảo sát đều biết về chính sách khám chưa bệnh miễn phí, và trong năm 2002 hầu hết có ít nhất một lần họ đi khám và lấy thuốc tại trạm y tế xã.

Giáo dục sức khoe (GDSK) tại công đồng vân là thách thức lớnMặc dù đã có nhiều tiến bộ, người dân vùng cao còn rất thiếu kiến thức và thực hành phòng chữa bệnh. Các bệnh trẻ em như suy dinh dương, ỉa chảy, giun, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính còn phổ biến. Các biện pháp tiêm phòng và khám bệnh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh còn ít thực hiện; tỷ lệ áp dung các biện pháp KHHGĐ còn ít, nhất là ở nam giới. Hoạt động giáo dục sức khỏe (GDSK) đã được thực hiện lồng ghép trong các cuộc họp thôn bản (10-15 phút), lồng ghép trong các đợt tiêm chủng hoặc khám bệnh nhưng hiệu quả còn thấp. Phương pháp GDSK chủ yếu là thuyết trình và thông tin một chiều, các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, tờ rơi vừa thiếu vừa sử dụng không phù hợp. Ví dụ tại thôn Tân Hồ, rất nhiều gia đình treo tranh vận động "phòng chống HIV/AIDS cho nhưng lái xe đường dài" nhưng không hiểu ý nghĩa của tranh; có người còn trả lời "tranh này nói rằng các gia đình chỉ được có từ một đến hai con thì gia đình mơi làm ăn tốt được, mơi có tiền xây nhà cao tầng, mua săm ô tô".

Chương trinh làm mẹ an toàn con nhiều hạn chế Hiện tượng đẻ tại nhà không có y tế hỗ trợ vẫn rất phổ biến, tình trạng tử vong mẹ vẫn xảy ra. Trong 6 tháng đầu năm 2003 tại xã Bản Cầm chỉ có 3/31 ca đẻ tại trạm xá xã, con số này tại xã Pha Long và Tả Gia Khâu tương ứng là 1/32 và 3/31. Số lượt khám thai, tiêm phòng uốn ván khi mang thai cũng rất thấp. Các cuộc thảo luận nhóm đều cho kết quả tỉ lệ đẻ ở nhà rất cao với tất cả các nhóm hộ, không phân biệt hộ nghèo, trung bình hay khá. Các trường hợp đẻ tại nhà ở các thôn vùng cao phần lớn là do chính người trong gia đình như mẹ hoặc chồng đơ, một số trường hợp tự sản phụ đơ với sự giúp đơ của chồng. Tại các thôn vùng thấp một số trường hợp người dân đã tìm kiếm sự hỗ trợ của bà đơ dân gian hoặc y tế tư nhân.

Tinh trạng vệ sinh môi trường không tôt là môt nguyên nhân trực tiếp dân đến tinh trạng bệnh tât ơ địa phương

Thiếu nươc sach là tinh trang phô biến. Tình trạng thiếu nước sạch nặng nề tại các thôn vùng cao, do ở trên núi quá cao và không có nguồn nước. Nhất là tại xã Tả Gia Khâu, phần lớn người dân vẫn phụ thuộc vào nước mưa6, luôn thiếu nước trầm trọng trong mấy tháng mùa khô. Thiếu nước sạch cũng là vấn đề ở nhiều thôn vùng sâu thuộc xã vùng thấp (thôn Nậm Tang xã Bản Cầm có mấy chục hộ Hmông dùng chung một khe nước nhỏ dẫn vào một cái vũng nông, rất mất vệ sinh vì trâu bò qua lại và người dân lấy nước, tắm rửa ngay tại nguồn). Người nghèo càng khó khăn do không có tiền để xây lu, bể hoặc đào và xây giếng hợp vệ sinh (tại thôn Cốc Sâm, nhà nghèo đi gánh nước nhờ hàng xóm là chính). Thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể về nước sạch tự chảy ở một số thôn, nhưng nhu cầu đầu tư còn rất lớn.

6 Đã có ý kiến cảnh báo về sự độc hại khi hứng nước mưa để ăn từ mái fibro ximăng (mà nhiều hộ nghèo được nhà nước cấp), vì trong mái có chất amiăng độc hại.

31

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Vệ sinh trong ngoài nhà và xư ly phân gia suc cũng là vấn đề rất nặng nề tại các thôn vùng cao. Người dân ở đây có tập quán tích trữ, phơi khô phân gia súc sau đó đóng bao hoặc chất đống trong nhà để đến mùa thì mang bón nương trồng ngô và đậu tương. Trong mùa mưa việc phơi phân và cất trữ phân không thực hiện được nên phân gia súc được thải tự do ra đường thôn và xung quanh nhà gây tình trạng ô nhiễm rất trầm trọng trong các thôn bản. Bên cạnh đó hầu hết các gia đình đều nhốt trâu bò trong nhà, rất gần giường ngủ (vì sợ mất trộm) nên việc giữ vệ sinh trong nhà cũng rất khó khăn. Tình trạng không dùng hố xí là phổ biến, gây ô nhiễm môi trường sống cũng như làm tăng các bệnh ỉa chảy, giun sán trong cộng đồng.

Đề xuất: Tăng cương vận động cộng đồng và hô trơ cai thiện tinh trang vệ sinh môi trương tai các thôn vung cao, vung sâuCải thiện tinh trang VSMT đang la một nhu câu cấp bach phuc vu XĐGN tai cac thôn vung cao, vung sâu tỉnh Lao Cai. Trong hoat động nay nganh y tê va chinh quyên đia phương nên:

i) đây manh vai tro "gương mâu" cua y tê thôn bản, can bộ thôn bản, đoan thê; ii) găn trach nhiệm cho hộ gia đinh, thôn bản trong cải thiện vệ sinh môi trường thôn

bản vơi những hô trơ cua nha nươc như nươc sach, tấm lơp... iii) tăng cường vai tro giam sat, kiêm tra cheo cua chinh người dân tai cộng đông trong

cac hoat động vệ sinh môi trường.

Đối vơi cac nganh cung tham gia hoat động vệ sinh môi trường nông thôn, nên:i) thống nhất kê hoach triên khai cac hoat động nươc sach va môi trường ơ

tưng đia phương, cu thê găn hoat động GDSK, vận động cộng đông trong tưng bươc triên khai hoat động đâu tư, đăt sư tham gia va đóng góp cua người dân tai đia phương thanh cac tiêu chi chinh thưc cho việc đâu tư hô trơ

ii) đâu tư có trong điêm, hô trơ cac mô hinh vê nươc sach, hố xi, nha tăm, sư ly phân gia suc..., nhăm biên những hô trơ nay trơ thanh động lưc cho cộng đông tư thay đôi.

Hoạt đông khám chưa bệnh cua y tế tư nhân ơ vung thâpTại hai xã vùng thấp của huyện Bảo Thắng, hoạt động y tế tư nhân tồn tại song song với y tế nhà nước. Các dịch vụ y tế tư nhân phổ biến là bán thuốc và đơ đẻ tại nhà, do những cán bộ của ngành y tế đã nghỉ hưu làm, hoặc do cán bộ y tế tế cơ sở làm ngoài giờ hành chính. Qua khảo sát, người nghèo vùng thấp vẫn dùng khá nhiều dịch vụ y tế tư nhân. Tại hai xã vùng cao huyện Mường Khương, chưa có hoạt động y tế tư nhân (theo cán bộ y tế, hoạt động y tế tư nhân chưa phát triển vì người dân chưa có thói quen tự chi trả cho dịch vụ y tế và thường vẫn trông đợi vào các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí của nhà nước).

Y tê tư nhân (vung thấp) Tram y tê xa Y tê tư nhân không yêu câu phải có người

bệnh mơi kham va ban thuốc Người dân thich dung thuốc gi cung đươc "tôi

ra xin cao bach hổ nhưng tram không cho, tôi ra mua luôn một hộp cao ơ hiêu thuôc tư hêt 7.000 đ"

Y tê tư nhân có nhiêu kinh nghiệm hơn "ơ đây đỡ đẻ co mơi thi chúng em thương mơi ba Noi (y tê tư nhân), it ngươi mơi nư hộ sinh xa vi ba Noi lam nhiều năm rôi co kinh nghiêm hơn"

Dich vu tai nha, nên tuy gia dich vu có cao hơn y tê nha nươc một chut nhưng người dân vân chấp nhận "ba Noi đên đỡ đẻ, tiền công, tiền xăng hêt 50.000 đ nhưng không phai đưa san phu đi, đẻ tai tram hêt 20.000 đ" (thôn Nậm Tang, xã Bản Câm)

Y tê xã yêu câu phải có bệnh nhân mơi kham va cấp thuốc

Người ngheo chỉ đươc cấp thuốc trong danh muc, ngoai danh muc vân phải mua theo gia thi trường

Một số linh vưc y tê xã con it kinh nghiệm (sản phu khoa, do mơi có chương trinh đưa nữ hộ sinh vê xã)

Ít cung cấp dich vu y tê tai nha

32

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Hoạt động của y tế tư nhân đã tạo điều kiện cho người dân có được các dịch vụ y tế đa dạng hơn, nhưng cũng cho thấy một số điểm hạn chế trong hoạt động của y tế tuyến xã trong việc khám chữa bệnh cho người nghèo, nên người nghèo vẫn chấp nhận phải mất tiền để có dịch vụ y tế theo yêu cầu. Cũng phải quản lý y tế tư nhân tốt hơn để bảo vệ sức khỏe và tiền bạc cho người nghèo.

Y tế thôn bản đang cân hỗ trợ, đào tạo đê phát huy tác dụngMạng lưới y tế thôn bản đã đóng góp lớn vào hoạt động CSSK tại cộng đồng cho người dân, như (i) cung cấp các thông tin y tế (báo tin các hoạt động y tế sẽ triển khai ở thôn bản, báo tình hình sinh tử, bệnh dịch của từng thôn bản cho trạm y tế xã);và (ii) hỗ trợ cán bộ y tế tiến hành tiêm chủng, cân trẻ tại các thôn. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế:

Y tế thôn bản chưa đủ khả năng thuyết phục người dân trong hoạt động GDSK tại cộng đồng. "nhưng trường hợp không đi tiêm em cung đến giải thích nhưng người ta không nghe, em cung không biết làm cách nào để thuyết phục họ".

Y tế thôn bản thường chỉ được đào tạo y tá sơ cấp 3 tháng, thiếu các hoạt động tập huấn, bổ sung kiến thức, "họp hàng tháng chu yếu là báo cáo tình hình trong thôn, nhân thông tin, kế hoạch tháng sau, chưa có tâp huấn thêm về chuyên môn".

Y tế thôn bản bị quá tải trong công việc trong khi mức phụ cấp rất hạn chế (40.000 đ/ tháng). Thông thường y tế thôn bản phải dành "4-5 ngày để đi làm y tế cho một tháng nhiều việc và 3-4 ngày cho tháng ít việc", và "đi báo việc gì cung thường mất một ngày và phải đi bộ vì nhiều nơi dốc quá không đi xe đạp được, nhiều lúc đi báo mệt không lê nôi chân" (Lý Thị Gấm - y tế thôn Nậm Tang).

Đề xuất: Tăng cương chất lương hoat động của mang lươi y tê thôn banVề chức năng nhiệm vu: Vơi trinh độ chuyên môn va văn hóa như hiện nay, y tê thôn bản nên tập trung vao cac

nhiệm vu phong bệnh bao gôm: GDSK, vận động cộng đông trong công tac phong bệnh, thông tin y tê, theo doi bệnh nhân tai nha theo hương dân cua can bộ y tê xã.

Đê làm tôt những nhiệm vu này, y tê thôn ban cân: Đươc tập huấn thêm vê (i) cac chu đê sưc khỏe va phong bệnh dich, phương phap, ky

năng GDSK, cach tô chưc va thưc hiện hoat động GDSK kêt hơp vận động cộng đông; (ii) cac vấn đê cân theo doi vơi ba me va tre em trong một số bệnh thường găp.

Đươc hô trơ đê xây dưng cac mô hinh điêm vê vệ sinh môi trường (hố xi hơp vệ sinh, mô hinh xư ly phân gia suc hơp vệ sinh...) đê y tê thôn bản trơ thanh hat nhân trong hoat động vận động cộng đông cải thiện tinh trang vệ sinh môi trường nông thôn.

4.2.2. Khám chưa bệnh miên phí cho ngươi nghèo theo Quyết định 139

Đôi tượng thụ hươngUBND tỉnh Lào Cai qui định đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh miễn phí là:(i) người nghèo được bình xét theo tiêu chuẩn của Bộ LĐTBXH (A1); và (ii) người dân tộc thiểu số thuộc xã 135 và thôn vùng 3 (A2). Như vậy Lào Cai đã cắt giảm một số đối tượng so với Quyết định 139 (người Kinh ở xã 135 và người dân tộc thiểu số ở vùng 1, 2 của các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc). Được giải thích là kinh phí trung ương cấp cho tỉnh Lào Cai không đủ, do vậy tỉnh quyết định tập trung vào hai nhóm đối tượng khó khăn nhất ("nếu làm hết thì cần 20 tỷ đồng/năm, nhưng trung ương chỉ cấp 12 tỷ đồng/năm").

33

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Phương thức thanh toán

Lào Cai chọn phương án thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo thực tế sử dụng dịch vụ y tế của người dân ("thực thanh, thực chi"), thay vì mua thẻ bảo hiểm y tế. Đối với một tỉnh miền núi, bà con chủ yếu khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở (ít trường hợp về tuyến trung ương điều trị) thì phương án thực thanh thực chi trước mắt sẽ giúp ngành y tế tỉnh chu động được kinh phí hơn. Do chương trình vừa mới bắt đầu nên chưa có điều kiện so sánh giữa hai phương án đóng bảo hiểm và thực thanh thực chi về những lợi ích lâu dài.

Quá trinh triên khaiLàm danh sách và phát hành the khám chưa bệnh châm. Đến cuối tháng 7/2003, TTYT Mường Khương mới phát thẻ được 5 xã. Cùng thời điểm này huyện Bảo Thắng mới làm xong thẻ cho đối tượng A1. Quá trình triển khai chậm tất yếu dẫn đến việc người nghèo và các đối tượng thụ hưởng khác chậm được hưởng chế độ ưu đãi của chương trình 139 (mặc dù tuyến tỉnh và tuyến huyện đã bắt đầu tiếp nhận khám và điều trị cho các đối tượng 139 từ ngày 1/5/2003). Nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ được cán bộ các TTYT cho biết:

Số lượng đối tượng quá lớn7 nên việc lập danh sách, viết thẻ mất rất nhiều thời gian. Danh sách hộ nghèo phòng LĐTBXH chuyển sang TTYT chỉ có tên chủ hộ, nên

TTYT phải liên hệ từng xã để khảo sát lại từng hộ và làm danh sách chi tiết ("như làm tông điều tra dân số vây").

Với các xã có nhiều dân tộc việc xác định và lập danh sách đối tượng A2 gặp nhiều khó khăn do một số người kết hôn khác dân tộc (trường hợp "bố Kinh, mẹ dân tộc').

Danh sách hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Bộ LĐTBXH cũng có sai sót.

Con ít có sư tham gia cua tuyến y tế cơ sở. Trong giai đoạn lập kế hoạch, các TTYT huyện ít được tham gia trao đổi, góp ý các giải pháp phù hợp nhất cho việc triển khai hoạt động quyết định 139 trên địa bàn (mà chủ yếu tham gia họp thông qua và tập huấn quản lý sau khi chương trình đã được thiết kế). Điều này dẫn đến còn một số điểm chưa nhất quán trong quá trình triển khai giữa các huyện (Mường Khương và Bảo Thắng). Ví dụ:

có đưa vào đối tượng 139 hay không diện trẻ dưới 6 tuỏi và người trên 60 tuổi các quy định về chế độ cán bộ (theo quyết định 139 là không có kinh phí cho cán bộ) danh mục thuốc cho PKĐK giống của trạm y tế xã (thiếu thuốc cho các hoạt động cấp

cứu), trong khi PKĐK phải thực hiện điều trị gần giống như tại bệnh viện huyện...

Phân bô kinh phíSự phân bổ kinh phí tại các tuyến hiện nay theo hướng tập trung ở tuyến huyện, tỉnh để chữa các bệnh nặng hơn. Phần đông người nghèo, người vùng cao khi có bệnh thông thường, thường đến với y tế cơ sở (trạm y tế xã) để khám bệnh và điều trị. Định mức kinh phí khám chữa bệnh tại tuyến xã còn quá thấp, đặc biệt định mức tiền thuốc trên một người dân (10.000đ/ người). Hơn nữa, hạn mức cấp thuốc dưới 10.000đ cho 1 lần cấp thuốc điều trị tại tuyến xã thiếu linh hoạt theo tình trạng bệnh nên tình trạng cấp thuốc không đủ liều điều trị. Đây là một hạn chế cần khắc phục, nhất là khi tỉnh đã chọn phương án "thực thanh, thực chi".

7 Theo Sở Y tế Lào Cai, toàn tỉnh có 288.267 người thuộc diện đối tượng nghèo và dân tộc thiểu số xã 135 và thôn vùng III. Nếu tính đúng đối tượng theo Quyết định 139 thì số người được khám chữa bệnh miễn phí sẽ rất lớn - ước tính 496.000 người, chiếm đến 75 % tổng dân số tỉnh Lào Cai.

34

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Phân bổ kinh phí khám chữa bệnh hàng năm theo quyết định 139/2002/QĐ-TTgHuyện Tuyên PKĐK, BV huyện, tỉnh Tuyên xa

Số bệnh nhân ngheo Kinh phi Tông số đối tương Kinh phiBảo Thăng ươc ~ 1000/ năm 1.867.860.000đ 31.131 311.310.000 đMườngKhương ươc ~ 3000/ năm 1.988.000.000đ 33.134 331.340.000 đ

Nguôn: Bao cao cua Sơ y tê, phỏng vấn TTYT huyện, 7/2003

Đề xuất: Chu trọng hơn tuyên cơ sơTăng ngân sach cho hoat động kham chữa bệnh va cấp thuốc cho người ngheo tai tuyên xã, đông thời vơi việc tăng mưc đinh mưc cấp thuốc (linh hoat hơn) cho một lân kham cấp thuốc đê đảm bảo liêu điêu tri đăc biệt vơi cac trường hơp cân sư dung thuốc khang sinh.

Lợi ích và trơ ngại theo y kiến các bênChương trình 139 vừa mới triển khai, nên ý kiến của các bên phần lớn dựa trên những kinh nghiệm thực tế từ chương trình khám chữa bệnh miễn phí theo quyết định 186 năm 2002 (về tổ chức triển khai, đối tượng có nhiều điểm tương đồng với chương trình 139).

Ý kiên của cán bộ ngành y tê Ý kiên của ngươi dân và cán bộ địa phươngLơi ich: Thay đôi thai độ cua người dân khi có bệnh trươc ốm

đau ho chỉ tim đên thay cung, ốm năng mơi đi y tê thi đã muộn

Người dân đăc biệt la người ngheo biêt nhiêu đên hoat động cua y tê cơ sơ, đên tram y tê nhiêu hơn

Tăng cường hoat động kham chữa bệnh cua cac tram y tê, cân đối giữa hoat động phong bệnh va kham chữa bệnh

Tăng cơ hội đươc kham chữa bệnh cho người dân ngheo đăc biệt vơi cac bệnh năng

Biêt cach dung thuốc (trươc đây người ta thường gói nhet gac bêp, hiện nay đã biêt sư dung, đã biêt đên kham)

Chi phi kham chữa bệnh cho người ngheo đươc hô trơ 100% (theo thưc chi) người bệnh không phải đóng góp 20% tông chi phi như trong chương trinh kham chữa bệnh cua bảo hiêm y tê

Lơi ich: Tram có thuốc, người dân ra tram kham chữa

bệnh nhiêu hơn Người ngheo có cơ hội chữa bệnh đăc biệt khi

măc cac bệnh năng cân đi điêu tri tai tuyên trên Người dân giảm bơt chi phi khi nha có người ốm

Trơ ngai: Tăng tinh ỉ lai va mong đơi cua người dân đăc biệt la

những người không ngheo Lam dung chương trinh (cố xin thuốc lấy đươc khi chưa

có bệnh) va tăng ap lưc va đoi hỏi không chinh đang đối vơi can bộ y tê cơ sơ8

Quy đinh cho thuốc qua it, 10.000đ/đơn rất khó cho thuốc điêu tri tai nha, đăc biệt cac trường hơp cân sư dung khang sinh

Cac loai thuốc cấp không chu yêu la thuốc nội điêu tri không hiệu quả băng thuốc ngoai

Người dân điêu tri chỉ đươc sư dung thuốc trong danh muc, khi dung thuốc ngoai danh muc thi phải tư trả tiên

Trơ ngai: Đinh mưc tiên thuốc cấp ơ tram y tê xã thấp

(10.000 đ/ người) Có nhiêu trường hơp người dân nhận thuốc vê

uống nhưng không khỏi Người bệnh phải chờ đơi nhiêu lâu việc cấp

thuốc phải ghi vao nhiêu sô Những hộ cận ngheo la người dân tộc kinh,

người dân tộc thiêu số ơ vung thấp không đươc hô trơ kham chữa bệnh miên phi

Thai độ một số can bộ y tê không thoải mai đăc biệt luc người đên xin cấp thuốc qua đông (như tai Phong Niên)

Cán bộ ngành y tế và người dân có một số quan điểm giống nhau về lợi ích của hoạt động khám chữa bệnh theo quyết định 139; tuy nhiên, người dân thường tập trung vào lợi ích trước mắt và thực tế như người nghèo được khám chữa bệnh, được cấp thuốc miễn phí, giảm được

8 Người dân làm sai nguyên tắc khám chữa bệnh "không đưa bệnh nhân ra khám chữa bệnh mà thường ra kể bệnh, xin thuốc hoặc xin thuốc về để ở nhà để dự trữ"

35

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

chi phí khi ốm đau; trong khi đó cán bộ ngành y tế còn nhận thấy những lợi ích lớn hơn như người dân biết đến hoạt động khám chữa bệnh của y tế cơ sở, biết về bệnh tật và cách sử dụng thuốc. Tương tự khi nói về trở ngại, ngoài các điểm chung như định mức cấp thuốc thấp, có trường hợp dùng thuốc nhưng không khỏi bệnh (chưa đủ liều và hiệu quả thuốc không cao) người dân quan tâm đến vấn đề thái độ của cán bộ y tế khi khám chữa bệnh và cấp thuốc, trong khi đó cán bộ y tế hướng sự quan tâm của mình vào nguy cơ tăng tính ỷ lại và lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh miễn phí của một bộ phận người dân.

Chưa giup ngươi nghèo giảm được các chi phí gián tiếp và chi phí cho thuôc đăc hiệu ngoài danh muc. Việc chữa bệnh luôn là một gánh nặng cho kinh tế gia đình đặc biệt là các gia đình nghèo, và đây là một trở ngại đáng kể cho việc quyết định đi điều trị hay không điều trị. Bên cạnh đó việc tiêu tốn chi phí phụ trong chữa bệnh (dù đã có chế độ khám chữa bệnh miễn phí) vẫn là nguyên nhân quan trọng kéo người dân rơi vào đói nghèo.

Chi phi gián tiêp lơn khi khám chữa bệnh ơ tuyên trênVơi cac trường hơp bệnh năng phải đi bệnh viện tỉnh, phân miên giảm kinh phi điêu tri chỉ chiêm một phân tông chi phi điêu tri vi chi phi gian tiêp vân con rất lơn, đăc biệt vơi cac trường hơp phải sư dung thêm thuốc ngoai danh muc thuốc cấp không.

Trường hơp 1 : Chông chi Ly Thi Xóa, dân tộc Hmông, thôn Thải Giang San, xã Tả Gia Khâu. Năm 2002 chông chi Xóa bi bệnh gan phải đi điêu tri ơ bệnh viện tỉnh. Gia đinh chi Xóa phải ban đi hai con bo, một con lơn đê chi tiên đi lai, ăn uống va mua thêm thuốc điêu tri. Tông chi phi khi ơ viện la 1.400.000 đ nhưng chông không khỏi bệnh va bi chêt. Gia đinh chi găp rất nhiêu khó khăn vê kinh tê va cuộc sống do vậy đươc xêp vao hộ ngheo cua thôn.

Trường hơp 2 : ông Sung Seo Tô dân tộc Hmông, thôn Xin Chải, xã Pha Long. Năm 2002 bi bệnh gan, ra bệnh viện Mường Khương không điêu tri đươc, phải chuyên đi bệnh viện tỉnh (bệnh viện đa khoa số 1) điêu tri 1 thang, ngoai cac chi phi đươc miên, ông Tô phải tiêu hêt 1.200.000 đ bao gôm tiên ăn va tiêm thêm thuốc hêt 150.000 đ.

Chất lượng điều trị cua các loai thuôc miên phí chưa cao. Theo quy định về danh mục thuốc điều trị miễn phí cho người dân nghèo các loại thuốc được sử dụng phần lớn là các thuốc nội và định mức khám cấp thuốc thường thấp 10.000 đ/ lần tại trạm y tế xã, 20.000 đ/ lần tại PKĐK và 30.000 đ/ lần tại TTYT huyện do vậy nhiều liều điều trị chưa hiệu quả.

Đề xuất: Lồng ghep Quyêt định 139 vào các hoat động CSSK trên địa bànHoat động kham chữa bệnh cho người ngheo theo quyêt đinh 139 chỉ la một phân trong tông thê cac hoat động CSSK hương đên việc nâng cao sưc khỏe cho người dân đăc biệt la người ngheo. Do vậy, việc đây manh hoat động kham chữa bệnh cho người ngheo cung cân đươc triên khai đông bộ vơi cac hoat động CSSK khac đăc biệt la hoat động GDSK va thông tin - giao duc - truyên thông (TT-GD-TT) kêt hơp vơi cac hoat động vận động cộng đông.

Cân tăng cường cac hinh thưc hô trơ người ngheo tư nhiêu nguôn như ngân sach hô trơ cho người ngheo cua cac nganh, cac hinh thưc tư thiện (hô trơ bữa ăn cho người ngheo tai bệnh viện đươc ap dung thi điêm tai bệnh viện đa khoa số 2 tỉnh Lao Cai cua Hội CTĐ va bệnh viện) va cac hinh thưc quy cộng đông do người dân trong cộng đông va chinh người ngheo đóng góp đê hô trơ những gia đinh ngheo, gia đinh có hoan cảnh khó khăn đột xuất có thêm kinh phi khi đi kham chữa bệnh tai tuyên trên (tuyên huyện, tỉnh va TW) trong những trường hơp bệnh năng.

Quản ly và giám sát thực hiện

36

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Theo quyết định của UBND tỉnh, trạm y tế xã chịu trách nhiệm quản lý thẻ thay cho nggười dân (để tránh tình trạng người dân không bảo quản thẻ tốt, đa số dân vùng cao không thạo chữ nên không biết sử dụng...). Tuy nhiên khó khăn sẽ nảy sinh:

Cán bộ y tế nhất là ở các xã có đông dân cư rất khó nắm bắt được tất cả các đối tượng Y tế cấp trên sẽ khó giám sát cán bộ y tế xã trong việc khám chữa bệnh và cấp thuốc

đúng đối tượng và có nguy cơ thất thoát thuốc khi cán bộ y tế xã vừa giữ thẻ vừa được quyền cấp thuốc (theo cán bộ quản lý TTYT y tế Bảo Thắng và Mường Khương).

Y tế thôn bản sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý và cấp thuốc cho đối tượng 139. Theo quy định, các trạm y tế chỉ cấp thuốc cho y tế thôn bản ở các thôn quá xa đi lại khó khăn, còn các thôn gần sẽ vận động người dân ra trạm y tế khám lấy thuốc. Ngoài những khó khăn về học vấn và kiến thức y tế, y tế thôn bản còn gặp nhiều áp lực của người dân trong cộng đồng trong việc cấp và sử dụng thuốc 139 đã được đưa về thôn.

Hoạt động giám định và giám sát khám chữa bệnh cho người nghèo (với kinh phí 2% tổng vốn đầu tư) được ký với bảo hiểm xã hội; nhưng bảo hiểm xã hội chỉ có thể triển khai hoạt động này tới tuyến huyện do thiếu cán bộ. Trong khi đó công tác giám sát, theo dõi hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo ở tuyến cơ sở (PKĐK và trạm y tế xã) với khối lượng công việc lớn hơn được giao hết cho các TTYT huyện nhưng các TTYT huyện không được nhận kinh phí phục vụ hoạt động này.

Người nghèo mới chỉ đóng vai trò người hưởng lợi trong hoạt động khám chữa bệnh; và họ chưa được tham gia vào giám sát đánh giá hoạt động. Thiếu sư giám sát đánh giá của chính những người hưởng lợi vào quá trình triển khai chương trình sẽ hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của họ, cũng như tăng nguy cơ ỷ lại, đòi hỏi và lợi dụng (như đã từng diễn ra trong quá trình triển khai hoạt động khám chữa bệnh theo quyết định 186 QĐ/TTg năm 2002).

Đề xuất: Tăng cương quan lý và giám sát thực hiệnHinh thanh cơ chê giam sat - đanh gia cua người dân ơ vung hương lơi đối vơi chương trinh 139 (trrưc tiêp va/hoăc thông qua tô chưc đai diện).

Xem xet điêu chỉnh kinh phi trong hoat động giam đinh va giam sat hoat động cho y tê tuyên huyện, đơn vi trưc tiêp lam công tac giam sat va giam đinh hoat động nay ơ tuyên xã đê nâng cao chất lương giam đinh va giam sat hoat động nay.

Cân nhăc ky việc giao thuốc cho y tê thôn bản vê cấp tai cac thôn. Hoat động cấp thuốc cua y tê thôn bản chỉ nên thưc hiện sau khi đảm bảo:

i) y tê thôn bản đươc tập huấn lai vê cac bệnh có thê chữa tri băng cac loai thuốc đươc cấp vê thôn, cach ghi chep sô sach va

ii) y tê xã giam sat tốt khả năng ghi sô cua y tê thôn bản.

Thông tin - truyền thông

Khi được hỏi, gần như 100% cán bộ cơ sở và người dân vùng cao còn thiếu hểu biết về chính sách khám chữa bệnh. Có trường hợp cán bộ phổ biến sai cho dân gây khó khăn cho trạm y tế "cứ ra trạm y tế là được phát thuốc trị giá 10.000 đ". Người dân thường lẫn lộn giữa "khai bệnh" (bố mẹ ra kể bệnh của con để được phát thuốc) với "khám bệnh" (bệnh nhân phải ra trạm xá). Đoàn khảo sát đã gặp những ông bố đưa con ra trạm xá nhưng "tự ái bỏ về" vì "xin thuốc uống nhưng trạm xá lại cho thuốc tiêm" (trong khi đó thuốc tiêm đắt hơn).

Thông tin - truyền thông chưa tốt dễ dẫn đến mất công bằng trong sử dụng dịch vụ. Theo cán bộ y tế, trong năm 2002 tại các xã Phong Niên, Bản Cầm, Pha long, những người ở gần trạm

37

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

y tế, cán bộ xã và thôn bản là những người khám bệnh và xin thuốc thường xuyên nhất; trong khi người dân nghèo, người ở các thôn vùng cao vùng sâu (ít thông tin) hiếm khi ra đến trạm.

Hoạt động thông tin về chương trình khám chữa bệnh cho người nghèo chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, chưa có sự phối hợp giữa ngành LĐ-TB-XH, ngành y tế và chính quyền cơ sở về hoạt động thông tin, giới thiệu chương trình cho người dân ở các xã được hưởng lợi. Công tác truyền thông về hoạt động khám chữa bệnh chưa lôi kéo chính bản thân người dân tham gia. Đây là những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

4.3. Khuyến nông

4.3.1. Mang lươi khuyến nông cơ sở

Tháng 4/2000, UBND tỉnh Lào Cai ban hành một số chính sách tăng cường công tác khuyến nông (QĐ149/2001/QĐ-UB). Thời gian qua, mạng lưới khuyến nông cơ sở (KNCS) ở Lào Cai đã được thiết lập. Đã hình thành một hệ thống đồng bộ từ Trung tâm KN tỉnh (24 người), đến Trạm KN huyện (10/10 huyện thị, 48 người), đến KN cụm xã (45 KN viên cụm/45 trung tâm cụm xã, 100% trình độ trung cấp trở lên), và bao phủ đến tất cả các xã (171 KNV xã/171 xã). Ngoài ra đã thành lập và đưa vào hoạt động 144 CLB khuyến nông. Liên kết giữa khuyến nông các cấp (ở vùng thấp) với các đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Nông dân... đã chặt chẽ hơn nhằm đưa khuyến nông đến gần người dân hơn.

Qua khảo sát, những tồn tại chủ yếu hiện nay của khuyến nông cơ sở là:

Nhu cầu của bà con về "khuyến nông" ở cấp xã là đan xen và đa dạng, bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp, thú y và BVTV. Nhưng việc phối hợp chiều ngang và chiều dọc giữa khuyến nông với các ngành chuyên môn như Thú y và BVTV còn hạn chế, thường chỉ được thực hiện theo các đợt phòng chống dịch.

Đội ngũ KNV xã yếu cả về lý thuyết và thực hành; đa số chỉ được đào tạo ngắn hạn (10 ngày đến 3 tháng); nhiều thanh niên thiếu kinh nghiệm; trong khi đó họ phải công tác độc lập, phải đối mặt nhiều vấn đề có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

Chính quyền các xã đều chưa thực sự coi KNV xã như một cán bộ chuyên môn của mình (KNV xã thường phải chờ chỉ đạo của khuyến nông cấp cụm xã và cấp huyện). Đặc biệt, KNV xã không hề tham gia các hoạt động của Ban chỉ đạo XĐGN ở xã.

Mức thu lao cho KNV xa quá thâp (90.000đ/tháng). Trong khi đó yêu cầu công việc rất lớn. Theo cách nói của lãnh đạo Trạm khuyến nông Bảo Thắng, “KNV xã nếu so vơi yêu cầu chưa thể đáp ứng nhưng vơi mức thù lao được hưởng thì vượt yêu cầu”. Thù lao thấp nên nhiều xã bố trí KNV kiêm nhiệm, bố trí người không đủ trình độ.

Chưa phát triên mạng lưới khuyến nông thôn bản9 Trong khi đó thôn bản thực sự là nơi người nông dân, nhất là người nghèo, có thể tham gia các hoạt động khuyến nông (thực tế CLB KN của Lào Cai đa số là ở cấp xã nên hầu hết thành viên là cán bộ, có rất ít người dân tham gia, người nghèo thì lại càng quí hiếm).Đề xuất: Coi KNV xa như một chức danh chuyên môn của xa

9 Một số thôn trước đây tham gia dự án phát triển vùng cao (MRDP) có KNV thôn bản, nhưng thực tế khi hết dự án thì KNV thôn bản cũng không hoạt động gì nữa.

38

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Thưc tê khảo sat tai Lao Cai cho thấy khuyên nông la một động lưc quan trong cua XĐGN. Đang có một khoảng trống rất lơn giữa nhu câu ơ cơ sơ va mưc đâu tư cho mang lươi khuyên nông. Đê xuất cho thời gian tơi la: Coi KNV xa la một chức danh chuyên môn chinh thức cua xa - lam việc 100% thời

gian do xã trưc tiêp quản ly (Nghi đinh 13/CP vê khuyên nông hiện nay chỉ qui đinh tô chưc khuyên nông nha nươc đên cấp huyện). KNV xã cân đươc coi như một chuyên môn vê "cac dich vu sản xuất" cua xã.

Có kê hoach chuẩn hóa đội ngũ KNV xa - giống như đang lam vơi 4 chưc danh chuyên môn xã (đia chinh, tư phap, kê toan, văn phong). Thay thê mô hinh KNV cum xã băng mang lươi KNV xã (lam tưng bươc ơ những cum xã đu điêu kiện).

Tăng đáng kể mức thù lao cho KNV xa (ngang băng cac chưc danh chuyên môn khac). Tăng cường đao tao KNV xã bai bản hơn, va đao tao lai thường xuyên. Bô tri KNV xa la một thanh viên thương trưc trong Ban chỉ đao XĐGN cua xa (cung

vơi 1 số chưc danh chuyên môn khac như đia chinh, tư phap). Thê chê hóa sư phối hơp theo chiêu ngang va chiêu doc giữa khuyên nông vơi cac

nganh chuyên môn khac đê cung cấp dich vu hô trơ sản xuất đông bộ cho người dân. Phát triển manh mang lươi KNV thôn ban (hinh thưc linh hoat, xã quản ly va hô trơ).

4.3.2. Nôi dung cua công tác khuyến nông

Thời gian qua, khuyến nông đã tham gia tích cực vào các chương trinh kinh tế trong điêm cua Tỉnh trong phát triển nông-lâm nghiệp. Nổi bật là công tác tâp huân và xây dựng mô hinh sử dụng giống mới (lúa, ngô, đậu tương) đầu tư thâm canh cho năng suất cao, tạo sản phẩm hàng hóa- đi kèm với một số chính sách trợ cấp, như cho không và trợ cước trợ giá vật tư (giống, phân), cấp bù lãi suất tín dụng... Thông tin từ các xã, thôn khảo sát đều khẳng định năng suất lúa ngô tăng 30-50% trong 4-5 năm qua đã giúp người dân tăng cường an ninh lương thực, có điều kiện tăng chăn nuôi, tạo nguồn thu nhập tiền mặt, góp phần không nhỏ vào XĐGN.

Về nội dung khuyến nông thời gian tới, kết quả thảo luận có sự khác biệt về ưu tiên: nhóm cán bộ khuyến nông huyện và xã dành ưu tiên cho các hoạt động "hướng dẫn

thực hiện mô hình trình diễn", "đào tạo KNV cơ sở (xã và thôn bản)", và "tập huấn kỹ thuật theo cách cầm tay chỉ việc";

các nhóm người nghèo, phụ nữ và người dân tộc vùng cao ưu tiên nội dung hướng dẫn kỹ thuật kết hợp với hỗ trợ về giống và vốn;

nhóm khá quan tâm đến những cây con mới và tìm hiểu diễn biến thị trường; nhóm thanh niên có thêm quan tâm về học nghề và việc làm.

Sự khác biệt giữa cách suy nghĩ "thuần túy kỹ thuật" của cán bộ khuyến nông với nhu cầu thực tế của các nhóm dân gợi ý nôi dung khuyến nông thời gian tới cân đa dạng hơn, phôi kết hợp tôt hơn với các ngành khác (vât tư, tín dụng, việc làm) đê thích ứng với đăc điêm và nhu câu cua tưng đôi tượng.

Ưu tiên về nội dung khuyến nông của các nhóm dân cưThanh Niên Phu nữ Dân tộc Ngươi nghèo Ngươi khá

Hoc hỏi ky thuật đê trông trot, chăn nuôi

Hoc nghê va việc lam

Cung cấp giống mơi

Cho vay vốn đê phat triên chăn nuôi

Hoc ky thuật trông trot, chăn nuôi va thu y

Cung cấp giống mơi

Cho vay Cân hương

dân ky thuật “câm tay chỉ việc”, hinh đep chữ to, sư dung tiêng dân tộc

Cân hương dân ky thuật cu thê

Cân hô trơ, giống vốn kem theo

Cân giup đơ tô chưc sản xuất

Cân thông tin kip thời

Cân hương dân ky thuật cây con mơi

Cân tim hiêu thi trường, gia cả

39

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Đáng lưu ý, có 2 nội dung khuyến nông mà các nhóm dân đều không nhắc đến hoặc đặt ưu tiên thâp, đó là:

"hỗ trợ thành lập, vận hành CLB KN": cán bộ cơ sở và người dân cho biết có một số CLB KN được thành lập (ví dụ CLB thôn Sả Chải - Pha Long trong dự án MRDP) nhưng hoạt động cầm chừng sau khi hết các khoản hỗ trợ. Ở vùng cao phổ biến tập quán đổi công lẫn nhau trong thôn. Phỏng vấn người dân về nguồn kiến thức sản xuất, hầu hết trả lời "học hỏi lẫn nhau qua đôi công". Do đó, các CLB KN sẽ khó thay thế hình thái khuyến nông truyền miệng và qua lao động đổi công, nếu như CLB không tổ chức được các dịch vụ đầu vào - đầu ra thực sự hữu ích cho người dân.

"hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm" : dường như bà con vùng thấp đã quá "ngán ngẩm" với giá cả của cây mía, cây ăn quả mấy năm vừa rồi, nên không hy vọng gì ở khuyến nông; còn bà con vùng cao vẫn đều đặn mỗi phiên chợ hàng tuần mang một địu ngô đi bán nên chưa thấy nhu cầu hỗ trợ nào đáng kể.

Mối hợp tác "4 nhà" (theo Quyết định 80/TTg) để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng, tìm đầu ra cho nông sản vẫn chưa hình thành tại các vùng khảo sát. Chỉ riêng có cây chè đang thực hiện cơ chế doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm, nhà nước hỗ trợ vốn vay ưu đãi; nhưng nhiều bà con được phỏng vấn còn rất băn khoăn về triển vọng thị trường, khả năng trả nợ ngân hàng... Tại xã Bản Cầm, lãnh đạo xã cho biết xã có ký thỏa thuận với nông trường về giá sàn (giá thu mua 1kg chè búp tươi ít nhất bằng 1kg thóc); nhưng một số người dân trồng chè được phỏng vấn, mặc dù có biết về chủ trương đảm bảo giá sàn của tỉnh, nhưng không biết gì về thỏa thuận cụ thể giữa nông trường với xã nói trên.

Vai tro cua dịch vụ tư nhânỞ vùng cao và vùng thấp, dịch vụ tư nhân (công ty, đại lý, tiểu thương) và dịch vụ nhà nước về đầu vào - đầu ra trong sản xuất có những ảnh hưởng khác nhau đến sản xuất kinh tế hộ.

Ảnh hưởng của dịch vụ công và tư đến các vùng khác nhau

Huyện Bao Thăng Mương KhươngThôn Cốc Sâm 1 Nậm Tang Tân Hô Xin

ChảiThai Giang

SanLao Chải

Nhóm dân tộc Kinh, NungKinh, Thai, Dao, H’mông, Day

H’mông H’môngThu Lao, H’mông, Tu Di, Phu La

Phu La

Đia điêmVung vung thấp dê tiêp cận

Vung cao xa xôi nhất

Dich vu công:- C

ung cấp vật tư- Ti

êu thu sản phâm

< 10%

10% - 20%

~ 100% ~ 0%

40

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Dich vu tư nhân:- Cung cấp vật tư - Tiêu thu sản

phâm

≥ 90%

80 – 90%

~ 0%

~ 100%

Bảng trên cho thấy, dịch vụ cung cấp vật tư sản xuất của nhà nước tăng dần từ vùng thấp (<10%) đến vùng cao (~100%). Ở vùng cao, do điều kiện đi lại còn khó khăn, dung lượng thị trường còn thấp và chính sách trợ giá của nhà nước nên ít có dịch vụ tư nhân về vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, ở những xã vùng cao biên giới đã chịu ảnh hưởng ít nhiều từ thương mại vùng biên Trung Quốc như bán sản phẩm (ngô, đậu), mua giống cây con (lúa, ngô, lợn) và kỹ thuật kèm theo. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cả vùng thấp và vùng cao hầu hết đã do tư nhân đảm nhận. Ở vùng cao đầu mối tiêu thụ là các phiên chợ, ở vùng thấp đại lý và thương lái đến tận nhà. Doanh nghiệp nhà nước chỉ có vai trò ở những vùng nguyên liệu trọng điểm (cây chè), chiếm một tỷ lệ nhỏ so với địa bàn sản xuất nông nghiệp rộng lớn trong tỉnh.

Mặc dù giữa vùng thấp và vùng cao có sự khác biệt rõ ràng về tiếp cận dịch vụ của người dân, thời gian qua các chính sách hỗ trợ vẫn chưa quan tâm đầy đủ sự khác biệt này.

Đề xuất: Phân biệt hô trơ của nhà nươc ơ vung thấp - vung caoThời gian tơi cân có sư phân biệt vê cach thưc va mưc độ hô trơ cua nha nươc giữa vung thấp - vung cao cua tỉnh Lao Cai:

Ở vung thấp, dich vu tư nhân đã phô biên va người dân đã quen sư dung dich vu nay, do đó nên giảm thiêu cac khoản trơ cấp vật tư đâu vao cua nha nươc (kê cả trong cac chương trinh "chuyên dich cơ cấu" hay "sản xuất hang hóa"). Vấn đê la khuyên khich, giam sat hoat động dich vu tư nhân theo hương có lơi cho người dân.

Ở vung cao, cân cung cô dịch vu cung câp vât tư (giông, phân) cua nha nươc găn vơi dịch vu khuyến nông. Vi du tai xã Tả gia Khâu, một trong những đê xuất hang đâu cua can bộ va người dân la có một cưa hang vật tư nông nghiệp tai xã (đê dân đơ mất công đi bộ 15 km ra Pha Long). Trơ cấp cua nha nươc chỉ nên giơi han ơ giống cây lương thưc cơ bản (lua, ngô) va nên kiên quyêt giảm dân. Lộ trinh giảm trơ cấp nên thông bao rộng rãi cho dân biêt. Đăc biệt, cân kiểm soát chặt chẽ thương mai qua biên giơi về giông cây con đê đảm bảo chất lương, tranh rui ro cho người dân.

4.3.3. Khuyến nông và ngươi nghèo

Đa sô người ngheo chưa tiếp cân với dịch vụ khuyến nông

Nói chung, các nhóm dân khác nhau trong cộng đồng đều đánh giá tốt về hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên nhóm người nghèo, nhóm đồng bào dân tộc ở vùng cao ít có nhận xét về khuyến nông do ít cơ hội tiếp cận. Qua khảo sát, có thể thấy giữa các dịch vụ khuyến nông hiện nay và người nghèo (vùng cao) còn có nhiều khoảng cách không dễ vượt qua.

Khoảng cách giữa khuyến nông và người nghèo (vùng cao)

Khuyên nông Ngươi nghèo (vung cao)1. Khuyên nông chờ đơi yêu câu tư

người ngheo.1. Nhiêu người ngheo không biêt minh

đươc gi tư khuyên nông.2. Số lương can bộ khuyên nông it,

nhiêu người không biêt tiêng dân tộc, chưa có hệ thống khuyên nông viên thôn bản

2. Người ngheo cân can bộ khuyên nông viên hương dân trưc tiêp.

41

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

3. Năng lưc KNCS yêu: vê chuyên môn, thưc tê va phương phap.

3. Người ngheo giải quyêt những vấn đê cu thê trong sản xuất.

4. KNCS thiêu phương tiện đi lai. 4. Dân ơ tản man, đia ban rộng, giao thông chưa phat triên.

5. Chi phi cho hoat động khuyên nông va trơ cấp cho KNVX qua thấp.

5. Người ngheo không có khả năng đóng góp, muốn đươc hô trơ vật tư đâu vao

6. Mô hinh trinh diên ky thuật tưng cây con đơn le va đơn điệu.

6. Yêu câu mô hinh kinh tê hộ, có tinh thich ưng cao vơi người ngheo va môi trường đa dang.

7. Phương phap huấn luyện một chiêu, không trưc tiêp (chỉ qua trương thôn)

7. Yêu câu hương dân trưc tiêp, cu thê theo cach “câm tay chỉ việc”,.

8. Tờ rơi, tai liệu nhiêu chữ không thich hơp vơi phu nữ va người it hoc.

8. Cân tai liệu đơn giản: “hinh đẹp, chư to” cho người it chữ; hay qua văn hoa truyên miệng vung cao.

9. Lập kê hoach tư trên xuống, chưa dưa trên yêu câu cu thê tư cơ sơ.

9. Có đăc điêm, điêu kiện cu thê cân đươc tim hiêu va đap ưng cho phu hơp.

10. Dich vu tư nhân chưa phat triên ơ vung sâu, vung xa.

10. Người ngheo thiêu cơ hội tiêp cận thi trường đê hoc hỏi đê phat triên sản xuất.

Đâu tư "mô hinh" không phải luc nào cũng phu hợp với người ngheoHiện nay còn rất thiếu những mô hình kinh tế hộ tổng hợp thích hợp với người nghèo. Những can thiệp đơn lẻ (ví dụ sử dụng giống ngô mới) có thể có tác dụng xóa đói; nhưng để thoát nghèo và đưa đời sống đi lên người nghèo rất cần những can thiệp có tính hệ thống, liên quan đến qui hoạch sử dụng đất, tái phân bố lao động, đa dạng hóa (ví dụ, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp), canh tác bền vững...

Hơn nữa, khuyến cáo mô hình kỹ thuật đơn lẻ thường đưa ra một tiêu chuẩn kỹ thuật đồng nhất ("KNV lên lơp cứ tua hết bài thì thôi"), nhiều khi không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người nghèo. Năng suất lúa, ngô có thể tăng với điều kiện thoả mãn đầy đủ các yếu tố giới hạn như nước tưới, phân bón và bảo vệ thực vật - những yếu tố người nghèo thường khó đáp ứng. Thậm chí ở nhiều nơi mô hình được áp dụng trong môi trường đa dạng về sinh thái, tập quán nên khó thành công - ví dụ như ngô lai, lúa lai đưa lên vùng cao trong điều kiện không chủ động nước tưới có thể làm tăng độ rủi ro cho người nghèo (tại Tả Gia Khâu).

Tâm lý người nghèo thường muốn được cho không các vật tư đầu vào khi tham gia các mô hình khuyến nông. Trong khi đó ngân sách dành cho các mô hình là hạn chế; hơn nữa tâm lý chung của khuyến nông là đầu tư mô hình phải chọn những hộ "có điều kiện" để mô hình dễ thành công. Mâu thuẫn này làm cho khuyến nông và người nghèo càng dễ xa nhau hơn.

Nư làm nam hocVấn đề bình đẳng giới chưa thật bức xúc trong công tác khuyến nông ở vùng cao (đơn giản là vì cả nam và nữ đều ít tiếp cận với khuyến nông). Nhưng hiện tượng "nữ làm, nam học” vẫn xảy ra do tập quán phân công công việc trong gia đình. Nhiều khi các hoạt động khuyến nông được lồng ghép trong các cuộc họp thôn mà người phụ nữ ít tham gia.

Chưa hinh thành phương pháp khuyến nông cho người ngheo trong dự án "hướng dân người ngheo cách làm ăn"

Hàng năm, ngành khuyến nông đều triển khai 1 dự án "hướng dẫn người nghèo cách làm ăn" (trong khuôn khổ chương trình XĐGN của tỉnh) với ngân sách khoảng 600 triệu đồng/năm. Địa bàn trọng tâm của dự án này là các xã 135. Vấn đề là trong cách làm vẫn chưa thấy có gì

42

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

khác biệt với cách khuyến nông thông thường - nội dung chính vẫn là tập huấn và đầu tư mô hình từng cây con đơn lẻ theo cách "cho nhận" truyền thống, phần đầu tư vào "mô hình kinh tế hộ tổng hợp" còn ít, và sự "tham gia" của người nghèo còn mờ nhạt.10

Đề xuất: Đê khuyên nông có lơi hơn cho ngươi nghèoĐê khuyên nông có lơi hơn cho người ngheo, đông bao dân tộc ơ vung cao Lao cai, cân kết hơp ca hai cách tiếp cân: (i) tao điêu kiện đê người ngheo tham gia nhiêu hơn vao cac hoat động khuyên nông chung trong cộng đông; đông thời (ii) "hương đối tương" tốt hơn đên tưng người ngheo phu hơp vơi hoan cảnh, điêu kiện cua ho.

Tăng manh đâu tư ngân sach cho mang lươi khuyến nông viên xa va thôn ban (vê phu cấp lam việc, đao tao/đao tao lai đi kem vơi chuân hóa, điêu kiện lam việc...)

Thay đôi cach thiêt kê va triên khai dư an "hương dân người ngheo cach lam ăn", theo hương tâp trung vao mô hinh kinh tế hộ tổng hơp cho người ngheo.

Giam dân va tiến tơi loai bỏ đâu tư cho không trong cac mô hinh khuyên nông, ma thay vao đó la đâu tư có thu hôi.

Giảm dân tiên tơi bỏ cac trơ cấp trong sản xuất nông nghiệp. Trong việc chỉ đao thưc hiện cac "chương trinh kinh tê" cua tỉnh cân có phương phap

đanh gia hiệu quả cua cac mô hinh, cac giải phap: không chỉ chu y đên năng suất trươc măt ma cân xem xet hiệu quả kinh tê, sư bên vững va ôn đinh lâu dai. Do vậy, cân cân nhăc kỹ ty lê cân đôi giữa giông mơi va giông địa phương theo hương đa dang giống cây trông va giảm sư rui ro. Chu trong phương phap phat triên ky thuật cung tham gia, nhăm khai thác tôt kiến thức ban địa đê canh tac bên vững, giảm rui ro cho người ngheo

Găn cac khuyên cao ky thuật vơi cac hinh thưc khuyên nông đơn giản trong cộng đông như "khuyến nông truyền miêng" va "khuyến nông đổi công"

Hinh thanh cơ chê ngươi dân giám sát - đánh giá các hoat động khuyến nông Thể chế hóa sư phôi hơp giữa các nganh chuyên môn trong công tác khuyến

nông ơ cơ sơ, vơi ngân hang, các đoan thể...(xac đinh ro trach nhiệm, quyên han, có lập kê hoach, dư tru ngân sach, có giam sat - đanh gia tông kêt...)

Phân biêt ro giữa chức năng tư vân, hỗ trơ kỹ thuât cua khuyến nông vơi các chức năng thương mai (ban giống cây con, ban thuốc trư sâu...) đê tranh sư lam dung gây thiệt hai cho người dân.

5. Hỗ trợ xa hôi

Ngoài các hỗ trợ thường xuyên cho thương binh, gia đình liệt sĩ.. và hỗ trợ dịch vụ cơ bản (giáo dục, y tế) thì người nghèo, người bị thiệt thòi tại 6 thôn khảo sát còn nhận được nhiều loại hỗ trợ định kỳ, mùa vụ hoặc đột xuất.

Loai hinh hô trơ Cơ quan thực hiện Đôi tương hô trơ Mức hô trơ1. Hô trơ hộ đói UBND cac cấp - Hộ thiêu đói giap hat

(binh xet hang năm)Cho vay 10kg gao/người

2. Hô trơ tiên, lương thưc vao dip Têt

UBND cac cấpMăt trận tô quốcQui "vi người ngheo",Qui "tinh nghia"

- Hộ ngheo không có khả năng lo Têt (binh xet hang năm

40.000đ/người+ Cho vay 10kg gao200.000đ-1.000.000đ/hộ

3. Hô trơ tấm lơpchum bê chưa nươc,

UBND huyện - Hộ ngheo va nha đơn sơ (binh xet)

60-90 tấm lơp/hộ va 8-10 tấm ngói nóc

10 Trong các báo cáo thực hiện dự án khuyến nông cho người nghèo hàng năm của tỉnh và 2 huyện Bảo Thắng, Mường Khương đều không nêu tỷ lệ người nghèo thực tế tham gia vào các hoạt động của dự án là bao nhiêu, cách tham gia như thế nào.

43

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

bi giêng (2-2.5 triệu đông/hộ)Chum nươc, bê, bi giêng (1-1.5 triệu đông/hộ)

4. Hô trơ đâu vao cho sản xuất (giống lua, ngô, phân bón...) theo hinh thưc cho không, vay trả chậm, trơ gia trơ cươc

CT xoa đói giảm ngheo, đinh canh đinh cư – Sơ NN va PTNT

- Cac hộ ngheo trong cac thôn va cac hộ khac có nhu câu

-Cấp: 40 - 50kg lân/hộ; 1-2kg giống ngô; 1-2kg giống lua-Hô trơ cươc vận chuyên phân bón tư nơi sản xuất đên tận xã.- Trơ gia giống tối đa 30% gia- Cho vay trả chậm phân bón sau thu hoach

5. Hô trơ vốn ưu đãi - NHang CSXH- Qui hô trơ phat triên- Ngân hang NN

- Cac hộ ngheo va hộ cận ngheo trong cac thôn- Hộ sản xuất kinh doanh, tham gia cac CT cua tỉnh (cây che)

- Lãi suất cho vay hộ ngheo theo cac vung:Vung I: 0,5%/thangVung II: 0,35%/thangVung III: 0,21%/thang- Lãi suất ưu đãi theo CT, băng 50% lãi suất cua NHNN&PTNN

6. Hô trơ trang thiêt bi. đô dung va phương tiện sản xuất trong gia đinh

UB dân tộc miên nui Hộ dân tộc cưc ngheo (binh xet)

Chảo gang, bat, đãi, chen, dao phat, cuốc, xeng, lươi cay, chăn man...(600.000 - 1.000.000 đông)

7. Hô trơ ti vi UB dân tộc miên nui Cho tất cả cac thôn 1-2 chiêc/thôn8. Ban đai thu thanh vơi gia ưu đãi

UB dân tộc miên nui Cac hộ ngheo trong tất cả cac thôn

Gia 47.000 đông – 49.000 đông/chiêc (giảm 50% gia)

9. Hô trơ tiên, vật chất vơi cac gia đinh bi thiên tai, hoả hoan...

- UBND tỉnh, huyện- Măt trận tô quốc- Hội chữ thập đỏ- Cac đoan thê khac

Cac hộ bi rui ro (đia phương đê nghi)

1,3-5 triệu/hộ tuỳ tưng mưc độ

10. Giup nhau lam kinh tê gia đinh, XĐGN...

- Hội Phu nữ- Hội Nông dân- Cac đoan thê khac

Cac hội viên (phu nữ, nông dân) găp khó khăn

giup công lao động, sưc keo, giống, tiên, cho vay...(tuy tưng nơi)

Trong các cuộc thảo luận và phỏng vấn, người dân cho rằng việc hỗ trợ giống lúa, ngô cũng như phân bón, cho vay vốn ưu đãi cùng với các hỗ trợ khác về vật chất (tấm lợp, lu nước) đã góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Trong 6 thôn bản thuộc phạm vi nghiên cứu, năm nào cũng có sự hỗ trợ cho một số gia đình nghhèo thiếu đói trong thời ký giáp hạt và vào dịp Tết - là những hỗ trợ thiết thực có tính văn hóa. Những hỗ trợ khi người dân rơi vào cảnh khó khăn đột xuất như tai nạn, cháy nhà được người dân đánh giá cao.

...Sau khi bi chay nha, tôi nhận đươc sư hô trơ ban đâu 500.000 đông va 200 kg gao cung chăn, chiêu, man, ngoai ra ba con trong thôn đã quyên góp cây, que, tiên, gao đê dưng tam cho tôi một ngôi nha. Hiện nay tôi đươc biêt chinh quyên xã đang lam thu tuc gưi lên huyện đê xin trơ cấp kinh phi cho gia đinh tôi vao cuối năm nay. Tôi biêt ơn ba con nhiêu lăm vi ho đã không chỉ giup tiên bac ma con giup công sưc giup gia đinh tôi vươt quan khó khăn nay... (ông Giang Xin Min, 39 tuôi, thôn Thải Giang San).

Điều tra hô ngheo theo tiêu chí cua Bô LĐ-TB-XH Việc điều tra hộ nghèo trong toàn tỉnh vào tháng 11 hàng năm theo tiêu chí của Bộ LĐ-TB-XH đã cung cấp số liệu tổng hợp cho việc ban hành các chính sách và lập kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án XĐGN trong tỉnh, đồng thời giúp các huyện, xã nắm vững tình hình chi tiết của từng hộ nghèo trên địa bàn để xác định các hỗ trợ cần thiết.

Tuy nnhiên, qua khảo sát lần này cho thấy, việc điều tra hộ nghèo hàng năm trên thực tế không tránh khỏi những hạn chế, làm cho kết quả điều tra có chỗ không chính xác. Lý do là:

44

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Tâm lý hầu hết người dân là khai rút thu nhập, mà trình độ và kinh nghiệm của cán bộ điều tra không đồng đều (huy động từ nhiều cơ quan, có cán bộ xã, thôn chưa đọc thạo nên không hiểu hết hướng dẫn mặc dù cũng được tâp huấn): "có trường hợp cán bộ điều tra nhìn tài sản thấy một hộ có vẻ không nghèo, nhưng họ khai thu nhâp thấp, thì phải moi hết cả cui, chôi ra làm thu nhâp để cho hộ đó không nghèo", ngược lại "có trường hợp dân khai thế nào cán bộ cứ ghi như thế không hỏi văn lại nên không chính xác". Ví dụ tại xã Pha Long kết quả điều tra giữa các thôn không hợp lý : thôn Pha Long (thôn trung tâm, khá giả nhất xã) năm 2002 có đến 26 hộ nghèo, trong khi đó thôn Xín Chải (thôn xa xôi thuộc loại khó khăn nhất xã) lại không có hộ nghèo nào. Lãnh đạo xã cho biết " không ưng lăm, nhưng số liệu cua cán bộ điều tra nó thế".

Có nơi tính cả tấm lợp nhà nước cấp vào thu nhập (huyện Mường Khương), có nơi thì không. Việc đưa giá trị tấm lợp khoảng 2 triệu đồng vào thu nhập khiến cho đa số hộ nghèo được nhận tấm lợp trong năm đương nhiên sẽ "thoát nghèo", và sang năm nhiều hộ có thể sẽ "tái nghèo".

Một số khu vực "thị trấn" được áp chuẩn nghèo 150.000 đ/người-tháng; nhưng thực tế trong địa giới thị trấn vẫn có nhiều thôn miền núi đông đồng bào dân tộc (phù hợp với chuẩn nghèo 80.000 đ hơn) Do đó xảy ra nghịch lý là ở thị trấn tỷ lệ hộ nghèo laị cao nhất huyện. Ví dụ, huyện Bảo Thắng có tỷ lệ nghèo bình quân dưới 20%, nhưng nơi có tỷ lệ nghèo cao nhất, xấp xỉ 30% lại là 2 thị trấn Phong Hải và Tằng Loỏng !

Cuộc họp thôn bình xét hộ nghèo vào cuối mỗi đợt điều tra không phải lúc nào cũng tạo ra sự đồng thuận trong cộng đồng. Tại một thôn vùng thấp, nhiều hộ có ý kiến so bì "không cho nhau nghèo" trong cuộc họp bình xét; do đó theo nhiều người trong thôn, "có những hộ thiếu đất, thực sự nghèo lại không được xét là hộ nghèo". Tại một thôn khác, không rõ cuộc họp thôn bình xét có những ai đi dự, vì hầu hết không biết hộ nào trong thôn được xét là hộ nghèo (kể cả những người trong danh sách hộ nghèo cũng không biết là có tên mình).

Cán bộ 135 xã Pha Long đề nghị "...việc xác định hộ nghèo hay không cần phải công khai và đúng đối tượng. Nếu cán bộ xã không căn ke và không khách quan thì người lười lao động lại được hưởng sự hỗ trợ cua xã hội còn người đầu tăt măt tối lại không được hưởng gì. Đã có lúc việc thu qui an ninh quốc phòng, phòng chống bão lụt, qui vì người nghèo trở nên khó khăn, vì người không được hỗ trợ, cảm thấy bị thiệt thòi, không công bằng nên không muốn đóng góp...". Nếu nhà nước vẫn tiếp tục sử dụng cách điều tra hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, thì nên có những điều chỉnh để kết quả điều tra hộ nghèo chuẩn xác hơn.

Đề xuất: Bô sung một sô kỹ thuật làm việc theo nhóm trong phương pháp "đánh giá nghèo tham gia" vào quá trinh điều tra nghèo hàng nămĐơt PPA lân nay có sư tham gia cua nhiêu can bộ cơ sơ la những người đã trưc tiêp thưc hiện cuộc điêu tra ngheo hang năm theo tiêu chi cua Bộ LĐ-TB-XH. Qua thưc tê khảo sat va qua trao đôi vơi cac can bộ nay cho thấy, có thê bô sung một số ky thuật lam việc theo nhóm đơn giản trong phương phap "đanh gia ngheo dưa trên sư tham gia" đê đơt điêu tra ngheo hang năm cho kêt quả chinh xac hơn:

Trươc khi tiên hanh đơt điêu tra ngheo tai xã nên có 1 cuộc thảo luận nhóm vơi cac đai diện UBND, HĐND, cấc ban nganh đoan thê - cac thanh viên Ban chỉ đao XĐGN cua xã. Muc đich cua cuộc thảo luận nay la:

o phân loai (tương đối) mưc độ ngheo đói giữa cac thôn - nhăm giup cac can bộ điêu tra (nhất la những người tư huyện xuống) có một bưc tranh chung vê tinh hinh ngheo đói trong xã,

o tim hiêu những thay đôi vê cac nguôn thu nhập cua người ngheo trong xão những điêu cân lưu y khi đi khảo sat thưc đia ơ tưng thôn

45

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Thay buôi lam việc ban đâu vơi trương thôn (đê tim hiêu những hộ trương thôn cho la ngheo phat sinh) trong qui trinh hiện nay băng một cuộc thảo luận nhóm vơi một số thông tin viên chinh trong thôn đê lam một bai tập "phân loai kinh tê hộ". Tư đó xac đinh đươc ro hơn những hộ vân con ngheo, hộ thoat ngheo, hộ ngheo phat sinh, hộ tai ngheo... - xac đinh khach quan hơn đối tương điêu tra phiêu hỏi (tranh bỏ sót, tranh chỉ phu thuộc vao y kiên chu quan cua riêng trương thôn)

Có thê khảo sat thu nhập theo nhóm hộ - tranh tinh trang tưng hộ cố tinh giấu bơt thu nhập (mời vai hộ không ngheo tham gia cho khach quan)

Cân môt hệ chính sách hỗ trợ "hô cân ngheo"Một vấn đề nổi lên qua thảo luận với cán bộ và người dân địa phương là ranh giới thu nhập trên hay dưới 80.000 đ/người-tháng rất khó xác định. Bản thân những hộ được xét là đã thoát nghèo (vượt qua mức 80.000 đồng một chút) cũng rất thắc mắc vì họ không còn là đối tượng của hỗ trợ người nghèo nữa, mặc dù cuộc sống của họ vẫn còn rất nhiều khó khăn. Hộ vừa thoát nghèo có thể rơi trở lại vùng nghèo bất cứ lúc nào trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở vùng cao nhiều rủi ro. Theo ý kiến cán bộ xã Pha Long thì "nhưng hộ trong vùng thu nhâp ở mức 85-90.000 đồng là nhưng hộ thoát nghèo không bền vưng, cần phải hỗ trợ thêm, tạo cho họ sự an toàn trong một thời gian nhất định...".

Vừa qua Ngân hàng CSXH Lào cai đã cho các hộ cận nghèo vay vốn với lãi suất nằm ở mức trung gian (0.4-0.45%) giữa lãi suất ưu đãi hộ nghèo (0.21%) và lãi suất thương mại (0.7%). Hộ cận nghèo do thôn bản bình xét, ước tính thu nhập trong khoảng 80-120.000 đ/người-tháng. Vấn đề là cần có thêm những chính sách đồng bộ cho khu vực "vùng đệm" này để thúc đẩy giảm nghèo bền vững. Chính sách "vùng đệm" còn góp phần làm giảm tâm lý "muốn nghèo", "không chịu thoát nghèo" của người dân. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu kỹ càng thêm nữa.

Thách thức "hướng đôi tượng" tôt hơn"Hướng đối tượng" tốt hơn - làm sao để những hỗ trợ đến đúng được những người thực sự cần đến những hỗ trợ đó - luôn là một thách thức lớn. Hiện nay, một số hỗ trợ đang được cung cấp một cách đại trà, làm mất đi ý nghĩa của việc "hưóng đối tượng".

Một số hỗ trợ đang được dành đồng loạt cho mọi gia đình (đồng bào dân tộc) sống trong xã 135 không phân biệt là nghèo hay không nghèo, khi đó những hộ không nghèo có điều kiện tận dụng những hỗ trợ hơn. Ví dụ, một số hộ nghèo ở các thôn vùng cao không tận dụng được sự trợ giá giống lúa, ngô của nhà nước vì không lo được tiền để nộp cho trưởng thôn trong thời hạn đăng ký, khi hết hạn đăng ký lại phải đi sang tận bên Simacai để mua vừa vất vả vừa phải chịu giá cao.

Tâm ly "chia đều" các khoản hỗ trợ hiện vât vân con phô biến do có những ý kiến tỵ nạnh nhau trong cộng đồng. Nhất là các khoản hỗ trợ giống, phân khi đưa về thôn thường được bà con đề nghị chia đều. Ví dụ, ở thôn Nậm Tang năm vừa rồi có hai đợt cấp không ngô giống cho hộ nghèo; sau đợt đầu tiên dân trong thôn có người thắc mắc: "vì sao nhà kia được mà nhà tôi cũng khó khăn lại không được?"; do đó đến đợt thứ hai, trưởng thôn đã quyết định chia đều để khỏi thắc mắc.

Một cách khả dĩ là phân cấp việc "hướng đối tượng" cho các xã, thôn bản thực hiện, từ khâu lập kế hoạch, bình xét, cung cấp hỗ trợ, đến giám sát đánh giá hiệu quả hỗ trợ. Điển hình là việc kêu gọi hình thành các "quĩ cộng đồng". Hiện nay tại các xã khảo sát cũng đã có quĩ "vì người nghèo", quĩ 'tình thương"... nhưng qui mô các quĩ này quá nhỏ, mới chủ yếu là những hỗ trợ có tính chất "cứu tế" (ví dụ hỗ trợ một vài người nghèo thiếu ăn trong dịp Tết). Hơn nữa việc phân cấp "hướng đối tượng" mạnh mẽ cho cấp cơ sở đòi hỏi tăng cường sự tham gia

46

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

của người dân - nhất là người nghèo và phụ nữ. Trong lĩnh vực này đã có nhiều tiến bộ, nhưng còn nhiều hạn chế phải khắc phục trong thời gian tới.

Cung câp và phản hồi thông tin hỗ trợCung cấp thông tin cho người dân về các khoản hỗ trợ còn hạn chế, do khó khăn về thời gian, ngôn ngữ, khoảng cách...

Trươc kia tôi hay đi hop vi tôi ơ gân nha trương thôn, nay có trương thôn mơi, nha ơ xa hơn nên tôi it đươc goi hop hơn. Hôm no đi chơ, may măn găp đươc trương thôn, tôi đươc biêt la se đươc 2 tui ngô giống nhưng sau nay cung chỉ thấy có 1 tui, nghe nói la chia đêu ra đê khỏi phải có thăc măc như trươc, tôi cung không cãi lai lam gi... (nam 25 tuôi thôn Nậm Tang).

Thông thường khi xảy ra những tai nạn hoặc rủi ro, người dân thường nhận được sự trợ giúp kịp thời của bà con trong thôn nơi họ sinh sống và những hỗ trợ ban đầu của xã. Còn những hỗ trợ chính thức của tỉnh thì thường lại đến rất chậm (thông thường sau 5 đến 7 tháng, có khi 1 năm và thường vào dịp cuối năm). Theo cán bộ huyện Mường Khương cho biết thì sau khi có đề nghị của xã, huyện sẽ làm thủ tục theo ngành dọc xác minh lại và hoàn chỉnh hồ sơ gửi tỉnh xin kinh phí, đến lúc tỉnh quyết định thì các hỗ trợ này thường chậm. Việc phân cấp quyết định các hỗ trợ này cho cấp huyện chắc sẽ nhanh chóng hơn và sẽ giúp cho người dân sớm vượt qua những khó khăn, hoạn nạn hơn.

Vấn đề phản hồi thông tin sau bình xét và hỗ trợ cũng còn yếu, nhất là khi có điều chỉnh lại danh sách đã bàn với dân, hoặc khi chính sách hỗ trợ có thay đổi. Bản thân trưởng thôn, cán bộ xã cũng thiếu thông tin về chủ trương, chính sách hỗ trợ nên nhiều khi giải thích các thắc mắc của người dân chưa cặn kẽ gây ra những tỵ nạnh trong cộng đồng.

Khi tiên hanh thảo luận nhóm tai thôn Cốc Sâm 1 va Tân Hô, người dân thường hỏi nhiêu vê chênh lệch trong sư hô trơ, chăng han: số lương tấm lơp ơ năm 2001 thi đươc 97 tấm va 320 nghin đông tiên lơp nhưng tai sao năm 2002 chỉ có 80 tấm, lai không có tiên lơp kem theo. Có hộ thăc măc đươc 10 tấm ngói nóc nhưng có hộ chỉ đươc 9 tấm. Sư trả lời không ro cua can bộ xã va trương thôn "đi ma hỏi nha nươc, co phai cua tôi đâu ma biêt" khiên người dân không biêt trông cậy vao đâu, gây ra những thăc măc, ti nanh nhau trong cộng đông.

Hỗ trợ băng hiện vât cân quan tâm đến chât lượng và hiệu quả sử dụngKhi làm việc với lãnh đạo các xã, thôn và người dân, ý kiến về chất lượng của hỗ trợ hiện vật luôn được chú ý đến: Ví dụ, khi cấp hoặc bán trợ giá giống mới cho dân, nếu giống không tốt, bị mất trắng khi thu hoạch (như trường hợp giống ngô ở Bản Cầm và Phong Niên) sẽ đẩy người nghèo vào tình thế nghèo thêm, còn tệ hơn so với việc làm giống cũ của địa phương. Việc cho vay và cấp không phân bón nếu không đi kèm với hướng dẫn cách sử dụng thì hiệu quả cũng không cao. Trong hầu hết các nhóm thảo luận, bà con vẫn đánh giá cao các hỗ trợ hiện vật nhưng họ cũng muốn có những hỗ trợ kĩ thuật đi kèm để bảo đảm hiệu quả sử dụng.

Nhu câu hỗ trợ về pháp lyTiếp xúc với các hộ nghèo cho thấy những hạn chế về nhận thức pháp lý nhiều khi đã đẩy họ vào sự thiệt thòi to lớn. Đây là một mảng hỗ trợ xã hội còn ít được quan tâm tới.

Trường hơp như ông Lu Sảo Phu ơ Nậm Tang cung kha thương tâm: ông la người mơi nhập cư nên không có đất, danh dum va vay mươn tiên đê mua đất, ông đã "đăt coc" 1,5 triệu đông đê mua miêng đất gia 5 triệu nhưng do mua ban trao tay không qua Uy ban nhân dân xã nên khi chu đất ban cho người khac va không trả lai tiên đăt coc cho ông thi ông cung rơi vao tinh thê không biêt kêu ai!

47

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Người nhâp cư ngheo thường ơ ngoài vong hỗ trợQua khảo sát cho thấy những đối tượng nghèo ở nơi khác chuyển đến, không/chưa có hộ khẩu, thường không được mời tham dự trong các cuộc họp thôn, cũng như bình xét các loại hỗ trợ. Nghiên cứu ở Cốc Sâm 1 và Nậm Tang cho thấy họ thường là những người đến sau nên không có đất, cuộc sống dựa chủ yếu vào mượn đất để canh tác, làm thuê mướn và ăn đong trong ngày. Những đối tượng nhập cư nghèo này đang loay hoay với những khó khăn trong kiếm sống. và đang cần được hỗ trợ để có thể hoà nhập với cộng đồng.

...Tôi vê đây sinh sống tư thang 1 năm 2002 theo người chau goi băng bac ruột, vi đông con, nha ngheo, nơi ơ cu la Xuân Hoa-Bảo Yên, xa chơ qua, đời sống khó khăn, trường hoc cung xa nha. Tôi muốn có một sư thay đôi nên vê đây dưa vao ba con, anh em đê sống va nuôi 5 con nữa (4 - 18 tuôi, con 3 con lơn đã có gia đinh vân ơ quê cu), cac con tôi hâu như không biêt chữ vi quê cu không có trường hoc, phải đi hoc xa lăm.

Tôi đã nhờ đưa chau lam đơn ra Công an xã. Người ta bảo phải lam lai, tôi không biêt nhờ đên ai nữa, vi khó lăm nên tư đó vân chưa có hộ khâu ơ đây. Đời sống gia đinh khó khăn lăm, vơ tôi mơi đi viện vê, hêt 560.000 đông (nơ cua anh em cho vay), vi không có ruộng, tôi chỉ đi lam thuê đê đong ăn va mươn ruộng cấy chỉ đươc vai ba thang ăn thôi. Tôi nghe nói nêu xin cấp đất thi không đươc, con nhập khâu thi có thê có nhưng chưa biêt nhờ ai lam thu tuc giup... (Lu Xa Phu, 58 tuôi, Nậm Tang)

6. Cải cách hành chính và XĐGN

UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt đề án cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2001-2005, trong đó chú trọng khắc phục những tồn tại hiện có, đẩy mạnh phân cấp kết hợp với củng cố năng lực tổ chức quản lý của cấp huyện, thị xã và cấp cơ sở.

"Dịch vụ môt cửa" ơ câp thôn bảnĐợt khảo sát cho thấy, để cải cách hành chính gắn với XĐGN hơn nữa, cần nhấn mạnh nhiều hơn đến cấp cuối cùng - cấp thôn bản, đặc biệt là vùng cao. Thôn bản hiện nay không được coi là một cấp hành chính nhà nước, nhưng là cấp tiếp xúc trực tiếp với người dân trong mọi việc. Hầu hết cán bộ các cấp huyện, xã đều nhất trí "cấp thôn bản vùng cao như cái cổ chai". Thôn trương đang thực hiện "dịch vụ môt cửa" cho người dân vung cao, là người thay mặt và làm giúp dân hầu hết các thủ tục với bên ngoài. Khi phỏng vấn người dân vùng cao, càng khẳng định cả năm trời hầu hết họ không ra đến trụ sở xã, mọi thông tin 2 chiều liên quan đến chính quyền người dân đều dựa vào Trưởng thôn. Với một nhiệm vụ nặng nề như vậy nhưng việc đào tạo, đãi ngộ thôn trưởng chưa được coi trọng đúng mức. Trong chuyến đi ở 6 thôn, chúng tôi đã gặp 3 thôn trưởng rất tích cực trong công tác nhưng họ đều tâm sự không muốn làm tiếp tục vì "quá mệt, phải bỏ hết việc nhà".

Vơi ngươi dân vung cao: khi đươc hỏi vê cac sư việc ma cac gia đinh cân phải đên UBND xã hay huyện đê giải quyêt (như khai sinh, khai tư, lam bia đỏ, chuyên nhương đất, xin giấy phep ban gô, xac nhận hô sơ cho con đi hoc v.v..) thi hâu hêt cac chu hộ vung cao gân như không mấy ai trả lời (chỉ mỉm cười va im lăng). Vi thưc tê ho chưa mấy khi phải đên tru sơ UBND xã va đên huyện thi cang hiêm.

48

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Do sống cach biệt, sản xuất tư tuc, it biêt tiêng Kinh, luật tuc con nhiêu, nên người dân vung cao rất it biêt đên luật phap nha nươc va cang thiêu hiêu biêt vê quyên lơi va nghia vu cua công dân. Vi vậy, moi công việc liên quan đên chinh quyên ho đêu dưa vao thôn trương. Vơi ho, thôn trương la người cấp thông tin vê hanh chinh duy nhất, va cung la người quyêt đinh nhiêu dich vu hanh chinh công quan trong.

Vơi ngươi dân vung thấp: Do dân tri cao, giao lưu hang hoa va xã hội kha rộng, nên nhu câu vê dich vu HCC nhiêu hơn vung cao ro rệt. Đa số người dân tư biêt đên UBND xã va cả huyện đê giải quyêt cac việc có liên quan. Việc CCHCC se có nhiêu thuận lơi va tac động tốt đên vung thấp. Vi du xã Phong niên, nơi có nhiêu người Kinh cư tru, UBND xã đã bố tri 3 người tai phong tiêp dân (gôm phó chu tich, tư phap, văn phong) đê tiêp thu va giải quyêt moi thăc măc, hay nhu câu tư vấn luật phap cho dân. Cac vu việc nhiêu nhất la tranh chấp đất đai va ly hôn.

Đề xuất: Cai cách hành chinh ơ vung cao băt đâu từ vị tri Trương thônĐê an CCHC hiện nay con thiêu cac hanh động ơ cấp thôn bản. Chinh sach đối vơi cấp thôn bản la phân ma chinh quyên tỉnh có thê quyêt đinh trong pham vi cua minh vi sư nghiệp XĐGN ơ vung cao.

Bô sung chưc danh Phó thôn, nhất la ơ vung cao, có nhiêu dân tộc trong một thôn Xây dưng, hệ thống hóa lai cac qui trinh thu tuc, hô sơ giấy tờ ơ vung cao có tinh đên

"dich vu 1 cưa" cua trương thôn (lam câu nối giữa dân va cấp xã, vơi cac nganh cac tô chưc liên quan);

Tập huấn cho cac can bộ xã, thôn vê cac qui trinh thu tuc, hô sơ giấy tờ đó đê giup thưc hiện tốt hơn cac dich vu hanh chinh

Xuât ban một tai liêu (chữ to, văn gọn, nhiều hinh anh dễ hiểu) về các thu tuc hanh chinh, về các quyền va nghĩa vu cua ngươi dân, nhât la cua ngươi ngheo để phát cho Trương thôn. Trương thôn se kêt hơp phô biên cac thông tin nay cho người dân trong cac cuộc hop thôn.

Nghiên cưu tăng phu cấp cho can bộ trương (va phó) thôn. Hiện nay phu cấp cho thôn trương 90.000 đ/thang qua thấp; trong khi một cô giao cấp I lên thôn bản vung cao day hoc đã đươc hương 1,2 đên 1,7 triệu đông/thang.

Thưc hiện dư an thi điêm cải cach hanh chinh ơ vung cao, chu trong vao cấp thôn bản, đê phuc vu XĐGN tốt hơn.

Phân câp mạnh hơn cho câp xaPhân cấp đi kèm với nâng cao năng lực là một tinh thần chủ đạo của đề án CCHC tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên trong đề án này mới nhắc đến phân cấp cho cấp huyện mà chưa nhắc đến phân cấp cho cấp xã. Trên thực tế, việc phân cấp cho xã đang được tiến hành nhưng kết quả còn khiêm tốn (trong chương trình 135 mới có 30% số xã được phân cấp làm chủ đầu tư). Đây là lĩnh vực cần đẩy mạnh trong thời gian tới vì sự nghiệp XĐGN.

Hoạt đông cua các Ban Chỉ đạo XĐGN câp xaThành viên Ban chỉ đạo XĐGN cấp xã gồm cán bộ chủ chốt của chính quyền và các đoàn thể trong xã. Mặc dù cán bộ của Ban cũng được đào tạo đủ các nội dung XĐGN, nhưng Ban chỉ bận rộn vào đợt điều tra hộ nghèo hàng năm, còn ngoài ra ít phát huy tác dụng. Lý do là:

Ban không có kinh phí hoạt động, không có quyền "quyết" gì; Ban thực tế cũng không "chỉ đạo" các hoạt động XĐGN vì mỗi mảng hoạt động như

đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn, giáo dục, y tế... đều đã có cơ chế chỉ đạo riêng; Ban có kế hoạch giao cho các cán bộ, đảng viên trực tiếp giúp đơ các hộ nghèo;

nhưng thực tế 1 đảng viên giúp đến hơn chục hộ nghèo không xuể; hơn nữa qua phỏng vấn cho thấy bản thân người nghèo không thích "bị' người khác chỉ bảo (có lẽ các hoạt động theo tổ nhóm sẽ có ích cho người nghèo hơn).

49

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Những cán bộ chuyên môn như khuyến nông, địa chính - những người có thể giúp hộ nghèo về cách làm ăn, về đất đai, lại không phải là thành viên của Ban.

Qua đợt khảo sát cho thấy, cải tiến tô chức (bô sung các cán bô chuyên môn), cải tiến chức năng - nhiệm vụ (găn với phân câp, đi kem với vân đề tài chính) cua Ban chỉ đạo XĐGN xa đang là môt vân đề bức xuc để khắc phục bệnh "hình thức" trong chỉ đạo XĐGN ở cơ sở. Hơn nữa, hiện nay có quá nhiều "Ban", "Tiêu Ban" ơ câp xa đều ít nhiều có chức năng phát triển KT-XH và XĐGN trong khi nhân sự có hạn ("một người đội quá nhiều mu"). Có lẽ cần tính đến việc giảm bớt các Ban ở cấp xã để tránh bệnh hình thức và để tập trung trong chỉ đạo thực hiện hơn.

Cả 4 xã khảo sat trong đơt PPA nay đêu thuộc dư an "giảm ngheo vung cao" vay vốn WB (phân hô trơ ky thuật do DFID tai trơ). Dư an nay đang ap dung mô hinh "Ban phat triên xã" nhăm tăng cường sư chu động cua cac xã ngheo trong việc lập kê hoach, tô chưc thưc hiện cac dư an XĐGN theo cach tiêp cận tham gia trên đia ban. Tuy nhiên tai cac xã đên thang 7/2003 mơi có quyêt đinh thanh lập Ban phat triên xã nay, ma chưa có hoat động gi cu thê.

Tăng cường cán bô cho các xa 135Thời gian qua tỉnh Lào cai đã thực hiện chính sách tăng cường khoảng 200 cán bộ cho các xã 135 với chức danh "cán bộ 135" để giúp lãnh đạo xã chỉ đạo thực hiện các chương trình XĐGN trên địa bàn. Về nguyên tắc, cán cán bộ tăng cường này sau 2-3 năm nếu hoàn thành nhiệm vụ sẽ được điều về cơ quan cũ làm việc. Các cán bộ này được hưởng nguyên lương, được thêm phụ cấp 300-500.000 đ/tháng. Ngoài ra có một số cán bộ được "luân chuyển" xuống cơ sở để giữ các chức danh lãnh đạo (bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch xã).

Hiện nay, cảm nhận chung tại các xã khảo sát là các cán bộ tăng cường này đang phát huy tác dụng. Trong bối cảnh các xã chưa có cán bộ chuyên trách XĐGN, thì sô cán bô tăng cường 135 này cân được tâp huân kỹ hơn, tông hợp hơn về XĐGN đê đảm nhiệm vai tro "cán bô chuyên trách XĐGN". Cũng cần bố trí cán bộ này vào thường trực Ban chỉ đạo XĐGN của xã (có thể giữ cương vị Phó Ban). Thực tế, nếu cán bộ này được cơ cấu vào Đảng ủy xã sẽ phát huy vai trò tốt hơn. Tất nhiên cần tính dần đến phương án thay thế các cán bộ tăng cường này bằng người địa phương ở những nơi nào có điều kiện.

Nhân thức về CCHC cua cán bô huyện, xaVới cấp huyện, qua khảo sát nói chung công chức đều nhận thấy chương trình CCHC là cơ hội tốt để củng cố chất lượng cán bộ, nâng cao hiệu quả của cơ quan nhà nước. Số cán bộ trẻ và có bằng cấp phấn khởi hơn khi được tin tưởng và đưa vào các vị trí lãnh đạo cơ quan. Tại huyện Bảo Thắng, một nơi được chọn làm thí điểm CCHC của tỉnh Lào cai, phỏng vấn ông Chủ tịch huyện cho cảm nhận đã có nhiều tín hiệu khả quan sau 6 tháng triển khai. Tuy nhiên thảo luận với 1 nhóm cán bộ huyện cho thấy việc cải cách "khoán chi hành chính" - trong đó có khoán chi phí đi công tác, cũng có cái dở là cào bằng giữa các cán bộ, có thể làm những cán bộ ở những vị trí hay phải đi cơ sở sẽ bớt đi hơn trước đây.

Phong vấn ông Mai Quôc Tơ, Chủ tịch UBND huyện Bao Thăng: Vơi tư cách la huyên thi điểm cua tỉnh Lao cai, CCHC cua huyên đa triển khai đươc đến đâu va kết qua bươc đâu ? Ở cấp huyện: CCHC đã đươc đa số can bộ hương ưng va thưc hiện tốt một số bươc quan trong như:

- Đã giảm cac đâu mối cấp huyện, tư 16 phong ban xuống con 10 đâu mối.

50

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

- Giảm số lương công chưc UBND huyện tư 120, con 88 người, vơi 18 người phuc vu va 70 người lam chuyên môn, nghiệp vu.

- Cấp trương phong phải có trinh độ đai hoc, nêu không thi xuống lam can bộ thường, hay vê hưu sơm.

- Thưc hiện khoán chi ngân sách sư nghiêp tư đâu thang 1/ 2003, vơi đinh mưc 19 triệu/người/năm cho văn phong UBND, HĐND huyện va 16,5 -17 triệu đông/người/năm cho khối cac ban nganh.

Kêt qua ban đâu ra sao? Trach nhiệm ca nhân tăng ro rệt, lam việc hăng hai hơn, it đâu mối nên lãnh đao dê theo doi điêu hanh. Sư phân công giữa cac phong ro rang hơn va hơp tac tốt hơn. Nhờ khoan quy sư nghiệp nên chi tiêu tiêt kiệm va hơp ly hơn. Sau môi quy, nêu quy con dư, se đươc dung đê trả thêm cho môi công chưc, tuỳ năng lưc kêt quả công tac trong quy. Vi vậy, binh quân thu nhập can bộ tăng trên 200 ngan VNĐ/ thang.

Sô can bộ bị thay thê phan ưng ra sao ? Đê mơ đâu CCHC, lãnh đao huyện đã tâp trung vao kiên toan bộ máy va nhân sư, một vấn đê rất nhay cảm vơi nhiêu can bộ, song đên nay đã ôn thoả. Đa số can bộ trương va phó phong bi thay thê do không đu trinh độ đã vui ve nhận nhiệm vu mơi, hoăc vê hưu. Huyện đã ap dung cơ chê ưu đãi đối vơi cac trương phó phong gân đu tuôi hưu, nhưng không đu điêu kiện ơ lai. Ho đươc quyên vê hưu sơm va hương thêm 16-20 triệu đông, nêu tông số năm phuc vu đu quy đinh. Nhờ vậy, số can bộ nay thông suốt va chưa có trường hơp nao thăc măc, khiêu nai.

Năng lực can bộ sau khi cung cô ? Vê băng cấp thi cac chưc danh trong bộ may cấp huyện đã đat tiêu chuân, song năng lưc thi chỉ đat 70%. Vi vậy phải tiêp tuc nâng cao trinh độ va tiêp tuc đôi mơi can bộ.Nhờ CCHC ma phong trao hoc tập đê nâng cao trinh độ cua can bộ tăng lên ro rêt. Huyện đang cho nhiêu can bộ đi hoc tập trung, đê nhanh chóng nâng cao năng lưc cua bộ may hanh chinh.

Ở cấp xa: Cac xã cung mơi băt đâu vê nhân sư, nhưng con nhiêu khó khăn vi thiêu người đia

phương đu điêu kiện. Bốn chưc danh sau đây phải có trinh độ trung cấp chuyên nganh (tai chinh, đia chinh, tư

phap va chanh văn phong). Đên nay toan huyện đã bố tri đươc 42 người đu trinh độ trong tông số 60 người ơ cấp xã. Huyện đang cho nhiêu can bộ đi hoc va tuyên chon mơi đê bảo đảm năm 2004 bộ may cấp xã phải đap ưng quy đinh cua chương trih CCH cua tỉnh đã đê ra.

Với cấp xã, nhận thức về CCHC của cán bộ xã (nhấtt là xã vùng cao) còn có khoảng cách so với huyện. Không xã nào (kể cả ở huyện Bảo thắng - nơi đang thực hiện chương trrình CCHC) có một kế hoạch CCHC cụ thể, mà chủ yếu "theo sự chỉ đạo cụ thể cua tỉnh, huyện". Vấn đề năng lực cán bộ cấp xã, thôn luôn được nhắc đến (chuẩn hóa 4 chức danh chuyên môn và lập kế hoạch đào tạo, bồi dương cán bộ theo qui định chung11). Qua phỏng vấn cán bộ xã, những cải tiến về tiền lương vừa qua đã khiến cán bộ xã phấn khởi hơn, yên tâm công tác hơn. Tuy nhiên một bất cập là "chênh lệch giưa cấp trưởng vơi cấp phó [các đoàn thể] lơn quá, nên cấp phó không yên tâm công tác". Cũng có thể thấy lương bổng tăng không đương nhiên dẫn đến CCHC được đẩy mạnh. Tại câp xa đang cân môt kế hoạch CCHC với các hành đông cụ thê, đi kem với môt hệ thông giám sát - đánh giá hiệu quả, đê phục vụ XĐGN tôt hơn.

Đề xuất: Tăng cương giám sát - đánh giá hiệu qua CCHC ơ cấp cơ sơ Qua phỏng vấn, can bộ cac cấp thường nhăc đên manh cac đâu ra cua CCHC (nâng cao năng lưc can bộ, cải tiên thu tuc, giảm đâu mối...), nhưng con it nhăc đên lam thê nao đê đo lường hiệu quả - tac động cua CCHC đối vơi người dân. Cach thường đươc nhăc đên la 'viêt bao cao" (6 thang 1 lân). Có thê thấy giam sat - đanh gia đang la một khâu con thiêu trong CCHC vi sư nghiệp XĐGN ơ cơ sơ. Có 2 việc nên lam ngay la:

11 Mục tiêu của tỉnh Lào cai là đến 2005 "đảm bảo 90% cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở xã vùng III có trình độ hoàn chỉnh tiểu học trở lên; 100% cán bộ chủ chốt các xã vùng I, vùng II có trình độ trung học cơ sở trở lên".

51

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Hương dân lập kê hoach CCHC ơ cấp xã vơi cac hanh động cu thê, phân công phân nhiệm ro rang (găn liên CCHC vơi XĐGN, vơi thưc hiện Qui chê dân chu cơ sơ).

Xây dưng hệ chỉ tiêu giam sat - đanh gia hiệu quả cua CCHC (đi kem phương phap đanh gia, găn vơi cảm nhận, y kiên cua người dân...).

52

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

7. Tài nguyên - môi trường và XĐGN

Tông quan về nguồn tài nguyên và môi trương tỉnh Lao caiLao cai la một tỉnh miên nui điên hinh, có diện tich rất lơn - 804 ngan ha, vơi 84% diện tich la đôi nui dốc trên 25 độ. Do đia hinh phân căt manh, nên đất có khả năng nông nghiệp it (84.271 ha, chiêm 10,5% lảnh thô), phân con lai la đất lâm nghiệp va rưng phong hộ. Đất nông nghiêp căn bản đã đươc giao hêt cho hộ dân. Trong đất nông nghiệp, diện tich trông lua nươc chiêm ty lệ 29%. Tai cac xã vung cao, phân lơn đất nông nghiệp la nương rây.

Tai nguyên rưng cua Lao cai đã bi can kiệt nhiêu do khai thac qua mưc va nan lam rây lâu đời. Hiện nay đã chấm dưt cơ bản nan chay rưng va pha rưng lam rây trên diện lơn. Độ che phu cua rưng hiện ơ mưc trên 30%. Tuy diện tich rưng đã tăng trong mấy năm qua, song phân lơn la rưng phong hộ, rưng mơi tai sinh, chất lương rưng con thấp. Đang bao động la độ che phu cua cac xã vung cao rất thấp.

Nguôn nươc cua Lao cai đươc xêp vao loai rất phong phu, do lương mưa lơn; song tai vung cao do mất rưng va đia hinh dốc nên thiêu nươc nghiêm trong cho cả nông nghiệp va sinh hoat. Măc du nhiêu chương trinh, dư an đã ưu tiên đâu tư cho nươc sach va thuy lơi nhỏ, song nhiêu thôn xã vân con rất thiêu nươc.

Có thê nói, tinh trang thiếu đât canh tác có chât lương, suy thoái rưng va mât nguôn nươc ơ vùng cao đang la những khó khăn lâu dai đôi vơi công cuộc xoá đói giam ngheo tai hâu hêt cac xã vung cao cua tỉnh Lao cai .

Nhân thức cua người dân về tài nguyên và môi trườngDân vung thấp nhân thức tôt hơn về nguồn tài nguyên han hep cua minh, cả khía cạnh pháp luật, lẫn cách sử dụng có hiệu quả lâu dài. Phần đông dân đã biết lo về tình trạng "đất hẹp người đông". Hầu hết các hộ biết sửdụng tối đa phần đất đai hạn hẹp mà họ có được để xây dựng một hệ canh tác đa dạng: Lúa nước + Cây màu + Vườn nhà + Đồi cây dài ngày và có thể cả ao cá. Phần lớn phân chuồng và phân bắc được thu gom để bón. Nhờ vậy, tính bền vững về môi trường của các hệ canh tác vùng thấp đã có nhiều tiến bộ và tương đối ổn định.

Tuy nhiên, nhận thức về tài nguyên công cộng của số lớn hộ dân sống cạnh rừng còn nhiều điểm yếu. Các hộ gần rừng thường xuyên lây cui trong vung câm một cách tự nhiên mà không quan tâm đến pháp luật. Đây là một trong các nguyên nhân hạn chế khả năng phục hồi của rừng tự nhiên.

Khi khảo sat nha bêp cua nhiêu hộ người Dao tai thôn Nậm Tang đã thấy gân như 100% cui đun đươc lấy trong rưng phong hộ, loai cây kich thươc kha to 5-15 cm. Tông số cui cân cho một hộ trung binh (6 người + 2 lơn + nấu 200 lit rươu/ năm + sươi ấm) đươc một số dân Nậm tang ươc tinh la 250 vac năng môi năm (tương đương 10-12 tấn, hay 20m3 cui/ năm. Số cui nay băng năng suất hang năm cua 1,5- 2,0 ha rưng trông cây moc nhanh). Tai Nậm tang va nhiêu thôn tai xã nay không có rưng cui cho dân, vi vậy cui đun hang năm đêu dưa va rưng phong hộ nha nươc.

Khi phỏng vấn, can bộ kiêm lâm cum xã tai Bản Câm cho biêt: kiêm lâm xã chỉ tập trung vao chống lâm tăc cưa xe va chuyên chơ gô nghiên đê ban qua biên giơi, chư chưa quan tâm đên cấm dân lấy cui nhỏ vê đun.

Tai vung cao nhân thức về tài nguyên và môi trương con nhiều bất câp. Ngô lấn rừng phòng hộ là nguy cơ lớn đang đe doạ môi trường vùng cao. Đa số đồng bào Mông và Phù lá ở vùng cao vẫn giữ nhận thức về nguồn tài nguyên địa phương giống như tập quán cổ truyền cả về quyền sở hửu lẫn quyền sử dụng. Đồng bào gần như không quan tâm những gì đã quy định trong "bìa đỏ" mà chính quyền xã đã giao cho họ ba bốn năm qua. Tuy nhiên, không thê chỉ

53

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

nói môt chiều về 'nhân thức cô truyền' cua bà con, mà trong chính sách cũng con nhiều bât câp.

Ý kiên dân và cán bộ địa chinh về mâu thuân đất nông và lâm tai vung cao xa Pha longÔng Giang xeo Khang, 29 tuôi, hộ

ngheo, thôn Xin chải, xã Pha long, ngay 24/7/2003.

Can bộ đia chinh xã Pha long, ông Giang xin Hô, ngay 23/7/2003.

Đia chinh huyện Mường khương, Bao cao ngay 10/5/2002

Ông đươc giao bao nhiêu đất nông va lâm nghiêp? Tôi có bia đỏ rôi, nhưng không biêt đươc bao nhiêu, không đoc đươc, quên rôi. Đất trông ngô có 12 kg giống, thu 35 thô hat (khoảng 4800 m2 va 1400 kg). Lua nươc chỉ 3kg giống/ thu 10 thô. Gia đinh có đươc giao đất lâm nghiệp, nhưng không nhơ bao nhiêu, một phân đã trông thông Sa mộc tư 10 năm rôi, rộng 4-5 kg giống ngô ( hay 1500m2).

Ông co biêt nêu trông ngô trên đất lâm nghiêp ma huyên vưa giao cho gia đinh la sai pham không ? Tôi có nghe thôn trương nói cấm pha rưng đê trông ngô. Nhưng nương ngô tôi có trươc rôi, bây giờ nha nươc mơi quy hoach thi vân phải trông ngô thôi. Những hộ nhiêu đất, luc thi ho trông ngô, luc thi ho đê cho rưng Tống qua Su moc lấy cui, luc thich ho lai trông ngô lai. Sao ma cấm đươc !

Cac gia đinh co đươc ban bac đê quyêt định đâu la đất trông ngô va đâu la rưng phong hộ không ? Không thấy can bộ nao vê ban bac việc quy hoach nay cả. Đất cu cua dân, cư thê trông tiêp, nơi nao có rưng cua nha nươc thi phải bảo vệ.

Anh cho xem ban đô quy hoach sư dung đất cua xa ta ? Xã không có bản đô nay.

Ai giư ban đô nay? Có le trên Huyện thi có.

Nêu trong khu vực đươc quy hoach cho phong hộ đâu nguôn, nhưng lai co nương ngô thi sao ? Trường hơp nay có nhiêu, vi đâu cung có nương ngô cua dân năm rải rac.

Anh co giai thich cho dân về viêc cấm trông ngô trong vung phong hộ không ? Có, nhưng rất khó. Bây giờ dân vân tiêp tuc trông ngô, vi lấy đâu ra đất khac ma đên bu cho dân.

Dân co nhận biêt đâu la khu đất nông nghiêp, lâm nghiêp va đất phong hộ đâu nguôn Sông Chay không ? Khó biêt lăm, chỉ biêt những nơi con rưng thôi. Nơi mất rưng thi đâu cung giống nhau hêt, toan la đất rây cu. Chỉ can bộ quy hoach huyện biêt. Nhiêu nơi tôi cung không biêt ơ đâu la đất quy hoach cho lâm nghiệp, nữa la dân.

Vê đất nông nghiệp: Đã giao đươc 6.307 ha vơi 10.708 bia đỏ. Tuy vậy, trong số đó có 683 ha gân đây đã bi chuyên muc đich sư dung thanh đất trông rưng cua dư an 661. Do dân thiêu đất nên ho vân canh tac nương rây trên đó như cu.

Vê đất Lâm nghiệp: Đã giao đươc 12.448 ha vơi 6009 bia đỏ đê dân trông rưng sản xuất va phong hộ it xung yêu. Do dân thiêu đất, nên đên nay có tơi 85% diện tich nay vân la nương rây, chỉ 5% đươc dân trông rưng, nhưng chỉ tập trung ơ vung thấp.

Nhiêu khu vưc nha nươc quy hoach đê trông rưng, nhưng thưc tê dân đã canh tac rây tư lâu. Vi vậy khi nha nươc giao đất đê trông rưng thi dân cư tiêp tuc lam rây.

Rây cua dân thi phân tan đê phu hơp vơi đia hinh phưc tap ơ vung cao. Trong khi cac nha quy hoach lai muốn tập trung đất nông nghiệp vao một khu vưc vơi quy mô lơn. Đây la điêu không phu hơp vơi vung cao.

Có mâu thuẫn giữa quy hoạch đất (lâm nghiệp) của nhà nước và thực trạng sử dụng đất đai truyền thống (trồng ngô) của dân vùng cao. "Dân bảo nương ngô đã từ lâu, quy hoạch cua huyện vừa mơi làm gần đây nên phải đền bù đất khác cho dân". Do thiếu bàn bạc với dân nên nhiều khu đất dân đang canh tác nông nghiệp bị quy hoạch thành đất trồng rừng. Kết quả phương án quy hoạch đất đai tại nhiều nơi ở vùng cao Mường khương thiếu tính khả thi.

Khi hỏi nhiều chủ hộ tại xã Tả gia khâu và Pha long về lý do dân làm rẫy trên đất đã quy hoạch trồng rừng và đã giao bìa đỏ cho dân thì thấy rằng:

(a) Nhiều nông dân nói rằng nương ngô của họ đã có từ lâu rồi, nay dù có quy hoạch thành đất trồng rừng thì họ vẫn cứ phải trồng ngô để kiếm sống. Nghĩa là nương ngô có trước, quy hoạch làm sau. Việc quy họach này dân cũng không được biết, không được bàn bạc nên họ cứ trồng ngô như cũ.

(b) Trên thực địa, cả nông dân lẫn cán bộ địa chính xã nhiều khi không thể nhận được đâu là ranh giới đất nông nghiệp và đâu là đất lâm nghiệp, tất cả đều là đồi núi dốc và không còn rừng. Vì vậy, nhiều người vi phạm quy hoạch do thiếu thông tin.

(c) Dân vùng cao còn nghèo, trồng rừng phải chờ đến chục năm, nên dân trồng ngô để đảm bảo đời sống. Gần đây ngô có giá và dễ bán, là nguồn tiền mặt quan trọng, nên áp lực của ngô đối với đất lâm nghiệp và cả đất còn rừng phòng hộ trở nên gay gắt.

54

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Hiện tại dân vùng cao không biết và cũng không muốn biết đâu là ranh giới đất Nông và đất Lâm. Chưa có quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) chi tiết chính thức cho cấp xã, vì vậy tính pháp lý của giao đất và xử lý tranh chấp chưa đảm bảo. Theo Sở tài nguyên & môi trường, trước tình trạng này, việc giao đất lâm nghiệp tại vùng cao phải tạm thời dừng lại .

Cân vôn đề làm qui hoach đất chi tiêtTheo cac can bộ đia chinh tỉnh, vê cơ bản tỉnh đã xây dưng xong phương an QHSDĐ tông quan cho toan tỉnh va phân lơn cac huyện thi. Trong luc đó phương an QHSDĐ va bản đô QHSDĐ chi tiêt cho cấp xã la rất quan trong thi mơi có bản sơ bộ. UBND tỉnh đang chuân bi kê hoach thưc hiện quy hoach đất đai chi tiêt cho tất cả cac xã, nhưng có trơ ngai vi đoi hỏi nguôn vốn qua lơn. Chung tôi cho răng đây la một tôn tai cân đươc ưu tiên giải quyêt đê có cơ sơ quản ly tai nguyên đất đai ơ cả ba cấp tỉnh, huyện, xã.

Khả năng tiếp cân nguồn tài nguyênĐối với các xã vùng thấp, khả năng khai hoang thêm đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa nước là không đáng kể. Ví dụ tại xã Bản cầm, đã giao cho dân tới 96% đất nông nghiệp; 69% đất đồi núi trọc - tức đất chưa sử dụng (phần còn lại đều là sông suối và núi đá); Riêng đất lâm nghiệp có rừng đều thuộc khu vực phòng hộ, nên chỉ giao bìa đỏ cho dân rất ít khoảng 27 ha chiếm 1,2% loại đất này.

Đối với vùng cao, nguồn đất nông nghiệp là rất ít và gần như đã giao hết cho dân. Ví dụ, xã Tả gia Khâu đã giao hầu hết đất các loại cho hộ dân. Cụ thể là: 100% đất nông nghiệp; 34,6 % đất Lâm nghiệp có rừng và 34,9% đất chưa sử dụng. Tại xã Pha long, huyện Mường khương cũng tương tự. Nhà nước hiện chỉ quản lý khoảng 65% diện tích đất Lâm nghiệp còn rừng, vì đó là các khu rừng đầu nguồn quan trọng cho sông Chảy.

Như vậy, về cơ bản người dân cả vùng cao và vùng thấp tại các xã khảo sát đã được nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng hầu hết lượng tài nguyên tài địa phương theo quy chế của chính sách hiện hành. Thậm chí người dân đang vượt quá giới hạn của các quy chế về sử dụng đất và tài nguyên theo luật định.

Tại vùng cao, việc giao đất nông nghiệp chủ yếu là công nhận hiện trạng sử dụng của người dân, nên thường có sự chênh lệch lớn về sở hữu đất (người đến trước và người có sức khai phá sẽ có nhiều đất hơn). Tại vùng thấp, hầu hết đất lúa nước trước đây đều thuộc Hợp tác xã và được chia đều cho các hộ theo nguyên tắc bình quân nhân khẩu, kể cả cho hộ nghèo.Chỉ riêng giao đất lâm nghiệp là không đều vì đất lâm nghiệp vùng thấp không nhiều, nên chỉ giao cho các hộ gần rừng và đã có công bảo vệ hay đầu tư trên các lô đó. Các hộ dân vùng thấp cũng không có phàn nàn nào về việc giao đất nông nghiệp trước đây.

Thách thức hiện nay là nhiều hộ mới tách hoặc hộ di cư đến sau thường rơi vào hoàn cảnh có quá ít đất canh tác. Chương trình định canh, định cư đã dành nhiều kinh phí cho việc khai hoang ruộng nước và đã đưa lại nhiều kết quả quan trọng. Song quỹ đất có khả năng làm bậc thang ruộng nước đã trở nên hiếm và rất tốn kém.

Một số trường hơp, việc giao đất nông nghiệp không bảo đảm đươc công băng do nhiêu ly do lich sư. Vi du thôn Nậm tang có tơi 6 hộ không có đất lua nươc. Binh quân môi hộ chỉ có 1.640 m2 lua nươc, nhưng hộ nhiêu nhất có tơi 6.078 m2 (gấp 3,7 lân). Vê tông số đất Nông nghiệp cua cac hộ cung tương tư, hộ it nhất chỉ có 484 m2, trong khi hộ nhiêu nhất có tơi 28.349 m2- gấp 58 lân hộ it đất.

55

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Khi phỏng vấn, nhiêu hộ đã cho biêt ho nhâp cư sau khi giao đất (khoảng 1995-1996) nên đanh chiu thiệt. Một số hộ không có đất hay rất it đất la do mơi tách hộ. Một số hộ nhiêu đất hơn la do mua lai cua cac hộ đã di cư, hay tư khai pha đất trông lua va mau trươc khi giao đất. Thai độ cua nhân dân nhin chung la chấp thuận tinh trang hiện tai vê sơ hữu đất đai.

Sơ hưu công đồng - môt giải pháp đê bảo vệ rưng ?Tại các xã nghiên cứu chưa thấy trường hợp nào đất hay rừng được giao cho cộng đồng. Trong khi đó nhiều văn bản của nhà nước cũng như dự án đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của chiến lược "quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng". Ngay các khu "rưng thiêng" đang do cộng đồng thôn quản lý, song về pháp lý thì huyện vẫn chưa cấp "bìa đỏ" vì không biết cấp cho ai. Các cán bộ địa chính tỉnh và huyện đều giải thích rằng: Luật đất đai chỉ quy định giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức, mà không quy định giao đất hay rừng cho cộng đồng12. Vì vậy, nếu không điều chỉnh kịp thời về chính sách thì chiến lược quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng sẽ thiếu tính khả thi.

Tai xã Tả gia khâu, cả 10 thôn đêu có "rưng thiêng" đươc nhân dân bảo vệ băng luật tuc truyên thống rất có hiệu quả. Tai xã Pha long cung có nhiêu khu rưng thiêng đươc bảo vệ tốt. Đó la cac khu rưng gia có nhiêu cây cô thu giữa muôn trung đôi nui troc vơi diện tich tư 1-2 đên 4-5 ha, năm không xa thôn bản. Đông bao Mông, Phu la tai cac xã vung cao cung lê hang năm vao ngay 30 thang giêng âm lich nhăm câu mong đươc mua va thôn bản yên lanh. Chinh quyên cac cấp cân thống kê, đanh gia va có chu trương hô trơ nhăm cưu vãn nguôn tai nguyên quy gia con lai, bảo vệ đa dang sinh hoc va bản săc văn hoa dân tộc. Có le đây la cac khu rưng cộng đông duy nhất, va cung la những khu rưng nhiệt đơi cuối cung con sót lai ơ vung cao tỉnh Lao cai, ma chung ta cân quan tâm gin giữ.

Để bảo vệ các khu rừng phòng hộ lớn, không thể giao đất cho các hộ gia đình riêng lẻ, mà phải giao cho cộng đồng. Tại Mường khương, nhiều hô dân đa băt đâu thây lợi ích cua bán gỗ và mong muôn trồng rưng sa môc. Trước đây dân còn đói thì không thể nghĩ đến trồng rừng. Song hiện nay dân đã đủ lương thực, nhiều hộ đã thấy trồng rừng tuy phải chờ lâu 10-15 năm, song tiền bán gỗ là không nhỏ và không vất vả như nông nghiệp. Tại nhiều cuộc phỏng vấn tập thể ở hai xã Pha long và Tả gia Khâu, nhân dân đã tỏ rõ quyết tâm và mong muốn trồng rừng Sa mộc. Nhưng họ có trở ngại lớn là: (a) Nếu chỉ vài nhà trồng sẽ bị trâu bò phá hoại. Vấn đề này đã được lãnh đạo Sở ngoại vụ tỉnh Lào cai, vốn nhiều năm làm lâm nghiệp nhận xét như sau: muốn trồng rừng Sa mộc ở vùng cao phải vận động cả làng cùng làm, để cùng nhau bảo vệ khi cây còn non. Bài học trước đây của Lai cai đã cho thấy, nếu chỉ trồng vài mảnh nhỏ thì cây Sa mộc chỉ đáng làm "tăm xỉa răng cho trâu" mà thôi ! (b) Phải có diện tích đủ lớn mới có điều kiện khai thác, vận chuyển và biến gỗ thành hàng hoá được.

Hệ canh tác nông nghiệp kem bền vưng trên đât dôc, nhưng chưa có giải pháp hửu hiệu nào được áp dụng trong thực tế.

Đa phần dân chưa nhận thức được hậu quả tai hại của nạn xói mòn đất dốc mà các thế hệ cha ông của họ đã phải trả giá, phải bỏ đất di cư nhiều lần. Mặc dù dự án MRDP và nhiều dự án khác tại địa phương đã tập huấn nhiều lần về canh tác bền vững trên đất dốc, song trên thực địa chưa có một mô hình chống xói mòn nào được nhìn thấy. Tình hình còn nghiêm trọng hơn khi đồng bào Mông và Phù lá vốn có tập quán sử dụng biện pháp cày sâu trên mọi độ dốc để trồng ngô mỗi năm 1-2 vụ. Điều đó đang làm cho tốc độ xói mòn tăng lên nhiều lần.

12 Được biết chủ thể "cộng đồng" chưa được Luật Dân Sự năm 1995 thừa nhận tư cách pháp nhân, do đó luật đất đai không thể giao đất cho cộng đồng. Đây là một tồn tại mà các nhà lập pháp, nhà làm chính sách cần xem xét, bổ sung sớm.

56

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Chỉ một số it người cao tuôi va Gia lang tộc Mông con nhơ ro tinh trang "đất moc đa" do canh tac lâu ngay tai Băc ha, điêu khiên ho đã phải bỏ quê di cư đên thôn Lao chải, xã Tả gia khâu, hay thôn Tân hô, xã Phong niên. Khi hỏi cac cu gia vê nguôn gốc dân thôn bản, tai thôn Lao chải va Tân hô, cac cu đêu cho biêt luc con tre ho đã di cư tư Băc ha hay Si ma cai sang Mường khương. Ly do duy nhất khiên ho phải di cư la "đất trông lâu ngay thi moc đa" cây ngô không cho băp nữa nên phải di cư.

Qua khảo sát tại xã Tả gia khâu và Pha long đã thấy một điều bất ngờ là mức tiêu thụ phân hoá học NPK để trồng ngô của đồng bào Mông và Phù lá là khoảng 300-400 kg/hộ/năm (mua hết 600 ngàn VNĐ) để sản xuất ra khoảng 1.200 đến 1.500 kg ngô (trị giá khoảng 1,6 đến 2,1 triệu VNĐ). Như vậy, riêng tiền mua phân hoá học đã chiếm khoảng 32% giá bán sản phẩm. Cửa hàng dịch vụ phân bón tại cụm xã Pha long cho hay, tốc độ bán phân NPK của cửa hàng tăng rất nhanh- năm 2001 mới 137 tấn, năm 2002 lên 350 tấn. Nhiều chủ hộ nói, bây giờ không có phân NPK thì ngô cho thu hoạch rất thấp. Tình hình này báo động ba điều không tốt: (a) mức suy thoái đất đã rất nghiêm trọng do hàng năm cày xới trên các sườn dốc, vì vậy ngày càng phải bón tăng phân. (b) một mô hình nông nghiệp còn lạc hậu, nhưng đã bị phụ thuộc mạnh vào đầu tư bên ngoài. (c) liệu phương thức canh tác này sẽ tồn tại được bao lâu nữa cho đến khi "đất mọc đá" như đồng bào Mông ở Đồng văn, Bắc hà đã tự đúc kết .

Cần lưu ý rằng, do không áp dụng mô hình chống xói mòn, nên hầu hết phân bón đều bị trôi đi và như vậy muốn duy trì sản lượng thì càng ngày càng phải bón nhiều hơn. Điều này vừa không có hiệu quả kinh tế, vừa gây ô nhiễm cho hạ lưu do dùng quá nhiều phân hoá học. Chúng tôi kiến nghị chương trình khuyến nông cần dành ưu tiên cho các hoạt động tuyên truyền và áp dụng các mô hình canh tác bền vững cho đất dốc.

Phân gia suc bị lang phí, gây ô nhiễm cho người, dịch bệnh nghiêm trong cho gia suc ơ khăp các thôn vung cao.

Mặc dù đồng bào dân tộc đã biết dùng phân gia súc, nhưng tỷ lệ thu hồi phân rất thấp, nguồn phân không được xử lý tốt nên giảm chất lượng và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Phần lớn lợn nuôi theo kiểu thả rông hay xích vào một gốc cây cạnh nhà. Trâu bò cũng ít khi có chuồng riêng mà buộc vào cột nhà hay cây cối gần nhà. Gia súc dầm mưa giải nắng quanh năm, phân không được thu gom, với địa hình dốc nên mầm bệnh theo nước chảy tràn lan khắp thôn, vì vậy, tỷ lệ chết dịch rất cao. Gần như không có hộ nào được hỏi tại hai xã Tả gia Khâu và Pha long thoát khỏi dịch lợn và dịch gà trong vòng 2 năm qua. Theo thống kê của xã Pha long số đại gia súc (trâu, bò, ngựa) bị chết năm 2000 là 31 con (khoảng 4% tổng số). Tình trạng hộ nghèo vay vốn mua trâu, nhưng chưa kịp trả vốn cho ngân hàng thì trâu đã chết dịch đều được ghi nhận tại cả 3 thôn khảo sát tại Mường khương.

Phân trâu bò ngoài chuồng chưa được thu gom, không được xử lý và cất trử đúng cách đã gây lãng phí lớn và ô nhiễm cho cộng đồng nông thôn. Gần như tất cả hố phân gia súc đều không có mái che, dinh dương bị trôi đi trong suốt mùa mưa, gây lãng phí lớn. Kiến nghị không nên cho không phân bón như cũ, mà nên dành số tiền đó để vận động và khuyến khích các hộ dân thu gom và xử lý phân bón gia súc chính tại các thôn bản.

Xã Pha long hiện có 607 con trâu, 350 bo va ngưa, 1888 con lơn. Theo hệ số thải phân bón cua gia suc ơ Việt nam, tông lương phân thải cua số gia suc nay la 3.449 tấn/ năm. Uơc tinh ty lệ thu hôi phân gia suc tai xã Pha long chỉ khoảng 50% ( tinh theo gia tri chất dinh dương) va như vậy hang năm đã mất đi khoảng 1.700 tấn phân gia suc có gia tri. Theo gia tai đia phương thi số phân gia suc bi tôn thất nay tương đương vơi 510 triệu VNĐ. Lưu y răng số

57

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

phân NPK ma Chương trinh xoa đói giảm ngheo cua tỉnh Lao cai đã cấp cho dân thuộc đối tương 135 trong toan tỉnh suốt ba năm qua la 1.346 tấn/ tri gia 1,84 ty VNĐ. Như vậy chỉ riêng lang phi phân gia suc tai một xa Pha long trong ba năm cũng băng sô phân ma dư án xoá đói đa cho hộ ngheo ca tỉnh trong cùng thơi gian đó.

Vân đề dồn điền đôi thửaTình trạng manh mún đất nông nghiệp là phổ biến (chỉ một thôn Nậm tang có tới 19 hộ mà mỗi hộ có trên 20 lô đất nhỏ). Khi được hỏi có nên đổi đất cho nhau để thuận lợi khi canh tác và gần nhà hơn thì có nhiều ý kiến không giống nhau. Chỉ một số ít hộ nông dân năng động là muốn đổi đất, cho dù ban đầu có thể chịu thiệt một ít, nhưng bù lại sẽ có lô đất lớn hơn, dễ cày bừa, giảm đi lại và có hiệu quả hơn. Một số lớn nông dân chỉ an phận không muốn thay đổi, ngại làm lại giấy tờ tốn kém. Tình trạng này khiến cho chủ trương dồn điền đổi thửa của các huyện khó thực hiện, mặc dù cán bộ địa chính sãn sàng tạo thuận lợi.

Các kiên nghị chinh sách Cân tiên hanh quy hoach lai đất đai cac xã vung cao, nơi đang có nhiêu bất cập giữa đất

trông ngô cua dân va nhu câu trông rưng phong hộ đâu nguôn cua nha nươc. Cân phat triên cac chinh sach nhăm điêu hoa mâu thuân giữa quyên lơi quốc gia vê môi trường va quyên lơi cua nhân dân đia phương đang canh tac rây. Trong qua trinh quy hoach lai đất đai, nhất thiêt phải có sư tham gia thưc sư cua người dân.

Có chinh sach ưu đãi va hô trơ đăc biệt cac hộ gia đinh tư nguyện trông rưng trên cac đất lâm nghiệp đã đươc giao tai vung cao, nhăm đưa lâm nghiệp hộ gia đinh trơ thanh nguôn thu nhập quan trong va lâu dai cho dân trên vung cao, nhờ đó han chê cac đất nay bi chuyên thanh đất nông nghiệp.Hô trơ cac gia đinh xây dưng mô hinh canh tac bên vững trên đất dốc theo hương dung vốn hô trơ xã hội chi trưc tiêp cho hộ dân sau khi mô hinh đã đươc thưc thi, han chê việc cho không như trươc đây. Cac nội dung cân ưu tiên lam ngay la: Bậc thang hoa dân dân cac đất trông cây hang năm, trong tâm la đất ngô va đậu tương; Ứng dung cac mô hinh SALT1 đên SALT3; Lam chuông cho gia suc va câu tiêu cho người đê tận dung moi nguôn phân bón. Dung nguôn vốn dư an trông rưng 661hô trơ trưc tiêp cho dân trông rưng trên đất lâm nghiệp đã có bia đỏ. Điêu quan trong nhất la phải hỗ trơ để dân tư tay minh tao đươc cây giông tai chỗ, vơi giá re. Không dung giải phap dư an cấp cây con cho dân băng cach chơ tư xa đên vơi gia thanh cao va ty lệ sống thấp. Việc trông rưng phải trên cơ sơ cộng đông, nghia la dân phải ban bac va tư quyêt đinh cac giải phap thưc hiện.Tuyên truyên va ap dung "lò cứu rừng" sâu rộng trong nhân dân nhăm tiêt kiệm một lương cui đun to lơn, kê cả vung cao. Có thê dung quy hô trơ xã hội đê trưc tiêp động viên cho cac gia đinh ap dung trươc (có thê trich một phân trong số tiên cua chương trinh cấp tấm lơp va nươc sach đê hô trơ cho "lo cưu rưng"). Vê măt ky thuật va kinh nghiệm phô cập hoat động nay Việt nam đã có nhiêu kinh nghiệm tư cac dư an "lo tiêt kiệm cui" ơ nhiêu tỉnh trong cả nươc.

Bô sung cac điêu luật đê đất đai va tai nguyên có thê giao cho cộng đông. Xây dưng cac văn bản hương dân bô sung vê giao đất cho cộng đông ma trươc đây chưa có. Có cac chinh sach mơi nhăm tao thuận lơi cho việc phat triên va quản ly tai nguyên thiên nhiên trên cơ sơ cong đông.

Cân có chinh sach hô trơ, va phat huy cac yêu tố tich cưc cua rưng thiêng tai cac thôn bản. Nganh nông nghiệp va văn hoa cân phối hơp đê thống kê, đanh gia cac khu rưng thiêng hiện có đê bảo vệ va tôn tao. Vận dung cac yêu tố tich cưc trong luật tuc bảo vệ rưng thiêng nhăm nâng cao y thưc bảo vệ cac tai nguyên cộng đông khac. Biên rưng thiêng thanh cac "vườn quốc gia mini", cac mô hinh giao duc môi trường cho toan dân nhăm góp phân bảo vệ đa dang sinh hoc va duy tri bản săc văn hoa dân tộc.

Han chê manh me việc cho không trong cac dư an xoa đói giảm ngheo vung cao. Thay vao đó la cac chinh sach, giải phap khuyên khich đê tư dân lam, tư dân duy tri va phat triên cac mô hinh xoa đói giảm ngheo.

58

DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Phụ lục 1

Danh sách các thành viên nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sátPPA Lào Cai (10-31/7/2003)

1. chị Thân Thị Thiên Hương Trưởng Đoàn, cán bộ chương trình cao cấp, DFID

2. anh Hoàng Xuân Thành Trưởng Nhóm Tư vấn, Ageless3. chị Nguyễn Quỳnh Trang Tư vấn4. chị Hà Thị Phương Tiến Tư vấn 5. anh Phạm Vũ Thiên Tư vấn6. anh Bùi Thế Hùng Tư vấn7. anh Hoàng Xuân Tý Tư vấn

8. anh Phạm Ngọc Long Sở LĐ-TB-XH tỉnh Lào Cai9. chị Nguyễn Thị Ngọc Hà Sở LĐ-TB-XH tỉnh Lào Cai

10. chị Nguyễn Thị Dung Trung tâm khuyến nông huyện Bảo Thắng11. anh Nguyễn Trọng Hiếu Phòng tổ chức, LĐ-TB-XH huyện Bảo Thắng

12. anh Trương Trường Năm Phòng tổ chức, LĐ-TB-XH huyện Mường Khương13. anh Vương Văn Khìn Phòng tổ chức, LĐ-TB-XH huyện Mường Khương

14. anh Phạm Văn Việt Phó Chủ tịch UBND xã Phong Niên15. anh Trần Vũ Trụ Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Niiên16. chị Phạm Thị Hiên Cán bộ địa chính xã Phong Niên17. anh Nguyễn Thanh Quân Cán bộ Hội Nông dân xã Phong Niên

18. anh Trần đình Thảo Chủ tịch UBND xã Bản Cầm19. anh Lý Đức Sáu Chủ tịch Hội Nông dân xã Bản Cầm20. anh Nguyễn Văn Hạnh Cán bộ UBND xã Bản Cầm21. chị Phạm Minh Thúy Khuyến nông cụm xã Bản Cầm

22. anh Lền Chẩn Phủ Phó Chủ tịch HĐND xã Pha Long23. anh Nguyễn Văn Phúc Cán bộ tăng cường 135 xã Pha Long

24. anh Sùng Seo Lao Chủ tịch HĐND xã Tả Gia Khâu25. anh Nguyễn Xuân Dậu Cán bộ tăng cường 135 xã Tả Gia Khâu26. anh Nguyễn Văn Dũng Cán bộ biên phòng tăng cường 135 xã Tả Gia Khâu

59