43
CHƯƠNG V CHƯƠNG V ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

Embed Size (px)

DESCRIPTION

http://bookbooming.com/ nhà sách trực tuyến, bán sách online

Citation preview

Page 1: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

CHƯƠNG VCHƯƠNG V

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG ĐỊNH HƯỚNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG ĐỊNH HƯỚNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Page 2: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

CHƯƠNG VCHƯƠNG V: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN : ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGKINH TẾ THỊ TRƯỜNG

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TANƯỚC TA

Page 3: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới

2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

Page 4: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới

a. Một số khái niệm

- Cơ chế quản lý kinh tế (hay cơ chế kinh tế): là tổng thể những cơ cấu tổ chức và những hình thức cụ thể của quản lý kinh tế, những phương pháp quản lý kinh tế và những tiêu chuẩn pháp lý, nhờ đó, xã hội vận dụng được những quy luật kinh tế vào những hoàn cảnh cụ thể.

Page 5: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

- Cơ chế thị trường: là cơ chế vận hành của nền kinh tế chịu tác động của các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hóa (quy luật giá cả, cung – cầu, cạnh tranh...). Các quy luật ấy tự thích ứng, điều tiết lẫn nhau và trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết thị trường.

- Kinh tế thị trường: là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị trường, lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cơ sở.

Page 6: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

b. Đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới và tác động của nó

Nhà nước trực tiếp quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ trên xuống và quyết định tất cả các khâu của hoạt động sản xuất.

Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất.

Page 7: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Xác lập hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể, tương ứng với chúng là hai thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.

Không thừa nhận quan hệ kinh tế thị trường, quan hệ hàng tiền chỉ tồn tại về mặt hình thức, thực chất đó là nền kinh tế hiện vật

Bộ máy quản lỳ cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, đội ngũ quản lý kém năng lực, cửa quyền, quan liêu.

Page 8: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

→ Như vậy, với nền kinh tế đó, nhà nước nắm trực tiếp mọi khâu từ sản xuất, lưu thông đến phân phối, mà bao cấp là một đặc trưng nổi bật.

Tính bao cấp

Bao cấp giá với yếu tố đầu vào

Bao cấp giá với hàng hóa tiêu dùng

Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn

Page 9: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

→ Việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hóa tâp trung đã dẫn đến hậu quả là khủng hoảng kinh tế - xã hội vào cuối thập kỷ 70, đặc biệt là đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước.

Do đó, đổi mới kinh tế trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện mô hình kinh tế XHCN và cả nhu cầu cấp bách của nhân dân.

Page 10: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

a. Những đổi mới từng phần về cơ chế quản lý kinh tế trước 1986

- Hướng tìm tòi cho quá trình đổi mới tư duy kinh tế đã xuất hiện từ rất sớm từ phía quần chúng và các cán bộ ở cơ sở. Điển hình là việc đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp: đó là khoán hộ (khoán chui) năm 1966.

Page 11: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Chính phủ cũng có những thay đổi đáng kể:

- Chỉ thị 100 (13/1/1981) của Ban bí thư TW khóa IV: “Về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp”.- Hội nghị TW 6, khóa IV của Đảng (8/1979) có những đổi mới từng phần, như: thừa nhận quyền bán nông sản của nông dân theo giá thỏa thuận; nhận thấy sự kết hợp đúng đắn giữa lợi ích nhà nước, tập thể và cá nhân người lao động; nhận thấy sự cần thiết kết hợp kế hoạch với thị trường...

Page 12: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

- Quyết định 25-CP (21/01/1981): Về một số chủ trương và biện pháp tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.

- Quyết định 26-CP (21/1/1981): Về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước.

Page 13: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Hội nghị lần Tám, Ban chấp hành TW khóa V năm 1985 đã nhận quan liêu bao cấp là căn bệnh của toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế.

→ Vì vậy, cần xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, cải cách hệ thống tiền tệ đặt trong quan hệ với hàng hóa một cách đúng đắn, thay đổi toàn bộ cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân, từng bước thiết lập thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

Page 14: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

b. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

- Một là: kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

+ KTTT đã có mầm mống từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong CNTB.

+ Chỉ có thể chế KTTT TBCN hay cách sử dụng KTTT theo lợi nhuận tối đa của CNTB mới là sản phẩm của CNTB.

Page 15: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Hai là: kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

- Đại hội VI (1986): thể hiện bước đột phá đầu tiên tư duy của Đảng về kinh tế thị trường trên hai vấn đề cơ bản là:

+ Phê phán triệt để cơ chế quản lý cũ;

+ Đề ra yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý mới phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.

Page 16: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

+ Đại hội VI chỉ ra đặc trưng của cơ chế mới:

♦ Đặc trưng số một là tính kế hoạch;

♦ Đặc trưng thứ hai là sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa- tiền tệ.

+ Nền KTTT chỉ đối lập với nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội, nó tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau.

Page 17: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

- Đại hội VII (1991):

+ Đại hội đã xác định rằng kinh tế thị trường không đối lập với CNXH và nó cần thiết cho CNXH, thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vừa cạnh tranh, vừa hợp tác và bổ sung cho nhau.

+ Nền kinh tế đó vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thông qua các công cụ như pháp luật, chính sách, kế hoạch...

Page 18: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

- Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994): đề ra các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN:

+ Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH;

+ Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần;

+ Xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước...

Page 19: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

- Đại hội VIII (1996) bổ sung một số nhận thức về cơ chế quản lý kinh tế:

+ Thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta là một thể thống nhất với nhiều lực lượng tham gia, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo;

+ Thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch;

+ Cần xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh đặt dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Page 20: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Ba là: có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta.

Bản thân KTTT không có thuộc tính xã hội, tính chất xã hội của KTTT do quan hệ sản xuất thống trị nền

kinh tế và do bản chất của Nhà nước quyết định.

Page 21: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Đại hội IX (4/2001)

- Chính thức xác định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Nền kinh tế đó có các tiêu chí sau:

+Mục tiêu: phát triển LLSX, phát triển kinh tế,xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.

+Về chế độ sở hữu và chủ thể nền kinh tế: nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Page 22: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

+ Nhà nước có chức năng điều tiết và quản lý nền kinh tế.

+ Việc phân phối thực hiện theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác vào quá trình sản xuất.

→ Như vậy, Đại hội IX về cơ bản đã xác lập được một khung thể chế kinh tế thị trường và tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng vận hành nền kinh tế ấy.

Page 23: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Đại hội X (4/2006): chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

+ Mục tiêu cơ bản là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phát triển lực lượng sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

+ Thực hiện ba chế độ sở hữu là toàn dân, tập thể và tư nhân với nhiều hình thức sở hữu. Chủ thể nền kinh tế là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Page 24: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển con người.

+ Phân phối qua ba chế độ: theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội. Ngoài ra theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác.

+ Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, phát triển đồng bộ các loại thị trường theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.

Page 25: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

→ Tóm lại, từ Đại hội VI đến Hội nghị lần Sáu, khóa X, tư duy của Đảng về kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện và hiện thực hóa vào thực tiễn cuộc sống, chuyển đổi thành công từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Page 26: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

1. Mục tiêu và quan điểm cơ bảna. Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường - Thể chế kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm

điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Đó là các đạo luật, quy chế, các chuẩn mực về kinh tế, các định mức, chế tài, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế.

Page 27: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

- Thể chế kinh tế thị trường: là tổng thể các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường.

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN: là thể chế kinh tế thị trường trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Page 28: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

b. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Mục tiêu lâu dài đến năm 2020 ?

- Mục tiêu trước mắt đến năm 2010 ?

Page 29: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

c. Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, của thông lệ quốc tế cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đảm bảo định hướng XHCN;

- Đảm bảo sự đồng bộ giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị- xã hội, gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội.

Page 30: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

- Phải có những bước đi phù hợp trên cơ sở tổng kết cả về lý luận và thực tiễn đổi mới ở nước ta; đồng thời kế thừa có chọn lọc các thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Page 31: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

a. Thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN

Nền kinh tế đó vừa phải tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường vừa phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế của CNXH.

Page 32: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

+ Đó là nền kinh tế phát triển nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

+ Nền kinh tế đó phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì sự phát triển toàn diện của con người.

+ Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và mức đóng góp.

+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước.

Page 33: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

b. Thể chế về sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh

- Hoàn thiện thể chế sở hữu:+ Khẳng định sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều loại hình doanh nghiệp; + Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu đối với các loại tài sản mới như: trí tuệ, tài nguyên nước, khoáng sản, cổ phiếu, bất động sản...

Page 34: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

- Hoàn thiện thể chế về phân phối: đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.

+ Chính sách phân phối phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người lao động và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia. Chú trọng phân phối qua lợi ích xã hội, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế...

+ Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế.

+ Tạo mặt bằng pháp lý chung cho các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu.

Page 35: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

c. Về thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường

- Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

- Đa dạng hóa các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại.

Page 36: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, thị trường KH-CN

- Phát triển thị trường lao động, hoàn thiện chính sách tiền lương; tăng cường đào tạo nâng cao trình độ của người lao động; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và việc sử dụng lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao.

Page 37: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

d. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường

- Khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nhằm nâng cao đời sống và sự phát triển chung của xã hội.

- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng, linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN bao gồm cả bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện.

- Hoàn thiện luật pháp bảo vệ môi trường với những chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm những vi phạm.

Page 38: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

e. Hoàn thiện thể chế về vai trò của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển KT-XH

- Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc chỉ đạo nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xác định rõ, cụ thể, đầy đủ hơn mô hình KTTT định hướng XHCN.

- Vai trò quản lý của Nhà nước thể hiện ở việc phát huy mặt tích cực, ngăn chặn mặt hạn chế của cơ chế thị trường.

- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức nghề nghiệp và nhân dân trong việc phát triển KTTT định hướng XHCN.

Page 39: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

3. Đánh giáa. Kết quả và ý nghĩa- Thứ nhất, sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi

thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế KTTT định hướng XHCN và đã được thể chế hóa thành Hiến pháp và pháp luật.

- Thứ hai, từ sở hữu toàn dân và tập thể, từ kinh tế quốc doanh và hợp tác xã là chủ yếu chuyển sang chế độ sở hữu với nhiều hình thức sở hữu và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tồn tại đan xen, hỗn hợp. Trong đó, sở hữu toàn dân và kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Page 40: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

- Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới.

- Vấn đề phát triển kinh tế được gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói, giảm nghèo và đã đạt được những kết quả tích cực.

→ Thể chế KTTT định hướng XHCN đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước.

Page 41: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

b. Hạn chế và nguyên nhân- Quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN còn

chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

- Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất. Việc xử lý các vấn đề liên quan còn nhiều vướng mắc.

- Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối chưa được giải quyết tốt, làm thất thoát tài sản của Nhà nước

Page 42: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

- Hệ thống thị trường hình thành chưa đồng bộ nhất là thị trường vốn, bất động sản, thị trường công nghệ.

- Cơ cấu tổ chức và vận hành của bộ máy Nhà nước còn nhiều bất cập, cải cách hành chính chậm và chưa đạt yêu cầu đặt ra.

- Chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội còn chậm đổi mới, chất lượng các dịch vụ y tế giáo dục còn thấp; khoảng cách giàu nghèo còn lớn, hệ thống an sinh xã hội còn sơ khai…

Page 43: Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên:- Thể chê kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là

một thể chế kinh tế hoàn toàn mới, xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp, lại thêm nhận thức của chúng ta về KTTT còn nhiều hạn chế, lý luận không theo kịp thực tiễn. Do đó, không thể tránh khỏi các hạn chế nêu trên.

- Năng lực thể chế hóa, tổ chức và thực hiện của Nhà nước còn yếu, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.

- Vai trò tham gia hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và các tổ chức nghề nghiệp còn yếu.