10
https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020 BP.NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] [email protected] Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu nếu được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2017 và có hiệu lực trong vòng 5 năm, đối tượng là các khoản nợ phát sinh trước ngày 31/12/2016. Do vậy, các chuyên gia cho rằng quy định này chưa hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh nợ xấu luôn phát sinh và gia tăng trong thời gian tới, đồng thời, có thể sẽ tạo ra rào cản trong tiến trình xử lý nợ xấu. Xử lý nợ xấu không phải là cho riêng ngân hàng mà ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế, giải phóng được “cục máu đông” nợ xấu sẽ có nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế. Về lâu dài, cần có luật điều tiết hoặc cần sửa đổi Luật để có thể áp dụng trong một khoảng thời gian dài về sau, tháo gỡ triệt để tận gốc của vấn đề. Tin nổi bật Xử lý nợ xấu: Nghị quyết không phải để hợp thức hóa các vi phạm NHNN: Phấn đấu giảm lãi suất cho vay 5 giải pháp cho chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm Tương lai sẽ có thêm các sản phẩm phái sinh chỉ số Giám sát chặt DNNN vay vốn nước ngoài ASEAN - Kinh tế bùng nổ nhưng vẫn bị “chảy máu chất xám” BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 06/06) HOSE 751,31 1,05% HNX 95,74 0,86% D,JONES CK Mỹ 21.136,23 0,23% STOXX CK C,Âu 3.554,18 0,71% CSI 300 CK TQ 3.492,88 0,70% Vàng (cập nhật lúc 08h15 ngày 07/06) SJC Ng,đ/L 36.590 0,16% Quốc tế USD/Oz 1.294,40 1,18% Tgiá USD/VND BQ LNH 22,401 0,01% EUR/USD 1,1274 0,10% Du WTI USD/th 47,99 0,95% 6

hoav - sacombank.com.vn tin Kinh te... · 1/7/2017 và có hiệu lực trong vòng 5 năm, đối tượng là các khoản nợ phát sinh trước ngày 31/12/2016. Do vậy, các

  • Upload
    lydang

  • View
    212

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

hoav

BP.NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] [email protected]

Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu nếu được

Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực kể từ ngày

1/7/2017 và có hiệu lực trong vòng 5 năm, đối tượng

là các khoản nợ phát sinh trước ngày 31/12/2016. Do

vậy, các chuyên gia cho rằng quy định này chưa

hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh nợ xấu luôn phát

sinh và gia tăng trong thời gian tới, đồng thời, có thể

sẽ tạo ra rào cản trong tiến trình xử lý nợ xấu. Xử lý

nợ xấu không phải là cho riêng ngân hàng mà ảnh

hưởng đến cả một nền kinh tế, giải phóng được “cục

máu đông” nợ xấu sẽ có nguồn vốn cho tăng trưởng

kinh tế. Về lâu dài, cần có luật điều tiết hoặc cần sửa

đổi Luật để có thể áp dụng trong một khoảng thời

gian dài về sau, tháo gỡ triệt để tận gốc của vấn đề.

Tin nổi bật

Xử lý nợ xấu: Nghị quyết không phải để hợp thức

hóa các vi phạm

NHNN: Phấn đấu giảm lãi suất cho vay

5 giải pháp cho chính sách tiền tệ từ nay đến

cuối năm

Tương lai sẽ có thêm các sản phẩm phái sinh

chỉ số

Giám sát chặt DNNN vay vốn nước ngoài

ASEAN - Kinh tế bùng nổ nhưng vẫn bị “chảy

máu chất xám”

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 06/06)

HOSE 751,31 1,05%

HNX 95,74 0,86%

D,JONES CK Mỹ 21.136,23 0,23%

STOXX CK C,Âu 3.554,18 0,71%

CSI 300 CK TQ 3.492,88 0,70%

Vàng (cập nhật lúc 08h15 ngày 07/06)

SJC Ng,đ/L 36.590 0,16%

Quốc tế USD/Oz 1.294,40 1,18%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22,401 0,01%

EUR/USD 1,1274 0,10%

Dầu

WTI USD/th 47,99 0,95%

6

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Xử lý nợ xấu: Nghị quyết không phải để

hợp thức hóa các vi phạm

Thống đốc đã trình QH dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu. Dự thảo này được

giới chuyên gia đánh giá là gỡ được nhiều nút thắt trong xử lý nợ xấu hiện nay,

đặc biệt là điểm nghẽn từ TSĐB. Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã trao

quyền thu giữ TSĐB cho TCTD; đồng thời áp dụng thủ tục rút gọn trong giải

quyết tranh chấp tại tòa. Đây cũng là lần đầu tiên quyền của chủ nợ được công

nhận. Chuyên gia Vũ Đình Ánh cho rằng: "Điểm đột phá quan trọng nhất của

Nghị quyết đó là việc tháo các nút thắt liên quan tới xử lý các TSĐB, tài sản thế

chấp mà có liên quan tới các khoản nợ xấu. Nếu chúng ta không xử lý được

các khoản TSĐB cũng như tài sản thế chấp bằng các quy định pháp lý khả thi

và hợp pháp thì nợ xấu sẽ vẫn tiếp tục là cục máu đông trong nền KT và khi

cục máu đông đó càng lớn lên thì chắc chắn sẽ tác động rất tiêu cực tới toàn

nền KT"… Dự thảo được coi là một trong những điểm nhấn đáng chú ý kể từ

khi chủ trương tái cơ cấu hệ thống NH và đề án xử lý nợ xấu được triển khai từ

2011 đến nay. Tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại Dự thảo có phần ưu tiên đối

với các TCTD và buông lỏng trách nhiệm của những cán bộ NH đã gây ra nợ

xấu. Theo CT.HĐTV VAMC, Nghị quyết này khi được ban hành không phải là

để hợp pháp hóa các hành động trái pháp luật, mà vẫn đề cập nguyên tắc là

phải xử lý trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp luật tạo ra

nợ xấu. Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, Chính phủ và QH nên tạo thông lệ

tốt cho việc xử lý cả những khoản nợ xấu phát sinh sau ngày 31/12/2016. Cụ

thể: "Sau thời điểm 2016, nợ xấu vẫn còn tồn tại và nếu sau này có những

khoản nợ xấu phát sinh mới mà nó đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện của

Nghị quyết thì tại sao lại không cho phép áp dụng Nghị quyết để xử lý nó? Như

vậy, vô hình chung tạo ra rào cản đối với tiến trình xử lý nợ xấu. Các khoản nợ

xấu sau thời điểm 31/12/2016 giả sử đáp ứng được đầy đủ điều kiện về tiêu

chuẩn của nợ xấu mà được VAMC hoặc tổ chức khác mua lại thì không nên

quy định hẹp hòi là họ không được điều chỉnh theo Nghị quyết này của Quốc

hội"… Xử lý nợ xấu không phải là cho riêng NH mà ảnh hưởng đến cả một nền

KT, giải phóng được cục máu đông nợ xấu sẽ có nguồn vốn cho tăng trưởng

KT. Về lâu dài, cần có luật điều tiết hoặc cần sửa đổi Luật để có thể áp dụng

trong một khoảng thời gian dài về sau, tháo gỡ triệt để tận gốc của vấn đề.

NHNN: Phấn đấu giảm lãi suất cho vay NHNN vừa công bố tình hình hoạt động NH 5 tháng đầu năm trong đó mặt

bằng LS huy động và cho vay của các TCTD diễn biến ổn định và phấn đấu

giảm LS cho vay. Theo đó, đến 19/5, tổng phương tiện thanh toán 4,41% sv

, thanh khoản hệ thống TCTD đảm bảo, cuối năm 2016, huy động vốn 4,11%

Tài chính – Ngân hàng

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

đáp ứng nhu cầu TTTD của nền KT và đầu tư cho TPCP. Mặt bằng LS huy

động và cho vay của các TCTD diễn biến ổn định. NHNN đã tập trung điều

hành các giải pháp để giữ ổn định mặt bằng LS thông qua điều tiết thanh

khoản hợp lý hỗ trợ các TCTD ổn định LS, tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm

chi phí, nâng cao hiệu quả KD để giữ ổn định LS huy động, phấn đấu giảm LS

cho vay. Kết quả, mặt bằng LS thị trường đạt được mục tiêu giữ ổn định, một

số NH áp dụng chương trình cho vay đối với một số đối tượng khách hàng với

LS ưu đãi. Hiện LS cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn và 9-

11%/năm đối với trung và dài hạn; khách hàng tốt, LS cho vay ngắn hạn từ 4-

5%/năm. Đối với thị trường ngoại tệ, trong 5 tháng đầu năm về cơ bản ổn định,

tỷ giá diễn biến phù hợp với mục tiêu điều hành của NHNN, qua đó góp phần

ổn định KTVM và tạo điều kiện cho DN chủ động trong SXKD, phòng ngừa rủi

ro tỷ giá. Khi có điều kiện thuận lợi NHNN đã mua ngoại tệ từ TCTD để bổ

sung dự trữ ngoại hối Nhà nước, hệ thống các TCTD tiếp tục mua được ngoại

tệ từ khách hàng. Nếu sv cuối năm 2016 thì tỷ giá tương đối ổn định (trong đó tỷ

giá trung tâm 1,02%, tỷ giá LNH 0,24%, tỷ giá của Vietcombank 0,15% sv cuối

năm trước). Về hoạt động tín dụng, NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp tín

dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng,

đồng thời NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp tạo điều

kiện trong tiếp cận vốn tín dụng, tập trung vốn tín dụng vào lĩnh vực SXKD;

kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; ban hành Thông tư

quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng nhằm tăng tính

công khai, minh bạch trong hoạt động cho vay. Cụ thể, đến 25/5 tín dụng

- là mức tăng cao sv các năm gần đây (cùng kỳ 2016 6,53% sv cuối năm 2016

5%, cùng kỳ 2015 4,5%); cùng với mặt bằng LS được giữ ổn định đã đáp ứng

tốt cho nhu cầu vốn phục vụ SXKD. Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát và xử lý

hiệu quả, đến cuối tháng 3, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,55%.

Năm giải pháp cho chính sách tiền tệ

từ nay đến cuối năm

NHNN cho biết, từ nay đến cuối năm, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính

phủ và nhiệm vụ trọng tâm của ngành, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh

hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách KTVM khác

nhằm bảo đảm ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát, gồm: (i) Theo dõi sát diễn

biến vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước để chủ động, kịp thời thực

hiện các giải pháp điều hành phù hợp. Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công

cụ CSTT nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tạo thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu

TTCK và thị trường vốn, ổn định thị trường ngoại tệ, kiểm soát tốc độ tăng tổng

phương tiện thanh toán, tín dụng theo định hướng đề ra; (ii) Điều hành LS phù

hợp với diễn biến KTVM, lạm phát và thị trường tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng

LS. Tiếp tục chỉ đạo TCTD tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả KD để ổn

định LS huy động và có điều kiện phấn đấu giảm LS cho vay nhằm chia sẻ khó

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động;

(iii) Tiếp tục điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phối hợp đồng bộ các giải

pháp và các công cụ CSTT nhằm hỗ trợ ổn định tỷ giá, cân nhắc thận trọng

việc bán can thiệp thị trường ngoại tệ trong trường hợp cung cầu ngoại tệ mất

cân đối để đảm bảo tỷ giá không biến động quá mức, gây tâm lý bất ổn trên thị

trường, hạn chế các yếu tố đầu cơ, găm giữ ngoại tệ làm ảnh hưởng đến mục

tiêu ổn định giá trị đồng tiền và KTVM; (iv) Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung

vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực SXKD hiệu quả theo chỉ đạo

của Chính phủ; Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chương trình tín dụng đặc thù

của Chính phủ như lúa gạo, cà phê, thủy sản,...; Triển khai cho vay khuyến

khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và

nghiên cứu sửa đổi... Đồng thời, NHNN chỉ đạo các TCTD tiếp tục triển khai

các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN, người dân tiếp

cận nguồn vốn tín dụng để phát triển SXKD, đặc biệt đối với ngành chăn nuôi

lợn, SX thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y...; (v) Tiếp tục phối hợp chặt

chẽ với chính sách tài khóa cũng như với các chính sách KTVM khác để thực

hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định KTVM, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.

Tương lai sẽ có thêm các sản phẩm

phái sinh chỉ số

Cuối tháng 5, CT.HĐQT HOSE và HNX đã ký Quyết định liên tịch, ban hành

Quy tắc XD và quản lý Bộ chỉ số VNX-Index. Theo đó, bên cạnh chỉ số VNX

Allshare, được tính từ ngày cơ sở 21/10/2016 với mốc điểm 1.000 điểm, sẽ có

thêm chỉ số VNX 50, dự kiến ngày cơ sở là 21/7/2017. CT.HĐQT HOSE cho

biết, ở TTCK phát triển, các SGDCK đã phát triển nhiều loại chỉ số để phục vụ

cho các nhu cầu đa dạng của NĐT. Thị trường sẽ sàng lọc và lựa chọn những

chỉ số ưa thích nhất. Chỉ số nào được ưa thích và trở nên hữu dụng thì chỉ số

đó được coi thành công, là chỉ số chính của TTCK, chẳng hạn tại Mỹ là

DowJones, S&P500, tại Hàn Quốc có Kopix200… Tại VN, trên nền 2 bộ chỉ số

tại 2 Sở, loại hình quỹ đầu tư chỉ số đã được ra đời, lấy chỉ số VN30 và HNX30

làm cơ sở. Việc phát triển sản phẩm mới VNX 50 sẽ tạo cơ sở cho việc phát

triển thêm sản phẩm các quỹ đầu tư chỉ số, đồng thời cũng là yếu tố cần thiết

để phát triển sản phẩm phái sinh trên chỉ số mới này. Trong việc XD các bộ chỉ

số, tiêu chuẩn chọn lựa đưa vào rổ tính là yếu tố quyết định. Theo ông Huy

Nam, chuyên gia CK, tại Mỹ, những cổ phiếu tốt vượt tiêu chuẩn cũng bị loại

khỏi rổ tính chỉ số. VN hiện nay mới chỉ loại cổ phiếu kém, không đạt y/c chung

của quy tắc XD chỉ số… Bộ chỉ số 2 Sở xây dựng sẽ lọc cổ phiếu theo 3 tiêu

chí: tư cách cổ phiếu, tỷ lệ thanh khoản tối thiểu (tỷ suất vòng quay CK ≥0,02%)

và tỷ lệ free - float (> 5%). Việc xác định các mức lọc này xuất phát từ thực tế

vốn Nhà nước trong nhiều DNNY còn lớn và tính thanh khoản trên sàn còn

nhỏ. Trong tương lai, khi TTCK sôi động hơn, sẽ tạo điều kiện để xây nên chỉ

số CK chất lượng, thông qua việc nâng dần các bộ lọc cổ phiếu vào rổ tính.

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Giám sát chặt doanh nghiệp Nhà nước

vay vốn nước ngoài

Tổng bí thư ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa XII về

tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN (NQ 12-NQ/TW). Theo

đó: Kiên quyết CPH, bán vốn… - Nghị quyết khẳng định DNNN là DN do Nhà

nước nắm giữ 100% VĐL hoặc cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức, hoạt

động dưới hình thức CTCP, hoặc Cty TNHH. Chỉ tập trung vào những lĩnh vực

then chốt, thiết yếu, ở những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh. Và

những lĩnh vực mà DN thuộc các thành phần KT khác không đầu tư. Y/c tách

bạch nhiệm vụ của DNNN SXKD hàng hóa, DV thông thường và nhiệm vụ của

DNNN sản xuất, cung cấp hàng hóa, DV công ích. Kiên quyết CPH, bán vốn

tại những DN mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn

góp chi phối, kể cả những DN đang KD có hiệu quả. Xử lý triệt để, bao gồm cả

việc cho phá sản các DNNN yếu kém. Cũng như phải tách bạch, phân định rõ

chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà

nước đối với mọi loại hình DN, chức năng quản trị KD của DNNN. Mục tiêu cơ

cấu lại, đổi mới DNNN 2017 -2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại DNNN, DN

có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực. Đến 2030, hầu hết các DNNN có

cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần. Phát triển một số tập đoàn KT

Nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh KV và

quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền KT; Cho phá sản

DNNN không có phương án phục hồi khả thi - Nghị quyết y/c trong quá trình

đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, cần tà soát, đánh giá toàn diện thực trạng và phân

loại DNNN, dự án, công trình đầu tư và vốn, tài sản Nhà nước tại DN để có giải

pháp cơ cấu lại, xử lý phù hợp. Kiên quyết xử lý dứt điểm DNNN, các dự án

đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả. Đối với DN mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ

phần, vốn góp chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp thì thực hiện

CPH, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản. Đối với những DN mà Nhà nước

cần nắm giữ 100% vốn hoặc cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối thì cơ cấu

lại bằng cơ chế, chính sách phù hợp. Mở rộng các phương thức bán cổ phần,

vốn góp, kể cả bán toàn bộ DNNN, cũng như áp dụng biện pháp phá sản theo

quy định của pháp luật đối với DNNN lâm vào tình trạng phá sản mà không có

phương án phục hồi khả thi. Đối với những dự án đầu tư thua lỗ, thực hiện cơ

cấu lại và chuyển nhượng dự án cho NĐT thuộc thành phần KT khác…; Vận

hành theo cơ chế thị trường - Nghị quyết nhấn mạnh xóa bỏ các cơ chế can

thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho DNNN, đối xử bất bình đẳng với

doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các

nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, KD, tài chính,

Kinh tế Việt Nam

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

thuế... Phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của DNNN trong việc hình thành và

mở rộng các chuỗi SX, cung ứng. Hạn chế SXKD khép kín, cục bộ, không

minh bạch trong DNNN. Chậm nhất đến 2018, thành lập 1 cơ quan chuyên

trách của Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN theo hướng: thực

hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN, cổ

phần, vốn góp của Nhà nước tại DN.

GDP: Nên theo đuổi lượng hay chất?

VN có đạt được mức tăng trưởng GDP 6,7% năm 2017 đang là vấn đề không

chỉ nóng trong nghị trường QH, mà còn nhận được sự quan tâm rất lớn của dư

luận. Tăng trưởng GDP Q.I thấp hơn cùng kỳ 2016 (5,1% sv 5,48%). Vì vậy, để

đạt được tốc độ tăng trưởng KT như kỳ vọng, các quý còn lại phải TB >7%.

Khả năng này tương đối khó khăn, đặc biệt, nếu nhìn vào các chỉ số KTVM

Q.I. Cụ thể, chỉ số SX công nghiệp 4,1% (sv mức 7,4% năm 2016). Tăng

trưởng GDP quý chủ yếu do ngành khai khoáng và XD nhưng khai khoáng

tăng trưởng âm 10% trong Q.I/2017 do sản lượng khai thác dầu 14,9% và

than đá 5,6% sv cùng kỳ 2016. Ngành XD cũng tăng trưởng chậm lại sv cùng

kỳ (6,1% sv 9,9%)… Theo cách tính lâu nay, khi tổng giá trị tăng thêm của các

ngành KT tăng, GDP sẽ tăng. Điều này đồng nghĩa, tăng lương chắc chắn sẽ

làm tăng GDP. Nghịch lý hơn, dù VN có đi ngược lại những mục tiêu đang

được đặt ra như tăng biên chế, đầu tư tràn lan không cần tính đến hiệu quả,

thậm chí, không kiểm soát để tham nhũng có thêm cơ hội, bong bóng BĐS...

cũng làm tăng GDP. Nếu coi GDP là chỉ số duy nhất để đánh giá nền KT, sự

vô lý nêu trên không phải là khiếm khuyết duy nhất. GDP tăng do chi thường

xuyên để nuôi bộ máy khổng lồ, do đầu tư dàn trải hay các công trình xây xong

không biết để làm gì nhưng vẫn làm tăng GDP trong nhất thời. Đi kèm theo đó

nguồn lực của nền KT bị giảm; hậu quả tất yếu là phải đi vay và nợ nần tăng

lên. Một nền KT như vậy đến một lúc nào đó sẽ gặp rủi ro… Tính toán hệ số

co giãn (hệ số đóng góp) của đầu ra tương ứng với lao động và vốn từ Bảng cân

đối liên ngành 2007 và 2012 cho thấy nếu đầu ra là tổng giá trị gia tăng thuần

(gross value added net - GVAN) theo giá cơ bản, hệ số co giãn của lao động tăng

từ 64% (2007) lên 78% (2012), với giả thiết tỷ lệ thu nhập không đổi theo quy

mô thì hệ số co giãn của vốn giảm từ 36% xuống 22%. Điều này cho thấy

trong giai đoạn 2011-2014 phải cần một lượng vốn lớn hơn giai đoạn trước rất

nhiều mới tạo ra được sự tăng lên của tổng giá trị tăng thêm ròng. Ngoài ra,

điều đó cũng cho thấy hằng năm lương tăng xấp xỉ 10% (2016 14,5%), nhưng

NSLĐ không tăng, khiến cấu trúc trong giá trị tăng thêm ngày càng lệch lạc,

dẫn đến nguồn lực ngày một giảm. Càng bất bình thường hơn khi so sánh với

hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) VN giai đoạn 2011-2015 là 4,57.

Việt Nam hiện có 325 khu công nghiệp

và 16 khu kinh tế

Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế, tính đến hết tháng 5/2017, cả nước có 325

khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 94.900

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

ha. Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64.000 ha, chiếm 67% tổng

diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 220 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện

tích đất tự nhiên 60.900 ha và 105 KCN trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt

bằng và XDCB với tổng diện tích đất tự nhiên 34.000 ha. Tỷ lệ lấp đầy các

KCN đạt 51,5%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.

Tính đến tháng 5, 16 các khu kinh tế (KKT) ven biển đã thành lập với tổng diện

tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 815.000 ha. Ngoài ra, còn có 2 KKT (KKT ven

biển Thái Bình, tỉnh Thái Bình và KKT Ninh Cơ, tỉnh Nam Định) có trong quy hoạch

nhưng chưa được thành lập. Trong 16 KKT ven biển có 36 KCN, khu phi thuế

quan được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 16.100 ha, trong đó diện

tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 7.800 ha, chiếm khoảng 48% tổng

diện tích đất tự nhiên. Về thu hút đầu tư, các KCN, KKT đã thu hút được 375

dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu

tư đăng ký đạt gần 6,2 tỷ USD và 318 dự án đầu tư trong nước và điều chỉnh

tăng vốn cho 115 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 108.000

tỷ đồng. Một số dự án lớn đăng ký đầu tư trong 5 tháng năm 2017: Dự án SX

sợi lốp KVT-1 (tổng vốn đầu tư 220 triệu USD) do Kolon Industries Inc đầu tư tại

KCN Bàu Bàng, Bình Dương; Dự án nhà máy SX thép của Tập đoàn Hòa Phát

(60.000 tỷ đồng) tại KKT Dung Quất, Quảng Ngãi; Dự án mở rộng nhà máy của

Cty TNHH Samsung Display VN (2,5 tỷ USD) tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh.

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Toanf

ASEAN - Kinh tế bùng nổ nhưng vẫn bị

“chảy máu chất xám”

Kể từ 2010-2011, số người có trình độ đại học ở ASEAN rời nước mình đi làm

việc ở các nước giàu hơn trong OECD (34 nước KT thị trường phát triển nhất thế

giới) 66% trong thập niên này lên tới 2,8 triệu, theo một nghiên cứu gần đây

của ADB. Hơn ½ đến từ Philippines, với hàng trăm ngàn người khác làm việc ở

các KV ngoài OECD như Trung Đông. Xu hướng này vẫn tiếp tục tồn tại, với số

người Philippines đi làm ở nước ngoài 27% trong khoảng từ 2011 đến 2015.

Gần 10% các công dân có học thức cao của Philippines, Singapore và Việt

Nam sống ở các nước OECD. Đối với Lào và Campuchia, tỷ lệ này là khoảng

15%. Hiện tượng này vẫn diễn ra ngay cả khi ASEAN đã có những tiến bộ to

lớn trong việc thúc đẩy giáo dục trong những thập kỷ gần đây. Hơn 50% người

Philippines, Malaysia và Singapore ở các nước OECD có trình độ học vấn cao,

sv mức trung bình 30%. Những người đến từ ASEAN thường có trình độ học

vấn cao hơn hoặc có kinh nghiệm hơn nhiều sv y/c của công việc. Khoảng 52%

người lao động từ Thái Lan bị “thừa tiêu chuẩn” và con số này là 40% đối với

người từ Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Mặc dù nền KT

đang bùng nổ, với các nước gồm Việt Nam, Philippines, Lào, Myanmar và

Campuchia có mức tăng trưởng >6%, nhưng công dân có học vẫn có xu hướng

tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài. Lý do là họ bị hấp dẫn bởi “Mức lương cao và

điều kiện làm việc tốt hơn, triển vọng học tập và phát triển nghề nghiệp liên tục

cũng như cơ hội làm việc với những nhân tài từ khắp nơi trên thế giới”.

Lào - Nhận hỗ trợ từ IFC để thúc đẩy

các SME

IFC cam kết sẽ cung cấp cho Banque Franco Lao (BFL) của Lào một khoản

vay trị giá 10 triệu USD để hỗ trợ tài chính cho các DNVVN (SMEs) tại quốc gia

này. Với khoản vay này, IFC dự kiến sẽ nâng gấp đôi khoản cho vay dành cho

SMEs lên hơn 100 triệu USD tính đến 2020. Mặc dù sử dụng đến 70% nguồn

lao động trong nước nhưng SMEs chỉ đóng góp khoảng 16% vào GDP của

Lào, thấp hơn nhiều sv các quốc gia khác trong KV… Thiếu nguồn vốn chính là

cản trở chính cho sự phát triển hoạt động KD và khoản đóng góp của họ tới

nền KT. Ít hơn 20% SMEs tại Lào có thể tiếp cận tín dụng trung hạn, điều này

gây khó khăn cho quá trình phát triển cũng như khả năng cạnh tranh của họ sv

SMEs khác tại châu Á.

Kinh tế Quốc tế

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số http://www.hsx.vn/

http://hnx.vn/web/guest/home

http://www.bloomberg.com/markets/

http://www.sjc.com.vn/

http://goldprice.org/

http://www.bloomberg.com/markets/commodities/futures/

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?centerWidth=80%25&leftWidth=20%25&rightWidth=0

%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-

state=az57x7njj_4&_afrLoop=564852868666178#!%40%40%3F_afrLoop%3D564852868666178%26center

Width%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26sh

owHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D1cs37zaa0q_4

Tài chính - NH http://cafef.vn/xu-ly-no-xau-nghi-quyet-khong-phai-de-hop-thuc-hoa-cac-vi-pham-2017060608370783.chn

http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/tuong-lai-se-co-them-cac-san-pham-phai-sinh-chi-so-

189897.html

http://vietstock.vn/2017/06/nhnn-phan-dau-giam-lai-suat-cho-vay-757-540329.htm

http://cafef.vn/5-giai-phap-cho-chinh-sach-tien-te-tu-nay-den-cuoi-nam-20170606160241439.chn

Tin KT vĩ mô http://ndh.vn/viet-nam-hien-co-325-khu-cong-nghiep-va-16-khu-kinh-te-20170606100758114p4c145.news

http://nhipcaudautu.vn/kinh-te/gdp-nen-theo-duoi-luong-hay-chat-3319072/

http://vietstock.vn/2017/06/giam-sat-chat-doanh-nghiep-nha-nuoc-vay-von-nuoc-ngoai-768-540397.htm

Tin KT Quốc tế http://ndh.vn/kinh-te-bung-no-nhung-dong-nam-a-van-bi-chay-mau-chat-xam-

20170606090852733p145c151.news

http://vietstock.vn/2017/06/lao-nhan-ho-tro-tu-ifc-de-thuc-day-cac-sme-1327-540321.htm

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG LS LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

BĐS BĐS Mua bán, sáp nhập M&A

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng NH

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng bán lẻ NHBL

Chính sách tiền tệ CSTT NHNN NHNN

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP

DNNN DNNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMNN

DN tư nhân DNTN NSNN NSNN

DN vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI NK NK

Dự án DA SX KD SXKD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tài sản bảo đảm TSBĐ

Đăng ký KD ĐKKD TCTD TCTD

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng tài sản TTS

Giấy chứng nhận GCN Tổng SP quốc nội GDP

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Hợp đồng tín dụng HĐTD Trái phiếu Chính phủ TPCP

Khách hàng DN KHDN Trái phiếu DN TPDN

Khách hàng cá nhân KHCN TTCK TTCK

KT vĩ mô KTVM VN VN

Kho bạc Nhà nước KBNN Vốn điều lệ VĐL

KV KV Vốn tự có VTC

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Xã hội XH

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED XK XK

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Ngân hàng thế giới World Bank Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Hiệp hội Thép VN VSA

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX

KV sử dụng đồng euro EUROZONE Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM HOSE

Liên minh châu Âu EU Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Tổng cục thống kê GSO