20

Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010
Page 2: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

Thực phẩm công nghiệp là gì?

Thực phẩm công nghiệp là những thực phẩm được chế biến sẵn, được bao gói và có thời hạn bảo quản trên 24 giờ. Các thực phẩm này được

các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong và ngoài nước chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sử dụng các thực phẩm đa

dạng mà không cần mất nhiều thời gian chế biến. Mỗi năm ước tính số lượng mặt hàng thực phẩm

mới gia tăng trên 1.500 mặt hàng.

Page 3: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

1. LỰA CHỌN THỊT, CÁ, LƯƠNG THỰC, RAU, CỦ, QUẢ CHẾ BiẾN SẴN:

2. LỰA CHỌN SỮA, CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA

3. LỰA CHỌN DẦU THỰC VẬT

Page 4: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

1. LỰA CHỌN THỊT, CÁ, LƯƠNG THỰC, RAU, CỦ, QUẢ CHẾ BiẾN SẴN:

Trước hết bạn cần biết tên và nhãn hiệu của sản phẩm. Nhãn hiệu sản phẩm thường là do nhà sản xuất đặt tên cho sản phẩm hay một nhóm sản phẩm để người tiêu dùng dễ nhận biết. Thông qua nhãn hiệu, nhà sản xuất cũng muốn khẳng định chất lượng của sản phẩm mà họ đem đến cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất càng nghiêm túc, có uy tín, có sản phẩm với chất lượng phù hợp và ổn định thì nhản hiệu càng nổi tiếng và càng được người tiêu dùng biết tới và thời gian tồn tại càng dài.

Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nơi đóng gói: có ghi và ghi rõ ràng, cụ thể hay không. Đây chính là người bảo đảm và chịu trách nhiệm về sản phẩm mà bạn sử dụng. Những sản phẩm mà tên và địa chỉ của nhà sản xuất không ghi hoặc ghi không rõ ràng, viết tắt, dễ gây nhầm lẫn thì rất có thể là hàng nhái, hàng giả. Và khi cần, bạn cũng không biết phải khiếu nại với ai vì không thể xác định được người chịu trách nhiệm đối với sản phẩm.

Page 5: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

3. Các thành phần tạo nên sản phẩm, bao gồm cả nguyên liệu và phụ gia thực phẩm (nếu có). Nhờ thành phần nguyên liệu, bạn có thể tìm được đúng loại thực phẩm mà bạn đang cần hoặc có phải là loại thực phẩm mà bạn cần tránh sử dụng.Ví dụ: Bác sĩ khuyên bạn không nên ăn trứng, như vậy, bạn cần tránh những thực phẩm có một trong những thành phần là trứng.4. Có thông tin về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm không? Giá trị dinh dưỡng thường được thể hiện bằng các chất đa lượng như đạm, béo đường, năng lượng. Một số sản phẩm còn được liệt kê một phần hoặc toàn bộ các chất vi lượng như các loại vitamin, khoáng chất.Giá trị dinh dưỡng thường được tính trên 1 đơn vị khối lượng hay thể tích (thường là trên 100g hoặc 1 lít; 100ml của sản phẩm) hoặc 1 khẩu phần ăn có trong hướng dẫn.

Page 6: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

5. Có phải là thực phẩm đặc biệt không? Thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dành cho trẻ em… hoặc thực phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt như Taurin, DHA, sắt, calci…6. Hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản: Đây là thông tin rất cần thiết để bạn có thể sử dụng sản phẩm một cách hữu hiệu và tốt nhất. Ví dụ: sản phẩm cần bảo quản lạnh hoặc bảo quản nơi khô mát, đậy kín…Hãy tìm thông tin nhà sản xuấtNhững sản phẩm nghiêm túc bao giờ cũng có tên và địa chỉ rõ ràng của nhà sản xuất.7. Hạn sử dụng của sản phẩm chính là thời gian mà sản phẩm còn sử dụng tốt nếu được bảo quản đúng như hướng dẫn. Có hai cách ghi hạn sử dụng thông thường:Cách 1: Ghi ngày sản xuất và thời hạn bảo quản. Ví dụ: ngày sản xuất là 20/11/10; thời hạn bảo quản là 1 năm, thì sẽ hết hạn sử dụng vào ngày 20/11/11.Cách 2: Ghi ngày sẽ hết hạn sử dụng. Tiếng Việt thường được ghi bằng chữ “Dùng trước”; “Sử dụng tốt nhất trước”; “Hạn dùng”; “Hạn sử dụng”; hoặc tiếng Anh ghi là “Best Before”; “Use Before”; “Exp.date”.

Page 7: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

8. Có áp dụng các biện pháp chế biến đặc biệt không?Thực phẩm có sử dụng công nghệ biến đổi gen thường được ghi là “Có sử dụng công nghệ gen” hoặc “GMO”. Hiện nay còn rất nhiều tranh cãi trong việc sử dụng loại thực phẩm này.Thực phẩm áp dụng chiếu xạ thì được ghi là “Thực phẩm chiếu xạ” hoặc có in hình biểu tượng trên bao bì. Tại các nước phát triển, việc đưa chiếu xạ vào chế biến, bảo quản thực phẩm đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi.9. Có hay không số công bố chất lượng hoặc sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn nào? Đây là nội dung không bắt buộc phải ghi trên bao bì nhưng hầu hết các doanh nghiệp tự nguyện đưa lên.Số công bố là số mà cơ quan có thẩm quyền cấp xác nhận sản phẩm này đã được công bố chất lượng với những chỉ tiêu chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm.10. Khối lượng tịnh: là khối lượng của sản phẩm có trong gói, không kể bao bì. Dựa vào khối lượng này, bạn có thể tính toán được lượng thực phẩm cần sử dụng trong bữa ăn gia đình cho cân đối và phù hợp; tính được số thực phẩm dự trữ trong những trường hợp cần thiết và biết được giá thực tế của sản phẩm tính trên 100g hoặc 1kg

Page 8: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

Chọn loại hai nắp hộp bị lõm vào, gõ vào có tiếng kêu đanh. Nếu nắp hộ phình ra, gõ vào tiếng kêu bịch bịc thì đồ hộp đã bị hỏng. Bạn có thể nhúng hộp vào chậu nước, tốt nhất nước 70-80 độ C, lấy tay đè xuống xem có bọt khí nổi lên không. Hoặc cho vào nước đun sôi, với đồ hộp còn tốt thì hai nắp sẽ phồng lên, nếu không thực phẩm đã bị rữa nát.

Trong thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng gói, thường chứa những loại phụ gia như muối diêm, BHA và BHT...có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của bạn. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ nhãn mác và mua thực phẩm dùng phụ gia càng ít càng tốt.

Page 9: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010
Page 10: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010
Page 11: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010
Page 12: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010
Page 13: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

2. LỰA CHỌN SỮA, CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA

Bao gồm sữa tuơi nguyên kem, sữa đặc có đường nguyên kem, sữa tách chất béo, sữa bột, phomát, kem tươi, bơ…

Yêu cầu (giống phần 1): Phải chọn loại rõ nguồn gốc xuất xứ, sản xuất tại cơ sở có uy tín, thời hạn sử dụng ghi trên bao bì bảo đảm.

Chú ý: Ít ai biết, đã là sữa tươi thì cần phải bảo quản cẩn thận, chỉ cần một giọt nước rơi vào là sữa sẽ bị lên men hoặc kết tủa ngay. Dù đã qua giai đoạn thanh trùng nhưng hạn sử dụng của sữa tươi cũng chỉ nâng lên từ 8 - 10 ngày, còn nếu chế biến theo phương pháp nấu sữa tươi như dân gian vẫn áp dụng thì chỉ sử dụng được trong vòng 2 ngày.

Page 14: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

Hộp sữa Cô gái Hà Lan bình thường và hộp sữa bị phình to đặt cạnh nhau

Page 15: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010
Page 16: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010
Page 17: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

3. LỰA CHỌN DẦU THỰC VẬT

Rất nhiều người ngại dầu ăn. Đây là điều sai lầm. Dầu ăn rất cần thiết cho một sức khoẻ tốt và cân bằng dinh dưỡng. Vấn đề là bạn phải biết lựa chọn và tận dụng những tính năng mà dầu ăn mang lại.

Trong số các loại sản phẩm ngoại nhập hoặc chế biến trong nước, dầu ăn giữ vị trí khá đặc biệt, từ dầu ôliu, dầu cải, hướng dương cho đến dầu phộng, dầu mè… Gần đây có sản phẩm cao cấp như dầu hạt dẻ, hạt nho và dầu hạnh nhân.

Dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K, còn mỡ động vật có nhiều vitamin A, D. Dầu thực vật giúp làm hạ lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, mỡ động vật làm tăng LDL trong máu (ngoại trừ mỡ các loài cá như đã nêu trên), dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường. Dầu thực vật dễ được dịch mật làm nhũ hoá ở đường ruột nên dễ hấp thu hơn.

Page 18: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010

Trong dầu thực vật có chứa một cặp chất béo Omega – 3 và chất béo Omega – 6, đối với việc duy trì bảo vệ kết cấu tế bào và hình thành hooc-môn trong cơ thể người, chúng có tác dụng không thể thay thế. Hai loại axit béo chưa no này đều thuộc loại cơ thể người không thể tự tổng hợp được, mà phải nhờ thực phẩm ăn hàng ngày cung cấp. Có công trình nghiên cứu phát hiện, nếu hấp thu quá nhiều lượng chất béo Omega – 6 thì trong cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều chất chuyển hóa, dẫn đến phản ứng gây viêm. Nếu như có thể đồng thời hấp thu đủ lượng chất béo Omega – 3, thì có thể cân bằng lượng chất chuyển hóa này. Các chuyên gia đinh dưỡng học cho rằng tỷ lệ hấp thu giữa hai loại chất béo Omega – 6 và Omega – 3 không nên vượt quá 4:1. Tuy tỉ lệ này chưa có kết luận khẳng định cuối cùng nhưng trong thực tế có rất nhiều loại dầu thực vật có hàm lượng chất béo Omega – 6 rất cao mà hàm lượng chất béo Omega – 3 tương đối thấp, đây cũng là vấn đề mà ta cần chú ý khi chọn dùng dầu thực vật.

Page 19: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010
Page 20: Lua chon tp cong nghe nhom6 11_a11_2010