31
Máy tính bảng, một thiết bị di động đã và đang phổ biến trong những năm gần đây, được rất nhiều bạn trẻ yêu chuộng. Ngoài những tính năng như nghe nhạc, xem phim, lướt web, check mail, máy tính bảng còn có nhiều tiện ích thú vị phục vụ cho con người trong các loại hình kinh doanh dịch vụ và lưu trữ thông tin. FPT là tập đoàn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ di động (Mobility) vào cuộc sống số hiện đại. Dịch vụ đám mây ngày càng trở thành một tiện ích không thể thiếu trong thời đại CNTT ngày nay. Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trên các thiết bị di động mang đến cho con người sự thuận lợi, dễ dàng hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc hằng ngày nhưng để tạo dựng, duy trì và phát triển các đám mây ấy là cả một công trình đồ sộ với một nguồn nhân lực dồi dào. Trong tương lai, tất cả các doanh nghiệp sẽ dần dịch chuyển sang việc ứng dụng ảo hóa và điện toán đám mây cho các loại hình kinh doanh dịch vụ và lưu trữ thông tin. Theo đó, Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Phần mềm FPT (FRD), thuộc FPT Software, đã triển khai các ứng dụng về dịch vụ điện toán đám mây (cloud) cho các sản phẩm đầu cuối của khách hàng (TV, Tablet, Smartphones) trên nền cloud (Amazon), sử dụng các công nghệ (HTML5, Amazon Web service, RDS Jesey, Jenkin…) và xu thế tiên tiến nhất hiện nay. Đội ngũ kỹ sư của FPT Software đã phát triển hệ thống để người sử dụng và nội dung đặt trên “đám mây” có thể tương tác dễ dàng. Cách làm này sẽ thay đổi phương thức xem TV hiện nay. Nội dung thay vì được phát trên sóng như trước đây sẽ được đặt trên đám mây của Amazon. Người xem chỉ cần điều khiển bằng iPad hoặc iPhone, “chọc” thẳng vào đám mây để lấy nội dung về TV. Song song, người xem cũng có thể thu lại bộ phim mình yêu thích từ TV và đặt trên “đám mây” của Amazon.

Máy tính bảng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Máy tính bảng

Máy tính bảng, một thiết bị di động đã và đang phổ biến trong những năm gần đây, được rất nhiều bạn trẻ yêu chuộng. Ngoài những tính năng như nghe nhạc, xem phim, lướt web, check mail, máy tính bảng còn có nhiều tiện ích thú vị phục vụ cho con người trong các loại hình kinh doanh dịch vụ và lưu trữ thông tin.

FPT là tập đoàn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ di động (Mobility) vào cuộc sống số hiện đại. Dịch vụ đám mây ngày càng trở thành một tiện ích không thể thiếu trong thời đại CNTT ngày nay.

Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trên các thiết bị di động mang đến cho con người sự thuận lợi, dễ dàng hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc hằng ngày nhưng để tạo dựng, duy trì và phát triển các đám mây ấy là cả một công trình đồ sộ với một nguồn nhân lực dồi dào.

Trong tương lai, tất cả các doanh nghiệp sẽ dần dịch chuyển sang việc ứng dụng ảo hóa và điện toán đám mây cho các loại hình kinh doanh dịch vụ và lưu trữ thông tin. 

Theo đó, Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Phần mềm FPT (FRD), thuộc FPT Software, đã triển khai các ứng dụng về dịch vụ điện toán đám mây (cloud) cho các sản phẩm đầu cuối của khách hàng (TV, Tablet, Smartphones) trên nền cloud (Amazon), sử dụng các công nghệ (HTML5, Amazon Web service, RDS Jesey, Jenkin…) và xu thế tiên tiến nhất hiện nay.

Đội ngũ kỹ sư của FPT Software đã phát triển hệ thống để người sử dụng và nội dung đặt trên “đám mây” có thể tương tác dễ dàng. Cách làm này sẽ thay đổi phương thức xem TV hiện nay. Nội dung thay vì được phát trên sóng như trước đây sẽ được đặt trên đám mây của Amazon.

Người xem chỉ cần điều khiển bằng iPad hoặc iPhone, “chọc” thẳng vào đám mây để lấy nội dung về TV. Song song, người xem cũng có thể thu lại bộ phim mình yêu thích từ TV và đặt trên “đám mây” của Amazon.

Page 2: Máy tính bảng

FPT Software đang đầu tư mạnh mẽ cho Cloud Computing. Ảnh: Internet.

Xu hướng cho phép nhân viên mang thiết bị cá nhân tới công sở (Bring your own device - BYOD) đang trở nên thịnh hành. Vì thế, mạng doanh nghiệp ngày càng giống mạng tại các trường đại học - nơi gần như không kiểm soát thiết bị của sinh viên và chỉ tập trung quản lý quyền truy cập mạng.

Giải thưởng giải pháp và dịch vụ: Marc Benioff (Salesforce.com)

Marc Benioff - nhà sáng lập công ty điện toán đám mây salesforce.com đã giành giải thưởng giải pháp và dịch vụ cho những đóng góp giúp làm khuấy đảo ngành công nghiệp phần mềm.

Page 3: Máy tính bảng

Điện toán đám mây được đánh giá là "khuấy động ngành công nghiệp phần mềm".Salesforce.com cung cấp các phần mềm như một dịch vụ (Software as a Service - SaaS) dựa trên nền tảng đám mây - trái ngược với những phần mềm truyền thống thường được cung cấp dưới dạng đóng hộp hoặc tải về từ Internet và cài đặt.

Tầm nhìn của Benioff đối với các dịch vụ nền đám mây được gợi ý từ thành công của Amazon, từ đó giải đáp câu hỏi tại sao các phần mềm doanh nghiệp không thể được cung cấp thông qua một cổng thông tin trực tuyến. Tính đến ngày 31/1 năm nay, Salesforce.com đã thu lại 2,3 tỉ USD từ hơn 100.000 khách hàng.

Công ty hiện đang đang mở rộng phát triển giải pháp mạng xã hội trong quy mô doanh nghiệp.

eo đó, trong 4 tháng (tháng 7-10/2012), FRD đã triển khai các ứng dụng về điện toán đám mây cho các sản phẩm đầu cuối của khách hàng (TV, Tablet, Smartphones) trên nền cloud (Amazon), sử dụng các công nghệ (HTML5, Amazon Web service, RDS Jesey, Jenkin…) và xu thế (Recommendation Engine, SNS, Online Shooping on TV…) tiên tiến nhất hiện nay.

Page 4: Máy tính bảng

Hãng điện tử lớn của Nhật Bản là khách hàng đầu tiên của FRD triển khai Cloud Services. Ảnh: S.T.

Trong bản báo cáo cuối tháng 10/2012, hãng nghiên cứu thị trường Gartner xác định trong năm 2013, thiết bị di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), IT “lai”… sẽ lên ngôi.

Personal Cloud

“Đám mây” sẽ ngày càng quan trọng và là trung tâm của “cuộc sống số” với các ứng dụng, giải pháp cung cấp cho người dùng.

"Đám mây" sẽ kết nối các thiết bị số.Personal Cloud, một dạng đám mây quy mô nhỏ, sẽ thay thế dần PC trong việc lưu dữ liệu cá nhân hay cung cấp dịch vụ. Người tiêu dùng chọn Cloud bởi sự cơ động, đa năng và đáp ứng mọi lúc mọi nơi. Đây sẽ là chất keo gắn kết mạng lưới thiết bị trong cuộc sống.

Page 5: Máy tính bảng

Personal Cloud phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư cho các dịch vụ, web, các kết nối. Chưa có nền tảng, công nghệ hay nhà cung cấp nào thật sự nổi trội trong lĩnh vực này.

Các dịch vụ Cloud ngày một đa dạng dẫn tới phức tạp trong khâu quản lý, điều hành nói chung trong một công ty. Do vậy, các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng dùng dịch vụ môi giới đám mây (cloud services brokerage) - dịch vụ được cung cấp bởi một bên thứ ba, là công ty bên ngoài hoặc thậm chí là chính ban IT trong công ty mình.

"Điện toán đám mây" là cụm từ được nhiều người dùng nhắc đến vào những năm gần đây. Tuy vậy, đây không phải là công nghệ mới bởi nó đã được phát triển cách đây hơn 62 năm.

Máy tính mainframe được sử dụng trong công nghệ "time-sharing" có giá đắt đỏ. Ảnh: Trentonsystems.Vào những năm 1950, các trường đại học và công ty lớn sử dụng một công nghệ có tên "time-sharing" được coi là "mầm mống" của công nghệ điện toán đám mây hiện nay. Cơ chế hoạt động của "time-sharing" là sử dụng máy khách để truy cập thông tin ở các thiết bị đấu cuối riêng biệt.

Nhược điểm của công nghệ này là phải sử dụng máy tính mainframe (máy tính có kích thước lớn) vốn có giá rất đắt đỏ. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, con người đã phải tìm cách, nghiên cứu trong một thời gian dài và công nghệ điện toán đám mây ra đời.

Năm 1969, một nhà khoa học máy tính có tên J.C.R. Licklider đã trình bày ý tưởng về "hệ thống máy tính thiên hà" (intergalactic computer network). Ông đã phát triển ra hệ thống mạng ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network) với hy vọng rằng con người sẽ nhờ nó để truy cập các dữ liệu và chương trình từ bất kỳ đâu.

John McCarthy, "cha đẻ" của thuật ngữ "trí thông minh nhân tạo", đã tiếp tục xây dựng ý tưởng về đám mây điện tử vào thời gian sau đó. Những dữ liệu đám mây đầu tiên được ông sử dụng vào việc kiểm tra và giao dịch tài chính.

Page 6: Máy tính bảng

Tuy vậy, phải tới những năm 1990, ý tưởng của J.C.R. Licklider mới bắt đầu được "chắp cánh" bởi vào lúc đó Internet mới đủ băng thông để đưa điện toán đám mây đến đông đảo người dùng. Năm 1997, giáo sư Ramnath Chellappa là một trong những người đầu tiên sử dụng cụm từ "điện toán đám mây". Sau đó 2 năm, Salesforce trở thành website đầu tiên cung cấp ứng dụng và phần mềm Internet.

Năm 2002, Amazon cũng bắt đầu nhảy vào thị trường này với dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây "Web Services" (AWS). Sau đó 4 năm, hãng bán hàng trực tuyến lại tiếp tục giới thiệu dịch vụ Elastic Compute (EC2), cho phép các công ty nhỏ thuê máy tính có khả năng chạy ứng dụng của riêng mình.

Năm 2007, Salesforce tiếp tục mở rộng tầm hoạt động với trang dịch vụ Force.com. Dịch vụ này nhằm giúp cho các nhà phát triển trong nhiều doanh nghiệp xây dựng, vận hành ứng dụng và website thông qua các "đám mây".

Đến năm 2008, Google và Microsoft bắt đầu nhảy vào sân chơi với nỗ lực biến điện toán đám mây trở thành công nghệ được sử dụng phổ biến. Trong đó, Google đưa ra dịch vụ lưu trữ điện toán giá rẻ Google App Engine còn Microsoft lại giới thiệu Windows Azure cũng được nhiều người đánh giá cao.

Năm 2010, Salesforce tiếp tục mở rộng tầm hoạt động với trang Database.com cũng dành cho các nhà phát triển, giúp chạy mọi dịch vụ điện toán đám mây trên mọi thiết bị, nền tảng cũng như ngôn ngữ lập trình. Vào thời điểm này, Apple cũng bắt đầu giới thiệu dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên của mình là iCloud cho phép đồng bộ hoá các dữ liệu như ảnh, ứng dụng, âm nhạc và văn bản trên các thiết bị của hãng.

Theo Học viện kỹ sư điện và điện tử ở Mỹ (IEEE), công nghệ điện toán đám mây vẫn chưa được khai thác tối đa. Hiện tại, nhu cầu về dữ liệu vẫn đang tăng, đồng nghĩa với việc công nghệ này vẫn có tương lai phát triển hơn nữa.

Doanh thu từ các dịch vụ điện toán đám mây theo ước tính có thể đạt tới hơn 152 tỷ USD vào trước năm 2014.

Bằng việc cung cấp giải pháp Fiber Camera và Cloud Camera, FPT Telecom đã chính thức đặt chân vào thị trường giám sát an ninh.

Từ giữa tháng 6, Công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FTI) thuộc FPT Telecom, đã tung ra thị trường hai gói giải pháp Cloud Camera FPT và Fiber Camera (dịch vụ kết hợp giữa FTTH và Cloud Camera). Hai gói này cung cấp giải pháp quan sát từ xa cho các khách hàng cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng Internet và giám sát.

Sử dụng giải pháp này khách hành có thể quan sát được hình ảnh trên máy tính và trên các thiết bị di động như smart phone, máy tính bảng… Bên cạnh việc quan sát 24/7 mọi lúc mọi nơi, FTI còn cung cấp giải pháp lưu các video giám sát cho khách hàng khi cần xem lại.

Hai sản phẩm tung ra thị trường này đều là sản phẩm “made by FPT”, từ phần cứng (camera) đến hệ thống phần mềm quản trị và vận hành. Theo TGĐ FTI Phạm Duy Phúc, đây là sự hợp lực lớn giữa FPT Telecom và FPT Software để tạo ra sản phẩm.

Page 7: Máy tính bảng

Mô hình minh họa hoạt động của Cloud Camera. Ảnh: FPT Telecom.Với giải Cloud Camera, khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ không phải bỏ ra chi phí đầu tư quá lớn cho thiết bị đầu cuối, bởi FTI sẽ đầu tư toàn bộ camera và hệ thống lưu trữ. FTI sẽ cấp một tài khoản để người dùng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi với thiết bị đầu cuối có kết nối Internet.

Giám đốc Kinh doanh FTI khu vực phía Nam, Trần Hải Dương, cho hay: Camera IP ngoài khả năng quản lý tốt, còn có thêm các chức năng hữu ích cho doanh khách hàng nghiệp như: cảnh báo qua e-mail, tin nhắn, phát hiện chuyển động, nhận diện khuôn mặt có điều kiện… Cloud Camera có thể sử dụng trên đường truyền internet của bất kỳ nhà cung cấp nào.

Giải pháp này quản lý không giới hạn số camera và toàn diện từ xa, cho phép người dùng quản lý hệ thống giám sát của riêng mình bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu và tập trung nhất. Song song, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các camera trong hệ thống và các tuỳ chỉnh khác nhau.

Giải pháp cũng lưu trữ dữ liệu đồng thời tại máy của người dùng và trên “mây”. Do đó, giúp lưu trữ được 64 kênh camera cùng lúc với chất lượng hình ảnh tốt và đảm bảo dữ liệu an toàn khi hệ thống tại người dùng gặp vấn đề.

Với giải pháp này, hệ thống điều khiển camera thông minh sẽ xuất hiện ngay trên màn hình thiết bị để người dùng dễ dàng điều khiển, lưu trữ và xem lại video đã lưu. Sản phẩm cũng có khả năng tùy biến, dễ dàng thay đổi theo yêu cầu của khách hàng.

Page 8: Máy tính bảng

FPT Retail sử dụng giải pháp do FPT Telecom cung cấp giúp thuận lợi trong việc quan sát từ xa. Ảnh: Thanh Nga.“FTI mong muốn mang đến cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp nhiều giải pháp tiện ích về hệ thống mạng, với kỹ thuật cao và tiết kiệm chi phí”, anh Phúc cho biết. Theo đó, tùy vào nhu cầu và khả năng của khách hàng, giải pháp Cloud Camera cung cấp cùng với đường truyền FTTH của FPT Telecom với chi phí đảm bảo tính cạnh tranh nhất trên thị trường.

Hiện tại FTI đang cung cấp giải pháp Cloud Camera cho chi nhánh FPT Telecom và FPT Retail trên toàn quốc. Sản phẩm đang dần được cải tiến cho phù hợp hơn với yêu cầu của khách hàng.

Thực tế, trên thị trường có rất nhiều loại camera giám sát, với giá thành khác nhau. Tuy nhiên, TGĐ FTI cho hay, FPT Telecom đang là đơn vị dẫn đầu trong thị trường Cloud Camera.

“Đây là thị trường còn bỏ ngỏ với rất nhiều tiềm năng. Hiện, Việt Nam đang có hơn 600.000 doanh nghiệp, trong đó hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Fiber Camera là một sản phẩm rất tiềm năng, đặc thù với xu thế phát triển về công nghệ giám sát, đồng thời nhu cầu giám sát hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được coi trọng và đầu tư đúng mức”, anh Phúc phân tích.

Đối với Cloud Camera, trước mắt, FTI sẽ tập trung hướng đến các cá nhân, hộ gia đình tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, sau đó sẽ triển khai rộng khắp tại 42 tỉnh, thành phổ, nơi FPT Telecom đã có chi nhánh.

Mục tiêu của FTI trong năm 2012 là sẽ cung cấp được 10.000 camera mang thương hiệu FPT ra thị trường. Dự kiến, doanh thu từ dịch vụ Cloud Camera FPT sẽ đạt 25 tỷ đồng.

FPT Telecom đã tiết kiệm được hàng trăm nghìn USD một năm nhờ ứng dụng mã nguồn mở (opensource) và điện toán đám mây trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sắp tới, giải pháp này cũng sẽ được ứng dụng vào một số hoạt động của Tập đoàn FPT.

Sử dụng và mở hóa mã nguồn dường như đã thành xu hướng tất yếu của thế giới. Việt Nam cũng đang từng bước hòa nhập vào dòng chảy công nghệ này. Giám đốc Trung tâm R&D FPT Telecom, Phạm Kim

Page 9: Máy tính bảng

Long, cho biết, từ ba năm trở lại đây, việc ứng dụng mã nguồn mở càng được đẩy mạnh hơn trong công ty.

Theo anh Long, chọn mã nguồn mở làm nền tảng cho các công nghệ của FPT Telecom do công ty ý thức được những lợi ích to lớn mà nó đem lại, đó là làm chủ công nghệ, tối ưu chi phí đầu tư và vận hành hệ thống.

“Một trong những rào cản lớn của doanh nghiệp khi cân nhắc mã nguồn mở là những lo ngại về năng lực kỹ thuật không đủ để vận hành, hỗ trợ kỹ thuật khi áp dụng. FPT Telecom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nên có sẵn đội ngũ kỹ thuật đủ mạnh, am hiểu các giải pháp mã nguồn mở. Vì vậy rào cản về kỹ thuật không còn”, anh phân tích.

Nhờ ứng dụng giải pháp mã nguồn mở và Điện toán đám mây, FPT Telecom đã tiết kiệm được hàng trăm nghìn USD hàng năm. Ảnh: S.T.Mã nguồn mở hiện được đơn vị áp dụng trong rất nhiều hệ thống khác nhau, cả dịch vụ công cộng lẫn hệ thống nội bộ. Cụ thể, dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến Fshare được xây dựng hoàn toàn bằng các giải pháp mã nguồn mở, từ hệ điều hành, web server, cơ sở dữ liệu, hệ thống lưu trữ… Hệ thống máy chủ video cho dịch vụ IPTV cũng áp dụng giải pháp này.

Đối với hệ thống thông tin nội bộ, các hệ thống: Call agent cho Trung tâm Call Center để nhận cuộc gọi và hỗ trợ khách hàng; Hệ thống quản lý thiết bị đầu cuối (ACS - Automatic Configuration Server); Hệ thống thu âm cuộc gọi; Hệ thống quản lý dự án phát triển phần mềm… đều được phát triển trên nền tảng opensource.

“Hiệu quả lớn nhất đối với FPT Telecom là việc làm chủ công nghệ. Nền tảng mở cho phép chúng tôi dễ dàng mở rộng, thay đổi, tích hợp, kết nối với các hệ thống khác, giúp công ty nhanh chóng cung cấp được các dịch vụ và đáp ứng một cách linh hoạt theo nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường viễn thông”, anh Long cho hay.

Thực tế, nhờ ứng dụng giải pháp này, công ty đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Theo đó, một số hệ thống phát triển trên mã nguồn mở (như ACS, hệ thống thu âm, hệ thống giám sát và quản trị dịch vụ với số phần tử đang được quản lý lên tới 30.000) đã thay thế hoàn toàn các sản phẩm thương mại nguồn đóng và tiết kiệm hàng trăm nghìn USD. Giải pháp private cloud (đám mây riêng) cũng đã giúp việc sử

Page 10: Máy tính bảng

dụng tài nguyên máy chủ rất hiệu quả. Thậm chí, một số sản phẩm opensource còn ưu việt hơn sản phẩm thương mại nguồn đóng.

Dự án OneEmail và OnePhone của FPT sẽ ứng dụng giải pháp mã nguồn mở. Ảnh: Thùy Linh.Bên cạnh việc áp dụng mã nguồn mở, từ năm 2010, FPT Telecom đã đẩy mạnh phát triển các giải pháp điện toán đám mây. Hệ thống pirvate cloud được công ty phát triển hoàn toàn dựa trên các giải pháp nguồn mở. Hệ thống đã được đưa vào sử dụng để cấp phát máy chủ cho các hệ thống dịch vụ khách hàng cũng như phục vụ các dự án nghiên cứu, phát triển.

Việc dùng private cloud đã giúp công ty sử dụng tài nguyên hệ thống (máy chủ, network, lưu trữ) linh hoạt và hiệu quả hơn nhiều so với mô hình quản lý tài nguyên vật lý truyền thống. Với private cloud, một máy chủ ảo có thể được cấp phát chỉ trong vòng vài phút, thay vì hàng giờ, hàng ngày.

Giai đoạn tiếp theo trong chiến lược điện toán đám mây, FPT Telecom sẽ chú trọng phát triển các dịch vụ đám mây công cộng, hay còn được hiểu là mô hình Software as a Service - SaaS.

Trong mô hình SaaS, người dùng không phải trả tiền cho bản quyền phần mềm, mà dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Đồng thời, cũng không cần phải đầu tư về máy chủ, lưu trữ, hệ thống mạng… nên giúp giảm được cả chi phí đầu tư cũng như vận hành. Hiện FPT Telecom bắt đầu hợp tác với một số đối tác quốc tế hàng đầu thế giới để triển khai dịch vụ SaaS cho khách hàng doanh nghiệp, đồng thời áp dụng cho cả nội bộ công ty.

Để giải quyết nỗi lo về bảo mật khi quyết định “mở”, theo anh Trần Thanh Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành Mạng FPT Telecom, các ứng dụng opensource của công ty được áp dụng sẽ thống nhất, tiền kiểm soát trước khi ứng dụng thêm các công nghệ xử lý tập trung trên nền tảng điện toán đám mây, đồng thời sẽ cố gắng giảm tối đa các mối nguy hiểm về bảo mật.

Dự kiến, trong tháng 4, khối văn phòng của FPT Telecom và FPT Retail sẽ triển khai giải pháp mã nguồn mở cho các hoạt động của mình.

Trước những ứng dụng thành công của FPT Telecom, Trưởng Ban CNTT FPT Vũ Anh Tú cho biết, FPT cũng sẽ ứng rộng rãi các ứng dụng mở. Bởi tập đoàn đang có một nguồn lực rất lớn về hạ tầng ICT và

Page 11: Máy tính bảng

quan trọng nhất là năng lực IT của cộng đồng người sử dụng rất cao, với 80-90% nhân viên tốt nghiệp các chuyên ngành CNTT.

“Ban CNTT sẽ theo sát việc triển khai tại hai đơn vị trên để học tập kinh nghiệm, trên cơ sở đó chuyển đổi hệ thống thông tin và ứng dụng cho toàn bộ người dùng FPT. Trước mắt, các dự án OneEmail, OnePhone sẽ ứng dụng ngay những giải pháp này”, anh Tú nói.

Theo đó, FPT sẽ dừng dự án OneEmail để nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp mã nguồn mở, Cloud Computing. “Dù làm chậm tiến độ và lộ trình của dự án nhưng FPT sẽ chấp nhận việc này bởi chuyển sang một hệ thống ưu việt hơn, đáp ứng nhu cầu trong dài hạn là điều nên làm”, Trưởng Ban CNTT khẳng định.

Nỗi lo bảo mật trên 'mây'Thứ sáu, 16/3/2012, 14:50 GMT+7

Liên tiếp các cuộc tấn công của tin tặc nhằm vào doanh nghiệp, tổ chức lớn thậm chí cả công ty chuyên về bảo mật thời gian gần đây đã khiến nhiều doanh nghiệp e ngại triển khai điện toán đám mây. > Công nghệ Điện toán đám mây sẽ đột phá vào năm 2012   / 'Lên mây' không dễ2012 được coi là năm của điện toán đám mây khi nhiều doanh nghiệp đã rục rịch dọn nhà “lên mây”. Tuy nhiên, công nghệ mới này đang gặp phải sự dè dặt của các doanh nghiệp bởi vấn đề bảo mật.

Tháng 5/2011, Sony bị lấy cắp mất 100 triệu tài khoản khách hàng. Đây được coi là vụ khủng hoảng dữ liệu điện toán tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ, kể từ sự kiện hãng tín dụng Heartland Payment Systems bị tin tặc ăn trộm hơn 40 triệu tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng.

Giới công nghệ phát hiện những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công hệ thống mạng của Sony đã dùng dịch vụ máy chủ “đám mây” của Amazon làm bàn đạp.

Page 12: Máy tính bảng

Vấn đề bảo mật khiến nhiều doanh nghiệp e dè triển khai điện toán đám mây. Ảnh: S.T.

Theo Oscar Chang, Phó Chủ tịch Trend Micro châu Á, các dịch vụ dựa trên điện toán đám mây nói chung rất “hấp dẫn” giới tội phạm công nghệ, bởi dữ liệu được tập trung ở một nơi, do đó kẻ tấn công sẽ lấy được nhiều thông tin hơn. “Điều này gây lo ngại cho các doanh nghiệp là khi ứng dụng điện toán đám mây thì độ an toàn sẽ như thế nào?”, ông Chang nhìn nhận.

Báo cáo của hãng nghiên cứu Ponemon Institute (Mỹ) cho biết, nước Mỹ đang chứng kiến một làn sóng tấn công điện toán, mà mỗi vụ gây tổn hại đến các doanh nghiệp nước này với số tiền trung bình lên đến 7,2 triệu USD. Ponemon Institute cũng tiết lộ, có đến 85% các công ty và doanh nghiệp Mỹ từng bị “tấn công” ít nhất một lần.

Đặng Nguyễn Hoàng Tuân, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) thuộc FPT Telecom, cho biết, có ba nguy cơ về an ninh bảo mật đặc thù của điện toán đám mây: Nguy cơ khi chia sẻ tài nguyên, công nghệ; Mất thông tin, lộ thông tin bí mật; Nguy cơ lộ thông tin truy cập dịch vụ.

“Theo đánh giá của các chuyên gia thì lộ thông tin truy nhập dịch vụ là một nguy cơ khá phổ biến trong môi trường điện toán đám mây. Đã có nhiều ghi nhận về các hacker có được tài khoản người dùng một cách bất hợp pháp và người dùng bị cướp quyền truy cập của mình vào dịch vụ cloud cũng đã xảy ra”, anh Tuân cho hay.

Một nguyên nhân khác, theo ông Oscar Chang, là “hàng xóm bất cẩn, doanh nghiệp bị vạ lây” do mọi dữ liệu được lưu giữ tại một chỗ trên “mây” thay vì nhiều máy tính như trước. Nếu một nhà cung cấp bị tấn công thì sẽ có nhiều đối tượng cùng hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng.

“Việc cá nhân mang smart phone, máy tính bảng… đến công ty, sử dụng dữ liệu lưu trên “mây” để gửi e-mail, nhắn tin ra ngoài cũng dễ gây rò rỉ thông tin của doanh nghiệp”, ông Chang bổ sung.

Page 13: Máy tính bảng

Phó Chủ tịch Trend Micro châu Á Osar Chang cho rằng bảo mật điện toán đám mây là vấn đề nóng trong năm 2012. Ảnh: Lâm Thao.

TGĐ FPT Software Nguyễn Thành Lâm cũng cho rằng, mối nguy hiểm lớn nhất với các doanh nghiệp trong bảo mật điện toán đám mây không phải là tin tặc mà là do rò rỉ nội bộ, điển hình như vụ Wikileaks.

Tuy nhiên, anh đánh giá, ngoài người dùng doanh nghiệp, người dùng cá nhân cũng là đối tượng bị tấn công khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.

“Tôi cho rằng đối với cá nhân thì điện toán đám mây có tác động lớn hơn liên quan đến khía cạnh bảo mật thông tin. 15 năm trước, khi chúng ta dùng Yahoo mail, Hotmail là bắt đầu (phần lớn không ý thức được) mở bức tường cá nhân của mình ra bên ngoài. E-mail, nhật ký, ảnh, âm nhạc... đều được lưu trên “cloud". Gần đây, với smartphone và mạng xã hội, thì dần dần gần như cả cuộc sống của chúng ta đều được lưu giữ đâu đó trên mây. Timeline của Facebook là ví dụ rõ nhất cho xu hướng này”, anh Lâm nói.

Từ sau vụ tấn công của Sony, các cá nhân và tập thể đã cân nhắc xem họ sẽ mang những dữ liệu gì để “cất” lên các “đám mây”, cũng như buộc các công ty phải đầu tư nhiều hơn kinh phí cho những sản phẩm và dịch vụ bảo mật đi kèm.

“Đối với phần lớn doanh nghiệp, câu hỏi không phải là có đưa dữ liệu lên mây hay không mà là đưa cho ai và đưa những gì”, anh Lâm chỉ ra.

Với kinh nghiệm làm bảo mật lâu năm, ông Oscar Chang cho biết, các tổ chức trên thế giới đều dè dặt với việc đưa dữ liệu trên “mây”. Thông thường họ chỉ chia sẻ khoảng 20%. Mức cao nhất mà một tổ chức có thể đưa lên “mây” vào khoảng 50-60%.

Theo TGĐ FPT Software, sự rủi ro giữa việc lưu thông tin trên đám mây và trên các thiết bị truyền thống tương tự như việc gửi tiền ở ngân hàng, với ba mô hình.

Đầu tiên là mô hình không có hosting, sẽ giống việc “cất tiền ở dưới gối, trong tủ ở nhà và tự bảo vệ chống trộm cắp, người trong nhà”. Mô hình thứ hai là hosting truyền thống, mỗi khách hàng một máy vật

Page 14: Máy tính bảng

lý, một cơ sở dữ liệu riêng rẽ, tương tự như mang tiền gửi két an toàn ở nhà băng, và khóa mở vật lý để mở. Cuối cùng là mô hình cloud-based hosting, với cách này, người gửi không dùng tiền giấy mà dùng tiền ảo gửi ngân hàng, ngân hàng cũng lưu giữ trong các két an toàn ảo, quản lý bằng phần mềm.

“Mô hình 1 so với mô hình 3 có an toàn hơn hay không là do doanh nghiệp tự đánh giá. Về mặt kỹ thuật thì mô hình 3 chắc chắn an toàn hơn vì ngân hàng có khóa, có bảo vệ tốt hơn ở nhà. Mô hình 2 an toàn hơn mô hình 3 nhưng cũng sẽ tốn kém hơn nhiều và có nhiều giới hạn vật lý”, anh Lâm phân tích.

Thực tế, theo anh Hoàng Tuân, tại Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực, việc triển khai các dịch vụ của điện toán đám mây đang được tiến hành một cách thận trọng. Trong đó, các trở ngại của việc đảm bảo an toàn bảo mật điện toán đám mây là một yếu tố đáng kể kìm hãm sự phát triển của cloud computing ở Việt Nam.

Thiếu một khung pháp lý cho việc xây dựng các dịch vụ điện toán đám mây, đặc biệt là khung pháp lý cho các trường hợp có tranh chấp liên quan tới vấn đề bảo mật điện toán đám mây, khiến cho các doanh nghiệp, tổ chức rất lúng túng trong triển khai dịch vụ.

Về khía cạnh kỹ thuật, vấn đề thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi về bảo mật nói chung và bảo mật điện toán đám mây nói riêng cũng là một lỗ hổng lớn trong hiện trạng về bảo mật điện toán đám mây.

Đối với các doanh nghiệp triển khai giải pháp về dịch vụ điện toán đám mây của nước ngoài, mặc dù các giải pháp, công nghệ bảo mật luôn được chuyển giao cùng với giải pháp tổng thể, nhưng việc triển khai chúng cùng với các vấn đề về quản lý an toàn thông tin đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí của thỏa thuận cung cấp dịch vụ (SLA) cũng là một thách thức không nhỏ.

Với những nguy cơ về an toàn bảo mật thông tin như vậy, liệu các doanh nghiệp sẽ vẫn mạnh dạn “lên mây” hay “lối cũ ta về”. Cách nào để các doanh nghiệp bảo vệ được “tiền số” nếu tiếp tục triển khai điện toán đám mây

Sự phát triển của điện toán đám mây di độngThứ tư, 14/12/2011, 18:54 GMT+7

Điện toán đám mây di động được dự đoán sẽ là một thành công vượt trội trong thời gian tới.

Theo số liệu của Totaltele.com, đến năm 2011, thế giới đã có gần 7 tỷ điện thoại di động hoạt động, con số này sẽ tăng hàng tỷ trong những năm tới.

Trong thời gian vừa qua, nhu cầu về các thiết bị di động với nhiều khả năng trình duyệt đã tăng vọt và không có dấu hiệu suy giảm. Hạn chế duy nhất đối với các thiết bị này luôn luôn là không gian phần cứng.

Page 15: Máy tính bảng

Trong khi các thiết bị mới hơn, nhỏ hơn và nhanh hơn liên tục được phát triển và thực hiện, thì giải pháp đơn giản nhất ngay trước mắt chúng ta chính là điện toán đám mây di động. Chính vì điện toán đám mây không chú trọng nhiều vào phần cứng (ít nhất là theo góc độ của người sử dụng) nên cuối cùng cũng dễ dàng kết hợp với các thiết bị di động.

Điều này giúp cho người dùng có thể mang theo những thiết bị di động (thậm chí nhỏ hơn nữa) mà vẫn có được sự hỗ trợ mạnh mẽ không khác gì một máy tính ở nhà.

HTML5

Ngôn ngữ lập trình mới của web hoàn toàn phù hợp đối với điện toán đám mây. Nó hỗ trợ bộ nhớ đệm (cache) trong thiết bi và hỗ trợ plug-in cho các trang web đồng thời nâng cao khả năng xử lý dữ liệu.

HTML5 sẽ cho phép các thiết bị để lưu trữ thông tin cần thiết tạm thời để giảm bớt khả năng rớt mạng. Thay vì phải tải và cài đặt hàng ngàn plug-in, HTML5 sẽ cho phép người dùng phân tán và truy cập dữ liệu theo những phương thức thuận tiện hơn. Đối với những dữ liệu tải về thường chậm bởi JavaScript, HTML5 cung cấp một số giải pháp xử lý đảm bảo hiệu suất được tăng cường mạnh mẽ.

4G

Tốc độ truyền dữ liệu và điện toán đám mây cộng sinh chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của các hệ thống mạng 4G với băng thông 100Mbps đường xuống và 50Mbps đường lên sẽ giúp cho điện toán đám mây di động hoạt động hiệu quả hơn.

Khi tốc độ truyền dữ liệu càng tăng thì năng lực vốn có bên trong nói chung của điện toán đám mây càng được tăng cường.

Các nhà cung cấp phần mềm

Page 16: Máy tính bảng

Hầu như tất cả các công ty phát triển phần mềm lớn đều đang hướng tới việc phát triển các sản phẩm mới (được thiết kế đặc biệt) cho “đám mây”. Do đó việc chuyển sang các hệ thống mạng dựa trên đám mây là rất thuận lợi. Đây là một tin tuyệt vời cho người sử dụng vì người sử dụng sẽ không phải chờ đợi lâu các ứng dụng mới đầy thú vị.

Sự phát triển của trình duyệt

Có hàng loạt các công ty đang hướng tới việc phát triển công cụ trình duyệt cho điện toán đám mây di động. Một số là các dự án dùng mã nguồn mở, một số khác thì được quản lý chặt chẽ. Nhiều tiến bộ gần đây trong công nghệ trình duyệt cũng đã được điều chỉnh để tương thích với “điện toán đám mây “ (ví dụ như các tính năng JavaScript của Google Chrome).

Một điều chắc chắn rằng khó có khả năng xuất hiện một trình duyệt đa nền tảng, đa mục đích được phát triển để sử dụng chung cho tất cả các thiết bị tương lai, mà nhiều khả năng mỗi nhà sản xuất sẽ phát triển riêng các ứng dụng của họ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là hiện đang có một nhóm các chuyên gia năng động và hiểu biết đang nghiên cứu và phát triển nhiều các trình duyệt cho thiết bị di động.

Hiện nay đang là giai đoạn cực thịnh của điện toán đám mây, xu hướng này đang lan rộng tới quy mô toàn cầu và có lẽ xu hướng tiếp theo của nó chính là mở rộng sang mảng di động. Tất nhiên có thể chỉ là tạm thời nhưng tất cả các dấu hiệu đó cho thấy “điện toán đám mây di động” đang trở thành một mục tiêu "cực kỳ lớn”.

Công nghệ Điện toán đám mây sẽ đột phá vào năm 2012Thứ năm, 8/12/2011, 10:11 GMT+7

FPT đã sẵn sàng cho năm 2012 - thời điểm được coi là bùng nổ của 'đám mây tư' - private cloud.

Các CIO (Giám đốc công nghệ thông tin), các lãnh đạo cao cấp về công nghệ đang đau đầu trước áp lực muốn có nhiều giải pháp CNTT nhưng lại giảm ngân sách cho việc này, bởi ảnh hưởng của khủng hoảng.

Nghiên cứu của Verdantix về Dự án Thải khí Carbon 2011 mang tên: “Điện toán đám mây: Giải pháp CNTT cho thế kỷ 21” do AT&T tài trợ, đã khẳng định, CNTT truyền thống đã không còn hiệu quả, các mô hình điện toán không phải điện toán đám mây duy trì số lượng lớn các máy chủ, tỷ lệ ứng dụng rất thấp.

Page 17: Máy tính bảng

Điện toán đám mây sẽ là công nghệ của năm 2012?. Ảnh: Hoituso.

Verdantix đã phân tích tình trạng hiện tại của thị trường điện toán đám mây thông qua hàng loạt cuộc phỏng vấn với 11 công ty với doanh thu hàng tỷ đôla, cùng ba nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu hiện nay. Báo cáo đưa ra các vấn đề quan trọng mà các giám đốc điều hành cấp cao phải đối mặt: Làm thế nào để cân bằng một cách chính xác lợi ích kinh doanh và phát triển bền vững khi doanh nghiệp chuyển sang ứng dụng điện toán đám mây cùng với các rủi ro liên quan.

Báo cáo này khẳng định, một công ty có thể tiết kiệm 5 triệu đôla và giảm lượng khí thải CO2 tới 25.000 tấn trong cùng một khoảng thời gian khi triển khai ứng dụng private cloud.

Chuyên gia tư vấn IT Stuart Crawford , Chủ tịch Ulisitc Inc, dự đoán năm 2012 sẽ là một bước ngoặt khi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển sang ứng dụng công nghệ điện toán đám mây.

"Năm tới sẽ là một năm đột phá. Chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều giải pháp điện toán đám mây dành cho thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự cất cánh, đặc biệt là kể từ khi chu kỳ “làm mới” máy tính đến hạn vào năm 2012", Crawford cho biết.

Theo ông, thành công nhờ thử nghiệm tiên phong của các doanh nghiệp lớn hơn sẽ khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận với điện toán đám mây. Nếu đối thủ cạnh tranh lớn hơn đang sử dụng các công nghệ này và đạt được thị phần từ thị trường kinh doanh nhỏ, thì buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thay đổi cách thức trong việc kinh doanh bằng sử dụng công nghệ đám mây.

Một loạt nghiên cứu trên toàn cầu trong năm nay hỗ trợ cho triển vọng lạc quan rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển điện toán đám mây. Một cuộc khảo sát trong 573 công ty ở 18 quốc gia của các doanh nghiệp, do các chuyên gia IT của Avanade Inc thực hiện, cho thấy, 55% doanh nghiệp đang mở rộng ngân sách cho CNTT vào năm 2012 và 60% trong số đó được trích ra để chi tiêu cho “điện toán đám mây” và được coi là ưu tiên hàng đầu cho năm tiếp theo này.

Tại Việt Nam, theo Quản trị dự án Điện toán đám mây của FPT IS Đường Tất Toàn, 2012 mới là năm của ảo hóa, một trong những bước cấu thành nên điện toán đám mây. Chỉ khi hội tụ đủ ba bước: Ảo hóa, chuẩn hóa và tự động hóa, các doanh nghiệp mới có thể “lên mây” được.

Page 18: Máy tính bảng

Có thể nói, FPT IS là đơn vị hàng đầu về ảo hóa ở Việt Nam. Theo đó, công ty sẽ giúp các doanh nghiệp tích hợp giải pháp, chuyển đổi các hệ thống ứng dụng từ hạ tầng vật lý sang ảo hóa.

Để chuẩn bị cho thời điểm bùng nổ của thị trường, FPT IS đã thành lập phòng Lab, nghiên cứu các hướng công nghệ điện toán đám mây. Công ty dự kiến ra mắt sản phẩm trong thời gian sớm nhất. “Hiện, đơn vị cũng đang xúc tiến tư vấn cho khách hàng về các giải pháp private cloud và nghiên cứu hướng kinh doanh public cloud”, anh Toàn nói.

Ngoài FPT IS, FPT Telecom cũng phát triển dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây và bước đầu có được kết quả tốt. Dự kiến, đến hết năm 2011, Fshare sẽ thu hút được 2 triệu thành viên sử dụng dịch vụ.

Ba mô hình dịch vụ điện toán đám mây:

- Public Cloud: Các dịch vụ Cloud được cung cấp cho mọi người sử dụng rộng rãi.

- Private Cloud: Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được xây dựng để phục vụ cho một tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất.

- Hybrid Cloud: Là sự kếthợp của Public Cloud và Private Cloud.

Doanh nghiệp Việt bắt đầu 'mây hoá'Thứ tư, 19/10/2011, 14:49 GMT+7

Điện toán đám mây (cloud computing) là đề tài được nhắc đến nhiều vài năm qua nhưng năm 2011, nó đã trở thành xu hướng của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành IT tại Việt Nam.

Trong hội thảo Hành trình tới công nghệ điện toán đám mây diễn ra đầu năm nay tại Hà Nội, ông Đào Gia Hạnh - Giám đốc Trung tâm Hạ tầng Công nghệ Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) kiêm GĐ Dự án Điện toán đám mây của FPT - cho hay, trong nửa cuối 2011, FPT sẽ phân phối nhiều ứng dụng văn phòng theo công nghệ đám mây của Microsoft cũng như đầu tư kinh phí hàng chục triệu USD để phát triển và cung cấp dịch vụ này cho Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trước việc nhiều CEO, CIO khác cũng đang lên kế hoạch và lộ trình tiến tới cung cấp ứng dụng cloud computing, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét, xây dựng quy định, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy mô hình điện toán đám mây. Bộ cũng đánh giá đây là hình thức giảm chi phí mà các cơ quan, doanh nghiệp có thể lựa chọn trong quá trình ứng dụng CNTT.

Tuy nhiên, dù khá nhiều đơn vị nhận rõ tầm quan trọng và muốn tiến tới ứng dụng điện toán đám mây, sản phẩm cụ thể vẫn rất khiêm tốn. Một trong các hoạt động mở đầu cho việc hiện thực hoá xu thế này là năm 2009, UBND TP HCM quyết định giao cho Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) thực hiện dự án ứng dụng Công nghệ điện toán đám mây để xây dựng hạ tầng trung tâm dữ liệu, cung cấp dịch vụ cho chương trình chính phủ điện tử (City web) của TP HCM. Trong năm 2009 và 2010, hầu hết doanh nghiệp dừng lại ở khâu chuẩn bị về hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo con người và đến 2011, thị trường mới bắt đầu có các sản phẩm nội địa ứng dụng nền tảng "mây hoá".

Page 19: Máy tính bảng

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Misa, khẳng định: "Dựa vào xu thế thị trường và sau một thời gian nghiên cứu, Misa đã đầu tư mạnh vào triển khai các ứng dụng dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Với sản phẩm SME.NET 2010, Misa trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp phần mềm kế toán trực tuyến tại Việt Nam và trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cho ra mắt phần mềm sử dụng công nghệ điện toán đám mây hoàn toàn mới là phần mềm quản trị nguồn nhân lực HRM.NET 2012. Chúng tôi tin rằng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để tự mình triển khai những hệ thống như vậy".

SME.NET là phần mềm kế toán đầu tiên cho phép làm việc online theo phương thức phần mềm như một dịch vụ (SaaS). Bên cạnh việc lưu trữ dữ liệu của khách hàng tại các trung tâm dữ liệu (data center) đạt tiêu chuẩn mức 3 (3rd tiers) của quốc tế, đảm bảo độ tin cậy 99,982%, SME.NET còn được sử dụng công nghệ bảo mật SSL (Secure Socket Layer). Sản phẩm cũng tích hợp chữ ký số Viettel -CA, giúp các giao dịch như hóa đơn điện tử, ngân hàng trực tuyến đều được thực hiện tự động. Việc kê khai, nộp báo cáo thuế qua mạng cũng sẽ giúp giảm thiểu được thời gian và đảm bảo độ chính xác cao.

Trước đó, công ty an ninh mạng Bkav cũng tích hợp công nghệ điện toán đám mây trong sản phẩm Bkav 2010 giúp cập nhật các mẫu virus từng phút. Độ phủ rộng và năng lực tính toán của đám mây cũng giúp máy tính được bảo vệ còn hệ thống cơ sở dữ liệu mẫu nhận diện trên đám mây được cập nhật nhanh hơn.

Trong khi đó, công ty FPT IS đã phối hợp với Microsoft cung cấp một số ứng dụng trên nền đám mây như dịch vụ Office 365 (gồm Exchange Online cung cấp dịch vụ e-mail, lịch, danh bạ; SharePoint Online hỗ trợ người dùng cộng tác với các tính năng mạng xã hội thông qua Internet; còn Office Web Apps được tích hợp, giúp soạn thảo online các tài liệu Microsoft Office…). Còn FPT Telecom đang triển khai dịch vụ chia sẻ file Fshare theo mô hình "public cloud", cho phép người dùng lưu trữ, gửi file theo phương châm "mọi lúc, mọi nơi" cũng như cung cấp một loại hình lưu trữ phụ trợ (storage back-end) cho các dịch vụ của bên thứ ba.

Chủ tịch FPT Software Nguyễn Thành Nam. Ảnh: C.T.

"Với những tiện ích mà đám mây mang lại, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiềm năng và điện toán đám mây có cơ hội phát triển rộng khắp trong thời gian tới. Việt Nam không phải là nước dẫn đầu về công nghệ nên chỉ có thể cảm nhận và bắt kịp những làn sóng mới của thế giới. Đây là một cơ hội tốt cho Việt

Page 20: Máy tính bảng

Nam, nếu chúng ta không làm là chậm”, ông Nguyễn Thành Nam, Chủ tịch Công ty phần mềm FPT, nhận định.

Các mô hình dịch vụ Điện toán đám mây (ĐTĐM) hay ngắn gọn là dịch vụ đám mây (cloud service) có thể được quy về ba mô hình IaaS, PaaS, SaaS như cách phân chia của NIST và được tham chiếu sử dụng rộng rãi. Tuy cách phân chia đó có thể đem đến cho người đọc cảm nhận rằng các lớp dịch vụ đó được triển khai dựa vào nhau (như Hình 1.a, ảnh dưới). Tuy nhiên, lớp dịch vụ SaaS chẳng hạn, có thể được triển khai dựa trực tiếp trên lớp IaaS (Hình 1.b) hoặc có kiến trúc hệ thống riêng để cung cấp dịch vụ SaaS mà không cần dựa trên nền tảng PaaS hoặc IaaS (hình 1.c). Tương tự như vậy, lớp dịch vụ PaaS có thể được phát triển trực tiếp mà không dựa trên một kiến trúc dịch vụ hạ tầng cloud computing.

Các dịch vụ IaaS

Các dịch vụ IaaS cung cấp cho khách hàng tài nguyên hạ tầng điện toán như máy chủ (có thể lựa chọn hệ điều hành – điển hình là Windows và Linux), mạng, không gian lưu trữ, cũng như các công cụ quản trị tài nguyên đó. Các tài nguyên này thường được ảo hóa, chuẩn hóa thành một số cấu hình trước khi cung cấp để đảm bảo khả năng linh hoạt trong quản trị cũng như hỗ trợ tự động hóa.

Dịch vụ hạ tầng cho phép khách hàng thuê tài nguyên tính toán đó thay vì mua thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống và cài đặt trong trung tâm dữ liệu của mình. Đặc điểm của dịch vụ ĐTĐM đó là tính mềm dèo: khách hàng có thể thuê thêm tài nguyên hoặc giảm bớt một cách tự động hoặc theo yêu cầu dựa trên nhu cầu khai thác, sử dụng.

Hiện nay các dịch vụ IaaS phổ biến nhất là cho khách hàng thuê các máy tính ảo (virtual machine), thuê không gian lưu trữ (storage space). Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng phương tiện truy cập thông qua mạng Internet hoặc đường truyền riêng theo nhu cầu. Các chuẩn ảo hóa đã được các nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ sử dụng, đem đến cho khách hàng khả năng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ và di chuyển các dữ liệu và máy tính ảo sang nhà cung cấp dịch vụ khác một cách thuận lợi. Các tùy chọn về bảo mật như mã hóa dữ liệu, mã hóa thông tin đường truyền, xác thực mạnh với người dùng cũng được cung cấp.

Page 21: Máy tính bảng

Hệ thống cho phép lựa chọn một cấu hình máy chủ ảo (VM) trên dịch vụ IaaS – FPT Cloud Lab.Mô hình khai thác dịch vụ hạ tầng đám mây mà các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng đó là thực hiện thuê một số lượng tài nguyên nhất định cho nhu cầu nghiệp vụ hàng ngày, và thuê dự phòng tài nguyên cho những nhu cầu đột biến. Nhờ vậy, tổ chức doanh nghiệp không phải đầu tư ban đầu, chỉ phải trả chi phí cho những nhu cầu sử dụng thực sự. Khai thác dịch vụ hạ tầng đem lại cho khách hàng hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong những trường hợp nhu cầu tính toán, lưu trữ tăng đột biến trong thời gian ngắn, việc đầu tư hạ tầng, thiết bị riêng sẽ gây lãng phí không cần thiết; thời gian để mua sắm thiết bị hạ tầng cũng gây chậm trễ, ảnh hưởng tới công việc, nghiệp vụ của đơn vị.

Các dịch vụ PaaS

Dịch vụ PaaS cung cấp cho khách hàng bộ công cụ để phát triển, thử nghiệm và triển khai ứng dụng trên nền ĐTĐM. Ứng dụng được xây dựng có thể được sử dụng trong nội bộ đơn vị tổ chức, doanh nghiệp hoặc được cung cấp dịch vụ ra bên ngoài cho bên thứ ba. Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS là các ISV (Independent Software Vendor), thực hiện xây dựng các ứng dụng phần mềm và cung cấp lại dịch vụ cho khách hàng là người dùng cuối.

Do đặc thù dịch vụ ĐTĐM cung cấp ứng dụng qua mạng Internet, cho nên hầu hết các nền tảng PaaS cung cấp bộ cung cụ để xây dựng các ứng dụng trên nền tảng Web. Các dịch vụ PaaS phổ biến hiện nay cho phép phát triển ứng dụng trên các nền tảng và ngôn ngữ phát triển ứng dụng phổ biến như .NET (Microsoft Windows Azure); Java, Python, Ruby (Google App Engine, Amazon)… Tuy nhiên ngôn ngữ được hỗ trợ, bộ cung cụ phát triển cũng như các giao diện lập trình ứng dụng (API – Application Programming Interface) có thể nói một mặt là rất phong phú nhưng mặt trái là thiếu chuẩn hóa, thiếu thống nhất. Sự không tương thích giữa các nhà cung cấp dịch vụ PaaS sẽ là một hạn chế cần được khắc phục trong tương lai, nhằm bảo đảm tính mở, cho phép các ứng dụng đám mây có thể dịch chuyển hoặc giao tiếp với nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ SaaS

Trước khi điện toán đám mây được trao đổi rộng rãi trong giới IT hiện nay, thực ra dịch vụ phần mềm (SaaS) đã xuất hiện từ lâu, phổ biến nhất đó là các dịch vụ thư điện tử như hotmail, yahoo mail, gmail… Các dịch vụ này cũng cung cấp cho các tổ chức dịch vụ thư điện tử với tên miền riêng với một mức phí tương đối rẻ. Các dịch vụ phần mềm SaaS cho doanh nghiệp gần đây đang phát triển nhiều hơn: ví dụ

Page 22: Máy tính bảng

như, các dịch vụ ứng dụng văn phòng Office 365 của Microsoft với các ứng dụng email, cộng tác, truyền thông nội bộ; các ứng dụng quản lý khách hàng (CRM) của SalesForce, các ứng dụng thương mại điện tử của Amazon…

Các dịch vụ ứng dụng SaaS đem đến cho tổ chức, doanh nghiệp nhiều lợi ích. Đơn vị trả chi phí theo mức độ sử dụng hàng tuần, hàng tháng mà không phải trả toàn bộ phí bản quyền ngay từ đầu. Ngân sách của doanh nghiệp không phải gánh một khoản đầu tư ban đầu lớn mà sẽ chi trả dần dần và tăng lên khi thực sự có nhu cầu. Bên cạnh đó, tổ chức, doanh nghiệp cũng có lợi thể dùng thử và lựa chọn phần mềm SaaS phù hợp, giảm thiểu được chi phí.

Lời kết

Dich vụ điện toán đám mây cung cấp dưới các hình thức đa dạng với các mô hình khác nhau. Các tổ chức có thể lựa chọn khai thác sử dụng để bổ sung cho hạ tầng điện toán hiện có (dịch vụ IaaS), thử nghiệm, phát triển các ứng dụng (PaaS), hoặc khai thác các ứng dụng sẵn có (SaaS) để đáp ứng kịp thời nhu cầu của nghiệp vụ, giảm chi phí đầu tư cũng như chi phí cơ hội. Nhìn dưới góc độ quản trị, cloud computing cho phép tổ chức, doanh nghiệp chuyển bớt các công việc IT (outsourcing) cho nhà cung cấp dịch vụ, nhằm tập trung vào phát triển công việc, nghiệp vụ cốt lõi, cải tiến quy trình sản xuất, kinh doanh, giảm thời gian phát triển sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường.

Triển khai điện toán đám mây: Vạn sự khởi đầu nanThứ sáu, 30/9/2011, 15:17 GMT+7

Điện toán đám mây (cloud computing) thâm nhập vào thị trường CNTT Việt Nam lặng lẽ và đang chuyển mình nhẹ nhàng.

Ở Việt Nam, điện toán đám mây bắt đầu được biết đến khi FPT khẳng định vị thế tiên phong của mình bằng lễ ký kết với Trend Micro để hợp tác phát triển "đám mây" ở châu Á ngày 18/5/2010.

Page 23: Máy tính bảng

Giám đốc Trung tâm Hạ tầng Công nghệ FPT Đào Gia Hạnh (giữa) trong chương trình Hành trình Điện toán Đám mây do Microsoft tổ chức. Ảnh:Anh Tú.

Đến ngày 24/5/2010, FPT tiếp tục bắt tay với Microsoft phát triển các dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.

“FPT tin tưởng rằng với những tiện ích mà đám mây mang lại, Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng và điện toán đám mây có cơ hội phát triển rộng khắp trong thời gian tới. Việt Nam không phải là nước dẫn đầu về công nghệ nên chỉ có thể cảm nhận và bắt kịp những làn sóng công nghệ mới của thế giới. Đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam. Nếu chúng ta không làm là chậm”, anh Nguyễn Thành Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Phần mềm FPT (FPT Software), nhận định.

FPT Software đang đi tiên phong trong việc ứng dụng Cloud Computing tại thị trường nội địa. Anh Nguyễn Thành Lâm, Phó TGĐ FPT Software, cho biết: “Cloud Computing có thể mang lại nhiều cơ hội cho công ty như chuyển các sản phẩm thành dịch vụ phần mềm (Software as a Service - SaaS) hoặc chuyển đổi các nền tảng (platform) sang "Cloud". Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với công ty là tìm ra được các sản phẩm mô hình kinh doanh thực tế, hiệu quả, mang tính ứng dụng cao”.

“Tôi tin là ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều cơ hội dựa trên nền Cloud như các sản phẩm trọn gói cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dịch vụ y tế, giáo dục, ứng dụng mobile”, anh Lâm nói.

FPT Software bắt đầu sử dụng “Cloud” qua dịch vụ với saleforce.com từ năm 2010. Trước đó, FPT Japan (thuộc FPT Software) đã có dự án về “Cloud” đầu tiên - phát triển phần mềm đóng gói Chemical Mate cho khách hàng Hitachi Joho theo dạng SaaS vào năm 2008. Sang năm 2009, DBI hợp tác với FPT Software trong việc SaaS hóa sản phẩm FSoft Insight để kinh doanh tại thị trường Nhật. Sản phẩm này đã hoàn thành cơ bản việc phát triển và đưa vào kinh doanh từ giữa năm 2010.

Như vậy, có thể nói FPT Software đã có sản phẩm “Cloud” đầu tiên kinh doanh ở thị trường quốc tế và có kinh nghiệm cọ xát bước đầu với “Cloud”. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện các cơ hội hợp tác ở mức nền tảng hoặc cơ sở hạ tầng (infrastructure), đòi hỏi những kỹ năng khác ngoài lập trình như VMWare VSphere.

“Việc áp dụng đại chúng khái niệm “Cloud” mang lại nhiều cơ hội cho FPT Software: Sẽ có nhiều công ty phần mềm chuyển giải pháp hiện có của họ sang "Cloud" và cần mở rộng khả năng phát triển. FPT Software đã làm về chuyển đổi hệ thống nhiều năm và đủ cứng để chớp lấy cơ hội này”, Phó TGĐ FPT Software Nguyễn Lâm Phương phân tích.

Theo đó, FPT Software sẽ tiếp cận công nghệ mới này từ nhiều góc độ: Chuyển đổi phần mềm của khách hàng sang loại hình giải pháp SaaS; Chuyển đổi hệ thống dữ liệu sang “Cloud”; Tích hợp giữa các ứng dụng “Cloud” sang ứng dụng “non-cloud”; Cung cấp dịch vụ lưu trữ ứng dụng (application hosting). Với mỗi lĩnh vực, FPT Software cần phải có các đối tác mạnh để có thể hòa nhập vào sân chơi này bằng chính công nghệ và khả năng thâm nhập thị trường của họ.

Có 3 mô hình triển khai điện toán đám mây, đó là:

- Public Cloud: Các dịch vụ Cloud được cung cấp cho mọi người sử dụng rộng rãi.

- Private Cloud: Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được xây dựng để phục vụ cho một tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất.

- Hybrid Cloud: Là sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud.

Page 24: Máy tính bảng

Ngoài thị trường Nhật, các mảng thị trường khác của đơn vị cũng đã có những dự án SaaS trong khoảng 2 năm trở lại đây, tiêu biểu là lĩnh vực Notes Migration.

Ngoài FPT Software, FPT IS cũng đang tư vấn và giới thiệu dịch vụ điện toán đám mây do đơn vị xây dựng tới các khách hàng doanh nghiệp. Dự kiến, đầu năm 2012, FPT IS sẽ đưa dịch vụ điện toán đám mây ra thị trường.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của FPT Telecom cũng đã nghiên cứu, xây dựng được một “private cloud” từ gần một năm nay và đang sử dụng nó trong các hệ thống của dịch vụ OneTV và FShare, đồng thời phục vụ dự án R&D của công ty.

Ngoài ra, FPT Telecom đang cung cấp dịch vụ chia sẻ file FShare theo mô hình “public cloud”, cho phép người dùng lưu trữ, chia sẻ file theo phương châm "mọi lúc, mọi nơi". FShare cũng cung cấp một loại hình lưu trữ phụ trợ (storage back-end) cho các dịch vụ của bên thứ ba. Hiện nay, FShare đã hợp tác với các đối tác như Banbe.net, gsm.vn, tinhte.vn theo mô hình này.

Hội thảo cũng tập trung chia sẻ giải pháp Private Cloud, bao gồm các giải pháp chính FIS có khả năng tư vấn và triển khai (Giải pháp Microsoft Private Cloud; Giải pháp IBM Private Cloud; Giải pháp VMware Private Cloud) và các lợi ích cho khách hàng khi ứng dụng các giải pháp này.

Quản trị dự án ĐTĐM Đường Tất Toàn chia sẻ thông tin tại hội thảoĐội dự án khẳng định FIS có thể tư vấn lộ trình, triển khai các giải pháp Private Cloud với nền tảng công nghệ của các hãng hàng đầu; Hỗ trợ chuyển đổi ứng dụng và hệ thống sang Điện toán đám mây; Hỗ trợ tích hợp các hệ thống trong và ngoài Điện toán đám mây; Hỗ trợ vận hành và bảo trì hệ thống trên Điện toán đám mây; Hosting hạ tầng truyền thông, hợp tác, ứng dụng văn phòng tại trung tâm dữ liệu của FPT; Hosting các ứng dụng nghiệp vụ trên nền Điện toán đám mây.

Với mỗi giải pháp Private Cloud, đội dự án đều thực hiện phần nội dung demo giải pháp hấp dẫn và dễ hiểu. Đây cũng là kết quả thu được từ sự dày công nghiên cứu của các chuyên gia của FPT tại phòng Lab Điện toán Đám mây.

Page 25: Máy tính bảng

Điện toán đám mây là một trong những chiến lược quan trọng của FPT. FPT mong muốn giữ vai trò tiên phong trong phát triển CNTT ở Việt Nam nói chung và điện toán đám mây nói riêng, đưa Điện toán đám mây thành đòn bẩy cung cấp dịch vụ điện tử tới các công dân điện tử tương lai. FPT sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ Điện toán đám mây (riêng - private và công cộng - public) tới các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; mong muốn xây dựng một "hệ sinh thái" Điện toán đám mây, trên đó, các đơn vị trong FPT và các nhà phát triển phần mềm (ISVs) sẽ cùng phát triển.

ừ tháng 7, hai bên sẽ cung cấp miễn phí dịch vụ điện toán đám mây công cộng (cloud public) cho 100 khách hàng của Công ty TNHH Viễn thông Quốc tế (FTI) thuộc FPT Telecom.

Đó là kết quả của thỏa thuận hợp tác giữa Công ty CP Hệ thống Thông tin FPT (FIS) và Công ty CP Viễn thông FPT (FPT Telecom) được ký ngày 27/5. Theo đó, FIS đầu tư về nguồn lực, thiết bị, hướng dẫn và chuyển giao dịch vụ cho FPT Telecom. Còn FPT Telecom đầu tư về đường truyền và đưa dịch vụ thử nghiệm tới các khách hàng được lựa chọn.

Dịch vụ Điện toán đám mây FIS và FPT Telecom cung cấp:Các doanh nghiệp đang dùng dịch vụ share hosting, e-mail hosting, server hosting của FPT Telecom sẽ được sử dụng các ứng dụng của Office-365: - Exchange Online cung cấp dịch vụ e-mail trên cloud, calendar, các danh bạ... tất cả đều được truy cập thông qua Internet bằng thiết bị di động smartphone hoặc laptop.- Office SharePoint Online cho phép người dùng cộng tác với các tính năng mạng xã hội thông qua Internet. Office Web Apps được tích hợp, cho phép người dùng soạn thảo online các tài liệu Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint...).- Lync Online cung cấp tin nhắn tức thời, hội nghị trực tuyến, audio và video hội nghị và cũng thông qua Internet.

Sắp tới, FIS sẽ phối hợp với Microsoft và FPT Telecom thực hiện thí điểm dịch vụ Office 365 và một vài ứng dụng phù hợp do FIS phát triển trên Public Cloud (các đám mây công cộng - dịch vụ đám mây được một bên thứ ba cung cấp) trong quý 3/2011.

• Dịch vụ Exchange Online cho phép cung cấp giải pháp thư điện tử toàn diện cho khách hàng với giao diện thân thuộc, tích hợp với bộ giải pháp văn phòng của Microsoft (Microsoft Office). • Dịch vụ SharePoint cung cấp môi trường cộng tác trong doanh nghiệp, cho phép chia sẻ, công tác,

Page 26: Máy tính bảng

quản lý cấu hình tài liệu... tích hợp với MS Office cho phép soạn thảo online với các tài liệu tạo bởi MS Word, Excel, PowerPoint, Visio. • Dịch vụ MS Lync cung cấp khả năng giao tiếp cá nhân hoặc nhóm trực tuyến dưới các hình thức đa dạng qua chat, thoại, video, chia sẻ desktop...

"Mục đích của đợt thí điểm này để thử nghiệm mô hình vận hành và mức độ chấp nhận của khách hàng với phương thức sử dụng điện toán mới. Trên cơ sở đó, dự án sẽ đưa ra kế hoạch phù hợp hơn cho bước tiếp theo về đầu tư và công nghệ", anh Toàn nói.

Cùng lúc đó, với giải pháp Private Cloud (Điện toán đám mây riêng - mô hình dùng trong nội bộ các doanh nghiệp), nhóm dự án sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu thử nghiệm tới các giải pháp hàng đầu khác để đảm bảo khả năng tư vấn và triển khai cho các khách hàng của FIS. 

Việc phát triển dịch vụ Cloud Computing đã được FIS đẩy mạnh từ cuối năm 2010 bằng việc rót tiền đầu tư phòng Lab, sau khi Tập đoàn giao cho FIS nhiệm vụ chủ trì việc nghiên cứu và phát triển Cloud Computing. Sau một thời gian nghiên cứu, Cloud Computing của FIS cơ bản "đã có hình hài".

Giải pháp Private Cloud của IBM đã qua bước thử nghiệm sơ bộ và đang được thử nghiệm tiếp tục ở mức sâu hơn. Nhóm dự án đã có thể triển khai giải pháp này với cấu hình cơ bản cho phép cấp, phát và thu hồi tài nguyên động ở mức IaaS (Infrastructure as a Service).

"Nhóm đang tiếp tục nghiên cứu để tiến tới làm chủ, có khả năng tùy biến, bổ sung các tài nguyên mẫu, và các tính năng cao cấp khác", anh Toàn cho hay.

Với giải pháp của Microsoft, nhóm dự án đã triển khai thử nghiệm giải pháp Private Cloud trên nền công nghệ Hyper-V và bộ công cụ DDTK (Dynamic Data Center Toolkit). Nhóm đã thử nghiệm dịch vụ IaaS cơ bản cho phép cung cấp tài nguyên tính toán, lưu trữ và đang thực hiện hoàn thiện giao diện cho người dùng (Self Service Portal).

Khi chính thức cung cấp ra thị trường, mô hình Cloud Computing sẽ cho phép khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận các phần mềm này với mức đầu tư "dễ chịu". Và nếu có thể ra mắt các dịch vụ Cloud Computing ngay trong năm 2011, FIS sẽ có bước tiếp cận thuận lợi với thị trường. 

Dự báo của IDC cho thấy thị trường Cloud Computing sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 80%/năm trong các năm 2011 và 2012 và tiếp tục tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo. IDC ước tính thị trường Public Cloud tới năm 2014 là khoảng 55.5 tỷ USD cho toàn cầu, trong đó APAC chiếm 2.216 tỷ USD. Việt Nam nằm trong nhóm các nước của APAC với doanh số dự đoán là 228 triệu USD vào năm 2014. 

Hiện đã có những dấu hiệu cho thấy thị trường Cloud Computing ở Việt Nam đang được "thúc đẩy mạnh mẽ" khi các hãng lớn như Microsoft, Cisco, Oracle, HP hay Intel liên tục tổ chức các sự kiện PR về Cloud Computing ngay trong đầu năm 2011.

"FIS đã có kinh nghiệm lâu năm về nghiệp vụ và phát triển ứng dụng phần mềm cho các khách hàng khác nhau ở Việt Nam. Do đó, FIS có thể khai thác thế mạnh đó kết hợp với Cloud Computing để đưa các ứng dụng đặc thù đó tới nhiều khách hàng hơn", anh Toàn nói.

Để khai thác thế mạnh này và những thế mạnh chung của FPT, FIS đang phối hợp mạnh mẽ với FPT Telecom và FPT Software. 

Theo đó, FIS sẽ phối hợp trong việc khai thác hạ tầng mạng truyền thông và cùng khai thác các khách hàng hiện có của FPT Telecom. FIS cũng đang làm việc với FPT Software về khả năng thử nghiệm ứng

Page 27: Máy tính bảng

dụng DMS theo mô hình Cloud Computing.Nhóm dự án cũng đã trao đổi với các đơn vị trong FIS để có thể xác định các ứng dụng tiềm năng đưa vào thử nghiệm và triển khai. Các ứng dụng phù hợp đó tương đối phổ dụng, phù hợp với nhiều khách hàng, không đòi hỏi phức tạp về đào tạo sử dụng để giảm chi phí hỗ trợ, vận hành.

Đã có khá nhiều đối tác nước ngoài tới trao đổi với FPT/FIS về khả năng hợp tác nhưng theo anh Toàn, do thị trường Cloud Computing ở đang trong "giai đoạn hình thành" nên mọi hợp tác mới dừng lại ở mức trao đổi kinh nghiệm, thử nghiệm.