55

MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua
Page 2: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.

1. Giới thiệu ............................................................................................................................................... 4

2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 5

3. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................................................ 6

4. Khái niệm vận động (advocacy) ............................................................................................................ 6

5. Môi trường pháp luật Việt Nam ........................................................................................................... 7

6. Quy trình ban hành chính sách công ................................................................................................... 11

6.1 Thực tế quy trình nội bộ của Đảng, Chính phủ và Quốc hội.............................................................. 11

6.2 Ảnh hưởng của một số bên liên quan ............................................................................................... 12

6.3 Vai trò của các tổ chức phi chính phủ ............................................................................................... 14

7. Các mô hình vận động ......................................................................................................................... 16

7.1 Vận động được học chữ Thái ............................................................................................................ 16

7.2 Vận động cho quyền tiếp cận thông tin ............................................................................................ 22

7.3 Vận động dừng xây đập trên sông Mekong ..................................................................................... 29

7.4 Vận động ngừng sử dụng Amiang .................................................................................................... 34

7.5 Vận động cho hôn nhân bình đẳng ................................................................................................... 40

8. Kết luận ............................................................................................................................................... 46

8.1 Mục đích vận động rõ ràng và cụ thể ............................................................................................... 48

8.2 Phương pháp tiếp cận xây dựng và ôn hòa ...................................................................................... 49

8.3 Sức mạnh của tri thức ....................................................................................................................... 49

8.4 Tổ chức cộng đồng và người dân ...................................................................................................... 50

8.5 Tiếng nói người trong cuộc và sự ủng hộ của đồng minh ................................................................. 50

8.6 Kiên nhẫn xây nền tảng cho thay đổi lớn .......................................................................................... 50

Phụ lục 1: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội theo Luật ban hành văn bản QPPL năm

2015 ............................................................................................................................................................ 52

Phụ lục 2: Quá trình soạn thảo dự án luật theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2015 .. 54

Phụ lục 3: Qui trình xây dựng, ban hành nghị định theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm

2015 ............................................................................................................................................................ 55

Page 3: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn những người đã đồng ý tham gia nghiên cứu, chia sẻ quan điểm,

trải nghiệm và phân tích của cá nhân họ về các tiến trình vận động họ tham gia. Nếu không có sự

cởi mở, chân thành của các cá nhân này, báo cáo nghiên cứu chắc chắn sẽ không được hoàn

thành.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE), và Trung tâm Hỗ

trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) đã hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật cho

nghiên cứu này.

Quan điểm trong báo cáo này là của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Viện

Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), và Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng

lực cho phụ nữ (CEPEW).

Page 4: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

1. Giới thiệu

Trong những năm gần đây xã hội dân sự (XHDS) Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chưa

có nhiều nghiên cứu sâu về các hoạt động của XHDS. Một vài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào

các hình thức tồn tại của XHDS ở Việt Nam, khung pháp lý, và vai trò của các tổ chức XHDS trong

phát triển kinh tế, xã hội. Ví dụ, nghiên cứu của Norlun (2007) tập trung vào phân loại các hình

thức tổ chức khác nhau (đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức

cộng đồng). Nghiên cứu của CIVICUS (2006) thì chia thành đoàn thể (mass organization), tổ chức

chủ quản (umbrella organization), hội nghề nghiệp (professional association), tổ chức phi chính

phủ (NGO) làm về khoa học công nghệ, các NGO khác, các nhóm phi chính thức, các tổ chức tôn

giáo và các NGO quốc tế.

Năm 2008, một nghiên cứu quan trọng về “các hình thức hợp tác giữa các tổ chức nhà nước và

xã hội dân sự ở Việt Nam” do Ben Kerkvliet và cộng sự tiến hành với sự hỗ trợ của Bộ Phát triển

quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và Đại sứ quán Phần Lan. Nghiên cứu này nhìn vào sự tương tác

ở bốn lĩnh vực: cung cấp dịch vụ, phản ánh tiếng nói của người dân đến với công chức, giám sát

và đảm bảo trách nhiệm giải trình của công chức, quá trình hoạch định chính sách và luật pháp.

Các tác giả đánh giá sự tham gia của các tổ chức XHDS vào quá trình lập chính sách ngày càng

tăng, những khái niệm như “vận động hành lang” cũng được nhắc đến. Vận động chính sách được

đề cập trong các lĩnh vực như công tác xã hội, phòng chống HIV, người khuyết tật, bình đẳng giới

và phòng, chống bạo lực gia đình. Các hoạt động này chủ yếu được tiến hành bởi NGO và các

mạng lưới do NGO hoặc nhà tài trợ thành lập. Nghiên cứu này có một hạn chế là chỉ điểm qua

mà chưa đánh giá sâu về các phương pháp vận động chính sách được sử dụng bởi các tổ chức

NGO.

Năm 2015, nghiên cứu “đánh dấu không gian xã hội dân sự Việt Nam” được tiến hành bởi Lê

Quang Bình và cộng sự, dưới sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam, Irish Aid và Viện iSEE. Nghiên cứu này

đo lường cảm nhận về không gian xã hội dân sự được tạo ra bởi các tác nhân khác nhau, không

chỉ các tổ chức NGO, các nhóm cộng đồng, mà cả những người hoạt động độc lập và các nhóm

có cách tiếp cận theo hướng đối kháng. Nghiên cứu này cho thấy không gian XHDS phụ thuộc vào

bốn yếu tố, đó là nền tảng văn hóa, năng lực của các tổ chức XHDS, quản lý của nhà nước và ảnh

hưởng của XHDS. Theo nghiên cứu, không gian XHDS được mở rộng trong thời gian qua tuy nhiên

vẫn bị đánh giá là hẹp1. Về ảnh hưởng của XHDS lên chính sách của nhà nước, nghiên cứu cũng

1 Theo kết quả nghiên cứu, không gian xã hội dân sự phụ thuộc vào bốn yếu tố: giá trị văn hóa xã hội, năng lực của các tác nhân XHDS, sự can thiệp của nhà nước, và ảnh hưởng của các tổ chức xã hội dân sự. Trên thang điểm 5, tất cả bốn yếu tố đều thấp hơn điểm trung bình 3. Cụ thể, giá trị văn hóa đạt 2,94 điểm, năng lực của XHDS đạt 2.91 điểm, sự can thiệp của nhà nước đạt 2.24 điểm, và ảnh hưởng của XHDS đạt 2,92 điểm.

Page 5: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

chỉ ra “ngày càng khá hơn”, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do thể chế được một đảng duy nhất

lãnh đạo, năng lực của XHDS, cũng như sự thiếu thừa nhận của nhà nước về vai trò của XHDS.

Như vậy, sự tham gia của các tổ chức XHDS, đặc biệt các tổ chức, mạng lưới NGO vào vận động

chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, chưa có một

nghiên cứu sâu nào về quá trình ra chính sách ở Việt Nam cũng như các chiến lược mà các tổ

chức xã hội dân sự sử dụng để gây ảnh hưởng lên tiến chính này. Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ

góp phần trả lời một số câu hỏi quan trọng: (i) hiện trạng môi trường luật pháp và thể chế liên

quan đến quá trình vận động của NGO; (ii) các chiến lược được áp dụng trong quá trình gây ảnh

hưởng; (iii) các bài học về sự hợp tác cũng như chiến lược cho NGO để thực hiện các hoạt động

vận động hiệu quả hơn. Cần lưu ý, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các chiến lược vận động, thuận

lợi và thách thức để rút ra các bài học hơn là đánh giá hiệu quả và tác động của các tổ chức liên

quan.

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích các trường hợp điển hình để từ đó rút ra các mô

hình vận động đang được sử dụng ở Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tham khảo các nguồn

thông tin báo chí liên quan đến chủ đề vận động của các tổ chức, liên minh. Để hiểu về bối cảnh,

nghiên cứu cũng đánh giá các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của các tổ chức NGO và

hoạt động vận động chính sách.

Có ba tiêu chí đã được xây dựng và sử dụng để lựa chọn các trường hợp điển hình gồm: (i) đang

xảy ra hoặc đã xảy ra không quá 5 năm gần đây; (ii) đại diện cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau

của NGO; (iii) có các mục đích và hình thức vận động khác nhau. Dựa trên các tiêu chí này, nhóm

nghiên cứu, với sự cố vấn của một nhóm chuyên gia đã chọn năm trường hợp điển hình sau:

- Vận động học chữ Thái ở cộng đồng được thực hiện bởi Trung tâm Vì sự phát triển bền

vững miền núi (CSDM);

- Vận động cho quyền tiếp cận thông tin được thực hiện bởi Nhóm làm việc Vì sự tham gia

của người dân (PPWG) và điều phối bởi Trung tâm CEPEW;

- Vận động ngưng xây đập trên sông Mekong được thực hiện bởi Mạng lưới Sông ngòi Việt

Nam (Vietnam River Network);

- Vận động ngừng sử dụng Amiang ở Việt Nam được thực hiện bởi Liên minh Vận động

chính sách ngừng sử dụng Amiang (VN-BAN); và

- Vận động cho hôn nhân bình đẳng được thực hiện bởi Viện iSEE và Trung Tâm ICS.

Trong từng trường hợp điển hình, nhóm nghiên cứu phỏng vấn người điều phối chính của đơn vị

điều phối, một thành viên hoặc đồng minh, hoặc một đối tác thuộc cơ quan chính phủ có liên

quan. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phỏng vấn một cựu thứ trưởng và một cựu đại biểu

Quốc hội, phó chủ nhiệm một ủy ban của Quốc hội để hiểu hơn quá trình xây dựng và thông qua

Page 6: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

chính sách công ở Việt Nam. Các phỏng vấn đều được ghi âm (trừ một phỏng vấn đối tác phía

chính phủ), gỡ băng và phân tích. Có người đã được phỏng vấn.

3. Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu này chỉ phỏng vấn được hai lãnh đạo làm việc cho Chính phủ và Quốc hội về quy trình

xây dựng pháp luật ở Việt Nam nên có thể chưa toàn diện. Bên cạnh đó, chúng tôi không gặp

được hết các đối tác Chính phủ và Quốc hội của tất cả các sáng kiến vận động bởi vì việc tiếp cận

và phỏng vấn các đối tác này không dễ dàng.

4. Khái niệm vận động (advocacy)

Vận động (advocacy) được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo tổng hợp của Jane Dalrymple

và Jane Boylan2 thì vận động có những định nghĩa đơn giản như “vận động là một ý tưởng để huy

động người dân hành động tạo ra thay đổi” (Newman và Yeates, 2008: 2). Hay nó có thể là “quá

trình thúc đẩy cho bình đẳng, công lý và sự tham gia. Nó có thể trao quyền, nâng cao năng lực để

người dân lên tiếng. Vận động cũng có thể giúp người dân hiểu hơn về quyền của mình, thực

hành quyền và tham gia, gây ảnh hưởng lên quá trình ra quyết định ảnh hưởng đến tương lai của

họ” (Lee, 2007: 7). Trong hầu hết các định nghĩa, bình đẳng và công lý luôn là mục đích cốt lõi

của vận động. “Nó là một cách để đảm bảo từng người dân đều được coi trọng và từng người

dân đều phải được lắng nghe – bao gồm cả những người có rủi ro bị gạt ra ngoài lề và những

người có khó khăn trong việc lên tiếng để quan điểm của họ được biết đến” (SIAA, 2010: 4). Như

vậy, vận động (advocacy) không chỉ là nhằm thay đổi chính sách mà còn có ý nghĩa bao trùm hơn

rất nhiều, đó là tạo ra thay đổi trong xã hội để đạt được bình đẳng và công lý.

Tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm vận động đang được hiểu hẹp thành “vận động chính sách”.

Như Nghiêm Hoa trong bài “vận động chính sách hay đi đêm chính sách3” có viết “Cụm từ “vận

động chính sách” tạo ra một khái niệm tập trung hơn, gắn nó với “chính sách” chứ không phải

vận động gì khác…khi đưa “vận động” thành “vận động chính sách”, một khái niệm mở, động và

chú trọng vào “mục đích” đã được thu hẹp lại thành một khái niệm “tĩnh” và chú trọng vào

“phương tiện”. Có lẽ khái niệm “vận động chính sách” rất vừa vặn và dễ hiểu cho một khóa tập

huấn căn bản về vận động, nhưng việc thu hẹp khái niệm này đã khiến phạm vi công việc của

những người “vận động” hẹp lại nhiều. Đây là dây trói đầu tiên của khái niệm “vận động” khi nó

được chuyển thành “vận động chính sách”

Có thể nói, vận động được hiểu rộng hơn “vận động chính sách”, nó bao gồm ba yếu tố cấu thành

như sau:

2 Jane Dalrymple & Jane Boylan, Effective Advocacy in Social Work, 2013. 3 http://dienngon.vn/blog/Article/van-dong-chinh-sach-hay-di-dem-chinh-sach

Page 7: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Vận động để tạo ra thay đổi: Nó nhằm thay đổi tình trạng hiện tại, có thể bằng thay đổi luật

pháp, chính sách hoặc hành vi có ảnh hưởng đến một nhóm mục tiêu nào đó. Như vậy, “nó là

một hành động chính trị tạo ra thay đổi cho cá nhân hoặc cả cộng đồng bằng cách thách thức các

bất bình đẳng, phân biệt đối xử, bạo lực hoặc gợi mở một cơ hội nào đó để hướng tới một xã hội

nhân văn và công bằng” (Henderson và Pochin, 2001: 15). “Nó cũng là bảo vệ quyền tiếp cận

nguồn lực và dịch vụ hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực lên cá nhân hoặc cộng đồng”

(Sheafor và Horejsi, 2003: 57).

Vận động để tăng tiếng nói: “Vận động hiểu đơn giản là khuếch đại tiếng nói” (Samuel, 2002: 9).

“Là cách giúp những người khó khăn trong việc lên tiếng bảo vệ quyền lợi của họ, tham gia vào

tiến trình ra quyết định. Nó được hiểu là đại diện cho quan điểm của một người, hoặc giúp họ

thực hành quyền của mình” (Nua Research Services, 2001). “Khi đó họ có thể gây ảnh hưởng đến

tình hình, chống lại những thay đổi có hại hoặc bần cùng hóa họ” (Brandon, 1995: 1).

Vận động để tăng quyền: “Khi người dân bị từ chối hoặc không thể tiếp cận nguồn lực mà họ

xứng đáng có, khi họ bị từ chối thông tin hoặc cơ hội để tham gia vào quá trình ra quyết định liên

quan đến cuộc đời mình, khi họ bị tước đoạt sự thật, nhân phẩm và sự tự tin – khi đó xã hội cần

có những người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ, hoặc giúp họ lấy lại kiểm soát cuộc đời mình”

(Advocacy in Action, 1990). “Khi đó, kết quả của vận động phải tăng tính tự chủ, quyền lực, quyết

đoán và quyền lựa chọn của họ” (Brandon, 1995: 1). “Nhiều người trong xã hội bị bất lực hóa bởi

hệ thống, ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của họ, đến mức họ không thể tự đảm bảo nhu cầu

tối thiểu hoặc quyền cơ bản của mình. Hy vọng và ước mơ của một người có thể bị giới hạn khủng

khiếp bởi điều này. Do đó vận động phải mở rộng chân trời cho họ và phải tạo điều kiện để họ trở

thành một thành viên tích cực của xã hội” (Advocacy 2000, 2002: 49).

Cũng theo Jane Dalrymple và Jane Boylan, vận động nhằm tạo ra sự thay đổi trong từng cá nhân

hoặc cộng đồng cụ thể (case advocacy). Vận động cũng có thể tạo ra thay đổi mang tính hệ thống

như chính sách, luật pháp hoặc thể chế (systematic advocacy). Hai kết quả này không mâu thuẫn,

ngược lại có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ, các thay đổi cá nhân là đầu vào cho vận động thay đổi

hệ thống, ngược lại thay đổi hệ thống tạo môi trường để tạo ra thay đổi cá nhân. Bên cạnh đó,

vận động có thể được thực hiện bởi những người bên ngoài bảo vệ quyền và tiếng nói của một

nhóm yếu thể nào đó (passive advocacy). Nhưng quan trọng hơn vận động cũng có thể được

thực hiện bởi chính người trong cuộc, họ tự lên tiếng bảo vệ quyền của mình (active advocacy).

Tương tự, hai hình thức này không loại trừ nhau, mà có thể bổ sung cho nhau.

5. Môi trường pháp luật Việt Nam

Các qui định trong Hiến pháp 2013 đã tạo lập các khả năng vận động ở cả tầm quốc gia và địa

phương. Cụ thể, điều 28 Hiến pháp 2013 xác định:

Page 8: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến

nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai,

minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”

Bên cạnh đó, Điều 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông

tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Như vậy,

Điều 25 Hiến pháp hiện hành quy định bao gồm cả quyền “hội họp” và “biểu tình”, “tự do báo

chí” và “tiếp cận thông tin” đều là các công cụ vận động quan trọng của người dân và các tổ chức

XHDS. Tuy nhiên, với quy định như vậy lại mở ra khả năng các quyền và tự do cơ bản này có thể

bị thu hẹp lại bởi các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp thấp hơn như nghị định, thông tư, chỉ

thị, quyết định.

Trên thực tế, khái niệm “vận động”, “vận động chính sách” hay “vận động hành lang” chưa được

luật hóa. Có thể tìm thấy một số cách biểu đạt khác của khái niệm này trong các văn bản luật

pháp, chính sách như: “lấy ý kiến”, “tư vấn” hay “phản biện”.4 Ví dụ, Nghị quyết số 48-NQ/TW

ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 chỉ rõ “Có cơ chế thu hút các hiệp hội,

tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu,

đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo

văn bản pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân

đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.”

Đảng Cộng sản cũng đã tạo ra khuôn khổ cho phép Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các

đoàn thể chính trị - xã hội góp ý về chủ trương, đường lối của Đảng. Điều này thể hiện tương đối

rõ gần đây trong Quyết định số 217- QĐ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về

việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã

hội. Theo Quy chế này, “phản biện xã hội nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát,

chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị

những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã

hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước5...”.

4 Theo đó thì tư vấn, phản biện và giám định xã hội là các hoạt động mang tính xã hội, bao gồm: Tư vấn là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền. Phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra. Giám định là hoạt động xác định tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của đề án hoặc một vấn đề, một sự việc cụ thể (khoản 3, Điều 2 Quyết định số 501/QĐ-TTg, ngày 15/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

5 Cùng ngày 12/12/2013, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc MTTQVN, các đoàn thể chính trị

- xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Chủ thể có thể “góp ý xây dựng Đảng” và “góp ý xây

Page 9: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Theo Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật 2015, qui trình lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp

lệnh, dự thảo nghị quyết được qui định tại Điều 57. Cụ thể, trong quá trình soạn thảo văn bản,

cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động

trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp

với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự

thảo văn bản và tờ trình trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật

này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ những văn

bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.

Trong thời gian dự thảo đang được lấy ý kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý lại dự thảo

văn bản mà khác với dự thảo đã đăng tải trước đó thì phải đăng lại dự thảo văn bản đã được

chỉnh lý.

Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại

biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến theo quy định tại Điều

57 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật 2015. Đối với nghị định của Chính phủ, Luật này

qui định Chính phủ phải tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, của cơ quan,

tổ chức liên quan đối với đề nghị xây dựng nghị định và dự thảo nghị định.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày

14/02/2014 về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học

và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Gần đây hơn, Quyết định số 501/QĐ-TTg được Thủ tướng ban

hành ngày 15/4/2015 về việc thí điểm tổ chức Diễn đàn Khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi

tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát

triển kinh tế - xã hội. Mục đích của “Diễn đàn khoa học” là để “trí thức công khai trình bày và trao

đổi những vấn đề khoa học và thực tiễn được đưa ra thảo luận” (Điều 2). Diễn đàn khoa học được

tổ chức dưới các hình thức: diễn đàn trên báo chí, diễn đàn dưới hình thức hội nghị, hội thảo

khoa học. Tuy nhiên chỉ có ba đơn vị là VUSTA, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) và

Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) được giao tổ chức thí điểm diễn đàn trong

5 năm. Bộ Khoa học và Công nghệ có chức năng quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động

của diễn đàn.

Trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đoạn 518 Báo cáo của Ban Công tác

về việc gia nhập WTO của Việt Nam ngày 26/10/2006 qui định: “… Đại diện của Việt Nam xác

nhận ... liên quan đến dự thảo các luật, pháp lệnh, nghị định và các quy định khác và biện pháp

dựng chính quyền” rộng hơn, bao gồm MTTQVN, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, cũng như cán bộ, đảng viên, đoàn viên,

hội viên, công chức, viên chức, người lao động và công dân (gọi chung là cá nhân) (Điều 4). Nội dung góp ý với tổ chức Đảng gồm

có dự thảo nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định, kết luận... của Đảng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp

pháp, chính đáng của nhân dân, chức năng, nhiệm vụ của MTTQVN, các đoàn thể chính trị - xã hội; dự thảo báo cáo chính trị của

cấp ủy, tổ chức Đảng trước mỗi kỳ đại hội.

Page 10: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

khác do Quốc hội và Chính phủ ban hành liên quan hoặc ảnh hưởng tới thương mại hàng hoá,

dịch vụ và sở hữu trí tuệ, đại diện Việt Nam xác nhận sẽ cho phép một khoảng thời gian hợp lý,

tức là không ít hơn 60 ngày, để các thành viên, cá nhân, hiệp hội và doanh nghiệp có thể đóng

góp ý kiến cho các cơ quan có liên quan trước khi những biện pháp này được thông qua.” Đoạn

518 cũng yêu cầu bổ sung: “Chính phủ cũng sẽ xem xét những ý kiến nhận được trong khoảng

thời gian lấy ý kiến đóng góp”. Cam kết này là rất quan trọng thể hiện cam kết của Nhà nước Việt

Nam với cộng đồng quốc tế về khả năng mở rộng sự tham gia của các cá nhân và tổ chức vào tiến

trình ra quyết định. Tuy nhiên, cam kết này chỉ diễn ra trong các lĩnh vực thương mại, hàng hóa,

dịch vụ và sở hữu trí tuệ.

Như vậy, tất cả các văn bản liên quan không đề cập đến khái niệm “vận động”, “vận động chính

sách” hay “vận động hành lang”. Tuy nhiên, một số khái niệm liên quan như “phản biện”, “thẩm

định”, “thẩm tra”, “giám định xã hội”, “lấy ý kiến”, “xin ý kiến”, “kiến nghị”, “góp ý” đã được sử

dụng. Các đối tượng tham gia chủ yếu là MTTQVN, các đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu khoa

học nhà nước, chuyên gia và nhân dân. Không có văn bản nào nhắc đến các tổ chức NGO. Tuy

nhiên, các tổ chức NGO có thể góp ý thông qua kênh của các tổ chức chủ quản như VUSTA hoặc

với tư cách là chuyên gia và công dân. Bên cạnh đó, các tổ chức NGO hoàn toàn có thể huy động

các nhóm đối tượng đích của mình, ví dụ như người khuyết tật, người sống chung với HIV, người

đồng tính song tính và chuyển giới, phụ nữ, người dân tộc thiểu số góp ý vào tiến trình xây dựng

chính sách và luật pháp như những công dân Việt Nam.

Tuy nhiên, đây không phải là một việc dễ dàng vì môi trường pháp luật này tạo ra một quy trình

xây dựng chính sách phức tạp. Một số bất cập của quy trình này đã được các nhà nghiên cứu chỉ

ra là: i) Làm chính sách vẫn đang được coi là đặc quyền của của nhà nước nói chung và các cơ

quan nhà nước mà chưa phải là công việc chung của toàn xã hội, của doanh nghiệp và của các

nhóm lợi ích trong xã hội; ii) Có quá nhiều chính sách của các bộ, ngành trong khi chúng được xây

dựng phân tán, thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành một cách hợp lý và có cơ quan chủ trì, chịu

trách nhiệm đích thực nên chất lượng không cao. Trong khi đó, hầu hết các chiến lược hay chính

sách đều thể hiện sự liệt kê mục tiêu, quan điểm định hướng và yêu cầu mà thiếu hẳn những kế

hoạch hành động cụ thể hay các biện pháp cần có; iii) Chưa hình thành được những kênh thông

tin chính thống cần thiết giữa nhà nước với xã hội trong việc xây dựng, ban hành và thực thi chính

sách công để phúc đáp những lợi ích cơ bản của đôi bên; iv) Vai trò của các cơ quan thẩm định,

phê duyệt chính sách chưa được phát huy nên đã tạo những kẽ hở đáng kể cho việc ra đời một

số chính sách có chất lượng chưa cao, thậm chí xã hội không đồng tình; v) và hiện tượng “vận

động chính sách” mặc dù chưa được luật hóa nhưng lại xuất hiện dưới nhiều hình thức và trong

nhiều trường hợp bị chi phối bởi những nhóm lợi ích làm ảnh hưởng đến tính công bằng của

chính sách, gây nên những thiệt hại cho xã hội và nền kinh tế.6

6 Tham khảo: Vũ Anh Tuấn, Một số vấn đề về chính sách công ở Việt Nam hiện nay.

Page 11: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

6. Quy trình ban hành chính sách công

6.1 Thực tế quy trình nội bộ của Đảng, Chính phủ và Quốc hội

Trong thực tiễn Việt Nam, các chính sách và pháp luật của Nhà nước luôn được quan niệm là

công cụ để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng chính trị duy

nhất nắm quyền lãnh đạo. Đây là đặc điểm nổi bật, cũng là nguyên tắc nhất quán đối với hệ thống

chính trị và pháp lý hiện hành.7 Nhìn chung, có thể xác định chính sách công ở Việt Nam bao gồm:

chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, chính

sách và văn bản pháp lý ban hành theo thẩm quyền luật định của chính quyền địa phương và các

tổ chức chính trị - xã hội.

Theo Điều 4 Hiến pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nên

mọi chính sách bắt đầu từ Đảng, cụ thể là trong các nghị quyết, mà quan trọng nhất là nghị quyết

của của Đại hội Đảng. Theo vị cựu đại biểu Quốc hội thì “nghị quyết Đại hội Đảng rất quan trọng

với từng ngành vì đó là cơ sở để ra chính sách. Ngành nào cũng cố đưa một hai câu của mình vào

nghị quyết đại hội để làm cơ sở triển khai hoạt động sau này. Ví dụ, nếu nghị quyết ghi công dân

có quyền tiếp cận thông tin chẳng hạn thì đây là cơ sở để ra luật ngay, nên tác động ở khâu ra

nghị quyết rất quan trọng”. Sau nghị quyết của Đại hội Đảng là nghị quyết của Trung ương Đảng,

cụ thể hóa những nội dung quan trọng của nghị quyết Đại hội Đảng. Đây cũng là cơ sở để xây

dựng pháp luật, thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng.

Đối với quy trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, mặc dù luật và pháp

lệnh có thể được khởi xướng từ Chính phủ, đại biểu Quốc hội hoặc một số tổ chức khác như

MTTQVN (xem phụ lục 1, 2 và 3 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội theo Luật

ban hành văn bản QPPL năm 2015), nhưng đa số bắt đầu từ Chính phủ. Theo vị cựu đại biểu Quốc

hội thì “điều này dễ hiểu vì Chính phủ có động cơ để làm luật vì Chính phủ là người điều hành

công việc, họ cần một “cái gậy” để điều hành và đó chính là luật pháp. Cho nên Chính phủ bao

giờ cũng là người đưa ra sáng kiến pháp luật”. Theo vị cựu Thứ trưởng thì sáng kiến pháp luật

“có thể là do ý kiến chủ quan của mấy anh lãnh đạo thấy có điều nó vướng thì phải sửa cho nó

thuận. Cũng có trường hợp vì họ nghe ý kiến của doanh nghiệp, nghe ý kiến của địa phương, mà

địa phương ở đây là cấp tỉnh thôi, còn tỉnh có nghe huyện, xã không thì là câu chuyện của tỉnh

ấy. Còn người dân thì không người dân nào nói mà ai nghe cả, tức chủ yếu là doanh nghiệp và

địa phương”.

Khi sáng kiến pháp luật được Quốc hội thông qua trong chương trình xây dựng luật hàng năm,

Nguồn: http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010067/0/6739/Mot_so_van_de_ve_chinh_sach_cong_o_Viet_Nam_hien_nay, ngày đăng: 22/9/2014, truy cập: 13/11/2015. 7 Điều này một lần nữa được nhấn mạnh trong Hiến pháp năm 2013 và trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011).

Page 12: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Chính phủ sẽ giao cho bộ phụ trách. Khi đó, Chính phủ sẽ thành lập một ban soạn thảo luật,

thường do một bộ trưởng của ngành liên quan làm trưởng ban, thành viên là các thứ trưởng của

các bộ liên quan. Ban soạn thảo sẽ thành lập một tổ biên tập gồm các chuyên viên về lĩnh vực của

luật. Theo cựu đại biểu Quốc hội thì “Tổ biên tập là nòng cốt của ban soạn thảo, còn ban soạn

thảo chỉ ngồi xem xét và gật gù thôi. Các lãnh đạo bộ đều bận lắm, họ vắng mặt suốt. Tất nhiên

cũng có bộ có lãnh đạo dự không sót buổi nào, nhưng nhìn chung phần lớn bộ trưởng bận nên

ông thứ trưởng của bộ nòng cốt sẽ phải lo”.

Sau khi có bản thảo, luật sẽ được gửi cho Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình lên Chính phủ.

Chính phủ cho ý kiến xong thì đưa sang Quốc hội để bắt đầu công tác thẩm tra. Ủy ban Thường

vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ giao cho một ủy ban hoặc Hội đồng dân tộc để làm công tác thẩm tra.

Sau khi thẩm tra, ủy ban chuyên trách sẽ xin ý kiến UBTVQH. UBTVQH sẽ cho ý kiến. Ban thẩm

tra và Ban soạn thảo lại sửa theo ý kiến của UBTVQH. Trong trường hợp còn những quan điểm

khác nhau giữa các bên thì báo cáo để Quốc hội cho ý kiến. Thông thường, một đạo luật được

thông qua trong hai kỳ họp Quốc hội. Kỳ họp thứ nhất là thảo luận để các đại biểu Quốc hội cho

ý kiến. Sau đó, ủy ban thẩm tra viết một báo cáo tiếp thu giải trình các ý kiến của các đại biểu

Quốc hội để UBTVQH do một phó chủ tịch Quốc hội phụ trách đại diện đọc trước Quốc hội ở kỳ

thứ hai. Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận và đi đến biểu quyết. Quốc hội sẽ biểu quyết từng điều

còn nhiều tranh cãi (nếu có) trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo luật. Sau đó Chủ

tịch Quốc hội sẽ ký xác nhận, chuyển qua cho Chủ tịch Nhà nước ký công bố trong vòng 15 ngày.

Trong toàn bộ tiến trình này, ý kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội rất

quan trọng, và nhiều khi “không cần bàn luận”. Vị cựu Thứ trưởng cho biết “trong toàn bộ tiến

trình có những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cao cấp như Chủ tịch Quốc hội hay Thủ tướng Chính

phủ, đã bút phê vào lề của cái dự thảo đấy thì cứ thế bệ nguyên vào thôi, không thể có ý kiến

khác”.

Vị cựu đại biểu Quốc hội chia sẻ ví dụ về trường hợp UNICEF kiến nghị Việt Nam cấm quảng cáo

sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Đã có một cuộc tranh luận kịch liệt vì nhiều nước chỉ cấm quảng

cáo sản phẩm sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Cuối cùng hai bên đi đến thống nhất là cấm quảng

cáo sản phẩm sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đến kỳ họp thứ hai để thông qua, Chủ tịch Quốc

hội gọi điện cho chủ nhiệm ủy ban chuyên trách, đề nghị cần phải cấm quảng cáo sữa dưới 24

tháng tuổi vì có lợi cho trẻ em. Chủ nhiệm ủy ban phải đưa thêm một phương án vào, đó là cấm

quảng cáo sản phẩm sữa dưới 24 tháng tuổi. Ra Quốc hội, phó chủ tịch điều hành phát biểu “Tùy

các đại biểu chọn. Phương án 12 tháng thì có lợi cho các công ty sữa, phương án 24 tháng thì có

lợi cho trẻ em. Các đại biểu nghe bùi tai nên chọn phương án cấm quảng cáo sản phẩm sữa cho

trẻ dưới 24 tháng tuổi”.

6.2 Ảnh hưởng của một số bên liên quan

Page 13: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Trong quá trình xây dựng pháp luật, ngoài vai trò của Đảng, Chính phủ và Quốc hội, một số bên

liên quan cũng được tham vấn hoặc bản thân họ chủ động góp ý, gây ảnh hưởng.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được xác định là “cơ sở chính trị của chính quyền” (Điều 9 Hiến pháp

2013), là tập hợp của nhiều tổ chức quần chúng có hệ thống sâu rộng, MTTQ có vai trò cầu nối

cũng như vai trò duy trì sự ảnh hưởng, sự kiểm soát của Đảng và Nhà nước với xã hội. MTTQ luôn

là một bên được tham vấn và góp ý. Tuy nhiên, những người tham gia nghiên cứu đều cho rằng

MTTQ có nhiều hạn chế vì họ vừa không có động lực, vừa không có năng lực. Dù MTTQ đại diện

cho người dân, nhưng vị cựu đại biểu Quốc hội cho rằng “nhiều lúc tôi nghĩ họ vẫn là Chính phủ

chứ không phải là mặt trận, họ hoạt động bề nổi thôi, chứ họ không quan tâm đầy đủ đâu, họ

không có tác động”. Còn vị cựu Thứ trưởng thì cho rằng “Mặt trận tổ quốc, từ xưa đến nay trên

danh nghĩa là đại diện cho người dân thế nhưng thực sự là cánh tay nối dài của Nhà nước. Nhà

nước bảo gì làm nấy, thế thôi chứ họ hơi đâu mà đi làm phản biện. Nhỡ phản biện mà nó lại lung

tung cái gì đấy chẳng hạn thì có mà mất lương… Chính vì vậy, kiến nghị của MTTQ có lẽ là mờ

hơn Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Họ có làm, họ làm đúng nhưng đúng

theo cái quy trình đấy. Ý kiến của MTTQ thường là mờ nhạt, mờ nhạt là vì họ không có chuyên

gia”.

Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, tổ chức tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh

nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp, đã hoạt động tích cực và hiệu quả

hơn so với trước. Theo vị cựu đại biểu Quốc hội “Họ có nhiều cách để gây ảnh hưởng. Thứ nhất,

họ ứng cử trực tiếp làm đại biểu Quốc hội để vừa tiếp xúc được với các lãnh đạo cấp cao ở Trung

ương và các tỉnh, vừa gây ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách và luật. Khóa này có tới bốn mươi

doanh nhân vào, trong khi đó không có một đại diện nào của VUSTA vào nổi, còn văn nghệ sĩ thì

chẳng có ông nào. Doanh nhân họ cực mạnh, họ có thể đánh bại cả những nhân vật gọi là mạnh

nhất trong bảng thi đấu. Ví dụ có một ủy viên Trung ương Đảng, đương kim Thường vụ Quốc hội

và lãnh đạo một ủy ban quan trọng của Quốc hội mà bị bật vì đứng cạnh hai doanh nhân. Ý ban

đầu là giữa hai doanh nhân thì chọn một, nhưng cuối cùng hai doanh nhân đều vào còn sếp Quốc

hội lại bị loại”.

Còn vị cựu Thứ trưởng cũng cho rằng “góp ý của VCCI có lẽ là nặng hơn [so với ý kiến của MTTQ].

Nặng hơn là vì nó tập hợp ý kiến của doanh nghiệp. Doanh nhân cũng là những người hiểu biết.

Các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn thì họ mời luật sư để phản biện cũng nhiều.

Nhưng phải ghi nhận công của ông Đoàn Duy Thành - người có công lớn trong việc xây dựng VCCI.

Ông đã tập trung được trí tuệ, lựa chọn được người nọ người kia vào vị trí nọ vị trí kia. VCCI tạo

được cái nếp, rất hăng say làm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp họ tiếp cận trực tiếp các vị lãnh

đạo cao cấp để vận động hành lang. Nhiều khi có nhiều chính sách không thể thay đổi được vì

chuyện vận động hành lang này”.

Giới trí thức chỉ có ảnh hưởng hạn chế trong vận động chính sách. Theo vị cựu đại biểu Quốc hội

Page 14: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

thì “có một số người quan tâm nhưng lại là những vấn đề khái quát như dân chủ, hoặc ảnh hưởng

của Trung Quốc chứ không phải những chính sách hoặc luật cụ thể. Hơn nữa, trí thức chưa tập

hợp thành tổ chức vì trong tổ chức người ta mới quan tâm hơn đến sứ mệnh. Cá nhân thì có thể

sôi sục lên, nhưng nó tản mạn nên khi đưa các văn bản pháp luật lên xin ý kiến thì lại nhận được

rất ít các góp ý của trí thức”. Còn vị cựu Thứ trưởng cho rằng “các trường đại học và các viện

nghiên cứu thì tham gia vào quá trình phản biện xã hội, phản biện hệ thống pháp luật chưa cao.

Có một số trường hợp mang tính cá nhân nhiều hơn là đại diện các viện, nhưng có thể đếm trên

đầu ngón tay. Ví dụ như khối kinh tế chỉ có Võ Trí Thành, rồi Trần Đình Thiên… đại khái một số

chuyên gia kinh tế. Bây giờ cái vai trò của cái khối gọi là viện hàn lâm đang còn chìm”.

Về ý kiến góp ý trực tiếp của người dân, vị cựu Thứ trưởng cho rằng rất ít ảnh hưởng đến những

người soạn văn bản pháp luật. Bản thân ông đã hỏi bốn năm người đã từng nắm giữ các chức vụ

trưởng, phó vụ trưởng ở các bộ xem quá trình tiếp nhận ý kiến đóng góp như thế nào, họ có thấy

quan trọng và cần tiếp thu hay không thì “Tất cả đều rất thành thật trả lời là rất coi thường ý kiến

đóng góp. Tất nhiên không phải là tất cả, nhưng nhìn chung là không quan tâm đến các ý kiến

đóng góp. Họ cho rằng ý kiến đóng góp này là những ý kiến đang thiếu thông tin, nó nhiễu sự, rồi

không sát với hệ thống quản lý. Nói chung cơ quan nhà nước không hay để ý, tức là có thái độ

không trân trọng ý kiến đóng góp, cho rằng mình thạo hơn, mình biết hơn, các ý kiến kia làm sao

bằng từng ấy năm kinh nghiệm. Nó xuất phát từ chỗ đấy, từ tính chủ quan”.

6.3 Vai trò của các tổ chức phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ nói riêng và XHDS nói chung đang ngày càng quan tâm và tham gia

đóng góp cho các chính sách và pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, cản trở đầu tiên đó là hình

ảnh của XHDS đang có nhiều nghi ngại trong một bộ phận của tầng lớp lãnh đạo, đặc biệt bên

khối Đảng, tuyên giáo và an ninh.

Theo vị cựu Thứ trưởng, “Trên thực tế các bộ, kể cả bộ trưởng thì cũng không ai có ý kiến phản

đối nhiều về XHDS đâu, mà cái phản đối chủ yếu đến từ Ban Tuyên giáo. Ban Tuyên giáo theo lý

thuyết của Lê Nin cho rằng đã có MTTQ, đã có Hội nông dân…thế mấy ông này là cái gì. Họ trung

thành một cách tuyệt đối với lý luận của Mác-Lê Nin nên họ cho rằng đây là một thứ nó lạ theo

tư duy của họ. Những người quản lý bình thường thì không vấn đề gì, họ tiếp nhận, thậm chí nếu

phát triển mạnh thì nhà nước đỡ tốn chi tiền. Nhưng câu chuyện vướng là vướng về tư duy, chứ

không phải vướng vào thực tế”.

Gần đây có những dấu hiệu cho thấy chủ đề về XHDS đã được cởi mở hơn, ít nhất là không còn

né tránh. Vị cựu Thứ trưởng nhận thấy Ban Tuyên giáo đã thay đổi, cho rằng cần nghiên cứu về

XHDS. “Trước đây chống xã hội dân sự, cấm không được nói về xã hội dân sự. Thế nhưng kể từ

khi ông Trương Đình Tuyển phát biểu ở Diễn đàn Kinh tế mùa thu là chúng ta cần phải thừa nhận

xã hội dân sự vì lý do ABCD, lúc đó tư duy của Ban Tuyên giáo có vẻ chùng xuống một chút. Bây

Page 15: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

giờ Hội đồng Lý luận Trung ương có đưa ra là cần nghiên cứu chi tiết về XHDS để thấy rằng cái

việc tiếp tục nó như thế nào. Tức là đang ở mức quan tâm chứ chưa ở mức chấp nhận”.

Chính trong bối cảnh này, các tổ chức NGO cần hiểu sự nhạy cảm của chính quyền để từ đó chọn

cho mình một cách vận động đúng, tránh gây phản ứng từ phía chính quyền. Con đường đầu tiên,

theo vị cựu Thứ trưởng, “là vận động trực tiếp, tạo mối quan hệ thân tình ngay với ban soạn

thảo. Nếu người ta hiểu mình, người ta biết mình không phải là phản động, người ta biết mình

có sáng kiến tốt, biết mình có trình độ, thì họ sẽ quan niệm đó là tốt, trợ giúp họ trong việc diễn

giải luật từ một chính sách nhất định. Kênh này rất hiệu quả vì người Việt Nam vốn sống bằng

quan hệ, quan hệ trực tiếp, êm dịu, hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau. Nếu cứ gặp nhau là

phê bình, thế này thế khác… thì nó không phù hợp với tâm lý người Việt. Nói cách khác, một

nguyên tắc trong vận động chính sách là đừng làm cho người ta thấy mình đang đối đầu, có nghĩa

chính sách ngược nhau nhưng không phải là đối đầu nhau. Để đối đầu thì có hại cho vận động

chính sách, có hại cho điều kiện và ngữ cảnh để tạo ra thay đổi. Trong hoàn cảnh Việt Nam, nên

đi theo con đường thay đổi tự thân, ví dụ như Đảng Cộng sản dám giao đất của hợp tác xã cho

gia đình là một thay đổi cực kỳ lớn”.

Vị cựu đại biểu Quốc hội cũng cho rằng tạo sự tin tưởng để vận động trực tiếp là cách rất hiệu

quả. Cụ thể, “Có thể vận động các cá nhân có ảnh hưởng. Ngoài ra, có thể tổ chức các nghiên cứu

chung với các cơ quan Chính phủ, hoặc tổ chức các hội thảo chuyên môn vì có nhiều bộ rất cởi

mở. Với các ủy ban của Quốc hội, có thể cùng tiến hành điều tra thực tế. Các ủy ban rất thích các

cuộc khảo sát thực tế vì họ không có thời gian, nguồn lực. Vì vậy có thể ký kết các bản ghi nhớ

hợp tác để phục vụ công tác thẩm tra của họ”.

Cách thứ hai, đó là báo chí, tạo dư luận, tạo công luận, theo gợi ý của vị cựu Thứ trưởng. Ông cho

rằng “Công luận dễ tác động vào các đại biểu Quốc hội. Nếu một đại biểu Quốc hội phát biểu có

thể không được tiếp thu. Nhưng nếu có tới bốn năm đại biểu cùng phát biểu về một vấn đề thì

Ban thư ký kỳ họp phải đặt thành vấn đề, UBTVQH phải đặt thành vấn đề, và nếu đúng là điểm

nóng thì không thể không tiếp thu”. Hơn nữa, tuy được cho là chưa coi trọng ý kiến của cá nhân

trong quá trình xây dựng pháp luật, nhưng các cơ quan Chính phủ lại rất quan tâm đến dư luận

xã hội liên quan đến hoạt động của ngành mình. Vị cựu Thứ trưởng cho rằng, dư luận “ảnh hưởng

đến danh tiếng, thương hiệu của cơ quan Nhà nước nên họ rất xót ruột. Khi đó, cơ quan Nhà nước

thấy mình đang bị bêu xấu, thế thì mình phải cải chính cái bêu xấu này để mọi người ít nhất không

nghĩ ông bộ trưởng này là kém, hoặc cái ông vụ trưởng kia là đuối, hoặc là cái bộ máy này lơ là

nhiệm vụ. Các cơ quan Chính phủ rất quan tâm đến dư luận về hoạt động của ngành mình vì có

thể từ chuyện đấy mà Thủ tướng Chính phủ đặt vấn đề tại sao cái bộ này lại kém thế”.

Vị cựu đại biểu Quốc hội cũng ủng hộ “đưa vấn đề ra công luận trong quá trình thẩm tra, đặc biệt

trên các báo phổ cập như Vietnamnet, Vnexpress, Tuổi trẻ, Thanh niên. Đối với Ủy ban thẩm tra,

việc công luận lên tiếng rất quan trọng vì nhiều khi ban soạn thảo (Chính phủ) không chấp nhận

Page 16: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

kiến nghị sửa vì họ có thể chăm chăm bảo vệ lợi ích của mình. Bên thẩm tra không có lợi ích như

vậy nên họ cần sự lên tiếng của công luận, bên cạnh các cơ sở lý luận, để buộc phải xem xét lại”.

Dù vận động bằng cách nào nhưng chất lượng của kiến nghị vẫn đóng vai trò quyết định đến kết

quả. Vị cựu đại biểu Quốc hội gợi ý “trong trường hợp các tổ chức gửi kiến nghị cho ban soạn

thảo, ủy ban thẩm tra, hoặc trực tiếp cho các đại biểu Quốc hội thì phải bám sát dự thảo, nhưng

không nên đi từng điều vụn vặt, mà nên khái quát thành một số vấn đề và vấn đề đó được thể

hiện ở điều nào. Trong kiến nghị có những vấn đề thực tế, giải pháp và kinh nghiệm quốc tế thì

tốt nhất. Nếu muốn cung cấp chi tiết thì cho vào phần phụ lục vì đa số đại biểu bận chỉ đọc phần

chính, ai có thời gian, quan tâm đến chuyên môn sâu thì đọc cả phần phụ lục”.

Còn vị cựu Thứ trưởng đề nghị “các tổ chức XHDS trong nước cần đi từ thực tiễn của Việt Nam,

vấn đề nó đang nổi cộm ở đây, nổ súng ở kia, dăm bảy người tự tử chỗ này chẳng hạn. Các tổ

chức cần chuyên nghiệp hơn, đã góp là góp trúng vào cái vấn đề thực tế và cái nội dung chính

sách nó được diễn giải cụ thể thành điều khoản như thế nào. Nhiều khi anh cứ góp ý chung chung

thì tôi chẳng biết đường nào mà lần”.

Ngoài ra, ông cũng gợi ý “Các tổ chức NGO nên tập trung vào vận động cho những luật bảo vệ

quyền con người vì đây là cái mâu thuẫn lớn nhất trong nội bộ quản lý Nhà nước. Anh không thể

không thừa nhận quyền khi Hiến pháp đã đưa ra, nhưng đảm bảo thực thi quyền lại mâu thuẫn

với tư duy bao cấp của bộ máy quản lý. Tư duy bao cấp muốn quyền Nhà nước nhiều hơn chứ

thừa nhận quyền của người dân là thấy phức tạp, khó khăn cho quản lý. Chính vì vậy, cần phải

tìm ra giải pháp để bộ máy chấp nhận được, một bộ máy không hẳn là ghét quyền, nhưng nó

đang không hứng thú với việc thừa nhận quyền của người dân. Như vậy là cần một lộ trình để

bước đi dù ngắn hay dài. Cần có các giải pháp kỹ thuật để bước đi nhiều nhất có thể trong hoàn

cảnh cụ thể hiện nay, để mà các cơ quan nhà nước chấp nhận được”.

7. Các mô hình vận động

7.1 Vận động được học chữ Thái

Chữ Thái đã tồn tại từ Thế kỷ thứ IX hoặc X và được sử dụng trong cộng đồng người Thái ở Việt

Nam từ lâu. Cuối những năm 1950, đầu những năm 1960, chữ Thái được đưa vào trường học.

Theo bà Lương Thị Trường, Giám đốc Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) thì

vài năm sau đó chữ Thái không được học nữa, “Tức là không có văn bản nào cấm học nhưng mà

trên thực tế thì cấm đến mức mà ai học thì trở thành phản động”. Điều này vẫn kéo dài đến những

năm 2007-2008, khi bắt đầu vận động chính quyền địa phương cho học chữ Thái. Bà Trường kể

“Khi mà vận động ở Mộc Châu để có ông thầy giáo dạy lớp thì bà vợ nói luôn là không, không cho

ông ấy đi dạy đâu, cho ông ấy đi dạy thì tôi không mang cơm tù được. Còn ở bên Nghĩa Lộ khi mà

mở lớp thì công an với lại chính quyền xã đến bắt đóng cửa, lại bảo dạy gì, dạy cái chữ này để

Page 17: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

tuyên truyền đạo à. Chính vì vậy ở giai đoạn đầu đặt mục tiêu đưa chữ Thái vào trường học là vô

cùng tham vọng”.

CSDM quyết định tham gia vận động cho người dân học chữ Thái vào năm 2007, khi CSDM được

Chương trình Thái học Việt Nam mời tham gia hoạt động bảo tồn chữ Thái. Tuy không có chuyên

môn kỹ thuật về chữ Thái nhưng CSDM rất quan tâm đến việc bảo tồn tri thức bản địa của người

dân tộc thiểu số nói chung và người Thái nói riêng. Bản thân bà Lương Thị Trường cũng là người

Thái, bà hiểu vai trò quan trọng của ngôn ngữ như là linh hồn của dân tộc trong việc gìn giữ tri

thức bản địa và bản sắc dân tộc. Đây chính là động lực cũng như lợi thế của một người trong cuộc

khi vận động người dân tham gia và thuyết phục chính quyền cho phép học chữ Thái.

Phân tích phương pháp vận động của CSDM, nghiên cứu thấy họ áp dụng hai chiến lược vận động.

Chiến lược thứ nhất là “thay đổi từ cộng đồng” dựa vào “lý thuyết thay đổi từ cơ sở - grassroots

theory of change8”, nghĩa là làm việc với cộng đồng người Thái, những người trực tiếp bị ảnh

hưởng bởi việc “cấm” dạy và học chữ Thái. Họ là trung tâm của quá trình vận động thay đổi,

CSDM chỉ đóng vai trò điều phối và hỗ trợ hơn là lãnh đạo. Những hoạt động chính là nâng cao

năng lực cho đội ngũ nòng cốt, phát triển mạng lưới, thống nhất bộ chữ Thái, mở lớp dạy và học

chữ Thái và vận động chính quyền cho phép người dân mở lớp.

Chiến lược thứ hai được áp dụng để vận động là “vận động những người nắm quyền” dựa vào

“lý thuyết thay đổi quyền lực chính trị - power politics theory of change9”. CSDM cùng với mạng

lưới vận động chính quyền địa phương bằng cách xây dựng lòng tin, thể hiện nhiệt huyết, cách

làm việc minh bạch và không vụ lợi của mình. Chính điều này đã thu hút nhiều người lãnh đạo,

có quyền lực là người Thái hoặc không phải người Thái tham gia vận động tạo ra thay đổi cả về

thái độ, cách nhìn nhận việc học chữ Thái cũng như khung pháp lý cho việc học chữ Thái ở cộng

đồng và trường học sau này.

7.1.1 Chiến lược thay đổi từ cộng đồng

Năm 2007, trong cuộc họp đầu tiên ở Mai Châu, mạng lưới Vtik (Vietnam Thai Indigenious

Knowledge) đã ra đời gồm 32 thành viên là những người Thái biết chữ Thái ở 7 tỉnh có nhiều

người Thái sinh sống. 32 người này “được tìm thấy” thông qua mạng lưới cá nhân, bắt đầu từ

một số người biết chữ Thái, đã từng là giáo viên dạy chữ Thái trước đây. Bà Trường chia sẻ cách

thức mời được 32 người “xuống núi”: “Ngày xưa là khu tự trị Thái Mèo, hồi ấy đã có những lớp

8 Lý thuyết thay đổi từ cở sở cho rằng quyền lực có thể thay đổi và động, và không chỉ nằm trong tay nhóm tinh hoa. Chính vì vậy người dân có thể tạo ra quyền lực và thay đổi bằng cách tự tổ chức, điều phối và hành động. Đọc thêm về lý thuyết này trong “Rules for Radicals” của Saul Alinsky, 1971 9 Lý thuyết quyền lực chính trị được xây dựng dựa trên giả thiết cho rằng một số người thì có quyền lực hơn những người khác, vì thế việc vận động nên tập trung vào những người nắm quyền lực này, hoặc những người có thể gây ảnh hưởng lên những người nắm quyền lực này. Đây là một lý thuyết xã hội học đã được phát triển từ những năm 1950s, có thể tham khảo cuốn “the power of elites” của C. Wright Mills, 1956.

Page 18: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

dạy chữ Thái cho thầy giáo, thế thì các ông ấy biết nhau gần hết, nhưng mà lâu lắm rồi nên mất

liên lạc. Bên mình phải đi lần mò, lần mò đến các tỉnh rồi hỏi. Có những ông về đi cày ở trên Điện

Biên ấy. Có ông thầy dạy chữ Thái giỏi cuối cùng về toàn đi xúc hến bán, về hưu mà, toàn đi xúc

hến bán vì lương hưu ít quá không đủ. Có người thì nằm bẹp ở nhà chả làm gì cả. Thế thì mình

“lôi” họ từ những chỗ đó ra, tức là người này giới thiệu người kia”.

Tất cả mọi người dù có điều kiện kinh tế khác nhau nhưng đều mong muốn được dạy và học chữ

Thái. Đa số thành viên đều tham gia tự nguyện và khát khao tiếp tục được dạy chữ Thái cho con

cháu. Tuy nhiên, để dạy chữ Thái thì cần có một bộ chữ, trong khi đó có 8 bộ chữ Thái khác nhau.

Chính vì vậy, trong hai cuộc họp đầu tiên, mạng lưới tập trung thảo luận về chữ Thái và nhu cầu

cần phải có một bộ chữ Thái thống nhất. Với sự hỗ trợ của một số nhà khoa học, đặc biệt GS. TS

Đoàn Thiện Thuật, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà

Nội, mạng lưới đã cùng nhau thống nhất được một bộ chữ chung, gọi là chữ Thái Việt Nam.

Khi có bộ chữ thống nhất, mạng lưới bắt đầu phát triển giáo trình, tài liệu giảng dạy. Để tránh

phức tạp, mạng lưới quyết định sử dụng các bộ sách giáo khoa sẵn có của Việt Nam để sau này

không bị vướng về nội dung khi xin phê duyệt. Để tăng sự hấp dẫn và sự tham gia của cộng đồng,

phần lịch sử, đia lí địa phương được giao cho các tỉnh. Ví dụ, sách của Điện Biên sẽ nói về lịch sử

và địa lí của Điện Biên, sách của Thanh Hóa sẽ nói về lịch sử và địa lí của Thanh Hóa. Mọi người

mang sách về dạy thử ở cộng đồng một khóa, sau đó quay lại để cùng nhau chỉnh sửa và hoàn

thiện.

Trong quá trình thảo luận, thống nhất và xây dựng chữ Thái Việt Nam, các thành viên ở 7 tỉnh đã

kết nối với các cộng đồng người Thái của họ ở địa phương. Ngoài 32 người ban đầu, họ dần dần

tìm thêm những người giỏi chữ Thái để bàn bạc cùng. Họ tìm đến nhau vì cùng chung một mục

đích là duy trì chữ viết. Điều này rất dễ dàng vì trong cộng đồng của mình, họ biết nhau và biết ai

biết chữ Thái. Trong toàn bộ quá trình làm việc, mọi người làm tình nguyện, không có tiền thù

lao. CSDM chỉ cung cấp các chi phí trực tiếp cho việc họp hành, trao đổi kinh nghiệm giữa các tỉnh

và rất ít cho phát triển tài liệu. Chính vì vậy, những người tham gia đều là những người tha thiết

với việc bảo tồn tri thức bản địa và chữ viết của dân tộc mình, ai nghĩ dự án có tiền, tham gia vì

lợi ích kinh tế đều tự rút lui. Chính niềm đam mê, sự cam kết và tinh thần tự nguyện của thành

viên mạng lưới là những yếu tố làm lên thành công của công việc vận động cho việc dạy và học

chữ Thái.

Như vậy, CSDM đã thành công trong việc huy động, hỗ trợ, xây dựng mạng Vtik, những người

Thái có niềm đam mê, khát khao, và kiến thức để tiếp tục duy trì việc dạy và học chữ Thái. Từ 32

người ở 7 tỉnh ban đầu, hiện Vtik đã có hơn 900 thành viên ở 13 tỉnh. Chính họ đã cùng CSDM

vận động chính quyền địa phương, qua nhiều kênh và cách khác nhau, để việc dạy và học chữ

Thái trở thành bình thường, đúng như quyền của người dân tộc thiểu số được ghi nhận và bảo

vệ trong Hiến pháp.

Page 19: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

7.1.2 Chiến lược vận động những người nắm quyền.

Có bộ chữ thống nhất, có tài liệu nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất là phải vận động chính quyền

không ngăn cản người dân học chữ Thái. Đa số các cuộc họp thống nhất chữ Thái ban đầu được

tổ chức ở Hà Nội, nhưng cuộc họp cuối cùng CSDM quyết định tổ chức ở địa phương, cụ thể là

tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, đề nghị tổ chức hội thảo của CSDM không được chính quyền tỉnh trả lời.

“Họ cứ đùn đẩy nhau, chỗ này đùn chỗ kia, chỗ kia lại bảo chỗ này. Mình biết đùn đẩy như vậy là

họ không đồng ý cho tổ chức. Họ rất khôn, họ không bao giờ nói không, họ chỉ nói là thế này, thế

kia. Chỉ còn ba ngày nữa là khai mạc, đã mời đại biểu hết rồi nên mình quyết định chuyển lên Điện

Biên”.

Tỉnh Điện Biên có ông Lò Văn Puốn là cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, là người

Thái và rất say sưa với văn hóa Thái. CSDM mời được ông Lò Văn Puốn tham dự hội thảo, dù khi

đó ông đang bị bệnh nan y. Chính vì vậy, Điện Biên đã đồng ý cho tổ chức hội thảo ở tỉnh, hơn

nữa bên Hội đồng Nhân dân (HĐND), Ban Tuyên giáo cũng cử người tham dự. Sau đó, một hội

thảo thứ hai được tổ chức ở Điện Biên, cũng mời HĐND tham dự và đề nghị họ ủng hộ việc mở

lớp dạy chữ Thái ở Điện Biên. HĐND đề nghị qua Ủy ban Nhân dân (UBND) và Điện Biên là tỉnh

đầu tiên đồng ý cho việc triển khai mở lớp. Việc này tạo ra tiền lệ, là cơ sở để các thành viên Vtik

ở các tỉnh khác dựa vào để vận động cho tỉnh mình.

Việc vận động chính quyền ở mỗi địa phương lại theo một cách khác nhau, tùy vào hoàn cảnh cụ

thể. Ông Phạm Quang Thẩm, là người Thái, nguyên Trưởng Ban dân tộc tỉnh Thanh Hóa nhớ lại

“khi chị Trường vận động bảo tồn kiến thức bản địa, đặc biệt bảo tồn chữ Thái thì tôi ủng hộ ngay.

Lúc đó tôi làm lãnh đạo ở Ban Dân tộc tỉnh, tôi bàn với Sở giáo dục. Lúc đầu họ không ủng hộ, sau

này vận động mãi thì họ cũng ủng hộ, họ cấp tiền để dạy chữ, một lớp cho cán bộ, cho bộ đội biên

phòng, cho công an, sau đó bắt đầu cho các thầy cô giáo dạy cho con em”.

Một trong những thành công của Vtik là có nhiều thành viên là người Thái, đồng thời là lãnh đạo

hoặc đã từng là lãnh đạo địa phương, nắm giữ hoặc đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng. Họ có

thể là giám đốc sở văn hóa, trưởng ban dân vận tỉnh, tỉnh ủy viên, họ có thể là chủ tịch hoặc phó

chủ tịch huyện, hoặc bí thư hoặc phó bí thư huyện. Họ cũng có thể là nghệ nhân, là thầy giáo,

hoặc là người có ảnh hưởng trong cộng đồng người Thái. Họ tham gia ủng hộ việc dạy chữ Thái

vì “học chữ Thái để làm người Thái”. Tóm lại, cái chữ nó dạy người, dạy sản xuất này, dạy chữa

bệnh này, dạy cái quan hệ bạn bè, quan hệ gia đình này, quan hệ xã hội nữa, rất đầy đủ”, như

chia sẻ của ông Thẩm. Khi họ ủng hộ, họ không những vận động chính quyền địa phương cho học

chữ Thái, mà còn huy động cộng đồng tham gia vào các lớp học.

Ông Thẩm cũng cho biết, riêng ở Thanh Hóa có 44 người là thành viên của mạng Vtik, mọi người

đều tham gia vận động nhiệt tình cho việc đưa chữ Thái vào dạy ở cộng đồng. Để làm việc này,

Ban dân tộc đứng ra mời chủ tịch, phó chủ tịch, mời lãnh đạo huyện, lãnh đạo sở giáo dục để

Page 20: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

thuyết phục. Cũng vào thời gian đó, Bộ Nội vụ có một dự án dạy chữ Thái cho cán bộ. Vì là thành

viên trong ban chỉ đạo nên ông Thẩm ủng hộ luôn, thêm căn cứ để thuyết phục tỉnh đồng ý dạy

chữ Thái cho nhân dân. Chính vì vậy tỉnh ủng hộ ngay và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc

đưa chữ Thái vào Thanh Hóa. Hiện nay chữ Thái đã được dạy trong cộng đồng và không gặp các

rào cản. Việc đưa chữ Thái vào dạy ở trường học chỉ là thời gian, và tùy vào nhu cầu cũng như

nguồn lực (giáo viên, giáo trình, chế độ), chứ chủ trương thì không còn là rào cản.

Đây chính là phương pháp vận động phổ biến của Vtik: sử dụng lãnh đạo địa phương là người

Thái hoặc dùng các tỉnh đã cho phép dạy chữ Thái như là tiền lệ để vận động các tỉnh khác cho

phép mở lớp. Để làm được điều này, Vtik tạo ra kết nối, không gian để các tỉnh học hỏi lẫn nhau,

khuyến khích người dân địa phương vận động chính quyền địa phương. Như ông Thẩm ở Thanh

Hóa chia sẻ, “chính mạng lưới Vtik đã kết nối các tỉnh có người Thái sinh sống lại với nhau, tạo ra

không gian để mọi người trao đổi kinh nghiệm. Những người tham gia đều là trí thức của dân tộc

rồi, hoặc những người hoạt động lâu năm về văn hóa, hiểu về văn hóa nên tập hợp thành một

khối kinh nghiệm, anh Nghệ An thì truyền lại cho Thanh Hóa, anh Thanh Hóa lại truyền lại cho

Hòa Bình, anh Hòa Bình lại truyền cho Tây Bắc. Rồi chia sẻ các bài học tại sao anh này làm được,

tại sao anh kia không làm được. Tôi lấy ví dụ như là anh Lai Châu anh không làm được, ngày xưa

anh không làm được. Nhưng bây giờ có chị Xuyến tham gia, chị lại làm được. Chị Xuyến là tỉnh ủy

viên, chị ấy về hưu, chị ấy nói chung là người có tiếng nói, có vai vế trong xã hội”.

Tuy nhiên, không phải tỉnh nào cũng thuận lợi như Thanh Hóa hay Điện Biên, đặc biệt ở những

nơi không có thành viên của mạng Vtik. Ở những nơi đó, hoặc là CSDM đi vận động trực tiếp,

hoặc sử dụng các thành viên của Vtik ở các tỉnh khác vận động giúp. Lãnh đạo của CSDM đi vào

Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu (Nghệ An), Quan Hóa, Quan Sơn (Thanh Hóa) rồi lên Hòa Bình

để vận động hành lang lãnh đạo cho mở lớp. “Ví dụ như Mộc Châu chẳng hạn”, chị Trường chia

sẻ, “mình kết hợp một chuyến đi công tác đề nghị gặp chính quyền địa phương để thảo luận với

họ. Mình nói rõ chúng tôi đến không có cái gì đem lên cho tỉnh, chúng tôi cũng không đến để xin

tỉnh cái gì. Chúng tôi chỉ nói vấn đề của người dân tộc, về vấn đề học cái chữ. Mình nói thẳng

luôn, mình nói cho người dân nên họ bắt buộc phải nghe. Tuy nhiên, ở Mộc Châu cũng có lúc căng

thẳng. Anh Thắng là giáo viên cấp ba, anh ấy mở lớp ra thì có công an đến ngăn cản. Lúc đó bọn

mình chuẩn bị trước rồi, bọn mình cung cấp các văn bản nhà nước, kể cả Điều 5 Hiến pháp cho

đến cả Nghị quyết TW 5, thực ra đó là những công cụ rất tốt. Bọn mình cũng bảo họ cách hỏi

ngược lại, đề nghị đưa văn bản cấm ra nếu họ không cho mở lớp. Nói chung, phải trang bị cho họ

về những hiểu biết về pháp luật”.

Như vậy, CSDM và Vtik đã dùng chính mạng lưới của người Thái ở các địa phương để vận động

chính quyền địa phương cho mở lớp học chữ Thái. Cách làm việc của họ rất thân thiện, dựa vào

quan hệ xã hội, quan hệ tộc người để thuyết phục. Ở những nơi khó khăn hơn, không có “hạt

nhân” là lãnh đạo người Thái, họ tiếp cận trực tiếp, xuất phát từ quyền cũng như nhu cầu của

Page 21: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

người dân để thuyết phục. Chính sự nhiệt tình, cái lý, và đặc biệt sự công tâm của những người

vận động đã thuyết phục chính quyền địa phương thay đổi. Họ đã xây dựng quan hệ thân thiết

với địa phương đến mức Vtik được mời tham gia vào nhiều dự án, hoạt động văn hóa của địa

phương như lễ hội Mường Mai, Đại hội Xòe Mường Lò, phát triển sách giáo khoa chữ Thái ở Điện

Biên và các dự án bảo tồn văn hóa dân tộc khác. Hơn nữa, như bà Trường trao đổi, “chính quyền

địa phương đã vận động Bộ giáo dục cho phép dạy chữ Thái. Những cuộc hội thảo của Bộ tổ chức

đa số các đại biểu đến từ Vtik. Đây chính là cách vận động từ dưới lên mà một mình CSDM hay

Vtik khó mà làm được”.

7.1.3 Kết quả và bài học

Như vậy, CSDM và mạng Vtik đã thành công trong việc vận động chính quyền địa phương cho

học chữ Thái. Từ việc bị cấm, bị coi là phản động khi học chữ Thái, người dân giờ đây đã được

học chữ Thái tự do trong cộng đồng. Không những thế, chính quyền nhiều tỉnh còn cung cấp ngân

sách để đào tạo giáo viên, in giáo trình và hỗ trợ mở các lớp dạy chữ cho cán bộ và cộng đồng.

Điều đặc biệt, ngày 23 tháng 12 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 46/2014/TT-

BGDĐT về việc “ban hành chương trình tiếng Thái cấp tiểu học”. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho

phép dạy chữ Thái Việt Nam càng khẳng định hướng vận động đúng đắn của CSDM.

CSDM đã chọn cách vận động chính quyền địa phương một cách trực tiếp, dựa vào mạng lưới xã

hội của chính người Thái. Từ những lãnh đạo địa phương là người Thái, yêu văn hóa Thái, hay

những nghệ nhân, những người có uy tín trong cộng đồng là thành viên của Vtik để thuyết phục

chính quyền. Chính quyền thay đổi vì họ cảm nhận được sự tâm huyết, chân thành và công chính

của những người đi vận động. Không ồn ào, không dùng truyền thông, không đòi hỏi, CSDM và

Vtik đã chọn cách đối thoại, thuyết phục bằng lý lẽ, quyền chính đáng của người dân, và đặc biệt

mời chính quyền tham gia để tăng hiểu biết. Đây là lựa chọn đúng đắn trong bối cảnh chủ đề vận

động bị chính quyền cho là nhạy cảm về chính trị, an ninh và có thể bị dừng bất cứ lúc nào nếu

có hiểu lầm.

Việc vận động chính quyền không thể thành công nếu CSDM không dựa vào chính cộng đồng

người Thái. Trong trường hợp này, chỉ có người Thái mới có đủ tâm huyết, động lực, chính danh

và sự hiểu biết để vận động chính quyền cho học chữ Thái. Chính vì vậy, trong toàn bộ quá trình

vận động, CSDM phải “quản lý” sự can thiệp của một số nhà tài trợ bên ngoài, dù chỉ hỗ trợ ít

kinh phí nhưng lại muốn áp đặt cách nghĩ, cách làm của họ. Bà Trường cho rằng “việc vận động

chữ Thái nó tỉ mỉ, nó tinh tế lắm, nó nhạy cảm nữa nên chắc chỉ có CSDM và Vtik làm là tốt nhất.

Các nhà tài trợ nên linh hoạt và đặc biệt là tin tưởng vào người địa phương, người trong cuộc về

tâm huyết và năng lực vận động của họ”.

Sự tập hợp của nhóm nòng cốt 32 người Thái ban đầu đã tạo nên nền tảng cho thành công của

toàn bộ quá trình vận động. Nhóm Vtik đã tạo ra năng lượng, kiến thức và quyết tâm để vận

Page 22: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

động. Họ gắn bó với nhau vì đều có chung một mục đích: giữ gìn bản sắc dân tộc, duy trì chữ Thái

để người Thái được là chính mình. Như bà Trường chia sẻ “Cùng nhau, họ khơi lại cái tự hào và

khi họ đã thấy tự hào thì họ muốn giữ lại những gì thuộc về văn hóa của họ. Họ sẽ tự tìm cách lan

tỏa đến những người khác trong cộng đồng. Đây không chỉ là vấn đề của chữ viết, mà là cái tự

hào người dân tộc”.

Đúng như bà Trường nói, ảnh hưởng không chỉ là người dân đã được học chữ Thái, mà quan

trọng hơn là lòng tự hào vào văn hóa của mình. Không lưu truyền được văn hóa, không truyền lại

được cái chữ, “người dân tộc sống mà thấy thiếu thiếu một cái gì đấy”. Như một thành viên cao

tuổi của Vtik chia sẻ “Bây giờ tôi chết được rồi. Tôi dạy cái chữ cho con cháu xong rồi. Bây giờ tôi

chết được rồi!”. Và đúng như một câu nói nổi tiếng “học chữ Thái để làm người Thái”, quá trình

vận động không chỉ tạo ra thay đổi chính sách, mà nó tăng niềm tự hào cho người Thái, đóng góp

vào sự thấu hiểu và tôn trọng giữa các cộng đồng dân tộc Việt Nam với nhau.

7.2 Vận động cho quyền tiếp cận thông tin

Điều 25 Hiến pháp Việt Nam được thông qua năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn

luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do

pháp luật quy định”. Để triển khai Hiến pháp, Quốc hội đã đưa Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) vào

chương trình lập pháp, Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, Bộ Tư pháp giao cho Vụ Pháp luật

hình sự và hành chính phụ trách, bà Nguyễn Thị Kim Thoa Vụ trưởng làm Tổ trưởng Tổ biên tập.

Luật TCTT đã được Quốc hội thảo luận lần thứ nhất vào ngày 27 tháng 11 năm 2015 và dự định

thông qua vào kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa XIII vào tháng 3 năm 2016.

Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) là một nhóm làm việc mở, thành lập năm

1999, bao gồm hơn 300 thành viên đăng ký với tư cách khác nhau, trong đó có khoảng 40-50

thành viên tích cực, nòng cốt và tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động do PPWG triển khai.

PPWG hoạt động nhằm trao đổi thông tin và ý tưởng về các vấn đề liên quan đến sự tham gia của

người dân, thể chế dân chủ và xã hội dân sự10. Nhận thấy, Luật TCTT cùng với Luật về hội là hai

khung pháp lý quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và mức độ tham gia của người dân vào

quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nên PPWG đã

quyết định tham gia góp ý cho hai Luật này. Luật về hội do iSEE điều phối và Luật tiếp cận thông

tin do CEPEW điều phối.

Theo bà Ngô Thị Thu Hà, Phó giám đốc CEPEW thì PPWG nhắm đến ba mục đích trong quá trình

vận động. Một là thực hành quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân; hai là

nâng cao năng lực vận động quyền TCTT của người dân, đặc biệt các nhóm yếu thế và các tổ chức

XHDS; và ba là đưa ra các khuyến nghị nhằm đảm bảo Luật TCTT đạt được các chuẩn mực quốc

10 http://ppwgvietnam.info/vi

Page 23: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

tế và Hiến pháp 2013. Cụ thể, là chuẩn mực về quyền con người trong TCTT, nguyên tắc bình

đẳng và không phân biệt đối xử trong TCTT, nguyên tắc công khai tối đa còn bí mật là ngoại lệ; và

thành lập một cơ quan chuyên trách giám sát và hướng dẫn thực hiện quyền TCTT một cách

khách quan.

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, PPWG áp dụng hai chiến lược vận động song song. Chiến

lược thứ nhất là “vận động những người nắm quyền” dựa vào “lý thuyết thay đổi quyền lực chính

trị - power politics theory of change”. Cụ thể, nhóm đã xây dựng các khuyến nghị chính sách dựa

trên ý kiến của các chuyên gia, cựu lãnh đạo các cơ quan TW, các tổ chức XHDS và công chúng để

tiếp cận Tổ biên tập là những người chắp bút cho Dự thảo Luật TCTT. Ngoài ra, nhóm cũng tác

động lên Văn phòng Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và Ban thẩm tra thông qua các hội thảo do

nhóm phối hợp với các cơ quan này cũng như do các cơ quan này tổ chức nhằm vận động cho

các kiến nghị của mình được lắng nghe, thảo luận ở Quốc hội và điều chỉnh Dự thảo Luật.

Chiến lược thứ hai Nhóm áp dụng là “tạo sức ép bằng truyền thông” dựa vào “lý thuyết gây ảnh

hưởng truyền thông – media influence theory of change11”. Cụ thể, nhóm muốn tác động lên các

cơ quan báo chí chính thống, có nhiều người đọc như Tuổi Trẻ, Vietnamnet, Vnexpress, Pháp luật

TP HCM và Đài truyền hình Việt Nam để tăng sự quan tâm của công chúng đến quyền TCTT, từ

đó gây ảnh hưởng lên các nhà lập pháp. Bên cạnh báo chí Nhà nước, nhóm cũng sử dụng truyền

thông xã hội, cụ thể là lập fanpage và sử dụng facebook của một số cá nhân có nhiều người đọc

để lan tỏa thông điệp vận động của nhóm.

7.2.1 Chiến lược vận động những người nắm quyền

Ngay từ khi bắt đầu tiến trình vận động, PPWG đã xác định việc xây dựng quan hệ hợp tác với Bộ

Tư pháp và Quốc hội là rất quan trọng để có thể đóng góp trực tiếp ý kiến cho Ban Soạn thảo và

Ban Thẩm tra. Theo bà Ngô Thị Thu Hà, quan hệ giữa Nhóm vận động và Tổ biên tập được kết nối

qua một cuộc hội thảo kỹ thuật do Bộ Tư pháp tổ chức và UNDP tài trợ để khởi động lại quá trình

soạn thảo luật. UNDP là một thành viên nòng cốt của PPWG và có quan hệ đối tác với Bộ Tư pháp

và các Ủy ban của Quốc hội. Trong cuộc họp này, ba thành viên của PPWG được mời tham gia và

đã đóng góp nhiều ý kiến tích cực cho hội thảo. Đây là cơ sở để nhóm xây dựng quan hệ với cựu

Thứ trưởng bộ Tư pháp, Tổ trưởng và Tổ phó Tổ biên tập cho những hợp tác sau này.

Trong giai đoạn đầu, theo bà Hà, quan hệ giữa PPWG và Tổ biên tập chưa thật sự tạo được sự tin

tưởng. Trong các cuộc họp chia sẻ, “cái cách mà các tổ chức xã hội dân sự đặt câu hỏi mang tính

11 Lý thuyết gây ảnh hưởng truyền thông còn gọi là lý thuyết “xác lập nghị trình –agenda setting” do Max McCombs và Donald Shaw xây dựng. Theo lý thuyết này, truyền thông (cả truyền thống và mạng xã hội) đều có khả năng tạo ảnh hưởng, xác lập nghị trình, mối quan tâm của công chúng về các vấn đề chính trị. Chính vì vậy, tác động vào truyền thông là tác động vào công chúng ở diện rộng, làm vấn đề vận động được quan tâm, nổi cộm. Chiến lược này thường được xử dụng song song với chiến lược vận động những người ra quyết định (như trong lý thuyết thay đổi chính trị) để vừa gây ảnh hưởng trực tiếp, vừa tạo dư luận xã hội để tạo ra thay đổi.

Page 24: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

thách thức và đòi hỏi làm cho Tổ Biên tập e ngại. Dường như thiếu một sự thấu hiểu, vì các tổ

chức XHDS muốn đạt được cái chuẩn mực tốt nhất, thì đúng rồi, nhưng cách mình đặt vấn đề tỏ

ra “hung hăng” và không hiểu rằng Tổ Biên tập còn bị vướng ở đâu đó bên trên làm cho họ e

ngại”. Theo bà Hà, môi trường lúc đó cũng không thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức XHDS

vì “một dự án của một nhà tài trợ tổ chức một hội thảo trong Đà Nẵng liên quan đến Luật tiếp

cận thông tin, sau đó có trình báo và chỉ đạo dừng lại toàn bộ hoạt động của dự án, kể cả hoạt

động liên quan đến Luật tiếp cận thông tin. Chính vì vậy, Ban soạn thảo và Tổ biên tập không tiếp

xúc với xã hội dân sự nữa”.

Trong lúc khó khăn này, PPWG tập trung vào nghiên cứu, đào tạo, tập huấn cho các tổ chức XHDS

và báo chí về quyền tiếp cận thông tin. Để đảm bảo chất lượng, PPWG làm việc với một nhóm

chuyên gia có hiểu biết sâu về quyền con người, quyền tiếp cận thông tin như Ths. Nghiêm Thị

Kim Hoa, NCS. Lã Khánh Tùng, TS. Vũ Công Giao, GS. TS. Nguyễn Đăng Dung. Nhóm cũng làm việc

với GS. Đặng Hùng Võ là người có kinh nghiệm thực tế về vấn đề TCTT trong đất đai và Luật sư

Nguyễn Hưng Quang là người có kinh nghiệm trong việc TCTT của những người bị hạn chế tự do

(người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù và người đang chấp hành biện

pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc). Đây là

nhóm chuyên gia giúp PPWG đưa ra các nội dung quan trọng về quyền TCTT, đặc biệt cùng nhóm

phân tích dự thảo Luật TCTT đăng trên cổng điện tử của Bộ Tư pháp để đưa ra một bản kiến nghị

lần đầu của PPWG gửi cho Bộ Tư pháp vào tháng 6 năm 2015. Bản khuyến nghị này có nói “ PPWG

thu thập và tổng hợp các ý kiến, kinh nghiệm thực tế từ hơn 100 lượt cán bộ làm việc cho các tổ

chức xã hội dân sự, các chuyên gia. Trong quá trình phân tích và tổng hợp, chúng tôi sử dụng các

chuẩn mực trong Hiến pháp 2013, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự chính trị, cam kết của

Nhà nước Việt Nam trong việc thúc đẩy tự do thông tin và tự do biểu đạt. Chúng tôi cũng sử dụng

các tài liệu có liên quan do Bộ Tư pháp chuẩn bị trong Dự án Luật TCTT. Chúng tôi hy vọng với

tâm huyết và cam kết của mình, các khuyến nghị này sẽ có ích cho Ban soạn thảo, góp phần xây

dựng một Luật TCTT tốt, bảo vệ quyền con người, xây dựng nền kinh tế tri thức, tạo sự tin tưởng

của người dân vào các cơ quan nhà nước và hệ thống chính trị12”.

Theo bà Ngô Thị Thu Hà, “Chính chất lượng của các kiến nghị, tinh thần xây dựng và thái độ hợp

tác của PPWG đã lấy lại niềm tin của Ban soạn thảo. Họ quay lại cởi mở hơn với PPWG. Tôi nghĩ,

vì khuyến nghị của PPWG dựa trên chuẩn mực, dựa trên phân tích chứ không mang tính chỉ trích

Ban Soạn thảo nên làm họ thay đổi. Khi mời họ đi thăm quan học tập về cách xây dựng Luật về

quyền thông tin ở Ấn Độ họ đã nhận lời. Rồi có nhiều trao đổi về nội dung và tài liệu được thực

hiện. Thực ra họ là người tâm huyết với Luật TCTT lắm. Họ hiểu rất rõ chuẩn mực, hiểu rất rõ kinh

nghiệm quốc tế nhưng họ có cái khó riêng. Mình hiểu cái gì họ đưa vào được thì tốt rồi, cái gì họ

12 Thư của PPWG gửi Vụ pháp luật hình sự - hành chính, Bộ tư pháp đề ngày 22 tháng 6 năm 2015.

Page 25: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

không nói được thì có khi mình là XHDS mình lại nói theo kênh của mình. Đây chính là một bài học

cho các tổ chức XHDS trong vận động chính sách”.

Chính nhờ mối quan hệ giữa PPWG và Ban Soạn thảo được cải thiện, đích thân Tổ trưởng Tổ biên

tập đã tham gia đoàn công tác học tập ở Ấn Độ. Nhiều câu hỏi Ban Soạn thảo phải trả lời như chi

phí, nguồn lực nếu mở rộng quyền TCTT được giải quyết như thế nào; rồi câu hỏi về nhân sự, tổ

chức được sắp xếp ra sao trong bối cảnh cải cách hành chính; đặc biệt Ấn Độ đã thành lập cơ

quan độc lập chuyên trách về quyền thông tin ra sao. Đây chính là các câu hỏi mà Ban soạn thảo

sẽ phải trả lời trước Quốc hội nên chuyến đi rất có ích, đáp ứng nhu cầu của họ. Nó cũng giúp

củng cố quan hệ giữa PPWG và Tổ Biên tập, không những ở khía cạnh công việc mà cả khía cạnh

cá nhân. Đây chính là chia sẻ của Tổ trưởng Tổ Biên tập, khi cho rằng “các hoạt động của PPWG

là có ích cho Tổ Biên tập, cách góp ý của PPWG là đúng và trúng, đặc biệt trên tinh thần cởi mở

và xây dựng, nên Tổ Biên tập thấy điều gì hợp lý thì cho vào, điều gì chưa phù hợp thì sẽ tiếp tục

xem xét”.

Song song với quá trình làm việc với Tổ Biên tập, PPWG cũng làm việc với Văn phòng Quốc hội để

tổ chức hội thảo về Luật TCTT cho các đại biểu Quốc hội. Trên tinh thần làm việc hợp tác, PPWG,

Văn phòng Quốc hội và Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội đã đồng tổ chức hội thảo “Góp ý về dự thảo

Luật Tiếp cận thông tin” vào ngày 21 tháng 11 năm 2015, ngay trước khi Quốc hội thảo luận về

Luật TCTT. Hội thảo có các tham luận khoa học của GS. Nguyễn Minh Thuyết về kinh nghiệm của

Vương quốc Anh, GS. Nguyễn Đăng Dung về kinh nghiệm của Ấn Độ, TS. Vũ Công Giao về các nội

dung chưa đạt chuẩn của dự thảo. Đặc biệt Bà Ngô Thị Thu Hà thay mặt PPWG trình bày kết quả

tham vấn 1,200 người dân thuộc các nhóm yếu thế, 90 chuyên gia và đại diện các tổ chức XHDS

và 36 lãnh đạo địa phương về quyền TCTT. Đây là hội thảo được các đại biểu Quốc hội tham dự

đánh giá rất hữu ích, giúp họ hiểu sâu hơn vấn đề và có hướng góp ý cho dự thảo luật. Một bộ

tài liệu liên quan đến phân tích, kiến nghị lần thứ hai của PPWG cũng được gửi cho Vụ Pháp luật

hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp và gửi cho các đại biểu Quốc hội và được sử dụng13. Nó cũng là

cơ sở để PPWG vận động trong các cuộc hội thảo được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu lập pháp

(ILS) thuộc UBTVQH ở Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh.

Quá trình vận động về quyền tiếp cận thông tin của PPWG tương đối ngắn. Tuy nhiên, PPWG đã

xây dựng được quan hệ rất tốt với Tổ Biên tập và Văn phòng Quốc hội. Cả hai bên đều đánh giá

tích cực về các góp ý cũng như hoạt động hợp tác của PPWG. Tuy chưa làm việc với Ban Thẩm tra

13 Đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên - Huế) trình bày: “Ngay tháng 10 vừa qua có Nhóm công tác vì sự tham gia của người dân đã tiến hành thăm dò, trong đó những thông tin người dân quan tâm đó là thông tin về sức khỏe, thông tin về việc làm, thông tin về giáo dục, thông tin về an toàn thực phẩm .... Đây là những điều quan tâm chủ yếu của người dân, cho nên tôi nghĩ phải tạo điều kiện để cho người dân thực hiện quyền này (theo Bản Tổng hợp thảo luận tại Hội trường về dự án Luật tiếp cận thông tin, trang 28)

Page 26: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

thuộc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nhưng PPWG và những người trực tiếp vận động đã xây

dựng được một hình ảnh tích cực cũng như quan hệ tốt với hai địa chỉ quan trọng.

7.2.2 Tạo sức ép bằng truyền thông

Một chiến lược thứ hai PPWG sử dụng là truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về

tầm quan trọng của Luật TCTT, từ đó có sự ủng hộ và tham gia của họ vào quá trình vận động. Để

chuẩn bị làm việc với truyền thông, PPWG có những tài liệu chuyên môn về quyền dân sự, chính

trị, trong đó có quyền TCTT, tham vấn 1300 người dân ở 14 tỉnh và có những khóa tập huấn, trao

đổi với nhà báo. Trên thực tế, các thành viên của PPWG có nhiều quan hệ và kinh nghiệm làm với

báo chí, ví dụ iSEE, Oxfam, UNDP, WB hoặc CEPEW.

Tuy nhiên, theo bà Ngô Thị Thu Hà, PPWG đã “thất bại” trong việc thúc đẩy báo chí viết về chủ

đề quyền TCTT. “Tôi thấy hơi buồn về khối báo chí bởi họ không sẵn sàng để làm về Luật TCTT,

mặc dù quyền TCTT gắn rất chặt với báo chí và lợi ích của báo chí rõ ràng liên quan đến quyền

tiếp cận thông tin. PPWG đã kết hợp với một tổ chức chuyên làm về truyền thông để tổ chức tập

huấn cho báo chí, nhưng thực ra không thành công như mong đợi”.

Phân tích khó khăn khi làm việc với truyền thông, nhóm vận động cho rằng ngoài yếu tố kỹ thuật

khó, khô khan và không hấp dẫn với độc giả, việc viết đến tận cùng của tự do thông tin là một

điều không nhiều tổ chức truyền thông và báo chí sẵn sàng làm. Ngoài ra, Luật TCTT và Luật về

Hội là hai chủ đề nhiều người cho là “nhạy cảm” nên càng làm cho báo chí khó khăn và thiếu động

cơ truyền thông. Theo bà Hà, “Nhóm đã có kế hoạch đưa một chuỗi bài lên một số báo lớn, ví dụ

như Vietnamnet. Tuy nhiên, sau tọa đàm “Quyền lập hội, sao phải e dè?” có thảo luận về công

đoàn độc lập nên đã bị kiểm duyệt, Vietnamnet phải sửa bài. Từ đó, kế hoạch đưa loạt bài về

quyền tiếp cận thông tin buộc phải hủy”.

Để phần nào khắc phục tình hình, nhóm vận động chuyển qua làm việc với một số cá nhân nhà

báo, những người viết blog như Đinh Đức Hoàng và Phạm Trung Tuyến để tiếp cận quyền TCTT

một cách nhẹ nhàng hơn. Một số bài liên quan đến minh bạch thông tin, tham nhũng, sự cần

thiết để TCTT đã được đăng lẻ tẻ trên một số báo như Tuổi Trẻ, Vnexpress, Vietnamnet… nhưng

chưa tạo được sự chú ý của xã hội. Một fanpage trên facebook “TÔI BIẾT” đã được xây dựng, khi

xem vào ngày 29 tháng 12 năm 2015 đã có 6.267 người thích. Như mục đích ghi trên fanpage,

“TÔI BIẾT” là nơi “chúng ta chia sẻ và cổ vũ nhau thực hành quyền tiếp cận thông tin trên thực

tế”. Nhưng có lẽ, các hoạt động của PPWG mới chỉ mang tính “đánh động” hoặc “giới thiệu” về

quyền tiếp cận thông tin chứ chưa tạo ra thảo luận xã hội.

7.2.3 Kết quả và thảo luận

Luật tiếp cận thông tin mới được đưa ra lấy ý kiến lần đầu vào ngày 27 tháng 11 năm 2015, và

theo kế hoạch sẽ được thông qua vào kỳ họp tháng 3 năm 2016. Tuy nhiên, chất lượng dự thảo

Page 27: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

tương đối thấp. Theo đánh giá của Trung tâm Dân chủ và pháp luật Canada14 thì dự thảo đăng tải

trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để lấy ý kiến công chúng chỉ đạt 59/150 điểm, đứng

thứ 93 trên tổng số 102 quốc gia được xếp hạng. So sánh chất lượng dự thảo được trình với dự

thảo ban đầu đưa ra lấy ý kiến, bà Ngô Thị Thu Hà cho rằng “có lúc điều tốt được đưa vào, điều

dở được bỏ ra nhưng nhìn chung cái dự thảo gần đây nhất nó lại yếu nhất. Có vẻ như Ban Soạn

thảo muốn đưa rất rộng, nhưng lên đến Chính phủ thì lại bị cắt đi một ít, xong rồi lên đến Ủy ban

thường vụ Quốc hội lại cắt đi nữa, khi dự thảo ra đến Quốc hội thì coi như đã bị cắt đi nhiều”.

Có thể nói, Luật TCTT là một trong những luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến bộ máy Nhà

nước, đến nghĩa vụ của Nhà nước, đến quyền lực và lợi ích vì “ai nắm thông tin người đó nắm

quyền lực”. Như GS. TS Nguyễn Đăng Dung chia sẻ, “nó sẽ thay đổi quan hệ giữa Nhà nước và

nhân dân, trước đây nhân dân phải dựa vào quan hệ, phải đi cửa sau thì Luật TCTT sẽ giúp người

dân đàng hoàng đi vào cửa trước”. Đây chính là lý do mà “luật càng lên cao càng bị gọt lại” như

bà Hà chia sẻ vì nó bị kiểm soát bởi những cơ quan cao nhất. Hơn nữa, GS. TS Nguyễn Đăng Dung

cho rằng “chất lượng của Luật TCTT chưa cao vì chúng ta đang phải chiến đấu với văn hóa hoạt

động bí mật vẫn còn để lại từ hồi chiến tranh trong hoạt động của Nhà nước và vận hành của xã

hội”.

Đây cũng là lý do giải thích tại sao PPWG đã tạo được quan hệ rất tốt với Ban Soạn thảo, đã có

nhiều chia sẻ về nội dung của một Luật TCTT tốt là như thế nào, nhưng chất lượng dự thảo cho

đến thời điểm hiện tại ngày càng kém. Luật này khác với nhiều luật khác, Ban Soạn thảo không

có quyền quyết định, mà nhiều nội dung quan trọng nhất lại được quyết định bởi các lãnh đạo ở

cấp cao nhất. PPWG chưa tìm được kênh để tiếp cận với những lãnh đạo cấp cao, như ủy viên Bộ

Chính trị hay ủy viên UBTVQH để vận động. Chắc chắn việc tiếp cận trực tiếp là khó khăn, nhưng

việc xác định những nhân vật có ảnh hưởng lên những người nắm quyền lực cao nhất này là

hướng PPWG cần tìm hiểu.

Trong bối cảnh đầy thách thức này, GS. TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng “PPWG nên kết nối với

các cơ quan bên Đảng, vì Đảng bao cả phía hành pháp lẫn phía lập pháp. Rồi không nên chỉ tập

trung vào Bộ Tư pháp, nhiều bộ khác cũng liên quan như Bộ thông tin, Bộ văn hóa, rồi Ủy ban

Thường vụ Quốc hội nữa, rất quan trọng vì dù trong Hiến pháp không nói họ đứng trên các ủy

ban, nhưng thực ra bây giờ lại đứng trên nên phải chú ý đến các lãnh đạo Ủy ban Thường vụ Quốc

hội”. Có lẽ, để vận động một luật được quan tâm như Luật TCTT, việc mở rộng và “nâng cấp”

quan hệ với các cấp cao hơn là khó tránh khỏi nếu muốn gây tác động.

Về lý thuyết, việc sử dụng truyền thông để tạo dư luận xã hội, từ đó ảnh hưởng đến những người

ra quyết định cao nhất là đúng. Tuy nhiên, PPWG gặp khó khăn trong việc biến quyền tiếp cận

thông tin phức tạp, khô cứng thành một điều gần gũi và sát sườn với người dân. Nghiên cứu cho

14 http://www.law-democracy.org/live/wp-content/uploads/2015/11/Vietnam.RTI_.Nov15.Vietnamese.pdf

Page 28: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

thấy PPWG đã có được nền tảng lý luận vững chắc về quyền tiếp cận thông tin vì có một đội ngũ

chuyên gia, và ngay người điều phối cũng nghiên cứu và nắm vững về quyền tiếp cận thông tin,

nhưng lại thiếu những nghiên cứu thực tế ở Việt Nam, xem sự hạn chế quyền tiếp cận thông tin

đang ảnh hưởng đến ai, các nhóm lợi ích khác nhau như thế nào để từ đó xây dựng các liên minh

cùng chí hướng để vận động. Nhu cầu của người dân và nhóm yếu thế là quan trọng, nhưng nếu

có những bằng chứng để thấy ảnh hưởng của việc ngăn cản tiếp cận thông tin đến sự phát triển

của đất nước như thế nào sẽ dễ hấp dẫn truyền thông và động chạm đến cảm xúc của công chúng

hơn.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các thông điệp truyền thông nên được đầu tư nhiều hơn, tìm ra các

triết lý của tự do thông tin để phát triển thông điệp. GS. TS Nguyễn Đăng Dung gợi ý “thông tin

là tài sản do Nhà nước tạo ra và đó là tài sản của bất cứ người dân nào chứ không phải là tài sản

của Nhà nước vì người dân đóng thuế nuôi bộ máy Nhà nước. Chính vì vậy, việc người dân tiếp

cận thông tin cũng giống như tiếp cận tài sản của mình, nhà nước phải công khai tối đa, chứ

không thể coi thông tin là tài sản của công chức mà ngăn cản người dân”. Nếu tập trung vào

những “điểm chốt” như vậy sẽ giúp người dân nhìn ra sự vô lý, thậm chí bất công khi ngăn cản

mình tiếp cận tài sản của mình, đó là thông tin. Như vậy, sẽ tránh những cuộc tranh luận không

có hồi kết về ranh giới “công khai” hay “bí mật” rất phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của từng

người.

Dù trong thời gian ngắn, những những việc PPWG làm tương đối nhiều và đã tạo ra những nền

tảng cho việc vận động tiếp theo, ví dụ như quan hệ với Ban soạn thảo, Văn phòng Quốc hội, báo

chí và đặc biệt là một nền tảng kiến thức và lý luận chắc chắn. Việc phối hợp và hợp tác giữa các

thành viên PPWG khá tốt, đặc biệt giữa các thành viên nòng cốt trong việc chia sẻ thông tin, đóng

góp ngân sách và mở các mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, sự hợp tác này chưa

đạt đến mức sâu sắc, nhuần nhuyễn để hỗ trợ cho cơ quan điều phối CEPEW vì dường như Luật

TCTT chưa phải là một phần sứ mệnh của nhiều thành viên của PPWG.

Để đẩy xã hội và các nhà lập pháp tiến lên, ngoài hai chiến lược đang áp dụng, PPWG nên xem

xét một chiến lược mới, đó là chiến lược “tạo liên minh” dựa trên lý thuyết “Liên minh vì thay đổi

– Coalition Theory of Change15”. Liên minh nên được xây dựng gồm các thành viên thuộc các

thành phần khác nhau, không nhất thiết phải là hành viên hiện tại của PPWG, nhưng đều bị ảnh

hưởng bởi “bí mật thông tin” hoặc cùng có niềm tin về một xã hội minh bạch. Liên minh sẽ tiến

hành các hoạt động khác nhau, trong các không gian khác nhau (chính sách, truyền thông, hoạt

15 Lý thuyết thay đổi dựa vào liên minh phát triển bởi Paul Sabatier và Hanhk Jenkins-Smith cho rằng các cá nhân tham gia cần có niềm tin vào khả năng thay đổi chính sách thông qua các hoạt động có điều phối của các cá nhân và tổ chức bên ngoài nhà nước. Họ cần có chia sẻ về mức độ nghiêm trọng của vấn đề, nguyên nhân của vấn đề, giải pháp cho vấn đề. Những hoạt động khác nhau có thể được triển khai, từ nghiên cứu đến truyền thông, từ vận động người ra quyết định đến nâng cao năng lực cho thành viên. Thậm chí có thể cần những hành động “gây sốc” nhằm thức tỉnh công chúng như biểu tình hoặc tẩy chay.

Page 29: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

động cộng đồng…) để gây ảnh hưởng thay đổi chính sách. Và đặc biệt, việc đưa những câu chuyện

cụ thể, các thân phận con người bị tổn thương vì thiếu thông tin, thiếu minh bạch có thể là một

điều cần thiết để đời hóa và gần gũi hóa quyền tiếp cận thông.

7.3 Vận động dừng xây đập trên sông Mekong

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam16 (viết tắt là VRN) được thành lập vào tháng 11 năm 2005. Như

giới thiệu trên trang thông tin điện tử của mạng lưới “là một diễn đàn mở thu hút sự tham gia

của đại diện các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ của

các cơ quan nhà nước và người dân ở các cộng đồng có quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tài nguyên

nước và phát triển bền vững ở Việt Nam”. VRN có uy tín thông qua các hoạt động vận động Quốc

hội dừng 483 công trình thủy điện lớn nhỏ dự định xây trên các con sông Việt Nam, đặc biệt là

thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Theo TS. Đào Trọng Tứ, chuyên gia hàng đầu về thủy lợi và tài nguyên

nước thì “các hoạt động của VRN không những mang lại thắng lợi về vận động chính sách, mà

còn tạo ra tiền lệ để Quốc hội nghe tiếng nói của xã hội dân sự, NGO. Mạng lưới sông ngòi đưa

ra các chứng cớ tại sao không nên làm và tạo sao phải dừng lại. Những vấn đề mình đặt ra là vấn

đề nắm chắc cả về kỹ thuật lẫn pháp lý nên được các nhà đầu tư, kể cả chính quyền địa phương

ủng hộ rất mạnh”.

Như vậy, VRN không những có sứ mệnh mà còn uy tín làm về các vấn đề tài nguyên nước. Và đây

chính là nền tảng để VRN tham gia vào vận động phản đối việc xây đập trên dòng chính của sông

Mekong. Theo bà Ngụy Thị Khanh, VRN tham gia vận động vì “các nước thượng nguồn sông

Mekong đang dự kiến đắp mười một cái đập và như vậy thì rất nguy hiểm cho Việt Nam, nhất là

Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu các con đập đó được đắp lên thì coi như cái đồng bằng của mình

đi toi. Chính vì vậy, mình muốn vận động để làm sao nhiều người dân trong nước, nhất là ở đồng

bằng sông Cửu Long biết để có tiếng nói. Sau đó nếu dừng được thì là mục tiêu tối thượng, còn

nếu không thì phải làm chậm cái tiến trình đấy”.

Phân tích tiến trình vận động của VRN, nghiên cứu thấy họ áp dụng hai chiến lược song song. Một

là “tạo cơ hội chính sách” dựa vào lý thuyết thay đổi “cửa sổ chính sách” (Policy window Theory

of Change17). VRN đã chứng minh việc xây đập trên sông Mekong bên Lào là một vấn đề lớn cho

Việt Nam. Song song, VRN đưa ra giải pháp là phải tạm dừng việc xây đập một thời gian để bổ

sung các nghiên cứu đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các đập thủy điện này tới Đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBSCL). Để đẩy được thông điệp ra, VRN đã thành công trong việc tạo ra một môi

16http://vrn.org.vn/ 17 Lý thuyết thay đổi “cửa sổ chính sách” được phát triển từ nỗ lực của John Kingdon trong việc giải thích tại sao một số vấn đề thì được quá trình ra chính sách để ý đến, một số vấn đề thì không. Ông cho rằng một vấn đề vào được nghị trình chính sách thì nó phải hội tụ ba yếu tố. Một là vấn đề phải được thừa nhận là vấn đề bởi các nhà hoạch định chính sách, nghĩa là nó phải được nhận thức bởi công chúng; hai là phải có giải pháp giải quyết; và ba là môi trường chính trị cho phép. Theo lý thuyết này thì việc xây dựng thông điệp rất quan trọng để nó được chấp nhận, chính vì vậy các tổ chức áp dụng chiến lược này phải có năng lực truyền thông tạo cơ hội, và tận dụng cơ hội đó để tạo ra thay đổi.

Page 30: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

trường chính trị và xã hội thuận lợi để Chính phủ không những không kiểm duyệt mà còn chấp

nhận khuyến nghị của họ.

Chiến lược thứ hai VRN vận dụng “tạo thông điệp” dựa vào lý thuyết thay đổi “lên thông điệp và

đóng khung - Messaging and Framework Theory of Change”. VRN đã tạo ra thông điệp mới về

việc xây đập trên sông Mekong bằng cách nhấn mạnh vào lợi ích quốc gia của Việt Nam cũng như

vấn đề an ninh nước. Việc này đã tạo ra sự thay đổi trong xã hội và những người ra chính sách.

7.3.1 Chiến lược tạo cơ hội chính sách

VRN và các thành viên hoạt động không những ở Việt Nam và cả trong khu vực. Chính vì vậy,

thông tin về việc Chính phủ Lào có kế hoạch xây 11 con đập thủy điện trên dòng chính được các

tổ chức XHDS trong khu vực quan tâm và phần nhiều phản đối. Tuy nhiên, thông tin về việc này

dường như rất ít được thảo luận và chia sẻ trong xã hội Việt Nam. Như bà Khanh chia sẻ “các đơn

vị có thông tin làm âm thầm, lặng lẽ. Nhiều cơ quan chuyên môn ở các tỉnh ở ĐBSCL hầu như

không nắm được thông tin gì cho đến khi chúng tôi tổ chức diễn đàn trao đổi thông tin. Có ông

phụ trách về thủy lợi còn bảo cái đập Xayaburi nó xây ở dòng nhánh, nó xa vậy thì có ảnh hưởng

cái gì đâu”. Đây chính là động lực để VRN quyết tâm vận động để chính quyền địa phương hiểu,

lên tiếng giúp dân thông qua hàng loạt hoạt động thông tin như “diễn đàn nhân dân” về thủy

điện trên dòng Mekong từ năm 2012 đến 2015.

Để vận động, VRN lập một Nhóm làm việc về Mekong (Taskforce Mekong) bao gồm các thành

viên nòng cốt của mạng lưới, các chuyên gia về ĐBSCL, thủy lợi, tài nguyên môi trường, đất, đa

dạng sinh học và phát triển tổng thể. Có thể nói, đây là một trong những bước đi chiến lược của

VRN tạo ra một “bộ não” điều hành toàn bộ chiến lược. “Bộ não” này cung cấp thông tin, cập

nhật tình hình, nghiên cứu tài liệu, phân tích phản biện và tổ chức hội thảo. Nhiều người trong

nhóm làm việc có quan hệ công việc và cá nhân với Ủy ban sông Mekong Việt Nam, cơ quan khoa

học tại đồng bằng, chính quyền tỉnh và Trung ương và Quốc hội. Một số thành viên và cộng tác

viên có quan hệ gần gũi với báo chí. Các thành viên đều tham gia vì tình yêu với ĐBSCL, tâm huyết

vì lợi ích dân tộc và mong muốn bảo vệ quyền lợi của người dân ở ĐBSCL.

Để tạo môi trường chính trị thuận lợi, cũng như đưa chủ đề sông Mekong vào nghị trình chính

sách, VRN có nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, VRN thường xuyên gửi thông tin báo chí về các

tiến triển liên quan đến dự án Xayaburi, kèm theo là những phân tích cũng như quan ngại về ảnh

hưởng của dự án đến Việt Nam. Thứ hai, thông qua các mạng lưới cá nhân của Nhóm làm việc,

gửi thông tin đến các cơ quan chính quyền. Thứ ba, VRN làm việc với các tỉnh ở ĐBSCL và Ban chỉ

đạo Tây Nam Bộ để cung cấp thông tin về dự án cho họ. Khi họ biết thông tin, họ lại phản hồi lên

Chính phủ, yêu cầu cung cấp thông tin, tạo ra sự quan tâm lớn về dự án. Thứ tư, vì biết vấn đề

Mekong liên quan đến chính trị, đặc biệt quan hệ giữa CHDCND Lào và Việt Nam, nên Nhóm luôn

luôn thận trọng, liên tục gặp gỡ, trao đổi, thậm chí xin tư vấn của các cơ quan ngoại giao và an

Page 31: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

ninh. Tất cả những hoạt động này không những tạo ra uy tín cho VRN về vấn đề sông Mekong,

mà còn tạo ra một môi trường chính trị thuận lợi vì Chính phủ nhìn thấy mục đích của VRN là bảo

vệ lợi ích quốc gia, cũng trùng với quan điểm của chính phủ.

Điểm bùng phát của chiến dịch mà Nhóm vận động tạo ra đó là “một bản kiến nghị kèm theo tóm

tắt khoảng mười trang phân tích bối cảnh câu chuyện thủy điện trên dòng chính nó đã phát triển

như thế nào, nó có những ảnh hưởng tiêu cực ra làm sao. Phân tích về bối cảnh quan hệ trong

khu vực, vai trò của Trung Quốc ra làm sao, nói chung là không chỉ về vấn đề kỹ thuật mà nó là

vấn đề an ninh nguồn nước, nó là gọng kìm phía Nam của Trung Quốc. Tôi nghĩ đây chính là điểm

đã thu hút sự quan tâm của dự luận và Chính phủ”. Theo bà Khanh, bản kiến nghị và phân tích 10

trang này chính là chìa khóa mở ra cơ hội vận động Chính phủ cũng như gây được sự quan tâm

của truyền thông báo chí.

Bản Kiến nghị đã được Nhóm vận động gửi chính thức tới Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành

liên quan, và đặc biệt là Ủy ban sông Mekong Việt Nam, đơn vị đại diện cho Việt Nam để đàm

phán vấn đề xây đập trên sông Mekong trước khi đoàn Việt Nam sang họp Ủy ban Liên hợp sông

Mekong về tiến trình tham vấn thủy điện Xayaburi. Có thể thấy trong thông điệp của Chính phủ

Việt Nam tại phiên họp ngày 19 tháng 4 năm 2011 ở Thái Lan đã thể hiện được những kiến nghị

của VRN. Các thông tin sau cuộc họp Ủy ban sông Mekong cho thấy, đoàn Việt Nam đã đề nghị

trì hoãn việc xây dựng đập trong 10 năm, đồng thời đề nghị phía Lào tiếp tục cung cấp tài liệu để

có nghiên cứu đầy đủ hơn. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Chủ tịch Ủy ban sông

Mekong Việt Nam Phạm Khôi Nguyên còn đề nghị mời các tổ chức quốc tế phối hợp nghiên cứu

về vấn đề đập trên sông Mekong18 như báo Vnexpress đưa tin.

Sau cuộc họp này, VRN có được quan hệ cởi mở với Ủy ban sông Mekong Việt Nam. Nhiều hợp

tác về trao đổi tài liệu, phân tích kỹ thuật hoặc tham vấn cộng đồng đã được thực hiện. Cụ thể,

Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã ký biên bản hợp tác với VRN để VRN triển khai tham vấn cộng

đồng về ảnh hưởng của đập thủy điện Don Sahong. Tham vấn này VRN làm với Ban chỉ đạo Tây

Nam Bộ và Hội phụ nữ ở các tỉnh. Kết quả đã được Ủy ban sông Mekong Việt Nam sử dụng và

đưa các mối quan tâm của người dân vào văn bản phản hồi quốc gia về dự án này.

7.3.2 Chiến lược “tạo thông điệp”

Trước khi VRN tham gia vận động, các câu chuyện xoay quanh Mekong chủ yếu là ảnh hưởng về

môi trường, về nguồn cá và sinh kế của các cộng đồng sống dọc hai bên sông. Những thảo luận

này thường dựa trên giả thuyết với các kết quả khác nhau tùy vào mô hình dự đoán khác nhau,

thậm chí tùy vào việc ai trả tiền cho nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. Chính vì vậy, các

18 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/viet-nam-de-nghi-hoan-xay-dap-xayaburi-10-nam-2193603.html

Page 32: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

thảo luận dường như xa vời, không liên quan trực tiếp, không mang tính cấp thiết đối với chính

phủ, do đó càng xa với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư ở ĐBSCL.

VRN tham gia vận động với một thông điệp mới, nhìn vấn đề từ một góc nhìn mới: đó là an ninh

nguồn nước, địa chính trị và vai trò của Trung Quốc. Tất cả những vấn đề này đều khác, đều quan

trọng và dễ gây cảm xúc mạnh đối với người Việt Nam. Như vậy, vẫn là vấn đề xây đập trên sông

Mekong, vẫn là ảnh hưởng của nó đối với nguồn nước, phù sa, thủy sản nhưng nó đã được khoác

thêm một thông điệp mới.

Ngoài ra, Nhóm vận động cũng cung cấp lý lẽ và cách nhìn mới để “giải nhạy cảm” trong bối cảnh

quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. TS. Đào Trọng Tứ khẳng định trong nhiều cuộc họp báo để “trấn

an” phía Việt Nam là “vấn đề không phải ai cản ai cả, mà vấn đề liên quan đến một con sông quốc

tế. Đã là sông quốc tế thì phải có sự trao đổi và đồng thuận với nhau dựa trên nguyên tắc công

bằng hợp lý, không gây hại để sống với nhau một cách hòa bình. Có nghĩa, Việt Nam không cản

trở Lào, mà chỉ muốn đảm bảo dòng sông được quản lý một cách bền vững, theo đúng Công ước

của Liên hợp quốc về Luật sử dụng nguồn nước 1997 và cả Lào và Việt Nam đều ký”.

Để đưa thông điệp này ra xã hội rộng rãi, Nhóm vận động kết hợp với VUSTA để tổ chức một buổi

họp báo chia sẻ kiến nghị 10 trang. Để đảm bảo báo chí không bị kiểm duyệt, Nhóm vận động đề

nghị VUSTA hỗ trợ kết nối để làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương. Tuy nhiên, gần đến ngày

tổ chức thì VUSTA báo phải hủy vì có lịch làm việc quan trọng đột xuất. Bà Khanh nhớ lại “chúng

tôi đề nghị VUSTA để chúng tôi tự tổ chức một cuộc họp báo nhằm gây sự chú ý của xã hội. Lãnh

đạo VUSTA lưỡng lự lắm. Tuy nhiên, tôi nhớ là sáng hôm 18 tháng 4 năm 2011, ngay ngày trước

khi Hội nghị của Ủy ban Liên hợp Sông Mekong khai mạc, ông Phan Anh Sơn, Trưởng Ban Hợp tác

quốc tế gọi điện và thông báo được tổ chức họp báo vào chiều 18 tháng 4 năm 2011”.

Cuộc họp báo đã thu hút hầu như tất cả các cơ quan báo chí tham gia. Ngay ngày 18 và sáng ngày

19 tháng 4 năm 2011, đồng loạt các báo đưa tin về vấn đề xây đập thủy điện trên sông Mekong

và đưa kiến nghị hoãn xây đập trên sông Mekong 10 năm. Có thể nói, thông điệp chính sách đã

được đẩy ra ở mức độ cao nhất, dày đặc nhất từ trước đến nay trên truyền thông, đặc biệt ngay

trước thềm cuộc họp của Ủy ban Liên hợp sông Mekong. Đây chính là sự kiện mở nút thắt, để

chủ đề sông Mekong được thảo luận tự do hơn và vấn đề an ninh nguồn nước, lợi ích quốc gia

được đặt lên cao hơn.

Việc họp báo, đầu tư làm việc liên tục với báo chí của VRN cũng đẩy vấn đề ra công chúng và các

thảo luận trở nên hiện thực nhiều hơn với mọi người. Chính sức nóng của thảo luận xã hội đã tạo

ra hoàn cảnh mới và gây áp lực lên Chính phủ phải có quan điểm rõ ràng hơn về vấn đề xây đập

trên sông Mekong. Nhưng trên hết, VRN đã tạo ra quan hệ tốt với giới truyền thông bằng sự nhiệt

tình của mình, như người điều phối mạng lưới cho biết, “chúng tôi luôn luôn phải đáp ứng nhu

cầu thông tin cho báo chí, họ cần cái này, họ cần cái kia mình luôn luôn phải đáp ứng nhanh nhất

Page 33: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

cho họ. Nhiều khi phải thức đêm thức hôm dịch cái tài liệu cập nhật về tiến độ dự án, nhưng mình

không ngại. Chính vì vậy, thậm chí bây giờ cần cái gì, chỉ cần ới một cái là các bạn ấy tham gia

ngay”. Đây chính là một mô hình đối tác tích cực giữa XHDS và báo chí trong vận động xã hội.

Có thể nói, bắt đầu từ một nhóm làm việc tâm huyết của các chuyên gia và các nhà vận động xã

hội, chủ đề xây đập trên sông Mekong đã được thảo luận rộng rãi ở Việt Nam. Nhóm vận động

đã thành công trong việc định nghĩa lại vấn đề, không chỉ là kỹ thuật mà là an ninh và lợi ích quốc

gia. Nhóm cũng đã đề xuất được giải pháp để lan tỏa đến xã hộ và các nhà hoạch định chính sách.

Nhưng đặc biệt quan trọng, dù là vấn đề nhạy cảm nhưng nhóm đã xây dựng được môi trường

chính trị phù hợp, thuận lợi cho việc đưa thông điệp vận động ra xã hội và đến với người ra quyết

định. Có lẽ có nhiều bài học quan trọng, nhưng bài học tạo thông điệp gây chú ý là một bài học

đáng tham khảo cho các tổ chức XHDS.

7.3.3 Kết quả và thảo luận

Đập thủy điện Xayaburi vẫn được triển khai và hiện tại Lào đang muốn xây đập thứ hai là Don

Sahong. Như người điều phối Nhóm vận động chia sẻ, đây có thể là một bước đi mang tính chiến

thuật của Lào vì đập thủy điện Xayaburi nằm trên thượng nguồn biên giới Lào-Thái Lan, còn Don

Sahong nằm ở hạ lưu biên giới Lào-Campuchia, khi đã chặn đầu chặn cuối rồi thì việc xây thêm 9

cái ở giữa thì chỉ là chuyện đã rồi.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa việc vận động dừng đập Xayaburi không có tác động gì mà

ngược lại, có nhiều tác động quan trọng đã được tạo ra. Thứ nhất, rất nhiều người dân ở ĐBSCL

và chính quyền địa phương đã biết về nguy cơ của việc xây đập đến cuộc sống của họ. Đây là điều

mà Chính phủ không thể làm ngơ khi đàm phán với phía Lào trong những dự án tiếp theo. Thứ

hai, câu chuyện sông Mekong không chỉ về sông Mekong, nó còn nâng cao nhận thức của người

dân và mối quan tâm của báo chí về vấn đề môi trường, phát triển bền vững, quản lý tài nguyên

ở Việt Nam nói chung. Thứ ba, nó tạo ra một hình ảnh tích cực của các tổ chức NGO, những tổ

chức có thể hoạt động vì lợi ích quốc gia được chính phủ và các nơi thừa nhận.

Nhưng tác động quan trọng nhất, theo bà Ngụy Thị Khanh, “không phải chỉ là việc Xayaburi vẫn

phải kéo dài, vẫn phải bỏ thêm đầu tư để thiết kế hệ thống tuabin thân thiện với cá, mà là sự cẩn

trọng của Chính phủ Lào, Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước cho những dự án tiếp theo.

Ngày xưa Xayaburi làm tham vấn rồi mà không công khai chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi

trường, hoặc chỉ có vài dòng trên website thôi, nhưng giờ Don Sahong có đầy đủ thông tin, số

liệu, có nghĩa họ phải làm cẩn trọng hơn. Đây cũng là cơ sở để nếu chưa thấy đủ, mình vẫn có thể

tiếp tục đề nghị phải tham vấn tiếp, phải kéo dài nếu chưa thấy thuyết phục”.

Sau Xayaburi, Chính phủ Việt Nam cũng tích cực hơn trong việc trao đổi với Chính phủ Lào về dự

án Don Sahong. Nhờ các cuộc trao đổi liên tục, lãnh đạo Lào đã từng nói nếu nghiên cứu cho thấy

có tác động lớn thì sẽ không làm. Tuy nhiên, Nhóm vận động cho rằng khả năng này tương đối

Page 34: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

thấp và họ không ảo tưởng về việc dừng xây đập một cách dễ dàng và đây là những cơ hội để

Nhóm tiếp tục vận động. Như TS. Đào Trọng Tứ khẳng định “phải vận động bên Lào để họ nhìn

thấy những rủi ro cho chính họ vì họ có mỗi một con sông, anh chặn lại thành các cái hồ, còn đập

do thằng khác nó vận hành, nó bán điện. Giàu có thì chưa biết, nhưng rõ ràng các câu chuyện về

an ninh, về môi trường nó rất lớn cho một đất nước như thế, đó là cái mà Lào phải cân nhắc”.

Tạo ra kết quả này là do Nhóm vận động đã tập hợp được một nhóm trí thức, chuyên gia tâm

huyết với chủ đề Sông Mekong, thủy điện và phát triển bền vững. Sự tận tâm, tự nguyện và tinh

thần đóng góp cho cộng đồng của họ làm họ không mệt mỏi trong những lúc khó khăn nhất, để

khi có tiến triển mới “mọi người lại ùa đến cùng nhau mổ xẻ”. Đây chính là nền tảng tạo ra kiến

thức, tạo ra giải pháp và tạo ra cách tiếp cận đúng mà VRN đã áp dụng. Ví dụ này một lần nữa

khẳng định vai trò của trí thức trong vận động và phát triển xã hội. Sự quy tụ của họ chỉ có thể

khi có một không gian dân sự tự do và tự nguyện. VRN và người điều phối của của Nhóm vận

động đã làm được điều đó vì bản thân họ không vụ lợi, có được niềm tin từ các đối tác, từ các cơ

quan Chính phủ, báo chí và sự kết nối chặt chẽ với các nhóm có cùng mối quan tâm trong khu

vực.

7.4 Vận động ngừng sử dụng Amiang

“Tôi được mời đi dự một hội thảo của Bộ y tế về Amiang, thực ra cũng tình cờ thôi vì trước đó

chưa bao giờ để ý đến chủ đề này. Hội thảo có chuyên gia quốc tế từ Nhật và Úc sang, rồi nhiều

chuyên gia của các bộ, ngành. Hôm đó có cả đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, ông Lê Quốc Khánh

ngày xưa là Thứ trưởng Bộ Công thương giờ là Chủ tịch của Hội hóa học Việt Nam, rồi PGS.TS

Nguyễn An Lương-trước đây là Phó chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nay

là Chủ tịch Hội KHKT An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam, nói chung rất nhiều người tham dự.

Khi nghe các báo cáo thì tôi giật mình, vì rõ ràng là Amiang trắng gây ung thư rồi mà Việt Nam

vẫn cứ nhập khẩu, rồi sản xuất, rồi sử dụng, mà không có một từ “cấm” nào cả. Hơn nữa, PGS

Nguyễn An Lương và ông Lê Quốc Khánh còn cho biết Việt Nam là 1 trong 7 nước phản đối việc

đưa Amiang trắng vào phụ lục 3 của Công ước Rotterdam, trong đó Việt Nam là nước duy nhất

nhập khẩu Amiang, 6 nước còn lại là nước xuất khẩu. Tôi đặt câu hỏi: tại sao lại như thế này?”

Đây là chia sẻ của bà Đỗ Thị Vân, Giám đốc trung tâm NGO-IC, điều phối của Liên minh vận động

chính sách cấm sử dụng Amiang ở Việt Nam (VN-BAN)

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học vận động Chính phủ cấm nhập khẩu, sản xuất và sử dụng

các sản phẩm có chứa Amiang trắng theo khuyến nghị của các tổ chức Tổ chức Y tế Thế giới

(WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Các khuyến nghị này dựa trên kết quả hàng trăm

nghiên cứu trong nhiều năm của các nhà khoa học trên khắp thế giới, trong đó có khẳng định của

Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) rằng tất cả các loại Amiang, trong đó có Amiang

trắng, đều là chất gây ung thư và cách tốt nhất để loại trừ hoàn toàn các bệnh liên quan đến

Amiang là cấm sử dụng hoàn toàn các loại Amiang kể cả Amiang trắng. Trên thế giới, hàng năm

Page 35: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

có hơn 100.000 người chết và 1,5 triệu người sống với khuyết tật vì Amiang19. Tuy nhiên, Hiệp

hội tấm lợp Việt Nam với sự ủng hộ của một số đơn vị thuộc Bộ Xây dựng đã phản đối việc cấm

vì cho rằng chưa có bằng chứng rõ ràng để kết luận Amiang trắng gây ung thư. Ngoài ra, theo bên

phản đối lệnh cấm, Amiang còn là vật liệu rẻ, tiện lợi cho việc cứu trợ các vùng lũ bão, phù hợp

cho người nghèo và vùng dân tộc thiểu số. Với sự vận động mạnh mẽ của Hiệp hội tấm lợp Việt

Nam, Việt Nam đã trì hoãn cấm sử dựng Amiang trong sản xuất tấm lợp từ năm 2004, rồi lại kéo

dài đến 2010, rồi 2020 và nguy cơ đến 2030 rất có thể xảy ra.

Tình hình bắt đầu thay đổi khi có sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vận động cho việc

cấm Amiang trắng ở Việt Nam. Kể từ sau Hội thảo của Bộ Y tế, Mạng lưới vận động chính sách

cấm sử dụng Amiang (VN-BAN) ra đời. VN-BAN gồm các thành viên là Hội Hóa học Việt Nam (CSV),

Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh Lao động Việt Nam (VOSHA) , Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ

Người Tiêu Dùng Việt Nam (VINASTAS), Liên minh vận động chính sách y tế (EBHPD) và NGO-IC,

tổ chức điều phối Vn-BAN. Mục đích của Vn-BAN là vận động Chính phủ Việt Nam cấm sử dụng

Amiang và có lộ trình dừng sử dụng amiang vào năm 2020 theo đúng khuyến cáo của WHO và

ILO đã gửi Thủ tướng Chính phủ; đồng thời truyền thông để người dân hiểu được sự nguy hại của

Amiang đối với sức khoẻ con người tiến tới không sử dụng tấm lợp Amiang.

VN-BAN sử dụng hai chiến lược chính để đạt được mục đích của mình. Thứ nhất là chiến lược

“vận động những người nắm quyền” dựa vào Lý thuyết thay đổi “quyền lực chính trị - Power

Politics Theory of Change”. Cụ thể, VN-BAN vận động và ủng hộ Bộ Y tế và các bộ có cùng quan

điểm để bảo vệ sức khỏe nhân dân cần cấm sử dụng Amiang càng sớm càng tốt. Song song, VN-

BAN cũng sử dụng các bằng chứng khoa học để thuyết phục các cơ quan có tiếng nói quan trọng

như MTTQ, Ủy ban Dân tộc (CEMA) và VUSTA. Nhưng chiến lược thứ hai, quan trọng hơn, đó là

“tạo sức ép bằng truyền thông” dựa trên lý thuyết thay đổi “Media Influence Theory of Change”

để tạo ra sức ép của dư luận lên những người phản đối lệnh cấm cũng như Chính phủ. Để phục

vụ cho chiến lược này, VN-BAN đã tổ chức các hoạt động như nghiên cứu, hội thảo và sử dụng

chuyên gia để thuyết phục công chúng. Ngoài ra, các hoạt động “cộng đồng nói không với

Amiang” và tọa đàm báo chí cũng làm phong phú thêm nguồn tin và sức ép truyền thông.

7.4.1 Chiến lược vận động những người nắm quyền

Mặc dù WHO và ILO có quan điểm rõ ràng về sự độc hại của Amiang trắng, và đã vận động Chính

phủ Việt Nam trong nhiều năm cần phải cấm sử dụng, nhưng quan điểm của các bộ liên quan

không rõ ràng. Theo bà Đỗ Thị Vân, vào đầu năm 2014, “Bộ Cây dựng đã xây dựng quy hoạch về

vật liệu xây dựng và đề nghị kéo dài sử dụng Amiang đến năm 2030, và quy hoạch này đã được

Chính phủ phê duyệt vào ngày 22/8/2015. Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và môi trường thì họ

quá nhiều việc, quan điểm của họ cũng không rõ ràng. Chỉ có hai bộ liên quan trực tiếp, một là Bộ

19 http://antoanlaodong.gov.vn/Images/editor/files/Bao%20cao%20Thu%20Tuong%20Chinh%20Phu.pdf

Page 36: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Y tế, nhưng lúc đấy báo cáo chỉ tập trung kiểm soát các bệnh liên quan, hai là Bộ LĐTBXH thì chỉ

tập trung vào cơ sở sản xuất tấm lợp Amiang. Tôi làm về HIV nên lo ngại về sự phơi nhiễm, vậy

những người không ở chỗ sản xuất, những người sử dụng sản phẩm như tấm lợp Amiang thì như

thế nào?”

Một trong những bước đi chiến lược của các tổ chức XHDS là phát triển quan hệ và gây ảnh hưởng

lên một số cơ quan có tiếng nói quan trọng khác. Đầu tiên, Nhóm vận động nhận thấy vai trò của

VUSTA là rất quan trọng vì có vai trò phản biện xã hội và có uy tín khoa học. Vì các tổ chức tham

gia vào mạng lưới đều là các thành viên tích cực của VUSTA nên cuộc tiếp xúc đầu tiên với TS.

Trần Việt Hùng, Phó chủ tịch của VUSTA vào tháng 4 năm 2014 có nhiều thuận lợi. NGO-IC đã

thành công trong việc thuyết phục VUSTA đồng ý hỗ trợ kinh phí để các thành viên mạng lưới tổ

chức một hội thảo khoa học về Amiang. Để chuẩn bị, Nhóm làm việc về Amiang đã tập hợp các

tài liệu liên quan đến Amiang ở Việt Nam và thế giới, danh sách các nhà khoa học, những cá nhân

quan tâm, lấy nguồn từ những có quan tâm và có uy tín khoa học đến vấn đề này như WHO, ILO,

APHEDA Việt Nam.

Tuy nhiên, vài ngày sau thì VUSTA thông báo NGO-IC thôi không làm hội thảo nữa mà để VUSTA

trực tiếp đứng ra tổ chức. Theo nguồn tin, Hiệp hội tấm lợp Việt Nam đã đề nghị VUSTA tổ chức

hội thảo khoa học về vấn đề tấm lợp Amiang. Hiệp hội tấm lợp Việt Nam được biết đến là một tổ

chức nhiều năm nay vận động hành lang rất mạnh cho việc kéo dài sử dụng Amiang ở Việt Nam.

Họ chính là cơ quan vận động Chính phủ và các bộ liên quan để Việt Nam vẫn giữ chính sách

không cấm nhập khẩu, sản xuất và sử dụng Amiang. “Lúc đó”, bà Đỗ Thị Vân nhớ lại, “chúng tôi

chưa chuẩn bị xong nội dung và thành phần. Rất lo vì nếu chuẩn bị không kỹ, trong hội thảo mà

VUSTA chủ trì mà không có đủ thông tin thì rất nguy hiểm. Chúng tôi cũng được cảnh báo là bên

hiệp hội họ lobby rất mạnh. Nói thật lúc đó các nhà khoa học thật tuyệt vời, PGS. TS Nguyễn An

Lương, PGS. TS Đại biểu quốc hội Bùi Thị An, PGS. TS Hồ Uy Liêm là các nhà khoa học có uy tín đã

phải thuyết phục lãnh đạo cao nhất của VUSTA lùi hội thảo lại. VUSTA đã đồng ý và chúng tôi kéo

dài sự chuẩn bị đến tận tháng 6 năm 2014 nhằm có đủ bằng chứng để nói tại sao cần cấm Amiang.

Và hội thảo cuối cùng được tổ chức vào ngày 26 tháng 6 năm 2014”.

Đây là hội thảo đầu tiên do VUSTA đứng ra tổ chức, các đại biểu được mời rất rộng rãi bao gồm

các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cơ quan truyền thông báo chí. Các tài liệu, bằng chứng,

lý do cần phải cấm Amiang đã được tổng hợp và phát cho các đại biểu. Nhiều đại biểu tham gia

hội thảo được giới thiệu từ danh sách tổng hợp của các tổ chức XHDS. Nhiều phát biểu, chứng

minh và đề xuất Việt Nam cần phải cấm sử dụng Amiang vì sức khoẻ con người. Ngay sau hội

thảo, VUSTA có một bản báo cáo gửi cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình sử dụng Amiang ở

Việt Nam, trên thế giới và khuyến nghị cần phải xem xét cấm sử dụng Amiang.

Được truyền cảm hứng từ thắng lợi đầu tiên, một Mạng lưới vận động chính sách cấm sử dụng

Amiang (VN-BAN) đã được thành lập. Một cuộc khảo sát đến bốn nhà máy sản xuất Amiang đã

Page 37: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

được triển khai, một nghiên cứu về tình hình sử dụng Amiang ở Yên Bái và Thanh Hóa cũng được

tiến hành để có thêm bằng chứng thực tế vận động cho việc cấm Amiang. Những phát hiện quan

trọng về sự độc quyền trong nhập khẩu Amiang từ Nga, điều kiện vệ sinh an toàn lao động nghèo

nàn ở cơ sở sản xuất, nhu cầu có một chính sách dứt khoát về Amiang của doanh nghiệp để có

kế hoạch thay đổi công nghệ và kiến thức hạn chế của người dân về sự độc hại của Amiang đã

giúp VN-BAN có thêm bằng chứng vận động các nhà hoạch định chính sách chuyển hướng sang

cấm Amiang.

Tuy nhiên, ngày 22 tháng 8 năm 2014, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1469/QĐ-TTg Phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng

đến năm 2030. Trong Quy hoạch này, Chính phủ tiếp tục cho phép sử dụng Amiang trắng để sản

xuất tấm lợp. Chỉ khuyến cáo “không đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng các cơ sở có sử dụng

amiăng chrysotile (Amiang trắng), thực hiện chuyển đổi dần việc sử dụng các loại sợi thay thế sợi

Amiang chrysotile”. Khi biết Quyết định 1469, “Tất cả mọi người đều quá bất ngờ. WHO và ILO

họ thất vọng toàn bộ vì họ vừa gửi thư cho Thủ tướng kiến nghị cấm Amiang vào ngày 5 tháng 8.

Bộ Y tế cũng thế, họ coi như bị dội một gáo nước lạnh, nói chung mọi người thất vọng hoàn toàn”

bà Vân nhớ lại”. “Lúc đó, chỉ có các tổ chức XHDS vẫn lạc quan, cho rằng cái độc hại đã rõ, bên

kia họ vận động họ lách luật thôi, nhưng vì sức khỏe thì chúng ta không thể dừng được, phải kết

hợp lại, phải sử dụng truyền thông”.

Một cơ hội mở ra là Hội nghị Quốc tế bàn về Công ước Rotterdam, Công ước Basel và Công ước

Stockholm (COP7) tổ chức từ ngày 4 đến 15 tháng 5 năm 2015. Tại Hội nghị lần trước, Việt Nam

đã phản đối đưa Amiang trắng vào phụ lục III công ước Rotterdam (phụ lục các loại hóa chất công

nghiệp và thuốc trừ sâu phải quản lý chặt chẽ thông qua cơ chế thông báo trước trong thương

mại quốc tế). Chính vì vậy VN-BAN muốn vận động để lần này Việt Nam đồng ý đưa Amiang trắng

vào phụ lục III. Nhiều hội thảo, vận động đã được tổ chức và cuối cùng Việt Nam đã bỏ phiếu

trắng (không phản đối). Đồng thời, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 7307 /VPCP-KGVX ngày

19/9/2015 thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc giao cho một số bộ triển

khai đánh giá và kiểm soát tác hại của vật liệu Amiang trắng đến sức khoẻ con người và mục tiêu

dừng sử dụng Amiang trắng vào năm 2020. Đây là những bước tiến nhỏ nhưng tăng thêm động

lực cho các tổ chức tiếp tục vận động vì sức khỏe người dân.

Trên cơ sở này, VN-BAN, VUSTA, Bộ Y tế đã tiếp tục vận động, mời MTTQ và SEMA tham gia xây

dựng kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiang. Thứ trưởng, Phó chủ

nhiệm Ủy ban dân tộc Hoàng Xuân Lương phát biểu theo hướng ủng hộ các nhà khoa học của

VUSTA và VN-BAN nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt đồng bào nghèo và người dân vùng

dân tộc thiểu số. Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân có đề cập đến vấn đề Amiang trắng độc hại

và chưa được kiểm soát trong Báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri ở Quốc hội.

Page 38: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Trong phiên họp Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2015, giải đáp chất vấn của Đại biểu Bùi Thị An

về tình hình đánh giá, kiểm soát tác hại vật liệu Amiang trắng đến sức khỏe con người, Phó Thủ

tướng Hoàng Trung Hải cho hay, hiện các bộ đang xem xét khả năng rút ngắn lộ trình dừng sử

dụng Amiang trắng đến năm 2020 hoặc muộn nhất là năm 2030. Theo Phó thủ tướng thì “Nếu

đúng lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2030 chúng ta vẫn dừng sử dụng

amiang trắng. Hiện các bộ đang nghiên cứu, xem xét có thể rút ngắn hơn lộ trình này đến năm

2020 được không”. Và đây chính là mục đích vận động của VN-BAN và các tổ chức: cấm sử dụng

hoàn toàn Amiang trắng vào năm 2020.

7.4.2 Tạo sức ép từ truyền thông

Bên cạnh sự tham gia của các nhà khoa học và sự tham gia của các tổ chức XHDS, cụ thể là VN-

BAN vào quá trình vận động cấm Amiang chính là sự tham gia “rầm rộ” của báo chí. Cấm hay

không cấm, có độc hay không có độc, gây ung thư hay không gây ung thư, quan điểm của Bộ Xây

dựng mâu thuẫn với quan điểm của Bộ Y tế, quan điểm của VUSTA đối nghịch với quan điểm của

Hiệp hội tấm lợp Việt Nam, ngay các chuyên gia quốc tế cũng có “bằng chứng” khác nhau. Tất cả

những “xung đột” này làm cho chủ đề Amiang vô cùng hấp dẫn với báo chí. Nhưng quan trọng

hơn, sự tham gia của các tổ chức XHDS đã liên tục tạo ra các không gian tự do để các nhà khoa

học lên tiếng, các bên trình bày quan điểm của mình và bản thân VN-BAN cũng chủ động cung

cấp bằng chứng cho báo chí trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe của người dân. Đây chính là một môi

trường thuận lợi để các nhà báo tác nghiệp.

Trên thực tế, bản thân các thành viên của VN-BAN cũng là những người có chuyên môn sâu, có

uy tín về các lĩnh vực y tế, sức khỏe, môi trường, lao động, hóa chất và bảo vệ người tiêu dùng...

Họ là nguồn tin quan trọng cho báo chí. Có lẽ, hiếm có một chủ đề nào lại được báo chí quan tâm

và đưa tin nhiều như vậy. Nhờ sự chủ động cung cấp thông tin và vận động của Vn-BAN, hầu như

các báo lớn đều tổ chức tọa đàm về Amiang. Báo Tiền phong tổ chức tọa đàm với sự tham gia

của hai đại diện của VN-BAN, Báo Đại đoàn kết với sự tham gia của hai đại diện của VN-BAN, VOV

cũng có 2 đại diện của VN-BAN hay Vietnamnet thì có một đại diện của VN-BAN bên cạnh những

khách mời từ Chính phủ, các cơ quan quốc tế hoặc các cơ quan nghiên cứu khác. Các chương

trình, phóng sự được thực hiện đăng trên các báo và phát trên VTV đã thực sự đưa vấn đề Amiang

đến với công chúng.

Dù Hiệp hội tấm lợp Việt Nam cũng sử dụng báo chí, truyền thông để nói “sản phẩm Amiang an

toàn nếu dùng đúng cách” nhưng thông điệp của họ “chìm nghỉm” trong biển thông tin về sự độc

hại và các khuyến nghị cần phải cấm Amiang của VN-BAN và các đối tác. Điều này cho thấy là các

nỗ lực truyền thông của VN-BAN và các đối tác đã cung cấp thông đi đa chiều và chấm dứt tình

trạng thông tin một chiều về Amiang trong những năm trước đó. Chính vì vậy, đã có những thay

đổi đáng kể xảy ra trong nhận thức của người dân. Nhiều người đã hiểu về sự độc hại của Amiang

cho sức khỏe của bản thân, gia đình và con cái họ. Đã có những dấu hiệu cho thấy sự quay lưng

Page 39: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

của người dân với sản phẩm tấm lợp có Amiang, góp phần vào sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ các

sản phẩm tấm lợp độc hại này trên thị trường. Điều này thể hiện tính đúng đắn của chiến lược

mà VN-BAN đã lựa chọn: nâng cao nhận thức của người dân để từ đó họ chủ động có sự lựa chọn

đúng đắn cho bản thân.

Hơn nữa, khi báo chí đẩy vấn đề Amiang thành vấn đề của sức khỏe người dân, của nguy cơ gây

ung thư và của tính mạng người sử dụng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của những

người ra chính sách. Điều này lý giải những phản ứng ‘quyết liệt’ từ phía Hiệp hội Tấm lợp Việt

Nam như đã có công văn gửi các thành viên của VN-BAN và một số đối tác cho rằng các thông tin

được đưa ra không chuẩn xác, làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đồng thời tuyên bố Hiệp hội

có thể xem xét việc kiện VN-BAN và các thành viên ra tòa. Sự kiện này chứng tỏ sức ép báo chí

tạo ra lên Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam và các thành viên của họ. Có lẽ chưa có hoạt động vận động

chính sách nào dẫn đến hành vi đe dọa sử dụng công cụ pháp lý như sự đe doạ của Hiệp hội Tấm

lợp Việt Nam với các thành viên của VN-BAN. Điều này báo hiệu, chiến dịch vận động ngừng sử

dụng Amiang trắng sẽ còn tiếp tục cho đến khi Chính phủ có một quyết định rõ ràng: cấm sử dụng

Amiang vào năm 2020 vì sức khoẻ nhân dân và vì môi trường của Việt Nam.

7.4.3 Kết quả và thảo luận

Sự tham gia vận động của VN-BAN đã làm cho câu chuyện về Amiang trở thành vấn đề nóng và

được quan tâm ở Việt Nam. Trước tiên, bản thân sự ra đời của VN-BAN đã truyền cảm hứng cho

các nhà khoa học tiếp tục “chiến đấu” chống lại Amiang và đã cung cấp một nền tảng điều phối

các nỗ lực khác nhau trong cũng như ngoài nước để tăng cường lý lẽ vận động. Sự phối hợp nhịp

nhàng giữa các tổ chức uy tín như WHO, ILO và APHEDA với các nhà khoa học tâm huyết, có

chuyên môn sâu và sự nhiệt tình cũng như sắc sảo trong vận động của các tổ chức XHDS đã tạo

ra năng lượng và lực đẩy cho câu chuyện Amiang tiến bước.

Chính VN-BAN đã thuyết phục được một số “nhân vật” mới tham gia vào vận động và có quan

điểm tương đồng với VN-BAN như Ủy ban dân tộc miền núi, MTTQ, các tổ chức xã hội và các cơ

quan báo chí... Những “nhân vật” mới này làm tăng thêm sức nặng chính trị cho thông điệp cấm

sử dụng Amiang. Ngoài ra, sự tham gia vận động của VN-BAN cũng giúp Bộ Y tế quyết liệt hơn

trong việc đề nghị Chính phủ có lộ trình cấm sử dụng Amiang trắng như khuyến nghị của WHO và

ILO, hai tổ chức mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Dù chưa đạt được sự thay đổi chính sách cụ

thể nhưng chắc chắn chiến dịch vận động đã tạo ra những thay đổi nhất định trong quan điểm

của lãnh đạo cấp cao. Hành động bỏ phiếu trắng với việc đưa Amiang vào phụ lục III công ước

rotterdam và phát biểu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ở Quốc hội, khi cho biết các bộ ngành

liên quan có rút ngắn được lộ trình cấm sử dụng amiang trắng vào năm 2020 được không là

những tín hiệu tích cực.

Nhưng quan trọng nhất, VN-BAN đã thực sự là cầu nối giữa các nhà khoa học, các tổ chức XHDS,

các tổ chức quốc tế và báo chí để tạo ra những câu chuyện về Amiang ở tần suất đủ lớn để tạo

Page 40: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

ra thay đổi xã hội. Nhờ sự đồng tâm hiệp lực của VN-BAN, với sự hỗ trợ của giới truyền thông đã

biến Amiang không chỉ là câu chuyện giữa nhà sản xuất và các nhà khoa học nữa mà nó là câu

chuyện về sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, hậu quả kinh tế và tính mạng con người. Khi vấn đề này

được đưa ra, nó không chỉ thay đổi quan điểm của người dân, giảm cầu về tấm lợp Amiang mà

nó còn làm cho các nhà hoạch định chính sách phải cẩn trọng hơn rất nhiều trong quyết định của

mình.

Có thể nói, VN-BAN đã thành công trong việc sử dụng các chiến lược để vận động các nhà hoạch

định chính sách, cũng như lôi kéo truyền thông báo chí vào cuộc. Đích đến của VN-BAN phải là

một quyết định dứt khoát của Chính phủ trong việc cấm sử dụng Amiang vào năm 2020. Một cú

hích cần phải có. Chính vì vậy, ngoài hai chiến lược VN-BAN đang áp dụng rất thành công, một

gương mặt mới cần xuất hiện – đó là người dân. Người dân cần có được thông tin về sự độc hại

của Amiang đến sức khoẻ con người và có thái độ trong việc sử dụng sản phẩm Amiang có trong

tấm lợp, tăng cường tiếng nói trên truyền thông hoặc gửi kiến nghị trực tiếp cho Chính phủ. Một

kinh nghiệm mà VN-BAN có thể học tập trong câu chuyện về Luật Quảng cáo khi Phó Chủ tịch

Quốc hội gợi ý “bỏ phiếu cho 24 tháng tuổi là ủng hộ trẻ em, bỏ phiếu cho 12 tháng tuổi là ủng

hộ doanh nghiệp”. Tương tự như vậy “cấm Amiang là vì sức khỏe của người dân, không cấm

Amiang là vì lợi ích của doanh nghiệp” cũng là một thông điệp mà VN-BAN có thể đưa đến với

công chúng và Chính phủ.

7.5 Vận động cho hôn nhân bình đẳng

Từ trước năm 2008, người đồng tính tưởng chừng như vô hình vì hầu như không ai dám công

khai vì sợ kỳ thị và phân biệt đối xử. Báo chí viết về người đồng tính như là bệnh hoạn, lệch chuẩn,

thậm chí băng hoại đạo đức. Luật Hôn nhân và gia đình cấm hôn nhân giữa hai người cùng giới

tính. Khi đó, người chuyển giới bị hiếp dâm cũng không được bảo vệ còn quyền được chuyển giới

sống đúng bản dạng giới của mình không được nói đến.

Hiện nay, bức tranh này đã hoàn toàn thay đổi. Luật Hôn nhân và gia đình không còn cấm hôn

nhân cùng giới. Bộ luật Dân sự thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính. Bộ luật Hình sự bảo vệ

người chuyển giới khỏi hành vi hiếp dâm. Báo chí hầu như không còn lên án người đồng tính,

song tính và chuyển giới, thậm chí còn ủng hộ quyền bình đẳng của họ. Xã hội cởi mở, nhiều

người đồng tính công khai và Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước tiên phong ở

châu Á trong việc bảo vệ quyền của người LGBT.

Để đạt được kết quả ấn tượng này, Trung tâm ICS và Viện iSEE, hai tổ chức đóng vai trò quan

trọng trong quá trình vận động đã áp dụng hai chiến lược chính. Thứ nhất là “Những bước nhảy

lớn” (Large Leaps Theory of Change20). iSEE và ICS đã định nghĩa lại đồng tính theo ngôn ngữ của

20 Lý thuyết thay đổi những bước nhảy lớn xuất phát từ Frank Baumgartner và Brian Jones. Họ cho rằng thay đổi tạo ra khi các điều kiện đầy đủ xuất hiện. Chiến lược này tập trung vào việc vận động các đối tượng liên quan, như công

Page 41: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

quyền bình đẳng, tình yêu và lòng khoan dung. Từ đó, huy động báo chí, các tổ chức NGO, các

nhà lập pháp, các tổ chức quốc tế ủng hộ lan tỏa các thông điệp này. Điều này làm thay đổi thái

độ của công chúng, của Chính phủ, Quốc hội và dẫn đến sự thay đổi trong luật pháp cũng như

chuẩn mực xã hội. Thứ hai, iSEE và ICS áp dụng chiến lược “bản dạng nhóm” (Group Formation

Theory of Change21) bằng cách kết nối các nhóm và cá nhân phân tán trong cộng đồng LGBT thành

một khối với mục đích chung, giá trị chung và chiến lược vận động chung. Nhóm nòng cốt này

được xây dựng năng lực trở thành “đầu tàu” trong việc huy động cộng đồng, xây dựng đồng minh

cũng như vận động xã hội tạo ra thay đổi.

7.5.1 Chiến lược những bước nhảy lớn

Cơ hội để iSEE và ICS vận động cho hôn nhân bình đẳng xuất hiện vào tháng 5 năm 2012. Khi đó,

Viện iSEE biết Bộ Tư pháp đang tham vấn các bên về các nội dung cần phải sửa đổi trong Luật

Hôn nhân và gia đình năm 2000. Trong công văn có nhắc đến “nhu cầu kết hôn và sống chung của

cộng đồng người đồng tính”, và Bộ Tư pháp muốn biết ý kiến để quyết định có nên đưa nội dung

này vào sửa đổi hay không vì khoản 5 điều 10 đang cấm hôn nhân giữa những người cùng giới

tính. Nhận biết đây là một cơ hội quan trọng, Viện iSEE đã “họp khẩn cấp” cùng Trung tâm ICS để

bàn chiến lược vận động. Một thông cáo báo chí được iSEE gửi ra hoan nghênh Bộ Tư pháp đưa

quan hệ cùng giới vào dự thảo luật đã được gửi đến các báo lớn và Tuổi Trẻ là báo đầu tiên đưa

tin vào ngày 7 tháng 6 năm 201222.

Thông cáo báo chí của iSEE và bài báo trên Tuổi Trẻ đã thu hút sự chú ý của báo giới cũng như xã

hội. Ông Huỳnh Minh Thảo, Giám đốc truyền thông của ICS nhớ lại, “cả mấy tháng sau đó báo chí

nói rần rần về đồng tính, cứ như Việt Nam hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới tới nơi rồi”. Do phản

ứng tích cực của truyền thông, Bộ Tư pháp cuối cùng đưa hôn nhân cùng giới vào thành một nội

dung để sửa đổi. Đây chính là cơ sở cho các hoạt động vận động sau này của iSEE và ICS.

Theo những người tham gia vận động, mục đích cuối cùng không chỉ là người đồng tính được

phép kết hôn mà quan trọng hơn là để cho cộng đồng LGBT được sống thoải mái, quyền con

người được bảo vệ và đặc biệt được gia đình thừa nhận. Nói cách khác, ngoài việc vận động nội

dung luật, đây còn là cơ hội cung cấp thông tin cho xã hội, cho các nhà lập pháp để mọi người

hiểu hơn về đồng tính và giảm kỳ thị. Ông Huỳnh Minh Thảo chia sẻ “khi đó, chúng tôi xác định

mục đích hợp pháp hóa hôn nhân có thể được hay không được, nhưng nó là một cái tiền đề, một

cái bước đệm cho cái lần sau”.

chúng, các nhà lập pháp, hoặc các tổ chức đồng minh chia sẻ cùng giá trị. Song song với quá trình này là hoạt động với truyền thông để nâng cao mối quan tâm đến vấn đề được vận động. Nếu thành công, nó mang lại thay đổi xã hội cũng như pháp luật. 21 Lý thuyết Bản dạng nhóm được cho là do John C. Turner khởi xướng từ tiến trình hình thành nhóm, từ đó tạo ra sự đồng nhất, hợp tác và khả năng gây ảnh hưởng. Nhóm được hình thành có giá trị, thái độ và tinh thần chung để tăng sức mạnh của nhóm trong giải quyết vấn đề. Khi đó, nhóm có năng lực tổ chức hoạt động, điều phối và thúc đẩy hợp tác. Những thay đổi sẽ dẫn đến môi trường xã hội, chính trị thuận lợi cho việc đạt mục đích vận động. 22 http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20120607/dong-gioi-duoc-dua-vao-du-luat-hon-nhan-gia-dinh/495577.html

Page 42: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Để lôi kéo được nhiều người tham gia, ICS và iSEE quyết định tập trung vào vận động cho các giá

trị tốt đẹp mà ai cũng muốn ủng hộ. Đó là các giá trị bình đẳng, tự do, tôn trọng sự đa dạng,

khoan dung và tôn trọng quyền con người. Các giá trị này được lan tỏa không những trong các

hoạt động của iSEE và ICS như “Thức tỉnh để đón cầu vồng”, “Yêu là yêu”, “Tôi đồng ý”, mà còn

lan sang các hoạt động của cộng đồng như “Yêu là cưới”, VietPride, hay “Hand in hand”. Theo

ông Huỳnh Minh Thảo, cách làm này giúp cho “một người quan tâm đến bình đẳng họ cũng tham

gia được và một người quan tâm đến tình yêu họ cũng tham gia được. Nếu mình chỉ nhấn vào

đồng tính, đồng tính thì có thể nhiều người không thích. Nhưng nếu mình nhấn vào các giá trị tốt

đẹp thì họ lại sẵn sàng tham gia hơn”.

Trong quá trình vận động, iSEE và ICS có sự phân vai khá rõ ràng. iSEE tập trung vào nghiên cứu,

vận động trực tiếp Ban soạn thảo, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ

và tổ chức các hội thảo khoa học với sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, ban ngành. ICS tập

trung vào tổ chức cộng đồng LGBT, xây dựng mạng lưới Cha mẹ có con là người LGBT (PFLAG) và

chuẩn bị các câu chuyện, các khuôn mặt của cộng đồng để tiếp xúc với các nhà lập pháp, trả lời

báo chí. Theo ông Lương Thế Huy, Giám đốc chương trình LGBT của iSEE thì “Đây là một chiến

lược rất hợp lý. Vị thế của một viện nghiên cứu cho phép iSEE tiến hành các điều tra, nghiên cứu

khoa học để cung cấp cho các nhà lập pháp. Trên thế giới, một viện nghiên cứu chuyên về chủ đề

LGBT cũng rất hiếm, điều này làm cho iSEE trở nên đặc biệt trong tiến trình vận động”.

Theo nhóm vận động, chính các nghiên cứu của iSEE đã giúp iSEE tiếp xúc dễ dàng với Ban soạn

thảo. Đại diện của iSEE được mời tham gia trực tiếp vào các cuộc họp nội bộ do Bộ Tư pháp, Viện

Nghiên cứu lập pháp của UBTVQH, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức để trình bày

các kết quả nghiên cứu về cộng đồng LGBT Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết các

vấn đề hôn nhân gia đình của cặp đôi cùng giới. Các hội thảo khoa học do iSEE tổ chức đã giúp

Ban Soạn thảo hiểu sâu về xu hướng tính dục và bản dạng giới và đã giúp họ gỡ những vấn đề kỹ

thuật khi soạn thảo luật. Đi xa hơn, iSEE đã chủ động mời chuyên viên của các bộ như Bộ Y tế, Bộ

Văn hóa, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội góp ý cho

các nghiên cứu của iSEE. Quá trình này cung cấp thêm thông tin cho các chuyên viên đồng thời

định hướng hoạt động của iSEE tốt hơn. Đây cũng là một phần tạo nên kết quả để Bộ Y tế ủng hộ

hôn nhân cùng giới23 và Văn phòng Chính phủ ủng hộ kết hợp dân sự.

Trong tiến trình này, một cơ hội khác tạo điều kiện cho Nhóm vận động mở thêm kênh đến Quốc

hội đó là tham vấn sửa đổi Hiến pháp. Trong năm 2013, Viện iSEE đã kết hợp với 17 tổ chức NGO

vận động quyền cho 7 nhóm dễ bị tổn thương trong đó có người đồng tính, song tính và chuyển

giới. Nhóm đã tổ chức các hội thảo và một số thành viên của Ban Soạn thảo Hiến pháp như ông

Đinh Xuân Thảo, ông Nguyễn Văn Thuận đến dự và lắng nghe các kiến nghị trong đó có kiến nghị

về hôn nhân cùng giới. Theo một thành viên trong Nhóm vận động thì quá trình này cũng giúp

23 http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/song-va-yeu/20130416/nhieu-de-xuat-ung-ho-hon-nhan-dong-gioi/543267.html

Page 43: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

các thành viên trong Ban oạn thảo Hiến pháp mà nhiều người nằm trong UBTVQH hiểu về đồng

tính. Đây cũng là lý do mà Hiến pháp không đóng cửa với hôn nhân cùng giới khi ghi trong Khoản

1 Điều 36 là: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,

một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Có nghĩa, nam và nữ đều có quyền

kết hôn, và nguyên tắc “một vợ một chồng” nên được hiểu là đơn hôn hơn là quy định giới tính

trong hôn nhân24.

Thảo luận về hôn nhân cùng giới và các ảnh hưởng của hôn nhân cùng giới đến gia đình, trẻ em,

những vấn đề liên quan đến con nuôi, kinh nghiệm quốc tế và quyền con người đã bao trùm các

kỳ họp Quốc hội và được báo chí đưa tin sâu sát đến xã hội. Trong quá trình này, iSEE và ICS liên

tục tổ chức các sự kiện, công bố các nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế để báo chí đưa tin. Nhóm

truyền thông của iSEE và ICS liên tục cung cấp tài liệu, nhân vật trong cộng đồng LGBT và chuyên

gia theo yêu cầu của báo chí. Đặc biệt, một nhóm giám sát báo chí đã được thành lập để phân

tích xem những lý lẽ phản đối là gì để đưa ra các luận điểm ủng hộ, ai là người phản đối (luật sư,

bác sĩ) để tiếp cận thuyết phục họ hoặc mời những người ủng hộ lên tiếng. Trên thực tế, báo chí

đã trở thành đồng minh của cộng đồng LGBT vì họ đã được iSEE và ICS đào tạo, tập huấn và hiểu

sâu sắc về chủ đề từ những năm 2009-2010.

Ngoài báo chí Nhà nước, truyền thông xã hội cũng được sử dụng hiệu quả trong toàn bộ chiến

dịch vận động. Cao trào là chiến dịch TÔI ĐỒNG Ý khi kêu gọi mọi tầng lớp xã hội tham gia thay

avatar, chụp ảnh và để lại những lời khẳng định “Tôi đồng ý với bình đẳng”, “Tôi đồng ý với tình

yêu”, “Tôi đồng ý với ai cũng có quyền được là chính mình”. Theo ông Huỳnh Minh Thảo, chiến

dịch TÔI ĐỒNG Ý rất tích cực, “nó kêu gọi được những người nổi tiếng như chị Tạ Bích Loan, bác

Nguyên Ngọc, ca sĩ Thu Minh, Hồ Ngọc Hà… tham gia ủng hộ. Nó cũng cho phép những người rất

bình thường như anh thợ hồ, cô bán hàng tạp hóa… cũng có thể tham gia. Nó làm cho cộng đồng

LGBT cảm nhận xã hội đứng về phía mình và mình không đơn độc”. Sự tham gia mạnh mẽ của

các tầng lớp xã hội cũng gây ảnh hưởng mạnh đến các nhà lập pháp, tạo ra bối cảnh thuận lợi

hơn cho việc thay đổi chính sách.

7.5.2 Chiến lược bản dạng nhóm

Một trong những điều đặc biệt của chiến dịch vận động cho hôn nhân cùng giới là sự tham gia

mạnh mẽ của cộng đồng LGBT. Theo ông Huỳnh Minh Thảo, “cộng đồng trước đây, trước năm

2008 ấy, thường nhỏ lẻ, khép kín, rất giấu giếm bản thân, không tự tin, tự vùi dập bản thân mình,

xem mình có lỗi, nạn nhân hóa, vân vân. Nhưng từ năm 2009-2010 tụi tôi bắt đầu khuấy lên cái

niềm tự hào của họ và cho họ biết họ xứng đáng được như tất cả mọi người. Việc này phải làm

từ từ, cần thời gian, có thể thông qua các buổi tập huấn, các lần truyền cảm hứng, tự tin, nhưng

cũng có thể thông qua những bối cảnh cụ thể. Tôi nhớ năm 2011, chúng tôi tổ chức một buổi tiệc

24 http://dienngon.vn/blog/article/hien-phap-2013-khong-dong-cua-hon-nhan-cung-gioi

Page 44: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

rất là sang trọng, ở một nơi sang trọng và mời mọi người đến dự. Chúng tôi chỉ muốn cho mọi

người cảm nhận được giá trị của mình, mình có quyền và xứng đáng đến bất cứ nơi nào, chứ

không chỉ gặp nhau ở những ngóc ngách hay những quán café nhỏ”.

Một trong những thành công của chiến dịch vận động là xây dựng năng lực, sự tự tin và lòng tự

hào cho cộng đồng LGBT. Chính cách làm dựa trên nguyên tắc quyền con người và giá trị bình

đẳng, không phân biệt đối xử mà cộng đồng LGBT “biết phẫn nộ khi quyền của họ bị xâm phạm”.

Điều này tránh được vết xe đổ của nhiều dự án và chiến dịch vận động trước đây thường “nạn

nhân hóa” hoặc “kêu gọi lòng thông cảm” của những người xung quanh. Ông Lương Thế Huy chia

sẻ quan sát khi thấy “Trong các nhóm dân cư của xã hội, có khi nhóm LGBT hay nói về quyền con

người nhất. Họ không chỉ nói về quyền của mình, mà họ còn lên tiếng về cả những bất công khác

trong xã hội”. Còn ông Huỳnh Minh Thảo cho rằng “cách tiếp cận dựa trên quyền đã làm cho cộng

đồng LGBT ý thức được là họ đang bị vi phạm quyền và biết tức giận để thay đổi. Có lúc ngồi suy

nghĩ, tôi thấy nếu không có phong trào này suốt từ năm 2008 đến nay, có khi cộng đồng LGBT

vẫn đang theo hướng chơi bời, chửi thề, ăn chơi, quan hệ tình dục, không quan tâm đến vấn đề

phát triển. Tôi thấy cộng đồng của mình văn minh hơn rất nhiều và bản thân tôi cũng thay đổi

tích cực lên”.

Chính do bản sắc nhóm được xây dựng một cách tích cực, tự hào mà ngày càng có nhiều người

trong cộng đồng tham gia phong trào. Những người trong cộng đồng là bloggers, nhà văn, luật

sư, kinh doanh, ca sĩ, rồi các cặp đôi… đều tham gia theo cách của mình. Ông Huỳnh Minh Thảo

chia sẻ, “Những người có xu hướng hoạt động xã hội tham gia là chuyện bình thường, trong chiến

dịch này có cả những người ban đầu phản đối, sau đó họ lại tham gia. Tôi nhớ có một anh trong

TP. HCM, là một doanh nhân rất giỏi, anh ấy 42 tuổi và nhận một đứa con nuôi. Anh ấy nghĩ cuộc

đời anh như vậy là ổn rồi, làm ăn và nuôi con. Một lần anh ấy nói chuyện với tôi và phản đối vì

cho rằng cộng đồng LGBT đang làm quá lên, có khi ảnh hưởng đến cuộc sống thầm lặng của anh

ấy. Tôi cũng hoang mang, nhưng sau đó viết một lá thư cho anh ấy, giải thích tại sao đây không

phải là “thùng rỗng kêu to”, đây là vận động để có những thay đổi thật sự. Anh ấy không trả lời

thư tôi, nhưng sau đó tôi thấy anh ấy tham gia vào chiến dịch TÔI ĐỒNG Ý, cũng dán các logo lên

chuỗi cửa hàng của mình. Tôi hiểu, chiến dịch đã thay đổi anh ấy”.

Theo ông Lương Thế Huy, tinh thần của phong trào một phần được tạo lên do cách tiếp cận dựa

trên quyền, nhưng một phần “do những tổ chức, cá nhân lãnh đạo cũng từ cộng đồng LGBT. Nó

rất khác khi họ sinh ra từ cộng đồng, họ lớn lên từ cộng đồng và họ giờ làm việc vì cộng đồng.

Những người làm xóa đói giảm nghèo thực ra có ai nghèo đâu. Đối với những người LGBT, một

phần là công việc nhưng một phần là cuộc sống, là tình yêu. Cái này nó có gì đó thân thương, nó

vừa là công việc, nó vừa là cuộc sống, nó vừa chuyên nghiệp, nhưng nó cũng rất cá nhân”.

Page 45: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Như vậy cộng đồng LGBT đã thành công trong việc xây dựng tinh thần tích cực, lòng tự hào và vì

mục đích chung. Điều này làm cộng đồng được nhiều người tham gia và ủng hộ. Đây chính là nền

tảng để tạo ra các thay đổi trong xã hội, pháp luật một cách ôn hòa và văn minh.

7.5.3 Kết quả và thảo luận

Luật Hôn nhân và gia đình được thông qua bỏ điều cấm hôn nhân giữa hai người cùng giới tính,

nhưng chưa hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Trong một trao đổi với iSEE, một lãnh đạo của

Quốc hội chia sẻ “trước đây Nhà nước nghĩ đồng tính là sai trái và sai trái thì phải cấm. Nhưng

giờ thay đổi coi đồng tính là tự nhiên, hôn nhân là quyền con người. Tuy nhiên, vì đa số người

dân chưa ủng hộ hôn nhân cùng giới nên Nhà nước chưa thể hợp pháp hóa vào thời điểm này”.

Theo ông Huỳnh Minh Thảo, khi Quốc hội không hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, “Mặc dù

không quá bất ngờ nhưng những người vận động phong trào này đều buồn. Cộng đồng LGBT

cũng buồn, hụt hẫng nhưng phản ứng của họ không có trách móc. Họ không có trách móc bất cứ

người nào, hay bất cứ tiến trình nào. Họ hiểu là Việt Nam cần thêm thời gian để nhận thức đầy

đủ. Cá nhân tôi thì nghĩ rằng chúng ta chưa bao giờ thất bại khi chúng ta làm, vì nó giống như

đập một hòn đá tảng, bây giờ nó có vẻ như không suy suyển, nhưng đến một lúc nào đó nó sẽ vỡ

ra. Nếu chúng ta không đập nhát thứ nhất, nhát thứ hai vì nghĩ nó sẽ không vỡ, thì nó sẽ không

bao giờ vỡ”.

Đây chính là sự trưởng thành của cộng đồng LGBT thông qua tiến trình vận động. Đối với những

người vận động, thay đổi luật pháp là cần thiết, nhưng thay đổi trong cuộc sống của từng con

người còn quan trọng hơn nhiều. Ông Lương Thế Huy chia sẻ, “Nhiều khi tình cờ tôi gặp một

người lặng thầm ở đâu đấy, một cái duyên mà gặp họ thôi vì họ vẫn ở trong bóng tối. Họ kể về

công việc của cộng đồng đang làm, họ nói về luật đang sắp thay đổi thế này, sắp thay đổi thế kia.

Tôi mắc cười lắm, vì họ nói sai. Nhưng tôi thấy rất xúc động vì rõ ràng những việc đó nó lan đến

với họ. Dù họ đang sống trong bóng tối nhưng họ nhìn thấy ánh sáng ở ngoài kia”.

Như vậy, các chiến lược mà iSEE và ICS áp dụng cho quá trình vận động quyền của người đồng

tính, song tính và chuyển giới rất phù hợp. Nó đã tạo ra nền tảng là một cộng đồng LGBT tự tin,

tự hào và có trách nhiệm, một xã hội cởi mở hơn với sự khác biệt về xu hướng tính dục và bản

dạng giới và một nền tảng văn hóa làm bệ đỡ cho những thay đổi tiếp theo. Ngày 24 tháng 11

năm 2015, Việt Nam đã hợp pháp hóa quyền của người chuyển giới trong Bộ luật Dân sự (bao

gồm xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính). Đây là một bước tiến quan trọng về phía bình

đẳng.

Để hai chiến lược áp dụng thành công, iSEE đã hợp tác được với nhiều nhà khoa học có uy tín để

tiến hành những nghiên cứu quan trọng từ rất sớm. Chính vì vậy, iSEE đã có bằng chứng mà Bộ

Tư pháp cần, đó là thông tin về cộng đồng LGBT, về kinh nghiệm quốc tế, đây chính là lý do Bộ

Tư pháp mời iSEE đến để tham vấn về Luật Hôn nhân và gia đình. ICS đã kết nối được với cộng

Page 46: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

đồng rộng khắp LGBT từ các diễn đàn trước đây như Táo Xanh, Tình Yêu Trai Việt hay Bạn gái Việt

Nam, cho đến các cộng đồng sau này ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Hải Phòng và nhiều tỉnh,

thành phố khác nữa. Chính sự tham gia của bản thân cộng đồng, kể những câu chuyện của mình

đã gây xúc động cho nhiều đại biểu Quốc hội.

Sự lớn mạnh và tham gia hiệu quả của cộng đồng là do cách xây dựng năng lực và viễn cảnh cho

cộng đồng LGBT. Một cách làm việc dựa trên quyền, trao quyền cho người trong cộng đồng ở

mức độ cao nhất, đó là tiếng nói đại diện. Như ông Huỳnh Minh Thảo chia sẻ, “Tôi đã rất ngạc

nhiên vì iSEE không giữ ICS là một phần của mình, không sở hữu ICS mà lại “đẩy” ICS ra độc lập

ngay từ đầu. Dù có vất vả nhưng ICS đã trưởng thành, đã trở thành một tổ chức độc lập của

người LGBT và đại diện cho chính người LGBT”.

Một bài học quan trọng nữa trong tiến trình vận động hôn nhân bình đẳng là kêu gọi sự ủng hộ

của các đồng minh. Đồng minh quan trọng nhất là báo chí vì báo chí đã được đào tạo, tiếp xúc

với cộng đồng, thấu hiểu và ủng hộ trong suốt quá trình vận động. Thứ hai là các tổ chức XHDS

khác như CSAGA, CCIHP, ISDS, CECEM, rồi các tổ chức quốc tế như Oxfam, SIDA, CARE, NPAID,

UNDP đều hết mình ủng hộ tiến trình. Có thể hình dung cộng đồng LGBT là cỗ máy “chạy” tiến

trình vận động quyền bình đẳng theo hướng mình mong đợi, còn những đồng minh đã đẩy cho

cỗ máy đi nhanh hơn và quan trọng hơn đúng hướng như cỗ máy LGBT mong muốn.

8. Kết luận

Các tổ chức NGO Việt Nam đang tiến hành vận động cho các thay đổi tốt hơn trong xã hội. Dù

các khái niệm “vận động”, “vận động chính sách” hay “vận động hành lang” chưa được luật hóa,

nhưng các khái niệm tương đương như “tham vấn”, “góp ý”, “lấy ý kiến đối tượng chịu tác động”

cũng mở đường cho các tổ chức vận động. Năm trường hợp trong nghiên cứu này đều cho thấy

các tổ chức không bị động ngồi chờ được đến xin ý kiến mà họ đều chủ động nắm bắt vấn đề,

chuẩn bị tài liệu, huy động nguồn lực nhằm cung cấp các thông tin và kiến nghị tốt nhất cho các

cơ quan Nhà nước. Họ làm được điều này vì họ trực tiếp tiếp xúc với người Thái, với người đồng

tính song tính và chuyển giới, họ trăn trở với ĐBSCL, lo lắng cho sức khỏe người dân, thấy được

tầm quan trọng của minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền.

Quá trình vận động của các trường hợp nghiên cứu không chỉ nhằm thay đổi chính sách, luật hay

thái độ của chính quyền mà còn nhằm tăng cường tiếng nói của người dân, giúp họ có năng lực

và niềm tin để bảo vệ quyền của mình. Sự tham gia của cộng đồng LGBT, của người Thái là những

ví dụ điển hình cho một cách tiếp cận lấy người trong cuộc làm trung tâm và làm động cơ để thúc

đẩy thay đổi xã hội. Nói cách khác, họ chính là tác nhân, là mục đích và là điều kiện tạo ra thay

đổi. Sự tham gia của các nhóm yếu thế vào tham vấn về quyền tiếp cận thông tin, của người tiêu

dùng trong việc giảm cầu tấm lợp Amiang hay của người dân ĐBSCL trong nghiên cứu đánh giá

Page 47: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

tác động môi trường đã không những bảo vệ quyền lên tiếng của họ, mà còn làm cho quá trình

vận động của các tổ chức hiệu quả hơn và chính danh hơn.

Nhìn vào năm trường hợp nhóm nghiên cứu thấy từng tổ chức đã lựa chọn các chiến lược vận

động khác nhau phù hợp với vấn đề và bối cảnh của mình. Nhìn chung, các chiến lược vận động

được sử dụng có thể được tóm lược trong bảng dưới đây.

Bảng 1: Các chiến lược vận động được các tổ chức áp dụng

Chiến lược Tổ chức áp dụng Hiệu quả

Thay đổi từ cộng đồng CSDM Chiến lược này rất hiệu quả khi có một nhóm bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một chính sách, vấn đề, và họ được thúc đẩy để làm việc cùng nhau tạo ra thay đổi. Mạng lưới có thể bao gồm cả những người trong và ngoài hệ thống nhà nước để vận động. Trong chiến lược này, tổ chức NGO như CSDM chỉ là người thúc đẩy chứ không phải là “lãnh đạo” quá trình vận động

Vận động những người nắm quyền

CSDM, PPWG, VN-BAN

Để thay đổi chính sách thì phải làm trực tiếp với những người có quyền lực “viết” chính sách. Để thành công, cần tạo lập quan hệ với những người trong hệ thống Nhà nước. Mục đích thay đổi có thể là những điều khoản cụ thể hoặc vấn đề cụ thể.

Tạo sức ép bằng truyền thông PPWG, VN-BAN Chiến lược này được sử dụng khi muốn công chúng quan tâm đến một vấn đề chính trị nào đó và từ đó gây ảnh hưởng lên người ra chính sách ở câp cao nhất. Để thành công, truyền thông phải đưa tin, tạo ra tranh luận nóng khiến Nhà nước không thể “thờ ơ”. Để thành công cần có quan hệ tốt với truyền thông, chủ để đủ hấp dẫn với truyền thông và công chúng

Tạo cơ hội chính sách VRN Chiến lược này chủ động đưa vấn đề chính sách vào nghị trình của Chính phủ, có thể thông qua quan hệ “nội bộ, thân thiết” với người trong Chính phủ hoặc bằng cách định nghĩa lại vấn đề chính sách, đưa ra giải pháp mới cho vấn đề cũ hoặc tạo ra không khí chính trị mới. Tuy nhiên, để thành công thì tổ chức phải có

Page 48: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

năng lực để “theo đuổi” cơ hội chính sách đã được tạo ra.

Tạo thông điệp VRN Một thông điệp mới được tạo ra để nói về một vấn đề cũ gây chú ý với Chính phủ và công chúng. Thông điệp phải đủ “sức nặng” và quan trọng để thu hút truyền thông, từ đó có được sự vào cuộc của công chúng.

Những bước nhảy lớn iSEE/ICS Chiến lược này được áp dụng khi muốn tạo ra thay đổi lớn, không chỉ trong chính sách, mà còn trong xã hội và bản thân người bị ảnh hưởng. Để áp dụng chiến lược này cần có năng lực kỹ thuật, viễn cảnh lâu dài và mối quan hệ sâu rộng với giới truyền thông. Khi các điều kiện hội tụ đủ thì thay đổi sẽ xảy ra.

Bản dạng nhóm iSEE/ICS Để hội tụ và thúc đẩy sự tham gia của nhiều người, cần phải tạo ra một bản dạng chung (collective identity) để mọi người cảm thấy thuộc về một nhóm chung và từ đó có giá trị chung, mục đích chung và hành động chung. Nhóm này chính là cơ sở và nền tảng để hành động nhất quán trong quá trình vận động.

Tuy không có chiến lược giống nhau, nhưng phân tích cả năm trường hợp chúng ta có thể dễ

dàng rút ra các kết luận và bài học bổ ích dưới đây.

8.1 Mục đích vận động rõ ràng và cụ thể

Trong quá trình vận động, các tổ chức đều nhắm đến sự thay đổi cụ thể và rõ ràng trong quan

điểm, thái độ hoặc một chính sách của chính quyền. CSDM muốn bỏ “lệnh cấm không văn bản”

với việc học chữ Thái, VRN muốn chính quyền bảo vệ lợi ích người dân và quốc gia bằng việc vận

động Chính phủ Lào dừng hoặc hoãn việc xây đập trên dòng chính sông Mekong; iSEE/ICS vận

động cho hôn nhân bình đẳng trong Luật Hôn nhân và gia đình, PPWG/CEPEW là quyền TCTT

được bảo vệ theo chuẩn mực quốc tế và Hiến pháp trong Luật TCTT; còn VN-BAN nhắm tới việc

cấm sử dụng Amiang trong sản xuất tấm lợp trong quyết định 1496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ. Chính mục đích rõ ràng và cụ thể đã giúp các tổ chức và liên minh xây dựng được thông điệp

dễ hiểu, hấp dẫn và lôi kéo được sự tham gia của các bên liên quan. Nó cũng giúp họ thiết kế hoạt

động và sử dụng nguồn lực hiệu quả trong việc vận động đối tượng đích của mình.

Page 49: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

8.2 Phương pháp tiếp cận xây dựng và ôn hòa

Để vận động cho thay đổi, tất cả các tổ chức, liên minh đều tìm cách xây dựng quan hệ trực tiếp

với đối tác Nhà nước, bên cạnh việc sử dụng truyền thông để gây áp lực tạo ra thay đổi. Trong

việc thiết lập quan hệ với đối tác Nhà nước, các tổ chức đều có một thái độ tích cực, ôn hòa và

trên tinh thần xây dựng. Nếu VRN không xuất phát từ lợi ích quốc gia thì chắc chắn họ đã bị ngăn

cản và không được VUSTA, Ủy ban Sông Mekong hay Chính phủ ủng hộ. Nếu V-BAN không vì sức

khỏe của người dân, họ đã không thể có được sự ủng hộ của báo chí và Bộ Y tế để chống lại sức

ép của các doanh nghiệp. Nếu PPWG/CEPEW không có mong muốn tạo ra thay đổi có ích cho xã

hội, họ đã không có được sự ủng bộ của Bộ Tư pháp và Văn phòng Quốc hội. Cách làm chính danh

dựa trên tinh thần xây dựng đã giúp kiến nghị của họ được đón nhận, xử lý và chấp nhận bởi các

cơ quan Nhà nước. Hơn nữa khi tạo được sự tin tưởng, nhiều cơ quan Nhà nước còn sẵn sàng

chia sẻ khó khăn của họ, thậm chí gợi ý cho các tổ chức NGO nên vận động ai và theo đường nào

để có kết quả tốt hơn.

8.3 Sức mạnh của tri thức

Cả năm trường hợp đều cho thấy năng lực chuyên môn và thông tin các tổ chức NGO có mới là

cái để đối tác Nhà nước có động lực để đối thoại và các cơ quan báo chí đưa tin. Các nghiên cứu

của iSEE/ICS giúp Bộ Tư pháp và Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội hiểu về xu hướng tính

dục và xây dựng tờ trình luật tốt hơn; nghiên cứu cũng giúp cho báo chí có chất liệu viết và tạo

ra sự thay đổi nhận thức về đồng tính và chuyển giới trong xã hội. Nghiên cứu của VRN giúp Chính

phủ Việt Nam có cơ sở để làm rõ quan điểm trong đàm phán, nó cũng là lý do để báo chí tham

gia tạo sức ép lên chính phủ. Các điều tra, tham vấn người dân của PPWG/CEPEW giúp Ban Soạn

thảo, Ban Thẩm tra có thêm lý lẽ để chỉnh sửa dự thảo và đại biểu Quốc hội nêu ý kiến trong các

phiên thảo luận. Chính vì vậy, kiến thức trong và ngoài nước chính là điều tạo ra sự hấp dẫn trong

quan hệ đối tác với các cơ quan Nhà nước vì nó giúp họ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng pháp luật.

Điều này có được nhờ sự tham gia của các nhà khoa học, trí thức vào việc vận động. Các tổ chức,

liên minh đã may mắn tìm được những nhà khoa học tâm huyết, sẵn sàng nói lên sự thật để vận

động cùng. Không có những người như GS. TS Nguyễn Đăng Dung, TS. Đào Trọng Tứ, hay PGS.

TS. Nguyễn An Lương thì PPWG/CEPEW, VRN hay VN-BAN khó có được những phân tích, khuyến

nghị chất lượng cao. Sự tham gia và hợp tác của các nhà trí thức vào quá trình vận động có tác

động ba chiều: giúp cho uy tín chuyên môn của các tổ chức XHDS tăng lên, giúp cho Nhà nước có

được các khuyến nghị khoa học và cũng giúp cho các nhà khoa học cảm thấy mình có ý nghĩa, có

đóng góp cho xã hội.

Điều này khẳng định tầm quan trọng của sự kết nối giữa các tổ chức XHDS và giới trí thức Việt

Nam. Qua phân tích của các vị cựu Thứ trưởng và cựu đại biểu Quốc hội, và đặc biệt qua ví dụ

vận động liên quan đến Amiang cho thấy quá trình xây dựng chính sách công của Việt Nam ngày

càng bị lệch. Vai trò và ảnh hưởng của giới doanh nghiệp ngày càng lớn trong việc bảo vệ lợi ích

Page 50: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

của họ, trong khi tiếng nói của người dân và các tổ chức đại diện của họ còn rất yếu. Nếu không

có sự lớn mạnh của XHDS và sự liên kết với giới trí thức, e rằng thể chế kinh tế, xã hội và chính

trị Việt Nam sẽ tạo ra những bất công, bất bình đẳng và các vấn đề xã hội to lớn kìm hãm sự phát

triển của đất nước.

8.4 Tổ chức cộng đồng và người dân

Trong bối cảnh mất cân bằng quyền lực, việc giúp người dân tự tổ chức để bảo vệ lợi ích của mình

là một phần tối quan trọng trong quá trình vận động. Việc này thể hiện trong cả năm ví dụ, với

sự tham gia của người trong cuộc ở các mức độ khác nhau. Nhưng rõ nhất trong trường hợp vận

động cho hôn nhân bình đẳng. iSEE và ICS đã thành công trong việc tổ chức cộng đồng LGBT,

nâng cao năng lực và truyền cảm hứng cho họ. Chính vì được tổ chức mà từng cá nhân đã vượt

qua sợ hãi, đau khổ, coi thường bản thân để trở thành một cộng đồng tự tin, tự hào và tự bảo vệ

quyền của mình. Chính vì được tổ chức mà cộng đồng LGBT mới có khả năng vận động liên tục,

bền bỉ cho quyền bình đẳng của mình. Nếu không được tổ chức, chắc chắn cộng đồng LGBT đã

không thể huy động được nguồn lực, sự ủng hộ, ý tưởng, đặc biệt là quyết tâm và nguồn cảm

hứng cần thiết để vượt qua những thất bại, khó khăn trong quá trình vận động.

8.5 Tiếng nói người trong cuộc và sự ủng hộ của đồng minh

Cần phải nhấn mạnh tiếng nói của người trong cuộc trực tiếp bị ảnh hưởng bởi bất công, bất bình

đẳng là quan trọng. Họ cần là người tiên phong và cầm lái cho các quá trình vận động để đảm

bảo tính hiệu quả, bền vững và chính danh của toàn bộ tiến trình. Không thể có ai vận động cho

việc học chữ Thái tốt như người Thái, cũng như vận động cho hôn nhân bình đẳng tốt hơn người

đồng tính, song tính và chuyển giới. Tuy nhiên, nỗ lực của họ chỉ thành công khi có đồng minh là

các tổ chức NGO, của báo chí, của các nhà tài trợ, của công chúng và của chính quyền. Để sự hợp

tác, điều phối được nhịp nhàng, cần cân bằng giữa tiếng nói của cá nhân người trong cuộc với sự

nhiệt tình và công tâm của người bên ngoài dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự do và tôn trọng

nhân phẩm của tất cả mọi người.

8.6 Kiên nhẫn xây nền tảng cho thay đổi lớn

Tiến trình vận động không chỉ là thay đổi chính sách, mà còn là thay đổi từng con người, từng

cộng đồng về năng lực tổ chức, năng lực lãnh đạo, sự chủ động và tính tự quyết. Điều này không

thể đạt được trong ngày một ngày hai mà cần nhiều năm để bồi đắp. Nói cách khác, để tạo ra

thay đổi xã hội sâu sắc các chương trình vận động cần có một viễn cảnh lâu dài và từng hoạt động

được triển khai đều phải bồi đắp cho nền tảng cần thiết tạo ra thay đổi đó. Tám năm iSEE/ICS vận

động cho quyền của LGBT đã bắt đầu tạo ra thay đổi căn bản trong cuộc sống của người LGBT,

trong thái độ của người dân và trong chính sách của Nhà nước. Chín năm CSDM cùng mạng Vtik

xây dựng mạng lưới, nền tảng để thay đổi thái độ và chính sách cho việc học chữ Thái. Tương tự

như vậy, V-Ban, PPWG/CEPEW và VRN cũng đang tiếp tục vận động lâu dài để hướng tới kết quả

như mong muốn. Điều này không chỉ cần cam kết và tầm nhìn xa của những cá nhân và tổ chức

Page 51: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

vận động, mà nó còn cần sự kiên nhẫn và ủng hộ của đồng minh, các nhà tài trợ trong việc xây

nền tảng cơ bản cho thay đổi lớn trong tương lai.

Page 52: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Phụ lục 1: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội theo Luật ban hành văn bản

QPPL năm 2015

Bộ, ngành đề nghị

về luật

Đề nghị của cơ

quan, tổ chức

Kiến nghị của

đại biểu Quốc

hội

Chính phủ:

- Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về

chương trình xây dựng luật sau khi xem xét và thảo

luận những đề xuất từ phía các bộ, ngành;

- Cho ý kiến về đề xuất của các chủ thể khác không

thuộc cơ quan bộ, ngành của Chính phủ.

Hội đồng dân

tộc và các Ủy

ban của Quốc

hội thẩm tra

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Căn cứ vào đề nghị, kiến nghị về luật của cơ quan, tổ chức, đại biểu;

ý kiến thẩm tra của Ủy ban pháp luật, UBTVQH lập dự kiến chương trình xây dựng luật trình Quốc

hội xem xét, quyết định.

Quốc hội: QH biểu quyết thông qua chương trình xây dựng luật sau khi tiến hành

thảo luận; nghe UBTVQH trình bày tờ trình dự kiến xây dựng chương trình luật; ý

kiến của các cơ quan có liên quan; UBTVQH chỉ đạo các đơn vị tiếp thu, chỉnh lý và

báo cáo kết quả chỉnh lý dự thảo nghị quyết Quốc hội về chương trình xây dựng luật.

Bộ Tư pháp: tập hợp đề nghị từ các bộ,

ngành để lập

Ủy ban pháp

luật Quốc

hội thẩm tra

Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật

pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu

Quốc hội

Page 53: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua
Page 54: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Phụ lục 2: Quá trình soạn thảo dự án luật theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm

2015

Chính phủ:

- Xem xét, thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số để

quyết định việc trình dự án luật. Chính phủ có thể xem

xét, thảo luận tại một hoặc một số phiên họp.

- Góp ý kiến đối với Dự luật không do Chính phủ trình.

Các bộ,

ngành của

Chính phủ và

các tổ chức,

cá nhân có

liên quan, đối

tượng chịu

tác động trực

tiếp đóng

góp ý kiến

cho dự án

luật.

Bộ Tư pháp:

thẩm định

Dự án luật

bằng báo cáo

gửi Ban soạn

thảo.

Ban soạn thảo Dự án luật:

- Tiến hành soạn thảo theo các

nhiệm vụ do luật định;

- Tổ chức lấy ý kiến của các cơ

quan bộ, ngành; ý kiến của tổ

chức, cá nhân liên quan;

- Tiếp thu, chỉnh lý dự luật theo

đề nghị của Bộ Tư pháp, các

bộ, ngành; góp ý của các tổ

chức, cá nhân có liên quan.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: thành lập Ban

soạn thảo đối với dự luật liên quan đến

nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Chính phủ: chỉ đạo thành lập Ban soạn thảo

dự luật do Chính phủ trình ra Quốc hội.

Page 55: MỤC L - iSEEisee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/van-dong-va-chien-luoc-van-dong... · chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn một thập kỷ qua

Phụ lục 3: Qui trình xây dựng, ban hành nghị định theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp

luật năm 2015

Đề nghị xây dựng

nghị định từ các Bộ,

cơ quan ngang Bộ.

(Cơ quan, tổ chức, cá

nhân có thể gửi kiến

nghị xây dựng nghị

định đến Bộ.)

Lấy ý kiến đối với đề nghị xây

dựng nghị định (trong đó có

đối tượng chịu tác động trực

tiếp và cơ quan, tổ chức liên

quan.

Thẩm định đề nghị

xây dựng nghị định

Chính phủ xem xét

thông qua đề nghị

xây dựng nghị định

để cho ra Dự thảo

nghị định

Lấy ý kiến của đối

tượng chịu sự tác

động trực tiếp, của

bộ/ngành cho Dự

thảo nghị định.

Thẩm định Dự thảo

nghị định

Chính phủ thông qua

Dự thảo nghị định

Xin ý kiến UBTVQH về

việc ban hành nghị

định Chính phủ ban hành

nghị định