6
MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU Tại hội nghị Quốc tế về phòng, chống AIDS năm 2014 DANG THUAN PHONG VIET NAM

MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU Tại hội nghị Quốc tế về phòng , chống AIDS năm 2014

Embed Size (px)

DESCRIPTION

MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU Tại hội nghị Quốc tế về phòng , chống AIDS năm 2014. DANG THUAN PHONG VIET NAM. Cập nhật tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam. Tính đến hết ngày 30/4/2014, tại Việt Nam : - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU  Tại hội nghị Quốc tế về phòng ,  chống  AIDS  năm  2014

MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU Tại hội nghị Quốc tế về phòng, chống

AIDS năm 2014

DANG THUAN PHONGVIET NAM

Page 2: MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU  Tại hội nghị Quốc tế về phòng ,  chống  AIDS  năm  2014

Cập nhật tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam

• Tính đến hết ngày 30/4/2014, tại Việt Nam:• Đã đạt được 3 giảm (nhiễm HIV, mắc AIDS và tử vong phát hiện mới hàng năm), nhưng lũy tích số

người nhiễm HIV và số mắc AIDS tiếp tục gia tăng. • Số người hiện nhiễm HIV: 219.163 trường hợp, • Số bệnh nhân AIDS: 67.557 người• Trường hợp tử vong do AIDS: 69.449 • Tỷ lệ nhiễm HIV là 248 người trên 100.000 dân. • Trong đó đã phát hiện người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63

tỉnh/thành phố. • Số người nhiễm HIV phát hiện trong thời gian qua vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20 – 39

tuổi, chiếm 79% số người nhiễm HIV. Tuy vậy, tỉ trọng người nhiễm HIV trong nhóm 30 – 39 tuổi đang có xu hướng tăng dần.

• Tỷ lệ nữ nhiễm HIV ngày càng gia tăng • Lây truyền HIV qua nhóm NCMT vẫn là nguyên nhân chính (77%), bao gồm: NCMT NCMT; NCMT

Vợ, bạn tình của họ.• Dịch HIV diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát, có những thôn bản khu vực miền núi có tỷ lệ

nhiễm HIV được phát hiện rất cao.

Page 3: MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU  Tại hội nghị Quốc tế về phòng ,  chống  AIDS  năm  2014

Ứng phó của Việt Nam

• Việt Nam đang đứng trước khó khăn đó là các nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV của Việt Nam đang suy giảm. Để ứng phó với tình hình trên, Chính phủ Việt Nam đã có Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”. Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã giao các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

• Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đang tìm kiếm, vận dụng các kiến thức hay, cách làm mới của thế giới để đổi mới và tăng tính bền vững cho công tác phòng, chống HIV của Việt Nam. Một trong số các giải pháp hữu hiệu là cách tiếp cận đầu tư chiến lược cho phòng, chống HIV. Đây là một công cụ được thiết kế để giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định về phân bổ nguồn lực trên cơ sở xác định rõ hoạt động nào có hiệu quả, hoạt động nào không hiệu quả để đáp ứng dịch tại một quốc gia cụ thể. Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam đang phối hợp với UNAIDS và các tổ chức quốc tế khác để định ra khung chiến lược phù hợp nhất với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam.

Page 4: MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU  Tại hội nghị Quốc tế về phòng ,  chống  AIDS  năm  2014

• Về phía Quốc hội Việt Nam, chúng tôi cũng đang tiến hành những bước đi cần thiết để tạo điều kiện tối đa thúc đẩy công tác này.

• 1. Rà soát mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, chọn các mục tiêu ưu tiên thực hiện hằng năm cho phù hợp với nguồn lực hiện có.

• 2. Phân bổ nguồn lực hợp lý, hiệu quả, không cào bằng, không để manh mún, kiểm soát chặt chẽ, ưu tiên chi đầu tư phát triển để người nhiễm HIV/AIDS trực tiếp hưởng lợi từ các chương trình.

• 3. Tăng cường huy động các nguồn lực, xã hội hóa việc huy động. Song chú trọng nội lực từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, gia đình người nhiễm HIV/AIDS, các thành phần kinh tế và các đối tượng xã hội khác. Không ỷ lại nguồn tài trợ quốc tế, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn lực.

• 4. Tiến hành đồng bộ hệ thống giải pháp đã nêu trong đề án. Trong đó ưu tiên các giải pháp phát huy nội lực, khả năng hiện có của quốc gia.

Page 5: MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU  Tại hội nghị Quốc tế về phòng ,  chống  AIDS  năm  2014

• Hoàn thiện thể chế pháp luật và kịp thời hướng dẫn thực hiện các mục tiêu trong đề án; ưu tiên sửa đổi, bổ sung những vấn đề chưa phù hợp, không khả thi trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

• 6. Phối hợp đồng bộ, toàn diện (xây dựng kế hoạch – tổng kết thực tiễn, đánh giá chính sách, hoạch định chính sách…) nâng cao trách nhiệm các ngành, các cấp.

• Cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2014, Quốc hội Việt Nam phối hợp với IPU và UNAIDS dự kiến tổ chức hội nghị và chuyến đi thực địa để các Nhóm cố vấn IPU và thành viên IPU đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

• Chuyến đi thực địa đến Điện Biên, một tỉnh nằm ở biên giới phía Bắc của Việt Nam, là nhằm giới thiệu Chương trình thí điểm mô hình điều trị 2.0 tại Việt Nam. Việt Nam là nước tiên phong trong áp dụng phương pháp điều trị 2.0.

• Hội nghị chuyên đề “Nghị sỹ và công tác phòng chống HIV/AIDS” được tổ chức nhằm mục đích tạo diễn đàn cho nghị sỹ các nước trao đổi kinh nghiệm, thành công và thách thức trong phòng, chống HIV, và vai trò của Nghị viện và các nghị sỹ.

Page 6: MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁT BIỂU  Tại hội nghị Quốc tế về phòng ,  chống  AIDS  năm  2014

• Hai hoạt động đều nhằm nâng cao nhận thức và cam kết của các nghị sỹ trong việc hoàn thành mục tiêu của Tuyên bố Chính trị về phòng, chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc và tăng cường năng lực của nghị sỹ giải quyết các thách thức về luật pháp và tài chính có tác động tới quá trình tiếp cận điều trị HIV/AIDS. Trên cơ sở kết quả hai hoạt động trên, Quốc hội Việt Nam, IPU và UNAIDS sẽ cùng cân nhắc, xem xét khả năng tổ chức một phiên chuyên đề về Nghị sỹ và phòng, chống HIV/AIDS tại Đại hội đồng IPU 132 được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 3/2015.