27
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN _______________________ Lê Nguyệt Hải Ninh NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CAMELLIA L. THUỘC HỌ CHÈ – THEACEAE Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62 42 20 01 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH SINH HỌC Hà Nội – 2017

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CAMELLIA L. - hus.vnu.edu.vn thao tom tat luan an... · Theaceae s s là một họ thực vật có hoa được điều tra nghiên cứu rộng rãi

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

_______________________

Lê Nguyệt Hải Ninh

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CAMELLIA L.

THUỘC HỌ CHÈ – THEACEAE Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 62 42 20 01

DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH SINH HỌC

Hà Nội – 2017

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Tr n Ninh

2. PGS.TS Nguy n Trung Thành

Phản biện:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phản biện:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phản biện:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia

chấm luận án tiến sĩ họp tại

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

vào hồi giờ ngày tháng năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Luận án

Hiện nay, nghiên cứu về chi Camellia L. nói chung và nghiên

cứu về mặt phân loại trong chi nói riêng là một hướng mở với nhiều

ghi nhận mới mẻ, nhiều vấn đề đặt ra c n được giải quyết Trong thời

gian g n đây, với việc liên tiếp có các phát hiện mới, chi Camellia L.

ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong

và ngoài nước Mặc dù vậy, từ sau thống kê của Tr n Ninh (2002),

đến nay chúng ta vẫn chưa có một thống kê, một nghiên cứu phân

loại mang tính cập nhật về chi Camellia L. ở Việt Nam

Xuất phát từ lý do trên, NCS triển khai và thực hiện Luận án:

“Nghiên cứu phân loại chi Camellia L. thuộc họ Chè - Theaceae ở

Việt Nam”

2. Mục tiêu của Luận án

- Cập nhật kết quả nghiên cứu mới nhất về chi Camellia L. ở

Việt Nam. Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho các taxon thuộc

chi Camellia L. ở Việt Nam.

- Hoàn thành việc phân loại, thiết lập khóa định loại chi

Camellia L ở Việt Nam tới section, loài và thứ

- Cung cấp mô tả chi tiết cho các taxon và các dữ liệu có liên

quan.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

- Cung cấp cơ sở dữ liệu cho chi Camellia L. ở Việt Nam, góp

ph n bổ sung dữ liệu cho họ Chè

- Cung cấp tài liệu góp ph n phục vụ nghiên cứu, đào tạo các

chuyên ngành có liên quan.

- Là cơ sở cho các nghiên cứu định hướng bảo tồn, nhân giống,

phát triển các đối tượng của chi Camellia L.

4. Những điểm mới của Luận án

- Là nghiên cứu đ u tiên ở Việt Nam phân loại chi Camellia L.

mang tính cập nhật, đ y đủ và hệ thống

- Cung cấp một số minh họa cho các thuật ngữ hình thái phổ

biến dùng trong mô tả các taxon thuộc chi Camellia L. ở Việt Nam.

- Góp ph n phát hiện và công bố 03 loài mới cho khoa học; phát

hiện lại và bổ sung dữ liệu cho 01 loài; xử lý danh pháp công bố cho

04 loài khác.

- So với thống kê g n nhất (Tr n Ninh, 2002), nghiên cứu đã bổ

sung vào danh sách 27 taxon thuộc chi Camellia L. cho Việt Nam, bổ

sung địa điểm phân bố cho 14 taxon; bổ sung mô tả hình thái cho một

số taxon khác

5. Bố cục của Luận án

Luận án bao gồm các ph n:

Mở đ u (03 trang)

Chương 1 Tổng quan tài liệu (13 trang)

Chương 2 Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp

nghiên cứu (05 trang)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu (108 trang)

Kết luận và kiến nghị (02 trang)

Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án

(01 trang)

Tài liệu tham khảo (09 trang)

Phụ lục (88 trang)

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vị trí phân loại và lịch sử biến đổi danh pháp của chi

Camellia L.

Chi Camellia L (chi Trà, Trà mi, Chè) thuộc họ Chè (Theaceae

D.Don).

Theaceae s s là một họ thực vật có hoa được điều tra nghiên

cứu rộng rãi trên thế giới, thể hiện ở số lượng lớn các ghi chép, công

bố, các dữ liệu hình thái, giải phẫu, cổ sinh vật, tế bào học,…

Tên họ Theaceae (trước đó là order Theacées) do C F B Mirbel

thiết lập và công bố năm 1813, cùng thời điểm, công bố họ

Ternstroemiaceae (trước đó là order Ternstromiées). D.Don (1825)

đã gộp Theaceae vào Ternstroemiaceae Trong hai tên, tên họ

Theaceae là tên được bảo toàn dựa trên sự thống nhất tại Đại hội

Thực vật Quốc tế l n thứ 9 (năm 1966). Trong Luận án, NCS đã tóm

lược một số hệ thống được công bố trong khoảng 100 năm trở lại đây

và được cho là điển hình bởi sự trích dẫn thường xuyên, bao gồm:

H.Melchior (1925), H.K.Airy-Shaw (1936), J.R.Sealy (1958), Ye

C.X. (1990), A.L.Takhtajan (1997), L.M.Prince & C.R.Parks (2001).

Qua các hệ thống đó, nổi bật lên là sự thay đổi về quan điểm phân

loại họ Chè theo thời gian, nhưng ở tất cả các hệ thống tên chi

Camellia L. luôn được bảo toàn

Chi Camellia L. được Linné thiết lập và công bố tháng 8/1753

trong tập 2 của “Species Plantarum”. Trước đó, trong tập 1 xuất bản

tháng 5/1753, ông công bố một chi khác của họ Chè là chi Thea L.

Năm 1818, R Sweet sáp nhập hai chi và lấy tên chung là Camellia L.

Nghiên cứu lịch sử phân loại chi Camellia L., NCS đã thống kê

được 17 synonym và lựa chọn giới thiệu sự hình thành một số tên gọi

như Dankia Gagnep., Tsubaki Kaempf. ex Adans., Tsia Kaempf. ex

Adans., Piquetia (Pierre) Halier f., Camelliastrum Naikai, Theopsis

(Cohen-Stuart) Nakai, Yunnanea Hu, v v… Qua đó, NCS nhận thấy

có những biến đổi liên quan đến danh pháp của chi, những thay đổi

nhất định trong giới hạn của chi nhưng tên “Camellia L.” luôn tồn tại

liên tục.

1.2. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu và các hệ thống phân loại chi

Camellia L. trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Trên thế giới

Loài đ u tiên trong chi Camellia L. được Linné công bố năm

1753 là C. sinensis (L.) Kuntze, ban đ u dưới tên Thea chinensis L.

Trong luận án, NCS đã thống kê l n lượt công bố của các loài khác

và sự ra đời của các chuyên khảo về chi Camellia L. theo thời gian

Về hệ thống, năm 1874 W.T.T.Dyer l n đ u tiên chia chi

Camellia L. thành 02 section và đây được coi là hệ thống phân loại

đ u tiên của chi Trong luận án, NCS đã tóm lược 05 hệ thống đ u

tiên, từ W.T.T.Dyer (1874), L.Pierre (1886), C.P.Cohen-Stuart

(1916), H.Melchior (1925) đến J.R.Sealy (1958) để thấy được sự thay

đổi của các hệ thống qua thời gian. Sau J.R.Sealy (1958), các hệ

thống mới ra đời đều của các tác giả Trung Quốc với sự kế thừa, tiếp

nối liên tục về mặt thời gian, đồng thời giữa các hệ thống có liên

quan chặt chẽ với nhau, bao gồm: Chang H.T. (1981), Chang H.T. &

B.Bartholomew (1984), Chang H.T. (1998) và Ming T.L. (2000). Số

lượng loài ghi nhận trong các hệ thống này dao động từ 100-300 và

đều được thiết lập cơ bản dựa trên phương pháp phân loại hình thái

so sánh.

Trong Luận án, NCS cũng đã đề cập tới một số nghiên cứu phân

loại khác sử dụng kỹ thuật phân loại học phân tử, phương pháp quang

phổ hồng ngoại, phân tích bào tử phấn hoa, xác định dấu chuẩn sinh

hóa, v v…

Qua những nét khái lược về lịch sử nghiên cứu chi Camellia L.

trên thế giới, NCS đã:

- Đem đến một cái nhìn tổng thể về những kết quả đạt được,

những bước phát triển, tiến bộ trong nghiên cứu chi Camellia L.

- Cho thấy sự phức tạp trong nghiên cứu phân loại nói chung và

nghiên cứu phân loại chi Camellia L. nói riêng. Bằng chứng về sự

phức tạp đó thể hiện qua những sai khác nhất định giữa các kết quả

nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu khác nhau mà NCS

đã nêu qua một số ví dụ cụ thể trong Luận án

1.2.2. Ở Việt Nam

Cách đây hơn 100 năm, các tác giả người Pháp đã nghiên cứu

và có những công bố đ u tiên về chi Camellia L. ở Việt Nam Sớm

nhất là công bố của J M A Lanessan (1886) cho 02 loài Thea

dormoyana Pierre ex Laness. và Thea piquetiana Pierre ex Laness

dựa trên các phát hiện của L Pierre l n lượt vào năm 1873 và 1877

Về sau, các loài này đều được hợp nhất vào chi Camellia L. theo

Luật Danh pháp Thực vật Quốc tế Trong Luận án, NCS đã tóm lược

lịch sử phát hiện và công bố của các loài ở Việt Nam theo trình tự

thời gian

Nhà khoa học Việt Nam đ u tiên đi sâu nghiên cứu về chi

Camellia L. ở Việt Nam là Tr n Ninh Cho đến nay, ông cùng các

chuyên gia trong và ngoài nước đã có nhiều công bố có giá trị Trong

công bố năm 2002, ông đã thống kê 50 taxon (trồng và hoang dại)

thuộc chi Camellia L. có ở Việt Nam Các taxon được sắp xếp theo

hệ thống của Chang H.T. (1981).

Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) đã thống kê 45 loài

thuộc chi Camellia L ở Việt Nam

Từ đó đến nay, đã có thêm nhiều loài mới thuộc chi Camellia L.

ở Việt Nam được công bố Bên cạnh đó, ngoài các nghiên cứu phân

loại dựa trên đặc điểm hình thái, cũng có một số nghiên cứu sử dụng

các phương pháp phân loại khác như phân tích bào tử phấn hoa, ứng

dụng sinh học phân tử và công nghệ gen.

Qua tổng hợp lịch sử nghiên cứu chi Camellia L. ở Việt Nam,

NCS nhận thấy:

- Chi Camellia L. ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của

nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt trong thời gian g n

đây

- Phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu chi Camellia L. ở Việt

Nam vẫn là phương pháp hình thái so sánh. Đây cũng chính là căn cứ

để NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu thực hiện Luận án Hơn

nữa, đến nay, phương pháp này vẫn là phương pháp phù hợp với điều

kiện thực ti n ở Việt Nam

- Mặc dù có nhiều công bố mới trong thời gian g n đây, nhưng

đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một thống kê mang tính cập nhật,

đặc biệt là chưa có một nghiên cứu phân loại tổng hợp nào kể từ sau

thống kê của Tr n Ninh (2002)

Đây cũng chính là những vấn đề NCS giải quyết trong quá trình

thực hiện Luận án

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong Luận án là các taxon của chi

Camellia L. bao gồm: (1) các tiêu bản khô được lưu giữ tại các phòng

mẫu trong và ngoài nước; (2) các mẫu tươi sống được NCS thu thập

trong quá trình khảo sát thực địa.

Trong quá trình thực hiện Luận án, NCS đã nghiên cứu trên

2000 tiêu bản thuộc g n 30 phòng mẫu Trong đó có khoảng 500 tiêu

bản của 30 taxon do NCS thu thập được kí hiệu LNHN.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của Luận án là các taxon thuộc chi

Camellia L trong hệ thực vật Việt Nam

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Tổng hợp và cập nhật thông tin về chi Camellia L. ở Việt

Nam. Nghiên cứu và lựa chọn hệ thống phân loại thích hợp cho việc

sắp xếp các taxon của chi Camellia L. ở Việt Nam

- Tìm hiểu đặc điểm hình thái chung của chi Camellia L. qua

các đại diện ở Việt Nam

- Tổng hợp và minh họa cho một số thuật ngữ hình thái phổ biến

dùng trong mô tả các taxon thuộc chi Camellia L. ở Việt Nam

- Xây dựng khóa phân loại đến section và loài

- Mô tả đặc điểm của từng taxon nghiên cứu, cùng các bàn luận

(nếu có)

- Tìm hiểu giá trị của các taxon nghiên cứu

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Để thực hiện Luận án, NCS đã tập hợp khoảng 200 tư liệu khoa

học liên quan đến đối tượng nghiên cứu, lựa chọn trích dẫn trực tiếp

hơn 100 tư liệu bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó có những tư liệu trên

300 năm. Danh mục các tư liệu được ghi rõ trong ph n Tài liệu tham

khảo Qua đó, NCS đã định hướng được nội dung nghiên cứu, đặc

biệt là lựa chọn được hệ thống phân loại phù hợp cho việc sắp xếp

các taxon thuộc chi Camellia L. ở Việt Nam

2.4.2. Phương pháp hình thái so sánh

Đây là phương pháp NCS lựa chọn để phân loại các taxon Các

bước tiến hành tuân theo trình tự hướng dẫn trong tài liệu của

Nguy n Nghĩa Thìn (2007).

Trong thời gian thực hiện Luận án, NCS đã tiến hành khảo sát

tại 33 địa điểm thuộc 18 tỉnh/thành phố. Dựa trên các thống kê,

nghiên cứu trên thực địa và trong phòng thí nghiệm, NCS đã thiết lập

bản đồ Địa điểm có mẫu vật nghiên cứu của chi Camellia L ở Việt

Nam.

Công tác giám định tên thực vật được dựa trên các tư liệu gốc,

mẫu vật type và các chuyên khảo, các bộ thực vật chí Để thực hiện

được công đoạn này, NCS đã sưu tập được 65/68 tư liệu gốc cho các

taxon, sưu t m được mẫu type cho khoảng 50 taxon, tiến hành tra cứu

ở các thư viện trong và ngoài nước

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Lựa chọn hệ thống phân loại cho chi Camellia L. ở Việt Nam

Có thể khẳng định, cho đến nay, không có một hệ thống nào duy

nhất được áp dụng cho việc phân loại chi Camellia L. trên thế giới và

ở Việt Nam NCS đã xem xét 03 hệ thống được trích dẫn và sử dụng

phổ biến nhất: J.R.Sealy (1958), Chang H.T. (1981 và các chỉnh sửa

bổ sung đến 1998), Ming T.L. (2000) Mỗi hệ thống có những ưu

điểm và nhược điểm riêng Sự không thống nhất về cơ bản của 03 hệ

thống thể hiện ở sự phân chia ranh giới của các subgenus và các

section; sự tách và nhập các taxon Từ thực tế đó, NCS đã: (1) cân

nhắc ưu và nhược điểm của từng hệ thống; (2) xem xét tính phổ quát,

thông dụng và sự cập nhật của từng hệ thống so với các số liệu hiện

tại; (3) tham khảo quan điểm của các chuyên gia trong và ngoài

nước; (4) căn cứ phương pháp phân loại mà NCS sử dụng trong Luận

án với phương pháp các tác giả đã sử dụng trong xây dựng các hệ

thống nêu trên để quyết định lựa chọn hệ thống của Chang H.T.

(1998) làm căn cứ cho việc phân loại các taxon thuộc chi Camellia L.

ở Việt Nam Trong quá trình áp dụng, NCS đã có những vận dụng

phù hợp để đạt hiệu quả cao trong phân loại.

3.2. Đặc điểm hình thái các loài thuộc chi Camellia L. ở Việt Nam

CAMELLIA L. 1753. Sp. Pl. 2: 698.

3.2.1. Dạng cây

Các loài thuộc chi Camellia L là cây thường xanh, có thể là

cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi; chồi và cành non có thể có lông

thưa, có lông dày hoặc không lông

3.2.2. Lá

Lá mọc cách, không có lá kèm

Hình thái phiến lá đa dạng, kích thước phiến lá dao động lớn

(chiều dài từ 0,4-40 cm) Đây là đặc điểm biến đổi, không ưu tiên

trong phân loại chi Đặc điểm cụ thể về bề mặt phiến lá, cuống lá,

gốc lá, chóp lá, mép lá, hệ gân được trình bày chi tiết trong Luận án

3.2.3. Hoa

Hoa đ y đủ, lưỡng tính, đối xứng tỏa tròn

Hoa mọc ở nách lá hoặc đ u cành, đơn độc hoặc thành cụm

Đường kính hoa dao động từ 1-11 cm.

Cuống hoa có thể rất ngắn (0,1-0,3 cm) hoặc dài đến 4,5 cm Đi

cùng với đặc điểm độ dài cuống hoa là sự phân hóa của lá bắc và lá

đài Thông thường, hoa có cuống ngắn thì lá bắc và lá đài không phấn

hóa hoặc phân hóa không hoàn toàn; ngược lại, hoa có cuống dài thì

lá bắc và lá đài phân hóa rõ Hình thái, số lượng và các đặc điểm

khác của lá bắc, lá đài được trình bày cụ thể trong Luận án

Màu sắc cánh hoa đa dạng: trắng, đỏ, hồng, tím và vàng. Số

lượng cánh hoa biến đổi, song điều này có thể xảy ra ngay trên cùng

một cây nên đặc điểm này thường không có ý nghĩa đặc biệt trong

phân loại Chỉ một vài loài có số cánh hoa ít và ổn định Hình thái

cánh hoa đa dạng, bề mặt cánh có lông hoặc không lông, đôi khi

bóng như phủ sáp, mỏng dạng màng, nhàu,…Trong số đó, đặc điểm

ưu tiên hơn trong phân loại là các đặc điểm ít biến đổi dưới tác động

của ngoại cảnh như cánh hoa có lông hay không, mức độ hợp của

cánh với nhau

Nhị nhiều, chỉ nhị thường xếp trong 2-6 dãy Các chỉ nhị vòng

ngoài thường hợp ở gốc nhiều hay ít tạo thành bộ nhị dạng ống hoặc

dạng chén. Chỉ nhị có lông hoặc không lông.

Bộ nhụy ph n lớn gồm 3-5 lá noãn, hợp thành b u trên, 3-5 ô.

Tất cả các ô b u đều hữu thụ hoặc chỉ duy nhất một ô trong đó hữu

thụ Vòi nhụy có thể rời, hợp hoàn toàn hoặc hợp một ph n Bộ nhụy

có thể có lông hoặc không lông. Các đặc điểm khác được trình bày

chi tiết trong Luận án

3.2.4. Quả và hạt

Quả nang, thường hình c u, hình c u dẹp, chỉ duy nhất section

Obvoidea có dạng quả hình trứng ngược

Đặc điểm ô quả, trụ quả trung tâm, vỏ quả, đặc điểm hạt được

nêu trong Luận án

3.3. Minh họa cho một số thuật ngữ hình thái phổ biến d ng

trong m tả các taxon thuộc chi Camellia L. ở Việt Nam

NCS cung cấp minh họa cho một số thuật ngữ hình thái phổ

biến được sử dụng trong mô tả các taxon thuộc thuộc chi Camellia L.

ở Việt Nam (Hình 3.1). Kết quả này:

Thể hiện quan điểm thống nhất của NCS trong việc nhận

dạng hình thái của các taxon khi thực hiện Luận án.

Có thể giúp cho những người quan tâm về chi Camellia L.

ở Việt Nam trong việc nhận dạng, tra cứu đặc điểm và sử

dụng các thuật ngữ khi mô tả các taxon của chi.

Việc xây dựng và nhận dạng hình thái có sự tham khảo các khái

niệm của Nguy n Bá (2006).

3 1 1 Lá

hình b u dục

(C. aurea)

3.1.2. Lá

thuôn (C.

caudata)

3.1.3. Lá g n

dạng trứng (C.

tsingpienensis)

3 1 4 Lá hình

trứng ngược (C.

hulungensis)

3 1 5 Lá mũi

mác (C.

sonthaiensis)

3 1 6 Lá g n

dạng liềm (C.

thuongiana)

3 1 7 Gốc lá

hình nêm (C.

tamdaoensis)

3 1 8 Gốc lá

hình tim có

tai (C. tienii)

3 1 9 Gốc lá

tròn (C.

hamyenensis)

3 1 10 Chóp

lá nhọn (C.

thanxaensa)

3 1 11 Chóp

lá nhọn hoắt

(C. rosmanii)

3 1 12 Chóp

lá có đuôi

(C. flava)

3 1 13 Chóp lá

tù (C.

gaudichaudii)

3 1 14 Bộ nhị

hình ống (C.

flava)

3 1 15 Bộ nhị

hình chén (C.

hulungensis)

3.1.16. Lông

măng (Bộ nhụy

C. piquetiana)

3.1.17. Lông

thô cứng

(C. hirsuta)

3.1.18. Lông

nhung (B u

C. vietnamensis)

3.1.19. Lông rìa/

mép (Lá bắc C.

limonia)

3.1.20. Không

lông (Bộ nhụy

C. murauchii)

3.1.21. Vòi

nhụy rời (C.

fleuryi)

3.1.22. Vòi

nhụy hợp một

ph n (C.

foresstii)

3 1 23 Vòi nhụy hợp hoàn toàn

(C. assimilis)

3.1.24 3.1.25

3.1.26

3 1 25 Quả hình c u (C. hakodae)

3 1 25 Quả hình c u dẹp (C. petelotii)

3.1.26. Quả hình trứng ngược (C. dilinhensis)

Hình 3.1. Minh họa cho một số thuật ngữ hình thái phổ biến d ng trong

m tả các taxon thuộc chi Camellia L. ở Việt Nam

3.4. Kết quả phân loại chi Camellia L. ở Việt Nam

3.4.1. Phân loại các taxon là cây nhập nội

Taxon là cây nhập nội thuộc chi Camellia L. ở Việt Nam chỉ có

02 thứ, được nhập trồng làm cảnh và nguyên liệu sản xuất hàng hóa.

3.4.1.1. Các giống trồng của C. japonica L. – Trà nhật bản

3.4.1.2. C. sinensis L. (Kuntze) - Chè xanh

3.4.2. Phân loại các taxon là cây hoang dại

3.4.2.1. Các section mới được thiết lập cho chi Camellia L. liên

quan đến các phát hiện mới ở Việt Nam từ sau hệ thống của Chang

H.T. (1998)

NCS đã tổng hợp được 05 section mới được thiết lập cho chi

Camellia L. liên quan đến các phát hiện mới ở Việt Nam từ sau hệ

thống của Chang H.T. (1998), bao gồm: Dalatia Orel (G.Orel &

Peter G.Wilson, 2010), Bidoupia Orel, Curry & Luu (G.Orel et al.

2012), Obvoidea Ninh & V.D.Luong (Tran Ninh & V.D.Luong,

2013), Capitatae Orel và Pierrea Orel (G.Orel et al. 2014).

NCS cung cấp bản mô tả bằng tiếng Việt cho 05 section mới ở

trên và xếp vào 03 subgenus của hệ thống Chang H.T. (1998), do đó

mở rộng hệ thống này từ 20 section lên 25 section.

Thực tế, từ năm 1998 trở lại đây, ngoài 05 section này thì không

có section mới nào được thiết lập trong chi Camellia L. trên thế giới

3.4.2.2. Thống kê, sắp xếp các taxon hoang dại thuộc chi Camellia

L. ở Việt Nam vào vị trí phân loại

Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã tập hợp, thống kê được 68

loài và 01 thứ hoang dại thuộc chi Camellia L có ở Việt Nam

Căn cứ vào mô tả của 25 section trong hệ thống, dựa trên các

kết quả nghiên cứu thu thập được, NCS đã sắp xếp các loài và thứ

hoang dại thuộc chi Camellia L ở Việt Nam vào vị trí phân loại phù

hợp trong 20/25 section thuộc 04 subgenus của chi Camellia L.

(Bảng 3 2)

Bảng 3.2. Kết quả thống kê, sắp xếp các taxon hoang dại thuộc

chi Camellia L. của Việt Nam vào vị trí phân loại

Ghi chú: Các section mới thiết lập được đánh dấu ô màu tối

STT Subgenus Section Taxon ở Việt Nam

1 Protocamellia Archecamellia C. pleurocarpa

2 C. petelotii

3 C. megasepala

4 Stereocarpus C. cattienensis

5 C. dormoyana

6 Piquetia C. dalatensis

7 C. dongnaiensis

8 C. hongiaoensis

9 C. krempfii

10 C. langbianensis

11 C. longii

12 C. piquetiana

13 C. sonthaiensis

14 C. vidalii

15 Dalatia C. bugiamapensis

16 C. luteocerata

17 C. luteopallida

18 Camellia Oleifera C. oleifera

19 C. sasanqua

20 C. vietnamensis

21 Furfuracea C. curryana

22 C. duyana

23 C. furfuracea

24 C. gaudichaudii

25 C. maiana

26 Paracamellia C. kissi

27 Camellia C. yokdonensis

28 Pierrea C. ligustrina

29 Capitatae C. capitata

30 Thea Corallina C. corallina

31 C. fleuryi

32 C. rubriflora

33 Brachyandra C. gilbertii

34 C. nematodea

35 C. nervosa

36 Longipedicellata C. amplexicaulis

37 C. calcicola

38 C. indochinensis

39 Chrysantha C. aurea

40 C. crassiphylla

41 C. cucphuongensis

42 C. euphlebia

43 C. flava

44 C. hakodae

45 C. hirsuta

46 C. limonia

47 C. luongii

48 C. murauchii

49 C. ninhii

50 C. nitidissima

51 C. oconoriana

52 C. phanii

53 C. rosmannii

54 C. thanxaensa

55 C. thuongiana

56 C. tonkinensis

57 C. tuyenquangensis

58 Thea C. pubicosta

59 C. sinensis var. assamica

60 Longissima C. gracilipes

61 Bidoupia C. inusitata

62 Obvoidea C. dilinhensis

63 Metacamellia Theopsis C. elongata

64 C. forrestii

65 C. quangcuongii

66 C. tsaii

67 C. tsingpienensis

68 Eriandria C. assimilis

69 C. caudata

Kết quả, NCS đã thiết lập được một hệ thống gồm 4 subgenus,

20 section, chứa 68 loài và 01 thứ hoang dại cho chi Camellia L. ở

Việt Nam

3.4.2.3. Khóa phân loại đến subgenus và section cho các taxon

hoang dại thuộc chi Camellia L. ở Việt Nam

1A B u 5 ô, vòi nhụy 5, rời hoặc hợp. SUBG. PROTOCAMELLIA

2A Lá bắc 2-3, lá đài 5; hoa đơn độc hoặc thành cụm 3-5, có

cuống .................................................................... (3) Sect. Piquetia

2B Lá bắc và lá đài 6-16; hoa đơn độc, không cuống hoặc g n như

không cuống .................................................................................... 3

3A Lá bắc và lá đài dài 2-4 cm; vòi nhụy rời ................................

................................................................ (1) Sect. Archecamellia

3B Lá bắc và lá đài dài 0,3-2 cm; vòi nhụy rời hoặc hợp ........... 4

4A Lá bắc và lá đài 6 (hai vòng, 3:3), vòng trên không rụng;

vòi nhụy hợp .................................................... (4) Sect. Dalatia

4B Lá bắc và lá đài 8-13, tất cả không rụng; vòi nhụy rời hoặc

hiếm khi hợp ........................................... (2) Sect. Stereocarpus

1B B u thường 3 ô, hiếm khi 4-5 ô hoặc nhiều hơn; vòi nhụy 3, rời

hoặc hợp, hiếm khi 4-5 hoặc nhiều hơn .............................................. 5

5A Lá bắc và lá đài không phân hóa, thường nhiều hơn 10 (8-15),

d rụng; hoa g n như không cuống; b u thường 3 ô .........................

........................................................................ SUBG. CAMELLIA

6A Nhị rời hoặc hợp ít ở gốc, thường không tạo thành dạng ống

chỉ nhị Cánh hoa rời hoặc chỉ hợp ít ở gốc B u thường có lông 7

7A Hoa tương đối lớn, đường kính 2-10 cm Nhị xếp trong 2-6

dãy Vòi nhụy thường dài hơn 1 cm ......................................... 8

8A Nhị trong 4-6 dãy Quả không có vảy cám .......................

..................................................................... (5) Sect. Oleifera

8B Nhị trong 2-3 dãy Quả có vảy cám (6) Sect. Furfuracea

7B Hoa tương đối nhỏ, đường kính 2-3 cm Nhị xếp trong 1-2

dãy Vòi nhụy thường ngắn hơn 1 cm ...................................... 9

9A B u 3 lá noãn, vòi nhụy chẻ 3 ở đỉnh Quả thường 1 ô,

hiếm khi 2-3 ô ..................................... (7) Sect. Paracamellia

9B B u 3-4 lá noãn, vòi nhụy hợp hoàn toàn hình cột Quả

thường 3 ô ..................................................... (9) Sect. Pierrea

6B Nhị hợp thành một ống ngắn Cánh hoa hợp cao ở gốc B u

thường không lông ..................................................................... 10

10A Hoa thường đơn độc Lá nhỏ, chiều dài ngắn hơn 20 cm ..

...................................................................... (8) Sect. Camellia

10B Hoa thường mọc thành cụm, có thể 9-12 hoa trong cụm

tạo thành cấu trúc tán Lá lớn, chiều dài hơn 20 cm ...................

..................................................................... (10) Sect. Capitata

5B Lá bắc và lá đài thường phân hóa rõ, lá đài không rụng, lá bắc

không rụng hoặc rụng; hiếm khi lá bắc và lá đài không phân hóa và

cùng không rụng; hoa có cuống; b u thường 3-5 ô ....................... 11

11A B u thường 3(-5) ô, các ô đều hữu thụ; quả lớn, vỏ quả

tương đối dày, với một trụ quả trung tâm; lá đài không rụng, lá

bắc không rụng hoặc rụng sớm; nhị trong 2-3 dãy; b u 3-5 ô, đôi

khi nhiều hơn; vòi nhụy 3(-5), rời hoặc hợp và chẻ 3-5 hoặc

nhiều hơn ở đỉnh .................................................... SUBG. THEA

12A Thân và cành ban đ u dẹt như bị nén về hai phía, sau tròn

lại, lá xếp thành hai hàng hai bên cành theo hướng không bị

nén .............................................................. (17) Sect. Bidoupia

12B Thân và cành tròn, không có dạng dẹt như bị nén ......... 13

13A Lá bắc không phân hóa hoàn toàn với lá đài, không

rụng; cuống hoa hiếm khi dài đến 1 cm............................... 14

14A. Quả hình trứng ngược; b u hình trụ ............................

.............................................................. (18) Sect. Obvoidea

14B Quả không có dạng trứng ngược; b u hiếm khi có

dạng trụ............................................................................. 15

15A Chỉ nhị mảnh, rời, dài 1 cm; b u 3 ô, vòi nhụy dài

0,6-1 cm ........................................... (11) Sect. Corallina

15B Chỉ nhị tương đối dày, đôi khi hợp hoàn toàn, dài

0,4-0,8 cm; b u 3-5 ô, vòi nhụy dài 0,1-0,4 cm ................

................................................... (12) Sect. Brachyandra

13B Lá bắc phân hóa hoàn toàn với lá đài, không rụng hoặc

rụng sớm; lá đài không rụng; cuống hoa dài 0,6-3 cm, thường

trên 1 cm .............................................................................. 16

16A Lá bắc nhiều hơn 2 (thường 5-11), không rụng ....... 17

17A Nhị rời hoặc hợp thành ống Lá đài 5-7 Nhị thường

trong 4 dãy B u 3-5 ô, có lông hoặc không lông; vòi

nhụy 3-5 ........................................ (14) Sect. Chrysantha

17B Nhị hợp thành ống Lá đài 5 Nhị trong 2-3 dãy.

B u 3 ô, không lông; vòi nhụy 3 .......................................

.............................................. (13) Sect. Longipedicellata

16B Lá bắc 2, rụng sớm .................................................. 18

18A Quả nang mở từ đỉnh, cuống quả dài 0,5-0,6 cm .....

................................................................. (15) Sect. Thea

18B Quả nang mở từ gốc, cuống quả dài hơn 3 cm .........

...................................................... (16) Sect. Longissima

11B B u thường chỉ 1 ô hữu thụ Quả nhỏ, vỏ quả mỏng, không

có trụ quả Lá bắc và lá đài không rụng; Nhị trong 1-2 dãy; vòi

nhụy hợp, đỉnh chẻ 3, đôi khi chẻ 4-5 ............................................

........................................................ SUBG. METACAMELLIA

19A Chỉ nhị rời hoặc hợp ½ ở gốc, không lông hoặc hiếm khi

có lông Bao phấn đính lưng B u không lông ...........................

..................................................................... (19) Sect. Theopsis

19B Chỉ nhị g n như hợp hoàn toàn, hiếm khi rời, thường có

lông Bao phấn đính gốc B u có lông ....... (20) Sect. Eriandria

Cùng với khóa phân loại đến section, NCS đã thiết lập 13 khóa

phân loại khác để phân loại đến loài và thứ

3.5. M tả đặc điểm các taxon là cây hoang dại

3.5.1. Subg. PROTOCAMELLIA Hung T.Chang

Có 4 section và 17 loài (Bảng 3 2)

Trong số các loài của subgenus thì C. krempfii được công bố từ

một mẫu vật type duy nhất cách đây hơn 100 năm Năm 2014, nhóm

nghiên cứu có sự tham gia của NCS đã công bố về sự phát hiện lại

loài này với một qu n thể hàng trăm cá thể ở khu vực Khánh Vĩnh,

Khánh Hòa, đồng thời bổ sung một số dữ liệu hình thái mà bản mô tả

đ u tiên chưa đề cập đến (V.D.Luong et al. 2014).

3.5.2. Subg. CAMELLIA Hung T.Chang

Có 6 section và 12 loài (Bảng 3 2)

Trong số các loài, C. yokdonensis được NCS và các tác giả khác

bổ sung thông tin cùng bản mô tả bằng tiếng Latinh (Le et al. 2016)

để đáp ứng các điều kiện công bố hữu hiệu theo Luật Danh pháp

Thực vật Quốc tế, cụ thể là Vienna Code (2005) kết hợp với những

điều chỉnh trong Melbourne Code (2011).

3.5.3. Subg. THEA (L.) Hung T.Chang

Có 8 section, 32 loài và 01 thứ (Bảng 3 2).

Trong 8 section thì section Chrysantha có số lượng loài lớn nhất

– 19 loài. Trong đó:

- 03 loài, gồm C. hirsuta, C. phanii và C. thanxaensa được NCS

và các tác giả khác bổ sung bản mô tả bằng tiếng Latinh, đáp ứng các

điều kiện công bố hữu hiệu, tương tự C. yokdonensis (Le et al. 2016).

- 03 loài được NCS và các tác giả khác công bố là loài mới cho

khoa học và thế giới trong thời gian thực hiện Luận án, gồm:

+ C. luongii (Tran Ninh & Le, 2015): phát hiện ở Định Hóa,

Thái Nguyên.

+ C. ninhii (V.D.Luong & Le, 2016): phát hiện ở Cát Tiên,

Lâm Đồng

+ C. tuyenquangensis (Le et al. 2017): phát hiện ở Chiêm

Hóa, Tuyên Quang.

3.5.4. Subg. METACAMELLIA Hung T.Chang

Có 2 section, 07 loài (Bảng 3 2).

3.6. Các taxon chƣa đầy đủ dữ liệu

Ngoài 68 loài và 01 thứ đã được sắp xếp vào hệ thống, NCS

đang tiếp tục nghiên cứu 14 loài khác (danh sách cụ thể được nêu

trong Luận án) Trong đó, 01 loài chưa giám định được tên gọi (C.

sp.); 06 loài đang được bổ sung dữ liệu, 07 loài đã được ghi nhận

trong các tài liệu trước đây nhưng đến thời điểm hiện tại NCS chưa

tìm được mẫu vật nên chưa có dữ liệu mô tả đ y đủ để sắp xếp vào

các vị trí phân loại theo hệ thống đã lựa chọn.

Tóm lại, so với thống kê của Trần Ninh (2002), nghiên cứu

của NCS đến thời điểm hiện tại đã:

Bổ sung vào danh sách 27 loài đã được công bố cho Việt

Nam trong thời gian g n đây, chưa kể các loài đang được

NCS tiếp tục nghiên cứu 69 taxon nghiên cứu đều có mô tả

chi tiết, dữ liệu mẫu nghiên cứu và các thông tin khác.

Bổ sung địa điểm phân bố cho 14 taxon dựa trên các thông

tin điều tra từ mẫu vật lưu trữ ở các phòng mẫu và kết quả

nghiên cứu thực địa (Bảng 3 4)

3.7. Giá trị của các taxon thuộc chi Camellia L. ở Việt Nam

NCS dựa trên quan điểm của McNeely et al. (1990) để phân

chia giá trị của các taxon thuộc chi Camellia L ở Việt Nam thành hai

loại: giá trị trực tiếp (bao hàm phạm vi tiêu thụ địa phương và quốc

tế) và giá trị gián tiếp (giá trị không mang tính thương mại).

3. .1. iá trị tr c tiếp

3. .1.1. Nguồn cung c p đồ uống và đi u chế th c ph m b sung,

dược liệu

3. .1.2. Nguồn cung c p cây c nh

3. .1.3. Nguồn cung c p d u

3. .2. iá trị gián tiếp

Ngoài các giá trị đóng góp cho hệ sinh thái, giá trị về môi

trường,… thì các taxon trong chi Camellia L đóng góp những giá trị

gián tiếp khác, bao gồm:

3. .2.1. Loài đặc hữu, nguồn gen qu

3.7.2.2. Loài trong Sách đ Việt Nam và loài đ được đánh giá mức

độ nguy c p

NCS cung cấp thông tin về 03 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam

(2007), 18 loài khác đã được đánh giá mức độ nguy cấp theo các

khung đánh giá khác nhau (Bảng 3 5), đồng thời đưa ra một số dẫn

liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực địa cho

thấy việc nguồn gen thuộc chi Camellia L đang bị khai thác cạn kiệt

và đứng trước những mối đe dọa khác nhau.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện Luận án, NCS đã nhận thức đ y đủ, sâu

sắc hơn về lịch sử, quá trình và thành tựu nghiên cứu chi Camellia L.

trên thế giới và Việt Nam; củng cố được các kỹ năng nghiên cứu

phân loại thực vật; và nâng cao năng lực tự chủ trong nghiên cứu

khoa học

Tính đến thời điểm hiện tại, Luận án “ hi n c u ph n lo i chi

Camellia L. thuộc họ Chè – Theaceae i t m” là công trình đ u

tiên của Việt Nam phân loại chi Camellia L một cách đ y đủ và có

hệ thống Luận án đã:

1. Lựa chọn được hệ thống phân loại của Chang H.T. (1998) để sắp

xếp các taxon thuộc chi Camellia L. của Việt Nam vào hệ thống;

bổ sung các section được công bố g n đây vào các vị trí cụ thể,

thiết lập một hệ thống có chỉnh sửa gồm 04 subgenus, 20 section

chứa 68 loài và 01 thứ hoang dại cho Việt Nam So với thống kê

g n đây nhất (2002), kết quả nghiên cứu của Luận án đã cập nhật

mới 27 taxon, bổ sung địa điểm phân bố cho 14 taxon, bổ sung

mô tả hình thái so với công bố gốc cho một số taxon khác cho chi

Camellia L. ở Việt Nam.

2. Cung cấp một số minh họa cho các thuật ngữ hình thái phổ biến

dùng trong mô tả các taxon thuộc chi Camellia L ở Việt Nam,

thể hiện quan điểm thống nhất trong việc nhận dạng hình thái của

các taxon.

3. Thiết lập 14 khóa phân loại đến section, đến loài và thứ cho chi

Camellia L ở Việt Nam Cung cấp mô tả chi tiết, hình ảnh, hình

vẽ minh họa cho các taxon và các dữ liệu khác có liên quan

4. Góp ph n phát hiện và công bố 03 loài mới cho khoa học (C.

luongii, C. ninhii, C. tuyenquangensis); bổ sung dữ liệu cho 01

loài (C. krempfii) được phát hiện duy nhất từ một mẫu vật type;

xử lý danh pháp công bố của 04 loài (C. hirsuta, C. phanii, C.

thanxaensa, C. yokdonensis) theo Luật Danh pháp Thực vật

Quốc tế.

5. Cung cấp cơ sở dữ liệu cho chi và bổ sung dữ liệu cho họ Chè,

làm cơ sở cho việc biên soạn các ph n có liên quan trong Thực

vật chí Việt Nam; là cơ sở cho các nghiên cứu, định hướng bảo

tồn, nhân giống, phát triển chi Camellia L nói riêng và họ Chè

nói chung, đồng thời là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu,

đào tạo các chuyên ngành có liên quan.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Tran Ninh, Le Nguyet Hai Ninh (2013), “The Yellow Camellias of the

Tam Dao National Park”, International Camellia Journal 45, pp. 122-

128.

2. Luong Van Dung, Truong Quang Cuong, Pham Huu Nhan, Le Nguyet

Hai Ninh (2014), “Re-discovered species of Camellia krempfii

(Gagnep.) Sealy in Vietnam”, International Camellia Journal 46, pp.

139-141.

3. Tran Ninh, Le Nguyet Hai Ninh (2015), “A New Yellow Camellia

species from North Vietnam”, International Camellia Journal 47, pp.

36-39.

4. Luong Van Dung, Le Nguyet Hai Ninh (2016), “Camellia ninhii – a

new yellow Camellia species from Vietnam”, International Camellia

Journal 48, pp. 117.

5. Lê Nguyệt Hải Ninh, Đoàn Văn Vệ, Nguy n Trung Thành (2016), “Xử

lý hữu hiệu cho công bố khoa học của ba loài trà hoa vàng thuộc chi

Camellia L. (Theaceae)”, Báo cáo Kho học Hội n hị toàn quốc lần th

h i H thốn bảo tàn thi n nhi n i t m, tr. 530-534, NXB Khoa

học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội

6. Le Nguyet Hai Ninh (2016), “Drawings of some Camellia species

from Vietnam”, Proceedings of Dali International Camellia Congress,

Dali, Yunnan, China, pp. 85-89.

7. Le Nguyet Hai Ninh, Luong Van Dung (2016), “General Information

about the yellow Camellia species in Vietnam”, Proceedings of Dali

International Camellia Congress, Dali, Yunnan, China, pp. 80-84.

8. Le Nguyet Hai Ninh, Naotoshi Hakoda, Tran Ninh (2016),

“Supplementing effective scientific publication Conditions for four

Camellia species (Theaceae) of Vietnam”, International Camellia

Journal 48, pp. 118-121.

9. Ninh Nguyet Hai Le, Chiyomi Uematsu, Hironori Katayama, Lieu Thi

Nguyen, Ninh Tran, Dung Van Luong, Son Thanh Hoang (2017),

“Camellia tuyenquangensis (Theaceae), a new species from Vietnam”,

Korean Journal of Plant Taxonomy 47(2), pp. 95-99.