29
Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TPHCM KHOA SAU ÑAÏI HOÏC ÑEÀ TAØI TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP: CHÍNH SAÙCH COÅ TÖÙC VAØ GIAÙ TRÒ DOANH NGHIEÄP Hoïc vieân thöïc hieän : Nguyeãn Xuaân Chung (Nhoùm 2) Nguyeãn Ngoïc Baûo Linh Nguyeãn Phöông Mai Buøi Nhaân Hoaøng Baù Hoaøi Phong Nguyeãn Thò Myõ Tieân Lôùp, khoùa : Ngaân haøng Ñeâm 2 - K18 Giaùo vieân höôùng daãn : TS. NGUYEÃN THÒ LIEÂN HOA Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

  • Upload
    hnb-gia

  • View
    46

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TPHCM

KHOA SAU ÑAÏI HOÏC

ÑEÀ TAØI TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP:

CHÍNH SAÙCH COÅ TÖÙC

VAØ GIAÙ TRÒ DOANH NGHIEÄP

Hoïc vieân thöïc hieän : Nguyeãn Xuaân Chung(Nhoùm 2) Nguyeãn Ngoïc Baûo Linh

Nguyeãn Phöông MaiBuøi NhaânHoaøng Baù Hoaøi PhongNguyeãn Thò Myõ Tieân

Lôùp, khoùa : Ngaân haøng Ñeâm 2 - K18Giaùo vieân höôùng daãn : TS. NGUYEÃN THÒ

LIEÂN HOA

TP.HCM, thaùng 11 naêm 2009

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 2: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

Như chúng ta đã biết giá trị của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba loại quyết định tài chính:

Quyết định đầu tư

Quyết định tài trợ

Quyết định chi trả cổ tức

Khi lập các quyết định tương quan lẫn nhau này, mục tiêu là tối đa hóa tài sản của cổ đông.

Dưới đây chúng ta nghiên cứu về quyết định chi trả cổ tức của một doanh nghiệp bằng cách xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức của một công ty, các điểm thuận lợi và bất lợi của các chính sách của các chính sách cổ tức khác nhau. Cuối cùng là phần trình bày về các cơ chế chi trả cổ tức, cùng với cổ tức phần và các kế hoạch mua lại cổ phần.

1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC :

Các hạn chế pháp lý

Các điều khoản hạn chế

Các ảnh hưởng của thuế

Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản

Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn

Ổn định thu nhập

Triển vọng tăng trưởng

Lạm phát

Các ưu tiên của cổ đông

Bảo vệ chống lại loãng giá

1.1. Các hạn chế pháp lý :

Hầu hết các quốc gia đều có luật điều tiết chi trả cổ tức của một doanh nghiệp:

Không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức.

Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua.

Không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

1.1.1.Hạn chế pháp lý 1: Không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 2

Page 3: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Hạn chế này được gọi là hạn chế suy yếu vốn.

Tùy theo đặc điểm mỗi quốc gia, vốn được định nghĩa như sau:

Chỉ bao gồm mệnh giá của cổ phần thường.

Hoặc bao quát hơn, gồm cả vốn góp vượt quá tài khoản mệnh giá (thường được gọi là thặng dư vốn).

Thí dụ, xem các tài khoản vốn sau đây trên bảng cân đối kế toán của Johnson Tool and Die Company:

Cổ phần thường (mệnh giá 5$, 100.000 cổ phần) $500.000

Vốn góp cao hơn mệnh giá $400.000

Lợi nhuận giữ lại $200.000

Tổng vốn cổ phần thường $1.100.000

Nếu cho rằng vốn là giá trị mệnh giá của cổ phần thường, công ty có thể chi ra $600.000 cho cổ tức ($1.100.000 - $500.000 giá trị mệnh giá).

Nếu như giới hạn chi trả cổ tức chỉ từ lợi nhuận giữ lại, công ty chỉ có thể chi trả $200.000 cho cổ tức.

Cổ tức được chi trả từ tài khoản tiền mặt của doanh nghiệp với một bút toán đối ứng cho tài khoản lợi nhuận giữ lại.

1.1.2.Hạn chế pháp lý 2: Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua

Hạn chế này được gọi là hạn chế lợi nhuận ròng, đòi hỏi một doanh nghiệp phải có phát sinh lợi nhuận trước khi được phép chi trả cổ tức tiền mặt.

Điều này ngăn cản các chủ sở hữu thường rút đầu tư ban đầu của họ và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp

1.1.3.Hạn chế pháp lý 3: Không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Hạn chế này được gọi là hạn chế mất khả năng thanh toán, quy định rằng một công ty mất khả năng thanh toán có thể không chi trả cổ tức tiền mặt.

Khi một công ty mất khả năng thanh toán, nợ nhiều hơn tài sản. Chi trả cổ tức sẽ cản trở các trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp và vì vậy bị ngăn cấm.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 3

Page 4: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

1.2. Các điều khoản hạn chế :

Các điều khoản hạn chế thường nằm trong các giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, thỏa thuận vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản, và các thỏa thuận cổ phần ưu đãi.

Các hạn chế này giới hạn tổng mức cổ tức một doanh nghiệp có thể chi trả.

1.3. Các ảnh hưởng của thuế :

Tùy theo mỗi quốc gia mà có sự khác biệt hay không giữa thuế suất đánh trên thu nhập cổ tức và thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn. Thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành), còn thu nhập lãi vốn có thể được hoãn đến các năm sau.

Nếu thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn cao hơn thuế suất đánh trên thu nhập cổ tức thì cổ đông sẽ thích chính sách cổ tức cao hơn là chính sách cổ tức thấp, và ngược lại. Khi đó chính sách cổ túc mà công ty đeo đuổi sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư là liệu có nên nắm giữ cổ phiếu của công ty hay không. Và rồi quyết định có nên nắm giữ cổ phiếu hay không khiến nhà đầu tư phản ứng bằng cách bán hay giữ lại cổ phiếu từ đó tác động đến giá trị cổ phiếu của công ty

Do đó, thuế khuyến khích các doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận hoặc chi trả mức cổ tức thấp để làm tăng tỷ suất sinh lợi sau thuế cho cổ đông

1.4. Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản:

Chi trả cổ tức là các dòng tiền chi ra. Vì vậy, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức

Khả năng thanh khoản thường trở thành một vấn đề trong giai đoạn kinh doanh suy yếu dài hạn, khi cả lợi nhuận và dòng tiền đều giảm

Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng có nhiều các cơ hội đầu tư sinh lợi thường thấy khó khi phải vừa duy trì đủ thanh khoản vừa chi trả cổ tức cùng một lúc.

1.5. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn:

Các doanh nghiệp lớn dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài như vay tiền với thời hạn báo trước ngắn, phát hành trái phiếu hay bán thương phiếu nên càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức.

Các doanh nghiệp nhỏ không dễ dàng bán cổ phần mới ra thị trường, do đó họ thường giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho các cơ hội đầu tư mới .

Khả năng thanh khoản rất cần cho doanh nghiệp, nó bảo vệ hữu hiệu cho doanh nghiệp trong trường hợp khủng hoảng tài chính và cung cấp khả năng linh hoạt cần thiết để tận dụng các cơ hội đầu tư và tài chính bất thường.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 4

Page 5: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

1.6. Ổ n định thu nhập, triển vọng tăng trưởng và lạm phát :

Một doanh nghiệp có một lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn một doanh nghiệp có thu nhập không ổn định.

Các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất và ngược lại.

Trong một môi trường lạm phát, nhu cầu vốn và số dư tiền mặt của doanh nghiệp cũng tăng lên do đó buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của mình giống như trước khi có lạm phát.

Lạm phát tăng còn dẫn đến nhiều biến động vĩ mô khác như lãi suất ngân hàng sẽ tăng, luồng vốn đầu tư nước ngoài giảm,…. Đây chính là những thời điểm khó khăn của các công ty khi huy động vốn bên ngoài. Chính vì vậy, một chính sách cổ tức thấp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định, lâu dài của mỗi công ty.

Bảng các tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ tăng trưởng của một số công ty

Công ty Tỷ lệ chi trả cổ tức 2002 (%)

Tỷ lệ tăng trưởng EPS 10 năm (%)

Idaho Power

Boston Edison

Kansas Power and Light

Sears

Exxon

K-Mart

TNT

Hershey Foods

Merck

Coca-Cola

McDonald’s

Hewlett-Packard

Wal-Mart Stores

Cray Research

97,4

96,3

80,0

76,1

62,4

48,6

46,1

45,6

41,9

39,2

15,4

13,7

12,2

0,0

3,0

3,0

4,5

4,5

4,5

7,5

6,0

12,0

15,5

11,0

15,5

14,0

37,0

39,0

(Nguồn: Value Line Investment Survey)

1.7. Các ưu tiên cổ đông (hiệu ứng khách hàng):

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 5

Page 6: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Trong một doanh nghiệp với tương đối ít cổ đông, ban điều hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông

Đối với một doanh nghiệp lớn có cổ phần được nắm giữ rộng rãi thì hầu như không thể tính đến các ưu tiên của cổ đông khi quyết định chính sách cổ tức mà chỉ có thể xem xét các yếu tố cơ hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính và các yếu tố liên quan khác. “Hiệu ứng khách hàng” cho thấy các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các công ty có chính sách cổ tức phù hợp với mục tiêu của mình.

1.8. Bảo vệ chống lại loãng giá :

Việc quyết định giữ lại lợi nhuận, chi trả cổ tức có thể còn phụ thuộc vào các quyết định tài trợ, cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. Rủi ro loãng giá, tức quyền lợi của chủ sở hữu theo phần trăm bị loãng, xuất hiện khi doanh nghiệp phát hành cổ phần mới vì có thể có cổ đông không mua hoặc không thể mua theo tỷ lệ tương ứng. Vì vậy, có vài doanh nghiệp lựa chọn cách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn và chi trả cổ tức thấp để tránh rủi ro loãng giá (vì tránh được phát hành cổ phần mới do cần vốn).

Ngoài ra, trong thực tế còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách cổ tức như: chí phí giao dịch, chi phí phát hành, chi phí đại diện, cấu trúc cổ đông, hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp, khả năng tạo lợi nhuận, đặc điểm phát triển của doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng,... Một số yếu tố ủng hộ chính sách chi trả cổ tức cao, trong khi các yếu tố khác hàm ý một chính sách chi trả thấp hơn. Các nhà quản lý của doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố tùy trường hợp để đạt đến một chính sách cổ tức tốt nhất có thể được.

2. CÁC MÔ HÌNH CÁCH ĐIỆU CỦA LINTNER VỀ CHI TRẢ CỔ TỨC :

Giữa thập niên 1950, John Lintner đã đưa ra bốn mô hình cách điệu hoá về cách thức chi trả cổ tức như sau:

(1) Các doanh nghiệp có các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu dài hạn. Với thu nhập tương đối ổn định, các doanh nghiệp sung mãn thường có tỷ lệ chi trả cổ tức cao, các doanh nghiệp tăng trưởng chi trả cổ tức thấp.

(2) Các Giám đốc thường tập trung nhiều vào những thay đổi cổ tức hơn là so với mức chi trả tuyệt đối.

(3) Cổ tức thay đổi theo sau những thay đổi trong lợi nhuận ổn định và kéo dài.

(4) Các Giám đốc tài chính đặc biệt lo lắng về việc phải huỷ bỏ chính sách chi trả cổ tức cao trước đây.

Lintner đã triển khai một mô hình đơn giản lý giải việc chi trả cổ tức như sau:

- Giả sử doanh nghiệp luôn bám sát tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu T

- Cổ tức trong năm sắp đến:

DIV1= cổ tức mục tiêu = T x EPS1

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 6

Page 7: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

- Thay đổi cổ tức sẽ bằng:

DIV1 – DIV0 = thay đổi mục tiêu = T x EPS1 – DIV0

- Các Giám đốc trong khảo sát của Lintner thích một tiến trình ổn định trong cổ tức hơn, đặc biệt là các nhà quản lý bảo thủ càng không muốn thay đổi mục tiêu do đó tỷ lệ điều chỉnh (a) sẽ thấp.

DIV1 – DIV0 = tỷ lệ điều chỉnh x thay đổi mục tiêu

= a x (T x EPS1 – DIV0)

DIV1 = a x T x EPS1 + (1-a) x DIV0

- Mô hình này xác nhận rằng cổ tức một phần phụ thuộc vào lợi nhuận hiện tại của doanh nghiệp, một phần vào cổ tức năm trước. Đến lượt mình, cổ tức năm trước lại phụ thuộc vào lợi nhuận của năm đó và cổ tức của năm trước đó.

Khái quát:

DIVt = aT(EPSt) + aT(1-a)(EPSt-1) + aT(1-a)2 (EPSt-2) + … + aT(1-a)n(EPSt-n)

- Theo Lintner, chúng ta có thể mô tả cổ tức dựa trên bình quân gia quyền của hiện tại và quá khứ.

=> Mô hình Lintner đưa ra với ý tưởng cho biết tỷ lệ chi trả cổ tức phụ thuộc tỷ lệ mục tiêu, đó chính là chính sách cổ tức công ty hướng đến trong dài hạn.

3. NỘI DUNG LÝ THUYẾT M&M :

Trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, chính sách cổ tức hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp hay đến tổng thu nhập của các cổ đông, mà giá trị doanh nghiệp lại tùy thuộc vào các quyết định đầu tư.

+ Những giả định của lý thuyết M&M

Không có thuế

Không có chi phí giao dịch

Không có chi phí phát hành

Chính sách đầu tư và tài trợ cố định

+ Lý thuyết M&M

Giả sử doanh nghiệp đã thiết lập một kế hoạch đầu tư và đã xác định được kế hoạch tài trợ cố định chính sách đầu tư và chính sách vay nợ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp muốn tăng mức chi trả cổ tức cho cổ đông? Tiền mặt đã được sử dụng hết cho kế hoạch đầu tư, chính sách vay nợ đã cố định.

Cách tài trợ duy nhất: In thêm cổ phần và bán ra thị trường.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 7

Page 8: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Sự dịch chuyển “giá trị” từ cổ đông cũ sang cổ đông mới. Bởi vì với cùng một giá trị doanh nghiệp không đổi, số lượng cổ phần tăng lên đồng nghĩa với giá trị mỗi cổ phần phải giảm xuống.

Cổ đông mới sẵn lòng trở thành thành viên công ty vì họ nhận được những cổ phần có giá trị tương đương những gì họ mất.

Cổ đông cũ chịu một khoản lỗ vốn trên cổ phần do giá của cổ phần giảm xuống. Bù lại cho khoản lỗ vốn này là khoản cổ tức tiền mặt tăng thêm. Do đó tổng thu nhập của các cổ đông cũ không bị ảnh hưởng.

Tổng giá trị doanh nghiệp không bị tác động bởi chính sách cổ tức

Có 2 cách huy động tiền mặt cho cổ đông nguyên thủy của doanh nghiệp

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 8

Page 9: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Minh họa Lý thuyết M&M

Bảng cân đối kế toán của Rational Demiconductor (Giá thị trường)

Tiền mặt (cho đầu tư) $1.000 Nợ $0

Tài sản cố định $9.000 Vốn cổ phần $10.000 + NPV

Cơ hội đầu tư (yêu cầu vốn đầu tư $1.000)

NPV

Tổng tài sản $10.000 + NPV Giá trị của doanh nghiệp

$10.000 + NPV

Công ty cố định chính sách đầu tư và chính sách tài trợ. Tiền mặt được sử dụng hết cho cơ hội đầu tư. Doanh nghiệp muốn chi trả cổ tức tăng thêm 1.000$ cho cổ đông doanh nghiệp phải phát hành cổ phần mới.

Sau khi cổ phần mới được bán đi và đầu tư mới được thực hiện Giá trị thị trường của công ty vẫn không thay đổi: 10.000$ + NPV

Cổ đông mới chỉ sẵn lòng trở thành thành viên công ty khi nào công ty chào bán cho họ những cổ phần có giá trị tương đương như những gì họ mất đi.

Giá trị cổ phần của cổ đông cũ = Giá trị doanh nghiệp – giá trị của cổ phần mới

($10.000 + NPV) - $1.000 = $9.000 + NPV

Tính toán giá cổ phần

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18

Doanh nghiệp

Cổ đông cũ

Cổ phần

Cổ tức được tài trợ bằng cách phát hành cổ phần

Tiền mặt

Không chia cổ tức, không phát hành cổ phần

Cổ đông mới

Cổ đông cũ

Cổ đông mới

Tiền mặt

Tiền mặt Cổ phần

9

Page 10: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Giả sử trước khi chi trả cổ tức:

Doanh nghiệp có n = 1.000 CP, NPV = $2.000

Giá trị của doanh nghiệp là: $10.000 + $2.000 = $12.000

Giá trị của mỗi cổ phần là: $12/CP ($12.000/1.000)

Sau khi chi trả cổ tức và hoàn tất việc tài trợ :

Giá trị CP của cổ đông cũ là: $9.000 + $2.000 = $11.000

Giá trị của mỗi cổ phần là: $11/CP ($11.000/1.000)

Giá hợp lý của cổ phần mới $11

Số lượng cổ phần doanh nghiệp cần phát hành thêm là 91 cổ phần ($1.000/$11)

● Mua lại cổ phần:

Giả dụ rằng Công ty không có dự án nào có NPV>0, dự án sẽ bị từ bỏ và 1.000$ dành cho dự án phải được chi trả như là cổ tức tăng them 1$/cổ phần, khi đó bảng cân đối kế toán như sau:

Bảng cân đối kế toán của Rational Demiconductor (Giá thị trường)

Tiền mặt $0 Nợ $0

Tài sản cố định $9.000 Vốn cổ phần $9.000

Dự án mới $0

Tổng tài sản 9.000 Giá trị của doanh nghiệp

$9.000

Bởi vì có 1.000 cổ phần đang lưu hành nên giá cổ phần là 10$ trước khi chi trả cổ tức, và còn là 9$ sau khi chi trả cổ tức (9.000$/1.000).

Mặc khác, nếu công ty dùng 1.000$ để mua lại cổ phần với giá cả hợp lý thì khi đó công ty sẽ mua lại được 100 cổ phần. Điều này cũng làm cho 900 cổ phần còn lại có giá trị 9.000$ (900 x 10$)

Như vậy chúng ta thấy rằng hành động chuyển dịch từ cổ tức tiền mặt sang mua lại cổ phần không ảnh hưởng đến sự giàu có của các cổ đông. Họ từ bỏ nhận cổ tức tiền mặt nhưng lại nhận được một miếng bánh lớn hơn từ giá trị doanh nghiệp.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 11: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

● Mua lại cổ phần và định giá:

- Nếu các yếu tố khác không đổi thì giá trị doanh nghiệp không chịu tác động bởi quyết định mua lại cổ phần.

- Khi định giá vốn cổ phần, cần đưa vào cả 2 yếu tố: tiền mặt chi trả với tư cách là cổ tức và tiền mặt được sử dụng để mua lại cổ phần.

- Khi tính toán dòng tiền, chúng ta nên cân nhắc 2 yếu tố: cổ tức dự kiến mỗi cổ phần và tiền mặt nhận được từ mua lại cổ phần.

- Việc doanh nghiệp mua lại cổ phần thay vì chi trả cổ tức sẽ làm giảm số lượng cổ phần lưu hành nhưng lại tạo ra hiệu ứng bù trừ bằng một sự tăng lên trong lợi nhuận và cổ tức của mỗi cổ phần.

+ Các bất hoàn hảo của thị trường và các phản biện tranh luận của M&M:

Lập luận của M&M dựa trên những giả định thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta không đạt được điều đó.

Và sau khi các giả định của M&M bị bãi bỏ, chính sách cổ tức có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp do:

- Các hành vi tránh rủi ro của nhà đầu tư: các cổ đông thường không thích rủi ro nên có thể họ thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai.

- Các chi phí giao dịch: chi phí môi giới và các chênh lệch lô lẻ làm cho việc bán cổ phần trở nên tốn kém và không thể thay thế một cách hoàn hảo cho các chi trả cổ tức thường xuyên.

- Thuế: thuế suất tăng làm giảm chi trả cổ tức

- Các chi phí phát hành: chi phí phát hành của việc bán cổ phần thường mới cũng có khuynh hướng làm cho các doanh nghiệp ưa thích giữ lại lợi nhuận hơn

- Các chi phí đại diện: chi trả cổ tức làm giảm lợi nhuận giữ lại có sẵn để tái đầu tư và đòi hỏi sử dụng nhiều vốn cổ phần hơn từ bên ngoài để tài trợ tăng trưởng.

4. CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN :

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định

Các chính sách chi trả cổ tức khác

4.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động :

Doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi. Như vậy mức chi trả cổ tức thay đổi từ năm này sang năm khác và tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư sẵn có

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 12: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Việc chi trả cổ tức sẽ làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội đầu tư hoặc phải huy động vốn cổ phần từ các thị trường bên ngoài tốn kém hơn nhiều so với lợi nhuận giữ lại

Các công ty “tăng trưởng” thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các công ty đang trong giai đoạn “bão hòa”

4.2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định :

Hầu hết các doanh nghiệp và các cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp cố gắng duy trì một chi trả cổ tức tương đối ổn dịnh theo thời gian. Nếu mức chi trả cổ tức năm sau

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 13: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

thấp hơn năm trước, các nhà đầu tư bảo thủ cho rằng công ty đang trong thời kỳ khó khăn nên không có tiền mặt để chi trả cổ tức. Và ngược lại nếu mức chi trả cổ tức năm sau cao hơn năm trước, các giám đốc tài chính lo sợ việc các nhà đầu tư đòi hỏi phải tiếp tục duy trì mức chi trả cổ tức như vậy ở những năm tiếp theo sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giảm mức chi trả cổ tức. Duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức cố định theo thời gian để giảm thiểu sự bất lợi trong việc thay đổi chính sách cổ tức

Tính ổn định được đặc trưng bằng sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt chi trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Tương tự, những gia tăng trong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hoãn cho đến khi các GĐ tài chính công bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn.

Như vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi nhuận và đồng thời cũng thường trì hoãn lại trong một chừng mực nào đó.

Nhiều nhà đầu tư cảm thấy các thay đổi cổ tức có nội dung hàm chứa thông tin – họ đánh đồng các thay đổi trong mức cổ tức của một doanh nghiệp với khả năng sinh lợi

Ngoài ra nhiều cổ đông cần và lệ thuộc vào một dòng cổ tức không đổi cho các nhu cầu lợi nhuận tiền mặt của mình

Cổ tức ổn định là một đòi hỏi mang tính pháp lý

4.3. Các chính sách chi trả cổ tức khác :

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 14: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi

Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể dao động theo.

Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm

- Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhu cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai

- Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chi trả cổ tức đều đặn của họ; còn khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, các doanh nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận được một mức cổ tức “bảo đảm”.

=> Như vậy, có nhiều chính sách cổ tức để doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù hợp với dòng tiền, lưu lượng tiền tệ và nhu cầu đầu tư của đơn vị.

4.4. Vấn đề Doanh Nghiệp nhỏ: chính sách cổ tức

Tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân của các doanh nghiệp lớn vượt quá 40%, trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân của các doanh nghiệp nhỏ thường dưới 3%

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 15: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Lý do :

- Nhiều doanh nghiệp nhỏ đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của chu kỳ kinh doanh của mình, doanh nghiệp thường thiếu vốn để tài trợ các đầu tư dự định và gia tăng vốn luân chuyển.

- DN nhỏ do chỉ một hay một vài chủ sở hữu nắm giữ, và chính sách cổ tức của các DN này thường phản ánh ưu tiên lợi nhuận của các cá nhân này.

5. CỔ TỨC ĐƯỢC CHI TRẢ NHƯ THẾ NÀO:

5.1. Cách thức chi trả cổ tức :

Quyết định về chi trả cổ tức được đặt trong tay của Hội đồng Quản trị công ty. Việc chi trả cổ tức cho cổ đông được ghi nhận vào một ngày cụ thể. Khi cổ tức được công bố, nó trở thành một trách nhiệm tài chính đối với công ty và công ty không thể dễ dàng thay đổi được. Mức độ chi trả cổ tức nhiều hay ít thường được đo bằng một số chỉ tiêu như: Cổ tức trên cổ phần (dividend per share – DPS), Tỷ lệ chi trả cổ tức (dividend yield), Tỷ lệ lợi nhuận trên cổ phần (dividend payout). Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng thể thức thông báo và chi trả cổ tức. Thể thức này thường xoay quanh một ngày công bố, ngày không có cổ tức, ngày ghi sổ, ngày chi trả

Quy trình chi trả cổ tức :

24/02 27/02 03/03 05/03

Ngày công bố Ngày xác lập Ngày khóa sổ Ngày chi trả

quyền hưởng cổ tức

cổ tức

5.2. Các phương án tái đầu tư cổ tức :

- Mua cổ phần đang lưu hành : được thực hiện thông qua một ngân hàng, ngân hàng đóng vai trò như một người ủy thác mua cổ phần trên thị trường tự do và phân bổ số cổ phần này theo tỷ lệ cho các cổ đông tham gia.

- Mua cổ phần mới phát hành : Cổ tức tiền mặt của người tham dự được dùng để mua cổ phần mới phát hành, thường với một chiết khấu nhỏ (khoảng 5%) từ giá thị trường.

6. CỔ TỨC CỔ PHẦN VÀ CHIA NHỎ CỔ TỨC:

6.1. Cổ tức cổ phần:

Cổ tức cổ phần là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông thường, chuyển tiền từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang các tài khoản vốn cổ phần thường khách của các cổ đông

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 16: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Vd : Công ty Colonial Copies có vốn cổ phần của các cổ đông đang nắm giữ cổ phần thường

Vốn cổ phần thường

(mệnh giá 5$, 100.000 cổ phần)

500.000 $

Vốn dã góp cao hơn mệnh giá (thặng dư vốn) 1.000.000 $

Lợi nhuận giữ lại 5.000.000 $

Tổng vốn cổ phần của cổ đông nắm giữ cổ phần thường

6.500.000 $

Công ty công bố một cổ tức cổ phần 10%, vốn cổ phần của các cổ đông nắm giữ cổ phần thường sau cổ tức cổ phần (giá trị trường 20$/cổ phần)

Vốn cổ phần thường

(mệnh giá 5$, 110.000 cổ phần)

550.000 $

Vốn dã góp cao hơn mệnh giá (thặng dư vốn) 1.150.000 $

Lợi nhuận giữ lại 4.800.000 $

Tổng vốn cổ phần của cổ đông nắm giữ cổ phần thường

6.500.000 $

Cổ tức cổ phần làm tăng số lượng cổ phần đang lưu hành và tái phân phối vốn giữa các tài khoản vốn của doanh nghiệp, làm hạ giá cổ phần và làm tăng tính hấp dẫn của đầu tư. Giá trị thị trường của mỗi cổ phần sẽ giảm theo tương xứng với số cổ phần mới phát hành.

Giá sau cổ tức cổ phần =Giá trước cổ tức cổ phần

1 + Phần trăm tỷ lệ cổ tức cổ phần

Theo ví dụ trên :

Giá sau cổ tức cổ phần =20 $

= 18,18 $1 + 10%

Tài sản của một cổ đông trước cổ tức cổ phần là : 100 cổ phần x 20$/cổ phần = 2.000$

Tài sản của một cổ đông sau cổ tức cổ phần vẫn là 2.000$ (110 cổ phần x 18,18$/cổ phần)

6.2. Chia nhỏ cổ phần :

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 17: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Chia nhỏ cổ phần tương tự cổ tức cổ phần ở điểm là có tác động gia tăng số cổ phần thường đang lưu hành và giảm giá mỗi cổ phần này. Chia nhỏ cổ phần được thực hiện bằng cách giảm mệnh giá của các cổ phần hiện tại và tăng số cổ phần đang lưu hành. Tuy nhiên chia nhỏ cổ phần hầu như không được xem như một bộ phận của chính sách cổ tức của doanh nghiệp

7. MUA LẠI CỔ TỨC CỔ PHẦN TƯƠNG TỰ NHƯ LÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỔ TỨC :

Theo chính sách giữ lại cổ tức thụ động, một doanh nghiệp có nhiều vốn hơn số cần để đầu tư nên chi trả cổ tức tiền mặt cho các cổ đông. Thay vì chi trả cổ tức tiền mặt, một vài doanh nghiệp cũng mua lại các cổ phần đang lưu hành.

+ Thể thức mua lại cổ phần :

- Công ty mua trực tiếp từ các cổ đông của mình bằng một cách đưa ra giá đệm (thường cao hơn giá thị trường)

- Công ty có thể mua lại trên thị trường tự do hay là thương lượng mua lại từ những người đang nắm giữ lượng lớn các cổ phần như là các định chế.

Cổ phần được mua lại gọi là cổ phần ngân quỹ. Cổ phần ngân quỹ thường được sử dụng để làm cho các hoạt động sáp nhập, mua lại công ty dễ dàng hơn.

Việc mua lại cổ phần sẽ làm cho số lượng cổ phần đang lưu hành giảm, làm tăng lợi nhuận mỗi cổ phần cho số cổ phần đang lưu hành còn lại và cũng làm tăng giá cổ phần

Ví dụ : Công ty HP dự định phân phối 750 triệu đôla cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức tiền mặt thưởng thêm (1 lần) hoặc mua lại cổ phần. Công ty hiện có 250 triệu cổ phần đang lưu hành, lợi nhuận ròng dự kiến năm tới là 625 triệu đôla, giá thị trường hiện tại (không có cổ tức) của cổ phần công ty HP là 50$/cổ phần.

Công ty có thể trả một cổ tức tiền mặt thêm (1 lần) là 3$/cổ phần, hoặc đưa ra giá đệm là 53$/cổ phần cho 14.150.943 cổ phần. Giả dụ là tỷ số giá/lợi nhuận bằng 20$/cổ phần giữ nguyên không đổi. Tác động đối với tài sản của cổ đông trước và sau khi HP mua lại 750 triệu đôla giá trị của các cổ phần thường của mình

Trước khi mua lại cổ phần

Sau khi mua lại cổ phần

Lợi nhuận ròng dự kiến 625.000.000$ 625.000.000$

Số cổ phần đang lưu hành 250.000.000 235.849.057

Lợi nhuận mỗi cổ phần dự kiến 2,50$ 2,65$

Tỷ số giá thu nhập P/E 20 lần 20 lần

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 18: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Giá cổ phần dự kiến (không có cổ tức) 50$ 53$

Cổ tức dự kiến 3$ 0$

Không kể thuế, chi phí giao dịch và các bất hoàn hảo thị trường khác, giá trị của doanh nghiệp sẽ không chịu tác động của cách thức mà lợi nhuận (cổ tức tiền mặt so với lãi vốn) được chi trả cho cổ đông. Tuy nhiên trong thực tế việc mua lại cổ phần sẽ làm gia tăng giá cổ phần (tức là làm gia tăng giá trị doanh nghiệp)

+ Các tác động của thuế :

- Tùy thuộc vào chính sách thuế của mỗi nước quy định thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thuế suất đánh trên thu nhập cổ tức, nhưng vẫn có một lợi điểm thuế (dù nhỏ hơn) cho việc mua lại cổ phần so với cổ tức tiền mặt vì thuế đánh trên thu nhập lãi vốn có thể được hoãn đến thời điểm tương lai khi bán cổ phần, trong khi thuế đánh trên một lượng tương đương thu nhập cổ tức phải được trả ngay trong năm hiện hành

- Dù chương trình mua lại cổ phần có vẻ là cách được ưa thích để phân phối lợi nhuận của một doanh nghiệp, việc mua lại này thường bị cơ quan thuế của các nước ngăn cản. Cơ quan thuế sẽ không cho phép một doanh nghiệp theo đuổi chính sách mua lại cổ phần thường xuyên vì các kế hoạch mua lại chuyển cổ tức tiền mặt thành lãi vốn. Các cơ quan thuế xem việc mua lại cổ phần thường xuyên như tương đương với cổ tức tiền mặt và đòi hỏi việc mua lại nay phải bị đánh thuế tương ứng

+ Các tác động phát tín hiệu :

- Mua lại cổ phần có tác động tích cực cho tài sản cổ đông.

- Mua lại cổ phần tiêu biểu cho một tín hiệu với các nhà đầu tư là ban điều hành dự kiến doanh nghiệp có lợi nhuận và dòng tiền cao hơn trong tương lai

Tác dụng của việc mua lại cổ phần:

- Làm gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu đó. Công ty chỉ mua lại cổ phần khi kết quả kinh doanh tốt và dư giả tiền mặt. Việc mua lại cổ phần sẽ giới hạn số cổ đông được chia cổ tức, làm cho số cổ tức được chia tăng lên, tức lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) cũng tăng lên.

- Việc mua lại cổ phần sẽ làm giảm đáng kể khối lượng cổ phần đang lưu hành, từ đó giảm áp lực pha loãng cổ phiếu do các đợt phát hành cổ phiếu ồ ạt gây ra. Điều này có thể góp phần hữu hiệu giảm bớt nguồn cung chứng khoán trên thị trường nói chung, làm giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên.

Tại Việt Nam, việc mua lại cổ phần được quy định trong Luật doanh nghiệp, tuy nhiên, vì chưa hiểu rõ tác động của hành vi tài chính này nên chưa có nhiều công ty thực hiện. Với riêng ngành ngân hàng, ngày 07/08/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 7138/NHNN-CNH cho phép các Ngân

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 19: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

hàng Thương mại Cổ phần mua lại cổ phiếu của chính mình làm cổ phiếu quỹ. Các ngân hàng thương mại cổ phần với tư cách là các công ty cổ phần đã đăng ký trở thành công ty đại chúng có quyền mua lại cổ phiếu của chính mình, việc mua cổ phiếu này được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại thông tư số 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng.

8. CÁC PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC:

Cổ tức trả bằng tiền mặt

Cổ tức trả bằng cổ phiếu

Cổ tức trả bằng tài sản

8.1. Cổ tức trả bằng tiền mặt :

Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng % mệnh giá.

Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ của công ty.

Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt, dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là giảm vốn cổ phần của cổ đông.

Vd: Mệnh giá là 10.000 đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức là 12%

Cổ tức là 12.000 đồng (10.000 x 12%)

Đây là phương thức được nhiều công ty sử dụng và có thể được xem là phương thức chi trả cổ tức cơ bản (hầu như 100% công ty trên thị trường đều lựa chọn hình thức này).

Ưu điểm:

+ Đáp ứng được đại bộ phận nhà đầu tư: bởi vì do tâm lý sợ rủi ro: rủi ro lạm phát, lãi suất, rủi ro không kiểm soát được,… nên các nhà đầu tư thường có sở thích nhận ngay một lượng cổ tức bằng tiền mặt hiện tại hơn là kỳ vọng vào một lượng thu nhập trong tương lai không chắc

+ Phát tín hiệu tốt đến thị trường: để duy trì được một lượng trả cổ tức bằng tiền mặt thì phải duy trì được một mức khả năng thanh toán nhất định và phải đảm bảo một mức lợi nhuận nhất định nhằm cân bằng giữa việc chi trả cổ tức và giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Do đó, thông qua việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn thì các công ty còn cho các nhà đầu tư thấy rằng tình hình hoạt động của công ty vẫn thuận lợi.

Nhược điểm:

+ Vốn tích lũy bị giảm do dùng lượng tiền mặt để phân phối cho các cổ đông.

+ Ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. Về bản chất thì chi trả cổ tức là dòng tiền đi ra; do đó, sẽ làm ảnh tới lượng tiền mặt của công ty.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 1

Page 20: Nhom 2 - Chinh Sach Co Tuc

Chính sách cổ tức GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

+ Ảnh hưởng đến việc đầu tư các dự án mới: nhiều lúc việc chi trả cổ tức không lường trước được những nhu cầu vốn của các dự án đầu tư; làm ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân, tiến độ chung của các dự án. Từ đó có thể dẫn đến việc tăng các khoản vay ngân hàng, làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính và rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn,…

8.2. Cổ tức trả bằng cổ phiếu :

Đưa ra thêm những cổ phiếu theo tỷ lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Công ty không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông, nhưng cũng không mất tiền chi trả cho cổ đông.

Áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lợi nhuận cho các mục đích đầu tư.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc tách cổ phiếu. Cả hai đều làm tăng số lượng và giảm giá trị cổ phần.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và lợi nhuận giảm xuống.

Đây là hình thức kết hợp của việc phân chia lợi nhuận với việc huy động vốn của công ty. Tuy không nhận được cổ tức bằng tiền mặt nhưng lại nhận được cổ phiếu; do đó, nhà đầu tư sẽ thu được lãi vốn trong tương lai.

Ưu điểm:

+ Hạn chế lượng tiền mặt đi ra khỏi doanh nghiệp, qua đó gia tăng khả năng đầu tư, tái đầu tư, mở rộng sản xuất đem lại lợi tức thu nhập cao hơn trước.

+ Trả cổ tức bằng cổ phiếu trong trường hợp công ty có nhiều cơ hội thì sẽ làm tăng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của công ty; từ đó làm tăng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức và làm giá cổ phiếu tăng lên.

+ Giảm bớt chi phí so với việc phát hành cổ phiếu mới. Trả cổ tức bằng cổ phiếu để tài trợ tiền mặt sẽ có lợi hơn nhiều so với hình thức phát hành cổ phiếu mới vì không phải mất chi phí phát hành.

Nhược điểm:

+ Làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty tăng lên; do đó, làm giá cổ phiếu bị giảm do các chỉ số tài chính như EPS sẽ giảm trong ngắn hạn.

+ Tạo áp lực cho việc chi trả cổ tức trong tương lai. Bởi vì, khi số lượng cổ phiếu tăng lên thì để đảm bảo một tỷ lệ cổ tức và tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức ổn định qua các năm thì công ty cần phải có một mức lợi nhuận cao hơn.

+ Khó duy trì thường xuyên vì sẽ làm loãng giá cổ phiếu,…

8.3. Cổ tức bằng tài sản:

Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2-Ngân hàng Đêm 2- Khóa 18 2