NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    1/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    1

    PHẦN MỞ  BÀI

    Việc tìm kiếm một mô hình xử lý nợ  xấu phù hợ  p cho Việt Nam đã được đặt ra từ năm

    2011, khi bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo về mức nợ  xấu tăng cao của hệ thống ngân

    hàng và những hệ  lụy của nó đối vớ i nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế  toàn cầu tăngtr ưở ng vớ i tốc độ thấ p, nền kinh tế trong nướ c trì tr ệ, k ết quả hoạt động kinh doanh của các

    doanh nghiệ p suy giảm và bộc lộ những bất ổn trong mối quan hệ vớ i hệ thống ngân hàng.

    Doanh nghiệ p không tr ả  đượ c nợ , tổ  chức tín dụng (TCTD) siết chặt hoạt động cấ p tín

    dụng. Vấn đề tr ở  nên tr ầm tr ọng khi các TCTD đã nỗ lực tự xử lý nợ  xấu dướ i mọi hình

    thức song nợ  xấu vẫn tăng lên nhanh chóng trong năm 2012 và tiế p tục có xu hướng tăng

    trong những tháng đầu năm 2013. Giải quyết nợ  xấu không còn là câu chuyện riêng của

    từng TCTD.Trước tình hình đó đòi hòi phải có một công cụ đặc biệt hữu hiệu để xử lý nhanh nợ  

    xấu tại các TCTD nhằm tháo gỡ  khó khăn cho nền kinh tế, cho doanh nghiệ p và cho chính

    TCTD, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp không đủ để  hỗ  tr ợ   xử  lý nợ   xấu

    nhanh và triệt để.

    Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ra đờ i vớ i nhiệm

    vụ chính là xử lý khối nợ  xấu ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt phải chuẩn bị 

    hành trang cho quá trình tái cơ cấu các TCTD và phân loại chất lượ ng theo thông lệ quốc tế 

    mà không phải sử dụng vốn ngân sách của nhà nướ c.

    Vì tính cấ p thiết của vấn đề này, nhóm chúng tôi cùng nhau tìm hiểu về đề  tài “Giải

    quy ế t n ợ  x ấ u t ại VAMC” , r ất mong nhận đượ c những góp ý chân thành từ Thầy và các

     bạn.

    Phần nghiên cứu bao gồm 3 phần:

    Phần I –  Cơ sở  lý thuyết

    Phần II –  Thực tr ạng hoạt động của VAMC

    Phần III –  Giải pháp hoạt động cho VAMC

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    2/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    2

    PHẦN I –  CƠ SỞ  LÝ THUYẾT

    1.  NỢ   XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

    1.1. Khái ni ệm n ợ  x ấ u:

    Theo định nghĩa nợ  xấu của Phòng Thống kê –  Liên hợ  p quốc, “Về cơ bản một khoảnnợ  đượ c coi là nợ  xấu khi quá hạn tr ả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa

    tr ả từ 90 ngày tr ở  lên đã đượ c nhậ p gốc, tái cấ p vốn hoặc chậm tr ả theo thoả thuận; hoặc

    các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ  

    về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. 

    Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nướ c

    (NHNN) như sau: Nợ   xấu là những khoản nợ   đượ c phân loại vào nhóm 3 (dướ i chuẩn),

    nhóm 4 (nghi ngờ ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)1.2. Nguyên nhân phát sinh n ợ  x ấ u:

    1.2.1. Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng  

     Năng lực tài chính của doanh nghiệp không cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu  quả kinh

    doanh. Mặt khác, năng lực điều hành, quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp vay vốn

    yếu kém cũng dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả từ đó ảnh hưởng đến khả năng

    trả nợ ngân hàng. 

    1.2.2. Đạo đức khách hàng  

    Một số doanh nghiệp cố ý thông báo số liệu tài chính của doanh nghiệp không chính

    xác, gây sai lệch trong việc thẩm định và cấp tín dụng đã dẫn đến khó khăn  trong việc thu

    hồi nợ ngân hàng (rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch), hoặc bản thân doanh nghiệp thiếu ý

    thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến món nợ

    đối với ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doanh nghiệp có. Môt số doanh nghiệp

    thì lại có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của  pháp luật để tính toán, chụp giựt, lừa đảo, móc ngoặc,

    sử dụng vốn sai mục đích kiếm lời, vay không có ý định trả nợ (rủi ro đạo đức).

    1.2.3.Chính sách tín dụng  

    Một chính sách tín dụng không đầy đủ, không đồng bộ và thống nhất sẽ dẫn tới việc

    cấp tín dụng không đúng đối tượng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác để thu

    hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã bỏ qua

    một số  bước trong quy trình tín dụng, cơ chế cho vay được đơn giản hóa, tự ý hạ thấp

    tiêu chuẩn đánh giá khách hàng. Bài học vẫn còn đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu

    2008 xuất phát từ thị trường tài chính Hoa Kỳ có nguồn gốc sâu sa chính là những món

    cho vay dưới chuẩn. Đây là những khoản cho vay chất lượng thấp với mức rủi ro cao.

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    3/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    3

    Cáckhoản cho vay này không được xem xét kỹ lưỡng về khả năng thanh toán của

    khách hàng như: thu nhập hàng năm, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản… và thường được bảo

    đảm  bởi rất ít hoặc không có giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của người đi vay.

    Mặc dù các khoản cho vay này chỉ chiếm 16% tổng số món cho vay thế chấp nhưng nó

    lại chiếm tới hơn 50% các khoản vỡ nợ tại Hoa Kỳ . 

    1.2.4.Công tác tổ chức kiểm tra, kiểm soát  

     Nhiệm vụ của công tác kiểm tra, kiểm soát là phát hiện sớm những sai phạm trong hoạt

    động cho vay đề ngăn ngừa rủi ro. Tuy nhiên, công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát của các

     NHTM nếu quá yếu kém và lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc phát hiện và xử lý không kịp thời

    những trường hợp vi phạm, lợi dụng trong hoạt động cho vay, và nợ  xấu phát sinh là điều

    tất yếu 

    1.2.5.Chất lượng cán bộ ngân hàng  

    Cán bộ tín dụng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm  cũng

    như chất lượng khách hàng, khoản vay. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức,

    kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng phân tích, dự báo .. Một bộ phân  cán bộ tín dụng

    trình độ yếu kém không đánh giá được hết các khả năng rủi ro liên  quan đến khoản vay sẽ

    dần đến quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh nợ  xấu rất cao. 

    Một số cán bộ của hệ thống NHTM sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thiếu

    vững vàng do đó đã lợi dụng công việc được giao để móc ngoặc với con nợ, lợi dụng kẽ hở

    của luật pháp để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại về tài sản và tiền vốn. 

    1.3. Phương pháp phòng ngừ a vàx ử  lý n ợ  x ấ u:

    1.3.1.Nguyên t ắ c về  quản lý nợ  xấ u của Ủ  y Ban Basel

     –  Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá rủi ro tín dụng

     phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ

    xấu…), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ

    xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủiro của cả danh mục đầu tư. 

     –  Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí

    cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng,

    điều kiện cấp tín dụng…) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại

    khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ

    đối với khách hàng. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tín dụng, phê duyệt

    và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan đến

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    4/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    4

    công tác tín dụng. Việc cấp tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch

    công bằng giữa các bên. 

     –  Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp: Tuỳ theo quy mô của từng

    ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía

    khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các

    cam kết… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn

    đề. Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu. Vì thế,

    chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản

    tín dụng có vấn đề. 

    1.3.2.Các mô hình xử  lý nợ  xấ u

    Tiêu chíMô hình xử  lý nợ  xấu

    phi tập trung

    Mô hình xử  lý nợ  xấutập trung

    Đối tƣợ ng giải quyết nợ  xấu

     Ngân hàng Các công ty quản lý tàisản tậ p trung

    Mục đích 

    Tối đa hoá giá trị  thu hồi từ các khoản nợ   xấu và tránhđượ c những khoản lỗ  trongtương lai 

    Tậ p trung hoá giúp quátrình chứng khoán hoá tàisản do có một quỹ  tài sảnlớn hơn 

    Lợ i ích

    Tự  giải quyết các khoản nợ  xấu cũng tạo điều kiện cho

    các ngân hàng khi thực hiệncác khoản vay mớ i có xétđến việc cơ cấu lại nợ  

    Tậ p trung việc sở   hữu cáctài sản thế  chấp, do đó

    quản lý hiệu quả hơn. Hơnnữa, các khoản nợ   xấuđượ c loại bỏ hoàn toàn mộtcách nhanh chóng khỏingân hàng giúp các ngânhàng tậ p trung vào hoạtđộng kinh doanh hàng ngàycủa họ 

    Mối quan hệ giữ angƣời cho vay và ngƣờ i

    đi vay 

    Giữa doanh nghiệ p và ngânhàng có thể  có mối quan hệ 

    sở  hữu dẫn tớ i tình tr ạng vừalà chủ nợ , vừa là con nợ .

    Phá vỡ   mối liên hệ  giữadoanh nghiệ p vớ i ngân

    hàng và do đó có thể  thuhồi nợ  tốt hơn 

    Điều kiện cần để thự chiện xử  lý nợ  tốt

    Cần có đầy đủ nguồn lực vàk ỹ  năng xử  lý các khoản nợ  xấu

    Cần chú ý đến vấn đề quymô và cơ cấu sở  hữu

    1.3.3.Các biện pháp xử  lý nợ  xấ u

      Hướ ng khai thác:

    Trườ ng hợ  p, khách hàng có khả năng phục hồi thì cơ cấu nợ , miễn giảm lãi, giảm lãi

    suất cho vay về mức phù hợp. Trườ ng hợ  p xét thấy khách hàng có phương án khả thi thì đề 

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    5/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    5

    nghị TCTD cho khách hàng tiế p tục đượ c vay vốn để thực hiện dự án, hoạt động sản xuất -

    kinh doanh.

      Hướ ng thanh lý:

    Khách hàng không có khả năng khắc phục thì tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu

    hồi nợ , hoặc bán nợ .

    2.  CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ  VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN (AMC)

    2.1 Khái ni ệm

    AMC là viết tắt của từ Asset Management Company, tức là một loại hình công ty quản

    lý nợ  và khai thác tài sản đượ c sử dụng ở  nhiều nướ c. Tại mỗi nướ c, tuỳ  theo điều kiện

    kinh tế và chính sách phát triển từng nướ c mà công ty quản lý nợ  và khai thác tài sản lại có

    những tên gọi, đặc trưng, quyền và nghĩa vụ riêng. Nhưng chung nhất, có thể coi Công ty

    qu ản lý n ợ vàkhai thác tài s ản làm ột đị nh ch ế  tài chính có m ục tiêu đặc bi ệt, có trách

    nhi ệm vàquy ền l ực đặc bi ệt trong vi ệc th ự c hi ện ch ức năng mua, quản lý các kho ản n ợ  

    khó đòi từ  h ệ th ố ng ngân hàng vàx ử  lý các kho ản n ợ  đó một cách t ối ưu. 

    2.2 Vai tr ò

    2.2.1 Vai trò Trung gian trong thị trườ ng tài chính

    Hình 1- VAI TRÒ TRUNG GIAN TRONG THỊ TRƢỜ NG TÀI CHÍNH CỦA VAMC

     Nguồn: www.sbvamc.com.vn

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    6/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    6

    Ở trên là sơ đồ của Mishkin 2008, phần bên dưới là cơ chế của tài chính tr ực tiế p, bên

    trên là cơ chế của tài chính trung gian. Các trung gian tài chính phổ biến đượ c chia ra làm 3

    nhóm: Nhóm ngân hàng và các tổ chức huy động tiền gửi, nhóm công ty bảo hiểm và quỹ 

    hưu tr í và nhóm công ty quản lý tài sản (AMC).

    AMC không chỉ cung cấ p chức năng trung gian cho hộ gia đình, doanh nghiệ p và chính

     phủ mà còn cho các trung gian tài chính khác, cụ thể là ngân hàng, quỹ hưu trí và các công

    ty bảo hiểm. Đối với ngân hàng, AMC đóng vai trò là trung gian tài chính giữa ngân hàng,

    khách hàng có nợ  xấu và thị trườ ng tài chính, thị trườ ng tài sản nói chung. Khoản nợ  của

    ngân hàng đượ c AMC mua lại bằng một giấy nợ  khác do AMC phát hành để đổi lấy quyền

    sở  hữu khoản nợ  và xử lý khoản nợ  vớ i khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn: một là

    tích cực thu hồi nợ  từ khách hàng, hai là bán tài sản bảo đảm trên thị trườ ng. Nếu tài sản

    đảm bảo thuộc nhóm bất động sản thì có thể giao dịch trên thị trườ ng bất động sản. Nếu đó

    là các tài sản có tính thanh khoản cao, thuộc thì trườ ng tiền tệ thì giao dịch dễ dàng trên thì

    trườ ng tiền tệ.

    Việc có thêm 1 đơn vị quản lý chuyên nghiệp đứng ra xử  lý khoản nợ  giúp r ất nhiều

    cho các TCTD tậ p trung vào các chuyên môn nghiệ p vụ của khối Front bao gồm cả thẩm

    định khoản vay và giao khối Back cho outsourcing.

    2.2.2Vai trò Trung gian của nề n kinh t ế  

    Dướ i vai trò là một đơn vị mua bán nợ  AMC tr ở  thành một đại lý thương mại, thanh lý

    các hàng hoá tồn đọng trong niêm phong, cầm cố, phát huy công năng tối đa của nó, tránh

    lãng phí. Như vậy, AMC thúc đẩy quả trình chu chuyển vốn và hàng hoá của nền kinh tế.

    Tạo hình ảnh đẹ p về hệ  thống thị  trườ ng tài chính, thị  trường hàng hoá luôn lưu thông,

    không ách tắc. Đó là thể hiển uy tín, vị thế của một quốc gia vớ i thế giới, đồng thời cũng

    làm cho môi trường vĩ mô ổn định hơn. 

    2.2.3Vai trò T ổ  chức định giá khoản vay và tài sản

    K ết hơn việc tạo ra một kênh tài sản và một kênh tài chính tương ứng, AMC góp phầnđịnh giá lại cả hai thị trường tài chính và hàng hoá. Ngườ i muốn sở  hữu hàng hoá hoặc sản

     phẩm tài chính (khoản nợ  xấu) có thêm một đơn vị cung cấ p, góp phần làm lành mạnh hoá

    thị trường và lưu thông vốn, tài sản.

    2.3  Các mô hình AMC

    Tại các quốc gia trên thế giớ i, có nhiều loại mô hình công ty mua bán nợ :

    + Công ty do nhà nướ c góp vốn.

    + Công ty do tư nhân góp vốn : một số thì hoạt động độc lậ p, một số khác là công tycon của các ngân hàng hoặc đơn vị hoạt động tr ực thuộc ngân hàng.

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    7/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    7

    2.3.1 Ưu nhược điể m của Công ty do nhà nướ c góp vố n:

    Ƣu điểm:

    + Hoạt động khá hiệu quả khi vấn đề nợ  xấu mang tính hệ thống và khung pháp lý đối

    vớ i việc xử lý nợ  vẫn còn yếu.

    + Có những lúc trên thị trườ ng, các khoản nợ  xấu không có ngườ i mua thì công ty xử lý

    nợ  của Nhà nướ c có thể giúp rút ngắn đượ c quy trình xử lý nợ .

    + Tạo ra cơ hội cho Chính phủ áp đặt các điều kiện giúp các ngân hàng tái cấu trúc lại

    vấn đề tài chính và cơ cấu hoạt động của mình.

    Nhƣợc điểm:

    + Đòi hỏi Chính phủ phải đầu tư vớ i số lượ ng vốn lớn. Điều này khiến nhiều quốc gia

    có khủng hoảng nợ   xấu miễn cưỡ ng thiết lậ p các tổ  chức xử  lý nợ   tậ p trung này.

    + Nếu các công ty xử lý nợ  tậ p trung hoạt động kém hiệu quả, thì chúng phát sinh chi

     phí hoạt động r ất lớn cũng như làm tiêu hao tài sản chưa được thanh lý và chưa đượ c

    cơ  cấu lại qua thờ i gian.

    + Thiếu nguồn nhân lực.

    2.3.2 Ưu nhược điể m của Công ty tư nhân góp vố n:

    Ƣu điểm:

    + Ít chịu sự chi phối trong quá trình ra quyết định, các công ty xử lý nợ  tư nhân thườ ng

    linh hoạt trong quản lý hơn.

    + Cơ cấu nợ  cũng dễ dàng hơn nhiều, do các đơn vị này đã có sẵn hồ sơ có liên quan

    đến các khoản nợ  và các con nợ .

    + Nếu các công ty xử  lý nợ   tư nhân này có đủ  nguồn nhân lực có k ỹ  năng và kinh

    nghiệm trong việc quản lý các khoản nợ   xấu, thì họ  có thể  làm gia tăng giá trị  của các

    khoản nợ  này. K ết quả là, họ sẽ bán ở  mức cao hơn. 

    Nhƣợc điểm: 

    + Nếu môi trường pháp lý có khuynh hướ ng ủng hộ các con nợ , thì các công ty xử lýnợ  tư nhân có thể phải gặ p r ắc r ối trong các cuộc thương thảo về cơ cấu nợ . Việc này sẽ 

    làm phát sinh chi phí hoạt động.

    + Các ngân hàng mẹ có thể sử dụng công ty xử lý nợ  tr ực thuộc mình để che đậy các

    vấn đề về nợ  xấu bằng cách chuyển hết nợ  sang công ty xử lý nợ  của mình ở  các mức giá

    giả tạo cao hơn. Hậu quả là, do giá chuyển đổi cao sẽ ít hoặc không phản ánh các khoản

    thua lỗ của ngân hàng.

    2.4 Kinh nghi ệm ho ạt động c ủa AMC Hàn Qu ố c:

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    8/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    8

    Trong giai đoạn từ 1980 –  đầu những năm 1990, Hàn Quốc đã đạt được tăng trưở ng kinh

    tế r ất ấn tượ ng. Từ 1985 –  1995, GDP tăng trưở ng bình quân mỗi năm là 9%. Tăng trưở ng

    kinh tế dẫn đến việc các doanh nghiệ p tiến hành đầu tư quá mức. Trong giai đoạn từ 1988

     –  1996, mức đầu tư trung bình đạt 13,6%, cao hơn so vớ i mức 10,4% ở  Singapore và 8,3%

    ở  Hồng Kông. Một số doanh nghiệ p Hàn Quốc đã thiếu sự phân tích k ỹ lưỡ ng giữa lợ i ích

    và r ủi ro khi tiến hành đầu tư. Năm 1996, 20 trong số 30 tập đoàn lớ n nhất Hàn Quốc có tỉ 

    lệ  chi phí vốn đầu tư lớn hơn tỉ  suất lợ i nhuận. Lợ i nhuận thấp nhưng cho vay doanh

    nghiệ p vẫn không hề giảm, một phần do sự  tác động của Chính phủ Hàn Quốc đến việc

    cấ p phát tín dụng trong nền kinh tế. Điều đó dẫn đến nhiều r ủi ro mớ i xuất hiện trong lĩnh

    vực ngân hàng tại Hàn Quốc. Quá trình tự do hoá cho phép hệ thống tài chính có nhiều tự 

    do hơn trong khi chưa có khung pháp lý hoàn thiện. Các ngân hàng nướ c ngoài ở   Hàn

    Quốc vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để  tài tr ợ  cho các khoản vay dài hạn bằng nội tệ, một

     phần là tài tr ợ  cho các khoản vay mớ i. Chính sự bất cân xứng về thờ i hạn và loại tiền tệ đã

    làm suy yếu hệ thống ngân hàng. Do đó, khi cuộc khủng hoảng tài chình Châu Á xảy ra

    ngay lậ p tức đã tác động đến nền kinh tế Hàn Quốc. Năm 1997, tỉ lệ nợ  xấu trên tổng dư

    nợ  là 7,4%, tăng lên 8,3% năm 1998. Tỉ lệ nợ  trên vốn chủ sở  hữu ở   30 tập đoàn lớ n nhất

    vượ t con số 500% vào năm 1997. Lãi suất cao, đồng nội tệ suy yếu đã đẩy phần lớ n các

    ngân hàng và r ất nhiều doanh nghiệp đến bờ  vực phá sản.

    Trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành các hoạt động can thiệ p một cách

    nhanh chóng và toàn diện để ổn định thị trườ ng. Có thể nói chương trình xử lý nợ  xấu của

    Hàn Quốc đã đạt đượ c những thành công nhất định, góp phần giải quyết mối đe doạ nợ  

    xấu và duy trì hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng. Trong các biện pháp xử lý nợ  

    xấu của Hàn Quốc có thể nhắc tớ i các giải pháp tiêu biểu sau đây: 

    -  M ột là, hình thành qu  ỹ  công chúng vàcông ty qu ản lý tài s ản Hàn Qu ố c -

    Korean Asset Management Corporation (KAMCO).

    Quỹ công chúng:K ể từ tháng 11/1997, chính phủ Hàn Quốc đã huy động quỹ công chúng vớ i tổng

    số tiền là 6 tỷ won (58 tỉ USD) nhằm thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệ p và hệ thống tài

    chính. Quỹ công chúng đượ c chia thành 2 quỹvớ i các mục đích đặc biệt. Một quỹ 

    dùng để xử lý các khoản nợ  xấu (NRF) và một quỹ là quỹ bảo hiểm tiền gửi (DIF).

    KAMCO và hiệ p hội bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc(Korea Deposit Insurance

    Corporation - KDIC) phát hành trái phiếu để  huy động cho quỹ NRF và DIF. Các trái

     phiếu này đều đượ c chính phủ bảo lãnh thanh toán. Bộ Tài chính và Kinh tế, có tham khảoý kiến của Uỷ ban giám sát tài chính, chịu trách nhiệm ban hành chính sách và phối hợ  p

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    9/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    9

    quản lý quỹ công chúng. KAMCO quản lý NRF vớ i sốvốn huy động là 20,5 tỷ won và

    KDIC quản lý DIF vớ i 43,5 tỷ won. Mục đích chính của quỹ NRF là mua lại những khoản

    nợ  xấu của các tổ chức tài chính (chủ yếu là ngân hàng) và xử lý thông qua việc bán lại,

     phát hành chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản (ABS) hoặc chứng khoán có bảo đảm

     bằng thế chấ p (MBS), hoặc các k ỹ thuật khác như hoán đổi nợ  - vốn chủ sở  hữu, tái cơ cấu

    nợ  và tái tài tr ợ  cho các công ty gặp khó khăn tạm thờ i về tài chính. Tỉ lệ thu hồi của NRF

    là 87,3%, đồng thờ i NRF lại sử dụng tiền thu hồi được này để tiế p tục mua các khoản nợ  

    xấu. Tổng số tiền mà NRF đã dùng để mua nợ  xấu là 30 tỷ won. Mặt khác, DIF huy động

    vốn để tái cơ cấu vốn cho các tổ chức tài chính và thực hiện thanh toán cho những ngườ i

    gửi tiền ở  các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán. DIF đã dùng khoảng 48 tỉ won

    cho mục đích trên. Thêm vào đó, DIF cũng dùng tiền để mua lại các khoản nợ  xấu,và khi

    đó DIF đóng vai trò như KAMCO (DIF đã dùng 4 tỉ won mua lại các tài sản xấu ở  các

    ngân hàng).

    Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO)

    KAMCO đóng vai trò quan trọng trong việc mua lại các khoản nợ  xấu từ các tổ chức tài

    chính có vấn đề và bán lại cho các nhà đầu tư nướ c ngoài. Cùng vớ i NRF, KAMCO mua

    lại các khoản nợ  xấu từ các TCTD. KAMCO phân các tài sản mà nó mua thành 2 loại: tài

    sản thông thườ ng và tài sản đặc biệt. Tài sản thông thườ ng là những khoản nợ   xấu mà khả 

    năng đượ c thanh toán là không chắc chắn. Tài sản đặc biệt là những khoản nợ  xấu cho các

    công ty đang trong quá trình tái tổ chức doanh nghiệp, do đó các khoản nợ  được cơ cấu lại

    vớ i lãi suất thấp hơn và kéo dài thờ i gian tr ả nợ . Các loại tài sản này lại tiế p tục đượ c phân

    thành các khoản vay có đảm bảo và k hông có đảm bảo. Sau khi mua lại, KAMCO sẽ 

    nhóm các khoản nợ  xấu này lại và bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế hoặc

    KAMCO sẽ phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ  

    xấu đã mua. KAMCO cũng có thể tịch thu thế chấ p của các tài sản có đảm bảo. Đôi khi,

    KAMCO nắm giữ các khoản nợ  xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ , tái tài tr ợ  hay chuyển đổi nợ  - vốn chủ nếu KAMCO cho r ằng công ty đó có khả năng hồi phục.

    Bảng 1 - SỐ LIỆU VỀ NỢ  XẤU VÀ LƢỢ NG NỢ  XẤU KAMCO ĐÃ MUA

    TRONG GIAI ĐOẠN NỢ  XẤU CAO TẠI HÀN QUỐC (1997 –  2001)

     ĐVT: Nghìn tỉ  won

    1997 1998 1999 2000 2001

    Tổng nợ  xấu (A) 97,5 46.7 128,9 157.9 133.1

    Lƣợ ng KAMCO 11.1 44.0 62.2 95.2 101.

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    10/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    10

    mua (B) 2

    Giá trị thự c 7.1 19.4 23.9 36.8 38.7

    Nợ   xấu còn lại (A-

    B)

    86.4 102.7 66.7 62.7 32.0

    Nợ  xấu còn lại/tổng

    dƣ nợ (%)13.3 17.7 11.3 10.2 4.9

    Tỉ  lệ  nợ   xấu còn

    lại/tổng nợ  xấu88.6 70.0 51.7 39.7 24.0

     Nguồn: Sohn (2002)

    Có thể thấy lượ ng nợ  xấu đượ c KAMCO mua lại tăng lên qua từng năm. Tổng nợ  xấu

    đượ c mua vào cuối năm 2001 là 76% tổng nợ  xấu, tr ị giá 133,1 tỉ won. Tỉ lệ nợ  xấu cònlại/tổng nợ  xấu ngày càng giảm, từ 88,6% năm 1997 xuống còn 24% năm 2001, đã cho

    thấy vai trò r ất tích cực của KAMCO trong việc mua và xử lý nợ  xấu. Đến năm 2001, quá

    trình xử lý nợ  xấu ở  Hàn Quốc đã gần như đượ c hoàn thành.

    Bảng 2 - SỐ LIỆU VỀ GIÁ TR Ị NỢ  XẤU ĐƢỢ C GIẢI QUYẾT CỦA KAMCO

    TRONG GIAI ĐOẠN NỢ  XẤU CAO TẠI HÀN QUỐC (1997 –  2001)

     ĐVT: Nghìn tỉ  won

    Tổ

    ng nợ 

     xấu

     N ợ  xấu đượ c xử  lý

    Giá tr ị thu hồi

    Đấu giá quốc tế 

    Phát hành ABS

    Bán cho AMC, CRC

    Bán các khoản cho vay cá nhân

    Đấu giá

    Mua lại hoặc huỷ 

    Tr ả lại tự nguyện

     N ợ  xấ u còn l ại

    105,4 (100%)59,8 (56,7%)

    27,7

    3,2

    4,1

    1,9

    0,6

    3,1

    9,7

    5,1

    45,6 (43,3%)

     Nguồn: Sohn (2002)

    Bằng việc mua lại và xử lý các khoản nợ  xấu, KAMCO đã thành công trong việc xử lý

    nợ  xấu, nâng cao chất lượ ng tài sản của các ngân hàng. Tỉ lệ an toàn vốn theo BIS đã tăng

    đáng kể từ 7% năm 1997 lên 10,8% vào tháng 3 năm 2002, đồng thờ i tỉ lệ nợ  xấu/tổng dư

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    11/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    11

    nợ  của các ngân hàng giảm từ 16,9% vào năm 1998 xuống còn 2,8% vào năm 2001 (Sohn,

    2002)

    -  Hai là, thành l ập các cơ quan luật pháp khác để  t ạo điều ki ện cho quá trình tái cơ

    c ấ u doanh nghi ệp vàngành tài chính theo nguyên t ắc th ị  trường như công ty tái cơ c ấ u

    doanh nghi ệp.

    Mặc dù các cơ quan này không đượ c thành lậ p vớ i mục đích duy nhất là xử  lý các

    khoản nợ  xấu nhưng không thể phủ nhận chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm

    nợ  xấu tại các ngân hàng. Công ty tái cơ cấu doanh nghiệ p (CRC) là công ty chuyện thực

    hiện tái cơ cấu doanh nghiệ p, hoạt động tương tự như quỹ thu mua chứng khoán. Để đượ c

    coi là CRC, công ty phải đăng ký vớ i Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượ ng theo

    Luật Phát triển công nghiệ p. Mục đích hoạt động của CRC là làm sống lại những doanh

    nghiệ p không có khả  năng trả  nợ. Để  nắm đượ c quyền quản lý các công ty này, CRC

    thườ ng mua lại cổ phiếu và/hoặc mua lại nợ  xấu từ các tổchức tài chính như KAMCO hay

    KDIC.

    - Ba là, th ự c hi ện các bi ện pháp h ỗ  tr ợ .

    Để các chính sách và k ế hoạch đượ c thực hiện hiệu quả, chính phủ Hàn Quốc đưa ra

    chính sách ưu đãi thuế quan tr ọng vớ i những chủ thể trên thị trườ ng nợ  xấu. Đồng thời đưa

    ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và rõ ràng. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải lậ p dự phòng

    mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ  xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài

    sản chặt chẽ hơn. Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ  xấu, chính phủ Hàn Quốc

    đã ban hành những luật thuế đặc biệt, một số đã tỏ  ra r ất có hiệu quả trong một khoảng

    thờ i gian nhất định.(1) Giảm thuế  trên thặng dư vốn: Thặngdư vốn thu đươc từ  việc

    chuyển đổi các tài sản sở  hữu bở i các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC đều đượ c

    giảm 50% thuế. (2) Tính vào chi phí: Khi TCTD có số nợ  xấu nhiều hơn mức dự phòng

    mất vốn, TCTD đượ c phép bù phần nhiều hơn đó vớ i dự  phòng định giá lại tài sản. Phần

     bù đó đượ c tính vào chi phí khi tính thu nhậ p chịu thuế của TCTD. (3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán: Khi KAMCO, KDIC hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của

    các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để  tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi

    lượ ng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ đượ c miễn giảm thuế.

    3.  CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ  VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN VIỆT NAM (VAMC) 

    3.1  L ị ch s ử  hình thành vàphát tr i ể n

    Kinh tế  toàn cầu suy thoái đã ảnh hưở ng không nhỏ đến nền kinh tế  của Việt Nam.

    Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệ p trì tr ệ, kém hiệu quả. Các doanhnghiệ p gặ p nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, tồn kho lớn, đặc biệt trong lĩnh

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    12/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    12

    vực bất động sản, dẫn đến gặp khó khăn trong việc tr ả nợ  ngân hàng, hệ quả là nợ  xấu của

    các doanh nghiệ p tại các Ngân hàng thương mại tăng lên nhanh chóng. Để hạn chế  tình

    tr ạng suy giảm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệ p và ảnh hưở ng nghiêm

    tr ọng của vấn đề nợ  xấu, Chính phủ đã công bố cải cách doanh nghiệp nhà nướ c cùng vớ i

    sự cải cách khu vực ngân hàng là các vấn đề quan tr ọng nhất cần đượ c giải quyết trướ c

    năm 2015.

     Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã kịp thời ban hành nhiều chính sách để tháo gỡ khó

    khăn cho doanh nghiệp và TCTD. Các biện pháp tập trung vào hai nội dung chính:  thứ

    nhất , tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp thông qua việc cho phép

    điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ (Quyết định 780/QĐ - NHNN ngày 23/4/2012) nhưng

    k hông chuyển nhóm nợ, giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn có thể tiếp tục vay vốn ngân

    hàng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ hai, từng bước điều chỉnh lãi suất (bao

    gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) nhằm giảm chi phí lãi vay cho các doa nh

    nghiệp. 

    Mặc dù vậy, nợ xấu của các TCTD ngày càng gia tăng. Các TCTD tìm mọi giải pháp

    nhằm giảm thấp nợ xấu xong hiệu quả không cao. Mục tiêu xử lý nhanh nợ xấu vẫn là một

     bài toán cần phải giải quyết. Theo kinh nghiệm xử lý tại nhiều nước khác nhau, để đảm bảo

    thực hiện được mục tiêu này, việc thành lập một công ty quản lý tài sản quốc gia là tuyệt

    đối cần thiết, và đó chính là tiền đề để thành lập VAMC tại Việt Nam.  

    VAMC (Vietnam Asset Management Company) là một trong những đề án nhằm xử 

    lý nợ  xấu đượ c thành lậ p theo Quyết định số 1459/QĐ–  NHNN ngày 27/6/2013 của Thống

    đốc Ngân hàng Nhà nướ c Việt Nam. VAMC hoạt động theo quy định tại Nghị  định số 

    53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 và Nghị  định số  34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 của

    Chính phủ dướ i hình thức Công ty TNHH một thành viên do Nhà nướ c sở  hữu 100% vốn

    điều lệ (trước đây 500 tỷ đồng, hiện nay là 2.000 tỷ đồng); chịu sự quản lý nhà nướ c, thanh

    tra, giám sát của NHNN; lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợ i nhuận, công khai minh bạch,hạn chế r ủi ro và chi phí trong sử dụng nợ  xấu..

    3.2  Mô hình t ổ  ch ứ c:  

    VAMC được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH Một thành viên, do Nhà nước sở

    hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà

    nước. Thực hiện chức năng là cộng cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh

    nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp

    và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế và không vì mục tiêu lợi nhuận.Giai đoạn đầu thực hiện nhiệm vụ mua nợ xấu thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt. 

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    13/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    13

    Khung pháp lý triển khai nhiệm vụ: 

    -  Nghị định 53/2013/ND-CP ngày tháng năm 2013 của thủ tướng chính phủ  quy

    định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC; 

    - Thông tư 19/2013/TT- NHNN quy định về việc mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC; 

    - Thông tư 20/2013/TT- NHNN quy định về việc tái cấp vốn của NHNN với các ngân hàng

    thương mại (NHTM) trên cơ sở trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.  

    Trên cơ sở đó, VAMC hoàn thiện các văn bản nội bộ phù hợp với quy định pháp luật

    và quy định tại Nghị định 53, Thông tư 19, Thông tư 20 của NHNN để triển khai nhiệm vụ. 

    Hình 2 –  MÔ HÌNH TỔ CHỨ C CỦA VAMC

     Nguồn: www.sbvamc.com.vn

    3.3  Tác d ụng c ủa vi ệc x ử  lý n ợ  x ấ u c ủa VAMC:

    VAMC được phép mua nợ xấu của các TCTD theo hai phương thức: (i) mua theo giánợ gốc trừ đi dự phòng rủi ro đã xử lý và đã trích nhưng chưa sử dụng bằng “trái phiếu đặc

     biệt” và (ii) mua theo giá trị thị trường. Trái phiếu đặc biệt (TPĐB) do VAMC phát hành

    có thời hạn tối đa 5 năm, lãi suất bằng 0% và có thể được sử dụng làm cơ sở vay tái cấp

    vốn tối đa không quá 70% từ NHNN. 

    Giai đoạn đầu, VAMC tổ chức mua nợ xấu bằng TPĐB đối với những khoản nợ của

    các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định 53 và Thông tư 19. Sau khi mua

    nợ, VAMC có nhiệm vụ phân loại, đánh giá khoản nợ và tài sản đảm bảo để xử lý: 

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    14/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    14

    - Khách hàng có khả năng phục hồi thì cơ cấu nợ, miễm giảm lãi, giảm lãi xuất cho vay

    về mức phù hợp, trường hợp xét thấy khách hàng có phương án khả thi thì đề nghị TCTD

    cho khách hàng tiếp tục được vay vốn để thực hiện dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh. 

    - Khách hàng không có khả năng khắc phục thì tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu

    hồi nợ, hoặc bán nợ. 

    - Khách hàng cố tình không trả nợ thì khởi kiện hoặc đề nghị cơ quan công an và chính

    quyền các cấp tạo điều kiện hỗ trợ thu giữ tài sản để phát mại. 

    - Trực tiếp đôn đốc thu hồi nợ hoặc ủy quyền cho TCTD thu hồi nợ, kể cả phát mại tài

    sản đảm bảo và bán nợ... 

    Hình 3 –  QUÁ TRÌNH XỬ  LÝ VÀ TỐI ƢU HÓA GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA VAMC

     Nguồn: www.sbvamc.com.vn

    Với những mục tiêu đặt ra nhằm xử lý nhanh nợ xấu, không phải sử dụng vốn ngân

    sách, VAMC thực sự là một công cụ tối ưu để giải quyết khối nợ xấu đang làm ách tắc nền

    kinh tế. Thông qua VAMC, hoạt động xử lý nợ xấu đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh

    tế, cho TCTD cũng như cho khách hàng, cụ thể: 

    - Với TCTD: 

    § Việc mua bán nợ xấu của VAMC giúp các TCTD giảm nhanh nợ xấu, làm sạch

     bảng cân đối kế toán, lành mạnh hóa tình hình tài chính; 

    § Được sử dụng trái phiếu đặc biêt vay tái cấp vốn tại NHNN với tỷ lệ tối đa 70% để

     phục vụ cho tăng trưởng tín dụng có muc tiêu hoặc hỗ trợ thanh khoản. 

    § Được tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn nếu có phương án, dự án khả thi. 

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    15/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    15

    § Được sử dụng quyền năng của VAMC khi thu giữ, phát mại tài sản hoặc hoàn thiện

    thủ tục pháp lý tài sản đảm bảo khi được ủy quyền. 

    § Hệ số tín nhiệm được nâng lên, đủ uy tín để vay vốn tại các tổ chức quốc tế với lãi

    suất hợp lý. 

    § Cơ hội để TCTD tự tái cấu trúc lại chính mình, nhất là khi thực hiện phân loại nợ

    theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày

    18/3/2014, qua việc tự phân loại và xử lý nợ xấu, trường hợp không tự xử lý được thì

    TCTD sẽ nhận được sự hỗ trợ của VAMC. 

    § Chủ động về mặt tài chính khi tính toán bán nợ xấu cho VAMC, trích dự phòng rủi

    ro khoản nợ xấu. 

    - Với khách hàng: 

    § Có cơ hội được xem xét lại trong việc cơ cấu nợ. Thực tế khoản nợ xấu đã bán cho

    VAMC phần lớn đã được TCTD thực hiện cơ cấu. Việc VAMC xem xét cơ cấu nợ là cơ

    hội cuối cùng của doanh nghiệp. 

    § Được xem xét miễn giảm lãi phạt, phí, lãi vay quá hạn thanh toán và kể từ ngày

    VAMC mua nợ, khoản nợ xấu được điều chỉnh lãi suất về mức hợp lý. 

    § Được VAMC hỗ trợ thông qua phân tích đánh giá thực trạng doanh nghiệp, tình

    hình tài chính, thẩm định phương án SXKD mới, nếu  có hiệu quả thì đề nghị TCTD xem

    xét cho vay tiếp để vượt qua khó khăn. 

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    16/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    16

    PHẦN II –  THỰ C TR ẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC

    1.  THỰ C TR ẠNG NỢ  XẤU CỦA CÁC NHTM TẠI VN

     Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần đây,

    mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt độngsản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa. Dựa vào số

    liệu tổng hợp, thì nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2007 và được quan tâm đặc biệt từ

    cuối năm 2011.

    Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM chƣa tính nợ của Vinashin thì chỉ

    2,52%, tương đương khoảng 58.000 tỉ đồng. Con số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc

    dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa  

    được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Do đó, tỷ lệtăng trưởng tín dụng năm 2010 tiếp tục duy trì ở mức tăng 27,65%, tổng phương tiện thanh

    toán tăng 23%...Và các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín

    dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay. 

    Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 85.000 tỉ đồng, chiếm 3,3% tổng

    dƣ nợ . Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả

    hoạt động kinh doanh chững lại. Đây là hậu quả tất yếu của: chính sách tiền tệ chặt chẽ,

    thận trọng và có phần thắt chặt; nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát; và tình

    trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến. 

    Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng thương mại ở 3 phương diện: Một

    là, gia tăng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng; hai là, giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu; ba là,

    rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Và các giải pháp được sử

    dụng để xử lý nợ xấu năm 2011 phân tán ở từng ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định

    khách hàng vay vốn; hay đảo nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho

    vay với doanh nghiệp nhà nước. 

    Năm 2012, kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu . Trong giai đoạn, 2008 –  2011,

    tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở

    mức 51%. Do đó, nợ xấu được quan tâm không chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn

    lên ở nghị trường Quốc hội lẫn Chính phủ. Lúc này đây, số liệu nợ xấu và tình trạng nợ xấu

     –  xấu đến đâu, không có gì là rõ ràng. 

    Trên thực tế, NHNN đã rất quyết liệt triển khai nhiệm vụ theo tinh thần đề án 254, bằng

    cách phân loại hệ thống NHTM thành ba nhóm: Nhóm 1, gồm các NHTM có tình hình tài

    chính lành mạnh, có năng lực quy mô đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột của

    http://cafef.vn/tai-co-cau.htmlhttp://cafef.vn/tai-co-cau.htmlhttp://cafef.vn/tai-co-cau.htmlhttp://cafef.vn/tai-co-cau.html

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    17/31

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    18/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    18

    Hình 5 –  TỶ LỆ NỢ XẤU TRONG TỔNG DƢ NỢ TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM

    VN NĂM 2014 

     Nguồn: www.sbv.gov.vn

    Năm 2015 là năm then chốt trong vấn đề  xử   lý nợ   xấu nên VAMC cùng vớ i các

    TCTD đã xây dựng k ế hoạch phát hành trái phiếu đặc biệt khoảng 80 nghìn tỷ đồng, tương

    đương số dư nợ  gốc 100 nghìn tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2015, tổng nợ  

    xấu VAMC đã mua là 245 nghìn tỷ đồng dư nợ   gốc vớ i số  trái phiếu phát hành là 207

    nghìn tỷ góp phần đưa tỷ lệ nợ  xấu về dướ i 3%.

    Bảng 3 –  SỐ LIỆU VỀ NỢ  XẤU CỦA MỘT SỐ NH TẠI VN NĂM 2014 - 2015

     Nguồn: Vietstock.vn

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    19/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    19

    ABBank đã giảm tỷ lệ nợ  xấu trên dư nợ  cho vay khách hàng từ 4.51% về còn 2.38%,

    VIB cũng giảm từ 2.51% xuống 2.07%. Hàng loạt ngân hàng còn lại giảm tỷ lệ nợ  xấu về 

    dướ i 2%, riêng VietinBank nợ   xấu giảm về  dướ i 1%. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng

    mạnh tay sử  dụng dự  phòng r ủi ro để  xử  lý nợ   xấu trong năm như VBC hơn 4,000 tỷ,

    VietinBank 3,000 tỷ, BIDV và VPBank cũng hơn 2,000 tỷ hay Techcombank gần 1,500 tỷ 

    đồng. Về hoạt động thu các khoản nợ  đã xóa, các “ông lớn” mang về hàng ngàn tỷ đồng

    trong năm 2015 như BIDV 2,600 tỷ, VietinBank 2,200 tỷ hay VCB 1,800 tỷ đồng./.

    2.  THỰ C TR ẠNG XỬ  LÝ NỢ  XẤU CỦA VAMC

    Qua phân tích về  thực tr ạng nợ  xấu của các NHTM Việt Nam từ năm 2010 –  2015,

    chúng ta nhận thức đượ c tầm quan tr ọng và những k ết quả khả quan mà VAMC mang lại,

    cụ  thể  là tính đến 30/11/2015, nợ   xấu toàn hệ  thống đã được đưa về  mức 2,72%, hoàn

    thành vượ t mức mục tiêu k ế hoạch mà VAMC đã đặt ra cho chính mình.

    VAMC đượ c phép mua nợ  xấu của các TCTD theo hai phương thức: (i) mua theo giá

    nợ  gốc tr ừ đi dự phòng r ủi ro đã xử lý và đã trích nhưng chưa sử dụng bằng “trái phiếu đặc

     biệt” và (ii) mua theo giá trị  thị trườ ng. Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành có thờ i

    hạn tối đa 5 năm, lãi suất bằng 0% và có thể đượ c sử dụng làm cơ sở  vay tái cấ p vốn tối đa

    không quá 70% từ  NHNN. Giai đoạn đầu, VAMC tổ chức mua nợ  xấu bằng trái phiếu đặc

     biệt đối vớ i những khoản nợ  của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định

    53 và Thông tư 19. Sau khi mua nợ , VAMC có nhiệm vụ phân loại, đánh giá khoản nợ  và

    tài sản đảm bảo để xử lý.

    VAMC đượ c cấ p vốn điều lệ  500 tỷ  và chính thức đi vào hoạt động vào ngày

    27/6/2013 sau hơn 2 năm tìm hiểu, nghiên cứu vớ i nhiều tranh luận, bàn thảo. Chỉ  ít lâu

    sau khi hoạt động, VAMC đã có hợp đồng mua bán nợ   đầu tiên vớ i Ngân hàng Nông

    nghiệ p và Phát triển nông thôn Việt Nam vào ngày 1/10/2013.

    Tính đến ngày 1/9/2014, VAMC đã thực hiện mua đượ c 3.591 khoản nợ  tương ứng

    vớ i59.511 tỷ đồng dư nợ  gốc nội bảng vớ i giá mua là 49.378 tỷ đồng của 35 tổ chức tíndụng, trong đó có cả những ngân hàng không thuộc diện phải bán nợ  xấu.

    VAMC đã có sự khởi đầu thuận lợ i khi mua nợ  xấu của các TCTD, việc bán lại nợ  xấu

    của VAMC cho bên thứ  ba cũng có những tín hiệu khả quan khi mà nhiều nhà đầu tư nướ c

    ngoài, tổ chức tài chính quốc tế ngỏ ý muốn mua lại các khoản nợ  xấu của VAMC.

    Sau thờ i gian tậ p trung mua nợ   xấu bằng trái phiếu đặc biệt những tháng cuối năm

    2013, ngay từ đầu năm 2014, ngoài nhiệm vụ tiế p tục mua nợ  xấu, VAMC tậ p trung triển

    khai quyết liệt các công việc liên quan tớ i xử lý các khoản nợ  đã mua bằng trái phiếu đặc biệt như cơ cấu nợ , miễn giảm lãi, thu nợ , bán nợ  và bán tài sản bảo đảm; chủ động tiế p

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    20/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    20

    xúc với các định chế tài chính, các tổ chức trong và ngoài nướ c; hợ  p tác với các TCTD để 

    nắm bắt thông tin và phối hợ  p triển khai thẩm định hồ sơ, phân tích và đưa ra các biện

     pháp hỗ tr ợ  doanh nghiệ p phù hợ  p nhất, nhằm hỗ tr ợ  tích cực cho các TCTD, doanh nghiệ p

    và thúc đẩy tăng trưở ng tín dụng hợ  p lý cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, VAMC tiế p tục

    hoàn thiện các quy định nghiệ p vụ sao cho phù hợ  p vớ i thực tiễn nhằm đảm bảo hài hòa lợ i

    ích giữa khách hàng, TCTD và VAMC.

    Hình 6 - K ẾT QUẢ MUA NỢ  XẤU CỦA CÁC TCTD

    BẰNG TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT CỦA VAMC

     Nguồn: www.sbvamc.com.vn

    Qua thông tin từ báo cáo thống kê và công khai, minh bạch được đăng tải trên website

    của VAMC, chúng ta càng thấy rõ đượ c những k ết quả mà VAMC đã mang lại qua những

    nỗ lực hoàn thiện phương thức hoạt động như sau: 

    Bảng 4 - THỐNG KÊ GIÁ TR Ị NỢ  XẤU VAMC ĐÃ MUA 

    TỪ  NĂM 2013 –  Quý III/2015

    TIÊU CHÍ 2013 2014 Quý III/2015 LŨY KẾ 

    Số TCTD bán nợ   32 39 38 39

    Số lượ ng khách hàng 963 5.304 8.990 15.257

    Số lượ ng khoản nợ   1.568 8.618 13.020 23.206

    Tổng dư nợ  gốc (tỷ đồng) 37.100 96.455 91.314 224.869

    Tổng dư nợ  gốc (nội bảng) 36.257 92.418 89.529 218.204

    Tổng giá mua (tỷ đồng) 30.947 77.705 82.155 190.807

    Thu hồi nợ  (tỷ đồng) 145 4.875 9.827 14.847

     Nguồn: www.sbvamc.com.vn 

    http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn/

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    21/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    21

    Bảng 5 –  GIÁ TR Ị VÀ TỶ LỆ CÁC KHOẢN NỢ  XẤU ĐÃ ĐƢỢ C PHÂN

    LOẠI THEO TÀI SẢN BẢO ĐẢM TÍNH ĐẾN QUÝ III/2015

     Nguồn: www.sbvamc.com.vn

    Qua 2 bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy, các chỉ  tiêu về  số TCTD bán nợ , số 

    lượ ng khách hàng, số lượ ng khoản nợ , tổng dư nợ  gốc, tổng giá mua và giá tr ị thu hồi nợ  

    đều có xu hướng gia tăng, do theo số liệu bảng trên năm 2015 chỉ mớ i thống kê được đến

    Quý III nên có một số giá tr ị thấp hơn so với năm 2014, tuy nhiên xu hướ ng chung vẫn là

    gia tăng năm sau so với năm trướ c.

    Tính đến Quý III/2015, tỷ lệ các khoản nợ  xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản vẫn

    chiếm tỉ tr ọng cao nhất 66.2% trong tổng dư nợ  xấu được VAMC mua. Điều này cho thấy

    VAMC đã tuân thủ quy định về 5 điều kiện về khoản nợ  xấu đượ c mua, nhằm giảm thiểu

    tối đa rủi ro trong quá trình xử lý nợ  khi không thể thu hồi đượ c nợ .

    Bảng 6 –  SỐ LIỆU MUA NỢ  XẤU TỪ  TỔ CHỨ C TÍN DỤNG

    Qúy III/2015

     ĐVT : T  ỷ đồng

    Chỉ tiêu Giá mua Số  lƣợ ng TCTD bán

    nợ  xấu

    http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn/

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    22/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    22

    Bằng trái phiếu đặc biệt 43.356,08 39 TCTD và 01 Công ty

    tài chính, 01 Công ty

    cho thuê tài chính

    Theo giá thị trườ ng -

    Tổng số  43.356,08

     Nguồn: www.sbvamc.com.vn

    Bảng 7 –  SỐ LIỆU MUA NỢ  XẤU TỪ  TỔ CHỨ C TÍN DỤNG

    Lũy kế đến 31/12/2015

     ĐVT : T  ỷ đồng

    Chỉ tiêu Giá mua Dƣ nợ  gốc tƣơng đƣơng 

    Bằng trái phiếu đặc biệt 207.909 243.335

    Theo giá thị trườ ng - -

    Tổng số  207.909 243.335

     Nguồn: www.sbvamc.com.vn

    Tính đến thời điểm này, VAMC chỉ mớ i mua nợ  xấu của các TCTD bằng hình thức

    mua theo giá nợ  gốc tr ừ đi dự phòng r ủi ro đã xử lý và đã trích nhưng chưa sử dụng bằng

    “trái phiếu đặc biệt”, chưa có hình thức mua theo giá thị trường, đây cũng là một hạn chế 

    đang trên lộ trình hoàn thiện cơ chế hoạt động của VAMC.

    Bảng 8 –  SỐ LIỆU BÁN NỢ  XẤU VÀ XỬ  LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO

    Quý III/2015

     ĐVT : T  ỷ đồng

    Chỉ tiêu Giá trị 

    Bán nợ  xấu 914,48

    Xử lý tài sản đảm bảo 655,46

    Các hình thức xử lý tài sản bảo đảm khác 3.319,15

    Tổng số  4.889,10

     Nguồn: www.sbvamc.com.vn

    Cũng theo nguồn từ : www.sbvamc.com.vn, lũy kế từ năm 2013 đến 31/12/2015, tổng

    số thu hồi nợ  đạt 22.783 tỷ đồng, bao gồm thu từ bán nợ , bán tài sản bảo đảm và các hình

    thức xử lý tài sản đảm bảo khác. Đây là con số tuy còn khiêm tốn so vớ i tổng số dư nợ  mua

    được, tuy nhiên đã góp phần đáng kể vào lộ trình đẩy mạnh xử lý nợ  xấu của toàn hệ thống

    tài chính, góp phần làm giảm tỷ lệ này xuống dưới 3% tính đến ngày 31/12/2015.

    http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn%2Cl/http://www.sbvamc.com.vn%2Cl/http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn/http://www.sbvamc.com.vn/

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    23/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    23

    3.  ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XỬ  LÝ NỢ  XẤU CỦA VAMC:

    Tổng k ết những thành tựu mà VAMC mang lại như sau: 

    - Biện pháp cơ cấu nợ: để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ  đã mua, VAMC đã tiến hành

    nghiên cứu hồ sơ để phân loại và trao đổi vớ i TCTD về các thông tin của khách hàng, qua

    đó lựa chọn khách hàng có khả năng phục hồi, có phương án kinh doanh và nguồn tr ả nợ  

    khả thi để cơ cấu lại nợ . VAMC làm việc tr ực tiế p với TCTD và khách hàng đề hoàn thiện

    hồ sơ và tài liệu có liên quan. Trên cơ sở  đề xuất của khách hàng, VAMC và TCTD cùng

    thống nhất phê duyệt phương án cơ cấu lại khoản nợ , gồm: cơ cấu lại k ỳ hạn tr ả nợ, điều

    chỉnh lãi suất cho vay về mức hợ  p lý; miễn giảm lãi quá hạn, trong hạn.

    - Đã phối hợ  p với TCTD phân tích đánh giá phương án, dự  án có tính khả  thi của

    doanh nghiệ p có nợ  xấu bán cho VAMC để xem xét cho vay tiế p tục triển khai dự án dở  

    dang. Đến nay, VAMC và TCTD đã ký hạn mức cho vay hàng chục nghìn tỷ và giải ngân

    đượ c hơn 1.000 tỷ đồng, đồng thờ i xem xét và ủy quyền cho TCTD miễn giảm lãi hàng

    trăm tỷ đồng cho khách hàng.

    - VAMC đã xây dựng phương án thu giữ tài sản bảo đảm để phát mại thu hồi nợ , phối

    hợ  p vớ i TCTD thống nhất phương án xử lý, đồng thờ i tr ực tiếp đi đến địa bàn nơi có tài

    sản, làm việc với các cơ quan chức năng để  thực hiện thu giữ tài sản. VAMC đang triển

    khai việc thu giữ tài sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải phòng,

    Đà Nẵng ... và đã có đượ c một số k ết quả. Trong quá trình làm việc tại một số địa phương,

    VAMC cũng đã nhận đượ c sự ủng hộ của cơ quan chính quyền cơ sở , của khách hàng, nên

    quá trình thu giữ đã đượ c tiến hành thuận lợ i, nhất là tại thành phố Hải Phòng. K ết quả này

    đã mang lại cho VAMC những kinh nghiệm để tiế p tục mở  r ộng hoạt động xử lý nợ  thờ i

    gian tớ i.

    - Tổ chức phát mại tài sản hoặc ủy quyền cho TCTD phát mại tài sản: Sau khi phân lại

    các khoản nợ  và tài sản đảm bảo VAMC đã phối hợ  p với TCTD để tiến hành phát mại tài

    sản đối vớ i những khách hàng không có khả năng phục hồi. Trườ ng hợ  p TCTD xét thấy tự xử  lý đượ c thì VAMC ủy quyền thực hiện, nếu khó khăn trong việc phát mại VAMC sẽ 

    tr ực tiế p xử lý. VAMC chủ động phát mại tài sản thông qua đấu giá, qua đó rút ra bài học để 

    triển khai đồng loạt trong thờ i gian tớ i.

    - Thu nợ , bán nợ  và ủy quyền thu nợ , bán nợ : Mặc dù số nợ  xấu đã mua được lên đến

    gần 250.000 tỷ xong số nợ  thu hồi và phát mại mớ i chỉ đạt đượ c khoảng 23.000 tỷ, k ể cả 

    việc ủy quyền cho tổ chức tín dụng. Tuy vậy, thực tế đã giúp cho VAMC có bài học kinh

    nghiệm trong việc bán nợ , bán tài sản đảm bảo và thu hồi nợ  xấu.

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    24/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    24

    - Vấn đề khở i kiện và ủy quyền khở i kiện: Theo qui định hiện nay thì pháp nhân không

    đượ c ủy quyền cho pháp nhân khở i kiện, chỉ đượ c ủy quyền cho cá nhân khở i kiện tại Tòa.

    Thêm vào đó, Tòa án vẫn không cho phép VAMC đượ c k ế thừa việc TCTD đã khở i kiện

    trướ c khi bán nợ . Khắc phục khó khăn, VAMC đã trực tiế p khở i kiện gần 200 khách hàng

    tại Tòa sau đó ủy quyền cho TCTD theo kiện đến cùng.

    - VAMC đã phân loại danh mục khoản nợ   và tài sản đảm bảo theo từng đối tượ ng,

    trong đó tài sản đảm bảo là bất động sản lên đến 60-70%. Danh mục tài sản đã đượ c phân

    loại để  chào bán cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. VAMC đã ký bảo mật

    thông tin cung cấ p danh mục tài sản vớ i 16 tổ chức đầu tư trong nướ c và quốc tế, đáng lưu

    ý nhiều nhà đầu tư lớn đã quan tâm và ký thông tin bảo mật với VAMC. Đây là cơ hội để 

    sau khi tháo gỡ  những vướ ng mắc trong việc bán tài sản, bán nợ, đặc biệt VAMC có thể 

    triển khai ngay đối với nhà đầu tư quốc tế.

    - Cùng vớ i việc triển khai mua nợ  xấu và hỗ tr ợ  doanh nghiệp cơ cấu nợ  cũng như tổ 

    chức thu giữ phát mại tài sản ..., VAMC từng bước rà soát các cơ chế, quy định, khó khăn

    vướ ng mắc trong quá trình triển khai để kiến nghị vớ i Chính phủ, Bộ, Ngành để sửa đổi, bổ 

    sung cho phù hợ  p thực tiễn hoạt động của VAMC.

    Bước đầu có thể thấy VAMC đã và đang là công cụ hữu hiệu trong quá trình xử lý nợ  

    xấu không sử dụng vốn ngân sách của Việt Nam, mà k ết quả là đưa nợ  xấu ra ngoại bảng

    gần 250.000 tỷ, tháo gỡ  khó khăn cho hàng trăm doanh nghiệp được cơ cấu nợ , miễn giảm

    lãi, thậm chí còn tiế p cận đượ c vốn vay của TCTD. So vớ i thực tr ạng nợ  xấu, k ết quả mua

    nợ  xấu còn chậm, k ết quả bán nợ , tài sản đảm bảo còn r ất khiêm tốn, chưa bán đượ c khoản

    nợ , tài sản cho nhà đầu tư nướ c ngoài... Tuy nhiên, VAMC đã xác định đượ c những

    nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan để kiến nghị k ị p thời đến Chính phủ, Bộ,

     Ngành và NHNN.

      Nguyên nhân hạn chế:

    Thứ  nhất, thị trƣờ ng mua bán nợ  chƣa phát triển và thiếu tính cạnh tranh.Theo quy trình hoạt động quy định tại Thông tư số  19/2013/TT-NHNN ngày

    06/9/2013 của NHNN, VAMC phải mua nợ, sau đó mới tái cơ cấu lại các khoản nợ , cuối

    cùng bán nợ  xấu đã mua và các tài sản bảo đảm của các khoản nợ  này. Trong mô hình này,

    giai đoạn bán nợ  xấu đã mua của VAMC là r ất quan tr ọng, bở i nếu mua nợ  xấu là h oạt

    động “đầu vào” thì bán nợ  xấu đã mua là hoạt động “đầu ra”. Tuy nhiên, quy trình này hiện

    nay ở  Việt Nam còn đang gặp vướ ng mắc do thị trườ ng mua bán nợ  trong nước còn chưa

     phát triển và thiếu tính cạnh tranh.

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    25/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    25

    Trên thị trườ ng, mặc dù nguồn cung về nợ   xấu khá lớn nhưng số lượ ng công ty chuyên

    về mua bán nợ  xấu lại không nhiều. Ngoài VMAC, đang có hơn 20 AMC của các NHTM

    và DATC thuộc Bộ Tài chính (Công ty TNHH mua bán nợ  Việt Nam). Tuy nhiên, thực tế 

    cho thấy, các AMC của các NHTM hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong suốt 13 năm qua

    chủ yếu bở i các lý do: (i) Chỉ hoạt động trong phạm vi các tài sản và khoản nợ  của NHTM

    mẹ, thay vì tham gia vào thị trườ ng mua bán nợ  với các AMC khác; (ii) Đượ c thành lậ p chỉ 

    để xử lý vụ việc nhất định và bị giải thể sau khi vụ việc đượ c xử lý xong.

    Cùng vớ i những hạn chế về năng lực, phương thức mua bán nợ  của các công ty này

    trên thị trườ ng còn thiếu tính đa dạng. Hoạt động mua bán nợ   đượ c thực hiện chủ yếu dướ i

    2 hình thức: Mua bán nợ   theo thoả  thuận và mua bán nợ   theo chỉ  định của Thủ  tướ ng

    Chính phủ. Phương thức mua nợ  theo chỉ định của Thủ tướ ng Chính phủ chỉ áp dụng cho

    DATC, giá cả mua bán sẽ do các cơ quan quản lý nhà nướ c liên quan xem xét, xây dựng,

    thẩm định và trình Thủ tướ ng Chính phủ quyết định. Ngoài DATC, các công ty mua bán

    nợ  khác thườ ng áp dụng phương pháp duy nhất là mua bán nợ  theo thỏa thuận.

    Thứ  hai, thiếu một cơ chế phối hợ p hiệu quả giữ a VAMC và các TCTD trong quá

    trình xử  lý nợ  

    Mặc dù, VAMC ra đờ i và hoạt động đã gần hai năm, vẫn chưa có một cơ chế  phối hợ  p

    hiệu quả giữa VAMC và các TCTD trong việc thống nhất phương án, lộ trình, k ế hoạch xử 

    lý cũng như việc giải quyết những vướ ng mắc trong quá trình xử lý các khoản nợ  đã mua

     bán. Nợ  xấu đã được bán cho VAMC nhưng các TCTD vẫn tr ực tiế p xử lý, chưa tách bạch

    rõ ràng chủ thể mua nợ  và chủ thể bán nợ  nên hiệu quả xử lý nợ  của VAMC còn thấ p. Trên

    thực tế, sau khi bán nợ  xấu cho VAMC, các TCTD đượ c ủy quyền chủ động thực hiện việc

    xử lý các khoản nợ  đã bán và báo cáo VAMC theo định k ỳ. Như vậy, trong khi động lực

    thu hồi nợ  đối vớ i các TCTD là khá rõ ràng (bở i nếu không tích cực xử lý, các TCTD sẽ 

     phải gánh lại những khoản nợ  xấu đã bán sau 5 năm), thì động lực xử lý nợ  xấu của VAMC

    chưa rõ ràng.Đối vớ i một số khoản nợ  xấu chưa bán, các TCTD tự thực hiện trích lậ p dự phòng r ủi

    ro theo quy định của NHNN vớ i các tỷ lệ khác nhau căn cứ vào số dư nợ  cho vay, giá tr ị 

    khấu tr ừ tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lậ p của từng nhóm nợ . Nếu bán nợ  cho VAMC, các

    TCTD sẽ phải thực hiện trích lậ p dự   phòng hàng năm 20% giá trị trái phiếu VAMC trong

    thời gian 5 năm. Như vậy, các TCTD sẽ không còn đượ c chủ động trong việc trích lậ p dự 

     phòng đối vớ i các khoản nợ   đã bán cho VAMC, trong khi số  nợ   bán cho VAMC càng

    nhiều đồng nghĩa vớ i số tiền trích lậ p dự phòng càng lớn, chi phí tăng cao, ảnh hưở ng tr ựctiếp đến hoạt động kinh doanh của các TCTD. Những vướ ng mắc này là nguyên nhân

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    26/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    26

    khiến các TCTD chưa thực sự tích cực trong việc bán nợ  cho VAMC (đầu vào) trong khi

    việc xử lý các khoản nợ  xấu đã mua của VAMC (đầu ra) còn chậm.

    Thứ  ba, thị trƣờ ng thông tin nợ  xấu thiếu minh bạch, còn nhiều bất cập.

    VAMC thực hiện mua bán nợ  xấu vớ i nguyên tắc không dùng vốn NSNN. Do đó, sẽ là

    r ất quan tr ọng nếu công ty này có thể xây dựng một k ế hoạch xử lý nợ  xấu chính xác dựa

    trên các thông tin có sẵn, nhằm giảm thiểu được các chi phí phát sinh. Trên cơ sở  thông tin

    về nợ  xấu thống nhất, minh bạch, VAMC mớ i có thể đưa ra chiến lượ c và các phương án

    thích hợp để mua bán và xử lý nợ  xấu. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng bở i thị trườ ng

    thông tin về nợ  xấu hiện nay còn chưa đồng nhất và thiếu tính minh bạch. Cụ thể:

    Một là, các con số nợ  xấu khác nhau và có sự chênh lệch giữa các TCTD và cơ quan

    thanh tra, giám sát ngân hàng.

    Hai là, do quan hệ sở  hữu chéo và những lợ i ích kinh tế gắn k ết giữa ngân hàng và các

    doanh nghiệp liên quan đến các chủ sở  hữu, nên có thể xuất hiện trườ ng hợ  p các NHTM

    không muốn chuyển giao nhóm đối tượng khách hàng đặc biệt này cho VAMC.

    Thứ  tƣ, cơ chế xử  lý tài sản đảm bảo chƣa hiệu quả 

    Cùng vớ i những khó khăn trong việc tìm khách hàng mua nợ , xử  lý đầu ra cho các

    khoản nợ  xấu đã mua, VAMC còn gặp khó khăn cả trong quá trình thu hồi và phát mãi tài

    sản khiến cho quá trình xử lý nợ  xấu mất nhiều thờ i gian. Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế 

    xử  lý tài sản đảm bảo chưa hiệu quả. Cụ thể: (i) VAMC đượ c phép tổ chức bán đấu giá đối

    vớ i tài sản đảm bảo các khoản nợ  xấu không có thỏa thuận vớ i TCTD và chủ nợ   tr ị  giá

    dướ i 10 tỷ đồng và tài sản bảo đảm không thuê đượ c tổ chức đấu giá chuyên nghiệ p thực

    hiện. Tuy nhiên, do chưa có quy định về tiêu chí, cách thức lựa chọn nơi tổ chức đấu giá tài

    sản nên mỗi nơi thực hiện khác nhau; (ii) Chưa có quy định rõ ràng về cách thức UBND và

    cơ quan công an thực thi vai trò hỗ tr ợ  cho bên xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản

     bảo đảm như thế  nào. Do vậy, việc thi hành Nghị  định số  11/2012/NĐ -CP ngày

    22/02/2012 về  sửa đổi, bổ  sung một số  điều của Nghị  định số  163/2006/NĐ-CP ngày29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm chưa thực sự phát huy hết hiệu quả như

    mong muốn, khiến cho công tác thu hồi nợ  gặ p nhiều khó khăn.; (iii) Quy trình giải quyết

    tài sản đảm bảo hiện nay có liên quan đến r ất nhiều đối tác, gây khó khăn cho việc giải

    quyết dứt điểm khoản nợ  xấu. Bất cậ p này dẫn đến việc VAMC dù đã mua đượ c các khoản

    nợ, nhưng cũng không thể phối hợ  p với các TCTD để phát mãi các tài sản đảm bảo. Khi

    VAMC và các TCTD không xử lý thu hồi đượ c nợ , các khoản nợ  này sẽ chuyển thành nợ  

    quá hạn và nợ  xấu, đẩy tỷ lệ nợ  xấu tăng lên. 

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    27/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    27

    PHẦN III –  GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG CHO VAMC

    1.  ĐỊNH HƢỚ NG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020: 

     Định hướ ng phát triển ngành ngân hàng được xác định d ựa trên cơ sở : nhữ ng xu

    hướ ng phát tr i ể n t ấ t y ế u c ủa h ệ th ố ng ngân hàng; nh ữ ng mong mu ốn đạt đượ c; và khả năng có thể  đạt đượ c.

    Việt Nam đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh,

    caạnh tranh và năng động, hỗ tr ợ  và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.

    Đồng thờ i, phải hướ ng tớ i một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt vớ i những

    thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa.

    Hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an toàn, đó là hệ thống có thể chịu đượ c

    những cú sốc đột ngột bất lợ i về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền

    kinh tế. Có một hệ thống ổn định, thì phải có các định chế tài chính hoạt động vững mạnh,

    hiệu quả và có hiệu lực, có các qui định quản lý thận tr ọng, có hệ thống thanh tra giám sát

    mạnh mẽ và cơ sở  hạ tầng tài chính đáng tin cậy.

    Định chế tài chính vững mạnh, đó phải là một định chế tài chính có năng lực quản lý

    r ủi ro, k ỹ năng tín dụng cũng như quản tr ị doanh nghiệ p vững mạnh. Quản tr ị doanh nghiệ p

    sẽ  được tăng cườ ng thông qua việc cải thiện trong chất lượ ng và tính chịu trách nhiệm

    trong quản lý của ban giám đốc điều hành.

    Khu vực ngân hàng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng, phát triển theo chiều

    sâu, nâng cao vị  thế, vai trò và tầm ảnh hưở ng của khu vực ngân hàng trong nền kinh tế 

    quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giớ i nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu

    đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và diịch vụ tài chính.

    Báo cáo Lộ trình phát triển khu vực Ngân hàng giai đoạn 2011-2020 “Một hệ thống các

    TCTD vững mạnh, năng động và một cơ sở  hạ tầng tài chính hỗ tr ợ  đủ năng lực đáp ứng

    các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhậ p

    sâu hơn vớ i khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm vớ i các quốc gia dẫn đầu nhóm nướ c có

    thu nhậ p trung bình trong khu vực ASEAN”.

    Mục tiêu

    Từ nay đến 2020, hệ  thống ngân hàng Việt Nam tiế p tục tạo ra những bước đột phá

    mớ i, xây dựng một hệ  thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững vớ i qui mô ở  mức

    trung bình thế giớ i và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trườ ng tài chính.

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    28/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    28

     –   Ngân hàng Nhà nướ c tậ p trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung

    ương vớ i tầm nhìn, triển vọng vì lợ i ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm

    tin của dân chúng đối vớ i những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nướ c; thực thi

    CSTT hiệu quả, chủ động vớ i các công cụ CSTT (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị  trườ ng;

    từng bướ c tiến tớ i tự do hóa thị trườ ng tài chính; nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở  

    một cấp độ mớ i;

     –  Các tổ  chức tín dụng, nhất là các NHTM trong nướ c, có những đổi mớ i mạnh mẽ 

    trong mô hình tổ chức, mở  r ộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng

     bướ c thành lậ p một số tập đoàn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng

    lực quản tr ị kinh doanh, quản tr ị r ủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín

    dụng mớ i, tạo điều kiện thuận lợ i cho các doanh nghiệ p, nhất là các doanh nghiệ p vừa và

    nhỏ tiế p cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp

    ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa

    nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa điều chỉnh đượ c cấu trúc của thị 

    trườ ng tài chính.

    2.  GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAMC:

    Một là,tập trung phát triểnthị  trƣờ ng mua bán nợ   chƣa phát triển và gia tăng

    cạnh tranh. Để phát triển thị trườ ng mua bán nợ , cần chú tr ọng các giải pháp sau: (i) Một

    là, nâng cao năng lực của các công ty mua bán nợ  trong nước, trong đó, chú trọng thúc đẩy

     phạm vi hoạt động của các AMC, khuyến khích các AMC tham gia mua bán các khoản nợ  

    của các ngân hàng khác, ngoài việc xử lý nợ  của ngân hàng mẹ, để giảm bớ t gánh nặng

    cho VAMC; (ii) Hai là, phát triển thị trườ ng mua bán nợ  thứ cấ p vớ i sự tham gia của các

    nhà đầu tư trong và ngoài nướ c nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ  xấu đã mua, cũng như tạo

    lối ra cho thị trườ ng nợ  sơ cấ p vớ i VAMC. Giải pháp này cũng giúp các TCTD thấy đượ c

    triển vọng trong xử lý đầu ra các khoản nợ  đã bán cho VAMC và giảm đượ c áp lực phải

    nhận lại khoản nợ  xấu sau 5 năm bán, do đó, giúp đẩy nhanh tiến độ bán nợ  của các TCTDđối vớ i VAMC; (iii) Ba là, xây dựng quy trình, phương pháp định giá nợ , tài sản, cho phép

    VAMC định giá nợ  xấu theo giá thị trường nhưng sẽ thương lượ ng phần lãi hoặc lỗ vớ i các

    TCTD, đồng thời quy định các công ty tư vấn định giá tài sản hay các công ty kiểm toán

    tham gia định giá phải là các công ty hoạt động độc lậ p.

    Hai là, xây dự ng cơ chế phối hợ p hiệu quả giữ a VAMC và các TCTD trong quá

    trình xử  lý nợ . Để xử lý được vướ ng mắc ở  cả đầu ra và đầu vào trong hoạt động mua bán

    nợ  xấu của VAMC, cần xây dựng một cơ chế phối hợ  p hiệu quả và chủ động giữa VAMCvà các TCTD vớ i các giải pháp sau: (i) Với tư cách là chủ nợ  mớ i của các khoản nợ  xấu đã

  • 8/16/2019 NHOM 4- GIAI QUYET NO XAU TAI VAMC.pdf

    29/31

    GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh  Nhóm 4 –  K24 –  Lớ  p T ố i 2, 3, 6

    29

    mua, VAMC cần tăng cườ ng trách nhiệm xử  lý và phối hợp cùng các TCTD để  nhanh

    chóng thu hồi nợ , chứ không chỉ thực hiện chức năng quản lý danh mục và hồ sơ nợ  xấu

    như hiện nay; (ii) Hoàn thiện cơ sở   pháp lý để VAMC có thể tr ực tiế p xử lý tài sản, xử lý

    nợ  xấu như các TCTD, vì thực chất, sau khi mua nợ , vớ i vai trò là chủ nợ  mớ i, VAMC nên

    đượ c toàn quyền xử lý nợ  thông qua các biện pháp: Phát mại tài sản, khở i kiện, tái cơ cấu

    nợ… thay vì chỉ  quản lý các khoản nợ   dựa theo báo cáo từ  các NHTM như hiện nay;

    “Không có thị trườ ng nợ  và một khung pháp lý đầy đủ để bán nợ  cho các nhà đầu tư, đặc

     biệt là đầu tư nướ c ngoài, VAMC hiện mớ i chỉ có thể bán các tài sản đảm bảo của những

    khoản nợ  xấu này.” (iii) Xét về dài hạn, VAMC nên hoạt động như một công ty mua bán

    nợ  chuyên nghiệp để tạo tính cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động mua

     bán nợ  xấu.

    Ba là, minh bạch hóa thị trƣờ ng thông tin nợ  xấu. Để giải quyết đượ c những bất cậ p

    trên, cần giải quyết các vấn đề sau: (i) Tăng cườ ng sự hợ  p tác chặt chẽ giữa VAMC vớ i các

    TCTD và nhà đầu tư để giải quyết vấn đề minh bạch thông tin của bên vay nợ. Đồng thờ i,

    VAMC có thể yêu cầu giảm giá mua nợ  xấu trong trườ ng hợ  p TCTD từ chối tạo điều kiện

    cung cấ p các thông tin về bên vay nợ; (ii) Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ  thống các

    TCTD, nâng cao tính minh bạch và xử lý vấn đề sở  hữu chéo. Kinh nghiệm các nướ c cho

    thấy, để minh bạch thị  trườ ng nợ  xấu, nên đẩy nhanh quá trình quốc hữu hóa, theo đó,

     NHNN có thể tham gia mua cổ phần của những ngân hàng yếu kém, nhằm minh bạch quá

    trình thoái vốn của các chủ sở  hữu của ngân hàng. Đây cũng là hình thức chứng khoán hóa

    nợ  xấu đã đượ c thực hiện ở  nhiều nướ c phát triển (Hoa K ỳ, Hàn Quốc)

    Bốn là, xây dự ng cơ chế xử  lý tài sản đảm bảo hiệu quả. Các khó khăn vướ ng mắc

    trong xử lý nợ , tài sản đảm bảo như trên có thể đượ c giải quyết vớ i các giải pháp sau: (i)

    Xem xét để  trao cho VAMC các quyền hạn đặc biệt trong việc xử  lý các khoản nợ   xấu

    chuyển giao để cắt giảm các thủ tục pháp lý; (ii) Căn cứ theo khả năng hồi phục của các

    doanh nghiệ p phân loại nợ  thành 2 nhóm. Theo đó, vớ i những doanh nghiệ p có khả năng phục hồi nhưng thiếu hụt tài chính, VAMC nên kêu gọi vốn đầu tư và thực hiện tái cấu

    trúc. Vớ i những doanh nghiệ p không có khả năng phục hồi, VAMC nên tìm cách xử  lý

     bằng cách phát mại, hóa giá tài sản...; (iii) Có quy định cụ  thể về  trách nhiệm cũng như

    cách thức thực hiện vai trò “giữ gìn an ninh, tr ật tự, bảo đảm cho ngườ i xử lý tài sản thực

    hiện quyền thu giữ  tài sản bảo đảm” của UBND và cơ quan công an theo Nghị định số 

    11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ nhằm hỗ tr ợ  cho VAMC trong công tác

    thu hồi tài sản đảm bảo; (iv) Phát hành trái phiếu căn cứ theo mức độ r ủi ro của khoản nợ  cũng như giá trị  thực của tài sản đảm bảo. Theo đó, có thể chia trái phiếu thành 3 hạng

  • 8/16/20