33
1 PHẦN I: ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH HẬU GIANG I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Tỉnh Hậu Giang ở vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, nằm trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu (tỉnh An Giang và TP Cần Thơ) với vùng ven biển Đông (tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu); nằm giữa sông Hậu (chịu ảnh hưởng triều biển Đông) và hệ thống sông Cái Lớn (chịu ảnh hưởng triều biển Tây). Trung tâm tỉnh lỵ cách TP Cần Thơ 60 km và cách TP Hồ Chí Minh 240 km. Phía Bắc của tỉnh giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng và phía Đông Bắc giáp sông Hậu. Tọa độ địa lý giới hạn từ 105 0 19'39" đến 105 0 53'49" kinh độ Đông; t9 0 34'59" đến 9 0 59'39" vĩ độ Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 160.245 ha, bằng 3,95% diện tích vùng ĐBSCL, dân số trung bình năm 2012 là 773.556 người, mật độ dân số trung bình đạt 483 người/km 2 , trong đó dân số khu vực nông thôn 589.864 người, chiếm 76,25%. Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2012 là 432.185 người, trong đó lao động nông nghiệp 249.155 người, chiếm 66,1%. Với vị trí địa lý trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực trung chuyển giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và các huyện phía Nam tỉnh Kiên Giang, với đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ, thông qua nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng như: Quốc lộ 1A, Nam Sông Hậu, QL 61, 61B, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Sông Hậu, kênh Xà No…, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và giao lưu phát triển kinh tế với vùng Tây Sông Hậu, bán đảo Cà Mau và cả vùng ĐBSCL. Tiềm năng kinh tế của Hậu Giang khá phong phú và đa dạng, nông nghiệp hiện đang là thế mạnh hàng đầu và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, tham gia đồng thời với cả nước về an ninh lương thực, tích lũy và xuất khẩu. Ngoài lúa tỉnh còn có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực khác như: mía, trái cây, thủy sản. Hiện nay, tỉnh đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là mạng lưới giao thông thủy bộ, điện, thủy lợi, các công trình văn hóa xã hội, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp - dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, Hậu Giang là một tỉnh mới được chia tách, nguồn vốn đầu tư hạn chế, hạ tầng kỹ thuật thiếu đã ảnh hướng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - hội của tỉnh, đặc biệt là vốn đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn, đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc xây dựng, phát triển tỉnh Hậu Giang trong thập niên tới.

phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

  • Upload
    lammien

  • View
    224

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

1

PHẦN I:

ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH HẬU GIANG

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Tỉnh Hậu Giang ở vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, nằm trung

gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu (tỉnh An Giang và TP Cần Thơ) với

vùng ven biển Đông (tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu); nằm giữa sông Hậu (chịu ảnh

hưởng triều biển Đông) và hệ thống sông Cái Lớn (chịu ảnh hưởng triều biển Tây).

Trung tâm tỉnh lỵ cách TP Cần Thơ 60 km và cách TP Hồ Chí Minh 240 km.

Phía Bắc của tỉnh giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía

Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng và phía Đông Bắc giáp

sông Hậu. Tọa độ địa lý giới hạn từ 105019'39" đến 105

053'49" kinh độ Đông; từ

9034'59" đến 9

059'39" vĩ độ Bắc.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 160.245 ha, bằng 3,95% diện tích vùng

ĐBSCL, dân số trung bình năm 2012 là 773.556 người, mật độ dân số trung bình đạt

483 người/km2, trong đó dân số khu vực nông thôn 589.864 người, chiếm 76,25%.

Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2012 là 432.185 người, trong

đó lao động nông nghiệp 249.155 người, chiếm 66,1%.

Với vị trí địa lý trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, tỉnh Hậu Giang

nằm trong khu vực trung chuyển giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và các

huyện phía Nam tỉnh Kiên Giang, với đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu

Long là thành phố Cần Thơ, thông qua nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng như:

Quốc lộ 1A, Nam Sông Hậu, QL 61, 61B, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh, Quản Lộ -

Phụng Hiệp, Sông Hậu, kênh Xà No…, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh và giao lưu phát triển kinh tế với vùng Tây Sông Hậu, bán đảo Cà

Mau và cả vùng ĐBSCL.

Tiềm năng kinh tế của Hậu Giang khá phong phú và đa dạng, nông nghiệp hiện

đang là thế mạnh hàng đầu và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, tham gia

đồng thời với cả nước về an ninh lương thực, tích lũy và xuất khẩu. Ngoài lúa tỉnh còn

có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực khác như: mía, trái cây, thủy sản. Hiện nay, tỉnh

đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là mạng lưới giao

thông thủy bộ, điện, thủy lợi, các công trình văn hóa xã hội, nhằm tạo điều kiện thúc

đẩy phát triển công nghiệp - dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Hậu Giang là một tỉnh mới được chia tách, nguồn vốn đầu tư hạn

chế, hạ tầng kỹ thuật thiếu đã ảnh hướng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh, đặc biệt là vốn đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn, đòi hỏi những nỗ

lực rất lớn của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc xây dựng, phát triển

tỉnh Hậu Giang trong thập niên tới.

Page 2: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

2

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo

- Về nguồn gốc địa chất: Hậu Giang nằm trong khu vực được hình thành chủ

yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long trên nền đá cổ

khoảng 6.000 năm trở lại đây. Các vật liệu bồi tích là sét, cát, bột mịn cùng các di tích

thực vật, mảnh vỏ sò,…

- Về địa mạo và địa hình: Theo kết quả của Chương trình Quốc gia Điều tra

tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng đồng lũ

nửa mở, bao gồm 2 dạng địa mạo:

+ Đê tự nhiên ven sông Hậu hình thành dãi đất hẹp có địa hình cao và các cù

lao dọc theo sông Hậu.

+ Đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% diện tích, có địa hình bằng phẳng, độ dốc

< 30 thấp dần theo hướng xa sông Hậu với một số vùng trũng cục bộ (Lung Ngọc

Hoàng); cao trình phổ biến từ 0,2-1,0 m so với mặt nước biển, chiếm 90% diện tích

toàn tỉnh. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và Đông sang Tây. Chia làm 3 vùng:

- Vùng đất cao nằm ven sông Hậu, cao trình biến đổi 1,0-1,5m, thấp dần về phía

nội đồng. Ở ven đường QL1A có cao trình dưới 0,8m và thấp dần đến vùng giữa

huyện Phụng Hiệp, với cao trình còn 0,5m.

- Vùng đất thấp nằm trong giới hạn từ Nam kênh Xà No-Quốc lộ 1A tới kênh

Quản lộ-Phụng Hiệp, giáp với tỉnh Sóc Trăng, với cao trình phổ biển từ 0,2-0,5m.

- Vùng giữa: địa hình xen kẽ cao thấp, cao trình không hoàn toàn giảm dần theo

hướng Bắc Nam.

Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, dạng lòng chảo vùng ven sông rạch.

Địa hình ven sông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều tưới tiêu tự chảy vào các

tháng mùa khô, phù hợp cho việc triển khai sản xuất nông ngư nghiệp. Đối với vùng

xa sông việc tưới tiêu có khó khăn hơn.

2.2. Điều kiện khí hậu

Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của các tỉnh miền Tây

Nam Bộ. Trong năm có hai mùa mưa, nắng rõ rệt, không có mùa đông, ít xảy ra bão.

Nhiệt độ trung bình hằng năm khá cao 27,10C và tương đối ổn định trong năm;

tháng I và II có nhiệt độ thấp nhất trong năm cũng bình quân từ 25,00C - 26,0

0C. Sự

biến động của nhiệt độ có chiều hướng tăng lên nhưng không nhiều (năm 2001 là

26,90C, năm 2010 là 27,6

0C). Khoảng chênh lệch nhiệt độ lớn nhất giữa các tháng

trung bình là 30C, còn chênh lệnh nhiệt độ ngày và đêm từ 8-14

0C. Các trị số nêu trên

là khoảng nhiệt tối ưu mà nhiều loại cây trồng đạt hiệu suất quang hợp lớn nhất, nên

rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.

+ Ánh sáng là nguồn năng lượng đặc biệt quan trọng cho cây quang hợp và các

hoạt động sản xuất khác. Số giờ nắng đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô, số

giờ nắng trung bình các tháng không thay đổi nhiều so với các năm trước. Trung bình

cao nhất vào tháng 2 khoảng 251,5 giờ, thấp nhất vào tháng 7 khoảng 127,9 giờ.

Page 3: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

3

+ Mưa là yếu tố khí hậu chi phối và có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất

nông nghiệp. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 đến cuối tháng 11 hàng năm, chiếm từ 95%

lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, lượng mưa bình

quân hàng năm có xu hướng giảm từ 1.625 mm năm 2001 xuống còn 1.226,9 mm năm

2012. Tuy nhiên, trong mùa mưa lượng mưa tập trung lớn kết hợp nước lũ sông Mê

Công tràn về (tháng 8 và tháng 10) không kịp thoát nước nên gây ra ngập úng trên

phạm vi lớn. Trong những năm trước đây lũ lụt nặng ở khu vực đầu nguồn thuộc Cần

Thơ (huyện Vĩnh Thạnh, quận Thốt Nốt, Ô Môn) đã ảnh hưởng đến các huyện cuối

nguồn của Hậu Giang (huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và Châu Thành A) gây thiệt

hại đến sản xuất nông nghiệp, các công trình xây dựng và đời sống nhân dân.

Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm 81,3%, cao nhất 84%,

thấp nhất 77,0%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn. Lượng bốc hơi bình

quân 1.200 mm/năm, bằng 25-30% lượng mưa, các tháng mùa khô lượng bốc hơi trên

50 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11 dương lịch.

Tốc độ gió trung bình trong năm 3,5m/s, với 3 hướng gió thịnh hành, bao gồm:

từ tháng 11 – 12: gió Đông - Bắc gây khô và mát; từ tháng 2 – 6: gió Đông - Nam gây

khô và nóng, nhiệt độ không khí tăng, độ ẩm giảm; từ tháng 6 – 11: gió Tây - Nam

thổi từ biển vào mang nhiều hơi nước nên mưa nhiều trong thời gian này.

Từ những đặc điểm khí hậu, thời tiết như trên nhìn chung là rất thuận lợi cho

phát triển nền nông nghiệp đa canh và thâm canh có hiệu quả khi được đầu tư đồng bộ

hệ thống thủy lợi cho tưới tiêu và nâng cao năng lực sản xuất (cơ giới hóa, kỹ thuật,

vốn...), nhưng cũng có khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là tính mùa vụ cao, cần chú

ý đến yếu tố chọn tạo giống mới, chuyển đổi cơ cấu, kỹ thuật canh tác để thu hoạch

trái vụ, cung cấp nguyên liệu liên tục cho chế biến. Ngoài ra, yếu tố độ ẩm cao, lượng

mưa tập trung trong mùa mưa đòi hỏi phải đầu tư trang bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy,

tồn trữ và bảo quản nông sản.

2.3. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn

2.3.1. Nguồn nước

- Nước mặt: Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 4 hệ thống sông lớn gồm: sông

Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài 8km), sông Cái Lớn (đoạn qua tỉnh dài 57km), sông Cái

Tư (đoạn qua tỉnh dài 15km) và sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh dài 16km), cùng với

hệ thống kênh rạch khá dày, trong đó có 20 tuyến kênh rạch chính vừa làm nhiệm vụ

cấp nước, vừa làm nhiệm vụ tiêu cho tỉnh. Tuy nhiên, nguồn cấp nước chính vẫn là từ

sông Hậu (là nhánh sông Mê Công chảy qua Hậu Giang đổ ra biển qua cửa Định An

và Trần Đề) và nguồn nước này quyết định cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản của tỉnh.

- Về lưu lượng nước: Sông Hậu có lưu lượng trung bình hàng năm là 2.440m3/s,

lưu lượng dòng chảy lớn nhất là 18.000m3/s (tháng X) và lưu lượng dòng chảy nhỏ

nhất là 800m3/s (tháng V). Lưu lượng dòng chảy sông Hậu không đều trong năm, mùa

lũ lưu lượng dòng chảy chiếm 70 - 85% lượng dòng chảy cả năm. Trong đó, các tháng

IX, X và XI có lưu lượng dòng chảy lớn nhất chiếm tới khoảng 50% tổng lưu lượng.

Do địa hình thấp và bằng phẳng, nên khả năng thoát nước chậm. Các tháng mùa mưa

biên độ triều ở mức 0,5m, mùa khô biên độ lên đến 2,16m. Chất lượng nước sông Hậu

Page 4: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

4

nhìn chung còn khá sạch và khá giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu về nước

tưới cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đây là nguồn nước có ý nghĩa rất

quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

- Nước ngầm: Theo tài liệu của Liên đoàn 8 địa chất thủy văn và Xí nghiệp khai

thác nước ngầm số 5, hồ sơ bản đồ địa chất thủy văn 1:500.000 (năm 1977-1983),

1:200.000 (1984-1997) và 1:100.000 (2000) cho thấy nước ngầm ở tỉnh Hậu Giang có

4 tầng: Holoxen, Pleistoxen, Plioxen và Mioxen; trữ lượng khoảng 1.375.190m3, trong

đó nước ngầm tầng Pleistoxen có trữ lượng cao nhất.

Chất lượng nước ngầm nhìn chung đáp ứng được tiêu chuẩn nước vệ sinh, nằm

ở độ sâu vừa phải (70 - 130 m), phù hợp với khả năng khai thác hiện nay; tầng Plioxen

có chất lượng không tốt nằm ở độ sâu trên 300 m và tầng Mioxen chứa nước khoáng

nằm ở độ sâu 400 - 500 m. Các tầng nước này có tiềm năng lớn, có thể khai thác sử

dụng trong tương lai.

Bảng 01: Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Tầng Trữ lượng

tĩnh

Trữ lượng

đàn hồi

Trữ lượng

động

Tổng cộng

(m3)

1. Holoxen - - 23.850 23.850

2. Pleistoxen 681.440 28.640 6.360 716.440

3. Plioxen 349.580 10.800 920 361.300

4. Mioxen 238.500 31.400 3.700 273.600

Tổng 1.259.520 70.840 34.830 1.375.190

*Nguồn: Xí nghiệp khai thác nước ngầm số 5- Liên đoàn địa chất thủy văn 8

2.3.2 Chế độ thủy văn

Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sông rạch chằng chịt, nối liền nhau với tổng chiều

dài khoảng 2.300 km và được chi phối bởi hai nguồn chính: sông Hậu (triều biển

Đông) và sông Cái Lớn (triều biển Tây). Các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn

tỉnh; các kênh rạch chính gồm: Xà No, Nàng Mau, Lái Hiếu, Cái Côn - Quản Lộ -

Phụng Hiệp, Kinh Xáng,… Đặc điểm nổi bật của chế độ thủy văn trên địa bàn tỉnh

Hậu Giang là tình trạng ngập úng vào mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô

a) Chế độ thủy triều và tình trạng xâm nhập mặn

* Chế độ thủy triều: Toàn bộ diện tích của tỉnh chịu ảnh hưởng của hai chế độ

thuỷ triều:

- Chế độ bán nhật triều biển Đông thông qua sông Hậu có biên độ lớn nhưng

không đều, mỗi tháng có 2 kỳ triều cường vào các ngày 17 và 30 âm lịch, kéo dài 2-3

ngày; và 2 kỳ triều kém vào các ngày 7 và 23 âm lịch, kéo dài 2-3 ngày. Biên độ triều

cường lớn (3 – 3,5 m), nhưng mực nước đỉnh triều dao động khá nhỏ (0,8 – 1 m) và

mực nước chân triều lại dao động rất lớn (1,6 – 3 m). Triều biển Đông truyền rất sâu

vào sông Hậu và lan truyền vào các kênh rạch nội đồng ngay cả các tháng trong mùa

mưa lũ, rất có lợi cho việc dẫn nước tưới trong mùa khô nhưng bất lợi cho việc tiêu lũ,

đặc biệt là khi lũ lớn kết thúc muộn gặp thời kỳ triều cường trong năm.

- Chế độ nhật triều biển Tây thông qua hệ thống sông Cái Lớn có biên độ triều

thấp, không rõ rệt (0,8 – 1,0 m), mực nước đỉnh triều dao động nhiều (0,6 – 0,8m). Do

Page 5: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

5

chế độ nhật triều và biên độ nhỏ, nên nước mặn biển Tây không có khả năng xâm nhập

sâu vào nội đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Bảng 02: Diễn biến triều qua các tháng trong năm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đỉnh triều 130 110 119 112 107 104 121 132 150 161 158 144

Chân triều -11 -18 -46 -60 -62 -57 -32 4 40 57 54 20

Biên độ 141 128 165 172 169 161 153 128 110 104 104 124 *Nguồn: Khí tượng thủy văn Hậu Giang

Phần lớn diện tích tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều

không đều của biển Đông thông qua sông Hậu, chỉ một phần diện tích của huyện Long

Mỹ và TP. Vị Thanh chịu sự ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây thông qua sông

Cái Lớn và một phần của huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh chịu ảnh

hưởng của 2 chế độ triều, trong đó:

- Phần chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều có biên độ lớn (3-3,5m), đỉnh

triều cao hơn so với độ cao mặt ruộng 60-150 cm, diễn ra 2 lần trong 24 giờ, cường độ

truyền triều mạnh, có thể lợi dụng tưới tiêu tự chảy trên quy mô diện tích đáng kể (dài

khoảng 80 km và sâu 5-10 km) dọc sông Hậu, một số vùng thuộc các huyện Phụng

Hiệp, Châu Thành và Châu Thành A có thể tưới tiêu tự chảy hoàn toàn.

- Phần chịu ảnh hưởng triều biển Tây, tuy chỉ cách biển 40 km, song do biên độ

triều thấp 35-50 cm, đỉnh triều 70-90 cm, không thể lợi dụng triều để tưới tiêu tự chảy.

- Phần chịu ảnh hưởng của 2 chế độ triều đã hình thành các khu vực giáp nước

ở khu vực của huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp và TP. Vị Thanh, nơi có nhiều đất phèn

nên việc rửa mặn, phèn khó khăn.

* Tình trạng xâm nhập mặn: mặn của biển Tây theo sông Cái Lớn vào địa phận

tỉnh chỉ xảy ra ở một phần diện tích phía nam huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.

Trước đây, do điều kiện cống, đập và đê ngăn mặn chưa hoàn chỉnh nên tình trạng

xâm nhập mặn kéo dài trong các tháng mùa khô. Trong những năm gần đây, do hệ

thống ngăn mặn được tăng cường và cơ bản đã hoàn chỉnh (đặc biệt là hệ thống đê bao

Vị Thanh - Long Mỹ), nên tình trạng xâm nhập mặn giảm đáng kể, chỉ xảy ra vào các

năm khô hạn kéo dài và các đợt triều cường. Thời gian xâm nhập hàng năm ngắn chỉ

khoảng 1-2 tháng với nồng độ mặn dưới 0,4‰, có thể tận dụng nguồn nước mặn này

để phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc có thể khắc phục triệt để khi có các dự án xây

dựng hệ thống công trình ngăn mặn của hệ thống sông Cái Lớn.

Bảng 03: Tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, năm 2010

STT Vị trí đo Độ mặn cao nhất (

0/00)

II III IV V

1 Cống Hóc Pó (xã Lương Nghĩa, Long Mỹ) 2,7 3,5 4,9 4,5

2 Phà Ngang Dừa (xã Lương Tâm, Long Mỹ) 0,1 0,8 1,1 1,5

3 Cống Cái Rắn (xã Xà Phiên, Long Mỹ) 0,1 0,6 0,2 0,2

4 Cống Cái Đĩa (Trung tâm Giống Mía, Long Mỹ) 0,4 1,2 0,6 0,6

5 Vàm Cái Dứa (xã Vĩnh viễn, Long Mỹ) 0,1 0,4 0,4 0,4

6 Đầu kênh Mười Ba, sông Nước Trong (Vĩnh Viễn, Long Mỹ) 0,1 0,2 0,2 0,2

7 Đầu kênh Sóc Miên chống Mỹ (kênh Hậu Giang 3, Long Mỹ) 0,1 0,1 0,2 0,2

Page 6: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

6

STT Vị trí đo Độ mặn cao nhất (

0/00)

II III IV V

8 Phà Ngã Ba Nước Trong (xã Hoả Tiến, Tp Vị Thanh) 1,9 3,5 4,2 4,2

9 Cống Kênh Lầu (xã Hoả Tiến, Tp.Vị Thanh) 2,2 3,5 4,2 4,2

10 Đầu Kênh Năm (xã Hoả Tiến, Tp.Vị Thanh) 0,3 2,3 2,3 2,3

11 Cầu Phà Khu căn cứ Tỉnh Uỷ (Hoả Tiến, Tp.Vị Thanh) 0,8 2,1 2,2 2,2

12 Cầu Cái Tư (xã Tân Tiến, Tp.Vị Thanh) 0,1 0,1 0,2 0,2

13 Chợ Phường 7 (Tp.Vị Thanh) 0,1 0,1 0,1 0,1

14 Cầu 30/4 (Tp.Vị Thanh) 0,1 0,1 0,1 0,1

15 Cầu Ba Liên (xã Vị Đông, Vị Thủy) 0,1 0,1 0,1 0,1

16 Vàm Xẻo Xu (xã Vĩnh Thuận Tây) 0,1 0,1 0,1 0,1

17 Ngã Ba Vịnh Chèo (xã Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy) 0,1 0,1 0,1 0,1

*Nguồn: Chi cục Thuỷ Lợi - Sở NN&PTNT Hậu Giang, năm 2011.

b) Tình trạng ngập lũ nội đồng

So với các tỉnh khác ở ĐBSCL, lũ ở Hậu Giang thường đến muộn và cường

suất nhỏ. Tuy nhiên, do tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai

chế độ thủy triều là triều biển Đông qua sông Hậu và triều biển Tây qua sông Cái Lớn,

nên khả năng tiêu thoát lũ chậm, đặc biệt là phần diện tích phía Nam huyện Châu

Thành A và hầu hết diện tích của các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ và thành phố Vị

Thanh.

* Độ sâu ngập: với cao trình bình quân từ 0,6 m đến 0,8 m, cao nhất 1,2 m đến

1,5 m (ven sông Hậu), thấp nhất là 0,0 m đến 0,2 m (khu bảo tồn thiên nhiên Lung

Ngọc Hoàng), tình trạng ngập lũ ở Hậu Giang có thể chia thành 3 tiểu vùng như sau:

- Ngập dưới 30 cm: diện tích khoảng 89.860 ha, gồm: TP. Vị Thanh, huyện

Châu Thành và Châu Thành A (ven sông Hậu), khu đồng gò Phụng Hiệp, phần lớn đất

ở huyện Long Mỹ và toàn bộ diện tích đã lên líp. Cơ cấu cây trồng chủ yếu là lúa, lúa-

thủy sản, lúa- màu.

- Ngập từ 30 - 60 cm: diện tích khoảng 18.070 ha, tập trung ở các xã Tân Bình,

Thạnh Hòa (huyện Phụng Hiệp), Vị Trung và Vĩnh Trung (huyện Vị Thủy). Cơ cấu

cây trồng chủ yếu lúa 2- 3 vụ, lúa- thủy sản.

- Ngập từ 60 - 100 cm: diện tích khoảng 52.180 ha, gồm: phần lớn ở huyện

Phụng Hiệp, một phần các xã Trường Long, Trường Long Tây (huyện Châu Thành A),

các loại cây trồng chính là lúa- thủy sản, chuyên NTTS.

* Thời gian ngập: thường kéo dài 2 - 4 tháng, bắt đầu vào khoảng 15- 30/7 và

kết thúc vào khoảng 15- 30/11 tùy từng khu vực, lũ đạt mức cao nhất vào tháng 10 và

11, thời gian này thường trùng với thời kỳ mưa lớn tại địa phương. Lũ, mưa lớn tại chỗ

và triều cường cùng xảy ra đồng thời thì mực nước tăng cao, gây ngập một vùng rộng

lớn, thời gian ngập kéo dài, trong đó huyện Châu Thành và Châu Thành A ngập sớm

và rút sớm so với các huyện còn lại. Thời gian ngập rất quan trọng vì nó quyết định

việc bố trí mùa vụ và độ an toàn của các mô hình sản xuất. Trên thực tế, vùng ngập

trên 4 tháng chỉ có thể làm được 2 vụ/năm, vùng ngập 2 tháng có hệ thống bờ bao

chống lũ, tiêu mặn khép kín sẽ luân canh 3 vụ lúa, lúa- màu/năm.

Ngoài những thiệt hại gây ra cho sản xuất và đời sống, lũ cũng có mặt lợi là góp

phần bồi đắp thêm phù sa, rửa phèn, mặn và dư lượng của các loại thuốc bảo vệ thực

Page 7: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

7

vật, nhưng do Hậu Giang là tỉnh nằm ở cuối nguồn nên lượng phù sa từ sông Hậu vào

đồng ruộng không lớn.

2.4. Tài nguyên đất đai

2.4.1. Quy mô diện tích các loại đất

Bảng 04: Các loại đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Tên đất Ký hiệu Diện tích Tỉ lệ

tên đất (ha) (%)

I. ĐẤT MẶN 6.682 4,17

1. Đất mặn ít Mi 6.682 4,17

II. ĐẤT PHÈN 67.763 42,29

II.1 Đất phèn tiềm tàng 7.520 4,69

2. Đất phèn tiềm tàng nông, mặn Sp1Mi 5.021 3,13

3. Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn Sp2Mi 1.216 0,76

4. Đất phèn tiềm tàng nông Sp1 1.284 0,80

II.2 Đất phèn hoạt động 60.243 37,59

5. Đất phèn hoạt động nông, mặn Sj1Mi 4.430 2,76

6. Đất phèn hoạt động sâu, mặn Sj2Mi 8.664 5,41

7. Đất phèn hoạt động nông Sj1 5.917 3,69

8. Đất phèn hoạt động sâu Sj2 41.233 25,73

III. ĐẤT PHÙ SA 66.049 41,22

9. Đất phù sa gley Pg 62.465 38,98

10. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 3.584 2,24

IV. ĐẤT NHÂN TÁC 13.752 8,58

11. Đất nhân tác Vp 13.752 8,58

V. Sông rạch 5.999 3,74

TỔNG CỘNG 160.245 100 *Nguồn: Phân viện Quy hoạch và TKNN, 2012

Trên cơ sở kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất tỉnh Cần Thơ cũ (gồm

thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang hiện nay) do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế

Nông nghiệp miền Nam (Bộ Nông Nghiệp và PTNT) thực hiện năm 2003, tiến hành

điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất tỉnh Hậu Giang tỷ lệ 1/50.000 (khảo sát, dã ngoại

tháng 01/2013). Kết quả phân loại và quy mô diện tích các loại đất tỉnh Hậu Giang

được thể hiện ở bảng 04.

Như vậy, trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000, tài nguyên đất tỉnh Hậu Giang được chia

làm 4 nhóm với 11 đơn vị chú dẫn bản đồ, trong đó:

- Nhóm đất mặn có 1 đơn vị đất, diện tích: 6.682 ha, chiếm 4,17% diện tích tự

nhiên (DTTN).

- Nhóm đất phèn có 7 đơn vị đất, diện tích: 67.763 ha, chiếm 42,29% DTTN.

- Nhóm đất phù sa có 2 đơn vị đất, diện tích: 66.049 ha, chiếm 41,22% DTTN.

- Nhóm đất nhân tác có 1 đơn vị đất, diện tích: 13.752 ha, chiếm 8,58% DTTN.

Page 8: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

8

2.4.2. Đặc điểm các loại đất

a) Nhóm đất mặn: Các đất hình thành trên các trầm tích trẻ, tuổi Holocene, có

nguồn gốc sông, biển hoặc sông- biển hỗn hợp, không có tầng phèn tiềm tàng hoặc

phèn hoạt động xuất hiện trong vòng 125 cm và ít nhất ở một phụ tầng trong vòng

100cm có độ dẫn điện của chiết xuất bão hòa ở 25oC ≥ 4 dS/m, được xếp vào nhóm đất

mặn. Tùy theo mức độ và cơ chế xâm nhập mặn vào các lớp đất trong vòng 125 cm,

đất mặn ở Hậu Giang chủ yếu là đất mặn ít.

- Diện tích và phân bố: Đất mặt ít có quy mô diện tích là 6.682 ha, chiếm

4,17% diện tích tự nhiên (DTTN); Phân bố ở vùng đất có địa hình thấp ven các sông

rạch đang bị nhiễm mặn ở phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, tập trung chủ yếu ở

huyện Long Mỹ.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Các đất hình thành trên

trầm tích biển hoặc hỗn hợp sông biển có tuổi Holocene, còn chịu ảnh hưởng của nước

mặn ngầm và ít nhất ở một phụ tầng trong vòng 100cm có độ dẫn điện của chiết xuất

bão hòa ở 25oC =4-8 dS/m, được xếp vào đơn vị phân loại này. Về hình thái phẫu diện

đất mặn ít thường có kiểu hình thái A-Bw-Cg hoặc A-AB-BCg-Cg. Theo phân loại đất

của WRB (2006), phần lớn đất mặn ít tương đương với đơn vị đất phụ Gleyic

Hyposalic Fluvisols (Clayic).

- Tính chất lý hóa học: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét lên đến 48-

64%, cát chỉ khoảng 4-7%; độ dẫn điện (chiết xuất 1:5) ở tầng đất mặt thấp, chỉ

khoảng 2-3 mmoh/cm, song ở các tầng 50-125cm lên đến 5-7 mmoh/cm; tương ứng

với độ dẫn điện tăng là độ chua giảm, pHKCl ở 2 lớp đất mặt là 3,6-3,7 đơn vị, xuống

độ sâu trên 50 cm hoặc trên 90 cm, pHKCl chỉ còn 5,6-5,8 đơn vị. Dung tích hấp thu

(CEC) khá cao, lên đến 18,9-22,3 me/100gđ; trong đó, Ca2+

đạt 5,7-8,1 me/100gđ và

Mg2+

lên đến 9,3-10,3 me/100gđ. Đối với các yếu tố dinh dưỡng trong đất, mùn, đạm,

lân và kali đều đạt mức trên trung bình. Ở tầng đất mặt, các độc tố trong đất chủ yếu

có nhôm di động và sắt hoà tan, đều ở mức trung bình thấp, chỉ đạt 0,4-1,5 me AL3+

/

100gđ và 76,7-80,6 mg Fe2+

/100gđ. Như vậy, đất mặn nhìn chung có độ phì khá, độ

độc thấp, chủ yếu do mặn song là mặn ngầm, xuất hiện sâu (>50 cm), ít ảnh hưởng đến

cây trồng trong điều kiện canh tác nước.

- Khả năng sử dụng: Hiện nay hầu hết diện tích đất mặn ít là ruộng 2 vụ lúa

mùa mưa, rất ít diện tích là lúa-màu. Nhìn chung, bên cạnh hạn chế do nhiễm mặn

ngầm, đất mặn ít còn nằm trong vùng khó khăn về nguồn nước tuới, để gia tăng hệ số

cũng như hiệu quả sử dụng đất, cần phải đầu tư thủy lợi, giải quyết nước tưới để bố trí

tăng vụ cây trồng trên đất mặn ít. Vì vậy, hiện đã được ngăn mặn và rửa ngọt bằng hệ

thống thủy lợi khép kín, hiện đa số được sản xuất 2-3 vụ lúa/năm.

b) Nhóm đất phèn

Nhóm đất phèn có quy mô diện tích là 67.763 ha, chiếm 42,29% diện tích tự

nhiên (DTTN); xuất hiện trên những bề mặt địa hình thấp trũng, tập trung ở khu vực

phía Tây- Tây nam của tỉnh thuộc các huyện Phụng Hiệp (27.000 ha), Long Mỹ

(22.459 ha), huyện Vị Thủy (11.320 ha), TP. Vị Thanh (4.178 ha) và rải rác một phần

diện tích ở huyện Châu Thành A và TX. Ngã Bảy.

Page 9: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

9

* Về tiêu chuẩn phân loại: Những đất có một hay nhiều phụ tầng trong vòng độ

sâu 125cm chứa các hợp chất pyrite hoặc jarosite thỏa mãn yêu cầu của tầng phèn tiềm

tàng (sulphidic layer) hoặc phèn hoạt động (sulfuric horizon) được xếp vào nhóm đất

phèn.

*Về phân loại đất ở bậc dưới nhóm: căn cứ vào trạng thái và độ sâu xuất hiện

các tầng phèn, nhóm đất phèn được chia ra 7 đơn vị chú dẫn bản đồ như sau: Đất phèn

tiềm tàng nông, mặn (Sp1Mi): 5.021 ha; Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn (Sp2Mi): 1.216

ha; Đất phèn tiềm tàng nông (Sp1): 1.284 ha; Đất phèn hoạt động nông, mặn (Sj1Mi):

4.430 ha; Đất phèn hoạt động sâu, mặn (Sj2Mi): 8.664 ha; Đất phèn hoạt động nông

(Sj1): 5.917 ha; Đất phèn hoạt động sâu (Sj2): 41.233 ha.

b1) Đất phèn tiềm tàng nông, mặn ít (Sp1Mi)

- Diện tích và phân bố: Đất phèn tiềm tàng nông, mặn ít (Sp1Mi) có diện tích là

5.021 ha, chiếm 3,13% DTTN; xuất hiện trên bề mặt địa hình thấp ở khu vực phía Tây

Nam thành phố Vị Thanh thuộc địa phận 2 xã Hỏa Tiến, và Tân Tiến và khu vực phía

Tây Bắc huyện Long Mỹ, thuộc địa phận 2 xã: Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hìmh thái: Các đất có tầng phèn

tiềm tàng xuất hiện trong vòng độ sâu <50cm, không có tầng phèn hoạt động, không bị

ảnh hưởng của nước mặn ngập tràn bề mặt, được xếp vào đơn vị phân loại này. Về

hình thái, đất có hình thái phẫu diện kiểu A-AB-Cp hoặc A-AB-Bw-Cp. Toàn bộ cột

đất là những lớp sét hoặc sét hữu cơ, bán thuần thục hoặc không thuần thục.

- Tính chất lý- hóa học đất: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét thường lên

đến 45-55%, có thể thấp hơn hoặc cao hơn một chút. Độ chua trong đất đạt mức chua

vừa đến ít chua, pHKCl: 3,5-4,0; tuy nhiên, độ chua tiềm tàng (pHH2O2) trong các tầng

phèn, thường giảm xuống đến mức rất chua, đạt khoảng 2,5-3,5 đơn vị pH. Hàm lượng

dinh dưỡng mùn, đạm và kali cao (2,7-3,5% OM; 0,16-0,18% N và 1,6-1,8% K2O),

song lân thường trung bình thấp (0,08-0,09% P2O5). Các độc chất như sulphate, sắt,

nhôm và có thể cả clo thường ở mức trung bình đến khá cao.

- Hiện trạng sử dụng và hướng sử dụng đất: Hiện tại phần lớn diện tích đất

Sp1Mi là ruộng 2 vụ lúa mùa mưa. Đất Sp1Mi tuy mặn không nhiều nhưng ẩn chứa độc

tố khá cao do có phèn tiềm tàng nông, do đó chúng thích hợp hơn cho các hệ thống

canh tác nước vì khống chế được sự hoạt động của phèn. Từ những lý do đó đề nghị

nên bố trí sử dụng cho các hệ thống canh tác nước như chuyên canh lúa nước hoặc lúa

tôm càng xanh. Nếu bố trí cho chuyên canh lúa cần chú ý đầu tư thủy lợi để cung cấp

nước tưới vào mùa khô.

b2) Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn ít (Sp2Mi)

- Diện tích và phân bố: diện tích 1.216 ha, chiếm 0,76% DTTN; xuất hiện trên

bề mặt địa hình thấp ở khu vực phía Tây Bắc huyện Long Mỹ, thuộc địa phận 2 xã:

Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Chỉ khác đất phèn tiềm

tàng nông là độ sâu xuất hiện tầng phèn tiềm tàng (Bp) trong vòng 50-100cm.

- Tính chất lý- hoá học; hiện trạng và khả năng sử dụng: tương tự như đất phèn

tiềm tàng nông, mặn ít.

Page 10: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

10

b3) Đất phèn tiềm tàng nông (Sp1)

- Diện tích và phân bố: diện tích 1.284 ha, chiếm 0,8% DTTN; xuất hiện trên

bề mặt địa hình thấp ven sông Cái Lớn thuộc khu vực phía Bắc thành phố Vị Thanh,

thuộc địa phận xã Vị Tân và khu vực phía nam thành phố Vị Thanh, thuộc địa phận xã

Hỏa Lựu.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hìmh thái: Các đất hình thành trên

trầm tích sông-đầm lầy hoặc sông-biển-đầm lầy, có tầng phèn tiềm tàng (sulfidic layer)

xuất hiện trong khoảng độ sâu <50cm và không có tầng phèn hoạt động, được xếp vào

đơn vị phân loại này. Về đặc điểm hình thái, phẫu diện đất có kiểu Ah-AB-Cp/Cph.

Phần lớn cột đất là những lớp sét hữu cơ, ở phần trên (tầng AB) đất gần bán thuần thục

thường ít hữu cơ hơn; phần dưới, đất không thuần thục, mềm nhão thường chứa hữu

cơ cao đến rất cao.

- Tính chất lý- hoá học đất: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét đạt 45-

52%; chua, pHKCl chỉ khoảng 3,5-3,8 đơn vị pH; rất giàu mùn và đạm, lên đến 2,8-

3,5% OM và 0,15-0,18%N; các yếu tố dinh dưỡng còn lại thường đạt mức khá; ở các

lớp đất không phèn, sắt hoà tan và nhôm di động cũng chỉ ở mức thấp, trong 100 gram

đất đạt 57,1-77,3 mg Fe2+

và 0,6-0,7 me Al3+

; ở các tầng chứa phèn, sắt hoà tan lên đến

110-120 mg/100gđ, nhôm di động cũng chỉ ở mức trung bình thấp: 1,6-2,0 me

Al3+

/100gđ, ngoài ra còn có SO42-

cao, lên đến 0,20-0,22%.

Đất phèn tiềm tàng nông nhìn chung có dinh dưỡng khá cao, hạn chế chính cho

sử dụng nông nghiệp là đất có tầng gley nông, sắt và nhôm hoà tan cao, và lượng

sulphate cao ở dưới sâu cũng có thể ảnh hưởng xấu đến cây trồng khi mực thủy cấp rút

xuống dưới tầng phèn.

- Hiện trạng sử dụng và hướng sử dụng đất: Hầu hết diện tích đất phèn tiềm

tàng hiện nay là đất 2-3 vụ lúa trong năm, lúa trên đất phèn tiềm tàng cho năng suất

khá cao. Đây là loại đất khá thích hợp cho canh tác nước, vì vậy đề nghị nên tiếp tục

phát triển lúa nước trên vùng đất này. Trong quá trình canh tác cần chú ý biện pháp

làm đất ải vào mùa khô để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến bộ rễ cây trồng gây ra

do quá trình phân giải yếm khí trong đất, nhất là đối với đất giàu mùn và đạm như đất

phèn tiềm tàng này.

b4) Đất phèn hoạt động nông, mặn ít (Sj1Mi)

- Diện tích và phân bố: diện tích 4.430 ha, chiếm 2,76% DTTN; xuất hiện trên

bề mặt địa hình thấp, phân bố ở khu vực phía Tây nam huyện Long Mỹ, thuộc địa

phận 3 xã: Lương Tâm, Lương Nghĩa và Xà Phiên.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Các đất có tầng phèn

hoạt động (Bj) xuất hiện trong khoảng độ sâu <50cm, và còn bị ảnh hưởng của nước

mặn ngập lên bề mặt trong một số giai đoạn trong năm, được xếp vào đơn vị phân loại

này. Đất phèn hoạt động nông mặn ít có kiểu hình thái A-Bw-Bj-Cpg hoặc A-Bw-

Bwj-Cpg.

- Tính chất lý- hóa học đất: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ cấp hạt sét

trong đất đạt 45-50%, cát chỉ chiếm 7-10%; chua đến rất chua, ngay cả tầng đất mặt

(không chứa phèn) pHKCl cũng chỉ khoảng 3,5-3,6; ở các tầng chứa phèn pHKCl tụt

xuống chỉ còn 2,5-2,9 đơn vị; độ dẫn diện (chiết xuất 1:5) vào trung tuần tháng 6- lúc

Page 11: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

11

có mặn vừa, từ lớp đất mặt xuống đến độ sâu 120 cm thay đổi trong khoảng 5,0-8,0

mmoh/cm. Dung tích hấp thu (CEC) khá cao, ở tầng đất mặt lên đến 20,06 me/100gđ;

trong đó, Ca2+

đạt 6,18 me/100gđ và Mg2+

lên đến 9,28 me/100gđ. Đối với các chất

dinh dưỡng cho cây trồng: mùn, đạm, lân và kali đều đạt mức khá đến giàu; số liệu

phân tích các chỉ tiêu này ở lớp đất mặt cho kết quả là: 2,76% OM; 0,12% N; 0,23%

P2O5 và 1,76% K2O. Các độc chất trong đất, bên cạnh sulphate hòa tan cao, nhôm di

động và sắt hoà tan trong các tầng chứa phèn (sâu hơn 50cm) cũng ở mức khá cao, lên

đến 1,68-2,80 me Al3+

/100gđ và 58,24-88,48 mg Fe2+

/100gđ; tuy nhiên ở lớp đất mặt

chỉ có sắt hoà tan cao (96,32 mg/100gđ).

- Hiện trạng sử dụng và hướng sử dụng đất: Hiện tại phần lớn diện tích đất

Sj1Mi là ruộng 2 vụ lúa mùa mưa, lúa-màu, lúa-thủy sản.

b5) Đất phèn hoạt động sâu, mặn ít (Sj2M)

- Diện tích và phân bố: diện tích 8.664 ha, chiếm 5,41% DTTN; xuất hiện trên

bề mặt địa hình thấp, phân bố ở khu vực phía Tây và Tây Nam huyện Long Mỹ, thuộc

địa phận các xã: Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên và Thuận Hòa.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hìmh thái: Chỉ khác đất phèn hoạt

động nông là độ sâu xuất hiện tầng phèn hoạt động (Bj) trong vòng 50-100cm.

- Tính chất lý- hoá học; hiện trạng và khả năng sử dụng: tương tự như đất phèn

hoạt động nông, mặn ít.

b6) Đất phèn hoạt động nông (Sj1)

- Diện tích và phân bố: diện tích 5.917 ha, chiếm 3,69% DTTN; phân bố ở

những khu vực có địa hình thấp trũng thuộc phía tây huyện Phụng Hiệp và phía nam

huyện Vị Thủy và rải rác ở các huyện Long Mỹ, Châu Thành A và Ngã Bảy.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hìmh thái: Các đất hình thành trên

trầm tích sông-đầm lầy hoặc biển-đầm lầy tuổi Holocene (QIV), có tầng phèn hoạt

động xuất hiện trong vòng độ sâu 0-50cm, được xếp vào đơn vị phân loại này. đất

phèn hoạt động nông thường có kiểu hình thái Ah-AB-Bwj-Bj-Cp, Ah-ABh-Bj-Cp.

- Tính chất lý- hóa học: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét thường lên

đến 45-55%, có thể thấp hơn hoặc cao hơn một chút; chua đến rất chua, ở các tầng đất

mặt pHH2O đạt 3,9-4,8; pHKCl: 3,1-3,7; ở các tầng phèn, độ chua thường ở mức rất

chua, pHH2O chỉ đạt 3,5-3,9 và pHKCl là 2,5-3,0; hữu cơ và đạm tổng số trong tầng đất

mặt khá giầu, theo thứ tự lên đến 4,5-5,8% OM và 0,25-0,36% N; kali tổng số trung

bình thấp: 0,69-0,82% K2O; lân (P2O5) cả tổng số và dễ tiêu đều nghèo đến rất nghèo,

theo thứ tự chỉ đạt 0,04-0,06% và 4,3-6,2 mg/100gđ.

Các độc chất trong đất ở mức trung bình đến khá cao; ở tầng đất mặt, sulphate

hòa tan thấp đến trung bình thấp: 0,02-0,04% SO42-

; sắt hòa tan thay đổi từ thấp đến

khá cao, đa số là cao, lên đến 11,6-24,9 mg Fe3+

/100gđ; nhôm di động thay đổi từ

trung bình đến cao, đạt 0,85-2,88 me Al3+

/100gđ; ở tầng chứa phèn, sulphate hòa tan

và nhôm di động cao, lên đến 0,08-0,14% SO42-

và 2,25-4,75 me Al3+

/100gđ song sắt

hòa tan lại thấp, chỉ khoảng 1,2-2,1 mg Fe3+

/100gđ, cá biệt mới lên đến 6,8 mg

Fe3+

/100gđ.

Page 12: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

12

Nhìn chung, đất phèn hoạt động nông có hàm lượng dinh dưỡng mùn và đạm

giàu, kali trung bình, song nghèo lân, chua mạnh và chứa nhiều độc tố; hơn nửa, các

tầng có tích lũy chất độc xuất hiện nông (trong vòng 0-50cm); vì vậy, có nhiều hạn chế

cho bố trí các loại cây trồng nông nghiệp.

- Hiện trạng và khả năng sử dụng: Hiện nay phần lớn diện tích đất Sj1 là ruộng

1-2 vụ lúa vào mùa mưa và ít diện tích là đất hoang cỏ năn. Đây là một trong những

loại đất có nhiều hạn chế cho bố trí các cây trồng nông nghiệp, như: chua mạnh, chứa

nhiều độc chất, tầng tích lũy độc chất xuất hiện nông; mặt khác, lại phân bố ở địa hình

thấp trũng, vừa khó thóat nước để rửa phèn, vừa thường bị bổ sung một lượng độc chất

mới từ những khu vực cao hơn tích tụ xuống vào đầu mùa mưa. Vì vậy, nên tăng

cường đầu tư thủy lợi, thiết kế đồng ruộng, cải tạo đất để chuyên canh tác lúa nước

hoặc lên líp để trồng mía, khóm.

b7) Đất phèn hoạt động sâu (Sj2)

- Diện tích và phân bố: diện tích 41.233 ha, chiếm 25,73% DTTN; phân bố ở

những khu vực có địa hình thấp, tập trung nhiều nhất ở huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy,

Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Các đất hình thành trên

các trầm tích biển-đầm lầy, sông-đầm lầy hoặc sông-biển-đầm lầy (tuổi Holocene), có

tầng phèn hoạt động trong vòng độ sâu 50-100cm, được xếp vào đơn vị phân loại này.

Đất Sj2p có kiểu hình thái Ah-ABw-Bj-Cp hoặc Ah-ABw-Bwj-Cp;

- Tính chất lý- hoá học đất: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét lên đến

45-52%. Dung tích hấp thu (CEC) khá cao, lên đến 16,0-18,5 me/100gđ; trong đó,

Ca2+

đạt 3,0-4,5 me/100gđ và Mg2+

lên đến 5,0-8,7 me/100gđ. Hàm lượng dinh dưỡng

trong đất khá cao; mùn, đạm và kali thường khá đến giàu; ở tầng đất mặt giá trị các chỉ

tiêu vừa nêu lên đến: 2,70-2,98% OM; 0,14-0,15%N và 1,6-1,8% K2O; song lân lại

thấp, chỉ đạt 0,08-0,09% P2O5. Đất chua đến rất chua, ở các lớp đất không phèn phía

trên, pHKCl chỉ đạt 3,2-3,8; xuống các tầng chứa phèn, pH tụt xuống chỉ còn 3,0-3,1;

kèm theo là nhôm di động và sắt hoà tan trung bình khá (1,6-1,8 me Al3+

/100gđ; 112-

116 mg Fe2+

/100gđ) và sulphate hòa tan cũng ở ngưỡng hạn chế.

- Hiện trạng sử dụng và hướng sử dụng đất: Đất Sj2 nằm trong khu vực có tưới

nên hầu hết diện tích loại đất này hiện tại là ruộng 2-3 vụ lúa. Do nông dân có nhiều

kinh nghiệm trong khai thác sử dụng đất phèn như áp dụng đúng các biện pháp ém, xổ

phèn và bón phân phù hợp, nên năng suất lúa trên đất Sj2 đạt khá cao. Nhìn chung, đất

phèn thích hợp với các hệ thống canh tác nước, vì vậy đề nghị nên tiếp tục hoàn chỉnh

hệ thống thủy lợi để khống chế phèn, đảm bảo cho năng suất lúa được ổn định.

c) Nhóm đất phù sa

- Diện tích và phân bố: diện tích 66.049 ha, chiếm 41,22% DTTN; xuất hiện

trên những bề mặt địa hình cao, tập trung ở khu vực dọc theo sông Hậu và rải rác ở

một số khu vực phía Bắc - Tây Bắc tỉnh.

*Về tiêu chuẩn phân loại: Các đất hình thành trên trầm tích sông hoặc sông

biển tuổi Holocene, không có tầng phèn tiềm tàng hoặc phèn hoạt động xuất hiện trong

vòng độ sâu 0-125 cm được xếp vào nhóm đất phù sa.

Page 13: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

13

*Về phân loại đất ở bậc dưới nhóm: căn cứ vào mức độ phát triển phẫu diện đất

và tình trạng ảnh hưởng phù sa mới hiện tại, nhóm đất phù sa được chia ra 2 đơn vị

chú dẫn bản đồ như sau: Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): 3.584 ha; Đất phù

sa gley (Pg): 62.465 ha.

c1) Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)

- Diện tích và phân bố: diện tích 3.584 ha, chiếm 2,24% DTTN; xuất hiện trên

những bề mặt địa hình cao; phân bố chủ yếu khu vực phía Bắc tỉnh, thuộc huyện Châu

Thành và Châu Thành A.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Các đất hình thành trên

trầm tích sông hoặc hỗn hợp sông biển, có tầng B đã phát triển theo kiểu biến đổi về

màu sắc và cấu trúc đến mức tạo thành tầng loang lổ đỏ vàng, và hầu như không còn

biểu hiện của lớp phù sa mới bồi trên mặt, được xếp vào đất phù sa có tầng loang lổ đỏ

vàng. Về đặc điểm hình thái, nhìn chung, phẫu diện đất phù sa có tầng loang lổ đỏ

vàng phát triển khá mạnh, đã xuất hiện tầng loang lổ đỏ vàng khá rõ (tầng Bw), có

kiểu hình thái A-AB-Bw-BC-Cg, A-AB-Bw-Cg hoặc A-AB-Bw-BCg.

- Tính chất lý hóa học: Đất có thành phần cơ giới nặng, trong thành phần

khoáng đất, tỷ lệ cấp hạt sét chiếm đến 40,0-60,0% phần còn lại chủ yếu là limon, tỷ lệ

cấp hạt cát chỉ khoảng 1,7-3,2%; chua vừa đến ít chua, độ chua hoạt tính (pHH2O) đạt

5,0-6,3; độ chua trao đổi (pHKCl) đạt 4,3-4,7; hữu cơ và đạm tổng số từ trung bình khá

đến rất giàu, theo thứ tự đạt 1,84-6,28%OM và 0,17-0,42%N; lân tổng số trung bình

khá: 0,06-0,11% song lân dễ tiêu vẫn còn nghèo, đạt 6,78-7,63 mg/100gđ; kali tổng số

trung bình thấp: 0,74-0,79%; các độc chất trong đất thấp đến rất thấp; trong đó,

sulphate hòa tan: 0,01-0,04% SO42-

; sắt hòa tan: 2,70-6,86 mg Fe3+

/100gđ và nhôm di

động là 0,13-0,45 me Al3+

/100gđ.

Như vậy, phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng là loại đất khá tốt; chúng có hàm

lượng dinh dưỡng khá cao; yếu tố hạn chế chính là nghèo lân dễ tiêu và sắt hòa tan có

thể lên cao trong một số thời điểm trong năm nhất là vào đầu mùa mưa.

- Hiện trạng và khả năng sử dụng: Hiện nay, phần lớn diện tích đất phù sa có

tầng loang lổ đỏ vàng là ruộng 2-3 vụ lúa; một phần diện tích là đất trồng cây ăn quả

lâu năm trên líp hoặc luân canh lúa- màu, đất trồng màu và nhà ở rải rác. Đất Pf một

mặt có ưu thế về bề mặt địa hình bằng phẳng, mặt khác hầu hết chúng lại nằm trong

vùng có tưới chủ động từ nguồn nước của sông Mêkông. Vì vậy đề nghị nên ưu tiên bố

trí cho chuyên canh lúa nước, luân canh lúa màu hoặc trồng cây ăn quả trên đất được

lập líp.

c2) Đất phù sa glây (Pg)

- Diện tích và phân bố: diện tích 62.465 ha, chiếm 38,98% DTTN; xuất hiện

trên những bề mặt địa hình thấp đến trung bình; phân bố hầu hết trên địa bàn các

huyện.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Các đất phù sa phân bố

ở địa hình bằng thấp, có bão hòa nước ngầm nông, quá trình khử chiếm ưu thế và có

tầng đất bị glây mạnh xuất hiện trong vòng 0-50 cm được xếp vào đơn vị đất này. Về

nguồn gốc, đất phù sa glây được hình thành trên trầm tích sông-biển, tuổi Holocene

trung-thượng (amQIV2-3

). Thành phần trầm tích chủ yếu là sét-bột, ít cát sạn, màu xám

Page 14: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

14

nâu đến xám sẫm. Các trầm tích này có bề dày thay đổi từ 2-3m tới cả vài chục mét.

Về hình thái, phẫu diện đất phù sa glây thường phát triển yếu, có kiểu hình thái

Ah-ABg-BCg-Cg hoặc Ah-ABg-BCg-Cgh.

- Tính chất lý hóa học: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét lên đến 55,0-

58,0%, tỷ lệ cấp hạt cát chỉ khoảng 1,0-2,0%; chua vừa đến ít chua, độ chua hoạt tính

(pHH2O) đạt 5,6-5,8; độ chua trao đổi (pHKCl) đạt 4,7-5,1; hữu cơ và đạm tổng số khá

giàu, theo thứ tự đạt 3,80-4,20%OM và 0,25-0,33%N; lân tổng số trung bình khá:

0,10-0,12% song lân dễ tiêu chỉ đạt mức trung bình thấp: 7,50-9,11 mg/100gđ; kali

tổng số trung bình: 0,65-0,75%; các độc chất trong đất chủ yếu có sắt hòa tan trung

bình thấp: 8,78-9,43 mg Fe3+

/100gđ, sulphate hòa tan và nhôm di động rất thấp, theo

thứ tự chỉ đạt 0,01-0,02% SO42-

và 0,06-0,13 me Al3+

/100gđ.

Tóm lại, phù sa glay là loại đất khá tốt; đất chua vừa, chứa ít độc tố, hàm lượng

dinh dưỡng cho cây trồng khá cao, lại được phân bố ở địa hình bằng thấp thuận lợi cho

việc cung cấp nguồn nước tưới cũng như thực hiện các biện pháp canh tác.

- Hiện trạng và khả năng sử dụng: Hiện nay, hầu như toàn bộ diện tích đất phù

sa glây là đất ruộng 3 vụ lúa. Đây là một loại đất có mức thích hợp cao đối với chuyên

canh lúa nước hoặc luân canh lúa với 1 vụ cây trồng cạn. Yếu tố hạn chế chính của

loại đất này là có glây nông và thường có sắt hòa tan trung bình, nên cần chú ý các

biện pháp làm ải đất để giảm lượng các chất hòa tan gây ra do quá trình phân giải yếm

khí.

d) Đất nhân tác

- Diện tích và phân bố: diện tích 13.752 ha, chiếm 8,58% DTTN; đây là đất

được lên líp để trồng cây lâu năm, trong đó có thể có đất xây dựng nhà ở song tỷ lệ đất

trồng cây lâu năm chiếm > 70%, vì vậy chúng có mặt trên tất cả các huyện trong tỉnh.

- Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Do điều kiện hình thành

nên phẫu diện đất nhân tác (lập líp) có hình thái khá đa dạng và liên quan đến hình thái

của loại đất nền; nhìn chung chúng thường có một tầng A hoặc AB chôn vùi nằm dưới

các lớp đất mặt bị xáo trộn và phía dưới tầng chôn vùi là các tầng phát sinh tự nhiên

của loại đất nền (tầng AB, Bw, BC hoặc Cg).

- Tính chất lý hóa học: Quá trình lên líp, sử dụng và cải tạo đã làm biến đổi

đáng kể đặc điểm lý- hóa- nông học của đất. So với đất nền ở trạng thái tự nhiên, đất

nhân tác về cơ bản chỉ còn giữ được tỷ lệ cấp hạt trong phần khoáng đất, ngoài ra các

hợp phần hữu cơ, cấu trúc đất và các đặc điểm lý hóa học đều có những biến đổi. Các

lớp đất bề mặt líp thường có cấu trúc viên cục nhỏ, thóang khí, xốp tơi hơn; các chất

dinh dưỡng có thể giảm hoặc tăng tùy thuộc vào lượng phân bón được áp dụng và biện

pháp cải tạo đất của con người, thường thì hữu cơ và đạm giảm chút ít, song lân và

kali lại tăng do bón phân và các các chất cố định lân được giảm sút; các độc chất trong

đất như sắt hòa tan và có thể cả nhôm di động đều được giảm nhiều vì rửa trôi khỏi đất

và điều kiện thóang khí không còn thích hợp cho việc hòa tan và di động của các hợp

chất này.

- Hiện trạng và khả năng sử dụng: Việc lên líp đã làm cho các lớp đất bề mặt ít

nhất là trong vòng 50 cm hầu như không còn bị ảnh hưởng của nước ngầm, đất trở nên

thóang khí và hình thành cấu trúc tốt, thuận lợi cho bố trí cây trồng cạn; vì vậy, trên

Page 15: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

15

các đất nhân tác, ngoại trừ đất nhà ở xen kẻ, phần diện tích còn lại, hiện tại và hướng

sử dụng trong tương lai, là đất trồng cây ăn quả.

2.2.3. Đánh giá khả năng thích nghi của các loại hình sử dụng đất

a) Kết quả xây dựng bản đồ tài nguyên đất

Bản đồ này được xây dựng trên cơ sở xem xét 8 yếu tố gồm: (i) Loại đất; (ii)

Độ sâu xuất hiện tầng phèn tiềm tàng; (iii) Độ sâu xuất hiện tầng phèn hoạt động; (iv)

Địa hình tương đối; (v) Độ sâu ngập; (vi) Thời gian ngập; (vii) Ảnh hưởng mặn và

(viii) Điều kiện tưới.

Chồng xếp 8 loại bản đồ đơn tính về các yếu tố nói trên bằng kỹ thuật GIS cho

Bản đồ đánh giá tài nguyên đất tỷ lệ 1/50.000 (còn gọi là bản đồ đơn vị đất đai).

Kết quả cho thấy, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chia thành 29 đơn vị đất đai. Mỗi

đơn vị đất đai đã thể hiện tương đối đầy đủ 8 thuộc tính nêu trên. Theo đó:

- Vùng đất mặm ít có 01 đơn vị đất đai.

- Vùng đất phèn có 19 đơn vị đất đai.

- Vùng đất phù sa có 08 đơn vị đất đai.

- Vùng đất lập líp có 1 đơn vị đất đai.

Page 16: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

16

Bảng 05: Mô tả đặc điểm các đơn vị đất đai

Số

LMU

Mã số

ĐVĐĐ

Diện tích Đặc điểm đất đai

(ha) (%)

Đặc trưng về đất Đặc trưng

về địa

hình

Đặc trưng về nước

Nhóm đất Loại

đất

Độ sâu xuất

hiện tầng phèn

tiềm tàng

Độ sâu xuất hiện

tầng phèn hoạt

động

Độ sâu

ngập

Thời gian

ngập

Ảnh hưởng

mặn Điều kiện tưới

1 11123312 6.682 4,17 Đất mặn ít (Mi) Mi 0 0 Vàn TB 30-60 cm 30-60 cm Không Tưới bổ sung

2 21232211 297 0,19

Đất phèn (Sp1Mi,

Sp2Mi, Sp1,

Sj1Mi, Sj2Mi,

Sj1, Sj2)

Sj1 0 0-50 cm Vàn thấp <30 cm <30 cm Không Chủ động 3 21233311 2.291 1,43 Sj1 0 0-50 cm Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm Không Chủ động

4 21233312 156 0,10 Sj1 0 0-50 cm Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm Không Tưới bổ sung 5 21233321 3.766 2,35 Sj1Mi 0 0-50 cm Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm có Chủ động

6 21233322 664 0,41 Sj1Mi 0 0-50 cm Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm có Tưới bổ sung 7 21234411 3.173 1,98 Sj1 0 0-50 cm Vàn thấp >60 cm >60 cm Không Chủ động

8 21332211 2.939 1,83 Sj2 0 >50 cm Vàn thấp <30 cm <30 cm Không Chủ động

9 21333211 428 0,27 Sj2 0 >50 cm Vàn thấp 30-60 cm <30 cm Không Chủ động 10 21333311 19.540 12,19 Sj2 0 >50 cm Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm Không Chủ động

11 21333312 3.650 2,28 Sj2 0 >50 cm Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm Không Tưới bổ sung 12 21333321 7.289 4,55 Sj2Mi 0 >50 cm Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm có Chủ động

13 21333322 1.374 0,86 Sj2Mi 0 >50 cm Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm có Tưới bổ sung

14 21334411 14.676 9,16 Sj2 0 >50 cm Vàn thấp >60 cm >60 cm Không Chủ động 15 22132211 515 0,32 Sp1 0-50 cm 0 Vàn thấp <30 cm <30 cm Không Chủ động

16 22133311 768 0,48 Sp1 0-50 cm 0 Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm Không Chủ động 17 22133321 3.096 1,93 Sp1Mi 0-50 cm 0 Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm có Chủ động

18 22133322 1.925 1,20 Sp1Mi 0-50 cm 0 Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm có Tưới bổ sung

19 23133321 643 0,40 Sp2Mi >50 cm 0 Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm có Chủ động 20 23133322 573 0,36 Sp2Mi >50 cm 0 Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm có Tưới bổ sung

21 31122211 2.468 1,54

Đất phù sa (Df,

Pg)

Pf 0 0 Vàn TB <30 cm <30 cm Không Chủ động 22 31123211 169 0,11 Pf 0 0 Vàn TB 30-60 cm <30 cm Không Chủ động

23 31123311 885 0,55 Pf 0 0 Vàn TB 30-60 cm 30-60 cm Không Chủ động 24 31132211 7.827 4,88 Pg 0 0 Vàn thấp <30 cm <30 cm Không Chủ động

25 31133211 13.816 8,62 Pg 0 0 Vàn thấp 30-60 cm <30 cm Không Chủ động

26 31133311 28.882 18,02 Pf, Pg 0 0 Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm Không Chủ động 27 31133312 2.984 1,86 Pg 0 0 Vàn thấp 30-60 cm 30-60 cm Không Tưới bổ sung

28 31134411 9.018 5,63 Pg 0 0 Vàn thấp >60 cm >60 cm Không Chủ động 29 41111111 13.752 8,58 Đất nhân tác (Vp) Vp 0 0 Vàn Cao 0 0 Không Chủ động

Sông, suối 5.999 3,74

Tổng DTTN 160.245 100

Page 17: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

17

b) Đánh giá khả năng thích nghi đối với các loại hình sử dụng đất

Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và thích hợp ở các mức độ khác nhau

đối với từng loại hình sử dụng đất. Qua xem xét về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi

trường, có 10 loại hình sử dụng đất được lựa chọn đưa vào đánh giá để làm cơ sở cho

việc bố trí quy hoạch, gồm:

- Có 06 loại hình sử dụng đất chuyên sản xuất nông nghiệp: lúa 3 vụ, lúa 2 vụ,

chuyên rau màu, mía, khóm và cây ăn trái;

- Có 02 loại hình canh tác tổng hợp: lúa 2 vụ + 1 màu và lúa 2 vụ + cá đồng;

- Có 01 loại hình chuyên nuôi trồng thủy sản: chuyên cá;

- Có 01 loại hình sử dụng đất lâm nghiệp.

Đối chiếu giữa đặc điểm của các đơn vị đất đai và yêu cầu sử dụng đất của các

loại hình sử dụng đất theo 04 cấp thích nghi là:

- S1: Rất thích nghi.

- S2: Thích nghi trung bình.

- S3: Ít thích nghi.

- N: Không thích nghi

Diện tích ở các cấp thích nghi của từng loại hình sử dụng đất như sau:

Bảng 06: Diện tích ở các cấp thích nghi của các loại hình sử dụng đất

Loại hình sử dụng

đất (LUT) ĐVT

Tổng

diện

tích

Chia ra

Xét thích

nghi

Mức thích nghi Không

xét TN(*)

Sông,

suối S1 S2 S3 N

1. Lúa 3 vụ ha 160.245 140.495 24.281 51.339 64.875 13.752 5.999

% 100 87,67 15,15 32,04 40,48 8,58 3,74

2. Lúa - màu ha 160.245 140.495 8.765 35.642 28.215 67.873 13.752 5.999

% 100 87,67 5,47 22,24 17,61 42,36 8,58 3,74

3. Lúa - cá ha 160.245 140.495 23.693 42.329 74.472 13.752 5.999

% 100 87,67 14,79 26,42 46,47 8,58 3,74

4. Lúa 2 vụ ha 160.245 140.495 40.295 92.642 7.557 13.752 5.999

% 100 87,67 25,15 57,81 4,72 8,58 3,74

5. Chuyên rau, màu ha 160.245 140.495 6.545 25.416 55.778 52.756 13.752 5.999

% 100 87,67 4,08 15,86 34,81 32,92 8,58 3,74

6. Mía ha 160.245 140.495 49.157 67.888 23.450 13.752 5.999

% 100 87,67 30,68 42,36 14,63 8,58 3,74

7. Khóm ha 160.245 140.495 13.234 73.712 53.549 13.752 5.999

% 100 87,67 8,26 46,00 33,42 8,58 3,74

8. Cây ăn quả ha 160.245 140.495 9.875 28.746 49.459 52.415 13.752 5.999

% 100 87,67 6,16 17,94 30,86 32,71 8,58 3,74

9. Chuyên cá ha 160.245 140.495 9.018 36.476 76.437 18.564 13.752 5.999

% 100 87,67 5,63 22,76 47,70 11,58 8,58 3,74

10. Lâm nghiệp ha 160.245 140.495 140.495 13.752 5.999

% 100 87,67 87,67 8,58 3,74

(*) Không xét thích nghi

Page 18: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

18

Nếu chỉ xét bố trí ở mức thích nghi S1+S2 (theo khuyến cáo của FAO), thì diện

tích canh tác tối đa cho bố trí loại hình chuyên 3 vụ lúa khoảng 75-80 ngàn ha; 2 vụ

lúa - 1 màu khoảng 44 - 45 ngàn ha; 2 vụ lúa - cá khoảng 65 - 66 ngàn ha; chuyên 2 vụ

lúa khoảng 132 - 135 ngàn ha; chuyên rau màu khoảng 31 - 32 ngàn ha; mía khoảng

115 - 117 ngàn ha; khóm khoảng 85 - 86 ngàn ha; cây ăn quả khoảng 38 - 40 ngàn ha;

chuyên cá khoảng 45 - 46 ngàn ha; lâm nghiệp khoảng 140 ngàn ha. Tuy nhiên, việc

bố trí sử dụng đất đối với từng cây trồng phụ thuộc vào khả năng thị trường, tập quán

canh tác và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.5 Tài nguyên rừng và sinh vật

2.5.1 Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh năm 2010 là 5.104,34 ha

(số liệu thống kê đất đai 01/01/2011), trong đó: rừng sản xuất 2.298,97 ha, rừng đặc

dụng 2.805,37 ha. Diện tích có rừng khoảng 2.510,44 ha (rừng sản xuất 1.155,39 ha,

rừng đặc dụng 1.355,05ha), được phân bố trên địa bàn 4 huyện: Phụng Hiệp, Vị

Thủy, Long Mỹ và TP.Vị Thanh, do các đối tượng quản lý như sau:

- Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có 4.240,26 ha (diện tích có rừng

là 1.785,86 ha) .

- Vườn tràm Vị Thủy 134,04 ha (diện tích có rừng là 95,20 ha).

- Trại giam Kênh 5 - Bộ Công an 418,83 ha (diện tích rừng 242,80 ha) .

- Khu Lâm ngư - Công ty Cổ phần Mía đường 115,20 ha (diện tích có rừng là

73,24 ha).

- Hộ gia đình, cá nhân trồng tràm trên đất nông nghiệp 196,01 ha

Phần lớn rừng ở Hậu Giang là kiểu rừng tràm vùng trũng nội địa, rất phổ biến

của vùng ĐBSCL, cây tràm chiếm ưu thế, tầng dưới hợp bởi cây mua, đế, sậy, lau lách

và cỏ dại, tầng trên thuộc các loài dây leo như choại, bồng bông, vác, tơ hồng….. Do

địa hình thấp trũng, kênh rạch nhiều, mùa mưa bị ngập thường xuyên, mùa khô nước

rút nhanh, đất bị phèn hóa và trở nên chua, nhiều nơi tầng phèn xuất hiện gần mặt đất

khoảng 20 - 30 cm. Ở những vùng ngập trũng như phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Lung

Ngọc Hoàng, phèn chủ yếu dưới dạng tiềm tàng, đến mùa mưa thì ngập úng, cây tràm

bị thoái hóa tạo thành những mảnh tràm bụi, các loài sậy, lau, lách…, theo diễn thế tự

nhiên dần dần đã biến những vùng này trở nên loang lổ, da beo, cấu trúc rừng thay đổi

thành cụm với mật độ thưa thớt.

2.5.2 Tài nguyên sinh vật

Trước đây, Hậu Giang rất phong phú về hệ sinh vật rừng ngập nước; riêng khu

vực Lung Ngọc Hoàng được xem như là trũng ngọt lớn nhất vùng Đồng bằng sông

Cửu Long, là nơi di tập nhiều loài thủy sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa

mưa năm sau.

Tuy nhiên, do quá trình khai thác nông nghiệp, đô thị hóa và dân số tăng nhanh,

sinh vật tự nhiên hiện tại không nhiều. Hệ thực vật chủ yếu là tràm, chà là nước, mớp,

bòng bong, choại, bồn bồn, chủ yếu chỉ tập trung tại các lâm trường thuộc huyện

Phụng Hiệp. Hệ động vật trên cạn đã điều tra được khoảng 71 loài động vật cạn và 135

Page 19: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

19

loài chim, song đến nay chỉ còn các loài chim như gà nước, le le, trích nước, giẻ

giun..., nhóm bò sát như trăn, rắn, rùa... tuy khá phong phú tại vùng rừng ngập nước

nhưng đang bị săn lùng ráo riết.

Hệ thủy sinh vật tương đối đa dạng hơn nhiều với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198

loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi, 43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất

là loài cá đặc sản thác lác tại Long Mỹ, Vị Thủy đã bắt đầu hình thành thương hiệu địa

phương. Ngoài ra, với vị trí nhiễm lợ nhẹ và chất lượng nguồn nước mùa khô khá ổn

định của sông Cái Lớn, khu vực Long Mỹ có thể hình thành một vùng ương giống tôm

càng xanh quan trọng. Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo tồn-nghiên

cứu khoa học Hòa An (Phụng Hiệp), đang từng bước khôi phục và bảo tồn hệ động

thực vật tự nhiên rừng ngập nước và trũng nước ngọt.

2.6 Tài nguyên khoáng sản

Một số khoáng sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh gồm có:

- Tài nguyên cát: chủ yếu là cát sử dụng cho việc san lấp, phân bố trên sông

Hậu dài khoảng 8 km với tổng trữ lượng 2,5-3 triệu m3, sản lượng khai thác hiện nay

100.000 m3/năm.

- Tài nguyên nước khoáng phân bố ở khu vực thị trấn Long Mỹ, tuy nhiên trữ

lượng không lớn.

- Tài nguyên sét: hiện nay một số nơi sử dụng đất sét để làm gạch như ở xã Hòa

An, huyện Phụng Hiệp và ở thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.

- Than bùn: có tại một số vùng thuộc huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp

nhưng chưa được điều tra đánh giá trữ lượng và chất lượng cụ thể.

2.7. Tài nguyên nhân văn

Hậu Giang không chỉ mang đặc tính chung của vùng ĐBSCL là hệ thống sông

ngòi chằng chịt với các khu sinh thái, rừng tràm, vườn cây ăn trái, nhiều sản vật hấp

dẫn như động vật và chim quý, không khí trong lành... Ở vào vị trí trung tâm vùng Tây

sông Hậu, Hậu Giang có rất nhiều thuận lợi cho phát triển sinh thái nghỉ dưỡng. Hậu

Giang có những nét riêng độc đáo cho phát triển du lịch, đó là khu di tích bảo tồn thiên

nhiên Lung Ngọc Hoàng, khu vực được xem là tập trung các tài nguyên thiên nhiên

đặc sắc, có thảm thực vật mang nặng nét đặc thù hoang dã, có cự ly gần nhất đối với

Cần Thơ - trung tâm động lực phát triển của khu vực ĐBSCL nên có rất nhiều điều

kiện thuận lợi gắn với thiên nhiên trong chương trình du lịch tổng hợp: tham quan,

giáo dục bảo vệ môi trường, vui chơi giải trí trên sông, nghỉ dân dã.

Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử cách mạng, đậm nét đặc

trưng cho truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân vùng ĐBSCL nói chung

trong đó có Hậu Giang như: Di tích căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ (căn cứ Bà Bái) ấp

Phương Quới-xã Phương Bình-huyện Phụng Hiệp, đây là nơi đã diễn ra các hội nghị

quan trọng của Tỉnh Uỷ Hậu Giang thời kháng chiến, là điểm du lịch “trở về chiến

trường xưa” hấp dẫn; di tích lịch sử văn hoá đền thờ Bác Hồ; Di tích lịch sử văn hoá

chiến thắng Cái Sình; Di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu; Di tích khu trù mật Vị Thanh-

Hoả Lựu,...Các di tích này sẽ góp phần làm phong phú thêm truyền thống văn hóa của

Page 20: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

20

dân tộc và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan,

giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ ngày nay.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Phát triển kinh tế

1.1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị tăng thêm (VA) theo giá so sánh 1994 của tỉnh tăng từ 2.155,15 tỷ

đồng năm 2000 lên 3.535,85 tỷ đồng năm 2005, đạt 6.315,84 tỷ đồng năm 2010 và

năm 2012 đạt 8.226,09 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 10,41%/năm trong giai đoạn

2001 – 2005 và 12,3%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, 14,13% năm 2011 - 2012,

chứng tỏ nền kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng cao và ổn định.

Bảng 07: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2001-2012

Số

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Diễn biến qua các năm Tăng BQ (%)

2000 2005 2007 2010 2012 2001-

2005

2006-

2010

2011-

2012

I Tổng GTTT (VA) Tỷ đồng

1 Giá hiện hành Tỷ đồng 2.618,05 5.269,35 7.523,80 11.903,73 18.287,85 15,02 17,70 23,95

1.2 Nông, lâm nghiệp, TS Tỷ đồng 1.343,22 2.312,43 3.135,10 4.001,19 5.504,70 11,48 11,59 17,29

1.2 Công nghiệp – XD Tỷ đồng 684,91 1.513,72 2.236,34 3.654,19 5.885,10 17,19 19,27 26,91

1.3 Dịch vụ Tỷ đồng 589,92 1.443,20 2.152,36 4.248,36 6.898,04 19,59 24,10 27,42

2 Giá so sánh 1994 Tỷ đồng 2.155,15 3.535,85 4.399,00 6.315,84 8.226,09 10,41 12,30 14,13

2.1 Nông, lâm nghiệp, TS Tỷ đồng 1.207,95 1.577,57 1.596,67 1.920,69 2.103,54 5,48 4,01 4,65

2.2 Công nghiệp – XD Tỷ đồng 524,20 1.108,19 1.635,18 2.404,60 3.298,32 16,15 16,76 17,12

2.3 Dịch vụ Tỷ đồng 423,00 850,09 1.167,15 1.990,55 2.824,23 14,98 18,55 19,11

II CƠ CẤU % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 0,00

1 Nông, lâm nghiệp, TS % 51,31 43,88 41,67 33,61 30,10 -3,08 -5,19 -5,37

2 Công nghiệp – XD % 26,16 28,73 29,72 30,70 32,18 1,89 1,34 2,39

3 Dịch vụ % 22,53 27,39 28,61 35,69 37,72 3,98 5,44 2,80

III VA/người Tr.đồng 3,50 6,67 9,97 15,62 23,64 13,79 18,54 23,03

Quy USD 247 420 580 860 1.133 11,19 15,41 13,60

*Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2012

Khu vực 1: đạt tốc độ tăng bình quân 5,48%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005,

4,01%/năm giai đoạn 2006 – 2010 nhưng tăng lên 4,65% trong năm 2011 - 2012. Như

vậy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp có dấu hiệu chậm lại (đặc biệt là ngành

trồng trọt), trong tương lai để khu vực 1 tiếp tục tăng trưởng cần phải đẩy mạnh phát

triển ngành thủy sản và phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Khu vực 2: tăng trưởng cao và khá đều trong thời kỳ 2001 – 2010, bình quân

đạt 16,15%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005 và 16,76% trong giai đoạn 2006 - 2010.

Tỷ trọng khu vực 2 trong cơ cấu VA tăng đều từ 26,16% năm 2000 lên 28,73% năm

2005 lên 30,70% năm 2010 và 32,18% năm 2012, chủ yếu do lĩnh vực xây dựng phát

triển khá mạnh và công nghiệp trước đây được đầu tư đã phát huy hiệu quả sản xuất.

Khu vực 3: tăng trưởng khá, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước do thu nhập

và đời sống người dân được nâng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,98%/năm

trong giai đoạn 2001 – 2005, 18,55%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010 và 19,11%

trong năm 2011 - 2012. Tỷ trọng khu vực 3 trong cơ cấu VA tăng rất nhanh, từ

Page 21: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

21

22,53% năm 2000 lên 27,39% năm 2005 lên 28,61% năm 2010 và 35,69% năm 2012.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh những năm qua có sự chuyển dịch đúng hướng, khu vực

1 có tỷ trọng giảm từ 51,31% năm 2000 xuống còn 43,88% năm 2005 và còn 33,61%

năm 2010 (bình quân 10 năm giảm 4,14%/năm) và giảm còn 30,1% năm 2012 (cả

nước khoảng 19,67%), tỉ trọng khu vực 2 tăng nhưng chậm từ 26,16% năm 2000 lên

28,73% năm 2005 và 30,57% năm 2010 (tăng bình quân 1,57%/năm) và 32,18% năm

2012, khu vực 3 tăng khá nhanh từ 22,53% năm 2000 lên 35,81% năm 2010 (bình

quân 4,74%/năm) và 37,72% năm 2012.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2012 là: Dịch vụ - Công nghiệp và nông nghiệp,

tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ lực nhưng công nghiệp và dịch vụ

đã bắt đầu đến ngưỡng phát triển (chiếm tỷ trọng > 30% trong cơ cấu kinh tế). Tuy

nhiên, so với tiềm năng, lợi thế và khả năng phát triển thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu

kinh tế của tỉnh diễn ra chậm. Nguyên nhân cơ bản là do cơ sở hạ tầng kinh tế còn yếu,

tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, nên khả năng thu hút đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế; công

nghiệp và dịch vụ tuy có mức tăng trưởng khá, nhưng do xuất phát điểm thấp, quy mô

nhỏ, nên đến nay mức đóng góp vào cơ cấu kinh tế chưa cao.

Từ thực trạng nêu trên cho thấy, nền kinh tế của tỉnh Hậu Giang trong những

năm qua tuy có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhưng

còn chậm và chưa vững chắc vì vẫn còn đang phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông

nghiệp. Qua thực tế quan sát cho thấy ở Hậu Giang: lúa gạo, ngoài tiêu dùng và dự trữ

trong mỗi hộ nông dân, còn lại đều là hàng hoá cho xuất khẩu và cho thị trường trong

nước, trong vùng; mía hoàn toàn là hàng hoá cung cấp cho các nhà máy đường; thuỷ

sản cung cấp cho các xí nghiệp chế biến; rau, hoa quả là hàng hoá cho dân cư các đô

thị, các khu công nghiệp trong tỉnh, trong vùng ĐBSCL. Như vậy, tỷ trọng nông

nghiệp hàng hoá cũng đã khá cao.

Page 22: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

22

Về chỉ tiêu “4 hoá”, thuỷ lợi đã được đầu tư phát triển, song việc sử dụng “nước

trời” trong sản xuất còn phổ biến; điện khí hoá, phần lớn được sử dụng cho máy bơm,

song tỷ lệ chưa cao; cơ khí hoá mới ở khâu làm đất, thu hoạch và vận chuyển; tỷ lệ áp

dụng biện pháp sinh học như lai tạo giống, sản xuất phân vi sinh, BVTV bằng biện

pháp sinh học... còn chưa nhiều. Việc ứng dụng “4 hoá” còn một khoảng cách lớn so

với yêu cầu và mục tiêu của một nền nông nghiệp hiện đại.

Từ thực trạng nêu trên, hướng chuyển đổi cơ cấu của tỉnh thời gian tới sẽ là,

ngoài phấn đấu tăng mạnh dịch vụ và công nghiệp, cần nhằm vào mục tiêu tạo ra được

một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao năng suất

cây trồng, đẩy mạnh việc ứng dụng "4 hoá" một cách phổ biến.

1.3. Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ tăng nhanh từ 65 triệu

USD năm 2000 lên 117,23 triệu USD năm 2005 (tăng bình quân 12,52%/năm), lên

120,23 triệu USD năm 2010 (tăng bình quân 0,51%/năm) và năm 2012 đạt 150,146

triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu hàng nông thủy sản tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn

chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh (năm 2010 đạt 115,62

triệu USD, chiếm 96,2%, năm 2012 chiếm 90,8%). Điều này thể hiện thế mạnh về phát

triển nông thủy sản và vai trò của xuất khẩu đối với phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Năm 2012, các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh: tôm 7.200 tấn, cá 3.917 tấn,

thuỷ sản khác 1.135 tấn.

1.4. Đầu tư xã hội

Tổng mức đầu tư toàn xã hội của Hậu Giang giai đoạn 2006 - 2012 đạt 50.673

tỷ đồng và tăng liên tục trong thời gian qua, năm 2005 tổng mức đầu tư (theo giá thực

tế) đạt khoảng 2.100 tỷ đồng và đến 2010 đạt 8.106 tỷ đồng năm 2010 (đạt tốc độ tăng

bình quân 31,01%/năm) và 11.651 tỷ đồng năm 2012.

Bảng 08: Cơ cấu vốn đầu tư theo đơn vị hành chính của tỉnh đến 2012

Chỉ tiêu ĐVT

Tổng thời

kỳ 2006-

2012

Trong đó: Tăng BQ

(%)

2005 2007 2010 2011 2012 2006-

2012

Tổng mức đầu tư (giá HH) Tỷ đồng 50.673 2.100 2.790 8.106 9.631 11.651 23,88

Trong đó: đầu tư cho nông

- lâm nghiệp và thuỷ sản Tỷ đồng 7.668 390 541 1.195 1.481 1.498 18,30

1. Thành phố Vị Thanh Tỷ đồng 17.579 564 705 2.959 4.396 4.603 30,01

2. Thị xã Ngã Bảy Tỷ đồng 3.527 171 234 590 588 914 23,32

3. Huyện Châu Thành A Tỷ đồng 4.420 205 278 706 761 1.229 25,09

4. Huyện Châu Thành Tỷ đồng 7.985 230 330 996 791 1.368 24,96

5. Huyện Phụng Hiệp Tỷ đồng 5.611 308 376 855 989 1.429 21,15

6. Huyện Vị Thuỷ Tỷ đồng 5.580 298 405 1.091 1.027 867 14,28

7. Huyện Long Mỹ Tỷ đồng 5.972 324 461 908 1.080 1.241 18,28

*Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2012, Báo cáo thực hiện kế hoạch 2006-2010;

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

Tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 đạt 4.689 tỷ

đồng, chiếm 15,95% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh, giá trị tăng thêm đạt 1.868

Page 23: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

23

tỷ đồng (giá hiện hành), hệ số ICOR đạt 2,51; giai đoạn 2011 – 2012, tổng vốn đầu tư

cho ngành nông nghiệp đạt 2.979 tỷ đồng (chiếm 14% tổng vốn đầu tư), giá trị tăng

thêm đạt 1.504 tỷ đồng, ICOR đạt 1,98. Tính chung cả giai đoạn 2006 – 2012, tổng

vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp 7.668 tỷ đồng, ICOR bình quân 2,27.

1.5. Thu nhập dân cư

Thu nhập bình quân/người tăng nhanh từ 3,5 triệu đồng năm 2000 lên 6,7 triệu

đồng năm 2005 (tăng bình quân 13,7%/năm) và lên 15,6 triệu đồng năm 2010 (tăng

bình quân 18,6%/năm), tương đương khoảng 860 USD, thấp hơn so với mức bình

quân chung toàn ĐBSCL (18,4 triệu đồng, khoảng 975 USD) và mức bình quân chung

cả nước (bằng 78% so với cả nước, khoảng 22,8 triệu đồng - 1.205 USD). Đến năm

2012, thu nhập bình quân/người đạt 23,64 triệu đồng/người, khoảng 1.133 USD.

Về nguồn thu nhập: bình quân/tháng/người năm 2012 đạt 1.416 ngàn đồng,

trong đó thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 425 ngàn đồng, chiếm khoảng

30,1% thu nhập, tổng chi 1.211 ngàn đồng, trong đó: chi cho đời sống 1.022 ngàn

đồng (chi mua lương thực chiếm 7,97%, thực phẩm 22,07%). Tích luỹ hàng tháng bình

quân 205 ngàn/người.

Như vậy, tính bình quân 1 người hàng tháng chỉ có thể tiết kiệm được 205 ngàn

đồng/tháng, đây là một trong những khó khăn rất lớn trong việc phát huy nội lực trong

quá trình xây dựng, phát triển tỉnh nhà, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới

cần rất lớn từ những đóng góp của người dân.

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 khoảng 23,55% giảm xuống còn 9,95% năm 2010

(theo tiêu chí hiện hành), giảm bình quân 15,8%/năm. Đây là một trong những cố gắng

lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

2. Thực trạng cơ sở hạ tầng

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã

được chú trọng, đặc biệt là từ khi tuyến nối Cần Thơ - Vị Thanh, Nam Sông Hậu, QL

61B, Quản Lộ - Phụng Hiệp hoàn thành đã tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội

nói chung và cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

2.1. Giao thông

a) Đường bộ: Mạng lưới đường bộ tỉnh Hậu Giang phân bố chủ yếu theo Đông

Bắc – Tây Nam song song với kênh Xà No và trục còn lại vuông góc với nó. Tổng

chiều dài mạng lưới đường bộ trong toàn tỉnh là 3.507 km, trong đó: Quốc lộ có 6

tuyến với chiều dài 143 km, đường tỉnh có 11 tuyến với chiều dài 273 km; đường

trong đô thị Vị Thanh, Ngã Bảy có 70 tuyến, tổng chiều dài khoảng 50 km; đường

huyện có 38 tuyến, tổng chiều dài khoảng 328 km và đường nông thôn có tổng chiều

dài khoảng 2.713 km. Mật độ đường các loại bình quân 2,2 km/km2, trong đó mật độ

đường chính (đường cấp quận, huyện trở lên) là 0,50 km/km2, vào loại trung bình so

với cả nước.

Như vậy, trong 5 năm (2005-2010) hạ tầng giao thông tỉnh Hậu Giang có bước

phát triển vượt bậc. Một số tuyến giao thông trọng yếu để phát triển kinh tế - xã hội

nói chung và phát triển nông thôn Hậu Giang nói riêng như: đường nối Cần Thơ - Vị

Thanh, Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường Nam Sông Hậu; ĐT 927, 928 (huyện Phụng

Page 24: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

24

Hiệp); đường ĐT 925; Bốn Tổng - Một Ngàn; đường ô tô về trung tâm các xã Phú An,

Đông Phú, Trường Long Tây, Đông Phước, Tân Thuận, Tân Hòa, Vị Bình. Hệ thống

giao thông nêu trên sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảng 09: Thống kê hiện trạng hệ thống đường bộ tỉnh Hậu Giang

STT Loại đường Chiều dài

(km)

Kết cấu mặt (km) Tỉ lệ nhựa hóa

(%) BTN Láng nhựa

+Bêtông CP+Đất

1 Quốc lộ 142,9 63,6 79,3 100,00

2 Đường tỉnh 273,0 273,0 100,00

3 Đường đô thị Vị Thanh,

Ngã Bảy 50,0 47,5 2,5 95,00

4 Đường huyện 328,0 173,0 155,0 52,74

6 Đường GTNT 2.713,0 1.813,0 900,0 66,83

TỔNG CỘNG 3.506,9 63,6 2.385,8 1.057,5 69,85

*Nguồn: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch giao thông tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

Mạng lưới giao thông nông thôn phát triển khá nhanh, bộ mặt giao thông nông

thôn Hậu Giang có nhiều thay đổi, đường xá thông thoáng, đi lại thuận lợi hơn, tạo

điều kiện cho người dân giao lưu, trao đổi hàng hoá. Từ năm 2004 đến nay làm mới và

nâng cấp khoảng 3.530 km đường và 1.702 cây cầu. Chất lượng đường giao thông

nông thôn tăng khá, năm 2004 có tới 63,1% là đường cấp phối và đường đất, chỉ có

36,9% là đường nhựa và bê tông, đến 2010 đường cấp phối và đường đất chiếm

33,2%, đường láng nhựa, bê tông tăng lên chiếm tới 66,8%. Có thể đây là bước phát

triển khá nhanh giao thông nông thôn, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và

nâng cao đời sống nông dân, góp phần giảm đáng kể khoảng cách giữa thành thị và

nông thôn. Hiện nay toàn tỉnh có trên 95% các xã, phường có đường ô tô về đến khu

trung tâm và trên 98% ấp, khu vực có đường xe hai bánh đi lại được trong hai mùa.

Tuy nhiên, ở một số địa phương đường nông thôn liên ấp chất lượng chưa tốt, nhanh

xuống cấp và chưa tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tỷ

lệ xã có đường liên ấp được trải nhựa, bê tông hóa nhìn chung còn thấp so với các tỉnh

trong khu vực. Điều này còn gây cản trở phát triển kinh tế hộ.

b) Đường thủy nội địa: Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, tỉnh Hậu Giang có

một mạng lưới sông- kênh- rạch rất phong phú và đa dạng. Mạng lưới đường thủy trên

địa bàn tỉnh có tổng chiều dài khoảng 724 km, trong đó:

+ Trung ương quản lý có 6 tuyến (sông Hậu, sông Cái Nhúc, Cái Tư, kênh Cái

Côn, Xà No, Quản Lộ - Phụng Hiệp), tổng chiều dài khoảng 96 km.

+ Tỉnh quản lý có 9 tuyến, tổng chiều dài khoảng 263 km.

+ Huyện quản lý tổng chiều dài khoảng 365 km.

- Trên địa bàn tỉnh có 2 tuyến vận tải thủy quốc gia đi qua đạt tiêu chuẩn đường

thủy nội địa cấp 3:

+ Tuyến từ sông Hậu – kênh xáng Xà No – rạch Cái Nhất – sông Cái Tư.

+ Tuyến từ sông Hậu – rạch Cái Côn – kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông thủy là thế mạnh của tỉnh Hậu Giang. Các

tuyến sông - kênh - rạch phân bố đều khắp nối liền các trung tâm kinh tế xã hội và đi

đến khắp các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, mạng lưới đường thủy còn một số hạn

chế do còn dựa nhiều vào sông kênh tự nhiên, nhiều đoạn quanh co, chịu ảnh hưởng

Page 25: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

25

triều, bị lấn chiếm, ngành giao thông vận tải đang kết hợp với thủy lợi trong việc lập

kế hoạch nạo vét cho từng luồng tuyến.

2.2 Thủy lợi

- Về cơ bản hệ thống thủy lợi của tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp. Từ khi thành lập tỉnh đến nay, thực hiện mục tiêu chuyển

dịch cơ cấu sản xuất, nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đầu tư kịp thời;

trong đó phải kể đến hệ thống đê đập ngăn mặn dọc sông Cái Tư (Vị Thanh), sông

Nước Trong (Long Mỹ), kiểm soát lũ theo vùng (Ô Môn - Xà No) và các hệ thống tưới

tiêu chủ động chia ô, .... nhằm bảo vệ sản xuất, thâm canh tăng vụ, nâng cao giá trị sản

xuất, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội của tỉnh.

- Hệ thống thủy lợi của tỉnh gắn liền với mạng lưới giao thông thủy bộ đáp ứng

yêu cầu chuyên chở nông sản phẩm, vật tư nông nghiệp, thông thương hàng hóa và đi

lại của nhân dân. Ngoại trừ khu vực phía Đông kênh Xà No nằm trong dự án kiểm soát

lũ theo vùng lớn Ô Môn - Xà No, hầu hết diện tích tỉnh Hậu Giang được bố trí các hệ

thống thủy lợi theo ô nhỏ, có thể chia thành 3 tiểu vùng như sau:

+ Tiểu vùng Phụng Hiệp, Châu Thành và Châu Thành A có 5 tuyến trục chính

gồm kênh Hậu Giang III, kênh Lái Hiếu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Quản Lộ -

Sóc Trăng và kênh Ngang; 28 tuyến kênh tạo nguồn; 63 tuyến thuộc các khu khép kín,

bình quân khoảng 100 ha/khu để chủ động tưới - tiêu, ngăn lũ bảo vệ cây trồng.

+ Tiểu vùng Vị Thanh và Vị Thủy có 3 tuyến chính: kênh Xà No, sông Cái

Lớn, Cái Tư và 44 tuyến kênh tạo nguồn khép kín khu sản xuất trung bình 50 - 100 ha.

+ Tiểu vùng Long Mỹ có 4 tuyến kênh trục chính gồm sông Cái Lớn, sông

Nước Trong, kênh Long Mỹ I và kênh Long Mỹ II; 28 tuyến kênh tạo nguồn và khép

kín khu sản xuất.

- Hiện trạng hệ thống thủy lợi tỉnh Hậu Giang bao gồm:

+ Hệ thống kênh trục và kênh cấp I: Các kênh trục lớn của tỉnh Hậu Giang gồm:

kênh xáng Xà No, Nàng Mau, Quản Lộ Phụng Hiệp, Lai Hiếu, Mái Dầm, Cái Côn.

Các kênh trục đều có nhiệm vụ kết hợp giao thông thủy và phục vụ tưới tiêu, thoát lũ.

Hệ thống kênh cấp I nối các kênh rạch trục với nhau tạo thành một mạng lưới, các

kênh cấp I có nhiệm vụ dẫn nước tưới từ kênh trục tới kênh cấp II và mặt ruộng; nhận

nước tiêu từ mặt ruộng và kênh cấp II chuyển tới kênh trục. Toàn tỉnh hiện có 27 tuyến

kênh trục và kênh cấp I, với tổng chiều dài khoảng 600km, phân bố theo tỷ lệ khoảng

3,6 m/ha. Tuy nhiên do phần lớn bị bồi lắng, sạt lở và các hoạt động khác làm tổn thất

dòng chảy nên khả năng chuyển tải nước vào mùa lũ bị hạn chế, gây ngập úng nghiêm

trọng; Một số vùng thiếu nước tưới vào mùa khô.

+ Hệ thống kênh cấp II: khá dày đặc, đủ để chuyển tải nước từ kênh cấp I vào

kênh cấp III và kênh nội đồng. Tuy nhiên phần lớn kênh cấp II ở các huyện đầu nguồn

bị sạt lở nhiều và ở các huyện cuối nguồn bị bồi lắng nghiêm trọng, tốc độ bồi lắng

nhanh, do vận tốc dòng chảy nhỏ. Toàn tỉnh có 266 kênh cấp II, tổng chiều dài

1.312km. Mặt kênh rộng từ 6 đến 8 mét, mật độ trung bình toàn tỉnh là 7,9m/ha được

phân bố đều ở các huyện. Riêng huyện Châu Thành, Vị Thanh có mật độ lớn nhất từ

14÷16 m/ha, là cấp kênh quan trọng trong việc chuyển tải nước tưới, tiêu, thoát lũ cho

sản xuất và đời sống nhân dân.

Page 26: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

26

+ Hệ thống kênh cấp III: là cấp kênh phân phối nước lên đồng ruộng. Toàn tỉnh

có 558 tuyến kênh cấp III với tổng chiều dài là 1.675km, mật độ trung bình khoảng

10m/ha, Mật độ lớn nhất là các huyện Phụng Hiệp và Long Mỹ. Mặt kênh rộng 2÷ 3

mét. Hiện trạng kênh cấp III đầy đủ trên các cánh đồng, tuy nhiên cũng bị bồi lắng

nhiều với tốc độ bồi lắng nhanh nên phải thường xuyên nạo vét mới đảm bảo phục vụ

tốt cho sản xuất nông nghiệp.

+ Hệ thống đê bao, bờ bao: Trên các tuyến kênh cấp I và cấp II đã hình thành

được hệ thống đê, bờ bao dọc theo 2 bên kênh, với cao trình vượt lũ năm 2000. Tuy

nhiên, nhiều tuyến đê, bờ bao bị xuống cấp, cao trình không đảm bảo nên bị lũ tràn

trong mùa lũ năm 2011. Hiện các tuyến đê dọc theo 2 bên kênh cấp I và cấp II tỉnh đã

đầu tư xây dựng các tuyến giao thông nông thôn có bề mặt rộng từ 2m đến 3,5m; một

số tuyến đê là đường tỉnh lộ, nên cao trình đảm bảo ngăn lũ.

Bảng 10: Tổng hợp hiện trạng hệ thống đê bao

Số

TT Hạng mục

Số lượng

tuyến đê

Chiều

dài (km)

Cao

trình

đỉnh (m)

Chiều

rộng

đỉnh (m)

Chiều cao

trung bình

(m)

Hiện trạng

sử dụng

1

2

Đê bao trên kênh cấp I

Đê bao trên kênh cấp II

54

532

1.196,3

2.623

1,8-2,2

1,5-2,0

6-10

3-6

0,8-1,2

0,6-1,0

Khá tốt

Khá tốt *Nguồn: Chi cục thủy lợi Hậu Giang

+ Hệ thống ô bao khép kín: Trên các tuyến đê kênh cấp III đã hình thành hệ

thống bờ bao phân thành các ô khép kín từ 50ha đến 200 ha đảm bảo phục vụ cho các

mùa vụ sản xuất nông nghiệp trong năm. Toàn tỉnh có 1.043 ô bao khép kín, trong đó

có 128 ô tự chảy diện tích 12.525 ha thuộc các huyện (Châu Thành, thị xã Ngã Bảy và

huyện Châu Thành A), số còn lại 915 ô tưới tiêu bằng động lực hoặc động lực 1 phần.

Bảng 11: Tổng hợp hiện trạng hệ thống ô bao khép kín

TT Đơn vị Số lượng ô

bao khép

kín

Diện tích

khép kín

(ha)

Chiều dài

bờ bao

(km)

Cao trình

đỉnh bờ (m)

bình quân

Chiều rộng

bờ (m)

1

2

3

4

5

6

7

TP. Vị Thanh

H. Vị Thủy

H. Long Mỹ

H. Châu Thành

H. Châu Thành A

H. Phụng Hiệp

TX. Ngã Bảy

34

151

292

108

176

239

43

2.901

16.369,81

21.207,37

10.828

6.489,19

19.012,5

3.192,3

287

483,9

595,81

245,87

345,55

785,65

158,75

1,4

1,4

1,4

2,2

1,8

1,5

2,0

2÷4

2÷4

2÷4

2÷4

2÷4

2÷4

Tổng cộng: 1.043 80.000,17 2.902,53 *Nguồn: Chi cục thủy lợi Hậu Giang

+ Hệ thống cống: Toàn tỉnh có 16 cống hở, chiều dài cống phổ biến từ 5÷16 m,

cao trình đáy 2 – 3 m, tập trung ở thành phố Vị Thanh và các huyện Vị Thủy, Châu

Thành và Châu Thành A. Số lượng cống xây dựng được so với yêu cầu còn thiếu

nhiều, việc vận hành hệ thống cống chủ yếu bằng thủ công và chưa đồng bộ. Do vậy

tác dụng còn hạn chế, chưa chủ động trong tưới, tiêu, ngăn lũ.

+ Hệ thống bọng, đập tạm: Hệ thống bọng, đập tạm được nhà nước và nhân dân

cùng làm để bảo vệ vùng cây ăn trái ở huyện Châu Thành, Châu Thành A và thị xã

Ngã Bảy, các địa phương khác số lượng rất hạn chế. Toàn tỉnh hiện có 1.683 cống, đập

Page 27: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

27

tạm khẩu độ từ Ø60 đến Ø100, nhưng cũng phát huy tốt trong việc điều tiết, quản lý

nước tưới, tiêu, chống lũ.

+ Hệ thống trạm bơm: Toàn tỉnh hiện có 28 trạm bơm điện vừa và nhỏ được

xây dựng từ năm 2004 trở về trước. Công suất thiết kế thường từ 1.200 ÷ 7.200 m3/h,

chủ yếu nằm ở huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh. Mỗi trạm phục vụ

tưới, tiêu chống lũ cho 1 khu vực từ 100ha đến 200ha. Hiện vẫn còn đang hoạt động

khá hiệu quả. Tuy nhiên phần lớn bị xuống cấp, cần được nâng cấp sửa chữa.

Tóm lại, hiện trạng hệ thống thủy lợi của tỉnh Hậu Giang có hệ thống kênh trục

khá phong phú, đáp ứng được nguồn nước, hệ thống kênh tạo nguồn tương đối đầy đủ,

nhưng hệ thống đê bao chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, hệ thống đê bao của các khu khép

kín còn thiếu và yếu, phần lớn các kênh cấp III chưa có hệ thống bờ bao, nhất là đối

với vùng dự án Phụng Hiệp, hệ thống cống, đập chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng được

việc hoàn toàn chủ động tưới tiêu.

2.3. Điện

Hậu Giang được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua đường dây 110 KV

và nhận được nguồn điện từ các trạm:

+ Trạm Cần Thơ 1T 110/22/15KV-40 MVA và 2T 110/22/15 KV-25MVA cấp

điện cho Châu Thành, Châu Thành A và một phần huyện Phụng Hiệp.

+ Trạm Bạc Liêu cấp điện cho huyện Long Mỹ.

+ Trạm Chung Sư (Kiên Giang) và trạm Vị Thủy 110/22/15 KV-25MVA cấp

điện cho Vị Thủy, một phần cho huyện Phụng Hiệp và TP Vị Thanh.

Mạng lưới hạ thế: Tổng số trạm điện hạ thế có trên địa bàn tỉnh tăng từ 1.365

trạm năm 2005 dự kiến lên 1590 trạm năm 2010 tăng bình quân 3,1%/năm. Nhìn

chung các trạm điện hạ thế được trải rộng khắp các xã trong tỉnh. Với mạng lưới điện

phát triển rộng khắp trong tỉnh đã đáp ứng khá tốt ánh sáng sinh hoạt cho nhân dân và

nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp và trong

nội ô của thị xã, huyện.

Chiều dài đường dây trung thế trên địa bàn tỉnh hàng năm đều được tăng cường

đầu tư, từ 183 km năm 2000 lên 205 km năm 2005 và 1.378 km năm 2010. Tổng chiều

dài đường dây hạ thế tăng từ 1.294 km năm 2000 lên 1.396 km năm 2005 và 1.894 km

năm 2010. Hiện 100% số xã, thị trấn đã có đường dây trung thế đến trung tâm xã.

Đến cuối năm 2012, 100% xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, trên

97,8% số hộ sử dụng điện, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện ở nông thôn đạt 94,5%.

Nhìn chung, đến nay lượng điện cấp cho tỉnh tương đối dồi dào, đủ để phát

triển sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên phần lớn lưới

hạ thế lắp đặt chưa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về dây dẫn và trụ cột, dẫn đến thất thoát

điện trên đường truyền tải rất lớn…đến nay vẫn chưa khắc phục hết là một trở ngại

cho bước phát triển trong thời gian tới.

2.4. Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

Hệ thống bưu chính viễn thông của Hậu Giang đã được đầu tư phát triển tương

đối hoàn chỉnh phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và quốc phòng an ninh trong tỉnh.

Cho đến nay các huyện thị đều được trang bị tổng đài tự động thông suốt trong nước

và quốc tế. hầu hết các xã đều có bưu điện văn hoá xã. Đặc biệt, số máy điện thoại

Page 28: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

28

tăng nhanh trong máy năm gần đây, tăng từ 41.730 chiếc năm 2006 lên 260.295 chiếc

năm 2010 (tăng bình quân 53,63%/năm) và tăng lên 462.020 chiếc năm 2012 (tăng

bình quân 32,23%/năm). Tổng số máy điện thoại bình quân/100 dân tăng từ 5,9 máy

năm 2006 lên 59,7 máy năm 2012. Ngoài ra, số thuê bao internet cũng tăng nhanh từ

2.660 thuê bao năm 2007 lên 8.532 thuê bao năm 2012.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bưu chính viễn thông của tỉnh khá nhanh phục

vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh, đây là hướng đi đúng và là

tiền đề quan trọng cho phát triển trong tương lai.

2.5. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường

Trong những năm qua được quan tâm đầu tư, đã nâng cấp và xây dựng mới các

trạm cấp nước tập trung; thực hiện Bộ chỉ số đánh giá theo dõi nước sạch và VSMT

nông thôn; xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ xử lý nước phèn và nhiễm

mặn cho các hộ dân sống phân tán, xây dựng hệ thống cấp nước tập trung cụm tuyến

dân cư vượt lũ. Tập trung giải quyết vấn đề nước sạch và vệ sinh đối với trường học,

trạm y tế, trụ sở xã, cộng đồng dân cư. Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ dân sử dụng

nước hợp vệ sinh 91% tổng số hộ, trong đó khu vực nông thôn là 83% (năm 2004 là

75%, trong đó khu vực nông thôn là 64%).

Thoát nước, xử lý nước thải, xử lý rác thải còn chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu

vệ sinh sạch đẹp. Tỉ lệ gom rác khu vực nội thành mới đáp ứng khoảng 80% so với

nhu cầu. Khu vực nông thôn mới có 26/54 xã (48,15%) với 67/407 ấp, khu vực

(16,46%) có tổ chức hoặc thuê thu gom rác.

3. Thực trạng các nguồn lực xã hội có liên quan đến sản xuất nông nghiệp

3.1. Dân số - lao động

a) Dân số

Dân số trung bình của tỉnh năm 2012 là 773.556 người, chiếm 4,41% dân số

vùng ĐBSCL. Nhìn chung, tốc độ tăng dân số của tỉnh không ổn định, giai đoạn 2001

– 2005 tăng bình quân 1,08% nhưng giai đoạn 2006 – 2010 giảm bình quân 0,71% và

năm 2011 – 2012 tăng bình quân 0,75%. Mật độ dân số địa bàn tỉnh Hậu Giang 483

người/km2 cao hơn bình quân ĐBSCL 426 người/km

2.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đang có chiều hướng giảm từ 1,33% năm

2005 xuống còn 1,23% năm 2008 và 1,1% năm 2012, tuy nhiên tỷ lệ tăng, giảm cơ học

của tỉnh không ổn định, năm 2000, tỷ lệ giảm cơ học -0,17%; năm 2005 giảm cơ học -

0,25%; năm 2010 giảm cơ học của tỉnh -1,86% và năm 2012 là 0,35%, nguyên nhân

do lao động của tỉnh chuyển đến các nơi khác làm việc, đây là một trong những tình

trạng đáng quan ngại về chuyển dịch lao động của Hậu Giang nói chung và ĐBSCL

nói riêng đến các địa phương khác làm việc (Cần Thơ, TP HCM, Đông Nam Bộ).

Hầu hết dân số tỉnh Hậu Giang là người Kinh (96,42%), các dân tộc khác chiếm

tỷ lệ nhỏ: Hoa (1,35%), Khơ me (2,06%) và dân tộc khác (0,17%). Người dân Hậu

Giang có truyền thống cách mạng, cần cù lao động, khá nhạy bén với ứng dụng các mô

hình sản xuất mới và tiến bộ kỹ thuật, nhưng nguồn lực còn hạn chế, mặt bằng dân trí

và ý thức hợp tác trong phát triển kinh tế còn chưa cao.

Page 29: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

29

Bảng 12: Đặc điểm dân số tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2001 – 2012

TT Hạng mục ĐVT

Diễn biến qua các năm Tăng BQ (%)

2000 2005 2010 2012 2001-

2005

2006-

2010

2011-

2012

TỔNG DÂN SỐ Người 748.496 789.602 762.125 773.556 1,08 -0,71 0,75

1 Thành thị Người 91.560 123.176 162.012 183.692 6,11 5,63 6,48

Tỷ lệ so với tổng dân số % 12,23 15,60 21,26 23,75 4,98 6,39 5,69

2 Nông thôn Người 656.936 666.426 600.113 589.864 0,29 -2,07 -0,86

Tỷ lệ so với tổng dân số % 87,77 84,40 78,74 76,25 -0,78 -1,38 -1,59

3 Tỷ lệ tăng dân số % 0,98 1,08 -0,71 0,75

Tăng tự nhiên % 1,15 1,33 1,15 1,1

Tăng cơ học % -0,17 -0,25 -1,86 -0,35

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2012

Tỷ lệ dân số đô thị của tỉnh đang có xu hướng tăng nhanh, từ 12,23% năm 2000

lên 15,6% năm 2005 lên 21,26% năm 2010 và đạt 23,75% năm 2012, tương ứng dân

số nông thôn giảm từ 87,77% năm 2000 xuống còn 78,74% năm 2010 và 76,25% năm

2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tỉnh thành lập mới TX. Ngã Bảy và một

số thị trấn: Trà Lồng, Mái Dầm, Bảy Ngàn, Búng Tàu,... nên dân số đô thị tăng nhanh,

nhưng vẫn thấp hơn so với mức bình quân vùng ĐBSCL 24,9%, cả nước 31,9%.

Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, năm 2010 là 1.843 m2/người,

thấp hơn so với mức bình quân chung vùng ĐBSCL 1.973 m2/người, cả nước 3.016

m2/người. Dân số nông nghiệp của tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tuy đã giảm từ 79% so

dân số năm 2005 xuống đến còn 76,43% so với dân số năm 2010, song tỷ trọng này

vẫn là cao. Năm 2010 dân số nông nghiệp chiếm gần 98% dân số nông thôn. Điều này

cho thấy tính chất thuần nông còn nhiều, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở

nông thôn phát triển còn chậm. Vấn đề phát triển phi nông nghiệp tại nông thôn là nội

dung cần phấn đấu trong giai đoạn tới.

Bảng 13: Mật độ dân số, cơ cấu dân số thành thị và nông thôn, đất nông

nghiệp đầu người năm 2010 các tỉnh ĐBSCL

STT Hạng mục

Tổng

dân số

(1000ng)

Mật độ

dân số

(ng/km2)

Thành thị Nông thôn Đất nông

nghiệp/ng

(m2/ng)

Dân số

(1000 ng)

Tỷ lệ

(%)

Dân số

(1000 ng)

Tỷ lệ

(%)

TỔNG CỘNG 17.257,13 426 4.067,31 23,57 13.189,81 76,43 1.973

1 Hậu Giang 762,13 476 162,01 21,26 600,11 78,74 1.843

2 Long An 1.442,80 321 254,60 17,65 1.188,20 82,35 2.507

3 Tiền Giang 1.678,00 669 246,60 14,70 1.431,40 85,30 1.140

4 Bến Tre 1.256,70 532 125,90 10,02 1.130,80 89,98 1.429

5 Trà Vinh 1.006,70 430 154,90 15,39 851,80 84,61 1.841

6 Vĩnh Long 1.026,50 686 158,00 15,39 868,50 84,61 1.142

7 Đồng Tháp 1.669,60 494 296,50 17,76 1.373,10 82,24 1.637

8 An Giang 2.148,90 608 640,30 29,80 1.508,60 70,20 1.384

9 Kiên Giang 1.699,70 268 460,10 27,07 1.239,60 72,93 3.391

10 Cần Thơ 1.195,10 848 787,90 65,93 407,20 34,07 965

11 Sóc Trăng 1.297,50 392 291,40 22,46 1.006,10 77,54 2.132

12 Bạc Liêu 863,30 350 229,00 26,53 634,30 73,47 2.611

13 Cà Mau 1.210,20 229 260,10 21,49 950,10 78,51 3.836

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010

b) Lao động

Năm 2010, tổng nguồn lao động xã hội của tỉnh chiếm 74,62% so với dân số

(tăng 15,63% so với năm 2000), trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh

Page 30: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

30

tế là 425.536 người, chiếm 74,83% trong tổng lao động xã hội (tăng 3,36% so với năm

2005, giảm 5,46% so với năm 2000), lao động đang đi học, làm nội trợ, không có việc

làm chiếm 25,17%. Năm 2012, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

432.185 người (chiếm 55,87% dân số và 75,18% tổng nguồn lao động). Như vậy, tỉ lệ

lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng chậm, tạo thêm áp lực việc làm

trong những năm tới.

Bảng 14: Đặc điểm lao động tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2001 – 2012

TT Hạng mục ĐVT

Diễn biến qua các năm Tăng BQ (%)

2000 2005 2010 2011 2012 2001-

2005

2006-

2010

TỔNG NGUỒN LAO ĐỘNG Người 441.553 587.028 568.673 572.540 574.830 5,86 -0,63

Tỷ lê so với tổng dân số 58,99 74,34 74,62 74,48 74,31 4,73 0,07

1 Lao động đang làm việc trong

các ngành kinh tế Người 354.525 419.575 425.536 427.916 432.185 3,43 0,28

a Nông, lâm nghiệp và thủy sản Người 281.166 328.671 286.067 286.673 285.665 3,17 -2,74

- Nông, lâm nghiệp Người 279.985 327.269 280.758 281.343 280.525 3,17 -3,02

- Thủy sản Người 1.181 1.402 5.309 5.330 5.140 3,49 30,51

b Công nghiệp, xây dựng Người 20.401 26.136 44.441 44.985 47.119 5,08 11,2

c Dịch vụ, thương mại Người 52.958 64.768 95.028 96.258 99.401 4,11 7,97

2 Lao động làm việc nội trợ, đi

học và không có việc làm Người 87.028 167.453 143.137 144.624 142.645 13,98 -3,09

Tr.đó: lao động trong độ tuổi

không có việc làm Người 6.823 10.880 10.436 10.477 10.561 9,78 -0,83

3 LĐ đang làm việc/nguồn LĐ % 80,29 71,47 74,83 74,74 75,18 -2,3 0,92

4 Cơ cấu lao động làm việc % 100 100 100 100 100 0 0

a Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 79,31 78,33 67,23 66,99 66,10 -0,25 -3,01

b Công nghiệp, xây dựng % 5,75 6,23 10,44 10,51 10,90 1,6 10,89

c Dịch vụ, thương mại % 14,94 15,44 22,33 22,49 23,00 0,66 7,66

5 Cơ cấu lao động nông nghiệp % 100 100 100 100 100 0 0

a Nông lâm nghiệp % 99,58 99,57 98,14 98,14 98,20 0 -0,29

b Thủy sản % 0,42 0,43 1,86 1,86 1,80 0,31 34,19

Tỷ trọng lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh có xu hướng

giảm liên tục và năm 2010 còn 67,23%, giảm 12,08% so với năm 2000. Tuy nhiên,

hiện lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn khá lớn, năm

2012 vẫn còn 66,1% số lao động đang làm việc, tỷ lệ này là cao, biểu hiện nền kinh tế

nông nghiệp là chủ yếu và bản thân nông nghiệp chưa được hiện đại hoá (mức bình

quân cả nước là 48,7%, vùng ĐBSCL là 59,7%). Trong tổng lao động nông, lâm

nghiệp và thủy sản, lao động thủy sản có xu hướng tăng nhanh từ 1.181 người năm

2000 (chiếm 0,42%) lên 5.140 người năm 2012 (chiếm 1,8%).

- Tỷ trọng lao động phi nông nghiệp (công nghiệp + dịch vụ) còn khá thấp, đến

2010 mới chỉ đạt 32,77% tổng số lao động, tăng 12,08% so với năm 2000 và năm 2012

đạt 33,9%. Để đạt đến trình độ phát triển cao thì tỷ trọng lao động phi nông nghiệp

phải đạt khoảng 65-70% tổng số lao động, khoảng cách này còn khá xa đối với Hậu

Giang, đây là một trong những thách thức không nhỏ trong quá trình chuyển dịch lao

động nông nghiệp - nông thôn của tỉnh.

Tổng giá trị sản phẩm/lao động tỉnh năm 2012 đạt 42,3 triệu đồng/người (giá

hiện hành), thấp hơn so với mức bình quân cả nước (62,8 triệu đồng/người) và vùng

ĐBSCL (50 triệu đồng/người). Năng suất lao động bình quân lao động nông, lâm

Page 31: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

31

nghiệp và thủy sản của tỉnh 31,4 triệu đồng/người, thấp hơn mức bình quân chung và

vùng ĐBSCL 34,4 triệu đồng nhưng cao hơn bình quân của cả nước 26,1 triệu đồng.

Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa năng suất lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp

của tỉnh khá thấp (2 lần), trong khi toàn vùng ĐBSCL là 2,1 lần và cả nước là 3,7 lần.

c) Chất lượng nguồn lao động

Tổng số lao động qua đào tạo tính đến 2012 khoảng 160.950 người chiếm tỷ lệ

28% so với số lao động, trong đó: lao động có bằng cấp, chứng chỉ dưới các hình thức

đào tạo khác nhau chiếm khoảng 35% lao động qua đào tạo, lao động qua các trường

trung học chuyên nghiệp khoảng 32%, lao động qua đào tạo cao đẳng chiếm 22%, lao

động đại học và trên đại học chiếm 11%.

Trong một vài năm trở lại đây, với chính sách khuyến khích mạnh mẽ lao động

qua đào tạo, đặc biệt là khu vực nông thôn, nên tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hậu

Giang đã tăng lên rõ rệt (từ 20,4% năm 2010 lên 28% năm 2012) và hàng năm tỉnh đã

giải quyết công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động. Tuy nhiên, nhìn chung vấn đề

chất lượng nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp Hậu Giang được coi là một thách

thức rất lớn đối với việc phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao dựa trên cơ sở

ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

3.2. Tình hình đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây diễn ra khá

nhanh theo cả hai hướng là mở rộng quy mô diện tích tự nhiên và phát triển các công

trình xây dựng đô thị, tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 15,6% năm 2005 lên khoảng

23,75% năm 2012. Đến nay tỉnh Hậu Giang đã có 1 đô thị loại 3 (thành phố Vị Thanh)

và 2 đô thị loại 4 (thị xã Ngã Bảy, thị trấn Long Mỹ) và 11 đô thị loại 5 (các thị trấn

thuộc huyện). Năm 2012, dân số đô thị toàn tỉnh là 183.692 người, diện tích tự nhiên

19.742 ha, mật độ dân số bình quân 821 người/km2. So với năm 2005 tăng thêm 5

phường, thị trấn.

Bảng 15: Một số chỉ tiêu về phát triển đô thị tỉnh Hậu Giang

STT Hạng mục Đơn vị Năm 2005 Năm 2012 Tăng, giảm

2012/2005

1 Số thành phố, thị xã 2 2 0

2 Số phường, thị trấn 15 20 5

3 Dân số đô thị Người 123.176 183.692 60.516

4 Diện tích đất đô thị Ha 12.487 19.742 7.255

5 Diện tích đất phi nông nghiệp Ha 2.329 4.312 1.983

6 Mật độ dân số đô thị Người/km2 986 930 -56

Nguồn: Niên giám thông kê các thành phố, thị xã, huyện năm 2012

Diện tích đất đô thị tăng nhanh từ 12.487 ha năm 2005, chiếm 7,79% so với

diện tích tự nhiên toàn tỉnh lên 19.742 ha năm 2012, chiếm 12,32% so với diện tích tự

nhiên toàn tỉnh và tăng 7.255 ha so với năm 2005. trong đó: Diện tích đất phi nông

nghiệp trong đô thị cũng tăng khá nhanh từ 2.329 ha năm 2005 lên 4.312 ha năm 2012,

tăng 1.983 ha so với năm 2005, bình quân năm tăng 397 ha. Điều này có nghĩa là hàng

năm có khoảng 397 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển sang mục đích phi nông

nghiệp, bình quân 1 ha sử dụng 2-3 lao động thì sẽ có khoảng 800-1.000 lao động

nông nghiệp phải chuyển đổi việc làm.

Page 32: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

32

Bên cạnh những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội do đô thị hóa

mang lại, quá trình đô thị hóa diễn ra ở hầu khắp mọi nơi dẫn đến việc kiểm soát hết

sức khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất và gây khó khăn không nhỏ cho

công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

TÁC ĐỘNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1. Thuận lợi

- Hậu Giang có vị trí địa lý rất thuận lợi nằm trên các trục tuyến giao thông thủy

bộ quan trọng của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, là cầu nối giữa các tỉnh Sóc Trăng,

Bạc Liêu và Kiên Giang và với đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

là TP Cần Thơ.

- Nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, có nền nhiệt độ cao quanh năm, số giờ nắng

trong ngày dài, tổng tích ôn năm lớn, ít bị ảnh hưởng gió bão, nên thuận lợi để thâm

canh tăng năng suất và nâng cao hiệu quả canh tác cây trồng, vật nuôi.

- Hậu Giang đa dạng về tài nguyên đất nông nghiệp, có khả năng hình thành các

vùng chuyên canh lúa, cây ăn trái…tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và tập

trung, có khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu. Bình quân đất nông nghiệp trên

đầu người khá cao so với bình quân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện

thuận lợi cho đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô tập trung; hệ thống canh tác luân

canh và xen canh với thủy sản, canh tác cây ăn trái, khóm, mía trên đất líp đã hình

thành và đang lớn mạnh, có khả năng tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Kinh tế tỉnh có mức tăng trưởng khá (>13%) và tăng cả ở 3 khu vực, trong đó

công nghiệp và dịch vụ đang có những bước tăng trưởng đột phá, nông nghiệp phát

triển vững chắc theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh những năm qua đang chuyển dịch khá mạnh theo

hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tạo thuận lợi để nâng cao thu nhập của

dân cư và đầu tư hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

- Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra khá mạnh, bộ mặt nông thôn có

nhiều thay đổi theo hướng tích cực.

- Chủ trương và hệ thống chính sách của tỉnh đang từng bước được hoàn thiện

theo hướng thông thoáng đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển công nghiệp và

thương mại- dịch vụ, phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

2. Khó khăn, hạn chế và thách thức

- Địa hình bằng phẳng nhưng thấp, bị chia cách mạnh bởi sông, rạch và kênh

đào nên việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn sẽ khó khăn và

tốn kém hơn rất nhiều so với các vùng khác.

- Tình trạng ngập lũ, úng, xâm nhập mặn trong những năm gần đây diễn biến

khá phức tạp, đã gây nhiều bất lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Mặc dù hệ thống kênh rạch tương đối hoàn chỉnh, nhưng đa phần được đầu tư

khá lâu, đến nay hầu hết các kênh, rạch cần phải nạo vét lại, đặc biệt là các rạch tự

nhiên, không thể đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sản xuất nông nghiệp.

Page 33: phần i: đánh giá các nguồn lực có liên quan đến phát triển nông

33

- Ngành nông nghiệp phát triển tuy ổn định nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm,

chưa gắn kết nhiều với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, do đó hiệu quả

thường thấp và bấp bênh.

- Đầu tư cho hạ tầng nông thôn, nhất là về giáo dục, văn hóa, thể dục- thể thao

còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng thiếu

đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất các ngành, trong đó có nông

nghiệp và nông thôn.

- Lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên còn hạn chế về chất lượng. Trình độ

dân trí và tay nghề còn thấp sẽ là một trở ngại lớn trong chuyển giao công nghệ kỹ

thuật cho nông dân, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng

yêu cầu phát triển của các ngành.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh các ngành kinh tế với đòi hỏi phát

triển bền vững, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá, hạn chế nảy sinh các vấn

đề xã hội (thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội...) ngày càng tăng và diễn

biến phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp và nông thôn.

- Hậu quả của biến đổi khí hậu xảy ra rất khó lường, đặc biệt là tình trạng xâm

nhập mặn, ngập úng, tình trạng sạt lở bờ sông rạch, đã và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản

xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nhân dân nông thôn.