15
-iii- TÓM TT Bán hàng đa cấp (MLM) trên thế giới đã có lịch sử phát triển gần 80 năm và có những bước phát triển nhất định tại Việt Nam. Hình thức kinh doanh đa cấp ngày càng phát triển mạnh theo sự phát triển của nền kinh tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương – APEC…, do vậy Việt Nam cần tranh thủ cơ hội để tiếp thu những thành tựu của nền lập pháp thế giới để giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay về kinh doanh đa cấp Hệ thống pháp luật Việt Nam quản lý về hoạt động bán hàng đa cấp còn trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện như: Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004 (Luật Cạnh tranh 2004); Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định 110) được thay thế bởi Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định 42); Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110 (Thông tư 19 và Thông tư số 35/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư 19 (Thông tư 35) được thay thế bởi Thông tư số 24/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 42 (Thông tư 24) Hệ thống pháp luật về bán hàng đa cấp vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gây khó khăn trong công tác quản lý, tình trạng bán hàng đa cấp bất chính diễn ra phổ biến, vi phạm quy định hoạt động bán hàng đa cấp xảy ra ngày một nhiều ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng và uy tín của ngành. Do vậy, nhu cầu sửa đổi, bổ sung là tất yếu để kiểm soát tốt sự phát triển ngành công nghiệp này. Xuất phát từ chính những hạn chế của các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật được đặt ra. Một thực tế phải thừa nhận là trình độ lập pháp cũng như nhận thức của nhà làm luật chưa theo kịp sự biến động của xã hội nên có sự chậm chạp và gặp khó khăn khi nghiên cứu ban hành các văn bản luật chuyên ngành phù hợp với tình hình

TÓM T ² T - tvugate.tvu.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

-iii-

TÓM TẮT

Bán hàng đa cấp (MLM) trên thế giới đã có lịch sử phát triển gần 80 năm và

có những bước phát triển nhất định tại Việt Nam. Hình thức kinh doanh đa cấp ngày

càng phát triển mạnh theo sự phát triển của nền kinh tế và sự bùng nổ của công nghệ

thông tin. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam là một thành viên tích

cực và có trách nhiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế là thành viên của tổ chức thương

mại thế giới WTO, diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương – APEC…, do vậy

Việt Nam cần tranh thủ cơ hội để tiếp thu những thành tựu của nền lập pháp thế giới

để giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay về kinh doanh đa cấp

Hệ thống pháp luật Việt Nam quản lý về hoạt động bán hàng đa cấp còn trong

giai đoạn xây dựng và hoàn thiện như: Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày

03/12/2004 (Luật Cạnh tranh 2004); Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005

của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định 110) được thay thế bởi Nghị

định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC

(Nghị định 42); Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung quy định

tại Nghị định 110 (Thông tư 19 và Thông tư số 35/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một

số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư 19 (Thông tư 35) được thay thế bởi

Thông tư số 24/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 42 (Thông tư 24) Hệ thống pháp

luật về bán hàng đa cấp vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp lợi

dụng gây khó khăn trong công tác quản lý, tình trạng bán hàng đa cấp bất chính diễn

ra phổ biến, vi phạm quy định hoạt động bán hàng đa cấp xảy ra ngày một nhiều ảnh

hưởng quyền lợi người tiêu dùng và uy tín của ngành. Do vậy, nhu cầu sửa đổi, bổ sung

là tất yếu để kiểm soát tốt sự phát triển ngành công nghiệp này.

Xuất phát từ chính những hạn chế của các quy định pháp luật của Việt Nam

liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật

được đặt ra. Một thực tế phải thừa nhận là trình độ lập pháp cũng như nhận thức của

nhà làm luật chưa theo kịp sự biến động của xã hội nên có sự chậm chạp và gặp khó

khăn khi nghiên cứu ban hành các văn bản luật chuyên ngành phù hợp với tình hình

-iv-

thực tế của xã hội, về vấn đề bán hàng đa cấp lại càng khó khăn hơn. Bán hàng đa

cấp không phải là vấn đề dễ dàng có thể nhận thức được một cách đầy đủ và toàn

diện. Trong khi đội ngũ làm công tác chuyên môn chưa đủ số lượng và yếu về chất

lượng mà các văn bản pháp luật điều chỉnh vẫn phải ban hành đứng trước đòi hỏi bức

thiết của tình hình thực tế thì chất lượng của các văn bản được ban hành chưa cao.

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực tiễn từ đó phát hiện ra những bất cập

mà luật chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của ngành nghề bán

hàng đa cấp, đây cũng là yếu tố tiền đề quan trọng để có được những giải pháp hoàn

thiện và hiệu quả cho công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động

bán hàng đa cấp.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiền đề và nhằm để hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt

động bán hàng đa cấp có tính khoa học và hiệu quả cao, công tác thực thi cần hết sức

được chú trọng và phổ biến rộng rãi. Khi thực thi các quy định đòi hỏi các nhà quản lý

phải tiến hành đồng bộ các giải pháp để làm thay đổi căn bản vấn đề quản lý.

Để có thể triển khai hiệu quả các giải pháp thì bên cạnh việc tiến hành đồng

bộ từ phía cơ quan quản lý thì công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật nói chung và

các văn bản quy định về bán hàng đa cấp nói riêng cần được duy trì và phát huy mạnh

mẽ hơn.

-v-

ABSTRACT

Muti-Level Marketing (MLM) in the world has a history of nearly 80 years of

development and there are certain developments in Vietnam. Multi-level business

model is growing in strength with the development of the economy and the explosion

of information technology. In the trend of integration and globalization, Vietnam is

an active member and responsible for international economic integration is a member

of the World Trade Organization WTO, the Asia Cooperation Forum - Pacific Ocean

- APEC ..., so Vietnam to take advantage of opportunities to acquire the legislative

achievements of the world to address the current pressing issues in business

multilevel

Vietnam legal system management for multi-level sales activities also in the

construction phase and finishing such as Competition Law No. 27/2004 / QH11 dated

03/12/2004 (Competition Act 2004); Decree No. 110/2005 / ND-CP dated

24/08/2005 of the Government on management of activities BHDC (Decree 110) was

replaced by Decree No. 42/2014 / ND-CP dated 14/05/2014 Government's active

management BHDC (Decree 42); Circular No. 19/2005 / TT-BTM guiding some

contents of Decree 110 (Circular 19 and Circular No. 35/2011 / TT-BCT amending

and supplementing a number of provisions on procedures the Circular 19 (Circular

35) is replaced by Circular No. 24/2014 / TT-BTC guiding Decree 42 (Circular 24)

the legal system of multi-level sales are still many limitations resulting state

enterprises abusing cause difficulties in the management, multi-level sales status

rampant illegal, violates regulations the multi-level sales activity that occurred on an

influential consumer rights and the reputation of the industry. Therefore, the need for

revision and supplementation is necessary to control the development of the industry.

Derived from the limitations of the law of Vietnam relating to the multi-level

sales activity, demand perfection of legislation is in place. One fact must be

recognized as the legislative level as well as the awareness of policy makers not keep

up with the social movements should have been sluggish and difficult to study and

-vi-

promulgate laws relevant disciplines with the actual situation of the society, on the

issue of multi-level marketing is even more difficult. Multi-level marketing is not an

easy matter can realize a full and comprehensive manner. While the team of

professionals working in insufficient quantity and poor in quality, but the legislation

still has to promulgate adjustment requires urgent precedes the actual situation, the

quality of the original text act is not high.

Based on research and evaluation practices which discovered the shortcomings

that Law did not meet in time with the rapid development of multi-level marketing

industries, this is also an important factor to premise is the perfect solution for the

efficient and perfect the legal system of Vietnam on multi-level sales activities.

However, this is only the premise, in order to adjust the legal system of multi-

level sales activities scientific and high efficiency, enforcement needs to be focused

and very widespread. When enforcement of regulations requiring managers to

conduct synchronized solutions to fundamental change management issues.

To be able to deploy effective solutions in addition to conducting the

synchronization from the authorities, the dissemination and propagation of the law in

general and the text provides for multi-level marketing in particular should

maintained and promoted stronger.

-vii-

MỤC LỤC

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii

ABSTRACT ............................................................................................................... v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... x

DANH SÁCH CÁC HÌNH....................................................................................... xi

PHẦN MƠ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................... 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2

4. Đóng góp mới về khoa học của đề tài ................................................................. 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3

5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3

7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP ................. 5

1.1. Tổng quan về bán hàng đa cấp ......................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm bán hàng đa cấp ........................................................................ 5

1.1.2. Đặc điểm của bán hàng đa cấp ................................................................... 7

1.1.3. Vai trò của bán hàng đa cấp ..................................................................... 10

1.2. Pháp luật về bán hàng đa cấp .......................................................................... 12

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bán hàng đa cấp .................................................. 12

1.2.2. Nội dung pháp luật về bán hàng đa cấp ................................................... 13

1.2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp ................................ 13

1.2.2.2. Nhà nước - chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật BHĐC ............... 14

1.2.2.3. Các hiệp hội có liên quan ................................................................... 14

-viii-

1.2.2.4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp .................................................. 15

1.2.2.5. Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp ............................................... 15

1.3. Nhu cầu học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bán hàng đa cấp

đối với Việt Nam ................................................................................................... 16

1.3.1. Tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm của một số nước để hoàn

thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp ..................................... 16

1.3.2. Nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm của các quốc về bán hàng đa cấp ........ 17

1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bán hàng đa cấp ............. 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP Ơ VIỆT

NAM HIỆN NAY .................................................................................................... 29

2.1. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại

Việt Nam ............................................................................................................... 29

2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp....................................... 31

2.2.1. Pháp luật về chủ thể của quan hệ pháp luật về bán hàng đa cấp .............. 31

2.2.2. Pháp luật về quản lý của Nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp .. 34

2.2.3. Pháp luật về các hiệp hội có liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp... 36

2.2.4. Pháp luật về hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp .................................... 37

2.2.5. Quy định của pháp luật về kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp ........... 42

2.2.5.1. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự (bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng). ............................................................................... 42

2.2.5.2. Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp ............ 44

2.2.5.3. Xử lý về hình sự trong bán hàng đa cấp ............................................ 45

2.3. Thực trạng thực thi quy định pháp luật về BHĐC tại Việt Nam .................... 46

2.3.1. Thực trạng vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp ................................... 46

2.3.1.1. Hành vi BHĐC vi phạm từ phía doanh nghiệp BHĐC ...................... 46

2.3.1.2. Hành vi BHĐC vi phạm từ phía người tham gia mạng lưới BHĐC . 50

2.3.2. Thực trạng xử lý các hành vi vi phạm bán hàng đa cấp ........................... 51

2.3.2.1. Xử lý vi phạm hành chính .................................................................. 51

2.3.2.2. Xử lý hình sự với các hành vi vi phạm .............................................. 53

-ix-

2.3.3. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý BHĐC tại Việt Nam ....... 55

2.3.3.1 Các doanh nghiệp BHĐC chưa nắm rõ các quy định mới của luật .... 55

2.3.3.2. Về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và Thẩm

quyền cấp giấy đăng ký ................................................................................... 55

2.3.3.3. Yêu cầu về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và năng lực tài chính bằng biện

pháp ký quỹ ..................................................................................................... 57

2.3.3.4. Quản lý các đối tượng được kinh doanh theo phương thức đa cấp ... 59

2.3.3.5. Quản lý chi phí mua tài liệu đào tạo .................................................. 59

2.3.3.6. Sự không hợp lí trong công tác chỉ đạo điều hành ............................ 60

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

BÁN HÀNG ĐA CẤP Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................... 63

3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp .......................................... 63

3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp và nâng cao hiệu quả của

việc xử lý các hành vi vi phạm bán hàng đa cấp ................................................... 64

3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp. ................................ 65

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78

-x-

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCT: Bộ Công thương

BHĐC: Bán hàng đa cấp

BHĐC: Bán hàng trực tiếp

BLHS Bộ luật Hình Sự

GĐK: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

KDĐC: Kinh doanh đa cấp

KDTM: Kinh doanh theo mạng

NPP: Nhà phân phối

NTD: Người tiêu dùng

SCT: Sở Công thương

TNBTTH: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

VCA: Cục Quản lý cạnh tranh

-xi-

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 2.1 Mô hình trả thưởng nhị phân 47

-1-

PHẦN MƠ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bán hàng đa cấp hiện là vấn đề nóng bỏng không chỉ đối với Việt Nam mà đối

với nhiều quốc gia trên thế giới, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Trên

phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, bán hàng đa cấp đã và đang làm thay đổi

phương thức kinh doanh truyền thống của thị trường. Bán hàng đa cấp đã có lịch sử

lâu đời ở các nước phương Tây, nên dù đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 1998

song đến nay vấn đề này vẫn còn mới cả về phương diện và thực tiễn. Hoạt động bán

hàng đa cấp ngày càng phát triển nhanh chóng kéo theo những diễn biến phức tạp mà

từ khi xuất hiện tại Việt Nam hệ thống pháp luật đã không thể kiểm soát hết hoạt

động này.

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề bán

hàng đa cấp. Dù chưa có một bộ luật cụ thể nào dành riêng cho hoạt động bán hàng

đa cấp, nhưng để quản lý hoạt động bán hàng đa cấp Nhà nước ta đã ban hành Luật

Cạnh tranh năm 2004, Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt

động bán hàng đa cấp (Nghị định 110/2005/CP được thay thế bởi NĐ 42/2014/CP

ngày 14/5/2014). Những văn bản quy phạm trên bước đầu cơ bản đã thừa nhận bán

hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh hợp pháp, bên cạnh đó cũng tạo cơ sở pháp

lý quan trọng để người tham gia vào hệ thống đa cấp được bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp vẫn

còn ở mức quy định chung, nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề

phát sinh trong thực tế từ bán hàng đa cấp. Ngoài ra cũng chưa có nhiều những công

trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này để góp phần đưa ra các giải pháp hoàn

thiện các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những vấn đề

lý luận cơ bản, nhằm đánh giá một cách toàn diện quy định pháp luật hiện hành về

bán hàng đa cấp cũng như nghiên cứu thực tiễn sẽ giúp đưa ra nhận xét và bài học

kinh nghiệm góp phần hoàn thiện thêm một bước của pháp luật về quản lý hoạt động

-2-

bán hàng đa cấp ở Việt Nam. Xuất phát từ tính cấp thiết, ý nghĩa cũng như tầm quan

trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp –

Những bất cập và hướng hoàn thiện” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Muc đích và nhiệm vu nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu chung nhất của luận văn được xác định là góp phần hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động BHĐC để quản lý tốt hơn phương thức này

và trở thành một phương thức bán hàng đúng nghĩa. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế

quản lý, điều hành tốt hơn đem lại lợi ích cho các bên liên quan.

Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích nghiên cứu trên tác giả luận văn

triển khai đồng bộ các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chung về BHĐC; Phân tích,

đánh giá thực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam để thấy những điểm còn hạn

chế, chưa hợp lí.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm, thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật

về BHĐC tại Việt Nam và nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về BHĐC.

Thứ ba, nghiên cứu, tìm hiểu quy định pháp luật về BHĐC của một số quốc

gia trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam.

Thứ tư, Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về quản lý hoạt động BHĐC.

3. Đối tương, pham vi nghiên cứu

Đôi tương nghiên cứu: là hoạt động kinh doanh đa cấp, các hình thức kinh

doanh đa cấp. Đồng thời luận văn cũng đề cập tới những quy định của pháp luật Việt

Nam về hoạt động kinh doanh đa cấp, cũng như thực trạng quy định của pháp luật

cạnh tranh về bán hàng đa cấp hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật về

BHĐC, thực trạng vi phạm và vấn đề xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý đối với

các doanh nghiệp BHĐC tại Việt Nam những năm gần đây. Bên cạnh đó, luận văn

chú trọng tìm hiểu quy định pháp luật các nước như New Zealand và Canada để học

hỏi kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động BHĐC.

-3-

4. Đóng góp mới về khoa học của đề tài

Là công trình nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về pháp luật về BHĐC, luận

văn có những đóng góp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, luận văn làm sáng tỏ khái niệm về bán hàng đa cấp, pháp luật Việt

Nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Thứ hai, luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các chế tài của pháp

luật đối với các hành vi vi phạm phát sinh từ bán hàng đa cấp.

Thứ ba, luận văn đã phân tích nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với pháp luật

về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; phân tích những đặc thù của thiệt hại do hành

vi bán hàng đa cấp gây ra.

Thứ tư, luận văn đã đề ra được phương hướng và các giải pháp khắc phục

những hạn chế, bất cập nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp ở

Việt Nam hiện nay.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động bán hàng đa cấp như hiện nay, có

thể xem luận văn là một công trình nghiên cứu sâu pháp luật về hoạt động bán hàng

đa cấp. Những kết luận và kiến nghị nêu trong luận văn đều có cơ sở và thực tiễn đối

với việc áp dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp.

Luận văn cũng có giá trị tham khảo cho các cơ quan khi áp dụng thực tiễn trong quá

trình giải quyết các vấn đề vi phạm pháp luật phát sinh trong quan hệ bán hàng đa

cấp. Đồng thời luận văn giúp tác giả hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến hoạt

động bán hàng đa cấp.

5. Phương phap nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học trên cơ sở

phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử bao gồm: Phương pháp tổng

hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu...

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu ngoài ba phần gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục

tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính tác giả bố cục thành ba chương theo hướng

-78-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Biểu cam kết dịch

vụ WTO-Việt Nam.

[2]. Cục Quản lý Cạnh tranh (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động bán hàng đa cấp

năm 2014 của cục cạnh tranh, bộ công thương tháng 3/2015.

[3]. Cục Quản lý Cạnh tranh (2016), Thông cáo báo chí của cục quản lý cạnh tranh

ngày 23/6/2016.

[4]. Chính phủ (2005), Nghị định sô 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về

xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.

[5]. Chính phủ (2005), Nghị định sô 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý

hoạt động BHĐC, Hà Nội.

[6]. Chính phủ (2013), Nghị định sô 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng

giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lơi NTD, Hà Nội .

[7]. Chính phủ (2014), Nghị định sô 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản lý

hoạt động BHĐC, Hà Nội .

[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Thông báo Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa XI.

[9]. Tăng Văn Nghĩa (2009), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Trường Đại học Ngoại

Thương, tr.149-151.

[10]. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (2013), Công văn góp ý đôi với dự

thảo Nghị định về Quản lý bán hàng đa cấp sô 2613 /PTM-PC ngày 09/10/2013,

Hà Nội.

[11]. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh sô 27/2004/QH11, Hà Nội.

[12]. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự sô 33/2005/QH11, Hà Nội.

[13]. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp sô 60/2005/QH11, Hà Nội

-79-

[14]. Quốc hội (2005), Luật Thương mại sô 36/2005/QH11, Hà Nội

[15]. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án Dân sự sô 26/2008/QH12, Hà Nội

[16]. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính sô 15/2012/QH13, Hà Nội

Tiếng Anh

[17]. Competition Act 1985 Amendment (2014), Canada.

[18]. Fair Trading Act 1986 Amendment (2013), New Zealand.

[19]. Wyllie - Executive Director DSA New Zealand (2012), Direct selling and the DSA.

[20]. Zoe Brennan (2009), How Tupperware has conquered the world, The Daily

Mail. Retrieved May 19.

Trang Web

[21]. “Truy tố 3 đồng phạm lập website bán hàng đa cấp chiếm đoạt gần 108 tỷ đồng”,

<http://cand.com.vn/Phap-luat/Truy-to-3-dong-pham-lap-website-ban-hang-

da-cap-chiem-doat-gan-108-ty-dong-266866/>, Ngày truy cập 02/4/2016.

[22]. “Thiên Ngọc Minh Uy có lừa đảo?”,

<http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/thien-ngoc-minh-uy-co-lua-dao-

525169.bld>, Ngày truy cập 03/4/2016.

[23]. “Tuyên phạt thích đáng bộ sậu kinh doanh đa cấp bằng các gian hàng ảo”,

<http://news.go.vn/phap-luat/tin-1811809/tuyen-phat-thich-dang-bo-sau-kinh-

doanh-da-cap-bang-cac-gian-hang-ao.htm >, Ngày truy cập 07/4/2016.

[24]. “Thực phẩm chức năng: Kinh doanh đa cấp thổi phồng sự thật?”,

<http://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/thuc-pham-chuc-nang-kinh-doanh-da-

cap-thoi-phong-su-that-16421/ >, Ngày truy cập 09/4/2016.

[25]. “Pháp luật kinh tế”,

<http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh te.aspx?ItemID=10578>,

Ngày truy cập 12/4/2016.

[26]. “Vòng xoáy bán hàng đa cấp: Lừa người đến sau để thu hồi vốn”,

<http://www.anninhthudo.vn/kinh-doanh/vong-xoay-ban-hang-da-cap-lua-

nguoi-den-sau-de-thu-hoi-von/513023.antd >, Ngày truy cập 12/4/2016.

-80-

[27]. “Commerce-commission”,

<http://www.justice.govt.nz/publications/global-publications/d/directory-of-

official-information-archive/directory-of-official-information-december-

2011/alphabetical-list-of-entries- 1/c/commerce-commission>, truy cập

15/4/2016.

[28]. “Hành nghề có vốn pháp định”

<http://www.wfdsa.org/files/pdf/global-stats/Sales_Report_2013.pdf

hanh%20nghe%20co%20von%20phap%20dinh.pdf 45>, truy cập 17/4/2016.

[29]. “87.000 người bị Diamond Holiday lừa đảo”,

<http:// m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/Phap-luat/110515,87-000-nguoi-

bi- Diamond-Holiday-lua-dao.ttm>, truy cập 20/4/2016.

[30]. “Agel VN bỏ chạy, niềm tin về kinh doanh đa cấp càng lung lay?”,

<http://www.giaoducvietnam.vn/Kinh-te/Tu-van-mua-ban/Agel-VN-bo

chay- niem-tin-ve-kinh-doanh-da-cap-cang-lung-lay-post6282.gd>, truy

cập 22/4/2016.