33
CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI 1) Kim loại tác dụng với dung dịch muối: - Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó: xM (r) + nX x+ (dung dịch) xM n+ (dung dịch) + nX (r) + M đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn(Dãy điện hóa). + Cả M và X đều không tác dụng được với nước ở điều kiện thường. + Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan. - Khối lượng chất rắn tăng: ∆m↑ = m X tạo ra – m M tan - Khối lượng chất rắn giảm: ∆m↓ = m M tan – m X tạo ra - Khối lượng chất rắn tăng = khối lượng dung dịch giảm - Ngoại lệ: + Nếu M là kim loại kiềm, kiềm thổ (Ca, Sr, Ba) thì M sẽ khử H + của H 2 O thành H 2 và tạo thành dung dịch bazơ kiềm. Sau đó là phản ứng trao đổi giữa muối và bazơ kiềm + Ở trạng thái nóng chảy vẫn có phản ứng: 3Na + AlCl 3 (khan) → 3NaCl + Al + Với nhiều anion có tính oxi hóa mạnh như 3 NO , 4 MnO ,…thì kim loại M sẽ khử các anion trong môi trường axit (hoặc bazơ). - Hỗn hợp các kim loại phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối theo thứ tự ưu tiên: kim loại khử mạnh nhất tác dụng với cation oxi hóa mạnh nhất để tạo ra kim loại khử yếu nhất và cation oxi hóa yếu nhất. - Thứ tự tăng dần giá trị thế khử chuẩn (E o ) của một số cặp oxi hóa – khử: Mg 2+ /Mg < Al 3+ /Al < Zn 2+ /Zn < Cr 3+ /Cr < Fe 2+ /Fe < Ni 2+ /Ni < Sn 2+ /Sn < Pb 2+ /Pb < 2H + /H 2 < Cu 2+ /Cu < Fe 3+ /Fe 2+ < Ag + /Ag < Hg 2+ /Hg < Au 3+ /Au 2) Một số chú ý khi giải bài tập: - Phản ứng của kim loại với dung dịch muối là phản ứng oxi hóa – khử nên thường sử dụng phương pháp bảo toàn mol electron để giải các bài tập phức tạp, khó biện luận như hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp nhiều muối. Các bài tập đơn giản hơn như một kim loại tác dụng với dung dịch một muối, hai kim loại tác dụng với dung dịch một muối,…có thể tính toán theo thứ tự các phương trình phản ứng xảy ra. - Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để tính khối lượng thanh kim loại sau phản ứng,… - Từ số mol ban đầu của các chất tham gia phản ứng → biện luận các trường hợp xảy ra. - Nếu chưa biết số mol các chất phản ứng thì dựa vào thành phần dung dịch sau phản ứng và chất rắn thu được → biện luận các trường hợp xảy ra. - Kim loại khử anion của muối trong môi trường axit (bazơ) thì nên viết phương trình dạng ion thu gọn - Kim loại (Mg → Cu) đẩy được Fe 3+ về Fe 2+ . Ví dụ: Fe + 2Fe 3+ 3Fe 2+ ; Cu + 1

Toan Kim Loai Axit Co Dap An

Embed Size (px)

Citation preview

CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

1) Kim loại tác dụng với dung dịch muối: - Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó:

xM (r) + nXx+ (dung dịch) xMn+ (dung dịch) + nX (r)                         + M đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn(Dãy điện hóa).                        + Cả M và X đều không tác dụng được với nước ở điều kiện thường.                         + Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan. - Khối lượng chất rắn tăng: ∆m↑ = mX tạo ra – mM tan - Khối lượng chất rắn giảm: ∆m↓ = mM tan – mX tạo ra - Khối lượng chất rắn tăng = khối lượng dung dịch giảm - Ngoại lệ:                      + Nếu M là kim loại kiềm, kiềm thổ (Ca, Sr, Ba) thì M sẽ khử H+ của H2O thành H2 và tạo thành dung dịch bazơ kiềm. Sau đó là phản ứng trao đổi giữa muối và bazơ kiềm                      + Ở trạng thái nóng chảy vẫn có phản ứng: 3Na + AlCl3 (khan) → 3NaCl + Al                      + Với nhiều anion có tính oxi hóa mạnh như 3NO ,

4MnO ,…thì kim loại M sẽ khử các anion trong môi trường axit (hoặc bazơ).- Hỗn hợp các kim loại phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối theo thứ tự ưu tiên: kim loại khử mạnh nhất tác dụng với cation oxi hóa mạnh nhất để tạo ra kim loại khử yếu nhất và cation oxi hóa yếu nhất.- Thứ tự tăng dần giá trị thế khử chuẩn (Eo) của một số cặp oxi hóa – khử: Mg2+/Mg < Al3+/Al < Zn2+/Zn < Cr3+/Cr < Fe2+/Fe < Ni2+/Ni < Sn2+/Sn < Pb2+/Pb < 2H+/H2 < Cu2+/Cu < Fe3+/Fe2+ < Ag+/Ag < Hg2+/Hg < Au3+/Au 2) Một số chú ý khi giải bài tập: - Phản ứng của kim loại với dung dịch muối là phản ứng oxi hóa – khử nên thường sử dụng phương pháp bảo toàn mol electron để giải các bài tập phức tạp, khó biện luận như hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp nhiều muối. Các bài tập đơn giản hơn như một kim loại tác dụng với dung dịch một muối, hai kim loại tác dụng với dung dịch một muối,…có thể tính toán theo thứ tự các phương trình phản ứng xảy ra. - Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để tính khối lượng thanh kim loại sau phản ứng,… - Từ số mol ban đầu của các chất tham gia phản ứng → biện luận các trường hợp xảy ra. - Nếu chưa biết số mol các chất phản ứng thì dựa vào thành phần dung dịch sau phản ứng và chất rắn thu được → biện luận các trường hợp xảy ra.- Kim loại khử anion của muối trong môi trường axit (bazơ) thì nên viết phương trình dạng ion thu gọn - Kim loại (Mg → Cu) đẩy được Fe3+ về Fe2+. Ví dụ: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ ; Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+ - Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag. Nếu Fe hết, Ag+ còn dư thì: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag.3) Một số ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Nhúng một thanh kim loại M hóa trị II nặng m gam vào dung dịch Fe(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại giảm 6 % so với ban đầu. Nếu nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch AgNO3 thì khối lượng thanh kim loại tăng 25 % so với ban đầu. Biết độ giảm số mol của Fe(NO3)2 gấp đôi độ giảm số mol của AgNO3 và kim loại kết tủa bám hết lên thanh kim loại M. Kim loại M là: A. Pb                            B. Ni                            C. Cd                                     D. Zn Hướng dẫn: Gọi nFe2+

pư = 2x mol → nAg+pư = x mol

M + Fe2+ → M2+ + Fe↓2x ← 2x →            2x

→ ∆m↓ = 2x.(M – 56) → %mKl giảm = (1)

M + 2Ag+ → M2+ + 2Ag↓ 0,5x ← x →             x

→ ∆m↑ = 0,5x.(216 – M) → %mKl tăng = (2)

- Từ (1) ; (2) → → M = 65 → Zn → Đáp án D

1

Ví dụ 2: Cho m gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác còn cho m gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng (m + 0,5) gam. Giá trị của m là: A. 15,5 gam                         B. 16 gam                      C. 12,5 gam                         D. 18,5 gam Hướng dẫn: Gọi = x mol ; = y mol có trong m gam hỗn hợp Ni + 2Ag+ → Ni2+ + 2Ag↓ (1) Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓ (2) Ni + Cu2+ → Ni2+ + Cu↓ (3) - Từ (3) → (64 – 59).x = 0,5 → x = 0,1 mol (*) - Từ (1) → nAg(1) = 0,2 mol → mAg(1) = 21,6 gam → mAg(2) = 54 – 21,6 = 32,4 gam → nAg(2) = 0,3 mol → y = 0,15 mol (**) - Từ (*) ; (**) → m = 0,1.59 + 0,15.64 = 15,5 gam → Đáp án A Ví dụ 3: Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 70,2 gam                            B. 54 gam                               C. 75,6 gam                            D. 64,8 gam Hướng dẫn:  = 0,15 mol ; nCu = 0,1 ; = 0,7 mol Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓ (1) 0,15→ 0,3      0,15      0,3 Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓ 0,1 → 0,2                   0,2 Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓ (3) 0,15 → 0,15                   0,15 Từ (1) ; (2) → m = (0,3 + 0,2 + 0,15).108 = 70,2 gam →  Đáp án AVí dụ 4: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là: A. 2,80 gam                            B. 4,08 gam                            C. 2,16 gam                            D. 0,64 gam Hướng dẫn: = 0,04 mol ; = 0,02 mol ; = 0,1 mol Thứ tự các phản ứng xảy ra là: (Fe2+/Fe < Cu2+/Cu < Fe3+ < Fe2+ < Ag+ < Ag) Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓ (1) 0,01← 0,02 →           0,02 Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓ (2) 0,03→                       0,03 Từ (1) ; (2) → mY = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 gam →  Đáp án B Ví dụ 5: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên: A. 1,8                      B. 1,5                            C. 1,2                            D. 2,0 Hướng dẫn: - Dung dịch chứa 3 ion kim loại →  Mg2+, Zn2+, Cu2+ - ne cho = (2,4 + 2x) mol và ể ne nhận = 1 + 2.2 = 5 mol - Yêu cầu bài toán thỏa mãn khi ne cho < ne nhận hay (2,4 + 2x) < 5 → x < 1,3 → x =1,2 →  Đáp án C Ví dụ 6: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là: A. 17,8 và 4,48                      B. 17,8 và 2,24                   C. 10,8 và 4,48                      D. 10,8 và 2,24

Hướng dẫn: = 0,16 mol ; = 0,32 mol ; = 0,4 mol

- Các phản ứng xảy ra là: Fe + 4H+ + NO3– →  Fe3+ + NO + 2H2O (1) 0,1 ← 0,4 → 0,1       0,1      0,1 → VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít (*) Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ (2) 0,05 ← 0,1

2

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (3) 0,16 ← 0,16 - Từ (1) ; (2) ; (3) → nFepư = 0,1 + 0,05 + 0,16 = 0,31 mol - Hỗn hợp bột kim loại gồm Fe dư và Cu → (m – 0,31.56) + 0,16.64 = 0,6m → m = 17,8 gam (**) - Từ (*) ; (**) → Đáp án B 4) Một số dạng bài tập áp dụng:DẠNG 1: MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA MỘT MUỐII. Tự Luận Cần nhớ: Một kim loại đẩy một ion kim loại khác.Điều kiện để kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi dung dịch muối của Y:- X phải đứng trước Y trong dãy điện hóa.Ví dụ 1: Xét phản ứng sau:Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓Phản ứng trên luôn xảy ra vì: Cu có tính khử mạnh hơn Ag và Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.Fe + Al3+: Phản ứng này không xảy ra vì Fe đứng sau Al trong dãy điện hóa.- Muối của kim loại Y phải tan trong nước.Zn + Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + Fe↓ Phản ứng này xảy ra vì Zn đứng trước Fe và muối sắt nitrat tan tốt trong nước.Al + PbSO4: Phản ứng này không xảy ra vì muối chì sunfat không tan trong nước.Chú ý: Không được lấy các kim loại kiềm (Na, K, ...) và kiềm thổ (Ca, Sr, Ba) mặc dù chúng đứng trước nhiều kim loại nhưng khi cho vào nước thì sẽ tác dụng với nước trước tạo ra một bazơ, sau đó sẽ thực hiện phản ứng trao đổi với muối tạo hiđroxit (kết tủa).Ví dụ 2: Cho kali vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì có các phản ứng sau:K + H2O → KOH + 1/2 H2.Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4

Câu 1.Nhúng thanh Al nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5 M . Sau một thời gian lấy thanh Al ra cân lại thấy nặng 51,38 gam a.Tính khối lượng Cu bám lên thanh Alb.Tính nồng độ mol/lit của các chất trong dung dịch sau phản ứngĐs. a.mCu=1,92g;b.[CuSO4] =0.425M;.[Al2(SO4)3] =0,025M.Câu 2. Ngâm 1 lá kẽm khối lượng a gam vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1 M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , lấy lá kim loại ra rửa sạch , làm khô , cân lại thấy nặng 2,0 gam .Tính giá trị của a ? Đs.a=1,245gCâu 3. Cho kim loại A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư . Lượng chất rắn kết tủa thu được gấp 12 lần khối lượng kim loại A đem phản ứng a. Xác định kim loại Ab. Nếu cho A tác dụng với dung dịch FeCl3 theo tỉ lệ mol 1:2 thì sau phản ứng hoàn toàn , khối lượng chất rắn thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng A Đs.a.Al;b.2,074 lầnCâu 4. Một tấm Pt phủ kim loại M . Ngâm tấm kim loại trong dung dịch Cu(NO3)2 dư , khi kết thúc phản ứng khối lượng tấm kim loại tăng 0,16 gam. Lấy tấm kim loại ra khỏi dung dịch , đem ngâm vào dung dịch Hg(NO3)2 dư đến khi phản ứng kết thúc , thấy khối lượng kim loại lại tăng thêm 2,74 gam nữa . Xác định kim loại M ( Fe) và khối lượng M phủ trên tấm Pt ( 1,12)Câu 5. Cho một miếng Zn vào dung dịch chứa 5,9 gam Cd(NO3)2. Sau một thời gian lấy miến Zn ra, cân lên thấy khối lượng tăng 0,47 gam (Cho rằng toàn bộ Cd đều bám vào miếng Zn).Phần dung dịch đem cô cạn được Cd(NO3)2.4H2O và Zn(NO3)2.6H2O. Tính khối lượng mỗi muối kết tinh. Cho Cd = 112.Câu 6. Nhúng thanh kim loại A hoá trị II vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác cũng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng lên 7,1%. Xác định tên kim loại A. Biết rằng số mol CuSO 4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp bằng nhau.Câu 7. Một thanh grafit phủ một lớp kim loại hoá trị II đem nhúng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng thanh grafit giảm 0,12 gam.Cũng thanh grafit như trên nhúng vào dung dịch AgNO3 dư thì sau khi phản ứng khối lượng thanh grafit tăng 0,26 gam.Xác định tên và khối lượng thanh kim loại phủ lên thanh grafit.Câu 8. Nhúng một thanh kim loại M vào dung dịch NiSO4 sau một thời gian thấy khối lượng thanh kim loại giảm 0,12 gam. Xác định tên thanh kim loại. Biết kim loại hoá trị II và số mol NiSO4 hao hụt 0,02 mol. Tính số gam kim loại đã tham gia phản ứng.

3

II.Trắc nghiệm.Câu 1: Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

- TN 1: Cho m gam bột sắt (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.- TN 2: Cho m gam bột sắt vào V2 lít dung dịch AgNO3 1M.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm là bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là: A. V1=V2. B. V1=10V2. C. V1=5V2. D. V1=2V2.Câu 2: Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra còn lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:A. 0,64 gam. B. 1,28 gam. C. 1,92 gam. D. 2,56 gam.Câu 3: Nhúng một thanh kim loại hóa trị II vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng, khối lượng thanh kim loại giảm 0,24 gam. Cũng thanh kim loại đó nếu nhúng vào dung dịch AgNO3 dư thì khi phản ứng xong khối lượng thanh kim loại tăng 0,52 gam. Kim loại hóa trị II là:A. Zn B. Cd C. Sn D. AlCâu 4: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là:A. 3,24 gam. B. 2,28 gam. C. 17,28 gam. D. 24,12 gam.Câu 5: Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Xác định công thức của muối XCl3:A. InCl3. B. GaCl3. C. FeCl3. D. CrCl3.Câu 6: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khử hoàn toàn ion Cd2+ khối lượng thanh Zn tăng 2,35% so với ban đầu. Hỏi khối lượng thanh Zn ban đầu là:A. 80 g. C. 72,5 g. C. 70 g. D. 83,4 g.Câu 7: Nhúng thanh kim loại R hóa trị II vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại này vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng thanh tăng 7.1%. Biết rằng số mol R tham gia hai phản ứng là như nhau. R là:A. Cd. B. Zn. C. Fe. D. Sn.Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg và 0,35 mol Fe phản ứng với V lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch B và hỗn hợp khí C gồm 0,05 mol N2O, 0,1 mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V là:A. 1,15 B. 1,22 C. 0,9 D. 1,1Câu 9: Cho 28 gam Fe vào dung dịch chứa 1,1 mol AgNO3, kết thúc phản ứng thu được chất rắn X và sau khi cụ cạn dung dịch muối thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:A. 31,4. B. 96,2 C. 118,8 D. 108.Câu 10: Cho 0,24 mol Fe và 0,03 mol Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 3,36 gam kim loại dư. Khối lượng muối có trong dung dịch X là:A. 48,6 gam. B. 58,08 gam. C. 56,97 gam. D.65,34 gam.Câu 11: Cho m gam sắt vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết tthúc phản ứng còn 0,75m gam chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở đktc. Giá trị của m là:A.70 B. 56 C. 84 D. 112.Câu 12: Hòa tan m gam hỗn hợp Fe, Cu, trong đó sắt chiếm 40% khối lượng bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X, 0,228 lít NO duy nhất (đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại. Khối lượng muối có trong dung dịch X là:A. 2.7 gam. B. 5,4 gam. C. 11,2 gam. D. 4,8 gam.Câu 13: hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3. Lấy m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị của m là: A. 40,5 B. 50,4 C. 50,2 D. 50.Câu 14: Nhúng một thanh sắt vào 50 ml dung dịch CuSO4 1M cho đến khi dung dịch hết màu xanh. Hỏi khối lượng thanh sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam:A. Tăng 1,2 g. B. Giảm 1,2g. C. Tăng 0,4 g. D. Giảm 0,4 g.Câu 15: Ngâm một lỏ Zn trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M, sau đó lấy thanh Zn ra rồi cho tiếp dung dịch HCl vào dung dịch vừa thu được thì không thấy hiện tượng gì. Hỏi khối lượng lá Zn tăng hay giảm bao nhiêu gam so với ban đầu:A. Tăng 0,755g. B. Giảm 0,567g. C. Tăng 2,16g. D. Tăng 1,08g.

4

Câu 16: Nhúng một bản Zn nặng 5,2 gam vào 100 ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy bản Zn ra còn lại chỉ còn nặng 5,8g. Khối lượng Cu bám trên bản Zn là:A. 1,00g. B. 0,99g. C. 1,28g. D. 1,12g.Câu 17: Ngâm một bản Zn vào 0,2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng kết tthúc, lấy bản Zn ra, sấy khụ thấy khối lượng bản Zn tăng 15,1 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch AgNO3 là:A. 0,5M B. 1,0M C. 0,75M D. 1,5M.Câu 18: Một thanh kim loại M( hoá trị II) được nhúng vào 1 lít dung dịch FeSO4 sau phản ứng thấy khối lượng thanh tăng lên 16 gam. Nếu nhúng cùng thanh kim loại ấy vào 1 lít dung dịch CuSO 4 thì khối lượng thanh tăng lên 20 gam. Biết rằng các phản ứng trên đều xảy ra hoàn toàn và sau phản ứng còn điều chế kim loại M, 2 dung dịch FeSO4 và CuSO4 có cùng nồng độ CM. Tìm kim loại M: A. Mg B. Zn C. Pb D. Đáp án khácCâu 19: Lấy 2 thanh kim loại M có hóa trị 2 có khối lượng bằng nhau. Thanh 1 nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2, thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2 sau 1 thời gian khối lượng thanh 1 giảm 0,2%, thanh 2 tăng 28,4% khối lượng so với ban đầu. Số mol Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 đều giảm như nhau. Xác định kim loại M. A. Fe B. Zn C. Mg D. Đáp án khácCâu 20: Một thanh kim loại R hóa trị II nhúng vào dung dịch CuSO4 thì khối lượng thanh giảm 1% so với ban đầu . Cũng thanh R nhúng vào dung dịch Hg(NO3)2 thì khối lượng tăng 67,5% so với ban đầu. Xác định R biết độ giảm số mol của Cu2+ bằng 2 lần số mol của Hg2+. R là: A. Zn B. Mg C. Fe D. PbCâu 21: Nhúng một thanh Graphit được phủ một lớp kim lọai hoá trị II vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng của thanh Graphit giảm đi 0,24g. Cũng thanh graphit trên nếu được nhúng vào dung dịch AgNO3 thì khi phản ứng xong khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52g. Kim lọai hoá trị II là: A.Pb B. Cd C. Al D. SnCâu 22: Ngâm một miếng kim loại X vào 100 ml dung dịch CuSO4 1,2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, miếng kim loại có khối lượng tăng 0,96 gam. X là: A. Mg B. Ni C. Fe D. Al

Câu 23: Y là một kim loại. Nhúng thanh kim loại Y vào 100 cm3 dung dịch CuCl2 3 M. Sau khikết thúc phản ứng, thấy khối lượng thanh Y giảm 0,3 gam. Y là: A. Cd B. Hg C. Ba D. ZnCâu 24: Cho 7,8 gam bột kim loại kẽm hòa tan trong 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M. Khuấyđều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc dung dịch, thu được m gam chất rắn. Trị số của m là: A. 1,12 B. 4,48 C. 1,3 D. Tất cả đều saiCâu 25: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn . Giá trị của m là : A. 2,16 B. 5,04 C. 4,32 D. 2,88 ( Cao đẳng 09 )Câu 26:( Cao đẳng 2009 ). Nhúng 1 lá kim loại M ( chỉ có hóa trị 2 trong các hợp chất ) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn . Lọc dung dịch đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan . Kim loại M là :A. Fe B. Cu C. Mg D. Zn Câu 27: Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa:A. Fe(NO3)2, AgNO3 B. Fe(NO3)3, AgNO3 C. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)2. Câu 28: Cho 1 bản kẽm ( lấy dư ) vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh kẽm giảm đi 0,01g. Khối lượng muối CuNO3)2 có trong dung dịch là: A. < 0,01 g B. 1,88 g C. ~ 0,29 g D.Giá trị khác.Câu 29: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO31M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là: A. 5,4g B. 2,16g C. 3,24g D. Giá trị khác.Câu 30: Cho một đinh sắt luợng dư vào 20 ml dung dịch muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại X tạo ra bám hết vào đinh sắt còn dư, thu được dung dịch D. Khối lượng dung dịch D giảm 0,16 gam so với dung dịch nitrat X lúc đầu. Kim loại X là: A.Cu B.Hg C. Ni D. Một kim loại khácCâu 31: Cho 2,24 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,9M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch sau phản ứng có:  A. 7,26 gam Fe(NO3)3    B. 7,2 gam Fe(NO3)2     C. Cả A và B            D. Một trị số khác

5

Câu 32: Nhúng một miếng kim loại X vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng miếng kim loại có khối lượng tăng 15,2 gam. Cho biết tất cả kim loại bạc tạo ra đều bám vào miếng loại X. Kim loại X là: A. Đồng             B. Sắt              C. Kẽm           D. Nhôm Câu 33: Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liện hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.         A. b ≥ 2a                       B. b = 2a/3                     C. a ≥ 2b                     D. b > 3aCâu 34: Nhúng một một miếng kim loại M lượng dư vào 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, kim loại Cu tạo ra bám hết vào miếng kim loại M. Đem cân lại thấy khối lượng dung dịch giảm 13,8 gam so với trước khi phản ứng. M là kim loại nào? A. Al                            B. Fe                           C. Mg                           D. ZnCâu 35: Nhúng một miếng kim loại M vào dung dịch CuSO4, sau một lúc đem cân lại, thấy miếng loại có khối lượng lớn hơn so với trước khi phản ứng. Cho biết kim loại bị đẩy ra khỏi muối bám hết vào miếng kim loại còn dư. M không thể là:A. Fe                         B. Zn                            C. Ni                           D. AlCâu 36: Cho một thanh kim loại M vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch (có kim loại Cu bám vào). Cân lại dung dịch thấy khối lượng dung dịch tăng so với trước khi phản ứng. M không thể là:A. Pb                          B. Fe                            C. Zn                          D. A và C.Câu 40: Hòa tan 0,784 gam bột sắt trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,3M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 100 ml dung dịch A. Nồng độ mol/l chất tan trong dung dịch A là:A. Fe(NO3)2 0,12M; Fe(NO3)3 0,02M B. Fe(NO3)3 0,1MC. Fe(NO3)2 0,14M D. Fe(NO3)2 0,14M; AgNO3 0,02MCâu 41: Cho 19,5 gam bột kim loại kẽm vào 250 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là: A. 11,2 gam B. 9,8 gam C. 11,375 gam D. 8,4 gamCâu 42: Cho 5,608 gam hỗn hợp A hai chất rắn dạng bột gồm đồng kim loại và muối Fe(NO3)3 vào một cốc thủy tinh. Rót nước vào cốc và khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng, thấy trong cốc còn lại 0,128 gam chất rắn không tan. Khối lượng mỗi chấtcó trong 5,608 gam hỗn hợp A là: A. 0,768g Cu; 4,84g Fe(NO3)3 B. 1,28g Cu; 4,328g Fe(NO3)3 C. 0,078g Cu; 5,53g Fe(NO3)3 D. 0,96g Cu; 4,648g Fe(NO3)3Câu 43: Hòa tan hết 6,16 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l). Sau khi phản ứng xong, thu được hai muối sắt có khối lượng là 24,76 gam. Trị số của C là:A. 0,5 B. 1,5 C. 1,0 D. Kết quả khác Câu 44: Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liện hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.        A.b ≥ 2a                       B. b = 2a/3                      C.a ≥ 2b                     D. b > 3aCâu 45: Nhúng một một miếng kim loại M lượng dư vào 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, kim loại Cu tạo ra bám hết vào miếng kim loại M. Đem cân lại thấy khối lượng dung dịch giảm 13,8 gam so với trước khi phản ứng. M là kim loại nào?       A. Al                            B.Fe                             C. Mg                           D. Zn Câu 46: Cho 2,24 gam bột sắt vào một cốc có chứa 400 ml dung dịch AgNO3 0,225 M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn không tan. Trị số của m là:A. 10,28 B. 8,64 C. 9,72 D. Một trị số khácCâu 47:(ĐHB-2011):Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là:

A. 20,80. B. 29,25. C. 48,75. D. 32,50.Câu 48: (ĐH B-2011): Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:A. 5,12. B. 3,84. C. 5,76. D. 6,40.Câu 49: Cho 0,1mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO31M thì dung dịch thu được chứa: A. AgNO3 B. Fe(NO3)3 C. AgNO3 và Fe(NO3)2 D. AgNO3 và Fe(NO3)3

DẠNG 2: MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA NHIỀU MUỐI

6

I. Tự Luận Cho một kim loại X vào dung dịch chứa hai muối của hai ion kim loại Yn+ và Zm+.- Để đơn giản trong tính toán, ta chỉ xét trường hợp X đứng trước Y và Z, nghĩa là khử được cả hai ion Yn+ và Zm+ (Y đứng trước Z).- Do Zm+ có tính oxi hóa mạnh hơn Yn+ nên X phản ứng với Zm+ trước:mX + qZm+ → mXq+ + qZ (1) (q là hóa trị của X)Nếu sau phản ứng (1) còn dư X thì có phản ứng:nX + qYn+ → nXq+ + qY (2)Vậy, các trường hợp xảy ra sau khi phản ứng kết thúc:+ Nếu dung dịch chứa 3 ion kim loại (Xq+, Yn+ và Zm+) thì không có phản ứng (2) xảy ra, tức là kim loại X hết và ion Zm+ còn dư.+ Nếu dung dịch chứa hai ion kim loại (Xq+, Yn+) thì phản ứng (1) xảy ra xong (tức hết Zm+), phản ứng (2) xảy ra chưa xong (dư Yn+), tức là X hết.+ Nếu dung dịch chỉ chứa ion kim loại (Xq+) thì phản ứng (1), (2) xảy ra hoàn toàn, tức là các ion Yn+ và Zm+ hết, còn  X hết hoặc dư.Chú ý:- Nếu biết số mol ban đầu của X, Yn+ và Zm+ thì ta thực hiện thứ tự như trên.- Nếu biết cụ thể số mol ban đầu của Yn+ và Zm+ nhưng không biết số mol ban đầu của X, thì:+ Khi biết khối lượng chất rắn D (gồm các kim loại kết tủa hay dư), ta lấy hai mốc để so sánh:Mốc 1: Vừa xong phản ứng (1), chưa xảy ra phản ứng (2). Z kết tủa hết, Y chưa kết tủa, X tan hết.mChất rắn = mZ = m1

Mốc 2: Vừa xong phản ứng (1) và phản ứng (2), Y và Z kết tủa hết, X tan hết.

mChất rắn = mZ + mY = m2

Ta tiến hành so sánh khối lượng chất rắn D với m1 và m2

Nếu mD < m1: Z kết tủa một phần, Y chưa kết tủa.

Nếu m1 < mD < m2 : Z kết tủa hết, Y kết tủa một phần

Nếu mD > m2 : Y và Z kết tủa hết, dư X.

+ Khi biết khối lượng chung các oxit kim loại sau khi nung kết tủa hidroxit tạo ra khi thêm NaOH dư vào dung dịch thu được sau phản ứng giữa X với Yn+ và Zm+, ta có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau:Phương pháp 1: Giả sử chỉ có phản ứng (1) (Z kết tủa hết, X tan hết, Yn+ chưa phản ứng) thì:m1 = m các oxit

Giả sử vừa xong phản ứng (1) và (2) (Y và Z kết tủa hết, X tan hết) thì:m2 = mcác oxit

Để xác định điểm kết thúc phản ứng, ta tiến hành so sánh mchất rắn với m1, m2 như:m2 < mchất rắn < m1: Z kết tủa hết, Y kết tủa một phần, X tan hết.mchất rắn > m1: Z kết tủa một phần, Y chưa kết tủa, X tan hết.Phương pháp 2: Xét 3 trường hợp sau:Dư X, hết Yn+ và Zm+.Hết X, dư Yn+ và Zm+.Hết X, hết Zm+ và dư Yn+. Trong mỗi trường hợp, giải hệ phương trình vừa lập. Nếu các nghiệm đều dương và thỏa mãn một điều kiện ban đầu ứng với các trường hợp khảo sát thì đúng và ngược lại là sai.Câu 1. Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 thu được dung dịch A . Cho Mg vào dung dịch A thu được dung dịch B và chất rắn C gồm 2 kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng , nhưng tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc , nóng tạo ra khí mùi xốc . Xác định thành phần các chất trong A, B , CCâu 2. Cho m gam Fe vào 500 ml dung dịch hỗn hợp A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 17,2 gam chất rắn B . Tách B được nước lọc C . Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 18,4 gam gồm 2 kết tủa hidroxit . Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn . Xác định giá trị m và nồng độ mol/lit các muối trong dung dịch ACâu 3. Lắc 0,81 gam bột Al vào 200 ml dung dịch G chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian , thu được chất rắn A và dung dịch B . Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 100,8 ml H2 (đktc) và còn lại 6,012

7

gam hỗn hợp 2 kim loại . Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư , lọc , rửa kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam 1 oxit a. Xác định nồng độ mol/lit của các muối trong dung dịch Gb. Hòa tan hoàn toàn A vào 200 ml dung dịch HNO3 a mol/l thu được dung dịch D và khí NO bay ra , cho dung dịch D tác dụng vừa hết với 1,92 gam Cu . Tính giá trị a ?Câu 4. Cho 9,10 gam bột kẽm vào một dung dịch chứa hỗn hợp hai muối tan gồm có AgNO3 0,1 mol và Hg(NO3)2 0,1 mol. Phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Viết phương trình phản ứng tuần tự xảy ra (dạng ion thu gọn) có giải thích.b. Tìm khối lượng chất rắn thu được.

Câu 4. Cho 0,828 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp A được pha trộn từ AgNO3 0,44 M và Pb(NO3)2 0,36 M với thể tích bằng nhau , thu được chất rắn B và dung dịch C a. Tính khối lượng Bb. Cho 20 ml dung dịch NaOH vào dung dịch C , thu được 0,936 gam kết tủa . Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng Câu 5. Lắc kĩ 1,6 gam bột Cu Vào 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2 M và Fe(NO3)3 0,15M được dung dịch A và kết tủa B . Tính khối lượng kết tủa B , nồng độ các chất trong dung dịch A Câu 6. Lắc kĩ m gam bột Ni vào 150 gam dung dịch gồm AgNO3 8,5% và Cu(NO3)2 14,1 % a. Tính khối lượng Ni cần dùng để phản ứng xong , lượng Cu(NO3)2 còn một nửa ban đầu b. Tính khối lượng Ni cần dùng để khi dừng phản ứng , nồng độ % của Cu(NO3)2 giảm đi một nửa Câu 7. Lắc kĩ 1,3 gam bột Zn với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1 M và Fe(NO3)3 0,05 M . Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và Kết tủa B a. Tínhkhối lượng kết tủa B ( 2,44)b. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư , lọc kết tủa , đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi . Tính khối lượng chất rắn thu được ? ( 0,4)Câu 8. Một dung dịch chứa 3,2 gam CuSO4 và 6,24 gam CdSO4. Cho thanh kẽm 65 gam vào dung dịch. Sau khi phản ứng hoàn tất, tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh kim loại. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hỏi khối lượng sau cùng của thanh kim loại bằng bao nhiêu? Câu 9. Cho m gam bột Al vào 500ml dung dịch A chứa Ag2SO4 và CuSO4 một thời gian, thu được 3,33 gam chất rắn B và dung dịch C. Chia B làm hai phần bằng nhau.

Cho phần thứ nhất vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1.512 lít H2 (đktc). Hoà tan phần thứ hai trong dung dịch HNO3 loãng dư thu 1,455 gam khí NO duy nhất. Thêm HCl dư

vào dung dịch C không thấy xuất hiện kết tủa, thu được dung dịch D. Nhúng một thanh sắt vào dung dịch D cho đến khi dung dịch hết màu xanh và lượng khí H2 thoát ra là 0,448 lít (đktc) thì nhấc thanh sắt ra, thấy khối lượng thanh sắt giảm đi 1,072 gam so với ban đầu (kim loại giải phóng ra bám hoàn toàn trên thanh sắt). Tính m và nồng độ của từng muối trong dung dịch A. Câu 10. Lắc m gam Fe vào dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc thu được x gam chất rắn B. Tách B được nước lọc C. Cho nước lọc C tác dụng với NaOH dư thu được a gam kết tủa của hai hiđroxit kim loại, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn.

a. Lập biểu thức tính a, b. b. Tính m, số mol hai muối ban đầu biết a = 36 gam, b = 32 gam, x = 34,4gam.

Câu 12. Trộn hai dung dịch AgNO3 0,44M và Pb(NO3)2 0,36 M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Thêm 0,828 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch A, thu được chất rắn B và dung dịch C.

a. Tính khối lượng của B. b. Cho 20ml dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được 0,936 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung

dịch NaOH. c. Cho chất rắn B vào dung dịch Cu(NO3)2, sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,046 gam chất rắn D.

Tính % về khối lượng các chất trong D. Câu 13. Lắc m gam bột Fe với 500ml dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 17,2 gam chất rắn B. Tách B ta được dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư được 18,4 gam kết tủa hai hiđroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn.

a. Xác định m. b. Tính nồng độ mol của các muối trong A.

Câu 14. Cho 2,24 gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn được chất rắn A và dung dịch B.

a. Tính số gam chất rắn A.

8

b. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch B. c. Cho dung dịch amoniac đến dư vào dung dịch B, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được kết

tủa C. Lọc kết tủa C rửa sạch và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính m?d. Hoà tan hoàn toàn chất rắn A bằng dung dịch HNO3 đặc thì thu được một khí màu nâu duy nhất bay

ra. Tính thể tích khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 15. Cho 12g Mg vào 1 lít dung dịch ASO4 và BSO4 có cùng nồng độ là 0,1M ( tính khử Mg>A>B).

a. Chứng minh A và B kết tủa hết.b. Biết rằng phản ứng cho sản phẩm chất rắn C có khối lượng 19,2 gam. Khi cho C tác dụng với dung

dịch H2SO4 loãng, dư còn lại 1 kim loại không ta có khối lượng 6,4 gam. Xác định 2 kim loại A,B.c. Lấy 1 lít dung dịch ASO4 và BSO4 với nồng độ mỗi muối là 0,1M và thêm vào đó m gam Mg. Lọc lấy

dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa E. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 10 gam chất rắn F. Tính giá trị của M.Câu 16. Cho 2,24 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B. a. Tính số gam chất rắn A. b. Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch B. c. Cho dung dịch amoniac đến dư vào dung dịch B, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, được kết tủa C. Lọc lấy kết tủa C, rửa sạch và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính m. d.Hoà tan hoàn toàn chất rắn A bằng dung dịch HNO3 (đ) thì thu được một khí màu nâu duy nhất bay ra. Tính thể tích khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 17. Cho 11,2 gam Fe tác dụng với 500ml dung dịch gồm hai chất Cu(NO3)2 0,04M và AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc tách chất rắn A và thu được dung dịch B.1. Tính khối lượng của A.2. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch B, biết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng vẫn không thay đổi.3. Hoà tan chất rắn A vào dung dịch HNO3 đặc nguội thấy thoát ra một khí màu nâu duy nhất. Tính thể tích khí này ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 18. Cho a gam bột sắt vào 200ml dung dịch X gồm hỗn hợp hai muối là AgNO3 và Cu(NO3)2. Phản ứng xong, thu được 3,44 gam chất rắn B và dung dịch C. Tách B rồi cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư, thu được 3,68 gam kết tủa hai hiđroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn. 1. Xác định a. 2. Tính nồng độ mol/l của các muối trong dung dịch X. Câu 19. Dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol dung dịch FeSO4. Xét 3 thí nghiệm sau:Thí nghiệm 1: Thêm c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng trong dung dịch có 3 muối.Thí nghiệm 2: Thêm 2c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng trong dung dịch có 2 muối.Thí nghiệm 3: Thêm 3c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng trong dung dịch có 1 muối.a. Tìm mối quan hệ giữa c với a va b trong từng thí nghiệm trên.b. Nếu a = 0,2 mol, b = 0,3 mol và số mol Mg là 0,4 mol, tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.

(ĐHQG Tp.HCM 2000-2001)

II.Trắc nghiệm.Câu 1: Cho 14 gam bột sắt tác dụng với 1 lít dung dịch FeCl3 0,1M và CuCl2 0,15M. Kết thúc phản ứng thu được chất rắn A có khối lượng: A. 9,6g. B. 6,4g. C. 12,4g. D. 11,2g.Câu 2: Cho bột sắt tác dụng với dung dịch chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,01 mol Cu(NO3)2. phản ứng kết thúc thu được chất rắn X có khối lượng 3 gam. Trong X có: A. Ag, Fe. B. Ag, Cu. C. Ag, Cu, Fe. D. Cu, Fe.Câu 3: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch hỗn hợp hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B. Khối lượng chất rắn A là:A. 4,08g B. 2,08g C. 1,80g. D. 4,12g.Câu 4: Cho 0,96 gam bột Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 1M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Sục khí NH3 dư vào B, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là:A. 2,4g. B. 1,52g. C. 1,6g. D. 1,2g.Câu 5: Trộn 2 dung dịch AgNO3 0,42M và Zn(NO3)2 0,36M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Cho 0,81 gam Al vào 100 ml dung dịch X, người ta thu được chất rắn Y, khối lượng của chất rắn Y là:

9

A. 5,81g. B. 6,521g. C. 5,921g. D. 6,291g.Câu 6: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 500 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,08M và Ag2SO4 0,004M. Giả sử tất cả Cu, Ag sinh ra đều bám vào thanh sắt. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra còn lại được 100,48g. Khối lượng chất rắn bám vào thanh sắt là: A. 1, 28g. B. 0,432g. C. 1,712g. D. 2,144g.Câu 7: Cho 12g Mg vào dung dịch chứa hai muối FeCl2 và CuCl2 có cùng nồng độ 2M, thể tích dung dịch là 100ml. Sau đó lấy dung dịch sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch KOH dư. Tính khối lượng kết tủa thu được. A. 23,2g B. 22,3 g C. 24,6 g D. 19,8 g Câu 8: Lấy m g Fe cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng hoàn toàn ta thu được 15,28g chất rắn D và dung dịch B. Tính m. A. 6,72gam. B. 7,26 gam C. 6,89 gam D. 5,86 gamCâu 9 : Cho Mg vào 1lít dung dịch gồm CuSO4 0,1M và FeSO4 0,1M .Sau phản ứng lọc lấy dung dịch B thêm KOH dư vào B được kết tủa D . Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 10 gam rắn E . Tính khối lượng Mg đã dùng . A. 3,6g B. 3,8 g C. 2,9 g D. 3,4 gCâu 10 : ( Cao đẳng 09 ). Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m2 gam chất rắn X . Nếu cho m2 gam chất rắn X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,336 lit khí (đktc) . Giá trị của m1 và m2 là :A. 8,10 và 5,43 B. 1,08 và 5,43 C. 0,54 và 5,16 D. 1,08 và 5,16 Câu 11 : (ĐHB-2009). Cho 2,24 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,5 M . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y . Giá trị của m là : A. 2,80 B. 2,16 C. 4,08 D. 0,64 Câu 12 : (ĐHB-2009). Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,2 M và Cu(NO3)2 0,2 M . Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra , rửa sạch , làm khô , cân được 101,72 gam ( giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt ) . Khối lượng sắt đã phản ứng là :A. 1,40 B. 2,16 C. 0,84 D. 1,72 Câu 13 : Nhúng thanh kim loại Mg vào một dung dịch chứa hỗn hợp 3,2 gam CuSO4 và 6,24 gam CdSO4 . Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hòan toàn tì khối lượng thanh Mg tăng hay giảm bao nhiêu gam ?A. Tăng 3,4 B. Giảm 3,44 C.Tăng 3,44 D. Kết quả khác Câu 14 : Cho m gam Zn vào 100 ml dung dịch chứa CuSO4 0,1 M và FeSO4 0,1 M . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn tòan , thu được dung dịch A chứa 2 ion kim loại . Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A được kết tủa B . Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn C có khối lượng 0,64 gam . Giá trị m là : A. 1,17 B. 0,65 C. 0,78 D. Kết quả khác Câu 15 : Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 4 M và Cu(NO3)2 1 M . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 3 muối ( trong đó có 1 muối của Fe) và 32,4 gam chất rắn . Giá trị của m là : A.11,2 B. 16,8 C. 22,4 D. 5,6Câu 16 : Cho a mol Al tác dụng với dung dịch có hòa tan x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xong, thu được dung dịch có hòa tan 2 muối. Biểu thức liên hệ giữa a, x, y là:A. a = x + 2y B. x + 2y ≤ 2a < x + 3y C. 2x ≤ a < 4y D. x ≤ 3a < x + 2yCâu 17 : Cho 5,04g bột kim loại Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm: FeCl2 0,2M; FeCl30,2M và Fe2(SO4)3 0,25M. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại m gam chất rắn. Trị số của m là:A. 0,56 B. 1,12 C. 0,84 D. 1,4Câu 18 : Cho 12g Mg vào 1 lít dung dịch chứa CuSO4 0,25M và FeSO4 0,3M. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là: A. 16 g B. 22g C. 30g D. 32,5gCâu 19 : Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+

và d mol Ag+. Biết rằng: a< c + 0,5d. Để thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại thì điều kiện của b là: A. b> c- a B. b< c – a C. b< c + 0,5d D. b< c- a + 0,5dCâu 20 : Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp các kim loại có khối lượng m gam. Trị số của m là:         A. 16,4 gam                    B. 15,1 gam               C. 14,5 gam                    D. 12,8 gamCâu 21 : Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Mg và 0,2 mol Al tác dụng với dng dịch CuCl2 dư rồi lấy chất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Số mol khí NO2 thoát ra là: A.0,8 mol B. 0,3 mol C. 0,6 mol D. 0,2 mol

10

DẠNG 3: NHIỀU KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA MỘT MUỐII.Tự luận.Cần nhớ: Hai kim loại X,Y vào một dung dịch chứa một ion Zn+.- Nếu không biết số mol ban đầu của X, Y, Zn+, thì ta vẫn áp dụng phương pháp chung bằng cách chia ra từng trường hợp một, lập phương trình rồi giải.- Nếu biết được số mol ban đầu của X, Y nhưng không biết số mol ban đầu của Zn+, thì ta áp dụng phương pháp dùng 2 mốc để so sánh.Nếu chỉ có X tác dụng với Zn+ → mchất rắn = m1.Nếu cả X, Y tác dụng với Zn+ (không dư Zn+) → mchất rắn =m2

Nếu X tác dụng hết, Y tác dụng một phần → m1 < mchất rắn < m2.Ví dụ1: Cho a mol Zn và b mol Fe tác dụng với c mol Cu2+.Các bán phản ứng. Zn → Zn2+ + 2e(mol)       a               2a Fe → Fe2+ + 2e(mol)       b                   2b Cu → Cu2+ + 2e(mol)   c         2cTổng số mol electron cho: 2a + 2b (mol)Tổng số mol electron nhận: 2c (mol)Vậy: 2a + 2b = 2c → a + b = c.Ví dụ 2: Cho 0,387 gam hỗn hợp A gồm Zn và Cu vào dung dịch Ag2SO4 có số  mol là 0,005 mol. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được 1,144gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại.Hướng dẫn giải:- Phản ứng:Zn + Ag2SO4 = ZnSO4 + 2Ag↓Cu + Ag2SO4 = CuSO4 + 2Ag↓- Vì tổng số mol Zn và Cu nằm trong giới hạn:0,387/65 < nhh < 0,387/64→ 0,0059 < nhh < 0,00604→ nhh lớn hơn 0,005 mol, chứng tỏ Ag2SO4 hết.- Giả sử Zn phản ứng một phần, Cu chưa tham gia phản ứng.Gọi số mol Zn ban đầu là x; số mol Zn phản ứng là x'Gọi số mol Cu ban đầu là y.→ Khối lượng kim loại tăng:108.2x' - 65.x' = 1,144 - 0,387 = 0,757 (gam)→ 151x' = 0,757 → x' = 0,00501.Số mol này lớn hơn 0,005 mol, điều này không phù hợp với đề bài, do đó Zn phản ứng hết và x = x'.- Zn phản ứng hết, Cu tham gia phản ứng một phần.Gọi số mol Cu tham gia phản ứng là y.Ta có phương trình khối lượng kim loại tăng:108.2x - 65.x + 108 . 2y' - 64 . y' = 0,757 (*)Giải phương trình (*) kết hợp với phương trình:x + y' = 0,005Ta có: x = 0,003 và y = 0,002Vậy: mZn = 0,003 . 65 = 0,195 (gam)mCu = 0,387 - 0,195 = 0,192 (gam)Ví dụ 3: Cho 4,15 gam hỗn hợp Fe, Al phản ứng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc kết tủa (A) gồm hai kim loại nặng 7,84 gam và dung dịch nước lọc (B). Để hòa tan kết tủa (A) cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HNO3 2M, biết phản ứng tạo NO?Hướng dẫn giải:Phản ứng xảy ra với Al trước, sau đó đến Fe. Theo giả thiết, kim loại sinh ra là Cu (kim loại II).Gọi x là số mol Al, y là số mol Fe phản ứng và z là mol Fe dư:2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu↓

11

x        1,5x                              1,5x           (mol)Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓y         y                            y    (mol)Ta có: 27x + 56(y + z) = 4,15 (1)1,5x + y = 0,2 . 0,525 = 0,105 (2)64(1,5x + y) + 56z = 7,84 (3)Giải hệ (1), (2), (3)→ x = 0,05, y = 0,03 và z = 0,02.Phản ứng với HNO3:Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2Oz          4z                                                                (mol)3Cu         +   8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O(1,5x + y)    8/3(1,5x +y)                        (mol)→ nHNO3 = 8,3(1,5x + y) + 4z = 0,36 (mol)Vậy V dung dịch HNO3 = 0,36 /2 = 0,18 (lít)Ví dụ 4: Cho 9,16 gam bột A gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa D, nung D trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn. Thêm dung dịch NaOH vào một nửa dung dịch B, lọc kết tủa, rửa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,2 gam chất rắn E. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.Hướng dẫn giải- Theo đầu bài các phản ứng xảy ra hoàn toàn nên Zn phản ứng trước, sau đến Fe và ion Cu2+ có thể hết hoặc còn dư.

= 0,17 . 1 = 0,17 (mol)- Giả sử 9,16 gam A hoàn toàn là Fe (khối lượng nguyên tử nhỏ nhất) thì nhỗn hợp = 9,16/56 = 0,164 (mol). Vì

vậy < . Do đó phản ứng CuSO4 còn dư, hỗn hợp kim loại hết.- Phương trình phản ứng:Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓x        x               x           x    (mol)Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓y         y               y          y     (mol)Gọi nCu ban đầu là z molTa có: 65x + 56y + 64z = 9,16 (1)Chất rắn D là Cu: Cu + 1/2O2 = CuO(x + y + z) = 12/80 = 0,15(mol) (2)- Khi cho 1/2 dung dịch B + NaOH sẽ xảy ra các phản ứng:Ta có phương trình:(0,25y . 160) + 0,5(0,17 - x - y) . 80 = 5,2 (3)Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta được:x = 0,04 (mol) Zn; y = 0,06 (mol) Fe và z = 0,05 mol CuTừ đó tính được khối lượng của từng kim loại.Bài tập áp dụng.Câu 1. Cho hỗn hợp X dạng bột gồm 0,05 mol Fe và 0,1 mol Al tác dụng với 200 ml dung dịch Ag NO3

2,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Tính khối lượng của chất rắn Z và CM của các dung dịch trong Y.Câu 2. Cho 4,15 (g) hỗn hợp bột Fe và Al tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 0,525 M . Khuấy kĩ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Đem lọc kết tủa A gồm 2 kim loại có khối lượng 7,84 ( g ) và nước lọc B a. Để hòa tan hết kết tủa A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HNO3 2M ( biết phản ứng giải phóng khí NO duy nhất )b. Thêm V( l ) dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05 M và NaOH 0,1M vào dung dịch B . Tính giá trị của V để kết tủa hoàn toàn 2 hidroxit kim loại . Sau đó , nếu đem lọc kết tủa , rửa sạch và nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ?Câu 3. Cho 3,58 gam hỗn hợp bột X gồm Al,Fe,Cu vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5 M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B . Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi

12

được 6,4 gam chất rắn . Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư , lọc, rửa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,62 gam chất rắn D .Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu ?Câu 4. Cho 1,36 gam hỗn hợp kim loại Fe và Mg vào 400 ml dung dịch CuSO4 x mol/lit . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,84 gam B gồm 2 chất rắn và dung dịch C . Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa , nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 1,2 gam chất rắn a. Tính gía trị của xb. Cho 1,36 gam hỗn hợp này tác dụng với V(lit) dung dịch AgNO3 0,1 M sau phản ứng được chất rắn E nặng 3,36 gam . Tính V ?Câu 5. Cho 0,411 gam hỗn hợp Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A nặng 3,324 gam và dung dịch nước lọc. Cho dung dịch nước lọc tác dụng với dung dịch NaOH dư thì tạo kết tủa trắng dần dần hoá nâu trong không khí.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 6. Cho 10,72 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và 35,84 gam chất rắn B. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư. Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn C.

a. Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính nồng độ mol dung dịch AgNO3.

Câu 7. Cho 1,36 gam hỗn hợp Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4 chưa rõ nồng độ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A nặng 1,84 gam và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp oxit nặng 1,2 gam.

a. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. b. Tính nồng độ mol dung dịch CuSO4.

Câu 8. Cho 7,64 gam hỗn hợp A gồm Cu, Fe vào 1,1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và 0,96 gam một chất rắn C. Cho C vào dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra.

1. Tính khối lượng Cu, Fe có trong 7,64 gam hỗn hợp A. 2. Cho dung dịch B phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KMnO4 trong môi trường axit H2SO4. Tính

nồng độ mol của dung dịch KMnO4 (biết trong môi trường axit MnO4- Mn2+).

Câu 9. Cho 12,9 gam hỗn hợp Zn và Cu phản ứng với 0,2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 35,6 gam chất rắn A và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được 28,3 gam muối khan.

a. Tính % khối lượng các kim loại ban đầu. b. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3.

Câu 10. Cho 5,6 gam hỗn hợp Mg, Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 32,4 gam chất rắn A và dung dịch nước lọc B.

a. Tính số gam mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính nồng độ mol của các muối trong nước lọc B.

Câu 11. Cho 21,44 gam Fe và Cu vào 2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 71,68 gam chất rắn A và dung dịch B. Cho NaOH dư vào dung dịch B thấy có kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 25,6 gam chất rắn.

a. Tính số gam Fe, Cu trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính nồng độ mol dung dịch AgNO3

Câu 12. Cho 1,66 gam hỗn hợp bột A gồm Al và Fe tác dụng với 400 ml dung dịch CuCl2 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đem lọc tách được kết tủa B gồm 2 kim loại có khối lượng là 3,12 gam và dung dịch C.

1. Hãy tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong A. 2. Thêm Ba(OH)2 0,015M vào dung dịch C. Hãy tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 cần cho vào để thu

được kết tủa lớn nhất. Câu 13. Cho 1,1 gam hỗn hợp Al và Fe (nAl= 2nFe) vào 100ml dung dịch AgNO3 0,5 M. Khuấy đều cho đến phản ứng xảy ra hoàn toàn.

1. Tính khối lượng chất rắn sinh ra. 2. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.

Câu 14. Cho 9,16 gam bột A gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C. Nung C trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn. Thêm dung dịch NaOH vào một nửa dung dịch B, lọc lấy kết tủa, rửa và nung trong không khí

13

đến khối lượng không đổi được 5,2 gam chất rắn D. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. Câu 15. Cho 1,7g hỗn hợp bột Mg và Fe vào 500ml dung dịch CuSO4 chưa biết nồng độ. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn A cân nặng 2,3g và dung dịch (nước lọc) B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư khi có mặt không khí. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao được hỗn hợp oxit cân nặng 1,5g.

a. Tính khối lượng Mg và Fe có trong hỗn hợp đầu.b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4.

Câu 16. Cho 3,16 gam hỗn hợp B ở dạng bột gồm Mg, Fe tác dụng với 250ml dung dịch CuCl 2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa được dung dịch B1 và 3,84 gam chất rắn B2. Thêm vào B1 một lượng dư dung dịch NaOH loãng rồi lọc, rửa kết tủa mới được tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao, được 1,4 gam chất rắn B3 gồm 2 oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và giải thích.2. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong B và tính nồng độ mol dung dịch CuCl2. Câu 17. A là dung dịch AgNO3 nồng độ a mol/l. Cho 13,8 g hỗn hợp bột Fe và bột Cu vào 750 ml dung dịch A. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dụng dịch B và 37,2 g chất rắn E. Cho NaOH dư vào dung dịch B thu được kết tủa. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 12 g hỗn hợp gồm 2 oxit của hai kim loại.

1. Tính % khối lượng hai kim loại trong hỗn hợp ban đầu.2. Tính a ? (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn; Fe + 2Ag+ = Fe2+ + 2Ag).

Câu 18. Cho hỗn hợp bột kim loại Fe và Mg (có số mol bằng nhau) vào dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp hai kim loại nặng 2,48 gam trong đó có 1,92 gam Cu. Tính số mol Fe và Mg đã dùng. Câu 19. Cho hỗn hợp X gồm 0,006 mol Ag; 0,054 mol Pb và 0,034 mol Al vào 500ml dung dịch Cu(NO 3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 18,138 gam chất rắn Y.

a. Tính % khối lượng các chất trong Y. b. Tính nồng độ mol dung dịch Cu(NO3)2.

Câu 20. Cho 3,58 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Fe, Cu vào 200 ml Cu(NO3)2 0,5M, đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn B. Nung B trong không khí ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn được 6,4 gam chất rắn. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 2,62 gam chất rắn D. a. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X. b. Hoà tan hoàn toàn 3,58 gam hỗn hợp X vào 250 ml dung dịch HNO3 a mol/l được dung dịch E và khí NO. Dung dịch E vừa tác dụng hết với 0,88 gam bột Cu. Tính a?Câu 21. Cho 3,61 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn tác dụng với 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A và 5,12 gam chất rắn B. Lọc bỏ chất rắn B, rồi cho NaOH dư vào phần nước lọc thấy có kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn D.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong X.

Câu 22. Cho 9,16 gam hỗn hợp Zn, Cu, Fe vào cốc đựng 170 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C. Hoà tan hết C bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 2,8 lít NO (đktc). Thêm NaOH dư vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 10,4 gam chất rắn E.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 23. Cho 7,16 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 400ml Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn B. nung B trong không khí đến khối lượng không đổi được 5,24 gam chất rắn D.

a. Chứng minh rằng Cu(NO3)2 đã dùng dư. b. Tính % khối lượng các chất trong X.

Câu 24. Cho 1,39 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe ở dạng bột phản ứng với 500ml CuSO 4 0,05M. Khuấy kĩ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 2,16 gam chất rắn B gồm hai kim loại và dung dịch C. Cần bao nhiêu ml dung dịch HNO3 0,1M để hoà tan hết chất rắn B, biết rằng các phản ứng chỉ giải phóng khí NO duy nhất.

14

Câu 25. Cho 2,04 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4 , đến khi phản ứng kết thúc thu được 2,76 gam chất rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với xút dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,8 gam chất rắn D.Chất rắn B cho tác dụng với Clo dư, sau đó lấy sản phẩm hoà tan trong nước được dung dịch E. Điện phân dung dịch E với điện cực trơ tới khi ở Anốt thu được 504 ml khí (ở đktc).

1. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A?2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ?

Câu 27. Cho 2,78 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe ở dạng bột vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam chất rắn B gồm hai kim loại và dung dịch C.1. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.2.Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc kết tủa rửa sạch và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất răn D.Tính khối lượng của chất rắn D. Câu 28. Cho 15,28 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe vào 1,1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 1,92 gam chất rắn B. Cho B vào dung dịch H2 SO4 loãng không thấy có khí bay ra. 1.Tính khối lượng của Fe và Cu trong 15,28 gam hỗn hợp A. 2. Dung dịch X phản ứng đủ với 200ml dung dịch KMnO4 trong H2SO4. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch KMnO4. Câu 29. Cho 1,58 gam hỗn hợp ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125 ml dung dịch CuCl 2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa thu được dung dịch B và 1,92 gam chất rắn C. Thêm vào B một lượng dung dịch NaOH loãng, dư, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao, thu được 0,7 gam chất rắn D gồm 2 oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. 1. Viết phương trình phản ứng và giải thích. 2. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong A và nồng độ mol của dung dịch CuCl2. Câu 30. Cho 4,15 gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84 gam chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B.1. Để hoà tan hoàn toàn chất rắn A, cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HNO3 2M? Biết rằng các phản ứng giải phóng khí NO duy nhất.2. Thêm dung dịch hỗn hợp C gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,1M vào dung dịch B. Hãy tính thể tích dung dịch C cần cho vào B để làm kết tủa hoàn toàn các ion kim loại có trong dung dịch B dưới dạng hiđroxit. Sau phản ứng, lọc lấy kết tủa, rửa sạch và nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m? (ĐH Huế 2001-2002)Câu 31. Hỗn hợp A gồm Mg và Fe . Cho 5,1 gam hỗn hợp vào 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc, thu được 6,9 gam chất rắn B và dung dịch C chứa hai muối. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch C. Lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 4,5 gam chất rắn D. Tính:1. Thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A.2. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4.3. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được khi hoà tan hoàn toàn 6,9 gam chất rắn B trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

II.Trắc nghiệm.Câu 1: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ dung dịch thu được m gam chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là:A. 90,27%. B. 82,20%. C. 85,30%. D. 12,67%.Câu 2: Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 ml dung dịch CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit.a. Khối lượng Mg và Fe trong A lần lượt là:A.4,8g và 3,2g. B.3,6g và 4,4g. C.2,4g và 5,6g. D. 1,2g và 6,8g.b. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là: A. 0,25M. B. 0,75M. C. 0,5M. D. 0,125M.c. Thể tích NO (đktc) thoát ra khi hòa tan B trong dung dịch HNO3 dư là:A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 4,46 lít. D. 6,72 lít.Câu 3: Cho hỗn hợp bột gồm 0,48 gam Mg và 1,68 gam Fe vào dung dịch CuCl2, rồi khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,12 gam phần không tan X. Số mol CuCl2 tham gia phản ứng là:

15

A. 0,03. B. 0,05. C. 0,06. D. 0,04.Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 2,8 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:A. 43,2 B. 48.6 C. 32,4 D. 54,0.Câu 5: Cho hỗn hợp bột gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg vũa 200 ml dung dịch CuSO4, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,2 gam chất rắn X. Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch:A. 0,014M. B. 0,14M. C. 0,07M. D. 0,15M.Câu 6: Cho 17,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào 1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,25M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 3,2 gam chất rắn Z. Cho Z vào H2SO4 loãng không thấy khí bay ra. Khối lượng Cu trong hỗn hợp X là: A. 3,2g. B. 9,6g. C. 6,4g. D. 8g.Câu 7: Cho 9,7 gam hỗn hợp X gồm Cu và Zn vào 0,5 lít dung dịch FeCl3 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 1,6 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 loãng không thấy khí bay ra. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 aM trong H2SO4. Giá trị của a là: A. 0,25. B. 0,125. C. 0,2. D. Kết quả khác.Câu 8: Cho 2,144 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,168 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn. Nồng độ dung dịch AgNO3 là:A. 0,32M B. 0,2M. C. 0,16M. D. 0,42M.Câu 9 : Cho hỗn hợp A gồm 16,8 gam Fe và 0,48 gam Mg vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi kết tthúc thí nghiệm thu được m gam chất rắn. giá trị m là: A. 17,24 gam B. 18,24 gam. C. 12,36 gam. D. Đáp án khác Câu 10: Hỗn hợp M gồm Mg và Fe . Cho 5,1 gam M vào 250ml dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng hoàn toàn thu 6,9 gam rắn N và dung dịch P chứa 2 muối. Thêm NaOH dư vào P,lấy kết tủa thu được nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 4,5 gam chất rắn E.Tính a, Thành phần % theo khối lượng các kim loại trong M .A. %Mg = 17,65.%Fe = 82,35. B.%Mg = 17,55 .%Fe = 82,45. C.%Mg = 18,65.%Fe = 81,35. D. Kết quả khác b, Nồng độ mol/ lít của dung dịch CuSO4. A. 0,3M B. 0,4M C. 0,6 M D. 0,9 MCâu 11: Một hỗn hợp B chứa: 2,376g Ag; 3,726g Pb và 0,306g Al vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau phản ứng kết thúc thu được 6,046g chất rắn D. Tính % khối lượng các chất trong D. A. Ag= 39,3%, Cu = 26,42%, Pb= 34,24% B. Ag= 39%, Cu = 26 %, Pb= 35% C. Ag= 20%, Cu = 30%, Pb= 35%, Al =15% D. Kết quả khácCâu 12: Cho hỗn hợp A gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4.Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 2,2 gam chất rắn. Nồng độ CM của dung dịch CuSO4 là: A.0,25M B.0,32M C. 0,15M D. Đáp án khác Câu 13: Cho 4,58 gam hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng 85 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và kết tủa C. Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi được 6 gam chất rắn D. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, lọc kết tủa thu được, rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 5,2 gam chất rắn E. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A (theo thứ tự Zn, Fe, Cu) là: A. 28,38%; 36,68% và 34,94% B. 14,19%; 24,45% và 61,36%C. 28,38%; 24,45% và 47,17% D. 42,58%; 36,68% và 20,74%Câu 14: Cho 1,36 gam bột Mg và Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng thu dung dịch X và 1,84 gam kim loại. Cho X tác dụng với một lượng dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lọc thu kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,2 gam chất rắn. 1. Khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là: A. 0,48 g và 0,88 g; B. 0,36 g và 1 g. C. 0,24 g và 1,12 g; D. 0,72 g và 0,64 g.2. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là: A. 0,1M; B. 0,15M; C. 0,3 M; D. 0,2MCâu 15 : Một hỗn hợp A gồm bột hai kim loại: Mg và Al. Cho hỗn hợp A vào dung dịch CuSO4 dư, phản ứng xong cho toàn bộ lượng chất rắn tạo thành tác dụng hết với dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,56 lít khí NO duy nhất.1. Thể tích khí N2 sinh ra khi cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư là.A. 0,168 l B. 0,56 l C. 0,336 l D. 1,68 l2. Nếu khối lượng của hỗn hợp là 0,765 g. Khối lượng của Mg trong hỗn hợp trên là bao nhiêu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở (đktc). A. 0,36 g B. 0,405 g C. 0,24 g D. 0,525 gCâu 16: Cho 0,411 gam hỗn hợp Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A nặng 3,324g và dung dịch nước lọc. Cho dung dịch nước lọc tác dụng với dung dịch NaOH dư thì tạo kết tuả trắng dần dần hoá nâu khi để ngoài không khí.

16

a) Chất rắn A gồm các chất A. Ag B. Ag, Fe C. Ag, Fe, Al D. A, B đều đúngb) Tính khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu. A. 0,168 g B. 0,084 g C. 0,243 g D. 0, 0405 gCâu 17: Cho 0,01 mol Zn và 0,012 mol Fe dạng bột vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,5 M. Khuấykỹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch thu được sau phản ứng là:A. 4,310 g B. 4,050 g C. 4,422 g D. 4,794 gCâu 18: Hỗn hợp A gồm hai kim loại nhôm và sắt, trong đó số mol nhôm gấp đôi số mol sắt. Hòatan 4,4 gam hỗn hợp A vào 150 ml dung dịch AgNO3 2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, còn lại m gam chất rắn không tan. Trị số của m là:A. 33,52 gam B. 32,94 gam C. 34,38 gam D. 32,96 gamCâu 19: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc phản ứng, còn lại hai kim loại. Dung dịch thu được chứa chất tan là: A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3 D. AgNO3Câu 20: (ĐHA- 2008) : Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag).

A. 59,4. B. 64,8. C. 32,4. D. 54,0.Câu 21: (CĐA-2010): Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 37,58%. B. 56,37%. C. 64,42%. D. 43,62%.Câu 22: (ĐHA-2011): Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:

A. 58,52%. B. 51,85%. C. 48,15%. D. 41,48%.Câu 23:(ĐHA-2010):Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:A. 12,00. B. 12,80. C. 6,40. D. 16,53.Câu 24: (ĐH A-2009): Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là:A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.

DẠNG 4: NHIỀU KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA NHIỀU MUỐI.Tự luận.Cần nhớ: Gỉa sử có hai kim loại X, Y cho vào dung dịch chứa 2 ion kim loại Zn+, Tm+ (X, Y đứng trước Z, T).Giả sử X > Y, Zn+ > Tm+, ta xét các trường hợp sau:Trường hợp 1: Nếu biết số mol ban đầu của X, Y, Zn+, Tm+, ta chỉ cần tính số mol theo thứ tự phản ứng.X + Tm+ → ...X + Zn+ → ... (nếu dư X, hết Tm+)Y + Tm+ → ... (nếu hết X, dư Tm+)Trường hợp 2: Nếu không biết số mol ban đầu, dựa trên số ion tồn tại trong dung dịch sau phản ứng để dự đoán chất nào hết, chất nào còn. Nếu dung dịch chứa ba ion kim loại (Xa+, Yb+, Zn+) → Hết Tm+, hết X, Y (còn dư Zc+), ... thì ta sử dụng phương pháp tính sau đây:Tổng số electron cho bởi X, Y = tổng số electron nhận bởi Zn+, Tm+.Ví dụ : Cho hỗn hợp (Y) gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch (C) chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch (D) và 8,12 gam chất rắn (E) gồm ba kim loại. Cho (E) tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 0,672 lít H2 (đktc). Tính nồng độ mol/l AgNO3, Cu(NO3)2 trước khi phản ứng.Hướng dẫn giải: Vì phản ứng giữa Al và AgNO3 xảy ra trước nên kim loại sau phản ứng phải có Ag, kế đến là CuSO4 có phản ứng tạo thành Cu. Theo giả thiết, có ba kim loại → kim loại thứ ba là Fe còn dư.Ta có: nFe = 2,8/5,6 = 0,05 (mol);nAl = 0,81/27 = 0,03 (mol)

17

và nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 (mol)Phản ứng: Fedư + 2HCl → 2FeCl2 + H2

(mol)        0,03                                0,03→ Số mol Fe phản ứng với muối:0,05 - 0,03 = 0,02 (mol)Ta có phản ứng sau (có thể xảy ra):Al + 3AgNO3 → 3Ag↓ + Al(NO3)2

→ Al + 3Ag+ → 3Ag↓ + Al3+.2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)2 + Cu↓→ 2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu↓Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓→ Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu↓→ Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓→ Để giải nhanh ta sử dụng định luật bảo toàn e.Al → Al3+ + 3e0,03           0,09 (mol)Fe → Fe2+ + 2e0,02            0,04  (mol)Ag+ + 1e → Ag↓x        x         x   (mol)Cu2+ + 2e → Cu↓y         2y        y     (mol)Tổng số electron nhường = Tổng số electron nhận→ x + 2y = 0,09 + 0,04 = 0,13 (1)108x + 64y + 56 . 0,03 = 8,12 (2)Giải hệ phương trình (1) và (2), ta được x = 0,03; y = 0,05.Vậy: CM AgNO3 = 0,03 / 0,2 = 0,15MCM Cu(NO3)2 = 0,05/0,2 = 0,25M.Áp dụng:Câu 1.Cho 0,3 mol Al và 0,6 mol Fe tác dụng với 2 lit dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 . Phản ứng kết thúc thu được 96 gam kim loại . Lượng kim loại này tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,25 mol H2 . Tính nồng độ mol/lit của các chất trong dung dịch A Câu 2.Cho 3,76 gam hỗn hợp Al, Ni trong đó Al chiếm 21,54% về khối lượng ) tác dụng với 100 ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được dung dịch B và 8,21 gam hỗn hợp 3 kim loại . Cho hỗn hợp 3 kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,672 lit H2 (đktc) . Tính nồng độ mol/lit của các muối trong dung dịch X ?Câu 3. Lấy 3,61 gam hỗn hợp bột Al và Fe có tỉ lệ mol tương ứng là 3/5 cho tác dụng với 100 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 , khuấy kĩ cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,12 gam chất rắn gồm 3 kim loại . Hòa tan chất rắn bằng dung dịch HCl dư thu được 0,672 lit H2 (đktc). Tính nồng độ mol/lit của các muối trong dung dịch ban đầu ? ( 0,3 ; 0,5)Câu 5. Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 kim loại M (có hoá trị không đổi). Chia A làm 2 phần bằng nhau . Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí. Hoà tan hết phần 2 trong dung dịch HNO 3

loãng thu được 1,344 lít khí NO duy nhất và không tạo ra NH4NO3.1.Xác định kim loại M và thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A.2. Cho 2,78 gam A tác dụng với 100ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch E và 5,84 gam chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,448 lít Hoà tan hoàn toàn. Tính nồng độ mol các muối trong B ( các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đo ở đktc). ĐH Nông.Nghiệp.2000-2001)Câu 6. Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200 mililít dung dịch C chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch C. Câu 7. Chia 1,5 gam hỗn hợp bột Fe, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau.

a. Lấy phần 1 hoà tan bằng dung dịch HCl thấy còn lại 0,2 gam chất rắn không tan và có 448 ml khí bay ra (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong mỗi phần.

18

b. Lấy phần thứ hai cho vào 400ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ mol của các chất trong dung dịch B. Câu 8. Cho hỗn hợp Mg và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp hai muối AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25 M. Sau khi phản ứng xong, được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 3,6 gam hỗn hợp hai oxit. Hoà tan hoàn toàn B trong H2SO4 đặc, nóng được 2,016 lít khí SO2 (ở đktc). Tính khối lượng Mg và Cu trong hỗn hợp ban đầu. Câu 10. a. Cho 0,387 gam hỗn hợp A gồm Zn và Cu vào dung dịch Ag2SO4 có số mol là 0,005 mol, khuấy đều, tới phản ứng hoàn toàn thu được 1,144 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại.b. Cho 9,16 gam bột A gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C, nung C trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn. Thêm dung dịch NaOH vào 1/2 dung dịch B, lọc kết tủa, rửa và nung trong không khí đến nhiệt độ không đổi thu được 5,2 gam chất rắn D. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.Câu 11. Cho 2,144 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO3 chưa biết nồng độ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,168 gam chất rắn C. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn.

a. Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A.b. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3

Câu 12. Cho 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO 3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch A, và 8,12 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho chất B tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2. Các thể tích đo ở (đktc). Các phản ứng xãy ra hoàn toàn. Tính CM của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A.Câu 13. Lấy 2 thanh kim loại X, Y có cùng khối lượng và đứng trước Pb trong dãy hoạt động hoá học. Nhúng thanh X vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh Y vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian lấy các thanh kim loại ra khỏi dung dịch và cân lại thấy thanh X giảm 1% và thanh Y tăng 152% so với khối lượng ban đầu. Biết số mol các kim loại X, Y tham gia phản ứng bằng nhau và tất cả Cu, Pb thoát ra bám vào các thanh X, Y. Mặt khác để hoà tan 3,9 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl thu được 1,344 lít H 2

(đktc), còn để hoà tan 4,26 gam oxit của kim loại Y cũng cần V ml dung dịch HCl như trên. Hãy so sánh hoá trị của các kim loại X, Y.

II.Trắc nghiệm.

Câu 1: Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100 ml dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Sau phản ứng thu được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,035 mol khí. Nồng độ mol của mỗi muối trong Y là: A. 0,3M. B. 0,4M. C. 0,42M. D. 0,45M.Câu 2:Hoà tan 5,64(g) Cu(NO3)2 và 1,7(g) AgNO3 vào H2O thu dung dịch X. Cho 1,57(g) hỗn hợp Y gồm bột Zn và Al vào X rồi khuấy đều. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu chất rắn E và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm E trong dung dịch H2SO4(l) không có khí giải phóng. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Y. A. Zn: 0,65 g, Al:0,92 g B. Zn: 0,975 gam, Al: 0,595 gam C. Zn: 0,6 gam, Al: 0,97 gam D. Đáp án khác Câu 3: Cho 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe tác dụng với 100 ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đkc). Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính CM của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch X: A. 0,4M và 0,2M B. 0,5M và 0,3M C. 0,3M và 0,7M D. 0,4M và 0,6MCâu 4 : Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3g. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl.a. Khối lượng của B là: A. 10,8 g B. 12,8 g C. 23,6 g D. 28,0 gb. %Al và %Fe trong hỗn hợp là: A. 32,53% B. 48,8%. C. 67,47%. D. 51,2%c. Lấy 8,3g hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất rắn D có khối lượng là

19

23,6g và dung dịch E (màu xanh đã nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 24g chất rắn F. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y là:A. 0,1M; 0,2M B. 0,1M; 0,3M C. 0,2M; 0,1M D. 0,3M; 0,1MCâu 5: Chia 1,5g hỗn hợp bột Fe, Al, Cu thành hai phần bằng nhau.a) Lấy phần 1 hoà tan bằng dung dịch HCl thấy còn lại 0,2g chất rắn không tan và có 448ml khí bay ra (đktc). Tính khối lượng Al trong mỗi phần . A. 0,27 g. B. 0,54 g. C. 0.1836 g. D. 0.135 g.b) Lấy phần thứ hai cho vào 400ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được chất rắn A và dung dịch B. 1. Tính khối lượng chất rắn A: A. 4.372 g. B. 4.352 g. C. 3.712 g. D. 3.912 g. 2. Tính tổng nồng độ mol của các chất trong dung dịch B:A. 0.4375 M B. 0.5275 M. C. 0.0375 M. D. 0.464M.Câu 6: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại: A (chỉ có hoá trị 2) và B (có 2 hoá trị 2 và 3), có khối lượng 18,4g. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thì X tan hết cho ra 11,2 lít (đktc), còn nếu X tan hết trong dung dịch HNO3 có 8,96l NO (đktc) thoát ra.a) Tìm một hệ thức giữa khối lượng nguyên tử của A, B:A. 3A + 2B = 18,4 B. 2A + 3B = 18,4 C. 0,2A + 0.3B = 18.4 D. 0.3A + 0,2B = 18.4 b) Biết B chỉ có thể là Fe hoặc Cr, vậy kim loại A là: A. Mg. B. Zn. C. Ca. D. Pb.c) Lấy 9,2g hỗn hợp X với thành phần như trên cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,15M. Phản ứng cho ra chất rắn C và dung dịch D. Thêm NaOH dư vào dung dịch D được kết tủa. Đem nung kết tủa này ngoài không khí được chất rắn E. 1. Tính khối lượng của C: A. 23,2g. B. 32,2 g. C. 22,3 g. D. 3,22g.2. Tính khối lượng của E: A. 10 g. B. 9,6g. C. 14g. D. 13,2g.d) Lấy 9,2g hỗn hợp X cùng với thành phần như trên cho vào 1 lít dung dịch Z chứa AgNO3 ; Cu(NO3)2 (nồng độ có thể khác với Y) thì dung dịch G thu được mất màu hoàn toàn phản ứng cho ra chất rắn F có khối lượng 20g. Thêm NaOH dư vào dung dịch G được kết tủa H gồm 2 hiđroxit, nung H trong không khí đến khối lượng không đổi cuối cùng thu được chất rắn K có khối lượng 8,4g. Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Z theo thứ tự trên khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là:A. 0,06M và 0,15M. B. 0,15M và 0,06M. C. 0,112M và 0,124M. D. 0,124M và 0,112M.Câu 7: Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại M (có hóa trị không đổi). Chia A làm hai phần bằng nhau. Phần I hòa tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít hiđro. Hòa tan hết phần II trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,344 lít khí NO duy nhất và không tạo ra NH4NO3.1. Xác định kim loại M và thành phần phần trăm khối lượng Fe trong A.A. Al, 80.58%. B. Al, 19.42% C. Mg, 71,76%. D. Mg, 28,24%.2. Cho 2,78 gam A tác dụng với 100ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch E và 5,84 gam chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,448 lít hiđro. Nồng độ mol các muối trong B lần lượt là. (các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đo ở đktc).A.0.4M và 0.1M. B. 0.2M và 0.4M. C. 0.4M và 0.2M D.0.1M và 0.4M.Câu 8: Cho hỗn hợp Mg và Cu tác dụng với 200ml dung dịch chứa hỗn hợp hai muối AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2

0,25M. Sau khi phản ứng xong, được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 3,6 gam hỗn hợp hai oxit. Hoà tan hoàn toàn B trong H2SO4 đặc, nóng được 2,016 lít khí SO2 (ở đktc). Khối lượng Mg và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:A. 0.64g và 0.84g. B. 1.28g và 1.68g. C. 0.84g và 0.64g. D. 1.68g và 1.28g. Câu 9: Hoà tan 5,64gam Cu(NO3)2 và 1,70 gam AgNO3 vào nước được 101,43 gam dung dịch A. Cho 1,57 gam bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được phần rắn B và dung dịch D chỉ chứa hai muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Nồng độ phần trăm của mỗi muối có trong dung dịch D là:A.2.1% và 3.73%. B.5.56% và 1.68%. C.2.13% và 3.78%. D. 5.64% và 1.7%.Câu 10: Cho 2.78 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe theo tỉ lệ mol 1:2 tác dụng với 100 ml dung dịch B chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)3 thu được dung dịch E và 5,84 gam chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0.448 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol các muối trong B theo thứ tự trên là:A. 0.2M và 0.4M. B. 0.3M và 0.4M. C. 0.3M và 0.2M. D. 2M và 4M.Câu 11: Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+

và d mol Ag+. Biết rằng a < c + 0,5d. Để thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại th� điều kiện của b là:A. b> c- a B. b< c – a C. b< c + 0,5d D. b< c- a + 0,5d

20

Câu 12: Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khi kết thúc thí nghiệm, lọc bỏ dung dịch thu được chất rắn gồm 3 kim loại nào sau đây: A. Al, Cu, Ag B. Al, Fe, Ag C. Fe, Cu, Ag D. B, C đều đúngCâu 13: Cho các kim loại Cu, Ag, Fe vào các dung dịch muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 . Kim loại nào sau đây đều tác dụng với cả 3 dung dịch muối trên:

A. Fe B. Cu, Fe C. Cu D. Ag Câu 14: Cho hỗn hợp dạng bột hai kim loại Mg và Al vào dung dịch có hòa tan hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp hai kim loại và dung dịch D. Như vậy: A. Hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2 đã phản ứng hết và hai kim loại Mg, Al cũng phản ứng  hết.B. Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, Cu(NO3)2 có phản ứng, tổng quát còn dư Cu(NO3)2

C. Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, tổng quát có AgNO3, Cu(NO3)2 dưD. Một trong hai kim loại phải là Ag, kim loại còn lại là Cu hoặc AlCâu 15:(ĐH A-2009): Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?A. 1,5. B. 1,8. C. 2,0. D. 1,2.Câu 16:(ĐHA-2012): Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi cácphản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là:A. 4,72. B. 4,48. C. 3,20. D. 4,08.Câu 17:(ĐHB-2012): Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phảnứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là:A. 0,168 gam. B. 0,123 gam. C. 0,177 gam. D. 0,150 gam.Câu 18: (ĐH A-2012): Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là:A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2. C. AgNO3 và Mg(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

21