77
NHÓM 1: 1. Nguyễn Việt Anh CQ530298 2. Nguyễn Văn Dũng CQ 3. Đinh Đức Hóa CQ 4. Lưu Thị Hường CQ531891 5. Lê Văn Kiểm CQ 6. Nguyễn Văn Lâm CQ521956 7. Vũ Thị Việt Linh CQ532297 8. Vũ Thùy Linh CQ532286 9. Bùi Thanh Mai CQ532436 (Nhóm trưởng) 10. Nguyễn Tuấn Tài CQ 11. Meng Li Hour CQ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Nội dung Thành viên Thực trạng huy động vốn của các NHTM hiện nay Nguyễn Việt Anh Nguyễn Văn Dũng Vũ Thùy Linh Giải pháp huy động vốn của các NHTM hiện nay Bùi Thanh Mai Đinh Đức Hóa Ví dụ cụ thể (ngân hàng Vietcombank) Vũ Thị Việt Linh Nguyễn Tuấn Tài Ví dụ củ thể (ngân hàng Maritimebank) Lê Văn Kiểm Nguyễn Văn Lâm Kĩ thuật Lưu Thị Hường Meng Li Hour

Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

NHÓM 1:

1. Nguyễn Việt Anh CQ5302982. Nguyễn Văn Dũng CQ3. Đinh Đức Hóa CQ4. Lưu Thị Hường CQ5318915. Lê Văn Kiểm CQ6. Nguyễn Văn Lâm CQ5219567. Vũ Thị Việt Linh CQ5322978. Vũ Thùy Linh CQ5322869. Bùi Thanh Mai CQ532436 (Nhóm trưởng)10.Nguyễn Tuấn Tài CQ11.Meng Li Hour CQ

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Nội dung Thành viênThực trạng huy động vốn của các NHTM hiện nay Nguyễn Việt Anh

Nguyễn Văn DũngVũ Thùy Linh

Giải pháp huy động vốn của các NHTM hiện nay Bùi Thanh MaiĐinh Đức Hóa

Ví dụ cụ thể (ngân hàng Vietcombank) Vũ Thị Việt LinhNguyễn Tuấn Tài

Ví dụ củ thể (ngân hàng Maritimebank) Lê Văn KiểmNguyễn Văn Lâm

Kĩ thuật Lưu Thị HườngMeng Li Hour

Page 2: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

I. Thực trạng huy động vốn của các NHTM1. Tổng quan nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM

Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu về vốn luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trước khi bắt đầu một năm tài khóa mới. Đề cập tới vấn đề này để cho thấy việc phát triển kinh tế xã hội, việc phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn. Đặc biệt là các NHTM, một chế tài trong thị trường tài chính, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì vốn càng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động chính của NHTM là cho vay, tức là cung cấp vốn thu lãi. Vì thế để đáp ứng đủ nhu cầu vốn của thị trường, NHTM phải huy động vốn từ bên ngoài. Nói cách khác, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc huy động vốn đống một vai trò then chốt. Mặt khác, các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM phát triển là tiền để cho thị trường vốn phát

Page 3: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

triển. Qua đó tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Nói như trên để chúng ta thấy rằng việc huy động vốn của các NHTM mang một tính chất quan trọng như thế nào trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay.

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn coi như không có hoạt động của NHTM. Khi thành lập, ngân hàng phải có 1 số vốn điều lệ. Nhưng số vốn này chỉ đủ để đầu tư cho các tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc, thiết bị chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và cấp các hoạt động ngân hàng khác. Để có vốn thực hiện các hoạt động này, ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động bốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Như thế nghiệp vụ huy động vốn đã giải quyết đầu vào cho ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Theo quy định của pháp luật thì NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức gửi tiền không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc NHNN cho phép

- Vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng- Vay bằng các hình thức khác

2. Thực trạng huy động vốn của các NHTM2.1. Tình hình huy động vốn chunga) Năm 2012

Page 4: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn ( ngoại trừ ở ngân hàng ACB sụt giảm do xảy ra “khủng hoảng” hồi quý 3) huy động vốn năm 2012 tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng trên dưới 100% so với năm 2011.

Dẫn đầu hệ thống là mức tăng huy động vốn tại ngân hàng SHB. Theo báo cáo hợp nhất của nhà băng này, huy động vốn đã tăng 123% và đạt 77.598 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn tiền gửi tăng mạnh sau khi hợp nhất với Habubank.

Đứng thứ hai là ngân hàng VPBank. Theo số liệu mà ngân hàng này công bố tại buổi tổng kết hoạt động năm 2012, huy động vốn đã tăng tới 88% trong năm qua, lên 60.000 tỷ đồng.

Sacombank cũng là ngân hàng có tốc độ tăng huy động cao, tới 43,5% và đạt 107.746 tỷ đồng.Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn 31,5% trong khi tại Eximbank là 30%.Nhiều ngân hàng khác cũng đạt mức tăng huy động vốn trên 20% như BIDV với 26%; Agribank 21,5%; Techcombank 25,7%; Vietcombank 25,3%. Ngân hàng Vietinbank trong khi đó chỉ đạt mức tăng 12,1%.

b) Năm 2013Theo số liệu của NH Nhà nước, tính đến cuối tháng 8-2013, huy động vốn của toàn hệ thống NH tăng 9,5%/năm, trong khi dư nợ cho vay chỉ tăng 5,4%. Trong đó, dư nợ cho vay của 4 NH: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ðầu tư và Phát triển, Công Thương và NH Phát triển nhà ÐBSCL chiếm tới 44% toàn hệ thống nhưng gần như không tăng trưởng tín dụng.Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2013, NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tăng trưởng tín dụng 13,4%, LienVietPostBank tăng 43%, NH Nam Á tăng 12%...

2.2. Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi của các NHTM :a) Năm 2012

Tại thời điểm cuối tháng 9/2012, lãi suất huy động VNDkỳ hạn dưới 12 tháng tương đối ổn định, lãi suất tiền gửi trên 12 tháng tăng nhẹ. Một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Á Châu, Sài gòn Thương tín, Eximbank, Phương Tây… có lãi suất huy động cao nhất là 12,5-13%/năm ở kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng.

Page 5: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức 1-2%/năm; kỳ hạn dưới 01 tháng 2%/năm; từ 1 tháng đến dưới 12 tháng 8,8-9%/năm, từ 12 tháng trở lên 10-13%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5% - 1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế.

Trước đó, các báo cáo về tình hình tài chính, tiền tệ trong nước và thế giới hàng tháng Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại thuộc Bộ Công Thương cũng ghi nhận sự ổn định của mặt bằng lãi suất, bất chấp các sự kiện tiêu cực trong ngành ngân hàng. Đây là một yếu tố có tác động tích cực đến nền kinh tế vốn đang rất khó khăn hiện nay.

Về cơ bản, trong nhiều tháng qua huy động vốn tại các NHTM vẫn tương đối ổn định, tiền gửi tiết kiệm chủ yếu được gửi bằng VND do VND vẫn được lợi thế nhờ chênh lệch lãi suất lớn so với gửi bằng USD, bên cạnh đó, lạm phát mặc dù tăng trở lại trong tháng 8/2012 những dự báo cả năm 2012 chỉ ở mức 8% giúp củng cố sức mua của VND.

Ở thời điểm cuối tháng 8/2012, mặc dù sự việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt đã khiến một bộ phận người gửi tiền rút khỏi ngân hàng ACB, tuy nhiên, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác vẫn kém hấp dẫn và nhiều rủi ro, tiền gửi tiết kiệm được rút ra và chuyển sang gửi tại các NHTM khác chứ không bị chảy ra các kênh đầu tư khác. Ngoài ra, sau khi NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường thì việc huy động vốn tại ACB đã trở lại hoạt động bình thường.

Lãi suất huy động và cho vay USD trong tháng 8/2012 không thay đổi so với tháng 7/2012. Lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5% - 1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế. Lãi suất cho vay USD ổn định so với tuần trước phổ biến ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6-8%/năm đối với trung và dài hạn.

Tuy nhiên, trong khi lãi suất đang khá ổn định hiện nay, lãi suất huy động đang vượt trần trở lại. 2012 là năm đánh dấu lượng tiền gửi tiết kiệm tăng cao

Page 6: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Tăng trưởng huy động tiền gửi của 10 ngân hàng tốp đầu trong năm 2012

Về con số tuyệt đối trong huy động vốn, Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với 540.000 tỷ đồng của khách hàng gửi trong năm vừa qua. Đứng thứ hai là BIDV với 360.167 tỷ.

Vị trí thứ 3 và thứ 4 thuộc về Vietinbank và Vietcombank với lần lượt 288.271 tỷ đồng và 284.514 tỷ đồng.

Trong số các ngân hàng lớn thì ACB chứng kiến luồng tiền rút ra khá mạnh sau sự cố hồi tháng 8 (bắt một số nguyên lãnh đạo của ngân hàng). So với cuối năm 2011, lượng tiền của khách hàng gửi tại ACB giảm 11,9%. Dù lượng tiền khách gửi giảm song xét về tổng huy động vốn thì ACB lại đứng thứ 5 trong số các ngân hàng hút khách gửi tiền nhất.

Ngân hàng Quân đội đã huy động được 117.747 tỷ đồng từ khách hàng trong năm 2012 trong khi Techcombank là 111.462 tỷ đồng và Sacombank là 107.746 tỷ đồng.

Ngân hàng Eximbank lại nằm ở tốp dưới so với các ngân hàng khác về huy động vốn khách hàng. Năm 2012, ngân hàng dự kiến sẽ hợp nhất với Sacombank trong vòng 3-5 năm tới này chỉ huy động được 70.458 tỷ đồng.

Page 7: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Theo nhận định của các lãnh đạo ngân hàng, huy động vốn tại các ngân hàng đều tăng từ mạnh đến rất mạnh. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý.

c) Năm 2013: Lãi thấp nhưng tiền gửi vẫn tăng

Theo số liệu mới nhất của NHNN, tính đến 12/12/2013, mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng huy động vốn tăng 15,61% so với 2012, trong đó huy động vốn VND tăng 11,63% và ngoại tệ tăng 12,43%. Thanh khoản VND của toàn hệ thống được cải thiện hơn.

Nhận xét:

Lãi suất và hành vi của người gửi tiền tác động đến nhau trên nguyên tắc “bất thành văn” mà có lẽ đúng với mọi nền kinh tế: lãi suất cao hơn thì người gửi tiền sẽ gửi tiết kiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của lãi suất đến phản ứng của người gửi tiền không phải lúc nào cũng theo chiều thuận và có thể không giống nhau giữa các thời kỳ.

Điều này xem ra khá đúng ở Việt Nam trong 2 năm trở lại đây trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm (7 lần) nhưng huy động tiền gửi vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng khá tốt.

Page 8: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Chỉ hơn một rưỡi năm về trước, nếu một NHTM đưa ra lãi suất huy động 8%/năm trên thị trường thì chắc chắn sẽ bế tắc trong khâu huy động, bởi trần lãi suất kỳ hạn 12 tháng khi đó là 14%/năm và nếu muốn huy động dưới mức đó thì chẳng có ai gửi tiền. Thế nhưng đến nay, “nghịch cảnh” kỳ hạn càng ngắn lại được hưởng lãi suất càng cao không còn, nhiều ngân hàng thậm chí còn đủng đỉnh với việc huy động dưới trần 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng trở xuống.

Nguồn: WorldBank, Tổng cục Thống kê và tổng hợp của cơ quan BHTG

Quan sát phản ứng của người gửi tiền trên toàn hệ thống từ đầu năm 2012 đến nay, chúng ta rút ra hai nhận định:

- Một là, biến động lãi suất huy động có tác động đến hành vi người gửi tiền, tăng trưởng và cấu trúc tiền gửi bằng đồng VND;

- Hai là, việc hạ lãi suất tác động tới người gửi tiền nhưng không đến mức quá mạnh khiến dòng tiền chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng, dù rằng người gửi tiền vẫn có những lựa chọn khác nhau khi gửi tiền vào.

Để chứng minh cho các nhận định này, ta xét đến phản ứng tức thời của người dân khi ngân hàng giảm lãi suất là hạn chế gửi tiền ngân hàng. Tuy nhiên, các phản ứng này thường chỉ ngắn hạn và mang tính thời điểm.

Cụ thể: sau khi tốc độ tăng trưởng tiền gửi giảm ở một số thời điểm đầu năm 2012 khi các quyết định hạ trần lãi suất huy động được đưa ra, số lượng tiền gửi lại có chiều hướng gia tăng trở lại khi lãi suất ổn định ở mức mới. Sau khi người gửi tiền

Page 9: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

quen với việc lãi suất giảm, thì từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2012, tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ mức 1,33% lên mức 6,25%; hay từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2013, con số này tăng từ mức 0,85% lên mức 3,49%...

Diễn biến này là do người gửi tiền thường có tâm lý phản ứng ngay lập tức với các thông tin về lãi suất. Chẳng hạn rút tiền gửi ra hay nghe ngóng chưa gửi thêm nữa… Nhưng sau một thời gian ngắn, người gửi tiền thích ứng và chấp nhận điều kiện lãi suất mới nên họ lại có nhu cầu gửi tiền trở lại.

Một lý do quan trọng khác là nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng hoặc èo uột, bấp bênh hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những cách đầu tư mang lại nhu nhập ổn định và “đỡ đau đầu” nhất.

Hiện nay hệ thống đang dần ổn định

Với chính sách sử dụng trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn ngắn (6 tháng trở xuống) và lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng do NHTM tự quyết định, tiền gửi đã được dịch chuyển sang kỳ hạn dài hơn. Vòng quay vốn huy động thị trường 1 năm 2012 đã giảm từ 21,97 lần (năm 2011) xuống mức 19,16 lần. Điều này cho thấy kỳ hạn tiền gửi năm 2012 dài hơn năm 2011 – đây là tín hiệu tích cực đối với thanh khoản của hệ thống, đồng thời cho thấy cấu trúc tiền gửi đã biến động theo hướng ổn định hơn. Khi nguồn vốn huy động ổn định và dài hạn hơn, cũng giúp các ngân hàng có cơ sở để chủ động hơn trong sử dụng vốn.

Quan trọng hơn, việc hạ lãi suất liên tục nhưng với các bước đi nhỏ, linh hoạt và phù hợp của NHNN, dù có tác động nhất định đến người gửi tiền nhưng không quá mạnh khiến dòng tiền ra khỏi hệ thống. Theo NHNN, tính đến giữa tháng 9/2013, tiền gửi VND từ dân cư tăng 13,78% so với cuối năm 2012. Điều đó cho thấy, kênh tiền gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn của đa số người dân. Một trong những nguyên nhân chính là vì người dân đã có một thời gian “làm quen” với xu hướng giảm liên tục của lãi suất đi cùng với lạm phát tăng thấp và không có dấu hiệu bùng phát như mấy năm về trước.

“Việc người gửi tiền đón nhận thông tin hạ lãi suất một cách chủ động, cùng với kỳ vọng về lạm phát sẽ ổn định đã khiến lãi suất huy động tuy hạ nhưng tác động không quá lớn để nguồn vốn chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng”.

Page 10: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Những phân tích ở trên cho thấy chính sách lãi suất linh hoạt giai đoạn 2012 – 2013 đã tác động tích cực trực tiếp tới hành vi người gửi tiền và lượng tiền gửi trên 2 phương diện: Một mặt, lãi suất giảm góp phần giảm chi phí tín dụng qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, đối với ngân hàng, việc lãi suất giảm nhưng hệ thống vẫn duy trì được nguồn vốn ổn định từ dân cư với cấu trúc tiền gửi thay đổi theo hướng ổn định và tích cực hơn là điều đáng mừng, giúp rút ngắn khoảng cách kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, đồng thời giúp tăng khả năng thanh khoản cho các ngân hàng.

Người gửi tiền với vai trò là đối tượng chính cung cấp nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng vẫn luôn được xem là nhân tố quan trọng góp phần cho việc duy trì ổn định hệ thống ngân hàng. Để hiệu quả chính sách tiếp tục được tăng cường, nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh giảm lãi suất cần tiến hành theo các bước trên cơ sở một lộ trình và thông điệp rõ ràng, bám sát thị trường và các diễn biến kinh tế vĩ mô như đã làm trong thời gian vừa qua để giúp người gửi tiền chủ động thích ứng với sự thay đổi lãi suất.

Bởi vậy, việc làm sao để mối quan hệ giữa điều hành chính sách lãi suất và hành vi của người gửi tiền luôn gắn chặt với nhau theo hướng tích cực, đồng thời phấn đấu đạt tới sự hài hòa cao nhất về lợi ích giữa người gửi tiền, ngân hàng và khách hàng vay – dù đã làm tốt trong thời gian qua vẫn là bài toán luôn song hành cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

2.3. Thực trạng huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá và các công cụ nợ.

Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường.Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giáCó thể thấy với tính chuyên nghiệp cao với uy tín lớn trên thị trường tài chính và các mối quan hệ rộng rãi của NHTMm hoạt động phát hành chứng khoán của các NHTM có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp thông thường khác, bên cạnh đó

Page 11: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

NHTM có thể tự đứng ra phát hành làm giảm chi phí huy động vốn. Do vậy, chứng khoán của các NHTM phát hành dễ dàng được chấp nhận hơn so với các doanh nghiệp khácVề thực trạng phát hành huy động vốn của ngân hàng qua phát hành công cụ nợ được thể hiện qua các sự kiện tiêu biểu của các năm như sau:

Những cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất nửa năm

Mã CK

Sàn Giá đóng cửa ngày 28/12

Giá đóng cửa ngày 1/7

Thay đổi

SHB HOSE 5.900 6.800 15,25%

MBB HOSE 12.300 13.000 5,64%

VCB HOSE 26.200 27.400 4,47%

EIB HOSE 14.000 14.900 3,6%

ACB HNX 15.600 16.100 3,11%

STB HOSE 17.000 17.500 3%

CTG HOSE 20.700 19.500 -5,7%

NVB HNX 7.200 6.700 -6,94%

Những cổ phiếu ngân hàng thanh khoản cao nhất sàn

Mã  CK Sàn Khối lượng giao dịch

SHB HOSE 1.271

EIB HOSE 241

STB HOSE 169,8

CTG HOSE 165

MBB HOSE 136,8

ACB HNX 67,3

NVB HNX 62,5

VCB HOSE 54

Page 12: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Năm 2011Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) công bố đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế, với lãi suất cuống phiếu (coupon rate) khoảng 8%/năm.Đợt phát hành này diễn ra vào ngày 10/5 tại các thị trường châu Âu, châu Á và Mỹ, được tư vấn bởi hai ngân hàng lớn của Anh là Barclays Capital và HSBC. Hiện tại, hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service dành cho VietinBank điểm tín nhiệm dài hạn hạng B1, còn Standard & Poor’s đánh giá số trái phiếu vừa phát hành của ngân hàng này ở mức B+, đồng nghĩa với việc cho rằng, đây là loại trái phiếu có thể đầu cơ.Đây là trái phiếu quốc tế đầu tiên của một định chế tài chính Việt Nam, đóng góp vào việc thiết lập một chuẩn mục tiêu quan trọng cho thị trường vốn đang phát triển của Việt Nam.Trái phiếu được thanh toán hai lần một năm khi đến kỳ thanh toán lãi suất. VietinBank sẽ sử dụng nguồn vốn ròng nhận được từ giao dịch chủ yếu đối với các khoản cho vay khách hàng và cho các mục đích chung của ngân hàng

Năm 2012

Ngày 2/8, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát hành thành công trái phiếu đợt 1/2012.Cụ thể, BIDV đã huy động thành công 2.030 tỷ đồng trái phiếu, với kỳ hạn 2 năm và 3 năm. Đây là loại trái phiếu không có bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành. BIDV cho biết, số tiền thu được sẽ được ngân hàng sử dụng để bổ sung vào nguồn vốn trung dài hạn, cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay các dự án trung dài hạn và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng theo BIDV, đợt phát hành đã thu hút sự quan tâm của thị trường, khối lượng trái phiếu đặt mua của các nhà đầu tư cao hơn so với khối lượng trái phiếu dự kiến chào bán ban đầu. Đây là giao dịch phát hành trái phiếu thành công đầu tiên của tổ chức tín dụng từ năm 2011 và cũng là giao dịch phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt khối lượng lớn nhất từ đầu năm 2012 đến nay.

Trước đó, BIDV đã mời các nhà thầu trong và ngoài nước có đủ điều kiện và khả năng tham gia dự thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn thu xếp phát hành trái phiếu

Page 13: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

quốc tế BIDV. Được biết, BIDV cũng vừa thông báo lưu ký trên 2,3 tỷ cổ phiếu, với mã chứng khoán BID.

Năm 2013Các ngân hàng thương mại cũng đang gia nhập vào làn sóng huy động vốn trái phiếu, nhằm tận dụng thị trường phát hành đang thuận lợi và chuẩn bị cho sự phục hồi của tín dụng.Từ đầu tháng này, cả hai ngân hàng VPBank và HDBank đều đã gửi tới nhà đầu tư các tài liệu về trái phiếu do ngân hàng này phát hành, theo các nguồn tin liên quan đến đợt phát hành. VPBank dự định phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 năm, HDBank dự kiến phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2, 3 và 5 năm.Hai đợt phát hành này đều phục vụ cho hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. VPBank dự kiến sử dụng số tiền thu được từ việc bán trái phiếu để “gia tăng nguồn vốn trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, cho vay các dự án tín dụng trung dài hạn”, còn HDBank “tiếp tục mở rộng cho vay trung dài hạn nhằm hỗ trợ khách hàng đầu tư phát triển kinh doanh”, theo tài liệu sơ bộ của hai đợt phát hành.Thực tế, cả hai ngân hàng VPBank và HDBank đến nay đều có vẻ không bị thiếu hụt nguồn vốn trung và dài hạn. Tính đến cuối tháng 6/2013, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của VPBank chỉ là 13,72%, thấp hơn nhiều so với quy định tối đa của Ngân hàng Nhà nước là 30%. Trong khi đó, tỷ lệ này của HDBank tính đến cuối năm 2012 thậm chí là 0%, tính đến cuối năm 2011 cũng rất thấp, chỉ là 4,89%.Việc huy động thêm vốn qua trái phiếu của VPBank và HDBank do đó được cho là động thái đón đầu sự phục hồi của nhu cầu tín dụng trung và dài hạn trong tương lai gần. Mặc dù tín dụng nhìn chung vẫn tắc nghẽn và các ngân hàng thương mại vẫn đang thừa thanh khoản, lượng thanh khoản thừa này đa phần lại là vốn ngắn hạn có kỳ hạn dưới 1 năm.“Việc ngân hàng huy động vốn trái phiếu trong thời điểm tín dụng tắc nghẽn như hiện tại, hoặc là để cải thiện tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, hoặc là để đón đầu sự tăng trưởng tín dụng cuối năm nay hoặc đầu năm sau”, lãnh đạo khối nguồn vốn của một ngân hàng nói.Sự tham gia của các ngân hàng đang khiến thị trường phát hành của trái phiếu doanh nghiệp càng trở nên sôi động về cuối năm. Mặt bằng lãi suất xuống thấp cho phép doanh nghiệp huy động vốn rẻ, trong khi trái phiếu chính phủ trở nên kém hấp dẫn giúp cho nhà đầu tư chuyển sang trái phiếu doanh nghiệp nhiều hơn - hai

Page 14: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

yếu tố này đang thúc đẩy các doanh nghiệp lớn và đến nay là cả các ngân hàng tranh thủ huy động vốn qua công cụ này.Đợt phát hành của VPBank được đăng ký mua khá nhiều, một nguồn tin liên quan đến đợt phát hành cho biết. Trong đó, lãi suất cho kỳ thanh toán đầu tiên được đăng ký ở khoảng 9,5-10%/năm, các kỳ sau thả nổi với biên lãi suất 2,5%/năm.Bên cạnh đó, một ngân hàng cỡ trung cũng đang được cho là đang chuẩn bị một đợt phát hành tương tự.“Thị trường nhìn chung đang thuận lợi, nên các ngân hàng cũng tranh thủ huy động vốn rẻ. Với biên lãi suất huy động khoảng 2,5%/năm, đến khi tín dụng phục hồi, các ngân hàng cho vay ra với biên lãi suất 3 - 4%/năm là có thể thu lãi tốt”, lãnh đạo ngân hàng trên cho biết.Phó tổng giám đốc một ngân hàng khác nhận xét: “cá nhân tôi cho rằng, thời điểm này, ngân hàng nào chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn trung dài hạn là thông minh. Hiện nay, việc thiếu vốn trung và dài hạn chưa được bộc lộ rõ, nhưng khi kinh tế hồi phục trở lại, nguồn cung vốn trung dài hạn sẽ trở nên rất cần thiết”.Đối với VPBank, ngân hàng này đã tăng nhẹ cho vay trung và dài hạn trong thời gian gần đây. Năm 2012, Ngân hàng có 38% tổng dư nợ là cho vay trung và dài hạn, cao hơn so với tỷ lệ 31% hồi năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, tỷ trọng này tăng tiếp lên 39%.Ngược lại, HDBank hiện vẫn tập trung rất nhiều vào các khoản cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn của năm 2012 đã tụt mạnh xuống chỉ còn 16,9% so với tỷ trọng 27,3% năm 2011.Bên cạnh những ngân hàng phát hành trái phiếu lãi suất thả nổi để tăng vốn trung và dài hạn, có một vài ngân hàng khác đã hoặc đang phát hành trái phiếu lãi suất cố định kỳ hạn 10 năm để tăng hệ số an toàn vốn (CAR). VPBank cũng đang phát hành trái phiếu 10 năm, tương tự đợt của BIDV. Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn hợp nhất 6 tháng năm 2013 của ngân hàng này đã khá cao, đạt 11,4%

2.4. Thực trạng huy động vốn từ NHNN và các tổ chức tín dụng

Lãi suất liên ngân hàng

Thời gian trước, thị trường liên ngân hàng liên tục nổi sóng. Có thời điểm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên đến 25-27%/năm. Sở dĩ như vậy là do, thời gian qua, việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của NHNN đã khiến một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản. Tuy nhiên, do bất lợi về thương hiệu,

Page 15: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

mạng lưới, nên những ngân hàng này khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng lớn trong việc huy động vốn, nhất là khi công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất - lãi suất đã bị phế bỏ do NHNN ấn định trần lãi suất huy động tối đa chỉ là 14%/năm. Việc vay vốn của NHNN trên thị trường mở (OMO) cũng khó phần do các ngân hàng thiếu giấy tờ có giá để giao dịch; phần do NHNN cũng chủ trương hạn chế lượng tiền cung ứng để kiềm chế lạm phát. Khó khăn về thanh khoản khiến các NHTMCP nhỏ thường xuyên phải lên thị trường liên ngân hàng để vay mượn, "ăn đong từng bữa".Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu những NHTM lớn thông cảm, chia sẻ với các NHTMCP nhỏ. Thế nhưng, nhiều ngân hàng dư vốn lợi dụng tình cảnh này, chém đẹp những NHTM thiếu vốn. Lãnh đạo của một NHTM đã từng tuyên bố, lãi suất huy động cao đến 20-21%/năm cho vay ra quá rủi ro, đẩy vốn lên thị trường liên ngân hàng có lợi hơn nhiều, vừa đảm bảo lợi nhuận vừa an toàn và đẩy rủi ro cho các ngân hàng đi vay. Theo đó, các NHTM có lượng vốn dồi dào với hàng trăm nghìn tỷ đồng đã sử dụng lợi thế này để "chém đẹp" các NHTM thiếu hụt vốn tạm thời.Thực trạng này chẳng những làm mất đi ý nghĩa vốn có của thị trường liên ngân hàng là nơi vay mượn vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng với nhau, là nơi "bấu víu" của các ngân hàng tạm thời thiếu thanh khoản. Không những vậy, việc làm này còn khiến đồng vốn chỉ chạy lòng vòng trong các ngân hàng mà không đi vào nền kinh tế, phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh

Lãi suất trên thị trường LNH có những thay đổi lớn, liên tục do ngân hàng nhà nước điều chỉnh cặp Ls chỉ đạo nhằm thực hiệ các mục tiêu CSTT của NHNN. Như trong năm 2008, cầu về vốn của các TCTD tăng cao đã gây ra 1 cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đẩy lại suất BQ LNH lên rất cao, NHNN đã pahir từng bước giảm LSTCK và lãi suất TCV nhằm tạo thêm VLD cho các TCTD có thể bù đắp kahr năng thanh toán và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Hay khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng (2009-2010), lạm phát ở mức quá cao, để kiềm chế lạm phát, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, liên tục nâng LSTCK, LSTCV ( từ 6% cuối ănm 2009 lên 13% năm 2010), LSTCV từ 8% ( cuối năm 2009 lên 15% năm 2010). Vào năm 2012, NHNN 6 lần hạ trần lãi suất, LSTCK, LSTCV cũng giảm xuống kéo theo xu hướng giảm của lãi suất liên ngân hàng.

Page 16: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Lãi suất liên ngân hàng cũng biến động theo mùa vụ, Ví dụ như vào những tháng cuối năm, giáp tết nguyên đán, nhu cầu VLĐ của các TCTD tăng cao, đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng theoLãi suất kỳ hạn ngắn thường có biên độ dao động lớn hơn so với lãi suất các kỳ hạn dài chứng tở các giao dịch cho vay và gửi tiền liên ngân hàng chủ yếu để bù đắp các khoản thiếu hụtDoanh số giao dịchTrên thị trường này, có sự tham gia cảu các NHTW và trên 100 TCTD ( trong đó NHTM chiếm trên 90%). Các TCTD xác định hạn mức tín dụng cho đối tác ( dựa trên mức độ tín nhiệm, quy mô.. ). Các giao dịch cho vay, nhận gửi tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng thì không phải thế chấp, ngoài hạn mức thì phải có thế chấp bằng GTCG hoặc kí quỹ.Thời hạn cho vay, gửi tiền phổ biến là dưới 3 tháng, chủ yếu là dưois 1 tháng ( chiếm trên 80% tổng số doanh số giao dịch, giao dịch qua đêm khoảng 40-50% tổng số giao dịch )

Hình thức giao dịch chủ yếu là gửi và nhận tiền gửi (khoảng 80-90% tổng doanh số giao dịch hàng tháng của các TCTD), mang tính mùa vụ cao, đặc biệt vào cuối năm. Doanh số giao dịch bình quân tháng tang với tốc độ khá nhanh và ổn định cho thấy một sự tăng trưởng khá ổn định của thị trường cho vay và nhận tiền gửi liên ngân hàng, và rộng hơn là thị trường tiền tệ VIệt Nam. Có được điều này cũng nhờ chính sách điều hành khá linh hoạt của NHNN

Trong giai đoạn 2009 – 2011, nhu cầu thanh khoản đã khiến lãi suất trên thị trường LNH có lúc đã vọt lên 30% cho kỳ hạn 1 tháng. Để ngân hàng tránh bị thua thiệt lãi suất tín dụng cho vay đói với nền kinh tế ( doanh nghiệp, cá nhân) cũng bị đảy lên cao hơn. Các DN không thanh toán được làm phát sinh nợ xấu, vốn bị ứ đọng trong các khoản nợ này làm phát sinh nhu cầu lớn về VKD, và dẫn đến một cuộc chạy đua lãi suất trên TTLNH.

Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn nhưng LS tiền gửi cao, nảy sinh nguy cơ các TCTD cho nhâu vay để kiếm lời thay vì cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó thông tư 21/2012/TT-NHNN được ban hành, theo đó, cấm các TCTD gửi và nhận tiền giữ của nhau trừ khi tiền đó phụ vụ mục đích thanh toán. Với quy định này, thị trường liên ngân hàng ít nhiều bị ảnh hưởng khi hoạt đọng gửi tiền lẫn nhau mang lại nhiều lợi ích cho các bên chính thức bị cấm cửa. Nhiều TCTD dư thừa vốn cũng không thể sử dụng vốn để kinh doanh, trong khi một số TCTD yếu

Page 17: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

kém không thể bổ sung thanh khoản bằng hinhg thức nhận tiền gửi trong điều kiện không đáp ứng được các yêu cầu vay vốn. Chính vì vậy, chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm 2012, nhiều TCTD yếu kém lộ rõ thực chất quá trình hoạt động đã phải cầu cứu hỗ trợ của NHNN qua thị trường OMO.

Thông tư 21 đã đem lại nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, do việc cấm gửi và nhận tiền gửi giữa các TCTD đã ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của các TCTD khiến cho các TCTD tìm nhiều cách lách luật đẻ có thể tiếp tục gửi tiền lẫn nhau.Sau 4 tháng thực hiện thông tư 21, theo đánh giá thị trường LNH đã trở lại quỹ đạo và nằm trong tầm kiểm soát của NHNN, NHNN đã nhanh chóng ban hành TT 01/2013 cho phép các TCTD , chi nhánh NH nước ngoài được thực hiện các hoạt động gửi tiền và nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa 3 tháng tại các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài khác nhờ đó các TCTD có them một nguồn để tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản ngân quỹ dư thừa.

Năm 2013Lãi suất trên thị trường tiếp tục xu hướng giảm, ổn định phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Trong 6 tháng đầu năm 2013, NHNN đã 2 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hành theo các Quyết định số 643/QĐ-NHNN (ngày 25/3/2013) và Quyết định số 1073/QĐ-NHNN (ngày 10/5/2013). Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 8%/năm xuống còn 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm xuống còn 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 9%/năm xuống còn 8%/năm, lãi suất trên thị trường mở cũng được điều chỉnh giảm liên tục (xem hình 1, hình 2). Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng theo sát với lãi suất chỉ đạo của NHNN và giảm mạnh. Qua đó cho thấy, tính thanh khoản của các TCTD ngày càng ổn định, vai trò của NHNN trong dẫn dắt thị trường ngày càng thể hiện rõ rệt. Đối với các mức lãi suất trên thị trường cũng theo sát sự điều hành của NHNN. Ngay từ quý I/2013, NHNN đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-NHNN giảm 0,5% trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng (8%/năm xuống 7,5%/năm), lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên sẽ do các TCTD tự ấn định trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường. Bên cạnh việc giảm trần lãi suất huy động, trong 6 tháng đầu năm 2013, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa với một số lĩnh vực ưu tiên thông qua việc ban hành các

Page 18: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Thông tư số 09/2013/ TT-NHNN ngày 25/3/2013 và Thông tư số 10/2013/ TT-NHNN ngày 10/5/2013.

Do tiền gửi của khách hàng tăng, nên các ngân hàng đã giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàngTuy hoạt động của thị trường liên ngân hàng đã có sự sụt giảm mạnh từ năm 2012 đến nay, song các ngân hàng nhóm 2 vẫn chiếm hơn một nửa số dư của thị trường này.Điều đó có nghĩa là, cho dù vấn đề thanh khoản đã được giải quyết, nhưng các ngân hàng thuộc nhóm này vẫn tiếp tục dựa vào nguồn vốn từ liên ngân hàng để tài trợ cho các hoạt động cho vay.Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ (có vốn điều lệ từ 3.500 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng) lại có tỷ lệ tiền gửi của khách hàng cao hơn 10% tổng tiền gửi của 33 ngân hàng được KPMG tiến hành khảo sát. Tuy hoạt động của thị trường liên ngân hàng đã có sự sụt giảm mạnh từ năm 2012 đến nay, song các ngân hàng nhóm 2 vẫn chiếm hơn một nửa số dư của thị trường này.Điều đó có nghĩa là, cho dù vấn đề thanh khoản đã được giải quyết, nhưng các ngân hàng thuộc nhóm này vẫn tiếp tục dựa vào nguồn vốn từ liên ngân hàng để tài trợ cho các hoạt động cho vay.Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ (có vốn điều lệ từ 3.500 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng) lại có tỷ lệ tiền gửi của khách hàng cao hơn 10% tổng tiền gửi của 33 ngân hàng được KPMG tiến hành khảo sát.

2.5. Huy động bằng các nguồn vốn nợ khác

Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn thực hiện vốn thông qua nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán và các nguồn khácNHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ… Các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại ngân hàng Thực chất của việc ủy thác cho vay là sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của ngân hàng để cho vay thay vì cho vay trên thị trường tự do có lãi suất cao hơn nhưng hệ số rủi ro cũng cao. Với cơ chế ủy thác này, cả bên cho vay, ngân hàng và người đi vay đều có lợi. Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng, riêng đối với khách

Page 19: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

hàng, vay lại các khoản vốn được ủy thác thậm chí còn thuận lợi hơn so với vay trực tiếp từ ngân hàng. Vấn đề chỉ là liệu khách hàng có tìm được nguồn vay hợp lý hay không. Ðể tìm được nguồn vay như vậy, khách hàng có thể tìm kiếm thông tin trực tiếp tại các ngân hàng hoặc thông qua các công ty tư vấn. Thực tế, việc ủy thác cho vay của các đối tượng là cá nhân trong thời gian qua chưa nhiều. Tuy nhiên, cũng đã có một số tổ chức kinh tế xã hội hay tổ chức tín dụng có nguồn vốn dư đã thực hiện hình thức ủy thác cho vay này. Ðiển hình là trường hợp Ngân hàng hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã ủy thác cho bốn ngân hàng thương mại ở Việt Nam là Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng Á Châu và ngân hàng Ðông Á để cho vay một khoản vốn lên tới 3 tỉ yên cho các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh.Về ủy thác thu hộ hiện nay ở các mô hình trường đại học và một số bệnh viện lớn ( Bv Bạch Mai) đã tiến hành hình thức thu tiền học phí, viện phí của sinh viên, bệnh nhân qua ngân hàng.Theo NHNN, hiện đã có Thông tư 04/2012 quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo đó hoạt động ủy thác ngân hàng đã được siết chặt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, NHNN đánh giá những quy định tại Thông tư 04 còn chung chung và chưa đầy đủ trong khi những quy định tại Thông tư 05 còn khó tham chiếu và áp dụng. Do vậy, NHNN xây dựng Thông tư mới nhằm đưa ra một quy định chung và đầy đủ nhằm đảm bảo hoạt động ủy thác được thực hiện an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Thêm và đó, do đặc thù nghiệp vụ ủy thác vừa mang tính chất của công cụ huy động vốn và công cụ cho vay nên Thông tư phải đảm bảo mục tiêu quản lý chặt chẽ hoạt động nhận uỷ thác và uỷ thác của TCTD, hạn chế và kiểm soát vi phạm các quy định của pháp luật về giới hạn tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, lãi suất, quy định về hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán cũng như các giới hạn đảm bảo an toàn khác.Để thực hiện hoạt động ủy thác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện tại dự thảo Thông tư nhằm đảm bảo hoạt động ủy thác được thực hiện an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro.

Ngoài ra, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành tiền trong thanh toán ( séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C …) Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả … cũng góp phần làm tang nguồn huy động trong công tác huy động vốn của NHTM. Hiện nay, hầu hết các công ty, tổ

Page 20: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

chức, trường học, siêu thị,.. đều thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng hay thanh toán trực tiếp bằng visa.II. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM đang gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn:- Theo nhận định của một số chuyên gia thì có khoảng trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất. huy động vốn trung và dài hạn không đủ để tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Điều này dẫn tới việc các ngân hàng buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn quá thấp, mất cân đối trong tổng nguồn vốn huy động. sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc đối với một số ngân hàng lớn thì tình trạng này cũng khiến họ gặp khó khăn cho việc tài trợ các dự án mang tầm cỡ quốc gia.- Về thái độ phục vụ khách hàng: tuy không xảy ra quá phổ biến nhưng vẫn còn có hiện tượng khách hàng phàn nàn về thái độ phục vụ, tác phong, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng, nhất là ở một số chi nhánh, phòng giao dịch nhỏ lẻ. Điều này cũng phần nào khiến cho khách hàng không còn muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng nữa.

- Lãi suất huy động chưa được đa dạng hóa, một phần do hình thức huy động vốn chưa được phân chia cụ thể. Nguyên nhân lãi suất bị khống chế là do lãi suất trần của NHNN nên lãi suất huy động vẫn chưa phản ánh được lãi suất thực trên thị trường. Trong một vài năm gần đây, tuy lãi suất của Việt Nam cũng đã được điều chỉnh theo mức biến động của lãi suất thế giới nhưng vẫn chịu sự quản lý của nhà nước. Cơ cấu lãi suất còn chưa hợp lý, mức lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn chênh lệch so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên khả năng thu hút vốn nguồn vốn nhàn rỗi của các TCKT là chưa cao. Ngoài ra, đối với riêng các ngân hàng nhỏ, việc NHNN quy định trần lãi suất huy động cào bằng khiến các ngân hàng

Page 21: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

nhỏ trở nên khó khăn trong thu hút vốn hơn, vì lẽ dĩ nhiên các nhà đầu tư sẽ lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng lớn.

- Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ còn chưa cao do công cụ này có tính lỏng thấp, mối quan hệ qua lãi giữa ngân hàng và thị trường chứng khoán còn lỏng lẻo, chưa có tính hỗ trợ cao.

- Trong điều kiện lạm phát tăng cao thì hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng đã không còn thuận lợi như trước, bởi các nguyên nhân:

+Do tâm lý lo sợ trước tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá nên người dân có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư an toàn hơn như mua vàng và ngoại tệ, thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng như trước đây, từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của các Ngân hàng.

+Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao làm cho người dân và các doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp giảm đi, trong điều kiện đó, các Ngân hàng khó có thể gia tăng được nguồn tiền huy động.

+Khi lạm phát tăng cao, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động của các Ngân hàng cũng đã tăng theo nhưng nếu vẫn chưa thể ngang bằng với tốc độ trượt giá, thì người gửi tiền vào Ngân hàng phải chịu thiệt hại do lãi suất thực âm, từ đó không khuyến khích các dòng vốn chảy vào Ngân hàng.

-Một khó khăn nữa đặt ra cho các NHTM trong nước đó là sự xâm nhập cảu các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc chúng ta mở cửa tạo điều kiện kinh doanh cho các ngân hàng nước ngòa là điều tất yếu. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra thách thức cho các NHTM trong nước, khi mà ngân hàng nước ngoài vốn rất nhanh nhạy trong việc đưa ra các loại hình dịnh vụ, chiến lược truyền thông, quảng bá rầm rộ…Các ngân hàng trong nước khi ấy đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh về thị phần, dẫn đến nguồn vốn huy động càng trở nên khó khăn hơn.

2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CÁC HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN.

2.1. Áp dụng các hình thức huy động mới.

Để góp phần đáp ứng được nhu cầu về vốn tín dụng ngày càng cao của nền kinh tế mở cửa, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, cần phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Bên cạnh việc duy trì và nâng cao chất

Page 22: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

lượng của các hình thức huy động vốn truyền thống, cần phải liên tục tìm kiếm và đưa vào sử dụng các phương pháp huy động vốn mới nhằm hướng tới mọi đối tượng khách hàng, thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của họ.

- Hình thức gửi hẹn rút: Trong thực tế, có rất nhiều khách hàng không thể có kế hoạch cụ thể cho các khoản tiền sẽ chi tiêu trong tương lai của mình. Nếu như họ đem gửi không kỳ hạn thì sẽ rất thiệt thòi vì lãi suất không kỳ hạn là rất thấp, còn nếu đem gửi có kỳ hạn xác định thì khoản tiền đó tuy được hưởng lãi suất cao hơn nhưng lại mất đi tính chủ động về thời gian.

Từ thực tế trên, để có thể đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách hàng này, Ngân hàng nên tìm ra một phương thức sao cho có thể tiện dụng cả hai bên, vừa tiện dụng cho khách hàng mà ngân hàng lại vừa có thể chủ động được nguồn vốn của mình. Đó là phương thức khi gửi tiền người gửi sẽ được lựa chọn một khoảng thời gian nhất định cho việc rút tiền của mình, như một cuộc hẹn với ngân hàng về khoảng thời gian đáo hạn cho khoản tiền gửi.

- Hình thức gửi một lần rút nhiều lần. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong quá trình ngân hàng tiến hành các nghiệp vụ thanh toán hộ khách hàng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự kết nối giữa các nền kinh tế khác nhau trên toàn thế giới đòi hỏi sự nhanh nhạy trong các giao dịch kinh doanh. Để làm được điều này, các khách hàng sẽ có một cam kết nhờ ngân hàng trực tiếp thực hiện các khoản thanh toán thay họ với các đối tác trong và ngoài nước. Việc này đòi hỏi tính chất của các khoản chi sẽ được chia nhỏ lẻ thành từng món, theo các thời gian khác nhau nhưng lại cần tính chính xác cao. Hình thức này chính là quá trình gửi một lần nhưng yêu cầu được rút nhiều lần.

- Hình thức gửi nhiều lần, rút một lần(tiết kiệm gửi góp): Đây là một hình thức đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và có khả năng thực hiện khả thi ở nước ta. Hình thức này thích hợp với các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp. Họ không có nhiều tiền và không có các khoản thu nhập lớn nhưng họ vẫn có nhu cầu về các khoản chi trong tương lai. Chính vì vậy họ muốn gửi số tiền nhỏ của mình vào ngân hàng và kỳ vọng một mức lãi suất tốt cho tới khi số tiền đó đủ để họ có thể thực hiện một mục tiêu lớn nào đó trong cuộc sống của họ. Đối với mức sống của dân Việt Nam hiện nay, việc có thể để ra một khoản tiền cho mục đích “để giành” quả thật là rất khó, tuy nhiên nếu hình thức huy động vốn này có thể đem lại một mức lợi nhuận kỳ vọng thì có thể người dân sẽ yên tâm hơn cho cuộc sống của gia đình họ và chính họ trong tương lai.. Chính vì thế hình thức huy động vốn này sẽ nhắm vào đối tượng là những người dân có mức thu nhập trung bình,

Page 23: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

những người chỉ còn lại một chút ít tiền sau khi đã đáp ứng được mức nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt hàng này.

- Tiết kiệm dự thưởng: Bằng cách đưa ra các cơ cấu giải thưởng hấp dẫn đối với các khách hàng có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Cách ngày hiện nay được áp dụng rộng rãi trên tất cả các ngân hàng trong cả hệ thống nhà nước và ngoài quốc doanh. Chính vì vậy nó có tính cạnh tranh cao, ngân hàng nào có mức giải thưởng nhiều thì dù lãi suất có thấp hơn một chút cũng có thể được khách hàng lựa chọn.

- Tiết kiệm vị thành niên: Mỗi năm nước ta tăng khoảng 1,5 triệu người và có khoảng 10 triệu người ở tuổi vị thành niên, ở lứa tuổi này bản thân các em chưa có thu nhập để gửi tiết kiệm, thay vào đó, các bậc phụ huynh chấp nhận gửi tiền cho con mình với mục đích để dành cho việc học hành và tìm việc làm sau này,….Trong xã hội hiện nay, cùng với sự tiến lên của nền kinh tế, thu nhập của từng người dân dần dần được tăng lên thì quả thật đối với các ngân hàng, đây là một thị trường rất tiềm năng.Với hình thức này, đòi hỏi ngân hàng phải có lực lượng cán bộ đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng để dễ dàng xâm nhập được thị trường.

- Tiết kiệm nhân thọ: người có tuổi thường lo cho bản thân, lo cho con cái về cuộc sống hàng ngày, về những rủi ro bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong lúc tuổi già,… chính vì vậy họ thường có nhu cầu tích luỹ một phần thu nhập của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu của chính họ khi già yếu.

- Tiết kiệm gửi một nơi, rút nhiều nơi: Ngày nay, cùng với vòng quay đến chóng mặt của cuộc sống thường nhật, đặc biệt là trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp cũng như các cá nhân đều muốn thuận lợi trong quá trình sử dụng số tiền mà mình đã gửi ngân hàng, chính vì vậy họ luôn mong muốn bất kỳ thời điểm nào mà mình có nhu cầu thì đều được đáp ứng đầy đủ. Các khách hàng sẽ yêu cầu một loại hình dịch vụ mà họ có thể rút tiền tại bất kỳ chi nhánh nào của hệ thống ngân hàng mà không nhất thiết là tại nơi họ đã gửi tiền. Để làm được điều này, ngân hàng cần phải trang bị hệ thống công nghệ thông tin thật hiện đại, đồng nhất cả về thiết bị và con người, phải có phần mềm quản trị đảm bảo tính chính xác, an toàn và tiện lợi. Đội ngũ nhân viên phải có trình độ cao, đồng đều.

- Tiết kiệm xây dựng nhà ở: Hình thức này hiện nay đã có nhưng chưa phát triển ở nước ta, đây cũng là một thị trường tiềm năng, cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm phát huy tác dụng hỗ trợ đời sống của nhân dân. Việc này được thực hiện theo cách ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động cho vay bổ sung cùng với số tiền mà người dân đã gửi tiết kiệm tại ngân hàng để họ có đủ số tiền cần thiết để mua nhà theo một mức lãi suất thoả thuận, điều kiện với các khách hàng đảm bảo được khả

Page 24: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

năng trả nợ và có số dư tiền gửi đã đạt đến một mức nhất định so với giá trị nhà theo qui ước của ngân hàng. Người vay tiền sẽ lấy ngôi nhà đã mua được làm tài sản thế chấp trực tiếp cho khoản tiền mà họ đã vay. Tiết kiệm xây dựng nhà hoặc mua sắm tài sản là một hình thức hấp dẫn không những giúp mở rộng được nguồn vốn huy động của ngân hàng do đã hỗ trợ đắc lực đối với người gửi tiền mà còn tạo ra một kênh mới trong việc mở rộng tín dụng, giải quyết đầu ra cho lượng vốn còn nhàn rỗi của ngân hàng..

- Trong những năm tới, các NHTM cần triển khai áp dụng những sản phẩm tốt hơn của một hệ thống ngân hàng hiện đại:

+ Áp dụng hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn kết hợp với hạn mức tín dụng cho các cá nhân có thu nhập cao.

+ Áp dụng hình thức tiết kiệm tích lũy để thu hút các khoản tiền nhỏ nhưng ổn định

+ Tổ chức hình thức rút tiền qua điện thoại cho khách hàng.

+ Loại sản phẩm tiết kiệm đảm bảo tỷ giá. Nhất là trong tình trạng lạm phát như hiện nay, đồng nội tệ mất giá nghiêm trọng, tỷ giá biến đổi theo chiều hướng tăng lên không ngừng, nếu không có các biện pháp hỗ trợ khách hàng kịp thời, ngân hàng sẽ có thể rơi vào tình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt để mua vàng và ngoại tệ nhằm mục đích cất trữ hoặc đầu cơ.

2.2. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng, trong đó chiến lược về lãi suất là một trong những chiến lược quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi nền tài chính ngân hàng của Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của tình hình tài chính tiền tệ quốc tế. Khi một đất nước hoà nhập trong nền kinh tế thế giới chung, nó sẽ bắt buộc phải điều chỉnh theo sự thăng trầm của môi trường chung mà nó đang tồn tại. Lãi suất chính là yếu tố phần lớn cấu thành thu nhập và chi phí. Vì vậy, mọi biến động về lãi suất đều ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do tầm quan trọng như vậy nên việc xây dựng được một chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế thật sự là một vấn đề rất cần thiết đối với ngân hàng, đặc biệt là trong quá trình huy động vốn.

Chính sách lãi suất của ngân hàng được xây dựng nhằm mục đích chính là:

- Huy động đủ vốn cho các mục đích sử dụng.

- Đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong

Page 25: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

việc thu hút vốn và cho vay tín dụng.

- Đảm bảo được lợi nhuận kỳ vọng của khách hàng.

Chính sách lãi suất của ngân hàng tác động trực tiếp đến khối lượng vốn huy động cũng như chi phí của khoản vốn đó. Đồng thời việc hoạch định chính sách lãi suất cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Khi xây dựng các mức lãi suất cho các loại hình huy động khác nhau, các kỳ hạn khác nhau ngân hàng luôn cần phải xem xét đến các yếu tố đó.

- Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

- Chính sách lãi suất của các ngân hàng khác

- Tình hình tăng trưởng, biến động lạm phát, biến động tỷ giá.

- Các yếu tố tâm lý, thị hiếu của khách hàng.

Việc ấn định lãi suất của ngân hàng trước hết phải tuân thủ đầy đủ các qui định về lãi suất của ngân hàng Nhà nước đưa ra cho các tổ chức tín dụng.Lãi suất cũng phải tuân theo qui luật cung cầu về vốn trên thị trường. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, thể hiện việc huy động vốn phải được thực hiện trên cơ sở sử dụng vốn. Ngân hàng phải đưa ra một mức lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn với khách hàng, tạo được lợi thế so sánh đối với các NHTM khác. Nếu lãi suất được thay đổi tự do theo cung cầu thị trường thì sự cạnh tranh này cũng không nên hiểu là mức lãi suất cao hơn mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có liên quan: hình thức trả lãi linh hoạt, phương thức xử lý đối với số tiền lãi chưa lĩnh, áp dụng lãi suất hợp lý đối với các khoản rút trước hạn…. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng nên áp dụng mức lãi suất khác nhau tại các vùng miền khác nhau trên cả nước.

Một yếu tố rất quan trọng trong chính sách lãi suất của ngân hàng là phải đảm bảo yếu tố thực dương của lãi suất, đảm bảo quyền lợi lâu dài của người gửi tiền. Trong điều kiện kinh tế nước ta gần đây tuy đã có được những bước tăng trưởng nhất định tuy nhiên người dân vẫn lo lắng về lạm phát, về sự mất giá của đồng tiền. Vì vậy, để người dân có thể yên tâm gửi tiền, ngân hàng cần có sự đảm bảo về lãi suất, lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực hưởng cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến. Ngân hàng nên có các khoản bảo hiểm tiền gửi cho những khách hàng gửi nhiều tiền tại ngân hàng.

Lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn trong việc kích thích khách hàng gửi tiền, vì vậy ngoài yếu tố lòng tin vào ngân hàng, nếu mức lãi suất huy động hợp lý sẽ thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng, làm tăng khối lượng nguồn vốn huy động. Hiện nay, lãi suất về cơ bản đã được tự do hóa với việc sử dụng lãi

Page 26: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

suất cho vay thỏa thuận thay vì lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố. Đây cũng là một thuận lợi đáng kể của ngân hàng trong quá trình huy động vốn.

Trong huy động vốn, mọi ngân hàng đều cố gắng các biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một lãi suất được chấp nhận trên thị trường. Giá vốn huy động thường được đánh giá bởi lãi suất huy động bình quân và một số chi phí khác: tiền lương nhân viên, tiền in ấn các giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất…Các chi phí này phải được bù đắp từ nguồn thu của ngân hàng, chủ yếu là lãi vay. Mặc dù chi phí vốn ngoài lãi suất huy động chỉ là một phần rất nhỏ trong giá vốn nhưng nếu có các biện pháp quản lý chặt chẽ thì nó cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.

Bên cạnh việc đa dạng hóa các nguồn huy động vốn thì việc đa dạng hóa các kỳ hạn và lãi suất tương ứng cho mỗi kỳ hạn cũng là một cách huy động vốn hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí. Các NHTM nên huy động tiết kiệm theo năm với các kỳ hạn cơ bản là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 18 tháng, 1năm, 2 năm, 3 năm và 5 năm. Các kỳ hạn được chia như trên về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của đông đảo khách hàng. Tương đương với những kỳ hạn đó sẽ là các mức lãi suất khác nhau tùy theo từng giai đoạn và mức độ khuyến khích đối với từng nguồn vốn của ngân hàng. Việc đa dạng hóa lãi suất không chỉ liên quan tới việc ấn định lãi suất huy động mà còn liên quan tới các phương thức thanh toán lãi hợp lý giữa các công cụ huy động vốn khác nhau. Đối với các loại tiền gửi tiết kiệm, khi đáo hạn, nếu khách hàng không rút tiền thì lãi sẽ được nhập gốc và được tự động gia hạn thêm một kỳ hạn bằng kỳ hạn ban đầu.

Ngoài lãi suất ấn định cho các sản phẩm tiết kiệm , ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất hấp dẫn hơn đối với các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…Ngân hàng nên áp dụng linh hoạt nhiều loại lãi suất như: lãi suất bậc thang, lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc vừa cố định, vừa thả nổi khi phát hành các công cụ nợ. Các công cụ huy động vốn dài hạn có lãi suất thả nổi thường làm người mua có cảm giác yên tâm vì nó sẽ được điều chỉnh theo lãi suất trên thị trường.Tất nhiên bên cạnh sự ưu đãi về lãi suất thì các công cụ nợ này có những ràng buộc nhất định về thời gian hay giảm sự linh hoạt về kỳ hạn và lãi suất sau khi đáo hạn. Nói chung, các loại giấy tờ có giá trên đều có thời hạn tương đối dài và thường chỉ được thanh toán sau một thời gian nhất định.

Tuy nhiên, nguồn vốn dài hạn ở ngân hàng thường không nhiều, khách hàng sẽ

Page 27: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

không dễ dàng để lựa chọn kỳ hạn dài khi gửi tiền cho ngân hàng. Rủi ro của việc gửi tiền dài hạn là nguy cơ bị mất lãi nếu khách hàng muốn rút tiền trước hạn. Nói chung nếu lãi suất thị trường ở mức thấp thì người dân sẽ không muốn gửi tiền dài hạn, họ hy vọng lãi suất kỳ sau sẽ cao hơn. Ngược lại khi lãi suất thị trường đang ở mức cao thì người dân sẽ cố gắng để tiền trong ngân hàng trong thời gian dài để được hưởng mức hấp dẫn về lãi suất. Do đó trong thời kỳ lãi suất thị trường thấp và ngân hàng gặp khó khăn về vốn thì ngân hàng có thể huy động lãi suất theo kỳ hạn nhỏ theo tháng hoặc theo tuần đồng thời tăng lãi suất huy động dài hạn. Ngược lại, trong thời kỳ lãi suất thị trường tăng cao ngân hàng có thể thu hẹp khoảng cách về lãi ở các kỳ hạn dài hơn một năm mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu về vốn.

2.3.Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn.

Nguồn vốn huy động chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nó được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn.

Hoạt động tín dụng là hoạt động sử dụng thường xuyên nhất nguồn vốn của mọi ngân hàng. Hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro, đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn để tiếp tục cho vay. Những thông tin về nhu cầu mở rộng tín dụng cần chính xác, để trên cơ sở đó hoạch định chiến lược huy động vốn cho những thời kỳ tiếp theo, đảm bảo ngân hàng luôn có đủ vốn cho các nhu cầu kinh doanh, tránh những tác động xấu của việc ứ động vốn hoặc thiếu vốn.

Các nhà quản trị ngân hàng mục đích cuối cùng cũng là tìm kiếm giải pháp sao cho đầu tư ít rủi ro nhất, có hiệu quả cao nhất dựa trên các điều kiện khách quan sẵn có và tất yếu kết hợp với sự năng động chủ quan.

Trung tâm của việc quản lý, sử dụng vốn cảu ngân hàng là vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa thanh khoản và sinh lời. Nhiệm vụ của các NHTM là làm sao phân tích một cách hợp lý , kỹ lưỡng mục phí tổn thanh khoản tương ứng với các mục lợi nhuận có được từ khác khoản vay hay đầu tư có thể nâng cao mức sinh lời của ngân hàng trong khi vẫn giữ mức thanh khoản nhất định.

Hiện nay, nhu cầu cho vay trung và dài hạn của các NHTM là rất lớn đòi hỏi ngân hàng phải khẩn trương huy động vốn trung và dài hạn. Nếu dùng vốn ngắn hạn đầu tư hay cho vay dài hạn là một điều vô cùng mạo hiểm tới sự an toàn của ngân hàng. Các khoản cho vay trung và dài hạn, nhất là các dự án đầu tư phát triển, có khả năng sinh lời hạn chế, vốn được thu hồi chậm, rủi ro cao, lãi suất cho vay lại không cao hơn nhiều so với lãi suất ngắn hạn. Vì vậy, trong khi quan tâm hàng đầu

Page 28: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

của ngân hàng vẫn là tín dụng trung và dài hạn thì nên tập trung vào tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, tận dụng các nguồn vốn tín dụng hiện có để sinh lời.

Thực hiện tốt công tác điều hòa vốn trong hệ thống ngân hàng đảm bảo phát huy lợi thế của một số chi nhánh có nguồn vốn huy động rẻ hơn.

2.4.Tăng cường nghiên cứu thị trường.

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc mở rộng khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả huy động vốn đảm bảo khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về vốn để cho vay, đầu tư, ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu thị trường. Hiểu biết sâu sắc về thị trường, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng là một khâu quan trọng giúp ngân hàng có thể đưa ra được những chính sách hợp lý về sản phẩm huy động vốn và lãi suất tương ứng, cũng như việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Việc tìm hiểu thị trường không nhất thiết phải qua những hình thức thống kê, điều tra với chi phí tốn kém, mà có thể chỉ đơn giản thông qua việc tiếp xúc giữa cán bộ tín dụng, nhân viên quầy giao dịch với khách hàng, tìm hiểu nguyện vọng của khách hàng đối với các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, từ đó để có các điều chỉnh thích hợp. Hơn nữa, việc phát hiện sớm những nhu cầu mới trong xã hội cũng giúp ngân hàng có được một lợi thế tiềm năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng, giảm chi phí.

2.5.Mở rộng mạng lưới giao dịch, dịch vụ ngân hàng

Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, tập trung ở khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp…, hoạt động ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng nên tích cực nghiên cứu để đưa vào sử dụng các loại hình dịch vụ trực tuyến tiện ích cho người sử dụng: mạng lưới giao dịch tại nhà, tại đơn vị(homebanking), dịch vụ tư vấn về tài chính, đầu tư, luật, tư vấn về các nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng…, dịch vụ đại lý thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động ATM, các dịch vụ chuyển tiền trực tuyến, chuyển tiền nhanh…

Các dịch vụ này có tác dụng làm khách hàng biết đến ngân hàng nhiều hơn, từ đó tạo khả năng thu hút nguồn khách hàng tiềm năng. Lợi ích mà ngân hàng đạt được ở đây không chỉ là việc thu hút trực tiếp tiền gửi của khách hàng mà còn là những mối quan hệ, những cơ hội kinh doanh trong tương lai một khi đã được khách hàng biết đến và tín nhiệm.

Page 29: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

2.6. Đầu tư đổi mới, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ thông tin và trang bị tốt cơ sở vật chất của hoạt động ngân hàng

Thực tế đã chứng minh rằng ngân hàng là một trong những ngành kinh tế ứng dụng tin học mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Công nghệ thông tin đã trở thành một nền tảng, một thứ cơ sở hạ tầng hỗ trợ đắc lực cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả chất lượng của hoạt động ngân hàng, tạo ra sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế so với các đối thủ trong cùng ngành. Không thể có khái niệm ngân hàng hiện đại nếu không có hệ thống công nghệ thông tin. Công nghệ ngân hàng hiện đại tạo điều kiện cho ngân hàng có thể áp dụng được các hình thức huy động và sử dụng vốn, đồng thời có thể triển khai được các loại hình dịch vụ mới.. Trong thời đại ngày nay, nếu ngân hàng nào có ưu thế về công nghệ thông tin thì ngân hàng đó sẽ có thế mạnh vượt trội trong việc thu hút khách hàng. Đầu tư đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, cải tiến qui trình nghiệp vụ huy động vốn, nâng cao chất lượng công tác thanh toán, tăng cường công tác tiếp thị và mở rộng các loại hình nghiệp vụ ngân hàng. Đây chính là yếu tố quan trọng trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chính nhờ sự tiện lợi, an toàn, nhanh chóng trong công tác thanh toán và việc được hưởng những dịch vụ ngân hàng mà điều này sẽ thu hút được nhiều khách hàng và nguồn vốn cho ngân hàng. Kết hợp với việc trang bị tốt cơ sở vật chất sẽ làm cho hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung ngày càng hiệu quả hơn.

2.7.Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ và đổi mới phương thức phục vụ khách hàng

Bên cạnh công nghệ, trang thiết bị hiện đại thì vấn đề nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi chủ thể kinh doanh trong việc đảm bảo một sự phát triển ổn định, vững mạnh mang tính nhạy cảm cao như hoạt động ngân hàng. Những sai sót, vi phạm trong công tác nghiệp vụ cũng bắt đầu từ vấn đề nhân sự.

Việc cần thiết đầu tiên là nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, bao gồm cả quản lý nghiệp vụ ở các phòng ban và cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Trình độ của cán bộ cần phải toàn diện, bao gồm cả trình độ nghiệp vụ ngân hàng , trình độ ngoại ngữ, vi tính…., để có thể sử dụng tốt các thiết bị hiện đại và giao tiếp với khách hàng nước ngoài. Các cán bộ ngân hàng làm nhiệm vụ quản lý cần phải được tuyển chọn và đào tạo nghiêm túc, sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn, trình độ và ưu điểm của cá nhân mỗi người. Cơ cấu lao động ở các phòng ban phải đạt yêu cầu tinh giảm gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy tối đa năng lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong hệ thống ngân hàng. Đối với các cán bộ giỏi, nên có chế độ đãi ngộ hợp lý để khuyến

Page 30: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

khích họ làm việc nhiệt tình. Ngoài ra, ngân hàng nên đưa các cán bộ trẻ, có năng lực đi đào tạo ở nước ngoài để học tập những kinh nghiệm về quản lý kinh tế và nghiệp vụ ngân hàng tiên tiến, góp phần giúp ngân hàng hiện đại hóa hoạt động, tiến tới hội nhập được với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng, đặc biệt là các nhân viên làm việc tại quầy giao dịch, nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Thái độ phục vụ chính là yếu tố tạo nên ấn tượng của khách hàng đối với ngân hàng. Với thái độ phục vụ tận tình, các nhân viên ngân hàng đã tham gia một cách tự nhiên vào quá trình tự quảng bá cho hình ảnh của ngân hàng.

2.8. Công tác tuyên truyền quảng cáo Marketing ngân hàng

Sự hiểu biết và thái độ thiện cảm của khách hàng là một yếu tố quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của ngân hàng, tuy chất lượng dịch vụ tốt vẫn là điểm mấu chốt để thực hiện mục tiêu phát triển lâu dài của ngân hàng nhưng công tác tuyên truyền quảng bá ngày càng không thể thiếu đối với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào. Ngân hàng phải làm sao cho mọi người biết đến các loại hình dịch vụ của ngân hàng và các lợi ích được hưởng từ việc giao dịch với ngân hàng. Vì hiện nay, không phải tất cả mọi người dân đều biết cách lựa chọn và giao dịch với các ngân hàng, chính vì vậy nhiều người dân muốn gửi tiền vào ngân hàng nhưng lại ngại các thủ tục rườm rà, khó hiểu…Do đó các NHTM nên đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động quảng bá tuyên truyền hình ảnh của ngân hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, truyền hình… cũng như qua chính công việc giao dịch hàng ngày sẽ làm cho khách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tưởng hơn về các loại hình dịch vụ ngân hàng, từ đó sẽ lựa chọn ngân hàng làm nơi đáng tin tưởng để tiến hành các loại dịch vụ mong muốn.

Chất lượng dịch vụ, tiếng tăm của ngân hàng chính là những yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mà vẫn tiết kiệm được chi phí, nhất là chi phí lãi suất trong quá trình huy động vốn. Quá trình cạnh tranh của các ngân hàng trong thời buổi hiện đại chủ yếu là cạnh tranh phi lãi suất thông qua việc nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút nguồn khách hàng tiềm năng nhờ sự thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Để tăng cường huy động vốn, NHNN cần có những thay đổi trực tiếp trong quy

Page 31: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

định với các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM đối với tất cả các loại hình nghiệp vụ trong tiến trình tiến tới hội nhập kinh tế khu vực. Đối với NHTM đề nghị NHNN thực hiện một số biện pháp sau:

- Kiến nghị về tăng vốn tự có

Vốn tự có giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh, vốn tự có có vai trò bảo vệ người gửi tiền, vốn tự có có vai trò tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động của ngân hàng, vốn tự có có vai trò điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định niềm tin của người dân khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt trong thời gian hiện nay, khi Việt Nam tham gia vào WTO, việc phải mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài là một điều tất yếu. Khi đó, qui mô vốn tự có sẽ quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với công tác huy động vốn, vốn tự có là điều kiện quyết định sự thành công trong công tác huy động, ở nhiều nước qui định mức vốn tự có /tiền gửi là: 1/13; 1/20; 1/80. Ở Việt Nam, NHNN qui định tỷ lệ này là 1/20. Vậy để đảm bảo theo tiêu chuẩn vốn tự có, cần phải củng cố tiềm lực tài chính của hệ thống NHTM. Tăng vốn tự có là một vấn đề quan trọng đặt ra với các NHTM, đây là cơ sở quan trọng nhất để tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo hoạt động ngân hàng hiệu quả. Cùng với các giải pháp đổi mới quản lý, áp dụng công nghệ hiện đại, xử lý nợ tồn đọng,… tăng vốn tự có cũng là một điều kiện cần thiết. Bên cạnh nguồn vốn cấp phát của Chính phủ đối với các NHTM bằng cách phát hành trái phiếu đặc biệt của Bộ tài chính, NHNN cần tích cực phối hợp với NHTM trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa và bán cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán. Đây là kênh quan trọng nhất trong quá trình thu hút nhà đầu tư nhằm tăng vốn tự có để phát triển ngân hàng.

Tổng vốn tự có của 4 NHTM lớn nhất của Nhà nước chỉ khoảng hơn 5 ngàn tỷ VNĐ. Khi các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư cho các công trình trọng điểm của nền kinh tế trong các ngành như dầu khí, điện lực, than, giấy, hàng không… thì rất khó có thể huy động được đủ vốn từ các NHTM trong nước do các NHTM này không thể cạnh tranh được trong công tác huy động vốn với các ngân hàng nước ngoài.

NHNN cần xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới và hạ tầng cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo từng giai đoạn, kết hợp chỉ đạo toàn bộ hệ thống các NHTM nhà nước cùng thực hiện. Hiện nay, tuy hệ thống công nghệ thông tin của nước ta đã có nhiều tiến bộ vượt trội nhưng cũng mới chỉ có một số ngân hàng có thể kết nối được với nhau trong hệ thống thanh

Page 32: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

toán liên ngân hàng, điều này gây trở ngại rất nhiều cho khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp làm ăn buôn bán với nước ngoài, tiền của họ không thể thanh toán được ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào, vì thế nếu các ngân hàng trong nước không đổi mới phương thức thanh toán, họ sẽ sẵn sàng chọn các ngân hàng nước ngoài, đối tác hơn hẳn chúng ta về phương diện công nghệ và mạng lưới thanh toán trên khắp toàn cầu.

- Thống nhất phần mềm tại trung tâm thanh toán thẻ để thẻ của một ngân hàng có thể rút tiền tại tất cả mọi ngân hàng khác, hạn chế tình trạng hiện nay, khách hàng đi mãi mà không tìm ra điểm rút tiền của ngân hàng mình sở hữu thẻ, điều này gây cho khách hàng rất nhiều khó chịu.

- Hoàn chỉnh và tổ chức tốt thị trường tiền tệ

Đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để NHNN điều hòa khả năng thanh toán giữa các ngân hàng, là nơi đáp ứng nhu cầu của các NHTM thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các NHTM thừa vốn. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên thị trường này, một mặt giúp NHNN quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý được hạn mức tín dụng với các NHTM, mặt khác, tạo điều kiện cho các NHTM tìm được nơi đầu tư và là căn cứ để ngân hàng định ra mức lãi suất đầu ra, đầu vào hợp lý.

- Theo luật NHNN thì khi huy động vốn, các NHTM phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN qui định và điều chỉnh theo từng thời kỳ theo mục tiêu mà chính sách tiền tệ đề ra. Tuy nhiên nếu khoản dự trữ đó quá cao thì NHNN phải có chính sách bù lỗ hoặc trả lãi hợp lý cho khoản tiền đó.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường mở, đa dạng hóa các công cụ, chứng chỉ có giá, tạo điều kiện cho thị trường mở hoạt động sôi động hơn. Hiện nay, trên thị trường mở, các loại chứng từ có giá tham gia thị trường còn quá ít( chỉ có tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và trái phiếu chính phủ.)

3.2.Kiến nghị với Nhà nước

- Vận động , yêu cầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện mở tài khoản, trả lương, chi trả các dịch vụ qua tài khoản cá nhân. Đối với các ngành dịch vụ , Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất việc thanh toán bằng tiền mặt.

- Thành lập ban chỉ đạo liên ngành để cùng nhau hướng dẫn chung trong cả nước về mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng gồm đại diện của Văn phòng chính phủ, các ngành Ngân hàng, Tài chính, thuế và tổng liên đoàn lao động tại địa phương.

Page 33: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

- Cơ chế tiền lương, hệ thống các chỉ tiêu khuyến khích đối với các NHTM nhà nước và bản thân người lao động

+ Đối với các NHTM nhà nước: hiện chưa có một cơ chế khuyến khích hữu hiệu đối với các NHTM nhà nước, việc giao đơn giá tiền lương, tỷ lệ trích lập các quỹ… còn được xây dựng một cách cứng nhắc, dựa trên nhiều tiêu thức phi kinh tế, không đúng với bản chất của tiền lương là làm đòn bẩy kích thích phát triển sản xuất, chưa gắn với năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả kinh doanh dẫn đến việc không khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu của các ngân hàng

+ Đối với người lao động: cố gắng phấn đấu để mặt bằng lương của các NHTM nhà nước gần bằng hoặc bằng với các NHTM tư nhân hoặc ngân hàng nước ngoài. Điều này sẽ khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn, góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng.

- Đẩy mạnh việc phát triển thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho các NHTM thu hút vốn trung và dài hạn.

Với cơ chế huy động vốn như hiện nay thì không thể đáp ứng theo yêu cầu đầu tư trung và dài hạn, đồng thời không tạo điều kiện thu hút và sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam. Thị trường chứng khoán nếu như được phát triển một cách đều đặn và khỏe mạnh thì nó sẽ là một kênh thu hút vốn trung và dài hạn với chi phí rất thấp. Thông qua việc phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư cũng có thể chuyển chứng khoán của mình thành tiền mặt một cách dễ dàng nhanh chóng.. Việc tham gia vào thị trường chứng khoán cũng làm cho trái phiếu của ngân hàng tăng tính thanh khoản lên rất nhiều.Để thị trường chứng khoán phát triển cần hoàn thiện được điều kiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh các công ty cổ phần, kiện toàn việc phát hành trái phiếu Chính phủ, từng bước mở rộng và phát hành trái phiếu ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu công ty loại vô danh…., tạo nhiêu hàng hóa cho thị trường hoạt động mạnh mẽ.

- Tạo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như: xác định tỷ lệ lạm phát phù hợp đảm bảo kích thích đầu tư, phát triển kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền nội tệ.III. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

1. Ngân hàng Vietcombank1.1. Giới thiệu về Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức hoạt động từ ngày 2 tháng 6 năm 2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thong qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007

Page 34: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Trải qua 45 năm phát triển, Vietcombank đã không ngừng vươn lên, trở thành ngân hàng hàng đầu Viêt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ ngân hàng…Từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã có mạng lưới chi nhánh vươn rộng ra hầu hết khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Mạng lưới ngân hàng Vietcombank bao gồm Hội sở chính tại 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty lien doanh, 3 công ty lien kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó, VCB còn phát triển hệ thống Autobank với 11183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc, hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.Năm 2008 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển Ngân hàng với việc chính thức chuyển mình trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất Việt Nam.

1.2. Thực trạng huy động vốn của VCB1.2.1. Hoạt động huy động vốn của VCB

Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ tạo vốn hàng đầu của Ngân hàng VCB thông qua các nghiệp vụ :

Nhận tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định

của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước.

Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và tín phiếu để huy động vốn của tổ chức.

Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

1.2.2. Thực trạng huy động vốn của ngân hàng VCB

Page 35: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Trên thực tế, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng đó và đối với Vietcombank cũng vậy. Nguồn vốn huy động của Vietcombank luôn chiếm tỷ trọng giao động trong khoảng từ 75% đến 85% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng này.

Bảng nguồn vốn huy động và tỷ trọng so với tổng nguồn vốn

Đơn vị ( tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọngHuy động vốn

268.652 87,33% 284.363 77,54% 319.883 77,18%

Tổng nguồn vốn

307.621 100% 366.723 100% 414.475 100%

Nguồn vốn huy động vốn từ nền kinh tế của ngân hàng này cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2011 đạt 284,363 tỷ đồng tăng 5,85% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 319,883 tỷ đồng, tăng 12,49% so với năm 2011.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012Huy động vốn 268.652 284.363 319.883Mức tăng trưởng 5,85% 12,49%

Theo hình thức huy động vốn trong tổng vốn huy động của ngân hàng Vietcombank.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012Tiền gửi khách hàng 204.755.949 227.016.854 284.414.568Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng

53.950.694 22.725.480 15.963.858

Phát hành giấy tờ có giá

3.563.985 2.071.383 2.027.567

Nguồn vốn vay 6.381.991 32.549.374 17.477.723Tổng 268.652.619 284.363.091 319.883.716 Đơn vị: triệu đồng

Theo bảng số liệu trên ta thấy trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì phần tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ( trên 90%). Tổng lượng tiền gửi của khách hàng tăng dần qua các năm. Số dư cuối năm 2011 là 227.016.854 triệu

Page 36: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

đồng tăng 10,87% so với cùng kỳ năm 2010. Tính đến ngày 31/12/2012 số dư cuối năm tiền gửi trong ngân hàng này là 284.414.568, tăng 25,28 % so với cuối năm 2012.

Phân theo đối tượng, huy động vốn từ dân cư tăng nhanh qua các năm cả về số liệu tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn huy động. Năm 2012 vốn huy động từ dân cư đạt 162.080 tỷ đồng, tăng 33,3% trong khi huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt 141.862 tỷ đồng, tăng 18,1 % so với cuối năm 2011. Huy động vốn từ dân cư tăng trưởng cao hơn từ tổ chức kinh tế thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu của Vietcombank. Đồng thời từ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, gửi tiền vào ngân hàng được coi là hình thức đầu tư an toàn hơn cả đối với dân cư.

Huy động vốn từ nền kinh tế theo đối tượng.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012Số vốn Tỷ trọng Số vốn Tỷ trọng Số vốn Tỷ trọng

Dân cư 98.880 48.07% 121.587 50.4% 162.080 53,33%Tổ chức kinh tế

108.172 51,93% 120.113 49,6% 141.862 46,67%

Tổng vốn huy động

208.320 100% 241.700 100% 303.942 100%

Đơn vị ( tỷ đồng)

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên mức tăng của chúng lại thấp hơn so với mức tăng từ nguồn huy động từ dân cư nên tỷ trọng có xu hướng giảm: Từ 51.93% năm 2010 xuống còn 46.67% năm 2012. Nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế phần lớn là tiền gửi thanh toán, ngân hàng chỉ phải trả lãi không kỳ hạn nên chi phí để huy động nguồn này rất thấp. Trong khi đó nguồn tiền huy động từ tầng lớp dân cư tăng rất nhanh qua 3 năm : Từ 98.880 năm 2010 đã tăng lên đến 162.080 năm 2012 và tỷ trọng của chúng cũng tăng rất nhanh từ 48.07% lên 53.33% năm 2012. Nguồn tiền huy động từ dân cư có xu hướng tăng rất nhanh một phần là do tình hình kinh tế vẫn gặp rất nhiều bất ổn, việc đầu tư vào vàng , chứng khoán hay bất động sản không để đem lại cho người dân sự ổn định về giá trị do đó họ có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng như một kênh đầu tư an toàn.

1.2.2.1. Tiền gửi khách hàng

Page 37: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Tiền gửi được chia theo hình thức huy động gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi ký quỹ.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012Tiền gửi không kỳ hạn 48.693.603 55.075.184 67.119.454

- Bằng VND 31.450.313 34.647.030 44.977.923- Bằng vàng, ngoại

tệ17.243.290 20.428.154 22.141.531

Tiền gửi có kỳ hạn 151.132.566 165.959.270 214.121.778- Bằng VND 104.161.018 118.329.628 164.554.989- Bằng vàng, ngoại

tệ46.971.548 47.629.642 49.566.789

Tiền gửi vốn chuyên dung

3.578.543 4.781.649 2.252.301

Tiền gửi ký quỹ 1.351.237 1.200.751 921.035Tổng 204.755.949 227.016.854 284.414.568 Đơn vị: triệu đồng

Tỷ trọng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012Tiền gửi không kỳ hạn 23,78% 24,23% 23,59%Tiền gửi có kỳ hạn 73,81% 72,69% 75,29%Tiền gửi vốn chuyên dùng

1,74% 2,1% 0,8%

Tiền gửi ký quỹ 0,66% 0,53% 0,32%Tổng 100% 100% 100%

Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2012 chiếm 75,29%, sau đó đến tiền gửi không kỳ hạn chiếm 23,59%( năm 2012). Còn tiền gửi vốn tỷ trọng và tiền gửi ký quỹ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tiền gửi. Do đó hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động huy động vốn quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại Vietcombank. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn là nhiều nhất do loại tiền gửi này được hưởng lãi suất cao hơn tiền gửi không có kỳ hạn mặt khác do tình hình kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn, các kênh đầu tư trong nền kinh tế vẫn không đem lại sự khả quan thì kênh đầu tư thông qua hình thức này được xem như một kênh đầu tư an toàn

Page 38: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Ngoài ra, các ngân hàng còn chia tiền gửi thành tiền gửi bằng nội tệ và tiền gửi bằng vàng, ngoại tệ. Trong đó thì tiền gửi bằng nội tệ chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng dần qua các năm.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012Tiền gửi bằng VND 66,23% 67,38% 73,67%Tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ

31,36% 29,99% 25,21%

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được rằng tỷ trọng tiền gửi cả có kỳ hạn và không bằng VND tăng dần qua các năm từ 66,23% năm 2010 lên 67,38% năm 2011 và năm 2012 là 73,67%. Tương ứng với nó là tỷ trọng tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ giảm dần qua các năm. Nguyên nhân có thể là do việc Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất trần huy động USD của cá nhân và tổ chức tại các tổ chức tín dụng. Chính sách này đã làm dòng vốn dịch chuyển từ gửi ngoại tệ sang Việt Nam đồng. Đây cũng là một trong các chính sách giúp ổn định tỷ giá VND/USD.

1.2.2.2. Huy động vốn từ giấy tờ có giáĐây là nguồn huy động nhưng nó có tính chất như một nguồn vay. Nguồn này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động nhưng phần chi phí cho nó khá cao, lãi suất trả cho tiền vay thường lớn hơn lãi suất trả cho tiền gửi trong cùng thời gian. Nhưng do đi vay nên xác định được thời gian cụ thể vì thế đây là nguồn huy động có tính ổn định cao đối với hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn này tài trợ cho vay các dự án, tài trợ trang thiết bị và bất động sản cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Dưới đây là bảng huy động vốn từ giấy tờ có giá của ngân hàng Vietcombank từ 2010 đến 2012

Đơn vị: Triệu đồng

2010 2011 2012Chứng chỉ tiền gửi 1.535.261 42.600 20.329Kỳ phiếu, trái phiếu

2.028.724 2.028.783 2.007.238

Tổng 3.563.985 2.071.383 2.027.567

Huy động từ các loại giấy tờ có giá có xu hướng giảm qua các năm, năm 2010 đạt mức huy động vốn cao nhất với 3.563.985 triệu đồng còn năm 2012 lại đạt mức huy động vốn thấp nhất từ giấy tờ có giá với chỉ 2.027.567 triệu đồng. Giấy tờ có

Page 39: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

giá của ngân hàng Vietcombank bao gồm các loại chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu cũng như trái phiếu. Nguyên nhân làm nguồn vốn huy động từ các loại giấy tờ có giá của Vietcombank có xu hướng giảm một phần vì chi phí huy động lớn hơn huy động từ tiền gửi khách hàng do đó ngân hàng đã có những biện pháp giảm huy động từ nguồn này để phân bổ chi phí hợp lý trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

1.2.2.3. Huy động từ nguồn vay Nguồn huy động từ vốn vay của Ngân hàng Vietcombank đến từ hai nguồn chính. Thứ nhất là nguồn vay từ các tổ chức tín dụng và thứ hai đến từ việc vay Ngân hàng nhà nước. Dưới đây là bảng số liệu về nguồn huy động từ vốn vay của Ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2010-2012:

Đơn vị : Triệu đồng

2010 2011 2012Vay tổ chức tín dụng

5.584.940 25.236.895 17.102.494

Vay NHNN 797.051 7.312.479 375.229Tổng 6.381.991 32.549.374 17.477.723

1.2.2.4. Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng

Tiền gửi của các TCKT là nguồn tiền huy động có chi phí rẻ nhất bởi chủ yếu là tiền gửi thanh toán, ngân hàng chỉ phải trả lãi suất không kỳ hạn. Năm bắt được yếu tố này, Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank đã có những chính sách huy động nhiều từ nguồn này để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả huy động

Bảng dưới đây là số liệu từ nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2010-2012:

2010 2011 2012

Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND

3.143.441 2.159.960 1.880.690

Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ

16.626.802 14.861.862 15.062.028

Page 40: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND

18.992.185 2.761.200 -

Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ

15.188.266 2.942.458 21.140

Tổng 53.950.694 22.725.480 16.963.858

1.2.3. Những khó khăn.- Một trong những hạn chế lớn nhất của Vietcombank là huy động vốn trung

và dài hạn không đủ để tài trợ hoạt động trung và dài hạn.- Lãi suất huy động chưa được đa dạng và bị khống chế do lãi suất trần của

NHNN.- Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ còn chưa cao, do

công cụ này có tính lỏng thấp, đồng thời thị trường chứng khoán vẫn chưa phục hồi sau khủng hoảng.

- Chưa có các chỉ tiêu cụ thể nhằm đánh giá một cách chuẩn xác hiệu quả sử dụng và huy động vốn. Chưa tiết kiệm được chi phí trong quá trình vận hành bộ máy.

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên thị trường. Cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường bằng các biện pháp nhằm giữ chân khách hàng.

1.2.4. Giải pháp.Phát hành trái phiếu quốc tế: Ngày 2/4/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có tờ trình đại hội đồng cổ đông kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế với quy mô tối đa 1 tỷ USD, kỳ hạn tối đa 10 năm. Kế hoạch được thông qua và ủy quyền cho Hội đồng Quản trị quyết định thực hiện. Nhưng, từ bấy đến nay, nhu cầu 1 tỷ USD đó vẫn nằm trong im lặng. Kế hoạch huy động vốn nói trên được đưa ra trong bối cảnh các cân đối vốn ngoại tệ của ngân hàng này bắt đầu bộc lộ những khó khăn. Một mặt, tại thời điểm đó, tỷ lệ tín dụng ngoại tệ trên huy động vốn ngoại tệ của Vietcombank khá cao, với 83,77%, hẳn cần đến một sự xoa dịu, nhất là khi gắn với cầu tín dụng ngoại tệ vẫn cao và cơ cấu kỳ hạn huy động không mấy thuận lợi. Cái khó là nguồn trong nước hạn chế không chỉ về mặt số lượng mà còn về kỳ hạn. Nguồn vốn ngoại tệ trong nước chủ yếu là ngắn hạn. Theo đó Vietcombank xác định tìm một kênh dài hạn là phát hành trái phiếu ra nước ngoài Tuy nhiên hơn một năm qua, dự án này vẫn chưa được thực hiện. Có thể do chi phí phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế với mức lãi suất quá cao ( ngày 12/5/2012, Vietinbank phát đi thông cáo đã phát hành 250 triệu ÚD trái phiếu quốc

Page 41: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

tế kỳ hạn 5 năm, lãi suất có định 8%/năm). Nguyên nhân do,mức độ tín nhiệm của Việt Nam vừa bị hạ, tình hình kinh tế vĩ mô bộc lộ nhiều khó khăn, ..Hơn nữa, sau một năm nhu cầu tín dụng ngoại tệ giảm mạnh. Do đó mà dự án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của Vietcombank đang được xem xét kỹ lưỡng, và có lẽ đang nguội đi.  

2. Ngân hàng Maritimebank

2.1. Một số thông tin về Maritime Bank

Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu công cuộc cải tổ mạnh mẽ ngành ngân hàng, với một loạt dự định sát nhập, nhằm tái cấu trúc toàn bộ hệ thống tài chính vốn dĩ đã gặp rối loạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Năm 2010, là năm đánh dấu của sự cải tổ mạnh mẽ, một bước chuyển mình đáng kinh ngạc của Maritime bank. Năm 2009, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trở nên mạnh hơn bao giờ hết, cả nền kinh tế lâm vào tình trạng đình trệ. Trước tình hình đó, BQT của Maritime bank đã mạnh dạn thực hiện cải tổ dựa trên sự tư vấn của tập đoàn McKinseys.

Bất cứ NHTM nào cũng muốn có vốn dồi dào và ổn định, và để thực hiện được điều đó, cần phải có chính sách huy động vốn phù hợp, tận dụng được tối đa nguồn thu nhập nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Có thể chia nguồn vốn huy động của NHTM ra làm 4 phần:

Tiền gửi: tiền gửi cá nhân và các TCKT. Tiền vay: vay từ các TCTD, vay từ NHNN. Tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá: trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ

tiền gửi,… Tiền ủy thác: ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay.

Có thể thấy, nguồn tiền vay và huy động mang tính chủ động cao, còn tiền gửi là nguồn rất bấp bênh khi khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào kể cả trước hạn, NH vẫn phải thanh toán. Tiền ủy thác mang chi phí rẻ tuy nhiên lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM.

Tuy nhiên, nguồn tiền gửi lại là khoản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của các NHTM với khoảng 70%. Thực lực của một ngân hàng, thể hiện ở chỗ, họ huy động được bao nhiêu tiền gửi.

Page 42: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Như vậy, trọng tâm của phân tích này, là nhằm chỉ ra cách mà Maritime bank đã thực hiện việc huy động vốn tiền gửi của mình trong suốt ba năm 2010 – 2012.

Có 5 yếu tố chủ quan tác động tới khả năng huy động vốn của ngân hàng bao gồm :

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng :

Mỗi ngân hàng đều có chiến lược kinh doanh khác nhau, phụ thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của nó, và tầm nhìn chiến lược của HĐQT. Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi, về tỷ lệ, nguồn và chi phí. Năm 2010 : HĐQT của NH Maritime bank đã quyết tâm đưa NH này trở thành NH bán lẻ số 1 Việt Nam.

Năng lực, trình độ của cán bộ ngân hàng :Tại bất cứ tổ chức dù là tín dụng hay kinh tế, thì yếu tố cốt lõi quyết định thành công, luôn luôn phải là con người, bởi sự quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý dựa trên tình hình thực tế thì không một máy móc nào có thể thay thế.

Uy tín của ngân hàng :Ngân hàng xây dựng uy tín dựa trên cung cách làm việc, quá trình hoạt động và những chỉ số an toàn. Sẽ chẳng ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng có thái độ làm việc tồi tệ và có quá nhiều điều phàn nàn về chất lượng dịch vụ.

Hạ tầng cơ sở và trình độ công nghệ ngân hàng :Khi Internet và sóng 3G phủ rộng khắp trên đất nước này, thì việc chậm chân thay đổi hạ tầng công nghệ thông tin, sẽ là một hòn đá cản đường NH tiến bước tới thành công. Bởi Internet banking và Mobile banking đem lại sự tiện lợi vô cùng lớn đối với người dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí cho ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình. Đó là yêu cầu của thời đại. Bảo mật NH cũng là điều cần thực hiện song song với việc phổ cập các dịch vụ trên, khi mà ngày càng nhiều vụ đột nhập CSDL NH được phát hiện.

Chiến lược marketing của NH:Khi mà mặt bằng lãi suất huy động là ngang nhau, thì độ phủ thương hiệu của ngân hàng là một trong những yếu tố then chốt để người gửi tiền lựa chọn. Maritime Bank năm 2009 đã từ vị trí 13/14 xếp theo thứ hạng giá trị truyền thông leo lên vị trí số 4/14. Và họ thực hiện điều đó chỉ trong 5 tháng. Không thể phủ nhận rằng, uy tín của một NH được xây dựng dựa trên giá trị truyền thông của nó. Xuất hiện càng ít trước truyền thông, NH sẽ càng thu hẹp khả năng huy động vốn của mình.

Page 43: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Năm 2010 : “ Mục tiêu của chúng tôi là trở thành NH bán lẻ số 1 của Việt Nam“ đó là câu nói của ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT NHTMCP Maritime Bank.

Và chúng ta sẽ tập trung phân tích xem, với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam, Maritime Bank đã làm những gì để hiện thực hóa mong ước đó.

2.2 Những phân tích cơ bản về việc huy động vốn của Maritime Bank giai đoạn 2010 - 2012

2.2.1. Phân tích về các yếu tố khách quan tác động tới quy mô, cơ cấu, và hiệu quả huy động vốn của MSB

Năm 2010

Sau năm 2009 đầy hứng khởi, bước sang 2010, Maritime bank được đánh giá là một trong những ngân hàng có diện mạo tươi trẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp và hiện đại nhất Việt Nam.

Mục tiêu của NH đó là sẽ lọt vào top 5 Ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp và uy tín nhất thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2013.

Về cơ cấu huy động vốn qua từng năm :

Theo hình thức :

Page 44: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Năm

2010 2011 2012

Số tiền

( tỷ đồng )

Tỷ lệ %

Số tiềnTỷ lệ %

Số tiềnTỷ lệ %

Các khoản nợ của CP và NHNN

11.833,17 11,02 10116,221 9,84 5329,623 6,79

Tiền gửi và vay các TCTD khác

33.358,86 31,07 22830,507 22,2 30234,98 38,5

Tiền gửi của khách hàng

48626,708 45,29 62294,523 60,6 39586,52 50,4

Các công cụ tài chính phái sinh và các công nợ tài chính khác

78,869 0,073 0 0 0 0

Tiền ủy thác 1271,144 1,184 394,048 0,38 145,363 0,19

Phát hành GTCG 12195,32 11,36 7178,5 6,98 3241,854 4,13

Tổng vốn huy động 107.364,08 100 102813,8 100 78538,34 100

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy như sau :

Page 45: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

- Nguồn tiền gửi khách hàng và tiền gửi/vay từ các TCTD khác liên tục chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động. Giai đoạn 2010 – 2012 : tỷ trọng của tiền gửi khách hàng trong tổng vốn huy động tăng trưởng từ 45,29% năm 2010 lên 60,6% năm 2011 và giảm xuống 50,4% ở năm 2012.

- Việc phát hành các giấy tờ có giá để thu hút vốn cũng giảm dần : với 12195 tỷ huy động được ở năm 2010 thì đến năm 2012 con số này đã giảm xuống còn 3241.854 tỷ đồng. Điều này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến cho niềm tin đầu tư sụt giảm, dẫn tới hiện tượng dư cung giấy tờ có giá của các NHTM.

- Các khoản vay nợ từ NHNN liên tục giảm, do MSB đã tìm được nguồn thay thế từ việc đi vay các TCTD khác.

- Năm 2011 cũng là năm mà NHNN yêu cầu cấm các NHTM không được gửi tiền lẫn nhau dẫn đến sự sụt giảm chỉ tiêu tiền gửi/vay của các TCTD khác từ 33099 tỷ đồng xuống còn 20350 tỷ đồng tức là giảm 12749 tỷ đồng.

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng gửi tiền :

Năm

2010 2011 2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiềnTỷ lệ

Số tiềnTỷ lệ

Dân cư 20226 41,6 24257 38,9 33432 56,1

Tổ chức kinh tế 28400 58,4 38037 61,1 26154 43,9

Tổng huy động từ nền kinh tế

48626 100 62294 100 59586 100

Năm 2011, mặc dù NH này đã có bước nhảy vượt bậc khi tăng thêm được 136% số lượng khách hàng so với năm 2010, tuy nhiên lượng tăng về tổng HĐ tiền gửi lại không tương xứng với số khách hàng mới, chỉ là 21% tương đương 4299 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2010 số khách hàng tăng thêm so với 2009 là 50% nhưng số tiền huy động được cũng tăng 3249 tỷ đồng.

Page 46: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Điều này là do nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát cao, nguồn vốn huy động của khu vực dân cư chịu sức ép lớn của lãi suất danh nghĩa, nên sụt giảm mạnh. Tình cảnh cạnh tranh lãi suất để giữ thanh khoản tạo nên một làn sóng huy động điên rồ, lãi suất liên tục tăng, đối với các loại tiền gửi tiết kiệm, khiến cho tốc độ tăng doanh số huy động từ dân cư của MSB bị sụt giảm .

Sang năm 2012, lạm phát giảm xuống, thị trường vàng bị siết chặt, các kênh ngoại hối và đầu tư bất động sản không còn khả thi, trước tình hình đó, người dân lại chuyển hướng sang gửi tiền vào ngân hàng và coi như đó là một khoản đầu tư an toàn. Bằng chứng là, năm 2012 số KHCN mới tăng 52% và đồng thời lượng vốn huy động được từ nguồn này tăng 36% so với 2011 ước tính đạt 8871 tỷ đồng. Hiệu quả tăng lên rõ rệt so với giai đoạn 2010 – 2011.

Kinh tế tiếp tục lâm vào tình trạng trì trệ, các doanh nghiệp liên tục phá sản khiến cho nguồn thu từ các tổ chức kinh tế bị sụt giảm 11833 tỷ đồng.

Page 47: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

2.2.2. Phân tích về các yếu tố chủ quan đã tác động tới quy mô, cơ cấu, và hiệu quả huy động vốn của MSB

a. Chiến lược của NH : năm 2010 Maritime bank đặt mục tiêu lọt top 5 ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp và hiện đại nhất trong thị trường tài chính Việt Nam vào năm 2013. Với mục tiêu như vậy, họ đã làm những gì ?

Câu trả lời là DSF ( Direct Sale Force ) : một đội quân chính hiệu, bán hàng trực tiếp, kỉ luật và luôn luôn tôn trọng khách hàng. Với 2 nghiệm vụ được trao :

-Kênh tìm kiếm khách hàng mới cho MSB.

-Quảng bá hình ảnh của MSB đến với mọi gia đình.

Page 48: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Với 7 trung tâm trên khắp cả nước, đây chính là bước đi chiến lược của MSB trong việc bồi đắp thêm nguồn huy động vốn dồi dào từ dân cư và đồng thời khai thác

một thị trường đầy tiềm năng: thị trường KHCN, cho vay tiêu dùng.

Năm 2012, DSF tăng thêm 200 người lên 1200 người, đem lại cho MSB gần 300.000 khách hàng với 1000 tỷ tiền gửi không kỳ hạn, 3000 tỷ tiền gửi có kỳ hạn.

Có một mạng lưới khách hàng rộng lớn, nhờ DSF , công việc tiếp theo của MSB là phát triển các gói sản phẩm dịch vụ đa dạng, tận dụng nhu cầu tiết

Page 49: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

kiệm đa dạng của người dân bằng các gói sản phẩm M1 Account, M-money với lãi suất hấp dẫn tăng theo số dư, và gói SP hỗ trợ trả lương cho NV dành cho KHDN với M-Payroll. Đồng thời tín dụng tiêu dùng cũng được phát triển đa dạng với nhiều gói vay, tiện lợi dễ dàng.

Liên tục mở rộng chi nhánh với 29 điểm giao dịch tăng thêm năm 2010, 62 điểm năm 2011, 15 điểm năm 2012, MSB nâng tổng số điểm giao dịch lên 216 điểm trên toàn quốc. Đồng thời với 370 máy ATM trong đó có 140 máy được tăng thêm năm 2012, nâng cấp hệ thống POS và Mobile Banking, Internet banking, MSB đã tăng sự hỗ trợ lên tối đa cho khách hàng.

Kết quả là, họ đã tăng thêm được 72.000 khách hàng trong năm 2010, tăng thêm 295.428 khách hàng vào năm 2011, và 267.925 khách hàng cá nhân trong năm 2012. Đó chính là những con số biết nói thể hiện hiệu quả trong hoạt động của DSF và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu lọt top 5 NH bán lẻ của MSB.

b. Năng lực trình độ cán bộ ngân hàng:

Chiến lược phát triển nhân tài : từ năm 2010 dựa trên sự hỗ trợ của Tập đoàn tư vấn McKinseys, MSB đã xây dựng thành công bộ chỉ số KPIs, nhằm đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của từng cá nhân cũng như bộ phận của NH. Từ đó tạo tiền đề cho sự cạnh tranh một cách công bằng trong môi trường của mình, Ban quản trị MSB tin rằng, họ sẽ tìm ra được những con người tốt nhất cho từng vị trí. Điều đó đã tạo nên linh hồn cho một MSB chuyên nghiệp, sáng tạo và hiện đại.

c. Truyền thông và phát triển thương hiệu:

Page 50: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

Từ năm 2010, cho sử dụng bộ nhận diện thương hiệu mới giá trị truyền thông của họ là 10% trên tổng giá trị truyền thông ngành ngân hàng, năm 2011 giá trị truyền thông của MSB là 7% được coi là bước duy trì, tiếp tục củng cố và khẳng định thương hiệu trong năm 2011. Đến năm 2012, đó không còn là một nghiệm vụ trọng yếu nữa, vì giờ đây MSB đã xây dựng thành công thương hiệu và đang tiếp tục lan tỏa nó nhờ đội ngũ DSF của mình.

c. Hạ tầng cơ sở và công nghệ NH

Hoạt động dịch vụ và hỗ trợ công nghệ

Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ dịch vụ công nghệ kịp thời cho các điểm kinh doanh ở xa Trụ sở chính thông qua các bộ phận công nghệ bố trí ở 32 chi nhánh tại các tỉnh thành phố ngoài hà Nội và TP. HCM.

Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ tập trung cho 2 khu vực Hà Nội và TP.HCM cho hơn 2000 người sử dụng và hơn 100 máy ATM. Tiếp nhận và xử lý mỗi ngày hơn 200 yêu cầu về dịch vụ công nghệ của người dùng cuối thông qua hệ thống IT Service Desk

Hoạt động vận hành công nghệ

Vận hành ổn định hơn 70 hệ thống ứng dụng công nghệ phục vụ cho giao dịch toàn hệ thống, trên 2 điểm trung tâm dữ liệu chính tại 88 Láng Hạ ( Trụ sở chính) và

Page 51: Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1

trung tâm dự phòng tại 44 Nguyễn Du (Sở giao dịch), trong đó có nhiều ứng dụng lớn vừa được triển khai năm 2011.

Tối ưu hóa hạ tầng máy chủ bằng công nghệ ảo hóa, hoàn tất việc triển khai hệ thống quản trị hạ tầng Active Directory, đầu tư và đáp ứng kịp thời nhu cầu về hạ tầng cho các dự án phần mềm lớn như Kondor+, E-Banking, thẻ quốc tế, Call Center, Kho dữ liệu…

Cung cấp hệ thống liên lạc nội bộ thông suốt trên toàn hệ thống Maritime Bank bằng các dịch vụ email, chat nội bộ, điện thoại IP.

Duy trì giao dịch 24x7 cho các hệ thống và kênh tự phục vụ gồm thẻ ATM nội địa, Thẻ Quốc tế, Internet Banking, Mobile Banking, Sàn hàng hóa…

Họat động phát triển công nghệ

Thực hiện và hoàn thành 45 dự án công nghệ, trong đó có các dự án lớn mang tính đổi mới và đột phá cho Maritime Bank như hệ thống quản lý rủi ro Kondor+, hệ thống giao dịch trực tuyến đa kênh (Internet/Mobile/SMS…) trên công nghệ IBM, nền tảng tự động hóa quy trình công việc và số hóa chứng từ, hệ thống phát hành và chuyển mạch thẻ quốc tế, nền tảng kho dữ liệu và báo cáo quản lý…

Thực hiện gần 100 yêu cầu thay đổi đối với các hệ thống công nghệ với thời gian trung bình 4,7 tuần/yêu cầu. Tăng cường nhân sự phát triển công nghệ có thể hoàn thành khối lượng công việc lớn và các cơ chế quản trị mới đối vơi hoạt động phát triển công nghệ của năm 2011