230
ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC SÁCH TIÊN TRI Những sách trong Kinh Thánh được xếp vào danh mục các sách tiên tri nhiều hơn bất kỳ danh mục nào khác. Có bốn sách đại tiên tri (Ê-sai, Giê-rê- mi, Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên) và mười hai sách tiểu tiên tri (sau sách Đa-ni-ên cho đến hết phần Cựu Ước), được viết trong xứ Y-sơ-ra-ên đời xưa, giữa khoảng 760 - 460 T.C., gồm một loạt sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời. Sở dĩ gọi các sách tiểu tiên tri, chỉ vì các sách ấy tương đối ngắn, còn các sách đại tiên tri đều là những quyển tương đối dài. Các tên gọi này tuyệt đối không liên quan gì đến tầm mức quan trọng của các sách. Các sách tiên tri thuộc thể loại khó đọc, khó hiểu hoặc khó giải nghĩa nhất trong Kinh Thánh. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỜI TIÊN TRI A. Ý NGHĨA CỦA LỜI TIÊN TRI Với một số đông người thì từ ngữ tiên tri được hiểu theo định nghĩa đầu tiên trong phần lớn các từ điển: “Nói trước hay tiên báo điều sắp xảy đến.” Vì thế nhiều Cơ Đốc nhân chỉ tham khảo các sách tiên tri để tìm những lời tiên báo về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu hoặc một vài nét đặc trưng của thời đại Giao Ước Mới - xem những lời tiên báo về các biến cố từ rất xa xưa so với thời đại của chính họ là mối quan tâm chủ yếu của các sách tiên tri. Thật ra, sử dụng các sách tiên tri theo cách đó là quá hạn hẹp. Liên hệ với vấn đề này, chúng ta hãy xem các bảng thống kê sau đây: chưa tới 2% lời tiên tri trong Cựu Ước đề cập Đấng Mết-si-a; chưa tới 5% đề cập cụ thể kỷ nguyên Giao Ước Mới; chưa tới 1% liên quan đến các biến cố sẽ xảy ra. Dĩ nhiên các nhà tiên tri có tiên báo về tương lai, nhưng thông thường thì đó là tương lai gần của các quốc gia Y-sơ-ra-ên, Giu-đa và các lân bang của họ, chứ không phải là thông báo về tương lai của chúng ta . Do đó, một trong những cách để chúng ta hiểu được các sách tiên tri và thấy các lời tiên tri của họ ứng nghiệm là chúng ta phải nhìn lui lại các thời kỳ mà đối với họ vẫn còn là tương lai, nhưng với chúng ta thì đã là quá khứ. 1. Các nhà tiên tri là những phát ngôn nhân Trong số hàng trăm tiên tri trong xứ Y-sơ-ra-ên đời xưa vào thời Cựu Ước, chỉ có mười sáu người được chọn để những sấm truyền (thông điệp từ Đức Chúa Trời) của họ được sưu tập và viết thành sách. Nhiều nhà tiên tri khác, như Ê-li và Ê-li-sê, rất có ảnh hưởng trong việc ban phát Lời Đức Chúa Trời cho dân Ngài và cho nhiều quốc gia khác ngoài xứ Y-sơ-ra-ên, nhưng chúng ta biết việc làm các tiên tri đó nhiều hơn là biết lời nói của chính họ. Những gì họ làm được mô tả nhiều hơn là những gì họ nói , và những gì họ nói đã được tác giả ký thuật các câu chuyện trong Cựu Ước sắp đặt thật cụ thể và rõ ràng trong bối cảnh đương thời của họ. Trong số rất ít các nhà tiên tri như

Tieu tien tri

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC SÁCH TIÊN TRI

Những sách trong Kinh Thánh được xếp vào danh mục các sách tiên tri nhiều hơn bất kỳ danh mục nào khác. Có bốn sách đại tiên tri (Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên) và mười hai sách tiểu tiên tri (sau sách Đa-ni-ên cho đến hết phần Cựu Ước), được viết trong xứ Y-sơ-ra-ên đời xưa, giữa khoảng 760 - 460 T.C., gồm một loạt sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời. Sở dĩ gọi các sách tiểu tiên tri, chỉ vì các sách ấy tương đối ngắn, còn các sách đại tiên tri đều là những quyển tương đối dài. Các tên gọi này tuyệt đối không liên quan gì đến tầm mức quan trọng của các sách. Các sách tiên tri thuộc thể loại khó đọc, khó hiểu hoặc khó giải nghĩa nhất trong Kinh Thánh.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỜI TIÊN TRI A. Ý NGHĨA CỦA LỜI TIÊN TRI Với một số đông người thì từ ngữ tiên tri được hiểu theo định nghĩa đầu tiên trong phần lớn các từ điển: “Nói trước hay tiên báo điều sắp xảy đến.” Vì thế nhiều Cơ Đốc nhân chỉ tham khảo các sách tiên tri để tìm những lời tiên báo về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu hoặc một vài nét đặc trưng của thời đại Giao Ước Mới - xem những lời tiên báo về các biến cố từ rất xa xưa so với thời đại của chính họ là mối quan tâm chủ yếu của các sách tiên tri. Thật ra, sử dụng các sách tiên tri theo cách đó là quá hạn hẹp. Liên hệ với vấn đề này, chúng ta hãy xem các bảng thống kê sau đây: chưa tới 2% lời tiên tri trong Cựu Ước đề cập Đấng Mết-si-a; chưa tới 5% đề cập cụ thể kỷ nguyên Giao Ước Mới; chưa tới 1% liên quan đến các biến cố sẽ xảy ra.Dĩ nhiên các nhà tiên tri có tiên báo về tương lai, nhưng thông thường thì đó là tương lai gần của các quốc gia Y-sơ-ra-ên, Giu-đa và các lân bang của họ, chứ không phải là thông báo về tương lai của chúng ta . Do đó, một trong những cách để chúng ta hiểu được các sách tiên tri và thấy các lời tiên tri của họ ứng nghiệm là chúng ta phải nhìn lui lại các thời kỳ mà đối với họ vẫn còn là tương lai, nhưng với chúng ta thì đã là quá khứ.1. Các nhà tiên tri là những phát ngôn nhânTrong số hàng trăm tiên tri trong xứ Y-sơ-ra-ên đời xưa vào thời Cựu Ước, chỉ có mười sáu người được chọn để những sấm truyền (thông điệp từ Đức Chúa Trời) của họ được sưu tập và viết thành sách. Nhiều nhà tiên tri khác, như Ê-li và Ê-li-sê, rất có ảnh hưởng trong việc ban phát Lời Đức Chúa Trời cho dân Ngài và cho nhiều quốc gia khác ngoài xứ Y-sơ-ra-ên, nhưng chúng ta biết việc làm các tiên tri đó nhiều hơn là biết lời nói của chính họ. Những gì họ làm được mô tả nhiều hơn là những gì họ nói , và những gì họ nói đã được tác giả ký thuật các câu chuyện trong Cựu Ước sắp đặt thật cụ thể và rõ ràng trong bối cảnh đương thời của họ. Trong số rất ít các nhà tiên tri như

Gát (ISa1Sm 22:1-23; IISa 2Sm 24:1-22 v.v...), Na-than (IISa 2Sm 7:1-29; 12:1-31; IVua 1V 1:1-53 v.v...) hay Hun-đa (IIVua 2V 22:1-20), chúng ta thấy lời tiên tri được kết hợp với tiểu sử - giống như trường hợp của Giô-na và trong một phạm vi hạn hẹp hơn là Đa-ni-ên. Nhưng nói chung thì trong các sách ký thuật của Cựu Ước, chúng ta được nghe về các tiên tri, nhưng được nghe rất ít từ các tiên tri. Tuy nhiên, trong các sách tiên tri chúng ta được nghe lời từ Đức Chúa Trời qua các tiên tri, nhưng được nghe rất ít về chính họ. Sự khác biệt này rất quan trọng trong vấn đề làm thế nào để các sách tiên tri trong Cựu Ước có ý nghĩa.2. Vấn đề lịch sử Có bao giờ bạn thấy là rất khó đọc một lần từ đầu chí cuối bất kỳ một sách tiên tri hơi dài nào hay không? Tại sao như vậy? Theo chúng tôi nghĩ thì trước nhất có lẽ vì chúng vốn không được viết với ý định được đọc như thế. Phần lớn các sách tiên tri dài vốn là những bộ sưu tập những lời sấm truyền (collections of spoken oracles ), không phải lúc nào cũng được trình bày theo thứ tự thời gian nguyên thủy của chúng. Thường thường không có những dấu hiệu cho thấy khi nào một sấm truyền kết thúc và một sấm truyền khác bắt đầu, và cũng thường không có những dấu hiệu về bối cảnh lịch sử của chúng. Hơn nữa, phần lớn các sấm truyền lại được công bố bằng thơ! Chúng ta sẽ nói thêm về điểm này dưới đây.Khoảng cách lịch sử là một vấn đề rắc rối khác khi chúng ta tìm hiểu các tiên tri. Dĩ nhiên, là các độc giả hiện đại chúng ta sẽ thấy khó hiểu Lời của Đức Chúa Trời trong thời đại hiện tại của mình hơn là người Y-sơ-ra-ên cũng nghe cùng những lời lẽ giống y như thế do chính các tiên tri nói ra. Những điều vốn rõ ràng với họ thường tối nghĩa với chúng ta. Tại sao vậy? Một phần vì thính giả nghe trực tiếp một diễn giả thì có nhiều lợi thế hơn những độc giả đọc lời của một diễn giả cách gián tiếp (những gì đã được đề cập liên hệ đến các dự ngôn trong chương 8). Nhưng đó chưa thật sự là nguyên nhân của phần lớn các khó khăn. Nói đúng hơn, là những người sống rất xa với sinh hoạt tôn giáo, lịch sử và văn hóa của dân Y-sơ-ra-ên đời xưa, chúng ta gặp rắc rối lớn khi muốn đặt lời của các tiên tri đã nói vào đúng bối cảnh của chúng. Thường thì chúng ta khó mà thấy rõ điều họ đề cập hoặc tại sao họ đề cập như thế.B. CHỨC NĂNG CỦA LỜI TIÊN TRI Muốn hiểu điều Đức Chúa Trời phán dạy chúng ta qua các sách được linh cảm này, trước hết chúng ta phải hiểu rõ vai trò và chức năng của các tiên tri trong dân Y-sơ-ra-ên. Có ba điều sau đây cần được nhấn mạnh:1. Các nhà tiên tri là những người trung gian củng cố việc thực thi giao ướcTrong chương trước, chúng tôi đã giải thích Luật Pháp của dân Y-sơ-ra-ên là một giao ước giữa Đức Chúa Trời và con dân Ngài. Giao ước này chẳng

những có các luật lệ phải vâng giữ, mà còn mô tả các loại trừng phạt mà Đức Chúa Trời sẽ áp dụng đối với dân Ngài nếu họ không tuân giữ Luật Pháp, cũng như các phước hạnh Ngài sẽ ban cho họ nếu họ tuân thủ. Các trừng phạt thường được gọi là “những lời rủa sả” giao ước, còn các lợi ích là “những phước hạnh.” Tên gọi không quan trọng. Điều quan trọng là Đức Chúa Trời không những chỉ ban bố Luật Pháp, mà còn thi hành, làm cho nó trở thành có hiệu lực. Việc thi hành tích cực là ban phước, việc thi hành tiêu cực là rủa sả. Đây là chỗ để nhà tiên tri tham dự vào. Qua trung gian các tiên tri, Đức Chúa Trời công bố việc thi hành (tích cực hoặc tiêu cực) luật pháp của Ngài, để dân Ngài hiểu rõ các biến cố ban phước hay rủa sả. Môi-se là người trung gian của Luật Pháp Đức Chúa Trời khi lần đầu tiên Ngài công bố điều đó, và như thế, ông là một kiểu mẫu cho các nhà tiên tri. Họ là những người đứng trung gian hay phát ngôn nhân của giao ước. Qua họ, Đức Chúa Trời nhắc nhở dân Ngài trong các thế hệ sau Môi-se rằng nếu Luật Pháp được vâng giữ, hậu quả sẽ là phước hạnh; bằng không thì sẽ là sự trừng phạt. LeLv 26:1-13; PhuDnl 4:32-40; 28:1-14 liệt kê các phước hạnh sẽ được ban cho dân Y-sơ-ra-ên nếu họ trung tín giữ Luật Pháp. Nhưng các phước lành này được công bố kèm theo một lời cảnh cáo; nếu dân Y-sơ-ra-ên không vâng giữ Luật Pháp Đức Chúa Trời, các phước lành sẽ bị ngưng lại. LeLv 26:14-39; PhuDnl 4:15-28 và cả đoạn 28:15-32:42 liệt kê các loại trừng phạt (rủa sả) mà dân Y-sơ-ra-ên sẽ chịu nếu họ vi phạm Luật Pháp.Do đó, ta phải ghi nhớ rằng các nhà tiên tri không tự đặt ra các phước hạnh và lời rủa sả mà họ công bố. Có thể họ dùng lời lẽ của họ để mô tả các phước hạnh và lời rủa sả nhằm khiến bắt phục người nghe theo như điều họ được linh cảm. Nhưng họ chỉ nói lại “lời của Đức Chúa Trời” chứ không phải là tự nói theo ý mình. Qua các tiên tri, Đức Chúa Trời công bố ý định của Ngài muốn thực thi giao ước, phước hạnh hay rủa sả, tùy thuộc lòng trung thành của dân Y-sơ-ra-ên, nhưng bao giờ cũng dựa trên và phù hợp với các phước hạnh và rủa sả đã có sẵn trong LeLv 6:1-30; PhuDnl 4:1-49; 28:1-32:52. Nếu bạn bỏ công nghiên cứu các chương sách ấy, bạn sẽ được phần thưởng là hiểu rõ lý do các tiên tri đã nói như vậy.Nói cách vắn tắt thì điều ta tìm thấy sẽ như thế này: Luật Pháp hàm chứa một vài loại phước hạnh thuộc thể cho người trung tín giữ luật pháp: sự sống, sức khỏe, sự thịnh vượng, mùa màng bội thu, được tôn trọng, được an toàn. Phần lớn các phước lành cụ thể đã được đề cập đều thuộc vào một trong sáu nhóm tổng quát. Về những lời rủa sả, luật pháp mô tả các trừng phạt đối với thân thể mà chúng ta sẽ thấy dễ nhớ nếu tập họp chúng lại dưới mười tiểu mục là sự chết, bệnh tật, hạn hán, đói kém, nguy hiểm, hủy diệt, bại trận, bị lưu đày, bần cùng và bất hạnh. Phần lớn các lời rủa sả đều thuộc vào một trong các loại này.

Những phước lành và rủa sả này cũng được áp dụng cho những gì Đức Chúa Trời phán truyền qua các tiên tri. Thí dụ khi Ngài muốn báo trước phước hạnh tương lai cho quốc gia (không phải cho một cá nhân) qua tiên tri A-mốt, Ngài đã dùng các hình ảnh ví von trong nông nghiệp về mùa màng bội thu, đời sống, sức khỏe, sự thịnh vượng, được tôn trọng, sự an toàn (AmAm 9:1-15). Khi Ngài thông báo tai họa cho quốc gia không chịu vâng lời vào thời của Ô-sê, Ngài đã làm việc ấy là tùy theo một hoặc nhiều trường hợp hơn nữa trong số các tai họa vừa được liệt kê ở phần trên (nghĩa là sự hủy diệt trong OsHs 8:14 hay lưu đày trong 9:3). Những lời rủa sả ấy thường có nghĩa bóng, tuy chúng cũng có thể là theo nghĩa đen. Chúng luôn liên quan đến hợp đoàn, ám chỉ toàn thể quốc gia. Các phước lành và rủa sả không bảo đảm sự thịnh vượng hay đói khổ cho bất kỳ một cá nhân cụ thể nào. Căn cứ vào các bảng thống kê, thì phần lớn những gì các nhà tiên tri công bố vào các thế kỷ thứ tám, thứ bảy, và đầu thế kỷ thứ sáu T.C. đều là lời rủa sả, vì lần thua trận và bị hủy diệt chính của vương quốc miền Bắc đã không xảy ra trước năm 722 T.C.; còn lần bại trận và bị hủy diệt chính của vương quốc miền Nam (Giu-đa) thì đã không xảy ra trước năm 587 T.C.. Dân Y-sơ-ra-ên (cả ở miền Bắc lẫn miền Nam) đều lao đầu vào sự trừng phạt trong thời kỳ ấy, cho nên theo lẽ tự nhiên, những lời cảnh cáo rủa sả chứ không phải là phước hạnh đã bộc khởi vì Đức Chúa Trời muốn cho dân Ngài ăn năn. Sau khi cả hai vương quốc miền Bắc và miền Nam đều bị hủy diệt, nghĩa là sau năm 587 T.C., các tiên tri thường chuyển sang nói về các phước hạnh nhiều hơn là rủa sả. Sở dĩ như thế vì một khi việc trừng phạt dân Ngài đã hoàn tất, thì Đức Chúa Trời lại bắt đầu kế hoạch căn bản của Ngài là tỏ ra nhân từ khoan dung (PhuDnl 4:25-31).Trong khi đọc các sách tiên tri, bạn nên tìm khuôn mẫu đơn giản này: (1) Việc chỉ ra tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên hoặc tình yêu của Đức Chúa Trời đối với họ; (2) một lời tiên báo rủa sả hay phước lành tùy theo hoàn cảnh. Phần lớn thì đó là điều mà các nhà tiên tri ngụ ý muốn nói tùy theo linh cảm của Đức Chúa Trời cho họ.2. Thông điệp của các tiên tri không phải là của riêng họ, nhưng là của Đức Chúa TrờiChính Đức Chúa Trời đã dấy các tiên tri (đối chiếu XuXh 3:1; EsIs 6:1-13; Gie Gr 1:1-19; Exe Ed 1:1-3:27; OsHs 1:2; AmAm 7:14-15; Gion Gn 1:1 ...). Nếu một người tự phong cho mình chức vụ tiên tri, thì đó là lý do chính đáng để người ấy bị xem là tiên tri giả (Gie Gr 14:14; 23:21). Các tiên tri là người đáp lại tiếng gọi của Đức Chúa Trời. Từ ngữ Hy-bá-lai chỉ tiên tri (nàbì’ ) vốn ra từ động từ semitic có nghĩa là “gọi” (nàbù’ ). Trong khi đọc các sách tiên tri bạn hãy lưu ý là các tiên tri đều viết ở lời nói đầu, ở phần kết thúc, hoặc thường xuyên chấm dứt các sấm truyền của họ bằng những lời

nhắc nhở như “Đức Giê-hô-va phán như vầy” hoặc “Đức Giê-hô-va phán vậy.” Trong phần lớn các trường hợp, một thông điệp tiên tri được trực tiếp truyền lại dường như nó được tiếp nhận từ Đức Giê-hô-va ở ngôi thứ nhất, cho nên Đức Chúa Trời tự xưng là “Ta” hoặc “của Ta.”Chẳng hạn Gie Gr 27:1-28:17. Nhiệm vụ khó khăn của Giê-rê-mi là truyền lại cho người Giu-đa một điều cần thiết, đó là họ phải đầu hàng các đạo quân của kẻ thù, tức vua Ba-by-lôn, nếu họ muốn được đẹp lòng Đức Chúa Trời. Những người nghe ông, hay phần đông trong đám họ, đều xem thông điệp ấy tương đương với tội phản quốc. Tuy nhiên, lúc truyền lại bức thông điệp ấy, ông nói rõ rằng điều họ nghe đó không phải là ý kiến của ông về vấn đề ấy, nhưng đó là ý định của Đức Chúa Trời. Ông bắt đầu bằng cách nhắc nhở họ rằng “Đức Giê-hô-va phán cùng tôi...” (27:2) rồi trích dẫn lệnh truyền của Đức Chúa Trời “Hãy gởi (lời) cho...” (27:3); “khá dặn họ tâu...rằng...” (27:4) và thêm “Đức Giê-hô-va phán” (27:11). Lời ông nói đó là Lời Đức Chúa Trời. Nó được truyền lại bằng uy quyền của Đức Chúa Trời, chứ không phải của riêng ông (28:15-16).Là những phương tiện chuyển tải Lời của Đức Chúa Trời đến cho cả dân Y-sơ-ra-ên lẫn các dân tộc khác, các nhà tiên tri giữ một chức vụ xã hội. Họ giống như các đại sứ đến từ thiên đình truyền lại ý chỉ của Đức Chúa Trời là Đấng cầm quyền tể trị cho dân chúng. Các tiên tri không phải là những nhà cải cách xã hội, cũng chẳng phải các nhà tư tưởng tôn giáo muốn canh tân triệt để. Các cải cách xã hội và tư tưởng tôn giáo mà Đức Chúa Trời muốn truyền dạy cho dân Ngài vốn đã được mạc khải trong Luật Pháp có tính cách giao ước rồi. Bất kể nhóm người nào vi phạm các luật lệ ấy, theo Lời Đức Chúa Trời qua nhà tiên tri, đều bị trừng phạt. Cho dù các vua (thí dụ IISa 2Sm 12:1-14; 24:11-17; OsHs 1:4), hay hàng giáo phẩm (OsHs 4:4-11; AmAm 7:17; MaMl 2:1-9) hoặc bất kỳ một nhóm người nào vi phạm giao ước, nhà tiên tri đều trung tín truyền lại cho họ thông điệp của Đức Chúa Trời về lời nguyền rủa đối với mọi người. Theo lời của Đức Chúa Trời, thậm chí các tiên tri đã thiết lập hoặc truất ngôi nhiều vua (IVua 1V 19:16; 21:17-22) và tuyên chiến (IIVua 2V 3:18-19; IISu 2Sb 20:14-17; OsHs 5:5-8) hoặc phản đối chiến tranh (Gie Gr 27:8-12). Vậy, những điều chúng ta đọc thấy trong các sách tiên tri không phải chỉ như Lời của Đức Chúa Trời như nhà tiên tri đã nhìn thấy, mà còn là Lời Đức Chúa Trời theo cách Đức Chúa Trời muốn cho nhà tiên tri trình bày ra. Nhà tiên tri không hề tự mình hành động hay nói ra. 3. Thông điệp của các tiên tri không phải là nguyên bảnCác nhà tiên tri được Đức Chúa Trời linh cảm để trình bày nội dung cốt yếu của những phước lành và rủa sả của giao ước. Do đó, khi chúng ta đọc lời tiên tri, thì những gì chúng ta đọc đó chẳng có gì thật sự mới mẻ cả, mà chỉ

là một thông điệp mà bản chất giống hệt với những gì Đức Chúa Trời đã cậy Môi-se phán truyền. Dĩ nhiên phần hình thức của thông điệp có thể thay đổi. Đức Chúa Trời đã dấy các tiên tri là để cho con dân Chúa chú ý đến người đã được sai đến với họ. Được dân chúng chú ý có thể bao gồm việc sắp xếp lại các câu nói và đặt lại cấu trúc điều gì đó mà họ đã từng được nghe nhiều lần rồi, khiến nó có được một thứ “mới mẻ” nào đó. Nhưng thật ra đó không phải là bắt đầu một thông điệp mới hay sửa đổi thông điệp cũ. Các nhà tiên tri không được linh cảm để đưa ra một luận điểm hay thông báo một giáo lý nào chưa từng có trong giao ước của Ngũ Kinh. Chẳng hạn, nửa phần đầu của OsHs 4:2, “Ở đó chỉ thấy những sự thề gian, thất tín, giết người, ăn trộm và tà dâm” là một thí dụ cho việc bảo tồn thông điệp của Chúa. Trong câu này, vốn là một phần của một đoạn dài mô tả tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên vào thời của Ô-sê (750-722 T.C.), năm trong số mười điều răn đã được tóm tắt, mỗi điều răn chỉ bằng một chữ kép duy nhất. Đó là “thề gian,” điều răn thứ ba “ngươi chớ lấy danh Đức Giê-hô-va mà làm chơi” (XuXh 20:7; PhuDnl 5:11). “Thất tín,” điều răn thứ chín, “ngươi chớ nói chứng dối...” (XuXh 20:16; PhuDnl 5:20). “Giết người,” điều răn thứ sáu “ngươi chớ giết người” (XuXh 20:13; PhuDnl 5:17). “Ăn trộm,” điều răn thứ tám “ngươi chớ trộm cướp” (XuXh 20:15; PhuDnl 5:18). “Tà dâm,” điều răn thứ bảy “ngươi chớ phạm tội tà dâm” (XuXh 20:14; PhuDnl 5:18).Điều lý thú là nhà tiên tri không làm điều đáng lý ra phải làm, nghĩa là Ô-sê không trích dẫn nguyên văn Mười Điều Răn. Ông đề cập năm trong số các điều răn chỉ bằng cách tóm tắt vào một chữ kép mà thôi, rất giống với việc Chúa Giê-xu đã làm trong LuLc 18:20. Nhưng đề cập năm điều răn dù là không theo đúng thứ tự thông thường của chúng là một phương pháp rất kiến hiệu để truyền thông cho dân Y-sơ-ra-ên biết rằng họ đã vi phạm Mười Điều Răn. Vì ngay khi được nghe năm trong số mười điều răn, kẻ nghe sẽ nghĩ rằng: “Thế còn các điều răn khác thì sao? Thứ tự bình thường của chúng là thế nào? Lời lẽ trong nguyên văn là...” Thính giả sẽ bắt đầu suy nghĩ về tất cả Mười Điều Răn, tự nhắc nhở điều mà Luật Pháp của giao ước nhân danh sự công chính mà kêu gọi họ. Ô-sê chẳng hề thay đổi một điều gì trong Luật Pháp cả, chẳng hề làm gì nhiều hơn điều Chúa Giê-xu đã làm khi ông trích dẫn năm trong Mười Điều Răn để tạo được cùng một tác dụng tương tự. Nhưng ông đã ghi khắc Luật Pháp vào lòng thính giả bằng một phương pháp mà nếu chỉ đơn giản nhắc lại từng chữ từng tiếng một, có lẽ đã chẳng bao giờ có tác dụng như thế.Một thí dụ thứ hai liên quan đến các lời tiên tri về Đấng Mết-si-a. Chúng có phải là mới không? Không hề! Những chi tiết về cuộc đời và vai trò của Đấng Mết-si-a mà chúng ta thấy trong Các Bài Ca của Người Đầy Tớ trong EsIs 42:1-25; 49:1-50:11 và 53:1-12 có thể được xem là mới. Nhưng Đức

Chúa Trời đã không đưa khái niệm về một Đấng Mết-si-a đến cho dân Ngài lần đầu tiên thông qua các tiên tri. Thật ra nó đã bắt nguồn với Luật Pháp. Nếu không phải là như thế, thì làm thế nào Chúa Giê-xu lại mô tả cuộc đời của Ngài đã làm trọn những gì đã được viết “trong Luật Pháp Môi-se, các sách Tiên tri, và sách Thi Thiên” (LuLc 24:44)? Trong số nhiều phần khác nữa của Luật Pháp Môi-se báo trước chức vụ của Đấng Mết-si-a, PhuDnl 18:18 là một câu nổi bật: “Ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi, thuộc trong anh em chúng, ta sẽ lấy các lời ta để trong miệng người, thì người sẽ nói cho chúng mọi điều ta phán dặn người.”GiGa 1:45 cũng nhắc nhở chúng ta rằng Luật Pháp đã nói về Đấng Christ. Các tiên tri chẳng nói điều gì mới mẻ về Chúa Giê-xu. Ngũ Kinh không giới hạn cách thức, văn phong và tính cách đặc thù mà họ dùng để diễn đạt những tiên đoán được linh cảm. Nhưng thật ra, việc phải có một Giao Ước Mới được thiết lập do một nhà “Tiên Tri” mới (dùng lời lẽ của PhuDnl 18:1-22) đã là một câu chuyện cũ.C. CÁCH THỨC TRUYỀN ĐẠT SỨ ĐIỆP : Hiển nhiên hình thức truyền thông phổ thông hơn hết của các nhà tiên tri là nói ra lời tiên tri. Họ cũng đã dùng các hình thức khác như Giê-rê-mi viết thư (Gie Gr 29:1-32), A-hi-gia đã xé áo choàng của ông (IVua 1V 11:30), Ê-sai đã hát bài ca yêu thương (EsIs 5:1-7). Nhưng đối với phần lớn các nhà tiên tri, họ đã nói lời tiên tri, trong chỗ công cộng hoặc riêng tư. Chúng ta có thể thấy điều này từ ký thuật về các hoạt động của các nhà tiên tri như Sa-mu-ên , Na-than, Ê-li, Ê-li-sê và nhiều nhà tiên tri khác là những người đã đi và nói cho thính giả của họ, dù là vua, dân hay các cá nhân. Chúng ta cũng có thể thấy bằng cớ cho điều này trong các sách tiên tri (EsIs 32:9; 34:1; 40:6; Exe Ed 36:1; OsHs 8:1; AmAm 1:2; Gie Gr 2:2; 37:4). Những dẫn chứng này và nhiều chỗ khác nhắc chúng ta nhớ rằng các nhà tiên tri là các phát ngôn viên của Chúa. Điều này không có nghĩa là họ luôn luôn nói. Nhưng ở đây chúng ta tập chú vào các hình thức diễn đạt đã được các nhà tiên tri sử dụng.Công thức diễn đạt rất phổ thông, được các nhà tiên tri dùng là "Đức Giê-hô-va phán vậy", được tìm thấy trong hầu hết mỗi trang của các sách tiên tri. Từ công thức diễn đạt rất phổ thông trên, chúng ta có thể suy ra rằng nhà tiên tri tự xem mình là sứ giả từ Đức Chúa Trời. "Đức Giê-hô-va phán vậy" thường được dùng để giới thiệu sứ điệp theo sau. Nhưng nó cũng xuất hiện ở giữa hoặc cuối sứ điệp, để chắc rằng sứ điệp đang tiếp tục và rằng đây không phải là lời riêng của các nhà tiên tri. Cụm từ quan trọng này được tìm thấy hàng trăm lần trong các sách tiên tri (ví dụ: 162 lần trong Giê-rê-mi, 82 lần trong Ê-xê-chi-ên ...)Trong nguyên văn Hi-bá-lai, cụm từ này là "ne um Yaweh " (lời phán của

Đức Giê-hô-va), truyền đạt ý tưởng về lời phán hoặc lời tuyên bố, được ban cho bởi sự mặc khải . Nó có thể được dịch là "Sấm ngôn của Đức Giê-hô-va". Nó gợi ý rằng sứ điệp của nhà tiên tri không phải là một sứ điệp tầm thường: nó được ban cho bởi sự hà hơi thiên thượng.Dĩ nhiên có nhiều cách theo đó nhà tiên tri có thể đã nhận sứ điệp thiên thượng và nhiều hình thức mà ông có thể dùng để truyền thông sứ điệp đó. Câu "Đức Giê-hô-va phán " không nhất thiết xác định hình thức của sứ điệp. Nó đơn giản nhắc chúng ta một lần nữa nguồn gốc đặc biệt, thiên thượng của sứ điệp.Tuy nhiên, ở nhiều chỗ chúng ta thấy rằng sứ điệp của nhà tiên tri bao gồm lời văn ngắn, gọn, sắc bén. Có khi nó là một câu hỏi, có khi là lời đe dọa (ngăm đe) hoặc lời phán xét. Nó phải tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trên người nghe (IVua 1V 21:19a; IIVua 2V 1:4; IVua 1V 21:19b; 20:1; IIVua 2V 1:3; Gie Gr 37:17).Một số học giả đã kết luận rằng dự ngôn tiên tri nguyên thủy luôn luôn vắn tắt, sắc bén và có tính ngăm đe. Vì vậy, họ cho rằng các dự ngôn dài hơn là thuộc về thời kỳ về sau. Nhưng dường như không có nền tảng thực sự cho luận cứ này. Lùi xa về thời Ba-la-am, trong Dan Ds 22:1-41 và 24:1-25 chúng ta thấy các sấm ngôn dài cũng như ngắn.2. Các thể văn diễn đạt sứ điệp:Các nhà tiên tri đã sử dụng nhiều thể văn diễn đạt để truyền thông cách sống động và đáng chú ý các sứ điệp của họ. a) Hình thức bài ca: Các nhà tiên tri đã dùng nhiều hình thức bài ca khác nhau để đưa ra sứ điệp của họ cho dân sự, chẳng hạn bài ca tình yêu nhằm minh họa mối tương quan tình yêu hoặc tương quan giao ước giữa Đức Giê-hô-va với dân Ngài (EsIs 5:1) bài ca tang lễ, hay ca thương (ai ca) (AmAm 5:1; Exe Ed 19:1-14) bài ca châm biếm (EsIs 37:22-29) bài ca chúc tụng (AmAm 4:13; 5:8; 9:5). Mỗi loại bài ca đều thích hợp theo nội dung của nó (Gie Gr 10:12-16; Exe Ed 28:11-19; EsIs 14:4; 13:4-6). b) Hình thức biện luận: Ở EsIs 40:12 tt, Đức Chúa Trời nói với dân sự của Ngài như thể họ ở trong cuộc biện luận với Ngài. Với một loạt câu hỏi có tính tu từ, Ngài dẫn chứng những luận điểm của họ và trả lời cho họ.c) Hình thức xử án: Các nhà tiên tri thường dùng ngôn ngữ của "tòa án" hoặc xét xử, trong đó Đức Chúa Trời đem dân sự của Ngài ra xét xử về những tội lỗi của họ. Hình thức "xét xử" này cho chúng ta biết mối tương quan giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài (1:2; 3:13-15). Ngoài ra, tất cả các nước được đem đến tòa án để đối nại về việc họ có các thần khác (43:8 tt). d) Hình thức rủa sả "khốn thay!" Những lời "khốn thay" mang ý nghĩa một lời ngăm đe, hoặc như là một lời rủa sả trên người được nói đến (xem 5:8; 10:1; 28:1; 29:15; 30:1; AmAm 5:18; 6:1, 4). Trong đời sống xã hội, hoặc

trong sinh hoạt tôn giáo của Y-sơ-ra-ên, những lời rủa sả hoặc ngăm đe như thế đóng vai trò rất quan trọng, phản ảnh mối tương quan giữa Đức Chúa Trời với dân sự Ngài (PhuDnl 27:15; 28:15; LeLv 26:14-42).e) Lời tuyên bố về Luật Pháp: Luật Pháp của Đức Chúa Trời được đưa ra cho dân chúng qua các nhà tiên tri do Thánh Linh soi sáng (XaDr 7:12). Từ liệu Hi-bá chỉ về Luật Pháp là Torah , và từ liệu này được dùng nhiều lần để mô tả sự dạy dỗ của các tiên tri (xem EsIs 1:10; 5:24; 8:16; 30:9). Các nhà tiên tri cũng được mô tả là có trách nhiệm dạy Luật Pháp cho dân chúng (AgKg 2:11-13). Khi các thầy tế lễ đã không hoàn thành vai trò của họ là các giáo sư về Luật Pháp (OsHs 4:4-6, các sách lịch sử cũng xác nhận sự thất bại này), thì các nhà tiên tri đã phải bổ túc chỗ trống này và đảm nhiệm vai trò giáo sư về Luật Pháp (XaDr 7:2-7, 8 tt).g) Ngoài ra các nhà tiên tri cũng đã diễn đạt lời Chúa qua hình thức bài giảng hay bài diễn thuyết (Exe Ed 20:1 tt) thư tín (Gie Gr 29:4-28) ẩn dụ (Exe Ed 16:1-63) Châm ngôn (Gie Gr 13:23) Thi ca (AmAm 1:3; 2:6). Sự phân tích các hình thức diễn đạt đã được các nhà tiên tri sử dụng giúp chúng ta hiểu tốt hơn vai trò của họ và cũng giúp đánh giá sự đa dạng của các hình thức họ đã dùng để truyền thông sứ điệp của họ. Điều này cũng giúp chúng ta thấy bối cảnh phía sau những lời tiên tri đã được công bố.

II. SỰ HÌNH THÀNH CÁC SÁCH TIÊN TRI

Khi nghiên cứu các sách tiên tri, có một số vần đề căn bản thường được đặt ra, chẳng hạn: Cách nào và tại sao các sách tiên tri đã được viết ra? Có phải chính các nhà tiên tri đã viết ra sứ điệp của họ, hay ai khác đã làm điều đó? Sách mà chúng ta có ngày nay có giống như những gì đã được viết (hoặc nói) không? Những sách đó có gồm tất cả các lời tiên tri đã được nói ra không? Có phải các sách tiên tri chỉ gồm những lời tiên tri của các nhà tiên tri, hay đã có sự thêm vào hoặc thay đổi nào không?Để trả lời cho những câu hỏi này, các học giả đã theo 3 phương pháp chính, có thể tóm tắt như sau:A. PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG (Literary Criticism)Các nhà nghiên cứu Kinh Thánh vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 căn cứ vào phương pháp phê bình văn chương đã cho rằng lời tiên tri đã được viết ra một cách khá sớm. Họ phân biệt hai giai đoạn:1) Chính nhà tiên tri hoặc các môn đệ đã viết phần nhiều trong số lời tiên tri đã rao ra.2) Các tác phẩm tiên tri đã trải qua một tiến trình duyệt và sắp xếp lại bởi cácký lục và những người khác, theo đó cũng đã có nhiều phần thêm vào và sắp đặt lại. Những nhà tu chính này đã thêm vào những nhận định thần học và

các nhận định khác của họ hoặc đã giải thích lời nguyên thủy của các nhà tiên tri.Vì vậy, khi nghiên cứu các sách tiên tri cần phải phân biệt giữa lời tiên tri nguyên thủy và những lời thêm vào sau này, căn cứ vào những tiêu chuẩn sau đây:(i) Căn cứ vào văn phong, từ vựng, luật thơ, v.v... Chẳng hạn trong EsIs 10:1-34, có một loạt những câu thơ về A-sy-ri (5-11; 13-19; 28-34), những câu thơ này được xen vào bằng một câu văn xuôi (c. 12) và rồi sau đó tiếp theo bằng một đoạn văn xuôi khác (c. 20tt), lại làm gián đoạn loạt thơ. Đối với nhà phê bình văn chương thì đây là một ví dụ rõ ràng của việc thêm vào về sau. (ii) Căn cứ vào nội dung hoặc ý tưởng:Trong nhiều trường hợp, các nhà phê bình văn chương cảm thấy rằng một đoạn nào đó phải là phần phụ lục vì dựa vào nội dung của nó không có vẻ phù hợp với các đoạn kế cận. Trong 10:1-34 chẳng hạn, chúng ta thấy đã có dẫn chứng về "dân sót" trong các câu 19 và đặc biệt 20-23. Một số học giả cảm thấy rằng ý niệm này về dân sót không phải là phần nguyên thủy của sứ điệp của Ê-sai. Nó là sự giải thích lại về sau. Vì vậy, điều này cho ta những lý do để giả định rằng đoạn này phải là phần thêm vào về sau.Một số học giả ở cuối thế kỷ 19 đã lý luận rằng sứ điệp của các nhà tiên tri thế kỷ thứ 8, như A-mốt, Ô-sê và Ê-sai, chủ yếu là về sự phán xét. Vì vậy, họ không thể cũng nói về hy vọng. Nó sẽ là sự tương phản. Các nhà tiên tri đã xác quyết rằng Y-sơ-ra-ên và Giu-đa sẽ bị hủy diệt hoàn toàn. Trong trường hợp đó, bất cứ dẫn chứng nào về hy vọng phải là sự thêm vào về sau. Vì vậy, bất cứ đoạn nào nói về dân sót thì hiển nhiên là sự thêm vào sau. Ở AmAm 9:8b và đặc biệt 11-15 có sự chuyển ý khá bất ngờ từ sự phán xét sang hy vọng.Tương tự, ở 4:13; 5:8; 9:5 tt có 3 bài thơ ngắn ca ngợi quyền năng của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Nhiều học giả cho rằng giáo lý về sự sáng tạo phát triển hơn về sau trong Y-sơ-ra-ên. Vì thế, họ cho rằng những bài thơ này được thêm vào về sau. Họ cũng cảm thấy rằng nó đã cắt đoạn dòng tư tưởng.Thật ra những chứng cớ của các nhà phê bình văn chương đưa ra không đủ thuyết phục. Có rất nhiều bằng cớ từ cả Cựu Ước lẫn Tân Ước cho thấy cùng một tác quyền, văn xuôi và thi ca bên cạnh nhau. Vì vậy, thật nguy hiểm mà cho rằng bất cứ đoạn văn xuôi nào trong phần thi ca phải là từ một bàn tay khác. Chúng ta cần cân nhắc các bằng cớ một cách cẩn thận hơn. Khi nói về ý niệm “dân sót lại” trong Ê-sai, các nhà phê bình văn chương không đủ chứng cớ để kết luận rằng ý niệm "dân sót" không phải là một phần sứ điệp của Ê-sai. Tương tự, các nhà phê bình văn chương cũng khó kết luận rằng

OsHs 14:1-9, một phân đoạn nói về hy vọng ở cuối sách, không có trong lời tiên tri nguyên thủy, mặc dầu sứ điệp chủ yếu của sách này là về sự phán xét. Hệ quả của phương pháp này là thường chia nát vụn các sách tiên tri. Phải mất nhiều thì giờ và năng lực trong việc phân biệt giữa các đoạn nguyên thủy và phụ lục. Các tiêu chuẩn được sử dụng luôn chủ quan. Không phải tất cả học giả đều theo phương pháp này, nhưng nó đã khá ưu thế trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.B. PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH HÌNH THỨC (Form Criticism):Từ đầu thế kỷ 20 trở đi, những nhà phê bình hình thức đã nhấn mạnh lời được nói ra tiềm ẩn dưới hình thức văn chương. Họ phân tích hình thức văn chương và tìm ra các yếu tố nguyên thủy là những dự ngôn ngắn, là hình thức căn bản của sự diễn giải của các nhà tiên tri. Họ nhấn mạnh rằng các nhà tiên tri là những phát ngôn viên, và đã phân tích một cách cẩn thận những hình thức khác nhau của sự giảng giải mà các nhà tiên tri đã dùng.Một số các nhà phê bình này cũng cho rằng các dự ngôn căn bản thì hầu như chắc chắn là những lời nói ngắn và thường rất gọn. Một số trong vòng họ đã bỏ nhiều thì giờ cố gắng tìm ra những lời nói tóm tắt nguyên thủy mà đã được khai triển về sau. Chúng ta đã biết rằng chắc chắn có các ví dụ về những dự ngôn như thế, nhưng dường như không nhất thiết rằng những lời nói nguyên thủy thì luôn luôn ngắn.Trên căn bản của loại phân tích này, các nhà phê bình đã gợi ý những giai đoạn phát triển của các sách tiên tri như chúng ta có từ hình thức được nói ra, được thốt ra. Nhà phê bình Kinh Thánh T.H. Robinson đã gợi ý 3 giai đoạn:1) Những dự ngôn riêng rẽ được viết ra: Những lời nói này là những dự ngôn căn bản nguyên thủy, trong những hình thức khác nhau.2) Những dự ngôn được sưu tập: Ở một giai đoạn về sau, các dự ngôn riêng rẽ này được sưu tập lại với nhau trong các quyển sách nhỏ. Có khi nó được đặt chung nhau dựa trên căn bản có cùng chủ đề, chẳng hạn các dự ngôn chống lại các ngoại bang (EsIs 13:23; Gie Gr 46:51; Exe Ed 25:32). Có khi nó dựa trên căn bản có cùng các từ, chẳng hạn EsIs 1:9, 10 cả hai có liên quan đến Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Có khi những người sưu tập các dự ngôn đã sắp xếp nó một cách sáng tạo, theo các câu lập đi lập lại, hoặc lời mở đầu và tiêu đề (chẳng hạn AmAm 4:13; 5:8; 9:5 tt).Robinson cho rằng trong một số trường hợp, chính nhà tiên tri đã sưu tập các dự ngôn của mình, chẳng hạn Ê-xê-chi-ên, A-ghê và Xa-cha-ri XaDr 1:1-8:23 (các niên đại được cho đối với mỗi dự ngôn và dường như được sắp xếp một cách cẩn thận).3) Những sưu tập các dự ngôn được tổng hợp: Ở một giai đoạn về sau,

những sưu tập ngắn này được đặt chung nhau trong những sách tương đương với 4 cuộn tiên tri lớn và 12 tiểu tiên tri . Trong tiến trình này, Robinson cho rằng một số sưu tập ẩn danh được đặt chung nhau và quy cho một nhà tiên tri, chẳng hạn các phần khác nhau của Ê-sai, Xa-cha-ri, Mi-chê và các lời tiên tri ngắn của Ma-la-chi và Áp-đia.C. PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG (Historical-traditional Criticism):Các học giả Cựu Ước người Scandinavia đã nhấn mạnh tới sự truyền khẩu. Chẳng hạn H. S. Nyberg cho rằng lời của các tiên tri và lời truyền khẩu đã được lưu truyền lẫn lộn và thật khó nếu không thể phân biệt ... Ông cho là những nhóm người hoặc các môn đệ của nhà tiên tri hoặc một trường phái, đã giữ ký ức về những lời của tiên tri và truyền nó lại với sự thêm vào và giải thích lại theo họ. Cho đến cuối cùng ở một giai đoạn về sau, nó được viết ra. Như vậy, sách Ê-sai như chúng ta có bây giờ tiêu biểu cho sự sưu tập về các truyền thống khác nhau một số trong những lời mấy tiên tri đó qui cho chính Ê-sai. Nhưng phần lớn gồm những lời của các môn đệ của ông, hoặc trường phái sau trên 2 thế kỷ. D. NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÊN TRONG ÁNH SÁNG CỦA THÁNH KINH :Những phương pháp phê bình Kinh Thánh nêu trên tuy cần thiết và hữu ích nhưng không phải là những phương pháp tuyệt đối. Những kết luận mà các nhà phê bình văn chương, hình thức, hay lịch sử truyền thống đưa ra không phải dễ dàng được chấp nhận vì một số lý do. Chẳng hạn, trong các sách tiên tri, chúng ta thấy nhiều chỗ các nhà tiên tri đã khẳng định là chính họ đã tự viết ra những lời tiên tri cũng như mục đích được viết trong mỗi trường hợp (EsIs 8:1; 30:8; HaKb 2:2; Gie Gr 29:1; 29:25). Chắc chắn những trường hợp này minh họa sự kiện các nhà tiên tri đã viết ra sứ điệp của họ trong nhiều cơ hội. Vậy, không có lý do gì cho thấy họ không thể đã viết nhiều hơn. Ngoài ra, các sách Sử Ký chứa đựng những trích dẫn đáng kể về những ký thuật được lưu giữ bởi các nhà tiên tri (ISu1Sb 29:29; IISu 2Sb 20:34; 9:29; 26:22; 12:15; 32:32; 13:22; 33:19).Nhiều sách tiên tri cho thấy chính các nhà tiên tri đã sắp xếp cẩn thận sách tiên tri của mình. Đọc kỹ Ê-xê-chi-ên Exe Ed 1:1; 8:1; 20:1; 24:1; 33:21; 40:1, chúng ta sẽ thấy sách Ê-xê-chi-ên được sắp xếp một cách cẩn thận, với thứ tự niên đại chính xác và cấu trúc rất rõ ràng. Sách phản ảnh chức vụ của Ê-xê-chi-ên với hai giai đoạn nổi bật và sứ điệp của nó. Chú ý đến 24:2 và 33:21-22 và nội dung của các chương 25-32 ở giữa sách phân chia phần một (chương 11-24) và phần hai (chương 33-48) của sách, chúng ta sẽ thấy có sự sắp xếp mạch lạc và cho thấy rằng chính Ê-xê-chi-ên đã viết sách này. Điều này ăn khớp với sự kiện một số bài diễn thuyết dài hoặc bài giảng có thể đã

được viết, hơn là chỉ được nói ra, từ lúc rất sớm. Ký thuật về khải tượng đền thờ (40-48) hầu như chắc chắn đã được viết ra.A-ghê là một sách khác trong đó những lời tiên tri được ghi niên đại chính xác (AgKg 1:1; 2:1; 2:10, 20). Cấu trúc rõ ràng và đơn giản, với ký thuật vắn tắt, gọn, rõ về các sứ điệp và đáp ứng của dân sự.Các sách khác như Xa-cha-ri hoặc Ma-la-chi, có chứng cớ của một cấu trúc được sắp xếp cách cẩn thận (dù không quá rõ hoặc đơn giản như trong trường hợp Ê-xê-chi-ên hoặc A-ghê).Những nhận xét này tuy không trả lời đầy đủ hay xác định cho các vấn đề của chúng ta nhưng đó là một phần chứng cớ giúp chúng ta đánh giá các phương pháp nghiên cứu về sự hình thành các sách tiên tri như đã trình bày ở trên.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỘT SÁCH TIÊN TRI

Một số người quan niệm mọi sự trong Kinh Thánh phải rõ ràng cho tất cả những người đọc nó, chẳng cần phải nghiên cứu, cũng chẳng cần bất luận sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Lý do đưa ra là nếu Đức Chúa Trời đã viết Kinh Thánh cho chúng ta (toàn thể các tín hữu), thì chúng ta phải có khả năng thông hiểu nó ngay lần đầu tiên chúng ta đọc nó, vì chúng ta có Đức Thánh Linh bên trong. Quan niệm như thế là sai lầm. Nhiều phần trong Kinh Thánh chỉ rõ ràng trên bề mặt, nhưng nhiều phần khác thì không. Các tư tưởng của Đức Chúa Trời vốn sâu nhiệm vô cùng so với ý nghĩ của con loài người (Thi Tv 92:5; EsIs 55:8), do đó đừng ngạc nhiên khi có vài phần trong Kinh Thánh đòi hỏi phải có thì giờ và nghiên cứu kiên nhẫn mới có thể hiểu được.Thiết tưởng chúng tôi cần nhắc lại ở đây là có ba nguồn trợ giúp đang ở trong tầm tay bạn, đặc biệt là với việc giải nghĩa các sách tiên tri. Nguồn thứ nhất là các bộ Thánh Kinh Tự Điển cung cấp bối cảnh lịch sử của từng sách, bố cục cơ bản của nó, các nét đặc trưng ẩn chứa trong đó, và các vấn đề về giải nghĩa mà mỗi độc giả phải biết. Bạn nên tập thói quen đọc một bài viết trong Thánh Kinh Tự Điển về một sách tiên tri nào đó trước khi bạn bắt đầu nghiên cứu sách ấy. Bạn cần biết số thông tin liên hệ đến bối cảnh trước khi có thể nắm được luận điểm của phần lớn những gì nhà tiên tri muốn truyền đạt. Lời Đức Chúa Trời qua các tiên tri đến với mọi người trong những hoàn cảnh cá biệt . Giá trị của nó cho chúng ta tùy thuộc một phần vào khả năng hiểu rõ các hoàn cảnh ấy, để đến lượt mình, chúng ta có thể ứng dụng cho hoàn cảnh cá biệt của chúng ta.Nguồn trợ giúp thứ hai là các sách giải nghĩa . Các bộ sách này cung cấp nhiều phần dẫn nhập dài cho từng sách, có phần giống với các bộ Thánh Kinh Từ Điển. Tuy thường ít được sắp xếp kỹ lưỡng nhưng điều quan trọng là chúng cung cấp nhiều phần giải nghĩa cho nhiều câu riêng biệt. Chúng có

thể trở thành cần thiết nếu bạn muốn nghiên cứu kỹ một phần tương đối nhỏ của một sách tiên tri, nghĩa là ít hơn một chương mỗi lần.Nguồn trợ giúp thứ ba là những cuốn Thánh Kinh Đại Cương . Quyển sách tốt nhất thuộc loại này kết hợp các nét đặc trưng của các quyển Thánh Kinh Tự Điển lẫn các sách chú giải, tuy không đi sâu vào các chi tiết như các tài liệu dẫn nhập, cũng không giải nghĩa từng câu một. Tuy nhiên mỗi lần đọc nhiều chương của một sách tiên tri, thì một sách Thánh Kinh Đại Cương có thể cung cấp rất nhiều hướng dẫn hữu ích với số thì giờ tối thiểu.Để có thể hiểu đúng sứ điệp các sách tiên tri, chúng ta cần nghiên cứu những điểm quan trọng sau đây:

I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN A. NGHIÊN CỨU BỐI CẢNH LỊCH SỬ Đối với các sách tiên tri, bối cảnh lịch sử có thể bao quát (thời đại của các nhà tiên tri) hoặc đặc thù (bối cảnh của từng lời sấm truyền). Muốn thực hiện tốt công tác giải kinh đối với tất cả các sách tiên tri, bạn cần hiểu rõ cả hai loại bối cảnh lịch sử này.1. Bối cảnh bao quát Điều lý thú đáng ghi nhận là mười sáu sách tiên tri của Cựu Ước đã ra đời từ một giai đoạn có thể nói là nhỏ hẹp trong toàn cảnh lịch sử dân Y-sơ-ra-ên, nghĩa là từ khoảng 760-460 T.C.. Tại sao chúng ta lại không có các sách tiên tri ngay từ thời của Áp-ra-ham (khoảng năm 1800 T.C.) hoặc từ thời của Giô-suê (khoảng 1400 T.C.), hay vào thời của Đa-vít (khoảng 1000 T.C.)? Phải chăng Đức Chúa Trời đã không phán dạy dân Ngài và thế giới của họ trước năm 760 T.C.? Tất nhiên câu trả lời là Ngài có làm việc ấy, và chúng ta đã có rất nhiều tài liệu trong Kinh Thánh về các thời kỳ đó, kể cả một số tài liệu đề cập đến các tiên tri (thí dụ IVua 1V 17:1-24; IIVua 2V 13:1-25). Hơn nữa, nên nhớ rằng Đức Chúa Trời đã đặc biệt phán dạy dân Y-sơ-ra-ên trong Luật Pháp, vốn đã được hoạch định cứ đứng vững suốt phần còn lại của lịch sử dân tộc, cho đến khi Giao Ước Mới sẽ thay thế cho nó (Gie Gr 31:31-34).Thế tại sao lại có việc tập trung để viết lại lời tiên tri suốt ba thế kỷ, giữa A-mốt (khoảng 760 T.C.), sách sớm nhất trong số các sách tiên tri đã được viết ra và Ma-la-chi (khoảng 460 T.C.), là sách tiên tri cuối cùng? Câu trả lời là giai đoạn này trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên đã được dành đặc biệt cho việc “đứng trung gian để khiến cho giao ước có hiệu lực,” và đó là nhiệm vụ của các tiên tri. Còn một yếu tố thứ hai nữa là Đức Chúa Trời muốn ghi chép lại những lời cảnh cáo và các phước hạnh mà các nhà tiên tri thay mặt Đức Chúa Trời để thông báo suốt những năm then chốt này cho cả phần lịch sử tiếp theo sau đó.

Những năm này có ba đặc điểm: (1) sự phục hưng chưa từng có trước đó về các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội; (2) sự bất trung cao độ về mặt tôn giáo, và khinh thường giao ước của Môi-se; và (3) nhiều thay đổi về dân số và các ranh giới quốc gia. Trong những tình hình như thế, Lời Đức Chúa Trời cần được làm cho mới lại. Vì thế Ngài đã dấy lên nhiều tiên tri để thông báo Lời Ngài.Trong khi sử dụng Thánh Kinh Tự Điển, Thánh Kinh Đại Cương và sách chú giải, bạn sẽ nhận thấy vào năm 760 T.C., xứ Y-sơ-ra-ên đã vĩnh viễn bị chia đôi do một cuộc nội chiến kéo dài. Các chi phái ở phía Bắc gọi là “Y-sơ-ra-ên” (có khi gọi là “Ép-ra-im”) đã ly khai với chi phái Giu-đa ở phía Nam. Miền Bắc, nơi việc bất tuân giao ước vượt xa tất cả những gì đã được biết trong xứ Giu-đa, đã bị Đức Chúa Trời ghi vào danh sách là sẽ bị hủy diệt vì cớ tội lỗi của nó. A-mốt, bắt đầu trước sau năm 760 và Ô-sê, bắt đầu từ trước sau năm 755 đã thông báo là sự hủy diệt đang treo trên đầu. Năm 722 T.C., Miền Bắc đã sa vào tay A-sy-ri là siêu cường quốc tại Trung Đông lúc đó. Từ đó trở đi, tội lỗi của Giu-đa cứ gia tăng và sự dấy lên của một siêu cường quốc khác nữa là Ba-by-lôn, đã cấu thành đề tài cho nhiều nhà tiên tri, kể cả Ê-sai, Giê-rê-mi, Giô-ên, Mi-chê, Na-hum, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni. Xứ Giu-đa cũng bị hủy diệt vì sự không vâng lời năm 587 T.C. Sau đó, Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên, A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi đã thông báo ý chỉ của Đức Chúa Trời về sự phục hồi của con dân Ngài (bắt đầu với việc hồi hương từ cuộc lưu đày năm 538 T.C.), việc tái lập quốc gia và tôn giáo. Tất cả mọi việc này đều theo đúng mẫu mực cơ bản đã được ấn định trong PhuDnl 4:25-31.Phần lớn các tiên tri đã truyền phán trực tiếp các biến cố này . Nếu bạn không biết các biến cố đó và nhiều biến cố khác trong giai đoạn này - vốn quá nhiều để có thể nêu ra ở đây - thì có lẽ bạn sẽ không thể nào theo dõi kịp những gì các tiên tri muốn nói. Đức Chúa Trời đã phán trong lịch sử và về lịch sử. Muốn thấu triệt Lời Ngài, chúng ta phải hiểu biết đôi điều về lịch sử ấy.2. Các bối cảnh đặc thùMỗi lời sấm truyền của nhà tiên tri đều được truyền phán trong một bối cảnh lịch sử cụ thể. Đức Chúa Trời đã nhờ các nhà tiên tri Ngài phán dạy dân chúng vào một thời gian và địa điểm nhất định nào đó, cũng như trong những hoàn cảnh nhất định. Do đó sự hiểu biết về niên đại, thính giả và hoàn cảnh - khi có thể biết được - sẽ góp phần chủ yếu cho khả năng lãnh hội lời tiên tri của người đọc.Hãy đọc OsHs 5:8-10, một sấm truyền ngắn gọn, tự nó vốn đã đầy đủ, tập họp nhiều sấm truyền khác trong chương này. Một người am hiểu thời thế lúc bấy giờ sẽ vạch rõ cho bạn thấy sự kiện sấm truyền này có hình thức của

một sấm truyền chiến tranh, một hình thức sấm truyền thông báo sự phán xét của Đức Chúa Trời do việc chiến chinh đem đến. Thường các yếu tố của một hình thức như vậy gồm có: tiếng còi báo động, phần mô tả cuộc tấn công và lời tiên báo thất trận. Giống như cách nó giúp nhận ra phần hình thức, nó cũng giúp nhận ra phần nội dung cụ thể nữa.Niên đại là năm 734 T.C. Thính giả là dân Y-sơ-ra-ên ở miền Bắc (được gọi là Ép-ra-im) là những người đang được Ô-sê truyền giảng cho. Thông điệp được dành đặc biệt cho một số thành phố nằm trên con đường đi từ thủ đô của xứ Giu-đa là Giê-ru-sa-lem, đến trung tâm thờ tà thần của dân Y-sơ-ra-ên là Bê-tên. Hoàn cảnh là chiến tranh. Giu-đa đang phản công lại Y-sơ-ra-ên sau khi Y-sơ-ra-ên và Sy-ri xâm lăng xứ Giu-đa (xem IIVua 2V 16:5). Cuộc xâm lăng đã bị đánh trả nhờ sự trợ giúp của siêu cường quốc A-sy-ri (16:7-9). Thông qua Ô-sê, Đức Chúa Trời báo động theo nghĩa bóng cho các thành phố nằm trong lãnh thổ Bên-gia-min (OsHs 1:8) vốn là một phần của vương quốc miền Bắc. Sự hủy diệt là chắc chắn (c.9) vì Giu-đa sẽ chiếm lấy vùng lãnh thổ mà nó xâm lấn. Nhưng rồi cả Giu-đa cũng sẽ phải trả món nợ của nó. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời cũng sẽ giáng trên họ, cả vì hành động chiến tranh này, lẫn vì tội thờ thần tượng của họ (IIVua 2V 16:2-4). Cả Giu-đa lẫn Y-sơ-ra-ên đều bị giao ước giữa họ với Đức Chúa Trời trói buộc, mà giao ước ấy đã cấm một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn như thế. Cho nên Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt việc họ đã vi phạm giao ước này của Ngài.Biết được các sự kiện trên tạo sự khác biệt rất nhiều cho khả năng tìm hiểu lời sấm truyền trong OsHs 5:8-10. Hãy tham khảo các bộ sách giải nghĩa hoặc Thánh Kinh Đại Cương khi bạn đọc các sách tiên tri, và như việc vẫn luôn luôn phải làm là hãy cố tìm hiểu niên đại, thính giả và hoàn cảnh của các sấm truyền mà bạn đang đọc.B. TÁCH RỜI TỪNG SẤM TRUYỀN Khi ta thật sự muốn nghiên cứu hay đọc thật đầy đủ các thông tin để giải nghĩa các sách tiên tri, điều đầu tiên ta phải tập làm là suy nghĩ từng sấm truyền . Không phải lúc nào điều này cũng dễ làm, nhưng biết rõ chỗ khó khăn và sự cần thiết phải làm như thế là khởi điểm cho một phát hiện đầy phấn khởi rồi.Trong phần lớn các trường hợp, điều nhà tiên tri nói được trình bày trong sách của họ một cách dồn dập. Nghĩa là những lời họ đã nói nhiều lần và từ nhiều nơi khác nhau qua nhiều năm chức vụ đều được sưu tập và viết ra chung với nhau, không có sự phân chia nào để chỉ cho thấy đến đâu thì một lời sấm chấm dứt và một lời sấm khác bắt đầu. Hơn nữa, cả khi một lời sấm có thể phỏng đoán ra là đã kết thúc nhờ có sự thay đổi đề tài, và có lẽ là một lời sấm khác được bắt đầu, thì việc thiếu lời giải thích (nghĩa là các điểm lưu

ý hoặc chuyển tiếp) khiến ta phải thắc mắc tự hỏi: “Mấy lời này đã được nói ra nhân cùng một ngày cho cùng một nhóm thính giả hay đã được nói ra nhiều năm sau - hoặc sớm hơn - cho một nhóm người khác, nhân nhiều hoàn cảnh khác?” Câu trả lời có thể khiến cho việc hiểu biết của ta sẽ khác đi rất nhiều.Một vài phần trong các sách tiên tri cũng có ngoại lệ. Trong sách A-ghê và các chương đầu của sách Xa-cha-ri chẳng hạn, mỗi lời tiên tri đều có đề ngày. Nhờ sự trợ giúp của bộ Thánh Kinh Tự Điển, Thánh Kinh Đại Cương hay sách chú giải, bạn có thể theo dõi khá dễ dàng diễn tiến của các lời tiên tri ấy trong bối cảnh của chúng. Và một vài lời tiên tri trong các quyển sách khác, đáng chú ý nhất là hai sách Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên, cũng đã được tác giả đề ngày và đặt vào một bối cảnh như thế.Nhưng không phải lúc nào sự việc cũng như vậy. Thí dụ, khi đọc A-mốt chương 5 trong một bản dịch Kinh Thánh không có các tiêu đề giải thích được thêm vào (các tiêu đề này chỉ là ý kiến riêng của các học giả mà thôi), hãy tự hỏi phải chăng cả chương này đều chỉ là một lời tiên tri (sấm truyền) duy nhất hay không? Nếu nó là một lời tiên tri duy nhất, tại sao lại có quá nhiều lần thay đổi chủ đề như thế (bài ca thương về việc dân Y-sơ-ra-ên bị hủy diệt, câu 1-3 lời mời gọi hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời để được sống câu 5-6,14 những lời phản đối sự bất công xã hội, câu 7-13 lời tiên báo các khổ nạn, câu 16-17 phần mô tả ngày của Đức Giê-hô-va, câu 18-20 phần chỉ trích việc thơ phượng giả dối, câu 21-24 và một phần kiểm điểm vắn tắt lịch sử đầy tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên mà cao điểm là lời tiên báo về cuộc lưu đày, câu 25-27)? Nếu nó không phải là một sấm truyền duy nhất, thì phải hiểu các thành phần riêng rẽ đã cấu thành nó như thế nào? Phải chăng chúng đều độc lập đối với nhau? Có một số nào có thể tập họp lại với nhau không? Nếu có, thì tập họp lại như thế nào?Thật ra, nhiều người đồng ý rằng chương 5 chứa đựng đến ba lời sấm truyền. Các câu 1-3 tạo thành một bài ca thương ngắn thông báo sự trừng phạt, các câu 4-17 tạo thành một lời sấm riêng (tuy phức tạp) về lời mời gọi hãy nhận phước hạnh và lời cảnh cáo về sự trừng phạt, còn các câu 18-27 họp thành một lời sấm duy nhất (cũng phức tạp) cảnh cáo về sự trừng phạt. Như thế, không phải hễ mỗi lần có thay đổi đề tài chút ít thì đều là dấu chỉ về điểm bắt đầu của một lời sấm mới. Mặt khác, sự phân chia các chương cũng không phù hợp với từng lời sấm riêng rẽ. Phải tách rời các lời sấm bằng cách chú ý đến các hình thức đã được biết rõ về chúng (xem dưới đây). Cả ba lời sấm trong chương 5 đều được ban truyền vào cuối thời trị vì của vua Giê-rô-bô-am của Y-sơ-ra-ên (793-753 T.C.), cho một dân tộc mà sự thịnh vượng tương đối đã khiến họ không thể nghĩ rằng đất nước họ sẽ bị tàn phá đến độ không còn tồn tại nữa chỉ trong vòng một thế hệ mà thôi. Một cuốn Thánh

Kinh Từ Điển hoặc Thánh Kinh Đại Cương hay sách chú giải tốt sẽ giải thích những việc như thế cho bạn khi bạn đọc nó. Đừng tự gây trở ngại cho mình cách không cần thiết bằng cách không cần tham khảo các sách như thế.Vì việc tách riêng từng lời sấm truyền là một trong những chìa khóa để hiểu rõ các sách tiên tri, nên điều quan trọng là bạn phải biết các hình thức khác nhau mà các tiên tri đã dùng để viết các sấm truyền. Toàn bộ Kinh Thánh được soạn thảo bằng rất nhiều thể loại và hình thức văn chương. Cũng vậy, các tiên tri đã sử dụng nhiều loại hình văn chương để phục vụ cho những bức thông điệp được Đức Chúa Trời linh cảm cho họ. Các sách chú giải có thể nhận diện và giải thích các hình thức ấy. Trong các sách tiên tri, các thể loại văn chương phổ biến nhất là thể loại kiện tụng, lên án, rủa sả, ngăm đe, lời hứa (xem lại chương 1).C. ÁP DỤNG SỨ ĐIỆP TRONG BỐI CẢNH HIỆN TẠI :Nhiệm vụ giải kinh là phải đặt các Tiên Tri vào chính bối cảnh lịch sử của họ, và nghe được những gì Đức Chúa Trời muốn nói gì với dân Y-sơ-ra-ên qua họ, sau đó tìm hiểu Lời Đức Chúa Trời muốn phán gì cho chúng ta qua các sấm truyền thi ca linh cảm từng được truyền phán cho dân tộc của Ngài thời xưa. Thứ nhất, một khi chúng ta được nghe những gì Đức Chúa Trời đã phán dạy họ, dù hoàn cảnh của chúng ta có rất khác xa đi chăng nữa, chúng ta sẽ vẫn thường nghe lại chúng một lần nữa ngay trong các hoàn cảnh tình hình của chúng ta theo một cách khác. Ngày nay sự phán xét của Đức Chúa Trời vẫn luôn luôn chờ đợi những kẻ “bán kẻ nghèo lấy một đôi dép" (AmAm 2:6), hoặc lợi dụng tôn giáo làm chiếc áo choàng để che đậy lòng tham lam và sự bất nghĩa (EsIs 1:10-17), hoặc pha lẫn các tội thờ thần tượng hiện đại (như thái độ tự xưng là công chính) với Phúc Âm của Đấng Christ (OsHs 13:2-4). Các tội này cũng chính là các tội trong thời đại của Giao Ước Mới nữa.Nhưng ngoài các loại ứng dụng ấy ra, còn ba vấn đề khác cần được đề cập: một là phải cẩn trọng, một vấn đề nữa là về mối quan tâm và một vấn đề khác nữa là về sự lợi ích.1. Cần thận trọng về các lời tiên báo tương laiNgay từ đầu chúng ta đã lưu ý rằng công tác chính của các tiên tri không phải là báo trước tương lai xa. Lẽ dĩ nhiên là họ có tiên báo các biến cố tương lai, nhưng phần lớn là tương lai mà bây giờ đã trở thành quá khứ rồi. Nghĩa là họ nói về sự phán xét hay cứu rỗi sắp đến trong một tương lai tương đối rất gần với dân Y-sơ-ra-ên, chứ không phải là tương lai của chính chúng ta. Chúng ta phải thận trọng là muốn thấy lời tiên tri của các vị ứng nghiệm, chúng ta phải “nhìn lui trở lại” các thời kỳ mà đối với các vị là tương lai, nhưng đối với chúng ta thì đã là quá khứ. Nguyên tắc giảng kinh này cần được minh họa.

Về trường hợp các sứ điệp tiên tri vốn chú trọng vào một tương lai gần chứ không phải một tương lai xa, chúng tôi đề nghị bạn đọc một mạch các chương từ 25-39 của sách Ê-xê-chi-ên. Cần lưu ý là nhiều sấm ký trong khối lớn tài liệu này vốn liên quan đến số phận của các dân tộc khác chứ không phải là dân Y-sơ-ra-ên, tuy dân Y-sơ-ra-ên cũng được đề cập tới. Điều quan trọng là phải thấy rằng những gì Đức Chúa Trời nói về số phận của các dân tộc ấy và phần ứng nghiệm thì đã đến “chỉ trong vòng vài thập kỷ” sau khi các lời tiên tri ấy được công bố, nghĩa là phần lớn là trong thế kỷ thứ sáu T.C.. Lẽ dĩ nhiên là nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ cá biệt. Exe Ed 37:15-28 mô tả thời đại Tân Ước, và các phước hạnh mà Đức Chúa Trời sẽ đổ xuống trên Hội Thánh thông qua Đấng Mết-si-a. Nhưng phần lớn các lời tiên tri, kể cả những lời tiên tri trong hai chương 38 và 39 (hãy tra cứu một bộ sách chú giải về hai chương này) đều liên quan đến các thời kỳ về biến cố Cựu Ước.Quá nhiệt thành trong việc đồng hóa các biến cố Tân Ước với lời tiên tri Cựu Ước có thể dẫn tới nhiều hậu quả kỳ quặc. Câu trong EsIs 49:23 đề cập các vua “sẽ cúi mặt sát đất ở trước mặt ngươi” nghe ra khá giống với việc ba nhà thông thái đến viếng con trẻ Giê-xu (Mat Mt 2:1-11) để khuyến khích nhiều người cho rằng mấy lời này của Ê-sai ám chỉ Đấng Mết-si-a. Một lời lý giải như thế đã bỏ qua bối cảnh (cả các vua lẫn các hoàng hậu đều được đề cập; vấn đề của khúc sách này là việc phục hồi địa vị cho dân Y-sơ-ra-ên sau cuộc lưu đày), ý định (ngôn ngữ của lời sấm này nhằm chứng minh xứ Y-sơ-ra-ên sẽ rất được trọng vọng một khi Đức Chúa Trời đã phục hồi địa vị cho nó), văn phong (là thi ca biểu tượng, dùng hình ảnh các vua của các dân các nước tự xem họ là bà con cùng một vú nuôi với dân tộc Y-sơ-ra-ên, và liếm bụi đất dưới chân dân tộc ấy) và từ ngữ (Magi - các nhà thông thái là các nhà hiền triết/chiêm tinh gia, chứ không phải là các vua). Chúng ta phải thận trọng, đừng khiến cho các lời tiên tri, hay bất luận một thành phần nào trong Kinh Thánh nói những gì mà chúng ta thích cho là câu ấy muốn nói. Chúng ta phải lắng nghe điều mà “Đức Chúa Trời” muốn cho câu nói ấy.Lẽ dĩ nhiên là cũng phải lưu ý rằng một số các lời tiên tri về tương lai gần đã được đặt vào bối cảnh của một tương lai rộng lớn có tính lai thế, và nhiều khi dường như chúng đã bị hòa lẫn vào trong đó. Chúng tôi lại sẽ đề cập vấn đề này trong chương 13. Hiện tại, xin lưu ý lý do của việc ấy là Thánh Kinh vẫn thường nhìn thấy các hành động của Đức Chúa Trời trong lịch sử tạm thời trong viễn tượng của kế hoạch toàn diện của Ngài cho cả lịch sử nhân loại. Cho nên cái tạm thời phải được nhìn thấy trong viễn tượng của kế hoạch đời đời. Sự việc cũng giống như khi ta nhìn vào hai cái đĩa; cái nhỏ hơn nằm trong cái lớn hơn theo cách nhìn thẳng; rồi theo viễn cảnh của lịch sử nối tiếp nhau, việc trước đi trước, việc sau đi sau, nên theo cách nhìn trắc

diện (nhìn ngang) ta sẽ thấy là việc trước thật ra đã cách xa với việc sau.Như thế, trong các sách tiên tri, có một số sự việc có vẻ như thuộc vào số các biến cố cuối cùng của thời đại (thí dụ, Gio Ge 3:1-3; SoXp 3:8-9; XaDr 14:9). Nhưng những cuộc phán xét tạm thời thường được đề cập gắn liền với các biến cố cuối cùng ấy không thể cũng bị đẩy vào trong cái tương lai ấy.Ngoài ra chúng ta cũng cần lưu ý rằng ngôn ngữ lai thế theo bản tính thường có nghĩa bóng. Nhiều khi chính các hình bóng ấy diễn tả các biến cố sau cùng bằng ngôn ngữ của thi ca, nhưng không nhất thiết có ý định báo trước chính các biến cố ấy. Một thí dụ là trong Ê-xê-chi-ên Exe Ed 37:1-4 sử dụng ngôn ngữ đề cập sự sống lại của kẻ chết, một biến cố mà chúng ta biết là sẽ xảy ra vào lúc “kết thúc” của thời đại này; qua Ê-xê-chi-ên, Đức Chúa Trời đã tiên báo việc dân Y-sơ-ra-ên sẽ từ cuộc lưu đày Ba-by-lôn hồi hương vào thế kỷ thứ sáu (cc.12-14). Như thế, một biến cố mà đối với chúng ta đã là quá khứ rồi (như đã được mô tả trong E-xơ-ra Exo Er 1:1-2:68) đã được nói tiên tri theo nghĩa bóng bằng ngôn ngữ lai thế, dường như đó là một biến cố của ngày tận thế vậy.2. Lời tiên tri và ý nghĩa thứ haiMột số chỗ trong Tân Ước có những câu trích dẫn được bảo là từ Cựu Ước, nhưng dường như những khúc sách ấy trong Cựu Ước không đề cập điều mà Tân Ước cho là Cựu Ước đề cập. Nghĩa là những khúc sách như thế dường như vốn có ý nghĩa rõ ràng trong bối cảnh nguyên thủy của chúng trong Cựu Ước, nhưng lại được một tác giả Tân Ước dùng với ý nghĩa khác hẳn.Chẳng hạn, hai câu chuyện về cách thức Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên đã được cung cấp nước bằng phép lạ là khiến nước từ các tảng đá chảy ra trong sa mạc, một lần tại Rê-phi-đim (XuXh 17:1-7) và một lần tại Ca-đe (Dan Ds 20:1-13). Các câu chuyện này có vẻ khá đơn giản và rất rõ ràng trong các bối cảnh nguyên thủy của chúng. Nhưng trong ICo1Cr 10:4 dường như Phao-lô muốn đồng hóa từng trải đó của dân Y-sơ-ra-ên với cuộc gặp gỡ với Đấng Christ. Ông nói: “(Họ) uống một thứ uống thiêng liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ.” Trong cả hai câu chuyện trong Cựu Ước, đã chẳng hề có ý muốn nói bóng gió gì về một tảng đá có ý nghĩa gì khác hơn là một tảng đá. Phao-lô đã ban cho tảng đá một ý nghĩa thứ hai, đồng hóa nó với “Đấng Christ.” Ý nghĩa thứ hai này thường được gọi là sensus plenior (ý nghĩa đầy đủ hơn).Nhờ suy nghĩ, ta có thể thấy là Phao-lô đã dùng suy luận loại suy. Thật ra, ông ngụ ý nói rằng: “Với họ, tảng đá ấy giống như Chúa Cứu Thế đối với chúng ta - Ngài là một nguồn nâng đỡ, tiếp trợ theo đúng như cách mà những điều thuộc linh nâng đỡ, chu cấp cho chúng ta vậy.” Ngôn ngữ của Phao-lô trong mấy câu 2-4 vốn đầy nghĩa bóng. Ông muốn người Cô-rinh-tô hiểu rằng từng trải của dân Y-sơ-ra-ên trong sa mạc có thể được hiểu như có

nghĩa bóng, ám chỉ chính từng trải của họ với Chúa Cứu Thế, nhất là tại Bàn Tiệc Thánh.Ngày nay, chúng ta là các độc giả hiện đại rất khó có thể tự mình nhận thấy những điểm giống nhau này theo cách Phao-lô đã mô tả nó. Nếu Phao-lô không viết mấy lời trên đây, chúng ta có thể đồng hóa đám mây và biển với phép báp-tem (c.2) hoặc tảng đá với Chúa Cứu Thế (c.4) hay không? Nói khác đi, chúng ta có thể tự mình xác định một sensus plenior hay ý nghĩa thứ hai nào đến một mức độ chắc chắn nào đó hay không? Câu trả lời là không. Đức Thánh Linh đã cảm thúc Phao-lô để viết về một mối liên hệ tương tự giữa dân Y-sơ-ra-ên trong sa mạc với sự sống trong Chúa Cứu Thế mà chẳng cần phải theo các quy luật thông thường nào về bối cảnh , ý định , bút pháp và chữ nghĩa cả (xem mục Tiên Tri Là Người Tiên Báo Tương Lai ở phần trên). Đức Thánh Linh đã hướng dẫn Phao-lô mô tả sự kiện dân Y-sơ-ra-ên đã nhận được nước từ những tảng đá nhiều hơn một lần bằng thứ ngôn ngữ theo nghĩa bóng và không bình thường là có một tảng đá đã “đi theo” họ. Nhiều chi tiết khác nữa trong ngôn ngữ mô tả mà Phao-lô dùng trong 10:1-4 (những từ ngữ không theo nghĩa đen như “tổ phụ chúng ta” trong câu 1 và “thứ ăn thiêng liêng” và “thứ uống thiêng liêng” (cc 3-4) đều cũng rõ ràng là bất bình thường như thế.Tuy nhiên, chúng ta không phải là các trước giả được linh cảm để viết Kinh Thánh. Chúng ta không được phép làm điều mà Phao-lô đã làm. Các mối liên hệ theo nghĩa bóng mà ông đã được linh cảm để tìm ra giữa Cựu Ước và Tân Ước là đáng tin cậy. Nhưng chẳng thấy có chỗ nào trong Kinh Thánh dạy chúng ta rằng: “Hãy đi và làm giống như thế.” Cho nên nguyên tắc là: Sensus plenior (ý nghĩa đầy đủ hơn ) là một chức năng của sự linh cảm , chứ không phải là của sự soi sáng . Cùng một Đức Thánh Linh đã linh cảm một tác giả Cựu Ước viết ra một số từ ngữ hay khúc sách nào đó, có thể linh cảm một tác giả Tân Ước bỏ qua việc tôn trọng bối cảnh, ý hướng, bút pháp và chữ nghĩa thông thường để đồng nhất hóa số từ ngữ hoặc khúc sách đó để cho nó có thêm một ý nghĩa thứ hai. Nhưng chúng ta không phải là những tác giả được linh cảm. Chúng ta chỉ là các độc giả được soi sáng. Linh cảm là động cơ thúc đẩy nguyên thủy để trước tác Kinh Thánh theo cách thức nào đó. Soi sáng là cái nhìn thông tuệ để hiểu điều các tác giả Kinh Thánh đã viết. Chúng ta không thể viết lại hay tái định nghĩa Kinh Thánh viện lẽ là mình đã được soi sáng. Chúng ta chỉ có thể tin nhận được một sensus plenior đến một mức độ nào sau khi đã có sự kiện xảy ra mà thôi. Một sự việc không thể được nhận diện quả quyết như là một sensus plenior từ Cựu Ước do chúng ta tự quyền quyết định, trừ phi khi sự việc đã được nhận diện là một sensus plenior trong Tân Ước.Các sách nghiên cứu Kinh Thánh, sách giải nghĩa, Thánh Kinh Đại Cương

và các bản dịch Kinh Thánh có những cột hướng dẫn tham cứu đều có xu hướng chỉ ra những khúc sách tiên tri trong Cựu Ước có một ý nghĩa thứ hai trong Tân Ước. Một số thí dụ tiêu biểu, nơi Tân Ước có thêm một ý nghĩa thứ hai là: Mat Mt 1:22-23 (Exe Ed 7:14) 2:15 (OsHs 11:1) 2:17-18 (Gie Gr 31:15) GiGa 12:15 (XaDr 9:9).Chúng ta chỉ cần lấy một trong những trường hợp trên đây để minh họa cho hiện tượng về ý nghĩa thứ hai đã được gán cho một khúc sách tiên tri: Mat Mt 2:15. Trong OsHs 11:1 chúng ta đọc thấy: “Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu , ta yêu dấu nó (và ) ta đã gọi con trai ta ra khỏi Ai Cập .”Trong sách Ô-sê, bối cảnh là việc dân Y-sơ-ra-ên được cứu khỏi Ai Cập nhờ biến cố Xuất Ai Cập. Ý định là muốn chứng minh thế nào Đức Chúa Trời đã yêu mến dân Y-sơ-ra-ên chẳng khác gì yêu mến chính con trai của Ngài vậy. Văn phong là phép song đối đồng nghĩa trong thi ca theo đó “con trai ta” được buộc chặt với dân Y-sơ-ra-ên. Cách dùng chữ là theo nghĩa bóng: chẳng có gì để thắc mắc trong việc dân Y-sơ-ra-ên đã được nhân cách hóa thành một “con trai” trong câu này. Ngôi thứ hai trong Thượng Đế Ba Ngôi, là Chúa Cứu Thế đã không được đề cập bằng ý nghĩa “rõ ràng” trong câu Kinh Thánh này.Nếu chúng ta không có câu Mat Mt 2:15 trong Kinh Thánh của mình, có lẽ chúng ta sẽ không xem câu này trong sách Ô-sê như là một lời tiên tri chỉ Chúa Giê-xu người Na-xa-rét. Nhưng Ma-thi-ơ vốn có điều mà chúng ta không có. Ông có được uy quyền linh cảm từ cùng một Đức Thánh Linh đã cảm thúc Ô-sê viết ra OsHs 11:1. Cùng một Đức Thánh Linh ấy đã cảm thúc ông quyết định rằng lời lẽ mà Ô-sê đã dùng có thể được tái sử dụng trong một bối cảnh, ý định, bút pháp và kết hợp với một số lời lẽ (từ ngữ, chữ nghĩa) khác đề cập Đấng Mết-si-a. Đức Thánh Linh đã “đặt” những lời, những chữ chọn lọc đó trong sách Ô-sê để chúng có thể sẵn sàng được tái sử dụng kết hợp với các biến cố trong cuộc đời của Chúa Giê-xu. Ma-thi-ơ đã không áp dụng các từ ngữ này cho Chúa Giê-xu căn cứ vào một nguyên tắc hay một tiến trình giải kinh hay giảng kinh tiêu biểu nào cả. Thay vào đó, ông chỉ lấy các từ ngữ ấy từ bối cảnh nguyên thủy của chúng và “cho” chúng một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ. Ông có thẩm quyền để làm việc ấy. Chúng ta chỉ có thể đọc và tán thưởng điều ông đã làm. Tuy nhiên, chúng ta không thể tùy tiện làm công việc như vậy đối với bất kỳ một khúc sách nào cả.3. Tin và sốngThông qua các sách tiên tri, Đức Chúa Trời kêu gọi dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đời xưa giữ thế cân bằng giữa niềm tin đúng và hành động đúng. Dĩ nhiên đó cũng chính là sự quân bình mà Giao Ước đòi hỏi (Gia Gc 1:27; 2:18; Eph Ep 2:8-10). Điều Đức Chúa Trời muốn nơi dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa cũng là điều Ngài muốn nơi chúng ta. Các sách tiên tri có thể được dùng như những

lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là phải quyết định thực hành giao ước của Ngài. Với những ai vâng giữ các điều kiện của Giao Ước Mới (yêu mến Đức Chúa Trời và yêu mến người lân cận mình) thì kết quả đời đời, cuối cùng sẽ là phước hạnh, mặc dầu có thể họ không nhận được chúng trong đời này. Đối với những kẻ không tuân giữ, thì hậu quả sẽ chỉ có thể là sự rủa sả, bất chấp những kẻ ấy có được sống sung sướng đến đâu trên đất này. Lời cảnh cáo trong MaMl 4:6 vẫn còn hiệu lực.

II. CÁC BƯỚC CĂN BẢN ĐỂ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu một sách tiên tri có thể dường như là điều khó khăn. Thật không phải dễ đọc một sách tiên tri thông suốt từ đầu đến cuối. Phần đông người đọc sách tiên tri thấy rằng thật khó tìm ra bố cục rõ ràng. Chủ đề dường như thay đổi luôn. Ngôn ngữ thường là thi ca và biểu tượng. Thời gian thay đổi từ quá khứ, đến hiện tại, đến tương lai; đôi khi ngay trong cùng một đoạn. Những khải tượng, phần tường thuật và phần tiên tri trộn lẫn nhau, không có một trình tự rõ ràng nào. Thường thật khó tìm thấy một sự sắp đặt về niên đại.Đó là một số trong những khó khăn trong việc nghiên cứu một sách tiên tri. Nó có vẻ như thể chúng ta đang đi vào một khu rừng hoang! Chúng ta tìm đường như thế nào?Các bước căn bản trong việc nghiên cứu một sách tiên tri gồm:1. Tìm những thông tin (chỉ dẫn ) về niên đại và địa điểm : Những thông tin sơ khởi này thường ở đầu sách. Tìm ra càng nhiều càng tốt về bối cảnh lịch sử (từ các sách Các Vua, Sử Ký...)2. Tìm những thông tin về đời tư của các nhà tiên tri , sự kêu gọi và kinh nghiệm của họ về Đức Chúa Trời : Những thông tin này có khi có ngay trong sách tiên tri. Nhưng cũng có khi cần tham khảo trong các sách Các Vua, Sử ký...3. Đọc lướt qua cả sách : Tìm những chỉ dẫn khác về bối cảnh lịch sử, tình huống lúc đó và những điểm nhấn mạnh chính của nhà tiên tri.Bước này trong thực tế được lập đi lập lại nhiều lần, mỗi lần tìm những phương diện khác nhau. Mỗi lần đọc, bạn sẽ tìm thấy điều mới nào đó trong ánh sáng của những bước khác mà bạn thực hiện.4. Tìm những chỉ dẫn về kết cấu của sách : Những chỉ dẫn này không phải luôn luôn dễ tìm. Có khi những lời tiên tri được sắp xếp theo thứ tự niên đại (Ê-xê-chi-ên). Có khi sẽ có một nhóm những lời tiên tri nhắc lại với các nước ngoại bang (ví dụ Gie Gr 46:51). Có khi có một tường thuật lịch sử (như EsIs 36:1-39:8). Có khi có một loạt những khải tượng (như AmAm 7:1-9:15; XaDr 1:1-6:15), có khi không có những chỉ dẫn rõ ràng , nhưng sự nghiên cứu cẩn thận có thể tìm ra một đề tài căn bản.

Việc nghiên cứu kết cấu giúp cho chúng ta thấy một bức tranh tổng quát về sách và các phần của nó, khiến dễ nắm và dễ nhớ hơn, dồng thời cũng giúp chúng ta thấy những điểm nhấn mạnh chính của nhà tiên tri - những gì ông bao hàm, những gì ông bỏ qua, cách ông sắp xếp nó - cũng giúp chúng ta nắm được những điểm chính của sứ điệp của ông ta.5. Tìm những chủ đề quan trọng và những câu chìa khóa : Những chủ đề hiển nhiên sẽ xuất hiện cách rõ ràng. Những chủ đề khác có thể cần được khám phá bằng sự quan sát kỹ hơn. Có thể câu nhất định nào đó sẽ nổi bật như những tóm lược của các chủ đề này. Có thể được, cần thuộc lòng những câu chìa khóa để dễ ghi nhớ các chủ đề.6. Tóm tắt của chủ đề chính và sứ điệp của sách : Đến đây có thể tóm tắt sách một cách toàn thể. Chỉ ra những chủ đề chính của nó và sứ điệp tổng quát của nhà tiên tri, trong bối cảnh lịch sử của nó.Sáu bước trên đây sẽ cho chúng ta nắm cách căn bản bất cứ sách tiên tri nào. Ngoài ra để nghiên cứu một sách tiên tri, chúng ta cũng cần thực hiện thêm những bước khác, chẳng hạn:7. So sánh những chủ đề chính và sứ điệp của sách với các tiên tri khác và các phần khác của Kinh Thánh : Đây là việc làm sẽ đưa ra nhiều tia sáng cả sách mà chúng ta đang nghiên cứu, lẫn các sách khác.8. Nghiên cứu chi tiết các phần , chương hoặc đoạn , đặc biệt của sách : Trong phần còn lại của loạt bài này, chúng ta sẽ lược khảo các sách tiên tri trong Cựu Ước, theo Kinh Điển Hy Bá và theo thứ tự lịch sử, nghĩa là theo niên đại. Chúng ta sẽ bắt đầu với sách A-mốt, vì lời tiên tri của ông là sớm nhất trong các lời tiên tri thành văn.

SÁCH TIÊN TRI A-MỐT

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ A-mốt quê quán ở Thê-cô-a, một thị trấn nhỏ, cách Giê-ru-sa-lem khoảng mười hai dặm về phía Nam. Ông vốn không phải là nhà tiên tri hay con trai của một nhà tiên tri (AmAm 7:14). Ông cũng không phải là thầy tế lễ hay một người của trường các tiên tri. Ông vốn là người chăn chiên và săn sóc những cây vả rừng. Chắc ông vốn có học thức, vì sách ông viết chứng tỏ ông có văn tài. Có lẽ ông từng đi xa, đi nhiều để bán lông chiên. Các địa điểm ông đề cập có lẽ là những nơi ông từng đặt chân đến.Trong sách A-mốt, chúng ta thấy một trong nhiều trường hợp trong Kinh Thánh, về việc Đức Chúa Trời kêu gọi một người lúc người ấy đang bận rộn với công việc hằng ngày của mình (1:1) Đức Chúa Trời đã kêu gọi A-mốt lúc ông đang cầm cây gậy chăn chiên trên tay, để sai ông đi ra tập họp dân sự đang bị tan lạc của Ngài. Nên nhớ là Đa-vít đang chăn chiên và Ghê-đê-

ôn thì đang ở tại sân đạp lúa, khi được Đức Chúa Trời sai phái.Tại miền cao nguyên hoang vu xa hơn Thê-ca-a, A-mốt đã trực tiếp được Đức Chúa Trời huấn luyện để trở thành nhà tiên tri. Tác phẩm thật đẹp của ông đầy dẫy những hình ảnh về miền núi non quê nhà của ông. Cũng như Đa-vít, ông từng chiêm ngưỡng các vì sao và nhìn xa hơn nữa để trông thấy Đấng đã tạo ra chúng. Ông không phải là người ở tại triều đình như Ê-sai, cũng không phải một thầy tế lễ như Giê-rê-mi, mà chỉ là một công nhân tầm thường. Tuy được sinh trưởng trong xứ Giu-đa, ông lại nói tiên tri tại xứ Y-sơ-ra-ên và về người Y-sơ-ra-ên.A-mốt không phải là nhà tiên tri duy nhất thời mình. Đức Chúa Trời đã phái rất đông đảo các sứ giả đến để cứu dân Ngài khỏi sự hủy diệt họ phải đương đầu, không tránh né vào đâu được. Thuở thiếu thời, chắc ông từng biết Giô-na, và có lẽ cả Ê-li nữa. Ô-sê là bạn đồng công với ông. Chắc hai người đã biết rõ nhau. Có lẽ họ cũng từng cộng tác với nhau trong các chiến dịch truyền đạo. Lúc công tác của A-mốt sắp chấm dứt, thì Ê-sai và Mi-chê xuất hiện. Lúc còn trẻ, hai nhân vật này chắc từng được nghe A-mốt giảng đạo nhân một vòng đi truyền giáo của ông. Hai nhà tiên tri trẻ tuổi ấy chắc đã lãnh hội được nhiều điều từ con người vô địch đó của Đức Giê-hô-va.A-mốt nói tiên tri lúc Ô-xia ngự trên ngôi Giu-đa và Giê-rô-bô-am II làm vua Y-sơ-ra-ên. Đó là một thời kỳ thịnh vượng. Biên cương của vương quốc thời Đa-vít lại được thâu hồi. Tiền bạc vào như nước, và quân đội chiến thắng khắp nơi. A-mốt và Ô-sê nói tiên tri cho xứ Y-sơ-ra-ên (vương quốc miền Bắc), còn Ê-sai và Mi-chê hành chức tại vương quốc Giu-đa ở miền Nam.Dưới thời hai nhà vua vừa kể trên, hai vương quốc đều đạt tới tột đỉnh thịnh vượng (IISu 2Sb 26:1-23 và IIVua 2V 14:25). A-sy-ri vẫn chưa dấy lên như một cường quốc đi chinh phục thế giới. Ý nghĩa về một số phận khủng khiếp sắp xảy đến cho vương quốc họ là điều dường như hoàn toàn không thể nào có được đối với người Y-sơ-ra-ên. Họ đang được vui hưởng thái bình. Các lân quốc đều không đủ mạnh để gây rắc rối cho họ (AmAm 6:1-13). Họ chỉ nghĩ đến vui chơi và hưởng thụ (2:6-8; 5:11, 12; 6:4-6). Đức Chúa Trời cố đánh thức dân Ngài để họ cảm biết cơ nguy sắp xảy đến, cho nên Ngài phái hai chứng nhân đến, đó là Ô-sê và A-mốt.A-mốt hết sức kính sợ Đức Chúa Trời đến nỗi ông không còn sợ ai nữa cả. Một học giả hiện đại khảo cứu về A-mốt, người chăn chiên ở Thê-cô-a đã tuyên bố: “A-mốt rao truyền một thông điệp vượt trước thời đại ông rất xa đến nỗi hầu hết nhân loại và một số đông người trong cả Cơ-đốc giáo vẫn chưa theo kịp ông.” Những lời lẽ táo bạo của ông vốn có từ tám trăm năm trước Chúa chúng ta.Nhưng sự can đảm ấy vẫn không được cả dân Y-sơ-ra-ên thời đó, lẫn người

của thời đại chúng ta ngày nay chú ý. Lẽ dĩ nhiên là bạn sẽ nhận thấy trong số các tội ác mà A-mốt tố cáo, có một vài tội cũng giống y như các tội ác đang lộng hành ngày nay. Ở đây, bạn nghe giọng ông cất lên chống lại sự vô độ, theo một ý nghĩa rộng rãi hơn việc chỉ uống rượu quá chén rất nhiều. Nếu ông phải nói tiên tri trước nhất là cho thời đại này của chúng ta, giọng ông chắc phải cất lên như sấm sét để chống lại sự lạm dụng các việc làm cứ ngày càng tăng thêm trong sự vô độ chưa từng thấy, cũng chưa ai có thể tưởng tượng nổi, mà nếu nếp sống xa họa của người Y-sơ-ra-ên đã đẩy họ vào. Nhưng lời lẽ của A-mốt đã vạch trần nguyên nhân thầm kín của tất cả những tội lỗi ấy: đó là vì các con cái Y-sơ-ra-ên đã từ bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va, và không tuân giữ các giới mạng Ngài. Một khi chúng ta học tập tuân giữ luật pháp của Đức Chúa Trời, thì đồng thời, chúng ta cũng tôn trọng luật pháp của quốc gia mình nữa. Bí quyết để giữ trọn luật pháp của Đức Chúa Trời là tình yêu thương.Qua sách A-mốt, chúng ta thấy A-mốt là người khiêm nhu - Ông không hề giấu diếm gì về gia tư của mình; A-mốt là người khôn ngoan - Ông không giảng “trên đầu” dân chúng; A-mốt là người khéo léo - Ông được dân chúng chú ý bằng cách kết án các kẻ thù của họ trước; A-mốt là người bất khuất - Ông không nói cho êm tai người ta, mà dám nói sự thật; A-mốt là người tận trung - Thông điệp của ông là “Đức Giê-hô-va phán.”Chàng mục tử trẻ tuổi, chất phác A-mốt rất thành thật thẳng thắn về chính mình, khiến người nghe ông cảm thấy hết sức thoải mái. Ông luôn luôn dùng vai mình để húc thẳng (AmAm 1:2). Ông đã không khiếm khuyết cả trong việc nói thẳng với chính Giê-rô-bô-am II những điều vua ấy phải làm. Đức Chúa Trời cần một người can đảm truyền rao thông điệp của Ngài, và A-mốt đã không phụ lòng Ngài. Dân Y-sơ-ra-ên cần có một nhà tiên tri dám đập tan những miếng vảy cá trong mắt họ, để cho họ biết các hậu quả chắc chắn cho việc họ thờ thần tượng mà ra, và A-mốt đã vạch trần cả hai điều ấy mà không hề sợ hãi: Đức Chúa Trời ghê tởm tội lỗi. Tội lỗi phải bị trừng phạt. Người phạm tội “phải đau khổ”Giê-rô-bô-am đã đưa dân Y-sơ-ra-ên lên đến tột đỉnh quyền thế. Vương quốc được cường thịnh và hoà bình với các kẻ thù. A-mốt biết rằng nếu ông rao truyền bức thông điệp của Đức Chúa Trời, ông sẽ trở thành người thất nhân tâm nhất, và thiên hạ sẽ bảo ông là kẻ réo gọi cho tai họa giáng xuống.Khi đối diện với Gô-li-át, chắc Đa-vít cũng không can đảm hơn A-mốt lúc ông đứng trước mặt Giê-rô-bô-am, kẻ thờ hình tượng, “người khiến cho Y-sơ-ra-ên phạm tội.” Hãy lắng nghe ông trong một vài cách nói độc nhất vô nhị của ông. A-mốt đã nói tiên tri rằng: “Kẻ giương cung sẽ chẳng đứng vững được” (2:15;). Các cung thủ thiện chiến của Giê-rô-bô-am vốn có thói quen áp sát kẻ thù. Họ chẳng bao giờ lùi bước. Thật dại dột biết bao khi bảo

rằng các cung thủ bách phát bách trúng của Y-sơ-ra-ên không đứng vững được dù là nơi nào, lúc nào! A-mốt nói tiếp: “Kẻ có chân lẹ làng sẽ chẳng lánh khỏi được” sao? Bảo rằng những kẻ chạy bộ nhanh nhẹn trong dân Y-sơ-ra-ên lại dùng tốc độ của họ để chạy trốn khỏi bãi chiến trường chăng? Phải chăng nhà tiên tri hỗn láo ấy đã điên rồi? Vị sứ giả lại thét lên như sấm “Người cỡi ngựa sẽ không thế cứu mình” Trên toàn thế giới, chẳng hề có những kỵ sĩ nào giống như đoàn kỵ binh bất khả chiến bại của Giê-rô-bô-am.Lời lẽ của A-mốt đạt đến tuyệt đỉnh trong câu này: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Như kẻ chăn chiên chỉ gỡ được hai giò hay một tai ra khỏi họng sư tử, thì những con cái Y-sơ-ra-ên, là những kẻ ngồi tại Sa-ma-ri nơi góc giường và trên thảm của Đa-mách, cũng sẽ được cứu cách như vậy” (3:12). Câu nói nghe như một lời chế giễu. Một quốc gia Y-sơ-ra-ên hùng cường, mà lại bị ví với một con chiên khốn nạn - hay đúng hơn là những mảnh vụn của một con chiên khốn nạn bị sư tử ăn thịt.Thế nhưng đó quả là chuyện đã xảy ra. Trong vòng không đầy năm mươi năm, xứ Y-sơ-ra-ên hoàn toàn bị tiêu diệt, và số người còn sống sót đáng thương không được cả cái tình trạng như chiếc giò con chiên được kéo ra khỏi hàm kẻ cắn xé. Đó là bức tranh về sự ghê tởm tội lỗi của Đức Chúa Trời.Trả lời cho tất cả các câu hỏi tại sao các đại đế quốc đều sụp đổ, lời đáp lại luôn luôn là tội. Nguyên nhân bí mật khiến một vĩ nhân thảm bại là tội. Mong rằng A-mốt có thể giúp bạn thấy rõ tội lỗi trong ánh sáng đích thực của nó. Nếu một chiếc tàu chạy ngoài biển mà đi sai đường, sẽ có gì xảy ra? Phải, sẽ có một rắc rối nào đó, mà kết cuộc sẽ là một vụ đắm tàu nhưng một thuyền trưởng cố ý thực hiện một chuyến đi sai thì thế nào? Chắc tâm trí ông ta phải có điều gì bất ổn. Cho nên chẳng có gì để ngạc nhiên khi có những nhà tiên tri như A-mốt truyền rao lời cảnh cáo rõ ràng cho dân chúng về con đường sai lạc của tội lỗi.

II. SỨ ĐIỆP TIÊN TRI A-MỐT A. RAO TRUYỀN SỰ PHÁN XÉT CÁC NƯỚC (A-mốt 1-2) Người truyền đạo nhà quê chất phác ấy đã bỏ nhà tại xứ Giu-đa, đi ba mươi sáu cây số đến Bê-tên thuộc vương quốc miền Bắc, để giảng dạy cho vương quốc Y-sơ-ra-ên. Tại sao Đức Chúa Trời lại sai ông đến Bê-tên? Chắc chắn là Giê-ru-sa-lem cũng cần đến chức vụ của ông. Nhưng Đức Chúa Trời muốn cho người Y-sơ-ra-ên phải được nghe một lời cảnh cáo mạnh mẽ. Bê-tên là kinh đô tôn giáo của vương quốc miền Bắc. Tại đó, người ta thờ hình tượng. Họ đã thờ lạy con bò vàng thay vì Đức Giê-hô-va. Dân chúng cảm

thấy không cần phải được nghe giảng dạy (IVua 1V 12:25-33).A-mốt bắt đầu giảng dạy cho các đám đông đang tụ tập tại Bê-tên, vì hôm ấy là ngày thánh lễ, bằng cách rao ra sự phán xét của Đức Giê-hô-va đối với sáu lân quốc: Đa-mách (Sy-ri), Ga-xa, Ty-rơ, Ê-đôn, Am-môn, và Mô-áp. Rồi ông lui gần lại để công bố sự phán xét chống lại Giu-đa (AmAm 2:4) và chống lại chính xứ Y-sơ-ra-ên (2:6), rồi cuối cùng là chống lại toàn dân (3:12). Cách nhập đề của A-mốt thật khôn khéo. Chúng ta luôn luôn muốn nghe về số phận không may của kẻ thù mình. Riêng về số phận của chính mình, thì thật là khó chấp nhận, nhưng chúng ta vẫn bị bắt buộc phải chấp nhận.Khi dân chúng nghi ngờ uy quyền của ông. A-mốt nêu ra một loạt, một loạt bảy câu hỏi để chứng tỏ Đức Giê-hô-va đã tiết lộ điều bí mật của Ngài cho ông. Do đó, ông phải nói tiên tri (3:3-8). A-mốt tố cáo tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên rõ ràng hơn là Ô-sê (2:1-16). Ông nói về nếp sống dễ dãi và vô tâm, về sự xa hoa của họ, việc họ áp bức kẻ nghèo, họ nói dối, lường gạt, và tệ hại hơn hết là sự giả hình của họ trong việc thờ phượng. Đức Giê-hô-va buồn lòng vì dân Ngài không chịu chú ý đến những lời cảnh cáo của Ngài “Dầu vậy, các ngươi không chịu trở lại cùng ta” (4:6). Sau đó là lời mời: “Hãy tìm kiếm ta, thì các ngươi sẽ sống” (5:4).Sách A-mốt được bắt đầu bằng lời phán xét các lân quốc của Y-sơ-ra-ên.Đa-mách bị ngăm dọa vì nó đã xâm lăng Y-sơ-ra-ên (1:3; IIVua 2V 10:32, 33).Ga-xa và Ty-rơ bị phán xét vì đã liên minh với Ê-đôm trong việc xứ ấy xâm lấn Giu-đa (AmAm 1:6, 9; IISu 2Sb 21:16,17; 28:18).Ê-đôm bị phán xét vì cứ tiếp tục thù nghịch (AmAm 1:11, đối chiếu với ApOv 1:10-12).Am-môn bị phán xét vì tấn công Ga-la-át (AmAm 1:13).Mô-áp bị phán xét vì cớ những việc làm theo ngoại đạo (2:1, IIVua 2V 3:27).Giu-đa bị phán xét vì khinh thường luật pháp của Đức Chúa Trời (AmAm 2:4; IISu 2Sb 3:19; IIVua 2V 25:9).Y-sơ-ra-ên bị phán xét vì sự bất nghĩa (AmAm 2:6; IIVua 2V 17:17-23).Các quốc gia trên thế giới, dầu có hùng cường đến mức nào đi nữa, vẫn không thể thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời. Chính Ngài dấy các vương quốc lên và hạ xuống. Quyền thế lẫy lừng của các Pha-ra-ôn đã biến thành hư vô. Nã-phá-luân tưởng mình sẽ thống trị thế giới, nhưng lại bị cầm tù, trên đảo Saint Helana. Vị hoàng đế thiết lập đế quốc La-mã tưởng mình có thể hành động bất chấp Đức Chúa Trời, nhưng chẳng bao lâu đã bị triệt hạ. Trong trận Thế Chiến II, nhiều kẻ cầm quyền tưởng họ có thể tận diệt được tuyển dân của Đức Chúa Trời để thống trị cả thế giới, nhưng những kẻ

ngăn trở kế hoạch tối hậu của Đức Chúa Trời bao giờ cũng bị hạ xuống. Thi Tv 2:1-12.B. SỰ PHÁN XÉT Y-SƠ-RA-ÊN (A-mốt 3-6) A-mốt được kêu gọi để nói về một sự trừng phạt nào đó (AmAm 3:1-15). Nếu loài người cứ chối bỏ lời cảnh cáo vẫn được nhắc đi nhắc lại của Đức Chúa Trời, họ sẽ bị hình phạt (5:1-27). A-mốt bảo người Y-sơ-ra-ên là tham lam, bất nghĩa, ô uế và phàm tục (2:6-12), và họ viện lẽ mình là tuyển dân của Đức Chúa Trời để tự bào chữa (3:2). Ông nhắc nhở họ rằng điều đó càng khiến họ nặng tội thêm. Người Y-sơ-ra-ên thấy mối liên hệ giữa họ với Đức Chúa Trời một cách khác hẳn. Họ cho đó chỉ là một việc có tính cách hình thức bề ngoài. Họ khoe khoang họ là tuyển dân nên sẽ chẳng có điều tai họa nào thật sự giáng trên họ được. Chúng ta thấy nhiều kẻ tự xưng là Cơ-đốc nhân ngày nay cũng sa vào cùng một trường hợp nguy hiểm đó. Họ tưởng cứ làm thuộc viên tín đồ của một chi hội là được cứu rỗi. Họ tưởng Đức Chúa Trời đang ban đặc ân cho họ, thì Ngài không thể nào kết tội họ (5:21, 23, 24).Thoạt tiên, Đức Chúa Trời trừng phạt các tội lỗi của sáu nước láng giềng của Y-sơ-ra-ên. Rồi nhà tiên tri chuyển sang Giu-đa và Y-sơ-ra-ên. Tội của Giu-đa là chống lại luật pháp của Đức Chúa Trời, biểu lộ bằng việc thờ hình tượng. Chỉ đến thời gian bị lưu đày, người Do Thái mới hoàn toàn thoát khỏi tội đó. Sự trừng phạt xứ Giu-đa được ứng nghiệm khi Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy thành Giê-ru-sa-lem (2:5).A-mốt cũng kết án Y-sơ-ra-ên. Y-sơ-ra-ên là một tuyển dân. Họ biết luật pháp của Đức Chúa Trời. Do đó, tội họ cũng nặng hơn. A-mốt vạch rõ việc họ thi hành luật pháp một cách bất công. Họ “bán người công nghĩa để lấy bạc.” Ông kể ra cách áp bức gian ác của họ. Họ đã quên mất sự công nghĩa. Kẻ giàu thì tàn ác, và muốn thấy người nghèo bị áp bức. Ngay giữa vòng các Cơ-đốc nhân ngày nay, người ta vẫn coi trọng tiền bạc hơn tính tình. Trong Hội Thánh, không có gì nguy hiểm hơn là trao quyền hành, thế lực cho những người có của cải mà không phải là những Cơ-đốc nhân thận trọng, chăm lo việc Chúa.A-mốt gọi phụ nữ thời ông là “bò cái của Ba-san”, vì họ chỉ lo sống xa hoa, vui chơi mà thôi. (4:1). Đó là bức tranh nhà tiên tri dùng mô tả những người đàn bà tàn ác, vô tâm, không biết suy nghĩ. Ông ví họ với những con bò cái nặng nề, lì lợm, sẵn sàng giày đạp lên tất cả những gì dưới chân để tìm cái ăn cho no bụng.Cả đến các của lễ và lễ lạc có tính cách tôn giáo của dân chúng cũng trở thành điều đáng ghê tởm. Đức Chúa Trời phán: “Ta ghét những kỳ lễ của các ngươi” (5:21). Khi hành hương từ Ghinh-ganh đến Bê-tên, họ chỉ gây thêm tội lỗi mà thôi, bởi vì đó chỉ là hình thức bề ngoài, pha lẫn với việc thờ

hình tượng (5:4-6). Đức Chúa Trời đòi hỏi cách ăn nết ở xứng đáng với chính Ngài, chớ không phải là các của lễ rỗng tuếch, vô nghĩa. A-mốt kêu gọi họ hãy chú ý đến việc Đức Chúa Trời đã gây ra nắng hạn, tai họa, và động đất, nhưng họ vẫn không chịu ăn năn.Phải, trước khi trừng phạt, Đức Chúa Trời luôn luôn cảnh cáo, và mở một lối thoát. Ngài tố giác tội lỗi, đồng thời, cũng đề nghị một phương thuốc chữa trị tội lỗi. Việc dân Y-sơ-ra-ên cứ bỏ qua những lời cảnh cáo đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đã đưa họ đến chỗ phải nhận lấy sự đoán phạt của Đức Chúa Trời (5:1-27). Nếu dân Y-sơ-ra-ên biết tìm cầu Đức Giê-hô-va, thì “Ngày của Đức Giê-hô-va” được đề cập trong 5:20 chắc là không giáng trên họ. Nhưng họ đã không tìm cầu Ngài, nên vào ngày đó, các chiến sĩ A-sy-ri đã đổ ập đến.C. NHỮNG KHẢI TƯỢNG 1. Những khải tượng về sự đoán phạt Y-sơ-ra-ên:A-mốt nói về sự đoán phạt sắp giáng trên dân y-sơ-ra-ên trong năm khải tượng.(1) Cào cào cắn xé, 7:1-3Trong khải tượng đầu tiên, nhà tiên tri thấy những cánh đồng xanh và “Nầy, Ngài (Đức Chúa Trời) làm nên những cào cào ... cắn nuốt cỏ” A-mốt cầu nguyện: “Gia-cốp há có thể đứng được sao?” (nghĩa là: Ai sẽ giải thoát cho Y-sơ-ra-ên?). Đức Chúa Trời đáp: “Điều đó (nạn đói) sẽ không xảy ra đâu.”(2) Lửa thiêu nuốt, 7:4-6Trong khải tượng này, ông thấy một ngọn lửa khủng khiếp đến nỗi hút cạn cả nước và hầu như thiêu hủy cả đất nữa. A-mốt cầu nguyện “Gia-cốp há có thể đứng được sao?) Đức Chúa Trời đáp: “Điều đó (lửa) cũng sẽ không xảy đến”.(3) Dây chuẩn mực, 7:7-11Trong khải tượng nầy, A-mốt thấy Đức Chúa Trời đo thành phố để phá hủy đi. Việc đo đạc đó cho thấy dân Y-sơ-ra-ên đã bị sai lệch quá xa như thế nào. Lần này, A-mốt không còn lòng dạ nào để cầu nguyện nữa. Dân Y-sơ-ra-ên chắc chắn phải bị đoán phạt: “Ta sẽ không còn đi qua nó nữa”.(4) Giỏ trái cây mùa hạ, 8:1-14“Trái cây mùa hạ” trong khải tượng thứ tư ám chỉ những vật “chẳng bao lâu sẽ bị hư thối”. Giỏ trái cây phơi bày sự thật đáng buồn là dân Y-sơ-ra-ên cũng như một giỏ trái cây chín quá độ, bề ngoài trông rất đẹp đẽ nhưng bên trong đã bị hư thối. Dân tộc phạm tội đã “chín muồi” cho sự đoán phạt.(5) Chúa đứng gần bàn thờ, 9:1-10Khải tượng cuối cùng cho thấy Đức Chúa Trời đứng bên bàn thờ, dạy A-mốt đập nát các ngạch cửa rồi rải các mảnh vụn trên đầu dân chúng. Toàn thể số người đang thờ phượng sẽ bị tan lạc, và bị giết bằng gươm. Việc này ám chỉ

sự tan lạc cuối cùng. Các khải tượng kết thúc bằng sự đoán phạt nhưng Đức Chúa Trời chấm dứt quyển sách bằng một viễn tượng tươi sáng.2. Các khải tượng liên quan đến tương lai: (7:1-9:15).Chúng ta không biết A-mốt đã giảng tại Bê-tên bao lâu, nhưng biết rằng đã có rất đông người được nghe thông điệp bất khuất của ông. Khi ông nói về số phận các lân quốc, họ đã đổ xô đến với ông và lắng nghe từng lời nói của ông từ đầu chí cuối.Sau đó, A-ma-xia là thầy tế lễ của Bê-tên không còn chịu nỗi lời truyền giảng của A-mốt nữa. Cho nên ông ta cậy vào sức hậu thuẫn của nhà vua để khiển trách A-mốt. Hãy nghe bản phúc trình của A-ma-xia cho vua: “A-mốt lập nghịch cùng vua, ở giữa nhà Y-sơ-ra-ên; đất chẳng chịu nổi mọi lời của nó. Thật vậy, nầy, A-mốt nói rằng: Giê-rô-bô-am sẽ chết” (7:10-11). A-ma-xia bảo A-mốt hãy trở về quê quán mà lo chuyện riêng của ông.A-mốt đã bị nhà tiên tri giả ấy bịt miệng. Ông bị đuổi khỏi xứ Y-sơ-ra-ên. Nhà tiên tri của Đức Chúa Trời đã không được dành cho quyền tự do ngôn luận. Cả Ê-li lẫn A-mốt đều không được yên thân tại xứ Y-sơ-ra-ên. Khi A-mốt nhận thấy người Y-sơ-ra-ên không chịu nghe mình, thì trở về Giu-đa, viết lại mọi điều ông đã nói thành sách, để toàn dân có thể đọc và hiểu.Cũng như phần đông các nhà tiên tri, A-mốt cho chúng ta biết về một tương lai sáng lạn cho tuyển dân của Đức Chúa Trời. Một lần nữa, toàn xứ sẽ trở thành một vương quốc dưới quyền cai trị của nhà Đa-vít (9:11, 12). Đền tạm của Đa-vít - lúc ấy đã bị triệt hạ và xé nát - sẽ được dựng lại (Cong Cv 15:16, 17). Dân Y-sơ-ra-ên sẽ được phục hồi địa vị, được đưa trở về xứ họ, và được hưng vượng. Một dân tộc hạnh phúc sẽ ở trong một xứ phước hạnh.Nên nhớ luôn rằng người Do Thái tan lạc khắp thế giới, đang trở về tập họp nhau lại tại Đất hứa. Quốc gia ấy sẽ lại cường thịnh. Giê-ru-sa-lem sẽ trở thành kinh đô của một vương quốc hùng cường. Những người Y-sơ-ra-ên ăn năn tin Chúa sẽ là chứng nhân của Đức Chúa Trời (AmAm 9:13-15).Khi tội lỗi gia tăng, thì loài người cần được đối xử theo cách A-mốt đã nói. Chúng ta vốn quá mềm yếu, quá dễ dãi với các tội lỗi thông thường của thiên hạ. Chúng ta quên mất phương pháp tố giác. Chúng ta đánh mất năng lực của sự bất mãn cách công nghĩa. Với A-mốt thì không như vậy. Ông là một nhà tiên tri cầm dây chuẩn mực trên tay. Bức tường cong vạy bao giờ cũng oán ghét đường thẳng. Cho nên người ta đã ghét A-mốt. Cho nên thiên hạ vẫn ghét chúng ta, nếu chúng ta nói toạc ra. Tuy nhiên hãy luyện tập để dám nói, dầu phải trả bất cứ giá nào. Đến đây, xin chúng ta hãy nhớ lại con người với ngọn roi bện bằng dây, đang dẹp sạch đền thờ (GiGa 2:13).Ăn năn không phải chỉ là dễ dàng hay thản nhiên đến với Đức Chúa Trời và nói rằng: “Tôi rất tiếc.” Phải là sự ăn năn thành thật hơn hết mới có thể cất được tội lỗi đi. Sự cứu chuộc rất đắt giá. Đấng Christ đã trả giá ấy. Sự cứu

rỗi là việc đích thân thiết lập mối liên hệ giữa cá nhân ấy với Đức Chúa Trời. Không gì có thể thay thế việc ấy được (Xem 1:12).

SÁCH TIÊN TRI Ô-SÊ

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Đồng thời với A-mốt, tiên tri Ô-sê cũng nói tiên tri cho vương quốc phía Bắc, gọi là “Y-sơ-ra-ên.” Ông nói tiên tri trong đời trị vì của Giê-rô-bô-am II, vua Y-sơ-ra-ên. Ông sống tại vương quốc miền Bắc đó, khi những nét huy hoàng của thời trị vì kéo dài suốt bốn mươi mốt năm của Giê-rô-bô-am bắt đầu phai tàn để rơi vào bóng tối lúc nửa đêm của cuộc lưu đày. Ông hành chức vụ vào thế kỷ thứ 8 trước Thiên Chúa. Đây là một giai đoạn sôi động của lịch sử thế giới. La-mã và Carthage đều được thành lập trong giai đoạn này. Tàu bè của người Phê-ni-xi đi về phía Tây chỉ đến hải cảng cuối cùng là Ta-rê-si, một thuộc địa của Phê-nê-xi ở phía Nam Tây-Ban-Nha. Nhưng vào thời của Ô-sê, các tàu ấy còn chạy thêm lên phía Bắc, đến tận các mỏ thiếc ở Cornwall.Một sự kiện quan trọng khác nữa là trong giai đoạn ấy, Đức Thích Ca đã thực hiện một công cuộc cải cách tôn giáo tại Ấn-Độ, mà kết quả là sự ra đời của Phật giáo. Đây là một thời kỳ sôi động và biến chuyển. Nó có nhiều điểm giống như thế kỷ thứ 16 sau Chúa Cứu Thế vậy.Chúng ta biết rất ít về Ô-sê, ngoại trừ việc ông có một đời sống gia đình thật buồn thảm. Sách Ô-sê mô tả ông là một con người tử tế, thành thật và giàu tình cảm. Bản chất giàu tình cảm của ông khiến ông gắn bó với gia đình.Đời tư cùng với sự kêu gọi và kinh nghiệm về Đức Chúa Trời của nhà tiên tri được chép trong chương 1 và 3. Hai chương này gồm cả ký truyện và tự truyện. Cuộc hôn nhân của Ô-sê là bức tranh về mối tương quan của Y-sơ-ra-ên với Đức Chúa Trời. Ô-sê đã không sắp xếp cuộc hôn nhân của ông với Gô-me, theo sáng kiến riêng của ông nhưng do Đức Chúa Trời khởi xướng. Ý niệm về hôn nhân xuất hiện ở Ô-sê 2:16;. Trong câu này, Đức Giê-hô-va nói cách dịu dàng với quốc gia Y-sơ-ra-ên, Ngài được mô tả là chồng và Y-sơ-ra-ên là vợ. Điều này nhắc chúng ta nhớ đến giao ước của Đức Chúa Trời với Y-sơ-ra-ên.Lòng trung thành keo sơn của Y-sơ-ra-ên đối với Đức Chúa Trời đã không kéo dài được lâu. Khi dân Y-sơ-ra-ên vào Palestine, họ đã gặp các dân tộc thờ phượng Ba-anh. Một số đông người Y-sơ-ra-ên bị lôi cuốn vào các hình thức thờ lạy và dâng hiến cho thần này.Tuy nhiên, còn hơn khước từ sự thờ phượng Đức Giê-hô-va hoàn toàn, người Y-sơ-ra-ên đã cho phép sự thờ phượng Đức Giê-hô-va và Ba-anh song

hành, cho đến lúc cuối cùng sự thờ phượng ngoại bang trở nên ưu thế hơn. Vì cớ sự ngoại tình thuộc linh của Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời đã hình phạt quốc gia này. Các tên của con của Ô-sê có ý nghĩa tiên tri về việc này. Trong lịch sử Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời đã dùng các nhà tiên tri để cảnh cáo con dân Ngài.Các nhân vật sống đồng thời với Ô-sê là A-mốt, Ê-sai và Mi-chê. Ông đã được gọi là Giê-rê-mi của vương quốc miền Bắc. Chắc bạn còn nhớ là Giê-rê-mi đã nói tiên tri cho xứ Giu-đa. Trong sách Ô-sê, “Y-sơ-ra-ên” ám chỉ mười chi phái hợp thành vương quốc miền Bắc; “Giu-đa” có nghĩa là hai chi phái Giu-đa với Bên-gia-min, hợp thành vương quốc miền Nam. Ô-sê vốn không được huấn luyện tại trường các tiên tri, mà chỉ là một người thường, được Đức Chúa Trời gọi để truyền giảng cho dân Y-sơ-ra-ên một thông điệp rõ ràng, là Đức Chúa Trời yêu thương họ.II Các Vua 15-17 là những trang sử chép về giai đoạn mà nhà tiên tri đã sống. Như chúng ta đã biết, đó là một thời kỳ bất ổn định. Tội lỗi lan tràn. Hoàng kim thời đại của Giê-rô-bô-am II qua rồi, và một áng mây đen đang vần vũ bên trên xứ Y-sơ-ra-ên. Sau khi Giê-rô-bô-am băng, sáu vua đã nối nhau kế vị trong một thời gian ngắn. Trong vòng hai mươi năm, bốn vị đã bị ám sát. Vào khoảng giữa giai đoạn Ô-sê thi hành chức vụ, một phần lớn dân sự đã bị quân đội A-sy-ri bắt đi. Vào cuối đời Ô-sê, vương quốc bị xóa khỏi bản đồ sau khi Sa-ma-ri thất thủ. Nhà tiên tri vẫn còn sống để thấy các lời tiên tri của mình ứng nghiệm.Ô-sê đã đề cập nhiều lần hai nước lớn mà Đức Chúa Trời sẽ dùng trong sự phán xét Y-sơ-ra-ên, là Ai-cập và A-sy-ri. Đây là hai "siêu cường." Trong nửa đầu thế kỷ thứ 8 cả hai nước đều suy yếu. Nhưng độ trước sau năm 750 T.C. sức mạnh của A-sy-ri bắt đầu dấy lên dưới sự trị vì của Vua Tiếc-lác Phi-lê-se. Nước này bắt đầu bành trướng đế quốc. Trong nhiều năm tiếp theo sau cái chết của Giê-rô-bô-am II (753 T.C.), các Vua Y-sơ-ra-ên đã thực hiện các nỗ lực thất vọng hoàn toàn, hoặc với Ai-cập, hoặc với A-sy-ri, để tranh giành thắng lợi với nhau (xem IIVua 2V 15:19, 29; 17:4). Giống như A-mốt, Ô-sê vẽ một bức tranh đen tối về sự phán xét. Nhưng có một số điểm đáng chú ý khác. Những điều này được liên kết với những gì chúng ta biết về câu chuyện đời sống kỳ lạ của Ô-sê, mà đã có ảnh hưởng mạnh trên sứ điệp của ông.

II. NỘI DUNG VÀ SỨ ĐIỆP TIÊN TRI Ô-SÊ Cấu trúc của sách Ô-sê thực ra khá đơn giản. Ba chương đầu có liên quan với những biến cố trong đời sống của Ô-sê, đặc biệt là cuộc hôn nhân của ông. Trong khi suy gẫm câu chuyện bất thường này, chúng ta thấy Ô-sê đã bị bao bọc một cách sâu xa, cảm động trong cuộc hôn nhân đáng buồn của

ông. Nó phản ánh mối tương quan của Y-sơ-ra-ên với Đức Chúa Trời.Các chương 4-14 chứa đựng một loạt các sứ điệp được đưa ra cho Y-sơ-ra-ên. Thật khó theo dõi bất cứ một diễn tiến rõ ràng nào. Những chương đó là một loạt bùng nổ chống lại tội lỗi của Y-sơ-ra-ên, mô tả phản ứng của Đức Chúa Trời và sự phán xét chắc chắn đến. Hướng đến sự cuối cùng có những ám chỉ về sự ăn năn và phục hồi và hình ảnh tốt đẹp sau cùng về sự tha thứ của Đức Chúa Trời (OsHs 14:1-9)Người hùng của sách nầy, nhà tiên tri Ô-sê là người tình cao thượng nhất trong số các tình nhân của văn chương. Chúng ta thấy tình yêu của ông mạnh mẽ đến nỗi ngay cả các hành động tệ bạc của một người vợ bất trung vẫn không dập tắt đi được. Xin đọc Ô-sê 1:1 để biết một chút về tiểu sử của nhà tiên tri ấy. Chúng ta nghe những lời đầu tiên mà chính Đức Chúa Trời phán với Ô-sê (1:2). Điểm nhấn mạnh đặc biệt của sứ điệp Ô-sê là "Tình yêu vững bền của Đức Chúa Trời ." Giao ước là một thỏa hiệp tay đôi, bởi đó mỗi bên bảo chung lòng trung thành bền vững (không thay đổi) đối với bên kia. Bên mạnh hơn bảo vệ bên yếu hơn khỏi những kẻ thù, trong khi bên yếu hơn bảo đảm sự thần phục luôn luôn đối với bên mạnh hơn. Khi dân Y-sơ-ra-ên đi vào Đất Hứa, Đức Giê-hô-va bày tỏ sự thành tín bền vững của Ngài, chiến đấu cho họ. Đổi lại, lòng trung thành bền vững được đòi hỏi nơi dân Y-sơ-ra-ên. Vì thế, mối tương quan giao ước có nghĩa là phẩm chất của lòng trung thành bền vững phải được tỏ ra bởi cả hai phía.Cựu Ước có một từ liệu Hi-bá-lai được dùng để mô tả mối tương quan này "chesed." Từ "chesed" xuất hiện ít nhất 6 lần trong sách Ô-sê và có vị thế quan trọng trong sứ điệp của ông. Từ này có nghĩa là "lòng tốt trìu mến," "đức nhân ái," "sự thương xót" (2:19; 6:6 và 10:12). Từ "chesed" (6:4; 12:7; 4:1) cũng có thể được dịch là "tình yêu giao ước" đặt căn bản trên sự thỏa hiệp giữa hai phía. Ô-sê đã công bố sứ điệp với niềm hy vọng mãnh liệt. Ông nhận thức rằng sự ngoại tình của Gô-me đã không thể hủy diệt tình yêu của Ô-sê dành cho bà, cũng như sự thất tín của Y-sơ-ra-ên không thể hủy diệt tình yêu vững bền của Đức Giê-hô-va dành cho họ.A. MỘT CÂU CHUYỆN TÌNH KỲ DỊ Bắt đầu ngay ở đoạn 1, chúng ta thấy một thanh niên cưới một thiếu nữ không xứng với mình. Chàng thật lòng yêu nàng. Đức Chúa Trời phán dạy chàng làm một việc mà chính chàng cũng lấy làm ghê tởm. Đó là việc gì? (1:2, 3). Thật là một thử thách gay go. Nhưng cũng như trường hợp của Ê-sai, Ô-sê phải làm một dấu hiệu cho dân Y-sơ-ra-ên.Ô-sê được phán dạy phải cưới một người vợ mà tính nết chẳng ra gì, nói trắng ra, là một gái giang hồ, Đức Chúa Trời đã dùng điều đó làm một dấu

hiệu chỉ cho dân sự Ngài thấy rằng Ngài vẫn yêu họ bất chấp tội lỗi của họ. Mọi sự dường như rất kỳ dị đối với chúng ta. Nhưng Đức Chúa Trời đang vẽ ra bức tranh về ân điển cứu chuộc của Ngài. Ân điển là một ân huệ mà kẻ thụ lãnh chẳng có gì xứng đáng để tiếp lấy. Ở đây, chúng ta thấy dân Y-sơ-ra-ên thật chẳng xứng đáng chút nào với tình yêu của Đức Giê-hô-va, nhưng Ngài vẫn dốc đổ tình yêu ấy hết sức dồi dào trên họ. Đức Chúa Trời không chọn người công nghĩa, mà chọn các tội nhân “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (RoRm 5:8). Cách Đức Chúa Trời đối xử với dân Y-sơ-ra-ên là bức tranh mô tả cách Ngài đối xử với chúng ta ngày nay. “Nhưng sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta kẻ ở gần cuối cùng các đời” (ICo1Cr 10:11).Ô-sê vâng lời Đức Chúa Trời và đi cưới Gô-me (OsHs 1:3). Tên ông bây giờ là tên của Gô-me. Nhà cửa, danh tiếng, ân huệ của Đức Chúa Trời, các tiện nghi vật chất của ông bấy giờ đều là của Gô-me. Ông đã cho nàng tất cả những gì mình có. Để đáp lại, tên họ, danh tiếng của dòng dõi, tình yêu của Ô-sê, tất cả đều bị người đàn bà chẳng ra gì đó lấy làm vật hi sinh đặt trên bàn thờ của sự sỉ nhục. Việc ấy thật giống trường hợp Chúa Giê-xu chúng ta biết bao! Chẳng những Ngài chỉ đến với chúng ta lúc chúng ta đang sống trong tội lỗi, mà Ngài còn chịu chết nhục nhã tại Gô-gô-tha vì cớ chúng ta, để tất cả những gì Ngài có, đều có thể trở thành của chúng ta (Tit Tt 2:14).Gô-me bỏ nhà, bỏ chồng trẻ tuổi của nàng là Ô-sê với hai đứa con trai và một đứa con gái mà ông phải nuôi dưỡng, chăm sóc. Ngựa quen đường cũ, nàng lại sa vào vũng lầy tội lỗi của thời đó, và cuối cùng bị đưa đi làm nô lệ. Nhưng trải qua mọi điều đó, Ô-sê vẫn chung thủy với nàng. Ông vẫn yêu thương, vẫn cố tìm đủ cách để đưa nàng trở về với đời sống gia đình đầy hạnh phúc. Nhưng nàng không chịu. Thật là một bức tranh đáng buồn về sự ngoan cố của người ta! Thật là một bức tranh kỳ diệu về tình thương của Đức Chúa Trời.Ô-sê cưới phải một người vợ bất trung là Gô-me làm sao, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời đã cưới dân Y-sơ-ra-ên bất trung cho Ngài. Từng trải đó của Ô-sê giúp ông hiểu rõ lòng yêu thương của Đức Chúa Trời khi Ngài mong mỏi dân Y-sơ-ra-ên lầm lạc trở về nhà với Ngài. Chắc ông đã vừa nói vừa khóc vì tấm thảm kịch đã xảy ra trong chính đời sống ông. Ông đã hoàn toàn dấn thân cho sứ mạng. Chính nhờ những đau khổ mà Ô-sê đã trải qua mà sứ điệp của ông trở nên mạnh mẽ, như Milton đã nói, “Người giỏi chịu đựng đau khổ, sẽ càng có hi vọng làm được việc lớn.” B. TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỐI VỚI DÂN NGÀI Đức Chúa Trời thường dùng hôn nhân tượng trưng cho mối liên hệ giữa Ngài với dân Y-sơ-ra-ên “Chàng rể mới vui mừng vì vợ mới mình, Đức

Chúa Trời cũng vui mừng vì ngươi” (EsIs 62:5). “Ta là chồng ngươi” (Gie Gr 3:14). Dân Y-sơ-ra-ên là cô dâu của Đức Chúa Trời, còn Hội Thánh là tân nương của Chiên Con. Đức Chúa Trời đã phán về dân Y-sơ-ra-ên “Ta sẽ cưới ngươi cho ta đời đời” (OsHs 2:19). Đức Chúa Trời vẫn chung thủy với vợ Ngài, là dân Do Thái. Ngài đã yêu mến họ bảo vệ họ và ban ân tứ rời rộng cho họ. Nhưng họ đã bỏ Đức Chúa Trời và chạy theo các thần khác. Họ bất tuân các luật lệ Ngài. Cũng như vợ của Ô-sê, họ đã bội lời thề của hôn nhân đã sa vào vòng nô lệ, tội lỗi và sỉ nhục. Cũng như Gô-me, dân Y-sơ-ra-ên đã quên người từng đem đến cho mình các phước hạnh và sự sung mãn trong quá khứ (2:8).Trong tác phẩm Whatever Became of Sin , nhà tâm lý học Karl Menninger định nghĩa khá sâu sắc rằng tội lỗi là “khước từ tình yêu của tha nhân.” Nhưng quan trọng hơn hết, thì tội lỗi là khước từ tình yêu của Đức Chúa Trời (Thi Tv 51:4).C. SA NGÃ LÀ MỘT SỰ KIỆN LỊCH SƯ Nhưng tại sao chúng ta lại kinh ngạc về sự sa ngã, thối lui, của dân Y-sơ-ra-ên? Đó không phải đúng là kinh nghiệm bản thân của mọi người chúng ta sao? Lịch sử của loài người là lịch sử của sự sa ngã, và nó sẽ cứ tiếp tục như vậy trải qua các thời đại.Sau khi được tạo dựng, loài người được sống phước hạnh trong vườn Ê-đen, nhưng chẳng bao lâu, lại tuột xuống tận đáy vực sâu. Từ lúc bị đuổi khỏi vườn Ê-đen (SaSt 3:23) cho đến thời kỳ nước lụt, loài người cứ đi xuống dốc mãi (8:20). Loài người cứ tuột dốc đến độ chẳng còn biết Đức Chúa Trời là ai, để tự nâng cao chính mình (11:4). Sự đoán phạt làm lộn xộn tiếng nói đã giáng trên họ. Ap-ra-ham được Chúa kêu gọi và ban cho lời hứa (12:1) để trở thành tổ phụ Y-sơ-ra-ên. Nhưng dân Y-sơ-ra-ên, tuyển dân của Đức Chúa Trời, cứ xuống dốc cho đến khi họ tự thấy mình ở dưới chân đồi là xiềng xích nô lệ của Ai-cập. Và rồi luật Môi-se được ban bố (XuXh 19:8). Trải qua cả giòng lịch sử quốc gia, dân Y-sơ-ra-ên đã gặp nhiều cảnh thăng trầm. Thời đại của Ô-sê đã cho thấy điều đó.Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng loài người sẽ phạm tội, sẽ làm tan nát tấm lòng yêu thương của Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng; nhưng một Đức Chúa Trời kỳ diệu và nhẫn nhục đã chịu đựng điều đó qua các thời đại. Hiện trạng của dân Do Thái đã được mô tả trong OsHs 3:4. Từ ngày Titus phá hủy thành Giê-ru-sa-lem (70 S.C.) tình trạng của dân Do Thái được nghiệm đúng với phần mô tả của Ô-sê ở đây.. Họ là một dân tộc bị tan lạc khắp mặt đất, đi từ xứ này qua xứ khác, từ thành phố này sang thành phố nọ.. Họ bị đánh cho tan lạc, bị khinh dể và thường bị oán ghét nữa (Xem PhuDnl 28:63-65). Nhưng xin chú ý đến việc đang xảy ra cho họ ngày nay. OsHs 3:5 mô tả tương lai huy hoàng của người Do Thái. Trong Đấng

Christ, họ sẽ được trả lại các vua, các quan trưởng, của lễ, trụ tượng, ê-phót, Thê-ra-phim và tất cả. Dân Do Thái có một tương lai quang vinh.D. TỘI LỖI VÀ LỜI KÊU GỌI ĂN NĂN Qua Ô-sê Đức Chúa Trời đã chỉ ra tội lỗi của Y-sơ-ra-ên. Sổ đen ghi tội lỗi của họ là giả dối (4:1) phóng túng (4:11) sát nhân (5:2) trộm cướp (7:1) áp bức (12:7). Đức Chúa Trời đã dùng nhiều hình ảnh để ám chỉ tội lỗi của Y-sơ-ra-ên như người vợ ngoại tình (3:1) kẻ say sưa bị rượu đốt cháy (4:11); con bò cái tơ bất trị (4:16) một đám trộm cướp (6:9) những kẻ tà dâm (7:4) nóng hừng như lò lửa (7:7) chiếc bánh chưa quay, nửa sống nửa chín (7:8) bồ câu ngây dại (7:11) như cung giở trái - bắn không chính xác (7:16) bị nuốt (8:8) như khí mạnh chẳng ai ưa thích (8:8) con lừa rừng (8:9).Ở đây, chúng ta nghe có tiếng phán từ phương Bắc, là nơi cư trú của dân Y-sơ-ra-ên (4:1). Từ hai trăm năm trước, mười chi phái đã ly khai với Giu-đa để thiết lập một vương quốc độc lập lấy tên là Y-sơ-ra-ên. Họ liền bắt đầu thờ hình tượng. Đức Chúa Trời đã sai Ê-li, rồi Ê-li-sê đến cảnh cáo họ, nhưng vô ích. Họ không chịu trở lại với Đức Chúa Trời. Bây giờ, chúng ta được nghe một giọng nói mới mẻ. Đó là tiếng kêu gào của Ô-sê: “Hãy trở về cùng Đức Giê-hô-va” là tiếng kêu gọi cần thiết nhất của nhà tiên tri. Thông điệp của ông là: Hãy trở lại cùng Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ trở lại cùng các ngươi.Tên Ô-sê có nghĩa là “cứu rỗi.” Ông là tiếng phán của Đức Chúa Trời cho dân sự. Họ không chịu nghe thông điệp của ông vì lời kêu gọi của ông nhằm vào một dân tộc sa ngã và từ một Đức Chúa Trời đang đau buồn vì cớ tội lỗi của con cái Ngài. Nên nhớ là dân Y-sơ-ra-ên có một tên luôn luôn liên quan với tội sa ngã. Nó được dùng ba mươi lần trong sách này. Đó là Ép-ra-im. “Hỡi Y-sơ-ra-ên hãy trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy là tại tội lỗi ngươi làm cho ngươi sa ngã” (14:1).Lời Đức Chúa Trời là tấm gương soi. Soi gương không phải để xem chúng ta đẹp đến mức nào nhưng để thấy các tì vết, để thấy những điều sai lầm hầu sửa đổi lại. “Hỡi con cái Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va; vì Đức Giê-hô-va có sự kiện cáo với dân đất này” (4:1).E. HI VỌNG CỦA Y-SƠ-RA-ÊN Đọc Ô-sê chương 11-14 chúng ta thấy ánh sáng đã loé lên trong các đoạn sách cuối cùng này. Chúng vẽ ra cho chúng ta một bức tranh về các phước hạnh tối hậu của một vương quốc Y-sơ-ra-ên trong tương lai. Chúng ta nhìn thoáng qua và trông thấy tấm lòng đầy tình yêu thương của Đức Chúa Trời, khi với tư cách một người cha, Ngài phán rằng “Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó; ta gọi con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô” (11:1).Khi Đức Chúa Trời nhìn vào vùng đất bao la đầy vẻ huy hoàng của các đế quốc, Ngài tuyển chọn dân Y-sơ-ra-ên để làm dân Ngài không phải vì họ là

một dân tộc đông đảo nhất hay giàu có nhất thế giới (PhuDnl 7:6-8). Trái lại, Ngài đã chọn họ như một đứa bé nô lệ yếu đuối, chẳng có gì đẹp đẽ, hấp dẫn để làm đối tượng cho tình yêu thương, sự chăm sóc và các phước hạnh của Ngài (OsHs 11:1).Bấy giờ Ba-by-lôn là một dân tộc hùng mạnh đang phô bày toàn thể nét huy hoàng của nó với nhiều hứa hẹn về một tương lai phú cường. Ở phía Nam là vẻ rực rỡ của Ai-cập nổi tiếng với các loại gấm vóc sang trọng nạm đầy châu ngọc qua các thời đại. Ở phía Bắc, dân Hê-tít vốn có văn hóa và thế lực, và tàu bè của người Phê-ni-xi thì đầy trên các mặt biển. Nhưng Đức Chúa Trời đã không chọn các dân tộc ấy. Ngài chọn Y-sơ-ra-ên như một đứa bé nô lệ tại Ai-cập, đang sống trong cảnh nô lệ khủng khiếp, phải làm gạch mà không có rơm, để có thể dốc đổ xuống đó tình yêu thương và các phước hạnh của Ngài (XuXh 3:1-22).Chúng ta chẳng bao giờ hiểu nổi sự chọn lựa của Đức Chúa Trời. Ngài chọn những vật yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những vật mạnh (Xem ICo1Cr 1:27). Bất cứ có ai yêu mến Đức Chúa Trời, thì cũng là vì Ngài đã yêu mến người ấy trước (IGi1Ga 4:19).Y-sơ-ra-ên đã được thừa nhận là một quốc gia trong lịch sử khi họ ra khỏi Ai-cập, nhưng càng lớn mạnh, lại càng ngoan cố không chịu vâng lời, luôn luôn bội nghịch. Các nhà tiên tri càng cảnh cáo, họ càng lìa xa Đức Chúa Trời. Họ chẳng tỏ ra biết ơn Đức Chúa Trời chút nào về mọi phước hạnh trong xứ họ. Nhưng trong khi sống tự do, họ quên mất Đức Chúa Trời để sa vào tội lỗi, vào sự thờ hình tượng, và đâm đầu vào cảnh tù đày (OsHs 11:2). Dân Y-sơ-ra-ên đã học xong chương trình huấn luyện dành cho họ tại các chợ bán nô lệ của người A-sy-ri và Ba-by-lôn (4:6, 7).Đức Chúa Trời đã tỏ ra nhơn từ đối với chúng ta, đã dốc đổ tình yêu thương Ngài xuống trên chúng ta. Ngài đã sai nhiều nhà tiên tri và giáo sư đến với chúng ta, và đặt chúng ta giữa cảnh sung túc, hoa lệ. Nhưng càng bị cảnh cáo bao nhiêu, chúng ta lại càng sẵn sàng để đi sai lạc bấy nhiêu, và càng được học hỏi nhiều bao nhiêu, chúng ta lại càng tự cao tự mãn bấy nhiêu. Các dân các nước ngày nay đang tự giáo dục họ lìa xa Đức Chúa Trời. Dân Y-sơ-ra-ên cũng vậy. Đức Chúa Trời dạy dân Y-sơ-ra-ên rằng một khi dân sự từ chối ánh sáng, thì ánh sáng sẽ bị cất đi (5:6).Chúng ta phải hiểu rõ thái độ của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi. Ngài phán: “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (RoRm 6:23) “Chớ hề dối mình, Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu, vì hễ ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy” (GaGl 6:7).F. ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Chúng ta thấy ân điển dốc đổ dồi dào cả trong Cựu ước lẫn Tân ước. Ở đây, Đức Giê-hô-va phán với dân Y-sơ-ra-ên rằng: “Ta đã dùng dây nhơn tình,

dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến” (OsHs 11:4). Đấng Christ đã dùng sợi dây nhơn tình- dây của một con người - để kéo chúng ta đến khi Ngài trở thành người để chịu chết thay chúng ta. Đức Chúa Trời rất đau lòng về dân sự phản loạn Ngài, nhưng Ngài sẽ không từ bỏ họ. Lòng nhân từ thương xót của Ngài đã bùng cháy lên và Ngài phán: “Ta sẽ chữa lành bịnh bội nghịch của chúng nó. Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúng nó” (14:4). “Nhưng nơi nào tội lỗi gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa” (RoRm 5:20). Đức Chúa Trời đã đe dọa dân Y-sơ-ra-ên bằng cơn thạnh nộ Ngài, nhưng bây giờ Ngài đề nghị ban ân điển cho họ. Đức Chúa Trời kêu gọi dân Y-sơ-ra-ên hãy trở lại và ăn năn (OsHs 14:1-3). Rồi Ngài hứa ban cho họ mọi phước hạnh (14:4-8).Trong Ô-sê 1:11, Đức Chúa Trời bảo với dân Y-sơ-ra-ên rằng có một ngày Giu-đa và Y-sơ-ra-ên sẽ được hiệp nhau lại và sẽ có chung một đầu (quan trưởng). Họ đang trông chờ Đấng Mết-si-a sắp đến đó; Ngài sẽ làm vua họ. Đức Chúa Trời lại hứa điều đó trong Ô-sê 3:1-5. Xin đọc Ô-sê 9:17 để thấy tình trạng của người Do Thái ngày nay: họ đang “đi dông dài trong các nước.” Đức Chúa Trời còn làm hơn là việc chỉ tha thứ sự sa ngã của họ; Ngài sẽ chữa lành họ và cất đi nguyên nhân của tội đó.14:1-9 là đoạn sách quan trọng nhứt trong cả Kinh Thánh dành cho người sa ngã. Hãy đọc những lời kỳ diệu mà Đức Giê-hô-va đã phán cho người Y-sơ-ra-ên sa ngã trong Ô-sê 14:4: “Ta sẽ chữa lành sự bội nghịch của chúng nó. Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúng nó; vì cơn giận ta đã xây khỏi nó rồi.” Tấm lòng quảng đại của Đức Chúa Trời vốn đầy dẫy tình thương, nhưng tội lỗi chúng ta ngăn trở không cho Ngài nói với chúng ta tất cả tình thương đó. Cũng như dân Y-sơ-ra-ên, có lẽ bạn đã từng trải niềm vui khi các chướng ngại vật đều bị triệt hạ, và tình yêu thương đã được đổ ra. “Ta sẽ như là sương móc cho Y-sơ-ra-ên; nó trổ hoa như bông huệ” (14:5). Sương móc ám chỉ sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Hãy xem Đức Chúa Trời mô tả niềm vui sẽ ngự trị giữa dân Ngài như thế nào, sau khi họ đã được chữa lành.So sánh với A-mốt, vị tiên tri đồng thời với Ô-sê, chúng ta thấy những điểm như sau:i) A-mốt đã tỏ ra rằng việc giữ nghi lễ tôn giáo không có hiệu quả, nếu sự công chính không tỏ ra trong cách cư xử trong xã hội của họ. Ô-sê đã thêm rằng của lễ và vật hy sinh hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Đức Giê-hô-va, nếu dân Y-sơ-ra-ên đã không tỏ ra "chesed" (tình yêu giao ước) của họ.ii) Chữ chìa khóa của A-mốt là "sự công chính" (AmAm 5:24). Chữ chìa khóa của Ô-sê là "tình yêu giao ước" (chesed). Ô-sê nhấn mạnh đến tình yêu vững bền của Đức Chúa Trời. Điều này gợi lên ý niệm về giao ước, được ràng buộc với sự lựa chọn của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên. A-

mốt biết và tin mối tương quan giao ước đó. Nhưng ông không chọn dùng từ liệu "chesed" để chỉ về nó, vì A-mốt nhấn mạnh đến trách nhiệm của người được lựa chọn, và sự hình phạt sẽ chắc chắn đến vì Y-sơ-ra-ên đã quên điều này. A-mốt cũng nhấn mạnh những đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối với Y-sơ-ra-ên và những đòi hỏi của sự công nghĩa của Ngài.

SÁCH TIÊN TRI MI-CHÊ

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Mi-chê thuộc vương quốc Giu-đa, đã nói tiên tri đồng thời với Ê-sai và Ô-sê. Mi-chê là một nhà truyền đạo ở thôn quê sống cách phía Nam Giê-ru-sa-lem chừng hai mươi dặm, tại thị trấn Mô-rê-sết, tại biên giới xứ Phi-li-tin. Ông truyền giảng tại đó đồng thời với Ê-sai truyền giảng tại Giê-ru-sa-lem và Ô-sê trong xứ Y-sơ-ra-ên. Mi-chê là nhà tiên tri của giới bình dân và của sinh hoạt đồng quê. Ê-sai truyền giảng cho triều đình tại Giê-ru-sa-lem. Mi-chê biết rất rõ các đồng bào nhà quê của ông. Hãy đọc xem ông nói phần trang bị đích thực của ông là gì: “Nhưng ta, ta được đầy dẫy sức mạnh, sự xét đoán, và lòng bạo dạn bởi thần của Đức Giê-hô-va, để rao ra cho Gia-cốp về sự phạm pháp nó, cho Y-sơ-ra-ên về tội lỗi nó” (MiMk 3:8). Mi-chê nói tiên tri về Sa-ma-ri, kinh đô của Y-sơ-ra-ên, và Giê-ru-sa-lem, kinh đô của Giu-đa, nhưng gánh nặng của chức vụ tiên tri của ông là Giu-đa. Thời kỳ ông sống thật là khó khăn. Bên trong các vách thành là sự áp bức, còn bên ngoài thì kẻ thù sắp đến gần. Tình trạng ở cả hai vương quốc Giu-đa và Y-sơ-ra-ên đều giống nhau. Trong đời của Mi-chê, thì các vua cầm quyền là Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia.Nhà tiên tri tố giác các tội lỗi của xã hội thời ông (MiMk 2:2). Những tội lỗi của quốc gia được đề cập tới như thờ hình tượng (1:7; 6:16) tham lam (2:2) áp bức (2:2) bạo động (2:2; 3:10; 6:12; 7:2) tiên tri giả lọng hành (2:6, 11) các quan trưởng tham nhũng (3:1-3) các nhà tiên tri ích kỷ (5-7) các thầy tế lễ tham nhũng (3:11) hối lộ (3:9, 11; 7:3) bất lương (6:10, 11). Mi-chê cảm thấy một cách sâu sắc những gian ác xã hội đó. Ông thấy kẻ giàu ngược đãi người nghèo. Ông cảm thấy tiếng kêu than về các tội lỗi ấy đã thấu đến trời. Không có một giai cấp nào là không bị ảnh hưởng xấu của nạn tham nhũng: từ các quan trưởng, các thầy tế lễ, cho đến dân chúng đều bị tiêm nhiễm như nhau (2:2, 8, 9, 11; 3:1-3, 11). Mi-chê muốn cho dân chúng biết rằng mỗi một hành động tàn ác phạm đến một người, là làm nhục Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bị chọc giận vì cớ cách ăn nết ở của dân chúng và các nhà cầm quyền. Bất chấp tình trạng đó, dân chúng vẫn cố thực thi các nghi lễ tôn giáo. Mi-chê vạch trần tính cách vô ích của tất cả những

việc làm ấy (6:7, 8).Trong đời của Mi-chê, vương quốc Y-sơ-ra-ên ở miền Bắc đã bị bắt đi đày. Dân Y-sơ-ra-ên đã không chịu nghe lời cảnh cáo của các nhà tiên tri. Còn người Giu-đa thì có nghe, nên được triển hạn một trăm năm mươi năm. Mi-chê biết rằng các tội lỗi đó của dân tộc sẽ đưa đến sự sụp đổ của quốc gia. “Sự công bình làm cho nước cao trọng, song tội lỗi là sự hổ thẹn cho các dân tộc” (ChCn 14:34). Tuy nhiên, trong ân sủng của Chúa, Ngài vẫn giữ số “dân còn sót lại.” Từ ngữ “dân còn sót lại” thường được các nhà tiên tri dùng. Từ ngữ này có nghĩa là một phần nhỏ của dân tộc mà Đức Chúa Trời luôn luôn giữ lại cho chính Ngài (MiMk 2:12; 4:7; 5:3, 7, 8; 7:18).Sách Mi-chê có thể được chia làm ba phần, mỗi phần đều bắt đầu bằng câu “Hãy nghe” (1:2; 3:1; 6:1). Và mỗi phần đều được kết thúc bằng một lời hứa: (1) lời hứa giải cứu (2:12, 13) (2) lời hứa đánh đuổi các kẻ thù trong xứ, 5:10, 15 (3) Việc làm ứng nghiệm lời hứa với Ap-ra-ham, 7:20.

II. SỨ ĐIỆP TIÊN TRI MI-CHÊ A. SỨ ĐIỆP CHO CÁC DÂN LIÊN QUAN ĐẾN TỘI LỖI CỦA DÂN Y-SƠ-RA-ÊN (MiMk 1:1-2:12) Khi quyển sách bắt đầu, chúng ta nghe tiếng gọi lớn: “Hỡi hết thảy các dân, hãy nghe! Hỡi đất và mọi vật chứa trên đất, hãy lắng tai! Nguyền xin Chúa Giê-hô-va từ đền thánh Ngài, nguyền xin Chúa làm chứng nghịch cùng các ngươi!”(1:2).Đức Chúa Trời không ngủ. Ngài biết rõ tình trạng đáng buồn của dân Ngài. Ngài sẽ ngồi lại để phán xét dân mình. Vậy, Đức Giê-hô-va đang đến để đưa dân Y-sơ-ra-ên ra phán xét vì những việc làm sai trái của nó. Sa-ma-ri và Giê-ru-sa-lem bị tuyên án là có tội trước vị Đại Thẩm Phán của vũ trụ. Bị bắt làm tù binh và đưa đi đày là số phận của họ. Đức Chúa Trời quở trách họ vì bất công xã hội, bất trung, không thành thật, và thờ thần tượng. Tội lỗi của họ là gì (2:1-11; 1:6-9)?Mi-chê bảo cho họ biết rằng Sa-ma-ri, thủ đô của Y-sơ-ra-ên rồi sẽ thất thủ (1:6-7). Một sự phán xét tương tự cũng sẽ giáng trên Giu-đa. Tội lỗi của Giu-đa đã được mô tả là một vết thương không thể chữa lành. Có một số các loại bệnh chỉ có thể chữa được bằng cách tiêu diệt cả con bệnh lẫn căn bệnh mà thôi. Toàn dân Giu-đa sẽ bị bắt đi đày, vì Đức Chúa Trời nhận thấy rằng sự áp bức, bạo tàn và bất công của nó là vô phương chữa trị. Xin chú ý các thành phố của xứ Giu-đa được đề cập trong mấy câu cuối cùng của sách Mi-chê. Hãy nhìn vào bản đồ thì bạn sẽ thấy chúng đều vây quanh thành phố quê hương của nhà tiên tri.Tội thờ thần tượng của dân Y-sơ-ra-ên đã lan tràn nhanh chóng đến Giê-ru-

sa-lem và thành vững bền La-ki (1:13). Chính sự tràn lan đáng sợ của tội thờ thần tượng và những điều xấu xa gian ác khủng khiếp của nó sang xứ Giu-đa dưới thời vua A-cha, đã khiến Mi-chê phải đặc biệt tố giác nó. Việc áp bức bóc lột kẻ nghèo (2:2), phụ nữ và trẻ con bị đuổi ra khỏi nhà (2:9) cũng đều bị nhà tiên tri quở trách. Trong Mi-chê 2:1-11, tội lỗi của dân chúng đã bị vạch trần một cách trắng trợn. Đức Chúa Trời sẽ giáng đau khổ và xấu hổ trên họ vì cách lạm quyền cậy thế vô tâm đó của họ.Chúng ta ngày càng nhận thức được phần giá trị xã hội của Phúc Am của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Hễ Phúc Am đi đến đâu, chúng ta đều thấy tình hình được cải thiện và một tình huynh đệ được đặt trên cơ sở là mọi người đều là con cái của Đức Chúa Trời. Hết lòng thờ phượng Đức Chúa Trời bao giờ cũng làm nảy sinh những cách hành đạo chứng minh rằng đời sống người ta đã được biến đổi. Toàn thể các giáo sĩ đều làm chứng cho việc nầy theo nhiều phương diện kỳ diệu nhất.B. SỨ ĐIỆP CHO CÁC NHÀ CẦM QUYỀN VỀ SỰ GIÁNG LÂM CỦA CHÚA CỨU THẾ (Mi-chê 3-5) “Hỡi các trưởng của Gia-cốp và các ngươi là kẻ cai trị nhà Y-sơ-ra-ên, hãy nghe!” (3:1). Đức Chúa Trời nói gì về họ? Hãy đọc Mi-chê 3:1-4, Đức Chúa Trời ví sánh lòng tham lam và tự tôn tự đại của họ cho dù phải làm đổ máu, với tội ăn thịt người. Các nhà cầm quyền đã cắn nuốt xâu xé kẻ nghèo, những người vô phương tự vệ (2:2, 3).Đất nước đã sắp sụp đổ đến nơi, và các quan trưởng cũng như các thầy tế lễ phải chịu trách nhiệm về việc ấy. Đức Chúa Trời tố giác tội lỗi của các nhà cầm quyền (3:9), tội nhận hối lộ của các thẩm phán (3:11), những trái cân và cây cân giả. Đức Chúa Trời mô tả số người nầy trong Mi-chê 3:5. Các kẻ tiên tri làm lầm lạc dân ta, là kẻ cắn răng bằng răng mình và rao rằng: Bình an!Bằng tấm lòng tan vỡ, Mi-chê nói về sự phán xét của Đức Chúa Trời trên xứ Giu-đa vì cớ tội lỗi của họ. Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ sẽ bị phá hủy (3:12; 7:13). Dân Giu-đa sẽ bị bắt đày sang Ba-by-lôn (4:10). Nhưng dường như ông hối hả nói ra lời lẽ của sự phán xét, và gói ghém bức thông điệp bằng tình yêu và lòng nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ đưa dân sự Ngài từ cuộc lưu đày trở về (4:1-8; 7:11; 14:17). Mi-chê là một nhà tiên tri của hi vọng. Ông luôn luôn nhìn xa hơn sự trừng phạt, phán xét để thấy ngày vinh quang khi chính Chúa Cứu Thế sẽ trị vì, khi hòa bình sẽ phủ trùm trên đất. Đức Chúa Trời đã có lời hứa. Đấng Mết-si-a sẽ giáng lâm, Ngài sẽ được sinh ra tại Bết-lê-hem (4:8; 5:2-4)Rồi dân Y-sơ-ra-ên từ các dân các nước họ bị tan lạc sẽ được tập họp (4:6). Ôi, ước gì Chúa Bình An sẽ sớm đến, và khiến cho mọi việc nầy được ứng nghiệm. Chúng ta cùng với Thánh Giăng trên đảo Bát-mô, cầu nguyện rằng:

“Đấng làm chứng cho những điều ấy, phán rằng: Phải, ta đến mau chóng - A-men, lạy Đức Chúa Giê-xu, xin hãy đến!”Bết-lê-hem bé nhỏ, nhỏ nhất trong số các thị trấn của Giu-đa, sẽ được tôn vinh vì sự ra đời của Đấng Mết-si-a của Đức Chúa Trời, là Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta. Ngài sẽ chiến thắng, không phải bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, nhưng là bởi Thánh Linh Ngài. Ngài giáng sinh như một hài nhi bé bỏng để đem sự cứu rỗi đến cho cả thế gian đang rất cần một Đấng Cứu Chuộc. Lời tiên tri xưa cũ đã 700 năm kể từ Mi-chê 5:2-5, cùng với ngôi sao của đêm Chúa Giáng Sinh, đã dẫn đường cho các nhà hiền triết đến Giê-ru-sa-lem để tìm gặp vị Tân Nương.Sau đây là những lời tiên tri liên hệ đến Đấng Christ:Địa điểm Chúa sanh ra, 5:2Đấng Christ là Vua, 2:12, 13Đấng Christ cai trị khắp thế gian bằng đức công chính, 4:1, 7Giê-ru-sa-lem, kinh đô của Nước của Chúa Cứu Thế, 4:1-2Nước của Chúa Cứu Thế tràn lan khắp thế gian, 4:2Hòa bình của Nước của Chúa Cứu Thế, 4:3Hưng thịnh, phước hạnh của Nước của Chúa Cứu Thế, 4:4Công chính, nền tảng của Nước của Chúa Cứu Thế, 4:6; 4:2.Sách Mi-chê đã được trích dẫn ba lần (1) Bởi các trưởng lão xứ Giu-đa: Gie Gr 26:18, trích dẫn Mi-chê MiMk 3:12 (2) Bởi các bác sĩ đến Giê-ru-sa-lem: Mat Mt 2:5, 6 trích dẫn Mi-chê MiMk 5:2 (3) Bởi Chúa Giê-xu khi sai phái mười hai sứ đồ: Mat Mt 10:35, 36 trích dẫn Mi-chê MiMk 7:6. Xem thêm EsIs 2:2-4; 41:15; Exe Ed 22:27; SoXp 3:19.C. SỨ ĐIỆP CHO TUYỂN DÂN VỀ THÁCH THỨC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Mi-chê 6-7) .“Hỡi các núi, và các nền hằng vững chắc của đất, hãy nghe lời đối nại của Đức Giê-hô-va! Vì Đức Giê-hô-va có sự đối nại với dân Ngài, và Ngài sẽ đối nại với Y-sơ-ra-ên.” Y-sơ-ra-ên đã chẳng đếm xỉa gì đến Đức Chúa Trời. Ngài bảo họ hãy nhớ lại xem Ngài từng đối xử tốt với họ như thế nào, và Ngài đã giữ giao ước với họ như thế nào (MiMk 6:3). Bị lương tâm cắn rứt, dân chúng đã nêu câu hỏi họ phải làm thế nào cho Đức Chúa Trời được đẹp lòng. Họ thành tâm hỏi rằng chẳng hay các của lễ thiêu có làm được điều đó hay không (6:6-7).Con người luôn luôn tìm cách đáp lại các ân điển tốt lành của Đức Chúa Trời bằng một nghi thức tôn giáo mặt ngoài đó hoặc một số tài vật. Nhưng phải nhớ rằng của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời ấy là tâm thần đau thương. Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu (Thi Tv 51:17). Đức Chúa Trời muốn mọi người phải có cách ăn ở công chính, và

sự từng trải cá nhân đích thực. Do có thái độ bất chính nên dân sự đã phải nhận chịu nhiều hậu quả khó tin nổi. Đức Chúa Trời vốn là một Quan An Công Bình (MiMk 1:3, 5; 3:12). Thánh Phao-lô đã dạy chúng ta phải làm gì để báo đáp các hành vi nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời? (RoRm 12:1-2). Cách tốt nhất để báo đáp các ân điển của Đức Chúa Trời là tiếp nhận ân điển Ngài.D. NHỮNG ĐIỀU THIẾT YẾU ĐƠN GIẢN CỦA TÔN GIÁO CHÂN THẬT Kinh Thánh Cựu Ước đưa ra cho chúng ta một câu định nghĩa cho tôn giáo. Đức Chúa Trời đòi hỏi ngươi điều gì? (MiMk 6:8). So với những câu định nghĩa cho tôn giáo của loài người ngày nay, thì điều đó là thế nào? Làm sự Công bình - Môn đạo đức học toàn hảo cho mọi đời sống.Ưa sự nhơn từ - Tôn trọng tha nhân, khi công lý chưa được thực thi.Bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời - Từng trải cá nhân với Đức Chúa Trời.Thánh Phao-lô đã gọi đó là tâm tình của Chúa Cứu Thế. “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có” (Phi Pl 2:5). Nếu tôn giáo của bạn chỉ là một túi tham không đáy, những ngôi thánh đường đồ sộ nhiều nghi lễ tỉ mỉ, thì chúng ta chẳng có được gì cả. Mọi sự đều phải được đổ đầy bằng tâm tình của Chúa Cứu Thế. Chúng ta phải thờ phượng Ngài với lòng chân thành do Thánh Linh hướng dẫn (GiGa 4:24 bản dịch diễn ý). Đức Chúa Trời muốn chúng ta có nhiều hơn là một bài tín điều thật đẹp đẽ, dù nó có thuộc linh và đúng thật đến mức độ nào. Ngài muốn cho tâm tính của Chúa Cứu Thế được biểu hiện bằng sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, và được phô bày trong mọi cách ăn nết ở của chúng ta, trong nhà riêng của chúng ta và tại những nơi chúng ta làm ăn buôn bán. Tôn giáo của bạn có qua nổi các trắc nghiệm nầy không?Điều lý thú là khi tóm tắt cùng một vấn đề nầy (Mat Mt 23:23), Chúa Cứu Thế đã dùng các từ ngữ công bình (phán xét), thương xót, và trung tín. Như thế là Ngài đã đánh đồng đức tin (trung tín) với việc bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời, một cách so sánh hết sức phù hợp.

SÁCH TIÊN TRI SÔ-PHÔ-NI

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Chúng ta được biết rất ít về tiên tri Sô-phô-ni, trước giả sách nầy. Có hai sự kiện về tiểu sử ông xuất hiện trong câu đầu của sách tiên tri do ông viết. Chúng ta biết rất có thể ông là một vương tử xứ Giu-đa, vì là hậu duệ của Ê-xê-chi-ên. Lập trường của ông là tố giác các tội lỗi của hàng vương tử, vì chính ông là dòng dõi quý tộc. Ông sống dưới thời trị vì của minh quân Giô-si-a. Tên ông có nghĩa là “người được Đức Giê-hô-va giấu kín.”

Sô-phô-ni khởi sự chức vụ của ông vào những năm đầu đời trị vì của Giô-si-a (641-610 T.C.). Năm mươi năm đã trôi qua từ khi Na-hum công bố lời tiên tri của ông. Ba người trong các hậu duệ của Ê-xê-chi-ên đã nối ngôi vua ấy (IIVua 2V 20:21). Trước Giô-si-a, là hai nhà vua gian ác, thờ hình tượng, nên toàn dân đều làm đủ thứ công việc gian ác. Bất công xã hội và bại hoại đạo đức lan tràn khắp nơi. Kẻ giàu thì vơ vét những gia tài đồ sộ bằng cách nghiền nát người nghèo. Tình trạng thật là thê thảm khi vua Giô-si-a, mới được mười sáu tuổi, thực hiện việc cổ xúy cho một cơn phục hưng tôn giáo. Vua trở thành một trong các quân vương được yêu chuộng nhất Giu-đa. Vua cầm búa để triệt hạ các bàn thờ và hình tượng. Lời lẽ của Sô-phô-ni chắc đã khích lệ được các nhà cải cách rất nhiều.Từ Mi-chê đến Sô-phô-ni, chúng ta đi từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ bảy T.C.. Tiên tri Sô-phô-ni sống đồng thời với tiên tri Giê-rê-mi. Hai nhà tiên tri khác của thế kỷ thứ bảy là Na-hum và Ha-ba-cúc.Thế kỷ thứ bảy T.C. bắt đầu với vua Ê-xê-chia cai trị quốc gia Giu-đa. Vua Ê-xê-chia được nối ngôi bởi con là Ma-na-se (686-642 T.C.) (IIVua 2V 20:21). Theo lời truyền khẩu của người Do Thái, trong đời trị vì của Ma-na-se, Ê-sai đã chịu tuận đạo. Hiển nhiên là đã không có việc nói tiên tri tự do nào được cho phép trong đời trị vì này. Rất có thể đã có thời kỳ bách hại tôn giáo lớn lao. Những câu mở đầu của các sách Ê-sai, Mi-chê, Giê-rê-mi và Sô-phô-ni cho thấy những nhà tiên tri này có lẽ đã sống trong đời trị vì lâu dài của Ma-na-se. Sau nhiều năm cai trị với hành vi cực kỳ gian ác, Ma-na-se đã bị bắt lưu đày sang Ba-by-lôn. Trong cơn buồn bã, ông đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời thương xót (IISu 2Sb 33:12, 13). Ma-na-se đã thực hiện các chính sách của A-cha nhưng Giô-si-a đã bắt đầu cuộc cải cách tôn giáo vào khoảng 622 T.C.. Động cơ thúc đẩy cuộc cải cách là việc tìm thấy cuốn sách Luật Pháp. Trong đời trị vì của Giô-si-a, một biến chuyển lớn đã xảy ra trong cán cân quyền lực giữa các quốc gia. Vào năm 612 T.C., Ba-by-lôn đã trở thành siêu cường trong vùng, khi quân đội của họ đánh và san bằng thành phố thủ đô của A-sy-ri. Vua Giô-si-a đã tham dự vào cuộc tranh chấp quyền lực quốc tế (IIVua 2V 23:19-30). Quân đội Ai-cập lúc đó đang tiến ngang Palestine để liên kết với quân đội bị đánh bại của A-sy-ri, trong nỗ lực cản trở tham vọng của Ba-by-lôn muốn trở thành bá chủ thế giới.Lời tiên tri của Sô-phô-ni đã được nói ra ngay trước cuộc cải cách của Giô-si-a (đã bắt đầu độ trước hoặc sau năm 622 T.C.). Những lời đó có thể đã giúp khuyến khích cải cách. Trong khi, sự kêu gọi của Giê-rê-mi xảy ra sau cuộc cải cách của Giôsia. Vì thế, Sô-phô-ni là tiên tri đầu tiên trong các nhà tiên tri của thế kỷ thứ 7 T.C..

II. SỨ ĐIỆP TIÊN TRI SÔ-PHÔ-NI Sô-phô-ni vạch rõ Đức Chúa Trời vừa yêu thương mà cũng vừa nghiêm khắc. SoXp 1:2; 3:17 cho chúng ta thấy hai đặc tính ấy. Nhà tiên tri đã báo trước số phận khủng khiếp của Ni-ni-ve (SoXp 2:13) và việc này đã xảy ra năm 612 T.C..Chúng ta nghe Sô-phô-ni tố giác nhiều hình thức thờ hình tượng: cả Ba-anh lẫn Minh-côm hay Mô-lóc đều bị kết án (1:1-2:3). Việc thờ hình tượng đó đã bị diệt trừ dưới thời trị vì của Giô-si-a. Chắc người có phần lớn trách nhiệm trong cuộc phục hưng dưới thời Giô-si-a chính là Sô-phô-ni. Ông là nhà tiền phong trong Phong trào Cải Cách đó. Truyền thuyết cho chúng ta biết Giê-rê-mi là bạn đồng sự với ông.Lúc mới bắt đầu đọc sách nầy, chắc bạn phải kinh hãi về nội dung của nó. Sách toàn nói về những lời tố giác, đe dọa và thịnh nộ. Đức Chúa Trời đang dò xét dân chúng: “Ta sẽ dùng đèn đuốc lục soát trong Giê-ru-sa-lem, sẽ phạt những kẻ đọng trong cặn rượu” (1:12). Tuy nhiên, tại đây chúng ta cũng thấy được ân sủng và tình yêu của Đức Chúa Trời, vì “Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu; hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt” (HeDt 12:6). Sách bắt đầu bằng đau buồn, nhưng kết thúc bằng ca hát. Phần đầu của sách đầy dẫy sự buồn bã, ảm đạm, nhưng phần cuối lại chép một trong những bài tình ca êm dịu nhất Cựu Ước. Sô-phô-ni cho thấy rằng (1) một phần những người còn sót lại trung tín, sẽ được giải cứu khỏi cuộc lưu đày; (2) người ngoại đạo sẽ ăn năn tin Chúa; (3) có một ngày, người ta sẽ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời bất cứ nơi nào, chớ không phải chỉ tại Giê-ru-sa-lem mà thôi (SoXp 2:11; GiGa 4:21).A. GIU-ĐA BỊ DÒ XÉT (Sô-phô-ni 1)Đức Giê-hô-va đang ở giữa xứ để thi hành việc phán xét (3:5 và 1:17). Trước hết, Ngài dò xét xứ Giu-đa và truyền rao lời chúc dữ trên tất cả những kẻ thờ thần tượng. Toàn xứ phải được giải phóng khỏi việc thờ thần tượng. Đức Giê-hô-va không thể để cho một điều đáng ghê tởm như thế tồn tại. Chúng ta thấy các nhà cầm quyền bị tố giác y như mọi giai cấp tội nhân (1:7-13). Họ là (1) những kẻ thờ thần tượng (1:4-5) những kẻ khi thì chỉ Đức Chúa Trời mà thề, lúc khác lại chỉ Mo-lóc mà thề (1:5) những kẻ đã xây bỏ Đức Giê-hô-va (1:6). Đức Chúa Trời sẽ khiến một ngọn lửa giáng trên những kẻ ấy. Nó sẽ đánh vào cả đất, nhưng đặc biệt là vào cư dân Giê-ru-sa-lem. “Ngày của Đức Giê-hô-va” là một ngày đáng sợ. Ngài gọi dân sự, khiến họ run rẩy trước mặt Ngài. Ngài đang “ở giữa” xứ để phán xét nó.“Ngày của Đức Giê-hô-va” được đề cập bảy lần trong sách tiên tri nầy. Hầu như không có ngoại lệ, là mỗi lần từ ngữ ngày được dùng trong Kinh điển nó đều có nghĩa là một giai đoạn thời gian. Nếu một con số được dùng trước nó,

như bốn mươi ngày, ba ngày, thì đó là một ngày gồm hai mươi bốn giờ. Nhưng khi ngày được dùng một mình, như ngày của những người thanh giáo hay ngày của Lincoln, thì ý muốn nói là giai đoạn mà các nhân vật ấy đã sống. Cho nên khi nào Lời Chúa chép về “Ngày của Đức Giê-hô-va” nó có nghĩa là ngày mà Đức Giê-hô-va làm việc đặc biệt. Với người Do Thái vào thời của Sô-phô-ni nó có nghĩa là lúc Đức Chúa Trời sẽ đối xử với dân Ngài bằng sự trừng phạt và lưu đày. Ngày của Đức Giê-hô-va (Chúa) trong tương lai là giai đoạn có cơn đại nạn và Thiên hi niên (KhKh 6:1-17). Dân Giu-đa được truyền dạy rằng “Ngày của Đức Giê-hô-va” sắp đến, lúc sẽ có một cuộc tính sổ đặc biệt.Sô-phô-ni dùng cụm từ này để chỉ về sự phán xét sắp đến trên Giu-đa (SoXp 1:7). A-mốt trước đây cũng đã nói về đề tài này (AmAm 5:18-20; SoXp 1:14-16). Một cách đơn giản, "Ngày của Đức Giê-hô-va'có nghĩa là ngày mà Đức Giê-hô-va sắp hành động. Trong thời A-mốt, dân sự đã nghĩ Đức Chúa Trời sẽ hành động theo đặc ân của họ. A-mốt đã tỏ cho họ biết rằng Đức Chúa Trời chỉ có thể phạt họ y như tội lỗi quá lớn lao của họ. Các nhà tiên tri không luôn luôn dùng cùng từ liệu khi nói về Ngày của Đức Giê-hô-va. Vì thế thật cần để có thể nhận ra khi ý niệm được ám chỉ, dù tư liệu chính xác không được nói đến. A-mốt nói về Ngày của Đức Giê-hô-va như là thời kỳ phán xét đối với Y-sơ-ra-ên. Sô-phô-ni nói rằng đó chính là thời kỳ phán xét cho Y-sơ-ra-ên và cho các nước (1:18). B. CÁC DÂN CÁC NƯỚC BỊ DÒ XÉT (2:1-15)Sau khi nhà tiên tri kêu gọi dân sự tìm kiếm Đức Giê-hô-va (2:1-3) để có chỗ ẩn náu trong ngày thạnh nộ của Đức Giê-hô-va, ông tuyên bố rằng chẳng gì có thể cứu được đất nước dân tộc khỏi sự hoạn nạn ngoài ra việc ăn năn thật. Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va, tìm kiếm sự công bình, tìm kiếm sự nhu mì là lời khuyên của ông. Rồi ông quay sang năm dân tộc ngoại đạo là Phi-li-tin, Mô-gi, Am-môn, Ê-thi-ô-bi, và A-sy-ri. Họ sẽ bị cơn giận của Đức Chúa Trời thăm phạt vì sự kiêu ngạo và sỉ vả dân của Đức Giê-hô-va (2:10). Cảnh hoang tàn của Ni-ni-ve đã được mô tả bằng những lời lẽ chính xác lạ lùng (2:13-15). Mọi việc đó đã bắt đầu ứng nghiệm vào những cuộc chinh phục của Nê-bu-cát-nết-sa.Sự phán xét các kẻ thù địa phương của dân Y-sơ-ra-ên đã ứng nghiệm theo đúng nguyên văn (2:4-15). Sự phán xét các kẻ thù của dân Y-sơ-ra-ên trên toàn thế giới rộng lớn nầy vẫn chưa ứng nghiệm (3:8; 2:10-11). Đức Chúa Trời phán rằng các thần tượng của kẻ thù họ sẽ bị đập vỡ, và người ngoại đạo sẽ thờ phượng Đức Chúa Trời, mỗi người ngay chính đất nước họ (2:11). Thay vì mọi người phải hành hương đến Giê-ru-sa-lem, họ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời ở bất kỳ nơi nào.Người Do Thái tin rằng Giê-ru-sa-lem là nơi để thờ phượng. Người Sa-ma-ri

tuyên bố rằng Núi Ga-ri-xim phải là trung tâm tôn giáo, nhưng Sô-phô-ni dạy rằng sự thờ phượng thuộc linh không lệ thuộc vào nơi chốn nào cả, mà vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Loài người luôn luôn tìm cách thiết lập những nơi thánh và đền miếu. Từ rất lâu rồi, Rô-ma và Mecca đã trở thành “thánh địa” trong số hằng trăm địa danh khác nữa. Loài người đã tạo ra lắm nhiêu khê để có thể đến thờ phượng tại các địa điểm ấy. Tại Ấn Độ, nhiều ngàn người phải hành hương đến Benares, là thánh địa thiêng liêng nhất của Ấn giáo để thờ phượng và để tắm mình dưới sông Ganges, và cùng mang về với họ nước của sông ấy.C. DÂN Y-SƠ-RA-ÊN ĐƯỢC PHỤC HƯNG (3:1-20)Nhà tiên tri kết thúc bằng những lời hứa kỳ diệu nhất về sự phục hưng của dân Y-sơ-ra-ên trong tương lai và tình trạng phước hạnh của dân Chúa sau khi được thanh tẩy trong những ngày sau rốt (3:1-20). Số dân sót lại được cứu chuộc sẽ trở về Si-ôn là những con người được tẩy sạch, khiêm hạ, có niềm tin, và đầy vui mừng cùng với các của lễ của họ. Họ sẽ định cư trong xứ, có Đức Chúa Trời “ở giữa họ” (3:15, 17). Bấy giờ, Si-ôn sẽ là địa điểm được ưa thích giữa các dân các nước, và là một người phước hạnh cho cả đất như lời hứa đã được báo trước của Đức Chúa Trời ngay từ thời nguyên thủy với Ap-ra-ham (SaSt 12:1-3).Niềm vui của Sô-phô-ni (SoXp 3:14-20) có thể ám chỉ một điều gì đó bên cạnh cái ngày mà số dân còn sót lại sẽ hồi hương sau cuộc lưu đày Ba-by-lôn. Sự phán xét càng tệ hại hơn đối với Giu-đa sẽ xảy ra tiếp sau lần hồi hương đó. Từ trước cho đến đó, nó chỉ bị khổ sở chút ít mà thôi. Cũng chẳng có gì xảy ra giống như thế vào ngày Chúa Cứu Thế giáng lâm. Chắc nó phải ám chỉ cái ngày mà chính Chúa Giê-xu sẽ ngự trên ngôi Đa-vít, khi dân Ngài sẽ được tập họp lại từ bốn góc đất (3:19). Lời tiên tri nầy sẽ được ứng nghiệm đầy phước hạnh trong thời đại của vương quốc, khi Chúa Cứu Thế tái lâm trên thế gian nầy để lấy đại quyền đại vinh mà trị vì.

SÁCH TIÊN TRI NA-HUM

Hai nhà tiên tri tiếp theo mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở hai niên đại khác nhau, nhưng lời tiên tri có đặc tính giống nhau. Cả hai mô tả sự phán xét của Đức Chúa Trời trên một quốc gia khác hơn Y-sơ-ra-ên hoặc Giu-đa. Đó là Na-hum, thuộc thế kỷ thứ bảy T.C., cùng với Sô-phô-ni, Giê-rê-mi và Ha-ba-cúc; và Áp-đia, thuộc thế kỷ thứ sáu T.C., cùng với Ê-xê-chi-ên và về sau là A-ghê và Xa-cha-ri.

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Na-hum, trước giả viết quyển sách nầy, là một người quê quán ở Ên-cốt. Trong xứ A-sy-ri, gần các phế tích của Ni-ni-ve, có một ngôi mộ mà dân bản địa bảo là của Na-hum. Nhưng phần lớn các học giả có thẩm quyền nghĩ rằng địa danh Ên-cốt nầy thuộc xứ Ga-li-lê. Ngày nay, nó chỉ còn là một phế tích hoang tàn đổ nát.Về tên người cũng như về thông điệp truyền giảng, “Na-hum” có nghĩa là “an ủi” cho Giu-đa. “Đức Giê-hô-va là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn, và biết những kẻ ẩn náu nơi Ngài” (NaNk 1:7). Đề mục lớn của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài, là dân Giu-đa được giải cứu và kẻ thù của họ là người A-sy-ri sẽ bị hủy diệt. Ca-bê-na-um, nơi Đấng Yên Ui đã làm nhiều phép lạ, có nghĩa là “làng của Na-hum” (an ủi). Thị trấn nơi nhà tiên tri Na-hum ra đời là Ên-cốt, vốn ở sát bên đó.Có lẽ Na-hum là người quê quán ở Ga-li-lê, sống vào thời trị vì của minh quân Ê-xê-chia, và của nhà đại tiên tri Ê-sai. Chắc lúc quân đội A-sy-ri bạo tàn xâm lăng quê hương ông và bắt đi mười chi phái của Y-sơ-ra-ên, ông đã lánh nạn xuống vương quốc Giu-đa ở phía Nam. Có lẽ ông đã đến trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem, nơi mà bảy năm sau đó, ông chứng kiến cảnh San-chê-ríp vây thành phố ấy, mà kết quả là phép lạ đã hủy diệt đạo quân A-sy-ri. Chắc bạn còn nhớ là đã có 185.000 người ngã chết chỉ trong một đêm, như đã được ghi chép trong IIVua 2V 19:35. Có lẽ Na-hum NaNk 1:2 ám chỉ việc ấy. Ông đã viết sách nầy ngay sau biến cố đó.Chủ đề sách nầy là sự phá hủy Ni-ni-ve, thành phố mà Giô-na đã cảnh cáo. Ni-ni-ve là một bị cáo mà Đức Chúa Trời sai Na-hum đến để công bố sự phán xét công nghĩa của Ngài đối với nó. Trong việc phán xét Ni-ni-ve, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời đang phán xét một thế gian tội lỗi. Na-hum đã viết sách của ông chừng một trăm năm mươi năm sau cuộc phục hưng của thời Giô-na, khi nhà tiên tri ấy đã khiến được Ni-ni-ve ăn năn “trong tro bụi.” Lòng nhân từ mà không được chú ý, thì cuối cùng sẽ đưa đến sự đoán phạt.Chắc lúc đó, dân thành Ni-ni-ve đã thật lòng ăn năn, nhưng tình trạng ấy đã không tồn tại được lâu. Họ lại sa vào cùng chính những tội lỗi mà họ từng ăn năn. Ni-ni-ve, vinh quang của người A-sy-ri, đã đạt đến mức độ trở thành lời thách đố hoàn toàn cố ý đối với Đức Chúa Trời hằng sống. Họ không phải chỉ là những kẻ sa ngã! Mà họ cố ý chối bỏ Đức Chúa Trời mà họ từng tin nhận (IIVua 2V 18:25, 30, 35; 19:10-13).Đức Chúa Trời đã sai Na-hum tiên báo số phận khủng khiếp cuối cùng và sự suy sụp hoàn toàn của Ni-ni-ve với đế quốc ấy. Đế quốc A-sy-ri đã được xây lên bằng bạo lực. Người A-sy-ri là những đại chiến sĩ. Họ luôn luôn đi ra

chinh chiến để cướp bóc. Họ xây dựng quốc gia của họ bằng cách cướp phá các dân tộc khác. Họ làm mọi sự để gây khủng khiếp kinh hoàng. Họ bảo sở dĩ họ làm như vậy là vâng theo lời thần họ dạy bảo. Đức Chúa Trời đã định cho người A-sy-ri phải mai một đi cách tàn bạo và khác thường. Mọi điều đó đã xảy ra khoảng tám mươi sáu năm sau. Hãy đọc sự hung ác, tàn bạo như thú dữ của dân tộc ấy (NaNk 2:11, 12).A-sy-ri hưởng được một thời gian sáng chói ba trăm năm. Đế quốc ấy đã cương quyền cả thế giới. Ni-ni-ve là kinh đô của đế quốc hùng cường đó. Vào năm 721 T.C., nó hủy diệt Y-sơ-ra-ên và đe dọa Giu-đa, nhưng Đức Chúa Trời thấy rõ là đế quốc ấy đã đến ngày tàn. Thông điệp của Na-hum chứng tỏ Đức Chúa Trời có thể giải quyết một dân tộc gian ác và phản loạn như thế nào. Ngài sẽ tận diệt họ.Định mệnh khủng khiếp dành cho thành phố Ni-ni-ve được triển hạn chừng một trăm năm mươi năm. Sau ngày Giô-na công bố, nhưng cuối cùng rồi nó cũng sụp đổ. Lời tiên tri của Na-hum không kêu gọi ăn năn, nhưng là lời khẳng định về một số phận khủng khiếp chắc chắn và dứt khoát (1:9; 3:18, 19). Tên A-sy-ri sẽ hoàn toàn bị tuyệt diệt (1:14). Đức Chúa Trời đã đào mồ để chôn nó.Lời tiên tri của Na-hum rất có thể đồng thời với những năm đầu của chức vụ Giê-rê-mi, có cùng sự nhấn mạnh về sự phán xét của Đức Chúa Trời trên các nước. Nhưng ông tập trung trên một thành phố ngoại giáo lớn đặc biệt là Ni-ni-ve (1:1), thủ đô của A-sy-ri (3:18).Đức Chúa Trời đã dấy A-sy-ri lên để hình phạt dân sự của Ngài. Thành Ni-ni-ve bị sụp đổi trước liên minh quân sự của Ba-by-lôn và Mê-đi vào năm 612 T.C.. Vì Na-hum nói tiên tri có liên quan đến sự hủy diệt sắp đến của Ni-ni-ve, nên niên đại của lời tiên tri phải trước năm 612 T.C.. Nhà tiên tri Na-hum tham khảo một biến cố lịch sử nổi tiếng trong thời ông (3:8-10). Đây là sự hủy diệt của thành Nô A-môn (tức Thebes), thủ đô cổ của Ai-cập, bởi quân đội A-sy-ri năm 663 T.C.. Vậy, lời tiên tri Na-hum phải được nói giữa năm 663 T.C. và năm 612 T.C..

II. SỨ ĐIỆP TIÊN TRI NA-HUM A. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ VỊ THẨM PHÁN (1:1-7)Trong Na-hum 1, chúng ta thấy Đức Chúa Trời là Vị Thẩm Phán thánh khiết ngồi trên ghế của tòa án trên thiên đàng, phán xử thành phố Ni-ni-ve gian ác. Vụ án được trình bày. Đức Chúa Trời nầy là một Đức Chúa Trời công bằng, do đó Ngài phải báo thù mọi tội ác.Có hai điều được tiết lộ về cá tính của vị Thẩm Phán của cả thế gian nầy. Có một câu khẳng định các thuộc tính cao quí và đầy quyền năng của Đức Chúa Trời, cấu tạo thành phần nền tảng cho mọi hành động của Ngài đối cùng loài

người. Bài học nầy cho chúng ta một cơ hội tuyệt vời để giới thiệu các thuộc tính của Đức Chúa Trời.Khải tượng của nhà tiên tri về Đức Chúa Trời trong Na-hum 1:2-7 cho thấy với tư cách là Thẩm phán, Ngài là Đức Chúa Trời hay ghen, báo thù, đầy sự thạnh nộ (furious); cưu giận (wrathful); có quyền lớn; chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội; tức giận (indiguant). Với tư cách là Cha, thì Đức Chúa Trời chậm giận; tốt lành; làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn; biết những kẻ ẩn náu (nương cậy) nơi Ngài.Bảy từ ngữ đầu của khải tượng gợi lên nỗi kinh hoàng. Đức Giê-hô-va ghen và báo thù. Suy nghĩ về Đức Chúa Trời như thế khiến chúng ta tự xét mình. Chúng ta sẽ thấy rằng trong người chúng ta chẳng có đức công chính. Tư tưởng nầy phải đẩy chúng ta vào trong vòng tay yêu thương của một Cứu Chúa vốn là Đấng “Khỏa lấp tội lỗi” chúng ta và mặc vào cho chúng ta những chiếc áo dài của sự công chính của Ngài.Xin chú ý là Đức Chúa Trời đã không hấp tấp giáng cơn phán xét của Ngài trên A-sy-ri. Ngài đã kiên nhẫn suốt một thời gian dài. Ngài chậm giận, nhưng rồi sẽ đem sự tàn hại đến. Ngài là một Đức Chúa Trời của công lý tuyệt đối. Ngài là Đức Giê-hô-va, là Giê-hô-va Đức Chúa Trời nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn, kiên nhẫn và sẵn sàng tha thứ cho kẻ tội lỗi. Thế nhưng Ngài chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội. Giô-na từng được ở trong mặt đầu tiên của cá tính nầy của Đức Chúa Trời, tức là tình yêu (Gion Gn 4:2). Nhưng Na-hum còn nêu ra mặt thứ hai nữa, tức là phương diện thánh khiết của Đức Chúa Trời khiến Ngài phải đối phó với tội lỗi bằng biện pháp phán xét (NaNk 1:2, 6). Vị Thẩm Phán thánh khiết nầy vốn công bằng, và là Đấng biện minh (kể là công chính) cho người tin vào Chúa Giê-xu (RoRm 3:26) vì Luật Pháp thánh khiết của Ngài đã được thập tự giá của Chúa Cứu Thế đền trả rồi.B. BẢN ÁN DÀNH CHO NI-NI-VE (NaNk 1:8-14)Na-hum 1:8-14 nêu rõ bản án về việc đánh và diệt thành phố Ni-ni-ve băng hoại. Nó bị để lên cân và nhận thấy là khiếm khuyết. Bản án dành cho Ni-ni-ve, đó là: (1) bị kết án phải tận diệt (1:8-9) (2) bị bắt trong lúc những kẻ bảo vệ nó say sưa (1:10) (3) tên bị xoá (1:14) (4) chính Đức Chúa Trời đào mồ cho nó 1:4).Chúng ta không thể đọc nó mà không run rẩy vì cớ tính cách nghiêm trọng của tất cả mọi việc đó. Na-hum đã công bố sự hủy diệt nầy như một lời tiên tri. Ngày nay, chúng ta nhìn vào nó như đã là lịch sử rồi. Phải, Đấng Phán Xét đã làm ứng nghiệm mọi việc đó. Ngày nay, du khách nhìn thấy thành Ni-ni-ve của quá khứ đó vẫn còn nằm trong đổ nát hoang tàn.Quyển Sách nầy vẽ ra cho chúng ta bức tranh về cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Hãy đọc lại câu thứ hai một lần nữa “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời ghen

và báo thù; Đức Giê-hô-va báo thù, và đầy sự thạnh nộ. Đức Giê-hô-va báo thù kẻ cừu địch mình và cưu giận cho kẻ thù mình.” Đây là một bức tranh vẽ Đức Chúa Trời và là một Đức Chúa Trời đang hành động trong cơn thịnh nộ. Chẳng có gì là thích thú khi được nghe nhắc lại rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời của sự giận dữ cũng y như Ngài vốn là một Đức Chúa Trời của tình yêu. Nhưng cần phải nhớ rằng cả hai thuộc tính ấy đều vốn là của Ngài. Ngài là một Đức Chúa Trời thánh khiết. Ngài thù ghét tội lỗi. Ngài sẽ giáng sự phán xét trên nó.C. THI HÀNH BẢN ÁN (NaNk 2:1-13)Hãy đọc những gì Đức Chúa Trời đã phán trong hai chương sách ngắn ngủi nầy. Chúng ta thấy một bức tranh về cuộc bao vây, thất thủ và cảnh hoang tàn của Ni-ni-ve. Tất cả những gì Đức Chúa Trời có thể làm cho một dân tộc phản loạn và thách đố Ngài, là hủy diệt nó.Bức tranh về việc bao vây, thất thủ của Ni-ni-ve và cảnh hoang vu tiếp theo đó đã được mô tả bằng tài hùng biện như khắc như họa trong Na-hum 2 và 3. Đức Chúa Trời sẽ kết thúc nó bằng một nạn lụt tràn ngập tất cả; tên nó sẽ hoàn toàn bị xoá sạch và Ngài sẽ đào mồ cho nó. Việc các đạo quân tập họp chung quanh Ni-ni-ve, và các lực lượng đồng loạt giày xéo bên trong thành phố đã được tả vẽ dường như nhà tiên tri khiến những người nghe ông nhìn thấy tất cả các khung cảnh khủng khiếp của tấm thảm kịch đó vậy!Ngoài các vách thành thì dân Mê-đi đã tập trung những chiếc thuẫn được vẽ thật sáng chói. Các áo dài có màu điều. Gươm sáng loè, giáo nhấp nhoáng thật là khủng khiếp dưới ánh mặt trời. Gang thép của xe cộ sáng ngời. Bên trong thành phố thì bọn ma cô dắt mối đang ngự trị. Đã quá muộn rồi, các vua cố tìm cách lập liên minh với các giới quý tộc nhằm bảo vệ cho thành phố yêu dấu đã trở tay không kịp. Sông Ti-gơ-rơ còn gây ra một trận lụt quét sạch hầu hết bức tường thành mà đối với họ, trông có vẻ như bất khả xâm chiếm. Việc nầy thêm kẻ thù cho họ. Nữ hoàng bị bắt làm tù binh, và các cung nữ của nữ hoàng thì vây quanh bà ta để kêu khóc, như một bầy bồ câu vậy!Tiếng gọi nhau của dân Mê-đi được nhiều người nghe thấy. Hãy cướp bạc, cướp vàng, vì của báu nó vô ngần, mọi đồ đạc quí giá nhiều vô số. Thành phố bị cướp bóc, trong khi dân chúng đứng đó với hai đầu gối chạm vào nhau vì sợ hãi. Ni-ni-ve không còn khiến được các dân các nước sợ hãi nữa vì Đức Chúa Trời đã kết thúc nó. Việc nầy sẽ xảy đến cho tất cả các dân các nước gian ác trên thế gian nầy.Người Mê-đi và người Ba-by-lôn đã hoàn toàn tiêu diệt Ni-ni-ve năm 612 T.C.. Nó từng xuất hiện trên tột đỉnh vinh quang của thế lực của mình. Theo lời tiên tri của Na-hum, thì việc nó đã ứng nghiệm - một lần nước sông Ti-gơ-rơ dâng lên đột ngột đã cuốn đi phần lớn vách thành, giúp cho đạo quân

của người Mê-đi và người Ba-by-lôn lật đổ nó luôn (2:6). Một phần của thành phố đã bị lửa hủy diệt (3:13, 15).Đức Chúa Trời đã đào mồ cho Ni-ni-ve thật sâu và kiến hiệu đến nỗi mọi dấu vết về sự hiện hữu của nó đều biến mất qua nhiều thời đại và di chỉ của nó chẳng còn được ai biết đến. Lúc A-lịch-sơn đại đế đánh trận Arbela gần đó năm 331 T.C., vua ấy thậm chí không biết là tại đấy từng có một thành phố. Khi Xenophon và đạo quân 10.000 người chuyển qua gần đó khoảng 200 năm sau, ông ta tưởng các gò đống hoang tàn kia là một thành phố nào đó của dân Parthian (người Bạt-thê). Lúc Nã phá luân đóng trại gần di chỉ ấy, ông ta cũng chẳng hay biết gì cả.Thành phố nầy còn bị tố giác một lần nữa, do Sô-phô-ni đưa ra mấy năm sau đó (SoXp 2:13). Năm 612 T.C., tất cả đều đã ứng nghiệm. Sự tàn phá thật trọn vẹn đến nỗi mọi dấu vết về đế quốc A-sy-ri đều đã biến mất. Nhiều học giả nghĩ rằng Thánh Kinh đã đề cập Ni-ni-ve chỉ là huyền thoại. Dường như một thành phố như thế đã chẳng hề tồn tại bao giờ. Năm 1845, Layard xác nhận những điều nghi ngờ của người Anh là Claud James Rich, vào năm 1820 từng nghĩ rằng các gò đống từ Mosul nối dài đến sông Ti-gơ-rơ là các tàn tích của Ni-ni-ve. Các đống đổ nát ấy vốn là của các cung điện nguy nga tráng lệ của các vua A-sy-ri, và nhiều ngàn bảng có khắc chữ đã được khai quật, cho chúng ta biết câu chuyện về A-sy-ri do chính người A-sy-ri tự tay viết lấy. Thế là thủ đô huy hoàng của một đất nước giàu có nhất và thành phố lộng lẫy nhất thế giới thời của nó đã được phát kiến, và phần ký thuật của Thánh Kinh đã được xác nhận.D. GIEO VÀ GẶT (NaNk 3:1-19)Ni-ni-ve đã gieo gì, thì phải gặt nấy. Đó là luật Trời. Ni-ni-ve đã củng cố tăng cường để chẳng gì có thể xâm bại nó được. Với những tường thành cao 30 m (90 feet) và rộng đủ cho 4 chiến xa song hành, một chu vi 80 dặm, được trang hoàng bằng mấy trăm tháp canh, nó ngồi khoanh tay tự mãn. Một đường hào rộng 40 m (140 feet) và sâu gần 20 m (60 feet) vây quanh các vách thành rộng lớn ấy. Nhưng Ni-ni-ve đã chẳng đếm xỉa gì đến Đức Giê-hô-va cả. Cho nên đối với Đức Chúa Trời tất cả chỉ là gạch và hồ mà thôi! Đế quốc hùng cường với Sanh-ma-na-se, La-gôn và San-chê-ríp đó đã dấy lên, để rồi Đức Giê-hô-va đánh đổ nó chỉ bằng một cái đánh nhẹ. Các phát kiến của văn minh đều bất lực khi cần phải chống lại với đội pháo binh của thiên đàng.Ni-ni-ve chỉ bóng về tất cả các dân tộc các nước đang quay lưng lại với Đức Chúa Trời. Trong thời đại của chúng ta, nhiều nền văn minh kiêu hãnh đang đặt mọi sự dựa vào sức người và máy móc, mà xem thường Đức Chúa Trời. Chúng ta đã thấy sở dĩ Ni-ni-ve bị lật đổ là vì tội lỗi của nó (3:1-7); vã rằng sự giàu có và sức mạnh của nó đã không đủ để cứu nó, (3:8-19). Các dân các

nước thường trông cậy vào thế và lực để tồn tại. Họ quên rằng ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần Ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy (XaDr 4:6). Người nào hay đất nước dân tộc nào cố ý và cuối cùng chối bỏ Đức Chúa Trời, tức là cố ý để cuối cùng phải nhận lấy số phận khủng khiếp. Cần cảnh giác đối với việc nầy.Hãy nghe những lời cảnh cáo của Thánh Phi-e-rơ nói mấy trăm năm sau đó. IIPhi 2Pr 3:9-10 “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn. Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả.”Sách Na-hum có thể được chia cách dễ dàng làm 3 phần, mỗi chương là một phần. Chương 1 là lời tuyên bố rằng vì cớ những hành động gian ác của A-sy-ri và hình phạt Đức Chúa Trời sẽ dành cho thành Ni-ni-ve của họ. Chương 2 bao gồm một bài thơ đơn giản, mô tả sự bao vây thành Ni-ni-ve đã bắt đầu. Nó sẽ được theo sau bởi sự cướp phá (cc 7-10). Chương 3 cũng là một bài thơ sống động đơn giản. Trong đó đưa ra những lý do sự sụp đổ của thành Ni-ni-ve (c. 5).Na-hum, giống như các tiên tri tiền bối, tin nơi sự công bình của Đức Giê-hô-va (NaNk 1:7). Vì cớ đó, Ngài không thể nhìn xem tội cố ý. Ni-ni-ve đã cướp phá các nước và được lợi về thương mại. Nhưng cả quân đội hùng hậu lẫn sự thành công về thương mại của Ni-ni-ve đều sẽ không cứu nó khỏi sự phán xét của Đức Giê-hô-va, mà ở đây, như các nhà tiên tri thường mô tả, được tiêu biểu bằng lửa (3:15).

SÁCH TIÊN TRI ÁP-ĐIA

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Sách ngắn nhất trong Cựu Ước là sách tiên tri Áp-đia. Chúng ta chẳng biết được gì về nhà tiên tri đã viết sách nầy. Tên "Áp-đia" có nghĩa là "Tôi Tớ của Đức Giê-hô-va." Có nhiều tên Áp-đia trong Cựu Ước (chẳng hạn IVua 1V 18:3-4) nhưng vì không có các dữ kiện về tiểu sử được đưa ra trong lời tiên tri, nên chúng ta không thể quy lời tiên tri này cho bất cứ Áp-đia nào.Trong Tân Ước, Lu-ca nói với Thê-ô-phi-lơ trong cả sách Phúc Âm lẫn sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Nghĩa đen của "Thê-ô-phi-lơ" là "Bạn của Đức Chúa Trời." Rất có thể là "Thê-ô-phi-lơ" không phải là tên thật, nhưng đúng hơn là một "bút danh" hay "bí danh" mô tả ông thuộc hạng người nào. Tương tự, tên "Áp-đia" có thể đơn giản là sự mô tả khiêm tốn về tác giả, tự nhận mình là "Tôi Tớ của Đức Giê-hô-va.” Và vì thế có lẽ là một bí danh.

Trong khi chúng ta không biết gì về tác giả, thì bối cảnh và mục đích của lời tiên tri khá rõ ràng. Lời tiên tri là một sự cảnh cáo đối với Ê-đôm, trước khi sự hủy diệt nó xảy ra. Một cách ngẫn nhiên, một số câu tương đồng được tìm thấy trong sách Giê-rê-mi, dù được ký thuật trong một thứ tự khác (so sánh ApOv 1:1- 4, 5- 6, 8- 9 và Gie Gr 49:7b, 22b, 9-10, 14-16). Điều này cho thấy sự liên quan giữa Giê-rê-mi và Áp-đia. Như chúng ta đã biết, Na-hum đã xuất hiện đúng vào buổi đầu của chức vụ Giê-rê-mi, Áp-đia xuất hiện ngay sau đó.Một sự kiện lịch sử là lúc người Do Thái trở về từ lưu đày, năm 538 T.C., người Ê-đôm đã bị đuổi ra khỏi quê hương của họ bởi các chi phái Á-rập lân bang. Vậy, sách Áp-đia phải được viết vào giữa năm 586 T.C. và 538 T.C..Nhưng điểm đáng chú ý hơn hết trong lời tiên tri Áp-đia là người Ê-đôm đã đạt đến tột đỉnh một lịch sử lâu dài thù nghịch với dân Y-sơ-ra-ên, bởi hành động của họ lúc Giê-ru-sa-lem sụp đổ. Một thí dụ điển hình được tỏ ra trong sự không giúp đỡ "anh em Y-sơ-ra-ên" của họ được ghi trong Dan Ds 20:14-21. Sự thù nghịch kéo dài nhiều năm này luôn được các nhà tiên tri mô tả và kết án. Dần dần chúng ta được Áp-đia dẫn đến những ý tưởng về tương lai xa hơn: "Ngày của Đức Giê-hô-va" được dự ngôn ở câu 15.Về phía nam Biển Chết và tại biên giới phía Tây của cao nguyên A-ra-bi có một rặng núi đá đỏ cheo leo và có nhiều đỉnh, được gọi là Sê-i-rơ. Đó là nơi Ê-sau đến định cư sau khi ông bán quyền trưởng nam cho em mình là Gia-cốp. Sau khi đánh đuổi người Hô-rít (SaSt 14:5-6), ông chiếm cả miền núi đó. Sê-la hay Petra, nghĩa là “Đá” là kinh đô của họ. Petra là một trong các kỳ quan của thế giới. Đó là một thành phố có một không hai thuộc loại công việc do tay người ta làm nên. Nó ngất nghễu trên cao như “ổ chim ưng” (Ap 4) giữa miền núi non rất khó đạt tới. Con đường duy nhất dẫn đến thành phố ấy là một khe đá sâu, dài hơn một dặm, mà hai bên là những vách đá cheo leo cao hơn 200 m (700 feet). Phần lớn nhà ở tại đó đều là những hang đá đục trong sa thạch mềm màu đỏ (Ap 3,6), và được xếp đặt tại những vị trí mà bạn khó tin là chân người có thể leo lên. Ngày nay thành phố này được mệnh danh là “thành phố trầm lặng của quá khứ đã bị quên lãng”Dân Ê-đôm là hậu duệ của Ê-sau. Họ thường đi ra thành từng đoàn để cướp phá, rồi rút về các đồn lũy bất khả xâm phạm của họ để nuôi dưỡng trong lòng một mối thù cay đắng đối với người Do Thái - một mối thù đã bắt đầu giữa Gia-cốp với Ê-sau. Họ chẳng bao giờ quên tiếp tay với bất cứ một đạo quân nào kéo đến tấn công dân Do Thái. Dưới thời các vua Ma-ca-bê, họ trở thành những kẻ thù khó chịu cho người Do Thái. Trong thời Chúa Giê-xu, nhờ Hê-rốt, họ được cầm quyền trên xứ Giu-đê. Sau khi Giê-ru-sa-lem bị Titus phá hủy năm 70 S.C., họ cùng biến mất khỏi các trang sử ký.

II. SỨ ĐIỆP TIÊN TRI ÁP-ĐIA Đây là quyển sách ngắn nhất trong cả Cựu Ước, chỉ gồm 21 câu, nhưng lại chứa đựng hai chủ đề quan trọng: số phận của kẻ kiêu ngạo, phản loạn, và sự giải cứu người nhu mì, khiêm nhường. Một số học giả đã gọi sách Áp-đia là "Bài ca của sự thù ghét". Tương tự có thể nói về sách Na-hum như thế.Sách nói thẳng với Ê-đôm và Si-ôn mà đại diện là Ê-sau với Gia-cốp, hai con trai của Y-sác. Nhưng sách cũng kêu gọi mọi người chúng ta với hai bản tính: bản tính thuộc về đất, mà Ê-sau là đại diện ở một bên, vốn rất kiêu ngạo, rất liều lĩnh, và bản tính thuộc linh mà Gia-cốp là đại diện, gây cay đắng trong gia đình, đưa chúng ta trở về với thời của hai anh em Gia-cốp và Ê-sau, được mở ra trước mắt chúng ta.A. SỐ PHẬN KHỦNG KHIẾP CỦA Ê-ĐÔM (ApOv 1:1-16).Chúng ta thấy cơ hội khiến lời tiên tri nầy được công bố khi đọc Ap-đia 1:11: “Trong ngày người lạ cướp của cải đó, dân ngoại quốc vào các cửa thành nó, và bắt thăm trên thành Giê-ru-sa-lem, thì trong ngày ấy, ngươi (Ê-đôm) đứng bên kia, ngươi cũng như một người trong chúng nó.” Chắc đó là ngày kinh hoàng, khi Nê-bu-cát-nết-sa đánh chiếm Giê-ru-sa-lem và khiến nó trở thành một đống hoang tàn. Người Ê-đôm đã tiếp tay với quân xâm lăng bằng cách chận bắt số dân Y-sơ-ra-ên chạy trốn, đối xử tàn ác với họ, và bán họ làm nô lệ.Lời tiên tri nầy được viết ra vì cuộc liên minh chống lại Giê-ru-sa-lem đó, mà Ê-đôm đã đứng về phía quân thù (1:7-14). Lời tiên tri của một nhân vật không ai biết, tên Ap-đia, nghĩa là “một người thờ phượng Đức Giê-hô-va”, đã nhắm vào dân tộc ấy. Ê-đôm đã đứng mà nhìn trong khi Giê-ru-sa-lem bị cướp phá. Dường như họ, đã tỏ vẻ thích thú quái ác trước tai họa đang giáng trên dân cư Giê-ru-sa-lem.Chúng ta đọc thấy lời tố giác thói vị kỷ, dửng dưng và giờ đây là tinh thần đố kỵ của dân Ê-đôm lân cận. Nước nầy khư khư giữ lấy thái độ của Ê-sau, vẫn làm mặt xa lạ, để cho Giê-ru-sa-lem bị cướp phá. Nó thậm chí còn dự vào việc phá hủy và đến để nhận phần chiến lợi phẩm của mình nữa.Đức Chúa Trời truyền lịnh cho dân Y-sơ-ra-ên: “Chớ lấy làm gớm ghiếc người Ê-đôm, vì là anh em mình. Cũng chớ lấy làm gớm ghiếc người Ê-díp-tô, vì ngươi đã làm khách trong xứ người,” Nhưng Ê-đôm đã chứng tỏ lòng oán hận khôn nguôi đối với dân Y-sơ-ra-ên kể từ lúc dân Y-sơ-ra-ên bị chối từ không cho mượn đường để đi ngang qua xứ ấy trên đường họ vào xứ Ca-na-an (Dan Ds 20:14-21) cho đến ngày Giê-ru-sa-lem bị dân Canh-đê phá hủy, khi Ê-đôm reo lên: “Hãy hủy hoại, hãy hủy hoại cho đến tận nền nó đi!” (Thi Tv 137:7).Vì cớ lòng kiêu ngạo và mối hận thù tàn bạo của Ê-đôm, nó đã bị lên án để

sẽ bị phá hủy hoàn toàn (ApOv 1:3, 4, 10). Chẳng có gì cứu nổi dân tộc đã phạm lỗi ấy. Năm năm sau ngày Giê-ru-sa-lem bị phá hủy, dân Ê-đôm bị kéo ra khỏi những ngôi nhà bằng đá của họ, khi Nê-bu-cát-nết-sa đánh tan quân đội Ê-đôm để vượt qua thung lũng A-ra-ba, là con đường có tính cách quân sự dẫn đến Ai-cập. Họ không còn tồn tại như một dân tộc nữa vào khoảng năm 150 T.C., rồi tên họ, cũng bị mai một luôn lúc Giê-ru-sa-lem bị người La-mã đánh chiếm “Người ta sẽ làm cho ngươi như chính mình ngươi đã làm” (c.15).B. SỰ GIẢI CỨU SI-ÔN (Ap-đia 17-21)Sách kết thúc bằng lời hứa giải cứu Si-ôn “Và nhà Gia-cốp sẽ được sản nghiệp mình” (c.17). Bước đầu tiên trong việc tái lập tương lai cho dân Do Thái là việc phục hồi những gì vốn thuộc về họ trước đó. Tuyển dân của Đức Chúa Trời vừa bị Nê-bu-cát-nết-sa bắt đưa đi đày; xứ thánh địa hoang vu; và Đức Chúa Trời đã bảo cho Ê-đôm biết số phận của nó. Giê-rê-mi từng rao truyền cùng một lời tiên tri nầy trong chương 49. Có lẽ cả Giê-rê-mi lẫn Ap-đia đều đã nói về những điều nầy rất nhiều lần. Năm năm sau đó, Ê-đôm đã thất thủ trước cùng một dân Ba-by-lôn mà nó đã trợ giúp. Số phận của nó sẽ dường như là nó chưa hề tồn tại vậy. Nghĩa là bị nuốt mất vĩnh viễn. Đây là lời tiên tri nghịch cùng Ê-đôm. Dân Y-sơ-ra-ên sẽ từ chỗ ngã xuống hiện tại chổi dậy. Họ sẽ chiếm hữu chẳng những đất đai của họ, mà cả xứ Phi-li-tin và Ê-đôm nữa. Cuối cùng, họ sẽ vui mừng trong sự trị vì thánh khiết của Đấng Mết-si-a đã hứa. Tuyển dân của Đức Chúa Trời là người Do Thái sẽ được cơ nghiệp của họ, mà trong đó, phần đất thân yêu nhất đối với họ là Thánh Địa. Cũng như các nhà tiên tri khác, Ap-đia báo trước ngày sắp đến của Chúa, và việc thiết lập nước của Đấng Mết-si-a.Cũng phải nhớ rằng Cơ-đốc nhân là người thừa kế các lời hứa sẽ ứng nghiệm khi Chúa Cứu Thế tái lâm. Người tín hữu sẽ có được mọi sự trong Chúa Cưú Thế (Đọc IICo 2Cr 6:10).Việc Đức Chúa Trời đoán phạt xứ Ê-đôm như kẻ thù rõ rệt của Y-sơ-ra-ên, đáng là lời cảnh cáo cho các dân các nước ngày nay rằng Đức Chúa Trời vẫn không từ bỏ dân Ngài, và dân tộc nào áp bức họ, chắc chắn sẽ bị Ngài đoán phạt (SaSt 12:3).

SÁCH TIÊN TRI HA-BA-CÚC

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH

Ha-ba-cúc là một trong những nhà tiên tri của thế kỷ thứ bảy T.C.. Chúng ta không được biết gì về ông, ngoại trừ những gì được nói đến ở HaKb 1:1.Thế kỷ thứ bảy T.C. là thời kỳ của sự bất ổn và lo sợ A-sy-ri đã là cường

quốc lớn, đe dọa tất cả các nước. Khi nó suy yếu, nó được thay thế bởi Ba-by-lôn, tàn bạo, gian ác và "đế quốc" như A-sy-ri. Các quốc gia nhỏ hơn phải thần phục. Một biến cố lịch sử trong sách được đề cập ở 1:5-6. Đức Chúa Trời dấy lên người Canh-đê (đồng nghĩa với người Ba-by-lôn). Người Ba-by-lôn đã bắt đầu trở lại quyền lực từ độ năm 627 T.C., khi họ nổi lên chống lại người A-sy-ri. Sự dấy lên của người Ba-by-lôn xảy ra khoảng giữa năm 627 và 605 T.C.. Đến lúc đó, họ đã chinh phục A-sy-ri và Ai-cập và đã kiểm soát một cách vững chắc. Vậy, niên đại của lời tiên tri Ha-ba-cúc là 627-605 T.C.. Cũng như nhiều người ngày nay, ông không dung hòa được niềm tin của mình về một Đức Chúa Trời nhân từ, công nghĩa với các sự thật về cuộc đời diễn ra trước mắt. Ông rất bối rối với thắc mắc “Tại sao” muôn đời. Ngay đến ngày nay, một người có đức tin vẫn cảm thấy bối rối trước nhiều việc đang xảy ra quanh mình. Chúng ta hỏi: “Tại sao Đức Chúa Trời lại để cho những tội ác khủng khiếp như vậy xảy ra mà không ngăn chận? Nếu Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng, tại sao Ngài lại không chận đứng loài người lại trong việc đâm đầu vào sự ngông cuồng của họ?”Vấn đề “Tại sao kẻ ác lại được hưng vượng” đã được đem ra thảo luận. Dường như nó hàm chứa một lời than phiền là Đức Chúa Trời lại để cho một dân tộc vô cùng gian ác hơn, hủy diệt chính dân Ngài vì sự gian ác của họ (1:13). Chúng ta còn thấy cả lời than phiền của nhà tiên tri, là Đức Chúa Trời đã thiếu công bằng trong việc điều khiển thế giới. Tại sao Ngài lại im lặng trong cơn tàn hại? (1:13)Với tất cả những khó khăn đó đè nặng trong lòng, Ha-ba-cúc đã đến với Đức Chúa Trời bằng lời cầu nguyện, và nhẫn nhục chờ đợi Ngài trả lời (2:1). Ông leo lên trên tháp canh để nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời. Tấn sĩ Morgan bảo rằng Ha-ba-cúc đã gặp bối rối khi ông nhìn vào hoàn cảnh quanh mình (1:3), nhưng khi ông chờ đợi và nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời, thì ông đã hát lên (3:18, 19).Ha-ba-cúc là một nhà tiên tri (1:1), nhưng chúng ta còn thấy một điều đáng chú ý khác nữa nơi ông. Ông là một ca sĩ trong ca đoàn của người Lê-vi tại đền thờ (3:19) hay giúp việc sắp xếp sự thờ phượng ở đó.Căn cứ vào lời lẽ của ông, chúng ta càng được biết nhiều hơn về ông với tư cách một tư tưởng gia và một người có đức tin. Ông sống đồng thời với Giê-rê-mi tại quê nhà, và với Đa-ni-ên tại Ba-by-lôn.Đế quốc bá chủ cả thế giới của người A-sy-ri đã sụp đổ đúng như lời Na-hum nói tiên tri. Bấy giờ, Ai-cập và Ba-by-lôn đang tranh nhau quyền bá chủ. Trong trận Cạt-kê-mít, 605 T.C. mà vua Giô-si-a bị tử trận, người Ba-by-lôn đã chiến thắng, và hai đại vương quốc của người Ba-by-lôn và người Canh-đê được thống nhất dưới thời Nê-bu-cát-nết sa. Ha-ba-cúc biết quá rõ

rằng xứ Giu-đa sẽ sụp đổ trước đại cường quốc đang lên đó. Nhưng một câu hỏi đã nẩy sinh trong trí ông, khiến ông vô cùng bối rối. Tại sao lại để cho một dân tộc tàn ác như Ba-by-lôn chinh phục một dân tộc ít gian ác hơn như người Giu-đa? Theo ý ông, thì dường như đây đúng là vấn đề về một điều ác thấp hơn điều ác. Như vậy thì có ích lợi gì? Đức Chúa Trời phải bày tỏ kế hoạch tối hậu của Ngài. Xứ Giu-đa cần bị trừng phạt. Đức Chúa Trời đang lợi dụng Ba-by-lôn để sửa trị Giu-đa, nhưng rồi cũng sẽ đến lượt của Ba-by-lôn. Nó sẽ hoàn toàn bị xóa tên. Còn về dân sự của Đức Chúa Trời, thì sẽ có một tương lai huy hoàng và một vương quốc trong đó chính Đức Giê-hô-va sẽ cầm quyền tể trị.Sách nầy dường như là một cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Trời với nhà tiên tri. Có hai cuộc đàm đạo đã được ghi lại, là sách kết thúc bằng một bài thánh ca tôn vinh Đức Chúa Trời, cho biết mọi thắc mắc đều đã được giải đáp, và nhà tiên tri có một lòng tin cậy mới mẻ vào Đức Chúa Trời.

II. NỘI DUNG VÀ SỨ ĐIỆP TIÊN TRI HA-BA-CÚC A. VẤN NẠN CỦA HA-BA-CÚC (HaKb 1:1-17)Sân khấu mở màn với tiếng kêu của một người gặp một vấn đề mà mình không giải quyết nổi: “Hỡi Đức Giê-hô-va tôi kêu van mà Ngài không nghe tôi cho đến chừng nào?” (1:1-4)Ha-ba-cúc đang bấn loạn và bối rối. Với ông thì dường như Đức Chúa Trời chẳng làm gì cả để gỡ rối cho tình hình trên thế gian. Ông từng sống dưới những ngày đại cải cách của vua Giô-si-a làm điều thiện. Ông từng thấy cường quốc A-sy-ri suy tàn và Ba-by-lôn dưới thời Nê-bu-cát-nết-sa dấy lên chiếm địa vị tối cao. Thế giới chung quanh ông đang chổi dậy. Bạo lực lan tràn, mà Đức Chúa Trời thì chẳng làm gì để ngăn chận nó cả.Nhưng càng tệ hại hơn nữa, là ông nhìn thấy chính đất nước của ông là xứ Giu-đa, đang tràn ngập tình trạng vô luật pháp và độc tài. Người công chính bị áp bức (1:4, 13). Dân chúng đang công khai phạm tội. Họ thờ thần tượng (2:18-19). Họ áp bức bóc lột kẻ nghèo. Ha-ba-cúc biết rõ thời kỳ nầy thật là đen tối. Ông biết rằng tội lỗi đang dẫn đường cho một kẻ thù mạnh mẽ xâm lăng Giê-ru-sa-lem.Ha-ba-cúc đã đặt vấn đề của ông về Đức Chúa Trời. Ông không triệu tập một ủy ban hay thành lập một hiệp hội để giải quyết vấn đề của thời đại ấy. Ông đã đến thẳng với Đức Giê-hô-va và nêu ra vấn đề của mình. Và rồi Đức Chúa Trời đã đáp lời “Hãy nhìn trong các nước và xem, hãy lấy làm lạ và sững sờ! Vì ta đang làm ra trong ngày các ngươi một việc, mà dầu có ai thuật lại cho các ngươi, các ngươi cũng không tin” (1:5). Đức Chúa Trời đã bảo với Ha-ba-cúc rằng Ngài không dửng dưng với dân mình. Ngài muốn Ha-ba-cúc hãy nhìn xa hơn hiện tại. Ngài đã hành động rồi. Ngài đã gọi dân

Canh-đê cho công việc trừng phạt xử Giu-đa. Họ là một ngọn roi tàn bạo sẽ tràn vào trong xứ để hủy diệt nó (1:5-11).Câu trả lời của Đức Chúa Trời khiến Ha-ba-cúc kinh hoàng. Ông không thể hiểu nổi tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép những phương tiện đáng sợ như thế xảy đến để trừng phạt dân Ngài, là dân Giu-đa. Làm thế nào Ngài lại có thể dùng một ngọn roi tàn bạo như thế? Có thể nào Đức Chúa Trời lại dùng một kẻ thù tàn ác như thế để trừng phạt chính dân Ngài, khi bản thân Ngài vốn tinh sạch và thánh khiết? Hãy lắng nghe lời thách thức Đức Chúa Trời của Ha-ba-cúc là hãy biện hộ cho các hành động của Ngài (1:13).Các dân các nước luôn luôn là những bài học cụ thể mà Đức Chúa Trời bày tỏ các quy luật đạo đức của Ngài (1:12).B. LỜI ĐÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (2:1-20)Lúc bức màn kéo lên, chúng ta thấy Ha-ba-cúc đang trực diện với khoảnh khắc quan trọng nhất trong đời ông. Hãy theo dõi ông lúc ông lên chiếc thang của tháp canh để chờ đợi Đức Chúa Trời. Ông trông đợi Đức Chúa Trời sẽ trả lời cho ông (2:1).Chung quanh nhà tiên tri, tất cả đều đổ nát hoang tàn. Canh-đê, sắp tràn đến để tiêu diệt nốt những gì còn lại. Chỉ còn một mình Đức Chúa Trời là Đấng ông có thể trông nhờ, cho nên ông nóng lòng chờ đợi Ngài. Và Đức Chúa Trời đã trả lời ông (2:2-20). Đức Chúa Trời thừa nhận sự gian ác của người Canh-đê, nhưng tuyên bố rằng rồi đây, cuối cùng thì chính sự tàn ác của họ sẽ tự tiêu diệt họ. Kiêu ngạo và tàn ác của họ sẽ tự tiêu diệt họ. Kiêu ngạo và tàn ác bao giờ cũng đem đến sự hủy diệt. Nhiều khi loài người phải chờ đợi để biết kết cuộc sẽ ra thể nào. Nhiều khi Đức Chúa Trời phải nhờ đến nhiều thời đại để vạch rõ cho người ta thấy các kế hoạch của Ngài “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày” (IIPhi 2Pr 3:8). Trắc nghiệm của Đức Chúa Trời bao giờ cũng vạch trần cho thấy con người ta như thế nào. Ngài thiêu hủy chất cặn bã. Thoạt nhìn thì có vẻ như người Canh-đê đang tạm thời được hưng thịnh, nhưng số phận của họ đã bị đoán định rồi. Người công bình thì sống bởi đức tin mình. HaKb 2:4 là trọng tâm của quyển sách.Trong khi Na-hum tuyên cáo số phận của người A-sy-ri và những người Y-sơ-ra-ên có lẽ cũng đã vui mừng về sự sụp đổ của nó, thì Ha-ba-cúc đã quan ngại. Ha-ba-cúc phải chờ đợi một cách kiên nhẫn câu đáp của Đức Chúa Trời. Câu đáp chưa rõ ràng, nhưng nó sẽ rõ. Sứ điệp trọng tâm của câu trả lời là: Người gian ác hoặc bất chính sẽ không thể tồn tại. Nhưng người công chính sẽ tồn tại, nếu người có đức tin. Đây là câu chìa khóa của sách (2:4b), là bí quyết để người công chính có thể sống một cách đích thực, trong ý nghĩa đặc biệt về sự vui hưởng đặc ân của Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh.

Có một câu trong sách Ha-ba-cúc vốn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử của công cuộc cải chánh. Martin Luther đang khi bò lên các bậc cấp của cây Thang Thánh (Scale Sancta) tại Rô-ma ông đã nhớ lại câu “Người công bình thì sống bởi đức tin mình” (2:4) và điều nầy đã khiến ông bắt đầu cuộc thánh chiến vĩ đại dẫn đến cuộc cải chánh. Ha-ba-cúc 2:4 đã được trích dẫn trong RoRm 1:17; GaGl 3:11; HeDt 10:38. HaKb 2:14, 20 là những bày tỏ của đức tin và lòng tin cậy mặc dù sự kiêu căng tự phụ, bạo ngược của người Ba-by-lôn. Chính hai câu này và phần còn lại của 2:6-20 cung cấp câu trả lời cho câu hỏi của Ha-ba-cúc: Kẻ ác rồi sẽ bại vong. Chỉ có người công chính mới tồn tại trước mặt Đức Chúa Trời.C. BÀI CA CỦA HA-BA-CÚC (3:1-19)Chương 3 như chúng ta đã biết, là một lời cầu nguyện của Ha-ba-cúc, trong hình thức một thi thiên. Bài thơ ngắn ngủi nầy đã được phổ nhạc và hát vào giờ thờ phượng công cộng của người Do Thái.Trong lời cầu nguyện của Ha-ba-cúc (3:2), Ha-ba-cúc xin Đức Chúa Trời làm mới lại công việc này, để làm lại lần nữa những gì Ngài đã làm trước đó, để bày tỏ sự thương xót trên dân sự Ngài, mặc dù họ đáng bị phán xét. Chúng ta phải nhớ rằng ở 1:5-11, Đức Chúa Trời đã "hứa" rằng đáp lại sự bạo ngược của Giu-đa sẽ là ngay cả sự bạo ngược lớn hơn của người Canh-đê. Đây khó có thể là một sứ điệp an ủi. Nó có nghĩa là sự đau khổ lớn cho quốc gia mà Ha-ba-cúc là một thành viên. Vì vậy, lời cầu nguyện của Ha-ba-cúc thực sự là một lời cầu xin sự thương xót, sự buông tha khỏi sự phán xét, vì Đức Chúa Trời lập lại những hành động của Ngài trong quá khứ. Trong 3:3-15, Ha-ba-cúc mô tả công việc Đức Chúa Trời đã làm trong quá khứ như thể trong hiện tại, như ông "đang thấy" nó đang xảy ra. Tại đây chúng ta thấy nhà tiên tri mô tả trong thể thơ về các hành động, chiến thắng và giải cứu đầy quyền năng của Đức Chúa Trời, đã xảy ra lúc Y-sơ-ra-ên xuất Ai-cập.Trong 3:6, nhà tiên tri đã dùng 6 động từ cho thấy phản ứng tức thì của ông. Nó dường như có ảnh hưởng đến toàn thân của ông. Ha-ba-cúc bị đè nặng bởi khải tượng, với nỗi sợ hãi, ngạc nhiên về sự nhắc nhở này về quyền năng của Đức Chúa Trời. Bây giờ Ha-ba-cúc sẵn sàng chờ đợi, cho đến khi mục đích của Đức Chúa Trời được thành tựu. Nhưng điều này có lẽ không dễ làm. Đó là lý do tại sao chúng ta cũng cần xem những lời xác tín ở 3:17-19. Trạng thái của Ha-ba-cúc ở đây hoàn toàn khác với trạng thái thắc mắc và phàn nàn của ông ở chương 1. Có thể sự mặc khải về quyền năng của Đức Chúa Trời đã ban cho ông một nền tảng mới cho đức tin. Bây giờ ông có những câu trả lời cho các câu hỏi của ông.Sau một bài cầu nguyện thành tâm (3:1-16) vinh quang của Đức Chúa Trời xuất hiện. Đức Chúa Trời luôn luôn đáp lại lời cầu cứu của dân (người thuộc

về) Ngài. Ha-ba-cúc nhận thức được rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền kiểm soát vũ trụ nầy, và Ngài vẫn hoàn thành các chủ đích của mình theo đúng kỳ định của Ngài. Ha-ba-cúc học biết được rằng tự thâm tâm, ông có thể tin cậy Đức Chúa Trời. Ông nhận thức được rằng mỗi lần ông chỉ nhìn thấy được một phần nhỏ bé của kế hoạch của Đức Chúa Trời mà thôi. Phải chờ đợi Đức Chúa Trời trình bày cả chương trình của Ngài. Phải biết rằng đường lối của Đức Chúa Trời là toàn hảo. Mỗi nhà tiên tri đáp ứng khác nhau đối với cuộc khủng hoảng: Na-hum tập chú vào sự sụp đổ của A-sy-ri, dấu hiệu của sự công bình của Đức Chúa Trời. Giê-rê-mi rao giảng sự phán xét của Đức Chúa Trời trên Giu-đa, một sứ điệp không được ưa thích. Còn Ha-ba-cúc lại đặt các vấn đề: Đức Chúa Trời đang làm gì? Tại sao Ngài làm điều đó? Thái độ của người công chính đáng phải có là gì?Đức Chúa Trời không luôn luôn đáp lời thật thỏa đáng cho chúng ta vì tâm trí giới hạn của chúng ta không lãnh hội được các tư tưởng về cõi vô hạn. Các tư tưởng của Ngài vốn cao hơn tư tưởng của chúng ta, các đường lối Ngài cao hơn đường lối chúng ta” (EsIs 55:9), nhưng chúng ta có thể luôn luôn tin cậy Ngài! “ Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yếu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định” (RoRm 8:28).

SÁCH TIÊN TRI A-GHÊ

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Phần đông các nhà tiên tri của Cựu Ước đã nói tiên tri trước giai đoạn lưu đày. Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên thi hành chức vụ trong thời gian lưu đày. Ba sách A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi là những sách tiên tri sau cùng. Tất cả các nhà tiên tri ấy đều thuộc về giai đoạn hậu lưu đày. Các vị tiên tri này đã rao giảng cho người Do Thái sau khi họ trở về Giê-ru-sa-lem. Sau khi hồi hương, có các nhân vật sau đây nói tiên tri: A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi. Như vậy, bạn sẽ dễ nhớ hơn. Trong thời gian lưu đày, có hai nhà tiên tri, sau cuộc lưu đày có ba người; như vậy là trong số mười bảy nhà tiên tri, đã có mười hai vị thi hành chức vụ trước giai đoạn lưu đày.Dầu Nê-bu-cát-nết-sa đã đánh chiếm Giê-ru-sa-lem và hoàn toàn phá hủy đền thờ nhưng việc này cũng không khiến được toàn dân Do Thái ăn năn. Năm 539 T.C. vua Ba-tư là Si-ru đã đánh bại Ba-by-lôn và mở đầu một chính sách mới, dễ chịu hơn trong các vấn đề tôn giáo và một số quyền tự trị nào đó. Đến năm 538 T.C., Si-ru ban sắc lệnh hồi hương cho phép toàn thể những kẻ bị lưu đày trở về Giê-ru-sa-lem để xây lại đền thơ (Exo Er 1:2-4; 6:3-5). Bấy giờ chỉ có khoảng 50.000 người hồi hương phần đông là các

thầy tế lễ, người Lê-vi, và số người nghèo nhất trong dân chúng. Sự trở về lần I dưới sự lãnh đạo của Sết-ba-sa và về sau của Xô-rô-ba-bên, có lẽ khá nhỏ. Công việc là cố gắng xây lại đền thờ. Đọc sách Ê-xơ-ra, chúng ta thấy A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi nói tiên tri khi sự hồi hương đã xảy ra (538 T.C.). Một số người lưu đày đã trở về nhưng tình huống không có vẻ vinh quang như họ đã trông đợi. Những người hồi hương không có địa vị chính trị, tình trạng kinh tế nghèo nàn, mọi việc đều trong một tầm mức nhỏ, và mọi hy vọng về tương lai vẫn còn xa vời. Công việc của ba nhà tiên tri này là đem lời của Đức Chúa Trời cho tình huống đó.Trước thời của A-ghê người Do Thái đã hồi hương dưới quyền lãnh đạo của Xô-rô-ba-bên, và bắt đầu xây lại đền thờ (NeNe 12:1-47). Nhưng chẳng bao lâu lòng hăng say của họ bị tan biến đi. Ngoài việc xây lại phần nền, họ không tiến thêm được chút nào nữa. Dân Sa-ma-ri và các kẻ thù chung quanh của họ nhất định không để cho họ xây lại thành Giê-ru-sa-lem. Như vậy có nghĩa là công việc đã bị bỏ dở suốt mười lăm năm. Trong thời gian ấy, mỗi người chỉ lo xây cất nhà riêng. Chính lúc ấy, A-ghê đã đứng lên, truyền rao thông điệp của ông. Ông khuyến khích dân chúng xây lại đền thờ. Lần nầy, công tác được hoàn tất trong vòng bốn năm. Điều dường như rất khó tin là dân sự của Đức Chúa Trời lại chờ đợi quá lâu như vậy để thực hiện công việc mà vì đó, họ đã trở về để hoàn thành.Chúng ta biết rất ít về A-ghê, ngoại trừ việc ông đã cộng tác với Xa-cha-ri suốt thời gian tiếp sau cuộc lưu đày. Ông nói tiên tri trước Xa-cha-ri hai tháng. Xa-cha-ri nói tiên tri ba năm, còn A-ghê thì nói tiên tri bốn tháng.A-ghê là tiếng nói đầu tiên được nghe thấy sau cuộc lưu đày. Tên ông có nghĩa là “Ngày lễ của tôi.” Sách của ông là phần sưu tập bốn bài giảng ngắn được viết ra giữa tháng Tám và tháng Chạp. Mỗi thông điệp đều được ghi ngày tháng đặc biệt. Chính các ngày tháng ấy đã làm nổi bật những khung cảnh, chớ không phải các địa điểm hay nhân vật trong đó. Các bài giảng ấy được truyền rao nhằm “năm thứ hai đời vua Đa-ri-út,” nghĩa là năm 520 T.C.. Lúc ấy Khổng Phu Tử, nhà hiền triết người Trung Hoa, đang nổi tiếng. Sách của A-ghê làm nổi bật một chủ đề nòng cốt. Ông quyết tâm thuyết phục dân chúng xây lại đền thờ. Thúc giục một dân tộc đã chán nản, thất vọng chổi dậy để xây một đền thờ không phải là chuyện dễ, nhưng A-ghê đã làm việc đó.

II. NỘI DUNG VÀ SỨ ĐIỆP TIÊN TRI A-GHÊ

Sách A-ghê gồm bốn sứ điệp mũi nhọn và vắn tắt. Mỗi sứ điệp được ghi nhận niên đại chính xác (AgKg 1:1; 2:1, 10, 20). A. MỘT THÔNG ĐIỆP KHIỂN TRÁCH (1:1-11)Một nhóm dân sự nghèo khó từ Ba-by-lôn là nơi họ bị đưa đi đày đã trở về

Giê-ru-sa-lem. Với một công tác vô cùng lớn lao trước mắt là phải xây lại Đền Thờ và vãn hồi việc thờ phượng Đức Giê-hô-va. Người Do Thái vẫn lao động gian khổ dưới cùng những tội lỗi như ngày xưa, tức là thờ thần tượng và kết hôn với các láng giềng thờ thần tượng. Họ chỉ là một thiểu số người nghèo khổ, bị kẻ thù săn đuổi, và càng tệ hại hơn nữa là họ đã bị mất đi phần nội lực vốn bắt nguồn từ niềm vui trong Đức Giê-hô-va (NeNe 8:10)Vì tất cả mọi điều đó mà công việc cứ kéo dài và dân sự bị ngã lòng nên trở thành vị kỷ. Họ chểnh mảng, bỏ bê công việc xây dựng nhà của Đức Giê-hô-va, cứ ngày càng quan tâm đến việc xây cất nhà riêng hơn là nhà Chúa (AgKg 1:4) Đức Chúa Trời sẽ không cho phép tình hình ấy cứ tiếp tục, nên kết quả là đưa sự trừng phạt đến. Mùa màng thất bát, hạn hán, buôn bán thua lỗ, nghèo khổ và rối rắm khiến họ bị sa sút tinh thần (1:6). Họ vẫn lao động và làm nô lệ, nhưng chẳng tìm đâu ra niềm vui thật sự (1:6, 9-11). AgKg 1:1-15 cho thấy thái độ không thuộc linh của dân chúng, như cũng được vạch ra ở EsIs 56:1-59:21. Bằng chứng của tình trạng này được thấy trong 2 cách: (i) Trước hết, trong khi nói rằng không phải là lúc xây dựng nhà của Đức Chúa Trời, họ đã dùng nhiều thì giờ và tiền bạc cho nhà riêng của họ (AgKg 1:2-4). Vì vậy, thay vì chính họ quan tâm công việc của Đức Chúa Trời, họ đã tỏ ra một tinh thần tư lợi; (ii) Thứ hai, họ đã phản ứng với sự chán nản, ngã lòng, thiếu tin cậy Đức Giê-hô-va (1:10-11). Trong tình trạng đó, Đức Chúa Trời đã sai các tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri đến với họ. Chúng ta thấy tác dụng của lời thách thức của A-ghê. Tiếng gọi nghiêm khắc của ông hãy thi hành nhiệm vụ đã được chứng minh là một liều thuốc bổ. Xô-rô-ba-bên, quan tổng đốc Giê-ru-sa-lem, Giê-hô-sua thầy tế lễ thượng phẩm, và dân sự cùng đứng lên và bắt đầu công tác xây dựng Đền Thờ (1:12-15). Nhiều khi Đức Chúa Trời cho phép khó khăn gian khổ xảy ra là vì thái độ dửng dưng của chúng ta đối với Ngài. Sở dĩ mùa màng thất bát, làm ăn sa sút là vì tội lỗi của dân Do Thái. Nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải giữ lấy hội thánh, nếu không có hội thánh, tội lỗi và thói xấu sẽ gia tăng. Khi con người ta quên Đức Chúa Trời, họ cũng quên luôn việc phải yêu thương đồng bào mình nữa. Chúng ta cần trang hoàng cho nhà của Đức Chúa Trời thêm đẹp đẽ (IISa 2Sm 7:2). Chúng ta không thể sống trong những ngôi nhà đẹp mà để cho nhà thờ bị cảnh đổ nát hoang tàn.B. MỘT THÔNG ĐIỆP KHÍCH LỆ (AgKg 2:1-9)Chú ý: Bức thông điệp nầy được rao truyền sau bức thông điệp thứ nhất bao lâu (1:1; 2:1)? Muốn rõ lịch sử của giai đoạn nầy xin đọc Exo Er 3:8-13.Lúc dân sự đang xây cất, một việc gây ngã lòng mới đã bắt lấy họ. Những người lớn tuổi hơn, vì nhớ lại vẻ huy hoàng tráng lệ của ngôi Đền Thờ do Sa-lô-môn xây cất, đã rất thất vọng về ngôi Đền Thờ mới nầy. Họ nghĩ rằng

nó không thể so sánh được với ngôi Đền Thờ kia, bất cứ là về phương diện nào, nó thật là kém cỏi so về cả độ lớn lẫn trị giá của các tảng đá. Nền nó thật nhỏ bé hơn nhiều! Các phương tiện xây cất cũng hạn chế. Ngoài ra, ngôi Đền Thờ thứ hai nầy sẽ chẳng có các vật dụng từng khiến cho ngôi Đền Thờ thứ nhất trở thành tráng lệ nguy nga - Hòm giao ước, Vinh Quang của Đức Giê-hô-va và các tế khí để vị thầy tế lễ thượng phẩm sử dụng trong việc tế lễ. Những kẻ bi quan nầy đã gây ô nhiễm cho thái độ nhiệt thành của những người đang xây dựng.Nhưng A-ghê đã đến với một lời lạc quan rằng Đức Chúa Trời đang dốc đổ các nguồn tài nguyên của Ngài vào cho công trình xây cất mới nầy của Đức Chúa Trời hằng Sống và sẽ ngự giữa ngôi Đền Thờ mới nầy “Ta cũng làm rúng động hết thảy các nước, và những sự ao ước của các nước hầu đến; rồi ta sẽ làm cho vinh quang đầy dẫy nhà nầy, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Vinh quang sau rốt của nhà nầy sẽ lớn hơn vinh quang trước, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy; và ta sẽ ban sự bình an trong chốn nầy, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.” Thật là một lời an ủi cho số người Do Thái từng bị lưu đày nầy!C. LỜI HỨA VỀ PHƯỚC LÀNH (AgKg 2:10-19)Bức thông điệp về việc thanh tẩy và chúc phước nầy được ban truyền ba tháng sau ngày Đền Thờ được khởi công. Bằng cách sử dụng phương pháp vấn đáp, A-ghê đã chứng minh cho dân sự thấy sự bất khiết của họ. Ông khiến họ nhận ra tình trạng đầy tội lỗi của họ. Ông chỉ cho họ thấy lý do khiến cho những lời cầu nguyện của họ đã không được nhậm là vì họ đã từ bỏ quá lâu việc hoàn tất Đền Thờ. Tội lỗi họ đã phá hỏng tất cả những gì họ đã làm nếu họ chịu hăng hái trở lại, họ sẽ nhận thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho. A-ghê đã nghe những lời than phiền của họ là chẳng thấy có dấu hiệu phước hạnh gì cả, tuy họ đã bắt tay làm việc trọn ba tháng rồi. A-ghê đã chứng minh rằng đất đai từng bị khiến trở thành vô dụng vì sự chểnh mảng của họ, nhưng Đức Chúa Trời đang làm việc để giờ đây mọi sự sẽ khác đi. Từ ngày nầy, Ta sẽ ban phước cho các ngươi (2:18-19). Đức Chúa Trời cũng bắt đầu khi chúng ta chịu bắt đầu.D. LỜI HỨA VỀ NGƯỜI ĐƯỢC XỨC DẦU (2:20-23).Đây là sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho Xô-rô-ba-bên kèm theo lời hứa, “Ta sẽ bảo toàn người lãnh đạo của Ta.” Tại đây một lần nữa Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ rung chuyển địa cầu và các từng trời (2:6-7). Lần này Ngài nhằm nói về những cuộc đảo lộn trong chiến trường, những vụ thất trận nặng nề của các đạo quân hùng hậu, và tình trạng tranh chấp quyền hành trong xã hội. Lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên cho họ biết rằng ngay cả kẻ thù hùng cường nhất cũng bị rúng động khi Đức Chúa Trời hành động (thí dụ Cac Tl 4:15; 7:22; ISa1Sm 14:20). Chủ đề này nổi bật trong những lời tiên

tri về cuộc chiến chống Y-sơ-ra-ên trong Ê-xê-chi-ên (Exe Ed 38:1-39:29 nhất là 38:19-22). Dù ở đây không nêu rõ một cuộc chiến có liên quan đến dân Y-sơ-ra-ên nhưng Đức Chúa Trời hứa với ông Xô-rô-ba-bên là Ngài sẽ bảo vệ ông được an toàn nên đương nhiên lúc đó phải có sự đe doạ của một cuộc chiến.Xô-rô-ba-bên lập tức làm đúng theo lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nói Xô-rô-ba-bên là cái nhẫn làm ấn tín của Ngài, hàm ý là Ngài hài lòng về ông. Cái nhẫn thuộc loại này là một bảo vật đắt tiền. Chủ nhân đeo nhẫn nơi ngón tay hoặc nơi cổ bằng một sợi dây. Như vậy, dù đeo nơi tay hoặc nơi cổ thì cái nhẫn trở nên vật bất ly thân, chẳng bao giờ bị mất hoặc bị bỏ. Hình ảnh này nói lên giá trị của ông Xô-rô-ba-bên đối với Đức Chúa Trời. Cái nhẫn thuộc loại này được dùng làm ấn tín của hoàng gia để đóng dấu các văn kiện. Hình ảnh này nói lên sự kiện Đức Chúa Trời giao cho ông Xô-rô-ba-bên quyền hạn để thực hiện ý của Chúa.Trong số những điều Đức Chúa Trời hứa cho ông Xô-rô-ba-bên có những điều được ứng nghiệm trong cuộc đời của ông. Ngoài những điều đó ra chúng ta nhận thấy là nhân vật Giê-sua kết hợp với nhân vật Xô-rô-ba-bên là hình ảnh báo trước về Đấng Mết-si-a, là vị lãnh đạo mà Đức Chúa Trời đã chọn và ban cho Ngài quyền hành tối cao (DaDn 7:13-14). Người Do Thái tin rằng sự trở về là mở đầu cho sự đến của Đức Chúa Trời, bởi đó tất cả các nước sẽ được cai trị bởi Đấng Mết-si-a, người được xức dầu của Đức Chúa Trời. Sứ điệp của A-ghê cho Xô-rô-ba-bên là thời đại cuối cùng đầy vinh quang sắp sửa đến buổi bình minh. Lời của Đức Chúa Trời đã có hiệu quả rõ ràng trên các sinh hoạt của dân chúng. A-ghê nói tiên tri năm 520 T.C. và đến năm 515 T.C. việc xây sửa Đền thờ đã được hoàn tất. Trong vài phương diện, A-ghê là nhà tiên tri "thành công" hơn hết trong tất cả các tiên tri Cựu Ước. Ông nói và dân sự đã đáp ứng, dù không phải là tất cả những gì ông đã nói được ứng nghiệm trong thời của ông, hoặc của dân chúng. Sứ điệp của ông được bổ túc bởi nhà tiên tri đồng thời với ông là tiên tri Xa-cha-ri.

SÁCH TIÊN TRI XA-CHA-RI

Chức vụ của Xa-cha-ri, theo niên đại được ghi ở các chương 1-8, là từ năm thứ hai đến năm thứ tư đời trị vì của Đa-ri-út (XaDr 1:1, 7; 7:1), tức từ năm 520 đến 518 T.C..Sách thường được chia làm 2 phần: các chương 1-8 và 9-14. Đã có sự tranh luận về việc hoặc Xa-cha-ri đã viết cả sách, hoặc ông viết các chương 1-8 và một tác giả khác (ẩn danh) đã viết các chương 9-14. Chúng ta không bàn vấn đề này ở đây nhưng sẽ tập chú vào nội dung của sách.

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SƯ

Có lẽ ông Xa-cha-ri từ Ba-by-lôn hồi hương về Giê-ru-sa-lem năm 538 T.C.. Ông hành chức tiên tri từ năm 520 T.C., đồng thời với ông A-ghê, thúc giục dân sự lo tái thiết đền thờ để qua đó họ chứng tỏ rằng họ đặt Chúa ở hàng đầu trong tâm tư của mình (so sánh AgKg 1:9). Bỏ mặc đền thờ trong tình trạng hoang phế là chứng tỏ họ không quan tâm đến việc Đức Chúa Trời có hiện diện giữa vòng dân sự hoặc không.Có lẽ ông nội của tiên tri Xa-cha-ri là ông Y-đô trong bản liệt kê danh sách thành phần lãnh đạo (NeNe 12:4), các thầy tế lễ và người Lê-vi hồi hương về Giê-ru-sa-lem. Căn cứ vào cách ông E-xơ-ra viết về ông, có lẽ ông là một nhân vật quan trọng. Exo Er 5:1 và 6:14, “Xa-cha-ri... một hậu duệ (con trai) của Y-đô”. Bản liệt kê này bỏ qua tên thân phụ của ông Xa-cha-ri, nhưng lại ghi tên ông nội của ông. Nếu nhận xét này là đúng thì ông Xa-cha-ri vừa là thầy tế lễ vừa là tiên tri.Ra đời tại Ba-by-lôn, ông vừa là một thầy tế lễ, vừa là một nhà tiên tri. Tên ông có nghĩa là “Đức Giê-hô-va nhớ.” Đây là một tên riêng phổ thông; trong Kinh Thánh Cựu Ước có khoảng ba mươi người mang tên này. Dầu vậy, đây là một tên riêng phù hợp cho vị tiên tri, vì ông kêu gọi dân sự ôn nhớ lại quá khứ và chỉnh đốn lại hành vi của mình cho phù hợp (XaDr 1:2-6; 7:5-14; 8:14-17). Xa-cha-ri đã nói tiên tri ba năm. Thông điệp ông truyền giảng là tương lai huy hoàng chớ không phải hiện tại đau buồn. Ông vốn là một thi sĩ, trong khi A-ghê là một nhà truyền đạo bộc trực và thực tế. Lòng hăng say khôn khéo của Xa-cha-ri đối với việc xây lại đền thờ đã khiến dân chúng kiên trì trong công tác ấy cho đến khi hoàn tất. Nạn mất mùa và làm ăn sa sút khiến dân Do Thái chán nản đến nỗi chỉ nhờ sự đốc thúc trực tiếp và liên tục của Xa-cha-ri, họ mới chịu duy trì công tác. Họ cần được nghe một tiếng nói mới mẻ. Xa-cha-ri là tiếng nói đó. Ông đã dấn thân để tiếp tay với người bạn thân của ông là A-ghê.Trong năm 538 T.C. vua Si-ru đánh chiếm được Ba-by-lôn và ra chiếu chỉ cho phép các dân bị lưu đày, kể cả dân Giu-đa được hồi hương. Người Do Thái được phép tái thiết đền thờ tại Giê-ru-sa-lem (Exo Er 1:1-4) nên họ trở về quê hương mình chứa chan niềm vui và hi vọng, dưới sự lãnh đạo của ông Xô-rô-ba-bên (cũng có thể có tên gọi là Sết-ba-xa; so sánh 3:8; 5:14-16). Họ hoàn tất khâu xây nền đặt móng cho đền thờ nhưng sau đó các dân láng giềng ngăn trở bắt họ ngưng công trình suốt thời trị vì của vua Si-ru (538-522 T.C. 4:4-5).Hai tiên tri Xa-cha-ri và A-ghê vực dậy tinh thần hăng hái can trường của dân chúng và thúc giục họ bắt tay vào công tác bỏ dở lâu nay. Tát-tê-nai, quan tổng trấn vùng bên kia sông Ơ-phơ-rát, Sết-ta Bô-xê-nai và các viên

chức khác đứng ra cản trở công việc và yêu cầu người Do Thái xuất trình giấy phép xây dựng (5:3). Các giới thẩm quyền lục hồ sơ lưu trữ của hoàng gia tại Ba-by-lôn và tìm được chiếu chỉ của vua Si-ru (6:1-5). Chẳng những vua cho phép họ hồi hương mà còn chỉ thị xuất kho bạc hoàng gia để cung ứng tiền bạc cho việc tái thiết đền thờ và phải hoàn trả cho đền thờ các vật dụng và vàng bạc. Do đó, chiếu theo chỉ thị của vua Si-ru, chính vua Đa-ri-út khuyến khích người Do Thái tái thiết đền thờ, cung ứng tiền bạc cho công cuộc tái thiết, cung ứng thú vật để dâng của lễ, cũng cấm những người khác cản trở công việc của họ.Ông Xa-cha-ri đặt nặng vấn đề hoàn tất công trình tái thiết đền thờ dưới sự chỉ đạo của ông Xô-rô-ba-bên (XaDr 4:9-10; 6:12). Vì đền thờ được tái thiết sẽ là dấu chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã quay về ngự giữa dân sự của Ngài (2:10; 8:8 so sánh 1:17; 2:12). Do đó khi đền thờ đã được hoàn tất trong năm 516 T.C. ai nấy đều vui mừng (Exo Er 6:14-16). Dân sự xác định lại rằng họ hoàn toàn dâng hiến cùng biệt riêng mình cho Đức Chúa Trời và trông đợi một thời kỳ đầy phước hạnh trong tương lai. Thế nhưng, những điều mong đợi của họ không diễn ra. Họ tưởng rằng cuộc sống sẽ êm đẹp dễ chịu nhưng trong thực tế cuộc sống trở nên rất khó khăn, chẳng thấy thời kỳ vàng son đâu cả nên nhiều người khởi sự tự hỏi không rõ Đức Chúa Trời có thực ở với họ hay không.Về lịch sử của thời hậu lưu đày chúng ta biết rất ít và rất vá víu. Một số những tư liệu chúng ta có trong tay thì chúng ta lại không thể định niên hiệu cho chính xác. Dầu vậy, chúng ta có thể chắc chắn rằng suốt thời gian xứ Giu-đa ở dưới quyền của đế quốc Mê-đi Ba-tư (Phe-rơ-sơ) thì nhìn bề ngoài dân Do Thái vẫn là một dân yếu đuối không có chỗ đứng trên thế giới mà còn phải đối phó với sự thù nghịch của các dân tộc láng giềng (thí dụ 4:6-24). Tình trạng này kéo dài suốt thời kỳ của đế quốc Hi Lạp do Philip Macedon lập ra và suốt thời kỳ trị vì của Alexander Đại đế, con của ông. Bên cạnh những dữ liệu mù mờ này chúng ta cũng không biết rõ niên đại của chương 9-14 và rõ ràng là chúng ta không thể nào xác định rõ bối cảnh lịch sử của những chương đó. Chúng ta đành bằng lòng với số vốn hiểu biết về toàn bộ thời kỳ này một cách tổng quát, và cần nhớ rằng có những dữ kiện có thể thay đổi trong bối cảnh đó và cũng còn có nhiều biến cố chưa được ghi lại.

II. NỘI DUNG VÀ SỨ ĐIỆP TIÊN TRI XA-CHA-RI

Sách Xa-cha-ri gồm hai phần rõ rệt: chương 1-8 và chương 9-14. Đương nhiên là Xa-cha-ri, con trai Ba-ra-chi, con trai của Y-đô vốn là tác giả của phần sách thứ nhất: chương 1-8. Tám chương này được viết ra trong thời

gian từ tháng thứ tám năm thứ hai (520 T.C.) đến ngày 5 tháng 9 năm thứ tư của triều vua Đa-ri-út (518 T.C.).Còn chương 9-14 được viết theo một lối văn khác hẳn chương 1-8. Mấy chương này được chia làm hai phần, chương 9-11 và 12-14, mở đầu mỗi phần là câu “Gánh nặng của Đức Giê-hô-va” (sách Ma-la-chi cũng có câu mở đầu tương tự như vậy). A. TUYỂN DÂN VÀ NGÔI ĐỀN THỜ (XaDr 1:1-8:23)Giờ đây, chúng ta nhận thấy Giu-đa chỉ là một số dân còn sót lại, Giê-ru-sa-lem chưa được tái thiết, các dân ngoại đang sống thoải mái chung quanh nó (1:14-16). Xa-cha-ri, một nhà tiên tri trẻ từng đứng bên cạnh một A-ghê già nua, đã giục lòng mạnh mẽ cho các con cái Y-sơ-ra-ên lúc họ xây cất Đền Thờ và cảnh cáo họ chớ nên làm cho Đức Chúa Trời thất vọng như Cha ông họ từng làm. Ông tả về tình yêu và sự chăm sóc của Đức Chúa Trời đối với dân Ngài. Ông đánh thức kỳ vọng của họ bằng cách vẽ ra những bức tranh đầy màu sắc về cái thời kỳ phước hạnh miên viễn sẽ đến với dân Y-sơ-ra-ên vào những thời đại hãy còn rất xa.Cũng như A-ghê, Xa-cha-ri là một nhà tiên tri cho những người Do Thái còn sót lại từ Ba-by-lôn hồi hương sau bảy mươi năm lưu đày. Dân Do Thái, một thời vốn là cường quốc như Đức Chúa Trời đã định, bấy giờ chỉ còn là một thiểu số sống sót đáng thương và vô nghĩa, sở dĩ được cư trú tại đất hứa của họ là nhờ lòng tốt của một nhà vua ngoại quốc. Cả A-ghê lẫn Xa-cha-ri đều cố gắng nói cho dân sự biết rằng tình trạng sẽ không cứ mãi như vậy. Có một ngày, Đấng Mết-si-a sẽ đến, và tuyển dân của Đức Chúa Trời sẽ lại dấy lên thành một cường quốc.Xa-cha-ri là nhà tiên tri của sự phục hồi địa vị và vinh quang. Xa-cha-ri không kết án dân tộc ông mà giới thiệu sự hiện diện của Đức Chúa Trời bằng nhiều bức tranh sáng chói nhằm củng cố tinh thần và giúp đỡ họ. Ông đặc biệt khích lệ Xô-rô-ba-bên là quan tổng đốc, vốn là người tự ý thức được các nhược điểm của mình. Hãy nghe điều Xa-cha-ri nói: “Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (4:6-10). Ông hứa rằng các núi khó khăn rồi sẽ bị cắt đi. Chân lý nầy đã ứng nghiệm diệu kỳ biết bao vào ngày lễ Ngũ tuần khi Đức Chúa Trời đổ đầy quyền năng Ngài cho nhiều người.1. Các khải tượngTrong số các Tiểu Tiên Tri, chỉ có Xa-cha-ri là thấy nhiều khải tượng. “Ta thấy trong ban đêm, nầy... ” (1:1-7). Những khải tượng mà Xa-cha-ri thấy gồm:a) Vị thiên sứ cỡi ngựa (1:1-7) đây là bức tranh về dân Y-sơ-ra-ên hôm nay, đã bị loại trừ nhưng vẫn chưa bị Đức Chúa Trời quên hẳn. b) Những cái sừng và những thợ rèn (1:18-21) Việc nước Y-sơ-ra-ên bị các

kẻ thù lật đổ đã được nhìn thấy trước.c) Sợi dây đo (2:1-13) Sự hưng thịnh hầu đến của Giê-ru-sa-lem đã được nhìn thấy trước. Thành phố có hiện diện của Đức Chúa Trời làm vách thành, có phạm vi rộng lớn, và được phước hạnh nhờ đặc ân của Ngài. d) Giê-hô-sua, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm (3:1-10) Ao bẩn của thầy tế lễ, tượng trưng cho tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên được cất đi, thay thế, và Nhánh Công Bình, tức là Chúa Cứu Thế, được giới thiệu.e) Các chơn đèn vàng (4:1-14) dân Y-sơ-ra-ên được trình bày như người cầm đèn cho Đức Chúa Trời trong tương lai. Hai cây ô-li-ve được Đức Chúa Trời xức dầu chỉ về quan Tổng đốc Xô-rô-ba-bên và thầy tế lễ Giê-hô-sua.f) Cuộn sách bay (5:1-4) Các chính quyền gian ác nhận lấy lời nguyền rủa của Đức Chúa Trời làm một bức tranh có một không hai.g) Cái Ê-pha (5:5-11) Điều gian ác được các cánh của Đức Chúa Trời mang đi và cất khỏi họ. h) Bốn cỗ xe (6:1-8) “Các lực lượng cai trị công chính” (Tiến sĩ G. Campbell Morgan).2. Lễ đăng quangTiếp theo các khải tượng là một hành động có ý nghĩa tượng trưng, là ban mão miện cho thầy tế lễ thượng phẩm (6:9-11). Vàng bạc từ Ba-by-lôn đem về được làm thành một mão miện rồi đặt trên đầu Giê-hô-sua, thầy tế lễ thượng phẩm. Với hành động ấy, cả hai chức vụ quan trọng là thầy tế lễ và vua đã được nhập một. Điều đó chỉ bóng về Đấng Christ là nhà Vua sẽ ngự trên ngôi vinh quang Ngài với tư cách thầy tế lễ khi Ngài tái lâm để thiết lập nước một ngàn năm của mình.Hai năm sau đó, chúng ta thấy một phái đoàn từ Bê-tên đến, ra mắt Xa-cha-ri để hỏi ông có nên giữ các ngày lễ kiêng ăn đó, và thường kiêng ăn vào những ngày đại lễ hằng năm. Xa-cha-ri đã cảnh cáo họ về việc họ chỉ giữ các nghi lễ tôn giáo bằng thái độ hình thức lạnh nhạt mà thôi. Ông khuyên họ hãy biến các ngày kiêng ăn của họ thành những ngày lễ vui mừng, và nên thực thi sự công nghĩa. Đức Chúa Trời phán “Sự vâng lời tốt hơn của tế lễ sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực” (IISa 2Sm 15:22).Kiêng ăn chỉ có lợi như một dấu hiệu bề ngoài chỉ sự xưng tội bên trong. Chỉ kiêng ăn mà thôi thì chẳng bao giờ đem được phước hạnh đến. Đức Chúa Trời muốn một tấm lòng khiêm hạ và đau thương thống hối kia!B. ĐẤNG MẾT-SI-A VÀ VƯƠNG QUỐC (XaDr 9:1-14:21).Xa-cha-ri các chương 9-14 không có dấu hiệu gì về niên đại và bối cảnh lịch sử. Các sứ điệp trong phần này tập trung vào việc thiết lập vương quốc của Đấng Mết-si-a trong tương lai. Trong 11:7, nhà tiên tri tượng trưng cho Đấng Mết-si-a, được bổ nhiệm làm người chăn dân chúng. Công việc của người không được ưa thích, cũng như sự phục vụ không được mong muốn.

Cuối cùng, người bị bán với giá 30 miếng bạc (11:12b; Mat Mt 27:9). Trong chương 13 chủ đề về người chăn chiên được lặp lại. Ở đây (XaDr 13:7) người chăn bị đánh và bầy chiên tan tác. Chương cuối cùng xác quyết rằng đến ngày cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ chiến thắng và Ngài sẽ đến và đứng trên núi Ô-li-ve (c. 4).Sau đây là những lời tiên tri liên hệ đến Chúa Giê-xu:Đấng Christ cỡi lừa con vào thành Giê-ru-sa-lem, 9:9Đấng Christ là Người Chăn Chiên Hiền Lành, 9:16; 11:11Đấng Christ là Người Chăn Chiên bị đánh, 13:7Đấng Christ bị phản nộp vì 30 miếng bạc, 11:12, 13Đôi tay Đấng Christ bị đâm thủng, 12:10Dân của Đấng Christ được cứu, 12:10; 13:1Đấng Christ bị thương trong nhà các bạn Ngài, 13:6Đấng Christ tái lâm trên núi Ô-li-ve, 14:3-8(Đấng đã từ núi Ô-li-ve thăng thiên cũng sẽ trở lại y như cách Ngài đã ra đi, Cong Cv 1:11). Chúa Cứu Thế sắp tái lâm và được phong vương, 14.Có người bảo rằng muốn đọc cho đúng đắn các khải tượng trong sách nầy, bạn phải chiếu vào đó hai tia sáng: tia sáng của thập tự giá và của chiếc vương miện. Nếu không, bạn sẽ thấy là các hình ảnh mà Xa-cha-ri vẽ ra đều không có chiều sâu hay bối cảnh. Nhà tiên tri nhìn xa vào tương lai đã thấy Đấng Mết-si-a của những ngày sắp đến với tư cách một Thân Vị (a Person= một Con Người), nhưng dưới hai góc cạnh. Trước hết, ông thấy Ngài bị sỉ nhục và đau đớn, và sau đó, ông thấy Ngài trong uy nghi và giữa ánh hào quang lớn.Dân Do Thái chẳng biết gì đến Chúa Cứu Thế trên thập tự giá. Còn các Cơ-đốc nhân thì lại thường quên mất Chúa Cứu Thế với chiếc vương miện trên đầu. Cả hai đều sai lầm! Dường như Xa-cha-ri để mặc cho vinh quang của Đức Chúa Trời chiếu rạng trong tất cả những lời dạy và giảng của ông.Mấy đoạn nầy chứa đầy những lời hứa về Đấng Mết-si-a sắp đến và về một vương quốc bá chủ cả thế giới. Nhà tiên tri không còn tả vẽ một thành phố được xây lại trên nền cũ của nó nữa, nhưng là một đô thị huy hoàng mà chính Chúa là vách thành. Nó không được võ trang để tranh chiến, nhưng là một đô thị hòa bình, vì Chúa Bình An cai trị tại đó. Ngài sẽ đến lần thứ nhất với tư cách một Đấng Nhu Mì, cỡi trên một con vật tầm thường (9:9).Nhưng chúng ta thấy Đấng Khiêm Nhu ấy trở thành một nhà Vua đầy uy quyền (14:8-11). Đấng Mết-si-a trong toàn thể vinh quang và uy quyền Ngài, sẽ giày đạp tất cả kẻ thù Ngài dưới chân, sẽ thiết lập vương quốc Ngài tại Giê-ru-sa-lem, và sẽ ngự trên ngôi Đa-vít. “Quyền thế Ngài sẽ trải từ biển nầy đến biển kia, từ sông cái cho đến các đầu cùng đất” (9:10).

Nếu ai chịu đọc kỹ hơn các chương nầy, sẽ khám phá ra sự chiến thắng của dân Y-sơ-ra-ên trên tất cả các kẻ thù; chương 11 cho thấy Đấng Chăn Chiên sẽ tìm cách để cứu rỗi dân Y-sơ-ra-ên, nhưng bị từ khước. Ngài bị bán với giá ba mươi miếng bạc, là giá của một nô lệ. Điều nầy chỉ bóng về Chúa Cứu Thế và việc Ngài bị Giu-đa phản nộp. Chương 12 cho chúng ta lời tiên tri về việc Giê-ru-sa-lem bị Antichrist và các kẻ thù của nó vây hãm trong những ngày sau rốt. Sau đó, chúng ta thấy sự ăn năn của dân Do Thái (c.12) khi họ sẽ nhìn thấy Đấng mà họ đã đâm. Suối nước sẽ được mở cho nhà Đa-vít, vì tội lỗi và sự ô uế (13:1). Rồi việc Đấng Mết-si-a trở lại trên núi Ô-li-ve, khiến nó bị nứt ra vì một cơn động đất (14:11) nhắc chúng ta về cái ngày mà Ngài đã lìa khỏi đất nầy tại cùng một chỗ ấy, với lời hứa là Ngài sẽ trở lại (Cong Cv 1:11). Cuối cùng, Ngài sẽ làm Vua trên cả đất và tất cả các dân tộc đều sẽ nên thánh cho Ngài (14:9-20).Các phước hạnh trong Nước của Chúa Cứu Thế gồm (1) Nước Ngài được mở rộng - 14:9 (2) Có nhiều mưa - 10:1 (3) Thần Linh được đổ xuống trên dân Y-sơ-ra-ên - 12:10 (4) Đấng Mết-si-a “từng bị đâm” xuất hiện - 12:10 (5) Trong xứ Palestine có nhiều thay đổi - 14:4-5, 10-11 (6) Nước Ngài được thiết lập trên đất - 14:9-15 (7) Giê-ru-sa-lem trở thành trung tâm của sự thờ phượng - 14:16-17.Xa-cha-ri nhấn mạnh về quyền năng của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới. Ngài cho phép các dân tộc thi hành án trên dân của Ngài là người Giu-đa, nhưng họ chỉ được phép hành động trong giới hạn nghiêm ngặt. Người Giu-đa vốn là và vẫn là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Ngài hình phạt họ với mục đích phục hồi mối quan hệ giữa họ với Ngài như thuở ban đầu. Hễ dân tộc nào vượt quá giới hạn cho phép đều bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Nằm trong chương trình này có một số nhân vật giữ những vai trò quan trọng. Hai nhân vật lịch sử là ông Xô-rô-ba-bên (quan tổng trấn) và ông Giê-hô-sua (thầy tế lễ thượng phẩm) là những người đứng ra tái thiết đền thờ và tái lập cuộc thờ phượng tại đền thờ. Dầu vậy, hai nhân vật này còn tiêu biểu cho một Đấng lớn lao hơn. Họ tiêu biểu cho “Đấng được xức dầu” đứng trước Chúa của thế giới” (4:14). Về một phương diện nào đó ông Xô-rô-ba-bên còn hình bóng về “nhánh” (3:8; 6:12), là một từ dùng để mô tả Đấng Mết-si-a trong Gie Gr 23:5 và 33:15 (so sánh EsIs 4:2).

SÁCH TIÊN TRI MA-LA-CHI

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Ma-la-chi là quyển sách cuối cùng trong Cựu Ước. Sách nầy tóm tắt phần lớn lịch sử Cựu Ước. Nếu Martin Luther gọi GiGa 3:16 là “Sách Phúc Âm

nhỏ” thì chúng ta có thể gọi sách Ma-la-chi là “Cựu Ước nhỏ.” Sách Ma-la-chi là nhịp cầu nối liền Cựu và Tân Ước. (so sánh MaMl 3:1 với GiGa 1:23 và LuLc 3:3, 4). Có một thời gian im lặng 400 năm giữa tiếng nói của Ma-la-chi và tiếng người kêu trong đồng vắng: “Hãy dọn đường cho Chúa”. Cựu Ước chấm dứt bằng chữ “rủa sả” nhưng Tân Ước kết thúc bằng lời chúc phước: “Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Giê-xu Christ ở với mọi người. A-men”.Bấy giờ, đã hơn một trăm năm từ khi dân Do Thái trở về Giê-ru-sa-lem sau thời gian bị lưu đày tại Ba-by-lôn. Ma-la-chi là nhà tiên tri cuối cùng đã nói tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên tại xứ sở họ. Ở đây, từ ngữ Y-sơ-ra-ên ám chỉ toàn thể những người Y-sơ-ra-ên và Giu-đa còn sót lại, đã từ cuộc lưu đày hồi hương. Những háo hức buổi đầu sau ngày từ Ba-by-lôn hồi hương đã phai dần. Tiếp sau một giai đoạn phục hưng (Nê 10:28:39;), dân chúng đã trở thành lạnh nhạt về phương diện tôn giáo và thờ ơ về phương diện đạo đức.Chúng ta đã thấy rằng một số người Do Thái đã đặt hy vọng lớn lao nơi Xô-rô-ba-bên, là người có thể lại ngồi trên ngai Đa-vít, và làm ứng nghiệm tất cả những lời tiên tri đầy vinh quang về sự phục hưng (AgKg 2:20-23).Nhưng điều gì đã xảy ra cho Xô-rô-ba-bên? Điều gì đã xảy ra cho cộng đồng nhỏ bé ở Giê-ru-sa-lem? Chúng ta không thực sự biết, nhưng cho đến đây chúng ta biết là không có điều gì đã xảy ra. Người ta không nghe gì hơn về Xô-rô-ba-bên, nói chung thật ra cũng không có gì được nghe về cộng đồng Giê-ru-sa-lem. Đã không có sự phục hồi vinh quang. Thay vào đó, thuộc địa nhỏ bé đã chìm sâu hơn vào sự tối tăm. Đền thờ vẫn còn đó và của lễ được dâng lên. Nhưng dân sự dường như đã không làm những điều đó một cách nghiêm chỉnh. Việc kết hôn với các nhóm khác đã trở thành phổ thông hơn, tự nhiên hơn. Chính phần lớn Giê-ru-sa-lem vẫn còn đổ nát và không có nhiều người sống ở đó. Chúng ta có một hình ảnh về tình trạng của thời kỳ này từ sách Ma-la-chi. Một cách tổng quát thời kỳ này được coi là thời kỳ giữa năm 500-450 T.C. (MaMl 1:6-14; 2:14-16; 3:13-15).Tiên tri Ma-la-chi xuất hiện như một nhà cải cách, nhưng ông vừa khích lệ vừa khiển trách. Ông lo cho một dân tộc đang bối rối, ngã lòng, đức tin đặt nơi Đức Chúa Trời dường như đang gặp cơ nguy có thể bị sụp đổ. Nếu họ vẫn chưa ra mặt chán ghét Đức Giê-hô-va, thì họ đang thật sự sa vào cái cơ nguy của việc trở thành hoài nghi. Tên Ma-la-chi có nghĩa là “sứ giả của Đức Giê-hô-va.” Cũng như Giăng Báp-tít là người dọn đường cho Chúa, Ma-la-chi cũng chỉ là một tiếng nói mà thôi.

II. NỘI DUNG VÀ SỨ ĐIỆP TIÊN TRI MA-LA-CHI

Sách Ma-la-chi là một ký thuật về một số lời tuyên bố ngắn, được nói vào các cơ hội khác nhau. Nó có vẻ như là ông bị ngắt lời cách khiêm nhã bởi các thính giả của ông, vì họ không chấp nhận những gì ông đã nói. Dĩ nhiên, nó có thể là chính Ma-la-chi đã đặt các câu hỏi mà ông cho là thính giả của ông đang nghĩ.Đối diện với đám đông đầy rắc rối, nghi ngờ, bất đồng ý kiến và khinh miệt này, Ma-la-chi đã nói với uy quyền, hợp lý, thẳng thắng và khích lệ. Ông đã rao ra lời của Đức Chúa Trời cho dân sự tại Giê-ru-sa-lem.Sách Ma-la-chi có những chủ đề căn bản sau đây: i) Lời đầu tiên của Ma-la-chi về tình yêu của Đức Chúa Trời thực sự là chủ đề căn bản của cả sách. Chủ đề đó là gì? (1:2). Chính vì để thuyết phục dân sự của Đức Chúa Trời về tình yêu của Ngài đối với họ, Ma-la-chi kéo sự chú ý của họ về những gì đã xảy ra cho Ê-đôm.ii) Ma-la-chi nói chi tiết hành động sai trật (tội lỗi) của người Do Thái đã ngăn trở phước hạnh của Đức Chúa Trời (1:7, 12; 2:14-16; 2:17; 3:13-15; 3:5; 3:8-10). iii) Hướng đến tương lai, Ma-la-chi nói về "Ngày của Chúa” là ngày Ngài sẽ đến để thanh tẩy dân Ngài (3:1-6). Ma-la-chi kết thúc với sứ điệp hy vọng. Sứ điệp của Ma-la-chi đã có hệ quả nào thì chúng ta không biết. Nhưng có lẽ ông đã giúp dọn đường cho những cải cách của E-xơ-ra và Nê-hê-mi, những người đã tái lập quốc gia và làm cho nó có khả năng sinh tồn cho đến thời kỳ La-mã và sự đến của Đấng Mết-si-a mà Ma-la-chi và các tiên tri khác đã trông đợi.A. TỘI LỖI CỦA CÁC THẦY TẾ LỄ (1:1-2:9)Thái độ hoài nghi nảy sinh trong dân sự tự chứng minh cho sự nguội lạnh về tôn giáo và sự lơi lỏng về xã hội. Điều nầy luôn luôn nghiệm đúng. Các thầy tế lễ cả nào bất kính và chểnh mảng (1:6, 11-12). Đức Chúa Trời phán: Sự tôn kính thuộc về ta ở đâu? - Hỡi các thầy tế lễ vô tâm vì đã dâng lên những con vật vô giá trị làm của lễ cho Đức Chúa Trời mà thật ra, họ không dám dâng chúng cho quan trấn thủ. Họ đã hành động tương phản rõ rệt với chức vụ tế lễ lý tưởng của Đức Chúa Trời. Họ đã chẳng còn thấy gì cả về tiếng gọi cao cả của họ, và đáng bị điều đáng ghê tởm chất chồng trên họ. Họ không chịu làm việc ngoại trừ khi được trả tiền. Lời buộc tội của Đức Chúa Trời bắt đầu với các cấp lãnh đạo (2:1-9). Bao lâu các thầy tế lễ công khai chứng tỏ họ không thích hợp với chức vụ của họ, thì còn trông mong gì ở dân sự nói chung? Hậu quả là dân Chúa đã chẳng còn quan tâm gì đến việc tự giữ mình phân rẽ với các dân ngoại đạo. Những cuộc hôn nhân lộn xộn với các phụ nữ ngoài chi phái trở thành phổ biến. Một số đàn ông đã không ngần ngại ly dị vợ họ là người Y-sơ-ra-ên để khiến việc kia trở nên khả thi

(2:10-16).B. TỘI LỖI CỦA DÂN CHÚNG (2:10-3:18)Bạn nghĩ thế nào về một người tự ý giữ một vật gì đó trước mắt mình, rồi than phiền rằng mình chẳng nhìn thấy gì cả? Gợi ý của bạn nhằm nhanh chóng giải quyết điểm khó khăn đó là gì? Vâng, đó chính là việc mà Ma-la-chi đã phải làm. Dân Do Thái bảo rằng Đức Giê-hô-va đã không yêu thương họ như Ngài từng phán (1:2). Họ đã không thấy rằng tình yêu của Ngài từng có ích lợi gì đặc biệt cho họ.Một hậu quả khác nữa của việc dân sự lơi lỏng không giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời, là việc tội lỗi trong xã hội cứ ngày càng gia tăng để chiếm thế áp đảo (3:5) 3:7 cho thấy dân sự dửng dưng về phương diện tôn giáo và tỏ thái độ hoài nghi.Các tội mà Ma-la-chi quở trách là: (1) việc thờ phượng theo thói quen nhàm chán, thiếu tinh thần, 1:6-8 (2) những cuộc hội họp gian ác, 2:10-12 (3) thắc mắc về đức công bằng của Đức Giê-hô-va, 2:17-3:6 (4) ăn cắp của Đức Chúa Trời, 3:7-12 (5) không biết kiên trì chờ đợi, 3:17-4:3Con cái Y-sơ-ra-ên có thể trông cậy vào Đức Giê-hô-va trong vấn đề tha tội. Đây cũng giống như bức tranh mà Chúa Giê-xu đã đưa ra về người Cha khi Ngài dạy về đứa con trai hoang đàng trở về nhà. Khi người Cha nhìn thấy con trai mình từ đằng xa, thì đã chạy ra để đón nó. Đó cũng luôn luôn là thái độ của Đức Chúa Trời.Dân Do Thái đã được chữa lành tội thờ thần tượng, nhưng họ lại ngày càng trở nên vô tâm và dửng dưng đối với nhiều việc khác. Họ đã bỏ bê nhà của Đức Chúa Trời. Các thầy tế lễ đều chểnh mảng. Họ dâng các của lễ thấp kém cho Đền Thờ. Họ đã ăn cắp một phần mười về các của dâng của họ. Họ sa vào nhiều tội lỗi xã hội. Họ trở nên ích kỷ và tham lam đến độ Ma-la-chi phải mạnh dạn thách thức họ bằng câu nói: Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trờì sao? (3:8).Chiếc chìa khoá để mở các cánh cửa sổ rộng lớn của các phước hạnh của Đức Chúa Trời là việc bạn phải thừa nhận chủ quyền của Đức Chúa Trời bằng cách dâng trở lại cho Ngài một phần phải là của số tiền hay tài sản mà Ngài cho phép bạn thủ đắc. “Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho,” dâng một phần mười là thừa nhận bằng thái độ bên ngoài rằng mọi sự đều thuộc về Đức Chúa Trời. Chúng ta phải dâng trọn cho Ngài toàn thể con người chúng ta - nghĩa là cả thân thể, tâm thần, và linh hồn nữa kia. Như thế, Ngài sẽ tiếp nhận chúng ta và mở các cửa sổ trên trời để đổ các phước hạnh của Ngài xuống cho chúng ta.C. NHỮNG VIỆC SẮP ĐẾN (3:1-4:6)Tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép mọi việc ấy? Sở dĩ dân chúng đã có thái độ như thế có lẽ vì họ cảm thấy rằng các lời hứa sáng chói của A-ghê và Xa-

cha-ri và các nhà tiên tri khác đã không ứng nghiệm. Họ bảo rằng Đức Giê-hô-va dường như chẳng phân biệt người thiện với kẻ ác (2:17). Ngài ban phước cho mọi người như nhau, và những kẻ ác thường lại thịnh vượng do bóc lột đồng bào mình (3:14-15). Thế thì làm điều thiện để làm gì? Phải chăng đây vẫn còn là một lời than phiền của những kẻ cứ tưởng rằng họ là những người tốt? Họ nói: “Đức Chúa Trời làm gì mà lại cho phép những việc như thế?” Lời đáp cho một câu than phiền như thế, ấy là Đức Giê-hô-va vẫn quan tâm. Ngài chứng minh việc đó cho họ thấy bằng cách phán rằng sẽ có ngày Ngài sẽ sai sứ giả của Ngài đến (Giăng Báp-tít) để dọn đường cho Ngài, rồi đích thân Ngài sẽ “thình lình” đến và ngồi trên ngôi phán xét để phân rẽ kẻ ác với người thiện (3:1). Sự phán xét của Ngài sẽ là dò tìm và kiến hiệu giống như lửa của thợ luyện, như tro thợ giặt (3:2, 3). Một khi Đức Chúa Trời đã thật sự sẵn sàng hành động, thì Ngài sẽ làm gì? Hành động ấy sẽ là dứt khoát (3:1-3).Chúng ta thấy gánh nặng của bức thông điệp của Đức Chúa Trời mà Ma-la-chi phải nêu rõ cho dân sự Ngài trong câu thứ hai của quyển sách nầy: Đức Giê-hô-va có phán: Ta yêu các ngươi. Thật là một bức thông điệp lạ lùng cho một dân tộc đã phạm tội như dân Y-sơ-ra-ên và đã chối bỏ tình yêu của Đức Giê-hô-va. Đức Chúa Trời luôn luôn sai sứ giả của Ngài đi trước để dọn đường cho Ngài (3:1). Ngài muốn toàn thể con cái Ngài phải tôn trọng và thờ lạy Ngài. Ngài trông mong chúng ta vâng lời và thờ phượng Ngài. Nhưng ai sẽ đứng nổi trong ngày mà Ngài sẽ hiện ra? Và có ai chịu nổi ngọn lửa luyện của Ngài (3:2)? Sứ giả của Đức Chúa Trời sẽ là nhân chứng vạch trần sự tàn bạo, những lời dối trá, các bất công và cách đối xử nước đôi của chúng ta. Điều nầy có thể được nói cho ngày hôm nay cũng y như cho dân Do Thái đời xưa. Người đại diện của Đức Giê-hô-va đến và nhận thấy chúng ta đang ăn cắp điều chúng ta đáng lẽ phải trả cho Ngài (3:2-5). Thế nhưng, Đức Giê-hô-va vốn bất biến. Ngài chẳng bao giờ quên các lời hứa của tình yêu bất tử và lòng nhân từ thương xót đời đời của Ngài. Ma-la-chi của Đức Chúa Trời được sai đến trước Ngài để dọn đường cho Ngài hầu cho dân Chúa có thể tôn kính và thờ phượng Ngài. Ma-la-chi kêu lớn: “Hãy quay trở lại với nhà của Đức Chúa Trời! Hãy quay trở lại với lời của Đức Chúa Trời! Hãy quay trở lại với công việc của Đức Chúa Trời! Hãy quay trở lại với ân điển của Đức Chúa Trời!”Mỗi người đều có thể giống như Ma-la-chi, làm một người tiền hô (rao loa) cho Chúa Cứu Thế, Đấng sắp tái lâm mà chúng ta đang chờ đợi. Mỗi người yêu mến và trông chờ Ngài đều có thể giúp việc dọn đường cho Ngài bằng cách sống và làm việc của mình.Hãy nghĩ về các nhu cầu của hôm nay, các nhu cầu của Hội Thánh và của thế gian. Lời tố cáo hôm nay chống lại các Hội Thánh của chúng ta phải

chăng cũng chỉ là hình thức chủ nghĩa suông - một thái độ tuân giữ bề ngoài, mà chẳng có một tình yêu tự đáy lòng? Phải chăng cả chúng ta nữa, cũng đang dâng các của lễ chẳng có chút giá trị gì? Phải chăng chúng ta cũng đang ăn trộm của Đức Chúa Trời trong vấn đề dâng một phần mười?Giữa tất cả những gì là đạo đức giả của ngày hôm nay, đang có những người trong cộng đồng Do Thái (số dân còn sót lại) vẫn còn kính sợ Đức Chúa Trời và vẫn giữ lòng tận trung. Nếu chúng ta lật đến Ma-la-chi 3:16, chúng ta sẽ tìm thấy điều đó. Ma-la-chi trông mong phát triển một tổ chức các tín hữu nhiệt thành, có thể ảnh hưởng đến dân sự trong tương lai. Điều lý thú cần ghi nhận là Đức Chúa Trời vẫn đang nghiêng tai nghe dân Ngài nói về Ngài (3:16).Chúng ta cần chú ý lời tuyên bố nghiêm trọng của Ma-la-chi liên quan đến sự tái lâm của Chúa Cứu Thế mà chúng ta đang trông đợi, trong Ma-la-chi 3:16-4:3;. Vâng, “Mặt Trời Công Bình sẽ mọc lên, trong cánh nó có sự chữa lành.”

SÁCH TIÊN TRI GIÔ-ÊN

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Có người cho rằng trong tất cả các nhà tiên tri, Giô-ên là người trước nhất có sách được lưu truyền đến chúng ta. Tiểu sử ông chỉ được chép trong một câu: “Nầy là lời Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-ên con trai của Phê-thu-ên” (Gio Ge 1:1). Tên ông có nghĩa là: “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời tôi.” Chúng ta không biết nhiều về nhà tiên tri Giô-ên, con của Phê-thu-ên. Chúng ta suy đoán rằng ông đã sống ở Giu-đa và không phải là thầy tế lễ. Có lẽ lúc còn thanh niên, ông đã quen biết cả Ê-li lẫn Ê-li-sê. Ông là người có trình độ văn hóa tốt. Ông viết Hi-bá-lai với văn phong trong sáng. Đó là tất cả những gì chúng ta được biết. Dầu không biết nhiều về Giô-ên nhưng chắc chắn điều này không làm giảm đi giá trị thuộc linh của sứ điệp Giô-ên cho thời đại của ông và cho các thế hệ về sau.Về niên đại, một số học giả cho rằng Giô-ên không đề cập đến hoặc A-sy-ri hoặc Ba-by-lôn. Vì thế, có lẽ ông đã nói tiên tri trước sự dấy lên của A-sy-ri, vào thế kỷ thứ tám, hoặc sau sự sụp đổ Ba-by-lôn, vào thế kỷ thứ sáu T.C. (một khoảng cách lớn về thời gian). Một số học giả khác cho rằng không có sự liên quan đến vương quốc phía Bắc. Vì vậy, có thể rằng nó được viết sau khi vương quốc đó không còn. Đó là sau sự sụp đổ Sa-ma-ri vào năm 721 T.C..Giô-ên là nhân vật đầu tiên đã nói tiên tri về việc Đức Thánh Linh sẽ được đổ xuống trên mọi loài xác thịt (2:28) Giô-ên đã xuất hiện trước Ô-sê một ít,

có điều là ông truyền giảng cho vương quốc Giu-đa ở miền Nam, trong khi Ô-sê truyền giảng cho các chi phái ở phía Bắc.

II. NỘI DUNG VÀ SỨ ĐIỆP TIÊN TRI GIÔ-ÊN Nội dung của sách Giô-ên nói đến tình trạng nguy cấp (Giô-ên 1) và ngày của Đức Giê-hô-va (2:1-27). Tình trạng nghiêm trọng này đã xoay tư tưởng của Giô-ên đến một thời điểm, khi Đức Chúa Trời sẽ can thiệp bằng quyền năng của Ngài vào các vấn đề của quốc gia Do Thái (1:15; 2:1; 3:31; 3:14). Xứ Y-sơ-ra-ên vừa bị một nạn cào cào khủng khiếp. Chúng đã cắn nát tất cả những vật có màu xanh, để lại sau lưng chúng cả một cảnh hoang tàn. Giô-ên tin rằng đó là sự đoán phạt do Đức Chúa Trời sai đến vì cớ tội lỗi của dân Ngài. Chúng ta không biết rõ hoặc ông muốn nói rằng tai họa lúc đó chính là Ngày của Đức Giê-hô-va hoặc nó dọn đường hay báo hiệu cho Ngày đó. Nhưng trong ánh sáng của sự đến của Ngày đó, ông đã kêu gọi các thầy tế lễ và toàn dân phải kiêng ăn, nhóm hiệp, khóc lóc và kêu cầu cùng Chúa (1:14; 2:12-17). Trong khi kêu gọi cả quốc gia tập họp lại cầu nguyện, Giô-ên đã bao gồm nhiều hạng người, vốn thường không được trông đợi tham dự vào các nhiệm vụ chung. Kèm theo lời kêu gọi là những lời hứa quan trọng (2:8-3:3). Về phần các lân bang, họ sẽ bị phán xét theo sự ngược đãi của họ với Giu-đa (3:4, 19). Vậy, cuối cùng chính nghĩa sẽ thắng và sự gian ác sẽ bị phán xét.Giô-ên được gọi là “nhà tiên tri của sự phục hưng tôn giáo”. Ông biết rằng sự phục hưng phải theo sau sự ăn năn. “Tiếp theo một tấm lòng bị xé rách, là một bức màn bị xé, và thiên đàng.” Ông đã cố gắng đưa dân tộc mình đến chỗ đó. Khi chúng ta thật lòng ăn năn, chúng ta sẽ đến được ngôi thi ân và từng trải hiện diện của Đức Thánh Linh.A. TAI HỌA: LỜI CẢNH CÁO (Gio Ge 1:1-20).Sau một thời gian nắng hạn và nạn cào cào, một nạn đói khủng khiếp đã tàn phá xứ Y-sơ-ra-ên. Dân chúng và súc vật sắp chết vì thiếu thức ăn và nước uống.Giô-ên nói tiên tri cho xứ Giu-đa. Ông lợi dụng sự đoán phạt hiện tại là nạn cào cào để kêu gọi dân chúng ăn năn. Ông muốn cứu họ khỏi những lần đoán phạt càng khủng khiếp hơn nữa bởi bàn tay của các đạo quân thù địch. Cào cào là loại biểu tượng tiên báo sự tàn phá mà chúng sẽ đưa đến.Ông đã mô tả tai họa ấy một cách linh động, kêu gọi những người cao tuổi hãy xác nhận sự kiện là từ trước, chưa bao giờ có một đại nạn như vậy (1:2). Những kẻ say sưa đã nhận thấy hậu quả của tai họa ấy, bởi vì các cây nho đều bị phá hoại (1:5). Các thầy tế lễ không còn của lễ chay, lễ quán bằng rượu để dâng lên nữa (1:9). Các bầy súc vật, chiên, bò, kêu rống ngoài đồng

(1:20). Giô-ên thúc giục dân chúng hãy thực hiện một ngày kiêng ăn (1:13). Rồi ông tiếp tục mô tả tai họa đó.Giô-ên kêu gọi dân sự hãy tra xét nguyên nhân đã gây ra tai họa. Họ phải thật sự ăn năn, khóc lóc, nếu muốn tránh khỏi sự đoán phạt càng nặng nề hơn nữa (2:12-17). Trong cơn tuyệt vọng, họ đều sẵn sàng nghe bất cứ ai giải thích được tai họa của họ. Đây là một thì giờ nghiêm trọng đối với người truyền đạo, bởi vì bấy giờ, trong cơn cùng khốn, người ta sẽ bằng lòng quay lại với Đức Chúa Trời.B. SỰ KIÊNG ĂN - LỜI HỨA (2:1-32).Mở đầu đoạn sách nầy là tiếng tù và kêu gọi dân chúng tập họp để thực hiện một cuộc kiêng ăn lớn (2:1). Mọi người cả già lẫn trẻ, đều có mặt. Ngay đến các chàng rễ, các cô dâu nhằm ngày đám cưới, cũng đến dự, (2:16). Các thầy tế lễ đến với tang phục, mọp sát đất để kêu cầu Đức Chúa Trời trong nơi Thánh. Họ kêu cầu với Ngài rằng: “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin để cho dân Ngài được sống sót,” và bảo với dân chúng: “Hãy xé lòng các ngươi, và đừng xé áo các ngươi. Khá trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi” (2:13). Đây là một biến cố để đưa dân sự trở lại với Đức Chúa Trời.Cào cào đã biến một vườn Ê-đen thành đồng hoang (2:3). Đối với người nào chưa được trông thấy chúng, thì đạo quân cào cào là một việc khó tưởng tượng nổi. Chúng bay đầy trời che kín cả mặt trời, như có nhật thực vậy (2:2). Chúng đáp xuống, phủ đầy mặt đất đến hàng mấy dặm. Các đạo quân ấy với chủ tướng của chúng dẫn đầu, cứ tiến tới và phá hủy tất cả những vật gì có màu xanh. Chỉ trong vài phút, tất cả lá cây, lá cỏ đều biến mất. Những bầy khác nối theo, lột luôn vỏ của cây cối (1:6, 7). Dân chúng đào hầm, đốt lửa, rồi đập và đốt chết từng đống cào cào, nhưng nỗ lực của họ chỉ là phí công vô ích. Một xứ đã bị cào cào phá hại, phải qua nhiều năm mới có thể phục hồi sinh hoạt bình thường (1:17-20). Người ta nghe thấy tiếng bay của chúng cách mấy dặm, như tiếng reo hò của lửa cháy (2:5). Phần đất nào bị chúng đi qua, trông giống như bị lửa thiêu hủy vậy (2:3). Sau khi các đồng quê bị lột trần trụi, chúng tràn vào thành thị như những đoàn kỵ binh xông vào nhà và phá hủy tất cả những gì chúng có thể hủy phá được (2:4, 7-9). Đối với đám dân chúng đã chứng kiến cảnh hoang tàn do cào cào gây ra, thì lời hứa của Đức Chúa Trời”Ta sẽ đền bù cho ngươi về mấy năm đã bị cắn phá bởi cào cào” (2:25) càng trở thành linh động hơn.C. LỜI HỨA VỀ LỄ NGŨ TUẦN (2:28, 29).Nhà tiên tri trấn an dân chúng rằng, chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ đưa đến cả những ơn thương xót tạm thời (2:18-27) lẫn các phước hạnh thuộc linh (2:28-32). Phải, Đức Chúa Trời sẽ sai sự giải cứu từ trời xuống. “Sau đó, ta sẽ đổ Thần ta trên cả loài xác thịt, con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên tri; những người già cả các ngươi sẽ thấy chiêm bao, những kẻ trai trẻ các

ngươi sẽ xem sự hiện thấy. Trong những ngày đó, dầu là những đầy tớ trai và đầy tớ gái, ta cũng đổ Thần ta lên” (2:28, 29). Đây là lời hứa về ngày lễ Ngũ tuần.Lời hứa nồng cốt và quan trọng của sách Giô-ên là sự giải cứu thuộc linh. Các nhà tiên tri khác đã báo trước những chi tiết liên quan đến đời sống của Chúa Giê-xu trên đất, và cả đến thời trị vì trong tương lai của Ngài nữa. Giô-ên thì được ban cho cái đặc ân là nói rằng Ngài sẽ đổ Thần Ngài trên mọi xác thịt. Ông cho chúng ta biết rằng phước hạnh ấy sẽ từ Giê-ru-sa-lem tuôn trào ra (2:32; 3:18). Lời tiên tri mà chúng ta được cho biết thật dứt khoát đó, đã ứng nghiệm vào ngày lễ Ngũ Tuần. Thánh Phi-e-rơ đã tuyên bố: “Ay là điều Đấng tiên tri Giô-ên đã nói tiên tri” (Cong Cv 2:16 đọc thêm 2:1-47).Có một bài học cho chúng ta ngày nay. Hội Thánh đang lâm vào tình trạng hoang tàn. Nhiều kẻ thù thuộc linh đã phá hoang Hội Thánh, mà Gio Ge 1:4 mô tả thật đúng. Đói kém và nắng hạn đang bủa vây bốn phía. Các Cơ-đốc nhân ngày nay được kêu gọi hãy mọp sát đất trước mặt Chúa với tấm lòng ăn năn thật sự. Sự ăn năn này phải được bắt đầu với các mục sư, truyền đạo, các trưởng lão. Nếu chúng ta bằng lòng quay về với Đức Chúa Trời, Ngài sẽ làm trọn lời hứa là sẽ đổ Đức Thánh Linh xuống và sẽ đền bù những năm mà cào cào đã phá hại. Việc đổ Thần Ngài xuống trên dân Y-sơ-ra-ên sẽ xảy ra trong tương lai (Exe Ed 36:23-33). Nhu cầu quan trọng trên tòa giảng và trên ghế nhà thờ hiện nay, là quyền năng của Đức Thánh Linh.D. NGÀY CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA “Ngày của Đức Giê-hô-va” được đề cập năm lần trong quyển sách ngắn ngủi này, ám chỉ sự đoán phạt. Nó nói về một loạt nhiều cơn đoán phạt, nạn cào cào hiện tại, các đạo quân xâm lăng sắp kéo đến là ngọn roi của Đức Chúa Trời giáng trên xứ ấy, và ngày cuối cùng của Đức Giê-hô-va được mô tả trong Giô-ên đoạn 3. “Ngày của Đức Giê-hô-va” (hay “Ngày của Chúa) là giai đoạn từ khi Chúa Giê-xu tái lâm trong vinh quang, đến khi có trời mới đất mới (EsIs 2:17-20; 3:7-18; 4:1-2; 13:6-9; Gie Gr 46:10; MaMl 4:5; ICo1Cr 5:5; ITe1Tx 2:2; IIPhi 2Pr 3:10). Ngày của Chúa kéo dài một ngàn năm (KhKh 20:4).E. PHƯỚC HẠNH TƯƠNG LAI (Gio Ge 3:1-21).Giô-ên rao báo một tương lai đầy sáng lạn cho xứ Giu-đa: (1) Kẻ thù bị lật đổ, 3:1-15 (2) Giê-ru-sa-lem được giải cứu, 3:16-17 (3) Xứ được ban phước, 3:18 (4) Giu-đa được phục hồi địa vị, 3:19-21.Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể cho Giô-ên biết việc dân Do Thái từ cuộc lưu đày được hồi hương. Chẳng những Giô-ên trông thấy việc người Do Thái từ Ba-by-lôn trở về, mà ông còn trông thấy việc họ được thâu thập từ các ngoại bang. Ông cũng nói về cuộc phán xét các nước sau trận Ha-ma-ghê-đôn (3:2-7; Mat Mt 25:32; KhKh 19:17-21). Ngày mà loài người quyết

định đã chấm dứt. Giờ định mệnh của Đức Chúa Trời đã đến.Sau khi dân Y-sơ-ra-ên được phục hồi địa vị và các dân các nước thế gian đã bị phán xét (Gio Ge 3:1, 2) thì nước đời đời sẽ được thiết lập (3:20). Một lần nữa xứ Palestine là đất hứa, sẽ trở thành trung tâm của thế lực, và là nơi hội họp các dân các nước để chịu đoán xét. Đấng Christ sẽ trở lại để thiết lập nước do Ngài cầm quyền tể trị. Đức Chúa Trời sẽ ngự tại Si-ôn (3:17).

SÁCH TIÊN TRI GIÔ-NA

I. NHÀ TIÊN TRI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Giô-na là người quê ở Gát-hê-phe, một thị trấn cách Na-xa-rét chừng một giờ đi bộ, thuộc vương quốc phía Bắc. Truyền thuyết Do Thái bảo rằng ông là con trai của bà góa Sa-rép-ta mà Ê-li đã khiến sống lại. Chúng ta không biết việc ấy có đúng hay không, nhưng rất có thể rằng ông là một môn đệ của nhà đại tiên tri Ê-li-sê, và đã nối nghiệp thầy làm nhà tiên tri.Giô-na vốn là một chính khách lừng danh, sống dưới thời trị vì của Giê-rô-bô-am II (trị vì từ 793-753 T.C.). Chính Giô-na đã giúp vua ấy mở mang vương quốc miền Bắc và xứ Y-sơ-ra-ên trở thành hết sức phú cường (IIVua 2V 14:25). Trong thời kỳ này, quyền lực của A-sy-ri đang bắt đầu dấy lên trở lại. Và đến giữa thế kỷ, đế quốc đã chinh phục và đe dọa tất cả các nước xung quanh. Vậy, ý tưởng về Giô-na đến thủ đô Ni-ni-ve để công bố sự phán xét sẽ hoàn toàn phù hợp.Có người cho rằng sách Giô-na là sách ngụ ngôn và không phải là sách lịch sử, nhằm truyền đạt sứ điệp hy vọng cho những người lưu đày ở Ba-by-lôn, vì như Giô-na đã bị nuốt nhưng đã ra khỏi và còn sống, thì cũng vậy, những người lưu đày sẽ có ngày hồi hương. Tuy nhiên, đa số chấp nhận tính chất lịch sử hơn tính chất ngụ ngôn của sách Giô-na. Chính Chúa Giê-xu đã xác nhận tính cách lịch sử của sách khi Ngài đề cập đến Giô-na như đã được ghi lại ở Mat Mt 12:38-41 và LuLc 11:29-32Không có bằng cớ chứng minh rằng chính Giô-na đã viết sách, dù rõ ràng ông phải là nguồn thông tin chính. Ni-ni-ve đã bị hủy diệt vào năm 612 T.C., vậy sách phải được viết sau đó.

II. NỘI DUNG VÀ SỨ ĐIỆP TIÊN TRI GIÔ-NA

Chính Chúa Giê-xu Christ đã khiến cho sách Giô-na trở thành quan trọng. Khi được yêu cầu một dấu lạ để chứng minh cho những lời tự xưng của Ngài, Ngài chỉ nêu lên cho dân chúng dấu lạ duy nhất về nhà tiên tri Giô-na

(Mat Mt 12:38-40). Trong sách Giô-na có hai biến cố quan trọng. Một là con cá lớn nuốt Giô-na, và hai là việc một thành phố ngoại đạo rất đông dân như Ni-ni-ve đã có thể ăn năn nhờ một giáo sĩ ngoại quốc vô danh trong vòng có mấy ngày mà thôi. Hãy xem lời Chúa Giê-xu đã phán trong 12:41, “Đến ngày phán xét, dân thành Ni-ni-ve sẽ đứng dậy với dòng dõi nầy mà lên án nó, vì dân ấy đã nghe lời Giô-na giảng và ăn năn; mà đây nầy, có một người tôn trọng hơn Giô-na!” Chúng ta thấy Đức Chúa Trời trong sách nầy. Ngài đang lo lắng chăm sóc cho nhà tiên tri của Ngài. Ngài đang hành động. Để hướng dẫn đời sống Giô-na theo ý định và mục đích của Ngài, Đức Chúa Trời đã sắm sẵn (1) Một con cá lớn, Gion Gn 1:17 (2) Một dây dưa, 4:6 (3) Một con sâu, 4:7 (4) Một ngọn gió cháy thổi từ phương Đông, 4:8. Tại đây chúng ta thấy nổi bật lòng yêu thương đối với tội nhân hư mất và Ngài muốn dùng tôi tớ Ngài để kêu gọi họ ăn năn quay lại thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật. A. MỘT NHÀ TIÊN TRI NGOAN CỐ (1:1-2:11)Ở đầu quyển sách, Đức Chúa Trời phán với Giô-na để sai phái ông “Ngươi khá chổi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta.”Đức Chúa Trời vốn rất dứt khoát trong các mệnh lệnh của Ngài. Ngài dạy Giô-na hãy chổi dậy và đi “Nhưng Giô-na chổi dậy đặng trốn qua Ta-ra-si, để lánh khỏi mặt Đức Giê-hô-va. Người xuống đến Gia-pho.” Ông đã nói không với Đức Chúa Trời. Tại sao ông lại chạy trốn? (4:2). Giô-na vốn biết rằng A-sy-ri là kẻ thù đáng sợ của Y-sơ-ra-ên. Vào chính điểm nầy của lịch sử thế lực của A-sy-ri dường như đã có phần nào bị suy yếu đi rồi. Chính lúc ấy, Đức Chúa Trời đã dạy ông hãy đến thủ đô của cái xứ thù địch ấy để công bố sự phán xét chống lại nó vì cớ sự gian ác lớn lao của nó. Giô-na sợ rằng Ni-ni-ve có thể ăn năn và được cưú thoát khỏi phần định mệnh đang trao trên đầu nó. Nếu A-sy-ri bị thất bại chính dân tộc yêu dấu của Giô-na sẽ có thể thoát được phần trừng phạt do bàn tay của A-sy-ri. Giô-na vốn có tinh thần của một vị anh hùng dân tộc. Ông quyết định tự hi sinh để cứu dân tộc mình. Nhưng anh hùng chủ nghĩa của ông đã bị nhầm lẫn thật đáng buồn.Ni-ni-ve là một trong những thành phố quan trọng nhất thế giới, tọa lạc tại phía Đông bờ sông Ti-gơ-rơ, cách Địa Trung Hải 400 dặm. Đó là kinh đô của A-sy-ri (SaSt 10:11, 12). Chiến lũy của thành phố có chiều dài khoảng ba mươi dặm và rộng chừng mười dặm. Nó có vẻ thật tuyệt vời. Có năm lớp vách thành và ba đường hào vây quanh nó. Các vách thành cao đến 30 m (90 feet) cho bốn chiến xa có thể chạy song song. Có nhiều cung điện lớn với những khu vườn đẹp nhất. Mười lăm cửa thành có những con sư tử và bò mộng khổng lồ canh giữ mở vào thành phố. Có bảy mươi hội trường được

trang hoàng thật tráng lệ bằng bạch ngọc và điêu khắc phẩm. Đền thờ của thành phố có hình dạng một kim tự tháp lớn. Lấp lánh dưới ánh nắng. Thành phố nổi tiếng về gian ác cũng như về sự giàu có và quyền thế. Các thành tựu về phương diện trí thức hầu như khó tin nổi.Ngay lúc Giô-na bỏ trốn, Đức Chúa Trời liền bắt đầu hành động. Ngài khiến gió lớn thổi trên biển. Trên biển có trận bão lớn (Gion Gn 1:4). Đức Chúa Trời yêu mến Giô-na rất nhiều đến nỗi không thể để cho ông được may mắn. Thất bại chẳng bao giờ miễn trừ được cho chúng ta phần trách nhiệm phải phục vụ.Hãy đọc mọi việc đã xảy ra trước khi Giô-na bị ném xuống biển (1:3-15). Giô-na bị ném xuống biển, nhưng tay của Đức Chúa Trời vẫn nắm chặt lấy ông (1:17). Con đường của Đức Chúa Trời là con đường tốt nhất. Nếu chúng ta không chịu chấp nhận nó, Ngài sẽ bắt buộc phải giáng trên chúng ta nhiều điều lạ lùng. Câu nói rằng Giô-na "trốn khỏi sự hiện diện của Đức Giê-hô-va" (câu 3, 10) không có nghĩa là ông nghĩ rằng ông đã ở ngoài sự kiểm soát của Ngài về phương diện địa lý. Vì trong câu 9, ông đã gọi Đức Giê-hô-va là "Đức Chúa Trời trên trời, Ngài đã làm nên biển và đất khô." Phản ứng của Đức Chúa Trời là Ngài ngăn cản Giô-na thực hiện chương trình của ông. Đức Chúa Trời đã kỷ luật đầy tớ Ngài một cách nghiêm khắc về hành động không vâng lời. Tuy nhiên bản tính công bình của Ngài đi đôi với lòng thương xót. Ngài đã dùng cơn bão để ngăn cản và khiển trách Giô-na (c.4) nhưng Ngài cũng đã dùng con cá lớn để cứu ông (2:1). Câu chuyện trong 2:1-11 cho chúng ta biết Giô-na đã không còn có thể làm gì khác hơn được. Sau khi cầu nguyện nhiều, ông đã thú nhận là mình chẳng tự mình làm được việc gì cả. Sự cứu (rỗi) đến từ Đức Giê-hô-va (2:10). Và Đức Chúa Trời đã có thể cho ông được tự do (2:11).B. MỘT DÂN TỘC VÂNG LỜI Đức Chúa Trời mở một con đường khác cho Giô-na phục vụ Ngài. Lại có Lời Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-na lần thứ hai. Thật dại dột biết bao khi ông đã khiến cho Đức Giê-hô-va phải nhắc lại lời kêu gọi của Ngài một lần nữa! Phải chi ông đã vâng lời Ngài ngay, thì có phải là hay hơn không!Đức Chúa Trời lại phán: “Khá chờ dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời ta đã dạy cho ngươi” (3:2).Giô-na phải đi qua các thành phố và la lớn còn bốn mươi ngày nữa Ni-ni-ve sẽ bị đổ xuống (3:4), thì không phải là chuyện dễ. Trong bức thông điệp của ông, đã chẳng có chút lòng nhân từ khoan dung nào cả. Chẳng có một giọt lệ nào trong giọng nói của nhà tiên tri cả. Ông đang vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng tấm lòng ông vẫn bất biến (4:1-3). Giới bình dân của Ni-ni-ve ăn năn trước nhất. Rồi giới quý tộc noi theo gương họ. Việc nầy luôn luôn được

nghiệm đúng sự phục hưng bắt đầu từ trong dân chúng. Hãy suy nghĩ về một thành phố như Chi-ca-go mà lại ăn năn và quay trở lại với Đức Chúa Trời chỉ trong vòng một ngày vì cớ lời truyền giảng của một nhà tiên tri hiện đại. Sự việc ấy sẽ là một phép lạ của mọi thời đại. Nhưng việc ấy đã xảy ra lúc Giô-na truyền giảng vào thời của ông.Kết quả của hành động của Đức Chúa Trời là Giô-na đã vâng lời, thực hiện hành trình dài và khó khăn đến Ni-ni-ve và giảng ở đó (chương 3). Dân chúng Ni-ni-ve ăn năn và Đức Chúa Trời đã tha thứ họ. Nhưng Giô-na đã nổi giận với Đức Chúa Trời và ông đã không bằng lòng về việc Chúa tha thứ dân Ni-ni-ve (chương 4). Đức Chúa Trời đã rất nhẫn nại với Giô-na và Ngài lý giải cho ông hiểu. Và một lần nữa, Đức Chúa Trời đã dùng các vật từ cõi thiên nhiên, đó là dây dưa (c.6), con sâu (c.7), và ngọn gió (c.8) để dạy ông một bài học. Đức Chúa Trời quan tâm sâu xa về một dân gian ác trong một thành phố lớn và muốn đầy tớ của Ngài chia sẻ mối quan tâm đó. Nhưng Giô-na đã không có sự quan tâm như thế. Vì thế Đức Chúa Trời đã vạch ra cho Giô-na sự không hợp lý khi ông quan tâm đến dây dưa hơn là dân Ni-ni-ve là những người đã ở trong sự dốt nát hoàn toàn về lẽ thật của Đức Chúa Trời. Bài học quan trọng hơn hết của sách Giô-na là mối quan tâm và thái độ của Đức Chúa Trời đối với tội nhân hư mất, khác hẳn thái độ của Giô-na. Chúng ta hãy tưởng tượng cảnh Giô-na ngồi rũ rượi trên ngọn đồi về hướng Đông thành phố dưới một dây dưa mà Đức Chúa Trời đã “sắm sẵn” để che trên đầu ông, chờ xem việc Đức Chúa Trời sắp làm (4:6).Quyển sách đã kết thúc đột ngột. Nhưng có hai điều chúng ta cần lưu ý trong quyển sách nầy. Một là Giô-na chỉ bóng về sự chết, bị chôn và sống lại của Chúa Cứu Thế “Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm.” Hai là, Giô-na cũng chỉ bóng về dân Y-sơ-ra-ên - không vâng lời Đức Chúa Trời, bị các dân các nước trên thế gian nầy nuốt mất, thế nhưng sẽ được Ngài dứt dấy khi Chúa Cứu Thế giáng lâm. Rồi dân Y-sơ-ra-ên sẽ làm chứng cho Đức Chúa Trời khắp nơi.C. SO SÁNH GIÔ-NA VÀ DÂN Y-SƠ-RA-ÊN Giô-na, chỉ bóng về dân Y-sơ-ra-ên. (1) Giô-na được kêu gọi thi hành một sứ mạng cho cả thế gian nhưng Giô-na đã khước từ sứ mạng, không vâng theo lời Đức Chúa Trời. Dân Y-sơ-ra-ên cũng thế; (2) Giô-na bị ném xuống biển, còn dân Y-sơ-ra-ên thì bị tan lạc giữa các dân các nước; (3) Dầu vậy Giô-na đã được bảo toàn và dân Y-sơ-ra-ên cũng thế; (4) Giô-na đã ăn năn, được con cá mửa ra và sinh mạng được phục hồi còn dân Y-sơ-ra-ên sẽ bị các dân các nước mửa ra và được phục hồi địa vị xưa kia; (5) Giô-na vâng lời Đức Chúa Trời, ra đi thi hành sứ mạng, dân Y-sơ-ra-ên vâng lời Đức Chúa Trời sẽ trở thành một nhân chứng cho cả thế gian; (6) Giô-na được

phước ở chỗ thành Ni-ni-ve đã được cứu rỗi, dân Y-sơ-ra-ên sẽ được phước vì cả thế gian chịu ăn năn.Sách Giô-na hầu như là một sách tường thuật về nhân vật Giô-na hơn là một sách tiên tri như các sách tiên tri khác. Tuy nhiên sách Giô-na chứa đựng sự dạy dỗ sâu xa về bản tính và mục đích của Đức Chúa Trời, và vì thế, sách Giô-na đáng được liệt vào các sách tiên tri.

HÌNH ẢNH CHÚA GIÊ-XU TRONG CÁC SÁCH TIỂU TIÊN TRI

Trong sách Ô-sê, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa với tư cách Đấng Chữa Lành cho người sa ngã. Bài học nổi bật là “Hãy trở lại với Đức Chúa Trời.”Trong sách Giô-ên, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa với tư cách Đấng Phục Hồi Địa Vị. Bài học nổi bật là “Hãy ăn năn, vì ‘Ngày của Đức Giê-hô-va’ đã gần kề.”Trong sách A-mốt, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa với tư cách Nhà Nông của Thiên Đàng. Bài học nổi bật: “Hãy sửa soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi.”Trong sách Áp-đia, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa như là Đấng Cứu Chuộc. Bài học nổi bật là “Hãy sở hữu tài sản.”Trong sách Giô-na, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa như là sự sống lại và sự sống của chúng ta. Bài học nổi bật là “Hãy chổi dậy và đi.”Trong sách Mi-chê, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa như một Chứng Nhân chống các dân tộc phản loạn. Bài học nổi bật là “Hãy nghe Ngài.”Trong sách Na-hum, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa như là Thành Lũy Trong Ngày Hoạn Nạn.” Bài học nổi bật là “Hãy cảnh giác! Ngài là Đức Chúa Trời báo thù!”Trong sách Ha-ba-cúc, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa như là Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi. Bài học nổi bật là “ Sống bởi đức tin.”Trong sách Sô-phô-ni, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa như là Đức Giê-hô-va ghen tuông. Bài học nổi bật là “Đức Chúa Trời có toàn quyền để giải cứu.”Trong sách A-ghê, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa như là ước vọng của toàn thể các dân các nước. Bài học nổi bật là “Hãy xây dựng cho Đức Chúa Trời.”Trong sách Xa-cha-ri, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa như là Nhánh Công Chính. Bài học nổi bật là “ Hãy trở lại với Ngài.”Trong sách Ma-la-chi, Chúa Cứu Thế Giê-xu được phác họa như là Mặt Trời Công Chính. Bài học nổi bật là “Hãy ăn năn và quay lại.”

BỐN TRĂM NĂM IM LẶNG

Lúc lịch sử của Kinh Thánh Cựu Ước kết thúc, một số ít người Do Thái, chủ yếu là của chi phái Giu-đa đã hồi hương về Palestine dưới thời Xô-rô-ba-bên, và vào khoảng tám mươi năm sau đó, một đoàn người khác nữa đã cùng trở về với E-xơ-ra. Họ sống an ổn trong xứ của họ, với ngôi Đền Thờ đã được xây lại và các nghi lễ tôn giáo được ấn định.Ba quyển sách cuối cùng của Cựu Ước gồm E-xơ-ra, Nê-hê-mi và Ê-xơ-tê cho chúng ta câu chuyện về thời kỳ đó. Chúng bao trùm 100 năm sau chiếu chỉ của vua Si-ru, cho phép dân Do Thái hồi hương (536-432 T.C.) (Exo Er 1:1-4).Bốn trăm năm đã trôi qua từ Nê-hê-mi cho đến khi thời kỳ Tân Ước bắt đầu. Trong giai đoạn nầy chẳng có nhà tiên tri nào nói hoặc viết Thánh Kinh, và vì thế được gọi là “giai đoạn im lặng.” Chúng ta cần biết một số sự việc đã xảy ra trong giai đoạn này, tức từ ngày của Nê-hê-mi và Ma-la-chi cho đến lúc Chúa Giê-xu ra đời.Bản Kinh Thánh Bảy Mươi (The Septuagint )Trước lúc A-lịch-sơn Đại Đế băng hà, vua ấy đã chia đế quốc của mình cho bốn viên đại tướng vì nhà vua không có người nối ngôi. Ai-cập và sau nầy là Palestine nữa, thuộc phần của đại tướng Ptolemy. Bấy giờ, một số rất đông người Do Thái đang định cư tại Ai-cập cũng như tại các trung tâm văn hóa khác, đang truyền bá khắp nơi phần kiến thức về Đức Chúa Trời của họ và về niềm hi vọng của họ về một Đấng Mết-si-a.Chính vào giai đoạn nầy, khoảng năm 285 T.C., bộ Kinh Thánh Cựu Ước đã bắt đầu đượcc phiên dịch ra Hi-văn. Bản Dịch Giả (Septuagint - có nghĩa là “Bảy Mươi”) vì đã có bảy mươi dịch giả lừng danh người Hy-bá-lai thực hiện công tác vĩ đại nầy. Bạn sẽ thấy nó được chỉ bằng con số La-mã LXX.Dân Do Thái bị ngược đãi , bách hại Bấy giờ, vương quốc Sy-ri nổi lên. Trong những cuộc tranh chấp giữa Sy-ri và Ai-cập, Antiochus Epiphanes, vua Sy-ri đã chiếm xứ Palestine. Vua ấy bắt đầu một cuộc bắt bớ bách hại dân Do Thái thật gay gắt. Antiochus Epiphanes cấm người Do Thái thờ phượng trong Đền Thờ, và buộc họ phải ăn thịt heo, là điều mà luật pháp của Đức Chúa Trời do Môi-se ban bố cấm ngặt (LeLv 11:1-8). Nhiều người Do Thái không chịu làm theo, nên một giai đoạn tử vì đạo được bắt đầu.Những hành động tàn ác của nhà vua Antiochus Epiphanes khủng khiếp nầy dẫn đến cuộc khởi nghĩa của các anh em Ma-ca-bê dưới quyền lãnh đạo của Ma-ta-thia. Lòng yêu nước và nhiệt thành về tôn giáo của Ma-ta-thia đã tập họp được một nhóm người Do Thái cùng đứng lên với ông ta để bắt đầu một cuộc bạo động lan tràn nhanh chóng. Lúc Ma-ta-thia chết, con trai ông là Giu-đa dã thay chỗ cho cha mình. Trong một nỗ lực nhằm đập tan cuộc nổi

loạn dưới thời các anh em Ma-ca-bê nầy, Antiochus đã bị đánh bại trong ba lần tranh chấp chí tử. Chính nghĩa của Giu-đa cũng hầu như đi đến chỗ tuyệt vọng vì những người theo ông không được huấn luyện và thiếu trang thiết bị, mà chống lại họ, lại là các binh sĩ đã được huấn luyện vững vàng của một nhà vua đầy thế lực. Nhưng đám người Do Thái tuy đói rách nhưng tận trung nầy, nhờ được đức tin bất tử vào Đức Chúa Trời hà hơi tiếp sức, đã là những người chiến thắng.Năm 63 T.C., người La Mã chiếm xứ Palestine dọn đường cho việc Chúa Giê-xu ra đời. Dân Do Thái được một phần quyền tự do chính trị, nhưng bị đòi hỏi phải nộp một số cống thuế hằng năm cho chính quyền La Mã.

PHẦN HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (Study Guide)

1: SỰ HÌNH THÀNH CÁC SÁCH TIÊN TRI

1. Từ liệu nào trong mỗi câu Kinh Thánh sau đây hàm ý sứ điệp đã được nói ra: EsIs 32:9; EsIs 34:1; EsIs 40:6; Gie Gr 37:4; Exe Ed 36:1; OsHs 8:1; AmAm 1:2; Gie Gr 2:2.2. Những câu Kinh Thánh sau đây cho biết hình thức nào được dùng để diễn tả sứ điệp: MaMl 1:2-5, 6-14; Exe Ed 23:1-49; IISu 2Sb 21:12-15; 27:2;; EsIs 38:1; 36:1-36.3. Cho biết các câu sau Đúng (Đ) hay Sai (S)a) Các nhà tiên tri đã dùng lời được nói ra như là phương tiện truyền thông sứ điệp của họ b) Cụm từ "Đức Giê-hô-va phán" theo nghĩa đen có nghĩa là: (i) Lời phán của Đức Giê-hô-va (ii) Chiêm bao đến từ Đức Giê-hô-va (iii) Sấm ngôn của Đức Giê-hô-va c) Cụm từ "Đức Giê-hô-va phán" hàm ý rằng sứ điệp của các nhà tiên tri luôn luôn ngắn và sắc bén d) Cụm từ "Đức Giê-hô-va phán" là cách diễn đạt rất phổ thông cho chúng ta biết một số điều về vai trò của các nhà tiên tri e) Câu "Đức Giê-hô-va phán" nhắc chúng ta nhớ rằng sứ điệp đã được ban cho bởi sự mặc khải 4. Xin bạn giải thích và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ lời phát biểu sau đây: “Sự phân tích các hình thức diễn đạt đã được các nhà tiên tri sử dụng giúp chúng ta hiểu tốt hơn vai trò của họ và cũng giúp đánh giá sự đa dạng của các hình thức họ đã dùng để truyền thông sứ điệp của họ. Điều này cũng giúp chúng ta thấy bối cảnh phía sau những lời tiên tri đã được công bố.”

5. Hãy viết độ 1.500 từ đưa ra quan điểm của bạn về sự hình thành các sách tiên tri.

2: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CĂN BẢN ĐỂ NGHIÊN CỨU MỘT SÁCH TIÊN TRI

1. Xin tóm lược những nguyên tắc căn bản để có thể hiểu đúng ý nghĩa và sứ điệp một sách hay một đoạn văn trong sách tiên tri.2. Bằng cách nào chúng ta có thể tìm hiểu bối cảnh một đoạn văn tiên tri?3. Tại sao chúng ta cần phải tách rời từng lời sấm truyền khi tìm hiểu ý nghĩa một sách tiên tri? Bằng cách nào chúng ta tách biệt được lời sấm truyền này với lời sấm truyền khác?4. Khi áp dụng các sứ điệp trong các sách tiên tri cho bối cảnh hiện tại, chúng ta cần thận trọng lưu ý điều gì? Tại sao?5. Xin tóm lược các bước căn bản để nghiên cứu một sách tiên tri.

3: SÁCH TIÊN TRI A-MỐT

1. A-mốt thuộc vương quốc nào? Ông đã nói tiên tri cho ai? Trong thời gian nào? Điều gì đã khiến ông rời khỏi công việc và chỗ ở của mình để trở thành một nhà tiên tri?2. Câu đáp của A-mốt cho thầy tế lễ A-ma-xia (AmAm 7:10-17) cho chúng ta biết những gì ông nghĩ về chính mình và về các tiên tri khác. Theo bạn, trong những cách giải thích câu đáp của A-mốt sau đây, cách giải thích nào thích hợp hơn hết?(i) "Tôi đã không phải là một nhà tiên tri trước đó, nhưng bây giờ tôi là nhà tiên tri"(ii) "Tôi không ước ao được gọi là một nhà tiên tri"(iii) "Tôi không phải là một nhà tiên tri trong ý nghĩa chuyên nghiệp mà ông đã nghĩ."3. Nhà tiên tri đã tiết lộ cho chúng ta kinh nghiệm nội tâm của ông trong sự kêu gọi để làm một nhà tiên tri. Ông mô tả điều đó trong cụm từ "bắt lấy ta" như là một sự thôi thúc có tính cách cưỡng bách. Vậy, điều gì đã khiến ông phải nói tiên tri? (Có phải đó là tình trạng thối nát và bất công của Y-sơ-ra-ên trong thời của ông hay những khải tượng mà ông thấy?). Xin trích dẫn Kinh Thánh. 4. A-mốt đã thấy những khải tượng nào? AmAm 7:1-3 khải tượng về ...............................................7:4-6 khải tượng về ...............................................7:7-9 khải tượng về ...............................................

8:1-3 khải tượng về ...............................................9:1 khải tượng về ...............................................5. Những khải tượng này liên hệ thế nào đến việc A-mốt được Chúa kêu gọi?6. A-mốt mạnh mẽ lên án những người giàu trong thời ông. Những người giàu đã xây dựng loại nhà nào cho họ (3:15 và 5:11)? Cách sống của những người giàu này thế nào (6:4-7)? “Bò cái của Ba-san" (4:1) chỉ về ai? A-mốt 5:11 diễn tả thế nào về việc người giàu áp bức người nghèo? 7. A-mốt quở trách người giàu về việc buôn bán gian dối của họ (8:4-6). Hãy viết ra ít nhất hai trong số những việc làm gian dối đó. Điều này dẫn đến hậu quả nào cho người nghèo (2:6)?8. A-mốt cho chúng ta cái nhìn về thực trạng của xã hội Y-sơ-ra-ên trong thế kỷ thứ tám T.C.. Đối diện với thực trạng ấy, A-mốt đã phải nói gì? Sứ điệp của ông ra sao?9. Những quốc gia nào được đề cập đến trong chương 1 và 2? Những quốc gia này bị lên án về những tội nào? A-mốt nhắc thính giả của ông những tiêu chuẩn tuyệt đối nào của Đức Chúa Trời về sự công chính và quyền tể trị của Ngài trên tất cả các nước? Bạn nghĩ thính giả của ông (Y-sơ-ra-ên) phản ứng thế nào đối với những lời lên án này? 10. Từ 2:6 trở đi, Y-sơ-ra-ên bị lên án như thế nào? A-mốt nói gì về các của lễ và của dâng của họ (4:4-5;; 5:21-24;)? A-mốt nói điều gì sẽ xảy ra cho Bê-tên (5:4-7;) ? Hãy liệt kê vài điều sẽ xảy ra cho Y-sơ-ra-ên trong sự hình phạt (3:11-15;). Sự phán xét được mô tả như thế nào trong các chương 7 - 9? Thái độ của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi của Y-sơ-ra-ên dạy gì về phẩm tính của Ngài? Có phải A-mốt đưa ra những sự dạy dỗ mới về Đức Chúa Trời? Bạn nghĩ họ đáp ứng thế nào đối với sứ điệp của A-mốt (7:12)? 11. “Ngày Đức Giê-hô-va” là gì? Được A-mốt mô tả như thế nào? (5:18-20). Đối với quốc gia Y-sơ-ra-ên, tương lai gần chỉ là chiến tranh, bị đánh bại và lưu đày. Còn tương lai xa thì sao? Sách A-mốt kết luận với phước hạnh tối hậu nào dành cho họ (9:8, 11-15)? Giải thích cách vắn tắt tại sao sứ điệp của A-mốt chứa đựng yếu tố hy vọng?

4: SÁCH TIÊN TRI Ô-SÊ

1. Ô-sê nói tiên tri trong đời vua nào của Giu-đa và Y-sơ-ra-ên? 2. Cho biết các câu sau đây đúng (Đ) hay sai (S)?a) Cuộc hôn nhân của Ô-sê với Gô-me do Đức Giê-hô-va khởi xướng b) “Người vợ gian dâm" chỉ về hành vi tương lai của Gô-me chứ không chỉ về tình trạng của Gô-me lúc cưới

c) Quốc gia Y-sơ-ra-ên đã thất tín lúc lập giao ước với Đức Chúa Trời và sau đó d) Quốc gia Y-sơ-ra-ên đã không thất tín với Đức Chúa Trời lúc lập giao ước, nhưng Ngài biết rằng họ sẽ trở nên thất tín về sau e) Quốc gia Y-sơ-ra-ên đã trở nên thất tín sau hành trình trong đồng vắng, nhưng Đức Chúa Trời đã không thấy trước rằng điều này sẽ xảy ra f) Hơn cả khước từ hoàn toàn sự thờ phượng Đức Giê-hô-va, người Y-sơ-ra-ên đã thờ phượng Đức Giê-hô-va và Ba-anh song hành, cho đến lúc cuối cùng sự thờ phượng ngoại bang trở nên ưu thế hơn 3. Các quốc gia nào mà Y-sơ-ra-ên đến xin giúp đỡ? (OsHs 5:13; 8:10; 7:11; 12:2; 8:9).4. Ô-sê cảnh cáo Y-sơ-ra-ên thế nào và điều gì sẽ xảy ra cho họ? (OsHs 8:13; 10:6; 9:3; 11:5; 9:6).5. Tại sao Đức Chúa Trời sắp hình phạt Y-sơ-ra-ên? Đức Chúa Trời sẽ hình phạt Y-sơ-ra-ên như thế nào? Tội của Y-sơ-ra-ên là gì? Đức Chúa Trời đòi hỏi điều gì nơi Y-sơ-ra-ên? Phẩm tính của Đức Chúa Trời như thế nào? Có bất cứ hy vọng nào không?6. Hãy đọc Ô-sê 14:4-7 và chọn trong số những câu sau đây một câu mà bạn nghĩ là mô tả tốt nhất sứ điệp của Ô-sê về tình trạng tương lai của Y-sơ-ra-ên:( ) a. Đức Chúa Trời sẽ đến và trị vì như Vua tại Giê-ru-sa-lem và Y-sơ-ra-ên sẽ có hòa bình vĩnh cửu.( ) b. Đức Chúa Trời sẽ đặt Thần của Ngài trong dân sự, và rồi họ sẽ trở về cùng Ngài.( ) c. Đức Chúa Trời lại sẽ bày tỏ tình yêu vĩ đại của Ngài và quan tâm (săn sóc) quốc gia Y-sơ-ra-ên.7. Điểm nhấn mạnh đặc biệt của sứ điệp Ô-sê là gì? Nếu chữ chìa khóa của A-mốt là "sự công chính" (AmAm 5:24) thì chữ chìa khóa của Ô-sê là gì? Xin giải thích.

5: SÁCH TIÊN TRI MI-CHÊ

1. Mở đầu sách tiên tri, Mi-chê (MiMk 1:2-16) cảnh cáo ai, về tội lỗi gì? Điều gì sẽ xảy ra cho họ? Thành phố nào sắp bị hủy diệt? 2. Trong chương 2 và 3, tội lỗi và bất công đang xảy ra trong xã hội qua 3 nhóm người nào? Họ làm gì? Tội ác nào họ đã phạm? Cuối cùng điều gì sẽ xảy ra cho họ?3. Các nhà tiên tri "chuyên nghiệp" có thể thấy sự đe dọa về sự phán xét, nhưng thái độ của họ đối với điều đó như thế nào (2:6; 3:11)? Họ nói tiên tri vì động cơ nào? (3:5; 3:11)? Hãy đối chiếu sứ điệp của Mi-chê với sứ điệp

của các tiên tri giả (3:8, 12).4. Sứ điệp của Mi-chê có điểm tương đồng với Ê-sai, khi ông đề cập đến một "Minh Quân." Vị “Minh Quân” này được mô tả như thế nào? Thay vì sinh ở Giê-ru-sa-lem, vị Vua này sẽ sinh ở đâu? Tại sao? Công việc của Vua được ví sánh với công việc gì? (5:4a so với 2:12 tt). 5. Hình ảnh người chăn chiên là một hình ảnh phổ thông dùng chỉ vai trò các vua trong Cựu Ước (cũng xem Gie Gr 23:1-40 và Exe Ed 34:1-31). Vị vua trong Mi-chê chỉ về ai? Kết quả sự cai trị của Vua sẽ như thế nào (MiMk 5:4b)? Đem lại cho Y-sơ-ra-ên vị thế nào, ở giữa các nước sẽ như thế nào (5:7-9)?6. Chương 6 diễn ra quang cảnh pháp đình. Ai là quan tòa? Ai là bị cáo? Ai là nguyên cáo? Ai là những nhân chứng? Đức Chúa Trời đòi hỏi dân Ngài ba điều nào? Có ý nghĩa ra sao? Những điều này nhắc chúng ta nhớ đến trọng tâm sứ điệp của ba nhà tiên tri nào thuộc thế kỷ thứ tám T.C.?7. Chương 7 bắt đầu với những nỗi buồn nhưng kết thúc với hy vọng về sự phục hồi (18-20). Điều này hoàn toàn đặt căn bản trên phẩm tính của Đức Chúa Trời. Xin nêu ra những những phẩm tính của Đức Chúa Trời được mô tả tại đây. Hãy liệt kê những điều mà Đức Chúa Trời đang làm và sẽ làm.8. Dựa vào những phân đoạn gợi ý dưới đây để lập bố cục cho cả sách: 1:1; 1:2-16; 2:1; 3:12; 4:1; 5:1; 5:2-15; 6:1-8; 6:9-11; 7:1-20. Cho biết những chủ đề chính và những câu chìa khóa của sách Mi-chê. Xin tóm lược sứ điệp và sự nhấn mạnh đặc biệt của Mi-chê.9. Mi-chê đã nói tiên tri đồng thời với Ê-sai, khởi đầu sau một ít. Bạn nghĩ tại sao Đức Chúa Trời sai hai nhà tiên tri vào lúc này? Bạn có thể thấy sứ điệp của họ giống nhau, khác nhau hay bổ túc cho nhau như thế nào?

6: SÁCH TIÊN TRI SÔ-PHÔ-NI

1. Theo những câu mở đầu của các sách Ê-sai, Mi-chê, Giê-rê-mi và Sô-phô-ni, tất cả những nhà tiên tri này có lẽ đã sống trong đời trị vì lâu dài của Ma-na-se. Theo IIVua 2V 21:1-18, Ma-na-se được mố tả như thế nào? Trong phần lớn đời trị vì của ông, tình trạng quốc gia Giu-đa như thế nào? 2. Sau nhiều năm cai trị với hành vi cực kỳ gian ác, Ma-na-se đã bị bắt lưu đày sang Ba-by-lôn. Trong cơn buồn bã, ông đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời thương xót. Ngài đã đáp lời cho ông hai điều gì? Và sau đó thái độ của Ma-na-se đối với Đức Chúa Trời như thế nào (IISu 2Sb 33:12-16)?3. Theo các sứ giả Thánh Kinh, đặc điểm chính của thời trị vì của Giô-si-a là cuộc cải cách mà ông đã bắt đầu vào khoảng 622 T.C.. Động cơ nào thúc đẩy cuộc cải cách? Cần nhớ rằng đời trị vì của Giô-si-a tiếp theo đời trị vì của Ma-na-se và Am-môn. Bạn có thể nghĩ ra bất cứ lý do nào cuốn sách có

thể bị giấu trong những thập kỷ trước đó không?4. Trong đời trị vì của Giô-si-a, biến chuyển nào đã xảy ra trong cán cân quyền lực giữa các quốc gia vào năm 612 T.C.? Vua Giô-si-a đã tham dự vào cuộc tranh chấp quyền lực quốc tế như thế nào và kết cuộc ra sao (IIVua 2V 23:19-30)? 5. Gia phổ ở phần mở đầu sách cho chúng ta biết gì về Sô-phô-ni? Sô-phô-ni nói tiên tri dưới thời vua nào? Lời tiên tri của Sô-phô-ni liên hệ thế nào đến cuộc cải cách của Giô-si-a? 6. Lời tiên tri bắt đầu với lời lẽ có tính cách phá hủy của sự phán xét (SoXp 1:2). Đức Chúa Trời sắp làm gì? Ngài sẽ làm điều đó để chống lại ai? (4-6)7. Sô-phô-ni dùng cụm từ “Ngày của Đức Giê-hô-va” (1:2-2:3) để chỉ về điều gì? Nhà tiên tri nào trước đã nói về đề tài này? Cả hai nhà tiên tri dùng từ nào để tượng trưng cho "Ngày của Đức Giê-hô-va"? (AmAm 5:18-20; SoXp 1:14-16). Hãy đọc suốt Sô-phô-ni 1 và viết ra bốn cách khác nhau mà nhà tiên tri nói đến “Ngày của Đức Giê-hô-va.”8. Lời dự ngôn đầu tiên của Sô-phô-ni có liên quan tới sự phán xét đang đe dọa trên Giu-đa, kết thúc với tin tức rằng sự phán xét có thể được hủy bỏ. Dân chúng được đòi hỏi tìm kiếm hai phẩm chất nào (2:1-3)? Ngoài tuyển dân của Chúa, lời tiên tri còn đề cập đến nước nào khác trong chương 2? Nhà tiên tri nói gì về những nước này?9. Trong chương 3, lời tiên tri trở lại với Giê-ru-sa-lem. Tội lỗi của Giu-đa được mô tả như thế nào trong 3:1-5. Từ 3:9 bắt đầu sứ điệp hy vọng nào cho Giê-ru-sa-lem (3:14-16)? Sô-phô-ni cho thấy hy vọng nào về tương lai? Chúng ta đã thấy rằng chính Đức Chúa Trời là hình ảnh trung tâm của niềm hy vọng này (xem 3:15, 17, 19, 20)? Xin liệt kê ở đây những gì được biết về Đức Chúa Trời, và phẩm tính của Ngài trong chương 3, đặc biệt các câu 5, 8, 15 tt.10. Cả Sô-phô-ni và A-mốt đều nói về sự hình phạt bủa trên Giu-đa, Y-sơ-ra-ên và các lân bang của họ. Hãy tra xem AmAm 1:1-14 và 2:1-16; SoXp 2:4-15, rồi liệt kê 3 quốc gia hoặc địa điểm được tìm thấy trong cả hai sách này. Vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc đã có một vị trí đáng chú ý trong bảng liệt kê 8 quốc gia trong A-mốt. Nhưng nó vắng bóng trong số các quốc gia được liệt kê trong Sô-phô-ni. Bạn giải thích sự kiện này như thế nào? Quốc gia quan trọng nào được tìm thấy trong dự ngôn của Sô-phô-ni, không được nói đến trước đó bởi A-mốt? 11. Hãy tóm tắt, trong một đoạn văn, sứ điệp chính và những nhấn mạnh nổi bật của Sô-phô-ni. Bạn nghĩ Sô-phô-ni tương đồng hơn hết với nhà tiên tri nào? Xin đưa ra những lý do cho câu đáp của bạn. 12. Hãy lập bố cục cho cả sách căn cứ vào sự phân chia sau đây:1:1

1:2-2:3 2:4-153:1-83:9-20

7: SÁCH TIÊN TRI NA-HUM

1. Na-hum nói tiên tri đồng thời với các tiên tri nào trong thế kỷ thứ bảy T.C.? Ông tập trung trên một thành phố ngoại giáo nào? Về vấn đề gì? 2. Đức Chúa Trời đã dấy A-sy-ri lên để hình phạt dân của Ngài nhưng Ngài lại dấy quốc gia nào để hình phạt A-sy-ri? 3. Thành Ni-ni-ve bị sụp đổ trước liên minh quân sự của Ba-by-lôn và Mê-đi vào năm 612 T.C.. Vì Na-hum nói tiên tri có liên quan đến sự hủy diệt sắp đến của Ni-ni-ve, đồng thời Na-hum cũng tham khảo một biến cố lịch sử nổi tiếng nào trong thời ông (NaNk 3:8-10) nên lời tiên tri phải được rao giảng trong thời gian nào?4. Xin cho biết những phẩm tính của Đức Chúa Trời được đề cập trong chương 1. Sự mô tả của Na-hum về Đức Giê-hô-va có những điểm tương đồng nào với kinh nghiệm Xuất Ai-cập của Y-sơ-ra-ên (XuXh 15:1-12)? 5. Na-hum đã dự ngôn về tương lai của quốc gia A-sy-ri như thế nào (NaNk 1:14-15)?a. Sự hình phạt A-sy-ri chỉ là tạm thời.b. Sự hình phạt A-sy-ri phải là rất nghiêm trọng nhưng phần sót lại sẽ sống sót.c. Sự hình phạt A-sy-ri phải dẫn tới sự hủy diệt hoàn toàn của quốc gia. Không có hy vọng tương lai trong bất cứ hình thức nào.6. Chương 2 mô tả sự bao vây và hủy phá thành Ni-ni-ve như thế nào? 7. Ni-ni-ve đã cướp phá các nước và được lợi về thương mại, nhưng cả quân đội hùng hậu lẫn sự thành công về thương mại đều sẽ không cứu Ni-ni-ve khỏi sự phán xét của Đức Giê-hô-va, mà ở đây, như các nhà tiên tri thường mô tả, được tiêu biểu bằng lửa (3:15). Chương 3 đưa ra những lý do nào dẫn đến sự sụp đổ của thành Ni-ni-ve?8. Trong số các ý tưởng sau đây được các nhà tiên tri viết sách trình bày, ý tưởng nào chỉ được tìm thấy trong sách Na-hum?a. Sự khiển trách các quốc gia Y-sơ-ra-ên và Giu-đa vì tội lỗi của họ.b. Sự đoan chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ không bỏ qua tội lỗi, nhưng nó sẽ bị hình phạt.c. Lời hứa rằng Đức Giê-hô-va sẽ dấy lên một Đấng Mết-si-a.1. Toàn thể lời tiên tri tỏ ra tâm trạng nào của nhà tiên tri liên quan đến chương trình của Đức Chúa Trời hủy diệt thành Ni-ni-ve:a. Vui mừng

b. Buồn thảm vô cùngc. Thiếu quan tâm 10. Ý nào trong những ý sau đây được nhấn mạnh trong sách Na-hum?a. Những người sống bởi gươm sẽ chết bởi gươm.b. Sự chân thật là sách lược tốt nhất.c. Đức Giê-hô-va phán: "Sự báo thù thuộc về Ta, Ta sẽ bảo trả"d. Các dân tộc công chính sẽ luôn luôn phát đạt nhưng các dân tộc gian ác thì sẽ không bao giờ phát đạt.

8: SÁCH TIÊN TRI ÁP-ĐIA

1. Chúng ta có thể biết gì về Áp-đia? Dầu chúng ta không biết gì về tác giả, thì bối cảnh và mục đích của lời tiên tri này là gì?2. Lúc người Do Thái trở về từ lưu đày, năm 538 T.C., người Ê-đôm đã bị đuổi ra khỏi quê hương của họ bởi các chi phái Ả-rập lân bang. Vậy, sách Áp-đia phải được viết vào thời gian nào?3. Áp-đia tuyên cáo tội ác của ai? Về tội gì (c.11-14)? Điều gì đã thực sự xảy ra vào lúc đó (c.11)? Đây là tai họa nào và người Ê-đôm đã làm gì?4. Lời tiên tri cảnh cáo Ê-đôm trước khi sự hủy diệt xảy ra. Trong sách Giê-rê-mi và Áp-đia có một số câu tương đồng, dù được ký thuật trong một thứ tự khác. Hãy đọc các câu sau đây và cho biết những câu nào tương đồng với nhau. Áp-đia Giê-rê-mi 49(1) các câu 1-4 (a) các câu 9-10(2) các câu 5-6 (b) các câu 7b, 22b(3) các câu 8-9a (c) các câu 14-16Điều này cho thấy sự liên quan nào giữa Giê-rê-mi và Áp-đia? (Cần lưu ý là Na-hum đã xuất hiện đúng vào buổi đầu của chức vụ của Giê-rê-mi và Áp-đia xuất hiện ngay sau đó). 5. Người Ê-đôm là ai? Họ sống ở đâu? Đã làm điều sai nào? Họ có mối liên hệ thế nào với Y-sơ-ra-ên (câu 8-10)? Tại sao họ đã nhận sự phán xét như thế? (xem thêm SaSt 36:6-8; Dan Ds 20:14-21). 6. Điểm đáng chú ý hơn hết trong lời tiên tri Áp-đia là người Ê-đôm đã đạt đến tột đỉnh một lịch sử lâu dài thù nghịch với dân Y-sơ-ra-ên, bởi hành động của họ lúc Giê-ru-sa-lem sụp đổ. Cho một thí dụ điển hình cho thấy trong quá khứ họ đã từng không giúp đỡ "anh em Y-sơ-ra-ên" của họ. 7. Sự thù nghịch kéo dài nhiều năm giữa Ê-đôm với Y-sơ-ra-ên luôn được các nhà tiên tri mô tả và kết án. Áp-đia (câu 12-14) cho biết người Ê-đôm đã làm gì (xin nêu ra 3 điều) khi Giê-ru-sa-lem bị chinh phục bởi kẻ thù? 8. Sứ điệp của Áp-đia là Đức Chúa Trời sẽ phán xét Ê-đôm và nhấn mạnh

Vương quyền của Đức Chúa Trời. Xin cho biết nội dung những sứ điệp này. 9. Áp-đia nói gì về "Ngày của Đức Giê-hô-va" (c.15.)? Ảnh hưởng trên những dân tộc nào? Những ngôn từ gợi hình nào (cũng được các tiên tri khác dùng), được dùng chỉ về sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời trên họ? Trong ngày đó, những ai sẽ được an toàn (c.17)?10. Ở đây Áp-đia đụng đến một lẽ thật trọng yếu, về sau được các tác giả Thánh Kinh mở rộng và được khai triển hầu như đầy đủ trong sách Khải huyền (KhKh 11:15 và các chỗ khác). Xin trình bày lẽ thật đó bằng lời riêng của bạn.11. Một số học giả đã gọi sách Áp-đia là "Bài ca của sự thù ghét," tương tự có thể nói về sách Na-hum như thế. Bạn nghĩ gì về nhận xét này?12. Áp-đia và Na-hum cho chúng ta biết gì về (1) Phẩm tính của Đức Chúa Trời; (2) Bản chất của tội lỗi; (3) Sự phán xét của Đức Chúa Trời. Qua đó bạn đánh giá thế nào về hai sách này? Chúng ta là Cơ Đốc nhân nên có thái độ nào khi người khác làm khổ mình, như Y-sơ-ra-ên đã chịu khổ do người A-sy-ri và Ê-đôm?

9: SÁCH TIÊN TRI HA-BA-CÚC 1. Ha-ba-cúc đã đặt những vấn đề nào, với ai, và được trả lời như thế nào? Trong khi Na-hum tuyên cáo số phận của người A-sy-ri và những người Y-sơ-ra-ên có lẽ cũng đã vui mừng thì Ha-ba-cúc đã quan ngại điều gì? 2. Ha-ba-cúc bị phiền lòng sâu xa bởi sự bạo ngược và sự bất công xảy ra chung quanh ông ở Giu-đa (HaKb 1:2, 3). "Bạo ngược" là một chữ chìa khóa ở đây. Hãy ghi nhận 5 từ đồng nghĩa với nó trong các câu 2 và 3.3. Hãy chú ý câu nói quan trọng của Ha-ba-cúc ở câu 13a. Câu này có hàm ý gì?4. Ha-ba-cúc đã chờ đợi sự trả lời của Chúa như thế nào? Câu trả lời của Ngài (HaKb 2:2-5) bao gồm những phương diện nào? Sứ điệp trọng tâm của câu trả lời là gì? 5. Ha-ba-cúc 2:6-20 có năm chữ "khốn thay." Từ ngữ này có hàm ý gì? Xin tóm tắt mỗi "khốn thay."6. Ha-ba-cúc 2:14, 20 là những lời bày tỏ đức tin và lòng tin cậy mặc dù sự kiêu căng tự phụ, bạo ngược của người Ba-by-lôn. Bằng cách nào hai câu này cũng như phân đoạn Ha-ba-cúc 2:6-20 cung cấp câu trả lời cho câu hỏi của Ha-ba-cúc? 7. Trong lời cầu nguyện của Ha-ba-cúc (3:2), ông đang xin Chúa điều gì? Bản chất của lời cầu nguyện này là gì?8. Ha-ba-cúc mô tả công việc Đức Chúa Trời đã làm trong quá khứ như thể ông "đang thấy" đang xảy ra trong hiện tại. Ha-ba-cúc đang thấy gì (3:3-6)? Mục đích của sự hiện đến của Đức Chúa Trời là gì (3:13)?

9. Hãy so sánh các đoạn sau:3:3 với PhuDnl 33:23:3, 4 với XuXh 19:16-203:5 với Dan Ds 14:12; 21:4-93:6, 7 với XuXh 15:14-16Tại đây những biến cố nào trong lịch sử Y-sơ-ra-ên được nhắc tới? Tại sao? 10. Những động từ nào được dùng trong HaKb 3:16 và những động từ này cho thấy gì về phản ứng của Ha-ba-cúc? 11. Trước khi Đức Chúa Trời phán xét người Ba-by-lôn, dân của Ngài phải chịu khổ. Loại tai họa nào được hình dung ở câu 17? Những sự kiện nào có thể gây ra tai họa đó?12. Tâm trạng của Ha-ba-cúc ở đây khác với tâm trạng của ông ở chương 1 như thế nào? Tại sao? Có sự liên hệ nào giữa 3:17-19 và 2:4 không? Ha-ba-cúc đã học được bài học nào từ Chúa?

10: SÁCH TIÊN TRI A-GHÊ

1. A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi nói tiên tri trong tình huống nào của Y-sơ-ra-ên? Riêng A-ghê cho dân chúng thấy thái độ nào của họ? Ông nêu ra những bằng chứng nào?2. Sách A-ghê gồm 4 sứ điệp, mỗi sứ điệp được ghi nhận niên đại chính xác (AgKg 1:1; 2:1, 10, 20). Xin tóm tắt mỗi sứ điệp với niên đại, thính giả (người mà sứ điệp nói với), tình huống, cũng như kết quả của sứ điệp.

11: SÁCH TIÊN TRI XA-CHA-RI

1. Xa-cha-ri XaDr 1:1-8:23 gồm một loạt 8 khải tượng. Những khải tượng này có thể phân loại như thế nào? Xin tóm tắt ý nghĩa và sứ điệp của mỗi khải tượng. 2. Các sứ điệp trong 9:1-14:21 nhấn mạnh đến điều gì? Đấng Mết-si-a được mô tả như thế nào? 3. Trong chương 13 chủ đề về người chăn chiên được tái giới thiệu. Ở đây người chăn được mô tả như thế nào? Câu 7 được giải thích như thế nào trong Tân Ước (Mat Mt 26:31)?4. Chương cuối cùng đưa ra lời xác quyết nào? So sánh câu 4 và Cong Cv 1:11-12 và cho biết biến cố nào đã và sẽ xảy ra để làm ứng nghiệm lời tiên tri?

12: SÁCH TIÊN TRI MA-LA-CHI

1. Cho biết bối cảnh lịch sử của sách tiên tri Ma-la-chi (MaMl 1:6-14; 2:14-16; 3:13-15). Ma-la-chi đã tự gọi mình là gì? Nhà tiên tri nào cũng đã tự gọi mình trong cách tương tự như vậy? Có ý nghĩa thế nào? Chủ đề căn bản của cả sách Ma-la-chi là gì? (1:2)2. Hãy xem các câu Kinh Thánh sau đây và liệt kê các sai phạm của Y-sơ-ra-ên:1:7, 12 tt .......................................2:14-16 ...........................................2:17; 3:13-15 .................................3:5 ..................................................3:8-10 ............................................1. Hướng đến tương lai, Ma-la-chi nói về "Ngày của Chúa.' Ma-la-chi nói gì về “Ngày của Chúa”? Ma-la-chi kết thúc lời tiên tri với sứ điệp nào?

13: SÁCH TIÊN TRI GIÔ-ÊN

1. Chúng ta có thể biết gì về niên đại, tác giả và bối cảnh lịch sử sách tiên tri Giô-ên?2. Tiên tri Giô-ên mô tả tình trạng nguy cấp như thế nào? Tình trạng nghiêm trọng này có phải là “ngày của Chúa” không? Sẽ kéo dài đến thời điểm nào? 3. Trong ánh sáng của sự đến của Ngày đó, ông đã kêu gọi các thầy tế lễ làm gì? Dân chúng làm gì? Những hạng người nào được nói ở đây? Giô-ên đã đưa sứ điệp nào cho các thầy tế lễ? cho toàn thể quốc gia?4. Gio Ge 2:18 cho thấy điểm chuyển hướng nào của sách? Xin ghi ra 5 lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân của Ngài (2:8-3:3) và cho biết ý nghĩa của từng lời hứa. 5. 3:4-21 nói gì về số phận của các lân bang? Tại sao họ phải chịu số phận như thế?

14: SÁCH TIÊN TRI GIÔ-NA 1. Chúng ta có thể biết gì về Giô-na? Ông nói tiên tri trong thời gian nào? Về điều gì? (IIVua 2V 14:24, 25). 2. Có người cho rằng sách Giô-na là sách ngụ ngôn, không phải là sách lịch sử, và cho rằng nó thực sự truyền đạt sứ điệp hy vọng cho những người lưu đày ở Ba-by-lôn - rằng như Giô-na đã bị nuốt, nhưng đã ra khỏi và còn sống, thì cũng vậy, những người lưu đày sẽ có ngày hồi hương. Bạn nghĩ thế nào về những điều này? Mat Mt 12:38-41 và LuLc 11:29-32 nói về Giô-na? 3. Đức Chúa Trời đối phó với Giô-na như thế nào trong 2 cơ hội khi ông quay khỏi Ngài? Phản ứng của Đức Chúa Trời đối với hành động của Giô-na như thế nào?4. Đức Chúa Trời đã kỷ luật đầy tớ Ngài một cách nghiêm khắc về hành

động không vâng lời nghiêm trọng, nhưng đồng thời chúng ta thấy gì về lòng thương xót của Ngài? Kết quả của hành động của Đức Chúa Trời là gì?5. Khi Giô-na đã vâng lời, thực hiện hành trình dài, khó khăn đến Ni-ni-ve và giảng ở đó, đáp ứng của dân chúng Ni-ni-ve như thế nào? Đức Chúa Trời đã có tha thứ họ không? Tại sao Giô-na đã nổi giận với Đức Chúa Trời?6. Đức Chúa Trời đã rất nhẫn nại với Giô-na, hầu như lý giải cho ông hiểu. Ngài đã dùng những phương cách nào để dạy Giô-na? Giô-na có hiểu các phương cách của Đức Chúa Trời và quay trở lại cùng Ngài trong sự ăn năn không?7. Đức Chúa Trời quan tâm sâu xa về dân sự ở một thành phố lớn và gian ác và muốn đầy tớ của Ngài chia xẻ mối quan tâm đó. Nhưng Giô-na đã không có sự quan tâm như thế. Tại sao? Bằng cách nào Chúa điều chỉnh lại sai trật của Giô-na? 8. Đối với một số người, bài học đáng chú ý về thái độ của Đức Chúa Trời đối với dân chúng ở Ni-ni-ve là bài học quan trọng hơn hết của sách Giô-na. Điều này đã đem đến cho dân Y-sơ-ra-ên thách thức nào? Vai trò của họ trong việc hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời sẽ ra sao? Bạn có nhận định gì về điểm này?

Tác giả

7 Tống Thượng Tiết Tác giả: Tống Thượng Tiết

THAY LỜI TỰA

Năm 1938 Bác sĩ Tống Thượng Tiết được mời trước hết đến Hà-nội giảng Phục hưng, kế vào Vĩnh-long giảng cho Hội đồng Tổng liên hội. Sau đó lên Sài-gòn Chợ-lớn và ra Đà-nẵng. Đi đến đâu Đức Chúa Trời cũng đại dụng Bác sĩ đem lại sự phục hưng cho Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Nhiều tội nhân cứng rắn ăn năn đầu phục Cứu Chúa và nhiều con cái Ngài được cảm động dâng mình trọn vẹn cho Ngài. Cũng có lắm bệnh nhân được chữa lành bởi lời cầu nguyện và sự đặt tay của Bác sĩ nữa.Chẳng thế thôi mà nhơn chức vụ của Bác sĩ nhiều Ban chứng đạo khắp Hội thánh Tin Lành Việt-nam được thành lập. Hằng tuần những ban ấy trung tín đi làm chứng và phân phát sách đạo cho những lời giảng lạ lùng đầy quyền năng của Bác sĩ mà thêm lòng kính mến Chúa hơn. Nhiều Tôi tớ Ngài nhận được phước hạnh lớn lao và đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hội thánh chung nhờ

đó lớn lên và lan rộng.Đức Chúa Trời chẳng những ban phước cho chức vụ Bác sĩ trong một thời gian ngắn ở Việt-nam thôi nhưng cả ở Trung-hoa, Nam dương quần đảo, Phi-luật-tân, Singapore, Thái-lan v.v... trong 15 năm. Thật Bác sĩ là người truyền đạo quán quạn của Trung-hoa xưa nay chưa từng có như lời của Mục sư Lyall đã nói.Có ai trong chúng ta có thể giải nghĩa được về quyền phép lớn của Bác sĩ không? Tại sao chỉ 15 năm chức vụ mà Bác sĩ đã cứu vớt được hằng ức hằng triệu linh hồn như thế? Nhờ ai Bác sĩ có thể chinh phục được những linh hồn cứng rắn, gian ác kia? Bởi cách nào Bác sĩ đã truyền được sự sống dư dật cho nhiều tín đồ và đem sự phục hưng mạnh mẽ cho nhiều Hội thánh vậy. Tại sao chức vụ Bác sĩ được thành công rực rỡ? Tại sao Đức Chúa Trời đã tôn trọng chức vụ Bác sĩ? Bạn cũng như tôi, chúng ta muốn biết những bí quyết Bác sĩ đã noi theo, và giá Bác sĩ đã trả. Bạn sẽ được thỏa lòng khi đọc sách chép về Tiểu sử của Bác sĩ. Và sau khi tôi đọc xong sách ấy tôi đã nhận được nhiều ơn phước quí báo nên dầu thiếu thì giờ, tôi hết lòng nhờ cậy Chúa, cố gắng biên dịch cống hiến bạn đọc thân mến. Tôi cầu mong Chúa dùng bản dịch này, dầu có nhiều khuyết điểm, để ban phước cho quí bạn đọc.Dran, 8 tháng 5 năm 1958Mục sư Truyền giáo Phạm xuân TínChủ Bút Tạp chí Truyền giáo

LỜI GIỚI THIỆU

Lâu nay chúng ta đã đọc tiểu sử nhà Truyền đạo trứ danh trong thế kỷ 17, 18 như: C. H. Spurgeon, C. H. Finney, Moody cùng những vị Truyền giáo đã cầm cờ tiền phong mạo hiểm đem Tin Lành cho các bộ lạc dã man như D. Livingstone, J. Paton, F. Coillard, H. Taylor, R. A. Jaffray mà nhiều người đã dịch thuật. Nhưng về Bác sĩ Tống Thượng Tiết là “một Quán Quân Truyền đạo Trung Hoa” thì chưa ai dịch. Chúng ta có dịp nghe nói ông đã xuất dương du học ở Hiệp Chủng Quốc. Sau bảy năm đèn sách ông giựt được ba bằng tiến sĩ và đươc nhiều chính phủ mời làm giáo sư trong các đại học đường. Nhưng Bác sĩ đều từ khước. Bác sĩ chỉ ao ước được làm đầy tớ Đức Chúa Giê-xu Christ mục đích để giảng Tin Lành cứu rỗi và quyền phép thập tự giá Chúa mà thôi.Ông ham hố cứu vớt tội nhân đến nỗi người ta lầm tưởng ông lãng trí đem nhốt ông vào nhà thương điên. Tại đây ông đã cầu nguyện thâu đêm và chuyên đọc Kinh Thánh. Thánh Giăng khi bị đày ở đảo Bát-mô đã chép sách

Khải-thị. Jean Bunyan đã thấy cảnh thiên thành khi bị giam ở ngục thất nước Anh nên đã viết được quyển Thiên lộ Lịch trình. Còn Tống Bác sĩ thì trong thời gian 6 tháng ở bệnh viện đã có dịp đối diện với Chúa và học hỏi nơi Ngài, nên hiểu biết Kinh Thánh cách sâu nhiệm. Nhờ đó về sau ông đã giảng giải Lời Ngài cách đầy ơn. Chắc Hội thánh nhà còn nhớ năm 1938 Bác sĩ đã được mời đến giảng ở Hội đồng Tổng liên hội tại Vĩnh Long và ở nhiều Hội thánh khác. Tống Bác sĩ đã đem lại cuộc phấn hưng. Những bài giảng ông rất nảy lửa, đầy quyền phép Thánh Linh khiến nhiều tội nhân ăn năn khóc lóc xưng tội và đền bù sự gian lận trộm cắp của họ. Bác sĩ cũng đặt tay cầu nguyện Chúa chữa bịnh cho nhiều người. Bác sĩ tới đâu cũng lập nhiều ban chứng đạo. Và nhơn đó Hội thánh được một cơn phấn hưng lớn, ảnh hưởng đến ngày nay. Thật Bác sĩ là một Sứ giả phục hưng và cũng là một người chinh phục tội nhân nữa.Ông Mục sư Phạm xuân Tín là người có tâm chí với Hội thánh nhà; ông rất quan tâm đến vấn đề sách vở, báo chí mục đích nâng cao đời sống thuộc linh các giáo hữu. Nay ông dịch quyển Tiểu sử Bác sĩ Tiết để con cái Chúa rõ đời sống phi thường của Bác sĩ và những bí quyết quí báu của ông, hầu noi theo để phục vụ Chúa cách kết quả.Tôi hân hạnh được ông Tín cho đọc trước bản dịch này. Tôi rất cảm động khi thấy đời sống tận tụy hi sinh của Bác sĩ nên thành kính dâng lời ngợi khen Đức Chúa Trời. Thật Bác sĩ có thể nói như Thánh Phao-lô là “Tôi không kể sự sống mình là quí”.Tuy nay Bác sĩ đã xa người vắng bóng, về an nghỉ nơi Nước Vinh hiển Chúa rồi, nhưng công nghiệp thuộc linh Bác sĩ còn sống giữa chúng ta và Hội thánh chung.Tôi thành thật giới thiệu Bác sĩ Tống Thượng Tiết, một CHIẾN SĨ ANH DŨNG, đã chinh phục nhiều tội nhân và đã làm chấn động Hội thánh Chúa giữa thế hệ 20 này.Cầu mong Chúa ban phước cho mỗi con cái Chúa trong khi soi ngắm tấm gương sáng láng của Bác sĩ lưu lại thì biết học đòi theo để làm vinh hiển Danh Cứu Chúa Giê-xu Christ. Nguyện Chúa dấy nhiều người như Tống Bác sĩ giữa Hội thánh Tin Lành Việt-nam ta. A-menTiên Phước (Tam kỳ) ngày 2-5-1958Mục sư Lê Châu

THỜI THƠ ẤU (1901-1909)

Làng Hon-chek thuộc quân Hinh-hoa, tỉnh Phúc-kiến (Nam Trung-hoa) ở giữa một thung lũng mênh mông, ruộng nương bao la, xung quanh núi non

bao bọc. Tại làng này vào ngày 27 tháng 9 năm 1901 Đức Chúa Trời đã ban thêm cho ông Tống Mục sư Hội thánh Giám lý một con trai nữa. Trước khi chưa được sanh ra, cha mẹ cậu đã dâng cậu cho công việc Đức Chúa Trời. Cậu là người con thứ nhất được sanh ra sau khi bà Tống đã trở lại với Đức Chúa Trời. Tên cậu là Ju-un nghĩa là Thiên ân. Tướng mạo cậu kỳ dị: Đầu to mặt nhỏ, màu da ngăm ngăm đen. Ông Mục sư Tống tỏ vẻ không ưa cậu bao nhiêu. Hơn nữa, cậu lại sanh ra nhằm lúc gia đình đang trải qua một thời kỳ rất túng bấn. Gia cảnh như thế mà phải thêm một miệng ăn nữa thì có ai hoan nghênh đâu.THÂN SINH CỦA TỐNG THƯỢNG TIẾT Mục sư Tống có ba anh và ông là con trai thứ tư trong gia đình. Năm 1886 họ là bốn thanh niên mới tiếp nhận Chúa và theo đạo Tin Lành. Một hôm, họ họp nhau lại bàn luận lập một Hội thánh trong làng. Người anh cả nói: “Xin hãy dùng một phòng trong nhà tôi để nhóm thờ phượng Chúa”. Người anh thứ hai có một quyển sách Tin Lành Ma-thi-ơ và người biết đọc nên nói: “Xin để tôi đọc bài học Trường Chúa nhật cho”.Còn phận sự người anh thứ ba là cai trị giờ cầu nguyện.Nhưng cả ba người anh lại đồng ý quyết định rằng: “Em chúng ta có khẩu tài, vậy em có thể trở nên một nhà Truyền đạo”. Dầu lúc ấy cậu em mới lên 16 thì cả ba người cũng nhất định gởi em họ đến Trường Cao đẳng Thần đạo ở Phúc-châu để học Kinh Thánh và chuẩn bị cho chức vụ thánh. Và khi ngày khai giảng sắp đến thì cậu em lên đường thẳng đến kinh đô. Cậu phải cuốc bộ vượt qua nhiều núi rừng rậm rạp và thung lũng mênh mông đầy cỏ xanh tươi. Thời gian học tập ở Phúc châu là một cuộc tranh đấu thuộc linh. Nhưng rốt lại cậu bước vào một từng trải sống của Đấng Christ. Cậu được tái sanh sau hai năm học tập cách khó khăn. Tốt nghiệp xong sinh viên Tống trở về quận Hinh-hoa và bắt đầu hầu việc Chúa cách trung tín, liên tiếp chịu cực khổ truyền đạo cho những người lao công sống trong đồi núi và thung lũng quận nhà.Dân chúng ở Hinh-hoa lâu nay rất hâm mộ Phật giáo và năm 1862 quyền lực sự tối tăm mới bị tấn công: Một nhân viên dạy Phước âm yếu chỉ của Hội thánh Giáo sĩ Hiệp hội đến giảng Tin Lành ở đây. Rồi đến năm 1887 một Hội thánh bé nhỏ đầu tiên được thành lập tại làng này. Qua năm 1890 Hội thánh lại được giao cho Hội truyền giáo Giám lý. Tấn sĩ Brewter từ Phúc-châu đến để tiếp nhận Hội thánh ấy. Khi đi qua miền núi chung quanh quận Hinh-hoa, ông dừng chân đứng lại một chút ngắm xem toàn miền và thành kính hứa nguyện rằng: “Tại đây tôi sẽ chẳng biết gì ngoài ra Giê-xu Christ và Giê-xu Christ bị đóng đinh trên thập tự giá”. Ấy là với Hội Truyền giáo Giám lý này mà Mục sư Tống, thân sinh của Bác sĩ Tống Thượng Tiết trọn đời hiệp tác hầu việc Chúa vậy. Bảy năm sau khi ông đã tốt nghiệp Trường

Cao đẳng Thần đạo, Mục sư Tống cưới một thiếu nữ mà cha mẹ ông đã hứa trước khi ông chưa sinh ra. Thiếu nữ này thuộc một gia đình rất sùng bái Phật giáo. Dầu vậy, lễ thành hôn cũng được cử hành theo lễ nghi Đạo Chúa. Và lâu năm về sau vợ ông mới tin Chúa. Khi bà sanh người con thứ năm, sức bà yếu kiệt đi nhưng được Chúa cứu chữa và bồi bổ lại cách lạ lùng. Thấy phép lạ Đức Chúa Trời tỏ ra chính trong thân thể bà nên bà trở lại với Ngài.Trong khi Ông Mục sư Tống chư lưu đây đó, miệt mài chức vụ chăn bầy và truyền đạo thì bà Tống lo cày cấy thửa ruộng bé nhỏ để có lúa phụ nuôi gia đình đông con. Thật là một cuộc tranh đấu gay go cho ông bà Tống. Sau khi sanh con gái đầu lòng, Mục sư Tống bị cám dỗ dữ dội muốn lìa bỏ chức vụ nhọc nhằn của một người Truyền đạo ở đồng quê họ để đổi một đời sống vững chắc của một học giả thành thị. Nhưng trong một buổi sáng sớm kia, đang khi quỳ gối cầu nguyện thì hình như ông nghe tiếng Chúa truyền dạy ông trong luồng gió hiu hiu rằng: “Con hãy hết lòng tin cậy Ta và chớ nương cậy sự khôn ngoan thông biết của con. Hỡi đầy tớ Ta, đừng sợ, con có Ta đây. Ta biết rõ sự cần dùng thiếu thốn của con”. Ông liền ăn năn từ bỏ sự yếu đuối của mình. Ông thuật lại từng trải quý báu cho vợ ông nghe và từ đó ông không còn ngó lại đằng sau nữa.Phong cảnh tỉnh Phúc-kiến khá đẹp. Núi non chớn chở; thung lũng rộng lớn mênh mông, đồng ruộng bao la bát ngát. Dân chúng ở Phúc-kiến tướng mạo hạp với địa cảnh của họ. Họ có vẻ cứng cỏi và mạnh bạo hơn dân chúng ở các đồng bằng miền Bắc.Những người ở nội địa trên miền cao nguyên luôn luôn tranh đấu với những sự gay go khó khăn của địa thế. Họ gặp nhiều sự nguy hiểm, cực nhọc. Họ thường phải tranh đấu để sống nên tâm tính họ cũng trở nên cương quyết và mạnh dạn hơn. Còn dân chúng ở gần bờ biển thì có cả hai bản tính: Bản tính của người trung châu và bản tánh người ở cao nguyên. Các phần tử trong gia đình ông Mục sư Tống hấp thụ cả hai bản tính ấy.Mục sư Tống là người có tánh nóng nảy nên con ông là Tống Thượng Tiết cũng bẩm thụ tánh ấy. Khi cậu lớn lên thì thường thường có sự cãi cọ động chạm giữa ông và cậu. Mục sư Tống hay dùng roi để sửa trị cậu con cứng đầu. Nhưng nhiều lần ông đánh con cách vô lý đến nỗi con oán giận ông và tìm cách trả thù cha mẹ. Một lần kia trong cơn giận dữ cậu Tiết đã đập đầu vào một vại nước trước sân đến nỗi vại bể ra từng mảnh. Lần khác hai anh em lại cãi nhau trong khi ngồi ăn cơm sáng trước sân. Trong cơn giận cậu Tiết đã liệng chén cơm vào mặt anh; chén vỡ và mặt anh cậu bị thương tích. Cậu sợ phải bị đòn nặng nên định nhảy xuống giếng tự tử. Đó là cách thông thường người Trung-hoa làm khi căm tức, oán giận gia đình họ. Nhưng hôm ấy cậu Tiết không kịp dở nắp giếng nên cậu chạy trốn dưới hầm giường cả

ngày. Trong lúc đó, cả nhà lục lạo tìm kiếm cậu khắp nơi nhưng không thấy. Ai ai cũng lo lắng không biết cậu đi đâu. Tối lại cậu chui đầu ra và chịu một trận đòn đích đáng. Sáng khi đánh cậu xong, thân sinh cậu liền lui vào phòng làm việc bé nhỏ của ông. Cậu Tiết đứng ngoài dòm qua khe cửa và rất ngạc nhiên khi thấy thân sinh cậu sấp mình xuống hai tay ôm mặt khóc. Nhìn thấy cha trong cảnh trạng ấy, cậu không thể cầm lòng chịu đựng nổi nên chạy a vào kêu khóc: “Cha ơi, chi vậy cha? Sao cha đánh con, con không khóc mà cha khóc? Sao vậy cha?”. Cha cậu chỉ đáp: “Con ơi, lòng yêu thương Đức Chúa Trời có thể sánh với lòng yêu thương của một người cha vậy”.Ngoài một vài xích mích, động châm vì tánh nóng nảy của hai cha con thì gia đình ông Mục sư Tống rất phước hạnh. Cậu Tiết là con trai thứ hai của Ông bà Mục sư Tống. Ông bà có 6 con trai và 4 con gái lớn, gia đình đông con cũng vui thú lắm. Có ngày họ cùng nhau vui vẻ dạo chơi trên đồi giữa trăm ngàn bông hoa đua nở hoặc ngắm nhìn chim chóc nhảy nhót ca hót trên cành cây. Hay là họ rủ nhau đi câu cá ở sông suối gần nhà.Phong cảnh nơi nơi đều xinh đẹp. Con cái ông bà Mục sư Tống đều được dạy dỗ rằng mọi sự vật ấy do Đức Chúa Trời tạo nên. Vì vậy họ luôn luôn nhận được sự cảm động thắm thía về quyền phép Đấng Tạo hóa khi ngắm nhìn các sự vật quanh mình.Vào năm 1907 Mục sư Tống được đề cử làm Phó đốc học Trường Kinh Thánh ở Hinh-hoa. Lúc gia đình ông dọn ra ở tại thành phố này thì cậu Tiết mới lên 5, 6 tuổi thôi. Cậu bắt đầu đi học Trường Chúa nhật. Cậu rất ham thích nghe những truyện tích Kinh Thánh. Tuần này đến tuần khác tháng nọ đến tháng kia, năm này qua năm khác tâm trí non nớt và thông minh ấy ghi nhớ nhiều truyện tích Kinh Thánh, dồn chứa tích trữ chuẩn bị cho một chức vụ phi thường tương lai.Giáo sư rất mến cậu. Là người rất hiểu biết các thiếu nhi và cũng là một tín đồ thật, rất sốt sắng của Chúa nữa nên ông có ảnh hưởng lớn trên đời sống học viên. Ở trường học của Hội thánh cậu Tiết tỏ ra nhiều dấu hiệu có tài trí. Điều đó làm đẹp lòng thân sinh cậu lắm. Vì thuở ấy rất ít em trẻ có trí thông minh và ham học. Diện mạo cậu kỳ dị nên các bạn hay chế riễu và gọi cậu là “Thằng đầu bự”.Theo phong tục người Trung-hoa, cậu Tiết cũng như tất cả các thiếu nhi khác: Đầu cạo trọc và chỉ chừa một chỏm tóc trên thóp khỏa cả trán khiến đầu cậu đã to lại hóa to hơn. Cậu mạnh khỏe và bình thường; tánh tình rất vui vẻ và gan dạ. Bao lần cha mẹ cậu dâng lời cảm tạ Chúa về ơn phò hộ chăn giữ cậu thanh niên linh hoạt của họ.Nhưng thình lình một buổi chiều kia, vừa đi học về cậu thấy cả nhà đang than khóc trước thi hài chị trẻ tuổi hơn hết của cậu. Cậu ôm chặt lấy tay cứng lạnh chị cậu và đó là lần thứ nhất cậu đối diện với lẽ huyền bí tử thần.

Cậu ngạc nhiên hỏi: “Sao khi nhắm mắt tắt hơi, người ta đi đâu?” - “Đi ở với Chúa Giê-xu”. Đó là lời người ta đáp cùng cậu. Nhưng lời ấy không làm thỏa lòng cậu, nên sự sợ hãi Tử thần cứ đeo đuổi cậu khiến cậu nằm thấy ác mộng trọn một thời gian khá lâu.Khi thấy người ta đặt thi hài chị cậu vào quan tài và đem chôn trên đồi hiu quạnh kia thì cậu cho mọi sự là xong rồi.

CUỘC PHẤN HƯNG Ở HINH-HOA (1909-1913)

Một nữ giáo sĩ ở Hinh-hoa đã viết thơ cho các bạn hữu bà ở Hiệp-chủng-quốc xin họ cầu nguyện Chúa đổ một cơn phấn hưng xuống trên vùng Hinh-hoa. Hai nữ tín đồ cao tuổi lưu ý đến lời yêu cầu bạn mình nên đêm ngày thiết tha cầu nguyện. Họ cũng tin quyết Hội thánh Hinh-hoa sẽ được phục hưng. Họ được Chúa tỏ cho biết là cuộc phục hưng sẽ bắt đầu bùng nổ vào ngày thứ sáu trước lễ Phục sinh. Họ lật đật viết thơ tin cho bạn họ ở Trung-hoa biết. Nhưng thơ đi chậm nên sau ngày lễ Phục sinh mới đến tay giáo sĩ. Dầu vậy, quả hẳn cuộc phục hưng đã bùng nổ ra trong ngày thứ sáu ấy.Vị Truyền đạo hầu việc Chúa buổi sáng ngày ấy là một người tầm thường, chẳng có danh tiếng hay biệt tài hoặc ân tứ gì cả. Nhưng ông là một người đã dâng mình cho Chúa và là người Đức Chúa Trời có thể dùng cách chắc chắn để phục hưng Hội thánh. Thật lúc ông thuật tả sự đau khổ Cứu Chúa thì chính ông quá cảm động nên lòng tan vỡ rồi bắt đầu khóc lóc nức nở. Ông nhận biết tội lỗi mình cách sâu xa mà lâu nay ông chưa từng nhận biết như thế. Sự cảm xúc về tội lỗi lan khắp Hội chúng. Mỗi người liền sắp mặt trước sự hiện diện Chúa, xưng tội lỗi ra. Họ cũng làm hòa cùng bồi thường cho nhau. Nhiều người lâu nay thù oán ghen ghét nhau lại trở thành bạn thiết. Thật một Hội thánh được thét luyện rồi thì cũng trở thành một Hội thánh chứng đạo nữa nên chỉ trong một hay hai tháng đã có 3000 người ăn năn trở lại với Chúa. Nhiều nhà thờ Tin Lành được dựng lên khắp khu vực ấy và Hội thánh ở Hinh-hoa được dức dấy lên không còn ở trong địa vị nguội lạnh được nhiều từng trải mới trong ơn phước Chúa và vươn mình tiến tới. Đây là lần thứ nhất cơn phục hưng đã tuôn đổ trên Hội thánh này.Cậu Ju-un (Thiên Ân) cũng có mặt trong buổi sáng thứ sáu ấy và trọn cả đời sống, cậu không bao giờ quên bài giảng diệu kỳ của ông Truyền đạo kia. Đề tài bài giảng ấy là: “Chúa Giê-xu trong vườn Ghết-sê-ma-nê”.Nhà Truyền đạo đã tuần tự diễn tả cảnh trạng. Ông nói về cơn đau thương Cứu Chúa và sự hoàn toàn vâng phục của Ngài cho đến chết thế nào. Ông so sánh những sự ấy với cơn ngủ mê của ông Phi-e-rơ và các môn đồ khác. Trong giờ phút tối tăm đau thương nhất của Cứu Chúa phải trải qua, Ngài

chẳng tìm được lòng thương yêu, sự cảm thông, thái độ nâng đỡ của những kẻ có thể gọi là bạn thân của Ngài. Sự quả cảm của Chúa Giê-xu trước mặt kẻ hăm hở bắt Ngài khác hẳn với sự phản bội của Giu-đa và sự hèn nhát của các sứ đồ đã lìa bỏ Ngài và tẩu thoát.Lời giảng của nhà Truyền đạo tầm thường ấy giống như tên nhọn đâm thẳng vào lòng thính giả. Họ nhận thấy chính họ được miêu tả giống như Phi-e-rơ và Giu-đa hay các sứ đồ khác. Họ khóc lóc đau đớn, buồn thảm. Họ ăn năn tội lỗi và sự yếu đuối họ. Trong số các người ăn năn đó có cả con ông Mục sư Tống, cậu bé tí hon chín tuổi kia.Lắm khi Bác sĩ Tống Thượng Tiết có dịp thuật lại những ơn phước quý báu của những ngày phi thường ở Hinh-hoa cho chúng tôi nghe thì ông cũng khóc lóc và nước mắt tuôn chảy thấm cả áo ông.Biến động xảy ra trong ngày thứ sáu ấy chính là công việc của Đức Thánh Linh nên cuộc nhóm họp vẫn tiếp tục. Rồi ngày này đến ngày khác nam nữ tín đồ cứ đứng dậy xưng tội khóc lóc nức nở, họ dốc đổ gánh nặng khỏi tâm hồn họ và nhận lãnh sự bình an vui thỏa từ Cứu Chúa.Hằng trăm hàng ngàn tâm linh được rửa sạch và được thay đổi trong những ngày lạ lùng ấy. Bác sĩ Tống Thượng Tiết ưa kể lại sự từng trải mới và sự tái sanh ông nhận được trong những ngày ông bị khủng hoảng tinh thần khi ông du học ở Hiệp-chủng-quốc. Nhưng thật Đức Chúa Trời đã bắt đầu một công việc tốt lành trong đời sống ông khi ông mới lên 9 tuổi tại Hinh-hoa rồi. Vì chẳng một ai có thể xưng GIÊ-XU là Chúa nếu không bởi Đức Thánh Linh thì chắc chắn cậu bé Tống Thượng Tiết nhờ đức tin đã được làm con cái Đức Chúa Trời, trong lúc bây giờ rồi vậy. Đời sống cậu tỏ ra có lòng yêu mến đặc biệt Lời Đức Chúa Trời rất ưa thích cầu nguyện, và ham hố giảng đạo. Chúng ta biết chắc những quả ấy không bao giờ sanh ra trong một đời sống chưa được tái sanh. Và vì đặc tính những cuộc phục hưng trong những năm qua đã nhấn mạnh về những từng trải thuộc linh đầu tiên nên đã làm lẫn lộn vấn đề lìa bỏ tội lỗi với sự sanh lại nên mới.Vì thế, sau cuộc khủng hoảng thuộc linh ở Hiệp-chủng-quốc, khi trở về Trung-hoa, trong một buổi giảng dạy của Mục sư Kế Chí Văn về giáo lý sanh lại ông Tiết đã đi lên tòa giảng để xin cầu nguyện cho mình. Như vậy, chúng ta không hiểu tại sao chẳng có gì rõ rệt với ông trong vấn đề này lúc bấy giờ. Chúng ta có thể giả định rằng có lẽ một đôi sự lộn xộn về giáo lý đã làm cho ông không nhận thấy công việc ân điển thi thố rõ rệt trong lòng ông trong những ngày phục hưng ở Hinh-hoa.Tin tức về cuộc phục hưng ở Hinh-hoa lan tràn ra và lôi cuốn dân chúng từ Phúc-kiến và cả đến những thành phố lớn như Amoy và Phúc Châu nữa. Họ lũ lượt từng đoàn đông đi đến để xem sự lạ đã xảy ra ở Hinh-hoa và chia xẻ những ơn phước Đức Chúa Trời đã ban cho miền này cách dồi dào. Đại biểu

từ Hiệp-chủng-quốc cũng được phái đến để xem công việc quyền năng Đức Chúa Trời đã làm ra và người ta đã gọi những ngày ấy là lễ Ngũ tuần ở Hinh-hoa.Nhà thờ Tin Lành ở Hinh-hoa lúc bấy giờ trở nên quá nhỏ hẹp. Dân chúng đua nhau đến nhóm họp thờ phượng Chúa. Một trại có thể chứa một cử tọa từ 3 đến 4 ngàn người được tạm dựng lên. Rất ít người bước ra khỏi chỗ nhóm họp mà không gặp Chúa cách mới mẻ. Điều làm cho cậu Tiết cảm động nhất là được nghe nói rồi được xem thấy tận mắt cuộc phục hưng là kết quả lời cầu nguyện của các tín đồ Chúa. Những ngày vinh hiển và phấn khởi ấy ấn tượng trong lòng dạ cậu những kỷ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu suốt qua cả đời sống cậu. Đến nỗi sau khi cậu Tiết đã trở nên một nhà Truyền đạo trứ danh, một Sứ giả phục hưng của Chúa ở Viễn đông rồi cũng vẫn còn luôn luôn cầu nguyện xin Đức Thánh Linh của lễ Ngũ tuần đậu trên ông, để bất cứ ông đi đến đâu thì những tâm địa khô khan trở nên như vườn mùa xuân sau khi đã được cơn mưa phước lành giống như dân chúng ở Hinh-hoa.Trong số những người nhận được từng trải mới và ơn phước quý báu, đầy dẫy Đức Thánh Linh của ngày Phục hưng Hinh-hoa có cả ông Mục sư Tống, thân sinh Bác sĩ Tiết nữa. Lòng Mục sư trở nên khao khát cầu nguyện nhiều thêm cho chính ông, gia đình và Hội thánh ông. Mỗi sáng ông leo lên đỉnh đồi gần đó và biệt riêng thì giờ giao thông và khẩn đảo với Chúa. Cậu bé Tiết cũng đi theo và hiệp nguyện với ông. Cậu có dịp học tập cầu nguyện cho chính mình cậu. Sự cầu nguyện trải thêm một ơn phước nữa. Sự linh nghiệm của lời cầu nguyện. Đức Chúa Trời thường đáp lời cầu nguyện của cậu.Giao thông với Chúa quả là một nguồn vui vô hạn. Cả hai cha con đều chia xẻ nhau bí quyết đứng trước sự hiện diện Đức Chúa Trời. Trước khi những cuộc nhóm họp của cuộc phục hưng chấm dứt chẳng bao lâu thì ông Mục sư Tống lâm bệnh suyễn rất nặng do một cơn cảm hàn. Một ngày kia ông đi hầu việc Chúa ở Phúc-châu về ông gặp một cơn bão nên bị ướt cả người. Tử thần hăm dọa và phủ bóng tối tăm trên toàn gia đình ông. Bà Tống đau khổ quá nên không thể cầu nguyện được, bà rầu rĩ nói với cậu Tiết rằng: “Con ơi, đừng khóc la nữa, con mau mau đi cầu nguyện cho cha con đi. Chúa sẽ đáp lời con”.Trong cơn cô độc buồn thảm, cậu bé đi vào phòng riêng, đóng cửa lại và dốc đổ lòng dạ mình trước mặt Chúa. Cậu thiết tha cầu nguyện cho cha cậu được bớt ngay và được lành cách mau chóng. Từ đó bệnh ấy cũng chẳng tái phát nữa. Cả gia đình vui thỏa tạ ơn Chúa về dấu hiệu Chúa đã đáp lời cầu nguyện. Cậu Tiết chẳng bao giờ nghi ngờ Đức Chúa Trời không muốn hay không thể đáp lời cầu nguyện chữa bệnh cho kẻ tin cậy Ngài. Cho đến cả trong thời kỳ ông hoài nghi Chúa và sa ngã khi du học ở Mỹ quốc, đức tin về

sự linh nghiệm lời cầu nguyện tưởng như bị giết chết thì Chúa cũng ban lại cho ông từng trải tương tợ như trên. Ấy là Chúa đáp lời cầu nguyện ông khi ông ăn năn và cầu xin Ngài.Được tái sanh trong một cơn phục hưng và học đòi gương mẫu cầu nguyện của thân sinh mình, ông Tống Thượng Tiết lại nhận được nhiều từng trải sâu nhiệm do chính Chúa ban cho trong những trường hợp khó khăn như thế nên chúng ta không lấy làm lạ mà thấy ông đã trở nên một người cầu nguyện trong ngày ông hấp hối.

ÔNG MỤC SƯ CON ! (1913-1919)

“Ông Mục sư Con đến đây! Hôm nay đến phiên ông giảng!”Đó là câu nói người ta thường nghe khắp các làng xung quanh Hinh-hoa trong khoảng năm 1913. Mục sư Tống phục vụ Chúa trong một thành phố khá lớn. Chẳng những ông có trách nhiệm chăn bầy trong Hội thánh của ông mà ông còn có phận sự lo cho một Cô nhi viện, hai Trường Kinh Thánh: một nam một nữ và hai trường Trung học nữa. Chín mươi phần trăm học trò trong hai trường nam nữ Trung học là con tín đồ. Làng nào cũng đông đúc tín đồ nên khi có cuộc nhóm họp cầu nguyện hay giao thông ở nhà riêng tín đồ hay ở nhà thờ thì tín đồ lũ lượt kéo đến. Thật tín đồ ở vùng này không hiếm đâu. Đó là kết quả của một cuộc phục hưng tại Hinh-hoa mà người ta thường gọi là lễ Ngũ tuần Hinh-hoa. Cuộc phục hưng này không phải chớp nhoáng và chóng qua đâu. Cuộc phục hưng này thật đã đem lại một bước đầu của một thời kỳ phát triển kỳ diệu của Hội thánh Chúa vùng này. Mỗi sáng Chúa nhật phải có ba cuộc thờ phượng Chúa. “Lời Đức Chúa Trời thêm lên và số môn đồ ở Giê-ru-sa-lem tăng lên”.Khi Đức Thánh Linh được tự do hành động thì luôn luôn kết quả như thế. Chẳng bao lâu một nhà thờ đồ sộ được cất lên ở Hinh-hoa và tín đồ được ơn trước mặt Chúa và người ta. Trong hoàn cảnh như thế cậu học sinh trường Trung học: Tống Thượng Tiết hoàn toàn dâng mình cho công việc Hội thánh như một viên phụ tá vị Mục sư chi hội cậu.Tên cậu được ghi trong bảng danh sách các Mục sư Truyền đạo vùng này dầu cậu không phải là Truyền đạo chánh thức. Thật cậu đã không mệt mỏi hầu việc Chúa. Cậu sung sướng được theo Thân sinh cậu trong các vòng truyền đạo hay thăm viếng các tín đồ. Nếu Thân sinh cậu đã hứa đến giảng chỗ nào nhưng sau không thể đi thì cậu Tiết sung sướng vui vẻ được dịp đi thế.Trí nhớ dai đã giúp cậu nhớ nhiều bài giảng và thí dụ. Những truyện tích Kinh Thánh cậu thâu lượm được trong Trường Chúa nhật đã giúp cậu soạn bài giảng cách mau chóng và linh động.

Đức Chúa Trời đã dùng lời Ngài để cứu rỗi nhiều người lúc bấy giờ. Cậu Tiết rất thích hầu việc Chúa: Giảng giữa trời, phân phát sách Đạo, bán Kinh Thánh, hay hướng dẫn ban hát v.v... trong mọi việc. Cậu đều vui vẻ và hết lòng phục vụ Chúa cả. Dầu là một học sinh trường Trung học nhưng cậu cho chức vị Mục sư là vinh dự không gì sánh bằng. Nhưng cũng như thanh thiếu niên khác cậu Tiết mau nhận thấy rằng rất dễ làm một tín đồ sốt sắng xa nhà hơn là sống một đời sống tín đồ vững chắc sâu nhiệm giữa gia đình. Cậu có tánh nhạy nóng giận, kiêu ngạo và ích kỷ. Thân sinh cậu tưởng cậu không thể làm Mục sư hay Truyền đạo được nên ông định cho cậu học ngành hải quân. Kỳ thi vào Trường Cao đẳng Hải quân ở Phúc-kiến mở ở Phúc-châu, 400 dặm xa về phúa Bắc. Đường đi đã xa lại khúc khuỷu, phải vượt qua núi non hiểm trở rất nhọc nhằn. Cậu Tiết không hề lo sợ sẽ bị trượt dầu có nhiều địch thủ lợi hại. Vì há chẳng phải lâu này cậu là một học sinh ưu tú và là một thanh niên tráng kiện nữa sao? Há chẳng phải lâu nay cậu luôn luôn đứng đầu lớp và nhiều bạn cậu đã ganh cậu nên nói quyết với cậu rằng cậu học nhiều quá chắc một ngày kia cậu sẽ lâm bệnh chết vì quá ham học sao? Và há các giáo sư cậu không quả quyết với cậu rằng thế nào cậu cũng đậu mà? Dầu sao, “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Ngày thi gần đến thì cậu lâm bệnh. Hai chân cậu sưng vù lên. Cậu chẳng có ý định sẽ lên đường đến dự thi nữa. Nhưng vì bị ép buộc quá đỗi nên cậu lại phải lên đường dự thi. Vì cuộc hành trình gay go khiến cậu đuối sức nên khi đến nơi cậu không thể lấy chứng chỉ sức khỏe của Bác sĩ được. Khi đến ngày thi cậu cũng trượt luôn. Dầu vậy cậu cũng học được một bài học rất đích đáng: Ấy là hạ mình. Bởi vậy theo ý thánh Ngài, cửa ấy đã đóng lại hầu Ngài sẽ giao cho cậu những công tác quý báu hơn. Khi trở lại trường Trung học cậu lại lao mình vào sự học hành như trước. Thật ra cậu ham học quá đến nỗi không có thì giờ để bàn cãi việc chánh trị với bạn bè. Vì phần đông học sinh các trường lúc bấy giờ hay tranh luận chánh trị lắm. Cậu Tiết thì khác, cậu nghĩ rằng cậu phải cố gắng học tập hầu sau thành tài phục vụ tổ quốc hơn là nói chánh trị suông. Bởi vậy cậu cứ vui vẻ khi bạn hữu hiểu sai, cho cậu không ái quốc. Cậu nói rằng cậu vui chịu đày đọa, lao tù vì bị hiểu sai như thế.Dầu vậy cậu đã được cử làm Chủ bút tờ Tuần Báo học sinh của trường. Thật cậu có khiếu về văn chương và cũng có ân tứ Chúa ban cho để phục vụ Chúa trong ngành này. Bởi thế chẳng bao lâu Chúa lại giao cho cậu một trách nhiệm khác nữa trong Hội thánh là làm Phó Chủ bút tờ báo “Phục hưng”, còn Thân sinh cậu làm Chủ bút. Tờ báo này rất đông độc giả. Cậu Tiết cũng là một học sinh rất ham thích đọc sách. Cậu thường mê mẩn trong việc sáng tác bài vở cho hai tờ Báo. Cậu ngồi hàng giờ trong phòng sách để đọc sách Thân sinh cậu mới mua về. Cũng trong khoảng thời gian này cậu bắt đầu viết nhật ký. Và cậu cứ giữ thói quen ấy suốt cả đời mình. Trong những

ngày nghỉ hay nhàn rỗi cậu lại đi làm chứng, giảng đạo. Trong một mùa hạ kia cậu tổ chức một lớp học chống nạn mù chữ và đã dạy cho 100 em biết đọc Kinh Thánh. Một mùa hè khác cậu tổ chức một cuộc bố đạo trong một làng kia và có độ 50 đến 60 người trở lại với Chúa. Vì vậy danh tiếng “Ông Mục sư Con” cứ đồn đãi thêm ra mãi. Nhưng ngày bãi trường sắp đến rồi. Các học sinh thời ấy không ăn mặc bảnh bao như các học sinh bây giờ. Họ không có âu phục đúng mốt như các học sinh bây giờ. Họ ăn mặc rất đơn sơ đầu trần và đi chân không. Hình như họ coi nhẹ sự ăn mặc thì phải. Gia đình ông Mục sư Tống cũng nghèo, không tiền để ăn có đâu dư để mua áo quần đẹp cho con. Còn cậu Tiết lại là một con mọt sách nữa nên chẳng bao giờ suy nghĩ đến quần áo đẹp cả. Nhưng ông bà Tống đã hứa sẽ mua cho cậu một bộ áo quần xanh trong ngày cậu thi đậu. Thế rồi trong ngày xướng danh người ta nghe tên cậu đứng đầu bảng. Ngày lãnh văn bằng cậu mặc một bộ y phục màu xanh mới khá đẹp. Cậu Tiết có ý định thi vào Trường Đại học Ginling ở Nanking. Cậu đã chuẩn bị hành lý để lên đường nhưng thình lình chị cậu qua đời. Một lần nữa cậu nhớ lại rằng sự sống loài người thật mỏng manh lắm. Thế rồi cậu hết ham học. Cậu chán ngán, không còn thèm thi vào Đại học nữa. Sau đó cậu lại nhận chức Chủ bút Báo Phục hưng và cũng dự phần hầu việc Chúa trong các làng kế cận. Cậu tổ chức các học sinh trường Trung học thành những ban chứng đạo thăm viếng làm chứng hoặc giảng dạy cho nhi đồng các làng. Dầu sốt sắng phục vụ Chúa, bận rộn trong công tác Nhà Ngài thì lòng cậu không hoàn toàn sung sướng và thỏa mãn vì cậu nhận biết mình chưa sống một đời sống đắc thắng.

DU HỌC Ở HIỆP CHỦNG QUỐC (1919-1923)

“Thưa thầy con nhất định xuất dương du học ở Mỹ quốc”. Nghe con nói ông Mục sư Tống sửng sốt không thể đáp lời được. Kế ông tỏ vẻ bất bình rầy con rằng: “Con đừng tưởng thầy làm đổ mồ hôi sôi nước mắt để có tiền cho con du lịch và xài phí hoặc để nuốt mực ngoại quốc và dồi đầu với gió không đâu. Con tưởng thầy là ai hả? Con chớ quên thầy chỉ là một Mục sư nghèo nàn thôi chớ không phải một thượng quan ở miền Hinh-hoa này đâu nhé”.Năm 1919 là năm nước Trung-hoa rất rối rắm. Tờ báo hòa ước Versailles đã tỉnh thức nước Trung-hoa và khiến cho người Trung-hoa ghét cay ghét đắng người ngoại quốc. Thái độ đe dọa và gây cấn của Nhật-bản lúc bấy giờ làm cho dân Trung-hoa thêm ghét nước ấy. Học sinh và sinh viên rất bồng bột, họ nổi dậy tổ chức nhiều cuộc biểu tình khổng lồ khắp trong nước Trung-hoa để yêu cầu chánh phủ điều này điều nọ. Lúc bấy giờ cậu Tiết đã được 18 tuổi rồi. Cậu rất hăm hở trên con đường danh vọng. Cậu hy vọng sẽ đạt đến

nấc danh vọng tột bực trong nước mình. Cậu cũng nhận thấy rằng trường Đại học nước nhà không được yên ổn lắm. Nếu cậu xin nhập học một trong các trường Đại học ấy có lẽ trong các cuộc rối loạn sự học hành của cậu sẽ bị gián đoạn chăng. Vì vậy cậu có ý định theo các bạn hữu cậu để xuất dương du học ở Hiệp-chủng-quốc. Dầu bị cha quở trách nhưng cậu không ngã lòng. Cậu lui vào chỗ kín đáo để cầu nguyện với Thiên phụ. Cậu leo lên đỉnh đồi và biệt riêng nhiều thì giờ để trình bày vấn đề hệ trọng với Đức Chúa Trời. Cậu khẩn thiết với Chúa và thưa với Ngài rõ lòng ao ước cậu xuất dương du học một thời gian để khi thành tài trở về tổ quốc làm người Truyền đạo giảng Tin Lành Cứu Chúa thôi. Cậu kêu la với Chúa trong một tuần lễ như vậy. Một ngày kia cậu nhận được một bức thư từ Bắc-kinh. Cậu không biết ai đã gởi thơ này cho cậu. Cậu lật đật bóc thơ ra xem và ngạc nhiên thấy một nữ giáo sĩ viết thơ này cho cậu và hứa sẽ xin cho cậu vào trường Đại học Wesleyan ở Ohio. Nữ Giáo sĩ ấy cũng hứa sẽ sắp đặt sự ăn ở cho cậu nữa. Cậu liền cầm thơ ấy đến với Thân sinh cậu và bày tỏ mọi điều trong thơ cho ông nghe. Cậu tưởng như thế là đủ rồi.Nhưng Mục sư Tống vẫn dửng dưng. Sau khi nghe cậu nói qua về bức thơ ông bèn trả lời: “Tốt lắm, tất cả đều tốt, rất tốt con ơi, nhưng ai sẽ lo hộ phí cho con từ đây qua Hiệp-chủng-quốc? Nếu thầy có thuận đi nữa thì trải qua 30 năm phục vụ Chúa thầy cũng không đủ tiền để mua vé cho con dầu là vé đi một vòng thôi”. Cậu Tiết nghe cha nói thế lại trở lên đỉnh đồi tha thiết cầu nguyện với Chúa nữa. Nhiều vị Mục sư và Truyền đạo đang hầu việc Chúa trong các Hội thánh lúc bấy giờ là học trò của Mục sư Tống, khi họ nghe tin con thầy họ muốn xuất dương du học và khi thành tài trở về tổ quốc phục vụ Chúa, nhưng hiện đang thiếu lộ phí thì hiệp nhau kẻ ít người nhiều gởi đến giúp cậu Tiết. Cậu Tiết cẩn thận ghi tên và số tiền họ gởi đến giúp vì cậu có ý sẽ hoàn lại cho họ sau này. Số tiền họ giúp lúc bấy giờ được hơn 500 đồng Trung-hoa. Nhưng thình lình đồng mỹ kim sụt giá xuống chỉ 95 xu Trung-hoa thôi. Như vậy cậu Tiết có đủ tiền mua vé đi Mỹ và sắm một bộ âu phục khá đẹp nữa. Mục sư Tống bất đắc dĩ phải bằng lòng và cậu Tiết liền chuẩn bị để lên đường du học. Nhưng một sự ngăn trở khác đã xảy đến: Cậu bị bau mắt hột. Và nếu ai bị bệnh này thì không được phép bước chân vào đất Mỹ. Cậu liền bắt đầu chữa bệnh đau mắt. Đêm ngày cậu chuyên tâm cầu xin Chúa chữa bệnh cho cậu để sớm lên đường. Một ngày kia cậu đi hớt tóc và người thợ thấy cậu đau mắt nên hứa chữa lành cho cậu. Những người thợ hớt tóc Trung-hoa có phương pháp riêng chữa bệnh đau mắt hột rất tài. Cậu nghe người thợ này nói thì mừng lắm nên bằng lòng ngay. Người thợ dùng một cái xương có lẽ chẳng đốt cồn sát trùng gì cả, người ấy cà hai mí mắt cậu. Chắc các bạn cũng biết cà như thế thật đau đớn lắm. Nhưng cậu Tiết can đảm chịu đựng. Người thợ cứ cà như thế nhiều lần. Mỗi tuần ba bốn lần

cậu Tiết đến tiệm cho người thợ chữa bệnh đau mắt cho cậu theo kiểu cách ấy. Chẳng bao lâu mắt cậu lành hẳn. Cậu nhận biết Đức Chúa Trời đã dủ nghe lời cầu nguyện của cậu và cất sự ngăn trở cuối cùng, mở đường cho cậu xuất dương du học vậy.Ngày 10 tháng 2 năm 1920 cậu từ giã gia đình xuống tàu với bảy người bạn. Thân sinh cậu đi vắng hôm ấy. Mẹ cậu lòng nặng nề buồn bã vì con sắp đi xa, và vì bận rộn công việc nhà nên cũng chỉ ngửng mặt lên chào con rồi lại lui hui đi làm việc. Anh cậu và một vài bạn hữu khác đưa cậu xuống tàu và vào thăm buồng ngủ của cậu dưới tàu ấy. Cậu Tiết rất vui vẻ vì được lên đường du học. Cậu hân hoan bước xuống tàu nhưng cậu không biết rằng cậu sẽ phải xa cách nhà và cha mẹ anh em cậu đến 7 năm mới gặp lại được. Trong số sinh viên cùng xuất dương với cậu thì chỉ cậu là tín đồ Chúa thôi. Khi đến Thượng-hải cậu Tiết phải sang tàu khác để đi Mỹ. Trong thời gian chờ đợi ở đây các bạn cậu vui vẻ đi chơi đây đó. Họ sẵn tiền bạc tiêu xài phung phí. Cậu Tiết chẳng có tiền dư để tiêu xài như thế. Cậu cũng rất ít khi bước ra khỏi phòng trọ. Dầu các bạn hữu ép nài rủ cậu đi xem các phố xá ở đường Nanking cậu cũng chẳng buồn đi. Cậu chăm chỉ đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và xem báo hằng ngày. Sau đó cậu lại viết nhật ký. Thấy thế các bạn cậu xúm lại chế nhạo cậu. Ngày 2 tháng 3 năm ấy tàu S. S. Nile rời bến Thượng-hải vượt trùng dương qua Mỹ quốc. Cậu Tiết ngủ riêng một phòng trên tàu và cậu sung sướng lần thứ nhất được ăn ngủ cách sang trọng trên một chiếc tàu như thế. Khi tàu đến đảo Sandwich cậu cũng chẳng lên bờ đi chơi với bạn cậu. Cậu cứ trung tín theo chương trình đã định sẵn hằng ngày mà làm việc. Các bạn thấy việc nhật ký trở nên một công việc hệ trọng trong đời sống cậu nên họ đã bàn nhau đánh cắp nhật ký cậu. Cậu hết sức tìm kiếm nhưng chẳng tìm lại được. Từ đó trải qua cả cuộc hành trình các bạn luôn luôn làm khổ cậu. Họ tìm hết phương cách để trêu chọc và làm cho cậu đau khổ. Bởi thế khi tàu cặp bến San Francisco vào ngày 22 thì cậu sung sướng từ giã họ. Nhưng khi mới đặt chân trên đất khách quê người, một mình bơ vơ như thế cậu Tiết cũng cảm thấy mình cô quạnh quá. Vả lại Anh ngữ cậu rất nghèo nàn nên thật khó cho cậu trong lúc ban đầu. Hơn nữa là cậu cũng chưa quen biết phong tục tánh tình người Âu Mỹ. Khi đến thành phố Delaware thì tình cảnh lại trở nên đen tối hơn vì nữ giáo sĩ hứa giúp đỡ cậu lúc bấy giờ còn ở Bắc-kinh.Quả như một luồng gió thử thách đã tạt vào mặt cậu, một lữ khách mới đặt chân trên một đất lạ. Những người cậu nghĩ đến trướt hết là những người đã có lòng tốt giúp đỡ ủng hộ cậu qua đến Mỹ quốc. Trong túi cậu lúc bấy giờ chỉ còn 246 mỹ kim. Cậu giữ lại 6 mỹ kim ấy đổi ra tiền Trung-hoa thì được 500 đồng. Như thế số tiền này cũng vừa bằng số tiền các vị Mục sư truyền đạo đã gởi đến giúp. Và cậu gởi về để Thân sinh cậu trả lại cho họ.

Sắp đặt mọi sự xong xuôi cậu mới đến xin ghi tên vào trường Đại học Wesleyan. Cậu được miễn học phí nhưng thật khó cho cậu tìm ra một mỹ kim mỗi ngày để trả tiền ăn. Trong túi cậu chỉ còn 6 mỹ kim. Cậu lâm vào một tình cảnh nguy ngập. Nhưng cậu không lo sợ, ngã lòng đâu. Cậu đi tìm việc làm. Thật tội nghiệp thay cho cậu du khách trẻ tuổi phải đối diện với những thiết thực của đời sớm quá.Phải công nhận rằng lúc bấy giờ rất vất vả cho cậu tìm được một mỹ kim mỗi ngày để trả phạm phí. Ấy là một sự thử thách lớn đến cho đời sống cậu. Nhưng kinh nghiệm này đã khiến cậu biết nhờ cậy Chúa nhiều hơn và nhờ đó những tài năng, đức tánh cậu nổi bật lên và ai nấy đều nhận cậu là một sinh viên tự túc kiểu mẫu. Công việc cậu tìm được trước hết là chùi rửa cửa tiệm. Tiền công là 25 xu một giờ. Sau đó, trong mùa hè cậu lại tìm được việc trong hãng Westinghouse Compagny. Phận sự cậu là chuyên lo gởi hàng hóa đi trong 11 giờ một tuần với tiền công là 27 mỹ kim. Người quản đốc hãng này nghe người ta thuật với ông rằng cậu là một thanh niên Trung-hoa rất vui vẻ, vừa làm việc vừa hát những bài hát theo âm điệu Trung-hoa nên ông cho người gọi đến. Trong lúc cậu trò chuyện với ông Quản đốc thì ông này mới biết cậu là sinh viên Đại học. Cậu qua Hiệp-chủng-quốc trong một trường hợp lạ lùng và mục đích cao quý là sau sẽ phục vụ Chúa nên ông lại giao cho cậu một công việc khó hơn nhưng tiền công cao hơn: Một mỹ kim một giờ. Công việc mới của cậu là điều khiển một cái máy. Ngoài ra việc ấy cậu còn gác dan một khách sạn nữa. Mỗi tuần cậu được 27 mỹ kim để trả tiền cơm và tiền phong trong mùa hè ấy cậu đã thêm được 600 mỹ kim. Như thế với số tiền ấy đủ cho cậu ăn học một năm đầu. Trong bốn năm đầu ở đất Mỹ sinh viên Tiết đã phải chiến đấu gắt gao với bệnh tật và sự nghèo thiếu. Tấn sĩ, Rollin H. Walker, Giáo sư Kinh Thánh ở Đại học đường này đã trở nên bạn thiết hữu với cậu Tiết.Cả hai người đều yêu mến nhau cách tha thiết. Cậu Tiết coi ông Walker như cha mình và kính mến người cách đặc biệt. Cậu Tiết cũng nhận được nhiều ơn phước thuộc linh do sự dạy dỗ của Giáo sư Walker trong giờ giảng dạy Kinh Thánh tại Đại học đường này. Còn ông Walker và các giáo sư khác thì rất chú ý đến cậu Tiết. Họ chẳng những quan tâm đến cậu mà còn kính trọng cậu nữa vì cậu đầy tinh thần tự lập. Đã có lần cậu từ chối không chịu để người ta giúp mình. Cậu tự nấu ăn lấy và lo làm nhiều việc vặt vãnh khác. Cậu còn lo tìm việc làm để sống học tập chớ không chịu nhờ cậy hoặc ỷ lại vào người nào cả. Bởi vậy cậu không hổ thẹn đi tìm việc và làm bất cứ việc gì như rửa chén dĩa, chùi nhà, đập thảm, lau kính v.v... Cũng có nhiều khi cậu tìm được việc khác hơn trong các xưởng kỹ nghệ. Đức tin và lòng biết nhờ cậy Chúa của cậu cùng tinh thần tự lập của cậu nhiều lần bị thử thách nặng nhưng cậu không ngã lòng. Cậu là một sinh viên rất xuất sắc về hóa

học. Ban đầu cậu có ý muốn học ban y khoa và thần đạo nhưng nhận thấy chương trình quá nặng nên cậu đổi ý và chỉ chuyên về toán và hóa. Theo chương trình này thì phải học 4 năm nhưng cậu định ý học trong ba năm thôi. Khi cậu tỏ ý ấy với ban giáo viên thì họ nói vì anh ngữ cậu kém nên chẳng những phải học 4 năm mà 5 năm nữa là khác. Dầu vậy cuối năm đầu ngời ta thấy tên cậu đứng đầu lớp. Ai ai cũng biết tiếng cậu là người có đặc tài và tâm trí sáng suốt. Cả giáo sư và sinh viên đều kính trọng cậu là người có tài tập trung tâm trí. Thật mỗi người đều yêu mến quí trọng cậu.Năm 1921 là năm tài chánh khủng hoảng; nhiều người thất nghiệp. Cậu Tiết rất khó tìm ra việc để có tiền học tập. Vấn đề lo phạn phí đè nặng lòng cậu. Lúc bấy giờ anh cậu vừa qua Mỹ nữa nên khiến tình cảnh thêm bi đát. Cả hai anh em phải lo kiếm việc làm. Trong khi lo tìm việc kiếm cơm hằng ngày chưa ra thì bệnh tật lại vây hãm cậu nữa. Một mụt nhọt phát ra dưới xương sống và cậu lên cơn sốt. Bác sĩ bảo cậu phải mổ. Cậu gần thất vọng vì cậu cảm thấy không đủ sức chịu đựng được và khi mổ xong còn phải nằm mấy tuần lễ nữa. Sức không có tiền cũng không. Nhưng các bạn hữu cậu khuyên cậu phải tuân theo lời chỉ dạy của bác sĩ. Một vị y tá cũng là tín đồ Chúa hằng chăm non và thăm viếng cậu. Nhờ sự mổ xẻ khéo léo và sự chăm non tận tâm nên chỉ vài tuần lễ sau đó cậu khỏe hẳn. Hai bạn thân thiết của cậu đã trả tất cả phí tổn trong lúc cậu điều trị ở bệnh viện. Như thế sự lo sợ trong lòng cậu được tiêu tán nhường chổ cho sự ngợi khen cảm tạ ơn Chúa. Vừa học vừa lo làm việc có tiền để trả phạn phí khiến cho tinh thần lẫn thân thể cậu mệt đừ. Dầu vậy cậu không bỏ qua công việc Chúa. Cậu sốt sắng hoạt động cho công việc Nhà Chúa. Cậu chẳng những thường xuyên đi nhóm họp thờ phượng Chúa mà còn theo sự khuyên giục của một nữ sinh viên, cậu cũng hay hầu việc Chúa trong ngày Chúa nhật nữa. Cậu tổ chức những ban chứng đạo giữa các sinh viên. Cậu hướng dẫn các bạn này đi làm chứng ở các vùng thôn quê trong những dịp lễ Cảm tạ, Phục sinh, Chúa Giáng sinh hoặc các ngày lễ khác. Cậu rất vui thỏa trong công việc này. Cũng nhơn công việc này nhiều người đã trở nên bạn thiết của cậu. Trong lúc chung sống cùng nhiều gia đình Mỹ. Cậu được cảm động thấm thía khi thấy những gia đình ấy được xây dựng trên những quy tắc Đạo lý Đấng Christ. Cậu mong ước nhiều gia đình Trung-hoa cũng ược như thế. Cậu tự nguyện sẽ đảm nhận trách nhiệm công cuộc cải tiến đời sống các gia đình tín đồ Chúa ở Trung-hoa. Trong thời gian cậu ở tại nhà một bạn hữu cậu ở Smithville (Ohio) cậu rất cảm động khi suy nghĩ đến ý nghĩa chiêm bao cậu đã thấy. Trong một giấc chiêm bao cậu thấy mình đã trở về Hinh-hoa. Cậu đang ngồi trên đỉnh đồi cậu rất thích lâu nay. Thình lình tiếng kêu cứu vang ra từ giòng sông chảy gần chân đồi. Cậu lật đật tụt xuống và ráng sức cứu những người đang đắm đuối trong giòng sông ấy. Trong lúc cậu nỗ lực cứu

người thì cậu nhìn thấy mình cũng đang lâm vào cơn nguy khốn: Cậu cũng lần lần bị chìm lỉm xuống. Trong cơn nguy khốn cậu thấy thập tự giá Chúa được trồng giữa giòng sông Cậu liền vớ lấy rồi leo lên đứng vững trên thập tự giá. Sau đó cậu lần lượt cứu những kẻ đang đắm đuối chơi vơi giữa giòng. Cậu cứu chẳng những một hai người nhưng hằng trăm hằng ngàn hằng vạn người. Khi cậu đã làm xong phận sự rồi thì cậu thấy mình ở giữa những tiếng ca hát vui mừng của Thiên đàng. Tất cả những người được cậu cứu vớt đều nắm tay cậu tỏ lòng tri ân cậu và ca hát ngợi khen Đức Chúa Trời cùng Chiên Con. Đối với cậu chiêm bao này rất ý nghĩa. Bởi vậy sau khi đã trở nên một Sứ giả Phục hưng rất danh tiếng, trong những cuộc giảng Tin Lành đầy quyền phép khắp Viễn đông Bác sĩ Tiết luôn luôn thuật lại chiêm bao này.Ngày thi cử gần tới. Cậu Tiết lúc bấy giờ rất bận rộn. Tâm trí cậu lo nghĩ về kỳ thi sắp đến. Cậu không có thì giờ rảnh để học thêm. Cậu đã bỏ qua nhiều giờ học hỏi kê cứu Kinh Thánh và cầu nguyện. Bởi vậy lòng cậu trở nên cứng cỏi hay càu nhàu, nóng giận với anh mình. Cậu cũng đã gian lận giờ làm việc và cũng theo thói xấu các sinh viên khác mà gian lận trong việc thi cử nữa. Về sau cậu rất ăn năn. Vào năm 1923 cậu thi cử nhân và được đậu cách vinh dự. Cậu là một trong 4 sinh viên đứng đầu trong lớp 300 sinh viên. Cậu được ban thưởng huy chương vàng và phần thưởng về lý hóa. Cậu cũng được cử làm đại diện của các sinh viên nữa. Danh tiếng cậu được đồn đãi ra nhiều nơi. Nhiều tờ báo ở Hiệp-chủng-quốc in hình cậu ở trang đầu và ca tụng cậu là một sinh viên Trung-hoa có biệt tài, đầy sáng kiến và thông sáng đến nỗi chỉ học ba năm đã giựt được bằng cử nhân.Hơn nữa cậu lại là một sinh viên Trung-hoa rất xuất sắc về khoa học. Danh tiếng cậu chẳng những được đồn ra ở Hiệp-chủng-quốc mà cả ở Âu châu nữa. Trường Đại học Minnesta liền mời cậu làm diễn thuyết viên và phụ tá môn hóa học với số tiền thù lao khá lớn. Có trường khác lại cấp cho cậu một học bổng một ngàn mỹ kim một năm nếu cậu muốn học y khoa. Cậu có ý muốn nhận bổng học ban thần khoa. Nhưng sau thì cậu lại nhận học bổng chỉ 300 mỹ kim một năm để học ban khoa học ở Đại học đường tại Ohio.

CUỘC TRANH ĐẤU THUỘC LINH (1923-1926)

Trong vụ nghỉ hè năm 1923 có một Hội đồng sinh viên quốc tế nhóm ở hồ Geneva. Sinh viên Tiết và bạn là một ban viên trong ban chứng đạo định ý đến dự Hội đồng này. Riêng cậu Tiết thì hy vọng sẽ nhờ đi dự Hội đồng này mà nhiều vấn đề thắc mắc thuộc linh được giải đáp. Dầu vậy hồ Geneva xa chỗ hai sinh viên này ở hằng trăm dặm. Như thế đối với hai “sinh viên cháy

túi” ấy khó lòng đi dự hội đồng được. Nhưng may thay có một đôi vợ chồng mới thành hôn đi chơi tuần trăng mật ở Chicago nên vui lòng cho hai sinh viên tốt nghiệp Đại học đường này đi xe họ. Vả đôi vợ chồng ấy cùng lấy làm thích thú và hân hạnh nữa được làm quen với cậu Tiết. Vì mấy ngày trước đây họ mới đọc báo chí nói về cậu, một sinh viên Trung-hoa rất lỗi lạc tại Đại học đường Weslyan. Như vậy quãng đường từ nhà đến thành phố Chicago thì họ đi “cọp” xe người ta rồi. Còn từ thành phố Chicago đến hồ Geneva thì không xa mấy. Nhưng khi đến dự hội đồng này cậu Tiết không được thỏa lòng. Vì hội đồng này không phải là hội đồng bồi linh nên trong lúc bàn luận có khi các sinh viên cãi vả nhau nặng lời khiến những linh hồn khát khao Chúa phải chán ngán ra về. Cậu Tiết tìm những tín đồ có ơn, sốt sắng cầu nguyện để xin họ cầu nguyện cho cậu và xin Chúa ban cho cậu điều tâm linh cậu đang ao ước ấy là sự bình an. Nhận thấy hội đồng không giúp ích cho đời thuộc linh cậu chi cả nên cậu đi qua triền đồi bên kia hồ để cầu nguyện riêng và đọc Kinh Thánh. Có phải trước cảnh trạng đang trải ra trước mắt cậu mà cậu nhớ đến truyện tích Chúa hóa bánh nuôi năm ngàn người ăn sách Tin Lành có có chép đến không? Khi cậu đọc đến câu truyện này thì nó trở nên thiết thực và linh động biết bao. Đức Chúa Trời đã chỉ cho cậu thấy đoàn dân đông ở thế gian này đang sống trong tình trạng nghèo nàn thuộc linh và đang mong chờ sự cứu giúp. Chúa cũng dạy cho cậu thấy sự trống không của những sứ giả Ngài. Những người đang phục vụ Ngài. Những người ấy đi tay không, họ không có gì cả để nuôi kẻ đói lòng. Thế rồi Chúa đã làm một việc cả thể với điều tầm thường do một em bé kia đã dâng lên trong tay Ngài. Tất cả những điều Đức Chúa Trời cần dùng là tất cả đều chúng ta có.Câu Kinh Thánh ở La-mã đoạn 12 câu 1 đã đem đến cho cậu Tiết một sức lực phi thường khi cậu đọc nó. Và cậu nhận thấy rằng rất cần cho cậu dâng thân thể cho Chúa dùng như Ngài đã dùng năm cái bánh và hai con cá. Ngài không thể làm phép lạ hóa bánh được nếu em bé ấy không dâng năm cái bánh và hai con cá cho Ngài. Nhưng với năm cái bánh và hai con cá ấy Ngài có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn. Thân thể chúng ta phải nên thánh cho Ngài và biệt riêng phục vụ Ngài. Cậu Tiết cũng ứng dụng năm cái bánh như ngũ quan, ngũ tạng, năm ngón tay và năm ngón chân: Tất cả các cơ thể ấy phải thuộc về Chúa. Cậu lại ví hai con cá với hai lỗ tai, hai con mắt, hai tay hai chân. Nếu chúng ta biết hiến dâng thân thể chúng ta cho Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ biến đổi nó cách kỳ diệu và dùng chúng ta làm cho đoàn dân đông sẽ được no nê và thỏa mãn ơn phước thuộc linh. Nhờ chúng ta nhiều linh hồn đói khát sự công nghĩa sẽ được đầy đủ và yên ủi. Sứ mạng quí báu này thật đã làm cho linh hồn sinh viên Tiết được thỏa mãn. Lòng cậu đầy dẫy sự vui mừng và nhìn thấy những khả năng của một đời sống hoàn toàn

hàng phục Chúa. Thế là Đức Chúa Trời đã bắt gặp cậu Tiết ở bờ hồ Geneva chớ không phải ở hội đồng sinh viên quốc tế đâu. Phải, Ngài bắt gặp cậu ở bờ Hồ vậy.Sau khi hội đồng bế mạc thì cậu Tiết cũng trở về thành phố Đelaware. Cậu định tìm việc làm để kiếm tiền trong mấy tháng nghỉ hè. Nhưng sau khi cậu làm việc ít ngày trong một xưởng kỹ nghệ thì cậu cảm thấy khó chịu và nóng người. Bác sĩ cho cậu biết là cậu sắp bị ho lao và khuyên cậu phải tìm việc làm ngoài trời. Một tôi tớ Chúa là bạn cậu tìm việc cho cậu trong một trại kia. Cậu làm việc ba tuần lễ trong trại này nhưng người chẳng trả tiền công nên cậu xin thôi. Cậu trở về thành phố. Lúc bấy giờ cậu rất đau đớn cả tâm linh lẫn thân thể. Một lần nữa bệnh tật và sự nghèo khó là hai quái tượng sinh đôi hiện ra trước mặt cậu. Kế đó cậu lại tìm được một việc khác là rửa chén dĩa ở một khách sạn kia. Nhưng vì chủ khách sạn này quá hống hách khinh bỉ cậu và bạc đãi cậu như một kẻ ngu dốt nên cậu lại thôi.Cuối cùng cậu tìm được một việc làm khác nữa: Phát cỏ trên đường cái. Và mỗi giờ được 45 xu. Công việc này rất thích hợp với sức khỏe cậu nên chẳng bao lâu bệnh mệt phổi cũng biến mất. Cậu chẳng có tiền bạc nhiều để uống thuốc bổ phổi hay bổ gan nhưng chỉ nhờ cậy Chúa mà bệnh được lành và sức được bình phục lại. Cậu hết lòng cảm tạ ơn Chúa. Sức lực thuộc thể trở lại nên tâm linh cũng thêm phần hăng hái. Cậu lại quăng mình vào sự học hành trong một Đại học đường mới đầy lòng hân hoan. Đại học đường mới sinh viên Tiết theo học là Đại học đường Ohio ở Columbia. Trường nầy lúc bấy giờ có trên 10.000 sinh viên từ 13 quốc gia khác nhau. Sinh viên Tiết trở nên thủ lãnh các sinh viên hướng dẫn họ trong các công tác phục vụ Chúa. Quả Đức Chúa Trời có dùng cậu để phấn chấn lại Hội sinh viên quốc tế. Và sau đó cậu lại được cử làm Hội trưởng của hội này. Cậu cũng là hội viên của hòa bình đồng minh hội. Cậu Tiết liền có sáng kiến liên hiệp các hội lại để tổ chức những buổi hòa nhạc hầu thâu tiền nhằm mục đích tổ chức những buổi tiệc liên hoan để tấn công những thành kiến chia rẽ màu da chủng tộc giữa các sinh viên. Trong các buổi tiệc ấy sinh viên các đại học đường không phân biệt màu da chủng tộc nữa. Ai nấy đều cùng ngồi chung với nhau ăn uống vui vẻ. Danh tiếng hội này lan tràn ra và nhiều hội khác tương tự cũng được thành lập trong các Đại học đường. Sinh viên Tiết hướng dẫn phong trào này cách sốt sắng khiến tên tuổi cậu trở nên lừng lẫy. Các báo chí đều ca ngợi cậu và gọi là “Cậu sinh viên Danh tiếng ở Ohio” cậu chỉ học trong 9 tháng thì đậu Bác sĩ khoa học vào tháng 6 năm 1924. Tên cậu lại một lần nữa đứng đầu sổ trong các thí sinh giựt được bằng này. Tức thì Hội Khoa học tặng cậu Huy chương và cậu cũng được danh dự nhận được chìa khóa bằng vàng. Sau buổi phát văn bằng cách long trọng cậu bước ra khỏi phòng nhóm, miệng tủm tỉm cười, ngực đeo huy chương khiến mỗi người chú ý

đến cậu. Cậu rất thích môn hóa học, nhất là môn hóa học chất nổ.Lúc bấy giờ Bác sĩ Tiết nghĩ rằng ông học môn này thì sẽ có thể giúp ích tổ quốc ông nhiều hơn. Nhưng ông lại có ý định giựt cho được bằng Tiến sĩ Triết học thì phải biết hai thứ tiếng: Pháp và Đức. Về tiếng Pháp thì Bác sĩ Tiết đã học qua rồi nhưng chẳng biết tí gì về Đức văn cả.Vụ hè năm ấy Bác sĩ Tiết ở lại Đại học đường trong khi các sinh viên về hết. Bác sĩ chú tâm học Đức văn. Sau hai tháng cố gắng học hành Bác sĩ có thể hiểu được cương ý của một sách hóa học. Đến kỳ thi người ta đưa cho Bác sĩ một quyển sách to tướng về hóa học để dịch ra Anh văn. Bác sĩ dịch cách mau lẹ đúng đắng lắm đến nỗi vị giám khảo tưởng Bác sĩ đã học Đức văn lâu năm rồi.Danh tiếng Bác sĩ càng ngày càng đồn ra nên có rất nhiều bạn hữu. Trong các cuộc vui hoặc đi ăn picnic luôn luôn có mặt Bác sĩ. Bác sĩ hằng vui thỏa trò chuyện tâm giao với bạn hữu mình. Vì danh tiếng Bác sĩ đồn ra nhiều nơi nên người ta thường mời Bác sĩ diễn thuyết và họ cũng tiếp đãi Bác sĩ cách long trọng lắm.Chánh phủ Trung-hoa bấy giờ mới chú ý đến Bác sĩ là một sinh viên xuất sắc của họ. Họ bèn dự phần giúp học bổng cho Bác sĩ. Bác sĩ cũng là một giảng viên ở đại học đường nên hằng háng có tiền lương nữa. Nhờ vậy từ đó Bác sĩ không có ở trong tình trạng túng bấn nữa. Nhưng vì phận sự Bác sĩ thường thường phải thức dậy lúc hừng đông mới lố dạng và nhiều lần phải thức thâu đêm làm việc trong phòng thí nghiệm. Dầu công việc bộn bề Bác sĩ Tiết cũng không bỏ qua sự học hành nên sau một năm 9 tháng kể từ khi ông đậu Tiến sĩ khoa học ông lại giựt được bằng Tiến sĩ triết học. Tháng 3 năm 1926 Bác sĩ lãnh văn bằng Tiến sĩ triết học trước mặt hội chúng trí thức đông đúc. Ai nấy đều ca ngợi Bác sĩ. Dầu vậy Bác sĩ Tiết thuật rằng ông hơi ăn năn vì đáng lẽ phải để tất cả thì giờ học hành nhưng ông đã dùng nhiều thì giờ cho công tác xã hội và tôn giáo. Bác sĩ Tiết cứ ở lại tại Đại học đường Ohio và được xung vào ban trị sự. Ông cũng được mời làm phụ tá Giáo sư Hóa học để soạn một quyển sách quan trọng. Sau đó chánh phủ Mỹ lại mời ông soạn một quyển sách khảo cứu về luật lệ thương mại hóa vật. Thật lúc bấy giờ lòng khao khát hiểu biết thêm của Bác sĩ vô bờ bến. Cũng lúc ấy người ta lại mời Bác sĩ qua Đức trong tình thân hữu. Họ cũng hứa chịu tất cả các khoản phí. Và do lời giới thiệu của Đại hoc đường Ohio, Đại học đường Bắc kinh khẩn khoản mời Bác sĩ Tiết về Trung-hoa làm Giáo sư hóa học trong trường thuốc họ. Tự nhiên là Bác sĩ về Trung-hoa. Vì Thân sinh ông còn phải lo cho những người con khác ăn học nữa. Và thân sinh ông muốn ông giúp đỡ các em ông.Dầu vậy ông không nhận lời của Trường đại học Bắc kinh. Ông có ý muốn đi Đức. Nhưng một tối kia trong khi ông ngồi dưới ánh trăng trong trẻo mát

mẻ, ông suy nghĩ về quê hương gia đình ông và ông tự hỏi không biết ông còn sẽ phải học môn nào nữa đây thì thình lình như có tiếng Đức Chúa Trời truyền phán cùng ông rằng: “Nếu ai được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình thì có ích lợi gì?”Chính buổi sáng hôm sau Mục sư Wilbur Fowler, đại diện tổ chức Wesley ở tại Đại học đường tiểu bang Ohio đến thăm Bác sĩ và lưu ý rằng: “Bác sĩ ơi, Bác sĩ không có vẻ là một nhà khoa học chút nào cả! Bác sĩ giống một người Truyền đạo hơn!”Trong lúc trò chuyện Bác sĩ Tiết liền bày tỏ cùng Mục sư biết ý định và mục đích mình đến Mỹ quốc là gì và từng trải ông đã gặp đêm hôm qua là thế nào. Mục sư Fowler tức thì thúc giục Bác sĩ nên học thần đạo một năm ở Chủng viện Union Theological. Sau một hồi lưỡng lự Bác sĩ nhận lời, thành phố Nữu ước thật rất hấp dẫn khách tứ phương. Vả lại há chẳng phải Trường đại học Columbia ở tại thành phố này sao? Chắc chắn tại Nữu ước Bác sĩ Tiết sẽ tìm gặp được điều làm thỏa mãn lòng ông. Ông nghĩ thế. Ông trù định thế nào vừa học thần đạo ở chủng viện này mà ông đã được cấp học bổng rất hậu và cũng có dịp học thêm môn khoa học ở Columbia nữa.Chắc chắn Bác sĩ Tiết lúc bấy giờ không suy nghĩ gì về chức vụ cả. Có lẽ ông muốn làm vui bạn hữu mình nên nhận học một năm thần đạo và sau sẽ lấy cớ mình không được kêu gọi đến chức vụ thì trở lại nghề cũ: hóa học. Nhưng điều chúng ta có thể nói chắc là lòng ông lúc ấy không có mục đích nhứt định gì cả. Thật lòng ông lúc ấy đứng trước một ngã ba và bị bóng tối tăm bao phủ. Ông đã tách xa khỏi Đức Chúa Trời. Tâm linh ông đầy dẫy sự nghi ngờ và thắm mắc. Dầu trong buổi thơ ấu ông đã nhận được nhiều từng trải thuộc linh quý báu thì ông cũng không còn xưng mình là con cái Chúa nữa. Thật ông là con trai phóng đãng đã lìa xa cố gia. Hẳn ông còn là con cái của Đức Chúa Trời chớ nhưng là một đứa con ương ngạnh, cứng đầu cứng cổ và sa ngã nguội lạnh rồi.

GẶP CHÚA

Vào mùa thu năm 1926 người ta thấy Bác sĩ Tống Thượng Tiết nhập học ở Chủng viện Union Theological tại thành phố Nữu ước. Khi đi đường đến Nữu ước Bác sĩ có ghé xem thác Niagara. Đứng nhìn cảnh hùng vĩ của Đấng Tạo Hóa và thấy thác nước từ cao tuôn chảy ào ào thì tâm linh ông được sự dạy dỗ sâu xa từ Cứu Chúa. Ông bèn thầm nguyện: “Lạy Chúa, xin Sông Nước Hằng Sống phun chảy từ đáy lòng con sẽ trở nên Suối Nước chẳng bao giờ hết, bao giờ tắt cả”.Chủng viện Union Theological có tiếng là dạy thần đạo tự do. Nhưng giữa

những sinh viên cũng có một số bảo thủ, theo Tin Lành chánh thống. Họ tổ chức giờ cầu nguyện hằng tuần và họ nhóm ngay ở trong phòng của Tấn sĩ Deming là Giáo sĩ nghỉ hạn. Giáo sĩ Deming từng hầu việc Chúa ở Cao-ly và cũng từng làm giáo sư Chủng viện của Hội Giám lý. Hai ông bà thích làm quen với Bác sĩ Tiết và Bác sĩ Tiết cũng thường hay tới lui thăm viếng hai ông bà này.Lúc bấy giờ Bác sĩ Tiết mê man trong sự học hành và hết sức tập trung tư tưởng tâm trí mình trong công cuộc khảo cứu. Đáng lẽ phải học ba năm để đậu Tiến sĩ Thần khoa thì Bác sĩ muốn học một năm thôi. Ngoài ra giờ học trong lớp Bác sĩ còn học thêm mỗi ngày một vài giờ riêng nữa. Chẳng bao lâu Bác sĩ nhận thấy Kinh Thánh Bác sĩ tin lâu nay thì người ta giải nghĩa cách triết lý lắm. Và mọi vấn đề lại được đem ra bàn cãi dưới ánh sáng của lý luận phàm nhân. Bất cứ vấn đề nào trong Kinh Thánh không được giải nghĩa cách khoa học thì bị loại bỏ, không đáng cho người ta tin theo. Ví dụ sách Sáng thế ký thì không được kể là một sách lịch sử, các phép lạ trong sách ấy không khoa học chi cả (!). Chúa Giê-xu chỉ được công nhận là một gương mẫu đáng cho chúng ta bắt chước thôi. Họ cũng chẳng kể đến giá trị sự xả thân đền tội và sự sống lại của Đấng Christ.Có nhiều sinh viên ngạc nhiên thấy một Bác sĩ khoa học còn muốn học khoa thần đạo. Nhưng Bác sĩ Tiết cắt nghĩa cho họ rõ rằng vì ông đã học biết nhiều về sự khôn ngoan loài người rồi nên bây giờ ông cần phải học biết sự khôn ngoan Đức Chúa Trời.Điểm học kỳ thứ nhất của ông khá cao. Về thực hành thì người ta giao cho ông phận sự dạy một lớp Nhi đồng Trung-hoa của Trường Chúa nhật ở Hội thánh Universal. Ông lấy làm thích thú dạy dỗ các em trong lớp này cùng tổ chức những cuộc chơi và hát thánh ca với chúng. Các nhi đồng trong lớp này cũng khoái trá và say mê nghe ông thuật những truyệt tích hay ho.Nhưng trải qua thời gian ấy ông Tiết đã mất hẳn đức tin mình. Ông thật đã quá sa sút đến nỗi dám nhạo báng các vị Mục sư, Truyền đạo của các Hội thánh ở Nữu ước từng hồi từng lúc đến thăm và giảng dạy sinh viên Chủng viện. Hằng ngày ông vẫn giữ thói quen cầu nguyện nhưng hình như chỉ theo lễ nghi bề ngoài thôi. Đối với ông sự cầu nguyện không còn linh nghiệm gì nữa. Lòng tin kính của ông đã lung lay tận gốc rễ bởi tà giáo ông đã học được. Ông cũng trở lại những tôn giáo cũ của Đông phương. Ông tìm gặp Kinh Phật và Lão tử trong Thư viện của Chủng viện. Ông bèn chăm chỉ, kê cứu kế lại gia công dịch ra Anh văn. Ông kê cứu các kinh sách ấy mong hưởng được sự bình an thật. Ông cũng đọc một bài luận thuyết của nhà hiền triết Lão tử cho các sinh viên nghe. Thần bí chủ nghĩa bắt đầu lôi kéo ông. Ông cũng thích đọc kinh Phật trong phòng riêng của ông nữa. Ông hi vọng nhờ sự khổ tu ép xác mà được sự bình yên thật. Nhưng càng ngày ông càng

thấy rõ tâm linh ông vẫn ở trong sự bối rối và tối tăm. Thế rồi ông đâm ra thất vọng. Ông tự nghĩ đã bao năm lăn lộn học hỏi trong ngành khoa học và đến hôm nay ông đang gia tâm kê cứu các tôn giáo để tìm kiếm sự bình yên nhưng tâm linh không được thỏa mãn gì cả. Ông không nhận được sự vui vẻ cùng các phước hạnh thuộc linh khác. Bởi vậy ông kết luận là khoa học cũng như tôn giáo không thể cứu ai được. Trong khi ông cố sức tìm kiếm ánh sáng thì ông thường đi đến những chỗ cúng lạy và đến thăm hỏi nhiều Hội Thông thiện học ở Nữu ước. Nhưng ông đã hoài công. Ông có viết lại rằng: “Linh hồn tôi lạc loài trong đồng vắng. Tôi không thể ăn và ngủ được. Đức tin tôi giống như một chiếc thuyền lũng bị bão tố đưa đi nhưng chẳng có Thuyền trưởng hay Kim chỉ nam. Ôi, lòng tôi đầy dẫy sự khốn khổ và sầu thảm!”Với tâm trạng ấy ông tìm được sự an ủi trong tình bầu bạn của người bạn gái đồng lớp với ông thôi. Nhưng vì biết cha mẹ ông đã hỏi cho ông một cô gái Trung-hoa ở quê nhà từ trước lâu rồi nên ông không dám suy nghĩ đến sự kết hôn với cô bạn này. Những mối cảm xúc mạnh mẽ trong tình bằng hữu hiệp với nhiều gánh nặng khác khiến tâm trí ông khốn khổ càng thêm khốn khổ, không thế chịu đựng nổi. Nhưng cảnh tối tăm chỉ đi trước buổi hừng đông chốc lát thôi. Đức Chúa Trời bởi Thần hựu Ngài, đã sắp đặt đưa đẩy Bác sĩ Tiết theo các bạn hữu ông đến dự những buổi giảng Tin Lành ở Hội Calvary Baptist do Tiến sĩ Haldeming làm Mục sư. Trong lúc đi đường Bác sĩ Tiết thầm ước được nghi một vị Truyền đạo trứ danh, hùng hồn giảng giải. Nhưng trái lại, khi đến nơi, ông thấy một cô con gái 15 tuổi đứng lên mạnh mẽ rao truyền Tin Lành quyền phép. Khi cô gái ấy bước lên tòa giảng đọc Kinh Thánh và cầu nguyện thì Bác sĩ Tiết cảm thấy ngay có một điều gì khác trong bầu không khí. Ông nhìn thấy sự hiện diện Đức Chúa Trời đang tỏ ra. Tối hôm ấy Tin Lành được rao giảng rõ ràng, thiết thực với tất cả quyền năng Chúa. Thập tự giá được đưa cao lên. Ông làm chứng rằng: “Dầu tôi lúc ấy là một người kiêu ngạo cũng được cảm động sâu xa và linh hồn khao khát tôi quả được đã khát”.Sau khi cô ấy giảng xong thì có nhiều người thuộc trong các từng lớp xã hội bước lên tin Chúa. Họ ăn năn khóc lóc thảm thiết.Các bạn hữu của Bác sĩ chế nhạo những người ấy nhưng Bác sĩ thì rất cảm động. Bởi vậy ông đã trở lại nghe giảng liên tiếp bốn đêm luôn. Và đêm nào cũng vậy lời giảng đầy quyền năng lạ lùng của cô nữ Truyền đạo tí hon ấy đã cảm động lòng Bác sĩ thấm thía. Vì vậy ông nhất định tình nguyện lìa bỏ mọi sự ham muốn hầu có thể nhận được quyền năng Chúa trong lời cầu nguyện và giảng dạy. Ong định tâm trả bất cứ giá nào để tìm cho kỳ được bí quyết của quyền năng này.Trong kỳ nghỉ mùa đông năm ấy Bác sĩ Tiết liền bắt đầu đọc tiểu sử các

Thánh đồ Chúa để tìm hiểu bí quyết của đời sống kết quả các bậc vĩ nhân trong Đấng Christ. Ông quyết học đòi những bí quyết của họ và khi sự phó dâng mình cho sự cầu nguyện nhiều hơn để tìm kiếm Đức Chúa Trời. Trước ngạch cửa năm mới ông được đọc những chữ: “Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của người khôn ngoan; loại bỏ sự thông sáng của người thông sáng”. Những lời ấy như một cái chớp nhoáng thoáng chiếu qua trong tâm trí ông. Ông run rẩy ứng dụng những lạ lùng ấy cho chính mình ông. Đêm ấy ông không thể ngủ được. Ông nhìn thấy rõ rằng sự khôn ngoan và khéo léo đời này thật là sự hư không. Tất cả sự khôn ngoan, bằng cấp, chức vị, danh vọng, tiền của không thể đưa dẫn ông đến gần Đức Chúa Trời, nguồn gốc sự khôn ngoan thật được.Trong mùa Nô-ên năm ấy có một Hội nghi sinh viên các Chủng viện nhóm ở Trung Tây bộ. Một trong các diễn giả của Hội nghĩ ấy là Mục sư tuyên úy Anh tên là Studdert Kenndy. Ông là một vị tuyên úy rất danh tiếng của quân đội Anh trong cuộc chiến tranh thứ I. Đại diện sinh viên các Chủng viện đều làm chứng lại những điều họ đã nghe thấy trong Hội nghị. Giữa họ cũng có sự bất đồng ý kiến nhau trong sự phê phán lời giảng dạy của Mục sư tuyên úy Kenndy. Có đại biểu làm chứng rằng họ rất được ơn Chúa và cảm động trong khi nghe tuyên úy giảng dạy. Nhưng cũng có đại biểu khác phản đối. Một trong các đại biểu chống trả tuyên úy Kenndy là một vị giáo sư Cao đẳng sư phạm. Vị giáo sư này thuyết trình rằng sự giảng dạy của Mục sư tuyên uý Studdert Kenndy về thập tự giá hoàn toàn về tình cảm mà thôi. Giáo sư cũng tỏ ra thái độ chống trả thập tự giá trong khi ông làm chứng trước mặt các giáo sư và sinh viên Chủng viện Union Theological. Sau khi giáo sư này làm chứng xong thì ai nấy ngồi yên lặng. Bác sĩ Tiết liền đứng dậy và với một giọng rất cảm động ông làm chứng lại ý nghĩa thập tự giá xong thì có nhiều người cũng tỏ ý là họ định bụng muốn chống trả lại lời bài xích về thập tự giá của giáo sư kia nhưng họ sợ ông nên chưa dám đứng dậy thôi. Ấy thế, chỉ vì họ sợ hãi mà Bác sĩ Tiết một tín đồ Trung-hoa đã có dịp tiện đứng lên can đảm bênh vực thập tự giá và xưng đức tin ông ra trước một số cử tọa trí thức. Dầu vậy, lúc bấy giờ lòng Bác sĩ vẫn chưa tìm được sự bình yên thật. Thế rồi trong những thời kỳ sau đó ông còn gặp nhiều trận chiến đấu thuộc linh rất gay go. Trong thời gian học tập sự xúc động mãnh liệt trong tâm trí hằng phá khuấy ông. Chúng ta phải công nhận rằng Bác sĩ Tiết là một bậc kỳ tài nhưng cũng là một tâm hồn mau xúc động. Tâm trí ông thường ở trong tình trạng dễ đưa đến bệnh loạn óc lắm. Ông từng làm chứng lại rằng: “Gánh nặng về linh hồn tôi mỗi ngày lại trở nên nặng nề hơn đến nỗi vào ngày 10/2 tôi không còn muốn sống nữa”.Ông viết nhiều thư cho giáo sư cũ của ông ở Đại học đường Wesleyan ở Ohio là Bác sĩ R.Walker. Tấn sĩ Walker là người Bác sĩ Tiết rất tin cậy và

hay tỏ bày tâm sự cùng các cuộc chiến đấu thuộc linh cam go ông đang trải qua. Vả lại Tấn sĩ Walker chẳng những là giáo sư của ông Tiết mà cũng là người bạn thân thiết và rất hiểu biết của ông nữa. Lúc bấy giờ ông Walker có nói về ông Tiết như thế này: “Tại Chủng viện Bác sĩ Tiết đã cố sức học tập đến nỗi một mình mà muốn làm việc bằng ba người, và trong năm ấy Bác sĩ Tiết đã gởi cho tôi một bức thư rất rời rạc ý tứ chứng tỏ tâm trí Bác sĩ đã phải làm việc quá sức. Tôi chuyển thơ ấy cho Tấn sĩ Coffin là Viện trưởng của Chủng viện để xin ông này săn sóc thuốc men cho Bác sĩ Tiết. Nhưng Tấn sĩ Coffin đã không lo săn sóc Bác sĩ Tiết trái lại còn để ý đến Bác sĩ nữa”.Trong thời kỳ ấy Bác sĩ Tiết nhất định bỏ hết mọi việc để tìm kiếm quyền năng Đức Chúa Trời và sự đầy dẫy Thánh Linh mong có thể phục vụ Chúa cách có kết quả. Ông không đi dạy hoặc học nữa nhưng việt riêng nhiều thì giờ để cầu nguyện. Ngày này đến ngày khác ông chuyên tâm cầu nguyện. Thế rồi ngày 10 tháng 2 năm ấy ánh sáng siêu phàm bắt đầu chiếu vào tâm linh tối tăm ông. Dưới ánh sáng Chúa ông nhìn thấy tất cả tội lỗi ông. Ban đầu ông tưởng không còn phương pháp nào có thể giải cứu ông khỏi tội lỗi được và ông phải đi địa ngục chăng. Ông thử quên hết những vi phạm đi nhưng không thể quên được. Tội lỗi cứ hiện lại trước mặt ông và đâm thẳng vào lòng dạ ông, khuấy rối ông khiến ông mất bình yên. Ông bèn lục soạn lại cái rương của ông và lấy quyển Tân ước cũ ra. Ông đã bỏ sách này trong rương lâu nay chẳng thèm đọc đến. Nhưng bây giờ ông bắt đầu đọc lại. Khi ông đọc đoạn 23 của sách Tin Lành Lu-ca thuật tả sự xả thân Đấng Christ trên thập tự giá thì truyệt tích ấy trở nên rất đích thực cho ông. Ông nhìn thấy Cứu Chúa đang chết trên thập thập tự giá ấy tha thiết xin Ngài dùng huyết báu Ngài cứu ông thoát khỏi tội lỗi. Quả thật ông đã thấy một sự hiện thấy như chính Phao-lô đã thấy trên con đường Đa-mách. Ông cứ khóc lóc cầu nguyện đến nửa đêm. Kế có tiếng Chúa phán cùng ông rằng: “Hỡi con, tội lỗi con đã được tha rồi”. Tức thì ông cảm thấy gánh nặng tội lỗi đã rớt khỏi vai ông.Lúc bấy giờ ông cảm biết rõ ràng ông đã được thoát khỏi gánh nặng tội lỗi đã rớt khỏi vai ông.Lúc bấy giờ ông cảm biết rõ ràng ông đã được thoát khỏi gánh nặng tội lỗi rồi nên ông đứng dậy lớn tiếng ngợi khen Chúa: “Ha-lê-lu-gia!”Ông quên rằng lúc ấy đang còn nửa đêm, sinh viên và giáo sư đang ngủ say. Ông lật đật bước ra khỏi phòng ngủ và hát ngợi khen về ơn cứu rỗi lớn lao của Ngài đã ban cho ông. Ông biết chắc tâm diện ông đã được rửa sạch bởi huyết báu Chiên con rồi và Vị Thượng khách đã bước vào ngự trị cách đầy dẫy. Từ hôm ấy ông lấy tên là Giăng. Ông muốn lấy tên nhà tiên khu Giăng Báp-tít vì ông muốn nói gương ông ấy để làm người tiên khu Cứu Chúa, lo

truyền giảng Tin Lành, sửa soạn lòng người sẵn sàng cho ngày Ngài tái lâm.Sáng hôm ấy các bạn hữu ông ngạc nhiên thấy ông khác hẳn. Ông đã trở nên người mới, hoàn toàn mới. Ông Tiết buồn rầu, ủ rũ, tối tăm hay cáu không còn nữa. Sự vui mừng tràn ngập lòng ông lộ ra trên mặt ông cách rõ ràng ai ai cũng nhận thấy. Ông dạn dĩ, can đảm làm chứng lại cho các giáo sư, sinh viên những điều Đức Chúa Trời đã thi thố trong ông đêm vừa rồi. Sau khi đã gặp Chúa cách vinh diệu như thế rồi thì Bác sĩ liền nắm lấy dịp tiện quý báu để làm chứng về Ngài trong 5 phút trước. Câu lạc bộ Quốc tế mà chính Bác sĩ là một hội viên của Câu lạc bộ ấy.Lúc bấy giờ tham vọng duy nhất của Bác sĩ là rao giảng Tin Lành Đấng Christ cho mọi người. Mỗi ngày Bác sĩ bắt đầu đi ra làm chứng cho mọi người. Bất kỳ Bác sĩ gặp ai thì tha thiết khuyên nài họ trở lại với Chúa. Bác sĩ tuôn đổ nước mắt ra khuyên lơn thúc giục họ ăn năn tội, trở lại tin Chúa để được sự sống đời đời. Bác sĩ cũng sắp đặt chương trình đi thăm viếng tất cả các vị Mục sư Truyền đạo Bác sĩ đã quen biết lâu nay để thúc giục họ hãy ăn năn xưng tội bất trung và tánh biếng nhác họ trong việc rao giảng Tin Lành. Bác sĩ cũng mời họ cầu nguyện chung với mình xin Chúa thứ tha tội lỗi, sự vi phạm họ đi. Dầu chỉ một số ít tiếp rước Bác sĩ thì Bác sĩ vẫn được thúc giục làm việc ấy vì Bác sĩ tin quyết đó là phận sự Đức Chúa Trời đã giao phó cho mình.Chẳng bao lâu sau khi Bác sĩ đã gặp Chúa trong một trường hợp lạ lùng như vậy rồi thì Bác sĩ lại thấy chiêm bao như sau: “Ông thấy trong chiêm bao một quan tài mở ra và một xác chết nằm trong quan tài ấy. Và xác chết ấy chính là thi thể ông đang phục sức như trong ngày ông lãnh văn bằng Bác sĩ: Đầu đội mão có tua, tay cầm văn bằng. Kế Bác sĩ nghe một tiếng phán: “Ông Tống Thượng Tiết chết rồi - Ông ấy đã chết đối với thế gian rồi!” Sau đó thì xác chết bắt đầu cử động và chờ dậy. Các Thiên sứ trên trời liền khóc lóc. Họ khóc lóc mãi cho đến nỗi ông phải gọi họ mà bảo rằng: “Hỡi các vị Thiên sứ, đừng khóc nữa, tôi sẽ cứ chết đối với thế gian và với chính mình tôi luôn”.Và quả thật vậy trải bao nhiêu năm sau, trong khi ông còn sống trên mặt đất này, trong khi ông thi hành chức vụ ông đã chứng tỏ lời nó đó là rất thành thật. Phải, ông đã giữ lời hứa mình và cứ chết đối với thế gian và với chính mình để phục vụ Chúa.Một tuần sau khi ông đã thấy chiêm bao trên một việc rất cảm động đã xảy đến cho ông: Ấy là một người hoàn toàn xa lạ kia, không biết từ đâu đến đã đến thăm ông và tặng cho ông một quả địa cầu. Ông nhận lấy và tin rằng điều đó là dấu hiệu Chúa muốn ông đem Tin Lành làm chứng khắp thế gian này. Bởi thế ông lại càng sốt sắng cầu nguyện hơn và xin Chúa giúp ông làm hoàn thành ý muốn Ngài đã tỏ ra trong đời sống ông.

Từ đó ông luôn luôn hát ngợi khen Chúa. Miệng ông hằng cảm tạ Danh lớn Ngài. Ông dẹp bỏ các sách thần đạo một bên và chỉ chuyên đọc Kinh Thánh mà ông đã loại bỏ lâu nay. Ông rất thích vừa đi lên đi xuống dưới hiên nhà trường vừa nhẩm đọc những khúc Kinh Thánh. Còn khi ở trong phòng riêng thì ông vừa bước chậm chậm vừa cầu nguyện lớn tiếng. Có khi ông cầu nguyện đến khuya, tha thiết xin Chúa dùng đời ông để cứu vớt bao sanh linh đang đắm chìm trong biển tội. Thật người ông đã được thay đổi hẳn. Ông được đầy dẫy Đức Thánh Linh đến nỗi ông tưởng ông mới được đổi mới. Nhưng ấy là ông đã trở lại với Chúa lần thứ hai vậy.

HỌC TẬP TRONG TRƯỜNG A-RA-BI

“Bệnh nhân số 10 đã trốn trại giam những kẻ sát nhân! Phải theo dấu tìm đen về tức thì! Khẩn cấp”. Đó là tin tức sở cảnh sát Đô thị mới nhận được từ nhà Trường điên ở White Plains, N.Y. Tức thì sở cảnh sát phái một số nhân viên, cảnh binh có đoàn chó săn phụ lực đi tìm kiếm bệnh nhân ấy. Sau một buổi lục lạo tìm hỏi họ bắt gặp một bệnh nhân người Trung-hoa trốn giữa một đám ruộng lúa mì cách nhà thương vài dặm đường. Họ dẫn bệnh nhân về nhà thương ấy. Người Trung-hoa kia không ai khác là Bác sĩ Tống Thượng Tiết. Thế là Bác sĩ Tiết lại phải vào Nhà thương điên lần nữa và chung sống với những người điên khùng, hung ác kia cả ngày chuyên chửi rủa, đánh đập nhau thật rất nguy hiểm và bực mình. Bởi Bác sĩ không thế chịu đựng nỗi với họ nên đã tìm cách trốn khỏi trại nầy. Nhưng vì không thể trốn thoát được nên nhiều ý tưởng đen tối đã nảy ra trong tâm trí Bác sĩ xui giục Bác sĩ nên tự tử đi còn hơn. Dầu đầu óc Bác sĩ lúc bấy giờ lâm vào một tình trạng thất vọng như thế nhưng Đức Chúa Trời không hề lìa bỏ Bác sĩ nên đã phán hỏi Bác sĩ tại sao ông đã sắp đặt để phạm một tội trọng như thế. Bác sĩ rầu rĩ đáp: “Thưa Chúa, vì con muốn phục vụ Chúa để đền đáp lại ơn Ngài cứu con nhưng người ta đã giam con vô cớ ở đây đến nỗi con không có phút bình yên nào cả. Như vậy con sống để làm gì nữa?” Tiếng Đức Chúa Trời đáp lại: “Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ thương yêu Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo chỉ định của Ngài. Nếu con nhẫn nại chịu đựng được sự thử thách này trong 193 ngày con sẽ học biết vác thập tự giá và bước theo con đường hoàn toàn vâng phục của Gô-gô-tha vậy”.Lúc bấy giờ Bác sĩ liền nhìn sự thử thách ông đang chịu trong một ánh sáng mới. Và sự vinh hiển Chúa hình như chiếu rọi xung quanh Bác sĩ biến lao xá thành trường rèn luyện ông trở nên một đầy tớ Chúa sẵn sàng cho một chức vụ quý báu tương lai.Duyên cớ người ta đưa Bác sĩ Tống Thượng Tiết vào Nhà thương điên như

thế này: Sau khi Bác sĩ đã gặp Chúa vào ngày 12 tháng 2 năm ấy thì đời ông biến đổi hoàn toàn. Những sự ưu tư, âu sầu, bực tức, biến mất và lòng dạ ông đầy dẫy sự sáng sủa lộ ra trên mặt ông cách rõ ràng.Những điều ấy lại khiến Ông Viện trưởng và cả Chủng viện Union Theological lâu nay đã nghi ngờ ông Tiết loạn trí thì nay lại nghi ngờ hơn nữa. Ông nói rằng sau bao năm cố gắng học hành và thường gặp phải những trường hợp tâm trí phải xúc động mãnh liệt nữa thì có thể loạn óc thật. Tấn sĩ Coffin cũng thể theo lời khuyên của Tấn sĩ Walker là bạn thiết của ông Tiết mà mời một y sĩ chuyên trị bệnh tâm thần đến xem bệnh cho ông Tiết.Sau cuộc khám bệnh vị y sĩ ấy khuyên Bác sĩ Tiết nên vào tịnh dưỡng ở một “nhà dưỡng bệnh” một thời gian ngắn. Bác sĩ Tiết cũng bằng lòng nhưng ông có biện bạch rằng: “Tôi không loạn trí đâu, có sự rối rắm trong lòng tôi lâu nay nhưng bây giờ thì hết rồi”.Lúc đầu người ta gởi Bác sĩ Tiết trong một bệnh viện trị bệnh tinh thần ở Blooming Dale. Tại đây Bác sĩ được săn sóc chu đáo và ăn uống sung sướng đầy đủ. Bác sĩ dùng thì giờ nhàn rỗi đọc Kinh Thánh. Người ta cũng cho Bác sĩ hay là ông sẽ ở trong bệnh viện chỉ 6 tuần lễ thôi. Chính Bác sĩ không ngờ mình mệt đâu. Ông cũng vui vì thấy mình bị ép buộc nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Nhưng các Bác sĩ cứ khám đi khám lại ông nhiều lần và ông nhận thấy họ đang chữa bệnh thần kinh cho ông. Rốt lại ông thấy cuộc khám nghiệm thật phiền phức. Dầu vậy ông cứ cầu nguyện về việc ấy và chuyên lo đọc Kinh Thánh. Ông cũng tìm dịp làm quen với những bệnh nhân khác. Thắm thoát 6 tuần lễ đã qua. Bác sĩ bèn xin ra khỏi bệnh viện nhưng ông kinh hoàng khi thấy họ từ chối không cấp giấy cho ông ra. Ông cảm thấy họ lừa gạt ông nên ông tức giận lắm. Ông nóng nảy cãi trả Bác sĩ bệnh viện và tánh nóng giận ông trở lại nên ông cũng la lối các Bác sĩ nữa. Vì thế Bác sĩ bệnh viện này kết luận là ông Tiết loạn óc thật. Họ bèn ký giấy đưa ông sang nhà thương điên. Trong khi ông qua ở nhà thương điên này ông tìm kế trốn thoát vì không thể sống chung với những người điên khùng kia được.Một tuần sau khi họ bắt được ông và giam ông lại trong nhà thương điên này thì ông yêu cầu gặp Bác sĩ. Trong cuộc gặp gỡ này ông khôn khéo giãi tỏ tình cảnh của ông và cũng chịu lỗi đã nóng nảy xúc phạm đến các Bác sĩ. Ông cũng cắt nghĩa vì sao ông tìm kế trốn thoát khỏi nhà thương điên. Vì vậy các Bác sĩ lại đưa ông về bệnh viện cũ. Tại đây ông được bình yên và thư thái lại. Trải qua cả mùa xuân hay cả những ngày nắng nóng của mùa hạ hoặc những ngày ẩm ướt hoặc trong khi được tin bão lụt hạn hán giá thực phẩm vụt cao lên thì Đức Chúa Trời luôn luôn gìn giữ tâm trí lòng dạ ông khỏi mọi sự lo sợ. Hằng ngày Chúa nuôi ông no đủ và ông chuyên tâm cầu nguyện, đọc Kinh Thánh. Ông đã đọc Kinh Thánh từ Sáng-thế ký đến Khải-huyền 40 lần tất cả. Mỗi lần ông lại nghiên cứu một đề tài mới. Càng đọc

ông càng nhận được ơn phước mới của Chúa ban cho. Đối với ông thì 1.189 đoạn trong Kinh Thánh mỗi đoạn đều có một câu chìa khóa hướng dẫn người đọc hiểu biết lời Chúa. Vừa đọc ông vừa thâu lượm được nhiều bài giải luận Kinh Thánh và nhiều ý nghĩa hay ho. Ông ghi chép tất cả vào một quyển sổ tay. Các Bác sĩ bệnh viện đọc những bài của ông để dò xét bệnh tình ông. Nhận thấy thế ông bèn ghi chép bằng Hoa-ngữ chớ không ghi chép bằng Anh ngữ nữa.Đức Thánh Linh vừa dùng Lời Kinh Thánh vừa dùng cả chiêm bao dị tượng để phán dạy ông trong thời gian ông ở bệnh viện này. Như thế bệnh viện trở nên trường Thần đạo cho Bác sĩ Tiết. Tại đây ông nhận biết lẽ thật sâu xa mầu nhiệm của Lời Hằng Sống. Tại đây ông học được nhiều bài học mắc mỏ cao xa về sự thuận phục ý muốn Đức Chúa Trời. Ông có chép lại như thế này: “Đức Chúa Trời đã đào luyện tôi, khiến tôi trở nên một đầy tớ biết vâng phục Ngài hơn, Ngài rút sự cố chấp và tánh nóng giận khỏi tôi”.Chẳng bao lâu bệnh viện cho phép ông viết thư cho bạn hữu ông nhất là cho Tấn sĩ Walker. Tấn sĩ có làm chứng lại rằng: “Những bức thơ Bác sĩ Tiết viết thật quí báu, đơn sơ và nhu mì, không còn chút gì tỏ ra người biết còn bệnh tật nữa”. Như thế thật không thể chối cãi được rằng sự giải cứu thuộc linh ông chính là phương thuốc chữa lành bệnh tật ông. Ấy chính khi ông đã xưng hết tội lỗi ra và loại bỏ đi thì Đức Thánh Linh chiếm lòng dạ tâm trí ông và ông chẳng cần thuốc men hay sự điều trị của bệnh viện để được lành bệnh.Dầu vậy Đức Chúa Trời đã chép việc này xảy ra và để cho ông Tiết ở trong bệnh viện ấy sáu tháng hầu chỉ dạy ông những lẽ thật quý báu mà ông không bao giờ học được trong Chủng viện Union Theological. Chính ông cũng hay kể ngày 30 tháng 8 năm 1927, ngày ông ra khỏi bệnh viện là ngày ông đậu Tấn sĩ thần khoa. Ông tính từ khi ông bước vào bệnh viện này đến hôm ấy là đúng 193; còn tính từ ngày ông gặp Chúa trong tháng 2 thì lại được 200 ngày.Nhờ sự can thiệp của Đại sứ Trung-hoa và Tấn sĩ Walker với Giám đốc bệnh viện và Nha y tế Tiểu ban Nữu ước mà Bác sĩ Tiết được ra khỏi bệnh viện. Tấn sĩ Walker phải bảo đảm cho ông Tiết. Ông Tiết cũng phải hứa là sau khi ra khỏi bệnh viện thì trở về Trung-hoa. Đối với Chủng viện Union Theological thì Bác sĩ Tiết không còn dính díu gì nữa từ ngày ông thôi học và dạy ở trường này và đốt các sách thần đạo mà ông gọi là “các sách ma quỷ” đi. Trường cũng đã gạch bỏ tên ông khỏi sổ sách họ. Họ cũng tuyên bố là Chủng viện họ không còn dính dấp gì với ông Tiết nữa.Sau khi ra khỏi bệnh viện Tiết liền về ở với bạn thiết ông là Tấn sĩ Walker tại Delware một tháng. Trong thời gian trọ ở đây ông suy nghĩ tìm kiếm ý muốn Cha trên trời đối với đời sống và chức vụ tương lai của ông.

Ngày 4 tháng 10 năm ấy ông xuống tàu tại Seattle vượt trùng dương trở về Thượng Hải. Sau khi từ giã bạn thiết là Tấn sĩ Walker ông một mình lủi thủi xuống tàu lòng chứa đầy kỷ niệm của đất Mỹ. Lúc bấy giờ Bác sĩ Tống Thượng Tiết thật là một học giả xuất chúng, danh tiếng. Chắc chắn các đại học đường ở Trung-hoa sẽ sung sướng hoan nghênh và mời ông dạy trong trường họ, nhất là về môn hóa học. Nhưng trong những cơn chiến đấu gay go, trong những trận đau thương của linh hồn, ông đã học biết Đức Chúa Trời rồi. Ông hiểu biết Ngài và ông phải chia xẻ ơn Ngài cho đồng bào ông. Đức Chúa Trời cũng đã từng phán dạy với ông; ông không còn nghi ngờ gì nữa và biết chắc chắn Ngài đã kêu gọi ông đến chức vụ rao giảng Tin Lành cho nước Trung-hoa và có lẽ cho nhiều nước khác nữa. Trong khi ông ôn lại những từng trải; ông nhớ đến dị tượng về vô số kẻ trầm luân; ông nhớ đến truyện tích Chúa hóa bánh và cá nuôi 5 ngàn người. Ông cũng nhớ rõ điềm chiêm bao ông đã thấy mình nằm trong quan tài trong khi ông phục sức áo mão Bác sĩ và ông đã hứa với các Thiên sứ: “Tôi sẽ cứ chết đối với thế gian và đối với chính mình tôi”.Ông cũng nhớ đến các văn bằng, những huy chương, chìa khóa vàng người ta tặng ông mà ông còn cất kỹ trong rương. Phải, ai đi học cũng mong đậu và giựt được nhiều bằng cấp cả. Đó là tâm lý chung.Bác sĩ Tiết cũng biết chán rằng nhờ những văn bằng ấy Bác sĩ sẽ có một địa vị cao lớn sang trọng lương bổng hậu. Bác sĩ cũng cảm động khi suy nghĩ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Há Bác sĩ không thế vừa làm việc vừa phục vụ Chúa sao? Bác sĩ có thể vừa làm giáo sư hóa học trong một Đại học đường nào đó vừa gieo rắc ảnh hưởng giữa sinh viên mình vậy. Tin chắc như thế ông còn đem lại nhiều kết quả hơn thân sinh ông đã lăn lóc trong chức vụ cách cực khổ lâu nay nữa. Cuộc chiến đấu trở nên mãnh liệt khi tàu bắt đầu chạy về hướng Đông.Phải Bác sĩ đã dâng mình và cũng đã dâng tất cả cho Đức Chúa Trời rồi. Như thế há chưa đủ sao? Chắc chắn Đức Chúa Trời có thể thâu nạp và sử dụng tài năng cùng sự học thức của ông đã hiến dâng cho Ngài và không còn đòi hỏi ông điều gì hơn nữa chớ? Nhưng chính Bác sĩ thì đã thấy rõ lòng mình và nhờ lời cầu nguyện thường xuyên ông đoán biết sự nguy hiểm của địa vị mình. Ông cũng biết trước những sự cám dỗ đang đợi chờ ông. Ông suy nghĩ về sự ép nài của mẹ ông. Ông cũng giả định được những lời dua nịnh của bạn bè ông. Rồi bất giác lời của Thánh Phao-lô vang dội bên tai ông rằng: “Dầu vậy, những điều lợi cho tôi đó thì tôi vì Đấng Christ mà đã coi là lỗ rồi”. Cũng như Phao-lô Bác sĩ Tiết từ bỏ thế gian, danh vọng, lợi lộc một lần đủ cả vì cớ Chúa. Ông nhất định đốt tất cả những cái cầu đi hầu không thể trở lại được nữa.Một ngày kia khi tàu gần cập bến, Bác sĩ xuống phòng mình lấy các bằng

cấp, huy chương vàng, chìa khóa thân hữu bằng vàng rồi liệng chúng xuống biển cả. Ông liệng tất cả chỉ trừ ra văn bằng Bác sĩ. Ông giữ lại văn bằng này để làm vui lòng thân sinh ông thôi. Năm 1938 khi Giáo sĩ Mục sư W. B. Cole đến thăm Bác sĩ thì thấy văn bằng Bác sĩ ông treo trên vách tại nhà của Bác sĩ. Bác sĩ Tiết chỉ vào văn bằng ấy và nói rằng: “Những vật như thế thật vô dụng - Chúng không nghĩa lý gì đối với tôi cả”. Tấn sĩ Denny từng nói rất chí lý: “Phải từ bỏ lớn lao để làm tín đồ phi thường của Chúa”. Chắc lời ấy đã ghi chép vào tâm trí Bác sĩ Tiết vậy. Có lẽ đó cũng là bí quyết chính của chức vụ Bác sĩ Tiết: Vì Chúa ông đã từ bỏ tất cả những điều thế gian cho là quý báu.

BẮT ĐẦU TỪ THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM (1927-1930)

Khi tàu vừa cập bến thì Bác sĩ lên bờ và liền thay đổi y phục. Khi ông sang qua chiếc tàu nhỏ để đi từ Thượng Hải đến Hinh Hoa thì ít ai phân biệt ông với các hành khách khác được. Ông phục sức Trung Hoa cách đơn sơ. Ông Mục sư Tống cùng bốn con trai ra tận bến tàu để đón Bác sĩ. Ông mong ước gặp con trong một bộ âu phục sang trọng như một vị học giả vừa ở ngoại quốc về. Thế nên ông rất ngã lòng khi gặp Bác sĩ. Nhưng ông còn ngã lòng hơn nữa. Còn bà Tống thì đã sửa soạn sẵn một bữa tiệc ở nhà để mừng con thành tài trở về nước. Trên bàn ăn la liệt các thức ăn ngon lành mà bà đã khó nhọc nấu nướng. Tính ra thì họ đã xa cách nhau hơn bảy năm trường nên ai nấy hết sức vui mừng đến nỗi ứa nước mắt khi gặp lại Bác sĩ. Trong câu chuyện hàn huyên họ thảo luận nhiều vấn đề nhứt là những điều Bác sĩ đã nghe thấy ở Mỹ quốc cùng cuộc hành trình trở về nước vừa rồi đây. Nhưng trước khi mãn tiệc, Mục sư Tống tỏ nỗi lòng với con rằng: “Jun-un (Thiên ân) Con ơi, bây giờ con đã đậu Bác sĩ, vậy thầy muốn con nhận một chức vụ gì trong Trường Chánh phủ. Thầy đã làm người Truyền đạo cả đời sống thầy và chỉ lãnh 30 đồng phụ cấp mỗi tháng. Nếu mẹ con không lăn lộn làm việc để phụ giúp thêm gạo vào thì thầy mẹ làm sao nuôi nổi mười đứa con, một gia đình đông đúc thế này được. Vậy bây giờ thầy mong ước con có thể giúp đỡ thầy mẹ nuôi dạy tác thành các em con.”Đó chính là điều Bác sĩ rất sợ. Nhưng ý chí của ông đã quyết định. Bởi vậy ông lễ phép đáp lại: “Thưa thầy, con không thể làm điều ấy được, vì con đã dâng đời con cho Chúa để rao truyền Tin lành rồi.”Nghe ông trả lời như thế cả nhà đều cất tiếng than khóc tỏ vẻ thất vọng. Từ khi Mục sư Tống nghe chủng viện Union Theological thông tin rằng con ông loạn óc. Bây giờ nghe con trả lời như thế thì hai ông bà hơi tin là thật. Vì đã đèn sách học tập bảy năm, giựt được nhiều bằng tiến sĩ, danh tiếng lừng lẫy

đây đó mà còn muốn lao mình vào một chức vụ lương bổng ít oi thế sao? Trọn cả tuần lễ hai ông bà hết sức để ý đến hành vi cử chỉ con họ. Nhưng hai ông bà thấy Bác sĩ để nhiều thì giờ cầu nguyện, chuyên lo đọc Kinh Thánh và ghi chép những điều Chúa dạy dỗ vào sổ tay. Họ nhận thấy con họ không loạn trí chút nào cả nhưng trái lại đã được một từng trải, một sự kêu gọi đến chức vụ rao giảng Tin Lành của con họ. Họ cầu xin Chúa ban phước cho con họ và cũng khuyến khích con họ trong bước đầu của một chức vụ lớn lao và cao quý.Dịp tiện thứ nhất Bác sĩ Tiết làm chứng về Chúa từ khi trở về Hinh Hoa là ở tại trường học cũ của ông. Ông được trường học cũ mời giảng một bài cho các học sinh trong một buổi nhóm đặc biệt. Quả hẳn trường học của ông lấy làm hãnh diện luôn có một học sinh xuất dương du học thành tài như Bác sĩ. Nhưng mọi người không khỏi ngạc nhiên thấy Bác sĩ không nói gì về nước Mỹ, về khoa học hay chánh trị nhưng chỉ nói về sự kiện Cứu Chúa hoá bánh nuôi năm ngàn người!Sau đó chẳng bao lâu Bác sĩ thuận gia nhập vào ban quản trị của trường trung học Hội Giám lý này. Bác sĩ nhận dạy hoá học và Kinh Thánh mỗi tuần ba ngày. Bác sĩ thuận làm như thế là vì muốn giúp đỡ người em Bác sĩ học cho xong chương trình cao đẳng. Mỗi tuần còn lại 4 ngày Bác sĩ dùng để rao truyền Tin Lành trong khu vực ấy.Cũng trong thời kỳ này, khi Đại tướng Trương Tố Lâm nghe tin Bác sĩ đã về nước bèn viết thơ mời Bác sĩ giữ một chức cao, lương bổng hậu trong công binh xưởng ở Phụng Thiên tại Mãn Châu. Đại tướng cũng yêu cầu ông điều khiển luôn việc chế tạo các chất nổ nữa. Nhưng lúc bấy giờ chẳng điều gì có thể làm lay chuyển được lòng ham hố rao giảng danh Đấng Christ cho đồng bào ông được. Dầu vậy một sự thử thách khác đã xảy đến trong đời sống ông: Ấy là sự hôn nhân của ông. Theo quan niệm của người Trung Hoa thì việc hôn nhân ông đã do cha mẹ sắp đặt định đoạt từ khi ông còn bé bỏng thì không nên để lâu hơn nữa. Bên nhà sui đã chờ đợi khá lâu rồi. Cô dâu đã lớn tuổi nên phải lo cưới gấp và rước dâu về ngay. Bác sĩ Tiết không vui mà nhận điều ông không thể tránh được. Ông chẳng hề gặp cô ấy bao giờ và cũng không biết cô ấy có phải là một tín đồ thật hay không nữa chớ? Dầu vậy ngày cưới cứ đến và lễ cưới cũng được cử hành cách long trọng. Một số đông anh em bạn hữu và bà con xóm giềng đến chúc mừng và tặng các phẩm vật cho cô dâu chú rể. Thế rồi Bác sĩ miễn cưỡng gánh lấy trách nhiệm mới của một người chồng.Ba ngày sau lễ thành hôn, ông Tiết đến thăm ông bà Frances P.Jones là Giáo sĩ Hội Giám lý tại Hinh Hoa và cũng là Giáo sư đầu tiên của trường học cũ của ông Tiết. Trong giờ ấy có một thanh niên khác đến thăm ông bà Jones và bà Jones luôn miệng hỏi thanh niên ấy đã cưới vợ rồi phải không? Cậu thanh

niên ấy đáp là chưa. Bác sĩ Tiết bèn than thở rằng: “Tôi ước ao tôi cũng chưa cưới vợ.” Như thế tỏ ra ông chẳng thoả lòng trong việc lập gia đình. Trong những ngày mới gặp nhau, bà Tiết đã không phải là một tín đồ sốt sắng mà lại còn có tánh hay giận nên trong gia đình thường có sự cãi trả nhau. Hai ông bà sanh hạ được ba gái và hai trai. Nhưng ông Tiết không có đức tánh của một người cha hiền. ông không có thì giờ để gần gũi con cái và cũng không tìm cách siết chặt dây phụ tử với chúng. Ông chẳng hiểu tâm lý chúng. Trong những năm ông phải vì chức vụ thường hay chu lưu truyền đạo đây đó thì gia đình ông dọn về ở tại Thượng Hải. Các con ông phải học tiếng miền này; nhưng hai ông bà không muốn con họ quên tiếng miền Hinh Hoa. Điều rất tiếc và đáng buồn là khi nào ông không đi truyền đạo, ở nhà với vợ con thì hay có sự đụng chạm cãi vả nhau. Điều ấy chứng tỏ tánh nóng nảy vẫn còn ngấm ngầm trong ông và không phương cách diệt trừ hết được. Một ngày kia trong năm 1938 có một người khách đến thăm ông bà Tiết thì bất ngờ được nghe bà Tiết la ông rằng “Nếu ông thiếu bình tĩnh khi ở nhà thì tốt hơn là ông đi xa cho rảnh.”Ông bà đặt tên con bằng tiếng Trung Hoa cả nhưng ông xin đặt thêm cho chúng những tên Kinh Thánh nữa. Ông đặt tên bốn đứa con đầu là: Sáng thế Ký, Xuất Ai-cập ký, Lê-vi ký, và Dân số ký. Nhưng khi sanh đứa thứ năm thì ông không đặt là Phục truyền luật lệ ký mà ông lại đặt là Giô-suê. Đã có lần ông nói với một người bạn rằng ông cưng Lê-vi ký hơn hết vì Lê-vi hoàn toàn dâng mình phục vụ Đức Chúa Trời. Ông ít thương Dân-số ký. Ông nói vì Dân-số ký đầy tình trạng sa sút thuộc linh.

Ông Tiết dùng hết cả thì giờ rảnh rang mùa đông và mùa xuân năm 1928 để tổ chức những cuộc giảng Tin Lành giữa trời và dạy Kinh Thánh ở Hinh Hoa cùng ở các vùng lân cận. Ai ai cũng quen biết ông trong khi ông còn là một học sinh Trường Trung học nên bây giờ họ hết sức hoan nghênh ông. Nhưng trong những ngày ấy tinh thần quốc gia và chống đối tín đồ giữa người Trung Hoa rất bồng bột nên khi ông Tiết tố cáo việc cúi lạy tượng ảnh ông Tôn Dật Tiên, nhà lãnh tụ cuộc cách mạng Trung Hoa là một sự thờ lạy hình tượng thì đảng Kuomintang liền khởi sự bắt bớ ông. Đảng này đặt trụ sở khắp nơi trong nứơc Trung Hoa nên trong một thành phố kia, khi một đảng viên nghe ông Tiết giảng và tố cáo như thế thì liền làm tớ báo cáo và phúc trình lại. Đảng tức tốc sai lính đến bắt ông. Họ buộc tội ông là phản cách mạng. Nhưng ông trốn thoát được vì có người đã báo trước cho ông. Điều thứ hai đảng muốn làm khó dễ ông là xui giục học trò và ban quản trị chống đối ông để buộc ông phải từ chức. Bởi sự tuyên truyền xuyên tạc và sự đúc lót nữa nên học trò quyết định ùa vào phòng ông để phá rối ông. Nhưng vừa khi chúng định đánh đập ông thì thình lình một cơn sấm sét bão

tố nổi lên nên chúng sợ hãi chạy trốn tán loạn. Dầu sao ông Tiết cũng nhất định từ chức để tránh khỏi những sự bất mãn có thể xảy ra. ông cũng biết Đảng rất để ý đến ông nên ông không đi đến những đô thị lớn mà dành trọn thì giờ để đi rao giảng Tin Lành cho các thành phố và làng mạc nhỏ thôi. Một số thanh thiếu niên đã được cứu ở Phúc-kiến trong tháng 5 năm 1928 bởi sự giảng dạy của một ban viên trong Ban Truyền đạo Bê-tên tại Thượng Hải do Mục sư Kế Chí Văn làm trưởng ban đi theo cộng tác với ông. Ông Tiết rất sung sướng có dịp gặp Ban này và cả Tấn sĩ Flacks nữa. Tấn sĩ là một tín đồ Do-thái đã đến thăm Sienyu. Tất cả những người này đều sốt sắng nôn nả rao giảng Danh Christ nên ông Tiết rất được thúc giục trong chức vụ. Ông cũng vui mừng biết bao, khi thấy những ơn phước đổ xuống trong một cơn phục hưng do chức vụ họ nữa. Và bây giờ đây, Bác sĩ Tiết lãnh đạo họ và họ sẽ bắt đầu nhìn thấy những dấu hiệu đích thực do chính Đức Thánh Linh thi thố qua chức vụ ông. Ông Tiết hết sức lưu ý và quan sát cách giảng dạy của Tấn sĩ Flacks và phương pháp của Ban Truyền đạo Bê-tên. Dầu cách giảng dạy của Tấn sĩ Flacks và phương pháp truyền đạo của Ban Bê-tên rất có ảnh hưởng trên chức vụ ông, nhưng ông không hề bắt chước họ đâu. Ông chỉ thâu thập rồi áp dụng theo phương cách riêng của ông thôi. Trong cuộc truyền đạo ở các làng thì ông giữ phận sự rao giảng Tin Lành, còn những người khác thì làm chứng ân điển Đức Chúa Trời đã thi thố trong đời sống họ. Có rất nhiều người cảm biết tội lỗi mình nên đã ăn năn và xưng ra. Kết quả cực kỳ vinh hiển của các cuộc truyền đạo ấy là có rất nhiều người được tái sanh đổi mới. Vì ông Tiết giảng dạy rất lâu và hết sức hăng hái nên bị khan tiếng. Khi chiến dịch truyền đạo kết liễu ông và toàn Ban trở về Hinh Hoa lòng tràn ngập sự vui mừng. Ông bèn làm chứng lại mọi ơn phước Chúa đã ban cho Ban và ai nấy đều ngợi khen Chúa. Thật những kết quả ông và Ban thâu lượm được hoàn toàn là công tác của Đức Thánh Linh. Vì theo quan điểm loài người mà nói thì tình hình lúc bấy giờ thật bất lợi cho việc truyền đạo: Khắp nước Trung Hoa kể cả tỉnh Phúc Kiến nữa phong trào chống đối tín đồ Đấng Christ và Tin Lành rất mạnh. Nhiều nhà thờ bị phá tán và tín đồ khắp nơi bị đánh đập nữa là khác. Nhưng kết quả lạ lùng và các ơn phước quý báu Chúa đã đổ xuống trên chức vụ Bác sĩ Tiết được đồn đãi đến trụ sở của Hội truyền giáo Giám lý ở Phúc Châu. Ông Giám đốc Ban truyền đạo của Hội này là Mục sư Frank T.Cartwright vội vã đi hai ngày đường bằng thuyền và bằng bộ đến, mục đích chỉ để nghe Bác sĩ giảng. Ông Cartwright gặp Ban truyền đạo của Bác sĩ ở tại một chỗ rộng lớn của một thành phố kia. Họ ăn uống rất kham khổ. Phương cách Bác sĩ hướng dẫn nhóm học sinh Trường Trung học thật lạ lùng khiến giáo sĩ được cảm động nhiều hơn là nghe Bác sĩ giảng nữa. Các thanh thiếu niên nhìn xem Bác sĩ không khác Ti-mô-thê và Si-la khi xưa nhìn xem sứ đồ Phao-lô. Ông

Cartwright cũng làm chứng rằng Bác sĩ Tiết giảng rất hùng hồn và linh động. Sau mỗi bài giảng có một số đông người bước lên trước toà giảng để tiếp nhận Chúa. Bí quyết kết quả của nhà phục vụ Chúa. Trước giờ giảng thì toàn ban họp với nhau để thiết đảo với Chúa cứu giúp Hội thánh nguội lạnh và giải cứu những tín đồ hữu danh vô thực. Quả thật Chúa đã nhậm lời cầu nguyện thiết tha của họ nên họ đã được thấy tận mắt những Hội thánh và tín đồ trong địa vị ấy được phục hưng và cứu rỗi cách kỳ diệu. Nhiều người trước chỉ là giáo hữu hữu danh vô thực trong Hội thánh, chưa bao giờ từng trải ơn cứu rỗi thì nay được tái sanh và trở nên những chứng đạo nhân rất đắc lực.Bác sĩ Tiết cũng rất băn khoăn về những thanh thiếu niên mới tin Chúa. Ông muốn đời sống thuộc linh họ được lập vững trên Lời Đức Chúa Trời. Bởi vậy ông kêu gọi các Giáo sĩ bạn giúp đỡ ông mở lớp Kinh Thánh đặc biệt sau những chiến dịch phục hưng. Năm 1928 ông hiệp với họ tổ chức các lớp ấy gần Hinh Hoa và có 50 thanh thiếu niên ấy phác hoạ chương trình đi thăm viếng 100 Hội thánh tại vùng này để chia sẻ ơn phước và lẽ thật họ đã nhận được. Mùa hạ năm ấy Bác sĩ Tiết cảm thấy ông cần nhận được một cơn mát mẻ thuộc linh nên ông đã đi nhóm một hội đồng tổ chức tại quả núi đối diện sông Dương-tử. Núi ấy là núi Kuling rất đẹp đẽ và là một nơi đã ghi bao nhiêu kỷ niệm thánh của các vị thủ lãnh Hội thánh Trung Hoa. Ông được mời làm chứng cho Hội đồng và đây là lần thứ nhất ông được giới thiệu cho một cử toạ đông đúc của Hội thánh và cũng là lần duy nhất ông trình diện ở chỗ công cộng. Khi trở về Phúc Kiến thì ông và một giáo sĩ với một bạn hữu nữa đã cùng nhau đi thăm viếng các Hội thánh và tổ chức các buổi giảng dạy cùng nghiên cứu tinh hình chung của Hội thánh. Ông lấy làm đau buồn khi thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp Trường Cao đẳng thần đạo thất bại trong chức vụ ở các Hội thánh mà họ có nhiệm vụ thuộc linh. Ông nhận thấy rõ ràng rằng nếu chỉ lo huấn luyện trí thức cho cao, học vấn cho nhiều mà không nhận được ân điển của Thánh Linh và quyền năng Ngài thì chỉ là những người giảng thuê dạy mướn thôi. Những người như thế thì có chút gì là thiêng liêng cả và cũng chẳng có khả năng, ân tứ để gìn giữ bông trái của sự phục hưng nữa. Họ không thể nào xây dựng đời sống thuộc linh tín đố trên lời Đức Chúa Trời hoặc gây dựng được một Hội thánh sống và mạnh.Muốn bổ khuyết điều này và dầu Bác sĩ biết rõ đây vẫn còn trong phạm vi nhỏ hẹp, ảnh hưởng chưa bao lăm thì Bác sĩ cũng tức tốc lập một Trường Cao đẳng thần đạo lưu động. Trường Bác sĩ chỉ vỏn vẹn có 5 sinh viên thôi. Chương trình học tập chia ra làm hai phần: Học Kinh Thánh và và truyền đạo. Trường Bác sĩ bắt đầu hoạt động ở một cù lao khá xa bờ biển có rất đông đúc làng mạc và dân chúng. Bác sĩ và 5 sinh viên ấy đã giảng dạy và có rất nhiều người tin Chúa họ dẹp bỏ hình tượng và sự cúng lạy dị đoan.

Các sinh viên ấy cùng nhơn đó nhận được nhiều từng trải quý báu. Khi trở về làng của Bác sĩ thì Trường Cao đẳng lại tiếp tay giúp việc đồng áng. Lúc bấy giờ là mùa gặt: Cả giáo sư lẫn sinh viên bèn ra đồng làm việc cả ngày. Họ gặt hái giúp nông phu. Tối lại họ thay phiên giảng trong các nhà thờ đông nghẹt thính giả và kết quả thật lớn lao. Cứ như thế Trường Cao đẳng Thần đạo của Bác sĩ đi từ chỗ này đến chỗ khác, nhóm họp giảng dạy và phục vụ Chúa kết quả thật chắc chắn và rõ rệt. Dầu vậy cũng có nhiều chi hội quá bận tâm về trình độ học vấn hơn là sự phục hưng phần thuộc linh. Bác sĩ cùng rất đau thương cho tình trạng thuộc linh nhiều chi hội khi thấy họ tiếp rước Trường Bác sĩ cách nguội lạnh lạt lẽo.Danh tiếng Bác sĩ lúc bấy giờ đồn đãi đến các tỉnh khác nữa. Vào đầu năm 1929 Bác sĩ nhận lời mời đến thăm các chi hội ở Amoy, Chuan-chow và Chang-chow ở miền Nam. Thật Đức Chúa Trời đã đóng ấn chứng Ngài trên chức vụ đầy tớ Ngài cách đặc biệt. Ông cũng nhận được hiện tượng về một chức vụ rộng lớn ở nhiều tỉnh khác và có thể ngoài nước Trung Hoa nữa. Nhưng vì thì giờ chưa đến đó thôi. Trong mùa thu năm 1930 ông đi thăm miền Bắc của tỉnh ông và tại các nơi như Shung-chang, Yen-ping và Yangkou. Thật Chúa có đại dụng ông để an ủi, giục giã các Hội thánh Chúa ở các nơi này. Vì các chi hội này đang làm phải cao trào chống đối và ghen ghét cùng sự vô kỷ luật đang hoành hành khắp nơi. Tại Yenping có nhiều sinh viên tỏ ý hâm mộ Đạo Chúa và rất ưa thích nghe Bác sĩ giảng nhưng cũng có sự chống trả, ngăn trở mãnh liệt của Đảng vì họ quyết định bắt Bác sĩ cho kỳ được.Tối đấy trong khi họ họp kia, biểu quyết bắt Bác sĩ thì thình lình Bác sĩ lâm bệnh. Một Y khoa bác sĩ đựơc mời đến để khám bệnh cho Bác sĩ Tiết, Y khoa Bác sĩ ấy liền khuyên Bác sĩ Tiết nên đình chỉ việc giảng dạy và hãy về nhà ngay để nghỉ ngơi. Vì vậy sáng sớm hôm sau Bác sĩ đã đi trước đó độ một hay hai giờ.Bác sĩ Tiết cũng rất băn khoăn lo lắng về các Hội thánh phụ cận đang bị bỏ bê. Ông sắp đặt chương trình có hệ thống để huấn luyện các vị Truyền đạo tại vùng. Ông muốn họ được dạy dỗ trên nền tảng lẽ thật của Kinh Thánh. Vì vậy ông đã chia số 100 làng có Hội thánh ra từng nhóm 10 làng một và ông phải để trọn cả một năm để đi thăm viếng từng nhóm một theo phiên thứ. Tại một trung tâm kia ông tổ chức một lớp dạy Kinh Thánh thì có độ hơn 40 đến 58 đại diện các Hội thánh đến học Bác sĩ chỉ dẫn cho họ phương cách lập gia đình lễ bái cùng những phương pháp mới và các tài liệu mới để phục vụ Chúa cách có hiệu lực. Ông cũng tổ chức lớp đặc biệt để giúp đỡ các thanh thiếu niên biết cách hiệp tác với Mục sư Truyền đạo hầu có kết quả hơn. Tại một trung tâm khác Bác sĩ đã dạy trọn cả sách Tin Lành Giăng cho lớp thanh thiếu niên. Dầu Bác sĩ không có hơn 1.000 gia đình tín đồ biết lập

gia đình lễ bái. Lòng ông rất được khích lệ, giục giã khi thấy các chi hội hoan nghênh ông. Nhưng ông cũng gặp nhiều trở lực giữa hàng ngũ các Mục sư Truyền đạo đang được Hội truyền giáo phụ cấp. Họ tỏ ý không ủng hộ ông. Nhưng Bác sĩ rất thông cảm nỗi khó khăn thiếu thốn của họ. Thường thường họ nhận tiền lương rất ít, không đủ để sống nên hằng mong mỏi số phụ cấp được tăng lên. Các vị Mục sư Truyền đạo ấy hình như không có thì giờ và khả năng để nuôi nấng săn sóc đời thuộc linh của bầy chiên và cũng không lo tròn phận sự thánh mình nữa. Vả lại một chức vụ chăn thuê luôn luôn là một hòn đá làm vấp phạm cả tín đồ lẫn người ngoại nữa.Lễ Phục sinh năm 1930 đang bước tới. Tính đến hôm nay thì Bác sĩ Tiết đã trở về Trung Hoa hai năm rồi. Trải qua thời gian ấy Bác sĩ chu lưu nhiều nơi và làm việc rất khó nhọc. Đến năm nay ông bà đã được hai con: Một gái và một trai. Ông là một Truyền đạo tình nguyện nghĩa là chẳng lãnh phụ cấp thường xuyên của ai hoặc của Hội truyền giáo nào cả. Hai ông bà rất thiếu thốn. Nhiều khi cả hai vợ chống phải ngồi bàn luận với nhau hai ba lần trước khi tiêu xài một món tiền nhỏ. Chúng ta cũng hơi ngạc nhiên là thấy nhiều khi ma quỷ cũng còn đến cám dỗ Bác sĩ và gợi ý với Bác sĩ rằng với thời gian qua ông có thể lãnh nhiều tiền của chính phủ lắm. Nhưng tại sao ông đi phục vụ Đức Chúa Trời mà tiền bạc lại ít ỏi và phần thưởng thì nhỏ nhen quá thế? Một ngày kia sự cám dỗ ấy vây hãm ông gắt gao trong “Tuần lễ khốn nạn”. Nhưng trong lúc ông suy nghĩ về cả con đường thập tự giá thì ông nghe tiếng Chúa truyền phán cùng ông: “Con không thể vâng lời ta trọn vẹn sao? Con không thể dâng trọn cả người con cho Ta? Ta biết tất cả những điều lo lắng của con. Khá nhớ rằng sau sự sĩ nhục và đau đớn của thập tự giá thì sự vinh hiển phục sinh hiện ra. Hãy nhẫn nại một chút nữa mọi việc sẽ được tốt đẹp.”Nhưng nhẫn nại không phải là dễ đối với Bác sĩ Tiết. Sau đó chẳng bao lâu thì có thơ mời ông đến giảng đạo ở thành phố Nan-chang là thủ đô của tỉnh Quảng Tây và đến Nan-king là kinh đô toàn quốc. Ông hăng hái chuẩn bị lên đường. Nhưng lời Chúa truyền cùng ông rằng: “Hỡi con ta ơi, hãy chờ đợi chút nữa. Thì giờ ta chưa đến đâu.” Một mụt nhọt đã vỡ ra khiến ông nhức nhối đau đớn ngăn cản sự nóng nảy hấp tấp của ông. Và dầu ông sắp đặt hành lý xong xuôi sẵn sàng lên đường nhưng Đức Chúa Trời đã dùng hàm thiếc và cương để kềm ông lại? Bệnh dịch tả phát ra ở Hinh Hoa và chính ông cũng lâm bịnh ấy. Trong cơn gian truân ông kêu cầu Chúa và xưng tội nóng nảy với Chúa là ông muốn làm một người Truyền đạo tầm thường trong khu vực này nếu đó là ý muốn Chúa. Sau khi đã được chữa lành, ông lại nhận lời mời giảng cho các thiếu nhi ở Hai-tan và trong chiếc dịch này có rất nhiều thiếu nhi tiếp nhận Cứu Chúa. Kế đó ông cũng được mời giảng cho một Hội đồng bồi linh cho cả vị thủ lãnh các Hội thánh tại một cù lao. Nhờ

cuộc bồi linh này đời thuộc linh nhiều tôi tớ Chúa được dấy dức lên và khởi sự phục vụ Chúa cách mới mẻ. Toàn cả cù lao đều rung động bởi chiến dịch truyền đạo do Hội thánh bồi linh này sinh ra. Quả thật Đức Chúa Trời đã tiếp nhận sự đầu phục vô điều kiện của Bác sĩ Tiết. Cho nên sau đó Ngài đã mở cửa truyền đạo ở nhiều miền rộng lớn cho ông bước vào. Trong khi Bác sĩ Tiết còn ở Hiệp chủng quốc, chưa trở về Trung Hoa thì các miền phụ cận hinh Hoa rất nguy hiểm vì đầy trộm cướp. Nhưng trải qua ba năm vị truyền đạo trẻ tuổi và tri thức này đã tự do hoạt động cho Chúa và bởi quyền năng của Tin Lành, ông đã đem an ninh trật tự lại cho các miền ấy.Tiếc thay chẳng bao lâu sau đó một đạo quân phiến loạn đã đột nhập vào tỉnh này. Các giáo sĩ Hội Giám lý buộc phải di chuyển đến các tỉnh lỵ lớn. Nhưng nhóm tín đồ lâu nay cộng tác với Bác sĩ thì tản lạc chạy trốn về nhà họ. Cửa truyền đạo trong xứ thình lình đóng lại một lần nữa. Tất cả những cái cầu đều bị chặt. Ông chẳng biết gì ngoài ra là phải tiến tới và tràn vào những chiến địa mới.Dầu vậy những sự thử thách chưa hết đâu. Chẳng bao lâu sau khi ông được lành bệnh thì bà Tiết và con ông mới lên ba tháng tên Xuất Ai-cập ký lại lâm bệnh nặng. Và ít ngày sau đó thì con yêu dấu ông về với Chúa. Hai ông bà đau đớn biết bao trong cơn thử thách nặng nề này nhưng họ biết tìm nguồn an ủi trong truyện tích ông Môi-se. Ba ngày sau khi an táng con, Bác sĩ Tiết lại lên đường đi truyền đạo. Lần này Chúa có phán với ông rằng: “Hỡi con, hãy chờ dậy, thì giờ đã đến rồi. Hãy ra khỏi quê hương con và hãy đi đến nơi nào ta dẫn con đi.”Ông Tiết làm chứng lại rằng: “Nghe tiếng Chúa, tôi không dám trì hưỡn, trễ nải chút nào, tôi từ giã vợ tôi đang nằm trên giường bệnh; tôi từ giã gia đình tôi rồi lật đật xuống tàu đi Thượng Hải. Tôi không dám ngó ngoái lại nhìn vợ tôi đang đau khổ buồn bã nhưng tôi phải theo Đấng Christ trên con đường thập tự giá.”

...... VÀ TRONG XỨ SA-MA-RI (1930-1931)

Năm 1930 Bác sĩ Tiết đi dự Hội đồng Hội Giám lý ở Hinh Hoa. Khi ông ở Mỹ mới về thì người ta cũng có mời ông giảng cho Hội đồng này. Lúc bấy giờ phong trào chống đối tín đồ Chúa rất mãnh liệt nên ông chọn truyện tích ông Giô-na làm đề tài cho bài giảng của ông. Ông so sánh tàu ông Giô-na với Hội thánh đang bị dồi dập giữa cơn bão tố và vị tiên tri ngủ mê giữa cơn nguy hiểm nọ là các vị Mục sư Truyền đạo. Một bài giảng ngay thẳng như thế khiến một số người chẳng thích nhưng Bác sĩ Tiết chẳng bao giờ tìm kiếm danh tiếng nên chẳng hề sợ nói thẳng và nói mạnh. Nên chẳng bao lâu có tiếng đồn ông là người hay chỉ trích cách cay nghiệt những Mục sư,

Truyền đạo bất trung trong nhiệm vụ rao giảng Tin Lành và dẫn đưa tội nhân đến với Đấng Christ.Ông cũng thấy rõ tình thế nước Trung Hoa lúc bấy giờ nữa. Cách các giáo sĩ ngoại quốc đã đào luyện và bổ chức các người hầu việc Chúa rất thất sách. Có người không được Đức Chúa Trời kêu gọi cũng được bổ nhiệm truyền đạo. Cũng có người không hề từng trải ơn cứu rỗi, coi sự giảng Tin lành như một nghề nghiệp, một con đường tiến thân. Vì Hội thánh Trung Hoa có những vị Mục sư Truyền đạo như thế nên kết quả rất tai hại. Sự phục hưng giữa các Mục sư Truyền đạo có lẽ không thành vấn đề được, chẳng qua vì họ chống trả. Bởi thế khi Bác sĩ đi đến đâu cũng chỉ trích các chức viên, các giáo sư Trường Trung học của Hội thánh. Sự chỉ trích cay nghiệt luôn luôn chọc tức những kẻ cứng lòng, cố chấp và khiến họ lại phản kháng, cãi trả kịch liệt.Trong thời gian ông Tiết bước vào chức vụ lớn lao, một Truyền đạo tình nguyện ở tại hội đồng Hinh Hoa thì ông đã thấy rõ ông được Chúa gọi để làm một chức vụ giống như Giăng Báp-tít là tố cáo tội lỗi bất cứ ở đâu; và ông đã can đảm nhận lãnh không hề rút khỏi chức vụ khó khăn này. Ông tin rằng Chúa ban cho ông 15 năm để làm trọn chức vụ này và chẳng bao giờ ông tiếc mình tìm cách tránh trút mạng lịnh Chúa đã giao phó cho.Cuộc hành trình xa nhà thứ nhất của Bác sĩ là cuộc hành trình đi Bắc Kinh. Giám mục của Hội Giám lý ở Trung Hoa lúc bấy giờ có ý định là sau khi ông nghiên cứu xong vấn đề này về thì sẽ cử ông giữ chức giám đốc ngành này để hướng dẫn chương trình nâng cao trình độ học vấn trong Hội thánh Giám lý toàn khu vực truyền giáo của Hộ tại Trung Hoa. Khi đến Thượng Hải Bác sĩ được tin một Hội đồng thường niên của miền đông Trung Hoa đang nhóm ở Hu-chow tại tỉnh Quảng Tây do các nhà thủ lãnh của Hội nghị Cơ-đốc quốc gia ở Trung Hoa tổ chức. Có trên 100 đại biểu từ các tỉnh đến dự Hội đồng này. Bác sĩ cũng đến dự nhưng chẳng cho ai hay cả. Ông muốn đến nghe để học hỏi thêm. Ông mặc một bộ áo quần bằng vải nội hoá rất thô sơ, có khi lại mặc một bộ âu phục cũ kỹ và với da mặt rám nắng, ông không ra vẻ một đại diện chánh thức gì cả. Suốt một hai ngày đầu, ông đến nhóm nhưng chẳng giao thông trò chuyện với ai cả. Ông cũng không dự phần vào sự bàn luận vì ông không biết tiếng miền này. Nhưng một ngày kia, trong giờ cầu nguyện, ông được thúc giục đứng dậy cầu nguyện. Và lời cầu nguyện đựơc Chúa cảm động nên rất có quyền năng. Sau đó bà Milican thuộc Hội Trưởng lão Mỹ trong Hội Tin Lành Văn hoá tìm gặp ông. Bà ngạc nhiên khi thấy ông nói tiếng Anh cách lưu loát. Người ta liền mời vị khách đặc biệt đã nhóm với họ hôm nay mà không cho ai biết tên tuổi đó làm chứng về công việc ông đã làm ở Phúc Kiến trong ba năm nay. Nhất là họ muốn nghe ông nói về vấn đề thiết lập gia đình lễ bái của các tín đồ. Hội

đồng cũng mời ông làm chứng cho các đại biểu và giảng dạy trong các chi hội, Trường học và bệnh xá nữa. Như thế không kể tỉnh ông thì đây là tỉnh thứ nhất đã mở cửa hoan nghênh ông giảng Tin Lành. Khi Hội đồng bế mạc, Bác sĩ Tiết đi Hangchow, rồi trở về Thượng Hải và ở tại nhà ông bà Mục sư Frank Milican. Họ sắp đặt chương trình cho ông giảng dạy cho Hội Tin Lành Văn hoá về việc truyền đạo và công cuộc tổ chức gia đình lễ bái cùng phong trào nâng cao học vấn tín đồ. Nhưng ông cũng lo đi Bắc Kinh sớm chừng nào hay chừng nấy. Khi đến Nanking là thủ đô toàn quốc, ông đến thăm vị Đốc học đầu tiên của Trường Trung học Memorical ở Hinh Hoa, Trường cũ của ông. Ấy là ông bà Jones. Ông Jones bây giờ đang làm giáo sư Trường Đại học Ginlinh, là Trường mà trước khi đi Mỹ ông Tiết muốn đến học. Sau mấy ngày ở đây ông vượt qua sông Dương-tử và bắt đầu đi về phiá Bắc hướng về Tienstien. Lúc bấy giờ nhằm tháng chạp. Ông cảm thấy ông đến một nơi xa lạ. Ông không biết tiếng miền Bắc và cũng không chuẩn bị áo quần ngự hạn nữa. Khi đến Changlinh gần Tienstin ông ghé thăm Mục sư Dewey. Giáo sư Dewey từng học ở Đại học đường Wesleyan ở Ohio nên rất rõ Bác sĩ Tiết. Bởi vậy ông khuyên Bác sĩ chớ phí thì giờ lo về văn hoá hay học vấn. Vì theo ông Hội thánh đang cần một cuộc phục hưng kể cả các nhà lãnh đạo Hội thánh nữa. Ông cũng đến thăm Shanhaikwan rồi đi Bắc Kinh. Mục sư Backus mời ông giảng cho một lớp truyền đạo và làm chứng về những công việc ông đã làm trong ba năm nay tại Phúc Kiến. Từ đó ông đi Paoting và ở đây ông phải chiến đấu với cơn rét ghê sợ. Ông cũng có dịp giảng cho một hội chúng vỏn vẹn có 5 người lớn và 500 học trò. Sau đó ông đến Tingsien để thăm Tấn sĩ James Yen. Ông này là nhà sáng lập và giám đốc công cuộc thí nghiệm bình dân giáo dục và bởi đó tên tuổi ông đã vang lừng khắp cả thế giới.Bác sĩ Tiết rất cảm động thấy mọi điều xung quanh ông; nhưng trong một chiêm bao Chúa phán cùng ông và cho ông biết về truyện tích cây vả chỉ có lá sum sê mà không có quả. Chúa cũng dạy thêm Bác sĩ hiểu rõ rằng dầu văn hoá cao, học biết rộng, khôn ngoan, tài ba và thành công theo con mắt loài người nhưng trước mặt Đức Chúa Trời thì chẳng có giá trị bao nhiêu. Vì vậy đáng lẽ lưu trú lại một hai tháng để khảo sát thì Bác sĩ chỉ ở lại hay ngày thôi. Bác sĩ trở về Bắc Kinh và hết sức suy gẫm về ơn kêu gọi của Chúa cùng chức vụ cao quý Ngài đã ban cho 6ong để chuyên lo đánh thức những kẻ nghủ mê và cảnh cáo hội thánh nguội lạnh. Từ trước đến nay chưa bao giờ ông nhận thức rõ rệt sự thiếu thốn cần dùng của nước Trung Hoa là Tin Lành, Ân điển đơn sơ của Đức Chúa Trời. Quả hẳn các điều khác cũng rất ích lợi chớ, nhưng Tin Lành là tối cần cho Trung Hoa.Khi Bác sĩ Tiết đến Bắc Kinh thì người ta liền mời ông ở lại đây để hầu việc Chúa nhưng ông từ chối và lật đật trở về Thượng Hải. Lúc bây giờ Tấn sĩ

Tojohito Kagawa, một tín đồ Nhật đang diễn thuyết tại Đại học đường Thượng Hải. Bác sĩ liền đến dữ thính những buổi diễn thuyết của vị Tấn sĩ này nhưng Bác sĩ liền thất vọng vì Tấn sĩ Tagawa rao giảng một Tin Lành xã hội thôi. Khi ông Kagawa gặp Bác sĩ Tiết thì liền mời Bác sĩ giảng về quyền năng huyết Chúa Giê-xu, về sự linh nghiệm thập tự giá và sự cần yếu sanh lại cùng sự quan hệ của sự đầy dẫy Đức Thánh Linh là những đề tài mà những người đã mời ông Kagawa ít ưa nên Bác sĩ chỉ nhận giảng một lần thôi.Sau đó thì bà Milican mời và sắp đặt Bác sĩ giảng cho Trường trung học của Hội Truyền giáo Trưởng lão Mỹ. Khi nghe Bác sĩ giảng thì nhiều học sinh trường này được tỉnh thức. Bác sĩ cũng có dịp giảng ở hội thánh của Hội truyền giáo Cơ-đốc và Giáo sĩ Liên hiệp tại phía Bắc Szechan và các nơi khác, nhưng ông Tiết không thoả lòng về mình và cũng không tin quyết ở các bài giảng mình nữa.Khi người ta nghe tin ông ở Thượng Hải thì nhiều hội mời ông giảng. Hội Bê-tên do bà Tấn sĩ Mary Stone là một nữ tín đồ Trung Hoa và cô Jenny Hughes chủ trương đã từng nghe ông Kế Chí Văn nói về Bác sĩ Tiết nên rất hoan nghênh Bác sĩ rất long trọng và nồng hậu. Họ mời Bác sĩ giảng cho Trường Trung học và các lưu trú học sinh. Ông giảng về truyện tích Chúa hoá bánh và cá nuôi năm ngàn người cùng thúc giục thính giả hãy mau mau lo cung cấp sự thiếu thốn cần yếu thuộc linh cho dân chúng Trung Hoa: Ấy là đem Tin Lành rao giảng cho dân chúng vậy. Người ta cũng mời Bác sĩ giảng dạy Kinh Thánh thì ông cũng vui mà làm. Người ta rất hoan nghênh ông và đặc biệt chú ý đến các ông giải nghĩa Kinh Thánh nhưng về phần ông thì ông nhận thấy ông chưa đầy đủ quyền năng của Chúa. Lúc bấy giờ tâm trí ông đang suy nghĩ về một vấn đề là làm thế nào để nhận được quyền năng Chúa hầu dẫn đưa tội nhân đến với Chúa. Bởi vậy khi ông Kế Chí Văn và ông Frank Ling mời ông đi truyền đạo với họ ở miền Bắc thì ông từ chối và ông muốn trở về hinh Hoa.

LỬA TRỜI BẮT ĐẦU CHÁY

Lúc bấy giờ là giữa mùa đông, Bác sĩ Tiết đang ở Thượng Hải đợi tàu để trở về tỉnh nhà. Trong khi chờ đợi Bác sĩ nhận được thơ của ông W.E.Schubert, Giáo sĩ Hội Giám lý tại Nan-ching thuộc tỉnh Quảng Tây, Giáo sĩ khẩn thiết mời Bác sĩ đến giảng phục hưng tại khu vực này. Về sau Bác sĩ có làm chứng lại việc này rằng: “Tôi nhận thấy trong lời mời của Hội thánh Nan-chang đây quả có sự cai trị và dẫn dắt của Chúa. Thật đây là khúc quẹo của chức vụ tôi, là điểm kết thúc chặng đường quanh quẩn của bầu không khí

bàn tán về “phong trào”, “giáo dục”, “hy sinh”. Nếu tôi đã trở về Hinh Hoa thì tôi chẳng bao giờ làm xong một công việc gì cho Đức Chúa Trời cả. Như thế là tất cả những công việc tôi đã làm đến hôm ấy đều thiếu sự chỉ dẫn và mục tiêu. Tôi đã thử phục vục Chúa trong một khuôn rộng rãi, dễ dàng của đạo Đấng Christ thôi Tôi chẳng ăn khớp vào và cũng không có lối thoát ra. Cuộc hành trình tôi đi đến Nan-chang đã đem lại cho tôi ánh sáng và phương hướng mà tôi rất cần. Một tương lai sáng láng đầy hứa hẹn đã mọc lên trước mắt tôi. Chúa Giê-xu đã nói: “Con Người đã đến để tìm và cứu kẻ bị mất.” Chao ôi, có nhiều người hầu việc Chúa mà cứ phí thì giờ để bàn tán hảo về “phong trào.” Nhưng phong trào mới này qua đi phong trào khác lại tiếp đến. Và trong khi họ bàn tán gây nên những phong trào ấy thì lòng người ta vẫn cứ trơ như đá lạnh như đồng, không lay không chuyển. Linh hồn người ta vẫn cứ hư mất và đi đến vực sâu. Họ quên rằng Chúa đã đến cứu tội nhân. Và công cuộc cứu vớt tội nhân là vấn đề quan hệ duy nhất.” Lúc bấy giờ nội chiến giữa đảng quốc gia và cộng sản đang ác liệt diễn ra trong tỉnh Quảng tây. Các bạn hữu ông trong Hội Bê-tên hết sức khuyên can ông đừng đi Nan-chang. Nhưng ông đã biết chắc Chúa kêu gọi ông nên hoãn việc nhà, và không quản nệ sự nguy hiểm, vượt dòng sông Dương-tử đến Nan-chang. Sau đó chẳng bao lâu ông mới hay là Giáo sĩ Schubert đã hiệp cùng một Mục sư Trung Hoa để cầu nguyện trọn một tháng Trường xin Chúa ban cho họ một cơn phục hưng. Nhưng họ chưa thấy gì rõ rệt cả. Mồng một tháng giêng năm 1931 họ lại bắt đầu cầu nguyện nữa và cứ khẩn thiết xin Chúa ban cho họ một cơn phục hưng. Họ khóc lóc thiết đảo xin Đức Chúa Trời hãy đến ban sự sống mới cho Hội thánh chết của Ngài ở đây.Thế rồi trong tuần tháng hai Bác sĩ Tiết đến nơi. Lúc bấy giờ tín đồ ở Hội thánh Nan-chang chưa từng biết những cuộc nhóm họp phục hưng. Tuần thứ nhất chỉ có 80 hay 90 người đến dự thôi. Nhưng cuộc giảng tuần ấy cũng chưa có sự kết quả hiển nhiên. Vào tuần lễ thứ hai Bác sĩ Tiết giảng dạy cho học sinh trong Trường trung học nhưng cũng chẳng thấy một kết quả nào rõ rệt cả. Bác sĩ liền tự tra xét mình và tự hỏi tại sao những người này chưa được cứu rỗi?” Ông thú nhận rằng từ lâu ông chỉ giảng cho dân chúng điều họ thích nghe thôi nhưng hôm nay ông nhất định giảng những điều ích lợi cho phần thhuộc linh họ. Một đêm kia khi ông đã lên giường nằm nghỉ rồi ông nghe tiếng cầu nguyện trên lầu. Ấy là tiếng chủ nhà ông ở đang khẩn thiết với Chúa và cầu xin một cơn phấn hưng. Tiếng cầu nguyện ấy như thế này: “Chúa ơi, xin Chúa cho con thấy một cơn phấn hưng ở Nan-chang đây bằng không xin Ngài cho con trở về Mỹ quốc cho rồi.”Bác sĩ liền chờ dậy, bước ra khỏi giường và mặc áo. Kế ông quỳ gối bên giường và cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, còn về phần con thì sao? Con có thật muốn thấy một cơn phấn hưng chăng? Ôi lạy Chúa, xin Ngài hãy bày tỏ

quyền năng Ngài ra. Xin Ngài dùng chúng con. Chúng con trông cậy nơi Chúa. Chính đêm ấy Chúa đã đáp lời cầu nguyện cho ông. Chúa đã tỏ cho ông biết là nếu muốn ánh sáng đời đời soi rọi trong tâm linh người ta thì trước hết ông phải cất bỏ màng tội lỗi đi. Ấy là ônt phải tấn công mãnh liệt những thành trì, những đồn luỹ tội lỗi trong tâm diện tội nhân trước khi sự đắc thắng khải hoàn diễn ra trong đời sống tín đồ và giữa Hội thánh. Thật là một đêm đáng ghi nhớ. Ấy là đêm mồng 5 tháng 3 năm 1931. Cũng trong đâm ấy ông nhận được nhiều điều quý báu từ Chúa mà lâu nay ông đã cố công tìm kiếm. Chúa truyền dạy ông không nên chỉ lo giảng giải hay bày tỏ “Lẽ mầu nhiệm” về các Lời Đức Chúa Trời nhưng phải tấn công quyền lực tội lỗi trong đời sống người ta. Cũng trong đêm ấy Chúa ban cho ông sứ mạng lạ lùng chứa đựng trong truyện tích người quỷ ám ở Ga-đa-nê-rơ và con trai hoang đàng và một bài giảng khác nữa về sự giả hình. Ông đã giảng đi giảng lại những bài giảng này mà không bao giờ sút kém linh nghiệm khiến nhiều tội nhân ăn năn đầu phục Chúa. Thế rồi trong tuần lễ thứ ba liền có dấu hiệu rõ ràng về công việc của Đức Thánh Linh bắt đầu thi thố.Lúc bấy giờ ông Tiết chưa có thói quen mời thính giả đến trứơc toà giảng để tiếp nhận Chúa nhưng chỉ để cho họ dịp tiện cầu nguyện. Những lời cầu nguyện như thế thật không bao giờ dứt. Nhiều thính giả liên tiếp khóc lóc cầu nguyện thảm thiết. Theo từng trải thì chỉ khi nào tội nhân cảm xúc tội lỗi mình mới cảm thấy cần có một Cứu Chúa và sau khi tiếp nhận Ngài rối thì sự vui mừng cũng sẽ là lớn lao và rõ rệt trong tâm linh họ vậy. Sự nhóm họp càng ngày càng nhiều nên các nhà lãnh đạo Hội thánh Nan-chang nhất định tổ chức một Hội ồng bồi linh khác và mời tất cả các Mục sư Truyền đạo toàn khu vực đến nhóm. Họ cũng đánh điện tín về Hinh Hoa yêu cầu cho Bác sĩ Tiết vắng mặt một thời gian nữa. Trong khi chờ đợi họ tổ chức Hội đồng này thì Bác sĩ lại đi qua Kiukiang để hầu việc Chúa. Tại Kiukiang tâm địa người ta hình như đã được sửa soạn kỹ lưỡng rồi. Hội thánh có vẻ linh hoạt hơn. Ước lượng 400 tín đồ đến nhóm vào buổi họp thứ nhất và họ hân hoan tiếp đón Bác sĩ. Chừng 220 học sinh Trường Trung học trở lại với Chúa trong những buổi giảng tại Hội thánh này. Các học sinh ấy lại tổ chức những ban chứng đạo đi ra làm chứng trong những ngày giờ nghỉ. Từ trước đến đây hẳn Hội thánh Kiukiang chưa hề từng trải những ơn phước lạ lùng như thế. Trở về Nan-chang Bác sĩ xin các giáo sĩ, tín đồ và các nhà lãnh đạo Hội thánh và Trường Trung học hãy ủng hộ chức vụ Bác sĩ bằng lời cầu nguyện hầu Chúa sẽ đánh hạ những bức từơng kiên cố của Giê-ri-cô. Ông không hề mệt mỏi nhấn mạnh rằng ơn phước phục hưng đổ xuống nhiều hay ít một phần lớn là tuỳ nơi sự thiết đảo và cầu nguyện của tín đồ hơn là nơi diễn giả Trong tuần lễ giảng đặc biệt cho Trường Trung học thì mỗi đêm Bác sĩ đều nói đến đề tài tội lỗi. Ông không thương xót nể nang người nào cả nhưng cứ đánh mạnh

và đánh thẳng vào tội lỗi của tín đồ và người ngoại. Đức Chúa Trời đã cáo trách thính giả: Lòng các thanh niên lẫn lão đại đều tan chảy. Bác sĩ Tiết không còn ngần ngại gì nữa mà tự tuyên bố rằng đó là chính công việc của Đức Thánh Linh đã thi thố trong lòng dạ các học sinh. Ông chẳng bao giờ tưởng hoặc nhận rằng ông có thể đem lại những kết quả phi thường như thế được nhưng chính là quyền năng của Đức Thánh Linh vậy. Quả thật thế, ấy chính là quyền năng Đức Thánh Linh vậy. Quả thật thế, ấy chính là quyền năng Đức Thánh Linh đả tỏ ra nên nhiều tội nhân đã buồn bã khóc lóc và ăn năn trở lại với Chúa.Cả học sinh lẫn giáo sư đều xưng tội họ ra với Chúa và xin gia nhập Hội thánh. Cũng có một số học sinh chẳng những xưng tội mình với Chúa mà còn xưng tội với nhau và làm hoà nhau nữa. Đốc học và các giáo sư cũng xưng tội với nhau và làm hoà nhau. Họ loại bỏ tất cả các tội lỗi và đền bù sự gia lậ của họ. Nhiều người đựơc giải thoát khỏi ách nộ lệ kinh khiếp của tội ác và quỷ Sa-tan. Tuần thứ hai là tuần của Hội đồng. Bác sĩ giảng đặc biệt cho những người hầu việc Chúa và các nhân viên của Hội truyền giáo. Mỗi ngày Bác sĩ giảng về sự cần yếu phải rửa sạch các bình đều nhận lãnh sự đầy dẫy của Thánh Linh. Những thanh thiếu niên đã ăn năn trở lại với Chúa trong tuần trước vẫn đi nhóm lại và hằng cầu nguyện cho cha mẹ họ cùng các bậc lão đại và toàn thể những tôi tớ Chúa hầu mỗi người trở nên những bình thánh khiết cho công việc Nhà Đức Chúa Trời. Theo quan niệm bảo thủ của người Trung Hoa thì họ cho thế là làm nhục họ nên họ khó chịu lắm. Số người không chịu ăn năn trở lại tố cáo Bác sĩ đã xui giục con cái nghịch cùng cha mẹ.Sau lễ trung thu ông Tiết liền đem nhiều thanh niên lên một quả núi kế cận để mở lớp huấn luyện ban chứng đạo. Khi đã học chương trình các thanh niên ấy liền tản mác ra trong các làng các xóm rao truyền Danh Đấng Christ cho dân chúng và cầu nguyện cho họ. Toàn thể Ban chứng đạo trẻ tuổi này đã trung tín phân phát sách đạo và hăng hái làm chứng về Chúa. Có mấy vị Truyền đạo và giáo sư Trường Trung học trước đó đã chống đối nhưng khi thấy thê liền thay đổi thái độ và vui vẻ gia nhập vào Ban. Thế là hơn 200 người đồng lòng tình nguyện đi ra làm chứng khắp nơi. Trong ngày chót họ gặp một cơn mưa nên ai nấy đều ướt như chuột lột. Dầu vậy trong buổi tiễn đưa Bác sĩ tất cả các chướng ngại vật đều bị cất khỏiv à cơn mưa ơn phước thuộc linh tuôn đổ trên mọi người. Những kẻ hay chỉ trích cũng bị Thánh Linh cáo trách và thuyết phục; họ rất sợ hãi về cơn đoán phạt tương lai nên kêu la với Đức Chúa Trời cầu xin ơn tha thứ. Ai nấy đồng lòng hiệp ý cầu xin Thánh Linh đầy dẫy tâm linh họ.Được tin Đức Chúa Trời đang đổ một cơn phục hưng lớn lao xuống trên Hội thánh Nan-chang thì chi hội Kiukiang liền mời Bác sĩ Tiết trở lại giảng cho

họ một ngày nữa hầu cũng đem ơn phước phục hưng đến cho họ. Do sự trung tín cầu nguyện của dân sự Chúa và các lời giảng dạy linh động đầy quyền năng của nhà Truyền đạo nên các Hội thánh nguội lạnh, chết cứng ở Nan-chang và toàn hạt được phục hưng và đắc thắng khải hoàn. Thế rồi chẳng bao lâu các báo chí Tin Lành lần lượt đăng tải những những bài làm chứng của bao người đã được cứu do sự giảng dạy của Bác sĩ. Nhơn đó danh tiếng Bác sĩ vang ra nhiều nơi. Khắp các phương người ta gởi thơ mời Bác sĩ đến giảng dạy cho hội thánh họ. Trước hết Bác sĩ đến Wuhu, sau thì theo lời hứa ông đi Thượng Hải và giảng cho Hội đồng bồi linh 8 ngày. Bác sĩ cũng giảng cho các nhà lãnh đạo của Hội Bê-tên nữa. Trong kỳ Hội đồng này ông là diễn giả chánh nhưng cũng có một đôi vị Mục sư của Hội Bê-tên phụ tá ông. Tại Hội đồng này ông khởi sự mời thính giả bước lên trước toà giảng cầu nguyện, phục hoà với Đức Chúa Trời. Một lần nữa người ta lại thấy những dấu hiệu hiển nhiên chứng tỏ công việc Đức Thánh Linh để thi thố: Trên 300 người bước lên trước toà giảng xưng tội lỗi và tỏ vẻ đau đớn buồn bã. Họ khóc lóc thảm thiết về các sự vi phạm của họ và nài xin ơn tha thứ của Chúa Nhưng sau khi họ đã được rửa sạch hết tội lỗi rồi thì sự vui mừng liền tràn ngập lòng dạ họ và ai nấy đều đựơc đầy dẫy Thánh Linh. Dựa theo kinh nghiệm Bác sĩ Tống thượng Tiết kết luận rằng: “Người Truyền đạo phải luôn luôn cho thính giả dịp tiện công khai xưng tội lỗi họ ra và quyết định tiếp nhận Cứu Chúa. Kế đó người Truyền đạo phải sẵn sàng an ủi nâng đỡ những tấm lòng tan vỡ của tội nhân.” Khi Hội đống này bế mạc thì Bác sĩ lại được mời đến giảng cho Hội thánh Moore Memorial. Nhà thờ của Hội này đối diện với sân đua ngựa. Có trên 1.000 thính giả đến dự thính. Có nhiều người đã bước đến trước toà giảng hết lòng tìm kiếm ơn cứu rỗi. Mục sư Beverly Hộ là người sau đã qua Java và Phi Luật Tân để giảng đạo thì lúc bấy giờ cũng có mặt tại hội đồng này và đã có dịp hướng dẫn các ban hát.Hội thánh Nan-king mời Bác sĩ giảng mỗi ngày một lần từ 11 đến 12 giờ cho một Hội đồng bồi linh của các Mục sư Truyền đạo cùng các phụ nữ hầu việc Chúa trong 5 khu vực khác nhau của Hội Giám lý. Nhưng sau khi nghe Bác sĩ giảng dạy đầy ơn và quyền năng thì liền xin Bác sĩ giảng mỗi ngày 2 lần. Diễn giả giảng trước giờ Bác sĩ là một Giáo sư Trường Đại học ở Bắc Kinh. Giáo sư này là một diễn giả nguỵ biện. Cả Giáo sư và Bác sĩ đều là khách quý của Giáo sư Jones. Lúc ban đầu Giáo sư nghe người ta đồn Bác sĩ giảng rất được phước thì ông liền đi nghe vì tánh hiếu kỳ thúc đẩy. Khi ông mới nghe một vài ngày đầu thì ông chỉ cười nhưng không phát biểu ý kiến. Nhưng trong một bữa ăn trưa kia ông tỏ với Bác sĩ Tiết rằng: “Ông Tiết ơi, mới đây tôi chưa đọc Kinh Thánh đủ.” Thế rồi trước khi Hội đồng chưa bế mạc, Bác sĩ Tiết đã chinh phục được Giáo sư Jones và dẫn đưa ông đến một đời sống đầu phục Cứu Chúa cách mới mẻ.

Tại Nan-kinh Bác sĩ Tiết rất mệt vì tim yếu. Hội Bê-tên mời ông về Thượng Hải mỗi tuần lễ để nghỉ ngơi, nhưng ông lại buộc một điều kiện là mỗi ngày cho ông giảng một lần ông mới chịu về. Bởi vậy người ta bèn sắp đặt cho ông mỗi ngày giảng một lần cho các sinh viên Trường Kinh Thánh. Nhưng chẳng bao lâu có 200 cô đỡ trốn học đến nghe giảng. Ông giảng dạy đầy năng lực; sứ mạng Chúa đuồi theo thính giả tận nhà nên có 110 người tin Chúa. Chẳng thế thôi họ còn lo lập ban cầu nguyện cho tất cả cô đỡ và bệnh nhân trong bệnh viện ấy sớm được cứu rỗi. Thấy Chúa đại dụng Bác sĩ cách lạ lùng như thế nên các nhà lãnh đạo Hội Bê-tên không do dự mời Bác sĩ trở lại dự Đại Hội đồng thường niên với họ trong tuần tháng tám.Sau đó, một Bác sĩ Y khoa đã khuyên Bác sĩ Tiết phải nghỉ hẳn 6 tháng vì cớ tim yếu nhưng Bác sĩ Tiết lại cảm thấy bệnh yếu tim của ông phát sinh từ nguồn gốc thuộc linh. Ông nói rằng tim ông yếu vì ông kiêu ngạo. Ông xưng tội rằng khi ông còn ở Nanking thì cô Elle Levritt thuộc Hội Giám lý tại Chachow ở gần một nhà máy dệt lụa trong thành phố Wisih đã mời ông đến giảng. Nhưng ông thấy thành phố này nhỏ bé bèn từ chối. Nay ông thấy Ban Truyền đạo Bê-tên đi giảng bất cứ nơi nào: nhỏ bé hay rộng lớn, đông hay ít người. Vậy là một bài học quý báu cho ông. Ông cũng nghe Ban Truyền đạo lưu hành Bê-tên nay mai sẽ trở lại Shangtung dự lễ an táng bà Stone (mẹ) qua đời ngày 25 tháng 4 và Ban cũng sẽ đến Changchow nên ông xin đi theo họ để hầu việc Chúa tại đây. Khi đến đây ông chỉ giảng một ngày một bài thôi nhưng một ngày kia tim ông thình lình đau nặng trong khi ông đang đứng trên toà giảng. Dầu vậy ông cứ giảng cho hết bài giảng. ông nói rằng nếu thật đây là bài giảng cuối cùng thì ông cũng xin hiến dâng chính mình ông cho Chúa vì muốn trả cho xong mối nợ với đồng bào.Ông luôn luôn muốn làm vinh hiển Danh Chúa mà thôi. tạ ơn Chúa, ông làm chứng lại rằng “Ngợi khen Đức Chúa Trời về công việc kỳ diệu của Ngài! Ngài đã thương xót sự yếu đuối của thân thể tôi và đã chữa lành cho tôi trong lúc tôi đang giảng với tất cả khí lực. Cho nên từ đây tôi sẽ chỉ sống cho Đấng đã cứu tôi và chữa lành tất cả bệnh tật tôi.”Mục sư Kế Chí Văn là Trưởng Ban của Ban lưu hành Truyền đạo Bê-tên này ở lại tại Thượng Hải vì mẹ ông lâm bệnh nặng. Nhưng ngày sau ông đến kịp để thông ngôn cho Bác sĩ Tiết. Và đây là khởi điểm một cuộc hợp tác giữa hai nhà Truyền đạo. Tối hôm ấy Ông Kế Chí Văn đến kịp buổi nhóm và đang khi còn mang cả áo mưa thì ông cũng làm chứng và đã dẫn đưa một thiếu nữ trở về với Chúa. Về sau cô này đi học Chủng viện Kinh Thánh tại Thượng Hải. Cô đã trở nên một người công tác trung tín với Bác sĩ Tiết. Cô hoàn toàn dâng đời sống và tài năng cho Ngài. Cô là bông trái của sự cộng lực giữa hai nhà Truyền đạo trứ danh.Khi trở về Thượng Hải Bác sĩ Tiết nhận được nhiều thơ của các Hội thánh

mới đến giảng. Nhưng ông chỉ nhận lời mời của Ban Bê-tên để trở lại giảng cho Hội thánh Shantung. Ban này cũng đến giảng ở Singtao, Tahsingting, Tsimu và nhiều thành phố khác nữa. Đi đến đâu Hội thánh Chúa đều được phục hưng, đời thuộc linh tín đồ được dấy dức và nhiều tội nhân được cứu rỗi.Ban cũng đến giảng ở thành phố Taian là nơi có mộ của Đức Khổng Tử chôn tại một quả núi đẹp đẽ kia. Chúa dẫn đưa Ban đến thành phố này trong một ngày vào tháng sáu. Phần đông tín đồ ở đây đã sa sút nguội lạnh nhưng Chúa đại dụng Bác sĩ Tiết đem 103 người trở lại với Ngài. Một trong số người ấy là một thanh niên 19 tuổi đã phạm tất cả 10 điều răn của Chúa. Nhưng khi Bác sĩ giảng về truyện tích con trai hoang đàng thì cậu khóc lóc ăn năn thảm thiết và hết lòng trở lại với Chúa. Cũng trong tỉnh ấy có một Giáo sĩ khác đã khẩn thiết mời Bác sĩ đến giảng ở khu vực ông. Dầu Ban đã mệt đừ nhưng cũng vui lòng nhận lời ngay. Chương trình giảng dạy rất nặng. Mỗi ngày giảng 7 lần. Nhà thờ thì rộng rãi nhưng Hội thánh lại chết cứng. Dầu thế Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng đã dùng Ban khiến tình hình thay đổi hẳn. Những bài âm nhạc và thánh ca đã lôi cuốn dân chúng đổ xô đến dự thính. Nhiều thanh thiếu niên được cứu ngay buổi tối đầu tiên. Còn trong những buổi giảng đặc biệt cho người lớn thì Đức Thánh Linh đã hành động cách lạ lùng. Tội nhân rất cảm xúc tội lỗi mình và hết lòng ăn năn và xưng ra tất cả đều đựơc huyết báu của Cứu Chúa Giê-xu rửa sạch. Kế đó ai nấy đều nhận lãnh được sự vui mừng từ Cha Thiên thượng. Họ sung sướng làm chứng lại các ơn phước và công việc lạ lùng Đức Thánh Linh đã thi thố trong tâm linh họ Mỗi đêm, khi giải tán ra về dân chúng vừa đi vừa hát ngợi khen Chúa giữa đường. Nhưng không phảit ất cả mỗi người đều hoan nghênh lẽ thật đâu. Một trong các giáo sĩ tại thành phố này nói với Bác sĩ rằng ông không tin sự tái lâm của Đấng Christ. Ông cũng phê bình rằng Kinh Cựu ước không thiết thực. Ông phản đối kịch liệt về sự giảng dạy Huyết Đức Chúa Giê-xu Christ và Đức Thánh Linh. Giáo sĩ này chưa biết Bác sĩ Tiết bao nhiêu nên muốn biết ý kiến Bác sĩ đối với khoa học và tôn giáo. Bác sĩ đáp: “Khoa học tốt, nhưng khoa học không cứu loài người thoát khỏi tội lỗi được.” Khi giáo sĩ ấy ngỏ ý về Tấn sĩ Harry Emerson Fosdich và Mahatma Gandhi là hai tín đồ kiểu mẫu. Bác sĩ Tiết đáp: “Trung Hoa không cần sự dạy dỗ ông Fosdich và Gandhi. Vì sự dạy dỗ của Đức Khổng Tử còn tốt hơn sự dạy dỗ của hai ông ấy nhiều lắm. Điều người Trung Hoa cần là Giê-xu Christ và thập tự giá của Ngài. Người ta nói về ông Fosdich nhưng người ta không biết ông ấy. Tôi đã học với ông ấy nhưng tôi đã loại bỏ tất cả những sự dạy dỗ của ông ta.”Trong buổi nhóm họp kế đó Bác sĩ Tiết đã giảng một bài về thập tự giá và trên 100 người ở lại cầu nguyện và xin tình nguyện vác thập tự giá để theo

Đấng Christ. Khi Bác sĩ đến giảng ở thành phố Tienghsin thì sinh viên các trường công tìm cách phá phách vì lúc bấy giờ phong trào chống nghịch tín đồ Đấng Christ còn cao. Nhưng sau khi nghe Bác sĩ giảng thì một số lớn sinh viên ấy trở lại tin Chúa. Cuộc nhóm họp lại dời đến Chủng viện Kinh Thánh và tại đây Lời Đức Chúa Trời bắt đầu hành động rất mạnh trong lòng nhiều sinh viên. Một đêm kia có 300 người tìm kiếm Chúa và phục hoà với Ngài và với nhau. Họ ăn năn khóc lóc, tỏ vẻ rất buồn bã về tội lỗi, tỏ vẻ rất buồn bã về tội lỗi họ đã vi phạm.Tin phục hưng tức thì đồn ra khắp nơi trong thành phố nên dân chúng từ các nơi đua nhau kéo đến nghe giảng. Nhà thờ lớn nhất tại thành phố này cũng không đủ chỗ chứa. Mỗi khi người nào xưng tội ra và lìa bỏ thì một luồng sóng vui mừng lan khắp hội chúng. Lời ngợi khen dâng lên không ngớt hoà lẫn với lời cầu nguyện lớn tiếng. Các nữ học sinh trường Trung học thì sau khi cầu nguyện bèn đứng dậy nắm tay nhau tôn vinh Danh Chúa. Nhiều lần bài giảng phải gián đoạn và rút ngắn vì có người muốn xưng tội và đền bù sự gian lận với một thính giả có mặt trong hội chúng. Một Mục sư lớn tuổi đã xưng tội mình vi phạm từ 37 năm nay và tội ấy đã khiến chức vụ ông trở nên yếu đuối và lui đi. Một thủ quỹ của bệnh viện lâu nay đã lạm tiêu ngân quỹ của viện và bây giờ tính hết tổng số và xin đền lại cho viện. Thấy thế mỗi môi miệng đều reo lên: “Ngợi khen Chúa.” Lời ấy làm chứng về công việc quyền năng Chúa đã thi thố trong linh hồn họ. Và mỗi khi một người nào giữa hội chúng được cứu thoát khỏi ách nô lệ của tội ác thì tiếng ca hát rập ràng vang dậy rằng: “Giê-xu bẻ gãy xiềng xích! Giê-xu giải thoát tôi tự do!”Sự vinh hiển Chúa đầy dẫy nhà thờ và nhiều tấm lòng đã mở toan ra cầu xin Đức Thánh Linh ngự vào cách đầy dẫy.Thật thì giờ chóng qua như thôi đưa, mới đó mà tháng 8 sắp đến rồi. Lúc bấy giờ không ai có hy vọng sẽ có một Đại Hội đồng thường niên ở Thượng Hải được. Nội chiến, cướp bóc v.v.. đang phá hại đường sá cầu cống và ngăn cản sự lưu thông. Dầu vậy các vị thủ lãnh của Hội thánh Chúa vẫn nhứt định tổ chức một Đại hội đồng thường niên. Các vị Mục sư, Truyền đạo và tín đồ khắp nơi lũ lượt kéo nhau đến nhóm. Có trên 700 đại biểu từ xa đến phó hội. Họ chẳng quản ngại sự nguy hiểm quyết tâm đến lạnh ơn phước Chúa. Dân chúng các nơi thành phố cùng nô nức đến dự nữa. Vì vậy số thính giả tăng lên hơn 1200 người nhóm trong nhà thờ Bê-tên. Người ta xin Bác sĩ Tie7t sắp đặt chương trình cho Hội đồng này. Khẩu hiệu của Hội đồng là “Phục hưng”. Các diễn giả chính là: Mục sư Kế Chí Văn, Bác sĩ Tống Thượng Tiết và Mục sư L.C.Ting. Các đề tài của các bài gia3ng là: Cầu nguyện phục hưng, ca hát Phục hưng, Kinh Thánh phục hưng, phục vụ phục hưng, làm chứng phục hưng. Trải qua cả kỳ Hội đồng này điều các diễn giả nhấn mạnh là sự cầu yếu truyền đạo cho toàn cả nước Trung Hoa. Mỗi diễn giả đều thúc

giục thính giả kíp truyền đạo, làm chứng đạo cho nước Trung Hoa ngay không nên phí thì giờ. Diễn giả cũng khuyên rằng muốn đạt được mục tiêu này thì mỗi thính giả phải phục hoà với Chúa, tìm kiếm sự giải cứu khỏi tội lỗi và xin cho bằng được quyền năng của Đức Thánh Linh để làm việc lớn trong Danh Giê-xu Christ. Chẳng quản nắng nóng gì cả, Bác sĩ Tiết giảng dạy cách nảy lửa và linh động. Ông lưu ý mỗi thính giả muốn hầu việc Chúa, làm chứng đạo được kết quả thì phải nên Thánh. Sau mỗi lần giảng xong, ông tha thiết kêu gọi cách cảm động: “Hỡi các bạn, các bạn đã sẵn sàng cho công tác này chưa? Tay các bạn có sạch sẽ để làm việc này không? Các bạn có từng trải quyền năng Đức Thánh Linh trong đời sống mình không? Hãy kêu xin Chúa điều ấy đi? Xin các bạn hãy sửa soạn mình cho công tác này đi. Xin các bạn hãy cầu nguyện. Hãy đứng dậy và cầu nguyện. Hãy dơ tay ra và nắm lấy Đức Chúa Trời”Thế rồi cả Hội chúng đứng dậy như một người và đồng cầu nguyện lớn tiếng. Họ khẩn thiết cầu nguyện cho chính mình họ và cho triệu triệu người chưa biết Chúa ở Trung Hoa. Mỗi một tỉnh đều có người đại diện. Tay họ đưa lên trong khi nài xin với Chúa như Ê-xơ-tê lúc xưa đã giơ ra đến cây phủ việt của Vua để cầu xin một điều vì dân sự yêu dấu của họ. Ôi thật cảm động thay lời cầu nguyện của họ. Họ làm như thế chẳng phải một hay hai ngày nhưng sau mỗi lần giảng dạy, suốt qua cả kỳ Hội đồng đến nỗi chúng ta có thể nhìn thấy trên mặt sáng rỡ họ, khi họ bước ra khỏi nhà thờ và biết rằng điều họ cầu xin đã được Chúa nhậm rồi vậy. Buổi nhóm họp cuối cùng thì biệt riêng cho sự làm chứng. Các đại biểu liên tiếp đứng lên làm chứng. Không ai có thể chấm dứt được buổi nhóm họp này. Các vị Mục sư lãnh đạo Hội thánh cũng đứng lên làm chứng rằng họ rất hổ thẹn về chức vụ đáng tiếc của họ lâu nay. Họ cũng thú nhận lâu nay họ không lưu ý đến số phận những linh hồn đang hư mất. Họ không quan tâm đến công việc Đức Chúa Trời. Nhưng bây giờ họ đã được sự hiện thấy của Đức Chúa Trời và kế hoạch Ngài đã ban cho họ để thi hành. Các nam nữ học sinh cũng làm chứng thế nào họ đã trở lại với Chúa và quyết định nhờ Chúa để dẫn đưa những bạn đồng học đến với Đấng Christ. Thật rõ ràng Bác sĩ Tiết là một lợi khí của Chúa đã rèn luyện và lợi dụng trong một thời kỳ nghiêm trọng nhất của lịch sử nước Trung Hoa và Hội thánh Ngài.

CUỘC HÀNH TRÌNH TRUYỀN ĐẠO Ở MÃN CHÂU

Mùa thu năm 1931 tình hình chính trị giữa Nhật Bản và Trung Hoa rất căng thẳng. Mưu mô của Nhật Bản lúc bấy giờ thật rõ ràng: thôn tín Mãn Châu.Mục sư Kế Chí Văn là Trưởng ban của Ban lưu hành Truyền đạo Bê-tên có

ý định đi thăm viếng Mãn Châu và Môn Cổ trong mùa thu năm ấy nhưng vì cửa giảng đạo đang mở rộng ở nhiều tỉnh trong nước Trung Hoa nên ông và ban rất bận rộn.Nhưng sau khi Hội đồng bế mạc thì Ban cảm thấy rất cần kíp rao truyền Tin Lành cho xứ Mãn Châu mà người Trung Hoa lúc bấy giờ là ba tỉnh miền Đông Bắc. Các nhân viên của ban là các ông Frank quê ở Phúc Châu, Lincoln Nich và ông Philip Lee. Cả ba ông đều là những người có tài về âm nhạc nhất là ông Lee. Sau đại Hội đồng năm ấy thì Mục sư Kế chí Văn chánh thức mời Bác sĩ Tiết gia nhập Ban họ. Vả lại trong kỳ đại Hội đồng vừa rồi hội Bê-tên chẳng những nhấn mạnh mà còn biểu quyết thành lập bốn Tiểu ban là bốn đặc sắc của Hội như sau đây: Ban cầu nguyện liên tục tức là Tháp canh, Ban chứng đạo, lớp Kinh Thánh và gia đình lễ bái. Nhìn qua bốn biểu quyết này chúng ta nhận thấy ảnh hưởng của Bác sĩ Tiết lớn biết dường nào. Vì đã mấy năm nay Bác sĩ đã từng lập những Ban chứng đạo, những lớp Kinh Thánh và khuyến khích tín đồ thiết lập những gia đình lễ bái. Còn về Tháp canh thì hội Bê-tên thiết lập một phòng cầu nguyện ở tại nhà thờ Bê-tên. Mỗi ngày, từ sáng sớm đến tối mịt luôn luôn có người thay phiên nhau cầu nguyện thiết đảo cho những ban chứng đạo. Theo chương trình đã ấn định thì Ban lưu hành truyền đạo Bê-tên phải đến Mãn Châu cuối tháng 8 Nhưng Bác sĩ Tiết phải đưa vợ ông về Phúc Kiến trước. Họ sắp đặt ông Tiết và ông Ling sẽ gặp ba ông kia ở Đa-viên. Cuộc hành trình của hai ông bà Tiết đi về Hinh Hoa bằng tàu thuỷ cũng rất nguy hiểm. Tai nạn khủng khiếp đã xảy ra khi tàu đang vượt khơi vì nồi xúp-de bị nổ, nước tràn vào tàu đầy ập và tàu gần chìm nhưng may có tàu khác đến cứu kịp. Khi tín đồ Chúa khắp Trung Hoa được tin Chúa đã giải cứu Bác sĩ Tiết cùng gia đình ông thoát chết chìm thì họ hết sức vui mừng cảm tạ Chúa. Còn ông Mục sư Tống thì rất lấy làm thoả thích và cũng lạ lùng khi thấy một biến động lớn lao đã xảy ra trong chức vụ con của ông, nhất là thấy Bác sĩ Tiết giảng đạo rất có quyền năng của Thánh Linh Bác sĩ Tiết không dám chần chừ nhưng lật đật chuẩn bị để lên đường đi Mãn Châu ngay vì đã quá trễ rồi. Ông từ giả gia đình rồi trở lại Thượng Hải để cùng đi với ông Frank Ling. Ông có linh cảm rằng tại Mãn Châu Ban ông sẽ gặp nhiều sự khó khăn và nhiều từng trải cay đắng và phải gánh thập tự giá Chúa. Dầu vậy theo từng trải Bác sĩ đã gặp lâu nay và theo ơn Chúa ban cho Bác sĩ nhất định rằng “Dầu tôi sống hay chết Đấng Christ sẽ được cả sáng trong mình tôi” (Phí:20). Sau khi lên đường ít ngày thì Bác sĩ Tiết và ông Ling gặp ba nhân viên kia của Ban đang giảng tại Daines thuộc tỉnh Tenfanchen. Và đây là một Hội đồng của hội truyền giáo Luther. Hội truyền giáo này đã triệu tập một Hội đồng có 200 đại biểu khắp cả Mãn Châu đến dự. Khi Ban lưu hành truyền đạo Bê-tên đến thành phố này thì bất đắc dĩ lắm Hội đồng mời Ban giảng. Mỗi nhân viên trong Ban

Bê-tên có một phận sự trong buổi giảng. Trước hết ông Nieh hướng dẫn ban hát. Ông cũng độc tấu vài bài thành ca do ban Bê-tên soạn. Sau đó ông Philip Lee cũng hát ngợi khen Chúa. Kế Bác sĩ Tiết làm chứng cùng giảng dạy cách có quyền năng của Chúa khiến Hội đồng rất cảm động. Khi giảng xong Bác sĩ kêu gọi thính giả ăn năn và có độ 25 người Trung Hoa và hai giáo sĩ bước lên trước toà giảng để cầu nguyện. Họ tuôn đổ lòng dạ ra cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Họ khóc lóc xưng tội lỗi họ với Chúa. Nhưng có mấy giáo sĩ chỉ trích cách giảng giải Kinh Thánh của Bác sĩ Tiết cùng sự cầu nguyện lớn tiếng. Vì vậy ngày sau họ sai một phái đoàn Trung Hoa đến tỏ với Ban Bê-tên rằng nếu nhân viên ban không hạ bớt giọng xuống cùng bớt bộ tịch trong khi giảng và cầu nguyện thì họ không mời giảng nữa. Chắc chúng ta cũng biết rõ là những người có lòng sốt sắng vì Chúa và về Tin Lành như toàn ban Bê-tên này thì làm sao họ nhận được điều kiện hạ chế ấy. Bởi vậy nên khi ban nghe chủ tọa tuyên bố sẽ dùng giờ giảng dạy sáng ấy cho giờ bàn luận đã ấn định vào sáng thứ hai thì Ban liền sắp đặt hành lý để lên tàu hoả tối ấy ngay. họ dâng lời cảm tạ ơn Chúa vì để kể họ không xứng đáng chịu nhục vì cớ Danh Ngài. Một giáo sĩ và nhiều đại biểu khác đã đến đưa Ban lên xe lửa buổi tối ấy và giáo sĩ này đã tỏ lòng rất buồn bã về những việc đã xảy ra.Một nhân viên Bưu điện thấy Bác sĩ trên xe lửa liền bước đến tỏ với Bác sĩ rằng tối hôm qua trong khi Bác sĩ giảng ông đứng nghe ngoài cửa sổ thì ông đã nhất định tin nhận Chúa. Như vậy sự giảng dạy và làm chứng của Ban Bê-tên tại thành phố này cũng không vô ích và luống nhưng đâu. Điều làm đau lòng Bác sĩ hơn hết là việc các Giáo sĩ ngoại quốc hăm doạ sẽ rút bớt tiền phụ cấp nếu các Mục sư Truyền đạo cứ mời Ban Bê-tên giảng. Và vì điều này nên Bác sĩ đã chép trong nhật ký ông rằng: “Hỡi các bạn đồng công yêu dấu và hỡi anh em tín đồ! Tại sao các bạn còn chịu tuỳ thuộc nơi tiền phụ cấp của các giáo sĩ ngoại quốc? Anh em phải trông cậy nơi Chúa và phải nhận biết rằng một ngày kia Hội thánh phải đạt đến nền tự trị, tự lập và tự lo mở mang - ấy là hoàn toàn tự lập vậy.” Từ giã Fengfangchen Ban Bê-tên đi đến Phụng Thiên và theo chương trình ấn định Ban đến đây sớm một tuần. Vì những sự kiện xảy ra và Ban đến đây sớm một tuần thì cũng hợp thời lắm vì lúc bấy giờ đạo binh Thiên hoàng đang sửa soạn chiếm thành phố này là khởi mào cuộc xâm lược toàn cả xứ Mãn Châu. Hành động xâm lăng của Nhật Bản lúc bấy giờ đã khiến cho cả nước Trung Hoa rất tức giận, toàn thế giới khó chịu và khi Hội Vạn quốc không đủ sức để chận đứng được cuộc xâm lăng này thì Trung Hoa tuyên chiến với Nhật bản. Trong giai đoạn khủng hoảng của lịch sử thành phố này Đức Chúa Trời đã dùng Ban lưu hành truyền đạo Bê-tên để đem lại một cơn phục hưng vô cùng lớn lao cho Hội thánh Phụng Thiên mà lâu nay chưa từng có vậy. Thật là khác hẳn ở

thành phố Feneanchen.Ban đầu người đi nhóm rất thưa thớt, chỉ có 10 người được cảm động bước lên trước toà giảng vào đêm thứ nhất. Nhưng sáng hôm sau mới 5 giờ 30 nhà thờ đã đầy ặp người ta. Trong tất cả 27 buổi nhóm họp giảng dạy có đến 1.000 linh hồn đã ăn năn xưng tội lỗi họ ra và tiếp nhận Cứu Chúa Giê-xu Christ. Và càng ngày sự vui mừng càng tăng thêm giữa dân chúng khi Đức Chúa Trời thi thố nhiều việc lớn lao ở tại thành phố này. Bác sĩ Tiết có viết thơ cho Tấn sĩ Mary Stone Jr. cùng cô Hughes như thế này: “Trước khi từ giã Thượng Hải để đi Mãn Châu Đức Thánh Linh có phán trước với tôi rằng Ngài sẽ sẫn đưa chúng tôi vào đồng vắng để chịu thử thách. Mà quả thật, chúng tôi đang ở trong đồng vắng và hiện chúng tôi đang gặp ba sự thử thách. Sự cám dỗ thứ nhất là hoá đá thành bánh. Chúng tôi tưởng rằng khi chúng tôi được mời giảng cho Hội đồng ấy thì cửa giảng đạo ở Mãn Châu đã được mở ra cho chúng tôi vì chúng tôi có thể giảng cho tất cả các vị Mục sư Truyền đạo của Hội hầu việc Chúa khắp Mãn Châu đều hiện diện tại Hội đồng này. Nhưng đó không phải là đường lối Chúa. Ngài không muốn chúng tôi hoá đá thành bánh. Những giáo sĩ đầy định kiến cùng các Mục sư, Truyền đạo đầy cổ kiến, bảo thủ kia cũng giống như đá trước mặt Đức Chúa Trời vậy. Chúa có thể hoá họ thành bánh chớ, nhưng họ không chịu để Ngài biến hoá họ đâu. Chúng tôi vui mừng vì chúng tôi đã bị tống cổ ra khỏi chỗ ấy và đây là một bài học cho các nhà truyền đạo thanh niên phải biết hạ mình xuống và chớ nuôi mộng ham hố thử lật đổ thế giới này trong một giây phút... Tôi chỉ có dịp làm chứng về đời tin Chúa của tôi giữa Hội đồng này thôi. Nhưng tự nhiên là sau khi chúng tôi từ giã Hội đồng này thì chúng tôi cầu nguyện nhiều thêm để Đức Thánh Linh dẫn dắt Hội đồng.Cám ơn Chúa, tại chỗ thứ hai chúng tôi đi đến có nghĩa là “Hãy thuận theo Ý Trời”. Một đôi vị Truyền đạo danh tiếng đang có mặt tại thành phố này. Họ giúp đợ chúng tôi gây nên một sự thèm khát thuộc linh. Về phần chúng tôi thì từng trải quá trình đã dạy chúng tôi phải cầu nguyện nhiều hơn và phải biết nương sống trên lời Đức Chúa Trời. Bởi vậy chúng tôi đã hiệp nguyện với nhau mỗi ngày tám hoặc 10 lần. Chúng tôi chưa từng làm như thế trước đây. Và bởi đó chúng tôi tìm thấy chìa khoá của sự phục hưng. Và quả thật sau sự sỉ nhục của thập tự giá thì sự vinh hiển của sự Phục sanh hiện ra và vì cớ ấy Chúa đã ban cho chúng tôi 1000 linh hồn. Cùng có 279 bài làm chứng lạ lùng của những kẻ mới tin Chúa đã trao cho tôi. Hiện các Ban chứng đạo đang được tổ chức giữa các người mới tin Chúa đó. Đây là một cơn phục hưng lớn hơn hết mà tôi chưa từng thấy trong đời sống tôi. Ngợi khen Danh Thánh Ngài!...”Sau khi chiến dịch Tin Lành này kết liễu toàn Ban bèn đi xe lửa lìa Phụng Thiên sáng ngày 18 tháng 9 và đến một địa điểm thứ hai củ ahọ trong tỉnh

Heilungkang. Đây là chuyến xe lửa chót đã lìa khỏi Phụng Thiên trước khi đại binh Thiên Hoàng chiếm đóng và kiểm soát thành phố này.Thành phố lúc bấy giờ rất hỗn độn và rối loạn nhưng trong tâm điện hằng trăm linh hồn mới tiếp nhận Chúa thì được vui thoả bình yên vì tội lỗi họ đã được Chúa tha thứ. Chiến tranh gieo rắc sự sợ hãi lo lắng khắp nơi nên nhiều tín đồ khuyên toàn Ban sớm trở về nhà, nhưng nhận thấy cửa giảng Tin Lành đựơc mở ra từ thành thị này đến thành thị khác nên Ban cảm biết Chúa đang dẫn dắt. Bởi vậy toàn Ban luôn trả lời cùng họ rằng: “Đây có thể là dịp tiện chót Chúa ban cho chúng tôi và cũng là dịp tiện chót để Mãn Châu tiếp nhận Chúa.”Lúc bấy giờ Nhật Bản chưa thôn tính trọn mãn Châu và nước này chưa thành một thuộc địa của Thiên Hoàg. Và toàn ban nhắm thành phố Hairlar trực tiến. Và vì sợ không quân Nhậ ném bom nên dân chúng chẳng dám đi đâu, xe lửa lúc ấy trống không. Còn các nhân viên chánh phủ thì rất nghi ngờ 5 nhà truyền đạo trể tuổi kia bởi vậy họ xét hỏi gắt gao và đó cũng là dịp tiện cho Ban làm chứng về Chúa. Hội thánh Hailar lúc bấy giờ đang ở trong một tình trạng rất đua buồn. Mục sư của chi hội này là người chưa tin Chúa, còn hai Trưởng lão lại là người theo thế gian, tệ hơn nữa là một trong hai người ấy lại là người buôn lẫu. Dầu vậy quyền năng Chúa đã tỏ ra nên trong cuộc nhóm họp đầu tiên tại chi hội này đã có 30 người tin nhận Chúa. Và nếu Ban còn ở lại giảng lâu hơn chắc có đông người tin Chúa nữa nhưng vì được tin không quân Nhật sẽ dội bom xuống ở thành phố này nên Ban vội lên đường đến thành phố Harbin. Ban đến đây hai tuần trước ngày đã định thoe chương trình. Trước khi Ban đến thì Hội thánh Tin Lành Quốc gia với Thánh Công Giám lý Hội ở Phụng Thiên hiệp với nhau để quyên tiền tổ chức một Hội đồng bồi linh cho những chi hội Trung Hoa ở Harbin lúc bấy giờ đang ở trong tình cảnh nguy ngập thuộc linh vì bị cô lập. Nhưng than thay trong khi nhóm họp bàn tính và tổ chức thì những nhà lãnh đạo lại bất đồng ý kiến và chia rẽ nhau. Có ba nhân viên đã đuổi các giáo sĩ đi để tỏ rằng Hội thánh không phải là tay sai của người ngoại quốc đâu.Chướng ngại vật và sự trở lực rất lớn lao đến nỗi phần đông tín đồ tưởng là Hội đồng bồi linh này không thể tổ chức được. Còn các vị Mục sư ở các nhà thờ lớn, nơi Hội đồng này sẽ nhóm lại thì không chịu tiếp các diễn giả. Như thế tình hình trở nên đen tối hơn. Còn các giáo sĩ ủng hộ chương trình này thì đâm ra thất vọng.Lúc bấy giờ ông bà Giáo sĩ Deming đang phục vụ Chúa ở tại Harbin. Vì chiến dịch Tin Lành ở Haislar rút ngắn nên năm vị Truyền đạo của Ban Bê-tên đến Harbia cách thình lình. Vả khi Mục sư Hội thánh Giám lý dẫn năm ông truyền đạo ấy đến thăm ông bà giáo sĩ này thì bà Deming lấy làm bối rối, tự nghĩ không biết làm thế nào. Bà nhìn biết ngay Bác sĩ Tiết là sinh

viên Đại học Chủng viện Thần đạo ở Nữu ước trước đây và là bạn thâ của chồng bà. Lâu nay bà cũng có dịp đọc những lời làm chứng và tường thuật các chiến dịch Tin Lành của ông khắp nước Trung Hoa nữa. Bà tự hỏi rằng không biết tín đồ ở đây bằng lòng tiếp rước năm vị Truyền đạo trẻ tuổi này không? Vì họ đã tẩy chay nhiều nhà Truyền đạo danh tiếng khác lâu nay mà! Cám ơn Chúa, Ngài đã làm việc nên tất cả các chi hội đều hiệp lại để tổ chức chiến dịch Tin Lành và mời Ban Bê-tên giảng trừ ra một Hội mà thôi. Thế rồi tối ấy, chính là tối thứ bảy, họ sắp đặt cho Ban Bê-tên giảng bài giảng thứ nhất tại nhà thờ Tin Lành Union Church là nhà thờ lớn nhất ở đây. Chúa ban ơn cách lạ lùng đến nỗi trong lúc Bác sĩ giảng thì một phi cơ Nhật Bản bay lượn qua thành phố và thả hai quả bom xuống, thế mà Hội chúng cứ ngồi bình yên nghe giảng cách phước hạnh. Ban hát của Ban đã hát tôn vinh Chúa nhiều bài rất linh động khiến tâm hồn thính giả rất cảm động. Còn Bác sĩ Tiết thì giảng rất nẩy lửa làm rúng động mỗi tâm hồn. Sau khi ông giảng xong thì Mục sư Kế Chí Văn kêu gọi thính giả dâng mình cho Chúa. Dầu trời lúc bấy giờ lạnh buốt thế mà Bác sĩ ướt đẫm cả người vì Bác sĩ đã giảng hết các khí lực mình và dốc đổ cả sự sống mình trong khi hầu việc Chúa tại toà giảng. Bởi vậy Chúa đã ban phước cho lời giảng của ông; nhiều người được cứu do chức vụ ông tại đây.Hội thánh liền sắp đặt cuộc nhóm họp từ 7 đến 9 giờ sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ tối. Mục sư Kế Chí Văn giảng buổi sáng còn Bác sĩ Tiết giảng buổi tối. Trong các giờ rảnh thì nhân viên ban Bê-tên lợi dụng đi thăm anh chị em tín đồ các Hội thánh Trung Hoa Cao-ly, Nga và Đức tại thành phố này.Như chúng ta đã biết là chỉ một Hội đã công kích cách giảng đạo bất nhã (!) của Ban nên không chịu cộng tác. Tạ ơn Chúa, chiến dịch của Ban ở tại thành phố này đã đem lại một cơn phấn hưng cho tất cả các Hội thánh Trung Hoa mà lâu nay họ chưa từng thấy. Trong số những kẻ gặp Chúa cách mới mẻ trong cuộc chiến dịch này có cả nhân viên ban trị sự, các vị Truyền đạo và một Chánh thư ký của tổ chức Thanh niên Tin Lành là những người đã gây nhiều nỗi khó khăn giữa các Hội thánh. Tất cả các giáo sĩ, các Mục sư, Truyền đạo, các nhân viên ban trị sự mà lâu nay tức giận nhau chẳng thèm trò chuyện với nhau thì đều trở lại làm hoà nhau xin tha thứ nhau trong giờ dự tiệc thánh. Có rất nhiều người đã lo sửa lại sự sai lầm của mình và nhiều thanh thiếu niên đã hoàn toàn phó dâng đời mình cho Chúa. Có hằng trăm linh hồn tha thiết tìm kiếm Chúa và xin cho được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Sau mỗi bài giảng, trong giờ kêu gọi thì vô số người đã bước lên trước toà giảng để cầu nguyện và xin giúp đỡ đời thuộc linh họ. Buổi giảng cuối cùng của chiến dịch này thì thính giả đến dự chật ních nhà thờ; và họ không chịu để các Truyền đạo của Bê-tên đi về. Họ rất quyến luyến các tôi tớ Chúa.

Sau cuộc chiến dịch này, ông bà Giáo sĩ Deming bèn xin Ban ở lại vài ngày nữa để vừa nghỉ vừa giảng cho một Hội thánh người Cao-ly mới thành lập và chính Bác sĩ Tiết giảng còn Giáo sĩ thì thông dịch ra tiếng Cao-ly. Có hai mươi người Cao-ly quyết định tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa họ. Lúc bấy giờ Ban Bê-tên dọn đến ở tại nhà ông bà Deming. Vì nhà ông bà nhỏ hẹp nên hai ông Tiết và Lee ngủ ở phòng khách và các ông kia thì ngủ ở phòng làm việc. Bà Deming lấy làm sung sướng có dịp giúp đỡ Ban Bê-tên như giặt, và may cho họ. Một người thợ may thất nghiệp đến giúp đợ Ban lấy làm ngạc nhiên và rất cảm động thấy Ban dậy từ 4 giờ rưỡi để kê cứu Kinh Thánh và hiệp nguyện. Mỗi ngày Bác sĩ Tiết kê cứu bài giảng riêng với ông Frank Ling là thông dịch viên của ông. Nhưng thường thường Bác sĩ giảng bài giảng cũ. Sau mỗi buổi giảng tối về Bác sĩ Tiết kiệt sức nằm dài ra giường để nghỉ. Và mỗi khi thấy thân hình yếu ốm Bác sĩ nằm đừ ra đó thì bà Deming lại nhớ đến Lời Chúa đã phán rằng: “Này thân thể ta đã bị bể ra vì các ngươi.” Thật Bác sĩ Tiết đã phục vụ Chúa lâu nay quá sức của mình như chính Chúa Giê-xu đã làm vậy. Ông đã dốc đổ sự sống ông ra vì cớ Chúa và con cái đói khát của Ngài. Bác sĩ chẳng bao giờ thấy đỡ chỗ mổ cũ phía sau lưng khi ông còn họ ở Mỹ. Lâu lâu ông lại đau nhói và điều ấy khiến ông mệt thêm hoặc làm cho ông kó chịu. Ông thường nói rằng ông coi điều ấy cũng như “dằm xóc trong xác thịt” ông; ông chỉ có thể khoe về sự yếu đuối của ông thôi.Có lần ông đã viết: “Nếu chẳng vậy, có lẽ ông không thể cầm giữ sự kiêu ngạo của ông được chăng.” Sau khi nằ nghỉ ngơi một ít rồi thì ông lại vùng dậy và quỳ bên bàn ăn, dưới ánh sáng dịu dàng ông bắt đầu viết nhật ký bằng chữ Trung Hoa rất đẹp. Bất cứ ông đi đến đâu ông cũng viết nhật ký và hình như công việc này là một phần quan hệ trong sự sanh hoạt hằng ngày của ông vậy. Ông Frank Ling là người rất gần gũi và hiểu biết Bác sĩ đã làm chứng lại rằng “Bác sĩ Tiết sống cách đơn giản lắm. Mỗi ngày ông chuyên lo cầu nguyện, viết nhật ký mình và giảng dạy, làm chứng và ăn ba bữa. Hằng ngày ông viết độ vài ngàn chữ trong nhật ký ông kể cả những câu Kinh Thánh ông ghi chép vào. Chẳng có người Trung Hoa nào cần mẫn và tỉ mỉ trong khi viết nhật ký như Bác sĩ Tiết...”Khi Bác sĩ Tiết từ giã Harbin để đi Hulan thì ông nhận được một bao đầy thư từ các nơi gởi đến. Cả Ban phải để nhiều thì giờ mới trả lời hết cho họ. Phần nhiều các thơ ấy đều là lời làm chứng về các ơn phước thính giả nhận được trong các chiến dịch Tin Lành của Ban. Cũng có một số khác gởi đến xin Ban giúp đỡ chỉ dẫn một vài vấn đề thuộc linh cho họ.Nhờ sự giảng dạy của Ban Bê-tên nhất là của Bác sĩ Tiết mà các Hội thánh ở Harbin lúc trước bị chia rẽ, sa sút thì nay liên hiệp lại để cầu nguyện và tổ

chức những buổi cầu nguyện tuần hoàn. Số người đi nhóm lại nhảy vọt lên và rất được phước. Mỗi người tự do đến ngôi Đức Chúa Trời. Cũng có những nhóm tín đồ tổ chức sự cầu nguyện tại nhà riêng họ để cầm giữ lửa phục hưng cứ hằng đốt cháy trong mỗi Hội thánh.Từ giã Harbin Ban lưu hành Truyền đạo Bê-tên phải chia ra hai để đi giảng hai chỗ: Ông Tiết, Ông Ling và ông Lee đi Hulan và Suihwa; còn ông Văn và ông Nieh thì đi Asahur. Tại Hulan cả vị Hiệu trưởng và Ban giáo viên cùng toàn thể học sinh một Trường lớn do Hội thanh niên Tin lành chủ trương đều tin Chúa. Bác sĩ Tiết cũng gảng cho hội thánh người Nga tại đây về bài giảng 5 cái bánh và 2 con cá. Ông Mục sư người Nga thông dịch. Chúa có dùng bài giảng này cảm động nhiều người ăn năn khóc lóc nên khi kêu gọi người ta dâng mình cho Chúa thì có 50 tín đồ người Nga dâng mình lo truyền đạo cho người Nga ở Mãn Châu. Chúa cũng tỏ quyền năng tối thượng Ngài cứu chữa một người bị quỷ ám trong một trường hợp kỳ diệu. Người bị quỷ ám ấy đã mười lần đốt xé Kinh Thánh khi quỷ ám vào nó và chỉ huy nó. Nhưng sau khi Bác sĩ Tiết và Ban đặt tay cầu nguyện cho thì lành hẳn. Tại thành phố này cũng có một Hội thánh người Trung Hoa và chỉ vỏn vẹn có 40 tín đồ thôi nhưng sau ba ngày giảng dạy Chúa cứu thêm 18 linh hồn nữa.Tại Suihwa Hội truyền giáo ngoại quốc có một bệnh viện, một nhà trường và một Hội thánh cùng nhiều nhà của giáo sĩ trong một khuôn viên khá đẹp. Thật là một cơ sở truyền giáo kiểu mẫu lắm. Tại đây người ta cùng sắp đặt cho Bác sĩ giảng ba lần một ngày. Và điều đáng buồn là ở thành phố này cũng như ở khắp Trung Hoa lúc bấy giờ là tinh thần quốc gia rất bồng bột nên Mục sư Truyền đạo Trung Hoa và giáo sĩ ngoại quốc rất khó mà hiệp nhau để hầu việc Chúa. Bác sĩ Tiết biết rõ ràng ông đang ở dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh nên ông chẳng sợ hãi chút nào cả. Ông luôn luôn nhờ Chúa mà làm nhiều việc được Chúa ban phước cách lạ lùng và chẳng ai ngờ được. Khi đã ý thức được tình hình Hội thánh Chúa tại khu vực đây đầy dẫy sự chia rẽ như thế nên sau một buổi giảng kia Bác sĩ mời tất cả các cô đỡ, các Bác sĩ y khoa, giáo viên, các phụ nữ ohục vụ Chúa, các Mục sư Truyền đạo và cả các giáo lên đứng trước mặt Hội chúng. Kế Bác sĩ hỏi hội chúng: Quý ông bà có yêu thương những vị lãnh đạo việc Chúa không?” Lẽ tự nhiên là ai nấy đều trả lời “Có chớ” Bác sĩ liền hỏi thêm: “Quý ông bà thương họ thì quý ông bà cầu nguyện thế nào cho họ? Họ đáp: “Chúng tôi cầu nguyện cho họ hiệp một và yêu thương nhau đồng công cộng tác với nhau hầu việc Chúa.” Nói xong mỗi người quỳ xuống cầu nguyện. Thế rồi trong khi hội chúng cầu nguyện cho các vị lãnh đạo Hội thánh thì các vị ấy bắt đầu khóc, nhưng họ chưa chịu xưng tội lỗi ra đâu. Hội chúng cứ quỳ gối và tha thiết lớn tiếng cầu nguyện thêm cho họ. Trong lúc ấy thì Bác sĩ lần

lượt hỏi từng người rằng: “Trong lòng ông bà có điều gì bất hoà, nghịch cùng bạn đồng lao mình không?” Nhiều người đáp: “Có” hoặc “Tôi ghét giáo sĩ” Bác sĩ liền khuyên: “Hãy đi làm hoà và xưng tội lẫn nhau và tha thứ cho nhau” Thế rồi Bác sĩ xây lại hỏi các Giáo sĩ: “Chắc quý Giáo sĩ có tội lỗi nào phải xưng ra chớ, bằng chẳng thì sao tất cả những người này ghét.” Các giáo sĩ liền bắt đầu xưng lỗi lầm họ ra.Trong lúc Bác sĩ Tiết giảng giải cho từng người một thì Đức Thánh Linh cảm động họ cách mạnh mẽ. Sau đó nhiều người giữa vòng họ hết sức cảm xúc về tội lỗi mình nên vào phòng riêng của Bác sĩ để xin ông cầu nguyện cho họ. Cũng có một số khác đã để riêng nhiều thì giờ cầu nguyện xưng tội lỗi ra mới nhận được sự bình an. Khi các cuộc giảng dạy song rồi thì sự vui mừng hân hoan bao trùm khắp chốn khắp nơi. Bác sĩ Tiết lên đường bảy giờ rưỡi sáng bằng xe lửa. Hội thánh không muốn mất một buổi nhóm nên họ đã đến lúc 5 giờ rưỡi sáng để tiễn đưa Bác sĩ. Có độ bảy mươi người đã nhóm họp lại để nghe lời Chúaq và tiễn biệt Bác sĩ. Toàn Ban Bê-tên lại gặp nhau ở thành phố arbin. Vì thì giờ ít nên họ định chia lực lượng ra để đi giảng nhiều nơi. Nhưng có nhiều ý kiến bất đồng nên họ bắt thăm và kết quả Mục sư Kế Chí Văn đi Chaoyangchen, còn Bác sĩ Tiết ở lại Harbin một hai ngày chi đó rồi đi Changchun và Kirin. Quả thật Ma quỷ là kẻ thù số một của linh hồn nhân loại đã tìm hết phương cách để ngăn trở công việc Đức Thánh Linh nên nó đã gieo rắc nhiều ý kiến giữa năm Ban viên. Dầu vậy Bê-tên hết sức đề phòng cuộc tấn công của nó nên họ không nhường chỗ cho sự chia rẽ.Trong những sứ mạng chót Bác sĩ giảng cho Hội thánh Harbin đều ở trong sách Công vụ. Ông giảng dạy về lẽ thật của Đức Thánh Linh cho Hội thánh. Và khi Bác sĩ từ giã họ để lên xe lửa tối thì các Hội thánh riêng biệt Bác sĩ cách cảm động lắm. Trước giờ xe lửa chạy họ đồng thanh hát ngợi khen Chúa, Bác sĩ Tiết đứng dựa vào cửa sổ xe lửa và lật Kinh Thánh xét nghĩa Lời Chúa cho những con con cái Chúa đến hỏi thăm. Ông Philip Lee cầm cây đèn pin rọi vào Kinh Thánh. Những toán quân nhân Nhật và Nga lấy làm ngạc nhiên nhìn xem và xầm xì với nhau muốn biết Bác sĩ Tiết là ai mà có đông người tiễn đưa cách long trọng như thế?Tại Changchung nơi mà Mục sư Kế Chí Văn đang giảng đạo thì khi Bác sĩ Tiết đến nơi Hội thánh cũng mời Bác sĩ giảng cho họ. Mục sư chi hội này phản đối và nói: “Tôi không tin nơi lời kêu gọi và cũng chẳng muốn những sự khích động đâu”. Nhưng khi Thánh Linh Chúa hành động thì cả Hội chúng bước lên trước toà giảng để xưng tội lỗi. Trong số người xưng tội có cả vị Mục sư ấy nữa. Ông xưng tội lỗi đã dám độc tài cả Đức Thánh Linh.Bác sĩ Tiết cùng đến hầu việc Chúa ở thành phố Kirin nữa. Thành phố này lúc bấy giờ đã bị một toán lính Nhật chiếm rồi. Tín đồ Cao-ly chạy tán loạn, cũng có một số bị bắt giam. Nhưng khi Bác sĩ Tiết đến nơi thì một vị Mục

sư danh tiếng biết Bác sĩ nên tiếp rước Bác sĩ cách nồng hậu. Ông nâng đỡ chức vụ Bác sĩ cách hữu lực bằng lời cầu nguyện với mọi sự hiệp tác khác. Bác sĩ cũng học nơi vị Mục sư này bài học về sự “nắm lấy” Chúa và những lời hứa Ngài. Mục sư này cũng rất có ơn trong sự cầu nguyện. Ông có đức tin mạnh mẽ và tươi mới trong lời hứa Chúa. Bởi đức tin và lời cầu nguyện ông mà Đức Thánh Linh đã thi thố nhiều công việc rõ rệt giữa thành phố này. Một Mục sư khác đã ngăn cấm hội chúng ông đến nghe Bác sĩ Tiết giảng nhưng vào đêm chót của chiến dịch này thì chính mình ông đến nghe và đã bị Chúa bắt lấy. Ông đứng lên xưng tội trước hội chúng rằng đã sáu năm nay ông không hề đọc Kinh Thánh và cũng chẳng hề cầu nguyện giao thông với Chúa mỗi buổi sáng. Trong thành phố này có một tín đồ làm Bác sĩ y khoa. Ông rất kiêu ngạo. Chẳng bao giờ ông quì xuống để cầu nguyện với Chúa. Một ngày kia người ta mời ông giải phẫu trong một rạp hát, nhưng khi giải phẫu tay ông bị tê liệt. Ông liền quì xuống kêu la với Chúa xin Ngài giúp ông để ông có thể cứu bịnh nhân. Chúa liền trả lời ông. Có một người khác đã từng ở trong đảng Quyền phỉ năm 1900 và trong cuộc nổi loạn đã giết một giáo sĩ ngoại quốc. Nhưng bị Chúa hình phạt nên sau đó thì một tay người bị bại. Khi người đến nghe Bác sĩ Tiết giảng và nghe Bác sĩ hỏi rằng: “Bạn ơi, bạn có tưởng rằng Chúa là Đấng đã cứu người ăn cướp trên thập tự giá được cũng có thể cứu bạn không?” Người ấy liền la lên rằng: “Có tôi tin như thế”. Tức thì cánh tay người được lành hẳn. Tin này đồn ra ai ai cũng đều ngợi khen Đức Chúa Trời. Cũng tạ Kirin đây Bác sĩ đã hiệp với Mục sư chi hội làm báo-tem cho trê 200 người mới tin Chúa. Theo điều lệ thì một người phải tin Chuá một thời gian khá lâu rồi mới được Mục sư làm báp-tem cho nhưng Bác sĩ Tiết và vị Mục sư chi hội này đã dựa theo Lời Kinh Thánh: “Hễ ai tin và chịu báp-tem thì được cứu” “Này nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu báp-tem chăng?” và “Nếu ông hết lòng tin điều đó thì có thể được” (Mac Mc 16:16; Cong Cv 8:36, 37) nên đã làm báp-tem cho họ vậy”.Từ giã thành phố Kirin, Bác sĩ Tiết và ông Krank Ling đi qua Yingkow để gặp toàn Ban bê-tên. Tại đây Ban cũng bắt thăm để biết ai sẽ đi giảng cho Trường Kinh Thánh và ai lãnh trách nhiệm giảng cho Hội thánh. Sau khi bắt thăm thì Bác sĩ được chỉ định giảng cho Trường Kinh Thánh. Bác sĩ giảng bài thứ nhất về sự tái sanh và có khá nhiều học sinh bước lên trước toà giảng để cầu nguyện, xưng tội và phục hoà với Chúa. Nhưng ông Đốc học Trường Kinh Thánh này lại chỉ trích cách giảng dạy của Bác sĩ và tỏ cho Bác sĩ biết là tất cả các học sinh trường ông đều đã được cứu rỗi rồi. Thế nên có một cuộc tranh luận về thần đạo học xảy ra, nhưng sự thực thì học sinh ông chưa kinh nghiệm lẽ đạo tái sanh. Và lúc bấy giờ học sinh đang được từng trải công việc của Đức Thánh Linh hành động trong tâm linh họ.

Nhiều học sinh đã thức thâu đêm cầu nguyện và được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Cả học sinh và Bác sĩ Tiết đều nhờ sự cầu nguyện mà học được nhiều bài học quí giá để bước đến sự đắc thắng khải hoàn trong cuộc chiến đấu thuộc linh. Dầu vậy sự giảng dạy của Bác sĩ ở Trường Kinh Thánh này không được kết quả lắm.Vì phải giữ lời hứa nên Bác sĩ Tiết trở lại Chaoyanchun vài ngày để hầu việc Chúa. Tại đây Bác sĩ giảng một bài giảng phi thường của ông với đề mục: “Hãy mở quan tài ra.” Bác sĩ nhấn mạnh rằng nghe bài giảng ông chưa đủ đâu. Quan tài lòng dạ” chúng ta phải được mở ra và mọi việc chết phải được cất khỏi. Nhiều vị lãnh tụ Hội thánh Chúa ở Kirin đến nghe giảng được cảm động đứng dậy xưng tội lỗi trước hội chúng. Bác sĩ Tiết bèn đặt tay cầu nguyện cho họ thì được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Nhiều người nhận được ban tứ chữa bệnh và đuổi quỉ. Sau đó họ trở về khu vực họ giảng dạy và trở nên những chứng đạo nhân rất hữu lực trước mặt Chúa. Một lần nữa chúng ta thấy sự vinh hiển Đức Chúa Trời được bày tỏ ra.“Trước hết là thập tự giá, kế sự vinh hiển mới hiện ra.” Những chữ ấy có thể bày tỏ đầy đủ ý nghĩa chiến dịch Tin Lành mà Ban Bê-tên đã phụ trách tại ba tỉnh miền Đông Bắc Trung Hoa vừa rồi.Tổng cộng có trên 3.000 linh hồn tin Chúa trong mùa thu năm 1931 dầu lúc bấy giờ toàn lãnh vực này đang ở trong một tình trạng rối ren, hỗn loạn vì chiến tranh.Toàn Ban lật đật lên đường qua Dairen để về Thượng Hải nhưng Bác sĩ Tiết thì ghé lại Shangtung vì Hội truyền giáo Báp-tít miền Nam ở Hwangshein mời ông. Đây là một trung tâm truyền giáo lớn của Hội này. Hội có lập nhiều trường học, một bệnh viện ở đây. Các giáo sĩ của hội thì có nhiều cảm tình với Bác sĩ và tâm địa dân chúng ở đây cũng rất đói khát Lời Chúa và sẵn sàng nhận lãnh ơn phước Chúa. Thánh Linh Đức Chúa Trời quả có hoạt động trong nhiều tấm lòng chai đá lì lợm và khiến trở nên lòng thịt.Từ giã Hwangshien Bác sĩ lại đến Pingtu. Khi vừa đến nơi, Bác sĩ vui mừng khôn xiết vì thấy Chúa đang khởi sự làm việc ở đây. Anh chị em tín đồ đang tổ chức các buổi cầu nguyện và một số người đã cảm xúc tội lỗi họ. Vì vậy khi tôi tớ Chúa đứng lên rao giảng sứ mạng Ngài thì Thánh Linh tuôn đổ trên họ. Cũng tại chi hội này mà các Giáo sĩ thúc đẩy Bác sĩ Tiết cầu nguyện cho bệnh nhân nhất là cho bà Lê là người đã bại xuội 18 năm trường. Sau khi cầu nguyện thì bà ấy lành hẳn và đứng dậy bước đi như người thường. Bà ấy cùng sống thêm được 3 năm nữa Bà đi khắp miền kế cận làm chứng những việc lạ lùng Đức Chúa Trời đã thi thố trong đời bà. Dầu là một đàn bà mù chữ nhưng do sự làm chứng bà mà lửa phấn hưng chói rọi khắp vùng Pingtu.Bác sĩ cũng có dịp đi thăm thành phố Tsinan và kết quả các cuộc giảng vừa

qua vẫn còn hiển nhiên giữa Hội thánh vừa được dức dấy. Tại đây cũng có tà giáo xen vào như “Nói tiếng lạ” “Bài hát thuộc linh” và cũng có người dám liệt kê Bác sĩ Tiết như một Truyền đạo của giáo phái “Ban tứ thuộc linh” thôi. Nhưng chắc độc giả thân mến đã biết rõ Bác sĩ không thuộc vào hàng ngũ hạng người này đâu.Tại Tsinan Bác sĩ Tiết được mời giảng dạy cho các sinh viên Trường Đại học Cheloo nhóm tại nhà Tấn sĩ Thornton Stearns. Có độ 40 hay 50 sinh viên gặp Chúa trong những ngày Bác sĩ giảng ở đây. Từ Tsinan Bác sĩ muốn đi Thượng Hải bằng xe ô tô rây nhưng vì đường này đã bị đứt đoạn nên Bác sĩ phải đi tàu thuỷ và ghé qua Tsingtao. Nhừ thế Bác sĩ lại có dịp tiện giảng dạy ở đây mấy ngày.Bác sĩ rất cẩn thận để tránh khỏi bị nghi ngờ là giảng những giáo lý lạ, kỳ dị. Bác sĩ cũng hết sức cảnh cáo tín đồ phải chống lại với những cách giảng dạy cực đoan. Ông khuyên giục anh em tín đồ trên hết mọi sự phải noi theo con đường thương yêu.Cám ơn Chúa, sau chiến dịch Tin Lành đầy kết quả tốt đẹp cho Chúa tại Shantung Bác sĩ lên đường trở về Thượng Hải được bình yên vô sự.

CÁC CUỘC HÀNH TRÌNH TRUYỀN ĐẠO Ở MIỀN NAM TRUNG HOA (1931-1932)

Sau cuộc hành trình truyền đạo rất gian lao và nguy hiểm nhưng đầy kết quả tốt đẹp ở Mãn Châu về thì năm vị Truyền đạo của Ban Bê-tên được hoan nghênh nhiệt liệt. Họ đã vất cả hầu việc Chúa ròng rã 4 tháng trường. Đáng lẽ khi về đến nhà thì nghỉ ngơi để dưỡng sức nhưng trái lại họ liền lao mình vào một chiến dịch Tin Lành tại nhà thờ Bê-tên nữa. Lòng họ nặng nề và lo lắng cho số phận linh hồn một số học sinh và sinh viên cùng những cô đỡ chưa được cứu ở đây. Cám ơn Chúa, thật Ngài có dùng sứ mạng Ngài qua họ để cứu một số linh hồn sau mỗi buổi giảng.Từ khi Mãn Châu đã lọt vào tay của Nhật rồi thì chính đất Trung Hoa cũng bị hăm doạ. Thượng hải là mục tiêu thứ hai trong chương trình xâm lăng của Nhật bản. Tình hình chính trị căng thẳng. Lúc bấy giờ thể theo lời mời của Hội Ministerial Association mà toàn Ban Bê-tên đến giảng đạo trong nhà thờ lớn của Hội Allen Memorial Church tại Chapei. Tình hình đang rối ren như thế nên người ta không ngờ sẽ có đông thính giả đến nghe. Nhưng lạ lùng thay, mới buổi giảng thứ nhất vào tối 1/1/1932 nhà thờ đã đông nghịt người ta rồi. Ban đầu Hội thánh sắp đặt chương trình chỉ giảng ba ngày thôi nhưng sau lại gia thêm 3 ngày. Dầu vậy khi thấy Bác sĩ giảng rất được ơn, Hội thánh bèn xin Bác sĩ giảng 4 ngày nữa. Còn trong buổi nhóm cầu nguyện cuối cùng số thính giả đông quá sức tưởng tượng đến nỗi không thể chen

chơn được. Tín đồ của tất cả các chi hội đua nhau đến nghe Bác sĩ Tiết giảng. Thật là một chiến dịch đầy phước hạnh Chúa. Có hằng tăm hằng ngàn người trở lại với Chúa và mỗi chi hội đều cảm thấy rõ ràng có một luồng gió Phục hưng thổi đến.Sau khi chiến dịch Tin Lành này kết liễu hai tuần lễ thì nửa đêm 28/1 năm ấy cuộc chiến tranh Nhật Hoa bùng nổ. Đạo binh Nhật hoàng đổ bộ ở Woosung và tiến rất nhanh để bao vây cả thành phố. Đạo quân Trung Hoa chiến đấu rất anh dũng nhưng vô hiệu quả, không thể đẩy lui quân địch được.Nhà thờ Allen Memorial Church ở dưới làn bom đạn và một số Mục sư truyền đạo Trung Hoa bị giết. Đoàn dân tị nạn ào ạt kéo vào các khu quốc tế. Hội truyền giáo Bê-tên cũng phải tản cư tín đồ và lo khiên đi bệnh viên, các Trường học cùng Cô nhi việc đi. Các nhà Truyền đạo, các Bác sĩ của Hội hăng hái đến các trại tản cư để giúp đỡ, giảng dạy và băng bó, chữa bệnh cho dân chúng.Chương trình của Ban Bê-tên gồm có chẳng những lưu hành truyền đạo mà còn lo mở Thánh Kinh Tiểu học đường nữa. Nhưng gặp phải tình thế này e việc tổ chức Thánh Kinh Tiểu học đường không thành chăng. Dầu vậy có 8 đại biểu các chi hội ở Mãn Châu đã đến xin nhập học Bác sĩ Tiết không muốn để họ thất vọng đi không về rồi nên dầu quân hai bên đang kịch chiến xung quanh thành phố thì nhân viên Ban Bê-tên cứ thản nhiên ngay ngày dạy Kinh Thánh. Một đôi học sinh mới tin Chúa nên sau khi mãn khoá liền lên đường trở về quê hương để bắt đầu phục vụ Chúa giữa gia đình, xóm làng mình.Chương trình Ban Bê-tên sẽ đi truyền đạo ở miền Nam Trung Hoa cũng đã thảo xong. Đầu tháng 3 năm ấy họ sẽ lên đường. Dầu vậy Bác sĩ Tiết cũng chẳng có thì giờ nào nghỉ ngơi cả. Vì trước khi cuộc chiến tranh chưa bùng nổ thì Bác sĩ làm chủ bút từ “The Guide to Holoness” là cơ quan ngôn luận của Hội Bê-tên. Bởi sắp vắng mặt ở Thượng Hải lâu ngày nên Bác sĩ lo soạn bài cho báo này sẵn trước sáu tháng. Bác sĩ yêu cầu toàn Ban Bê-tên giúp tài liệu. Nhưng nhờ ơn Chúa tiếp trợ tờ báo vẫn tiếp tục xuất bản những tháng sau đó. Và cũng tình cờ mà Ban lại cổ động thêm được 800 độc giả ở Mãn Châu nữa.Lúc bấy giờ người ta phải khó khăn lắm mới tìm được tàu cho Ban Bê-tên đi qua Hồng-kông vào sáng thứ sáu ngày mồng 4 tháng 3 thì tài bị giữ lại 40 ngày ngoài khơi vì hành khách trên tài bị bệnh đậu mùa. Một số đông tín đồ của Hội thánh Phê-ni-ên ngong ngóng đứng trên bến tàu để đón rước Ban. Nhưng hôm ấy Ban chưa được phép xuống tàu, bởi vậy chiều thứ bảy anh em tín đồ thuê một chiếc xà lúp ra khơi. Khi vừa gặp Ban thì hết thảy đều rao mừng vui vẻ hoan nghênh Ban. Bấy giờ Ban Bê-tên mới được phép vào

bến và có xà lúp đưa vào. Khi xà lúp cặp bến Ban liền thẳng đến Hội thánh và tại đây đã có 1000 người đang chờ đợi nghe sứ mạng Chúa Tối ấy sau cuộc hoà nhạc rất cảm động thì Bác sĩ Tiết giảng. Hongkong là một thuộc địa của Anh quốc nên dân chúng rất rành Anh văn. Bởi vậy Bác sĩ Tiết giảng bằng Anh văn và ông Philip Lee thông dịch ra tiếng Quảng Đông. Trải qua hai giờ những lời nẩy lửa tuôn tràn từ lòng nóng cháy của Bác sĩ. Diễn giả và dịch giả liên tiếp nói không một phút ngập ngừng. Mọi người đều cảm động sâu xa. Theo chương trình ấn định thì mỗi ngày giảng ba lần và mỗi lần độ hai giờ. Trong sáu ngày Bác sĩ Tiết và Mục sư Kế Chí Văn thay phiên nhau rao truyền sứ mạng Chúa. Bệnh tật và sự tắc tiếng nhiều lần muốn ngăn trở chức vụ hai tôi tớ Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời quyền năng giúp đỡ hai ông và ban cho đủ sức và ơn phục vụ Ngài trọn cả chiến dịch. Chúa có đồng công cộng tác với tôi tớ Ngài nên Hội chúng được ơn phước lớn. Các thính giả thì hoặc thuộc phái thượng lưu hay hạ lưu ngu dốt, giàu có hay nghèo hèn, kẻ sang trọng hay người tầm thường người ăn mặc lụa là sống trong những biệt thự lộng lẫy hoặc người áo quần rách rưới nương tựa nơi chòi tranh vách đất, tín đồ thuộc giáo hội này ha giáo hội khác thay thảy đều chen chút nhau trong Nhà thờ Phê-ni-ên để lãnh những ơn phước kỳ diệu Đức Chúa Trời ban cho. Có rất nhiều tội nhân ăn năn tin Chúa cách đặc biệt trong kỳ này Cũng có một số trong các nhà thủ lãnh Hội thánh Chúa ở Hong Kong và Kowton đứng dậy làm chứng rằng đời thuộc linh và chức vụ họ được dức dấy lên do sự giảng dạy của Bác sĩ. Một vị Truyền đạo này đã thường xuyên đi thăm viếng, giảng Tin Lành nhiều nơi ở Hồng-kông và Kowton. Ông cũng giảng cho người di cư và đã dẫn dắt nhiều người đến với Chúa. Ông chẳng nhận lãnh phụ cấp của ai cả. Ông tự túc lấy và luôn luôn ngưỡng vọng nơi Chúa là Đấng hằng tiếp trợ ông. Nhưng không phải vì thế ông bê trễ trong chức vụ thánh đâu. Ông trung tín lo tròn trách nhiệm. Thật là một gương sáng lạng.Lần thứ nhất, tại Kowton đây mà Ban Bê-tên đã tổ chức buổi cầu nguyện đặc biệt cho bệnh nhân. Trải qua chiến dịch này một số Ban viên được khỏi bệnh sốt rét và một vài chứng bệnh khác là nhờ lời cầu nguyện. Nhưng khi đoàn dân đau ốm, bệnh tật đến xin họ cầu nguyện thì họ hỏi nhau rằng: “Chúng ta có thể làm gì?” “Nếu Chúa Giê-xu đang ở đây thì Ngài sẽ làm gì?” Thế rồi họ mời 50 bệnh nhân nhóm lại trong một buổi cầu nguyện đặc biệt.Các bệnh nhân được khuyên giục xưng hết tội lỗi ra và cầu nguyện riêng với Chúa trước. Họ phải học tập vận dụng đức tin mình. Sau khi mỗi người đã xưng tội và cầu nguyện rồi thì Bác sĩ Tiết cùng Mục sư Kế Chí Văn đặt tay và cầu nguyện cho họ. Tối ấy liền có một buổi nhóm họp ngợi khen Chúa và nhiều người đứng dậy làm chứng đã được Chúa chữa lành. Trong số những

người được Chúa chữa lành cũng có các giáo sĩ nữa.Ngày 12/3 toàn ban Bê-tên đi qua Đại lục Trung Hoa để ở nhà thờ rộng lớn và lộng lẫy của Hội Union Church. Trong hai ngày đầu thính giả rất ít nên Hội thánh họ biệt riêng thì giờ để cầu nguyện thiết đảo với Chúa. Chúa nhậm lời cầu nguyện con cái Ngài nên các buổi nhóm tối rất đông thính giả. Giữa một Hội thánh ham mê thế gian, giàu có, xa hoa như Hội thánh Hong Kong này, Bác sĩ Tiết chỉ giảng Đức Chúa Giê-xu Christ và thập tự giá Ngài thôi. Đức Thánh Linh đã hành động cách quyền năng nên sau mỗi buổi giảng có nhiều người tin Chúa và tìm kiếm Ngài, xưng tội lỗi và xin đền bù sự gian lận của họ. Cả giáo sĩ cũng như tín đồ ai ai cũng làm chứng đã được Thánh Linh cảm động lòng họ thấm thía và rất được phước khi nghe Bác sĩ Tiết giảng.Một bà kia đã cầu nguyện cho con trai bà lâu nay. Và cậu con trai ấy theo thuyết vô thần. Cậu cũng đã đi Mỹ quốc ba lần để học hco xong chương trình. Nhưng khi thấy mẹ cứ cầu nguyện cho mình tin Chúa thì cậu đâm ghét bà và dự định giết bà đi. Trong khi Bác sĩ Tiết giảng ở đây thì một người bạn đã mời cậu đến dự thính. Cậu bằng lòng đi nghe chỉ có ý muốn xem “ông Tiết khùng kia nhảy múa trên toà giảng thôi”. Nhưng trong khi cậu ngồi nghe thì cậu cảm xúc tội lỗi quá đỗi liền quỳ xuống nơi chỗ cậu ngồi mà cầu nguyện tin Chúa. Sau đó cậu đi qua phiá phụ nữ ngồi để tìm mẹ cậu và thổn thức xin bà tha tội cho. Bà cảm động quá nên khóc nức nở, lớn tiếng dâng lời cảm tạ Chúa đã nhận lời bà cầu nguyện lâu nay.

Từ Canton Ban sang sông đi đến Vũ Châu trong tỉnh Quảng tây. Các Hội thánh cả trong tỉnh và ở thành phố này đều ít tín đồ lắm. Hội truyền giáo Cơ-đốc và Giáo sĩ Liên hiệp hội (C.& M.A.) có lập một Trường Kinh Thánh tại đây. Một học sinh của Trường này là ông N.S. rất được phước Chúa do chức vụ Ban tại Thưởng Hải trong kỳ Hội đồng mùa hạ ở nhà thờ Bê-tên năm 1931. Ông đã giúp các học sinh khác sẵn sàng nhận phức Chúa. Nhưng lạ thay sau buổi giảng thứ nhất vào ngày 27/3 thì Ban lấy làm thất vọng khi thấy ông này hết sức chỉ trích Ban. Dầu vậy quyền phép Chúa vẫn ở trên Bác sĩ nên ngày thứ hai Bác sĩ giảng cách có ơn và Thánh Linh Chúa dò xét mỗi tấm lòng. Nên các học sinh lẫn ông Đốc học đều không thể nào chống cự nổi với Ngài. Trước hết vị Đốc học kế toàn thể học sinh, rồi một số tín đồ nữa bước lên toà giảng quỳ gối trước sự hiện diện Chúa xưng tội lỗi, khóc lóc cầu nguyện. Trải qua 10 ngày như thế công việc kỳ diệu Đức Thánh Linh đã liên tiếp bày tỏ ra trước mặt mọi người. Trọn mấy đêm người ta chuyênt âm cầu nguyện và phước Chúa lan tràn trên cả thành phố. Một nữ tín đồ bị Thánh Linh cáo trách về tội đã ăn cắp một chiếc vgòng 20 năm về trước. Theo thời giá là 300 mỹ kim. Bà được Chúa thúc giục lấy số tiền ấy dâng

cho Ban. Đêm trước khi từ giã Vũ Châu, Bác sĩ mớ và hát rằng: “Ngoài ta ngoài ta các ngươi chẳng làm gì được.Ngoài ta, ngoài ta ra thì các người sẽ bị chặt bỏ như một nhánh khô và bị đốt đi thôi”.Khi tỉnh dậy thì ông khóc. Lạ lắm theo chữ Trung Hoa thì chữ Vũ trong chữ Vũ Châu có gợi ý về thập tự giá và bản ngã. Về điều này Bác sĩ nhận thấy một lời cảnh cáo của Chúa là dầu mỗi ngày ông đóng đinh bản ngã, người cũ trên thập tự giá thì cũng cảm biết mình có thể bị chặt bỏ như một nhánh khô kia và bị liệng vào lò lửa đốt cháy. Và ý nghĩ luôn luôn ở trong tâm trí ông là: “Dầu tôi có điều này hay điều khác mà không có tình thương yêu thì tôi chẳng ra gì hết”.Tại Kweihsien có một trường mù. Hai vị nữ giáo sĩ phục vụ Chúa trong trường ấy. Họ hết lòng săn sóc các cô thiếu nữ mù. Hội thánh thì rất ít tín đồ. Hai giáo sĩ ấy không tiếc gì với các côn thiếu nữ mù trong trường. Họ thương yêu tha thiết các cô kia nhưng điều làm họ buồn là rất ít cô tin Chúa. Khi Bác sĩ đến giảng ở đây thì dầu nhiều người được phước nhưgn các cô mù ấy chẳng cảm động gì cả. Ngày này đến ngày khác họ vẫn trơ như đá lạnh như đồng. Bác sĩ Tiết rất lưu ý đến địa vị thuộc linh họ. Ông giải thích cho họ rõ về tình thương yêu và sự săn sóc của Cha thiên thượng. Và một ngày kia trong khi ông khuyên lơn thúc giục họ tin Chúa thì họ chịu cảm động. Lòng họ tan chảy và bị Thánh Linh chinh phục bởi tình thương yêu cao cả. Họ vui mừng tiếp rước Cứu Chúa.Khi tiếp được thơ của các Hội thánh Nan-ning và Yulin mới thì Ban cũng lại phải bắt thăm lần nữa để biết ai đươực chỉ định đi giảng chỗ nào. Sau khi bắt thăm các ông Tiết, Lee và Nieh đi giảng ở Yulin. Hội thành Chúa ở đây rất thịnh vượng nhưng nền văn hoá rất kém cỏi bởi vậy Bác sĩ khó giảng cho họ lắm. Vả lại vì không đống lòng hiệp một và thiếu một thông dịch viên có thiện cảm nên cuộc giảng tại đây không được phước. “Không có tình thương yêu, tôi chẳng ra gì hết” là vậy đó.Ban trở về Vanton để giảng cho Hội thánh Báp-tít do ông Mục sư Kế Chí Văn lãnh đạo. Sau đó ông Văn đi Swaton cònc ác ban viên khác thì về Hong Kong để mở một chiến dịch nữa vào ngày 26/4 đến 1/5 năm ấy mới bế mạc. Trong chiến dịch này có rất đông thính giả đến nghe Lời Chúa ở nhà thờ Phê-ni-ên. Khi chiến dịch này bế mạc thì có làm báo-tem và người ta cũng mời Bác sĩ làm báp-tem cho một số tín đồ. Nhưng Bác sĩ tiếp: “Tôi chưa hề chịu báp-tem”. Vì vậy ông Reiton làm cho bác sĩ trước, sau đó Bác sĩ lại làm báp-tem cho 21 phụ nữ và 12 nam tín đồ. Bắt đầu từ thứ ba ngày 2/5 thì Bác sĩ Tiết giảng buổi mai tại nhà thờ Hội Giám lý còn buổi tối thì giảng ở nhà thờ Họp Yat Tong. Cả hai nhà thờ này đểu ở tại cù lao Hong Kong. Trọn cả tuần lễ ấy Bác sĩ Tiết giảng rất quyền phép trước một hội chúng khá đông

đúc. Các ban viên khác thì có trách nhiệm hát và giúp đỡ người hỏi đạo và tin Chúa Mục sư Kế Chí Văn lại lo cai trị các buổi cầu nguyện. Trong ngày thứ 8 là ngày chót của chiến dịch này Bác sĩ cũng giảng buổi sáng ở nhà thờ Hội Giám lý và buổi tối tại nhà thờ Hop Yat Tong. Ngày 6 thì Ban bê-tên lại lên đường đi Phúc kiến. Ông Tiết và ông Ling thì ở lại Phúc Châu. Còn ba ông Văn, Tee và Nieh đi đến Hinh Hoa là quê hương của Bác sĩ Tiết, Bác sĩ Tiết không đi vì ông nói rằng: “Chẳng có tiên tri nào đựơc trọng đãi trong chốn quê hương và vòng bà con mình hết”. Đức Thánh Linh có cùng đi với tôi tớ Chúa đến Hinh Hoa và Sienyu nên tất cả những chướng ngại vật đều bị đánh hạ và cất bỏ. Tín đồ hiệp một, đồng tình đồng ý hướng về mục mục đích. Con cái Chúa ở đây rất thích hát bài Thánh ca: “Huyết Chúa chẳng bao giờ mất linh năng”. Mục sư Giáo sĩ W.B.Cole làm chứng lại rằng “Nhờ sự giảng dạy của Ban mà các Hội thánh được đắc thắng lớn và tinh thần hoàn taòn mới mẻ đã ngự lâm vào Hội thánh, Trường Kinh Thánh và cả Trường Trung học nữa. Những người lạu nay tức giận, cắn xé nhau đều trở lại làm hoà nhau và tinh thần chứng đạo, cầu nguyện đã được phục hưng.” Trong lúc ấy thì hai ông Tiết và Ling ở lại Phúc Châu và và họ từng trải một ơn phước có lẽ lớn hơn hết mà lâu nay chưa từng được. Ban đầu thì rất ít người nghe giảng vì gặp phải mùa thi cử. Nhưng danh tiếng của Bác sĩ đồn đãi ra cách mau chóng lắm. Bởi vậy có nhiều học sinh trong Trường chánh phủ cũng như trpng trường của Hội truyền giáo bắt đầu đến dự thính. Chúng cứ ở lại nhà thờ từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Chúng không dám đi ăn vì sợ mất chỗ ngồi. Cũng có bốn năm trăm sinh viên trường Đại học đến nghe giảng nữa. Ngày này đến ngày khác Bác sĩ Toiết dốc đổ tâm linh ông ra trong khi ông rao truyền sứ mạng Chúa. Trong tuần thứ hai Đức Thánh Linh đã giáng xuống nên có hằng trăm người được tái sinh. Họ ăn năn khóc lóc, xưng tội lỗi ra và lìa bỏ. Các học sinh và sinh viên thì lo đền bù sự gian lận họ cùng các giáo sư. Mỗi ngày những người lâu nay chống nghịch nhau, ghen ghét nhau trở lại làm hoà nhau và sự vui mừng tràn khắp đường phố vì khi giải tán ra về các học sinh và sinh viên vừa đi vừa ca hát ngợi khen Chúa.

Trải qua 27 ngày, dau trời mưa dầm dề, dầu bị các giáo sư cấm đoán nhưng các học sinh và sinh viên không hề bỏ buổi giảng nào. họ lo học và làm bài ban đêm để có thì giờ đến nhghe Bác sĩ. Ông Frank Ling là thông dịch viên đắc lực của Bác sĩ Tiết.,Nếu không có ông thông dịch thì Bác sĩ không thể giảng được. Vì vậy khi con gái ông Ling qua đời thì khi chôn con xong ông từ huyệt mả con đi thẳng lên toà giảng để thông dịch cho Bác sĩ vì không muốn bỏ một buổi giảng nào cả Nhưng khi Hội thánh Chúa được phước thì ma quỷ cũng rất tức giận. Khi chiến dịch này gần bế mạc Bác sĩ có nhận được thơ ngăm doạ rằng: “Hãy đi khỏi Phúc Châu không thì sẽ bị tống lao”.

Khắp trên các tường thành người ta dán nhiều đáp hiệu chống Bác sĩ. Các bái chí cũng công kích Bác sĩ kịch liệt. Nhưng trải qua một tháng trên một ngàn thanh thiếu niên tin Chúa và nhiều người khác trước theo thuyết duy vật, chống đối Xạo Chúa thì nay đã trở lại với Ngài Có 127 người giữa họ đi Thượng Hải để dự Hội đồng của Hội truyền giáo Bê-tên trong tháng 7 tới. Hội đồng năm 1932 này là Hội đồng lần thứ 5 được tổ chức từ ngày 4 đến 14/7 tại Thượng Hải. Vì chiến tranh, loạn ly nên sự giao thông bị cắt đứt. Tín đồ các miền xa trong nước Trung Hoa không thể đến dự hội đồng được. Chỉ có một số lớn ở Nam Trung Hoa, Phúc Châu, Swaton, Hong Kong đến nhóm thôi. Dầu vậy Hội Bê-tên cũng rất vất vả lo đón tiếp và sắp đặt chỗ cho trên 500 đại biểu. Từ tưng tưng sáng cho đen tối mịt nhà thờ Bê-tên chật ních người ta. Ơn phước và kết quả Chúa ban cho Hội đồng rất lớn nên sau Hội đồng hai ông Tiết và Văn liền tổ chức một Thánh Kinh Tiểu học đường ba tuần lễ. Các học sinh phải tự túc lấy. Có 120 học sinh ghi tên ở lại học. Dầu lúc ấy là mùa hạ rất nóng nực nhưng họ đã học mỗi ngày buổi sáng ba giờ Kinh Thánh, buổi chiều thì đi ra chứng đạo, thăm viếng, còn buổi tối lại kê cứu Cựu ước. Trọn ba tuần lễ họ đã học 16 sách trong Kinh Thánh.Tính đến ngày Hội đồng bế mạc trong tháng 7 năm 1931 kể từ khi Bác sĩ Tống Thượng Tiết gia nhập Ban Bê-tên đến nay ông đã chu lưu 54.823 dặm, giảng 1.199 buổi cho 400.000 thính giả trong 13 tỉnh và có 18.000 linh hồn tiếp nhận Chúa. Ban Truyền đaọ lưu hành Bê-tên này đã giảng trong các chi hội thuộc 13 Hội truyền giáo tất cả. Sau khi Hội đồng bế mạc và lớp Kinh Thánh mãn khoá thì ông Tiết, ông Lee và ông Nieh qua Kwangtung để giảng cho hội đồng Báp-tít ở Swaton trong tuần tháng tám đến đầu tháng 9. Các cuộc giảng này cũng rất được ơn phước Chúa.

TRUYỀN ĐẠO Ở BẮC TRUNG HOA (1932-1933)“CƠN PHẤN HƯNG ĐÃ LÊN TỘT BỰC. TẤT CẢ SÁCH ĐỀU BÁN HẾT. XIN GỞI THÊM GẤP”

Đây là một điện tín mà văn phòng Hội truyền giáo Bê-tên ở Thượng Hải đã nhận được trong tháng 10 do Ban lưu hành Truyền đạo từ Bắc Kinh gởi về.Khi Bác sĩ Tiết ở lại tại Hankow để giảng thì tất cả các ban viên đi Tsinpu và ghé thăm Khaifeng, Loyang, và Tsinan. Sau đó thì toàn ban gặp nhau ở Bắc Kinh cuối tháng 10/1932.Phong trào chống đối tín đồ Đấng Christ và lòng căm tức dân chúng nay đã đổi hướng. Họ đang nhắm vào quân xâm lăng nước nhà họ là Nhật bản. Phần Hội thánh thì với chương trình ngũ niên đã đưa ra từ năm 1929 với lời cầu nguyện tha thiết làm khẩu hiệu như: “Lạy Chúa, xin Ngài phấn hưng Hội thánh Ngài bắt đầu từ con”. Và lúc bấy giờ phong trào phục hưng cũng

đang tiến triển mạnh mẽ nhất là ở Bắc Trung Hoa.Thành phố Shantung lại được chứng kiến nhiều điều kỳ dị. Nhiều giáo phái đã dấy lên tại thành phố này. Có những giáo phái nhấn mạnh về sự ăn năn tội lỗi và ơn tha thứ bởi thập tự giá nhưng cũng có giáo phái khác giảng rất ít về tội lỗi và sự cứu chuộc nhưng chỉ nhấn mạnh về những từng trải thần bí hoặc sự xúc động cặp theo những ban tứ của Đức Thánh Linh. Những phong trào này được người ta đặc biệt chú ý đến vì có những hiện tượng thuộc linh khác nhau. Cũng tại thành phồ Shangtung mà giáo phái “Gia đình Giê-xu” xuất hiện. Giáo phái này rất quá khích, sự dạy dỗ họ không hợp với Kinh Thánh dầu rằng các giáo hữu của họ chăm lo treo gương sáng về lòng sốt sắng và sự từ bỏ để lo giảng Tin lành và lập chi hội khắp nước Trung Hoa. Cũng ở Shantung mà “Hội Ban tứ thuộc linh” có khá đông giáo hựu. Dầu vậy Ban lưu hành Truyền đạo vui mừng đi đến bất cứ nơi nào mà người ta hoan nghênh và mời đến. và điều đáng cảm tạ Chúa là muốn luôn luôn sau khi Ban đến giảng dạy thì có cuộc phục hưng và các cuộc phục hưng ấy đều lành mạnh cả. Lời giảng dạy của các Ban viên thật quý báu, rất ích lợi cho phần thuộc linh và cũng gián tiếp sửa lại những sự sai lầm các giáo phái kia như: “Gia đình Giê-xu”, “Hội Ban tứ thuộc linh” “Hội thánh thật của Giê-xu” và nhiều nhóm tín đồ khác rất sốt sắng nhưng không phù hợp với Kinh Thánh, Khi Ban Bê-tên đến Bắc Kinh thì trú ngụ ở Hội Truyền giáo Trưởng lão Mỹ. Chúng ta còn nhớ là trước đây Trường Đại học Bắc Kinh đã mời Bác sĩ Tiết đến làm giáo sư nhưng Bác sĩ từ chối. Lúc bấy giờ Ban Trị sự Hội Trưởng lão chẳng ngờ sẽ có một cử toạ đông đúc đến dự các buổi giảng đâu nhưng họ ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều người đến nghe từ ngày thứ nhất. Mỗi ngày vào 7 giờ sáng có buổi cầu nguyện. Dầu trời mới tưng tưng sáng và còn lạnh buốt thì anh chị em tín đồ đã lũ lượt đến nhóm rồi. Họ cầu nguyện riêng hay chung lời cầu nguyện của họ đều có linh lực. Còn khi tất cả rập ràng đứng dậykhẩn thiết thì tiếng cầu xin, thổn thức, than thở của họ hiệp lại nghe như tiếng sóng vỗ ào ào ở bờ biển do luồng gió đưa vào. Đúng 10 giờ thì Bác sĩ Tiết dạy Kinh Thánh. Cách dạy Kinh Thánh của Bác sĩ rất được ơn và rất hấp dẫn khiến lẽ thật sinh động và làm cho tất cả thính giả chú ý nghe. Vì vậy số thính giả lần lần lên đến 200 người.Buổi chiều thì Mục sư Kế Chí Văn giảng cho một số cử toạ rất đông. Còn buổi tối khi Bác sĩ Tiết giảng thì nhà thờ trở nên nhỏ hẹp quá, không có chỗ đủ cho một sô thính giả quá đông. Họ phải chen nhau đứng ở cửa chính và cửa sổ để nghe.Trong khi Bác sĩ giảng cách hăng hái thì Đức Thánh Linh cáo trái tội lỗi, sự công bình của thính giả và cảnh cáo họ về cơn đoán phạt. Một đêm kia ông Giám đốc Nha cảnh sát ở Bắc Kinh đến nghe Bác sĩ giảng, ông được cảm động thắm thía nên đêm sau ông đưa vợ con đến nghe nữa. Tất cả gia đình

ông đều ăn năn trở lại với Chúa. Quì gối cầu nguyện tin nhận Chúa xong, ông lên xưng tội lỗi mình ra và thú nhận có phạm tội giết một người để chiếm đoạt của cải người ấy. Ông cũng xưng ông đã dùng cách bất hợp pháp để được sở nhà ông hiện diện đang ở. Cả gia đình ông đều xưng tội và đền bù lại sự gian lận. Sau khi nhận được ơn tha thứ thì cả gia đình hết sức vui mừng tạ ơn Chúa. Từ hôm ấy cả gia đình ông bắt đầu sống một cuộc đời mới trong Đấng Christ. Một nhân viên khác đem vợ và nàng hầu trẻ, đẹp mà ông mới cưới đến nghe giảng. Sau khi nghe xong cả ba người đều được Chúa cáo trách tội lỗi nên nhất định ăn năn tin Chúa. Từ đó ông này không còn ăn ở với nàng hầu nữa. Một quân nhân khác bị Chúa cáo trách mạnh mẽ nên xưng tội đã nhận của hối lộ người ta. Đức Thánh Linh hành động sâu xa đến nỗi một Tôi tớ Chúa phải xưng tội là đã sna đoạt công quỹ của Hội thánh và số tiền ông đã snag đoạt là 20.000 mỹ kim. Vâng theo sự dạy dỗ của Chúa ông xin trả lại số tiền ấy. Một Mục sư lão đại nói rằng 40 năm ông ở trong Hội thánh ông chưa hề thấy điều giống như vậy. Mục sư James P.Leyme, giáo sĩ Hội Truyền giáo Trưởng lão Mỹ viết lại rằng: “Tôi không đủ lời dư tiếng để bày tỏ với quý ông bà rõ về cuộc phấn hưng lớn lao đã xảy ra trong khu vực chúng tôi lên đến tột bực do sự giảng dạy của Ban lưu hành truyền đạo Bê-tên. Đức Chúa Trời đã trả lời cầu nguyện cho chúng tôi quá sự mong muốn cầu xin của chúng tôi. Nhiều tội nhân xưng tội lỗi ra và tin nhận Ngài, mỗi ngày một số đông tín đồ được dấy dức lên. Từ trước đến nay tôi chưa hề gặp một nhóm thanh niên nào hoàn toàn tận tuỵ với sự kêu gọi như các vị Truyền đạo của ban Bê-tên này. Đối với chúng tôi là tín đồ Hội Trưởng lão quá theo hình thức và thận trọng thì lấy làm lạ lùng khi thấy toàn thể thuộc viên Hội thánh khóc lóc tan chảy và đứng trứơc mặt hội chúng ăn năn cầu nguyện cùng ngợi khen Chúa như vậy. Các vị Truyền đạo thanh niên của ban Bê-tên đã chỉ dạy thêm cho chúng tôi hiểu biết về ơn Cứu rỗi của Chúa Giê-xu Christ. Họ cũng bày tỏ một sự hiểu hiện của Chúa và giúp chúng tôi sức lực thuộc linh để làm xong những công tác hằng ngày. Họ cũng giúp chúng tôi đắc thắng trong sự đau khổ cũng có lòng đói khát về linh hồn người ta. Tôi rất cảm ơn Chúa vì Hội thánh chúng tôi đã ý thức rõ ràng và đúng kỳ những điều kiện cần phải thực hành trước để nhận những ơn phước lớn lao ấy. Như: chuyên tâm cầu nguyện, thông công với Chúa và với nhau, hằng ăn ở trong lẽ thật Đấng Christ, hằng tỏ ra mình mong muốn từ bỏ chính mình mình để đầu phục ý Chúa.”Một Giáo sĩ khác làm chứng: “Tôi xin phép làm chứng về ơn tự do vinh hiển Chúa đã ban cho tôi. Tôi từ Mỹ quốc đến Trung Hoa để dẫn đưa người Trung Hoa đến với Christ, nhưng trái lại họ đã phát lộ cho tôi sự đầy dẫy của Ngài.”Khi các cuộc giảng dạy ở Hội Truyền giáo Trưởng lão đã kết thúc thì Ban lại

đến giảng ở nhà thờ Hội Giám lý về phía Nam thành phố này Khi được tin ban Bê-tên đến giảng ở đây thì các thanh thiếu niên, nhân viên các trường học, các bệnh viên, sinh viên các Chủng viện và cả người ngoại đạo nữa ùn ùn đến dự thính. Bởi vậy dầu nhà thờ này có 1.200 chỗ ngồi nhưng bây giờ hết sức chật. Nhờ các buổi giảng ấy nhiều thanh thiếu niên nhận được đức tin thật trong Đấng Christ. Mười sinh viên của Chủng viện đến gặp Bác sĩ Tiết và tỏ cùng Bác sĩ rằng từ khi họ vào Chủng viện để học Lời Chúa thì lại mất đức tin. Bác sĩ liền khuyên họ nếu thật thế thì nên ra khỏi Chủng viện ngay. Khi gặp ông Đốc học, Bác sĩ nói cụt ngủn với ông rằng: “Ông ơi nếu có sinh viên mất đức tin khi họ vào Chủng viện ông thì ông phải biết rằng có điều gì sai quấy rồi đấy.”Thật Bác sĩ không nao không núng, không bao giờ dua nịnh bợ đỡ ai, nhưng ông cứ vững vàng bạo dạn, dầu giữa một trung tâm đầy Cơ-đốc giáo tự do thì ông cũng tố cáo tất cả sự bất trung của những người giảng dạy Lời Đức Chúa Trời cách sai lầm. Ông không hề sợ hãi hay nể nang người nào.Ngày 31/10 năm ấy Bác sĩ Tiết lại bắt đầu một chiến dịch phục hưng tại nhà thờ của Hội Cứu thế Quân là nhà thờ lớn nhất ở thành phố này. Mỗi tối nhà thờ đều chật ních thính giả. Cuộc phục hưng càng tiến triển thì lại càng có nhiều người được cứu và gặp gỡ Chúa. Nga2y 6/11 Ban lại giảng cho một chiến dịch khác ở tại một nhà thờ của Hội Truyền giáo Mỹ. Nhà thờ này có 1.500 chỗ ngồi. Trải qua một tháng Bác sĩ tiếp chuyện với 1.000 người và mỗi ngày giảng hai lần. Hằng trăm Ban chứng đạo được thành lập và đi ra khắp thành phố làm chứng Danh Chúa cho mỗi hạng người Lá cờ có thập tự đỏ được dân thành phố Bắc Kinh quen biết.Nhưng lạ thay lòng kẻ thù nghịch cũng chưa chịu cảm động trước quyền năng Đức Thánh Linh đã thi thố như thế. Ma quỷ cũng không chịu ngưng hoạt động đâu. Một trong các vị Trưởng lão của Hội thánh ở đây lúc ban đầu có giao thiệp với một tổ chức cứu tế nạn lụt và ông đã tìm cách sang đoạt 50.000 mỹ kim. Khi Đức Thánh Linh cáo trách tội lỗi ông thì ông không chịu “mở quan tài tội lỗi ra” để ăn năn xưng tội hầu nhận ơn tha thứ từ Chúa. Nhưng ông lại nghi ngờ Bác sĩ Tiết nhắm ông mà đả kích. Thật ra thì Bác sĩ chẳng hề hay biết gì việc quá khứ của ông ta. Trông cơn tức giận quá mức, một tối kia vị Trưởng lão ấy đã rủ ren 200 học sinh đến bao vây nhà thờ để phá khuấy cuộc nhóm họp. Họ định dùng 7 giờ rưỡi sẽ hành động. Đêm ấy Bác sĩ Tiết đang giảng về “Phao-lô và Si-la trong lao xá” và điệp khúc họ hát đi hát lại là: “Chúa có thể đập tan xiềng xích.” Vị Trưởng lão và đồng bọn của ông đang đứng trước nhà thờ đợi đến giờ thì sẽ hành động nhưng lạ thay mới 7 giờ thì vị Chủ huy trưởng của đạo binh thành phố này đi đến với đoàn hộ tống. Thế là chương trình vị Trưởng lão ấy bị thất bại. Dầu vậy ông bàn định sẽ phá rối một đêm khác. Nhưng mưu của ông và đồng bọn bị bại

lộ. Bác sĩ và Hội thánh biết được nên từ hôm ấy có hằng 100 tín đồ luôn luôn đi kèm theo Bác sĩ khi Bác sĩ đến nhà thờ hay ra về.Đức Thánh Linh cũng đã hoạt động cách lạ thường tại Trường Nữ trung học Hội Trưởng lão. Các lãnh tụ của Trường không hoàn toàn đồng ý với Bác sĩ Tiết, nhưng họ nhận rằng Bác sĩ thật là một lợi khí được Đức Chúa Trời đại dụng. Có Bowden Smith là một nữ giáo sĩ của trường hỏi Bác sĩ rằng tại sao khi Bác sĩ giảng về truyện tích ông Na-a-man thì Bác sĩ cũng nhảy xuống khỏi bục toà giảng 7 lần vào lúc nói đến việc ông ấy xuống tắm dưới sông Giô-đanh 7 lần vậy? Bác sĩ đáp rằng “Vì thính giả cần phải được ấn tượng đúng bao nhiêu lần Kinh Thánh đã nói ông ấy phải xuống tắm mới được lành bệnh. Vả lại sự nhẫn nại và sự bền chí cũng cần được nhấn mạnh như sự triệt để vâng lời vậy.” Đối với các nữ học sinh mà Bác sĩ giảng đạo cách như thế thì sao không kết quả tốt đẹp được. Hơn 10 nữ học sinh được cảm động thấm thía nên hứa nguyện đi Thượng Hải học Kinh Thánh Bê-tên hầu chuẩn bị phục vụ Chúa. Một số đông nữ học sinh khác tức khắc tổ chức ban chứng đạo và đi ra làm chứng về Chúa.Đánh giá sự kết quả cuộc thăm viếng Bác sĩ tại thành phố Bắc Kinh. Giáo sĩ Mục sư C. Stanley Smith tuyên bố như thế này: “Bác sĩ Tiết đã gieo một ảnh hưởng lớn tại thành phố Bắc Kinh.”Quả thật vậy, ảnh hưởng sự giảng dạy ông cất lớn lao đến nỗi người ta ép nài ông ở lại Bắc Kinh để thi hành chức vụ Mục sư thường xuyên. Dầu vậy, đó chẳng qua là một đề nghị thôi, chớ không thể nào tôi kéo nổi Bác sĩ là một người đã có một sự hiện thấy và lòng ham hố đem cả nứơc Trung Hoa trở về với Chúa. Từ Bắc Kinh, toàn Ban đi thăm miền cao nguyên tỉnh Shansi. Tại đây Chúa cũng có đại dụng họ để dấy dức các Hội thánh Ngài và cả các giáo sĩ nữa.Nhưng trong lúc bấy giờ một đại diện của Hội thánh Tientsin đến khẩn thiết mời Bác sĩ đi giảng cho họ. Sau khi cầu nguyện và tìm cầu ý Chúa, ông bèn nhận lời mời Ban tổ chức chiến dịch này do các chi hội cử ra đã sắp đặt chương trònh cho Ban Bê-tên giảng ở nhà thờ Hội Giám lý mười ngày. Người ta nói rằng từ trước đến nay chưa hề có một cuộc phấn hưng lớn lao như thế và cũng chưa có ai đã truyền bảo các tín đồ phải quỳ gối để cầu nguyện bao giờ. Lúc ban đầu có nhiều thuộc viên hết sức công kích cách giảng dạy của Bác sĩ nhưng khi đã nghe giảng một vài lần rồi thì họ được Đức Thánh Linh cảm động sâu xa nên tất cả những thành kiến họ đều sụp đổ. Thật chính Đức Thánh Linh đã hành động mạnh mẽ trong tâm linh họ nên họ đi vào phòng riêng của Bác sĩ để hiệp nguyện với ông. Trong số thính giả phụ nữ có dịp đến nghe Bác sĩ giảng thì có một cô kia rất cứng cỏi và cố chấp. Cô là vợ lẽ của một quân nhân cao cấp nghiện thuốc phiện. Cô này tin Chúa nhưng không chịu dứt hẳn mối tình chùng lén với vị quân nhân

ấy. Dầu được nhiều người lấy lòng thương yêu của Chúa khuyên lơn thì cô cứ chống trả Đức Thánh Linh nên rốt lại có bước ra khỏi nhà thờ với tâm trạng nặng nề, tối tăm và buồn thảm. Nhưng có một cô khác đã từng du học ở Hiệp chủng quốc về. Cô vâng theo tiếng gọi của Thánh Linh, thành thật tiếp nhận Chúa nên trở nên khiêm nhường, nhu mì và đơn sơ như một em bé vậy. Cũng có một trừơng hợp khác chúng ta nên thuật lại để chứng minh thế nào Đức Chúa Trời đã dùng Bác sĩ Tiết trong các cuộc giảng Tin Lành ở Bắc Kinh.Trong số các tín đồ hữu danh vô thực đến nghe Bác sĩ giảng có một người tên Meng Chao-Ran người này rất ham mê thế gian. Hằng ngày người say đắm trong các cuộc vui chơi của đời: Cờ bạc, rượu chè v.v.. Nhưng khi người ấy đi nghe Bác sĩ Tiết giảng thì bị Đức Thánh Linh cáo trách về tội lỗi, về sự công bình và sự đoán phạt tương lai nên liều ăn năn xưng tội cùng hiến dâng trọn đời mình cho công việc Chúa. Chẳng bao lâu người dâng trọn đời mình cho công việc Chúa. Chẳng bao lâu người trở nên Tổng thư ký Lưu hành của Tổng liên hội miền Tây Bắc người đã hầu việc Chúa rất kết quả trong các tỉnh Kunsu và Chinghai. Khi chiến dịch này bố mạc thì Ban thanh niên Hội Giám lý ở ngoại ô tha thiết mời Bác sĩ đến giảng cho họ. Dầu vị Mục sư chi hội ấy phản đối, không bằng lòng mời Bác sĩ đến thì các cuộc giảng dạy cũng cứ được tổ chức. Sự hiện diện Đức Chúa Trời thật có tỏ ra trong các buổi giảng nên sau 8 ngày tất cả các sự chống đối công kích, ngăn trở đề bị quét sạch. Một số gia đình giàu có thành thật tin Chúa và gia nhập Hội thánh. Về sau họ cũng trở nên những tín đồ sốt sắng biết lo việc nhà Chúa. Trong khi Hội thánh Chúa được phấn hưng thì người ta cũng không ngạc nhiên thấy ma quỷ hết sức hoạt động để phá tan việc Ngài. Ấy là trong ngày chót của chiến dịch này một người khùng kia đã dùng một con ao để hạ sát Bác sĩ nhưng người ta đã cứu kịp. Chúa cũng ban lạ lùng nên Ban chứng đạo được tổ chức cách mạnh mẽ tại thành phố Tientsin. Năm mươi Ban được thành lập và hằng đi ra làm chứng Danh Chúa khắp thành phố. Khi Bác sĩ lên xe lửa đi về Bắc Kinh thì có hằng trăm người đến đưa ác sĩ. Một tín đồ kia đã mua tặng Bác sĩ một vé hạng nhất. Nhưng Bác sĩ nói rằng: “Đây là lần thứ nhất tôi được đi xe lửa và nếm mùi sang trọng nhưng lòng tôi chẳng vì thế mà cảm thấy được sung túc, đầy đủ đâu.”Từ giả Bắc Kinh, Bác sĩ lên đường đi về Thượng Hải. Nhưng giữa đường ông cũng có ghé giảng ở thành phố Chengchow. Tại thành phố này không có nhà thờ nào rộng lớn đủ chứa thính giả cho bác sĩ giảng cả Bởi vậy ban tổ chức liền dựng một trại khá lớn. Lúc bấy giờ gặp phải mùa lạnh, gió thổi từng cơn rít lên luồn vào trại. Phần đông thính giả đều là dân chúng từ các miền quê đến và các con trẻ nghèo khó ở đầu đường xó chợ. Thật là một sự tương phản khá lớn giữa những cuộc nhóm họp giảng dạy ở các đô thị lớn và

miền quê. Bác sĩ cảm động thắm thía khi thấy đoàn dân đông ở miền quê. Ông nhận thấy rất cần huấn luyện nhiều tín đồ thành thị biết đi về miền quê làm chứng và truyền đạo. Dân chúng miền quê được sống thanh tịnh giữa bầu trời bao la rộng rãi hít thở không khí trong sạch mát mẻ. Bởi vậy thân thể họ vạm vỡ nở nang dầu đời họ hơi lam lũ vất vả trong công cuộc làm ăn hằng ngày ngoài đồng áng. Nhưng tánh tình họ đơn sơ, thành thật và nhu mù, khiêm nhường hơn dân chúng thành thị xa hoa, kiêu ngạo. Trong số thính giả đến nghe Bác sĩ giảng có hai vị Truyền đạo được phục hưng, một nhân viên Bưu cục được cứu rỗi và hai thanh nữ nhất định dâng đời mình để hoàn toàn phục vụ Chúa. Từ giã thành phố này Bác sĩ thẳng về Thượng Hải. Nhưng khi đến nơi thì Bác sĩ thấy các Ban viên chưa về. Họ đang đi giảng ở Shansi. Có một đôi vị thủ lãnh của Hội truyền giáo bê-tên chỉ trích Bác sĩ thích đi giảng ở các đô thị lớn và để cho các Ban viên kia đi chỗ nhỏ. Bác sĩ bèn đáp: “Điều khiến tôi muốn đi đến những đô thị lớn không phải là tiện nghi nhưng là số tội nhân khá đông ở các nơi ấy. Thập tự giá mà tất cả chúng ta đều phải vác lấy thì mỗi người một khác. Các sinh sống ở miền quê có lẽ khắc khổ hơn nhưng trong các chiến dịch giảng Tin Lành ở các đô thị lớn thì diễn giả phải gắng hết sức nhiều hơn cả về thuộc thể và thần kinh. Còn công việc thì nặng nhọc hơn, sự chống trả cũng mãnh liệt nhiều hơn. Vả lại công cuộc gieo giống Tin Lành ở các đô thị cũng phải tưới bón bằng mồ hôi và nứơc mắt nữa. Như thế không có vấn đề tiện nghi hoặc sung sướng hơn trong việc tôi lựa chọn đi giảng ở đô thị hay miền quê đâu.”Khi toàn ban đã tề tựu đông đủ ở Thượng Hải thì tất cả đều công nhận rằng Ban không nên chia lực lượng để có thể đi gaỉng nhiều nơi nữa. Và họ cũng không nên bất đồng ý kiến nhau vì như thế làm cho tê liệt sức lực không thể hầu việc Chúa hữu hiệu được. Trong khi cùng nhau thảo luận để xúc tiến những chiến dịch khác thì toàn ban đều khuyên nhủ nhau phải chặt chẽ hiệp tác nhau cùng lo tìm kiếm sự dẫn dắt rõ rệt của Đức Thánh Linh. Tình hình ngoại giáo giữa Trung Hoa và Nhật Bản lúc bấy giờ trở nên rất căng thẳng nên Hội Truyền giáo Bê-tên quyết định dời Trường Kinh Thánh, bệnh viện qua Hồng Kông. Còn Cô nhi viện thì được dời lên Taming ở Bắc Trung Hoa. Trong lúc ban Bê-tên hoạch định chương trình cho những chiến dịch tới thì Bác sĩ Tiết lại cặm cụi lo bài vỡ cho tờ Thán Kinh Báo của Hội.Vào đầu năm 1933 toàn Ban lại lên đường đi Shangtiung. Công việc giảng dạy bấy giờ được chia đồng đều cho năm ban viên. Vì vậy Bác sĩ Tiết giảng ít đi nên ông cũng không thoả lòng. Bác sĩ sung sướng hơn hết khi ông đã làm việc tận lực và hết cả thì giờ mình. Nhưng ông bất mãn khi chương trình giảng dạy của ông bị thu hẹp lại. Khi đến Tsinen lần thứ ba thì Bác sĩ chuyê tâm lo giảng dạy cho Trường Đại học Cheloo.Ông Ernest Yin, Uỷ viên tài chính tỉnh này và vợ ông đều là tín đồ Tin Lành.

Nhưng nhờ sự giảng dạy của Bác sĩ mà con họ tiếp nhận Chúa. Hai ông bà rất vui thoả khi thấy tất cả con cái họ đều được cứu rỗi. Nhờ đó ôn bà này thêm phần sốt sắng hầu việc Chúa và gieo ảnh hửơng giữa các nhân viên chánh phủ và giáo giới.Bác sĩ Tiết cũng có dịp đến thăm viếng và giảng Tin Lành ở hai thành phố kế cận nhau là Wejhsien và Tsining. Các lãnh tụ ở Hội thánh Tsining được phục hưng. Ông quản đuốc lao xá thành phố này mời Bác sĩ giảng cho các tù nhân nữa. Các giáo sĩ và Mục sư Truyền đạo ở hội thánh Hwagghien và Tengchow hiểu lầm và buồn phiền nhau. Nhưng khi Bác sĩ Tiết đến giảng ở đây thì tất cả đều ăn năn tội lỗi trước mặt Chúa và làm hoà nhau, Bác sĩ và ban Bê-tên cũng có đến giảng ở Hải cảng Chefoo. Về những vụ hè nóng nực dân chúng thường đến nghỉ mát ở thành phố này. Đây địa điểm chót của Ban. Đặc điểm các cuộc giảng dạy của Ban ở thành phố này là đem rất nhiều ơn phước cho Trường học con của ngời Anh và Mỹ, Trường này thuộc quyền Hội truyền giáo Nội địa Trung Hoa. Phần đông các học sinh là con của các giáo sĩ. Về sau có nhiều nam nữ học sinh còn viết thư cho Mục sư Kế Chí Văn làm chứng lại thế nào họ đã tiếp nhận Chúa và dâng đời họ cho công việc Ngài. Từ Chefoo toà Ban lại đi đến Kaomi và Kiaochow. Đi đến đâu Ban cũng giảng Tin Lành cách đơn sơ nhưng luôn luôn tươi mới mà nhiều người đã được biết rõ rồi nên thâu gặt nhiều kết quả tốt đẹp. Tấn sĩ Abbot đã làm chứng công cuộc truyền Tin Lành của Ban như sau: “Khi nghe Ban bê-tên giảng Tin Lành thì những quân trộm cướp, khát máu, những quan lại tham nhũng, những binh sĩ ngang tàng, những sinh viên hỗn xược, những người giúp việc bất trung, những kẻ dâm dật, những học giả uyên thâm trầm tĩnh hay những nhà thương mại, doanh nghiệp, những kẻ nghèo khó, ăn xin, đàn ông hoặc đàn bà, trẻ hay già, người ở thành thị hoặc ở thôn quê đều cảm xúc tội lỗi mình và bằng lòng xng ra cùng đền bù sự gian lận nữa.” Lời Tấn sĩ làm chứng lại thật rất cảm động. Một phụ nữ kia, vợ của một đại phú gia nhưng lại mù chữ. Khi bà đến nghe Ban giảng Tin Lành tại Weishien thì liền tiếp nhận Giê-xu Christ làm Cứu Chúa mình. Về sau gia đình bà thiên đi qua ở miền Tây Bắc Trung Hoa. Chẳng những bà đã trở nên một người chinh phục tội nhân, rất sốt sắng đi ra làm chứng đạo mà cũng do lời cầu nguyện của bà mà con gái bà được cứu rỗi chuẩn bị cho công việc Chúa nữa. Cô trở nên một người công tác với Hội truyền giáo Trung Hoa mà người ta thường gọi là “Giê-ru-sa-lem Hồi Lai Ban.” Vào tháng ba năm ấy Ban lại qua sông đi đến tỉnh Honan giảng đạo ở thành phố Kaifeng. Lúc ban đầu Ban giảng cho Trường Trung học Báp-tít thì hơi ngã lòng vì thái độ cứng rắn của các học sinh nhưng sau Chúa đã hành động nên có 50 người tiến nhận Cứu Chúa. Ban Bê-tên cũng được mời đến giảng ở Kihsien. Khi đến đây ban tưởng sẽ giảng cho mấy trăm sinh viên Trường Đại học nhưng

trái lại chỉ có một số đông phụ nữ và nông phu đến dự thính thôi. Muốn cho thính giả hiểu được sứ mạng Chúa Bác sĩ Tiết phải dùng những truyện tích Kinh Thánh để giảng cách đơn sơ. Dầu vậy họ cũng không thể lãnh hội được điều ông muốn giảng dạy. Điều họ hiểu được là phải xưng tội lỗi với Chúa và họ cớ xưng đi xưng lại hoài. Và họ cũng yêu cầu Bác sĩ đặt tay trên họ và cầu nguyện cho họ để họ có thể nhận lãnh được ơn tha thứ từ Chúa. Sau khi Bác sĩ đã đặt tay cầu nguyện cho họ rồi thì quả thật họ từng trải được ơn tha thứ nên tâm hồn họ hân hoan sung sướng vô hạn. Chúa cũng mở tâm trí họ cùng ban thêm sự khôn ngoan thông sáng để hiểu biết lời Bác sĩ đã giảng dạy. Từ giã thành phố này Ban trở về Kaifeng để giảng trong nhà thờ của Hội Giám lý tự do. Lần này không có Mục sư Kế Chí Văn; các giáo sĩ cũng rất có cảm tình với Ban và hết lòng hợp tác trong chiến dịch ấy nữa. Trong số các Giáo sĩ ấy có Giáo sĩ J.Taylor là cháu nội Giáo sĩ Hudson Taylor, Nhà sáng lập Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa. Một ngày kia, trong khi ban Bê-tên giảng ở đây, Đức Thánh Linh hành động cách mạnh mẽ giữa hội chúng nên có nhiều người cảm động, xưng tội lỗi với Chúa và với nhau. Họ cứ cầu nguyện và xưng tội trong bốn tiếng đồng hồ. Cảnh trạng này giống cảnh trạng dân Do-thái đứng trước mặt Chúa khi xưa ở núi Cạt-mên sau khi Ê-li cầu nguyện Chúa giáng lửa thiêu của lễ. Thật vậy, lửa Đức Chúa Trời đã loè ra thiêu hoá của lễ. Có từ bảy đến tám trăm thính giả cất tiếng rập ràng ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời Toàn năng, Toàn khiết.Các Giáo sĩ ở Changteh theo thần đạo tự do nên chống trả lẽ đạo Huyết Đấng Christ và cho là một lẽ đạo lỗi thời lắm Nhưng Bác sĩ Tiết đâu chịu thua họ nên theo thường lệ ông đã sử dụng Lời Đức Chúa Trời, sắc hơn gươm hai lưỡi để giảng lẽ đạo lớn lao và rất hệ trọng của sự cứu rỗi. Trong số thính giả ăn năn rất thống thiết có cả Mục sư chi hội này. Ông nhận biết ông chưa được tái sanh nên sau khi đã được ơn Ngài rồi ông quyết định giảng dạy các lẽ đạo nền móng của đức tin.Bân Bê-tên cứ tiếp tục cuộc hành trình lên miền Bắc ngang qua những cánh đồng lúa chín vàng sẵn sàng cho thợ gặt, trên con đường Tsinpu đến Hophel. Ban cũng đến giảng Tin Lành ở Shihkiachwang là ngã ba đường ô tô rây đi đến Shansi Ban được mời giảng trong nhà thờ của Hội “Hội chúng Đức Chúa Trời” là Hội chú trọng đến sự nói tiếng lạ. Nhưng chẳng bao lâu sau khi Ban đến giảng dạy thì mọi người đều biết là những kẻ xưng mình nói được tiếng lạ chẳng bao giờ ăn năn thật. Những người ấy cần phải xưng tội và phục hoà với Chúa. Bác sĩ Tiết nhấn mạnh rằng một tội nhân cần gì? Có phải cần nói tiếng lạ hay những ban tứ nào khác không? - Không, tội nhân cần sự cứu rỗi trước hết. Nếu tội nhân tìm kiếm nhưng ban tứ nào khàc trước khi chưa ăn năn và lìa bỏ tội lỗi thì thật nguy hiểm biết bao. Vì điều đó có thể dẫn họ đến sự lừa gạt của ma quỉ. Lúc bấy giờ có độ 20 giáo sĩ ở khu vực

phụ cận đến dự thính các buổi giảng này. Tất cả đều cảm động sâu xa. Họ trở về khu vực họ và hăng hái, sốt sắng bắt tay làm việc Chúa với một đức tin mới mẻ trong quyền năng Lời Đức Chúa Trời. Từ Hopeh Ban đi lên Shansi. miền cao nguyên Taiyuan là tỉnh lỵ và cũng là địa điểm chót cuộc hành trình truyền đạo của Ban. Tại đây Hội Truyền giáo Báp-tít Anh có các cơ quan truyền giáo như Nhà trường, Bệnh viện, Cô nhi viện. Khi đến đây thì Bác sĩ Tiết bị cảm nặng và được khoản đãi cùng điều trị tại nhà y khoa bác sĩ của hội. Bác sĩ Tiết thiếu sức khoẻ để giảng và hình như tâm địa người ở đây cũng không sẵn sàng để tiếp nhận sứ mạng tôi tớ Chúa. Dầu vậy cũng có một số ít người được cứu. Ban cũng có đến giảng ở thành phố Pingtung. Tại thành phố này tà gío rất thạnh hành. Và vì hành động sai lầm của các giáo sĩ trong việc cất chức một Mục sư nên tình hình Hội thánh trở nên căng thẳng, không được tốt đẹp lắm. Vị Hiệu trưởng trường của Hội cũng chống trả Ban Bê-tên và lời giảng của họ nữa. Dầu tình hình như thế thì Bác sĩ cũng được mạnh dạn dùng lời Chúa giảng dạy, bẻ trách sửa trị các thủ lãnh Hội thánh ơ đây là tỏ cho biết họ là người bất trung trong nhiệm vụ thánh trước mặt Chúa. Bác sĩ dám gọi họ là: “Những xương khô! Những hòn đá ngăn trở!” Sau khi nghe giảng lương tâm họ bị cắn rứt và cuối cùng họ xưng tội lỗi mình ra với Chúa. Vị Mục sư vừa bị cất chức đó cũng xưng tội tham lam và thú nhận mình lâu nay thật chỉ là người Truyền đạo thuê thôi. Sau khi họ đã xưng và lìa bỏ tội lỗi cũng sửa lại những sự saimlầm rồi thì cơn bảo tố trong Hội thánh tna mất, sự bình tịnh, yên ổn trở lại. Các nhà thủ lãnh Hội thánh được phục hưng và tương lai chuyển về một cuộc diện hoàn toàn mới mẻ.Chi hội Pingyao là bông trái của sự truyền đạo của các vị Mục sư Truyền đạo trung tín của Hội truyền giáo Nội địa Trung Hoa. Dầu trong Hội này không có tân phái nhưng Bác sĩ Tiết cũng nhận thấy sự khuyết điểm của họ nên đã lấy lòng thành thật chỉ tỏ ra: Ấy là nền văn hoá của tín đồ Hội thánh rất thấp. So với các Hội thánh ở Honan và Shantung thì số tín đồ đây nhiều hơn nhưng văn hoá và tri thức lại kém sút. Nhưng họ là người ở miền cao nguyên nên đầu văn hoá tri thức kém nhưng tánh chất rất đơn thuần, thánh thật. Họ là tín đồ chơn thật của Chúa. Trải qua bao cơn thử thách hoạn nạn họ đã chiến đấu cách anh dũng và đắc thắng, vững vàng trong đức tin. Toàn miền này là phạm vi hoạt động của Mục sư HsiCheng Mo.Ban bê-tên cũng được mời đến giảng chiến dịch cuối cùng ở Hung Tung trước khi về dự Đại hội đồng Hội Truyền giáo Bê-tên ở Thượng Hải. Trụ sử của Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa Toàn quốc trong tỉnh Shansi đất ở thành phố này Hạt này có 38 khu vực khác nhau. Hội sắp đặt cho bác sĩ và Ban Bê-tên đến giảng ở đây đúng vào kỳ Đại hội đồng của họ. Nhiều đại biểu và giáo sĩ hiện diện trong Hội đồng này. Tại Hungtung cũng có Trường

Trung học và trường Kinh Thánh nữa. Số thính giả đến dự thính khá đông Họ nhất định biệt riêng ba ngày để giảng và ba ngày để bàn luận. Chúa ban ơn nhiều trong các buổi giảng. Nhiều vị Mục sư truyền đạo và giáo sĩ còn ghi nhớ những ơn phước lạ lùng ấy.Sau các cuộc hành trình truyền đạo gấp rút và liên tiếp Ban Bê-tên rất mệt mỏi. Họ trở về Thượng Hải để dự Đại hội đồng. Hội đồng này có mời hai vị diễn giả danh tiếng là Mục sư Mareus Cheng và Tấn sĩ French Oliver. Mỗi buổi sáng thì Tấn sĩ Oliver và Bác sĩ Tiết chia nhau thì giờ để giảng. Nhưng thật là một việc không may đã xảy ra là Tấn sĩ Oliver và Bác sĩ Tiết bất đồng ý kiến trong vấn đề “Tín đồ phải sẽ trải qua cơn đại nạn hay không?” Bác sĩ Tiết không chịu bỏ qua vấn đề này nên khi lên toà giảng thì ông lại đưa vấn đề ra tranh luận khiến cho các nhà thủ lãnh Hội truyền giáo Bê-tên thêm bối rối.Bác sĩ Tiết cũng chép lại rằng theo từng trải thì những bài học ông nhận được trong sáu tháng sau đây là những bài học trên Núi Cạt-mên: Là sự phân biệt sự thật và giả, điều chi là xác thịt và điều gì thuộc về Thánh Linh, Bác sĩ cũng nói: “Lửa Đức Thánh Linh không giáng xuống để đáp lời những tiên tri giả Ba-anh đang kêu la inh ỏi, làm ồn ào, rạch mặt mày đâu. Nhưng bởi lòng hoàn toàn quả quyết và đức tin của Ê-li mà lửa từ trời giáng xuống vậy. Trước khi biết tung hô rằng: “Hỡi Chúa, Ngài là Đức Chúa Trời.” thì đời sống riêng củ amình phải được thiêu đốt đi đã. Phải chỉ Lửa Thánh Linh mới có thể cất sự dị đồng đã chia rẽ anh chị em tín đồ thôi và cũng lửa Thánh Linh sẽ làm tan chảy tâm linh họ, rồi liên kết lại trong một sự hoà hiệp và một sự thông công chân thật vậy.

RA KHỎI BAN BÊ-TÊN

Sau Hội đồng năm 1933, ông Philip Lee, nhà nhạc sĩ của Ban bê-tên liền đi Mỹ để học thêm về âm nhạc tại Trừơng Kinh Thánh Moody. Còn ông Bieh thì được bổ nhiệm vào văn phòng của Hội. Vì vậy Ban Bê-tên chỉ còn vỏn vẹn ba người thôi. Bác sĩ Tiết và Mục sư Kế Chí Văn lật đật đi thăm viếng Kwangtung để truyền giảng Tin Lành trong nhiều thành phố trước khi đi một vòng xa về phía Bắc Trung Hoa. Trong cuộc hành trình này Ban đến thăm những tỉnh gần biên giới thuộc Nội Mông cổ, thành phố Kalgar là thủ phủ của tỉnh Chahar và là một đô thị tân thời dân số độ 200.000 người. Tại thành phố này có vài Hội thánh nhưng không có Hội nào lớn cả. Ban giảng dạy ba ngày trongba Hội thánh của Hội Truyền giáo Na-uy Cứu Thế quân và Giám lý cải chánh hội. Nhưng họ không thấy Đức Thánh Linh tỏ dấu hiệu hành động bao nhiêu Dầu ở một tỉnh xa xăm như thế mà đời sống tín đồ cũng bị thần đạo tự do phái và tân phái phá hại. Nhìn thấy tình trạng xã hội,

sự vô kỷ luật và các hành động chà đạp nhân vị hằng diễn ra ở đây toàn Ban Bê-tên lấy làm đau buồn.Từ giã Nalgar, Ban Bê-tên đi ô tô rây đến Kwaihwa trong tỉnh Suiyan để giảng cho hội đồng bồi linh của Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa có độ 150 Mục sư truyền đạo dự thính. Lâu này các vị Mục sư, Truyền đạo này đã từng chịu đựng bao nỗi gian lao mệt nhọc chiến đấu trong bước đường phục vụ Chúa giữa những tình hình rất cam go: Cướp bóc, chém viết, chỉ trích, hiểu sai nhan nhản khắp nơi Các chứng nhân Đấng Christ đã gặp nhiều điều để ngã lòng lắm. Nhưng tạ ơn Chúa, Ngài có dùng những buổi giảng dạy của Hội đồng này đễ cầu xin ơn tha thứ cùng quyền năng từ trên cao để phục vụ Hội thánh.Điều đáng tiếc đã xảy ra giữa Ban Bê-tên là ba ban viên xích mích nhau. Điều này làm tê liệt sự giảng dạy và lời làm chứng của họ. Bác sĩ Tiết rất đau đớn về việc này nhưng ông học được một bài học rất đích đáng: Sự thất bại thuộc linh.Thành phố Paotowchen là địa điểm chót trong cuộc hành trình của Ban từ Bắc Kinh đền Nội Mông cổ. Tại thành phố này có độ 100 đến 200 tín đồ của Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa vui vẻ nhóm họp nghe các Nhà truyền đạo Bê-tên giảng dạy Trong số thính già bất thường đến dự thính có hai phụ nữ kia đagn gặp tình cảnh khó khăn và thất vọng, cần được yên ủi. Một bà tì bị gạt lấy lầm một người chồng hút thuốc phiện và đã có vợ rồi. Bà ấy đau lòng quá thành đâm liều nên sống một đời sống bê tha hút sách, cờ bạc cùng đi xem hát. Bà thấy linh hồn không được an ủi trong các sự chơi bời hút sách ấy nên định đi tự tử. Trong khi bà toan tính như thế thì nghe nói có Ban Bê-tên giảng Tin Lành tại đây bèn quyết định đến nghe giảng. Chúa có làm việc trong lòng bà nên đã ăn năn tội lỗi và tin nhận Cứu Chúa. Từ giã Paotow Ban lại lên đường đến Saratsi. Tại đây có một Nữ cô nhi viện do Hội truyền gia1o Nội địa Trung Hoa (Thuỷ điển liên hiệp hội) phụ trách. Người Nòi Mông Cổ nổi tiếng liệng con gái mới sanh ra cho chết hoặc giết chết khi mới lọt lòng mẹ rồi mới liệng. Muốn cứu vớt những đứa con gái xấu số ấy nên Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa (Thủy điện liên hiệp hội) đã lập một nữ cô nhi việc ở đây. Chỉ một số ít các cô ấy sau khi lớn lên thì tin Chúa nhưng phần đông lại kết hôn với người ngoại. Lúc bấy giờ có độ 500 hay 600 người đến dự thính. Trong số các thính giả ấy phần đông lúc còn bé nhỏ đều là Nữ cô nhi của viện này. Khi nghe Bác sĩ Tiết giảng thì nhiều nữ cô nhi được cảm động tin nhận Cứu Chúa. Ba nhà Truyền đạo cũng có dịp cỡi lạc đà đi thăm nơi an nghỉ cuối cùng các vị Giáo sĩ bị loạn Quyền phỉ giết và chôn ở một nghĩa địa kế cận. Họ đứng yên tưởng niệm đến những Chiến sĩ anh dũng đã đi trước gieo giống Tin Lành, sửa soạn mùa gặt cho kẻ khác, kể cả họ nữa. Thế rồi từ đây Ban lại đi đến Paoting để giảng cho một Hội đồng

khác và tiện đường đi thẳng lên Bắc Kinh. Một Hội chúng đông đúc đã đến dự Đại Hội đồng trong bốn ngày liên tiếp. Có nhiều người muốn gặp riêng Ban viên Ban Bê-tên nên Mục sư Kế Chí Văn và Bác sĩ Tiết đã thay nhau tiếp họ. Nhờ những cuộc gặp gỡ riêng và tỏ bày tâm tình với hai nhà Truyền đạo trứ danh mà một số đông được dức dấy, nóng nảy và can đảm làm chứng về Chúa mà từ trước đến nay họ chưa hề làm như thế.Một nữ giáo sĩ đã làm chứng lại rằng Hội đồng này là một Hội đồng rất kỳ diệu xưa nay chưa từng có ở tại Paoting. Bà ấy cũng nói: Mỗi một người đều yêu mến Ban Truyền đạo lưu hành Bê-tên cách đặm đà chỉ trừ ra một vài “que củi” chưa bắt lửa thôi.Ban đi trở về hướng nam ngang qua Honan để thăm lại chi hội Changteh. Lần này không phải chỉ 200 tín đồ hay hơn số ấy một ít nhóm lại đây mà trên ngàn người. Sự kết quả Chúa ban cho đầy tớ Ngài thật quả lớn lao khi họ trung tín cứ rao giảng lẽ thật của Ngài. Những người đã ăn năn trở lại với Chúa trong kỳ trước được đổi mới trọn vẹn và đời thuộc linh rất tấn tới nên tình hình Hội thánh khả quan lắm. Một lần nữa chúng ta thấy rõ rằng điều mà sự khôn ngoan, học thức của các nhà thần đạo tự do không thể làm được thì sự trung tín giải bày Tin Lành thuần tuý đã làm được trong thời gian ngắn. Tính đến cuối năm ấy thì thấy chỉ trong 6 tháng Ban lưu hành truền đạo Bê-tên đã đi thăm viếng 33 thành phố, giảng cho 866 buổi nhóm và có trên 14.000 người tin Chúa hoặc dâng mình phục vụ Ngài. Bác sĩ Tiết cũng đã lập được 729 Ban chứng đạo và có độ 3.000 thanh thiếu niên dâng mình tình nguyện hầu việc Chúa. Từ giã thành phố này Ban Bê-tên lại tiến về phía Nam rồi đến thàh phố Hu-nam là thủ phủ của tỉnh Changsha. Một nữ giáo sĩ người Đức thuộc Hội Truyền giáo Liebenzell nhưng đang cộng tác với Hội truyền giáo Nội địa Trung Hoa còn nhớ rõ thế nào bà ta được Bác sĩ Eitell ở bệnh viện Hudson Taylor tiếp rước mình khi bà mới từ Thượng Hải đến đây sau một cuộc hành trình mệt nhọc vất vả. Bác sĩ Eitell nói với bà rằng: “ãy để hành lý đây và mau mau nhảy lên xe kéo. Buổi nhóm đã khởi sự, nếu chúng ta trễ thì không có chỗ ngồi.” Đáng lẽ bà ấy vào nhà nghỉ ngơi, tắm rửa và uống nước trước nhưng khi nghe nói vậy thì lật đật đi nhóm ngay. Bác sĩ cắt nghĩa cho bà biết cả thành phố đều rúng động vì cuộc giảng đạo của Ban Bê-tên. Giáo sĩ Eitell cùng các giáo sĩ khác cũng vậy rất được phấn khởi và lòng họ tràn ngập sự vui mừng khi thấy những công việc lớn lao Chúa đã thi thố. Tỉnh Hunan là tỉnh cuối cùng đã mở cửa tiếp rước sứ giả Tin Lành Và cho đến bấy giờ thành phố này là nơi có tiếng rất chống đối Tin Lành Chúa. Còn thành phố Changsha là nơi Giáo sĩ Tiền phong danh tiếng Hudson Taylor, Nhà sáng lập Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa qua đời. Cũng tại đây người ta đã xây dựng một bệnh viện để kỷ niệm ông. Cũng tại thành phố này một Trường Kinh Thánh được thành lập và Trừơng này có

tương quan với trường Kinh Thánh ở Los Angeles ở Hiệp chủng quốc. Và ngoài ra lại còn có hiều trừơng học quan hệ của chánh phủ và cả Hội truyền giáo khác nữa. Chính thành phố khá lớn này mà ba nhân viên của Ban Bê-tên đã chiếm lấy sau một cuộc tấn công thuộc linh mãnh liệt.Vả bài giảng mà vị nữ giáo sĩ mới đến được nghe là “Người con trai hoang đàng.” Lâu nay bà ấy chưa hề nghe ai giảng đề tài này cách có quyền năng như thế. Bà thấy xung quanh bà một số cử tọa đông đúc thuộc nhiều giai cấp trong xã hội Trung Hoa: quí tộc, quân nhân, nông phu, già cả, thanh niên, lưu trú học sinh, tín đồ và các giáo sĩ cùng những người chưa tin Chúa nữa. Ai nấy đều được hấp dẫn bởi lời giảng dạy linh động. Bác sĩ Tiết rất lưu loát khiến thính giả ngồi yên lặng nghe rất chăm chỉ. Cả diễn giả đều tháo mồ hôi hột ra. Họ phải uống hết ly nước này đến ly nước khác và cứ tuần tự giảng giải thảm kịch Người con trai Hoang đàng kia cách cảm động. Lâu lâu Hội chúng lại cất tiếng:“Hãy kíp về, mau mau về,Lạ cli mãi làm chi?Đức Cha mong anh về nhàGiang tay tiếp rước đây.”Khi đã kết luận xong thì diễn giả kêu gọi tội nhân kíp đến tiếp nhận Cứu Chúa Lạ lùng thay, giữa đồn lũy chống đối Tin Lành có khá đông người bước lên đầu phục Chúa. Đối với phụ nữ thành phố này thì xem bề ngoài đần độn, cứng cỏi lắm, hình như không gì có thể đâm thấu tâm trí tối tăm họ. Nhưng kỳ diệu thay, Thánh Linh Đức Chúa Trời đã chiếu rọi ánh sáng thiên thượng vào lòng dạ họ nên linh hồn họ đã được tỉnh thức. Thật là những ngày đầy vinh quang Chúa. Ba hội truyền giáo tại thành phố này đã hiệp tác nhau để tổ chức chiến dịch Tin Lành ấy và cả ba đều vui mừng sung sướng gặt hái. Chẳng bao năm về sau thành phố Changsha đã trở nên chiến địa của hai đạo binh: Hoa Nhật. Một phần lớn của thành phố đã bị đốt phá. Thành phố ấy đã chứng kiến nhiều điều ghê tởm. rùng rợn, đổ máu, chết chóc. Dầu vậy thành phố ấy cũng đã được Chúa thăm viếng rồi.Điều chúng ta nên nhắc đến nữa là thành phố. Changsha cũng là nơi Ban lưu hành truyền đạo Bê-tên bị giải tán. Ban này đã được Chúa rèn luyện làm một lợi khí cho công việc Nhà Ngài. Ban gồm có những nhà truyền đạo lòng nóng cháy như lửa đốt thế mà than thay, Ban lại bị giải tán. Trong lúc đi đường đến Changsha, ông Mục sư Kế Chí Văn, Trưởng ban đã chuyển lời của Ban trị sự Hội truyền giáo Bê-tên cho các Ban viên biết là Ban trị sự càng ngày càmg bất mãn với sự công tác của Bác sĩ Tiết họ trách Bác sĩ không giảng về giáo lý trừ diệt tội lỗi tận căn: Bác sĩ chỉ lôi kéo người mới tin Chúa theo mình và vì vậy chức vụ ông với Ban không còn bao lâu nữa. Người ta cũng luôn luôn nghe ngờ Bác sĩ đã lấy tiền tín đồ dâng giúp việc

truyền giáo mà không chuyển đến Hội. Bác sĩ Tiết cực lực phản đối lời vu cáo và nghi ngờ này. Bác sĩ cũng đã được Chúa dạy dỗ và huấn luyện biết giao phó cho thời gian trả lời về lời chỉ trích thứ hai vì lâu nay ông không hề tin đến giáo lý trừ diệt tội lỗi tận căn. Bác sĩ chỉ giảng cho tín đồ nên nhờ Đức Chúa Trời để từ bỏ lần lần về công việc của xác thịt thôi. Khi Ban ở Changsha thì Mục sư Mareus Cheng thuộc Ban giáo viên của Trường Kinh Thánh tiếp rước rất nồng hậu. Lúc bấy giờ cũng ít ai biết rằng đây là chiến dịch cuối cùng của Ban.Mục sư Kế Chí Văn và bác sĩ Tiết vẫn chia nhau giảng trong 4 buổi nhóm họp cách có ơn teo như thường lệ. Đây là lần đầu tiên Hội truyền giáo Trưởng lão tiếp rước Bác sĩ Tiết cách long trọng. Sau đó họ cũng mời Bác sĩ giảng 5 lần cho 1.000 sinh viên Trường Kinh Thánh. Có độ 300 người tỏ ý nhất định theo Chúa trong buổi tối thứ nhất. Càng ngày thính giả càng đến nghe đông hơn và nhà thờ trở nên chật hẹp. Ban thanh niên của Hội thánh rất vui mừng vì nhận thay đây cũng là dấu hiệu Chúa đáp lời cầu nguyện của họ lâu nay đã tha thiết xin một cơn phấn hưng.Một ngày kia trong khi ba nhà Truyền đạo đang dự tiệc chung với Bác sĩ Eitel và các vị Mục sư trung Hoa với các giáo sĩ khác thì nhận được điện tín của Văn phòng Hội truyền giáo Bê-tên giải tán Ban lưu hành truyền đạo. Ban trị sự Hội cụng truyền lệnh cho ông Mục sư Kế Chí Văn phải kíp về Thượng Hải hầu tổ chức hai Ban Truyền đạo khác để đi Quảng Đông và Quảng Tây. Lúc bấy giờ ông Kế Chí Văn ở trong địa vị tấn thối lưỡng nan. Ông phải tự chọn lấy một cách đối xử: Hoặc trng tín theo hội hoặc giữ lời hứa cứ đồng công cộng tác với Bác sĩ Tiết Ông cảm thấy ông phải vâng thoe mệnh lệnh của Hội truyền giáo Bê-tên. Ông nhất định từ giã bạn ông là Bác sĩ Tiết để trở về Thượng Hải. Với một tấm lòng buồn bã đau đớn Bác sĩ Tiết và ông Frank Ling tiễn đưa ông Kế Chí Văn ra ga xe lửa. Từ đó ông Văn và ông Tiết ít khi gặp nhau.Khi các cuộc giảng ở Changsha đã xong thì Bác sĩ Tiết và ông Krank liền đi Changteh, một thành phố trong tỉnh này. Bác sĩ Tiết giảng trong nhà thờ của Hội truyền giáo Gia-nã-đại. Nhà thờ này nhỏ và cũng ít người đến nhóm họp. Tại thành phố này có nhiều Hội thánh do các hội truyền giáo khác sáng lập nhưng các Hội thánh ấy không chịu hợp tác với nhau. Bác sĩ chép trong nhậ tký ông à nhấn mạnh rằng một trong các chướng ngại vật lớn lao cho công việc truyền bá Tin Lành ở một nơi là khi nơi ấy có nhiều Hội truyền giáo thuộc nhiều giáo phái khác nhau đến truyền giáo vậy.Lúc bấy giờ ông Frank Ling cũng nhận được mệnh lệnh buộc phải về Thựơng Hải để gia nhập vào Ban mới thành lập nhưng ông có phận sự đi với Bác sĩ Tiết cho hết cuộc hành trình này đã. Vì vậy họ lại trở về Changsha để đi Hengsang. Họ nghỉ tại nhà Mục sư Mareus Cheng một hai ngày. Bác sĩ

Tiết cũng nhận được thơ sin ông kíp về Thựơng Hải để sắp đặt cho gia đình ông hiện đang ở trong trụ sở Hội truyềngiáo Bê-tên. Nhưng cả Bác sĩ và ông Ling đều nhất quyết theo chương trình đã định nên đi Hengyang. Khi họ đến đây thì một việc rất buồn cười đã xảy ra: Ấy là trước khi đến họ đã đánh điện tín báo tin ngày giờ họ đến và có ký tên là “Tiết và Ling”. Những họ ngạ cnhiên khi đến nơi chẳng thấy ai đón tiếp cả: Khi về đến Hội thánh p6ng Mục sư giải thích họ mới hiểu: Khi Hội thánh ra ga đón họ thì hai người có hành lý (hai tín đồ của một Hội thánh ở thành phố kế cận) Ban trị sự bèn đi đến chào và hỏi tên họ. Họ đáp tên Tiết và Ling nên Ban trị sự hoan nghênh, tiếp rứơc họ. Trong lúc đó thì ông Tiết và ông Ling thật lủi thủi đi về Hội thánh một mình. Tại Hengyang có ba chi hội hiệp tác nhau tổ chức các cuộc giảng đặc biệt. Các buổi giảng dạy rất được ơn phước Chúa Giáo sĩ Wilson của hội truyền giáo tại đây có tả lại chiến dịch này như sau: “Từ hai mươi năm tôi đến Trung Hoa đây tôi trông mong có người nào tới để làm điều tôi không thể làm được. Điều ấy là sống và giảng về sự vinh hiển của Tin Lành thì thình lình một Ngọn lửa sống của Tin Lành đã toé ra trên chúng tôi.”Khi được tin ông Mục sư kế Chí Văn không còn làm Trửơng ban Bê-tên để giảng ở hengyang nữa thì các Hội thánh hơi thất vọng. Như vậy trách nhiệm giảng dạy chiến dịch này hoàn toàn trên ông Tiết cả. Vả lại nghe đồn ông Tiết là một diễn giả khích động mà thôi thì e ngại chiến dịch sẽ bị thất bại chăng? Nhưng giáo sĩ Wilson cũng có làm chứng lại rằng: “Bác sĩ Tiết đem lại cho chúng tôi một luồng gió Quyền năng phục hưng từ chính mình Chúa. Nhiều người Trung Hoa chứng tỏ rằng đây là năng lực vô hạn lượng của Đức Thánh Linh chớ không gì khác nữa. Trọn một tuần, mỗi ngày hai lần giảng và mỗi lần giảng trên hai tiếng đồng hồ hay lâu hơn. Bác sĩ Tiết tuôn đổ một suối Nước hằng sống trong sự kê cứu dạy dỗ Kinh Thánh. Ông như hấp hối trong lời cầu nguyện, ngâ ngất trong sự ngợi khen Cha và tất cả bài giảng đều được tăng cường bởi điệu bộ và xen lẫn lời chế giễu đánh đỗ cùng câu chuyện hài hước phong phú nữa. Điệu bộ lăng xăng trên bục toà giảng khiến thính giả phải ngạc nhiên và chú ý thêm vào lời giảng dạy. Có khi ông cũng nhảy múa trên bục toà giảng. Tùy theo từng điểm, từng chỗ của bài giảng, ông gạch, ông viết ông hoạt họa trên bảng đen. Ông dùng phấn hoạt hoạ trên bảng đen để giúp bài giảng rõ hơn và đặc biệt hơn. Ông vẻ cách hài hước và nhiều khi cũng kỳ dị nữa để làm cho câu chuyện thêm linh động. Ông cầu nguyện rất sốt sắng và như dốc đổ cả sự sống ông ra. Khi ông giảng xong thì ông vui mừng và vẻ mặt đầy sự vinh hiển Chúa trong nửa tiếng đồng hồ..”Ảnh hửơng của chiến dịch Tin Lành do Bác sĩ gieo rắc ở đây tồn tại khá lâu. Hai mươi năm sau Mục sư Wilson còn nhớ lại những ngày phước hạnh ấy nên viết thêm rằng: “Đó là quyền phép giải bày Sứ mạng Chúa. Phần nhiều

những sứ mạng ấy còn rõ mồn một trong trí nhớ tôi. Cho đến nỗi những bài hát ngắn cũng còn ghi tạc trong trí nhớ tôi nữa, không thể nào phai nhạt được. Một điều đặc biệt tôi còn nhớ nữa là chiều hôm ấy Bác sĩ Tiết tuyên bố nếu ai muốn gặp riêng Bác sĩ vui lòng đón tiếp. Ba bạn đồng lao người Trung Hoa của tôi mời tôi đi với họ nên tôi vui lòng đi theo. Sau khi Bác sĩ nghe thuật tả lại tình cảnh họ thì ông đau buổn thay thế cho họ. Ông ghi tên tuổi họ vào quyển sổ lớn riêng của ông. Xong đâu đấy rồi ông dùng thì giờ còn lại hiệp nguyện với họ. Ông sắp mặt xuống đất, lệ tuôn chảy dầm dề. Như trong cơn hấp hối, đau thương ông cầu nguyện tha thiết cho chúng tôi hầu biết nhờ cậy thập tự giá và công việc của Thánh Linh mà thắng hơn tội lỗi.”Tại đây, tại thành phố Hengyang, nơi mà Chúa đã thi thố nhiều việc lớn lao qua chức vụ ông, ông cũng viết thơ thông tin cho tất cả các bạn hữu ông trong các Hội thánh ông đã ra khỏi Hội truyền giáo Bê-tên. Lòng ông lúc bấy gờ thật ão não nặng nề. Dầu vậy ông muốn hầu việc Chúa cách độc lập, nhưng ông chưa có chương trình gì cả. Tương lai đang còn trong lòng. Ông cũng không biết gia đình ông sẽ nương tựa ở đâu. Ông không biết sẽ tìm chỗ ở cho gia đình ông tạm trú. Ông có chép lại trong nhật ký: “Tôi đã kêu la với Chúa ban sức lực cho tôi cứ hết lòng đi ra rao truyền Tin Lành không nao núng không lo sợ điều gì khác.”Sau đó Bác sĩ cùng người bạn đồng lao trung tín, chuyên cần, nhà thông dịch lão luyện Frank Ling đi về Thượng Hải để từ giã Hội truyền giáo Bê-tên. Lúc bấy giờ Bác sĩ có cảm giác như Áp-ra-ham lúc xưa là đi mà không biết đi đâu.Thế là kết liễu cuộc hợp tác giữa Bác sĩ Tiết với Hội truyền giáo Bê-tên. Như vậy, theo chương trình Chúa phác hoạ, sau ba năm Bác sĩ một mình phục vụ Chúa giữa tỉnh nhà thì lại có dịp cộng tác với Hội truyền giáo Bê-tên gia nhập Ba truyền đạo Lưu hành của Mục sư Kế Chí Văn. Kết quả chức vụ Bác sĩ trong khi đồng công cộng tác với Ban Bê-tên không phải nhỏ và ít đâu. Và cũng chỉ trong ba năm hầu việc Chúa chung với Ban này, Bác sĩ đã học được nhiều sự dạy dỗ quí báu nơi Mục sư Kế Chí Văn, cả về thần đạo học nữa. Sự cộng tác của hai nhà truyền đạo này quả là một sự hoà hiệp đầy quyền phép nhưng sự chia rẽ thật đau đớn không khác sự chia rẽ của Phao-lô và Ba-na-ba. Hơn nữa hậu quả của sự chia rẽ này không ai có thể đo lường được. Tiếc thay! Tấn sĩ Mary Stone ngừơi Trung Hoa, Giám đốc của Hội truyền giáo Bê-tên làm chứng rằng “Bác sĩ Tống Thượng Tiết là một người lạ lùng của Đức Chúa Trời và là một ơn phước lớn cho nhiều người khác.”Cô Betty Hu hiện ở văn phòng Hội truyền giáo Bê-tên tại Pasedena (California) viết về Bác sĩ Tiết như sau: “Tôi chưa biết ai là người có quyền năng trong sự truyền đạo và đặc biệt trong đời sống riêng như Bác sĩ Tiết.

Ông đã làm công việc của hằng trăm ngàn Mục sư, Truyền đạo trong một thời gian ngắn.”

TIẾNG KÊU (1934-1935)

Đến năm 1934 tên tuổi Bác sĩ Tống Thượng Tiết trở nên lừng lẫy giữa các Hội thánh Trung Hoa. Ông được liệt đứng đầu sổ sáu danh nhân của những nhà thủ lãnh Hội thánh Tin Lành lúc bấy giờ. Ông dự phần lớn lao đem lại cuộc phục hưng lan tràn đến nhiều miền rộng lớn ở nước Trung Hoa, nhất là ở miền Bắc và miền Nam. Hằng ngàn ngừơi được nghe Tin Lành từ môi miệng ông rao giảng và kết quả có rất nhiều người tin nhận Chúa hoặc đời thuộc linh được tỉnh thức.Tấn sĩ Paul Abbott viết lại rằng: Bất cứ ai biết thẩm định khuynh hướng tôn giáo hiện tại ở Trung Hoa thì không thể không biết đến công việc của các nhà Truyền đạo của Ban Bê-tên được.Mục sư Giáo sĩ Laurence D. M. Wedderburn, sau thời gian nghỉ hạn ở Hiệp chủng quốc trở lại Mãn Châu thì thấy các tinh thần Hội thánh hoàn toàn khác hẳn. Tất cả các buổi nhóm thờ phượng Chúa đều đông đúc. Cả tín đồ lẫn người ngoại đều quan tâm đến Đạo lý Chúa. Giáo sĩ qui phần lớn kết quả này về công tác của Bác sĩ Tiết là “Một vị Truyền đạo đầy quyền năng và sức thuyết phục.”Bất cứ Ban Bê-tên đi đến đâu sau một thời gian thăm viếng giảng dạy thì tín đồ liền hăng hái sốt sắng kê cứu Kinh Thánh và thường thường đời sống Hội thánh lại được tươi tỉnh. Thật khó mà tìm cho ra một thành phố ở miền Bắc Trung Hoa mà sau khi Bác sĩ và Ban Bê-tên đã đến giảng dạy rồi và chẳng để lại một cơn phước hạnh thuộc linh đầy vinh hiển cũng nhiều đời sống được luyện sạch, tươi mới lại và nóng cháy phục vụ Chúa.Trong năm 1934 ông Mục sư Tống qua đời về với Chúa. Lúc bấy giờ Bác sĩ Tiết xa nhà và ông đang đi hầu việc Chúa trên một chiếc tàu thuỷ nhỏ ở đâu đó gần bờ biển Trung Hoa. Thân sinh ông hấp hối qua đời ở nhà nhưng ông chẳng hay biết gì hết. Ông chiêm bao thấy thân sinh ông đang đứng cạnh ông và bảo rằng: “Siong-Cel, hỡi con Thượng Tiết, thầy đi về với Chúa, nhưng con còn 7 năm phục vụ Chúa nữa. Con hãy hết sức phục vụ Ngài nhe!”Mà quả vậy, Bác sĩ đã hết sức phục vụ Chúa. Danh tiếng ông cứ đồn đãi ra cách mau chóng nên hễ ông đi đến đâu tì dân chúng đổ xô đến nghe vị Tấn sĩ Tiết có những phương pháp giảng dạy kỳ dị và bất định. Thường thường dân chúng đến trước giờ nhóm hay hay ba giờ để ngồi choáng chỗ; hoặc họ ngồi từ buổi giảng này đến buổi giảng khác để khỏi mất chỗ.Các buổi giảng luôn luôn bắt đầu bằng những bài thánh ca. Chính Bác sĩ

nhiều lần tự hướng dẫn giờ ca hát. Ông dùng một cái khăn trắng để đánh nhịp. Nhiều khi ông xin hội chúng vừa hát vừa vỗ tay Sau đó họ cất tiếng cầu nguyện chung. Thế rồi khi một mục sư hoặc truền đạo cầu nguyện vắn tắt xong thì ông bắt đầu giảng. Bác sĩ bứơc ra sập toà giảng luôn luôn cặp quyển sách quý báu mà hằng ngày ông đã thâu lượm được những điều quý báu và ông ghi chép lại những sự dạy dỗ Chúa đã ban cho cùng những câu Kinh Thánh ông dùng để giảng.Một lần kia, sau giờ giảng ông bận rộn trả lời cho những thính giả đến hỏi lẽ đạo và xin giúp đỡ phần thuộc linh nên ông bỏ quên quyển Kinh Thánh trên toà giảng. Khi về đến nhà trọ ông mới nhớ lại. Dầu đã trưa và bụng rất đói ông cũng nhất định chưa ăn; ông quyết đi tìm cho ra quyển sát đã. Các bạn đồng lao của ông phải đợi. Họ đợi khá lâu nên họ phải đánh đờn và hát cho quên cơn đói. Và chỉ khi tìm ra được quyển sách rồi ông mới chịu trở về ngồi vào bàn ăn.Lúc đầu thì Bác sĩ Tiết nói tiếng Quang thoại còn dở; ông nói tiếng tỉnh Hinh Hoa là tỉnh nhà ông giọng cũng không rõ lắm. Những thông dịch viên phải là người hoạt bát, nhanh trí như ông Frank Ling chẳng hạn. Các buổi nhóm đầu linh hoạt nhưng luôn luôn được kiểm soát. Ông không chịu để ai phá khuấy các buổi giảng dầu chỉ reo lớn tiếng Ha-lê-lu-gia hay đi về trước giờ giải tán cũng không được. Nếu có ai làm ồn hay ra về trước giờ giải tán thì bị ông quở trách khá nặng. Ông dùng nhiều ví dũ trong bài giảng của ông. Ông vẽ phá hoặc viết nguyệch ngoặc những bố cuộc bài giảng trên bảng đen. Có nhiều khi ông mời một vài thính giả hoặc ban viên lên bục toà giảng để giúp ông làm ví dụ. Có lần ông đã mời một Giáo sĩ đứng giăng tay ra trên toà giảng trong khi ông giảng về sự đồng đóng đinh với Đấng Christ trên thập tự giá! Ông trói người ta lại rồi cởi mở ra để ví dụ về quyền lực tội lỗi trói buộc tội nhân và sự giải thoát của Danh Christ đã ban cho.Tại một khu vực truyền giáo kia vị nữ Giáo sĩ trang hoàng chưng dọn toà giảng với những chậu hoa và chậu cây kè, cây dương xỉ, cây thiên trúc quí. Trong khi giảng Bác sĩ nhấn mạnh đến sự chiến đấu vô hiệu quả của chúng đối với tội lỗi; khi ấy ông trỏ vào các thứ cây rồi nói: “Chẳng ích gì mà cắt xén tỉa sửa một ít tội lỗi Anh chị em phải nhổ nó tận gốc tận rễ mới được.” Thế rồi ông vừa nói vừa làm. Ông khởi sự nhổ từng cây một và liệng ra giữa bục giảng. Vậy nên ngày sau chẳng có cây bông hoa nào chưng dọn trên bục toà giảng nữa. Một thí dụ ông rất thích dùng để xác chứng sự cần yếu đầy dẫy Đức Thánh Linh là đem một lò than đỏ lên toà giảng. Những miếng than đen và dơ bẩn ví dụ như những tín hữu trong Hội thánh. Một miếng than to hơn, tự nhiên là ví dụ vị Mục sư, Truyền đạo. Điều tất cả các miếng than ấy cần là phải bỏ vào lửa để bắt cháy cho đến khi đỏ chói. Trong lúc làm thí dụ này ít khi ông không nói rằng miếng than lớn kia bắt lửa lâu hơn những

miếng khác cũng như vị Mục sư, Truyền đạo tự phụ, kiêu ngạo chậm được đầy dẫy Đức Thánh Linh hơn những tín đồ khác.Trong đời sống và chức vụ của Bác sĩ Tiết có nhiều câu chuyện thuật lại rất cảm động. Khi các nhóm tín đồ họp lại thì họ hay bàn luận với nhau về “Chiếc tàu phá băng” ấy (tức là Bác sĩ Tiết).Sau mỗi buổi nhóm nhà Truyền đạo Tiết luôn luôn để dịp tiện cho những ai muốn ăn năn tội hoặc ngừơi nào muốn bứơc đến trước toà giảng để cầu nguyện. Khi cơn tranh chiến thuộc linh đã đắc thắng thì suối lệ tuôn tràn, tội lỗi xưng ra và tín đồ biết xin lỗi nhau làm hoà lại với nhau và đền bù sự gian lận.Trải qua nhiều năm, trong khi đồng công cộng tác với các bạn đồng lao ông trong Ban Bê-tên, ông hết lòng hết sức dâng cả thì giờ cho các cuộc hội đàm riêng với cá nhân tín đồ. Có rất nhiều trường hợp con cái Chúa nhận được nhiều hạnh phước do chức vụ ông. Nhiều cá nhân tín đồ được đưa đến ánh sáng thánh và nhiều gia đình tan nát, ly tán được hoà hiệp lại. Bác sĩ thường hay ghi tên tuổi địa chỉ những người này vào quyển sổ cầu nguyện. Trí nhớ ông rất lạ lùng nên ông nhớ tên hằng ngàn người để cầu nguyện cho họ. Chẳng những tín đồ Trung Hoa yêu mến thắm thiết ông mà rất nhiều giáo sĩ ngoại quốc cũng nhận được từng trải tươi mát do chức vụ ông. Có một số giáo sĩ đã nhận rằng nhờ chức vụ ông mà họ trở lại với Chúa thật.Sau khi Bác sĩ ra khỏi Ban Bê-tên thì nhiều Hội thánh ở Thượng Hải mời ông đến giảng. Trước hết ông giảng ở Hội thánh nói tiếng Phúc Châu trong một tuần lễ và có 63 người gặp được Đấng Christ. Tên nhà thờ của Hội thánh này là “Phòng Vui mừng và Bình an”. Sau những từng trải đen tối vừa gặp phải thì ông nhận được sự yên ủi khi đọc đến tên phòng giảng này. Hội thánh thứ hai Bác sĩ đến giảng là “Phòng Ân đức dồi dài”. Tại chi hội này có trên 100 người trở lại với Chúa. Kế đó nhân lễ Xuân tiết Bác sĩ giảng trong một chiến dịch Tin Lành cho toàn thể dân chúng thành phố Thựơng Hải trong ba ngày đêm tại nhà thờ Woodview. Có trên ngàn người đến dự thính mỗi buổi giảng dạy này. Sau hết có Hội thánh tên là “Khiết tâm phòng” mời ông giảng một tuần và có độ 200 học trò tin Chúa. Bác sĩ được thúc giục và thêm can đảm lên nhìn tới một chức vụ lớn lao hơn.Lúc bấy giờ nhiều Hội thánh tranh nhau mời Bác sĩ Tiết làm Mục sư; vì vậy ông bắt đầu cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn con cứ làm một Truyền đạo lưu hành thì xin Ngài mở cửa cho con đi giảng trong 5 tỉnh và xin Ngài sớm gởi cho con trong tháng sau 800 đồng để làm chi phí.”Khi được tin Bác sĩ Tiết đã ra khỏi Ban Bê-tên do hai tờ báo Evangelism, Morning Star và nhiều tờ báo khác nữa loan ra thì có rất nhiều Hội thánh tấp nập gởi thư đến mời Bác sĩ giảng. Những thư ấy đến từ 5 tỉnh Kiangsu, Cheking, Anhwei Hoping và Shantung. Cũng có khá thơ bảo đảm từ

Changsha, Paoting, Bắc Kinh, Shihkiacheang, Paotow, Saeatsi và từ nhiều chi hội khác nữa gởi đến có kèm theo bưu phiếu từ 20 đến 50đ của các ẩn danh và tín đồ giúp ông. Số tiền họ gởi đến giúp quá số tiền ông đã cầu xin với Chúa. Nhìn thấy Chúa đáp lời cầu nguyện và săn sóc ông như thế nên ông yên tâm. Ông nói: “Tôi xin dâng chính mình tôi một lần nữa để phục vụ Chúa thành tín, Bất biến của tôi. Dầu gặp phải mưa gió hay bão tố hay đi qua mây mù buồn bã hoặc thấy được ánh sáng đẹp đẽ tươi vui thì tôi cũng chẳng xin gì hơn nữa nếu có Chúa ở cùng tôi.”Cuộc truyền đạo thứ nhất do chính Bác sĩ tổ chức giảng ngoài thành phố Thượng Hải là ở thành phố Chinkiang cách xa bờ biển về phía trên sông Yangtze. Ông chia thì giờ ông để giảng dạy trong ba Hội thánh và có rất nhiều người tiếp nhận Chúa. Trong số những người ấy có nhiều người quyền thế và danh tiếng nữa. Tại nam Cuchow lần thứ nhất ông giảng bằng tiếng Quan thoại không dùng thông ngôn. Ông rất vui mừng vì người ta nghe hiểu ông được. Ông cứ tiếp tục cuộc hành trình nên đến thăm thành phố Tsinan lần thứ tư. Thành phố này là tỉnh lỵ của tỉnh Shantung. Có nhiều nhà thương mãi, nhân viên chánh phủ, nhân viên y tế, sinh viên đại học đến nghe ông giảng.Tiếp theo ông đi một vòng nữa thăm nhiều thành phố trong tỉnh Shantung. Mục đích của Bác sĩ là tìm cách sửa lại những sự lầm tửơng cùng cách giải nghĩa sai trật Kinh Thánh gây sự lộn xộn trong công việc của nhiều Hội thánh Chúa. Bất cứ đi đâu ông cũng thấy sự sốt sắng của con cái Chúa mà ông muốn hướng dẫn họ vào đừơng lôi đúng như Kinh Thánh chỉ dạy. Chúa cũng dùng ông cất sự sốt sắng của con cái Chúa mà ông muốn hướng dẫn họ vào đường lối đúng như Kinh Thánh chỉ dạy. Chúa cũng cùng ông cất sự bất hoà lấp hố chia rẽ giữa giáo sĩ và người Trung Hoa. Nhiều thanh thiếu niên được đưa đến Đấng Christ họ nhận được hiện tượng lo đem Tin Lành cứu vớt nước Trung Hoa. Có hai người bại xuội được chữa lành và một người bị quỷ ám được giải thoát. Những tiếng đồn bác sĩ Tiết giảng lẽ đạo sai lạc bị tiêu tan vì bất cứ ông đi đến đâu Chúa cũng tỏ dấu kỳ phép lạ để quyết chứng Lời Ngài.Nhưng lúc bấy giờ tín đồ ở Tientsin nghe Bác sĩ đang ở Chefoo nên gởi lời khẩn thiết mời ông đến thăm họ lần nữa. Khi tất cả các chi hội không chịu cho dùng nhà thờ họ để tổ chức những buổi nhóm đặc biệt thì ngừơi ta lại thuê một từ đường khá rộng dùng giảng mỗi ngày hai lần rất được phước. Nhưng có một vài người danh vọng trong các Hội thánh khởi sự phỉ báng gièm pha Bác sĩ và tìm hết cách ngăn trở công việc bác sĩ. Kết quả là có 300 tín đồ ra khỏi các Hội thánh ấy và nhóm họp thờ phượng Chúa riêng một nơi khác. Họ đề nghị xây dựng một Phòng Giảng khác để truyền Tin Lành. Sau một buổi cầu nguyện tìm hỏi ý Chúa thì họ lập sổ quyên tiền. Trong chốc lát

tín đồ đã hứa gần 800 đồng tức 500 liu. Mục đích duy nhất của họ là mở phòng giảng hầu bảo tồn sự tự do thờ phượng Đức Chúa Trời và rao truyền Tin lành. Dầu vậy Bác sĩ Tiết cảnh cáo họ không nên lập thành một môn phái và thúc đẩy họ cố gắng giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh. Họ cử một Ban trị sự và năm sau một nhà thờ được cất xong cung hiến cho Chúa. Công việc Chúa trong Hội thánh này rất tấn bộ; có nhiều người tin Chúa và ban chứng đạo chính ở đây đã trở nên một Hội thánh độc lập. Trong chức vụ và công tác Bác sĩ thì chúng ta thấy chỉ bởi trường hợp này mà gây ramột Hội thánh biệt lập thôi nhưng những điều xảy ra đó đều ngoài ý muốn của ông. Hội thánh mới ấy trở nên lớn và rất hoạt động, hằng làm chứng cho Chúa trong thành phố đẹp đẽ xinh xắn Hanhchow xây dựng trên bờ hồ của tỉnh Cheking.Các nhà lãnh đạo các Hội thánh tỉnh này hiệp lại để hoan nghênh Bác sĩ và họ sắp đặt một chiến dịch 10 ngày. Công việc Chúa bước vào sự sâu nhiệm hơn và có nhiều tín hữu mới được sanh lại trở nên tín đồ thật của Chúa. Năm mươi Ban chứng đạo cũng được thành lập trong lần này. Trong những ngày Bác sĩ Tiết ở Hangchow có nghe Tấn sĩ Sherwood Eddy sẽ đến giảng trong tỉnh này. Ông tin rằng Tấn sĩ Eddy theo phái tự do đã lìa bỏ đức tin thuần tuý lúc ban đầu rồi nên ông không ngần ngại tố cáo Tấn sĩ. Ông dùng hết cách để thúc đẩy tín đồ tẩy chay các buổi giảng của Tấn sĩ.Sau đó ông trở về Thượng Hải giảng 10 ngày trong nhà thờ Moore Memorial. Lần này ông nhấn mạnh đến bí quyết khỏi sa sút thối lui là phải bước đi gần gũi với Chúa và hằng làm chứng Danh Ngài luôn. Ông rất đau lòng thấy một số người tin Chúa lúc trước nấy lại thối lui. Tại Huchow Bác sĩ nói rằng không cần chiếu bóng hoặc dùng công tác xã hội hay một công việc gì giống như vậy để hấp dẫn dân chúng đến nhà thờ. Mục sư chi hội này là người hay lưỡng lự, không có tính quả quyết dầu vậy cũng có hơn 100 người đến nghe “Một bài giảng Tin Lành” Có gần 700 trong số đông người đã được cứu rỗi tổ hợp lại làm 50 Ban chứng đạo. Kế đó Bác sĩ lại trở về Hangchow để giảng cho một Hội đồng hai tuần. Trong thời gian ấy dầu tàu bay Nhật bay lượn trên không trung oanh tạc thành phố nhưng các buổi nhóm cứ tiếp tục và dầu có sự chống đối ngăn trở lớn thì cũng có nhiều người đựơc cứu rỗi và phấn khởi phục vụ Chúa. Từ giã Hangchow, Bác sĩ đến kinh đô Nanking. Tại thành phố này có nhiều chỗ rộng lớn cuộc vận động phục hưng chưa lan đến đựơc. Người ta bèn tổ chức các buổi giảng ở tại nhà thờ Quaker và rất đông thính giả đến nghe Lời Chúa.Con cái Chúa trong các Hội thánh rất thương yêu Bác sĩ nhưng các nhà thủ lãnh lại chỉ trích khiến anh em tín đồ giận và làm cho họ khó nhận lãnh những sự giúp đỡ thuộc linh Bác sĩ cũng làm chứng về sự từ bỏ của mình nhưng kết quả thật bất ngờ là khiến cho những học trò sốt sắng trong các

trường cảm thấy sự học tập như không có giá trị bao nihêu; cần phải đi ra làm chứng giảng đạo gấp hơn là học tập. Điều ấy gây nên ít nhiều sự lộn xộn về kỷ luật của vài trường học Tin Lành. Nhưng sau đó thì công việc vững bền liền được hoàn thành.Bác sĩ cũng có dịp đến thăm Hangchow giảng cho một Hội đồng khác lần nữa trước khi ông đi thăm tỉnh nhà và bắt đầu một chức vụ rộng lớn hơn là đem Tin Lành giảng ở ngoài lục địa Trung Hoa.“Tiếng kêu trong đồng vắng! Hãy dọn đường cho Chúa. Ấy chính là tiếng của vị tiên tri. Người khắp nơi khắp chốn đều được tỉnh thức và đáp: Chúng tôi phải làm gì nữa?”

VỊ TIÊN TRI ĐƯỢC TÔN TRỌNG TRONG QUÊ HƯƠNG MÌNH

Tỉnh Phúc Kiến phải trải qua nhiều cơn cơ cực vì cuộc nội loạn từ năm 1933. Khi tình hình đã hơi khá rối thì người ta liền mời Bác sĩ Tiết đến giảng cho những chiến dịch Tin Lành tổ chức tại thành phố lớn. Chiến dịch trước nhất mà Bác sĩ Tiết đã giảng và có kết quả tốt đẹp được tổ chức vào tháng 9 năm 1934. Chín mươi sáu Ban chứng đạo mới được thành lập trong chiến dịch này. Sau khi giảng xong chiến dịch Tin lành tại Kinh đô rồi thì Bác sĩ lại đi thăm viếng các Hội thánh ở vùng thôn quê và các miền kế cận.Bà chấp sự Leader và nữ đồng sự của bà thuộc Hội Church Missionary đã mời đến giảng ở Loynan. Anh quốc giáo hội đã sắp đặt cho Bác sĩ giảng một ngày 4 lần bắt đầu từ 6 giờ rưỡi sáng. Chúa có ban phước các buổi giảng cách lạ lùng. Đời thuộc linh Hội chúng càng thêm sâu nhiệm. Nhiều tín đồ sa ngã, nguội lạnh hoặc thối lui được phục hồi, phấn khởi và nhiều ban chứng đạo được thành lập và hăng hái hoạt động. Bà Leader chép rằng: “Sự giảng dạy của Bác sĩ rất tốt, thấm nhuần lời Kinh Thánh. Tất cả chúng tôi nhờ đó mà được thúc giục thêm lên trong công việc chứng đạo và phục vụ Chúa.”Từ giã Phúc Châu, Bác sĩ đi xuống miền Nam Amoy. Hội thánh Chúa tại đây đã sắp đặt cho bác sĩ giảng nhiều lần ở Hwein, Chuanchow chang changchow và Amoy. Toàn thể con cái Chúa hết lòng cầu nguyện thiết đảo choc ác buổi giảng. Ai nấy đều trông mong ơn phước Chúa. Từ ngày 13 tháng 10 đến ngày 13 tháng 11 năm ấy Bác sĩ đi thăm khắp các Hội thánh miền này. Mỗi nơi Bác sĩ ở lại một tuần để hầu việc Chúa. Mỗi ngày Bác sĩ giảng ba lần và mỗi lần lâu 3 giờ đồng hồ.Tại Amoy Bác sĩ giảng trong một nhà thờ lớn nhất và thính giả quá đông đến nỗi đứng chật cả cửa chính và leo ngồi ở cửa sổ nữa. Người ta bèn dựng một bục phía ngoài nhà thờ. Nhưng vì thính giả quá đông đến nỗi Bác sĩ và người thông dịch không có chỗ để lui tới trên bục toà giảng nữa. Bởi vậy

Hội thánh phải dựng một cái trại có thể chứa độ 2500 thính giả. Nhưng sau đó vì có đông thính giả đến nữa nên Hội thánh lại tổ chức các buổi giảng ở sân banh của Trường Cao đẳng Hoa Anh. Và có 5.000 người dự thính.Mỗi người cũng chiếu theo một bản kê khai tội lỗi để tự xét mình. Bác sĩ Tiết quở trách tội trọng giữa các nhà lãnh đạo Hội thánh như nguội lạnh, biếng nhác, kiêu ngạo, thiếu tình thương yêu. Ơn phước Chúa đổ xuống dồi dào và tinh thần con cái Chúa lên độ cao khi Bác sĩ giảng về đề tài tình yêu thương ở ICô 13 và nhờ đó thính giả thấy tình thương yêu Chúa qua thập tự giá Đấng Christ Bác sĩ cũng định thì giờ gặp riêng những ai cảm xúc tội lỗi mình và cần sự giúp đỡ thuộc linh. Khá đông người xin gặp Bác sĩ trò chuyện và cầu nguyện vào lúc 10 giờ đến trưa mỗi ngày. Lúc bấy giờ cũng có hằng ngàn bức thơ từ đây đó gởi đến Bác sĩ. Họ làm chứng những ơn phước Chúa mà họ đã nhận được trong các chiến dịch Tin Lành do Bác sĩ giảng dạy. Giáo sĩ W. Short làm chứng về Bác sĩ Tiết như thế này: Bác sĩ làm việc rất khó nhọc. Ông hết lòng sốt sắng dâng mình cho công việc Đức Chúa Trời trọn cả một tháng đầy dẫy công tác mệt nhọc.” Trong buổi đặt tay cầu nguyện cho bệnh nhâ thì có 2000 người đến dự và Chúa ban ơn nên kết quả thuộc linh mà từ lâu nay người ta chưa hề nhận được. Mỗi buổi giảng đều có nhiều tội nhân giàu có đến dự thính. Vì vậy ổ cờ bạc mất gần hết khách. Một tay cờ bạc khét tiếng kia là một sinh viên tốt nghiệp của trường Cao đẳng Anh Hoa đến nghe giảng và tin Chúa. Người từ bỏ tội lỗi cờ bạc nên mỗi tháng lợi được từ 60 đến 70 đồng (Trung Hoa). Một nhà kinh doanh khác thì lúc ban đầu nói là phải cẩn thận về các vấn đề tôn giáo hay theo đạo nhưng sau khi nghe Bác sĩ xong các sinh viên xưng tội lỗi ăn năn và khóc lóc thảm thiết. Họ xin lỗi nhau và làm hoà nhau hoặc viết thư xin lỗi người xa. Một sinh viên kia tưởng mình vào trường Cao đẳng thần đạo học thì mình sẽ trở nên một người hạnh kiểm tốt hơn, nhưng trái lại cậu cảm thấy tệ hơn.Sau khi cậu được nghe Bác sĩ Tiết giảng cậu nhất định tin nhận Cứu Chúa và trong phút chốc cả cậu và bạn cậu đều được tái sanh đổi mới. Ơn phước Chúa lan tràn ra đến nhiều nơi xa xôi mà Bác sĩ chưa hế đến thăm viếng hay giảng dạy. Những người được nghe Bác sĩ hoặc tin Chúa trong các chiến dịch Tin Lành của Bác sĩ hay được Bác sĩ gúp đỡ phần thuộc linh thì khi trở về nhà bèn xưng tội lỗi và những sự sai lầm họ ra và làm chứng về đời sống mới trong Đấng Christ. Do đó dân chúng lấy làm lạ lùng về Đạo Chúa, còn công việc Ngài thì được tấn tới. Tất cả các Hội thánh tại khu vực Amoy luôn luôn đầy ập tín đồ đến nhóm họp thờ phựng Chúa Số tín đồ một chi hội kia tăng gấp đôi Một tuần sau khi Bác sĩ đã phải rời thành phố này vì chính quyền yêu cầu bởi dân chúng đến dự thính đông đúc quá làm trở ngại sự thông thương thì có 300 người phải trơ về nhà vì nhà thờ ở Kulangsa không

đủ chỗ nồi. Vì vậy người ta phải tổ chức một buổi nhóm cho những người không thể dự được những buổi giảng trước Tại Amoy và Kulangsa có 147 Ba chứng đạo được thành lập. Họ có chương trình đi thăm viếng tất cả các làng trên cù lao Amoy để rao truyền Tin Lành cho mọi người. Sau sự cố gắng truyền đạo như thế rồi thì họ lại tổ chức một ngày Hội đồng để nghe các Ban thuyết trình.Chức vụ Bác sĩ tật rất được ơn phước. Nhiều người được cứu rỗi do chức vụ ông Cũng lắm người được phấn hưng nhờ lời giảng dạy của ông nữa. Nhưng cũng có người chỉ trích cách giảng dạy của Bác sĩ vì ông đã quá tố cáo các nhà lãnh tụ của Hội thánh và đề cao những Ban chứng đạo và những vị Trưởng ban do ông đề cử mà chẳng hỏi ý Ban trị sự. Điều ấy chỉ tổ khuyến khích những khuynh hướng chia rẽ giữa Hội bạn hữu không chịu phục thiện nghe lời các bạn hữu, cha mẹ trở về trường học nhưng cứ đi theo Bác sĩ từ chỗ này đến nơi khác để nghe giảng.Từ giã Hội Trưởng lão Anh ở thành phố này Bác sĩ đi thăm Hội thánh Swaton lần thứ hai trong khu vực Kwantung và giảng trong một chiến dịch Tin Lành từ ngày 25 đến 31-1-35. Bác sĩ cũng có đến giảng ở Kityang ba lần và mỗi lần lâu hai giờ. Thành phố Kityang xa thành phố Swaton 4 dặm. Mỗi người đều chăm chú nghe Bác sĩ giảng cách đầy quyền năng Chúa. lạ lùng biết bao là vào năm 1952, sau 21 tháng bị giam cầm trong nhà lai, Mục sư Tấn sĩ E.H. Giedt được trả lại tự do và khi về đến nhà mình Tấn sĩ tìm thấy chương trình chiến dịch Tin Lành do Bác sĩ giảng như sau:Ngày 25/1: Buổi sáng - ICo1Cr 13:1-7 Hai tâm địa (có và không có tình thương yêu)Buổi chiều - LuLc 12:13-21 Người nhà giàu điên dạiBuổi tối - GiGa 8:1-11 Người đàn bà bị bắt quả tang đang phạm tội tà dâm.Ngày 26/1: Buổi sáng - Gia Gc 3:1-15 Sự sanh lạiBuổi chiều - KhKh 3:14-22 Hội thánh Lao-đi-xê hâm hẩmBuổi tối - Mac Mc 5:1-20 Người quỉ ám ở GadarenơNgày 27/1: Buổi sáng - LuLc 10:25-37 Người Sa-ma-ri nhân lànhBuổi chiều - GiGa 11:1-44 La-xa-rơ sống lạiBuổi tốt - LuLc 15:11-32 Con trai hoang đàngNgày 28/1: Buổi sáng - Cong Cv 2:1-13 Lễ Ngũ tuầnBuổi chiều - LuLc 3:1-14 Ông Giăng Báp-títBuổi tối - GiGa 4:1-42 Đàn bà ở Sa-ma-riNgày 29/1: Buổi sáng - Mac Mc 5:21-32 Con gái ông Gai-útBuổi chiều - 7:1-23 Lễ nghe và điều không tinh sạchBuổi tối - Cong Cv 3:1-14 Người bại ở cửa ĐẹpNgày 30/1: Buổi sáng - Mac Mc 6:53-56, GiGa 4:14-18; IPhi 1Pr 4:7-11 Đức tin chữa bịnh

Buổi chiều - SaSt 6:5-8, 22 Ông Nô-ê và cơn hồng thuỷBuổi tối - Mat Mt 5:1-12 Các phước lànhNgày 31/1: Buổi sáng - KhKh 6:1-17 Bảy ấn và sự tái lâm của Chúa.Vì những chiến dịch Tin Lành liên tiếp thân thể Bác sĩ Tiết mệt nhọc; giọng nói khàn khàn nhưng ông cứ buộc mình tiếp tục công việc. Tấn sĩ Giedt làm chứng. “Nói chung thì những bài giảng của Bác sĩ hoàn toàn lành mạnh và xây dựng. Những bài giảng không kích thích ai đâu nhưng rất cảm động. Những bài giảng của ông thì không phải là bài giảng theo thể đề mục nhưng giải nghĩa từng câu Kinh Thánh cùng trưng dẫn nhiều ví dụ và ứng dụng rất cảm động. Ông dùng khá đông thông dịch viên của ông phải bắt chước làm theo tất cả các bộ tịch của ông. Kết quả Chúa ban cho ông là luôn luôn bất cứ nơi nào ông đi đến sau khi lìa chỗ ấy thì ông để lại một số tín đồ. Kế đó những người này ra đi làm những nhà Truyền đạo tình nguyện, giảng đạo cho đồng bào họ. Họ bắt chước điệu bộ Bác sĩ Tiết nhất là đứng chìa một chân ra phía trước, gót giày cọ xuống đất còn dơ đế giày ra trước.”Thật Bác sĩ Tống Thượng Tiết là một danh nhân ở tỉnh Phúc Kiến. Bác sĩ cũng không phải là một tiên tri không được tôn trọng giữa quê hương xứ sở và giữa đồng bào ông đâu.

NGƯỜI QUÈ BIẾT ĐI

Tín đồ Trung Hoa luôn luôn tin tưởng đến sự cầu nguyện cho kẻ bệnh. Nhiều chi hội được thành lập bởi lời cầu nguyện cho bệnh nhân kinh niên hay rất nguy kịch được lành mạnh hẳn. Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện cho hằng ngàn trường hợp như thế nên tín đồ Trung Hoa hằng trông mong Chúa thi thố phép lạ Mà quả thật vậy, họ tin quyết nơi Chúa chẳng chút nghi ngờ. Bởi thế nên chúng ta không lấy làm lạ khi họ trông mong người nào có quyền năng rõ ràng của Chúa như các vị truyền đạo chẳng hạn thì cũng có quyền phép như Đức Chúa Trời để cầu nguyện cứu chữa bệnh tật cho con cái Ngài. Bác sĩ Tiết còn nhớ rõ ràng trong thời kỳ thơ ấu của ông, trong nhiều dịp Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện chữa bệnh cho thân phụ và thân mẫu ông. Ông chẳng bao giờ nghi ngờ sự cầu nguyện cả nhưng tin quyết lời cầu nguyện rất linh nghiệm cả thuộc thể và thuộc linh. Khi ông ở Mỹ quốc vừa trở về tổ quốc, lúc ông mới bắt đầu chức vụ thánh tại tỉnh Phúc Kiến ông cũng gặp một trường hợp rất khó khăn: Ông đang giảng Tin Lành tại một chi hội kia và vợ của vị Mục sư chi hội này thình lình bị đau tim và tưởng phải chết. Bác sĩ Tiết lấy đức tin đặt tay cầu nguyện cho bà, xin Chúa chữa lành bà hầu Danh Chúa được vinh hiển. Nhưng bệnh tình bà ấy chẳng thuyên giảm chút nào. Đức tin bị bóng nghi ngờ vây hãm giống như lúc ông còn ở Mỹ quốc. Ông tự hỏi: Đức Chúa Trời thật là một Đức Chúa

Trời sống không? Ông bèn quỳ xuống bên giường bà ấy lần nữa và đặt tay trên bà, thấy bà còn sống ông bèn cất tiếng cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu thật Ngài là Đấng Sống và vẫn còn làm việc thì hôm nay xin Ngài ban cho con một dấu hiệu về sự thật hữu của Ngài là khiến người này là kẻ đã chết rồi được sống lại. Đức tin con sẽ chẳng bao giờ lưỡng lự hồ nghi nữa.”Ông tin lời cầu nguyện ông được nhậm rồi nên đứng dậy và an ủi vị Mục sư ấy, khuyên ông chẳng nên mua quan tài. Kế ông từ giã sửa soạn lên đường đi giảng. Cũng trong lúc bấy giờ ông viết thư cho một người bạn đồng lao mình và nói như thế này: “Đức Chúa trời đã nhậm lời cầu nguyện của chúng tôi.”Tối hôm ấy, sau khi giảng xong, ông trở về nhà vị Mục sư ấy thì thấy bà vợ ông đã lành rồi. Danh Chúa được cả sáng và đức tin Bác sĩ Tiết cũng được vững mạnh thêm lên. Sau chiến dịch Tin Lành ở Mãn Châu và trong dịp Bác sĩ đến giảng đạo Chúa lần thứ nhất ở Shantung người ta đã nài xin ông đặt tay cầu nguyện cho bệnh nhân. Dầu Ban Bê-tên không có thói quen làm điều này thì họ cũng đã tổ chức những buổi nhóm họp cầu nguyện cho bệnh nhân. Buổi nhóm cầu nguyện cho bệnh nhân lần thứ hai đáng cho chúng ta ghi lại là ở Hội thánh Phê-ni-ên tại Kowlen (Hồng Kông) vào năm 1932. Kể từ đó thì bất cứ đi đến đâu, Bác sĩ Tiết đều bị nài ép đặt tay cầu nguyện cho bệnh nhân. Thật ra thì ông không hề mong ước được ân tứ chữa bệnh cho ai nhưng sau mỗi chiến dịch giảng Tin lành ông thường tổ chức một buổi nhóm cầu nguyện đặt biệt cho bệnh nhân và lợi dụng buổi ấy để rao giảng Tin lành. Hễ ở đâu có sự ăn năn thật và đức tin mãnh liệt nơi quyền năng chữa bệnh của Đức Chúa Trời thì nhiều trường hợp chữa bệnh kỳ diệu xảy ra. Nhưng khá đông bệnh nhân chẳng được chữa lành chi hết. Ông Frank Ling còn nhứ rõ là có một thiếu nữ 16 tuổi lâm bệnh nặng được khiêng lên bục toà giảng để Bác sĩ Tiết đặt tay cầu nguyện cho. Sau khi Bác sĩ đã cầu nguyện cho, cô liền đứng dậy làm chứng về quyền năng Chúa rồi đi về nhà bình yên. Nhưng ông cũng nhớ có một người đàn ông kia độ 30 tuổi bị tê bại và Bác sĩ Tiết đã cầu nguyện cho trong nửa tếng đồng hồ, Bác sĩ cùng dùng chính tay ông thoa bóp cho nữa nhưng chẳng được lành chi hết. Luôn luôn trong mỗi chiến dịch Tin Lành, Bác sĩ Tiết đều có giảng một bài về sự cầu nguyện cho bệnh nhân và khuyên bệnh nhân phải có đức tin chân thật. Khi giảng xong Bác sĩ mời họ đến và đặt tay cầu nguyện cho. Như thế Bác sĩ đã chứng minh cho mỗi người biết chỉ người nào tiếp nhận Christ làm Cứu Chúa, lìa bỏ tội lỗi mới được chữa lành. Các bệnh nhân phải viết tên tuổi và địa chỉ cùng bệnh tình trên một tờ giấy rồi trao cho Bác sĩ. Nhưng phương cách làm việc của Bác sĩ cũng thường thay đổi từng nơi từng chỗ từng hồi từng lúc. Dầu vậy Bác sĩ luôn luôn buộc bệnh nhân phải cầu nguyện trước kế hội chúng hiệp chung cầu nguyện khẩn thiết cho họ. Sau đó Bác sĩ quỳ

trên bục toà giảng, cầm cai dầu trong tay và xây mặt nhìn ra hội chúng. Một nhóm tín đồ quỳ cầu nguyện sau lưng ông. Những bịnh nhân nào què, nào câm hay điếc v.v.. lần lượt được mời lên bục toà giảng và quỳ xuống. Thế rồi mỗi người lần lượt bước qua trứơc mặt Bác sĩ và ngừng lại chốc lát. Bác sĩ đổ dầu trên lòng bàn tay ông rồi xức trán bệnh nhân và dâng lời cầu nguyện cho họ. Lắm lúc ông chỉ trích dùng một câu Kinh Thánh hoặc vắn tắt nói: “Nhân Danh Chúa Giê-xu”.Cũng có lần ông vừa nói vừa đánh mạnh trên đầu bệnh nhân. Trong buổi nhóm họp liền sau đó bệnh nhân có dịp làm chứng về quyền năng chữa bệnh của Cứu Chúa. Mỗi bệnh nhân không được làm chứng lâu, chỉ được phép nói: “Chúa đã ban phước cho tôi.” hoặc “Chúa đã chữa cho tôi.” Mục đích của sự cầu nguyện chữa bệnh là để luyện tập đức tin con cái Ngài. Một lần kia, một tín đồ mắt kém đến xin Bác sĩ cầu nguyện nhưng người ấy vừa nói vừa lấy cặp gương (kính) ra khỏi mắt rồi cất kỹ vào túi. Bác sĩ thấy vậy liền trách nặng người ấy thiếu đức tin. Bác sĩ nói: “Nếu ông tin thật Chúa có quyền chữa bệnh mắt ông thì ông nên vứt bỏ kính đi chớ.” Bác sĩ cũng cẩn thận đề phòng những hiểm họa gây nên bởi công tác này: Sự vô tín và sự mê tín. Dầu ông lo xa như thế thôi chớ những buổi nhóm cầu nguyện đặc biệt cho bệnh nhân tựu trung cũng chỉ là dịp tiện truyền đạo Chúa. Công việc quan hệ hơn hết là sự cứu rỗi bệnh tật cho con cái Ngài hầu tất cả sự vinh hiển sẽ qui về Ngài vậy. Tạ ơn Chúa, quả thật có rất nhiều người hoặc được chữa lành hẳn hoặc được đỡ bớt khỏi sự đau đớn phần nào. Tại làng Ngân Tuyền, gần thành phố Amoy thuộc tỉnh Phúc Kiến có một vài trường hợp Chúa chữa bệnh cách lạ lùng đã xảy ra: vào mùa xuân năm 1935: Trước khi Bác sĩ Tiết đến giảng ở đây thì người ta đã nghe Bác sĩ giảng hoặc được bác sĩ đặt tay cầu nguyện và được chữa lành ở Amoy rồi. Và tại đây có một bà lão rất sùng Phật giáo và cũng mê tín nữa. Bà trung tín kinh kệ cùng cúng lãy tà linh. Bà đã gần mù hẳn trong ba năm. Khi bà được người ta làm chứng về quyền năng chữa bệnh của Cứu Chúa thì bà quyết định sẽ thử xem. Bà bèn đi nghe Bác sĩ giảng rồi tin Chúa cách sốt sắng lạ lùng. Trong buổi nhóm họp cầu nguyện đặc biệt cho bệnh nhân người ta khiêng bà bằng một cái ghế. Khi đến lượt xức dầu cầu nguyện cho bà thì Bác sĩ reo lên: “Ha-lê-lu-gia! Ngợi khen Chúa!” Tức thì bà thấy một ánh sáng lớn rồi mắt bà bắt đầu thấy được. Sau ba năm đui mù nhờ lời cầu nguyện của Bác sĩ bà lão thấy được. Bà vui mừng dâng lời cảm tạ Chúa và tôn vinh Đức Chúa Trời. Khi về đến nhà bà đọc được Kinh Thánh của người con. Liền sau đó bà phá đổ mọi hình tượng trong nhà, rồi tất cả gia đình bà đều tin Chúa. Sau đó ít lâu bà qua Ma-ní và được Chúa đại dụng đi ra chia sẻ ơn phước Chúa cho nhiều người. Bà thật là một linh hồn được Chúa kêu gọi, lựa chọn thật; nhờ đức tin chân chánh trong Chúa mà cả tâm linh và thể xác bà được sáng tỏ dầu phải

trải qua nhiều sự thử thách.Một nữ tín đồ khác sau khi đi dự những buổi giảng Tin Lành ở thành phố Amoy về thì lòng rất lo lắng về thân phụ bà đang bị bệnh sưng thận. Vả lại ông cũng là một người nghiện thuồc phiện nữa. Bà liền mời thân sinh bà đi nghe giảng Tin Lành. Ông được cảm động sâu xa nên tin Chúa và được Chúa cứu cả linh hồn và thân thể cách kỳ diệu. Chúa giải thoát ông khỏi bệnh nghiện nên từ đó về sau ông không còn thèm khát thuốc phiện nữa. Dầu vậy ông không chịu hủy bỏ số thuốc phiện còn lại trong nhà Con cháu hết sức khuyên ông bán số thuốc ấy đi nhưng ông không khứng. Trong cơn giận dữ cãi lẫy vì ông quá tức giận nên đuổi người đi và mê mệt Khi ông tỉnh lại ông thuật rw2ng ông thấy chiêm bao và nghe tiếng Chúa cảnh cáo nên bằng lòng hủy bỏ ngay số thuốc phiện còn lại.Có một nữ tín hữu ở một làng khác lén dùng một thứ thuốc cấm để làm dịu sự đau đớn nhức nhối của bệnh tình bà. Một lần kia, sau buổi nhóm thờ phượng Chúa, bà về nhà tiêm thuốc thì kim gãy. Bà kinh hoảng kêu la với Chúa xin Chúa chữa bệnh cho bà và cất khỏi bà thói xấu ấy đi. Chúa đáp lời cầu xin của bà tức thì. Trong buổi nhóm liền đó, bà đứng dậy trước hết để làm chứng quyền năng của Cứu Chúa đã thi thố trong đời bà. Nhiều người biết thói quen tật xấu của bà cũng làm chứng và ngợi khen quyền phép lạ lùng của Chúa.Một người phung kia ở Ngân Tuyên bệnh tình đã đến thời kỳ nặng rồi. Vợ ông là một tín đồ. Nhưng ông chưa được cứu rỗi. Ông đi nghe Bác sĩ giảng và nhất định tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa mình. Hằng ngày vợ ông buôn tảo bán tần đủ tiền nhật dụng thôi. Nhưng một đêm kia kẻ trộm đã lén vào nhà trộm hết của cải. Hai vợ chồng ông lâm vào cảnh đói khổ vô cùng. Vợ ông rất mệt mỏi và ngã lòng. Dầu vậy bà ấy cũng nhóm nghe giảng. Trong khi bà ngồi nghe giảng trong nhà thờ thì bà ngã lăn ra bất tỉnh. Khi tỉnh lại bà thuật rằng bà thấy Thiên sứ Đức Chúa Trời đưa bà về trời. Bà nài xin cho sống thêm ở thế gian nữa vì chồng bà bị phung không ai săn sóc giúp đỡ. Thiên sứ cho bà biết chắc chắn là chống bà và cả bà nữa sẽ được lành mạnh. Sau giờ đó thân thể bà được hồi sức lại và ngay trong buổi cầu nguyện cho bệnh nhân Bác sĩ Tiết xức dầu đặt tay cầu nguyện cho chồng bà. Bệnh phung ngưng lại ngay và lần lần chỉ còn những sẹo thôi. Chúa cho chồng bà sống thêm được nhiều năm nữa và ông qua đời cách đắc thắng làm sáng danh Chúa. Trong giờ hấp hối ông cứ nói: “Chiên Con Đức Chúa Trời mặc áo trắng tinh, không vết không nhăn hiện đến đưa tôi về Nhà trên trời.” Bà ấy còn sống và bà con ông này cũng còn sống đang ở bên Ma-ní.Một nữ sinh viên kia từng có dịp nghe Tin Lành nhưng cứng lòng không chịu tin nhận Cứu Chúa Chẳng bao lâu cô lâm bệnh ho lao. Cô thất vọng nên tìm cách đến dự các buổi giảng Tin Lành mong được Chúa chữa bệnh cho,

cô cảm thấy bệnh mình được đỡ phần nào nên lén mua một quyển Kinh Thánh và một quyển Thánh ca; nhưng cô chẳng dám công khai xưng đức tin cô ra. Một ngày kia bởi đồng bóng tà linh hiện đến truyền cô phải huỷ bỏ Kinh Thánh và Thánh ca đi chúng mới nhậm lời van vái của cô. Vì cô không chịu vâng lời chúng nên bị tà linh ám hại và cô hấp hối cách kinh khủng kế qua đời rất thảm thương. Điều này chứng tỏ mọi người biết những ai không ăn năn thật chắc chắn sẽ gặt lấy sự kết quả tai hại, khốn khổ. Tại Ngân Tuyền cũng có một đôi vợ chồng kia quá nghèo khổ thật đáng thương xót. Người chồng chỉ mới 22 tuổi nhưng đã là một bợm nghiện thuốc phiện rồi. Người vợ buồn phiền quá bèn tìm cách tự tử ở trên một quả núi gần làng, nhưng được cứu sống. Tín đồ Chúa bèn tìm cách làm chứng và dẫn đưa cô đến với Ngài. Cô thành thật tin nhận Cứu Chúa. Khi Bác sĩ Tiết đến giảng, cô đi nghe và nhận được nhiều ơn phước cô gia nhập vào Ban chứng đạo. Nhưng chồng cô vẫnmiệt mài theo bàn đèn Ban chứng đạo tìm dịp đến thăm và làm chứngthêm cho anh ta. Anh ấy xin Ban cầu nguyện Chúa giải cứu anh. Nhiều người hiệp lại tha thiết khẩn nài cho anh và anh được hoàn toàn giải thoát khỏi ách nô lệ của bàn đèn. Vợ anh vẫn còn là một chứng đạo nhân đầy quyền năng Chúa. Cứu Chúa có đại dụng cô truyền đuổi ma quỷ ra khỏi nhiều người.Một người khác cũng ở Ngân Tuyền mang phải một bệnh rất gớm ghiếc; chẳng có Bác sĩ nào chữa được. Ông ấy đi nghe Tin lành trong chiến dịch Bác sĩ Tiết giảng. Ông tin nhận Ngài và được giải cứu ông cả phần thuộc linh lẫn thuộc thể Em dâu ông là một kỵ nữ cũng có đi nghe bác sĩ Tiết giảng và tin Chúa. Nhưng trong giờ làm chứng cô chỉ làm chứng và ngợi khen Chúa về những điều Đức Chúa Trời đã thi thố cho anh cô mà thôi. Cô không làm chứng gì về các ơn phước Chúa ban cho mình cả. Sau đó cô liền bị ma qỷ ám hại và trong khi ngồi nghe giảng thì thình lình ma quỷ nhập vào hành hại cô. Bác sĩ Tiết và các vị Mục sư Truyền đạo liền hiệp lại cầu nguyện cho cô. Nhưng trong khi họ hiệp nguyện và ca hát thì ma quỷ có hành hại cô. Hai năm sau cô mới được hoàn toàn giải thoát khỏi tay ma quỷ. Cô trở nên một tín đồ thành thật của Chúa Cô dâng mình đi học ở trường Kinh Thánh và hiện là một người phục vụ Chúa ở tỉnh Phúc Kiến.Những phép lạ và ơn phước Chúa đã làm ra ở Ngân Tuyền sẽ được tái diễn nữa miễn là chúng có đức tin đến Ngài Quả thật lúc bấy giờ có nhiều bệnh nhân làm chứng họ được lành bệnh hẳn do sự cầu nguyện đặt tay của Bác sĩ nhưng cũng có người chẳng được lành. Cũng có một số làm chứng được lành nhưng không đúng sự thật. Dầu vậy Bác sĩ không quan tâm về việc ấy. Vì Bác sĩ tổ chức buổi nhóm họp đặc biệt cầu nguyện cho bệnh nhân chỉ mục đích để có dịp truyền đạo và cũng có nhiều người chỉ đến mong để được chữa lành bệnh tật lại gặp đựơc Đấng Christ.

BÁC SĨ TỐNG THƯỢNG TIẾT ĐI TRUYỀN ĐẠO Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CHÂU

Dân chúng tỉnh Phúc Kiến và Quảng đông đầu tinh thần mạo hiểm và cũng thạo vượt biển nữa. Họ di cư và lập nghiệp ở xa phương như Phi-luật-tân, Thái-lan, Nam-dương v.v.. Ở miền Tây Bót-nê-ô có một thành phố tên Sambras và tại đ6y có một vùng định cư của người Trung Hoa đã 1000 năm nay. Người Trung Hoa là người đầu tiên đến ở Java, Sumatra và tiến lần đến Célèbes và Moluccas để sinh sống và làm giàu. Dân số thành phố Singapore cũng khá đông nhưng theo bản thống kê thì số người Trung Hoa đã lên đến một triệu. Có hai triệu người khác sống rải rác trong các rừng rậm đồn điền và các thành phố của Mã-lai Tại Thái-lan, Miến-điện và Đông-dương thì ở các đô thị lớn lao cũng như ở các làng mạc bé nhỏ đâu đâu cũng có rất nhiều người Trung Hoa sinh sống. Họ được sinh trưởng tại các địa phương này hoặc mứi vừa di cư đến vì sinh kế. Trong quyển sách trình bày về “Người Trung Hoa ở Đông Nam Á Châu” tác giả là ông Victor Purcell nói rằng có độ 10.000.000 người Trung Hoa đang sinh sống trong các quốc gia ấy. tại Đài Loan, trước thế chiến thứ hai có trên 5 triệu người Trung Hoa sống dưới ách của người Nhật Người trung Hoa học tiếng các dân tộc của các quốc gia họ đang ở để giao thiệp, buôn bán v.v.. nhưng họ vẫn dùng tiếng mẹ đẻ trong gia đình và giữa vòng bà con họ.Còn những tín đồ Chúa thì đi đến đâu họ cũng đem đức tin họ theo và thành lập Hội thánh ở đó. Có nhiều Hội thánh Trung Hoa rất phồn thịnh ở Singapore, Phi-luật-tân, Đài Loan. Trong bảy cuộc hành trình truyền đạo của Bác sĩ Tiết thì đi đến đâu, bất cứ giảng Lời Chúa ở Hội thánh nào, dấu kỳ phép lạ Chúa cũng được tỏ ra. Điều này tiền định tánh cách tương lai của các Hội thánh Trung Hoa ở các miền ấy Lần thứ nhất người ta mời Bác sĩ Tiết đi giảng ở ngoại quốc là vào năm 1935. Ơn phước Chúa đổ xuống trên con cái Chúa và Hội thánh Ngài qua chức vụ Bác sĩ thật nhiều thay Các báo chí Tin Lành hằng tường thuật lại. Những kẻ có dịp dự các chiến dịch Tin Lành do Bác sĩ giảng dạy; họ được cứu rỗi hoặc nhận được nhiều từng trải sâu nhiệm, mới lạ đều viết thư làm chứng lại cho bà con. Được tin ấy ba Hội thánh ở Ma-ni (Phi-luật-tân) đã hiệp lại để mời Bác sĩ qua giảng cho một chiến dịch Tin Lành tổ chức từ ngày 6-14 tháng 6 năm 1935. Bởi vậy sau khi đã giảng cho một chiến dịch Tin Lành ở Bắc Kinh trong tháng 4 năm ấy thì Bác sĩ lên đường qua Ma-ní để hầu việc Chúa. Dân chúng trong cù lao Lữ Tống và các cù lao kế cận nô nức đến nghe Bác sĩ. Tám trăm thính giả chen chúc nhau trong nhà thờ của Hội thánh Tin Lành Trung Hoa Liên hiệp do Mục sư Silas wang làm chủ tọa để nghe Bác sĩ. Mục sư Silas Wang là người dự phần rất

lớn trong chiến dịch này đã làm chứng lại: “Bác sĩ Tiết có một số bài giảng liên tiếp nhau. Bác sĩ giảng về tội lỗi, sự ăn năn, sự tái sanh, sự nên thánh v.v.. “Thường thường bác sĩ rất dạn dĩ tố cáo tội lỗi, nhất là tội làm tín đồ hữu danh vô thực. Có nhiều lần ông chỉ đích danh một thính giả, một vị Mụ sư, hay một nhân viên trong Ban trị sự và nói: “Trong lòng ông có tội.” Mà quả vậy, ông chỉ rất đúng. Bác sĩ cũng dùng cả ví dụ xưa nay trong khi giảng nữa. Một lần kia ông đem ra một quan tài nhỏ xíu đựng gần đầy đá sỏi ông nói những đá sỏi ấy hình bóng về tội lỗi người ta đã phạm, còn quan tài là sự chết: kết quả của tội lỗi. Mỗi một tội nhân vi phạm thì ông bỏ thêm vào quan tài một viên đá nữa cho đến khi người phạm tội nặng trĩu và khòm xuống.Muốn thính giả ông dễ hiểu lẽ đạo tái sanh thì một ngày kia ông mặc một cái áo có may tên nhiều tội lỗi. Khi nói đến sự tái sanh và đúng vào lúc dùng ví dụ để soi sáng lẽ đạo ông cởi áo ra và để áo ấy dưới chân thập tự giá rồi mặc một áo công nghĩa vào.Mỗi lần ông giảng lâu đến hai giờ hay hơn vì ông vừa giảng vừa để cho hội chúng hát đệm vào những bài điệp khúc ông ưa thích.Sau công tác truyền đạo thì đến trách nhiệm căn nuôi con đỏ trong Chúa và những tín hữu khác. Gần cuối chiến dịch thì có buổi nhóm cầu nguyện xức dầu cho bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân lần lượt kéo nhau lên bục toà giảng để Bác sĩ cầu nguyện cho. Thế rồi mấy ngày sau khi gặp một vài người trong họ Bác sĩ hỏi thăm: Ông thế nào? Bà mạnh giỏi không?” Thật Bác sĩ nhớ rất giỏi. Chúa ban phước nên kết quả các buổi giảng rất lạ lùng. Hội thánh Trung Hoa liên hiệp được lớn lên và vững vàng thêm. Tinh thần truyền đạo cũng được cháy bùng lên giữa các Hội thánh. Các Ban chứng đạo được tổ chức lúc bấy giờ còn hoạt động mãi đến năm 1953. Như thế là các Ban ấy đã hoạt động nảy nở và lớn lên trải qua 8 năm, dầu phải gặp bao sự khó khăn ngăn trở trong thế chiến thứ hai. Họ chia ra 10 khu vực: Mỗi khu vực có Trưởng ban chịu trách nhiệm giảng trong lao xá, bệnh viện và phát thanh. Các nhân viên ban chứng đạo có phận sự đi thăm viếng từng nhà và dự phần trong các cuộc Tuần hoàn bố đạo hay bồi linh.Một giáo sĩ kia đã làm chứng trong tờ khai trình rằng: “Có rất nhiều tín đồ thật ở Phi-luật-tân là kết quả của chức vụ Bác sĩ Tiết”. Một trong những người ấy là vị Đại sứ toàn quyền Trung Hoa ở Ma-ní. Ông ấy đã sống một đời sống bê tha, trụy lạc ở Bắc Kinh, Singapore rồi đến Phi-luật-tân. Ông uống rượu và đánh bạc rất lớn. Một lần kia ông đã thua 180.000 đồng bạc Hồng-kông. Vợ ông qua đời sớm nên ông tục hôn. Bà vợ kế của ông khuyên ông đi nghe Bác sĩ Tiết giảng. Khi ông đến nghe thì Bác sĩ nhảy múa rối ren trên toà giảng, thuật tả lại cuộc đời bê tha tội lỗi của ông. Bác sĩ khuyên tội nhân hãy kíp ăn năn nhưng thật khó cho vị Đại sứ ấy ăn năn. Thế rồi sau đó ông ấy được đổi về Nanking và ông cứ liên miên sống trong cuộc đời tội lỗi

tối tăm ấy dầu vợ ông khuyên lơn ông nên đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Khi Bác sĩ Tiết đến giảng ở Nanking thì đến đêm thứ 5 “Que lửa” này mới được rút ra khỏi lò lửa và được sanh lại. Lúc bấy giờ ông ấy đã được 38 tuổi. Hôm nay ông làm Hiệu trưởng một trường Cao đẳng thần đạo ở Java. Ông rất nhu mì, khiêm nhường. Ai mới gặp ông lần thứ nhất cũng không thể tin rằng ông đã sống một đời sống tội lỗi ghê gớm, có một lịch sử ly kỳ như thế được.Trước khi trở về Trung Hoa, Bác sĩ Tiết đi thăm cù lao Cebu. Tại đây người ta cũng tổ chức những buổi giảng trong một xưởng gỗ lớn. Dân chúng và những tín đồ sa ngã nguội lạnh nghe đồn về Bác sĩ và quyền năng Chúa ở trong ông nên họ lũ lượt đến dự thính vì hiếu kỳ. Họ muốn xem Bác sĩ giảng, múa men ngội nghĩnh và kỳ cục trên toà giảng. Bà Hway hiện là nữ chấp sự của Hội thánh Cebu làm chứng rằng ông Chao là Chủ bút một tờ báo kia đã được chữa lành cách kỳ diệu. Ông có một cục bướu trên lưng nên đi khòm xuống. Nhưng sau khi Bác sĩ xức dầu cầu nguyện cho ông rồi thì ông chạy ra phía ngoài và đứng thẳng được. Ông ngạc nhiên vận động tứ chi và reo lên: “Tôi đứng thẳng lại được. Tôi đứng thẳng lại được.” Sau đó ông tổ chức một “Liên đoàn Gieo giống Thánh.” Liên đoàn này còn hoạt động cho đến ngày nay. Trong số những tín đồ phục vụ Chúa đắc lực và danh tiếng hơn hết ở Phi-luật-tân thì có cô Kho hiện là Hiệu trưởng trường Westminster. Nhờ chức vụ Bác sị Tiết mà cô bước vào một đời sống đầy dẫy Thánh Linh và sâu nhiệm vì cô là một trong số 12 người đã qua Hán khẩu học lớp Kinh Thánh trong tháng 7.Bác sĩ Tiết không phải là một nhà thần đạo nhưng ông không ngần ngại mà bênh vực lẽ thật. Ông rất ham mê đọc Kinh Thánh; ông không đọc gì ngoài Kinh Thánh và tờ nhật báo. Sau bước từng trải Chúa đã ban cho ông lúc còn sống trên đất Mỹ ông trở nên người của Một Quyển Sách. Ông để nhiều thì giờ quỳ gối đọc Kinh Thánh. Ông ghi chép vào sổ tay những lẽ thật Chúa tỏ ra cho ông. Ông chỉ dùng một phần ít để chia sẻ lại cho kẻ khác. Tâm trí ông hoàn toàn thấm nhuần Lời Đức Chúa Trời cho nên ông dạy Kinh Thánh rất linh động và sắc sảo.Ông Frank Ling thuật lại rằng “Cách Bác sĩ Tiết phân chia Lời Đức Chúa Trời ra đặc biệt lắm. Bác sĩ ít khi dùng một câu Kinh Thánh để giảng nhưng ông đã dùng hay trưng dẫn Kinh Thánh từ khúc từ đoạn. Cách giảng dạy Kinh Thánh như thế không phải mới. Nhiều người khác đã thử làm từ lâu rồi nhưng rất khô khan, chán nản. Nhưng các bạn sẽ không khô khan, chán nản khi nghe Bác sĩ giảng đâu.Dân chúng rất ham thích nghiê cứu Lời Đức Chúa Trời sau khi đã đi nghe Bác sĩ giảng. Bởi vậy bất cứ Bác sĩ đến đâu thì Thánh thư Công hội bán Kinh Thánh rất chạy. Các chi nhánh phải đánh điện tín về Trụ sở để lấy

thêm Kinh Thánh.Trường Kinh Thánh của Bác sĩ ở Hán khẩu rất kết quả. Tín đồ khắp nơi đến trường Bác sĩ chẳng những để học biết phương cách đề phòng những hiểm họa hiện hữu và cũng để học hỏi kê cứu thêm Kinh Thánh hầu tránh những sự dạy dỗ của tà giáo nhan nhản khắp nơi.Tháng 8 năm ấy Bác sĩ đi Singapore lần thứ nhất. Nhưng Hội thánh ở đây rất liên quan mật thiết với các Hội thánh ở Phúc Kiến và Kwangtung. Bởi vậy khi họ nghe nói về nhà Truyền đạo trứ danh của họ thì liền nhiệt liệt hoan nghênh. Cũng tại ngã ba thế giới này mà Bác sĩ đã lưu lại một mối cảm động sâu xa và tồn tại lâu hơn bất cứ nơi nào. Nhiều tín đồ hôm nay còn nhớ lại những cuộc thăm viếng giảng dạy của Bác sĩ và kể như những bứơc từng trải đích thực đầu tiên của đời sống thuộc linh họ. Chiến dịch Tin Lành Bác sĩ Tiết đã giảng ở thành phố này bắt đầu từ ngày 30/8 và bế mạc vào ngày 12/9.Ban trị sự các chi hội đã cộng tác với nhau chặt chẽ để tổ chức các buổi giảng tại nhà thờ Giám lý ở Telek Ayer. Trong 14 ngày Bác sĩ đã giảng 40 lần. Từ xưa nay dân chúng thành phố Singapore chưa từng được nghe thấy điều như thế bao giờ. Đời thuộc linh tín đồ được dức dấy lên và người chưa tin Chúa lũ lượt kéo nhau đến nghe Tin Lành do nhà Truyền đạo trứ danh giảg giải. Hơn 1.300 người ký giấy nhất định tin nhận và xưng Danh Cứu Chúa. Đến ngày 7/9 là mới phân nửa chiến dịch thôi nhưng đã có 111 Ban chứng đạo được thành lập rồi. Mỗi ban gồm có 3 ban viên hoặc hiều hơn; tổng cộng tất cả có 503 ban viên. Có trên 80 thanh thiếu niên dâng mình hoà toàn phục vụ Đức Chúa Trời. Một trong số người mới tin Chúa trong dịp này có ông Ti-mô-thê Tow về sau qua Trung Hoa học Kinh Thánh và hiện là mục sư chủ toạ một Hội thánh ở Singapore. Ông ấy cũng được ông cử làm Tổng thư ký của Hội truyền giáo Tiền phong ở Mã-lai nữa Còn tổ chức Truyền đạo được phát sinh trong chiến dịch đầu tiên của Bác sĩ tại đây lấy tên bằng anh văn là: “The Singapore Christian Evangelistic” (Tân gia ba Cơ-đốc Truyền đạo Liên minh). Tổ chức này tồn tại được 8 năm và là yếu tố đầy quyền năng trong sự sống của Hội thánh Chúa tại Singapore.Từ Singapore Bác sĩ đi qua lục địa và giảng trong các chiến dịch khắp bán đảo Mã-lai. tại Johore Bahru Bác sĩ đi xe máy dầu băng qua các đồn điền thơm (dứa), cao su đến Muar và Tây Nam miền duyên hải. Sau đó Bác sĩ lại đi Malaca là một thành phố lịch sử ở xa hơn một chút về phía Bắc. Lìa thành phố này Bác sĩ lại trở qua Seranban là kinh đô của Negri-Sembilan. Hội truyền giáo cũng có giảng Tin Lành Chúa ở phía Đông thành phố Kota Bahru trong miền Kelamtan và ở phía Tây thành phố Sitianwan tại Kerak. Người Trung Hoa sanh sống rất đông đúc trong các thành phố khắp xứ Mã-lai. Họ làm chủ cả thương trường. Người Mã-lai theo Hồi giáo là thổ dân xứ

này được Anh quốc nhận là người có thẩm quyền trên xứ cũng khá đông. Họ sinh sống trong các làng mạc và họ chỉ chuyên sống về nghề nông và đánh cá thôi.Sau khi đã rao truyền đạo Chúa ở đây và anh em tín đồ rất được linh động, tỉnh thức rỗi thì Bác sĩ Tiết từ Penang xuống tàu qua Medan ở miền Bắc Sumatra. Hội thánh Trung Hoa ở đây rất phồn thịnh. Họ mời Bác sĩ Tiết đến giảng Lời Chúa phấn hưng Hội thánh Ngài, Đức Chúa Trời có dùng sự giảng dạy đầy linh năng của Bác sĩ khiến Hội thánh Ngài ở đây được dức dấy lên và nhận được sự sống mới. Bác sĩ trở lại Singapore vào ngày 18/10. Lần này Bác sĩ giảng cho Hội đồng bồi linh trong một tuần lễ trọn. Chúa có ban phước lớn nên thêm 21 Ban chứng đạo được thành lập nữa. Lửa phục hưng lại được bùng cháy lần nữa. Đến đây là kết liễu cuộc hành trình này thật vĩ đại. Có trên 5.000 người tin nhận Chúa. Dân chúng đi đưa Bác sĩ quá đông nên Công ty Hàng hải không theo thủ tục cũ để bạn hữu bà con hành khách tự do lên tàu tiễn đưa. Họ bắt buộc dân chúng phải đóng nối nhau lần lượt lên lên thang tàu bắt tay Bác sĩ rồi đi xuống một cầu thang khác. Trên 1.000 người đã đến tiễn đưa Bác sĩ trở về Trung Hoa. Bác sĩ rất cảm động khi thấy rất nhiều chiên của Chúa ở đây không có người chăn. Vì vậy Bác sĩ quyết định mở một lớp Kinh Thánh khác ở Amoy.Khi tàu thủy bắt đầu chạy, Bác sĩ bước vào phòng thì thấy một hài nhi bọc trong khăn. Bác sĩ lấy làm bối rối lắm không biết thế nào? Nhưng đây là một món quà của một ẩn danh muốn tặng Bác sĩ. Bác sĩ phải lo săn sóc và đem về gởi cho cô nhi viện Bê-tên ở Thượng Hải nuôi.Lúc bấy giờ ông N.Smith làm mục sư của Hội thánh Cơ-đốc truyền giáo Liên hiệp tại Thượng Hải. Lâu nay ông đã khiến cho Hội thánh ông quan tâm đến cuộc hành trình truyền đạo của Bác sĩ ở Nam Hải. Nên khi Bác sĩ trở về thì ông liền mời Bác sĩ làm chứng lại những ơn phước Chúa đã ban cho chức vụ Bác sĩ mà anh chị em tín đồ đã trung tín cầu nguyện cho lâu nay. Bác sĩ Tiết nhất quyết từ chối. Mục sư Shih liền đến thăm Bác sĩ và giải thích rằng những kẻ cầu nguyện cho Bác sĩ có quyền nghe thuật lại thế nào lời cầu nguyện họ đã được nhậm. Nếu không thì thế nào họ còn trông mong mà cứ cầu nguyện nữa?Ông ấy nói với Bác sĩ: “Ông há không cầu nguyện về điều này trước khi nhất quyết sao, hầu xem thử Đức Chúa Trời muốn ông đến làm chứng hay không sao? Bác sĩ suy nghĩ một chút, kế lên phòng riêng mình. Sau đó một hồi lâu Bác sĩ xuống và trả lời: “Được, tôi sẽ đến làm chứng.” Mục sư Shih rất hài lòng và tất cả anh chị em tín đồ đều được thúc giục mạnh mẽ khi nghe biết thế nào cuộc phục hưng đã đổ xuống trên các Hội thánh người Trung Hoa ở hải ngoại.

TOÀN QUỐC RÚNG ĐỘNG

Vào cuối năm 1935 Bác sĩ Tiết về thăm quận nhà một lần nữa. Ông tạm hiệp với một trong các Ban của Hội Bê-tên bốn ngày để truyền đạo ở đây. Thời tiết lúc bấy giờ rất lạnh; chỉ độ 22 vị Mục sư vùng này đến dự các buổi giảng tại nhà ông và bà Standy Carson, mục sư Hội thánh Giám lý. Vì thời tiết nên nhóm ở nhà thờ quá lạnh. Đời sống vui vẻ và đầy ơn phước của các vị truyền đạo trẻ tuổi này “truyền nhiễm” qua những đời sống khác. Những sứ mạng và những bài thánh ca họ rao giảng và ca hát ban phước cho nhiều người, Một đôi bệnh nhân được đỡ bớt sau khi Bác sĩ đặt tay cầu nguyện. Bác sĩ giảng chung cho các sinh viên vào ngày cuối cùng của chiến dịch. Cũng cuối năm 1935 và đầu năm 1936 Bác sĩ Tiết lại đến giảng ở Thượng Hải. Chiến dịch thứ nhất do Truyền đạo hiệp hội ở Thượng Hải tổ chức thì nhóm họp tại nhà thờ Moore Memorial. Có hai ngàn người đến dự thính. Ông Newman Shih làm thông dịch viên cho Bác sĩ. Ông làm chứng lại rằng ông không thể nào quên từng trải ông nhận được trong khi thông dịch cho Bác sĩ. Thính giả đông nghịt cả nhà thờ. Dầu vậy người ta vui vẻ chen chúc nhau để ngồi nghe Lời Chúa. Theo thông lệ Bác sĩ giảng cách hùng hồn và linh động. Thính giả ham thích ăn nuốt mỗi lời họ nghe được. Ông mục sư Shih cảm thấy là đang thông dịch cho một người có quyền năng lạ lùng của Đức Thánh Linh. Quyền năng ấy đầy dẫy cả nhà thờ và lôi kéo dân chúng bước đến trước toà giảng để xưng tội và lập hoà với Đức Chúa Trời.Trong chiến dịch thứ hai thì hai lần Mục sư Shih cảm thấy như bị Bác sĩ truyền ông phải lìa khỏi bục toà giảng vì lưỡng lự trong sự thông dịch hoặc thêm bớt những lời Bác sĩ quở trách nghiêm khắc đối với những nhóm chánh trị đang hoạt động tại Thượng Hải. Những thông dịch viên khác cũng cảm thấy như vậy.Bác sĩ cũng được dịp đi thăm viếng miền Bắc một lần nữa. Tháng ba năm ấy ông giảng cho những chiến dịch đại qui mô ở thành phố Tsinan và Tenghsien thuộc tỉnh Shantung. Một giáo sĩ ở Tsinan sau khi đã nghe Bác sĩ giảng thì làm chứng: “Các buổi giảng của Bác sĩ được phước lớn.” Dân chúng ở thành phố Tenghein vẫn còn nhớ cuộc viếng thăm đầu tiên của Bác sĩ và Ban Bê-tên ở đây. Thành phố này là trung tâm truyền bà văn hoá Tin Lành. Không có nhà thờ nào đầy đủ chỗ chứa thính giả cả. Vì vậy các lãnh tụ Hội thánh bèn dựng một cái trại ở một khoảng đất trống đủ chỗ cho 1.000 người ngồi Tấn sĩ Martin Hopkins thuật tả các buổi nhóm ấy như thế này: “Mỗi ngày ba lần và liên tiếp trong 8 ngày các sinh viên Chủng viện, học sinh trường Trung học, tín đồ xa gần ùn ùn kéo đến nhóm đầy cả trại, Bác sĩ Tiết là một nhà ruyền đạo rao truyền một Tin Lành thuần tuý của ân điển

Chúa. Văn thể các bài giảng của Bác sĩ gần giống như những bài giảng Billy Sunday. Có 5 người tin Chúa và dâng mình cho Ngài. Bác sĩ hết sức nhấn mạnh đến công cuộc cá nhân chứng đạo. Trong buổi nhóm chót của chiến dịch có 130 Ban chứng đạo được thành lập; phần đông các Ban ấy là của sinh viên Chủng viện và trường Kinh Thánh. Cũng có một ban gồm toàn những công lao đã từng giúp dựng trại này lên. Đời thuộc linh của sinh viên chúng tôi được phấn chấn lạ lùng. Phần đông rất sốt sắng trong công tác đem Tin Lành cho những người chưa được cứu rỗi.Bác sĩ hầu việc Chúa một tuần lễ tại Liuho trong tỉnh Kiangsu và tổ chức được 50 Ban chứng đạo. Qua tháng 4 năm 1936 ấy Bác sĩ đi Đài Loan. Đài Loan được mệnh danh là “dù lao đẹp đẽ” lúc bấy giờ thuộc trong đế quốc Nhật Hoàng. Dầu vậy dân chúng ở đây phần đông là người Trung Hoa và đồng ngôn ngữ với Bác sĩ.Vào năm 1935 có hai vị Mục sư của Hội thánh Trưởng lão ở Đài Loan đã qua Trung Hoa mục đích để mời nhà Truyền đạo trứ danh này qua thăm các Hội thánh họ.Các nhà lãnh đạo Hội thánh đã tổ chức những chiến dịch Tin Lành ở ba thành phố chính của đảo này. Thứ nhất ở Taipeh là trung tâm chánh trị miền Bắc, kế ở thành phố Taichung ở miền trung và thứ ba là ở thành phố Tainan ở miền Nam. Bác sĩ giảng mỗi nơi một tuần. Dân chúng ào ạt đổ xô lại nghe giảng quá đông nên Hội thánh lại phải dựng một trại bằng tranh tre. Tại Taikeh có một ngàn người đến dự thính. Khi Bác sĩ từ giã Taipeh để qua taichung thì một số đông thính giả ở đây đi theo để nghe Bác sĩ giảng nữa. Vì vậy số thính giả tăng gấp đôi. Sự hăng hái, nhiệt thành thằng hơn sự xung kích, và bấy giờ có 4.000 thính giả hay gấp đôi số ấy đã đến nghe Bác sĩ giảng ở Tainan. Ai ai cũng nhớ mãi buổi nhóm làm chứng ơn Chúa cuối cùng tại Tainan.Có trên 5000 người ở Taichung và Tainan xưng đức tin họ ra và có 460 người dâng mình làm Truyền đạo tình nguyện (không nhận phụ cấp của ai cả). Hội chúng cũng đã dâng nữ trang như nhẫm giây chuyền v.v.. trị giá độ 4000 mỹ kim để trợ cấp cho 295 Ban chứng đạo vừa được tổ chức. Nhiều bệnh nhân được chữa lành dầu chính quyền Nhật Bản cấm tổ chức những buổi nhóm xức dầu cầu nguyện. Mỗi một nơi đều đầ những quang cảnh vô cùng cảm động do Đức Thánh Linh cáo trách người ta về tội lỗi: Thính giả trở lại làm hoà nhau, xn lỗi nhau và công khai xưng những sự sai lầm vi phạm của mình. Tình thương yêu lẫn nhau cùng tinh thần hiệp nhất đã chiến thắng sự chia rẽ và những điều thắc mắc khác là những điều lâu nay đã làm tê liệt nhiều Hội thánh Chúa. Những bà mẹ ứa lệ thấy con hoang đàng họ bước đến xin lỗi. Cũng có nhiều bà vợ sẵn lòng tha thứ chồng họ và trở lại chung sống với nhau.

Một người kia vừa nghiện rượu đánh bạc lại còn nghiền thuốc phiện nữa, nhưng được cứu rỗi cách kỳ diệu và được Chúa giải cứu khỏi ách nô lệ mà ông đã mang 40 năm đằng đẳng. Một cơn phấn hưng lớn lao về sự đọc Kinh Thánh và chứng đạo đã nổ bùng ra giữa toàn thể Hội thánh. Kết quả là số tín đồ tăng lên cách lạ lùng. Sau khi Bác sĩ từ giã Đài Loan thì có nhiều người xin chịu báp-tem. Trường Chúa nhật của Hội thánh Taichung rất được tấn tới và số học viên tăng gấp đôi lên đến 200. Trong khu vực này cũng có tổ chức một Ban chứng đạo và các ban viên trung tín hoạt động trong các miền xung quanh trải qua ba năm sau cho đến khi người Nhật cấm đoán. Tại thành phố Tainan ở miền Nam thì có 400 Ban chứng đạo được tổ chức. Trong một chiến dịch kia có một việc đặc biệt đã xảy ra. Một vị Trưởng lão của Hội thánh ở Bắc Trung Hoa đến nghe Bác sị giảng. Từ trước đến nay Bác sĩ chưa từng gặp vị Trưởng lão này và cũng chẳng ai nói gì về Trưởng lão này với Bác sĩ cả, nhưng một ngày kia Bác sĩ được Đức Thánh Linh bày tỏ nên chỉ ngay vào vị Trưởng lão ấy mà nói: “Ông là một kẻ giả hình.” Vị Trưởng lão ấy nghi là mục sư chi hội ông đã chống đối với ông nên đã tỏ cho Bác sĩ biết. Tối hôm sau Trưởng lão ấy ngồi ở một chỗ khác để nghe giảng thì ngón tay Bác sĩ cũng chỉ vào phía ông mà kết án ông: “Ông là kẻ giả hình”.Vị Trưởng lão ấy hết sức bối rối, lo lắng; ông sợ tội lỗi kín giấu mình bị lộ ra nên bị đau thần kinh. Hội thánh liền sắp đặt một buổi cầu nguyện đặc biệt xin Chúa chữa bệnh và nâng đỡ ông dậy.Một ngày kia ông quả quyết là mục sư ông đã mách cho Bác sĩ tất cả tội lỗi nên ông dọa sẽ giết Mục sư đi. Ông lập mưu mời mục sư đến nhà ông và sẽ bất thần đâm chết mục sư. Nhưng các bạn hữu biết rõ mưu ác của Trưởng lão này nên khuyên mục sư đừng nhận lời đến nhà ông ay. Nhưng vị mục sư ấy cứ nhận lời nhất định đến nhà vị Trưởng lão Hội thánh mình. Vừa khi mục sư mới đặt chân vào cửa nhà thì vị Trưởng lão ấy dùng dao đâm vào mục sư. Mục sư quỳ xuống và kêu la với Chúa: “Chúa ơi! xin cứu Trưởng lão con. Vị mục sư quỳ xuống cầu nguyện như thế nên vĩ Trưởng lão kia đâm hụt, lưỡi dao trúng vào vách toát hai ra. Thấy thế vị Trưởng lão ấy quỳ bên vị mục sư mình xưng hết tội ác ra. Sau đó ông thật được Chúa tha tội phạm mình và đã trở nên một tín đồ tốt, hầu việc Chúa rất sốt sắng.Sau khi đã được chứng kiến cuộc phấn hưng lạ lùng xưa nay chưa từng có trong lịch sử Hội thánh Chúa ở Đài Loan rồi thì Bác sĩ Tiết xuống tàu ở Kaohsing trở về Thượng Hải. Bác sĩ lần lượt đi thăm viếgn và giảng dạy ở tỉnh Quảng đông và khắp các tỉnh miền duyên hải trước khi tiến sâu vào nội địa lần nữa để đi đến tỉnh Anhwei.Ông G.A.Birch thuộc hội truyền giáo nội địa Trung Hoa tại Suancheng làm chứng về Bác sĩ như sau: “Tin vui mừng tôi báo cho các bạn hôm nay là cuộc phục hưng đã xảy ra ở đây do những buổi giảng dạy của Bác sĩ Tiết.

Các buổi nhóm được tổ chức cho Hội thánh nội địa Trung Hoa và Giám lý tại thành phố này. Mỗi ngày nhà thờ đông nghẹt thính giả và người hỏi thăm Đạo Chúa. Các sứ mạng Chúa ban cho Bác sĩ rao giảng thật rất tinh vi quý báu và toàn hảo Đức Chúa Trời đã dùng Bác sĩ để sức dấy đời thuộc linh tín đồ, và cáo trách dân chúng khiến họ nhận biết sâu xa tội lỗi họ và dẫn đưa họ đến sự ăn năn thật, hết lòng xưng ra và lìa bỏ. Tôi biết có người đã phá bỏ máy làm thuốc lá của mình đi. Cũng có một người kia cờ bạc vừa ăn được 87 mỹ kim nhưng khi tin Chúa thì đem dâng số tiền ấy cho Chúa. Trong gia đình tôi cũng có sự thay đổi lớn lao. Đối với tôi thì tôi có thể nói: “Chúa đã thi thố những điều lớn lao cho đời tôi và tôi vui mừng lắm về những ơn phước ấy. Người giúp việc tôi thì vừa được cứu rỗi. Mẹ anh ấy là một nữ tín đồ nguội lạnh nhưng đã nóng lại nên bắt đầu dẫn đưa bạn hữu bà đến nghe giảng. Vợ của người bếp chúng tôi rất cứng lòng. Chúng tôi không hi vọng chị ta tin Chúa, thế mà chị đã ăn năn. Tôi thấy chị hai lần khóc lóc thảm thiết làm chứng về Chúa và tạ ơn Ngài đã cứu chị.Bảy mươi Ban chứng đạo đã được tổ chức tại thành phố này và người ta được biết rằng nhiều Ban cứ hoạt động cho Chúa ít nhất cũng mười năm. Nhiều người hoặc được cứu rỗi hoặc được phục hồi do chiến dịch này sau đã trở nên những vĩ mục sư, Truyền đạo danh tiếng làm thủ lãnh Hội thánh Chúa ở miền Nam Anhwei. Bác sĩ đã ghi một kỷ niệm không bao giờ phai lạt được trên đời sống thuhộc linh của các Hội thánh toàn vùng ấy. Giáo sĩ Gordon Dunn là Chủ nhiệm của Hội truyền giáo Tiết rằng: “Tôi có nói chuyện với nhiều vị truyền đạo danh tiếng và là thủ lãnh công việc Chúa miền này là những người đã từng nhờ chức vụ Bác sĩ Tiết mà được phước và đã hoàn toàn dâng đời mình cho công việc Đức Chúa Trời”.Từ giã Anhwei Bác sĩ Tiết về Hồng Kông và giảng ở đây từ ngày 14 đến 23 tháng 6 năm ấy. Lần này Bác sĩ có dịp gặp ông Chung là bạn thân của Bác sĩ. Ông Chugn được cứu rỗi do chức vụ cô Hsieh là một nữ sinh viên tốt nghiệp. Trường Kinh Thánh và thuộc trong vòng những người đã cộng tác với Bác sĩ. Sau khi đã được cứu rỗi rồi, ông bà Chung tiếp tục hầu việc Chúa ở Hồng Kông hay ở Kowlon và cũng thường hau đi xa để rao giảng Tin Lành Chúa trong các chiến dịch. Ngày mở lớp Kinh Thánh lần thứ V sắp tới nơi. Lòng Bác sĩ rất lo lằng về lớp này. Nhiều người khuyên Bác sĩ nên tổ chức lớp này ở Amoy từ ngày 10 tháng 7 đến 9 tháng 8.Khi trở lại thăm viếng những Hội thánh ở miền Bắc và miền Nam là nhữn Hội thánh đã từng nếm những cơn phục hưng rồi thì Bác sĩ rất đau lòng thấy một số trở lại nguội lạnh, thiếu lòng kính mến Đấng Christ. Ông cũng rất lưu tâm đến phong trào bội đạo, những sự giảng giải Kinh Thánh sai lạc đang lan rộng nên ông cầu nguyện mong mỏi tín đồ được lập vững trên nền tảng Kinh Thánh hơn.

Lúc bấy giờ có 1.600 đại biểu từ các miền ở Trung Hoa và các vùng định cư Trung Hoa ở hải ngoại được mời đến Amoy. Những vị đại biểu ấy đến từ Harbin, Bắc Kinh, Chefoo, Nanking, Thượng Hải, Hán khẩu, Phúc Châu, Đài Loan, Singapore, Penang, Mã Lai, Phi-luật-tân v.v.. Họ nói tiếgn khác nhau nhưng hiệp một trong Đấng Christ. Họ đến Amoy để nghe Bác sĩ là người mà phần đông trong vòng họ đã nhận được ơn phước thuộc linh. Họ ngủ nghỉ trong 6 nhà trường và nhóm trong nhà thờ Ba-ngôi. Mỗi phái đoàn thuyết trình về sự tấn tới của công cuộc tổ chức Ban chứng đạo. Trong buổi khai mạc mỗi Phái đoàn lên bục toà giảng hát một bài theo sở thích mình. Bà Chung phục vụ Chúa rất đắc lực trong lớp Kinh Thánh này. Chẳng những bà là một người âm nhạc chuyên về dương cầm rất sành sỏi mà bà cũng đã làm thông dịch viên cho Bác sĩ và giúp đỡ bác sĩ cách tận tuỵ. Bài giảng Bác sĩ iết đã giảng trong lễ khai giảng lớp Kinh Thánh này ở ITi1Tm 1:3-30. Bác sĩ chia ra những phần nhỏ như sau:1. Phân biệt lẽ thật và sự sai lầm (3-4)2. Đuổi theo tình thương yêu (5)3. Và sự nhu mì (6-11)4. Dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời (17)5. Đánh trận tốt lành (12-18)7. Giữ một lương tâm tốt (19-20)Đây là một kiểu mẫu rất tốt đẹp Bác sĩ đã dùng để giảng giải Kinh Thánh. Bắt đầu từ ngày sau thì mỗi ngày từ 7 đến 11 giờ buổi sáng và từ 7 đến 10 giờ rưỡi buổi tối đều có sự nhóm họp học hỏi Lời Chúa. Lúc bấy giờ là trung tuần mùa hạ. Ở miền Nam thời tiết rất nóng nhưng ẩm thấp. Dầu vậy Bác sĩ Tiết tậ tâm dạy Kinh Thánh. Bác sĩ bắt đầu từ đoạn một của Sáng thế ký và cứ tuần tự dạy cho đến đoạn chót của Khải thị. Những bài ấy không phải là bài giảng Tin Lành, cũng không phải là sứ mạng phục hưng nhưng là những bài học hoàn toàn Kinh Thánh. Bác sĩ trưng dẫn nhiều đoạn, nhiều câu Kinh Thánh mà Bác sĩ đã được từng trải trong phạm vi đời sống một Cơ-đốc đồ. Bác sĩ luôn luôn nhấn mạnh đến sự kêu gọi, nên thánh và dâng mình cho Chúa.Thử hỏi có giáo sư Kinh Thánh nào dám làm một việc như thế không? Quả thật đây là một sự cố gắng phi thường của một người đã dạy toàn bộ Kinh Thánh chỉ trong một tháng thôi. tất cả những bài dạy của Bác sĩ đều được ghi chép lại và cũng trong năm ấy được xuất bản thành sách. Sách ấy được tái bản ở Đài Loan năm 1952 dầy 554 trang. Trong buổi nhóm bãi khoá, Bác sĩ Tiết có nói: “Hỡi anh chị em yêu dấu, công tác của chúng ta trong 30 ngày đã xong. Trước mặt Đức Chúa Trời và người ta tôi không thể hổ thẹn vì đã nói với anh chị em tất cả điều gì Chúa đã turyền bảo tôi phải nói ra Lúc ban đầu tôi sợ diễn giả và dịch giả thiếu sức. Nhưng đến hôm nay chúng tôi vẫn

còn đứng trên bục toà giảng này được. Trải qua một tháng Chúa đã giúp đỡ chúng ta lần theo từng sách một để học trọn bộ Kinh Thánh. Và bây giờ đây quyển sách này thuộc về anh chị em. Anh chị em nên đem nó theo với mình về nhà. Tôi chỉ trao cho anh chị em “một chìa khoá”, anh chị em phải khám phá tìm kiếm lấy Cầu xin Đức Chúa Trời đại dụng anh chị em như những binh lính thiên chiến của Ngài trong những ngày sau rốt này. Tôi không biết ngày nào tôi sẽ qua đời về với Chúa, nhưng mỗi ngày tôi còn sống trên đất này tôi phải làm trọn phận sự tôi là phân phát điều Ngài đã giao phó cho tôi. Như thế khi tôi phải làm chứng tôi sẽ bình yên ngắm xem Đức Chúa Trời. Trải qua 30 ngày vừa rồi, tôi đã run rẩy sợ hải trước mặt Đức Chúa Trời hầu tôi có thể trình bày Lời Đức Chúa Trời cách thẳng thắn được. Bây giờ công tác tôi đã xong. Anh chị em phải trở về nhà, và tôi chỉ có thể hằng cầu nguyện cho anh chị em mà thôi, mong rằng công việc Chúa do anh chị em phụ trách sẽ kết quả sai trái. Có chép rằng: “Ai gieo trong giọt lệ sẽ gặt hái trong sự vui mừng”. Tôi tin chắc Chúa không cho chúng ta tổ chức Hội đồng này cách vô ích đâu. Dầu chúng ta bị chống đối và bị vu cáo thì lương tâm chúng ta vẫn trong sạch trước mặt Đức Chúa Trời và người ta. Tôi đã tận lực giảng Tin Lành chẳng phải để tìm kiếm lợi lộc đời này hay nhận lãnh lương bổng của ai. Tôi cảm thấy như tôi đã ở trong lao xá trải qua một tháng nay. Nhiều người đã muốn gặp tôi nhưng tôi đã cáo lỗi vì không thể tiếp rước được. Xin tha thứ cho tôi vì tôi không thể làm gì khác hơn nữa, bởi tôi rất bận rộn. Tôi không có đủ thì giờ để ngồi nói chuyện. Mỗi ngày tôi phải lo sửa soạn thức ăn thuộc linh cho anh em. Tôi cũng không có đủ thì giờ để bóc các thư từ tôi đã nhận được. Tôi cất các thư ấy và sẽ đọc trong những ngày đi trên tàu thủy. Xin Chúa ban phước cho anh chị em nhận lãnh cách nhưng không thì phải ban cho cách nhưng không vậy. Hãy chia sẽ những ân điển anh chĩ em đã nhận được cho những kẻ khác Cầu xin Chúa ban thêm cho anh chị em nhiều ơn phước hơn nữa. Xin nhứ rằng ban cho ít thì sẽ nhận lãnh được ít. Rốt lại xin Đức Chúa Trời ở cùng anh chị em cho đến khi Ngài trở lại. A-men.

NGÀI PHẢI DẤY LÊN (1936-1938)

Đã cố gắng phục vụ Chúa ở Amoy như thế rồi, đáng lẽ phải nghỉ ngơi một thời gian nhưng Bác sĩ chẳng chịu nghỉ phút nào cả. Nhận thấy Chúa đang ban cho phương tiện để rao truyền Tin Lành nên ông cứ tiến tới bắt lấy dịp tiện dự giảng trong nhiều chiến dịch Tin Lành tại các tành phố đông đúc như Quảng Đông Hồng Kông, Kowlon trước khi xuống tàu qua Singapore, để đi Sarawak và Bót-nê-ô.Vì tàu thuỷ đi Bót-nê-ô trễ nên tín đố ở Singapore lợi dụng dịp tiện tổ chức

một lớp huấn luyện các vị lãnh tụ của Cơ-đốc Truyền đạo đoàn. Cuộc bầu cử nhân viên ban trị sự đoàn lần thứ hai này cũng được đặt dưới sự cố vấn của Bác sĩ.Miền Bắc Bót-nê-ô hoặc dưới quyền bảo hộ của Anh hay Hoà Lan thì Hội thánh Hoa kiều tại đấy khá phồn thịnh. Người ta chọn thành phố Sibu trong tỉnh Sarawak để tổ chức một chiến dịch Tin lành mời Bác sĩ Tiết giảng. Có 1583 người ăn năn tội và tin nhận Đấng Christ. Chiến dịch khởi đầu từ ngày 21/9 mãi đến 1/10 mới bế mạc. Tin Lành Chúa rao giảng ra ở đây cách rộng rãi đến nỗi chẳng mấy gia đình trong thành phố này hoặc các thành phố lân cận không được nghe đến. Có một Hoa kiều hiện đang sống ở Luân-đôn là người đầu tiên tiếp nhận hạt giống Tin lành trong chiến dịch này. Lúc ấy ông chỉ là một cậu bé con sống với bà con bên đó. Cậu chẳng quan tâm đến Tin Lành. Nhưng những truyện tích lạ lùng và rất hấp dẫn của Kinh Thánh cùng những lẽ thật của Cơ-đốc giáo đã ấn tượng sâu xa trong tâm trí cậu. Cậu lần lần lớn lên và lạc xa khỏi Đức Chúa Trời. Nhưng sau nhiều ngày hạt giống Tin lành lại mọc và kết quả. Khi cậu thành nhân thì cậu tìm gặp Đấng Christ tại Luân-đôn.Chẳng những có nhiều tội nhân ăn năn tội và tiếp nhận Cứu Chúa trong chiến dịch này mà có hơn 100 con cái Chúa đã được cảm động dâng trọn đời mình cho công tác Đức Chúa Trời nữa. Chỉ riêng về thành phố Sebu đã có 80 Ban chứng đạo được thành lập và trong các thành lân cận thì có 38 Ban Hội thánh cũng gởi bốn thiếu nữ qua Nanking học Kinh Thánh để về phục vụ Chúa.Chiến tranh đã làm đau khổ tín đồ Chúa ở Bọt-nê-ô cũng như ở những xứ khác. Dầu vậy các Ban chứng đạo cứ tiếp tục hoạt động cho Chúa trải qua thời gian Nhật chiếm đóng đảo này. Anh chị em tín đồ ở đây đã can đảm chịu đựng và chiến thắng bao sự nguy hiểm khó khăn.Từ giã Bọt-nê-ô, Bác sĩ trở lại Singapore và giảng dạy Kinh Thánh cho một Hội đồng từ ngày 11 đến ngày 20 tháng 12. Ông dùng Xuất Ai-cập ký, Lê-vi ký, Dân số ký, Giô-suê, Đa-ni-ên để giảng dạy và ứng dụng ý nghĩa thuộc linh trong đền tạm và cả các của lễ cho Hội đồng. Bác sĩ cũng dùng Tin Lành Lu-ca, thơ La-mã và Giu-đe để giảng dạy cho Hội đồng. Ngày 22-12 Bác sĩ xuống tàu S.S.Conte de Verdis để trở về Thượng Hải. Lòng yêu thương và thái độ kính chuộng của tín đố đối với Bác sĩ đã khiến cho một Phái viên báo Straits Times chú ý nên trong tờ báo xuất bản ngày 3-12-1936 có bài nói về Bác sĩ như sau: “Một người Trung Hoa còn trẻ tuổi đứng trên boong tàu Ý đại Lợi hiệu Conte Verdis tại bến tàu Singapore đêm qua. Có 500 người khóc lóc khi tiễn đưa ông. Ông ấy chính là Bác sĩ Tống Thượng Tiết, một vị Truyền đạo Trung Hoa. Ông lên đường trở về Trung Hoa sau một chiến dịch Tin Lành thứ hai ở đây. Có hơn một ngàn tín đồ Trung Hoa

tiễn đưa ông. Họ cầm cờ đứng vậy ở trên bến tàu. Họ ồ ạt tiến vào phòng đợi, phòng làm việc của hãng tàu. Bác sĩ Tiết giảng cho họ một bài ngắn. Sau đó họ sung sướng nhoẻn miệng tươi cười; nhưng một phân nửa thính giả lại khóc. Một số lại đứng yên lặng, còn một số khác lại rất xúc động: Những người ấy đang tiễn đưa một người đã làm cho hằng ngàn người Trung Hoa trở lại Đạo Đấng Christ. Ông ấy trước đây đã bị giam giữ và chữa bệnh trong một nhà thương loạn trí ở Hiệp chủng quốc và hiện ông là một nhà Truyền đaọ Tin Lành rất sốt sắng của nước Trung Hoa và ông là người Trung Hoa. Bác sĩ là người đã dùng phương cách không chánh thống để khiến chính ông và Cơ-đốc giáo ra mới và vì thế thường làm buồn những kẻ tự xưng là theo đạo chánh thống. Bác sĩ đã đi nhiều cuộc hành trình chớp nhoáng thăm xứ Mã-lai và bất cứ Bác sĩ đến đâu Bác sĩ cũng để lại nhiều người mới ăn năn tội tin nhận Cứu Chúa Giê-xu Christ. Đêm qua tôi đứng nhìn xem Bác sĩ giảng trên tàu Conte Verdis. Xung quanh Bác sĩ có hằng trăm tín đồ Trung Hoa ở Singapore đứng. Phần đông người trong vòng họ là nam nữ lao công và cũng có nhiều thanh niên ưu tú và mỹ lệ nữa Bác sĩ đã biến boong tàu thành một phòng truyền đạo bất thường. Những tín đồ mang phù hiệu và cầm cờ có hình thập tự giá của Ban Trung Hoa Cơ-đốc Truyền đạo thì chăm chỉ nhìn ông không nháy mắt. Ông nói ít lời và thường thường là những lời rất thân mật với những người ở gần ông. Thế rồi thừa dịp một người bắt giọng hát câu đầu của một bài thánh ca tức thì mỗi người đều rập ràng hát theo. Những vị quản lý, những hành khách, nhân viên bến tàu hoặc những sĩ quan trên tàu ngạc nhiên nhìn họ. Những người ngạc nhiên hơn hết là một số Linh mục từ La-mã trở lại Viễn đông để truyền giáo. Tôi chú ý thấy có hai vị nữ tu sĩ hết sức chăm chỉ nhìn những lá cờ có hình thập tự giá đang phấp phới bay trên sân tàu. Họ lạ lùng không biết việc gì đã xảy ra và chắc cũng chẳng bao giờ nhận ra được Bác sĩ Tiết trẻ trung kia là người có bộ tịch như một thủ quần vợt hơn là một vị Truyền đạo.”Đầu năm 1937 Bác sĩ Tiết đi giảng một vòng nữa ở miền Bắc. Lúc bấy giờ ngòi chiến tranh Hoa Nhật đang hăm he nổ bùng, chánh phủ Trung Hoa lại bị đảng Cộng sản đe dọa và thúc đẩy nữa. Dầu vậy Bác sĩ cứ đi ra truyền đạo và được Chúa ban ơn có những dau kỳ phép lạ cặp theo. Bác sĩ đến giảng lời Chúa ở Chefoo, Tienstsin, Bắc Kinh, Paoting, Taiyuan, và nhiều đô thị khác nữa. Hầu hết số nữ học sinh của trường Trung học Tin Lành ở Chefoo chưa tin Chúa thì nay đều tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ. Rất nhiều cô hiện còn phục vụ Chúa ở rải rác đây đó trong nhiều thành phố. Tại Taiyuan là tỉnh lỵ của tỉnh Shansi thì không có nhà thờ nào có đủ chỗ chứa thính giả cả. Dân chúng toàn tỉnh rủ nhau kéo đến nghe Bác sĩ. Người ta bèn dựng một cái trại để có thể chứa một ngàn người. Vài ngày 27-6 trong buổi khai mạc chiến dịch này, Bác sĩ nhìn biết một số tín đồ từ Pingyao đến dự.

Và Pingyao là một thành phố ở về phía Nam mà Bác sĩ đã đến giảng trong tháng 5 năm 1933. Thật trí nhớ Bác sĩ rất dai. Trong các buổi giảng tại thành phố ấy Đức Thánh Linh thật hành động đặc biệt. Bởi vậy Báx sĩ nắm lấy dịp tiện này để tự biện hộ: “Năm 1933 tôi đến cùng anh chị em tôi còn xác thịt lắm. Nhưng tôi mong rằng anh chị em sẽ thấy có sự thay đổi trong tôi và thấy tôi khá hơn và thiêng liêng hơn!”Trong 6 ngày Bác sĩ giảng dạy tại đây có trên 300 người nhận được những ơn phước thuộc linh và rất nhiều người khác được chữa lành bệnh tật. Chiến dịch này kết liễu vào ngày 5 tháng 7 tức hai ngày trước lễ Song Thất và khi biến cố xảy ra ở cầu Marco Polo thì cuộc chiến tranh Hoa Nhật sắp bùng nổ. Bầu không khí chánh trị căng thẳng và chiến tranh không thể tránh được nên Bác sĩ Tiết liền lên đường trở về Thượng Hải chớ không đi Bắc Kinh.Giáo sĩ A.T.F. Reynolds thuộc Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa có dịp dự Hội đồng ở Taiyuan cùng đi một chuyến xe lửa với Bác sĩ. Ông ra ga khá sớm để mua vé. Sau đó ông thấy một nhóm tín đồ ra ga mua vé xe cho Bác sĩ. Họ mua vé và tìm một chỗ ngồi cho Bác sĩ gần chỗ của Giáo sĩ. Nhưng Giáo sĩ biết Bác sĩ Tiết không ưa và tỏ ra không nhã nhặn với người ngoại quốc lắm nên Giáo sĩ ít để ý đến Bác sĩ. Giáo sĩ chỉ nói chuyện với các tín đồ khác đồng đi một toa xe ấy. Trong lúc trò chuyện họ lại bàn luận đến Ban Cơ-đốc chứng đạo là một Ban chứng đạo gồm toàn tín đồ Trung Hoa đang hoạt động cho Chúa rất kết quả ở Shansi dưới sự lãnh đạo của Mục sư Đa-vít Yang. Từ trước đến nay Bác sĩ Tiết chưa hề biết đến công tác này nên sau khi đã được nghe hồi lâu rồi thì Bác sĩ nghiêng qua hỏi Giáo sĩ Reynolds và xin Giáo sĩ cắt nghĩa thêm. Thế rồi suốt qua cả ngày sau hai người quen thân nhau và trò chuyện rất vui vẻ. Lâu lâu họ cũng ngủ thiếp đi vì quá mệt. Bác sĩ Tiết giảng dạy đã mệt nhọc trong các chiến dịch và đáng lẽ ông đi hạng nhất có giường ngủ để dưỡng sức nhưng ông lại chọn hạng ba để phải từng hồi từng lúc kê đầu trên tay ngủ thiếp đi.Khi đã đến nơi rồi Bác sĩ mời Giáo sĩ Reynolds cùng đi với ông đến thăm một Hội thánh và ăn chung với nhau trong một quán cơm. Sau một cuộc hành trình vất vả họ sung sướng cám ơn Chúa được rửa mặt bằng nước nóng rối ngồi uống nước trà đợi bữa ăn tối. Nhưng Bác sĩ không chịu bỏ phí một chút nào cả nên liền bắt đầu thảo nhật kỳ mình rồi chỉ trong một phút bản thảo đã xong thì Bác sĩ liền chép lại cách sạch sẽ đẹp đẽ.Năm 1937 Bác sĩ định mở một lớp Kinh Thánh lần thứ 3 ở Phúc Châu vào cuối tháng 7. Lớp Kinh Thánh này cũng có hiều đặc đểm như hai lớp trước. Nhưng vì chiến cuộc nên sinh viên không đông bằng. Ngày 13 tháng 8 Bác sĩ trở về Thượng Hải và cũng trong ngày ấy Thủy quân Nhật Hoàng đổ bộ công hãm thành phố này.Bác sĩ bất chấp cả tình hình chiến tranh có cơ lan rộng ra mãi cứ nha7t định

xúc tiến chương trình truyền đạo nê đi lên miền Bắc và tây Bắc. Ông bắt đầu giảng ở đô thị của ông luôn luôn khá nặng. Ông tự hướng dẫn giờ ca hát mỗi ngày và trong khi giảng Hội chúng lại hát đến những bài hát ngắn hay những điệp khúc nữa khiến giờ giảng dạy rất lâu. Ông giảng những bài giảng cũ ông rất ưa thích; có thể nói là những “bài giảng ruột” của ông là: Chiên lạc mất, Bài Giảng Trên Núi, Người giàu có và La-xa-rơ, Bài nhạc yêu thương: ICô-rinh-tô 13. Dầu thân hình mảnh khảnh nhưng ông đã tận lực giảng những bài giảng này cách linh động và đôi khi cũng bi đát nữa.Một ngày kia ông giảng về đề tài Vua Sau-lơ và dân A-ma-léc. Trong khi đang giảng ông cởi áo dài trắng ông đang mặc và cuốn tròn lại rồi dấu dưới áo sơ-mi nhưng để phồng trước bụng để cho hội chúng biết đó là tội lỗi giấu kín tội nhân không chịu xưng ra và lìa bỏ đi. Thế rồi ông vừa giảng vừa ví dụ là mỗi lần tội nhân xưng tội lỗi ra thì ông lại kéo áo dài kia ra một chút cho đến khi xưng hết tội thì kéo hết áo ra và xé nát. Sau đó ông reo lên: Ha-lê-lu-gia. Cả Hội chúng đồng đứng dậy như một người hát tôn vinh Chúa: “Lạy Chúa Giê-xu! Xin hãy ngự vào lòng con! Lòng con còn có chỗ để tiếp rước Ngài.”Một Giáo sĩ của Hội truyền giáo Báp-tít Anh có sự buổi giảng này không đồng ý về các lời người ta chỉ trích Báx sĩ. Ông tỏ bày cảm tưởng mình như sau: “Đối với tôi thì đây thật là Cơ-đốc giáo đã được biên chép trong Tân ước. Những bài giảng rất hùng dũng, sinh động và chặt chẽ; Đức Thánh Linh đã giáng trên chúng tôi. Sau mỗi buổi giảng có nhiều người nhất định tin nhận Cứu Chúa...Thật rất cảm động...Sau khi chiến dịch bế mạc thì những Ban chứng đạo được thành lập và ảnh hưởng Tin lành lan tràn khắp cả đồng bằng Sian. Chúng ta thấy rõ là Chúa đã sửa soạn chức vụ những vị Truyền đạo giàu ân tứ để phục vụ Chúa giữa dân sự Ngài ở Trung Hoa và đủ sức chịu đựng những sự thử thách ác liệt của chiến cuộc Hoa Nhật..”Một nữ tín đồ hữu danh vô thực kia nghiện thuốc phiện rất nặng nhưng i nghe Bác sĩ giảng và gặp được Chúa nên trở nên một phụ nữ phục vụ Chúa rất sốt sắng tại chi hội Lanchow trong tỉnh Kansu.Cuộc chiến tranh bùng nỗ giữa Hoa Nhật nên Bác sĩ không thể đi giảng ở ngoại quốc được. Mãi đến năm 1938 Bác sĩ mới được mời qua giảng ở Thái Lan (Sian). Và đây là lần thứ nhất Bác sĩ được dịp đến thăm xứ này. Nhưng không phải các Hội thánh xứ này chánh thức mời bèn là bạn hữu ông mời đến chia sẻ phước cho con cái Ngài. Cô Margaret McCord thuộc Hội truyền giáo Trưởng lão Mỹ thuật lại thế nào cô cùng một nhóm tín đồ Trung Hoa ở Thái Lan đứng đợi đón tiếp Bác sĩ ở bến tàu. Ấy là phái đoàn được cử đi rước Bác sĩ vậy. Khi Bác sĩ đến thì họ thấy nét mặt Bác sĩ thon thon, miệng tủm tỉm cười, cặp mắt đen ngáy, lại thêm mái tóc tỏa trên trán khiến nhiều người có cảm tình ngay.

Các buổi nhóm được tổ chức tại nhà thờ của Hội thánh Báp-tít do Tấn sĩ Grosbeck xây dựng. Vì nghe đồn Bác sĩ Tiết là một Truyền đạo giảng rất kích thích thính giả nên các giáo sĩ đã không có cảm tình với ông mà tỏ ý bối rối khi thấy Bác sĩ đến nữa. Nhưng tín đồ Trung Hoa thì nồng hậu, hoan nghênh tiếp rước Bác sĩ. Trong thời gian ông ở Thái Lan thì ông là khách quý của Mục sư Boon Mark. Trải qua một tháng Bác sĩ giảng mỗi ngày hai lần: Buổi sáng giảng cho tín đồ và tối giảng cho người ngoại. Có hằng ngàn người đua nhau đến nghe Bác sĩ giảng và tổng cộng có gần 700 người trở lại với Chúa; trong số những người ấy có cả vị Mục sư đương chức và vợ ông nữa. Có độ 12 người hay hơn số ấy dâng trọn đời mình để phục vụ Chúa và có 200 tín đồ gia nhập vào 70 Ban chứng đạo. Họ hứa nguyện mỗi tuần ít nhất đi ra làm chứng cho Chúa một lần. Mỗi tháng họ nhóm nhau lại một lần để phúc trình về công tác và từng trải họ. Họ cũng tổ chức những buổi truyền đạo thường xuyên và những buổi nhóm họp kê cứu Kinh Thánh, thờ phượng Chúa nữa. Chúng tôi nhận được tin là những Ban chứng đạo này cứ hoạt động cho Chúa mãi đến năm 1954. Cô McCords thuật lại rằng từ trước đến nay cô chưa từng thấy đời thuộc linh tín đồ ở Thái Lan được dấy dức như thế. Quả thật Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của con cái Ngài từ 30 năm nay hằng xin rằng: “Lạy Chúa, xin Ngài ban cho chúng con một cơn phấn hưng.” Từ Thái Lan Bác sĩ Tiết đi qua Đông dương một tháng giảng trong các Hội đồng. Ơn phước Chúa đổ xuống do cuộc thăm viếng của Bác sĩ tồn tại khá lâu vì mười lăm năm sau, mỗi khi ôn lại những tuần lễ đầu phước hạnh ấy thì các giáo sĩ và tín đồ Trung Hoa đều được hăng hái thêm. Đức Chúa Trời quả có đại dụng Bác sĩ đem sự phục hưng đến cho Hội thánh Chúa ở nứơc Việt Nam. Ai ai cũng công nhận rằng sự giảng dạy của Bác sĩ Tiết đã đem lại rất nhiều ơn phước và kết quả thật là lớn lao không có Mục sư ngoại quốc nào hoặc từ Âu hay Á châu có thể sánh kịp. Các tín đồ Trung Hoa lẫn Việt Nam nhóm họp đông đúc để nghe Bác sĩ. Bác sĩ dùng một thông dịch viên biết cả tiếng Anh và tiếng Quảng Đông nữa. Nhiều người mới gặp Bác sĩ lần thứ nhất rất nhạc nhiên về các ăn mặc đơn giản của bác sĩ. Bác sĩ cũng chẳng muốn người ta chưng dọn gì trên toà giảng cả Về bề ngoài chẳng có gì chứng tỏ Bác sĩ Tiết là một học giả hay là một nhà truyền đạo trứ danh. Ông thiếu nhẫn nại đối với những người có vẻ kiêu ngạo, ích kỷ Ông cũng hết sức cẩn thận trong hành vi cử chỉ mình để tránh khỏi điều gì tỏ ra vẻ xa vọng. Ông rất ghét ngồi nói chuyện gẫu.Sau khi giảng xong ông không chịu nghỉ ngơi. Gánh nặng chức vụ cứ đè trĩu trên ông; tâm trí ông luôn luôn căng thẳng. Quả thật Bác sĩ Tiết là một sứ giả phục hưng rất đầy ơn và quyền năng Chúa nhưng cũng có một vài nhược điểm và một ít tánh tình kỳ cục. Ví dụ trong khi thuật truyện tích Kinh Thánh và làm điệu bộ ông đã nhổ vào mặt thông dịch viên khiến cho người

ấy mấy bình tĩnh. Lần khác ông đã nặng lời quở trách một chấp sự Trung Hoa khiến ông ấy mất mặt trước Hội chúng chỉ vì ông nhửng nhưng với tất cả lời kêu gọi mời mọc của Bác sĩ. Một dịp khác ông yêu cầu mỗi vị Mục sư Truyền đạo chép tất cả những vấn đề cầu nguyện đặc biệt trên một mảnh giấy, ký tên rồi trao cho ông. Nhưng ông lại không chịu nhận giấy của một người kia vì ông cho người ấy là giả hình, dầu ông chẳng nhìn đến tên người ấy và chẳng biết người ấy là ai cả. Mà thật thế, người ấy là một tín đố sa ngã thối lui từ lâu. Bác sĩ Tiết là người chẳng bao giờ dung chịu sự giả hình, sự kiêu ngạo; ông là thù số một của bất cứ điều nhượng bộ nào của xác thịt.Hôị thánh Chúa ở Chợ-lớn, Sài-gòn và các nưi khác ở nước Việt-nam còn ghi nhớ cuộc thăm viếng giảng dạy đầy linh ân của Bác sĩ. Ai ai cũng dâng lời cảm tạ Chúa về những kết quả kỳ diệu. Nhữngngười nhận được ơn phước do chức vụ Bác sĩ lúc bấy giờ còn làm chứng lại. Như thế những kết quả chức vụ Bác sĩ tồn tại khá lâu vậy. Có nhiều bệnh nhân được chữa lành. Nhiều đời thuộc linh được sâu nhiệm hơn. Nhưng ban chứng đạo được thành lập vẫn còn hoạt động đến ngày nay. Cũng có một số tín đồ lúc ấy bắt chước phương cách và cả điệu bộ Bác sĩ Tiết trong khi giảng và làm chứng, nhưng chẳng bao lâu họ tự nhận thấy họ thiếu quyền năng. Họ không được đầy dẫy quyền năng Thánh Linh như Bác sĩ nên dầu có bắt chước điệu bộ cũng vô ích thôi.Bác sĩ Tiết đi thăm viếng và giảng dạy ở miền Tây Nam Trung Hoa vào mùa hè năm 1938. Giáo sĩ G.E.Matcalf thuộc Hội thánh Chúa ở Kunming, tỉnh lỵ Yunnan được day dức lên cách kỳ diệu mà từ xưa nay chưa từng thấy. Có ba tín đồ thuộc bộ lạc Lisu đến nghe Bác sĩ Tiết giảng và khi trở về Hội thánh họ thì Chúa đã dùng họ để phấn chấn Hội thánh. Đức Thánh Linh đồng công với họ nên có nhiều người xưng tội lỗi ra và lìa bỏ. Tín đồ sốt sắng đi ra cứu vớt những kẻ hư mát. Bác sĩ cũng có dịp đến giảng ở thành phố xinh đẹp Tali là thành phố được mệnh danh “Nước Thuỵ sĩ của Trung Hoa.” Tại đây có những người Thượng, người Tây tạng chung sống và buôn bán với người Trung Hoa ở các phố chợ. Bác sĩ đã giảng dạy ở thành phố này và thành lập những ban chứng đạo, thúc giục họ đi ra làm chứng Tin Lành ở vùng lân cận. Dầu vậy thì miền Tây Nam này chưa sẵn sàng cho một cuộc phục hưng nên các chiến dịch Tin Lành Bác sĩ Tiết tổ chức giảng dạy ở đây không kết quả như các miền kia. Bác sĩ lưu ý rằng bên cạnh ông có nhiều người hy sinh, tận tuỵ phục dịch Chúa là các tín đồ Trung Hoa và các giáo sĩ. Lời ấy chứng tỏ ông nhuần thấm tinh thần khiêm nhường. Ngày ông trở về đến Thượng hải thì các bạn hữu ông nhận thấy rằng: “Ông bây giờ khiêm nhường hơn; ông cũng tỏ ý muốn làm Truyền đạo một vùng mà thôi.”Một lần kia, trong giờ trò chuyện hàn huyên với bạn thân ông đã tỏ nỗi lòng: “Có nhiều người tài giỏi hơn tôi! Về sự giải nghĩa Kinh Thánh thì tôi không

bằng ông Watchaman New. Về ơn Truyền đạo thì tôi đâu được như ông Wang Minh Tao. Về văn chương thì tôi không sánh kịp ông Marcus Cheng. Về nhạc thì tôi thua xa ông Ti-mô-thê Chao. Còn về đức tính nhẫn nại tôi không có như ông Alfred Chow. Còn như kể là một nhân vật trong xã hội thì tôi không có ân như ông Kế Chí Văm. Nhưng tôi có một điều trổi hơn họ là trong khi phục vụ Chúa thì tôi phục vụ hết cả sức lực tôi có.”Phải tất cả các người ấy đã được Chúa dấy lên để làm chứng nhân cho Chúa giữa thế hệ này. Bác sĩ Tiết rất kính trọng họ nhưng ông cũng không nể nang bày tỏ ý kiến ông về họ nếu cần. Mục sư Ti-mô-thê Chao đã nhất định lìa khỏi Trung Hoa, trốn qua Nam Hải để tránh khỏi sự tàn bạo của đạo quạn xâm lăng Nhật hoàng.Bởi vậy Bác sĩ Tiết đã cảnh cáo Mục sư Chao: “Nước Trung Hoa chúng ta đang đau khổ quằn quại dưới tay bạo tàn của quâ xâm lăng Chúng ta phải ở lại đây để giúp đỡ và an ủi anh em đồng bào. Nếu anh chạy trốn ra ở hải ngoại để tránh khỏi chức vụ Đức Chúa Trời đã giao phó cho mong tìm kiếm một đời sống dễ dàng sung sướng hơn thì Đức Chúa Trời sẽ hình phạt anh và đuổi anh về đây lại.”Mà quả đúng như lời Bác sĩ đã nói: những ai tưởng chạy quaJava để trốn tránh thì đều bị đạo binh Nhật hoàng đuổi theo kịp và họ gặp nhiều nỗi khốn khổ lớn lao ở đó nên khi chiến cuộc kết liễu thì người ta lại thấy ông Ti-mô-thê Chao trở về Thượng Hải. Thế là lời tiên tri và cảnh cáo của Bác sĩ được ứng nghiệm.Vào tháng 8 năm 1938 Bác sĩ về đến Thượng Hải sau một cuộc hành trình Truyền đạo. Được tin Bác sĩ đã về ông mục sư Shih liền đến thăm. Ông Shih rất cảm động khi gặp lại Bác sĩ vì nhận thấy lần này Bác sĩ rất khiêm nhường và có thái độ trầm lặng hơn. Bác sĩ tỏ nỗi lòng với ông Shih rằng: “Khi đứng trên toà giảng tôi không còn muốn quở trách thính giả nữa. Bây giờ tôi thích giảng về những vấn đề xây dựng, đem lại sự an ủi thính giả, anh xem, thời gian đã thay đổi...”Những lời tâm sự như thế cảm động thấm thía những ai đã từng quen biết Bác sĩ Tiết lâu nay. Thật dầu Bác sĩ có ít nhiều tật riêng bề ngoài như thiếu nhã nhặn, thiếu nhẫn nại, nhịn nhục và hay tố cáo quổ trách nặng những kẻ phạm tội thì cũng không phải vì đó mà hằng ngàn người không kính mến ông là một “Tiếng kêu trong đồng vắng. Một sứ giả của Đức Chúa Trời. Tên tuổi ông rất quen thuộc giữa các gia đình Trung Hoa, và vẫn là một kỷ niệm êm đẹp sanh sản thêm ra hằng trăm hằng ngàn kỷ niệm khác nữa Một phụ nữ kia được tái sanh trong Chúa tại Phi-luật-tân. Một lần kia người ta xin bà làm chứng về Bác sĩ Tiết thì mắt bà liền sáng tỏ lên, giọng bà dịu lại và bà nói cách âu yếm rằng: “Ai-ya! Sung Por-sir! Ôi cha, Bác sĩ Tống Thượng Tiết à!”

Thật tận thâm tâm của tín đồ khắp nơi đều ghi ơn vị tiên tri Giăng báp-tít Trung Hoa kia mà Chúa đã dấy lên để kêu gọi Hội thánh Chúa đến sự ăn năn.

THIÊU ĐỐT VÌ CHÚA (1938-1939)

Mùa hè nóng nực năm 1938 vừa qua thì Báx sĩ Tiết lại xuống tàu tiến đến miền Nam để thăm Singapore lần thứ tư. Hội thánh ở đây sắp đặt tổ chức một Hội đồng bồi linh torng 10 ngày. Tín đồ nhóm lại cách sốt sắng và có linh năng như những cuộc thăm viếng giảng dạy mấy lần trước của Bác sĩ vậy. Kế quả có 15 Ban chứng đạo mới được thành lập thêm và tổng cộng cả cũ lẫn mới được 183 Ban. Ấy là tại thành phố Singapore mà công tác Bác sĩ Tiết được tồn tại lâu dài dưới hình thể tổ chức. Chẳng những Bác sị đã tổ chức tại đây một Đoàn Truyền đạo mà thôi nhưng đến ngày 14-5-1937 một Trường Kinh Thánh cũng được thành lập nữa để đào luyện thanh thiếu niên cho công việc nhà Chúa. Trường Kinh Thánh này được thành lập bởi cô Leonawu và cô Peck Luan mục đích để bảo tồn kết quả các cuộc phục hưng do chức vụ Bác sĩ Tiết và cũng để huấn luyện những ai dâng trọn đời mình cho công tác nhà Chúa.Cô Leonawu được tái cử làm Hội trưởng Cơ-đốc Truyền đạo Liên đaòn từ ngày thành lập cho đến bây giờ.Sau khi Bác sĩ đã dùng KhKh 3:7-11 và IICo 2Cr 5:14 để giảng hai bài đầy linh ân vào ngày 13,14 rồi thì Bác sĩ từ giã lên đường đi Kuala Lumpur để hầu việc Chúa trong một chiến dịch Tin lành ở các thành phố Ipoh Taiping, Sitiawan và Penang. Bất cứ ở đâu người ta cũng thấy có nhiều nam nữ tín đồ lúc trước chỉ là hữu danh vô thực nhưng sau khi đã nghe Bác sĩ giảng rồi thì họ gặp được Đấng Christ và tiếp nhận Ngài là Cứu Chúa của họ. Nhưng có nhiều triêụ chứng bày tỏ rằng sức khỏe của Bác sĩ đáng lo ngại. Bình đất kia đã bắt đầu rạn nứt Bệnh lai hông của ông lại tái phát và tim ông cũng yếu nữa. Vả lãi có nhiều triêụ chứng khá nguy hiểm khác chứng tỏ ông lâm bệh nặng. Dầu vậy ông chẳng hề tiếc mình. Ông cứ lo giảng dạy chiến dịch này đến chiến dịch khác liên tiếp nhau chẳng chịu nghỉ ngơi. Mỗi nơi Bác sĩ giảng 3 hoặc 4 lần một ngày. Ngoài ra sữ giảng dạy ông còn tiếp chuyện những ai muốn gặp ông để hỏi han về những vấn đề thuộc linh nữa. Dầu ông bị đau đớn nhức nhối khó chịu thế nào đi nữa ông cũng không muốn bỏ dở cuộc giảng dạy ông đã hứa.Lần chót thăm viếng thành phố Penang. Bác sĩ lâm bệnh nên ông đã xin người ta khiêng ông trên giường bệnh và ông nằm mà giảng qua thông dịch viên. Lúc bấy giờ hình như ông đã tự cảm biết ông là người đang hấp hối nhưng ông luôn luôn tuyên bố là ông ước ao được chết trên toà giảng.

Bác sĩ về Thượng Hải cuối năm 1938. Ông ở nhà nghỉ ngơi được vài tháng. Một ngày kia một nữ tín đồ là bạn thân của gia đình ông vừa đến Thượng Hải cùng đi với một phụ nữ khác là người từng làm thông dịch viên cho Bác sĩ đến thăm Bác sĩ. Khi hai người ấy bước vào thì Bác sĩ ham đọc báo đến nỗi chẳng biết khách đến nhà Bà Tiết ra tiếp khách nhưng ông cứ đọc qua cho hết tờ Báo mới ngửng mặt lên góp chuyện.Trong chiến dịch Tin Lành ở tỉnh Anhwei có ông Hseih Meng Tzi là một vị Mục sư thâm niên và cũng là giáo sư Kinh Thánh đến tìm gặp Bác sĩ hầu bàn luận chương trình tổ chức chiến dịch Tin Lành trong tỉnh ông. Mục sư Hsieh hy vọng sẽ được Bác sĩ giúp ý kiến. Ông chưa bao giờ gặp nhà Bác sĩ khoa học danh tiếng ấy. Còn mục sư Hsieh thì lễ phép hỏi: “Bác sĩ Tiết có ở nhà không?” Bác sĩ Tiết đáp cộc lốc: “Tôi là Bác sĩ Tiết. Ông gặp tôi để làm gì?” Mục sư Hsieh liền giải bày mục đích mình cho Bác sĩ Tiết nghe. Đáng lẽ Bác sĩ Tiết thâ mật và lễ phép giúp ý kiến thì ông xẳng xớm đáp: “Đó là việc của Đức Chúa Trời, không phải việc của tôi.” Mục sư Hsieh bỡ ngỡ vô cùng nhưng lại hết sức lễ pháp biện bạch rồi lật đật cáo từ. Thấy cách cư xử của Bác sĩ chúng ta có thể kết tội là hành vi cử chỉ giống như người không tin Chúa nhưng chúng ta nên nhớ rằng bệnh tật và sự đau đớn hằng hành hại thân thể ông khiến ông hay bực tức và làm cho đời sống ông khốn khổ.Lúc bấy giờ những Hội thánh Chúa ở Thái Lan lại khẩn cấp mời Bác sĩ trở lại giảng dạy cho họ. Bởi vậy Bác sĩ từ giã gia đình và lên đường qua Bangkok trong tháng giêng năm 1939. Lần này Bác sĩ giảng dạy đặc biệt cho những Hội thánh Thái Lan. Và trong thời Bác sĩ lưu trú ở Thái Lan thì Bác sĩ là thượng khách của cô McCord, nữ giáo sĩ của Hội Trưởng lão ở đây. Cũng có ông Ming Te Tang và Giáo sĩ Boon Mark Gitesan cùng đi với Bác sĩ nữa. Hai ông này là người đã tiếp rước Bác sĩ cách nồng hậu trong dịp Bác sĩ đến lần trước.Chương trình sắp đặt Bác sĩ đi giảng rất xa ở tận thành phố Chiengmai là một thành phố thứ hai ở nước Thái Lan. Bác sĩ cũng đi giảng ở thành phố Lampang ở miền Bắc rối đi qua Nacon Pathom và Petcheburi. Cách thức các buổi nhóm họp giảng dạy cùng gần giống như những buổi nhóm Bác sĩ đến lần trước và được kết quả.Giáo sĩ Boon Mark thuật lại rằng y phục đơn giản và thái độ cùng cách cư xử của Bác sĩ rất hấp dẫn tín đồ người Thái Lan. Nhưng điều khiến giáo sĩ Boon Mark cảm động hơn hết là thấy Bác sĩ nói ít, giảng nhiều và cầu nguyện nhiều hơn hết. Sứ mạng ông rao truyền rất đơn sơ chỉ tỏ tội lỗi nhân loại và ơn tha thứ. Ông giảng cách có quyền năng. Thính giả khóc lóc kêu la khi cảm xúc sâu xa vì tội lỗi mình rồi ăn năn trở lại với Chúa.Những phép lạ dấu kỳ và ơn chữa bệnh ở Trung Hoa mà ngườit a đã tường thuật thì nay cũng được Chúa tỏ ra ở đất Thái Lan. Ông Boon Mark làm

chứng rằng nhờ sự xức dầu cầu nguyện của Bác sĩ mà người đui được thấy lại, kẻ què bước đi, kẻ câm nói được và nhiều bệnh tật khác được chữa lành. Ông quả quyết những bệnh nhân ấy đựơc lành thật và lành hẳn.Chúa ban ơn nên thường sau mỗi chiến dịch bác sĩ để lại một Ban chứng đạo có hằng trăm nhân viên chia ra từng tiểu ban đi làm chứng một tuần một lần.Trải qua 20 năm nghĩa là từ năm 1915 đến năm 1935 tín hữu của Hội truyền giáo Trưởng lão ở Thái Lan từ 8 ngàn sụt xuống dưới 7 ngàn. Nhưng sau các cuộc phục hưng do sự thăm viếng giảng dạy của Bác sĩ số tín giáo tăng lên 9 ngàn. Trong thời gian quân Nhật chiếm đóng nước Thái Lan thì có nhiều vị thủ lãnh Hội thánh Thái Lan bị bắt và bỏ tù. Có một số chối bỏ Chúa. Nhưng cảm tạ Chúa vì toàn thể Hội thánh Ngài ở đây đã được từng trải một cơn phấn hưng nên không có sự sa sút suy vi toàn diện.Giữa Hội thánh Thái Lan công việc của Bác sĩ Tiết ít ảnh hưởng hơn giữa Hội thánh Trung Hoa. Còn ban chứng đạo của Hội thánh Thái Lan thì ngưng hoạt động trong thời kỳ chiến tranh chỉ trừ một Hội thánh tự trị mà thôi. Giáo sĩ Boon Mark nói rằng: “Dầu vậy hôm nay nhiều tấm lòng vẫn còn nhớ đến cơn phục hưng lớn lao ấy.Cám ơn Chúa về Bác sĩ Tống Thượng Tiết. Ông hẳn là người sung sướng hơn hết ở trên trời vì ông đã dẫn đưa nhiều linh hồn đến với Chúa và những linh hồn ấy đang tiếp tu5c đi lên Thiên đàng. Những người ấy cảm ơn Chúa và cũng cám ơn Bác sĩ Tiết. Ha-lê-lu-gia. A-men”Năm 1940 cô McCord nghỉ ở Hiệp chủng quốc. Cô có gặp một vị Bác sĩ người Thái Lan đang theo lớp bổ tu1c tại thành phố Baltimore. Lúc bấy giờ chiến tranh bùng nổ và nứơc Thái Lan bị xâm chiếm, cô McCord hỏi vị Bác sĩ ấy rằng: “Ông tưởng rằng Hội thánh Đấng Christ ở Thái Lan sẽ còn sống sót sau chiến cuộc không?” Vị Bác sĩ ấy đáp: “Có chớ, nhưng chỉ bởi nhờ công tác của Bác sĩ Tiết mà thôi.”

CHO ĐẾN CÙNG TRÁI ĐẤT (1939)

Cuối năm 1938 đạo quân Nhật Hoàng đã hoàn toàn kiểm soát miền Đông Trung Hoa. Sự buôn bán dọc theo bờ biển đã trở lại bình thường; các tàu quốc tế cũng đều đều cặp bến Thượng Hải và Tientsin nhưng người ta không thể nào đi vào nội địa Trung Hoa để truyền đạo được.Nếu hiện tượng Bác sĩ Tiết thấy vào lúc thân sinh ông qua đời là đúng thì từ bấy giờ ông chỉ còn hai năm hoạt động nữa thôi. Vả lại hiện còn một khu vực rộng lớn bao la ở Thái bình dương mà ông chưa hề đi thăm vếng truyền đaọ được. Tại các miền trong khu vực rộng lớn này có rất đông người Trung Hoa cư trú như ở Nam dương quần đảo dưới quyền bảo hộ của Hoà Lan là một xứ có đến 60 triệu dân. Phần đông dân chúng ở đây là người Mã-lai theo

Hồi giáo. Nhưng cũng có nhiều vùng định cư của người Trung Hoa khắp Java, Sumatra, Bọt-nê-ô, Celebes, Bali và cả ở đảo Lesser Sunda nữa.Một số đông trong vòng họ là người “Peranakans” nghĩa là Minh hương. Họ kết hôn với người Mã-lai, học tiếng và ăn mặc phục sức như người bổn xứ. Cũng có một số mới di cư từ Trung Hoa đến mà dân chúng gọi là “Hsinkelt” nghĩa là “Tân khách.” Người Trung Hoa ở Nam dương sống đầy nghị lực. Khắp nơi họ đều cầm quyền trong thương trường. Họ nắm giữ phần nhiều ngành kỹ nghệ và thương mãi thịnh vượng và phát đạt. Giữa vòng họ có độ 5 ngàn người tín đồ. Có nhiều vị lãnh tụ xuất chúng trong Hội thánh Trung Hoa ở Batavia, Koedoes, Bangil, Macassar, Djapara và Tân Ghi-nê. Tại Batavia cũng có một Trường Cao đẳng Thần đạo nữa. Nhiều Hội truyền giáo Tô-cách-lan đã truyền đạo lâu năm giữa người Trung Hoa ở trên các quần đảo này. Những nhóm tín đồ nói tiếng Trung Hoa thích mời Mục sư, Truyền đạo từ Trung Hoa qua làm Mục sư cho họ. Các vị Mục sư, Truyền đạo từ Trung Hoa ấy có tương quan mật thiết với các tổ chức của Hội thánh Trung Hoa. Có lẽ vì cớ ấy mà Bác sĩ Tiết được mời qua Nam dương giảng vậy. Ông dùng hết sức còn lại để phục vụ tín đồ Trung Hoa tại Nam dương. Hạt giống lẽ thật Tin lành được ông trung tín gieo ra thì gặt được một mùa phong phú.Từ Singapore Bác sĩ đi qua Java lần thứ nhất bằng đường hàng không. Bác sĩ đến Surabaya trong tháng giêng năm 1939. Cô Cornelie Haarbé là Giáo sĩ Hoà-lan ở Trung bộ Java là người hết lòng hết sức hoạt động chiến dịch Tin Lành này. Cô hay nghi ngờ về giá trị của những nhà Truyền đạo giảng kích thích thính giả nên lúc ban đầu cô nghi ngờ về lời của một tín đồ kia đã nghe Bác sĩ giảng ở Trung Hoa về làm chứng lại. Nhưng sai khi cô đã dự buổi giảng đầu tiên của chiến dịch thứ nhất ở hải cảng to lớn phía đông Java thì cô liền bị thuyết phục ngay.Buổi nhóm thứ nhất nhằm vào một ngày làm viec nhưng nhà thờ đông nghịt người. Hội thánh hoan nghênh một người khách lạ mới từ Trung Hoa đến. Ông ấy gầy, bộ cứng cỏi mặc một cái áo dài trắng rất rẻ tiền và một mớ tóc bay phấp phới trước trán ông. Người khách lạ ấy chính là Bác sĩ Tống Thượng Tiết. Hôm ấy Bác sĩ giảng có hai thông dịch viên hai bên: Một người dịch ra tiếng Mã-lai và người kia thông dịch ra thổ ngữ phổ thông hơn hết ở vùng này.Hội chúng bắt đầu tập hát một trong các điệp khúc của Bác sĩ dịch ra tiếng Mã-lai: “Pulanghah, Pulanglah!” “Hãy kíp về, mau mau về. Lạc lối mãi làm chi, Đức Chúa Cha mong anh về nhà. Giăng tay tiếp rước đây.” Tiếp theo Hội chúng đứng dậy lớn tiếng cầu nguyện xin Chúa ban phước cho buổi giảng và cũng cầu nguyện cho chính mình nữa. Những tín đồ Hội trưởng lão chẳng biết cầu nguyện theo kiểu cách ấy nên Bác sĩ hướng dẫn họ cầu

nguyện từng câu một. Hội chúng cầu nguyện lập theo Bác sĩ từng câu một. Bác sĩ cũng khuyên nhữngai lần này không đem Kinh Thánh thì lần sau phải mang theo; nếu chưa có thì phải mua một quyển. Truyện tích về Chiên lạc mất ở Lu-ca 15 được đọc cách kỹ lưỡng và Bác sĩ xin Hội chúng chú ý đến câu mở đường: “Hết thảy các người thâu thuế và người có tội đến gần Đức Chúa Giê-xu đặng nghe Ngài giảng... “Từng câu một, Bác sĩ lần lượt trình bày truyện tích ấy cách khéo léo và linh động, bi đát nữa. Ông cũng vẽ phác qua trên bảng đen để làm ví dụ. Từng hồi từng lúc trong khi thuật truyện tích hay giảng, Hội chúng cất tiếng hát đệm vào: “Pulangjah! Pulanglah!”Ông hài hước nhái những hạng người hoặc đàn ông hay đàn bà đã sống một đời hư mất trụy lạc như những bậc phong lưu công tử, ăn mặc bảnh bao, nào những co6 thiếu nữ làm đỏm làm dáng, chưng diện loè loẹt hay những nhà kinh doanh to lớn mập phù, những người ham mê xi nê, các cụ già khả kính chuyên cần đi nhà thờ hoặc các nhà đạo đức giả hình. Hội chúng phá lên cười vang nhưng thình lình nhà Truyền đạo trở lại nghiêm chỉnh và áp dụng sứ mạng cho hội chúng. Chẳng một ai có thể từ chối tiếng kêu gọi. Ban đầu chỉ một vài bàn tay đưa lên thôi nhưng lần lần lại đông thêm. Cuộc giảng dạy thật đầy dẫy Đức Thánh Linh và nhiều người đã được cảm động sâu xa. Rốt lại Diễn giả xin mỗi người quì xuống và xưng hết tội lỗi mình ra. Một sự cảm động thắm thía giáng xuống trên Hội chúng. Bác sĩ giục giã mỗi người hãy đến dự các buổi giảng theo như chương trình đã ấn định. Ông tuyên bố có tất cả 22 bài giảng và đó là Tin Lành đầy đủ mà ông muốn trình bày cùng họ. Chẳng ai nên bỏ qua một buổi nhóm họp sợ e mất dịp nghe một sứ mạng của Ngài đã ban cho mình.Nhưng những người ở đây tỏ trước với Bác sĩ biết những buổi giảng chiều và tối thì chắc các thính giả đến dự nhưng buổi sáng thì e chẳng ai đến đâu Ông không đồng ý về điều đó và lập trường của ông đắc thắng; vì ông chủ trương rằng ông phải giảng hết các bài giảng chỉ trong một tuần thôi. Ông không thể ở lại lâu hơn nữa và cũng chẳng muốn bỏ qua một sứ mạng nào mà Chúa đã truyền cho ông phải rao báo. Ông có phương cách và đường lối riêng của ông. Nhưng ai nấy sẽ ngạc nhiên khi thấy mỗi buổi sáng người Trung Hoa đều đóng cửa tiệm đi nhà thờ nghe Bác sĩ giảng. Điều ấy quả là một phép lạ và thật rõ ràng là quyền năng Đức Chúa Trời đang thi thố. Bài thứ hai của Bác sĩ giảng ở đây là Quyền Huyết Đấng Christ. Chẳng có vị Truyền đạo nào có thể giải bày Thập tự giá Đấng Christ đích thực như thế. Bác sĩ thuật tả sự chết Cứu Chúa cách kính cẩn và bi đát. Một sự im lặng uy nghiêm bủa trên cửa tọa. Ai nấy đều nhìn thấy Đấng Christ đang chịu chết trên Thập tự giá vì mình; Ngài gánh thế tội lỗi họ vậy. Bài giảng không ai có thể quên được là bài giảng trong ICô 13: Trong bài giảng này Bác sĩ tương phản đời quá khứ ông với tất cả những điều ông có thể khoe khoang với tình

thương yêu Đấng Christ là tình thương yêu đầy dẫy sự nhân từ, nhịn nhục và lòng thương xót.Có một hố sâu giữa sự khoe khoang của chúng ta với sự yên lặng của Ngài, giữa sự kiêu ngạo của chúng ta với đức khiêm nhường của Ngài, giữa sự hư không chúng ta và lòng đơn sơ của Ngài, giữa tánh ích kỷ của chúng ta và đức từ bỏ của Ngài, giữa sự nghi ngờ của chúng ta với kẻ khác và lòng tin cậy của Ngài nơi loài người, giữa sự công bình riêng của chúng ta tốt hơn những kẻ sa ngã với lòng đau buồn của Ngài về những tội nhân.Phải, mỗi một chúng ta đều đáng bi thập hình, nhưng Đấng Christ là Chúa toàn vẹn, khôngtì không bết, Đấng vô tội đã chịu đóng đinh thay thế chúng ta. Mỗi ngày sứ mạng Cứu Chúa được phô diễn ba lần và mỗi lần lâu từ hai đến ba giờ. Như: Sự táu sanh. Sự ăn năn tội, Đầy dẫy Đức Thánh Linh, Nước hằng sống, Sự tái lâm Đấng Christ và công tác của tín đồ Chúa. Dưới quyền năng sắc bén của Chúa các duyê cớ và tâm tuyền đều bị lộ ra. Lưỡi dao của nhà giải phẫu đâm sâu vào. Thế rồi toàn thể đều có lòng ước muốn tống khứ tất cả tội lỗi đi. Trong mỗi buổi giảng, diễn giả đều có để dịp tiện cho tội nhân xưng tội với Chúa và vơi người ta. Diễn giả cũng dạy hội chúng biết đền bù gian lận cho lẻ lân cận mình và sự cần yếu sửa lại những nỗi sai lầm. Ông hết sức khuyên giục mỗi người phải điều chỉnh lại mối giao hữu của họ. Chúa có ban ơn nên sau khi tội nhân đã xưng tội lỗi rồi thì bởi đức tin họ nhận được sự sống của Đấng Christ và chính mình Đức Thánh Linh nữa. Lúc bấy giờ Bác sĩ Tiết chẳng có thì giờ để tiếp riêng ai được, nhưng ông êu cầu người ta hãy biên thư cho ông và ông luôn luôn trả lời riêng cho họ: Ông cũng xin những người vừa ăn năn trở lại với Chúa viết bài làm chứng gởi cho ông kèm theo một tấm hình để ông cầu nguyện thay cho. Mục sư Ye Tjin Sin, nhân viên của Thánh thư Anh quốc và hải ngoại hội làm chứng rằng: “Dầu Bác sĩ thức khuya để trả lời các thư từ thì cũng luôn luôn dậy sớm từ 4 hay 5 giờ để có nhiều thì giờ quỳ gối cầu nguyện và đọc Kinh Thánh.Bác sĩ cũng bằng lòng đặt tay cho bất cứ ai đã thành thật xưng tất cả tội họ biết và có lòng ước ao được đầy dẫy Thánh Linh Cô Baarbé thuật lại rằng sau khi Bác sĩ đã đặt tay cầu nguyện cho tín đồ rồi thì cảnh trạng giống như một biển cả vui mừng và hăng hái thanh khiết bủa xuống trên cử tọa. Nhưng biển cả vui mừng và hăng hái thánh khiết này tràn vào những kẻ cố gắng hữu ích. Thế nên đã đến giờ trình bày sự thỉnh cầu của những kẻ hư mất chưa biết Đấng Christ cho hội chúng. Phải, không nên để sự nhiệt thành của anh chị em tín đố tiêu tán thành một cảm xúc thôi. Còn hằng triệu linh hồn chưa biết danh Christ. Ai sẽ đi ra nói cho họ biết về Ngài? Tức thì có sự đáp lời cách lạ lùng. Những tín đồ tình nguyện lập thành những tiểu ban 3 người. Họ cầm cờ đuôi nheo có hình thâp5 tự giá đỏ, phù hiệu số Ban. Chính ngày

sau đó rất nhiều Ban ra đi làm chứng cho đồng bào họ ở trong các trường, bệnh viện v.v.. Làm xong phận sự họ liền trở về thuyết trình. Đó là những ban chứng đạo đầu tiên được thành lập ở Java. Bác sĩ cũng hứa sẽ trở lại đây một lần nữa để tổ chức một lớp 10 ngày huấn luyện tất cả các Ban viên Ban chứng đạo. Nếu chẳng có nhà thờ nào đủ chỗ thì sẽ dựng một trại đặc biệt. Trước khi từ giã thành phố Surabaya Bác sĩ Tiết tuyên bố còn tổ chức một buổi nhóm cầu nguyện cho các bệnh nhân nữa. Những bệnh nhân nào không dự các buổi giảng trong ba ngày trước thì không được dự buổi nhóm đặc biệt này. Mục sư sẽ ký cứng. Có rất đông thính giả đến nhóm trước giờ cầu nguyện này. Các bệnh nhân đều ngồi ở những hàng ghế trước. Bác sị dùng Gia Gc 4:14-16 để giảng “Đây là Trưởng lão của Hội thánh.” Bác sĩ vừa tuyên bố vừa trỏ vào chính mình ông. Tôi nhân danh Chúa mà đến cùng anh chị em, chớ không lấy quyền năng riêng tôi mà đến đâu. Tôi không có quyền ảo thuật trong chính tay tôi. Xin chớ ngưỡng trông gì nơi tôi cả nhưng hãy ngưỡng trông nơi Chúa là Đấng đang đứng gần tôi và tôi là đầy tớ Ngài.Bác sĩ cũng trích đọc ở LuLc 7:2 và Mac Mc 16:18 và tỏ rằng ông không luôn luôn có đức tin cầu nguyện cho bệnh nhâ nhưng đã thắng trận nhừ đức tin sau nhiều cuộc chiếnđ ấu chua cay. “Lần thứ nhất khi tôi đã cầu nguyện cho bệnh nhân ở Trung Hoa tôi không dám mở mắt ra khi đã cầu nguyện xong và nói A-men. Tôi tự hỏi không biết Chúa có nghe những lời tôi cầu nguyện chăng? Có phải tôi làm việc này do lòng tự phụ kiêu căng của tôi không? Tôi đứng trước những người đơn sơ, có lòng tin cậy ấy như một bợm bịp phỉnh phờ người ta chăng? Tốt hơn là tôi không có những từng trải ấy. Ôi, thật bây giờ tôi hổ thẹn biết bao vì tôi đã có ý tưởng nghi ngờ như thế.”Quyền năng phi thường của Chúa đã thi thố ra và nơi nhóm họp rúng động bởi những tiếng ngợi khen và lời cảm tạ của các bệnh nhân được chữa lành. Nhưng tôi không thể bảo đảm rằng tất cả anh chị em đều sẽ được lành bệnh. Cứu Chúa không chữa lành tất cả các bệnh nhân đâu. Trong những ngày Ngài ở dưới đất này Ngài cũng không được phép luôn luôn can thiệp chữa bệnh tật người ta. Như vậy những đầy tớ Ngài thì thế nào?”Sau khi Bác sĩ đã giảng xong thì người ta dẫn bệnh nhân bứơc lên bục toà giảng đi đến cùng ông. Ông quỳ xuống và xức dầu cho từng người một rồi cầu nguyện truyền bệnh tật phải lìa khỏi họ. Chiều họm ấy một buổi nhóm cảm tạ ngợi khen Chúa được tổ chức nữa. Những bệnh nhân đươc chữa lành liền đứng lên làm chứng. Một bà kia ở trong làng cô Baarbé được chữa lành hẳn khỏi một nguy bệnh. Bà đã trở nên một phụ nữ từng phục vụ Chúa cách hữu lực.Những thính giả dự những buổi giảng đầu tiên ở đây chưa từng thấy một sự biểu lộ tình thương yêu đối với linh hồn hư mất như thế. Quả thật đây là một tình thương yêu nóng cháy, hy sinh không hề mệt mỏi.

Giữa diễn giả và dân chúng một tình thương yêu âu yếm đã nảy nở và lớn lên? Thật vậy, bác sĩ Tiết như người cha thuộc linh đã sanh nở họ trong Tin lành và ông cũng đã chuẩn bị để cưu mang họ trong lòng ông.Mỗi người đều quí trọng lời ông hứa sẽ trở lại nên cả tín đồ Trung Hoa cũng như giáo sĩ đều nhất quyết sống một đời sống như tín đố Đấng Christ phải sống: Đây dẫy sự vui mừng và Đức Thánh Linh là điều mà đến bây giờ họ chỉ mới biết một ít thôi.Người ta cũng tổ chức những chiến dịch tương tự ở Madium và Solo là hai thành phố sanh đôi là trung tâm văn hoá của java; Bác sĩ cũng có đến giảng ở Băng dung là một thành phố rất đẹp có miệng núi lửa bao xung quanh ở về phía Tây của quần đảo. Sau hết ông đến giảng ở thành phố Batavia là Kinh đô và trung tâm hành chánh của thuộc địa Tô-cách-lan. Các chiến dịch ấy cách nhau chỉ một thời gian ngắn thôi mà suốt qua cả tháng hai. Tại các thành phố lớn thì có rất đông thính giả đến dự các chiến dịch Tin Lành ấy, có khi đến ngàn người và các ơn phước Chúa cũng đổ xuống giống như ở Sutabaya. Ở Batavia thì mỗi tối có hai ngàn thính giả đến nghe Bác sĩ giảng Tin lành trong nhà thờ cổ của người Bồ-đào-nha. Chúa ban ơn nên có 46 lớp Kinh Thánh được tổ chức và được 450 người lớn ăn năn trở lại với Chúa. Tấn sĩ Doorn có viết: “Thật giống như cuộc phục hưng ở Wales”. Các giáo sĩ Tô-cách-lan kinh ngạc khi thấy một người mảnh khảnh, rên la đau tim và nhiều chứng bệnh khác mới phát sinh nữa nhưng có thể chu lưu và làm việc không ngớt như thế.Cuối tháng ba năm 1939 Bác sĩ Tiết về thăm Thượng Hải một thời gian ngắn. Đến tháng năm ông lại trở qua Singapore dự lễ Tốt nghiệp đều tiên của Trường Kinh Thánh Golden Link. Cũng trong dịp này ông giảng hay ngày cho một cử tọa gồm có 400 thủ lãnh của các Ban chứng đạo trước khi ông lên đường tiến vào lục địa để giảng trong các chiến dịch Tin Lành tại Mã-lai và Penang.Tháng 8 năm 1939 ông trở lại Nam dương quần đảo đúng như lời ông đã hứa. Lần này cuộc hành trình truyền đạo của ông bắt đầu từ Kinh đô Batavia, tại nhà thờ lịch sử của người Bồ-đào-nha. Lần này dân chúng cũng hăng hái đến dự thính như lần trước vậy. Toàn thể Hội thánh Trung Hoa được phấn khởi lên; chẳng có ai không dịp nhóm họp nghe giảng cả; ít nhất cũng được nhóm một lần.Một nhà triệu phú kia sống trong một biệt thự lộng lẫy ở ngoại ô thành phố Buitenzog (Bogor) nhưng ông ta không tin Chúa. Ông rất thích Bác sĩ Tiết nên nhờ một người dẫn đến giới thiệu ông với Bác sĩ. Ông ta đem theo một gói bạc to tướng định bụng biếu cho Bác sĩ. Bác sĩ là người có biệt tài để tìm hiểu “Bộ mặt bề trong” của người ta nên biết ông này chẳng phải là tín đồ Chúa đâu. Đáng lẽ Bác sĩ tỏ vẻ biết ơn và nhận lấy gói bạc tho như phép lịch

sự của người Trung Hoa, nhưng trái lại ông liệng gói bạc ra xa, chẳng mảng nhìn đến và nhiệt tâm khuyên giục ông triệu phú kia sớm ăn năn trở lại với Chúa. Việc này chứng tỏ rõ ràng lời Bác sĩ từng nói là ông coi thừơng tiền bạc lắm. Thật vậy dựa theo sự kiện đã xảy ra trong chiến dịch thứ hai này, nhơn dịp nọ chủ nhà Bác sĩ trọ đã hỏi ông về bí quyết thành công của đời người Truyền đạo là gì thì ông đáp: “Hãy thận trọng đối với tiền bạc. Hãy thận trọng đối với phụ nữ. Và hãy thận trọng đi đến nơi nào Đức Chúa Trời dẫn đưa. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi thì chắc Ngài sẽ mở cửa cho.” Lời đáp của ông thành thật nhưng được thần khải; ấy cũng là điều dẫn đưa nhiều người đến sự sa ngã dầu họ từng hứa hẹn đẹp đẽ lắm. Vì sở di trú giữ Bác sĩ ở Batavia (Djakarta) mấy ngày nên chiến dịch Tin lành ở Bogor khai mạc trễ. Trước khi tổ chức chiến dịch này Bác sĩ có đến thăm nhà thờ nhưng thấy nhà thờ bé nhỏ Bác sĩ không thoả lòng. Người ta bèn dựng một trại ở sân quần vợt có hai ngàn chỗ ngồi. Mục sư Beverly Ho là người trước đây đã từng hướng dẫn những ban hát ở Thượng Hải trong năm 1930 giảng thế cho Bác sị cho đến khi ông đến khai mạc chiến dịch. Trong khi Bác sĩ Tiết giảng nếu ông cảm thấy thông dịch viên dịch không thông suốt, ông không thoả lòng thì ông xin thông dịch viên nghỉ và nhờ ông Mục sư Ho giảng thế Trong lúc bấy giờ Bác sĩ nhức nhối khó chịu ở hông. Trong khi đứng giảng ông phải dựa vào một vậy gì và sau mỗi lần giảng ông phải hấp nước nóng. Dầu vậy ông giảng rất linh động và đầu quyền năng Chúa như lâu nay. Khi ông vừa kêu gọi tội nhân ăn năn thì thính giã lũ lượtg bước đến khóc lóc. Chưa hết một tuần mà người ta tính đã có độ 900 người ghi tên rồi. Từ giã thành phố Bogor đẹp đẽ ấy Bác sĩ tiến lên Hải cảng Cheribon (Tjirebon) ở miền Bắc. Tại Semaray cuộc hành trình của Bác sĩ rẽ xuống phía Nam xuyên ngang qua sau lưng Java giữa những hoả diệm sơn. Trước hết Bác sĩ giảng ở magelang rồi sau đó thì giảng ở Poerwpredjo. Còn tại Djocja hay Djocjakarta thì có đông người muốn nghe Bác sĩ giảng. Thật ông đã có dịư tiện ở ngay giữa văn hoá cổ java. Kế cận chỗ này có nhữa chùa chiền của Hồi giáo và Phật giáo như đền Prambanan và Barobadur chẳng hạn. Bác sĩ cũng có dịp đến thăm viếng và truyền đạo lần thứ hai ở thành phố Solo. Lớp Kinh Thánh Bác sĩ định tổ chức tại Surabaya trong thời hạn 10 ngày từ 19 đến 29 tháng 9. Suốt qua các chiến dịch Bác sĩ giảng dạy đó ông đã tuyên bố và thúc giục các ban viên Ban chứng đạo đến học tập. Khi ông đến đây thì m,ột trại lớn bằng tranh tre có bốn ngàn chỗ ngồi đã được dựng lên tại một trung tâm điểm gần giáo đường Hồi giáo. Người ta cũng đã bắt máy phóng thanh vào nữa. Tất cả tín đồ các Hội thánh đã cộng tác với nhau để dựng trại này. Ban tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của một tín đồ và là chủ một xưởng kỹ nghệ. Có hai ngàn tín đồ ở rải rác khắp các thành phố mà Bác sĩ đã đến giảng tình nguyện đến học tập mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều Họ cùng

nhau kê cứu Tin lành Mác. Mục đích của Bác sĩ là dạy cho những người được thúc giục đem Tin tức Tốt lành của Chúa phổ biến khắp Java. Mỗi tối đều có giảng Tin Lành và đã hấp dẫn được toàn thể dân chúng Trung Hoa tại thành phố này. Thế rồi họ thành có thói quen đi nghe Bác sĩ giảng. Tất cả các buổi giảng đều được rao báo trên báo chí. Người ta thuật rằng dư luận dân chúng Trung Hoa đều ủng hộ Tin Lành. Có rất nhiều người tin Chúa đặc biệt nhất là các thanh thiếu niên. Mỗi tối có trênnăm ngàn thính giả thuộc nhiều mày da tiếng nói tràn vào trại để nghe sứ mạng đơn sơ về Đấng Christ, Đấng đã bị đóng đinh trên thập tự giá Các sứ mạng do Bác sĩ rao truyền không phải là những bài giảng về Kinh Thánh nhưng là trình bày chính Kinh Thánhv ậy. Trong các giờ học thì Bác sị dạy từng câu từng đoạn một Ông giải nghĩa các lẽ đạo như sự nên thánh, đồng đóng đinh với Đấng Christ trên thập tự giá. Ông luôn luôn nhấn mạh về sự quan hệ của sự chống trả tội ác.Mỗi khi giảng xong Bác sĩ đều quỳ xuống hỏi: “Ai đã lấy trộm vật gì của kẻ khác hãy đưa tay lên! Xin bỏ tay xuống! Bây giờ ai đã cãi lẫy rầy rà với vợ hay chồng mình xin hãy đưa tay lên! Xin để tay xuống! Anh chị em muốn xin lỗi hay công khai xưng tội mình đã vi phạm đó không? Anh chị em bằng lòng hứa như thế không? Liền đó lời cầu nguyện lại được dâng lên nữa và tiếp theo thì buổi họp giải tán để cho thính giả làm điều họ đã hứa.Bác sĩ giảng về sự Tái lâm của Đấng Christ trong buổi chót. Trước khi Chúa tái lâm tín đố chắc sẽ gặp nhiều sự hoạn nạn đau đớn; và chắc cùng sẽ gặp sự khốn khổ của chiến tranh chắc chắn lan đến những đảo bình hoà an ổn này nữa. Lời tiên tri của Bác sĩ được ứng nghiệm biết bao. Bác sĩ Tiết tỏ ra đích thực biết bao khi suy nghĩ về cuộc trùng phùng với Chúa nên ông cảnh cáo những kẻ tên chưa được biên vào sách sự sống của Chiên Con!Theo như thường lệ Bác sĩ dành buổi nhóm sáng chót để cầu nguyện cho bệnh nhân. Chẳng có sự kích động, kích thích gì trong buổi nhóm này cả Một sự yên lặng kỉnh kiến bao trùm nhà thờ trong khi dân chúng nhân danh Đấng Christ dẫn đưa những kẻ mù, què xấu xí, bệnh tật đến cùng Đức Chúa Trời. Những bệnh nhân ấy cần phải được ghi tên trước Có nhiều bệnh nhân được chữa lành hẳn, cả hội chúng đều mục kích và dân chúng trong thành phố cũng công nhậnBác sĩ A.A.Van Hoogstraten và Mục sư H.A.C. Hildering có đến dự các buổi giảng này và đều được cảm động sâu xa. Mục sư Hildering cũng có dịp dự thính những buổi giảng ở Surabaya nhưng lúc bấy giờ ông công kích ít nhiều Bác sĩ. Dầu vậy khi nhìn thấy các sứ mạng của Bác sĩ rao truyền rất được ơn và có ảnh hửơng lớn lao nên ông hết lòng hết sức dự vào chiến dịch này. Dầu ông rất bận rộn nhưng chẳng có việc gì có thể ngăn trở ông đi dự buổi giảng ấy được. Chính ông thì nhận được một sức tươi mới thuộc linh và ông cũng chung vui với đoàn đông tội nhân đã biết ăn năn trở lại với Chúa.

Nhiều người quá sốt sắng nên cứ ở lại cả ngày trong trại từ 8 giờ sáng cho đến 11 giờ khuya họ cứ ngồi trong trại ấy để choáng chỗ. Họ không dám đi đâu vì sợ mất chỗ, không vào được nữa để nghe Bác sĩ giảng. Người ta cũng bán hết ngay 5 ngàn quyển thánh ca trong chốc lát. Nhà in lật đật tái bản.Những kết quả của các chiến dịch ấy thì thế nào? Trước hết. Thánh thư Công hội án Kinh Thánh và sách Tân ước rất chạy. Chi nhánh của Hội này đã bán sạch các sách Tin Lành bằng tiếng Mã-lai và phải đánh điện tín lấy thêm ở Ba-ta-via. Về kết quả lâu dài về sau thì chúng ta thấy có nhiều chi hội được thành lập. Số tín đồ cũng nhiều thêm. Nhiều nhà thờ phải xây dựng lại hoặc mở rộng ra vì tín đồ đọng không có đủ chỗ ngồi. Người ta cũng gởi đơn yêu cầu bổ thêm Mục sư Truyền đạo đến chăn bầy Chúa. Quả thật Đức Chúa Trời đã ban cho Java dịp tiện tốt. Mười năm sau nghĩa là vào năm 1949, sau những năm Nhật chiếm đóng, cô Baarbé còn phúc trình rằng: “Chúng tôi dám nói các Hội thánh ở Java còn sống sót đến ngày nay là nhờ nhận được các ơn phước trong cơn phục hưng do chức vụ do Bác sĩ Tiết. Bác sĩ Tiết chẳng có ý định chỉ phục vụ Hội thánh Trung Hoa mà thôi, nhưng sự thật là vậy. Trước hết chính Bác sĩ là người Trung Hoa lại nữa Hội thánh Trung Hoa đã mời Bác sĩ là qua giảng. Tín đồ Mã-lai cũng đó đến dự nhiều buổi giảng ấy nhưng hình như rất ít ảnh hưởng trên toàn thể Hội thánh Mã-lai tin Chúa ở miền Đông và miền Tây.”Sau đó có thơ mời Bác sĩ đến thăm macassar Celebes và tành phố Anbem ở Meluccas. Vì vậy ngày 30 tháng 8 Bác sĩ xuống tàu ở Surabaya để đi, có hằng trăm tín đồ ra bến tàu tiễn đưa Bác sĩ. Lòng vui mừng của họ được biểu lộ ra trong lời ca hát khi chiếc tàu nhổ neo rời bến, nhưng họ cũng bùi ngùi khi phải từ giã người đã đem bao phứơc hạnh đến cho Hội thánh.Tại Macassar có nhiều người Trung Hoa cư trú và có hai Hội thánh khá lớn ở đây. Chính tại thành phố này Tấn sĩ Jaffray và Mục sư Lalen Wang đã đặt trụ sở đầu tiê của Trung Hoa hải ngoại Truyền giáo Liên hiệp hội là một Hội Truyền giáo chuyê lo truyền đạo cho người Trung Hoa sống ở quần đảo này. Hội thánh Chúa ở tại đây nhiệt liệt hoan nghênh sứ giả Ngài và chiến dịch Tin Lành do Bác sĩ giảng dạy rất được phước.Bác sĩ đi tàu thủy từ Macassar đến Ambon trong cù lao Moluccas là một thuộc địa của Hoà lan. Phần đông dân chúng ở đây là tín đồ. Ambom là nơi đã tạo ra nhiều chiến sĩ mạnh bạo và cũng là một Hội thánh có tinh thần truyền giáo nữa. Thành phố này cũng là nơi sản xuất các hương liệu như đinh hương chẳnghạn.Trước khi Bác sĩ chưa đến đây nhiều người đã có thành kiến lớn chống nghịch ông, nhất là nhân viên trong Ban trị sự Hội thánh. Họ chống đối Bác sĩ và tỏ với mục sư Hamel rằng Bác sĩ tổ chức những buổi cầu nguyện cho bệnh nhân. Mục sư Hamel mỉa mai đáp: “Tội nghiệp quá thế, thật những

bệnh nhân ấy phải được chữa lành chớ!”Dầu bị chống đối ngă trở lớn như thế nhưng Chúa cũng ban cho ông một sự đắc thắng khải hoàn ở Ambon. Khi chiến dịch ở đây đã bế mạc, một nữ giáo viên đã viết cho Mục sư H.A.C. Hildering như sau: “Thưa ông, tôi viết thư cho ông hôm nay không phải để tìm công việc gì khác đâu nhưng chỉ tỏ cho ông biết về sự thương yêu lớn lao Đấng Christ đã bày tỏ ra trong lòng tôi. Thật, tôi muốn làm chứng về tình thương yêu lạ lùng của Chúa. Bác sĩ Tiết đã ban cho tôi một viên ngọc quý. Nhưng chẳng phải Bác sĩ chỉ ban cho một mình tôi thôi đâu bèn là ban cho hằng trăm người giữa chúng tôi. Chúa đã rờ đến tâm linh chúng tôi và đã thay đổi hẳn. Chẳng phải Bác sĩ làm điều đó đâu bèn là chính Đức Thánh Linh vậy. Và bây giờ chúng tôi hướng về thập tự giá và huyết Đấng Christ. Tình thương yêu lớn lao của Đấng Christ đã tủa ra từ Bác sĩ từ ngày khai mạc chiến dịch cho đến giờ bế mạc tôi đã say sưa uống nước hằng sống Bác sĩ ban cho. Trải qua 12 ngày Bác sĩ đã giảng trong các buổi nhóm và sau giờ tan học tôi liền đi đến nghe giảng. Chúa Giê-xu tốt lành biết bao! Chúng tôi nức lòng cảm tạ ơn Chúa đã sai đầy tớ Ngài đến cùng chúng tôi. Bây giờ tôi không thể nín lặng được, tôi phải làm chứng cho mọi người biết về Ngài. Bây giờ tôi hay dậy thật sớm để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Trước thì khác, tôi rất biếng nhác, nhưng bây giờ tôi dậy từ 5 giờ sáng. Chúa đã biến đổi đời tôi ra một người mới rồi. Tôi thầm ca hát trong lòng tôi những bài thánh ca như bài: “Chính nơi thập tự nơi thập tự, sự vinh hiển tôi muôn đời!” chẳng hạn. Những người chúng tôi chưa từng quen biết chào và chúc mừng chúng tôi giữa đường. Họ chia vui cùng chúng tôi về của quý Bác sĩ Tiết đã ban cho họ. Quả thật Đức Thánh Linh đang hành động trng tâm linh chúng tôi đến nỗi chúng tôi không còn phân biệt màu da hay tổ chức nữa. Chúng tôi là một trong Đấng Christ. Bác sĩ Tiết đã đến để sửa soạn chúng tôi sẵn sàng đón rước ngày Chúa tái lâm.Tôi cảm thấy khác hẳn. Tôi không nhìn thế gian nữa. Mă1t tôi chỉ nhìn nơi thập tự giá Chúa thôi. Tôi sẽ làm chứng cho Cứu Chúa tôi và dcũng sẽ chết cho Chúa thôi”. Chẳng bao năm sau đó quân Nhật chiếm đóng tất cả các đảo phía Đông. Nhiều giáo sĩ bị quản thúc trong các trại hoặc bị giết đi, nhưng cuộc phục hưng Chúa đổ xuống trên các các Hội thánh Trung Hoa đã ban cho tín đồ một ơn, thúc giục họ cứ trung tín suốt qua cả chiến cuộc. Sự đau khổ dồn dập xảy đến khiến cho nhiều người biết đặt đức tin mình nơi Đấng Christ; các Hội thánh mạnh lên và số tín đồ cùng tăng thêm nữa. Khi thế chiến thứ hai kết liễu thì những mối nguy hiểm lớn hơn lại hăm dọa các Hội thánh Chúa ở đây. Ấy là trong cuộc chiến tranh giải phóng, các Hội thánh Trung Hoa bị tàn sát và gặp phải nhiều sự thử thách. Nhưng những biến cố ấy đã đưa dẫn Hội thánh tự trị Trung Hoa ra khỏi Hội thánh Nam dương. Chúng ta tin chắc rằng nhờ ảnh hưởng các chiến dịch Tin Lành của Bác sĩ

Tiết nên nền tảng Hội thánh Trung Hoa được vững chắc đủ sức để chịu đựng nổi những khích động liên tiếp trong thế chiến, nô5i chiến và các sự bắt bớ.Ngày 13 tháng 11 Bác sĩ trở lại Singapore và đây là chuyến thăm cuối cùng của ông. Bác sĩ giảng dạy một tuần trong ba Hội thánh nói tiếng Phúc kiến. Chúa ban ơn nên có 349 người ăn năn tin Chúa và 21 Ban chứng đạo mới được thành lập trong dịp này. Chẳng kể nắng nóng, ẩm thấp và sức yếu mệt, Bác sĩ cứ giảng một ngày ba lần. Sau một tuần lễ ở đây ông lại giảng cho những chiến dịch ở Mã-lai. Ông cũng đi thăm Bentong, Klang, Penang và mỗi nơi ông đều ở lại giảng một tuần cả.Đời sống hoạt động của ông đến đây như hầu xong. Khi anh chị em tín đồ ở Singapore tiễn đưa ông ở bến tàu thì ông hứa năm 1940 sẽ trở lại nhưng đây là lần cuối cùng rồi.

CHẠY XONG CUỘC ĐUA (1940-1944)

Thân thể dấu yếu ốm nhưng Bác sĩ Tiết đã làm việc quá sức mình. Đồng thanh với sứ đồ Phao-lô Bác sĩ Tiết thường nói: “Nhpng tôi chẳng kể mạng sống tôi ra gì, chẳng coi nó là quí cho tôi, duy muốn làm xong cuộc chạy đua tôi và chức dịch tôi đã lãnh nơi Chúa Giê-xu, để làm chứng về Tin lành của Ân điển Đức Chúa Trời” (Cong Cv 20:24). Mà hẳn vậy cuộc đua này đã gần xong. Mười lăm năm chức vụ Chúa ban cho bác sĩ sắp hết. Trong buổi giảng chót ở Surabaya Bác sĩ phải quỳ mà giảng cho đỡ bứt nhức nhối đau đớn nơi hông. Trở về Thượng Hải đầu năm 1940 thì ông thường bị đau đớn nhức nhối khó chịu luôn. Cô Kao Chucher hay đến thăm Bác sĩ nên còn nhờ là thấy Bác sĩ thường rên rỉ vì quá đau đớn. Một sáng Chúa nhậ tkia, ông nhóm một số đông thiết hữu của ông tại nhà mình để giảng hco họ và nhất là để thảo luận về công việc Chúa. Sau khi đã giảng một giờ hoặc lâu hơn nữa thì ông cầu nguyện. Trong lúc ông giảng dạy và cầu nguyện thì ông cảm thấy dễ chịu, nhưng khi ngừng lại thì sự đau đớn nhức nhối trở lại. Ông nói rằng đó là điều Chúa sửa trị tánh nóng nảy ông và thật như vậy, từ lúc ấy thái độ ông thay đổi hẳn: Ông không còn có vẻ phiền muộn, cứng cỏi, kín đáo nữa, nhưng ông vui vẻ chuyện trò và giao thông với mọi người. Ông cũng tỏ ra rất lễ phép và hay tiếp khách. Lắm lúc khách đến nhà dùng cơm thì vợ ông cứ theo tập tục xưa ở dưới bếp, nhưngông gọi lên để tiếp đãi khách ăn và dùng một đôi đũa riêng gắp các thức ăn mời khách. Cũng có khi khách từ giã ra về thì ông lại đưa họ ra tận cửa. Đó là cách xã giao người tỉnh Phúc kiến. Chw3ng bao lâu trước khi ông từ giã Thượng Hải để đi Bắc Kinh thì gặp khách đến ông cũng xin vợ ông nấu miến với trứng gà để thết khách. Theo tập tục người ở khu vực này thì thức ăn ấy chỉ dành thết những khách đi đường xa thôi. Nhìn thấy cách đối đãi săn sóc cách niềm nở bất ngờ như thế

thì khách rất cảm kích.Chương trình hằng ngày của Bác sĩ vẫn không thay đổi: Ông đọc mỗi ngày 11 đoạn Kinh Thánh và biệt riêng nhiều thì giờ tha thiết, sốt sắng cầu nguyện. Công việc viết nhật ký vẫn choáng nhiều thì giờ của ông. Thừơng thường ông tự viết lấy nhưng lắm lúc ông yếu sức thì ông nhờ em ông viết giúp. Nhưng khi thấy em viết chậm ông lại mời mot nữ sinh viên của Chủng viện Kinh Thánh viết giúp. Cô là người Amoy và viết rấ nhanh. Mỗi ngày ông đọc cho cô ấy viết. Bác sĩ cũng có dịp giảng lần chót ở Thượng Hải trong một nhà thờ lớn. Được tin Bác sĩ giảng thì dân chúng khắp nơi trong thành phố đua nhau đến nghe. Một thính giả đã làm chứng: “Thật là mộ buổi nhóm họp đông đảo. Tôi sợ khó nghe ông lắm vì ban đầu ai ai cũng nói chuyện. nhưng khi ông bước vào nhà thờ và đi lên toà giảng. Ông nắm tay đập bàn, lớn tiếng hỏi đây có phải là rạp hát hay nơi nhóm họp thờ phượng Chúa. Mọi người liền nín thin thít. Sứ mạng ông rao giảng hôm ấy ở ITe1Tx 5:2 với đề tài: “Chúa đến như kẻ trộm ban đêm”.Càng ngày sự đau đớn nhức nhối càng tăng thêm; ông lại càng yếu mệt. Khi ông lâm bệnh vào 15-11 thì Y khoa Bác sĩ đã khuyên ông nên đi chữa ở bệnh viện Bắc Kinh ngay, vì bệnh viện này danh tiếng hơn hết. Như thế có nghĩa là ông phải bị giải phẫu. Nhưng Bác sĩ Tiết cứ chần chừ hoài, mãi đến ngày 4-12 mới hịu để gia đình ở lại Thượng Hải rồi đi Bắc Kinh. Khi Bác sĩ Tiết gần ra đi, bà Lucille Jones là bạn hữu lâu năm của Bác sĩ có đến thăm và gặp Bác sĩ lần chót. Bác sĩ nói với bà rằng: “Tôi đã cầu nguyện cho nhiều người, bây giờ họ phải cầu nguyện cho tôi”. Sau khi khám các Bác sĩ Y khoa ở Bắc Kinh xác nhận Bác sĩ Tiết bị cả bệnh ung thư và ho lao. Ngày 14-12 Bác sĩ Tiết bị giải phẫu lần thứ nhất và đến ngày 28 lại phải giải phẫu lần thứ nhì. Bác sĩ điều trị 6 tháng trong bệnh viện Bắc Kinh. Lúc bấy giờ tại bệnh viện này cũng có con ông bà C.J. Glittenberg thuộc Hội truyền giáo Nội địa Trung Hoa điều trị nữa. Cậu ấy cũng bị giải phẫu. Một ngày kia Mục sư Wang Ming Tao đến thăm cả Bác sĩ Tiết. Từ đó trải qua thời gian Bác sĩ dưỡng bệnh ở tại bệnh viện họ thường ra ngồi trò chuyện với nhau ở phòng có ánh nắng, dành riêng cho các bệnh nhân. Trong lúc trò chuyện Bác sĩ thú thật với ông bà Glittenberg rằng Bác sĩ có tánh bướng bỉnh ương ngạnh, nóng nảy và hay buồn rầu. Ông cũng nhận đây chính là cách Chúa buộc ông phải tuân theo kỷ luật Ngài. Nhờ những lúc trao đổi tâm tình và trò chuyện tha6n thiết ấy mà ông Gilttenberg nhận thấy Bác sĩ là người nhu mì và thánh sạch.Theo phương diện y khoa mà nó thì sự giải phẫu cho Bác sĩ Tiết trễ hơn 6 tháng, vì ông không chịu nghe lời khuyên giục đi giải phẫu liền viện lẽ bỏ d]3 công việc. Nhưng sự điều trị và giải phẫu hiện thời tỏ ra rất kết quả, dầu vậy ngày 7/7 Bác sị ra khỏi bệnh viện và đến dưỡng bệnh ở “những đồi phía

Tây”. Nhiều người Trung Hoa biết rõ những đồi này. Ngày 18-7 Bác sĩ lại được tin con trai độc nhất của ông là Giô-suê qua đời. Thật là một sự thử thách quá nặng cho ông trong lúc bấy giờ. Nhưng ông biết rõ Chúa nên không hề phạm tội với Ngài. Nhờ Kinh Thánh ông nhận được nhiều sự yên ủi. Lần lần ông được tươi tỉnh lại cả tâm trí lẫn thể xác giữa sự bình tịnh yên ổn của các đồi với bao cảnh đẹp đẽ tuần tự thay đổi tuỳ theo thì tiết. Ngày 26-8 bà Tiết và con cái ông đến Bắc Kinh. Họ dọn ở trong một nhà mới ở đây. Khi sức khỏe Bác sĩ lần lần trở lại thì ông cũng bắt đầu làm ít công việc. Hằng ngày ông dạy Kinh Thánh và giảng tại nhà riêng ông. Ông cứ sốt sắng cầu nguyện tiếp tục kê cứu Kinh Thánh như thường lệ. Ông cũng soạn thêm 15 bài thánh ca và viết 19 bức thư ngỏ gởi cho Hội thánh Chúa cùng các trưởng ban Ban Lưu hành truyền đạo ở Trung Hoa, và ở Nanyang thúc đẩy họ cầu xin Chúa một cơn phấn hưng.Trong mùa thu năm ấy Bác sĩ được hồi sức nhiều nên có thể đi dạo xa ở các miền kế cận và cũng đi xem những đền đài cùng các thắng cảnh nữa. Bắt đầu từ năm 1941 Bác sĩ soạn những ngụ ngôn. Trong mỗi ngụ ngôn ấy ông xen một truyện tích rút từ các sách trong Kinh Thánh. Mục đích của ông là giải bày bài học chánh của mỗi quyển trong Kinh Thánh. Dầu ông đã thấm nhuần Kinh Thánh và đã đọc nhiều sách thần đạo, các sách giải nghĩa Kinh Thánh nhưng ông ít thích dùng phương pháp giải bày Kinh Thánh theo lối chánh thống. Mỗi to7i trong lúc gia đình, bạn hữu quây quần lại làm gia đình lễ bái thờ phượng Đức Chúa Trời thì Đức Thánh Linh đã ban cho ông ý và lời để soạn những ngụ ngôn này. Ông không soạn theo hệ thống bắt đầu từ sách thứ nhất của Kinh Thánh đâu nhưng ông chỉ lựa một sách nào ông thích thôi. Trong lời giới thiệu sách Ngụ ngôn này bà Tiết đã tỏ rằng Bác sĩ chẳng làm bố cuộc rành mạch trong tâm trí đâu. Ông lựa một quyển, sau khi cầu nguyện xong ông khởi sự viết và viết chẳng biết đến đâu thì sẽ kết luận cả Ông nói đó cũng giống như Gió Thánh Linh thổi nơi nào thì thổi vậy. Ông cũng thanh minh rằng những ngụ ngôn ấy không phải là bịa đặt ra đâu nhưng do Thánh Linh ban cho. Và ông đã tường thuật lại; ông hi vọng ba người con gái ông sẽ xuất bản về sau. Nhưng tiếc là vì gặp phải nhiều điều trở ngại nhất là thiếu phương tiện nên đến năm 1951 mới phát hành hết. Bà Tiết cũng làm chứng rằng Bác sĩ hết sức yêu mến kinh Thánh, Lời Đức Chúa Trời nên không lạ gì mà thấy sự sáng ông nhận được từ Chúa khác hẳn sự sáng của người khác đã nhận được nhất là vì ông đã hết sức kê cứu Kinh Thánh trong thời gian ông ở tại Bệnh viện bên Mỹ quốc. Luận đề chánh của các ngụ ngôn ấy là: Hội thánh và người phục vụ, những phương cách gây dựng một Hội thánh, hướng dẫn Hội thánh trong con đường thuộc linh, Đức Chúa Trời đang cần hạng nào để gặt hái mùa màng Ngài, bản tánh và sự sống cá nhân của một nhà Truyền đạo. Ông dẫn chứng rằng chỉ những người

rất thông thạo Kinh Thánh và đã từng trải một đời sống đồng đóng đinh trên Thập tự giá và được đồng sống lại với Christ sẽ là người có thể làm thoả mãn sự nhu cầu thuộc linh của Hội thánh và hoàn tất chương trình Đức Chúa trời. Tất cả những luận đề này chen qua các ngụ ngôn và thập tự giá thì luôn luôn được dùng ở trung tâm điểm.Trải qua năm 1942 Bác sĩ Tiết cứ tiếp tục giảng dạy ở lớp Kinh Thánh mà người ta thường gọi là “Phòng Ân điển”. Lớp Kinh Thánh này chẳng có học sinh thường xuyên nhưng chỉ những người hầu việc Chúa có thì giờ và phương tiện thì đến học tập Lời Chúa. Họ thích thú được ngồi dưới chân của vị giáo sư tiếng tăm mà hằng ngàn hằng triệu người kính trọng và yêu mến để nhận những ơn phước quý báu Đức Chúa Trời. Lúc bấy giờ Bác sĩ Tiết cũng thường giao thông với mục sư Wang Ming Tao. Mục sư Tao lâu nay vẫn cứ tiếp tục làm chứng giảng dạy, hầu việc Chúa ở Bắc Kinh dầu đạo binh Nhật đã chiếm đóng thành phố rồi. Mục sư Davit Yang cũng đã đưa cả Ban truyền đạo ông từ Shansi đến đây nữa. Mùa Đông năm ấy rất lạnh nhưng mặt trời vẫn chiếu rọi sáng rỡ. Bậnh tình của Bác sĩ Tiết lại càng nặng hơn.Từ ngày ông tới Bắc Kinh đến nay thì ông được tin Đức đánh Nga, Nhật oanh tạc chiếm Pearl Harbour khiến Hoa-kỳ và Anh quốc nhảy vào vòng chiến tranh. Thế rồi lần lần tất cả những nước Bác sĩ đã có dịp thăm viếng giảng dạy đều lâm vào vòng chiến tranh như Hồng Kông, Singapore, Đông dương, Xiêm, Mã-lai, Phi-luật-tân, Nam dương quần đảo. Gánh nặng cầu nguyện cho các Hội thánh và tín đồ các miền, các xứ ấy càng đè nặng trên ông là người lâu nay hằng ghi nhớ họ trong lòng.Ngày 27-3-43 ông phải giải phẫu lần thứ ba tại Tientsin. Ba tháng sau ông lại được trở về “những đồi phía Tây”. Nhưng đến đây chức vũ ông chấm dứt. Mười lăm năm, sau cuộc khủng hoảng tinh thần ông đã gặp ở Mỹ quốc sắp kết liễu. Thời hạn 7 năm Chúa đã tiên báo cho ông đúng vào ngày giờ thân sinh ông qua đời đã trọn. Thật ông chẳng tiếc gì nữa vì đã giảng Tin Lành hết sức mình không bỏ dở một giây phút nào cả. Ba6y giờ ông yếu lắm, không đủ sức để cai trị và giảng dạy nữa Dầu vậy có rất nhiều người xa gần luôn luôn đến thăm viếng ông. Ông cầu nguyện chung với họ và thúc giục khuyên lơn họ hãy trung tín theo Chúa. Lắm người được phước trong khi đến thăm hỏi ông. Ngày 6-4 bệnh tình ông trở nên trầm trọng. Lấn này gia đình ông đưa ông qua bệnh viện người Đức ở Bắc Kinh để giải phẫu vào ngày 12. Tại bệnh viên này Bác sĩ Tiết được săn sóc chu đáo. Cũng có rất nhiều người đến thăm hỏi ông. Trong số những người đến thăm Bác sĩ có cả mục sư John Ku. Trước khi chưa tin Chúa, ông Ku là một tài tử màn ảnh. Mục sư Ku đến Bắc Kinh lần này để truyền đạo. Vì cớ chiến tranh ông đã xa cách gia đình lâu ngày rồi. Ông hy vọng trùng phùng với gia đình ông nay

mai vì nghe họ đang đi tàu thuỷ từ Thượng Hải đến Bắc Kinh. Nhưng lòng ông rất đau đớn và tan chảy khi được tin chiếc tàu vợ con ông đi từ Thượng Hải đã bị đánh chìm và tất cả hành khách kể cả vợ con ông đều chet đuối. Linh hồn ông đắng cay sầu thảm đến nỗi ông tưởng không thể giảng dạy gì được nữa. Trong lúc ấy ông sực nhớ đến Bác sĩ Tiết đang bị bệnh ung thư và hấp hối ở nhà thương. bác sĩ bị đau đớn, nhức nhối quá đỗi đến nỗi không thể nằm trên giường được nên người ta đã treo một tấm vải dùng làm võng cho ông nằm hầu đỡ bớt nhức nhối. Mục sư Ku nhất định đến thăm Bác sĩ và tỏ nỗi lòng cùng trút gánh nặng với Bác sĩ. Sau khi nghe đầu đuôi câu chuyện rồi Bác sĩ Tiết nhẹ nhàng nói rằng:“Chúng ta có thể song tấu một bài được không?”Ông Mục sư Ku kinh hãi. Ca hát! song tấu! Sao, ông có thể ca hát được nữa? Bác sĩ thể nào ca hát được? Nhưng bác sĩ Tiết bình tĩnh tiếp: “Chúng ta có thể hát bài ca của Gióp. Mục sư hát đoạn thứ nhất còn tôi hát đoạn thứ hai vậy.”Ngày 1-7 Bác sĩ Tiết trở về “những đồi phía Tây” và sống những ngày cuối cùng trên đất này với vợ con ông. Dầu càng ngày càng yếu dần và nhức nhối đau đớn thêm thì ông cũng dùng nhiều thì giờ để cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Ông đọc cho hai người bạn trung thành của ông chép lại những sự suy gẫm hằng ngày về Lời Đức Chúa Trời và hồi ký của ông. Hai cô Pi Yung Chin và Liu Su Ching hằng hiệp nguyện với Bác sĩ trong những ngày cuối cùng ấy nên những kỷ niệm về các giờ cầu thay tất cả ghi khắc rõ rệt trong trí nhớ họ. Đời sống họ đã nhận được vô số ơn phước Chúa trong ngày thông công cuối cùng với Bác sĩ. Và nhờ vậy hai cô đã trở nên một ảnh hưởng đầy quyền năng Chúa giữa thế hệ thanh thiếu niên trong những năm sau. Sứ mạng chót Bác sĩ Tiết đã rao truyền lại cho Hội thánh Chúa thật là một lời dự ngôn: “Công việc Chúa trong buổi tương lai là công việc của sự cầu nguyện.”Buổi sáng 16-8-44 Bác sĩ Tiết trở nên yếu mệt nhiều. Ông tỏ với vợ ông là Chúa đã cho ông biết ông sắp về với Ngài. Đêm hôm ấy ông mê man, nhưng ngày sau ông tỉnh lại và hát ít câu trong ba bài thánh ca.Khi vầng thái dương lặn khỏi chân trời thì hình như Bác sĩ cũng sắp vượt qua khỏi những cơn nhức nhối đau đớn dữ dội để bước vào một sự vui mừng và bình an vô hạn. Các thiết hữu của Bác sĩ đều có mặt bên giường bệnh của ông. Mục sư Wang ming Tao, một Y khoa Bác sĩ và một tín đồ y tá. Bà Tiết thì cầu nguyện xin Chúa chớ để chống bà qua đời ban đêm. Nhưng vào nửa đêm Bác sĩ Tiết nói mấy lời chót với bà: “Đừng sợ chi, Chúa Giê-xu ở ngoài cửa kia cò sợ chi nữa!”Khi hừng đông lố dạng và vào 7 giờ 7 phút buổi sáng 18-8-1944 Bác sĩ Tống Thượng Tiết ngủ yên trong Chúa thọ được 42 tuổi. Tất cả gia đình bạn hữu

Bác sĩ đứng quanh giường ông yên lặng thầm nguyện. Mục sư Wang Ming Tao sắp đặt lễ an táng Bác sĩ. Vào 5 giờ chiều hôm ấy có cuộc nhóm họp tại nhà Bác sĩ. Người ta khâm liệm thâ thể Bác sĩ. Mục sư Wang cắt nghĩa mấy lời ở KhKh 14:13 “Từ rày về sau phước thay cho kẻ chết là chết trong Chúa. Thánh Linh phán: “Phải họ nghỉ hẳn công lao mình vì công việc của họ cùng theo họ.”Lễ an táng cử hành vào ngày 22-8. Đại biểu củ anhiều Hội thánh tấp nập đến đưa Bác sĩ tới nơi an táng cuối cùng. Cũng có đại biểu Hội thánh Chefoo, Swatow, Amoy, và Foochow đến dự nữa. Có độ 300 người nhóm lại trong nhà thờ sự lễ an táng Bác sĩ. Mục sư Wang Ming Tao dùng Gie Gr 1:4-19 để giảng. Ông nhấn mạnh rằng Bác sĩ Tiết được kêu gọi để rquở trách tội lỗi của Hội thánhv à xã hội như tiên tri Giê-rê-mi lúc xưa giống như một trụ sắt vậy. Ông chẳng sợ ai nhưng trung tín cho đến chết. Một đại nhân đã đi khỏi giữa vòng họ. Trưởng ban các Ban chứng đạo do Bác sĩ lập ra đã khiêng quan tài đến nghĩa địa. Từ nhà đi đến nghĩa địa người ta đã sửa soạn một con đường giữa những rặng cây cao bóng mát, giữa đồng cỏ xanh tươi yên tĩnh mà lạu nay Bác sĩ thích đi một mình để cầu nguyện. Họ vừa đi vừa ca hát, đưa Bác sĩ đến chỗ an nghỉ cuối cùng.

KẾT LUẬN “Các ngươi đã ra xem chi trong đồng vắng? Xem cây lau bị gió rung chăng? Hay là các ngươi xem chi? Xem người mặc áo mềm mịn chăng? Kìa những người mặc áo mềm mịn ở trong đền vua. Vậy thì các ngươi xem chi? Xem tiên tri chăng?” (Mat Mt 11:7-9a Bản nhuận chánh).Bác sĩ Tống Thượng Tiết về với Chúa trong thời còn trẻ tuổi mà phần nhiều các truyền đạo đương trọng đợi cuộc đắc thắng lớn lao hơn hết. Ông chỉ hầu việc Chúa 15 năm thôi. Dầu vậy ảnh hưởng của ông ở trung Hoa và giữa các Hội thánh ở Trung Hoa và Đông Nam Á thật lớn lao. Mười năm sau ngày ông qua đời thành tích công việc ông vẫn tồn tại như một đài kỷ niệm.Như thế bí quyết cuộc thành công lạ lùng của ông là gì? Quả thật ông không phải cây sật bị gió rrung đâu. Được Chúa ban cho một sứ mạng người ta ít ưa thích nhưng ông vẫn rao giảng không hề sợ hãi hoặc nể nang. Ông cũng không phải là người có tính xiểm nịnh hay phục sức sang trọng đâu. Ông chỉ là một thường dân. Giống như tiê tri Giăng Báp-tít Bác sĩ Tiết bề ngoài có vẻ cứng cỏi, ăn mặc thanh đạm, đơn sơ. Đối với ông tiền bạc và danh vọng không nghĩa lý gì cả. Ông là một học giả từng chen vai thích cánh với kẻ trí thức, người học bác uyê thâm nhưng khi ông giảng dạy, ông chẳng dùng lời cao xa hay điều gì để hấp dẫn lôi kéo những kẻ học thức đâu. Ông giảng cho đại chúng.Nhưng hỡi các bạn, các bạn đi xem gì? Quả thật chúng ta đi xem một người

rất thận trọng đối với chính mình. Ông chẳng chịu để một điều gì ngăn trở sự cầu nguyện của ông” Một bữa ăn xoàng mà ông quên trả tiền ư, hay là gởi thơ thăm vợ mà lại nhét vào một bức thư phải chuyển đi hầu đỡ tiền tem ư? Ông chẳng chịu yên nghỉ cho đến khi đã đến bù các việc ấy. Ông đặc giệt thận trọng đối với tiền bạc và nhất quyết từ chối tất cả những tặng phẩm.Dầu thế nào đi nữa cảm tưởng đầu tiên của người mới gặp Bác sĩ là người nhu mì. Ông chẳng bao giờ khoe khoang về sự học thức hiếm có của mình đâu. Người ta đã hỏi Bác sĩ: Ông là ai? Ông đã trở lời: Chỉ là một tiếng nói thôi.” Ông đã luôn luôn ký tên “Đầy tớ mọn hơn hết của Chúa.” Sứ mạng luôn luôn quan trọng hơn sứ giả.Bác sĩ Tiết cũng là người ham thích Lời Đức Chúa Trời. Phải ông yêu mến Kinh Thánh lắm. Ít người hiểu biết Kinh Thánh như ông. Chủ yếu bài giảng của ông là Kinh Thánh, và trưng Kinh Thánh. Ông tích cực tố cáo những kẻ không trung tín giảng Lời Đức Chúa Trời.Bác sĩ cũng là người cầu nguyện. Buổi sáng ông thức dậy rất sớm để cầu nguyện. Ông luôn luôn có quyển sổ tay ghi tên những người mới tin Chúa và đôi khi có dán hình họ nữa, để nhớ cầu nguyện cho. Và thường ngày ông hay thiết tha khóc lóc cầu nguyện cho họ. Bất cứ ông đi đâu ông cũng nhấn mạnh về sự cầu nguyện. Hôm nay Hội thánh Trung Hoa là một Hội thánh cầu nguyệ, một phần là do ảnh hưởng và gương sáng của người cầu nguyện này.Bác sĩ cũng là người hết sức siêng năng cần mẫn. Ông chẳng bao giờ bỏ phí một phút. Mỗi khi rảnh rang hoặc ở nhà hoặc đang đi giảng ông cũng lợi dụng thì giờ để học và viết. Thật ông hầu việc Chúa siêng năng và cần mẫn như một người biết trước số ngày mình đã được đếm rồi vậy.Bác sĩ Tiết cũng là một ngõn đuốc đặc biệt đang cháy sáng. Ông cảm biết rõ ràng ông có một mạnglệnh phải làm trọnv à tiếp theo đó linh hồn phải làm công việc khó nhọc. Khi bước lên toà giảng thì ông giảng hết sức hăng hái; sốt sắng như một ngọn đuốc đang cháy sáng. Chẳng có gì quan hệ cho ông hơn là lo tuyên bố Lời Đức Chúa Trời thôi.Lại nữa quả hẳn đây chính là thời kỳ Đức Chúa Trời đã định, thì giờ đã đến cho Hội thánh Trung Hoa rồi. Đức Chúya Trời đã tìm được một người mà Ngài có thể dùng. Giữa bao người khác Ngài đã tìm được Bác sĩ Tống Thượng Tiết.Nhưng các bạn đã đi xem chi nữa?Trước hết và cũng là đầu hết Bác sĩ là một người hoàn toàn phó dâng cho Đức Chúa Trời các Ân tứ, sự học thức, danh vọng, tương lai, giàu có, tất cả đều kể là lỗ và bị thiêu cháy và là mo-t của lễ không hề thay đổi. Bác sĩ hoàn toà dân gtất cả cho Đức Chúa Trời chẳng còn giữ lại chút gì cho mình nữa. Hơn nữa của lễ ấy lại còn buộc trên bàn thờ trọn cả đời sống ông. Chẳng bao

giờ ông hối tiếc, cũng chẳng hề giảm sức hay nhượng bộ; mỗi ngày ông từ bỏ bản ngã. Chức vụ ông chẳng dễ đâu. ông được Chúa ban cho tài năng ân tứ để thi hành chức vụ hết lòng hết sức. Ông hoà hợp với thập tự giá và được vẻ vang trong thập tự giá. Ông bình thản quên bỏ mọi sự để theo Chúa.Dầu ông có những lỗi lầm nhỏ và tánh riêng nhưng ông vẫn là người đẹp lòng Đức Chúa Trời vậy.