1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

  • Upload
    thao80

  • View
    224

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    1/29

    BỘ QUỐC PHÒNG TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 

    TÀI LIỆU 

    HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG

    (Dành cho Trưởng ban và NV Truyền dẫn Chi nhánh tỉnh/thành phố)

    LƯU HÀNH NỘI BỘ 

    HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2011 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    2/29

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    3/29

    MỤC LỤC 

    CHƯƠNG I. KHẢO SÁT, THIẾT KẾ VÀ TỐI ƯU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MẠNG TRUYỀN DẪN NỘI TỈNH.  .............................. 1 1. Khảo sát thiết kế mạng truyền dẫn quang. ........................................................................................................................................................ 1 2. Tối ưu chất lượng mạng truyền dẫn ................................................................................................................................................................. 2 3. Quản lý hiệu quả tài nguyên mạng truyền dẫn nội tỉnh .................................................................................................................................... 3 

    CHƯƠNG II. KHAI THÁC VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, ƯCTT MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG NỘI TỈNH.  .......................................... 5 

    1. Lắp đặt thông tuyến truyền dẫn quang. .............................................................................. .............................................................................. 5 2. Vận hành khai thác mạng truyền dẫn quang. .................................................................................................................................................... 9 3. Ứng cứu thông tin quang ................................................................................................................................................................................ 12 4. Bảo quản bảo dưỡng tuyến truyền dẫn quang. .............................................................................................................................................. 15 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    4/29

     

    CHƯƠNG I. KHẢO SÁT, THIẾT KẾ VÀ TỐI ƯU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MẠNG TRUYỀN DẪN NỘI TỈNH. 

    1. Khảo sát thiết kế mạng truyền dẫn quang.a) Các việc cần làm.Thiết kế mạng: gồm có 8 việc (trong đó có 2 việc tỉnh có thể làm hoặc phối hợp làm) sau: * Các công việc khảo sát, thiết kế do Chi nhánh tỉnh/thành phố tự thực hiện hoặc phối hợp thực hiện:

    Việc 1: Khảo sát sơ bộ các tuyến cáp (CN tỉnh + Cty Mạng lưới).Việc 2: Khảo sát, thiết kế nhà trạm (CN tỉnh + Cty Mạng lưới).

    * Các công việc khảo sát, thiết kế do Đơn vị khác thực hiện: Việc 3: Thiết kế các tuyến cáp (Cty Tư vấn Thiết kế + Cty Mạng lưới).Việc 4: Tính toán số lượng Ring, số Node/Ring, cấu hình đấu nối (Cty Mạng lưới thực hiện).Việc 5: Tính toán dung lượng của các Ring (Cty Mạng lưới thực hiện). Việc 6: Thiết kế công suất thu của các tuyến (Cty Mạng lưới thực hiện). Việc 7: Tính toán cấu hình của các Node (Cty Mạng lưới thực hiện). Việc 8: Lập các thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế (Cty Mạng lưới  thực hiện).

    b) Cách làm.TT Công việc  Cách làm Chú ý

    1Việc 1: Khảo sát sơ bộcác tuyến cáp (4 bước).

    Bước 1: Xác định sơ bộ lộ trình tuy n cáp c n tri n khai (từ trạm nào đ n trạmnào, đi qua những trạm nào, đi qua những địa bàn nào, tuyến đường nào, chiềudài tuyến cáp…).

    Thực địa,Autocad, Visio,

    máy ảnh.

    Bước 2: Khảo sát hạ tầng cột, cống bể, cáp của đối tác khác theo lộ trình củatuyến cáp:- Nếu đã có tuyến cáp của đối tác khác (như của Điện lực, VT…): có thể làm thủtục xin trao đổi sợi với đối tác.- Nếu chưa có tuyến cáp của đối tác khác: Khảo sát xem cơ sở hạ tầng cột, cống

     bể đã có hay chưa (nếu đã có hạ tầng cột thì có thể xin thuê, nếu chưa có thìchọn phương án khác như trồng cột mới…).Bước 3: Khảo sát các khoảng cột (vị trí các cột, khoảng cột có th l y thêmthông tin từ các đối tác như Sở Điện lực…), các vị trí vượt sông, vượt đồi, vượtcầu…Bước 4: Vẽ lại các sơ đồ khảo sát, tổng hợp số liệu khảo sát chuyển cho Cty

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    5/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ýMạng lưới để gửi sang Công ty Tư Vấn thiết kế.

    2Việc 2: Khảo sát, thiếtkế nhà trạm (2 bước).

    Bước 1: Khảo sát địa đi m trạm, vị trí l p đặt thi t bị, các đi u kiện đảm bảo(nguồn…)… Bước 2: Hoàn thiện các bản vẽ nhà trạm, bản vẽ thiết kế lắp đặt thiết bị, đấunối…

    c. Tài liệu tham khao khảoGuideline: Lựa chọn triển khai các phương thức truyền dẫn. Guideline (GL.00.KC.246/TRA): Quy định sử dụng các chủng loại cáp quang.Tài liệu đào tạo Kỹ thuật triển khai thi công, bảo trì bảo dưỡng, xử lý sự cố mạng truyền dẫn quang.  

    2. Tối ưu chất lượng mạng truyền dẫn 

    a) Các việc cần làm Tối ưu mạng: gồm có 3 việc sau:

    Việc 1: Tối ưu mạng cáp tại tỉnh. 

    Việc 2: Tối ưu chất lượng mạng.b) Cách làmTT Công việc  Cách làm Chú ý

    1Việc 1: Tối ưu vềmạng cáp 

    Bước 1: Có sơ đ cập nhật v  mạng cáp tại tỉnh (cáp trục, cáp nhánh, cápchôn, cáp treo…), bao gồm: sơ đồ địa lý các tuyến cáp, sơ đồ sử dụng sợi, sơđồ đấu nối vật lý, logic của thiết bị truyền dẫn. 

    Sử dụng Visio,Mapinfo, Google

    Earth.

    Bước 2: Thống kê tình trạng các sự cố ảnh hưởng đến mạng cáp tại tỉnh.

    Bước 3: Đánh giá c u trúc mạng cáp:

    - Tách cáp giữa các lớp mạng.- Tình trạng chung cáp và chung tuyến cột của các vòng Ring. - Tình trạng chung cáp nhập trạm; tình trạng cáp treo thấp, không đúng quyđịnh (như sai khoảng vượt…);- Chất lượng của các tuyến cáp: chất lượng thi công; chất lượng của cáp; suyhao tuyến. 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    6/29

     

    Bước 4: Xây dựng phương án xử lý (tách cáp, ngầm hoá…) và lập kế hoạchxử lý.

    Bước 5: Đánh giá lại mạng cáp sau tối ưu.

    2Việc 2: Tối ưu về chấtlượng mạng 

    Bước 1: Phối hợp với Hệ điều hành, phần mềm giám sát truyền dẫn qua

     Nocpro để theo dõi chất lượng mạng lưới theo các chỉ tiêu KPI theo ngày,tuần, tháng.  Màn hình giám sátHệ điều hànhTruyền dẫn, NocPro,Máy đo Công suấtquang.

    Bước 2: Phân tích và đề xuất phương án khắc phục

    Bước 3: Thực hiện các hành động tối ưu để nâng cao chất lượng mạng như:sửa suy hao sợi quang, sợi dây nhảy, đấu nối lại dây luồng, vệ sinh lại các đầunối … 

    c. Tài liệu tham khao khảo

    Guideline xử lý điểm chết của mạng Truyền dẫn.Guideline công suất thu trên các tuyến quang GL.00.KC.151.

    3. Quản lý hiệu quả tài nguyên mạng truyền dẫn nội tỉnh  a)  Các việc cần làm.Quản lý tài nguyên mạng gồm có 3 việc sau:

    Việc 1: Quản lý hồ sơ  mạng cáp tại tỉnh. Việc 2: Quản lý hồ sơ về các Node quang DWDM, SDH, Metro tại tỉnh. Việc 3: Quản lý hồ sơ về các tuyến Viba, Visat tại tỉnh.  

    b)  Cách làm

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    1Việc 1: Quản lý hồ sơmạng cáp tại tỉnh. 

    Bước 1: Cập nhật sơ đồ mạng cáp quang gồm sơ đồ Map (sơ đồ cáp,node mạng trên bản đồ địa lý), sơ đồ vật lý, sơ đồ logic các kết nốiquang SDH, Metro Ethernet.

    Thống kê thực tế tạitỉnh. Sử dụng công cụ: Visio,Mapinfo, Google Earth,

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    7/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ýBước 2: Thống kê và cập nhật các tuyến cáp quang trên địa bàn Chinhánh quản lý theo biểu mẫu (mã tuyến, điểm đầu, điểm cuối, cự ly,chủng loại cáp, lớp mạng, số sợi sử dụng, số sợi dự phòng…). Đối vớitừng tuyến cáp phải thống kê và quản lý chi tiết đến từng sợi quang như:sử dụng, dự phòng, cự ly, suy hao, các vị trí đấu nhảy…. 

    Excel, Word

    Visio, Mapinfo, Google

    Earth, Excel, Word

    Bước 3: Thống kê và cập nhật việc trao đổi hạ tầng mạng cáp với cácđối tác trên địa bàn như EVN, VNPT… theo biểu mẫu (mã tuyến, điểmđầu, điểm cuối, cự ly cáp, chủng loại cáp, số sợi, vị trí sợi, km sợi, đơnvị đối tác nhận hoặc bàn giao) 

    Bước 3: Định kỳ hàng tháng gửi về TTKV của VTNet 

    2

    Việc 2: Quản lý hồ sơvề các Node quang

    DWDM, SDH, Metrotại tỉnh. 

    Bước 1: Cập nhật các node mạng truyền dẫn trên sơ đồ mạng cápquang.

    Bước 2: Thống kê các node quang DWDM, SDH, Metro trên địa bàntỉnh theo biểu mẫu (Hãng, chủng loại, tốc độ, Serial, số port đang sửdụng và dự phòng….) 

    3

    Việc 3: Quản lý hồ sơvề các tuyến Viba,Visat tại tỉnh. 

    Bước 1: Thống kê và lưu trữ tất cả các sơ đồ và thiết kế của các tuyếnViba, Visat về vị trí, tần số, loại thiết bị đang sử dụng  (hãng, serial,chủng loại…).

    Thống kê thực tế tạitỉnh. Sử dụng công cụ: Visio,Mapinfo, Google Earth,

    Excel, WordVisio, Mapinfo, Google

    Earth, Excel, Word

    Bước 2: Cập nhật các hồ sơ mỗi khi các tuyến Viba, Visat có sự thayđổi trên thực tế. 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    8/29

     

    CHƯƠNG II. KHAI THÁC VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, ƯCTT MẠNG TRUYỀN DẪN  QUANG NỘI TỈNH. 

    1. Lắp đặt thông tuyến truyền dẫn quang.a) Các việc cần làm: Gồm có 10 việc 

    Việc 1: Khảo sát thiết kế lắp đặt.Việc 2: Chuẩn bị lắp đặt.Việc 3: Lắp đặt Rack thiết bị. Việc 4: Lắp đặt thiết bị, DDF, ODF. Việc 5: Lắp đặt các loại dây cáp và phụ kiện. Việc 6: Ra luồng trên trên DDF. Việc 7: Cấp nguồn cho thiết bị, kiểm tra suy hao cáp, công suất thu, phát quang.Việc 8: Thông tuyến truyền dẫn quang.Việc 9: Thu dọn sau lắp đặt. 

    Việc 10: Ghi chép sổ sách. b) Cách làm Nhân viên kỹ thuật truyền dẫn của Chi nhánh phối hợp với đội kỹ thuật cùng thực hiện:

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    1t

    .

    ,… 

    .

    .

    2 Chuẩn bị lắp đặt. Chuẩn bị: các tài liệu kỹ thuật lắp đặt và các thiết bị đo và dụng cụ.  Kiểm tra các điều kiện lắp đặt: vật tư, phương tiện lắp đặt, kiểm tra

    Chỉ khi các đi u kiện đãđảm bảo yêu cầu, người

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    9/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

     phòng máy, dây đất, dây nguồn, cáp quang, cáp tín hiệu và các vấnđề khác có liên quan.

    lắp mới tiến hành côngviệc theo trình tự đã quyđịnh. 

    3

    L p đặt Rack thi t

     bị. Thi t bị STM1&4 thường được l p trên Rack hở 19" có s n tại trạm. 

    Thiết bị SDH loại STM16 trở lên đều có Rack kín 19" hoặc 21" đi kèm.

    Đảm bảo rack phải được

    đấu tiếp đất 

    4Lắp đặt thiết bị,DDF, ODF.

    Bước 1. L p đặt thi t bị STM1&4, Site Router. Để lắp đặt thiết bị STM1&4 cho một trạm BTS, thường sử dụng giámáy hở (open rack) loại 19" tiêu chuẩn.Lắp khay đỡ thân máy, tai thiết bị. 

    o  Đối với thiết bị dùng khay đỡ thân máy: Trước tiên lắp hai tai cố địnhcủa khay đỡ thân máy. Sau đó lắp khay đỡ vào giá máy 19" đúng vị trí

    o  Đối với thiết bị lắp trực tiếp vào rack ta chỉ cần bắt hai tai vào thiết bịcần lắp. 

    Lắp đặt thiết bị vào khay đỡ thân máy hoặc lắp trực tiếp vào rack.  Bước 2. L p thi t bị STM16, STM64, AGG huyện: Sau khi lắp đặt Rack kín 19" hoặc 21" xong tiến hành lắp thiết bị

    (Subrack) STM16, STM64 lên rack bằng 6 vị trí ốc trên Rack. Bước 3. L p đặt ODF, DDF:

    Lắp thiết bị và các phụ kiện (ODF, DDF,..) vào rack hở 19" đảm bảoODF lắp trên cùng rồi đến thiết bị, phía dưới cùng là DDF.  

    5 Lắp đặt các loạidây cáp và phụkiện 

    Bước 1. B trí, l p đặt các loại dây cáp. Việc đi dây bên trong rack, trên thang cáp, trong máng cáp phải hạnchế tối đa tình trạng bắt chéo hoặc xoắn dây. 

    Đi dây cáp luồng, cáp đất, cáp nguồn phía ngoài dọc theo chiều dàigiá máy. Khi đi dây lên cầu cáp (thang cáp) cần tuân thủ nguyên tắcsao cho dây càng ngắn càng tốt cũng như các dây phải song song vớinhau và được cố định chắc chắn.  Khi đi các loại dây trên cầu cáp yêu cầu cáp đất đi bên trong cùngthang cáp, sau đó đến cáp quang, cáp nguồn đi giữa thang cáp, hộp

    - Đảm bảo cáp lu ngkhông được bó chung vớicáp nguồn, cáp đất

    -Khoảng cách giữa haiđiểm bó cáp bằng 3 đến 4lần chiều rộng của bó cáp. 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    10/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    máng để đi dây nhảy quang (nếu có), cáp luồng đi ngoài cùng thangcáp.

    Bước 2. Lắp đặt phụ kiện* Lắp đầu Cos cho dây tiếp đất, dây nguồn 

    Cắt bỏ lớp vỏ nhựa bọc ngoài của dây tiếp đất, dây nguồn. Độ dài phần vỏ được cắt bỏ đúng bằng độ dài phần khuyên tròn của đầu Cos. Lắp khuyên tròn của đầu Cos vào phần lõi của dây đất sao cho phầnvỏ còn lại của dây đất nằm sát vào đầu cuối của khuyên. Dùng kìm bóp Cos (chuyên dụng) kẹp chặt phần khuyên tròn vào đầudây tiếp đất. Dùng băng dính cách điện cuốn kín nơi tiếp giáp giữa vỏ bọc dây tiếpđất, dây nguồn và phần khuyên tròn của đầu Cos. 

    * Lắp đầu đầu cos cho cáp tín hiệu

    Cắt bỏ lớp vỏ nhựa ngoài cùng tại đầu cuối của dây tín hiệu (phíaDDF) với độ dài vừa đủ để có thể đấu các dây tín hiệu (các đôi dâyxoắn trong lõi cáp) vào phiến đấu dây (phiến Krone). Cắt lớp vỏ kim loại của cáp và để lại phần cuối của lớp này với độdài bằng độ dài phần khuyên tròn của đầu Cos (độ dài phần vỏ kimloại để lại được tính từ điểm cắt lớp vỏ nhựa ngoài cùng về phía đầucuối cáp). Vuốt ngược phần vỏ kim loại còn lại để bao trùm lên lớp vỏ nhựangoài cùng. Lắp connector vào dây sao cho phần khuyên tròn bọc kín phần vỏ kim loại của cáp. 

    Dùng kìm bóp Cos (chuyên dụng) kẹp chặt phần khuyên tròn của đầuCos vào cáp.

    Dùng băng dính cách điện cuốn kín nơi tiếp giáp giữa vỏ cáp và phầnkhuyên tròn của đầu Cos. 

    6Ra luồng trên trênDDF

    Ra luồng, gài phiến krone trên DDF: áp dụng cho các trạm sử dụngrack hở 19" (thường là các trạm BTS). 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    11/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    o  Cắt bỏ lớp vỏ bọc ngoài của cáp (phần lớp nhựa vỏ bọc và phần giấy bọc kim), độ dài phần cắt vỏ khoảng 20cm –  30cm. Phần lớp chốngnhiễu cáp luồng phải được tách riêng, bọc băng dính, và bóp đầu coslắp đặt các vị trí tiếp đất trên DDF.

    Tùy từng chủng loại thiết bị tương ứng với các cáp luồng, luật màuluồng khác nhau do vậy nhân viên lắp đặt khi ra luồng phải nắm đượcluật màu luồng của từng chủng loại thiết bị.  

    7

    Cấp nguồn chothiết bị, kiểm trasuy hao cáp, công

    suất thu, phátquang.

    - Bật ngu n thi t bị, đo ki m cáp, công su t hướng thu, hướng phát: o  Sau khi kiểm tra cực tính nguồn cấp cho thiết bị, người lắp đặt bật 2

    attomat ở 2 nguồn khác nhau cấp cho thiết bị (đảm bảo thiết bị đã đượckhai báo trước khi đưa lên tuyến sử dụng).

    o  Đo kiểm chất lượng tuyến cáp: đảm bảo tuyến cáp phải đạt tổng suyhao cho phép khi thiết kế tuyến. 

    o  Đo kiểm tra công suất thu, phát của các Port quang trên thiết bị: đảm bảo công suất đầu ra của port quang tương ứng đạt trị số theo đúngchủng loại port (ví dụ đối với port STM1- S1.1 thì -15dBm

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    12/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    -  Vẽ lại các sơ đồ phòng máy, sơ đồ bố trí thiết bị, đấu nối nguồn, kết nốiquang vào hồ sơ sau lắp đặt phục vụ cho việc hoàn công. 

    c) Tài liệu tham khảo: Hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật của phòng máy. Các bản vẽ chi tiết và cách thức lắp đặt.Tài liệu hướng dẫn thiết bị truyền dẫn quang BG20 (ECI),  Metro 100 (Huawei), Metro 500 (Huawei), S200 (ZTE)… 

    2. Vận hành khai thác mạng truyền dẫn quang. a)  Các công việc cần làm: Gồm có 4 việc.

    Việc 1: Di dời, nắn dịch, thay thế, hạ ngầm đoạn tuyến cáp quang. Việc 2: Mở măng xông chỉnh sửa các mối hàn sợi quang (hàn thẳng, hàn rẽ, sửa mối hàn sợi quang…) Việc 3: Thay thế, di dời card, thiết bị quang, dây nhảy quang,… (nhằm nâng cấp dung lượng, điều chỉnh kết nối quang). Việc 4: Tối ưu công suất các tuyến cáp quang 

    b) 

    Cách làm Nhân viên kỹ thuật truyền dẫn của Chi nhánh phối hợp với đội kỹ thuật cùng thực hiện. 

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    1

    Di dời, nắn dịch,thay thế, hạ

    ngầm đoạntuyến cáp quang 

    Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra sơ đồ kết nối quang, lộ trình tuyến cáp, kết quảthi công cáp, kiểm tra công cụ, dụng cụ… 

    Chỉ cắt cáp khi Hệ điều hànhtruyền dẫn cho phép. 

    Bước 2:  Nắm chắc kế hoạch tác động mạng lưới cắt cáp đã được phê duyệt:nội dung, phương án phải thực hiện, thời gian thực hiện, các đầu mối phốihợp… Bước 3: Phối hợp với Hệ điều hành truyền dẫn kiểm tra mạng lưới trước khi

    cắt cáp. Bước 4: Thực hiện cắt cáp, hàn nối măng xông, ODF… nhằm di dời, nắndịch, thay đổi, hạ ngầm đoạn tuyến cáp quang. 

     Nắm chắc thứ tự sợi quangtuyệt đối không hàn chéo sợi 

    Bước 5: Ph i hợp với Hệ đi u hành ki m tra ch t lượng tuy n truy n d nsau khi cắt cáp. Bước 6: Quay lại trạm đo kiểm đánh giá chất lượng các mối hàn, chất lượng

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    13/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    tuy n cáp (chỉ đo sợi dự phòng) 

    Bước 7: Củng cố tuyến cáp sau khi hoàn thànhBước 8: Thu hồi vật tư, trang thiết bị.  

    2

    Mở măng xôngchỉnh sửa cácmối hàn sợiquang như: hàn

    thẳng, hàn rẽ,sửa mối hàn sợiquang… 

    Bước 1: Chu n bị: ki m tra sơ đ k t n i quang, lộ trình tuy n cáp, vị trímăng xông, kiểm tra công cụ, dụng cụ… Bước 2: Nắm chắc kế hoạch tác động mạng lưới mở măng xông đã được phê duyệt: nội dung, phương án phải thực hiện, thời gian thực hiện, các đầumối phối hợp… Bước 3: Ph i hợp với Hệ đi u hành truy n d n ki m tra mạng lưới trước khimở măng xông.

    Chỉ mở măng xông khi Hệđiều hành truyền dẫn cho

     phép.Bước 4: Thực hiện mở măng xông bẻ và hàn lại các sợi theo kế hoạch như:hàn thẳng, hàn rẽ, sửa mối hàn … Bước 5: Phối hợp với Hệ điều hành kiểm tra chất lượng tuyến truyền dẫnsau khi chỉnh sửa mối hàn. Bước 6: Đóng măng xông, hoàn trả đúng vị trí  Cố định măng xông phải

    đảm bảo chắc chắn. :

    hơn 6cm. 

    Bước 7: Thu h i vật tư, trang thi t bị 

    3

    Thay thế, di dờicard, thiết bịquang, dây nhảyquang, cápluồng… nhằmnâng cấp dunglượng, điềuchỉnh kết nối

    Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra sơ đồ kết nối quang, cấu hình thiết bị, kiểm tracông cụ, dụng cụ… 

    - Chỉ tác động khi Hệ điềuhành truyền dẫn cho phép. - Trước và sau khi tác động phải đối chiếu các tham sốkỹ thuật để đánh giá chấtlượng. - Làm tốt công tác tối ưucông suất tuyến truyền dẫn

    Bước 2:  N m ch c k hoạch tác động mạng lưới đ nâng c p, đi u chỉnh k tnối đã được phê duyệt: nội dung, phương án phải thực hiện, thời gian thựchiện, các đầu mối phối hợp… Bước 3: Phối hợp với Hệ điều hành truyền dẫn kiểm tra mạng lưới trước khinâng cấp. 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    14/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    quang Bước 4: Ghi chép các thông s kỹ thuật trước khi tác động.  quang. 

    Bước 5: Thực hiện thay thế, di dời card, thiết bị quang, dây nhảy quang, cápluồng … 

    Bước 6: Ph i hợp với Hệ đi u hành ki m tra tuy n truy n d n sau khi nângcấp, điều chỉnh kết nối đảm bảo chất lượng tốt. Bước 7: Thu hồi vật tư, trang thiết bị.  

    4Tối ưu côngsuất các tuyếncáp quang

    Bước 1: Làm tốt công tác chuẩn bị: kiểm tra sơ đồ kết nối quang, cấu hìnhthiết bị, tuyến cáp quang, kiểm tra công cụ, dụng cụ… 

    Chỉ ngắt kết nối khi Hệ điềuhành truyền dẫn cho phép.

    Bước 2:  Nắm chắc kế hoạch tác động mạng lưới tối ưu công suất tuyếnquang: nội dung, thời gian thực hiện, các đầu mối phối hợp… Bước 3: Phối hợp với Hệ điều hành truyền dẫn kiểm tra mạng lưới trước khithực hiện tối ưu. 

    Bước 4: Dùng máy đo OLP đo công suất phát tại modul quang trạm đầu, đocông suất thu tại trạm cuối, ghi chép lại kết quả đo của tuyến.  

    Mức công suất thu P(dBm) trên các card quang phảiđảm bảo thấp hơn ngưỡngOverload 5 dB và cao hơnngưỡng độ nhạy thuSensitivity 3 dB:

    (Sensitivity + 3 ≤ P (dBm)≤ Overload –  5). 

    Bước 5: Dùng máy đo OTDR đo ki m ch t lượng sợi quang đang sử dụng:tổng suy hao, các vị trí suy hao bất thường… ghi lại kết quả. Bước 6: Phân tích kết quả đo để xác định các hành động khắc phục chođúng như: vệ sinh sợi Pathcord, vị trí kết nối tại ODF, sửa sợi quang trêntuyến cáp vv… đảm bảo công suất thu phát quang tối ưu nhất (Sensitivity +3 ≤ P (dBm) ≤ Overload –  5). Bước 7: Ph i hợp với Hệ đi u hành ki m tra k t n i quang sau khi t i ưu. 

    Bước 8: Thu hồi vật tư, trang thiết bị.  

    c) Tài liệu tham khảo Quy trình tác động trên mạng truyền dẫn QT.02.TD.02. Quy định về thời gian tác động trên mạng truyền dẫn QĐ.02.TD.01 Hướng dẫn hàn nối măng xông, ODF HD.02.TD.02.

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    15/29

     

    Tài liệu thiết bị quang của từng Vendor. Guideline công suất thu trên các tuyến quang GL.00.KC.151.Quy định về việc đánh giá suy hao mối hàn nung chảy QĐ.02.TD.06.Hướng dẫn sử dụng máy hàn, máy đo OTDR, máy đo công suất quang. 

    3. Ứng cứu thông tin quang a)

     

    Các công việc cần làm: Gồm có 8 việc 

    Việc 1: Trực sẵn sàng ƯCTT Việc 2: Nhận lệnh xử lý sự cố Việc 3: Tìm điểm đứt cáp quang Việc 4: Hàn nối măng xông. Việc 5: Kiểm tra thông tuyến. Việc 6: Kiểm tra chất lượng ứng cứu Việc 7: Thu hồi vật tư - Tổng hợp - Báo cáo kết quả. 

    Việc 8: Rút kinh nghiệm - Lưu hồ sơ  b)  Cách làm

     Nhân viên kỹ thuật truyền dẫn của Chi nhánh phối hợp với đội kỹ thuật cùng thực hiện. 

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    1Trực sẵn sàngƯCTT 

    Tổ ƯCTT trực 24/24 đảm bảo sẵn sàng các điều kiện sau: Sẵn sàng tiếpnhận thông tin sự cố, về lực lượng, phương tiện di chuyển, vật tư, côngdụng cụ ứng cứu. 

    Luôn sẵn sàng, trực 24/24 

    2 Nhận lệnh xửlý sự cố 

    Khi sự c x y ra trên mạng, trực NOC thông báo cho t trực ứng cứu nhanhchóng thực hiện: 

    Khoanh vùng sự cố. Thông báo cho đơn vị tuần tra bảo vệ và yêu cầu di chuyển đến ngaykhu vực đứt cáp. Kiểm tra lại trang thiết bị, vật tư công dụng cụ trên xe ƯCTT.  Ghi thông tin sự cố vào sổ theo biểu mẫu. 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    16/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    3Tìm điểm đứtcáp quang

    Sau khi đánh giá, khoanh vùng được khu vực có khả năng xảy ra sự c , tƯCTT di chuyển đến trạm gần nhất để đo và xác định điểm đứt cáp, thựchiện như sau: 

    Dùng máy đo OTDR tiến hành đo từ ODF về hướng cáp bị mất kết

    nối.Căn cứ vào kết quả đo để xác định vị trí đứt cáp cách trạm bao xa, độiứng cứu di chuyển đến vị trí đó để tìm điểm đứt. 

    * Trường hợp đặc biệt:Khi đo kiểm xác định sợi quang bị lỗi (đứt hoặc suy hao cao) thựchiện đổi sang sợi dự phòng. Việc sửa lỗi sợi và hoàn trả kết nối phảiđược thực hiện ngay theo Quy trình, quy định tác động trên mạngtruyền dẫn QT.02.TD.02.Trường hợp không có sợi dự phòng, tìm vị trí đứt cáp gặp khó khănthì thực hiện mở măng xông đo kiểm để phân đoạn xác định vị trí đứtcáp hoặc lỗi sợi. Nếu vẫn không thể tìm thấy vị trí đứt cáp chính xácthì ta phải thay cả đoạn cáp. Trong trường hợp này tổ ứng cứu phải báo cáo bộ phận trực Hệ điều hành và cấp trên xin ý kiến chỉ đạotrước khi mở măng xông và thay thế đoạn cáp lỗi. 

    -

    2h

    .

    4Hàn nối măng

    xông

    1. Hàn n i măng xông cáp treo, cáp chôn. Bước 1: Chuẩn bị máy hàn: Theo hướng dẫn sử dụng máy hàn.Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị.Bước 3: Chuẩn bị 2 đầu cáp.Bước 4: Hàn sợi quang. 

    Bước 5: Xếp sợi quang đã hàn nối vào khay của măng xông. Bước 6: Đo suy hao mối hàn bằng OTDR, hiệu chỉnh mối hàn khôngđạt yêu cầu. Bước 7: Lắp vỏ măng xông. Bước 8: Treo cáp lên cột (hoặc đặt măng xông vào bể cáp).

    Khi tìm th y đi m đứt vàtrước khi cắt cáp để hàn nốiTổ ƯCTT phải báo cáo vớiBộ phận trực Hệ điều hànhtruyền dẫn.

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    17/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    2. Đ i với trường hợp hỏng tại ODF (Giá ph i quang).Bước 1, bước 2: như hàn măng xông Bước 3: Chuẩn bị đầu cáp Bước 4: Chuẩn bị dây Pigtail (lựa chọn dây Pigtail đúng chủng loại

    với sợi quang chuẩn bị hàn). Bước 5: Thực hành hàn nối. Bước 6: Xếp sợi quang đã hàn vào khay. Bước 7: Lắp ODF lên rack. 

    Khi tìm th y đi m đứt vàtrước khi cắt cáp để hàn nốiTổ ƯCTT phải báo cáo vớiBộ phận trực Hệ điều hành

    truyền dẫn.

    5K iểm tra thôngtuyến 

    - T ƯCTT liên hệ với Bộ phận trực Hệ đi u hành đ ki m tra ch t lượngtuyến quang vừa hàn nối.

    -

    3h. 

    6Kiểm tra chấtlượng ứng cứu 

    Tổ ƯCTT thực hiện di chuyển về trạm kết cuối cáp. Dùng máy đo OTDR tiến hành đo các sợi quang của tuyến cáp vừa

    hàn nối xong (chỉ đo các sợi chưa sử dụng). Ghi kết quả đo vào Biên bản sự cố, đồng thời lưu file đo kiểm làm cơsở phân tích chất lượng tuyến cáp. 

    Khi đo kiểm các sợi quangkhông sử dụng, nếu phát hiện

    có sợi quang bị lỗi do chấtlượng mối hàn không tốt, độiƯCTT phải thực hiện lập kếhoạch mở măng xông sửasợi áp dụng Quy trình, quyđịnh tác động trên mạngtruyền dẫn QT.02.TD.02. 

    7Thu hồi vật tư -Tổng hợp - Báocáo kết quả 

    Thu hồi toàn bộ vật tư cũ (bị thay thế) sau khi ứng cứu cáp quang (cápquang, măng xông, phụ kiện treo, néo, kẹp cáp,…) để nhập kho theoquy định. Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc cáp

    chôn trực tiếp…thì phải có bản giải trình (theo mẫuBM03/QT.00.KC.55)đồng thời phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo củacấp trên (Ban Giám đốc Chi nhánh).Tổng hợp thông tin ghi vào sổ tiếp nhận sự cố. Lập biên bản xử lý sự cố. 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    18/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    8Rút kinhnghiệm - Lưuhồ sơ  

    Tổ chức họp rút kinh nghiệm (nếu cần thiết). Lưu hồ sơ ứng cứu. 

    .

    c) Tài liệu tham khảo Quy trình ứng cứu thông tin quang QT.00.KC.55.Quy trình, quy định tác động trên mạng truyền dẫn QT.02.TD.02.

    4. Bảo quản bảo dưỡng tuyến truyền dẫn quang. a)  Các công việc phải làm:  Gồm 4 việc sau 

    Việc 1: . Việc 2: Bảo quản thiết bị truyền dẫn quang. Việc 3: Bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn quang. Việc 4: Tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang. 

    b)  Cách làm.

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    1quang

    1. Bảo dưỡng tuy n cáp treo s 8 ( và cáp treo ADSS):Bước 1: Chỉnh lại độ chùng tuyến cáp.Bước 2: Chỉnh lại phụ kiện của cáp treo.Bước 3: Bảo dưỡng măng xông cá p treo.Bước 4: Phát cây trên tuyến cáp treo.

    Bước 5: Bổ sung thay thế biển báo cáp và biển báo độ cao tuyến cáp. Bước 6: Kiểm tra nối đất dây treo cáp (đối với cáp treo số 8). Bước 7: Đo kiểm và củng cố các điểm suy hao bất thường trên tuyến cáp.

    Định kỳ hàngtuần, tháng phảiđi tuần và phátquang kịp thờitrên tuyến cáp. 

    2. Bảo dưỡng tuy n cáp chôn trực ti p, c ng b .Bước 1: Phát quang dọc theo tuyến cáp chôn trực tiếp, cống bể. Bước 2: Bảo dưỡng các bể cáp. 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    19/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    Bước 3: Bảo dưỡng măng xông.Bước 4: Bổ sung thay thế các cọc mốc tuyến cáp. Bước 5: Đo kiểm và củng cố các điểm suy hao bất thường trên tuyến cáp.  30cm) 

    2

    Bảo quản thiết

    bị truyền dẫnquang

    1. Làm sạch rack, subrack (n u có) đặt thi t bị truy n d n. Bước 1: Dùng giẻ mềm lau sạch mặt ngoài rack, trong quá trình lau kết hợp sửdụng máy hút bụi để tránh phát tán bụi bẩn ra ngoài.Bước 2: Mở cửa rack, dùng ghẻ mềm lau mặt trong của rack, trong quá trình laukết hợp sử dụng máy hút bụi để tránh phát tán bụi bẩn ra ngoài. Với những vị tríkhông thể đưa tay vào thì cuốn ghẻ lau vào đũa gỗ để lau các vị trí đó. Bước 3: Dùng giẻ mềm lau sạch xung quanh subrack thiết bị truyền dẫn, trongquá trình lau có thể sử dụng máy hút bụi để tránh phát tán bụi bẩn ra ngoài. Chúý hết sức cẩn thận không làm ảnh hưởng đến hoạt động của card, thiết bị và cáckết nối quang. 

    Bước 4: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị.2. Làm sạch tấm lọc bụi (nếu có).Một số thiết bị có tấm lọc bụi gồm: thiết bị Metro 1000, OSN 2500, OSN 3500 của

    Huawei, thiết bị S320, S330, S385 của ZTE, và thiết bị 1660SM của ALU:  Bước 1: Rút tấm lọc bụi ra khỏi subrackBước 2: Dùng máy hút bụi hút bụi bẩn bám vào lớp màng lọc bụi Bước 3: Rửa cả tấm lọc bụi bằng nước sạch, trong quá trình rửa chú ý không làmrách hoặc kéo căng lớp màng lọc. Bước 4: Vẩy tấm lọc bụi cho ráo nước, sau đó dùng máy sấy sấy khô nước Bước 5: Lắp tấm lọc bụi vào subrack như cũ 

    Bước 6: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 

    3

    Bảo dưỡngthiết bị truyền

    dẫn quang 

    Bảo dưỡng kh i quạt:Bước 1: Đeo vòng chống tĩnh điệnBước 2: Tháo 1 khối quạt ra khỏi subrack  Bước 3: Dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn bám vào khối quạt Bước 4: Dùng tuốc nơ vít tháo 04 ốc vít ở mặt dưới của quạt để tháo tấm bảo vệ

    Thực hiện bảodưỡng lần lượttừng khối quạt,không được làmđồng thời 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    20/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    và tháo từng quạt ra Bước 5: Dùng nước rửa sạch tấm lưới sắt bảo vệ, sau đó sấy khô Bước 6: Dùng giẻ tẩm xăng công nghiệp đánh sạch các vết bẩn bám trong hộpquạt, dây dẫn, từng khối quạt, cánh quạt 

    Bước 7: Tra dầu cho quạt Bước 8: Gắn quạt vào hộp quạt, lắp lại tấm bảo vệ, ốc vít, cắm quạt vào subrack .Bước 9: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 

    Các khối quạt tiếp theo làm tương tự. Ki m tra ngu n

    :

    Bước 1: NVKT tại trạm đề nghị nhân viên trực giám sát truyền dẫn sẽ kiểm tra báo cảnh nguồn cấp cho thiết bị, bảo đảm có nguồn. 

    Bước 2: Đeo vòng chống tĩnh điện. Bước 3: 1 khối nguồn. Bước 4: Nhân viên trực truyền dẫn kiểm tra các báo cảnh trên thiết bị, nếu xuấthiện. báo cảnh “Power Fail” trên điều khiển của thiết bị đó và thiết bị hoạt động bình thường, không xuất hiện thêm báo cảnh gì thì đạt yêu cầu. Nếu xảy ra tìnhhuống khác thì tùy theo nhân vi .Bước 5: . Bước 6: .Bước 7: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 

    Bảo dưỡng dây nhảy quang, ODF 

    3.1. Bảo dưỡng các đầu connector của dây quang.Các đầu connector của dây quang bao gồm connector trên ODF, connector trên dâynhảy quang. 

    Bước 1: Rút connector quang ra khỏi vị trí cắm. Bước 2: Dùng bình xịt khí trơ thổi sạch các bụi bẩn trên đầu nối.  Bước 3: Vệ sinh đầu nối bằng giấy lau chuyên dụng hoặc giấy dai (đảm bảo độ

    - Trong quá trình

     bảo dưỡng khôngđược chạm tayvào đầu tiếp xúcquang trên

    connector.

    - Đảm bảo dây

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    21/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    m m và không có bụi gi y) có t m c n Bước 4: Sử dụng băng lau đầu connector để lau sạch bụi bẩn sau khi đã bị cồnhòa tan

    Bước 5: Kiểm tra đầu connector bằng máy soi chuyên dụng, nếu soi thấy bụi   bẩn

    thì phải lau lại, nếu soi thấy vết xước hoặc đầu nối bị mòn thì phải thay dây nhảyquang. Chú ý không soi đầu connector khi vẫn còn nguồn phát tín hiệu quang Bước 6: Cắm lại dây nhảy quang. Chú ý chỉ cắm lại khi đã hoàn tất bảo dưỡngđầu coupler, đầu connector phía đối diện, đầu connector của thiết bị quang đểtránh việc đầu connector vừa bảo dưỡng bị bẩn, xước trở lại khi tiếp xúc. Bước 7: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị. 

    3.2. Bảo dưỡng đầu coupler trên ODF. Bước 1: Tháo hết các dây nhảy quang ra khỏi coupler. Tùy vào việc thao tác cóthuận tiện hay không mà có thể tháo rời coupler ra khỏi ODF để bảo dưỡng. Bước 2: Sử dụng tăm bông chuyên dụng để lau đầu coupler. Chú ý không chạmtay vào đầu tăm bông. Cắm đầu tăm bông từ từ vào coupler, vừa đưa vào vừaxoay nhẹ để lau cho sạch, khi tăm bông đã chui ra đầu kia của coupler thì rút tăm bông trở lại. Làm lại bước 2 tối thiểu 2 lần  Bước 3: Sử dụng bình xịt khí trơ xịt thẳng vào đầu coupler để thổi sạch bụi Bước 4: Cắm lại dây nhảy quang vào coupler. Chỉ cắm lại khi đã bảo dưỡng đầuconnector của dây nhảy. Bước 5: Ghi biên bản bảo dưỡng. 

    Chú ý: nhiều đầu coupler trên ODF không được bịt lại để tránh bụi do đó người bảo

    dưỡng nếu thấy đầu couple nào chưa cắm dây nhảy quang mà không được bịt thì phải bịt lại bằng các nắp nhựa. 

    nhảy quang đượcđi gọn, đẹp, antoàn, đúng thiếtkế.

    - Đảm bảo cácđầu connectorđược đấu nối chắcchắn, tiếp xúc tốt,không bụi bẩn,không trầy xước,không mòn.

    - Đảm bảo suyhao dây nhảy

    quang nhỏ hơn0.5 dB (tính cảsuy hao

    connector)

    quang trong ODFđược đi gọn, đẹp,an toàn, không bịuốn cong vớiđường kính nhỏ

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    22/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    3.3. Bảo dưỡng đ u connector trên card quang. Bước 1: Rút dây nhảy quang ra khỏi card quang 

    Bước 2: Sử dụng bình xịt khí trơ xịt thẳng vào đầu connector của card quang đểthổi sạch bụi. 

    Bước 3: Sử dụng tăm bông chuyên dụng, đưa đầu tăm bông từ từ vào lỗ cắm dâynhảy quang (port quang) trên card quang, vừa đưa vào vừa xoay nhẹ, khi đầu tăm bông chạm vào đầu connector của card quang thì dừng lại, xoay nhẹ tăm bông 1vòng rồi sau đó rút ra. Làm lại bước 3 tối thiểu 2 lần.  Bước 4: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 

    3.4. Bảo dưỡng ODF. Bước 1: Mở nắp đậy ODF Bước 2: Kiểm tra xem sợi cáp (cable) có được cố định chặt vào ODF không, nếukhông phải cố định lại cho chặt 

    Bước 3: Sắp xếp lại dây nhảy quang trong ODF cho gọn, đẹp, an toàn, không cósợi nào bị uốn cong với đường kính nhỏ hơn 5 cm. Bước 4: Mở khay đựng ống nung.Bước 5: Sắp xếp lại ống nung, dây quang (nếu cần), đảm bảo ống nung không bịtuột khỏi khe cài, dây quang trong ODF được đi gọn, chắc chắn, không có dâynào bị uốn cong với đường kính nhỏ hơn 5 cm. Bước 6: Đóng khay đựng ống nung. Bước 7: Đóng nắp đậy ODF. Nếu phải bảo dưỡng đầu connector, coupler trongODF thì có thể đóng nắp đậy sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục công việc. Bước 8: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị. 

    3.5. Bảo dưỡng dây nhảy quang. Bước 1: Đi gọn dây nhảy quang theo đúng vị trí thiết kế, kiểm tra sợi để đảm bảokhông có đoạn uốn cong đường kính nhỏ hơn 5 cm, sợi không bị dập, không cóvết thắt. Bước 2: Kiểm tra việc đánh nhãn trên dây nhảy quang, nếu nhãn bị mờ, hoặcchưa có, hoặc đánh sai thì đánh lại nhãn. 

    hơn 5 cm. ngnung được gàichắc chắn vàokhe đặt ống nung 

    trên khay

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    23/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    Bước 3: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị. 

    Kiểm tra công suất phát, thu thực tế của các card quang. 4.1. Kiểm tra công suất phát quang. 

    Bước 1: Kiểm tra xem card quang làm việc ở bước sóng nào (thông thường cardquang làm việc ở bước sóng 1310 nm hoặc 1550 nm), điều chỉnh máy đo côngsuất quang về bước sóng đó, đặt đơn vị đo là dBm. Bước 2: Lấy 1 sợi dây nhảy quang đảm bảo chất lượng (đã qua kiểm tra), 1 đầucắm vào cổng phát (Tx) của card quang, 1 đầu cắm vào máy đo công suất quang Bước 3: Ghi lại công suất thu trên máy đo.

    Chú ý: yêu cầu HĐH truyền dẫn đặt chế độ ALS on cho card để card luôn phát tín hiệuquang.

    Bước 4: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị.

    4.2. Kiểm tra công suất thu thực tế của card quang Bước 1: Rút dây nhảy quang đang cắm vào cổng thu (Rx) của card quang Bước 2: Cắm đầu dây nhảy quang đó vào máy đo công suất quang để đo. Chú ýđặt bước sóng đo giống như bước sóng phát của card quang đối diện (card đangkết nối với card đang đo), đơn vị đo là dBm. Bước 3: Ghi lại giá trị đo được, so sánh với chỉ tiêu kỹ thuật của card. Nếu giá trịđo được thấp hơn ngưỡng Overload của card từ 5 dB trở lên và lớn hơn độ nhạythu của card từ 3 dB trở lên là đạt yêu cầu (Sensitivity + 3 ≤ P (dBm) ≤ Overload –  5). Nếu nằm ngoài dải này thì tùy điều kiện thực thế có thể sửa ngay hoặc ghi

    lại để sửa sau. Bước 4: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 

     Nếu giá trị đo

    được sai khácdưới 1 dB so vớigiá trị lý thuyếtthì đạt yêu cầu,nếu sai khác trên1 dB thì tùy vào

    điều kiện cụ thểmà trực HĐHtruyền dẫn sẽquyết định tiếp

    tục sử dụng haythay thế card mới 

    4Tuần tra bảovệ tuyến cápquang

    1. Tu n tra bảo vệ tuy n cáp treo - Bước 1. Tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2. Công tác chuẩn bị.- Bước 3. Thực hiện tuần tra bảo vệ 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    24/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    * Ki m tra độ căng chùng các khoảng vượt của tuy n cáp. * Kiểm tra độ cao an toàn của tuyến cáp. 

    Tuyến cáp treo vượt qua các công trình kiến trúc phải đảm bảo được độ cao tốithiểu (tính từ vị trí thấp nhất của cáp)

    Tuyến cáp treo ADSS treo trên cột điện lực phải đảm bảo khoảng cách thẳng đứngnhỏ nhất cho phép giữa cáp quang với dây dẫn điện không nhỏ hơn giới hạn theoTuyến cáp treo số 8 treo trên cột điện lực phải đảm bảo khoảng cách thẳng đứngnhỏ nhất cho phép giữa cáp quang với dây dẫn điện không nhỏ hơn giới

    * Kiểm tra cột, măng xông, gông kẹp, treo, néo cáp, bộ chống xoắn cáp. Kiểm tra độ an toàn cột (cột trồng của Viettel, cột trao đổi với EVN, VNPT) bằngtrực quan: đảm bảo cột vững chắc, không bị nghiêng, đảm bảo cột không có nguycơ gãy, đổ ảnh hưởng đến tính an toàn tuyến cáp. Kiểm tra độ an toàn của các măng xông: đảm bảo măng xông được cuộn gọngàng, bó chắc chắn và đúng kỹ thuật đảm bảo không bị nước vào trong măngxông.

    Kiểm tra tính chắc chắn, thẩm mỹ của gông, kẹp đối với các tuyến cáp treo số 8:đảm bảo gông không bị lệch, kẹp chắc chắn, không bị tuột khỏi cáp. Kiểm tra tính chắc chắn, thẩm mỹ của các bộ gông, bộ néo, bộ treo đối với cápADSS: đảm bảo gông, treo, néo không bị lệch. Đối với các tuyến cáp ADSS treo các khoảng vượt ≥ 200m thì yêu cầu NVTTBV phải kiểm tra bộ chống xoắn: đảm bảo mỗi bộ treo, néo có đủ 2 bộ chốngxoắn.

    * Kiểm tra biển báo, việc phát quang tuyến cáp. 

    Kiểm tra phát quang của tuyến cáp: đảm bảo cây cối, các vật kiến trúc không bám, phủ lên tuyến cáp. Biển báo cáp phải chắc chắn, được sơn rõ ràng, đảm bảo các vị trí tuyến cáp vượtđường phải có biển báo. 

    - Bước 4: Bảo quản, củng cố tuyến cáp. * Căng chỉnh độ chùng tuyến cáp:

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    25/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    Khi độ chùng tuy n cáp s 8 và cáp ADSS vượt quá chỉ tiêu kỹ thuật thì ti n hành cănglại cáp như sau: 

    Căng chỉnh cáp số 8: có thể sử dụng tời cáp, một đầu của tời được cố định vào cộttreo cáp, đầu còn lại phần bàn kẹp của tời bắt chặt vào dây giường của cáp, sau khi

     bắt chặt thì nới lỏng thanh kẹp cáp, tiến hành tời từ từ cho đến khi đạt yêu cầu vềđộ chùng của cáp, vít lại thanh kẹp cáp ở vị trí mới sao cho tuyến cáp giữ được độcăng.Căng chỉnh cáp treo ADSS: phải sử dụng néo để tiến hành căng cáp, sau khi cố địnhtời hoặc kìm (mụp) với cáp và cột, tiến hành nới lỏng ở những cột sử dụng treo, saukhi kéo căng cáp lần lượt cố định treo và néo cáp để cố định cáp ở vị trí vừa kéocăng.

    * Nâng, hạ độ cao tuyến cáp  Nâng độ cao tuyến cáp: khi độ cao tuyến cáp vượt các loại kiến trúc không đạt thìtiến hành nâng độ cao tuyến cáp nếu có thể, chú ý phải đảm bảo khoảng cách an

    toàn so với các đường dây dẫn điện của đoạn tuyến cáp sau khi nâng. Trước tiêntiến hành tháo gông, kẹp, bộ treo, bộ néo đoạn tuyến cần nâng độ cao. Tiến hànhlắp gông lên vị trí mới, rồi căng chỉnh lại tuyến cáp.  Hạ độ cao tuyến cáp: khi khoảng cách an toàn tuyến cáp so với các đường dâydẫn điện vượt quá quy định thì tiến hành hạ độ cao tuyến cáp. 

    * Chỉnh lại phụ kiện: gông, kẹp, bộ treo, bộ néo. Việc tiến hành chỉnh phụ kiện đối với gông, bộ néo thì cũng cần phải hạ đoạn cápxuống sau đó lắp lại gông, néo, căng chỉnh lại đoạn cáp. * Phát quang tuyến cáp, thay biển báo  cáp, cố định lại măng xông 

     NV TTBV phải thực hiện phát quang các tuyến cáp khi có cây cối che, phủ tuyếncáp, trong quá trình thực hiện phát cây đặc biệt chú ý đảm bảo an toàn cho cáp,tránh yếu tố chủ quan gây gãy, dập, đứt cáp. Tiến hành thay các biển báo đã bị han rỉ, mờ sơn, bổ sung các biển báo cho các vịtrí vượt đường, qua khu công nghiệp (nếu không có) vv…  NV TTBV phải thực hiện ngay việc treo lại măng xông tuyến cáp khi có hiện

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    26/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    tượng măng xông bị tuột ra khỏi gông C1, bị tuột khỏi cuộn cáp, treo không ch cchắn. Yêu cầu NV TTBV phải treo măng xông đảm bảo phần đầu và phần cổmăng xông được cố định chắc chắn vào bó cáp, vị trí măng xông được cố địnhnằm ngang phía trên cuộn cáp, vuông góc với thân cột đảm bảo nước mưa không

    thể thấm được vào măng xông.* Củng cố lại cột nghiêng. 

    Đối với cột trao đổi với đối tác ngoài như EVN, VNPT khi phát hiện cột nghiêngcần thông báo cho các đơn vị bạn kịp thời củng cố, trường hợp cột có nguy cơ bịđổ, NV TTBV phải liên hệ báo với Cụm để có người trực bảo vệ và sẵn sàng ứngcứu thông tin. Đối với cột trồng của Viettel: khi phát hiện cột nghiêng có nguy cơ bị đổ NVTTBV phải báo cáo Cụm để cử lực lượng phối hợp xử lý, vận dụng linh hoạt các biện pháp để đảm bảo an toàn cho tuyến cáp như: cáp ra khỏi cột đảm bảo trườ nghợp xấu nhất cột đổ tuyến cáp vẫn an toàn, sau đó chống đỡ tạm thời cột bằng

    thang, cột gỗ, thực hiện gia cố bằng cách trồng lại cột, néo cột, trồng cột mới, đốivới các vị trí địa thế yếu có thể trồng cột đôi....  

    - Bước 5: Ghi nhật ký –  Tổng hợp báo cáo kết quả. - NV TTBV phải ghi chép sổ sách thật chi tiết, đầy đủ:

    + Ghi nhật ký: BM04/HD.02.TD.17.+ Tổng hợp bảo quản củng cố tuyến cáp treo: BM02/HD.02.TD.17 

    - Báo cáo kết quả Tuần tra bảo vệ theo mẫu biểu BM05/HD.02.TD.17  + Hàng tuần Cụm Kỹ thuật phải báo cáo về cho Chi nhánh. + Hàng tháng Chi nhánh báo cáo về TTKV- VTNet

    Thời gian và đấu mối báo cáo xem “Quy định về công tác Tuần tra bảo vệ tuyến cápQĐ.02.TD.04”. - Bước 6: Rút kinh nghiệm- Tổ chức rút kinh nghiệm (nếu cần thiết) 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    27/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    2. Tu n tra bảo vệ tuy n cáp chôn- Bước 1: Tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Công tác chuẩn bị. - Bước 3: Thực hiện tuần tra bảo vệ 

    * Kiểm tra việc phát quang tuyến cáp. Đảm bảo dọc theo tuyến cáp chôn, tuyến cáp cống bể phải được phát quang,k hông để cây cối mọc dọc tuyến cáp che các cột mốc, bể cáp gây khó khăn cho công táctuần tra bảo vệ, khai thác tuyến cáp. * Kiểm tra các bể cáp, các cột mốc dọc tuyến. 

    Kiểm tra các tấm đan của bể cáp, thành bể phải lành lặn, không sứt mẻ, không bịvỡ, bong tróc, bể cáp không bị ngập nước, cáp trong bể phải được cuộn gọn gàng,vị trí đặt măng xông phải khô ráo, chắc chắn không bị ngập nước. Kiểm tra số lượng các cột mốc tuyến, đảm bảo cột mốc sạch sẽ, không bị che lấp,không bị gãy, đổ, sơn cột mốc phải rõ ràng, không bị mờ. 

    * Kiểm tra rãnh cáp dọc tuyến. Đảm bảo rãnh cáp dọc tuyến không bị sụt, lún, bị thiếu đất. Rãnh cáp dọc tuyếnkhông bị tác động, ảnh hưởng từ các công trình xây dựng đang thi công khác. Các vị trí qua cầu đảm bảo ống sắt luồn cáp không bị han rỉ, biến dạng, các vị tríkhớp nối ống, đai đỡ ống chắc chắn không bị hở. Các vị trí đổ bê tông phủ ống sắt, phủ ống hai mảnh, phủ ống PVC Φ110.. đảm bảo bê tông không bị bong tróc, ống không bị hở lên trên mặt đất. 

    - Bước 4: Bảo quản, củng cố tuyến cáp chôn.* Phát quang dọc tuyến cáp: phát quang các cây cối che phủ rãnh cáp dọc tuyến đặc biệt các vị trí cột mốc, bể cáp, đảm bảo thuận lợi trong công tác tuần tra, khai thác tuyếncáp.

    * Củng cố rãnh cáp dọc tuyến: Bổ sung phần đất rãnh chôn cáp bị hụt do bị trôi, sụt lún đất.Sơn lại các ống sắt bị han rỉ, thay thế các đai bảo vệ ống sắt luồn cáp bị hư hỏng.  Đổ bê tông phủ lại các vị trí bê tông bị bong tróc làm hở ống luồn cáp.  

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    28/29

     

    TT Công việc  Cách làm Chú ý

    * Bảo quản b cáp, măng xông tại b cáp:Vá lại các vết bong tróc tại thành bể, các tấm đan của bể cáp, trường hợp tấm đan bị vỡ không vá được cần bổ sung thay thế tấm đan khác. Trường hợp bể bị ngập nước cần tát hết nước khỏi bể, kiểm tra lại măng xông

    nếu bị ngập nước cần dốc hết nước ra khỏi măng xông, bịt kín lại các lỗ hổ ngnước có thể chui vào măng xông bằng silicon hoặc cao su non (chú ý khi tácđộng vào măng xông phải được sự đồng ý của Hệ điều hành truyền dẫn). Trường hợp bể cáp bị thấp so với mặt đường ... cần phải xây nâng cao bể cáp. 

    * Cuộn gọn lại cáp dự trữ trong bể, cố định măng xông tại vị trí cao, đảm bảo măngxông không bị ngập khi nước vào bể.  * Bảo quản tuyến cống bể: cần thực hiện thông ống luồn cáp bằng cuộn ghi, đảm bảoống luồn cáp không bị tắc, đối với các ống luồn cáp chưa sử dụng cần bịt lại tạm thời.  * Bảo quản, củng cố các cột mốc cảnh báo: 

    Sơn lại các cột mốc bị mờ, lau chùi, rửa sạch các cột mốc bị bùn vấy bẩn.  Chôn lại các cột mốc bị đổ, bổ sung các cột mốc cảnh báo tại những nơi giao cắtđường, qua khu đông dân cư, qua các khu công trường đang xây dựng.... 

    - Bước 5: Ghi nhật ký –  Tổng hợp báo cáo kết quả. - NV TTBV phải ghi chép sổ sách thật chi tiết, đầy đủ:

    + Ghi nhật ký: BM04/HD.02.TD.17.+ Tổng hợp bảo quản củng cố tuyến cáp chôn: BM03/HD.02.TD.17 

    - Báo cáo kết quả Tuần tra bảo vệ theo mẫu biểu BM05/HD.02.TD.17  + Hàng tuần Cụm Kỹ thuật phải báo cáo về cho Chi nhánh tỉnh. + Hàng tháng Chi nhánh tỉnh báo cáo về TTKV- VTNet

    Thời gian và đấu mối báo cáo xem “Quy định về công tác Tuần tra bảo vệ tuyến cápQĐ.02.TD.04”. - Bướ c 6: Rút kinh nghiệm- Tổ chức rút kinh nghiệm (nếu cần thiết). 

  • 8/18/2019 1.TL Truyen Dan Quang _NV Truyen Dan_2!3!2011

    29/29

     

    c)  Tài liệu tham khảo Quy trình bảo dưỡng tuyến cáp, thiết bị quang QT.00.KC.47.Hướng dẫn bảo dưỡng tuyến cáp quang HD.00.KC.37.Quy định về công tác Tuần tra bảo vệ tuyến cáp QĐ.02.TD.04. Hướng dẫn về công tác tuần tra bảo vệ tuyến cáp HD.02.TD.17.