15
A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI A. Dàn bài học thuộc I. Sự phân chia thành các nhóm nước II. ________________________________________ III. _______________________________________ B. Nội dung bài học I. Sự phân chia thành các nhóm nước - Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, chia thành 2 nhóm nước: Nhóm nước phát triển có: ______________________________________________ ___________________________________________________________________ Nhóm nước đang phát triển có: _________________________________________ - Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country - NIC) _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________ II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội các nhóm nước Các chỉ tiêu Nước phát triển Nước đang phát triển GDP và GDP/người Tỷ trọng GDP Tuổi thọ trung bình Chỉ số HDI Trình độ phát triển kinh tế - xã hội * Ghi chú: - GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product). - FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment). - HDI: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index). Điểm Nhận xét của GV

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA

CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC

CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

A. Dàn bài học thuộc

I. Sự phân chia thành các nhóm nước

II. ________________________________________

III. _______________________________________

B. Nội dung bài học

I. Sự phân chia thành các nhóm nước

- Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, chia thành 2 nhóm nước:

Nhóm nước phát triển có: ______________________________________________

___________________________________________________________________

Nhóm nước đang phát triển có: _________________________________________

- Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country - NIC)

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________

II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội các nhóm nước

Các chỉ tiêu Nước phát triển Nước đang phát triển

GDP và GDP/người

Tỷ trọng GDP

Tuổi thọ trung bình

Chỉ số HDI

Trình độ phát triển

kinh tế - xã hội

* Ghi chú: - GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product).

- FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment).

- HDI: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index).

Điểm Nhận xét của GV

III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Thời gian: cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.

Đặc trưng: xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.

Bốn trụ cột:

- Công nghệ vật liệu.

- Công nghệ năng lượng.

- Công nghệ thông tin.

- Công nghệ sinh học.

Ảnh hưởng

- Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước

chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ.

- Xuất hiện nền kinh tế tri thức.

- Đặt thế giới trước nhiều vấn đề toàn cầu.

Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đồng thời hình thành

nền kinh tế tri thức - nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao.

DẶN DÒ HỌC SINH

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

BÀI TẬP

Câu 1. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang

phát triển) là

A. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.

B. Đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.

C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2. Các nước phát triển có đặc điểm là

A. GDP bình quân đầu người cao. B. Đầu tư ra nước ngoài nhiều.

C. Chỉ số HDI ở mức cao. D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 3. Đặc điểm của các nước đang phát triển là

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.

B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

Câu 4. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.

B. Khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.

C. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp.

D. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.

Câu 5. Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia được coi là nước công nghiệp mới (NICs) là

A. Hàn Quốc, Xin - ga - po, In - đô - nê - xia, Braxin.

B. Xin - ga - po, Thái Lan, Hàn Quốc, Ác - hen - ti – na.

C. Thái lan, Hàn Quốc, Braxin, Ác - hen - ti – na.

D. Hàn Quốc, Xin - ga - po, Braxin, Ác - hen - ti – na.

Câu 6. Trong tổng giá trị xuất, nhập khẩu của thế giới, nhóm các nước phát triển chiếm

A. 50% B. 55% C. Gần 60% D. Hơn 60%

Câu 7. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển là

A. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao.

B. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao.

C. Giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao.

D. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp.

Câu 8. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là

A. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức thấp.

B. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức thấp.

C. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức cao.

D. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức cao.

Câu 9. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là

A. Công nghệ có hàm lượng tri thức cao.

B. Công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất.

C. Chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

D. Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.

Câu 10. Tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển

kinh tế - xã hội

A. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao.

C. Thay đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên

phạm vi toàn cầu.

D. Các ý kiến trên.

Câu 11. Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

A. Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

B. Công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

C. Công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.

D. Công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

Câu 12. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian

A. Giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. B. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

C. Giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. D. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.

Câu 13. Nền kinh tế tri thức có một số đặc điểm nổi bật là

A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là

chủ yếu; tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn.

B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân

tri thức là chủ yếu; tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn.

C. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là

chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn.

D. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là

chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn.

Câu 14. Nền kinh tế công nghiệp có một số đặc điểm nổi bật là

A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là

chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.

B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động,

công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.

C. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động,

công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.

D. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là

chủ yếu, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn trong nền kinh tế.

Câu 15. Tiêu chí nào sau đây không dùng để phân chia thế giới thành hai nhóm nước:

các nước phát triển và các nước đang phát triển?

A. tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người).

B. sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên.

C. chỉ số phát triển con người (HDI).

D. tỉ suất tử vong của trẻ sơ sinh.

BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA - KHU VỰC HÓA KINH TẾ Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền

kinh tế; đồng thời, tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới.

A. Dàn bài học thuộc

I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

1. Biểu hiện

2. Hệ quả

II. _________________________________________

1. _______________________________________

2. _______________________________________

B. Nội dung bài học.

I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

1. Biểu hiện

a. Thương mại thế giới phát triển mạnh

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng to lớn

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Hệ quả

Điểm Nhận xét của GV

- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc

tế.

- Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu - nghèo; cạnh tranh giữa các nước.

II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

a. Nguyên nhân hình thành

Các quốc gia có những nét tương đồng về vị trí địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục

tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết thành tổ chức riêng để có thể cạnh tranh với các liên kết

kinh tế khác.

b. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR…

2. Hệ quả

a. Tích cực

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

b. Tiêu cực

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

DẶN DÒ HỌC SINH

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

BÀI TẬP

Câu 1. MERCOSUR là viết tắt của tổ chức A. liên minh châu Âu. B. thị trường chung Nam Mĩ. C. hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. D. hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 2. APEC là viết tắt của tổ chức A. liên minh châu Âu. B. hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. C. thị trường chung Nam Mĩ. D. diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 3. EU là viết tắt của tổ chức A. liên minh châu Âu.

B. thị trường chung Nam Mĩ. C. hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. D. diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 4. Đâu là vấn đề tiêu cực mà khu vực hóa kinh tế đặt ra cần được giải quyết A. tự do hóa thương mại. B. tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia. C. thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. D. thu hút vốn đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ.

Câu 5. Việt Nam không có mặt trong tổ chức A. ASEAN. B. WTO. C. EU. D. APEC. Câu 6. Quốc gia nào sau đây chưa phải là thành viên của ASEAN ? A. Việt Nam. B. Campuchia. C. Lào. D. Đông Timo. Câu 7. Biểu hiện nào sau đây không phải của toàn cầu hóa kinh tế

A. đầu tư nước ngoài giảm. B. thương mại thế giới phát triển mạnh. C. thị trường tài chính quốc tế mở rộng. D. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng to lớn.

Câu 8. Tổ chức nào chi phối đến 95% hoạt động thương mại thế giới A. WHO. B. WTO. C. APEC. D. NAFTA.

Câu 9. Những tổ chức giữ vai trò quan trọng trong thị trường tài chính quốc tế mở rộng A. EU, WB. B. IMF, WB. C. IMF, WTO. D. WTO, NAFTA.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với công ty xuyên quốc gia A. chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. B. có mặt chủ yếu ở các nước đang phát triển. C. có phạm vi hoạt động trên nhiều quốc gia. D. nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn.

Câu 11. Đâu là mặt tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế? A. đẩy nhanh đầu tư. B. tăng cường sự hợp tác quốc tế C. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. D. thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Câu 12. Nguyên nhân của việc hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là A. liên kết nhằm mục đích tạo sức mạnh thôn tính các khu vực yếu hơn. B. do sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh ở các khu vực trên thế giới.

C. có nét tương đồng về vị trí địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.

D. do sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh ở các khu vực trên thế giới, có nét tương đồng về vị trí địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.

Câu 13. Tổ chức nào sau đây nhiều số lượng thành viên nhất tính đến năm 2005 A. EU. B. APEC. C. NAFTA. D. MERCOSUR.

Câu 14. Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về mặt A. xã hội. B. môi trường. C. kinh tế. D. nhiều lĩnh vực.

Câu 15. Thành viên thứ 150 của WTO là A. Trung Quốc. B. Campuchia. C. Liên bang Nga. D. Việt Nam.

Câu 16. NAFTA là viết tắt của tổ chức A. liên minh châu Âu. B. thị trường chung Nam Mĩ. C. hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. D. diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 17. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở

lĩnh vực nào sau đây?

A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Xây dựng. D. Dịch vụ

Câu 18. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để

A. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. B. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực. C. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại. D. Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên.

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

Cùng với việc bảo vệ hòa bình, nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức

mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường…gây ra những

hậu quả nghiêm trọng.

A. Dàn bài học thuộc

I. ________________________________________

1. ______________________________________

2. ______________________________________

II. Môi trường

1. ______________________________________

2. Suy giảm đa dạng sinh học

III. _______________________________________

B. Nội dung bài học

I. Dân số

1. Bùng nổ dân số

- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX (6,5 tỉ người - năm 2005,

đến 2012 là 7 tỉ người, năm 2020 là 7,8 tỷ người)

- Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Biểu hiện:

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.

+ Chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới.

Hậu quả: gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và tài nguyên

môi trường.

2. Già hóa dân số

- Dân số thế giới ngày càng già đi. Biểu hiện:

+ Tuổi thọ trung bình ngày càng cao.

+ Tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi ngày càng giảm, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi ngày càng tăng.

- Sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển.

Hậu quả: thiếu hụt lao động trong tương lai, tốn kém chi phí phúc lợi xã hội.

Điểm Nhận xét của GV

II. Môi trường

Biến đổi khí hậu toàn cầu và

suy giảm tầng ozon Ô nhiễm nguồn nước

ngọt, biển và đại dương Suy giảm đa dạng

sinh học

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

III. Một số vấn đề khác

- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố là mối đe dọa trực tiếp đến hòa bình và ổn định thế giới.

- Hoạt động kinh tế ngầm, buôn bán vận chuyển vũ khí, ma túy, dịch bệnh... DẶN DÒ HỌC SINH

______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________

BÀI TẬP

Câu 1. Nhóm nước nào sau đây chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của

thế giới

A. nhóm nước NIC. B. nhóm nước phát triển.

C. nhóm nước đang phát triển. D. nhóm nước kém phát triển.

Câu 2. Già hóa dân số gây ra hậu quả nào sau đây

A. dẫn tới bùng nổ dân số.

B. gây ô nhiễm môi trường.

C. làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong tương lai.

D. thiếu hụt lao động trong tương lai, tốn kém chi phí phúc lợi xã hội.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000 - 2005. (Đơn vị: %)

Nhóm tuổi 0 - 14 tuổi 15 - 64 tuổi Từ 65 tuổi trở lên

Đang phát triển 32 63 5

Phát triển 17 68 15

Cho biết nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số gì?

A. cơ cấu dân số già. B. cơ cấu dân số trẻ. C. cơ cấu dân số ổn định. D. cơ cấu dân số trung bình.

Câu 4. Từ bảng số liệu ở câu 3, chọn biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước, giai đoạn 2000 - 2005 A. biểu đồ cột. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ miền.

Câu 5. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra A. ở hầu hết các quốc gia. B. chủ yếu ở các nước phát triển. C. chủ yếu ở các nước đang phát triển. D. chủ yếu ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

Câu 6. Chất thải công nghiệp làm tăng lượng CO2 trong khí quyển gây ra hiện tượng gì? A. mưa axit. B. thủng tầng ozon. C. biển thoái. D. hiệu ứng nhà kính.

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ozon

A. do mưa axit. B. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu. C. do xả thải trực tiếp vào ao hồ chưa qua xử lí. D. hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đã đưa vào khí quyển một lượng lớn CO2 và CFCs.

Câu 8. Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển đại dương

A. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu.

B. nước thải qua xử lí rồi đưa xuống sông rạch.

C. thuốc trừ sâu, phân hóa học từ các đồng ruộng.

D. chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý đổ ra sông, hồ.

Câu 9. Nguyên nhân chính của sự suy giảm đa dạng sinh học là do

A. khí hậu biến đổi nhanh.

B. nhiệt độ Trái Đất tăng.

C. thời tiết không ổn định.

D. khai thác thiên nhiên quá mức của con người.

Câu 10. Nguyên nhân làm tầng ozon mỏng dần, và lỗ thủng tầng ozon ngày càng mở rộng là

A. khí thải CFCs. B. khí thải CH4.

C. khí thải CO2. D. khí thải NO2.

Câu 11. Biện pháp nào sau đây không khuyến khích trong bảo vệ tính đa dạng sinh học

A. lập sách đỏ.

B. quy định lại việc săn bắt.

C. lập các vườn quốc gia và khu bảo tồn.

D. xây dựng các khu nghỉ dưỡng trong vườn quốc gia, khu bảo tồn.

Câu 12. Dân số thế giới tăng nhanh nhất vào

A. đầu thế kỉ XX B. nửa sau của thế kỉ XX.

C. cuối thế kỉ XX. D. cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.

Câu 13. Đâu không phải là vấn đề mang tính toàn cầu

A. già hóa dân số. B. đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh.

C. khủng bố bằng vũ khí sinh hóa học. D. xung đột sắc tộc và tôn giáo.

BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI Dân số: 1.367 tỷ người (năm 2021)

Diện tích: 29661703 km2 .

A. Dàn bài học thuộc

I. Một số vấn đề về tự nhiên

II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội

III. ____________________________________

__

B. Nội dung bài học

I. Một số vấn đề về tự nhiên

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội

- Tỉ suất sinh cao nên dân số tăng nhanh.

- Tuổi thọ trung bình thấp.

- Dịch bệnh HIV.

- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục.

- Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.

=> Cần sự giúp đỡ của thế giới về y tế, giáo dục, lương thực chống đói nghèo và bệnh tật.

III. Một số vấn đề kinh tế

- Đa số các nước châu Phi đều là những nước nghèo (chiếm 1,9% GDP thế giới năm 2004).

- Nguyên nhân: do sự thống trị qua nhiều thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, xung đột

sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước, trình độ dân trí thấp, ......

- Những năm gần đây, kinh tế đang phát triển theo hướng tích cực, đạt tốc độ

tăng trưởng GDP khá cao.

BÀI TẬP

Điểm Nhận xét của GV

Câu 1. Xahara là sa mạc thuộc châu lục nào?

A. Châu Á. B. Châu Úc. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ.

Câu 2. Những vấn đề cấp bách về tự nhiên cần giải quyết ở châu Phi là

A. xung đột sắc tộc, tôn giáo.

B. hoang mạc hóa, di cư bất hợp pháp.

C. sử dụng hợp lí tài nguyên và thủy lợi.

D. chiếm > 2/3 tổng người nhiễm HIV trên thế giới.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Một số chỉ số về dân số của châu Phi, năm 2005

Châu lục Tỉ suất sinh thô (%o) Tỉ suất tử thô (%o)

Châu Phi 38 15

Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)

A. 2%. B. 2.1%. C. 2.3%. D. 2,5%.

Câu 4. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan

A. hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan.

B. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan.

C. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô.

D. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô.

Câu 5. Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của châu Phi

A. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.

B. khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn.

C. khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác quá mức.

D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.

Câu 6. Theo số liệu thống kê năm 2005, tuổi thọ trung bình của dân số châu Phi là

A. 49 tuổi. B. 52 tuổi. C. 56 tuổi. D. 65 tuổi.

Câu 7. Tình trạng sa mạc hoá ở châu Phi chủ yếu là do

A. mực nước ngầm hạ thấp. B. chiến tranh.

C. lục địa châu Phi mở rộng. D. khai thác rừng quá mức.

Câu 8. Châu Phi chiếm 14% dân số thế giới nhưng tập trung tới

A. 1/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới.

B. 1/2 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới.

C. gần 2/4 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới.

D. hơn 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới.

Câu 9. Nhận xét đúng nhất khi so sánh một số chỉ tiêu về dân số châu Phi với thế giới vào năm

2005 là

A. tỉ suất sinh thô thấp hơn, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên và tuổi thọ cao hơn.

B. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô cao hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình thấp hơn.

C. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô thấp hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình cao hơn.

D. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên cao hơn và tuổi thọ trung bình thấp hơn.

Câu 10. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu

A. cận nhiệt. B. ôn đới. C. khô nóng. D. nóng ẩm.

Câu 11. Châu lục có số người nhiễm HIV cao nhất là

A. châu Mĩ. B. châu Á. C. châu Phi. D. châu Âu.

Câu 12. Số dân thế giới năm 2020 là 7.8 tỷ người. Dân số châu Phi chiếm 17.5% dân số

thế giới. Vậy dân số châu Phi là

A. 1365000000. B. 136500000.

C. 13650000. D. 1365000.

Câu 13. Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã

A. Mang lại lợi nhuận cho các nước có tài nguyên.

B. Mang lại lợi nhuận cao cho người lao động.

C. Mang lại lợi nhuận cao cho các công ty tư bản nước ngoài.

D. Mang lại lợi nhuận cho một nhóm người lao động.

Câu 14. Đâu không phải là nguyên nhân về kinh tế - xã hội làm cho nền kinh tế châu Phi kém

phát triển

A. trình độ dân trí thấp.

B. nhà nước quản lí yếu kém.

C. khí hậu khô nóng, tài nguyên khai thác bừa bãi.

D. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.

Câu 15. Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do

A. Tỉ suất tử thô rất thấp. B. Quy mô dân số đông nhất thế giới.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. D. Tỉ suất gia tăng cơ giới lớn.

Câu 16. Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là

A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.

B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.

C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

D. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.