24
PHÂN TÍCH DÒNG NĂNG LƯỢNG VẬT CHẤT VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÂN ĐAN LAI TRONG VÙNG LÕI RỪNG QUỐC GIA PÙ MÁT. ĐẦU RA, ĐẦU VÀO, CHÍNH SÁCH VÀ TÁC ĐỘNG. Nhóm 5 lớp MTA K55 1. Đoàn Thị Tố Uyên - 553094 2. Nguyễn Thanh Mai -553051 3. Nguyễn Thị Hương -553030 4. Phan Thị Ngọc Ánh -552991 6. Kim Vũ Mai Hương -553029 7. Phạm Tố Nga -553056 8. Nguyễn Phạm Hạnh Dung -552997 9. Nguyễn Thị Hồng Nhung -553065 10. Phạm Văn Khoa -553032

Bài Báo Cáo STNV

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tài liệu sinh thái nhân văn

Citation preview

Page 1: Bài Báo Cáo STNV

PHÂN TÍCH DÒNG NĂNG LƯỢNG VẬT CHẤT VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÂN ĐAN LAI TRONG VÙNG LÕI RỪNG QUỐC GIA PÙ MÁT. ĐẦU RA, ĐẦU VÀO, CHÍNH SÁCH VÀ TÁC ĐỘNG.

Nhóm 5 lớp MTA K551. Đoàn Thị Tố Uyên - 553094 2. Nguyễn Thanh Mai -5530513. Nguyễn Thị Hương -5530304. Phan Thị Ngọc Ánh -5529916. Kim Vũ Mai Hương -5530297. Phạm Tố Nga -5530568. Nguyễn Phạm Hạnh Dung -5529979. Nguyễn Thị Hồng Nhung -55306510. Phạm Văn Khoa -553032

Page 2: Bài Báo Cáo STNV

I. ĐẶT VẤN ĐỀTộc người Đan Lai là một nhóm ít người được xếp vào dân tộc Thổ - một trong những dân tộc thiểu số nhất Việt Nam, trước kia sinh sống chủ yếu ở đầu nguồn khe Khặng (bản Cọ Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) – thuộc địa phận Rừng Quốc gia Pù Mát. Hiện nay, do chính sách của nhà nước tác động nhằm bảo tồn thiên nhiên, di dân phát triển kinh tế, giáo dục, y tế,... nên giờ đây chỉ còn 3 bản nhỏ người Đan Lai nằm trong vùng lõi của Rừng Quốc gia.

Tộc người Đan Lai trong Rừng Quốc gia Pù Mát phân bố ở những nơi sâu xa nhất, có thể gọi là “thâm sơn cùng cốc” với địa hình hiểm trở, cách danh giới Rừng Quốc gia xa nhất tới 45km theo đường chim bay. Bao quanh bản nhỏ là dòng sông nước cuồn cuộn chảy siết quanh năm, hay có lũ vặt vào chiều và tối khi mùa nước lên. Có thể nói, con người nơi đây gần như xa cách với bên ngoài, dường như “nội bất xuất, ngoại bất nhập”

Page 3: Bài Báo Cáo STNV

Thêm vào đó, nguồn gốc của người Đan Lai ban đầu là dòng họ La bị bạo chúa miền Hoa Quân (Thanh Chương, Nghệ An) tiêu diệt, họ tìm vào rừng sâu chạy trốn, tới nơi “ sơn cùng thủy tận” mới dám dừng chân “cắm bản”, vừa tồn tại, sinh sống vừa chống lại quan quân đang truy lùng. Vì vậy nên từ xưa người Đan Lai đã ít trao đổi với bên ngoài và các dân tộc khác, đời sống ẩn dật và kết hôn trực hệ. Từ những có điều trên, ta nhận thấy cuộc sống của người Đan Lai trong vùng lõi phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái tự nhiên Rừng Quốc gia Pù Mát. Ngày nay, tuy chính sách nhà nước tác động làm thay đổi ít nhiều đời sống nhân dân Đan Lai, nhưng vẫn không thể phủ nhận hoàn toàn điều trên. Khi nghiên cứu dòng năng lượng, vật chất, thông tin bao gồm đầu ra, đầu vào, chính sách tác động với đối tượng nghiên cứu là người dân Đan Lai trong vùng lõi, ta thấy rằng có một mối liên hệ mật thiết giữa hệ xã hội người dân Đan Lai ở đó với hệ tự nhiên Rừng Quốc gia Pù Mát. Đó là một đặc điểm rất thú vị và tương đối khác biệt so với hệ xã hội của các dân tộc khác ở Việt Nam.

Page 4: Bài Báo Cáo STNV

II. NỘI DUNGSƠ ĐỒ DÒNG NĂNG LƯỢNG VẬT CHẤT VÀ THÔNG TIN

Rừng quốc

gia Pù Mát

Hệ xã hội

người Đan Lai

Năng lượng Mặt trời

Sông suối

Đất đai

Động vật (thực phẩm, thuốc)

Thực vật (thực phẩm, thuốc,

cây cảnh)

Gỗ

Các hệ

khác

Chính sách

Đạo đức

Văn hóa

Kinh tế

P/triển Ktế

Bảo vệ rừng

Giáo dục, y tế

Hành vi

Ý thức

Phong tục

Trình độ hiểu biết

Buôn bán

Khai thác

Sản xuất nông nghiệp

Tác động tiêu cực, tích cực

Tác động tiêu cực, tích cực (Đầu ra)

Đầu ra

T/đổi VC, NL, TT

vào

Đầu

Page 5: Bài Báo Cáo STNV

Đồi ,rừng

Đất Gỗ Lâm sản Động vật

Làm nương, nơi sinh sống và hoạt

động

Làm nhà,lấy củi đôt, trao đổi hàng

hóa

Săn bắt, làm thức

ăn,trao đổi

Thức ăn, trao đổi hay

để bán

1. Dòng vật chất

Page 6: Bài Báo Cáo STNV

a.Đầu vào:

Dòng vật chất bắt nguồn từ tài nguyên rừng được chuyền từ hệ tự nhiên sang hệ xã hội và sang các hệ khác thông qua hoạt động chuyển hóa của con người tạo thành các dạng vật chất khác nhau, tùy mục đích sử dụng.

-Người dân Đan Lai khai thác các sản phẩm từ núi rừng như khai thác gỗ, săn bắt động vật, hái lượm sản phẩm từ thực vật,...nhằm duy trì cuộc sống hàng ngày và phục vụ việc trao đổi buôn bán, phát triển kinh tế.

- Đất tự nhiên qua hoạt động khai hoang làm nương dãy đã được chuyển hóa thành đất nông nghiệp, từ đất nông nghiệp có lương thực thực phẩm. Qua hoạt động trao đổi, người dân Đan Lai lại có được những sản phẩm khác phục vụ đời sống.

Page 7: Bài Báo Cáo STNV

Phát rừng làm nhà, ổn định cuộc sống.

Hoạt động hái lượm diễn ra thường xuyên trên Con Cuông

Page 8: Bài Báo Cáo STNV

- Chăn nuôi: được chú trọng từ rất sớm. Vật nuôi chính là trâu, bò, gà, lợn. Nguồn thức ăn chủ yếu được cung cấp từ tự nhiên là chính. -Sông suối: còn cung cấp nguồn thức ăn như cá tôm cho người dân Đan Lai.Cả đàn ông, đàn bà, trẻ con đều có những cách riêng của giới mình, tuổi mình để săn bắt cá tôm. + Đàn bà cũng đi câu nhưng cần câu ngắn và một cái rổ to+ Đàn ông dùng thuyền đánh lưới, đi câu

Page 9: Bài Báo Cáo STNV

- Dân trí, trình độ thâm canh: thấp, còn rất lạc hậu do bắt đầu canh tác muộn và hạn chế tiếp xúc với thông tin khuyến nông, do nằm sâu trong rừng Pù Mát nên không có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài,công cụ lao động thô sơ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên… VD: Ngày xưa, đất nương dốc không bón phân, không làm đất chỉ chọc lỗ rồi tra hạt. Dụng cụ săn bắt là cung tên, nỏ tự chế...-Kinh tế: +Cơ sở hạ tầng không có gì ngoài 1 công trình thủy lợi nhỏ, giao thông vận tải kém phát triển. Nhà xây rất tạm bợ bằng tre nứa và lợp lá. +Hình thức trao đổi hàng hóa vật lấy vật vẫn phổ biến.-Tổ chức xã hội: có sự phân công lao động: việc tổ chức sản xuất và phân công lao động trong nông hộ thực hiên theo nguyên tắc giới và tuổi khá rõ nét. VD: làm nông cả đàn ông và đàn bà đều tham gia công việc đồng áng, nương rẫy. Trẻ con thì chăn trâu, trông em, giúp cha mẹ những công việc vặt khác .

Page 10: Bài Báo Cáo STNV

Đầu ra là các sản phẩm khác sau quá trình chuyển hóa từ lâm sản có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người, có thể chuyển sang hệ khác và các tác động khách quan: -Người Đan Lai, chặt gỗ từ rừng quốc gia sau đó gỗ được làm nhà, đem bán hoặc đổi lấy các đồ dùng vật dụng khác;1 bó củi to lấy 1 lưỡi mác đi săn hay đi đâm cá v.v… -Lâm sản thường được mang ra Môn Sơn hay các bản làng khác của người Thái, người Kinh trong vùng để đổi lấy thứ họ cần.VD: Mật ong trước kia chỉ dùng để ăn, không bán thì ngày nay đã được bán cho những thương nhân người Thái, Kinh vào mua.

b. Đầu ra và mối quan hệ với các hệ khác

* Đất sau khi được phát quang làm nương, rẫy sẽ trồng lúa, khoai và sắn cung cấp nguồn thức ăn .

Page 11: Bài Báo Cáo STNV

-Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện,ổn định, mức sống cao hơn. Có của ăn của để, kinh tế có chiều hướng phát triển.Tạo thành bản làng.

-Động vật được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng,sức kéo,phân bón cho cây trồng…=> Những hoạt động của người Đan Lai đã biến đổi đầu vào của hệ tự nhiên thành hệ nông nghiệp

Page 12: Bài Báo Cáo STNV

-Suy giảm đa dạng sinh học-Mất rừng, xói mòn đất, thiên tai ...

Đốt nương làm rẫy ở vườn quốc gia

Từ khi có các chính sách,thành lập khu bảo tồn, cuộc sống của người dân Đan Lai được cải thiện hơn. Họ đã biết giao lưu, buôn bán với xã hội ở bên ngoài ,trình độ nhận thức tăng .Cuộc sống không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên như trước nữa.

Page 13: Bài Báo Cáo STNV

2. Dòng năng lượng

Sơ đồ dòng năng lượng (Đầu ra, đầu vào)

Năng lượng Mặt trời

Thực vật

Sinh vật tiêu thụ bậc thấp

Sinh vật tiêu thụ bậc cao

Con người

Môi trường

Môi trường

Page 14: Bài Báo Cáo STNV

a. Dòng năng lượng sinh thái: nguồn năng lượng duy trì các hoạt động của hệ sinh thái là năng lượng mặt trời và năng lượng trong lòng đất (nhiệt độ trái đất, năng lượng hóa thạch, năng lượng phóng xạ). Dòng năng lượng bắt đầu từ năng lượng mặt trời gọi là dòng năng lượng sinh thái.

Mối quan hệ của dòng năng lượng trong HST

Page 15: Bài Báo Cáo STNV

b. Đầu vào: Sinh vật tự dưỡng (thực vật) lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời tổng hợp lên các chất hữu cơ trong cơ thể thực vật và được các sinh vật tiêu thụ bậc thấp (thỏ, côn trùng, chuột,..) sử dụng. Các sinh vật ăn thực vật này lại được các sinh vật tiêu thụ bậc cao hơn (hổ, báo gấm, lợn,...). Sau đó lại được người Đan Lai trong quá trình hái lượm, săn bắn sử dụng.

Page 16: Bài Báo Cáo STNV

Rừng săng lẹ - thuộc Rừng Quốc gia Pù Mát (Ảnh do rừng Quốc gia Pù Mát cung cấp)

Page 17: Bài Báo Cáo STNV

Động vật Rừng Quốc gia Pù Mát

Page 18: Bài Báo Cáo STNV

c.Đầu ra: -Dòng năng lượng này giảm dần qua các mắt xích, một phần

mất đi qua quá trình đồng hóa thức ăn, hô hấp, một phần tồn tại trong thức ăn không sử dụng được. VD: Quá trình hô hấp, bài tiết của động vật, thực vật...

-Quá trình con người khai thác các sản phẩm từ động vật thực vật trong rừng Pù Mát để trao đổi hàng hóa cũng làm cho dòng năng lượng một phần đi ra các hệ khác. VD: Mật ong, nấm, dược liệu, hương liệu,....

d. Ảnh hưởng tới các hệ khác:

-Tích cực: +Làm cho dòng năng lượng trong hệ luôn được lưu thông.

+Góp phần cải thiện đời sống người dân Đan Lai, tác động tích cực làm biến đổi hệ sinh thái nông nghiệp, hệ kinh tế bao gồm sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản và trao đổi buôn bán.

-Tiêu cực: Làm hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên.

Page 19: Bài Báo Cáo STNV

3. Dòng thông tinDòng thông tin là sự trao đổi các chức năng của dòng vật chất và năng lượng, phụ thuộc vào sự vận động của dòng vật chất và dòng năng lượng.a.Trao đổi vật chất, thông tin. - Sự trao đổi vật chất, thông tin giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ xã hội chủ yếu là nhờ người dân Đan Lai khai thác các sản phẩm của rừng. Đó là sản phẩm của tự nhiên như (mật ong,song mây, măng tre, cây thuốc, củ nâu, mộc nhĩ…). Qua mua bán trao đổi thông tin lại được truyền sang các hệ sinh thái khác.Hình thức: + Trao đổi vât lấy vật: ( 40 cây nứa to lấy 1 con dao, 20 cây nứa đại lấy 1 kg muối...).thường người Đan Lai – Lý Hà thường nhờ dòng nước Khe Khặng đem ra Môn Sơn hay bản làng khác của người Thái, Kinh. + Trao đổi thông qua tiền: nhiều người Thái, Kinh mang hàng vào bán và mua nông sản. Tuy nhiên hình thức này còn hạn chế. Từ 2002 vật nuôi (lợn) đã được mang ra trao đổi còn trâu bò thường bán ra ngoài.

Page 20: Bài Báo Cáo STNV

- Do địa hình khá cách trở nên việc giao tiếp, phát triển, trình độ học vấn của người dân Đan Lai ngày càng tụt hậu so với Người dân Kinh, Thái và Đan Lai ngoài vùng đêm…và sự hạn chế thể hiện ở trình độ, hành vi ý thức của họ trong các vấn đề về kinh tế, hiểu biết chung, y tế,...

-Trình độ thâm canh thấp do bất đầu canh tác muộn và hạn chế tiếp xúc với thông tin khuyến nông. Người Đan Lai trong vùng lõi chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng nên còn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Riêng chỉ có người dân ở Châu Sơn là có sự phát triển hơn.

b. Việc khai thác, buôn bán gỗ, động vật quí hiếm. - Hoạt động khai thác rừng ở đây rất phổ biến. Không chỉ cố người

dân mà còn có người ngoài vào khai thác (họ coi bản như là nơi nghỉ chân). Người dân cũng học được cách khai thác sử dụng phương tiện hiện đại hơn.

- Tuy sống trong rừng nhưng người Đan Lai hưởng lợi từ rừng ít hơn người ngoài do chịu ảnh hưởng từ chính sách bảo tồn của nhà nước, do bị phụ thuộc vào thương lái và không nắm được nhu cầu của thị trường.

Page 21: Bài Báo Cáo STNV

c. Giáo dục, y tế:

-Giáo dục: Từ khi được nhà nước quan tâm, bản làng Đan Lai đã ấm no hơn, đời sống người dân được cải thiện, giáo dục đã đưa cái chữ tới bản làng, đã mang lại kiến thức cho người dân trong nhiều lĩnh vực. Nhờ các tiến bộ trong việc canh tác lúa nước, chăn nuôi khoa học mà bớt đói nghèo, nhờ hiểu biết mà hạn chế được nhiều hủ tục trong nếp văn hóa người Đan Lai hơn.

VD: Di chuyển chuồng chăn nuôi xa nhà ở, hiểu biết về tác hại của tảo hôn, kết hôn trực hệ, sinh đẻ kế hoạch,...

-Y tế: Không chỉ đơn thuần đem lại sức khỏe cho người dân, y tế còn đem lại nếp sống mới tích cực như biết giữ vệ sinh cơ thể, thực phẩm, nước uống, nơi ở, nơi công cộng,..., hiểu biết phòng ngừa 1 số dịch bệnh và thói quen chữa bệnh ở trạm y tế thay vì tập tục cúng bái tại gia đình.

=>Đem thông tin tới làm cải thiện đời sống người Đan Lai

Page 22: Bài Báo Cáo STNV

Phát triển y tế và nâng cao trình độ canh tác nông nghiệp (xen canh) làm cho đời sống người Đan Lai được cải thiện

Page 23: Bài Báo Cáo STNV

d. Một số chính sách tác động.

-Chính sách di dân và năm 1996-1997 thành lập khu BTTN,

cấm khai thác các sản phẩm của rừng, tổ chức khai thác gỗ bị cấm,diên tích đất nương rẫy giảm mạnh, năm 2000 còn 75ha đến năm 2004 chỉ còn 18,6 ha khiến cho họ không thể trồng trọt được. Dẫn đến họ tập trung vào khai thác tài nguyên làm cho hệ tự nhiên càng bị suy thoái. Rõ ràng cần có sự hài hòa giữa hệ tự nhiên với hệ xã hội.

-Từ năm 2001, khu BTTN chính thức chuyển thành Rừng Quốc gia Pù Mát. Để bảo vệ thiên nhiên, nhà nước đưa ra chính sách di dân tái định cư cho các hộ gia đình người Đan Lai ra khỏi vùng Rừng Quốc gia làm cho từ năm 2002 tới nay, chỉ còn 3 bản người Đan Lai còn lại trong vùng lõi Vườn Quốc gia và càng bị tách biệt với bên ngoài. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,...của vùng này.

Page 24: Bài Báo Cáo STNV

III. KẾT LUẬN

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, cuộc sống người dân Đan Lai trong vùng lõi đã được cải thiện ít nhiều, tuy nhiên ảnh hưởng của thiên nhiên vẫn là ảnh hưởng lâu dài, mối quan hệ qua lại giữa tự nhiên và con người vẫn rất to lớn. Nhưng con người ngày càng làm cho sự đa đạng, sức mang của thiên nhiên ngày càng bị suy giảm, đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Vì vậy cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa việc phát triển người dân Đan Lai trong vùng lõi với việc bảo tồn thiên nhiên.