116
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2013 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2014

Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2013

VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2014

Page 2: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013

BÁO CÁO

Tổng kết công tác thông tin và truyền thông năm 2013và triển khai nhiệm vụ năm 2014

PHẦN THỨ NHẤT TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2013

Năm 2013, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa được ổn định và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, tình hình nợ xấu của các ngân hàng và tình trạng kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp khiến nguy cơ mất ổn định nền kinh tế vĩ mô tăng cao. Dự báo đúng tình hình, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện chính sách tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện thể chế; tăng cường tiềm lực quốc phòng và thế trận quốc phòng toàn dân; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và đối thoại chiến lược. Do đó, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được phục hồi; quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia được bảo đảm; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ của các Bộ, ngành, địa phương; cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ, công chức, viên chức toàn Ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác năm 2013, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành TTTT trên các mặt trận chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và góp phần cùng đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2013

1. Công tác quản lý nhà nước

1.1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Hành lang pháp lý tiếp tục được mở rộng, phát triển. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông được hoàn thiện thêm một bước, nhiều văn bản mới được ban hành giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống xã hội đang đòi hỏi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, tạo thuận lợi để ngành TTTT tiếp tục phát triển. Bộ đã hoàn thiện và trình để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

2

Page 3: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

ban hành 19 văn bản, trong đó có 07 nghị định của Chính phủ, 12 quyết định của Thủ tướng Chính phủ (xem Phụ lục I).

Năm 2013, Bộ đã trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 21 đề án thuộc Chương trình công tác năm 2013, 14 đề án phát sinh ngoài Chương trình (xem Phụ lục II). Trong đó 08 đề án trình Chính phủ, 25 đề án trình Thủ tướng Chính phủ và 02 đề án trình Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Các văn bản trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Năm qua, Bộ đã tập trung hoàn thiện dự thảo Luật An toàn thông tin theo Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII. Các nghị định, quyết định mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành góp phần tăng cường hoạt động quản lý nhà nước trên cả 5 lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT).

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng là cơ sở pháp lý quan trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý về Internet; thúc đẩy phát triển Internet; tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp; phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các Bộ, ngành trong công tác quản lý, đồng thời tăng cường vai trò, vị trí và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý Internet và thông tin trên mạng.

Nghị định số 140/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 quy định rõ việc tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra chuyên ngành TTTT, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước của Bộ và các Sở TTTT. Sự phát triển của báo chí, xuất bản trong thời gian qua đã tạo ra một số hành vi mới phát sinh cần được quy định; nhiều trường hợp vi phạm cần phải có mức xử phạt hành chính mới, đủ sức răn đe, phòng ngừa. Xuất phát từ thực tế đó, ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành số Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Từ năm 2007 đến nay, Chính phủ đã ban hành 09 Nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện góp phần rất lớn trong công tác quản lý nhà nước. Qua 6 năm thực hiện, trước những biến đổi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng hội tụ công nghệ, việc xây dựng nghị định mới bao gồm cả 04 lĩnh vực trên sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thực hiện tốt hơn nữa công tác thanh tra chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Vì vậy, ngày 13/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện để thay thế toàn bộ các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trước đây trong các lĩnh vực này.

3

Page 4: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Sau khi Luật CNTT được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006, mặc dù khái niệm Khu CNTT tập trung đã được thể chế hóa, nhưng các văn bản hướng dẫn có liên quan còn thiếu, làm nảy sinh nhiều bất cập. Từ thực tế đó, sau nhiều năm triển khai xây dựng, ngày 08/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2013/NĐ-CP quy định về khu CNTT tập trung. Nghị định ra đời sẽ giải quyết vấn đề quy hoạch các Khu CNTT tập trung trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là quy trình đầu tư thành lập, mở rộng, công nhận mô hình quản lý các Khu CNTT tập trung.

Thời gian gần đây, hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam gặp những khó khăn nhất định trong việc triển khai sử dụng chứng thư số và chữ ký số nước ngoài. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thuận lợi tại Việt Nam và đáp ứng nhu cầu kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, cải thiện môi trường kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp phương thức phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, Bộ đã tham mưu kịp thời cho Chính phủ ban hành Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007.

Sau 2 năm triển khai xây dựng và hoàn thiện, dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TTTT đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ được hoàn thiện, triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Thời gian vừa qua, việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được các cấp, các ngành và dư luận xã hội hết sức quan tâm. Sau 6 năm thực hiện, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được ban hành theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ có một số nội dung không còn phù hợp. Do vậy, Bộ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mới tại Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 nhằm đưa công tác phát ngôn và phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí đạt hiệu quả cao hơn, bảo đảm quyền được thông tin của tổ chức, công dân, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong xã hội.

Ngày 20/11/2012, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật xuất bản số 19/2012/QH13 và Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013. Để việc triển khai thi hành Luật xuất bản thống nhất, cũng như tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực thi các biện pháp quản lý, điều hành của Chính phủ đối với hoạt động xuất

4

Page 5: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

bản, ngày 11/6/2013, Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản.

Qua hơn 10 năm thực hiện, Nghị định số 61/2002/NĐ-CP về chế độ nhuận bút đã có nhiều bất cập. Để tạo điều kiện cho hoạt động báo chí, xuất bản phát triển hơn nữa, dự thảo Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản được Bộ xây dựng và trình Chính phủ. Nghị định nhằm cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, pháp luật của nhà nước về báo chí, xuất bản; quy định về bản quyền, quyền tác giả; cơ chế tài chính đối với các loại hình báo chí, nhà xuất bản; đảm bảo nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và thù lao của những người có liên quan.

Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được triển khai thực hiện hơn 3 năm, có tác dụng đưa các hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT đi vào nề nếp, có hiệu quả thiết thực, tuy nhiên cũng đã bộc lộ một số hạn chế, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện các nội dung của Nghị định số 102/2009/NĐ-CP để ban hành một Nghị định mới. Bộ đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn nhà nước để phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính và ứng dụng CNTT.

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ. Sau gần 10 năm thành lập, hoạt động của Quỹ đã cụ thể hóa chủ trương của Nhà nước về cung cấp vụ viễn thông công ích; phổ cập dịch vụ viễn thông trên phạm vi cả nước, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Trên cơ sở đánh giá kết quả triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2006-2010 và thực tế hoạt động của Quỹ giai đoạn hiện nay, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định mới thay thế Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg.

- Các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ

Năm 2013, Bộ đã ban hành 21 thông tư và thông tư liên tịch (xem Phụ lục III). Trong đó có 11 thông tư thuộc lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện; 3 thông tư quy định về hoạt động ứng dụng CNTT. Đặc biệt, sự ra đời của Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT quy định về hoạt động của Điểm Bưu điện - Văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định vị trí pháp lý của Điểm Bưu điện - Văn hóa xã là “cánh tay nối dài” của Bưu điện Việt Nam tới các cơ sở, vùng sâu, vùng xa; là điểm phục vụ thuộc mạng bưu chính công cộng do Nhà nước giao cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) xây dựng, duy trì, quản lý để cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích và các dịch vụ kinh doanh khác.

5

Page 6: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

1.2. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Trong năm qua, nhiều cơ chế chính sách mới đã được Bộ tập trung triển khai nghiên cứu xây dựng và thể chế hóa thành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tạo ra mục tiêu, định hướng phát triển cho toàn ngành TTTT trong thời gian tới.

Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bộ chủ động tổ chức và phối hợp cùng các cơ quan Đảng, Quốc hội, đoàn thể tổng kết thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta từ nay đến năm 2020, trên cơ sở tổng kết thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW, Bộ đã xây dựng, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, tạo nền tảng phương thức phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm định hướng, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và bằng CNTT.

Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/10/2005 tại Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg đến nay đã hết hiệu lực. Việc xây dựng chiến lược thông tin mới góp phần định hướng phát triển tư tưởng, văn hóa cho toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Xác định rõ tầm quan trọng đó, Bộ đã xây dựng, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định rõ những quan điểm, định hướng phát triển thông tin trong giai đoạn mới và đề ra những giải pháp phù hợp để tiếp tục phát triển hệ thống thông tin trên cả nước.

Trong những năm qua, báo chí nước ta đã phát triển cả về số lượng, chất lượng và thời lượng theo hướng chuyên biệt hóa về nội dung, đa dạng hóa về thể loại; vừa làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, vừa tiến tới đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí của người dân. Căn cứ tình hình thực tế và xu hướng phát triển của báo chí, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch báo chí toàn quốc đến năm 2020.

Nhằm tạo điều kiện cho dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Việt Nam phát triển lành mạnh và bền vững, định hướng theo Quy hoạch chung của quốc gia, Bộ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020. Quy hoạch là cơ sở để quy định số lượng nhà cung cấp dịch vụ truyền hình tối ưu, mô hình hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả, hợp lý giữa các đơn vị truyền thông

6

Page 7: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

và viễn thông nhà nước, quản lý chất lượng dịch vụ và giá cước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Qua hơn 10 năm thực hiện Quy hoạch xuất bản giai đoạn 2001-2010, diện mạo, vị thế của hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nhiều thay đổi; năng lực sản xuất kinh doanh được tăng cường, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tiếp tục phát triển trong thời gian tới, Bộ đã xây dựng dự thảo Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 06/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, trong đó giao Bộ TTTT xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược này. Bộ đã khẩn trương xây dựng và tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020. Mục tiêu của Chương trình hành động là tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại; bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động, tránh sự chồng chéo của các Văn phòng đại diện thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài, tiếp theo Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại tại Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010, Bộ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1378/QĐ-TTg ngày 12/8/2013 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020. Quyết định ra đời giúp thông tin quốc tế được đưa vào Việt Nam một cách chính thống, đảm bảo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

Tại Hội nghị Thông tin Vô tuyến thế giới năm 2012, Thể lệ Vô tuyến điện đã được sửa đổi nên Việt Nam cũng cần phải có các sửa đổi phù hợp. Trước tình hình đó, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 71/2013/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia. Quy hoạch này là cơ sở quan trọng trong việc bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả phổ tần và xây dựng các quy hoạch tần số chi tiết; đáp ứng các nhu cầu về thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; phù hợp với các quy định mới của pháp luật quốc tế và đáp ứng nhu cầu phát triển thông tin vô tuyến của Việt Nam trong tương lai.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 và Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 về công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đây là sự tiếp tục quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước gắn

7

Page 8: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015.

Hướng tới việc tăng cường trao đổi, sử dụng văn bản điện tử nhằm chuyển đổi phương thức làm việc chủ yếu dựa trên giấy sang phương thức làm việc qua mạng, góp phần nâng cao tính hiệu quả, kịp thời, tiết kiệm, an toàn và tin cậy trong công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, Bộ đã dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ lộ trình thực hiện việc trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2013-2015. Văn bản này sẽ tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có định hướng rõ ràng khi xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện tăng cường trao đổi, sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động.

Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở đã và đang trở thành một xu thế trên thế giới, đặc biệt trong khu vực công - nơi an toàn thông tin được coi trọng hàng đầu. Hiểu rõ tầm quan trọng này, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước từ Trung ương tới địa phương giai đoạn 2013-2015.

Triển khai các nhiệm vụ được Chính phủ giao về công tác thông tin tuyên truyền, Bộ đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 phê duyệt Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm; Quyết định số 1536/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN để nâng cao nhận thức của người dân về ASEAN nói chung và từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN nói riêng; Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 05/11/2013 phê duyệt Đề án tuyên truyền về an toàn giao thông giai đoạn 2013-2015. Ngoài ra, nhiều đề án đã được trình Thủ tướng Chính phủ như Đề án tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho các đối tượng thanh niên để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Đề án tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng đến năm 2020 để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Đề án truyền thông về xây dựng xã hội học tập trên cơ sở Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020. Thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ TTTT, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định về việc quản lý hoạt động mua, bán tin kinh tế chuyên ngành nước ngoài tại Việt Nam để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Đẩy mạnh quan hệ quốc tế, bổ sung vào quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga, Bộ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết

8

Page 9: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

định số 2022/QĐ-TTg ngày 05/11/2013 về việc ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực thông tin liên lạc, CNTT và truyền thông đại chúng. Được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ đã thay mặt Chính phủ đàm phán và dự thảo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Bê-la-rút về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Các Hiệp định ra đời sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập và triển khai các hoạt động hợp tác liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông của Việt Nam với Liên bang Nga và Bê-la-rút. Ngoài ra, Bộ cũng đã dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê chuẩn các sửa đổi, bổ sung Văn kiện Đại hội Liên minh bưu chính thế giới lần thứ 25.

Ngoài việc tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch mới, Bộ đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều quyết định quan trọng nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông như: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPost; Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC giai đoạn 2012-2015; Chỉ thị và Chương trình hành động triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong toàn ngành TTTT; Quyết định của Ban cán sự Đảng về 5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên ngành TTTT thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông giai đoạn 2013-2015 (xem Phụ lục III).

1.3. Công tác thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành

- Về báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại

Công tác quản lý thông tin và tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có tiến bộ hơn trước. Bộ thường xuyên chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; bám sát các sự kiện trong nước, quốc tế; chủ động thông tin rõ các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện tốt việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2013, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Tập trung thông tin về các nội dung, kết quả của Hội nghị lần thứ 7,

9

Page 10: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Kỳ họp thứ 5, 6 Quốc hội khóa XIII, công tác xây dựng pháp luật, nhất là việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai. Thông tin toàn diện về công tác bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo của nước ta. Tiếp tục tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các ngành, các cấp, các địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; uốn nắn những cách nhìn lệch lạc, đồng thời phản ảnh những ý kiến xây dựng, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để điều chỉnh những điểm chưa hợp lý; phân tích, đánh giá đúng mức về các sự kiện, vấn đề thời sự trong nước và quốc tế; quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước và con người Việt Nam với các nước trên thế giới… Qua đó, làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; nâng cao nhận thức, tăng cường thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; phản bác kịp thời những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội.

Các cơ quan báo chí đã tập trung truyền thông về những sự kiện, hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước. Thông tin, phản ánh toàn diện về những vấn đề xã hội, dư luận quan tâm như: công tác chuẩn bị cho kỳ thi các cấp; giá cả thị trường, đặc biệt là giá vàng, xăng dầu, điện; phòng, chống bão, lũ lụt, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống cháy, nổ; an toàn giao thông; an ninh, trật tự an toàn xã hội... Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách, những mô hình, điển hình tiên tiến, những thành quả đạt được. Đặc biệt, các cơ quan báo chí đã thông tin tốt về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lễ quốc tang, tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Đại tướng.

Tập trung thông tin, tuyên truyền về Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng ở cả trong nước lẫn quốc tế; phổ biến Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Triển khai hiệu quả các đề án tuyên truyền được Chính phủ giao như an toàn giao thông; an toàn vệ sinh lao động; Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; giáo dục an ninh - quốc phòng; nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu; phát triển nghề công tác xã hội; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm;... và các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tốt giao ban báo chí hàng tuần; Hội nghị Báo chí toàn quốc, Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc, Lễ trao giải Báo chí quốc gia năm 2013. Tổ chức tốt một

10

Page 11: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

số hội nghị quan trọng về nâng cao hiệu quả công tác quản lý trò chơi trực tuyến; nhiều lớp tập huấn cho phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí về các nội dung có liên quan đến phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố; đào tạo kỹ năng làm báo hiện đại cho đội ngũ phóng viên, cán bộ chuyên trách ở Trung ương và các tỉnh, thành phố; nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên về biển, đảo; các hội thi, giải thưởng về tuyên truyền an toàn giao thông, phòng, chống ma tuý;... Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí; kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh các thông tin sai lệch của một số cơ quan báo chí.

Năm 2013, thông tin đối ngoại từng bước khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động thông tin và truyền thông với việc đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020; triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020; xây dựng kế hoạch công tác thông tin đối ngoại của Chính phủ năm 2014. Tổ chức nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam như triển khai Chương trình phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong công tác thông tin - tuyên truyền và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới giai đoạn 2010-2020; thực hiện điều tra, khảo sát hệ thống tài liệu bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển, đảo và tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử tại 05 tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Khánh thành Cụm thông tin đối ngoại tại thác Bản Giốc, Cao Bằng; tiếp tục xây dựng cụm thông tin, truyền thông và tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu Tây Ninh, Quảng Bình và Lào Cai. Bên cạnh đó, Bộ đã tổ chức khảo sát, kiểm tra, đánh giá công tác thông tin đối ngoại tại các tỉnh và tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về thông tin đối ngoại, công tác người phát ngôn, công tác tuyên truyền biển, đảo. Công tác giao lưu và hợp tác quốc tế được thực hiện hiệu quả với việc tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho Lào; triển lãm sách, ảnh, báo chí, sản phẩm về thông tin đối ngoại với các nước. Tính đến tháng 11/2013, có 11.178 tin, bài của các hãng thông tấn, báo đài lớn trên thế giới đưa tin về Việt Nam trong đó có tiếng Anh, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha và Nhật.

- Về xuất bản, in và phát hành

Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành tiếp tục được tăng cường, góp phần giữ vững định hướng chính trị, ổn định xã hội; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc của nhân dân. Nội dung các xuất bản phẩm đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao văn hóa đọc của toàn xã hội, nhất là thế hệ trẻ. Bộ tập trung tuyên truyền và triển khai kế hoạch thi hành Luật xuất bản để nhanh chóng đưa Luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất bản ngày càng phát triển. Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 27/01/2003 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản,

11

Page 12: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới. Xây dựng kế hoạch tổ chức Triển lãm sách chào mừng 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách đặc thù cho hoạt động xuất bản, in, phát hành. Tăng cường phối hợp với Sở TTTT các tỉnh, thành phố trong cả nước đẩy mạnh và nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngay từ cấp cơ sở. Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, thanh tra, kiểm tra để nâng cao hiệu quả phối hợp quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành sách. Điều tra mạng lưới phát hành sách huyện nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Phối hợp với Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống in lậu cho Đội liên ngành các tỉnh, thành phố, nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành.

Việc triển khai kế hoạch nhà nước đặt hàng xuất bản phẩm; công tác đọc kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu, xác nhận kế hoạch xuất bản cho các nhà xuất bản, cấp các giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm cho các đơn vị phát hành được thực hiện đúng quy trình. Cục Xuất bản đã xác nhận đăng ký xuất bản 50.312 cuốn, 956.727.326 bản; nộp lưu chiểu 24.895 cuốn với 273.788.492 bản. Bộ đã chỉ đạo đẩy mạnh xuất bản các xuất bản phẩm bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới, hải đảo, khẳng định vị trí pháp lý của lãnh thổ đất nước đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các xuất bản phẩm có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; rà soát, chấn chỉnh quy trình xuất bản, trong đó chú trọng công tác biên tập, đọc duyệt nội dung và quy trình liên kết xuất bản. Đã đọc kiểm tra nội dung là 2.458 xuất bản phẩm; xử lý 108 cuốn sách vi phạm về nội dung và 101 cuốn sách vi phạm các quy định khác của Luật xuất bản. Các công ty phát hành sách đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm của các tầng lớp nhân dân. Cục Xuất bản đã xác nhận 1.071 giấy xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh cho 9/10 đơn vị có giấy phép hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nhập khẩu, bao gồm 112.567 tên sách, 64.394.564 bản sách, 19.850.804 băng đĩa; 33 giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, bao gồm 374 tên sách, 31.628 bản sách, 298 băng đĩa. Mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của việc kinh tế phục hồi chậm, nhưng các cơ sở in trong cả nước đã làm tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ giáo dục, đào tạo, văn hóa - xã hội. Đã cấp giấy phép hoạt động in cho 08 đơn vị; 30 giấy phép in gia công cho nước ngoài; cấp phép nhập khẩu 673 máy photocopy màu; cấp chuyển nhượng 312 máy photocopy màu.

Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất bản được triển khai sâu rộng, đảm bảo đúng kế hoạch đề ra, đáp ứng nhiệm vụ chính trị, ngoại giao của ngành xuất bản. Bộ thực hiện đầy đủ công tác báo cáo thường niên tình hình sử dụng mã số sách chuẩn quốc tế ISBN với tổ chức Mã số sách thế giới và tham dự Hội nghị thường niên Mã số sách chuẩn quốc tế ISBN 2013 tại New York - Hoa Kỳ. Ký kết

12

Page 13: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực xuất bản với Lào. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các xuất bản phẩm có giá trị về tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật và các cuộc triển lãm sách, hội chợ sách trong nước, quốc tế, nhất là Triển lãm sách kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Anh, Việt Nam - Nhật Bản. Tham gia tích cực các Hội chợ sách quốc tế tại Cuba, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức để quảng bá, giới thiệu sách Việt Nam với bạn bè quốc tế.

- Về bưu chính

Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính tiếp tục đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Một số chính sách mới được triển khai tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bưu chính có môi trường cạnh tranh lành mạnh, phân định rõ kinh doanh và nhiệm vụ công ích. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ, Bộ chỉ đạo, đôn đốc doanh nghiệp bưu chính rà soát, xây dựng, quy hoạch lại hạ tầng mạng bưu chính công cộng phù hợp với thực tiễn. Thực hiện tốt việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp 16 giấy phép và 22 xác nhận thông báo hoạt động bưu chính; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ bưu chính cho các doanh nghiệp, Sở TTTT các tỉnh, thành phố.

Bộ đã họp Hội đồng tư vấn tem quốc gia năm 2013; ban hành Chương trình phát hành Tem bưu chính năm 2014, 2015; phát hành 12 bộ tem bưu chính; tổ chức lễ phát hành đặc biệt 02 bộ tem phát hành chung với Pháp và Singapore. Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Hải quan về việc cấm nhập khẩu bộ tem Trung Quốc phát hành về quần đảo Hoàng Sa. Tổ chức tiêu hủy các bộ tem bưu chính hết thời hạn phát hành. Nhận bàn giao tổng thể và chi tiết kho tem bưu chính về trụ sở 18 Nguyễn Du để bảo quản và khai thác sử dụng. Trao giải Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 và phát động Cuộc thi viết thư lần thứ 43 với chủ đề “Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thế nào”.

Công tác quản lý dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) được tổ chức hiệu quả. Bộ đã phối hợp với Sở TTTT các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện kiểm tra, điều tra thống kê, giám sát chất lượng theo Quy chuẩn quốc gia về dịch vụ BCCI; khảo sát hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Thành lập Tổ công tác liên ngành giải quyết các vấn đề về điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Chỉ đạo triển khai các công việc liên quan đến điểm Bưu điện - Văn hóa xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ Dự án thí điểm “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill-Melinda Gates tài trợ tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã và thư viện công cộng; bàn giao trang thiết bị cho 16 tỉnh. Ký kết và triển khai Chương trình phối hợp công tác với Bộ Văn hóa, Thể

13

Page 14: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

thao và Du lịch về việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã tổ chức tiếp nhận và chỉ đạo VNPost phát huy mọi nguồn lực đảm bảo tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tăng cường làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để đề nghị hỗ trợ và cho phép VNPost cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thu hộ, chi hộ.

Tham gia các cuộc họp thường niên Hội đồng điều hành và Hội đồng khai thác bưu chính CA/POC 2013; Đại hội Liên minh bưu chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APPU) lần thứ 11; diễn đàn cấp cao về phát triển và đổi mới bưu chính khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

- Về viễn thông, Internet và tần số vô tuyến điện

Quản lý nhà nước về viễn thông tiếp tục phát triển theo hướng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tăng cường năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mới cho các doanh nghiệp. Bộ đã ban hành Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam; tích cực hoàn thiện chủ trương cấp phép thiết lập mạng viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; triển khai nghiên cứu giải pháp phát triển dịch vụ mới để người dân được tiếp cận sử dụng như các dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet di động (dịch vụ OTT). Trong việc cấp phép, quản lý thị trường và tài nguyên viễn thông, Bộ tiến hành rà soát tất cả các doanh nghiệp chưa triển khai các giấy phép đã được cấp trong 02 năm vừa qua và thực hiện xử lý, thu hồi, đặc biệt là giấy phép mạng di động ảo; thu hồi các kho số thuê bao cố định, di động, viễn thông và mã báo hiệu trong nước, mã điểm báo hiệu quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế, Bộ đã tổ chức Hội nghị Quan chức viễn thông và các nhà quản lý viễn thông ASEAN; Triển lãm quốc tế viễn thông và CNTT lần thứ 15 tại Việt Nam (Vietnam Telecomp 2013).

Công tác quản lý thuê bao trả trước, điều chỉnh giá cước dịch vụ viễn thông được thực hiện đúng định hướng, kế hoạch, góp phần quan trọng trong quá trình lành mạnh hóa thị trường, thúc đẩy phát triển nhanh hạ tầng mạng lưới và dịch vụ viễn thông, Internet. Chỉ đạo sát sao các doanh nghiệp viễn thông trong việc dừng triển khai các gói cước, các chương trình khuyến mại sai phạm; điều chỉnh giá cước thanh toán dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về, giá cước chuyển vùng quốc tế đối với thuê bao nước ngoài đến Việt Nam, giá cước dịch vụ dữ liệu thông tin di động 3G và xử lý các bộ xác định thuê bao trên thị trường. Công tác quản lý, đo kiểm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết bị viễn thông được triển khai kịp thời, không để tồn đọng, vướng mắc làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và thông tin phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cũng như phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn được thực hiện hiệu quả.

14

Page 15: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Tích cực triển khai thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020, Bộ đã ban hành Đề án thông tin, tuyên truyền và Kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2015. Thực hiện tốt công tác cấp phép đáp ứng hoạt động của các hệ thống thông tin vô tuyến. Cấp phép điện tử được mở rộng. Hoàn thành việc áp dụng chữ ký điện tử cho tất cả các mẫu giấy phép. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tần số vô tuyến điện được chú trọng. Đẩy mạnh phối hợp với Bộ đội biên phòng các tỉnh thành ven biển trong kiểm tra chấp hành các quy định về giấy phép sử dụng tần số đối với tàu cá. Công tác xử lý can nhiễu, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện đạt nhiều hiệu quả. Công tác hợp tác và phối hợp tần số quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng về phối hợp tần số biên giới, phối hợp quỹ đạo vệ tinh, hợp tác song phương và đa phương. Hoàn thành phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh với Lào; hoàn thành phối hợp tần số khu vực biên giới với Lào, Trung Quốc; tích cực chuẩn bị cho Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới WRC-2015 nhằm bảo vệ các quyền lợi của Việt Nam về tần số, quĩ đạo vệ tinh; tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng về thông tin vô tuyến và quản lý tần số giúp duy trì vị thế dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về công tác quản lý tần số. Tổ chức và điều phối tốt hoạt động của Uỷ ban Tần số vô tuyến điện quốc gia.

Quản lý tài nguyên Internet được thực hiện tốt, bảo đảm an toàn, an ninh và phát huy hiệu quả. Hệ thống trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia VNIX tiếp tục được hoàn thiện và phát triển mở rộng. Đẩy mạnh triển khai IPv6, ngày 06/5/2013, mạng IPv6 quốc gia chính thức được khai trương. Bên cạnh đó, Bộ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết giai đoạn 1 Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6; Hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam. Hoạt động cấp phát, quản lý tên miền được duy trì tốt, số lượng tên miền phát triển mới tăng ổn định. Thực hiện nghiêm công tác quản lý, sử dụng và giữ chỗ tên miền “.gov.vn” và tên miền có liên quan đến chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 20/11/2013, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức Hỗ trợ tên miền cấp cao mã quốc gia (ccNSO) thuộc Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ Internet quốc tế (ICANN).

Công tác thông tin nhân đạo được quan tâm, chỉ đạo triển khai và phát huy hiệu quả với việc xây dựng quy chế hoạt động của Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400; triển khai hiệu quả 12 chiến dịch nhắn tin ủng hộ các chương trình nhân đạo qua Cổng 1400, nhất là các chương trình ủng hộ đồng bào, chiến sĩ vùng biển đảo, đồng bào bị lũ lụt như: “Vì Trường Sa thân yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc”, “Kết nối biển Đông”, “Chung sức vì đồng bào miền Trung”...

- Về công nghệ thông tin

Hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và bằng CNTT, Bộ tiếp tục chú trọng chỉ đạo các mặt công tác quản lý nhà nước về

15

Page 16: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

ứng dụng, công nghiệp và an toàn thông tin nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn thông tin, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT, phát triển công nghiệp CNTT thành một ngành kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ mũi nhọn của đất nước.

Thực hiện chức năng cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án kiện toàn Ban chỉ đạo theo hướng thành lập Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu cho phù hợp với yêu cầu và tình hình mới. Tiếp tục tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành thông qua hoạt động của Ban điều hành triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Ban điều hành Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, Hội đồng giám đốc CNTT của các cơ quan trung ương và các địa phương. Hội đồng giám đốc CNTT và Ban điều hành đã tổ chức hiệu quả nhiều cuộc họp và các đoàn công tác để khảo sát, nắm bắt tình hình triển khai ứng dụng và phát triển CNTT ở một số Bộ, ngành, địa phương trọng điểm. Công tác triển khai các hoạt động phối hợp liên Bộ, ngành đã ký kết vào các năm trước như Chương trình phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc gắn kết giữa ứng dụng CNTT và cải cách hành chính, Chương trình phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về phát động phong trào thanh niên xung kích ứng dụng và phát triển CNTT… được thực hiện nghiêm túc, với nhiều hoạt động như: Hội thi tin học trong khối công chức - viên chức lần thứ I năm 2013, Hội thi tin học trẻ toàn quốc lần thứ 19 năm 2013… Công bố Sách trắng về CNTT-TT Việt Nam năm 2013 và Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhằm duy trì lợi thế, sức cạnh tranh và mức độ hấp dẫn của thị trường CNTT Việt Nam, Bộ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các dự án, hoạt động trong khuôn khổ các chương trình phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam theo Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 03/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức làm việc với đại diện Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp và có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Tài chính đề xuất hướng tháo gỡ những điểm bất cập trong chính sách thuế nhập khẩu linh kiện CNTT phục vụ sản xuất. Tiếp tục tổ chức đánh giá, hoàn thiện sản phẩm theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ địa phương triển khai ứng dụng phần mềm nguồn mở để phổ biến, nhân rộng. Kịp thời giải quyết thủ tục xác nhận kinh doanh sản phẩm CNTT, không để chậm trễ, tồn đọng.

Thực hiện nhiệm vụ được giao theo Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, một mặt, Bộ tổ chức triển khai nhiều dự án quan trọng nhằm hỗ trợ các địa phương; hoàn thiện và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án triển khai hệ thống tích hợp văn bản điện tử trên toàn quốc; nghiên cứu mô hình tổ chức và triển khai Trung tâm thông tin dữ liệu Chính phủ điện tử… Mặt khác, Bộ tích cực hỗ trợ cho các Bộ,

16

Page 17: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

ngành, địa phương xây dựng và triển khai nhiều đề án, hệ thống quan trọng như: Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài nguyên và môi trường… Tổ chức điều tra thực trạng và nguồn nhân lực để triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định về chữ ký số trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Cơ bản hoàn thành tổng hợp số liệu quyết toán cho các hợp đồng kinh tế trong khuôn khổ Đề án 112 về tin học hóa hành chính nhà nước để có thể sớm giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại của Đề án theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Song song với việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghiệp và nguồn nhân lực CNTT, công tác đảm bảo an toàn thông tin luôn được chú trọng. Bộ đã triển khai xây dựng Chương trình khung đào tạo về an toàn thông tin, tổ chức diễn tập quốc gia về điều phối ứng cứu sự cố máy tính lần đầu tiên với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, các Sở TTTT và các nhà cung cấp dịch vụ Internet trên toàn quốc. Thường xuyên hỗ trợ phân tích, khắc phục các điểm yếu an toàn thông tin và ứng cứu sự cố bị tấn công mạng cho Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và các Bộ, ban, ngành. Điều phối các doanh nghiệp ISP lớn và phối hợp với nhiều tổ chức nước ngoài để ngăn chặn tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vào các trang báo điện tử tại Việt Nam. Thực hiện tốt chức năng điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố máy tính trong toàn quốc và công tác phòng, chống thư rác, tin nhắn rác; cảnh báo kịp thời các vấn đề về website giả mạo, mã độc, tấn công thăm dò, từ chối dịch vụ, thay đổi giao diện.

Công tác triển khai Dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam được bảo đảm tiến độ theo đúng cam kết với Nhà tài trợ. Một số kết quả của dự án hoàn thành đã bước đầu có đóng góp tích cực, được cả đơn vị thụ hưởng và Nhà tài trợ đánh giá cao. Công tác thông tin và ứng dụng CNTT trong cơ quan Bộ được đẩy mạnh. Việc cung cấp, cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ được thực hiện thường xuyên và kịp thời, phản ánh rõ nét các hoạt động chỉ đạo, điều hành về thông tin và truyền thông trên cả nước. Theo thống kê, số lượt truy cập Trang thông tin điện tử của Bộ tăng hơn 41% so với năm 2012. Trang thông tin điện tử của Bộ tiếp tục dẫn đầu về cung cấp thông tin trong các Bộ, ngành và là một trong những trang tin đi đầu trong việc triển khai IPv6. Bộ đẩy mạnh việc ứng dụng chương trình eOffice vào công tác chỉ đạo, điều hành; phối hợp các Sở TTTT thử nghiệm liên thông các hệ thống quản lý văn bản và đã thực hiện liên thông thành công một số hệ thống quản lý văn bản với/giữa các Sở. Hình thức giao ban trực tuyến được áp dụng thường xuyên trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo.

- Công tác pháp chế

Thực hiện việc đăng ký và xây dựng luật, nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện công tác

17

Page 18: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

xây dựng văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Chính phủ, rà soát lại các đề án và xem xét các vấn đề mới phát sinh để đề nghị điều chỉnh, bổ sung; tuân thủ nghiêm các quy định về kiểm tra thực hiện văn bản và công việc được giao; kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn. Việc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ và có chất lượng.

Công tác thẩm định và tham gia góp ý kiến vào các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thường xuyên cùng với việc tiến hành kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành và địa phương ban hành có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chung của Nhà nước. Bộ đã trả lời gần 150 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ và tham gia góp ý kiến nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành.

Công tác rà soát và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật được triển khai tốt. Bộ đã ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu của Bộ TTTT; công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông hết hiệu lực thi hành; hoàn thành việc hợp nhất văn bản giai đoạn 1 theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 28/9/2012 và Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 07/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được chủ động thực hiện. Bộ đã ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2013. Tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Hội nghị phổ biến pháp luật về chữ ký số, chứng thực chữ ký số, CNTT và phòng, chống thư rác. Việc tổ chức phổ biến và giải đáp pháp luật cho các đối tượng quản lý nhà nước, đối tượng chịu sự quản lý và cơ quan thông tấn, báo chí đã định hướng sự hiểu biết pháp luật của các đối tượng này được thống nhất.

Hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngành đi vào nề nếp, có chất lượng và đạt hiệu quả thiết thực. Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành được đảm bảo thực hiện kiểm tra thường xuyên, đúng trình tự. Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về quyền con người trong Hiến chương ASEAN và các văn kiện ASEAN khác cũng được triển khai rà soát.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động và nghiệp vụ Thanh tra thông tin và truyền thông được hoàn thiện, tạo điều kiện cho công tác thanh tra ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Năm 2013, Bộ chỉ đạo các Sở TTTT thanh tra diện rộng trên toàn quốc đối với các thuê bao di động trả trước. Tăng cường công tác thanh tra hoạt động xuất bản, in, phát hành lịch blốc 2014. Xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2014 và tiếp tục triển khai Kế hoạch số

18

Page 19: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

2701/KH-BTTTT ngày 27/8/2009 về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Để tăng cường bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, Bộ đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho hàng trăm lượt cán bộ, công chức làm công tác thanh tra tại các Cục thuộc Bộ, các Sở TTTT và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên cả nước.

Việc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành được thực hiện thường xuyên, liên tục với các hình thức định kỳ và đột xuất. Bộ đã thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật tại 54 tổ chức, doanh nghiệp; thanh tra đột xuất 25 đơn vị, cá nhân; thanh tra hành chính 03 đơn vị; ban hành 99 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt hơn 03 tỉ đồng, thu hồi 1,8 tỉ đồng. Kết quả các cuộc thanh tra đảm bảo tính chính xác, trung thực. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, Thanh tra Bộ xử phạt trên 336 triệu đồng đối với cá nhân, doanh nghiệp vi phạm về khuyến mại, giảm giá cước, cung cấp SIM điện thoại di động vào mục đích trộm cước viễn thông, sử dụng tên miền không đúng quy định. Thanh tra và kiểm tra 41 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung đã phát tán tin rác, tin nhắn lừa đảo người sử dụng tải các phần mềm, trò chơi có nội dung khiêu dâm về điện thoại để trục lợi. Ra quyết định thu hồi với tổng số tiền trên 3,7 tỷ đồng và 22 đầu số. Trong việc triển khai thanh tra diện rộng công tác quản lý, đăng ký thuê bao di động trả trước, đến thời điểm hiện nay, đã xử phạt 29.264 trên tổng số 48.420 điểm đăng ký; tổng số tiền xử phạt trên 1,6 tỷ đồng, tịch thu trên 28.815 SIM thuê bao di động trả trước. Qua các cuộc thanh tra đột xuất, nhiều hành vi vi phạm như trộm cước viễn thông, phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung ứng dịch vụ chuyển phát hoặc phát hành xuất bản phẩm không có giấy phép… được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Công tác thanh, kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm, đúng pháp luật các trường hợp sai phạm, góp phần vào việc tăng cường hoạt động đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đồng thời cũng đóng góp được nhiều ý kiến với các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm hoàn thiện cơ chế, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tế.

Do làm tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý rõ ràng các vụ khiếu kiện nên tình hình khiếu nại, tố cáo giảm đáng kể so với năm 2012. Nội dung đơn thư khiếu nại, chủ yếu liên quan chất lượng và cung cấp dịch vụ viễn thông, thông tin đăng trên báo chí, bản quyền,... đã được chuyển đến các cơ quan chức năng để giải quyết dứt điểm. Công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm, góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lãng phí, phòng và chống tham nhũng.

- Công tác hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế

Năm 2013, Bộ tập trung vào nhiệm vụ đàm phán quốc tế về Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định CNTT mở rộng (ITA), triển

19

Page 20: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

khai công tác rà soát chính sách thương mại theo nghĩa vụ WTO và hỗ trợ xây dựng luật, chính sách như Luật an toàn thông tin, chương trình hành động của Chính phủ về truyền thông hướng tới thành lập cộng đồng ASEAN 2015, các chương trình hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Canada. Đẩy mạnh tham gia các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Tích cực triển khai hoạt động trong các ủy ban Liên chính phủ góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao cũng như tìm kiếm và tạo các kênh hỗ trợ doanh nghiệp của ngành TTTT thâm nhập và tiếp cận các thị trường tiềm năng.

Công tác xây dựng và triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế được đẩy mạnh. Bộ đã thay mặt Chính phủ ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông giữa Việt Nam và Belarus. Xúc tiến việc ký các Hiệp định Chính phủ với Agentina, Liên bang Nga và các thỏa thuận hợp tác cấp Bộ với Campuchia, Lào, Nhật Bản, Ấn Độ; ký kết Biên bản ghi nhớ về trao đổi hợp tác về tần số, an toàn an ninh thông tin, viễn thông, CNTT với các cơ quan, doanh nghiệp của Ấn Độ, Hàn Quốc và Liên bang Nga.

Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Bộ triển khai nhiều hoạt động góp phần tăng cường năng lực, quảng bá hình ảnh và huy động các nguồn lực trong việc phát triển ứng dụng, công nghiệp, đào tạo và an toàn an ninh thông tin trong khuôn khổ các dự án hợp tác với World Bank, Quỹ Bill-Melinda Gates, Trung tâm hợp tác CNTT Hàn Quốc, các tập đoàn Intel, Microsoft. Tăng cường vận động các tổ chức quốc tế UPU, APEC, ASEAN tài trợ cho các dự án phục vụ công tác của Bộ. Tích cực tìm kiếm và triển khai hiệu quả các nguồn tài trợ triển khai Chương trình máy tính cho cuộc sống.

Tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia sâu trong các hoạt động của các tổ chức quốc tế, đóng góp nhiều nội dung sáng kiến của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế thông qua việc chủ trì các nhóm công tác, nhóm nghiên cứu trong ITU, APT; nghiên cứu xây dựng phương án và nội dung để Việt Nam tham gia Hội nghị Toàn quyền ITU và Hội nghị Phát triển viễn thông thế giới ITU năm 2014; hoàn thành việc phê duyệt các văn kiện và triển khai các kết quả của Đại hội UPU lần thứ 25 ở cấp quốc gia. Trong lĩnh vực thông tin, Bộ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá về ASEAN từ nay đến năm 2015; triển khai những hoạt động của Tiểu ban Thông tin của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam.

Ngoài việc tiến hành rà soát các chính sách thương mại của Việt Nam lần đầu tiên tại WTO, xây dựng phương án cam kết phục vụ đàm phán Hiệp định TPP, Hiệp định ITA trong WTO, hoạt động hội nhập quốc tế còn được chú trọng triển khai thông qua việc tham gia trực tiếp các hiệp định thương mại đầu tư song phương và khu vực như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam - EFTA, Việt Nam và

20

Page 21: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan; các vòng đàm phán về xây dựng gói cam kết dịch vụ của Hiệp định tự do hóa dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định đầu tư toàn diện của ASEAN (ACIA).

Thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ tiết kiệm và cắt giảm chi phí trong quá trình triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế năm 2013. Bộ đã cử 273 đoàn tham dự hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế, các khóa đào tạo ở ngoài nước, giảm 58 đoàn so với năm 2012. Lãnh đạo Bộ có các chuyến công tác quan trọng tới Cuba, Haiti, Nga, Belarus, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Singapore, Úc, Israel, Hungary, Hoa Kỳ..., tham dự các hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông các nước ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Nhật Bản về an toàn mạng, Hội nghị thượng đỉnh về không gian mạng, Hội nghị thượng đỉnh về kết nối của ITU khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn viễn thông thế giới, Diễn đàn toàn cầu về chính phủ điện tử,... Bộ cũng đã tổ chức đón tiếp và làm việc với 114 đoàn khách quốc tế, trong đó có các đoàn cấp cao như đoàn Phó Chủ tịch quốc hội Lào; các đoàn Bộ trưởng của Niger, Sudan, Campuchia, Lào; các đoàn Thứ trưởng của Cuba, Bangladesh... Các chuyến thăm, đón tiếp và làm việc của Bộ đã định hướng hợp tác, nâng tầm quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các nước về thông tin và truyền thông.

- Công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản

Thực hiện chủ trương về tiết kiệm ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP của Chính phủ, Bộ tập trung chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách và đầu tư năm 2013 đảm bảo về nguyên tắc, tiến độ, thủ tục, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị rà soát, quản lý tài sản công theo đúng quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính; hướng dẫn các đơn vị tiết kiệm trong chi tiêu, mua sắm thiết bị văn phòng, tạm dừng trang bị ôtô mới; tăng cường công tác kiểm tra quyết toán ngân sách chi thường xuyên, chi khoa học công nghệ; điều hành tốt công tác thu phí, lệ phí và nộp ngân sách. Đồng thời, Bộ đã xây dựng, bảo vệ dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2014 và Kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2014. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai giám sát, quản lý các dự án đầu tư nhất là các dự án trọng điểm; phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu các dự án và báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu, giám sát đánh giá tổng thể đầu tư theo đúng quy định; tổ chức tốt Hội nghị giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ năm 2013.

Tổ chức hướng dẫn, điều hành và triển khai tốt các dự án năm 2013 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2012-2015 thông qua việc phê duyệt danh sách đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi địa bàn thực hiện Chương trình; xây dựng Báo cáo sơ kết 3 năm tình hình thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2013 và bộ tiêu chí đánh giá, triển khai thực hiện Chương trình. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình năm 2014. Đã tổ

21

Page 22: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

chức tập huấn cho cán bộ quản lý Chương trình và bồi dưỡng giảng viên nguồn thuộc Dự án “Tăng cường cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2015”. Triển khai tốt kế hoạch kiểm tra, giám sát các dự án theo quy định của pháp luật.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chính sách viễn thông công ích trong giai đoạn chuyển tiếp giữa Chương trình 74 và Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn mới. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc huy động 2.000 tỷ đồng từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để cân đối ngân sách nhà nước năm 2013. Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích đã hoàn thành nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ các năm 2005-2006, 2008; nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng, đang thẩm tra phê duyệt các năm 2007, 2009-2010 trong Chương trình 74.

- Công tác khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Bộ đã ban hành Chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông giai đoạn 2013-2015; bảo vệ kế hoạch KHCN nguồn vốn ngân sách năm 2014. Triển khai Kế hoạch nguồn vốn ngân sách năm 2013 phù hợp với thực tiễn công nghệ, mạng lưới, yêu cầu quản lý, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Thẩm định, đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ các dự án trọng điểm quốc gia về nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ cao thuộc chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm trong lĩnh vực CNTT-TT. Tham gia xây dựng các chính sách về bảo vệ môi trường liên quan đến việc ứng dụng CNTT-TT phát triển các ngành, lĩnh vực, hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổ chức triển khai các nghiên cứu phục vụ các chương trình công tác như triển khai Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, công tác thúc đẩy phát triển IPv6 của Việt Nam.

Công tác quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng được đẩy mạnh. Bộ đã tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tập trung vào các đối tượng tiêu chuẩn hóa cần thiết phục vụ các mục tiêu quản lý như là các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ viễn thông, chất lượng truyền hình quảng bá kỹ thuật số, quản lý tương thích điện từ, thiết bị hỗ trợ IPv6. Triển khai Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến năm 2020 trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Tổ chức Hội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng với các Sở TTTT khu vực miền Nam để tăng cường xây dựng, triển khai các quy định quản lý về tiêu chuẩn, quản lý chất lượng viễn thông, CNTT. Hoàn thành 11 dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, trong đó 04 tiêu chuẩn quốc gia đã được công bố; 23 dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó 15 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành. Đẩy mạnh công tác thừa nhận phòng đo kiểm nước ngoài trong khuôn khổ thỏa thuận MRA, tập trung vào lĩnh vực phòng đo trong nước chưa đủ năng lực kỹ thuật. Đánh giá, chỉ định, chỉ định

22

Page 23: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

lại các phòng đo kiểm trong nước phục vụ công tác quản lý chất lượng chuyên ngành thông tin và truyền thông.

Trong công tác quản lý tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT, Bộ đã cập nhật danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước phù hợp với tình hình công nghệ thực tế, đáp ứng việc trao đổi thông tin, trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước, đồng thời đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn. Xây dựng bổ sung các tiêu chuẩn về an toàn thông tin, nhằm triển khai các hệ thống quản lý an toàn thông tin, quản lý sự cố an toàn thông tin và tăng cường an toàn mạng. Tiếp tục triển khai Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin và truyền thông.

Đối với công tác quản lý sở hữu trí tuệ, Bộ tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II (2012-2015). Tham gia các nội dung sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định tự do thương mại Việt Nam, Cộng đồng châu Âu (EVFTA). Nhiệm vụ xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 đã được triển khai tại 20 đơn vị trực thuộc Bộ. Hầu hết các đơn vị đã hoàn thành đạt tiến độ và yêu cầu, đến nay đã có 17/20 đơn vị được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và chuyển sang giai đoạn duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

- Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thi đua, khen thưởng

Công tác tổ chức cán bộ được tập trung đẩy mạnh thông qua quá trình xây dựng, trình Chính phủ ban hành và triển khai Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TTTT; triển khai thực hiện Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 về công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015. Bộ đã báo cáo Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đề án tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty do Bộ TTTT quản lý; trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); ban hành đề án tái cơ cấu Tổng công ty VTC giai đoạn 2012-2015 và Quyết định tổ chức lại Công ty mẹ - Tổng công ty VTC; xây dựng kế hoạch tổ chức lại Bưu điện Trung ương; chỉ đạo VNPost hoàn thiện Đề án thành lập Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Bưu điện và thực hiện tốt các nhiệm vụ sau khi thực hiện chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ VNPT về Bộ TTTT.

Bộ đã xây dựng Kế hoạch biên chế năm 2014 và Đề án xác định vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ. Triển khai việc phân loại, đánh giá công chức, viên chức; thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và chiến lược

23

Page 24: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, thôi việc, hưu trí… theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức. Bổ nhiệm 05 cán bộ cấp Vụ, 02 thành viên Hội đồng thành viên của VNPT; tiếp nhận 04, tuyển dụng 29, giải quyết chế độ nghỉ hưu 05 cán bộ. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về công tác an ninh - quốc phòng.

Bộ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để phục vụ công tác. Tổ chức thành công kỳ thi nâng ngạch biên tập viên chính và phóng viên chính. Cử 29 cán bộ đi học quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp, 48 cán bộ học chương trình chuyên viên chính, 90 cán bộ học chương trình chuyên viên; 800 lượt cán bộ đi đào tạo ngắn hạn, công tác nước ngoài; 350 lượt cán bộ đi đào tạo ngắn hạn trong nước; 08 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TTTT đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm 2013, đã tổ chức được 16 khóa đào tạo, bồi dưỡng bao gồm 37 lớp 1.676 lượt học viên trong và ngoài Bộ.

Công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện đúng quy định của pháp luật, khách quan, công bằng, công khai, dân chủ, đảm bảo khen thưởng đúng đối tượng, thành tích. Việc nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bộ đã đề xuất với Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho 02 tập thể, Anh hùng lực lượng vũ trang cho 02 tập thể, Huân chương Độc lập hạng nhất cho 01 đơn vị, Huân chương Độc lập hạng ba cho 03 đơn vị và 01 cá nhân, Huân chương Lao động các loại cho 53 tập thể và 80 cá nhân, Cờ thi đua của Chính phủ cho 06 tập thể.

- Công tác văn phòng

Thực hiện tốt chức năng tổng hợp, tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành; làm đầu mối trong việc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ; theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai các đề án, nhiệm vụ công tác trọng tâm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tổ chức làm việc với các đơn vị của Văn phòng Chính phủ về tiến độ xây dựng các đề án trong chương trình công tác; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Văn phòng Quốc hội trong việc chuẩn bị cho các kỳ họp của Quốc hội, trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội và trả lời kiến nghị của cử tri. Mối quan hệ, sự phối hợp giữa Bộ với các cơ quan chức năng của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương được tăng cường hơn trong giải quyết công việc.

Công tác tham mưu, tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Chính phủ và của Bộ có nhiều đổi mới cả về nội dung, hình thức. Chuẩn bị tốt nội dung Bộ trưởng trả lời tại phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội

24

Page 25: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII và Chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”; các bài viết, phát biểu, trả lời phỏng vấn, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản. Chủ động tổng hợp các kiến nghị, phản ánh những khó khăn, vướng mắc của địa phương để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương. Chất lượng các báo cáo ngày một được nâng cao. Trong năm đã hoàn thành 12 báo cáo tháng, 02 báo cáo kiểm điểm điều hành gửi Chính phủ, nhiều báo cáo gửi các Bộ, ngành. Dự thảo hơn 60 báo cáo quản lý nhà nước phục vụ các hội nghị của Bộ và cuộc họp của Lãnh đạo Bộ; 12 báo cáo cải cách hành chính, 36 thông báo kết luận của Lãnh đạo Bộ tại các cuộc họp. Tiếp nhận và trả lời 46 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước; 24 chất vấn của đại biểu Quốc hội; tổng hợp, trả lời 215 kiến nghị của Sở TTTT các tỉnh, thành phố.

Thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật và đi vào nền nếp công tác văn thư lưu trữ, tài chính, kế toán, quản lý cơ sở vật chất, bảo đảm phương tiện đi lại, làm việc cho Lãnh đạo Bộ và khối cơ quan tham mưu của Bộ. Duy trì tốt công tác bảo vệ, bảo đảm trật tự, an toàn và phòng, chống cháy, nổ; lễ tân, khánh tiết; đầu mối thực hiện các nghĩa vụ của cơ quan Bộ đối với địa phương.

Tổ chức tốt các hội nghị tập huấn công tác văn phòng và văn thư, lưu trữ cho các cơ quan đơn vị thuộc Bộ và các Sở TTTT. Chuẩn bị tốt nội dung và công tác hậu cần phục vụ các hội nghị giao ban tháng, quý, sơ kết năm và nhiều hội nghị lớn của Ngành. Chuẩn bị lịch làm việc cho Lãnh đạo Bộ kịp thời, chính xác. Tổ chức và phục vụ hơn 400 cuộc họp, làm việc, tiếp khách của Lãnh đạo Bộ, 80 chuyến công tác của Lãnh đạo Bộ đến các đơn vị, địa phương. Hệ thống Cổng thông tin điện tử của Văn phòng góp phần tổng hợp, phục vụ Lãnh đạo Bộ được chính xác, nhanh chóng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tra cứu thông tin, tổng hợp báo cáo của các cơ quan, đơn vị.

Bộ đã tiếp nhận và xử lý 14.764 văn bản đến; phát hành 6.277 văn bản, gồm: 3.782 công văn, 2.247 quyết định, 151 thông báo, 72 tờ trình, 04 chỉ thị, 21 thông tư và thông tư liên tịch.

Cơ quan đại diện Bộ tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoàn thành tốt nhiệm vụ nắm bắt, tổng hợp thông tin cũng như đảm bảo điều kiện làm việc tốt, phục vụ cho các đoàn công tác, các hoạt động của Bộ diễn ra tại khu vực miền Nam và miền Trung - Tây Nguyên. Tham mưu kịp thời cho Lãnh đạo Bộ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc thông tin tình hình hoạt động của các địa phương trên địa bàn được giao phụ trách, đồng thời đề xuất các phương án giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.

- Công tác Đảng, đoàn thể

Đảng ủy Bộ đã tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI, thông báo nhanh về Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá XI cho cán bộ, đảng viên trong các tổ chức cơ sở đảng. Đồng thời ban hành

25

Page 26: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Chương trình hành động số 652-CTr/ĐU ngày 20/3/2013 về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 nhằm đưa chủ trương của Đảng nêu trong các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị thành hành động của các tổ chức đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ. Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, Đảng ủy đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 651-KH/ĐU ngày 20/3/2013 về triển khai thực hiện chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Luôn quan tâm thực hiện công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên thuộc Đảng bộ. Chỉ đạo các Đảng bộ, Chi bộ tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, trọng tâm là việc thực hiện kế hoạch, biện pháp khắc phục những vấn đề đã được kết luận sau đợt tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát theo kế hoạch kiểm tra, giám sát của Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra.

Công đoàn Bộ đã phát huy tốt vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn; tổ chức tốt các hoạt động triển khai các phong trào thi đua, hoạt động giáo dục truyền thống, góp phần nâng cao phẩm chất cán bộ, công chức; tham gia với Lãnh đạo chuyên môn thực hiện tốt chính sách xã hội, cải thiện đời sống cán bộ, công chức; tiếp tục ổn định và nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, hoàn thành tốt các mục tiêu chương trình công tác đã đề ra. Tuyên truyền, vận động, phát động và tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Xây dựng cơ quan văn hoá và ngày làm việc 8 giờ có chất lượng, hiệu quả” gắn với thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ cán bộ công chức, viên chức… và các cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành - Sáng tạo - Tận tụy - Gương mẫu”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Ngành Thông tin và Truyền thông chung sức xây dựng nông thôn mới”. Trong năm 2013, Công đoàn đã bồi dưỡng giới thiệu trên 100 đoàn viên ưu tú để kết nạp Đảng. Tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xã hội tình nghĩa, vận động cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động tích cực tham gia hưởng ứng các đợt quyên góp ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai, bão, lũ; nhắn tin qua cổng thông tin điện tử 1400 ủng hộ các quỹ, các chương trình “Tấm lưới nghĩa tình”, “Kết nối biển Đông”, “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu”... Các hoạt động của Công đoàn đã đóng góp tích cực, góp phần hoàn thành Chương trình công tác chung của Bộ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội lần thứ III Đảng ủy Bộ, Nghị quyết IV Công đoàn Viên chức Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI. Năm 2013, Công đoàn Bộ TTTT được Khối

26

Page 27: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Thi đua I, Công đoàn Viên chức Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ thi đua dẫn đầu 10 Bộ.

Công tác tư tưởng và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên được Đoàn Thanh niên Bộ đẩy mạnh theo hướng chú trọng về chất lượng giáo dục, hướng đoàn viên, thanh niên vào các hoạt động cụ thể, thiết thực, tạo cơ hội cho tuổi trẻ thể hiện, khẳng định mình và đóng góp sức mình vào các phong trào chung. Đoàn Thanh niên Bộ đã tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2013 – 2018; tổ chức buổi giao lưu, đối thoại với Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son; tham gia với Đoàn Khối các cơ quan Trung ương triển khai các hoạt động xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tổ chức các hoạt động tình nguyện tại Thanh Hóa, Thái Nguyên; các cơ sở Đoàn đã tổ chức các chương trình, hoạt động tình nguyện ủng hộ, tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam. Phối hợp với Công đoàn duy trì thường xuyên, đều đặn dưới nhiều hình thức các phong trào thi đua. Công tác bồi dưỡng và phát triển Đảng viên trẻ luôn là một trong những trọng tâm hoạt động của Đoàn Thanh niên Bộ; gần 70 đoàn viên ưu tú được học các lớp cảm tình Đảng và gần 40 đoàn viên đã được kết nạp Đảng.

Hội Cựu chiến binh Bộ đã ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Hội khóa I (2012-2017); triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013 đến các Hội cơ sở để thực hiện; tổ chức các đợt học tập chính trị, đi thăm và tặng quà cho các đơn vị bộ đội.

- Thực hiện quy chế làm việc của Chính phủ, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính

Với quyết tâm tập trung triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2013, Bộ TTTT đã sớm cụ thể hóa và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP, thường xuyên quán triệt và tổ chức triển khai nghiêm túc Quy chế làm việc của Chính phủ, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ và các văn bản chỉ đạo điều hành khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nghiêm túc việc đăng ký và xây dựng luật, nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các quy định về kiểm tra thực hiện văn bản và công việc được giao; kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn. Thực hiện kế hoạch tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, Bộ luôn chú trọng đến công tác cải cách bộ máy hành chính nhà nước và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Triển khai Kế hoạch cải cách hành chính năm 2013, Bộ thực hiện việc tự đánh giá, chấm điểm nhằm đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Tiếp tục thực thi Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ TTTT, nhiều thủ tục hành chính của Bộ đã được nghiên cứu, xem xét và đề xuất cắt giảm chi phí nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, hiệu lực, hiệu quả

27

Page 28: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

của lĩnh vực thông tin và truyền thông. Tính đến tháng 11/2013, tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là 183 thủ tục. Bộ đã thực hiện việc cập nhật, công bố công khai 55 thủ tục hành chính theo quy định. Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động quản lý nhà nước trong năm qua đã giúp cho công tác tiếp nhận hồ sơ, văn bản có liên quan tới thủ tục hành chính được thực hiện nhanh gọn, thuận tiện, tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp.

2. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước tại địa phương

Từ đầu năm đến nay, Lãnh đạo Bộ đã đến thăm và làm việc với 32 UBND, Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương góp phần động viên tinh thần, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước tại địa phương. Bộ tập trung chỉ đạo các Sở TTTT rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch về TTTT trên địa bàn; trả lời những kiến nghị, đề xuất của các Sở; thường xuyên cập nhật hoạt động của các Sở trên Trang thông tin điện tử của Bộ.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn các Sở xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển hạ tầng thông tin trên địa bàn giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động đến năm 2020; Quy chế quản lý, vận hành và khai thác hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại và Kế hoạch thông tin đối ngoại tại địa phương. Hướng dẫn kỹ thuật về an toàn thông tin tới các đơn vị chuyên trách CNTT và các Sở TTTT trên cả nước. Triển khai Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm, báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2013 của Bộ về hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành TTTT về xây dựng nông thôn mới; Kế hoạch tuyên truyền Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình đến năm 2020 trên địa bàn.

Chỉ đạo các Sở TTTT tiếp tục triển khai thực hiện các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; rà soát, thu thập số liệu phục vụ xây dựng Chương trình viễn thông công ích đến năm 2020; tích cực triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020; Chương trình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã; dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill-Melinda Gates tài trợ. Hướng dẫn các Sở tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước và sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; triển khai thực hiện Chỉ thị số

28

Page 29: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

08/CT-BTTTT ngày 08/02/2013 của Bộ TTTT về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của ngành TTTT; tham gia cuộc diễn tập quốc gia về điều phối ứng cứu sự cố máy tính. Tập trung triển khai thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT về quản lý thuê bao di động trả trước; Thông tư số 07/2013/TT-BTTTT ngày 18/3/2013 quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam.

Bộ chỉ đạo các Sở TTTT thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tuyên truyền về việc góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai; chấn chỉnh hoạt động xuất bản, in, phát hành của các cơ quan báo chí, nhà xuất bản trên địa bàn về các ấn phẩm có thể hiện bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; tuyên truyền về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thực hiện nghiêm các quy định về báo chí, bản quyền khi cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử. Tổ chức thành công triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại 5 địa phương. Mở các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, cán bộ thuộc đối tượng bồi dưỡng của Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, tập huấn triển khai Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Năm 2013, Bộ đã tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các hoạt động thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tại địa phương. Đẩy mạnh công tác thanh tra diện rộng đối với thuê bao di động trả trước, việc chấp hành các quy định của pháp luật của các cơ sở in và phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Trong năm qua, từ hoạt động thực tiễn, khó khăn vướng mắc nảy sinh các Sở đã tích cực đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị về hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương. Bộ đã tiếp nhận, nghiên cứu và trả lời tổng số 215 ý kiến của các Sở TTTT. Qua công tác này, nhiều đề xuất hiệu quả của địa phương đã được tiếp thu, nghiên cứu và bổ sung kịp thời. Hoạt động quản lý nhà nước của các Sở TTTT tại địa phương có những bước tiến bộ, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn ngành TTTT trên cả nước (xem Phụ lục V).

3. Tình hình phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông

Báo chí tiếp tục phát triển về số lượng, chất lượng, hình thức và nội dung. Đến nay, toàn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.

29

Page 30: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Mạng lưới phát thanh, truyền hình có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 03 đài phủ sóng mặt đất toàn quốc, gồm có Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương. Hiện tại, Việt Nam có 178 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá, gồm 103 kênh chương trình truyền hình, 75 kênh chương trình phát thanh. Nhiều chương trình phát thanh truyền hình quốc gia và một số chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá khác được phát sóng trên mạng Internet đến các khu vực và các nước trên thế giới phục vụ thông tin đối ngoại. Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền tiếp tục được đầu tư, phát triển. Riêng 04 cơ quan báo hình lớn nhất của Việt Nam (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh) đã sản xuất 73 kênh truyền hình trả tiền. Ngoài ra, trên hệ thống truyền hình trả tiền hiện có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4 triệu thuê bao trên toàn quốc.

Ngành Xuất bản vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị. Ngành đã xuất bản được gần 25.000 cuốn sách, với 274 triệu bản; xuất bản gần 1.000 loại văn hóa phẩm, với 15 triệu bản, trong đó xuất bản gần 300 mẫu lịch với 5,5 triệu bản. Ngành In dự kiến đạt khoảng 1.000 tỷ trang in 13x19cm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 21 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu 50 triệu bản sách, 7,2 triệu tờ báo, tạp chí, kim ngạch nhập khẩu đạt 18 triệu USD; xuất khẩu 350.000 bản sách, 5,5 triệu tờ báo, tạp chí. Tổng số sách phát hành là 369 triệu bản; tổng số văn hoá phẩm phát hành là 100 triệu bản; tổng doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng.

Tổng số điểm bưu chính phục vụ là hơn 13.000 điểm, bao gồm 2.516 bưu cục, 8.117 Điểm Bưu điện - Văn hóa xã, 1.150 đại lý bưu điện và hơn 1.000 ki-ốt, thùng thư công cộng. Tổng doanh thu viễn thông ước đạt 9,9 tỷ USD. Tổng số thuê bao điện thoại đạt 130 triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93%; hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số thuê bao Internet băng rộng (xDSL) đạt hơn 5,17 triệu thuê bao; tổng băng thông kết nối Internet trong nước đạt 613,8Gb/s và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế đạt 549Gb/s; hơn 263.000 tên miền “.vn” đã đăng ký và Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền cấp cao mã quốc gia, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 172% năm; tổng số tên miền tiếng Việt đã đăng ký đạt gần 950.000; tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp đạt trên 15,5 triệu địa chỉ. Từng bước hình thành hệ thống mạng IPv6 quốc gia theo lộ trình đề ra.

Tổng doanh thu công nghiệp CNTT tiếp tục đạt mức cao, ước tính đạt hơn 20 tỷ USD, trong đó khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp hơn 90% giá trị xuất khẩu. Về ứng dụng CNTT, 100% cơ quan nhà nước có Trang/Cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo nhân lực CNTT tiếp tục được duy trì ổn định

30

Page 31: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

với khoảng 290 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và gần 150 cơ sở đào tạo nghề về CNTT-TT.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Năm 2013, mặc dù chịu ảnh hưởng do khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng ngành TTTT vẫn tiếp tục được củng cố và phát triển. Bộ TTTT đã nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. Công tác quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương tiếp tục được tăng cường và phát huy hiệu quả trên cả 5 lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông và CNTT.

Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều cơ chế, chính sách mới, sát với yêu cầu thực tiễn đã được ban hành; hành lang pháp lý tiếp tục được hoàn thiện và mở rộng; các quy hoạch, chiến lược trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được tập trung nghiên cứu xây dựng và định hướng theo chiến lược phát triển chung của quốc gia. Trong năm qua, số lượng đề án được Bộ TTTT trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đạt mức cao nhất từ trước đến nay với tổng số 35 đề án. Bao gồm các dự thảo Chiến lược phát triển thông tin; các quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản, in và phát hành; các dự thảo nghị định hướng dẫn Luật xuất bản; chế độ nhuận bút trong hoạt động báo chí, xuất bản; quản lý đầu tư ứng dụng CNTT. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 07 nghị định và 12 quyết định. Trong đó, các quy định, chính sách mới về khu CNTT tập trung; quản lý dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; xử phạt vi phạm hành chính trên cả 5 lĩnh vực chuyên ngành; tổ chức và hoạt động của Thanh tra thông tin và truyền thông đã được thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý rõ ràng và minh bạch. Bên cạnh đó, Bộ đã tập trung nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật an toàn thông tin, ban hành 21 thông tư và thông tư liên tịch, hoàn thành việc hợp nhất văn bản giai đoạn 1 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiều văn bản quản lý, chỉ đạo điều hành được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các giải pháp, thúc đẩy lĩnh vực thông tin và truyền thông tiếp tục phát triển trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, phải kể đến Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Việc lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong toàn ngành TTTT được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm với nhiều ý kiến tâm huyết.

Hoạt động báo chí, xuất bản tiếp tục vận động theo đúng định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Các cơ quan báo chí, xuất bản đã thông tin,

31

Page 32: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

tuyên truyền tốt các chủ trương, chính sách, sự kiện chính trị lớn của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai. Đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; phân tích, nêu rõ được quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, đồng thời phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; qua đó củng cố và tăng thêm niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Với chức năng quản lý thông tin truyền thông, Bộ đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện nhiều đề án chỉ đạo tuyên truyền về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng xã hội học tập, tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quảng bá về ASEAN… Công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo đã được đẩy mạnh thông qua việc tổ chức tốt các triển lãm bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại nhiều tỉnh, thành phố lớn. Các nhà xuất bản tăng cường phát hành các xuất bản phẩm bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới, hải đảo, khẳng định cơ sở pháp lý của lãnh thổ đất nước đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các xuất bản phẩm có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.

Công tác quản lý nhà nước về viễn thông ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện cho thị trường viễn thông phát triển bền vững. Bộ đã chỉ đạo thanh tra trên diện rộng đối với các thuê bao di động trả trước; ban hành Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước và công tác phòng, chống lụt, bão đảm bảo thông suốt, kịp thời. Các doanh nghiệp viễn thông từng bước phát triển các dịch vụ giúp người dân được thụ hưởng nhiều sản phẩm mới. Công tác triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 được thực hiện khẩn trương với trọng tâm ở 05 thành phố lớn trong giai đoạn 1 đến năm 2015. Bên cạnh đó, nhiệm vụ thông tin nhân đạo tiếp tục được đẩy mạnh với việc thực hiện nhiều chiến dịch nhắn tin qua Cổng thông tin 1400, đặc biệt là các chương trình ủng hộ đồng bào, chiến sỹ vùng biển đảo, đồng bào vùng bị bão, lũ. Công tác quản lý thông tin trên mạng Internet được đẩy mạnh giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Nghị định 72/2013/NĐ-CP được tuyên truyền, thông báo rộng rãi tới người dân, tổ chức cả trong nước lẫn nước ngoài. Mạng IPv6 quốc gia được khai trương khi nguồn Ipv4 đang dần cạn kiệt góp phần thúc đẩy phát triển Internet tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Hoạt động của Điểm Bưu điện - Văn hóa xã được tập trung chỉ đạo triển khai. Bộ đã ký kết Chương trình phối hợp công tác với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tăng cường hoạt động đọc sách, báo tại các Điểm này. Để ngăn chặn các thông tin sai lệch về chủ quyền đất nước, Bộ đã phối hợp các Bộ, ngành chức năng

32

Page 33: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

chỉ đạo ngăn chặn nhập khẩu bộ tem Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa.

Lĩnh vực CNTT luôn có sự vận động, chuyển biến tích cực. Bộ đã xây dựng, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, tạo nền tảng phương thức phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia; phát hành Sách Trắng về CNTT-TT năm 2013. Công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước được đẩy mạnh. Các đề án lớn tiếp tục được chú trọng triển khai. Lần đầu tiên, công tác diễn tập, ứng cứu sự cố an toàn thông tin đã được tổ chức trên phạm vi toàn quốc và thu được kết quả khả quan, được sự đánh giá cao của các cơ quan, tổ chức tham gia.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã triển khai quyết liệt công tác chỉ đạo tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Chỉ đạo tốt hoạt động và kiện toàn mô hình tổ chức của VNPost sau khi tách ra khỏi VNPT; ban hành Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC giai đoạn 2012-2015 và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện. Đặc biệt, Bộ đã tập trung xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tái cơ cấu VNPT; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Công tác hợp tác quốc tế được chú trọng với nhiều hoạt động hợp tác quốc tế, thúc đẩy quan hệ thương mại; tích cực tham gia đàm phán Hiệp định TPP, Việt Nam - EU, ITA2, rà soát việc thực hiện các chính sách thương mại theo cam kết với WTO; ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, triển lãm sách, ảnh, tuần phim, phát hành các bộ tem chung kỷ niệm việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước.

Sự phối hợp, thông tin hai chiều giữa Bộ với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Sở TTTT được tăng cường, thường xuyên và gắn kết hơn, nhất là việc định hướng công tác và tổng hợp các kiến nghị, khó khăn của địa phương để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Sự phối hợp của Bộ với các Ban của Quốc hội trong việc trả lời kiến nghị của cử tri đã được thực hiện tốt. Đặc biệt là việc Bộ trưởng Bộ TTTT trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII rất thành công đã tạo được sự đồng thuận của đại biểu và cử tri, qua đó, làm cho nhân dân cả nước hiểu rõ hơn về các hoạt động và đóng góp của ngành TTTT đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, vai trò của ngành TTTT được khẳng định và nâng cao.

Các Sở TTTT đã chủ động tham mưu cho địa phương ban hành nhiều chương trình, kế hoạch và những nội dung liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông mang tầm chiến lược, cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tế; đồng thời tích cực triển khai toàn diện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông

33

Page 34: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

tin và truyền thông hiệu quả, thiết thực, khẳng định được vị thế của các Sở TTTT ở địa phương.

2. Các tồn tại và khó khăn

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ chưa hoàn thành đúng kế hoạch. Một số đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải điều chỉnh tiến độ xây dựng. Tính đến 20/12/2013, còn 3 đề án chưa trình, 6 đề án chuyển sang năm 2014 và 4 đề án xin rút khỏi Chương trình công tác năm 2013.

- Một số báo, trang thông tin điện tử còn chạy theo việc đưa tin giật gân, câu khách, thậm chí còn thông tin sai sự thật. Các thế lực thù địch vẫn tăng cường lợi dụng môi trường mở của Internet để tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước.

- Tình trạng in lậu xuất bản phẩm vẫn diễn biến phức tạp, vi phạm pháp luật về quyền tác giả. Một số cơ quan xuất bản để xảy ra sai phạm, vi phạm liên quan đến hình ảnh, chủ quyền của đất nước trên một số ấn phẩm, đặc biệt là sách giáo dục.

- Việc quản lý thuê bao di động trả trước còn nhiều khó khăn; xuất hiện hiện tượng dùng cuộc gọi rác, tin nhắn rác lừa đảo người tiêu dùng cả từ các số thuê bao di động cá nhân lẫn qua các đầu số cung cấp dịch vụ thông tin; tin nhắn rác gia tăng qua các dịch vụ, ứng dụng trên Internet di động (dịch vụ OTT); vẫn tồn tại tình trạng kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến lậu (game online).

- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên Internet đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tình hình các vụ tấn công, phá hoại diễn biến ngày càng phức tạp cả về quy mô lẫn mức độ ảnh hưởng.

- Tiến độ triển khai một số chương trình, đề án đã được phê duyệt còn chậm. Công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tại một số địa phương còn hạn chế.

- Nguồn lực đầu tư cho hoạt động thông tin cơ sở chưa xứng tầm.

3. Nguyên nhân

- Nền kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm, ngành TTTT cũng gặp rất nhiều khó khăn do hoàn cảnh chung mang lại. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho hoạt động thông tin và truyền thông còn hạn chế.

- Một số văn bản cần thiết cho công tác quản lý nhà nước đã trình Chính phủ nhưng chưa được ban hành. Cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật quản lý một số lĩnh vực phát triển nhanh như viễn thông, CNTT còn thiếu, đôi khi chưa theo kịp thực tiễn phát triển do xuất hiện nhiều công nghệ mới. Các chế tài xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.

- Một số đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức trong ngành TTTT còn chưa thật sự tích cực trong việc tham gia xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ.

34

Page 35: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

- Môi trường Internet là môi trường mở cho tất cả các thành phần xã hội tham gia từ trong nước lẫn quốc tế. Sự chống phá của các thế lực thù địch, các thành phần xấu trong xã hội diễn ra thường xuyên, liên tục trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Việc quản lý các trang mạng xã hội, blog cá nhân, trang tin điện tử đặt tại các máy chủ nằm ở nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn.

- Chưa có mục chi ngân sách cho thông tin và truyền thông nên kinh phí hoạt động của Ngành đều lấy từ nguồn kinh phí của các ngành khác, gây khó khăn cho hoạt động ở cơ sở.

- Thu nhập của công chức, viên chức và người lao động thấp, chưa đủ hấp dẫn để giữ và thu hút nhân tài trong các lĩnh vực phát triển nhanh, đòi hỏi trình độ cao. Điều kiện làm việc của một số đơn vị, cơ quan thuộc Bộ và nhiều Sở TTTT còn nhiều khó khăn.

4. Một số kiến nghị với Chính phủ

- Đẩy nhanh công tác thẩm định, ban hành các văn bản Bộ đã trình Chính phủ. Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ, khẩn trương đóng góp ý kiến vào các văn bản Bộ TTTT gửi xin ý kiến. Chỉ đạo Bộ Tài chính sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài chính của ngành TTTT, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông.

- Để tạo điều kiện cho ngành TTTT, nhất là các Phòng Văn hóa - Thông tin hoạt động tốt, Chính phủ đề nghị Quốc hội ghi mục chi ngân sách cho Ngành, đồng thời tăng biên chế cho các Sở TTTT, Phòng Văn hóa - Thông tin, vì hiện nay Ngành được giao thêm nhiệm vụ thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, pháp chế nhưng biên chế không có.

- Xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan có cơ chế, chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông để thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao; tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho ngành TTTT, nhất là ở cấp tỉnh và cấp huyện.

- Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để Bộ TTTT thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo thông tin, tuyên truyền, đảm bảo an toàn, an ninh Internet, phòng, chống việc kinh doanh trò chơi trực tuyến không giấy phép như: Thực hiện tốt Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; tăng cường kiểm tra, xử phạt các cơ sở kinh doanh trò chơi trực tuyến không giấy phép; cung cấp kịp thời thông tin và phối hợp chặt chẽ để phòng ngừa, ứng cứu sự cố từ các cuộc tấn công mạng.

- Bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện tốt mục tiêu các đề án đã được phê duyệt như Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng

35

Page 36: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2011-2015; Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.

36

Page 37: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

PHẦN THỨ HAI

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TRỌNG TÂM NĂM 2014

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Năm 2014, Ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI; triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra; bám sát Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện tốt Chương trình công tác của Chính phủ, các chương trình hành động của Bộ ban hành. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, thực thi hiệu quả công tác quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương; hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy, nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường; tăng cường cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ TTTT trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Quán triệt, cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ, sự chỉ đạo, điều hành Thủ tướng Chính phủ.

2. Xây dựng, hoàn thiện Luật an toàn thông tin; các đề án trong Chương trình công tác năm 2014 trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và tạo điều kiện phát triển Ngành.

3. Tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, xuất bản, bưu chính, viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện, CNTT trên toàn quốc.

4. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tập trung điều hành thu chi ngân sách nhà nước, tiết kiệm mua sắm nguồn chi thường xuyên và giám sát công tác đầu tư các dự án. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực thông tin và truyền thông.

5. Tiếp tục triển khai các đề án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng

37

Page 38: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2012-2015; Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015; Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020; Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020; Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020; Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020; Quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020; Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020; Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020;... và các Chương trình hành động Bộ đã ban hành như: Ngành TTTT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016; Bộ TTTT thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Bộ TTTT thực hiện Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.

6. Triển khai Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TTTT. Xây dựng và ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ TTTT.

7. Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ giao, ủy quyền. Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, trọng tâm là VNPT và Tổng Công ty VTC theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015.

8. Chủ động và làm tốt công tác nghiên cứu xây dựng phương án đàm phán các hiệp định trọng điểm mà Việt Nam tham gia. Tổ chức và triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế lớn. Tăng cường công tác xây dựng chính sách hợp tác quốc tế trong ngành TTTT. Mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương.

9. Chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương, hướng dẫn các Sở TTTT thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông, nhất là đối với cấp huyện. Thực hiện tốt công tác trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước.

38

Page 39: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

10. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng CNTT, áp dụng quy trình ISO trong các hoạt động nghiệp vụ.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRÊN CÁC LĨNH VỰC

1. Về báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại

- Định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để định hướng, xây dựng lòng tin trong nhân dân, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, nhất là việc thực hiện Hiến pháp và Luật đất đai sửa đổi. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền làm cho các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội nhận thức sâu sắc về tình hình thế giới, trong nước, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo.

- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về báo chí; tăng cường phổ biến Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Khắc phục có hiệu quả hiện tượng, tình trạng một số báo xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ. Chấn chỉnh việc thông tin sai sự thật, thiếu chính xác, thông tin không phục vụ lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân.

- Tăng cường công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Từng bước đưa công tác quản lý thông tin trên Internet, đặc biệt là thông tin trên các trang thông tin điện tử, blog, mạng xã hội vào nền nếp.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020; triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở và Đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam; xây dựng Quy chế quản lý hoạt động các văn phòng thường trú và tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác thông tin đối ngoại và hoạt động của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện các đề án tuyên truyền Chính phủ giao: Tuyên truyền về an toàn giao thông giai đoạn 2013-2015; Phòng, chống ma tuý giai đoạn 2011-2015; Phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015; Phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm...

2. Về xuất bản, in và phát hành

- Triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm. Đặc biệt cần

39

Page 40: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

tập trung xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù cho hoạt động xuất bản.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực thi Luật xuất bản năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trên cả nước, góp phần đưa các quy định của Luật vào thực tiễn cuộc sống. Hướng dẫn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản đối với các Sở TTTT.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động xuất bản, góp phần lành mạnh hoá thị trường xuất bản phẩm.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ để làm tiền đề thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật xuất bản.

3. Về bưu chính

- Hoàn thiện khung pháp lý về bưu chính. Triển khai chính thức dịch vụ công mức độ 3 lĩnh vực bưu chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính; định hướng và đưa ra giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Điểm Bưu điện - Văn hóa xã; triển khai Đề án cung cấp dịch vụ BCCI.

- Tổ chức tốt cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 với chủ đề “Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thế nào”.

- Triển khai tốt công tác xây dựng, phát hành tem bưu chính. Nghiên cứu xây dựng quy định quản lý, khai thác và sử dụng kho tem lưu trữ của Bộ.

4. Về viễn thông, Internet và tần số vô tuyến điện

- Đẩy nhanh việc xây dựng dự thảo các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông nhằm triển khai hiệu quả Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, quản lý và phát triển bền vững thị trường viễn thông. Xây dựng chính sách quản lý đối với các dịch vụ liên lạc miễn phí trên mạng Internet di động (dịch vụ OTT); Chương trình viễn thông công ích giai đoạn đến năm 2020.

- Xây dựng các kế hoạch và cung cấp nội dung thông tin trên hạ tầng viễn thông băng rộng; tăng cường quản lý an toàn mạng lưới và an ninh thông tin, chỉ đạo ngầm hóa các mạng cáp và sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Quản lý chặt chẽ thuê bao di động trả trước và hạn chế tin nhắn rác, hoạt động khuyến mại để duy trì thị trường viễn thông phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến các chính sách về quản lý tần số. Triển khai Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia; các hoạt động hợp tác quốc tế, phối hợp tần số khu vực biên giới, phối hợp quỹ đạo vệ tinh; hoạt động của Ủy ban Tần số vô tuyến điện quốc gia. Hoàn thành công tác chuẩn bị cho Hội nghị thông

40

Page 41: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

tin vô tuyến thế giới WRC-2015. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giấy phép cho các phương tiện nghề cá. Thực hiện quy hoạch hệ thống kỹ thuật kiểm soát tần số vô tuyến điện giai đoạn 2011-2020; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát tần số, xử lý can nhiễu, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về sử dụng tần số vô tuyến điện.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống Internet và tên miền, đặc biệt là các tên miền có liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đẩy mạnh công tác thúc đẩy phát triển IPv6.

5. Về công nghệ thông tin

- Hoàn thiện Luật an toàn thông tin trình Quốc hội thông qua.

- Tập trung thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, tạo nền tảng phương thức phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia sau khi Nghị quyết được ban hành. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 như: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài nguyên và môi trường, hệ thống thư điện tử quốc gia, hệ thống trao đổi văn bản tích hợp trong toàn quốc.

- Trình Chính phủ Chương trình phát triển công nghiệp CNTT mới cho giai đoạn đến năm 2020 thay thế Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số theo Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đề xuất thúc đẩy triển khai ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở gắn với phát triển doanh nghiệp, thị trường, sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Tiếp tục triển khai các giải pháp bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ CNTT.

- Kiện toàn tổ chức, triển khai, thực thi các nhiệm vụ đặt ra trong Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số đến năm 2020 theo Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Hoàn thành và khai thác hiệu quả kết quả của Dự án phát triển CNTT-TT tại Việt Nam do World Bank tài trợ; tổng kết, đánh giá, báo cáo các cấp có thẩm quyền, đề xuất phương án cho giai đoạn tiếp theo. Tăng cường ứng dụng CNTT tại Bộ; phối hợp các Sở TTTT thử nghiệm liên thông các hệ thống quản lý văn bản.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ

1. Đẩy mạnh công tác xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách: Hoàn thành xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị (khóa XI) về phát triển và ứng dụng CNTT; Luật an toàn thông tin. Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành theo thẩm quyền nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực (báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại, bưu chính, tần số vô tuyến điện, viễn thông, CNTT), hướng dẫn và cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh

41

Page 42: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, tạo điều kiện thúc đẩy Ngành phát triển.

2. Tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội. Tập trung nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền làm cho các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội nhận thức sâu sắc về tình hình thế giới, trong nước, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tổ chức thực hiện các chương trình thông tin, truyền thông phổ biến, tuyên truyền chủ trương, cơ chế, chính sách; cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tiền tệ, giá cả, thị trường kịp thời, chính xác, đầy đủ, rõ ràng để các doanh nghiệp, nhân dân hiểu, tích cực ủng hộ và tham gia thực hiện.

3. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực CNTT-TT với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

4. Xây dựng và triển khai chính sách, quy hoạch, đặc biệt về dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông; về dịch vụ phát thanh, truyền hình; số hoá truyền hình mặt đất.

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra xử phạt các đơn vị, doanh nghiệp phá giá giá cước; cung cấp tin nhắn rác, tin nhắn và cuộc gọi lừa đảo nhằm phát triển thị trường viễn thông bền vững, lành mạnh. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thuê bao di động trả trước, quản lý đầu số tin nhắn. Thực hiện tốt công tác quản lý, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống Internet và tên miền “.vn”.

6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thông tin trên mạng Internet. Triển khai có hiệu quả Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên mạng.

7. Tăng cường triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020, trước mắt tập trung vào 05 thành phố lớn của giai đoạn 1 (2013-2015).

8. Xây dựng các biện pháp tổ chức quản lý nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền, bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người dân.

9. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các cơ quan nhà nước; triển khai, thực thi các nhiệm vụ đặt ra trong Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số đến năm 2020.

*

* *

42

Page 43: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Bộ Thông tin và Truyền thông chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sâu sát của Đảng và Chính phủ; sự hợp tác có hiệu quả của các Bộ, ban, ngành, địa phương và các tổ chức, đoàn thể; sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; sự đóng góp công sức, trí tuệ của các tổ chức, doanh nghiệp trong toàn Ngành và toàn thể cán bộ, công chức của Bộ vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013. Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, hợp tác, giúp đỡ, ủng hộ của các cấp, các ngành, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chính trị - an ninh - quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước./.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

43

Page 44: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Phụ lục I

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ, QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH, THÔNG QUA NĂM 2013

(tính đến ngày 20/12/2013)

TT Số hiệuNgày

ban hànhTrích yếu

1. 368/QĐ-TTg 28/02/2013 Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020

2.18a/2013/QĐ-

TTg29/3/2013

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền ban hành kèm theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ

3. 550/QĐ-TTg 04/4/2013Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm

4. 25/2013/QĐ-TTg 04/5/2013 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

5. 72/2013/NĐ-CP 15/7/2013Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008)

6. 1378/QĐ-TTg 12/8/2013 Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đại diện của cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020

7. 1448/QĐ-TTg 19/8/2013 Phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020

8. 1536/QĐ-TTg 30/8/2013 Phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN

9. 132/2013/NĐ-CP 16/10/2013 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông

10. 140/2013/NĐ-CP 22/10/2013 Về tổ chức và hoạt động của thanh tra Thông tin và Truyền thông

11. 2022/QĐ-TTg 05/11/2013

Ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực thông tin liên lạc, CNTT và truyền thông đại chúng

12. 2043/QĐ-TTg 05/11/2013 Phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013-2015

13. 154/2013/NĐ-CP 08/11/2013 Quy định về khu CNTT tập trung

14. 2159/QĐ-TTg 11/11/2013Phê duyệt và ký Bản ghi nhớ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á và Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông

15. 2166/QĐ-TTg 11/11/2013Phê duyệt các văn kiện sửa đổi, bổ sung được thông qua tại Đại hội Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) lần thứ 25

44

Page 45: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

TT Số hiệuNgày

ban hànhTrích yếu

16. 159/2013/NĐ-CP 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

17. 170/2013/NĐ-CP 13/11/2013

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007

18. 174/2013/NĐ-CP 13/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện

19. 71/2013/QĐ-TTg 21/11/2013 Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia

45

Page 46: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Phụ lục IICÁC ĐỀ ÁN TRÌNH BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ, QUỐC HỘI,

CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NĂM 2013(tính đến ngày 20/12/2013)

1. Các đề án trình trong Chương trình công tác năm 2013

TT Tên đề ánCTCT tháng

Cấp trình Tờ trình Đã ban hành

1.

Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm

Tháng 3Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 12/TTr-BTTTT ngày 21/3/2013

Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 04/4/2013

2.

Nghị định sửa đổi Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung các nội dung về công nhận chứng thư số, chữ ký số nước ngoài

Tháng 3 Chính phủTờ trình số 13/TTr-BTTTT ngày 22/3/2013

Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013

3.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình thực hiện việc trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2013-2015

Tháng 3Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 11/TTr-BTTTT ngày 19/3/2013

Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ số 3526/VPCP-KGVX ngày 07/5/2013

4.Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra TTTT

Tháng 3 Chính phủTờ trình số 23/TTr-BTTTT ngày 03/6/2013

Nghị định số 140/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013

5.Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản

Tháng 6 Chính phủTờ trình số 24/TTr-BTTTT ngày 11/6/2013

6.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển phát Tạp chí cộng sản qua mạng bưu chính công cộng

Tháng 6Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 27/TTr-BTTTT ngày 21/6/2013

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại công văn số 1253/TTg-KGVX ngày 14/8/2013)

7.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước từ Trung ương tới địa phương giai đoạn 2013-2015

Tháng 6Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 29/TTr-BTTTT ngày 27/6/2013

8.Đề án Tuyên truyền an toàn giao thông giai đoạn 2013-2015

Tháng 6Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 39/TTr-BTTTT ngày 25/7/2013

Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 05/11/2013

9.Đề án tuyên truyền, quảng bá về ASEAN từ nay đến năm 2015

Tháng 6Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 40/TTr-BTTTT ngày 26/7/2013

Quyết định số 1536/QĐ-TTg ngày 30/8/2013

10. Quy hoạch báo chí và phát thanh truyền hình trong cả nước

Tháng 9(Trình

Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 42/TTr-BTTTT

46

Page 47: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

TT Tên đề ánCTCT tháng

Cấp trình Tờ trình Đã ban hành

Ban Bí thư)

ngày 31/7/2013

11.

Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện

Tháng 4 Chính phủTờ trình số 43/TTr-BTTTT ngày 06/8/2013

Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013

12.Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

Tháng 3 Chính phủTờ trình số 53/TTr-BTTTT ngày 20/9/2013

Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013

13.Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2012-2015

Tháng 8Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 55/TTr-BTTTT ngày 27/9/2013.

14.

Nghị định thay thế Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn NSNN

Tháng 9 Chính phủTờ trình số 56/TTr-BTTTT ngày 30/9/2013

15.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia

Tháng 10

Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 57/TTr-BTTTT ngày 02/10/2013

Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013

16.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2020

Tháng 6Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 72/TTr-BTTTT ngày 25/10/2013

17.

Đề án “Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tuyên truyền phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho các đối tượng thanh niên”

Tháng 9Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 60/TTr-BTTTT ngày 14/10/2013

18.

Đề án “Tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng đến năm 2020”

Tháng 9Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 66/TTr-BTTTT ngày 16/10/2013

19.Nghị định quy định chế độ nhuận bút trong hoạt động báo chí và xuất bản

Tháng 3 Chính phủTờ trình số 67/TTr-BTTTT ngày 22/10/2013

20.Phê chuẩn các Văn kiện Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) lần thứ 25

Tháng 12

Thủ tướngChính phủ

Tờ trình số 71/TTr-BTTTT ngày 25/10/2013

Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 11/11/2013

21.

Quyết định thay thế Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và

Tháng 12

Thủ tướng Chính phủ

Tờ trình số 79/TTr-BTTTT ngày 13/12/2013

47

Page 48: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

TT Tên đề ánCTCT tháng

Cấp trình Tờ trình Đã ban hành

hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

Tổng số: 21 21 112. Các đề án trình trong năm 2013 ngoài Chương trình công tácTT Tên đề án Tờ trình Đã ban hành

1.Sửa đổi bổ sung văn kiện Thể lệ Thông tin Vô tuyến ITU 2012

Tờ trình số 06/TTr-BTTTT ngày 08/02/2013

2.Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 - 2020

Tờ trình số 07/TTr-BTTTT ngày 08/02/2013

Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/02/2013

3.

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bê-la-rút về hợp tác trong lĩnh vực TTTT

Tờ trình số 18/TTr-BTTTT ngày 07/5/2013

4.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổ chức họp trực tuyến từ Trung ương đến xã, phường

Tờ trình số 26/TTr-BTTTT ngày 20/6/2013

5.Đề án Truyền thông về xây dựng xã hội học tập

Tờ trình số 31/TTr-BTTTT ngày 12/7/2013

6. Kế hoạch triển khai thi hành Luật xuất bảnTờ trình số 44/TTr-BTTTT ngày 06/8/2013

7.

Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013

Tờ trình số 49/TTr-BTTTT ngày 03/9/2013

8.

Phương án triển khai dự án Phát triển hệ thống thông tin quản lý văn bản tích hợp trong toàn quốc cho các cơ quan Chính phủ

Tờ trình số 50/TTr-BTTTT ngày 09/9/2013

Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ số 1907/TTg-KGVX ngày 11/11/2013

9.Quản lý hoạt động mua, bán tin kinh tế chuyên ngành nước ngoài tại Việt Nam

Tờ trình số 52/TTr-BTTTT ngày 20/9/2013

10.Nghị quyết của Bộ Chính trị về ứng dụng và phát triển CNTT

Tờ trình số 64/TTr-BTTTT ngày 14/10/2013

11.

Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Tờ trình số 70/TTr-BTTTT ngày 25/10/2013

12.

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực thông tin liên lạc, CNTT và truyền thông đại chúng

Tờ trình số 73/TTr-BTTTT ngày 28/10/2013

Quyết định số 2022/QĐ-TTg ngày 05/11/2013

13. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội các Tờ trình số 74/TTr- Quyết định số

48

Page 49: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

BTTTT ngày 31/10/20132159/QĐ-TTg ngày 11/11/2013

14.Thành lập Uỷ ban Quốc gia về ứng dụng CNTT

Tờ trình số 80/TTr-BTTTT ngày 18/12/2013

Tổng số: 14 14 4

3. Các đề án trong Chương trình công tác năm 2013 chưa trình

TT Tên đề ánCấp trình

Thời gian trìnhTTg

CPCP BCT BBT

1.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày sách Việt Nam

x

Trong năm 20132.

Nghị định về quản lý hoạt động in (thay thế Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm)

x

3. Phê duyệt Thể lệ Viễn thông quốc tế x

Tổng số: 3

4. Các đề án chuyển sang năm 2014

TT Tên đề án Cấp trìnhThời gian trình

(dự kiến)Văn bản

xin chuyển

1. Luật an toàn thông tin Chính phủ Tháng 01/2014Công văn số 2927/BTTTT-VP ngày 04/10/2013

2.Nghị định quy định điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Chính phủ Tháng 4/2014Công văn số 3759/BTTTT-VP ngày 20/12/2013

3.

Quyết định sửa đổi Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015

Thủ tướng Chính phủ

Tháng 6/2014Công văn số 3759/BTTTT-VP ngày 20/12/2013

4.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng

Thủ tướng Chính phủ

Tháng 9/2014Công văn số 3759/BTTTT-VP ngày 20/12/2013

5.Nghị định của Chính phủ về quản lý và phát triển thị trường viễn thông bền vững

Chính phủ Tháng 12/2014Công văn số 2927/BTTTT-VP ngày 04/10/2013

6. Nghị định của Chính phủ ban hành cơ chế hoạt động và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân lực và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công

Chính phủ Tháng 12/2014 Công văn số 2927/BTTTT-VP ngày 04/10/2013

49

Page 50: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

TT Tên đề án Cấp trìnhThời gian trình

(dự kiến)Văn bản

xin chuyển

lập trong lĩnh vực TTTT

Tổng số: 6

5. Các đề án xin rút khỏi Chương trình công tác

TT Tên đề án Văn bản xin rút

1.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ xuất bản

Công văn số 3560/BTTTT-VP ngày 21/12/2012

2.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh truyền hình

Báo cáo số 28/BC-BTTTT ngày 17/6/2013

3.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát tài liệu mật, vật mang bí mật nhà nước qua mạng bưu chính

Báo cáo số 33/BC-BTTTT ngày 23/7/2013

4.Đề án tuyên truyền chủ trương Đại hội XI của Đảng về hội nhập quốc tế

Công văn số 2569/BTTTT-CBC ngày 05/9/2013

Tổng số: 4

50

Page 51: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Phụ lục IIIDANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT,

CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH ĐƯỢC BỘ BAN HÀNH THEO THẨM QUYỀN NĂM 2013(tính đến ngày 20/12/2013)

TTLoại văn bản

/Số hiệuNgày ban

hànhTrích yếu nội dung

I. Thông tư, Thông tư liên tịch

1. 01/2013/TT-BTTTT 10/01/2013Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

2. 02/2013/TT-BTTTT 22/01/2013Quy định về danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng

3. 03/2013/TT-BTTTT 22/01/2013Quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu

4. 04/2013/TT-BTTTT 23/01/2013Quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh FM đến năm 2020

5. 05/2013/TT-BTTTT 05/3/2013Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành TTTT

6. 06/2013/TT-BTTTT 07/3/2013Quy định chế độ báo cáo định kỳ về tình hình ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước

7. 07/2013/ TT-BTTTT 18/3/2013 Quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất vào các máy thu hình sản xuất, nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam

8. 08/2013/ TT-BTTTT 26/3/2013Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông

9. 09/2013/TT-BTTTT 08/4/2013Ban hành danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử

10.10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA

09/5/2013

Hướng dẫn cơ chế phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội

11. 11/2013/TT-BTTTT 13/5/2013Ban hành danh mục dịch vụ viễn thông thực hiện báo cáo giá thành thực tế, giá thành kế hoạch

12. 12/2013/TT-BTTTT 13/5/2013Hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

13. 13/2013/TT-BTTTT 14/6/2013Quy hoạch phân kênh tần số cho nghiệp vụ cố định và di động mặt đất băng tần (30-30 000)MHz

14. 14/2013/TT-BTTTT 21/6/2013Hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương

15. 15/2013/TT-BTTTT 01/7/2013Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2012/TT-BTTTT ngày 04/12/2012 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

51

Page 52: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

TTLoại văn bản

/Số hiệuNgày ban

hànhTrích yếu nội dung

16. 16/2013/TT-BTTTT 10/7/2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

17. 17/2013/TT-BTTTT 02/8/2013Quy định về hoạt động của Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

18. 18/2013/TT-BTTTT 15/10/2013 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

19. 19/2013/TT-BTTTT 02/12/2013Quy định tần số cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu nạn trên biển và hàng không dân dụng

20. 20/2013/TT-BTTTT 05/12/2013Quy định giá cước tối đa đối với dịch vụ bưu chính phổ cập

21. 21/2013/TT-BTTTT 18/12/2013 Quy định doanh thu dịch vụ viễn thông

II. Quyết định

1. 28/QĐ-BTTTT 11/01/2013Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC giai đoạn 2012-2015”

2. 141-QĐ/BCSĐ 16/01/20135 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên ngành TTTT thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

3. 92/QĐ-BTTTT 29/01/2013Phê duyệt Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2013 thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ TTTT

4. 95/QĐ-BTTTT 29/01/2013Công bố danh mục văn bản QPPL về TTTT hết hiệu lực thi hành (đến 31/12/2012)

5. 147/QĐ-BTTTT 20/02/2013

Ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện thành công Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015

6. 249/QĐ-BTTTT 18/3/2013Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

7. 288/QĐ-BTTTT 26/3/2013

Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu

8. 344/QĐ-BTTTT 04/4/2013Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2013 của Bộ TTTT

9. 497/QĐ-BTTTT 08/5/2013Phê duyệt các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực TTTT giai đoạn 2013-2015

10. 891/QĐ-BTTTT 22/7/2013 Phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về số

52

Page 53: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

TTLoại văn bản

/Số hiệuNgày ban

hànhTrích yếu nội dung

hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất

11. 904/QĐ-BTTTT 23/7/2013Về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2013

12. 1178/QĐ-BTTTT 23/9/2013Phê duyệt Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam

13. 1371/QĐ-BTTTT 28/10/2013

Ban hành Kế hoạch đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quyền quản lý của Bộ TTTT từ năm học 2013-2014

III. Văn bản hợp nhất

1 2201/VBHN-BTTTT 01/8/2013

Hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác

2 2202/VBHN-BTTTT 01/8/2013Hợp nhất Thông tư hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet

3 2203/VBHN-BTTTTHợp nhất Thông tư về giá cước dịch vụ bưu chính phổ cập

4 2204/VBHN-BTTTT 01/8/2013

Hợp nhất Thông tư hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú và hoạt động trong nước của các cơ quan báo chí

5 2205/VBHN-BTTTT 01/8/2013Hợp nhất Quyết định việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm CNTT của cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

6 2206/VBHN-BTTTT 01/8/2013Hợp nhất Quyết định về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

7 2207/VBHN-BTTTT 01/8/2013 Hợp nhất Nghị định về chống thư rác

8 2208/VBHN-BTTTT 01/8/2013Hợp nhất Quyết định về việc ban hành cước kết nối nội tỉnh đối với cuộc liên lạc đường dài liên tỉnh và liên lạc di động gọi cố định

9 2209/VBHN-BTTTT 01/8/2013

Hợp nhất Thông tư quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

10 2210/VBHN-BTTTT 01/8/2013Hợp nhất Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

11 2255/VBHN-BTTTT 06/8/2013Hợp nhất Thông tư ban hành định mức hỗ trợ duy trì và phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2009-2010

53

Page 54: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

TTLoại văn bản

/Số hiệuNgày ban

hànhTrích yếu nội dung

12 2256/VBHN-BTTTT 06/8/2013

Hợp nhất Quyết định ban hành quy định về việc nghiệm thu sản lượng dịch vụ viễn thông công ích và thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2008-2010

IV. Chỉ thị

1 08/CT-BTTTT 08/02/2013Về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước

2 20/CT-BTTTT 13/5/2013Về việc tăng cường triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong toàn ngành TTTT

3 22/CT-BTTTT 24/5/2013Về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013

4 75/CT-BTTTT 31/10/2013Về tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế

V. Công điện

1 1116/CĐ-BCH 06/9/2013 Về việc chủ động đối phó với mưa lũ

2 1250/CĐ-BCH 30/9/2013 Về việc ứng phó với cơn bão số 10 năm 2013

3 1258/CĐ-BCH 01/10/2013Về việc khôi phục mạng lưới bưu chính, viễn thông sau bão số 10

54

Page 55: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Phụ lục IVCHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2014 TRÌNH BỘ CHÍNH TRỊ,

BAN BÍ THƯ, QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

TT Tên đề ánThời gian trình

Cấp trình

TTg CP BBT BCT QH

1. Luật an toàn thông tin Tháng 1

x

2.Nghị định quy định điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tháng 4

x

3.Quy hoạch phát triển các khu CNTT tập trung ở Việt Nam đến năm 2020

Tháng 4

x

4. Đề án Tổ chức lại Bưu điện Trung ương Tháng 4

x

5.Quy hoạch phát triển thông tin và truyền thông đối với các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam

Tháng 5

x

6.

Quyết định sửa đổi Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015

Tháng 6

x

7.

Đề án Thông tin, tuyên truyền đến năm 2020 về tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh

Tháng 6

x

8.Chỉ thị của Ban Bí thư về Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới

Tháng 9

x

9.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng

Tháng 9

x

10.Quy chế quản lý hoạt động văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài

Tháng 9

x

11. Đề án Giải thưởng Sách quốc gia Tháng 9

x

12.Đề án Quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài

Tháng 10

x

13.Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin truyền thông cơ sở đến năm 2020

Tháng 10

x

14.

Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020

Tháng 10

x

55

Page 56: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

TT Tên đề ánThời gian trình

Cấp trình

TTg CP BBT BCT QH

15.

Xây dựng và khôi phục mạng lưới phát hành sách cấp huyện tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo

Tháng 11

x

16.

Đề án thí điểm mô hình văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài chung đối với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước

Tháng 11

x

17.Nghị định của Chính phủ về quản lý và phát triển thị trường viễn thông bền vững

Tháng 12

x

18.

Nghị định của Chính phủ ban hành cơ chế hoạt động và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân lực và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực TTTT

Tháng 12

x

19.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành phân bổ băng tần trên 470 MHz phục vụ mục đích kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh

Tháng 12

x

20.Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình

Tháng 12

x

Tổng số: 20 14 5 1 0 0

56

Page 57: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Phụ lục V

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCCỦA SỞ TTTT CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ NĂM 2013

Trong năm 2013, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố, sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên ngành của Bộ TTTT, cộng đồng trách nhiệm của các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp thông tin và truyền thông tiếp tục phát triển. Vai trò, vị thế của Ngành ngày càng được khẳng định, hiệu quả công tác quản lý nhà nước ở địa phương được nâng lên.

Thực hiện Chương trình công tác năm 2013 của ngành TTTT, Sở TTTT các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm. Trên cơ sở các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và định hướng của Chính phủ, Bộ TTTT, các Sở TTTT đã tích cực, chủ động tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố ban hành các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch thực hiện tại địa phương như Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản; Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống phát thanh, truyền hình; Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước; Kế hoạch thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở; Kế hoạch đảm bảo an toàn thông tin số; Kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT; Đề án tăng cường đầu tư, quản lý và phát triển thông tin đối ngoại.

Các Sở đã tập trung triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và của Bộ mới ban hành đến các doanh nghiệp viễn thông, phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện như: Quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông; xây dựng đề cương rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển viễn thông và quy hoạch hạ tầng viễn thông. Tập trung chỉ đạo thực hiện các dự án 1, 2 và 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Chương trình phối hợp với Bộ đội Biên phòng về công tác thông tin truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, hải đảo.

Các cơ quan báo, đài của tỉnh thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, góp phần thống nhất trong nhận thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Các Sở tập trung chỉ đạo tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, những vấn đề có tác động lớn đến xã hội. Chỉ đạo thông tin kịp thời, khách quan, toàn diện về mọi diễn biến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tại địa phương. Định hướng các cơ quan báo chí trong việc phát hiện, cổ vũ, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... Tiếp tục tuyên truyền về biển đảo quê hương; những thành tựu quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước, góp phần định hướng dư luận và tạo đồng thuận xã hội. Đặc biệt tập trung

57

Page 58: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

đưa tin về Hội nghị Trung ương 7, 8; Kỳ họp thứ 5, 6 của Quốc hội khoá XIII; việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự thảo sửa đổi Luật đất đai; hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương. Chỉ đạo triển khai chiến dịch vận động, quyên góp “Kết nối Biển Đông” ủng hộ ngư dân. Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Tổ chức tốt các cuộc giao ban báo chí, chất lượng giao ban ngày càng được nâng cao. Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công lễ hội Đường sách Xuân Quý Tỵ năm 2013 lần thứ ba với chủ đề “Sách và 54 dân tộc”.

Các Sở thực hiện quán triệt đến các đơn vị có liên quan và triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản; Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA về phối hợp phòng, chống in lậu. Chỉ đạo triển khai kế hoạch thi hành Luật xuất bản năm 2012. Cung cấp thông tin điều tra, khảo sát thực trạng mạng lưới phát hành xuất bản phẩm địa bàn nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Công tác kiểm tra, thanh tra phòng, chống in lậu được tiến hành thường xuyên; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn cấp quận/huyện về quản lý các cơ sở in, photocopy, các cơ sở bán, cho thuê xuất bản phẩm, đặc biệt lưu ý sách giả, sách lậu, sách in nối bản... góp phần thiết lập trật tự trong hoạt động xuất bản, in và phát hành tại khu vực.

Tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, xuất bản. Tổ chức các lớp tập huấn về công tác thông tin đối ngoại cho các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Tích cực kiểm tra nội dung các trang thông tin điện tử đã được cấp phép, nhắc nhở các đơn vị chủ quản chỉ đạo các website thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh, truyền hình, truyền thanh không dây. Sở TTTT các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Lâm Đồng đã tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn cho Phòng Văn hóa - Thông tin, các doanh nghiệp viễn thông thực hiện Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nam Định phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, thực hiện Đề án tổng thể tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Sở TTTT Bến Tre phối hợp với các đơn vị liên quan vận hành trang thông tin phục vụ hoạt động thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới biển tỉnh Bến Tre (biengioibienbentre.vn). Quảng Bình tổ chức đăng ký và quản lý tốt các hoạt động của phóng viên, nhà báo đến tác nghiệp, đưa tin về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh. Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên và Đắk Lắk tổ chức tốt triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa - Những bằng chứng lịch sử. Cao Bằng tổ chức khánh thành và bàn giao cụm thông tin đối ngoại Bản Giốc.

Bên cạnh những thuận lợi, một số tỉnh còn có khó khăn, tồn tại như một số phóng viên thường trú của cơ quan báo chí tại địa phương chưa hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, đưa tin sai sự thật ảnh hưởng đến hoạt động của địa phương; công tác truyền thanh cơ sở còn yếu, cơ sở vật chất của đài truyền thanh xã xuống cấp nên hiệu quả hoạt động, diện phủ sóng hạn chế; còn nhiều xã chưa có đài truyền thanh để phục vụ nhu cầu thông tin của người dân, nhất là các xã vùng sâu, vùng

58

Page 59: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đội ngũ cán bộ làm công tác tại các đài truyền thanh cơ sở còn thiếu chuyên môn và hầu hết là kiêm nhiệm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

Lĩnh vực bưu chính được các Sở TTTT triển khai sâu rộng trên 40 tỉnh trong cả nước thông qua Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực phục vụ và cung cấp thông tin tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã và thư viện công cộng. Triển khai hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, các địa phương đã tổ chức các đợt điều tra về bưu chính công ích năm 2013; tham gia thực hiện thanh tra hoạt động bưu chính của các đơn vị trên địa bàn; thẩm định và cấp giấy xác nhận thông báo hoạt động bưu chính cho các doanh nghiệp. Tổng kết cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42.

Các Sở TTTT Bình Thuận, Trà Vinh đã làm việc với Bưu điện tỉnh về việc hỗ trợ đội ngũ bưu tá phát báo, ấn phẩm miễn phí theo quy định tại Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015. Các Sở TTTT Bình Định, Gia Lai, Thanh Hóa, Đắk Lắk hướng dẫn Bưu điện tỉnh triển khai việc tăng cường tổ chức hoạt động đọc sách báo tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Sở TTTT Quảng Nam hoàn thành việc xây dựng đề án “Phát triển Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đảm bảo cung cấp thông tin cộng đồng đến năm 2020”; thực hiện các nội dung Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động Điểm Bưu điện - Văn hóa xã phục vụ xây dựng nông thôn mới” năm 2013. Bưu điện Đắk Nông triển khai đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng tần suất các tuyến đường thư, báo; thử nghiệm kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm, quà lưu niệm phù hợp với khả năng và điều kiện, góp phần tăng doanh thu và tạo tiền đề mở rộng kinh doanh đa dịch vụ. Mặc dù đã được quan tâm, chỉ đạo, nhưng ở nhiều địa phương, hiệu quả hoạt động của các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã còn chưa cao, thiếu nhân lực, thu nhập thấp, sách báo hạn chế; đường truyền Internet chưa đảm bảo.

Mạng lưới viễn thông và Internet tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực, dung lượng và mở rộng phạm vi phục vụ, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao và ổn định. Ngoài việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật viễn thông mới được ban hành, năm qua, các Sở đã tích cực theo dõi, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT về quản lý thuê bao di động trả trước. Tích cực triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo chỉ đạo của Bộ. Sở TTTT thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu UBND ban hành chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đơn vị đầu tư hạ ngầm hệ thống cáp viễn thông tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện kế hoạch ngầm hoá viễn thông giai đoạn 2013-2015.

Các Sở đang tiếp tục triển khai công tác phối hợp xử lý các số thuê bao trên các biển quảng cáo, rao vặt trái phép. Qua kiểm tra phát hiện một số đơn vị có hành vi vi phạm. Nội dung vi phạm chủ yếu là: Cung cấp dịch vụ cho chủ thuê bao có thông tin không chính xác, thực hiện không đúng việc đăng ký, lưu giữ thuê bao, thực hiện ủy quyền việc tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao không đúng quy

59

Page 60: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

định, sử dụng tần số vô tuyến điện sai với quy định, cung cấp dịch vụ game online không đảm bảo khoảng cách đối với trường học hoặc ngoài giờ quy định… Các Sở tổng hợp báo cáo bổ sung số liệu điều tra thực hiện chương trình viễn thông công ích từ nay đến năm 2020. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Tần số khu vực, Bộ đội biên phòng tổ chức hội nghị về tăng cường công tác quản lý và cấp phép tàu cá sử dụng thiết bị HF liên lạc tầm xa. Tăng cường công tác quản lý tần số vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá và Đài truyền thanh không dây cấp xã.

Các địa phương đã kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn và xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống lụt, bão năm 2013. Thực hiện kế hoạch kiểm tra an toàn mạng lưới thông tin liên lạc trước, trong và sau mùa mưa bão đối với cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các cơn bão số 12, 13, 14 vừa qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông còn gặp khó khăn, bất cập, nhất là việc dùng chung cơ sở hạ tầng, tiến độ ngầm hóa cáp viễn thông chậm.

Về CNTT, các Sở tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử và 01 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; từng bước triển khai ứng dụng chữ ký số nhằm thay thế dần việc gửi văn bản giấy có chữ ký và dấu qua đường bưu điện bằng việc gửi văn bản điện tử có chữ ký số qua mạng. Các địa phương đang xây dựng biểu mẫu, biểu điểm đánh giá tình hình ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước; thực hiện khảo sát tin học hóa trong cơ quan hành chính nhà nước; cung cấp thông tin về hiện trạng và nhu cầu phát triển các hệ thống cơ sở dữ liệu; báo cáo mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT năm 2013; tiếp tục duy trì việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy chủ, thường xuyên sao lưu dữ liệu đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn. Xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT đúng định hướng của Nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử/cổng thông tin điện tử của CQNN, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và phát triển ứng dụng, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử, góp phần cải cách hành chính trong hệ thống cơ quan nhà nước. Tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn bảo mật thông tin trên Cổng/trang thông tin điện tử để kịp thời phát hiện những lỗ hổng, các nguy cơ tấn công và đã bị tấn công từ đó thực hiện các phương án kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Các Sở thực hiện chạy thử nghiệm, đánh giá và góp ý hoàn thiện các sản phẩm phần mềm nguồn mở được xây dựng theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Khảo sát hiện trạng và nhu cầu sử dụng bản quyền phần mềm, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT của các cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động CNTT của các Sở đã có được nhiều kết quả nổi bật: Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu UBND phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố giai đoạn 2013-2020, làm nền tảng cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố, củng cố vị thế của thành phố là mũi nhọn phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước. Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ,

60

Page 61: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Sở đã làm việc với các sở, ngành liên quan, các doanh nghiệp, Hội Tin học thành phố nhằm khảo sát, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn về giá đất nhằm thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Công viên phần mềm Quang Trung. Thành phố Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số ứng dụng và phát triển CNTT; hoàn thành và khai trương Hệ thống hạ tầng CNTT-TT hiện đại, đồng bộ, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng chính quyền điện tử thành phố trong những năm tới.

Các Sở tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành quy định về việc cung cấp thông tin của các cơ quan Đảng để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh (Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên, Nghệ An, Yên Bái). Sở TTTT Cà Mau tổ chức 03 lớp tập huấn an toàn và an ninh mạng, quản trị mạng. Sở TTTT Bạc Liêu đã hoàn thiện Dự án Nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh theo điện toán đám mây; dự án phần mềm quản lý văn bản và điều hành liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã và hoàn thành kế hoạch đấu thầu một cửa điện tử thành phố Bạc Liêu. Sở TTTT Vĩnh Long đã phối hợp, chuyển giao và hướng dẫn sử dụng chứng thư số cho Lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan nhà nước đã được cấp chứng thư số năm 2012 và cán bộ chuyên trách CNTT tại đơn vị trong tỉnh.

Sở TTTT Cần Thơ đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; là một trong những địa phương đi đầu cả nước về ứng dụng chữ ký số; hoàn thành và thực hiện dự án thí điểm giám sát phục vụ cảnh báo về môi trường và giảm nhẹ thiên tai tại thành phố Cần Thơ - giai đoạn 2: xây dựng hệ thống các điểm quan trắc, cảm biến, truyền dẫn và thu thập dữ liệu môi trường với công nghệ tự động, hiện đại nhằm đáp ứng các nhu cầu cho dự báo, cung cấp số liệu và thông tin cho nhà quản lý môi trường kịp thời có công tác chuẩn bị về công tác bảo vệ môi trường trong tương lai.

Sở TTTT Bắc Giang tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý chuyên môn nghiệp vụ đối với đơn vị và cán bộ chuyên trách CNTT. Năm 2013, UBND tỉnh đã phê duyệt Báo cáo khả thi Dự án hệ thống tích hợp giải quyết thủ tục hành chính công từ tỉnh đến xã. Tỷ lệ văn bản điện tử đi toàn tỉnh đạt 71%. Từ tháng 01/2013, UBND tỉnh Bắc Giang đã thực hiện cuộc họp UBND tỉnh không sử dụng giấy. 100% cơ quan thuộc UBND tỉnh, các huyện, thành phố và 15 hội, đoàn thể tỉnh đã có trang thông tin điện tử; có 4 đơn vị đã triển khai cung cấp dịch vụ công mức độ 3. 100% cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố và một số ban, ngành khối Đảng, Đoàn thể đã được cài đặt, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc. Sở viết 3 phần mềm dùng chung nguồn mở về một cửa điện tử, quản lý văn bản và điều hành công việc, trang thông tin điện tử. Các phần mềm trên được UBND tỉnh yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước trên toàn tỉnh triển khai sử dụng.

Các Sở TTTT Lạng Sơn, An Giang đã áp dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng đảm bảo 100% việc gửi nhận văn bản nhanh chóng, thuận lợi từ cấp tỉnh đến cấp huyện và xã. Lai Châu triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh xuống cấp huyện với 02 điểm tại UBND tỉnh và Sở TTTT, 07 điểm tại UBND các huyện, thị xã. Sở TTTT

61

Page 62: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Tây Ninh tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định quản lý, sử dụng phần mềm họp không giấy trong các cơ quan nhà nước.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong việc triển khai và ứng dụng CNTT, song do nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực CNTT rất ít và phân tán, hạn chế làm ảnh hưởng tới sự phát triển và ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính. Sự phối hợp giữa các Sở và các doanh nghiệp trong công tác ứng dụng CNTT chưa đồng bộ và hiệu quả, công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT ở các cấp chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực CNTT còn thiếu về số lượng và chất lượng, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa có bước đột phá, chưa có cơ chế đãi ngộ cho cán bộ, công chức chuyên trách CNTT.

Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được thực hiện thường xuyên, theo kế hoạch, chỉ đạo của Thanh tra Bộ, tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm, bức xúc trong dư luận xã hội như quản lý thuê bao di động trả trước, quản lý đại lý Internet công cộng, trò chơi trực tuyến, in và phát hành sách, xây dựng các trạm BTS không có giấy phép. Thanh tra các Sở đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Mặc dù còn có nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, thiếu nguồn lực, kinh phí song nhìn chung, Sở TTTT các tỉnh, thành phố đã có nhiều cố gắng, chủ động phát huy nội lực, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trong công tác quản lý nhà nước về TTTT tại địa phương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

62

Page 63: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Phụ lục VI

HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP

- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Năm 2013, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VNPT vẫn đạt tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 119.000 tỷ, đạt 100% kế hoạch, bằng 102,53% so với năm 2012. Nộp ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 7.894 tỷ, đạt 107,89% kế hoạch, bằng 100,47% so với năm 2012. Tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn ước đạt 9.265 tỷ, đạt 100% kế hoạch, bằng 179,09% so với năm 2012. Tổng giá trị đầu tư năm 2013 dự kiến đạt khoảng 10.000 tỷ, đạt 80% kế hoạch, bằng 83% so với năm 2012. Tổng thuê bao điện thoại thực tăng (phát triển mới - cắt giảm) là -11,3 triệu thuê bao, trong đó thuê bao cố định (vô tuyến + hữu tuyến) giảm 500 ngàn thuê bao; thuê bao di động giảm 10,8 triệu thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại (phát sinh cước) trên mạng đến cuối năm 2013 đạt 40,4 triệu thuê bao, bằng 78% so với cuối năm 2012. Tổng số thuê bao băng rộng (ADSL+FTTx) thực tăng đạt 291 ngàn thuê bao, đạt 97,22% kế hoạch, bằng 108,92% so với năm 2012. Tổng số thuê bao băng rộng trên mạng dự kiến đến cuối năm 2013 đạt 2,7 triệu thuê bao, bằng 112% so với cuối năm 2012.

Mạng lưới viễn thông của Tập đoàn tiếp tục được duy trì an toàn, ổn định, đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, phòng, chống thiên tai...; quy mô mạng lưới tiếp tục được mở rộng nhằm nâng cao năng lực và chất lượng mạng, tăng khả năng cạnh tranh. Các giải pháp đảm bảo an toàn mạng lưới, đảm bảo chất lượng mạng truyền dẫn, mạng truyền tải IP và đảm bảo an toàn cho thiết bị và dịch vụ trên mạng cũng như các giải pháp nhằm tối ưu hóa mạng lưới, tiết kiệm chi phí... tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thông tin của xã hội, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tập đoàn tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thuyết minh đề án Tái cơ cấu; đồng thời tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại một số Ban chức năng thuộc cơ quan Tập đoàn nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh.

- Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)

Năm 2013, bằng những giải pháp, chiến lược cụ thể và cách làm riêng, Tập đoàn Viettel đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra: Doanh thu ước thực hiện 162.886 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 15,2% so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 35.086 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 27,5%. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 26.413 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch năm 2013, tăng 25,2%. Nộp ngân sách Nhà nước ước thực hiện 13.586 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch, tăng 19,4%. Vốn chủ sở hữu 72.247 tỷ, đạt 91,7% kế hoạch, tăng 14,4%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 36,56%. Thu nhập bình quân đạt 23,7 triệu đồng/người/tháng, đạt 99,36% kế hoạch.

63

Page 64: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Về thuê bao điện thoại và phát triển hạ tầng mạng lưới trong nước: Thuê bao điện thoại lũy kế toàn mạng 54,25 triệu thuê bao. Tổng thuê bao tăng thêm trong năm 2013: 1,61 triệu thuê bao, trong đó: Thuê bao di động: Tăng 1,81 triệu thuê bao; thuê bao cố định (vô tuyến + hữu tuyến): giảm 273,3 nghìn thuê bao; thuê bao 3G: tăng gần 2,15 triệu thuê bao; Thuê bao băng rộng và Inetrnet: tăng 43,93 nghìn thuê bao. Phát triển hạ tầng mạng lưới: BTS 2G+3G phát triển mới trong năm: 3.713 trạm BTS. Toàn mạng 59.696 trạm. Mạng cáp quang: Triển khai mới 17.612 km. Toàn mạng 174.457 km (Chưa tính cáp quang EVN chuyển sang và trao đổi với doanh nghiệp khác). Ở nước ngoài: Thuê bao điện thoại lũy kế toàn mạng 14,75 triệu thuê bao, cụ thể từng thị trường: Campuchia: 6,19 triệu thuê bao; Lào: 2,84 triệu thuê bao; Haiti: 1,87 triệu thuê bao; Mozambique: 3,61 triệu thuê bao; Đông-Timor: 239,3 nghìn thuê bao. Tổng thuê bao tăng thêm trong năm 2013 gần 3,09 triệu thuê bao. Phát triển hạ tầng mạng lưới: BTS 2G+3G phát triển mới trong năm: 5.310 trạm. Tổng các mạng 16.639 trạm, trong đó: Campuchia: 5.228 trạm; Lào: 2.882 trạm; Haiti 1.670 trạm, Mozambique 2.950 trạm, Đông-Timor: 285 trạm, Peru 3.624 trạm. Mạng cáp quang: triển khai mới 17.815 km. Tổng các mạng 84.588 km, trong đó: Campuchia: 16.400 km; Lào: 19.103 km; Haiti 5.112 km, Mozambique 23.887 km, Đông -Timor: 7.881, Peru 12.205 km.

Hoàn thành đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2013-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 17/5/2013) và tổ chức triển khai đề án; hình thành khối CNTT trực thuộc và xây dựng chiến lược phát triển và mô hình tổ chức, cơ chế vận hành lĩnh vực CNTT của Tập đoàn đến năm 2015; hoàn thành đề xuất xin giấy phép truyền hình trả tiền và phối hợp với Tổng cục Chính trị tổ chức sản xuất và chính thức lên sóng kênh Quốc phòng Việt Nam.

- Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC)

Tổng công ty chia hoạt động sản xuất kinh doanh thành 03 khối chính: Khối Công nghệ và nội dung số, Khối Kinh doanh dịch vụ viễn thông, Khối Kinh doanh dịch vụ truyền hình. Doanh thu năm 2013 ước đạt 4.000 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 356 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 29,2 tỷ đồng; tổng mức đầu tư ước đạt 14,3 tỷ đồng.

Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu tổng thể Tổng công ty VTC giai đoạn 2012-2015 đã được Bộ TTTT phê duyệt là nhiệm vụ chính trong năm 2013. Tổng công ty đã kiện toàn Ban giám đốc điều hành; hoàn thành việc chuyển đổi 2 công ty TNHH MTV VTC Intecom và VTC Digital thành 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc; tiếp tục triển khai các thủ tục giải thể đối với 08 đơn vị phụ thuộc, sản xuất kinh doanh không hiệu quả; thực hiện các thủ tục bàn giao Trường Truyền thông đa phương tiện VTC về cho UBND tỉnh Nghệ An; sáp nhập Công ty VTC miền Trung vào Công ty Viễn thông số.

Thực hiện Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ Tổng công ty đã tập trung triển khai việc chia tách Đài Truyền hình kỹ thuật số

64

Page 65: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

VTC thành đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ TTTT; xây dựng mối quan hệ chiến lược giữa Tổng Công ty với Đài.

- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost)

Năm 2013 là năm đầu tiên VNPost hoạt động theo mô hình tổ chức mới. Tổng công ty tập trung mọi nỗ lực, cố gắng trong phát triển sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho việc tổ chức hoạt động những năm tiếp theo, phấn đấu cân bằng thu chi và tiến tới kinh doanh có lãi. Tổng doanh thu phát sinh ước đạt 7.555 tỷ đồng, bằng 94,6% kế hoạch, giảm 30,7% so với năm 2012. Tổng chi phí thực hiện ước tính 7.482 tỷ đồng, bằng 94,4% kế hoạch, giảm 29,7% so với năm 2012. Tổng lợi nhuận ước đạt 72,9 tỷ đồng, bằng 99,8% kế hoạch, tăng 33,4% so với năm 2012. Mạng vận chuyển bưu chính gồm: 55 tuyến đường thư cấp 1, 409 tuyến đường thư cấp 2, 3.203 tuyến đường thư cấp 3, 83 tuyến đường thư máy bay, 3 tuyến đường bộ và 1 tuyến đường thủy đi quốc tế. Hệ thống khai thác gồm 20 bưu cục khai thác tại 5 trung tâm khai thác vận chuyển khu vực, 58 trung tâm khai thác tỉnh, thành phố và 613 bưu cục khai thác các chuyến thư cấp 2 tại các Bưu điện Trung tâm, Bưu điện khu vực và Bưu điện huyện.

Thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển quyền đại diện sở hữu nhà nước từ Tập đoàn BCVT về Bộ TTTT, triển khai chỉ đạo của Bộ, trong năm 2013, Tổng công ty đã tập trung triển khai, hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo mô hình mới. Xây dựng và ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

- Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải (Vishipel)

Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải theo GMDSS (dịch vụ thông tin liên lạc được cung cấp theo quy định của tổ chức Hàng hải quốc tế cho các tàu thuyền vận tải và các phương tiện khác hoạt động trên các vùng biển). Trực canh 24/24 giờ qua hệ thống các đài thông tin duyên hải trên các phương thức và tần số cấp cứu theo GMDSS với chất lượng cao, xử lý nhanh gọn, chính xác các thông tin cấp cứu. Đã phát 95.569 lượt bản tin an toàn hàng hải như các cảnh báo hàng hải, cảnh báo sóng thần, cảnh báo khí tượng, dự báo thời tiết biển… bằng tiếng Việt và tiếng Anh qua vệ tinh. Qua việc thu nhận và xử lý thông tin cấp cứu, Công ty đã phục vụ 587 trường hợp cấp cứu khẩn cấp, hỗ trợ cứu được 2.031 người, trong đó có 1.843 người Việt Nam và 78 người nước ngoài. Dịch vụ điện thoại tàu bờ có khoảng 22.000 thuê bao, trong đó có 13.500 thuê bao tàu cá, 1.400 thuê bao tàu hàng, 7.100 thuê bao khác. Dịch vụ Inmarsat và các dịch vụ giá trị gia tăng có khoảng 2.900 thuê bao, sản lượng đạt gần 1.100 nghìn phút. Tổng doanh thu ước đạt 275 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 12 tỷ đồng.

- Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)

Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội - Hanoi Telecom hoạt động trong lĩnh vực viễn thông – CNTT. Tuy tuổi đời còn khá trẻ, nhưng Hanoi Telecom là một

65

Page 66: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

trong số các đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, tối ưu hóa phương thức quản lý để đạt hiệu quả cao, vì lợi ích khách hàng. Năm 2013, tổng doanh thu đạt 8.410 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước hơn 159 tỷ đồng. Tổng giá trị đầu tư 373 tỷ đồng. Về thuê bao điện thoại và phát triển hạ tầng mạng lưới: Tổng số thuê bao di động đạt 10.053 thuê bao; số trạm BTS 2G và 3G đạt 6.005 trạm, phủ sóng toàn quốc; mạng cáp quang có chiều dài 5.500 km từ Bắc vào Nam.

- Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)

Năm 2013, doanh thu của FPT Telecom đạt 3.250 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012 và lợi nhuận 810 tỷ đồng, tăng 17%. Vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 997 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 1.800 tỷ đồng, tổng tài sản trên 3.500 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước 630 tỷ đồng, tăng 15%. Thuê bao Internet tăng trưởng ổn định, tổng số thuê bao Internet của Công ty đạt khoảng 1.422.340 thuê bao, tăng 8,2%. Tổng số thuê bao điện thoại cố định đạt gần 21.000 thuê bao, giảm 7%. FPT Telecom tiếp tục đầu tư hạ tầng và mở rộng thị trường đến các tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Hiện Công ty đã có mặt tại 53 tỉnh, thành phố. Tổng giá trị đầu tư trong năm 2013 ước tính gần 800 tỷ đồng, tăng 24%. Công ty đã nâng cấp và đầu tư mới 250 đài trạm.

- Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)

Năm 2013, phân khúc khách hàng trọng điểm sử dụng dịch vụ Internet của SPT chủ yếu tập trung là khách hàng doanh nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Đối với giá cước dịch vụ Internet, SPT hiện là một trong số doanh nghiệp cung cấp gói cước ADSL thấp nhất thị trường. Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục duy trì và phát triển các khách hàng hiện có tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, SPT đang đầu tư xây dựng mạng lưới và cung cấp dịch vụ tại Đà Nẵng và Cần Thơ.

- Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC

Năm 2013 đánh dấu mốc 20 năm thành lập của Tập đoàn CMC. Tập đoàn đã và đang khẳng định vị thế với các thành tích đạt được trên nhiều lĩnh vực: Tích hợp hệ thống, phần mềm, sản xuất và lắp ráp máy tính, thương mại dịch vụ và viễn thông/Internet. Trong lĩnh vực CNTT, CMC đã đạt 4 Huy chương Vàng và 2 giải trong Top 5 ICT Việt Nam năm 2013. Lĩnh vực viễn thông, dịch vụ Internet trên truyền hình cáp đạt 85.000 thuê bao, đứng thứ 3 trong nước về số lượng phát triển thuê bao, tăng trưởng trên 50% so với năm 2012. Lĩnh vực tích hợp hệ thống, CMC đạt giải thưởng Đối tác giải pháp bảo mật xuất sắc nhất của Symantec, doanh số trên 1.000 tỷ, đứng thứ 2 trong nước. Lĩnh vực phần mềm và bảo mật, CMC và phần mềm eDocman Plus đã được vinh danh TOP 20 “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN” năm 2013. CMC đã và đang phát triển bền vững với đội ngũ hơn 1.500 nhân viên. Dự kiến doanh thu năm 2013 đạt 3.071 tỉ, tăng trưởng 15,4% so với năm 2012.

66

Page 67: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

- Công ty TNHH Truyền hình Cáp Sài Gòn Tourist (SCTV)

Trên 20 năm xây dựng và phát triển, SCTV tự hào là mạng truyền hình cáp đứng đầu Việt Nam với lượng phủ sóng rộng khắp toàn quốc và cũng là đơn vị đầu tiên đem đến cho người dân dịch vụ truyền hình trả tiền với sự lựa chọn cao cấp. Đến nay, SCTV đã sản xuất và hợp tác đầu tư sản xuất được 17 chuyên kênh đặc sắc, đa dạng cùng với việc trao đổi bản quyền các kênh nổi tiếng quốc tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin, giải trí của đông đảo khán giả mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Năm 2013, tổng doanh thu đạt 2.332 tỷ, nộp ngân sách nhà nước: 299 tỷ, tổng giá trị đầu tư: 1.100 tỷ.

- Công ty cổ phần Tập đoàn Vina – VNG (Vinagame):

Vinagame là một trong những doanh nghiệp trẻ đi tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số. Công ty tập trung vào việc gia tăng hàm lượng các yếu tố văn hoá giáo dục lành mạnh ở các sản phẩm, dịch vụ nội dung số phục vụ thị trường. Đã tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện cụ thể như: Ủng hộ Chương trình vì học sinh Trường Sa thân yêu giai đoạn 2 – xây trường trên đảo Sinh Tồn; hỗ trợ người nghèo khắc phục và xây dựng lại kinh tế sau bão lũ cho đồng bào tỉnh Quảng Nam sau cơn bão số 11; hỗ trợ Chương trình Kết nối biển Đông do Hội Chữ thập đỏ phát động;... Năm 2013, tổng doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 70 tỷ đồng; tổng giá trị đầu tư 18 tỷ đồng; phát triển hạ tầng 110 tỷ đồng; thu nhập bình quân trên 8 triệu đồng/người/tháng.

- Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT

Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT là một trong những công ty tin học hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp CNTT tiên tiến và phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc của khách hàng, mang lại giá trị to lớn cho khách hàng. Lĩnh vực hoạt động của HiPT bao gồm: Cung cấp các giải pháp CNTT, cung cấp các thiết bị tin học, tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm, cung cấp dịch vụ CNTT và truyền thông, đào tạo và chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì các sản phẩm CNTT, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và phân phối các thiết bị đầu cuối viễn thông. Năm 2013, tổng doanh thu ước đạt 550 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 17 tỷ đồng, tổng giá trị đầu tư 8,4 tỷ đồng, phát triển hạ tầng 184 tỷ đồng.

- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật

Năm 2013, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã xây dựng kế hoạch và đăng ký tổng số 1.530 đề tài (có 143 đề tài sách điện tử), cấp Quyết định xuất bản 1.402 tên sách, tổng doanh thu ước tính đạt 46 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 1,5 tỷ đồng. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế, Nhà xuất bản tập trung vào kế hoạch biên tập, xuất bản các sách, tài liệu phục vụ học tập, quán triệt các Hội nghị Trung ương 4, 5, 6 và 7 khóa XI của Đảng; xuất bản các bộ sách quan trọng, sách phục vụ các sự kiện chính trị lớn năm 2013 như: CD-ROM

67

Page 68: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Hồ Chí Minh Toàn tập; CD-ROM Lịch sử Nam Bộ Kháng chiến; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); Văn kiện Quốc hội toàn tập.

- Công ty In Trần Phú

Công ty In Trần Phú là một trong những ngọn cờ đầu của ngành In Việt Nam, nhiều năm liền đạt doanh thu cao; đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức không ngừng được nâng cao. Công ty tiếp tục phấn đấu vươn lên trở thành một công ty có quy mô lớn, hiệu quả và hiện đại bậc nhất của ngành In Việt Nam, sánh vai cùng khu vực và quốc tế. Năm 2010, Công ty đã vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2013, Công ty đã đạt tổng sản lượng trang in quy đổi khổ 13x19 cm là 43 tỷ trang, tổng doanh thu 350 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 22 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 52 tỷ, thu nhập bình quân của người lao động đạt gần 10 triệu đồng/tháng.

- Công ty cổ phần Phát hành sách TP. Hồ Chí Minh (FAHASA)

Mạng lưới phát hành của thương hiệu FAHASA được triển khai rộng khắp trên cả nước với 63 nhà sách. FAHASA đã trở thành doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, uy tín, vị thế lớn cả trong và ngoài nước. Năm 2013, Công ty đã phát hành trên 55 triệu bản sách, tổng doanh thu đạt 1.560 tỷ đồng, cao nhất ngành phát hành sách Việt Nam. Đặc biệt năm 2006, 2009, 2012 và 2013 FAHASA là đơn vị phát hành sách duy nhất của Việt Nam được tạp chí Retail Asia bình chọn trong danh sách 500 nhà bán lẻ hàng đầu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Công ty FAHASA đã và đang ngày càng nỗ lực hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục góp phần vào sự nghiệp phát triển "văn hóa đọc", đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

68

Page 69: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

Phụ lục VII

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI VÀ HIỆP HỘI

- Hội Nhà báo Việt NamNăm 2013, năm thứ 3 - năm bản lề, các cấp Hội Nhà báo cả nước triển khai

thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Hội và các nhiệm vụ chính trị được giao. Mọi mặt công tác Hội tiếp tục được triển khai có hiệu quả theo Chương trình công tác toàn khóa (khoá IX) và kế hoạch công tác năm 2013. Tổng số hội viên hiện nay là gần 20.000 hội viên, sinh hoạt trong 289 tổ chức cơ sở hội, trong đó có 63 hội thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 19 Liên Chi hội thuộc các cơ quan báo chí lớn và 207 chi hội trực thuộc. Hội đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT trong việc tổ chức giao ban báo chí hàng tuần, coi đây là diễn đàn gắn kết giữa Hội và cơ quan báo chí. Hội đã tổ chức tốt các cuộc hội thảo; các cuộc thi lớn về báo chí; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao cho các hội viên.

- Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thôngNăm 2013, Liên chi hội đã kết nạp thêm 142 hội viên mới, nâng tổng số hội

viên lên 320 hội viên; tổ chức 03 cuộc họp Ban chấp hành Liên chi. Thực hiện tốt đề tài “Nghiên cứu xây dựng trang tin điện tử của Liên chi hội Nhà báo TTTT” và đưa trang thông tin điện tử ictpress.vn của Liên chi hội chính thức hoạt động có hiệu quả. Có 09 hội viên được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam”; 06 hội viên và 01 chi hội được tặng Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam. Tổ chức tốt chuyến đi về nguồn - Về ATK, Thái Nguyên; chuyến công tác đi Trường Sa gồm đoàn nhà báo của 05 cơ quan báo chí. Sau chuyến đi đã có một phim phóng sự tài liệu và 20 bài báo, nhiều tin truyền hình về Trường Sa đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang điện tử của Liên chi hội.

- Hiệp hội Phát hành báo chí Việt NamHiệp hội là nơi quy tụ các tổ chức, doanh nghiệp phát hành báo chí trong cả

nước, đóng vai trò là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức, sản xuất, phát hành báo chí của sự nghiệp phát triển báo chí Cách mạng Việt Nam. Năm 2013, Hội đã phối hợp với VNPost đề ra các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy công tác đặt mua, phát hành báo, tạp chí của Đảng, báo của Đảng bộ các tỉnh, thành phố qua các kênh phân phối của Hội. Tham gia, hỗ trợ tổ chức các Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Kết luận số 29-KL/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về việc mua, đọc báo tạp chí của Đảng.

- Hiệp hội Truyền hình trả tiềnNăm 2013, Hiệp hội đã thực hiện có kết quả các nhiệm vụ đề ra tại Hội nghị

BCH lần thứ ba. Hoạt động của Hiệp hội đã phần nào đáp ứng được một số nhu cầu thực tế của của đông đảo tổ chức hội viên. Hiệp hội đã tích cực đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về đơn giá thuê bao cột điện treo cáp truyền hình với mức phù hợp tạo điều kiện để các đơn vị dịch vụ truyền hình cáp hoạt động thuận lợi. Đã chủ động nghiên cứu, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề cấp phép thiết lập hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Phối hợp giải quyết vấn đề đàm phán mua bản quyền bóng đá giải Ngoại hạng Anh mùa giải

69

Page 70: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

2013-2016; tổ chức Hội thảo “Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực Truyền hình trả tiền”.

- Hội Truyền thông số Việt NamĐến nay Hội có 143 hội viên cá nhân và tập thể. Năm 2013, Hội đã thành lập

Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức truyền thông số và Trung tâm bản quyền số; phối hợp tổ chức chương trình Gặp gỡ ICT đầu xuân Quý Tỵ với chủ đề “CNTT-TT Việt Nam năm 2013: Cơ hội và Thách thức” tại Hà Nội; phối hợp với Sở TTTT Hà Nội tổ chức buổi lễ công bố và trao giải thưởng “Xếp hạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước năm 2012”; phối hợp với Công ty Nghĩa tình đồng đội, tổ chức chương trình “Ký ức người lính”; bảo trợ cho Đại hội SEO - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - lần đầu tiên được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, với chủ đề “Tích hợp SEO – Digital Marketing”; chuẩn bị tổ chức thực hiện chương trình “Khoảnh khắc Việt Nam” quảng bá danh lam thắng cảnh, đất nước, con người, phong tục tập quán, sản vật, đặc điểm… của quốc gia cũng như các tỉnh, thành phố.

- Hội Tem Việt NamThực hiện tốt chức năng của Hội nghề nghiệp, làm tốt công tác phát triển hội

viên. Hội Tem Việt Nam và các hội tem trực thuộc đã nỗ lực duy trì hoạt động phong trào sưu tập tem; tuyên truyền, quảng bá về tem bưu chính và nâng cao kiến thức sưu tập tem. Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thể hiện qua tem bưu chính, nhiều hội tem địa phương đã tổ chức trưng bày tem, phát động hội viên xây dựng bộ sưu tập tem về Bác Hồ. Nhiều đơn vị tổ chức triển lãm, trưng bày tem nhân dịp các sự kiện và ngày lễ lớn của đất nước. Hội Tem Việt Nam đã chỉ đạo các hội tem địa phương triển khai công tác tham dự Triển lãm tem thế giới. Thực hiện tốt các quy định của Liên đoàn Tem chơi quốc tế.

- Hội Xuất bản Việt NamHội Xuất bản Việt Nam tiếp tục duy trì các hoạt động thường xuyên, giữ

vững được uy tín và vị thế trong ngành; tích cực tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị với Ban Bí thư, Chính phủ, Bộ TTTT nhiều nội dung liên quan đến công tác quản lý xuất bản, đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản (2013); dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí xuất bản; phối hợp với Cục xuất bản, Bộ TTTT xây dựng đề án “Ngày sách Việt Nam”; kiến nghị với Ban Bí thư công nhận tính chất chính trị - xã hội nghề nghiệp của Hội. Năm 2013, Hội đã tham gia, phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT tổ chức Hội nghị giao ban xuất bản toàn quốc theo quý, 6 tháng và năm; tổ chức Giải thưởng sách Việt Nam lần thứ 9 - năm 2013; thành lập Báo điện tử Tri thức trực tuyến.

- Hiệp hội In Việt NamNăm 2013, Hội đã phát triển được 02 chi hội là chi hội in Bắc miền Trung và

chi hội in miền núi và trung du phía Bắc, kết nạp thêm 02 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 228. Hiệp hội đã tích cực tham gia nghiên cứu, góp ý kiến vào các dự thảo lĩnh vực xuất bản, in; Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng... Kịp thời thông tin cho các hội

70

Page 71: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

viên về những chế độ, chính sách liên quan đến ngành in như chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động in xuất bản phẩm; tình hình biến động giá cả thị trường. Phối hợp với các nhà cung cấp và các Hội in khu vực trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề về công nghệ và dịch vụ kỹ thuật in để khuyến khích việc ứng dụng công nghệ và dịch vụ kỹ thuật mới trong ngành in nước ta.

- Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam (REV)Tổ chức thành công Hội nghị ATC 2013, Hội nghị Commantel 2013 và Hội

thảo khoa học REV 2013. Tiếp tục duy trì các hoạt động phổ biến khoa học, kiến thức, ngành nghề và phổ biến, hướng dẫn thông qua các ấn phẩm của Hội. Công tác hội viên tiếp tục phát triển với việc thành lập 03 chi hội mới. Hội tham gia nhiều hoạt động chính trị, khoa học kỹ thuật, các công tác Đảng, đoàn thể trong tổ chức của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam.

- Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA): Số lượng hội viên năm 2013 là 75 đơn vị (tăng 04 đơn vị so với năm 2012).

Phối hợp cùng các hội/hiệp hội tổ chức Chương trình Gặp gỡ ICT đầu năm; tham gia Ban chỉ đạo Chương trình Khoảnh khắc Việt Nam; xây dựng một số dự án hỗ trợ cộng đồng nông thôn tiếp cận năng lực ứng dụng CNTT và Internet; tổ chức chuỗi ngày hội Internet tại các tỉnh; phối hợp với Vietnet ICT tổ chức Chương trình tư vấn nhà nông; phối hợp với Câu lạc bộ CIO-CEO trong kết nối các doanh nghiệp Hàn Quốc về viễn thông và an ninh, an toàn Internet với doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức thành công Internet Day 2013. Bên cạnh đó, Hiệp hội tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế với công ty nước ngoài, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

- Hội Tin học Việt Nam (VAIP)Đến nay Hội đã có 38 Hội Tin học thành viên ở các tỉnh, thành phố; 21 Chi

hội Tin học ở các trường đại học, viện nghiên cứu; 45 đơn vị hội viên tập thể có quy mô hoạt động liên tỉnh và toàn quốc; 01 câu lạc bộ phần mềm nguồn mở Việt Nam với tổng số gần 40.000 hội viên cá nhân trong đó có gần 1.000 đơn vị hội viên tập thể và Chi hội. Tích cực tham gia công tác tư vấn phản biện và giám định xã hội theo các nhiệm vụ được giao. Năm 2013, Hội đã chính thức ra mắt Viện Tin học Nhân dân chuyên trách về công tác nghiên cứu phát triển, tư vấn - phản biện, đào tạo - phổ cập tin học, truyền thông và hợp tác quốc tế về CNTT. Hoàn thành và công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam do Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT giao thực hiện. Phối hợp tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ XVII. Tổ chức thành công Kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam, kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC năm 2013, cuộc thi Mùa hè sáng tạo viết ứng dụng Phần mềm nguồn mở cho sinh viên...

- Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh (HCA): Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 09/06/1988 và là

hiệp hội CNTT thành lập sớm nhất tại Việt Nam. Năm 2013 đánh dấu cột mốc 25 năm hình thành và phát triển của Hội. Tính đến hết năm 2013, Hội thu hút được sự tham gia của 1.227 hội viên cá nhân và 288 hội viên đơn vị, trong đó có 44 doanh nghiệp quốc tế và 244 doanh nghiệp trong nước. Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách về CNTT, tổ chức các hoạt động xúc tiến

71

Page 72: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

thương mại với các hiệp hội trong nước và quốc tế, duy trì mối quan hệ rộng rãi với các Sở, ngành và Hội Tin học các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt với các tỉnh phía Nam. HCA tiếp tục được đánh giá là một trong những Hội có hoạt động hiệu quả và có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành công nghiệp CNTT-TT trong nước.

- Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã nỗ lực hết

sức, chung tay cùng các doanh nghiệp vượt qua thách thức với rất nhiều chương trình, hoạt động hiệu quả: Tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit) lần thứ 2; Chương trình bình chọn Danh hiệu Sao Khuê 2013 vinh danh sản phẩm và dịch vụ CNTT tiêu biểu. Tổ chức 02 đoàn đi xúc tiến thương mại tại Nhật Bản với nhiều hợp đồng hợp tác được ký kết; tiếp đón gần 20 đoàn quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm đối tác; tổ chức thành công Tuần CNTT Nhật Bản (Japan ICT Week) - chương trình chính thức kỷ niệm 40 năm quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản tại 02 thành phố Hà Nội và Đà Nẵng; góp ý, xây dựng những chính sách liên quan đến việc ứng dụng CNTT, xây dựng chuẩn ứng dụng CNTT trong các ngành xây dựng, nông nghiệp, thuế, quản lý, điều hành...Tính đến tháng 12/2013, VINASA có 279 hội viên. Trong năm 2013 đã có 20 hội viên mới gia nhập VINASA tương đương với 10% phát triển mới.

- Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA)Trong năm 2013, VNISA đã kết nạp thêm 15 hội viên tập thể và 8 hội viên

cá nhân. Thông qua các hoạt động của mình, trọng tâm là tổ chức tốt sự kiện thường niên “Ngày An toàn thông tin” năm 2013, VNISA đã hoàn thành tốt việc tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức cho xã hội về an toàn thông tin (ATTT); tích cực tham gia tư vấn, phản biện, góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin khi được Bộ TTTT và các bộ, ngành khác yêu cầu; điều tra thực trạng về ATTT trên phạm vi cả nước để nhắc nhở cảnh báo về ATTT, làm cơ sở, xây dựng kế hoạch, định hướng đảm bảo ATTT; làm tốt chức năng cầu nối giữa xã hội-tổ chức doanh nghiệp và nhà nước trong lĩnh vực ATTT; phối hợp với Cục CNTT - Bộ Giáo dục và Đào tạo duy trì Cuộc thi toàn quốc “Sinh viên với An toàn thông tin” liên tục từ năm 2008 đến nay.

- Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA)Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các hoạt động của Hiệp hội đã có chuyển

biến mạnh và đạt được những kết quả tốt đẹp. Hiệp hội có các hoạt động thiết thực đem lại lợi ích cho hội viên và ngành hàng như hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức gặp gỡ giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức các chương trình khảo sát thị trường nước ngoài. Với các hoạt động tư vấn phản biện, giám định có uy tín, chất lượng, Hiệp hội đã làm tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, xác định được vị trí và uy tín và được các Bộ, ngành cũng như cộng đồng Hiệp hội ngành hàng trong nước đánh giá là một trong những Hiệp hội có hoạt động tốt và hiệu quả. Trong hoạt động hợp tác quốc tế, Hiệp hội đã tích cực tham gia vào hoạt động của cộng đồng các Hiệp hội ngành hàng trong khu vực cũng như trên thế giới trong quá trình hội nhập; vị thế của Hiệp hội và ngành hàng trong khu vực và trên thế giới được nâng cao rõ rệt.

72

Page 73: Bao Cao Tong Ket Cua Bo TT VaTT 2013

73