24
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 75 Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung: Cơ sở lý thuyết của pháp luật cạnh tranh bao gồm hiệu quả kinh tế và quan điểm xây dựng chính sách, pháp luật về cạnh tranh; Quy định pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với các nội dung về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hậu quả pháp lý của các hành vi này; Quy định pháp luật về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các quy định về nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh và quy định về xử lý vi phạm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Các loại trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh; Quy định về chủ thể có thẩm quyền và thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh. Đưa ra được khái niệm, đặc điểm và nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh; So sánh được nội dung các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh; Vận dụng được thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh tranh. Hướng dẫn học Để học tốt bài này sinh viên cần: Nắm vững kiến thức cơ bản về thương nhân, doanh nghiệp, và các hành vi thương mại; Nắm vững kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng quy định pháp luật, vai trò của pháp luật, và các chế tài xử lý vi phạm pháp luật hành chính, dân sự, thương mại.

Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

  • Upload
    others

  • View
    16

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

75

Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

Nội dung Mục tiêu

Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận

các nội dung:

• Cơ sở lý thuyết của pháp luật cạnh

tranh bao gồm hiệu quả kinh tế và

quan điểm xây dựng chính sách, pháp

luật về cạnh tranh;

• Quy định pháp luật về kiểm soát thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh với các nội

dung về hành vi thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh và hậu quả pháp lý của các

hành vi này;

• Quy định pháp luật về chống hành vi

cạnh tranh không lành mạnh với các

quy định về nhận diện hành vi cạnh

tranh không lành mạnh và quy định về

xử lý vi phạm các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh;

• Các loại trách nhiệm pháp lý đối với

hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh;

• Quy định về chủ thể có thẩm quyền và

thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh.

• Đưa ra được khái niệm, đặc điểm và nội dung

cơ bản của pháp luật cạnh tranh;

• So sánh được nội dung các hành vi hạn chế

cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh;

• Vận dụng được thẩm quyền và trình tự thủ tục

giải quyết các vụ việc cạnh tranh.

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này sinh viên cần:

• Nắm vững kiến thức cơ bản về thương nhân,

doanh nghiệp, và các hành vi thương mại;

• Nắm vững kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng

đến hoạt động xây dựng quy định pháp luật, vai

trò của pháp luật, và các chế tài xử lý vi phạm

pháp luật hành chính, dân sự, thương mại.

Page 2: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

76

guồn gốc của sự phát triển là cạnh tranh, và cạnh tranh chính là động lực để phát triển

kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Một nền kinh tế

vững mạnh, có tiềm năng là nền kinh tế có sức cạnh tranh cao. Dưới góc độ kinh tế, cạnh

tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi

kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng.

Ví dụ: một số doanh nghiệp vận tải taxi cùng nhau thỏa thuận ấn định mức giá dịch vụ taxi thấp

để dần loại bỏ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi khác trên thị trường. Việc một số doanh

nghiệp vận tải taxi giảm giá dịch vụ mang lại lợi ích cho người dùng nhưng lại dẫn đến sự ganh

đua không lành mạnh giữa các đối thủ cùng kinh doanh vận tải taxi trên thị trường.

Do đó, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh

trong nền kinh tế, Nhà nước cần điều tiết cạnh tranh. Mô hình tự do cạnh tranh có sự điều tiết

của Nhà nước cũng là mô hình chung của mọi nền kinh tế hiện đại. Chính sách cạnh tranh – các

thức nhà nước điều tiết cạnh tranh, được coi là tổng thể các biện pháp, công cụ vĩ mô của nhà

nước nhằm đảm bảo tự do cạnh tranh và điều tiết cạnh tranh trong nền kinh tế và duy trì môi

trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Chính sách cạnh

tranh bao gồm nhiều yếu tố như chính sách về thương mại quốc tế, chính sách công nghiệp,

chính sách điều tiết kinh tế ngành, cổ phần hóa... và cả pháp luật cạnh tranh. Việc xây dựng

chính sách cạnh tranh đóng vai trò tiên phong, là bước đệm cho sự ra đời pháp luật cạnh tranh.

Ngược lại quá trình thực thi Luật Cạnh tranh giúp đánh giá và hoàn thiện hơn chính sách cạnh

tranh của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

4.1. Cơ sở lý thuyết của pháp luật cạnh tranh

4.1.1. Hiệu quả kinh tế

Không thể phủ định rằng nguồn gốc của sự phát triển là cạnh tranh. Khi đặt giả thuyết

nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh, các nhà khoa học thường đề câp tới khái niệm “cạnh

tranh” dưới góc độ kinh tế. Theo đó, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ

thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều

khách hàng và người thua cuộc sẽ dần mất khách hàng, thậm chí phải rút lui khỏi thị

trường. Chủ thể của quá trình ganh đua này chính là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị

trường. Vì chỉ có cùng mục đích, cùng thị trường, thì các chủ thể này mới tranh giành

lẫn nhau, dẫn tới sự xuất hiện của cạnh tranh. Nếu tách bỏ mục đích cạnh tranh, những

phương thức kinh doanh mà các chủ thể này tiến hành chỉ là hành vi thương mại thuần

túy vì mục tiêu lợi nhuận.

Một điểm quan trọng nữa là cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong điều kiện kinh tế thị

trường, nơi pháp luật thừa nhận quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của mọi chủ

thể. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với

nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ trên

thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn

hảo, tùy ở mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít. Vì vậy,

khi xem xét đến tính cạnh tranh của thị trường hay sự phát triển của chính sách cạnh

tranh trong đó bao gồm cả pháp luật cạnh tranh, cần phải đặt trong điều kiện của một

nền kinh tế cụ thể.

N

Page 3: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

77

4.1.2. Quan điểm xây dựng chính sách và pháp luật cạnh tranh

Cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mang lại

nhiều lợi ích cho xã hội. Có thể nói một nền kinh tế vững mạnh, có tiềm năng là nền

kinh tế có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, sau hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và

vận động phát triển, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có sức cạnh tranh khiêm tốn.

Đây là thách thức lớn đặt ra cho đất nước khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong

giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chúng ta có nền kinh tế

với quá ít yếu tố thị trường. Doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm độc quyền trong nhiều

ngành kinh tế then chốt. Hệ lụy của nó là tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc

quyền để gây phản cạnh tranh như đầu cơ lũng đoạn thị trường, tăng giá, giảm giá, phá

giá tùy tiện gây tác hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Thêm

vào đó các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ gây thiệt hại cho đối thủ cạnh

tranh mà còn tác động xấu tới môi trường văn hóa kinh doanh nói chung.

Do đó, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng Nhà nước cần điều tiết

cạnh tranh. Mô hình tự do cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước cũng là mô hình

chung của mọi nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, Nhà nước điều tiết cạnh tranh bằng cách

nào và cần bảo đảm những nguyên tắc gì? Đó chính là chính sách cạnh tranh – là tổng

thể các biện pháp, công cụ vĩ mô của nhà nước nhằm đảm bảo tự do cạnh tranh và điều

tiết cạnh tranh trong nền kinh tế, duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng

phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Chính sách cạnh tranh bao gồm nhiều yếu tố như

chính sách về thương mại quốc tế, chính sách công nghiệp, chính sách điều tiết kinh tế

ngành, cổ phần hóa... và cả pháp luật cạnh tranh. Luật Cạnh tranh giữ vai trò quan trọng

và là bộ phận không thể thiếu trong chính sách cạnh tranh. Việc xây dựng chính sách

cạnh tranh đóng vai trò tiên phong, là bước đệm cho sự ra đời pháp luật cạnh tranh.

Ngược lại quá trình thực thi Luật Cạnh tranh giúp đánh giá và hoàn thiện hơn chính sách

cạnh tranh của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

4.1.3. Pháp luật về cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh

giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường, đồng thời bao gồm cả các quy định đảm

bảo thực thi pháp luật cạnh tranh trong thực tế. Đó là các quy định về tổ chức và hoạt

động của cơ quan nhà nước thi hành Luật Cạnh tranh; trình tự, thủ tục xử lý vụ việc cạnh

tranh; các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Xét trong tổng thể hệ thống

pháp luật, Luật Cạnh tranh là mảng quy định khá đặc thù, nằm giữa ranh giới luật công

và luật tư bởi Luật Cạnh tranh sử dụng quyền lực công (quyền lực nhà nước) để điều

chỉnh các quan hệ tư như quan hệ hợp đồng trong kinh doanh thương mại. Các đặc trưng

của pháp luật cạnh tranh:

Một là, pháp luật cạnh tranh có tính tiếp cận từ mặt trái. Điều này thể hiện ở chỗ, trong

Luật Cạnh tranh không có điều khoản nào quy định các doanh nghiệp cần làm gì, hay

hướng dẫn các doanh nghiệp phải làm gì để đảm bảo cạnh tranh trên thị trường. Mà các

quy định chủ yếu hướng tới việc cấm đoán các hành vi phản cạnh tranh của các doanh

nghiệp. Sở dĩ cạnh tranh vốn là khái niệm hết sức trừu tượng, cách thức cạnh tranh của

các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, pháp luật không

thể quy định hướng dẫn về hành vi cạnh tranh, mà chỉ có thể quy định cấm hành vi phản

Page 4: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

78

cạnh tranh. Ngoài những hành vi mà pháp luật cấm, các chủ thể kinh doanh được tự do

lựa chọn phương thức cạnh tranh với nhau trên thị trường.

Hai là, pháp luật cạnh tranh có tính mềm dẻo. Theo đó, pháp luật cạnh tranh thường đặt

ra các điều khoản mở và những quy định miễn trừ cho phép cơ quan thi hành Luật Cạnh

tranh có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt. Cụ thể, Luật Cạnh tranh 2004 cấm

tuyệt đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Tuy nhiên, đối với

hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi tập trung kinh tế lại có thể được miễn

trừ theo quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này. Ngoài ra, việc liệt kê theo hướng

mở cũng là cách thức quy định khá phổ biến đối với các hành vi phản cạnh tranh bị cấm

trong Luật.

Ba là, ngoài các quy định về nội dung điều chỉnh hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh

tranh còn có các quy định hình thức điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và xử lý vi

phạm pháp luật cạnh tranh. Đây không hẳn là một đặc trưng của pháp luật chuyên

ngành. Tuy nhiên, có thể nói tố tụng cạnh tranh là một loại tố tụng đặc thù, là một thủ

tục “hành chính lai tư pháp”, vì vậy chỉ có thể quy định trong Luật Cạnh tranh mà không

phải một văn bản tố tụng riêng biệt nào khác.

Về phạm vi điều chỉnh, Luật Cạnh tranh gồm 6 chương với các nội dung:

• Chương I những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quyền

cạnh tranh trong kinh doanh, nguyên tắc áp dụng Luật Cạnh tranh, trách nhiệm quản

lý nhà nước về cạnh tranh.

• Chương II bao gồm các quy định về kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh;

• Chương III quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

• Chương IV quy định về cơ quan cạnh tranh gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và hội

đồng cạnh tranh;

• Chương V quy định về trình tự, thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh và các hình thức xử

lý vi phạm pháp luật cạnh tranh;

• Chương VI điều khoản thi hành.

Về đối tượng áp dụng, Luật Cạnh tranh quy định:

• Thứ nhất, là “tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là thương nhân) bao gồm cả

doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt

động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước

ngoài hoạt động ở Việt Nam”. Có thể nói với cách quy định như vậy, đối tượng áp

dụng của Luật Cạnh tranh rất rộng, bao gồm cả cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá

nhân không đăng ký doanh nghiệp (cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường

xuyên không phải đăng ký doanh nghiệp), nhưng đều được gọi chung là “thương

nhân”.

• Thứ hai, là các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Thực tiễn xử lý các hành

vi hạn chế cạnh tranh cho thấy vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc tổ

chức, lôi kéo, dụ dỗ các chủ thể kinh doanh tham gia các-ten (thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh) là rất lớn. Tuy nhiên, mặc dù quy định “hiệp hội” là đối tượng áp dụng

của Luật Cạnh tranh năm 2004 nhưng các nhà làm luật lại không quy định chế tài xử

lý đối với hành vi vi phạm của hiệp hội. Hiệp hội chỉ bị xử lý với hành vi duy nhất

Page 5: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

79

quy định tại Điều 47 Luật Cạnh tranh năm 2004 liên quan đến phân biệt đối xử với

các doanh nghiệp khi tham gia hoặc rút khỏi hiệp hội.

4.2. Pháp luật về kiểm soát hạn chế cạnh tranh

4.2.1. Các hành vi hạn chế cạnh tranh

Hành vi hạn chế cạnh tranh là những hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường luôn

hướng tới việc hình thành một sức mạnh thị trường hoặc lạm dụng sức mạnh thị trường,

làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị bóp méo. Sự biến dạng cạnh tranh có thể

làm thay đổi cấu trúc thị trường thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,

làm cản trở, giảm sức ép cạnh tranh trên thị trường. Hành vi hạn chế cạnh tranh thường

gây hậu quả xấu cho toàn bộ thị trường và người tiêu dùng, do đó chế tài xử lý rất

nghiêm khắc. Thông thường hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm các dạng hành vi như

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và

tập trung kinh tế.

a. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Trong kinh tế học, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống

nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của

cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh

tranh. Về cơ bản, khi kinh doanh trên thị trường, mỗi doanh nghiệp đều có quyền tự do

kinh doanh, tự do khế ước, vậy nên việc các doanh nghiệp thỏa thuận hợp tác với nhau

không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên, khi những thỏa thuận ấy trở thành hành vi phản

cạnh tranh và bóp méo thị trường thì Nhà nước cần có thái độ nghiêm khắc. Pháp luật

cạnh tranh chính là công cụ để Nhà nước điều chỉnh mối quan hệ giữa các doanh nghiệp

trong trường hợp này. Dưới góc độ pháp lý có thể hiểu “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”

là sự thống nhất ý chí của từ hai chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ

hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệnh, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Theo

cách định nghĩa này thì dấu hiệu hậu quả chính là cách để chúng ta nhận biết đâu là thỏa

thuận được phép và đâu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Những hành vi thỏa

thuận với mục tiêu phản cạnh tranh được cho là có hậu quả còn nghiêm trọng hơn cả đối

với các hành vi mang dấu hiệu hình sự như “trộm cắp tài sản”. Bởi hành vi này có sức

ảnh hưởng tới cả thị trường, xâm hại lợi ích của tất cả người tiêu dùng nói chung chứ

không chỉ một cá nhân riêng lẻ.

Luật Cạnh tranh 2004 không đưa ra khái niệm thế nào là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

mà chỉ coi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong các dạng hành vi hạn chế cạnh

tranh điển hình. Tại Khoản 3 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “hành vi hạn chế

cạnh tranh là hành vi làm giảm sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường”. Cũng tại

Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004 quy định 8 dạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Theo đó chỉ có tám hành vi này mới được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đây là

cách thức định nghĩa liệt kê theo dạng đóng. Việc quy định như vậy giúp cho cơ quan

cạnh tranh dễ dàng hơn trong việc xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy

nhiên, nó cũng làm mất đi tính mềm dẻo của luật, khiến việc thực thi trở nên khó

khăn hơn.

Page 6: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

80

Việc phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có ý nghĩa không chỉ về mặt nghiên cứu

mà còn cả thực thi pháp luật cạnh tranh. Bởi việc phân loại giúp các nhà lập pháp xác

định được ngay từ đầu những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có ảnh hưởng tới môi

trường cạnh tranh và những thỏa thuận cạnh tranh được phép. Thông thường dựa vào vị

trí của các chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong chuỗi quá trình sản xuất

kinh doanh, có thể phân thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang. Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận

giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng ngành hàng và cùng khâu của quá trình kinh

doanh. Thỏa thuận theo chiều dọc là thỏa thuận hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh

nghiệp hoạt động ở những khâu khác nhau của quá trình sản xuất hoặc phân phối trên thị

trường. Thỏa thuận dọc thường tập trung vào các điều kiện kinh doanh trên thị trường

thứ cấp như giá bán lại, khu vực phân phối, sản lượng phân phối, khách hàng giao dịch,

điều kiện phân phối... Nhìn chung, các thỏa thuận theo chiều dọc phần lớn ít gây ảnh

hưởng nghiêm trọng tới môi trường cạnh tranh so với thỏa thuận theo chiều ngang. Ngay

cả ở thỏa thuận hạn chế theo chiều ngang, cũng có thể phân loại thành thỏa thuận ngang

nghiêm trọng và thỏa thuận theo chiều ngang ít nghiêm trọng. Theo khuyến nghị về các

hoạt động hiệu quả chống thỏa thuận ngang nghiêm trọng của Tổ chức Hợp tác và phát

triển kinh tế (OECD) (1998), thỏa thuận ngang nghiêm trọng là một thỏa thuận hay

thống nhất ý chí cùng hành động giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm ấn định giá, gian lận

thầu (thông đồng đấu thầu), hạn chế sản lượng hoặc hạn ngạch, phân chia thị trường theo

nhóm khách hàng, nguồn cung ứng, khu vực địa lý hay các kênh thương mại”. Ngược lại

có những thỏa thuận ngang mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho bản thân doanh nghiệp

mà còn làm lợi cho cả người tiêu dùng. Những thỏa thuận ngang như thế có thể gọi là

thỏa thuận hợp tác, hay thỏa thuận ngang ít nghiêm trọng. Ví dụ như những thỏa thuận

nghiên cứu phát triển hay thỏa thuận định chuẩn...

Việc phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam không dựa trên

những tiêu chí như trên mà dựa vào tác động của hành vi đối với môi trường cạnh tranh,

các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004 được chia thành thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều

kiện. Trong đó, không phân rõ đâu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang,

đâu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc. Những thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh bị cấm tuyệt đối cũng không đồng nhất với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo

chiều ngang có tính chất nghiêm trọng bởi thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường

theo Luật Cạnh tranh 2004 lại thuộc thỏa thuận bị cấm có điều kiện. Điều này khiến tiêu

chí xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Việt Nam trở nên khập khiễng và

khó thực thi.

Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định về thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh dưới hình thức liệt kê các hành vi cụ thể và mô tả chi tiết về

nội dung, hình thức của các loại thỏa thuận này. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm

08 dạng thỏa thuận quy định tại Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004, và được quy định chi tiết

từ Điều 14 đến 21 Nghị định 116/2005/NĐ-CP.

Cụ thể theo Điều 8, Luật Cạnh tranh 2004 các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

• Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

Page 7: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

81

• Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

• Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng

hóa, dịch vụ;

• Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

• Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng

hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan

trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

• Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường

hoặc phát triển kinh doanh;

• Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của

thỏa thuận;

• Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng

hóa, cung ứng dịch vụ.

Như vậy, phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị điều chỉnh chỉ nằm trong khuôn

khổ các hành vi được quy định trong Luật và nghị định hướng dẫn.

b. Lạm dụng vị trí thống lĩnh

Sức mạnh thống lĩnh, sức mạnh độc quyền đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh

so với các doanh nghiệp khác và đem lại khả năng chi phối các quan hệ với khách hàng.

Những lợi thế cạnh tranh có thể là khả năng kiểm soát các yếu tố của thị trường (như

nguồn nguyên liệu, giá cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng, khả năng tài

chính; thói quen tiêu dùng của khách hàng...) và các yếu tố tạo ra địa vị không ngang

bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp thống lĩnh trên thị trường và các đối thủ của nó

(bao gồm cả đối thủ tiềm năng). Doanh nghiệp thống lĩnh, độc quyền có điều kiện tận

dụng những ưu thế trên nhằm gây khó khăn cho đối thủ trong quá trình kinh doanh hoặc

ngăn cản việc gia nhập thị trường, có cơ hội để bóc lột khách hàng thông qua việc áp đặt

những điều kiện giao dịch không công bằng. Chính vì những hậu quả tiềm tàng như vậy,

kiểm soát độc quyền hay kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

trở thành một trong những nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

được quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004 và được hướng dẫn từ Điều 23 đến 30

Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Theo đó, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

bao gồm 06 dạng sau:

• Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ

cạnh tranh;

• Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối

thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

• Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát

triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

• Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình

đẳng trong cạnh tranh;

• Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình

đẳng cho khách hàng;

Page 8: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

82

• Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

Về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, Điều 14 Luật Cạnh tranh 2004 quy định ngoài sáu

dạng hành vi được áp dụng chung cho lạm dụng vị trí thống lĩnh, còn có thêm hai dạng

hành vi chỉ áp dụng riêng đối với lạm dụng vị trí độc quyền, bao gồm:

• Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

• Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết

mà không có lí do chính đáng.

Do mức độ ảnh hưởng rất lớn tới cạnh tranh trên thị trường nên pháp luật Việt Nam

nghiêm cấm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền mà không có trường

hợp ngoại lệ hay miễn trừ nào khác. Việc cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền

là nhằm thực hiện mục đích chung của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh – đảm bảo

môi trường tự do cạnh tranh cho tất cả các chủ thể tham gia.

c. Tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế được xem xét như hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Khoản

3 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004. Ngoài ra tại Điều 16 Luật Cạnh tranh 2004 cũng quy

định, tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: “Sáp nhập doanh nghiệp;

Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; các

hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định tại Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004, pháp luật phân chia hoạt động tập

trung kinh tế thành năm hình thức riêng biệt và đưa ra định nghĩa cụ thể về từng hình

thức, cụ thể như sau:

• Sáp nhập doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc

một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh

nghiệp bị sáp nhập.” Định nghĩa này tương tự với định nghĩa về sáp nhập doanh

nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 (khoản 1 Điều 195). Do đó, hệ

quả của hành vi sáp nhập đó là việc doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị

xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh, còn doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng

mọi tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp cũng như chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ

của doanh nghiệp bị sáp nhập đối với các bên thứ ba liên quan.

• Hợp nhất doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Hợp nhất doanh nghiệp là việc

hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại

của các doanh nghiệp bị hợp nhất.” Tương tự như định nghĩa về sáp nhập, hành vi

hợp nhất theo quy định của Luật Cạnh tranh phù hợp với quy định của Luật Doanh

nghiệp năm 2014 (Điều 194). Cơ sở để phân biệt hành vi “sáp nhập” và “hợp nhất”

được thể hiện thông qua hậu quả pháp lý của các hành vi. Việc sáp nhập doanh

nghiệp sẽ không tạo ra một chủ thể pháp lý mới trên thị trường và chỉ làm chấm dứt

hoạt động của doanh nghiệp bị sáp nhập, mọi tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý

sẽ được chuyển giao cho bên doanh nghiệp sáp nhập. Trong khi đó, hợp nhất doanh

Page 9: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

83

nghiệp tuy làm chấm dứt đồng thời tất cả các doanh nghiệp bị hợp nhất nhưng lại tạo

lập nên một doanh nghiệp hoàn toàn mới trên thị trường.

• Mua lại doanh nghiệp

Mua lại doanh nghiệp theo khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004: “là việc một

doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm

soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.” Mua lại

doanh nghiệp được chia thành hai trường hợp là mua lại toàn bộ và mua lại một phần

doanh nghiệp.

Mua lại toàn bộ là trường hợp mà bên mua sẽ trở thành chủ sở hữu mới đối với toàn

bộ doanh nghiệp bị mua lại, đồng thời thụ hưởng toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp,

chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa

vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị mua lại. Trường hợp này khá giống với hành vi

sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vậy, để phân biệt hai hành vi này cần phải xác định xem

sau khi quá trình hoàn tất, doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt tồn tại hay không.

Nếu doanh nghiệp bị mua lại chấm dứt tồn tại thì về bản chất đây là hình thức sáp

nhập. Còn nếu tiếp tục hoạt động như một chủ thể độc lập thì đây được coi là mua lại

doanh nghiệp.

Mua lại một phần doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua tài sản, mua cổ

phần hoặc phần vốn góp của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát chi phối toàn bộ

hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Điều này giúp phân biệt hình

thức này với việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp được quy định trong Luật

Doanh nghiệp. Nếu việc góp vốn, mua cổ phần với mục đích đơn thuần là để trở

thành chủ sở hữu chung của doanh nghiệp mà không đủ để giành kiểm soát chi phối

doanh nghiệp thì hoạt động này không được coi là việc mua lại doanh nghiệp và

không thuộc sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.

• Liên doanh giữa các doanh nghiệp

Liên doanh giữa các doanh nghiệp theo khoản 4 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 là

“việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ

và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.” Như vậy có hai

đặc điểm nổi bật là sự liên kết giữa nhiều doanh nghiệp thông qua việc phối hợp

cùng nhau góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, và việc góp vốn để thành lập nên một

doanh nghiệp chung (doanh nghiệp liên doanh) nhằm thực hiện các chức năng như

một chủ thể kinh tế độc lập.

• Các hình thức tập trung kinh tế khác

Khoản 5 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 quy định về các hình thức tập trung kinh tế

khác có thể xem như một quy định mang tính chất dự liệu, dự phòng của các nhà làm

luật nhằm đón đầu những hình thức tập trung kinh tế mới có thể xuất hiện trong các

văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc trong thực tiễn kinh doanh, từ đó nâng cao khả

năng kiểm soát một cách toàn diện cũng như đảm bảo sự ổn định của hệ thống pháp

luật trong tương lai.

Page 10: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

84

4.2.2. Hậu quả pháp lý của các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Quy định cấm đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dựa vào tính chất nguy

hiểm của hành vi gây ra đối với môi trường cạnh tranh. Theo đó, các hành vi thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh bị cấm ở hai mức độ: cấm tuyệt đối (trong mọi trường hợp) và cấm

khi thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan chiếm từ

30% trở lên. Mặc dù vậy, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, có thể thấy rằng Luật

Cạnh tranh sử dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên khi đánh giá các hành vi thỏa thuận.

Thứ nhất, các hành vi bị cấm tuyệt đối quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Cạnh tranh

2004 bao gồm: thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia

thị trường hoặc phát triển kinh doanh (Khoản 6 Điều 8); thỏa thuận loại bỏ khỏi thị

trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận (Khoản 7 Điều 8);

thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng

hóa, cung ứng dịch vụ (Khoản 8 Điều 8). Những hành vi này được cho là luôn hàm chứa

những tác hại xấu tới môi trường cạnh tranh, do vậy, pháp luật cần nghiêm cấm dưới

mọi hình thức mà không cần xem xét đến sức mạnh thị trường cũng như sức ảnh hưởng

của doanh nghiệp khi thực hiện hành vi. Ngoài ra, đối với những thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh bị cấm tuyệt đối cũng không cho phép hưởng miễn trừ.

Thứ hai, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện được áp dụng đối với các

thỏa thuận quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm:

• Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

• Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng

dịch vụ;

• Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng

hóa, dịch vụ;

• Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

• Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng

hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan

trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Theo đó, các thỏa thuận trên chỉ có thể bị cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp

tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Ngoài ra, nếu đáp ứng các

điều kiện quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh 2004 thì những thỏa thuận này còn có

thể xem xét để được hưởng miễn trừ.

Theo Luật Cạnh tranh 2004, cơ chế kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế dựa vào tiêu

chí duy nhất là thị phần kết hợp của doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20, Luật Cạnh tranh 2004 thì các trường hợp được tự do

tiến hành tập trung kinh tế bao gồm:

• Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% thị

trường liên quan;

• Sau khi tập trung kinh tế, doanh nghiệp vẫn thuộc loại nhỏ và vừa theo quy định của

pháp luật.

Bên cạnh đó, các trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo khi các doanh nghiệp tập

trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện

Page 11: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

85

hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước

khi tiến hành tập trung kinh tế. Như vậy, việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế được

thực hiện theo chế độ tiền kiểm.

Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và quy định cho hưởng miễn trừ: căn cứ vào tỷ

lệ thị phần sau khi thực hiện tập trung kinh tế, Luật Cạnh tranh 2004 quy định cấm tập

trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế

chiếm trên 50% ở thị trường liên quan.

Nhà nước không cấm các doanh nghiệp tăng trưởng để có vị trí thống lĩnh thị trường

nhưng Nhà nước sẽ kiểm soát việc hình thành vị trí đó diễn ra như thế nào. Mục đích của

việc cấm thực hiện tập trung kinh tế trong một số trường hợp là nhằm ngăn chặn việc

hình thành một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường và lạm dụng vị trí này

gây hậu quả lớn đối với nền kinh tế. Bản chất của hạn chế cạnh tranh thể hiện ngay sự

thay đổi cơ bản, đột ngột trong tương quan cạnh tranh và cấu trúc cạnh tranh trên thị

trường. Điều đó cũng cho thấy mức độ làm giảm, làm cản trở sai lệch cạnh tranh một

cách đáng kể.

Tuy nhiên, cần phải khẳng định không phải mọi trường hợp tập trung kinh tế có thị phần kết

hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan đều bị cấm.

Điều 19 Luật Cạnh tranh 2004 đã quy định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm có

thể được hưởng miễn trừ trong một trong hai trường hợp sau:

• Khi một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể

hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Đối với trường hợp này, Bộ trưởng Bộ Công thương

sẽ xem xét ra quyết định hưởng miễn trừ bằng văn bản.

• Tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế -

xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Trường hợp này Thủ tướng Chính phủ xem xét ra

quyết định bằng văn bản cho hưởng miễn trừ.

4.3. Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

4.3.1. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp

trong quá trình kinh doanh, trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây

thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp

của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Về mặt bản chất, hành vi cạnh tranh không

lành mạnh vẫn là các phương thức kinh doanh, để cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, những hành vi cạnh tranh này được đẩy lên một cách thái quá, nếu không xử lý sẽ

tạo ra cách hành xử tiêu cực trên thị trường. Về mặt hậu quả, nếu như ở hành vi hạn chế

cạnh tranh phạm vi tác động được nhấn mạnh đến môi trường cạnh tranh nói chung, thì

ở hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hậu quả hiện hữu được nhắc tới là những thiệt

hại cụ thể của đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng. Các hành vi cạnh tranh không

lành mạnh cũng đa dạng hơn so với hành vi hạn chế cạnh tranh, và thường được quy

định cụ thể ở các văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau.

• Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Khoản 1 Điều 39 và Điều 40 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: Cấm doanh nghiệp sử

dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh

Page 12: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

86

doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định

của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm

mục đích cạnh tranh; cấm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây

nhầm lẫn này. Các quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn nhằm ngăn chặn các hành vi

sao chép, bắt chước đối thủ kinh doanh, từ đó sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh

của đối thủ khác làm lợi cho doanh nghiệp mình. Đối tượng chỉ dẫn gây nhầm lẫn có

thể là nhãn hiệu, kiểu dáng, bao gói sản phẩm, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng

kinh doanh... Có thể thấy Luật Cạnh tranh 2004 cấm hai dạng hành vi là “sử dụng chỉ

dẫn gây nhầm lẫn” và “kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây

nhầm lẫn”.

• Xâm phạm bí mật kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp trên thị trường đều có bí mật kinh doanh riêng nhằm tạo ra lợi thế

so với đối thủ cạnh tranh. Vì thế bí mật kinh doanh cũng là mục tiêu thường xuyên bị

xâm phạm trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Khoản 10 Điều 3 Luật

Cạnh tranh 2004 quy định những đặc điểm của bí mật kinh doanh như: “không phải

là hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử

dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện

pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được”. Theo

quy định tại Điều 41 Luật Cạnh tranh 2004, người thực hiện hành vi xâm phạm bí

mật kinh doanh tại Luật Cạnh tranh chỉ có thể là doanh nghiệp, với tư cách là chủ thể

cạnh tranh. Mục đích của việc thực hiện hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và

nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Cách thức thực hiện hành vi xâm phạm bí mật

kinh doanh bao gồm: Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh; Tiết lộ,

sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh; Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt,

lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ

thông tin thuộc bí mật kinh doanh; Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh

doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên

quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm.

• Ép buộc trong kinh doanh

Cũng được coi là hành vi mang tính chất hạn chế cạnh tranh loại nhẹ. Bởi chỉ có thể

“ép buộc” doanh nghiệp khác, khi doanh nghiệp di ép buộc đứng ở vị thế nhất định,

thường là vị trí thống lĩnh thị trường (tức là có một sức mạnh thị trường nhất định).

Hành vi đe dọa, cưỡng ép này không dựa trên sức mạnh cơ học, hay mang dấu hiệu

của tội phạm hình sự, mà dựa trên vị thế kinh tế của doanh nghiệp. Điều 42 Luật

Cạnh tranh 2004 quy định cấm doanh nghiệp ép buộc khác hàng, đối tác kinh doanh

của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, quy định như vậy là chưa đủ,

vì nếu chỉ dừng lại ở việc “không giao dịch hoặc ngừng giao dịch” với doanh nghiệp

khác thì hành vi này có thể không mang bản chất của cạnh tranh. Ở đây, nếu quy

định đầy đủ phải là “không giao dịch hoặc ngừng giao dịch” với doanh nghiệp đối

thủ để chuyển sang giao dịch với doanh nghiệp mình.

• Gièm pha doanh nghiệp khác

Page 13: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

87

Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác được quy định tại Điều 43 Luật Cạnh tranh

2004 như sau: “cấm doanh nghiệp dèm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp

hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình

trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Ở đây, cần xác định

tồn tại quan hệ cạnh tranh giữa bên gièm pha và bên bị gièm pha, theo đó bên gièm

pha thực hiện hành vi để hạ uy tín đối thủ cạnh tranh, lôi kéo khách hàng về phía

mình. Như vậy đối tượng bị gièm pha chính là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp,

dèm pha vì mục đích cạnh tranh. Cách thức gièm pha được đưa ra khá rộng bao gồm

cả “trực tiếp” hoặc “gián tiếp” đưa thông tin không đúng sự thật. Điều này trên thực

tế rất khó xác định, bởi hành vi “gián tiếp” đưa thông tin qua bên thứ ba có thể xảy ra

rất nhiều, nhưng để xác định chủ thể thực sự đứng đằng sau và mục đích cạnh tranh

lại không đơn giản. Ngoài ra, dấu hiệu về mặt hậu quả: “gây ảnh hưởng xấu tới uy

tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” cũng không phải

là yếu tố dễ dàng chứng minh và định lượng.

• Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Hành vi gây rối hoạt động kih doanh của doanh nghiệp khác được quy định tại Điều

44 Luật Cạnh tranh 2004, theo đó: “Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh

hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm

gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Hành vi này sử dụng dấu

hiệu hậu quả để quy định về mặt hành vi, khiến nó giống như một điều khoản “quét”

trong quy định về cạnh tranh không lành mạnh. Bởi bất kỳ hành vi nào chỉ cần làm

ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác vì mục đích cạnh tranh

đều có thể xếp vào dạng hành vi “gây rối hoạt động kinh doanh”.

• Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Quảng cáo vốn được quy định trong Luật Thương mại 2005 và Luật Quảng cáo 2012

như một hành vi xúc tiến thương mại. Theo đó, ngoài việc quy định về cách thức, nội

dung, quản lý nhà nước... trong hoạt động quảng cáo, các văn bản này cũng quy định

về những hành vi quảng cáo bị cấm, trong đó có quảng cáo nhằm cạnh tranh không

lành mạnh lại được Luật Cạnh tranh 2004 quy định cụ thể tại Điều 45 bao gồm:

quảng cáo so sánh trực tiếp sản phẩm; quảng cáo bắt chước và quảng cáo đưa thông

tin gây nhầm lẫn. Đây là ba dạng hành vi có bản chất cạnh tranh không lành mạnh

khác nhau, nhưng có chung đặc điểm là cùng thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không

lành mạnh có tính lợi dụng thành quả đầu tư và công kích đối thủ cạnh tranh.

• Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cũng giống như quảng cáo, khuyến mại là hành vi xúc tiến thương mại góp phần đẩy

mạnh sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những hành vi khuyến

mại, không đơn thuần vì mục đích xúc tiến thương mại mà hàm chứa trong đó có tính

chất “cạnh tranh không lành mạnh”, đó là khuyến mại gian dối về giải thưởng,

khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối

khách hàng, phân biệt đối xử với những khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức

khuyến mại khác nhau, tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu

khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó

đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình. Về mặt truyền thống, những hành vi này

được xem xét dưới góc độ cản trở, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Page 14: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

88

khác, phá vỡ các quan hệ ổn định của khách hàng đối với đối thủ cạnh tranh, khuếch

trương một cách quá mức và không trung thực về chương trình xúc tiến thương mại

của mình.

• Phân biệt đối xử của hiệp hội

Hiệp hội, bao gồm hiệp hội ngành hàng hay hiệp hội ngành nghề đều là các tổ chức

xã hội nghề nghiệp. Các tổ chức này đôi khi đóng vai trò rất quan trọng, góp phần

định hướng thị trường, xây dựng mục tiêu phát triển... Tuy nhiên, nếu như các hiệp

hội này lại sử dụng vai trò của mình như một cách thức “chia bè, kết phái” nhằm

phân biệt đối xử với các doanh nghiệp trên thị trường thì đây là hành vi bị pháp luật

nghiêm cấm. Tính chất cạnh tranh không lành mạnh ở đây không chỉ là trái về

“chuẩn mực đạo đức kinh doanh” mà về lâu dài còn có thể dẫn tới sự kìm hãm sự

phát triển của thị trường, sự xuất hiện của nhân tố mới trên thị trường.

• Bán hàng đa cấp bất chính

Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, bán hàng đa cấp được hiểu là phương

thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu sau:

o Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham

gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;

o Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu

dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là

địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;

o Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi

ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán

hàng đa cấp cấp dưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán

hàng đa cấp chấp thuận.

Bản thân bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh được pháp luật thừa nhận

(quy định tại Luật Thương mại 2005). Tuy nhiên, bán hàng đa cấp bất chính theo mô

hình kim tự tháp, lại được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều 48 Luật

Cạnh tranh 2004 quy định 4 dạng hành vi vi phạm về bán hàng đa cấp bất chính bị

cấm, bao gồm: yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng

hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền đẻ được quyền tham gia mạng lưới

bán hàng đa cấp, không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã

bán cho người tham gia để bán lại, cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền

thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới

bán hàng đa cấp, cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới

bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ

người khác tham gia.

Ngoài ra, còn có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác đáp ứng tiêu chí quy

định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 do Chính phủ quy định. Đây chính là

điều khoản mở, quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thể hiện rõ tính

“mềm dẻo” của Luật Cạnh tranh.

Page 15: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

89

4.3.2. Xử lý vi phạm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải

chịu hậu quả pháp lý khi thỏa mãn các yếu tố sau:

Một là, phải có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh đó có bản chất

là hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp

khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo.

Hai là, phải có thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh. Thiệt hại là một đặc điểm cơ

bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm phân biệt giữa cạnh tranh không

lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác định thiệt hại là một yêu cầu bắt

buộc và cần thiết để bên bị hại có căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp

dụng chế tài bồi thường thiệt hại.

Ba là, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt

hại. Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, không

phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra

trước, thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh

tranh không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi

gây ra thiệt hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi

cạnh tranh không lành mạnh của mình.

Bốn là, phải có lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh. Lỗi là trạng thái tâm lý của người

có hành vi vi phạm, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của

hành vi mà họ thực hiện. Hành vi cạnh tranh bị coi là có lỗi và không lành mạnh là hành

vi vi phạm các tập quán nghề nghiệp, phá vỡ quan hệ bình đẳng, công bằng trong quan

hệ cạnh tranh trên thị trường.

Theo Điều 3 Nghị định 71/2014/NĐ-CP thì đối với mỗi hành vi vi phạm, tổ chức cá

nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là

100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức tiền phạt

cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm

pháp luật về cạnh tranh khác là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối

với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng

không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì

mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của

khung tiền phạt.

Tại Mục 4 Chương II Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định từng mức phạt cụ thể đối với

từng hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh (từ Điều 28 đến Điều 36).

• Các hình thức xử phạt bổ sung: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân

vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử

phạt bổ sung như: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử

dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng

để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ

việc thực hiện hành vi vi phạm.

• Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định

71/2004/NĐ-CP, theo đó khi hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra những tổn

Page 16: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

90

thất về vật chất và tinh thần cho bên có quyền thì phải bồi thường thiệt hại nhằm khôi

phục, đền bù nhằm bù đắp những tổn thất đó. Khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt

hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì dẫn chiếu đến pháp luật dân sự,

cụ thể là áp dụng các quy định tương ứng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng (Bộ luật Dân sự).

Bên cạnh các biện pháp xử lý hành chính và dân sự nói trên, các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh tương ứng

được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như: Tội

sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực,

thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 193); Tội sản xuất, buôn bán hàng

giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống

cây trồng, vật nuôi (Điều 194); Tội đầu cơ (Điều 196); Tội quảng cáo gian dối (Điều

197); Tội lừa dối khách hàng (Điều 198); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

(Điều 226). Chế tài các tội phạm này là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có

thời hạn.

4.4. Trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật cạnh tranh

4.4.1. Trách nhiệm hành chính

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ

về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, đối với mỗi hành vi vi phạm pháp

luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt

chính sau:

• Cảnh cáo;

• Phạt tiền.

Ngoài hình thức phạt chính là phạt tiền và cảnh cáo, Luật Cạnh tranh còn quy định các

hình thức phạt bổ sung như: thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử

dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm

pháp luật về cạnh tranh. Các biện pháp khắc phục hậu quả như: cơ cấu lại doanh nghiệp

đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất;

buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điều khoản

vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; các biện pháp cần thiết

khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

Về mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm cũng có sự khác nhau. Đối với hành vi hạn

chế cạnh tranh, do tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm gây ra đối với môi trường

cạnh tranh, nên mức tiền phạt được xác định theo tỷ lệ phần trăm doanh thu bán ra hoặc

doanh số mua vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian

thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp. Trường hợp không thể xác định được

doanh thu hoặc doanh số trong khoảng thời gian thực hiện hành vi vi phạm thì mức tiền

phạt được xác định theo tỷ lệ phần trăm tổng doanh thu hoặc doanh số trong năm tài

chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Đối với các hành vi vi phạm về thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ

quan có thẩm quyền có thể phạt tiền tối đa lên tới 10% doanh thu của tổ chức, cá nhân vi

phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi cạnh

Page 17: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

91

tranh không lành mạnh chủ yếu xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các chủ

thể kinh doanh là đối thủ cạnh tranh. Cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành xử phạt

theo quy định của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, mức độ xử phạt đối với các hành vi

cạnh tranh không lành mạnh thường quy định theo khung hình phạt cố định, tùy từng

hành vi mà mức xử phạt khác nhau, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ khác nhau.

4.4.2. Trách nhiệm hình sự

Đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình

sự với các tội danh tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi,

bổ sung năm 2017), như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); Tội sản xuất, buôn

bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 193);

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y,

thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 194); Tội đầu cơ (Điều 196); Tội

quảng cáo gian dối (Điều 197); Tội lừa dối khách hàng (Điều 198); Tội xâm phạm quyền

sở hữu công nghiệp (Điều 226). Chế tài các tội phạm này là phạt tiền, cải tạo không

giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn.

4.4.3. Trách nhiệm dân sự

Đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ngoài chế tài về hình sự và hành chính,

còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3

Nghị định 71/2004/NĐ-CP, theo đó khi hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra

những tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên có quyền thì phải bồi thường thiệt hại

nhằm khôi phục, đền bù nhằm bù đắp những tổn thất đó. Khi áp dụng chế tài bồi thường

thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì dẫn chiếu đến pháp luật dân sự,

cụ thể là áp dụng các quy định tương ứng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng (Bộ luật Dân sự).

4.5. Giải quyết vụ việc cạnh tranh

4.5.1. Chủ thể có thẩm quyền

Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gồm: Cơ

quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

Cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp, cụ thể là Cục

Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện

quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và một số chức

năng khác theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực cạnh tranh, cụ thể là trong việc

xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ có thẩm quyển điều tra các

vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh mà không có thẩm quyền

giải quyết và xử lý vụ việc. Kết quả điều tra vụ việc phải được gửi lên Hội đồng Cạnh

tranh để giải quyết theo quy định của pháp luật. Ngoài thẩm quyền điều tra các vụ việc

cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh còn có

nhiệm vụ tổ chức điều tra và xử lý đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi

cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác theo quy

định của pháp luật. Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo quy định của pháp luật

để trình Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết

Page 18: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

92

định, kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các

doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc

cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ.

Hội đồng cạnh tranh là cơ quan có vị trí đặc thù. Khoản 1 Điều 1 Nghị định

07/2015/NĐ-CP ngày 16/1/2015 của Chính phủ quy định Hội đồng Cạnh tranh là cơ

quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập. Cơ cấu tổ chức của

Hội đồng Cạnh tranh bao gồm 11 đến 15 thành viên, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm,

miễn nhiệm, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Hội đồng Cạnh tranh có

nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến

hành vi hạn chế cạnh tranh. Hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh được thực hiện trên cơ

sở báo cáo điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh. Tuy được xếp vào hệ thống cơ quan

hành pháp song hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh lại mang tính chất của cơ quan tài

phán do hội đủ những yếu tố cần thiết như: áp dụng pháp luật để ra phán quyết, thủ tục

xử lý mang tính chất tranh tụng, quyết định của Hội đồng Cạnh tranh chỉ bị xét lại bởi hệ

thống Tòa án. Là cơ quan hành pháp nhưng hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh lại được

tổ chức xử lý theo chế độ tập thể chứ không theo chế độ thủ trưởng như các cơ quan

hành pháp khác. Cụ thể, theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh sẽ chọn

ít nhất 05 thành viên trong số thành viên Hội đồng cạnh tranh tham gia Hội đồng xử lý

một vụ việc cạnh tranh. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ quyết định vụ việc theo

nguyên tắc đa số.

4.5.2. Thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh

Trình tự, thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ba giai đoạn cơ bản là điều tra vụ việc

cạnh tranh; xem xét, giải quyết vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử

lý vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên, trình tự thủ tục xử lý đối với vụ việc hạn chế cạnh

tranh và cạnh tranh không lành mạnh là khác nhau.

Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể tự mình

quyết định tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, hoặc thụ lý hồ

sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Thời hạn điều tra sơ bộ vụ việc cạnh

tranh không lành mạnh không quá 30 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.

Trong thời gian này, điều tra viên được phân công điều tra vụ việc cạnh tranh không

lành mạnh phải hoàn thành điều tra sơ bộ và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh

tranh ra quyết định mở cuộc điều tra chính thức là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định

điều tra chính thức. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ

quan quản lý cạnh tranh gia hạn một lần không quá 60 ngày. Điều tra viên phải xác định

căn cứ chứng minh rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không

lành mạnh. Trên cơ sở nội dung báo cáo điều tra, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ

(nếu có) theo quy định tại Điều 85 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, Thủ trưởng cơ quan

quản lý cạnh tranh sẽ xem xét, ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký nếu trong

thời hạn đó không có khiếu nại. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh, nếu không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh thì các bên có quyền khiếu nại. Khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ

việc cạnh tranh không lành mạnh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc thẩm

Page 19: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

93

quyền xem xét, giải quyết của Bộ trưởng Bộ Công thương. Trường hợp không nhất trí

với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành

mạnh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc

toàn bộ nội dụng của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương có thẩm quyền.

Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh: Trình tự, thủ tục xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

cũng bao gồm ba bước cơ bản kể trên, tuy nhiên khác với cạnh tranh không lành mạnh,

trình tự thủ tục xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có phần phức tạp hơn. Cụ thể, đối với

vụ việc hạn chế cạnh tranh, thời hạn điều tra chính thức được kéo dài hơn so với thời hạn

áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, kéo dài 180 ngày, kể từ ngày có

quyết định điều tra chính thức; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ

trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn hai lần, mỗi lần không quá 60 ngày. Nội dung

điều tra bao gồm: xác minh thị trường liên quan, xác minh thị phần trên thị trường liên

quan của bên bị điều tra, thu nhập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm. Kết thúc

điều tra chính thức, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra

cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh đến Hội đồng Cạnh tranh. Chủ tịch Hội

đồng Cạnh tranh thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để xem xét, giải quyết vụ

việc. Việc xem xét, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh

tranh tiến hành thông qua phiên điều trần. Về nguyên tắc, phiên điều trần được mở công

khai. Nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh các bên

có quyền khiếu nại trong thời hạn 30 ngày. Khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc

cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết

của Hội đồng cạnh tranh. Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại

về quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ

án hành chính ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Page 20: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

94

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

• Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các

chủ thể kinh doanh trên thương trường, đồng thời bao gồm cả các quy định đảm bảo thực thi

pháp luật cạnh tranh trong thực tế.

• Các đặc trưng của pháp luật cạnh tranh:

o Pháp luật cạnh tranh có tính tiếp cận từ mặt trái;

o Pháp luật cạnh tranh có tính mềm dẻo;

o Ngoài các quy định về nội dung điều chỉnh hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh còn

có các quy định hình thức điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và xử lý vi phạm pháp

luật cạnh tranh.

• Hành vi hạn chế cạnh tranh là những hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường luôn

hướng tới việc hình thành một sức mạnh thị trường hoặc lạm dụng sức mạnh thị trường, làm

cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị bóp méo.

• Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong

quá trình kinh doanh, trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại

hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh

nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

• Trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật cạnh tranh gồm có trách nhiệm hành chính, trách

nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

• Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội

đồng cạnh tranh.

• Thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh gồm có ba giai đoạn: (i) Điều tra vụ việc cạnh tranh;

(ii) Xem xét, giải quyết vụ việc cạnh tranh; (iii) Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc

cạnh tranh.

Page 21: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

95

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Pháp luật cạnh tranh là gì và có đặc trưng gì?

2. Trình bày về hành vi hạn chế cạnh tranh.

3. Trình bày các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

4. Trình bày các chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh.

5. Trình bày các giai đoạn trong thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh.

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Hành vi thông đồng để thắng thầu không thuộc nhóm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị

trí thống lĩnh.

2. Quy trình sản xuất sản phẩm là yếu tố được sử dụng để xác định thị trường sản phẩm

liên quan.

3. Các tiêu chí để xác định thị trường sản phẩm liên quan bao gồm: khả năng thay thế cho nhau

về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

4. Mức phạt tiền đối với hành vi gây hạn chế cạnh tranh được tính căn cứ vào mức cố định do

pháp luật quy định.

5. Hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Chủ thể vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể phải chịu hình thức trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất.

D. Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất.

2. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp đó có thị phần trên thị trường

liên quan từ:

A. 50% trở lên.

B. 75% trở lên.

C. 30% trở lên.

D. 65% trở lên.

3. Nếu hai hoặc nhiều doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập là doanh nghiệp vừa và nhỏ và

có thị phần trên thị trường liên quan lớn hơn 50% thì:

A. hành vi tập trung kinh tế đó bị cấm.

B. hành vi tập trung kinh tế đó có thể bị cấm.

C. hành vi tập trung kinh tế đó không bị cấm.

D. hành vi tập trung kinh tế đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh biết.

Page 22: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

96

4. Doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị phạt tối đa là bao

nhiêu tiền?

A. 25 triệu đồng

B. 50 triệu đồng

C. 75 triệu đồng

D. 200 triệu đồng

5. Mức phạt tiền đối với hành vi gây hạn chế cạnh tranh được tính căn cứ vào yếu tố nào?

A. Thiệt hại thực tế do hành vi gây hạn chế cạnh tranh gây ra.

B. Theo mức cố định do pháp luật quy định.

C. Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính trước đó.

D. Căn cứ vào mức doanh thu trung bình trong 3 năm trước đó của doanh nghiệp.

6. Trong đơn khởi kiện liên quan đến vụ việc cạnh tranh, bên nguyên đơn thường chứng minh

sự tồn tại của thị trường liên quan theo hướng:

A. mở rộng phạm vi thị trường.

B. loại bỏ sự tồn tại của thị trường.

C. thu hẹp phạm vi thị trường.

D. không cần phải chứng minh.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Ba doanh nghiệp A, B, C kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cùng nhau thỏa thuận ấn định mức phí

bảo hiểm vận tải. Pháp luật đối xử với hành vi này như thế nào?.

Bài tập 2

Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cùng nhau thỏa thuận ngầm để một doanh

nghiệp thắng thầu xây dựng. Pháp luật đối xử với hành vi này như thế nào?

Bài tập 3

Một hãng sản xuất bia có thị phần 10% trên thị trường liên quan yêu cầu các cửa hàng bia

nếu muốn nhận được ưu đãi về giá từ nhà sản xuất thì không được treo biển quảng cáo sản

phẩm bia của hãng khác. Hành vi đó có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Vì sao?

Bài tập 4

Nhà hàng A rất đông khách đến ăn do phong cách phục vụ tốt, món ăn ngon và giá cả hợp lý.

Nhà hàng B muốn lôi kéo khách của nhà hàng A nên tung tin đồn rằng chủ nhà hàng A bị

bệnh lao, rất dễ lây nhiễm. Hành vi tung tin đồn của nhà hàng B có vi phạm pháp luật cạnh

tranh không? Vì sao?

Bài tập 5

Doanh nghiệp X cho rằng doanh nghiệp Y đã quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa của hai

doanh nghiệp với nhau bằng cách đưa ra một sản phẩm có hình dáng, màu sắc rất giống với

sản phẩm của X, sau đó đưa ra sản phẩm của Y và ghi dòng chữ lớn hơn 30%. Vậy khi khởi

kiện, X có cần chứng minh hành vi quảng cáo của Y đã gây thiệt hại cho X hay không?

Page 23: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

97

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Thông đồng để thắng thầu thuộc nhóm hành vi thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh theo

quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004.

2. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, thị trường liên quan bao gồm thị trường sản

phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

3. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Theo khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, các tiêu chí để xác định thị trường sản phẩm

liên quan bao gồm: khả năng thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

4. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Căn cứ vào tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính trước đó theo quy định

tại Điều 118 Luật Cạnh tranh 2004.

5. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Theo lý thuyết cấu thành vi phạm pháp luật cạnh tranh.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: B. Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Vì: Theo quy định của Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004 và Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự.

2. Đáp án đúng là: C. 30% trở lên.

Vì: Theo quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2004, doanh nghiệp được coi là có vị trí

thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả

năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

3. Đáp án đúng là: C. hành vi tập trung kinh tế đó không bị cấm.

Vì: Được quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh 2004, nhằm khuyến khích sự lớn mạnh của

các doanh nghiệp Việt Nam để vươn ra cạnh tranh với thế giới.

4. Đáp án đúng là: D. 200 triệu đồng.

Vì: Theo quy định tại định Nghị định số 71/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong

lĩnh vực cạnh tranh.

Hành vi bị phạt đến 200 triệu đồng là hành vi bán hàng đa cấp bất chính diến ra trong phạm

vi từ hai tỉnh trở lên.

5. Đáp án đúng là: C. Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính trước đó.

Vì: Theo quy định tại Điều 118 Luật Cạnh tranh 2004.

6. Đáp án đúng là: A. mở rộng phạm vi thị trường.

Page 24: Bài 4 PHÁP LUẬT CẠNH TRANHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang Text... · 2018. 6. 25. · Bài 4: Pháp luật cạnh tranh LAW201_Bai4_v2.0018105230 76 guồn

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

LAW201_Bai4_v2.0018105230

98

Vì: Theo lý thuyết về thị trường liên quan và khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, để xác

định là các mặt hàng có cạnh tranh với nhau thì chúng phải tồn tại trên một thị trường liên

quan. Vì vậy, nguyên đơn phải cố gắng mở rộng phạm vi thị trường để thuyết phục cơ quan

giải quyết tranh chấp.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được xác định

theo quy tắc lý do mà không phải hành vi vi phạm mặc nhiên. Theo đó, cần phải tính đến thị

phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận và lý do thỏa thuận. Do đó, theo quy

định tại Điều 9 Luật Cạnh tranh 2004 thì các thỏa thuận này chỉ bị cấm nếu các doanh nghiệp

tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp chiếm trên 30%.

Bài tập 2

Hành vi hoàn toàn bị cấm vì nó luôn gây ra hệ quả phản cạnh tranh và không thể được bằng

bất cứ lý do gì vì thông đồng để thắng thầu là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có cấu

thành hình thức.

Bài tập 3

Có vi phạm pháp luật cạnh tranh vì theo Điều 42 Luật Cạnh tranh 2004, đây là hành vi ép

buộc trong kinh doanh - hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của

doanh nghiệp khác để họ không được giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

Bài tập 4

Có vi phạm pháp luật cạnh tranh vì đó là hành vi gièm pha - hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp

đưa ra thụng tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt

động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.

Bài tập 5

Không cần chứng minh hành vi quảng cáo của Y gây thiệt hại cho X vì đây là hành vi cạnh

tranh không lành mạnh, có cấu thành hình thức nên X không cần chứng minh thiệt hại đã xảy

ra trên thực tế.