3
Các phương pháp quản lý đầu tư 1. phương pháp kinh tế Là phương pháp tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận… Thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư một mục tiêu nhất định của nền kinh tế xã hội. Phương pháp này chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư, kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước, xã hội và lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư. Yêu cầu của phương pháp này: - Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt được và đưa ra những khuyến khích nền kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để các chủ thể đầu tư tự tổ chức thực hiên nhiệm vụ - Nhà nước phải biết tạo ra những tình huống, điều kiện để lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp phải phù hợp với lợi ích chung của cả nước cần những cán bộ có trình độ và năng lực thực sự. Ý nghĩa của phương pháp này - Tạo ra sự quan tâm cần thiết đối với đối tượng bị quản lý, có tác động nhạy bén và linh hoạt, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các nhà đầu tư, qua đó nhiệm vụ chung được giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả - Là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm vì nó nở rộng quyền hành động cho các cá nhân, doanh nghiệp…

Các phương pháp quản lý đầu tư

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các phương pháp quản lý đầu tư

Các phương pháp quản lý đầu tư

1. phương pháp kinh tế

Là phương pháp tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận…

Thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư một mục tiêu nhất định của nền kinh tế xã hội.

Phương pháp này chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư, kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước, xã hội và lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư.

Yêu cầu của phương pháp này:

- Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt được và đưa ra những khuyến khích nền kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để các chủ thể đầu tư tự tổ chức thực hiên nhiệm vụ

- Nhà nước phải biết tạo ra những tình huống, điều kiện để lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp phải phù hợp với lợi ích chung của cả nước cần những cán bộ có trình độ và năng lực thực sự.

Ý nghĩa của phương pháp này

- Tạo ra sự quan tâm cần thiết đối với đối tượng bị quản lý, có tác động nhạy bén và linh hoạt, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các nhà đầu tư, qua đó nhiệm vụ chung được giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả

- Là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm vì nó nở rộng quyền hành động cho các cá nhân, doanh nghiệp…

- Để đưa ra một quá trình kinh tế đồi hỏi cán bộ quản lý có trình độ và năng lực về nhiều mặt

2. phương pháp hành chính

Là phương pháp được sử dụng cả trong lĩnh vực xã hội và kinh tế. phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, quy định về tổ chức…

Phương pháp này trong quản lý được thể hiện ở hai mặt: mặt tĩnh và mặt động

Mặt tĩnh thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thông qua việc thể chế hóa tổ chức và tiêu chuẩn hóa tổ chức

Page 2: Các phương pháp quản lý đầu tư

Mặt động của phương pháp là sự tác động thông qua quá trình điều khiển tức thời khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý. Phương pháp hành chính có ưu điểm là giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề cụ thể, nhưng cũng dẫn đến tình trạng quan liêu, máy móc và bộ máy hành chính cồng kềnh độc đoán

3. phương pháp giáo dục

Đó là giáo dục về thái độ đối với lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy sáng kiến, giữ gìn uy tín đối với đầu tư, khách hàng và người tiêu dùng…

Khác với nhiều lĩnh vực khác, những nội dung của phương pháp giáo dục trong lĩnh vực quản lý đầu tư vì lao động xây dựng có đặc thù là đòi hỏi chuyên môn cao, đa nghề lại di chuyển thường xuyên theo địa điểm thực hiện dự án và đỏi hỏi tính tự giáo cao.

Giáo dục ý thức và trách nhiệm phải luôn đi đôi với việc khuyến khích lợi ích vật chất

4. áp dụng phương pháp toán và thống kê trong quản lý hoạt động đầu tư

Phương pháp thống kê: được sử dụng để thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các số liệu thống kê trong hoạt động đầu tư, dự báo các chỉ tiêu về vốn, tình hình giá cả thị trường, các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đầu tư.

Việc vận dụng các phương pháp này cho phép nhận thức sâu sắc hơn các quá trình kinh tế diễn ra trong lĩnh vực đầu tư, cho phép lượng hóa để chọn ra dự án đầu tư tốt nhất, lựa chọn phương án đầu tư và xây dựng tối ưu, chọn nhà thầu có năng lực, tìm ra phương pháp thi công hợp lý nhất.

5. Vận dụng tổng hợp các phương pháp trong quản lý hoạt động đầu tư.

Các lý do:

Các quy luật kinh tế tác động lên hoạt động đầu tư một cách tổng hợp và hệ thống

Hệ thống quản lý kinh tế và quản lý hoạt động đầu tư không phải là những quan hệ riêng lẻ mà là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế xã hội, chính trị và pháp luật…

Đối tưởng tác động chủ yếu của quản lý là con người

Mỗi phương pháp quản lý đều có phạm vi áp dụng nhất định, ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể.