27
Trường Đại học Ngoại Thương CSII TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 BỘ MÔN CƠ SỞ - KINH TẾ VĨ MÔ 2 BÀI TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011 Giáo viên hướng dẫn: Nhóm Sinh viên thực hiện: Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 02 năm 2012

CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

  • Upload
    kim-nga

  • View
    116

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

Trường Đại học Ngoại Thương CSII

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2

BỘ MÔN CƠ SỞ - KINH TẾ VĨ MÔ 2

BÀI TIỂU LUẬN

CHÍNH SÁCH LÃI SU T VÀ HO T Đ NG NGÂN Ấ Ạ ỘHÀNG VI T NAM NĂM 2011Ệ

Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm Sinh viên thực hiện:

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 02 năm 2012

Page 2: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011
Page 3: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

MỤC LỤCLời nói đầu………………………………………………………………………………….......1I. Khái quát về lãi suất………………………………………………………………………. …2 1. Định nghĩa………………………………………………………………………………….2 2. Ý nghĩa của lãi suất………………………………………………………………………...2 3. Các loại lãi suất tín dụng…………………………………………………………………...2

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất…………………………………………………………2

4.1 Cung tiền………………………………………………………………………………..2

4.2 Lạm phát dự tính………………………………………………………………………..3

4.3. Tính thanh khoản……………………………………………………………………….44.3.1. Lý thuyết về tính thanh khoản……………………………………………………

44.3.2. Cơ chế tác động đến lãi suất của tính thanh khoản ngân hàng…………………..5

II. Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam năm 2011………………………..51. Lãi suất huy

động…………………………………………………………………………..52. Lãi suất cho

vay……………………………………………………………………………6 3. Nguyên nhân lãi suất năm 2011 luôn ở mức

cao…………………………………………..7III. Tình hình hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam dưới tác động của chính sách lãi suất năm 2011……………………………………………………………………….. ………………8

1. Hoạt động huy động vốn và cho vay……………………………………………………….9

2. Việc tái cấu trúc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2011……………………… ..10 2.1. Sáp nhập ngân hàng…………………………………………………………………..10

2.2. Nguyên nhân cần sáp nhập……………………………………………………………11 3. Nợ xấu……………………………………………………………………………………11IV. Kết quả, đánh giá chính sách lãi suất và hoạt động Ngân hàng năm 2011………………131. Chính sách trần lãi suất tỏ ra không có hiệu lực và khó kiểm soát trong 10 tháng đầu năm,

nhưng nhanh chóng có những chuyển biến tích cực trong các tháng cuối năm…………142. Cuộc đua lãi suất huy động đã tạo ra sự chuyển dịch vốn huy động từ các NHTM nhỏ

sang các NHTM lớn khi chính phủ thắt chặt thực hiện trần lãi suất huy động 14%........143. Thách thức và triển vọng………………………………………………………………...15

Kết luận……………………………………………………………………………………….16Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………….17

Page 4: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

LỜI MỞ ĐẦU

Page 5: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

I. Khái quát về lãi suất1. Định nghĩa:

Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn. Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.

Lợi tức là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự vận động của tín dụng và do bản chất của tín dụng quyết định. Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay trả cho việc sử dụng tiền vay. Thực chất, lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định.2. Ý nghĩa của lãi suất

Trên tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả của chính phủ thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.

Trên tầm vi mô, lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình như chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào ngân hàng.

3. Các loại lãi suất tín dụng

4. Lãi suất danh nghĩa

5. Lãi suất thực

6. Lãi suất sàn, lãi suất trần

7. Lãi suất cơ bản của ngân hàng:

a. Lãi suất tiền gửi thông thường

b. Lãi suất cho vay

c. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất:

4.3. Cung tiền

Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường. Ngân hàng trung ương còn có thể điều chỉnh, bán các giấy tờ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng, từ đó tác động tới lượng vốn khả dụng của các tổ chức này. Khi đó lượng cung tiền cũng sẽ được điều tiết.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất nhưng nhân tố ảnh hưởng lớn và nhạy cảm với lãi suất là lượng tiền cung ứng.

Một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng gây ra 4 tác động đối với lãi suất: tác dụng tính lỏng, tác dụng tính thu nhập, tác dụng mức giá, tác dụng lạm phát dự tính.

Page 6: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

Tác dụng tính lỏng cho biết một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ làm giảm nhẹ lãi suất, bởi vì đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang phải.

i Ms/P Ms/P

i1 E1

i2 E2 L

O Ms/P L Hình 1.Thay đổi cân bằng trên thị trường tiền tệ ( khi Ms/P thay đổi: Ms/P i

Tác dụng thu nhập chỉ ra rằng do tăng lượng tiền cung ứng sẽ có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế, sẽ làm tăng thu nhập khi đó lãi suất sẽ tăng lên. Vì đường cầu tiền lúc này sẽ dịch chuyển sang phải.

Tác dụng mức giá cho biết một sự tăng lượng tiền cung ứng sẽ làm mức giá chung tăng lên và kết qủa lãi suất cân bằng tăng.

Tác dụng lạm phát dự tính: sự tăng lên lượng tiền cung ứng sẽ làm dân chúng dự tính một mức lạm phát cao hơn trong tương lai. Kết quả là lãi suất tăng lên.

Trong 4 tác dụng trên chỉ có tác dụng tính lỏng chỉ ra rằng một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ làm giảm lãi suất trong khi các tác dụng khác thì ngược lại. Nghiên cứu thực tiễn cho thấy tác dụng thu nhập, mức giá và lạm phát dự tính vượt trội so với tính lỏng.

Vì vậy một sự tăng lượng tiền cung ứng dẫn đến việc tăng lãi suất trong dài hạn.4.4. Lạm phát dự tính

Chi phí thực của việc vay tiền được đo một cách chính xác hơn bằng lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát dự tính.

Công thức tính tỷ lệ lạm phát: Nếu P1 là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P0 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:

P1 – P0

= × 100%P0

Do đó một lãi suất cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực hiện việc vay tiền giảm xuống nên cầu tiền vay tăng lên. Mặt khác khi lạm phát dự tính tăng lên thì lợi tức dự tính của những khoản tiền gửi giảm xuống. Những người cho vay lập tức chuyển vốn tiền tệ vào một thị trường khác như thị trường bất động sản hay dự trữ hang hoá, vàng bạc… Kết quả lượng cung tư bản cho vay giảm đối với bất kỳ lãi suất nào cho trước.

Page 7: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

Như một sự thay đổi về lạm phát dự tính sẽ tác động đến cung cầu tư bản cho vay. Cụ thể, tăng lạm phát dự tính sẽ làm tăng lãi suất do giảm lượng cung ứng và tăng cầu về tư bản.

4.3. Tính thanh khoản4.3.1. Lý thuyết về tính thanh khoản

Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Ví dụ, chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu... có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu.

Trong nghiệp vụ ngân hàng, khả năng thanh khoản đủ có nghĩa là khả năng của ngân hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu rút tiền bất cứ khi nào của người gửi hoặc là khả năng cung ứng được tất cả các khoản vay tín dụng hay vay tiền mặt cho người đi vay.Cung về thanh khoản

Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm Các khoản tiền gửi sẽ nhận được (S1) Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ (S2) Các khoản tín dụng sẽ thu về (S3) Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4) Vay mượn từ thị trường tiền tệ (S5)

Cầu về thanh khoảnTrong lĩnh vực ngân hàng, những hoạt động sau đây tạo ra nhu cầu về thanh khoản Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1) Đề nghị vay vốn của khách hàng (D2) Thanh toán các khoản phải trả khác (D3) Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (D4) Thanh toán cổ tức cho cổ đông (D5)Ở bất cứ thời điểm nào các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo thành

trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính như sau:

Hình 2. Mô tả mối liên hệ giữa lạm phát dự tính và lãi suất. Lạm phát dự tính tăng dần đến cầu về tư bản cho vay tăng từ D1 đến D2 đồng thời cung giảm từ S1 đến S2, lãi suất tăng từ i1 đến i2

Lãi suất i

i2

i1

Lượng tiền

S1S2

D1

D2

Page 8: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

NLPt = Net Liquidity Position = (S1+S2+S3+S4+S5) – (D1+D2+D3+D4+D5)Ở đây xảy ra một trong hai trường hợp- NLPt > 0 điều này có nghĩa là ngân hàng đang ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản

( liquidity surplus).- NLPt < 0 điều này có nghĩa là ngân hàng đang ở trong tình trạng thâm hụt thanh khoản

( liquidity deficit).4.3.2. Cơ chế tác động đến lãi suất của tính thanh khoản ngân hàng

Khi khả năng thanh khoản của ngân hàng lớn tức là ngân hàng sẵn sàng cho khách hàng vay hay rút riền tại bất kì thời điểm nào thì để cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng với các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ từ từ giảm lãi suất cho vay xuống và cũng vì lượng tiền dồi dào để cho vay nên cung tiền sẽ lớn hơn cầu tiền dẫn đến lãi suất huy động cũng giảm xuống.

Một cách tổng thể mà nói thì để thay đổi lãi suất trên thị trường cần phải giải quyết vấn đề thanh khoản cho các ngân hàng vì thực chất từ định nghĩa của lãi suất chính là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu nên nó chính là một hình thức phản ánh của cung và cầu tiền trong nền kinh tế. Trong khi đó vấn đề cung cầu tiền trong xã hội đa số được thực hiện qua kênh trung gian tài chính mà điển hình là các ngân hàng thương mại. Nếu giải quyết được thanh khoản cho các ngân hàng đồng nghĩa với việc đảm bảo cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế thì chúng ta sẽ điều chỉnh được lãi suất trên thị trường.II. Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam năm 2011:

i. Lãi suất huy động

Với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế, NHNN đã phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này đã tác động làm tăng lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM). Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 về việc ấn định lãi suất trần huy động vốn bằng tiền đồng. Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm; riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm. Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa.

Ngày 01/06/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư số 14/2011/TT-NHNN quy định giảm mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD) từ 3%/năm xuống còn 2%/năm.Cụ thể, lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD áp dụng đối với tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ TCTD) là 0,5%; cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 2%/năm.

Trong tháng 9/2011, NHNN đã có những biện pháp quyết liệt nhằm tăng cường kiểm soát đối với chính sách trần lãi suất huy động, chẳng hạn như sẽ “sa thải” lãnh đạo ngân hàng trong

Page 9: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

trường hợp phát hiện những thủ thuật hay gian lận của ngân hàng trong huy động tiền gửi. Tuy nhiên, các NHTM nhỏ của Việt Nam, với áp lực rủi ro thanh khoản, vẫn tìm mọi cách để “lách” quy định của NHNN. Trước những nguy cơ rủi ro cao khi một số NHTM chấp nhận huy động lãi suất 14%/năm với cả những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần...), NHNN đã phải bổ sung Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể: lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14,5%.

Ngoài ra, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động ngân hàng, NHNN đã thành lập nhóm G12+1 bao gồm 12 NHTM lớn (Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, Eximbank, Techcombank, MB, Sacombank, VIB, VPbank, MSB) cùng với NHNN nhằm xây dựng các chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả hơn. Với 85% thị phần của 12 NHTM lớn, các cuộc họp của nhóm G12+1 sẽ có thể tạo ra những chính sách phản ánh đúng thực tế và diễn biến của thị trường hơn. Nhóm G12+1 sẽ họp ít nhất mỗi quý một lần, trong trường hợp thị trường có những biến động phức tạp, nhóm G12+1 sẽ họp bất cứ lúc nào để xử lý tình hình.

Đặc trưng rõ nhất của cơ chế điều hành lãi suất năm 2011 chính là sự mở rộng đáng kể tầm mức ảnh hưởng của các biện pháp hành chính, áp đặt trần huy động nội và ngoại tệ, chấp nhận lãi suất thực âm ngay cả khi chỉ số giá cả năm đã vượt qua lãi suất trần (ước tính xấp xỉ 19%/14%).

ii. Lãi suất cho vayTrước tháng 3/2011, chính sách lãi suất của Việt Nam không có nhiều biến động khi nền

kinh tế đang trên đà phục hồi. Các mức lãi suất được duy trì ở mức khá thấp từ sau gói hỗ trợ lãi suất của NHNN, do vậy, cơ chế lãi suất trần không còn cần thiết. Chính vì vậy, ngày 14/04/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Với cơ chế lãi suất thỏa thuận, lãi suất cơ bản không còn điều chỉnh lãi suất cho vay trên thị trường. Mặc dù Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 có quy định “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”, nhưng cũng có cơ chế cho phép “trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác”.Trước đây, lãi suất cơ bản là một cơ sở quan trọng để các ngân hàng thương mại ấn định lãi

suất cho vay. Cơ sở này gắn với quy định tại Bộ luật Dân sự (lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản). Tuy nhiên, vai trò đó đã bị vô hiệu hóa khi từ tháng 4/2010, Ngân hàng Nhà nước mở lại cơ chế lãi suất thỏa thuận và áp dụng cho đến nay.

iii. Nguyên nhân lãi suất năm 2011 luôn ở mức cao

Page 10: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

Nghị quyết 11 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội đã xác định rất rõ là chính sách tài khóa thắt chặt và điều hành chính sách tiền tệ phải chặt chẽ, thận trọng để bảo đảm công ăn việc làm và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế ở mức hợp lý 6-6,5%/năm. Nhưng trong thực tế điều hành chính sách tiền tệ như đã đề cập ở trên lại theo hướng thắt chặt, được sử dụng khá nhiều biện pháp và nghiệp vụ: thường xuyên tăng tất cả các loại lãi suất chủ đạo của NHNN, khống chế hạn mức tăng trưởng tín dụng không quá 20% và tổng phương tiện thanh toán không quá 16%, khống chế tỷ lệ cho vay phi sản xuất, quy định tỷ lệ vốn huy động được sử dụng cho vay, thu hút tiền từ lưu thông về,....nhưng lạm phát vẫn rất cao, đành rằng chính sách đã có độ trễ, nhưng thắt chặt tiền tệ được bắt đầu thực hiện từ ngày 1-11-2010 đến nay.

Việc NHNN tiếp tục thu hút bớt tiền từ lưu thông về sẽ làm cho thanh khoản của nhiều NHTM thêm khó khăn, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn.

Năm 2011 kinh tế dự kiến tăng trưởng trên 6%, dự kiến tiền trong lưu thông tăng thêm 16%. Con số 16% cũng được xem là thắt chặt vì nhiều năm qua, chỉ tiêu này lên đến 25-30%. Thế nhưng trong 5 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ bơm thêm 0,98%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 1,5%, dẫn đến một cơ thể lớn nhưng bị thiếu máu, nền kinh tế thiếu tính thanh khoản, lãi suất huy động bị đẩy lên cao nhưng vốn vẫn không huy động được.

Tình trạng thiếu máu, thiếu thanh khoản, thiếu vốn trầm trọng hơn khi giá cả trên thị trường xã hội tăng cao. Trong 5 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,07%, kinh tế tăng trưởng 5,43%, vì vậy cần phải có thêm tiền trong lưu thông thì hoạt động của nền kinh tế mới không bị ảnh hưởng. Giả sử rằng ở thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước có sử dụng hết chỉ tiêu tăng lượng tiền trong lưu thông của cả năm 2011 thì cũng chỉ đủ bù đắp cho mức tăng của giá cả và tăng trưởng kinh tế.

Tiền gửi của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp rút ra để sử dụng, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lẫn nhau, dư nợ cho vay tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm, thị trường bất động sản trì trệ... làm cho vòng quay vốn trong nền kinh tế chậm lại, tiền luân chuyển qua kênh ngân hàng giảm, hệ số nhân tiền cũng giảm đi, càng tác động đến thanh khoản của nền kinh tế.

Nhiều năm qua, về cơ bản nguyên lý lãi suất huy động thực dương được áp dụng đối với hệ thống ngân hàng, tức là lãi suất cao hơn lạm phát, có lợi cho người gửi nhưng gây khó khăn cho người vay vốn. Nhưng đến nay và trong điều kiện hiện nay thì nguyên lý trên cần được linh hoạt trong cả nhận thức và hành động.

III. Tình hình hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam dưới tác động của chínhsách lãi suất năm 2011:

1. Hoạt động huy động vốn và cho vay

Theo quy định, trần lãi suất huy động của NHNN là không quá 14%/năm đối với nội tệ, song lãi suất thực trả cho người gửi tiền lên tới 17-20%/năm nhưng vốn vẫn khó huy động. Số

Page 11: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

liệu NHNN đã công bố rộng rãi cho thấy, tính đến cuối tháng 5-2011, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM, tổ chức tín dụng (TCTD) trong cả nước tăng có 1,48% so với cuối năm 2010. Đây là mức tăng thấp nhất trong so với cùng kỳ nhiều năm gầy đây. Đáng chú ý là lãi suất huy động vốn, thu hút tiền gửi của các NHTM tăng lên tới 18 – 20%/năm, cao nhất trong nhiều năm qua, tương đương mức lãi suất cuối năm 2008, nhưng vẫn không thu hút được tiền gửi vào hệ thống ngân hàng. Điều này cũng chứng tỏ lý thuyết truyền thống  tăng cao lãi suất để thu hút bớt tiền từ lưu thông về ngân hàng không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả và không phù hợp trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Đặc biệt là vốn huy động nội tệ lại giảm tới 2,75%, mặc dù lãi suất huy động vốn tăng rất cao, còn vốn huy động ngoại tệ tăng 18,84%. Điều này cho thấy những tháng đầu năm 2011, với lo ngại đồng tiền Việt Nam mất giá, lạm phát tăng cao, trong khi đó lãi suất tiền gửi ngoại tệ lên tới 5,0 – 5,5%/năm, nên người dân đã lựa chọn USD để gửi ngân hàng thương mại. Trong đó có một lượng đáng kể ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về nước dưới dạng kiều hối để gửi tiết kiệm vì lãi suất tiền gửi USD cao hơn nhiều so với lãi suất tại Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Đây là xu hướng tích cực nhìn từ góc độ Việt Nam thiếu vốn, phải đi vay vốn nước ngoài, thì nguồn vốn từ kiều hối chuyển về gửi các NHTM trong nước bổ sung nguồn vốn để cho vay là khá quan trọng. Từ giữa tháng 4-2011, lãi suất tiền gửi USD của dân cư theo quy định của NHNN giảm xuống tối đa chỉ còn 3%/năm, nhưng với số tiền USD gửi trước đó được giữ nguyên lãi suất thời điểm gửi và người dân không rút ra, còn lượng tiền gửi USD mới không sụt giảm, làm cho tiền gửi USD trong hệ thống NHTM vẫn tăng cao, mặc dù tiền gửi USD của doanh nghiệp biến động.

Trên thị trường một số ngân hàng áp dụng cơ chế kích thích huy động vốn bằng phần thưởng cho người giới thiệu người gửi tiền, các hình thức khuyễn mãi vượt quá mức trần. Xuất hiện hiện tượng các nhà băng “ gài bẫy” nhau gây ra nhiều tranh cãi. Ngày 14/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh đã có Quyết định số 119/QĐ-TNI, xử lý vi phạm huy động vốn vượt trần lãi suất 14%/năm tại chi nhánh Tây Ninh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á, đồng thời miễn nhiệm chức danh giám đốc chi nhánh với ông Nguyễn Thái Hậu.

“Phá trần”, “giao dịch ngầm”, “lãi suất chui”… là những cụm từ được một số phương tiện truyền thông dùng để phản ánh cho thực trạng của lãi suất. Trên thị trường hiện nay xuất hiện “tiền gửi linh hoạt ngày”, áp dụng cho các khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp trong cả 1-2-3-4-5-6 ngày. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng biên tập tạp chí Ngân hàng, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Kế toán - Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Xét về bản chất, mức lãi suất này đã vi phạm chỉ đạo trần lãi suất tiền gửi 14%/năm của Ngân hàng Nhà nước”. Cụ thể, 14%/năm là lãi suất của năm, nếu quản lý theo dòng tiền “lãi đẻ ra lãi” thì lãi suất của sản phẩm trên đã vượt trần quy định, thậm chí còn lên tới 15% - 16%/năm. Điều này đã làm cho nguồn vốn của ngân hàng tỏ ra bất ổn về cơ cấu kỳ hạn và phản ánh sự khát thanh khoản.

Từ ngày 12/09/2011, Theo qui định mới của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất cho vay xuống còn 17-19%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, các ngân hàng lớn đồng loạt công bố giảm lãi suất. Cụ thể là, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tối thiểu là 17%, còn các đối tượng khác, thấp nhất là 18%. Lãi suất cho vay trung hạn cao hơn mức trên 1,5% mỗi năm.

Page 12: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

Riêng lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu có bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước thì Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh loại một, loại 2, căn cứ tình hình lãi suất thị trường, lợi của ngân hàng về huy động, dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ và khả năng tài chính của mình để quy định mức lãi suất cho vay, nhưng không thấp hơn 16,5% một năm. Các hoạt động không phải là sản xuất kinh doanh, Ngân hàng vẫn áp dụng mức tối thiểu là 20,5% mỗi năm.

Còn các khoản vay khác như tiêu dùng thì sẽ ở mức cao hơn nhằm kiềm hãm tăng chỉ số giá tiêu dùng.

Trong thực tế, hình thức "giao dịch thỏa thuận" đã khiến cho các ngân hàng có thể tùy ý đẩy lãi suất huy động cho khách hàng đến 19-20%.

Sau hai tháng kể từ tháng 9/2011, nhiều ngân hàng đã trở lại trạng thái ung dung vùng lãi suất cho vay vẫn tồn tại ở mức giá cao vời vợi đối với trạng thái sức khỏe thực của các doanh nghiệp: 21-24%/năm.

Đến lúc này, chênh lệnh giữa vùng lãi suất cho vay với trần lãi suất huy động vẫn giữ nguyên khoảng cách so với thời điểm trước tháng 9/2011: 7 - 10%.

2. Việc tái cấu trúc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2011:

2.1 . Sáp nhập ngân hàng:

Ngày 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã thông tin về quan điểm và định hướng triển khai chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng mà Trung ương Đảng vừa đưa ra. Theo đó, trong 5 năm tới, củng cố, chấn chỉnh và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng, để cùng với tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, nhằm thực hiện thành công chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng là xu hướng tất yếu khách quan hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh. Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các ngân hàng đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, màng lưới phân phối…

Do đó, xu hướng sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có thể xảy giữa các ngân hàng lớn với nhau, giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, giữa các ngân hàng nhỏ với nhau.

Ngày 6/12/2011, 3 ngân hàng đầu tiên ở TP.HCM là Ngân hàng Đệ Nhất, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, và Ngân hàng thương mại Sài Gòn đã ký kết sáp nhập, hợp nhất.

Ngoài ra tính đến hết tháng 10/2011, đã có 10 thương vụ mua bán sát nhập trong hệ thống ngân hàng. Trong đó có tám vụ mua bán giữa các ngân hàng trong nước với các đối tác chiến

Page 13: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

lược nước ngoài. Mục đích bán cổ phần là tăng vốn và tranh thủ kỹ năng quản trị, công nghệ của nước ngoài. thương vụ kết hợp giữa hai đối tác trong nước là LienVietBank và Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam) để cho ra đời LienViet PostBank đang là tâm điểm chú ý trong các thương vụ sát nhập năm 2011.

2.2 . Nguyên nhân cần sáp nhập

Do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước vô hình chung đã làm giảm thanh khoản của các ngân hàng, bên cạnh đó thị trường bất động sản đóng băng kéo theo tỉ lệ nợ xấu trong khu vực này gia tăng, làm cho nhiều ngân hàng bị thiếu vốn lưu động trong thời điểm hiện tại, điều đó dẫn đến nhiều khó khăn cho các ngân hàng

Bên cạnh đó, NHNN đưa ra mức yêu cầu về quy mô vốn của ngân hàng thương mại là phải có 3.000 tỷ vào cuối năm 2010 (sau được giãn ra là đến ngày 31/12/2011), không ít ngân hàng chưa lập ra kế hoạch khả thi để thực hiện quy định này. Một chuyên gia có kinh nghiệm dự đoán, sẽ chỉ có khoảng 50% số ngân hàng hiện nay đủ sức đáp ứng yêu cầu quy mô vốn 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thời gian còn rất ngắn, nhưng không ít ngân hàng vẫn án binh bất động.

Do vậy việc sáp nhập các ngân hàng yếu, hay giữa ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh sẽ có thể giải quyết được khó khăn về thanh khoản cho các ngân hàng, đồng thời có thể tăng sức mạnh của ngân hàng, giúp cạnh tranh tốt hơn với các ngân hàng khác.

i. Nợ xấu

Nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,...Nợ xấu được coi là chi phí khác của doanh nghiệp cho vay, chính vậy nên làm giảm thu nhập dòng. Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước. Đa số các công ty đều cho phép một tỉ lệ nợ xấu nhất định trên tổng nợ vì chắc chắn một điều là không thể thu hồi được mọi khoản nợ một cách đầy đủ nhất.

Tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng so với thời điểm cuối năm 2010 đã gia tăng khá nhanh. Ví dụ như Ngân hàng Vietinbank cuối năm 2010 tỉ lệ nợ xấu là 0,7% thì đến tháng 9-2011 lên đến 1,4%.

Nếu xét ở nhóm nợ có khả năng mất vốn và ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro 100% thì tám ngân hàng trên có tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn đến 8.293 tỉ đồng.

Page 14: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

Con số nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố chính thức là 75.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 3,75 tỷ USD), chiếm khoảng 3% trong tổng dư nợ của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng.

Vào đầu tháng 11/2011, trong một công bố mới nhất của mình, S&P đã điều chỉnh đánh giá mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ "Nhóm 9" lên "Nhóm 10" (nhóm cuối cùng trong thang 10 nhóm của S&P), tức hệ thống ngân hàng Việt Nam đang nằm trong "mức độ rủi ro rất cao". Tình trạng này xuất phát từ việc Việt Nam có nguy cơ cao trong mất cân bằng kinh tế, thể hiện qua tăng trưởng tín dụng nhanh trong vài năm qua. Tăng trưởng mạnh về nhà đất cũng góp phần vào mức độ rủi ro khi giá cả rớt mạnh.

Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chính thức nằm trong nhóm những quốc gia có độ rủi ro rất cao, cùng với Hy Lạp và Belarus.

Có lẽ hình ảnh nổi bật nhất của các ngân hàng Việt Nam hiện giờ không phải là con số lãi từ 1.000-3.000 tỷ đồng đối với một số ngân hàng, mà là hiện tượng ngân hàng tuy lãi lớn nhưng nợ xấu tiềm ẩn trong hệ thống này cũng lớn không kém.

Con số nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố chính thức là 75.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 3,75 tỷ USD), chiếm khoảng 3% trong tổng dư nợ của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, nếu hạch toán đầy đủ thì con số nợ xấu tại các ngân hàng phải lên đến khoảng 100.000 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD) (theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và cũng là một thành viên trong Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ)

Trong đó, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) chiếm tới 47%, và nếu thanh tra toàn diện và hạch toán đúng thì còn một tỷ lệ rất lớn nợ nhóm 5 đang ẩn trong nợ nhóm 4.

Theo thông lệ lâu nay, DN BĐS (doanh nghiệp Bất động sản) phát triển dự án từ vài trăm tỉ đồng đến hàng ngàn tỉ đồng thì cơ cấu vốn vay tín dụng chiếm khoảng 60%-75% nguồn vốn triển khai dự án, phần còn lại là huy động vốn góp của người mua nhà.

Do vậy áp lực trả nợ đang đè các DN BĐS, nhất là khi thị trường quá xấu không bán được sản phẩm và vay mới không được.

*Nợ xấu BĐS

Riêng tại TP.HCM, dư nợ cho vay phi sản xuất (như chứng khoán, bất động sản...) vào tháng cuối 10/2011 được báo cáo là đã giảm xuống còn 18,57%. Tuy vậy vẫn còn hơn 10 ngân hàng tại thành phố này có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất vượt hơn mức cho phép 16% từ 2-3%.

Page 15: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

Có đến 90% trong số dư nợ cho vay phi sản xuất là bất động sản theo nhận định của các chuyên gia.

Đến tháng 11/2011, sau làn sóng đổ vỡ tín dụng đen bất động sản ở Hà Nội, tại TP.HCM đã xuất hiện một số doanh nghiệp nhà đất phải đóng cửa.

Thông tin từ cán bộ nguồn vốn của một ngân hàng cho thấy một số doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề đã "lẩn" nợ vay bất động sản vào một lĩnh vực sản xuất của công ty, sau đó trả dần. Còn với những doanh nghiệp thuần kinh doanh bất động sản mà ngân hàng chưa thu hồi được nợ thì chỉ còn cách chuyển loại nợ đó sang công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng. Nợ xấu bất động sản cũng từ đó xuất hiện.

Những doanh nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất quá cao, họ có khả năng tìm đến những nguồn vốn khác. Nghi vấn đặt ra đối với những doanh nghiệp dám chấp thuận mức lãi suất cao. Phần lớn sự chấp thuận đó xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tượng này.

IV. Kết quả, đánh giá chính sách lãi suất và hoạt động Ngân hàng 2011

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong năm 2010 và 8 tháng đầu năm 2011

1. Chính sách trần lãi suất tỏ ra không có hiệu lực và khó kiểm soát trong 10 tháng đầu năm, nhưng nhanh chóng có những chuyển biến tích cực trong các tháng cuối năm.Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2011, chính sách trần lãi suất huy động

được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của các NHTM. Tuy nhiên, điều này đã cho thấy sự thỏa thuận này không có hiệu lực trong thực tế. Chính vì vậy, từ tháng 3/2011, NHNN

Page 16: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

đã ban hành Thông tư 03 ngày 03/3/2011 với yêu cầu bắt buộc thực hiện chính sách trần lãi suất huy động đối với các NHTM. Tuy nhiên, quy định này vẫn thường xuyên bị xem nhẹ và bị các NHTM tìm cách “lách luật”.

Đến tháng 9/2011, đích thân Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phải công bố các hình thức xử lý nếu như phát hiện các NHTM vi phạm quy định về trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, một lần nữa, một số NHTM lại tìm được các khe hở trong quy định về trần lãi suất huy động của NHNN để đối phó với quy định này. Từ đây, NHNN đã có những xem xét một cách dài hạn trong chính sách quản lý lãi suất, tránh tình trạng chính sách đi sau thực tế. NHNN cũng đã xây dựng chiến lược tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với các lộ trình cụ thể. Một số NHTM nhỏ đang gặp khó khăn về thanh khoản đã có những động thái tự nguyện và tích cực trong việc ủng hộ chiến lược tái cấu trúc hệ thống của NHNN. Điển hình là quyết định đầu tiên về hợp nhất ba ngân hàng: Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) trong tháng 12/2011 đã không làm xáo động đến hệ thống ngân hàng cũng như tâm lý khách hàng của những ngân hàng này. Việc giải quyết những khó khăn cơ bản của các NHTM nhỏ là biện pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát lãi suất và góp phần làm cho lãi suất ngân hàng những tháng cuối năm 2011 trở nên ổn định và giảm dần.2. Cuộc đua lãi suất huy động đã tạo ra sự chuyển dịch vốn huy động từ các NHTM nhỏ

sang các NHTM lớn khi chính phủ thắt chặt thực hiện trần lãi suất huy động 14%Thực tế cho thấy, trong những tháng đầu năm 2011 khi thực hiện cơ chế điều hành lãi suất

huy động trần 14% từ ngày 03/03/2011 có hiện tượng các NHTM lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Ngoại thương,... đã có sự giảm sút đáng kể trong nguồn vốn huy động, trong khi đó, các NHTM nhỏ lại có sự gia tăng mạnh vốn huy động. Nhưng kể từ khi chính phủ lại ra Thông tư số 30/2011/TT-NHNN tỏ rõ quyết tâm thực hiện trần lãi suất 14% bao gồm cả các hình thức khuyễn mại và sử phạt nghiêm những ngân hàngphạm luật thì lại xuất hiện hiện tượng ngược lại là dòng vốn dịch chuyển từ ngân hàng nhỏ sang các ngân hàng lớn. Quả thật, xét trên tình hình chung, hoạt động lãi suất đã ổn định hơn. Rủi ro khi gửi tiền của người dân được hạn chế khi gửi ở các ngân hàng uy tín và đáng tin cậy.

Tuy nhiên, một vấn đề lớn đặt ra đối với các ngân hàng nhỏ là khả năng huy động vốn rất khó khăn. Không công bố con số chính thức, song lãnh đạo một ngân hàng có vốn điều lệ khoảng 5.000 tỷ đồng cho biết, thực hiện nghiêm trần lãi suất, chỉ trong vài tuần đầu tiên, lượng tiền bị sụt giảm của nhà băng này đã khoảng 20%. Số lượng khách gửi mới gần như không có. Nếu cứ mãi duy trì hiện tượng này thì nhiều ngân hàng nhỏ sẽ không thể chống đỡ nổi và sẽ bị đổ vỡ hoặc đi đến tình trạng sáp nhập như vụ sáp nhập của 3 ngân hàng là Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) trong tháng 12/2011. Thực tế, hạn chế những ngân hàng yếu kém hay sáp nhập ngân hàng cũng là cách để làm lớn mạnh thị trường ngân hàng của nước ta.

Thực hiện trần huy động vốn là phù hợp, tuy nhiên, chính phủ cũng như các NHNN cũng cần có những quyết sách để giúp đỡ các ngân hàng nhỏ vượt qua khó khăn này đồng thì các ngân

Page 17: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

hàng nhỏ cũng phải tự đưa ra những quyết sách để cứu lấy mình như tập trung chăm chút vào dịch vụ khách hàng, thái độ phục vụ, sẽ thu hút được khách hàng đến gửi tiền.3. Thách thức và triển vọng

Với những nỗ lực tích cực của NHNN trong việc thiết lập và duy trì cơ chế trần lãi suất huy động, NHNN đã thực sự “mạnh tay” trong việc xử lý các trường hợp vi phạm quy định về trần lãi suất huy động. Tính đến nay, đã có 3 ngân hàng bị xử lý vì vi phạm quy định về trần lãi suất theo Chỉ thị 02 về việc chấn chỉnh các quy định về lãi suất tại Thông tư 02 và Thông tư 14. Tuy nhiên, cùng với việc công bố một chiến lược tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và kết quả khả quan bước đầu trong việc tuyên bố hợp nhất các NHTM nhỏ, NHNN Việt Nam cần tiếp tục có những giải pháp và lộ trình phù hợp trong thời gian tới bằng việc tiếp tục nhận diện các vấn đề cần giải quyết của hệ thống NHTM Việt Nam.

Thứ nhất, các NHTM nhỏ thực sự gặp khó khăn về thanh khoản và thiếu hụt vốn. Đặc biệt, với sự hình thành và liên kết của 12 NHTM lớn cùng với NHNN, một cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng quy mô lớn có thể xảy ra. Các NHTM nhỏ buộc phải có những liên kết và thỏa ước nhất định với các NHTM lớn. Số lượng NHTM tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua cũng đang được nhiều chuyên gia đánh giá là chưa phù hợp, chưa tương xứng với năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực...

Thứ hai, khó khăn từ nguồn tín dụng chính thức của các NHTM có thể là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của các hoạt động tín dụng phi chính thức trong nền kinh tế. Với sự phát triển nóng của nền kinh tế và của thị trường bất động sản giai đoạn 2004 - 2007, rất nhiều hoạt động tín dụng phi chính thức đã được hình thành dưới hình thức các cá nhân, tổ chức tự huy động vốn với lãi suất cao để đầu tư bất động sản. Trong đó, sự liên kết với các khoản tín dụng chính thức không phải là ít khi các cá nhân, tổ chức này lại lấy chính các bất động sản họ mua được để thế chấp vay tiền chính thức của ngân hàng. Với sự thắt chặt của chính sách tiền tệ và sự khan hiếm tiền của các NHTM, dòng tín dụng chính thức bắt đầu bị chặn lại trong khi thị trường bất động sản vẫn đang tiếp tục đóng băng đã dẫn đến sự đổ vỡ của các thương vụ vay mượn phi chính thức. Điều này đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và lòng tin của người dân và nhà đầu tư đến khả năng ổn định của nền kinh tế.

Thứ ba, sự căng thẳng về lãi suất trong việc duy trì trần lãi suất có thể làm gia tăng nợ xấu của các NHTM. Đặc biệt, các NHTM nhỏ gặp căng thẳng về thanh khoản nhưng lại không thể huy động được vốn do không có lợi thế cạnh tranh, các ngân hàng này cũng là những ngân hàng thường có tỷ lệ cho vay bất động sản lớn. Khi dư nợ tín dụng không tăng thì nợ xấu sẽ gia tăng từ các khoản cho vay bất động sản và sự phá sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do không tiếp cận được vốn tín dụng. Theo Stoxplus (thông tin tài chính chứng khoán chuyên sâu), thông tin chính thức từ NHNN thì nợ xấu trong hệ thống NHTM tính đến cuối tháng 6/2011 vẫn dưới mức 3%, tuy nhiên, con số ước tính của Fitch Rating lại lên đến 13%. Mặc dù vậy, theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2011, Chính phủ Việt Nam được dự báo sẽ duy trì chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ cho đến khi lạm phát sụt giảm, niềm tin vào tiền đồng được củng cố và dự trữ ngoại tệ tiếp tục được tăng cường.

Việc thắt chặt kinh tế vĩ mô, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh, thường tạo áp lực đối với người vay và ngân hàng. Mức tăng trưởng 23% lượng tiền vay bằng đôla Mỹ

Page 18: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011

trong sáu tháng đầu năm nay càng làm tăng nguy cơ này. Đồng Việt Nam có thể chịu áp lực giảm giá khi mà những khoản vay, phần lớn là ngắn hạn này, đến kỳ thanh toán. Chính phủ điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 xuống còn 6%, sovới mục tiêu tăng trưởng trung bình trong Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 là 7% - 8%, càng củng cố đánh giá này. Chính phủ đã lên kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính năm tới xuống còn 4,5% GDP. Chính phủ cũng có thể nới lỏng chính sách tiền tệ nếu lạm phát cơ bản có xu hướng giảm. Lạm phát được dự đoán là sẽ hạ nhiệt dần do sản xuất lương thực sẽ tăng khi ngành nông nghiệp được hồi phục sau tác động của thời tiết xấu. Các tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ giúp đồng tiền được ổn định dần, tăng trưởng tín dụng chậm lại, chi tiêu dùng và đầu tư chậm lại. Điều này sẽ góp phần kìm hãm lạm phát. Chất lượng tín dụng ngân hàng suy giảm vẫn đang là một rủi ro.

Kết luậnTài liệu tham khảo