35
HI/ĐÁP VVIC LÀM TIÊU ĐỀ CHĐỀ THEO HTHNG TĐCĐ CA THƯ VIN QUC HI HOA KSau hai khóa hun luyn vKhung Tiêu Đề ChĐề ca TV Quc Hi Hoa K, được tchc ti Thư Vin Quc Gia ngày 25-27 tháng 11 năm 2009 và ti Thư Vin Khoa Hc Tng Hp TP HCM ngày 8-10 tháng 12 năm 2009, dưới sbo trca Thư Vin Quc Gia & Hi Thư Vin Vit Nam, ging viên tiếp tc nhn được các câu hi liên quan ti chđề này. Tài liu “HThng Tiêu Đề ChĐề Ca Thư Vin Quc Hi Hoa K(Library of Congress Subject Headings) / son gi, Lâm Vĩnh-Thế & Phm ThL-Hương. Great Falls, Va : LEAF-VN, 2009, bng CD-ROM đã được Thư Vin Quc Gia n hành và biếu các hc viên, cũng như mt vài tài liu tham kho khác đã được dùng để trli các câu hi trong lp. Ngoài nhng câu hi liên quan đến TĐCĐ đang được ging dy, ging viên cũng nhn được nhng câu hi vbiên mc mô t, do đó ging viên cũng đã gii thích thêm vvn đề này. Vì câu hi quá nhiu nên chúng tôi schia bài trli làm hai k. Đây là bài trli kthnht Như đã thông báo trong chai lp hun luyn, chúng tôi xin tng hp các câu hi nêu ra trong lp hc hay gi qua đin thư, các câu trli được hiu đính, và trích dn các tài liu tham kho khác ngoài tài liu nêu trên, và sđược niêm yết trên trang web ca Hi LEAF-VN (http://www.leaf-vn.org ) để các đồng nghip dù không tham dlp hun luyn này cũng có thđọc và hc hi thêm. Ngày 24-12-2009 Lâm Vĩnh-Thế Phm ThL-Hương

HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ

Sau hai khóa huấn luyện về Khung Tiêu Đề Chủ Đề của TV Quốc Hội Hoa Kỳ, được tổ chức tại Thư Viện Quốc Gia ngày 25-27 tháng 11 năm 2009 và tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP HCM ngày 8-10 tháng 12 năm 2009, dưới sự bảo trợ của Thư Viện Quốc Gia & Hội Thư Viện Việt Nam, giảng viên tiếp tục nhận được các câu hỏi liên quan tới chủ đề này. Tài liệu “Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề Của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject Headings) / soạn giả, Lâm Vĩnh-Thế & Phạm Thị Lệ-Hương. Great Falls, Va : LEAF-VN, 2009, bằng CD-ROM đã được Thư Viện Quốc Gia ấn hành và biếu các học viên, cũng như một vài tài liệu tham khảo khác đã được dùng để trả lời các câu hỏi trong lớp. Ngoài những câu hỏi liên quan đến TĐCĐ đang được giảng dạy, giảng viên cũng nhận được những câu hỏi về biên mục mô tả, do đó giảng viên cũng đã giải thích thêm về vấn đề này. Vì câu hỏi quá nhiều nên chúng tôi sẽ chia bài trả lời làm hai kỳ . Đây là bài trả lời kỳ thứ nhất Như đã thông báo trong cả hai lớp huấn luyện, chúng tôi xin tổng hợp các câu hỏi nêu ra trong lớp học hay gửi qua điện thư, các câu trả lời được hiệu đính, và trích dẫn các tài liệu tham khảo khác ngoài tài liệu nêu trên, và sẽ được niêm yết trên trang web của Hội LEAF-VN (http://www.leaf-vn.org) để các đồng nghiệp dù không tham dự lớp huấn luyện này cũng có thể đọc và học hỏi thêm. Ngày 24-12-2009 Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương

Page 2: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Câu hỏi và Trả lời CÂU HỎI: Sự giống nhau và khác nhau giữa việc định từ khóa và định tiêu đề chủ đề? TRẢ LỜI: Hiên nay từ khoá được dùng nhiều ở VN và nhiều người hay đánh đồng nó với tiêu đề chủ đề (TĐCĐ). Khi chúng ta tìm theo từ khoá, thì nó cho chúng ta “tìm được một cái gì đó” [xin xem thêm bài viết của TS. Thomas Mann “Tiêu đề Việt Nam trong Bảng TĐCĐ của TVQH Hoa Kỳ”, trong Phần Phụ Lục của đĩa CD tài liệu của lớp Huấn luyện, bài viết này cũng được niêm yết tại địa chỉ URL: http://leaf-vn.org/Thomas-Mann-TDDM-UVN.html ] vì bất cứ từ được dùng để tìm tin này nằm ở chỗ nào kết quả cũng ra, nhưng sẽ ra rất nhiều làm thông tin bị nhiễu. Thí dụ trong tiếng Anh, chữ A được coi là một mạo từ (article) nếu bạn tìm cụm từ “vitamin A” trên Google thì kết quả sẽ ra hàng bao nhiêu từ có chữ “Vitamin” và chữ “A” ở đầu câu, ở giữa câu, v.v... Nếu độc giả chỉ tìm tài liệu trong OPAC theo ‘nhan đề’, ‘tên tác giả’ hay ‘tên nhà xuất bản’, v.v.., họ sẽ phải mất rất nhiều thời giờ để tìm kiếm chủ đề liên quan đến tài liệu này, vì khả năng tìm kiếm không đầy đủ nên hiệu quả tìm kiếm bị kém đi, do đó độc giả sẽ không tìm thấy nhiều tài liệu cần tìm. Thí dụ trang kết quả thứ 1 được tìm thấy từ Google (dung từ khoá “Vitamin A”) Search Results Vitamin A - Wikipedia, the free encyclopedia Vitamin A is a vitamin which is needed by the retina of the eye in the form of a specific metabolite, the light-absorbing molecule retinal. ... en.wikipedia.org/wiki/Vitamin_A - Cached - Similar

Vitamin - Wikipedia, the free encyclopedia A vitamin is an organic compound required as a nutrient in tiny amounts by an organism. The term 'vitamin' first became popular in the early 1800's as a ... en.wikipedia.org/wiki/Vitamin - Cached

Dietary Supplement Fact Sheet: Vitamin A and Carotenoids 22 Jun 2005 ... Includes information about the fat soluble vitamin including suggested RDA intake, role in human body functions, food sources, ... ods.od.nih.gov/factsheets/vitamina.asp - Cached - Similar Image results for vitamin a - Report imagesThank you for the feedback. Report another imagePlease report the offensive image. CancelDone

Vitamin A - Linus Pauling Institute at Oregon State University

- 2 -

Page 3: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Discussion of function, deficiency, disease prevention, disease treatment, food sources, supplements, new research, and recommendations from the Linus ... lpi.oregonstate.edu/infocenter/vitamins/vitaminA/ - Cached - Similar Vitamin A: MedlinePlus Medical Encyclopedia Vitamin A helps form and maintain healthy teeth, skeletal and soft tissue, mucous membranes, and skin. It is also known as retinol because it produces the ... www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002400.htm - Cached - Similar Vitamin A - The Benefits of Vitamin A - lifeclinic.com Learn about Vitamin A at lifeclinic.com. Vitamin A has many benefits including helping your eyes adjust to light changes and keeping your eyes, ... www.lifeclinic.com/focus/nutrition/vitamin-a.asp - Cached - Similar Vitamin A Content that explains correct intake, RDA values, food sources, and necessity in diet. www.hoptechno.com/book29a.htm - Cached - Similar WHFoods: vitamin A What events can indicate a need for more high-vitamin A foods? .... Viral infections, specifically the measles, decrease vitamin A status. ... www.whfoods.com/genpage.php?tname=nutrient&dbid... - Cached - Similar Vitamins How vital are vitamins? Find out in this article for kids. kidshealth.org › Kids › Staying Healthy - Cached - Similar Vitamin A ::: Swimwear by Amahlia Stevens From Laguna Beach CA, VITAMIN A is the best kept secret of sexy celebs and top stylists on both coasts! Designer Amahlia Stevens blends sophistication and ... www.vitaminaswim.com/ - Cached - Similar Book results for vitamin a Dietary Reference Intakes: For Calcium ... - 452 pages Dietary Reference Intakes for Vitamin A ... - by Institute of Medicine US Panel on ... - 1072 pages Trước hết xin coi vài trang danh mục bộ TĐCĐ của TVQH Mỹ: The Library of Congress Authorities & Vocabularies, truy cập miễn phí từ URL : http://id.loc.gov/authorities/search/ và trang danh mục của Bộ TĐCĐ và Khung Phân loại LC của TVQH Mỹ truy cập từ cơ sở dữ liệu có trả tiền: Library of Congress Classifica-tion Web: http://classificationweb.net/, dưới đây: The Library of Congress Authorities & Vocabularies

Heading Concept Type LCCN

Vitamin A Topical Term sh85143952

Vitamin A deficiency Topical Term sh85143953

Vitamin A deficiency in animals Topical Term sh2008008494

Vitamin A deficiency in children Topical Term sh85143954

Vitamin A in animal nutrition Topical Term sh85143955

Vitamin A in human nutrition Topical Term sh85143956

Vitamin A in the body Topical Term sh85143957

- 3 -

Page 4: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Library of Congress Classification Web

Searches related to vitamin a

vitamin b vitamin d vitamin c vitamin a foods

vitamin a swim-wear

sources of vita-min a

vitamin b1 vitamin k

Page 5: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Nhấn chuột vào chữ S ở trong ngoặc vuông liền sau cụm từ “Vitamin A”, ta sẽ có kết quả kèm theo các tiểu phân mục của chủ đề này, cùng số phân loại LC tương thích với chủ đề “Vitamin A” là QP772.V5 và QP801.V5 [chưa có số cho tác giả] :

- 5 -

Page 6: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Bây giờ chúng ta thử tìm “Vitamin A” theo TĐCĐ trong Mục lục trực tuyến (OPAC) của TVQH Mỹ (LC) (http://catalog.loc.gov/) , chúng ta sẽ có kết quả này:

-6 -

Page 7: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

- 7 -

Page 8: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Xem như thế thì khi dùng TĐCĐ để tìm tài liệu trên OPAC của thư viện, chúng ta đã được hướng dẫn không những đến chủ đề chính cần tìm mà còn được tham khảo thêm những chủ đề có liên quan đến chủ đề chính và từ đó chúng ta có thể lọc lựa thông tin cần và đủ cho công việc khảo cứu của chúng ta. CÂU HỎI: Những yêu cầu đối với người cán bộ [nhân viên] làm công tác định tiêu đề chủ đề? TRẢ LỜI: Tại Mỹ hay Canada ở các thư viện lớn như LC hay các thư viện đại học, những người làm công việc cung cấp TĐCĐ thường là những quản thủ TV chuyên nghiệp (professional librarians) ngoài điều kiện chính là phải có bằng Master về TVTT (Master of Library and Information Science) [ở VN gọi là bằng Thạc sĩ] tốt nghiệp từ các trường dạy ngành này đã được Hội TV Hoa Kỳ (ALA) chuẩn nhận chương trình học (Accreditation) cho cả hai nước, và những bằng cử nhân (BA, BS) thuộc một hay nhiều bộ môn của tri thức, có khi cần thêm một bằng Master chuyên ngành nữa, và thông thạo ngoại ngữ cần thiết (tuỳ chính sách mà thư viện đòi hỏi) để chỉ làm phần việc biên mục mô tả hoặc biên mục đề mục hay cả hai, biết dùng khung TĐCĐ LC (LCSH) hay Sears và khung phân loại của LC (LC Classification) hay DDC. Ngoài ra trong lúc còn học tại trường thư viện, sinh viên còn được thực tập tại thư viện trường để có kinh nghiệm làm việc chuyên môn đòi hỏi kiến thức về lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực hành trong công việc như là làm công tác biên mục, tham khảo, lưu hành, v.v... Người làm công tác định TĐCĐ cần phải biết rành về biên mục, nắm bắt được nội dung của tài liệu và cũng phải biết cách thức tra cứu và sử dụng Khung TĐCĐ LC và Khung phân loại LC hay DDC, và sử dụng hệ thống biên mục tại tuyến OCLC. Ở Việt Nam, chúng ta chưa đạt được mức độ này, nhiều khi thư viện chỉ có một quản thủ chuyên nghiệp duy nhất đúng theo chuẩn của TV Mỹ nhưng người này khi

- 8 -

Page 9: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

vừa tốt nghiệp, về VN không làm công tác đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn để có thêm kinh nghiệm, mà lại đảm nhiệm chức vụ hành chánh như là Giám đốc thư viện chẳng hạn, nên không có thời giờ làm công việc chuyên môn thư viện, nói chi đến việc mở lớp huấn luyện nhân viên của mình làm công tác chuyên nghiệp thay thế mình? Tôi được biết Hội Thư Viện VN, Liên Chi Hội TV Đại Học Phía Nam (VILASAL) thường hay tổ chức những lớp huấn luyện dành cho các thư viện hội viên nếu các TV VN thuộc mọi loaị hình khác hơn là TV đại học, nhưng vẫn cử nhân viên của mình tham dự những lớp huấn luyện như thế này thì khả năng làm việc của nhân viên TV sẽ phát triển hơn. CÂU HỎI: Nếu bây giờ các thư viện tự định tiêu đề chủ đề và sẽ tập hợp lại thành một bộ thì những tiêu đề chủ đề này vẫn ở dạng tự do mà chưa có kiểm soát. Vậy dựa trên cơ sở nào để đánh giá tính chính xác của các chủ đề này? TRẢ LỜI: Vấn đề chính là đặt ra tiêu chuẩn cần có cho việc thiết lập TĐCĐ, sau đó phân chia công việc thiết lập TĐCĐ cho các loại hình thư viện, thí dụ TV công cộng làm các TĐCDĐ thích hợp với loại TV này, TV Đại Học và khảo cứu làm TĐCĐ thích hợp với loại TV này, TV Chuyên ngành làm TĐCĐ thích hợp với loại TV này, v.v.. sau đó tập hợp lại và lấy quyết định về TĐCĐ có thể chấp nhận và có tính cách khả thi cho cả nước. Theo đề nghị của TV Khoa Học Tổng Hợp TP HCM hay Liên Chi Hội Thư Viện Đại Học Phía Nam (VILASAL) thì các thư viện nên ngồi lại với nhau, đặt tiêu chuẩn cho việc thiết lập TĐCĐ, sau đó khi làm biên mục chủ đề thư viện sẽ ghi lại trong một danh sách riêng của mình, rồi đóng góp vào một cơ sở dữ liệu tạm thời gọi là TĐCĐVN sơ đẳng chẳng hạn, rồi lập ra một Ủy Ban sẽ chọn lựa và đề nghị ra một Danh Sách TĐCĐ Duy Nhất và phát hành trên mạng để lấy ý kiến chung, kết quả sẽ được công bố thành một Bộ TĐCĐ chuẩn tạm thời cho VN, cứ làm như thế dần dần chúng ta sẽ có một Bộ TĐCĐ Việt Nam chuẩn cho cả nước. Nếu không bắt đầu mà cứ ngồi bàn suông về một vài thuật ngữ tốn thời giờ mà chẳng đạt được kết quả cụ thể thì có lẽ chẳng bao giờ chúng ta có Bộ TĐCĐ Việt Nam. Xin nhớ là TV LC đã tốn hơn 100 năm để có được bộ LCSH như ngày nay. Theo quyết định của Hội thảo về TĐCĐ do TVQG chủ trì vào ngày 5-1-2009, thì VN sẽ tiến hành việc xin phép và dịch Bộ Sears List of Subject Heaings sang tiếngViệt (trích từ URL: http://gralib.hcmuns.edu.vn:7778/portal/page?_pageid=54,13844,54_13876&_dad=portal&_schema=PORTAL&_piref54_22615_54_13844_13876.next_page=1-2009.jsp#2 “Hội thảo tiến hành trong một ngày và được ghi nhận là đã mang đến một thành quả tốt đẹp qua kết luận của Ông Phạm Thế Khang: • Thống nhất tên gọi Bộ Tiêu đề chủ đề Việt Nam; • Thực hiện: - 9 -

Page 10: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

o Dịch Sears List làm khung cơ bản (Không dịch toàn bộ) o Bổ sung các tiêu đề chủ đề của một số thư viện đã làm (Phải được thẩm định) o Xuất bản bản in và trực tuyến • Thành lập một Hội đồng tư vấn bao gồm các thành phần: o Đại diện cơ quan quản lý nhà nước là Vụ Thư viện o Hội Thư viện Việt Nam o Thư viện Quốc gia o Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM o Hai liên Chi hội thư viện đại học Bắc-Nam o Trung tâm Thông tin khoa học công nghệ quốc gia o Viện thông tin khoa học xã hội o Thư viện Trung ương quân đội o Chuyên gia Lê Ngọc Oánh và Vũ Văn Sơn • Thành lập Ban biên soạn gồm các thành phần: o Thư viện Quốc gia o VILASAL o Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM o Viện thông tin khoa học xã hội o Thư viện khoa học kỹ thuật trung ương • Vụ thư viện và Thư viện quốc gia có trách nhiệm tìm kiếm nguồn tài trợ.” Hy vọng cộng đồng TVVN sớm có bộ TĐCĐ Việt Nam trong một tương lai gần. CÂU HỎI: Cách thức xây dựng tiêu đề chủ đề chuẩn TRẢ LỜI: Vấn đề chính là chúng ta cần dựa vào một khung tiêu đề chủ đề đã có sẵn, chẳng hạn như Khung TĐCĐ Sears (Sears List of Subject Headings), Khung TĐCĐ của LC (LC Subject Headings), và nhất là phải đặt tiêu chuẩn cho việc thiết lập TĐCĐ, thí dụ những nguyên tắc của LC hay IFLA chẳng hạn [xin xem thông tin này từ trang 8-27 của tài liệu trong đĩa CD, và trang 4-11 của bài viết về TĐCĐ của Lâm Vĩnh-Thế ở phần Phụ Lục có trong đĩa CD của lớp huấn luyện], nó cũng phù hợp với tình trạng của TV Việt Nam vì chúng ta chưa có bộ TĐCĐ chuẩn, chúng ta xây dựng TĐCĐ trên sưu tập hiện có [giống như “Nguyên tắc dựa trên sự phát triển của sưu tập của LC (literary warrant)”], làm biên mục chủ đề tới đâu thì đóng góp thêm vào Bộ TĐCĐ tạm thời đến đó, dần dần chúng ta hiệu đính, bổ sung thêm, hơn là cứ ngồi bàn luận suông hết năm này qua năm khác mà không làm gì cả thì chẳng bao giờ chúng ta có bộ TĐCĐ chuẩn cho VN cả. Xin xem thêm câu trả lời phía trên. CÂU HỎI: Nếu tác giả chỉ để họ và tên đệm trên trang tên sách thì theo nguyên tắc mô tả MARC 21 người làm biên mục phải mô tả thế nào? Trường mô tả nào sẽ dùng để mô tả họ tên đầy đủ của tác giả? Thí dụ: Tác giả tên Nguyễn Văn A nhưng trên trang tên sách chỉ để Nguyễn Văn - 10 -

Page 11: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

TRẢ LỜI: Vấn đề làm biên mục mô tả cần phải theo Quy tắc biên mục AACR2, tạm thời tại VN chưa có bản dịch Việt ngữ toàn văn thì dùng Bản Rút gọn tiếng Việt gọi tắt là CAACR2 (Concise AACR2, 1988) do Hội LEAF-VN dịch và phát hành miễn phí dưới dạng in trên giấy và CD-Rom năm 2002 và 2004 gửi tặng cộng đồng thư viện Việt Nam xuyên qua sự bảo trợ của Thư Viện Quốc Gia. Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh Mỹ Rút Gọn, 1988 / Michael Gorman, tác giả; Lâm Vĩnh-

Thế, Phạm Thị Lệ Hương, dịch giả. Great falls, VA : LEAF-VN, 2002. [Sách in trên giấy]

Cẩm Nang Hướng Dẫn Áp Dụng Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh Mỹ Rút Gọn, 1988 / Phạm Thị Lệ-Hương và Ngọc Mỹ Guidarelli biên soạn. Great Falls, VA : LEAF-VN, 2004. [CD-ROM. Trong CD này chúng tôi cũng cung cấp Bản in PDF của Bộ Quy tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988 với sự chấp thuận của 3 Hội TV Hoa Kỳ, Canada va Anh Quốc] – Riêng cuốn Cẩm Nang đã hiệu đính và được niêm yết trên website của LEAF-VN, bạn có thể hạ tải miễn phí từ URL này:

http://www.leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html Nếu TV của bạn mới mở ra sau năm 2004, cần có những tài liệu chuẩn này, xin liên lạc với TVQG để được cung cấp miễn phí những tài liệu nói trên. Người làm biên mục cần phải biết cách dùng Quy tắc biên mục AACR2, Bảng TĐCĐ LC, Bảng Phân loại LC, DDC rút gọn hay bản toàn văn DDC 22 hay mới hơn, MARC 21 để hoàn tất việc thiết lập một biểu ghi thư tịch (bibliographic record) đầy đủ cho thư viện (bằng thẻ/phiếu mục lục trình bày theo AACR2 [ISBD] hay dưới dạng điện tử theo chuẩn Quy tắc biên mục AACR2 và MARC 21). Sau khi đã làm biên mục mô tả và biên mục đề mục, nếu thư viện của bạn đã có hệ thống tự động hoá và dùng MARC 21 đúng tiêu chuẩn, thì những dữ kiện biên mục cần được nhập vào phân hệ biên mục (Cataloging module) đã làm theo chuẩn MARC 21 rồi. Xin nhấn mạnh ở đây, MARC 21 chỉ là một công cụ dùng đề nhập tin [tức là thông tin biên mục theo chuẩn AACR2] vào máy điện toán có chương trình tích hợp thư viện để cho máy có thể đọc được thông tin nhập vào rồi xuất thông tin ra và hiển thị trên OPAC để độc giả truy cập và đọc được thông tin này mà thôi. MARC 21 có chuẩn riêng dành cho việc nhập thông tin vào máy, thí dụ trường 1xx dành cho tên tác giả, 2xx dành cho nhan đề, 6xx dành cho TĐCĐ, v.v…với những chỉ thị và nhãn trường con thích hợp và cần phải luôn luôn tham khảo cẩm nang MARC 21 (http://www.loc.gov/marc/bibliographic/ecbdhome.html) để nhập tin cho đúng chuẩn. Về tên tác giả Nguyễn Văn được ghi trên trang nhan đề như thế, nhưng tên thật là Nguyễn Văn A thì làm mô tả tên tác giả ra sao? Trước hết cần phải coi Hồ sơ tiêu đề chuẩn của LC (LC Authorities Data = http://authorites.loc.gov ) vì VN chưa có hồ sơ loại này, để tìm xem LC đã thiết lập TĐ chuẩn tên cho tác giả này chưa (ghi ở trường 100), tài liệu tham khảo LC dựa vào đó (ghi ở - 11 -

Page 12: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

trường 670 của MARC 21 trên LC Authorities) xem tác giả này có dùng nhiều tên khi viết sách hay không, và tên chuẩn được LC thiết lập là gì, v.v.. có thêm những tham chiếu “Xem” hay “Xem thêm” nữa hay không. Có 2 vấn đề cần bàn ở đây là: 1/ Tác giả viết sách cùng một thể loại: • nếu tác giả Nguyễn Văn dùng tên như thế trên tất cả các tác phẩm của mình, thì tên này

sẽ được coi là tên tác giả có tên họ là Nguyễn và tên gọi là Văn. Tên này sẽ được cho vào trường 100 theo MARC 21 với dấu phẩy theo sau họ Nguyễn, và chỉ thị thứ nhất là số 1, như sau: 100 1# $a Nguyễn, Văn

• nếu tên này được coi là một bút hiệu thì không đặt dấu phẩy sau chữ Nguyễn và chỉ thị thứ

nhất sẽ là số 0 và được ghi ở trường 100 theo MARC 21 như sau: 100 0# $a Nguyễn Văn. Trường hợp điển hình là nhạc sĩ Phạm Duy có tên thật là Phạm Duy Cẩn, viết nhiều bản nhạc nổi tiếng từ thập niên 1940 đến nay với tên rút gọn lại là Phạm Duy, và LC dùng bút hiệu Phạm Duy làm TĐCĐ chuẩn. Xin xem biểu ghi dưới đây của LC: 100 0# $a Phạm Duy, $d 1921- và trường tham chiếu 400 với tên 400 10 $a Phạm, Duy Cẩn, $d 1921- chính nhờ Hồ sơ Tiêu đề chuẩn LC này kết hợp được với chương trình tích hợp thư viện mà LC đang dùng [chương trình Endeavor] mà những tham chiếu này giúp độc giả tìm dưới tên Phạm, Duy Cẩn thì được hướng dẫn sang TĐCĐ chuẩn là 100 0# $a Phạm Duy, $d 1921-

[Ghi chú: Thư viện VN không thiết lập hồ sơ tiêu đề chuẩn như thế này, do đó tôi thấy trong OPAC của TV Khoa Học Tổng Hợp có sách của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã được làm biên mục với tên này mà không làm với tên chuẩn là Hồ, Chí Minh, 1890-1969, (và bổ túc bằng cách làm thêm một dẫn mục phụ/tiêu đề phụ/tiêu đề bổ sung (added entry) với tên khác của tác giả là Hồ Chí Minh, 1890-1969, ở trường 700 mà trong phần ghi chú đã không có nói gì đến tiêu đề phụ này.] Xin xem biểu ghi tiêu đề chuẩn của LC làm cho tên tác giả Phạm Duy và biểu ghi thư tịch của tác giả Nguyễn Ái Quốc nơi trang 13.

2/ Tác giả viết sách với nhiều thể loại khác nhau, và dùng bút hiệu khác nhau, thì bút hiệu nào dùng cho một thể loại thứ nhất là văn học chẳng hạn, và bút hiệu dùng cho thể loại thứ hai về chính trị chẳng hạn, và bút hiệu này được dùng riêng cho thể loại này. Đó là theo Quy tắc biên mục AACR2 số 22B2. Thí cụ: tác giả Nguyễn Gia Nùng, có thêm bút hiệu là Song Nguyễn Hoàng An dùng để viết sách có hai thể loại khác nhau. Xem trang 34-35 của CD tài liệu của Lớp Huấn Luyện về LCSH đã phân phối miễn phí trong lớp. Trong trường hợp này chúng ta có: 100 1# $a Nguyễn, Gia Nùng 100 0# $a Song Nguyễn Hoàng An. - 12 -

Page 13: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Biểu ghi tiêu đề chuẩn của LC làm cho tên tác giả Phạm Duy :

Biểu ghi của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của tác giả Nguyễn Ái Quốc trích từ OPAC của Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp, TP HCM:

- 13 -

Page 14: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

[Ghi chú: Các chương trình tích hợp thư viện của VN đã không làm theo đúng chuẩn MARC 21 để khi nhập tin và cần dùng các chỉ thị cũng như các nhãn trường con, biên mục viên phải hiểu rõ MARC 21 và LCSH để nhập các chỉ thị, các nhãn trường con theo đúng chuẩn của nó và nhất là không thể để máy [đúng ra là người lập trình] áp đặt việc lọc lựa (sorting) tự động theo số thứ tự nhỏ rồi tới lớn của nhãn trường (tags), theo thứ tự ABC của nhãn trường con (subfield codes), vì thế những thông tin đi sau những nhãn trường con sẽ không thể hiện đúng vị trí của nó trên OPAC được. Thí dụ: cuốn sách cần có 1 TĐCĐ địa danh là chính (và số phân loại được cấp cho sách nhờ TĐCĐ chính này), được biên mục viên ghi ở trường 651, sau đó có thêm trường 600 dành cho tên người, vì chương trình hiện giờ của các TVVN đã được các lập trình viên lập ra theo thứ tự nhãn trường nhỏ đứng trước nhãn trường lớn, cho nên khi hiển thị trên OPAC, TĐCĐ tên người nhập vào trường 600 lại đứng trước TĐCĐ chính ghi ở trường 651. Tương tự như thế đối với TĐCĐ có nhiều tiểu phân mục (TPM) đi kèm, tuỳ theo từng trường hợp, TPM có thể là $t Tên tác giả /Nhan đề đồng nhất kèm theo sau, dưới hình thức Tên/nhan đề, $v TPM hình thức $x TPM đề tài, $y TPM thời gian, $z TPM địa lý … việc dùng những nhãn trường con này cần phải tuân thủ quy tắc về tiêu chuẩn của LCSH, được biên mục viên đặt vào sau TĐCĐ chính, không thể để máy lọc lựa theo ABC của nhãn trường con được. Thí dụ: 651 #0 $a Việt Nam $x Lịch sử $y Triều Nguyễn, 1802-1945 $x Giai thoai, thì khi nhìn trên OPAC thông tin đã bị đảo lộn như sau: Việt Nam -- Lịch sử -- Giai thoai -- Triều Nguyễn, 1802-1945.] [Ghi chú: có thể đây là đòi hỏi của thư viện VN nào đó khi đặt mua chương trình này, không để ý/hay không biết rành về LCSH, và MARC 21, nên đòi hỏi lập trình viên phải viết chương trình sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại thời điểm đó, nên bây giờ du nhập TĐCĐ vào thư viện chúng ta mới gặp trở ngại này?] CÂU HỎI: Khi ấn định TĐCĐ: tại sao tài liệu “Lịch sử Việt Nam” thì lại lấy “Việt Nam” làm chủ đề chính, còn tài liệu “Luật Hiến Pháp Việt Nam” lại lấy “Luật hiến pháp” làm chủ đề chính? Vậy khi nào ta dùng địa danh là chủ đề chính, khi nào địa danh làm tiểu phân mục địa lý? Thí dụ: Cuốn sách Lịch Sử Việt Nam năm 1945-1975 / Trần Thục Nga, chủ biên, Bạch Ngọc Anh, Trần Bá Đệ, Nguyễn Xuân Minh … thì cung cấp TĐCĐ như thế nào?

650 _ 0 $a Lịch sử $z Việt Nam $y 1945-1975 hay là 651 _0 $a Việt Nam $x Lịch sử $y 1945-1975

- 14 -

Page 15: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

TRẢ LỜI: Khi nào dùng địa danh làm TĐCĐ chính: Khi làm biên mục, ta phải xem xét nội dung chính của tài liệu nó là cái gì để nắm bắt điểm chính đó, rồi quyết định cho TĐCĐ, sau đó phải coi LCSH sách in/hay trực tuyến để xem chủ đề mình chọn có đúng TĐCĐ chuẩn hay không [thí dụ “Mountain lion “Xem” Puma” ghi trong CD trang 30] Theo LCSH [ghi ở mục 2.4.3.3 trang 17 trong tài liệu CD giảng dạy tại lớp] “2.4.3.3. Tiêu đề địa danh (Geographic name headings)

Loại TĐ nầy được sử dụng khi làm biên mục chủ đề cho các tác phẩm mô tả các vùng địa lý, các quốc gia, các thành phố, thị trấn, sông, hồ, núi, đảo, v.v.; thí dụ:

Các vùng địa lý: Africa, Southern [Châu Phi, Nam] Himalaya Mountains [Hy Mã Lạp Sơn] South America [(Nước) Nam Phi]

Các quốc gia: Great Britain [Anh quốc] Spain [Tây Ban Nha]

Vietnam [Việt Nam]

Các thành phố, thị trấn: London (England) [Luân Đôn (Anh quốc)] Vienna (Austria) [Vienna (Áo quốc)]

Beijing (China) [Bắc Kinh (Trung Hoa)] Toronto (Ont.) [Toronto (Ont[ario]) Boston (Mass.)[Boston Mass[achusetts])

Hanoi (Vietnam) [Hà Nội (Việt Nam)] Sông, hồ, núi, đảo: Mekong River Dolores River (Colo. and Utah) …”

Vậy thì khi ta có sách nói về lịch sử Việt Nam [td: Lịch Sử Việt Nam năm 1945-1975 ghi ở trên], thì cuốn sách này nói về nước “Việt Nam” là chính, và Lịch sử là phụ vì thế TĐCĐ địa lý “Việt Nam” được dùng sau đó ta dùng TPM đề tài “Lịch sử” để mô tả nội dung cuốn sách, do đó ta có: Vietnam – History – 1945-1975 [Việt Nam -- Lịch sử -- 1945-1975] nếu dùng MARC 21 thì ta có: 651 _0 $a Vietnam $x History $y 1945-1975 [651 _0 $a Việt Nam $x Lịch sử $y 1945-1975] [nên nhớ là trong bài ở đĩa CD, và trả lời câu hỏi ở đây là khi tôi dịch y nguyên nội dung của truờng 651 này là dịch từ LCSH nên cái chỉ thị thứ 2 nó vẫn là 0]

- 15 -

Page 16: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Tôi tìm trong LC Authorities & Vocabularies trực tuyến miễn phí http://id.loc.gov/authorities/search/ với TĐCĐ là: Vietnam History, nó cho tôi một lô tiêu đề vừa là TĐCĐ chính, vừa là Tiểu phân mục như thế này: Phần chính dành cho TĐCĐ mà tôi cần ở đây là: Vietnam history [Việt Nam — Lịch sử] và Vietnam — History — 1945-1975 [[Việt Nam — Lịch sử — 1945-1975 ] nằm ở mấy dòng cuối trang hình dưới đây:

- 16 -

Nếu tôi dùng Khung TĐCĐ LC có trả tiền (trích LC Classification Web : http://classificationweb.net) tôi sẽ có 3 trang TĐCĐ như sau đây:

Page 17: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

- 17 -

Page 18: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

- 18 -

Page 19: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Xem như thế chúng ta có những tiêu đề chủ đề địa lý chính là “Vietnam” với tiểu phân mục thứ nhất là TPM đề tài “History” kèm theo TPM thời gian (thí dụ Viet-nam – History -- 1787-1858 [Việt Nam -- Lịch sử -- 1787-1858] hay TPM thời gian ghi ở phần chót của mấy trang trên đây (thí dụ: Vietnam – History – Yên Thế Uprising, 1884-1913 [Việt Nam -- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế, 1884-1913] Về phần 2 của câu hỏi: Khi nào dùng đề tài làm TĐCĐ chính: Câu hỏi về cuốn sách có nhan đề là: Luật hiến pháp Việt Nam : Cuốn sách này nói về một đề tài là HIẾN PHÁP vì thế TĐCĐ dành cho nó phải là một TĐCĐ đề tài (topical heading) và nó là TĐCĐ cụm từ bao gồm tính từ Constitutional và danh từ Law và vì nó là hiến pháp của một nuớc mang tên Việt Nam thì tên nuớc được dùng làm TPM địa lý: Vietnam viết theo tiếng Anh là 1 từ đơn. Constitutional law – Vietnam [Luật hiến pháp -- Việt Nam] nếu dùng MARC 21 thì có: 650 _0 $a Constitutional law $z Vietnam [650 _0 $a Luật hiến pháp $z Việt Nam] Tôi tìm trong LC Authorities & Vocabularies trực tuyến miễn phí http://id.loc.gov/authorities/search/ với TĐCĐ là: Constitutional law – Vietnam thì được kết quả này: cột đầu ghi HEADING = Tiêu đề = Constitutional law -- Vietnam cột 2 ghi: CONCEPT TYPE = Thể loại = Topical term = Tiêu đề đề tài. cột 3: LCCN = LIBRARY OF CONGRESS CONTROL NUMBER = Số kiểm soát của LCCN = sh2009120237 (số này là số được ghi ở trường số 010 trong biểu ghi về TĐCĐ Chuẩn của LC)

- 19 -

Page 20: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Nếu tôi dùng Khung TĐCĐ LC có trả tiền (trích LC Classification Web : http://classificationweb.net) tôi sẽ có 2 TĐCĐ và các ghi chú về nội dung (hay các chỉ dẫn cần thiết) như sau đây:

- 20 -

TĐCĐ : Constitutional law -- Vietnam [Ghi chú: TĐCĐ “Constitutional law có thể dùng TPM địa lý (May subd. geog.) “Here are entered works about constitutions or constitutional law. Collections of consti-tutions or text of individual constitution are entered under Constitutions” [Ở đây ta có thể dùng cho các hiến pháp hay cho luật hiến pháp. Tập hợp của các hiến pháp hay văn bản của từng hiến pháp đơn lẻ được dùng TĐCĐ “Hiến pháp” (Constitutions).] TĐCĐ : Constitutions -- Vietnam có thể dùng TPM địa lý (May subd. geog.) [Ghi chú: TĐCĐ “Constitutions” “Here are entered collections of constitution or text of individual constitutions. Works about constitutions or constitutional law are entered un-der Constitutional law” [Ở đây ta có thể dùng cho các tập hợp hiến pháp hay văn bản của từng hiến pháp đơn lẻ. Tài liệu nói về các hiến pháp hay luật hiến pháp được dùng TĐCĐ “Luật hiến pháp” (Constitutional law)] Xem các chỉ dẫn ghi trên thì cuốn sách có nhan đề “Luật hiến pháp Việt Nam” chúng ta có thể cung cấp hai TĐCĐ là:

Page 21: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Constitutional law – Vietnam [Luật hiến pháp -- Việt Nam] 650 #0 $a Constitutional law $z Vietnam [650 #0 $a Luật hiến pháp $z Việt Nam] Constitutions – Vietnam [Hiến pháp -- Việt Nam] 650 #0 $a Constitutions $z Vietnam [650 #0 $a Hiến pháp $z Việt Nam] CÂU HỎI: Có phải hiện nay các nhà xuất bản đều đảo tên các tác giả Trung quốc, Nhật Bản (phiên âm La-tinh) theo thứ tự Tên - Họ không? TRẢ LỜI: Không phải vậy. Quý bạn nhìn thấy các biểu ghi trong mục lục trực tuyến (OPAC) của LC (http://catalog.loc.gov), của UCLA (http://http://melvyl.cdlib.org/ ), hay ĐH Cornell (http://catalog.library.cornell.edu/ ) chẳng hạn, các bạn đều thấy tên nguời Nhật, Trung Hoa, ngay cả người Nga, tên cũng được phiên âm theo mẫu tự La-tinh [La-mã tự hóa = Romanized] là vì theo AACR2 tên những nguời này được phiên âm như vậy, và LC đã có tên người chuẩn ghi trong Hồ sơ Tiêu đề chuẩn của họ (LC Au-thorities http://authorities.loc.gov) – Thí dụ: tên ông Đặng Tiểu Bình là người Trung Hoa, chúng ta phát âm như vậy, nhưng viết theo chữ Hán thì là: 鄧小平 và phiên âm theo lối Pinyin bây giờ của ngành TT Thư viện là Deng Xiaoping, tên ông Putin cựu Tổng thống Nga, tên viết theo chữ viết Ky-rin (Celleric) là : Путин, Владимир Владимирович, được LC phiên âm theo mẫu tự Latin như sau: Putin, Vladimir Vladimirovich. và tên chuẩn trích trong LC Authorities là: 100 1# $a Deng, Xiaoping, $d 1904-1997. 100 1# $a Putin, Vladimir Vladimirovich, $d 1952- [Ghi chú: tên người VN hay Trung Hoa và ngay cả tên người Hung (Hungary), giống nhau ở chỗ là khi viết chúng ta để họ ở đầu tên, rồi đến tên đệm, tên gọi. Thí dụ: Nguyễn Văn Huyên (tên VN) hay tên người Trung Hoa phiên âm Việt là Đặng Tiểu Bình [theo chữ Hán thì là: 鄧小平 phiên âm Pinyin là Deng Xiaoping], tên của tác giả Hung được giải Nobel về văn chương năm 2002 và người Hung viết tên của tác giả tiếng Hung là Kertész Imre – Theo Quy tắc biên mục 33A: đảo ngược phần dẫn tố dùng làm tiêu đề ra trước phần còn lại của một tên, theo sau là dấu phẩy và Quy tắc số 34A (Concise AACR2) làm tiêu đề theo họ - thì đối với tên người Trung Hoa, Việt Nam, Hung vì đã viết theo thứ tự: tên họ, tên đệm, tên gọi nên chúng ta chỉ cần thêm dấu phẩy sau họ cho tên tác giả Deng, Xiaoping và theo MARC 21 trong trường 100 với chỉ thị thứ nhất là số 1 là: 100 1# $a Deng, Xiaoping, $d 1904-1997 [theo Quy tắc biên mục và theo MARC 21 chỉ thị thứ nhất là số 1 này tượng trưng cho tên họ

- 21 -

Page 22: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

(surname) – vì đó là dùng chung cho tên của người phương tây (trừ nước duy nhất là nước Hung (Hungary) có tên người viết như tên người Á châu là: Kertész Imre [tên họ (surname), theo sau là tên gọi (given name) (http://en.wikipedia.org/wiki/Hungarian_names)], còn thì đa số viết họ sau tên gọi, thí dụ Bill Clinton (tên gọi là Bill, tên họ là Clinton, nên trong chỉ dẫn của AACR2 người ta dùng từ “surname” tức là họ của tác giả và đối với tên người phương tây AACR2 dùng chữ “inverted name” đảo họ ra trước tên gọi là như vậy ) – 100 1# $a Clinton, Bill, $d 1946- ] Như thế đối với tên người VN, Trung Hoa, hay Hung chúng ta chỉ cần đặt dấu phẩy sau họ và đề nguyên phần tên đệm và tên gọi: Nguyễn, Văn Huyên, 1908-1975 [ông này là Bộ trưởng Giáo dục VN Dân Chủ Cộng Hoà, 1946-1975], Kertész, Imre, 1929- [ông này được giải thưởng Nobel về văn chương năm 2002]

- 22 -

Page 23: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Tên TĐ chuẩn của tác giả người Hung theo LC là: 100 1# $a Kertész, Imre, $d 1929-

- 23 -

Page 24: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

CÂU HỎI: Tiêu đề đồng nhất là gì? TRẢ LỜI: Bạn nói đến “Tiêu đề đồng nhất” (Uniform heading) được chúng tôi ghi trong của CD bài viết cho lớp huấn luyện về LCSH, mục 2.2.3 . Nguyên tắc về tiêu đề đồng nhất, đó là “một mục tiêu chính yếu của công tác biên mục chủ đề với mục đích tập trung lại dưới một TĐCĐ tất cả những tài liệu có trong thư viện bàn về cùng một chủ đề. Vì thế mỗi một chủ đề chỉ có thể được trình bày bằng một TĐCĐ mà thôi…” – với mục đích là tránh trường hợp đồng âm dị nghĩa. Một tiêu đề dùng hình thức “nhan đề đồng nhất” (uniform title) được sử dụng với mục đích tập hợp những dẫn mục [Biểu ghi] thư tịch (bibliographic entries) dành cho một tác phẩm khi mà tác phẩm này được xuất hiện dưới nhiều nhan đề khác nhau, và nhan đề chính của tác phẩm được mô tả ở trường 245, tên tác giả được mô tả ở trường 1XX của MARC 21 [thí dụ: cùng một tác phẩm của tác giả Margaret Mitchell, 1900-1949 có nhiều nhan đề bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: “Gone with the wind (Anh ngữ), Au temp en emporte le vent (Pháp ngữ), hay Cuốn theo chiều gió” (Việt ngữ) (xem thí dụ ở trang 95 của CD tài liệu huấn luyện.)] Nhan đề đồng nhất (Uniform title) được nói đến trong đề tài TĐCĐ của TV Quốc Hội Hoa Kỳ, nó có thể dùng làm “Dẫn mục chính/Tiêu đề chính” (main entry) theo MARC 21 thi để ở trường 130. Khi có nhiều nhan đề khác với nhan đề chính của cùng 1 tác phẩm thì “nhan đề đồng nhất” hoặc trong một tiêu đề ở dạng Tên/nhan đề được cho vào trường số 240 của MARC 21, với nhãn trường con $t kèm theo. Khi cần làm dẫn mục phụ/tiêu đề phụ/tiêu đề bổ sung thì để ở trường 730, 830, và dùng làm TĐCĐ thì để ở trường 630, nhưng nếu “nhan đề đồng nhất” dùng như TĐCĐ và dùng như một cụm từ (thí dụ: Bible in atheism [Kinh thánh trong niềm tin là không có Thượng đế] thì nó lại được cho vào trường 650 và được coi là TĐCĐ đề tài. CÂU HỎI: Trong tiêu đề chủ đề : Việt Nam -- Lịch sử -- năm – năm (theo niên biểu) thì Việt Nam là loại tiêu đề gì, Lịch sử là loại tiêu đề gì, và năm-năm (1945-1975) là loại tiêu đề gì? TĐ hình thức, TĐ đề tài? TĐ thời gian? TRẢ LỜI: Trước hết xin đừng nhầm lẫn các phần trong một TĐCĐ là một tiêu đề riêng. Tiêu đề chủ đề nói chung thì bao gồm cả TĐCĐ chính (6XX) đặt ở sau nhãn trường con (subfield codes) $a kèm theo các phần khác gọi là những tiểu phân mục (subdivisions) của một tiêu đề chủ đề, ngăn cách bởi các nhãn trường con khác ($t,

- 24 -

Page 25: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

$v, $x, $y hay $z theo MARC 21), do đó toàn bộ TĐCĐ chính và kèm theo TPM được coi là một TĐCĐ và ghi ở trong một nhãn trường (tag) thí dụ 600, 610, 611, 630, 650, 651, 655 v.v… Khi tên một quốc gia (Việt Nam) được dùng làm TĐCĐ thì đó là loại TĐCĐ địa danh (geographic subject heading), có tiểu phân mục đi sát liền nó gọi là TPM đề tài (topical subdivision) (Lịch sử), và TPM thời gian (chronological subdivision) (1945-1975.) Thí dụ: TĐCĐ hiển thị theo số của nhãn trường MARC 21 theo TĐCĐ địa danh (Geographic subject heading): • 651 #0 $a Vietnam $x History $y 1945-1975. [651 #0 $a Việt Nam $x Lịch sử

$y 1945-1975.] TĐCĐ hiển thị theo tên của nhãn trường của MARC 21: • TĐCĐ địa danh (geographic subject heading): Vietnam – History – 1945-1975

[Việt Nam -- Lịch sử -- 1945-1975] TĐCĐ chính (main subject heading): $a Việt Nam TPM đề tài (topical subdivision): $x Lịch sử TPM thời gian (chronological subdivision): $y 1945-1975

CÂU HỎI: Có người cho rằng: khi vào OPAC tìm theo chủ đề sẽ ra tất cả tài liệu có nội dung đó, đây là một loại thư mục theo chủ đề, vì vậy không cần thiết biên soạn các loại thư mục nữa. Theo cô thì như thế nào? TRẢ LỜI: Xin hỏi lại bạn nào nêu câu hỏi này là chữ “Loại thư mục theo chủ đề” ở đây có nghĩa là gì? Nếu đó là thư tịch (bibliohraphy) thì theo định nghĩa của ALA từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh-Việt, 1996, thì Bibliography: dịch sang Việt ngữ là “Thư Tịch = một danh sách các tác phẩm, tài liệu, ký lục/biểu ghi, thường có liên hệ với nhau, thí dụ như, chung một tác giả, về cùng một đề tài, hay xuất bản cùng một nơi. Thư tịch khác với thư mục (catalog) ở chỗ nội dung của nó không giới hạn vào sưu tập của một thư viện hay một nhóm thư viện.” Theo như định nghĩa này thì thư viện vẫn cần làm ra một danh sách gọi là Thư tịch, hay Thư tịch chuyên đề, để phục vụ các nhà nghiên cứu, thí dụ : 1/ Thư tịch về một tác giả: Thư tịch về Nguyễn Du, sẽ bao gồm hết những tác phẩm do Nguyễn du viết, những tác phẩm (sách, báo) do ngưới khác viết về Nguyễn Du,

- 25 -

Page 26: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

2/ Thư tịch về một vùng: Thư Tịch về đồng bằng sông Cửu Long. 3/ Thư tịch về một triều đại lịch sử: Vương triều Nguyễn, 1802-1945. v.v… CÂU HỎI: Tác giả Việt Nam sống ở nước ngoài mà có tên tác giả được ghi ở trang tên sách như sau: Oanh Nguyen khi thiết lập TĐCĐ có đảo lại là Nguyễn, Oanh hay không? TRẢ LỜI: Tác giả người Mỹ gốc Việt, viết sách xuất bản ở Mỹ với tên viết theo lối Mỹ: thí dụ: Jade Ngọc Quang Huỳnh tác giả South wind changing, xuất bản năm 1994. LC đã thiết lập TĐCĐ chuẩn tên người cho tác giả Jade Ngọc Quang Huỳnh như sau: 100 1# $a Huỳnh, Jade Ngọc Quang, 1957- với tham chiếu ở trường 670 ghi chú về thông tin do nhà xuất bản cung cấp: “tác giả sinh năm 1957 ở đồng bằng sông Cửu Long, một miền thuộc Nam Việt Nam.... trang CIP cung cấp thông tin (Huỳnh, Jade Ngọc Quang, 1957-) trang áo sách (jacket) (sinh năm 1957)

- 26 - - 26 -

Hình bìa sách South Wind Changing của Jade Ngọc Quang Huỳnh.

Page 27: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Biểu ghi TĐ chuẩn của LC dành cho tên của tác giả ghi ở trường : 100 1# $a Jade Ngọc Quang Huỳnh, $d 1957- với những thông tin về tiểu sử của tác giả do nhà xuất bản cung cấp được ghi ở trường 670

- 27 -

Page 28: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Tương tự như thế, nếu tác giả Oanh Nguyen xuất bản sách ở Mỹ, theo ý kiến tôi thì chúng ta cũng có thề làm theo lối mà LC đã làm cho tác giả Jade Ngọc Quang Huỳnh và để tên tác giả Oanh Nguyen như sau: 100 1# $a Nguyễn, Oanh. CÂU HỎI: Tác giả trong tên tôn giáo, cụ thể với tên nước ngoài: Joseph Ratzinger thì Jo-seph là tên thánh, Ratzinger là tên họ thì cụ thể TĐCĐ: 100 1# $a Ratzinger, Jo-seph, $d 1927- mà trong tên này có chữ Joseph là tên thánh – Ratzinger là họ như vậy người Việt mà có tên thánh thì có đưa tên thánh vào TĐCĐ không? nếu có thì đưa vào như thế nào? Thí dụ: Peter Nguyễn Phúc Nhân thì thiết lập tiêu đề chủ đề như thế nào? TRẢ LỜI: Theo ý kiến của tôi thì tên tác giả Joseph Ratzinger là tên thật do cha mẹ đặt cho người này. Khi viết sách thì tác giả này lấy tên thật của mình bởi vậy khi LC thiết lập tiêu đề chủ đề chuẩn tên nguời cho tác giả này, thì họ dùng Ratzinger, Joseph, tuy nhiên sau khi vị này được bầu làm Giáo Hoàng của Thiên Chúa Giáo La Mã ở Vatican, với tên tôn giáo là Benedict XVI thì LC đã thay đổi ngay tên tác giả Ratzinger, Joseph thành Benedict, XVI, Pope, 1927- và tên cũng như tước vị Giáo hoàng (Pope) được thể hiện trong Hồ sơ TĐ chuẩn của LC như sau (xem tr. 30) :

- 28 -

Thí dụ : Trước khi được bầu làm Giáo hoàng (Pope), Hồng y (Cardinal) Joseph Ratzinger viết cuốn sách Called to Com-munion : Understanding the Church To-day, xuất bản năm 1996, với tên thật của mình. Năm 2005 được bầu làm Giáo Hoàng của Giáo hôị Thiên Chúa La Mã, do đó LC đã thiết lập TĐCĐ chuẩn cho tác giả : Joseph Ratzinger với tên tôn giáo mới là : 100 1# $a Benedict, $b XVI, $c Pope, $d 1927- Với các tham chiếu ghi ở trường 400 400 1# $a Ratzinger, Josephp, $d 1927- 400 1# $aRatzinger, $c Cardinal, $q(Joseph), $d 1927-

(xem Hồ sơ TĐ chuẩn cho Joseph Ratzinger của LC nơi tr. 30)

Page 29: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

- 29 -

Biểu ghi TĐCĐ chuẩn của LC cho tác giả (Hồng y) Joseph Ratzinger sau khi được bầu vào chức vụ Giáo Hoàng (Pope) của Giáo Hội Thiên Chúa La Mã (Roman Catho-lic Church) đã chọn tên tôn giáo cho mình là:: 100 0# Benedict, $b XVI, $c Pope, $d 1927– và LC làm TĐCĐ chuẫn mới như sau:

Page 30: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Biểu ghi MARC 21 của tác phẩm Called to Communion : understanding the church today / của tác giả Joseph Ratzinger. Trường 100 dành cho tên tác giả, LC đã dùng tên tôn giáo với chức vị Giáo hoàng (Pope): 100 0# $a Benedict, $b XVI, $c Pope, $d 1927- .Trong phần minh xác về trách nhiệm, tên thật của tác giả đã được ghi lại như đã xuất hiện trên sách (CAACR2 Quy tắc 1F)

- 30 -

Page 31: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Còn đối với tác giả Việt Nam là những linh mục theo Thiên Chúa Giáo La Mã (Roman Catholic) có thêm “tên thánh” kèm theo tên thật do cha mẹ đặt cho, khi thì LC viết theo tiếng Pháp, thí dụ: Pierre Martin Ngô Đình Thục (Tổng Giám Mục Địa phận Huế), khi thì phiên âm sang tiếng Việt, thí dụ: Phaolô Nguyễn Văn Bình (Tổng Giám Mục Địa phận Saigon), khi thì viết theo tiếng Anh, thí dụ: Anthony Trần Văn Kiệm (Linh Mục), v.v.. xem như thế thì LC đã không nhất quán trong việc thiết lập TĐCĐ tên chuẩn cho những vị có tên như thế này: Biểu ghi TĐ chuẩn của LC cho tên của Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục: 100 1# $a Ngô, Pierre Martin Đình Thục, $d 1897-1984.

- 31 -

Page 32: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Biểu ghi TĐ chuẩn của LC cho tên của Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình: 100 1# $a Nguyễn, Phaolô Văn Bình, $d 1910-1995.

Biểu ghi TĐ chuẩn của LC cho tên của Linh mục (L.m.) Anthony Trần Văn Kiệm 100 1# $a Trần, Văn Kiệm

- 32 -

Page 33: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

Xem như thế thì với tên tác giả là Peter Nguyễn Phúc Nhân, ta có thể làm theo LC là: 100 1# $a Nguyễn, Peter Phúc Nhân hay là 100 1# $a Nguyễn, Phúc Nhân CÂU HỎI: Người nuớc ngoài nhập Việt tịch nếu viết sách tiếng Việt thì làm TĐCĐ cho tên của nguời này như thế nào? Thí dụ Phan Văn Santos [người Brazil có tên thật là: Fabio Dos Santos nhập Việt tịch] TRẢ LỜI: Nếu người này nhập Việt tịch, lấy họ Việt và viết sách thì theo ý kiến của tôi, khi thiết lập tiêu đề tên người chuẩn cho vị này, chúng ta coi như nguời Việt Nam, do đó tên chuẩn sẽ là: Phan, Văn Santos hay 100 1# $a Phan, Văn Santos Tương tự như thế LC làm TĐCĐ chuẩn cho người Việt lấy chồng Mỹ, theo họ chồng (quốc tịch Mỹ), viết sách lấy tên là: Dương Vân Mai Elliott, tác giả cuốn sách “The Sacred Willow”, [xem Thí dụ trong CD tài liệu huấn luyện, trang 40-42.], được LC thiết lập TĐCĐ chuẩn như sau: 100 1# $a Elliot, Duong Van Mai, $d 1941-

- 33 -

Page 34: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

CÂU HỎI: Khung TĐCĐ của LC bằng giấy in có những dấu hiệu gạch ngang như thế này làm em thắc mắc không hiểu xin cô giải thích giùm. Thí dụ: Vietnam ---- History ---- ---- Nguyễn dynasty, 1802-1945 TRẢ LỜI: Đó là lối viết/in tiết kiệm để khỏi phải lập lại từ/cụm từ đứng phía trước, thí dụ: thay vì in như thế này: Vietnam Vietnam -- History Vietnam – History -- Nguyễn dynasty, 1802-1945 thì nguời ta in trên Khung TĐCĐ LC như thế này: Vietnam ---- History ---- ---- Nguyễn dynasty, 1802-1945 nghĩa là các dấu gạch ngang tượng trưng cho các từ được ghi ở phần trên của nó: dấu gạch ngang ở dòng thứ hai thay cho từ Vietnam, dấu gạch ngang ở dòng thứ ba thay cho từ History. Xin nói thêm khi quý bạn nhìn thấy thẻ/phiếu mục lục LC ở phần kê dẫn tiêu đề (tracings) in ở cuối thẻ/phiếu, hay in ở trang mặt sau của trang nhan để trong phần “Biên mục trong khi xuất bản = CIP (Cataloging-in-Publication) các con số Ả-rập (số 1, 2, 3, v.v. tượng trưng thứ tự của TĐCĐ, số đầu tiên thường là số quan trọng vì nó quyết định số phân loại cho tài liệu. Số La-Mã tượng trưng cho các dẫn mục phụ/tiêu đề phụ/tiêu đề bổ sung (added entries)) Thí dụ: biểu ghi của một phiếu mục lục có phần kê dẫn tiêu đề ghi số Á-rập dành cho TĐCĐ :

- 34 -

Page 35: HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ

- 35 -

Gorman, Michael, 1941- [Concise AACR2, 1988 revision. Vietnamese] Bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988 = The concise AACR2, 1988 revision / tác giả: Michael Gorman; dịch giả: Lâm Vĩnh-Thế, Phạm Thị Lệ-Hương. — Ấn bản Việt ngữ lần 1. — [Great Falls, Va?] : LEAF-VN, c2002.

Xxxi, 290 p. : ill. ; 24 cm. Includes bibliographical references and index. In Vietnamese, prefatory matters also in English. 1. Anglo-American cataloging rules (2nd ed. 1988 revision). 2. Descriptive cataloging -- Rules. I. Lâm, Vĩnh-Thế. II. Phạm, Thị Lệ-Hương. III. Title. IV.Title: Concise AACR2, 1988 revision.

Z694.15A56G6718 2002 LCCN 2006553910

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi và trả lời liên quan đến vấn đề biên mục mô tả và biên mục đề mục, trong đó vấn đề tiêu đề chủ đề LC được bàn đến nhiều nhất, vì lớp huấn luyện này nhắm vào vấn đề này. Vì câu hỏi quá nhiều, nên chúng tôi tổng hợp câu hỏi về TĐCĐ vào một bài, và câu hỏi về biên mục mô tả vào bài trả lời thứ hai. Chúng tôi hy vọng rằng các câu trả lời trong bài kỳ này giải đáp được một số thắc mắc thường có về biên mục của các đồng nghiệp. Nếu quý bạn nào không dự hai lớp này, có thắc mắc liên quan đến các vần đề này xin gửi điện thư cho chúng tôi, chúng tôi sẽ tìm tài liệu để tham khảo sau đó xin trả lời quý bạn.

Lâm Vĩnh-Thế (e-mail: [email protected]) Phạm Lệ-Hương (e-mail: [email protected])

[PLH-24-12-2009]