16
903 Chương 27 HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN I. THƯ VIỆN 1. Hệ thống thư viện 1.1. Giai đoạn trước năm 1975 Trước năm 1975, ở tinh Sóc Trăng chưa có loại hình thư viện công cộng, chi có 1 phòng đọc sách ở trung tâm tỉnh lỵ chủ yếu phục vụ cho đối tượng công chức, học sinh và khách vãng lai. Phòng đọc chính là “Nhà ữòn” nằm ở góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Quang Diệu (tại thư viện hiện nay). về thư viện trường học, chi một số trường trung học trong tỉnh là có thư viện tập trung, đầu sách ít, chủ yếu là sách tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh tại trường. Ngoài ra, hầu hết các trường học ứong tỉnh không có thư viện. 1.2. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến 1986 Sau 30-4-1975 hoạt động thư viện bắt đầu khởi sắc. Sóc Trăng được tiếp nhận hàng nghìn quyển sách từ tỉnh Hà Bắc kết nghĩa. Nội dung các loạt sách này là phổ biến chủ trương, đường lối Cách mạng xã hội chủ nghĩa, và các tác phẩm văn học nghệ thuật cách mạng. Ban đầu, lượng sách này do ủy ban quân quản của tỉnh giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Sóc Trăng quản lý. Khi Sóc Trăng và Cần Thơ họp nhất thành tỉnh Hậu Giang, Phòng Thông tin thị xã Sóc Trăng quản lý và tổ chức phòng đọc phục vụ nhu cầu đọc sách, báo cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Vào giữa năm 1977, Thư viện tỉnh Hậu Giang được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ty Văn hóa - Thông tin tỉnh Hậu Giang, thuộc hệ thống ngành dọc của Thư viện Quốc gia Việt Nam. Cùng với sự ra đời của Thư viện tỉnh Hậu Giang là Thư viện thị xã Sóc Trăng được thành lập dưới sự quản lý của Phòng Văn hóa Thông tin thị xã, trực thuộc Thư viện công cộng Hậu Giang. Cuối năm 1979, thư viện các huyện khác mới được thành lập, chủ yếu tập

HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN · 2020. 1. 21. · Khmer tỉnh Sóc Trăng thi tiếp quản Nhà truyền thống Khmer của tỉnh Hậu Giang cũ. Cả hai bảo tàng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • 903

    Chương 27

    HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

    I. THƯ VIỆN

    1. Hệ thống thư viện

    1.1. Giai đoạn trước năm 1975

    Trước năm 1975, ở tinh Sóc Trăng chưa có loại hình thư viện công cộng, chi có 1 phòng đọc sách ở trung tâm tỉnh lỵ chủ yếu phục vụ cho đối tượng công chức, học sinh và khách vãng lai. Phòng đọc chính là “Nhà ữòn” nằm ở góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Quang Diệu (tại thư viện hiện nay).

    về thư viện trường học, chi một số trường trung học trong tỉnh là có thư viện tập trung, đầu sách ít, chủ yếu là sách tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh tại trường. Ngoài ra, hầu hết các trường học ứong tỉnh không có thư viện.

    1.2. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến 1986

    Sau 30-4-1975 hoạt động thư viện bắt đầu khởi sắc. Sóc Trăng được tiếp nhận hàng nghìn quyển sách từ tỉnh Hà Bắc kết nghĩa. Nội dung các loạt sách

    này là phổ biến chủ trương, đường lối Cách mạng xã hội chủ nghĩa, và các tác phẩm văn học nghệ thuật cách mạng. Ban đầu, lượng sách này do ủ y ban quân quản của tỉnh giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Sóc Trăng quản lý. Khi Sóc Trăng và Cần Thơ họp nhất thành tỉnh Hậu Giang, Phòng Thông tin thị xã Sóc Trăng quản lý và tổ chức phòng đọc phục vụ nhu cầu đọc sách, báo cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.

    Vào giữa năm 1977, Thư viện tỉnh Hậu Giang được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ty Văn hóa - Thông tin tỉnh Hậu Giang, thuộc hệ thống ngành dọc của Thư viện Quốc gia Việt Nam. Cùng với sự ra đời của Thư viện tỉnh Hậu Giang là Thư viện thị xã Sóc Trăng được thành lập dưới sự quản lý của Phòng Văn hóa Thông tin thị xã, trực thuộc Thư viện công cộng Hậu Giang.

    Cuối năm 1979, thư viện các huyện khác mới được thành lập, chủ yếu tập

  • 904 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

    Thư viện Tổng hợp Sóc Trăng

    Ảnh: Anh Võ

    trung ở các huyện Mỹ Tú, Long Phú, Thạnh Trị. Vào những năm 1980, thư viện các huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Kế Sách cũng ra đời. Sách thư viện chủ yếu tập trung từ hai nguồn: ngân sách của địa phưong và Thư viện tỉnh Hậu Giang, về cơ sở hoạt động, chỉ một số huyện có trụ sở thư viện riêng, còn lại là mượn tạm của cơ quan khác. Giai đoạn này thư viện huyện có số đầu sách nhiều nhất là 7.000 bản, thư viện có sách ít nhất là 4.000 bản. Riêng ở Sóc Trăng do có điều kiện thuận lợi từ nhiều phía nên số đầu sách lên đến 15.000 bản. Tính đến năm 1986, tổng số đầu sách của 7 huyện, thị lên đến 54.825 bản (tăng gấp đôi so với thời kỳ mới thành lập). Cùng với số lượng bản sách, các loại báo, tạp chí ngày càng tăng và đa dạng, có những thư viện

    phục vụ cho người đọc từ 10 đến 25 loại báo và tạp chí các loại.

    Cùng với số lượng sách, báo gia tăng, các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, triển lãm sách, báo phục vụ nhân dân ngày càng được quan tâm và phát huy, do đó số người đọc đến thư viện cũng ngày càng tăng. Song song với thư viện huyện, thị, mạng lưới phòng đọc, tủ sách ở các xã, phường, họp tác xã nông nghiệp, tập đoàn sản xuất cũng dần dần phát triển.

    Tóm lại, từ sau giải phóng, ngành thư viện tỉnh Sóc Trăng đã có những bước tiến bộ đáng ghi nhận và công tác phục vụ người đọc ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao dân trí cho các tầng lóp nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  • VĂN HÓA - GIÁO DỤC VÀ Y TẾ 905

    1.3. Giai đoạn từ 1986 đến nayKhi Sóc Trăng tái lập tình, ngành thư

    viện cũng như Thư viện tỉnh Sóc Trăng được thành lập trên cơ sở của Thư viện thị xã Sóc Trăng cũ. Tuy nhiên, hệ thống ngành dọc của thư viện ở các huyện, xã vẫn còn hạn chế với quy mô nhỏ, hẹp, sách, báo chưa phong phú, đa dạng về chủng loại mà chủ yếu chi gồm các loại báo của cơ quan nhà nước phục vụ cho chuyên ngành mình.

    Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) về việc Khôi phục và phát triển hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở là điều kiện để tỉnh thực hiện việc phát triển hệ thống thư viện từ cấp cơ sở đến tỉnh.

    Năm 2001 thư viện mới của tỉnh đã được xây dựng tại số 2A, đường Trần Quang Diệu, thành phố Sóc Trăng và hoạt động cho đến nay. Với hệ thống thông tin của mạng nội bộ, việc phục vụ bạn đọc ngày càng hiệu quả, lượng sách ngày càng tăng và mạng internet ngày càng phát triển.

    Tuyến thư viện ở các huyện, thị cũng được quan tâm xây dựng. Có thư viện được đầu tư đến 900 triệu đồng. Riêng huyện Ngã Năm, Cù Lao Dung

    do mới thành lập huyện nên trong giai đoạn này chưa xây dựng thư viện. Trình độ đội ngũ cán bộ thư viện các huyện cũng được nâng cao, thường xuyên được đi tập huấn nghiệp vụ do ngành cấp trung ương tổ chức. Ngày càng có nhiều nhân viên thư viện đạt chuẩn trình độ đại học và cao đẳng.

    Ngoài số lượng khoảng 96.644 đầu sách các loại, thư viện tuyến huyện, thành phố trong tỉnh đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và từ nhiều nguồn tài trợ của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Vụ Thư viện... Chính nhờ các điều kiện thuận lợi trên mà lượng người đọc đến thư viện tăng đáng kể (xem Bảng 27.1).

    Như vậy số lượt độc giả năm 2008 tăng hơn 10 lần so với 1995.

    Cho đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 111 cơ sở đọc sách trọng điểm với nhiều mô hình phù họp với từng thành phần, lứa tuổi bạn đọc, bao gồm các dạng như sau:

    - Mô hình phòng đọc sách ở xã, phường;

    - Mô hình phòng đọc sách ở chùa Khmer;

    Bảng 27.1: Thống kê độc giả từ năm 1995 - 2008N ăm L ư ợt độc giả1995 111.7522000 541 1262004 9 0 8 4 1 42008 1.450.000

    Nguồn: Phòng Tổng hợp Thư viện tỉnh Sóc Trăng

  • 906 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

    - Mô hình thư viện liên kết xã - trường học;

    - Mô hình thư viện liên kết chùa Khmer - trường học;

    - Mô hình phòng đọc sách đồn biên phòng;

    - Các điểm đọc sách ở Bưu diện, hệ thống tủ sách pháp luật, hệ thống tủ sách của khóm, phường, ấp văn hóa...

    Với vai trò là trung tâm lưu trữ và là nơi phục vụ nhu cầu nâng cao dân trí của nhân dân, thư viện tỉnh Sóc Trăng đã nâng cấp hệ thống các loại sách báo, đặc biệt là các loại sách báo chuyên ngành khoa học cũng như mở rộng các mô hình của mạng Internet nhằm phục vụ nhu cầu đọc và nghiên cứu của đông đảo quần chúng nhân dân.

    II. BẢO TÀNG

    Ở Sóc Trăng, bảo tàng hoạt động khá muộn. Năm 1992, cùng với sự kiện tái lập tỉnh Sóc Trăng, bảo tàng mới được thành lập. Bảo tàng Cách mạng tỉnh Sóc Trăng thành lập trên cơ sở tiếp quản Nhà truyền thống thị xã Sóc Trăng, còn Bảo tàng Văn hóa Khmer tỉnh Sóc Trăng thi tiếp quản Nhà truyền thống Khmer của tỉnh Hậu Giang cũ. Cả hai bảo tàng này đều trục thuộc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh, nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

    Năm 2002, ủ y ban nhân dân tinh Sóc Trăng quyết định sáp nhập hai bảo tàng này thành Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng (mang tính tổng họp), trụ sở chính tại số 2, đường Hùng Vương, thành phố Sóc Trăng.

    Trong Bảo tàng Sóc Trăng có những hiện vật sưu tầm trong hai cuộc kháng

    chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng với những mô hình thể hiện văn hóa của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa của tỉnh, trong đó bao gồm công cụ sản xuất, sinh hoạt của người Kinh, ngưòi Khmer, Hoa cùng các mô hình về sân khấu cải lương, rôbărn, yukê, Triều kịch (hát Tiều).

    Tính đến năm 2009, Bảo tàng Sóc Trăng đã làm hồ sơ và được công nhận cho 8 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 22 di tích được xếp hạng cấp tinh và xây dựng được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở địa phương cũng được tiến hành thường xuyên như: Lịch sử hình thành sân khấu rô băm, yukê; Lễ nghi vòng đời người Khmer Sóc Trăng; Nhà ở của đồng bào Kinh, Khmer, Hoa; đình, chùa người Kinh vói vãn hóa tâm linh; Văn hóa ẩm thực Sóc Trăng...

    Tám di tích cấp quốc gia của Sóc Trăng gồm:

    + Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy tại rừng ừàm Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú;

    + Di tích Đồn thờ Bác Hồ tại huyện Cù Lao Dung;

    + Di tích Miếu Bà ở xã Mỹ Đông, huyện Ngã Năm;

    + Khu di tích Trường Taberd (nơi trước kia từng tiếp đón đoàn chính trị phạm từ Côn Đảo trở về đất liền) tại thị xã Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng);

    + Di tích lịch sử chùa Khleang tại thị xã Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng).

  • VĂN HÓA - GIÁO DỤC VÀ Y TỂ 907

    Chùa Khleang, thành phố Sóc Trăng

    Ảnh: Anh Võ

    + Di tích lịch sử danh lam thắng cảnh chùa Mã Tộc (chùa Dơi - Mahatúp) ở thành phố Sóc Trăng;

    + Di tích lịch sử Đình Hòa Tú;

    + Di tích lịch sử chiến thắng Ngã Năm, huyện Ngã Năm.

    Sự đa dạng về tộc người và văn hóa tộc người của tỉnh Sóc Trăng đã góp phần làm phong phú nội dung trình bày của Bảo tàng qua các hiện vật là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ cho người thưởng lãm ừong và ngoài nước.

    III. HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ TRIỂN LÃM

    1. Thừi kỳ trước năm 1975

    - Từ tháng 9-1954 đến 30-4-1975, tại Sóc Trăng lúc đó là Ba Xuyên, chính quyền Sài Gòn đã thành lập Ty

    Thông tin chủ yếu làm nhiệm vụ tuyên truyền cho chế độ Việt Nam Cộng hòa với các hình thức như tổ chức phòng đọc sách, ưiển lãm, văn nghệ, truyền thanh, quản lý, phát hành các ấn phẩm báo chí, khâu cổ động tuyên truyền, băng rồn, khẩu hiệu phục vụ các ngày Tết, lễ, kỷ niệm và những sự kiện quan trọng ừong tỉnh. Ty Thông tin còn có nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền những nội dung để chống phá cách mạng. Tại các quận có Chi Thông tin, cấp xã có biên chế cán bộ làm công tác thông tin xã, hưởng lương trên quận. Nhìn chung, bộ máy thông tin của chính quyền Sài Gòn bao trùm khắp nơi và thực hiện nhiều chính sách tuyên truyền chống phá cách mạng, cổ vũ lối sống văn hóa lai căng, theo kiểu tư bản, làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

  • 908 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

    Thời kỳ này còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ của một số cá nhân yêu thích nghệ thuật đã tự ứng kinh phí lập các đoàn hát và xây dựng một số rạp hát, nhu rạp Thiên Tứ Lộc ở đuờng Phan Chu Trinh, rạp Danta1 (tức rạp Nhị Trung sau đổi tên là Trung Vuơng), rạp Nguyễn Văn Kiển (gọi tắt là Nguyễn Kiển), rạp Hòa An, rạp Thuận Hóa. Rạp Thiên Tứ Lộc đến sau năm 1950 không còn, các rạp chủ yếu chiếu phim, rạp Nhị Trung thường chiếu phim Pháp, Mỹ, rạp Nguyễn Văn Kiển thường chiếu phim Ấn Độ, rạp Hòa An chiếu phim Hồng Kông, Đài Loan... Để phục vụ nhu cầu giải trí của các tầng lóp nhân dân ở thành thị và vùng ven thị xã Sóc Trăng, các rạp Nguyễn Văn Kiển, Thuận Hóa, Hòa An vài lần trong năm cho các đoàn hát thuê tổ chức một số loại hình sân khấu, ví dụ: rạp Thuận Hóa diễn cải lương, rạp Hòa An, rạp Nguyễn Kiển vừa diễn cải lương vừa là nơi tổ chức ca nhạc, đại nhạc hộ i... Ngoài ra, một số người còn thành lập các đoàn hát bội như đoàn Hưng Bình, đoàn Mai Hoa... Các đoàn này hoạt động thường xuyên, phục vụ nhu cầu giải trí chủ yếu của những người lớn tuổi. Tuy nhiên loại hình nghệ thuật tuồng cổ luôn đứng trước nguy cơ bị mai một do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

    - về phía ta, dưói sự lãnh đạo của Đảng, các hoạt động văn hóa văn nghệ thòi gian này đã tạo nên không khí sôi nổi; xây dựng đòi sống văn hóa mói

    1. Rạp hát Danta do ông Vương Minh Quang tự lập và làm chủ rạp.

    phục vụ kháng chiến trong vùng căn cứ, vùng lõm. Thòi gian này tỉnh cũng chủ trương mang lòi ca, tiếng hát cách mạng về cơ sở phục vụ đồng bào, chiến sĩ trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ này được giao cho các đoàn văn công trực thuộc tỉnh Đoàn quản lý, như Đoàn Lý Tự Trọng, Đoàn Võ Thị Sáu đã tổ chức nhiều đợt biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ góp phần vào thắng lọi chung của tỉnh trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.

    Trước sự đàn áp của địch đối với phong ứào cách mạng, Đảng bộ Sóc Trăng đã chọn các cán bộ có tâm huyết và có khả năng thành lập bộ máy thông tin tuyên truyền cách mạng. Tiểu ban Văn hóa - Thông tin được hình thành, ở cả ba cấp tinh, huyện, xã. Ở tinh, phụ trách công tác văn hóa, thông tin là Tiểu ban Tuyên truyền văn nghệ. Tiểu ban này bao gồm: Đội vũ trang tuyên truyền, Đội chiếu bóng, Bộ phận nhiếp ảnh... Do tính chất ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tiểu ban này hoạt động linh động tùy theo từng hoàn cảnh, có lúc các cán bộ phải bám sát chiến trường để thu thập tin tức, hình ảnh mang tính thời sự để động viên, khích lệ chiến sĩ chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Gương các chiến sĩ với tinh thần “một tấc không di, một ly không rời”, người này ngã xuống, người kia tiếp tục đứng vào hàng ngũ, bảo đảm phục vụ hiệu quả nhất cho chiến trường. Có những chiến sĩ thuộc Tiểu ban tuyên truyền vãn nghệ hi sinh khi tuổi đòi còn rất trẻ. Vào những năm 1969 - 1972, nhiều chiến sĩ tuyên huấn đã hi sinh trên các địa bàn công tác. Tiểu ban văn nghệ và các đoàn văn

  • VĂN HÓA - GIÁO DỤC VÀ Y TẾ 909

    công hi sinh ữên 20 người, như đồng chí Chung Đồng, Đoàn Tấn Vinh, Chín Công, Út Nguyễn... trong đó có 5 anh em người Khmer trong Đoàn ca múa Võ Thị Sáu... Riêng bộ phận Văn phòng và Nhà in đã có nhiều đồng chí hi sinh như đồng chí Ba Đáo, Hai Kèn, Ba Nuôi, Phạm Thức, Minh, Chót, Hồ Trung...”1. Sự hi sinh to lớn của các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ văn hóa văn nghệ ữong thòi kỳ này cho thấy hoạt động văn hóa gặp nhiều khó khăn nhưng đó là những sự hi sinh phục vụ chiến đấu có nhiều ý nghĩa cao đẹp. Năm 1974, các đoàn văn công luôn bám sát bộ đội, vừa biểu diễn phục vụ ở các vùng ven, vừa chiến đấu tấn công địch. Ban chủ trương mở lóp đào tạo ca múa cho phong ừào do đồng chí Ba Phong và Đoàn Tùng phụ trách. Hàng chục diễn viên ra trường được đưa về làm diễn viên cho các đoàn văn công huyện, thị. Đội chiếu phim của tỉnh cũng được tách ra làm hai đội chủ yếu phục vụ ở các địa bàn trọng điểm như Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Lịch Hội Thượng, Thạnh Trị, Châu Thành, thị xã Sóc Trăng, Long Phú”2. Như vậy, có thể nói rằng hoạt động văn nghệ, tuyên truyền phục vụ chiến đấu trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đưa lại rất nhiều hiệu quả, góp phần cho thắng lợi của cuộc tổng tiến công đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

    1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng: Lược sử70 năm công tác tuyên huấn Sóc Trăng (sơ thảo), 2000, tr. 83, ứ. 85 -86.

    2. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng đến nay

    Sau năm 1975 đến nay, hoạt động vãn hóa triển lãm của Sóc Trăng đã có điều kiện phát triển và hoạt động khá tốt mặc dù cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động này vẫn còn hạn chế.

    Công tác văn hóa, thông tin ở Sóc Trăng hiện nay phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu do lực lượng tuyên truyền của ngành văn hóa, thông tin ở các cấp từ tỉnh đến huyện, xã. Các đội thông tin, cổ động được quan tâm đầu tư và phát triển. Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động vãn hóa như: Hội diễn nghệ thuật quần chúng; Liên hoan thông tin lưu động; Ngày hội văn hóa các dân tộc; Ngày hội hoa phượng đỏ ... Trong các nội dung nêu trên, yếu tố văn hóa lành mạnh, giàu tính giáo dục được chú trọng, bản sắc văn hóa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer được quan tâm phát huy và gìn giữ. Các hoạt động như ca múa nhạc, liên hoan dờn ca tài tử hằng năm do Đài Truyền hình tổ chức là những mô hình hoạt động văn hóa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các hoạt động văn hóa ở địa phương như câu lạc bộ đòn ca tài tử phát triển đã khích lệ người dân tham gia sinh hoạt ữong môi trường văn hóa lành mạnh.

    Đội văn nghệ thuộc Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh với các hoạt động thiết thực phục vụ tốt vào các ngày lễ, Tết ở vùng sâu, vùng xa đã góp phần nâng cao đòi sống văn hóa tinh thần cho người dân. Vói các tiết mục ngợi ca con người mới, gương đảng viên

  • 910 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

    tốt, các kịch bản bài trừ tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, chăm sóc sức khỏe... cũng được thực hiện làm chủ đề tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong các tầng lóp nhân dân.

    Song song với hoạt động vãn hóa, hoạt động triển lãm cũng được chú trọng. Các cuộc triển lãm thường được thực hiện từ trưng tâm thành phố Sóc Trăng cho đến các địa phương trong tỉnh, thậm chí còn tham gia triển lãm khu vực và toàn quốc như Triển lãm tranh ảnh lưu động của một số tác giả nổi tiếng trong tỉnh... Đáng nói hơn cả là các đợt triển lãm vào các dịp lễ, Tết như Óoc Ombóc, Cúng biển... ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng... thu hút hàng vạn người xem ... Có thể nói, các hoạt động này đã góp phần làm phong phú thêm nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đông đảo các tầng lóp nhân dân, nhất là nhân dân lao động và đồng bào Khmer trong tỉnh.

    Cùng vói các hoạt động ừên, ở tuyến cơ sở đã chú trọng đến việc xây dựng các nhà văn hóa, tụ điểm văn hóa để thực hiện chức năng tuyên truyền. Hầu hết các huyện đều có Trung tâm Văn hóa và Đội Thông tin tuyên truyền với đội ngũ diễn viên ngày càng được nâng cao về chất lượng biểu diễn và khả năng tuyên truyền thông qua các hình thức: ca, múa, hát, kịch, hội thi tuyên truyền viên các cấp, các ngành... Con số 55 tụ điểm sinh hoạt văn hóa trong 92 ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng được hình thành dưới dạng các phòng đọc sách và là nơi trưng bày các hiện vật văn hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa của đông đảo bà con Khmer.

    Với 50 đội văn nghệ quần chúng ở các huyện, thành phố, trên 100 câu lạc bộ cùng khoảng 800 tổ, trạm thông tin ở khóm, ấp ... đã tạo nên một diện mạo mới của Sóc Trăng trên lĩnh vực văn hóa kể từ sau ngày giải phóng đến nay.

    Nhìn chung, hoạt động văn hóa, triển lãm ở Sóc Trăng ngày càng phong phú, đa dạng, có hiệu quả trong việc góp phần xây dựng đòi sống văn hóa lành mạnh ứong các tầng lớp nhân dân với phương châm phục vụ cho một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    IV. BÁO CHÍ

    Báo chí từ thành phố lớn như Sài Gòn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của báo chí Sóc Trăng. Thông qua một số nhà hoạt động cách mạng như Phan Văn Hoành, Nguyễn Văn Tây, các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như: Đường kách mệnh, Bản án chế độ thực dân Pháp và các bài viết trên các báo tiến bộ ở Sài Gòn như Tiếng chuông rè, Việt Nam hồn... đã ảnh hưởng đến quần chứng nhân dân, khởi đầu cho sự hình thành và phát triển báo chí tỉnh nhà.

    Trước năm 1945 ở Sóc Trăng chưa có tờ báo nào, nhưng sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, loại hình báo chí nhanh chóng được hình thành đáp ứng kịp thời yêu cầu kháng chiến của nhân dân tỉnh nhà.

    Ngày 12-7-1946, ủ y ban kháng chiến tỉnh quyết định thành lập Ty Thông tin Sóc Trăng, trong đó đồng chí Nguyễn Sĩ Hồng phụ trách văn nghệ,

  • VĂN HÓA - GIÁO DỤC VÀ Y TẾ 911

    Bộ phận in Báo Lửa Hồng trong kháng chiến chống Pháp

    Ảnh tư liệu

    đồng chí Trưong Thị Nghiêm phụ trách về báo chí, đồng chí Lưu Tấn Thành phụ trách in ấn.

    Nhằm phục vụ nhiệm vụ đấu ừanh cách mạng một cách sát sao hơn, tháng 10-1948, tỉnh Sóc Trăng quyết định thành lập Ban Tuyên huấn. Công tác ở Ban này có các đồng chí: Đỗ Đình Nhẫn, Đoàn Thế Lâm, Nguyễn Văn Mẹo, Nguyễn Văn Quý (Hai Cà), Trương Thị Nghiêm (phụ trách tờ tin và báo chí), Nguyễn Sĩ Hồng, Nguyễn Sĩ Ân, Đoàn Bá (nhóm văn nghệ - Đoàn Chim Việt)... Từ cuối năm 1950 về sau, tỉnh rút ông Nguyễn Văn Quý, Phạm Văn Khoa về Ty Thồng tin làm biên tập Báo Sóc Trăng1.

    1. Đảng bộ thị xã Sóc Trăng: Thị xã Sóc Trăng 38 năm đấu tranh cách mạng (1937 -1975), Ban Tuyên giáo Thị ủy Sóc Trăng, Sóc Trăng, 1991, tr. 137.

    về báo chí, lúc đầu chỉ có tờ Thông tin tuần, số lượng phát hành không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các cơ quan và vùng tụ do. về sau, đáp ứng nhu cầu hoạt động báo chí, tờ Lửa Hồng ra đòi. Số phát hành của báo có lúc lên đến vài nghin tờ/kỳ, ra mỗi tháng một số, có khi nửa tháng (do yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị...) Ban Biên tập của tờ báo ngoài đồng chí Trịnh Song Anh phụ trách chung còn có các đồng chí Nguyễn Văn Quý, Lâm Văn Khai, Trương Thị Nghiêm vừa là biên tập viên, vừa là phóng viên. Bên cạnh đó, tờ báo còn có sự cộng tác của đội ngũ cộng tác viên từ các đoàn thể cấp huyện, cấp tỉnh. Vào đầu những năm 1952, tờ Lửa Hồng ra 2 số/tuần, phục vụ kịp thòi nhiệm vụ cấp bách của cách mạng.

  • 912 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

    Báo Chiến Đấu số thường và số xuân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

    Ảnh tư liệu

    Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, năm 1958, công tác tuyên huấn do đồng chí Nguyễn Văn Lưu (Năm Bình), Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách, đến năm 1959, đồng chí Năm Bình chuyển về Liên Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn sấn (Bảy Nóp), ủ y viên Thường vụ Tỉnh ủy thay thế. Bộ phận thông tin báo chí do đồng chí Nguyễn Văn Quý (Hai Cà) phụ hách. Ngoài tờ tin tức, tỉnh còn ấn hành thêm báo Hòa Bình Thống Nhất, tạp chỉ Văn nghệ.

    Trong thời kỳ chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, công tác tuyên truyền càng lúc càng được quan tâm sâu sát hon. Tỉnh ủy thành lập Ban Tuyên - Văn - Giáo tỉnh và điều động

    một số đồng chí huyện ủy viên, bổ sung gần 20 đồng chí cho bộ máy Ban. Lúc này, đồng chí Nguyễn Văn Quý (Thanh Việt - Hai Cà) phụ trách thông tin báo chí, Đoàn Văn Ánh (Ba Thu) phụ ữách văn nghệ... Nhà in có các đồng chí Sáu Phong, Trần Văn Mão (Tư Thép), Đoàn Thanh Niên (Năm Nhàn) phụ trách. Bộ phận Thông tin, Báo chí, Văn nghệ lần lượt có thêm: Trần Văn Bảo (Việt Hoành), Quách Tài Lọi (Chung Đồng), Hàng Soi (Hai Lợi)... Trong đó, đồng chí Hàng Soi phụ ữách biên dịch ra tờ tin Khmer, viết truyền đon chữ Khmer. Đồng chí Nguyễn Minh Quang (Tư Quang), Lê Chí ghi tin đọc chậm, làm tờ tin tức. Đồng chí Thái Thành Long (Tư Hình) làm nhiếp ảnh.

  • VĂN HÓA - GIÁO DỤC VÀ Y TẾ 913

    Khung in báo bằng gỗ, chế tạo năm 1962

    Ảnh tư liệu

    Tờ tin này do đồng chí Hàng Soi viết tay, chữ nhỏ ừên giấy sáp, các tựa tin viết kẽ rất đẹp, rõ ràng, hấp dẫn người đọc. Lúc này Sóc Trăng là nơi duy nhất có tờ tin bằng chữ Khmer.

    Báo Chiến Đấu in từ 2 đến 4 trang, từ ra hằng tháng đến nửa tháng, có lúc ra hằng tuần, nội dung ngày càng phong phú. Ban Binh vận lúc này cũng có tờ “Súng M ỹ Lòng Ta ” cùng nhiều tài liệu, truyền đơn binh vận.

    về văn nghệ, có tờ Bông Lúa , phổ biến nhiều bài thơ, bài hát, bài ca vọng cổ phục vụ cách mạng. Trong chiến tranh, báo chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền. Thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Sóc Trăng có các tờ tin, tờ báo: Hòa Bình Thống Nhất, Giải Phóng, Chiến Đấu, Súng

    Tháng 10-1964, Trưởng Tiểu ban Thông tin - Báo chí là đồng chí Phạm Quang (Ba Thảo). Tiểu ban này có đồng chí Nguyễn Văn Quý (Hai Cà), Ba Chiến, Bào Anh Tuấn, Lê Hoàng Sơn (Ba Tấn). Bộ phận Nhiếp ảnh có đồng chí Tư Hình, Ngô Việt Lâm (Việt Lâm), Trương Việt Đoàn (Tám Đoàn). Tiểu ban Văn nghệ có đồng chí Phạm Văn Khê (Tư Van), Việt Hoành, Quách Tài Lợi (Chung Đồng), Phạm Vũ, Huỳnh Kim Sơn (Hoàng Đức), Lê Quý, Cao Thinh (Ba Sơn).

    về thông tin báo chí, tỉnh thường xuyên ra tờ Tin Tức chữ Quốc ngữ (chữ Việt), chữ Khmer, chữ Hoa. Tờ Tin Tức chữ Hoa ở thị xã Sóc Trăng, tờ Tin Tức in chữ Khmer được biên soạn và dịch từ tờ Tin Tức chữ Quốc ngữ, mỗi tháng xuất bản từ 1 đến 2 số, khổ 21 X 27cm.

  • 914 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

    M ỹ Lòng Ta, Cờ Giải Phóng, tập san văn nghệ Bông Lúa... Đặc biệt là ngay trong nội đô thị xã Sóc Trăng, một số vãn nghệ sĩ và lực lượng ữ í thức đã khéo léo tránh né được quy chế kiểm duyệt của đối phưong, xuất bản tờ Lúa Vàng do Nhà văn Nguyễn Tử Quang chủ biên. Nội dung tờ báo phong phú nói lên ước vọng hòa bình; chống lại cuộc chiến ữanh phi nghĩa của đế quốc Mỹ và bọn tay sai xâm lược, cổ vũ lòng yêu nước...

    Sau năm 1975, báo Chiến Đẩu khi ổn định cơ quan đã ra số đầu tiên mang tên Sóc Trăng, kỉ niệm chiến thắng 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5. Tòa soạn báo đặt tại nhà của phó tỉnh trưởng cũ, nhà in đặt tại trụ sở Thanh niên cũ. Đồng chí Lê Hoàng Sơn Thường trực Ban Biên tập, các đồng chí: Bào Anh Tuấn (Ba Tuấn), Nguyễn Thanh Long (Hai Long), Thái Thành Long (Tư Hình), Trần Văn Miêng (Mười Miêng), Trương Việt Đoàn (Tám Đoàn), Ngô Quang Thạch, Hàng Soi, Lê Quý... đảm nhiệm nội dung và kỹ thuật của tờ báo.

    Năm 1976, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập với tỉnh Cần Thơ và thành phố cần Thơ, Ban Biên tập báo nhập lại thành Ban Biên tập Báo Hậu Giang. Đồng chí Nguyễn Văn Thường giữ chức vụ Tổng Biên tập, đồng chí Lê Hoàng Sơn và Nguyễn Linh làm Phó Tổng Biên tập. Cán bộ của Báo Hậu Giang ữên 30 người. Báo ra từ 5 đến 10 nghìn tờ/ số (khổ 30 X 40cm) với nội dung phong phú và đa dạng. Lúc đầu báo in tại Nhà

    in Báo Nhân Dân, Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó báo chuyển về in tại thành phố Cần Thơ.

    Năm 1992, tỉnh Sóc Trăng được tái lập, Báo Sóc Trăng ra đời, trụ sở đặt tại số 2, đường Trần Văn sắc, thị xã Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng). Báo Sóc Trăng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng. Nội dung của báo gồm: tin tức thời sự chính trị, xây dựng Đảng, kinh tế - đời sống, an ninh - xã hội, văn hóa - thể thao và du lịch, công dân và pháp luật và nhiều chuyên mục, chuyên ữang khác. Báo Sóc Trăng luôn cải tiến nội dung và hình thức ngày càng đáp ứng yêu cầu bạn đọc. Năm 1992, Báo Sóc Trăng ra hằng tuần, mỗi tờ 8 trang với số lượng khoảng 2.000 tờ. Hiện nay báo tăng lên từ 4.500 đến 5.000 tờ, gồm 12 trang, phát hành 3 số/tuần, vào các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu.

    Từ năm 2002, Báo Sóc Trăng phát hành thêm tờ báo chữ Khmer, số lượng 1.300 tờ vào ngày thứ hai hằng tuần.

    Ngoài Báo Sóc Trăng, tỉnh còn có Tạp chí Văn học nghệ thuật Sóc Trăng, cơ quan ngôn luận của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Đây là tờ tạp chí của giói văn nghệ sĩ của tỉnh. Tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhưng ngay sau khi được thành lập, Hội đã đáp ứng kịp thòi nhu cầu tinh thần của đông đảo các tầng lóp nhân dân trong tỉnh. Ban Biên tập không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng tờ tạp chí này. Tạp chí Văn nghệ Sóc Trăng xuất bản ba tháng một kỳ, mỗi kỳ in 1.000 bản khổ 19 X 28cm.

  • VĂN HÓA - GIÁO DỤC VÀ Y TẾ 915

    Tạp chí Văn nghệ Sóc Trăng là diễn đàn của văn nghệ sĩ giới thiệu tác phẩm nghệ thuật của các tác giả Sóc Trăng như nhà thơ Ngọc Phượng - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Văn Ngọc Nhuần, nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, các nhạc sĩ Minh Luân, Quách Trung TÚI, Sơn Ngọc Hoàng... Ngoài những sáng tác của đội ngũ văn nghệ sĩ, tạp chí còn tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua những tác phẩm văn học, nghệ thuật.

    V. PHÁT THANH

    Trước 30-4-1975, Đài Phát thanh Sóc Trăng do chính quyền Sài Gòn quản lý. Sau 30-4-1975 cho đến tháng 2-1976 Đài Phát thanh Sóc Trăng đóng tại thị xã Sóc Trăng. Từ tháng 2-1976 đến tháng 4-1992 Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang, Đài Phát thanh tỉnh Hậu Giang đóng tại thành phố cần Thơ. Từ sau tái lập tỉnh, Đài Phát thanh Sóc Trăng được thành lập vào tháng 4-1992, là cơ quan truyền thông của Đảng bộ, chính quyền địa phương, là diễn đàn của nhân dân, có chức năng tổ chức phát sóng các chương trình phát thanh địa phương, chuyển tải những thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thòi, thông tin phản hồi những tâm tư nguyện vọng của quần chúng đề đạt đến các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, góp phần đáng kể nâng cao trình độ dân trí phục vụ nhu cầu thông tin giải trí của thính giả.

    Trước năm 1998 thời lượng phát sóng AM bằng 2 thứ tiếng Việt - Khmer, mỗi ngày 3 buổi, 3 giờ/ngày,

    trong đó, có 30 phút tiếng Khmer. Cơ sở vật chất của Đài thời điểm này còn hạn chế. Ngoài trụ ăngten dây phát định hướng cao 22m các thiết bị còn lại như máy phát sóng phát thanh GZ -1A (lkW ) và các thiết bị khác đều cũ kỹ. Sau năm 1999 cho đến nay đã tăng lên 6 giờ/ngày thường và 8 giờ/ngày đối vói ngày chủ nhật; hệ phát thanh FM 18giờ/ngày. Các chương trình, chuyên mục phát trên sóng cũng được phát triển tăng lên. Hiện Đài đã có 18 chương trình chuyên mục, trong đó các chương trình nông nghiệp nông thôn, chuyên mục chính sách và pháp luật, khuyến nông, khuyến ngư và các chương trình ca nhạc, giải trí... được đông đảo bạn nghe đài theo dõi và đánh giá cao.

    Ở tuyến huyện và cơ sở, năm 1992 có 7 huyện, thị có đài hoạt động hữu tuyến với 43/94 xã với các thiết bị cũ và không đạt trình độ chuyên môn như ý muốn. Hiện nay, 10 đài truyền thanh huyện, thành phố đã trang bị máy vi tính thu phát chương trình truyền thanh sử dụng thống nhất phần mềm âm thanh Cool Edit Pro và trang bị bộ dựng hình trên máy vi tính, sản xuất chương trình hoàn chỉnh, cộng tác với Đài tỉnh chuyển tải qua mạng Internet.

    Hiệu quả công tác truyền thanh ngày càng được thể hiện rõ nét qua chất lượng họat động. Mạng lưới truyền thanh được nâng cấp và mở mói. Toàn tỉnh hiện có 852 cụm loa FM và 1.100 loa hữu tuyến vói trên 130km dây truyền dẫn được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên bảo đảm hơn 12.800 giờ phát sóng an

  • 916 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

    toàn, đã có phát sóng FM ở hầu khắp các huyện, thị. Đặc biệt ở các huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú đều phát hai thứ tiếng Việt - Khmer. Ngoài ra còn có các trạm truyền thanh của các chùa Khmer và các ấp. Chính những trạm truyền thanh này đã đưa chủ trưong, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân ữong tỉnh.

    Nhìn một cách tổng thể, kể từ khi tái thành lập tỉnh đến nay, Đài Phát thanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trưong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh - quốc phòng tại Sóc Trăng.

    Trong hướng quy hoạch tới đây, Đài Sóc Trăng sẽ tăng cường phủ sóng phát thanh đến các vùng xa, vùng lân cận bằng việc triển khai dự án đầu tư máy phát sóng ngắn công suất lớn (máy FM công suất 20kW) đồng thời với việc sản xuất các chưong trình hay, thông tin nhanh đến với nhân dân vùng sâu, đặc biệt là các chưong trình giao lưu trực tiếp trên sóng phát thanh về các vấn đề mà người dân quan tâm.

    VI. TRUYỀN HÌNH

    Truyền hình Sóc Trăng được phát triển từ khi tái lập tỉnh. Từ tháng 4-1992 đến nay, Truyền hình Sóc Trăng đã có những bước tiến đáng kể, phục vụ ngày càng hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập khu vực. Ban đầu, Đài mới chỉ là một vệ tinh của đài khu vực, chủ yếu

    quay phim và làm tin cộng tác với Đài Truyền hình cần Thơ. Từ năm 1997, Đài bắt đầu xây dựng và phát sóng thử nghiệm ừên kênh 10 - VHF 300W. Sau đó tiếp tục phát triển dần sang kênh 21 - UHF 5kW. Những năm về sau, cùng với dự án đầu tư lớn, các trang thiết bị ngày càng được quan tâm như đầu tư máy phát thanh 10kW, máy phát hình 5kW và máy phát hình 10kW, trụ ăngten cao 60m, tháp truyền hình cao 125m, có cả hệ thống thiết bị thu phát sóng trực tiếp) phục vụ ngày càng tốt hơn bạn xem truyền hình. Đài Truyền hình chú ý tới việc phát sóng chương trình tiếng Khmer (phát thử năm 1998 với thời lượng 15 phút/ngày, sau đó chuyển sáng phát chính thức vào đầu năm 2000). Đáng chú ý là cùng với việc tiếp sóng các chương trình, chất lượng của Đài cũng được quan tâm, các mục, chương trình phục vụ nhu cầu của một tỉnh có đông đồng bào làm nghề nông như: chuyên mục khuyến nông, khuyến ngư, các chương trình giải trí hết sức thiết thực. Hiện nay, chương trình có 18 chuyên mục, ngoài bản tin thời sự (30 phút, buổi chiều), các chuyên mục khác được phát sóng thời lượng bình quân 14 giờ/ngày (120 phút chương trình tiếng Khmer). Phủ sóng phát thanh và truyền hình toàn bộ địa phận tỉnh và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận như: Bạc Liêu, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang... Đài đã xây dựng được nhiều chương trình rất thân quen đối với bạn nghe và xem Đài như chuyên mục: “Ống kính phóng viên”, “Vì một đô thị văn minh”; “An toàn giao thông” trong thòi sự tổng

  • VĂN HÓA - GIÁO DỤC VÀ Y TẾ 917

    Đài Phát thanh, Truyền hình Sóc Trăng phối hợp thực hiện truyền hình trực tiếpđua ghe ngo của đồng bào Khmer

    Ả nh tư liệu

    họp, và 23 chuyên mục phối hợp vói các ngành. Đặc biệt, Đài thường xuyên tổ chức thành công chương trình Liên hoan Tiếng hát Phát thanh Truyền hình ở địa phương...

    Hiện nay, cùng với việc tiếp phát sóng của 2 đài Quốc gia, chương trình truyền hình của đài tỉnh đã phát 17 giờ/ ngày; Chương trình phát thanh AM 07 giờ/ngày; FM phát 18 giờ/ngày. Nội dung chương trinh ngày càng được cải tiến nâng cao, với 23 chuyên mục truyền hình, 18 chuyên mục phát thanh cùng nhiều chương trình giải trí phục vụ nhiều đối tượng khán, thính giả. Các chương trình của Đài đã đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả gần xa kịp thời, nhanh nhạy góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt trong năm 2009, Đài đã tham gia tuyên

    truyền thắng lợi các mục tiêu của tỉnh đề ra như công tác giải phóng mặt bằng dự án Trung tâm Điện lực Long Phú, dự án bờ kè sông Maspéro... Đây là những dự án lớn của tỉnh, được tuyên truyền thông suốt đến với mọi người dân trong vùng quy hoạch, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong việc di dời giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, Đài đã thực hiện sản xuất và phát sóng các chương trình trao đổi, tọa đàm, từng bước nâng cao chất lượng các chương trình trực tiếp. Năm 2008, Đài đã xây dựng và hoàn thành công trình Trung tâm Truyền dẫn phát sóng; triển khai thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị truyền thanh, truyền hình cho các huyện và thành phố; tiến hành quy hoạch mở rộng mặt bằng trụ sở Đài và quy hoạch phát triển hệ thống phát thanh, truyền thanh và truyền hình trên

  • 918 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

    địa bàn tỉnh năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020...

    Tổ chức bộ máy của Đài không ngừng được kiện toàn, từ 26 cán bộ, nhân viên khi mới thành lập, đến nay đài đã có gần 90 biên chế chính thức và lao động hẹyp đồng. Trong số này gần 50% tốt nghiệp đại học, số còn lại đều tốt nghiệp trung cấp. Bộ máy tổ chức và nhân sự của đài truyền thanh các huyện, thành phố được tăng cường. Toàn tỉnh có 81 cán bộ, viên chức đài truyền thanh cấp huyện và 106 cán bộ, viên chức đài truyền thanh cơ sở, đa số có tinh thần yêu nghề, vượt khó... Các trang truyền hình địa phương, chương trình tiếng nói cấp huyện được các đài thực hiện đều đặn; số lượng tin, bài ngày càng nhiều hơn. Từ đó đã tích cực góp phần phản ánh kịp thời, thiết thực các phong trào ở địa phương, đồng thời làm phong phú thêm chương trình phát sóng của Đài tỉnh. Đài đã phối họp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức lóp Đại

    học Chuyên ngành báo chí, song song với việc gửi cán bộ đi học ở các trường nghiệp vụ của ngành. Tổ chức cho nhiều đoàn cán bộ, công chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm các đài bạn. Qua đó, cán bộ, công chức của Đài có điều kiện giao lưu, trao đổi, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.

    Củng cố bộ máy tổ chức từ đài tỉnh đến huyện, thành phố; tổ chức mạng lưới cộng tác viên rộng khắp ở các ngành, địa phương, nhằm bảo đảm tính kịp thòi trong thông tin, tuyên truyền. Mở rộng quan hệ phối họp vói các đài bạn, các công ty quảng cáo, công ty giải trí, âm nhạc, viễn thông để sản xuất các chương trình giao lưu, giải trí, hội thảo từ xa ... về kỹ thuật, Đài đầu tư mới trang thiết bị từ khâu sản xuất chương trình đến truyền dẫn bằng kỹ thuật số hóa; thực hiện đồng bộ khâu ghi, dựng hình bằng thẻ nhớ. Thiết kế một website riêng cho Đài để hoàn chỉnh công tác biên tập, duyệt chương trình.