38
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Vài nét về cây gừng Gừng có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á. Ấn độ, Jamaica, Trung Quốc, Srilanka, Malaysia, Indonesia, Nhật bản các nước tây phi trung mỹ trồng nhiều gừng nhất (Phan Hữu Trinh và ctv.. 1986). Ở việt nam gừng trồng rất sớm từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên (Đỗ Huy Bích và ctv..2005). Hiện nay gừng có mặt khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng và cả ngoài các hải đảo. Gừng được xếp vào lớp thực vật một lá mầm, là loại cây thảo sống lâu năm, cao từ 8-80cm (Đỗ Huy Bích và ctv..2005) còn theo Mai Văn Quyền và ctv. (2000) thì gừng cao 50-100cm, tuỳ loại đất có nơi cao 150cm. Gừng cho năng xuất cao 60 tấn/ha (Đỗ Huy Bích và ctv..2005). Gừng có nhiều công dụng, được sử dụng trong ngành hoa kiểng, cây gia vị hoặc làm thuốc. Ngoài ra gừng còn được sử dụng trong công nghệ bánh kẹo . Thành phần gừng rất phong phú: chứa 2-3% tinh dầu với các thành phần -zingiberin(35%), ar- curcumen (17%), - farnesen (10%) và một lượng nhỏ hợp chất alcol. Ngoài ra trong nhựa gừng còn chứa 20-25% tinh dầu, 20-30% chất cay. Thành phần chất cay là zingeron, shogaol và zingảol. Ngoài

Luoc Khao Toi 12 11

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luoc Khao Toi 12 11

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Vài nét về cây gừng

Gừng có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á. Ấn độ, Jamaica, Trung Quốc,

Srilanka, Malaysia, Indonesia, Nhật bản các nước tây phi trung mỹ trồng nhiều gừng

nhất (Phan Hữu Trinh và ctv.. 1986). Ở việt nam gừng trồng rất sớm từ thế kỷ thứ 2

trước công nguyên (Đỗ Huy Bích và ctv..2005). Hiện nay gừng có mặt khắp các địa

phương, từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng và cả ngoài các hải đảo. Gừng được xếp

vào lớp thực vật một lá mầm, là loại cây thảo sống lâu năm, cao từ 8-80cm (Đỗ Huy

Bích và ctv..2005) còn theo Mai Văn Quyền và ctv. (2000) thì gừng cao 50-100cm, tuỳ

loại đất có nơi cao 150cm. Gừng cho năng xuất cao 60 tấn/ha (Đỗ Huy Bích và

ctv..2005). Gừng có nhiều công dụng, được sử dụng trong ngành hoa kiểng, cây gia vị

hoặc làm thuốc. Ngoài ra gừng còn được sử dụng trong công nghệ bánh kẹo .

Thành phần gừng rất phong phú: chứa 2-3% tinh dầu với các thành phần -

zingiberin(35%), ar-curcumen (17%), -farnesen (10%) và một lượng nhỏ hợp chất

alcol. Ngoài ra trong nhựa gừng còn chứa 20-25% tinh dầu, 20-30% chất cay. Thành

phần chất cay là zingeron, shogaol và zingảol. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa

-complen, -phelandren, eucalyptol và các gingerol. Có thể cất tinh dầu từ gừng với

hiệu suất 1-2,7 % hoặc điều chế nhựa dầu gừng từ bột gừng khô với các dung môi hữu

cơ, hiệu suất 4,2-6,5% (Đỗ Huy Bích và ctv..2005).

1.2 MỘT SỐ BỆNH HẠI TRÊN GỪNG

1.2.1 Bệnh thối nhũn

a) Triệu trứng

Vết bệnh bị nhũn nước, bệnh phát triển nhanh và có mùi hôi thối khó chịu, củ và thân

bị thối nhiều hơn lớp vỏ (Nguyễn Thị Nghiêm. ? ;AVRDC. 1992)

b) Nguyên nhân:

Page 2: Luoc Khao Toi 12 11

Do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra

c) ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH:

Erwinia carotovora có hình gậy, màu trắng kem, có 2-8 roi dạng tiêm mao (Đỗ

Tấn Dũng. 1992) chúng có khả năng phân giải tinh bột và gelatin (Lê Lương Tề và Vũ

Triệu Mân. 1999). Erwinia carotovora mất tính gây bệnh sau 10 ngày ở đất không có

khử trùng, và 10 tháng đối với dất có khử trùng (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân. 1999)

d) ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH PHÁT TRIỂN

Bệnh gây hại trong những ngày mưa dầm, Đất thoát nước kém, lên liếp thấp

(Nguyễn Thị Nghiêm. 2006) Erwinia carotovora xâm nhập qua vết thương như: do cơ

giới, gió mưa, côn trùng, gia súc, con người ...(Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân. 1999).

Sau khi xâm nhập chúng bắt đầu phát triển trong gian bào, xâm nhiễm vào trong nhu

mô (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân. 1999). Phạm vi biến đổi ẩm lớn 20-100%. Mầm

bệnh lưu tồn trong xác cây và chất hữư cơ trong đất (Nguyễn Thị Nghiêm. 2006)

e) CÂY KÝ CHỦ

Erwinia carotovora là loại đa thực phá hoại trên nhiều loại cây trồng khác nhau:

hành tây, tỏi tây, cà rốt, cải bắp, súp lơ, cải canh ...(Đỗ Tấn Dũng.1993). Theo Nguyễn

Thị Nghiêm ( ), Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1999) chúng có khả năng tấn công

trên mô bên trong các cơ quan của nhiều loại rau màu như gừng, dưa leo, cải bắp, cần

tàu, ớt, cà chua, cà rốt, khoai tây...

f) PHÒNG TRỊ

Thanh trùng với Chlorine 0,5% (ĐHNNHN1.1994). Bên cạnh đó thì việc thu

hoạch, canh tác, bảo quản hợp lý sẽ tránh được bệnh này (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006)

1.2.2 BỆNH HÉO RŨ VI KHUẨN

a) TRIỆU CHỨNG

Cây xuất hiện các triệu chứng lá bị héo vào buổi trưa nắng chiều tươi lại. Giai

đoạn sau lá chuyển sang màu vàng duỗi thẳng ra, về sau tất cả các lá đều bị ảnh hửơng

(ta). Lá dưới vàng trước, thân bị nhũn nước và rời khỏi củ. Mô dẫn nước sậm màu, củ

Page 3: Luoc Khao Toi 12 11

sậm màu hơn củ mạnh và xuất hiện các vùng nhũn nước chứa các túi dịch như sữa.

Chất dịch ứa ra mặt cắt của củ (Nguyễn Thị Nghiêm. 2006). Cây bị chết vài ngày sau

đó.

b) TÁC NHÂN

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum

c) ĐẶC TÍNH CỦA VI KHUẨN

Vi khuẩn là loài đa thực với nhiều chủng nòi khác nhau và phân bố rộng, lan

truyền trên đồng ruộng với nhiều con đường khác nhau Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn

Dũng ( 2003). Vi khuẩn thích hợp phát triển ở điều kiện 25-350C (Vegetable product

and maketing) và điều kiện ẩm độ cao (Đường Hồng Dật, 1997). Vi khuẩn hình gậy

ngắn, sống riêng rẽ hoặc kết thành từng đôi, từng chuỗi ngắn kích thước 1,6 x 0,5m

(Đường Hồng Dật, 1997). Trên môi trường thạch khuẩn lạc nhỏ, đường viền không

điều đặn, láng ướt, từ trên nhìn xuống có màu trắng, nhìn xuyên qua ánh sáng có màu

nâu sáng. Trong quá trình sinh trưởng nhất là khi sống trong tế bào cây chủ, vi khuẩn

tiết ra chất độc làm tổn hại đời sống và quá trình sinh trưởng của cây. Chúng mẫn cảm

với đất có độ pH cao, nhiệt độ và ẩm độ thấp, trong điều kiện như vậy bệnh không phát

triển (Tạ Thị Thu Cúc. 2005)

Trong đất vi khuẩn sống 5-6 năm (Tạ Thị Thu Cúc. 2005) còn theo Đường Hồng

Dật (1997) chúng sống sót trong đất 14 tháng. Vi khuẩn sống lâu trong đất ẩm và

chóng chết trong đất khô. Vi khuẩn bảo tồn được trong đất một thời gian nhất định

nhưng không sinh sôi phát triển thêm về số lượng khi ở trong đất (Lê Lương Tề và Vũ

Triệu Mân.1999)

Trong tàn dư thực vật và hạt vi khuẩn có thể sống 6-7 tháng (Tạ Thị Thu Cúc.

2005, Đường Hồng Dật.1997). Sau khi xâm nhập chúng di chuyển trong các bó mạch

dẫn từ đó làm vít tắt bó mạch, ngăn cản sự lưu thông nước chất dinh dưỡng, làm bó

mạch bị nâu đen, gây hiện tượng héo toàn cây (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân.1999).

Bên cạnh đó trong mô còn xuất hiện dịch nhờn, nhờ đó giúp phát hiện chuẩn đoán

nhanh.

Page 4: Luoc Khao Toi 12 11

d) ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH PHÁT TRIỂN BỆNH

Bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 26-300C, độ pH từ 6,8-7,2 (Tạ Thị Thu Cúc.

2005). Bệnh rất khó phát hiện sớm vì vi khuẩn thường tấn công phần củ và phần non

của củ, khi củ bị thối sẽ lan đến thân nhất là măng gừng. Khi thân bị thối mềm cây bị

héo và chết, nhổ bụội gừng lên gần như tất cả phần già bị thối chậm hơn (Trần Văn

Hoà và ctv..2000). bệnh lây truyền trong điều kiện ẩm ướt và cả đất bám trên nông cụ

(Nguyễn Thị Nghiêm. 2006). Cây thể hiện triệu chứng ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập

vào rễ qua vết thương. Bệnh lan truyền trên dồng ruộng từ cây này sang cây khác, từ

vùng có ổ bệnh sang các vùng xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau: nhờ nước

mưa, nước tưới, không khí, truyền lan qua hạt giống nhiễm bệnh. Ngoaì ra, bệnh có thể

truyền lan qua tuyến trùng nốt sưng hại rễ, qua các hoạt động chăm sóc của con người.

Bệnh phát triển và gây hại trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Mưa gió bão nhiều.

Bệnh thường phát sinh gây hại nặng trên các chân đất cát, thịt nhẹ và các chân đất

nhiễm bệnh (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng. 2003). Còn theo Đường Hồng Dật

(1997) bệnh thường xuất hiện mùa mưa và chân đất thịt, nhiệt dộ cao cũng là điều kiện

thuận lợi cho bệnh phát triển.

e) CÂY KÝ CHỦ

Bệnh gây hại trên 200 loài thuộc 44 họ cà chua, cà tím, gừng, huệ ta, ớt, cải

bắp… (Trường ĐHNN1HN.1994, Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân. 1999, Nguyễn Văn

Viên và Đỗ Tấn Dũng. 2003). ngoài ra cỏ dại còn là ký chủ của bệnh.

f) BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Theo parsley, D. and T. cooke (1994) thì: Không trồng lại trên đất bị nhiễm bệnh.

Chỉ trồng những cây sạch bệnh. Tránh vây vòng những loại hoa màu mẫn cảm và giữ

cỏ dại bên dưới. Tiêu hủy tàn dư hoa màu nhanh chóng sau thu hoạch và khử độc kỹ

trước khi đến một ruộng khác. Khi cây bệnh nặng nhổ bỏ tiêu độc bằng nước vôi bột

15-20% (Tạ Thị Thu Cúc. 2005). Theo Trần Văn Hòa và ctv. (2000) thì nên lên liếp

cao thoát nước tốt, bón thêm rơm rác mục, tăng độ tơi xốp và thoát nước tốt trong

những ngày mưa nhiều. Bên cạnh đó việc trồng với mật độ hợp lý cũng là một giảI

Page 5: Luoc Khao Toi 12 11

pháp để tránh bệnh. Khi thấy gừng chớm bệnh nhổ lên và tiêu hủy ngay. Dùng vôi bột

hoặc CopperzinC 85 WP hay COC 85 rải xuống đất nơi buội gừng vừa nhổ lên. Tưới

một trong các loại thuốc sau xung quanh buội gừng bị bệnh Kasuran 50WP,

NewKasuran 16,6WP, Kasumin 2L, Starner 20Wp với liều lượng 50-100cc (g)/10lit,

tưới 7-10 ngày/ lần

.

1.2.3 BỆNH HEÓ VÀNG LÁ THỐI CỦ

a) TRIỆU CHỨNG

Cây bị còi cọc vàng úa, lá bên dưới khô rụng và cuối cùng toán cây héo và chết.

Lây truyền sang thân rễ và có màu nâu, bên trong củ màu sẫm kèm theo bởi những nếp

nhăn co quắp lại. Ở giai đoạn cuối vết tích còn sót lại là vỏ cứng chứa mô sợi. Tơ nấm

có màu trắng lớn lên phát triển trên bề mặt củ (parsley,D. and T. cooke 1994)

b) TÁC NHÂN

Bệnh do nấm Fusarium oxyporum gây ra

c) ĐẶC TÍNH CỦA NẤM BỆNH

Theo Trần Thị Ba (1981), quan sát dưới kính hiển vi có nhiều bào tử không màu ở

hai dạng: Đại bào tử hình liềm, 3-6 vách ngăn ngang, kích thướt 2,5-4x20-40µ. Tiểu

bào tử hình bầu dục, kích thướt 2-4x5-10µ. Fusarium là nấm có khả năng hoạt động rất

mạnh trên các mô bệnh đã quá cũ hay các mô đã chết nấm được sinh ra trong đất. Nấm

có thể sống sót nhiều năm trong đất (parsley, D. and T. cooke. 1994)

Theo Đường Hồng Dật (1997) nghiên cứu cho thấy Fusarium sp gây những bệnh

như héo vàng cây thuốc lá, hình thành mạch màu nâu ngang cổ rễ họăc thân cây. Trên

cây lạc nấm Fusarium gây thối củ, héo vàng lá và bông. Trên cây gai nấm Fusarium

gây chết héo cây con và mầm non …. Và các triệu chứng bệnh xuất hiện ở cổ rễ và gốc

thân.

Theo Phạm Văn Kim (1999), Fusarium sp. tấn công rễ cây làm rễ bị hại giảm khả

năng hấp thụ nước và muối khoáng. Khi rễ bị hại tính thẩm thấu của vách tế bào bị phá

vỡ, sự phát triển rễ chậm lại hoặc ngưng hẳn. Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề

Page 6: Luoc Khao Toi 12 11

(1998) thì nấm Fusarium tồn tại cả hai giai đoạn: giai đoạn vô tính và giai đoạn hữu

tính.

Giai đoạn vô tính có thể tạo hai loại bào tử: đaị bào tử và tiểu bào tử.

Tiểu bào tử có 1-2 tế bào, hình trứng, hình hạt dưa, hình thành từ cành phân nhánh

dạng chạc đôi hoặc không phân nhánh mọc trực tiếp từ sợi nấm, bào tử nhỏ tụ lại dạng

bọc giả trên đầu cành hoặc hình thành dạng chuỗi, kích thước bào tử 3,4x20-1,3x4,1µ.

Đại bào tử dài hình trăng khuyết lưỡi liềm, một đầu hơi nhọn còn một đầu có dạng

hình bàn chân nhỏ, thường từ 3 - 4 vách ngăn ngang.

Giai đoạn hữu tính tạo quả thể hình xanh đen dạng hạt chấm đen nhỏ li ti trên bộ

phận bị bệnh. Hậu bào tử không màu, có vách ngăn ngang hình bầu dục, kích thước 9-

22x5-12 µm.

Fusarium oxyporum đại bào tử của nấm thẳng hoặc hơi cong, hai đầu hơi tù, có ba

vách ngăn ngang, kích thước 25-35 x 4,5-6 µ.Tiểu bào tử có kích thứơc trung bình 1,4-

5,5 µm. Hậu bào tử hình thành giữa họăc cuối sợi nấm riêng rẽ hoặc từng chuỗi 2-3 cái

chúng có hình cầu, không màu hoặc vàng nhạt, đường kính 6-9 µ. Nấm gây bệnh ở vị

trí gốc thân, củ và cổ rễ (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998), đồng thời nấm ký sinh

trong mạch nhựa làm héo cây (Nelson, 1981). Ngoài ra, chúng còn ký sinh trên đỉnh

ngọn gây hại đỉnh (Burgess và ctv., 1994).

Nấm Fusarium oxyporum sống hoại sinh trên thực vật với mật độ lớn, thường là

những mầm bệnh thứ cấp xâm nhập trên toàn bộ thân cây, đặc biệt là ở rễ (Burgess và

ctv., 1994). Nguồn bệnh của nấm trong đất chủ yếu ở dạng hậu bào tử, sợi nấm, tiểu

bào tử và đại bào tử phân bố tập trung tầng canh tác (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,

1998)

d) ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH

Nấm Fusarium oxyporum phát triển thích hợp 25-300C. Trong điều kiện nhiệt độ

25-300C và ẩm độ đất quá cao kết hợp với cây sinh trưởng yếu là điều kiện tốt để nấm

xâm nhập và phát triển (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Fusarium dễ tạo nên

bào tử và đại bào tử, do đó sống được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường, như

Page 7: Luoc Khao Toi 12 11

khô hạn, nhiệt độ cao, hoặc thiếu dinh dưỡng, ngoài ra nấm còn có vách tế bào dầy và

vững chắc (Phạm Văn Kim, 1999).

Fusarium oxyporum là loài nấm sống trong đất và phân bố rộng rãi trong đất trồng

trọt và cỏ, loài nấm này bao gồm 100 dạng chuyên hóa và chủng nấm gây héo cây đối

với nhiều loại rau. Nguồn bệnh phân bố tập trung ở tầng canh tác. Lây lan xảy ra khi

qua rễ hoặc qua vết nứt và gây hại đến vỏ. Thối rữa trước nẩy mầm của những mảnh

gừng giống không được bảo quản tốt có thể xảy ra (parsley, D. and T. cooke. 1994)

Mưa nhiều nước ngâp là điều kiện tốt cho nấm bệnh phát triển (Nguyễn Thị Nghiêm.

2006, Phạm Văn Kim. 1999)

e) CÂY KÝ CHỦ

Fusarium oxyporum ký sinh trên nhiều loại cây trồng khác nhau như gây héo trên

các loại rau màu, bầu bí, dưa chuột, chuối, hồ tiêu, cây hoa và nhiều loại cây cảnh khác

…(Nelsson và ctv..1991, Đỗ Tấn Dũng. 2001). Ngoài ra bệnh còn gây hại trên cà chua,

hoa màu, khoai tây, bông cải, bắp cải …(Asian Vegetable Research And Development.

1992)

f) BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

TheoWalker (1952) thì: Không trồng lại những nơi đã nhiễm bệnh, chọn cây sạch

bệnh. Ngâm mảnh gừng giống vào thuốc đã được khuyến cáo. hạn chế việc tạo vết

thương khi tồn trữ và trồng. Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) thì nên luân

canh với lúa ngô trong hai ba năm đối những vùng có mức độ bệnh cao hoặc luân canh

từng vụ với mật độ thích hợp. Có thể sử dụng tro bếp với vôi bột kết hợp với các lần

vun gốc tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt. Trong giai đoạn bảo quản có thể phối

hợp sử dụng Benlat C hoặc Benlat C với thuốc trừ vi khuẩn gây thối củ để hạn chế

bệnh ở củ giống. Ngoài ra theo Đỗ Tấn Dũng (2001) thì cần chú trọng khâu vệ sinh

đồng ruộng để giảm bớt nguồn bệnh, hạn chế sự lây lan và phát tán của bệnh.

1.2.4 BỆNH THỐI MỀM CỦ

a) TRIỆU CHỨNG

Page 8: Luoc Khao Toi 12 11

Vết bệnh có màu nâu, sau đó lan dần làm cho củ thối mềm. Nấm bệnh có màu

trắng phát triển mạnh có thể phát triển khắp củ gừng (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006).

Bệnh tấn công phần gốc thân làm cho cây bị chết nhanh chóng (ĐHNN1HN.1994)

b) TÁC NHÂN

Bệnh chính trên gừng là bệnh thối củ do nấm Pythium sp. gây ra (Phan Hữu Trinh và

ctv.. 1986).

ĐẶC TÍNH CỦA NẤM BỆNH

Nấm bệnh có trong đất và phát triển mạnh trong mùa ẩm ướt (Walker)

Sợi nấm không màu, không có vách ngăn và sợi nấm phát triển dày đặc. Vào buổi sáng

có thể nhìn thấy sợi nấm phát triển dày đặc trên vết bệnh, đường kính sợi nấm khoảng

5µ. Bào tử túi hình cầu, đường kính khoảng 15-26µm, nẩy mầm bằng ống mầm hoặc

bào tử động. Bào tử động hình thận có hai lông roi dài 8-12µm. Bào tử noãn trơn láng

đường kính 12-20µ, nẩy mầm bằng cách tạo thành ống mầm, thường mỗi túi noãn có

một vài túi tinh trùng (Weber, 1993).Theo Đường Hồng Dật (1997) nấm phát triển trên

rễ làm chết cây con, thối cổ rễ, rễ và quả. Sợi nấm có đường kính 2,8-7,3µm mang các

ôôgôn hình cầu, đường kính 22-27µm. Nấm phát triển tốt trong không khí ẩm và rất

khó phát triển ở trong điều kiện độ ẩm không khí dưới 85%. Nhiệt độ thích hợp là 30-

35oC. Bào tử nấm nẩy mầm thích hợp là 24-26oC (Đường Hồng Dật. 1997)

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA NẤM GÂY BỆNH

Bệnh thường phát sinh mạnh trong điều kiện độ ẩm cao (vườn ươm không thoáng khí),

bón quá nhiều phân đạm và gieo quá dày (Đường Hồng Dật, 2006). Bệnh sẽ trở nên

trầm trọng hơn trong mùa mưa và khá phổ biến trong ruộng gừng thoát nước kém,

cũng như khi thúi hoặc trong điều kiện ẩm ướt (Walker.1952). Pythium sp. thường gây

vết thối bắt đầu ở cổ của củ và làm cho cây gục xuống. Bệnh thường xảy ra vào giai

đoạn sớm lúc cây còn nhỏ (Trần Văn Hoà và ctv..2000).

Page 9: Luoc Khao Toi 12 11

CÂY KÝ CHỦ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Theo Nguyễn Thị Nghiêm (2006) thì: Tránh thu hoạch hoặc bẻ củ trong điều kiện ẩm

ướt Làm khô củ gừng giống, sau đó để vào nơi thoáng mát để vào bao sao cho không

khí thông thoáng khi tồn trữ. Lên liếp cao ráo thoát nước tốt. Đợi khi thời tiết ấm áp

nhiệt độ đất lên trên 60-70oF, gieo trồng sẽ hạn chế được bệnh. Có thể dùng Metalaxyl

để khử đất hoặc phun lên cây để trị bệnh (Gubler,1994). Còn theo Đường Hồng Dật

(1997):

Không để nước tù đọng trong ruộng, áp dụng mọi biện pháp làm giảm độ ẩm đất và

không khí. Không trồng dày quá. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm cho ruộng

thoáng.

Phun thuốc Boocđo 1% với lượng 80-1000 lit/ ha. Theo Trần Văn Hoà và ctv. (2000)

thì phun Rhidomyl để trị cần phun liên tiếp 2 lần cách nhau 7 ngày. Phun thuốc sớm

ngay khi phát hiện bệnh. Nếu để bệnh lan rộng sẽ rất khó trị

BỆNH THỐI NHŨN CỦ VÀ GỐC

TRIỆU CHỨNG

Thân lá vàng và héo khô. Gốc và củ có vết lõm dưới các lá vảy trên củ.

Sau đó củ bị thối nâu. Khi bệnh trầm trọng phủ đầy gốc thân và cả củ gừng (Nguyễn

Thị Nghiêm. 2006)

NGUYÊN NHÂN

bệnh do nấm Pterula sp gây ra

ĐẶC TÍNH CỦA NẤM BỆNH

Nấm lưu tồn trong đất trên bả cây chưa phân huỷ

Page 10: Luoc Khao Toi 12 11

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA NẤM GÂY BỆNH

Bệnh nặng khi ruộng có nhiều tàn dư cây bệnh

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuẩn bị đất sớm để xác bả thực vật có đủ thời gian phân huỷ trước khi trồng

BỆNH THỐI CỦ

TRIỆU CHỨNG

Bệnh hại trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Bệnh ít hoặc không gây hại trên cây

gừng trừ khi gừng dày đặc chỉ gây hại phần củ. Thân không có biểu hiện gì khi củ bị

thối, chỉ khi bị thối nhũn hoàn toàn thì cây mới gãy gục hoặc bị héo nhẹ khi trời nắng

(Nguyễn Thị Nghiêm, 2006). Cây gừng đang tươi tốt bỗng nhiên héo và gãy gục, thân

vẫn bình thường, nhưng khi nhổ lên thấy củ bị thối mềm (Trần Văn Hoà và ctv.. 2000)

TÁC NHÂN

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra (Trần Văn Hoà và ctv.. 2000)

ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM BỆNH

Sơị nấm lớn, màu nước, nhiều ngăn ngang, phân nhánh nhiều và thẳng góc, một vài

chỗ hình thành các cặp và các cầu nối. Nấm không hình thành các hạch và chỉ giới hạn

sự phát triển của một vài lớp tế bào bề mặt. Các tế bào này hoá nâu, đường kính

khoảng 8-12µm khi già và chết cùng với các tế bào nằm phía dưới (Đường Hồng Dật,

1997).

Có 3 kiểu khuẩn ty:

khuẩn ty vượt thẳng

Page 11: Luoc Khao Toi 12 11

khuẩn ty cầu là là những nhánh ngắn, hình cầu phát triển thành những khoảng cách

nhất định trên khuẩn ty vượt. Từ những nhánh khuẩn ty cầu này vòi xâm nhiễm sẽ phát

triển tạo vết bệnh .

Khuẩn ty dạng xâu chuỗi hạt: gồm các tế bào ngắn, thắt lại ở vách ngăn ngang tạo hạch

nấm

Hạch nấm được thành lập trên bề mặt của mô ký chủ hay bề mặt môi trường. Hạch

nấm có dạng hình cầu hay hình bầu dục đáy phẳng, lúc mới hình thành có màu trắng

sau xậm màu dần, đường kính hạch nấm khoảng 1,5-5mm (Võ Thanh Hoàng. 1993),

kích thướt hạch nấm có liên quan trực tiếp tới khả năng nhiễm bệnh, hạch nấm càng

lớn thì khả năng nhiễm bệnh càng nhiều (IRRI.1988).

Sợi nấm trên môi trường nuôi cấy có kích thướt lớn hơn so với sợi nấm trên mô ký

chủ . Hạch nấm hình thành do khuẩn ty cuộn lại, sau 30 giờ thì đạt kích thướt tối đa và

bắt đầu hình thành sắc tố nâu, sau 40 giờ các tế bào biến nâu hoàn toàn và cá lớp tế bào

bên ngoài là những tế bào rỗng. Bề mặt hạch nấm có nhiều lỗ nhỏ có khả năng tồn tại

một thời gian dài trong điều kiện bất lợi của môi trường

Nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 28-32oC. Ở nhiệt độ dưới 10oC và cao hơn 38oC

nấm ngừng sinh trưởng. Hạch nấm hình thành nhiều ở nhiệt độ 30-32oC. Khi nhiệt độ

quá thấp 12oC và quá cao 40oC nấm không hình thành hạch

Hai giai đoạn chủ yếu trong thời kỳ phát triển của nấm bệnh là sợi nấm .Sợi nấm trong

mô lúc đầu không màu, sau đó màu nâu vàng. Sợi nấm không màu phân nhánh tương

đối thẳng góc, chỗ phân nhánh hơi thắt nhỏ, giáp ngay đó có một hàng ngăn ngang,

kích thước 8-10µm. Hạch nấm hình dạng không đều, bề mặt thô màu nâu đỏ. Bào tử

hậu ít gặp, chỉ phát sinh khi có ẩm độ rất cao. Ở nước ta chưa thấy dạng sinh sản hữu

tính (sinh sản hữu tính tạo đẩm đơn bào, không màu hình bầu dục dẹt). Nhiệt độ thích

hợp là 17-28oC, ở nhiệt độ 30oC nấm sinh trưởng kém. Nấm có thể phát triển trong

phạm vi pH rộng từ 3,4-9,2, thích hợp nhất ở pH 6-7. Nấm là loại bán hoại sinh, có tính

đa thực, phá hoại rất nhiều loại cây trồng. Sợi nấm hạch nấm tồn tại ở tàn dư cây bệnh,

Page 12: Luoc Khao Toi 12 11

ở trong đất, có thể sống hoại sinh một thơì gian dài đến vài ba năm (Vũ Triệu Mân và

Lê Lương Tề,1998).

Nấm xâm nhập và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ tương đối cao 25-30oC, ẩm độ cao.

Đây là nấm có nhiều chủng gây bệnh khác nhau, mỗi chủng của nó có phạm vi ký chủ

và gây nên những loại hình triệu chứng cũng thể hiện khác nhau. Nó có mặt trên nhiều

loại đất trồng trọt, tồn tại dưới dạng sợi nấm và hạch nấm. Các yếu tố đất đai nhiệt độ,

độ ẩm độ chua và hoạt động của hệ vi sinh vật đất có ảnh hưởng đến sự bảo tồn nguồn

bệnh của nấm bệnh cũng như tiềm năng lây nhiễm của nấm bệnh (Đỗ Tấn Dũng, 2001)

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA NẤM GÂY BỆNH

Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm (mưa phùn), râm mát, nhiệt độ thấp, nhất là

khi nhiệt độ đất từ 17-23oC. Trên 23oC khả năng gây bệnh giảm dần và khi nhiệt độ lớn

hơn 30oC cây bông hầu như không bị bệnh gây hại. Bệnh cũng phát triển nặng trong

điều kiện đất thấp đất thịt nặng, thoát nước kém. Mặt khác trên những chân đất này,

cây sinh trưởng yếu, sức chống chịu bệnh của cây giảm sút. Bệnh còn phát triển tốt

trong điều kiện các khâu kỹ thuật làm chưa tốt như: làm đất dối, gieo hạt sâu, hạt giống

chất lượng xấu, sức nẩy mầm kém và trồng độc canh (Vũ Triệu Mân và Lê Lương

Tề ,1998).

CÂY KÝ CHỦ.

Nấm là loài ký sinh có tính chuyên hoá rộng, phạm vi ký chủ bao gồm 180 loài cây

trồng khác nhau như lúa, đại mạch, đậu tương, ngô, mì, đậu đỗ, dâu gai …(Vũ Triệu

Mân và Lê Lương Tề,1998), phân bố rộng khắp các vùng trồng trọt. Bệnh phát triển

mạnh ở những cây bị tuyến trùng tấn công (Đỗ Tấn Dũng, 2001)

PHÒNG TRỊ

Theo trần Văn Hoà và ctv. (2001) thì tạo điều kiện tốt cho liếp gừng không trồng dày

Page 13: Luoc Khao Toi 12 11

Khi bụi gừng bị bệnh nhổ và tiêu huỷ các bụôi bị bệnh tránh lây lan. Rải vào đất nơi

bụôi gừng vừa nhổ bằng thuốc CopperB, Validacin 5L, Rovral 50WP, Anvil 5SC,

Bonanza 100FL với liều lượng 20-100cc (g)/10 lít, tưới 7-10 ngày/ lần. Ngoài ra cần

phải tiến hành thực hiện tốt các kỹ thuật canh tác từ khi gieo hạt từ lúc thu hoạch: chọn

đất cao ráo, dễ thoát nước, vụ trước trồng lúa nước hoặc các cây không phải là ký chủ

của bệnh. Ruộng phải làm đất kỹ dọn sạch cỏ dại, lên luống cao, đất nhỏ tơi xốp

Xử lý hạt giống trước khi trồng, kết hợp xử lý đất với một số thuốc trừ bệnh thuốc

xông hơi (thuốc Benomyl, Carboxin,…) Gần đây người ta sử dụng các chế phẩm đối

kháng như: Trichoderma viride, Trichoderma harzianum, Gliocladium virens,…để xử

lý giống (Đỗ Tấn Dũng, 2001). Chọn thời vụ gieo trồng và mật độ trồng hợp lý (Đỗ

Tấn Dũng, 2001).

Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) sau khi thu hoạch cần thu dọn hết tàn dư

cây bệnh và áp dụng các biện pháp luân canh với cây trồng khác (cỏ mục súc, lúa nước

…) Cày sâu, để ải sớm, chú ý bón vôi và phân chuồng hoai mục để hạn chế nguồn

bệnh tích luỹ trong đất .

PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP

PHƯƠNG TIỆN

NGUỒN VI SINH VẬT:

Được thu thập từ các mẫu bệnh thối củ gưng từ các ruộng bệnh tại các xã thuộc huyện

Phụng Hiệp-HG và huyện Thạnh Trị-ST. Các mẫu bệnh được phân lập trên môi trường

king,B và môi trường PSA

NƯỚC TRÍCH KHOAI TÂY ĐỂ CẤY NẤM (PSA)

Khoai tây 200g

Dextrose 20g

Agar 15g

Nước cất 1000ml pH=6,5-6,8

Page 14: Luoc Khao Toi 12 11

MÔI TRƯỜNG KINGS,B ĐỂ NUÔI VI KHUẨN

Peptone 20g

K2HPO4. 3H2O 1,5g

MgSO4 1.5g

Agar 20g

Glycerol 15ml

Nước cất 1000ml

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM:

Đũa cấy

Đĩa petri để đựng mẫu khi cấy, đựng môi trường lúc nhân mật số, bình tam giác để nấu

môi trường.

Tủ cấy để cấy mẫu bệnh và cấy nhân mật số vi sinh vật .

Vật liệu khác như khay cấy, ống nghiệm đựng môi trường để cấy mẫu, viết pentouch,

keo giấy, lame, lamella, gòn không thấm để đậy ống nghiệm và bình tam giác, giấy

báo… .

Tủ thanh trùng khô để thanh trùng đĩa.

Tủ thanh trùng ướt để thanh trùng môi trường.

HOÁ CHẤT

Agar, đường cát , khoai tây, peptone, K2HPO4. 3H2O, MgSO4, Glycerol

Alcohol 96o: để đốt đèn cồn

thuốc nhuộm gram và nhuộm chiên mao

Dung dịch sodium hypocloride (1:1) tấy sạch bề mặt mẫu trước khi cấy.

Nước cất dùng để rữa sạch hoá chất thanh trùng bề mặt mẫu, nấu môi trường.

Cồn 70o sát trùng tay và dụng cụ trước khi vào tủ cấy

XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY BệNH SỬ DỤNG TÀI LIỆU SAU :

Illustrate General imperfect Fungi, (Barnettand hunter.1972)

Page 15: Luoc Khao Toi 12 11

Coelomycetes-fungi imperfect with pyeridia, acevuli and stromata(Sutton.1980)

The General of fungi.(Clement và ctv. 1973)

Bacterial and Fungal Diseases(streets.?)

XÁC ĐỊNH TÊN MẦM BỆNH

Với các mầm bệnh do nấm

Để xác định tên chi của mầm bệnh, có thể dựa vào đặc tính của hình dạng, kích thước

của baò tử, đài về các chi tiết của loại ổ nấm và màu sắc của hạch nấm. Các chi tiết này

được so sánh với các tài liệu nêu trên để xác định tên của nấm bệnh.

Với các mầm bệnh do vi khuẩn

Sau khi xác định bệnh do vi khuẩn, nuôi cấy và tiến hành các thủ thuật nhuộm vi khuẩn

để xác định chúng và so sánh với các triệu chứng thực tế và sự mô tả trong tài liệu để

xác định tên vi khuẩn.

A- Nhuộm gram: cố định bằng cách trải huyền phù vi khuẩn lên lam và hơ khô, nhỏ 1-

2 giọt cryston Violet trong 1-2 phút rửa nước rồi vẩy sạch, nhỏ lugol 1-2 phút, rửa

nước dùng giấy thấm khô nước, sau đó… thấm khô lam, nhuộm tiếp với cacbon

fushine 10giây, rửa nước thấm khô và quan sát. Vi khuẩn gram âm có màu đỏ, vi

khuẩn gram dương có màu tím.

B- Nhuộm chiên mao.

C- Nhuộm đơn

Nuôi cấy mẫu bệnh:

Thanh trùng bề mặt ngoài với chlorin 2,6%, trên môi trường PDA. Nếu từ vết bệnh

mọc ra nấm thì tiến hành định danh đến chi.

NGUYÊN TẮC GIÁM ĐỊNH BỆNH

Dựa theo qui tắt koch gồm 4 bước sau:

Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh.

Page 16: Luoc Khao Toi 12 11

Phân lập và tách ròng, định danh mầm bệnh.

Tiêm chủng mầm bệnh đã phân lập vào cây mạnh. Quan sát lại triệu chứng xuất hiện

bệnh.

Tái phân lập mầm bệnh và quan sát mầm bệnh vừa tái phân lập, so sánh kết quả với

ban đầu.Tùy từng trường hợp mà áp dụng một phần hay tất cả các bước của qui tắt

koch.

.

PHƯƠNG PHÁP

PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ THU THẬP MẪU BỆNH

Chuẩn bị các dụng cụ thu thập gồm: bao giấy, bao nylon, sổ ghi, viết…

Phương pháp thu thập nguồn bệnh : Khảo sát và thu thập theo 5 điểm chéo góc trên các

ruộng đã định sẵn. Ghi nhận các yếu tố ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác bằng phỏng

vấn trực tiếp người sản xuất để nắm tình hình chung. Sau đó ra đồng quan sát tổng thể

khu vực, rồi xuống ruộng làm dấu năm điểm chéo góc: ghi nhận các hiện tượng bất

thường xảy ra trên cây như màu sắc hình dạng lá, thân …Dùng dao hoặc nhổ cả buội

lên nếu có bệnh thôí củ cho vào bọc nylon ghi ký hiệu mẫu, ngày thu, triệu chứng vào

bọc

Mẫu bệnh được mang về phòng thí nghiệm bệnh cây của bộ môn bảo vệ thực vật để

chụp hình triệu chứng bệnh và tiến hành giám định bệnh. Nếu số mâũ thu về nhiều thì

tiến hành cấy đối với các mẫu dễ hư trước, số còn lại cho vào tủ lạnh để giữ mẫu.

CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY

Chuẩn bị môi trường PSA để tách ròng và nuôi cấy các nguồn nấm bệnh . Khoai tây

gọt vỏ rữa sạch, cân đủ lượng vừa dùng, xắt nhỏ cho vào beaker 1000ml có chứa

khoảng 800ml nứơc cất. đun cách thủy cho đến khi khoai tây mềm, dùng vải mùng lọc

lấy nước trong, cho nước cất vào cho đủ 1 lít. Cho đường vào khuấy cho tan đo ph môi

Page 17: Luoc Khao Toi 12 11

trường nếu pH<6,5 thì thêm vào vài giiọt NAOH 0,1N, nếu pH môi trường cao hơn 6,8

thì cho thêm vài giọt HCL 0,1N. Sau đó cho vào bình tam giác thể tích môi trường

chiếm khoảng 1/2 thể tích tối đa của bình. Đậy nút gòn bình tam giác lại, cắt một mảnh

báo bao bên ngoài nút gòn cho vào Autoclave thanh trùng ở nhiệt độ 121oC trong vòng

20 phút.

Chuẩn bị môi trường King,B để nuôi cấy và tách ròng vi khuẩn. Cân 20g peptone, 1,5g

K2HPO4. 3H2O, 1,5g MgSO4, 15ml Glycerol khuấy cho tan đều, cho nước cất vào đủ

1000ml, đem đi đo pH. Nếu pH<6,8 thì thêm vài giọt NAOH 0,1N, nếu pH>7,2 thì

cho thêm vài giọt HCl 0,1N, sao pH dao động trong khoảng từ 6,8-7,2. Sau đó cho

thêm 20g agar vào khuấy đều. Cho vào bình tam giác thể tích môi trường chiếm

khoảng 1/2 thể tích tối đa của bình. Đậy nút gòn bình tam giác lại, cắt một mảnh báo

bao bên ngoài nút gòn cho vào Autoclave thanh trùng ở nhiệt độ 121oC trong vòng 20

phút

PHÂN LẬP VÀ NHÂN CÁC NGUỒN NẤM VÀ VI KHUẨN GÂY BỆNH

Xử lý mẫu bệnh: lấy các mẫu bệnh còn tươi cắt thành các đoạn nhỏ 1-2 mm, cho vào

ống nghiệm khử trùng bề mặt băng clorin 2,6%trong vòng 30 giây đến 1 phút, sau đó

rữa lại ít nhất 3 lần bằng nước cất đã thanh trùng.

Cách phân lập: việc phân lập được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Mở nắp ống

nghiệm đựng môi trường hơ trên ngọn đèn cồn, một ống nghiiệm đựng mẫu đã thanh

trùng và 1 ống nghiệm đựng môi trường nuôi cấy , kẹp hai ống nghiệm trong lòng bàn

tay tao vói nhau 1góc 30o . Hơ đỏ đầu kim cấy , làm nguội vít một mảnh mô cấy vào

môi trường, đặt giữa bề mặt môi trường. Sau cấy để ở nhiệt đọ phòng, sau một ngày

quan sát, theo dõi nếu thấy nấm hoặc vi khuẩn mọc ra từ mô bệnh thì tiến hành tách

ròng.

Tách ròng: thao tác này cần được thực hiện trong môi trường vô trùng, sau khi nấm

hoặc vi khuẩn đã phát triển trên môi trường nuôi cấy. tách ròng bằng biện pháp cấy

truyền liên tục. Khi nấm đã ròng sẽ ddwowchj nhân lên làm nguồn cho các thí nghiệm

tiếp theo.

Page 18: Luoc Khao Toi 12 11

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY BỆNH THỐI CỦ

GỪNG

Thí nghiệm được thực hiện tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật -Khoa Nông Nghiệp- Trường

Đại Học Cần Thơ

Mục đích thí nghiệm: khảo sát đặc tính phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh thối

củ gừng có cùng màu sắc khuẩn lạc xem loại nào phát triển mạnh nhất trên môi trường

nuôi cấy xem nó có tỉ lệ thuận với khả năng gây hại trên gừng không.

BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM :

Thí nghiệm được bố trí trong đĩa theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại, gồm

khoảng 40 chủng vi khuẩn thu thập từ các nguồn ở Thạnh Trị- Sóc Trăng và Phụng

Hiệp Hậu Giang. Ngoài ra còn có một số nguồn ở Phong Điền Cần Thơ, Châu Thành

Hậu Giang, nguồn ở Vĩnh Thạnh và Tiền Giạng. Các chủng vi khuẩn được nuôi cấy và

phân lập trong môi trường king,B. Sau đó chuyển sang đĩa petri có chứa một lớp môi

trường king,B khoảng 2mm.

Phương pháp chà vi khuẩn: thao tác này được thực hiện trong môi trường vô trùng.

Dùng ngón tay út tháo nút gòn,hơ miệng ống nghiệm trên ngọn đèn cồn, hơ đỏ đầu kim

cấy tròn, vít một miếng vi khuẩn trên bề mặt, cho vào bình tam giác có chứa 100ml

nước cất đã thanh trùng, lắc đều dùng micropipet hút 0,1ml huyền phù vi khuẩn cho

vào đĩa petri có chứa môi trường, dùng que chà vi khuẩn chà cho vi khuản trãi dều

khắp bề mặt môi trường. Trong quá rtình thực hiện lưu ý: để dĩa petri gần vùng vô

tròng của ngọn đèn cồn. Cứ thể lập lại 5 lần, sau đó đổi đầu col đã được thanh trùng

ướt, hoặc khử trùng bằng cồn, nếu khử trùng bằng cồn phải xác trùng lại nhiều lần

bằng nước cất đã thanh trùng . Sau khi cấy xong đem đĩa petri để trong phòng nuôi cấy

nhiệt độ khoảng 26-27oC. Các chỉ tiêu theo dõi và ghi nhận gồm:

Hình dạng khuẩn lạc, tốc độ mọc của khẩn lạc tại 12h SNC

Page 19: Luoc Khao Toi 12 11

Hình dạng, màu sắc của khuẩn lạc, đếm số khẩn lạc xuất hiện, đường kính của khuẩn

lạc được ghi nhận sau 24h nuôi cấy và cứ thế 24h ghi nhận 1 lần cho đến ngày thứ 6

sau nuôi cấy.

Khảo sát sự tương quan của các chỉ tiêu:

Số lượng khuẩn lạc phát triển vào 24h với 48h, 60h, 72h SNC.

Đường kính của khuẩn lac phát triển sau 24h với 48h, 60h, 72h SNC

Màu sắc , hình dạng khuẩn lạc vào 24h với 48h, 60h, 72h SNC

KHẢO SAT KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA CÁC NHÓM VI KHUẨN VÀ NẤM THU

THẬP ĐƯỢC TỪ CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Dựa vào kết quả nuôi cấy trong ống nghiệm chọn ra hai dạng khuẩn lạc phổ biến nhất

trong số các chủng thu thập được để khảo sát khả năng gây hại của nó trên gừng. Đồng

thời kết hợp với việc khảo sát khả năng gây hại của đồng thời nấm và vi khuủân trên

gừng.

PHƯƠNG TIỆN

Nguồn vi khuẩn và nấm: được chọn từ 2 chủng PBIII2 (thuộc ấp Phương An, huyện

Phương Bình, tỉnh Hậu Giang), và chủngPBI5 (thuộc ấp Phương An, huyện Phương

Bình, tỉnh Hậu Giang, nguồn nấm lấy từ chủng…

MÔI TRƯỜNG NHÂN MẬT SỐ:

Môi trường nhân mật số vi khuẩn tương tự như môi trường khảo sát đặc tính của vi

khuẩn, cũng là môi trường king,B, việc nhân mật số được thực hiện trong dĩa petri.

Nhưng nhân mật số thì không khắc khe lượng vi khuẩn đưa vào dĩa

GIỐNG GỪNG

Dùng giống gừng tàu của địa phương

PHÂN BÓN

Page 20: Luoc Khao Toi 12 11

sử dụng các loại phân: DAP, Urea, KCl

CÁC LỌAI HOÁ CHẤT XỬ LÝ GIỐNG:

Trichoderma ĐHCT,Clorin, vôi bột

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

Bọc nylon để trồng gừng đường kính khoảng 30cm

Bình tam giác

Nước cất đã thanh trùng kỹ

Ống nghiệm

Bông gòn thấm

Bông gòn không thấm

Beaker

Micropipet1-5ml

PHƯƠNG PHÁP

BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới bộ môn bảo vệ thực vật khoa nông nghiệp

trường đại họhc cần thơ từ tháng 6 đến tháng 12/ 2006 theo thể thức khối hoàn toàn

ngẫu nhiên1 nhân tố, 3 lần lập lại, gồm 6 nghiệm thức:

Nghệm thức 1 chủng Fusarium oxyporum

Nghệm thức 2 chủng Pseudomonas solanascearum

Nghệm thức 3 chủng Erwinia carotovora

Nghệm thức 4 chủng Fusarium oxyporum kết hợp với chủng Pseudomonas

solanascearum

Nghệm thức 5 chủng Fusarium oxyporum kết hợp với chủng Erwinia carotovora

Nghiệm thức 6 đối chứng không chủng bệnh

ĐẾM MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG DUNG DICH HUYỀN PHÙ ĐEM CHỦNG

Page 21: Luoc Khao Toi 12 11

TRỒNG GỪNG DƯỚI NHÀ LƯỚI

Xử lý gừng trước khi giâm:

Sau khi bẻ gừng giống thành những mảnh gừng kích thước khoảng 2-3 ngón tay, đem

gừng nhúng vào clorin 1,5%, để ráo, rửa sạch bằng nước máy1-2 lần.

Để ráo nhúng vào Trico ĐHCT 0.5% (cân 5g/ l nước). Chọn chỗ giâm ẩm mát, cuốc

đất mặt lên cho tơi xốp. Trải một lớp tro khoảng 4 cm. Đặt gừng lên phủ 1 lớp tro trên

bề mặt tưới mỗi ngày 2 lần nếu trời không mưa.

Cho gừng vào bọc: đào đất mặt cho vào chậu chiếm khoảng1/3 chậu. Rải một lớp tro

đất phân chuồng lên mặt trên của đất khoảng 2-3cm bón lót trước trông 1 ngày theo

công thức 35-30-25, sau đó định kỳ bón phân theo công thức trên 2 tháng /lần. Trồng

gừng vào bọc khoảng 4 tuần sau khi giâm. Đặt gừng vào bọc phủ lên trên bề mặt

khoảng 1-2cm tro. Sau trồng tưới vôi vào bọc theo công thức 50kg/ 1000m2. Ngoài ra

còn bón lót khoảng 15 kg phân chuồng cho toàn lô thí nghiệm. Khi gừng được 4 tháng

thì tiến hành chủng bệnh

PHƯƠNG PHÁP CHỦNG BỆNH

Huyền phù vi khuẩn và nấm sau khi đếm mật số được pha loãng để đạt mật số đòi hỏi:

khoảng106 tb/ml đối với vi khuẩn và 50.000 bt/ ml đem chủng cho gừng. trước khi chủng

phải tạo vết thương, dùng kéo tạo vết thương ở phần non củ gừng, làm dấu củ gừng tạo

vết thương, sau đó dùng micropipet tiêm khoảng10ml huyền phù vi khuẩn lên nghiệm

thức 2, 3, 10ml dung dịch chứa bào tử nấm lên nghiêm thức1. Nghiệm thức 4, 5chủng

đồng thời nấm và vi khuẩn thì chủng nấm trước, cùng lúc với nghiệm thức 2, 3, 3 ngày

sau tiến hành chủng vi khuẩn lên nghiệm thức 4, 5.

CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

Theo dõi các cấp bệnh

Theo dõi chỉ tiêu bệnh: đếm tổng số nhánh bệnh trên buội từ đó tính tỉ lệ bệnh

Theo dõi các chỉ tiêu nông học như khả năng đẻ nhánh cuả chồi, chiều cao của chồi bị

ảnh hưởng như thế nào sau chủng bệnh.

Page 22: Luoc Khao Toi 12 11

Ngoài ra còn ghi nhận chỉ tiêu tổng quát: như bệnh nổ lá, sâu đục thân, cào cào…để ghi

nhận các dịch hại khác trên gừng.

Các chỉ tiêu trên được theo dõi 7 ngày 1 lần nhằm ghi nhận khả năng gây hại của bệnh

thay đổi như thế nào sau mỗi tuầnvà dần cho đến ngày cây chết hoàn toàn

ĐIỀU TRA THEO DÕI DIỄN BIẾN BỆNH:

Thí nghiệm được bố trí tại ấp Phương An , xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh

Hậu Giang.

Chọn 4 vườn theo dõi các vườn khác nhau về điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác,

nguồn giống, và các biện pháp xử lý khi có bệnh. Ghi nhận từng loại bệnh và đánh giá

mức độ từng loại bệnh, diễn biến bệnh trên các vườn trong các thời điểm khác nhau

trong vụ.

CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

Theo dõi xem trên ruộng xuất hiện triệu chứng nào của bệnh thối củ gừng: triệu chứng

héo xanh, héo vàng hay héo vàng cam. Bệnh xuất hiện được ghi nhận ở 3 cấp: cấp 1

đối với bệnh héo vàng và héo cam là 1/3 số lá trên nhánh bị ngả vàng, cấp 2 là 2/3 số lá

trên nhánh bị ngả vàng, cấp 3 là hơn 2/3 số lá trên nhánh bị ngả vàng. Ngược lại héo

xanh cấp bệnh cấp 1 được tính từ trên lá ngọn xuống, nếu từ trên lá ngọn xuống chiếm

1/3 thân thì là bệnh cấp 1, nếu từ lá ngọn xuống chiếm 2/3 thân thì là bệnh cấp 2, nếu

héo từ trên xuống hơn 2/3 thì là bệnh cấp 3.

Theo dõi diễn biến của số nhánh bệnh trên tổng số nhánh của buội. Lịch theo dõi đều

đặn 10 ngày/ lần nhằm theo dõi, so sánh tiến triển của bệnh từ khi bệnh mới bắt đầu

xuất hiện với 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 40 ngày, 50 ngày…cho đến khi cây chết hoàn

toàn.

Đồng thời cũng xem xét khả năng nẩy chồi của buội thay đổi như thế nào so với trước

khi chủng bệnh

Page 23: Luoc Khao Toi 12 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Asian Vegetable Research And Development. 1992. Vegetable product and

marketing. Proceeding Of National Review And Planting Workshop P. O. Box

205. Taipei 10099

2. Đỗ Tấn Dũng. 2001. Bệnh héo rũ cây trồng cạn và biện pháp phòng chống. Nhà

Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội

3. Đường Hồng Dật. 1997. Sổ tay bệnh hại cây trồng tập 2. Nhà xuất bản nông

nghiệp

4. Hà Thượng Khôn. 2002. Hiệu quả của 12 loại thuốc bảo vệ thực vật với nấm

sclerotium rolfsis, rhizoctonia solani, colletotrichum sp., Pytium sp. Gây bệnh

trên cà chua cà tím ớt dưa leo dưa hấu khổ qua mướp khía. Luận Văn Tốt

Nghiệp Đại Học Khoa Nông Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ

5. Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân. 1999. Bệnh vi khuẩn hại cây trồng. Nhà Xuất

Bản Giáo Dục

6. Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hòa Nguyễn

Tuấn Kiệt. 2000. Những cây rau gia vị phổ biến ở việt nam. Nhà Xuất Bản

Nông Nghiệp Hà Nội

7. Nguyễn Hoàng Dũng. 1988. Giám định bệnh hại tiêu tại cần thơ hậu giang trong

mùa nắng năm1987-1988 và hiệu quả một số thuốc với nấm rhizoctonia solani

và sclerotium rolfsis. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

8. Nguyễn Thị Nghiêm. 2006. Tài liệu tập huấn khuyến nông tài liệu lưu hành nội

bộ. Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ

9. Nguyễn Văn Viên Và Đỗ Tấn Dũng. 2003. Bệnh hại cà chua do nấm, vi khuẩn

và biện pháp phòng chống. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội

10. Phạm Văn Kim. 1999. Các nguyên lý về bệnh hại cây trồng. Bộ Môn Bảo Vệ

Thực Vật Khoa Nông Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ

Page 24: Luoc Khao Toi 12 11

11. Phan Hữu Trinh, Vũ Đình Thắng, Trần Thị Mai. 1986. Tài liệu tập huấn kỹ

thuật viên ngành trồng trọt tập 2: cây hoa màu xuất khẩu. Nhà Xuất Bản Nông

Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

12. Phạm Văn Ty Và Đào Thị Lương. 2003. Báo cáo khoa học. Nhà Xuất Bản Khoa

Học Kỹ Thuật Hà Nội

13. Tạ Thị Thu Cúc. 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng rau. Nhà Xuất Bản Nông

Nghiệp Hà NộI

14. Trần Thị Ba.Giám định bệnh đậu nành và các loại đậu, lúa miếng, rau cải, bầu

bí, dưa, cà chua,ớt tại Đồng Bằng Sông Cửu Long hè thu 1980. Luận Văn Tốt

Nghiệp Đại Học Cần Thơ

15. Trần Thị Thu Thủy 1980. Giám định bệnh trên lúa, mía, thuốc lá và chuối tại

Đồng Bằng Sông Cửu Long vụ đông xuân 1979-1980. Luận Văn Tốt Nghiệp

Đại Học Khoa Nông Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ

16. Trần Văn Hòa, Hứa Văn Chung, Trần Văn Hai, Dương Minh và Phạm Hoàng

Oanh. 2000. 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp tập 7. Nhà

Xuất Bản Trẻ

17. Trần Văn Mão. 1997. Bệnh cây rừng. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội

18. Võ Thanh Huy. 2003. Giám định bệnh trên chuối và đu đủ tại cần thơ. Luận

Văn Tốt Nghiệp Đại Học Cần Thơ

19. Võ Thị Mỹ. 1980. Giám định bệnh trên bắp, mía, thuốc lá, dừa, đay, dâu, khoai

lang, khoai mì tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hè thu 1980. Luận Văn Tốt

Nghiệp Đại Học Cần Thơ

20. Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề. 1998. Bệnh cây nông nghiệp. Nhà Xuất Bản

Nông Nghiệp Hà Nội

21. Walker, j.c. , 1952. Diseases of vegetable field crops. Mcraw hill book Co. , inc.

Newyork Toronto London

22. Phan Hữu Trinh, Vũ Đình Thắng, Trần Thị Mai. 1986. Tài liệu tập huấn kỹ

thuật viên ngành trồng trọt tập 2: cây hoa màu xuất khẩu. NXB NN TPHCM

Page 25: Luoc Khao Toi 12 11