4
Đi tìm sự cân bng: Vit Nam cn bao nhiên sân golf? GIỚI THIỆU Không có gì phải ngạc nhiên khi golf là một trong những môn thể thao phát triển nhanh và phổ biến nhất trên thế giới , một thực tế hiển nhiên nhất ở Châu Á, nơi mà môn thể thao này đang phát triển nhanh chóng trong thập kỷ trước. Với những người đam mê golf, thì những sân golf ở Châu Á như là thiên đường. Golf tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng đáng kể của ngành du lịch trong nước và quốc tế và chắc chắn sẽ cần đến nhiều sân golf. Gần đây, Việt Nam được Hiệp Hội Quốc Tế Các Nhà Điều Hành Du Lịch Golf (IAGTO) xem là “Điểm đến chưa khám phá của năm”. Hình ảnh này đang nhanh chóng được mọi người biết đến, nhưng theo Kế Hoạch Phát Triển Sân Golf (KHPT) hiện tại của Việt Nam đến năm 2020 do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt ở Quyết Định Số 1946/QD-TTg vào ngày 26 tháng 11 năm 2009, xem như là một hành động mang lại sự cân bằng trong việc điều chỉnh các tiêu chuẩn và điều kiện cho việc thiết lập sân golf để đảm bảo rằng các sân golf nằm trong khu vực có tiềm năng du lịch cao và không sử dụng đất nông nghiệp và số sân golf trên toàn quốc vào năm 2020 có thể so sánh được với các nước có cùng trình độ phát triển như Việt Nam. TÌNH HÌNH HIỆN TẠI Trong KHPT đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 90 sân golf ở khắp 34 thành phố và tỉnh thành, mỗi sân khoảng 71 ha, chủ yếu là đất không màu mỡ. Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (MPI), tổng diện tích đất cho 90 sân golf là 6,300ha. Sau hai năm thực hiện KHPT 2020, 29 trong 90 sân golf đã đưa vào hoạt động, 22 sân đang được xây dựng, 13 sân đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 23 sân theo nguyên tắc đã được phê duyệt và 3 sân dường như đã bị hủy bỏ vì không đáp ứng các điều kiện và quy định đầu tư, bộ kế hoạch đầu tư cho biết. Theo như MPI , 28 dự án sân golf thêm vào sẽ có tổng diện tích là 3,812 ha ở trên các tỉnh như Phú Thọ, Khánh Hòa và Kiên Giang đã trình cho bộ. Vì vậy, vào năm 2020 Việt Nam sẽ có 115 sân golf nếu theo điều chỉnh của KHPT được phê duyệt của thủ tướng, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến chơi golf tiềm năng ở Châu Á. VÌ SAO VIỆT NAM CẦN CÓ SÂN GOLF? Golf có thể giúp phát triển kinh tế quốc gia. Sphát trin và hoạt động ca các sân golf có thmang đến li ích kinh tế và đóng góp cho sự phát trin cộng đồng. Vic khai hoang các khu đất bhoang và/hoc khô cn cho sphát trin ca sân golf sđóng góp vào sự thay đổi quang cnh tnhiên và môi trường sng, to ra các hình thc du lch hp dn golf giúp đáp ứng xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại; hơn nữa golf sto ra việc làm cho người dân địa phương và khu vực xung quanh, đóng góp vào ngân sách tỉnh và địa phương. Sân golf Long Thành Tỉnh Đồng Nai là mt ví dụ. Sân golf này được xây dựng vào năm 2001 tkhu đất ngp lt bhoang và khô cằn, nơi mà nông dân chcó thcày cy trng trt mt vmột năm và hoa lợi thp. Bây giờ, khu đất này đã trở thành một đồng cỏ xanh, nhiều cây, không khí trong lành, một nơi tiện nghi đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt Nam hiện đại. Cho đến nay, sân golf này đã tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động với thu nhập trung bình khoảng 2.5 triệu VND (khoảng 130USD)/người/tháng. Nguồn thu cho Nhà Nước Phân tích cho thấy rằng vào năm 2010 các sân golf ở Việt Nam nộp 505 tỉ VND (24.56 triệu USD) vào ngân sách nhà nước, theo phóng viên Tiên Phong đã đề cập trên báo Thanh Niên vào ngày 5 tháng 8 năm 2011. Riêng Sân Golf Long Thành, kể từ năm 2001, đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 200 tỉ VND (hơn 10 triệu USD) và là một trong những yếu tố đóng góp lớn nhất cho ngân sách Tỉnh Đồng Nai (Phóng viên Duy Phong, năm 2009). SỐ SÂN GOLF Ở ĐÔNG, NAM VÀ ĐÔNG NAM Á - (2012) Country Number of Courses % Japan 2,442 54% China 550 12% South Korea 400 9% Thailand 256 6% Malaysia 230 5% India 200 4% Indonesia 152 3% Philippines 100 2% Taiwan 70 1% Myammar 50 1% Vietnam 29 0.5% Pakistan 25 0.5% Singapore 22 0.5% Bangladesh 8 - Nepal 7 - Cambodia 6 - Laos 3 - Sri Lanka 3 - North Korea 2 - Mongolia 2 - Total 4,557 100% Nguồn: http://www.blog.asianturfgrass.com Du lịch golf Việt Nam có thể khai thác thị trường du lịch sân golf toàn cầu với giá trị hơn 17 tỉ USD, theo như Hiệp Hội Quốc Tế Các Nhà Điều Hành Du Lịch Golf (IAGTO). 56 triệu người chơi golf trên khắp thế giới: 26,7 triệu người ở Mỹ, 5 triệu người ở Canada, 5.5 triệu người ở khắp Châu Âu, 14 triệu người ở Nhật và 3,8 triệu người ở Anh. Trong 56 triệu người,từ 5 đến 10% người đi du lịch nước ngoài mỗi năm với mục đích chính là chơi golf – do đó sẽ tạo thành thị trường du lịch golf quốc tế gồm 2,8 đến 5.6 triệu người . Dẫn đầu thị trường về golf là Hoa Kỳ - golf được cho là đã đóng góp hơn 60 tỉ USD cho nền kinh tế. Châu Âu (trừ Anh) thì không phải là một thị trường golf hoàn thiện, đây vẫn được xem là nơi có thị trường không ổn định (trị giá 20 tỉ USD). Anh, Nhật Bản và Úc là những thị trường ổn định. SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC KHÁC Hiện nay, Việt Nam đã có sẵn 29 sân golf cho các golfer lựa chọn. So sánh với các quốc gia phát triển khác ở Châu Á mà Việt Nam muốn cạnh tranh, con số này chỉ như là một giọt nước ở trong đại dương. Thậm chí ở một nơi khan hiếm đất như Singapore thì cũng số sân golf gần bằng Việt Nam. Trong tương lai, nếu tt c115 sân golf được quy hoch Vit Nam được hoàn thành, con snày shơn 100 sân golf ở Philipines, sgn bng 152 sân golf ca Indonesia và sgn bng con sca Malaysia là 230 sân và Thái Lan là 256 sân. Nó cũng sẽ rút ngn khong cách so vi 400 sân golf ca Hàn Quốc và hơn 500 sân golf Trung Quốc, nhưng con số này cũng vẫn chưa thể so sánh được vi 2.442 sân golf ca Nht và 17.000 sân golf M. BMPI dường như đã quyết định ssân golf cui cùng Vit Nam bng vic so sánh vi các quốc gia Đông Nam Á khác. Con s115 sân golf này có thđược xem là hp lý bi vì con snày tương đương với ssân golf các quc gia láng giềng có cùng trình độ phát triển như Việt Nam cthlà Philippines có 100 sân golf, Indonesia có 152, Malaysia 230 và Thái Lan là 256. Room 606, 6th Floor, Hoang Anh Gia Lai Tower 7/1 Thanh Thai Str, Ward 14, Dist 10, Ho Chi Minh City, Vietnam T +84 8 3868 7698 F +84 8 3868 7798

Newsletter Of 1 June 2012 (Vn)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Đi tìm sự cân bằng: Việt Nam cần có bao nhiêu sân golf?

Citation preview

Page 1: Newsletter Of 1 June 2012 (Vn)

Đi tìm sự cân bằng: Việt Nam cần bao nhiên sân golf?

GIỚI THIỆU

Không có gì phải ngạc nhiên khi golf là một trong những môn

thể thao phát triển nhanh và phổ biến nhất trên thế giới, một

thực tế hiển nhiên nhất ở Châu Á, nơi mà môn thể thao này

đang phát triển nhanh chóng trong thập kỷ trước. Với những

người đam mê golf, thì những sân golf ở Châu Á như là

thiên đường. Golf tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ

đáng kinh ngạc, được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng đáng kể của

ngành du lịch trong nước và quốc tế và chắc chắn sẽ cần

đến nhiều sân golf. Gần đây, Việt Nam được Hiệp Hội Quốc

Tế Các Nhà Điều Hành Du Lịch Golf (IAGTO) xem là “Điểm

đến chưa khám phá của năm”. Hình ảnh này đang nhanh

chóng được mọi người biết đến, nhưng theo Kế Hoạch Phát

Triển Sân Golf (KHPT) hiện tại của Việt Nam đến năm 2020

do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt ở Quyết Định

Số 1946/QD-TTg vào ngày 26 tháng 11 năm 2009, xem như

là một hành động mang lại sự cân bằng trong việc điều chỉnh

các tiêu chuẩn và điều kiện cho việc thiết lập sân golf để

đảm bảo rằng các sân golf nằm trong khu vực có tiềm năng

du lịch cao và không sử dụng đất nông nghiệp và số sân golf

trên toàn quốc vào năm 2020 có thể so sánh được với các

nước có cùng trình độ phát triển như Việt Nam.

TÌNH HÌNH HIỆN TẠI

Trong KHPT đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 90 sân golf ở

khắp 34 thành phố và tỉnh thành, mỗi sân khoảng 71 ha, chủ

yếu là đất không màu mỡ. Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và

Đầu Tư (MPI), tổng diện tích đất cho 90 sân golf là 6,300ha.

Sau hai năm thực hiện KHPT 2020, 29 trong 90 sân golf đã

đưa vào hoạt động, 22 sân đang được xây dựng, 13 sân đã

được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 23 sân theo nguyên tắc

đã được phê duyệt và 3 sân dường như đã bị hủy bỏ vì

không đáp ứng các điều kiện và quy định đầu tư, bộ kế

hoạch đầu tư cho biết.

Theo như MPI , 28 dự án sân golf thêm vào sẽ có tổng diện tích là

3,812 ha ở trên các tỉnh như Phú Thọ, Khánh Hòa và Kiên Giang đã

trình cho bộ. Vì vậy, vào năm 2020 Việt Nam sẽ có 115 sân golf nếu

theo điều chỉnh của KHPT được phê duyệt của thủ tướng, đưa Việt

Nam trở thành một điểm đến chơi golf tiềm năng ở Châu Á.

VÌ SAO VIỆT NAM CẦN CÓ SÂN GOLF?

Golf có thể giúp phát triển kinh tế quốc gia.

Sự phát triển và hoạt động của các sân golf có thể mang đến lợi ích

kinh tế và đóng góp cho sự phát triển cộng đồng. Việc khai hoang

các khu đất bỏ hoang và/hoặc khô cằn cho sự phát triển của sân

golf sẽ đóng góp vào sự thay đổi quang cảnh tự nhiên và môi

trường sống, tạo ra các hình thức du lịch hấp dẫn – golf giúp đáp

ứng xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại; hơn nữa golf sẽ tạo ra

việc làm cho người dân địa phương và khu vực xung quanh, đóng

góp vào ngân sách tỉnh và địa phương. Sân golf Long Thành ở

Tỉnh Đồng Nai là một ví dụ. Sân golf này được xây dựng vào năm

2001 từ khu đất ngập lụt bỏ hoang và khô cằn, nơi mà nông dân

chỉ có thể cày cấy trồng trọt một vụ một năm và hoa lợi thấp. Bây

giờ, khu đất này đã trở thành một đồng cỏ xanh, nhiều cây, không

khí trong lành, một nơi tiện nghi đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt

Nam hiện đại. Cho đến nay, sân golf này đã tạo việc làm cho hơn

2.000 lao động với thu nhập trung bình khoảng 2.5 triệu VND

(khoảng 130USD)/người/tháng.

Nguồn thu cho Nhà Nước

Phân tích cho thấy rằng vào năm 2010 các sân golf ở Việt Nam nộp

505 tỉ VND (24.56 triệu USD) vào ngân sách nhà nước, theo phóng

viên Tiên Phong đã đề cập trên báo Thanh Niên vào ngày 5 tháng

8 năm 2011. Riêng Sân Golf Long Thành, kể từ năm 2001, đã đóng

góp cho ngân sách nhà nước hơn 200 tỉ VND (hơn 10 triệu USD)

và là một trong những yếu tố đóng góp lớn nhất cho ngân sách

Tỉnh Đồng Nai (Phóng viên Duy Phong, năm 2009).

SỐ SÂN GOLF Ở ĐÔNG, NAM VÀ ĐÔNG NAM Á - (2012)

Country Number of Courses %

Japan 2,442 54%

China 550 12%

South Korea 400 9%

Thailand 256 6%

Malaysia 230 5%

India 200 4%

Indonesia 152 3%

Philippines 100 2%

Taiwan 70 1%

Myammar 50 1%

Vietnam 29 0.5%

Pakistan 25 0.5%

Singapore 22 0.5%

Bangladesh 8 -

Nepal 7 -

Cambodia 6 -

Laos 3 -

Sri Lanka 3 -

North Korea 2 -

Mongolia 2 -

Total 4,557 100%

Nguồn: http://www.blog.asianturfgrass.com

Du lịch golf

Việt Nam có thể khai thác thị trường du lịch sân golf toàn cầu với

giá trị hơn 17 tỉ USD, theo như Hiệp Hội Quốc Tế Các Nhà Điều

Hành Du Lịch Golf (IAGTO). 56 triệu người chơi golf trên khắp thế

giới: 26,7 triệu người ở Mỹ, 5 triệu người ở Canada, 5.5 triệu người

ở khắp Châu Âu, 14 triệu người ở Nhật và 3,8 triệu người ở Anh.

Trong 56 triệu người,từ 5 đến 10% người đi du lịch nước ngoài mỗi

năm với mục đích chính là chơi golf – do đó sẽ tạo thành thị trường

du lịch golf quốc tế gồm 2,8 đến 5.6 triệu người. Dẫn đầu thị trường

về golf là Hoa Kỳ - golf được cho là đã đóng góp hơn 60 tỉ USD cho

nền kinh tế. Châu Âu (trừ Anh) thì không phải là một thị trường golf

hoàn thiện, đây vẫn được xem là nơi có thị trường không ổn định

(trị giá 20 tỉ USD). Anh, Nhật Bản và Úc là những thị trường ổn

định.

SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC KHÁC

Hiện nay, Việt Nam đã có sẵn 29 sân golf cho các golfer lựa chọn.

So sánh với các quốc gia phát triển khác ở Châu Á mà Việt Nam

muốn cạnh tranh, con số này chỉ như là một giọt nước ở trong đại

dương. Thậm chí ở một nơi khan hiếm đất như Singapore thì cũng

có số sân golf gần bằng Việt Nam.

Trong tương lai, nếu tất cả 115 sân golf được quy hoạch ở Việt Nam

được hoàn thành, con số này sẽ hơn 100 sân golf ở Philipines, sẽ

gần bằng 152 sân golf của Indonesia và sẽ gần bằng con số của

Malaysia là 230 sân và Thái Lan là 256 sân. Nó cũng sẽ rút ngắn

khoảng cách so với 400 sân golf của Hàn Quốc và hơn 500 sân golf

ở Trung Quốc, nhưng con số này cũng vẫn chưa thể so sánh được

với 2.442 sân golf của Nhật và 17.000 sân golf ở Mỹ.

Bộ MPI dường như đã quyết định số sân golf cuối cùng ở Việt Nam

bằng việc so sánh với các quốc gia Đông Nam Á khác. Con số 115

sân golf này có thể được xem là hợp lý bởi vì con số này tương

đương với số sân golf ở các quốc gia láng giềng có cùng trình độ

phát triển như Việt Nam cụ thể là Philippines có 100 sân golf,

Indonesia có 152, Malaysia 230 và Thái Lan là 256.

Room 606, 6th Floor, Hoang Anh Gia Lai Tower 7/1 Thanh Thai Str, Ward 14, Dist 10, Ho Chi Minh City, Vietnam

T +84 8 3868 7698 F +84 8 3868 7798

Page 2: Newsletter Of 1 June 2012 (Vn)

VÌ SAO CẦN CÓ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SÂN GOLF?

a. Là bản kế hoạch chi tiết phát triển sân golf.

i. Xác định nhu cầu chơi golf của Việt Nam, ví dụ như số

sân golf và vị trí của các sân golf.

ii. Xác định tiêu chí mà sân golf được cho phép: không

phải là đất nông nghiệp, chỉ được sử dụng đất phi

nông nghiệp hoặc khu mà du lịch là ngành chính;

Viêc sử dụng đất nên xem xét lợi ích của đất nông

nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ lương thực, sự

cạnh tranh giữa các khu vực, các kế hoạch đền bù

cho nông dân phải bảo đảm sự bền vững trong cuộc

sống của họ (bao gồm nhà, công việc, đào tạo công

việc, sản xuất và tiếp thị sản phẩm…).

Sân golf nên bị giới hạn trong khu vực đồng bằng,

tuy nhiên nếu phát triển sân golf ở các khu vực đồi

núi thì cũng sẽ đối mặt với những vấn đề như bảo vệ

tự nhiên, bảo vệ đường phân nước, sử dụng đất cho

việc phát triển/sản xuất của cộng đồng dân tộc thiểu

số, và bảo vệ đất với sự nhạy cảm của môi trường vì

sự nhạy cảm của môi trường.

b. Là nền tảng để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và

và môi trường và giải quyết các vấn đề cạnh tranh về

quyền sử dụng đất và việc mất đất nông nghiệp để

dành cho những mục đích khác.

CÁC SÂN GOLF TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Số sân golf theo nước/vùng

Country Number of Courses %

USA 17,672 50%

UK 2,752 8%

Japan 2,442 7%

Canada 2,300 7%

Australia 1,500 4%

Germany 684 2%

France 559 2%

China 500 1%

Sweden 480 1%

South Africa 450 1%

Rest of the world 5,773 17%

Total 35,112

Nguồn: Wikipedia (2008)

Nguồn: Golf Research Club

i. Các kênh với thủ tục/ quy trình thích hợp để giải quyết sự sẵn

có của nguồn tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là nguồn tài

nguyên đất), sự nhạy cảm của môi trường, sự sẵn sàng của

các điều kiện kinh tế xã hội, và vấn đề của sự phát triển bền

vững.

ii. Theo thông tư số 11/CT-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2012, Thủ

Tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn ủy ban nhân dân tỉnh chịu

trách nhiệm sự phát triển của các sân golf để trình bộ KHĐT,

như có thêm một bộ phận tiếp cận được với chương trình. Ủy

ban sẽ báo cáo tất cả các dự án, từ điều chỉnh cho đến quy

hoạch lại trước khi thủ tướng duyệt. Thậm chí việc cấp giấy

chứng nhận đầu tư trước đây cũng sẽ bị ràng buộc bởi những

quy định mới. Thủ tướng Dũng cũng yêu cầu các tỉnh muốn xây

dựng các sân golf mới phải thực hiện một nghiên cứu khả thi

chuyên sâu trước khi bộ KHĐT thực hiện điều chỉnh quy hoạch.

c. Là khuôn khổ cho sự phát triển và quản lý sân golf.

SỰ THẬT VỀ GOLF

Trung Quốc có câu lạc bộ golf lớn nhất thế giới tại

Mission Hills, nằm trên cao biên giới ở Hồng Kông tại

Shenzen. Câu lạc bộ 216 lỗ có 12 sân golf tất cả đều

được thiết kế bởi các nhà thiết kế sân golf nổi tiếng khắp

nơi trên thế giới như: Els, Faldo, Norman, Duval, Ozaki,

Leadbetter, Olazabal and Nicklaus

Ấn Độ có sân golf cao nhất trên thế giới tại Câu Lạc Bộ

Gulmarg Golf, nằm trên cao 2,650 metre.

CÁC SIÊU GOLFER VIỆT

NAM

“Hiện nay có khoảng 7,000 đến 8,000 người Việt Nam chơi

golf”, Hoàng Ngọc Phong, phó viện trưởng Viện Chiến

Lược Phát Triển của Bộ MPI cho biết trên báo Vietnam

Investment Review vào ngày 16 tháng 3 năm 2012. Trong

số đó, có 2 golfer chuyên nghiệp là Trần Lê Duy Bắc ở phía

nam và Nguyễn Thái Dương ở phía bắc.

Nguyen Thai Duong – A pro-golfer

LỊCH SỬ SÂN GOLF

GOLF LÀ GÌ?

Golf là môn thể thao sử dụng gậy và bóng, người chơi sử dụng

nhiều loại gậy để đánh bóng vào các lỗ có sẵn trên sân sao cho

có thể hạn chế tối đa số lượng các cú đánh. Chỉ có một số loại

banh là không đáp ứng tiêu chuẩn chơi trên sân. Golf được chơi

trên “sân”, mà mỗi sân lại là một thiết kế độc nhất, tuy nhiên các

sân tiêu chuẩn luôn có 9 hay 18 lỗ. Sân golf hiện đại bắt đầu từ

thế kỷ 15 ở Scotland. Nguồn gốc của golf thì không rõ ràng và có

nhiều tranh cãi. The hồ sơ ghi chép đầu tiên thì Hoàng Đế James

II's của Scotland đã cấm chơi golf vào năm 1457, vì đây như là

một trò làm xao lãng và không tập trung việc bắn cung. Theo

nhiều người chơi golfrs, sân Old Course tại St Andrews, sân golf

liên kết có trước năm 1547, được xem như là sân golf đầu tiên

của môn thể thao này

Một sân golf bao gồm một loạt các lỗ, mỗi sân có một nơi phát

bóng được đánh dấu bởi hai dấu hiệu chỉ ra nơi phát bóng đúng

luật, công bằng, có bề mặt thô và cứng, và được đặt trên một cái

đinh ghim có viền xung quanh (bình thường ở những cột cờ đánh

golf). Có nhiều loại cỏ khác nhau để gia tăng độ khó, hoặc để tạo

thêm màu xanh cho sân golf. Những sân golf đầu tiên chủ yếu nằm

trên ở những mảnh đất liền kề, đồi cát bao phủ trực tiếp các bãi

biển. Việc này đã tạo nên “những sân golf liên kết”, đặc biệt áp

dụng cho các sân golf ở cạnh biển và những sân được xây ở đất

cát tự nhiên nội địa. Sân golf 18 lỗ đầu tiên ở Mỹ nằm trên trang

trại ở Downers Grove, Illinois vào năm 1892.

Trong năm 2005, Golf Digest đã tính toán rằng các nước có những

sân golf tính trên đầu người, theo thứ tự có những ưu đãi tốt nhất

là: Scotland, New Zealand, Úc, Cộng Hòa Ireland, Bắc Ireland,

Canada, Wales, Mỹ, Thụy Điển, và Anh (những quốc gia có ít hơn

500,000 người không được tính vào danh sách này). Trừ Thụy

Điển, tất cả những quốc gia trên đều sử dụng tiếng Anh như là

ngôn ngữ chính, nhưng số sân golf đang tăng lên nhanh chóng.

Một ví dụ đáng chú ý của hiện tượng này là sự bùng nổ các sân

golf ở Trung Quốc. Sân golf đầu tiên ỏ Trung Quốc được thành lập

vào năm 1984, nhưng đến cuối năm 2009, quốc gia này đã có đến

600 sân golf. Một vài năm trước, sự phát triển các sân golf mới ở

Trung Quốc đã bị chính thức bị cấm (ngoại trừ các tỉnh ở Hainan),

nhưng số lượng sân góp vẫn tăng lên đáng kể gấp ba lần kể từ

năm 2004, “lệnh cấm” đã được bãi bỏ với sự thỏa thuận của chính

phủ bằng việc không đê cập đến quy hoạch phát triển sân golf.

Ở Mỹ, số người chơi golf giảm hơn 25 lần mỗi năm từ 6.9 triệu

người năm 2000 còn 4.6 triệu người vào năm 2005, theo Quỹ Tài

Trợ Golf Quốc Gia. Quỹ Tài Trợ Golf Quốc Gia cho biết rằng số người

chơi cũng giảm từ 30 triệu xuống 26 triệu cùng thời kì.

Bảng xếp hạng của chúng tôi được đánh giá bởi 1,000 tình nguyện viên

ở khắp nước Mỹ. Những golfer nam và nữ này dựa trên 7 tiêu chí:

Các giá trị tóm tắt

Các sân golf đưa ra các mức độ nguy hiểm và giải thưởng, độ dài, chính

xác, sự trang bị đồng đều như thế nào?

1. Mức độ ghi điểm

Mức độ khó như thế nào, trong khi vẫn có sự công bằng, các cầu thủ có

thể trở lại các cú phát bóng như thế nào?

2. Đa dạng thiết kế

Các lỗ của sân golf đa dạng như thế nào về chiều dài, hình dạng, sự bố

trí các chướng ngại vật, hình dạng và các đường viền màu xanh xung

quanh như thế nào?

3. Đáng nhớ

Các tính năng thiết kế (nơi phát bóng, đường lăn bóng, bãi cỏ, cây cối và

địa hình) đưa ra ở mỗi lỗ, nhưng vẫn có thể liên tục cho toàn bộ 18 lỗ tốt

như thế nào?

4. Thẩm mỹ

Giá trị cảnh quan ở mỗi sân golf như thế nào (bao gồm cả cảnh quan, câ

cối, tính năng và sự bố trí của yếu tố nước) được thêm vào tạo sự thú

vị cho xung quanh như thế nào?

5. Điều kiện

Các đường bóng có dứt khoát, nhanh gọn và bề mặt sân cỏ có độ bám

không khi thi đấu trên sân?

6. Không khí

Bầu không khí phản ánh giá trị truyền thống của một sân golf như thế

nào?

Để có điểm số cuối cùng của các sân golf, chúng tôi đưa bản đánh giá

cho “người ngoài” ở mức cao cấp và thấp. (Nhà phân tích Dean Knuth,

nhà sáng tạo của Hệ thống Xếp Hạng Sân Golf và Hiệp Hội Golf cỉa Mỹ ,

thực hiện các tính toán với chúng tôi). Sau đó chúng tôi tổng hợp các

điểm trung bình của sân golf trong 7 loại, các mục phụ khác trong Tóm

Tắt Giát Trị. Một sân golf cần 45 sự đánh giá trong tám năm để đủ điều

kiện đưa vào top 100 sân Tốt Nhất Nước Mỹ. Các phiếu bầu tối thiểu

cho 100 Sân Công Cộng Tốt Nhất là 25, Tốt Nhất Trong Nước là 10.

Bởi Peter Finch Golf Digest/Golf World

CÁC SÂN GOLF ĐƯỢC XẾP HẠNG

NHƯ THẾ NÀO?

VÌ SAO CÁC SÂN GOLF CÓ 18 LỖ?

Vì sao sân golf có 18 lỗ? Vì sao không phải là 1 tá? Hay 20? Hay 24?

Một con số ý nghĩa đáng để bạn biết.

Mặc dù các cuộc đấu golf đã có từ rất sớm (thậm chí Shakespeare cũng đã nói về golf), có một thời các sân golf có rất nhìu lỗ khác nhau. Điều này cũng không có gì bất ngờ vào những năm 1500.

Một sự thay đổi lớn vào năm 1764, tại một cuộc thảo luận Old Course tại Câu lạc bộ St.Andrewws đã chuyển sân golf của họ từ 12 lỗ xuống còn 10, và bắt đầu chơi thêm 8 lỗ nữa lần thứ hai. Và sân 18 lỗ có vào năm 1857, một sân 18 lỗ đầy đủ cuối cùng cũng được hình thành.

Và Sân 18 lỗ cómặt ở khắp mọi nơi.

Bởi Phil Rogers

Room 606, 6th Floor, Hoang Anh Gia Lai Tower 7/1 Thanh Thai Str, Ward 14, Dist 10, Ho Chi Minh City, Vietnam

T +84 8 3868 7698 F +84 8 3868 7798

Page 3: Newsletter Of 1 June 2012 (Vn)

Dong Nai Golf Resort

Montgomerie Links Golf Course

Chí Linh Golf Course

Tam Dao Golf & Resort

Hanoi Golf Club Long Thanh Golf Resort

Diamond Bay Golf

Phoenix Golf Course

Room 606, 6th Floor, Hoang Anh Gia Lai Tower 7/1 Thanh Thai Str, Ward 14, Dist 10, Ho Chi Minh City, Vietnam

T +84 8 3868 7698 F +84 8 3868 7798

Page 4: Newsletter Of 1 June 2012 (Vn)

1922 Kiến Trúc Sư người Pháp, Ernest Hebrard, đưa ra bản quy hoạch tổng thể cho sân golf đầu tiên ở Việt Nam tại khu du lịch nghỉ mát Đồi Cù ở Đà Lạt.

1932 Sân golf Đà Lạt mở cửa

1955 Sân golf thứ hai được thành lập ở Việt Nam, sân golf Gò Vấp (còn được biết là Câu Lạc Bộ Golf Sài Gòn). Khoảng thời gian này, Hoa Van Nguyen, kiến trúc sư Khách Sạn Caravell ở Sài Gòn làm chủ tịch câu lạc bộ.

1975 Sau khi thống nhất, golf không hoạt động. Việt Nam sau đó có 2 sân.

1992 Sân golf đầu tiên ở Việt Nam được mở vào năm 1955 ở Sông Bé, cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 30 phút.

1993 Kings Island cách phía tây Hà Nội 45km trở thành sân golf đầu tiên ở miền Bắc.

1994 Golf bắt đầu được chơi lại khi một vài sân mở cửa trở lại, bao gồm cả sân golf cũ của Bảo Đại ở Đà Lạt..

1997 Thời kỳ suy thoái kinh tế khu vực, tình trạng bất ổn đã làm giảm nhu cầu chơi golf.

2001 Sân Golf Long Thành dẫn đầu cho việc mở cửa một vài sân golf khác ở Việt Nam sau khi kinh tế suy thoái.

2004 Việt Nam có 8 sân golf hoạt động nhưng đa số đều ở miền nam.

2006 Việt Nam chỉ có 11 sân golf hoạt động khi so sánh với 18 sân ở Singapore, 70 sân ở Philippines, 109 sân ở Thái Lan and 173 sân ở Malaysia, theo HIệp Hội Golfer Chuyên Nghiệp.

2007 Việt Nam được biết đến như là “Điểm Đến Chưa Khám Phá Về Golf Của Năm” bởi Hiệp Hội Điều Hành Du Lịch Về Golf (IAGTO).

2008

Sự hình thành Đường Đi Dành Cho Golf ở Hồ Chí Minh (cộng tác giữa 7 sân golf hàng đầu của quốc gia) đã đưa Việt Nam vào hơn 100 ấn phẩm quốc tế, theo như Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, Tổng Thư Ký của Hiệp Hội Golf Việt Nam đánh dấu một “cột mốc thời gian”

2009

Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đưa ra việc kiểm tra mở rộng sân golf khắp nước theo các ý kiến mạnh mẽ về sự phát triển bùng nổ của sân golf ảnh hưởng xấu đến khu vực trồng lúa và môi trường. Do đó, 76 dự án sân golf đã được cho là không đáp ứng đủ tiêu chuẩn với khoảng 15,6000 hecta và chỉ còn lại 90 sân golf.

2009

Kế Hoạch Phát Triển Sân Golf (KHPT) của Việt Nam vào 2020 được duyệt bởi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng qua Quyết Định Số 1946/QĐ-TTg vào ngày 26 tháng 11 năm 2009 ủng hộ các lợi ích liên quan đến kinh tế và du lịch và đưa ra mục tiêu có 90 sân golf vào năm 2020.

2010 Thuế thu từ 29 sân golf tương đương khoảng 25.4 triệu đô la Mỹ. Các sân golf đang hoạt động tạo ra 9.744 việc làm, theo báo cáo của bộ Kế Hoạch Đầu Tư (KHĐT).

2011 Nhiều dự án sân golf ở Thành Phố Hồ Chí Minh Many Ho Chi Minh City bị trì hoãn do việc làm rõ về vị trí

2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua Nghị Định về Tăng Cường Quản Lý, Kiểm Tra và Giám Sát Thực Hiện Quy Hoạch Sân Golf qua Quyết Định số 11/CT-TTg vào ngày 18 tháng 4 năm 2012.

BẢNG NIÊN ĐẠI CÁC SỰ KIỆN CHÍNH VỀ GOLF

Đầu tiên, chúng tôi xin cảm ơn Bạn đã dành thời gian cho bản tin về golf của chúng tôi. Chúng tôi hi vọng rằng bản tin này có thể trang

bị cho bạn các thông tin cần thiết và thú vị về golf nói chung và cũng như golf ở Việt Nam nói riêng.

® VinaPlanners Co Ltd. Bài báo “Đi tìm sự cân bằng: Việt Nam cần bao nhiên sân golf?” đã được chuẩn bị và thực hiện bởi Công

ty VinaPlanners. Chúng tôi đưa những thông tin từ các nguồn mà chúng tôi tin tưởng. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo cho việc

xác nhận tính chính xác, đảm bảo, đại diện cho những thông tin trên. Chúng tôi đưa vào bản đồ, bảng biểu, những dự án, ý kiến, tổng

kết hoặc những ước lượng dựa trên những yếu tố mà chúng tôi biết và quan tâm. Những thông tin này được thiết kế độc quyền sử

dụng cho Công ty VinaPlanners và người đọc không được phép sử dụng mà không có sự đồng ý của công ty VinaPlanners.

Công ty VinaPlanners là một nhà tư vấn chuyên nghiệp về các lĩnh vực Quy Hoạch Tổng Thể, Thiết Kế Đô Thị và Kiến Trúc. Công ty

VinaPlanners có thể thực hiện các Bản Quy Hoạch Tổng Thể Cấp 1 với đội ngũ các nhà quy hoạch đô thị, nhà thiết kế đô thị, kiến trúc

sư, và kỹ sư hạ tầng có những bằng cấp chuyên nghiệp được cấp bởi Luật Pháp Việt Nam cũng như các viện chuyên nghiệp như Viện

Quy Hoạch Hoàng Gia Anh. Chúng tôi có thể thực hiện các bản quy hoạch tổng thể về sân golf, bến du thuyền, khu du lịch và những

bất động sản khác. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi chắc chắn sẽ làm cho bạn hài lòng với các bản thiết kế nếu

chúng tôi có cơ hội cung cấp dịch vụ cho bạn. Vui lòng liên hệ với chúng tôi ở địa chỉ bên dưới hoặc tại [email protected]

nếu bạn cần thềm thông tin về các dịch vụ của chúng tôi.

Room 606, 6th Floor, Hoang Anh Gia Lai Tower 7/1 Thanh Thai Str, Ward 14, Dist 10, Ho Chi Minh City, Vietnam

T +84 8 3868 7698 F +84 8 3868 7798

Sân golf Đà Nẵng vừa đoạt được 2 giải thưởng quan trọng về sân golf: “Sân golf mới tốt nhất Việt Nam 2010 – 2011” và

“Sân golf có nhà Câu Lạc Bộ đẹp nhất 2010 – 2011” do Tổng Cục Du lịch Việt Nam phối hợp với tạp chí Golf Việt Nam tổ

chức từ ngày 1-10-2010 đến hết ngày 30-6-2011. Đây cũng là dự án mà các nhân viên đầy kinh nghiệm của công ty chúng

tôi đã từng tham gia vào việc thực hiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho 260 ha khu nghỉ dưỡng ở sân golf Đà

Nẵng được thiết kế bởi công ty thiết kế sân golf Greg Norman ở Floria, Mỹ

Master Plan of Da Nang Golf Resort Da Nang Golf Course

Dự án nghỉ dưỡng và sân golf Đà Nẵng đặt ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Con đường tỉnh

lộ chia khu vực này thành khu 50 héc-ta ở mé đông với mặt trước hướng thẳng ra biển Đông và khu 210 héc-ta ở mé tây.

Dự án sân gôn và nghỉ dưỡng Đà Nẵng gồm một sân gôn 36 lỗ, khu biệt thự, Trung tâm khách sạn và hội thảo, khách sạn

hải dương, làng văn hóa và tòa tháp đôi.

DỰ ÁN SÂN GOLF CỦA CHÚNG TÔI