22
Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. ----------------------------------------------------------------- ------------------------------------------- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI *************** THUYẾT TRÌNH MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ch đề : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY. Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Lớp: CN 17D Nhóm 5 Trang 1

Tieu Luan Nhom 5

Embed Size (px)

DESCRIPTION

t

Citation preview

Page 1: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

***************

THUYẾT TRÌNHMÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Ch ủ đề :

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

VIỆT NAM HIỆN NAY.

Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Lớp: CN 17D

Nhóm 5 Trang 1

Page 2: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC

I. Khái quát chung

II. Tình hình hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam.

1. Một số khái niệm đáng chú ý

2. Điểm lại hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam trong 20 năm qua.

3. Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những

năm gần đây (2007 – 2008).

4. Một vài ý kiến so sánh

III. Tác động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế

Việt Nam hiện nay.

IV.Kết luận.

Nhóm 5 Trang 2

Page 3: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. Khái quát chung:

Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 51% nguồn tài chính nước ngoài của

các nước đang phát triển năm 2006 và là nguồn tài chính nước ngoài lớn nhất kể từ năm

1994 cho công cuộc phát triển của các quốc gia này. Tại Việt Nam, FDI đã đóng góp rất

lớn cho quá trình phát triển kinh tế: tỷ lệ vốn đầu tư hiện chiếm khoảng 20% tổng số vốn

đầu tư quốc gia hàng năm, gần ¼ tổng doanh thu với mức tăng trưởng trung bình năm

30% , và 60% kim ngạch xuất khẩu.

Không còn nghi ngờ gì nữa từ hai thập niên qua, những kết quả của FDI là một

trong những nhân tố hàng đầu đã đưa đất nước ta thoát ra khỏi tình trạng kinh tế suy thoái

– hệ quả của thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Việc xem xét thành quả thực hiện của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

của Việt Nam cũng cần được đặt trong mối tương quan với các khu vực khác như khu

vực kinh tế nhà nước. khu vực kinh tế tư nhân… để biết được hiệu quả cũng như sự tác

động., ảnh hưởng của khu vực kinh tế này.

Trong bài báo cáo thuyết trình này, với tầm nhìn và kiến thức hạn hẹp, nhóm

thực hiện không có tham vọng đánh giá tổng thể về kết quả của khu vực kinh tế đầu tư

trực tiếp nước ngoài mà chỉ dừng lại ở những phác thảo ban đầu, không tránh khỏi sự hời

hợt và những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý thảo luận bổ sung của

các bạn .

* Mục tiêu:

- Khát quát tình hình hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam.

- Tìm hiểu những đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với

nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

II. Tình hình hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại Việt Nam.

Nhóm 5 Trang 3

Page 4: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------1. Một số khái niệm cần chú ý- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được hiểu là “việc nhà đầu tư nước ngoài đưa

vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư

theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài {Luật đầu tư nước ngoài, điều 2, khoản 1}.

Do đó, khái niệm Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là khu vực

mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào VN để tiến hành các hoạt động đầu tư tại các lĩnh

vực và địa bàn khác nhau.

2. Điểm lại hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam trong 20 năm qua (1988 – 2007).

Cùng với chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” toàn diện

của Đảng, Luật Đầu tư nước ngoài  tại Việt Nam đã ra đời năm 1987, tạo môi trường

pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Với việc coi khu vực

kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế,

sau 20 năm thu hút đầu tư (1988-2007), VN đã gặt hái được những thành công ngoài

mong đợi: đóng góp nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP, tạo công ăn

việc làm. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép

đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã

hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với

tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD

3. Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong

những năm gần đây (2007 – 2008).

- Năm 2007, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tổng vốn thực

hiện đạt hơn 8 tỷ USD (trong đó dầu khí đạt 2,89 tỷ USD), vượt 4 tỷ USD so với báo cáo

ban đầu (4,6 tỷ USD). Trong 8 tháng đầu năm, khu vực kinh tế này đạt 22,7 tỷ USD

doanh thu, nộp ngân sách trên 1 tỷ USD.

Nhóm 5 Trang 4

Page 5: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trong 8 tháng đầu năm 2008, ước các doanh nghiệp ĐTNN đã góp vốn đầu tư

thực hiện ước đạt 8 tỷ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, bên Việt

Nam chiếm từ 10-12%.

- Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 8

tháng đầu năm 2008 ước đạt 30,4 tỷ USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước; trong

đó giá trị xuất khẩu ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 28,0% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt

19,2 tỷ USD, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách ước đạt 1,4 tỷ USD,

tăng 33,5% so với cùng kỳ.

- Trong 8 tháng đầu năm 2008, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài thu hút thêm khoảng 18.000 lao động.

4. Một vài ý kiến so sánh

- Nhìn lại kết quả hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam trong giai đoạn 1991 – 2007, có thể khu vực kinh tế này góp một phần đáng kể đối

với sự phát triển kinh tế đất nước:

Giai đoạn Tăng GDP(%)

Hệ số ICOR

Tăng việc làm(%)

Tăng xuất khẩu(%)

FDI/GDP (%)

Việt Nam 1991-2007

7,6 3,5 2,4 20,1 5,9

Nguồn: Tính toán từ Cơ sở dữ liệu chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới, ngoại trừ số

liệu tăng trưởng việc làm lấy từ ADB và ICOR từ Thống kế tài chính quốc tế của IMF

- Báo cáo “Khu vực Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo” của CIEM, Trung tâm

Thông tin và dự báo Bộ Kế hoạch Đầu tư cùng bản tham luận “Vai trò chủ đạo của kinh

tế nhà nước” do tiến sĩ Nguyễn Quang A đọc tại Hội thảo mùa hè 2008 tại Nha Trang đưa

ra nhiều so sánh thú vị, bất ngờ về kết quả của khu vực đầu tư nước ngoài với khu vực

kinh tế nhà nước, tư nhân. Qua đó cũng thấy được vai trò của khu vực này đối với sự

phát triển của nền kinh tế.

Về vốn lao động:Theo Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, tổng lượng vốn đầu tư toàn

xã hội năm 2007 theo giá thực tế đạt 461,9 nghìn tỉ đồng. Trong đó, khu vực có vốn đầu

Nhóm 5 Trang 5

Page 6: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------tư trực tiếp nước ngoài chiếm 74,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 16%, khu vực ngoài nhà nước là

187,8 nghìn tỉ đồng chiếm 40,7%, khu vực Nhà nước là 200 nghìn tỉ đồng, chiếm 43,3%.

Số vốn huy động hàng năm chiếm tỉ trọng cao trong GDP nhưng chủ yếu trong khu vực

nhà nước. Tuy nhiên, tỉ lệ đóng góp vào GDP của khu vực nhà nước lại không cân xứng,

chỉ chiếm 37-39%

Về vốn kinh doanh:

Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) tổng số vốn

kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian qua.Tổng số vốn

năm 2006 là 3062,7 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Về thành phần kinh

tế, trong cùng thời gian số vốn của Doanh nghiệp nhà nước đã tăng 2,4 lần (từ khoảng

670 ngàn tỉ đồng lên 1601 ngàn tỉ đồng), số vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài tăng lên khoảng 2,6 lần, từ khoảng 229,8 lên 604,6 ngàn tỉ đồng.

Về tài sản cố định

Trong thời gian 2000 -2004, giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài tăng 2,3 lần, của doanh nghiệp nhà nước tăng 3,53 lần

Bảng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp (ngàn tỉ đồng)

2000 2001 2002 2003 2004Tổng số 411.7 476.5 774.6 925.4 1448.7DNNN 229.9 261.1 360.0 486.6 811.7Tư nhân trong nước 33.9 51.1 147.2 196.2 299.6FDI 147.9 162.3 237.4 269.6 337.4Gía trị tăng thêm hằng nămTổng số 64.8 268.1 180.8 523.3DNNN 31.2 98.9 126.6 325.1Tư nhân trong nước 17.2 96.1 49.0 103.4FDI 14.4 75.1 32.2 67.8(Nguồn: Báo cáo CIEM)

Về đóng góp cho GDP

Nhóm 5 Trang 6

Page 7: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trong thời gian từ 2000 – 2004, đóng góp GDP của khu vực FDI tăng 1,28%, khu vực

nhà nước tăng 1,02%.

Bảng tỉ lệ đóng góp vào GDP (%)Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006Khu vực kinh tê nhà nước 38,52 38,40 39,38 39,08 39,10 38,40 37,32Khu vực kinh tế tư nhân 48,20 47,84 47,86 46,45 45,77 45,61 45,66Khu vực kinh tế FDI 13,27 13,76 13,76 14,47 15,13 15,99 17,02Nguồn: Báo cáo của CIEM

Về tạo công ăn việc làm:

Năm 2006, tổng số lao động việc làm tại các doanh nghiệp là 6722,2 nghìn người, tăng

3184,7 nghìn người so với năm 2000. Trong đó, doanh nghiệp FDI tăng thêm 1037,7

nghìn người, doanh nghiệp tư nhân tăng lên 2329 nghìn, doanh nghiệp nhà nước giảm

181,5 nghìn người.

Bảng lao động của các doanh nghiệp:

Đơn vị 2000 2003 2004 2005 2006Tổng số lao động Nghìn

người.3537,5 3933,3 5770,7 6237,4 6722,2

DNNN nt 2088,5 2114,3 2250,4 2037,7 1907,0Tư nhân trong nước nt 1040,9 1329,7 2475,4 2979,1 3369,9FDI nt 407,6 489,3 1044,9 1220,6 1445,3Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100DNNN 59,1 53,8 39 32,7 28,4Tư nhân trong nước 29,4 33,8 42,9 47,8 50,1FDI 11,5 12,4 18,1 19,5 21,5

Số lao động tăng thêm hàng năm

Nghìn người

395,8 1837,4 466,7 484,8

DNNN 25,8 136,1 -212,7 -130,7Tư nhân trong nước 288,8 1145,7 503,7 390,8FDI 81,7 555,6 175,7 224,7Nguồn: Báo cáo của CIEM

Rõ ràng, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực tư nhân sử dụng ít nguồn

lực, hơn và phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh chưa thật bình đẳng, bị chèn ép

nhưng vẫn tạo ra kết quả và thành tích cao hơn nhiều so với khu vực kinh tế nhà nước.

Nhóm 5 Trang 7

Page 8: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------III. Đánh giá hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với

nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

1. Đóng góp tích cực đối với nền kinh tế

Theo nhận định chung, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp

phần đáng kể vào quá trình phát triền kinh tế đất nước, ngày càng khẳng định vai trò quan

trọng của mình trong nền kinh tế, có tác động trên nhiều phương diện đối với sự phát

triển của nền kinh tế:

1.1. Tạo ra nguồn vốn bổ xung quan trọng vào tổng nguồn vốn đầu tư xã hội

đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và  tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16% trong tổng vốn

đầu tư xã hội, đóng góp trên 17% GDP.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất

nước. GDP tăng liên tục qua các,trong đó:

- 5 năm 2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt 7,5%

- Năm 2006 đạt 8,17%

- Năm 2007 đạt 8,48%

 1.2. Nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp:

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp

mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông

tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông

sản thực phẩm, da giày, dệt may.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ

thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện

đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ.

1.3. Đổi mới công nghệ

Nhóm 5 Trang 8

Page 9: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đi cùng với những dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là các công nghệ tiên

tiến được chuyển giao vào Việt Nam. Nhờ đó đã phát triển một số ngành kinh tế quan

trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo

điện tử, tin học, ô tô, xe máy...

 Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong

khu vực.  

1.4. Đóng góp đáng kể vào ngân sách và các cân đối vĩ mô:

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài tại

Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế này vào ngân sách ngày càng tăng. Trong 5

năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp ĐTNN đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng

bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007  khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã nộp

ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. 8 tháng đầu năm 2008,

nộp ngân sách 1.4 tỷ USD.

 Bên cạnh đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến

các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân

thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại

tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu...

     1.5. Tăng kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia

tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2000, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài đạt chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu cả nước, năm 2003 chiếm

31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong

các năm 2005, 2006 và 2007.

1.6. Góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một

bộ phận dân cư, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực:

Nhóm 5 Trang 9

Page 10: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tính riêng 8 tháng đầu năm 2008, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu

hút thêm khoảng 18.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực kinh tế này tính

đến thời điểm này là 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác.

Theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động

gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội,

tạo thu nhập ổn định, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư.

Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công

nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ

thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học

hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương

thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị

trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các

doanh nghiệp này đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài trong đảm nhiệm các vị trí

quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.

2. Tác động tiêu cực.

Mặc dù khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều đóng góp tích cực

cho nền kinh tế hiện nay nhưng khu vực kinh tế này cũng mang lại những tác động tiêu

cực:

2.1. Ô nhiễm môi trường.

Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không tuân thủ các tiêu

chuẩn môi trường Việt Nam, không lắp đặt thiết bị xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn, tự ý

xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với

nguồn nước và sức khỏe của người dân ở khu vực xung quanh. Sử lý vấn đề ô nhiễm và

chăm sóc y tế cho người dân sống trong khu vực bị ô nhiễm tạo gánh nặng cho nền kinh

tế. Nhà máy Vedan với dòng sông Thị Vải là một minh chứng cụ thể.

Nhóm 5 Trang 10

Page 11: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------2.2. Tăng thất nghiệp ở nông thôn, người dân ồ ạt ra thành phố tìm việc.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm

để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không,

các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án nhất, đất nông nghiệp bị san lấp làm khu

công nghiệp. Trong giai đoạn 2002 – 2007, mỗi năm vùng đồng bằng Sông Hồng mất

7.500 ha đất/ năm, đã có khoảng 2 triệu hộ gia đình bị thu hồi đất. 20% lao động ở nông

thôn bị thất nghiệp, họ ồ ạt ra thành phố kiếm việc làm tạo sự quá tải cho các đô thị lớn

như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, các tỉnh miền núi nơi đất nông nghiệp không nhiều vẫn chưa được

các nhà đầu tư quan tâm.

III. Kết luận.

- Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế

Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, những đóng góp của khu vực này đôi với nền

kinh tế hiện nay rõ ràng là vô cùng to lớn. Nó minh chứng hùng hồn cho sự hội nhập sâu

rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Mặc dù trong quá trình thực hiện,

khu vực kinh tế FDI gặp một số khó khăn và hạn chế nhất định, song về cơ bản khu vực

kinh tế này đã mang lại nhiều thành công cho nền kinh tế Việt Nam, đem lại nhiều lợi

nhuận, doanh thu, việc làm và các yếu tố văn hóa xã hội khác.

- Kết quả của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là những tiền đề quan

trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện dại hóa ở Việt Nam,Những thành tựu và đóng

góp đạt được sẽ là động lực mạnh mẽ giúp khu vực này tiếp tục phát triển, đứng vững,

vượt qua những thách thức hiện nay và phát huy vai trò to lớn hơn nữa đối với nền kinh

tế Việt Nam.

- Những phân tích ở trên đã chỉ cho chúng ta thấy những đóng góp của khu vực kinh

tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam. Là khu vực có tốc độ tăng

trưởng năng động nhất, là một trong những nhân tố quan trọng giúp kinh tế Việt nam

thoát khỏi khủng hoảng thời kỳ trước, và hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập thực sự vào

Nhóm 5 Trang 11

Page 12: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------nền kinh tế thế giới, và nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, vai trò

đó càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

- Từ những kết quả phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh

nghiệm quý giá để từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, bao gồm cả hành động của chính

phủ, bản thân các doanh nghiệp thuộc khu vực FDI, để làm sao khu vực FDI đóng góp

hiệu quả hơn nữa vào sự phát triển nền kinh tế đất nước.

+ Nhà nước: Sự chỉ đạo điều hành của nhà nước, chính phủ, các bộ ngành có liên

quan trong việc thu hút, định hướng và tạo môi trường phát triển thuận lợi cho khu vực

FDI là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, bao gồm việc hoàn thiện hệ thống

chính sách pháp luật, loại bỏ các điều kiện quy định không phù hợp khi Việt Nam đã gia

nhập WTO, đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thủ

tục hành chính, nâng cao trình độ người lao động...làm sao hài hòa giữa lợi ích quốc gia,

lợi ích dân tộc và lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì mục tiêu hàng đầu của đất

nước là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của các nhà đầu tư là lợi nhuận.

+ Doanh nghiệp: Tận dụng nguồn vốn, sử dụng có hiệu quả. Tiếp thu các công

nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất, học hỏi cách quản lý và tận dụng mọi cơ hội đảo

tạo để nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Nhóm 5 Trang 12

Page 13: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhóm 5 Trang 13

Page 14: Tieu Luan Nhom 5

Kết quả hoạt động của khu vực có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 20 Năm Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988 - 2007), theo

http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=237&aID=507

2. Luật đầu tư nước ngoài của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3. Nguyến Quang A, Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, Viện IDS, bài tại Hội thảo

hè tháng 7/2008 tại Nha Trang.

4. Tính toán từ Cơ sở dữ liệu chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới, ngoại trừ

số liệu tăng trưởng việc làm lấy từ ADB và ICOR từ Thống kế tài chính quốc tế của IMF

5. Tư liệu trên web site: Bộ kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, báo Thời báo kinh tế Sài gòn,

Thời báo Kinh tế Việt Nam, Bộ công thương…

Nhóm 5 Trang 14