25
Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang LỜI MỞ ĐẦU Thuế là một bộ phận của của cải xã hội được tập trung vào quỹ NSNN. Nhà nước sử dụng ngân sách Nhà nước để tạo hành lang và môi trường cho sự phát triển kinh tế xã hội, duy trì bộ máy quản lý Nhà nước, tổ chức an ninh quốc phòng, ngoại giao, xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế xã hội cũng như giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy, thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Quản lý thuế có vai trò đảm bảo cho chính sách thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Để mở rộng nhiều nguồn thu ngân sách Nhà nước đòi hỏi sự phối hợp giữa ngành Thuế cùng các cấp chính quyền, các ngành có liên quan phải có biện pháp tăng cường giám sát quản lý thuế nhằm nắm chắc và thu triệt để các nguồn thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước. Qua thời gian được tham gia dự lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, tôi đã hiểu biết được nhiều kiến thức bổ ích, hiểu biết được những kiến thức 1

Tieu Luan QLNN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

LỜI MỞ ĐẦU

Thuế là một bộ phận của của cải xã hội được tập trung vào quỹ NSNN. Nhà

nước sử dụng ngân sách Nhà nước để tạo hành lang và môi trường cho sự phát

triển kinh tế xã hội, duy trì bộ máy quản lý Nhà nước, tổ chức an ninh quốc phòng,

ngoại giao, xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế xã hội cũng như giải quyết các vấn

đề xã hội. Do vậy, thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.

Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế

nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà

nước theo quy định của pháp luật. Quản lý thuế có vai trò đảm bảo cho chính sách

thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội.

Để mở rộng nhiều nguồn thu ngân sách Nhà nước đòi hỏi sự phối hợp giữa

ngành Thuế cùng các cấp chính quyền, các ngành có liên quan phải có biện pháp

tăng cường giám sát quản lý thuế nhằm nắm chắc và thu triệt để các nguồn thu,

chống thất thu ngân sách Nhà nước.

Qua thời gian được tham gia dự lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính

Nhà nước, tôi đã hiểu biết được nhiều kiến thức bổ ích, hiểu biết được những kiến

thức về quản lý hành chính Nhà nước. Mặc dù trình độ và nhận thức còn nhiều hạn

chế, trong khuôn khổ bài tiểu luận này tôi xin được viết về một vụ việc và xử lý cụ

thể hành vi vi phạm của một hộ sản xuất kinh doanh không nộp thuế khoán ổn

định trên địa bàn phường Đồng Kỵ.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ còn hạn chế nên nội dung trình bày

không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được các thầy, cô giáo chỉ bảo, góp ý

kiến cho tôi để bài tiểu luận này của tôi được hoàn chỉnh hơn.

1

Page 2: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1. Mô tả tình huống

Do đặc điểm làng nghề các hộ kinh doanh không ra đăng kí kê khai thuế, Cơ

quan thuế đã phối hợp với UBND thị xã Từ Sơn – các hộ kinh doanh khi ra làm

đăng kí kinh doanh phải có biên lai thuế của Cơ quan thuế thì Phòng một cửa của

UBND mới tiếp nhận hồ sơ làm đăng kí kinh doanh.

Tháng 7/2009 tại Đội thuế số 4 - Chi cục thuế Thị xã Từ Sơn ông Nguyễn

Văn A, địa chỉ Xóm Tân Thành, Phường Đồng Kỵ, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

đến kê khai đăng kí thuế để làm đăng kí kinh doanh. Cán bộ thuế đã cung cấp tờ

khai Thuế Môn bài (Mẫu số 01/MBAI) và thuế GTGT (Mẫu số 01/THKH) và yêu

cầu hộ kinh doanh tự kê khai. Cụ thể:

Người nộp thuế: Nguyễn Văn A

Địa chỉ: Khu phố Tân Thành, phường Đồng Kỵ, TX Từ Sơn, Bắc Ninh.

Vốn đăng kí kinh doanh: 50.000.000 đồng.

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh đồ gỗ.

Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: 01/7/2009.

Căn cứ tờ khai Thuế Môn bài (Mẫu số 01/MBAI) số thuế Môn bài phải nộp

là 300.000 đồng/năm và thuế GTGT (Mẫu số 01/THKH) tháng 7/2009 của hộ kinh

doanh Nguyễn Văn A tự kê khai dự kiến doanh thu bình quân 1 tháng là 4.000.000

đồng.

Chi cục thuế Thị xã Từ Sơn đã chỉ đạo Đội Kê khai - Dự toán phối hợp cùng

Đội thuế Liên xã, Hội đồng tư vấn thuế phường Đồng Kỵ điều tra doanh thu thực

tế để làm căn cứ ấn định thuế. Căn cứ kết quả điều tra bộ phận xử lý dữ liệu của

Chi cục thuế đã tính ra mức thuế ấn định phải nộp của hộ kinh doanh Nguyễn Văn

A là:

2

Page 3: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

- Doanh thu bình quân tháng: 4.000.000 đồng

- Thuế GTGT: 4.000.000 đ x 25% x 10% = 100.000 đồng

Tổng cộng là : 100.000 đồng

Sau khi cán bộ thuế làm phát sinh tăng hộ kinh doanh Nguyễn Văn A, đưa

vào quản lý sổ bộ thuế tháng 7/2009 của phường Đồng Kỵ đã được duyệt, Chi cục

thuế Thị xã Từ Sơn ra quyết định ổn định thuế đến hết tháng 12/2009 trong đó có

hộ kinh doanh Nguyễn Văn A. Đồng thời phát hành thông báo thuế ổn đinh 6

tháng cuối năm cho hộ kinh doanh Nguyễn Văn A là:

- Thuế GTGT: 100.000 đ x 6 tháng = 600.000 đồng

Cộng: 600.000 đồng

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn A đã nộp liền 6 tháng thuế ổn định đúng hạn vào

ngân sách nhà nước.

Cuối tháng 12/2009 đã hết kỳ ổn định thuế. Chi cục thuế Thị xã Từ Sơn chỉ

đạo Đội thuế Liên phường xã phát tờ khai để các hộ kinh doanh kê khai lại doanh

thu tính thuế, và khảo sát lại doanh thu để điều chỉnh mức thuế cho phù hợp. Hộ

kinh doanh Nguyễn Văn A đã không kê khai lại doanh thu của mình. Cán bộ thuế

liên phường xã đã phối hợp với UBND phường đến yêu cầu hộ kinh doanh kê khai

doanh thu nhưng hộ kinh doanh vẫn không kê khai. Nhưng căn cứ vào kết quả

phân loại hộ kinh doanh và kết quả điều tra điển hình của Đội thuế Liên xã (Phối

hợp với Đội Kê khai - Dự toán, Hội đồng tư vấn thuế phường). Theo quy định của

các Luật thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế của đội thuế Liên xã, Đội Kê

khai - Dự toán ấn định doanh thu của hộ kinh doanh Nguyễn Văn A là 8.000.000

đ/ tháng, mức thuế phải nộp là: 200.000 đ/tháng.

Ngày 20/01/2010 Chi cục thuế thị xã Từ Sơn phát hành thông báo thuế ổn

định cả năm cho hộ kinh doanh Nguyễn Văn A cụ thể:

Số thuế Môn bài phải nộp năm 2010 là 300.000 đồng

3

Page 4: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

Thuế GTGT phải nộp năm 2010 là 200.000 x 12 tháng = 2.400.000 đồng

Hạn cuối cùng phải nộp chậm nhất ngày 30 tháng 01 năm 2010.

Liên tiếp trong tháng 1 và tháng 2 hộ kinh doanh Nguyễn Văn A không chấp

hành nghĩa vụ nộp thuế. Cán bộ trực tiếp quản lý hộ kinh doanh Nguyễn Văn A

đến đôn đốc, giải thích, yêu cầu hộ kinh doanh nộp thuế nhưng vẫn không được.

Ngày 15/3/2010 Đội trưởng đội thuế liên phường xã phối hợp với cán bộ

UBND phường đến đôn đốc thu thuế nhưng không được và Lập biên bản làm việc

về việc hộ kinh doanh Nguyễn Văn A không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế với nhà

nước. Yêu cầu hộ kinh doanh chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nếu vẫn không chấp

hành sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật thuế. Đồng thời báo cáo về Chi cục

thuế tình hình nợ đọng tiền thuế của hộ kinh doanh Nguyễn Văn A.

2. Mục tiêu xử lý:

Qua xem xét sự việc trên đã nảy sinh ra những vấn đề cần phải giải quyết đó

là:

* Việc ấn định doanh thu, mức thuế của Đội thuế Liên phường xã đối với hộ

kinh doanh là đúng hay sai?

* Cán bộ quản lý trực tiếp, Đội thuế Liên phường xã đã làm đúng chức

năng nhiệm vụ của mình chưa ?

* Hướng giải quyết như thế nào là hợp lý ?

II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

* Thứ nhất: Cán bộ thuế yêu cầu hộ kinh doanh kê khai thuế năm 2010

nhưng hộ kinh doanh không kê khai:

- Do quy chế phối hợp giữa Chi cục thuế với UBND thị xã Từ Sơn, hộ kinh

doanh bắt buộc phải ra kê khai thuế và có biên lai thuế kẹp bộ hồ sơ xin làm đăng

kí kinh doanh.

4

Page 5: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

- Hộ kinh doanh giải thích việc sản xuất kinh doanh đồ gỗ của hộ kinh

doanh chủ yếu là tự sản xuất, không ổn định, chủ yếu là lấy công làm lãi. Nên việc

tạo doanh thu trong kinh doanh mang tính chất không thường xuyên. Điều này

không thể xảy ra vì mức doanh thu theo điều tra thực tế của các hộ kinh doanh trên

địa bàn là rất cao. Bên cạnh đó theo báo cáo của cán bộ quản lý trực tiếp mức độ

và quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh Nguyễn Văn A tăng lên khá nhanh.

- Sự hiểu biết, nắm bắt pháp luật về thuế của hộ kinh doanh còn hạn chế dù

cán bộ thuế đã giải thích, tuyên truyền nhưng hộ kinh doanh vẫn trây ỳ không nộp

thuế, không kê khai đăng ký thuế khiến cán bộ thuế gặp khó khăn trong công tác

thu thuế.

- Hộ kinh doanh không hợp tác với chính quyền địa phương và những cán

bộ trực tiếp thu thuế tại địa bàn.

* Thứ hai: Việc ấn định doanh thu tính thuế và xử phạt vi phạm hành chính

của Đội thuế Liên xã là đúng hay sai?

Căn cứ vào Quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ban

hành kèm theo quyết định số: 1201/TCT/QĐ/TCCB ngày 26/07/2004 của Tổng

cục trưởng Tổng cục thuế.

Sau khi phát tờ khai Thuế Môn bài (Mẫu số 01/MBAI) và thuế GTGT (Mẫu

số 01/THKH) cho các hộ kinh doanh tự kê khai. Đội thuế Liên xã đã phối hợp với

Đội Kê khai - Dự toán, Hội đồng tư vấn thuế phường Đồng Kỵ lựa chọn cho từng

ngành nghề, mỗi loại hộ kinh doanh để tiến hành điều tra điển hình để trực tiếp

điều tra doanh thu thực tế để làm căn cứ ấn định doanh thu, tính thuế đối với hộ

kinh doanh không nộp tờ khai hoặc kê khai không trung thực.

Theo quy định của các Luật thuế căn cứ ấn định doanh thu là tài liệu điều tra

của cơ quan thuế hoặc doanh thu của các hộ kinh doanh có cùng ngành nghề, cùng

quy mô kinh doanh.

5

Page 6: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

Căn cứ theo khoản b,c điểm 1 mục I phần B Quyết định số 1201/TCT/QĐ -

TCCB ngày 26/07/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế Về việc ban hành quy

trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, điều tra doanh thu thực tế và

Dự kiến doanh thu tính thuế của từng hộ kinh doanh được tiến hành như sau:

- Đội thuế chọn một số hộ kinh doanh đại diện cho các ngành nghề, quy mô

kinh doanh để điều tra điển hình làm căn cứ đánh giá tính chính xác của các tờ

khai do hộ kinh doanh tự kê khai và làm căn cứ để hiệp thương với hộ kinh doanh

kê khai doanh thu không đúng hoặc ấn định thuế đối với những hộ kinh doanh

không kê khai, không nộp tờ khai.

- Kết quả điều tra doanh thu thực tế phải được lập thành biên bản có ký xác

nhận giữa đại diện đoàn kiểm tra và chủ hộ kinh doanh, nếu chủ hộ kinh doanh

không ký thì phải có xác nhận của các thành viên đoàn kiểm tra và người chứng

kiến (nếu có).

- Kết quả điều tra doanh thu thực tế được phản ánh theo mẫu số 04/HKD.

- Căn cứ vào tờ khai doanh thu của hộ kinh doanh, căn cứ vào kết quả điều

tra doanh thu thực tế, Đội thuế lập danh sách hộ kinh doanh, dự kiến doanh thu

của từng hộ kinh doanh theo mẫu số 05/HKD đưa ra trao đổi thống nhất trong đội

thuế.

- Đội thuế phải niêm yết công khai doanh thu dự kiến đã thống nhất của

từng hộ tại địa điểm thích hợp (Trụ sở UBND phường, xã, Trụ sở Đội thuế) và

thông báo công khai địa điểm niêm yết để hộ kinh doanh biết và tham gia ý kiến,

thời gian niêm yết công khai chậm nhất hết ngày 30 của tháng cuối kỳ ổn định

hoặc ngày 25 của tháng bắt đầu kinh doanh. Trong thời gian niêm yết công khai,

Đội thuế cử cán bộ tiếp xúc và giải thích những thắc mắc của hộ kinh doanh. Sau

khi đã công khai, căn cứ ý kiến đóng góp của đại diện hộ kinh doanh Đội thuế điều

chỉnh lại những trường hợp bất hợp lý nếu thấy cần thiết.

6

Page 7: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

- Doanh thu dự kiến của từng hộ kinh doanh sau khi điều chỉnh (nếu có) Đội

thuế chuyển Hội đồng tư vấn thuế tham gia và có ý kiến xác nhận. Trường hợp

Hội đồng tư vấn thuế không thống nhất thì Đội thuế giải trình, nếu Hội đồng tư

vấn thuế vẫn không chấp thuận thì Đội thuế tập hợp báo cáo lãnh đạo Chi cục thuế

quyết định.

- Sau khi thực hiện các bước nêu trên Đội thuế tổng hợp kết quả doanh thu

dự kiến báo cáo lãnh đạo Chi cục để làm căn cứ tính thuế.

Trong quá trình thu thuế Đội thuế đã cử cán bộ thường xuyên đôn đốc, vận

động hộ kinh doanh Nguyễn Văn A chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Quá thời hạn

nộp thuế, Đội thuế đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và Xử phạt theo

đúng trình tự và thẩm quyền quy định tại Nghị định số 98/2007/NĐ - CP ngày

07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng

chế thi hành quyết định hành chính thuế; Thông tư số 61/2007/TT - BTC ngày

14/06/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế

và các quy định tại Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN hiện hành. Tuy mức phạt

chậm nộp không lớn nhưng nó có tác dụng răn đe, nhắc nhở người nộp thuế phải

chấp hành nghĩa vụ của mình trong khi chờ giải quyết khiếu nại, thắc mắc.

Như vậy, hộ kinh doanh Nguyễn Văn A đã không thực hiện nghĩa vụ thuế

với Nhà nước, không những làm giảm nguồn thu cho ngân sách thị xã mà còn làm

ảnh hưởng đến sự công bằng, bình đẳng giữa các hộ kinh doanh trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Đội thuế liên phường xã đã không thực hiện đúng hoàn toàn

theo quy trình quản lý thuế của ngành, danh sách hộ kinh doanh không được niêm

yết công khai theo quy định. Cán bộ quản lý trực tiếp còn thiếu tinh thần trách

nhiệm trong việc quản lý địa bàn.

Việc tuyên truyền giải thích chế độ chính sách thuế cho các hộ kinh doanh

chưa đầy đủ nên đã dẫn đến tình trạng vi phạm của hộ kinh doanh, ảnh hưởng đến

kết quả thu của đơn vị, giảm uy tín của ngành.

7

Page 8: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

III. CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Trường hợp vi phạm của hộ kinh doanh Nguyễn Văn A có thể được giải

quyết theo một trong 3 phương án sau:

a) Phương án 1:

Đề nghị UBND thị xã thu hồi giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, đình

chỉ sản xuất kinh doanh khi nào hộ kinh doanh Nguyễn Văn A chấp hành nghĩa vụ

thuế với nhà nước mới cho phép tiếp tục kinh doanh.

* Thực hiện phương án này có ưu điểm: Bắt buộc đối tượng kinh doanh

phải chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Tính nghiêm minh và pháp chế của pháp luật

được thực thi.

* Nhược điểm: Trước hộ kinh doanh Nguyễn Văn A đã nộp thuế đầy đủ,

nay do thiếu hiểu biết về pháp luật thuế, sự hướng dẫn giải thích của cán bộ quản

lý trực tiếp chưa tốt. Áp dụng biện pháp này dễ dẫn đến việc lạm dụng quyền lực

của nhà nước.

Ngoài ra, nếu thu hồi Đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh Nguyễn Văn A

vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh gây

ảnh hưởng tiêu cực các hộ kinh doanh khác, tạo kẽ hở trong công tác quản lý.

b) Phương án 2:

Thành lập một đội cưỡng chế thu nợ thuế. Nếu hộ kinh doanh không nộp

thuế, cơ quan thuế sẽ phối hợp với UBND phường, công an phường bắt giữ hàng

hóa, phát mại số hàng hoá đó để thu đủ số tiền thuế nợ đọng nộp vào ngân sách

nhà nước.

* Ưu điểm của phương án này là: Thu đủ số tiền thuế, tiền phạt cho ngân

sách nhà nước. Nó thể hiện tính quyền lực, tính cưỡng chế pháp lý cao hơn. Đồng

8

Page 9: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

thời, có tác dụng giáo dục răn đe những đối tượng khác trong việc thực hiện nghĩa

vụ nộp thuế.

* Nhược điểm: Thực hiện phương án này tốn rất nhiều thời gian và trình tự

xử lý rất phức tạp, chi phí tốn kém như: chi phí tổ chức lực lượng cưỡng chế, chi

phí vận chuyển, tổ chức bán đấu giá...

c) Phương án 3:

Tuyên truyền vận động kết hợp với hướng dẫn chế độ, chính sách thuế để hộ

kinh doanh hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động kinh doanh. Từ

đó tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.

* Ưu điểm: Đảm bảo thi hành các luật thuế được nghiêm chỉnh, đúng chính

sách, thu đúng, thu kịp thời cho NSNN. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh

doanh yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh công khai dân chủ trong

việc xác định doanh thu, mức thuế của các hộ kinh doanh, đảm bảo công bằng xã

hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

* Nhược điểm: Đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ cao, nắm vững Luật thuế, các chế độ chính sách thuế, chế độ kế toán, quy trình

nghiệp vụ về công tác quản lý thu thuế. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng

dẫn các hộ kinh doanh trong việc kê khai nộp thuế.

Từ việc phân tích ưu, nhược điểm của các phương án trên và đặc thù riêng

của làng nghề, chúng tôi đã lựa chọn phương án 2.

IV. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

Sau khi đã lựa chọn phương án giải quyết, Chi cục thuế thị xã Từ Sơn yêu

cầu cán bộ quản lý trực tiếp hộ kinh doanh kiểm tra tình hình xuất hàng hóa của hộ

kinh doanh.

Khi hộ kinh doanh xếp hàng lên xe báo cho Chi cục thuế phối hợp với Công

an giao thông thị xã đến kiểm tra chứng từ, hóa đơn xác minh hàng hóa và yêu cầu

9

Page 10: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

hộ kinh doanh về trụ sở của cơ quan thuế làm việc. Đồng chí Đội trưởng Đội quản

lý nợ của Chi cục đã giải thích rõ quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh

cá thể; cơ sở của việc ấn định thuế; phương pháp xác định doanh thu; cách tính

thuế theo phương pháp trực tiếp đối với hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực

hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ; các quy định về xử phạt

hành chính trong lĩnh vực thuế ...

Sau khi giải thích chế độ chính sách, quy trình nghiệp vụ cho hộ kinh

doanh, Chúng tôi yêu cầu hộ kinh doanh Nguyễn Văn A cung cấp các thông tin

xuất xứ lô hàng, hóa đơn mua bán hàng hóa. Hộ kinh doanh đã thừa nhận là không

có hóa đơn đỏ cũng như bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến số hàng hóa đó. Và chấp

nhận nộp thuế theo mức thuế mà cơ quan thuế đã ấn định 200.000 đồng/tháng.

Hiện nay hộ kinh doanh Nguyễn Văn A đã chấp hành tốt việc kê khai nộp

thuế và đã yêu cầu cơ quan thuế cho lĩnh Hóa đơn bán hàng thông thường thuận

tiện khi xuất hàng hóa đi sang các địa bàn khác.

Tuy nhiên, việc mua, bán hàng phải xuất hoá đơn chưa trở thành ý thức phổ

biến của mọi người bán và người mua hàng hoá, dịch vụ. Chỉ khi vận chuyển hàng

hóa ra khỏi địa bàn thì hộ kinh doanh mới xuất hóa đơn nhằm đối phó và mức giá

ghi trên hóa đơn rất thấp so với giá trị thực tế của hàng hóa.

Lực lượng cán bộ được biên chế của Đội thuế còn mỏng, địa bàn được phân công

quản lý với diện rộng địa bàn phức tạp, chưa có chế tài để kiếm soát chặt chẽ việc

mua bán hàng hoá phải có hoá đơn. Điều đó dễ dẫn đến kẽ hở trong quản lý để các

hộ kinh doanh lợi dụng trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Sự việc trên đây cho ta thấy bài học là thông qua công tác chuyên môn thì

mỗi cán bộ thuế phải là một tuyên truyền viên cho nhân dân về chế độ chính sách

thuế; trong công tác phải đi sâu đi sát nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đối tượng

nộp thuế, tuyên truyền giải thích để đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác thực hiện.

10

Page 11: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

Công khai, dân chủ trong công tác thu nộp thuế. Vì công tác thuế phụ thuộc cơ bản

vào 2 đối tượng người thu thuế và người nộp thuế. Nếu người nộp mà thông hiểu

chính sách thuế thì sẽ hiểu và ủng hộ việc làm của cán bộ thuế, tự giác tuân thủ

trong việc kê khai nộp thuế cũng như chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của mình đối

với nhà nước, qua đó việc quản lý thu nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước sẽ

thuận tiện và nhanh tróng hơn. Ngược lại cán bộ thuế hiểu và giải quyết kịp thời

những vướng mắc của người kinh doanh sẽ góp phần động viên người dân tin

tưởng vào chính sách thuế của nhà nước.

Để góp phần năng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với khu vực hộ

kinh tế cá thể, tăng thu cho ngân sách nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật trong

lĩnh vực thuế, tôi xin có một số kiến nghị sau:

* Về cơ chế chính sách: Đổi mới chính sách thuế theo hướng đơn giản,

minh bạch, công khai đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện giúp cho đối tượng nộp thuế

thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, người thu thuế thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý

thuế. Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế,

đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các hộ kinh doanh và giữa các hộ kinh

doanh với doanh nghiệp.

* Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về chính

sách, ý nghĩa của tiền thuế nộp vào NSNN, quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế

để các hộ sản xuất kinh doanh cá thể hiểu và biết để chấp hành nộp thuế vào Ngân

sách nhà nước.

* Đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Thường xuyên tổ chức đào tạo và đào

tạo lại cho toàn bộ cán bộ công chức ngành thuế. Nội dung đào tạo lại chủ yếu là

kiến thức về quản lý nhà nước, chính sách thuế, ứng dụng tin học, đạo đức và

phong cách ứng sử của cán bộ thuế.

11

Page 12: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

* Các cơ quan đơn vị, tổ chức sự nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức cá nhân

liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về trình tự, nội dung của Luật

thuế, chính sách pháp luật về quản lý thuế, về kê khai đăng ký nộp thuế thực hiện

nghĩa vụ tài chính với nhà nước, có các hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời

đối với các tổ chức cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật về thuế,

có thành tích trong công tác quản lý thu thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối

với nhà nước. Xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân có

hành vi vi phạm các chính sách pháp luật về thuế.

12

Page 13: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

KẾT LUẬN

Xuất phát từ một việc vi phạm của một hộ kinh doanh cá thể, với những

kiến thức được bồi dưỡng từ lớp học, tôi xin mạnh dạn nêu ra, đưa ra các phương

án, biện pháp xử lý và một số kiến nghị. Qua đó, chúng ta thấy được tầm quan

trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật thuế, các quy trình

và thủ tục kê khai, tính thuế, nộp thuế. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực

và phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc của cán bộ thuế có ảnh hưởng rất lớn

đến công tác quản lý thu thuế nói chung, quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể nói

riêng.

Việc thực thi các sắc thuế đã góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách

nhà nước. Việc quản lý động viên các đối tượng kinh tế ngoài quốc doanh thực

hiện tốt các luật thuế này không những mang ý nghĩa kinh tế rất quan trọng mà

còn tạo ra sự công bằng cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giầu

mạnh, văn minh.

Một lần nữa tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô

giáo trong thời gian học tập nghiên cứu tại lớp bồi dưỡng thêm nhiều kiến mới,

hoàn chỉnh hơn sự hiểu biết của mình./.

Tôi xin trân thành cảm ơn!

13

Page 14: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số: 85/2007/NĐ - CP ngày 25/0/5/2007 của Chính phủ, Quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

2. Nghị định số: 98/2007/NĐ - CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ, Quy

định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành

chính thuế.

3. Thông tư số: 60/2007/TT - BTC ngày 14/06/2007 của Bộ tài chính,

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành

Nghị định số 85/2007/NĐ - CP ngày 25/0/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

4. Thông tư số: 61/2007/TT- BTC ngày 14/06/2007 của Bộ tài chính,

Hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

5. Quyết định số: 1201/TCT/QĐ/TCCB ngày 26/07/2004 của Tổng cục

trưởng Tổng cục thuế Về việc ban hành quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh

doanh cá thể.

6. Nghị định số: 89/2002/NĐ - CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về in,

phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

14

Page 15: Tieu Luan QLNN

Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Hồng Giang

MỤC LỤC

Trang số

Lời mở đầu ...................................................................................................... 1

I. Nội dung tình huống .................................................................................... 2

1/ Mô tả tình huống.................................................................................... 2

2/ Mục tiêu xử lý........................................................................................ 4

II. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.............................................................. 4

III. Các phương án lựa chọn............................................................................ 8

a) Phương án 1.............................................................................................. 8

b) Phương án 2 ............................................................................................ 8

c) Phương án 3.............................................................................................. 9

IV. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án.......................................... 9

V. Một số kiến nghị ....................................................................................... 10

Kết luận............................................................................................................ 13

Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 14

15