9
TIỂU LUẬN TRIẾT Chủ đề: Tư tưởng yêu nước trong lịch sử tư tưởng phong kiến Việt Nam, giá trị và hạn chế Bài làm Lịch sử Việt Nam dài hàng nghìn năm, trong suốt chiều dài lịch sử đó dân tộc ta luôn phải đối mặt với sự xâm lăng của thế lực ngoại bang. Lịch sử Việt Nam luôn gắn liền với đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cho nên tư tưởng chủ yếu của dân tộc Việt Nam là tư tưởng yêu nước xuyên suốt lịch sử cổ, kim. Sự hình thành tư tưởng yêu nước đi đôi với sự hình thành và phát triển quốc gia dân tộc. Lịch sử Việt Nam có bao thời kì thịnh suy thì tư tưởng Việt Nam có bao thời tiến lên rồi suy thoái rồi quật khởi, lúc nào thực tế cũng chứng minh tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý nhàm chán, nó là kim chỉ nam cho hành động, là một tiêu chuẩn để nhận định đúng- sai, tốt – xấu. Vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, là tùy thuộc chúng ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy mà tất cả tổ tiên, ông cha đã góp công sức, xương máu để luyện rèn. Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người như tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào về truyền thống… Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Yêu nước cũng có quá trình phát triển cùng với lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc, theo quá trình đó thì tình cảm yêu nước có tính chất cảm tính ấy dần dần trở thành lý tính có nội dung tư tưởng, lý luận.

Tieu Luan Triet

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tieu_luan_triet

Citation preview

Page 1: Tieu Luan Triet

TIỂU LUẬN TRIẾT

Chủ đề: Tư tưởng yêu nước trong lịch sử tư tưởng phong kiến Việt Nam, giá trị và hạn chế

Bài làm

Lịch sử Việt Nam dài hàng nghìn năm, trong suốt chiều dài lịch sử đó dân tộc ta luôn phải đối mặt với sự xâm lăng của thế lực ngoại bang. Lịch sử Việt Nam luôn gắn liền với đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cho nên tư tưởng chủ yếu của dân tộc Việt Nam là tư tưởng yêu nước xuyên suốt lịch sử cổ, kim. Sự hình thành tư tưởng yêu nước đi đôi với sự hình thành và phát triển quốc gia dân tộc. Lịch sử Việt Nam có bao thời kì thịnh suy thì tư tưởng Việt Nam có bao thời tiến lên rồi suy thoái rồi quật khởi, lúc nào thực tế cũng chứng minh tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý nhàm chán, nó là kim chỉ nam cho hành động, là một tiêu chuẩn để nhận định đúng- sai, tốt – xấu. Vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, là tùy thuộc chúng ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy mà tất cả tổ tiên, ông cha đã góp công sức, xương máu để luyện rèn.

Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người như tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào về truyền thống… Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Yêu nước cũng có quá trình phát triển cùng với lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc, theo quá trình đó thì tình cảm yêu nước có tính chất cảm tính ấy dần dần trở thành lý tính có nội dung tư tưởng, lý luận.

Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng yêu nước cũng có tính giai cấp, bởi vì mỗi giai cấp biểu hiện thái độ của mình đối với Tổ quốc thông qua những lợi ích riêng vốn có của nó. Gắn liền với hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, “ tư tưởng yêu nước trở thành một bộ phận không thể tách rời của ý thức xã hội”.

Trong chuyên đề này, tôi không thể giải quyết mọi vấn đề, mà chỉ tập trung vào nội dung tư tưởng yêu nước Việt Nam trong lịch sử tư tưởng phong kiến Việt Nam, giá trị và hạn chế.

Nhận định về tư tưởng yêu nước trong lịch sử dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã viết:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán

Page 2: Tieu Luan Triet

nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”

Cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng yêu nước trong lịch sử Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa lý và đặc điểm về địa hình, tài nguyên, sinh thái thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú, đa dạng. Với vị trí và đặc điểm ấy, Việt Nam đã chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thử thách đối với con người Ở Việt Nam có sự xuất hiện sớm của quốc gia dân tộc trên cơ sở phân hoá xã hội và phân hoá giai cấp, do yêu cầu xây dựng, quản lý các công trình đê điều, thuỷ lợi và yêu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình thống nhất quốc gia. Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của ý thức dân tộc, tạo nên sự cố kết cộng đồng. Tinh thần yêu nước được thể hiện qua ý thức cộng đồng và phát triển trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Nó là sản phẩm riêng của dân tộc Việt Nam. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới trải qua chiến tranh nhiều như dân tộc ta. Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ thứ III trước công nguyên đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa kết thúc, trong hơn 22 thế kỷ, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã lên đến trên 12 thế kỷ. Độ dài thời gian, tần xuất các cuộc kháng chiến quá lớn so với nhiều nước trên thế giới, hơn nữa lại luôn ở thế nhỏ yếu chống chọi với kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp bội. Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất và niềm tự tôn dân tộc. Thời kỳ Bắc thuộc hơn nghìn năm với tất cả âm mưu đồng hoá của ngoại bang là một thử thách hết sức ác liệt đối với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đã giành lại chủ quyền đất nước, giữ được vốn văn hoá và bản sắc dân tộc, không bị đồng hoá. Trong cuộc đấu tranh ấy, sự cố kết cộng đồng dân tộc và tinh thần yêu nước càng được tôi luyện và nâng cao. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ tồn tại nền độc lập lâu dài của đất nước. Nội dung bài thơ “ Nam quốc sơn hà” đã chứng tỏ một bước phát triển cao của tinh thần yêu nước và ý thức độc lập tự chủ. Trải qua ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thư, Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh sự trưởng thành của tinh thần yêu nước với nhận thức gắn nước với dân và sức mạnh “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, nước nhà chung sức”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước”. Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát huy cao độ sức mạnh “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương manh lệ”, phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân sâu rộng. Những tổng kết trong “Bình Ngô đại cáo” cho thấy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc đã phát triển lên trình độ của chủ nghĩa yêu nước với một nhận thức mang tính hệ thống, khái quát tương đối toàn diện về sự tồn tại của đất nước và dân tộc. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam chuyển sang mô hình chế độ phong kiến trung ương tập quyền lấy Nho giáo làm nòng cốt. Từ đó, Nho giáo đã có ảnh hưởng và chi phối ngày càng sâu sắc trong triều đình và xã hội Việt Nam. Phong trào Tây Sơn (1771) nổi lên ở Đàng Trong rồi tiến ra Bắc. Phong trào đó từ một cuộc khởi nghĩa nông dân phát triển thành một phong trào dân tộc, đánh đổ các chính quyền phong kiến,

Page 3: Tieu Luan Triet

đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh và xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài.Có thể nhận định rằng: theo suốt lịch sử, tổ tiên chúng ta đã biết phát huy cao độ sức mạnh nội sinh, tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và con người Việt Nam. Nhờ đó mới có thể giữ vững nền độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước.

Tư tưởng yêu nước là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam; là lý luận và đường lối chính trị, quân sự của Nhà nước phong kiến dân tộc Việt Nam.

a. Giá trị tư tưởng yêu nước Việt Nam thời kì phong kiến được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau đây:

*Tình yêu quê hương, đất nước, con ngườiTrong ý niệm về Tổ quốc của con người Việt Nam bao giờ cũng có ý niệm về quê

hương cụ thể nơi họ sinh ra va lớn lên với bao hình ảnh thân thương: cây đa, giếng nước, sân đình, con người cụ thể trên mảnh đất đó. Tổ quốc chung, rộng lớn bao giờ cũng gắn với một cái làng riêng biệt. Trong thực tế đã hình thành lên mối quan hệ Nhà - Làng - Nước trong sự hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, trong tổ chức nhà nước, trong tư tưởng, tình cảm con người Việt Nam. Điều đó làm cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam có độ sâu sắc, mạnh mẽ và độc đáo.

Yêu nước của người dân Việt Nam là một tình yêu cụ thể, không trừu tượng, từ yêu những cảnh quan thiên nhiên nơi mảnh đất họ sinh ra, đến tình yêu Tổ quốc bao la.

Tư tưởng yêu nước gắn với thương nòi, đã sản sinh ra những hành động yêu nước rất cụ thể, hành động của chủ nghĩa anh hùng trong sản xuất, chiến đấu hình thành nên những tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người con Lạc, cháu Hồng.

* Tình cảm gắn bó, cố kết cộng đồng, hướng về dân, lấy dân làm gốc.Thực tiễn sản xuất để mưu sinh, chiến đấu bảo vệ, giữ vững độc lập dân tộc, đòi hỏi

một cách khách quan các tầng lớp dân cư phải có sự đoàn kết, cố kết với nhau tạo thành sức mạnh cộng đồng vững mạnh, sức mạnh của tất cả quần chúng nhân dân, sức mạnh ấy được ví như "nước". Nói như Nguyễn Trãi : chở thuyền cùng là dân, lật thuyền cũng là dân. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua các triều đại khác nhau, nhưng có cùng mục đích: "Việc nhân nghĩa, cốt ở yên dân", tạo nên sự bình yên của mỗi làng quê và trên toàn bộ mọi vùng của Tổ quốc. Ở Việt Nam ngoài ba mối quan hệ Vua - Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ còn có mối quan hệ thứ tư là quan hệ giữa Nước và Dân, "Nước lấy dân làm gốc".

* Ý thức bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.Nền văn hoá, văn minh Việt Nam là kết quả của quá trình lao động chinh phục thiên

nhiên, xây dựng cuộc sống, của các cuộc đấu tranh chống xâm lược, chống sự đổng hoá của các thế lực bên ngoài đối với dân tộc Việt Nam.

Ý niệm về lịch sử và văn hoá chung giữ vai trò rất quan trọng trong nhận thức và tình cảm yêu nước (huyền thoại, truyền thuyết, truyện lịch sử, lễ hội dân gian).

Quan niệm bảo vệ văn hoá dân tộc chủ yếu là bảo vệ bản lĩnh, bản sắc dân tộc gắn với độc lập, chủ quyền quốc gia, không mang tính bảo thủ, hẹp hòi. Theo đó, chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi mỗi cư dân, cả cộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ những bản sắc văn hoá của dân tộc mình, gắn với bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Bảo vệ bản sắc văn hoá

Page 4: Tieu Luan Triet

dân tộc nhưng cũng biết tiếp thu có chọn lọc, hợp lý tinh hoa văn hoá thế giới. Bảo vệ nhưng không đóng cửa, bảo vệ gắn liền với sự phát triển. Ở mỗi bước phát triển của lịch sử dân tộc có bước phát triển của một nền văn hoá cao hơn. Đó là tính quy luật của sự phát triển văn hoá Việt Nam.

* Ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc giaLịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, chúng ta đã có ba bản Tuyên ngôn độc

lập. Bản Tuyên ngôn lần thứ nhất vào mùa xuân 1077 sau khi chiến thắng quân Tống xâm lược, Lý Thường Kiệt viết bài thơ bất hủ:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cưTuyệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư"Năm 1428 sau khi cuộc chiến tranh giải phóng khỏi ách đô hộ của nhà Minh -

Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã viết "Bình ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ II. 

Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ II do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 02 tháng 9 năm 1945 khai sinh Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Tất cả các bản Tuyên ngôn đều khẳng định quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam; ý chí quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá Việt Nam; nghị lực, quyết tâm của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh.Từ tình yêu quê hương, xứ sở nâng lên thành ý thức bảo vệ non sông đất nước, giang sơn, tổ quốc, sơn hà xã tắc (ý niệm sâu sắc về lãnh thổ quốc gia) là bước trưởng thành của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống.

Thế kỷ XV Lê Thánh Tông đã khẳng định: "Một thước núi, một tấc sông của ta không thể vất bỏ... Ai dám đem một thước núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì tội phải tru di".

Ngay trong thời kỳ phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài, nhân dân 2 miền cũng không ai coi mỗi miền là quốc gia riêng.

* Ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc và lòng tự tôn dân tộcBiểu hiện cao nhất của tư tưởng yêu nước là ý thức coi độc lập dân tộc là thiêng

liêng, bất khả xâm phạm - tinh thần tự tôn dân tộc. Mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì mọi tầng lớp nhân dân luôn đặt lợi ích đất nước lên

trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp nhận mọi gian nan, thử thách, hy sinh vì độc lập dân tộc.

Tuy nước nhỏ, có lúc bị mất nước hàng trăm, hàng nghìn năm, những vẫn giữ vững niềm tự tin, tự tôn dân tộc. Chính trên tinh thần đó về sau Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: "Không có gì quý hơn độc lập , tự do".

Ý thức tự tôn, tự lập của dân tộc được hình thành rất sớm và các triều đại nối tiếp nhau đều có ý thức bảo vệ lòng tự tôn, tự lập của dân tộc, xây dựng nên bản sắc, cốt cách riêng của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn luôn hoà nhập với thế giới, nhưng không bao giờ chúng ta bị hoà tan, mất đi cái bản sắc riêng có của mình.

* Ý thức xây dựng đất nước.

Page 5: Tieu Luan Triet

Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về tài nguyên, nhưng nền kinh tế kém phát triển. Vì vậy, trong tâm thức của mỗi người Việt Nam qua các thế hệ đều coi việc xây dựng đất nước phồn vinh sánh vai cùng các cường quốc là một biểu hiện rất cụ thể của lòng yêu nước. Chính trong quá trình cùng nhau chung lưng, đấu cật lao động xây dựng đất nước, chống chọi với thiên nhiên mà tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước nảy nở và không ngừng được củng cố, phát triển. Nhân dân ta rất quý trọng những nhân tài của đất nước, những người có công lao trong lao động, sản xuất làm cho đất nước ngày càng thêm giàu đẹp. Đó là một giá trị văn hoá cao đẹp thể hiện chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. 

b. Hạn chế tư tưởng yêu nước Việt Nam trong thời kì phong kiến

Lịch sử dân tộc đã chứng minh một cách hùng hồn rằng chủ nghĩa yêu nước truyền thống từ thế kỷ XVIII trở về trước đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề đặt ra là tại sao với một truyền thống tư tưởng lâu đời và xuất sắc như trên lại không giải đáp được các vấn đề mà cuộc đấu tranh cứu nước đặt ra cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX? Câu trả lời ở đây là: khi quyền lợi dân tộc tạm thời không bị đe doạ từ bên ngoài nữa, thì hệ tư tưởng phong kiến lại vì quyền lơị giai cấp mà trở nên bảo thủ, xem nhẹ tinh thần dân tộc. Bước sang thế kỷ XIX, tình hình đất nước đã thay đổi. Nguyễn Ánh, với sự giúp đỡ của Pháp đã đánh bại triều Tây Sơn, dựng lên triều Nguyễn năm 1802. Các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mệnh đến Tự Đức đã rất bảo thủ, không chú ý đến phát triển kinh tế, công thương nghiệp và củng cố quốc phòng để chuẩn bị cho dân tộc đối phó với những nguy cơ đe doạ bị xâm lược từ bên ngoài. Theo họ, Nho giáo là chân lý duy nhất và xã hội phong kiến là vĩnh viễn không thay đổi, các học thuyết khác, không phải là Nho giáo, đều là tà thuyết.Các nước Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện , Ấn Độ lần lượt bị tư bản phương Tây xâm lược và bị thống trị bằng bộ máy cai trị của chúng. Nhân dân các nước đó đã đấu tranh rất anh dũng và đạt đến đỉnh cao của cao trào đấu tranh chống xâm lược phương Tây ở khu vực này thế kỷ XIX.Ở nước ta, triều Nguyễn đã nhận thấy những diễn biến như vậy ở những nước trong khu vực mà vẫn cửa đóng then cài và thực hiện chính sách bế quan toả cảng. Nguy cơ bị xâm lược đã lộ rõ, thế mà từ những người đứng đầu đến các nhà Nho và quan lại ở cấp thấp không nhận thức được. Ở đây các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của Nho giáo đã thấm sâu vào hệ tư tưởng phong kiến triều Nguyễn và trở thành vật cản trở sự vươn lên của nhận thức, của tư duy cả triều đại đó. Hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến triều Nguyễn lấy Nho giáo làm nòng cốt đã ảnh hưởng đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, làm cho nó không đủ sức soi sáng cho vấn đề cơ bản liên quan đến sự nghiệp cứu nước của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷ XIX. Trên thực tế, đã xuất hiện tư tưởng canh tân. Các nhà canh tân như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch..., đã phê phán bác bỏ nhiều tư tưởng bảo

Page 6: Tieu Luan Triet

thủ, lạc hậu của Nho giáo như "Xưa hơn nay", "Bế quan toả cảng", “Trọng nông ức thương". Dẫu vậy, tư tưởng canh tân vẫn không giải quyết được vấn đề cơ bản của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thất bại của cả đường lối Phan Châu Trinh lẫn đường lối Phan Bội Châu đã chứng tỏ rằng các nhận thức mà hai Cụ rút ra từ tân thư, tuy có đánh dấu một bước tiến về chất so với hệ tư tưởng phong kiến và Nho giáo, nhưng đã không đủ sức soi sáng cho yêu cầu của thực tiễn cứu nước. Trước khi gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc ta chưa nhận thức được bản chất của thời đại, của chủ nghĩa thực dân đế quốc, không nhận thức được vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, không có kiến thức về Đảng tiên phong, cũng không có nhận thức về mối liên hệ giữa phong trào thuộc địa với cách mạng vô sản thế giới.

Có thể khẳng định tư tưởng yêu nước là động lực, là chìa khóa của lịch sử Việt Nam, đoàn kết yêu nước là sức mạnh vô địch của dân tộc.