32

Click here to load reader

Tieu luan mon triet hoc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tieu luan mon triet hoc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬNMÔN: TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA TỈNH ĐẮK LẮK

GIẢNG VIÊN: PGS. TS ĐOÀN QUANG THỌ

LỚP: CAO HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH – KHÓA 22

TỔ 3

Danh sách học viên:

1. Vũ Thị Mai Hương; 6. Lê Thanh Hiền;

2. Võ Văn Lợi; 7. Lê Quang Hải;

3. Nguyễn Đức Thưởng; 8. Nguyễn Văn Mạnh;

4. Nguyễn Tấn Lực; 9. Lê Như Ngọc;

5. Võ Kế Thắng; 10. Nguyễn Tài Minh;

Đắk Lắk, tháng 4 năm 2014

0

Page 2: Tieu luan mon triet hoc

MỤC LỤC

MỤC Trang

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

MỞ ĐẦU 2

1. Tính cấp thiết của đề tài 2

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Bố cục tiểu luận 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

4

Các khái niệm 4

1. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa: 4

2. Nguồn nhân lực: 5

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 5

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN QUA

7

I. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Đắk Lắk: 7

1. Điều kiện tự nhiên 7

2. Kinh tế - xã hội 7

II. Thực trạng về nguồn nhân lực: 7

1. Dân số 8

2. Lực lượng lao động 8

3. Phân bổ lao động trong các ngành kinh tế 10

4. Đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực của Đắk Lắk 11

III. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực: 12

1. Giáo dục phổ thông 12

2. Giáo dục thường xuyên 13

3. Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học 13

4. Đánh giá về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời

gian qua:

14

a) Những kết quả đạt được 14

b) Những tồn tại, hạn chế 15

CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ16

1

Page 3: Tieu luan mon triet hoc

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng của quần

chúng, trong đó lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học quản lý

và công nhân lành nghề đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong quá trình phát triển,

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về số lượng,

đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao. Để đáp ứng đòi hỏi đó phải coi trọng con

người và đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế. Phải coi việc

đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển;

giáo dục và đào tạo phải thật sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải có quy hoạch,

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực, đảm bảo cơ cấu, tốc độ

và quy mô phát triển hợp lý, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, phải bố trí, sử dụng tốt nguồn nhân lực đã

được đào tạo; phải phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động sáng

tạo của mỗi người để họ tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng

góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhận thức được điều đó, nên việc đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực và phân bổ một cách hợp lý luôn luôn là một trong những vấn đề được

quan tâm đối với các địa phương trên cả nước nói chung và đối với tỉnh Đắk Lắk

nói riêng.

Tuy nhiên, với bối cảnh nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì sự hình thành và

phát triển nguồn nhân lực của các địa phương vẫn còn nhiều yếu kém và Đắk Lắk

cũng không phải là ngoại lệ. Đó là, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông

nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro; về cơ bản cả nước nói

chung và các tỉnh nói riêng vẫn là một thị trường dư thừa lao động trong nông

nghiệp, nông thôn với chất lượng lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả năng

di chuyển còn bị hạn chế, tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá nghiêm trọng. Đặc biệt là

tình trạng lao động không qua đào tạo, có trình độ thấp, làm việc trong các nghề

giản đơn vẫn chiếm tỷ lệ cao, bên cạnh đó tình trạng lao động qua đào tạo nhưng lại

2

Page 4: Tieu luan mon triet hoc

làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề trái với chuyên môn được đào tạo còn khá

phổ biến.

Vì vậy, việc đánh giá được thực trạng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của

tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua nhằm đề xuất các chính sách, phương hướng và

các giải pháp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới để đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là rất cần thiết và có vai

trò quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của

tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua, chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng lao động gắn với

công tác đào tạo, giữa xu hướng và nhu cầu thực tế, từ đó đưa ra các chính sách đào

tạo trong thời gian tới để đáp ứng yêu về nguồn nhân lực có chất lượng trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Để đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ của Tiểu luận là phải giải quyết được

những vấn đề cơ bản sau:

+ Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về nguồn nhân lực.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nhân

lực của tỉnh Đắk Lắk. trong những năm qua.

+ Từ đó rút ra một số kết luận về vấn đề nghiên cứu để đề xuất các chính sách,

các giải pháp cải thiện trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng về nguồn nhân lực và công tác đào tạo

nhân lực.

- Phạm vi nghiên cứu được xác định trong phạm vi tỉnh Đắk Lắk.

4. Bố cục Tiểu luận

Tiểu luận này gồm 03 Chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu.

- Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nhân lực của tỉnh

Đắk Lắk trong thời gian qua.

- Chương 3: Kết luận và kiến nghị..

3

Page 5: Tieu luan mon triet hoc

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

CÁC KHÁI NIỆM:

1. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa:

Theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình

biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại.

Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về

công nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra

quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch

vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử

dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên

tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ,

tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước

ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá

trình phát triển. Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn

phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền

kinh tế theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại; không chỉ tuần tự trải qua các

bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ

công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những

khâu có thể và mang tính quyết định.

Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những tác

dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đó là:

- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động,

tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh

tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần

quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà

nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra

nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con

người trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

4

Page 6: Tieu luan mon triet hoc

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt

trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc

phòng, an ninh; bảo đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng

được cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,

đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.

2. Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người được nghiên cứu nhiều khía cạnh.

Theo nghĩa hẹp nó bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng

lao động, như vậy nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động. Theo nghĩa

rộng nguồn nhân lực gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên, nó là tổng hợp những

cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động.

Nguồn nhân lực được xem xét ở hai giác độ là số lượng và chất lượng nguồn

nhân lực :

- Về mặt số lượng nguồn nhân lực: biểu hiện ở số người lao động hay số

lượng giờ lao động thực hiện trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Số lượng lao động

phụ thuộc vào quy mô dân số, cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo giới tính, tỷ lệ nguồn

nhân lực trong tổng dân số, số giờ làm việc trong tuần cũng như số tuần làm việc

trong năm.

- Về mặt chất lượng nguồn nhân lực: biểu hiện cuối cùng được thể hiện ở

năng suất lao động xã hội. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, chất lượng

càng cao sẽ cho năng suất lao động cao hơn. Có thể quy các nhân tố ảnh hưởng đến

chất lượng lao động thành ba nhóm chủ yếu sau:

+ Nhóm 1 bao gồm những hành vi và giá trị người lao động, ví dụ như sự tận

tụy với công việc, có tinh thần vượt khó trong công việc, kỷ luật lao động tốt, …

Đây là những tố chất được tạo ra trong quá trình đào tạo học tập ở trường, truyền

thông gia đình, kinh nghiệm trong công việc, … và có ảnh hưởng rất lớn đến năng

suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế.

  + Nhóm 2 thuộc về kỹ năng người lao động. Đó là khả năng vận dụng kiến

thức thu nhận được vào thực tế công việc.

+ Nhóm 3 liên quan đến sức khỏe thể chất của người lao động.

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

5

Page 7: Tieu luan mon triet hoc

Các khái niệm giáo dục, đào tạo, phát triển đều đề cập đến một quá trình cho

phép con người tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan

điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc, trong đó:

Giáo dục: là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi

và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả con người theo hướng tích

cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách bằng những tác động có ý thức từ bên

ngoài, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Đào tạo: là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên

quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ

năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với

cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo

thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn

sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có

nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và

đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...

Phát triển nguồn nhân lực: là quá trình biến đổi cả về số lượng, chất lượng

và cơ cấu nguồn nhân lực. Đó là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích

đóng góp tốt hơn về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và thể lực của người lao động

trong các hoạt động sản xuất. Là tổng thể các cơ chế, chính sách và các biện pháp

hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trí lực, thể lực, phẩm chất đạo

đức); đồng thời là sự điều chỉnh, phân bổ hợp lý nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

6

Page 8: Tieu luan mon triet hoc

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN

LỰC CỦA ĐẮK LẮK TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA

I. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Đắk Lắk:

1. Điều kiện tự nhiên:

Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh

Gia Lai qua quốc lộ 14, Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà qua quốc lộ 26, phía Nam

giáp tỉnh Đắk Nông và phía Tây giáp vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu

kinh tế Đăk Ruê.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 13.125 km2, chiếm khoảng 24% diện tích toàn

vùng Tây Nguyên. Đại bộ phận diện tích của tỉnh Đắk Lắk nằm ở phía Tây Trường

Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen

kẽ bình nguyên và thung lũng.

2. Kinh tế - xã hội

Tiềm năng phát triển kinh tế: Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính

trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là

điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với

các thành phố Nha Trang, Đà Lạt và Pleiku. Đắk Lắk là đầu mối giao lưu rất quan

trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí

Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây

Nguyên phát triển. Mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã và các tuyến nội thị, thị

trấn, giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng

hoá của nhân dân

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (2001-2010) là 12,1%. Cơ

cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, năm 2010 tỷ trọng nông, lâm nghiệp

là 49,9%, công nghiệp xây dựng 17,4%, dịch vụ 32,7%. Bình quân thu nhập đầu

người tính theo giá hiện hành đạt 14,2 triệu đồng/người, theo giá so sánh 1994 là

7,3 triệu đồng/người tương đương 963,3 USD.

Tổ chức hành chính: Tỉnh Đắk Lắk có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, với

184 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 32 xã thuộc diện chương trình 135.

Kết luận: Tỉnh Đắk Lắk nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ có nhiều dân

tộc cùng sinh sống, có vị trí địa lý chiến lược, tiềm năng về lao động, đất đai, tài

7

Page 9: Tieu luan mon triet hoc

nguyên khoáng sản, du lịch phong phú. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế phát triển

chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chất lượng tăng trưởng chưa

cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, lĩnh vực còn chậm; kết cấu hạ

tầng thiếu đồng bộ; thu hút vốn đầu tư thấp…Các lợi thế về xuất khẩu nông sản

chưa được khai thác, phát huy. Bên cạnh đó, Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều dân tộc

cùng sinh sống, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu, xuất phát điểm kinh tế thấp,

công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là kinh tế nông lâm, sản xuất còn mang tính tự

cấp, chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Trình độ dân trí và tỷ lệ nhân

lực qua đào tạo thấp, điều kiện sinh sống còn nhiều khó khăn, giao thông một số

huyện còn chưa phát triển. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

II. Thực trạng về nguồn nhân lực:

1. Dân số:

Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số tỉnh Đắk Lắk là 1,76 triệu người.

Trong đó, dân số đô thị chiếm 22,5%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm

77,5%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm

trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,... chiếm gần

30% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km 2, nhưng

phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma

Thuột, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ. Các dân tộc thiểu số sinh sống ở

125/184 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa.

Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía

Bắc và miền Trung đến.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm giảm từ 24,4% năm 2000

xuống còn 14,2% vào năm 2008, có xu hướng giảm, ước tính đến năm 2020 dân số

của tỉnh khoảng 2 triệu người. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có

biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân ngoài kế hoạch, điều này đã gây nên

sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội,

an ninh trật tự và môi trường sinh thái.

2. Lực lượng lao động:

Quan sát tình hình phát triển lực lượng lao động của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn

2001-2010 ta thấy:

8

Page 10: Tieu luan mon triet hoc

Bảng 2.1: Lực lượng lao động theo ngành và trình độ học vấn

Chỉ tiêu Tổng số (người) Cơ cấu (%)2001 2005 2010 2001 2005 2010

Tổng số 693.199 802.245 942.329 100,0 100,0 100,0Chưa biết chữ 71.107 60.624 45.045 10,3 7,6 4,8Chưa TN tiểu học 188.244 192.738 195.967 27,2 24,0 20,8Tốt nghiệp tiểu học 249.471 279.044 316.493 36,0 34,8 33,6Tốt nghiệp THCS 143.787 204.650 285.118 20,7 25,5 30,3Tốt nghiệp THPT 40.589 65.189 99.706 5,9 8,1 10,6A. NLN, thủy sản 560.999 621.175 700.963 100,0 100,0 100,0Chưa biết chữ 58.095 49.739 40.665 10,4 8,0 5,7Chưa TN tiểu học 157.169 152.784 152.783 28,0 24,6 21,8Tốt nghiệp tiểu học 201.947 216.082 235.427 36,0 34,8 33,6Tốt nghiệp THCS 116.696 159.016 213.489 20,8 25,6 30,5Tốt nghiệp THPT 27.091 43.554 58.599 4,8 7,0 8,4B. Công nghiệp - XD 33.803 50.574 68.287 100,0 100,0 100,0Chưa biết chữ 3.503 3.897 3.483 10,4 7,7 5,1Chưa TN tiểu học 9.433 12.337 14.542 27,9 24,4 21,3Tốt nghiệp tiểu học 11.959 17.288 22.935 35,4 34,2 33,6Tốt nghiệp THCS 7.083 12.957 20.633 21,0 25,6 30,2Tốt nghiệp THPT 1.825 4.095 6.694 5,4 8,1 9,8C. Dịch vụ 98.397 130.496 173.079 100,0 100,0 100,0Chưa biết chữ 9.509 6.989 897 9,7 5,4 0,5Chưa TN tiểu học 21.642 27.616 28.642 22,0 21,2 16,5Tốt nghiệp tiểu học 35.566 45.674 58.131 36,1 35,0 33,6Tốt nghiệp THCS 20.008 32.677 50.996 20,3 25,0 29,5Tốt nghiệp THPT 11.673 17.540 34.413 11,9 13,4 19,9

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đắk Lắk – 2011

Bảng 2.2: Lực lượng lao động theo trình độ đào tạoChỉ tiêu Tổng số (người) Cơ cấu (%)

2001 2005 2010 2001 2005 2010Lực lượng lao động 693.126 802.245 942.329 100,0 100,0 100,0I. Chưa qua đào tạo 550.720 622.335 590.367 79,5 77,6 62,6II. Đã qua đào tạo 142.406 179.910 351.962 20,5 22,4 37,4Hệ dạy nghề            1. Đào tạo ngắn hạn 34.671 40.750 75.387 5,002 5,079 8,0002. Công nhân kỹ thuật 57.376 63.715 162.727 8,278 7,942 17,2693. Sơ cấp nghề 10.587 14.726 19.654 1,527 1,836 2,0864. Trung cấp nghề 5.833 7.954 14.583 0,842 0,991 1,5485. Cao đẳng nghề 126 521 1.158 0,018 0,065 0,123Hệ đào tạo            6. TC chuyên nghiệp 19.015 22.648 30.812 2,743 2,823 3,2707. Cao đẳng 5.775 8.646 14.505 0,833 1,078 1,5398. Đại học 8.815 20.682 31.990 1,271 2,578 3,3949. Thạc sĩ 179 232 1.003 0,025 0,028 0,10610. Tiến sĩ 29 36 143 0,004 0,004 0,015

9

Page 11: Tieu luan mon triet hoc

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đắk Lắk - 2011

Từ các số liệu ở trên cho thấy:

- Lực lượng lao động của tỉnh có sự biến động theo hướng giảm dần lao động

trong ngành Nông – lâm nghiệp, thủy sản và tăng dần lao động trong các ngành

Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ. Năm 2010, quy mô lực lượng lao động của

tỉnh tăng trên 249,1 ngàn người so với năm 2001, bình quân trong 10 năm qua, mỗi

năm tăng khoảng 3,12%/năm.

- Trình độ học vấn của lực lượng lao động có sự chuyển biến tích cực. So với

năm 2001, năm 2010 số lao động không biết chữ giảm 5,5%; chưa tốt nghiệp tiểu

học giảm 6,4%; tốt nghiệp tiểu học giảm 2,4%; tốt nghiệp trung học cơ sở tăng

9,6% và tốt nghiệp trung học phổ thông tăng 4,7%.

- Lao động chất lượng cao (lao động qua đào tạo) năm 2010 chiếm 37,4% tổng

lực lượng lao động, tăng 15% so với năm 2005 và tăng 16,9% so với năm 2001. Tuy

nhiên, lao động qua đào tạo chủ yếu tăng ở các trình độ tương đối thấp như đào tạo

ngắn hạn dưới 3 tháng (tăng hơn 38,8 ngàn người), công nhân kỹ thuật (tăng gần

102,7 ngàn người) và trung cấp chuyên nghiệp (tăng gần 11,6 ngàn người). Số lượng

lao động có trình độ dạy nghề từ sơ cấp đến cao đẳng nghề và giáo dục chuyên

nghiệp trên đại học còn khá hạn chế.

3. Phân bổ lao động trong các ngành kinh tế

Tổng hợp số liệu phân bổ lao động trong nền kinh tế và trong từng ngành

kinh tế của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001-2010 như sau:

Bảng 2.3: Phân bổ lao động qua đào tạo theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010

I- Toàn bộ nền kinh tế1. Tổng GDP - giá SS 1994 Tỷ đồng 5.280.425 7.235.207 12.826.845 Tốc độ tăng trưởng % 8,2 8,3 12,42. Tổng lực lượng lao động Người 693.126 802.245 942.329 - Chưa qua đào tạo Người 550.720 622.335 590.367 Tỷ lệ so tổng lực lượng lao động % 79,5 77,6 62,6 - Đã qua đào tạo Người 142.406 179.910 351.962 Tỷ lệ so tổng lực lượng lao động % 20,5 22,4 37,4II. Chia theo ngành kinh tế1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

- GDP nông, lâm nghiệp, thủy sản Tỷ đồng 4.083.719 4.771.124 6.382.352 Tốc độ tăng trưởng % 7,9 1,7 5,4 - Tổng lao động trong ngành Người 534.310 605.739 687.769 Tỷ lệ so tổng lực lượng lao động % 77,1 75,5 73,0

10

Page 12: Tieu luan mon triet hoc

+ Chưa qua đào tạo 453.987 513.021 486.667 Tỷ lệ so tổng lao động trong ngành 85,0 84,7 70,8 + Đã qua đào tạo 80.323 92.718 201.102 Tỷ lệ so tổng lao động trong ngành 15,0 15,3 29,22. Công nghiệp và xây dựng

- GDP công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 395.861 938.789 2.255.908 Tốc độ tăng trưởng % 11,7 37,6 20,1 - Tổng lao động trong ngành Người 54.287 66.232 89.815 Tỷ lệ so tổng lực lượng lao động % 7,8 8,3 9,5 + Chưa qua đào tạo Người 36.277 40.995 38.890 Tỷ lệ so tổng lao động trong ngành % 66,8 61,9 43,3 + Đã qua đào tạo Người 18.010 25.237 50.925 Tỷ lệ so tổng lao động trong ngành % 33,2 38,1 56,73. Dịch vụ 104.529 130.274 164.745

- GDP dịch vụ Tỷ đồng 800.825 1.525.255 4.188.560 Tốc độ tăng trưởng % 8,1 16,9 20,6 - Tổng lao động trong ngành Người 104.529 130.274 164.745 Tỷ lệ so tổng lực lượng lao động % 15,1 16,2 17,5 + Chưa qua đào tạo Người 60.456 68.319 64.810 Tỷ lệ so tổng lao động trong ngành % 47,1 48,8 26,7 + Đã qua đào tạo Người 44.073 61.955 99.935 Tỷ lệ so tổng lao động trong ngành % 52,9 51,2 73,3

Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010 tỉnh Đắk Lắk.

Từ số liệu ở trên cho thấy: Xét trên tổng thể nền kinh tế, giai đoạn 2001-2005

lực lượng lao động qua đào tạo năm 2005 tăng lên 1,3 lần so với năm 2001 thì quy

mô GDP cũng tăng 1,4 lần; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 cũng tăng rất ít so

với năm 2001 (8,3% so với 8,2%). Giai đoạn 2005-2010, lượng lao động qua đào tạo

có sự gia tăng mạnh mẽ hơn giai đoạn trước. Năm 2010, số lượng lao động qua đào

tạo tăng gấp 2 lần so với năm 2005 thì quy mô GDP cũng tăng lên 1,8 lần; tốc độ tăng

trưởng kinh tế cũng tăng nhanh hơn (12,4% so với 8,3%).

4. Đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực của Đắk Lắk:

Kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số đánh giá về thực trạng nguồn nhân

lực và sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạng công nghiệp hóa hiện

đại hóa của tỉnh Đắk Lắk như sau:

- Lực lượng lao động của tỉnh đã có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

Số lao động chưa biết chữ và chưa qua đào tạo giảm dần, lao động có trình độ học vấn

phổ thông và qua đào tạo nghề tăng dần. Lao động nói chung và lao động qua đào tạo

có sự chuyển dịch từ khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản sang các khu vực công

nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

- Xu hướng tăng lên của các chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế của tỉnh đồng 11

Page 13: Tieu luan mon triet hoc

biến với xu hướng gia tăng lực lượng lao động qua đào tạo trong nền kinh tế nói chung.

Sự đồng biến này cũng thể hiện tương tự khi xem xét mối quan hệ giữa lao động với sự

phát triển của từng ngành kinh tế. Điều này phù hợp với qui luật và thực tế khách quan

về mối quan hệ giữa lực lượng lao động và phương thức sản xuất.

- Tác động tích cực của sự gia tăng lược lượng lao động qua đào tạo và tỷ lệ

kết hợp lao động ở các trình độ khác nhau trong từng ngành kinh tế của tỉnh Đắk

Lắk là khác nhau. Trong đó, tác động đối với ngành dịch vụ là mạnh nhất, ngành

nông, lâm nghiệp, thủy sản thấp nhất. Đây cũng là điều phù hợp với xu thế chung

của các nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là điểm rất cần

lưu ý trong quá trình hoạch định các chính sách đào tạo và phân bổ nguồn nhân lực

trong quá trình điều hành phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của cả

nước nói chung.

III. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực:

1. Giáo dục phổ thông:

Hệ thống và quy mô trường lớp phổ thông của Đắk Lắk được mở rộng, mạng

lưới trường, lớp học được phát triển hầu hết ở thôn, bản, xã trong tỉnh. Theo số liệu

thống kê năm học 2010-2011 toàn tỉnh có 410 trường tiểu học (tăng 50 trường so

với năm học 2005-2006), 220 trường THCS (tăng 40 trường so với năm học 2005-

2006) và 52 trường THPT (tăng 23 trường so với năm học 2005-2006);

Quy mô phát triển giáo dục phổ thông của Đắk Lắk trong 5 năm qua đi vào

ổn định, số lượng học sinh có xu hướng giảm từ 468,8 nghìn học sinh vào năm học

2005-2006 (trong đó có 152.6 nghìn học sinh dân tộc thiểu số, chiếm 30,7%) còn

396,2 nghìn học sinh vào năm học 2010-2011 (trong đó có 125,5 nghìn học sinh dân

tộc thiểu số, chiếm 31,7%). Số lượng học sinh giảm là do đã thực hiện tốt công tác

Dân số, Kế hoạch hoá Gia đình và chuyển cư nên tỷ lệ sinh giảm, tạo điều kiện huy

động tối đa học sinh đến trường. Mặc dù số học sinh giảm nhưng số lượng trường

lớp lại tăng đáng kể, cơ sở vật chất được cải thiện đã góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với việc mở rộng mạng lưới trường lớp học, hệ thống

hệ phổ thông dân tộc nội trú cũng được củng cố nhằm tạo điều kiện cho con em

đồng bào dân tộc thiểu số đi học nên tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đã tăng lên rõ

rệt (tỷ lệ học sinh DTTS năm học 2005-2006 chiếm 30,6%, năm học 2010-2011 là

31,7%)

2. Giáo dục thường xuyên:12

Page 14: Tieu luan mon triet hoc

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và 14

trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện và 53 cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn. Số

học viên được đào tạo tại các trung tâm và các cơ sở đào tạo nghề hàng năm khoảng

trên 70.000 học viên; trong đó học nghề phổ thông là 13.000 học sinh; các lớp liên

kết đào tạo hệ Trung cấp hơn 2.000 học viên, hệ Đại học có 3.300 học viên; hệ đào

tạo chứng chỉ khoảng 3.600 học viên và đào tạo nhề ngắn hạn gần 7.000 người.

Cơ sở giáo dục thường xuyên được mở rộng đã tạo cơ hội học tập cho mọi

người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu vùng xa và

vùng đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và tăng thu

nhập cho người dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên và các Trung tâm học tập

cộng đồng, đã tổ chức các lớp học chuyên đề khoa học - đời sống và đào tạo nghề

cho nhân dân lao động và liên kết với các trường Đại học mở các lớp đại học hệ

chuyên tu, tại chức, liên thông ...

3. Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học và sau Đại học:

- Trung cấp chuyên nghiệp: Quy mô đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp tại địa

bàn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát triển tăng đều qua các năm (số lượng học sinh tốt

nghiệp TCCN năm 2008: 1.800 học sinh, năm 2009: 2.200 học sinh và năm 2013 là

gần 3.500 học sinh). Các trường trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh đã có chính

sách tuyển sinh các đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và học sinh đã

hoàn thành chương trình trung học phổ thông nhưng chưa tốt nghiệp để góp phần

phân luồng sau trung học. Năm 2013 có 30,8% học sinh hoàn thành chương trình

trung học phổ thông nhưng chưa tốt nghiệp và 28% học sinh tốt nghiệp trung học cơ

sở; số còn lại là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ

thông. Nhìn chung, kết quả trên là đáng khích lệ trong bối cảnh chung của cả nước

về công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Cao đẳng: Đắk Lắk hiện có 01 Trường Cao đẳng sư phạm, 01 Trường Cao

đẳng văn hóa nghệ thuật và 02 Trường Cao đẳng nghề, hàng năm số lượng học sinh

tốt nghiệp tại các Trường Cao đẳng này là khoảng 2.000 học sinh hệ Cao đẳng, hơn

1.000 học sinh hệ Trung cấp và 900 học sinh hệ Sơ cấp nghề.

- Đại học và sau Đại học: Toàn tỉnh hiện có 01 Trường Đại học và 02 phân

hiệu các trường Đại học ngoài tỉnh với qui mô đào tạo hàng năm là gần 20.000 sinh

viên Đại học. Như vậy, số lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học tại các trường trên địa

bàn tỉnh là khoảng 5.000 người, trong đó hơn 30% là sinh viên sinh sống tại Đắk 13

Page 15: Tieu luan mon triet hoc

Lắk. Trong những năm gần đây, Trường Đại học Tây Nguyên đã liên kết với các

Trường Đại học lớn trong nước để đạo tạo hệ Cao học, với qui mô hàng năm có

khoảng 200 học viên tốt nghiệp Cao học.

Ngoài ra, giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học còn được

tổ chức đào tạo theo mô hình liên kết với các trường khác ngoài tỉnh. Hiện nay, các

trường Trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh đã đào tạo 22 mã ngành, các trường Đại

học, Cao đẳng của tỉnh và các trường ngoài tỉnh liên kết với các cơ sở giáo dục của

tỉnh đang đào tạo nhiều chuyên ngành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

phù hợp với khả năng, điều kiện, nguyện vọng và trình độ của người học.

4. Đánh giá về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời

gian qua:

a) Những kết quả đạt được:

- Đã mở rộng quy mô đào tạo, mạng lưới trường, lớp học của các cấp học

được qui hoạch và phát triển cơ bản phù hợp với những điều kiện địa lý và dân cư.

- Giáo dục dân tộc được đặc biệt quan tâm, hệ thống các trường phổ thông

dân tộc nội trú, nội trú dân nuôi được thành lập, đáp ứng yêu cầu học tập của đồng

bào các dân tộc và tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số.

- Giáo dục Trung học phát triển và dần ổn định, đã hoàn thành phổ cập trung

học cơ sở vào tháng 10/2009. Các chỉ tiêu về quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo

dục, phổ cập, giáo dục dân tộc đạt kế hoạch đề ra.

- Chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp

THPT hàng năm tăng, thành tích học sinh giỏi quốc gia, học sinh thi vào các trường

đại học, cao đẳng đạt ở mức cao. Việc duy trì sĩ số ở các cấp học tăng, tỷ lệ học sinh

bỏ học giảm.

- Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục, đào tạo được phát triển theo hướng

đồng bộ, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng, trang thiết bị ngày càng đáp ứng tốt hơn cho

công tác đào tạo.

- Đào tạo nghề nghiệp tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao chất

lượng, đưa tỷ lệ người lao động qua đào tạo tăng từ 22,4% năm 2005 lên 37,2%

năm 2010. Hệ thống trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp được

củng cố và mở rộng cả về qui mô và ngành nghề đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn

yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

b) Những hạn chế:14

Page 16: Tieu luan mon triet hoc

- Sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa khu vực thuận lợi và các vùng

khó khăn trong tỉnh còn cao. Trình độ tiếp thu của học sinh không đều, điều kiện

phục vụ đào tào đáp ứng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất của trường, lớp học tuy đã được cải thiện đáng kể, song về

cơ bản mới chỉ đáp ứng được nhu cầu về phòng học. Hầu hết các trường còn thiếu

các phòng học bộ môn, các phòng thí nghiệm thực hành và đặc biệt là hầu như chưa

có phòng dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo.

- Công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo, huy động các nguồn đầu tư ngoài

ngân sách cho giáo dục và đào tạo còn gặp nhiều khó khăn.

- Chương trình, giáo trình chậm đổi mới không thích ứng với công nghệ và

thực tế sản xuất. Nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực

hành, chưa tạo ra những chương trình liên thông giữa Trung cấp chuyên nghiệp với

Cao đẳng và Đại học.

- Phương pháp giảng dạy, đặc biệt là dạy thực hành còn lạc hậu, chất lượng

đào chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của người sử dụng lao động. Vì vậy, học sinh,

sinh viên tốt nghiệp ra trường khó tìm kiếm được việc làm phù hợp với ngành nghề

được đào tạo;

- Đào tạo nghề trong giáo dục phổ thông chưa được quan tâm đúng mức, còn

mang tính hình thức. Nội dung, chương trình đào tạo chưa phong phú, không phù

hợp với yêu cầu thực tế; cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên không đáp ứng yêu cầu

đào tạo;

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao

đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh chưa gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động của

tỉnh, đặc biệt là các trung cấp chuyên nghiệp chưa thật sự thu hút được học sinh.

Các trường vẫn chủ yếu là đào tạo các ngành sư phạm, kế toán, tài chính, kinh tế,

dịch vụ…, số học sinh được đào tạo các ngành kỹ thuật, nông lâm nghiệp còn ít và

phần lớn học xong trung cấp chuyên nghiệp lại tiếp tục học lên cao đẳng, đại học;

- Chưa có các chương trình khảo sát, đánh giá và dự báo nhu cầu của thị

trường lao động trong tỉnh để có kế hoạch lựa chọn các ngành nghề và đưa ra các

chính sách đào tạo phù hợp với nhu cầu.

- Các chương trình tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh chưa được trú

trọng. Bên cạnh đó thì sự phối hợp giữa các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng lao

động với các cơ sở đào tạo chưa được thực tốt. Từ đó việc các trường tuyển sinh và 15

Page 17: Tieu luan mon triet hoc

đào tạo theo khả năng của trường và thị hiếu của người học, chưa phù hợp với nhu

cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp. Dẫn đến tình trạng nhiều người làm

việc trái với lĩnh vực, ngành nghề được đào tạo là khá phổ biến.

- Năng lực chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng dạy thực hành của đội ngũ giáo

viên còn yếu. Số lượng giáo viên trong một số ngành nghề đào tạo, nhất là các

ngành kỹ thuật, công nghệ, cơ khí, chế tạo, nông lâm nghiệp còn thiếu giáo viên

giỏi;

CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ những phân tích và đánh giá ở trên cho thấy, trong những năm qua, công

tác đào tạo đã góp phần cải thiện đáng kể về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh

Đắk Lắk. Lực lượng lao động đã có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng, số lao

động chưa qua đào tạo và có trình độ thấp giảm dần, số lao động qua đào tạo và có

trình độ cao tăng dần. Qua đó góp phần quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế -

xã hội, tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống của người dân. Tạo nguồn nhân

lực đáp ứng yêu cầu để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc các

ngành nghề kinh tế theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước và cũng là qui luật tất

yếu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là giảm dần tỷ trọng các

ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ

cấu kinh tế của Tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh

Đắk Lắk vẫn còn những bất cập, những mặt hạn chế (như đã nêu ở trên) cần khắc phục

và cải thiện nhằm thực hiện được mục tiêu “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp

ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế của Tỉnh,

trước hết là về con người, về vốn và tài nguyên để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, cơ cấu lao động; gắn chặt với bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội, giải

quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, cải thiện và từng bước nâng cao đời

sống nhân dân; góp phần giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các cộng

đồng dân cư và thực hiện công bằng xã hội” trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Cụ thể,

cần thực hiện những giải pháp chính sau:

16

Page 18: Tieu luan mon triet hoc

Thứ nhất, tiếp tục mở rộng, nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo

của Tỉnh, đẩy mạnh liên kết với các trung tâm đào tạo của cả nước để tăng chất

lượng đào tạo lực lượng lao động của Tỉnh; Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ

cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề mở mới các mã

ngành đào tạo về kỹ thuật, công nghiệp, cơ khí ..., hiện đang còn thiếu và yếu;

Thứ hai, coi trọng chất lượng giáo dục phổ thông trên cả hai nội dung dạy

chữ và rèn luyện nhân cách, dạy làm người. Trên cơ sở bảo đảm đội ngũ giáo viên,

điều kiện dạy và học để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đại học,

cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;

Thứ ba, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các

trường, đặc biệt là các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành và đào tạo

nghề, để đáp ứng yêu cầu “học đi đôi với hành”;

Thứ tư, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo cho phù hợp với yêu cầu

thực tế của người sử dụng lao động, theo hướng trú trọng đến kỹ năng thực hành;

Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao

đẳng và đại học để gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động của tỉnh;

Thứ năm, lựa chọn những cán bộ trẻ có trình độ và năng lực để đào tạo ở

nước ngoài đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng, đáp ứng yêu cầu hội nhập

kinh tế thế giới. Có chính sách khuyến khích phát triển nhân tài, đồng thời đãi ngộ

các giáo viên giỏi đến giảng dạy tại địa phương;

Thứ sáu, có những chính sách tuyển dụng lao động phù hợp giữa yêu cầu

công việc và trình độ lao động để vừa tránh lãng phí lao động và khuyến khích

người học lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu;

Thứ bảy, thực hiện các chương trình khảo sát, đánh giá và dự báo nhu cầu

của thị trường lao động trong tỉnh trong thời gian tới để có kế hoạch đầu tư cho các

cơ sở đào tạo các ngành nghề và đưa ra các chính sách đào tạo phù hợp với nhu cầu;

Thứ tám, trú trọng đến các chương trình tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học

sinh phổ thông để định hướng cho các em lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo

phù hợp với khả năng của học sinh và nhu cầu của thị trường lao động;

Thứ chín, tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở

tất cả các ngành học, bậc học. Có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp từ

phía người sử dụng lao động thông qua việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và

17

Page 19: Tieu luan mon triet hoc

doanh nghiệp và thành lập quỹ hỗ trợ giáo dục, đào tạo do các tổ chức, cá nhân, các

doanh nghiệp đóng góp.

Thứ mười, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của

giáo dục và đào tạo trong sự phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền và phổ biến sâu

rộng chủ trương chính sách của Tỉnh về xã hội hoá giáo dục để các tổ chức, doanh

nghiệp và nhân dân có nhận thức đúng nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã

hội hoá giáo dục; đẩy nhanh tiến độ xã hội hoá giáo dục, trước hết cần đổi mới cơ

chế chính sách, đổi mới tư duy và phương thức quản lý.

Trên đây là những đánh giá, phân tích về thực trạng nguồn nhân lực, công

tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua và

những giải pháp khắc phục, cải thiện trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế,

thời gian đầu tư có hạn, nên bài viết không thể tránh được những thiếu sót. Rất

mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quí thầy để những bài viết sau được hoàn

thiện hơn.

18

Page 20: Tieu luan mon triet hoc

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Niên giám thống kê 2005~2013;

2. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Thống kê giáo dục tỉnh Đắk Lắk 2005~2013;

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát nguồn

nhân lực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Qui hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2025.

6. Quốc Hội, Bộ Luật lao động, ngày 18/6/2012.

19