94
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Võ Thị Minh Anh ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012

Võ Thị Minh Anh ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG (35).pdf · BOD Nhu cầu ôxy sinh học COD Nhu cầu ôxy hoá học ĐTV Động thực vật HTXL Hệ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------

Võ Thị Minh Anh

ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------

Võ Thị Minh Anh

ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 608502

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG

Hà Nội - 2012

Luận văn thạc sỹ cao học

i

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành bản luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Hồng là giáo viên hướng dẫn chính

và PGS.TS Nguyễn Thị Hà, cán bộ Khoa Môi trường đã tận tình hướng dẫn, chỉ

bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa Môi

trường – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung

và Bộ môn Công nghệ Môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho tôi những

kiến thức quý giá trong suốt khóa học.

Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ

chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp Viện Y học lao động và Vệ sinh

môi trường. Tôi cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác

của cán bộ, nhân viên các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh

viện Việt Đức.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè về sự chia sẻ, động

viên, khuyến khích trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.

Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học đã giúp đỡ tôi

bảo vệ thành công luận văn này.

Võ Thị Minh Anh

Luận văn thạc sỹ cao học

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i

MỤC LỤC ................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT ..........................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................vi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3

1.1. Nước thải bệnh viện ............................................................................................. 3

1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện ....................................................... 3

1.1.2. Tải lượng nước thải ....................................................................................... 4

1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện ......................................................... 7

1.2. Xử lý nước thải bệnh viện................................................................................. 12

1.2.1. Hệ thống thu gom, thoát nước thải .............................................................. 12

1.2.2. Hệ thống xử lý nước thải ............................................................................. 13

1.2.3. Phương pháp xử lý nước thải....................................................................... 16

1.2.3.1. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới .................. 16

1.2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện áp dụng ở Việt Nam ..... 18

1.3. Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải ..................................... 26

1.3.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường ................................. 26

1.3.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và Việt Nam ....... 28

1.3.3. Nội dung đánh giá công nghệ môi trường ................................................... 30

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 32

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 33

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 36

3.1. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện ......... 36

Luận văn thạc sỹ cao học

iii

3.2. Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện

Việt Đức.............................................................................................................................. 39

3.2.1. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ........................................... 39

3.2.2. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ............................................................ 41

3.2.3. Đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ..................... 45

3.2.3.1. Các tiêu chí về kỹ thuật ............................................................................ 45

3.2.3.2. Các tiêu chí về kinh tế .............................................................................. 52

3.2.3.3. Các tiêu chí về môi trường ....................................................................... 60

3.2.3.4. Các tiêu chí về xã hội ............................................................................... 61

3.2.3.5. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá .............................................................. 62

3.3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

............................................................................................................................... 65

3.4. Kết quả áp dụng giải pháp đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội ............ 69

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 80

Luận văn thạc sỹ cao học

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu ôxy sinh học

COD Nhu cầu ôxy hoá học

ĐTV Động thực vật

HTXL Hệ thống xử lý

KPH Không phát hiện

PHT Phát hiện thấy

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

SMEWW Các phương pháp tiêu chuẩn xác định nước và nước thải

SS Chất rắn lơ lửng

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

Luận văn thạc sỹ cao học

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cấp nước cho bệnh viện theo TCXDVN 4470 - 87 ................. 5

Bảng 1.2. Nhu cầu tiêu thụ nước tính trên một giường bệnh ...................................... 6

Bảng 1.3. Lưu lượng nước thải các bệnh viện ............................................................ 6

Bảng 1.4. Các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện ....................................... 9

Bảng 1.5. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường ....................................... 27

Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với Việt Nam ............. 31

Bảng 2.1. Thông tin tổ chức hành chính ................................................................... 33

Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải ..................... 36

Bảng 3.2. Đặc điểm các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khảo sát ..................... 38

Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội. .......................... 45

Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Việt Đức ..................................... 47

Bảng 3.5. So sánh hiệu quả xử lý của hai hệ thống xử lý nước thải ......................... 49

Bảng 3.6. Chi phí điện năng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội .. 52

Bảng 3.7. Chi phí hóa chất hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội ..... 53

Bảng 3.8. Chi phí nhân công hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội . 54

Bảng 3.9. Chi phí điện năng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức ............. 55

Bảng 3.10. Chi phí hóa chất hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức ............. 56

Bảng 3.11. Chi phí nhân công cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức ... 57

Bảng 3.12. Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nước thải .......... 58

Bảng 3.13. Đánh giá các ô nhiễm thứ cấp của hệ thống xử lý nước thải .................. 60

Bảng 3.14. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước

thải ............................................................................................................................. 62

Bảng 3.15. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nước thải ............. 68

Bảng 3.16. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 1 ............. 70

Bảng 3.17. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 2 ............. 71

Bảng 3.18. So sánh hiệu quả xử lý trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh ....... 72

Luận văn thạc sỹ cao học

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ................................................ 13

Hình 1.2. Ao sinh học tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí ...................... 19

Hình 1.3. Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện C Thái Nguyên và bệnh viện

Tâm thần kinh Hưng Yên .......................................................................................... 21

Hình 1.4. Các bước xử lý nước thải của DEWATS .................................................. 22

Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo nguyên lý hợp khối ...................... 23

Hình 1.6. Giá thể bám dính làm bằng vật liệu PVC ................................................... 25

Hình 1.7. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn và bệnh viện Hữu Nghị . 25

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội................ 41

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức .......................... 43

Hình 3.3. Nồng độ các chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội . 46

Hình 3.4. Nồng độ chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Việt Đức .................. 48

Hình 3.5. So sánh hiệu suất xử lý của hai hệ thống xử lý ......................................... 50

Luận văn thạc sỹ cao học

1

MỞ ĐẦU

Tính đến nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại trong đó có 1.263 cơ sở

khám chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh

viện tư nhân. Hệ thống các cơ sở y tế, bệnh viện ở Việt Nam đang từng bước góp

phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trên khắp đất

nước. Bên cạnh những mặt tích cực mà các cơ sở y tế đem lại thì quá trình hoạt

động của các cơ sở này cũng xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, số

lượng bệnh viện tăng đồng nghĩa với việc thải vào môi trường một lượng lớn các

chất thải y tế nguy hại và sinh hoạt. Ước tính, lượng chất thải lỏng phát sinh tại các

cơ sở y tế có giường bệnh hiện nay khoảng trên 150.000 m3/ngày đêm chưa kể

lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược và

sản xuất thuốc. Dự kiến đến năm 2015 lượng nước thải y tế phải xử lý lên tới trên

300.000 m3/ngày đêm [1].

Chất thải lỏng y tế trong đó có nước thải bệnh viện phát sinh từ rất nhiều

nguồn khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể,

giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn màn cho các giường bệnh, súc rửa các vật

dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng

bệnh… Đặc điểm của các loại nước thải này là chứa nhiều tạp chất, chất hữu cơ,

chất dinh dưỡng và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh. Loại nước thải này nhất thiết

phải được xử lý và khử trùng trước khi thải vào môi trường.

Theo số liệu thống kê cho thấy có 809 bệnh viện cần được xây dựng và trang

bị mới hoặc sửa chữa nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, trong đó khoảng gần 603

bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến huyện và tỉnh). Hiện

có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế (76,5% các bệnh

viện tuyến Trung ương; 53% các bệnh viện tuyến tỉnh và 37% các bệnh viện tuyến

huyện) [1]. Tuy vậy, hệ thống xử lý nước thải của nhiều bệnh viện được thiết kế đã

lâu, công nghệ xử lý chưa đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường, nay đã xuống cấp,

cần được sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với qui mô phát triển, nhu cầu chăm sóc

sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi

Luận văn thạc sỹ cao học

2

trường. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân và số giường bệnh ngày một gia tăng do tốc

độ tăng dân số hay do một số bệnh viện, cơ sở y tế nâng công suất phục vụ đáp ứng

nhu cầu khám chữa bệnh dẫn đến lượng nước thải rác thải tăng theo, lượng nước

thải tại một số bệnh viện đã vượt công suất thiết kế của hệ thống xử lý. Điều này

gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước thải sau xử lý. Do đó, việc tiến hành

nghiên cứu, đánh giá hiệu suất xử lý, công nghệ phù hợp xử lý nước thải bệnh viện

là công việc hết sức cần thiết.

Chính vì vậy, để đóng góp vào hướng nghiên cứu này và đưa ra các giải pháp

thích hợp quản lý chất thải bệnh viện nói chung, nước thải bệnh viện nói riêng nhằm

góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân viên y tế, cộng đồng dân cư và hạn chế đến mức

thấp nhất các tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường, chúng tôi

đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh

viện ở Hà Nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả” với mục tiêu đánh giá hiệu

quả xử lý nước thải y tế của hệ thống xử lý nước thải tại một số bệnh viện ở Hà Nội

làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Luận văn nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:

Tổng quan tài liệu về nước thải bệnh viện, các phương pháp xử lý, đánh giá

công nghệ môi trường.

Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại 10 bệnh viện ở Hà

Nội.

Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại bệnh viện Phụ

sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.

Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động cho hệ thống xử lý nước thải và

áp dụng thử nghiệm đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đánh giá thử nghiệm đề

xuất.

Luận văn thạc sỹ cao học

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Nước thải bệnh viện

1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một

phần nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Tuy nhiên nước

thải bệnh viện cực kỳ nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ, bởi vì ở các bệnh

viện tập trung những người mắc bệnh là nguồn của nhiều loại mầm bệnh đã biết

hoặc đôi khi còn chưa biết đối với khoa học hiện đại [12].

Nước thải bệnh viện xuất phát từ các thiết bị vệ sinh và sử dụng nước trong

các khu nhà vệ sinh, nhà tắm giặt giũ chăn màn, quần áo, lau rửa sàn nhà, chuẩn bị

thức ăn, rửa bát đĩa, chai lọ, chuẩn bị và điều chế thuốc men, chuồng trại nuôi súc

vật nghiên cứu…Phần lớn các loại nước thải này có hàm lượng chất hữu cơ và cặn

lơ lửng cao, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Trong một số bộ phận khám bệnh và

điều trị bằng phương pháp vật lý như X-quang, chiếu xạ… có thể hình thành một

lượng nhỏ nước thải chứa các chất ô nhiễm phóng xạ đặc trưng. Nhìn chung nước

thải bệnh viện phát sinh từ những nguồn chính sau [17].

1. Nước thải là nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của bệnh viện.

2. Nước thải sinh hoạt từ khu nhà bếp, nhà ăn, khu hành chính bệnh viện, phòng

bệnh nhân, chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ, các hoá chất tẩy rửa,...

3. Nước thải từ các hoạt động khám và điều trị như:

- Nước thải có nguồn gốc từ các ca phẫu thuật, từ quá trình xét nghiệm, hoạt

động khám chữa bệnh (giải phẫu bệnh, huyết học, truyền máu, lau rửa sau

các ca mổ, khoa lây) chứa các dịch sinh học, vi trùng gây bệnh, chất thải

nguy hại.

- Nước thải từ phòng chiếu chụp X quang, kho dược liệu và hóa chất chứa

các hoá chất (trong đó có các hoá chất độc hại), kim loại nặng, dung môi

hữu cơ, hoá chất xét nghiệm, các hợp chất vô cơ, chất phóng xạ, dược

phẩm quá hạn sử dụng.

4. Nước giặt giũ quần áo, ga, chăn màn… cho bệnh nhân.

Luận văn thạc sỹ cao học

4

5. Nước từ các công trình phụ trợ khác.

Nước thải bệnh viện là một nguồn thải gây nguy hại nghiêm trọng cho môi

trường, ảnh hưởng đến con người vì khả năng lan rộng trong môi trường, mức độ

nhiễm khuẩn cao, khả năng tồn tại lâu và nhân lên của vi khuẩn gây bệnh trong điều

kiện giàu chất hữu cơ ở nước thải và nước bề mặt. Nước thải bệnh viện có thể mang

các mầm bệnh: tả, thương hàn, lỵ, lỵ amip, leptospyros, bệnh vàng da nhiễm trùng,

viêm gan siêu vi trùng, giun sán, nấm mốc, bại liệt...

Theo nghiên cứu của Đào Ngọc Phong và cộng sự cho thấy: nước thải bệnh

viện làm ô nhiễm các nguồn nước bề mặt như nước sông, nước ao, đầm, hồ giếng

khơi (84,5-86,3%), gây ô nhiễm đất (88,4%). Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm môi

trường và gieo rắc mầm bệnh: số bệnh nhân ở khu dân cư dọc theo hai tuyến sông

thoát nước thường cao hơn, đặc biệt là bệnh đường tiêu hoá.

1.1.2. Tải lượng nước thải

Quy phạm thiết kế cho các hệ thống cấp thoát nước bên trong các khu nhà và

công trình của nhiều nước như CHLB Đức, Nga, Mỹ ... cho thấy tiêu chuẩn cấp

nước cho các nhà an dưỡng là 200-500L/người/ngày; cho bệnh viện và các cơ sở

điều trị, chữa bệnh là 500-1000L/giường bệnh/ngày. Qua khảo sát ở nhiều bệnh

viện thông thường ở Nga, Séc, Xlovakia, Bungari tiêu chuẩn nước cấp là 500

L/ngày cho một giường bệnh. Theo Metcalf & Eddy thì tiêu chuẩn thải của bệnh

viện là 473 - 908 l/ngày cho 1 giường bệnh (trị số tiêu biểu là 625L/ngày) cho một

giường bệnh [36]. Thực tế hoạt động của các bệnh viện cho thấy lượng nước cấp

thường cao hơn tiêu chuẩn thiết kế. Theo Sirogin G. G đối với bệnh viện lớn (trên

1.000 giường bệnh) với tiêu chuẩn cấp nước 500L/giường.ngày, lượng nước tạo

thành từ các bộ phận như sau:

Điều trị, chữa bệnh, lau rửa sàn nhà: 250L.

Tắm rửa của bệnh nhân: 100L.

Chuẩn bị thức ăn: 25L.

Giặt giũ chăn màn: 50L.

Nước sinh hoạt của bác sĩ và nhân viên: 25L.

Luận văn thạc sỹ cao học

5

Các nhu cầu khác (10% tiêu chuẩn): 50L.

Ở Việt Nam, nước cấp cho các bệnh viện được tuân theo tiêu chuẩn xây dựng

Việt Nam TCXDVN 4470-87 được nêu trong bảng dưới đây.

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cấp nước cho bệnh viện theo TCXDVN 4470 - 87

Loại yêu cầu sử dụng nước Đơn vị Nước tiêu thụ Nước nóng ở

650C

Bệnh viện không có khoa điều trị

bằng nước:

- Hệ thống cấp nước không hoàn

chỉnh, tại chỗ

L/giường.ngày > 100 >20

- Hệ thống cấp nước hoàn chỉnh L/giường.ngày 300-400 > 60

Khoa điều trị bằng nước L/lần điều trị 400

Nhà khám L/lần khám 10-15 2-3

Tưới rửa buồng L/m2 1,5-2,0

Thực tế hiện nay, lượng nước sử dụng ở các bệnh viện nước ta rất lớn, cao hơn

tiêu chuẩn cấp nước rất nhiều. Các nghiên cứu đều cho thấy lưu lượng nước thải các

bệnh viện vượt quá công suất thiết kế nhiều lần.

Phần lớn lượng nước thải sau sử dụng đều xả vào hệ thống thoát nước. Lượng

nước thực tế thải ra tính cho một giường bệnh tính trong một ngày đêm vượt tiêu

chuẩn của các nước Đức, Nga, Mỹ và lớn hơn rất nhiều so với các quy định hiện

hành của Tiêu chuẩn Việt Nam. Do đặc điểm chữa bệnh và nghiên cứu khác nhau,

tiêu chuẩn cấp nước của các bệnh viện là rất khác nhau. Nhìn chung đối với các

bệnh viện đa khoa cấp tỉnh tiêu chuẩn cấp nước ở mức 600-800L/giường bệnh.ngày.

Đối với các bệnh viện chuyên khoa hoặc các bệnh viện trung ương, lượng nước sử

dụng tương đối cao (đến 1000L/giường/ngày) do nước sử dụng cho các mục đích

nghiên cứu đào tạo. Tại các bệnh viên chuyên khoa, tỷ lệ số bác sỹ và nhân viên

phục vụ trên một giường bệnh tương đối cao (từ 1,2-1,4). Số bệnh nhân điều trị nội

trú cũng lớn hơn số giường bệnh theo thiết kế rất nhiều…Một trong những nguyên

nhân làm cho lượng nước thải tăng là tổn thất do thiếu ý thức của người nhà bệnh

Luận văn thạc sỹ cao học

6

nhân khi sử dụng khu vệ sinh hoặc vòi nước công cộng…Một số nghiên cứu đã đưa

ra mức độ sử dụng nước tại một số bệnh viện đa khoa ở nước ta như sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu tiêu thụ nước tính trên một giường bệnh

Đối tượng Số lượng

(Người/ngày) Nhu cầu tiêu thụ nước

(L/ngày đêm/người)

Số bệnh nhân (giường bệnh) N 300 - 350

Số cán bộ công nhân viên (0,80-1,1) N 100-150

Người nhà bệnh nhân (0,9 -1,3) N 50-70

Sinh viên thực tập, khách vãng lai (0,7-1) N 20-30

Tổng số nước dùng thực tế (3,4 - 4,4) N 470-600

Nguồn: [11]

Ở Việt Nam, lưu lượng nước thải của bệnh viện đa khoa được xác định như

trong bảng sau.

Bảng 1.3. Lưu lượng nước thải các bệnh viện

TT Quy mô bệnh viện

(Số giường bệnh)

Tiêu chuẩn dùng nước

(L/giường/ngày)

Lượng nước thải

(m3/ngày)

1 <100 700 70

2 100 – 300 700 100 – 200

3 300 – 500 600 200 – 300

4 500 – 700 600 300 – 400

5 > 700 600 > 400

6 BV kết hợp nghiên cứu và

đào tạo > 700 1000 > 500

Nguồn: [11]

Theo Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp – Trường

Đại học Xây dựng chỉ tính ở Hà Nội tổng lượng nước thải các bệnh viện là khoảng

6000m3/ngày đêm [6].

Luận văn thạc sỹ cao học

7

Lưu lượng thải của các bệnh viện trước hết phụ thuộc vào số giường bệnh,

điều kiện cấp nước, mức độ hiện đại của bệnh viện, số lượng thân nhân của người

bệnh kèm theo và mùa (nóng, lạnh, thời điểm bùng phát dịch bệnh). Nước thải bệnh

viện được xả thải không ổn định theo thời gian trong ngày và trong tuần. Thông

thường lượng nước sử dụng lớn nhất vào đầu buổi sáng, khi bắt đầu ngày làm việc

và thực hiện quá trình khám bệnh. Lưu lượng thải trong ngày tập trung vào ban

ngày cho tới 8 – 9 giờ tối. Vào đêm và sáng sớm lưu lượng thải thấp. Các số liệu

điều tra khảo sát cho thấy, hệ số không điều hoà Kch phụ thuộc quy mô bệnh viện

(tính theo số giường và nhân viên phục vụ) và dao động trong khoảng 1,6-2,5 [7].

Lượng nước thải của bệnh viện trong một ngày là chỉ tiêu để tính toán hệ

thống thoát nước và lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.

1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện

Nhìn chung nước thải bệnh viện có thành phần và tính chất gần giống nước

thải sinh hoạt đô thị, tuy nhiên có chứa một số thành phần ô nhiễm đặc trưng. Theo

nhiều nghiên cứu, trong nước thải bệnh viện còn chứa các chế phẩm thuốc, các chất

khử trùng, chất tẩy rửa các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn

đoán và điều trị bệnh…Sự có mặt của các chất này ảnh hưởng bất lợi cho quá trình

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và cản trở các qúa trình sinh hoá khác

diễn ra trong nước dẫn đến việc giảm hiệu quả làm sạch nước thải trên các công

trình xử lý. Ví dụ người ta quan sát thấy việc giảm hiệu quả xử lý nước thải bệnh

viện bằng biophin nhỏ giọt khi trong nước thải chứa chất kháng sinh streptomixin ở

nồng độ 0,7 – 1 g/l mà thực tế trong những trường hợp riêng biệt nồng độ

streptomixin có thể đến 12 g/l. Như vậy hiệu quả xử lý nước thải giảm đáng kể theo

các chỉ tiêu hoá học, đặc biệt là các chỉ tiêu vi khuẩn. Khi nồng độ streptomixin là

12 g/l hiệu quả xử lý thực tế bằng không.

Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa ở xưởng giặt là của bệnh viện cũng tạo

nguy cơ thực tế làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý. Kết quả nghiên

cứu cho thấy hàm lượng chất hoạt động bề mặt trong nước thải làm giảm đi khả

năng tạo huyền phù trong bể lắng và đa số vi khuẩn tụ tập lại trong bọt. Những chất

Luận văn thạc sỹ cao học

8

tẩy rửa riêng biệt ảnh hưởng đến quá trình làm sạch sinh học nước thải: chất tẩy rửa

anion tăng lượng bùn hoạt tính, cation lại làm giảm đi [12].

Lượng chất bẩn từ một giường bệnh trong ngày lớn hơn so với lượng chất bẩn

từ một người của khu dân cư thải vào hệ thống thoát nước là do việc hoà vào dòng

thải không chỉ chất thải từ người bệnh mà còn của bộ phận phục vụ, chất thải của

quá trình điều trị, phần thuốc còn lại, máu, các phần cơ quan cơ thể người, hoạt

động của nhà giặt, nhà xác...

Những nghiên cứu cho thấy nồng độ chất bẩn phụ thuộc cả vào nguồn nước sử

dụng từ hệ thống đường ống cấp nước do nhà máy cung cấp hay từ hệ thống giếng

khoan cục bộ. Trong trường hợp thứ hai hiển nhiên là nồng độ chất bẩn trong nước

thải lớn hơn.

Tuy rằng lượng chất bẩn trên một giường bệnh lớn hơn lượng chất bẩn trên

một đầu người khu dân cư, nhưng nồng độ chất bẩn trong một lít nước thải bệnh

viện lại nhỏ hơn nồng độ chất bẩn trong một lít nước thải sinh hoạt. Đó là do tiêu

chuẩn nước cấp thực tế sử dụng trên một giường bệnh (500 l/ngày) lớn hơn nhiều so

với tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt trên một đầu người (ví dụ 100 hay tối đa 300

l/ngày) [12].

Như vậy nước thải bệnh viện khác nước thải sinh hoạt bởi lượng chất bẩn gây

ô nhiễm tính trên một giường bệnh lớn hơn 2 – 3 lần lượng chất bẩn gây ô nhiễm

tính trên một đầu người. Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng nước thì nước thải bệnh

viện đặc hơn nước thải sinh hoạt, đồng nghĩa là nồng độ chất bẩn cao hơn nhiều.

Nghiên cứu thành phần nước thải một số bệnh viện ở XanhPecbua (Nga) cho

thấy nồng độ dao động trong các giới hạn sau COD 102 – 141 mg/L, SS 180-

343mg/L, amoni (N) 23-63,1mg/L, chỉ số coli 55x107. Hay những số liệu ở các

nước Sec và Xlôvakia cho thấy sự dao động của thành phần nước thải bệnh viện

COD 106-350 mg/, BOD5 147-582 mg/L, các chất lơ lửng 575-978 mg/L [12].

Theo Gray (2004) các chỉ tiêu hoá lý thường được dùng để đánh giá ô nhiễm

của nước thải là nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD), chất rắn

lơ lửng (SS), và amoni vì từ những chỉ tiêu cơ bản này có thể đánh giá được mức độ

Luận văn thạc sỹ cao học

9

ô nhiễm nhiều hay ít. Trong một số trường hợp đặc biệt người ta đo thêm chỉ tiêu

tổng phôt pho và tổng ni tơ [30].

Theo Lương Đức Phẩm (2009) các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng

nước thải là: độ pH, màu sắc, độ đục, hàm lượng các chất lơ lửng (huyền phù), oxy

hoà tan v.v... và đặc biệt là hai chỉ số COD và BOD [13].

Nghiên cứu của TS Ngô Kim Chi, nước thải bệnh viện có các chỉ số đặc

trưng BOD 180-280mg/L, COD 250-500mg/L, hàm lượng chất rắn lơ lửng SS 150-

300mg/L, H2S 6-8mg/L, T-N 50-90mg/L, T-P 3-12 mg/L, Coliforms 106-10

9

MPN/100mL [5].

Trong báo cáo đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải bệnh viện về hóa lý

và hiệu quả xử lý nước thải trong các bệnh viện của Trần Quang Toàn và cộng sự

(2005), nước thải bệnh viện các thông số ô nhiễm như sau: BOD 137mg/L; COD

190,1mg/L; DO 1,56mg/L; tổng Nitơ 18,14mg/L [18].

Qua khảo sát thực tế nhiều bệnh viện trong nhiều năm, TS Nguyễn Xuân

Nguyên đưa ra thành phần ô nhiễm nước thải thường ở trong mức sau [11]:

Bảng 1.4. Các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện

TT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ

thấp nhất

Nồng độ

cao nhất

Nồng độ

trung bình

1 pH - 6,2 8,1 7,4

2 Amoni mg/L 8 25 14

3 BOD5 mg/L 110 250 150

4 COD mg/L 140 300 200

5 Chất rắn lơ lửng mg/L 100 220 160

6 Coliform MPN/100ml 106 10

9 10

7

Nước thải bệnh viện chứa nhiều thành phần khác nhau. Các chất ô nhiễm có

thể là các chất hữu cơ, các chất vô cơ, các chất độc hóa học, các vi trùng, vi khuẩn

gây bệnh và các tác nhân vật lý khác. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện

tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới vi sinh vật sống trong

môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo ra sự lắng

Luận văn thạc sỹ cao học

10

đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Các chất hữu cơ có trong

nước thải đa phần là những chất dễ phân hủy sinh học. Hàm lượng các chất hữu cơ

dễ bị phân hủy được xác định một cách gián tiếp thông qua nhu cầu oxy sinh hóa

(BOD) của nước thải. Thông thường người ta lấy giá trị BOD5 để đánh giá độ

nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải. Sự có mặt của các chất hữu cơ là nguyên

nhân chính gây ra sự giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống

động, thực vật thủy sinh.

Nước thải ô nhiễm được thải trực tiếp ra môi trường làm cho môi trường

không khí xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Nước thải có hàm lượng hữu cơ cao và

nhiều hợp chất hoá học hữu cơ, vô cơ khác có trong các loại thuốc điều trị được thải

trực tiếp vào môi trường, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng

hữu cơ cao, phân hủy nhanh, nếu không được xử lý đúng mức thì khi tiếp xúc với

không khí và bị các yếu tố môi trường (nắng, gió, độ ẩm…) tác động sẽ gây ra mùi

hôi thối rất khó chịu, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư.

Ngoài ra, nước thải bệnh viện vốn được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt

nguy hại bởi ngoài các loại vi trùng từ máu, dịch đờm, phân của người bệnh, vi

khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun...đặc biệt nhiều nếu bệnh

viện có khoa truyền nhiễm. Còn nguy hiểm hơn về phương diện dịch tễ là nước thải

của những bệnh viện truyền nhiễm, lao và các cơ sở lây nhiễm khác. Tương tự, đối

với các bệnh viện điều trị hoặc có khoa điều trị ung thư, trong nước thải có chứa các

chất phóng xạ, các loại hóa chất điều trị ung thư và các sản phẩm chuyển hóa phát

sinh trong quá trình chẩn đoán điều trị. Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh

hoạt, những mầm bệnh này lan tỏa khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật

nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với

nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho

cộng đồng dân cư.

Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô

nhiễm mạnh có chỉ số chất rắn lơ lửng là 350mg/L; tổng lượng các bon hữu cơ

Luận văn thạc sỹ cao học

11

290mg/L; tổng phốt pho (tính theo P) là 15mg/L và tổng nitơ 85mg/L; coliform từ

108-109 MPN/100mL [39].

Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đáp ứng QCVN

28:2010/BTNMT, cột B, mới được phép đổ vào cống thải chung của khu dân cư.

Điểm đặc thù của thành phần nước thải bệnh viện làm cho nó khác với nước

thải sinh hoạt khu dân cư là có thể gây ra sự lan truyền rất mạnh của các vi khuẩn

gây bệnh. Về phương diện này đặc biệt nguy hiểm là những bệnh viện truyền nhiễm

và bệnh viện lao hay những khoa lây của các bệnh viện đa khoa.

Ở khu dân cư số lượng những người mang mầm bệnh thường khoảng 1 – 2%

dân số [42]. Ở bệnh viện con số này tăng lên 10 - 20 lần, thậm chí ở bệnh viện

truyền nhiễm có đến 90 - 100% bệnh nhân mang mầm bệnh. Vì thế sẽ rất nguy hiểm

nếu nước thải bệnh viện không được xử lý triệt để mầm bệnh trước khi thải vào hệ

thống thoát nước công cộng.

Nước thải nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người

và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Các bệnh

truyền nhiễm này là bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, bệnh do Leptospira,

lao, do amip, bệnh do virut đường tiêu hoá, giun sán...

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [43], nói chung, khả năng gây bệnh từ

các bệnh viện đa khoa là tương tự với nước thải bình thường vì nước thải bệnh viện

được pha loãng nhiều, do yêu cầu về vệ sinh bệnh viện tiêu thụ một lượng nước rất

lớn. Tuy nhiên sự có mặt của các vi khuẩn gây bệnh trong nước thải bệnh viện là rất

phổ biến. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nước thải bệnh viện Bôtkin thường

xuyên phát hiện thấy vi khuẩn phó thương hàn Salmonelle paratyphi B, trực khuẩn

lỵ [16].

Lai và Tsai nghiên cứu nước thải của 48 bệnh viện ở Đài Loan cho kết quả:

14,6% Shigella spp và 33,3% Salmonella spp [33].

Nước thải bệnh viện luôn có nguy cơ tiềm tàng: tất cả các vi khuẩn gây bệnh

có thể tìm thâý trong nước thải: vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), lỵ (Shigella), thương

Luận văn thạc sỹ cao học

12

hàn (Salmonella) E.coli, Pseudomonas, Streptococcus, Staphylococcus... đặc biệt

các chủng này thường là kháng với nhiều loại kháng sinh [16].

Số lượng vi sinh gây bệnh trong nước thải thường thấp hơn nhiều so với loại

không gây bệnh. Để phát hiện các loài vi sinh gây bệnh trong nước thải rất phức tạp

và tốn nhiều thời gian. Do đó không thể xét nghiệm tất cả các mẫu nước để kiểm tra

có hay không có tất cả các vi sinh gây bệnh được. Vì vậy người ta phải chọn kỹ

thuật đơn giản nhưng vẫn phát hiện được sự ô nhiễm của nước. Điều này dẫn tới

việc sử dụng các chỉ điểm vi sinh để xác định sự ô nhiễm [35].

1.2. Xử lý nước thải bệnh viện

1.2.1. Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Thu gom nước thải là mắt xích rất quan trọng trong việc quản lý và xử lý

nước thải bệnh viện. Nếu thu gom nước thải tốt sẽ tách được lượng nước thải không

cần xử lý hay chỉ xử lý thông thường với lượng nước thải phải xử lý đặc biệt. Như

vậy sẽ làm giảm chi phí cho xử lý nước thải, tăng độ bền của công trình do hệ thống

không phải làm việc quá tải. Nguyên tắc chung thu gom nước thải bệnh viện là:

Tách lượng nước mưa chảy tràn vào hệ thống thu riêng, phù hợp cả về bố trí

hệ thống máng, rãnh, cống và bể điều hoà.

Tách lượng nước sinh hoạt thông thường như nước nấu ăn và chế biến thực

phẩm, nước thải khu hành chính, văn phòng...

Thu gom triệt để lượng nước thải từ hoạt động chuyên môn khám bệnh, chẩn

đoán và điều trị. Nguồn thải này phải xử lý trước khi thải vào lưu vực [4].

Nước thải từ hoạt động chuyên môn khám bệnh, chẩn đoán và điều trị được

thu bởi hệ thống ống thu được lắp đặt trong công trình nhờ hệ thống thu của chậu

rửa, bể labo, lavabo thu về hệ thống ống thoát được lắp đặt ngầm và cuối cùng đưa

về trạm xử lý bằng hệ thống ống dẫn riêng.

Nước từ các khu vệ sinh được thu về bể phốt có mức ô nhiễm hữu cơ rất cao

COD, BOD5 tới vài ngàn mg/L. Tại bể phốt đã xảy ra quá trình xử lý yếm khí, phần

lớn các mầm bệnh và chất hữu cơ đã được xử lý, nhưng do bảo dưỡng và thực tế sử

dụng ở Việt Nam vẫn còn ô nhiễm nặng.

Luận văn thạc sỹ cao học

13

1.2.2. Hệ thống xử lý nước thải

Nước thải bệnh viện chứa nhiều tạp chất bẩn có bản chất khác nhau gây ô

nhiễm môi trường nước. Vì vậy, nước thải bệnh viện trong bất cứ trường hợp nào

cũng không được phép đổ trực tiếp vào nguồn nước như ao hồ, sông ngòi. Muốn

nước thải đổ vào các thuỷ vực này cần phải tiến hành xử lý. Mục đích xử lý nước

thải bệnh viện là khử các tạp chất và vi khuẩn gây bệnh để nước sau khi xử lý đạt

được tiêu chuẩn chất lượng cho việc xả vào nguồn tiếp nhận.

Do vậy, nước thải bệnh viện cần phải thu gom tại các khoa phòng về bể tập

trung để xử lý, sau đó xả vào nơi qui định. Xử lý ở mức độ nào đó sẽ tuỳ thuộc vào

điều kiện môi trường, đặc điểm thuỷ vực của nguồn nhận, phương pháp xử lý nước

thải tiếp nối với dây chuyền công nghệ sản xuất. Sau khi xử lý đạt yêu cầu, nước

thải được phép đổ vào nguồn.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện điển hình

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Luận văn thạc sỹ cao học

14

Xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I

Xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I bao gồm chắn rác, lắng cát, hồ điều hoà lưu

lượng, lắng bùn sơ cấp (hay lắng 1). Công đoạn này loại bỏ phần lớn các tạp chất

thô, cứng, vật nổi, nặng v.v… để bảo vệ bơm, đường ống, thiết bị tiếp theo và đưa

nước thải vào xử lý cơ bản có hiệu quả hơn.

Các trang thiết bị của công đoạn này thường là: song, lưới chắn rác, có thể có

máy nghiền và cắt vụn rác, lắng cát, bể điều hoà, bể trung hoà, tuyển nổi và lắng 1.

Bể điều hoà đôi khi có trang bị sục khí để khử mùi, khử mầu và làm tăng cường oxi

hoá. Công đoạn này thường loại được hầu hết tạp chất rác, sợi, vật thô nổi, tạp chất

nặng, một phần tạp chất ở dạng lơ lửng [8].

Theo nghiên cứu của Bonde, xử lý nước thải ở giai đoạn này có thể giảm

được 10% E. coli và 60% Clostridium perfringens. Tuy nhiên một số vi khuẩn chỉ

điểm lại tăng lên ở giai đoạn này [26].

Xử lý cơ bản hay xử lý bậc II

Xử lí cơ bản chủ yếu là ứng dụng các quá trình sinh học (đôi khi là quá trình

hoá học hoặc cơ học hoặc kết hợp). Công đoạn này phân huỷ sinh học hiếu khí các

chất hữu cơ, chuyển các chất hữu cơ dễ phân huỷ thành các chất vô cơ và chuyển

các chất hữu cơ ổn định thành bông cặn dễ loại bỏ ra khỏi nước [31].

Xử lý bổ sung hay xử lý bậc III

Thông thường công đoạn này chỉ cần khử khuẩn để đảm bảo nước trước khi

được đổ vào các thuỷ vực không còn vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, công đoạn này

có thể phải tiếp tục nâng cao chất lượng nước đã xử lý tái sử dụng hoặc để xả vào

nguồn tiếp nhận có yêu cầu cao.

Các phương pháp khử khuẩn thường dùng chủ yếu là các chất oxy hoá như

clo, hợp chất clo, ozon, hypoclorit, permanganat, bạc, H2O2 …(phương pháp hóa

học) hay sử dụng nhiệt, tia cực tím (UV), vi lọc, lọc cát chậm, keo tụ (phương pháp

vật lý). Các phương pháp này chủ yếu dựa vào khả năng làm biến tính protein của tế

bào vi sinh vật hoặc protein enzim của chúng. Dùng tia UV cũng vậy, còn dùng

nhiệt là dựa vào khả năng giết chết tế bào vi sinh vật ở nhiệt độ cao.

Luận văn thạc sỹ cao học

15

Khử khuẩn bằng clo: Clo và các hợp chất chứa clo hoạt tính là những chất

oxi hoá thông dụng nhất, làm chất khử khuẩn hữu hiệu và kinh tế [27]. Sử dụng clo

ở đây có hai tác dụng, chủ yếu là diệt khuẩn và oxi hoá tiếp tục các chất hữu cơ còn

sót lại ở trong nước làm cho nước sáng màu hơn, cải thiện mùi vị nước do mùi vị

của chất hữu cơ còn lại. Ngoài ra, clo và hợp chất của clo còn oxi hoá tách H2S ra

khỏi nước thải.

Theo nghiên cứu của Irving và Jolley (1980), lượng clo dư ở mức 0,5mg/l

trong nước thải đã xử lí là đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình xử lí, nhưng

nếu không làm giảm nồng độ clo trong nước xuống thấp hơn mức này sẽ gây hại

cho các thuỷ sinh [32].

Hiện nay ở Việt nam hầu hết các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đều

dùng clo nước hay clorua vôi vì rẻ tiền, dễ sử dụng lại an toàn hơn clo hơi.

Khử khuẩn bằng ozon: Ozon có công thức hoá học là O3. Trong áp suất

thường, nhiệt độ thường, ozon ở thể khí. Ở điều kiện bình thường ozon dễ bị phân

huỷ thành khí O2. Oxi nguyên tử mới sinh có khả năng oxi hoá mạnh và diệt khuẩn.

Ozon được tạo thành do phóng tia lửa điện qua oxi hoặc không khí. Vì ozon không

bền, nên phải trang bị máy tạo ozon ngay ở trạm xử lí nước thải. Việc trang bị máy

tạo ozon giá khá cao và sử dụng tốn nhiều điện năng. Trường hợp trong không khí

có nồng độ ozon cao hơn 10mg/l sẽ gây độc hại cho người.

Một số bệnh viện có trang bị bộ phận tạo ozon như bệnh viện Nhi trung

ương, khá hiệu quả trong xử lý nước thải về vi sinh thông qua đánh giá chỉ số

coliform.

Chow-Feng Chiang và cộng sự (2003) đã nghiên cứu sử dụng thiết bị tạo

ozon để khử trùng nước thải của 2 bệnh viện ở Đài loan đã được đánh giá hiệu quả

với Coliform, Pseudomonas aeruginosa, và tổng số vi khuẩn [28].

Trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện người ta dùng các quy trình công

nghệ tổng hợp gồm cả phương pháp cơ học, hoá lý, sinh học.

Xử lý bùn cặn

Luận văn thạc sỹ cao học

16

Trong quá trình xử lý nước thải, thu được một lượng lớn bùn cặn, đó là các

tạp chất vô cơ, hữu cơ. Bùn cặn ở công đoạn xử lý sơ bộ chủ yếu là các cặn vô cơ, ở

lắng II chủ yếu là tạp chất hữu cơ chứa nhiều sinh khối vi sinh vật. Bùn tạo thành

sau xử lý nước thải phải khử trùng để diệt vi khuẩn gây bệnh.

1.2.3. Phương pháp xử lý nước thải

1.2.3.1. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới

Để lựa chọn các phương pháp thích hợp cho từng đối tượng bệnh viện phải

dựa vào thành phần và bản chất của nước thải, lưu lượng nước thải cần xử lý, điều

kiện địa lý thuỷ văn của nguồn tiếp nhận, mức độ yêu cầu của bảo vệ môi trường và

đặc biệt là điều kiện kinh phí đầu tư cho công việc xử lý nước thải.

Xử lý nước thải các khoa, bộ môn của bệnh viện truyền nhiễm có lưu lượng

25m3/ngày, bộ môn Vệ sinh học công cộng Trường Đại học Y Kiep sáng chế ra tổ

hợp công trình xử lý cục bộ với bể tự hoại – khử trùng cặn gồm bể tự hoại – khử

trùng cặn, thiết bị clo hóa và bể tiếp xúc. Nước thải đi qua các ngăn được giải

phóng khỏi các chất lơ lửng. Các chất lơ lửng rơi xuống thành cặn, nước thải được

làm trong từ bể tự hoại – khử trùng cặn đi vào thiết bị clo hóa và được khử trùng,

sau đó đi vào hệ thoát nước. Sau xử lý chất lơ lửng giảm 80%, BOD-50%, chỉ số

coli – 68,6%, trứng giun 100%. Với các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm có

lưu lượng nước thải 100-150m3/ngày có thể áp dụng công trình xử lý cục bộ với bể

tự hoại hai bậc gồm song chắn rác, thiết bị thu cát, bể tự hoại hai bậc, thiết bị clo

hóa cơ cấu trộn và bể tiếp xúc [9].

Công trình xử lý với aeroten sục khí liên tục bằng thiết bị thổi khí cơ học, bể

lắng thứ cấp, thiết bị clo và bể tiếp xúc đã được áp dụng trong xử lý nước thải bệnh

viện. Điển hình là trạm xử lý cục bộ kiểu Rapid Bloc của Phần Lan, nước thải sau

bể tự hoại được xử lý sinh học trong bể aeroten và khử trùng trước khi xả ra bên

ngoài. Công suất thiết bị 500-800m3/ngày.

Xử lý nước thải bệnh viện lao với lưu lượng nước thải đến 500m3/ngày được

áp dụng xử lý theo tổ hợp công trình xử lý với bể tự hoại/bể lắng hai bậc và lọc

sinh học nhỏ giọt. Theo đó, tổ hợp bao gồm lưới chắn rác, thiết bị thu cát, bể tự

Luận văn thạc sỹ cao học

17

hoại/bể lắng hai bậc, thiết bị định lượng, lọc sinh học nhỏ giọt, bể lắng thứ cấp,

thiết bị clo hóa và bể tiếp xúc.

Rezaee M.M. Aryan, Tehran, Iran (2005) và các cộng sự đã thực hiện nghiên

cứu áp dụng xử lý nước thải bệnh viện sử dụng một bể phản ứng sinh học màng cố

định tích hợp kỵ – hiếu khí. Nghiên cứu hệ thống này hoạt động trong 90 ngày. Kết

quả cho thấy hệ thống có hiệu quả loại bỏ 95,1% nhu cầu oxy hóa học (COD) từ

nước thải bệnh viện với COD giảm từ 700 mg/L xuống còn 34 mg/L. Bên cạnh đó

cũng loại bỏ đáng kể các vi khuẩn gây bệnh. Những lợi thế của hệ thống xử lý

nghiên cứu đối này gồm hoạt động vận hành và bảo trì đơn giản, loại bỏ hiệu quả

COD và vi khuẩn, và tiêu thụ năng lượng thấp [24].

Xianghua Wen, Trung Quốc (2004) thực hiện xử lý nước thải bệnh viện

bằng bể phản ứng sinh học bằng màng ngập nước. Hiệu suất khử COD, NH4-N, và

độ đục là 80, 93 và 83% tương ứng với chất lượng nước thải trung bình của COD

<25 mgL, NH4-N <1,5 mg/L và độ đục <3 NTU. Escherichia coli bị loại bỏ hơn

98%. Nước thải không có màu và không mùi. Áp suất qua màng tăng từ từ trong

quá trình hoạt động 6 tháng. Không cần hoạt động làm sạch màng và bùn không

phát sinh trong thời gian hoạt động 6 tháng [44].

Nghiên cứu của Qiaoling Liu và cộng sự (2010) áp dụng công nghệ lọc

màng MBR xử lý nước thải bệnh viện ở Trung Quốc cho kết quả: công nghệ lọc

màng MBR hiệu quả hơn trong việc loại bỏ vi sinh vật bệnh lý so với các hệ thống

xử lý nước thải hiện có. Bên cạnh đó, MBR còn tiết kiệm hiệu quả trong tiêu thụ

chất khử trùng (clo thêm vào có thể giảm đến 1,0 mg /L), rút ngắn thời gian phản

ứng (khoảng 1,5 phút, 2,5-5% của quá trình xử lý nước thải thông thường) [38].

Trong một nghiên cứu khác, Ajay Kumar Gautam, Ấn Độ (2007), nghiên

cứu sơ bộ các lựa chọn xử lý hóa lý cho nước thải bệnh viện, được thực hiện tại

bệnh viện đại học y Christian, Vellore, Tamil Nadu. Nước thải đã được kiểm tra

cho các thông số thông thường và làm thí nghiệm đông tụ. Các nước thải thô và

lắng đã được đông tụ bằng FeCl3, lọc và khử trùng. Xử lý hóa lý được xem là một

lựa chọn hấp dẫn đối với việc xử lý chi phí hiệu quả nước thải bệnh viện [25].

Luận văn thạc sỹ cao học

18

Puangrat Kajitvichyanukul (2006) nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy

sinh học và mức độ oxy hóa nước thải bệnh viện bằng cách sử dụng quá trình photo

– Fenton như là phương pháp tiền xử lý nhằm mục đích nâng cao khả năng phân

huỷ sinh học tổng thể của nó và xác định mức độ của quá trình oxy hóa tăng lên.

Nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), tổng cacbon hữu cơ

(TOC) và độc tính đối với vi khuẩn biển gram âm phát quang sinh học của các loài

V. fischeri đã được lựa chọn làm các thông số môi trường tổng hợp để theo dõi hiệu

suất của quá trình này. Việc nâng cao khả năng phân huỷ sinh học, đánh giá thông

qua tỷ lệ BOD5/COD, tăng từ 0,3 đến 0,52 và mức độ oxy hóa tăng từ -1,14 đến

1,58 ở điều kiện tối ưu: tỷ lệ hàm lượng COD:H2O2:Fe (II) là 1:4:0,1 và độ pH là 3.

Kết quả thu được từ tỷ lệ phần trăm loại bỏ gần như hoàn toàn COD, BOD5, và

TOC chỉ ra rằng quá trình photo-Fenton có thể là một phương pháp tiền xử lý phù

hợp trong việc làm giảm độc tính của các chất gây ô nhiễm và tăng cường khả năng

phân huỷ sinh học của nước thải bệnh viện được xử lý trong một hệ thống kết hợp

sinh học - quang hóa [37].

1.2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện áp dụng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử

lý nước thải bệnh viện, tuy nhiên với đặc điểm về thành phần và tính chất nước thải

bệnh viện thì công nghệ xử lý sinh học vẫn chiếm ưu thế. Xử lý nước thải bằng

phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật có khả năng phân hóa

những hợp chất hữu cơ trở thành nước, các chất vô cơ hay các khí đơn giản.

Phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên: Xử lý nước thải trong các

ao hồ ổn định là phương pháp xử lý đơn giản nhất. Phương pháp này không yêu cầu

kỹ thuật cao, vốn đầu tư ít, chi phí hoạt động rẻ tiền, quản lý đơn giản tuy nhiên

hiệu quả không cao. Cơ sở khoa học của phương pháp là dựa vào khả năng tự làm

sạch của nước, chủ yếu là vi sinh vật và các thủy sinh khác, các chất nhiễm bẩn bị

phân hủy thành các chất khí và nước. Như vậy, quá trình làm sạch không phải thuần

nhất là quá trình hiếu khí, mà còn có cả quá trình tùy tiện và kỵ khí.

Luận văn thạc sỹ cao học

19

Hình 1.2. Ao sinh học tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

Ao hồ sinh học rất hiệu quả trong xử lý vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.

Dưới ánh sáng mặt trời sẽ làm cho pH nước ao hồ có thể tăng lên đến 9 về ban

ngày, tảo sẽ sinh ra độc tố diệt vi sinh.

Nhược điểm của phương pháp xử lý bằng ao sinh học là cần nhiều mặt bằng

và thời gian xử lý kéo dài. Quá trình xử lý phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết tự

nhiên, nhiệt độ thấp của mùa đông sẽ kéo dài thời gian và hiệu quả làm sạch, hoặc

gặp mưa sẽ làm tràn ao hồ gây ô nhiễm các đối tượng khác

Theo kết quả quan trắc của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại

bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2011, nước thải sau xử lý chưa đạt

tiêu chuẩn thải cho phép, nồng độ BOD5 còn 57mg/L, sunfua 5,5 mg/L, coliforms

40000 vi khuẩn/100ml. Hiệu quả xử lý thấp và bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển

Uông Bí đang có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý mới để thay thế ao sinh học xử

lý hiện tại [21].

Phương pháp sinh học nhân tạo xử lý nước thải bệnh viện:

a. Bể phản ứng sinh học hiếu khí – AEROTEN

Là công trình xử lý nước thải dạng bể được thực hiện nhờ bùn hoạt tính và

cấp oxy bằng khí nén hoặc làm thoáng, khuấy đảo liên tục. Trong bể phản ứng sinh

học hiếu khí – Aeroten, nước thải chảy qua suốt chiều dài của bể và được sục khí,

khuấy nhằm tăng cường lượng khí oxi hòa tan và tăng cường quá trình oxi hóa chất

bẩn hữu cơ có trong nước. Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn

các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aeroten. Các chất lơ

Luận văn thạc sỹ cao học

20

lửng này là một số chất rắn và có thể là các chất hữu cơ chưa phải là dạng hòa tan.

Các chất lơ lửng làm nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần

thành các hạt cặn bông. Các hạt này dần dần to và lơ lửng trong nước. Chính vì vậy

xử lý nước thải ở Aeroten được gọi là quá trình xử lý với sinh vật lơ lửng của quần

thể vi sinh vật. Các bông cặn này cũng chính là bùn hoạt tính.

Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxi hóa và

khoáng hóa các chất hữu cơ chứa trong nước thải. Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng

thái lơ lửng và để đảm bảo oxi dung cho quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thì phải

luôn luôn đảm bảo việc thoáng gió. Thời gian nước lưu trong bể aeroten không lâu

quá 12 giờ (thường là 4 -8 giờ).

Nguyễn Thị Tuyến và cộng sự (2006), đánh giá hiệu quả xử lý trong các bể

aeroten tại bệnh viện đa khoa Phú thọ cho kết quả các chỉ tiêu sau xử lý của nước

thải đạt tiêu chuẩn thải với chỉ tiêu BOD ở mức I và với SS ở mức II [19].

Từ Hải Bằng (2008), đánh giá hiệu quả xử lý trong số 8/33 hệ thống xử lý

nước thải của các bệnh viện sử dụng hệ thống bể aeroten thì hầu hết chỉ xử lý được

vi sinh vật chứ không xử lý hiệu quả đối với các yếu tố hóa lý [2].

Theo Hoàng Huệ [8], trong những điều kiện bất lợi, khi lượng bùn quá tải

hoặc không đầy đủ, hoặc có sự thay đổi lớn về nhiệt độ, thành phần nước thải...thì

bùn có thể “phồng“ lên. Ở bể lắng thứ cấp loại bùn đó lắng rất kém, một phần cùng

nước thải ra khỏi công trình, do vậy làm giảm hiệu suất xử lý của bể lắng và giảm

nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn. Tuy bùn “phồng“ có bề mặt phát triển, khi xử lý

sinh học nước thải rất đạt hiệu quả, song bể Aeroten làm việc không ổn định.

b. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

Lọc sinh học nhỏ giọt là loại bể lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập

nước. Để đến được lớp vật liệu lọc, nước đến lớp vật liệu lọc chia thành các dòng

hoặc hạt nhỏ chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp xúc với

màng sinh học ở trên bề mặt vật liệu và được làm do vi sinh vật của màng phân hủy

hiếu khí và kị khí các chất hữu cơ có trong nước. Các chất hữu cơ phân hủy hiếu khí

sinh ra CO2 và nước, phân hủy kị khí sinh ra CH4 và CO2 làm tróc màng ra khỏi vật

Luận văn thạc sỹ cao học

21

liệu mang, bị nước cuốn theo. Trên mặt giá mang là vật liệu lọc lại hình thành lớp

màng mới. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả là BOD của nước

thải bị vi sinh vật sử dụng làm chất dinh dưỡng và bị phân hủy kị khí cũng như hiếu

khí, nước thải được làm sạch.

Nước thải trước khi đưa vào xử lý ở lọc phun (nhỏ giọt) cần phải qua xử lý

sơ bộ để tránh tắc nghẽn các khe trong vật liệu. Nước sau khi xử lý ở lọc sinh học

thường nhiều chất lơ lửng do các mảnh vỡ của màng sinh học cuốn theo, vì vậy cần

phải đưa vào lắng 2 và lưu ở đây thời gian thích hợp để lắng cặn. Trong trường hợp

này, khác với nước ra ở bể aeroten: nước ra khỏi lọc sinh học thường ít bùn cặn hơn

ra từ aeroten.

Hình 1.3. Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện C Thái Nguyên và

bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên

Một số bệnh viện đang áp dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt này như

bệnh viện A Thái Nguyên, bệnh viện C Thái Nguyên, bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ

- Thái Bình, kết quả đo, phân tích mẫu nước thải bệnh viện ở ®Çu vµo, ®Çu ra c¶ 3

bÖnh viÖn, sau khi xử lý đạt được tiêu chuẩn cho phép, tất cả các chỉ tiêu phân tích

đều ®¹t yªu cÇu so víi QCVN 28:2010/BTNMT. Công nghệ xử lý đạt mức độ an

toàn trong trường hợp có sự thay đổi về lưu lượng [9].

c. Công nghệ xử lý nước thải theo mô hình DEWATS

DEWATS (DEcentralized WAsterwater Treament System) - hệ thống xử lý

nước thải phân tán, là một giải pháp mới cho xử lý nước thải hữu cơ với qui mô

dưới 1000m3/ngày đêm. Hệ thống DEWATS gồm có bốn bước xử lý cơ bản: Quá

Luận văn thạc sỹ cao học

22

trình lắng loại bỏ các cặn lơ lửng có khả năng lắng được, giảm tải cho các công

trình xử lý phía sau. Quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí để loại bỏ các chất

rắn lơ lửng và hòa tan trong nước thải. Giai đoạn này có hai công nghệ được áp

dụng là bể phản ứng kị khí có các vách ngăn và bể lắng kị khí. Bể phản ứng kị khí

với các vách ngăn giúp cho nước thải chuyển động lên xuống. Dưới đáy mỗi ngăn,

bùn hoạt tính được giữ lại và duy trì, dòng nước thải vào liên tục được tiếp xúc và

đảo lộn với lớp bùn hoạt tính có mật độ vi sinh vật kị khí cao, nhờ đó mà quá trình

phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải được diễn ra mạnh mẽ giúp làm sạch

nước thải hiệu quả hơn các bể tự hoại thông thường. Bể lọc kị khí với vật liệu lọc có

vai trò là giá đỡ cho các vi sinh vật phát triển, tạo thành các màng vi sinh vật. Các

chất ô nhiễm hòa tan trong nước thải được xử lý hiệu quả hơn khi đi qua các lỗ rỗng

của vật liệu lọc và tiếp xúc với các màng vi sinh vật.Toàn bộ phần kị khí nằm dưới

đất, không gian phía trên có thể sử dụng làm sân chơi, bãi để xe… Điều này rất

thích hợp với các khu vực thiếu diện tích xây dựng. Tiếp theo là quá trình xử lý hiếu

khí và cuối cùng quá trình khử trùng.

Hình 1.4. Các bước xử lý nước thải của DEWATS

Hiện nay đã có hơn 500 hệ thống DEWATS đang hoạt động hiệu quả ở các

nước như Indonesia, Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam và các nước Nam

Luận văn thạc sỹ cao học

23

Phi. Tại Việt Nam, hệ thống DEWATS đã được áp dụng xử lý nước thải tại: Bệnh

viện Nhi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Bệnh viện đa khoa Kim Bảng, huyện Kim

Bảng, tỉnh Hà Nam; xử lý nước thải sinh hoạt tại thôn Kiêu Kị, xã Kiêu Kị, huyện

Gia Lâm, Hà Nội; Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo; … Tiềm năng áp dụng công

nghệ DEWATS vào việc xử lý nước thải vào điều kiện Việt Nam là rất lớn vì tính

bền vững của công nghệ trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nước

thải hữu cơ gây ra với chi phí thấp, hiệu quả xử lý cao [14].

d. Công nghệ xử lý nước thải kết hợp aeroten và lọc sinh học (thiết bị hợp khối)

Nước thải sau chắn rác được bơm qua bể sục khí aeroten, lắng, xử lý sinh

học hiếu khí và yếm khí qua lớp vật liệu đệm sau đó lắng và khử trùng trước khi xả

vào nguồn tiếp nhận.

Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo nguyên lý hợp khối

Luận văn thạc sỹ cao học

24

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý

nước thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi mô-đun để tăng hiệu quả và

giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối kết hợp các quá trình

xử lý cơ bản bằng phương pháp sinh học với việc bổ sung chế phẩm vi sinh gia

tăng quá trình khử chất bẩn hữu cơ. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng

vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và

triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng phương pháp

lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu.

Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm:

chất keo tụ PACN-95 và chế phẩm vi sinh DW-97H giúp nâng cao hiệu suất xử lý,

tăng công suất thiết bị. Chế phẩm DW-97H là tổ hợp của các vi sinh vật hữu hiệu

(nấm sợi, nấm men, xạ khuẩn và vi khuẩn), các enzym thủy phân ngoại bào (amilaz,

cellulaz, proteaz) các thành phần dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học; sẽ làm

phân giải (thủy phân) các chất hữu cơ từ trong bể phốt của bệnh viện nhanh hơn

(tốc độ phân hủy tăng 7 - 9 lần và thủy phân nhanh các cao phân tử khó tan, khó

tiêu thành các phân tử dễ tan, dễ tiêu), giảm được sự quá tải của bể phốt, giảm kích

thước thiết bị, tiết kiệm chi phí chế tạo và chi phí vận hành, cũng như diện tích mặt

bằng cho hệ thống xử lý. Chất keo tụ PACN-95 khi hòa tan vào trong nước sẽ tạo

màng hạt keo, liên kết với cặn bẩn (bùn vô cơ hoặc bùn hoạt tính tại bể lắng) thành

các bông cặn lớn và tự lắng với tốc độ lắng cặn nhanh; nhờ đó, giảm được kích

thước thiết bị lắng (bể lắng) đáng kể mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của nước

thải.

Ưu điểm của công nghệ

- Tiết kiệm chi phí đầu tư do giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng. Chế tạo,

lắp đặt tương đối đơn giản. Tiết kiệm diện tích đất xây dựng.

- Có cấu trúc modun và dễ dàng tự động hoá, dễ quản lý vận hành.

- Có thể kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi, đảm bảo mỹ

quan.

Luận văn thạc sỹ cao học

25

- Hợp với các công trình có qui mô công suất nhỏ và trung bình.

Với nguyên lý hoạt động nêu trên, Trung tâm CTC đã thiết kế 2 dòng thiết bị xử

lý nước thải bệnh viện hợp khối điển hình, dễ dàng triển khai hàng loạt, thích hợp

với nhiều địa hình là V-69 và CN-2000:

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện V-69: Chức năng của các thiết bị xử lý

khối kiểu V-69 là xử lý sinh học hiếu khí, lắng bậc 2 kiểu lamen và khử trùng nước

thải. Ưu điểm của thiết bị là tăng khả năng tiếp xúc của nước thải với vi sinh vật và

oxy có trong nước nhờ lớp đệm vi sinh có độ rỗng cao, bề mặt riêng lớn; quá trình

trao đổi chất và oxy hóa đạt hiệu quả rất cao.

Hình 1.6. Giá thể bám dính làm bằng vật liệu PVC

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện CN-2000: Trên nguyên lý của thiết bị xử lý

nước thải V-69, thiết bị xử lý nước thải CN-2000 được thiết kế chế tạo theo dạng

tháp sinh học với quá trình cấp khí và không cấp khí đan xen nhau để tăng khả năng

khử nitơ được ứng dụng để xử lý các nguồn nước thải có ô nhiễm hữu cơ và nitơ.

Hình 1.7. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn và bệnh viện Hữu Nghị

Luận văn thạc sỹ cao học

26

Theo nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước thải bệnh viện, hiện nay, xử lý nước

thải theo công nghệ theo nguyên lý hợp khối này được khá nhiều bệnh viện áp dụng,

điển hình như ở Đà Nẵng hay Hà Nội có 11/25, (44%) số bệnh viện được nghiên cứu

khảo sát đang áp dụng công nghệ này [5].

Trong kết quả nghiên cứu của Từ Hải Bằng ở 9 hệ thống xử lý nước thải áp

dụng công nghệ theo nguyên lý hợp khối này, kết quả nước thải tại bể tập trung

trước xử lý có DO thấp 1,8 mg/L, sunfua 4,4 mg/L, BOD5 124,1 mg/L, COD 177,8

mg/L, amoni 17,9 mg/L, cặn lơ lửng 49,1 mg/L, coliform rất cao 4,7x108

MPN/100

mg/L. Nước thải sau khi qua tháp lọc hoàn thành quá trình xử lý sinh học cho kết

quả nồng độ DO trung bình trong nước thải đã đạt 3,1 mg/l. Hiệu suất xử lý với

sunfua tương đối cao 70,47%, BOD đạt 42,51% và COD 42,24%, amoni là 46,84%

và SS 60,33 %. Nước thải sau xử lý được khử trùng clo nên coliform gần như không

còn trong nước thải [2].

1.3. Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải

1.3.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường

Đánh giá công nghệ môi trường là việc xác định trình độ, giá trị và hiệu quả

của công nghệ phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường [41]. Đánh giá công nghệ

môi trường được sử dụng để kiểm tra các quy trình và đánh giá hoạt động của các

công nghệ tiên tiến, hiện đại có sẵn hoặc có nhiều tiềm năng sử dụng trong thực tế

để bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường. Đánh giá công nghệ thúc đẩy việc

đưa các công nghệ môi trường mới vào thị trường giúp cho các cơ sở, nhà máy sản

xuất lựa chọn các công nghệ phù hợp trong việc quản lý chất lượng môi trường tại

cơ sở mình theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia.

Đánh giá công nghệ môi trường là một quy trình có tính hệ thống trong đó,

thực hiện xem xét đánh giá một công nghệ để đưa ra mô tả và đánh giá về:

+ Ảnh hưởng tiềm tàng của công nghệ lên môi trường.

+ Đưa ra các đề nghị cải tiến can thiệp công nghệ vì phát triển bền vững.

+ Đánh giá các hệ quả kinh tế - văn hóa - xã hội phù hợp.

+ Xem xét khả năng lựa chọn các phương án công nghệ.

Luận văn thạc sỹ cao học

27

Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường được chỉ ra ở bảng 1.3.

Bảng 1.5. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường

Doanh nghiệp Chính phủ Cộng đồng

- Tránh khỏi các chi phí

ngăn ngừa ô nhiễm và làm

sạch môi trường.

- Tránh khỏi vấn đề về luật

pháp và chi phí phạt.

- Cải thiện hình ảnh công

ty trong cộng đồng và thị

trường.

- Giảm chi phí bảo dưỡng

và cải thiện kết quả môi

trường sau cùng.

- Giảm ảnh hưởng xấu tới

sức khỏe công nhân.

- Giảm phí y tế do tai nạn

nghề nghiệp và ô nhiễm.

- Tránh được chi phí làm

sạch môi trường.

- Khả năng quy hoạch và

quản lý môi trường tốt

hơn.

- Duy trì hiệu quả kinh tế

đang có trong việc sử dụng

tài nguyên địa phương.

- Chất lượng cuộc sống

cao hơn.

- Hạn chế rủi ro, tai nạn

nghề nghiệp.

- Rủi ro sức khỏe thấp

hơn do ô nhiễm công

nghiệp.

- Duy trì các giá trị văn

hóa, xã hội.

- Bảo đảm bảo vệ môi

trường của cộng đồng

Nguồn: [41]

Hiện nay có 2 mô hình được các nước trên thế giới phát triển và áp dụng là

đánh giá công nghệ môi trường theo mô hình EnTA (Environmental Technology

Assessment) và ETV (Environmental Technology Verification).

Mô hình đánh giá công nghệ môi trường EnTA do chương trình môi trường

Liên hợp quốc UNEP xây dựng và phát triển, được khuyến khích sử dụng tại các

nước đang phát triển. Mô hình này tập trung chủ yếu vào việc đánh giá lợi ích, hiệu

quả môi trường của các công nghệ sản xuất hoặc công nghệ thân thiện môi trường

hơn là việc đánh giá các công nghệ môi trường.

Mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV: được sử dụng tại rất nhiều

quốc gia phát triển (Anh, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước

khác…). Mô hình này lần đầu tiên được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ

(USEPA) phát triển vào năm 1995. Mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV

Luận văn thạc sỹ cao học

28

được chia theo nhiều loại khác nhau như: Quy trình đánh giá các công nghệ quan

trắc môi trường, công nghệ môi trường xử lý các chất thải rắn, nước thải, ô nhiễm

không khí, cũng như quy trình đánh giá công nghệ phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Thực tế cho thấy, mô hình ETV là một mô hình tốt để đánh giá công nghệ

môi trường nhằm cung cấp cho người sử dụng công nghệ, các nhà chính sách và các

cơ quan hữu quan một cách tiếp cận để phân tích hiệu quả và lựa chọn công nghệ

môi trường phù hợp nhất và tốt nhất trong việc bảo vệ môi trường.

1.3.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và Việt Nam

Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường là các chỉ số, định mức đánh giá

trình độ các thiết bị và công nghệ môi trường về mức độ tự động hóa, cơ khí hóa,

hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí đầu tư và vận hành, bảo dưỡng và an toàn về môi

trường [41].

Trên thế giới

Trên thế giới quy trình thẩm định công nghệ môi trường ít được sử dụng

rộng rãi do thị trường công nghệ môi trường được phát triển theo hướng kinh tế thị

trường nên người sử dụng sẽ cố gắng tìm hiểu và lựa chọn các công nghệ tốt nhất và

phù hợp nhất. Do đó các nhà phát triển công nghệ môi trường thuộc các công ty

hoặc nhà sản xuất sẽ phải cố gắng tìm ra các công nghệ tiên tiến nhằm cạnh tranh

thúc đẩy sự phát triển thị trường công nghệ môi trường.

Vậy nên, thay vì thẩm định công nghệ môi trường, các nước trên thế giới có

xu hướng đánh giá công nghệ môi trường. Đánh giá công nghệ môi trường ở các

nước trên thế giới được sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản

xuất công nghệ hoặc người sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà

sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng công nghệ, việc đánh giá công nghệ môi

trường mang tính chất tự nguyện nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ môi

tốt nhất, phù hợp nhất trong thực tế.

Với mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV, Hoa Kỳ bắt đầu từ năm

1995, Hàn Quốc bắt đầu từ 1997, Canada bắt đầu từ 1997…Hàng năm ở các nước

này đã thực hiện chương trình đánh giá công nghệ môi trường với hàng trăm công

Luận văn thạc sỹ cao học

29

nghệ xử lý chất thải được đánh giá, công nghệ môi trường phù hợp góp phần thúc

đẩy quá trình đổi mới công nghệ, phát triển thị trường [41].

Cụ thể, trung tâm khoa học môi trường Trung Quốc đã tiến hành đánh giá

công nghệ sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc. Kết

quả: Sau khi nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm, chất lượng rượu cồn được tăng

lên, giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng…Sự ra đời của công nghệ này góp phần

phát triển bền vững ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc.

Ở Việt Nam

Năm 2005, Cục Bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá,

bình chọn các mô hình xử lý chất thải làng nghề, bãi rác và một số ngành công

nghiệp”, trong đó có sản phẩm “Dự thảo quy trình đánh giá công nghệ môi trường”.

Đây là bản dự thảo được xây dựng trên cơ sở tham khảo từ các quy trình của Nhật

Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cùng với cơ sở luật pháp và thực tiễn Việt Nam. Trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ “Hoàn thiện quy trình xét chọn, đánh giá và thẩm định

công nghệ môi trường”, Cục Bảo vệ môi trường đã bước đầu đưa ra tiêu chí và

phương pháp đánh giá công nghệ môi trường. Loại hình công nghệ được đề xuất

đánh giá là công nghệ môi trường phù hợp.

Năm 2011, Tổng cục Môi trường đã xây dựng tài liệu kỹ thuật “Hướng dẫn

đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ

xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy”, trong

đó tài liệu này đã đưa ra phần hướng dẫn quy trình đánh giá sự phù hợp của công

nghệ xử lý nước thải, theo đó, lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử

lý nước thải và xác định và lượng hóa đối với các nhóm tiêu chí và chỉ tiêu [20].

Tiến sỹ Lý Ngọc Kính và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự phù

hợp của công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến của Viện Công nghệ môi trường tại

3 bệnh viện: bệnh viện A – Thái Nguyên, bệnh viện C - Thái Nguyên và bệnh viện

đa khoa Quỳnh Phụ - Thái Bình. Kết quả đánh giá đưa ra là công nghệ xử lý có chi

phí thấp, phù hợp với khả năng bệnh viện, kết quả đạt được khả quan, đáp ứng được

yêu cầu nước thải bệnh viện sau khi xử lý đưa ra môi trường [9].

Luận văn thạc sỹ cao học

30

1.3.3. Nội dung đánh giá công nghệ môi trường

Việc chọn lựa công nghệ xử lý nước thải phù hợp được thực hiện dựa trên

việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề được quan

tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công nghệ

chẳng hạn công nghệ xử lý/ tái chế/ tái sử dụng,… tiếp theo đó các yếu tố ảnh

hưởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng được quan

tâm trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp (Singhirunnusorn

& Stenstrom, 2009) [40].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau đối

với đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự

(1990), một hệ thống xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về kinh tế, kỹ

thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễ dàng về tổ chức và kỹ thuật, khả thi về

nguồn chi phí và tài chính. Dummade (2002) đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá

tính ổn định của công nghệ ngoại nhập cho các nước đang phát triển và phân loại

chúng thành sơ cấp và thứ cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi

trường và xã hội được xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm

gồm bốn loại như sau: ổn định về kỹ thuật; ổn định về kinh tế; ổn định về môi

trường và ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định các chỉ

thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có thể được lựa

chọn và có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên cũng như sự lãng phí rất lớn

nguồn lực kinh tế [29]. Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt được của

phương án công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài là sử dụng ít

tài nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; hiệu

quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; linh động về mặt ứng dụng ở các quy mô

khác; đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng [34].

Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các

tiêu chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của

công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực

tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá và lựa chọn công

Luận văn thạc sỹ cao học

31

nghệ xử lý nước thải phù hợp [20]. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù

hợp với Việt Nam thể hiện ở bảng 1.6.

Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với Việt Nam

Nhóm tiêu chí Chỉ tiêu đánh giá

1. Nhóm tiêu chí

kỹ thuật

- Mức độ tuân thủ các quy định về xả thải (QCVN).

- Các chỉ số so sánh hiệu quả xử lý.

- Độ tin cậy của hệ thống gồm độ tin cậy đối với khả năng vận

hành và độ tin cậy của thiết bị

- Khả năng quản lý hệ thống xử lý: tần suất bảo dưỡng, khả năng

thay thế thiết bị, nguồn nhân lực

- Mức độ tự động hóa, cơ khí hóa. Khả năng vận hành.

- Tuổi thọ của thiết bị.

- Tính sáng tạo, khả năng tự thiết kế, chế tạo hay áp dụng công

nghệ của nước ngoài phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Tỷ lệ nội địa hóa: (%) cấu kiện, linh kiện, thiết bị sản xuất

trong nước.

- Khả năng sửa chữa và bảo hành trong nước

2. Nhóm tiêu chí

về kinh tế

- Suất đầu tư

- Chi phí vận hành.

- Chi phí tiêu hao năng lượng.

- Chi phí tiêu hao hóa chất.

3. Nhóm tiêu chí

về môi trường

- Không gây tác động xấu đối với môi trường xung quanh.

- Điều kiện vệ sinh môi trường nội vi.

- Thân thiện với môi trường: mức độ sử dụng hóa chất, chất thải

độc hại. những ảnh hưởng do hệ thống xử lý nước thải gây ra:

mùi hôi, tiếng ồn, rung do động cơ từ vận hành

- Mức độ rủi ro đối với môi trường: cháy nổ, tai nạn lao động…

4. Nhóm tiêu chí

xã hội

- Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền

- Tác động đến mỹ quan khu vực

- Sự chấp nhận của cộng đồng dân cư

Nguồn: [20,41]

Luận văn thạc sỹ cao học

32

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Là hệ thống xử lý nước thải, trong đó:

- Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của 10 bệnh viện, 10

bệnh viện là các bệnh viện công lập, thuộc tuyến tỉnh và tuyến trung ương nằm

trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh

viện Thanh Nhàn, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản

trung ương, bệnh viện Phổi trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Mắt

trung ương và bệnh viện K.

- Đánh giá tính phù hợp công nghệ: chọn 2 trong số 10 bệnh viện đã điều

tra, có hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, có cùng công nghệ xử lý và được

áp dụng phổ biến tại các bệnh viện đã khảo sát. 02 bệnh viện là bệnh viện Phụ sản

Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm trên đường Đê La Thành, Ngọc Khánh, Hà

Nội. Đây là bệnh viện thuộc tuyến tỉnh với chuyên ngành sản khoa. Bệnh viện nằm

trong khu đất có diện tích là 19.557 m2 với lực lượng cán bộ 801 người thuộc 26

khoa phòng khác nhau. Số lượng bệnh nhân nội trú trung bình/ngày khoảng 1200

bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân luôn tăng lên theo từng năm. Số lượng bệnh nhân

đến với bệnh viện ngày càng lớn tạo ra tình trạng quá tải ở tất cả các khoa phòng.

Bệnh viên Việt Đức nằm ở trung tâm Hà Nội, 3 phía giáp các mặt phố Phủ

Doãn, Tràng Thi, Quán Sứ. Bệnh viện thuộc tuyến trung ương với chuyên ngành

ngoại khoa. Bệnh viện có diện tích là 34.569 m2 với lực lượng cán bộ khá đông đảo

1447 người thuộc 41 khoa phòng khác nhau. Số lượng bệnh nhân nội trú khoảng

16.470 bệnh nhân tính trong 5 tháng đầu năm 2012. Với số giường bệnh theo thực tế

là hơn 1000 giường thì tất cả các khoa phòng trong bệnh viện đều quá tải. Thông tin

tổ chức hành chính bệnh viện được minh họa trong bảng 2.1 dưới đây:

Luận văn thạc sỹ cao học

33

Bảng 2.1. Thông tin tổ chức hành chính

Chỉ số Đơn vị Bệnh viện

Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện

Việt Đức

Tổng số cán bộ công nhân viên CBCNV 801 1447

Số bác sĩ BS 135 280

Số nữ hộ sinh/kỹ thuật viên y NHS/KTVY 245 154

Số hộ lý HL 99 146

Số điều dưỡng viên + y tá ĐDV 198 627

Tổng số khoa phòng K/P 26 41

Số khoa, phòng chuyên môn K/P 19 32

Số khoa phòng chức năng P 7 9

Tổng diện tích mặt bằng m2 19.557 34.569

Tổng số giường bệnh GB 600 1050

Số bệnh nhân nội trú BN 1200 3294

Công suất sử dụng giường bệnh % 150 140

Số BN khám/BS/ngày BN/BS/ngày 1303 2724

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng quan thu thập số liệu:

Thu thập, chọn lọc và tổng hợp tài liệu theo nội dung, yêu cầu. Các

nội dung thu thập bao gồm:

Nước thải bệnh viện (đặc điểm nước thải bệnh viện, các thông số cơ

bản đánh giá nước thải bệnh viện..).

Các phương pháp, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.

Tài liệu về đánh giá công nghệ môi trường

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu:

- Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải: phỏng vấn trực tiếp

cán bộ quản lý và vận hành hệ thống xử lý tại 10 bệnh viện ở Hà Nội.

- Đánh giá công nghệ phù hợp:

Luận văn thạc sỹ cao học

34

+ Tìm hiểu về quy trình công nghệ xử lý, các công đoạn xử lý và vận hành

của hệ thống tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.

+ Lấy mẫu: Tại mỗi bệnh viện để đánh giá công nghệ, mẫu được lấy tại đầu

vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải. Vì lượng nước thải trong ngày không

đều, phụ thuộc vào việc sử dụng nước của nhân viên y tế và bệnh nhân do đó tại

mỗi vị trí lấy mẫu, mỗi mẫu là tổ hợp 3 mẫu lấy tại 3 thời điểm trong ngày (9 giờ

sáng, 1h30 và 5 giờ chiều).

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu

Mẫu được đem về phân tích tại phòng thí nghiệm. Các thông số được phân tích

theo các phương pháp dưới đây:

Độ pH: TCVN 6492:1999: đo bằng máy đo với điện cực thủy tinh.

BOD5: TCVN 6001-1:2008: phương pháp pha loãng và đo oxy hòa tan ngày

thứ nhất và ngày thứ năm.

COD: SMEWW 5220-C: phương pháp đun hồi lưu với hỗn hợp chất oxy hóa

mạnh K2Cr2O7 và H2SO4, chuẩn độ lượng thuốc thử dư.

Chất rắn lơ lửng (SS): TCVN 6625-2000: phương pháp khối lượng, lọc, sấy

mẫu ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi.

Amoni (NH4+): TCVN 5988:1995: phương pháp chưng cất và chuẩn độ.

Nitrat (NO3-): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002: phương pháp trắc quang,

sử dụng thuốc thử Disunfophenic.

Photphat (PO43-

): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002, phương pháp trắc

quang, sử dụng thuốc thử Sunfomolipdic.

Sunfua (S2-

): TCVN 4567-88: phương pháp chuẩn độ thể tích dựa theo phép

đo Iot.

Dầu mỡ động thực vật: TCVN 5070:1995: phương pháp khối lượng, mẫu

được chiết tách, cô đặc loại dung môi, cân định lượng.

Tổng coliform: TCVN 6187-2:1996: phương pháp phát hiện và đếm coliform

bằng phương pháp nhiều ống.

Xử lý số liệu

Luận văn thạc sỹ cao học

35

Vẽ biểu đồ, tính toán hiệu suất.

Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ

Phương pháp đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải. Áp dụng

các tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp để đánh giá tính phù hợp của

hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, bao gồm:

- Giới thiệu về hệ thống xử lý nước thải: công suất, vị trí.

- Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý

- Hiệu suất xử lý của hệ thống

- Chi phí: đầu tư, vận hành, bảo dưỡng

- Đánh giá hệ thống theo các tiêu chí đưa ra: kỹ thuật, kinh tế, môi

trường, xã hội.

- Lượng hóa đánh giá hệ thống xử lý nước thải theo các tiêu chí.

- Đưa ra kết quả đánh giá.

Luận văn thạc sỹ cao học

36

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện

Kết quả điều tra tại 10 bệnh viện (3 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến

trung ương) thuộc khu vực địa bàn Hà Nội, 9/10 bệnh viện có xây dựng hệ thống xử

lý nước thải, bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải là bệnh viện Mắt trung

ương. Một số hệ thống xử lý mới xây dựng đi vào hoạt động được vài năm như

bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong khi một số hệ thống xử lý

nước thải được hoạt động đã lâu như bệnh viện Bạch Mai hay bệnh viện Phổi trung

ương. Một số thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải được nêu

trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải

TT Tên bệnh viện Loại bệnh viện

Số

giường

bệnh

Công

suất sử

dụng

giường

bệnh

(%)

Có hệ

thống

xử lý

nước

thải

Năm

xây

dựng

HTXL

nước

thải

1 Bệnh viện Bạch Mai Đa khoa

trung ương 1900 159 Có 1996

2 Bệnh viện Xanh Pon Đa khoa tỉnh 570 137 Có 2007

3 Bệnh viện Thanh Nhàn Đa khoa tỉnh 540 131 Có 2006

4 BV Hữu Nghị Đa khoa

trung ương 480 114 Có 2000

5 Bệnh viện Việt Đức Chuyên khoa

trung ương 1050 140 Có 2008

6 Bệnh viện Phụ sản Trung

Ương

Chuyên khoa

trung ương 560 171 Có 2007

7 Bệnh viện Phổi trung

ương

Chuyên khoa

trung ương 500 108 Có 1997

8 Bệnh viện Phụ sản Hà

Nội Chuyên khoa tỉnh 600 150 Có 2009

9 Bệnh viện Mắt Trung

Ương

Chuyên khoa

trung ương 450 86 Không -

10 Bệnh viện K Chuyên khoa

trung ương 400 300 Có 2005

Luận văn thạc sỹ cao học

37

Hệ thống nước thải tại các bệnh viện đều hoạt động nhưng có hệ thống xử lý

nước thải hiện nay nước thải chỉ được bơm hoặc chảy qua trạm xử lý. Nguyên nhân

bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng đã quá cũ nên hư hỏng nhiều, không

có kinh phí để vận hành hoặc không quan tâm sửa chữa, bảo dưỡng nên không hoạt

động được. Bên cạnh đó, với hầu hết các bệnh viện trong tình trạng quá tải bệnh

nhân, ngoại trừ bệnh viện Mắt trung ương không bị quá tải (công suất sử dụng

giường bệnh là 86%), các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải bệnh nhân với công

suất sử dụng giường bệnh thường xuyên lên đến khoảng 130 - 150%, thậm chí đến

300% như bệnh viện K dẫn đến sự gia tăng lưu lượng nước thải một cách đáng kể,

một số hệ thống xử lý có công suất thiết kế không đáp ứng lượng nước thải ra làm

cho hệ thống hoạt động không đều.

Các bệnh viện đều xây dựng hệ thống thu gom tách riêng lượng nước mưa và

nước thải, chỉ riêng bệnh viện K chưa có đường nước thải y tế tách riêng với nước

mưa. Việc thu gom tách riêng lượng nước thải y tế với nước bề mặt, nước mưa giúp

giảm chi phí cho xử lý nước thải, tăng độ bền của công trình do hệ thống không

phải làm việc quá tải. Lưu lượng thải nước từ các bệnh viện khác nhau, thay đổi từ

220 m3/ngày đêm (bệnh viện K) đến 1050 m

3/ngày đêm tùy thuộc vào loại bệnh

viện, số giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh, lưu lượng nước thải cao nhất

là bệnh viện Bạch Mai (1050 m3/ngày đêm). Qua khảo sát tại 10 bệnh viện, thấy

rằng có 1 bệnh viện (10%) không có hệ thống xử lý nước thải, 2 bệnh viện (20%)

áp dụng xử lý bằng bể phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten, 10% (1 bệnh viện) xử

lý bằng công nghệ lọc sinh học vi sinh bám dính hiếu khí, 60% (6 bệnh viện) áp

dụng phương pháp xử lý aeroten kết hợp lọc sinh học (công nghệ thiết bị hợp khối).

Một số thông tin về nước thải và hệ thống xử lý được nêu trong bảng 3.2.

Luận văn thạc sỹ cao học

38

Bảng 3.2. Đặc điểm các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khảo sát

TT Tên bệnh viện

Hệ thống

thu gom

nước thải

Hệ thống

xử lý

nước thải

Lưu lượng

nước thải

(m3/ngày

đêm)

Công nghệ

xử lý

Công suất

xử lý đã

thiết kế

(m3/ngày

đêm)

1 Bệnh viện Bạch Mai Tách nước

mưa

hoạt động 1050 Aeroten 800

2 Bệnh viện Xanh Pon Tách nước

mưa

hoạt động 320

Aeroten kết hợp

lọc sinh học 600

3 Bệnh viện Thanh

Nhàn

Tách nước

mưa

hoạt động 300

Aeroten kết hợp

lọc sinh học 600

4 Bệnh viện Hữu Nghị Tách nước

mưa

hoạt động 270

Aeroten kết hợp

lọc sinh học 600

5 Bệnh viện Việt Đức Tách nước

mưa

hoạt động 600

Aeroten kết hợp

lọc sinh học 900

6 Bệnh viện Phụ sản

Trung Ương

Tách nước

mưa

hoạt động 310

Aeroten kết hợp

lọc sinh học 400

7 Bệnh viện Phổi trung

ương

Tách nước

mưa

hoạt động 300 Aeroten 250

8 Bệnh viện Phụ sản

Hà Nội

Tách nước

mưa

hoạt động 350

Aeroten kết hợp

lọc sinh học 400

9 Bệnh viện Mắt Trung

Ương

Tách nước

mưa - 250 - -

10 Bệnh viện K Không Có

hoạt động

Vi sinh bám

hiếu khí 300

Ngô Kim Chi điều tra về hiện trạng các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thì

trong số 61 bệnh viện tại Hà Nội gồm cả bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, bệnh

viện công lập, tư nhân và bệnh viện ngành thì có 36/61 bệnh viện không có hệ xử lý

nước thải, 22 bệnh viện có hệ xử lý nước thải hoạt động, 3 hệ xử lý nước thải không

hoạt động [5].

Điều tra của Từ Hải Bằng về tình trạng xử lý nước thải bệnh viện (2008) cho

thấy trong tổng số 854 bệnh viện trên toàn quốc được khảo sát chỉ có 684 bệnh viện

(80%) có hệ thống cống thoát nước thải, 349 bệnh viện (40%) đã có hệ thống cống

Luận văn thạc sỹ cao học

39

rãnh để tách nước mưa riêng khỏi nước thải bệnh viện, 235 bệnh viện (27%) có hệ

thống xử lý nước thải và chỉ có 216 bệnh viện (25%) hệ thống xử lý nước thải bệnh

viện có hoạt động. Cũng trong điều tra này, trong số 235 hệ thống xử lý nước thải

có 15,31% xử lý nước thải bằng phương pháp ao sinh học; 9,36% xử lý bằng

phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt; 18,29% xử lý bằng aeroten và 57,02% xử lý

bằng phương pháp kết hợp aeroten và lọc sinh học [3].

3.2. Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện

Việt Đức

3.2.1. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức có công suất 900m3/ngày đêm,

đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 2009. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng

trong khuôn viên bệnh viện, được bố trí tại hai vị trí:

Khu xử lý 1 nằm cạnh trạm biến thế điện của bệnh viện:

- Phía Bắc giáp trạm điện của bệnh viện,

- Phía Nam giáp đường nội bộ ra cổng đường Quán Sứ và khoa tim nhi,

- Phía Đông giáp nhà Chống nhiễm khuẩn 2 tầng,

- Phía Tây giáp tường rào phố Quán Sứ;

Khu xử lý 2 nằm trong nhà để xe của cán bộ công nhân viên cạnh phố Quán

Sứ:

- Phía Bắc giáp khoa Chấn thương,

- Phía Nam giáp viện Răng hàm mặt,

- Phía Đông giáp đường nội bộ,

- Phía Tây giáp tường rào phố Quán Sứ.

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội được xây dựng trong

khu vực bệnh viện, một mặt giáp với Đại sứ quán Nga, ba mặt còn lại giáp với

đường đi nội bộ trong bệnh viện, khu cấp nước sạch, khu nhà giặt. Hệ thống xử lý

nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội đi vào hoạt động chính thức từ năm 2010, có

công suất 400m3/ngày đêm.

Luận văn thạc sỹ cao học

40

Hai hệ thống đều được vận hành thường xuyên. Phụ trách quản lý và vận

hành hệ thống xử lý do phòng Hành chính bệnh viện đảm nhiệm. Thời gian đi vào

hoạt động chưa lâu nên các thiết bị hệ thống còn tương đối hoàn chỉnh, chưa bị

hỏng vỡ, chủ yếu là hệ thống ngầm, tuy nhiên, số lượng bệnh nhân ngày càng lớn,

theo đó lượng nước sử dụng ngày càng nhiều, với công suất thiết kế hiện tại, hệ

thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang đứng trước nguy cơ quá tải.

Công nghệ xử lý nước thải của hai bệnh viện này bao gồm các quá trình xử

lý lý- hóa, xử lý sinh học hiếu yếm khí kết hợp với sử dụng chất keo tụ và chế phẩm

vi sinh. Công nghệ xử lý bao gồm các bước chính sau:

- Ổn định lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm của dòng vào tại bể điều hòa và

xử lý sơ bộ. Nước thải được gom liên tục hoặc gián đoạn (tùy thuộc vào lưu lượng

nước thải vào bể gom) lên bể điều hòa và xử lý sơ bộ, bể này có tác dụng ổn định

lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm có trong dòng thải. Xử lý các chất hữu cơ

bằng phương pháp lọc sinh học, oxi hóa vi sinh hiếu khí tạo điều kiện tối ưu để vi

sinh vật phát triển.

- Tiếp theo nước thải được bơm lên thiết bị xử lý hợp khối dạng tháp CN2000,

các hệ thống cung cấp khí mịn lắp cố định dưới đáy bể cung cấp ôxy cho quá trình

phát triển của vi sinh vật. Nước thải sau xử lý được đưa qua bể lắng đứng có đệm

lắng lamen và bổ sung hóa chất keo tụ để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, mảng vi sinh

vật cũng như các dạng chất keo có trong nước thải.

- Phần nước trong được qua bộ phận khử trùng loại bỏ các vi sinh vật có hại

đồng thời khử một phần độ màu. Nước thải sau xử lý được thải thẳng vào hệ thống

thoát nước thành phố.

- Bùn lắng từ bể lắng được hồi lưu về bể xử lý sơ bộ, một phần được bơm vào

bể phân hủy bùn sinh học. Bùn từ bể phân hủy bùn sinh học được bơm hút định kỳ

đem đi xử lý.

- Rác thô tách từ song chắn rác thô được gom vào xe chứa rác đưa đi thải bỏ.

Luận văn thạc sỹ cao học

41

3.2.2. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Sơ đồ dây chuyền công nghệ

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nguyên lý hoạt động

Nước thải từ các khu chữa trị và phòng ban ở bệnh viện: Nước thải được dẫn

vào hố ga thu nước thải sau đó được dẫn sang ngăn thu nước thải. Tại vị trí nước

Luận văn thạc sỹ cao học

42

thải được dẫn vào ngăn thu nước thải có đặt rọ chắn rác để giữ lại các vật thể có

kích thước lớn trước khi đi vào xử lý.

Nước thải từ ngăn thu nước thải được bơm sang bể điều hòa xử lý sơ bộ. Bể

điều hòa xử lý sơ bộ gồm 2 bể được bố trí sát nhau. Nước thải được dẫn từ ngăn thu

nước thải sẽ được dẫn sang bể điều hòa thứ nhất, khi bể này đầy nước thải thì sẽ

chảy qua máng chảy tràn vào bể điều hòa thứ 2. Trong bể điều hòa có bố trí các đệm

vi sinh làm giá thể cho các vi sinh vật tăng trưởng và phát triển. Các vi sinh vật

sống ở càng gần đệm thì khả năng tiếp nhận oxy càng thấp do đó tại đây phát triển

các vi sinh vật thiếu khí và yếm khí chất hữu cơ phát triển. Trong bể điều hòa có lắp

đặt máy sục khí.

Sau đó nước thải được điều hòa sẽ dẫn qua hố bơm rồi được bơm lên thiết bị

xử lý vi sinh CN-2000. Thiết bị xử lý vi sinh CN-2000 là tháp hình trụ thể tích

35m3. Trong được phân làm 8 ngăn gồm 4 ngăn xử lý yếm khí và 4 ngăn xử lý hiếu

khí. Tại các ngăn xử lý hiếu khí có lắp đặt các dàn phân phối khí nhỏ mịn đục lỗ.

Tại đây, các chất ô nhiễm hòa tan (bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ, dịch bài tiết cơ

thể) và chất hữu cơ lơ lửng kích thước nhỏ và hầu hết các vi sinh vật gây bệnh sẽ

lắng trong bùn thải cùng với lượng lớn vi khuẩn và virut.

Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng lamen. Tại đây nước thải được hòa trộn

với chất trợ lắng PAC (Poly Aluminium Chloride) để nâng cao hiệu suất quá trình

lắng. Trong bể lắng lamen còn bố trí các đệm lắng lamen làm bằng vật liệu PVC.

Trong bể nước thải đi theo chiều từ dưới lên, các bông keo va chạm với bề mặt đệm

và lắng xuống đáy bể. Nước trước khi thải ra môi trường được châm clo để tiêu diệt

các vi sinh vật có khả năng gây bệnh còn lại trong nước thải. Bồn khuấy khử trùng

sử dụng hóa chất khử trùng là nước Javen – 7% Clo.

Bùn, cặn lắng ở thiết bị xử lý sinh học CN-2000 định kỳ được xả. Một phần

được dẫn tuần hoàn trở lại ngăn thu nước thải để cung cấp lượng vi sinh vật cần

thiết đảm bảo cho quá trình xử lý tiếp theo. Phần còn lại được dẫn sang ngăn bùn.

Tại đây, bùn và các cặn lắng sẽ lắng xuống phía dưới và nước trong thu được sẽ

được dẫn tuần hoàn trở lại ngăn thu nước thải

Luận văn thạc sỹ cao học

43

Bùn tại ngăn bùn sẽ được định kỳ nạo vét và đưa đi xử lý bởi chủ vận chuyển

và chủ xử lý tiêu hủy chất thải nguy hại đã được cấp giấy phép quản lý chất thải

nguy hại có địa bàn hoạt động phù hợp

Nước thải từ nhà giặt: Nước thải được dẫn về ngăn xử lý sơ bộ nước thải nhà

giặt. Ngăn xử lý sơ bộ nước thải nhà giặt cũng gồm 2 ngăn. Tại đây nước được lưu

giữ nhằm tăng thời gian lưu và một phần được phân hủy yếm khí để đảm bảo chất

lượng đầu vào tương đối đồng đều với nước thải từ các phòng ban bệnh viện, nhằm

tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo. Sau đó nước thải được dẫn qua

ngăn thu nước thải và hòa vào với dòng nước thải từ các phòng ban khác của bệnh

viện và được xử lý theo quy trình nêu trên. Nước thải cuối chảy ra nguồn tiếp nhận

là hệ thống thoát nước chung thành phố.

Bệnh viện Việt Đức

Sơ đồ công nghệ

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức

Luận văn thạc sỹ cao học

44

Nguyên lý hoạt động

Nước thải từ các khoa, phòng, buồng bệnh trong bệnh viện được thu gom

thông qua mạng lưới thoát nước đến trạm xử lý. Đầu tiên nước thải sẽ tập trung vào

bể thu và đánh tan phân cặn. Trong bể này có đặt hệ thống máy khuấy để đánh tan

phân cặn trong nước thải bệnh viện chưa được xử lý qua hệ thống bể phốt. Sau đó

nước thải sẽ chảy qua rọ chắn rác để loại bỏ các vật lớn đi qua có thể gây tắc nghẽn

trong các công trình tiếp theo, đảm bảo độ bền của thiết bị, máy móc. Cát đất lắng

xuống sẽ được định kỳ xúc chở đi.

Sau đó, nước thải được đưa sang ngăn xử lý yếm khí để các chất hữu cơ phức

tạp được thủy phân thành những chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ và tạo ra

nguồn thức ăn cho vi sinh hoạt động. Đồng thời tại công đoạn xử lý này các vi

khuẩn yếm khí sẽ tác động đến các axit béo bay hơi có sẵn trong nước thải để giải

phóng photpho.

Tiếp theo, nước thải sẽ được bơm sang ngăn bể điều hòa. Tại bể điều hòa,

nước thải được trộn với các chế phẩm vi sinh, bằng phương pháp sục khí lợi dụng

những vi sinh vật có sẵn trong nước thải duy trì ở trạng thái lơ lửng, oxi hóa hợp

chất hữu cơ thành những chất ổn định thuận lợi cho các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Môi trường hiếu khí trong bể đạt được do sử dụng máy thổi khí loại chìm.

Tiếp đến, nước thải được bơm lên thiết bị hợp khối CN-2000, tại đây, thực

hiện ba quá trình xử lý vi sinh sau: Aerofil (trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng

việc dùng không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải – Aeroten kết hợp

biiofilter dòng xuôi có lớp đệm vi sinh bám ngập trong nước – anareobic dòng

ngược với vi sinh lơ lửng.

Từ đây, nước thải sẽ chảy về bể lắng lamen để tách bùn hoạt hóa và cặn lơ

lửng hữu cơ khác. Tại bể này có đường cấp hóa chất keo tụ PAC nhằm tạo bông keo

tụ và nâng cao hiệu suất lắng.

Phần nước trong được qua bộ phận khử trùng bằng Canxi hypochlorite

(Chlorine). Phần bùn, cặn lắng ở ngăn lắng, ngăn yếm khí và từng ngăn xử lý sinh

học sẽ được máy bơm bùn hồi lưu một phần bùn hoạt hóa trở lại thiết bị sinh học để

Luận văn thạc sỹ cao học

45

đảm bảo được nồng độ xử lý, còn phần bùn dư thừa được bơm về bể chứa bùn. Tại

đây, dưới tác dụng của vi khuẩn yếm khí, các chất có trong cặn bùn sẽ phân hủy

thành khí metan (CH4), H2S và bã bùn. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý được

chảy ra hệ thống thoát nước chung thành phố.

Toàn bộ khí thoát ra từ hệ thống thoát nước thải được thu gom lại vào một ống

thông hơi thoát vào không khí ở vị trí cao hơn mái nhà 0,7m để không ảnh hưởng

đến các công trình xung quanh.

3.2.3. Đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

3.2.3.1. Các tiêu chí về kỹ thuật

Hiệu quả xử lý nước thải

Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, kết quả phân tích nước thải như sau:

Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Nồng độ

trước XL

Nồng độ

sau xử lý

Hiệu suất

(%)

QCVN

28:2010/BTNMT

cột B

1 pH - 6,80 7,33 - 6,5 – 8,5

2 COD mg/L 346 163 52,9 100

3 BOD5 mg/L 249 112 55,0 50

4 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 50,0 47,5 5 100

5 Amoni

(NH4+, tính theo N)

mg/L 31,54 30,03 4,78 10

6 Nitrat

(NO3 , tính theo N ) mg/L 0,56 0,13 76,78 50

7 Photphat (PO43-

) mg/L 3,33 2,26 32,13 10

8 Sunfua

(S2-

, tính theo H2S) mg/L 6,85 0,61 91,09 4,0

9 Dầu mỡ động thực vật mg/L 8,82 1,02 88,43 20

10 Tổng coliforms MPN/

100ml 24 x 10

4 930 99,61 5000

11 Salmonella VK/

100ml PHT KPH - KPH

12 Shigella VK/

100ml PHT PHT - KPH

13 Vibrio Cholera VK/

100ml PHT PHT - KPH

Luận văn thạc sỹ cao học

46

Nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội mặc dù đã được xử lý nhưng vẫn

chưa đạt tiêu chuẩn thải QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Nước thải sau xử lý của

bệnh viện không đạt tiêu chuẩn thải do còn bị ô nhiễm bởi một số chất có nồng độ

cao hơn mức cho phép như COD, BOD và amoni, trong đó COD cao hơn tiêu chuẩn

1,63 lần, BOD5 cao 2,24 lần và amoni cao gấp 3 lần. Nước thải này cũng vẫn còn

tồn tại hai nhóm vi khuẩn shigella và vibrio cholera.

Tỷ lệ các thông số không đạt QCVN trong các mẫu nước thải của bệnh viện

được minh họa tại biểu đồ dưới đây:

0

50

100

150

200

250

300

350

Nồ

ng

độ

(m

g/L

)

COD BOD Amoni (N)

Thông số ô nhiễm

Trước xử lý Sau xử lý QCVN 28:2010/BTNMT

163 mg/L

52,9 % 112 mg/L

55 %

30,03 mg/L

4,78 %

Hình 3.3. Nồng độ các chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nồng độ amoni trong nước thải sau xử lý hầu như không thay đổi so với

trước xử lý, vẫn cao gần gấp 3 lần so với mức tiêu chuẩn. Amoni với hàm lượng cao

trong nước là nguyên nhân gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng đến các loài sinh

vật thủy sinh.

Nồng độ COD, BOD5 trong nước thải sau xử lý so với trước xử lý có giảm

(giảm 183 mg/L COD và 137 mg/L BOD5) tuy nhiên vẫn cao hơn tiêu chuẩn gần 2

và hơn 2 lần. Hàm lượng các chất hữu cơ cao khi thải ra cũng góp phần làm giảm

lượng oxi hòa tan trong nguồn nước tiếp nhận và gây ảnh hưởng đến các sinh vật

thủy sinh trong nguồn nước tiếp nhận này.

Luận văn thạc sỹ cao học

47

Báo cáo giám sát môi trường do Viện Công nghệ môi trường, Viện Khoa học

và công nghệ Việt Nam thực hiện năm 2012 tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho thấy

nước thải sau khi qua hệ thống xử lý còn các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn, trong

đó, hàm lượng BOD cao hơn tiêu chuẩn 1,48 lần, COD cao hơn tiêu chuẩn 1,23 lần,

amoni cao hơn tiêu chuẩn 7,54 lần và mật độ coliform cao hơn tiêu chuẩn 4,6 lần

[22].

Tại bệnh viện Việt Đức, kết quả phân tích mẫu nước thải như sau:

Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Việt Đức

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn

vị

Nồng độ

trước XL

Nồng độ

sau xử lý

Hiệu suất

(%)

QCVN

28:2010/BTNMT

cột B

1 pH - 6,95 6,79 - 6,5 – 8,5

2 COD mg/L 272 88,6 67,4 100

3 BOD5 mg/L 148 58,5 60,4 50

4 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 73 21 71,2 100

5 Amoni

(NH4+, tính theo N)

mg/L 20,98 9,67 54,0 10

6 Nitrat

(NO3 , tính theo N ) mg/L 0,38 16,66 -42,60 50

7 Photphat (PO43-

) mg/L 4,15 0,15 96,38 10

8 Sunfua

(S2-

, tính theo H2S) mg/L 5,50 2,67 51,4 4,0

9 Dầu mỡ động thực vật mg/L 5,05 2,35 53,5 20

10 Tổng coliforms MPN/

100ml 24 x 10

7 23 99,99 5000

11 Salmonella VK/

100ml PHT KPH - KPH

12 Shigella VK/

100ml PHT KPH - KPH

13 Vibrio Cholera VK/

100ml PHT KPH - KPH

Luận văn thạc sỹ cao học

48

Nước thải sau xử lý của bệnh viện Việt Đức có hầu hết các chỉ tiêu đạt tiêu

chuẩn thải ra môi trường QCVN 28:2010/BTNMT, cột B ngoại trừ chỉ số BOD5 còn

cao hơn một ít so với nồng độ tiêu chuẩn (58,5 mg/L so với tiêu chuẩn là 50 mg/L).

Trong đó nồng độ COD, BOD5, amoni, chất rắn lơ lửng đều giảm đáng kể so với

mẫu nước thải trước xử lý, từ 272 mg/L xuống 88,6 mg/L đối với chỉ số COD và

148 mg/L xuống 58,5 mg/L đối với chỉ số BOD5 hay nồng độ amoni giảm từ 20,98

mg/L xuống 9,67 mg/L, chất rắn lơ lửng giảm từ 73 mg/L xuống còn 21 mg/L.

Nồng độ một số thông số cơ bản trong nước thải trước và sau xử lý so với mức tiêu

chuẩn cho phép được minh họa trong hình 3.4

0

50

100

150

200

250

300

Nồng đ

ộ (

mg/L

)

COD BOD SS Amoni (N)

Thông số ô nhiễm

Trước xử lý Sau xử lý QCVN 28:2010

88,6 mg/L

67,4 % 58,5 mg/L

60,4 %9,67 mg/L

54 %

21 mg/L

71,2 %

Hình 3.4. Nồng độ chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Việt Đức

Kết quả kiểm nghiệm tháng 4/2012 của Trung tâm công nghệ xử lý môi

trường – Bộ Tư lệnh hóa học đối với nước thải sau xử lý của bệnh viện Việt Đức, so

sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT

cho thấy các chỉ tiêu phân tích đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi chảy ra cống thoát

nước chung thành phố với các thông số cơ bản nồng độ COD là 73 mg/L, BOD là

40 mg/L, SS là 80 mg/L, amoni là 8 mg/L, coliforms là 4000 vi khuẩn/100mL [21].

Như vậy, nước thải sau xử lý của bệnh viện Việt Đức là tương đối tốt, chỉ

còn chỉ số BOD cao hơn tiêu chuẩn không nhiều trong khi bệnh viện Phụ sản Hà

Luận văn thạc sỹ cao học

49

Nội vẫn còn các chỉ số COD, BOD, amoni vượt tiêu chuẩn so với quy chuẩn nước

thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT, cột B.

Theo báo cáo kết quả quan trắc môi trường ngành y tế khu vực phía Bắc

2011 thực hiện bởi Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, chất lượng nước

thải tại điểm thải ra môi trường của 17 bệnh viện trong chương tình quan trắc (7

bệnh viện thuộc tuyến trung ương và 10 bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố). Nước thải

của tất cả 7 bệnh viện tuyến Trung ương mặc dù đã được xử lý đều không đạt tiêu

chuẩn thải QCVN 28:2010/BTNMT, cột B tại thời điểm của cả 2 đợt quan trắc,

trong khi tỷ lệ này đối với bệnh viện tuyến Tỉnh/Thành phố là 77,8%. Nước thải

của các bệnh viện không đạt tiêu chuẩn thải do còn bị ô nhiễm bởi một hoặc một số

chất ô nhiễm với nồng độ cao hơn mức cho phép như COD, BOD, amoni, photphat,

sunfua và coliform. Thông số không đạt QCVN có tỷ lệ cao nhất là amoni (trung

bình 2 tuyến là 68,8%), rồi đến coliform (trung bình 2 tuyến 56,3%), sunfua (trung

bình 2 tuyến 50%), photphat (trung bình 2 tuyến 25%), và COD (trung bình 2 tuyến

12,5%) [21].

Theo nghiên cứu của Ngô Kim Chi (2010) có 41,67% trong số 90 hệ thống

xử lý nước thải chưa đạt TCVN 7382-2004 thường là chỉ tiêu amoni. Khi nồng độ

amoni cao dẫn đến hiệu quả khử trùng kém và tốn nhiều hóa chất [5].

So sánh hiệu quả xử lý nước thải của hai hệ thống xử lý nước thải tại hai

bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức

Hiệu suất xử lý đối với mỗi chỉ tiêu ở từng bệnh viện là khác nhau, được thể

hiện trong bảng 3.5 và hình 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5. So sánh hiệu quả xử lý của hai hệ thống xử lý nước thải

Thông

số/Hiệu suất

xử lý (%)

COD BOD SS Amoni Nitrat Photphat Sunfua

Dầu

mỡ

ĐTV

Coliforms

Bệnh viện Phụ

sản Hà Nội 52,9 55,0 5 4,78 76,78 32,13 91,09 88,43 99,61

Bệnh viện

Việt Đức 67,4 60,4 71,2 54,0 -42,86 96,38 51,4 53,5 99,99

Luận văn thạc sỹ cao học

50

-60

-40

-20

0

20

40

60

80

100H

iệu

su

ất

xử

(%

)

COD BOD SS Amoni Nitrat Photphat Sunfua Dầu mỡ

ĐTV

Coliforms

Các thông số nước thải

BV Phụ sản HN BV Việt Đức

Hình 3.5. So sánh hiệu suất xử lý của hai hệ thống xử lý

Đối với bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hiệu suất xử lý cao nhất là đối với

coliforms là 99,61%, tiếp đó là xử lý sunfua với hiệu suất 91,09%, dầu mỡ động

thực vật là 88,43%, nitrat là 76,78%. Các thông số khác, hiệu quả xử lý còn thấp.

Đối với bệnh viện Việt Đức, các thông số trong nước thải sau xử lý đều đạt

được hiệu suất trên 50%, trong đó coliforms đạt được 99,99%, photphat đạt hiệu

quả xử lý 96,38%, chất rắn lơ lửng đạt 71,2%, COD 76,4%, BOD 60,4%.

Hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức đối với các

thông số hầu hết đều bằng và cao hơn so với hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản

Hà Nội. Về mặt vi sinh, hiệu suất xử lý là tương đương nhau ở hai bệnh viện (99,61

và 99,99%), về mặt hóa học, hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý tại bệnh viện Phụ

sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức đối với COD lần lượt là 52,9% và 67,4%, BOD

là 55,0% và 60,4%, một số thông số khác có hiệu suất xử lý cao hơn hẳn, như chất

rắn lơ lửng, hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý tại bệnh viện Việt Đức đạt đến

71,2% hay amoni đạt hiệu suất xử lý hơn 50% trong khi của bệnh viện Phụ sản Hà

Nội chỉ là 5% đối với xử lý chất rắn lơ lửng và 4,78% đối với xử lý amoni. Tuy

nhiên, đối với các thông số như nitrat, sunfua hay dầu mỡ động thực vật thì hệ

thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội lại đạt hiệu quả cao hơn so với hệ thống

xử lý của bệnh viện Việt Đức.

Luận văn thạc sỹ cao học

51

Theo kết quả nghiên cứu của Từ Hải Bằng (2008), trong 17 hệ thống xử lý

nước thải được xây dựng tại các bệnh viện từ tuyến huyện đến trung ương áp dụng

phương pháp xử lý aeroten kết hợp với lọc sinh học, sử dụng công nghệ hợp khối

thì không có hệ thống nào xử lý được tất cả các chỉ tiêu hoá lý và vi sinh thải đạt

tiêu chuẩn thải ở cả mức I và chỉ có 1 hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn mức

II của TCVN 7382-2004. Hiệu quả xử lý nước thải đối với hoá học chưa cao, hiệu

suất xử lý BOD của các hệ thống xử lý dao động từ 1,12 đến 73,54%, COD từ 0,5

đến 72,22%, amoni từ 1,57 đến 70,99%, chất rắn lơ lửng từ 4,07 đến 99,10%. Về vi

sinh, với các hệ thống có bộ phận khử trùng thì đạt tiêu chuẩn thải. Các hệ thống xử

lý không được khử trùng thì coliform cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép [3].

Chương trình quan trắc thường niên do Viện Y học lao động và Vệ sinh môi

trường thực hiện năm 2011 tại 17 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh cho

thấy, mặc dù các hệ thống xử lý nước thải của hầu hết các bệnh viện quan trắc đều

hoàn chỉnh, nhiều hệ thống xử lý thậm chí mới vận hành như bệnh viện Hữu nghị

Đa khoa Nghệ An song hầu hết có hiệu quả xử lý không cao hoặc không có hiệu

quả đối với nhiều thành phần ô nhiễm, dẫn đến nước thải sau khi được xử lý vẫn

không đạt tiêu chuẩn thải. Hiệu quả xử lý thấp nhất đối với BOD (khoảng 36%), rồi

đến COD (khoảng 37%), amoni (khoảng 46%), sunfua (khoảng 52%) [23].

Về các tiêu chí kỹ thuật khác, các linh kiện thiết bị hệ thống xử lý bao gồm

cả thiết bị sản xuất trong nước (vỏ thiết bị, thiết bị đệm, vật liệu sinh học, thiết bị

phân dòng, khuếch tán khí, đường ống phụ kiện, van khóa, hóa chất...) và các thiết

bị nước ngoài (các máy bơm bùn, bơm nước thải, hệ thống máy thổi khí, hệ thống

định lượng hóa chất, tủ điều khiển hệ thống). Các thiết bị nước ngoài chủ yếu nhập

từ các nước Ý, Nhật, Đài Loan. Hai hệ thống hoạt động chủ yếu theo chế độ bán tự

động. Với công suất thiết kế 900m3/ngày đêm, lưu lượng thải thực tế 600m

3/ngày

đêm thì hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức có khả năng đáp ứng khi lưu

lượng nước thải tăng thêm trong khi hệ thống của bệnh viện Phụ sản khó hiện điều

này khi công suất thiết kế là 400 m3/ngày đêm và lưu lượng thải thực tế đã là

350m3/ngày đêm.

Luận văn thạc sỹ cao học

52

3.2.3.2. Các tiêu chí về kinh tế

a. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Chi phí điện năng tiêu thụ: Hầu hết các thiết bị máy móc phục vụ cho hệ

thống xử lý nước thải hoạt động như máy bơm nước thải, máy sục khí chìm, máy

thổi khí cạn, máy khuấy trộn đều tiêu thụ năng lượng điện. Lượng điện tiêu thụ phụ

thuộc vào công suất máy, số giờ hoạt động của thiết bị. Mức tiêu thụ điện của hệ

thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội được tính trong bảng 3.6

Bảng 3.6. Chi phí điện năng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội

TT Thiết bị

Công

suất

(kW)

Số

lượng

sử

dụng

Thời gian

hoạt động

(giờ/ngày)

Điện năng

tiêu thụ

(kWh/ngày) Đơn vị

1 Bơm nước thải từ hố thu

gom sang ngăn xử lý sơ bộ 1,35 2 12 32,40

2

Bơm nước thải từ ngăn xử lý

sơ bộ sang thiết bị hợp khối

sinh học CN 2000

1,5 2 12 36,00

3 Máy sục khí chìm đặt trong

ngăn xử lý sơ bộ 3,7 2 10,5 77,70

4 Máy thổi khí trên cạn 5,5 2 12 132,00

5

Máy bơm bùn thải, đặt cạn

(bơm bùn bể lắng thứ cấp

sang ngăn nén bùn)

0,75 1 1 0,75

6 Bơm định lượng 0,24 2 24 11,52

7 Máy khuấy trộn 0,75 2 1 1,5

Tổng cộng 219,9 kWh/ngày

Công suất hệ thống 350 m

3/ngày.

đêm

Đơn giá điện 2.074 đ

Chi phí điện năng cho một

ngày hệ thống hoạt động 605.338 đ/ngày

Chi phí điện năng cho xử

lý 1 m3 nước thải

1.730 đ/m

3 nước

thải

Luận văn thạc sỹ cao học

53

Chi phí hóa chất: Hóa chất mà hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản

Hà Nội dùng chủ yếu chỉ có chất trợ lắng PAC và dung dịch khử trùng là nước

javen (7% clo). Một ngày hệ thống xử lý tiêu thụ hết 12,5 kg PAC và khoảng 25 lít

nước javen. Các hóa chất này đều có thể dễ dàng mua ở trong nước. Chi phí hóa

chất được tính trong bảng dưới đây.

Bảng 3.7. Chi phí hóa chất hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội

TT Tên hóa chất Số lượng

sử dụng Đơn vị

I Hóa chất khử trùng

1 Công suất hệ thống 350 m3/ngày.đêm

2 Khối lượng dung dịch nước Javen cho một ngày 25 lít

3 Đơn giá dung dịch Javen 8.000 đ/lít

4 Chi phí vận hành cho hóa chất khử trùng cho

một ngày hệ thống hoạt động 200.000 đ/ngày

5 Chi phí vận hành cho hóa chất khử trùng cho xử

lý 1 m3 nước thải

571 đ/m3 nước thải

II Hóa chất trợ lắng (PAC)

1 Công suất hệ thống 350 m3/ngày.đêm

2 Khối lượng PAC cho một ngày 12,5 kg

3 Đơn giá PAC 4.000 đ/kg

4 Chi phí vận hành cho hóa chất PAC cho một

ngày hệ thống hoạt động 50.000 đ/ngày

5 Chi phí vận hành cho hóa chất PAC cho xử lý 1

m3 nước thải

143 đ/m3 nước thải

Chi phí hóa chất cho một ngày hệ thống hoạt

động 250.000 đ/ngày

Chi phí hóa chất cho xử lý 1 m

3 nước thải 714 đ/m

3 nước thải

Luận văn thạc sỹ cao học

54

Chi phí nhân công: Số cán bộ phụ trách vận hành hệ thống xử lý nước thải

thuộc tổ điện nước - phòng hành chính quản trị của bệnh viện gồm 5 người, đây là

các cán bộ kiêm nhiệm, lĩnh vực chuyên môn chính là tự động hóa, điện, nước,

không có cán bộ chuyên trách về môi trường. Hệ thống vận hành 24/24 giờ nên

được chia làm 2 ca ban ngày và ban đêm. Chi phí nhân công vận hành hệ thống xử

lý nước thải được tính trong bảng 3.8

Bảng 3.8. Chi phí nhân công hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội

TT Tên hóa chất Số lượng

sử dụng Đơn vị

1 Công suất hệ thống 350 m3/ngày.đêm

2 Một ngày làm việc 2 ca

3 Mỗi ca có số người làm việc 1 người

4 Số ngày hoạt động của hệ thống 30 ngày/tháng

5 Lương trả cho một người 3.000.000 đ/tháng

6 Tổng số lượng công nhân vận hành 5 người

7 Tổng số lương trả cho công nhân vận hành 15.000.000 đ/tháng

Lương trả cho một ngày vận hành hệ thống 500.000 đ/ngày

Lương trả cho 1 m

3 nước thải cần xử lý 1.429 đ/m

3 nước thải

b. Bệnh viện Việt Đức

Chi phí điện năng: Do bệnh viện có hai khu xử lý (gồm hai khu thu gom xử

lý sơ bộ, hai khu xử lý yếm khí) nên số lượng thiết bị tiêu thụ điện của khu xử lý

này là tương đối nhiều như thiết bị đánh cặn khuấy trộn, máy sục khí, máy bơm

nước thải vào bể yếm khí, thêm vào đó là các máy bơm nước thải lên tháp lọc sinh

học, máy thổi khí cạn, máy khuấy trộn hóa chất, tất cả các thiết bị hoạt động đều

tiêu thụ năng lượng điện. Mức tiêu thụ điện của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Việt Đức được tính trong bảng 3.9

Luận văn thạc sỹ cao học

55

Bảng 3.9. Chi phí điện năng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức

TT Thiết bị

Công

suất

(kW)

Số lượng

sử dụng

Thời gian

hoạt động

(giờ/ngày)

Điện năng

tiêu thụ

(kWh/ngày) Ghi chú

1 Thiết bị đánh cặn khuấy

trộn 3 2 24 144,00

Hai ngăn thu

nước thải

2 Palăng kéo rác 1,5 2 0,25 0,75 Hai ngăn thu

nước thải

3 Máy sục khí chìm 3,7 4 8 118,40 Cho khu 1 và

khu 2

4

Bơm nước thải từ ngăn

xử lý sơ bộ vào bể yếm

khí

1,5 4 12 72,00 Cho khu 1 và

khu 2

5 Máy khuấy bể xử lý yếm

khí 1,1 2 24 52,80

Cho khu 1 và

khu 2

6

Bơm nước thải từ ngăn

xử lý hiếu khí ở khu 2

vào ngăn xử lý hiếu khí

khu 1

2,2 2 12 52,80 Cho khu 2

7

Máy bơm nước thải từ

ngăn xử lý hiếu khí ở khu

1 lên bồn phản ứng CN

2000

3,7 1 14 51,80 Cho khu 1

8 Máy thổi khí 7,5 3 14 315,00

9 Máy khuấy cho bồn pha

hóa chất 0,37 1 1 0,37

Cấp cho bể

lắng

10 Bơm định lượng 0,2 2 24 9,60

Cấp cho bể

lắng và bể

khử trùng

11 Máy khuấy cho bồn pha

hóa chất 0,12 3 1 0,36

Cấp cho bể

khử trùng

gom ở khu 1

và khu 2

12 Bơm bùn thải từ bể hiếu

khí về bể chứa bùn 1,5 4 0,5 3,00

Cho khu 1 và

khu 2

13 Bơm bùn thải từ bể lắng

Lamen về bể chứa bùn 2,2 2 4 17,60 Cho khu 1

Luận văn thạc sỹ cao học

56

TT Thiết bị

Công

suất

(kW)

Số lượng

sử dụng

Thời gian

hoạt động

(giờ/ngày)

Điện năng

tiêu thụ

(kWh/ngày) Ghi chú

Tổng cộng

838,5 kWh/ngày

Công suất hệ thống

600 m3/ngày.đêm

Đơn giá điện

2.074 đ

Chi phí điện năng cho

một ngày hệ thống hoạt

động 1.739.008 đ/ngày

Chi phí điện năng cho

xử lý 1 m3

nước thải 2.898

đ/m3 nước

thải

Chi phí hóa chất: Ngoài việc sử dụng chất trợ lắng (PAC) và hóa chất khử

trùng như hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hệ thống xử lý

nước thải của bệnh viện Việt Đức còn thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh EMIC

với liều lượng 1,2kg/ngày. Chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý này được tính toán

theo bảng dưới đây.

Bảng 3.10. Chi phí hóa chất hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức

TT Tên hóa chất Số lượng sử

dụng Đơn vị

I Hóa chất khử trùng

1 Công suất hệ thống 600 m3/ngày.đêm

2 Khối lượng Chlorin cho một ngày 2,5 kg

3 Đơn giá Chlorin 30.000 đ/kg

4 Chi phí vận hành cho hóa chất khử trùng cho một

ngày hệ thống hoạt động 75.000 đ/ngày

5 Chi phí vận hành cho hóa chất khử trùng cho xử lý

1 m3 nước thải

125 đ/m3 nước thải

II Hóa chất trợ lắng (PAC)

1 Công suất hệ thống 600 m3/ngày.đêm

2 Khối lượng PAC cho một ngày 2,5 kg

3 Đơn giá PAC 20.000 đ/kg

Luận văn thạc sỹ cao học

57

TT Tên hóa chất Số lượng sử

dụng Đơn vị

4 Chi phí vận hành cho hóa chất PAC cho một ngày

hệ thống hoạt động 50.000 đ/ngày

5 Chi phí vận hành cho PAC xử lý 1 m3 nước thải 83 đ/m

3 nước thải

III Chế phẩm vi sinh (EMIC)

1 Công suất hệ thống 600 m3/ngày.đêm

2 Khối lượng EMIC cho một ngày 1,2 kg

3 Đơn giá EMIC 90.000 đ/kg

4 Chi phí vận hành cho hóa chất EMIC 108.000 đ/ngày

5 Chi phí vận hành cho EMIC xử lý 1 m3 nước thải 180 đ/m

3 nước thải

Chi phí hóa chất cho một ngày HTXL hoạt động 233.000 đ/ngày

Chi phí hóa chất cho xử lý 1 m3 nước thải 388 đ/m

3 nước thải

Chi phí nhân công: Phụ trách công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải

thuộc phòng hành chính quản trị của bệnh viện gồm 4 người, trong đó có cả kỹ sư

môi trường và công nhân điện nước. Giống như bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hệ

thống hoạt động 24/24 giờ nên được chia làm 2 ca ban ngày và ban đêm. Chi phí

nhân công vận hành hệ thống xử lý nước thải được tính trong bảng dưới:

Bảng 3.11. Chi phí nhân công cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức

TT Tên hóa chất Số lượng

sử dụng Đơn vị

1 Công suất hệ thống 600 m3/ngày.đêm

2 Một ngày làm việc 2 ca

3 Mỗi ca có số người làm việc 1 người

4 Số ngày hoạt động của hệ thống 30 ngày/tháng

5 Lương trả cho một người 3.000.000 đ/tháng

6 Tổng số lượng công nhân vận hành 4 người

7 Tổng số lương trả cho công nhân vận hành 12.000.000 đ/tháng

Lương trả cho một ngày vận hành hệ thống 400.000 đ/ngày

Lương trả cho 1 m3 nước thải cần xử lý 667 đ/m

3 nước thải

Luận văn thạc sỹ cao học

58

Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế: Một hệ thống xử lý nước thải từ lúc xây

dựng lắp đặt đến đi vào hoạt động ổn định cần đầu tư chi phí không nhỏ từ chi phí

lắp đặt ban đầu đến các chi phí thường xuyên cho công tác vận hành như điện, hóa

chất, nhân công hay các chi phí sửa chữa bảo dưỡng. Các chi phí cho hoạt động của

hai hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức

được tổng hợp trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nước thải

TT Hạng mục Đơn vị Bệnh viện Phụ

sản Hà Nội

Bệnh viện

Việt Đức

I Tổng chi phí xây dựng và lắp

đặt hệ thống đ 2.000.000.000 7.000.000.000

II Công suất xử lý m3 350 600

III Chi phí vận hành

1 Chi phí điện năng đ/ngày 605.338

1.739.008

2 Chi phí hóa chất đ/ngày 250.000 233.000

3 Chi phí nhân công đ/ngày 500.000 400.000

4

Tổng chi phí cho một ngày vận

hành

(4) = (1) +(2) +(3)

đ/ngày 1.355.338 2.372.008

5

Tổng chi phí vận hành cho 1 m3

nước thải

(5) = (1) +(2) + (3) + (4) / (II)

đ/m3 nước thải 3.872 3.953

6

Tổng chi phí vận hành cho một

tháng (30 ngày)

(6) = (4) x 30

đ/tháng 40.660.151 71.160.226

7

Tổng chi phí vận hành cho một

năm (12 tháng)

(7) = (6) x 12

đ/năm 487.921.817 853.922.707

IV Chi phí bảo dưỡng đ/năm 180.000.000 40.000.000

Luận văn thạc sỹ cao học

59

Từ bảng tổng hợp trên thấy rằng, chi phí vận hành xử lý 1m3 nước thải của

hai hệ thống xử lý tại hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Việt Đức là tương đương

nhau, lần lượt là 3.872 đồng/m3 và 3.953 đồng/m

3 nước thải, tuy nhiên trong chi phí

vận hành đó của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức, chi phí cho điện năng

tiêu thụ là chủ yếu, gấp hơn 2 lần hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội,

nguyên nhân do khối lượng nước thải của hai bệnh viện khác nhau, lượng nước thải

của bệnh viện Việt Đức gần gấp đôi của bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bên cạnh đó, hệ

thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức gồm hai khu thu gom và xử lý sơ bộ riêng

nên số lượng máy bơm nước thải, máy đánh cặn, máy sục khí nhiều, dẫn đến lượng

tiêu thụ điện năng lớn.

Về hóa chất tiêu thụ, chủ yếu là chất trợ lắng PAC và các hóa chất khử trùng

dễ mua, có nhiều trên thị trường Việt Nam. Hiện tại, chi phí cho hóa chất cho một

ngày tại hai hệ thống xử lý là xấp xỉ nhau nhưng trong khi hệ thống xử lý của bệnh

viện Việt Đức xử lý lượng nước thải cao hơn gấp rưỡi bệnh viện Phụ sản Hà Nội và

bệnh viện Phụ sản Hà Nội lại không sử dụng các chế phẩm vi sinh ngoài hóa chất

khử trùng và trợ lắng trong quá trình xử lý thì thực tế chi phí hóa chất xử lý 1m3

nước thải tại hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội là cao hơn của hệ thống

xử lý của bệnh viện Việt Đức.

Chi phí đầu tư lắp đặt xây dựng hệ thống: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh

viện Phụ sản Hà Nội với công suất 400m3/ngày đêm có chi phí xây dựng là 2 tỉ

đồng và hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Việt Đức có công suất 900 m3/ngày

đêm có chi phí đầu tư gần 7 tỉ đồng. Với công suất thiết kế này, hệ thống xử lý nước

thải của bệnh viện Việt Đức có thể đáp ứng, đảm bảo vận hành được khi có sự thay

đổi lớn về lưu lượng cũng như nồng độ nước thải trong giai đoạn hiện nay cũng như

tương lai của bệnh viện, trong khi hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội có

nguy cơ quá tải trong xử lý nước thải khi lượng nước thải thực tế đã gần với công

suất thiết kế và số bệnh nhân thì ngày càng tăng lên, tuy nhiên, với diện tích hiện có

của khu xử lý nước thải, khả năng ứng dụng, mở rộng, nâng cấp, tăng công suất là

tương đối dễ dàng.

Luận văn thạc sỹ cao học

60

Hệ thống thiết bị vận hành tương đối ổn định, linh kiện thay thế dễ dàng tìm

ở trong nước (trừ các máy bơm nước thải đặt ngầm hay các máy sục khí chìm phải

nhập). Tùy thuộc vào tần xuất, mục đích và yêu cầu bảo dưỡng khác nhau mà mức

phí bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải sẽ khác nhau, tuy nhiên mức phí bảo dưỡng

hệ thống của bệnh viện Phụ sản Hà Nội là khá cao, trong khi của bệnh viện Việt

Đức lại thấp hơn nhiều (20.000.000 đồng cho 6 tháng với hơn 1000 giường bệnh).

Hệ thống xử lý nước thải tại hai bệnh viện hiện nay hoạt động theo chế độ

bán tự động, các khâu vẫn phải vận hành bằng tay gồm có pha hóa chất, bật tắt bơm

nước thải, bơm hút bùn về bể chứa bùn, do đó nên đưa về chế độ vận hành tự động

để công tác kiểm tra công tác vận hành thuận lợi hơn cũng như để giảm bớt khâu tác

động bởi sức lao động con người và đảm bảo hoạt động thường xuyên. Trong quá

trình vận hành sử dụng hệ thống xử lý nước thải, đội ngũ kỹ thuật trực tiếp vận hành

của hai hệ thống xử lý đều được đào tạo, hướng dẫn, tuy không phải là các cán bộ

chuyên trách, nhưng đã thực hành khá tốt, riêng bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cần

được tập huấn kỹ hơn nữa để công tác vận hành sử dụng hệ thống xử lý nước thải

ngày một tốt hơn.

3.2.3.3. Các tiêu chí về môi trường

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chủ yếu là ngầm và khép kín, các tác

động gây ô nhiễm thứ cấp đến môi trường như ồn, mùi là nhỏ.

Để đánh giá xem hệ thống xử lý có gây ô nhiễm thứ cấp hay không, các chỉ

tiêu về độ ồn, khí amoniac và khí hydrosunfua được đo đạc. Các chỉ tiêu này được

so sánh với Quy chuẩn Việt Nam về Chất thải độc hại trong môi trường không khí

xung quanh. Kết quả đo được trình bày tại bảng dưới đây.

Bảng 3.13. Đánh giá các ô nhiễm thứ cấp của hệ thống xử lý nước thải

TT Bệnh viện Độ ồn

dBA

NH3

µg/m3

H2S

µg/m3

1 Phụ sản Hà Nội 57 144 20

2 Việt Đức 59 98 36

QCVN 06:2009/BTNMT - 200 42

Luận văn thạc sỹ cao học

61

Kết quả cho thấy với hệ thống không gây ảnh hưởng bởi khÝ NH3, H2S, tiếng

ồn trong khi vận hành ®Òu ®¹t kÕt qu¶ tèt, n»m trong giíi h¹n cho phép; Hệ thống

hoạt động ít tiếng ồn, mùi chỉ phát ra tại bể tập trung nước thải do không đậy nắp

khu vực nước thu nước thải về bể (đối với bệnh viện Việt Đức), do vậy cần được

thiết kế nắp đậy bể nước thu về.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ở tất cả các hố thu, các bể đều có nắp đậy, thỉnh

thoảng thấy có mùi tuy nhiên mùi có thể do nhà chứa rác nằm áp ngay tường rào

khu xử lý nước thải.

Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố: Tủ điều khiển có lắp đặt

aptomat, mỗi máy có đèn vàng báo khi hoạt động quá tải. Các cán bộ kỹ thuật

thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây từ trạm biến áp đến các phụ tải.

3.2.3.4. Các tiêu chí về xã hội

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm trong khuôn viên

bệnh viện, chỉ có một mặt tiếp giáp với Đại sứ quán Nga, do đó dân cư xung quanh

khu vực xử lý nước thải không nhiều. Diện tích mặt bằng khu vực xây dựng hệ

thống xử lý nước thải của khoảng 300m2. Khu vực này rộng, thoáng, tuy nhiên từ

giữa năm 2011 do đáp ứng nhu cầu bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện

ngày càng đông, bệnh viện đã cải tạo, mở rộng thêm khu vực trông xe ô tô của bệnh

nhân đến sát bờ rào khu hệ thống xử lý nước thải cũng như dịch chuyển nhà chứa

rác thải của bệnh viện áp sát tường rào khu xử lý nước thải. Tuy không ảnh hưởng

đến diện tích khu xử lý nước thải nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đến mỹ quan khu

vực này.

Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức là công trình kết hợp cải

tạo và xây mới theo hướng tiết kiệm diện tích đất, tận dụng tối đa các công trình đã

có trong hệ thống xử lý như bể xử lý sơ bộ gồm 02 khối bể chìm sẵn có. Do đó, diện

tích khu vực xử lý khoảng hơn 150m2 với các thiết kế nhà điều hành, phòng pha hóa

chất, các bể xử lý đáp ứng khá tốt yêu cầu, mục đích của bệnh viện.

Luận văn thạc sỹ cao học

62

Nhìn chung, hai hệ thống xử lý nước thải được xây dựng và thiết kế khá phù

hợp với phối cảnh không gian. Các hệ thống này đưa vào sử dụng mà không bị ảnh

hưởng bởi các điều kiện khí hậu thời tiết vùng miền.

3.2.3.5. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá

Căn cứ điều kiện thực tế của từng bệnh viện, số lượng các tiêu chí, thang

điểm và điểm số có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp. Tại hai bệnh viện Phụ

sản Hà Nội và Việt Đức, thông qua các tiêu chí đánh giá trên, tính phù hợp của hệ

thống xử lý nước thải của 2 bệnh viện được lượng hóa theo bảng 3.14 dưới đây:

Bảng 3.14. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải

TT Tiêu chí / Nội dung Điểm

tối đa

Bệnh viện

Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện

Việt Đức

I Tiêu chí về mặt kỹ thuật 40 25 30

1 Mức độ tuân thủ các quy định về xả thải (QCVN) 15 10 13

2 Hiệu quả của công nghệ (% loại

bỏ chất ô nhiễm) 4 2 3

3 Tuổi thọ, độ bền của công nghệ,

thiết bị 5 3 3

4

Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống

công nghệ, khả năng thay thế linh

kiện, thiết bị

5 3 3

5 Khả năng thích ứng khi tăng tải

trọng / lưu lượng nước thải 2 1 2

6 Mức độ hiện đại, tự động hóa của

công nghệ 3 2 2

7 Khả năng mở rộng, cải tiến modul

của công nghệ 2 2 1

8

Thời gian tập huấn cho cán bộ

vận hành hệ thống nước thải cho

đến mức cán bộ vận hành thành

thạo

4 2 3

II Tiêu chí về mặt kinh tế 28 21 20

9 Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết

bị 10 8 7

Luận văn thạc sỹ cao học

63

TT Tiêu chí / Nội dung Điểm

tối đa

Bệnh viện

Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện

Việt Đức

10 Chi phí vận hành (tính theo

VNĐ/m3 nước thải) 10 8 7

11 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

(thiết bị và nguyên liệu) 8 5 6

III Tiêu chí về mặt môi trường 22 16 17

12 Diện tích không gian sử dụng của

hệ thống, hiệu quả đất sử dụng 5 4 5

13 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu và

năng lượng 6 4 4

14 Khả năng tái sử dụng, mức độ xử

lý chất thải thứ cấp 5 3 3

15

Mức độ rủi ro đối với môi trường

và giải pháp phòng ngừa, khắc

phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật

6 5 5

IV Tiêu chí về mặt xã hội 10 8 7

16 Mức độ mỹ học và cảm quan của

hệ thống 5 4 3

17 Khả năng thích ứng với các điều

kiện vùng, miền 5 4 4

Tổng số 100 70 74

Đánh giá chung:

Đặc tính của nước thải bệnh viện về nguyên lý có thành phần tương tự như

nước thải sinh hoạt nhưng nước thải bệnh viện chứa một số hoá chất độc hại, chất

sát trùng, kháng sinh, thuốc, dược phẩm, máu, chất gây độc tế bào, dịch từ khoa

phóng xạ. Bên cạnh đó, các bệnh viện trong đô thị với yêu cầu không gian xây dựng

hạn hẹp thì việc áp dụng phương pháp xử lý kết hợp xử lý hóa lý với xử lý sinh học

hiếu khí và yếm khí và khử trùng (theo công nghệ hợp khối) cho hệ thống xử lý

nước thải tại hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Việt Đức là khá phù

hợp. Các thiết bị được chế tạo theo nguyên tắc modul, hợp khối, tự động, gọn nhẹ,

phù hợp với điều kiện lắp đặt và sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, với mỗi hệ thống

Luận văn thạc sỹ cao học

64

xử lý nước thải có những ưu, nhược điểm riêng.

Đối với bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Chi phí đầu tư vừa phải, chi phí vận

hành ở mức chấp nhận được 3.872 VNĐ/m3 nước thải. Chi phí điện năng tiêu thụ

cho hệ thống xử lý nước thải thấp (1.730 đồng/m3

nước thải). Tuy nhiên, việc

không bổ sung chế phẩm vi sinh trong quá trình vận hành làm giảm hiệu suất xử lý

các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Diện tích bể lắng lamen nhỏ, thời gian lưu

nước thải ít dẫn đến hiệu quả xử lý SS thấp. Hệ thống khử trùng không có bể tiếp

xúc vì thế các chỉ tiêu vi sinh trong nước thải sau xử lý sẽ khó đảm bảo duy trì đạt

được quy chuẩn. Về mặt vận hành, hệ thống được quản lý và vận hành kiêm nhiệm

bởi cán bộ kỹ thuật của bệnh viện. Tuy có được hướng dẫn, chuyển giao về vận

hành xử lý hệ thống nhưng vì thiếu chuyên môn về công nghệ xử lý nước thải nên

trong công tác vận hành vẫn còn hạn chế.

Đối với bệnh viện Việt Đức: Đạt hiệu quả xử lý cao đối với các chỉ tiêu quan

trọng của nước thải bệnh viện, trong đó hiệu quả xử lý coliform đạt 99,99%, SS,

COD đạt trên dưới 70%, BOD5 trên 60%, hiệu quả xử lý photphat 96,38%, amoni

hơn 50%. Tổ vận hành hệ thống xử lý nước thải có cán bộ được đào tạo về chuyên

ngành công nghệ môi trường cũng như chuyển giao công nghệ đầy đủ đáp ứng yêu

cầu vận hành hệ thống xử lý nước thải nên công tác vận hành của hệ thống xử lý

được đảm bảo, đặc biệt là việc theo dõi và khắc phục các sự cố về vận hành cụm xử

lý sinh học.

Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả xử lý coliform, chất rắn lơ lửng và

chất hữu cơ, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức còn tồn tại một số

nhược điểm sau: Bể thu khu xử lý 1 thể tích nhỏ quá, dung tích hữu ích của bể

45,48m3 dẫn đến thời gian bơm cạn bể nhanh, do đó luôn cần có người theo dõi

trong quá trình bơm, nếu không có thể xảy ra sự cố cháy máy bơm. Các máy bơm

chìm hay bị trục trặc do rác quấn vào bơm. Hệ thống xử lý nước thải được xây

dựng trên nền tận dụng được những công trình sẵn có tuy nhiên chi phí đầu tư

cho xây lắp ban đầu vẫn cao (so với hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà

Nội về công suất và thời điểm xây dựng). Chi phí về điện cho vận hành xử lý

Luận văn thạc sỹ cao học

65

nước thải cũng khá cao (chiếm 73,3% tổng chi phí vận hành 1m3 nước thải) vì sử

dụng nhiều thiết bị như máy bơm để bơm nước thải, máy sục khí chìm, máy thổi khí

cạn do bệnh viện có hai hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ nước thải.

3.3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXL nước thải

Tại hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Việt Đức nói riêng và các bệnh

viện nói chung, công tác xử lý nước thải y tế nhìn chung đã được các bệnh viện

quan tâm và thực hiện xây dựng hệ thống và vận hành hệ thống xử lý, tuy nhiên, ở

nhiều đơn vị việc thực hiện còn chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, các hướng

dẫn vận hành dẫn đến hiệu quả xử lý, chất lượng nước thải chưa đáp ứng tiêu chuẩn

khi thải ra môi trường. Nguyên nhân gây ra tính không hiệu quả nằm ở hai yếu tố

tương tác lẫn nhau là công nghệ xử lý và công tác quản lý. Đơn vị thiết kế hệ thống

xử lý, đơn vị thi công, đơn vị vận hành chưa có sự phối kết hợp với nhau. Việc giám

sát các công trình xử lý nước thải không được thực hiện nghiêm ngặt và hướng dẫn

vận hành chưa phù hợp hoặc quá trình vận hành hệ thống không đáp ứng được các

thông số công nghệ. Nguyên nhân khách quan như việc mở rộng số giường bệnh

nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân làm tăng lưu lượng thải nước

dẫn đến hệ thống xử lý bị quá tải hay do điều kiện nhân lực, các cán bộ vận hành

không được đào tạo chuyên sâu về xử lý nước thải mà hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm

trong bệnh viện, việc vận hành chỉ được hướng dẫn, chuyển giao bởi các công ty

xây dựng hệ thống trong thời gian ngắn, đây là khó khăn lớn cho những người mới

bắt đầu cho công việc vận hành. Ý thức tổ chức thực hiện của cơ sở y tế (của cả

lãnh đạo và nhân viên bệnh viện) cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu

quả xử lý chưa đạt yêu cầu, chất lượng thải sau xử lý chưa đạt được tiêu chuẩn thải

quy định.

Để cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý và vận hành

nước thải, những nội dung cụ thể sau có thể cần phải thực hiện:

Về công tác quản lý:

Để xây dựng và vận hành tốt một hệ thống xử lý nước thải nói chung và cho

bệnh viện nói riêng trước hết cần các nhà tư vấn hiểu biết và nghiêm túc về công

Luận văn thạc sỹ cao học

66

nghệ và các yếu tố liên quan, kể cả việc đào tạo đội ngũ các cán bộ vận hành hệ

thống. Do đó, nâng cao trình độ hiểu biết công nghệ xử lý nước thải, tập trung vào

các công việc có tầm quan trọng về các cơ sở đào tạo, cơ sở thiết kế, các hội đồng

thẩm định. Biện pháp nâng cao trình độ không phải là mở các khóa đào tạo ngắn

hạn mà là kiểm soát nghiêm túc các điều kiện hành nghề của các đơn vị và cá nhân

hành nghề. Lựa chọn các nhà tư vấn hiểu biết và nghiêm túc về công nghệ và các

yếu tố liên quan. Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cần phải dựa trên những

đặc trưng cụ thể của từng cơ sở, trên cơ sở những tiêu chuẩn chung cần có sự vận

dụng cụ thể với những hiệu chỉnh nhất định. Việc dựa theo hay đưa ra một chuẩn

mực chung về công nghệ chỉ có tính chất khuyến nghị như một giải pháp khả thi,

giá thành xây dựng và vận hành hệ thống, tác dụng tham khảo trong phạm vi, mức

độ nào đó. Việc áp dụng cứng nhắc sẽ rất khó vận dụng.

Vấn đề đáng quan tâm trong công tác quản lý chất thải bệnh viện nói chung,

nước thải nói riêng của các cơ sở chăm sóc y tế sức khoẻ là ngân sách phân bổ cho

ngành không đủ đáp ứng những chi phí thực tế của việc quản lý - xử lý chất thải.

Đây là một tình trạng thường thấy ở hầu hết các cơ sở y tế. Nếu tăng cường công tác

quản lý xử lý chất thải, nước thải bệnh viện sẽ làm tăng gánh nặng tài chính đối với

những cơ sở y tế này tại cấp độ cơ sở y tế.

Rất nhiều các bệnh viện, cơ sở y tế hoạt động từ lâu song các cơ sở có hệ

thống xử lý nước thải chưa nhiều và các cơ sở có hệ thống xử lý nước thải phần lớn

không đáp ứng được các tiêu chuẩn thải tối thiểu vì nhiều lý do, trong đó một phần

do thiếu kinh phí để hoạt động thường xuyên.

Do đó, cấp đơn vị chủ quản của các cơ sở y tế cần phải có dòng ngân sách

riêng biệt cho công tác quản lý và xử lý nước thải y tế. Vấn đề quan trọng nhất là

thiết lập một khung cơ chế quản lý đặc thù cho những hoạt động.

Hiện nay, hầu hết các hệ thống xử lý do các cơ sở y tế vận hành. Ngân sách

cho công việc xử lý chất thải y tế có thể được Bộ y tế, Sở y tế đưa vào trong quá

trình lập kế hoạch hàng năm hay việc phân bổ ngân sách từ những cơ quan liên

quan của UBND tỉnh và Bộ/Sở y tế tỉnh sẽ cung cấp ngân sách cho hoạt động của

Luận văn thạc sỹ cao học

67

thiết bị theo kế hoạch đề ra. Vì vậy cần lập kế hoạch ngân sách, định mức tài chính

đầy đủ, trang trải những chi phí định kỳ, thường xuyên (nhân công, mua phụ kiện,

hóa chất tẩy trùng và điện nước) liên quan tới hoạt động xử lý nước thải bệnh viện.

Quy định trách nhiệm rõ ràng của người đứng đầu cơ quan và các cá nhân

liên quan có nhiệm vụ giám sát hệ thống xử lý nước thải. Khi trách nhiệm đã rõ

ràng thì việc nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc là quá

trình tự vận động hoặc bệnh viện cho các cán bộ vận hành tham gia các khoá đào

tạo về vận hành hệ thống xử lý nước thải hay tuyển dụng cán bộ chuyên trách đảm

nhiệm công tác quản lý hệ thống xử lý nước thải có chuyên môn về môi trường.

Về cơ chế phối hợp:

Có sự phối hợp giữa các ban ngành y tế và các bên tham gia quản lý nước

thải bệnh viện

Đơn vị thiết kế hệ thống xử lý, đơn vị thi công, đơn vị vận hành cần có sự phối

kết hợp với nhau. Việc giám sát các công trình xử lý nước thải phải được thực hiện

nghiêm ngặt và hướng dẫn vận hành phù hợp hoặc quá trình vận hành hệ thống

nhằm đáp ứng được các thông số công nghệ để chất lượng thải sau xử lý đạt được

tiêu chuẩn thải quy định.

Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ quan trắc chất lượng

nước thải nhằm khắc phục kịp thời những sự cố trong quá trình vận hành.

Về công tác vận hành:

Các bệnh viện nên thực hiện tốt việc phân tách thu gom nước thải, phân biệt

luồng nước thải nhằm xử lý triệt để và tiết kiệm chi phí xử lý.

Hệ thống công nghệ và chế độ vận hành quyết định rất nhiều đến hiệu quả xử

lý nước thải, chẳng hạn thành phần chất hữu cơ trong nước thải nằm trong khoảng

250 – 400 mg/L (COD) và 200 – 300 mg/L (BOD). Hiệu quả xử lý BOD qua quá

trình vi sinh yếm khí đạt 65 – 80% và quá trình hiếu khí có thể đạt tới 95%. Hay

việc sử dụng các chất keo tụ cũng làm tăng hiệu quả xử lý các chất rắn lơ lửng,

BOD, hoặc công đoạn khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là thực hiện bắt

buộc đối với xử lý nước thải bệnh viện do nguồn này chứa nhiều vi sinh gây bệnh.

Luận văn thạc sỹ cao học

68

Do đó, phải tuân thủ chế độ vận hành hệ thống xử lý nước thải, thực hiện nghiêm

túc các bước trong quy trình hướng dẫn vận hành như bổ sung các hóa chất phải

theo đúng liều lượng và giai đoạn theo yêu cầu.

Có kế hoạch kiểm tra định kỳ các thiết bị máy móc sau khi đưa vào vận hành

nhằm hạn chế và phát hiện kịp thời các sự cố xảy ra đảm bảo sự hoạt động liên tục

và ổn định của hệ thống. Đặc biệt là các máy bơm làm việc trong điều kiện nước

thải lại liên tục vận hành nên cần phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để

đảm bảo tính ổn định và an toàn trong vận hành.

Ngoài các giải pháp nêu trên, một số giải pháp cụ thể đối với bệnh viện Việt

Đức và bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống được

tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 3.15. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nước thải

Bệnh viện Hạn chế Giải pháp đề xuất Mục đích

Bệnh viện

Việt Đức

Lưới chắn rác hiện

tại có kích thước lỗ

25x30mm

Bổ sung thêm một lưới

chắn rác mịn kích

thước lỗ 2,5x5mm

Hạn chế các rác nhỏ, rác

dây lọt qua quấn vào các

bơm chìm gây tắc

nghẽn, hỏng máy bơm

Bể thu nước thải về

khu xử lý 1 không

có nắp đậy

Thiết kế nắp đậy bể thu

gom

Hạn chế hiện tượng phát

tán mùi ra môi trường

Bệnh viện

Phụ sản

Hà Nội

Nước thải sau xử lý

chưa đạt tiêu chuẩn

thải ra môi trường

do các chỉ tiêu vượt

TCCP:

BOD, COD

Sử dụng bổ sung chế

phẩm vi sinh (men xử

lý chất thải bệnh viện)

Tăng hiệu quả xử lý các

chất hữu cơ dễ phân hủy

sinh học

Amoni Tăng công suất hệ

thống máy thổi khí cạn.

Đảm bảo cung cấp đủ

oxi, thực hiện quá trình

nitrat hóa, chuyển

NH4NO2NO3

Luận văn thạc sỹ cao học

69

Bệnh viện Hạn chế Giải pháp đề xuất Mục đích

Hiện tại nước thải

trước khi thải ra

môi trường được

khử trùng bằng hóa

chất khử trùng

được bơm định

lượng vào đường

ống để hòa trộn với

nước thải, không

có thời gian tiếp

xúc giữa hóa chất

khử trùng và nước

thải

Xây thêm bể tiếp xúc

để có thời gian tiếp

xúc giữa Clo và nước

thải

Tăng hiệu quả khử

trùng, xử lý triệt để vi

sinh gây bệnh trong

nước thải trước khi thải

ra nguồn tiếp nhận

Tuy chỉ số coliform

đạt tiêu chuẩn

nhưng vẫn còn tồn

tại các nhóm

shigella và vibrio

chorela

Thay thế hóa chất khử

trùng đang sử dụng là

nước javen (7% clo)

bằng canxi

hypochloride (nồng độ

clo hoạt động trong

canxihypochloride cao

hơn nước javen, khoảng

65% clo)

- Giảm chi phí hóa chất

trong hoạt động khử

trùng

- Dễ bảo quản, vận

chuyển.

3.4. Kết quả áp dụng giải pháp đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Trong các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng hiệu suất xử lý đối

với hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội trên, trước mắt bệnh viện

đã áp dụng đề xuất bổ sung chế phẩm vi sinh với mục đích tăng hiệu quả xử lý các

chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Chế phẩm vi sinh được sử dụng là men xử lý nước

thải bệnh viện DW 97-H (Digester of wastewater for hospital, 1997). Chế phẩm vi

sinh này có tác dụng thủy phân nhanh các cao phân tử khó tan, khó tiêu thành các đơn

phân tử dễ tan, dễ tiêu. Sinh khối hình thành trong quá trình hoạt động sẽ bám vào hệ

đệm vi sinh vật và đóng vai trò như bùn hoạt tính sinh học nhưng tốc độ xử lý nhanh

hơn nhiều lần.

Mẫu nước thải được lấy phân tích sau 1 tuần kể từ khi bổ sung men xử lý chất

thải. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và phân tích sau 2 lần bổ sung chế phẩm vi sinh,

Luận văn thạc sỹ cao học

70

thời điểm bổ sung chế phẩm vi sinh lần 1 và lần 2 cách nhau hai tuần. Kết quả phân

tích nước thải sau khi bổ sung men xử lý chất thải lần 1 được nêu trong bảng 3.16.

Bảng 3.16. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 1

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Nồng độ

trước xử lý

Nồng độ

sau xử lý

QCVN

28:2010/BTNMT

cột B

1 pH - 7,20 6,89 6,5 – 8,5

2 COD mg/L 248 112 100

3 BOD5 mg/L 168 72,0 50

4 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 45 42 100

5 Amoni

(NH4+, tính theo N)

mg/L 19,94 18,89 10

6 Nitrat

(NO3 , tính theo N ) mg/L 0,30 0,06 50

7 Photphat (PO43-

) mg/L 4,10 2,51 10

8 Sunfua

(S2-

, tính theo H2S) mg/L 5,82 1,21 4,0

9 Dầu mỡ động thực vật mg/L 6,69 1,24 20

10 Coliforms/100ml - 24x106 2400 5000

11 Salmonella/100ml - PHT PHT KPH

12 Shigella/100ml - PHT PHT KPH

13 Vibrio Cholera/100ml - PHT PHT KPH

So với nước thải trước bổ sung men xử lý chất thải bệnh viện DW 97-H, hiệu

quả xử lý BOD, COD có thay đổi tuy nhiên chưa đáng kể, hiệu suất xử lý COD đạt

54,8% (trước là 52,9%), BOD là 57,1% (trước là 55%).

Sau khi bổ sung men DW 97-H lần 2, cách lần 1 hai tuần, mẫu nước thải sau

xử lý trở nên trong hơn và ít cặn đi rất nhiều so với mẫu nước đầu vào và so với

Luận văn thạc sỹ cao học

71

những lần lấy mẫu trước. Kết quả phân tích sau 2 lần bổ sung chế phẩm vi sinh được

nêu trong bảng 3.17

Bảng 3.17. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 2

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Nồng độ

trước xử lý

Nồng độ

sau xử lý

QCVN

28:2010/BTNMT

cột B

1 pH - 7,08 6,69 6,5 – 8,5

2 COD mg/L 352,9 84,5 100

3 BOD5 mg/L 202,6 55,9 50

4 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 73,8 19,7 100

5 Amoni

(NH4+, tính theo N)

mg/L 24,06 21,47 10

6 Nitrat

(NO3 , tính theo N ) mg/L 0,70 0,13 50

7 Photphat (PO43-

) mg/L 1,90 1,81 10

8 Sunfua

(S2-

, tính theo H2S) mg/L 4,02 0,06 4,0

9 Dầu mỡ động thực vật mg/L 6,2 <0,5 20

10 Tổng coliforms MPN/

100ml 24x10

6 4000

5000

11 Salmonella VK/

100ml PHT PHT KPH

12 Shigella VK/

100ml PHT PHT KPH

13 Vibrio Cholera VK/

100ml PHT PHT KPH

So với lần bổ sung chế phẩm lần 1, hiệu suất xử lý sau bổ sung chế phẩm vi

sinh lần 2 đã tăng lên nhiều đối với các chỉ tiêu BOD, COD, SS, cụ thể, hiệu suất xử

lý COD tăng từ 54,8% lên 76,1%, BOD tăng từ 57,1% lên 72,4%, SS tăng từ 6,7%

lên 73,3%.

Luận văn thạc sỹ cao học

72

Hiệu quả xử lý và chất lượng nước thải trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi

sinh được minh họa trong bảng 3.18

Bảng 3.18. So sánh hiệu quả xử lý trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh

TT Chỉ tiêu phân tích

Trước bổ

sung men

DW 97-H

Sau bổ sung

men DW 97-H

lần 1

Sau bổ sung

men DW 97-H

lần 2 QCVN

28:2010/BTNMT

cột B Nồng

độ sau

xử lý

(mg/L)

Hiệu

suất

(%)

Nồng

độ sau

xử lý

(mg/L)

Hiệu

suất

(%)

Nồng

độ sau

xử lý

(mg/L)

Hiệu

suất

(%)

1 COD 163 52,9 112 54,8 84,5 76,1 100

2 BOD5 112 55,0 72 57,1 55,9 72,4 50

3 Chất rắn lơ lửng (SS) 47,5 5 42 6,7 19,7 73,3 100

Sau khi áp dụng đề xuất với 2 lần bổ sung chế phẩm vi sinh thấy rằng hiệu

suất xử lý đã tăng lên, hiệu suất xử lý trước và sau khi bổ sung men xử lý vi sinh đối

với COD tăng từ 52,9 đến 76,1%, BOD từ 55 đến 72,4%. Bên cạnh đó hiệu suất xử

lý đối với SS cũng tăng lên đáng kể, từ 5 lên đến 73,3%. Một điều quan trọng nữa là

nồng độ COD trong nước thải ra môi trường đã đạt được yêu cầu theo QCVN

28:2010/BTNMT, cột B với nồng độ là 84,5 mg/L (QCVN là 100 mg/L) và nồng độ

BOD đã giảm rất đáng kể, chỉ còn 55,9 mg/L so với nồng độ BOD theo quy chuẩn

QCVN là 50mg/L.

Về chi phí khi sử dụng bổ sung men xử lý vi sinh: Khi đi vào hoạt động ổn

định, men xử lý DW 97-H được sử dụng với hàm lượng 2g/m3 và tiến hành bổ sung

hàng ngày. Lưu lượng thải nước trung bình hàng ngày của bệnh viện là 350m3/ngày

đêm, như vậy, mỗi ngày hệ thống xử lý sẽ tiêu tốn 700g men vi sinh DW 97-H

tương ứng với 145.000 đồng. Như thế, chi phí hóa chất xử lý 1m3 nước thải trước

khi sử dụng men vi sinh là 714 đồng/m3, sau khi sử dụng men vi sinh là 1.128

đồng/m3 và khi đó tổng chi phí xử lý 1m

3 nước thải là 4.289 đồng (trước bổ sung

Luận văn thạc sỹ cao học

73

men xử lý nước thải bệnh viện là 3.872 đồng). Chi phí tăng thêm này là không quá

cao so với chi phí xử lý khi chưa bổ sung chế phẩm vi sinh trong khi hiệu quả xử lý

lại tăng lên đáng kể. Các loại chế phẩm vi sinh này đều có nhiều, dễ tìm mua trên

thị trường Việt Nam.

Sau khi áp dụng đề xuất thử nghiệm, nước thải đầu ra đã đạt được kết quả

khả quan về chất lượng nước thải đầu ra cũng như tăng hiệu quả xử lý đối với các

chỉ số COD, BOD, SS. Nếu tiếp tục duy trì bổ sung chế phẩm vi sinh DW 97-H đều

đặn, các chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh thành các chất CO2, CH4, NO3…, chỉ

số COD, BOD sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn thải theo QCVN đối với nước thải y tế.

Ngoài ra, DW 97-H là men xử lý nước thải bệnh viện được nghiên cứu bởi Viện

Công nghệ sinh học thuộc Viện khoa học công nghệ Việt Nam và Liên hiệp Khoa

học sản xuất công nghệ hóa học là tổ hợp của các vi sinh vật hữu hiệu, các enzym

ngoại bào cũng như một số hoạt chất sinh học khác được chứng minh hoàn toàn vô

hại đối với con người, vật nuôi và cây trồng, nó chỉ tham gia phân hủy các chất hữu

cơ cao phân tử, do đó việc sử dụng bổ sung chế phẩm vi sinh này không ảnh hưởng

gì đến chất lượng, độ bền của thiết bị công nghệ, cũng như môi trường hay cộng

đồng dân cư.

Luận văn thạc sỹ cao học

74

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện khảo sát hiện trạng, đánh giá công nghệ hệ thống xử

lý nước thải bệnh viện, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

1. Đã điều tra hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại 10 bệnh viện ở Hà Nội,

trong đó 9/10 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, cả 9 hệ thống xử lý đều hoạt

động. 8/10 bệnh viện có hệ thống thu gom tách riêng đường nước mưa, nước bề mặt

với nước thải y tế. Phương pháp xử lý nước thải đang áp dụng ở các bệnh viện chủ

yếu là phương pháp kết hợp aeroten với lọc sinh học (6/10).

2. Đã đánh giá tính phù hợp công nghệ của hai hệ thống xử lý nước thải tại

bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức:

Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức xử lý tương đối tốt các chỉ

tiêu hóa lý và vi sinh: hiệu quả xử lý COD đạt 67,4%, BOD 60,4%, SS 71,2%,

amoni 54%, coliform 99,99%. Tất cả các thông số, ngoại trừ BOD, đều đạt tiêu

chuẩn thải ra môi trường theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Đối với hệ thống xử

lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nước thải sau xử lý còn một số chỉ số

không đạt tiêu chuẩn thải như COD, BOD, amoni với hiệu suất xử lý COD đạt

52,9%, BOD 55%, amoni 4,78%.

Chi phí xử lý 1m3

nước thải (gồm chi phí hóa chất, năng lượng điện, nhân

công) của bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 3.872 đồng/m3, bệnh viện Việt Đức là 3.953

đồng/m3.

Hai hệ thống xử lý là những hệ thống ngầm, kín, ít gây ảnh hưởng thứ cấp

đến môi trường và đảm bảo an toàn trong lao động. Hệ thống xây dựng phù hợp với

điều kiện diện tích đô thị, không ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh, hệ

thống hoạt động không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết vùng miền.

3. Đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các bệnh

viện nói chung và giải pháp công nghệ đối với hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội và

bệnh viện Việt Đức.

4. Đã áp dụng đề xuất thử nghiệm đối với hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Phụ sản Hà Nội. Kết quả hiệu suất xử lý tăng lên đối với các chỉ số COD (từ 52,9

Luận văn thạc sỹ cao học

75

lên 76,1%), BOD (55 lên 72,4%), SS (5 lên 73,3%). Nồng độ COD thải ra đã đáp

ứng được tiêu chuẩn thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B đối với nước thải y

tế. Chi phí xử lý 1m3 nước thải là 4.289 đồng.

Hiện tại, Bệnh viện Việt Đức đã được chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm

môi trường triệt để và được ra khỏi danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ cở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng”.

Luận văn thạc sỹ cao học

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Y tế (2010), Báo cáo công tác quản lý chất thải y tế.

2. Từ Hải Bằng (2007), Các công nghệ và thiết bị xử lý nước thải bệnh viện,

Học viện Quân y, Hà Nội.

3. Từ Hải Bằng (2008), Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá học

nước thải bệnh viện và hiệu quả xử lý của một số trạm xử lý nước thải

bệnh viện trên toàn quốc, luận án tiến sỹ.

4. Phạm Ngọc Châu (2004), Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an

toàn chất thải, Nhà xuất bản thế giới.

5. Ngô Kim Chi (2010), “Nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước thải bệnh

viện, công nghệ và đề xuất cải thiện”, Viện hóa học các hợp chất thiên

nhiên, Hà Nội.

6. Trần Đức Hạ (1998), “Xử lý nước thải và phế thải rắn bệnh viện”, Báo cáo

đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.

7. Trần Đức Hạ, 2003, Công nghệ và công trình xử lý nước thải quy mô nhỏ,

Hà Nội.

8. Hoàng Huệ (2005), Xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội.

9. Lý Ngọc Kính, Dương Huy Liệu, Nguyễn Văn Đoàn (2012), Một số nhận

xét hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo công nghệ lọc sinh học nhỏ

giọt cải tiến của viện Công nghệ môi trường. Hội khoa học học kinh tế y tế

Việt Nam.

10. Trần Hiếu Nhuệ (1990), Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học,

NXB Xây Dựng, Hà Nội.

11. Nguyễn Xuân Nguyên (2003), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý chất

thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trường, đề tài của ban chỉ đạo cung cấp

nước sạch và vệ sinh môi trường.

12. Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải (2004), Công nghệ xử lý nước thải

bệnh viện, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Luận văn thạc sỹ cao học

77

13. Lương Đức Phẩm (2009), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh

học, nhà xuất bản Giáo dục.

14. Nguyễn Tùng Phong, Vũ Hải Nam, Tô Việt Thắng, Đặng Thị Kim Anh

(2011), công nghệ DEWATS, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

15. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT (2010), Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải y tế.

16. Bùi Thanh Tâm (1993), Vệ sinh bệnh viện- Giáo trình vệ sinh môi trường,

Trường cán bộ Quản lý y tế, tr. 95-106.

17. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2005), Quản lý chất thải nguy hại,

Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội

18. Trần Quang Toàn, Lê Thái Hà (2005), ”Đánh giá hiện trạng chất lượng

nước thải bệnh viện về hóa lý và hiệu quả xử lý nước thải trong các bệnh

viện”, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Tuyến, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thu (2006), "Tình

trạng ô nhiễm vi sinh vật tại một số trung tâm y tế huyện ở các tỉnh phía

Bắc", Tạp chí nghiên cứu y học, 42(3) tr. 61-64.

20. Tổng cục môi trường (2011), tài liệu kỹ thuật Hướng dẫn đánh giá sự phù

hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý

nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy, Hà

Nội.

21. Trung tâm công nghệ xử lý môi trường, Bộ tư lệnh hóa học (2012), Kết

quả đo kiểm môi trường bệnh viện Việt Đức.

22. Viện Công nghệ môi trường (2012), Báo cáo giám sát môi trường bệnh

viện Phụ sản Hà Nội.

23. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2011), Báo cáo toàn văn kết

quả quan trắc môi trường ngành y tế khu vực phía Bắc.

Tiếng Anh:

24. A.Rezaee, M.Ansari, A.Khavanin, A.Sabzali and M.M. Aryan (2005),

“Hospital Wastewater Treatment Using an Integrated AnaerobicAerobic Fixed Film

Luận văn thạc sỹ cao học

78

Bioreactor”, Process Biochemistry, Volume 39, Issue 11, 30 July 2004,

Pages 1427–1431.

25. Ajay Kumar Gautam, Sunil Kumar, P.C. Sabumon (2007), “Preliminary study

of physico-chemical treatment options for hospital wastewate”, Journal of

Environmental Management, Volume 83, Issue 3, May 2007, Pages 298–

306.

26. Bonde, G.J (1977), "Bacterial indication of water polution", in Advances in

Aquatic Microbiology" (eds.M.R. Droop and H.W. Jannasch), Academic

Press, London, pp. 273 – 364.

27. C.-T. Tsai and S.-T. Lin (1999), "Disinfection of hospital waste sludge

using hypochlorite and chlorine dioxide" Journal of Applied Microbiology,

86, pp. 827.

28. Chow-Feng Chiang, Ching-Tsan, Chaw-T ao Lin,

Chun-Pao Huo,

and

Kwang Victor Lo (2003), "Disinfection of Hospital Wastewater by

Continuous Ozonnization", Journal of Environmental Science and Health,

A38 (12), pp. 2895-2908.

29. Dunmade, IS. (2002). Indicators of sustainability: assessing the

suitability of a foreign technology for a developing economy.

Technology in Society, Technology in Society vol. 24, p.461–471.

30. Gray, N.F (2004), Biology of Wastewater Treatment, Imperial College Press.

31. Holt, J.G., Krieg, N.R., Sneath, P.H.A., Staley, J.T. and Williams, S.T.

(eds) (1993), Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology, 9th edition,

Williams and Wilkins, Baltimore.

32. Irving, T.E. and Solbe, J.F. de L.G. (1980), "Chlorination of Sewage and

Effects of Disposal of Chlorinated Sewage: A review of the Literature",

Technical Report TR130, Water Research Center, Stevenage.

33. Lai, J.S. and Tsai, C.T. (1988), "Study on the properties of wastewater from

hospital", Journal of the Chinese Environmental Protection Society, 11, pp.

32-42.

Luận văn thạc sỹ cao học

79

34. Lettinga G., Van Lier J.B., Van Buuren J.C.L. and Zeeman G. (2001).

Sustainable development in pollution control and the role of

anaerobic treatment, Water Science & Technology Vol 44.

35. Maria Csuros (1999), "Microbiological Examination of Water and Waste

Water", Lewis Publishers, Boca Raton London, New York , Washington,

D.C.

36. Metcalf and Eddy Inc. (1984), Wastewater Engineering: Treatment, Disposal

and Reuse, McGraw-Hill, New York, USA.

37. Puangrat Kajitvichyanukul, Nattapol Suntronvipart (2006), “Evaluation of

biodegradability and oxidation degree of hospital wastewater using photo-

Fenton process as the pretreatment method”, Journal of Hazardous

Materials, Volume 138, Issue 2, 16 November 2006, Pages 384–391.

38. Qiaoling Liu, Yufen Zhou, Lingyun Chen, Xiang Zheng (2010),

“Application of MBR for hospital wastewater treatment in China”,

Desalination,Volume 250, Issue 2, 15 January 2010, Pages 605–608.

39. Ronal Crites, George Tchobanoglous (1988), small & Decentralized

Wastewater Management System.

40. Singhirunnusorn, M. and Stenstrom M. K. (2009). Appropriate

wastewater treatment systems for developing countries: criteria and

indictor assessment in Thailand. Water Science & Technology,

p.1873-1884.

41. Wanda M. A. Hoskin, Environmental technology Assessment (EnTA) In

cleaner production assessment, Istanbul, Turkey, 11-13 September 2001.

42. Warren, C.F. (1971), Biology and Water Pollution Control, W.B. Saunders,

Philadelphia.

43. WHO (1994), “Medical waste management in developing country”.

44. Xianghua Wen, Hangjiu Ding, Xia Huang (2004), “Treatment of hospital

wastewater using a submerged membrane bioreactor”, Process Biochemistry,

Volume 39, Issue 11, 30 July 2004, Page 1427–1431.

Luận văn thạc sỹ cao học

80

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. BẢN ĐỒ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 2. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

PHỤ LỤC 3. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC (KHU XỬ LÝ 1)

PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Luận văn thạc sỹ cao học

PHỤ LỤC 1. BẢN ĐỒ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện Việt Đức

Luận văn thạc sỹ cao học

PHỤ LỤC 2. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Luận văn thạc sỹ cao học

PHỤ LỤC 3. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC (KHU XỬ LÝ 1)

Luận văn thạc sỹ cao học

PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Mặt bằng khu xử lý nước thải Nhà điều hành khu xử lý nước thải

Thùng khuấy trộn hóa chất Hệ thống tủ điện điều khiển

Thiết bị CN 2000 Máy thổi khí trên cạn

Luận văn thạc sỹ cao học

Hóa chất khử trùng - Nước Javen (7% Clo) Hóa chất keo tụ - PAC

Họng thải sau xử lý Lấy mẫu nước thải

Mẫu nước thải trước và sau xử lý Men xử lý nước thải bệnh viện DW.97.H

Luận văn thạc sỹ cao học

PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Khu xử lý nước thải Phòng chứa hóa chất

Thùng khuấy trộn hóa chất Hóa chất keo tụ - PAC

Hóa chất khử trùng – Canxi Hypochlorite Chế phẩm vi sinh - EMIC