29
LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ I. Ý TƯỞNG: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ ( CÀ MAU ). 1.1. NGUỒN GỐC VÀ XUẤT XỨ Ý TƯỞNG: Nhắc đến U Minh - Cà Mau, chắc ai ai cũng nhớ về câu ca dao: “ Cà Mau hãy đến mà coi Muỗi kêu như sáo thổi Đỉa lội lềnh như bánh canh “ Nhưng đối với tôi khi nhắc về vùng đất bạt ngàn cây tràm. Nơi đó mỗi chiều lại nhìn cánh rừng tràm ngút tầm mắt, từng cơn gió thổi qua, cả rừng cây lao xao, dập dìu có cảm giác như ta đứng trước đại dương mênh mông mà đâu đâu cũng ngan ngát hương tràm dịu êm. Bất chợt trong lòng ngân nga câu hát: “ U Minh bốn bề là tràm, chẳng biết tháng nào nở hoa. Mà hương thơm dường như suốt mùa “ ( Hương Tràm – Vũ Hoàng ). SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 1 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

I. Ý TƯỞNG: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ ( CÀ MAU ).

1.1. NGUỒN GỐC VÀ XUẤT XỨ Ý TƯỞNG:

Nhắc đến U Minh - Cà Mau, chắc ai ai cũng nhớ về câu ca dao:

“ Cà Mau hãy đến mà coiMuỗi kêu như sáo thổi

Đỉa lội lềnh như bánh

canh “

Nhưng đối với tôi khi nhắc về vùng đất bạt ngàn cây tràm. Nơi đó mỗi chiều lại nhìn cánh rừng tràm ngút tầm mắt, từng cơn gió thổi qua, cả rừng cây lao xao, dập dìu có cảm giác như ta đứng trước đại dương mênh mông mà đâu đâu cũng ngan ngát hương tràm dịu êm. Bất chợt trong lòng ngân nga câu hát: “ U

Minh bốn bề là tràm, chẳng biết tháng nào nở hoa. Mà hương thơm dường như suốt mùa “ ( Hương Tràm – Vũ Hoàng ).

Nhắc đến U Minh Hạ, mọi người nghĩ ngay đến con cá đồng, cây tràm và đặc sản mật ong nổi tiếng. Thế nhưng, mật ong U Minh hiện chưa

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 1 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 2: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

có thương hiệu khiến cho tiềm năng, giá trị kinh tế của thứ hàng hóa đặc sản này thua thiệt trên thị trường. Mật ong mang hương vị đặc biệt của hoa tràm có rất nhiều công dụng trong y học, chăm sóc sức khỏe. Đây là đặc sản quý giá nhất của rừng U Minh, được nhiều người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng và ưa thích.

1.2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP:

Mỗi năm sản lượng mật khai thác dưới tán rừng tràm U Minh hạ đạt từ 30-50 ngàn lít nhưng vẫn không đủ tiêu thụ trên thị trường. Diện tích rừng tràm bị thu hẹp dần hàng năm do cây tràm đến tuổi khai thác, kéo theo sản lượng mật giảm dần, khiến mật ong càng khan hiếm, giá cả tăng cao. Giá mật ong bán lẻ tại thời điểm này là từ 250.000 đến 280.000/lít, nếu mua tại huyện U Minh thì giá giá bán bình quân 150.000 đồng/lít tại rừng tràm, sau một mùa gác kèo ong, mỗi gia đình thợ rừng thu về ít nhất 10 triệu đồng, trong khi vốn liếng đầu tư, chi phí không đáng kể. Đây là nguồn thu nhập không nhỏ đối với cư dân trên lâm phần U Minh Hạ vốn còn nhiều khó khăn. Hằng năm U Minh Hạ có khả năng sản xuất ra hàng chục ngàn lít mật ong chất lượng tốt và sản phẩm mật ong. Nhưng vì hám lợi trước mắt, một số người đã dùng kỹ thuật tinh vi để ” hô biến”, làm mật ong giả để trục lợi. Ở ngay ở thị trấn U Minh này, nếu không biết mua mật sẽ rất dễ bị lầm. Bản thân tôi sống nhiều năm ở Cà Mau mà cũng chỉ dám mua mật từ nguồn của những thợ ăn ong quen biết hoặc của bạn bè người thân sống ở rừng U Minh mới chắc đó là mật thật.

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 2 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 3: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

Khó khăn đặt ra hiện nay là chưa có được dụng cụ có khả năng thử để biết được mật ong thật, giả.Vì thế các gian thương lợi dụng điều đó làm mật ong giả, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu Mật ong U Minh Hạ

Theo các thợ ăn ong chuyên nghiệp, kỹ thuật pha chế mật giả rất tinh vi. Mùi vị, độ đậm đặc, màu sắc trông giống như mật ong thật. Một lít mật ong thật có thể pha 3-10 lít mật giả. Chỉ nhìn màu mật vàng óng, có vài xác ong non trong mật, người tiêu dùng thường bị nhầm tưởng là mật thật. Dấu hiệu mật giả có thể nhận biết sau một thời gian bảo quản ngắn, mật chuyển sang màu đen, giảm độ kết dính, bị hóa lỏng do pha nhiều đường và các chất phụ gia khác.

Tính đến thời điểm này số lượng hộ nuôi ong và kinh doanh đăng ký nhãn hiệu Mật ong U Minh Hạ vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi đó số hộ kinh doanh mật ong tự khai thác hoặc mua đi bán lại trên địa bàn huyện U Minh lại quá nhiều. Tại thời điểm này chỉ mới có Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ có đăng ký nhãn hiệu Mật ong U Minh Hạ với Hội nông dân.

Đứng trước nguy cơ mật ong U Minh Hạ bị làm giả, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của sản phẩm, các ngành chức năng mà đầu tiên là Hội Nông dân huyện U Minh, đơn vị đại diện chủ sở hữu thương hiệu này cần có hành động cụ thể để ngăn chặn. Sau một thời gian dài với nhiều thăng trầm cùng với sự nỗ lực của các ngành chức năng, mật ong U Minh Hạ đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, mang đến niềm vui cho những người gắn bó với nghề.

Trong thời gian tới, các ban ngành chức năng sẽ tổ chức hội thảo mời các ngành chức năng, các nhà chuyên môn và những hộ kinh doanh muốn đăng ký nhãn hiệu đến để bàn về định hướng phát triển, quản lý nhãn hiệu sao cho có hiệu quả. Người kinh doanh sẽ được hướng dẫn cụ thể cách đăng ký cũng như quyền lợi và trách nhiệm khi kinh doanh nhãn hiệu Mật ong U Minh Hạ.

Việc xây dựng lại thương hiệu mật ong U Minh Hạ là một nổ lực rất lớn của các ngành chức năng tỉnh nhà trong nhằm bảo vệ và phát huy những nguồn lợi đặc sản tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên, đằng sau việc được công nhận thương hiệu là một quá trình gian nan để bảo vệ nó, trong đó cần có sự đồng lòng đóng góp trách nhiệm của tất cả các cấp, ngành liên quan và cả chính người dân hưởng lợi từ mật ong.

1.3. MỤC TIÊU:

Mục tiêu đặt ra là làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín vững chắc trên thị trường. Để làm được điều đó, phải tập trung tuyên truyền người dân, các thương lái phải có ý thức bảo vệ chất lượng sản phẩm không được pha chế làm giả, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh mật ong để kịp thời xử lý khi có sai phạm.

Người dân sống dưới tán rừng tràm đang đứng trước cơ hội lớn để tận dụng và phát huy nguồn lợi mật ong dồi dào mà thiên nhiên đã ban tặng. Tuy

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 3 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 4: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

nhiên, đây cũng là thách thức lớn đòi hỏi mọi người có ý thức gìn giữ và bảo tồn đặc sản của địa phương mình.

II. XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ.

2.1. VỊ THẾ MẬT ONG U MINH HẠ TẠI CÀ MAU.

Hiện tại Cà Mau chỉ có Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ có đăng ký nhãn hiệu Mật ong U Minh Hạ và đã đi quảng bá cho sản phẩm mật ong ở các tỉnh thành trong cả nước qua các kỳ hội chợ, triển lãm. Đa phần còn lại chỉ là các thương lái thu mua trôi nổi rồi bán lại khi vào vụ mùa thu hoạch mật Ong. Mùa thu hoach mật Ong độ từ đầu tháng 3, 4 âm lịch, rừng tràm bắt đầu lác đác trổ bông. Bông tràm nhỏ nhắn, cánh hoa, vũi nhụy phớt xanh như râu rồng, phủ trên ngọn tràm như mái tóc vừa ngả bạc. Từng chùm, từng chùm nhụy mềm mại, mùi thơm dịu, kín đáo lan nhẹ trong không gian, quyến rũ từng đàn ong bay đi hút mật, làm tổ. Đúng vào dịp này, dân địa phương len lỏi vào rừng thu hoạch mật từ những kèo gác trước cho ong làm tổ, dân địa phương gọi là “đi ăn ong”. Mật ong thu hoạch từ mùa này - tức là mùa nắng được xem là thứ mật tốt nhất và giá trị nhất. Hiện nay Ở rừng tràm U Minh hạ có gần 1.000 hộ làm nghề gác kèo ong. Tuỳ theo điều kiện khả năng của mình mà mỗi người thợ ong có thể gác 100-200 tấm kèo, thu sản lượng mật 3-8 lít/kèo ong. Một năm các hộ này có thể thu hoạch từ 30-50 ngàn lít.

Do đó khi xây dựng thương hiệu mật ong U Minh, ta có rất ít đối thủ cạnh tranh trong việc thu mua mật ong trong giai đoạn đầu. Sau này khi đã gầy dựng lại hình ảnh mật ong U Minh, ta có thể tiến hành thương thảo, hợp tác đầu tư vùng nguyên liệu ở giai đoạn phát triển lâu dài mà không sợ bị mua mật giả. Khẳng định lại vị thế của mật Ong U Minh trên thị trường cả nước.

II.2. SẢN PHẨM MẬT ONG U MINH HẠ:

2.2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẬT ONG U MINH:

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 4 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 5: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

Mật ong ở rừng tràm U Minh trong và vàng như nước cam. Mật đặc, rót vào chai không cần phễu. Mật không bị pha trộn, để lâu năm không đổi màu, không biến chất và không bị đọng đường. Mật ong rừng U Minh mang hương vị đặc biệt của hoa tràm có rất nhiều công dụng trong y học, chăm sóc sức khỏe. Mật ong rừng U Minh được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên  giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. Đây là đặc sản quý giá nhất của rừng U Minh, được nhiều người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng và ưa thích.

ĐẶC ĐIỂM MẬT ONG RỪNG U MINH:

   1. Có mùi đặc trưng của hoa tràm rừng U Minh.   2. Màu vàng óng ánh trong suốt đặc quánh, độ kết dính cao.   3. Có vị ngọt tinh khiết, không bị kết tinh.   4. Khi nuốt vào cổ họng có vị ngọt rất tự nhiên.   5. Để trong ngăn đá tủ lạnh không có hiện tượng đóng đường hay

đông đặc.   6. Mật ong khai thác qua phương pháp gác kèo truyền thống nên rất

an toàn cho sức khỏe con người.

2.2.2 CÔNG DỤNG CỦA MẬT ONG U MINH:

2.2.2.1 TRONG Y HỌC:

- Trị mụn nhọt, Vết thương, sâu răng do mật ong có tính sát trùng, diệt khuẩn.

- Chống cảm lạnh vì mật có nhiều năng lượng

- Chữa các bệnh viêm loét dạ dày, bệnh tim, gan, phổi, thận.

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 5 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 6: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

- Rất cần cho trẻ em để tăng hồng huyết cầu và huyết sắc tố. Bổ dưỡng sức khỏe.

2.2.2.2. TRONG MỸ PHẨM:

Mật ong rừng thiên nhiên là chất dưỡng da có giá trị, có tác dụng kháng khuẩn mà không độc hại. Mật ong rừng trộn với lũng đỏ trứng gà hoặc sữa ong chúa tươi hoặc sữa tươi làm săn da, mềm mại, trắng mịn.

2.2.2.3 TRONG THỰC PHẨM:

Mật ong là thực phẩm cao cấp rất thích hợp với trẻ em và người lớn.

2.2.2.4 CÁCH SỬ DỤNG MẬT ONG:

- Trẻ em 1 muỗng cà phê mật ong rừng + 1 muỗng phấn hoa + nước sôi khuấy lên uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

- Dùng mật ong rừng nguyên chất thay đường uống với các loại nước trái cây, rau ,củ rất tốt.

- Mật ong trộn với kem, sữa, bơ,dầu lạc chấm với bánh mỡ vừa ngon, bổ ,rẻ.

- Mật ong trộn với lòng đỏ trứng gà, quậy với nước sôi,bồi dưỡng khi tinh thần mệt mỏi.

2.2.3 KIỂU DÁNGVÀ CHẤT LIỆU BAO BÌ SẢN PHẨM:

-

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 6 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 7: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

Chúng ta có thể đóng chai mật ong với các kích thước như sau:

Chai bằng thủy tinh hoặc chai PET có dung tích từ 250ml: 500ml; 750ml ; 1000ml và 2000ml.

Do đặc tính là chất lỏng ta phải sử chai PET hoặc can nhựa để đựng mật như hình chụp trên.

2.2.4 GIÁ BÁN SẢN PHẨM:

Do Ong lấy từ mật hoa tự nhiên có lẫn phấn của loại bông tràm nên mật có đặc tính là dễ lên men. Nếu là mật thật, để lâu ngày lúc mở chai đựng ra, ta sẽ nghe 1 tiếng xì hơi giống như lúc ta khui chai bia vậy.Và đa phần khách hàng là khách du lịch đến Cà Mau mua để làm quà, do đó cần chú trọng đến mẫu mã và chất liệu bao bì đựng mật ong.

Sau khi nghiên cứu các sản phẩm, thương hiệu có tính chất tương tự như mật Ong. Để tiện dụng và bảo quản sản phẩm được lâu. Em đưa ra bảng đề nghị về mẫu bao bì và giá bán sản phẩm như sau:

STT DUNG TÍCH VẬT LIỆU TRỌNG LƯỢNG GIÁ BÁN1 250 ml Chai PET 240 gram 60.000 đ2 500 ml Chai PET 480 gram 115.000 đ3 750 ml Chai PET 720 gram 170.000 đ4 1000 ml Chai PET 960 gram 225.000 đ5 2000 ml Can nhựa 1.920 gram 420.000 đ

III. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU:

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 7 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 8: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

Do đề tài này chỉ là một tiểu luận nhỏ với thời gian trình bày ngắn nên em chỉ đề cập đến thị trường nhỏ thôi là: Thị trường nội địa ( phạm vi trong tỉnh Cà Mau ) và thị trường xuất ngoại ( thị trường các tỉnh lân cận ).

Cần liên hệ các nhà quảng cáo đưa thông điệp mật Ong tốt như thế cho con người: làm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm… đều sử dụng được. Có thể viết kịch bản giống như quảng cáo của: Best Buy, New shopping, … đang quảng cáo hàng ngày trên đài truyền hinh Cà Mau để tranh thủ sự chú ý cùa người dân.

3.1 THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA ( TRONG TỈNH )

- Cần quảng cáo trên báo, đài truyền hình ở địa phương: Đài truyền hình Cà Mau.

- Treo băng rôn quảng cáo ở các góc ngã 4, trên trạm xe buýt, các địa điểm trung tâm huyện, thị trấn, thành phố… trong tỉnh Cà Mau.

- Liên hệ các siêu thị, cửa hàng tự chọn, nhà lồng chợ, bến tàu, bến xe….mở địa dùng thử sản phẩm mật ong rừng chính hiệu.

- Tổ chức các live show về sản phẩm mật ong….

3.2 THỊ TRƯỜNG XUẤT NGOẠI ( NGOÀI TỈNH )

- Cà Mau là vùng đất cực nam của Tổ Quốc, hàng năm đến mùa du lịch sẽ có một lượng du khách đáng kể đổ về Cà Mau để tham quan du lịch. Vì vậy, ta phải tận dụng cơ hội này để quảng bá cho thương hiệu mật ong U Minh Hạ lan tỏa đến các tỉnh bạn mà chi phí quảng cáo sẽ hạn chế đến mức thấp nhất có thể.

- Bên cạnh đó, ta cần liên hệ đến các công ty lữ hành có tổ chức tour đến Cà Mau du lịch để phát tờ rơi, tặng áo thun, nón và sản phẩm dùng thử cho du khách…

- Trích hoa hồng cho đại lý, cửa hàng bán số lượng đạt yêu cầu…

IV. NHỮNG NHU CẦU VỀ NGUỐN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN

4.1 TÀI CHÍNH:

- Do sản phẩm mới ra đời, cần có thời gian để xâm nhập vào thị trường. Ở giai đoạn này cần chú trọng đến khâu quảng cáo, quảng bá, tiếp thị… nên chi phí cho khâu này có thể cao hơn các phần khác.

- Chi phí bao bì đựng sản phẩm:

STT TÊN SẢN PHẨM SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN1 Chai PET các loại 10.0000 chai 380 3.800.000 đ2 Can nhựa 2 lít 1.000 can 800 800.000 đ3 Đề can các loại 10.000 550 5.500.000 đ

TỔNG CỘNG 10.100.000 đ

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 8 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 9: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

- Sau đây là bảng giá chào giá của đài truyền hình Cà Mau; Báo Cà Mau và Xí Nghiệp In Trần Ngọc Hy Cà Mau. Và Tổng chi phí phải trả cho 1 tháng quảng cáo

STT LOẠI HÌNH SỐ LẦN ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN1 Trên tivi 1 lần/ ngày 3.000.000 90.000.000 đ2 Trên báo 1 kỳ/ ngày 200.000 6.000.000 đ3 Băng rôn 300 80.000 24.000.000 đ4 Tờ rơi 10.000 800 8.000.000 đ

TỔNG CỘNG 128.000.000 đ

4.2 NHÂN LỰC:

- Hiện nay, U Minh đang vào mùa khai thác mật ong, mà cư dân địa phương gọi là "ăn ong". Cư dân U Minh có nhiều kinh nghiệm gác kèo cho ong làm tổ để lấy mật. Đây là loại hình ăn ong phổ biến, thành lập theo hình thức tổ, đội và tập đoàn, nhằm thu được nhiều mật và phòng, chống cháy rừng tràm mùa khô. Để gác kèo ong, người thợ rừng chặt lấy một đoạn cây tràm dài chừng 2-3 m và bằng kinh nghiệm của mình lựa chọn địa thế thích hợp trong rừng gác lên cây chờ bầy ong kéo đến làm tổ. Một tổ ong bình quân cho từ 3-5 lít mật, đặc biệt có những tổ ong to cho hàng chục lít mật, mỗi thợ rừng sau mùa gác kèo thu về hàng trăm lít mật. Bình quân ta có thể thu gom 10.000 đến 30.000 lít trên một mùa thu hoạch mật ong. Với giá bán bình quân 150.000 đồng/lít tại rừng tràm. Giá vốn ta bỏ ra khoảng từ 600 triệu đến 2 tỷ. Trong khi đó mật ngày càng có giá, Nếu bảo quản đúng phương pháp, ta có thể giữ mật từ 9 tháng đến trên 2 năm.

- Do đó cần chú trọng, tận dụng các thương lái địa phương thu gom mật để giảm bớt một phần chi phí trả lương hàng tháng.

- Vì vậy, ta chỉ còn chú trọng đến kho bảo quản và chí phí vận chuyển, nhân viên quản lý, nhân viên tiếp thị…

BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ VẬN CHUYỂN - NHÂN VIÊN – KHO BẢO QUẢN

STT TÊN CHI PHÍ SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 9 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 10: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

Lợi nhuận sau thuế: 292.788.000 đ

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

1 Thuê kho 1 kho 5.000.000 5.000.000 đ2 Vận chuyển 4 lần/ tháng 1.000.000 4.000.000 đ3 Nhân viên 2 2.000.000 4.000.000 đ4 Tiếp thị 5 1.500.000 7.500.000 đ

TỔNG CỘNG 20.500.000 đ

4.3 LỢI NHUẬN = DOANH THU - TỔNG CHI PHÍ – GIÁ VỐN :

- Giả sử trong tháng ta bán 10.000 lít mật ong với giá bán 240.000 đ trong 1 tháng.

Doanh thu: 10.000 x 220.000 = 2.200.000.000 đGiá vốn: 10.000 x 150.000 = 1.500.000.000 đCòn lại: 700.000.000 đ

Chi phí bao bì cho 10.000 lít mật: - Đề can dán + chai PET: 9.300.000 đ- Chi phí quảng cáo: 128.000.000 đ- Chi phí nhân viên, kho, vận chuyển: 20.500.000 đ

Tổng Cộng: 157.800.000 đLợi nhuận còn lại: 700.000.000 – 157.800.000 = 542.200.000 đồng

BẢNG TÍNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ ( EBIT)

Dự phòng rủi ro 20%: 108.440.000 đ Lợi nhuận ròng: 433.760.000 đThuế VAT 10%: 43.376.000 đLợi nhuận trước thuế: 390.384.000 đThuế TNDN 25%: 97.596.000 đ

V. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN

1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO:

Chuyển giao: Patent Tư vấn đào tạo

Bí quyết Chìa khóa trao tay

Bản quyền (license) Theo thỏa thuận

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 10 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 11: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

VI. QUẢN LÝ RỦI RO

1. RỦI RO VỀ TÀI CHÍNH.

Do chi phí bỏ ra không đáng kể , nên phần rủi ro về tài chính là không đáng kể, nên không cần quan tâm đến

2. RỦI RO VỀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI.

Do thời gian thu hoạch mật ong chỉ

3. RỦI RO VỀ CON NGƯỜI.

4. RỦI RO KHÁC.

5. RỦI RO VỀ

5

Trước đây, khi chưa được công nhận nhãn hiệu tập thể mật ong U Minh hạ, tồn tại tình trạng mạnh ai nấy làm, khó kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề đặt ra là cơ quan nào có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, xử phạt các đối tượng làm ăn gian dối. Theo ông Ngô Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh, huyện đã xây dựng quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể mật ong U Minh hạ; trong đó quy định sản phẩm mật ong bày bán trên thị trường phải đảm bảo về mẫu mã, chất lượng và quy cách nhãn hiệu, chú trọng công tác tuyên truyền, vừa khai thác mật, vừa bảo vệ đàn ong để duy trì sản lượng. Điều quan trọng là cần phát huy tốt hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn, phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ và các cơ quan chức năng của tỉnh đầu tư trang bị thiết bị thử nghiệm xác định định chất lượng mật ong để có cơ sở xử lý và ngăn chặn việc mua bán mật ong giả. Sự sống còn của thương hiệu mật ong U Minh hạ trong tương lai phụ thuộc vào yếu tố liên kết chặt chẽ trong sản xuất, làm ăn minh bạch, đảm bảo chữ tín của các tập đoàn, thợ làm nghề gác kèo ong ở rừng tràm U Minh. Ngoài ra còn phải tính đến việc bố trí khai thác hợp lý mật ong thiên

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 11 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 12: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

nhiên, tập trung về một đầu mối để quản lý và phân phối theo hình thức đại lý thông qua việc đăng ký sử dụng hợp pháp nhãn hiệu tập thể với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tại địa phương. Có như vậy, mới có thể quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tạo chỗ đứng lâu dài cho thương hiệu mật ong U Minh hạ./.

Nhắc đến U Minh Hạ, mọi người nghĩ ngay đến con cá đồng, cây tràm và đặc sản mật ong nổi tiếng. Thế nhưng, mật ong U Minh hiện chưa có thương hiệu khiến cho tiềm năng, giá trị kinh tế của thứ hàng hóa đặc sản này thua thiệt trên thị trường. Hiện U Minh đang vào mùa khai thác mật ong, mà cư dân địa phương gọi là "ăn ong". Ngoài ăn ong tự nhiên, cư dân U Minh có nhiều kinh nghiệm gác kèo cho ong làm tổ để lấy mật. Đây là loại hình ăn ong phổ biến, thành lập theo hình thức tổ, đội và tập đoàn, nhằm thu được nhiều mật và phòng, chống cháy rừng tràm mùa khô. Để gác kèo ong, người thợ rừng chặt lấy một đoạn cây tràm dài chừng 2-3 m và bằng kinh nghiệm của mình lựa chọn địa thế thích hợp trong rừng gác lên cây chờ bầy ong kéo đến làm tổ. Một tổ ong bình quân cho từ 3-5 lít mật, đặc biệt có những tổ ong to cho hàng chục lít mật, mỗi thợ rừng sau mùa gác kèo thu về hàng trăm lít mật. Mật ong mang hương vị đặc biệt của hoa tràm có rất nhiều công dụng trong y học, chăm sóc sức khỏe. Đây là đặc sản quý giá nhất của rừng U Minh, được nhiều người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng và ưa thích.

Hiện nay, với giá bán bình quân 60.000 đồng/lít tại rừng tràm, sau một mùa gác kèo ong, mỗi gia đình thợ rừng thu về ít nhất 10 triệu đồng, trong khi vốn liếng đầu tư, chi phí không đáng kể. Đây là nguồn thu nhập không nhỏ đối với cư dân trên lâm phần U Minh Hạ vốn còn nhiều khó khăn. Hằng năm U Minh Hạ có khả năng sản xuất ra hàng chục ngàn lít mật ong chất lượng tốt và sản phẩm mật ong. Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu mật ong U Minh thật không dễ dàng chút nào. Người gác kèo ong chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu và họ thiếu khả năng về tài chính. Chưa một tổ chức hay doanh nghiệp nào trong tỉnh đứng ra giúp họ xây dựng thương hiệu hoặc quan tâm tìm thị trường xuất khẩu cho đặc sản hàng hóa này… Trong khi đó, thương hiệu mật ong rừng U Minh lại được một doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đóng chai, với nhãn mác rõ ràng, bày bán trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần phối hợp, tổ chức xây dựng thương hiệu mật ong U Minh. Cụ thể là điều tra chính xác có bao nhiêu hộ dân trên lâm phần U Minh Hạ chuyên nghề gác kèo ong, tập hợp họ lại, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật gác kèo ong để tạo ra sản lượng lớn, chất lượng tốt, đồng đều. Đồng thời cung cấp cho họ về thông tin thị

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 12 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 13: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

trường, tiêu chuẩn sản phẩm và hướng đến tìm thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế của mật ong rừng U Minh.

Trước kia, U Minh mùa "ăn" ong (lấy mật) hay xảy ra cháy rừng, vỡ người ta thường dùng đuốc lửa để đốt tổ ong. Ngày nay, cư dân U Minh xua ong bằng khói con cúi, an toàn cho cả rừng lẫn người lấy mật. Mùa "ăn" ong thường kéo dài từ đầu năm đến tháng 6, mùa này mật của ong chất lượng và tinh túy hơn bởi không bị pha lẫn nước mưa.

    Công việc gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ là cả một nghệ thuật, từ chỗ nghiên cứu tính nết, tập quán của đàn ong, dần dần người ta rút ra kinh nghiệm và đi đến thành thạo trong việc lấy mật mà người ngoài cuộc khó tưởng tượng được. Kèo cũng là một nhánh tràm dài hơn thước, một đầu có cái nhánh con dùng làm cái mấu. Sau khi chọn được chỗ thích hợp, người thợ rừng gác chiếc kèo chênh chếch lên cây tràm xong, phải dọn sạch cành lá xung quanh để khi lấy mật khỏi bị vướng. Thời gian gác kèo lý tưởng nhất là vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch, để những cơn mưa muộn cuối mùa rửa sạch mùi sắt ở chỗ hai đầu bị dao chặt và nhánh kèo cũng đủ thời gian khô đi giống như những nhánh khô khác trên cây. Nếu chiếc kốo nào cũn mựi sắt của con dao mới chặt thỡ con ong khụng bao giờ chịu làm tổ.

    Những người gác kèo ong mật ở rừng U Minh Hạ thường tập hợp lại thành một tổ chức gọi là tập đoàn phong ngạn. Mỗi tập đoàn như vậy khoảng vài chục người, có luật lệ hẳn hoi. Theo đó nếu ai vi phạm của người khác, bị phát hiện được thỡ căn cứ vào luật lệ mà xử, phạt tiền hoặc phạt heo… và tập tục này đó hỡnh thành từ xa xưa đến nay. Mỗi một thành viên của tập đoàn phong ngạn gác đến vài trăm kèo và mỗi năm có thể thu hoạch hàng ngàn lớt mật.

    Tuy nhiên, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, do nạn cháy rừng và nhiều nguyên nhân khác, số lượng mật ong ngày càng giảm - người nào thu hoạch mỗi năm vài trăm lít coi như đó nhiều. Do đó, nhiều thợ rừng đó chuyển nghề và luật lệ của tập đoàn phong ngạn không cũn bị ràng buộc nghiờm khắc như xưa kia. Cộng thêm mật ong ngày càng có giá trị trên thị trường nên nhiều người vi phạm đạo đức nghề nghiệp, pha trộn mật ong với nước đường hoặc nhiều trũ gian lận. Nờn ngày nay, muốn tỡm được mật ong nguyên chất như xưa kia cũng không phải chuyện dễ.

    Vỡ vậy, việc xõy dựng thương hiệu cho mật ong rừng U Minh Hạ là điều nên nghĩ tới và sớm bắt tay vào thực hiện, để củng cố uy tín, chất lượng một loại đặc sản đặc biệt của Cà Mau, thu hút khách du lịch, qua đó nâng cao đời sống của người dân sống nghề rừng và góp phần bảo vệ phát triển vốn rừng, các nguồn tài nguyên của rừng…!

Hiện U Minh đang vào mùa khai thác mật ong, mà cư dân địa phương gọi là "ăn ong". Ngoài ăn ong tự nhiên, cư dân U Minh có nhiều kinh nghiệm gác kèo cho ong làm tổ để lấy mật. Đây là loại hình ăn ong phổ biến, thành lập theo hình thức tổ, đội và tập đoàn, nhằm thu được nhiều mật và phòng, chống cháy rừng tràm mùa khô. Để gác kèo ong, người thợ rừng chặt lấy một đoạn cây tràm dài chừng 2-3 m và bằng kinh nghiệm của

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 13 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 14: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

mình lựa chọn địa thế thích hợp trong rừng gác lên cây chờ bầy ong kéo đến làm tổ. Một tổ ong bình quân cho từ 3-5 lít mật, đặc biệt có những tổ ong to cho hàng chục lít mật, mỗi thợ rừng sau mùa gác kèo thu về hàng trăm lít mật.

Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu mật ong U Minh thật không dễ dàng chút nào. Người gác kèo ong chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu và họ thiếu khả năng về tài chính. Chưa một tổ chức hay doanh nghiệp nào trong tỉnh đứng ra giúp họ xây dựng thương hiệu hoặc quan tâm tìm thị trường xuất khẩu cho đặc sản hàng hóa này… Trong khi đó, thương hiệu mật ong rừng U Minh lại được một doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đóng chai, với nhãn mác rõ ràng, bày bán trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần phối hợp, tổ chức xây dựng thương hiệu mật ong U Minh. Cụ thể là điều tra chính xác có bao nhiêu hộ dân trên lâm phần U Minh Hạ chuyên nghề gác kèo ong, tập hợp họ lại, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật gác kèo ong để tạo ra sản lượng lớn, chất lượng tốt, đồng đều. Đồng thời cung cấp cho họ về thông tin thị trường, tiêu chuẩn sản phẩm và hướng đến tìm thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế của mật ong rừng U Minh

VII. QUẢN LÝ RỦI RO

1.

2.

VIII. NHU CẦU GIAO DỊCH

1.

2.

IX. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO.

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 14 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 15: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

1.

2.

Khai thác mật ong tại rừng U Minh hạ (Nguồn ảnh: Internet)

(Kim Há/TTXVN)

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 15 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 16: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

Nguon: http://canthotv.vn/tin-tuc/bao-ve-thuong-hieu-mat-ong-u-minh-ha-ca-mau/

Khôi phục thương hiệu mật ngọt U Minh

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 06/02/2012 Ngày cập nhật: 8/2/2012

Nông dân ở U Minh Thượng (Kiên Giang) nhận được tin “vui như Tết” đó là vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) chứng nhận sản phẩm mang nhón hiệu tập thể của hai loại đặc sản U Minh Thượng gồm khô cá sặt rằn và mật ong. Những nông dân làm nghề gác kèo ong nơi đây đang chuẩn bị khôi phục lại thương hiệu “Tập đoàn Phong Ngạn gác kèo ong” đó một thời vang danh…

Vang danh một thời Phong Ngạn

Từ trên lô-cốt của BQL Rừng U Minh Thượng (thuộc tiểu khu 1 và 2) nhỡn cuối chõn trời với bốn bề màu xanh chen lẫn màu trắng bụng tràm đó 8 năm tuổi. Trong những cơn gió mát nhẹ hơi se lạnh của những ngày đầu năm mới, mang theo một mùi đặc trưng quanh năm của vùng đất này, đó là thoang thoảng mùi hương tràm. Trên cao nhỡn theo hướng tay chỉ của lóo nụng “vua” gỏc kốo ong Nguyễn Minh Bảo ở ấp 11 A xó Đông Hưng B huyện An Minh để hỡnh dung về một quỏ khứ vang danh của Tập đoàn Phong Ngạn đó gắn liền với địa danh U Minh Thượng này. Ông Bảo “khoe” nhờ dùng mật ong thường xuyên nên tuy đó ngoài tuổi 70 nhưng hàng ngày lội vào rừng hàng chục cây số vẫn khỏe như thời trai trẻ theo cha, anh vào Tập đoàn Phong Ngạn gác kèo nuôi ong cách đây hơn nửa thế kỷ.

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 16 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 17: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

Tổ ong mật rừng U Minh. Ảnh tư liệu

Ông Bảo giải thích từ “Phong Ngạn” là do nông dân trong tập đoàn vùng này đặt, với từ “Ngạn” là cây kèo gác ngang để ong đeo bám làm tổ, từ “Phong” là sự phong phú, tập hợp đa dạng của những người làm nghề gác kèo ong. Vào những năm 1945, do việc tự do khai thác tổ ong (người dân địa phương gọi là “đi ăn ong mật”) không thống nhất, tranh giành vị trí gác kèo hay cũn gọi là gác kèo cùng chảng với nhau, nhất là khi thu hoạch làm động kèo ong của nhau khiến cho ong bỏ đi và thất thu mật. Vỡ thế, chớnh quyền thời đó tập hợp nông dân gác kèo ong lại với nhau thành lập Tập đoàn Phong Ngạn. Nhằm tổ chức và thống nhất với nhau như: qui định thời điểm đi “ăn ong” (thường khoảng 15 ngày đi khai thác một lần), nếu gác kèo chung chảng thỡ phải khỏc hướng, đánh số kèo của từng người để tránh trộm mật ong của nhau... Đặc biệt Tập đoàn Phong Ngạn cũn được chính quyền giao trách nhiệm bảo vệ rừng và quản lý chất lượng mật ong.

Ông Bảo cho biết, vào thời đó mật ong rẻ như cho không, chỉ có sáp ong (tổ ong) là rất quí vỡ dựng làm đèn cầy, nên bà con đem đổi lúa để ăn. Khi có Tập đoàn Phong Ngạn, nếu nhà nào có mật ong trong nhà và đem bán vào mùa chưa thu hoạch thỡ dễ bị phỏt hiện và xử lý. Đặc biệt là Tập đoàn cấm pha chế, chỉ để nguyên chất mật ong sau khi khai thác và bán ra thị trường, nếu phát hiện vi phạm là bị tịch thu cây kèo ong, ra khỏi rừng và địa phương. Do vậy “thương hiệu” mật ong rừng U Minh ngày ấy càng lan xa ra tận nước ngoài.

Mật ngọt thương hiệu U Minh

Xuất thân trong gia đỡnh nụng dõn cú 7 anh em, lỳc cũn nhỏ hầu hết anh em ụng Bảo theo cha vào rừng U Minh Thượng gác kèo ong để kiếm sống. Đến nay đó ngoài 70 tuổi, nhưng ngày nào ông cũng lặn lội vào rừng chăm sóc ong mật và được nhiều nông dân trẻ theo học nghề và phong ông thành “tổ nghiệp”. Theo ông Bảo, cái khó là kinh nghiệm chọn chảng (vị trí) để gác kèo nuôi ong. Vỡ chảng là một khoảng trống không gian khoảng 30 m2 có địa hỡnh cõy cối hợp lý để gác cây kèo cho ong làm tổ như phải đúng hướng gió, bóng râm hợp lý, không quá tối, không quá sáng, có độ che phủ tổ ong vừa phải của cây xanh, độ cao và dốc nghiêng của cây kèo... đặc biệt là cây kèo phải đủ độ bóng và chắc chắn vững chói khụng lay động.

“Cách đây gần 10 năm, rừng U Minh Thượng số lượng ong nhiều vô số kể, bất kể mùa nào nếu vào trong rừng cả ngày lẫn đêm đều nghe tiếng “rào, rào”... ong ăn bông (hút mật) như nhà máy xay lúa. Sau năm 2002, do bị cháy rừng, mất trên 1/3 diện tích rừng tràm nguyên sinh nên số lượng bông tràm giảm đáng kể và số lượng ong cũng giảm theo. Vỡ khai thỏc ong khụng cú tổ chức nờn sau sự cố chỏy rừng, Nhà nước cấm tuyệt đối không cho vào gác kèo ong cũng như các công việc khác” - Ông Bảo cho biết.

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 17 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 18: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

Theo ông Tiết Trường Hận - Hạt trưởng hạt kiểm lâm liên huyện An Biên và An Minh cho biết, nhờ chủ trương giao đất giao rừng cho dân của Chính phủ, đến nay khu rừng đệm U Minh Thượng (tiểu khu 1 và 2 thuộc vùng đệm) đó phỏt triển được 2.720 ha rừng tràm trên 8 năm tuổi. Với 280 hộ dân, mỗi hộ trồng 4 - 5 ha tràm và tự bảo vệ, mỗi năm được phép khai thác 10% diện tích tràm, nuôi cá và gác kèo nuôi ong. Trong đó mỗi hộ có khoảng 40 cây kèo ong, mỗi tổ ong khai thác từ 2 - 5 lần và thu hoạch từ 4 – 5 lít mật, mỗi lít từ 120.000 đồng – 170.000 đồng, thu nhập hàng năm từ 15 – 20 triệu đồng/hộ. Qua đó góp phần cải thiện cuộc sống nông dân cũng như bảo vệ và phát triển rừng.

Tuy nhiên, để cải thiện đời sống nông dân và phát triển rừng theo hướng bền vững, theo ông Bảo thỡ việc khụi phục và thành lập Tập đoàn Phong Ngạn gác kèo ong là cấp thiết. Ông dẫn chứng, “hiện nay vẫn cũn khụng ớt người lén lút vào rừng nguyên sinh (rừng lừi) để gác kèo ong mà lực lượng bảo vệ rừng khó kiểm soát. Thêm vào đó, vấn nạn mật ong giả và pha trộn kém chất lượng vẫn được buôn bán tự do ở địa phương mà không có ai để quản lý và kiểm tra. Trong khi đó nhiều đối tác nước ngoài muốn đặt mua mật ong nguyên chất của rừng U Minh Thượng với giá cao, nhưng không có ai kiểm tra và bảo chứng” - ông Bảo bức xúc nói.

Được tin Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa chứng nhận sản phẩm mật ong U Minh Thượng mang nhón hiệu tập thể, ụng Bảo “vui như Tết” và ông cho biết: “Đây là điều kiện tốt để sang năm mới chúng tôi - những người làm nghề sẽ thành lập Tập đoàn Phong Ngạn gác kèo ong. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng qui chế, nội qui, cơ sở pháp lý... để sớm ra mắt tập đoàn và góp phần đưa thương hiệu mật ong U Minh Thượng đến với bạn bè quốc tế...”. Đó không chỉ là việc làm thiết thực để khôi phục làng nghề truyền thống, xóa đói giảm nghèo, mà cũn gúp phần bảo vệ vườn quốc gia và quảng bá du lịch rừng U Minh Thượng đến với bạn bè quốc tế một cách thiết thực nhất.

HUY THỊNH

Nguon: http://www.vietlinh.vn/lobby/agriculture_livestock_news_show.asp?ID=4654

Bảo vệ thương hiệu mật ong U Minh Hạ Cập nhật ngày: 24/02/2012 15:59:29

Cà Mau nổi tiếng với nhiều sản vật phong phú từ rừng mang lại, trong đó mật ong U Minh Hạ được nhiều người biết đến như một đặc sản quý hiếm chỉ có ở rừng tràm.

Hiện nay mật ong đã trở thành nguồn lợi nuôi sống cư dân sống dưới tán rừng tràm. Sau một thời gian dài với nhiều thăng trầm cùng với sự nỗ lực của các ngành chức năng, mật ong U Minh Hạ đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, mang đến niềm vui cho những người gắn bó với nghề.

Tuy nhiên, đằng sau việc được công nhận nhãn hiệu tập thể Mật ong U Minh Hạ là một hành trình gian nan để bảo vệ và phát huy giá trị của mật ong U Minh.

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 18 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 19: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

Cơ hội đổi đời

Đầu tháng 1 vừa qua, huyện U Minh tổ chức lễ công bố chứng nhận nhãn hiệu tập thể Mật ong U Minh Hạ. Hội Nông dân huyện là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận 170082 theo Quyết định số 28463/QĐ-SHTT ngày 22/8/2011.

Mật ong U Minh Hạ đã khẳng định được uy tín, chất lượng, đồng thời là cơ hội để những cư dân rừng tràm đã gắn bó nhiều năm với nghề gác kèo ong có thể sống được với nghề, những cơ sở kinh doanh mật ong chân chính bảo vệ được mình trước sự tấn công của mật giả, mật kém chất lượng tràn lan trên thị trường hiện nay.

  Ăn ong ở rừng tràm U Minh Hạ.

Chị Dư Hồng Quyên, thị trấn U Minh, người có trên 10 năm kinh doanh mật ong, phấn khởi cho biết: "Năm nay giá mật ong tăng rất cao, từ 120.000-130.000 đồng/lít lên 160.000-200.000 đồng/lít. Tết năm nay tôi bán được trên 1.000 lít mật.

Giá tăng là do mật ong U Minh đã được công nhận nhãn hiệu tập thể". Hiện chị Quyên đang làm thủ tục gởi cho Hội Nông dân huyện để xin đăng ký nhãn hiệu Mật ong U Minh Hạ và đầu tư trang thiết bị sản xuất mật ong theo dạng đóng chai có nhãn mác nhằm khẳng định thương hiệu, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Không chỉ các cơ sở kinh doanh, từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể, những thợ gác kèo ong ở vùng U Minh xem đây là cơ hội đổi đời. Ai cũng có cảm giác phấn khởi vì nghề của ông cha truyền lại đã được công nhận rộng rãi và hy vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Ông Dư Văn Kiến, ấp 20, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Tập đoàn phó Tập đoàn ăn ong 19/5, tâm sự: "Những thợ ăn ong như chúng tôi ai nấy đều sung sướng vì mật ong rừng U Minh đã được công nhận nhãn hiệu, mật ong bán ra sẽ có giá hơn, đời sống chúng tôi có lẽ sẽ khấm khá hơn từ nghề này".

Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, hằng năm sản lượng mật ong khai thác được ở rừng tràm U Minh Hạ từ 30.000-50.000 lít. Đây là nguồn lợi không nhỏ, mang lại lợi ích kinh tế cao, có thể nuôi sống được nhiều hộ dân nơi đây.

Theo ông Nguyễn Văn Vững, Tập đoàn trưởng Tập đoàn ăn ong 19/5, tập đoàn hiện có 20 thành viên, trung bình một thành viên có thể khai thác được 500 lít mật/năm, giá bán tại chỗ từ 120.000-

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 19 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG

Page 20: Xay dung thuong hieu mat ong U Minh Ha - Ca Mau

LẬP DỰ ÁN KINH DOANH: XÂY DỰNG LẠI THƯƠNG HIỆU MẬT ONG U MINH HẠ

140.000 đồng/lít, tính ra lợi nhuận trên 60 triệu đồng. Với đà này, gác kèo ong và kinh doanh mật ong sẽ trở thành nghề xóa đói giảm nghèo ở các xã thuộc vùng đệm rừng U Minh Hạ.

Bảo vệ thương hiệu

Việc xây dựng thương hiệu mật ong U Minh Hạ là một thành công lớn của các ngành chức năng tỉnh nhà trong nỗ lực bảo vệ và phát huy những nguồn lợi đặc sản tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên, đằng sau việc được công nhận thương hiệu là một quá trỡnh gian nan để bảo vệ nó, trong đó cần có sự cộng đồng trách nhiệm của tất cả các cấp, ngành liên quan và cả chính người dân hưởng lợi từ mật ong.

Tính đến thời điểm này số lượng hộ kinh doanh đăng ký nhón hiệu Mật ong U Minh Hạ vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi đó số hộ kinh doanh mật ong tự khai thác hoặc mua đi bán lại trên địa bàn huyện U Minh lại quá nhiều.

Chị Dư Hồng Quyên cho biết: "Tôi làm nghề này đó hơn 10 năm, lúc đó ở đây chỉ có 2 hộ kinh doanh mật ong nhưng sau khi có thông tin mật ong U Minh Hạ được công nhận nhón hiệu tập thể thỡ số hộ bỏn mật ong đó tăng lên hàng trăm".

Chị Quyên bức xúc: "Ngay ở thị trấn U Minh này, nếu không biết mua mật sẽ rất dễ bị lầm. Bản thân tôi có nhiều năm kinh nghiệm mà cũng chỉ dám mua mật từ nguồn của những thợ ăn ong đó cộng tỏc với mỡnh lõu năm và có uy tín. Không chỉ những người mua đi bán lại mà ngay chính những thợ ăn ong không chân chính đó làm giả khi mật cũn ở trờn kốo chứ đừng nói đến chuyện lấy mật về rồi mới pha".

Đứng trước nguy cơ mật ong U Minh Hạ bị làm giả, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của sản phẩm, các ngành chức năng mà đầu tiên là Hội Nông dân huyện U Minh, đơn vị đại diện chủ sở hữu thương hiệu này cần có hành động cụ thể để ngăn chặn.

Ông Dương Minh Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh, cho biết: "Tính đến thời điểm này chỉ mới có Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ có đăng ký nhón hiệu Mật ong U Minh Hạ với Hội nụng dõn.

Trong thời gian tới, chỳng tụi sẽ tổ chức hội thảo mời cỏc ngành chức năng, các nhà chuyên môn và những hộ kinh doanh muốn đăng ký nhón hiệu đến để bàn về định hướng phát triển, quản lý nhón hiệu sao cho cú hiệu quả. Người kinh doanh sẽ được hướng dẫn cụ thể cách đăng ký cũng như quyền lợi và trách nhiệm khi kinh doanh nhón hiệu Mật ong U Minh Hạ".

Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Ngô Thanh Điền cho biết: "Từ khi mật ong U Minh Hạ được công nhận nhón hiệu tập thể, chỳng tụi đó thành lập Ban quản lý gồm 7 thành viờn và đang xây dựng quy chế quản lý.

Mục tiờu Ban quản lý đặt ra là làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín vững chắc trên thị trường. Để làm được điều đó, chúng tôi tập trung tuyên truyền các tập đoàn ăn ong phải có ý thức bảo vệ chất lượng sản phẩm không được pha chế làm giả, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh mật ong để kịp thời xử lý khi có sai phạm".

Khó khăn đặt ra hiện nay là huyện chưa có được dụng cụ có khả năng thử để biết được mật ong thật, giả, vỡ thế cỏc gian thương lợi dụng làm mật ong giả, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu Mật ong U Minh Hạ.

Người dân sống dưới tán rừng tràm đang đứng trước cơ hội lớn để tận dụng và phát huy nguồn lợi mật ong dồi dào mà thiên nhiên đó ban tặng. Tuy nhiờn, đây cũng là thách thức lớn đũi hỏi mọi người có ý thức gỡn giữ và bảo tồn./.

http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?id=269&newsid=20179

SVTH: NGUYỄN THÀNH TÂM TRANG 20 GVHD: TS NGUYỄN THANH LONG