61
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm PIKACHU-Lớp ĐH28KT04

Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Nhóm PIKACHU-Lớp ĐH28KT04

Page 2: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

NỘI DUNG CHÍNH

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới sự vận động của tỷ giá hối đoái 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá trong ngắn hạn2

Phân tích biến động tỷ giá dựa trên cung cầu ngoại tệ3

Page 3: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới sự vận động của tỷ giá hối đoái

Chính sách can

thiệp

Thông tin và kỳ

vọng

BOP sMThị

trường hối đoái

Page 4: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1.1. BOP

Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại hối, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Có thể nói BOP là mẹ của tỷ giá

Page 5: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại, nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có thể dẫn đến cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối, từ đó tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng.

Page 6: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định, nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.

Page 7: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá.

Page 8: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Ví dụ 1: Giả sử mức xuất khẩu – nhập khẩu hiện nay ở Việt Nam đang ở trạng thái thâm hụt nhẹ (cán cân thương mại âm nhẹ), tỷ giá đang dừng ở mức 20.5. Tình hình xuất khẩu của những tháng vừa qua ngày càng giảm mạnh, nhập khẩu thì liên tục tăng => dự kiến cán cân thương mại sẽ âm mạnh => cầu ngoại tệ tăng mạnh (đường cầu dịch chuyển sang phải) => tỷ giá tăng.

Page 9: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Nhận xét: Nhìn chung, khi tỷ giá tăng (phá giá nội tệ) sẽ làm thu hẹp chênh lệch cán cân thương mại.

Nguồn: WB

Ví dụ 2:

Page 10: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, tỷ giá hối đoái sẽ giảm khi đầu tư ra nước ngoài ròng âm.

Page 11: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1.2. Tổng cung tiền tệ ( ) sM

-Tương quan tổng cung tiền tệ:+Ms =Md =f (P,Y,1/i).+Ms*= Md*= f(P*,Y*, 1/i*)-Nếu PPP tồn tại (S = P/P*), sự thay đổi của tỷ giá (∆S) tùy thuộc vào tương quan cung tiền giữa hai quốc gia (+), tương quan lãi suất (+),và tương quan thu nhập (-).+∆S= f [(∆Ms & ∆Ms*),(i & i*),(∆Y*&∆Y)]

Page 12: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Cung cầu tiền tệ trên thị trường thay đổi khiến các đường cung cầu dịch chuyển. Từ đó khiến cho tỷ giá thay đổi.

+ Khi các yếu tố tác động làm tăng cung ngoại tệ => Đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải => Tỷ giá giảm.+ Khi các yếu tố tác động làm giảm cung nội tệ => Đường cung nội tệ dịch chuyển sang trái => Tỷ giá giảm.

Page 13: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1.3. Chính sách can thiệp của chính phủ

1.3.1. Can thiệp trực tiếp

Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp mua vào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường.

Điều chỉnh dự trữ chính thức (OR): Năng lực can thiệp trực tiếp của NHTW phụ thuộc vào số lượng dự trữ có thể sử dụng.

Page 14: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Nguồn dữ liệu: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam

Ví dụ: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (2001-nửa đầu 2013)

Page 15: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái mà có sự điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều này gọi là can thiệp không vô hiệu hóa.

Ngược lại, nếu muốn can thiệp vào thị trường hối đoái, trong khi vẫn duy trì mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các giao dịch trên thị trường ngoại hối đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở.

Page 16: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1.3.2. Can thiệp gián tiếp

1.3.2.1. Hàng rào thương mại:

Việt Nam tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu => giá hàng nhập khẩu tính bằng VND tăng => cầu hàng hóa nhập khẩu giảm => cầu ngoại tệ giảm => VND lên giá.

Ngược lại, nếu Việt Nam giảm mức thuế quan hay xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu => giá hàng nhập khẩu tính bằng VND giảm, cầu hàng nhập khẩu tăng => cầu ngoại tệ tăng => VND giảm giá.

Page 17: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1.3.2.2.Kiểm soát lưu chuyển vốn:

Kiểm soát dòng vốn là là các biện pháp của Chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) dòng vốn nước ngoài chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia nhằm đạt mục tiêu nhất định của Chính phủ.

Page 18: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Mục tiêu:

Hạn chế số lượng dòng vốn đổ vào các quốc gia.

Thay đổi cấu thành dòng vốn.

Giảm áp lực về tỷ giá hối đoái thực.

Tạo ra chính sách tiền tệ độc lập hơn .

Page 19: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Chế độ kiểm soát vốn của Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong những năm gần đây. Trong suốt thời kì mở cửa cho đến nay, nước ta chủ yếu thực hiện phương pháp khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước. Dòng vốn FDI ngày càng tăng lên trong những năm sau đã tạo nên sức ép lên VND. Để đối phó với dòng vốn này, các cơ quan chức năng đã thực hiện các phương pháp nới lỏng thị trường đối với các dòng chu chuyển vốn ra nước ngoài .

Page 20: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Biểu đồ: 20 nước đứng đầu về đầu tư FDI tại Việt Nam (1990-2010)

Page 21: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1.3.2.3. Chính sách tiền tệ:

Khi NHTW áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng, mua vào các trái phiếu trên thị trường mở => giá trái phiếu tăng và mức lãi suất giảm => kích thích đầu tư, làm tăng thu nhập quốc dân => nhập khẩu tăng => cầu ngoại tệ tăng => tỷ giá giảm.

Ngược lại, NHTW áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, bán các trái phiếu trên thị trường mở => giá trái phiếu giảm và mức lãi suất tăng => kìm hãm đầu tư, làm giảm thu nhập quốc dân => nhập khẩu giảm => tỷ giá tăng.

Page 22: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1.3.2.4. Chính sách tài khóa:

Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, tức là tăng chi tiêu bằng cách bán trái phiếu trên thị trường mở. Chi tiêu của chính phủ tăng làm tăng thu nhập, chính phủ bán trái phiếu ra làm giá trái phiếu giảm xuống và lãi suất tăng lên. Nhưng đồng thời, lãi suất tăng cũng sẽ kích thích dòng vốn ròng chảy vào.

Page 23: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1.4. Thông tin và kỳ vọng

Kỳ vọng  của thị trường vào tỷ giá tương lai cũng là một trong những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá.

Ví dụ 1: Tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ có thể làm những nhà đầu cơ bán USD do dự kiến USD sẽ giảm giá trong tương lai. Điều này gây áp lực giảm giá trị của USD ngay lập tức.

Page 24: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Ví dụ 2:  Các nhà đầu tư định chế có thể đầu tư một cách thường xuyên ngân quỹ vào Việt Nam nếu họ dự kiến lãi suất của Việt Nam tăng, một gia tăng như thế sẽ thu hút vốn vào Việt Nam nhiều hơn và tạo áp lực tăng giá VND. Bằng cách thực hiện vị thế mua bán tiền dựa vào kỳ vọng, họ có thể đạt được lợi ích từ sự thay đổi trong giá trị của VND vì họ sẽ mua VND trước khi sự thay đổi xảy ra.

Page 25: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá trong ngắn hạn

Là hành vi mọi người hành động theo những gì mà người khác đang làm, thậm chí ngay cả khi thông tin riêng của họ cho thấy nên hành động một cách khác đi.

2.1. Hành vi bầy đàn

Page 26: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2.2. Tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư

Khi mức độ chấp nhận rủi ro và kỳ vọng của nhà đầu tư thay đổi có thể dẫn tới tỷ giá bị chịu ảnh hưởng.

Ví dụ: Khi niềm tin của các nhà đầu tư về đồng nội tệ giảm, họ sẽ không giữ tài sản dưới đồng bản tệ. Chẳng hạn, khi đồng ngoại tệ USD tăng họ sẽ duy trì danh mục tài sản của mình bằng đồng USD, làm cho trong ngắn hạn các nhà đầu tư giữ đồng USD ở mức cao.

Page 27: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2.3. Khối lượng đặt lệnh

Trên thị trường ngoại hối quốc tế, tồn tại sự tương quan cùng chiều giữa tỷ giá giao ngay với dòng tiền giao dịch dựa vào thị trường của các trung tâm giao dịch hối đoái, khối lượng đặt lệnh được xem là có mối tương quan với tỷ giá vì chúng đo lường hành vi của những thành phần tham gia thị trường dựa trên những thông tin nội bộ của họ.Thông tin công bố, thông tin nội bộ => thay đổi danh mục => khối lượng đặt lệnh => ảnh hưởng tỷ giá trong ngắn hạn.

Page 28: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2.4. Sự phản ứng đối với tin tức công bố

Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn chịu tác động rất lớn của thông tin công bố (những công bố của ngân hàng trung ương, của các nhà chính trị gia) thông tin ngay khi được công bố sẽ nhanh chóng tác động đến tỷ giá hối đoái.

Page 29: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Ví dụ: Tình hình khả quan lạm phát của Mỹ thì

hơn ở Nhật sẽ nhanh chóng được thị trường tiếp

nhận, trong ngắn hạn các nhà đầu tư mua USD làm

USD/JPY tăng, lực mua sẽ yếu dần cho đến khi đạt

trạng thái cân bằng ngắn hạn

Page 30: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2.5. Biến động vàng

Nhiều quốc gia người dân có thói quen duy trì tiết kiệm bằng vàng hay một lượng vàng lớn vẫn được các NHTW, IMF dự trữ thì sự biến động của tỷ giá vàng vẫn có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư hay không.

Ví dụ: Những quốc gia theo chế độ tỷ giá thả nổi, biến động tỷ giá có mối tương quan chặt chẽ với biến động giá vàng nhất là trong ngắn hạn.

Page 31: Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Page 32: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

3. Phân tích biến động tỷ giá dựa trên cung cầu ngoại tệ

3.1. Tương quan về lạm phát với tỷ giá

Thay đổi tỷ lệ lạm phát có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, từ đó tác động đến cung và cầu ngoại tệ và do vậy ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Page 33: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo

hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho

tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền

tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ

chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều

hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng.

Page 34: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Ví dụ: Giả sử lạm phát tại Mỹ tăng mạnh trong khi lạm phát tại Anh vẫn giữ nguyên. Sự tăng lên bất ngờ của lạm phát tại Mỹ sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Mỹ đồng loạt tăng. Người dân Mỹ sẽ có nhu cầu về hàng hóa của Anh nhiều hơn, làm cho nhu cầu nhập khẩu của Mỹ về hàng hóa của Anh tăng, do đó cũng làm tăng lượng cầu của Mỹ đối với đồng bảng Anh. Mặt khác, lạm phát tại Mỹ tăng sẽ làm giảm nhu cầu của người Anh với hàng hóa Mỹ, xuất khẩu của Mỹ giảm, cung ngoại tệ bảng Anh giảm.

Page 35: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Khi lạm phát nội địa (Mỹ) tăng:+> Cầu nội địa về hàng hóa dịch vụ Anh tăng nghĩa là cầu ngoại tệ tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải.+> Cầu của Anh về hàng hóa dịch vụ Mỹ giảm nghĩa là cung ngoại tệ giảm, đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải.

Kết luận: Một quốc gia có mức lạm phát cao hơn các đối tác thương mại thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ giảm giá.

Page 36: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Tỷ lệ lạm phát của thế giới năm 2010

Page 37: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

3.2. Tương quan về lãi suất với tỷ giá

Sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến cung và cầu tiền tệ, do đó tác động đến tỷ giá hối đoái.

Page 38: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Ví dụ: Giả sử lãi suất tại Mỹ cao hơn lãi suất tại Anh, nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư tại Mỹ nhiều hơn tại Anh, cầu đô la Mỹ tăng nên cung bảng Anh tăng và cầu bảng Anh giảm. (Người Anh muốn đầu tư vào Mỹ, cho nên người Anh phải dùng đồng bảng Anh để mua đô la Mỹ, cung bảng Anh tăng). Vì vậy, đường cầu bảng Anh dịch chuyển sang trái, cung bảng Anh dịch chuyển sang phải, khiến cho tỷ giá hối đoái giảm. Kết luận: Lãi suất nội địa của nước nào càng cao thì đồng tiền của nước đó càng lên giá.

Page 39: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

3.3. Tương quan thu nhập với tỷ giá

Do thu nhập ảnh hưởng đến lượng cầu nhập khẩu

nên nó có thể tác động đến tỷ giá.

Bỏ qua phần tiết kiệm của người tiêu dùng, thu

nhập của người tiêu dùng tăng lên một lượng bao

nhiêu thì chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên bấy

nhiêu.

Page 40: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Ví dụ: Giả sử thu nhập của người dân Mỹ tăng lên một cách đáng kể so với người dân Anh, dân Mỹ có khả năng chi tiêu nhiều hơn. Với lượng hàng hóa cung cấp không đổi, sự tăng lên đột ngột về nhu cầu hàng hóa Mỹ đẩy giá hàng hóa Mỹ lên cao. Lúc này giá hàng hóa ở Anh rẻ hơn tương đối so với Mỹ, người dân Mỹ có xu hướng thích mua hàng nước ngoài hơn. Cầu ngoại tệ bảng Anh tăng trong khi cung ngoại tệ không đổi, đường cầu bảng Anh dịch chuyển sang phải.

Page 41: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

3.4. Kiểm soát của chính phủ

Các chính phủ của nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá cân bằng theo nhiều cách khác nhau, gồm: Hạn chế trao đổi ngoại tệ; áp đặt hàng rào ngoại thương; can thiệp (bán và mua ngoại tệ) trên thị trường ngoại hối, và tác động đến các yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, mức thu nhập.

Page 42: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Ví dụ: Khi lãi suất tại Mỹ tăng tương đối so với lãi suất tại Anh, kết quả dự tính là sự tăng lên cung bảng Anh để mua đô la Mỹ (để tận dụng mức lãi suất cao ở thị trường tiền tệ Mỹ). Nhưng nếu như chính phủ Anh áp mức thuế cao lên thu nhập từ lãi kiếm được do đầu tư nước ngoài, điều này có thể hạn chế việc bán bảng Anh để mua đô la

Page 43: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

PHỤ LỤC

Các thuật ngữ

21 Mở rộng:

Hệ thống tiền tệ

Bretton Woods

Page 44: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

1. Các thuật ngữ

•Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment-BOP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép tất cả các giao dịch kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.•Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước.•Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Page 45: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

•Thuế quan là khoản thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ khi chúng được chuyển qua biên giới quốc gia. Thuế quan có thể được áp dụng đối với cả hàng hóa xuất khẩu lẫn hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên trên thế giới, thuế quan nhập khẩu vẫn là chủ yếu cho nên người ta thường hay dùng thuật ngữ thuế quan để chỉ thuế quan nhập khẩu.•Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (Quota xuất-nhập khẩu).

Page 46: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

•Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund-IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington (Hoa Kỳ).•Tỷ giá hối đoái giao ngay là tỷ giá yết cho những giao dịch thực tế diễn ra tại thời điểm yết giá và việc thanh toán được thực hiện chậm nhất sau 2 ngày.•Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW.

Page 47: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2. Mở rộng: Hệ thống tiền tệ Bretton Woods

Sự hình thành hệ thống Bretton Woods1

Đặc điểm của hệ thống Bretton Woods2

Hoạt động của hệ thống Brettons Woods 3

Nguyên nhân sụp đổ của Bretton Woods4

Page 48: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2.1. Sự hình thành hệ thống Bretton Woods

Ngay trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước đồng minh đã bắt đầu việc xây dựng một hệ thống tiền tệ quốc tế nhằm thúc đẩy các quan hệ tiền tệ và thương mại quốc tế.Năm 1944, một hội nghị quốc tế được nhóm họp tại Bretton Woods (Mỹ) với sự tham gia của 44 quốc gia đã đưa ra một loạt các biện pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ => sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế mới Bretton Woods

Page 49: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Một số hình ảnh về Bretton Woods:

Page 50: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Các yêu cầu cơ

bản

Chế độ tỷ giá hối đoái - tỷ giá hối đoái phải được xác định cố định về mặt ngắn hạn, nhưng có thể được điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng “mất cân đối cơ bản”.

Khả năng chuyển đổi của đồng tiền - vì lợi ích kinh tế chung mà tất cả các quốc gia phải tham gia vào mọi hệ thống thương mại đa phương tự do, trong đó các đồng tiền chuyển đổi tự do được sử dụng.

Dự trữ quốc tế - để giúp chế độ tỷ giá cố định điều chỉnh hoạt động một cách có hiệu quả, các quốc gia cần tới một lượng dự trữ quốc tế lớn, vì vậy phải có sự gia tăng vàng và các nguồn dữ trữ bằng tiền.

Các tổ chức quốc tế - hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế với những chức năng và quyền hạn nhất định.

Page 51: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2.2. Đặc điểm của hệ thống Bretton Woods

Thứ nhất là chế độ tỷ giá. Tỷ giá hối đoái cố định trong ngắn hạn, có thể điều chỉnh trong những trường hợp cụ thể. Theo quy định của IMF, mỗi đồng tiền quốc gia được ấn định một tỷ giá cố định với USD và được phép dao động trong biên độ   1%.

Giá USD định với vàng là 35USD/ounce. Việc cố định giá đô la đã tạo lòng tin cho cả thế giới vì Mỹ vào thời điểm đó chiếm 70% dự trữ vàng của thế giới.

Page 52: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Thứ hai là dự trữ quốc tế. Muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định, các quốc gia phải có một lượng dữ trữ quốc tế đủ lớn bằng vàng và ngoại tệ.

Nhằm tránh cho các quốc gia thành viên thực hiện phá giá hoặc nâng giá đồng tiền, IMF cung cấp cho các thành viên một hạn mức tín dụng thường xuyên để tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán

Page 53: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Khi gặp khó khăn, mỗi thành viên được rút 25% hạn mức trong lần đầu, sau đó muốn rút thêm phải tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách kinh tế của IMF đưa ra, có thể rút trong 4 lần, mỗi lần 25% hạn mức

Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào quy mô của các nền kinh tế và tỷ trọng đóng góp của các quốcgia đó vào IMF.

Page 54: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Thứ ba là khả năng chuyển đổi các đồng tiền. Các quốc gia tham gia vào Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) phải cam kế chuyển đổi không hạn chế đồng nội tệ đối với các giao dịch trong cán cân vãng lai (có thể hạn chế kiểm soát chu chuyển vốn nhưng không kiểm soát chuyển đổii tiền tệ phục vụ mục đích thương mại

Page 55: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2.3. Hoạt động của hệ thống Bretton Woods

2.2.1. Giai đoạn “đói đô la” (1940-1958)

Theo kế hoạch Marshall (kế hoạch tái thiết châu Âu), từ 1948-1954, $17 tỷ Mỹ đã được đưa vào 16 nước Tây Âu.

Trong không khí căng thẳng của chiến tranh lạnh, Mỹ phải chi trả một khoản lớn cho quân sự, do đó vào cuối những năm 50 đầu những năm 60, nền kinh tế Mỹ bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu khủng hoảng.

Page 56: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2.2.1. Giai đoạn “bội thực đô la” (1959-1971)

Trong giai đoạn này, nền kinh tế các nước Tây Âu dần đi vào ổn định và phát triển. Nguồn dự trữ đô la ở ngân hàng các nước tăng lên nhanh với tốc độ không mong muốn, các ngân hàng đó bắt đầu tìm cách chuyển đô la lấy vàng.

Lòng tin vào đồng đô la giảm sút, nguồn vốn khổng lồ bằng đô la dần được chuyển sang các đồng tiền mạnh hơn.

Page 57: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Đến năm 1971, Mỹ phải tuyên bố ngừng đổi đồng đô la sang vàng và phá giá lần thứ nhất đối với đồng đô la.

Vào đầu năm 1973, do khủng hoảng của đồng đô la nên các quốc gia công nghiệp chủ chốt đã bãi bỏ các mức ngang giá chính thức với đồng đô la và thực hiện thả nổi độc lập (hoặc tập thể) đồng tiền của mình, sau khi Mỹ phá giá đồng đô la lần thứ 2.=> Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn trong việc cải tổ hệ thống Bretton Woods và sự sụp đổ của hệ thống bản vị đô la này.

Page 58: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

2.4. Nguyên nhân sụp đổ của hệ thống Bretton Woods (1971)

Hệ thống Bretton Woods đã kéo dài cho tới năm 1971. Tại thời điểm đó, lạm phát và thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ gia tăng đã làm suy giảm giá trị đồng đô la. Người Hoa Kỳ cố thuyết phục Đức và Nhật Bản, là hai nước đều có cán cân thanh toán thuận lợi, tăng giá trị các đồng tiền của họ. Nhưng các quốc gia này miễn cưỡng chấp nhận bước đi này, vì việc tăng giá trị đồng tiền của họ sẽ làm tăng giá hàng hóa của các nước đó và gây tổn hại đến xuất khẩu của họ.

Page 59: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Cuối cùng, Hoa Kỳ đã bỏ giá trị cố định của đồng đô la và cho phép nó được thả nổi - tức là cho dao động đối với các đồng tiền khác. Đồng đô la ngay lập tức hạ giá. Các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách khôi phục lại hệ thống Bretton Woods bằng một hiệp định có tên gọi Hiệp định Smithson năm 1971, nhưng cố gắng này đã thất bại. Năm 1973, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi.

Page 60: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Vào năm 1971, Hoa Kỳ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods. Lý do là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của Hoa Kỳ và thế giới do lượng vàng sở hữu là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Hoa kỳ in tiền phục vụ cho việc tài trợ cho Chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến đô la mất giá và tăng lạm phát. Để xóa bỏ sự bất hợp lý trên, vào tháng 8-1971, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền.

Page 61: Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Vào năm1971, Hoa Kỳ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods. Lý do là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của Hoa Kỳ và thế giới do lượng vàng sở hữu là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Hoa Kỳ in tiền phục vụ cho việc tài trợ cho chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến đô la mất giá và tăng lạm phát. Để xóa bỏ sự bất hợp lý trên, vào tháng 8 năm 1971, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền.

Thank you!