68
Chủ đề 1. Tổng quan về E-Learning Thực hiện: Nhóm 16

Chude01 nhom16

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chude01_Nhốm

Citation preview

Page 1: Chude01 nhom16

Chủ đề 1. Tổng quan về E-Learning

Th c hi n: Nhóm 16ự ệ

Page 2: Chude01 nhom16

2

Nội dung

e-Learning và một số khái niệm cơ bản Các dạng và hình thức của e-Learning trong giáo dục và

đào tạo Tình hình phát triển và ứng dụng e-Learning trong giáo

dục đào tạo Lợi ích của e-Learning trong giáo dục và đào tạo Ưu và khuyết điểm của hình thức đào tạo e-Learning Vấn đề chuẩn trong các hệ e-Learning Kiến trúc hệ thống e-Learning

Page 3: Chude01 nhom16

3

e-Learning và một số khái niệm cơ bản

Page 4: Chude01 nhom16

4

E-Learning (Giáo dục điện tử) là gì ?

E-learning là phương tiện giáo dục kết hợp động lực, truyền thông, hiệu quả và công nghệ (Matt Comerchero 2006)

E-learning là việc sử dụng công nghệ thông tin và máy tính trong học tập (Horton 2006)

“e” trong e-learning có nghĩa nhiều hơn là điện tử “electronic” nó nên được hiểu theo nghĩa “lý thú” (exciting), “năng động” (energetic), “hấp dẫn” (engaging), extended (mở rộng) …. (Luskin 2010)

Page 5: Chude01 nhom16

5

Các dạng và hình thức của e-Learning trong giáo dục và

đào tạo

Page 6: Chude01 nhom16

6

e-Learning bao hàm

Học có ứng dụng ICTHọc có sự trợ giúp của máy tínhHọc trực tuyếnHọc với môi trường ảoHọc dựa vào WebHọc từ xa

Các hình thức của e-Learning

Page 7: Chude01 nhom16

7

Các hình thức của e-Learning

Học có ứng dụng ICT: là hình thức học có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

Học có sự trợ giúp của máy tính: Hiểu theo nghĩa rộng, hình thức này nói đến bất kỳ một hình thức học tập nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường hình thức này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

Page 8: Chude01 nhom16

8

Các hình thức của e-Learning

Học trực tuyến: là hình thức học có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học - lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...

Học với môi trường ảo: là hình thức học tạo một môi trường nhân tạo giống như một lớp học thực tế dựa trên những công nghệ hiện đại.

Page 9: Chude01 nhom16

9

Các hình thức của e-Learning

Học dựa vào Web: là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình. 

Học từ xa: Đây là hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm.

Page 10: Chude01 nhom16

10

Các dạng của e-Learning

Dạng tự học - Standalone courses Dạng lớp học ảo - Virtual-classroom courses Dạng tro chơi và mô phỏng - Learning games and

simulations Dạng nhúng - Embeded e-learning Dạng kết hợp - Blended learning Dạng di động - Mobile learning Tri thức trực tuyến - Knowledge management

(Horton 2006)

Page 11: Chude01 nhom16

11

Các dạng của e-Learning

Dang tự học - Standalone courses Thực hiện bởi chính người học. Tự học mà không cần

tương tác với người hướng dẫn hoặc người cùng lớp.

Page 12: Chude01 nhom16

12

Các dạng của e-Learning

Dang lớp học ảo - Virtual-classroom courses Thu hẹp khoảng cách giữa lớp học truyền thống và

World Wide Web. Lớp học ảo là sự kết hợp của máy tính và công nghệ mạng trong giáo dục. Như trong lớp học thông thường, người hướng dẫn thực hiện một chương trình học rõ ràng có các tài liệu theo một lịch trình định trước. Trong lớp học ảo, người học và người dạy có thể sử dụng e-mail, diễn đàn thảo luận, chat, các cuộc thăm do, bảng trắng, chia sẻ ứng dụng, audio- và hội nghị truyền hình, và các công cụ khác để trao đổi thông tin.

Page 13: Chude01 nhom16

13

Các dạng của e-Learning

Dang tro chơi và mô phỏng - Learning games and simulations Học bằng cách thực hiện các hoạt động mô phỏng được

yêu cầu để khám phá cái mới. Dang nhúng - Embeded e-learning

E-learning có thể được nhúng trong các sản phẩm tri thức khác như một chương trình máy tính, sự giúp đỡ trực tuyến cho một chương trình, trong quá trình suy đoán, hoặc các nguồn khác của thông tin điện tử.

Page 14: Chude01 nhom16

14

Các dạng của e-Learning

Dang kết hợp - Blended learning Sử dụng các hình thức học tập hoặc các dạng e-Learning

với nhau để hoàn thành mục tiêu duy nhất. Sự kết hợp đó có thể từ bất kì hình thức học tập nào như: lớp học, lớp học ảo, hoặc tự học (Standalone) e-Learning.

Ngoài ra con có thể kết hợp thông tin, hành vi, nhận thức hoặc chiến lược xây dựng. Hình thức này có thể kết hợp CDROM, các trang web, sách, tập tin trợ giúp trực tuyến, chương trình phát sóng video, trao đổi e-mail hoặc caphương tiện truyền thông khác. Sự kết hợp phải phù hợp với mục tiêu học tập cá nhân.

Page 15: Chude01 nhom16

15

Các dạng của e-Learning

Dang di động - Mobile learning Học từ sự thay đổi, chuyển động của thế giới. Được sự

hỗ trợ của các thiết bị di động như PDA (Persional Digital Assistant) và smart phones.

Page 16: Chude01 nhom16

16

Các dạng của e-Learning

Tri thức trực tuyến - Knowledge management Là hình thức được mở rộng của e-learning, tài liệu trực

tuyến, hoặc phương tiện truyền thông truyền thống để sử dụng cho giáo dục toàn dân và các tổ chức chứ không phải chỉ cá nhân.

Page 17: Chude01 nhom16

17

Tình hình phát triển và ứng dụng e-Learning

trong giáo dục đào tạo

Page 18: Chude01 nhom16

18

Tình hình phát triển và ứng dụng e – learning trên thế giới

Tình hình chung: Hiện nay, E-learning phát triển không đồng đều tại các khu

vực trên thế giới. E – learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ và châu

Âu. Châu Á và Đông Nam Á lại là hai khu vực có nhiều triển vọng

rất tươi sáng.

Page 19: Chude01 nhom16

19

Tình hình phát triển và ứng dụng e – Learning trên thế giới

Thế giới : Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các

chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90.

Năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. (Theo American Society for Training and Development, ASTD).

Cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 – 2004. (Theo International Data Corporation, IDC).

Page 20: Chude01 nhom16

20

Tình hình phát triển và ứng dụng e – Learning trên thế giới

Thế giới : E-learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà

ngay ở các công ty, có hàng loạt các công ty chuyên nghiên cứu các giải pháp về E – learning: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force..

Trong những năm gần đây, Mỹ tiến hành triển khai e – Learning trong hệ thống giáo dục phổ thông. Tại nhiều bang, các nhà quản lý giáo dục đã ban hành quy định trước khi được công nhận tốt nghiệp, mỗi học sinh phải đăng ký học một số môn nhất định tại các lớp học trực tuyến.

Page 21: Chude01 nhom16

21

Tình hình phát triển và ứng dụng e – Learning trên thế giới

Thế giới : Tại Châu Âu, ngoài việc tích cực triển khai E-learning tại mỗi

nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE - mạng E-learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ

Page 22: Chude01 nhom16

22

Tình hình phát triển và ứng dụng e – Learning trên thế giới Thế giới : Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai,

chưa có nhiều thành công. Một số khó khăn gặp phải khi triển khai e – Learning ở châu

Á: Sự ưa chuộng đào tạo truyền thống Khó khăn về ngôn ngữ Cơ sở hạ tầng nghèo nàn Kinh tế kém phát triển

Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu á cũng đang có những nỗ lực phát triển E-learning: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,…

Page 23: Chude01 nhom16

23

Tình hình phát triển và ứng dụng e – Learning trong nước

Việt Nam : Từ năm 2002 trở về trước, e – Learning con rất mới mẻ và

không được quan tâm nhiều ở VN. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning  đã được

quan tâm hơn. Ngày càng có nhiều hội nghị, hội thảo về E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam: Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ - Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ - Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005.

Page 24: Chude01 nhom16

24

Tình hình phát triển và ứng dụng e – Learning trong nước

Việt Nam : Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu

và triển khai E-learning: Đại học Công nghệ, Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn thông,...

Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning (http://el.edu.net.vn/) nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-learning trên thế giới và ở Việt Nam.

Ngày càng có nhiều sản phẩm phần mềm hỗ trợ đào tạo e – Learning: Adobe Presenter,…

Page 25: Chude01 nhom16

25

Tình hình phát triển và ứng dụng e – Learning trong nước

Việt Nam :  Việt Nam đã gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning

Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính - Viễn Thông,…

Page 26: Chude01 nhom16

26

Lợi ích của e-Learning trong giáo dục và đào tạo

Page 27: Chude01 nhom16

Lợi ích của e-Learning

Tiết kiệm chi phí: Chi phí để mở một lớp học trực tuyến cho bằng 1/10 so

với chi phí mở một lớp học thông thường. Do đó, học phí của một lớp học trực tuyến cũng thấp hơn.

Tự định hướng: Người học có thể chủ động tự lựa chọn được lớp học,

khoá học phù hợp nhất với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân.

27

Page 28: Chude01 nhom16

Lợi ích của e-Learning

Tự điều chỉnh: Học viên có thể điều chỉnh tốc độ khoá học của mình

cho phù hợp với kiến thức và thời gian biểu của học viên.

Tính linh hoat: Học viên có tự sắp xếp thời khoá biểu của mình, tự

điều chỉnh được thời khoá biểu mà mình đã đặt ra… để tham gia vào buổi học tại bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào. Bởi E-learning hoàn toàn không bị khống chế bởi yếu tố thời gian và không gian.

28

Page 29: Chude01 nhom16

Lợi ích của e-Learning

Tính tương tác và hợp tác : Giáo dục trực tuyến hỗ trợ học viên các công cụ để

tương tác và hợp tác với nhau và với bài giảng. Tính đồng bộ :

Giáo trình và tài liệu của khoá học trực tuyến hầu hết đều được các giáo viên soạn thảo và đưa vào chương trình dạy online. Do đó việc tiếp thu bài giảng cao hơn bình thường.

29

Page 30: Chude01 nhom16

Lợi ích của e-Learning

Hiệu quả : Học trực tuyến giúp học viên là các nhân, tổ chức,

doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí vừa đáp ứng được nhu cầu bản thân.

Giáo viên có thêm không gian để đưa những bài giảng đâm tắc đến cho nhiều người có nhu cầu học mà chưa có điều kiện đến các lớp học tập trung thông thường.

30

Page 31: Chude01 nhom16

31

ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO E-

LEARNING

Page 32: Chude01 nhom16

32

Ưu điểm của e-Learning

Về sự thuận tiện: Học dựa trên e – Learning được thực hiện phù hợp với

tiến độ học tập, hoàn cảnh của người học, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ hợp tác trong môi trường mạng. Với người quản trị, dễ dàng quản lý lớp học với số lượng lớn.

Về chi phí và sự lựa chọn: Chi phí theo học một khóa học không cao. Bên cạnh đó

có thể lựa chọn các khóa học phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội.

Page 33: Chude01 nhom16

33

Ưu điểm của e-Learning

Về sự linh hoạt: Khi tham gia một khóa học mới, người học có thể

không cần phải học tất cả các nội dung (trong trường hợp đã biết một số phần). Qua đó có thể đẩy nhanh tiến độ học tập. Các khóa học dễ dàng được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.

Page 34: Chude01 nhom16

34

Nhược điểm của e-Learning

Về phía người học: Tham gia học tập dựa trên e – Learning đoi hỏi người học

phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác.

Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra.

Page 35: Chude01 nhom16

35

Nhược điểm của e-Learning

Về phía nội dung học tập: Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa

các nội dung quá trừu tượng, quá phức tạp. Đặc biệt là các nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành mà Công nghệ thông tin không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả.

Hệ thống e – Learning cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kĩ năng thao tác vận động.

Page 36: Chude01 nhom16

36

Nhược điểm của e-Learning

Về yếu tố công nghệ: Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm

giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa trên e – Learning.

Bên cạnh đó hạ tầng Công nghệ thông tin (mạng Internet, băng thông, chi phí,…) cũng ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ và chất lượng học tập.

Page 37: Chude01 nhom16

37

Vấn đề chuẩn trong các hệ e-Learning

Page 38: Chude01 nhom16

38

Một số khái niệm

Tính sử dụng lại (Re-usability) ? Đối tượng học tập (learning object) ? Metadata ? Chuẩn (standard) ?

Page 39: Chude01 nhom16

39

Tính sử dụng lại của nội dung học tập là việc sử dụng cùng nội dung học tập ở các nơi khác nhau và/hoặc vào các thời điểm khác nhau [3]

Tính sử dụng lại (Re-usability) ?

Page 40: Chude01 nhom16

40

Tính sử dụng lại (Re-usability) ?

Khả năng sử dụng lại theo nhiều cách khác nhau, ở nhiều mức khác nhau: Sử dụng lại một module WBT (Web-Based Training)

hàng năm với những nhóm học viên mới Sử dụng một module WBT vào cùng một thời điểm với

các học viên thuộc các thành phần khác nhau (Có thể dùng để phân loại học viên)

Sử dụng một module trong các khóa học khác nhau Sử dụng nội dung của một khóa học nhưng dịch ra các

ngôn ngữ khác nhau Sử dụng các đối tượng học tập trong các khóa học và

module khác nhau

Page 41: Chude01 nhom16

41

Đối tượng học tập (learning object)?

Một đối tượng học tập là một tài nguyên module có tính kỹ thuật và dựa trên web. Đối tượng học tập có thể sử dụng và tái sử dụng cho các hoạt động học tập.

Các đối tượng học tập có ảnh hưởng rất lớn tới tính sử dụng lại chẳng hạn như kích thước đối tượng học tập sẽ ảnh hưởng cách chúng có thể được sử dụng lại.

Page 42: Chude01 nhom16

42

Metadata ?

Metadata là thông tin (dữ liệu) về dữ liệu. Nó cung cấp thông tin mô tả về đối tượng nội dung. Metadata bao gồm một lượng lớn thông tin như: Tên , Tác giả , Mô tả, Các từ khoá, Ngày tạo ra, Định dạng, Ngày xuất bản, Ngôn ngữ.

Trong quá trình phát triển, chúng ta có hai loại metadata: metadata sinh ra bởi hệ thống, metadata tạo ra bởi người phát triển.

Page 43: Chude01 nhom16

43

Chuẩn (standard) ?

LEGO (1949) là một dòng san phâm đồ chơi xêp hình phô biên đươc tập đoàn Lego chê tao. Tập đoàn này thuộc sở hưu riêng có tru sở tai Billund, Đan Mach.Nó bao gồm nhưng thanh nhưa hình viên gach nhiêu màu cài đươc vào nhau, hình nhân mini và nhiêu bộ phận khác. Nhưng viên gach lego có thể đươc lăp ráp và kêt nối theo nhiêu cách để tao ra nhiêu đồ vật như là xe cộ, tòa nhà và ca nhưng robot làm việc. Bât cứ thứ gì đêu có thể tháo rời sau khi đa lăp ghép và các manh ghép se đươc dùng để tao ra nhưng cái mơi

http://vi.wikipedia.org/wiki/Lego

Page 44: Chude01 nhom16

44

Chuẩn (standard) là gì?

ISO định nghĩa như sau:

"Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng".

Page 45: Chude01 nhom16

45

Chuẩn trong E-learning

Page 46: Chude01 nhom16

46

Chuẩn trong e-learning

Chuẩn e-learning là một hệ thống các qui tắc chung về nội dung, phần mềm soạn thảo nội dung và hệ thống quản lý học tập (LMSs - Learning Management Systems). Những qui tắc chỉ định cách tạo các khóa học và được chuyển qua nhiều nền tảng để chúng hoạt động liên tục cùng nhau.

Page 47: Chude01 nhom16

47

Chuẩn trong e-learning

Các chuẩn e-Learning đóng vai tro rất quan trọng. Không có chuẩn e-Learning chúng ta sẽ không có khả năng trao đổi với nhau và sử dụng lại các đối tượng học tập. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường e-Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp. LMS có thể dùng được nội dung phát triển bởi nhiều công cụ khác nhau và nhiều ví dụ khác nữa.

Page 48: Chude01 nhom16

48

Chuẩn trong e-learning

Trong một buổi trình bày tại TechLearn, Wayne Hodgins đã khẳng định rằng chuẩn e-Learning có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề sau:

Khả năng truy cập được (Accessibility): truy cập nội dung học tập từ một nơi ở xa và phân phối cho nhiều nơi khác

Tính khả chuyển (Interoperability): sử dụng được nội dung học tập mà phát triển tại ở một nơi, bằng nhiều công cụ và nền khác nhau tại nhiều nơi và hệ thống khác nhau

Tính thích ứng ( Adaptability): đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng tình huống và từng cá nhân

Tính sử dụng lai (Re-usability): một nội dung học tập được tạo ra có thể được sử dụng ở nhiều ứng dụng khác nhau

Tính bền vững (Durability): vẫn có thể sử dụng được các nội dung học tập khi công nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại

Tính giảm chi phí (Affordability): tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi giảm thời gian và chi phí

Wayne Hodgins (Techlearn, 2000), The State of Learning Standards - Inflection point of the New Learning Economy? , Orlando, FL, Nov. 14, 200

Page 49: Chude01 nhom16

49

Chuẩn trong e-learning

Page 50: Chude01 nhom16

50

Chuẩn trong e-learning

Hiện tại, chuẩn e-learning được phát triển bởi 4 tổ chức chính: AICC (Aviation Industry Computer Based Training Committee), IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) , IMS (Instructional Managements Systems Project ), and ADL (Advanced Distributed Learning Initiative)

Page 51: Chude01 nhom16

51

Tổ chức ADL

Advanced Distributed Learning Initiative (ADL) được Bộ Quốc phong Mỹ thiết lập năm 1997

ADL (http://www.adlnet.org) là một nỗ lực hợp tác giữa chính phủ, ngành công nghiệp, học thuật để thiết lập một môi trường học tập mới cho phép khả năng tương tác các công cụ học tập và nội dung khóa học trên quy mô toàn cầu.

ADL đã đưa ra một mô hình tham khảo, kết hợp các đặc tả nổi tiếng, đang được chấp nhận rộng rãi gọi là SCORM (Sharable Content Object Reference Model)

Page 52: Chude01 nhom16

52

Tổ chức AICC

Aviation Industry Computer Based Training Committee (AICC) (http://www.aicc.org) được cho là tiêu chuẩn e-learning lâu đời nhất trên thế giới. AICC là một tổ chức quốc tế về các chuyên gia đào tạo dựa trên công nghệ.

AICC phát triển các chỉ dẫn cho ngành công nghiệp hàng không trong sự phát triển, phân phối và đánh giá của CBT (Computer-Based Training) và các chỉ dẫn cho các công nghệ đào tạo được liên quan.

AGRs (AICC Guidelines and Recommendations) e-learning có liên quan cung cấp bởi AICC bao gồm: AGR-002, AGR-006, AGR-007, AGR-010

Page 53: Chude01 nhom16

53

Tổ chức IMS

Instructional Managements Systems Project (IMS) là một tiêu chuẩn e-learning phổ biến. IMS là một tổ chức phi lợi nhuận rộng khắp thế giới

IMS (http://www.imsproject.org) phát triển và thúc đẩy việc thông qua đặc tả kỹ thuật mở cho công nghệ học tập tương thích. Một số đặc tả IMS đã trở thành chuẩn thế giới cho cung cấp dịch vụ và sản phẩm học tập.

Page 54: Chude01 nhom16

54

Tổ chức IEEE

IEEE là một tổ chức đưa ra các chuẩn và các khuyến cáo về điện, điện tử, máy tính, và các hệ thống liên lạc, trao đổi thông tin. Các đặc tả của IEEE được công nhận rộng rãi và trở thành các chuẩn quốc tế. Trong E-learning, đặc tả được chấp nhận rộng rãi nhất của

IEEE LTSC (www.ltsc.ieee.org) là Learning Object Metadata (LOM) mà định nghĩa một nhóm các thành phần hay các thành phần mô tả các đối tượng học tập như tên khóa học, mức độ khó, người soạn bài giảng, ngày soạn bài giảng. IMS và ADL đều dùng các thành phân và cấu trúc của đặc tả này.

Page 55: Chude01 nhom16

55

Chuẩn trong E-learning

Hầu hết chuẩn e-learning được nhóm thành các loại: Chuẩn đóng gói Chuẩn trao đổi thông tin Chuẩn metadata Chuẩn chất lượng Một số chuẩn khác

Page 56: Chude01 nhom16

56

Chuẩn đóng gói e-Learning

Chuẩn đóng gói e-Learning bao gồm: Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một

gói nội dung duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các cua học, các file HTML, ảnh, multimedia, style sheet, và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.

Gồm thông tin mô tả tổ chức của một cua học hoặc module sao cho có thể nhập vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu mô tả cấu trúc của cua học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.

Gồm các kĩ thuật hỗ trợ chuyển các cua học hoặc module từ hệ thống quản lý này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong.

Page 57: Chude01 nhom16

57

Chuẩn đóng gói nội dung trong SCORM

Do đặc tả về đóng gói nội dung của SCORM và IMS gần như giống nhau và SCORM được biết đến rộng rãi hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu qua về chuẩn đóng gói nội dung của SCORM. Bạn nào muốn tìm hiểu kĩ hơn về SCORM 1.2, SCORM 2004 có thể vào website của ADL để download các đặc tả.

Các thành phần của file (xml) sau khi đóng gói

Page 58: Chude01 nhom16

58

Chuẩn trao đổi thông tin

Chuẩn trao đổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô hình dữ liệu. Giao thức xác định các luật quy định cách mà hệ thống quản lý và các đối tượng học tập trao đổi thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng cho quá trình trao đổi như điểm kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành của học viên.

Page 59: Chude01 nhom16

59

Chuẩn metadata

Các chuẩn metadata cung cấp các cách để mô tả các module e-Learning mà các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy module họ cần.

Lợi ích của chuẩn metadata: Metadata giúp nội dung e-Learning hữu ích hơn đối với

người bán, người mua, học viên, và người thiết kế Với metadata bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức

tạp. Metadata cho phép bạn phân loại các khóa học, bài học,

và các module khác

Page 60: Chude01 nhom16

60

Chuẩn chất lượng

Chuẩn chất lượng liên quan tới thiết kế khóa học và các module cũng như khả năng truy cập được của các khóa học đối với những người tàn tật.

Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng nội dung của bạn có thể dùng được, học viên dễ đọc và dễ dùng nội dung bạn tạo ra. Nếu các chuẩn chất lượng không được đảm bảo thì bạn có thể mất học viên ngay từ những lần học đầu tiên

Page 61: Chude01 nhom16

61

Một số chuẩn trong E-learning

SCORM (Sharable Content Object Reference Model)- Đặc tả chuẩn cho nội dung WBT- ADL (Advanced Distributed Learning)- SCORM 1.2, 1.3, 2004 LOM (Learning Object Metadata)- LOM data model – định nghĩa về Learning Object- IEEE - IMS Global Learning Consortium- IEEE 1484.12.1 - 2002

Page 62: Chude01 nhom16

62

Một số chuẩn trong E-learning

QTI (Question and Test Interoperability)- Chuẩn biểu diễn nội dung kiểm tra và kết quả- IMS Global Learning Consortium- IMS-QTI 1.0, 2.0, 2.1 - 2009 LIP (Learner Information Package)- Đặc tả cho phép định nghĩa các thuộc tính của người học- IMS Global Learning Consortium- IMS-LIP 1.0 - 2001z

Page 63: Chude01 nhom16

63

Nhận xét

Chuẩn e-Learning thì chưa đủ - bởi vì chuẩn không thể ‘chế tạo’ nội dung vào trong một learning object. Và chuẩn cũng không làm cho object có thể tái sử dụng được (cho dù ngay cả lần đầu tiên)[1]

Mặc dù chuẩn có ích nhưng không phải luôn sử dụng mọi khía cạnh của mỗi chuẩn, không có chuẩn nào là hoàn hảo cho mỗi lần sử dụng, vì vậy hãy chọn chuẩn phù hợp [2]

Page 64: Chude01 nhom16

64Kiến trúc hệ thống e-Learning

Page 65: Chude01 nhom16

65

Kiến trúc hệ thống e-Learning

Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua World Wide Web (WWW).

Hệ thống e-Learning sẽ được tích hợp vào cổng thông tin (portal) của trường học hoặc doanh nghiệp. Như vậy hệ thống e-Learning sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống khác trong trường học như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch giảng dạy…cũng như các hệ thống của doanh nghiệp như là ERP, HR…

Page 66: Chude01 nhom16

66

Kiến trúc hệ thống e-Learning

Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System), gồm nhiều module khác nhau, giúp cho quá trình học tập trên mạng đuợc thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của mạng Internet, như : Diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của

một lớp Module khảo sát lấy ý kiến của mọi người về một vấn

đề nào đó Module kiểm tra và đánh giá Module chat trực tuyến

Page 67: Chude01 nhom16

67

Kiến trúc hệ thống e-Learning

Một phần cũng rất quan trọng của hệ thống là các công cụ tạo nội dung.

Những hệ thống như hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) cho phép tạo và quản lý nội dung trực tuyến. Các công cụ soạn bài giảng (authoring tools) giúp cho giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy tính cá nhân của mình và soạn bài giảng.

Các chuẩn/đặc tả là một thành phần kết nối tất cả các thành phần của hệ thống e-Learning. LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng, và kho chứa bài giảng sẽ tương tác được với nhau thông qua các chuẩn/đặc tả.

Page 68: Chude01 nhom16

68

Cảm ơn vì đã theo dõi