122
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN LƯƠNG SƠN – HUYỆN LẠC THỦY – HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013

Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo CÔNG TY MÔI TRƯỜNG THẢO NGUYÊN XANH Trụ sở: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh Hotline: 0839118552 - 0918755356 Fax: 08391185791 VP Hà Nội: P. 502 Số B9/D6 khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: ĐT: 0433526997 Website: http://thaonguyenxanhgroup.com/ http://www.lapduan.com.vn/

Citation preview

Page 1: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –Hạnh phúc

----------- ----------

THUYẾT MINHBÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN LƯƠNG SƠN – HUYỆN LẠC THỦY – HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013

Page 2: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –Hạnh phúc

----------- ----------

THUYẾT MINHBÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY CỔ PHẦN SANA

VIỆT NAM(Chủ tịch HĐQT)

ĐƠN VỊ TƯ VẤNCÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

THẢO NGUYÊN XANH(Tổng Giám đốc)

ÔNG. NGUYỄN CẢNH DINH ÔNG. NGUYỄN VĂN MAI

Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013

Page 3: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

CÔNG TY CỔ PHẦN SANAVIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------Số: 01/2013/TTr-DA Hòa Bình, ngày tháng năm 2013

TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Kính gửi:- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình;- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình;- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình;- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình- Sở Công thương tỉnh Hòa Bình- Uỷ ban Nhân dân huyện Lương Sơn;- Uỷ ban Nhân dân huyện Lạc Thủy;- Uỷ ban Nhân dân huyện Yên Thủy;- Các cơ quan có thẩm quyền liên quan;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003 Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số

nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển

chăn nuôi đến năm 2020; Quyết định số 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi

đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

Chủ đầu tư kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” với các nội dung chính sau:

Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch; Các hợp phần dự án :

+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn nái (bầu) theo hướng công nghiệp+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ lợn (Chế biến thực phẩm)+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư+ Hợp phần 5 : Nhà máy chế biến thức ăn lợn

Địa điểm đầu tư : huyện Lương Sơn, huyện Yên Thủy, huyện Lạc Thủy Tỉnh Hòa Bình;

Page 4: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm: Trang trại lợn cụ kị 300 con; Trang trại lợn ông bà 300 con; Trang trại lợn nái giống 5.100 con; 2 Trang trại lợn thịt 25.000 con/trang trại; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc; Xưởng giết mổ thịt sạch; Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do xưởng cung cấp.

Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự

án do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : : 641,631,229,000 đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu 30%

tương ứng 192,489,369,000 đồng, vốn vay ngân hàng 70 % tương ứng 449,141,860,000 đồng

Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi lợn nái giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;

Kết luận : NPV = 526,704,378,000 đồng; IRR = 26 % ; thời gian hoàn vốn 6 năm;=> Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước.

Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị các cơ quan ban ngành tỉnh Hòa Bình chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” nói trên.

Nơi nhận:- Như trên- Lưu TCHC.

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY CỔ PHẦN SANA

VIỆT NAM(Chủ tịch HĐQT)

NGUYỄN CẢNH DINH

Page 5: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....................................1I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................................1I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án............................................................................................1CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN......................................................2II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước............................................2II.1.1. Môi trường vĩ mô........................................................................................................2II.1.2. Ngành chăn nuôi lợn cả nước.....................................................................................2II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án..................................................................................3II.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi lợn của đất nước......................................................3II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung................................................................7II.2.3. Vùng thực hiện dự án.................................................................................................7II.3. Căn cứ pháp lý...............................................................................................................9II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư.........................................................................................10II.5. Mục tiêu đầu tư............................................................................................................11II.6. Nhiệm vụ của dự án.....................................................................................................11CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN...................................................................................12III.1. Địa điểm thực hiện dự án...........................................................................................12III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng.....................................................................12III.2.1. Phương án bồi thường.............................................................................................12III.2.2. Nguyên tắc giải phóng mặt bằng.............................................................................12III.3. Cấu phần và các hoạt động của dự án........................................................................13III.4. Nhân sự dự án.............................................................................................................14III.5. Tiến độ thực hiện dự án..............................................................................................14CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..........................................................................15IV.1. Trang trại chăn nuôi lợn.............................................................................................15IV.1.1. Giải pháp kỹ thuật...................................................................................................15IV.1.2. Hình thức chăn nuôi................................................................................................17IV.2. Nhà máy chế biến thức ăn lợn....................................................................................24IV.2.1. Hạng mục công trình – thiết bị................................................................................24IV.2.2. Công nghệ sản xuất – vận hành của nhà máy.........................................................26IV.3. Nhà máy giết mổ lợn..................................................................................................27IV.3.1. Quy mô....................................................................................................................27IV.3.2. Quy trình giết mổ lợn..............................................................................................29IV.3.3. Các loại thiết bị sử dụng trong qui trình.................................................................31IV.3.4. Phân phối lợn sau khi giết mổ.................................................................................31IV.4. Hệ thống cửa hàng thịt sạch.......................................................................................31IV.4.1. Hệ thống cửa hàng của công ty...............................................................................31IV.4.2. Các loại sản phẩm của công ty................................................................................32CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..................................................34V.1. Đánh giá tác động môi trường.....................................................................................34V.1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................................34V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường........................................................34V.2. Tác động của dự án tới môi trường.............................................................................34

Page 6: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

V.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng...........................................................................34V.2.2. Giai đoạn vận hành...................................................................................................35V.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.....................................................................................36V.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng.........................................................36V.3.2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động......................................................37V.4. Kết luận.......................................................................................................................38CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................39VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư.........................................................................................39VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư.........................................................................................40VI.2.1. Nội dung..................................................................................................................40VI.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư.........................................................................................43VI.2.3. Vốn lưu động...........................................................................................................43CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................46VII.1. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn...................................................................................46VII.2. Tiến độ sử dụng vốn.................................................................................................46VII.3. Nguồn vốn thực hiện dự án.......................................................................................49VII.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay.........................................................53CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH.......................................................54VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán...................................................................54VIII.2. Tính toán chi phí của dự án.....................................................................................56VIII.2.1. Chi phí nhân công.................................................................................................56VIII.2.2. Chi phí sản xuất thức ăn gia súc...........................................................................58VIII.2.3. Chi phí hoạt động.................................................................................................60VIII.3. Doanh thu từ dự án..................................................................................................61VIII.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.................................................................................67VIII.4.1. Báo cáo thu nhập của dự án..................................................................................67VIII.4.2. Báo cáo ngân lưu dự án........................................................................................68VIII.4.3 Hệ số đảm bảo trả nợ.............................................................................................69VIII.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội...........................................................................69CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN...................................................................71IX.1. Nhận diện rủi ro.........................................................................................................71IX.2. Phân tích độ nhạy.......................................................................................................71IX.3. Kết luận......................................................................................................................73CHƯƠNG X: KẾT LUẬN..................................................................................................75X.1. Kết luận.......................................................................................................................75X.2. Kiến nghị.....................................................................................................................75

Page 7: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần SANA Việt Nam Mã số doanh nghiệp : Ngày cấp : Nơi cấp : Địa chỉ trụ sở : Tầng 6, Tòa nhà SME Hoàng Gia, đường Tô Hiệu, phường Quang

Trung, quận Hà Đông, Tp.Hà Nội Đại diện pháp luật : Nguyễn Cảnh Dinh Chức vụ: Chủ tịch HĐQT

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch Các hợp phần dự án :

+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn nái (bầu) theo hướng công nghiệp+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ lợn (Chế biến thực phẩm)+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư+ Hợp phần 5 : Nhà máy chế biến thức ăn lợn

Địa điểm đầu tư : huyện Lương Sơn, huyện Yên Thủy, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình); Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm: Trang trại lợn cụ kị 300 con; Trang trại lợn

ông bà 300 con; Trang trại lợn nái giống 5.100 con; 2 Trang trại lợn thịt 25.000 con/trang trại; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc; Xưởng giết mổ thịt sạch; Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do xưởng cung cấp.

Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do

chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 641,631,229,000 đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu 30% tương ứng

192,489,369,000 đồng, vốn vay ngân hàng 70 % tương ứng 449,141,860,000 đồng. Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng

từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi lợn nái giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

1

Page 8: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN

II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nướcII.1.1. Môi trường vĩ mô

Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2013 vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi.

Theo Tổng cục Thống kê, quý II năm 2013 tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4.90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.07%, đóng góp 0.40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.18%, đóng góp 1.99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.92%, đóng góp 2.51 điểm phần trăm.

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Riêng lĩnh vực chăn nuôi, trong tháng 8 năm 2013, tổng đàn trâu cả nước ước tính giảm 2.5% so với cùng kỳ năm 2012, đàn bò giảm 3%. Riêng đàn bò sữa phát triển tương đối tốt do giá sữa ổn định nên doanh nghiệp mở rộng quy mô. Chăn nuôi lợn chưa ổn định, ước tính tổng số lợn cả nước giảm từ 1-1.5% so với cùng kỳ năm 2012. Chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn do giá bán thấp, dịch bệnh tuy đã được khống chế nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngại cho người nuôi, tổng số gia cầm cả nước ước tính giảm khoảng 1.5-2% so với cùng kỳ  năm trước.

II.1.2. Ngành chăn nuôi lợn cả nướcHơn một năm qua (tính từ tháng 8/2013), ngành chăn nuôi cả nước lao đao trước nghịch lý

giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao, trong khi giá thực phẩm lại xuống thấp. Hiện giá thịt lợn gia cầm bắt đầu tăng trở lại và nhiều hộ nhỏ lẻ sau một thời gian dài ngừng chăn nuôi đã dần quay trở lại, khiến bài toán cung - cầu lệch nhau làm bất ổn ngành chăn nuôi trong nước.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

2

Page 9: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

- Sản xuất không theo kế hoạch: Giá lợn, gia cầm đang tăng trở lại, giá thịt lợn tại miền Bắc giao động từ 46,000 đồng đến 47,000 đồng/kg, miền Nam từ 40,000 đồng lên 44,000 đồng/kg; với giá này người chăn nuôi bắt đầu có lãi. Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết thời gian qua ngành chăn nuôi thua lỗ khiến nhiều hộ phải ngừng chăn nuôi, chỉ có trang trại lớn bám trụ được. Hiện giá thực phẩm đang tăng, nhiều hộ nhỏ lẻ bắt đầu chăn nuôi trở lại, làm tăng nguy cơ “được mùa rớt giá”. Nguồn cung dồi dào dẫn đến giá sẽ giảm, đẩy người chăn nuôi trở lại tình trạng thua lỗ như trước đây. Cả nước hiện có 4 triệu hộ nuôi lợn đều theo kiểu tự cung tự cấp.

- Phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài: Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong tháng 7/2013, tổng đàn lợn giảm, trong đó đàn lợn giảm 1.5% so với cùng kỳ năm 2012; song nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi vẫn tăng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng này trong tháng 7 đạt 1.72 tỷ đồng tăng 33.8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thực tế đáng buồn, chứng tỏ trang trại và hộ chăn nuôi trong nước không chủ động được nguồn thức ăn. Cả nước có 207 doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thức ăn chăn nuôi, chiếm 65-70% thị phần, còn lại là các doanh nghiệp trong nước, nên việc điều hành giá phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ sử dụng khoảng 10% thức ăn để nuôi gia công cho đàn lợn gia cầm của họ, 90% còn lại bán cho các hộ chăn nuôi trong nước, khiến sản xuất thức ăn chăn nuôi trở thành một trong những ngành siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp nước ngoài. Không chỉ phụ thuộc vào giá thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi trong nước còn phụ thuộc vào các loại thuốc thú y, bởi thời gian qua các loại thuốc thú y chỉ có tăng mà không có giảm. Để nuôi một con lợn xuất bán ra thị trường, các trang trại phải mất 350,000 đồng – 370,000 đồng tiền mua vắc-xin cho các trang trại chăn nuôi tiền mua vắc-xin, thuốc bổ, sát trùng…Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước nên hỗ trợ vắc-xin cho trang trại chăn nuôi quy mô lớn để duy trì đàn vật nuôi

Để từng bước khắc phục tình trạng chăn nuôi theo kiểu ồ ạt, cần quy hoạch lại ngành chăn nuôi trên tinh thần phát huy thế mạnh của mỗi vùng và phát triển theo hướng chọn loài vật nuôi phù hợp. Các trang trại hay các hộ nhỏ lẻ nên tự chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có tại địa phương nhằm giảm giá thành và tăng giá bán. Bên cạnh đó, các địa phương cần mở các lớp tập huấn về thông tin thị trường để người dân nắm bắt được xu hướng của người tiêu dùng, xây dựng kế hoạch chăn nuôi phù hợp, tránh tình trạng “được mùa mất giá”

II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự ánII.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi lợn của đất nước

Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020 trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg như sau:

+ Quan điểm phát triển1. Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu

cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.2. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm

an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như vật nuôi lợn đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương.

4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

3

Page 10: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

+ Mục tiêu phát triển1. Mục tiêu chunga) Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại,

công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

b) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;

c) Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;

d) Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến lợn phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.

2. Chỉ tiêu cụ thểa) Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn

2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm.b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn

65%, đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%.đ) Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm

2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%.+ Định hướng phát triển đến năm 20201. Chăn nuôi lợn: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công

nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng.

Tổng đàn lợn tăng bình quân 2.0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%.

2. Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp: tăng bình quân 7.8%/năm, đạt khoảng 19 triệu tấn.

3. Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩm chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

4. Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở.

+ Các giải pháp1. Quy hoạcha) Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái,

nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.

b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sản phẩm chủ lực như lợn.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

4

Page 11: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Phát triển chăn nuôi lợn trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

2. Về khoa học và công nghệa) Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiên

cứu với chuyển giao, xã hội hoá đầu tư nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đầu tư nghiên cứu cơ bản, bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất.

b) Triển khai có hiệu quả chương trình giống vật nuôi và thực hiện tốt việc nuôi giữ giống gốc. Quản lý giống lợn theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm.

Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, từng nhóm sản phẩm để cung cấp sản phẩm đồng nhất cho nhu cầu sản xuất.

Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở chất lượng đực giống lợn, tổ chức đánh giá bình tuyển chất lượng giống hàng năm.

c) Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhằm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

d) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp công suất lớn.

e) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái.

f) Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Áp dụng quy trình sản xuất GMP, HACCP đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến.

g) Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến bảo quản chế biến, tiêu thụ) bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến cáo, chuyển giao quy trình kỹ thuật, xây dựng các kiểu chuồng trại, quy trình quản lý, thú y, nuôi dưỡng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đào tạo nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và người chăn nuôi.

h) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, nhằm đưa nhanh giống mới, thức ăn chất lượng vào sản xuất. Nâng cao năng lực hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở.

i) Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo hướng huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi.

3. Về tài chính và tín dụnga) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ:- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho các cơ sở

giống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp nằm trong khu vực đã được quy hoạch.

- Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong sản xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

5

Page 12: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

- Phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi, trước hết hệ thống thuỷ lợi, giống cho phát triển ngô, đậu tương…

- Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm, chợ đầu mối; hỗ trợ cho việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi.

b) Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp.

c) Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp trên địa bàn.

d) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoặc giết mổ, bảo quản, chế biến lợn theo hướng công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành.

đ) Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác.

4. Về đất đaiChủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công

nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất.

5. Về thương mạia) Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo

đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm, như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn chế hình thức chợ cóc, chợ tạm, lòng đường, vỉa hè...

b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

c) Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường.

6. Về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôia) Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng: Sử dụng

thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.

b) Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận.

7. Phòng chống dịch bệnha) Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; quy trình quản lý vệ sinh thú y với các

cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến và an toàn dịch cho các vùng sản xuất.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

6

Page 13: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

b) Xây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thú y trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vật nuôi.

II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chungThực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chế biến và

giết mổ lợn, gia cầm tập trung, ngành chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình đang chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng, thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi cao. Toàn tỉnh hiện có 300 mô hình chăn nuôi tập trung bán công nghiệp, chủ yếu ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn.

Trong phát triển mô hình, ngoài những vật nuôi phổ biến còn nuôi một số con đặc sản như lợn rừng lai, lợn bản địa, don, nhím. Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính, đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất bình quân từ 6% - 6.5%/năm.

II.2.3. Vùng thực hiện dự ánHoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến

đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.

Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình có 466,252.86 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 66,759 ha, chiếm 14.32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194,308 ha, chiếm 41.67%; diện tích đất chuyên dùng là 27,364 ha, chiếm 5.87%; diện tích đất ở là 5,807 ha, chiếm 1.25%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172,015 ha, chiếm 36.89%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45,046 ha, chiếm 67.48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25,356 hecta, chiếm 60.51% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4,052 ha, chiếm 6.06%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135,010 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng là 3,126 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6,385 ha.

Giao thông thuận lợi, tài nguyên tự nhiên phong phú đã tạo lợi thế cho Hòa Bình tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

7

Page 14: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Hình: Hòa Bình – vùng thực hiện dự án

Tỉnh đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 35%, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 100 nghìn tấn/năm. Trên tinh thần đó, tỉnh Hòa Bình đã ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trước mắt tập trung vào hai con lợn, gà, như ưu tiên cấp đất ở những nơi có nguồn nước, ở xa khu dân cư, giao thông thuận tiện. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư vào địa phương. UBND tỉnh Hòa Bình còn giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên giữ mối liên hệ với các doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai dự án đầu tư vào tỉnh. Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam đã đầu tư bảy trại sản xuất lợn giống giống ngoại với quy mô 1,200 con nái/trại và hai trại lợn thương phẩm (5,000 con/trại). Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng các cơ sở chăn nuôi này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trước hết là tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại chỗ (bình quân mỗi cơ sở sử dụng khoảng 40 lao động). Trại nuôi lợn giống Dũng Linh ở thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy có quy mô 1,200 nái do Công ty cổ phần CP Việt Nam đầu tư từ ba năm nay, bình quân mỗi tháng xuất khoảng 5,000 con lợn giống. Theo đó, hơn 40 lao động có việc làm và thu nhập ổn định với mức ba triệu đồng/tháng. Một số cơ sở còn xây nhà ở, nhà trẻ trong khu vực trang trại để công nhân có chỗ ở ổn định, yên tâm làm việc.

Cùng với việc thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ các chủ trang trại và hộ chăn nuôi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi công nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp Hòa Bình đã và đang triển khai một loạt các công việc mang tính chiến lược để lĩnh vực chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững. Đó là quy hoạch các vùng chăn nuôi hàng hóa phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sinh thái của từng địa phương; tổ chức lại hệ thống chăn nuôi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng Trung tâm giống và vùng giống trong nhân dân để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Đồng thời tăng diện tích ngô lên 32.000 ha/năm để có sản lượng 130.000 tấn ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

8

Page 15: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

II.3. Căn cứ pháp lýBáo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của

Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam; Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập

doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành

Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ

môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số

điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây

dựng công trình; Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều

luật phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng

công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và

quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự

toán xây dựng công trình; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng

dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

9

Page 16: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng

dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu,

nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng; Quyết định 1172/QĐ-BXD năm 2012 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-

BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến

năm 2020; Quyết định 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015

và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tưDo thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ bé, phân

tán, theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp). Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng cần một khối lượng lớn hơn. Do vậy cung không đủ cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của Trang trại trong những năm tới là rất khả quan. Bên cạnh đó, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, màu mỡ; khí hậu trong lành và mát mẻ; lao động dồi dào và có năng lực cao ngày một đông; phương tiện và mạng lưới giao thông hoàn chỉnh; hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp nên đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của tỉnh đặc biệt là ngành nông nghiệp và trong đó ngành chăn nuôi cũng giữ vai trò rất quan trọng.

Mặc dù trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Ngành chăn nuôi lợn cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng vẫn còn những khó khăn tồn tại: quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự tập trung, trình độ chuyên môn hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm thường bị ép giá, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay còn chậm, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả và chất lượng thức ăn lợn còn nhiều bất cập…Hơn nữa, do có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được đặt trong quy hoạch vùng cụ thể, nên gặp nhiều khó khăn, như vướng mắc về các vấn đề môi trường, pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân trong khu vực do ảnh hưởng đến dân sinh. Do đó, khả năng cung cấp cho thị trường còn rất nhiều hạn chế.

Trên cơ sở các thông tin đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng Dự án được thành lập hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chính sách và đường lối đổi mới phát triển của tỉnh Hòa Bình

Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Nhà nước. Việc đầu tư xây dựng “Tổ hợp trang trại chăn nuôi

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

10

Page 17: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

theo hướng công nghiệp sạch” là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đem lại nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội cho tỉnh Hòa Bình nói riêng và cho cả nước nói chung.

II.5. Mục tiêu đầu tưXây dựng 1 tổ hợp gồm: Trang trại lợn cụ kị 300 con; Trang trại lợn ông bà 300 con;

Trang trại lợn nái giống 5.100 con; 2 Trang trại lợn thịt 25.000 con/trang trại; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc; Xưởng giết mổ thịt sạch; Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do xưởng cung cấp.

- Phát triển chăn nuôi lợn để tăng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và xuất khẩu.

- Phát triển chăn nuôi lợn phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Hòa Bình.

- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Hòa Bình cũng như cả nước.

- Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương.

II.6. Nhiệm vụ của dự án- Tăng tỷ lệ hộ giàu nhờ phát triển ổn định chăn nuôi trang trại, là ngành sản xuất nông

nghiệp cho hiệu quả cao. Tạo việc làm do tăng quy mô chăn nuôi nên giảm được hộ nghèo. - Tính chất sản xuất công nghiệp và ứng dụng các công nghệ nuôi theo hướng công nghệ

cao trong chăn nuôi ở các trang trại sẽ đóng góp tích cực vào xúc tiến lộ trình CNH, HĐH phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện.

- Đời sống đảm bảo, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ giúp ổn định an ninh nông thôn.

- Cung cấp sản phẩm thịt tươi cho nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến.

- Đưa chăn nuôi trong các khu dân cư ra bên ngoài, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và mỹ quan khu dân cư.

- Khắc phục tình trạng ô nhiễm các khu dân cư, các cơ sở văn hóa, giáo dục y tế, các nguồn nước sinh hoạt.

- Nước rửa chuồng sau khi được xử lý được sử dụng tưới vào mùa khô, phân hữu cơ bón cho cây trồng giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm trồng trọt và tuổi thọ vườn cây lâu năm. Cây cối xanh tốt vào mùa khô sẽ góp phần cải thiện vi khí hậu ở các khu vực CNTT và có ích cho diện rộng.

+ Tăng độ phì nhiêu đất đai, cải thiện độ tơi xốp, tăng hàm lượng hữu cơ cho đất canh tác trên địa bàn huyện và các địa phương khác.

+ Nguồn khí biogas được sử dụng đun nấu, phát điện, là những nguồn năng lượng sạch, giúp hạn chế xả khí thải vào môi trường.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

11

Page 18: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN

III.1. Địa điểm thực hiện dự ánDự án là một tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch, mỗi hạng mục

được xây dựng ở mỗi huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, bao gồm huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy.

III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng- Khi có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết “Dự án Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo

hướng công nghiệp sạch” Công ty Cổ phần SANA Việt Nam sẽ phối hợp với hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Sở Tài nguyên & Môi trường Hoà Bình... tiến hành đo đạc địa chính, kiểm đếm, lập phương án đền bù.

- Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng sẽ kiểm điểm lập phương án đền bù đến từng chủ sử dụng đất.

- Việc đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước, của tỉnh Hoà Bình và đơn giá tại thời điểm tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng.

III.2.1. Phương án bồi thường- Thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên

Thủy kết hợp với doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Hội đồng sẽ lập phương án đền bù, bồi thường đất chủ yếu bằng tiền theo đơn giá của UBND Tỉnh ban hành tại thời điểm đền bù.

- Việc bồi thường phải đủ điều kiện và đúng quy cách về đối tượng: Tài sản được bồi thường phải đang tồn tại và đúng giá trị tài sản còn lại vào thời điểm bồi thường.

- Thực hiện bồi thường phải đảm bảo công bằng, chính xác nhanh chóng tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt.

- Việc bồi thường cây cối hoa màu được xác định theo từng loại cây trồng cụ thể đang sản xuất kinh doanh trên diện tích đất được bồi thường.

III.2.2. Nguyên tắc giải phóng mặt bằng+ Nguyên tắc đền bù- Việc đền bù chỉ được thực hiện 1 lần- Ưu tiên cho các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng.- Người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền theo từng trường hợp cụ thể do hội đồng

đền bù GPMB xác định.

+ Giải quyết tranh chấp khiếu nại khi giải phóng mặt bằng- Mọi chanh chấp khiếu nại phải được giải quyết kịp thời.- Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù thiệt hại, đơn khiếu nại sẽ

không được chấp nhận.- Trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định di chuyển để giải

phóng mặt bằng giao đất đúng thời hạn quy định của UBND Tỉnh.

+ Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng- Thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và tổ tư vấn giúp việc cho hội đồng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

12

Page 19: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

- Thành phần hội đồng GPMB và tổ tư vấn gồm đại diện của địa phương, đại diện của một số ban ngành chức năng của tỉnh và đại diện của chủ đầu tư.

+ Hoạt động của hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng- Sau khi có quyết định thành lập hội đồng đền bù GPMB, hội đồng sẽ tiến hành họp phân

công nhiệm vụ các thành viên và thành lập tổ tư vấn. Tổ tư vấn có nhiệm vụ:+ Điều tra xác minh lập hồ sơ từng lô đất, từng công trình, số hộ dân, nhân khẩu…+ Tính toán chi tiết khối lượng và số tiền đền bù cho từng đối tượng cụ thể. Lập bảng số

khối lượng và số tiền đền bù.+ Trên cơ sở kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án và phương án đền bù kết hợp với điều tra

thực tế và những yêu cầu chính đáng của đối tượng được đền bù, tổ công tác sẽ xâydựng phương án chi tiết về đền bù, giải phóng mặt bằng đúng theo chế độ chính sách trình UBND Tỉnh duyệt.

+ Quản lý kinh phí GPMB- Mức chi phí cho tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí khác có liên quan do

Hội đồng đền bù GPMB tổng hợp trên cơ sở bảng dự toán của tổ công tác.- Kinh phí đền bù GPMB do chủ đầu tư cấp theo tiến độ trong phương án chi tiết về đền

bù GPMB đã được UBND Tỉnh phê duyệt.

III.3. Cấu phần và các hoạt động của dự án“Dự án Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” bao gồm 3 hợp phần:

+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn nái (bầu) theo hướng công nghiệp công suất 5100 con nái, làm lợn giống

+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp công suất 25.000 heo thịt gồm 2 trang trại. Bán lợn thịt theo quy trình tự cung tự cấp. Lợn thịt xuất chuồng sẽ được chuyển vào xưởng giết mổ, thịt xuất ra được giao cho các cửa hàng bán thịt trong hệ thống.

+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ lợn (Chế biến thực phẩm)+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư+ Hợp phần 5 : Nhà máy chế biến thức ăn lợn.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

13

Nhà máy chế biến thức ăn

lợn

Trang trại chăn nuôi lợn nái + lợn thịt

Nhà máy giết mổ lợn + Chế biến

thực phẩm

Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân

TỔ HỢP

Page 20: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

III.4. Nhân sự dự ánĐội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án gồm 160 người, trong đó:

Giám đốc trang trại 1 người Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động trong trang trại, liên hệ với nhà phân phối và có kế hoạch kinh doanh của toàn trang trại

Trưởng trại hậu bị 1 người Chịu trách nhiệm quản lý các công việc tại trại hậu bịTrưởng trại nái 1 người Chịu trách nhiệm quản lý các công việc của trại náiKế toán 3 người Chịu trách nhiệm về thu – chi theo đúng kế hoạch và

phương án kinh doanh và chịu trách nhiệm về tính toán tiền lương cho nhân viên

Hành chính nhân sự 1 người Chịu trách nhiệm quản lý về hành chính nhân sự, tuyển dụng nhân viên, các thủ tục hành chính pháp lý tại trang trại

Nhân viên văn phòng 2 người Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh của trang trại dưới sự chỉ đạo của giám đốc trang trại

Nhân viên kỹ thuật 5 người Chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến kỹ thuật tại trang trại.

Bảo vệ 3 người Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản của trang trại.

Tổ nhà bếp vệ sinh 6 ngườiKỹ thuật cơ điện 3 ngườiCông nhân chăn nuôi lợn

75 người

Công nhân trại chế biến thức ăn cho lợn

30 người

Công nhân trại giết mổ

30 người

Nhân viên tại các cửa hàng thịt sạch

20 người Dự tính tại mỗi cửa hàng, có 2 nhân viên phụ trách thay ca làm việc.

Nhân viên bán hàng tại sạp thịt lưu động

30 người Mỗi xe thịt lưu động sẽ do 1 nhân viên bán hàng và phụ trách.

III.5. Tiến độ thực hiện dự ánThời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014

đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi lợn nái giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

14

Page 21: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

IV.1. Trang trại chăn nuôi lợnIV.1.1. Giải pháp kỹ thuật

Nguyên tắc xây dựng công trình Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau: + Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực Dự án. + Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng Dự án sau này. + Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng của các khu trại chăn nuôi. + Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà Nước

ban hành. + Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung. Về mặt kiến

trúc, các trại trong cơ sở sẽ được thiết kế như sau: - Mái trại: + Lợp tole sóng vuông màu, dày 0.42mm, khổ 1.7m + Vì kèo thép hình V40x40x4, bản mã dày 8mm + Xà gồ thép hình C40x80x2.5, khoảng cách a=900 + Sườn trần ngang la phông thép hộp 30x30x3 + Sườn trần dọc la phông thép hộp 30x20x1.5 + Đóng trần la phông tole lạnh màu, dày 0.42mm - Nền: + Bê tông đá 1x2 mác #200, dày 100 mm+Vữa láng nền tạo bề mặt nhám chống trượt + Độ dốc: 3%

Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án - Đối với trại lợn nái: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Cách ly với môi

trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn được tốt, tăng năng suất lao động đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Đối với trại lợn: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ thoáng mát, ấm áp trong mùa Đông và thoáng mát trong mùa Hè. Hạn chế tối đa việc tắm lợn và rửa chuồng, chuồng phải luôn khô ráo nhưng vẫn phải đảm bảo thoáng mát, để giảm tối đa các bệnh về hô hấp. Cách ly phần nào với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn được tốt hơn.

- Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và phòng cháy chữa cháy.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

15

Page 22: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Hạng mục công trình+ Trại chăn nuôi lợn nái

Hạng mục Số lượng Đơn vị

Nhà nuôi lợn nái nuôi con 61,160 m2

Nhà nuôi lợn nái khô, nái chửa 36,696 m2

Nhà nuôi lợn đực giống 924 m2

Phòng pha chế tinh 1 nhàNhà cách ly 1 nhàCổng tường rào 1 T.bộNhà bảo vệ 1 T.bộNhà kỹ thuật 1 nhàNhà công nhân 1 nhàNhà ăn 1 nhàNhà để xe 1 nhàBể nước sinh hoạt 1 BểNhà sát trùng xe 1 nhàNhà điều hành 1 nhàNhà phơi đồ 1 nhàNhà máy phát điện 1 nhàNhà nghỉ trưa 1 nhàKho cám heo 1 nhàBệ xuất nhập heo 1 BểBể chứa nước 360 m3, tháp nước 40m3 1 Bể

Silo cám 8 Bể

Bể ngâm rửa đan 6 Bể

Hầm Biogas 1 Hầm

Ao xử lý nước thải 2 Ao

Nhà để phân 1 nhà

Sân phơi phân 1 Sân

Hố phân hủy rác 2 Hố

Kho để dụng cụ 1 nhà

+ Trại chăn nuôi lợn thịt

STT Số lượng Đơn vị

Nhà nuôi lợn cai sữa (2-4 tháng tuổi) 55,000 m2Nhà nuôi lợn thịt 110,000 m2Cổng tường rào 1 T.bộ

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

16

Page 23: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Nhà để xe 1 NhàNhà ở kỹ thuật 1 NhàNhà công nhân 1 NhàNhà ăn + bếp 1 NhàTháp nước sinh hoạt 2m3 1 CáiSân bóng chuyền 1 CáiNhà sát trùng xe 1 NhàNhà điều hành 1 NhàNhà phơi đồ 1 NhàNhà đặt máy phát điện 1 NhàNhà nghỉ trưa 1 NhàKho dụng cụ 1 NhàKho cám heo con 1 NhàKho cám 1 NhàBệ xuất nhập heo 2 BệBể nước 350m3, tháp 20m3 2 CáiBể ngâm rửa đan 6 CáiHầm biogas 1 CáiAo xử lý nước thải số 3 1 CáiNhà cân heo 1 NhàHố hủy xác 2 CáiSân phơi phân 1 CáiNhà bảo vệ 1 NhàNhà để phân 1 Nhà

IV.1.2. Hình thức chăn nuôi Một trong những bước đầu tiên quan trọng trong việc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản đạt

năng suất cao đó chính là công tác chọn lọc và nuôi dưỡng lợn nái hậu bị. Vì vậy cần phải tuyển lựa và chăm sóc những nái làm hậu bị đúng cách thì mới phát huy

hết sức sinh trưởng, sinh sản trong tương lai. 1. Chọn lọc và theo dõi lợn nái đẻ+ Chọn lợn:Chọn lựa lợn lúc 60 đến 70 ngày tuổi dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng

và sức khỏe. Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các

dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới.

Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của lợn nái hậu bị (Nguồn: www.vcn.vn)Stt Bộ phận Ưu điểm

1Đặc điểm giống, thể chất, lông da

Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ.

2 Vai và ngực Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rông, không lép.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

17

Page 24: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

3 Lưng sườn và bụngLưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn.

4 Mông và đùi sau Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít nhăn.

5 Bốn chânBốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân.

6Vú và bộ phận sinh dục

Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt.

Giai đoạn từ 7 đến 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải).

+ Dinh dưỡng - Lợn từ giai đoạn cai sữa đến 70 - 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành

cho lợn con. Khi đạt 70 - 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho lợn nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn lợn hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra lợn hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này lợn khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.

- Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của lợn trong giai đoạn này. Trước khi cho lợn ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm lợn bị ngộ độc.

+ Môi trường nuôi dưỡng - Chuồng nuôi lợn hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám

vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho lợn không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè.

- Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc. - Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi lợn hậu bị là 16 giờ. - Cho lợn hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh nghiệm

và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 - 15 phút mỗi ngày. - Tuổi phối giống là 7.5 - 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20 - 22 mm,

trọng lượng là 120 - 130 kg.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

18

Page 25: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

+ Công tác thú y: - Trước khi phối giống 2 - 3 tuần cần phải thực hiện chương trình vaccine. Chương trình

tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 ( không bắt buột )

- Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin - Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn)

để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi.

2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn đực giống Hiệu quả chăn nuôi của một trang trại phụ thuộc vào các yếu tố chính như con giống, chi

phí thức ăn, chi phí quản lý, chi phí thú y... Trong đó yếu tố con giống đóng vai trò cơ bản nhất vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cải

thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Với tình hình hiện nay khi mà giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, để đóng góp vào việc cắt giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì cần phải quan tâm đến con giống nhiều hơn nữa.

Một con lợn đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Cụ thể, mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế như: tăng trọng bình quân/ngày (ADG) cao; tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp... cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 20 lợn con mà thôi. Do đó để nuôi dưỡng và khai thác sử dụng thành công lợn đực giống thì người chăn nuôi cần chú ý những yếu tố sau:

+ Chọn lợn: a. Chọn giống lợn: Việc chọn giống phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Chất lượng của giống: cần chọn giống lợn mang đặc tính cải tiến cao, năng suất vượt trội

so với những giống lợn trước. - Thị hiếu của người chăn nuôi lợn nái trong khu vực bao gồm màu sắc da lông của đực

giống, tính chất phù hợp của giống có phù hợp không, khả năng đáp ứng nhu cầu cải tiến. - Hiểu rõ nguồn gốc của đàn lợn nái trong khu vực để có chương trình phối giống hoặc

gieo tinh cho phù hợp, phòng ngừa xảy ra hiện tượng đồng huyết hoặc cận huyết làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của đàn lợn.

- Ngoài ra phải dựa vào cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật chăn nuôi mà trại mình hiện có. b. Chọn lợn giống Chọn lợn giống cần dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng

suất, gia phả và qui trình nuôi. - Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khoẻ mạnh và tốt nhất trong đàn. Hình dáng

màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn). Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn lợn đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặpvú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật.

- Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: Đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

19

Page 26: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

- Căn cứ vào năng suất: Dựa vào các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trọng (ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan..

- Căn cứ vào gia phả: Việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%. Chọn từ đàn có lợn mẹ đẻ sai từ 10 - 12 con/lứa, trọng lượng sau cai sữa đạt 15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 - 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng, ẩm ở địa phương. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 15 đến 50cc.

- Căn cứ vào qui trình nuôi: lợn giống phải được nuôi theo qui trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm...

* Lưu ý: Sau khi đã chọn được lợn đực làm giống thì chất lượng sản xuất của lợn đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị và ngay cả trong giai đoạn làm việc. Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những lợn đực giống không đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Nên người chăn nuôi cần tiến hành đánh giá và chọn lọc lợn đực giống ở 2 giai đoạn quan trọng sau:

+ Giai đoạn 1: Khi lợn bắt đầu phát dục: Khoảng 3,5 - 4 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 40 - 60 kg, tùy theo giống ngoại hay lai. Tiến hành kiểm tra ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, bệnh tật..

+ Giai đoạn 2: Khi lợn bắt đầu phối giống: tiến hành kiểm tra ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình...

Qua các lần kiểm tra như vậy chỉ chọn lại những con đực có ngoại hình và sức khỏe tốt, tính dục mạnh, tính tình dễ huấn luyện.

3. Dinh dưỡng cho đực giống Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô và năng

lượng. Đối với lợn đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng lợn đực giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng khi nuôi lợn đực giống như sau:

a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 - 50 kg) Giai đoạn này cần cho lợn đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các cơ quan sinh

dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của lợn đực giống như: selen, kẽm, mangan, iot).

b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống) Giai đoạn này lợn đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong quá trình

sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh dịch và sản sinh tinh trùng, và mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận (2 tuyến nội tiết có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tính dục của đực giống), mỡ ức chế hoạt động của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống. Vì vậy để phòng ngừa mập mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng, bên cạnh đó cũng cần chú ý nhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các acid amin.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

20

Page 27: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

c. Giai đoạn 3: (giai đoạn khai thác) Việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất cần thiết. Dựa vào bảng dưới

đây, ta có thể định mức 2 chỉ tiêu ấy cho một lợn đực giống ăn vào trong 1 ngày đêm như sau:

GiốngTrọng lượng

(Kg)Năng lượng – ME

(Kcal)Protein thô - CP

(gram)

Giống lợn nội61 - 70 5.000 35271 - 80 6.000 38481 - 90 6.250 400

Giống lợn ngoại

140 - 160 9.000 600167 - 180 9.500 633181 - 200 10.000 667201 - 250 11.500 767

Ở giai đoạn này cũng cần chú ý đến kết quả của các lần phối giống để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ngoài ra nên định kỳ bổ sung premix vitamin E cho đực giống.

4. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Đực giống Muốn nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch, ngoài nuôi dưỡng tốt cần phải có chế độ

chăm sóc hợp lý. Cụ thể như sau: - Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, được

xây dựng ở một khu riêng biệt, xa chuồng lợn nái, bố trí trước hướng gió so với chuồng lợn nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 dãy hoặc 2 dãy, diện tích bình quân khoảng 6m2/1 lợn đực giống.

- Nên cho lợn đực vận động thường xuyên để có thân thể chắc khỏe và khả năng nhảy giá tốt, nâng cao phẩm chất tinh dịch, tăng tính hăng, tăng quá trình trao đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì. Cần có chế độ vận động thích hợp tùy theo điều kiện khí hậu thời tiết và mức độ ăn uống mà có sự thay đổi. Trước mùa chuẩn bị giao phối nên cho đực giống tăng cường vận động, trong mùa sử dụng giao phối nên cho lợn vận động vừa phải.

- Thời tiết mát mẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch. Qua nghiên cứu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 4 có nhiệt độ thích hợp (25ºC) là thời gian lợn đực có lượng tinh dịch cao, phẩm chất tinh dịch tốt, tỷ lệ thụ thai cao. Nên thường xuyên tám chải cho lợn luôn sạch, xịt mát bộ phận sinh dục, tránh để khí hậu hầm nóng làm xệ túi da dịch hoàn. Việc vệ sinh cho lợn đực sẽ làm tăng quá trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn, tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với lợn hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện và sử dụng.

- Lịch tiêm phòng cho lợn đực giống: Số lần Vaccine1 lần/năm Dịch tả2 lần/năm FMD2 lần/năm Aujeszky2 lần/năm PRRS

- Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của đực giống, từ đó ta có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý. Đối với những đực giống đã trưởng thành thì trọng lượng qua các tháng không thay đổi nhiều, nhưng với lợn đực còn non thì yêu cầu trọng lượng tăng dần ở các tháng đồng thời cơ thể phải rắn chắc, khỏe mạnh không được quá béo, quá gầy. Việc kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý hình thái của tinh dịch hàng ngày để phát hiện

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

21

Page 28: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

kịp thời những thay đổi về thể tích (V), màu sắc, mùi vị và hình dạng tinh trùng. Các chỉ tiêu cần kiểm tra định kỳ như:

+ Thể tích một lần xuất tinh: trung bình mỗi lần xuất tinh đối với lợn ngoại từ 200 - 300 ml.

+ Nồng độ (C): số tinh trùng trong mỗi cm3 là 100.000.000 đến 3000.000.000 + Hoạt lực (A): số tinh trùng tiến thẳng phải trên 75%

Nếu kiểm tra màu tinh thấy đục trắng như sữa thì đó là chứa nhiều tinh trùng, trắng trong là chứa ít tinh trùng, nếu tinh có màu bất thường như màu vàng, nâu, có máu.. thì phải ngưng cho giao phối với nái và nhốt riêng để theo dõi.

Cần kiểm tra sự phát triển của dịch hoàn trong suốt thời kỳ sử dụng đực, nếu dịch hoàn không đều nhau, hoặc một trong hai phát triển to hơn, hoặc teo nhỏ thì phải nuôi nhốt riêng để theo dõi.

5. Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng đực giống a. Huấn luyện: - Việc huấn luyện đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng lợn đực giống,

nhất là huấn luyện để lấy tinh cho việc gieo tinh nhân tạo. Nếu quy trình huấn luyện không phù hợp có thể gây xáo trộn khả năng tính dục của lợn, gây ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Cần chú ý 2 yếu tố chính khi tiến hành huấn luyện đực giống:

+ Về thể trọng: thông thường tiến hành huấn luyện khi lợn giống ngoại đạt 100 -120 kg, lợn lai đạt 80 - 90 kg, khoảng 5 - 6 tháng.

+ Về phản xạ tính dục: Khi thể trọng đạt và phải kết hợp với các biểu hiện tính dục của đực giống (hiếu động, thường nhảy lên con khác…)

- Phương pháp huấn luyện thông thường là con đực tơ tham quan con đực thành thục phối giống trực tiếp hoặc nhảy giá. Khi cho đực tơ phối giống phải chú ý ghép phối với những nái có tương đương tầm vóc, đang ở giai đoạn mê ì, nái hiền không hung dữ cắn đực, làm đực hoảng sợ. Tránh cho đực thấp phối với nái cao chân hoặc đực cao chân phối với nái thấp. Sau khi phối giống trực tiếp thành thục có thể tập cho đực nhảy giá lấy tinh (dùng dịch tiết âm hộ nái động dục bôi lên giá nhảy).

- Lợn đực hung hăng hoặc nhút nhát trong khi đưa đi phối cần lưu ý huấn luyện lại hoặc cho loại thải. Những đực già có răng nanh dài bén nhọn cần chú ý không làm chúng hung hăng tấn công người chăm sóc hoặc nái khi đi phối.

b. Sử dụng - Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 25 - 30 cái. Nếu thụ tinh

nhân tạo thì một đực có thể phối giống cho 200 - 250 cái. - Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, chế độ

dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông thường, nếu nuôi lợn đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên lợn có khả năng phối giống cao nhất và chất lượng cũng tốt hơn so với lợn mới bắt đầu làm việc và lợn đực già.

- Tần suất phối giống của lợn đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau: lợn từ 8 - 12 tháng tuổi: phối 2- 3 lần/ tuần.

Lợn từ 12 - 24 tháng tuổi: phối 3-4 lần/ tuần. Lợn từ 24 tháng tuổi trở lên: phối 2-3/ tuần. Nếu Thụ Tinh Nhân Tạo thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 - 3 lần.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

22

Page 29: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

*Chú ý: Nếu sử dụng lợn phối trực tiếp phải có nơi bằng phẳng, không gồ ghề, yên tĩnh. Khi cho lợn giao phối hoặc lấy tinh xong và cho lợn nghỉ ngơi 30 - 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối. Nên chỉ lấy tinh, hoặc cho giao phối lúc trời mát (vào sáng sớm). Thời gian sử dụng đực nội là khoảng 3 năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần. Theo kinh nghiệm sử dụng lợn đực giống ở một số nước như Úc, Mỹ thì việc sử dụng lợn đực giống nên trong thời gian 1,5 - 2 năm, nên sử dụng đực giống trẻ để nâng cao sức cải tạo giống. c. Quản lý đực giống

- Quản lý đực giống có vai trò rất quan trọng trong chương trình phát triển và lai tạo giống của đàn lợn cho cả một quốc gia hay cả một khu vực. Nếu việc quản lý này không tốt thì nguy cơ bị cận huyết hoặc đồng huyết rất dễ xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc chăn nuôi lợn. Thông thường có 2 chỉ tiêu quan trọng cần ghi chép cẩn thận:

- Sổ lý lịch: sổ này ghi chép lại các số liệu như: gia phả, nguồn gốc, các chỉ tiêu sinh trưởng ( tăng trọng, mức ăn..), chỉ tiêu sinh sản (tuổi bắt đầu phối, năng suất..), các số liệu về tiêm phòng và các tác động thú y khác (bệnh tật..)

- Sổ phối giống: sổ này ghi lại các số liệu như ngày phối giống, lý lịch của nái mà đực đó đã phối, kết quả của những lần phối.

6. Các giống lợn ông bà nuôi trong trại (1 máu): + Giống lợn Yorkshire Giống lợn Yorkshire được hình thành ở vùng Yorkshire của nước Anh. - Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng (cũng có một số con đốm đen), đầu cổ hơi nhỏ và

dài, mõm thẳng và dài, mặt rộng, tai to trung bình và hướng về phía trước, mình dài lưng hơi cong, bụng gọn chân dài chắc chắn, có 14 vú.

- Lợn Yorkshire có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, khối lượng khi trưởng thành lên tới 300kg (con đực), 250kg (con cái).

- Lợn Yorkshire có mức tăng khối lượng bình quân 700g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn trung bình khoảng 3.0kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc 56%.

- Lợn có khả năng sinh sản cao, trung bình 10 - 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh trung bình 1.2kg/con.

+ Giống lợn Landrace Giống lợn này được tạo ra ở Đan Mạch (1895). - Lợn có năng suất cao, sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn 3,0kg/kg tăng khối lượng, tăng

khối lượng bình quân 750g/con/ngày, tỷ lệ nạc 59%. Khối lượng lợn trưởng thành có thể lên tới 320kg ở con đực và 250 ở con cái.

- Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và nuôi con khéo. Đây là giống lợn chuyên hướng nạc và được dùng để lai kinh tế. Các công thức lai chủ yếu hiện nay là:

+ Lợn đực Landrace x Lợn nái Móng Cái (hoặc lợn địa phương) để lấy con cai F1 nuôi thịt.

+ Lợn đực Landrace x Lợn F1 (công thức trên) lấy con lai F2 có ¾ máu ngoại nuôi thịt cho khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 100kg, tỷ lệ nạc 48%.

+ Giống lợn Duroc Jersey Giống lợn Duroc Jersey được hình thành ở khu vực miền đông của nước Mỹ vào khoảng

những năm 1860.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

23

Page 30: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

- Lợn có màu lông đỏ, bao gồm đỏ nhạt đến màu đỏ sẫm, có thân hình to lớn vững chắc, cao, tai to ngắn, ½ phía đầu tai gập về phía trước, mông vai phát triển nở nang, đầy đặn.

- Là giống lợn có tỷ lệ nạc cao. - Lợn Duroc có khả năng sinh sản trung bình. Đẻ bình quân 1,8lứa/năm; 9con/lứa;

1,3kg/lợn sơ sinh. Tuổi phối giống lần đầu 314ngày, khối lượng phối giống 160kg, chu kỳ động dục 20ngày, thời gian động dục 4-5 ngày.

- Lợn cam chịu kham khổ tốt. + Giống lợn Pietrain Giống lợn Pietrain có xuất xứ từ nước Bỉ (1920). - Lợn có màu lông da trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm

thẳng, bốn chân thẳng, mông rất nở, lưng rộng, đùi to. Lợn Pietrain là điển hình về vết lang đen trắng không ổn định trên lông da, nhưng năng suất ổn định.

- Là giống lợn hướng nạc, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tăng khối lượng ở giai đoạn 35 - 90kg là 770g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng là 2,6kg. Tỷ lệ nạc cao 65%.

- Lợn có tuổi đẻ 418 ngày, khoảng cách giữa 2 lứa là 165 ngày.

IV.2. Nhà máy chế biến thức ăn lợnIV.2.1. Hạng mục công trình – thiết bịI. Đầu tư Số lượng Đơn vị1. Xây dựng nhà xưởng 40,000 m2

Nhà bảo vệ 30 -nt-Nhà để xe máy và Oto 540 -nt-Văn phòng và phòng thí nghiệm 740 -nt-Cầu cân 210 -nt-Nhà nghỉ, tháp nước, bể nước và vườn cây. 1,200 -nt-

Nhà lấy mẫu 270 -nt-Hệ thống trục đứng nhập hàng 685 -nt-Phòng máy phát điện và phòng điện 186 -nt-Trạm biến áp 184 -nt-Kho dầu 50 -nt-Kho thuốc, vacxin 230 -nt-Lò sấy 85 -nt-Bồn chứa chất lỏng 895 -nt-Bồn chứa nguyên liệu 8,860 -nt-Khu vực sản xuất 2,475 -nt-Nhà nồi hơi đốt dầu 360 -nt-Nhà nồi hơi đốt bằng phoi bào 500 -nt-Xưởng cơ khí và kho 2,500 -nt-Nhà kho 20,000 -nt-

2. Máy móc thiết bị    

+ Trạm điện 320 KVA 1

cái

+ Hệ thống ống y nốc quạt hút khử mùi 1

HT

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

24

Page 31: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

+ Hệ thống bơm làm mát khử lọc nước môi trường trước khi thải ra sông

1 HT

+ Dây chuyền lò hơi 4 tấn công nghệ mới 1 dây chuyền

+ Cân điện tử 80 tấn 1 trạm+ 2 Xe Ben vận chuyển nguyên liệu 2 chiếc+ Các công cụ sản xuất cần thiết khác    Hệ thống sản xuất thức ăn    Hệ thống tiếp nhận hạt    Hệ thống máy nghiền    Hệ thống máy trộn    Hệ thống làm viên    Hệ thống đóng bao    Hệ thống băng tải bán hàng    Bảng điều khiển + computer    Hệ thống cung cấp nguyên liệu lỏng    Khung sắt nhà máy thức ăn    Khung sắt nhà nguyên liệu    Hệ thống Silo chứa hạt cốc 3500ton    Hệ thống Silo chứa hạt cốc 4200ton    Meal silo1 3000ton    Bồn W 250ton    Silo 8000 ton    Meal Silo 300 ton    Bồn B 120 ton    Hệ thống nồi hơi    Cân xe tải    Máy phát điện 1460 KW    Máy nén khí    Bồn chứa chất lỏng bằng thép không rỉ    Biến áp điện 2500kVA    Biến áp điện 2x2000kVA    Hệ thống điều hòa không khí    Thiết bị hút bụi (nhỏ)    Thiết bị hút bụi lớn    Máy khâu bao + băng truyền    Motor dưới 40kW    Motor 45-315 kW    Hệ thống cấp nước    Hệ thống xử lí nước thải    Hệ thống xử lí khí thải nồi hơi    

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

25

Page 32: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

IV.2.2. Công nghệ sản xuất – vận hành của nhà máy Mô tả công nghệ

- Nguyên liệu cho sản xuất thức ăn cho lợn có thể là những loại sau đây: Ngũ cốc chưa chế biến (bắp, đậu nành, tấm…), Nguyên liệu dạng viên Nguyên liệu dạng chất lỏng (dầu thực vật), Nguyên liệu dạng xá, nguyên liệu dạng mềm (bột cám, bột đậu nành, bột hướng dương,

đậu phộng, hèm bia, men thải, bánh dầu…) Và nguyên liệu vi sinh….- Nguyên liệu thô được nghiền nhỏ cân trộn với các nguyên tố vi lượng, rỉ đường và đưa

qua sàng tuyển. - Thức ăn được làm thành viên và nấu chín bằng hơi nước, sau đó làm nguội.- Thành phẩm được đưa qua bộ phận kiểm tra chất lượng sau đó đóng gói, chuyển vào kho

hay chuyển tải đến khách hàng.- Thành phẩm của Nhà máy bao gồm:

Thức ăn cho lợn Thức ăn cô đặc cho lợn

- Do yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao cho nên việc kiểm tra chất lượng được thực hiện nghiêm ngặt ở tất cả các khâu bằng máy tính.

- Sau khi chế biến, sản phẩm được kiểm tra hóa lý để điều chỉnh thành phần trong quá trình sản xuất và chỉ những sản phẩm nào đạt yêu cầu mới được đưa bao gói và phân phối.

- Về thành phần thức ăn cũng như mức độ chất lượng sản phẩm được xác định tùy thuộc loại thức ăn và được xây dựng thành tiêu chuẩn và được thực hiện nghiêm túc trong quá trình sản xuất.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

26

Page 33: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Sơ đồ công nghệ

IV.3. Nhà máy giết mổ lợnIV.3.1. Quy mô

Xây dựng cơ sở chế biến giết mổ thịt lợn có công suất: 600 con/ngày thành một dây chuyền bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các sản phẩm như: thịt sạch pha chế và các mặt hàng thực phẩm chín, thực phẩm truyền thống, thực phẩm đông lạnh được chế biến đóng gói đạt tiêu chuẩn buôn bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

- Mang lại thương hiệu và tạo công việc cho nguồn nhân lực trong tỉnh Hòa Bình.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

27

Nguyên liệu thô

Nghiền

Nguyên liệu nhuyễn

Cân

Máy trộn

Máy trộn Molass

Chất lỏng

Molass

Tách tạp chất

Cám bột Cám viên

Ép viên

Làm mát

Ép mảnh

Đóng gói

Page 34: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

STT Số lượng Đơn vị

Chi phí xây dựng    Trại giết mổ chính 1,000 m2

Nhà chờ cho súc vật 5,000 m2

Kho chứa thịt thành phẩm 500 m2

Bể nước 1 cáiHệ thống hầm Biogas 1 cáiHố hủy rác 1 cáiNhà điều hành 50 m2

Nhà sinh hoạt công nhân 100 m2

Nhà bảo vệ 20 m2

Nhà ăn cho nhân công 200 m2

Diện tích cho các công trình phụ 5,000  Cổng tường rao, cây xanh bao quanh, đường giao thông nội bộ cách li

8,127 m2

Chi phí thiết bị    Kẹp điện và biến thế 220v/80v, 2A 1 HTThang máy lên lợn: Motor 40HP-Max 400kg 1 HT

Máy cạo lông lợn Motor 7.5HP, công suất 150 con heo/giờ

1 HT

Hệ thống dây chuyền quay 1 HTBăng tải lông lợn 1 HTBăng tải lợn mảnh 1 HTBăng tải kéo lợn lên rảnh 1 HTThang máy 1 HTKho lạnh lưu trữ tạm 2 HTKho lạnh dự trữ lâu 1 HTLò hơi 1 HTTrạm chế biến 1 trạmMáy phát điện 1 cáiThiết bị xử lý cho hầm Biogas 1 cái

 Ngoài ra, còn có hệ thống xử lý nước thải, công trình phụ trợ và hạ tầng. Trong đó, xưởng

giết mổ lợn được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại, có quy trình giết mổ khép kín, hợp vệ sinh, nguồn nước được xử lý theo công nghệ vi sinh đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải môi trường.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

28

Page 35: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

IV.3.2. Quy trình giết mổ lợn

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

29

Heo nguyên liệu

Tồn trữ

Làm choáng

Chọc tiết

Trụng

Cạo lông

Mổ bụng

Mổ lồng ngực

Xẻ mảnh

Làm sạch, rửa

Kiểm tra

Xử lý heo dịch, phân loại

Cân và ghi dấu

Huyết

Lòng trắng

Chọc tiết

Page 36: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

1. Khu tồn trữ thú sống:- Lợn muốn giết mổ phải được đưa về khu tồn trữ thú sống trong 24 giờ.- Tại đây nhân viên kiểm tra giấy chứng nhận dịch bệnh, giấy chứng nhận kiểm dịch động

vật, khám lâm sàng tại chỗ, theo dõi, chăm sóc có biện pháp cách ly đối với thú có những dấu hiệu không khỏe mạnh.

2. Tiếp nhận gây choáng- Chú ý không để lợn giãy nhiều.- Khi kẹp điện cần phải làm nhanh chóng khoảng 10 giây và đúng vị trí.- Đảm bảo lợn bị mê tuyệt đối vì nếu lợn không mê sẽ còn giãy nhiều gây hiện tượng PSE

với tỉ lệ cao (hiện tượng các cơ bắp tái mềm và chảy nước).

3. Chọc tiết- Sau khi gây choáng con vật được treo lên bằng hệ thống ròng rọc để chọc tiết ngay.

Dùng dao nhọn rạch ngay động vật chủ của cổ con vật để máu chảy ra và chậm nhất khoảng 1 phút kể từ lúc con vật bị choáng. Khi lấy huyết con vật ở vị trí thẳng đứng có ưu điểm là máu chảy ra nhanh, thịt sạch nhưng phải rạch một đường dài 20-30cm giữa hai má để lộ thực quản rồi buộc chặt hay kẹp thực quản lại tránh thức ăn hoặc dịch dạ dày chảy vào máng hứng huyết.

- Lượng huyết lấy ra khoảng 5% trọng lượng, thịt sạch máu và đảm bảo vệ sinh.

4. Cạo lông- Sau khi lấy huyết lợn được đẩy qua bồn trụng với nhiệt độ 600C, thời gian ngâm khoảng

2-3 phút, cung cấp nhiệt bằng hơi. Quá trình trụng giúp cho việc cạo lông dễ dàng hơn.- Thời gian từ lúc lợn vào máy cạo lông cho đến khi ra là 30 giây, sau đó cắt đầu ra khỏi

thân để thuận tiện cho việc mổ.

5. Mổ bụng lấy nội tạng- Trước khi mổ bụng lấy nội tạng, lợn được rửa qua một lần.- Lòng trắng lấy ra trước lòng đỏ, tránh tình trạng lòng bị dễ gây nhiễm cho khối thịt.- Sau khi lấy nội tạng ra, xác thịt còn được xối qua một lần để sạch máu trong khoang

bụng và ngực.

6. Xẻ đôi xác thịt- Hiện đang sử dụng xẻ đôi bằng thủ công, công nhân dùng dao xẻ dọc theo xương sống,

có thể lấy búa đập dọc theo đường sống lưng. Trong giai đoạn này đòi hỏi vẽ mỹ quan của vết xẻ vì vậy cần công nhân có tay nghề cao. Sau khi xẻ đôi rửa lại một lần rồi đưa lên bàn pha lóc.

7. Kiểm tra- Đến cuối dây chuyền mổ, phòng KCS sẽ kiểm tra chất lượng thịt giết mổ. Đồng thời cấp

giấy chứng nhận sản phẩm đạt yêu cầu đưa đi chế biến. Các sản phẩm thịt không đạt yêu cầu thì đưa đi xử lý.

- Chất lượng sản phẩm còn được phòng KCS và KCSS cấp dấu chứng nhậncó giá trị trong và ngoài nước.

- Dấu chứng nhận gồm các kiểu:+ Chánh phẩm: dấu chứng nhận chánh phẩm

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

30

Page 37: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

+ Hạ phẩm: ốm, suy dinh dưỡng, nghi vấn bệnh.* Chứng nhận hạ phẩm.* Gác lại ở 24h hoặc 48 h ở 00C để có biện pháp xử lý.* Phổ biến nhất là trường hợp mở bị vàng sau khi gác nếu:Màu bị nhạt thì bình thường. Không nhạt bị bệnh hoàng đản. Luộc chín sử dụng trong nội

địa.+ Phế phẩm: heo gạo nhiều, bị bệnh nặng thì xây thành bột thịt.+ Trường hợp nhiễm bệnh nặng thì đốt.- Hai trường hợp phế phẩm và nhiễm bệnh nặng ít xảy ra.

IV.3.3. Các loại thiết bị sử dụng trong qui trình* Kẹp điện và biến thế: 220v/80v, 0.2 A.* Thang máy lên heo: Motor 40 HP_Max 400 kg, hành trình 4m, vận tốc8m/phút, công

nghệ Đan Mạch.* Máy cạo lông heo: Motor 7.5 HP, năng suất 150con heo/h. Motor 3v, 50hz,

1aRPM,380_vissan, công nghệ Đan Mạch.* Hệ thống dây chuyền quay: 0.85 Kw, công nghệ Đức.* Băng tải lông heo:Motor 0.85 HP_ dài 22.5 m, công nghệ Đức.* Băng tải heo mảnh: Motor 0.85 Hp, v=3.5 m/phút, công nghệ Đức.* Băng tải kéo heo lên rảnh: Motor 1.5 Kw, dài 2.8 m, độ cao 3.2 m, công nghệ Đức.* Thang máy: Max 1500kg, motor 40 Hp, hành trình 4m.

IV.3.4. Phân phối lợn sau khi giết mổSau khi giếct mổ mảnh heo có nhiệt độ khá cao 39-400C rất thuận lợi cho quá trình chính

hóa học xảy ra. Do đó, cần làm mát heo thật nhanh, ở đây lợn khi giết mổ được phân phối như sau:

* Bán ở thị trường nội địa được phân phối ngay cho mạng lưới cửa hàng, đại lý trong khu vực. Trong thời gian chờ  phân phối lợn được đưa vào phòng mát ở nhiệt độ 10-150C.

* Một phần khác được đưa tới các cửa hàng trong hệ thống cửa hàng của công ty.

IV.4. Hệ thống cửa hàng thịt sạchIV.4.1. Hệ thống cửa hàng của công ty

STT Số lượng Đơn vị

Chi phí đầu tư 1 cửa hàng    Quầy lạnh (-18oC, 2.4x 0.75) 1 HTCác vật dụng phụ 1  Tổng đầu tư 10 cửa hàng 30 cửa hàngChi phí đầu tư 1 xe lưu động    Xe chứa thịt đông lạnh 1 HTCác vật dụng phụ 1  Tổng đầu tư 30 xe lưu động 85 xe

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

31

Page 38: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

IV.4.2. Các loại sản phẩm của công ty

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

32

Page 39: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

33

Page 40: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

V.1. Đánh giá tác động môi trườngV.1.1. Giới thiệu chung

Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp sạch” là một tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch, mỗi hạng mục được xây dựng ở mỗi huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, bao gồm huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy.

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trườngCác quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên

và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

V.2. Tác động của dự án tới môi trườngV.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng

+ Tác động đến môi trường không khíTác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này bao gồm tác động của bụi và khí

thải. Nguồn phát sinh

- Quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng trang trại, lò giết mổ, nhà máy chế biến thức ăn;- Các loại phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

34

Page 41: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

công trình xây dựng;- Hoạt động của các loại máy móc phục vụ thi công xây dựng.

Thành phần- Bụi: Quá trình san nền được xem là nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất trong giai đoạn thi

công xây dựng đối với mọi công trường xây dựng. Ngoài ra, bụi cũng phát sinh từ bãi chứa nguyên liệu và trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

- Khí thảiKhí thải phát sinh chủ yếu từ các loại máy móc, thiết bị xây dựng chuyên dùng, các

phương tiện giao thông vận tải. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện này sử dụng nhiên liệu dầu diezen để vận hành, khi cháy trong động cơ sinh ra các chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí như: khí CO, NOx, SO2 và bụi. Hệ số ô nhiễm các chất khí trong trường hợp này phụ thuộc vào công suất và chế độ vận hành của các loại phương tiện (chạy chậm, chạy nhanh, chạy bình thường).

+ Tác động đến môi trường đấtTrong quá trình thi công xây dựng nhà máy nguồn gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu

gồm:- Chất thải rắn xây dựng: bao gồm đất đá, sắt thép, vỏ bao xi măng, gỗ cốp pha, vật liệu

xây dựng rơi vãi… Lượng chất thải rắn xây dựng tính bằng 0/1% lượng nguyên vật liệu của dự án.

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường. Ước tính có khoảng 200 công nhân xây dựng. Một người thải ra khoảng 0.5 kg thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 100 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ như rau, củ, quả…

- Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình lau chùi bảo dưỡng các thiết bị như giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, dầu mỡ thải.

+ Tác động đên môi trường nước- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công sẽ cuốn theo các chất

bẩn như dầu mỡ, các chất lơ lửng, các chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến môi trường nước mặt cũng như môi trường nước ngầm xung quanh khu vực dự án. Ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn chủ yếu tâp trung ở đầu cơn mưa. Do đó,chủ dự án phải có biện pháp xử lý thích hợp trước khi thải ra ngoài môi trường để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường nước mặt xung quanh khu vực dự án.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng còn có các tác động do tiếng ồn của các thiết bị thi công, phương tiện vận tải; các tác động đến kinh tế - xã hội khác.

V.2.2. Giai đoạn vận hành+ Tác động đến môi trường không khíNguồn gây ô nhiễm:- Hoạt động của các phương tiện vận tải- Mùi hôi từ chuồng trại, khí thải từ hệ thống xử lý nước thải, ủ bioga.Thành phần: Bụi, CO, NOx, SO2.

+ Tác động đến môi trường đất Nguồn phát sinh

- Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình vận hành.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

35

Page 42: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

- Thức ăn thừa của lợn- Phế thải từ quá trình giết mổ- Quá trình sản xuất tại nhà máy chế biến thức ăn lợn- Chất thải rắn nguy hại

Tải lượng và thành phần* Đối với rác thải sinh hoạt- Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính bình quân mỗi ngày, một người

thải ra từ các nhu cầu sinh hoạt của mình khoảng 0.5 kg/ngày.Khi đi vào hoạt động sẽ có khoảng 200công nhân làm việc tại trang trại. Vậy lượng chất

thải rắn sinh hoạt phát sinh là200 người x 0.5 kg/người/ngày = 100kg/ngày.

Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ như rau củ quả thừa, cơm thừa... và chất vô cơ như túi nilon, giấy ăn...

Các thức ăn thừa tận dụng để chăn nuôi lợn.* Đối với chất thải rắn sản xuất

- Các bao bì thải: Bao PP, bao PE, bao giấy, vỏ thùng đựng thức ăn chăn nuôi, đựng nguyên liệu sản xuất cho nhà máy chế biến thức ăn.

- Lông thải bỏ từu quá rình giết mổ- Phân phát sinh hàng ngày từ các trang trại chăn nuôi, nơi nhốt lợn chuẩn bị thịt ở lò mổ.* Chất thải rắn nguy hại- Dầu mỡ bôi trơn máy móc, các loại giẻ lau chùi dính mỡ, can dầu đựng mỡ loại ra trong

mỗi kỳ bảo dưỡng máy móc. - Một số thiết bị điện hư hỏng như: Bóng đèn huỳnh quang, công tắc điện, cầu chì... + Tác động đến môi trường nước

Nguồn phát sinh- Nước thải sinh hoạt của công nhân Nhà máy. Với nhu cầu sử dụng nước của công nhân khoảng 80lít/người/ngày thì lượng nước cấp là

200 x 80 = 16m3/ngày đêm. Lượng nước thải tính băng 80% lượng nước cấp nên nhu cầu xả nước thải sinh hoạt của nhà máy khoảng 12,8 m3/ngày đêm

- Nước thải sản xuất + Nước tiểu của lợn: ước tính 1 con phát sinh khoảng 0,8 – 2,5 lít nước tiểu/đầu lơn/ngày.+ Nước vệ sinh chuồng trại+ Nước dùng cho quá trình giết mổ: có lẫn tiết lợn.+ Nước dùng làm mát máy móc.

V.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễmV.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí- Tưới nước ở những khu vực thi công, trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu khu

vực thi công dự án để giảm bụi. - Không sử dụng các phương tiện chuyên chở đất quá cũ và không chở nguyên vật liệu quá

đầy, quá tải và phải có bạt che phủ trong quá trình vận chuyển.- Thường xuyên bảo dưỡng các máy móc thiết bị, luôn để các máy móc thiết bị hoạt động trong

trạng thái tốt nhất để hạn chế đến mức thấp nhất nhưng ảnh hưởng có hại.+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

36

Page 43: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

- Giảm thiểu nước thải bằng việc có nhà ở và sinh hoạt tập trung cho công nhân, xây dựng nhà vệ sinh tạm.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn, đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải.

- Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để phòng ngừa

xô đất, cát, vật liệu xây dựng vào đường thoát nước thải khi có mưa.

+ Giảm thiểu chất thải rắn- Thực hiện tốt phân loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng trong giai đoạn xây dựng.

Hạn chế đến mức tối đa các phế thải phát sinh trong thi công. - Tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng nhà

máy.- Rác thải sinh hoạt và các phế liệu xây dựng sẽ được tập trung riêng biệt tại các bãi chứa

quy định cách xa nguồn nước đang sử dụng và thuê đội vệ sinh môi trường của huyện Phổ Yên vận chuyển vào bãi rác của huyện để chôn lấp hợp vệ sinh.

- Chất thải rắn nguy hại sẽ thu gom vào các thùng rác theo quy định thuê cơ quan có chức năng xử lý chất thải nguy hại.

- Lập nội quy vệ sinh tại các lán trại, tuyên truyền giáo dục công nhân có ý thức gìn giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường chung.

V.3.2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động+ Giảm thiểu ô nhiễm không khía./. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện giao thông- Khi vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, các phương tiện vận chuyển cần phải có các bạt

che chắn- Tất cả các xe, máy móc tham gia vận chuyển cần phải được kiểm tra định kỳ đạt tiêu

chuẩn của cục đăng kiểm về chất lượng an toàn môi trường.- Thực hiện theo các quy định mà công ty đề ra.b./. Giảm thiểu bụi khí thải, mùi hôi phát sinh- Thường xuyên quét dọn chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ- Phun chế phẩm E.M,.. để phân hủy nhanh.+ Giảm thiểu ô nhiễm nước- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và dẫn

vào .trạm xử lý tập trung- Nước thải sản xuất: Chủ đầu tư sẽ xây dựng trạm xử lý tập trung để xử lý nước thải từ

chuồng trại nuôi heo, nước thải từ khu giết mổ và nhà máy chế biến thức ăn lợn. Đáp ứng nhu cầu xả thải QCVN 40:2011/BTNMT.

+ Giảm thiểu chất thải rắn- Chất thải rắn sinh hoạt: + Hướng dẫn phân loại rác thành 2 loại rác vô cơ và rác hữu cơ. + Thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày. + Ký kết với đơn vị có chức năng vận chuyển toàn bộ lượng chất thải không có khả năng

tái chế phát sinh.- Chất thải rắn sản xuất:

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

37

Page 44: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

+ Ký kết hợp đồng với công ty môi trường đô thị vận chuyển, xử lý.+ Xây dựng hầm ủ biogas + Chất thải rắn nguy hại- Thực hiện theo đúng TT12/2011/TT_BTNMT về quản lý chất thải nguy hại. Theo đó

CTNH sẽ được phân loại, dán nhãn, lưu giữ tại nơi riêng biệt, có mái che, tránh ánh nắng và tránh mưa ngập lụt

- Ký hợp đồng vận chuyển, xử lý với đơn vị có chức năng vận chuyển CTNH.Ngoài ra, chủ dự án sẽ tiến hành trồng cây xanh, thảm thực vật để tạo cảnh quan, hấp thu

tiếng ồn và các chất khí độc hại khác.

V.4. Kết luậnDựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình

thực hiện dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp sạch” sẽ gây tác động đến môi trường. Nhưng Công ty Cổ phần SANA Việt Nam chúng tôi đã cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường trang trại và môi trường xung quanh trong vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

38

Page 45: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp

sạch” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.

- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

39

Page 46: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

VI.2. Nội dung tổng mức đầu tưVI.2.1. Nội dung

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp sạch”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án là 641,631,229,000 đồng bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí con giống; Chi phí đất; Chi phí đường dây điện; Dự phòng phí; Lãi vay trong thời gian ân hạn; các khoản chi phí khác.

Chi phí xây dựng lắp đặt và máy móc thiết bịDự án gồm 2 trang trại chăn nuôi lợn thịt, mỗi trại là 25.000 con và trang trại lợn nái bao

gồm trại 300 lợn nái cụ kị, 300 lợn nái ông bà và 5.100 con lợn nái giống làm bố mẹ, được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ mới, đáp ứng được những yêu cầu chung thiết kế và phối hợp các bộ phận thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Chi phí xây dựng như sau:ĐVT: 1000 đồng

TỔNG CỘNG Thành tiền trước thuế

VAT Thành tiền sau thuế

Trại chăn nuôi lợn nái 153,568,094 15,356,809 168,924,903Trại chăn nuôi lợn thịt 206,432,398 20,643,240 227,075,637Nhà giết mổ gia súc 15,426,369 1,542,637 16,969,006Nhà máy chế biến thức ăn gia súc

50,895,500 5,089,550 55,985,050

Tổng 426,322,360 42,632,236 468,954,596

Chi phí lắp đặt máy móc, thiết bịĐVT: 1,000 đồng

TỔNG CỘNG Thành tiền trước

thuế

VAT Thành tiền sau thuế

Trại chăn nuôi lợn nái 11,974,072 1,197,407 13,171,479Trại chăn nuôi lợn thịt 6,692,688 669,269 7,361,957Nhà giết mổ gia súc 2,897,612 289,761 3,187,373Hệ thống cửa hàng thịt sạch 7,125,000 712,500 7,837,500Nhà máy chế biến thức ăn gia súc

5,763,636 576,364 6,340,000

Tổng 34,453,008 3,445,301 37,898,309

Theo quyết định số 957/QĐ-BXD công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, lập các chi phí như sau:

Chi phí quản lý dự án

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

40

Page 47: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế

kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công

trình;Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn

đầu tư xây dựng công trình;Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

Chi phí khởi công, khánh thành; Chi phí quản lý dự án = (GXL+GTB)*1.278% = 6,476,472,000 đồng

GXL: Chi phí xây lắpGTB: Chi phí thiết bị, máy móc

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựngBao gồm:- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư;- Chi phí lập thiết kế công trình;- Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư,

dự toán xây dựng công trình;Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh

giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;

Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;

Và các khoản chi phí khác như: Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng; Chi phí tư vấn quản lý dự án;

Chi phí lập dự án = (GXL + GTB) x 0.197% = 998,554,000 đồng. Chi phí lập TKBVTC = GXL x 1.831 % = 693,731,000 đồng. Chi phí thẩm tra TKBVTC = GXL x 0.065% = 306,471,000 đồng. Chi phí thẩm tra dự toán = GXL x 0.231% = 1,083,285,000 đồng. Chi phí lập HSMT xây lắp = GXL x 0.045% = 211,455,000 đồng. Chi phí lập HSMT mua máy móc thiết bị: GTB x 0.068% = 25,657,000 đồng. Chi phí giám sát thi công xây lắp: GXL x 1.012% = 4,747,159,000 đồng. Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị: GTB x 0.219% = 82,885,000 đồng. Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị : GTB x 0.300% = 113,695,000 đồng. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng = 8,262,892,000 đồng

Chi phí khác

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

41

Page 48: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:

Chi phí bảo hiểm công trình;Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

Chi phí bảo hiểm xây dựng = GXL x 1.500% = 7,034,319,000 đồng. Chi phí kiểm toán= (GXL +GTB) x 0.11% = 559,836,000 đồng. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư = (GXL+GTB) x 0.069% = 350,472,000

đồng. Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường = 165,000,000 đồng. Chi phí khác = 8,109,627,000 đồng.

Chi phí đầu tư con giốngChủ đầu tư đầu tư ban đầu gồm 300 con nái ông bà làm giống với đơn giá là 6,000,000

đồng/con, trong đó có 20 con lợn đực giống. Lợn đực được nhập từ công ty JSR chi nhánh ở Thái Lan có ưu điểm không mang các gen mẫn cảm với tress, tỷ lệ nạc cao, tăng trưởng nhanh và đồng đều, sức kháng bệnh được nâng cao, giảm tỷ lệ chết. Giá thành 1 con 2.200 USD tương ứng 45,760,000 đồng/con.

Chi phí đầu tư con giống = 2,595,200,000 đồng

Chi phí đấtDiện tích trang trại cần dùng là 71 ha với kinh phí là 700,000,000 đồng/ha

Chi phí đất = 49,700,000,000 đồng

Chi phí đường dây điệnNhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện năng trong chăn nuôi và sinh hoạt tại trang trại.

Chủ đầu tư đã kết hợp với ban điện lực xây dựng và lắp đặt hệ thống đường dây trung thế 3 pha 12.7KV & TBA 2 x (1 x 100) KVA – 12.7/0.22 KV. Dự toán tổng chi phí xây lắp đường dây điện là 1,304,022,000 đồng.

Chi phí đường dây điện = 1,304,022,000 đồng

Chi phí dự phòngDự phòng phí bằng 10 % chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư

vấn đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư con giống và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.

Chi phí dự phòng (GXl+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk+Gg)*10%= 58,330,112,000 đồng.

Lãi vay trong thời gian ân hạn:Trong thời gian xây dựng, dự tính ngân hàng sẽ giải ngân vốn vay trong thời gian 5 tháng

từ tháng 01/2013 đến tháng 05/2013. Chủ đầu tư được ân hạn lãi vay trong thời gian là 24 tháng. Chi phí lãi vay trong thời gian ân hạn được tính theo dự nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ.

Lãi vay trong thời gian ân hạn = 11,400,762,000 đồng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

42

Page 49: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

VI.2.2. Kết quả tổng mức đầu tưBảng Tổng mức đầu tư

ĐVT: 1,000 đồngSTT Hạng mục GT Trước

thuếVAT GT sau thuế

I Chi phí xây dựng 426,322,360 42,632,236

468,954,596

II Chi phí máy móc thiết bị 34,453,008 3,445,301 37,898,309III Chi phí quản lý dự án 5,887,702 588,770 6,476,472IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 7,511,720 751,172 8,262,8921 Chi phí lập dự án 907,777 90,778 998,5542 Chi phí lập TKBVTC 630,665 63,066 693,7313 Chi phí thẩm tra TKBVTC 278,610 27,861 306,4714 Chi phí thẩm tra dự toán 984,805 98,480 1,083,2855 Chi phí lập HSMT xây lắp 192,232 19,223 211,4556 Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị 23,324 2,332 25,6577 Chi phí giám sát thi công xây lắp 4,315,599 431,560 4,747,1598 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 75,350 7,535 82,8859 Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống

thiết bị103,359 10,336 113,695

V Chi phí khác 7,372,388 737,239 8,109,6271 Chi phí bảo hiểm xây dựng 6,394,835 639,484 7,034,3192 Chi phí kiểm toán 508,942 50,894 559,8363 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán 318,611 31,861 350,4724 Báo cáo đánh giá tác động môi

trường150,000 15,000 165,000

V Chi phí con giống 2,359,273 235,927 2,595,200VI Chi phí đất 45,181,818 4,518,182 49,700,000VII Chi phí đường dây điện 1,185,474 118,547 1,304,022VII Chi phí dự phòng=ΣGcp*10% 53,027,374 5,302,737 58,330,112

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian ân hạn)

583,301,117 58,330,112

641,631,229

VIII Lãi vay trong thời gian ân hạn 11,400,762

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (bao gồm lãi vay trong thời gian ân hạn)

583,301,117 69,730,874

653,031,991

VI.2.3. Vốn lưu độngNgoài những khoản đầu tư máy móc thiết bị, trang trại trong giai đoạn đầu tư ban đầu, khi

dự án đi vào hoạt động cần bổ sung nguồn vốn lưu động.Vốn lưu động là chi phí thức ăn dùng cho trang trại, do đó nhu cầu vốn lưu động sẽ tùy

vào nhu cầu sản xuất và chi phí cho mỗi năm.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

43

Page 50: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Bảng nhu cầu chi phí thức ăn:

Năm 2015 2016 2017 2018 2019Hạng mục 1 2 3 4 5

1.05 1.10 1.16 1.22 1.28+ Lợn nái giốngSố lượng (con) 800 3,706 5,560 5,560 5,560Khối lượng thức ăn 1,004,080 4,651,401 6,978,356 6,978,356 6,978,356+ Lợn đực giốngSố lượng (con) 20 69 140 140 140Khối lượng thức ăn 36,500 125,677 255,500 255,500 255,500+ Lợn con nuôi thịtSố lượng (con) 10,450 47,379 110,000 110,000 110,000Khối lượng thức ăn 1,379,400 6,254,068 14,520,000 14,520,000 14,520,000+ Lợn hậu bị đựcSố lượng (con) 49 100 4147 4147 4147Khối lượng thức ăn 11,319 23,100 957,957 957,957 957,957+ Lợn hậu bị cáiSố lượng (con) 2,926 5,000 4147 4147 4147Khối lượng thức ăn 675,906 1,155,000 957,957 957,957 957,957Tổng khối lượng thức ăn (kg)

3,107,205 13,539,475 25,000,000 25,000,000 25,000,000

Thức ăn cần dùng 3,107,205 12,209,245 23,669,770 23,669,770 23,669,770Thức ăn dự phòng 1,330,230 1,330,230 1,330,230 1,330,230Giá thức ăn (ngàn đồng/kg) 15 7.97 8.37 8.79 9.231. Tổng chi phí thức ăn (ngàn đồng)

46,608,075

107,941,117

209,273,569

219,737,247

230,724,109

2. Chi phí thuốc+ vacxin 735,000 771,750 810,338 850,854 893,397TỔNG 47,343,07

5108,712,86

7210,083,90

6220,588,10

2231,617,50

7(Theo dõi trong phụ lục đính kèm)

Theo kế hoạch thì dự án đi vào hoạt động dần, bắt đầu từ năm 2015Bảng nhu cầu vốn lưu động

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nhu cầu vốn lưu động 47,343,075 108,712,867 210,083,906 220,588,102 231,617,507Chênh lệch vốn lưu động

0 47,343,075 61,369,792 101,371,039 10,504,195 11,029,405

Năm 2020 2021 2022 2023 2024Nhu cầu vốn lưu động 243,198,38 255,358,30 268,126,21 281,532,52 295,609,15

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

44

Page 51: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

2 1 6 7 3Chênh lệch vốn lưu động

11,580,875 12,159,919 12,767,915 13,406,311 14,076,626

Năm 2025 2026 2027 2028 2029Nhu cầu vốn lưu động 310,389,61

1325,909,09

1342,204,54

6359,314,77

3377,280,51

2Chênh lệch vốn lưu động

14,780,458 15,519,481 16,295,455 17,110,227 17,965,739

Năm 2030Nhu cầu vốn lưu động 0Chênh lệch vốn lưu động (377,280,512)

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

45

Page 52: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN VII.1. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn

Nội dung Tổng cộng Quý I/2014

Quý II/2014

Quý III/2014

Quý IV/2014

Chi phí xây dựng 100% 15% 20% 20% 20%Chi phí thiết bị 100% 0% 0% 0% 30%Chi phí tư vấn 100% 100% 0% 0% 0%Chi phí quản lý dự án

100% 12.5% 12.5% 12.5% 12.5%

Chi phí khác 100% 12.5% 12.5% 12.5% 12.5%Chi phí đường điện 100% 0% 0% 30% 30%Chi phí con giống 100% 0% 0% 0% 8%Dự phòng phí 100% 12.5% 12.5% 12.5% 12.5%Chi phí đất 100% 100%

Nội dung Quý I/2015 Quý II/2015 Quý III/2015 Quý IV/2015Chi phí xây dựng 20% 5%Chi phí thiết bị 30% 20% 10% 10%Chi phí tư vấn 0%Chi phí quản lý dự án 12.5% 12.5% 12.5% 12.5%Chi phí khác 12.5% 12.5% 12.5% 12.5%Chi phí đường điện 40%Chi phí con giống 0% 0% 0% 92%Dự phòng phí 12.5% 12.5% 12.5% 12.5%Chi phí đất

VII.2. Tiến độ sử dụng vốnBảng tổng nguồn vốn chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng

ĐVT: 1,000 đồngTổng sử dụng vốn chưa bao gồm lãi

vay

Tổng cộng Quý I/2014

Quý II/2014 Quý III/2014 Quý IV/2014

Chi phí xây dựng 468,954,596 70,343,189 93,790,919 93,790,919 93,790,919Chi phí thiết bị 37,898,309 - - - 11,369,493Chi phí tư vấn 8,262,892 8,262,892 - - -Chi phí quản lý dự án

6,476,472 809,559 809,559 809,559 809,559

Chi phí khác 8,109,627 1,013,703 1,013,703 1,013,703 1,013,703Chi phí đường điện 1,304,022 - - 391,207 391,207

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

46

Page 53: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Chi phí con giống 2,595,200 - - - 2,595,200Dự phòng phí 58,330,112 7,291,264 7,291,264 7,291,264 7,291,264Chi phí đất 49,700,000 49,700,000 - - -Tổng 641,631,229 137,420,60

7102,905,445 103,296,652 117,261,345

Tổng sử dụng vốn chưa bao gồm lãi

vay

Quý I/2015

Quý II/2015

Quý III/2015

Quý IV/2015

Chi phí xây dựng 93,790,919 23,447,730 - -Chi phí thiết bị 11,369,493 7,579,662 3,789,831 3,789,831Chi phí tư vấn -Chi phí quản lý dự án 809,559 809,559 809,559 809,559Chi phí khác 1,013,703 1,013,703 1,013,703 1,013,703Chi phí đường điện 521,609 - - -Chi phí con giống - -Dự phòng phí 7,291,264 7,291,264 7,291,264 7,291,264Chi phí đất - - - -Tổng 114,796,54

740,141,918 12,904,357 12,904,357

Bảng tổng nguồn vốn bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng

ĐVT: 1,000 đồng Tổng sử dụng vốn đã

bao gồm lãi vayTổng cộng Quý I/2014 Quý

II/2014Quý

III/2014Quý

IV/2014Chi phí xây dựng 468,954,59

670,343,189 93,790,919 93,790,919 93,790,919

Chi phí thiết bị 37,898,309 - - - 11,369,493Chi phí tư vấn 8,262,892 8,262,892 - - -Chi phí quản lý dự án 6,476,472 809,559 809,559 809,559 809,559Chi phí khác 8,109,627 1,013,703 1,013,703 1,013,703 1,013,703Chi phí đường điện 1,304,022 - - 391,207 391,207Chi phí con giống 2,595,200 - - - 2,595,200Dự phòng phí 58,330,112 7,291,264 7,291,264 7,291,264 7,291,264Chi phí đất 49,700,000 49,700,000 - - -Lãi vay trong thời gian ân hạn

11,400,762 959,355 3,518,489 6,922,918

Tổng 653,031,991

137,420,607

103,864,800 106,815,141 124,184,263

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

47

Page 54: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Tổng sử dụng vốn đã bao gồm lãi vay

Quý I/2015Quý

II/2015Quý III/2015 Quý IV/2015

Chi phí xây dựng 93,790,919 23,447,730 - -Chi phí thiết bị 11,369,493 7,579,662 3,789,831 3,789,831Chi phí tư vấn - - - -Chi phí quản lý dự án 809,559 809,559 809,559 809,559Chi phí khác 1,013,703 1,013,703 1,013,703 1,013,703Chi phí đường điện 521,609 - - -Chi phí con giống - - - -Dự phòng phí 7,291,264 7,291,264 7,291,264 7,291,264Chi phí đất - - - -Lãi vay trong thời gian ân hạn

Tổng 114,796,547 40,141,918 12,904,357 12,904,357

VII.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ĐVT: 1,000 đồng

Tổng nguồn vốn Tổng cộng Quý I/2014 Quý II/2014 Quý III/2014 Quý IV/2014Vốn vay ngân hàng 449,141,860 47,836,684 103,296,652 117,261,345Vốn chủ sở hữu 192,489,369 137,420,607 55,068,761 -

Tổng nguồn vốn Quý I/2015 Quý II/2015 Quý III/2015 Quý IV/2015 Tỷ lệVốn vay ngân hàng 114,796,547 40,141,918 12,904,357 12,904,357 70%Vốn chủ sở hữu 30%

Với tổng mức đầu tư 641,631,229,000 đồng.Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 192,489,369,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 11,400,762,000 đồng. Ngoài ra công ty dự định vay 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 449,141,860,000 đồng. Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 120 tháng với lãi suất dự kiến 12%/năm. Thời gian ân hạn trả vốn gốc là 24 tháng và thời gian trả nợ là 96 tháng.

Phương thức vay vốn: nợ gốc được ân hạn trong thời gian 24 tháng, chỉ trả lãi vay theo dư nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ. Trả lãi vay không trả vốn gốc trong năm 2014 và năm 2015, bắt đầu trả lãi vay năm 2015 và vốn gốc từ Quý I/2016. Trả nợ gốc đều hàng năm và lãi vay tính theo dư nợ đầu kỳ.

Tiến độ rút vốn vay và trả lãi vay được trình bày ở bảng sau: ĐVT: 1000 đồng

Ngày Dư nợ đầu kỳ Vay nợ trong kỳ

Trả nợ trong kỳ

Trả nợ gốc Trả lãi vay Dư nợ cuối kỳ

4/1/2014 - 47,836,684 - - 47,836,684

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

48

Page 55: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

5/1/2014 47,836,684 487,541 487,541 47,836,6846/1/2014 47,836,684 - 471,814 471,814 47,836,6847/1/2014 47,836,684 103,296,65

2487,541 487,541 151,133,336

8/1/2014 151,133,336 1,540,318 1,540,318 151,133,3369/1/2014 151,133,336 - 1,490,630 1,490,630 151,133,336

10/1/2014 151,133,336 117,261,345

1,540,318 1,540,318 268,394,681

11/1/2014 268,394,681 2,647,180 2,647,180 268,394,68112/1/2014 268,394,681 - 2,735,420 2,735,420 268,394,6811/1/2015 268,394,681 114,796,54

72,735,420 2,735,420 383,191,228

2/1/2015 383,191,228 - 3,527,459 3,527,459 383,191,2283/1/2015 383,191,228 - 3,905,401 3,905,401 383,191,2284/1/2015 383,191,228 40,141,918 3,779,420 3,779,420 423,333,1465/1/2015 423,333,146 - 4,314,519 4,314,519 423,333,1466/1/2015 423,333,146 - 4,175,341 4,175,341 423,333,1467/1/2015 423,333,146 12,904,357 4,314,519 4,314,519 436,237,5038/1/2015 436,237,503 - 4,446,037 4,446,037 436,237,5039/1/2015 436,237,503 - 4,302,616 4,302,616 436,237,503

10/1/2015 436,237,503 12,904,357 4,446,037 4,446,037 449,141,86011/1/2015 449,141,860 - 4,429,892 4,429,892 449,141,86012/1/2015 449,141,860 - 4,577,555 4,577,555 449,141,8601/1/2016 449,141,860 4,577,555 4,577,555 449,141,8602/1/2016 449,141,860 4,282,229 4,282,229 449,141,8603/1/2016 449,141,860 4,577,555 4,577,555 449,141,8604/1/2016 449,141,860 4,429,892 4,429,892 449,141,8605/1/2016 449,141,860 4,577,555 4,577,555 449,141,8606/1/2016 449,141,860 4,429,892 - 4,429,892 449,141,8607/1/2016 449,141,860 18,613,239 14,035,683 4,577,555 435,106,1778/1/2016 435,106,177 4,434,507 - 4,434,507 435,106,1779/1/2016 435,106,177 4,291,458 - 4,291,458 435,106,177

10/1/2016 435,106,177 18,470,190 14,035,683 4,434,507 421,070,49411/1/2016 421,070,494 4,153,024 - 4,153,024 421,070,49412/1/2016 421,070,494 4,291,458 - 4,291,458 421,070,4941/1/2017 421,070,494 18,327,141 14,035,683 4,291,458 407,034,8112/1/2017 407,034,811 3,746,951 - 3,746,951 407,034,8113/1/2017 407,034,811 4,148,410 - 4,148,410 407,034,8114/1/2017 407,034,811 18,050,273 14,035,683 4,014,590 392,999,1285/1/2017 392,999,128 4,005,361 - 4,005,361 392,999,1286/1/2017 392,999,128 3,876,156 - 3,876,156 392,999,128

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

49

Page 56: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

7/1/2017 392,999,128 18,041,044 14,035,683 4,005,361 378,963,4458/1/2017 378,963,445 3,862,312 - 3,862,312 378,963,4459/1/2017 378,963,445 3,737,722 - 3,737,722 378,963,445

10/1/2017 378,963,445 17,897,995 14,035,683 3,862,312 364,927,76111/1/2017 364,927,761 3,599,288 - 3,599,288 364,927,76112/1/2017 364,927,761 3,719,264 - 3,719,264 364,927,7611/1/2018 364,927,761 17,754,947 14,035,683 3,719,264 350,892,0782/1/2018 350,892,078 3,230,130 - 3,230,130 350,892,0783/1/2018 350,892,078 3,576,215 - 3,576,215 350,892,0784/1/2018 350,892,078 17,496,537 14,035,683 3,460,853 336,856,3955/1/2018 336,856,395 3,433,167 - 3,433,167 336,856,3956/1/2018 336,856,395 3,322,419 - 3,322,419 336,856,3957/1/2018 336,856,395 17,468,850 14,035,683 3,433,167 322,820,7128/1/2018 322,820,712 3,290,118 - 3,290,118 322,820,7129/1/2018 322,820,712 3,183,985 - 3,183,985 322,820,712

10/1/2018 322,820,712 17,325,801 14,035,683 3,290,118 308,785,02911/1/2018 308,785,029 3,045,551 - 3,045,551 308,785,02912/1/2018 308,785,029 3,147,069 - 3,147,069 308,785,0291/1/2019 308,785,029 17,182,752 14,035,683 3,147,069 294,749,3462/1/2019 294,749,346 2,713,309 - 2,713,309 294,749,3463/1/2019 294,749,346 3,004,021 - 3,004,021 294,749,3464/1/2019 294,749,346 16,942,800 14,035,683 2,907,117 280,713,6635/1/2019 280,713,663 2,860,972 - 2,860,972 280,713,6636/1/2019 280,713,663 2,768,683 - 2,768,683 280,713,6637/1/2019 280,713,663 16,896,655 14,035,683 2,860,972 266,677,9798/1/2019 266,677,979 2,717,924 - 2,717,924 266,677,9799/1/2019 266,677,979 2,630,249 - 2,630,249 266,677,979

10/1/2019 266,677,979 16,753,607 14,035,683 2,717,924 252,642,29611/1/2019 252,642,296 2,491,814 - 2,491,814 252,642,29612/1/2019 252,642,296 2,574,875 - 2,574,875 252,642,2961/1/2020 252,642,296 16,610,558 14,035,683 2,574,875 238,606,6132/1/2020 238,606,613 2,274,934 - 2,274,934 238,606,6133/1/2020 238,606,613 2,431,826 - 2,431,826 238,606,6134/1/2020 238,606,613 16,389,063 14,035,683 2,353,380 224,570,9305/1/2020 224,570,930 2,288,778 - 2,288,778 224,570,9306/1/2020 224,570,930 2,214,946 - 2,214,946 224,570,9307/1/2020 224,570,930 16,324,461 14,035,683 2,288,778 210,535,2478/1/2020 210,535,247 2,145,729 - 2,145,729 210,535,2479/1/2020 210,535,247 2,076,512 - 2,076,512 210,535,247

10/1/2020 210,535,247 16,181,412 14,035,683 2,145,729 196,499,56411/1/2020 196,499,564 1,938,078 - 1,938,078 196,499,564

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

50

Page 57: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

12/1/2020 196,499,564 2,002,680 - 2,002,680 196,499,5641/1/2021 196,499,564 16,038,364 14,035,683 2,002,680 182,463,8812/1/2021 182,463,881 1,679,668 - 1,679,668 182,463,8813/1/2021 182,463,881 1,859,632 - 1,859,632 182,463,8814/1/2021 182,463,881 15,835,327 14,035,683 1,799,644 168,428,1985/1/2021 168,428,198 1,716,583 - 1,716,583 168,428,1986/1/2021 168,428,198 1,661,210 - 1,661,210 168,428,1987/1/2021 168,428,198 15,752,266 14,035,683 1,716,583 154,392,5148/1/2021 154,392,514 1,573,535 - 1,573,535 154,392,5149/1/2021 154,392,514 1,522,775 - 1,522,775 154,392,514

10/1/2021 154,392,514 15,609,218 14,035,683 1,573,535 140,356,83111/1/2021 140,356,831 1,384,341 - 1,384,341 140,356,83112/1/2021 140,356,831 1,430,486 - 1,430,486 140,356,8311/1/2022 140,356,831 15,466,169 14,035,683 1,430,486 126,321,1482/1/2022 126,321,148 1,162,847 - 1,162,847 126,321,1483/1/2022 126,321,148 1,287,437 - 1,287,437 126,321,1484/1/2022 126,321,148 15,281,590 14,035,683 1,245,907 112,285,4655/1/2022 112,285,465 1,144,389 - 1,144,389 112,285,4656/1/2022 112,285,465 1,107,473 - 1,107,473 112,285,4657/1/2022 112,285,465 15,180,072 14,035,683 1,144,389 98,249,7828/1/2022 98,249,782 1,001,340 - 1,001,340 98,249,7829/1/2022 98,249,782 969,039 - 969,039 98,249,782

10/1/2022 98,249,782 15,037,023 14,035,683 1,001,340 84,214,09911/1/2022 84,214,099 830,605 - 830,605 84,214,09912/1/2022 84,214,099 858,292 - 858,292 84,214,0991/1/2023 84,214,099 14,893,975 14,035,683 858,292 70,178,4162/1/2023 70,178,416 646,026 - 646,026 70,178,4163/1/2023 70,178,416 715,243 - 715,243 70,178,4164/1/2023 70,178,416 14,727,854 14,035,683 692,171 56,142,7335/1/2023 56,142,733 572,194 - 572,194 56,142,7336/1/2023 56,142,733 553,737 - 553,737 56,142,733

7/1/2023 56,142,733 14,607,878 14,035,683 572,194 42,107,049

8/1/2023 42,107,049 429,146 - 429,146 42,107,049

9/1/2023 42,107,049 415,302 - 415,302 42,107,04910/1/2023 42,107,049 14,464,829 14,035,683 429,146 28,071,36611/1/2023 28,071,366 276,868 - 276,868 28,071,36612/1/2023 28,071,366 286,097 - 286,097 28,071,3661/1/2024 28,071,366 14,321,780 14,035,683 286,097 14,035,6832/1/2024 14,035,683 133,820 - 133,820 14,035,6833/1/2024 14,035,683 143,049 - 143,049 14,035,683

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

51

Page 58: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

4/1/2024 14,035,683 14,174,117 14,035,683 138,434 0TỔNG 749,938,47

3449,141,860 300,796,613

Số vốn vay này kỳ vọng sẽ được giải ngân nhiều lần vào đầu mỗi tháng, với tổng số tiền là 449,141,860,000 đồng. Trong thời gian xây dựng cuối mỗi tháng sẽ trả toàn bộ lãi vay chứ chưa trả vốn gốc vì chưa có nguồn doanh thu, với tổng lãi vay trong thời gian xây dựng năm đầu 2014 khi chưa có doanh thu là 11,400,762,000 đồng. Lãi vay trong thời gian xây dựng được tính vào vốn chủ sở hữu.

Qua hoạch định nguồn doanh thu, chi phí và lãi vay theo kế hoạch trả nợ cho thấy dự án hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn rất cao, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư và các đối tác hợp tác cho vay.

Kế hoạch vay trả nợ theo các kỳ được thể hiện cụ thể qua bảng kế hoạch vay trả nợ đính kèm sau phụ lục.

VII.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vayPhương án hoàn trả vốn vay được đề xuất trong dự án này là phương án trả lãi và nợ gốc

định kỳ hằng năm từ khi bắt đầu hoạt động dự án. Phương án hoàn trả vốn vay được thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Tỷ lệ vốn vay 70% tổng mức đầu tưSố tiền vay 449,141,860 đồngThời hạn vay 120 thángÂn hạn 24 thángLãi vay 12% /nămThời hạn trả nợ 32 tháng

Khi dự án đi vào khai thác kinh doanh, có nguồn thu sẽ bắt đầu trả vốn gốc. Thời gian trả

nợ theo từng tháng và dự tính trả nợ trong 96 tháng, số tiền phải trả mỗi kỳ bao gồm lãi vay và khoản vốn gốc đều mỗi kỳ.

Mỗi quý chủ đầu tư phải trả vốn gốc cho số tiền vay là 14,035,683,000 đồng và lãi vay chủ đầu tư sẽ trả kèm với lãi gốc dựa vào dư nợ đầu kỳ của mỗi tháng. Theo dự kiến thì đến hết năm 2023 chủ đầu tư sẽ hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

52

Page 59: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH

VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toánCác thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính

toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi lợn nái giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;

- Tổng mức đầu tư: 641,631,229,000 đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu 30% tương ứng 192,489,369,000 đồng, vốn vay ngân hàng 70 % tương ứng 449,141,860,000 đồng.

Bao gồm đầu tư:1) Trang trại lợn cụ kị 300 con2) Trang trại lợn ông bà 300 con3) Trang trại lợn nái giống 5.100 con4) 2 Trang trại lợn thịt 25.000 con/trang trại5) Nhà máy chế biến thức ăn gia súc 6) Xưởng giết mổ thịt sạch7) Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do xưởng cung cấp

- Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư cho hệ thống để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt;

- Doanh thu của dự án được từ:Năm 2015: Nhập 300 con lợn nái để phát triển đàn lợn giống cho trang trại. Trong thời

gian phát triển đàn lợn, để tận dụng được tối đa các điều kiện cơ sở vật chất hoàn thành, chủ đầu tư nhập thêm 500 con lợn nái mang thai. Dự kiến sau khi đã có đủ đàn lợn giống sẽ bắt đầu đi vào quỹ đạo hoạt động cho trang trại.

Năm 2007: hoàn thành đàn lợn cho trang trại với+ Trại nái cụ kị: 300 con+ Trại nái ông bà: 300 con + Trại nái bố mẹ: 5,100 con+ 2 trại lợn thịt 25.000 con: bán lợn thịt theo quy trình tự cung tự cấp. Lợn thịt xuất chuồng sẽ được chuyển vào xưởng giết mổ, thịt xuất ra được giao cho các

cửa hàng bán thịt trong hệ thống. Dự tính trung bình xưởng giết mổ khoảng 600 con/ngày.+ Bán phân chuồng: theo tính toán trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì hằng

năm lượng phân chuồng, mỗi con thải ra khoảng 0.8 kg/ngày. Lượng phân này dùng một phần cho hầm ủ Biogas và một phần sử dụng bán phân chường. Theo khảo sát tại thị trường trong nước thì đơn giá bán phân chuồng hiện nay là 400,000 đồng/tấn.

+ Doanh thu từ nhà máy chế biến thức ăn gia súc- Chi phí của dự án: + Chi phí thức ăn: được tính theo bảng chi phí thức ăn trong phụ lục đính kèm+ Chi phí thuốc và vacxin: ước tính khoảng 700,000,000 đồng/năm nhằm phòng ngừa một

số bệnh phổ biến trên lợn như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn và lở mồm long móng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

53

Page 60: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

54

Page 61: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Thời gian khấu hao tài sản cố định được thể hiện qua bảng sau:ĐVT: 1000 đồng

Loại tài sản Thời gian KH

Giá trị TS

Chí phí xây dựng 20 468,954,596+ Xây dựng trang trại heo nái 168,924,903+ Xây dựng trang trại heo thịt 227,075,637+ Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn 55,985,050+ Xây dựng xưởng giết mổ 16,969,006Chi phí thiết bị 15 37,898,309+ Thiết bị trang trại heo nái 13,171,479+ Thiết bị trang trại heo thịt 7,361,957+ Thiết bị nhà máy chế biến thức ăn 6,340,000+ Thiết bị xưởng giết mổ 3,187,373+ Thiết bị cho quầy thịt sạch 7,837,500Tài sản khác 7 81,179,102Chi phí con giống 10 2,595,200Chi phí đường dây điện 15 1,304,022

- Lãi suất vay ưu đãi: 12%/năm; Thời hạn vay 120 tháng, ân hạn 24 tháng, trả nợ 96 tháng theo phương thức trả gốc đều và lãi phát sinh.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 25%.

VIII.2. Tính toán chi phí của dự ánVIII.2.1. Chi phí nhân công

Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án gồm 160 người, trong đó: Giám đốc trang trại: 1 người

Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động trong trang trại, liên hệ với nhà phân phối và có kế hoạch kinh doanh của toàn trang trại Trưởng trại hậu bị: 1 người

Chịu trách nhiệm quản lý các công việc tại trại hậu bị Trưởng trại nái

Chịu trách nhiệm quản lý các công việc của trại nái Kế toán: 1 kế toán trưởng, 2 nhân viên

Chịu trách nhiệm về thu – chi theo đúng kế hoạch và phương án kinh doanh và chịu trách nhiệm về tính toán tiền lương cho nhân viên

Hành chính nhân sự: 1 ngườiChịu trách nhiệm quản lý về hành chính nhân sự, tuyển dụng nhân viên, các thủ tục hành

chính pháp lý tại trang trại Nhân viên văn phòng

Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh của trang trại dưới sự chỉ đạo của giám đốc trang trại.

Nhân viên kỹ thuật: 5 người

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

55

Page 62: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến kỹ thuật tại trang trại. Bảo vệ: 3 người

Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản của trang trại. Tổ nhà bếp vệ sinh: 6 người Kỹ thuật cơ điện: 3 người Công nhân chăn nuôi lợn: 75 người Công nhân trại chế biến thức ăn gia súc: 30 người Công nhân trại giết mổ: 30 người Nhân viên tại các cửa hàng thịt sạch: 20 người

Dự tính tại mỗi cửa hàng, có 2 nhân viên phụ trách thay ca làm việc. Nhân viên bán hàng tại sạp thịt lưu động: 30 người. Mỗi xe thịt lưu động sẽ do 1 nhân viên bán hàng và phụ trách.

Chi phí nhân công hằng năm bao gồm lương của cán bộ công nhân viên, phụ cấp và các khoản chi phí BHXH,BHYT, trợ cấp khác… Lương nhân viên tăng khoảng 4%/năm. Chi lương cụ thể như bảng sau: ĐVT: 1,000 đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019Hạng mục 1 2 3 4 5

Chỉ số tăng lương thực 1.04 1.08 1.12 1.17 1.221. Nhân viên quản lý chung 1,203,28

01,251,41

11,301,468 1,353,526 1,407,667

Giám đốc 202,800 210,912 219,348 228,122 237,247Kế toán trưởng 135,200 140,608 146,232 152,082 158,165Nhân viên kế toán 108,160 112,486 116,986 121,665 126,532Trưởng phòng hành chính nhân sự 108,160 112,486 116,986 121,665 126,532Nhân viên văn phòng 54,080 56,243 58,493 60,833 63,266Nhân viên kỹ thuật 473,200 492,128 511,813 532,286 553,577Bảo vệ 121,680 126,547 131,609 136,873 142,3482. Nhân công trang trại 3,251,56

03,381,62

23,516,887 3,657,563 3,803,865

Trưởng trại lợn thịt 135,200 140,608 146,232 152,082 158,165Trưởng trại nái 135,200 140,608 146,232 152,082 158,165Công nhân chăn nuôi lợn 2,535,00

02,636,40

02,741,856 2,851,530 2,965,591

Tổ nhà bếp+ vệ sinh 243,360 253,094 263,218 273,747 284,697Kỹ thuật cơ điện 202,800 210,912 219,348 228,122 237,2473. Công nhân trại chế biến thức ăn

1,216,800

1,265,472

1,316,091 1,368,735 1,423,484

4. Công nhân trại giết mổ 0 1,265,472

1,316,091 1,368,735 1,423,484

5. Nhân viên tại các sạp thịt 0 2,460,640

2,559,066 2,661,428 2,767,885

Nhân viên cửa hàng thịt 984,256 1,023,626 1,064,571 1,107,154

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

56

Page 63: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Nhân viên tại các sạp thịt lưu động 1,476,384

1,535,439 1,596,857 1,660,731

TỔNG 5,671,640

9,624,618

10,009,602

10,409,986

10,826,386

BHYT,BHXH, BHTN (21%) 1,191,044

2,021,170

2,102,016 2,186,097 2,273,541

VIII.2.2. Chi phí sản xuất thức ăn gia súc Giá thành 1 kg thức ăn

ĐVT: 1,000 đồngNguyên liệu thô/ chất phụ gia Tỷ lệ Đơn giá/kg Giá nguyên liệu thô/kgKhô đậu 24.45% 7.2 1.761Sắn 10.66% 2.1 0.224Ngô 42.77% 4.0 1.711Cám gạo 10.98% 3.2 0.351Cám mì 1.62% 4.5 0.073Cám gạo ép 0.69% 6.5 0.045Bã cãi 2.65% 1.0 0.027Bột thịt xương 3.60% 16.5 0.594Bột cá 0.02% 9.5 0.002Cộng 4.787Nguyên liệu thô/hóa chấtCác chất phụ gia 2.46% 10 0.246Chống móc 0.07% 30 0.022Prwdol 686 0.01% 55 0.006Cộng 0.27Tổng cộng 7.231Hiệu suất thành phẩm 70% Giá thành phẩm/kg

10.33

Chi phí sản xuất thức ănChi phí thức ăn cho trang trại được tính trong chi phí sản xuất của nhà máy chế biến thức

ăn gia súc, thức ăn sản xuất ra dùng cho: 1) trang trại chăn nuôi lợn, 2) bán ra thị trường bên ngoài. Trong giai đoạn 1, sản xuất chỉ phục vụ cho trang trại. Trong giai đoạn 2, nhà máy tăng công suất tối đa 50,000 tấn/năm cung cấp thêm cho thị trường bên ngoài một phần.

1) Thức ăn cho trang trạiThức ăn của lợn được cung cấp từ nhà máy chế biến thức ăn gia súc nhờ thế giá thành

chăn nuôi hạ thấp so với giá mua từ thức ăn bên ngoài. Chi phí thức ăn Khối lượng

kg /ngày/conKhối lượng /năm/con

+ Lợn nái giốngLợn nái khô chữa 1,255

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

57

Page 64: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Mang thai giai đoạn 1 (1-90 ngày/lứa) 2.2 436Mang thai giai đoạn 2 (90-115 ngày/lứa)

2.7 149

Giai đoạn chờ phối (15 ngày/lứa) 3.0 99Lợn nái nuôi con ( 40 ngày/lứa) 6.5 572+ Lợn đực giống 5.0 1,825+ Lợn nuôi thịt 1.1 132+ Lợn hậu bị đực 1.4 231+ Lợn hậu bị cái 1.4 231

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2015 2016 2017 2018

Hạng mục 1 2 3 41.05 1.10 1.16 1.22

+ Lợn nái giốngSố lượng (con) 800 3,706 5,560 5,560Khối lượng thức ăn 1,004,080 4,651,401 6,978,356 6,978,356+ Lợn đực giốngSố lượng (con) 20 69 140 140Khối lượng thức ăn 36,500 125,677 255,500 255,500+ Lợn con nuôi thịtSố lượng (con) 10,450 47,379 110,000 110,000Khối lượng thức ăn 1,379,400 6,254,068 14,520,000 14,520,000+ Lợn hậu bị đựcSố lượng (con) 49 100 4147 4147Khối lượng thức ăn 11,319 23,100 957,957 957,957+ Lợn hậu bị cáiSố lượng (con) 2,926 5,000 4147 4147Khối lượng thức ăn 675,906 1,155,000 957,957 957,957Tổng khối lượng thức ăn (kg) 3,107,205 13,539,475 25,000,000 25,000,000Thức ăn cần dùng 3,107,205 12,209,245 23,669,770 23,669,770Thức ăn dự phòng 1,330,230 1,330,230 1,330,230Giá thức ăn (ngàn đồng/kg) 15 7.97 8.37 8.791. Tổng chi phí thức ăn (ngàn đồng) 46,608,075 107,941,117 209,273,569 219,737,247

Trong năm đầu tien, nhà máy thức ăn chưa đi vào hoạt động nên thức ăn dùng cho trang trại phải nhập từ thị trường bên ngoài, do đó chịu chi phí thức ăn cao hơn so với nhà máy tự sản xuất.

2) Thức ăn bán ra thị trườngCông suất hoạt động tối đa của nhà máy 50,000 tấn/năm. Với sản lượng sản xuất trên, nhà

máy sẽ tập trung sản xuất với công suất tối đa từ năm 2020, một phần cung cấp cho trang trại, phần khác bán ra ngoài thị trường. Dự tính giá bán cao hơn khoảng 30% giá thành sản xuất.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

58

Page 65: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2020 2021 2022 2023 2024

Hạng mục 6 7 8 9 10Chỉ số tăng giá 1.34 1.41 1.48 1.55 1.63Khối lượng cám sản xuất 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000Đơn giá thành phẩm 9.69 10.17 10.68 11.22 11.78Tổng chi phí giá vốn hàng bán

484,520,630

508,746,661

534,183,994

560,893,194

588,937,854

Khối lượng thức ăn cho trang trại

25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000

+Khối lượng thức ăn dùng 23,669,770 23,669,770 23,669,770 23,669,770 23,669,770+Khối lượng dự trữ 1,330,230 1,330,230 1,330,230 1,330,230 1,330,230Khối lượng thức ăn bán 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000Giá vốn/kg 9.69 10.17 10.68 11.22 11.78Chi phí giá vốn hàng bán 242,260,31

5254,373,33

1267,091,99

7280,446,59

7294,468,92

7

VIII.2.3. Chi phí hoạt động Ngoài chi phí thức ăn, chi phí hoạt động bao gồm: chi phí thuốc + vacxin, chi phí lương

nhân viên, chi phí bảo hiểm và phúc lợi cho nhân viên, chi phí điện, chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ và các chi phí khác.

Chi phí thuốc + vacxinTheo tính toán của chủ đầu tư ước tính mỗi năm chi phí thuốc + vacxin khoảng

700,000,000 đồng gồm vacxin dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn và lỡ mồm long móng. Chi phí bảo hiềm, phúc lợi cho nhân viên: chiếm khoảng 21% chi phí lương nhân viên. Chi phí điện: tính toán 120,000,000 đồng/tháng Chi phí bảo trì máy móc thiết bị: hằng năm chiếm 1% giá trị máy móc thiết bị. Chi phí khác: Hằng năm chiếm khoảng 2% giá trị máy móc thiết bị.

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2015 2016 2017 2018 2019

Hạng mục 1 2 3 4 5Trang trại chăn nuôi lợn 49,143,075 108,712,86

7210,083,90

6220,588,10

2231,617,50

7Chi phí mua 500 lợn giống 1,800,000Chi phí thức ăn 46,608,075 107,941,11

7209,273,56

9219,737,24

7230,724,10

9Chi phí thuốc + vacxin 735,000 771,750 810,338 850,854 893,397Nhà máy sản xuất bột cám 0 91,367,043 0 0 0

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

59

Page 66: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Giá vốn hàng bán 0 91,367,043 0 0 0Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng bán thịt sạch

0 4,057,200 4,260,060 4,473,063 4,696,716

Chi phí thuê mặt bằng 1,901,813 1,996,903 2,096,748 2,201,586Chi phí bảo trì xe thịt lưu động 2,155,388 2,263,157 2,376,315 2,495,130Chi phí lương nhân viên 5,671,640 9,624,618 10,009,602 10,409,986 10,826,386Nhân viên quản lý 1,203,280 1,251,411 1,301,468 1,353,526 1,407,667Nhân công cho trang trại 3,251,560 3,381,622 3,516,887 3,657,563 3,803,865Nhân công nhà máy chế biến thức ăn

1,216,800 1,265,472 1,316,091 1,368,735 1,423,484

Nhân công xưởng giết mổ - 1,265,472 1,316,091 1,368,735 1,423,484Nhân công bán thịt tại sạp thịt - 2,460,640 2,559,066 2,661,428 2,767,885Chi phí bảo hiểm và phúc lợi cho nhân viên (21% chi phí lương)Chi phí bảo hiểm và phúc lợi cho nhân viên

1,191,044 2,021,170 2,102,016 2,186,097 2,273,541

Chi phí điện 1,440,000 1,440,000 1,440,000 1,440,000 1,440,000Chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ 378,983 378,983 378,983 378,983 378,983Chi phí khác 410,669 410,669 410,669 410,669 410,669TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

57,044,367 215,991,380

226,583,220

237,700,803

249,370,260

(Bảng chi phí hoạt động theo dõi trong phụ lục đính kèm)

VIII.3. Doanh thu từ dự án Năm 2015-2016: phát triển đàn lợn cho trang trại, nhập 300 con lợn giống và 500 con lợn

nái chữa.+ Trang trại nuôi 500 con nái chữa

Năm 2015 2016Hạng mục 1 2

Heo nái giống nhập về nuôi lấy heo thịtSố con 500 500Số lứa đẻ/năm 2.2 2.2Số con/lứa 10 10Tổng số con sinh ra 11,000 11,000Hao hụt 550 550Tổng số con còn lại 10,450 10,450

+ Trang trại nuôi 300 con giống

Giai đoạn 1

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

60

Page 67: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

STT Năm 2015 2016 2017Hạng mục 1 2 3

1 Heo nái giống nhập về 300+ Heo cái 280+ Heo đực 20Heo nái giống trưởng thành (đời cụ kị) 300+ Heo cái 280+ Heo đực 20Heo nái giống trưởng thành (đời ông bà) - 300 300+ Heo cái - 280 280+ Heo đực - 20 20Heo nái giống trưởng thành giữ lại (đời bố mẹ) 2,975 5,100+ Heo cái 2,926 5,000+ Heo đực 49 100

2 Tổng số lượng heo con sinh ra mỗi năm 6,160 70,532Chu kỳ sinh sản 2.2 2.2Số con/lứa 10 10Số lượng hao hụt 308 3,527Số lượng heo con còn lại 5,852 67,005Tổng số heo con giữ lại nuôi giống 2,975 5,100+ Heo đực 49 100+ Heo cái 2,926 5,000Tổng số heo con giữ lại nuôi heo thịt 2,877 36,929+ Heo đực 2,877 33,403+ Heo cái - 3,527Tổng số lượng heo thanh lý - -+ Heo đực+ Heo cái

Trong năm đầu tiên, trang trại nhập về 300 con lợn nái bao gồm 280 con cái và 20 con đực, với chu kỳ sinh sản 2.2 lứa/năm và mỗi lứa cho khoảng 10 con thì sau 1 năm lượng lợn con sinh ra là 5,852 con với tỷ lệ hao hụt là 5%. Trong đó có 50% là lợn cái thì trang trại giữ lại toàn bộ và chọn ra những con lợn đực khỏe mạnh, tốt mã để làm giống. Số lượng lợn đực còn lại sẽ được nuôi thành lợn thịt. Cứ thế mỗi năm đàn lợn sinh ra được giữ lại làm giống 3 đời phát triển. Số lợn không còn khả năng sinh sản, hoặc sinh sản kém sẽ thanh lí thành lợn thịt cho xưởng giết mổ.

Năm 2017 2018 2019 2020 2021Hạng mục 3 4 5 6 7

Heo nái giống trưởng thành (đời cụ kị)

300 300 300 300 300

+ Heo cái 280 280 280 280 280

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

61

Page 68: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

+ Heo đực 20 20 20 20 20Heo nái giống trưởng thành (đời ông bà)

300 300 300 300 300

+ Heo cái 280 280 280 280 280+ Heo đực 20 20 20 20 20Heo nái giống trưởng thành giữ lại (đời bố mẹ)

5,100 5,100 5,100 5,100 5,100

+ Heo cái 5,000 5,000 5,000 5,000 5,000+ Heo đực 100 100 100 100 100Tổng số lượng heo con sinh ra mỗi năm

124,520 124,520 124,520 124,520 124,520

Chu kỳ sinh sản 2.2 2.2 2.2 2.2 2.2Số con/lứa 10 10 10 10 10Số lượng hao hụt 6,226 6,226 6,226 6,226 6,226Số lượng heo con còn lại 118,294 118,294 118,294 118,294 118,294Tổng số heo con giữ lại nuôi giống (bán và thay giống heo thanh lý)

8,294 8,294 8,294 8,294 8,294

+ Heo đực 4,147 4,147 4,147 4,147 4,147+ Heo cái 4,147 4,147 4,147 4,147 4,147Tổng số heo con giữ lại nuôi giống (bán và thay giống heo thanh lý)

110,000 110,000 110,000 110,000 110,000

+ Heo đực 55,000 55,000 55,000 55,000 55,000+ Heo cái 55,000 55,000 55,000 55,000 55,000Tổng số lượng heo thanh lý 570 570 570 570 570+ Heo cái 556 556 556 556 556+ Heo đực 14 14 14 14 14Tổng số heo bán ra 118,294 118,294 118,294 118,294 118,2943.1. Heo thịt 110,000 110,000 110,000 110,000 110,0003.2. Heo thanh lý 570 570 570 570 5703.3. Heo giống 7,724 7,724 7,724 7,724 7,724+ Heo đực 4,133 4,133 4,133 4,133 4,133+ Heo cái 3,591 3,591 3,591 3,591 3,591

Doanh thu từ dự án thu được từ các hoạt động sau:1) Trang trại 500 con nái 2015-2016

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2015 2016

Hạng mục 1 2Heo nái giống nhập về nuôi lấy heo thịtSố con 500 500Số lứa đẻ/năm 2.2 2.2

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

62

Page 69: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Số con/lứa 10 10Tổng số con sinh ra 11,000 11,000Hao hụt 550 550Tổng số con còn lại 10,450 10,450Doanh thu từ bán heo thịt xuất chuồng 39,501,000 41,476,050Số lượng (con) 10,450 10,450Tổng khối lượng heo thịt 940,500 940,500Giá bán (ngàn đồng/kg) 42 44Doanh thu từ bán phân chuồng 153,552 161,230Khối lượng (kg) 731,200 731,200+ Khối lượng ủ hầm Biogas 365,600 365,600+ Khối lượng bán 365,600 365,600Đơn giá/tấn 420 441Tổng doanh thu 39,654,552 41,637,280

Doanh thu từ trang trại qua các năm sau:

Doanh thu của dự án được tính toán dựa trên doanh thu của trại nái giống và 2 trại 50,000 con thịt.

Trang trại có 5000 con nái và 100 con đực giống. Đối với lợn nái thì chu kỳ sinh sản trung bình là 2.2 lứa/năm và trung bình lợn đẻ 9-10 con/lứa. Trong số lượng lợn con sinh ra thì có khoảng 50 % lợn con đực và 50% lợn con cái. Để đảm bảo cho số lượng lợn gia tăng hằng năm, chất lượng và mang lại hiệu quả cao, hằng năm chủ đầu tư sẽ giữ lại một số lợn giống khoảng 10% trong số lợn con sinh ra làm lợn hậu bị, một mặt là để gia tăng lượng lợn giống và mặt khác là để thay thế cho những con lợn giống kém chất lượng. Những con lợn giống loại thải khoảng 10% sẽ được đem bán thịt. Số lợn con còn lại được chuyển qua trang trại lợn thịt, sau thời gian khoảng 10 tuần tuổi hoặc đủ chỉ tiêu tăng trọng sẽ xuất vào xưởng giết mổ lấy thịt cung cấp cho các quầy hàng thịt sạch của hệ thống.

Theo nghiên cứu giá cả trên thị trường hiện nay thì giá bán lợn thịt ước tính trung bình mỗi con đạt tiêu chuẩn xuất chuồng 90-100 kg nuôi trong thời gian 10 tuần tuổi, giá trung bình 40,000 kg/lợn thịt hơi, giá lợn loại thải bằng khoảng 80% giá lợn hơi trên thị trường, và mức giá dự tính sẽ tăng 3%/năm.

ĐVT: 1,000 đồngDoanh thu 2017 2018 2019 2020

Chỉ số tăng giá 1.16 1.22 1.28 1.341 Lợn thịt 458,419,500 481,340,475 505,407,499 530,677,874

Số lượng (con) 110,000 110,000 110,000 110,000Tổng khối lượng (kg) 9,900,000 9,900,000 9,900,000 9,900,000Đơn giá/kg 46 49 51 54

2 Lợn thanh lý 4,756,450 2,660,500 2,793,525 2,933,201Số lượng (con) 1,070 570 570 570

Tổng khối lượng (kg) 128,400 68,400 68,400 68,400

Đơn giá/kg 37.0 38.9 40.8 42.9

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

63

Page 70: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

3 Lợn nái giống 48,284,076 50,698,279 53,233,193 55,894,853+ Lợn nái 22,447,969 23,570,368 24,748,886 25,986,331Số lượng (con) 3,591 3,591 3,591 3,591Tổng khối lượng (kg) 323,190 323,190 323,190 323,190Đơn giá/kg 69 73 77 80+ Lợn đực 25,836,106 27,127,912 28,484,307 29,908,523Số lượng (con) 4,133 4,133 4,133 4,133Tổng khối lượng (kg) 371,970 371,970 371,970 371,970Đơn giá/kg 69 73 77 80

4 Bán phân chuồng 1,999,802 2,099,792 2,204,782 2,315,021Khối lượng (kg) 8,637,520 8,637,520 8,637,520 8,637,520+ Khối lượng ủ hầm Biogas 4,318,760 4,318,760 4,318,760 4,318,760+ Khối lượng bán 4,318,760 4,318,760 4,318,760 4,318,760Đơn giá/tấn 463 486 511 536Tổng cộng 513,459,827 536,799,046 563,638,999 591,820,949

2) Doanh thu từ nhà máy thức ăn cho lợnDoanh thu từ nhà máy sản xuất thức ăn cho lợn công suất 50,000 tấn/năm. Trong giai đoạn

đầu từ năm 2015 đến 2019 công suất nhà máy khoảng 25,000 tấn dùng cho tiêu thụ trong trang trại. Giai đoạn sau, nhà máy nâng công suất tối đa 50,000 tấn/năm, một phần dùng trong hệ thống và một phần bán.

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2020 2021 2022 2023Hạng mục 6 7 8 9Doanh thu từ bán bột cámKhối lượng cám sản xuất 25,000,000.00 25,000,000.00 25,000,000.00 25,000,000.00Đơn giá/kg 11.63 12.21 12.82 13.46Doanh thu 290,712,378 305,247,997 320,510,397 336,535,917

3) Doanh từ bán phân chuồngNgoài nguồn doanh thu từ bán lợn thịt và lợn loại thải hằng năm chủ đầu tư còn có một

nguồn doanh thu từ việc bán phân chuồng, sau khi dùng một phần cho hệ thống hầm khí Biogas, phần còn lại ủ phân chuồng bán mỗi năm với đơn giá là 400,000đ/tấn. Mức giá tăng 5 %/năm.

Trại 500 con nái chữa 2015 - 2016ĐVT: 1,000 đồng

Năm 2015 2016Hạng mục 1 2

Doanh thu từ bán phân chuồng 153,552 161,230Khối lượng (kg) 731,200 731,200+ Khối lượng ủ hầm Biogas 365,600 365,600+ Khối lượng bán 365,600 365,600

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

64

Page 71: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Đơn giá/tấn 420 441Tổng doanh thu 39,654,552 41,637,280

Trại nuôi lợn hoàn chỉnhĐVT: 1,000 đồng

Doanh thu 2015 2016 2017 2018 2019 2020Chỉ số tăng giá 1.05 1.10 1.16 1.22 1.28 1.34

Bán phân chuồng 90,838 1,081,785 1,999,802 2,099,792 2,204,782 2,315,021Khối lượng (kg) 432,560 4,906,052 8,637,520 8,637,520 8,637,520 8,637,520+ Khối lượng ủ hầm Biogas 216,280 2,453,026 4,318,760 4,318,760 4,318,760 4,318,760+ Khối lượng bán 216,280 2,453,026 4,318,760 4,318,760 4,318,760 4,318,760Đơn giá/tấn 420 441 463 486 511 536

4) Các hoạt động của lò giết mổ lợn và sạp thịtCác hoạt động của lò giết mổ lợn và các quầy thịt sạch, xe thịt lưu động nhằm mục đích

hoạt động hệ thống dây chuyền tự cung tư cấp của dự án, giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào.

BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU QUA CÁC NĂM

ĐVT: 1,000 đồngDoanh thu 2015 2016 2017 2018 2019

Chỉ số tăng giá 1.05 1.10 1.16 1.22 1.281 Lợn thịt 10,875,06

0146,572,39

2458,419,50

0481,340,47

5505,407,49

9Số lượng (con) 2,877 36,929 110,000 110,000 110,000Tổng khối lượng (kg) 258,930 3,323,637 9,900,000 9,900,000 9,900,000Đơn giá/kg 42 44 46 49 51

2 Lợn thanh lý 0 0 4,756,450 2,660,500 2,793,525Số lượng (con) - - 1,070 570 570

Tổng khối lượng (kg) - - 128,400 68,400 68,400

Đơn giá/kg 33.6 35.3 37.0 38.9 40.8

3 Lợn nái giống - - 48,284,076 50,698,279 53,233,193+ Lợn nái - - 22,447,969 23,570,368 24,748,886Số lượng (con) - - 3,591 3,591 3,591Tổng khối lượng (kg) - - 323,190 323,190 323,190Đơn giá/kg 63 66 69 73 77+ Lợn đực - - 25,836,106 27,127,912 28,484,307Số lượng (con) - - 4,133 4,133 4,133Tổng khối lượng (kg) - - 371,970 371,970 371,970Đơn giá/kg 63 66 69 73 77

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

65

Page 72: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

4 Bán phân chuồng 90,838 1,081,785 1,999,802 2,099,792 2,204,782Khối lượng (kg) 432,560 4,906,052 8,637,520 8,637,520 8,637,520+ Khối lượng ủ hầm Biogas

216,280 2,453,026 4,318,760 4,318,760 4,318,760

+ Khối lượng bán 216,280 2,453,026 4,318,760 4,318,760 4,318,760Đơn giá/tấn 420 441 463 486 511

5 Doanh thu từ bán bột cámDoanh thu - - - - -TỔNG CỘNG 50,620,45

0189,291,45

6513,459,82

7536,799,04

6563,638,99

9

VIII.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự ánVIII.4.1. Báo cáo thu nhập của dự án

Sau thời gian chủ đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng, trong vòng 24 tháng từ tháng 1/2014 đến tháng 1/2016, dự án đi vào hoạt động. Do dự án xây dựng theo hình thức cuốn chiếu, xây dựng trang trại nuôi lợn nái trước để có thể sinh lợi cho chủ đầu tư, đồng thời đáp ứng nhu cầu đó kết hợp song song với xây dựng nhà máy chế biến thức ăn có thể tự cung tự cấp. Trong 2 năm hoạt động đầu tiên của dự án, chưa mang lại hiệu quả cao, doanh thu tạo ra chưa đủ bù đắp cho khấu hao tài sản và lãi vay ngân hàng. Các năm tiếp theo còn có doanh thu từ nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Lợi nhuận hằng năm của dự án tăng lên.

ĐVT: 1,000 đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019Hạng mục 1 2 3 4 5

Doanh thu 50,620,450 189,291,456 513,459,827 536,799,046 563,638,999Chi phí 84,847,432 192,471,930 294,430,813 305,548,396 317,217,853Chi phí hoạt động 57,044,367 124,624,337 226,583,220 237,700,803 249,370,260Chi phí khấu hao 24,489,732 64,534,260 64,534,260 64,534,260 64,534,260Chi phí đất 3,313,333 3,313,333 3,313,333 3,313,333 3,313,333EBIT (34,226,983) (3,180,474) 219,029,014 231,250,651 246,421,146Chi phí lãi vay 48,954,216 53,057,189 46,869,184 40,132,056 33,394,928EBT (83,181,199) (56,237,663) 172,159,830 191,118,595 213,026,218Thuế TNDN (25%) - - 37,875,163 42,046,091 46,865,768EAT (83,181,199) (56,237,663) 134,284,668 149,072,504 166,160,450

ĐVT: 1,000 đồngTổng doanh thu 12,954,219,120 Tổng EBIT 4,849,746,057 Tổng EBT 4,560,350,206 Tổng EAT 3,526,401,011

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

66

Page 73: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Hệ số EBT / doanh thu 0.35 Hệ số EAT / doanh thu 0.27 Doanh thu bình quân 863,614,608 Lợi nhuận trước thuế bình quân

304,023,347

Lợi nhuận sau thuế bình quân 235,093,401

Ghi chú: EBIT: Lợi nhuận trước thuế chưa bao gồm lãi vayEBT: Lơi nhuận trước thuế đã bao gồm lãi vayEAT: Lợi nhuận sau thuế.

- Tổng doanh thu sau 15 năm hoạt động : 12,954,219,120,000 đồng- Tổng lợi nhuận trước thuế : 4,560,350,206,000 đồng- Tổng lợi nhuận sau thuế : 3,526,401,011,000 đồng- Doanh thu bình quân/năm hoạt động : 863,614,608,000 đồng- Lợi nhuận trước thuế bình quân : 304,023,347,000 đồng- Lợi nhuận sau thuế bình quân : 235,093,401,000 đồng- Hệ số EBT/doanh thu 0.35 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.35 đồng lợi nhuận trước thuế.- Hệ số EAT/doanh thu 0.27 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.27 đồng lợi nhuận sau thuế.

VIII.4.2. Báo cáo ngân lưu dự ánPhân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 15 năm theo quan điểm tổng đầu tư. Với: Chi phí sử dụng vốn re = 18%Lãi suất vay ngân hàng rd = 12%/nămVới suất chiết khấu là WACC = 16.65 % được tính theo giá trị trung bình có trọng số chi

phí sử dụng vốn của các nguồn vốn.Dòng ngân lưu dự án được thể hiện qua biểu đồ sau:

Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án:

STT Chỉ tiêu Giá trị1 Tổng mức đầu tư 641,631,229,000 đồng2 Giá trị hiện tại thuần NPV 512,332,663,000 đồng3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 26 %4 Thời gian hoàn vốn 6 năm

Đánh giá dự án Hiệu quả

Vòng đời hoạt động của dự án là 15 năm không tính năm xây dựngDòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng;

giá trị tài sản thanh lí tài sản, giá trị thanh lý đất, chênh lệch khoản phải thuDòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp,mua sắm MMTB; chi phí

hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); chênh lệch khoản phải trả và chênh lệch quỹ mặt, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

67

Page 74: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:

Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 526,704,378,000 đồng >0 Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 26 %> WACCThời gian hoàn vốn tính là 6 năm (bao gồm thời gian xây dựng)

Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án

mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.

VIII.4.3 Hệ số đảm bảo trả nợKhi dự án chính thức đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ dùng chính lợi nhuận tạo ra từ dự án

để trả nợ cho ngân hàng. Khả năng trả nợ từ năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:Đơn vị: 1,000 đồng

Năm 2016 2017 2018 2019Trả nợ: Gốc+ Lãi 81,128,556 103,011,916 96,274,788 89,537,660Ngân lưu ròng TIPV 3,297,327 147,630,405 246,547,958 256,373,565Hệ số đảm bảo trả nợ 0.04 1.43 2.56 2.86

Năm 2020 2021 2022 2023Trả nợ: Gốc+ Lãi 82,878,978 76,063,405 69,326,277 62,589,149Ngân lưu ròng TIPV 304,577,677 317,441,493 328,492,898 342,853,546Hệ số đảm bảo trả nợ

3.67 4.17 4.74 5.48

Hệ số đảm bảo trả nợ bình quân 3.12, điều này cho thấy khả năng trả nợ vốn vay cho ngân hàng cao.

VIII.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội Dự án Trang trại chăn nuôi lợn quy mô 50,000 lợn hậu bị và 5,100 lợn nái có nhiều tác

động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư;

Qua phân tích về hiệu quả đầu tư, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 512,332,663,000 đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 26% ; thời gian hoàn vốn sau 6 năm. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

68

Page 75: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN

IX.1. Nhận diện rủi roKết quả các chỉ tiêu thẩm định dự án (NPV, IRR,....) chịu tác động của hàng loạt các dữ

liệu phân tích ban đầu như: Các thông số đầu tư, các thông số về chi phí hoạt động, các thông số về doanh thu dự kiến.

Đối với dự án này, chi phí hoạt động bao gồm: chi phí lương, chi phí marketing; chi phí nguyên liệu chi phí khác. Những chi phí này nhà đầu tư có thể kiểm soát được. Riêng đối với lạm phát Chính phủ luôn kiềm giữ trong khoảng dao động từ 6% đến 10%, mặt khác lạm phát trong trường hợp này có lợi cho dự án nên cũng không đáng lo ngại.Chi phí xây dựng là một yếu tố phụ thuộc vào nhà cung ứng nguyên vật liệu; chỉ tiêu giá bán sản phẩm và giá nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Vậy, các yếu tố này nằm ngoài sự kiểm soát của nhà đầu tư. Do đó, chi phí xây dựng, giá bán sản phẩm và giá nguyên liệu sản xuất thật sự là các biến có khả năng rủi ro lớn nhất đối với dự án.

IX.2. Phân tích độ nhạyPhân tích độ nhạy một chiều được tiến hành để kiểm tra mức thay đổi của các biến kết quả

dự án như NPV, IRR so với sự thay đổi của một biến rủi ro và các biến còn lại không đổi.Chi phí xây dựng dao động từ (90% -128%), giá nguyên liệu dao động từ (55% -160%) và

giá bán dao động từ (55%-150%) thì ta có kết quả thay đổi của NPV và IRR như sau:

Thay đổi chi phí xây dựngĐVT: 1,000 đồng

Thay đổi chi phí xây dựng NPV IRR

90% 515,061,050 26.10%92% 514,515,354 26.08%94% 513,969,668 26.05%96% 513,423,990 26.03%98% 512,878,322 26.00%100% 512,332,663 25.98%102% 511,787,014 25.95%104% 511,241,373 25.93%106% 510,695,741 25.91%108% 510,150,118 25.88%110% 509,604,505 25.86%112% 509,058,900 25.84%114% 508,513,304 25.81%116% 507,967,717 25.79%118% 507,422,138 25.77%120% 506,876,568 25.74%122% 506,331,007 25.72%

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

69

Page 76: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

124% 505,785,455 25.70%126% 505,239,911 25.67%128% 504,694,376 25.65%

Nhận xét: Bảng phân tích trên cho thấy rằng khi giá trị xây dựng dao động từ (90%-128%) thì giá trị NPV dao động từ 515,061,050,000 đồng xuống còn 504,694,376,000 đồng và NPV vẫn dương (+).

Thay đổi giá bán thịt thương phẩmĐVT: 1,000 đồng

Thay đổi giá bán

NPV IRR

55% (340,163,421) 9.56%60% (238,849,468) 11.75%65% (143,103,804) 13.77%70% (49,470,023) 15.67%75% 44,163,758 17.51%80% 137,797,539 19.30%85% 231,431,320 21.03%90% 325,065,101 22.72%95% 418,698,882 24.37%100% 512,332,663 25.98%105% 605,966,444 27.56%110% 699,600,225 29.10%115% 793,234,006 30.62%120% 886,867,787 32.11%125% 980,501,569 33.58%130% 1,074,106,755 35.02%135% 1,166,220,429 36.40%140% 1,258,334,103 37.76%145% 1,350,447,777 39.10%150% 1,442,561,451 40.42%

Nhận xét: Bảng trên cho thấy, khi giá bán sản phẩm trung bình dao động từ (55%-150%) thì giá trị NPV dao động từ (49,470,023,000) đồng đến 1,442,561,451,000 đồng. Nếu hằng năm giá bán không đạt trên 70% giá bán dự kiến thì NPV sẽ âm (-) và dự án sẽ không còn hiệu quả về mặt tài chính.

Thay đổi giá nguyên liệu sản xuất thức ăn

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

70

Page 77: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

ĐVT: 1,000 đồngThay đổi giá

NVLNPV IRR

55% 917,653,217 33.54%60% 872,617,600 32.69%65% 827,581,983 31.85%70% 782,546,366 31.01%75% 737,510,749 30.17%80% 692,475,132 29.33%85% 647,439,515 28.49%90% 602,403,897 27.65%95% 557,368,280 26.81%100% 512,332,663 25.98%105% 467,297,046 25.15%110% 422,261,429 24.31%115% 377,225,812 23.48%120% 332,190,195 22.66%125% 287,154,578 21.83%127% 269,140,331 21.50%135% 197,083,344 20.19%140% 152,047,727 19.38%155% 16,940,876 16.95%160% (28,094,741) 16.15%

Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích độ nhạy ta thấy, khi mức giá nguyên liệu sản xuất cám dao động từ (55%-160%) thì giá trị NPV của dự án cũng dao động từ 917,653,217,000 đồng đến -(28,094,741,000) đồng. Với các yếu tố khác không thay đổi (tổng đầu tư, giá bán sản phẩm), tận dụng được nguồn nguyên liệu sản xuất, dự án vẫn đạt hiệu quả cao khi chi phí nguyên vật liệu tăng cao.

IX.3. Kết luậnHai yếu tố về giá bán sản phẩm và giá nguyên liệu sản xuất thật sự là 2 yếu tố quan trọng

ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tài chính của dự án. Nếu giá bán sản phẩm không đạt được trên 70% giá bán dự kiến và mức giá nguyên liệu tăng từ 160% giá nhập nguyên liệu dự kiến thì dự án không còn khả thi về mặt tài chính.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

71

Page 78: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

72

Page 79: Dự án tổ hợp trang trại chăn nuôi heo

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN

X.1. Kết luậnDự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp sạch” hiện đại, đồng bộ

về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, có các hạng mục công trình để thực hiện hiệu quả của dự ánTạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương và góp phần phát triển các loại hình

Nông nghiệp liên quan và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

X.2. Kiến nghịDự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp sạch” nhiều tác động tích

cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư; Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị các cơ quan ban ngành tỉnh Hòa Bình chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu tư dự “Tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp sạch” nói trên.

Hòa Bình, ngày tháng năm 2013Nơi nhận:- Như trên- Lưu TCHC.

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY CỔ PHẦN SANA

VIỆT NAM(Chủ tịch HĐQT)

NGUYỄN CẢNH DINH

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

73