87
CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC (TẬP 2) Giáo sư NGUYỄN VĂN LÊ. Nhà giáo ưu tú ĐỖ HỮU TÀI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN LÊ 1. Khoa học lao dộng. Nxb Lao động, Hà Nội 1975 2. Khoa học lao động. NXB Lao động. Hà Nội 1978. 3. Khoa học lao động và việc tổ chức khoa học sản xuất. NXB Giáo Dục Hà Nội 1978. 4. Nghiên cứu mội số thao tác lao động ở Việt Nam nhằm mục đích hợp lý hóa Luận án PTS, Hà Nội 1981. 5. Những kiến thức phổ thông về tổ chức và quàn lý sàn xuất. NXB TPHCM 1934. 6. Tổ chức khoa học lao động trí óc. NXB TPHCM 1985. 7. Khoa học quản lý kinh tế (tiếng Bồ Đào Nha). Lubango Angola, 1986. 3. Khoa học quản lý nhà trường.

Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

  • Upload
    ngokhue

  • View
    215

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC (TẬP 2)

Giáo sư NGUYỄN VĂN LÊ.

Nhà giáo ưu tú ĐỖ HỮU TÀI

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN LÊ

1. Khoa học lao dộng.

Nxb Lao động, Hà Nội 1975

2. Khoa học lao động.

NXB Lao động. Hà Nội 1978.

3. Khoa học lao động và việc tổ chức khoa học sản xuất.

NXB Giáo Dục Hà Nội 1978.

4. Nghiên cứu mội số thao tác lao động ở Việt Nam nhằm mục đích hợp lý hóa

Luận án PTS, Hà Nội 1981.

5. Những kiến thức phổ thông về tổ chức và quàn lý sàn xuất.

NXB TPHCM 1934.

6. Tổ chức khoa học lao động trí óc.

NXB TPHCM 1985.

7. Khoa học quản lý kinh tế (tiếng Bồ Đào Nha).

Lubango Angola, 1986.

3. Khoa học quản lý nhà trường.

NXB TP, HCM 1986.

9. Bài giảng tâm lý học - vấn đề giao tiếp.

NXB Giáo dục - Trung tâm NT, Hà Nội 1992.

Page 2: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

10. Sinh lý trẻ.

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1.1993

11. Tâm lý học kinh doanh và quản trị.

Đại học mở bán công TP.HCM 1993.

12. Cẩm nang tâm lý học kỉnh doanh và quản trị (cases study)

Đại học mở bán công TP. HCM 1993.

13. Tâm ỉý học kinh doanh và quản trị.

NXB Trẻ TPHCM 1994.

14. Sự giao tiếp trong kinh doanh và quản trị.

NXB Văn hóa Thông tin 1994.

15. Khoa học quản trị.

NXB TPHCM 1995.

16. Tâm lý khách hàng và văn minh thương nghiệp

NXB TPHCM 1995.

17. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

NXB Trẻ TPHCM 1995.

18. Sống đẹp trong các quan hệ xã hội.

NXB Trẻ TPHCM 1995.

LỜI TỰALà nhà sư phạm, là người quản lí trường phổ thông hay dạy nghề, trung

học chuyên nghiệp, cao đẳng hay đại học, chúng ta cần phải hiểu con người để giáo dục – đào tạo con người. Một nhà sư phạm viết: công việc của ông thầy là hiểu con người và dẫn đạo họ (Toul se ramene dans l’action du maatre à la connaissance dé hommes el à la conduite dé hommes).

Đó là lí do ra dời của tập 2 trong CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÍ TRƯỜNG HỌC, với 4 đề mục:

1. Xã hội học thiếu niên nhi đồng

Page 3: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

2. Xã hội học thanh niên

3. Xã hội học nhóm nhỏ

4. Xã hội học lãnh đạo

Phần cuối sách giới thiệu một vài kiến thức xã hội học về người glà, để gợi ý cho các nhà sư phạm về hưu cách sống, cách tiếp tục cống hiến và giữ gìn sức khỏe.

Mong tập 2 này có thể giúp ích cho các nhà giáo dục, nhà quản lí, đặc biệt là các thầy cô giáo chủ nhiệm trong công tác tổ chức lãnh đạo nhóm tổ học sinh và giáo dục các em thông qua tập thể. Sách còn giúp ích cho các bậc cha mẹ trong công việc phối hợp với nhà trường giáo dục con cái.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (có tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức khá phong phú giúp cho việc soạn tập sách.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 1996

Tác giả

CHUYÊN ĐỀ I: XÃ HỘI HỌC THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG

I. TÍNH HIẾU ĐỘNG:Thể hiện nhu cầu vận động tay chân ở tuổi đang lớn.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết:

"Đáng thương nhất là những con trai bẩm sinh hiếu động nói đúng hơn là "háo động", cơ bắp căng hơn mức bình thường, càng vận động nhiều hơn cái khác, mà y học gọi là Hyperkinésie, tạm dịch là "bất kham", quanh năm bị khiển trách, trừng phạt. Khổ là bị phạt bắt ngồi yên cả buổi, ngồi yên chịu không nổi, lại quấy phá lại bị phạt, các em bị đẩy vào một vòng luẩn quẩn không gỡ ra được…"

THAM KHẢO

Hôm qua cu Tèo ra mua kẹo, nó mặc độc một cái quần xà lỏn được xoắn lộn may vòng trên lưng để khỏi tuột, tôi chắc là nó mặc quần của ai đó. Cái điều tôi để ý là: trên tấm lưng gầy giơ xương sống ấy là những lằn roi quật ngang, dọc thâm tím. Tôi hỏi:

- Sao vậy Tèo?

Page 4: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

- Mẹ đánh con đó!

- Con phá cái gì mà má đánh dữ vậy ?

- Tại sáng sớm hôm qua con tắm mưa.

- Trời đất! Chỉ có vậy mà bị đòn đến thế?

Thằng bé ngây thơ nhe hàm răng sún ra cười:

- Má nói đánh cho nhớ đời! - Rồi nó chạy biến đi.

Bẵng đi mấy hôm chẳng thấy thằng cu Tèo sang chơi. Tôi hỏi thăm bọn trẻ, mới biết: nó đi học, mê chơi đánh bài, làm mất cặp, sợ bị đòn nên bỏ nhà trốn biệt. Bà má nó mất cả buổi trời mới tìm ra, tức giận ông bà đánh nó hai chân sưng vù và cấm nó bước ra khỏi nhà.

Sáng nay ba má nó đi làm, cửa nhà phải khóa, dĩ nhiên thằng nhóc được giải phóng. Cu Tèo đi cà nhắc ghé vào hàng tôi mua bánh … Nó vẫn hồn nhiên nhe hàm răng sún ra cười “ Bị đòn muốn què luôn bà ạ!” Tôi nhìn nó thở dài.

Lát sau, trời đổ mưa, tôi thấy nó đứng trong hàng hiên nhà thấp tha thấp thỏm, cuối cùng nó cởi phăng quần áo, cất kĩ vào một chỗ khô rồi lao ra đường tắm vui vẻ. Khi má nó về, thằng Tèo lại tề chỉnh trong bộ quần áo khô queo. Bà mẹ nở nụ cười tỏ ra hết sức hài lòng. - "Hôm nay ngoan há !". Bà Hai ở cạnh nhà cu Tèo trông thấy cảnh ấy, bà nói với tôi: "Khỏi cần giở sách tử vi, cũng biết tuông lai thằng bé ra sao !". Riêng tôi, tôi nghĩ thằng bé tiếc thương, lanh lợi… nhưng tiếc cho nó… phải là con đẻ của vợ chồng nhà ấy…

II. TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM TRÍ:Theo bác sĩ Phạm Văn Đoàn, ở nước nào cũng có những trẻ, những người

chậm phát triển tâm trí. Tỉ lệ này thường dao động, và chí ít cũng vào khoảng 1% dân số. Ở Hà Nội chẳng hạn, theo điều tra năm 1988, có khoảng 1%, trong đó 60 - 80% số này thuộc loại nhẹ.

Sự chậm phát triển tâm trí do 2 nguyên nhân:

- Về y học: Do bệnh não, bệnh nội tiết (động kinh, viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, bệnh down v.v…). Học kém do yẽu tố này rẩt khó giải quyết, vì hệ thần kinh - nội tiết, cơ sở của nhận thức đã bị biến đổi cấu trúc.

Page 5: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

- Về mặt tâm lí xã hội, yếu tố này có thể khắc phục được. Trong mấy chục năm gần đây, người ta lưu ý đến nhóm chậm phát triển tâm trí do sự thiếu hụt các kích thích của môi trường văn hóa xã hội cần thiết cho sự phát triển tâm trí con người.

Về môi trường văn hóa xã hội trong sự phát triển 5 năm đầu của trẻ, Blum viết: Có thể dự đoán trí tuệ đo được của một thanh niên 17 tuổi với độ chính xác 50% ngay từ năm thứ 5 của cuộc đời chàng thanh niên đó. Nói cách khác, hoàn cảnh xung quanh nghèo nàn trong 4, 5 năm đầu của cuộc đời chàng thanh niên 17 tuổi có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn so với 12 năm sau và thời kì nghèo nàn lúc đầu càng kéo dài thì càng khó khắc phục các hậu quả của nó.

(Tươcchenco 1960)

III. TÍNH ÁM SỢ HỌC ĐƯỜNG (Phobie scolaire)Bác sĩ Phạm Thịnh nêu lên một trường hợp ám sợ học đường như sau: 

NVT, học sinh lớp 3, mỗi lần cô giáo gọi đọc bài là tái mặt, run rẩy, đọc sai. Thành thử, dù toán, chính tả đều khá. Kết quả học tập chung chỉ đạt trung bình.

Khám y học, T. phát triền cân đối, khỏe mạnh. Khảo sát tâm lí, trí lực, T. đạt loại khá trở lên. Như vậy, có thể nói, cách đánh giá kết quả học tập chung như trên chưa phản ánh đúng thực lực của T. Nói cách khác, T. bị đánh giá không đúng.

Thật ra, T. mắc phải bênh chứng tâm lí không hiếm gặp ở trẻ em: chứng ám sợ trường học (phobie scolaire), sợ đối diện với giáo viên. Nghĩa là, cứ đứng trước thầy cô là em mất bình tĩnh, “hồn vía lên mây”. Do em đọc ấp úng, giáo viên mất bình tĩnh, quát lên là em òa khóc.

Ở nhà, thấy kết quả đánh giá học tập chưa tốt; bố mẹ lại trách phạt. Tình trạng trên tạo nên vòng luẩn quẩn:

Kết quả đánh giá học tập chưa tốt

Ám sợ trường học bị giáo viên và gia đình khiển trách

Càng sợ

Page 6: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Nếu ám sợ kéo dài, có thể T. không muốn đến trường nữa, thậm chí trốn học và những hậu quả không lường hết được.

Muốn giải quyết nỗi ám sợ trường học cho T, cần sự cổ gắng phối hợp giữa gia đình/ giáo viên và nhà tâm lí.

Phía gia đình, cần dân chủ hơn; khuyển khích em độc lập trong hoạt động. Ngợi khen sự chủ động của em trong ứng xử; có thái độ đúng mức; khoan dung trước vấp váp của em.

Về phía nhà trường, giáo viên, cần hiểu thực chất và hậu quả có thế có của vấn đề. Từ đó, trong giao tiếp - ứng xử ra tình cảm tin cậy, thân tình giữa thầy và trò làm cho T. mất đi mặc cảm thiếu an toàn khi đứng trước giáo viên. Nếu có được mối quan hệ này ngay từ đầu, tình hình của T. hắn đã khác.

IV. HỌC SINH TIỂU HỌC NAM VÀ NỮ KHÁC NHAU THẾ NÀO?Nói chung các học sinh tiểu học, về trí khôn và ngôn ngữ, các em nữ

phát triển sớm hơn. Vì tính tình nữ thuần hơn, ít quậy phá, cho nên thường được thầy cô giáo khen ngợi, con trai hiếu động hơn, ngôn ngữ phát triển chậm hơn, nhất là ở những gia đình ít quan tâm đến việc học hành. Cha mẹ không quan tâm thì việc học hành khó tránh khỏi vấp váp.

Theo các tài liệu mới, tuổi bắt đầu dậy thì có thể là 11 tuổi ở trẻ gái và 12, 13 tuổi ở trẻ trai. Như vậy ở cuối cấp tiểu học, có thể có một số trẻ bước sang tiền dậy thì và dậy thì với những biến đổi rõ rệt về cơ thể, về sinh lí và tâm lí.

V. NHÓM NGANG VAI (PEER GROUP) TRONG THANH THIẾU NIÊN:Những thành viên trong nhóm có chỗ đứng trong thang bậc xã hội

ngang nhau nên quan hệ giữa họ tương đối bình đẳng. Có khi chức năng cơ bản của nhóm là giải trí, nhưng trong thực tế nó đóng vai trò cực kì quan trọng trong các tác nhân xã hội hóa, đặc biệt là trong tuổi dậy thì.

Trong thời kì này, thanh thiếu niên dành phần lớn thời gian rảnh rỗi để hoạt động trong nhóm. Họ tạo ra một tiểu môi trường văn hóa riêng, với những biệt ngữ, cách ăn mặc, giá trị, chuẩn mực… khác với người lớn.

Page 7: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

VI. THUỐC LÁ VÀ NGHIỆN HÚT Ở TUỔI THIẾU NIÊN

Nửa thế kỉ qua, có tới 50.000 công trình nghiên cứu phát hiện tới 3900 chất hóa học có trong khói thuốc lá có khả năng gây ung thư (hắc ín và cacbua hidro vòng thơm…), gây bệnh tim mạch (nicotin,CO) và gây bệnh phổi mạn tính (chất hủy diệt lông rung đường thở).

Thập kỉ gần đây, tại các nước công nghiệp phát triển đang xuất hiện xu thế không thể đảo ngược: ngày càng có nhiều đàn ông bỏ hút thuốc lá. Tại Hoa Kì, mấy năm trước đã có tới 30 triệu người bỏ hút. Ước tính sau 10 năm bỏ hút tỉ lệ chết ở những người đã hút trên dưới 20 điếu/ngày giảm hai phần ba, đồng thời điều kiện sức khỏe được cải thiện nhanh (trung bình mỗì người bỏ hút có thể tăng xấp xỉ 2,5kg cân nặng so với người vẫn hút). Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Tây Âu và Bắc Âu.

Ngược lại, ở tuổi trẻ, nạn hút có chiều gia tăng, đặc biệt tại các nước đang phát triển.

Điều tra 140 em tuổi từ 11 đến 15, bác sĩ Đặng Phương Kiệt nêu lên những động tác tâm lí đưa đến hút thuốc lá sau:

- Vui bạn, nể bạn: 60%- Bắt chước: 16%- Thử, tò mò: 4%- Kích thích, giải trí: 5%- Không có ý thức: 12%

Tác giả nêu lên một ý kiến là: có nét tương đồng trong nhân cách trẻ nghiện thuốc lá chưa phạm tội với trẻ nghiện thuốc lá đã phạm tội và nêu lời cảnh cáo “Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy: con đường phạm pháp thực ra mở đầu bằng điếu thuốc”.

Để ngăn ngừa nạn trẻ em hút thuốc lá, lối giáo dục áp đặt, thô bạo nóng vội có khi làm cho đứa trẻ cảm thấy nhân cách bị xúc phạm càng dễ xa người thân và tìm đến băng nhóm nhất là tròng những tình huống đời sống tình cảm của trẻ bị khủng hoảng.

Nghiện thuốc thường là biểu hiện sự hẫng hụt, do một yêu cầu tình cảm nào đó chưa được bù đắp. Vì vậy, việc tiếp cận tâm lí các em bằng những cuộc trao đổi cởi mở, với cách giải thích đơn giản rõ ràng, là điều cần thiết.

Page 8: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Cần cho các em thấy trong số các chất hóa học có trong khói thuốc lá, có những chất có khả năng gây ung thư, gây bệnh tim mạch (nicotin, CO) và gây bệnh phổi mãn tính (chất hủy diệt lông rung đường thở)

Trên thế giói hiện nay, ngày càng có nhiều người bỏ hút thuốc lá.

VII. TRẺ CÓ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP: Nhà tâm lí học Nguyễn Thị Nhất viết:

…Nhiều khi các em đến lớp mà "tâm bất tại”’ đâu phải là vì các em đãng trí, lười biếng, ham chơi, ngang bướng, mà do những điều kiện khách quan mà thầy cô ít khi nghĩ đến. Cuộc sống trong gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng êm ả, có phải em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà, anh chị động viên khuyến khích trong mỗi bước học tập mà biết bao nhiêu bố mẹ vì quần quật suốt ngày kiếm sống, hoặc quá bận rộn kinh doanh hay công tác, hoặc vì ăn chơi nghiện ngập, chẳng bao giờ dòm ngó đến con, thậm chí còn hành hạ. Bao nhiêu sóng gió lớn nhỏ trong gia đình tác động sâu sắc đến tâm tư của trẻ, cản trở việc học tập, nhưng có được bao nhiêu thầy cô thông cảm với các em, đứng trước một học sinh dơ dáng hay quấy phá, không kết án ngay và trừng phạt, mà biết tự kềm chế rồi tự hỏi: Không biết chuyện gì xảy ra mà em bé ấy hôm nay như vậy. Câu tự hỏi thứ hai cũng không kém quan trọng, không biết bản thân mình đã vô ý có một hành động nào làm cho em phản ứng như vậy!

VIII. THANH THIẾU NIÊN ĐỐI NGHỊCH: Xu hướng chung là tách mình ra khỏi xã hội, tập hợp với nhau tạo ra một

nền văn hóa xã hội đối nghịch (contre-culture, contre-société).

Có thể nhận ra ở đám thanh thiếu niên ấy một hội chứng tâm lí gồm những yếu tố sau:

- Hẫng hụt về tình cảm gia đình.

Tình cảm đối với gia đình bị sứt mẻ, gia đình không còn là tổ ấm nữa. Ta còn nhớ tiếng thốt lên thống thiết của văn hào André Gide: Gia đình, ta căm thù ngươi!

- Thất thế ở nhà trường.

Bị thất thế, không tìm được chỗ đứng trong một trường học quá nặng về việc nhồi nhét kiến thức trừu tượng, không dành chỗ cho văn nghệ, thể thao, cho thủ công, máy móc và công nghệ, không giúp cho thanh thiếu niên vui vẻ hợp tác với nhau, trái lại lấy việc hơn thua làm cứu cánh, nhà trường ấy

Page 9: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

tiến tới đào thải đa số, đẩy họ vào những ngành nghề khồng phù hợp với nguyện vọng và năng khiếu.

- Hẫng hụt về tình cảm gia đình, thất thế ở nhà trường, từ 8 - 9 tuổi trẻ em bỏ đi la cà đường phố, một môi trường hết sức phong phú, đầy rẫy cám dỗ. Để tự khẳng định, để làm ra vẻ người lớn, họ sa vào những kiểu tiêu xài "chơi sang". Bước đầu thường là điếu thuốc lá, dù cho điếu thuốc đầu tiên ấy gây ra sự chóng mặt, nôn ọe, cũng cố gắng hút cho được để tự khẳng định, để được hòa nhập vào các nhóm bạn bè. Đã chơi sang thì phải thuốc đắt tiền, nhất là thuốc ngoại và muốn có tiền mua thuốc chỉ có cách là trộm cắp.

- Chúng tập hợp thành băng nhóm, chấp nhận một thủ lĩnh có quyền tuyệt đối! Một mình thì nhút nhát rụt rè, nhưng một khi đã nhập băng thì bất chấp pháp luật, luân lí, có thể dẫn đến phạm tội.

- Đặc điểm tâm lí chung của thanh niên là không chịu được những sự hẫng hụt ấm ức, không tự kiềm chế được, đòi hỏi giải tỏa ấm ức bằng cách hoặc thông qua một hành vi hung bạo, hoặc nhờ một chất ma túy.

- Có thể nói, điếu thuốc lá đối với lứa tuổi 9 - 10 là bước đầu dẫn trẻ em đến con đường phạm pháp, như cướp của, giết người ở lứa tuổi 15-20. Bệnh chứng nào cũng vậy, chăm chữa lúc mới chớm nở bao giờ cũng dễ hơn là để lâu năm ăn sâu vào con người. Cải tạo được một thanh niên ma túy hay phạm pháp đòi hỏi rất nhiều công phu, tiền bạc, và không mấy khi thành công, còn ngăn ngừa một em bé 8, 9 tuổi đừng hút thuốc lá là cách phòng ngừa phạm pháp có lẽ là hay nhất. Ngăn ngừa không có nghĩa là trừng phạt, cấm đoán, mà làm sao cho em bé kia hết mặc cảm “thất tình" trong gia đình, không còn "thẩt thế" ở trường học nữa, không thấy cần phải la cà đường phố mới có dịp tự khẳng định. Câu chuyện quả không đơn giản.

IX. TÂM LÍ TRẺ MỚI LỚN1. Phản ứng với sự gán nhãn của người lớn (labeling)

Tuổi mới lớn rất nhạy cảm với những kì vọng của gia đình, của cha mẹ, họ hàng. Trẻ sẽ sống tốt hơn hoặc tệ hơn một phần cũng do cái nhìn từ phía cha mẹ, phía người lớn. "Thằng đó không ra gì", "Chả ra cái trò trống gì", "Đồ làm biếng", "Đồ khùng"… thì trẻ sẽ "phấn đấu" để thành khùng, làm biếng, không ra gì như "kì vọng" của cha, mẹ. Nếu được tôn trọng, động viên, hướng dẫn tốt sẽ cố gắng để đạt đến thành công.

2. Đặc điểm thứ hai là sự tự tin quá trớn

Page 10: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Chuyện gì cũng có thể xảy ra cho người khác, còn tôi, “hổng dám đâu!", "còn lâu !“. Sự tự tin quá trớn này đẫn đến một số hành vi nguy cơ, mà về sau dễ đưa đến tình trạng "hối thì đã muộn". Trẻ có thể đua xe vì nghĩ rằng tai nạn không thể xảy ra cho chúng mình được, trẻ có thể thử hút thuốc lá, thử chơi xì ke, thử uống chút rượu vì một mặt sợ bạn bè chê cười, một mặt cho rằng mình không bao giờ bị nghiện được. “Tôi không bao giờ có bầu được", đã làm cho nhiều cô gái còn rất trẻ phải đi phá thai; vì "khôn ba năm dại một giờ” là vậy. "Không ai hiểu tôi được" cũng nằm trong hội chứng này. Đặc điểm này cũng rất tự nhiên; giúp trẻ hình thành nhân cách riêng. Lòng tự tin rất cần thiết, miễn đừng quá trớn làm: mất cảnh giác. Khi lớn thêm, từng trải hơn sẽ thấy rõ mình hơn, tinh thần trách nhiệm sẽ cao hơn và biết rõ chỗ yếu chỗ mạnh của mình hơn.

3. Muốn tự lập

Khi đã lớn, trẻ muốn tự làm một số việc, không muốn đi cùng ba mẹ, không muốn tò tò theo ba mẹ, như một em bé còn bú. Ngược lại, trẻ thường tìm đến một người lớn khác trong gia đình hoặc ngoài gia đình mà trẻ tin cậy để tâm sự, để nhờ hướng dẫn. Cha mẹ có thể khéo léo hướng trẻ đến một người "tham vấn" tốt, người này sẽ có vai trò rất tích cực bổ sung cho cha mẹ. Vai trò của cha mẹ là sẽ dần dần giúp trẻ sống độc lập, tự chủ, tự quyết và sự hướng dẫn, trợ giúp của cha mẹ, cố vấn của cha mẹ. Gia đình vẫn là chỗ dựa tốt nhất cho trẻ, là nguồn tình cảm, tình yêu, là giá trị, truyền thống, luân lí cho trẻ. Như chim mẹ, chim cha mớm cho con, tập cho con bay lượn, nhưng đến lúc đủ lông đủ cánh, chim sẽ bay xa theo đường bay của nó.

X. PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRẺ:

1. Trẻ không lên lớp:

Đối với phần đông cha mẹ, con không lên lớp là một sỉ nhục to lớn mà gia đình không tha thứ được. Họ trút lên đầu con bao nhiêu nỗi bực dọc: rầy xuôi mắng ngược, cấm dự các trò vui, cấm được ăn ngon, nhất là cấm rời bàn học. “Mày dốt quá rồi! Mày lười quá rồi ! Mày phải học, học mãi, học hoài, nghe chưa đồ quỉ kia?”

Đứa trẻ lo sợ, bị sỉ nhục, nhiều khi nó lì ra không buồn phản ứng nữa. Thái độ của bạn chỉ làm khổ cho trẻ mà không đưa tới đâu hết.

Một người cha khác khi nghe con báo tin là rớt kì thi tiểu học, ông đã hỏi con một cách thản nhiên:

Page 11: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

- Con có buồn không ?

- Con buồn lắm.

Ông mỉm cười bảo:

- Thế thì tối nay đi xem chiếu bóng cho vui.

- Nhưng con thi rớt.

- Không quan hệ gì, thi rớt nhưng không phải con lười, con đã giúp đỡ cha mẹ được nhiều việc khác, năm nay, thi rớt thì năm tới con sẽ đỗ, không sao.

Thật ra, đa số trẻ em nếu có đủ điều kiện học tập thì em nào cũng học được cả. Có những em không đủ khả năng để theo đuổi chương trình, nhưng lại có khiếu về một hoạt động nào đó, thì bạn nương theo mà giúp nó lấy đà tiến lên.

Con bạn vấp ngã thì bạn hãy bình tĩnh đỡ nó đứng lên chứ không nên đạp nó nằm luôn. Lắm khi, một vài thất bại trở thành hữu ích. Nó giúp con người đánh giá lại sức mình để cố gắng tìm ra một hướng tốt.

2. Trẻ tinh nghịch

Chỉ có trẻ em hoàn toàn không tinh nghịch mới là đáng ngại, vì có thể các em đó suy nhược hoặc đau ốm.

Tinh nghịch đối với chúng gần như một nhu cầu. Bạn nên hiểu như vậy và bao dung nó.

Nếu con bạn tinh nghịch leo lên cây cao để chơi đùa, để bắt tổ chim, hoặc bắt chước một văn hào nằm giữa hai đường sắt khi xe lửa chạy qua, thì bạn nên can ngăn và giải thích cho nó biết hậu quả tai hại của việc nó làm.

3. Trẻ ganh tị

Lòng ganh tị thường tiềm tàng trong mỗi đứa trẻ. Đứa lớn ganh với đứa nhỏ, đứa nhỏ ganh với đứa nhỏ nữa và tạo thành nguyên nhân xung đột lẫn nhau, nhất là khi có đứa con út ra đời chiếm cả sự chú ý của người mẹ.

Đứa trẻ ganh tị thường tỏ ra hung hăng không muốn làm lành với ai cả.

Thái độ thích đáng nhất là làm cho đứa con lớn cảm thấy nó vẫn giữ địa vị của nó trong lòng người mẹ, cũng như trong gia đình, nhưng nó đã lớn rồi và phải đóng vai anh hoặc chị đối với em. Thay vì rầy la nó, bạn mời nó cộng

Page 12: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

tác với bạn săn sóc che chở em. Nó sẽ bỏ ngay tính ganh tị và làm phận sự một cách đàng hoàng ngoài sức tưởng tượng của bạn.

4. Trẻ phiền muộn:

Chỉ có những trẻ em bị bỏ bê, bị hăm dọa, bị đàn áp, không thấy ai thương mình và mình cũng chẳng biết thương ai, mới làm mồi cho sự sợ hãi và phiền muộn.

Chúng thường nói "ngựa hay có khi vấp" để tự tha thứ lỗi lầm của chúng ta. Nhưng đối với trẻ em thì chúng ta lại không sẵn cái lòng khoan dung đó. Tại sao chúng ta điên khùng đến cái mức buộc trẻ em phải làm đúng 100% ? Chính thái độ cầu toàn của chúng ta đối với con cái đã gây sự lo âu phiền muộn trong lòng nó, một sự lo âu, phiền muộn dai dẳng khó chịu. Ngày lại ngày, nó sống như một con thú bị săn đuổi, bị rình rập, lo tránh mọi sai lầm có thể làm cho người lớn qưở phạt.

Ta phải tùy theo khả năng phát triển của nó mà đòi hỏi, nhất thiết không đòi hỏi điều gì quá sức, khiến nó phải lo âu phiền muộn.

Trẻ thường lo sợ học bài, làm bài và thường thiếu tự tin. Bạn nên khuyến khích động viên. Không nên nói một lời, làm một cử chỉ nàọ tỏ ra khinh thường nó, hoặc làm cho nó mất tự tin.

Các cụ ta ngày xưa lấy rượu giải sầu. Nhưng khi tỉnh rượu sầu lại tăng. Đối với trẻ, sức mạnh duy nhất để thắng sợ hãi và phiền muộn là tình thương. Đó là nghệ thuật giáo dục.

Giải tỏa cho con hết lo âu phiền muộn, làm cho nó tự tin vượt qua mọi khó khăn hàng ngày, luôn khuyến khích nó đạt đến những thắng lợi.

5. Trẻ nhút nhát

Tính nhút nhát là tính tự nhiên của trẻ em khi mới tiếp xúc ngoài đời. Nếu được hướng dẫn đúng đắn, tính đó sẽ mất dần đi khi trẻ lớn lên.

Thí dụ: bạn tập cho trẻ đi trên đường phố, luôn luôn đi trên lề, bên tay phải… và càng xa lối của xe cộ càng tốt. Dần dần nó hết nhút nhát và có thể xoay sở lẹ làng.

Nhưng trẻ em dưới 5 tuổi, sự ra đường đông đảo một mình chưa cần thiết, bạn nên cho theo bạn trong một thời gian dài. Về sau nó sẽ tỏ ra lanh lẹ hơn cả bạn nữa.

Page 13: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

6. Trẻ khó tánh

- Đứa trẻ ngay từ khi nằm trong bụng mẹ đã chiu ảnh hưởng của ngoại giới qua người mẹ rồi. Nếu người mẹ đó vì nghịch cảnh phải lo rầu, mệt nhọc, hoặc hay đau yếu, hoặc mang tật nghiện ngập, hoặc có tánh ghen tuông… thì đứa con khi ra đời phải mang ảnh hưởng không tốt.

- Những nguyên nhân làm cho trẻ khó tính: sự nuôi nấng không đúng phép, tiếng ồn ào làm náo động thần kinh, chỗ ăn ở chật chội, sự gây gỗ thường xuyên của trẻ trong một gia đình đông con, sự cãi cọ xô xát giữa cha mẹ, những trận chửi lộn đánh lộn trong chòm xóm làm cho con cái không được hưởng một sự yên tĩnh, một sự điều hòa tối thiểu cần thiết cho sự phát triển thể xác và tâm hồn.

- Nếu trong gia đình bạn có đủ trật tự, vệ sinh, trẻ em được sống thoải mái thì nó sẽ không khó tính. Ngược lại, nếụ gia đình bạn sống trong sự bừa bãi, ồn ào lộn xộn… thì con bạn sẽ dần trở thành khó tính, và bạn cũng trở thành khó tính. Những người khó tính ở chung với nhau, không sớm thì muộn gia đình đáng lẽ êm ấm sẽ biến thành địa ngục.

- Đời sống trật tự, xa sự ồn ào, gần thiên nhiên là điều kiện quan trọng giúp trẻ trừ bỏ những tính khó.

7. Trẻ lười biếng

Đối với phần đông cha mẹ, trẻ em nào không thích học là lười biếng. Thật ra có trẻ chỉ lười học, còn đối với các hoạt động khác, nó không lười và còn hào hứng nữa là khác. Một trẻ em bình thường, dồi dào súc khỏe, không bao giờ biếng nhác cả.

Nhiều trẻ em đi học với vẻ mặt âu sầu, nước mắt glàn giụa, vừa đi vừa quay mặt về phía nhà để cầu cứu… Học với tâm trạng đó thì làm sao không lười được.

Các nước tiến bộ người ta không trách và cũng không trừng phạt trẻ em biếng học, mà lại tìm hiểu trong sự dạy dỗ có gì làm cho trẻ em không thích để đến nỗi sinh lười.

Trẻ em lười học, không phải là tại bản chất nó lười, mà chính là lề lối dạy dỗ và điều kiện học tập chứa nhiều sơ sót khiến trẻ em sợ học và sinh lười ngay từ lúc đầu.

Có trẻ vốn chạm chạp, từ khi mới sinh nó không thể đọc viết làm toán lanh lẹ như bạn bè. Phép trắc nghiệm cho thấy tuổi khôn của trẻ đó thường

Page 14: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

trễ hơn tuổi thật một hai năm. Bạn không nên tức giận nếu nó học kém mà phải hết lòng giúp đỡ nó để nó thâu được những hiểu biết cần thiết…

Nếu con bạn có trí tuệ bình thường mà học kém thì bạn nên chú ý đến sức khỏe…

Trẻ em thích chơi, bạn cứ để nó chơi. Chơi tức là: làm việc, chơi giỏi là làm việc giỏi, trẻ em học làm việc bằng trò chơi, tất nhiên phải sắp xếp thời gian hợp lí: giữa học và chơi.

8. Trẻ ăn cắp:

Ăn cắp không phải là một cái tật sẵn có của một trẻ em nào đó, trừ những em mắc bệnh thần kinh. Chính là vì bạn coi hành vi của con bạn như là hành vi của người lớn, và con bạn là kẻ trộm cắp chính cống rồi, nên bạn sợ hãi. Sự sai lầm của bạn là ở đó.

Khi có một việc như vậy xảy ra, bạn nên xem xét các nguyên nhân sau:

- Ăn cắp vì không nhận biết được quyền sở hữu.

- Ăn cắp vì thói quen, có thể do người lớn "tập" cho trẻ, có thể do "bần cùng sinh đạo tặc”…

- Ăn cắp với tinh thần thể thao.

- Ăn cắp vì tinh thần chống đối xuất phát từ tiềm thức của một trẻ em bị dồn ép.

- Ăn cắp vì muốn được yêu thương, vì phản ứng lại sự bạc đãi của cha mẹ, vì để có phương tiện tạo lại thế bình quân đối với đứa em đã glành hết tình yêu thương của cha mẹ.

- Một số lớn trẻ ăn cắp là vì không được người lớn tin cậy, vì nhân phẩm đã bị phỉ nhổ, và sẽ bỏ được tật xấu đó khi được người lớn tin cậy.

- “Cơ hội tạo kẻ gian”. Có trẻ thấy cha mẹ vô trật tự và thấy có đi một ít tiền, một ít quà cũng không mấy khi cha mẹ hay biết.

9. Trẻ nói dối:

Trẻ em dưới 5 tuổi, cái tuổi thơ ngây, nói dối một cách vô thức. Nó nói để phát biểu ý nghĩ không phân biệt giả hay thật. Có khi nó chỉ tưởng tượng và đem điều tưởng tượng phát biểu ra như một sự thật.

Page 15: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Có nhà sư phạm cho rằng đến 7, 8 tuổi có thể còn nói nó đã thấy, đã làm những chuyện mà nó không thấy và không làm. Nó chịu ảnh hưởng của trí tưởng tượng của nó.

Phần đông trẻ nói dối vì sợ bị trừng phạt. Giả vờ cũng là cách nói dối để tránh một công việc. Thí dụ trẻ giả vờ đau ốm để tránh một buổi học mà nó không thích, vì không thuộc bài, chưa làm bài.

Nói dối còn là một lối phản ứng của trẻ đối với sự bạc đãi đối với nó. Trẻ thường nói dối với kẻ nào không tin nó, nhưng lại biết tỏ ra chân thành đối với kẻ nào biết đặt lòng tin nơi nó.

10. Trẻ cứng đầu

Là một hiện tượng tự nhiên. Hiện tượng chống đối phát lộ mạnh nhất vào giai đoạn của tuổi trẻ: một vào khoảng trước sau 4 tuổi, và một vào khoảng dậy thì.

Và khi chống lại là trẻ em rèn luyện ý chí, tánh tự lập…

Lúc này hành động của em chưa nhằm vào mục đích nào cả. Nó chỉ cảm thấy mình có một sức mạnh và muốn đem dùng súc mạnh đó, cố nhiên là dùng một cách chưa có ý thức.

Cứng đầu không phải là hiện tượng bất thường. Nó chỉ là một bản tính cần được khéo hướng dẫn mà thôi. Tinh thần đòi độc lập của trẻ là một thiên bẩm. Bạn nên nhớ rằng một việc làm vụng mà tự con bạn làm còn quí hơn là một việc làm khéo mà nó có bàn tay của bạn. Ngựa chứng thường là ngựa hay, nếu bạn khéo tập.

Nên nhớ là sự thành công của trẻ ở trường mới chiếm có một phần trong sự học tập, và sự thất bại ở trường chưa đủ chứng minh trẻ là người báng bổ. Phải đánh giá trẻ em trong toàn bộ hoạt động của nó mới được.

Thực tế đã chứng minh những người thành công trong đời, kể cả vĩ nhân cổ kim, không hẳn là người giỏi ở trường, lắm người khi đi học còn bị khinh rẻ, loại bỏ là khác.

XI. GIAO TIẾP ỨNG XỬ VỚI TRẺ THƠ: 1. Sự vỗ về, động viên của cha mẹ là nhân tố của sự phát triển

Nhà tâm lí học Nguyễn Thị Oanh viết:

Page 16: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Sự vỗ về mang lại tác động vật chất (hóa học) khiến cho trẻ phát triển về thể chất và tinh thần. Trẻ bị bỏ mặc hay bằng cách nào đó thiếu sự vuốt ve, bị suy thoái về cả hai mặt thể chất và tinh thần…

Bé Tâm nôn nóng về khoe cha mẹ học bạ với điểm cao. Cha mẹ hưởng ứng một cách thờ ơ. Trẻ em thấy bị "bỏ rơi".

Hình phạt đáng ghê nhất mà người ta thường áp dụng cho trẻ em và cả người lớn là "làm ngơ' không quan tâm tới hay cô lập, chối bỏ.

2. Nên đánh đòn hay không ?

Môt quan điểm được các tác giả sách tâm lí thiếu nhi nổi tiếng thế giới là tiến sĩ Benjamin Spock và Penelope Leach bảo vệ, là tuyệt đối không nên sử dụng roi vọt với trẻ.

Theo Spock và Leach, sự trừng phạt về thể xác chỉ mang lại nỗi đau nhục thể chứ không dạy trẻ trở thành người tốt hơn hoặc cách hành xử của trẻ tích cực hơn như mục đích sự trừng phạt mong muốn. Ngược lại, việc đánh đòn trẻ có thể dạy trẻ tính ngoan cố. Tiến sĩ Douglas Kong, 45 tuổi, một bác sĩ tâm lí tư, giải thích: “Sự trừng phạt về thể xác sẽ làm trẻ “xảo quyệt” hơn để trách bị đòn đau". Là một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lí thiếu nhi đã có 16 năm hành nghề, bác sĩ Kong cho biết đã gặp năm trường hợp như vậy trong hai năm qua. Ông kể, một trường hợp cho thấy một đứa bé sợ bị đánh vì không làm bài tập ở nhà đã chui trốn dưới sàn giường. Và khi cậu bé bị phát hiện và lại bị đánh, thì việc đánh cậu được coi như là sự trừng phạt do hành động trốn tránh của cậu, chứ không còn vì mục đích trừng phạt ban đầu.

Một bác sĩ tâm lí khác, Pushpa Bose, cũng nói: “Việc trừng phạt về thể xác chỉ làm trẻ lo âu, sợ hãi mà thôi. Tôi không đề nghị đánh đòn trẻ ở bất cứ tuổi nào, mà đề nghị các bậc cha mẹ hãy huấn luyện kỉ luật của trẻ bằng tình yêu và sự quan tâm.”

Khác với trường phái của Spock và Leach, một tác giả sách tâm lí thiếu nhi nổi tiếng khác là James Dobson (Mỹ) thì chấp nhận dùng roi với trẻ, nhưng chỉ nên xem đó như biện pháp cuối cùng.

Trong những trường hợp khác, các nhà tâm lí đề nghị một hệ thống khen thưởng trừng phạt đối với trẻ như sau:

Sự trừng phạt nên dựa vào lứa tuổi; khi trẻ còn nhỏ có thể bị phạt không cho chơi món đồ chơi nào đó, không cho xem tivi, phim hoạt hình đối với lứa

Page 17: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

tuổi đến trường, và không cho đến chơi nhà bạn đối với tuổi thiếu niên. Còn sự khen thưởng có thể như: Mua cho trẻ một chiếc áo mới hoặc dẫn trẻ đi chơi đâu đó.

Tuy nhiên, ngay cả các chuyên gia ở trường phái "đánh đòn" cũng lưu ý các bậc cha mẹ phân biệt việc đánh đòn với việc bạc đãi trẻ (dùng thuốc lá cháy, bàn ủi nóng để trừng phạt trẻ…).

3. Cách dạy trẻ.

Sau đây là ý kiến thường được đưa ra thảo luận ở các diễn đàn giáo dục.

a) Răn bảo nhẹ nhàng

Cha mẹ có thể dùng hành động để răn đe trẻ. Ví dụ như khi bạn thấy con bạn với tay lấy bánh kẹo trên dĩa trước mặt người khác, bạn có thể nhẹ nhàng cầm tay con bạn đặt trở về dĩa bánh kẹo trước mặt nó và nói: "Vậy đó, bố muốn con ăn phần của mình". Hoặc khi bạn đang vội đi, nhưng con gái của bạn cứ tà tà soi gương, vấn tóc, chải đầu thì đừng có bực dọc quát mắng mà hãy nói: "Này con, mẹ phải đi đây, mẹ hơi vội, con có thể chải đầu trong xe". Rồi bạn thu hết gương lược của con bỏ vào xách tay mang ra xe. Những cử chỉ nhẹ nhàng cương quyết như vậy rất cần thiết. Còn dùng sức mạnh, lời nói thô bạo nhiều khi không giải quyết được vấn đề.

b) Ra lệnh rõ ràng

Nhiều lúc do lệnh của bạn không được trẻ tiếp thu rõ ràng mà gây ra lỗi lầm. Ví dụ như bạn không muốn mà con bạn cứ tự tiện vào phòng riêng của bạn. Tốt hơn hết là bạn treo trước cửa tấm bảng màu xanh viết chữ "có thể vào" và tấm bảng màu đỏ "không được vào". Như vậy con bạn dứt khoát sẽ phân biệt rõ ràng lúc nào được vào tự do, lúc nào cần phải gõ cửa xin phép. Những mệnh lệnh đó thật đơn giản và dễ hiểu, đến trẻ con 2 tuổi cũng có thể hiểu được.

c) Thay đổi môi trường

Có nhiều cách giải quyết vấn đề mà khỏi mất công nhọc sức giải thích, tranh luận. Ví dụ như khi con cái nhiều lần đánh mất chìa khóa cửa, bạn có thể buộc chặt chìa khóa vào cổ tay hay vào cổ, vào cặp sách của con bạn. Thay vì "Bố đã bảo con trước khi ăn cơm không nên ăn bánh kẹo", bạn có thể lặng lẽ cất hết bánh kẹo vào tủ khi chuẩn bị ăn cơm.

Page 18: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Bạn tôi rất vất vả để làm cho đứa con mới tập đi của mình không sờ vào máy video. Có lúc anh ta phải quát mắng làm đứa nhỏ khóc thét lên. Thực ra chỉ cần anh để cái máy lên trên nóc tủ, cao hơn tầm với của đứa trẻ là xong.

Tóm lại, nếu bạn muốn bắt hoặc cấm con cái làm việc gì đó, trước hết nên suy nghĩ xem có thể thay đổi môi trường để giải quyết vấn đề không. Cách giải quyết nào là gọn nhẹ và đỡ mệt nhất.

d) Viết giao kèo

Đó là một trong những cách giáo dục hữu hiệu. Ví dụ nếu con bạn thường để phòng ngủ rất lộn xộn, bắt nó lập giao kèo mỗi tuần tự thu xếp thời gian dọn dẹp phòng một lần.

Thậm chí quí định rõ nếu thứ sáu mà phòng ốc sạch sẽ, thì thứ bảy, chủ nhật sẽ được cha mẹ cho đi ăn kem, v.v…

Bản giao kèo giữa cha mẹ và con cái, viết bằng chữ to, có chữ kí của hai bên, dán ở chỗ dễ thấy nhất trong nhà.

e) Tâm kịch

Chẳng hạn, con đi học về trễ, bố mẹ phải chờ về ăn cơm. Bố sẽ đóng vai con, con sẽ thủ vai bố.

Người lớn đặt tình huống và cùng trẻ em chia vai đóng các nhân vật can dự vào tình huống đó, để dạy cho chúng nên làm gì, không nên làm gì, nhằm luyện cho lũ trẻ khỏi bị bất ngờ, bối rối khi gặp tình huống lạ. Tôi thường lợi dụng những lúc rảnh rỗi: "Williams, lại đây, giờ con sẽ đóng vai thầy giáo dạy mĩ thuật của con, bố sẽ đóng vai con". Những vấn đề, hoàn cảnh rắc rối, tôi đều cùng với con cái diễn lại, lí giải cho chúng rõ. Tôi cũng phát hiện ra rằng người lớn đóng vai trẻ con, hiểu được thứ logic của trẻ con thật chẳng dễ dàng gì!

Đó là tâm kịch.

g) Dạy trẻ lấy "khí công" để giữ sự bình tĩnh

Hãy cho trẻ biết bình tĩnh là cách giải quyết vấn đề rất hữu hiệu. Tôi thường bảo: "Hãy cùng bố tập trấn tĩnh nhé! Hít một hơi dài, rồi từ từ thở ra nhé". Dạy trẻ cách thở bằng bụng, trẻ rất dễ tiếp thu. "Một tay để lên ngực, tay kia để lên bụng. Phải hít thở làm sao cho ngực không động đậy, chỉ được thở bằng bụng thôi". Như vậy để cho trẻ tập trung vào hơi thở, và tập cho trẻ kiềm chế được sự nóng giận hết sức hữu hiệu.

Page 19: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

h) Dạy trẻ có ý thức trách nhiệm với bản thân

Ví dụ như con cái bạn trước khi đi ngủ thường cởi quần áo ngoài vứt bừa bãi không đúng nơi qui định. Nhắc hoài có khi khiến chúng khó chịu. Tốt hơn là bạn bảo con: mình tự viết ra những gì cần phải làm trước khi đi ngủ và tự dán ở đầu giường: Để con bạn có ý thức kỉ luật, tự đối chiếu với những gì mình đề ra, tạo ra ý thức trách nhiệm mà không cần phải có người lớn nhắc nhở, áp đặt.

i) Hạn chế la mắng, tăng cường khen thưởng.

Bọn trẻ con của tôi rất thích làm việc nhà, một phần do tôi đề ra chế độ khen thưởng rõ ràng. Ví dụ cậu con trai của tôi, lúc này đã 12 tuổi, thường được giao việc mỗi tuần đi giặt khăn trải bàn. Mỗi lần nó chịu giặt thêm một cái khăn, tôi đều thưởng cho nó một món tiền khuyến khích, dù không đáng là bao. Giặt đồ là cái mà thằng bé rất ngại, nhưng tôi vẫn có thể làm cho nó hồi hởi mà làm.

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG1. Tính duy kỉ của trẻ

Vào khoảng 5g30 chiều, khi người mẹ đi làm về đến cửa nhà, đứa con gái khoảng 4 tuổi chạy ra mừng mẹ, nhưng lúc ấy người mẹ thấy một người hàng xóm bế em bé khoảng 3 tháng.

- Người mẹ: Em bé ngoan và dễ thương quá!

- Người hàng xóm: Cháu ngoan lắm, ít khóc đêm. Người mẹ quay sang con gái mình.

- Người mẹ: Em bé ngoan lắm này, chị Na phải ngoan như bé, đừng quấy mẹ.

- Con gái: Em bé xấu như quỉ, hư lắm.

Vừa nói vừa bỏ chạy, rồi nguýt mẹ.

- Người mẹ: Na ơi! Na nơi!

- Con gái: con không thèm nghe một lời nào của mẹ nữa.

Người mẹ chạy theo, kéo về đánh cho con gái một trận.

2. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 1: tin tưởng ở cô giáo

Bé An, thông minh, lanh lợi tuy mới học lớp 1.

Page 20: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Cô giáo nói với cả lớp trong giờ học vần: Các em biết không "Rì rà" là con rùa các em ạ!

Về nhà thấy bé An học:

“Rì rà… rì rà…Đội nhà đi chơiGặp khi tối trờiÚp nhà nằm ngủ"(Tiếng Việt lớp 1).

Mẹ em hỏi, bé An bảo: Cô giáo con bảo "Con rùa là con rì rà" mẹ ạ!

Biết con nói lạ, nhưng sợ có thể cô giáo nhầm chăng, mẹ An nói khéo: “Để mai mẹ hỏi cô giáo đã".

Hỏi ra mới biết: sách giáo khoa mô tả lại cái bước đi chậm chạp của con rùa. Cô giáo cháu An đã dạy các cháu "Con rùa còn gọi là con rì rà các em ạ!".

Cô giáo, sau khi nhận ra sai sót của mình, đã mạnh dạn sửa lại và xin lỗi các em. Một sự tôn trọng đáng quí.

Riêng bé An, từ đó trở đi, hễ cô nói điều gì nhất là về các con vật, đều chưa tin tại lớp mà chờ về hỏi mẹ hoặc bố.

3. Trẻ đòi hỏi được quan tâm và tôn trọng Mẹ nói với con gái:

- Nè Thủy, sao con không thưa ba để đi học ?

- Hôm qua đi học về, con thưa ba mà ba chẳng “ừ' một tiếng.

- À ! Có lẽ lúc đó ba đang bận gì đó.

- Không, ba chẳng bận gì cả, ba đang nhậu.

- À, ừ !… Nhưng ba là người lớn, dù ba không nói gì, lần sau con cũng phải thưa, nghe chưa ! Như vậy mới lễ phép.

- Dạ… nhưng người lớn cũng phải lễ phép chứ.

- Ừ. Thôi được rồi, mẹ sẽ nói với ba khi con thưa thì phải "ừ‘, chịu chưa ?

- Dạ, con chịu.

Page 21: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Đến đây, đứa con gái 5 tuổi của tôi mới thôi lí sự và nhoẻn miệng cười.

3. Ấn tượng của cháu bé về cô giáo:

Cháu gái nhà tôi năm nay vào lớp 1, cháu rất chăm học và đặc biệt rất quí cô giáo. Ngày nào đi học về cháu cũng líu lo kể chuyện về cô giáo mình, nào là hôm nay cô mặc áo dài màu xanh rất đẹp, nào là cô hát rất hay…

Vậy mà hôm nay đi học về, tôi thấy cháu buồn thiu, mắt đỏ ngân ngấn nước. Chờ cháu cất tập, tôi lựa lời hỏi chuyện. Nó khóc và kể:

"Cô giáo xé tập của cháu, còn mắng cháu cứng đầu, khó dạy, không biết vâng lời".

Thì ra hôm qua cô giáo cho bài tập viết về nhà dặn đi, dặn lại phải viết bằng mực xanh, vì mực đỏ là của cô chấm bài. Cháu bé đã vâng lời, nhưng đang viết nửa chừng thì hết mực, cháu không còn cây viết nào cả nên đã lấy cây viết đỏ viết vào, thế là có chuyện.

Từ hôm đó, đi học về, cháu tôi không còn kể chuyện về cô giáo nữa.

Bình luận tâm lí học:

Trẻ em ở độ tuổi này rất nhạy cảm, là giáo viên chắc hẳn cô giáo phải hiểu điều này hơn cả. Xé tập là một hành động thô lỗ không nên có, nhất là đối với những học sinh tiểu học. Cháu có lỗi, nhưng nếu cô biết lựa lời khuyên, dạy dỗ sao cho lần sau cháu không tái phạm, như thế cô giáo vẫn giữ được vẻ đẹp trong lòng các cháu thì mới thật sự thành công trong việc giáo dục trẻ. Những ấn tượng đẹp về cô giáo trong đầu cháu sẽ mất rất nhanh chỉ vì một hành động thiếu suy nghĩ, thiếu tính sư phạm ấy.

5. Bác Hồ nói: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Cu Bi 3 tuổi của em đang cầm quả táo ngồi trong lòng mẹ ăn.

Cún - cô bé hàng xóm 4 tuổi, sang chơi, thấy quả táo trong tay Bi, Cún ta nhìn chăm chăm vào quả táo, miệng chóp chép, chân tiến lại gần cu Bi. Thấy vậy em liền nói với Bi: “Con ngoan cho chị Cún ăn táo với nào ?".

- Ứ ừ, con không cho đâu vì hồi chiều chị Cún đánh con!

Cún chưa kịp cãi lại thì bỗng nhiên quả táo trên tay Bi bị rơi xuống đẫt, lăn vào gầm bàn. Lúc ấy Cún ta mắt sáng lên và nhanh như cắt từ trên giường phóng xuống đất chui vào gầm bàn để lượm táo.

Page 22: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Từ gầm bàn chui ra, tay cầm quả táo giấu ở đằng sau, mắt nhìn em bối rối, miệng cười gượng gạo, đứng vẹo người sang một bên nửa như muốn trả lại quả táo, nửa như muốn giữ lại.

Thấy vậy em liền nói:

- Cún ngoan quá, Cún đã lượm giùm Bi quả táo rồi kìa.

Thế là ngay lập tức, không chần chừ gì cả, Cún ta tiến đến gần và đưa quả táo cho Bi.

Lúc ấy em liền nói với Bi:

"Con cám ơn chị đi và cho chị ăn táo với"

Cu Bi vòng tay lại "ạ" chị Cún và cũng chẳng cần phải suy nghĩ, nó liền đưa quả, táo vào miệng để chị Cún cắn, sau đó nó tuột khỏi lòng mẹ, nhảy xuống đất để chơi với chị Cún.

6. Quyền làm mẹ…

Vào 7 giờ giờ 15 phút ngày 3-4-1995, một người phụ nữ đang vội vã tắm cho đứa con gái khoảng năm tuổi. Có lẽ vì cận giờ đi làm mà lại còn phải đưa bé đi nhà trẻ nên chị ta hấp tấp và làm văng bọt xà phòng vào mắt bé. Bé khóc lên và nói.

- Mẹ ơi, mẹ làm cay mắt con rồi nè.

- Nín đi! Mặc quần áo lẹ lên, trễ giờ rồi!

- Không. Mẹ phải xin lỗi con.

- Tổ cha mày, tao là mẹ mày mà phải xin lỗi mày à?

- Mẹ đã dạy ai có lỗi thì phải xin lỗi, sao bây giờ mẹ làm con cay mắt mà mẹ không xin lỗi? Con không mặc quần áo đâu.

- Con quỉ sứ! (Người mẹ hét lên và tát vào mông bé). Mặc vô, không có lỗi phải gì hết. Đồ lì! Tao đã trễ giờ đi làm rồi mà còn gặp mày nữa.

Với sự ép buộc thô lỗ của người mẹ, đúa bé phải mặc quần áo vào và đi học. Nhưng tôi thấy đã có một cái gì vừa tan vỡ đi trong đôi mắt ngây thơ.

Bình luận tâm lí học:

Page 23: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Chị ấy đã dạy con mình phải biết nhận lỗi và xin lỗi. Nay chị đã làm cay mắt bé, mà với suy nghĩ của bé thì đó là một cái lỗi. Nếu chị hiểu biết về tâm lí trẻ con, thì chị phải xin lỗi hoặc giải thích nếu bé nghĩ sai. Đằng này chị đã dùng quyền làm mẹ mà trấn áp và đánh con.

7. Mẹ… cũng là cô giáo

Một buổi tối, tôi ghé thăm nhà chị tôi, chị có một đứa con trai 7 tuổi đang học lớp 1. Chị lại gần bàn học của đứa con đang tập viết, nhìn vào cuốn vở thấy chữ con viết nghệch ngoặc lại không ngay hàng.

- Mẹ (Chị gõ xuống bàn 3 cái rồi nói): - Học hành gì mà ngu như con khỉ vậy, dạy bao nhiêu lần rồi mà viết không tròn chữ, vừa xấu lại không ngay hàng, đúng là đồ ngu còn ăn hại.

- Con: Lặng im, đôi mi rươm ướt và nhìn ra phía xa.

Bình luận tâm lí học:

Tuổi vào lớp một là một tuổi mới lớn, đang chập chững vào đời trong vòng tay dìu dắt của cha mẹ và thầy cô. Tuổi mới lớn cũng là tuổi rất nhạy cảm với sự đánh giá của người khác, nhất là với cha mẹ. Phải như chị tôi động viên cháu một câu: "À con đã có cố gắng, chữ con viết đã tiến bộ, nhưng con chịu khó và cố gắng thêm hơn nữa, trong khi viết, nhìn theo dòng kẻ rồi nắn nót viết thì chắc chắn chữ con sẽ đẹp hơn nhiều". Hoặc cầm tay chỉ cho cháu, uốn nắn những chỗ chưa đúng. Lời nói đó, hành động đó sẽ chắp cánh cho con chị vươn lên.

8. Ứng xử với trẻ:

Tại sân nhà, một bé trai và một bé gái cỡ 5 tuổi đang chơi với nhau. Vì glành nhau một món đồ chơi, bé trai đã đánh bé gái khóc.

- Mẹ bé gái xuất hiện: Tại sao mày đánh con tao?

- Bé trai: Vì bạn ấy glành đồ chơi của con.

- Mẹ bé gái: Cái đồ chơi của mày thì sá gì. Tao sẽ mua cho con tao một cái đẹp gấp 10 lần cái của mày. Con nhà giáo gì mà mất dạy quá!

Và bây giờ đến lượt bé trai khóc núc nở.

Bình luận: Thay vì dùng lời lẽ dịu ngọt khuyên bảo trẻ, giải thích cho trẻ biết rằng hành động của trẻ là không đúng thì người lớn lại dùng những lời lẽ mắng mỏ, xúc phạm nhân cách của trẻ cho thỏa cơn giận. Như vậy thì sao

Page 24: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

làm gương cho trẻ được. Hành động của trẻ là vô thức. Trẻ sẽ dễ dàng bắt chước cái không hay của người lớn. Như vậy sẽ vô cùng tai hại.

9. Gần mực thì đen…

Con chưa thuộc bài cho ngày mai. Đang học thì có bạn đến rủ đi chơi. Vốn tính ham chơi, con hỏi mẹ:

- Mẹ cho con đi chơi với bạn một lát đi!

Mẹ thương con, do dự:

- Nhưng con chưa thuộc bài.

Con thúc mẹ:

- Cho con đi một lát thôi mà!

Mẹ quay sang hỏi bạn của con:

- Con đã học thuộc hết bài chưa?

- Thưa bác, con đã học thuộc bài rồi mới đến rủ bạn đi chơi.

Nghe bạn nói, con thay đổi ý định:

- Thôi bạn đi chơi một mình đi, khi nào mình thuộc bài sẽ tới chơi cùng bạn.

Mẹ xoa đầu khen con ngoan.

Bình luận tâm lí học:

Mẹ quá thương con, chưa biết cách từ chối cho phép con đi chơi như thế nào. Thái độ ngoan ngoãn của bạn đã làm cho con tự giác hiểu được trách nhiệm của mình và giúp mẹ từ chối lời xin phép của con.

10. Tính con giống tính bố

Con tôi lên 5 tuổi. Tôi lại thường có tính đãng trí; nhiềư lúc, tôi hay bỏ quên vật này, vật nọ; có khi mất cả mũ, dép. Một hôm, con tôi đi chơi về, không có dép ở chân nữa. Tôi trợn mắt hỏi:

- Con đi chơi về, dép đâu?

Page 25: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Nó giật thót mình, không nói không rằng chạy ra ngoài một mạch và về. Chân không dép vẫn hoàn không. Nó vừa sợ đập đòn (vốn tôi nóng tính), lại vừa thờ hổn hển, nói:

- Mất đâu rồi, sao mà tính con giống bố quá, thường hay quên quá, bố hả!

Tôi chưa biết nên xử lý cách nào cho hợp.

11. Học sinh lớp 6 đã có tính bản ngã rõ rệt

T. năm nay học lớp 6, đi học về đến gần mẹ, mẹ nhìn vào túi áo thấy có một miếng tập nhỏ gấp tư, mẹ giơ tay rút miếng giấy. T la lên và cản lại:

- Của con, sao mẹ dám lấy.

- Mẹ muốn xem đó là giấy gì.

- Đó là việc riêng của con, việc riêng của mẹ, mẹ không cho con biết, sao việc riêng của con mẹ lại đòi biết? Mẹ không cho con có chút riêng tư nào hết.

- Tại mẹ muốn biết con giữ bí mật gì? Con biết tại sao không, vì con còn nhỏ, con không thể quyết định đúng mọi việc nên phải nói thật với người lớn để giúp đỡ, góp ý kiến.

T kề tai mẹ nói nhỏ (chắc đã thông cảm với mẹ) "Mẹ biết không, đây là địa chỉ của bạn gái ngồi chung bàn, bạn dặn con là không được cho ai biết, vì chỉ duy nhất có mình bạn T là được cho địa chỉ thôi, nên con phải giữ bí mật sợ bạn giận".

Đây là lời kể lể của một bà phụ huynh với tôi và hỏi tôi rằng bà xử sự như vậy là đúng hay sai.

12. Cô giáo với một trò chậm hiểu

Giờ toán tại lớp 7B trường N, trên bảng đen một cậu học trò loay hoay mãi mà chưa giải xong bài toán. Cô giáo bộ môn có vẻ sốt ruột. Cố ghìm cơn tức giận mà giảng lại cho cậu bài tập trên. Nhìn gương mặt ngơ ngẩn của cậu ta, không dằn được cơn nóng giận, cô giáo tức giận hét:

- Bộ trò giỡn mặt với tôi hả? Học hành gì mà giảng hoài cũng không hiểu. Không biết cha mẹ cậu như thế nào mà sanh ra đứa con ngu như vậy.

Bình luận tâm lí học:

Page 26: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Cô giáo đã phạm sai lầm trong cách giáo dục cũng như trong giao tế nhân sự. Đúng lí ra cô phải bình tĩnh để suy xét xem tại sao cậu học trò kia lại không hiểu và không làm được bài. Có thể cậu học trò ấy không thông minh nên hiểu chậm. Cũng có thể vì không được khỏe hoặc đang có chuyện phải lo buồn nên không tập trung vào bài học được? Cũng có thể là do phương pháp giảng dạy của cô chưa tốt? Đàng này cô lại quá nóng nảy mà quên đi "tâm lí giáo dục" đã học ở trường sư phạm. Cô lại quên đi tư cách của một nhà giáo khi mắng chửi một cậu học sinh mà lại nói luôn đến cha mẹ của cậu ta.

13. Ngôn ngữ của "bố"

Ông bố xem sổ liên lạc của con. Nét mặt ông cau lại, ông quát:

- Thằng Minh lại đây mau!

Thằng bé mặt mày xanh lét, không dám tiến lại gần ông bố, nó chỉ chực bỏ chạy.

Ông bố: "Mày học gì mà ngu như bò. Chỉ "hốc" là giỏi. Tháng này mày xếp hạng 30/35. Mày đội lên đầu tới 30 cái đít của tụi nó, không biết nhục à!".

Con: Vẻ mặt sợ hãi nhưng nó quay đi nơi khác miệng lẩm bẩm điều gì không rõ.

Ông bố: "Nói gì nói to lên" và tiện tay ông cho nó một cái bạt tai.

Con: Nước mắt chảy ròng ròng, đưa hai tay ôm lấy đầu tự vệ.

Bình luận tâm lí học:

Bằng cách sỉ nhục con, dùng các từ không văn minh như "hốc", "đội đít", “ngu như bò" ông bố cứ tưởng rằng như vậy thằng con sẽ nhục và tiến bộ. Xúc phạm con cái sẽ làm tổn thương tình cảm cha con, đứa trẻ sẽ nhớ mãi những gì ông bố đã gán cho nó. Nó mất niềm tin vào khả năng của bản thân.

14. Khéo léo trong dạy con:

Khi khéo léo trong dạy con viết ra tình huống mà tôi đã ghi nhận được sau đây, không phải là để nịnh thầy tôi, nhưng cuốn sách do thầy tôi biên sọạn đã mang lại cho mọi người những giá trị đích thực trong giao tế nhân sự.

Page 27: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Chả là tôi có một anh bạn gia đình cũng vào loại khá giả, vợ chồng anh có một đứa con năm nay 12 tuổi. Cháu học cũng vào loại khá, nhưng cháu cũng là đứa bé khá ương ngạnh, mà anh thì lại rất nóng tính. Mỗi khi nói với con, câu đầu con không nghe là câu sau nghe cái "bốp". Ấy vậy mà sau một tháng tôi đi học xa về, ghé thăm anh vào một tối thứ 7 ngày 3-12-1995, tôi đã ghi nhận được điều hẽt sức thú vị về cuộc đàm thoại của cha con anh.

Cha: Hôm nay con lại đi học về trễ rồi.

Con: Bạn rủ con đá banh ở lộ 30-4.

Cha: Ngày xưa, ba cũng ham vui như con, học xong là đi chơi. Chính vì vậy mà bà nội con buồn ba vì tối đẽn không biết kiếm ở đâu. Con hiểu ý ba nói không?

Con: Dạ con hiểu, lần sau con không thế nữa.

Cha: Con của ba ngoan. Thôi con đi tắm, ăn cơm, rồi học bài.

15. Dạy con

Ở gần nhà tôi có anh A là công nhân viên nhà nước, nhưng lúc nào cũng nghe anh quát nạt con cái. Anh có hai đứa con. Đứa con trai lớn 8 tuổi, học lớp 1. Đứa út gái 5 tuổi, không học.

Một hôm nghe anh quát lớn: "Tại sao mày làm toán có 7 điểm, Mèo? Hả? Hồi sáng tao căn dặn mày phải cẩn thận. Tại sao… hả?” Sau giây phút kiểm tra tập của Mèo, anh quát tiếp: "Tại sao mày láo tao hả Mèo? Có 5 điểm mày dám nói 7 điểm hả?” Anh giận hơn: "Tao chặt tay mày, tao xẻo miệng mày vì hai tội. Thứ nhất, làm toán ẩu tả. Thứ hai, tội dối trá tao.”

Lời bình: Ông bà ta có câu: "Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi". Câu nói này có phần nào đúng nhưng anh A thì có cách dạy con quá khắt khe. Nếu kéo dài tình trạng này, các con anh sẽ điên mất. Vì lúc nào chúng cũng nằm trong tâm trạng nơm nớp lo sợ.

CHUYÊN ĐỀ 2: XÃ HỘI HỌC THANH NIÊN

I. KHÁI NIỆM THANH NIÊN: 1. Theo nhà xã hội học Nguyễn Minh Hòa

a) Là nhóm dân cư có sự phát triển nhanh về thể chất: (Tầm vóc, sức khỏe) có đòi hỏi nhiều về dinh duỡng và hoạt động.

Page 28: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

b) Về tâm lí: Hăng hái, nhiệt tình, có sự phát triển nhân cách theo những chiều hướng khác nhau tùy theo điều kiện xã hội và giáo dục.

c) Là thời kì trau dồi kiến thúc, nhiều mơ ước thành đạt mạnh dạn, sáng tạo nhưng chưa trải nghiệm nên thiếu kinh nghiệm.

d) Có khát vọng vươn tới cái đẹp, tới cái giá trị văn hóa, muốn thu nhập cao, muốn nổi tiếng, có danh vọng, muốn sống tự do, dân chủ và công bằng. Cũng dễ bị hẫng hụt trong thực tế, dễ bi quan, liều lĩnh, mất định hướng…

2. Theo bác sĩ Nguyễn Khắc viện

Tuổi thanh niên bắt đầu vào lúc dậy thì, 14-15 tuổi, có khi sớm hơn. Cái mốc kết thúc không được xác định rõ như bắt đầu, vì rất nhiều yếu tố tâm lí xã hội quyện vào sự trưởng thành về sinh lí, trong đó ba vấn đề chủ yếu:

- Từ tình dục chưa rõ đối tượng đến tình yêu một con người nhất định, tiến tới lập hay không lập gia đình với đối tượng đã lựa chọn;

- Lựa chọn một nghề nghiệp, xác định phương hướng học tập, được hay không được vào trường nào, chỗ làm nào;

- Lựa chọn một lối sống, một lí tưởng, ít nhất là tự xác định cho bản thân những gì là tốt hay xấu, thiện hay ác, đẹp và không đẹp (cũng có thể nói theo hay không một đạo lí).

Trong xã hội cổ truyền, từ dậy thì đến lúc lập gia đình chỉ vài năm, gái 14 - 16, trai 17 - 18 đã lấy vợ lấy chồng, về nghề nghiệp thì con nhà khá giả học lên làm quan làm thầy, con nhân dân lao động không được học thì làm nghề tay chân như bố mẹ; cuộc sống xã hội không biến động, không giao lưu địa phương hay nước này qua nước khác, lối sống của cha ông truyền sang con cháu, không có gì mà phải trăn trở lựa chọn. Tuổi thanh niên kết thúc sớm, chỗ đứng giữa xã hội được sắp xếp sớm, ít khi xáo trộn.

Từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại, cuộc sống của thanh niên phải qua nhiều biến động:

- Từ dậy thì đến lúc lập gia đình kéo dài nhiều năm, và được tự do lựa chọn đối tượng, không còn cha mẹ đặt đâu ngồi đấy nữa;

- Không còn thành phần gia đình quyết định nghề nghiệp mà phải lựa chọn rồi học tập nhiều năm mới thành nghề, có khi lang bang mãi không định hướng được;

Page 29: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

- Trước mắt mỗi thanh niên là đủ thứ hấp dẫn cám dỗ, buộc phải lựa chọn một lối sống nào đó.

Tuổi thanh niên là tuổi trăn trở, phân vân trước các ngả đường, cho đến lúc tìm được chỗ đứng ổn định (Nói như Khổng Tử, Tam thập nhị lập). Có người tìm ra chỗ đứng sớm 20 - 21, có người mãi đến 30 vẫn chưa ổn định. Dù sao không ai tránh được cả một giai đoạn xao xuyến, băn khoăn, trăn trở.

Không lạ gì tâm lí thanh niên thường không ổn định. Sức khỏe dồi dào, hiểu biết của nhiều người bắt đầu khá sâu rộng nhưng dù sao kinh nghiệm cuộc đời còn ít, cho nên dễ có những thái độ và hành động cực đoan, dễ nhiệt tình mà cũng dễ bi quan chán nản, và thường là xen lẫn cả hai. Đây là tuổi có thể tiếp nhận một đạo lí cao cả, một lí tưởng sáng đẹp, mà cũng có thể bị lối cuốn vào những hành động phiêu lưu phạm pháp nghiêm trọng, ít hay nhiều, thanh niên nào ngày nay cũng qua một thời khủng hoảng tâm lí nông hay sâu tùy người.

II. NHỮNG XU HƯỚNG HIỆN NAY CỦA THANH NIÊN1. Lí tưởng gắn liền với con người

Con người mang theo lí tưởng, không có thứ lí tưởng chung chung, trừu tượng. Chỉ có lí tưởng tồn tại thông qua những con người cụ thể. Chính những LÝ TỰ TRỌNG, TRẦN VĂN ƠN, VÕ THỊ SÁU, NGUYỄN VĂN TRỖI,… là hiện thân của lí tưởng. Chính những TRẦN QUANG LONG, QUÁCH THỊ TRANG, NHẤT CHI MAI,… và một lớp "những người đi tới" đã làm nên lí tưởng.

2. Con người cá nhân là một giá trị mới:

Một thời gian trước, chúng ta chỉ đề cao những giá trị tập thể, chủ nghĩa tập thể chung chung, con người cá nhân, giá trị cá nhân bị đồng hóa, hòa tan trong tập thể, vào những giá trị tập thể. Giờ đây trong nền kinh tế thị trường, nhân tố con người - con người cá nhân là một giá trị mới. Nhu cầu về cuộc sống cá nhân với khát vọng tự khẳng định cá tính, nhân cách, khả năng sáng tạo và con đường tiến thủ là hết sức chính đáng, cần được tôn trọng.

3. Xu hướng kết hợp theo nhóm nhỏ để đáp ứng nhu cầu hẹp, mục tiêu hẹp của đời sống.

Trong thanh niên sinh viên ngày nay, tính tự tin, tự khẳng định cá nhân ngày càng tăng, bên cạnh tính hòa đồng tập thể, cái "ta" rộng lớn trong suy nghĩ và tình cảm của lớp trẻ, xu hướng kết hợp theo nhóm nhỏ tăng lên.

4. Quan niệm về đạo đức.

Page 30: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Đối với số lớn thanh niên, "Con người có năng lực làm việc, tận tụy say mê làm việc và làm việc có hiệu quả để lo cho lợi ích chính mình, làm glàu một cách chính đáng, đúng pháp luật là con người có đạo đức và đó cũng là góp phần cho xã hội glàu mạnh".

III. ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA THANH NIÊN TRONG CHỌN NGHỀ: 1. Xu hướng chọn nghề của thanh niên là chọn những nghề dễ tìm việc

làm và có thu nhập cao, họ quan tâm đến việc làm nhiều hơn là chọn nghề mình hứng thú. Nhiều khi họ phải đứng trước một mâu thuẫn: chọn nghề mình thích hay là chọn việc làm có thu nhập cao. Thanh niên có xu hướng quan tâm nhiều đến khả năng thu nhập của việc làm hơn là giá trị xã hội của công việc. Trong sự cạnh tranh của thị trường sức lao động hiện nay, thanh niên có xu hướng chuẩn bị cho mình giỏi một nghề, biết nhiều nghề. Thậm chí cùng một lúc chuẩn bị nhiều nghề để dễ tìm việc làm. Bản thân quan niệm này cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khó vượt qua.

2. Ý chí vươn lên để tăng thu nhập và làm glàu bằng chính tài năng và sức lao động của mình trong thanh niên khá rõ nét, nhất là trong thanh niên nông dân và thanh niên các thành phần kinh tế tư nhân. Đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp trẻ, đây cũng là hiện tượng mới, khác xa thời bao cấp, khi mà người ta muốn cùng nhau dàn hàng ngang mà tiến.

IV. LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN1. Khái niệm "lối sống"

- Lối sống là các nét căn bản đặc trưng cho cách thức sống và hành động của con người trong các điều kiện xã hội lịch sử nhất định.

- Lối sống của một xã hội nói chung, của một nhóm xã hội nói riêng, phụ thuộc vào những điều kiện khách quan. Đó là các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, dân số,… và các điều kiện xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa,…

- Mỗi thành viên xã hội có cách thức khác nhau trong hoạt động để thực hiện các nhu cầu, lợi ích, giá trị,… của họ. Do đó, lối sống phụ thuộc vào nhân cách của con người.

- Lối sống có liên quan tới mức sống, tức là số lượng các phương tiện, các hoạt động hàng ngày của con người, sự phân bố thời gian cho các hoạt động ấy.

2. Lối sống - hạn chế rượu

Page 31: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Say rượu thì không còn ý thức, cái vô thức nổi lên, thỏa mãn thú tính một cách không phân biệt, không tự kiềm chế được.

Bác sĩ Phạm Văn Duyệt:

Say rượu là một tình trạng ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến súc khỏe, đồng thời hành vi của người say có thể là nguyên nhân của nhiều tai nạn giao thông, tai nạn lao động, của bạo lực và tội ác, của nhiều bi kịch gia đình. Rượu có thể gây nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong do lẫn các chất độc khác trong quá trình chế biến, nhất là những loại rượu không ai kiểm nghiệm.

Nghiện rượu lâu năm dẫn đến tình trạng suy sụp cả về thể lực lẫn tinh thần và có thể bị những bệnh nan y như xơ gan với cái chết từ từ cầm chắc.

Không loại trừ rượu khỏi đời sống hàng ngày mà là hạn chế việc sử dụng rượu và các thức uống có cồn ở mức vừa phải.

Đặc biệt, những người bị bệnh tim, cao huyết áp, chức năng gan kém v.v… cần theo đúng lời khuyên của thầy thuốc mà kiêng rượu. 

In vino vertas: những sự thật phát sinh từ chén rượu mà ra. Sự thật đây là các thú tính thường ẩn náu bên trong con người tạo thành cái vô thức.

3. Lối sống - Bài trừ thuốc lá

Số liệu điều tra bằng phỏng vấn 140 thiếu niên tuổi từ 11 đến 15. Các động lực tâm lí đưa đến hút thuốc (BS Đặng Phương Kiệt).

- Vui bạn, nể bạn: 60%

- Bắt chước: 16%

- Thử, tò mò: 4%

- Kích thích, giải trí: 5%

- Không có ý thức: 12%

Bác sĩ Phạm Văn Duyệt: Trong vòng 50 năm qua, thuốc lá tràn ngập các nước với mức độ báo động kéo theo nạn chết sớm do các bệnh tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, các bệnh hô hấp mãn tính, cấc biến chứng thai sản ở những người hút thuốc và ở một chừng mực nào đó cả những người không hút thuốc sống xung quanh.

4. Lối sống - Chống nghiện các loại ma tuy: cần sa, thuốc phiện, cocain.

Page 32: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Bác sĩ Phạm Văn Duyệt:

Tổ chức Y tế thế giới ước tính hiện có khoảng 50 triệu người nghiện ma túy các loại (cần sa, thuốc phiện, heroin, cocain,…).

Cần sa thường phổ biến trong dân quê châu Phi, châu Á, Trung Đông và cả trong giới trẻ châu Mỹ, châu Âu và Tây Thái Bình Dương. Thuốc phiện không tinh chế vẫn được dùng ở một số nước Trung Đông, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, đặc biệt tại các vùng trồng cây thuốc phiện và các miền quê. Heroin được dùng nhiều ở Bắc Mỹ. Cocain trước đây do giá cao chỉ được các dân nghiện glàu có ở châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích, nay do phát triển sản xuất nên giá tụt xuống làm tăng số người nghiện.

Giới trẻ ở Bắc Mỹ, Âu châu và Úc đang bị nguy hại bởi việc dùng các thuốc gây ảo giác như LSD, Psilocybin và Phecyclidin.

Nạn ma túy ở nước ta có nguồn gốc từ lâu đời, nay đã trở nên trầm trọng cả về gia tăng số dân nghiện cũng như gia tăng chủng loại thuốc. Người nghiện nhiều loại thuốc (polytoxicomanes) cũng không phải là hiếm. Ma túy không còn là vấn đề riêng của các đô thị lớn miền Nam và miền Bắc, mà như báo chí gần đây đưa tin, nạn hút thuốc phiện đang rộ lên ở một số vùng nông thôn miền xuôi cũng như miền núi, nạn nhân là cả người Kinh và người các dân tộc.

Nạn ma túy không những đang hủy hoại con người và làm đồi bại nhân phẩm mà việc tiêm chích chúng còn tạo nguy cơ cao cho việc lan truyền SIDA.

III. HIỆN TƯỢNG LỆCH CHUẨN TRONG HÀNH VI CỦA THANH NIÊN1. Khái niệm

Trong xã hội còn có một số người chưa thực sự tôn trọng và làm theo các chuẩn mực, quy tắc. Đó là hiện tượng lệch chuẩn. Hành vi lệch chuẩn có khi không phải là hành vi phạm pháp. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta gặp những hành vi, cách ứng xử xã hội rất đáng chê trách, phê phán, nhưng không phải là vi phạm pháp luật như tự tử, nghiện rượu, chích hút, xì ke, ma túy.

Có bốn con đường khắc phục hành vi lệch chuẩn:

a) Pháp luật có tác dụng ngăn ngùa, hạn chế, làm cho các hành vi lệch chuẩn không trở thành tội phạm.

b) Sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.

Page 33: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

c) Sự đánh giá xã hội (social evaluation) thông qua dư luận xã hội và ý kiến nhắc nhở, phê phán.

d) Sự tự ý thức của cá nhân (tự giáo dục và rèn luyện).

2. Những lí thuyết giải thích về sự lệch chuẩn

a. Lí thuyết phân tâm học (Psychoanalytic theory)

Tâm lí con người có ba phần: bản năng (id), bản ngã (ego) và siêu ngã (superego).

Theo Freud khi bản năng trỗi dậy một cách quá mức, vượt quá sự kiểm soát của bản ngã và siêu ngã thì hành vi lệch lạc xuất hiện.

Trong bản năng, năng lực libido mất cân bằng có thể đưa đến hành vi lệch lạc.

b. Lí thuyết kinh tế - xã hội

K. Marx cho rằng trong xã hội có sự bất bình đẳng về kinh tế, có áp bức bóc lột, có mâu thuẫn quyền lợi giai cấp thì đó là nguồn gốc của lệch lạc xã hội.

Sự mâu thuẫn có thể xảy ra trên cả hai bình diện:

- Mâu thuẫn glàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp.

- Mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi quá cao về mức sống so với khả năng thỏa mãn trong thực tế.

c. Lí thuyết di truyền

Theo một số nhà khoa học, những nổi loạn về tác phong con người có thể do chủ nhân của nó được di truyền những gien khuyết tật. Greogory Capey, phó giáo sư đại học Colorado nói. "Trước một tình huống, mỗi người sẽ cư xử theo một cách thức khác nhau, vì vậy gien chắc chắn phải có vai trò trong tác phong và ảnh hưởng rõ rệt lên tác phong". Nói rõ hơn, gien sẽ tác động phần nào đến tính hung hãn của con người.

Cho nên dù có di truyền đi nữa, thì tỉ lệ những người XYY chỉ có 1,9% trên 5000 tội nhân được điều tra, như vậy không phải tất cả những người XYY đều trở thành tội phạm; vả lại, số đàn bà XX phạm tội cũng không ít. Có thể kết luận trong việc gây ra tội phạm còn nhiều yếu tố quan trọng hơn là di truyền, đặc biệt là yếu tố xã hội. 

Page 34: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

d. Lí thuyết nội tiết

- Tính hung hãn do các hóa chất điều khiển tác phong. Hóa chất đầu tiên mà người ta cho rằng có vai trò trong tính hung hãn là sérotonihe. Các chương trình nghiên cứu tại viện quốc gia Mĩ về nạn lạm dụng rượu đã kết luận: đàn ông nóng nảy dễ phạm tội ác thường có lượng sérotonine thấp… Với đàn bà, chính mức sérotonine giảm sút mạnh trước khi hành kinh đã khiến họ trở nên "bẳn tính". Một lời khuyên mà các nhà nghiên cứu, luôn đưa ra là: hãy uống thuốc kích thích việc sản xuất thêm sérotonine để chống lại sự "khó chịu" ở phụ nữ sắp có kinh.

- Các thí nghiệm ở trường Y Bowman Gray (Bắc Carolina) cho thấy: mức sérotonine càng thấp loài chuột càng hung hãn.

e. Lí thuyết về ảnh hưởng của môi trường xã hộiTừ bản chất con người không chứa yếu tố bạo lực bẩm sinh. Những tác

động như việc lan tràn vũ khí, sự bất bình đẳng về kinh tế, bạo lực trong xã hội hay điện ảnh, không hề có sẵn trong máu người ta.

Nhưng kể cả những người hậu thuẫn mạnh mẽ cho vai trò của di truyền trong thói bạo lực cũng không loại bỏ sự đóng góp có tính quyết định của môi trường.

Đứa trẻ có cá tính bướng bỉnh sẽ dễ dàng trở thành kẻ tội phạm nếu sống trong một gia đình không có "đầu tàu". Nhưng nếu sống trong một gia đình nề nếp, có thể nó sẽ trở thành giám đốc xuất sắc (Kagan). Môi trường đô thị có tỉ lệ phạm tội cao hơn so với môi trường nông thôn do những đặc điểm tự nhiên và xã hội, như:

- Tính "ẩn danh" cao của người đô thị.

- Quan hệ đồ thị giũa con người mang tính "đứt đoạn", chớp nhoáng, không quan tâm đến quá khứ và tương lai của đối tượng quan hệ.•

- Ở đô thị có sự cạnh tranh khốc liệt, con người luôn trong tâm trạng lo âu về việc làm, nhà ở, thu nhập. Môi trường tự nhiên chật hẹp, bụi bậm, ồn ào, làm cho con người dễ trở nên cáu bẳn, mất thăng bằng, chỉ cần một mâu thuẫn nhỏ là có thể đưa đến hành vi lệch lạc một cách vô thức.

- Sự duy giảm chức năng giáo dục của các tác nhân xã hội hóa: gia đình, nhà trường, tập thể lao động, các ấn phẩm văn hóa, các nhóm bạn,…

f. Lí thuyết “Nhóm ưu đãi”

Page 35: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Trong cá nhân nào cũng tiềm ẩn sự lệch lạc và không lệch lạc (thiện và ác). Nhóm xã hội nào có mức độ rất cao về sự ưu đãi, cường độ giao tiếp, tần số hoạt động thì nguy cơ đưa đến sự lệch lạc cao hơn so với các nhóm khác.

g. Lí thuyết gán nhãn (Labeling theory)

Mặt hành vi lệch lạc có thể do chính bản thân cá nhân, nhưng cũng có thể do người khác gán nhãn. Sự gán nhãn trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào thái độ yêu ghét, vào định kiến của người gán nhãn, có khi tuổi thọ của nhãn tồn tại lâu hơn so với hành vi lệch lạc xảy ra trong quá khứ, và nhãn theo người ta suốt cuộc đời, cản trở cá nhân trong cơ hội làm lại cuộc đời, kiếm việc làm, xây dựng gia đình khiến bạn bè và người thân xa lánh.

h. Lí thuyết sinh thái (Ecological Explanation)

Một số nhà khoa học cho rằng nhiệt độ, môi trường, chế độ ăn uống, có ảnh hường đáng kể đến hành vi lệch lạc của cá nhân và cộng đồng.

III. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA THANH NIÊN TUỔI TỪ 15 ĐẾN 181. Về thể chất

Giai đoạn từ 15 đến 18 tuổi là con người bước vào giai đoạn sau dậy thì, cơ thể vẫn phát triển nhưng tốc độ chậm lại, một cách êm ả chứ không có sự đột biến như thời kì dậy thì nữa. Tuy vậy thời kì phát dục (tuổi dậy thì) đã gây ra nhiều mâu thuẫn trong đời sống của trẻ và còn để lại nhiều dấu ấn. Sự phát dục sớm hay muộn cũng đều ảnh hưởng đến đời sống tâm lí của trẻ sau này. Đến 18 tuổi thì cả nam lẫn nữ sẽ đạt đến sự hoàn thiện về thể chất.

2. Về tâm lí

a) Nhìn chung, tuổi thanh niên giai doạn này được coi như một giai đoạn tập sự, một thời kì chuyển tiếp giữa tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, những đặc tính tâm lí sẽ không giống đặc tính của tuổi thơ và khác hẳn tuổi trưởng thành.

b) Về sự phát triển trí tuệ

Các em bắt đầu đi vào một quá trình nhận thức mới mẻ hơn:

- Có khuynh hướng đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng.

- Tư duy mang tính tích cực và độc lập, tu duy logic trừu tượng phát triển.

- Trình độ nhận thức có sự biến đổi về số lượng và chất lượng.

Page 36: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

- Bắt đầu có sự vận dụng những sản phẩm trí tuệ của mình vào các lĩnh vực khác nhau, đó là năng lực tìm và đặt vấn đề - một năng lực trí tuệ rất quan trọng.

- Phẩm chất trí tuệ được bộc lộ trong các hoạt động gây hứng thú cho các em, không phải những học sinh học kém là những em không có phẩm chất trí tuệ.

- Sự phát triển trí tuệ liên quan đến năng lực sáng tạo của thanh niên, đây là lứa tuổi rất thuận lợi cho sự phát triển tích cực sáng tạo vì các em rất nhạy cảm với cái mới, với những điều tiến bộ đồng thời có tính hoài nghi khoa học.

C) Về tình cảm

So với tuổi thiếu niên thì các em có sự khác biệt rõ rệt. Các phản ứng xúc cảm được các em tìm cách thể hiện một cách tương ứng bằng cách che giấu rung động bên trong bằng vẻ mặt bình thản, dửng dưng.

- Thanh niên nam - nữ vào tuổi này dễ xúc động, có tính đa sầu đa cảm.

- Thanh niên ham mới, chuộng lạ và glàu tưởng tượng; nhất là nữ hay mơ màng, thích sống lãng mạn hơn nam.

Tình cảm của thanh niên rất phong phú. Ngoài tình bạn ra họ còn thèm khát yêu đương, muốn yêu và được yêu. Họ mơ tưởng đến ái tình trước khi biết ái tình là gì, thường sự bộc phát về ái tình sẽ đi đôi với sự phát triển của bản năng tính dục cảm.

- Tình bạn khác giới

Nhu cầu về tình bạn khác giới của các em rất phong phú, thắm thiết, mối quan hệ này không còn là quan hệ bù trừ như ở thời thơ ấu nữa mà là sự hòa hợp.

Đã có những tình bạn khác giới tồn tại rất lâu trong cuộc đời của họ, họ luôn mến phục và nể trọng nhau. Nhưng cũng đã có những tình bạn khác giới ở giai đoạn này là một điểm khởi đầu cho một tình yêu khi tình bạn đã đi đến sự chín muồi và nảy sinh dục cảm.

- Tình yêu lứa đôi

Page 37: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Cả nam cũng như nữ, ngoài tình bạn ra, còn thèm khát yêu đương, muốn yêu và được yêu. Mơ tưởng về một tình yêu ở tuổi này, trước hết nói lên nhu cầu giao lưu xúc cảm, thông cảm, gần gũi tâm hồn.

Khi các em đã yêu, các em yêu không tính toán, có khi ýêu lúc nào biết lúc ấy, ngày nào biết ngày ấy, không lo nghĩ xa xôi.

Trong tình yêu của người nam và người nữ có sự khác biệt nhau, các em trai phân biệt được tình yêu và tình bạn khác giới một cách rạch ròi hơn so với các em gái, các em gái thường thích có bạn khác giới hơn là các em nam.

Mối quan hệ giữa tình bạn và tình yêu của các em rất phúc tạp, dường như không có ranh giới rõ rệt. Tình yêu ở lúa tuổi này đòi hỏi múc độ thân tình hơn tình bạn và dường như chứa đựng cả tình bạn.

Tình bạn, tình yêu và hôn nhân là ba lĩnh vực khác nhau nhưng lại hòa quyện vào trong cuộc sống gia đình của mỗi cá nhân - để được sống trong hạnh phúc, hôn nhân phải được xây dựng trên nền tảng tình yêu chân chính và tình yêu này còn được nuôi duỡng, vun trồng, xây đắp trong tình bạn, trong sự trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau và giúp nhau ngày càng hoàn thiện, tô đẹp thêm cho đời sống gia đình và xã hội.

d) Cách sống "lí tưởng".

Phần đông thanh niên hay "tuyệt đối hóa", các em công phẫn trước sự dối trá, gian lận, bất công. Aristote khi nói về thanh niên đã nói "Họ làm cái gì cũng thái quá, yêu thái quá, ghét thái quá, họ cho rằng cái gì họ cũng biết và không có vấn đề nào là không giải quyết được".

e) Tính do dự là một đặc tính cố hữu của lứa tuổi này, các em khi muốn thế này, lúc muốn thể khác, hoặc muốn một đàng mà làm một nẻo. Đây là một trong những lí do khiến các em xung đột với những người xung quanh, trước hết là gia đình, sau đến học đường và xã hội; không những chỉ có xung đột ở bên ngoài mà nhiều khi xung đột ở trong nội tâm.

VII. KIẾN THỨC THÁI ĐỘ, LÒNG TIN VÀ THỰC HÀNH VỀ GIỚI TÍNH TRONG THANH NIÊN HỌC ĐƯỜNG:

Năm học 1995, dưới sự chỉ đạo của giảng viên Phạm Xuân Nghĩa, hai bạn Phạm Thanh Mi và Lê Đoàn Tuệ Cát đã khảo sát trên chín mươi học sinh nam và nữ lớp 12, tuổi từ 15 đến 18, sử dụng hai mươi lăm câu hỏi đóng, bảy câu hỏi mở và một cuộc phỏng vấn sâu với tám câu hỏi. Một phần các kết quả khảo sát tóm tắt như sau:

Page 38: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

1. Mẫu người nữ lí tưởng- Đảm đang, dịu dàng: 65%- Giỏi việc nước, đảm việc nhà, thực hiện nam nữ bình đẳng: 39,5%- Đẹp mặt, đẹp dáng: 4,5% 2. Mẫu người nam lí tưởng

- Tính tình phù hợp: 55%

- Có bằng cấp: 30%

- Có nghề giỏi: 23%

- Khoẻ mạnh: 7%

3. Theo bạn, thanh niên có thể lập gia đình khi nào?

- Có công ăn việc làm: 88%

- Có tình yêu: 15%

- Tuổi trên hai mươi: 15%

4. Con gái tỏ tình trước: có được hay không?

- Không nên: 60%

- Được: 36%

5. Nếu một bạn gái đã quan hệ tình dục trước khi lập gia đình thì bạn nhận xét ra sao?

- Không thể chấp nhận: 51%

- Không sao cả: 20,5%

- Ý kiến khác: 15,5%

6. Và một bạn nam cũng như vậy thì

- Không thể chấp nhận: 45,5%

- Có quyền: 31,5%

- Ý kiến khác: 15,5%

7. Bạn đã nghe, đọc những chuyên đề về giới tính ở đâu?

Page 39: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

- Báo chí: 52%

- Tivi: 15%

- Phim ảnh: 10%

- Các nguồn khác: 21%

8. Bạn đã có người yêu chưa?

- Chưa: 65%

- Đã: 22,5%

9. Bạn đã có những hành vi tình dục nào đối với người yêu của bạn?

- Nắm tay: 69%

- Hôn nhau: 50%

10. Bạn đã có những hành vi tình dục nào đối với một người khác giới (trừ người yêu của bạn)

- Nắm tay: 47%

Nhận xét chung qua cuộc khảo sát: Trong mẫu người nữ lí tưởng, đạo đức, dáng vẻ và đảm đang là ba nét tiêu biểu; trong mẫu người nam, bằng cấp và nghề nghiệp, tính tình phù hợp là hai nét đặc trưng; trong vấn đề tỏ tình và quan hệ tình dục trước hôn nhân, có sự pha trộn giữa quan niệm cổ truyền của dân tộc với những nét nhận thức mới từ nền văn hóa hiện nay; hành vi tình dục trước hôn nhân nằm ở mức độ cảm xúc, trong sáng, “hành vi tình dục vượt quá giới hạn tuổi học trò (làm tình) dù là với người yêu hay với đối tượng khác, xét chung thì con số rất nhỏ, chưa gây một hệ lụy gì nhiều cho các em cũng như cho xã hội, nhưng có thể cũng là những chỉ bảo, những biểu hiện cho một hiện tượng có thể xảy ra như đã có ở một số nước châu Á là hiện tượng bùng nổ tình dục”.

VIII. BÀI TẬP PHÂN TÍCHDưới đây là 5 bảng số liệu phản ánh kết quả điều tra xã hội học của viện

nghiên cứu thanh niên. Bạn hãy sử dụng các kiến thức xã hội học để phân tích về từng bảng và bình luận tổng hợp về các bảng dựa trên các kiến thức xã hội học về thanh niên.

Bảng 1. Nhận thức chính trị của thanh niên (1993): %

Page 40: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Nội dung Thanh niên Sinh viên

A

B

C

D

Tán thành đổi mới

Đất nước đang khá dần lên

Chưa tin tưởng đổi mới thắng lợi

Không quan tâm tới chính trị

86,3

41,4

10,6

7,6

85,6

48,1

8,5

13,8

Bảng 2. Những vấn đề thanh niên quan tâm (1993): %

Nội dung Thanh niên Sinh viên

A

B

C

D

E

F

G

Việc làm và nghề nghiệp

Đời sống

Học tập, phát triển tài năng

Chống tiêu cực xã hội

Tình yêu hôn nhân gia đình

Sản xuất kinh doanh giỏi, làm glàu

Dân chủ, tự do

73,2

58,5

49,2

42,2

37

25,3

20,2

81,2

43,3

64,8

29,9

42,8

41,9

22,9

Bảng 3. Các yếu tố giúp thanh niên thành đạt (1993): %

Nội dung Thanh niên Sinh viên

A

B

C

D

Vốn

Ý chí, nghị lực

Kinh nghiệm

Tay nghề

62,1

35

33,7

31

45,5

45,2

17,9

6,5

Page 41: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

E

F

G

H

Học vấn

Nghệ thuật kinh doanh

Thời cơ

Quan hệ xã hội

30,5

29,9

24,3

23,7

51,3

49,9

35,2

14,4

Bảng 4. Động cơ học tập chuyên môn (1993): %

Nội dung Thanh niên

Sinh viên

A

B

C

D

E

F

Tìm việc làm dễ hơn

Nâng cao đời sống bản thân và gia đình

Vì sự phát triển đất nước

Phát triển tài năng, thành đạt nghề nghiệp

Làm glàu

Dễ thay đổi nghề

59,1

47,9

41,4

37,6

17,6

14,7

90,8

29,8

17,9

40,2

29,9

17,6

Bảng 5. Hứng thú nghệ thuật của thanh niên (1993): %

Nội dung Thanh niên Sinh viên

A

B

C

D

E

F

Phim tâm lí xã hội

Ca nhạc Việt Nam

Cải lương

Dạ hội thanh niên

Ca nhạc nước ngoài

Phim chiến đấu cách mạng

61,7

35,9

35

33,8

20,7

11,5

70,0

23,5

17,3

29,6

54,8

3,2

Page 42: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

G

H

Dân ca

Phim kiếm hiệp

13,9

4,5

12,6

4,4

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG1. Giá trị xã hội

Chuyện xảy ra vào khoảng 4h chiều này 17-11 năm 1995, tại ngã tư khu công viên Rạch Giá. Một bà cụ khoảng 70 - 80 tuổi lọm khom tay chống gậy dò dẫm ngay góc ngã tư đường trong dòng người mà xe cộ đông đúc (Rạch Giá chưa có đèn tín hiệu an toàn ở các ngã tư). Cụ muốn qua bên kia đường nhưng không được. Một cô bé khoảng 13 tuổi vai mang chiếc cặp học sinh tiến lại gần cụ nói:

- Bà ơi! Bà muốn qua đường phải không? Bà đưa tay đây con dắt bà qua.

- Bà cảm ơn cháu nhiều.

Thế là 2 bà cháu từ từ vượt qua làn xe đan chen và hòa trong dòng người đông đúc.

Bình luận tâm lí học: Giúp đỡ ngụời cao tuổi là nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Cử chỉ của cô bé, hành động của cô bé là một giá trị xã hội được mọi người quan tâm.

2. Phần giá trị xã hội

Trời vừa dứt cơn mưa, trên con đường dẫn vào một trường PTTH có những vũng nước còn đọng lại. Có 6 cô gái đang đi trên 3 chiếc xe Honda trên đường, các cô đoán chừng ở tuổi 16-17, cỡ nào cũng áo trắng dài, tô mắt xanh môi đỏ ra dáng con nhà glàu có (có lẽ là học sinh lớp 12). Đi ngược chiều với cô lúc ấy có 2 người đàn bà khoảng 50 - 60 tuổi, họ vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Trong khi họ đang cố tránh né những vũng nước trên đường, thì phải giật mình ngẩn lên bởi có tiếng xe gầm rú lao đến. Cả 2 chiếc xe Honda của 6 cô nữ sinh đều rồ ga băng qua vũng nước, nước bắn vung tung tóe. Tội cho 2 người đàn bà đã lớn tuổi do sợ hãi nhảy vội xuống rảnh nước bên đường. 6 cô gái kia thích thú cười ré lên và phóng xe đi mất.

Page 43: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Một người nhà ở bên kia đường nói: “Đúng là bọn quỷ cái, ngày nào mưa là y như rằng có người phải lấm lem với chúng nó. Không biết ở trường chúng có “được dạy” cái trò này không nữa?”

Không hiểu cha mẹ của những cô gái này sẽ nghĩ như thế nào nếu biết được những chuyện này, và liệu họ có thể yên tâm hay không khi mà con cái của họ đã và đang tự đánh mất cái phẩm chất của người Việt Nam KÍNH GLÀ YÊU TRẺ.

3. Tinh bạn

Giờ tan học của trung tâm tiếng Hoa (số 1 Nguyễn Trãi - Q5), một chàng trai đứng đợi cô bạn gái vừa hết giờ học. Cô gái đi ra nhìn thấy anh bạn cười thật tươi.

- Anh chờ em lâu chưa?

- Anh lên được 15 phút rồi. Tối nay em có rảnh không?

- Có chuyện gì vậy anh?

- Anh có công chuyện muốn nhờ em giúp. Gấp lắm nên anh không hẹn trước mà vẫn đến. Anh xin lỗi nhé.

Cô gái chạy vào sân trường thì thầm với bạn điều gì rồi quay ra.

- Em xin lỗi bạn em rồi. Thôi mình đi. Không trễ việc của anh.

- Cám ơn em. Anh biết là thế nào em cũng giúp anh mà.

Bình luận: Chàng trai đã đưa ra lượng thời gian phải chờ khi đến tìm làm cô bạn khó có thể từ chối. Cô gái cũng khéo léo nói với chàng trai: Cái đột xuất của anh làm tôi chịu thất hứa. Đây là điểm thể hiện cho chàng trai thấy tình cảm của cô gái đối với chàng.

4. Tâm lí con gái

Sáng chủ nhật tại giảng đường M trườhg ĐHTP TP.HCM, hai cô bạn gái lớp báo chí 4 gặp nhau.

Cô A: Helô! Cả tuần nay không gặp mi biến đi đâu vậy? Nghe nói tình yêu tình đương gì của mày độ này lên gân lắm hả?

Cô B: (cười hì hì) Tao là vậy đó, ai yêu tao là tao quyết không phụ lòng họ, làm vậy cuộc sống mới luôn trẻ trung và sôi nổi chứ!

Page 44: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Cô A: Tao thấy anh X đi học buổi nào cũng tìm mày hễt đó. Kìa, hình như ảnh đang chạy xe vô bãi gởi. Ảnh tuy xấu nhưng tao thấy thật tình với mày lắm đó.

Cô B: Ôi sợ quá, tao chuồn thôi chứ tao ớn ổng lắm.

Bình luận tâm lí: Cô B nói hay nhưng thiếu can đảm. Âu cũng là tâm lí chung của con gái.

5. Hài hước

"Của cho không ai nhận

Của nhận không ai mua"

Giờ giải lao ở lớp báo chí III (ĐHTH)

Dũng đang ngồi hát vu vơ thì Hồng bước vào;

Dũng (hát): Trái tim ngục tù. Trái tim ngục tù. Anh yêu em, yêu em đến ngàn năm…

Hồng (nổi hứng hát theo): Đường vào tim em ôi băng giá. Bàn chân anh chen bước đi không thành…

Dũng: Anh mời em đi hát Karaoke nghen!

Hồng: Sao hôm nay anh có vẻ yêu đời vậy?

Dũng: Bởi vì anh có một trái tim mà chưa biết phải biếu ai!

Hồng: Em thì muốn nhận lắm nhưng ngặt nỗi em hỏi thử ngoài chợ rồi, không ai chịu mua. Khổ ghê!

Bình luận: Hai người bạn này "ngang tài cân sức". Lời từ chối khéo của cô gái không làm chàng trai tự ái hay mất mặt mà còn tạo được không khí cởi mở, hài hước. Chàng trai thuộc dạng "lém". Tấn công bất ngờ. Cô gái đã thông minh phản đòn rất "dịu dàng, êm ái".

6. Chàng và nàng

Chàng và nàng đi chợ đi ngang một cửa tiệm bán đồ trang sức khá đẹp. Cô gái cứ nhìn mãi. Chàng ta bèn nói: 'Em có thích không anh mua cho".

Cô gái rất thích nhưng lại nói ngược lại là: Thôi anh ạ ! Em thấy chả đẹp tí nào.

Page 45: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Chàng trai bèn nói: anh thấy nó rất đẹp nhưng nếu em không thích thì thôi anh chả ép.

Cô gải: trong lòng buồn hiu tiếc hùi hụi.

Bình luận: Là con gái rất e thẹn khi chàng hỏi có yêu chàng không thì nàng lại đáp "không", mặc dù yêu ngút ngàn. Trên đây cũng vậy, mặc dù rất thích sợi dây nhưng khi chàng hỏi thì lại nói ngược là không. Nếu nàng nói là thích thì phô quá, là con gái mà, nhưng nói không thì tiếc đến đau cả lòng. Gặp chàng nào ga lăng thì hiểu ý mua tặng còn chàng nào ngố rừng thì "em không thích thì thôi, anh đỡ khổ"…

7. Chuyện 3 bạn trẻ

Ba người gặp nhau vào đầu năm học mới.

A: Đạt được học sinh tiên tiến không hả? Thấy năm rồi mi kì công lắm mà!

B: Nản quá, chỉ đạt trung bình thôi.

A: Phải rồi, mi học còn “lươi huyền” lắm, sao mà được học sinh tiên tiến chớ.

C: Không đâu. Mình thì thấy nếu mà bạn ấy chăn hơn, cố gắng đều hơn, nhất định bạn ấy sẽ đạt.

Phân tích tâm lí: Trước sự thất bại của người khác, có thái độ như C thực sự là 1 thái độ tích cực, tràn đầy tinh thầy động viên và sự cảm thông. Cùng một sự thực, nhìn nhận đánh giá thế nào để hạn chế bớt sự thiệt hại não nề - hoặc đẩy người ta xuống luôn vực sâu tuyệt vọng, hoàn toàn là do quan niệm và tấm lòng của người đánh giá. Rất nên tránh những người luôn ngợi khen sáo rỗng, song mặt khác ta càng nên tránh xa những người có thói quen yếm thế - bi quan, để trong những bất hạnh của cuộc đời, ta không phải gặp những lời vô trách nhiệm, vùi dập của kẻ nông cạn. Hãy biết tìm cho mình những người bạn có cái nhìn quảng đại, tích cực.

8. Cách nhận quà tặng

Trong một buổi sinh nhật của một anh sinh viên lớp báo chí 4, một cô bạn gái nâng ổ bánh kem sinh nhật lên và chức: “Mừng sinh nhật anh chúng em không biết mua gì, một ổ bánh ngọt với lời chức tốt đẹp nhất tặng anh mà thôi”.

Page 46: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Nhân vật chính (nhăn nhó mặt mày): “Trời ơi. Sao cải lương quá vậy? Mua bánh kem làm gì? Tui ghét lắm”.

Cô bạn (sa sầm nét mặt, gượng cười): “Nẽu anh không thích chúng em xin lỗi nhưng mong anh nhận vì đây là tấm lòng bè bạn”.

Nhân vật chính: “Nhưng mà mọi người phải đến ăn bánh à nha, mình tui ăn không hết”.

Sau câu nói đó mọi người ngồi trong bàn đều cảm thấy khó chịu.

Bình luận tâm lí: Quà tặng sinh nhật là tấm lòng bè bạn thân hữu. Cách nhận qụà như anh bạn chứng tỏ là người thiếu tế nhị và vô ý. Lần sau có lẽ ít ai dám đến chức mùng sinh nhật anh ta nữa.

9. Tình yêu trong con mắt những cô gái

Có bạn gái thích tấn công ào ạt, có bạn thích sự dịu dàng, dù sự dịu dàng đó chỉ che đậy một đam mê nhiệt cuồng.

Nếu gặp một cô gái mơ mộng thường có gương mặt trái xoan - bạn có tài thơ văn, làm được thơ, viết được truyện đăng báo thì đấy là chìa khóa mở cánh cổng tâm hồn người đẹp rồi. Trái lại, với một cô gái thuộc mẫu người thực tiễn, thường có cằm khá nở hai bên má, mà bạn lại đem thơ với văn ra mà thơ thẩn thì chắc chắn trọn đời quí bạn sẽ thẫn thờ một mình thôi.

Trong cuộc sống không thiếu bạn gái rất lí tưởng chuộng "hai quả tim vàng một mái nhà tranh", nhưng rất nhiều người đẹp lại thích hạnh phúc ở yên sau của chiếc cub, chiếc Dream,…

Các bạn phải đem tài kiếm ra tiền, tạo ra tiện nghi để bao bọc được người đẹp trong căn nhà khang trang.

10. Mặc cảm

Một hôm tình cờ tôi dừng lại trước lớp Đông Nam Á (giờ học tiếng Nhật). Một thầy giáo tên B - người Việt Nam - nhưng cao lớn, có râu ria trông giống người ngoại quốc. Thầy B đang nói nặng với một sinh viên ngồi cuối bàn: "Con trai gì nhút nhát như thỏ, chỉ biết núp sau váy của phụ nữ mà học hành gì!". Cậu sinh viên ấy đỏ mặt, đúng dậy ra về. Sau hỏi ra mới biết, cậu sinh viên ấy rất sợ đọc tiếng Nhật. Hôm đó thầy B chuyển qua giờ đọc tiếng Nhật thì cậu sinh viên ấy núp sau lưng của một nữ sinh viên.

Page 47: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Lời bình: Thầy B đã xúc phạm và cậu sinh viên bỏ ra về và không biết có quay lại học hay đã nghỉ luôn.

11. Hồi ức

Câu chuyện xảy ra cách đây 15 năm.

Vào giờ giảng văn của trường sư phạm.

- Thầy giáo: Sao hôm nay anh không thuộc bài?

- Giáo sinh: Hôm qua em bệnh (nhức đầu) nên em không có học bài.

- Thầy giáo: Nước đổ lá môn còn đọng, các anh đổ mãi vẫn không đọng. Giờ văn tới, nếu có ai không thuộc bài thì tôi không giảng.

Đến giờ giảng văn tới. Thầy giáo gọi trả bài, đa số không trả lời được câu hỏi thầy ra. Thầy bực bội bỏ đi.

Một thời gian sau lớp học ấy đón nhận thầy giáo mới về giảng môn giảng văn cho đến cuối năm học.

CHUYÊN ĐỀ 3: XÃ HỘI HỌC NHÓM NHỎ

I. NHÓM NHỎ CÓ KHẢ NĂNG THAY ĐỔI HÀNH VI CON NGƯỜIĐã đành rằng một bài giảng hay làm cho người ta suy nghĩ, một vở kịch

tốt tác động mạnh mẽ vào tư duy người xem. Nhưng họ có thay đổi hành vi của họ không, đó là chuyện khác nữa. Mà thay đổi hành vi mới là vấn đề chủ yếu.

Trên thục tế, trong nổ lực vận động tuyên truyền, biết bao nhiêu công sức, giấy mực được sử dụng để sáng tác ra những khẩu hiệu "kêu", những bức tranh đẹp mắt, những bài diễn thuyết hùng hồn, những lời khuyên đạo đức gây xúc động. Biết bao nhiêu buổi hợp ở cơ quan xí nghiệp được tổ chức để kêu gọi sự đoàn kết, giữ gìn kỉ luật, bảo vệ trật tự vệ sinh chung. Biết bao nhiêu cuốn phim, xe lưu động đi vào khu xóm để tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát dân số,v.v..

Nhưng tại sao những bà mẹ kia vẫn tiếp tục sinh đẻ? Sao phong trào thanh niên vẫn cứ ì ạch ? Sao vài sinh hoạt rầm rộ tốn nhiều công của lại im lìm? Sao ở phòng hành chánh kia luôn luôn có chuyện lục đục: Chị Xoài giận chị Bưởi, anh Ổi than anh trưởng phòng độc tài? Thủ trưởng cơ quan nọ giảng hết sức nhiệt tình về dân chủ ở cơ sở mà anh em lặng thinh suốt buổi, hỏi

Page 48: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

mấy cũng không ai dám có ý kiến. Anh em càng im lìm, thủ trưởng càng cảm thấy phải tiếp tục độc thoại dài dài…

"Đắc nhân tâm", "Thuật hùng biện", "Nghệ thuật ăn nói trước quần chúng" một thời đã là những cố gắng tìm ra giải pháp. Nhưng thời đó đã qua vì sức thuyết phục của lời nói, hay sự khéo léo trong xử sự đều có giới hạn. Những hình thức giảng dạy báo cáo, diễn thuyết hết sức cần thiết cho mục tiêu thông tin, phổ biến kiến thức, thay đổi nhận thức. Còn thay đổi thái độ và hành vi là một chuyện khác. Giữa hiểu và làm còn lại một khoảng cách đáng kể.

Hành vi của cá nhân hình thành hay thay đổi chủ yếu thông qua tác động của nhóm nhỏ mà họ là thành viên trong cuộc sống hàng ngày: gia đình, nhóm bạn, tổ đội lao động, nhóm câu lạc bộ,… Nhóm nhỏ hoàn toàn không phải là yếu tố duy nhất vì mỗi nhân cách có tự do riêng và xã hội bên ngoài với các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa, những đơn vị xã hội rộng hơn như trường học, xí nghiệp cũng tác động vào cá nhân. Tuy nhiên, các nhân tố này xuyên qua nhóm nhỏ, mới tác động đến cá nhân.

II. NGHIÊN CỨU VỀ NHÓM NHỎ TRỜ THÀNH MỘT BỘ MÔN KHOA HỌC

Xét cho cùng, trong bất cứ hoạt động nào, chúng ta cũng thông qua một nhóm nhỏ. Sinh ra, ta sống trong một gia đình, rồi khi mới lớn ta lại tham gia một cách thích thú vào nhóm bạn nhỏ trong khu xóm. Chính gia đình và nhóm bạn chơi này được xã hội học coi là có vai trò quyết định hình thành nhân cách của đứa bé. Đi học phổ thông, đại học ta quen biết nhiều nhưng rồi cũng kết bạn với một số nhỏ thân thiết nhất. Đi làm, ta được chỉ định vào một tổ sản xuất, một phòng hành chánh. Tham gia các hoạt động đoàn thể, ta trở thành thành viên của tổ chức công đoàn, chi bộ, ủy ban, đội nhóm câu lạc bộ,v.v… Tóm lại, chúng ta tham gia các hoạt động trong xã hội thông qua một nhóm nhỏ mà ta là thành viên.

Những hiểu biết khoa học về nhóm nhỏ đã giúp rất nhiều trong việc cải tiến các sinh hoạt kể trên.

Lãnh đạo chính là tác động vào tập thể để đưa tập thể đó đến mục tiêu đề ra. Khoa học về nhóm đem lại một soi rọi quan trọng cho khoa học lãnh đạo. Vài chục năm nay, khoa học về nhóm không chỉ tác động vào các nhóm tự nhiên hay sẵn có mà còn thành lập đủ loại nhóm nhằm các mục tiêu giáo dục, cải tạo, trị liệu,v.v… Trị liệu bằng nhóm càng ngày càng được thông dụng vì tác dụng khá lớn của nó so với tiếp xúc cá nhân. Ngày nay, những rạn nứt trong gia đình cũng được giúp hàn gắn bằng sinh hoạt giữa nhà tâm

Page 49: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

lí hay nhà công tác xã hội với toàn thể các thành viên trong gia đình như một nhóm. Trẻ em có vấn đề tâm lí, trẻ chậm phát triển tâm thần cũng là đối tượng của trị liệu nhóm. Ngành công tác xã hội sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm.

III. THỰC NGHIỆM XÃ HỘI VỀ NHÓM NHỎ

Từ 1927 – 1930, Elton Mayo đã tiến hành một cuộc thí ngiệm với 6 nữ công nhân lắp ráp rờ le điện thoại, được tách riêng ra nhằm mục đích quan sát. Mục đích là để tìm hiểu mối quan hệ giữa năng suất lao động và các yếu tố vật chất như ánh sáng, nhịp độ nghỉ giải lao, số giờ lao động trong ngày, số ngày lao động trong tuần, hình thức trả lương, bữa ăn giữa ca,v.v… Kết quả gây bất ngờ là năng suất không chỉ tăng thuận chiều với các nhân tố trên mà lại tiếp tục tăng khi những nhân tố này được rút ra từng phần hay toàn bộ. Khi được phỏng vấn, các cô cho biết các cô làm hăng say vì thích thú và hãnh diện được tham gia cuộc nghiên cứu và được góp phần vào việc cải tiến công việc ở nhà máy, các cô thấy thoải mái vì không làm việc dưới sự giám sát nghiêm khắc của một đốc công.

Công tác quan sát còn cho thấy những điểm sau đây: từ chỗ xa lạ, các cô đã trở thành bạn thân, ngoài giờ lao động, họ tới thăm nhau, đi chơi với nhau. Đặc biệt hơn hết, có cô xông xáo nhất, đúng ra điều hành công việc của nhóm, với sự thừa nhận của các cô khác. Từ một số cá nhân rời rạc, họ đã trờ thành một nhóm có tổ chức, có lãnh dạo. Đó là sự xuất hiện của cái gọi là cơ cấu phi chính thức.

Từ những thí nghiệm đó, người ta rút ra nhiều bài học về đặc điểm con người trong năng suất. Trước đó, có những đánh giá đơn thuần cho rằng con người, không khác nào một cái máy, là một hệ thống cơ bắp. Chỉ cần tổ chức tốt và cung ứng những điều kiện lao động tối ưu thì người công nhân sẽ sản xuất tối đa. Hoặc có trường phái chỉ xem con người là con vật kinh tế, cứ lợi nhuận ngày càng cao thì càng kích thích sản xuất. Hai cuộc thử nghiệm này cho thấy nhóm nhỏ là tổ sản xuất tác động mạnh mẽ vào cá nhân và trạng thái của nhóm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Điểm mới khiến cho cuộc nghiên cứu ở nhà máy Hawthorn mang tính bước ngoặt là sự khám phá mang tính xã hội của hành vi cá nhân.

Mối quan hệ giữa trạng thái hay bầu không khí tâm lí xã hội của tổ đội sản xuất và năng suất lao động đã trở thành một kết luận khoa học kinh điển trong xã hội học lao động.

Page 50: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

IV. NHỮNG DẤU HIỆU CỦA MỘT NHÓM NHỎThế nào là một nhóm nhỏ?

Một nhóm nhỏ có thể chỉ có hai người (dyad), hay đông tới mấy ngàn. Tuy nhiên, sự tập hợp của nhiều người tại một nơi không nhất thiết tạo nên một nhóm theo nghĩa tâm lí, loại nhóm mà chúng ta quan tâm nghiên cứu. Những người cùng đi chung một thang máy, mặc dù rất gần nhau về mặt thể chất, họ không làm thành một nhóm. Cũng thế, một số người xếp hàng chờ xe buýt hay ngồi trong xe buýt không làm một nhóm. Các nhân tố sau đây làm cho một tập hợp thành một nhóm:

- Tương tác

- Chia sẻ các mục tiêu

- Một hệ thống qui tắc

- Vai trò

a) Tương tác: Các nhóm viên có thể giao tiếp với nhau thường bằng lời nói, và cũng không bằng lời nói! hay ngôn ngữ của cơ thể. Những ngôn ngữ này có khi có ý nghĩa hơn lời nói. Cách người ta ăn mặc, dáng đứng, nét mặt và cử chỉ phát ra những thông điệp. Có sự giao lưu những thông điệp được gởi đi. Tương tác là hai chiều. Sự tham gia tích cực của nhóm viên sẽ đem lại sự thỏa mãn và gắn bó với nhóm.

b) Chia sẻ mục tiêu: Một tập hợp người không thể được coi như một nhóm, nếu họ không cùng chia sẻ một mục tiêu chung. Sự tương tác không diễn ra một cách hú họa, nó luôn luôn có một mục đích, có khi là nhiều mục đích, rất khác nhau hay rất tầm thường. Có khi mục tiêu chung là thư giãn bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng giữa bạn bè. Đây có thể là một mục tiêu mang đặc điểm con người cao nhất. Trong lớp, mục tiêu là học giỏi. Mối tương tác trong buổi học do thầy hướng dẫn tuy phức tạp, nhưng đặc điểm ở đây là mối tương tác thầy trò thông qua hỏi và trả lời. Đôi khi nếu có học trò nào đó không chia sẻ mục tiêu của thầy thì diễn ra mỗi tương tác giữa hai học sinh, ba học sinh hay đông hơn.

Họ trờ thành một nhóm khi các mục đích riêng gặp nhau và kết thành, mục đích chung của nhóm. Giữa họ có quan hệ tương hỗ. Ai không tham gia là người ngoài nhóm (ranh giới nhóm rõ rệt).

"Chương trình bí ẩn" (Hidden agenda) là ý đồ cá nhân riêng khi họ tham gia vào nhóm. Ví dụ bà X tham gia công tác xã hội để lấy tiếng. Nhóm vẫn có

Page 51: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

thể hoạt động với những "chuông trình bí ẩn" khác nhau. Nhóm có thể tự điều tiết bằng cách thảo luận vì mục tiêu chung, giúp nhóm viên dung hòa cái riêng và cái chung, đồng thời đáp ứng nhu cầu tâm lí của nhóm viên (Ví dụ: nhu cầu được tự khẳng định, được công nhận, v.v…).

c) Hệ thống các qui tắc

Qui tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đã đặt ra, Những qui tắc này có thể được thông báo, xác định một cách chính thức, có khi được nhóm viên mặc nhiên chấp nhận không cần hình thức.

Chúng có thể được áp đặt từ bên ngoài nhóm (ví dụ kỉ luật của trường học) hay phát triển từ nội bộ nhóm (ví dụ một kiểu tóc đặc biệt). Nhóm thường có thể gây sức ép mạnh mẽ trên nhóm viên và xác lập các hình thức kiểm soát xã hội khiến cho nhóm viên phải tuân thủ các luật lệ chung.

d) Trong nhóm sự phân vai ứng với các loại hành vi của nhóm:

- Hành vi lãnh đạo (group leading);

- Hành vi củng cố nhóm (group maintenance);

- Hành vi hoạt động của nhóm (task behavior).

V. THỰC NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA THẢO LUẬN NHÓMSau thế chiến thứ II, thực phẩm hết sức khan hiếm mà các bà nội trợ

phương Tây lại có thành kiến với món lòng bò và như thế phung phí một nguồn thực phẩm đáng kể. Thói quen dinh duỡng lại là một nếp sinh hoạt khó thay đổi nhất. Để góp phần thay đổi hành vi trong lĩnh vực này, nhà xã hội học đã tiến hành một cuộc thí nghiệm. Các bà nội trợ được mời nghe trình bày về giá trị dinh dưỡng của lòng bò do những báo cáo viên thành thạo. Họ còn được chỉ dẫn; cách chế biến hợp khẩu vị. Một tuần sau, kết quả cho thấy chỉ có 3% các bà thử sử dụng lòng bò. Sau đó, nhà tâm lí học Bavelas cùng các cộng sự viên tổ chức các nhóm thảo luận với một số khác. Các bà tha hồ nêu thắc mắc, các nhà tâm lí không thúc ép, áp đặt, nhưng khi các bà tỏ ra sẵn sáng thử, thì mói giới thiệu cách thức chế biến. Kết quả là 32% các bà dự thảo luận nhóm đã sử dụng lòng bò. Suy từ kinh nghiệm hàng ngày, chúng ta cũng hiểu được kết quả của cuộc thử nghiệm này. Nếu các bà chỉ nghe diễn thuyết, không có dịp cởi mở những nghi ngại, thành kiến sẵn có thì họ đón nhận thông tin một cách bàng quan, như chuyện không quan hệ gì với họ. Đối với các bà tham gia thảo luận thì khác. Các nhà tâm lí tạo điều kiện cho các bà nêu thắc mắc. Chỉ đến khi các bà muốn thử sử dụng lòng bò, nghĩa là khi đầu óc của các bà không còn nghi ngại nào và sẵn sàng

Page 52: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

tiếp nhận thì các nhà tâm lí mới truyền đạt những thông tin cần thiết. Các bà đã tích cực đóng góp ý kiến, như vậy vấn đề đã trở nên thiết thân chứ không còn là chuyện bàng quan nữa. Sự nhập cuộc chính là yếu tố giúp các bà chuyển thông tin nhận được thành hành động cụ thể.

Đây không phải là cuộc thử nghiệm duy nhất mà còn khá nhiều thử nghiệm khác chứng minh hiệu quả cao hơn hẳn của phương pháp thảo luận nhóm so với phương pháp báo cáo thuyết trình. Theo các nhà nghiên cứu, học sinh có hai phương pháp tiếp nhận lượng thông tin, nhưng ở các học sinh theo phương pháp thảo luận, khả năng áp dụng những điều học được vào thực tế và ít nhất là sự thay đổi ý kiến và hành động cao hơn nhiều. Theo tác giả Maier, hiệu quả của thảo luận nhóm cao hơn thuyết trình gấp 2 - 3 lần và gấp 2 lần so với chỉ dẫn riêng cho cá nhân.

VI. QUY MÔ TỐI ƯU CỦA NHÓM NHỎỞ Mỹ, người ta cho rằng những nhóm cộng sự trực tiếp có từ 10 người

trở lên khó điều khiển hơn, khó phối hợp hơn so với những nhóm có từ 10 người trở xuống. 

Nhiều nghiên cứu khác lại cho rằng tùy theo các nhiệm vụ của cấp dưới mà số đầu mối tối ưu có thể thay đổi:

- Từ 4 - 7 người dưới quyền khi họ đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau;

- Từ 8 - 20 người dưới quyền khi họ đảm nhận những nhiệm vụ tương tự (quân đội, công nhân);

- Từ 21 - 40 người dưới quyền khi họ đảm nhận những nhiệm vụ đồng nhất (lớp học).

Rõ ràng là mối quan hệ liên nhân cách càng lớn thì việc lãnh đạo các mối quan hệ con người càng phức tạp. Có thể biểu diễn các mối quan hệ đó bằng các ma trận, và tính số lượng của chúng bằng công thức.

QUI MÔ TỐI ƯU CỦA NHÓM NHỎ TRONG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng: nếu nhóm tổ lao động tổ chức không hợp lí thì những yếu tố tâm lí tiêu cực có thể làm giảm năng suất lao động. Năm 1970, đoàn cán bộ của Liên Bộ Lao Động - Y tế đã điều tra ảnh hưởng của qui mô tổ chức nhóm gặt tới năng suất lao động ở

Page 53: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

hợp tác xã Vân Đài (Thái Bình). Các kẽt quả nghiên cứu được giới thiệu ở bảng sau:

Các chỉ tiêu lao độngN

hóm 16

người

Nhóm 15

người

Nhóm 12

người

Nhóm 10

người

Nhóm 8 người

Nhóm 6 người

Thời gian có mặt

Thời gian lao động thực tế

Năng suất bình quân ngày

Năng suất / giờ có mặt

Năng suất giờ thực tế

7g

5g10p

11th

1,6th

2,4th

8g20p

6h10p

9,2th

1,4th

1,38th

7g

5g10p

12,6th

1,8th

2,4th

7g

5g10p

12,4th

1,7th

2,3th

8g20p

5g55p

14th

1,685h

2,04th

7g

5g10p

15th

1,19th

2,88th

Theo bảng trên, nhóm 6 người có năng suất lao động bình quân cao hơn cả, nhóm 15 người có năng suất bình quân thấp nhất. Theo sự phân tích của các tác giả thì các nhóm đông người có năng suất thấp là do:

- Số người càng lớn thì số mối quan hệ càng tăng lên, và trở thành khó điều khiển hơn.

- Nhóm to quá, người nọ trông chờ người kia, dựa dẫm nhau.

- Chưa bố trí hợp lí dây chuyền sản xuất…

Theo Trần Đình Bá nghiên cứu ở các hợp tác xã trồng rau Hà Nội, năng suất lao động sẽ tốt với quy mô tổ chức nhóm tổ sau đây:

Page 54: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Công việc Quy mô

CàyGánh nước, tưới phân

Làm cỏ thu hoạch

Làm các việc khác

7 – 9 người9 – 11 người

10 – 12 người

6 – 8 người

VII. DUNG HỢP VÀ XUNG ĐỘT TRONG NHÓMDung hợp hay xung đột thường xuất phát từ các nguyên nhân sau.

a) Sự mâu thuẫn hay thống nhất về lợi ích

Bất cứ hoạt động của một người nào đều nhằm đạt đươc những lợi ích nhất định. Khi hoạt động của tập thể tạo điều kiện cho các cá nhân đạt được lợi ích, và mọi thành viên ý thức được hoạt động của người khác cũng như của mình là điều kiện để đạt lợi ích cho nhau một cách hài hòa thì họ tự nguyện gắn bó, tương trợ lẫn nhau. Ngược lại, khi hoạt động của nhóm cũng như hoạt động của các thành viên không tạo điều kiện cho mỗi người có lợi ích một cách công bằng thì tất yếu dẫn đến xung đột.

b) Sự thống nhất hay mâu thuẫn về quan điểm

Lợi ích có thể đạt được nhưng quan điểm về mục đích cuộc sống, mục đích công việc, về phương thức tiến hành của các thành viên có thể khác nhau. Khi các quan điểm đó về nội dung cơ bản thống nhất họ dễ dàng dung hợp. Ngược lại, có nhiều điểm mâu thuẫn là nguyên nhân đưa đến xung đột.

c) Sự thống nhất hay mâu thuẫn về cá tính

Trong tập thể, các thành viên có cá tính khác nhau như cách nói năng, dáng dấp, động tác, thói quen,… Tuy là hình thức bề ngoài của đời sống nhưng nó lại tác động trực tiếp đến giác quan gây ra sự thiện cảm hay ác cảm. Nếu gây ra thiện cảm thì dễ dàng dung hợp, gây ra ác cảm dễ tạo ra xung đột.

Ngoài các nguyên nhân bên trong gây ra dung hợp hay xung đột của nhóm, còn có các nguyên nhân bên ngoai như sự biến động của đời sống xã hội, sự lãnh đạo của cấp trên, tác động của các cá nhân ngoài tập thể.

Page 55: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Sự dung hợp hay xung đột mang tính tất yếu, chúng hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động và được giải quyết theo trình độ phát triển nhân cách của các thành viên.

IX. ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM1. Hình thành (Forming). Ở giai đoạn này, người ta làm quen với nhau,

bàn thủ tục gia nhập, thăm dò lẫn nhau và giao tiếp còn mang tính chất xã giao,…

2. Bão táp (Storming). Các cá tính khác nhau được bộc lộ, có sự va chạm về các giá trị đạo đức, về cách thức làm việc; có khi phải tranh cãi mới đi tới thống nhất. Những con người có năng lực và có tinh thần tập thể sẽ xuất hiện.

3. Ổn định (Norming). Đã thống nhất được những qui tắc chung (Norms) để vận hành nhóm, như thủ tục làm việc, sự phân công trách nhiệm, sự xác định rõ nghĩa vụ và quyền lợi để cứ theo đó mà làm.

4. Hoạt động hữu hiệu (Performing). Nhóm hoạt động hữu hiệu do kết quả của 3 giai đoạn trên.

5. Kết thúc (Adjourning). Đã hoàn thành nhiệm vụ, nhóm ngừng hoạt động để lại những ấn tượng về các thành tích thu được và các tỉnh cảm tốt đẹp đã trải qua.

X. HỌP NHÓM, MỘT CÔNG CỤ LÀM VIỆC CẦN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐÚNG CÁCH:

Một trong những đặc điểm sinh hoạt của loài người ngày nay là họp nhóm. Họp trong học tập, trong quản lí, trong vui chơi, trong sinh hoạt chính trị, văn hóa, xã hội,… Nhưng hội họp cũng trở thành một căn bệnh, làm nặng guồng máy, tốn tiền của, sức người mà lắm khi hiệu quả chẳng là bao. Một trong các lí do là công cụ này chưa được sử dụng đúng chỗ, đúng qui cách, vì chính người sử dụng chưa được trang bị kiến thức và kĩ năng phù hợp. Đây là công cụ khoa học xã hội. Trong sinh hoạt học tập và quản lí thường ngày, ta có nhiều mục tiêu khác nhau khi cần qui tụ môt số người: thông tin, thuyết phục, thu thập ý kiến, lấy quyết định, v.v… Đối với từng mục tiêu, ta áp dụng các phương pháp khác nhau.

1. Để phổ biển kiến thức, thông tin về một vấn đề, cần có thời gian nghiên cứu, phát tài liệu cho đối tượng là tốt nhất. Không cần phải họp.

Page 56: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

2. Thông tin nội bộ cơ quan: có khi một thông báo viết, một văn thư luân lưu (circulaire) "chắc ăn" hơn một thông báo miệng trong buổi họp mà người nghe, người không.

3. Đối với một vấn đề khoa học nóng bỏng, sự tiếp xúc với thuyết trình viên trong một buổi báo cáo lại cần thiết.

4. Muốn gây một tác dụng chính trị, tâm lí, xã hội rộng rãi xung quanh một nghị quyểt, cần tổ chức một buổi "báo cáo" rộng rãi trong toàn cơ quan.

5. Cuộc giao ban hàng tuần, thông báo lịch sinh hoạt, không nên kéo dài quá 20 - 30 phút. Không nên đi sâu vào khâu triển khai mà dành phần này cho các bộ phận chuyên môn. Đây cũng không phải là chỗ để tranh luận về những đường hướng hoạt động lớn. Đối tượng qui tụ tùy theo cơ chế tổ chức của đơn vị.

6. Khi cần học tập, làm sáng tỏ một vấn đề, nhẩt là trong quản lí khi cần sự tham gia ý kiến của tất cả các đối tượng liên hệ, hình thức thường dùng là thảo luận (theo một hay nhiều) nhóm nhỏ. Việc mời thật đúng đối tượng (những người liên quan đến vấn đề, có nhiệm vụ chính thức trong việc đề ra và thực hiện quyết định) hết sức quan trọng. Nếu vắng họ sẽ không đạt được mục tiêu.

7. Đối với một vấn đề còn mới, chưa vội khoanh lại và cần xới lên càng nhiều khía cạnh càng hay thỉ nên tổ chức những buổi động não (brain storming).

8. Khi một vấn đề chưa ngã ngũ, cần phải thu hút sự chú ý, sự đào sâu, sự tìm tòi, nên tổ chức "bàn tròn" (table ronde) hay "tranh luận" (débat) giũa những chuyên gia mà lập trường bổ sung cho nhau, thậm chí đối lập nhau. Mục đích là gây húng thú trong sự tìm tòi.

9. Để làm sáng tỏ một tình huống xã hội, để học tập về kĩ năng tâm lí xã hội, hữu hiệu nhất là "diễn tập" (role playing) trong đó nhóm học viên đóng những vai trò khác nhau, rồi rút ra những nhận xét.

10. Để phê phán những thói quen, tập quán lạc hậu, một vở kịch tự biên tự diễn là thuyết phục nhất.

Thảo luận nhóm là một công cụ tác dụng độc đáo.

Các loại hình đặc biệt như "bàn tròn", "tranh luận", "diễn tập", "động não" càn có những "hoạt náo viên" (animateur) thiện nghệ, chỉ nên sử dụng khi nào hội đủ các điều kiện kĩ thuật.

Page 57: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Thảo luận nhóm là một loại hình phổ biến, ai cũng sử dụng được. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao là vì công cụ này được sử dụng một cách máy móc và hời hợt.

Trong thảo luận nhóm, điều quan trọng không phải là thông tin, giải đáp thắc mắc từ trên xuống mà khơi dậy sự tham gia tích cực và chủ động của nhóm viên. Sự chủ động trong học tập làm cho học viên dễ hiểu và nhớ bài học, còn chủ động trong việc làm sáng tỏ vấn đề, góp ý kiến cho quyết định, làm cho nhóm viên dấn thân nhiều hơn trong triển khai và xác tín rằng đó là chuyện của mình.

XI. NGƯỜI XÚC TÁC NHÓM

Có những nhóm họp mãi mà không tìm ra giải đáp cho vấn đề. Có nhóm, sau buổi họp, người ta cằn nhằn vì bất mãn. Có nhóm chỉ có một thiểu số phát biểu và tham gia; xây dựng nhóm.

Vì vậy mà có những chuyên viên, lần đầu sinh hoạt với một nhóm mới lạ, có thể giúp nhóm hoàn thành mục tiêu với mức độ thỏa mãn tinh thần cao nhất. Điều khiển nhóm ngày nay là một kĩ năng chuyên môn mà nhà tâm lí nhân viên xã hội, cán bộ giáo dục sức khỏe hay khuyến nông phải nắm vững. Người ta gọi là "group facilitator". "To facilitate" là làm dễ dàng, trôi chảy. Người xúc tác nhóm không phải là ngụời có thẩm quyền gì đặc biệt và cũng không nhất thiết là một thành viên của nhóm. Nhưng người đó, nhờ kiến thức và kĩ năng chuyên môn về tâm lí nhóm, có thể giúp nhóm viên tương tác tốt và đưa nhóm tới mục tiêu. Anh ta không đưa ý kiến riêng mà chỉ điều động, xúc tác. Như một nhạc trưởng không chơi một nhạc cụ riêng mà làm cho toàn dàn nhạc chơi thật hay và từ những âm thanh khác nhau tạo ra một âm điệu tổng hợp, hoàn toàn mới mẻ. Muốn vậy, người xúc tác phải biết tâm lí cá nhân (để phát hiện những nhu cầu, động cơ, tiềm năng,…) và tâm lí nhóm để chẩn đoán các vấn đề của nhóm (mâu thuẫn, truyền thông tắc nghẽn, v.v…). Cuối cùng, anh ta phải có kĩ năng tác động vào nhóm và dẫn dắt nhóm tới mục tiêu.

Người xúc tác phải khách quan, không ảnh hưởng các quy định của nhóm. Biết lắng nghe, ý thúc được khả năng và giới hạn của mình trong vai trò xúc tác. Hơn hết, anh ta không thể xúc tác nếu không tôn trọng, chấp nhận nhóm viên và tin tưởng hoàn toàn ở tiềm năng của nhóm để giải quyết vấn đề.

Page 58: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Nên phân biệt người nhóm trưởng có vị trí pháp lí (giám đốc, trưởng phòng, giáo viên, v.v…) và xúc tác viên là người hỗ trợ, giáo dục hay trị liệu nhiều hơn.

Tất cả các nhân viên trong lãnh vực 'khoa học xã hội ứng dụng đều phải có khả năng của một xúc tác viên nhóm vì nhóm là công cụ giáo dục, quản lí, trị liệu hết sức hữu hiệu.

Nếu chính các nhà quản lí có khả năng xúc tác thì công việc của họ càng thuận lợi. Ngày nay, có nhiều nhà quản lí không trực tiếp điều động các buổi hợp mà để cho một xúc tác viên làm thay, ông ta chỉ xen vào khi nào có những quyết định quan trọng.

XII. QUAN SÁT NHÓM

Việc cử một người quan sát nhóm công khai hay kín đáo rất có ích để cải tiến sinh hoạt nhóm. Các kết quả quan sát sẽ đươc thể hiện trên một sơ đồ xã hội học (sociogram) giúp ta đánh giá các tương tác liên nhân cách trong hoạt động của nhóm.

Để ghi chép cho kịp thời, có thể lập một bảng ghi tên các nhóm viên theo cột và ghi hoạt động của nhóm viên theo hàng. Người quan sát đánh dấu vào ô có liên quan.

Nhóm viên

Hành động

1 2 3 4 5 6 7 8 9

A. Đề xuất ý kiến

B. Xin ý kiến

C. Phát biểu đồng ý, chấp nhận

D. Không đồng ý

E. Khẳng định mình

F. Khẳng định bạn

G. Hỏi cho rõ

H. Phê bình

I. Kiến nghị cách làm việc

Page 59: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

J. Phá đám

K. Bỏ ra về

XIII. NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUÀ1. Vẽ mục tiêu

Được cả nhóm xác định thật rõ và cụ thể. Không ôm đồm, không lấn cán giũa nhiều mục tiêu khác nhau.

2. Vẽ bầu không khí thảo luận

Thân tình, thoải mái, cởi mở. Tránh bầu không khí gượng gạo do hình thức long trọng của hội nghị, những lời lẽ vào đầu khách sáo. Có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của nhóm viên.

3. Vẽ kĩ năng tương tác của trưởng nhóm

a. Trưởng nhóm là người am hiểu vấn đề thảo luận trong những nét cơ bản và khái quát nhất.

Biết tiếp thu và tổng hợp các ý kiến mà không bóp méo. Biết rõ tiềm năng giải quyết vấn đề của nhóm và biết khơi dậy tiềm năng ấy. Dân chủ trong điều khiển cuộc họp.

b. Chuẩn bị cuộc họp. Không coi thường việc xếp chỗ ngồi vì điều này ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông. Trưởng nhóm và các nhóm viên phải thấy và nghe nhau.

c. Khởi đầu cuộc họp, nếu chưa quen nhau: giới thiệu nhóm viên và chính mình (sau cùng), hay đề nghị nhóm viên tự giới thiệu. Tạo bầu không khí bằng một chuyện vui hay vào đề một cách cụ thể sống động, từ một vấn đề thiết thân với nhóm viên, không kéo dài quá 2-3 phút. Chính mình phải thật thoải mái, chấn tĩnh, ân cần, quan tâm đến từng nhóm viên. Cùng nhóm viên xác định mục tiêu, chương trình nghị sự, thời gian, (không quá 1g30 hay 2 giờ).

d. Biết điều khiển nhóm thảo luận đi tới mục tiêu bằng các thủ thuật như:

- Thái độ lắng nghe;

Page 60: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

- Đặt vấn đề và chờ đợi, không vội trả lời, không giải quyết thay nhóm viên;

- Mời mọc bằng thái độ khuyến khích và đảm bảo an toàn cho người rụt rè;

- Khéo léo ngăn chặn, bớt những người nói nhiều;

- Không cúi xuống viết hoài mà theo dõi quan sát phản ứng của từng người;

- Tuyệt đối không ép sự tham gia;

- Hỏi lại, làm sáng tỏ các phát biểu, bảo đảm tất cả đều hiểu một nội dung giống nhau;

- Thỉnh thoảng lặp lại, tóm lược để làm rõ (mà không bóp méo theo ý mình);

- Liên kết các ý kiến rời rạc thành hệ thống, từ các ý kiến rời rạc của từng người tổng hợp tìm ra chất lượng mới;

- Chưa nắm hết dữ kiện không vội vàng kết luận;

- Sau từng giai đoạn, chính mình hay nhờ thư kí đúc kết để qua giai đoạn mới;

- Khéo léo kéo về chủ đề khi nhóm đi lạc đề;

- Đề nghị nhóm viên thảo luận với ý kiến đưa ra, không đả kích cá nhân;

- Nếu lấy quyết định để triển khai công tác, kiểm tra xem ai nấy có thật sự nắm vững nhiệm vụ của mình không.

XIV. CÁC DẤU HIỆU CỦA MỘT NHÓM LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ

MỘT NHÓM LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ

MỘT NHÓM KHÔNG CÓ HỆU QUẢ

1. Bầu không khí thoải mái, không hình thức, khách sáo, nhóm viên chú ý theo dõi;

2. Thảo luận sôi nổi, nhưng không nói ngoài đề, nghĩa là vẫn theo

1. Nhóm viên có vẻ thờ ơ, chán ngán, hình thức, thiếu sự nỗ lực hoàn thành mục tiêu;

2. Một số có xu hướng khống chế nhóm, không có nỗ lực để tới mục

Page 61: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

đuổi mục tiêu của nhóm;

3. Các mục tiêu được tất cả hiểu và chấp nhận;

4. Nhóm viên lắng nghe nhau, không sợ đưa ra ý kiến mới, thậm chí những ý kiến có thể bị phê bình;

5. Thường có sự bất đồng ý kiến, nhưng sự bất đồng này được phân tích một cách thanh thản;

6. Không có một thiểu số thống trị, nhóm thường đi đến sự nhất trí;

7. Lời phê bình được phát biểu công khai và xâv dựng;

8. Có sự chân thật, cảm nghĩ cảm xúc được diễn đạt, không có bí mật, không có mật hiệu.

9. Các nhiệm vụ được phân công từ quyết định chung, được xác định rõ ràng và được chấp nhận;

10. Trưởng nhóm không thống trị, mỗi người luân phiên, điều động thảo luận;

11. Nhóm ý thức về mình, về mặt mạnh mặt yếu của mình và tìm cách cải tiến cách làm để tăng hiệu quả.

tiêu chung;

3. Mục tiêu không được xác định rõ ràng, mỗi cá nhân theo đuổi mục tiêu riêng;

4. Nhóm viên không lắng nghe nhau, đọc diễn văn, không đưa ra ý kiến mới mẻ, bơi dè chừng lẫn nhau;

5. Các bất đồng không được giải quyết và những người mạnh miệng thống trị;

6. Các quyết định được áp đặt hơn là thảo luận. Một thiểu số khống chế đa số thầm lặng;

7. Phê bình không xây dựng gây khó chịu;

8. Cảm nghĩ riêng tư được giấu kín; mỗi khi diễn đạt chúng đưa đến gây gổ;

9. Họp xong người ta không biết các quyết định có được thi hành hay không, và không biết ai sẽ làm gì;

10. Trưởng nhóm “chủ tọa”;

11. Nhóm không muốn nhìn lại mình, cách làm của mình, lại càng không muốn tự cải tiến.

CHUYÊN ĐỀ 4: XÃ HỘI HỌC LÃNH ĐẠO

I. KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO: 1. Lãnh đạo không gì khác hơn là tác động vào tổ chức hay tập

thể để tiến tới mục tiêu.

Page 62: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Biện pháp sử dụng để tác động rất da dạng, bao gồm từ khía cạnh kĩ thuật, kinh tế, hành chánh, luật pháp đến tâm lí xã hội. Trong tài liệu này, chúng ta đề cập tới khía cạnh tâm lí xã hội, cũng là khía cạnh chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đối tượng bị tác động vào là con người.

2. Quan niệm về lãnh đạo

Thoạt đầu, người ta nghĩ rằng có người "sinh ra để làm lãnh đạo" hay lãnh đạo là một năng khiếu bẩm sinh. Đó là những con người tài ba xuất chúng, đạo đức mẫu mực mà lãnh tụ là "thầy” là "cha", là "tất cả" và lôi cuốn quần chúng bằng uy tín cá nhân. Cấp dưới tuân thủ vì quí mến, khâm phục hay tôn sùng. Có điều là khi vị đó không còn nữa hay “thần tượng sụp đổ" thì tập thể ngỡ ngàng và có nguy cơ tan rã. Thật ra xã hội nào cũng trải qua giai đoạn này khi trình độ của quần chúng còn ấu trĩ.

Sinh hoạt dân chủ dần dần khắc phục tình trạng này, nhưng trong một thời gian khá dài, khoa học vẫn tập trung vào cá nhân lãnh đạo để nghiên cứu. Họ cố gắng tìm những nét về trí thông minh, năng khiếu, nghị lực, đạo đức để xem có gì nơi người lãnh đạo hơn hẳn người thường. 

Nói chung, hai nét cơ bản là khả năng nắm được vấn đề đặt ra và vận động tập thể cùng giải quyết vấn đề đó.

Cho đến nay, các tài liệu dạy về thuật lãnh đạo có khi chỉ nhấn mạnh về tâm lí và đạo đức của nhà lãnh đạo, mặc dù đó là cơ bản nhưng chưa đủ. Các tài liệu khác không đi xa hơn việc đề ra những kĩ thuật về giao tiếp cá nhân trong mối quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới.

Một chân trời mới hé ra khi các nhà khoa học không còn tập trung vào cá nhân người íãnh đạo để nghiên cứu mà quan sát những tác động trong tập thể đã đưa tập thể đến gần mục tiêu. Khi họ quan tâm đến những hành vi đóng góp thì thấy chúng không chỉ xuất phát từ cá nhân người lãnh đạo chính thức. Ví dụ, trong một nhóm thảo luận, một nhóm viên tóm tắt, tổng hợp được các ý kiến đã được phát biểu và đưa nhóm tiến tới một bước để khai phá vấn đề đặt ra; trong tổ sản xuất một bác thợ lớn tuổi đứng ra hòa giải mâu thuẫn giữa tổ trưởng và tổ viên, một kĩ sư trẻ xung phong tháo gỡ một trục trặc kĩ thuật, tất cả những động tác ấy đều là những động tác xây dựng tập thể hay đưa tập thể đến mục tiêu. Đó là những hành vi lãnh đạo và từ đó, các nhà khoa học tiến tới nghiên cứu và đặt trọng tâm vào "lãnh đạo như tiến trình tập thể", và họ cũng đề ra khái niệm về một sự lãnh đạo được "chia sẻ", "phân phối" giữa các thành viên. Người lãnh đạo (chính thức) giỏi là ngườì biết phát hiện, phát huy và nối kết các hành vi trên để đưa nhóm

Page 63: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

đến mục tiêu. Vai trò lãnh đạo càng được phân phối, chia sẻ, nghĩa là số người tham gia xây dựng tập thể càng đông thì sự gắn bó với tập thể và sự hăng say đóng góp càng được phát huy mạnh mẽ.

Hiểu lãnh đạo như một tiến trình của toàn tập thể là đi ngược lại với quan điểm “chỉ huy” còn phổ biến ở xã hội ta.

Người ta hay tự mình suy nghĩ cặn kẽ vấn đề được đặt ra, dự trù kế hoạch trong từng chi tiết, cắt đặt công việc cho từng người, và mỗi cấp dưới chỉ có trách nhiệm với người chỉ huy.

Cách làm này thuận lợi ở chỗ mọi việc "đâu vào đó"; không cố tranh cãi lộn xộn. Người chỉ huy "làm chủ" được tình hình. Cấp dưới cũng thỏa mãn phần nào vì có một bộ phận, hay ngay nơi mỗi người chúng ta có xu hướng lười biếng, lệ thuộc, sợ trách nhiệm, thích an nhàn, tuân thủ máy móc "khỏe" hơn là động não. Phong cách chỉ huy này cần thiết trong những trường hợp khẩn trướng như trong chiến tranh, hay giải quyết cấp bách một vấn đề đột xuất. Ví dụ, trong một trận đánh, một ca mổ, mọi người phải tuân thủ người chỉ huy trong từng động tác.

Nhưng trong sinh hoạt tập thể bình thường, có những bất lợi sau đây: vắng người chỉ huy thì tập thể như "rắn mất đầu". Các thành viên ai lo phận nấy, không có tinh thần liên đới trách nhiệm, do đó không quan tâm đến cái chung và tương trợ lẫn nhau.

Người chỉ huy phải hứng chiu một gánh nặng, cách làm này rất mệt và nếu việc không thành thì vị này cũng "lãnh đủ".

Trầm trọng hơm nữa là cách làm này giết chết sáng kiến cá nhân và làm giảm sút rất nhiều khả năng tự quản của tập thể. Thực tế mà nói, về lâu về dài, công việc ''làm máy móc, sự tuân thủ thụ động cũng gây nhàm chán và làm cho cẩp dưới xuống tinh thần”.

Lãnh đạo như một tiến trình tập thể ngược lại khai dậy và phát huy tiềm năng của tập thể. Từ một số cá nhân rời rạc, người lãnh đạo biết tạo thành một nhóm trong đó các nhóm viên có mối liên hệ hỗ tương thông qua sự gắn bó với mục tiêu chung, liên đới trách nhiệm trong công tác, mặc dù ai nấy bám lấy nhiệm vụ riêng của mình. Người lãnh đạo không làm thay thế mà lôi cuốn thành viên ngay trong quá trình giải quyết vấn đề, tìm ra biện pháp giải quyết, thiết lập kế hoạch hành động, thực hiện kế hoạch và không quên khâu lượng giá cuối cùng.

Page 64: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Trong trường hợp này, bước đầu có thể khó khăn vì trăm người trăm ý, nhưng nếu thống nhất được hướng đi chung, năng suất của tập thể sẽ cao vì giải pháp tìm ra là kết quả của nhiều sáng kiến. Mức độ thỏa mãn trong lao động rất cao và thành viên gắn bó với công việc chung vì họ đã bỏ công sức vào. Tập thể này sẽ tiến tới mục tiêu bằng một năng động nội sinh như một thứ mô tơ. Có khi người lãnh đạo chỉ cần xúc tác nhẹ mà việc chạy. Khác với nhà lãnh tụ - cá nhân luôn luôn phải vươn tới một hình tượng siêu phàm khó bắt chước, nhất là khó nuôi duỡng mãi, hay nhà chỉ huy phải hì hục kéo tập thể như một chiếc "rờ-moọc" nặng nề với trạng thái của một "anh hùng cô đơn". Hơn hết, lãnh đạo bằng phương pháp khai dậy tính năng động tập thể sẽ làm sinh sản thêm nhiều tiềm năng lãnh đạo mới, giải quyết được nạn khan hiếm lãnh đạo do cách làm cũ gây ra: một thiểu số quá giỏi mà quá mệt, một đa số thụ động không có cơ hội vươn lên.

II. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO1. Độc đoán hay dân chủ? Các nhà nghiên cứu xã hội học lãnh đạo cho

rằng tùy thuộc vào trình độ tập thể, tình huống hay vấn đề cần giải quyết, người lãnh đạo có thể uyển chuyển từ những biện pháp độc đoán đến cách làm dân chủ. Họ đề ra lí thuyết về tính liên tục trong phong cách lãnh đạo.

2. Lãnh đạo quyết định làm theo kiểu độc đoán hay hoàn toàn tự do tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

a) Yếu tố bản thân người lãnh đạo

- Tùy cách ông nghĩ về khả năng của con người và về tiềm năng tự quyết định của cấp dưới;

- Tùy thói quen;

- Tùy kiến thức và kĩ năng của ông ta để tác động vào nhóm. Tùy cách ông ta đánh giá mức độ liên kết và trưởng thành của nhóm viên.

b) Yếu tố nhóm viên

Trong một tập thể có những người luôn luôn phụ thuộc vào người khác và chờ người khác quyết định cho mình. Có người thì có tinh thần và thói quen độc lập nhiều hơn. Nếu tập thể gồm nhiều người chưa quen hội họp và tự quyết định, mà người lãnh đạo áp dụng ngay phong cách dân chủ thì sẽ khó thành công. Còn ngược lại với một nhóm trưởng thành mà độc đoán thì nhóm này sẽ nhàm; chán, thậm chí phản đối.

c) Yếu tố hoàn cảnh

Page 65: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Ví dụ làm việc trong một tổ chức bảo thủ, tôn ti trật tự chặt chẽ, người trưởng nhóm (phòng) sẽ bị cấp trên phê bình và cho rằng không cần thiết như thế.

Hoặc một trường hợp mang tính khẩn trương như ra trận chống quân thù, mổ gấp một trường hợp tai nạn nặng, thì người có trách nhiệm phải cương quyết nhận lấy trách nhiệm.

III. LÃNH ĐẠO NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?1. Lãnh đạo thành công là người biết tùy cơ ứng biến theo từng thời

điểm phát triển của nhóm.

2. Người lãnh đạo tốt không chỉ quan tâm đến mục tiêu cần hoàn thành mà còn là bầu không khí tâm lí của nhóm, mối tương tác hài hòa và sự thỏa mãn tinh thần của nhóm viên…

3. Ông ta cũng biết làm cho toàn nhóm tham gia và có trách nhiệm đối với sự phát triển của nhóm, và làm sao cho sự thành công hay thất bại của nhóm là trách nhiệm chung cho mọi người.

IV. TẠO ĐỘNG CƠ (MOTIVATION) - MỘT VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LÃNH ĐẠO

Người Nhật đã tận dụng các phương pháp quản lí của Tây Âu và Mĩ như: I.E (Industrial Engineering), O.R. (Operations research), P.E.R.T (Program Evaluation and Review technical), T.Q.C (Total quality control).

Riêng đối với con người các nhà quản trị Nhật không những chỉ quan tâm đến các điều kiện vật chất, nhà họ nhấn mạnh đến yếu tố dựa vào công nhân, phát huy các giá trị tinh thần cùa người lao động.

Một nhà quản trị Nhật Bản khẳng định:

"Công nhân chính là người thường tìm ra những giải pháp tốt nhất về chất lượng. Điển hình là trường hợp của công ty Packard. Một thập niên trước, có xí nghiệp của công ty này cứ 1000 mối hàn thì có 4 mối không đạt tiêu chuẩn nhưng đó là tỉ lệ khá tốt vào thời đó. Các kĩ sư tham gia giải quyết và họ được một nửa. Đến khi kêu gọi công nhân và động viên họ hiến kế thì gần như họ làm lại tất cả và đưa tới kết quả là giảm 1000 lần số hư hỏng, tức chỉ 2 mối hàn không đạt yêu cầu trên 1 triệu sản phẩm".

Chiến lược con người của Nhật Bản được GS Ishikawa viết trong cuốn "What is total quality control" năm 1981 như sau: "Đối với con người, cảm giác tự tin, hoạt động sáng tạo và sự tự nguyện đóng góp vào sự phát triển

Page 66: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

của xã hội là điều cần. Tiền bạc, đó là thứ cơ bản và cần để sống trong xã hội, song chưa đủ. Sự thỏa mãn trong công việc là điều quan trọng hơn nhiều. Đó là niềm vui hoàn thành mục tiêu (goal), niềm vui khắc phục khó khăn. Một cá nhân sống, như một người trong xã hội, như đại diện của một nhóm, một gia đình, một hãng, một thành phố, một dân tộc, một thế giới. Bởi vậy sự thừa nhận của xã hội đối với một cá nhân có tầm quan trọng hàng đầu. Chính con người của một cộng đồng thân ái, gắn bó, luôn luôn mong ước sự hoàn thiện, đã góp phần đáng kể vào những thành tựu của Total Quality control ở Nhật Bản".

Một tác giả viết:

"Nên nhớ rằng con người làm việc không hoàn toàn chỉ vì đồng tiền. Làm việc để lĩnh lương, nhưng họ còn quan tâm đến sự đánh giá của lãnh đạo đối với họ. Cần đánh giá công lao cùa mọi ngươi một cách công khai, thẳng thắn, công bằng, không được hạ thấp họ chỉ bằng cách trao cho họ một phần thưởng, cái quan trọng là tất cả bạn bè của họ biết rằng họ đã vật lộn và thắng cuộc''.

XÃ HỘI HỌC NGƯỜI GIÀ

I. ĐẶC ĐIỂM CẢM XÚC:1. Đặc điểm chung

Trong điều kiện bình thường tuổi già chắc là một thời kì mất mát. Các mối quan hệ gia đình thay đổi, mất công ăn việc làm, mất bạn bè và chết. Thể lực giảm sút buộc người có tuổi phải từ bỏ nhiều hoạt động trước đây đã mang lại sự thỏa mãn. Các nguồn thu nhập tài chính giờ đây trở nên hạn hẹp. thành thử đó là một nguyên nhân luôn luôn gây ra một tâm trạng lo âu. Với từng ấy hẫng hụt, nên không lạ gì người già có tiếng là khó tính.

Cùng với những mất mát trên, phần lớn người có tuổi lâm vào một tình trạng giảm sút toàn bộ tính hưng phấn cảm xúc. Người có tuổi có một vốn quí từng trải, nên có một cái nhìn rộng rãi và đối phó dễ dàng hơn với các tình huống khẩn cấp và do vậy không cảm thấy sợ hãi trước các tình huống đó. Tuy vậy, khi lâm vào một cơn sốc cảm xúc nặng nề thì người có tuổi chắc sẽ dễ bị kiệt sức và rơi vào một tình trạng trầm nhược một thời gian. Trái lại, người trẻ tuổi thường phục hồi nhanh sau những cú sốc như vậy và còn đủ năng lượng thừa khả dĩ tiếp tục đeo đuổi những thích thú khác và về sau dễ lấy lại thế cân bằng.

Một đặc điểm chung khác của đời sống cảm xúc người có tuổi là tính xơ cứng (rigidity). Người có tuổi thường thấy khó thích nghi với các điều kiện

Page 67: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

mới và có chiều hướng đáp ứng với các tình huống cảm xúc mới với bất kì ứng xử nào đã thành công trong quá khứ. Đôi khi làm như vậy cũng được, song thường cái lối ứng xứ cũ kĩ không còn thích hợp với tình huống mới nữa.

Tuy vậy, vẫn có những người có tuổi còn giữ được hứng thú trong cuộc sống và vẫn tỏ ra mềm dẻo trong cách phản ứng. Người nào có dự tính cho tương lai và cố gắng tạo ra nhiều hứng thú thì sẽ tránh được một cuộc sống chật hẹp thường đến với tuổi glà. Người đó có thể hài lòng khi nhắm mắt là vì đã đạt được phần lớn quyền tự do cá nhân trong công việc thường ngày và trong trách nhiệm.

2. Stress của người già

Giai đoạn

Tuổi Ứng xử chính yếu Những Stress lớn phải đối phó

Cuối đời

Trên 65

Trách nhiệm với nhóm, với xã hội

• Giảm thể lực I và năng lực.

• Mất các quvên thỏa mân

• Chết

Buộc phải nghỉ hưu với một tình trạng xuống dốc về thể lực và trí lực là một đòn giáng vào nhiều người đã không được chuẩn bị trước. Người ta có thể mất đi nhiều nguồn thỏa mãn như gia đình, bạn bè, người hôn phối, việc làm, các hoạt động khác. Người ta cảm thấy ở vào địa vị một người phụ thuộc trong gia đình về mặt tài chính điều mà học không mong muốn như vậy. Nhiều người phải đối phó với cô đơn và tuyệt vọng.

Nếu một người đã sống thành công qua các giai đoạn trước thì sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời không đến nỗi quá khó khăn, với ý thức trọn vẹn (Sense of interrity). Đây là ý nghĩ rằng một người đã làm được điều phải làm và làm được không đến nổi quá tồi, đã đi trọn cuộc đời, và đến cuôi di đời, có được sự mãn nguyện (Self fufiliment).

II. CÁC BIỆN PHÁP LÀM CHO NGƯỜI GIÀ TRẺ LẠI1. Những sự kiện:

Page 68: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Tuổi già không chỉ là sự lão hóá của cơ thể, mà còn tùy thuộc vào trạng thái tinh thần, dù tuổi tác đã khá cao, nhưng nếu hăng say làm việc, vận động và tham gia các hoạt động xã hội quanh mình, con người sẽ thấy tuổi tác không có nghĩa gì. Có thể chúng mình điều đó bằng những người thật việc thật sau đây:

a. Nhà chạy bộ vô địch:

Cụ bà Mel (*), 91 tuổi, sống ở Marion. Cụ bắt đầu theo duổí môn chạy bộ kể từ sau khi chồng chết và từ đó đến nay thường xuyên giữ chức "quán quân phụ lão". Cụ đã đòạt 10' huy chuông vàng trong các cuộc thi chạy bộ dành I cho ngúoi lớn tươi.

Cụ Mel cho biết: sở dĩ cụ ham chạy là vì bị "dị ứng" với sự ăn không ngồi rồi.

Sau khi chạy bộ về nhà và dùng điểm tâm, cụ sẽ đến các câu lạc bộ từ thiện,y trường đại học, viện dưỡng lão… để ca hát, nhảy múa và chơi guitar. Ngoài ra, cụ còn là một cổ động viên thể thao cuồng nhiệt.

Khi được hỏi về bí quyết giữ sức khỏe và sự trẻ trung, cụ Mel nói:

- Tôi không bao giờ tới bác sĩ, cũng không uống thuốc gì cả. Về khoản ăn uống, tôi khá dễ tính. Tôi thích thịt muối, thịt nướng và các món ăn có dầu mỡ. Các bác sĩ nghe qua ắt phải lắc đầu, đúng không nào? Tuy nhiên, những bài tập thể dục giúp cơ thể tôi tiêu hóa tốt các chất "nặng nề" đó. Hơn nữa, tôi rất quyết đoán. Tôi luôn cho là mình vẫn trẻ, vẫn còn sung sức. Không lúc nào tôi để mình chìm đấm trong thất vọng. Những cọng tóc bạc cúng có cái duyên của chúng, phải không nào?

b. Người tình nguyện năng nổ

"Luôn luôn làm việc" - Đó là phương châm của cụ bà Geraldine, 85 tuổi ().

Trước kia, Cụ là cô nuôi dạy trẻ, còn bây giờ là thành viên trụ cột trong Chương trình hoạt động xã hội của người lớn tuổi về hưu. Còn rất nhiều người già cô độc ở quê hương cụ. Cụ thấy cần phải cống hiến nhiều thời gian và công sức hơn nữa để giúp đỡ họ.

Có thể thấy cụ Geraldine ở mọi nơi: Khi thì đang đẩy xe phát thuốc trong bệnh viện, săn sóc các em mồ cồi, lúc lại may gối cho bệnh nhân ung thư, đan tất trẻ sơ sinh. Cụ cũng là một con chiên ngoan đạo, chơi đàn cho nhà thờ và bao sách Thánh kinh cho các nữ sinh trường dòng.

Page 69: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Mỗi tuần cụ dành ra ba buổi đạp xe đi dạo. Hồi đầu, cụ tham gia công tác từ thiện ở phòng cấp cứu của một bệnh viện ngoại khoa. Hiện nay, vì sức khỏe có phần giảm sút, cụ chỉ giúp việc vặt trong bệnh viện. Cụ nói:

Tôi hết tất bật trong phòng cấp cứu nhưng vẫn còn làm được khối việc. Đời còn dài mà! Nhiều người thắc mắc không hiểu tôi làm việc từ thiện mãi như thế để làm gì! Xin trả lời: tôi cần phải làm việc để cảm thấy hữu ích cho mọi người. Lủi thủi ở nhà mà dường già ư? Đó không phải là cuộc sống.

c. Nữ thương gia bận rộn

Cụ bà Rose đã 96 tuổi. Cuộc đời cụ gắn liền với sự "bành trướng" của cửa hiệu đồ dùng lớn nhất bang Omaha. Từ hai bàn tay trắng, cụ đã tạo nên cả một gia tài lớn. "Đã đến lúc được hưởng tuổi già nhàn hạ!" - cụ từng nghĩ như vậy.

Nhưng rồi cụ nhận ra là mình đã lầm. Cuộc sống không cạnh tranh khiến cụ cảm thấy buồn tẻ và cô độc. Sau khi chia tài sản cho con cháu, cụ bắt tay vào công việc làm ăn mới.

Rose kể rằng, cụ cảm thấy thật sự dễ chịu khi được làm việc 12 đến 14 giờ một ngày, trừ ngày chủ nhật. Năng lực làm việc đáng kể này vượt xa những người bằng nửa số tuổi của cụ. Cụ nói: "Thật là lạ khi nghe ai đó làm việc cật lực không phải vì tiền mà vì lí do sức khỏe, nhưng tôi là thế. Tôi cũng không cho những gì tôi đã làm là quá nhiều".

Dù rất giàu có nhưng mỗi khi đến cửa hiệu, cụ luôn tỏ ra niềm nở với khách hàng như một nhân viên bán hàng mềm mỏng. Đó là bí quyết thành công của cụ. Còn bí quyết sống lâu? Cụ cho biết: “Tôi may mắn là ít khi bị bệnh và có con cháu ngoan ngoãn. Tôi còn năng lực để giúp đở con cháu trong công việc làm ăn. Cả con trai lẫn con rể đều cho là tôi còn khỏe chẳng kém gì chúng nó".

d. Vũ nữ… già nhất thế giới

Cụ bà Claire có lẽ là người khiêu vũ đẹp nhất ở lúa tuổi 103.

Trước đây, cụ không thích nhảy đầm. Đến tuổi 71, cụ cảm thấy đau lưng, nhức mỏi. Lưng cụ mỗi ngày một còng gập xuống làm Claire nghĩ mình sắp gần đất xa trời. Một hôm, cụ theo người bạn đến lớp "khiêu vũ dành cho người già" của cụ bà Milton, 80 tuổi.

Page 70: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

Cụ bà Milton nhớ lại: "Lúc đầu, Claire tưởng chúng tôi điên hay đang làm trò lố bịch. Nhưng sau đó, Claire đã nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất của tôi".

Bây giờ đã 103 tuổi nhưng cụ Clarie lại cảm thấy mình trẻ hơn 30 năm trước. Nhìn dáng đi của cụ, đầu ngẩng cao, lung thẳng, ít ai ngờ cụ đã sống hơn một thể kỉ. Theo cụ, mỗi người phải luyện tập một mòn thể thao và tốt hơn hết là nên bắt đầu lúc mới biết đi. Cụ triết lí: "Cơ thể khỏe mạnh khiến tinh thần thoải mái, đó là liều thần được làm cho ta trẻ mãi không già. Có người cho tôi là gìa, không biết chấp nhận qui luật tự nhiên. Nhưng một tâm hồn trẻ trung đâu có gì trái với tự nhiên? Tôi đồng ý là mình lớn tuổi lưng già khọm thì không. Tôi luôn tâm niệm mình đang hạnh phúc, đó là thần dược của tôi".

2. Ý kiến của bác sĩ

Trước đây, các yếu tố dấn đễn khả năng trường thọ của con người là chế độ ăn uống kiêng thịt mỡ, làm việc tích cực từ nhỏ, do di truyền hoặc sống ở vùng không khí trong lành… Nhưng năm năm sau nghiên cứu, bác sĩ Leonard Poon và đồng sự bang Georgia (Mỹ) đã công bố những kết quả đáng ngạc nhiên. Theo họ, phương pháp hữu hiệu nhất để trẻ mãi là tin tưởng mình chưa già. Tinh thần ảnh hưởng nhiều nhất đối với cơ thể. Những trường hợp kể trên là tiêu biểu. Bác sĩ Poon nói: "Hãy lạc quan, yêu đời và nghĩ rằng mình đang sung sức, có thể vận động, làm việc như những người trẻ tuổi. Dùng bao giờ buông xuôi vì nghĩ mình đã già và bắt đầu lại cũng chưa muộn. Không khi nào là quá muộn đối với một người trẻ tuổi với thời gian".

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng góp phần duy trì tuổi thọ: khả năng vượt qua đau khổ trước những mất mát lớn, chẳng hạn: cái chết của chồng và con, bạn bè; quan tâm đến một hoạt động nào đó như công việc, nhà thờ, làm việc từ thiện và sự năng động trong luyện tập thể thao.

Bác sĩ Poon nói: “Giờ thì các bạn đã biết bí quyết để sống lâu. Nghe thì dễ nhưng không dễ đâu. Cần phải có lí trí mạnh. Chúc các bạn thành công!”.

III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI VỀ NGƯỜI GIÀ1. Tìm cách sử dụng hợp lí nhất kinh nghiệm và kiến thức của thế hệ

trước đã tích lũy được sau hàng chục năm làm việc.

2. Sử dụng hợp lí lao động của những người già không chỉ là sự cần thiết cho xã hội mà đó cũng là biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Việc sử dụng lao động của những người hưu trí không những có hiệu quả xét về mặt kinh tế mà còn là nhu cầu tinh thần của chính những người già.

Page 71: Chuyên Đề Quản Lý Trường Học Tập 2 (Word)saomaidata.org/library/711.ChuyenDeQuanLyTruongHo… · Web viewcó tên trong danh mục các tài liều tham khảo) đã

3. Những nhu cầu của người glà và khả năng đáp úng thực tế của xã hội. Đặc biệt là nhu cầu tinh thần và những nhu cầu khạc nữa như: giải trí, giao tiếp, tình dục v.v…

4. Vấn đề quan hệ của gia đình và các tổ chức xã ịpội trong việc nuôi duỡng người glà.