174
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYN QUANG THPHÁT TRIN CÔNG NGHIP TNH QUNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIN NAY LUN ÁN TIẾN SĨ CHUN NGNH QUẢN LÝ KINH THÀ NI - 2018

hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG THỬ

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHU N NG NH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

Page 2: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG THỬ

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHU N NG NH QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60 34 0410

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Bùi Văn Huyền

2. TS Đặng Ngọc Lợi

HÀ NỘI - 2018

Page 3: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ

ràng và được trích dẫn đầy đủ

TÁC GIẢ

Nguyễn Quang Thử

Page 4: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU CÓ LI N QUAN ĐẾN

ĐỀ T I LUẬN ÁN ............................................................................................... 9

1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển

công nghiệp ............................................................................................. 9

1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......................................... 20

Chƣơng 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN V THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP TR N ĐỊA B N TỈNH ........................................................................ 23

2.1. Khái quát về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh ................... 23

2.2.Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp

trên địa bàn tỉnh .................................................................................... 35

2.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số tỉnh và bài

học rút ra cho tỉnh Quảng Nam ............................................................. 50

Chƣơng 3.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA B N

TỈNH QUẢNG NAM ......................................................................................... 60

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........................................... 60

3.2. Thực trạng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...... 69

3.3. Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam..... 78

3.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam ........................................................................................... 99

Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG V GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................................... 104

4.1. Dự báo, mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp

Quảng Nam ......................................................................................... 104

4.2. Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam tới năm

2025, tầm nhìn 2030 ........................................................................... 111

4.3. Một số kiến nghị .......................................................................... 145

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 149

DANH MỤC T I LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 150

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 162

Page 5: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCH : Ban chấp hành

CCN : Cụm công nghiệp

CL : Chu Lai

CN : Công nghiệp

CN – XD : Công nghiệp – xây dựng

CNH : Công nghiệp hóa

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CT : Công ty

CTCP : Công ty cổ phần

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT : Giá trị gia tăng

GTSX : Giá trị sản xuất

HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

HĐH : Hiện đại hóa

HĐND :: Hội đồng nhân dân

HN : Hà Nội

KCN : Khu công nghiệp

KT : Kinh tế

KTM : Kinh tế mở

KTXH : Kinh tế - xã hội

NLTS : Nông – lâm – thủy sản

Nxb : Nhà xuất bản

SXCN : Sản xuất công nghiệp

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân

Page 6: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2016 .............................. 30

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành ........................................................... 32

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2005- 2014 ........... 62

Bảng 3.2:Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Nam theo thành phần

kinh tế ................................................................................................ 72

Bảng 3.3: Giá trị xản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp ................... 73

Bảng 3.4 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh theo địa bàn .......... 73

Bảng 3.5: Tài sản cố định ngành công nghiệp ................................................ 76

Bảng 3.6: Vốn sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp ................................ 76

Bảng 3.7: Tỷ lệ VA/GO ngành công nghiệp (GCĐ 94) ................................ 77

Bảng 3.8: Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Quảng Nam .............. 86

Bảng 3.9: Đánh giá mức độ cải thiện môi trường kinh doanh cho ngành

công nghiệp của tỉnh Quảng Nam trong 5 năm qua ......................... 91

Bảng: 3.10: Vốn đầu tư phát triển của tỉnh Quảng Nam 2005-2016 .............. 96

Bảng 3.11: Đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư vào công nghiệp tỉnh

Quảng Nam ....................................................................................... 96

Bảng 3.12: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong ngành công

nghiệp tỉnh Quảng Nam .................................................................... 98

Bảng 4.1: Tổng hợp dự kiến vốn đầu tư xây dựng các khu công nghiệp

Quảng Nam 2016-2025 ................................................................... 142

Bảng 4.2: Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đến 2025: ........... 145

Page 7: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1: Giá trị sản xuất công nghiệp& Tốc độ tăng trưởng công nghiệp

2005-2010 (Giá so sánh 1994) .......................................................... 71

Hình 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp 2010-2016 (Tỷ đồng, giá so

sánh 2010) ........................................................................................ 71

Hình 3.3: Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của Quảng Nam giai đoạn

2005-2016 ......................................................................................... 78

Hình 3.4: Chỉ số và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của

Quảng Nam ....................................................................................... 89

Hình 3.5: So sánh chỉ số PCI các tỉnh duyên hải miền Trung ....................... 89

Hình 3.6: So sánh các chỉ số thành phần trong PCI của Quảng Nam

2015-2016 ......................................................................................... 90

Page 8: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa là chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển lực lượng sản xuất vật chất, đưa

đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng

của phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa, tại Hội nghị Trung

ương 7 (Khóa VII), Đảng ta đã đề ra chủ trương CNH, HĐH mà trước hết là

CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VIII, Đảng ta tiếp tục xác định đẩy mạnh CNH, HĐH hoá đất nước và

đưa ra định hướng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển công nghiệp,

công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là định hướng của nhiều địa phương, trong

đó có Quảng Nam. Kể từ khi tách tỉnh, Quảng Nam tỉnh đã thực hiện qui hoạch

và xây dựng các chính sách để phát triển công nghiệp. Nhờ đó,công nghiệp của

tỉnh có sự phát triển khá, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông

nghiệp giảm. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Quảng Nam, nhất là từ

năm 2000 trở lại đây không chỉ đem lại những thành tựu cho ngành này trên các

chỉ số như giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp ngân sách, tạo việc làm,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng.... mà còn tạo ra sự thay đổi căn bản các

quan hệ kinh tế ở địa phương. Những tác động lan tỏa của sự phát triển công

nghiệp như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành ngành công nghiệp

hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ.... là những yếu tố đảm bảo sự phát

triển bền vững cho ngành công nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp Quảng Nam cũng bộc

lộ nhiều điểm yếu: Phát triển không đều, tốc độ tăng trưởng không ổn định,

tiềm ẩn những yếu tố bất ổn, phát triển công nghiệp chưa gắn chặt với tiến

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp

Page 9: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

2

công nghiệp có trình độ công nghệ chưa cao, năng lực cạnh tranh của sản

phẩm công nghiệp Quảng Nam còn hạn chế.... Tất cả những yếu tố trên đặt ra

những câu hỏi cần giải đáp như Lựa chọn nào cho phát triển công nghiệp

Quảng Nam giai đoạn tiếp theo? Các bước đi sẽ tiến hành như thế nào với các

chính sách cụ thể ra sao? Cần cơ chế gì để tạo những đột phá cần thiết trong

phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế Quảng Nam nói chung?

Liệu công nghiệp có thể định vị được thương hiệu Quảng Nam trong nước và

khu vực? Trong khoảng 10 năm tới, công nghiệp Quảng Nam sẽ được biết

đến với các doanh nghiệp lớn, các sản phẩm tiêu biểu, có sức cạnh tranh cao

như ô tô Trường Hải hay vẫn chỉ là những ngành công nghiệp thâm dụng lao

động, giá trị gia tăng thấp?

Do đó, chủ đề "Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai

đoạn hiện nay" được tác giả lựa chọn làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên

ngành Quản lý kinh tế với hy vọng góp phần đề xuất phương hướng và giải

pháp để phát triển công nghiệp của tỉnh.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích

Trên cơ sở khái quát lý thuyết về phát triển công nghiệp cấp tỉnh, qua

phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam, luận

ánđề xuất hệ thống giải pháp nhằmphát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

2.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có những nhiệm vụ chủ yếu

sau đây:

- Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm

rõ những kết quả đã đạt được, những điểm đã thống nhất, những vấn đề còn

chưa thống nhất, chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở xác định khoảng trống

Page 10: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

3

nghiên cứu, luận án sẽ lựa chọn nội dung, cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp,

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

- Phân tích, luận giải cơ sở lý luận về quản lý nhà nước cấp tỉnh nhằm

phát triển công nghiệp trên địa bàn làm cơ sở cho các phân tích thực trạng

cũng như đề xuất giải pháp.

- Khảo sát kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số tỉnh ở Việt

Nam, rút ra những bài học thành công (và chưa thành công) để chính quyền

tỉnh Quảng Nam tham khảo.

- Phân tích, đánh giá thực trạng ngành công nghiệp và thực trạng chính

quyền tỉnh Quảng Nam phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, rút những

những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

- Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân, những dự báo bối cảnh có

liên quan và những yêu cầu mới đặt ra, luận án đề xuất định hướng và giải

pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm

nhìn năm 2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động của chính quyền

tỉnh Quảng Nam nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ở phạm vi chủ thể cấp tỉnh, các hoạt động quản lý của chính quyền

gồm 4 nội dung, được giới hạn ở phần phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

- Phạm vi chủ thể: Luận án nghiên cứu phát triển công nghiệp với chủ

thể thực hiện là chính quyền tỉnh Quảng Nam, bao gồm Hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành tham mưu.

- Phạm vi nội dung: Luận án tiếp cận phát triển công nghiệp dưới góc

độ quản lý nhà nước, tập trung vào các nội dung chính quyền tỉnh Quảng

Nam thực hiện nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, phát

Page 11: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

4

triển công nghiệp được đề cập trong luận án được giới hạn trong 4 nội dung

sau đây:

1) Xây dựng qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp

trên địa bàn tỉnh.

2) Tạo lập môi trường kinh doanh để phát triển công nghiệptrên địa bàn tỉnh

3) Xúc tiến, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh

4) Kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển công nghiệp trên địa bàn

và quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn

Một số nội dung khác có liên quan đến phát triển công nghiệp trên địa

bàn tỉnh được đề cập ở mức độ nhất định nhưng không nằm trong phạm vi

nghiên cứu của luận án.

- Phạm vi không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu phát triển

công nghiệp trên địa giới hành chính của tỉnh Quảng Nam.Luận án nghiên

cứu việc chính quyền tỉnh Quảng Nam phát triển công nghiệp trên địa bàn,

trong đó bao gồm các doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, sở

hữu ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt thành phần

kinh tế. Các doanh nghiệp công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn, doanh

nghiệp có trụ sở chính ngoài tỉnh nhưng có chi nhánh hay hoạt động công

nghiệp trên địa bàn tỉnh đều được nghiên cứu trong luận án.

- Phạm vi thời gian: Các nội dung phát triển công nghiệp được luận án

phân tích trong giai đoạn từnăm 2005 đến năm 2016. Giai đoạn từ 1997-2004

(giai đoạn sau tách tỉnh) được đề cập với dung lượng phù hợp nhằm đảm bảo

tính lô gic, tính hệ thống của nội dung nghiên cứu. Các giải pháp được đề

xuất từ nay tới năm 2025, tầm nhìn 2030.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử. Luận án sử dụng cách tiếp cận truyền thống đi từ

cơ sở lý luận đến phân tích thực trạng, từ đó đề xuất hệ thống phương

Page 12: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

5

hướng, giải pháp.

Để thực hiện tiếp cận nghiên cứu trên, luận án sử dụng kết hợp nhiều

phương pháp nghiên cứu, kết hợp giữa nghiên cứu tại bàn với nghiên cứu tại

hiện trường, giữa nghiên cứu với số liệu thứ cấp với điều tra xã hội học và

phỏng vấn chuyên gia. Cụ thể như sau:

* Các phương pháp nghiên cứu tại bàn:

Nghiên cứu tại bàn được thực hiện nhằm khai thác các công trình

nghiên cứu đã xuất bản, các báo cáo, tài liệu đã công bố, các số liệu thứ cấp

do các cơ quan thống kê, cơ quan quản lý cung cấp. Tài liệu, số liệu nghiên

cứu chính được thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,

các quyết định, chính sách, các báo cáo của tỉnh Quảng Nam có liên quan đến

phát triển công nghiệp, số liệu của Cục thống kê tỉnh Quảng Nam, của Ủy ban

nhân dân tỉnh, Sở Công thương và các sở, ngành liên quan.

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được, luận án áp dụng các

phương pháp nghiên cứu tại bàn truyền thống trong khoa học kinh tế để phục

vụ cho mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng trong

hầu hết nội dung của luận án từ phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ

sở lý luận, đặc biệt là phân tích thực trạng quản lý nhà nước nhằm phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, phân tích bối cảnh nhằm đề xuất

giải pháp.

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong

tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tổng hợp, hệ thống

hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước nhằm phát triển công nghiệp trên địa

bàn tỉnh, tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý nhà nước nhằm phát triển công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong chương 3 nhằm

Page 13: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

6

đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp và thực trạng quản lý nhà nước

nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Sử dụng các số

liệu thu thập được, luận án so sánh sự phát triển công nghiệp và quản lý nhà

nước nhằm phát triển công nghiệp theo thời gian và không gian

* Các phương pháp nghiên cứu tài hiện trường

Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học là phương pháp nhằm thu thấp số liệu sơ cấp. Đây

là phương pháp quan trọng nhằm có được những đánh giá khách quan, sát với

mục đích và nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước cấp tỉnh nhằm phát

triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Để đánh giá được khách

quan, luận án thực hiện điều tra thu thập ý kiến của các đối tượng chịu tác

động của quản lý nhà nước nhằm phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Nam,

đó là các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, với qui mô,

ngành nghề khác nhau đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Cụ thể, điều tra xã hội học được thiết kế như sau:

- Số lượng doanh nghiệp được điều tra: 115 doanh nghiệp

- Phương pháp chọn mẫu điều tra: Mẫu điều tra được lựa chọn theo

phương pháp ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling), trên cơ sở

số doanh nghiệp điều tra và cơ cấu doanh nghiệp xác định ở trên. Tác giả lựa

chọn ngẫu nhiên số thứ tự của doanh nghiệp bằng phần mềm trên danh sách

doanh nghiệp do Sở công thương cung cấp.

- Phương pháp điều tra: Điều tra được thực hiện với bảng hỏi cấu trúc

(structure questionaire) sử dụng câu hỏi đóng (lựa chọn phương án cho sẵn).

- Thời gian thực hiện điều tra: Điều tra được tiến hành trong thời gian

tháng 10/2016.

Số liệu điều tra thu thập được được nhập liệu bằng phần mềm CSPro,

được làm sạch bằng phần mềm SPSS 18.0 và phân tích với phần mềm phân

tích định lượng chuyên dụng STATA 12.0. Chi tiết bảng hỏi được trình bày

Page 14: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

7

trong Phụ lục.

5. Đóng góp mới của luận án

Thứ nhất: Luận giải và làm rõ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận

phát triển công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh dưới góc độ quản lý kinh tế, với

chủ thể quản lý và phát triển là chính quyền cấp tỉnh; xác định bốn nội dung

phát triển công nghiệp từ góc độ quản lý của chính quyền cấp tỉnh gồm: (i)

Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công

nghiệp trên địa bàn tỉnh; (ii) Tạo lập môi trường kinh doanh để phát triển

công nghiệp trên đia bàn tỉnh; (iii) Xúc tiến, thu hút đầu tư vào phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (iv) Kiểm tra các hoạt động phát triển công

nghiệp và quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai: Phân tích, đánh giá sát thực thực trạng ngành công nghiệp và

thực trạng phát triển công nghiệp của chính quyền tỉnh Quảng Nam, làm rõ

những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

làm cơ sở cho đề xuất, kiến nghị giải pháp, chính sách. Bên cạnh những

nguyên nhân khách quan, một số nguyên nhân chủ quan đã được luận án chỉ

rõ gồm: (i) Nguồn vốn cho phát triển công nghiệp của Quảng Nam còn hạn

chế; (ii) Nhận thức về phát triển công nghiệp của tỉnh trong một số thời điểm

trước đây chạy theo số lượng, qui mô, thành tích tăng trưởng dẫn đến chưa có

sự tính toán, thẩm định, lựa chọn kỹ về nhà đầu tư, về ngành công nghiệp, về

công nghệ sản xuất; (iii) Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có liên quan đến

phát triển công nghiệp còn có hạn chế về nhận thức, trình độ, tầm nhìn và

kinh nghiệm dẫn đến chất lượng xây dựng qui hoạch, kế hoạch, chính sách

phát triển công nghiệp chưa cao; (iv) Tỉnh còn thiếu sự mạnh dạn, quyết đoán,

nhiệt huyết trong phát triển công nghiệp, chưa truyền được nhiệt huyết đến

các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp công nghiệp. Chưa mạnh dạn đề xuất cơ

chế đột phá để phát triển công nghiệp của tỉnh.

Thứ ba: Trên cơ sở phân tích và dự báo bối cảnh, xác định mục tiêu,

Page 15: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

8

luận án đề xuất được một số giải pháp phát triển công nghiệp Quảng Nam

thời gian tới từ góc độ quản lý của chính quyền cấp tỉnh, đồng thời cũng đề

xuất một số giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát

triển công nghiệp dưới góc độ quản lý kinh tế cấp tỉnh. Các kết quả phân tích

thực trạng của luận án góp phần vào việc tổng kết thực tiễn làm cơ sở cho

nghiên cứu lý luận về phát triển công nghiệp ở cấp tỉnh.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận án

là tài liệu tham khảo có giá trị cho chính quyền tỉnh Quảng Nam và các cơ

quan có liên quan nhằm phát triển công nghiệp ở Quảng Nam.

Kết quả nghiên cứu cũng có giá trị tham khảo đối với các địa phương

trong nước có điều kiện tương đồng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án

được kết cầu gồm 4 chương.

Page 16: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

9

Chƣơng 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG V NGO I NƢỚC VỀ

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường của

hầu hết các quốc gia nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cũng là chủ trương lớn của Đảng và

Nhà nước ta. Chính vì vậy, chủ đề phát triển công nghiệp đã được nghiên cứu

từ khá lâu và cho đến nay có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về phát

triển công nghiệp dưới các góc độ, cách tiếp cận, phạm vi, phương pháp

nghiên cứu khác nhau.Trong đó, có hai nhóm nghiên cứu chính liên quan đến

tiếp cận của đề tài luận án. Nhóm thứ nhất bao gồm các nghiên cứu về phát

triển công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở cấp quốc gia. Nhóm thứ

hai bao gồm các nghiên cứu về phát triển công nghiệp ở cấp địa tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra có các nghiên cứu về phát triển công

nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp ở cấp quốc gia

Phần lớn các nghiên cứu phát triển công nghiệp tập trung vào phát triển

công nghiệp ở cấp quốc gia. Do đó, có nhiềucông trình của các nhà khoa học

trong và ngoài nước, tổng kết của các tổ chức quốc tếvề phát triển công

nghiệp dưới các góc độ khác nhau, từ nghiên cứu tổng thể về phát triển công

nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đến nghiên cứu từng nội dung cụ thể

về phát triển công nghiệp như xây dựng, lựa chọn chiến lược phát triển công

nghiệp, chính sách công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp,

thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp,….

Chủ trương công nghiệp hóa đã được khởi xướng từ khá sớm, ngay tại

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960. Tại đại hội Đại hội

Page 17: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

10

đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996, Đảng ta đã khẳng định

đất nước ta chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Ngay trong

giai đoạn đầu sau Đổi mới (1986), đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm

phác thảo nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tìm kiếm con đường,

bước đi, sớm đưa Việt Nam thực hiện các nội dung công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước. Cho đến nay rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước tập

trung vào chủ đề phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất

nước. Một số công trình xuất bản đã lâu nhưng vẫn còn giá trị tham khảo như:

Hoàng Trung Hải, Công nghiệp Việt Nam phát huy nội lực, tiếp tục

phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [35]; Võ Đại Lược,

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam đến năm 2000 [52]; Ngô Đình Giao,

Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta: một số vấn đề lý luận và

thực tiễn [33]; Bùi Tất Thắng, Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam [91]; Hồ Văn

Vĩnh, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong

tình hình mới [110]; Phạm Xuân Nam, Quá trình phát triển công nghiệp ở

Việt Nam - Triển vọng trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước [57];

Nguyễn Sinh, Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới: thành tựu và vấn đề

đặt ra [74]. Nội dung bài viết đã phân tích khá chi tiết những thành tựu đạt

được của công nghiệp trong gần 20 năm đổi mới và chỉ rõ 6 vấn đề đặt ra cần

giải quyết trong thời gian tới cho ngành công nghiệp Việt Nam. Bài viết cũng

đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng để phát triển công nghiệp Việt

Nam giai đoạn tiếp theo; Quốc Trung và Linh Chi, Phát triển công nghiệp

Việt Nam: thực trạng và thách thức [92]; Đỗ Đăng Hiếu, Sự phát triển của

ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ [48].

Các công trình nêu trên hướng tới xác định các nội dung, lộ trình, bước

đi của công nghiệp hóa, những tiêu chí đối với một quốc gia công nghiệp,

cách thức sử dụng nguồn lực cũng như thách thức phải đối mặt khi tiến hành

công nghiệp hóa ở cấp quốc gia, những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình

Page 18: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

11

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam….

Gần đây hơn, các nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được

gắn với những thay đổi trong bối cảnh quốc tế, với toàn cầu hóa và hội nhập.

Chẳng hạn, Vũ Đình Cự, Những thành tựu, hạn chế và thách thức của quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa [5].

Đề tài đã làm rõ những đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện toàn cầu hóa; chỉ ra những thành tựu và hạn chế của công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới, trong đó có phân tích những

thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp, đề xuất một số giải pháp khắc

phục. Tương tự, tác giả Trương Đình Tuyển [84], đã phân tích thực trạng và

đề xuất giải pháp thúc đẩy phát trỉển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa

và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

Gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhiều nghiên cứu tập trung

vào việc xây dựng, hoạch định chính sách, qui hoạch phát triển công

nghiệptheo từng thời kỳ, từng giai đoạn. Chẳng hạn, Dwight Perkins và Vũ

Thành Tự Anh [16]. Đề tài đã phân tích sự hình thành và thay đổi chính sách

công nghiệp của Việt Nam qua thời gian, đánh giá tác động của từng chính

sách và đưa ra các kiến nghị, giải pháp cho Việt Nam. Robert Wade đánh giá

lại chính sách công nghiệp tại các quốc gia thu nhập thấp sau khủng hoảng.

Tác giả đã phân tích sự nổi lên của Nhà nước trong can thiệp kinh tế từ sau

Đại suy thoái kinh tế 1929-1933, vai trò của chính sách công nghiệp trong

phát triển kinh tế tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan và chỉ ra những xu

hướng mới trong chính sách công nghiệp [71]. Đặc biệt, trong một nghiên cứu

hợp tác công phu giữa Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) và Trường đại

học kinh tế quốc dân, hai giáo sư Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường đã

chủ biên cuốn sách Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam

[49]. Sự kết hợp nghiên cứu giữa một chuyên gia người Việt Nam và 1

chuyên gia Nhật Bản đã góp phần làm rõ hơn chiến lược phát triển công

nghiệp Việt Nam, đánh giá thực trạng và đề xuất, gợi ý cho giai đoạn phát

Page 19: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

12

triển tiếp theo.Công trình này cũng so sánh chiến lược phát triển công nghiệp

của Việt Nam với các nước trong khu vực; nêu lên những kinh nghiệm của

các nước ASEAN trong phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử, sản

xuất ô tô, xe máy và một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Trên cơ sở đó, công

trình rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho ngành công nghiệp Việt

Nam. Một nghiên cứu khác do Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư thực hiện năm 1998 đánh giá Lựa chọn và thực hiện chính sách phát

triển kinh tế ở Việt Nam [106]. Mặc dù chủ đề khá rộng – chính sách phát

triển kinh tế Việt Nam, nhưng công trình này đã dành một dung lượng khá lớn

để phân tích, đánh giá và đề xuất chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam,

trong đó chú trọng một số ngành chính như công nghiệp điện, điện tử, chế tạo,

dệt may; công nghiệp sửa chữa tàu; những ngành công nghiệp nhiều vốn và

những ngành công nghiệp non trẻ như công nghiệp ô tô và phụ tùng, thép, lọc

hóa dầu, phân bón, xi măng... của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Hường [42]

lại tập trung phân tích qui hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam dưới góc

độ phát triển bền vững. Nghiên cứu chỉ ra những hạn chế trong qui hoạch phát

triển công nghiệp và đề xuất giải pháp.

Bên cạnh các nghiên cứu chung về phát triển công nghiệp, công nghiệp

hóa – hiện đại hóa, nhiều nghiên cứu tập trung vào các ngành công nghiệp cụ

thể. Chẳng hạn, Đinh Trường Hinh và cộng sự trong một nghiên cứu của

Ngân hàng thế giới đã phân tích sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ

ở Việt Nam như dệt may, da giầy, chỉ ra những kết quả và hạn chế và kiến

nghị chính sách [35]. Tác giả Võ Thanh Thu đã phân tích hạn chế và đề xuất

những giải pháp cho sự phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam

trên tạp chí Phát triển kinh tế [90].

Đặc biệt, trong những năm gần đây, khá nhiều nghiên cứu tập trung

vào chủ đề phát triển công nghiệp hỗ trợ, do đây là con đường để đưa công

nghiệp Việt Nam thoát khỏi tình trạng lắp ráp đơn thuần. Các tác giả

Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền đã có nhiều nghiên cứu về phát

Page 20: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

13

triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, điển hình như:

- Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền, Định hướng phát triển công

nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015-2020 [44]. Các tác giả đã phan tích

những hạn chế của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, trên cơ sở đút kết

kinh nghiệm quốc tế và phân tích dữ liệu thứ cấp để đề xuất định hướng và

giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất 5

ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên, bo gồm: linh kiện, phụ tùng cơ khí; nhựa –

cao su; thiết bị điện – điện tử; công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giày.

- Huỳnh Thanh Điền, Tháo gỡ rào cản phát triển công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam: Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ

trợ Việt Nam [29].

- Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền, Chính sách qui hoạch và

thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam [43].

Vụ Kinh tế công nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thực trạng, định

huớng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam [107].

Tác giả Lê Thế Giới [34], đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn phát

triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, đánh giá các chính sách phát triển

công nghiệp hỗ trợ và đề xuất các kiến nghị, đặc biệt tập trung giải pháp

phát triển công nghiệp hỗ trợ tài vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Cũng

phân tích cơ sở lý luận, kinh nghiệm thế giới và thực trạng phát triển công

nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, nhóm tác giả Trần Đình Thiên và cộng sự đã đề

xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong

giai đoạn tới 2020 [83].

Một trong các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ là sử dụng chính

sách tài chính hỗ trợ. Về chủ đề này, Nghiên cứu sinh Trương Minh Tuệ đã

phân tích khá đầy đủ trong luận án tiến sĩ của mình về chính sách tài chính

nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, bảo vệ tại Học viện Tài chính

năm 2016 [85].

Page 21: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

14

Để phát triển công nghiệp thành công, nguồn nhân lực chất lượng cao

đóng vai trò quyết định. Nhiều nghiên cứu phát triển công nghiệp tập trung

vào hướng nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Chẳng

hạn, Bùi Quang Bình [4], đã phân tích giải pháp nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực ở Việt Nam nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả

cho rằng sở dĩ phát triển công nghiệp diễn ra chậm và không đồng đều giữa

các địa phương là do chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và có khác biệt

giữa các địa phương. Chỉ có phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mới

đảm bảo công nghiệp hóa thành công, bền vững. Nghiên cứu sinh Vũ Thị

Phương Mai [53] đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã chỉ

ra những hạn chế nguồn nhân lực đang cản trở việc phát triển các ngành công

nghiệp, đặc biệt là công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao ở Việt Nam và

đề xuất giải pháp.

Một hướng nghiên cứu về phát triển công nghiệp tập trung vào khảo sát

kinh nghiệm phát triển kinh nghiệm của các nước phát triển và các nuớc có

điều kiện tương đồng với Việt Nam ở trên thế giới. Hướng nghiên cứu này tập

trung phân tích, đánh giá kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số quốc

gia, nhằm tìm kiếm lộ trình, bước đi cho phát triển công nghiệp Việt Nam.

Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước như:

- Mai Thị Thanh Xuân [111]. Cuốn sách tổng hợp những kiến thức cơ

bản về công nghiệp hóa và mô hình công nghiệp hóa, hệ tiêu chí đánh giá

thành công và điều kiện thực hiện thành công các mô hình công nghiệp hóa

trên thế giới, tổng kết kinh nghiệm công nghiệp hóa của một số quốc gia trên

thế giới và đúc rút các bài học.

- Phạm Thái Quốc, 60 năm phát triển công nghiệp ở Trung Quốc: Ba

giai đoạn, hai bước chuyển đổi [70].

- Trần Thị Tri, Kinh nghiệm công nghiệp hoá của NIEs - Đông Á và

vận dụng vào Việt Nam [93].

Page 22: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

15

- Nguyễn Anh Tuấn, Vài khía cạnh kinh tế Việt Nam suy nghĩ từ kinh

nghiệm các nền kinh tế mới công nghiệp hóa Đông Á [86].

Trần Văn Thọ, Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại Châu Á - Thái

Bình Dương [94].

Lê Hồng Phục, Đỗ Đức Định, Các mô hình công nghiệp hóa Singapo,

Nam Triều Tiên, Ấn Độ [68].

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Cơ sở lý luận và kinh

nghiệm công nghiệp hóa nông thôn ở các nước ASEAN và đối chiếu với Việt

Nam [107].

Đỗ Đức Định, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát huy lợi thế so sánh:

Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á [31].

Qua nghiên cứu cho thấy, tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh, mỗi

quốc gia lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển công nghiệp riêng biệt.

Sự thành công của mô hình hướng tới xuất khẩu hoặc mô hình thay thế nhập

khẩu cũng như những hạn chế của mỗi mô hình đều là những bài học có giá

trị đối với Việt Nam trong việc lựa chọn chiến lược, lộ trình, bước đi khi tiến

hành công nghiệp hóa.

1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp cấp tỉnh

Bên cạnh phần lớn các nghiên cứu tập trung vào phát triển công nghiệp

ở cấp quốc gia, một số công trình đã đi vào nghiên cứu phát triển công nghiệp

ở cấp độ địa phương, chủ yếu là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các

nghiên cứu trong nhóm này thực hiện trên cơ sở yêu cầu thực tiễn của các địa

phương nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn. Đó thường là các bài nghiên

cứu trên tạp chí chuyên ngành, các luận án tiến sĩ, một số công trình khoa học

cấp tỉnh. Các nghiên cứu phát triển công nghiệp cấp địa phương tập trung vào

làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức cũng như những tiềm năng,

thế mạnh của địa phương trong phát triển công nghiệp; phân tích, đánh giá thực

trạng của mỗi địa phương nhằm tìm kiếm những giải pháp phát triển công

Page 23: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

16

nghiệp phù hợp với địa phương mình. Giống như các nghiên cứu phát triển

công nghiệp cấp trung ương, các nghiên cứu phát triển công nghiệp cấp tỉnh

cũng bao gồm các nghiên cứu phát triển công nghiệp nói chung và các nghiên

cứu đi vào từng nội dung phát triển hoặc từng tiểu ngành công nghiệp.

Một số công trình nghiên cứu chung về phát triển công nghiệp địa

phương tiêu biểu như sau:

- Lê Hữu Đốc, Công nghiệp thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải

pháp phát triển [32], đề tài đã phân tích thế mạnh của Đà Nẵng trong phát

triển theo cơ cấu kinh tế ngành, khẳng định Đà Nẵng ưu tiên phát triển dịch

vụ, tuy nhiên, công nghiệp cũng cần được xác định là một trong những ưu

tiên trong dài hạn và đề xuất những giải pháp phát triển ngành này trở thành

một trong những ngành trọng tâm của Đà Nẵng đến năm 2020.

- Ngô Quang Minh, Phạm Văn Sáng; Nguyễn Hữu Thắng; Đặng Ngọc

Lợi, Xây dựng lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Đồng Nai

đến năm 2020 [54]. Đề tài đã phân tích thực trạng và những thế mạnh trong

phát triển công nghiệp Đồng Nai trong giai đoạn 10 năm, chỉ ra những hạn

chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm xây dựng Đồng Nai trở thành

một tỉnh công nghiệp tiêu biểu trên cả nước xét cả về cơ cấu ngành, tính hiện

đại trong máy móc, thiết bị công nghiệp, những đóng góp của ngành vào tăng

trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.

- Nguyễn Quốc Tuấn, Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng

Trị - Thực trạng và giải pháp [87]. Tác giả tập trung nghiên cứu phát triển

công nghiệp theo lát cắt ngành. Với những lợi thế và bất lợi thế nhất định của

Quảng Trị, phát triển công nghiệp cần đảm bảo phù hợp với chiến lược phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh, với định hướng phát triển công nghiệp quốc gia

và khai thác được thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quảng

Trị như tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, vị trí địa lý

cũng như nguồn nguyên liệu cho một số phân ngành.

Một số nghiên cứu khác tập trung vào một nội dung của phát triển công

Page 24: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

17

nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh. Chẳng hạn như:

- Bùi Đức Hùng, Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công

nghiệp thành phố Đà Nẵng [38]. Nghiên cứu trình bày khái quát về hiệu quả

đầu tư phát triển công nghiệp, các chiến lược phát triển công nghiệp của thành

phố Đà Nẵng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu đề xuất giải pháp

nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp của thành phố.

- Vũ Băng Tâm và Eric Iksoon Im, Đầu tư nhân lực và phát triển công

nghiệp địa phương ở Việt Nam [78]. Nghiên cứu này khảo sát thực trạng đầu

tư nhân lực và phát triển công nghiệp địa phương ở một số tỉnh, thành phố tại

Việt Nam và phân tích định lượng quan hệ giữa đầu tư nhân lực với phát triển

công nghiệp. Đầu tư nhân lực được đo lường qua các biến giáo dục, đào tạo

chuyên nghiệp và đại học. Phát triển công nghiệp được đo lường bởi sản lượng

công nghiệp bình quân đầu người và trình độ công nghiệp hóa. Các tác giả đã

sử dụng hai phương pháp phân tích định lượng là phuơng pháp mô men tổng

quát hệ thống (SGMM) và phương pháp bình phương bé nhát 3 giai đoạn hiệu

ứng cố định (FE3SLS) để xử lý ván đề trễ biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy

giáo dục chuyên nghiệp quan trọng với phát triển công nghiệp địa phương hơn

giáo dục đại học. Ngược lại, phát triển công nghiệp sẽ giúp thúc đẩy giáo dục

đại học tại địa phương.

Một số nghiên cứu tập trung phân tích một bộ phận của ngành công

nghiệp như công nghiệp nông thôn, khu công nghiệp, công nghiệp cơ khí, dệt

may…Chẳng hạn như:

- Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền, Chính sách phát triển

công nghiệp hỗ trợ cơ khí thành phố Hồ Chí Minh [46]. Bài báo phân tích

hiện trạng ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí củ thành phố Hồ Chí Minh theo

tiếp cận nhân tố tác động đến cấu trúc ngành, từ đó đề xuất các chính sách

phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí của thành phố trong thời gian tới. Các tác

giả đã sử dụng kết hợp phân tích định tính và định lượng để đi đến kết luận

ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa sản xuất

Page 25: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

18

được máy móc, công cụ trong dây chuyền tự động, chủ yếu là các doanh

nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế tiếp cận tín dụng, công nghệ, thông tin.

- Trần Thị Bích Hạnh, Phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh

Duyên hải Nam Trung bộ- thực trạng và giải pháp [36]. Đề tài hướng tới

phân tích phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn, khai thác thế mạnh

vùng nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Nghiên cứu này cho

rằng, các ngành công nghiệp có thế mạnh, có thể phát triển ở khu vực nông

thôn các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ là dệt may, da giày và một số ngành

tiểu thủ công nghiệp khác, giúp cho các địa phương khai thác được thế mạnh

sẵn có, cũng như không bị cạnh tranh nội bộ ở khu vực, ở trong nước.

- Hà Văn Ánh, Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành Thành

phố Hồ Chí Minh [1]. Đây cũng là một công trình nghiên cứu về công nghiệp

nông thôn ở một địa phương có những nét đặc thù và khác biệt so với các địa

phương khác. Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn đầu của quá trình đô

thị hóa, phát triển công nghiệp nông thôn cần hướng tới đảm bảo những yêu

cầu chung về phát triển công nghiệp, đồng thời cần đảm bảo tính bền vững

trong quy hoạch đô thị và tính bền vững về môi trường sinh thái.

- Phạm Văn Sáng, Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông

thôn tỉnh Đồng Nai [75]. Công trình này hướng tới phát triển công nghiệp

nhưng để phục vụ công nghiệp, đặt trong bối cảnh hỗ trợ phát triển công

nghiệp trên địa bàn tỉnh. Là một tỉnh công nghiệp, nhưng Đồng Nai luôn chú

trọng phát triển nông nghiệp và công nghiệp cần định hướng hỗ trợ phát triển

nông nghiệp, trước mắt là một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như lai tạo

giống cây, con, những sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, có sức

cạnh tranh trên thị trường như sản phẩm bưởi, sản phẩm rau sạch, các loại

hoa, một số loại thủy sản nuôi trên địa bàn. Công trình đề xuất một số ngành

công nghiệp cần được ưu tiên phát triển mạnh bao gồm công nghệ sinh học,

công nghiệp chế biến, công nghiệp bảo quản….

- Phạm Thanh Khiết, Quá trình hình thành khu kinh tế, khu công

Page 26: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

19

nghiệp ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ [50]. Đề tài tập trung nghiên cứu

quá trình hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp ở khu vực duyên hải

Nam Trung bộ, đồng thời rút ra những bài học có giá trị tham khảo trong

hoạch định chiến lược dài hạn về phát triển, đảm bảo tính cân đối, bền vững.

- Đỗ Thanh Phương, Mở rộng thị trường công nghiệp vùng nông

thôn các tỉnh Nam Trung bộ [63]. Đề tài này đã khảo sát thị trường công

nghiệp nông thôn và đề xuất những giải pháp phát triển mạnh thị trường

tiềm năng này.

- Đỗ Thanh Phương, Phát triển công nghiệp chế biến ở Miền Trung

[62], đưa ra những gợi ý về định hướng phát triển công nghiệp chế biến ở các

tỉnh miền Trung, trong đó tập trung vào chế biến các sản phẩm nông, lâm

thủy sản, gia tăng giá trị trong mỗi sản phẩm công nghiệp.

Các công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp ở một địa phương

cấp tỉnh thường tiếp cận phân tích thực trạng phát triển công nghiệp theo các

lát cắt khác nhau (cơ cấu ngành, nội bộ ngành, mặt hàng chủ lực, tỷ trọng đầu

tư, đóng góp/GDP....), từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp với đặc thù

của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn

phát triển tiếp theo.

- Lê Khương Ninh và Trương Vĩnh Đạt, Phát triển nguồn nhân lực cho

công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Cà Mau [58]. Các tác giả đã phân tích thực

trạng phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Cà Mau.

Phân tích cho thấy nguồn nhân lực ở Cà Mau chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc

phát triển nguồn nhân lực được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao. Trên cơ sở

thực trạng, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp cho tỉnh Cà Mau phát triển nguồn

nhân lực.

- Nguyễn Thanh Vũ, Các giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công

nghiệp tỉnh Tiền Giang [109]. Tác giả phân tích thực trạng các khu công nghiệp

ở tỉnh Tiền Giang, thực trạng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh, chỉ ra

những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp thu hút đầu tư

Page 27: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

20

vào các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về chủ đề phát

triển công nghiệp nói chung, phát triển công nghiệp ở một địa phương nói riêng.

Có thể khái quát các hướng nghiên cứu chính bao gồm:

Một là, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng, xu hướng

vận động, phát triển của công nghiệp Việt Nam và đề xuất những giải pháp

nhằm hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp của cả nước; phân tích mối

quan hệ giữa phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp,dịch vụ. Đây là

hướng nghiên cứu chung, đề xuất những gợi ý chính sách ở tầm quốc gia.

Hai là, hướng phân tích một ngành, một lĩnh vực nhất định ở phạm vi

quốc gia như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng.... hoặc nghiên cứu

công nghiệp ở một địa phương nào đó. Hướng nghiên cứu này thường là các

công trình dưới dạng luận văn, luận án hoặc đề tài khoa học của các địa phương,

và thu hút được những nhà nghiên cứu am hiểu thực tiễn. Trên cơ sở khung lý

thuyết chung, công trình trong hướng này sẽ vận dụng vào điều kiện ở địa

phương mình, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp ở địa

phương và tìm kiếm những giải pháp khả thi.

Ba là, hướng tiếp cận phát triển công nghiệp từ góc nhìn quản lý nhà nước

hoặc mang tính đột phá về phát triển công nghiệp như công nghiệp mũi nhọn,

công nghiệp chủ lực, công nghiệp công nghệ cao.... Các công trình nghiên cứu

hướng này tập trung nhấn mạnh vai trò của Nhà nước hoặc tầm quan trọng của

một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn dựa trên thế mạnh về

nguồn lực hoặc điều kiện tự nhiên của địa phương nghiên cứu.

Bốn là, hướng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số

quốc gia trên thế giới, qua đó, xác định nội dung phát triển công nghiệp, các

bước cần tiến hành trong phát triển công nghiệp tùy thuộc cấp độ và phạm vi

nghiên cứu. Các nghiên cứu hướng này cũng hướng tới những gợi ý về khai thác

và sử dụng các nguồn lực: vốn, lao động, kỹ thuật - công nghệ - kỹ năng quản lý

Page 28: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

21

trong các giai đoạn khác nhau nhằm phát triển công nghiệp theo cấp độ quốc gia

– vùng – địa phương; Khái quát hóa các mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm của những nước đi trước và khả năng áp

dụng đối với Việt Nam.

Năm là, hướng nghiên cứu lý thuyết về phát triển công nghiệp. Hướng

nghiên cứu này tập trung giải quyết những nội dung chính nhằm phác thảo

khung lý thuyết tổng quát để các quốc gia dựa trên những lý thuyết đó xác định

chính sách, con đường, bước đi trong phát triển công nghiệp.

Sáu là, hướng nghiên cứu về chiến lược phát triển công nghiệp. Qua thực

tiễn phát triển công nghiệp và CNH của một số quốc gia trên thế giới, hướng

nghiên cứu này phân nhóm thành chiến lược phát triển công nghiệp, CNH

hướng về xuất khẩu; thay thế nhập khẩu và hỗn hợp. Mỗi chiến lược có những

ưu điểm và hạn chế nhất định, đòi hỏi các quốc gia cần linh hoạt khi vận dụng

những mô hình này.

Như vậy, có thể nói đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về phát triển công

nghiệp và hầu hết các nội dung đã được đề cập nghiên cứu. Tuy vậy, liên quan

đến chủ đề phát triển công nghiệp, một số nội dung vẫn cần phải tiếp tục nghiên

cứu thêm:

Một là, lựa chọn chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia và địa

phương, những ngành công nghiệp nào cần ưu tiên, những ngành công nghiệp

nào cần hỗ trợ phát triển. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề này, nhưng

trên nhiều khía cạnh vẫn còn sự tranh luận và vận dụng trong thực tế vẫn còn

nhiều vấn đề cần nghiên cứu.

Hai là, phát triển công nghiệp của các địa phương. Hiện nay đã có nghiên

cứu về phát triển công nghiệp của một số địa phương nhưng chưa đầy đủ, một số

địa phương chưa có nghiên cứu bài bản.

Ba là, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển công

nghiệp. Đây là vấn đề mới nên chưa có nhiều nghiên cứu.

Page 29: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

22

Ngoài ra, nhiều vấn đề khác liên quan đến phát triển công nghiệp vẫn cần

tiếp tục nghiên cứu, cập nhật tình hình mới, điều kiện mới.

Trong khoảng trống nghiên cứu hiện nay, tác giả nhận thấy còn thiếu vắng

một công trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện về phát triển công nghiệp trên địa

bàn tỉnh Quảng Nam nhằm giúp đề xuất giải pháp cho tỉnh phát triển công

nghiệp thành công. Qua khảo sát của tác giả, thực tiễn phát triển công nghiệp ở

Quảng Nam thời gian qua cho thấy, cần thay đổi nội dung và cách tiếp cận phát

triển công nghiệp, phù hợp với đặc thù, thế mạnh của địa phương, của Vùng

Duyên hải Nam trung Bộ, vừa khai thác được thế mạnh của Vùng, của địa

phương, vừa phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp cấp quốc gia.

Những thành công trong phát triển công nghiệp Quảng Nam thời gian qua đã

được khẳng định qua những chỉ số phát triển công nghiệp, qua sự đóng góp của

ngành này vào tăng trưởng và phát triển của Quảng Nam, đồng thời, công

nghiệp Quảng Nam cũng bộc lộ những bất cập, nếu không có giải pháp tích cực

và kịp thời, sẽ khó có thể khắc phục trong dài hạn, như tình trạng ô nhiễm môi

trường do công nghệ lạc hậu, tình trạng mất cân đối giữa nội bộ ngành công

nghiệp trong tương quan so sánh với một cơ cấu công nghiệp hiện đại, sự bất cập

trong liên kết vùng, sự mất cân đối giữa các vùng, giữa cơ cấu nội bộ ngành

trong tỉnh…. Tất cả những yếu tố đó đòi hỏi cần có những phân tích, đánh giá

sát thực, phù hợp.

Mặc dù chủ đề phát triển công nghiệp đã được nhiều nhà khoa học cả

trong và ngoài nước nghiên cứu, nhưng đến nay chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách có hệ thống chủ đề phát triển công nghiệp ở Quảng Nam,

phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của địa phương, với chiến lược phát triển

của vùng, của quốc gia. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Phát triển công nghiệp

tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên

ngành Quản lý kinh tế của mình.

Page 30: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

23

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA BÀN TỈNH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA BÀN TỈNH

2.1.1. Khái niệm công nghiệp và phát triển công nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm công nghiệp

Theo Từ điển bách khoa toàn thư:

công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng

hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu

dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động

kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của

các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật [112].

Theo Từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Văn Đạm: công nghiệp

(hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài

nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động

vật, hoặc thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm [28].

Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp của các tác giả Nguyễn Đình

Phan và Nguyễn Kế Tuấn định nghĩa “công nghiệp là ngành kinh tế thuộc

lĩnh vực sản xuất vật chất – một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của

xã hội” [66. Tr7].

Như vậy, có thể thấy công nghiệp là một ngành kinh tế sản xuất vật chất

gắn với việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, chế biến, chế tạo các

nguyên liệu khoáng vật, động vật, thực vật thành các sản phẩm đầu ra.

Theo Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn [66], công nghiệp gồm 3

hoạt động chủ yếu:

- Khai thác tài nguyên khoáng sản

- Chế biến, chế tạo các tài nguyên khoáng sản, sản phẩm của nông,

Page 31: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

24

lâm, ngư nghiệp thành các loại sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Sửa chữa các sản phẩm công nghiệp, máy móc nhằm khôi phục giá

trị sử dụng của chúng

So với nông nghiệp và dịch vụ, công nghiệp có những đặc điểm khác biệt.

- Khác với nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu sử dụng các phương

pháp cơ học, vật lý, hóa học hoặc quá trình sinh học làm thay đổi hình

dạng, kích thước, tính chất của nguyên liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm

phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt. Nông nghiệp, trái lại, sử dụng các

phương pháp tác động vào cây trồng, vật nuôi để nâng cao năng suất,

nâng cao sức chống chịu, rút ngắn chu kỳ sản xuất. Công nghiệp ít chịu

ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên hơn so với nông nghiệp. So với

nông nghiệp, công nghiệp có trình độ xã hội hóa, phân công lao động,

quản lý sản xuất cao hơn.

- Khác với dịch vụ, công nghiệp là ngành sản xuất vật chất. Sản

phẩm của công nghiệp là các sản phẩm hữu hình, có giá trị sử dụng

- Công nghiệp sử dụng khối lượng lớn nguyên liệu đầu vào để sản

xuất tập trung trong phạm vi các nhà máy, xí nghiệp. Do đó, sản xuất công

nghiệp tiêu tốn nhiều tài nguyên, đồng thời cũng thường thải ra nhiều chất

thải công nghiệp, nếu không xử lý tốt sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường.

- Công nghiệp sử dụng nhiều máy móc, thiết bị nên vốn đầu tư ban

đầu thường lớn hơn so với nông nghiệp và dịch vụ.

2.1.1.2. Khái niệm phát triển công nghiệp

Theo từ điển của Nguyễn Lân, phát triển là mở mang rộng rãi, làm cho

tốt hơn lên. Theo từ điển Cambridge, phát triển là quá trình ai đó hoặc cái gì

đó tăng trưởng hoặc thay đổi và trở nên tiến bộ hơn [51].

Phát triển công nghiệp là quá trình làm cho ngành công nghiệp tăng

trưởng về qui mô, thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ, chất lượng và đóng góp

của công nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình phát triển công

Page 32: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

25

nghiệp bắt nguồn từ sự phát triển của nền sản xuất xã hội và phân công lao

động xã hội. Phân công lao động xã hội lần thứ hai đã tách công nghiệp ra

khỏi nông nghiệp và trở thành một ngành sản xuất độc lập, ban đầu là dưới

hình thức sản xuất thủ công nhỏ. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật và

công nghệ, công nghiệp không ngừng phát triển, đi từ sản xuất nhỏ, thủ công

thành một nền sản xuất hiện đại. Phát triển công nghiệp không chỉ bao hàm sự

tăng lên về qui mô mà còn bao hàm sự thay đổi về chất của ngành công

nghiệp theo hướng tiến bộ, từ thủ công sang tự động hóa, từ đơn giản lên tinh

vi, từ trình độ thấp sang trình độ cao.

Xét trong phạm vi một tỉnh, dưới góc độ quản lý kinh tế, phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh là tổng thể tất cả các hoạt động mà chính

quyền tỉnh thực hiện nhằm nâng cao cả về lượng và chất ngành công nghiệp

trên địa bàn.

Hiểu đơn giản, phát triển công nghiệp thể hiện trên những khía cạnh sau:

- Giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng. Điều này đạt được

thông qua việc gia tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, mở rộng

qui mô sản xuất của các doanh nghiệp hiện có, thu hút thêm các doanh nghiệp

mới, nâng cao giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp.

- Trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý các doanh nghiệp được

nâng cao. Điều này có được thông qua quá trình đầu tư, phát triển công nghệ,

nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, công nghệ sản xuất mới, đào tạo

nâng cao trình độ.

- Hiệu quả sản xuất tăng lên thể hiện ở các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận,

giá thành, sức cạnh tranh của doanh nghiệp được cải thiện.

- Có nhiều chủ thể tham gia vào phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh,

trong đó có các chủ thể cơ bản sau đây:

- Các doanh nghiệp: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là chủ thể quan trọng, trực tiếp thực

Page 33: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

26

hiện các hoạt động để phát triển ngành công nghiệp cả về lượng và chất. Các

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể bao gồm các doanh nghiệp nhà nước do

trung ương quản lý; các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý;

doanh nghiệp tư nhân có trụ sở trên địa bàn, chi nhánh trên địa bàn của doanh

nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài. Phát triển công nghiệp chính là gia tăng số lượng, qui mô sản xuất của

các doanh nghiệp công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, sức cạnh tranh

của các doanh nghiệp này.

- Nhà nước trung ương: Trung ương ban hành và thực thi luật pháp, chính

sách phát triển công nghiệp trên phạm vi cả nước. Các chính sách này được thực

hiện trên địa bàn tỉnh sẽ ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của tỉnh.

- Chính quyền tỉnh: Chính quyền địa phương có chức năng quản lý nhà

nước về phát triển công nghiệp trên địa bàn. Một mặt, chính quyền có nhiệm

vụ cụ thể hóa và thực thi pháp luật và chính sách chung do Trung ương ban

hành, mặt khác chính quyền tỉnh ban hành những cơ chế, chính sách riêng,

trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, và thực thi chúng để phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong phạm vi của luận án, phát triển công

nghiệp được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Quản lý kinh tế, nhấn

mạnh quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh nhằm phát triển công nghiệp

trên địa bàn.

2.1.2. Vai trò của công nghiệp và phát triển công nghiệp

Quá trình phát triển của xã hội loài người từ xã hội phong kiến sang xã

hội tư bản và sau này là xã hội xã hội chủ nghĩa gắn liền với quá trình công

nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất. Trừ một vài quốc gia

có qui mô nhỏ và có lợi thế về phát triển các ngành khác, còn đối với đại đa

số các quốc gia, công nghiệp là ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng, là

nền tảng của sự phát triển kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển của công

nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển kinh tế của

quốc gia. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp

Page 34: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

27

phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu

kinh tế đi đôi với quá trình giảm tỷ trọng nông nghiệp. Mặc dù một số quốc

gia đã chuyển từ trọng tâm công nghiệp sang dịch vụ, tỷ trọng công nghiệp

đóng góp vào GDP đang có xu hướng giảm, đây vẫn là ngành quan trọng và

là nền tảng cho sự phát triển các ngành khác trong xã hội, bao gồm cả nông

nghiệp và dịch vụ.

Vai trò của công nghiệp thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:

- Công nghiệp sản xuất ra khối lượng của cải vật chất lớn, đáp ứng nhu

cầu ngày càng tăng và đa dạng của con người. Năng suất lao động trong công

nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác do việc áp dụng máy móc, dây

chuyền sản xuất, tự động hóa ngày càng cao. Năng suất lao động cao cho

phép sản xuất ra khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa trong một diện tích tập

trung. Đồng thời, sự đa dạng của ngành công nghiệp cho phép sản xuất ra vô

số sản phẩm hàng hóa khác nhau, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.

- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ

thuật cho các ngành kinh tế khác. Cả nông nghiệp và dịch vụ đều cần phải

dùng các máy móc, thiết bị do công nghiệp sản xuất ra. Các yếu tố đầu vào

của sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu,… đều là sản phẩm của

công nghiệp. Thu hoạch và chế biến sau thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

cũng được thực hiện nhờ các máy móc công nghiệp. Ngành dịch vụ cũng sử

dụng các nguyên vật liệu từ nông nghiệp và công nghiệp, dùng các máy móc

kỹ thuật công nghiệp để cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng.

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác nhờ khai thác có

hiệu quả hơn các nguồn lực đầu vào, nâng cao năng suất lao động, giá trị sản

phẩm, dịch vụ. Với việc áp dụng các công cụ, máy móc, thiết bị công nghiệp

vào sản xuất, các ngành kinh tế khác có thể nâng cao năng suất lao động,

giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa,

dịch vụ, nhờ đó nâng cao hiệu quả của các ngành kinh tế khác và hiệu quả

toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.

Page 35: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

28

- Công nghiệp có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn và sự phát

triển của nó không bị hạn chế nhiều như ngành nông nghiệp, do đó nó có vai

trò dẫn dắt cả về kinh tế lẫn kỹ thuật trong phát triển kinh tế. Do những đặc

điểm tiên tiến của sản xuất công nghiệp như đã nêu ở phần trên nên có điều

kiện tăng nhanh tốc độ phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến,

hiện đại vào sản xuất, nhờ đó lực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển

nhanh hơn các ngành kinh tế khác, là đòn bẩy thúc đẩy để phát huy có hiệu

quả cho sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân.

Với vai trò dẫn dắt các khu vực khác và có ý nghĩa quyết định đến sự tăng

trưởng cao của nền kinh tế, ngành công nghiệp thường được chú ý phát triển

rất mạnh trong thời kỳ CNH.

- Quá trình phát triển công nghiệp còn làm cho lực lượng sản xuất của

cả hệ thống kinh tế phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật tăng nhanh, trình độ

hoàn thiện tổ chức sản xuất và đội ngũ lao động không ngừng lớn mạnh cả

về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, công nghiệp còn góp phần đáng kể

trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Sự phát triển

các ngành công nghiệp với trình độ công nghệ hiện đại làm tăng năng suất

lao động, đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế. Quá trình phát triển công

nghiệp cũng đồng thời là quá trình làm ra ngày càng nhiều sản phẩm mới và

mở rộng qui mô thị trường. Sự phát triển công nghiệp theo hướng HĐH làm

cho nền kinh tế ngày càng mang tính cạnh tranh, là cơ sở quan trọng để phát

triển các quan hệ hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế một cách bình đẳng và

cùng có lợi.

- Nhìn ở khía cạnh khác, công nghiệp còn đảm bảo tăng cường tiềm lực

quốc phòng. Quốc phòng chỉ được bảo đảm vững chắc khi có nền công

nghiệp phát triển có thể đáp ứng được yêu cầu trang bị những phương tiện,

khí tài nhất định và ngày càng hiện đại cho quân đội.

Chính vì thế, trừ một vài quốc gia có điều kiện đặc biệt, phần lớn các

quốc gia muốn phát triển đều phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để

Page 36: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

29

phát triển ngành công nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh quốc tế, làm nền

tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuỳ theo điều kiện và đặc điểm cụ

thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của công

nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của công nghiệp là một nhân

tố có tính quyết định sự thành công của quá trình CNH, HĐH đất nước.

Để phát huy vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, các

quốc gia đều phải thực hiện phát triển công nghiệp. Do vai trò to lớn của công

nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, phát triển công nghiệp có vai trò quan

trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia. Đặc biệt với

các quốc gia đang phát triển, đi lên từ nền kinh tế dựa trên nông nghiệp và sản

xuất thủ công là chính thì phát triển công nghiệp quyết định thành công hay

thất bại trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Một là, phát triển công nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng

cao qui mô sản lượng của nền kinh tế. Công nghiệp là ngành kinh tế quan

trọng do đó, phát triển công nghiệp sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Đây

là ngành có tiềm năng tăng trưởng nhanh hơn so với nông nghiệp vốn phụ

thuộc vào diện tích đất, mùa vụ và điều kiện tự nhiên. Tốc độ tăng trưởng của

công nghiệp thường cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này cho thấy,

đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng luôn giữ vị trí quan trọng trong

quá trình phát triển, nhất là các quốc gia đang phát triển và đang thực hiện

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt với các nước đang phát triển, khi dịch

vụ chất lượng cao chưa phát triển thì phát triển công nghiệp là cách thức để

tăng trưởng nhanh.Vai trò của công nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

được minh chứng trong quá trình phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới như

Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Hai là, phát triển công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng hiện đại, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch

vụ. Phát triển công nghiệp sẽ làm gia tăng giá trị sản lượng công nghiệp, từ đó

nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong GDP. Đi kèm với phát triển công

Page 37: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

30

nghiệp, các ngành dịch vụ cũng phát triển, trước hết là các ngành phục vụ cho

sản xuất công nghiệp như vận tải, logistics, tài chính, tư vấn,…Phát triển công

nghiệp giúp cho tỷ trọng của công nghiệp tăng cao trong cơ cấu GDP. Ở Việt

Nam, đóng góp của công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn

2005-2010. Sự đóng góp ở mức cao và ổn định của công nghiệp góp phần

thúc đẩy sự phát triển chung của ngành kinh tế cũng như thúc đẩy cơ cấu kinh

tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2016

Đơn vị:%

Năm Nông-lâm-ngƣ Công nghiệp-xây

dựng

Dịch vụ

2005 20,97 41,02 38,01

2006 20,40 41,54 38,06

2007 20,34 41,48 38,06

2008 22,1 39,73 38,1

2009 20,66 40,24 39,10

2010 20,58 41,09 38,33

2011 22,01 37,76 40,23

2012 19,7 38,6 41,7

2013 18,38 38,31 43,31

2014 18,12 38,5 43,38

2015* 17 33,25 39,73

2016* 16,32 32,72 40,92

Nguồn: [82].

*Chưa bao gồm thuế trợ cấp sản phẩm ròng

Ba là, phát triển công nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nền kinh tế, tạo dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của nền kinh

tế, ứng dụng các thành quả của công nghiệp vào tất cả các ngành kinh tế, từ

đó nâng cao năng suất lao động, giá trị hàng hóa dịch vụ và hiệu quả của nền

kinh tế.

Page 38: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

31

Vai trò này của công nghiệp thể hiện ở việc ngành này cung cấp những

yếu tố quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp vừa tạo ra tư

liệu tiêu dùng, vừa tạo ra tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế. Máy móc,

trang thiết bị với trình độ khoa học công nghệ hiện đại trở thành nhân tố quan

trọng thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất hiện đại cho nền kinh tế.

Công nghiệp làm thay đổi căn bản công cụ, phương tiện, vật liệu, năng lượng,

công nghệ sản xuất và cả con người - yếu tố quan trọng nhất của lực lượng

sản xuất. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử cho thấy rõ điều này.

Với vai trò của công nghiệp, Hàn Quốc từ một nước kém phát triển, thu nhập

bình quân đầu người chỉ đạt dưới 100 USD vào những năm 1960 đã vươn lên

thành nước công nghiệp phát triển với thu nhập bình quân đầu người lên tới

trên 10.000 USD hiện nay. Đối với Việt Nam, công nghiệp đã thúc đẩy lực

lượng sản xuất phát triển mạnh, năng lực sản xuất được nâng cao rất lớn. Với

một địa phương cấp tỉnh, vai trò của công nghiệp cũng được khẳng định

thông qua những đóng góp tương tự.

Công nghiệp là ngành có lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao

hơn các ngành khác; đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao, trình độ tiên tiến và

với phẩm chất sáng tạo không ngừng của mình, ngành công nghiệp luôn tiếp

cận những tiến bộ, sáng tạo khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm chế tạo ra các

công cụ lao động mới làm cho quá trình sản xuất công nghiệp - sản xuất của

cải vật chất xã hội không ngừng phát triển, qua đó làm thay đổi tính chất và

trình độ sản xuất của quốc gia. Trình độ phát triển công nghiệp là một trong

những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.

Bốn là, phát triển công nghiệp góp phần vào tăng trưởng bền vững nhờ

tạo được động lực tăng trưởng dài hạn dựa trên khoa học, công nghệ và năng

suất lao động; nhờ ứng dụng các thành quả phát triển công nghiệp vào bảo vệ

môi trường tự nhiên, sử dụng hiệu qủa hơn nguồn lực tự nhiên và thông qua

cải thiện tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế, nâng cao thu nhập, gia tăng

phúc lợi xã hội.Cách thức tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp góp phần

Page 39: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

32

thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất của nền kinh tế. Theo đó, công nghiệp

tổ chức sản xuất chiều dọc và theo chiều ngang. Sự tổ chức theo chiều dọc là

việc tạo dựng các mối liên hệ từ nơi khai thác hoặc nơi sản xuất nguyên liệu

đến nơi chế biến và phân phối sản phẩm. Tổ chức theo chiều ngang là tạo mối

liên hệ trong một xí nghiệp chuyên môn hóa mở mang sang nhiều xí nghiệp

có liên hệ về sản phẩm và thị trường, mở rộng không gian sản xuất và dịch

vụ. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức công nghiệp góp phần hình thành tác

phong công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành….

Công nghiệp tạo điều kiện khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên,

làm thay đổi sự phân công lao động, làm giảm mức độ chênh lệch về trình độ

phát triển giữa các vùng. Với phương pháp sản xuất hiện đại, kỹ thuật và công

nghệ tiên tiến, các ngành công nghiệp đã tối ưu hóa nguyên liệu đầu vào để

cung cấp những sản phẩm đầu ra hữu dụng và có sức cạnh tranh, qua đó, các

nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả.

Năm là, phát triển công nghiệp giúp tạo ra nhiều việc làm, giải quýet

các vấn đề xã hội, giảm áp lực việc làm trong nền kinh tế nói chung và trong

khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Vai trò của phát triển công nghiệp đối với lĩnh vực xã hội thông qua

khả năng tạo việc làm của ngành này đối với xã hội. Ở Việt Nam, lao động

trong ngành công nghiệp không ngừng tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong

giai đoạn 1990-2009. Tỷ trọng lao động trong ngành đã tăng từ 11.2% năm

1990 lên 21,5% năm 2009.

Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo ngành

Đơn vị: %

Ngành 1990 2005 2009 2016

Nông-lâm-ngư 73 57,1 51,9 46,81

Công nghiệp xây dựng 11,2 18,2 21,5 21,18

Dịch vụ 15,8 24,7 26,6 32

Nguồn: [82].

Page 40: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

33

Công nghiệp là ngành có khả năng thu hút lực lượng lao động lớn và

gián tiếp tạo thêm việc làm cho nông nghiệp, các ngành dịch vụ: thương mại,

du lịch... Dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp

được nâng cao tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông

nghiệp, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển

của công nghiệp làm mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp

mới và cả các ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như

vậy thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội.

Vai trò của phát triển công nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội của

một tỉnh

Mỗi địa phương giống như một quốc gia thu nhỏ, vì thế, phát triển công

nghiệp cũng có vai trò quan trọng đối với kinh tế địa phương giống như đối

với mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vai trò của công nghiệp và phát triển công

nghiệp với mỗi địa phương còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội của địa phương đó cũng như vị trí của địa phương đó trong quan hệ với

các địa phương khác trong vùng và với cả nước. Với một tỉnh nghèo có tỷ

trọng nông nghiệp còn cao, các hộ gia đình vẫn chủ yếu sống dựa vào nông

nghiệp thì phát triển công nghiệp là con đường nhanh nhất để nâng cao tốc độ

tăng trưởng, tạo việc làm, cải thiện thu nhập của người dân.

-Phát triển công nghiệp giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa

phương. Các tỉnh muốn tăng trưởng cao phải dựa vào phát triển công nghiệp vì

nông nghiệp khó đặt tốc độ tăng trưởng cao hơn 5%, trong khi công nghiệp có

thể đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 10%. Ở nước ta, nhiều địa phương đã đạt tốc

độ tăng trưởng GDP cao chủ yếu nhờ phát triển công nghiệp như Bình Dương,

Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và gần đây nhất là Thái Nguyên. Với chỉ hai

nhà máy của Sam Sung, GDP và xuất khẩu của hai tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên

đã tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây.

- Phát triển công nghiệp giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh dựa trên

nông nghiệp sang dựa trên công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp phát triển giúp

Page 41: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

34

tăng tỷ trọng của công nghiệp trong GDP đồng thời kéo theo hàng loạt ngành

dịch vụ phát triển như dịch vụ thương mại, vận tải, ăn uống, lưu trú, giải trí, tài

chính,…Phát triển công nghiệp ở các tỉnh như Bình Dương, Bắc Ninh, Thái

Nguyên đã giúp thay đổi cơ cấu kinh tế các địa phương này sang dựa chủ yếu

vào công nghiệp và dịch vụ. Chỉ riêng cung ứng suất ăn, thực phẩm cho các khu

công nghiệp, dịch vụ phục vụ công nhân đã giúp khu vực dịch vụ ở các địa

phương phát triển mạnh.

- Kinh tế tăng trưởng nhờ phát triển công nghiệp giúp các địa phương có

nguồn thu ngân sách tăng lên, có điều kiện chăm lo cho giáo dục, y tế, cải thiện

kết cấu hạ tầng, nâng cao điều kiện sống, nâng cao trình độ của người dân, từ đó

lại có điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, chạy theo phát triển công nghiệp

thiếu kiểm soát thì phát triển công nghiệp cũng có thể để lại những hệ lụy:

- Phát triển công nghiệp có thể tàn phá môi trường tự nhiên do khai

thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, do chất thải công nghiệp thải ra sau quá

trình sản xuất. Thực tiễn phát trỉển công nghiệp ở một số địa phương như Hà

Tĩnh, Đồng Nai cho thấy nếu thiếu kiểm soát từ khâu cấp giấy phép đầu tư,

thẩm định công nghệ và kiểm soát xả thải thì phát triển công nghiệp sẽ phải

trả giá đắt về môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt, sinh kế của hộ

gia đình, phát triển nông nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển công nghiệp có thể kéo theo những vấn đề xã hội như người

dân mất đất, mất việc làm trong nông nghiệp do thu hồi đất xây dựng các khu

công nghiệp, đình công và quá tải hạ tầng do tập trung đông công nhân tại các

khu công nghiệp,…

Do đó, để phát huy vai trò của phát triển công nghiệp, cần phát triển

công nghiệp hợp lý, có lựa chọn, đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững về

cả kinh tế, xã hội và môi trường.

Page 42: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

35

2.2 NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.1. Nội dung phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền các tỉnh thực

hiện các nội dung cơ bản sau:

2.2.1.1 Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách

phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Ngành công nghiệp tại các địa phương bao gồm các doanh nghiepẹ

thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh

nghiệp được tự chủ sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Để

định hướng sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền các

tỉnh sử dụng các công cụ định hướng, tác động tới hoạt động của doanh

nghiệp bao gồm xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển công

nghiệp trên địa bàn tỉnh, các cơ chế, chính sách khuyến khích (hoặc hạn

chế) phát triển công nghiệp nói chung hoặc một số ngành công nghiệp, loại

hình doanh nghiệp cụ thể. Các qui hoạch, kế hoạch, chính sách này bao

gồm 2 nhóm:

- Nhóm các qui hoạch, kế hoạch, chính sách được chính quyền tỉnh cụ

thể hóa từ các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách của trung ương ban

hành áp dụng chung cho cả nước hoặc áp dụng riêng cho địa phương.

- Nhóm các qui hoạch, kế hoạch, chính sách do địa phương xây dựng

và thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp.

Việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp

của tỉnh dựa trên một số căn cứ sau:

- Chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp

quốc gia. Chính quyền trung ương sẽ xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế

hoạch, chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, trong đó có những định

hướng phát triển từng ngành, nhóm ngành, qui hoạch phát triển công

Page 43: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

36

nghiệp theo các vùng địa lý, các tỉnh và xây dựng các cơ chế, chính sách để

phát triển công nghiệp. Qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công

nghiệp của địa phương phải cụ thể hóa chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, cơ

chế chính sách phát triển công nghiệp của trung ương vào điều kiện của địa

phương, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng phát trỉển

công nghiệp do chính quyền trung ương đề ra.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lợi thế so sánh và bất lợi thế so

sánh của địa phương. Các qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát trỉển công

nghiệp phải phù hợp với điều kiện địa phương, nhằm phát huy các lợi thế

so sánh của địa phuơng và có tính khả thi gắn với các điều kiện sẵn có của

địa phương.

- Định hướng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trên cơ sở định hướng của địa phương, các tỉnh xây dựng chính sách công

nghiệp phù hợp và nhằm thực hiện các định hướng đó. Các qui hoạch, kế

hoạch, chính sách phát triển công nghiệp địa phương được xây dựng và thực

hiện nhằm cụ thể hóa qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội

tổng thể của địa phương, qui hoạch phát triển của ngành theo từng giai đoạn.

- Thực trạng ngành công nghiệp và phát triển công nghiệp của địa

phương. Các qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát trỉển công nghiệp của

tỉnh không thể tách rời thực trạng công nghiệp của địa phương với những

kết quả đạt được, hạn chế đang tồn tại.

- Các nguồn lực, điều kiện để phát triển công nghiệp của tỉnh. Các qui

hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh chỉ có tính khả thi

khi có các nguồn lực, điều kiện để thực thi. Các nguồn lực thực hiện có thể được

huy động tại địa phương, có thể từ hỗ trợ của trung ương, có thể huy động từ các

địa phương khác, từ nước ngoài. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển công

nghiệp ở cấp tỉnh bao gồm:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh và hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

- Nguồn vốn đầu tư có thể thu hút, huy động từ các doanh nghiệp trong và

Page 44: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

37

ngoài tỉnh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nguồn nhân lực của tỉnh và nguồn nhân lực có thể thu hút từ các địa

phương khác, kể cả các chuyên gia thu hút từ nước ngoài.

- Nguồn lực khoa học công nghệ của địa phương, hoặc có thể thu hút,

chuyển giao.

- Nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai của tỉnh.

Qui hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh là

cơ sở để tỉnh thực hiện các mục tiêu, định hướng, đề xuất và thực hiện các nội

dung khác trong phát triển công nghiệp trên địa bàn.

2.2.1.2 Tạo lập môi trường kinh doanh để phát triển công nghiệp trên

đia bàn tỉnh

Một trong những chức năng quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh

tế thị trường là tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp

phát triển. Để phát triển công nghiệp, chính quyền tỉnh phải tạo lập được môi

trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất kinh doanh, giúp

các doanh nghiệp phát triển và mở rộng qui mô, nâng cao hiệu quả.

Môi trường kinh doanh, xét tổng quát, là tổng hợp các yếu tố và điều

kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Nguyễn

Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn [66] thì môi trường kinh doanh của doanh

nghiệp công nghiệp có thể phân làm nhiều loại, tùy theo góc độ xem xét.

Nếu xét theo phạm vi thì môi trường kinh doanh của doanh nghiệp công

nghiệp bao gồm:

- Môi trường kinh doanh nội bộ doanh nghiệp.

- Môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp.

- Môi trường kinh doanh của địa phương.

- Môi trường kinh doanh quốc gia.

- Môi trường kinh doanh quốc tế.

Page 45: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

38

Nếu xét theo nội dung, môi trường kinh doanh gồm môi trường thể

chế, môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường chính trị - văn hóa – xã hội,…

Ở cấp tỉnh, môi trường kinh doanh thể hiện ở các yếu tố chủ yếu sau

(dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI):

- Mức độ thuận lợi (khó khăn) khi gia nhập thị trường: việc thành lập

doanh nghiệp, xin các giấy phép kinh doanh, đầu tư thuận lợi hay khó

khăn; nhanh chóng, đơn giản hay phức tạp, mất nhiều thời gian,…Điều này

sẽ ảnh hưởng đến chi phí khởi nghiệp kinh doanh và khả năng nắm bắt cơ

hội kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Doanh nghiệp có

thể dễ dàng tiếp cận đất đai để hoạt động hay không và có thể sử dụng đất

ổn định hay không? Doanh nghiệp công nghiệp có được ưu tiên hay hỗ trợ

gì không? Tiếp cận đất đai thường là một khó khăn đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa, do đó, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới sự

phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp.

- Tính minh bạch: để hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp

cần sự minh bạch về các thông tin về pháp luật, qui định, các qui hoạch, kế

hoạch, cơ chế chính sách của trung ương và địa phương có liên quan đến

hoạt động kinh doanh của họ, chẳng hạn như qui hoạch đất đai, thủ tục xin

giấy phép, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,…Thông tin minh bạch, có thể

dự doán giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện các

kế hoạch kinh doanh, giảm rủi ro hoạt động.

- Chi phí thời gian: Doanh nghiệp mất thời gian để thực hiện các thủ

tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động. Điều này ảnh hưởng

tới hiệu quả họat động của doanh nghiệp. Vì thế, nơi nào thủ tục nhanh

chóng, ít mất thời gian thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện kinh doanh thuận

lợi và ngược lại

- Chi phí không chính thức: bên cạnh các chi phí chính thức, doanh

nghiệp ở nhiều địa phương phải mất các chi phí phi chính thức, chẳng hạn

Page 46: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

39

chi phí bôi trơn cho cán bộ quản lý nhà nước, các đóng góp bất thành văn,

chi phí tiếp đón các đoàn kiểm tra,…Các chi phí này ảnh hưởng tới chi phí

sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Do đó, địa phương nào có chi

phí không chính thức thấp hoặc không có sẽ giúp doanh nghiệp giảm được

chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.

- Mức độ cạnh tranh bình đẳng: Hiệu quả của cơ chế thị trường dựa

trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Nếu môi trường

cạnh tranh không bình đẳng thì không khuyến khích được doanh nghiệp

liên tục cải tiến, nâng cao hiệu quả, nghiên cứu phát triển sản phẩm, giảm

giá thành. Các doanh nghiệp bị đối xử không bình đẳng sẽ không có động

lực phát triển kinh doanh hoặc sẽ di chuyển tới các địa phương khác.

- Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Các dịch vụ hỗ trợ sẽ tạo điều

kiện cho doanh nghiệp phát triển thuận lợi. Chính vì thế tỉnh nào, địa

phuơng nào có hỗ trợ tốt, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện phát triển thuận

lợi và ngược lại.

- Hệ sinh thái doanh nghiệp và chuỗi giá trị: để phát triển, doanh

nghiệp không chỉ dựa vào bản thân mà còn cần có các quan hệ hợp tác, trao

đổi với các doanh nghiệp khác. Để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần

phải có nguồn cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào, đồng thời phải

có quan hệ với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Trong nền kinh

tế hiện đại, mỗi doanh nghiệp công nghiệp là một mắt xích trong chuỗi giá

trị và hệ sinh thái, trong đó các doanh nghiệp quan hệ chặt chẽ với nhau,

mỗi doanh nghiệp đảm nhận một khâu, một công đoạn, một bộ phận cấu

thành sản phẩm, có liên hệ với nhau không chỉ trong sản xuất, tiêu thụ mà

ngay từ khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Do đó, để phát triển doanh

nghiệp cần môi trường kinh doanh trong đó có hệ sinh thái các doanh

nghiệp liên quan từ đầu vào tới đầu ra, từ nghiên cứu tới triển khai và tiêu

thụ sản phẩm.

- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Môi trường kinh

Page 47: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

40

doanh của tỉnh phụ thuộc rất lớn vào tính năng động và tiên phong của lãnh

đạo tỉnh. Tỉnh nào có lãnh đạo năng động, dám nghĩ, dám làm, gần gũi và

cam kết đổi mới, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp thì ở đó môi trường kinh doanh

của doanh nghiệp thuận lợi, có gì khó khăn sẽ nhanh chóng được tháo gỡ.

Các yếu tố và điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh tác động

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp, trong đó

có những yếu tố tác động thuận lợi, thúc đẩy và cũng có thể có những yếu

tố cản trở hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ của chính quyền tỉnh là phải có

cơ chế, chính sách, tác động để nhằm hạn chế, loại bỏ các yếu tố trong môi

trường kinh doanh gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, phát huy các yếu tố tích cực đối với hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp

2.2.1.3 Xúc tiến, thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa

bàn tỉnh

Để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyển tỉnh phải thực

hiện các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào ngành

công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt đối với các tỉnh nghèo, kém phát triển,

để phát triển thì đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, cần có các doanh nghiệp lớn từ

trong và ngoài nước đầu tư, từ đó lôi kéo các doanh nghiệp vệ tinh, góp phần

chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, phát triển dịch vụ đi kèm,…

Xúc tiến đầu tư cấp tỉnh là tổng thể các hoạt động, biện pháp nhằm giới

thiệu, định hướng, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với những cơ

hội đầu tư trên địa bàn tỉnh.Xúc tiến đầu tư có vai trò quan trọng, giúp các

nhà đầu tư tiềm năng nắm được những cơ hội đầu tư, lợi thế, tiềm năng, các

dự án, lĩnh vực ưu tiên, đang được kêu gọi đầu tư. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư

có thể có những nghiên cứu, tìm hiểu để có thể đi đến quyết định đầu tư.

Theo Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

14/1/2014, nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm:

- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác

Page 48: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

41

đầu tư;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư;

- Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư;

- Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến

đầu tư;

- Tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm

năng, cơ hội và kết nối đầu tư;

- Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực xúc tiến đầu tư;

- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về

pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội

đầu tư, triển khai dự án sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư.

Để thu hút đầu tư, bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá thì môi trường đầu

tư nói chung và đầu tư vào ngành công nghiệp nói riêng của tỉnh phải hấp

dẫn. Cụ thể, chính quyền tỉnh cần phải có các biện pháp nhằm:

- Cải tiến, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian thực hiện các

thủ tục đầu tư.

- Đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

- Chuẩn bị kết cấu hạ tầng cho hoạt động đầu tư: đất đai, khu công

nghiệp, giao thông, cấp thoát nước, điện,…

- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.

- Có các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư: ví dụ ưu đãi về

tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, hạ tầng, thuế,…

2.2.1.4 Kiểm tra các hoạt động phát triển công nghiệp và quản lý

các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Theo Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn (2007)kiểm tra giám sát

trong quản lý thực chất là việc so sánh, đối chiếu giữa thực trạng thực hiện

Page 49: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

42

với mục tiêu, kế hoạch đặt ra để phát hiện những sai lệch để có biện pháp điều

chỉnh. Kiểm tra, kiểm soát vừa là nội dung cuối cùng trong quá trình quản lý,

vừa đồng thời là một hoạt động nằm trong mỗi nội dung quản lý. Thông quan

kiểm tra, kiểm soát, chính quyền tỉnh nắm được những khó khăn, hạn chế,

những sai sót, vi phạm trong quá trình phát triển công nghiệp ở địa phương để

có những biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát triển công

nghiệp đúng pháp luật, tuân thủ qui hoạch, kế hoạch, chính sách của trung

ương và địa phương, đảm bảo phát triển công nghiệp hiệu quả, đạt mục tiêu.

Nội dung kiểm tra, kiểm soát rất đa dạng, trong đó có một số hoạt

động sau:

- Kiểm tra, kiểm soát việc xây dựng và thực thi qui hoạch, kế hoạch,

chính sách phát triển công nghiệp của trung ương và của tỉnh. Ở nhiều địa

phương trong quá trình phát triển công nghiệp, một số vấn đề xảy ra khá phổ

biến như:

+ Phát triển công nghiệp không đúng qui hoạch, phá vỡ qui hoạch, hoặc

qui hoạch treo, qui hoạch không có tính khả thi, lãng phí đất đai và nguồn lực.

+ Chính sách phát triển công nghiệp của địa phương thiếu thực tế,

không hiệu quả hoặc khó triển khai trên thực tiễn. Chính sách không đi kèm

giải pháp, nguồn lực thực hiện khả thi.

+ Qui hoạch, kế hoạch, chính sách liên tục thay đổi, thiếu tính ổn định

và dự báo gây khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh.

- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư, đảm

bảo xúc tiến và thu hút đầu tư hiệu quả, tiết kiệm. Ở một số địa phương, xúc

tiến đầu tư thực hiện rùm beng nhưng thiếu hiệu quả do không xác định đúng

đối tượng xúc tiến và phương pháp xúc tiến, nội dung chuẩn bị cho xúc tiến

đầu tư không tốt.

- Kiểm tra, kiểm soát các yếu tố trong môi trường kinh doanh của tỉnh,

qua đó phát hiện các vấn đề để giải quyết, đảm bảo môi trường kinh doanh

Page 50: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

43

thuận lợi. Chẳng hạn:

+ Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp

+ Kiểm tra, phát hiện sai phạm liên quan đến các chi phí không chính

thức của doanh nghiệp

+ Kiểm tra, kiểm soát cạnh tranh

- Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn.

Phát triển công nghiệp cũng bao gồm các hoạt động quản lý doanh nghiệp

công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, đảm bảo các doanh nghiệp tuân

thủ đúng các qui định của pháp luật, đúng qui hoạch của địa phương trong

các hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ với người lao động và bảo vệ

môi trường.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp cấp tỉnh

Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phụ thuộc vào nhiều nhân tố

khác nhau, trong đó có những nhân tố thuộc về khách quan và những nhân tố

chủ quan.

2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh

* Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của các tỉnh đóng vai trò quan trọng đối với phát

triển công nghiệp do nó ảnh hưởng tới tiếp cận đầu vào, đầu ra của sản xuất

công nghiệp và quá trình thực hiện sản xuất.

- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của mỗi địa phương có ảnh hưởng lớn tới

phát triển công nghiệp tại địa phương đó do nó tác động tới việc tiếp cận đàu

vào và đầu ra của sản xuất công nghiệp, từ đó quyết định tỉnh có phát triển

sản xuất công nghiệp được không và phát triển ngành công nghiệp nào, sản

phẩm gì.

+ Nếu vị trí địa lý thuận lợi, gần hoặc dễ tiếp cận nguồn nguyên liệu

với chi phí thấp thì các doanh nghiệp công nghiệp sẽ giảm được chi phí

nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo được quá trình cung ứng đầu vào cho sản

Page 51: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

44

xuất được suôn sẻ, do đó, giảm được giá thành sản xuất và nâng cao sức cạnh

tranh sản phẩm, nhờ đó mà có thể phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Ngược

lại, nếu vị trí xa nguồn nguyên liệu, chi phí vận tải đắt đỏ, nguồn cung cấp

thường bị gián đoạn do điều kiện tiếp cận, giao thông thì sẽ khó cho việc phát

triển công nghiệp. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu

thô, khối lượng lớn, chi phí vận chuyển đắt đỏ, ví dụ các ngành chế biến

khoáng sản, xi măng,…thường sẽ lựa chọn phát triển tại các vùng gần với

nguyên liệu hoặc dễ nhập nguyên liệu để giảm chi phí.

+ Nếu vị trí địa lý thuận lợi, gần hoặc dễ tiếp cận với thị trường tiêu thụ

với chi phí thấp, tiện giao thông thì sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hóa

của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, từ đó có thể tăng doanh số, giúp doanh

nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Chính vì vậy, các tỉnh

có vị trí địa lý thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ

Chí Minh đều có lợi thế phát triển công nghiệp. Bình Dương, Đồng Nai, Bắc

Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,…là các ví dụ điển hình.

+ Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn nhân lực,

nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn đầu tư,…từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển

của doanh nghiệp công nghiệp. Ví dụ, để phát triển công nghiệp công nghệ

cao thì việc ở gần các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, các thành phố

lớn rất quan trọng vì khi đó mới có điều kiện thu hút nhân lực công nghệ cao

làm việc.

Thông thường, các tỉnh có các vị trí địa lý sau sẽ có điều kiện thuận lợi

hơn để phát trỉển công nghiệp:

+ Gần các trung tâm kinh tế lớn sẽ dễ dàng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ,

dễ tiếp cận các dịch vụ tài chính, tín dụng, có thể thu hút nhân lực chất lượng

cao từ các trung tâm kinh tế lớn.

+ Nằm trên các trục giao thông đường bộ. đường thủy, có cảng biển và

cảng hàng không, tạo điều kiện cho vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa,

giao thương. Ví dụ các địa phương có cảng biển hoặc gần cảng biển như Hải

Page 52: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

45

Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai,…đều có điều kiện

thuận lợi hơn các địa phương khác để phát triển công nghiệp.

+ Vị trí gần cửa khẩu có thể phát triển thương mại, đầu tư với nước

ngoài cũng sẽ giúp cho phát triển công nghiệp nếu hoạt động kinh tế cửa khẩu

phát triển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên thiên nhiên là một trong các đầu vào của sản xuất công

nghiệp. Các tỉnh giàu tài nguyên sẽ có điều kiện phát triển các ngành công

nghiệp sử dụng nhiều các tài nguyên này. Ví dụ, tỉnh có nhiều đá vôi như

Ninh Bình, Thanh Hóa sẽ có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp xi

măng, sản xuất đá, vật liệu xây dựng. Một số loại tài nguyên thiên nhiên quan

trọng với phát triển công nghiệp như:

+ Tài nguyên khoáng sản: bao gồm các khoán sản kim loại và phi kim

loại, phục vụ cho các ngành chế biến khoáng sản, các ngành công nghiệp sử

dụng nguyên vật liệu từ khoáng sản như điện, xi măng, vật liệu xây dựng,

luyện kim,…

+ Tài nguyên gỗ rừng: phục vụ cho sự phát triển của các ngành công

nghiệp sử dụng gỗ như chế biến gỗ, nội thất, sản xuất giấy,…

+ Các tài nguyên khác như tài nguyên nước, tài nguyên gió, ánh nắng

mặt trời có thể phát triển các ngành công nghiệp năng lượng điện.

- Địa hình:

Địa hình, đất đai cũng ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp. Địa hình

nhiều đồi núi, sông suối sẽ khiến cho giao thông đi lại gặp khó khăn, chi phí

đầu tư cho hạ tầng giao thông lớn, ảnh hưởng tới việc vận chuyển nguyên vật

liệu đầu vào và hàng hóa đầu ra của sản xuất công nghiệp. Do đó, các địa

phương có địa hình bằng phẳng, tiện giao thông đi lại sẽ có điều kiện phát

triển công nghiệp tốt hơn. Mặt khác, địa hình bằng phẳng cũng giúp các địa

phương có quĩ đất bằng phẳng lớn hơn để xây dựng các khu công nghiệp, nhà

Page 53: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

46

máy, xí nghiệp.

- Đất đai, khí hậu:

Đất đai và khí hậu có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, do đó,

sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông

sản. Mặt khác, điều kiện khí hậu không khắc nghiệt, ít mưa bão, lũ lụt hay

hạn hán cũng sẽ giúp cho công nghiệp phát triển thuận lợi hơn. Mưa bão, lũ

lụt có thể gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, do công

nghiệp là ngành ít chịu ảnh hưởng tự nhiên nên tác động của các yếu tố này

không nhiều.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Bên cạnh các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của các tỉnh

có ảnh hưởng tới việc phát triển công nghiệp trên địa bàn.

- Tăng trưởng và phát triển kinh tế:

Phát triển công nghiệp có tác động mạnh đến tăng trưởng và phát triển

kinh tế, đồng thời tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng tạo điều kiện để tiếp

tục phát triển công nghiệp. Các tỉnh có tăng trưởng kinh tế cao thường dễ tiếp

cận nguồn vốn đầu tư, có cộng đồng doanh nghiệp đông đảo, hệ sinh thái

công nghiệp phát triển, đội ngũ lao động dồi dào, có chất lượng hơn so với

những địa phương kinh tế tăng trưởng chậm và kém phát triển. Tăng trưởng

và phát triển kinh tế cũng tăng thu ngân sách địa phương, tạo điều kiện cho

chính quyền tỉnh đầu tư cho phát triển công nghiệp.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò to lớn đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội của một tỉnh nói chung phát triển công nghiệp trên địa bàn

tỉnh nói riêng. Một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện

cho hoạt động sản xuất và lưu thông hàn hóa, giảm bớt chi phí sản xuất và

góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho các sản phẩm hàng hoá có

sức cạnh tranh hơn.

Page 54: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

47

Hệ thống kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng lớn đối với phát triển công

nghiệp là hệ thống đường giao thông (thủy, bộ, hàng không, đường sắt); năng

lượng điện; hệ thống cấp thoát nước. Các hạ tầng xã hội như nhà ở, khu vui

chơi giải trí,…cũng có ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp vì nó tác động

đến nguồn nhân lực ở địa phương.

- Nguồn nhân lực của địa phương:

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của địa phương có tác động

mạnh đến phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn. Nguồn nhân lực là nhân

tố đóng vai trò điều hòa các nguồn lực đầu vào khác như công nghệ, vốn, tài

nguyên. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao là điều kiện đảm bảo cho sự

phát triển ổn định của ngành công nghiệp và ngược lại. Công nghiệp càng phát

triển cao đòi hỏi số lượng và chất lượng nguồn lực lao động càng phải cao.

Những địa phương có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ có điều

kiện để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động. Những địa

phương có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có điều kiện phát triển các ngành

công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao.

- Thị trường trong và ngoài nước các yếu tố đầu vào và sản phẩm

công nghiệp:

Những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu và xu hướng của thị trường

trong nước và quốc tế về các sản phẩm công nghiệp tác động mạnh đến phát

triển công nghiệp của một quốc gia nói chung, của một địa phương nói riêng.

Thị trường các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất công nghiệp cũng ảnh

hưởng mạnh đến phát triển công nghiệp nhìn từ góc độ quản lý của chính

quyền cấp tỉnh.

- Mức thu nhập bình quân và cầu đối với sản phẩm công nghiệp

Tiêu thụ hàng hóa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và

doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. Với nhiều ngành công nghiệp, doanh

nghiệp có xu hướng đặt địa điểm sản xuất gần thị trường tiêu thụ hàng hóa,

những địa bàn có thu nhập bình quân cao và có cầu đối với sản phẩm của doanh

Page 55: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

48

nghiệp lớn. Chính vì vậy, mức thu nhập và cầu với sản phẩm công nghiệp của

tỉnh và các địa bàn lân cận sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu hút các doanh nghiệp

công nghiệp tới địa phương và phát triển công nghiệp trên địa bàn.

2.2.2.2. Hệ thống pháp luật có liên quan đến phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp của một tỉnh được đặt trong khuôn khổ hệ thống

pháp luật chung của cả nước. Do vậy, hệ thống pháp luật ảnh hưởng rất lớn

tới phát triển công nghiệp của tỉnh. Có rất nhiều luật, văn bản dưới luật khác

nhau ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp của một tỉnh, chẳng hạn như:

- Các luật liên quan đến doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công

nghiệp nói riêng như Hiến pháp, Luật doanh nghiệp, các luật về thuế, môi

trường, đầu tư,…

- Các luật, qui định liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển công

nghiệp ở cấp tỉnh, qui định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính

quyền tỉnh trong phát triển công nghiệp.

- Các luật liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh như luật về đất

đai, thủ tục hành chính, thương mại, ngân hàng,…

Mỗi sự thay đổi hệ thống luật có liên quan đều ảnh hưởng tới phát triển

công nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn một tỉnh nói riêng.

2.2.2.3. Chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công

nghiệp quốc gia

Mỗi tỉnh là một bộ phận cấu thành của quốc gia, do đó, phát triển công

nghiệp trên địa bàn một tỉnh chịu sự chi phối của chiến lược, qui hoạch, kế

hoạch, chính sách phát triển công nghiệp của quốc gia. Mỗi quốc gia bao giờ

cũng xây dựng cho mình các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát

triển công nghiệp riêng, phù hợp với từng thời kỳ phát triển, bao gồm:

- Chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia và các chiến lược phát triển

các tiểu ngành công nghiệp như đóng tàu, cơ khí, luyện kim, dệt may,…

- Qui hoạch phát triển công nghiệp quốc gia và qui hoạch phát triển các

Page 56: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

49

tiểu ngành hoặc vùng công nghiệp như qui hoạch phát triển ngành dệt may, da

giầy, luyện kim….

- Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp nói chung hoặc một số

ngành công nghiệp cụ thể, ưu tiên, chẳng hạn như chính sách phát triển công

nghiệp phụ trợ, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông sản, chính sách

phát triển công nghiệp điện tử, viễn thông,…

Căn cứ vào đó, các tỉnh có nhiệm vụ cụ thể hóa chiến lược, qui hoạch, kế

hoạch và chính sách của cả nước vào điều kiện cụ thể của địa phương. Các tỉnh

cần xây dựng qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp riêng, phù

hợp với chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp

của quốc gia, đồng thời phản ảnh những điều kiện, đặc điểm, định hướng phát

triển và tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh.

Nếu chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp

quốc gia không rõ ràng, hay thay đổi, thiếu tính khả thi, sẽ ảnh hưởng lớn tới

phát triển công nghiệp của các tỉnh.

2.2.2.4. Phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng

Các tỉnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp

nói riêng không phải như một ốc đảo đơn lẻ mà trong mối quan hệ tương tác,

phân công và phối hợp với các địa phương trong vùng và với cả nước. Chính vì

thế, sự phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng

có ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của mỗi tỉnh.

Một là, phát triển công nghiệp của mỗi tỉnh phải phù hợp, bổ sung, hỗ trợ

thay vì trùng lắp, cạnh tranh với các tỉnh lân cận. Chẳng hạn, nếu tỉnh A đã phát

triển công nghiệp đóng tàu, thì tỉnh B có thể phải triển công nghiệp luyện kim,

thép phục vụ cho đóng tàu thay vì tỉnh nào cũng đầu tư đóng tàu, đầu tư luyện

kim và cạnh tranh nhau. Sự phân chia sẽ giúp tránh sự lãng phí, đồng thời giúp

công nghiệp các địa phương bổ sung cho nhau, liên kết với nhau trong chuỗi giá

trị, trong hệ sinh thái, tổ hợp (cluster) để cùng phát triển.

Page 57: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

50

Hai là, phát triển công nghiệp một tỉnh có thể khai thác tiềm năng yếu tố

đầu vào như lao động, vốn, tài nguyên của các tỉnh trong vùng, cũng như có thể

tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh đó. Vì thế, phát triển công nghiệp một địa phương

không chỉ tính đến các yếu tố của địa phương đó mà cả yếu tố của vùng.

2.2.2.5 Bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về phát

triển công nghiệp của tỉnh

Để thực hiện phát triển công nghiệp, các tỉnh phải có bộ máy và đội ngũ

cán bộ, công chức thực hiện việc xây dựng, hoạch định, tham mưu về qui hoạch,

kế hoạch, chính sách về phát trỉển công nghiệp cũng như tổ chức thực hiện

chúng. Phát triển công nghiệp thành công đòi hỏi phải có bộ máy quản lý hoạt

động hiệu quả, nhịp nhàng, trơn tru, năng động và phản ứng nhanh nhạy với các

thay đổi. Hoạt động của bộ máy ấy phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, cơ chế vận

hành và yếu tố con người, là đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy.

2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ TỈNH

VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH QUẢNG NAM

Để có thêm cơ sở đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận án khảo sát kinh nghiệm của một số địa

phương có những thành công nhất định trong phát triển công nghiệp những năm

gần đây: Đó là Đồng Nai, Vĩnh Phúc và Hà Nam, trong đó, Vĩnh Phúc và Đồng

Nai phát triển công nghiệp thành công trong nhiều năm qua, còn Hà Nam là một

địa phương mới nổi lên trong phát triển công nghiệp vài năm gần đây, đồng thời

nhiều nét tương đồng với Quảng Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số địa phƣơng

2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai

Là một tỉnh nằm sát thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, Đồng Nai đã có nhiều kết quả trong phát triển công

nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh khá cao. Để

phát triển công nghiệp, từ rất sớm, tỉnh Đồng Nai đã quan tâm xây dựng qui

Page 58: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

51

hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp, các khu, cụm công

nghiệp trên địa bàn. Tỉnh cũng tiên phong trong thu hút đầu tư, xây dựng các

khu công nghiệp tập trung tại thành phố Biên Hòa, các huyện Long Thành,

Nhơn Trạch, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các sản phẩm công

nghiệp có sức cạnh tranh cao. Đồng Nai đặc biệt tập trung thu hút các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung, có chính

sách thu hút đầu tư hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn, minh bạch. Bên cạnh đó, để có

nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển công nghiệp, tỉnh rất quan tâm phát

triển nguồn nhân lực, bao gồm đào tạo tại chỗ vào thu hút nhân lực từ các địa

phương khác về Đồng Nai. Do khai thác tốt lợi thế tự nhiên, kinh tế xã hội là

địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, có quĩ đất cho phát triển công nghiệp, có

truyền thống phát triển công nghiệp lâu đời, gần với thị trường lớn là thành phố

Hồ Chí Minh, cộng với những nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, nên tỉnh trở

thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

Trong những năm qua kinh tế - xã hội Đồng Nai phát triển nhanh, cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành

phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ. Công nghiệp luôn là nhóm ngành chủ lực

của kinh tế Đồng Nai, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh và cũng là nhóm

ngành có năng suất lao động cao so với cả nước. Cơ cấu kinh tế ngành của

Đồng Nai đã chuyển dịch theo hướng khá hiện đại, ngày càng hướng mạnh về

công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, xung quanh sự phát triển công nghiệp của Đồng Nai cũng

còn những vấn đề.

Một là, do có thời gian phát triển công nghiệp thiếu kiểm soát nên đã để

xảy ra một số sự cố môi trường, một số nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn môi

trường. Trong đó, điển hình là vụ xả thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan

Việt Nam đóng tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai gây hậu quả môi trường

nghiêm trọng.

Hai là, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi, song Đồng Nai vẫn chưa tạo

Page 59: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

52

dựng được môi trường kinh doanh tại Đồng Nai thực sự thuận lợi cho phát

triển công nghiệp. Bằng chứng là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Đồng Nai chỉ

thuộc nhóm trung bình của cả nước, năm 2015 đứng thứ 37, năm 2016 đứng

thứ 34. Điều này làm giảm hiệu quả phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ba là, những năm gần đây, Đồng Nai chưa tạo được đột phá trong phát

triển công nghiệp, chưa thu hút được những doanh nghiệp công nghệ cao vào

tỉnh và dường như có xu hướng phát triển công nghiệp chậm hơn một số địa

phương khác.

* Một số kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai

Từ thực tế phát triển công nghiệp của Đồng Nai có thể rút ra một số bài

học kinh nghiệm như sau:

Bài học thành công

- Cần chú trọng qui hoạch các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt có

chính sách thu hút chủ đầu tư có vốn nước ngoài vào xây dựng khu công

nghiệp vì họ có kinh nghiệm, có mạng lưới quan hệ tốt để thu hút đầu tư vào

tỉnh. Ngoài các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, Đồng Nai đã

quy hoạch đất cho các khu công nghiệp tại các huyện để đáp ứng cho các

doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư ở những nơi nhà máy gắn

với các vùng nguyên liệu hoặc khu vực gần nơi tiêu thụ sản phẩm: Thạnh Phú

186 ha, Bàu Xéo 215 ha, Long Khánh 100 ha, Xuân Lộc 100 ha,Tân Phú 50 ha,

Ông Kèo 800 ha.

- Đồng Nai đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở

khai thác hệ thống đào tạo trên địa bàn và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời

tăng cường xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề. Đồng Nai hiện có 59 cơ sở dạy

nghề đang đào tạo nghề cho khoảng 50.000 người, tập trung vào các ngành

nghề như kỹ thuật điện, cơ khí, xây dựng, vận tải, công nghệ thông tin, văn hóa

nghệ thuật, y tế, nông nghiệp và chế biến, hóa chất, kinh doanh và quản lý, vệ

sỹ, bảo vệ, lắp máy...

Page 60: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

53

- Bên cạnh chính sách ưu đãi chung của cả nước, Đồng Nai cũng đã ban

hành một số chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công

nghiệp, thực hiện miễn giảm tiền thuê đất và ưu đãi tiền thuê đất với một số địa

bàn và một số ngành nghề, thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và

thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và một số ưu đãi khác.

Bài học chưa thành công

- Tuy đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nhưng Đồng Nai cũng

phải trả giá không ít về vấn đề môi trường do một số doanh nghiệp công nghiệp

gây ra. Điều đó cho thấy việc thu hút đầu tư cũng như kiểm tra, giám sát các

doanh nghiệp công nghiệp còn hạn chế.

- Môi trường kinh doanh còn trở ngại thể hiện ở việc chỉ số cạnh tranh

cấp tỉnh PCI của Đồng Nai chỉ ở mức trung bình trong nhiều năm. Việc tạo lập

môi trường kinh doanh nói chung và cho phát triển công nghiệp nói riêng còn

có hạn chế.

- Mặc dù phát triển công nghiệp khá tốt nhưng nội lực của công nghiệp

chưa mạnh, đặc biệt là các cơ sở ngoài quốc doanh vốn trong nước. Tác động lan

toả của đầu tư nước ngoài chưa thật lớn, hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp

công nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thật

tốt. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp như giao thông, điện, nước,

viễn thông... chưa đồng bộ. Chi phí cho các dịch vụ hạ tầng vẫn rất cao.

- Thu hút đầu tư chưa có đột phá những năm gần đây, chưa thu hút được

doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, chưa định vị được thương hiệu công nghiệp

của địa phương.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt

là công nghiệp công nghệ cao. Tỷ lệ nhập học các cấp của Đồng Nai thấp hơn

mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nhập học thấp, đặc biệt là tỷ lệ vào các trường

đại học không cao là một hạn chế không nhỏ cho Đồng Nai. Hơn nữa, tuy hàng

năm tỉnh được bổ sung một số lượng lao động (phần lớn đã tốt nghiệp phổ

thông trung học) từ các tỉnh khác, nhưng tỷ lệ người tốt nghiệp đại học và sau

Page 61: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

54

đại học thấp cũng là một trở ngại cho phát triển công nghiệp.

2.3.1.2. Kinh nghiệm Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950 hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên

và Phúc Yên, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tháng 1/1997, tỉnh

Vĩnh Phúc được tái lập. Vĩnh Phúc có diện tích 1.231,76 km2, dân số

1.014.488 người, mật độ dân số trung bình 824 người/km2. Vĩnh Phúc là một

tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội. Sự phát triển của Hà Nội trong vùng có ảnh

hưởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công

nghiệp nói riêng của Vĩnh Phúc. Ngày 5/5/ 2008, Thủ tướng Chính phủ có

Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà

Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một quyết định lớn có

ảnh hưởng tới sự phát triển của Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc hiện nay có 11 khu công nghiệp, trong đó có 06 khu đã thành

lập và 05 khu được chấp thuận chủ trương thành lập với tổng diện tích là

3.309,12 ha. Công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm gần đây phát triển

nhanh chóng. Các khu công nghiệp là nhân tố mới có vai trò rất quan trọng để

thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp

cao so với các tỉnh lân cận. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp không ngừng

tăng nhanh qua các năm. Vĩnh Phúc đã hình thành và phát triển tốt một số

ngành công nghiệp có vị trí hàng đầu trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

và cả nước với sự xuất hiện của những nhà đầu tư lớn có thương hiệu trên thế

giới như: công nghiệp cơ khí lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp vật liệu xây

dựng, đã và đang hình thành ngành công nghiệp điện tử...

Công nghiệp Vĩnh Phúc đã thật sự trở thành động lực thúc đẩy các hoạt

động kinh tế - xã hội khác phát triển. Góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy

các ngành kinh tế khác phát triển.

Kết quả phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc có nhiều bài học đáng chú ý:

- Vĩnh Phúc luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho

doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. Kết quả đánh giá

Page 62: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

55

chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Dự án năng lực cạnh tranh Việt Nam

(VNCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành,

Vĩnh Phúc luôn nằm ở tốp đầu.

- Vĩnh Phúc đã thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển công

nghiệp của Trung ương, đồng thời, ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi

nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Song song với các chính sách ưu

đãi, Vĩnh Phúc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp. Quy hoạch các

khu công nghiệp; nâng cấp các tuyến giao thông. Cải tạo, nâng cấp hệ thống

cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc,…

- Vĩnh Phúc đã chủ động qui hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp

hợp lý, phát huy được vị trí địa lý thuận lợi của các khu, cụm công nghiệp này,

nhờ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư. Một số dự án công nghiệp lớn đã hình

thành như tổ hợp công nghiệp Toyota, Honda, Compal. Song song với những dự

án công nghiệp lớn là sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung tạo điều

kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án công nghiệp quy mô

nhỏ hơn. Vĩnh Phúc đã và đang hình thành những khu công nghiệp lớn (quy mô

từ 300 ha - 700 ha) nhằm thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn hơn. Công nghiệp

Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông Nam tỉnh, bao gồm thành phố

Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên. Thị xã Phúc Yên chiếm tới

80,3% GO công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Thành phố Vĩnh Yên 8,4%, huyện

Bình Xuyên 8,3%, các địa bàn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Về không

gian, sự phát triển công nghiệp như những năm qua về cơ bản đã khai thác tốt về

lợi thế vị trí địa lý và những điều kiện về phát triển hạ tầng cũng như về đất đai

cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp được bố trí phát triển chủ yếu tập trung

gần các đô thị lớn trong tỉnh như Phúc Yên, Vĩnh Yên và hai huyện có vị trí tiếp

giáp với hai trung tâm đô thị trên. Đặc biệt là gần với Thủ đô Hà Nội, thị trường

lớn và có các điều kiện về hạ tầng tốt hơn. Phúc Yên đã và đang là trung tâm

công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và tương lai trong sự gắn kết với Bình Xuyên

tạo thành vùng động lực phát triển công nghiệp của tỉnh.

Page 63: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

56

2.3.1.3. Kinh nghiệm Hà Nam

Tỉnh Hà Nam cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía

nam của thủ đô; phía bắc giáp thành phố Hà Nội, phía đông giáp với Hưng Yên

và Thái Bình, nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp Hòa Bình. Vị

trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh Hà

Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: thành phố Phủ Lý

(tỉnh l của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện

Thanh Liêm và huyện Bình Lục.

Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh

có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50 km và

các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B,

quốc lộ 38. Hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng

các tuyến giao thông liên huyện, liên xã đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa,

hơn 200 km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã

được xây dựng kiên cố và hành nghìn km đường giao thông nông thôn tạo

thành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và

vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thành phố Phủ Lý có thể

đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và

thuận tiện.

Cũng tương tự như Quảng Nam tiếp giáp với Đà Nẵng và có nhiều điều

kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, Hà Nam cũng có vị trí chiến lược

quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo lợi thế rất lớn trong việc

giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng

và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế

Bắc Bộ.

Để công nghiệp vươn lên thành ngành kinh tế chủ đạo, Hà Nam đã nhất

quán trong chủ trương, chính sách phát triển và thực hiện nhiều biện pháp đồng

bộ nhằm thúc đẩy phát triển ngành này. Ngay sau khi tái lập, tỉnh đã xác định

phát triển công nghiệp là hướng đi chính để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế

Page 64: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

57

địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại

hóa. Hà Nam trước khi tách tỉnh vốn đã có một số cơ sở snr xuất xi măng, vật

liệu xây dựng, dệt may và chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp. Năm

2002, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 33,8% GDP toàn tỉnh.

Để phát triển công nghiệp tỉnh đã quan tâm qui hoạch phát triển các khu

công nghiệp. Năm 2003, tỉnh trình và Thủ tướng đồng ý thành lập Khu công

nghiệp Đồng Văn I có diện tích 138ha. Từ đó đến nay, tỉnh đã qui hoạch đựoc

8 khu công nghiệp, trong đó 6 khu đã đi vào họat động gồm Khu công nghiệp

Đồng Văn I, Khu công nghiệp Đồng Văn II, Khu công nghiệp Đồng Văn III,

Khu công nghiệp Đồng Văn IV, Kh công nghiệp Hòa Mạc và Khu công nghiệp

Châu Sơn. Các khu công nghiệp đều được tỉnh quan tâm đầu tư hạ tầng đồng

bộ, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Nhờ qui

hoạch và đầu tư phát triển công nghiệp đúng hướng, tỉnh đã thu hút được nhiều

nhà đầu tư trong và ngoài nước, trở thành một trong 10 tỉnh thu hút được nhiều

đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bên cạnh qui hoạch, đầu tư khu công nghiệp, Hà Nam còn tích cực xây

dựng môi trường kinh doanht huận lợi, thực hiện tốt cơ chế một cửa, cải cách

hành chính. Đồng thời, tỉnh tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngòai nước,

phối hợp với các trung tâm tư vấn đầu tư trong và ngoài nước để thu hút đầu tư

vào khu công nghiệp.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Nam

Phát triển công nghiệp là kết quả của quản lý nhà nước nhằm phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ kinh nghiệm phát triển công nghiệp, quản lý

nhà nước về phát triển công nghiệp dưới góc độ tiếp cận quản lý kinh tế, của

một số địa phương như Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hà Nam, có thể rút ra một số bài

học trong phát triển công nghiệp dưới góc độ quản lý kinh tế như sau:

- Cần chủ động xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp

Page 65: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

58

trên cơ sở khai thác lợi thế phát triển của địa phương. Trong đó quan tâm qui

hoạch và phát triển các khu công nghiệp tại các địa điểm thuận lợi cho phát

triển công nghiệp, lựa chọn nhà đầu tư khu công nghiệp có kinh nghiệm, có

quan hệ, có khả năng thu hút đầu tư. Để các nhà đầu tư yên tâm, chính quyền

địa phương cần nhất quán trong hoạch định, thực thi chính sách và cần sự cam

kết mạnh mẽ.

- Hạ tầng cần đi trước một bước. Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, trước

hết là các công trình giao thông vận tải và các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo

mặt bằng sản xuất và giao thông thông suốt giữa các vùng trong tỉnh, các khu

công nghiệp với các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia và thuận lợi cho

giao lưu kinh tế quốc tế.

- Lựa chọn chiến lược phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp

mũi nhọn cần dựa trên lợi thế so sánh của địa phương, đồng thời cần tính đến

xu hướng phát triển của ngành, đặt trong bối cảnh trong nước và quốc tế. Với

một chiến lược phù hợp, dài hạn, địa phương sẽ có điều kiện thu hút các nguồn

lực nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

- Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. Thực hiện cải cách hành

chính theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, công khai và minh bạch các

quy trình thủ tục trong các hoạt động liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh

doanh; tiến hành phân công, phân cấp, kiểm tra, nâng cao hiệu lực quản lý nhà

nước của chính quyền địa phương các cấp.

- Vận dụng linh hoạt chính sách của nhà nước, xây dựng và ban hành

chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong

những lĩnh vực Chính phủ cho phép, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp

cận dể dàng các yếu tố sản xuất và giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhà

đầu tư nhanh nhất.

- Trong phát triển công nghiệp, cần quan tâm lựa chọn công nghệ, nhà

Page 66: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

59

đầu tư, lĩnh vực ưu tiên, tránh chạy theo mục tiêu phát triển bằng mọi giá. Kết

hợp tốt giữa thẩm định đầu tư với kiểm tra, giám sát sau thẩm định để đảm bảo

việc tuân thủ pháp luật, đúng qui định về môi trường, đảm bảo phát triển công

nghiệp bền vững trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Page 67: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

60

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

TR N ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

3.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

3.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung, nằm

trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên hơn 10,408

ngàn km2. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng- đô thị lớn nhất của miền Trung,

phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và

tỉnh Kon Tum, phía Nam là hệ thống cảng biển Kỳ Hà và sân bay Chu Lai,

nằm kề khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi - là khu

công nghiệp lớn của Việt Nam trong tương lai. Quảng Nam có 80% diện tích

đồi núi, núi cao và dốc với 3 vùng sinh thái: vùng miền núi, vùng trung du,

vùng đồng bằng và ven biển.

- Tài nguyên thiên nhiên.

+ Tài nguyên rừng:Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh có khoảng 389.600

ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng

giàu khoảng 10.000 ha, phân bổ chủ yếu là đỉnh núi cao. Diện tích rừng còn lại

chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh. Rừng trồng khoảng

60.000 ha. Ngoài gỗ, rừng Quảng Nam còn nhiều lâm sản khác, như tre nứa,

song, mây,… sản lượng khai thác hàng năm là gỗ 91.721 m3; củi 524.993 m

3;

song mây 185 tấn; tre luồng 5.100 cây [6, tr.5]. Có thể nói, nguồn tài nguyên

rừng đã và đang góp phần cân bằng sinh thái môi trường, vừa là nơi cung cấp

nguyên liệu cho các làng nghề trên địa bàn như: nghề mộc, nghề tre đan, làm

hương, chế biến gỗ…

Page 68: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

61

+ Tài nguyên khoáng sản.Quảng Nam có nhiều tài nguyên khoáng sản

trong lòng đất, đã phát hiện và đánh giá được hơn 200 điểm quặng và mỏ với

hơn 35 chủng loại khoáng sản. Khoáng sản kim loại có sắt, mangan, đồng,

chì, kẽm, thiếc, titan, vàng, …, khoáng sản phi kim loại như đá vôi xi măng,

đất sét, đá xây dựng, cát xây dựng, than bùn, cát thủy tinh, đất sét, cao lanh

làm gốm sứ. Có thể nói Quảng Nam là một trong những tỉnh có nhiều vàng

nhất của Việt Nam; tỉnh duy nhất ở ngoài miền Bắc có than đá kèm theo hàng

chục tỉ m3 khí mêtan. Tỉnh có từ 1300- 1500 triệu m

3 cát trắng có chất lượng

rất tốt (SiO2 chiếm trên 99%, Fe2O3 chỉ chiếm dưới 0,05%; thành phần hạt

Thạch Anh đạt trên 99%); có 20 mỏ nước khoáng trong đó có những mỏ nước

khoáng có chất lượng tốt như Phú Ninh, Tây Viên. Với nguồn tài nguyên

khoáng sản phong phú nên Quảng Nam có tiềm năng phát triển một số ngành

công nghiệp có thế mạnh như khai khoáng và chế biến khoáng sản, vật liệu

xây dựng,…

+ Nguồn lợi thủy sản. Quảng Nam có diện tích ngư trường rộng trên

40.000 km2, có trữ lượng gần 90.000 tấn hải sản các loại, khả năng cho phép

khai thác hàng năm 42- 45 ngàn tấn với 30% sản lượng có thể đưa vào chế

biến xuất khẩu. Có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, bào ngư, tôm hùm,

đặc biệt có yến sào ở Cù lao chàm. Trên đất liền có khoảng 30.000 ha mặt

nước (cả 3 loại: nước lợ, nước ngọt, nước mặn), trong đó có gần 10.000 ha bãi

triều, hàng chục ngàn ha eo biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản.

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:Quảng Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân giai đoạn 2005-2010 khá cao, trung bình đạt 12,5% cho cả giai đoạn.

Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá, tăng bình quân

11,5%/năm. Năm 2016, tăng trưởng GDP của Quảng Nam đạt 14,73% cao

nhất trong vòng 10 năm gần đây. GDP bình quân đầu người hơn 53 triệu đồng

năm 2016, tăng 6,7 triệu đồng/người so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế có sự

chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng khu vực nông-lâm-ngư

Page 69: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

62

nghiệp chỉ còn 11,9%, khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 88,1%.

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2005- 2014

Đơn vị tính: %

Năm Các ngành kinh tế

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp- xây

dựng

Dịch vụ

2000 41,53 25,31 33,16

2005 31,02 33,97 35,01

2006 28,99 35,53 35,48

2007 26,11 37,87 36,02

2008 22,14 39,42 38,44

2009 21,55 39,13 39.32

2010 22,44 39,39 38,17

2011 21,42 40,25 38,33

2012 19,8 39,96 40,24

2013 17,89 40,11 42

2014 17 41,13 41,87

2015 16 42 42,1

2016 12,5 40,15 27,53*

Nguồn: [8]; [9]; [10]; [11]; [12]; [13]; [14]; 15].

*Thuế sản phẩm 2016 chiếm 20,27%

- Cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua, tỉ trọng của khu vực công

nghiệp và dịch vụ chiếm trong tổng GDP đã tăng dần lên qua các năm, giảm tỉ

trọng của khu vực nông nghiệp.

Qua Bảng 3.1 cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh đã dịch chuyển đúng

hướng: Tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 41,53% năm 2000 xuống

31,02% năm 2005, còn 22,44% năm 2010 và 12,5% năm 2016. Tỷ trọng khu

vực CN-XD tăng từ 25,31% năm 2000 lên 33,97% năm 2005, đạt 39,39%

năm 2010 và 40,15% năm 2016. Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 33,16 năm

2000 lên 35,01% năm 2005, đạt 38,17% năm 2010 và 42,1% vào năm 2015

Page 70: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

63

[14]. Chuyển dịch cơ cấu đã theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,

đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn.

- Giá trị sản xuất các ngành: Giai đoạn 2011-2016, ngành công nghiệp

- xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân 22%(giai đoạn 2001-2005 tăng

22,3%; 2006-2010 tăng 21,6%). Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình

quân 14,9% (giai đoạn 2001-2005 tăng 13,7%; 2006-2010 tăng 16%). Giá trị

sản xuất nông lâm ngư tăng bình quân 3,8%, (giai đoạn 2001-2005 tăng 4,1%;

giai đoạn 2006-2010 tăng 3,5%) [15].

Công nghiệp năm 2016 tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất ngành

công nghiệp (giá 2010) đạt gần 75.700 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2015,

chiếm 35,4% trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo tiếp tục khẳng định vị thế chủ lực, giá trị sản xuất chiếm hơn 92% tổng giá

trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Riêng ngành sản xuất và lắp ráp ô tô

đạt mức tăng kỷ lục với số lượng sản xuất hơn 94.000 xe, chỉ số sản xuất tăng

34,5% so với năm trước; doanh thu ước đạt 57.650 tỷ đồng, tăng 25,8% so

với cùng kỳ, sản lượng xe bán ra 116.330 xe, vượt 3,5% kế hoạch. Giá trị sản

xuất các ngành dịch vụ tăng gần 16% so với năm 2015. Tổng mức bán lẻ

hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 2016 gần 36.060 tỷ đồng, tăng hơn 13%

so với năm 2015. Tổng lượt khách tham quan lưu trú ước hơn 4,4 triệu lượt,

tăng 9,6% so với năm 2015; trong đó, hơn 2,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng

22,5% so với cùng kỳ[14].

- Kết cấu hạ tầng giao thông: Toàn tỉnh hiện có trên 10.000 km đường

bộ bao gồm các cấp đường từ đường Quốc lộ đến thôn xóm. Tuy nhiên, tỷ lệ

đường đất còn cao, nhiều tuyến chưa thông suốt. Vùng Đông có hệ thống giao

thông đường bộ khá thuận tiện thì vùng núi phía Tây do đặc điểm địa hình đồi

núi dốc nên mạng lưới đường bộ đến khu vực này còn nhiều hạn chế; Về

đường thủy:Trên địa bản tỉnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc có tổng

chiều dài 941 km. Khai thác đường thủy chủ yếu trên 2 sông chính là Thu

Bồn và Trường Giang, đổ ra biển theo 3 cửa: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà

Page 71: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

64

cho các phương tiện có tải trọng nhỏ 5 - 10 tấn, trên cự ly ngắn 20 - 50 km.

Vận tải đường sông chiếm khoảng 25 - 30% tổng khối lượng hàng hoá vận

chuyển của tỉnh và 5 - 8% khối lượng hàng hoá luân chuyển.

Về đường biển: Quảng Nam có cảng biển Kỳ Hà, huyện Núi Thành,

cách sân bay Chu Lai 5 km và và cách KCN lọc hoá dầu Dung Quất 15 km,

gồm 3 cụm cảng, có vai trò quan trọng trong khu KTM Chu Lai, đã được đầu

tư mở rộng và cải tạo. Cảng Kỳ Hà là một tiền đề tốt cho Quảng Nam kết nối

đường biển với cả nước và quốc tế về lâu dài nếu được tiếp tục nâng cấp.

Đường sắt: Đường sắt quốc gia - tuyến đường sắt thống nhất Bắc -

Nam cũng chạy qua tỉnh Quảng Nam. Hiện nay nhìn chung chất lượng đảm

bảo an toàn cho chạy tàu nhưng cơ sở vật chất các ga còn chưa hiện đại, tiện

nghi. Đây cũng là tình trạng chung của ngành đường sắt Việt Nam.

Đường hàng không: Quảng Nam có sân bay Chu Lai, Núi Thành, vốn

là sân bay quân sự, nay được khai thác cho mục đích dân sự. Vị trí sân bay

khá thuận lợi, cách Tam Kỳ 20 km và thuộc khu vực KTM Chu lai và Dung

Quất, tiếp giáp Quốc lộ IA, đường sắt Bắc - Nam, cụm cảng biên Kỳ Hà. Hiện

sân bay đang khai thác tuyến bay HCM-CL-HCM, HN-CL-HN với tần suất

thưa. Về lâu dài sân bay Chu Lai phát triển sẽ góp phần quan trọng trong sự

phát triển của khu KTM Chu Lai, khu KT Dung Quất là động lực thúc đẩy sự

phát triển KT-XH Quảng Nam và cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Theo qui hoạch của ngành hàng không, sân bay Chu Lai sẽ là một trong

những sân bay lớn ở Việt Nam vào 2020. Theo quyết định của Thủ tướng

Chính phủ, sân bay này sẽ được đầu tư 11.000 tỷ đồng để trở thành sân bay

vận chuyển hàng hóa quốc tế với công suất thiết kế 4 triệu lượt khách và 5

triệu tấn hàng mỗi năm.

- Dân số và lao động. Năm 2016 dân số toàn tỉnh là 1.472.114 người,

trong đó 18,94% dân cư sống ở khu vực đô thị (các thị xã và thị trấn), 81,06%

dân số sống ở nông thôn. Số người trong độ tuổi lao động tăng lên hàng năm

đặt ra áp lực đối với công tác giải quyết việc làm mà mục tiêu là giảm tỉ lệ

Page 72: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

65

thất nghiệp, tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Tỷ lệ thất

nghiệp khu vực thành thị năm 2016 là 4,8%. Cơ cấu lao động của tỉnh đã có

sự chuyển đổi theo hướng tích cực: Lao động qua đào tạo có xu hướng tăng

nhanh, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng đều, lao động

trong khu vực nông nghiệp giảm tương ứng.Tỷ lệ lao động nông lâm ngư

nghiệp giảm từ 71% năm 2005 xuống 59,2% năm 2010 và 52,6% năm 2016;

lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 12% năm 2005 lên 19,3%

năm 2010 và 22,5% năm 2016; lao động ngành dịch vụ từ 17% năm 2005 lên

21,4% năm 2010 và 24,9% năm 2016. Thu ngân sách tăng bình quân hàng

năm 25% (giai đoạn 2001-2005 tăng 21,5%; giai đoạn 2006-2010 tăng 22,4).

Năm 2010, thu nội địa đạt 2.270 tỷ đồng, năm 2016, con số này là 5.600 tỷ

đồng. Cũng trong năm 2016, thu ngân sách đạt con số 8.230 tỷ đồng [15].

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Quảng Nam trong

phát triển công nghiệp

Với những điều kiện đặc tự nhiên, kinh tế - xã hội ở trên, Quảng Nam

có những thuận lợi nhất định trong phát triển công nghiệp, đồng thời cũng

phải đối mặt với không ít khó khăn.

* Thuận lợi

- Một là, Quảng Nam có vị trí địa lý tương đối thuận lợi với đường

hàng không, đường bộ, đường biển, đường sắt...., nối liền với các địa phương

trong và ngoài nước. Trong lịch sử, thành phố Hội An của tình Quảng Nam đã

từng là thương cảng lớn trong một thời gian dài, là cửa ngõ thông thương với

nhiều quốc gia trên thế giới.

+ Với vị trí địa lý giáp biển, có cảng biển Kỳ Hà và nằm bên cạnh

cảng Dung Quất, Quảng Nam có lợi thế phát triển các ngành công nghiệp

gắn với biểnnhư đóng tàu hoặc phải dựa nhiều vào vận tải biển như các

ngành công nghiệp nặng, ô tô, những ngành công nghiệp phải nhập khẩu

nhiều nguyên liệu qua đường biển hoặc xuất hàng qua đường biển…Các

ngành này đòi hỏi diện tích đất đai lớn, khả năng nhập khẩu nguyên vật

Page 73: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

66

liệu và xuất hàng thuận lợi.

+ Nằm giáp với Đà Nẵng, trung tâm kinh tế của miền Trung, Quảng

Nam có điều kiện thuận lợi hơn nhiều địa phương khác trong tiếp cận nguồn

vốn đầu tư, tín dụng, các dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp, tiếp cận

nguồn nhân lực có trình độ cao,…

- Hai là, nhờ có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nên Quảng

Nam có vùng nguyên liệu tại chỗ dồi dào. Vùng nguyên liệu của Quảng Nam

khá phong phú, đảm bảo cho phát triển ngành công nghiệp chế biến trên địa

bàn. Diện tích trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả

khá lớn, nếu quy hoạch phát triển nhiều vùng cây chuyên canh thì đây là điều

kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản. Với

diện tích lớn rừng và đồi núi, là nơi đáp ứng nguồn nguyên liệu phong phú để

phát triển công nghiệp chế biến lâm sản cũng như phát triển hàng thủ công

mỹ nghệ. Quảng Nam tiếp giáp Tây Nguyên rộng lớn với rất nhiều hàng hóa

trù phú như cà phê, cao su, tiêu, điều,…trong đó không ít loại hàng hóa được

người dân đưa xuống đồng bằng để chế biến. Nguồn khoáng sản hơn 30 loại

và 200 điểm quặng với trữ lượng và hàm lượng cao, nhiều loại khoáng sản

như cát, than, đá vôi, Fenpast,... phục vụ tốt cho công nghiệp khai khoáng.

- Ba là, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong những năm qua

đã được quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo nâng cấp một bước cơ bản, đặc biệt

là hệ thống giao thông đô thị, nông thôn, thuỷ lợi, cảng, mạng lưới điện, bưu

chính viễn thông, hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai, các Khu công nghiệp,...

Hệ thống giao thông trong những năm qua được phát triển mạnh mẽ. Hoàn

thành các tuyến đường quốc lộ quan trọng: Đường Hồ Chí Minh, đường 14E,

đường 14B và 14D, nâng cấp quốc lộ 1A và một số đường tỉnh lộ. Hiện nay

đang thi công đường Nam Quảng Nam, đường Đông Trường Sơn, đường

Thanh niên ven biển, đường cao tốc Liên Chiểu- Quảng Ngãi và một số tuyến

đường nội tỉnh khác. Đường giao thông nông thôn đã được kiên cố hóa ở hầu

hết các huyện đồng bằng, trung du với tổng chiều dài hơn 4.000 km. Hệ thống

Page 74: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

67

giao thông miền núi đang được đẩy mạnh và củng cố, hoàn thiện. Quảng Nam

có sân bay Chu Lai ở phía Nam tỉnh được đưa vào sử dụng từ năm 2005.

Cảng biển Kỳ Hà được nạo vét, nâng cấp để tiếp nhận tàu quốc tế hiện được

khai thác với công suất 400.000 - 450.000 tấn hàng hoá/năm. Đường sắt Bắc-

Nam chạy qua địa bàn tỉnh dài 85 km là tuyến đường quan trọng vận chuyển

hành khách, hàng hoá của khu vực miền Trung và cả nước.

Hệ thống điện lưới đã được phủ khắp toàn tỉnh đến cấp xã, kể cá các xã

vùng cao, biên giới và 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Tiềm

năng về thuỷ điện ở Quảng Nam là một thế mạnh hiện đang được khai thác và

phát huy. Trong số 43 dự án thuỷ điện quy hoạch được phê duyệt (điều chỉnh)

với tổng công suất 1.588,1 MW, thì có 10 nhà máy công suất lớn đang hoàn

chỉnh những hạng mục cuối cùng. Hiện đã có 3 nhà máy (A Vương, Khe

Diên, Za Hưng, Trà Linh 3) đi vào hoạt động chính thức. Mạng lưới bưu

chính viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, hiện đại hoá cao. Các

vùng núi cao cũng được phủ sóng và thông tin liên lạc thông suốt, dễ dàng.

- Bốn là, Quảng Nam là địa phương có truyền thống hiếu học, có nguồn

nhân lực chất lượng khá tốt. Hệ thống giáo dục, Y tế, Thông tin văn hoá

không ngừng được phát triển từ cấp tỉnh đến cấp xã. Các huyện miền núi đều

có trường dân tộc nội trú, các xã đều có trường trung học, hoặc tiểu học và

hầu hết học sinh độ tuổi đi học đều được đến trường. Mạng lưới y tế cấp

huyện, xã miền núi được củng cố đáp ứng kịp thời cho nhu cầu khám sức

khoẻ, chữa bệnh cho nhân dân. Hệ thống thông tin văn hoá được phát triển ở

hầu hết tại các cơ sở, kịp thời tuyên truyền chủ trương chính sách của đảng,

pháp luật của nhà nước để nhân dân biết, thực hiện.

Nguồn nhân lực ở Quảng Nam khá dồi dào với cơ cấu dân số trẻ. Năm

2016, Quảng Nam có 869.126 người đang làm việc. Lực lượng lao động dồi

dào, giá nhân công rẻ, người lao động có ý thức vươn lên trong công việc… là

những điểm mạnh của lực lượng lao động Quảng Nam. Đây là lực lượng có

những đóng góp quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp Quảng Nam.

Page 75: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

68

- Năm là, lãnh đạo tỉnh có cam kết mạnh mẽ đối với phát triển kinh tế -

xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Lãnh đạo tỉnh Quảng

Nam luôn cam kết mạnh mẽ, nhất quán với nhiều biện pháp thiết thực nhằm

kêu gọi đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn. Đối với các nhà

đầu tư nước ngoài, lãnh đạo Quảng Nam luôn tạo những điều kiện thuận lợi

nhằm đảm bảo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng. Thấy rõ tầm quan

trọng của công nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng

như vai trò của ngành này trên con đường đưa Quảng Nam tới thịnh vượng,

lãnh đạo tỉnh cũng như các ngành liên quan không ngừng thực hiện những

biện pháp xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư, xây dựng và thực thi các chính

sách ưu đãi đối với các ngành công nghiệp ưu tiên. Trong vài năm gần đây,

Quảng Nam nằm trong top 10 các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

của Việt Nam (Năm 2015 vị trí thứ 8, năm 2016 vị trí thứ 10).

* Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, phát triển công nghiệp ở Quảng

Nam cũng gặp một số khó khăn nhất định, cụ thể:

- Một là, Quảng Nam nằm cách xa hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả

nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên không có những thuận lợi

trong phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung

như một số tỉnh lân cận hai trung tâm kinh tế trên như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,

Đồng Nai, Bình Dương,… Do nằm ở miền Trung nên việc tiếp cận thị trường

tiêu thụ hàng hóa, tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh gặp khó

khăn, chi phí cao hơn. Hơn nữa, các địa phương trong vùng đều chưa phải là

những tỉnh giàu có, phát triển, nên khả năng tiêu thụ sản phẩm, thu hút nhân

lực trong vùng cũng hạn chế.

- Hai là, xuất phát điểm phát triển công nghiệp của Quảng Nam cũng

như các địa phương trong vùng khá thấp, hầu hết các doanh nghiệp công

nghiệp đều qui mô nhỏ, kinh tế địa phương phụ thuộc nhiều vào nông

nghiệp. Do đó, tài sản tích lũy, kinh nghiệm, công nghệ, thương hiệu sản

Page 76: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

69

phẩm công nghiệp đều rất thấp. Điều này buộc địa phương muốn phát triển

nhanh công nghiệp phải thu hút được các nhà đầu tư đem vốn, công nghệ, kỹ

thuật tới với tỉnh.

- Ba là, địa hình tinh Quảng Nam phần lớn là đồi núi khiến cho giao

thông đi lại khó khăn, khó phát trỉển công nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa,

chủ yếu phát triển được ở các vùng ven biển, đặc biệt là khu vực khu kinh tế

Chu Lai.

- Bốn là, nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh và vùng lân cận còn

hạn chế, do đó, để phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao,

tỉnh phải thu hút từ các tỉnh xa, nên gặp khó khăn trong thu hút chuyên gia, kỹ

thuật viên cao cấp.

- Năm là, Quảng Nam nằm trong vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ

nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng

hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp.

3.2. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG NAM

3.2.1. Số lƣợng, giá trị và cơ cấu sản xuất công nghiệp

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp

Số lượng các cơ sở công nghiệp tăng đều qua các năm. Tính đến hết

năm 2016, Quảng Nam có tổng số doanh nghiệp là 4.222 doanh nghiệp đang

hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có 4.050 doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

96 DN có vốn đầu tư nước ngoài, 76 DN nhà nước địa phương. Doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khoảng trên 500 với quy mô khác nhau.

Trong đó có 11 doanh nghiệp lớn, chiếm 2,18% trong số DNCN; 33 doanh

nghiệp vừa, chiếm 6,55% trong số DNCN; 350 doanh nghiệp nhỏ, chiếm

69,44% trong số DNCN; 110 doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm 21,83% tổng số.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) có mức tăng trưởng khá

Page 77: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

70

qua từng năm. So với các tỉnh Duyên Hải miền Trung, giá trị sản xuất công

nghiệp Quảng Nam xếp thứ 4/8 tỉnh (sau Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Đà

Nẵng),Trong đó, trung bình giai đoạn 2005-2016, khu vực quốc doanh trung

ương tăng 22,3%/năm, khu vực quốc doanh địa phương giảm 5,8%/năm; khu

vực ngoài nhà nước tăng 23,5%/năm nhờ có chính sách trợ giúp doanh nghiệp

nhỏ và vừa và cơ chế thu hút đầu tư của tỉnh nên có nhiều doanh nghiệp thành

lập; khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 64,6%/năm, đến năm 2016 đã có

26 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng hơn 19.000 lao động.

Giá trị sản xuất công nghiệp

Trong giai đoạn 2010-2016, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh

2010) đạt mức tăng trưởng bình quân 25,8%/năm, đạt 44.094 tỷ đồng năm

2016. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố trong 5 năm

qua đều tăng, các địa phương đã quan tâm đầu tư về quy hoạch, hạ tầng kỹ

thuật và xúc tiến đầu tư, nhất là cụm công nghiệp, làng nghề, ngành nghề

nông thôn. Trong đó, thành phố Tam Kỳ, Hội An và các huyện: Điện Bàn,

Núi Thành, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn,... là những địa phương thực hiện

tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một số sản phẩm mới như ô tô tải, ô tô du lịch lắp ráp, gạch men, linh

kiện điện tử, cáp viễn thông, hóa chất xây dựng, kính tấm, cồn nhiên liệu,

thức ăn gia súc, kim loại màu (quặng Titan), gạch Prime, nguyên liệu giấy,

giày Rieker, điện...góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Các mặt

hàng truyền thống vẫn duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo mức tăng trưởng bền

vững qua các năm. Các sản phẩm trong nhóm này bao gồm quần áo may sẵn,

thủy sản chế biến, tinh bột sắn, vải lụa thành phẩm, ô tô lắp ráp, khí đốt hóa

lỏng, hàng mộc, thức ăn gia súc, giấy và các sản phẩm từ giấy, hàng thủ công

mỹ nghệ, vàng...

Page 78: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

71

Hình 3.1 Giá trị sản xuất công nghiệp& Tốc độ tăng trƣởng công nghiệp

2005-2010 (Giá so sánh 1994)

Nguồn: [ 8]; [9].

Hình 3.2 Giá trị sản xuất công nghiệp 2010-2016

(Tỷ đồng, giá so sánh 2010)

Nguồn: [9]; [10]; [11]; [12]; [13]; [14]; 15].

Cơ cấu sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp Quảng Nam có sự dịch chuyển theo hướng

giảm dần tỷ trọng của khu vực nhà nước, tương ứng là tăng dần tỷ trọng

của khu vực ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân và khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài).

3215 4075 5262 6637 8002 10125

26.5 26.8 29.1

26.1

20.6

26.5

0

5

10

15

20

25

30

35

1

10

100

1000

10000

100000

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị sản xuất công nghiệp Tốc độ tăng trưởng

24587

31696

35497

39043

44094

65541

75700

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Page 79: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

72

Bảng 3.2:Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Nam theo thành phần

kinh tế

T Các chỉ 2010 2016

T tiêu Cơ sở Lao

động

GTSX CN

GCĐ 94

(Tr.đg)

Cơ sở Lao động GTSX CN

GCĐ 94

(Tr.đg)

Tổng số 11.603 69.434 4.075.726 15.501 101.500 10.125.270

1 NN

Trung

ương

4 6.805 341.901 10 9.977 777.035

2 Nhà

nước địa

phương

12 5.310 517.226 8 1.765 300.605

3 Ngoài

quốc

doanh,

Trđó:

11.577 53.720 2.904.102 15.453 73.820 6.830.830

- KV cá

thể

11.369 29.171 872.157 14.950 30.950 1.897.500

4 Đầu tư

nước

ngoài

10 3.599 312.497 30 15.938 2.216.800

Nguồn: [ 9]; [15].

Công nghiệp khai thác luôn chiếm tỷ trọng ở mức trên 4% và không có

xu hướng rõ rệt. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng của phân ngành này khá cao,

đạt 20,35%/năm trong giai đoạn 2006-2016. Công nghiệp chế biến chiếm tỷ

trọng áp đảo, xấp xỉ 90% trong cả giai đoạn 2006-2016. Tốc độ tăng trưởng

của phân ngành này cũng rất ấn tượng, đạt 25,24%/năm. Tỷ trọng áp đảo

cùng với tốc độ tăng trưởng cao cho thấy đây là ngành công nghiệp chủ lực ở

Quảng Nam trong thời gian qua và vẫn sẽ giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong

quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Riêng đối với nhóm

ngành sản xuất và phân phối điện nước, khí đốt, mặc dù tỷ trọng không cao

(5,8% vào 2016) nhưng tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, đạt 45,97%/năm

trong giai đoạn 2006-2016. Nguyên nhân là do các nhà máy thuỷ điện đã hoàn

Page 80: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

73

thành giai đoạn đầu tư và đã đi vào sản xuất.

Bảng 3.3: Giá trị xản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp

Chỉ tiêu 2006 2010 2016 TT BQ (%)

2006 - 2016

Tổng GT SXCN

(GCĐ 94) (tỷ đồng) 3.215,261 5.262,437 10.125,270 25,8

Ngành CN khai thác 169,577 270,946 428,245 20,4

Ngành CN chế biến 2.957,297 4.876,153 9.111,345 25,2

Ngành SX, PP điện,

nước, khí đốt 88,387 115,338 585,680 45,96

Cơ cấu GTSXCN

(%) 100 100 100

Ngành CN khai thác 5,27 5,15 4,23

Ngành CN chế biến 91,98 92,66 89,97

Ngành SX, PP điện,

nước, khí đốt 2,75 2,19 5,80

Nguồn: [8]; [9]; [15].

Công nghiệp Quảng Nam tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng và

các thành phố, nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật tốt hơn so với các

huyện miền núi. Trên bình diện tổng thể, sản xuất công nghiệp trên địa bàn 18

huyện, thành phố trong thời gian qua đều tăng, các địa phương đã quan tâm

đầu tư về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật và xúc tiến đầu tư, nhất là cụm công

nghiệp, làng nghề, ngành nghề nông thôn. Thành phốTam Kỳ, huyện Ðiện

Bàn, Núi Thành, Ðại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, TP Hội An... là những địa

phương thực hiện tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các huyện chiếm

tỷ trọng cao trong toàn ngành như: Điện Bàn, Núi Thành, Duy Xuyên, Đại

Lộc, TP Tam Kỳ...

Bảng 3.4 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh theo địa bàn

Chỉ tiêu 2006 2010 2016 TT BQ (%)

2006 - 2016

Tổng GT SXCN 2.215,268 3.794,574 6.830,830 25,3

Page 81: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

74

(GCĐ 94) (tỷ đồng)

TP Tam Kỳ 261,123 481,485 926,340 28,80

TP Hội An 123,344 245,004 174,700 7,20

Huyện Phú Ninh 44,912 98,848 210,160 36,15

Huyện Điện Bàn 912,958 1.464,195 1.910,560 15,92

Huyện Đại Lộc 160,120 286,506 957,790 43,00

Huyện Duy Xuyên 300,071 575,149 976,360 26,58

Huyện Thăng Bình 75,017 98,296 242,595 26,45

Huyện Quế Sơn 81,316 152,760 219,010 21,91

Huyện Nông Sơn 15,205 28,45

Huyện Hiệp Đức 3,634 4,520 5,975 10,45

Huyện Núi Thành 225,299 341,688 1.108,140 37,52

Huyện Tiên Phước 11,365 18,780 38,205 27,43

Huyện Bắc Trà My 3,556 4,935 6,595 13,15

Huyện NamTrà My 621 1,027 2,560 32,75

Huyện Phước Sơn 2,973 8,650 11,440 30,88

Huyện Đông Giang 5,034 7,362 14,090 22,85

Huyện Tây Giang 772 2,044 5,285 46,92

Huyện Nam Giang 3,153 3,324 5,820 13,03

Cơ cấu (%) 100 100 100

TP Tam Kỳ 11,79 12,69 13,56

TP Hội An 5,57 6,46 2,56

Huyện Phú Ninh 2,03 2,60 3,08

Huyện Điện Bàn 41,21 38,59 27,97

Huyện Đại Lộc 7,23 7,55 14,02

Huyện Duy Xuyên 13,55 15,16 14,29

Huyện Thăng Bình 3,39 2,59 3,55

Huyện Quế Sơn 3,67 4,03 3,21

Huyện Nông Sơn 0 0 0,22

Huyện Hiệp Đức 0,16 0,11 0,09

Huyện Núi Thành 10,17 9,01 16,22

Huyện Tiên Phước 0,51 0,49 0,56

Page 82: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

75

Huyện Bắc Trà My 0,16 0,13 0,10

Huyện NamTrà My 0,028 0,027 0,037

Huyện Phước Sơn 0,13 0,23 0,17

Huyện Đông Giang 0,23 0,19 0,21

Huyện Tây Giang 0 0,04 0,077

Huyện Nam Giang 0,146 0,104 0,085

Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ [8]; [9]; [15].

Xét về đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp theo cơ cấu có thể thấy,

doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước vẫn là chủ yếu, tiếp đến là khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài, thấp nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể:

- Khu vực ngoài nhà nước: Đóng góp tới 67,5% tổng giá trị sản xuất công

nghiệp năm 2016. Con số tuyệt đối của khu vực này đạt 6.830,83 tỷ đồng. Kết

quả nêu trên một phần do sự chuyển đổi sở hữu của các DNNN cổ phần hóa,

một phần khác là do một số các dự án mới đi vào hoạt động nên giá trị tăng cao.

- Khu vực nhà nước. Các DNNN đóng góp 10,8% giá trị công nghiệp

toàn ngành, trong đó khu vực DNNN trung ương đạt 777 tỷ đồng, khu vực

DNNN địa phương đạt đạt 306,5 tỷ đồng.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng gần 22% trong giá trị

toàn ngành. Đến nay, khu vực này đã có 52 dự án đang hoạt động sản xuất công

nghiệp; giá trị sản xuất 2016 đạt 2.216,8 tỷ đồng.

3.2.3. Tài sản, vốn, năng lực công nghệ và giá trị gia tăng của ngành

công nghiệp Quảng Nam

- Về tài sản và vốn:Tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp

Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 42,37%/năm trong giao đoạn

2006-2016. Tính theo cơ cấu khu vực, năm 2016, các doanh nghiệp nhà nước

(trung ương và địa phương) có giá trị tài sản bình quân cao nhất khoảng 222 tỷ

đồng/đơn vị, tiếp đến là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103 tỷ/đơn

vị, các doanh nghiệp nhà nước địa phương khoảng 38 tỷ/đơn vị, khối công ty

TNHH, cổ phần, HTX và hộ cá thể bình quân gần 324 triệu đồng/đơn vị.

Page 83: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

76

Bảng 3.5: Tài sản cố định ngành công nghiệp

Chỉ tiêu 2009 2011 2016 TT BQ (%) 2009

– 2016

Tổng số (tỷ đồng) 2.068,045 3.283,064 12.100,000 42,37

KV DN Nhà nước 408,352 333,431 4.000,.000 57,82

KV Ngoài NN 1.372,059 1.669,177 5.000,000 29,51

KV có vốn ĐTNN 287,634 1.280,456 3.100.,000 60,88

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên [8]; [9]; [15].

Vốn sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tăng cao qua từng năm

với tốc độ tăng trưởng bình quân 36,7%/năm. Chủ yếu nguồn vốn tăng thêm

qua từng năm là do các doanh nghiệp mới thành lập đi vào sản xuất, kinh

doanh và các doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng. Trong đó, đa số là nguồn vốn

vay từ ngân hàng rất lớn mới đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do nguồn vốn kinh doanh có hạn, vốn vay là chủ yếu nên hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp nói chung còn thấp, số doanh nghiệp có tích luỹ

để tái đầu tư mở rộng sản xuất còn thấp.

Bảng 3.6: Vốn sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp

Chỉ tiêu 2009 2012 2016 TT BQ (%)

2009 - 2016

Tổng số (tỷ đồng) 4.292,619 11.119,855 20.500,000 36,71

KV DN Nhà nước 919,182 1.323,243 5.500,000 43,02

KV Ngoài nhà nước 2.693,124 6.497,658 11.400,000 33,45

Trong đó, Cá thể 205,158 596,146 965,000 36,28

KV có vốn ĐTNN 680,313 3.298,954 3.600,000 39,54

Nguồn: [8]; [9]; [15].

- Năng lực công nghệ: Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp công

nghiệp trên địa bàn Quảng Nam ở mức trung bình, với sự đan xen giữa công

nghệ tiên tiến, trung bình và lạc hậu. Trong giai đoạn 2006 - 2016, việc đầu tư

đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp đã

có chuyển biến rõ nét theo hướng tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến. Tuy

nhiên, trên bình diện tổng thể, xu hướng đổi mới công nghệ chưa rõ nét, một

Page 84: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

77

số doanh nghiệp đầu tư thiết bị đã qua sử dụng. Một số lĩnh vực ứng dụng

công nghệ mới như Lắp ráp ô tô (Trường Hải); cồn sinh học (Đồng Xanh);

gạch men (Đồng Tâm, Anh Em, Prime);thuỷ điện (A Vương, sông Tranh); bia

(VBL), nước giải khát (CN Pepsico), vải sợi thủy tinh (CTCP Kỹ nghệ

KSQN), kính tấm (CTCP kính nổi Chu Lai); linh liện điện tử (CCI).

Bên cạnh một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới, một bộ phận

doanh nghiệp khác đầu tư công nghệ trung bình, tiêu biểu như các doanh

nghiệp may mặc (may Hoà Thọ, Tuấn Đạt, Trường Giang, Sportteam, Hải Âu

Xanh..); da giày (Rieker, CP Da giày QN); chế biến thực phẩm, thức ăn gia

súc (Đông An, Hải Hà, Đông Phương, Việt Hoa, Hoa Chen, Fococev), khác

(Việt Hàn, CP than điện Nông Sơn, Vàng Bông Miêu).... Các doanh nghiệp

nhỏ và siêu nhỏ ở Quảng Nam hiện vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu.

- Giá trị gia tăng:Giá trị gia tăng (VA) của toàn ngành công nghiệpvới

tốc độ tăng trưởng bình quân 22,73%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị gia tăng

trong giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) của tỉnh có xu hướng giảm dần

trong giai đoạn 2006-2010 và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2016.

Sự sụt giảm tỷ lệ này cho thấy công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn

2006-2010 chú trọng phát triển chiều rộng, gia công, lắp ráp là chủ yếu, chưa

chú trọng đầu tư phát triển theo chiều sâu và đã từng bước được cải thiện

trong giai đoạn 2011-2016. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn cao

hơn tốc độ tăng giá trị tăng thêm do chi phí trung gian còn cao, đây là xu

hướng giảm hiệu quả sản xuất công nghiệp.

Bảng 3.7: Tỷ lệ VA/GO ngành công nghiệp (GCĐ 94)

Chỉ tiêu 2005 2010 2016

VA/GO (%) 35,85 31,7 33,1

- CN Khai thác 57,53 52,46 54,01

- CN chế biến 34,35 31,20 33.00

- CN SX&PP điện, nƣớc,

khí đốt 44,51 24,22 21,01

[8]; [9]; [15].

Page 85: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

78

Theo cơ cấu nội bộ ngành có thể thấy, công nghiệp khai thác có trị số

cao nhất, năm 2010 là 52,46% và 54,01% năm 2016; ngành công nghiệp chế

biến có trị số thấp (31,2% năm 2010 và 33% năm 2016) do chủ yếu chỉ gia

công và lắp ráp đơn giản và giảm đều qua từng năm; ngành sản xuất và phân

phối điện, nước, khí đốt có trị số cao ở giai đoạn 2005 - 2007 sang 2008 lại

giảm sâu xuống đến 2010 chỉ còn 24,2%.

Cơ cấu công nghiệp trong GDP của Quảng Nam ngày càng chiếm tỷ

trọng lớn, từ 23,76% năm 2005, tăng lên 30,85% năm 2010 và 35,11% vào

năm 2016. Trong giai đoạn 2008-2010, tỷ trọng công nghiệp trong GDP luôn

ở mức xấp xỉ 30%.

Hình 3.3 Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của Quảng Nam

giai đoạn 2005-2016

Nguồn: [8]; [9]; [15].

3.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG NAM

Trong nội dung này, thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn

được nhìn nhận dưới góc độ quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Quảng

Nam, theo tiếp cận chuyên ngành Quản lý kinh tế, bao gồm 4 nội dung:

3.3.1 Thực trạng xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch và

chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Để phát triển công nghiệp, việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch và các

23.76 25.21 27.56 29.11 29.79 30.85 32.07 34.08 34.57 35.11 42.1 40.15

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Công nghiệp Nông nghiệp và dịch vụ

Page 86: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

79

chính sách phát triển là bước khởi đầu, do đó, Quảng Nam rất chú trọng nội

dung này. Tỉnh đã xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung qui hoạch phát

triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số qui hoạch tiểu ngành, lĩnh

vực trong công nghiệp như công nghiệp phụ trợ, …

Giai đoạn từ 2005 đến nay là giai đoạn tỉnh thực hiện phát triển công

nghiệp theo Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-

TTCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến 2015, xây dựng năm 2004, được

UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 535/QĐ-UB ngày

01/3/2005 và Điều chỉnh, bổ sung Qui hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ

công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến 2020, có xét đến 2025.

Quảng Nam đã tập trung thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công

nghiệp bằng nhiều biện pháp cụ thể. UBND tỉnh đã có quyết định số

2056/QĐ-UBND ngày 29-6-2010 về rà soát, quy hoạch thủy điện trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND ngày 15-10-2010 ban

hành quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam. UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã hoàn thiện Đề án quy hoạch

thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm

2015, định hướng đến năm 2025 và đã được HĐND thông qua. UBND tỉnh

Quảng Nam và Sở Công thương đang triển khai thực hiện 03 dự án thí điểm

về năng lượng mới ngoài lưới. Đến nay, dự án điện Pin mặt trời - Điêzel thôn

Bãi Hương đã nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; đang chuẩn bị tổ chức

nghiệm thu Dự án thủy điện xã A Xan và Dự án thủy điện xã Ga Ri huyện

Tây Giang để bàn giao cho UBND huyện tổ chức đưa vào sử dụng.

Đã hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp đối với các Phòng Công thương (nay là phòng Kinh tế và Hạ

tầng) thuộc UBND huyện, Phòng Kinh tế thuộc UBND thành phố thực hiện

các Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19-8-2009 của Thủ tướng Chính

phủ về Quy chế quản lý cụm công nghiệp; Thông tư số 39/2009/TT-BCT

ngày 28-12-2009 của Bộ Công thương về Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

Page 87: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

80

Thông tư Liên Bộ số 125/2009/TTLB/BTC-BCT ngày 17-6-2009 của Bộ Tài

chính, Bộ Công thương về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí khuyến công.

- Sở Công thương cũng hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện hoàn

chỉnh kế hoạch khuyến công địa phương, đề án khuyến công, kế hoạch

khuyến công Quốc gia năm 2010; triển khai lập kế hoạch khuyến công Địa

phương, khuyến công Quốc gia năm 2011, đồng thời, tiếp tục triển khai

chương trình hỗ trợ từ WWF, ILO, UNESCO; tham gia tổ công tác xây dựng

quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương trên địa bàn tỉnh.

Sở Công thương đã thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đường dây, trạm

biến áp và các nhà máy thủy điện theo phân cấp của Bộ Công thương; tham

mưu trình UBND tỉnh phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện

dung tích dưới 01 triệu m3, Bộ Công thương phê duyệt quy trình vận hành hồ

chứa dung tích trên 01 triệu m3 và liên hồ; Tham mưu giải quyết công tác bàn

giao lưới điện trung, hạ áp nông thôn cho Điện lực Quảng Nam; giải quyết

những tồn tại của dự án OPEC II và tổ chức Hội nghị bàn giao lưới điện nông

thôn. Thanh kiểm tra tình hình kinh doanh điện nông thôn của các tổ chức

hoạt động bán lẻ điện tại các địa phương; chỉ đạo về tổ chức, quản lý điện

nông thôn theo tiêu chí của Bộ Công thương, giá bán điện theo Quyết định

21/2009/QĐ-TTg ngày 12-02-2009 của Chính phủ và Thông tư số

08/2010/TT-BCT ngày 24-02-2010 của Bộ Công thương; Triển khai thực

hiện các hoạt động sản xuất sạch hơn năm 2010 trong chương trình sự nghiệp

công nghiệp;

Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam đến 2015 đã góp phần rất tích cực trong việc định hướng thu

hút đầu tư phát triển sản xuất, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, dần

hình thành các lĩnh vực, sản phẩm chủ lực, bước đầu khai thác hiệu quả tiềm

năng thế mạnh của địa phương về phát triển công nghiệp nên tiếp tục được

duy trì và phát triển để giữ vững sự tăng trưởng đã có (may giày, vật liệu xây

dựng, kinh nổi, lắp ráp ô tô, khoáng sản, thủy điện).

Page 88: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

81

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, quy hoạch năm 2005 đã bộc lộ một

số hạn chế. Định hướng mục tiêu phát triển một số phân ngành sản xuất chưa

sát với thực tiễn, chưa phát hiện một số ngành công nghiệp mới, chưa phù

hợp với tiềm năng, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào; chất lượng công

tác dự báo chưa cao, chưa sát với xu thế phát triển các ngành công nghiệp

trong tiến trình hội nhập kinh tế; một số chương trình dự án được xem là

trọng điểm gặp khó khăn trong triển khai, thậm chí phải bỏ dở, ngược lại một

số ngành hàng, sản phẩm lại xuất hiện những tiềm năng và thời cơ có thể đẩy

mạnh tốc độ phát triển. Giá trị tuyệt đối về sản xuất công nghiệp và tốc độ

tăng trưởng đã tăng cao hơn nhiều so với Quy hoạch đề ra, một số ngành công

nghiệp mới đã xuất hiện như công nghiệp điện gió, điện khí, hóa chất, sản

xuất giấy, động cơ ô tô; công nghiệp hỗ trợ. Một số các khu công nghiệp và

các Trung tâm (cơ khí, dệt may) được hình thành... Bên cạnh, một số ngành

cần thiết dừng lại như khai thác khoáng sản; Cụm công nghiệp sẽ được tập

trung không dàn trải, phát triển theo hướng giảm số lượng và tăng quy mô

diện tích để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Mặt khác, sau một thời kỳ phát triển khá năng động và tương đối toàn

diện, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh đã có thêm

những yếu tố và tiềm lực mới... điều này cho phép địa phương đưa ra các mục

tiêu phát triển cao hơn, sát với thực tiễn hơn. Do vậy, cũng đặt ra nhiệm vụ

phải điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp, nhằm đáp ứng các mục tiêu

phát triển KT-XH của tỉnh. Ngoài ra, việc phát triển công nghiệp với tốc độ

khá cao trong thời gian vừa qua đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu, giải

quyết tổng thể theo một quy hoạch thống nhất nhằm bảo đảm phát triển

nhanh, hiệu quả, bền vững và từng bước phân bổ lại lực lượng sản xuất trên

địa bàn.

Chính vì thế, tháng 7 năm 2013, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua

Điều chỉnh, bổ sung Qui hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

tỉnh Quảng Nam đến 2020, có xét đến 2025. Định hướng của lần điều chỉnh

Page 89: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

82

này là đưa công nghiệp trở thành ngành chủ đạo để thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội, hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Tỉnh

tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và chủ lực như:

ngành sản xuất lắp ráp ô tô, ngành sản xuất và phân phối điện; ngành CN chế

biến nông - lâm- thủy sản, thực phẩm, thức uống; ngành CN dệt may - da

giày; ngành CN sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai khoáng; ngành CN cơ

khí; công nghiệp hỗ trợ; ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sản

xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và làng nghề...Tạo bước đột phá trong phát

triển công nghiệp với các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp

năng lượng.

Về qui hoạch phân bố địa lý, Quảng Nam quy hoạch vùng Đông

(vùng đồng bằng ven biển, hải đảo) sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực

công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao,

công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp chế biến... lấy công nghiệp sản

xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp khí làm các ngành mũi nhọn kết hợp với phát

triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng nhanh giá trị SXCN, giải quyết

nhiều lao động, đóng góp vào ngân sách. Tập trung phát triển công nghiệp tại

một số khu vực trọng điểm có tác động lan tỏa, phù hợp với định hướng phát

triển của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Huy động nguồn vốn

đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng KCN Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh, Tam

Thăng, Cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế

Sơn, Phú Xuân... để nâng cao tỷ lệ lấp đầy KCN. Đầu tư nâng cấp một số

CCN ở các huyện, thành phố nhằm thu hút đầu tư tạo động lực phát triển cho

cả vùng. Đây là vùng phát triển công nghiệp động lực của tỉnh Quảng Nam

đến năm 2020, có xét đến 2025.

Đối với vùng trung du, miền núi phía Tây, tỉnh quy hoạch phát triển

công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng... gắn với việc quy

hoạch vùng nguyên liệu. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công

nghiệp và có cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất

Page 90: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

83

vào khu vực nông thôn, miền núi. Thu hút lao động tại địa phương vào làm

việc tại các cơ sở SXCN khu vực nông thôn để nâng cao tỷ lệ lao động trong

độ tuổi làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ đảm bảo đạt tiêu chí về

cơ cấu lao động đối với 50 xã nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu khoáng sản, vật liệu xây dựng

đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, ngành nghề TTCN, làng nghề

truyền thống như cơ khí, dệt thổ cẩm, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ,... sử

dụng nhiều lao động, nguyên liệu tại chỗ. Thúc đẩy xây dựng Nhà máy Xi

măng Thạnh Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn, các nhà máy thủy điện theo

quy hoạch. Từng bước hình thành khu, cụm công nghiệp chế biến nguyên liệu

cao su, bột giấy và các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung...

Bên cạnh quy hoạch phát triển công nghiệp chung, tỉnh cũng chú ý đến

quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, phục vụ trước hết cho các ngành

công nghiệp trên địa bàn. Tháng 11/2013, tỉnh ban hành Quy hoạch phát triển

công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn

2025. Quy hoạch này được xây dựng dựa trên cơ sở các chủ trương, chính

sách của Chính phủ về quy hoạch và phát triển công nghiệp hỗ trợ, các sản

phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên. Theo đó, Quảng Nam sẽ phát triển công

nghiệp hỗ trợ tập trung vào hai lĩnh vực:

1) Công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo: như cơ

khí chế tạo, điện –điện tử, hóa chất. Sản phẩm của nhóm ngành này phục vụ

cho các ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử gia dụng, đóng tàu,

máy nông nghiệp,...

2) Công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp dệt may, da giầy.

Với những nỗ lực như vậy, công nghiệp Quảng Nam có sự phát triển

tốt. Đến năm 2014, tỉnh có 8 khu công nghiệp, tổng diện tích quy hoạch các

KCN là 4.032 ha. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 108 dự án đầu tư (bao gồm

Page 91: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

84

30 dự án đầu tư nước ngoài và 78 dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng

ký theo dự án khoảng 1.313 triệu USD và 2.192 tỷ VNĐ, diện tích đất sử

dụng khoảng 475 ha, số lao động sử dụng khoảng 25.759 người. Hiện tại, các

khu công nghiệp được phân thành 2 nhóm: Nhóm các khu công nghiệp nằm

trong khu kinh tế mở Chu Lai và các khu công nghiệp thuộc Ban Quản lý các

Khu công nghiệp Quảng Nam.

Các khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai đã thu hút

được 46 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.027 triệu USD, vốn thực hiện

203 triệu USD, trong đó khu công nghiệp Bắc Chu Lai (gồm KCN cơ khí ô tô

Trường Hải) có 06 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh

doanh, vốn đăng ký 27 triệu USD, vốn thực hiện 20 triệu USD. Các khu công

nghiệp nhóm này hiện có 04 dự án đang tiến hành xây dựng cơ bản với vốn

đăng ký nước ngoài 27,4 triệu USD, vốn thực hiện nước ngoài 7,9 triệu USD.

Hiện có 09 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, với vốn đăng ký nước

ngoài 228,4 triệu USD, vốn thực hiện nước ngoài 116,7 triệu USD.

Hiện tại có 4 khu công nghiệp thuộc Ban quản lý các KCN Quảng

Nam, bao gồm Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Khu công nghiệp

Thuận Yên, Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, Khu công nghiệp Phú Xuân.

Tổng diện tích quy hoạch của 4 khu công nghiệp là 857 ha, trong đó: Khu

công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc có tổng diện tích quy hoạch 390 ha, đồng

thời thu hút đầu tư lấp đầy 100% diện tích đất quy hoạch giai đoạn I (145 ha);

Khu công nghiệp Thuận Yên có tổng diện tích quy hoạch 127 ha: giai đoạn I

là 62 ha, lập và trình duyệt dự án khả thi xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn

II là 65 ha; Khu công nghiệp Đông Quế Sơn có tổng diện tích quy hoạch chi

tiết điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt là 232 ha; trong đó đất công nghiệp là

149 ha, chiếm tỷ lệ 64%; Khu công nghiệp Phú Xuân với quy hoạch chung

được phê duyệt với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 365 ha, quy hoạch xây

dựng đợt đầu khoảng 108 ha.

Page 92: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

85

Hiện tại, 4 khu công nghiệp thuộc Ban quản lý các Khu công nghiệp

Quảng Nam đã thu hút được 61 dự án đầu tư (trong đó có 2 dự án đã ngừng hoạt

động) với tổng vốn đầu tư đăng ký 286 triệu USD và 2.192 tỷ VNĐ. Các dự án

đầu tư tập trung chủ yếu ở Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (13 dự án),

vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD; Khu công nghiệp Thuận Yên có 01 dự án đầu

tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư đăng ký khoảng 2

triệu USD; Khu công nghiệp Đông Quế Sơn có 01 dự án đầu tư nước ngoài đang

hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư đăng ký 4 triệu USD.

Quy hoạch cụm công nghiệp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của quy hoạch phát triển CCN, năm 2003,

UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 4628/QĐ-UB ngày 24-10-2003

"V/v phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới Cụm công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam" gồm 143 CCN với diện tích 2.779 ha; triển khai thực hiện

đến năm 2009, mạng lưới cụm công nghiệp được bổ sung thêm gồm 157

CCN với diện tích 3.111 ha. Quy hoạch chi tiết và thực hiện đầu tư xây dựng

hạ tầng CCN: Trên địa bàn tỉnh đã thành lập 64 CCN với tổng diện tích 1.691

ha, trong đó đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 51 CCN với diện tích 1.386 ha;

Triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết nhưng chưa phê duyệt gồm 13 CCN

với diện tích 297 ha. Quảng Nam cũng đã triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng

cho 41 CCN với diện tích 1.194 ha, tổng vốn dự kiến đầu tư xây dựng hạ tầng

lên đến 1.314 tỷ và đã thực hiện đầu tư 440 tỷ.

Để có đánh giá khách quan về hoạt động xây dựng và thực hiện quy

hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam, tác giả

thực hiện điều tra xã hội học bằng bảng hỏi với một số doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh. Phần lớn các doanh nghiệp, trừ một số doanh nghiệp nhỏ và vừa,

nắm được quy hoạch, chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh. Các doanh

nghiệp này đánh giá khá cao quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của

Quảng Nam. Theo đó, khoảng 20% đánh giá qui hoạch của tỉnh rất tốt, 48%

Page 93: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

86

đánh giá qui hoạch khá tốt và 22% đánh giá qui hoạch của tỉnh ở mức trung

bình. Chỉ có chưa tới 10% doanh nghiệp được hỏi đánh giá qui hoạch phát

triển công nghiệp của tỉnh không tốt.

Bảng 3.8 Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Quảng Nam

Lựa chọn đánh giá Tỷ lệ chọn

(%)

Rất tốt, có tính khả thi cao 19,7

Tương đối tốt, khả thi nếu điều kiện thuận lợi và tích cực thực

hiện

48,3

Trung bình 22,5

Không tốt, còn chung chung, dàn trải 9,5

Rất kém, hoàn toàn không phù hợp 0

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả, tháng 10/2016

Tuy nhiên, xây dựng và thực hiện qui hoạch phát triển công nghiệp của

tỉnh còn có một số hạn chế. Theo các doanh nghiệp, hạn chế lớn nhất trong

qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh là còn bị dàn trải (64,6%), đặc biệt qui

hoạch các cụm công nghiệp, dẫn đến một số cụm công nghiệp được qui hoạch

nhưng không hiệu quả, không thu hút được nhà đầu tư. Hạn chế lớn thứ 2 là

một số khu, cụm công nghiệp triển khai chậm, có thể do thiếu vốn (27,9%).

Trên thực tế một số khu công nghiệp ở Quảng Nam đầu tư hạ tầng chậm, kéo

dài, dẫn đến kém hiệu quả.

3.3.2 Thực trạng tạo lập môi trƣờng kinh doanh để phát triển công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Nam, tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị

và thực hiện hàng loạt hoạt động nhằm cải thiện môi trường đầu tư nói chung,

môi trường đầu tư vào ngành công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

Tình đã tích cực tổ chức công tác tuyên truyền về chủ trương, chính

sách liên quan đến môi trường đầu tư của tỉnh, bao gồm các chủ trương, chính

Page 94: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

87

sách của Chính phủ và của địa phương như Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính

phủ ngày 18/3/2014, Nghị quyết NQ/TU ngày 4/5/2009 của Tỉnh ủy Quảng

Nam, Kế hoạch hành động số 2479/KH-UBND ngày 01/7/2014 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Quảng Nam về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng

cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Nam, Chị thị 16/CT-UBND ngày

6/8/2015 về tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số

năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Nam.

Ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND ngày 5/9/2014 về ngày tiếp

lãnh đạo doanh nghiệp của UBND tỉnh, theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh sẽ tiếp

doanh nghiệp định kỳ vào ngày mùng 5 hàng tháng. Được triển khai từ tháng

10/2014 đến nay, lãnh đạo tỉnh đã tiếp xúc và trực tiếp giải quyết nhiều kiến

nghị của doanh nghiệp, nhiều vướng mắc, khó khăn được lãnh đạo tỉnh chỉ

đạo các sở, ngành tháo gỡ, xử lý ngay tại buổi tiếp xúc.

Bên cạnh đó, hàng năm, UBND tỉnh tổ chức các chương trình, hội

nghị gặp gỡ doanh nghiệp theo chuyên đề, lĩnh vực và tại các địa phương

để lãnh đạo tỉnh và các huyện, thành phố nghe và tháo gỡ khó khăn cho

doanh nghiệp.

Xây dựng cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhằm cung cấp, cập nhật

các thông tin cần thiết về pháp luật, cơ chế, chính sách của trung ương và của

tỉnh liên quan đến doanh nghiệp; cung cấp các thông tin thị trường trong và

ngoài nước, các thông tin kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cho doanh

nghiệp. Cũng qua cổng thông tin, các doanh nghiệp có vướng mắc, kiến nghị

có thể góp ý thông qua mục Ý kiến doanh nghiệp. Đến nay, đã có nhiều

doanh nghiệp đăng ký làm thành viên của cổng thông tin

Tất cả các sở ngành, địa phương trong tỉnh đều đã ban hành kế hoạch

hành động cụ thể để triển khai có hiệu quả nghị quyết 19/NQ-CP của Chính

phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện.

Page 95: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

88

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công

tác tuyên truyền những nội dung của Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về

các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh cho toàn thể cán bộ, công chức,

viên chức của tỉnh Quảng Nam, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ,

công chức, viên chức trong giải quyết công việc, hỗ trợ , tạo điều kiện cho

doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tổ chức phân tích, đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của

Quảng Nam hàng năm, qua đó phân tích những kết quả đạt được, những hạn

chế và tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục, hoàn thiện nhằm thường xuyên,

liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

của Quảng Nam. Hình 3.xxx thể hiện chỉ số và xếp hạng năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh của Quảng Nam từ năm 2007 đến nay. Kết quả cho thấy thứ hạng của

Quảng Nam về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có xu hướng cải thiện dù chưa

thật ổn định. Năm 2014, tỉnh thăng 13 bậc về chỉ số PCI, năm 2015, lần đầu

tiên Quảng Nam lọt vào top 10 địa phương dẫn đầu về năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh. Năm 2016, vị trí của Quảng Nam bị tụt 2 bậc so với năm 2015

nhưng vẫn nằm trong top 10 các tỉnh.Nếu so sánh riêng trong các tỉnh duyên

hải miền Trung, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Nam chỉ đứng

thứ 2, sau Đà Nẵng vốn là địa phương liên tục dẫn đầu cả nước về chỉ số năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Sự cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Nam từ năm

2013 đến nay xuất phát từ sự cải thiện của nhiều chỉ số thành phần. Chẳng

hạn, đào tạo lao động và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từng là điểm yếu của

Quảng Nam thì nay đã được cải thiện. Năm 2016, so với năm 2015, Quảng

Nam đã cải thiện được một số chỉ số thành phần như:

- Cải thiện về chỉ số chi phí không chính thức, đồng nghĩa với việc

doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động kinh doanh.

Page 96: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

89

- Cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai, doanh nghiệp tiếp cận đất đai thuận

lợi hơn.

Hình 3.4 Chỉ số và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

của Quảng Nam

Nguồn: [69].

Hình 3.5: So sánh chỉ số PCI các tỉnh duyên hải miền Trung

Nguồn: [69].

62.92 59.67 61.08 59.34

63.4 60.27 58.76 59.97 61.06 61.17 63

14

25 26

11 15

27

14 8 10

0

10

20

30

40

50

60

70

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

PCI Xếp hạng

Page 97: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

90

Tuy nhiên, đáng lưu ý là có 1 số chỉ tiêu quan trọng lại giảm so với

năm 2015. Đó là mức độ cạnh tranh bình đẳng có chỉ số giảm mạnh. Điều này

cho thấy các doanh nghiệp cảm thấy bị phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp

thuộc thành phần kinh tế khác nhau, qui mô khác nhau. Chỉ số tính minh bạch

cũng giảm nhẹ. Điều đó cho thấy, Quảng Nam cần phải tiếp tục nỗ lực cải

thiện môi trường kinh doanh để phát triển công nghiệp.

Hình 3.6 So sánh các chỉ số thành phần trong PCI

của Quảng Nam 2015-2016

Nguồn: [69].

Ban hành và thực hiện tốt qui chế “một cửa liên thông”. Tỉnh ban hành

Quyết định số 3766-QĐ-UBND về phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên

thông trong giải quyết thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo đó, 9 thủ tục

thuộc các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai và bảo vệ môi trường được thực

hiện một cửa và thời gian hoàn thành được rút ngắn. Nhà đầu tư chỉ cần nộp

hồ sơ một lần và nhận kết quả tại Ban xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

tỉnh Quảng Nam. Mặc dù còn phải tiếp tục cải thiện, cơ chế một cửa liên

Page 98: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

91

thông đã mang lại hiệu quả lớn, góp phần giảm thời gian, chi phí thủ tục cho

doanh nghiệp

Thành lập các tổ công tác để hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư

với thành phần là lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở ban ngành, lãnh đạo các địa

phương trực thuộc. Các tổ công tác là công cụ hữu hiệu để nắm bắt thông tin

về tiến độ, tháo gỡ nhanh khó khăn, vướng mắc.

Tuy vậy, việc tạo lập, cải thiện môi trường kinh doanh của Quảng Nam

vẫn còn một số hạn chế. Hạ tầng dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp

ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Thủ tục hành chính đã được cải

thiện nhưng vẫn còn trường hợp giải quyết thủ tục mất nhiều thời gian. Một

số luật, qui định còn chậm hướng dẫn thi hành nên phần nào ảnh hưởng đến

việc thực hiện. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho đầu tư, phát

triển công nghiệp vẫn gặp khó khăn, ảnh hưởng tới tiến độ, kế hoạch đầu tư

của doanh nghiệp.

Bảng 3.9 Đánh giá mức độ cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho ngành

công nghiệp của tỉnh Quảng Nam trong 5 năm qua

Mức độ cải thiện Tỷ lệ chọn (%)

Cải thiện nhiều 47,3

Cải thiện chút ít 43,9

Không cải thiện 8,8

Kém đi đôi chút 0

Kém đi nhiều 0

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả, tháng 10/2016

Đánh giá về môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Nam hiện nay,

phần lớn các doanh nghiệp đều có cái nhìn tích cực. Theo điều tra của tác giả,

khoảng 33,5% doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh cho phát triển

công nghiệp của Quảng Nam rất tốt, 59,2% đánh giá khá tốt, còn lại là đánh

giá trung bình. Không có doanh nghiệp nào đánh giá môi trường kinh doanh

Page 99: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

92

cho phát triển công nghiệp của tỉnh kém. Các doanh nghiệp cũng đánh giá cao

sự cải thiện môi trường kinh doanh cho ngành công nghiệp của tỉnh trong 5

năm qua. 47% doanh nghiệp cho rằng trong 5 năm qua môi trường kinh

doanh đã cải thiện nhiều. 44% cho rằng môi trường kinh doanh có cải thiện

chút ít. 8,8% doanh nghiệp thấy môi trường kinh doanh không có thay đổi gì.

Không có doanh nghiệp nào cho rằng môi trường kinh doanh kém hơn so với

trước đây.

3.3.3 Thực trạng xúc tiến, thu hút đầu tƣ vào phát triển công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

So với nhiều địa phương trong vùng, Quảng Nam có lợi thế về thu hút

đầu tư. Tỉnh có vị trí gần trung tâm kinh tế của miền Trung là thành phố Đà

Nẵng, có khu kinh tế mở Chu Lai, có đầy đủ hạ tầng giao thông đường bộ,

đường sắt, đường hàng không, đường biển….

Để thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam, tỉnh đã có

nhiều ưu đãi đầu tư, tích cực tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá, xúc

tiến đầu tư nhằm đưa các nhà đầu tư đến với tỉnh. Cụ thể, một số hoạt động

xúc tiến, thu hút đầu tư đã thực hiện như sau:

Một là, tỉnh xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với nhà

đầu tư vào tỉnh, trước hết là ưu đãi thuế và đất đai.

Tại khu kinh tế mở Chu Lai, các dự án đầu tưu thuộc lĩnh vực công

nghệ cao, giáo dục, dạy nghề, môi trường,…sẽ được áp dụng thuế suất thu

nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong 10 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế,

được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp

trong 9 năm tiếp theo. Tỉnh ban hành Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày

21/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chính sách ưu đãi và hỗ trợ

đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.

Doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp ở Duy Xuyên, Đại Lộc,

Quế Sơn, Phú Ninh được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 17% trong

10 năm, được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm

Page 100: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

93

tiếp theo.

Ngoài ra, tỉnh áp dụng giá đất cạnh tranh, tùy lĩnh vực đầu tư có thể

được miễn tiền thuê đất chưa có kết cấu hạ tầng trong 11 năm, 15 năm hoặc

suốt thời hạn triển khai dự án. Ngoài các qui định chung, với các dự án lớn,

quan trọng, công nghệ cao, tỉnh có thể phối hợp với nhà đầu tư để nghiên cứu,

đề xuất với Chính phủ cho áp dụng các chính sách đặc thù.

Với các cụm công nghiệp, tỉnh đã xây dựng và ban hành cơ chế ưu đãi,

khuyến khích đầu tư và quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh: UBND

tỉnh đã có Công văn số 3320/UBND-KTN ngày 30-9-2010 chỉ đạo Sở Công

thương chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, cơ quan liên quan và UBND các

huyện/ thành phố thực hiện kiểm tra, rà soát các nội dung quy định tại "Quyết

định số 40/2003/QĐ-UB ngày 14-5-2003 của UBND tỉnh về cơ chế ưu đãi,

khuyến khích đầu tư và quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh" theo các

quy định hiện hành của Nhà nước về khuyến khích đầu tư và quy chế quản lý

cụm công nghiệp của Chính phủ.

Hai là, tỉnh tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu chủ trương, định

hướng phát triển, chính sách ưu đãi đầu tư và hình ảnh Quảng Nam trên các

phương tiện truyền thông của trung ương và địa phương nhằm xúc tiến, thu

hút đầu tư. Chẳng hạn như:

- Phối hợp với kênh truyền hình VTC 10 thực hiện chương trình truyền

thông đối ngoại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2015.

- Phối hợp với Báo Công thương, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, Báo

Pháp luật Việt Nm, Danh bạ doanh nghiệp Việt Nam - ASEAN của Vietnam

Business Forum và các đơn vị truyền thông khác để quảng bá về tiềm năng,

thế mạnh và kêu gọi thu hút đầu tư trong công nghiệp nói riêng và đầu tư vào

Quảng Nam nói chung.

Ba là, tỉnh cũng tập trung cho việc xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua

việc cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp đã đầu tư vào

Quảng Nam, thông qua các doanh nghiệp này để giới thiệu, quảng bá, thu hút

Page 101: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

94

các doanh nghiệp khác vào Quảng Nam.

Bốn là, thành lập Trung tâm hành chính công và xúc tiến đầu tư Quảng

Nam. Đây là mô hình kết hợp 3 chức năng trong 1 cơ quan: giải quyết hành

chính cho tổ chức, cá nhân; xúc tiến đầu tư và hỗ trợ hoạt động của doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Năm là, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư. Hội nghị xúc tiến đầu tư

năm 2017 của Quảng Nam được tổ chức với qui mô lớn, có sự tham dự và

chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đã tạo ra được tiếng

vang lớn, thu hút sự quan tâm tham dự của nhiều nhà đầu tư, tạo được sự

quan tâm, chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Ngay tại hội nghị, tỉnh đã

trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 dự án với tổng số vốn đăng ký tới gần 16

tỷ USD.

Sáu là, tỉnh có các ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực,

khu vực cụ thể. Chẳng hạn:

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh

Quảng Nam theo Quyết định 12/2016 của UBND tỉnh

- Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các ngành dệt may, da giầy, mây tre

lá trên địa bàn nông thôn, miền núi theo Quyết định 07/2013 của UBND tỉnh.

- Ưu đãi đầu tư vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo

Quyết định số 06/2012 và Quyết định 1784/2012 của UBND tỉnh và Quyết

định số 15/2015 điều chỉnh, sửa đổi quyết định 06/2012.

Bằng các giải pháp và cơ chế thu hút đầu tư, trong giai đoạn 2006-

2014, toàn tỉnh đã huy động tổng mức vốn đầu tư từ nguồn ngân sách, tín

dụng, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đầu tư nước ngoài, các chương

trình hỗ trợ mục tiêu cho hạ tầng các làng nghề, nguồn ODA (DA phát triển

lưới điện nông thôn QN-ĐN giai đoạn II (OPEC 2), OPEC 3, REII,… Tổng

mức vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp không ngừng tăng, đạt 32,3% trong

giai đoạn 2006-2014, chiếm tỷ trọng gần 50% trên tổng mức đầu tư của toàn

Page 102: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

95

tỉnh, chủ yếu là đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (dự án

đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất) và hạ tầng kỹ thuật (giải phóng mặt

bằng, giao thông, điện, nước..) cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,

làng nghề, ngành nghề nông thôn. Một số dự án tiêu biểu với vốn đầu tư lớn

là Nhà máy thủy điện A Vương (Công suất 210 MW, điện lượng trung bình

815 triệu KWh/năm); Công trình thủy điện Sông Bung 4; Nhà máy Cồn nhiên

liệu, NM kính nổi, NM gạch Ðồng Tâm các dự án mở rộng, Nhà máy Sản

xuất cáp viễn thông Việt Hàn, Nhà máy Sản xuất và Lắp ráp ô tô du lịch,

khung gàm xe (Chu Lai - Trường Hải), Nhà máy Sản xuất linh kiện điện tử

(CTy CCI Việt Nam), Nhà máy gạch men Anh Em, Nhà máy gạch Prime,

Nhà máy May Sporteam, Nhà máy May Woochang, Nhà máy SX thiết bị

chính xác ngành may, Nhà máy Giày Rieker, Công ty TNHH Golden Hatchet

International Furniture tại KCN Đông Quế Sơn đã chính thức đi vào hoạt

động với vốn đầu tư 4 triệu USD, sản phẩm chủ yếu là gỗ nguyên liệu. Một số

dự án lớn đã khởi công: tại Khu kinh mở Chu Lai đã khởi công xây dựng nhà

máy sản xuất sô-đa với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD, công suất thiết kế 200

nghìn tấn/năm, nguồn nguyên liệu chính và chủ yếu trong nước là vôi, muối

biển. Khu CN Điện Nam-Điện Ngọc đã khánh thành đi vào hoạt động cho Cty

TNHH UNY (Đài Loan), hoạt động chế biến thức ăn gia súc và thủy sản xuất

khẩu với vốn đầu tư 140 triệu USD; Cty TNHH Con Đường Xanh với vốn

đầu tư 30 tỷ đồng cũng đang triển khai xây dựng…

Riêng giai đoạn 2012-2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội gần 64 nghìn

tỷ đồng, tăng bình quân 9,8%/năm, tuy nhiên tốc độ này vẫn thấp hơn so với

bình quân giai đoạn 2006 -2010 (giai đoạn 2006-2010 vốn đầu tư toàn xã hội

tăng bình quân hơn 23%/năm). Tỷ lệ bình quân vốn đầu tư phát triển toàn xã

hội so với GDP chiếm gần 33%. Nguồn vốn đầu tư nhà nước chiếm gần 70%

tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tập trung vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

công cộng; phát triển KT-XH nông thôn, miền núi và giảm nghèo.

Page 103: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

96

Bảng: 3.10: Vốn đầu tƣ phát triển của tỉnh Quảng Nam 2005-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2008 2010 2011 2016

Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn

tỉnh (GTT)

4.017,459 7.131,903 11.477,74 12,821 16,814

Trong đó, vốn đầu tư phát triển

công nghiêp 1.413,929 3.401,219 5.734.200 6.922 10.200

Cơ cấu (%)/toàn tỉnh 35,19 47,69 49,96 57% 63

- Khai thác 41,096 102,314 190,000 231,7 290

- Chế biến 1.256,758 1.389,759 1.990,000 2.220 3.100

- SX, PP điện, nước, khí đốt 116,075 1.909,146 3.554,200 4.324 6.018

Nguồn:[8]; [9]; [10]; [15].

Bảng 3.11 Đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tƣ vào công nghiệp tỉnh

Quảng Nam

Mức độ hiệu quả Tỷ lệ chọn (%)

Rất hiệu quả 5,1

Tương đối hiệu quả 37,5

Trung bình 44,6

Ít hiệu quả 12,8

Hoàn toàn không hiệu quả 0

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả, tháng 10/2016

Tuy nhiên, có thể nói công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh Quảng

Nam mới chỉ được cải thiện trong vài năm gần đây. Trung tâm hành chính

công và xúc tiến đầu tư Quảng Nam cũng mới được thành lập. Do đó, hiệu

quả thu hút, xúc tiến đầu tư chưa cao, đặc biệt khi tỉnh có nhiều lợi thế với

những cơ chế ưu đãi từ trung ương cho khu kinh tế mở Chu Lai. Đánh giá về

hiệu quả xúc tiến đầu tư vào công nghiệp tỉnh Quảng Nam, có 12,8% doanh

nghiệp được phỏng vấn cho rằng xúc tiến ít hiệu quả, 44,6% cho rằng hiệu

quả xúc tiến ở mức trung bình, 37,5 cho rằng tương đối hiệu quả. Chỉ có 5,1%

doanh nghiệp đánh giá xúc tiến đầu tư của tỉnh là rất hiệu quả.

Page 104: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

97

3.3.4 Thực trạng kiểm tra các hoạt động phát triển công nghiệp và

quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Cùng thúc đẩy phát triển công nghiệp, tỉnh Quảng Nam cũng quan tâm

việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển

công nghiệp và quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Định kỳ,

các qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp được xem xét,

đánh giá kết quả thực hiện, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân. Các qui

hoạch, kế hoạch, chính sách liên tục được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho

phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả.

Với số doanh nghiệp tăng lên về số lượng và qui mô, việc quản lý các

doanh nghiệp công nghiệp cũng được tỉnh quan tâm, thường xuyên kiểm tra,

xử lý các vi phạm. Tại Quảng Nam có một số ngành công nghiệp có nguy cơ

ô nhiễm cao như hóa chất, dệt nhuộm, dày gia, giấy, chế biến thực phẩm, khai

thác và chế biến khoáng sản,…Do vậy, công tác bảo đảm các tiêu chuẩn môi

trường được quan tâm hàng đầu. Tính đến hết năm 2016, tỉnh có 5 khu công

nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, chiếm

tỷ lệ 83,3% gồm KCN Điện Nam – Điện Ngọc, KCN Tam Hiệp, KCN Tam

Thăng, KCN Bắc Chu Lai và KCN Đông Quế Sơn.

Tuy vậy, việc quản lý doanh nghiệp công nghiệp ở Quảng Nam vẫn

còn một số hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tuy chưa nghiêm trọng

như nhiều địa phương khác, vẫn còn xảy ra. Chẳng hạn, năm 2014, người dân

xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành đã bao vây, chở đá lấp cống xả thải của khu

công nghiệp Bắc Chu Lai vì cho rằng nước thải không qua xử lý, gây ô nhiễm

ở khu vực mương Cầu….Một số khu, cụm công nghiệp của tỉnh chưa có báo

cáo đánh giá tác động môi trường, chưa thực hiện đo đạc, quan trắc đánh giá

môi trường định kỳ.Nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ bị ô nhiễm chưa được

xử lý, hoặc rất khó xử lý.

Theo khảo sát của tác giả, các doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá tình

trạng ô nhiễm công nghiệp của tỉnh vẫn còn lớn. Cụ thể khoảng 38% cho rằng

Page 105: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

98

môi trường công nghiệp của tỉnh tương đối ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm; 47% cho

rằng môi trường công nghiệp ô nhiễm ở mức trung bình. Chỉ gần 15% cho

rằng môi trường công nghiệp của tỉnh ít ô nhiễm.

Bảng 3.12 Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng trong ngành công

nghiệp tỉnh Quảng Nam

Mức độ ô nhiễm Tỷ lệ chọn (%)

Rất ô nhiễm 13,1

Tương đối ô nhiễm 24,9

Ô nhiễm trung bình 47,3

Ít ô nhiễm 14,7

Hoàn toàn không ô nhiễm 0

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả, tháng 10/2016

Tỉnh đã tiến hành kiểm tra, xử phạt nhiều công ty, xí nghiệm vi phạm

các qui định về môi trường như xử phạt nhà máy tinh bột sắn của Công ty cổ

phần Fococev Quảng Nam 140 triệu đồng, Công ty TNHH Đồi Xanh bị xử

phạt 85,5 triệu đồng, xử phạt Công ty sản xuất gạch Phú phong,…

Sắp tới, tỉnh sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở tất cả các

khu công nghiệp, các doanh nghiệp phải ký cam kết không gây ô nhiễm môi

trường. Tỉnh sẽ tiến hành phân loại dự án, định hướng không gian bố trí, loại

bỏ dần các dự án gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh quản lý môi trường, UBND tỉnh Quảng Nam và các sở ban

ngành thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp

nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nói riêng về các mặt như: an toàn lao

động, thực hiện bảo hiểm xã hội và chính sách với người lao động, thuế,…xử

lý các doanh nghiệp vi phạm.

Hiện nay, ở nhiều khu công nghiệp trong tỉnh, vấn đề nhà ở cho công

nhân, nhà trẻ cho trẻ em, các cơ sở vui chơi, giải trí lành mạnh đều rất thiếu.

Nhiều công nhân sau nghỉ thai sản không thể trở lại làm việc do không tìm

được nơi gửi trẻ vì các nhà trẻ chỉ nhận trẻ em từ 18 tháng tuổi. Nhà trọ liên

Page 106: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

99

tục tăng giá, chất lượng không đảm bảo, an ninh trật tự phức tạp nên đời sống

công nhân gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là vấn đề mà tỉnh phải giải quyết

nếu muốn phát triển công nghiệp thành công.

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA

BÀN TỈNH QUẢNG NAM

3.4.1. Kết quả đạt đƣợc

Phát triển công nghiệp Quảng Nam thời gian qua đã đạt được một số

kết quả chính như sau:

- Đã xây dựng được quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát

triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Quảng Nam cũng như một số quy

hoạch tiểu ngành, lĩnh vực làm cơ sở cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng

Nam. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành với hạ tầng

được đầu tư, kết hợp với việc xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút

đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư, góp phần cho sự phát triển công nghiệp của

tỉnh. Công nghiệp Quảng Nam từng bước định vị được vị trí trên bản đồ công

nghiệp Việt Nam thông qua các cơ sở công nghiệp và một số ngành công

nghiệp chủ lực của tỉnh.Đã xác định được những ngành, lĩnh vực công nghiệp

cần ưu tiên phát triển, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế xã hội Quảng Nam

phát triển trong giai đoạn tiếp theo, đồng thời, góp phần quan trọng để thực

hiện được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đề ra.

- Tỉnh đã tạo lập được môi trường đầu tư khá thuận lợi và liên tục được

cải thiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp công nghiệp đầu tư,

mở rộng sản xuất kinh doanh.Công tác cải cách hành chính được cải tiến một

bước, các địa phương coi trọng tôn vinh nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp. Thời

gian giải quyết thủ tục hành chính giảm đáng kể. Cả chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Nam đã cải thiện nhanh

và hiện Quảng Nam là một trong 10 tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh dẫn đầu cả nước.

- Xúc tiến, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp nói riêng và vào tỉnh

Page 107: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

100

Quảng Nam nói chung đã được quan tâm,đặc biệt trong vài năm gần đây, nhờ

đó, tỉnh thu hút được ngày càng nhiều dự án đầu tư, nhà đầu tư trong và ngoài

nước đến với tỉnh. Tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư có hiệu

quả, Trung tâm hành chính công và xúc tiến đầu tư mới ra đời thể hiện sự

quan tâm của tỉnh đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, và đã thu được những kết

quả bước đầu.

- Việc kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm liên quan đến phát triển công

nghiệp, hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp được quan tâm, nên vừa

tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp, vừa hạn chế ở mức độ nhất định

những mặt trái của phát triển công nghiệp.

3.4.2. Một số hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển công nghiệp Quảng Nam

cũng bộc lộ một số hạn chế, cụ thể:

- Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh còn dàn trải, chưa có trọng

tâm, trọng điểm. Đặc biệt là một số khu, cụm công nghiệp được xây dựng

mang tính phong trào, chưa hiệu quả.Việc lập quy hoạch, công bố quy hoạch,

quản lý quy hoạch chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, một số qui

hoạch ngành hàng, quy hoạch ưu tiên phát triển ngành nghề chưa thực hiện

được. Vốn bố trí cho đầu tư cơ sở hạ tầng công nghiệp, đặc biệt là CCN còn

quá ít. Dẫn đến một số khu, cụm công nghiệp đầu tư kém hiệu quả, lãng phí.

- Thiếu các qui hoạch, chính sách phát triển các ngành công nghiệp cụ

thể, đặc biệt các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn của tỉnh. Các qui

hoạch, chính sách chủ yếu áp dụng chung cho các ngành nên chưa tạo được

sự ưu đãi, động lực để phát triển mạnh các ngành chủ lực, có lợi thế so sánh,

có mức độ lan tỏa cao.

- Xúc tiến và thu hút đầu tư vào tỉnh còn chưa thực sự hiệu quả, chưa

thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp công nghệ cao vào Quảng

Nam, chưa định hình rõ nét đặc trưng, thương hiệu công nghiệp của tỉnh. Việc

thẩm định, giám sát đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh còn lẻo

Page 108: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

101

lẻo, chưa kiên quyết dãn đến tình trạng nhiều dự án đăng ký nhưng không

triển khai hoặc triển khai quá chậm, thậm chí có tình trạng chiếm dụng đất

bán lại kiếm lời.

- Thiếu cơ chế, chính sách, cách làm đột phát để thu hút đầu tư, đặc biệt

là thu hút các nhà đầu tư lớn, những ngành công nghệ cao, có giá trị lan tỏa về

kinh tế, công nghệ, góp phần định vị thương hiệu Quảng Nam.

- Môi trường đầu tư cho công nghiệp của tỉnh Quảng Nam có cải thiện

nhưng chưa thật hấp dẫn. Một số cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu

tư đã ban hành nhưng chưa thực hiện triệt để, chưa tạo sự thống nhất chung,

gây lo ngại cho nhà đầu tư. Mặc dù tỉnh có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường

đầu tư, kinh doanh, thể hiện qua việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh PCI, nhưng kết quả chưa vững chắc, vẫn còn nhiều hạn chế trong môi

trường kinh doanh. Hơn nữa, so với địa phương trong vùng là Đà Nẵng, môi

trường kinh doanh của Quảng Nam kém hoàn thiện hơn.

+ Công tác bồi thường, GPMB, tái định cư vẫn còn nhiều vướng mắc

giải quyết chưa kịp thời, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, các dịch vụ hỗ trợ

doanh nghiệp, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển.

+ Kết cấu hạ tầng đã được củng cố nhưng chưa đồng bộ. Hạ tầng kỹ

thuật ngoài hàng rào các khu công nghiệp đã được quan tâm đầu tư, song nhìn

chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tiến độ đầu tư xây dựng hạ

tầng kỹ thuật trong hàng rào một số khu công nghiệp còn chậm, ảnh hưởng

đến việc thu hút các nguồn lực đầu tư.

+ Hạ tầng xã hội (như nhà ở cho công nhân, các cơ sở văn hoá, giáo

dục, y tế, dịch vụ vui chơi, giải trí...) chưa được đầu tư phát triển đồng bộ với

sự phát triển của các khu công nghiệp.

- Công tác thẩm định đầu tư, đặc biệt thẩm định về môi trường và công

tác kiểm tra, quản lý về doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ.Một số KCN, CCN-

TTCN tại các địa phương chua có biện pháp triệt để về môi trường gây ô

nhiễm về khí thải, chất thải. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng cam

Page 109: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

102

kết đã đăng ký về tiêu chuẩn môi trường, chưa đầu tư hệ thống xử lý môi

trường; có tình trạng đối phó đối với công tác bảo vệ môi trường. Một số nhà

máy thủy điện ở phía Tây mặc dù đạt hiệu quả phát điện nhưng lại tạo ra

những hệ lụy cho sản xuất nông nghiệp và nguy cơ lũ lụt trong mùa mưa bão.

- Điều kiện sống của công nhân, hạ tầng xã hội các khu công nghiệp

còn thiếu trầm trọng. Công nhân sống trong các nhà trọ đắt đỏ, điều kiện sinh

hoạt khó khăn, không có chỗ vui chơi, giải trí lành mạnh, thiếu nhà trẻ, mẫu

giáo,...Điều này ảnh hưởng đến đời sống công nhân, tới sức khỏe và năng suất

lao động, tới việc thu hút lao động có tay nghề, có chất lượng về với tỉnh

Quảng Nam.

- Quảng Nam chưa có cơ chế hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực chất

lượng cao về với Quảng Nam. Tỉnh chưa có hệ thống các cơ sở đào tạo chất

lượng cao nên chưa chủ động được nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển

công nghiệp. Nguồn nhân lực chịu sự cạnh tranh của các địa phương trong

vùng cũng như từ các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn của cả nước.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong phát triển công nghiệp ở trên xuất phát từ nhiều

nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân khách quan và những nguyên

nhân chủ quan.

Một là, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quảng Nam có nhiều

yếu tố không thuận lợi cho phát triển công nghiệp như vị trí địa lý ở xa hai

trung tâm kinh tế lớn là thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp, cũng là các

trung tâm cung cấp các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, cung cấp nguồn

nhân lực chất lượng cao. Giao thông chưa thật thuận tiện, cảng biển và cảng

hàng không còn chưa phát triển.

Hai là, các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan

đến phát triển công nghiệp còn nhiều bất cập, chồng chéo. Định hướng phát

triển công nghiệp của quốc gia chưa rõ, còn lúng túng. Nhiều năm liền chiến

lược phát triển công nghiệp còn loay hoay xác định lĩnh vực ưu tiên, mũi

Page 110: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

103

nhọn, ảnh hưởng tới định hướng phát triển công nghiệp của các địa phương,

trong đó có Quảng Nam. Chính sách phát triển công nghiệp hay thay đổi,

thiếu nhất quán, điển hình như chính sách phát triển công nghiệp ô tô luôn

loay hoay giữa định hướng phát triển mạnh số lượng hay hạn chế số lượng

để phù hợp với hạ tầng,...

Ba là, phân cấp cho cấp tỉnh còn hạn chế nên chưa phát huy được tính

năng động, sáng tạo của cấp tỉnh, một mặt kéo theo tình trạng phụ thuộc vào

trung ương, dựa dẫm, ỉ lại vào trung ương, mặt khác, khiến cho lãnh đạo tỉnh

khó chủ động trong phát triển công nghiệp như mong muốn.

Bốn là, nguồn vốn ngân sách của Quảng Nam hạn chế, trong khi nguồn

vốn đầu tư từ ngân sách trung ương thấp nên điều kiện đầu tư phát triển công

nghiệp của tỉnh bị hạn chế.

Năm là, nhận thức về phát triển công nghiệp của tỉnh trong một số thời

điểm trước đây chạy theo số lượng, qui mô, thành tích tăng trưởng dẫn đến

chưa có sự tính toán, thẩm định, lựa chọn kỹ về nhà đầu tư, về ngành công

nghiệp, về công nghệ sản xuất. Do đó, một số dự án đầu tư chưa đảm bảo qui

định về môi trường, có trình độ công nghệ không cao, hiệu quả lan tỏa thấp,...

Sáu là, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có liên quan đến phát triển

công nghiệp còn có hạn chế về nhận thức, trình độ, tầm nhìn và kinh nghiệm

dẫn đến chất lượng xây dựng qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công

nghiệp chưa cao, nhiều trường hợp còn chủ quan, duy ý chí, khả năng dự báo

tình hình thấp. Đội ngũ công chức thực thi các chủ trương, chính sách, kế

hoạch, qui hoạch còn hạn chế trình độ, chưa thật kiên quyết, kỷ luật, còn

nhiều thói quen, tác phong quản lý hành chính kiểu cũ, chưa quen với quản lý

nhà nước theo hướng kiến tạo, phục vụ.

Bảy là, tỉnh còn thiếu sự mạnh dạn, quyết đoán, nhiệt huyết trong phát

triển công nghiệp, chưa truyền được nhiệt huyết đến các nhà đầu tư, các nhà

doanh nghiệp công nghiệp. Chưa mạnh dạn đề xuất cơ chế đột phá để phát

triển công nghiệp của tỉnh.

Page 111: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

104

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM

4.1. DỰ BÁO, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP QUẢNG NAM

4.1.1 Dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội, cơ hội và thách thức đối với

phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

4.1.1.1 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và cả nước

Thời kỳ từ nay đến 2025 là thời kỳ Việt Nam tiếp tục thực hiện chiến

lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 và tiếp theo sẽ thực hiện Chiến lược

phát triển kinh tế xã hội 2021 – 2030. Đây cũng là thời kỳ dự báo có những

thay đổi lớn về kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, ảnh hưởng tới phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Trên bình diện quốc tế, mặc dù có những biến động chính trị ở một số

nước phát triển với sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, nhưng

xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa kinh tế sẽ vẫn tiếp tục. Cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 dự báo sẽ tạo ra những đột phá mới về khoa học công nghệ và nhờ

đó, kinh tế thế giới nhiều khả năng sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn thập

kỷ vừa qua với những động lực tăng trưởng mới do công nghệ tạo ra.

Ở trong nước tình hình kinh tế xã hội từ nay tới 2020 dự báo sẽ chưa có

nhiều thay đổi.

Tăng trưởng khó đạt tốc độ tăng cao trên 7%/năm nhưng sẽ vẫn có khả

năng duy trì ở mức từ 6-6,5%/năm. Về cơ bản tăng trưởng vẫn dựa chủ yếu

vào vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Việc chuyển đổi mô hình tăng

trưởng và tái cơ cấu kinh tế dự kiến sẽ diễn ra nhanh hơn giai đoạn 2011-2015

nhưng những thay đổi, nếu có, chỉ có thể phát huy tác dụng sau năm 2020.

Nếu không có cú sốc lớn từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế toàn

Page 112: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

105

cầu, sốc giá dầu tăng cao hay chiến tranh thì nhiều khả năng môi trường

kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định, lạm phát thấp ở mức trung

bình không quá 5%; nợ công ở mức cao nhưng vẫn trong khả năng kiểm soát

và trả nợ.

Tái cơ cấu nền kinh tế sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn giai đoạn trước, đặc biệt

là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu các tổ

chức tín dụng, tái cơ cấu ngân sách nhà nước và nợ công, tái cơ cấu nông

nghiệp. Đây là những lĩnh vực đã và đang thực hiện tái cơ cấu, đồng thời nếu

không sớm đẩy nhanh tái cơ cấu thì sẽ đặt ra các thách thức rất lớn cho sự

tăng trưởng và phát triển.

Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển công nghiệp vẫn tiếp tục được

đẩy mạnh, tuy nhiên, thẩm định đầu tư, lựa chọn đầu tư và kiểm soát các vấn

đề môi trường sẽ được thực hiện chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tăng trưởng và

phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao hơn so với thời gian trước đây. Cũng

chính vì thế, việc phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng nhiều tài

nguyên, dễ gây ô nhiễm môi trường sẽ khó khăn hơn.

Giai đoạn 2021-2025 dự kiến sẽ là thời kỳ phát triển cao của cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 với nhiều đột phá về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân

tạo, internet vạn vật, công nghệ nano, công nghệ sinh học và năng lượng mới.

Điều này cũng sẽ giúp kinh tế thế giới và trong nước tăng trưởng cao hơn, nếu

chúng ta có khả năng tận dụng những cơ hội do cách mạng công nghiệp tạo

ra, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghệ cao, sử dụng ít tài

nguyên, xanh, sạch, giá trị gia tăng cao.

Trong bối cảnh đó, dự báo kinh tế tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục tăng

trưởng tốt với mức tăng trưởng GDP bình quân tới năm 2020 khoảng

12%/năm. Năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế có chuyển biến tích cực

hơn, chính trị xã hội ổn định,đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Cơ sở

hạ tầng tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, đặc biệt là đường bộ cao tốc,

đường bộ Bắc Nam và các đường tỉnh lộ, huyện lộ. Giáo dục, y tế sẽ tiêp tục

Page 113: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

106

được đầu tư, nâng cao khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng. Sự phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm tới sẽ tạo ra những cơ hội và thách

thức đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

4.1.1.2Cơ hội và thách thức đối với phát triển công nghiệp trên địa

bàn tỉnh Quảng Nam

Cơ hội:

- Quảng Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng

Nam vào ngày 26/3/2017 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị

không chỉ thu hút được 33 dự án đầu tư với tổng số vốn 15.8 tỷ USD mà còn

giúp nâng cao vị thế của Quảng Nam trong con mắt của nhà đầu tư và do đó,

tỉnh sẽ có cơ hội lớn hơn trong thu hút đầu tư nói chung và đầu tư phát triển

công nghiệp nói riêng trong tương lai.

- Nhu cầu đối với các sản phẩm chủ lực của Quảng Nam như ô tô, chế

biến thực phẩm tăng nhanh trong những năm qua và dự báo sẽ còn tăng mạnh

trong những năm tới do thu nhập bình quân của người dân tăng, giá ô tô đang

có xu hướng giảm sẽ tạo điều kiện cho cho các ngành này phát triển mạnh.

- Quảng Nam có cơ hội phát triển công nghiệp khai thác khí và điện khí

sau khi Tổng công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Công ty dầu mỏ

Exxon Mobil Mỹ ký thỏa thuận khung phát triển dự án và thỏa thuận khung

hợp đồng bán khí mỏ Cá Voi Xanh, dự kiến đặt tại huyện Núi Thành, Quảng

Nam. Dự án sẽ cung cấp nguồn khí thiên nhiên quan trọng cho nhu cầu phát

điện, hóa dầu và phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các địa

phương trong vùng.

- Môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh đang được cải thiện. Kết

cấu hạ tầng giao thông đang được đầu tư mạnh mẽ, kết nối Quảng Nam với

Đà Nẵng, các tỉnh trong khu vực và cả nước tạo điều kiện cho phát triển

công nghiệp.

- Thành công của Trường Hải và khu kinh tế mở Chu Lai và một số

Page 114: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

107

doanh nghiệp khác sẽ kéo theo sự phát trỉển của nhiều ngành công nghiệp,

đồng thời cũng làm tăng niềm tin cho các doanh nghiệp đầu tư vào Quảng

Nam rằng họ hòan toàn có thể thành công.

Thách thức:

Bên cạnh cơ hội, phát triển công nghiệp Quảng Nam vẫn phải đối mặt

với nhiều thách thức:

Một là, Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung vẫn là khu vực

có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn trong phát triển nên việc thu

hút đầu tư, phát triển công nghiệp vẫn hạn chế hơn một số địa phương khác.

Hai là, mặc dù Chính phủ có cam kết phát triển ngành công nghiệp ô tô

trong nước, nhưng trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, với việc giảm

và tiến tới miễn thuế nhập khẩu sẽ khiến ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong

nước phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập khẩu, đặc biệt

là nhập khẩu từ ASEAN.

Ba là, ngay trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Nam

cũng phải cạnh tranh với các địa phương khác, có điều kiện tương tự hoặc tốt

hơn như Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định. Trong những năm qua, các địa

phương này đều rất tích cực phát triển công nghiệp. Vì vậy, muốn phát triển

công nghiệp Quảng Nam, cần phải vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, phân công

với các địa phương này, hình thành các chũôi gía trị hoặc tổ hợp sản xuất theo

ngành, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm.

4.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trên cơ sở thực hiện những mục tiêu phát triển KT-XH đã được Đại

hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX thông qua, mục tiêu là đến năm

2020, Quảng Nam huy động mọi nguồn lực để đảm bảo cho sản xuất công

nghiệp phát triển nhanh, bền vững nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của tỉnh theo hướng phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, đưa Quảng

Page 115: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

108

Nam đạt mức khá ở khu vực miền Trung, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo

hướng hiện đại vào năm 2020.Tập trung đầu tư phát triển một số ngành công

nghiệp quan trọng có công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nguyên nhiên vật

liệu để tạo ra các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, chủ lực với chất lượng

cao, có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao,

đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, sử dụng nhiều lao động có sản phẩm

xuất khẩu và thân thiện với môi trường.

Từ mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể được xác định bao gồm:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp giai

đoạn 2016 - 2020 là 17%/năm và 15%/năm giai đoạn 2021-2025.

- Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP năm 2020 chiếm

46,5% (trong đó công nghiệp là 36,5% và 41%).

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt khoảng 134.130

tỷ đồng vào 2020 và 269.790 tỷ đồng vào 2025.

- Lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng 26,5% năm 2020 và 33% vào

2025 (năm 2010 là 13,4%) tương ứng với số lao động là 249.680 người vào

2020 và 346.317 người vào 2025 người [27].

- Tổng sản phẩm (GDP) bình quân đầu người đạt 2.400 vào năm 2020.

- Phủ điện đến 100% số xã và 99% số hộ trong toàn tỉnh vào 2020.

- Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2015 và 2020 tương

ứng với ngành khai khoáng: 6,6% và 5,4%; ngành chế biến: 84,9%; 84,7%;

ngành điện nước, khí đốt: 8% và 8,9% và Cung cấp nước, xử lý rác thải là

0,58 và 0,95. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành khai khoáng giai đoạn

2016-2020: 10,4%; ngành chế biến giai đoạn 2016-2020: 17,1%; ngành sản

xuất, phân phối điện nước, khí đốt giai đoạn 2016-2020: 18,5% và ngành

cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải là 26,2 vào giai đoạn

2016-2020 [27].

Page 116: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

109

4.1.3 Định hƣớng phát triển công nghiệp Quảng Nam đến 2025,

tầm nhìn 2030

Để công nghiệp Quảng Nam đạt được mục tiêu và kỳ vọng đặt ra, trong

thời gian tới cần tập trung thực hiện những định hướng sau:

Thứ nhất, tiếp tục xác định phát triển công nghiệp là động lực thúc đẩy

phát triển kinh tế xã hội Quảng Nam đến năm 2020. Công nghiệp và du lịch

là hai ngành mũi nhọn, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững, thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu ngành của Quảng Nam theo hướng tăng tỷ trọng công

nghiệp và dịch vụ.

Thứ hai, phát triển công nghiệp bền vững. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu

nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng

công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ trong giá trị

sản phẩm ngày càng cao; tăng tỷ lệ nội địa hóa; nâng cao năng suất lao động

công nghiệp và giá trị gia tăng công nghiệp tạo nhiều sảm phẩm chuỗi giá trị

có thương hiệu cạnh tranh trên thị trường thế giới và trong nước. Tập trung

phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và chủ lực như: ngành sản

xuất lắp ráp ô tô, ngành sản xuất và phân phối điện; chế biến nông - lâm- thủy

sản, thực phẩm, thức uống; dệt may - da giày; sản xuất vật liệu xây dựng;

ngành khai khoáng; công nghiệp hỗ trợ; ngành công nghiệp ứng dụng công

nghệ cao.

Thứ ba, hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng gắn với lợi

thế và nguồn lực của từng vùng để ưu tiên phát triển. Đối với cùng đồng bằng

ven biển, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, ưu tiên

công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công

nghiệp chế biến... lấy công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp khí làm

các ngành mũi nhọn kết hợp với phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tập

trung phát triển công nghiệp tại một số khu vực trọng điểm có tác động lan

tỏa, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung. Huy động nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp

Page 117: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

110

Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh, Tam Thăng, Cơ khí ô tô Chu Lai -

Trường Hải, Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Phú Xuân... để nâng cao

tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp. Đây là vùng phát triển công nghiệp động lực

của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và năm 2025.

Đối với vùng trung du, miền núi: phát triển công nghiệp chế biến nông,

lâm sản, vật liệu xây dựng... gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu. Đầu tư

xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp và hoàn thiện chính sách để

thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào khu vực nông thôn, miền núi.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu khoáng sản, vật liệu

xây dựng đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường

sinh thái. Phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công

nghiệp, làng nghề truyền thống như cơ khí, dệt thổ cẩm, mây tre đan, thủ

công mỹ nghệ,... sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu tại chỗ. Thúc đẩy xây

dựng Nhà máy Xi măng Thạnh Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn, các nhà

máy thủy điện theo quy hoạch. Từng bước hình thành khu, cụm công nghiệp

chế biến nguyên liệu cao su, bột giấy và các nhà máy sản xuất vật liệu xây

dựng không nung...

Thứ tư, huy động vốn từ nhiều nguồn đầu tư vào phát triển công nghiệp

và các khu cụm công nghiệp, các khu dân cư, khu đô thị vệ tinh cho công nghiệp.

Tích cực triển khai công nghệ, đào tạo thu hút nguồn nhân lực. Xây dựng và

thực hiện kế hoạch đào tạo lao động các cấp đảm bảo trình độ chuyên môn kỹ

thuật và quản lý trong phát triển sản xuất công nghiệp.Hỗ trợ xây dựng và quảng

bá các thương hiệu mạnh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Thứ năm, ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng và các ngành

công nghiệp có công nghệ cao. Các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn.

Phối hợp đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh,

cụm công nghiệp các huyện thành phố; tổ chức xúc tiến đầu tư vào các khu,

cụm công nghiệp, hạn chế việc xây dựng các cơ sở sản xuất ngoài khu, cụm

nhằm thuận lợi hơn trong việc cung cấp kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả

Page 118: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

111

sản xuất và kiểm soát môi trường. Hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực

nhằm đáp ứng cao cho công cuộc phát triển công nghiệp.

Thứ sáu, gắn định hướng phát triển công nghiệp với các ngành khác.

Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu từ nông nghiệp nhằm đảm bảo

nguyên liệu đầu vào như sắn, dứa, điều, thủy hải sản, gỗ, cao su, keo... nhằm

bảo đảm công nghiệp chế biến.Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ phát

triển công nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và hàng tiêu

dùng. Mở rộng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân lực có chất

lượng cho phát triển công nghiệp, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Thúc đẩy

chuyển dịch nhanh, hiệu quả cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao

động công nghiệp.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM TỚI

NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp

Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp Quảng Nam

trong thời gian tới cần xác định cụ thể những ngành công nghiệp chủ lực, có

vị trí chi phối đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân, sản phẩm đáp ứng các

nhu cầu đặc biệt thiết yếu với quốc kế dân sinh. Quy hoạch hướng tới thúc

đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa -

hiện đại hóa, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Quy

hoạch phát triển công nghiệp cần phù hợp với nhu cầu khách quan và xu

hướng tăng trưởng của nền kinh tế.

Quy hoạch các ngành công nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển

vùng để ưu tiên đầu tư phát triển theo lợi thế của từng vùng. Thường xuyên rà

soát, điều chỉnh các quy hoạch đã có và xây dựng mới các quy hoạch còn

thiếu, xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, vùng nguyên

liệu, cơ sở hạ tầng dùng chung cho phát triển công nghiệp. Chú trọng quản lý

quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ;kịp thời điều

chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình

Page 119: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

112

phát triển. Bên cạnh việc bố trí đủ nguồn vốn ngân sách, vốn FDI, ODA…

theo kế hoạch, cần chú trọng khai thác các nguồn vốn từ quỹ đất, vốn ứng

trước của các doanh nghiệp, chủ động xác định dự án kêu gọi, vận động thu

hút các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát

triển công nghiệp.

Việc xác định những ngành công nghiệp chủ lực cần đảm bảo đó là

những ngành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, tăng trưởng nhanh,

tạo vị thế vững chắc và khả năng cạnh tranh cao, đóng góp tích cực vào mối

liên kết vùng và tiến trình hội nhập; đi vào mũi nhọn của tiến bộ khoa học

công nghệ, các hướng công nghệ tương lai phù hợp với xu thế thời đại và địa

phương có điều kiện phát triển.

Như vậy, các ngành công nghiệp được ưu tiên tiên phát triển của

Quảng Nam cần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trong thời gian

tới, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp tập trung vào những nội dung

chính sau:

- Quy hoạch ngành gắn với vùng kinh tế để ưu tiên đầu tư phát triển

theo lợi thế của từng vùng. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy hoạch

đã có và xây dựng mới các quy hoạch còn thiếu, xây dựng quy hoạch chi tiết

các khu, cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu; cơ sở hạ tầng dùng chung cho

phát triển công nghiệp. Phát triển các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu ổn định

cho các ngành công nghiệp cơ bản.

- Quy hoạch phát triển công nghiệp cần định hướng về nội dung, lộ

trình phát triển của từng ngành công nghiệp, các chương trình đầu tư và các

giải pháp tổ chức thực hiện. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công

tác quy hoạch, là cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng kế hoạch trung hạn

và kế hoạch hàng năm.

- Rà soát lại các quy hoạch chi tiết đã triển khai, điều chỉnh cho phù

hợp với thực tế để trình duyệt, đồng thời tiến hành một số các quy hoạch

mớiđể phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng

Page 120: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

113

các quy hoạch thực hiện dự án. Mặt khác, cần thường xuyên coi trọng công

tác quản lý quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ, bổ

sung kịp thời các phát sinh trong quá trình phát triển.

- Cơ cấu lại sự phân bố công nghiệp theo các vùng, lãnh thổ: Hình

thành các Trung tâm công nghiệp theo vùng gắn với lợi thế và nguồn lực của

từng vùng để ưu tiên phát triển: Đối với cùng đồng bằng ven biển, tiếp tục

đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, ưu tiên công nghiệp sạch,

công nghệ cao, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp chế biến... lấy

công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp khí làm các ngành mũi nhọn

kết hợp với phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tập trung phát triển công

nghiệp tại một số khu vực trọng điểm có tác động lan tỏa, phù hợp với định

hướng phát triển của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Huy động

nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam

Hiệp, Tam Anh, Tam Thăng, Cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Điện Nam -

Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Phú Xuân... để nâng cao tỷ lệ lấp đầy khu công

nghiệp. Đây là vùng phát triển công nghiệp động lực của tỉnh Quảng Nam đến

năm 2020 và năm 2025.

Đối với vùng trung du, miền núi của tỉnh: phát triển công nghiệp chế

biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng... gắn với việc quy hoạch vùng nguyên

liệu. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp và hoàn thiện

chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào khu vực nông

thôn, miền núi. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu

khoáng sản, vật liệu xây dựng đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên,

bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, ngành

nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống như cơ khí, dệt thổ cẩm,

mây tre đan, thủ công mỹ nghệ,... sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu tại

chỗ. Thúc đẩy xây dựng Nhà máy Xi măng Thạnh Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện

Nông Sơn, các nhà máy thủy điện theo quy hoạch. Từng bước hình thành khu,

cụm công nghiệp chế biến nguyên liệu cao su, bột giấy và các nhà máy sản

Page 121: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

114

xuất vật liệu xây dựng không nung...

- Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên vật liệu của

các ngành CN - TTCN phần lớn là nguyên liệu tại chỗ, gắn bó với nguồn tài

nguyên, khoáng sản của Quảng Nam. Tuy vậy, việc duy trì và phát triển

chúng gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ hầu như chỉ mới đủ

cung cấp cho sản xuất ở quy mô nhỏ (sắn, thủy hải sản, chế biến gỗ,

VLXD...) và không đủ để mở rộng sản xuất với quy mô lớn nên còn phụ

thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp từ các địa phương khác và cả thị trường

nước ngoài. Trên phương diện tổng thể cần xây dựng kế hoạch sản xuất gắn

với kế hoạch khai thác và cung ứng nguyên, nhiên vật liệu. Trước mắt, cần

tăng cường công tác thăm dò, điều tra tài nguyên để phát triển ngành chế

biến bền vững, hiệu quả. Cần xây dựng các vùng nguyên vật liệu tập trung

trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, đồng

thời phải tiêu chuẩn hóa các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản

phẩm và tiết kiệm cho sản xuất. Quy hoạch lại vùng nuôi trồng, đánh bắt hải

sản; trồng mới các loại cây công nghiệp để cung ứng nguyên liệu như: sắn,

cây keo, cao su… Khuyến khích, tạo điều kiện cho người sản xuất nguyên

liệu được tham gia góp vốn với nhà máy.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư, huy

động tổng hợp các nguồn lực cho sự phát triển. Cần chú trọng khai thác các

nguồn vốn từ quỹ đất, vốn ứng trước của các doanh nghiệp, chủ động xác

định dự án kêu gọi, vận động các nguồn vốn có tính chất ngân sách, vốn FDI,

ODA… để bố trí đủ vốn theo kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

4.2.2. Thu hút vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp và nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn

Để đạt được các mục tiêu phát triển công nghiệp đề ra, cần phải có một

lượng vốn đầu tư tương đối lớn, kể cả đầu tư cho sản xuất cũng như đầu tư hạ

tầng kỹ thuật. Trong khi đó nguồn vốn ngân sách của tỉnh, vốn của các doanh

nghiệp trên địa bàn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với yêu cầu. Chính vì vậy, khai

Page 122: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

115

thác nội lực và huy động ngoại lực với bước đi phù hợp để tạo nguồn phát

triển. Gắn phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với phát triển khu

đô thị mới. Sử dụng cơ chế quỹ đất để phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao đất đã

quy hoạch đô thị cho các nhà đầu tư để tạo nguồn hỗ trợ cho xây dựng kết cấu

hạ tầng kỹ thuật ở những khu, cụm công nghiệp, làng nghề phát triển công

nghiệp. Mặt khác, tạo cơ chế thoáng mở thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Việc huy động vốn được thực hiện từ các nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách

trung ương, tín dụng nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn ODA, vốn FDI... Bố

trí kế hoạch hoá vốn đầu tư bảo đảm qui mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu

kinh tế vùng lãnh thổ phù hợp định hướng cơ cấu vùng và trọng điểm kinh

tế.Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn từ 2015 đến 2025 dự

kiến 169.366,146 nghìn tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn từ ngân sách: 11.160 tỷ đồng, chiếm 6,59% trong tổng vốn đầu

tư toàn ngành. Trung ương cần có một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi

như: hỗ trợ về vốn từ ngân sách Nhà nước cho các dự án quan trọng, chính

sách huy động các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển và tiếp nhận viện

trợ... giúp cho Quảng Nam đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ

tầng phúc lợi của tỉnh trong thời kỳ ngân sách tỉnh chưa đủ khả năng thực

hiện phần phân cấp đầu tư và cho phép tỉnh phát hành trái phiếu chính quyền

địa phương, trái phiếu công trình để đầu xây dựng kết cấu hạ tầng theo đúng

quy định pháp luật.

- Vốn liên doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài: 35.400 tỷ đồng, chiếm

gần 20,9%, đây là nguồn vốn quan trọng cần thiết cho phát triển kinh tế của

tỉnh. Để huy động được nguồn vốn FDI và liên doanh từ nước ngoài, cần phải

đẩy mạnh tiếp thị hoạt động đầu tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, hoàn

chỉnh và phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật có tay

nghề cao, kiện toàn và ổn định hệ thống pháp lý.

- Vốn tư nhân: 16.126,146 tỷ đồng, chiếm 9,52%. Để thu hút nguồn

vốn này, cần phải có chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển

Page 123: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

116

ở một số ngành công nghiệp như: bàn giao mặt bằng; miễn, giảm tiền sử dụng

đất, thuê đât; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... trong những năm đầu

hoạt động và hỗ trợ mạnh hơn đối với các dự án đầu tư vào các vùng khó

khăn. Thực tế cho thấy, các dự án đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước đã

làm thay đổi diện mạo một số ngành công nghiệp như: may, da giày, vật liệu

xây dựng, lắp ráp ô tô... góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu

kinh tế tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn. Nghiên

cứu hình thành các hình thức liên doanh liên kết giữa tỉnh Quảng Nam với các

doanh nghiệp hiện có trong nước nhằm thực hiện một số dự án ưu tiên trong

các khu, cụm công nghiệp.

- Vốn vay: 106.240 tỷ đồng, chiếm 62,73%. Muốn có nguồn vốn này

cần xây dựng các dự án khả thi, chi tiết, phù hợp để phát triển sản xuất, trên

cơ sở tính toán hiệu quả để thu hút các nguồn vốn vay tín dụng. Ưu tiên các

nguồn vốn này cho các dự án phát triển các ngành chủ lực, mũi nhọn; các

ngành tạo sản phẩm hàng hóa như chế biến thủy sản, dêt may - da giày, vật

liệu xây dựng, nguyên liệu giấy...; các dự án đổi mới công nghệ cho các cơ sở

sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đề xuất với các nguồn vốn tín dụng để các dự án được vay dài hạn, vốn tín

dụng từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư Quốc gia....

Riêng nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ năm 2015 đến 2025 với

tổng vốn đầu tư dự kiến là 51.540 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng từ 80% nguồn

vốn huy động từ nguồn khai thác quỹ đất các đô thị; từ nguồn ứng trước đầu

tư của các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng; nguồn từ cơ chế xin để lại từ

các khu công nghiệp, cụm CN; nguồn vốn hỗ trợ ban đầu của Trung ương để

đầu tư tạo nguồn cân đối ngân sách; nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và

chương trình mục tiêu hằng năm,... Khu vực nông thôn, miền núi ưu tiên vốn

đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cụm CN nhỏ, vùng nguyên liệu tạo lợi thế khai

thác tiềm năng phù hợp từng vùng.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, phải có nhiều giải pháp tích

Page 124: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

117

cực, phát huy nội lực của các thành phần kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn trước mắt, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

* Nguồn vốn ngân sách nhà nước:

Nguồn vốn ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết

định các công trình trọng điểm và hỗ trợ các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh

còn hạn chế, thì giải pháp khả thi để thu hút nguồn vốn là:

Thứ nhất, tích cực khai thác nguồn vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn

tỉnh. Căn cứ quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của Chính phủ, tỉnh tạo điều

kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, qua đó đẩy nhanh tiến độ đầu tư các

công trình trọng điểm quốc gia; đồng thời có giải pháp khai thác các cơ hội

mở ra khi các công trình này hoàn thành một cách có hiệu quả vì sự phát triển

của địa phương cũng như vì lợi ích quốc gia.

Thứ hai, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, bổ sung vốn ngân sách địa

phương cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương có quy mô

nhỏ, giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là tập trung cho phát triển

kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh (các khu đô thị, đường nội tỉnh, khu công

nghiệp, cấp nước...), các khu sản xuất nguyên liệu tập trung; đồng thời, trích

một phần đáng kể vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp theo

chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.

Thứ ba, Sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn chương trình mục tiêu

và vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương để phát triển hạ tầng xã

hội, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực.

Thứ tư, khai thác các nguồn lực của địa phương, bổ sung vốn cho đầu

tư phát triển. Trong đó chú trọng khai thác vốn từ quỹ đất để xây dựng kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội.

* Nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước:

Đây là nguồn vốn nhà nước cho các chủ thể kinh tế vay đầu tư phát

Page 125: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

118

triển sản xuất kinh doanh với những điều kiện ưu đãi theo định hướng của nhà

nước và được sử dụng vào những mục tiêu nhất định, trên những địa bàn nhất

định. Trong khi nguồn vốn tích luỹ của các chủ thể kinh tế trên địa bàn còn

thấp thì nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước là một nguồn lực quan trọng.

Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế tiếp cận

nguồn vốn này, bao gồm: xây dựng kế hoạch định hướng trên cơ sở phân tích,

dự báo thị trường, lập quy hoạch phát triển, hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các

dự án khả thi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư.

* Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư:

Nguồn vốn này có nguồn gốc từ thu nhập của dân cư hoặc hoạt động

kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Hoạt động đầu tư này thường rất năng

động, thích ứng với cơ chế thị trường và thường đầu tư vào các lĩnh vực kinh

doanh mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy, cần chú trọng khai thác nguồn vốn này,

tạo môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn để các chủ thể kinh tế yên tâm đầu tư

lâu dài. Mặt khác, cần thực hành tiết kiệm nhằm dồn sức cho đầu tư phát

triển, phát triển các hình thức công ty cổ phần, hợp tác xã để thu hút các

nguồn vốn nhàn rỗi và rãi rác trong dân cư cho đầu tư phát triển.

* Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là nguồn bổ sung vốn đầu tư quan

trọng, là con đường để chuyển giao công nghệ tiên tiến, mở rộng thị trường và

tạo nhiều việc làm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua đã góp

phần đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng công nghiệp.

4.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp

Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải đổi mới cơ chế,

chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh công

nghiệp trên cơ sở pháp luật hiện hành. Trong thời gian tới, Quảng Nam cần

hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp theo hướng:

- Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi cho các dự án cần

Page 126: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

119

khuyến khích đầu tư và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên cơ sở

vận dụng tối đa các cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất được Nhà nước cho áp

dụng đối với các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn.Thực hiện mức giá cho thuê đất thấp nhất đối với các dự án đầu

tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công

nghiệp hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, ban

hành chính sách hỗ trợ để thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi

về làm việc lâu dài tại các khu công nghiệp, khu Kinh tế mở Chu Lai.

- Ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở cho người lao động làm việc tại các

Khu, cụm công nghiệp và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư

xây dựng nhà ở cho công nhân. Ngoài ra, phải có chính sách hỗ trợ ưu đãi phù

hợp với đặc điểm từng ngành đối với từng doanh nghiệp.

- Cần có chính sách đặc thù đối với Trung tâm cơ khí ô tô (đưa vào

danh mục dự án đặc biệt quan trọng Quốc gia, miễn thuế trong 30 năm đầu

tiên với các dự án thuộc Trung tâm, giảm thuế thu nhập...). Đây là dự án tạo

tiền đề quan trọng cho ngành công nghiệp ở Quảng Nam phát triển trong thời

gian tới.

Ngoài ra, Quảng Nam cũng cần hoàn thiện một số chính sách như

chính sách đất đai, chính sách phát triển thị trường, xúc tiến thương mại… tạo

điều kiện hỗ trợ thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển.

+ Về chính sách đất đai: Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đất đai

trên địa bàn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu

cầu thuê đất để sản xuất kinh doanh công nghiệp trên cơ sở đảm bảo thực hiện

Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

+ Chính sách về phát triển thị trường: Để mở rộng và tìm kiếm thị

trường có hiệu quả, cần quán triệt coi trọng và đáp ứng tốt các nhu cầu

của thị trường trong nước, đặc biệt là nhu cầu của khu vực Miền trung và

Tây nguyên.

Page 127: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

120

+ Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và các biện pháp kích cầu

bằng nhiều kênh. Tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, tăng cường các

hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát phát triển thị trường. Tranh thủ tối

đa thị trường nước ngoài từ các doanh nghiệp FDI.

Một số chính sách cụ thể có thể triển khai trong giai đoạn trước mắt

nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp Quảng Nam, bao gồm:

+ Xây dựng chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công

nghiệp, kích cầu, sản xuất hàng xuất khẩu... hỗ trợ cơ sở sản xuất tiếp cận

thương mại điện tử.

+ Có chính sách bước đi cụ thể để mở rộng và làm chủ thị trường trong

và ngoài nước của doanh nghiệp; Trước mắt tập trung cho thị trường nội địa,

tiếp đến là các thị trường nước ngoài. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Hội

chợ, hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

+ Tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm,

nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào

xuất khẩu, đồng thời chú trọng sản xuất các sản phẩm mới thay thế hàng

nhập khẩu.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong tỉnh,

trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động

quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi hữu hiệu, hậu mãi... tăng cường sử dụng

công cụ thương mại điện tử...

4.2.4. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng

Một trong những giải pháp ưu tiên nhằm thúc đẩy phát triển công

nghiệp trong thời gian tới của Quảng Nam là phát triển nguồn nhân lực đủ về

số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của các loại hình

doanh nghiệp công nghiệp. Để nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đặt ra, cần

thực hiện đồng bộ các giải pháp về đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả sử dụng

nguồn nhân lực và các biện pháp thu hút nguồn lực về Quảng Nam.

Page 128: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

121

Thứ nhất, các giải pháp về đào tạo nghề

- Quy hoạch và phát triển mạng lưới trường dạy nghề đảm bảo đủ

năng lực đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu phát triển

Cần tiến hành rà soát điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đào tạo

trung học và dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo hướng đào tạo phải gắn với yêu

cầu, mục tiêu của sự phát triển. Tiếp tục đầu tư đồng bộ, nâng cấp một số

trường dạy nghề hiện có với các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo đến năm

2015 - 2020 số trường dạy nghề đạt chuẩn, số người được đào tạo có việc làm

ngay có tỷ lệ cao hơn.

Huy động nhiều nguồn lực khác nhau cho đào tạo nghề. Tăng cường

hợp tác quốc tế về dạy nghề, sớm xây dựng hoàn thành trường dạy nghề tổng

hợp tỉnh theo hướng đào tạo đa ngành, đáp ứng yêu cầu đào tạo công nhân kỹ

thuật cho các ngành công nghiệp; đồng thời cần tập trung vốn ngân sách, đầu

tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề hiện có.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề. Khuyến khích, huy động và

tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển dạy nghề, tạo cơ hội cho mọi

người có nhu cầu được học nghề phù hợp với trình độ và điều kiện cụ thể của

mình. Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các

ngành, các địa phương, khu công nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, tạo điều

kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất dạy nghề, hỗ trợ kinh

phí cho người học, tiếp nhận học sinh đến thực tập và tiếp nhận học sinh tốt

nghiệp vào làm việc.

Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân mở các cơ sở dạy nghề ngoài

công lập. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các trường, lớp dạy

nghề theo mô hình đào tạo vừa học vừa làm tại các doanh nghiệp nhằm tăng

cường nâng cao tay nghề cho học sinh ngay trong quá trình đào tạo; hỗ trợ

các làng nghề, nghệ nhân, thợ cả trong việc đào tạo truyền nghề.

- Dự báo nhu cầu lao động kỹ thuật trong từng giai đoạn. Trên cơ sở kế

hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn, Quảng Nam cần dự báo nhu cầu

Page 129: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

122

lao động kỹ thuật trong trung và dài hạn, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch

đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu. Gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc

làm, tăng cường kế hoạch đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, bố

trí ngân sách thoả đáng, hỗ trợ kinh phí cho lao động học nghề, nhất là con

em đồng bào dân tộc, các đối tượng chính sách và hỗ trợ đào tạo nghề cho các

doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất. Thực hiện liên kết giữa

đào tạo và sản xuất để một mặt tận dụng trang thiết bị, công nghệ sẵn có, mặt

khác giúp cho học viên làm quen với vị trí lao động sau này.

Trong thời gian trước mắt, cần tập trung vào đào tạo đội ngũ công nhân

kỹ thuật, nhất là công nhân kỹ thuật bậc cao sử dụng thiết bị công nghệ hiện

đại, đội ngũ quản lý và các chủ doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp chủ động trong cạnh tranh và hội nhập. Tranh thủ các nguồn tài trợ

của nước ngoài về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Song song với nội dung đào tạo, việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả

nguồn nhân lực đang là một trong những nội dung cần quan tâm nhằm thúc

đẩy phát triển công nghiệp Quảng Nam. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu

quả sử dụng nguồn lực, Quảng Nam cần thực hiện một số nội dung sau:

- Giáo dục tác phong và thái độ của người lao động đối với công việc.

Bên cạnh trình độ chuyên môn, tác phong và thái độ của người lao động đối

với công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất lao động. Xây dựng những

tiêu chuẩn chung và những quy định mang tính bắt buộc đối với từng nhóm

ngành nghề, từng bước xây dựng ý thức và văn minh công nghiệp.

- Gắn trách nhiệm với công việc được giao, đồng thời có chế độ đãi ngộ

thỏa đáng. Cần thực hiện trả lương theo hiệu quả công việc mà người lao

động đóng góp, từ đó xây dựng nhận thức thu nhập cao do chính sự đóng góp

của chính bản thân họ quyết định. Tránh tình trạng người lao động do thu

nhập thấp phải từ bỏ công việc chuyên môn để làm công việc không liên quan

đến ngành nghề được đào tạo, gây lãng phí cho xã hội.

Page 130: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

123

- Rà soát điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đào tạo và dạy nghề trên

địa bàn tỉnh theo hướng đào tạo phải gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự phát

triển. Củng cố các trường và trung tâm dạy nghề để đẩy mạnh công tác đào

tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Tiếp tục đầu tư

đồng bộ, nâng cấp một số trường dạy nghề hiện có với các trang thiết bị hiện

đại. Có chính sách khuyến khích thu hút nhân tài về làm việc tại Quảng Nam

nói chung trong đó có ngành công nghiệp.

- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực. Tập

trung đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhất là công nhân kỹ thuật bậc cao

sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại. Nâng cao chất lượng các trung tâm giáo

dục thường xuyên các huyện, thành phố. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc

tế về đào tạo công nhân kỹ thuật. Tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài

về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao, cán bộ quản lý và các chủ

doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo điều kiện cho doanh

nghiệp chủ động phát triển sản xuất kinh doanh.

- Triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động khu vực nông

thôn, tổ chức đào tạo các ngành dệt, may, giày, mây tre đan, tiểu thủ công

nghiệp truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn nhằm chuyển dịch

cơ cấu lao động và chuyển dịch các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động về

địa bàn nông thôn.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã qua đào tạo bằng nhiều biện

pháp, trong đó chú trọng phát triển thị trường lao động, minh bạch hoá các

thủ tục tuyển dụng, ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ Luật lao động và

mở các hội chợ việc làm. Những thông tin chính xác đầy đủ của thị trường lao

động sẽ điều chỉnh quan hệ cung - cầu lao động phù hợp, tránh hiện tượng

thừa thiếu giả tạo, gây nên lãng phí hoặc sử dụng người không đúng việc.

- Các doanh nghiệp công nghiệp cần từng bước xây dựng tiêu chí đối

với các vị trí quản lý trong công ty, doanh nghiệp để tạo động lực khuyến

khích người lao động nỗ lực phấn đấu.

Page 131: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

124

Thứ ba, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng về Quảng Nam

Bên cạnh việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hiện có, Quảng Nam

cũng cần có chiến lược dài hạn và các kế hoạch cụ thể nhằm thu hút nguồn

nhân lực có chất lượng cao. Hiện nay có xu hướng nguồn nhân lực được đào

tạo cơ bản đang đổ về các thành phố lớn với quy mô ngày càng lớn do bị hấp

dẫn nhiều yếu tố. Để hạn chế tình trạng này tỉnh cần có giải pháp hợp lý để

thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết nhằm vào đối tượng là con

em quê hương Quảng Nam để phục vụ cho chính sách phát triển công nghiệp.

Mặc dù đã triển khai một số biện pháp thu hút nguồn nhân lực chất

lượng cao bằng khuyến khích vật chất nhưng kết quả mà Quảng Nam đạt

được chưa tương xứng với kỳ vọng. Để thu hút nguồn nhân lực chất lượng

cao, bên cạnh chế độ lương, thưởng tương xứng, cần có một môi trường làm

việc phù hợp, cơ hội thăng tiến minh bạch và được tôn trọng.

Sử dụng nhiều hình thức linh hoạt để thu hút lao động chất lượng cao

về Quảng Nam. Bên cạnh những biện pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực này

về sinh sống và làm việc tại Quảng Nam, cần một cơ chế linh hoạt hơn như

việc tạo cơ chế trao đổi thông tin để họ đóng góp cho sự phát triển công

nghiệp Quảng Nam mà không nhất thiết phải về địa phương sinh sống và làm

việc. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

quản lý kinh tế, khoa học - công nghệ. Chọn xét trợ cấp học bổng cho sinh

viên giỏi, xuất sắc là con em Quảng Nam và có chính sách ưu tiên bố trí công

tác cho các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhằm trẻ hoá đội ngũ.

Thứ tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp

Kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật

trong nền kinh tế có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện

chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra

bình thường, liên tục. Vì vậy phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của kết

cấu hạ tầng đối với sự nghiệp phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam, vấn đề

tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Page 132: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

125

cần được quan tâm đẩy mạnh. Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư hàng

năm, trong những năm đến, ngành công nghiệp cần tiếp tục có giải pháp huy

động nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài

nước. Trong đó, ngân sách Nhà nước chỉ có thể đầu tư cho các lĩnh vực, công

trình trọng điểm, các vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn; còn lại sẽ

thực hiện xã hội hóa, thông qua các cơ chế khuyến khích các cá nhân, tổ chức,

doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng, quy hoạch. Chỉ

có giải pháp như vậy mới đáp ứng nhu cầu của thời kỳ tăng tốc đưa Quảng

Nam phát triển nhanh và bền vững theo hướng hiện đại.

Các dự án hạ tầng quan trọng đã được hình thành như: Đường vào sân

bay Chu Lai, cầu cảng số 2 cảng Kỳ Hà, đường nối cảng Tam Hiệp với đường

cao tốc, đường ven biển, đầu tư hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc để

phục vụ nhà đầu tư, đặc biệt đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công

nghiệp để kêu gọi đầu tư.

Trong giai đoạn 2015 đến 2017, tập trung huy động mọi nguồn lực đầu

tư và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bằngđểhoàn chỉnh hạ tầng các khu công

nghiệp đã có, đặc biệt là các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế mở Chu Lai,

khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Thuận Yên, Phú

Xuân... Định hướng tại mỗi huyện, thành phố chọn một số cụm công nghiệp

để tập trung đầu tư hạ tầng theo hướng giao cho Trung tâm phát triển cụm

công nghiệp hoặc chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng quản lý để tổ chức xúc tiến

thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp. Xây dựng hạ tầng các

khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải gắn với việc phát triển hệ thống đô

thị, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, đảm bảo cân đối việc xây dựng kết cấu hạ tầng

bên trong và ngoài hàng rào của khu, cụm công nghiệp.

Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách hàng năm để phát triển đồng bộ hạ

tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu công nghiệp để tạo được sự liên kết vùng

đồng thời tập trung đầu tư hạ tầng xã hội (nhà ở, bệnh viện, nhà trẻ, chợ, khu

vui chơi ... ) để phát triển đồng bộ các hạ tầng khác, ưu tiên trước cho các khu

Page 133: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

126

công nghiệp có sử dụng nhiều lao động.

Tập trung đẩy mạnh các dự án hạ tầng then chốt như cầu Cửa Đại, hệ

thống đường ven biển, nạo vét sông Trường Giang, sông Cổ Cò, cảng Kỳ Hà,

cảng Tam Hiệp. Thúc đẩy nâng cấp sân bay Chu Lai, đường cao tốc Đà Nẵng

- Quảng Ngãi, mở rộng tuyến Quốc lộ 1A; các tuyến giao thông 14B, 14D,

14E; Nam Quảng Nam; các tuyến tỉnh lộ; đường cứu hộ, cứu nạn... Đầu tư

xây dựng, mở rộng các nhà máy cấp nước; các trạm xử lý nước; hệ thống

thông tin liên lạc; hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối điện, xây dựng

trạm nguồn bảo đảm nhu cầu cung cấp điện...

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư được chú trọng.

Chuẩn bị mặt bằng sạch cho các dự án. Thực hiện hỗ trợ giải phóng mặt bằng

cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời chào

đón các nhà đầu tư với phương châm cùng hợp tác, cùng đánh thức, khai thác

tiềm năng, tạo nguồn lực mới cho phát triển, hướng tới tương lai bền vững.

4.2.5. Giải pháp phát triển kỹ thuật, công nghệ

Đổi mới kỹ thuật công nghệ cho công nghiệp Quảng Nam là yếu tố

sống còn đối với phát triển ngành này trong thời gian tới. Tuy vậy, đổi mới

công nghệ cũng cần phù hợp với tiềm lực tài chính, trình độ nguồn nhân lực

cũng như các yêu cầu phát triển bền vững, nhất là yếu tố kinh tế và môi

trường. Trong thời gian tới, đổi mới kỹ thuật, công nghệ ở Quảng Nam cần

thực hiện một số nội dung sau:

- Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học - kỹ thuật; tăng cường

các hoạt động khoa học công nghệ, khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật, chương trình tiết kiệm năng lượng, đổi mới công nghệ để nâng

cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu

chất thải, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Đổi mới cơ chế

quản lý, tổ chức áp dụng khoa học công nghệ, lựa chọn và tập trung phát triển

công nghệ nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển tiềm lực khoa học

công nghệ của tỉnh.

Page 134: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

127

- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hoá các loại

hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước

ngoài cho phát triển công nghiệp. Khuyến khích phát triển các dịch vụ công

nghệ, xây dựng thị trường công nghệ. Hình thành các trung tâm chuyển giao

công nghệ.

- Cung cấp thông tin. Thực tế ở các địa phương do thiếu thông tin,

không thông qua tư vấn nên khi đổi mới công nghệ hoặc nhập máy móc, thiết

bị về địa phương thường hết khấu hao, lạc hậu, không hoạt động được. Điều

này vừa làm lãng phí, thất thoát tài sản vừa gây nên tại họa về môi trường. Vì

vậy, cần phải cung cấp thông tin cho các cơ sở và các cơ sở phải thông qua

công ty tư vấn để nắm chắc hồ sơ, lý lịch máy móc, thiết bị. Khi đổi mới công

nghệ, phải đảm bảo trình độ kỹ thuật trung bình tiên tiến, cao hơn trình độ của

công nghệ cũ, đồng thời phù hợp với từng địa phương, không vì giá cả rẻ

hoặc một sự khuyến mãi nào đó mà nhập công nghệ lạc hậu, vừa lãng phí,

vừa gây ô nhiễm môi trường.

- Chính quyền Quảng Nam cần có chính sách cụ thể hơn để khuyến

khích đổi mới công nghệ. Thực hiện các chính sách ưu đãi, như ưu đãi tín

dụng để mua máy móc thiết bị, miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị phụ tùng

hoặc nguyên liệu ban đầu. Trước mắt, Quảng Nam cần khuyến khích đổi mới

công nghệ trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản để tăng thêm chủng

loại và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Khuyến khích ngành công nghiệp dệt-

may đổi mới công nghệ, tăng thêm hàm lượng chất xám, nâng cao năng suất

và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị gia tăng.

Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống

quản lý tiêu chuẩn quốc tế: ISO (Hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế),

HACCP (Tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy

và điểm kiểm soát tới hạn), TQM (Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện),

BVQI (tổ chức chứng nhận Quốc tế), SA 8000 (hệ thốngtrách nhiệm xã

hội)... phục vụ cho quá trình hội nhập.

Page 135: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

128

- Các cơ sở công nghiệp cần mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ

thuật. Trong đầu tư đổi mới phải có trọng điểm, chọn khâu đột phá để đổi

mới. Sử dụng nhiều hình thức trong việc đầu tư mới công nghệ và kỹ thuật,

như liên kết, liên doanh, thuê mướn, tự đầu tư, trong đó liên kết, liên doanh là

phù hợp với điều kiện và khả năng vốn hiện nay của nhiều doanh nghiệp công

nghiệp ở Quảng Nam.

Hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, đặc

biệt các công đoạn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm. Kiên quyết

không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng. Đẩy mạnh

ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phát triển thị trường dịch vụ khoa học và công nghệ. Tổ chức hội chợ,

triển lãm, giới thiệu sản phẩm, thiết bị máy móc công nghệ mới cả trong và

ngoài nước. Xây dựng nhà xưởng, kho bãi, hệ thống cấp thoát nước, giao

thông, cho việc ứng dụng và đổi mới kỹ thuật công nghệ. Đây là những điều

kiện cần thiết, không thể thiếu cho việc phát triển công nghiệp. Tiếp tục thực

hiện các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp tỉnh và cấp nhà

nước, trong đó đặc biệt chú ý phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống cây, giống con có

năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về giống trên địa bàn; ứng dụng

công nghệ tiên tiến trong chế biến nông, lâm, thủy sản. Đồng thời hiện đại

hóa ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến hàng xuất khẩu, đáp ứng

yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, nhất là thị trường Mỹ,

Nhật Bản và EU.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra tiêu chuẩn công nghệ đối với các cơ

sở công nghiệp. Các cơ quan chức năng như tài chính, công nghiệp, môi

trường cần phối hợp, kiểm tra trình độ, tuổi đời máy móc, thiết bị của công

nghiệp. Nếu máy móc thiết bị quá cũ, hết khấu hao, sản xuất tiêu tốn nhiều

năng lượng, nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường thì buộc các cơ sở sản xuất

Page 136: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

129

kinh doanh phải đổi mới công nghệ. Một mặt cần khuyến khích và tạo điều

kiện cho các cơ sở sản xuất mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ; mặt khác sẽ

tăng thuế hoặc xử phạt đối với cơ sở dùng công nghệ cũ, lạc hậu hoặc phải

đền bù thiệt hại do xả chất thải gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm

môi trường.

4.2.6. Tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện phát triển công nghiệp

và quản lý các doanh nghiệp công nghiệp

- Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc Quyết định số 2298/QĐ-UBNDngày

26/7/2013 về“Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công

nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020,

có xét đến 2025”. Nghiên cứu biên soạn và phát hành một số ấn phẩm tuyên

truyền về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp của Nhà

nước đến tay nhân dân. Trên cơ sở Nghị quyết của tỉnh ủy, chương trình hành

động của Ủy ban nhân dân tỉnh, các địa phương sớm xây dựng chương trình

phát triển công nghiệp 5 năm và cụ thể hóa cho từng năm để thực hiện.

- Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, am hiểu về công

nghiệp để quản lý có hiệu quả. Phát triển các hội ngành, nghề để tương trợ

giúp đỡ lẫn nhau phát triển nghề và phát triển công nghiệp trong tỉnh. Hướng

dẫn trình tự hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận hoặc thu hồi danh hiệu làng

nghề theo thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông thôn.

- Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách,

các chương trình, quy hoạch, đề án, các chính sách hỗ trợ phát triển công

nghiệp của tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều kênh

thông tin khác.

Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến thẩm định dự án đầu tư,

cấp phép làm tốt công tác tư vấn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp

công nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, trên cơ sở các ngành nghề, sản phẩm

ưu tiên đầu tư, khuyến cáo để hạn chế rủi ro và lãng phí trong đầu tư.

Page 137: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

130

- Thứ tư, tạo lập môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh

thuận lợi.Công bố danh mục các dự án công nghiệp kêu gọi đầu tư theo thứ tự

ưu tiên, nhóm dự án trọng điểm, nhóm dự án khuyến khích đầu tư; xây dựng

các cơ chế và chính sách hỗ trợ, tạo lập môi trường đầu tư. Trước mắt, Quảng

Nam cần điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi cho các dự án cần

khuyến khích đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên cơ

sở vận dụng tối đa các cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất được Nhà nước cho

áp dụng đối với các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn.Thực hiện mức giá cho thuê đất thấp nhất đối với các dự án đầu

tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

Tạo lập môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Thành lập bộ phận chuyên trách đủ mạnh để xây dựng và hoàn thiện chính

sách, kế hoạch hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút

các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu cho công

nghiệp hỗ trợ, lựa chọn nhóm ngành cần ưu tiên phát triển phù hợp với điều

kiện cụ thể từng giai đoạn; chọn quỹ đất cho các khu công nghiệp hỗ trợ làm

điểm. Đồng thời, ban hành chính sách hỗ trợ để thu hút lao động có chuyên

môn cao, tay nghề giỏi về làm việc lâu dài tại các khu công nghiệp, khu Kinh

tế mở Chu Lai. Đặc biệt, có cơ chế hỗ trợ về nhà ở cho người lao động làm

việc tại các khu công nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây

dựng nhà ở cho công nhân; có cơ chế hỗ trợ ưu đãi phù hợp với đặc điểm

từng ngành, từng doanh nghiệp.

Xác định cải cách hành chính là khâu then chốt, tạo bước đột phá trong

việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch; cần cụ thể hóa toàn bộ

thủ tục hành chính cần thiết mà nhà đầu tư phải thực hiện khi triển khai một

dự án đầu tư, theo thứ tự các bước từ khi đăng ký dự án và thỏa thuận địa

điểm đến khi được cấp phép xây dựng; cần nâng cao tính minh bạch trong

việc cấp phép đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện về đất

đai, mặt bằng sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, công tác

Page 138: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

131

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thương hiệu, xúc tiến thương mại tìm

kiếm thị trường, hỗ trợ đào tạo lao động để các doanh nghiệp có điều kiện đẩy

mạnh sản xuất kinh doanh.

Xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để phát triển công

nghiệp. Làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Bán đấu giá quyền sử

dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng các khu và cụm, điểm công

nghiệp. Tổ chức hội thảo giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tư vào

tỉnh Quảng Nam. Nâng cao phương thức kêu gọi thu hút đầu tư, phạm vi kêu

gọi không chỉ mang tính quốc gia mà phải mang tính quốc tế, kêu gọi, thu hút

bằng nhiều hình thức quảng bá cũng như trực tiếp trao đổi gặp gỡ. Cần chủ

động xây dựng một số dự án mẫu để chủ động kêu gọi đầu tư.

- Thứ năm, tăng cường quản lý nhà nước đối với môi trường trong phát

triển công nghiệp Quảng Nam. Tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường

trong các khu công nghiệp theo sự phân cấp và ủy quyền đối với cơ quan

quản lý các khu công nghiệp. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi

trường trong các khu công nghiệp; Xây dựng và ban hành quy chế, nội quy về

bảo vệ môi trường đối với hoạt động của các khu công nghiệp. Nghiên cứu

xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị sản

xuất hiện đại, cũng như trang thiết bị xử lý các tác động môi trường trong

hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu, cụm công

nghiệp, các cơ sở sản xuất hiện có để có phương án xử lý chung trên địa bàn

cũng như từng khu vực. Các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trước khi xây

dựng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư,

xây dựng. Có kế hoạch và kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm

lớn ra xa các khu dân cư. Các dự án đầu tư mới, đặc biệt là sản xuất sản phẩm

mới, bảo vệ môi trường là một yếu tố bắt buộc được thể hiện trong nội dung

dự án khi thẩm định dự án.

Đưa 100% cơ sở sản xuất công nghiệp vào diện kiểm soát, thực hiện

Page 139: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

132

thanh tra, kiểm tra về xử lý chất thải, nước thải bảo vệ môi trường. Khuyến

khích và tạo điều kiện đổi mới công nghệ hạn chế gây ô nhiễm môi trường

trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các cơ sở chế biến tinh

bột sắn, chế biến thủy sản, bột giấy, sản xuất vật liệu xây dựng... đồng thời

tăng cường chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp.

Đối với các khu, cụm công nghiệp -TTCN,làng nghề tập trung, cần

nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, xây dựng giải

pháp xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt để hạn chế nhiễm

bẩn nguồn nước mặt; tổ chức quản lý việc xả nước thải vào nguồn nước, thu

phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Trước mắt, bắt buộc và giám sát các

nhà đầu tư hạ tầng khu, cụm phải thiết kế và trình thẩm định hệ thống thu

gom và xử lý nước thải; phải xây dựng hệ thống đồng bộ với kết cấu hạ tầng

khu, cụm công nghiệp và phải vận hành hệ thống ngay trước khi khu, cụm

công nghiệp lấp đầy khoảng 30% - 50% diện tích đất.

Đến nay Quảng Nam đã có 3 doanh nghiệp được hỗ trợ 4,5 tỉ đồng từ

Hợp phần “Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp” thuộc chương trình Hợp tác

Việt Nam- Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường. Trong thời gian tới, cần điều

tra khảo sát xây dựng các văn bản quản lý, tài liệu hướng dẫn cho các doanh

nghiệp về vấn đề môi trường và sản xuất sạch hơn. Cần tăng cường quản lý và

kiểm soát ô nhiễm tại các doanh nghiệp, thành lập tổ kiểm tra định kỳ 3 tháng

kiểm tra một lần về tình hình ô nhiễm, vệ sinh an toàn lao động, qua đó kịp

thời nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm. Không tiếp nhận các dự án

đầu tư gây ra mức độ ô nhiễm cao, các dự án đầu tư phải được các cơ quan

chức năng thẩm định đạt tiêu chuẩn về môi trường mới được cấp phép đầu tư.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh tổ chức xây

dựng và thực hiện quy hoạch môi trường của các khu công nghiệp. Ngoài việc

bảo đảm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngay trong quá trình đầu tư

phát triển hạ tầng khu công nghiệp cần phối hợp với các cơ quan có liên quan

trong tỉnh xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử

Page 140: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

133

lý tập trung.

Tỉnh cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác

thải công nghiệp; hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp các thủ tục

cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường. Tăng cường áp

dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất,

hướng đến thực hiện công nghiệp sạch, công nghệ sử dụng tiết kiệm nguyên

nhiên vật liệu và ít chất thải. Đối với các khu cụm công nghiệp, làng nghề cần

quy hoạch thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu thoát, xử lý chất thải. Chỉ

cho phép các khu, cụm công nghiệp, làng nghề quy hoạch xây dựng mới đi

vào sản xuất khi đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải.

Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các khu công nghiệp:

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với

Ban quản lý. Coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với các khu công nghiệp. Thông

qua hệ thống quan trắc môi trường có thể đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm

soát được tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi

trường trong các khu công nghiệp. Xây dựng cơ chế để hình thành doanh

nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ cho các hoạt động của các khu công

nghiệp: Doanh nghiệp dịch vụ môi trường có thể cung cấp các dịch vụ về:

Thu gom và xử lý chất thải; dịch vụ quan trắc môi trường; dịch vụ đào tạo và

giáo dục về môi trường; dịch vụ cung cấp thông tin về môi trường; dịch vụ

kiểm toán môi trường...

Doanh nghiệp dịch vụ môi trường có thể được thành ban đầu trên cơ sở

hỗ trợ của Nhà nước sau đó được đảm bảo hoạt động trên cơ sở phí môi

trường do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp tại

các khu công nghiệp.

4.2.7. Giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực

Trong thời gian tới, Quảng Nam cần tập trung nguồn lực, phát triển một

số ngành công nghiệp chủ lực.

- Ngành công nghiệp cơ khí: Phát triển ngành công nghiệp cơ khí theo

Page 141: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

134

hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên doanh hợp tác với nước ngoài để

từng bước chế tạo từng phần tiến đến chế tạo toàn bộ các dây chuyền thiết bị

cho các ngành chế biến nông sản chủ yếu để phục vụ mục tiêu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cần chọn một số nhóm sản phẩm

ưu tiên phát triển trong các nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp nông

thôn. Tăng chi đầu tư cho nghiên cứu triển khai để tạo các sản phẩm mới,

từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

Trước mắt, một số lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp cơ khí

là phát triển ngành cơ khí sản xuất các thiết bị lắp ráp ô tô với công nghiệp

hỗ trợ đồng bộ, phát triển ngành cơ khí chế tạo máy móc thiết bị kể cả máy

móc thiết bị điện, cơ khí đóng tàu và sản phẩm cơ khí tiêu dùng. Thu hút đầu

tư phát triển mạnh các cơ sở sản xuất, thiết bị, vật tư, nguyên liệu hỗ trợ công

nghiệp dệt, may da giày. Tập trung phát triển các sản phẩm dây và cáp điện,

dây dẫn điện cho xe ô tô, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông-lâm-ngư nghiệp,

cơ khí tiêu dùng.

- Ngành sản xuất lắp ráp ô tô: Công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô được

xác định là ngành mũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian tới, cần thúc đẩy hình

thành Trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô tại khu Kinh tế mở Chu Lai.Khuyến

khích doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô đầu tư dây chuyền sản xuất hoàn

chỉnh và ứng dụng công nghệ mới, tham gia phát triển các sản phẩm hỗ trợ,

tăng tỷ lệ nội địa hóa (hiện tại mới chỉ có 20 - 30% linh kiện, thiết bị phục vụ

cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô) và hướng tới tự sản xuất, đa dạng sản

phẩm (để sản xuất 1 chiếc ô tô cần tới gần 2 vạn linh kiện). Cần liên kết, liên

doanh với nước ngoài để tranh thủ vốn và công nghệ cao cho phát triển sản

xuất hoàn chỉnh, hướng tới xây dựng thương hiệu bền vững.

- Ngành công nghiệp dệt may - da giày:Hiện tại, công nghiệp dệt may

ở Quảng Nam chủ yếu dưới dạng gia công. Trong thời gian tới, ngành công

nghiệp dệt may cần đầu tư công nghiệp hỗ trợ, dệt kim, tạo sợi, sản xuất giả

da, vải bồi, sản xuất nguyên phụ liệu thay thế nhập khẩu, từng bước xuất khẩu

Page 142: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

135

hàng dệt may tới những thị trường truyền thống. Bên cạnh phát triển công

nghiệp hỗ trợ, cần phát triển vùng nguyên liệu bông, đay, dâu tơ tằm, ứng

dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng nguyên liệu. xây

dựng cơ chế đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hợp lý hóa giữa việc phát

triển nguyên liệu và phát triển chế biến sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dệt

may chủ động hơn trong hoạt động sản xuất.

Trong thời gian tới, Quảng Nam tập trung đầu tư liên hợp sợi, dệt,

nhuộm và các nhà máy may, sản xuất giày dép lớn chuyên làm hàng xuất

khẩu. Bước tiếp theo, Quảng Nam huy động nguồn lực để hình thành các

Trung tâm dệt - may; trung tâm đào tạo và thiết kế mẫu mốt thời trang tại các

khu công nghiệp: Điện Nam - Điện Ngọc; Bắc Chu Lai, Thuận Yên, Đông

Quế Sơn... Đối với các cụm CN nên tổ chức các loại hình sản xuất giày, dép,

may công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, với mục đích giải quyết lao động

việc làm tại chỗ và sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, gia công hàng xuất

khẩu. Từng bước thay thế công nghệ lạc hậu, nâng cấp bổ sung và đổi mới

công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản, thực phẩm, thức uống:

Đây là những ngành cần rà soát, bổ sung quy hoạch chi tiết. Gắn phát triển

ngành với vùng nguyên liệu. Hình thành các vùng sản xuất nông, lâm, thủy

sản tập trung trên quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ưu

tiên xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nguyên liệu như: đường xá, thủy

lợi, mạng lưới điện,...

Bên cạnh đó, cần đầu tư thay thế thiết bị, công nghệ chế biến lạc hậu,

phát triển công nghệ chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng,

đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hạ giá thành

sản phẩm. Đồng bộ hoá thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất và sản xuất

thêm các loại bia cao cấp hơn, đáp ứng nhu cầu trong nước và sẽ xuất khẩu.

Đồng thời, tập trung cao trong việc phát triển thương hiệu để tăng năng lực

cạnh tranh. Phát triển vùng nguyên liệu, các nhà máy sơ chế cao su, bột giấy,

Page 143: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

136

tinh bột sắn...Phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực

phẩm và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:Đối với ngành này, cần tiếp

tục đa dạng hóa sản phẩm, trong đó ưu tiên những sản phẩm chất lượng cao,

phục vụ các thị trường xuất khẩu. Trong thời gian trước mắt, cần đẩy nhanh

tiến độ đầu tư để hoàn thành nhà máy xi măng Thạnh Mỹ với công suất 2

triệu tấn/năm được xây dựng trên diện tích 57,36 ha với 2 dây chuyền sản

xuất clinke, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để

các nhà máy sản xuất VLXD lớn hiện có trên địa bàn phát huy hết công suất

và mở rộng đầu tư như: gạch men Đồng Tâm, Anh Em, gạch Prime, gạch

Tuynen... Đẩy mạnh sản xuất đá ốp lát, gạch men ceramic, gạch không nung,

kính xây dựng tại các địa phương có vùng nguyên liệu.

- Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao:Đây là một trong những

ngành có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai và có thể mở rộng thị

trường xuất khẩu. Đối với ngành này, Quảng Nam cần tiếp tục thực hiện các

biện pháp khuyến khích đầu tư, mở rộng những dây chuyền sản xuất hiện có,

thu hút đầu tư mới vào một số ngành ưu tiên, như sản xuất linh kiện, thiết bị

điện, điện tử, gia công phần mềm, thiết bị văn phòng theo hướng ngành sản

xuất mũi nhọn. Hướng tới sản xuất các linh kiện, cụm linh kiện xuất khẩu,

xây dựng hạ tầng công nghiệp điện tử, phần cứng tin học, gia tăng phát triển

phần mềm.

- Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Đẩy mạnh việc hỗ trợ đào tạo về

quản lý, đào tạo tay nghề, cải tiến mẫu mã, bao gói, nâng cao chất lượng sản

phẩm tiểu thủ công nghiệp để phục vụ trong nước và xuất khẩu (nhất là xuất

khẩu tại chỗ). Tạo điều kiện, môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý

thuận tiện cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn. Thực hiện việc liên

kết, hợp tác sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường với sản lượng sản xuất lớn.

Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho các làng

nghề truyền thống phát triển, khôi phục các làng nghề như dệt thổ cẩm, đúc

Page 144: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

137

đồng, ươm tơ dệt lụa. Xây dựng các mô hình mỗi xã một nghề để phát triển

ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục triển khai

các dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch; đồng thời tập trung vốn đầu tư

hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề Đông Khương (Điện Bàn), dệt vải

(Duy Xuyên)....

Quảng Nam đang quy hoạch hình thành các vùng nguyên liệu, trong

đó dự kiến sẽ khôi phục 3000 ha dâu, như vậy sẽ cho lượng kén tương ứng

2.400 tấn kén và sản xuất 240 tấn tơ. Trong giai đoạn tới, tiếp tục đầu tư phát

triển làng nghề ươm tơ dệt lụa Châu Hiệp, Duy Xuyên (hợp tác xã ươm dệt

thị trấn Nam Phước), Bảo An (hợp tác xã Điện Quang). Xây dựng các dự án

phát triển làng nghề ươm tơ dệt lụa Đông Yên, Thi Lai, Giao Thủy, Trung

Phước. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp công nghệ truyền thống

với công nghệ hiện đại, đầu tư thiết bị dệt mới thay thế dần thiết bị cũ lạc hậu

ở các làng dệt Duy Trinh, thị trấn Nam Phước để dệt ra những sản phẩm mới

có chất lượng cao.

Khôi phục và phát triển gốm sứ mỹ nghệ như làng gốm Thanh Hà

(Hội An) với quy mô đầu tư cơ sở mới sản xuất tập trung kết hợp đầu tư công

nghệ hiện đại với kỹ thuật truyền thống tạo ra các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ

có chất lượng cao, mẫu mã đẹp hướng vào thị trường xuất khẩu. Đầu tư mở

rộng sản xuất và chế tác các mẫu mã gốm sứ mỹ nghệ phục vụ hàng lưu niệm,

hàng gia dụng, gốm trang trí và gốm xuất khẩu ở các cơ sở sản xuất gốm mỹ

nghệ Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến

khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào khu

vực nông thôn và liên kết với các hộ sản xuất trong các làng nghề để mở

rộng sản xuất.

Đầu tư thiết bị công nghệ tại Xí nghiệp sản xuất nhôm đồng Điện

Phương để sản xuất các sản phẩm nhôm đồng truyền thống, sản phẩm phục

vụ công trình xây dựng công nghiệp, lắp ráp xe máy, sản phẩm gia dụng. Đối

với phát triển sản xuất hàng mây tre xuất khẩu, hướng tới là đầu tư mở rộng

Page 145: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

138

sản xuất và hình thành các cơ sở sản xuất mới, vừa sản xuất tập trung vừa mở

rộng gia công đến từng hộ gia đình trong huyện, thành phố. Hình thành các cơ

sở vừa sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vừa sơ chế mây ở các huyện

miền núi. Tạo thành các cụm sản xuất hàng mây tre trên tuyến tham quan du

lịch Hội An- Mỹ Sơn như khu vực phường Thanh Hà (Hội An), khu vực Điện

Thắng (Điện Bàn); Duy Sơn (Duy Xuyên).

Đầu tư công nghệ thiết bị và chuyển giao công nghệ mới để sản xuất

một số sản phẩm có chất lượng và thương hiệu của Quảng Nam như Yến

sào, sâm Ngọc Linh, quế, trầm Hương... đồng thời đẩy mạnh việc hỗ trợ

đào tạo quản lý, đào tạo nghề, cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng

sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ trong nước và xuất khẩu, nhất là

xuất khẩu tại chỗ.

- Ngành khai khoáng:Ưu tiên cho đầu tư các nhà máy chế biến khoáng

sản thành sản phẩm, hạn chế tối đa việc sản xuất nguyên liệu thô hoặc sơ chế

nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu khoáng sản sẽ phục vụ cho việc chế biến sâu

như: Xây dựng nhà máy sản xuất thuỷ tinh mỹ nghệ và gia dụng, nhà máy sản

xuất sợi thuỷ tinh, nhà máy sản xuất kính tấm, sứ cao cấp...Tập trung đổi mới

công nghệ để nâng cao giá trị bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

các nguồn tài nguyên.

- Ngành sản xuất và phân phối điện:Tập trung huy động mọi nguồn

vốn trong và ngoài nước để xây dựng và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự

án thủy điện (thủy điện bậc thang, các thủy điện vừa và nhỏ) chủ động góp

phần cân đối nhu cầu điện, đẩy nhanh quá trình điện khí hóa nông thôn.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trạm phát điện sử

dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cung cấp

điện cho các vùng xa thành phố. Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân sử

dụng điện tiết kiệm bằng nhiều hình thức như áp dụng công nghệ mới, dùng

đèn compact tiết kiệm điện, bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời, tắt các

đèn chiếu sáng trang trí không cần thiết.

Page 146: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

139

- Ngành công nghiệp hỗ trợ:Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Quảng

Nam không chỉ góp phần gia tăng tỷ trọng giá trị gia tăng các sản phẩm công

nghiệp, mà còn tạo tiền đề để công nghiệp Quảng Nam phát triển bền vững

trong dài hạn. Trong thời gian tới, phát triển công nghiệp hỗ trợ cần hoàn

thiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, ưu tiên hàng đầu

cho công nghiệp cơ khí ô tô (Trung tâm cơ khí ô tô Quốc gia-Kinh tế Mở Chu

Lai); tiếp đến là công nghiệp hỗ trợ cho cho ngành dệt (NM cọc sợi công suất

8.000 tấn/năm tại CCN Tây An - Duy Xuyên); may (Nhà máy sản xuất thiết

bị và kim dệt may chính xác cao công suất 100.000 tấn /năm tại cụm công

nghiệp Đại An, huyện Đại Lộc; NM sản xuất móc áo, kim, chỉ nút tại KCN

Đông Quế Sơn...), da giày (NM thuộc da và sản xuất các phụ liệu KCN ĐN-

ĐN) và sản xuất linh kiện, điện tử (Núi Thành)...

Triển khai thực hiện Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày

24/02/2011của Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp

hỗ trợ. Theo Quyết định này, một số ngành công nghiệp được ưu tiên khuyến

khích gồm cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da

- giầy và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao. Quyết

định nêu trên cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích phát

triển thị trường; khuyến khích về hạ tầng cơ sở; khuyến khích về khoa học và

công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; về cung cấp thông tin và về tài chính).

4.2.8. Phát triển, hoàn thiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Giải pháp phát triển khu, cụm công nghiệp Quảng Nam sẽ thực hiện

theo giai đoạn. Giai đoạn trước năm 2015 sẽ thực hiện các biện pháp nhằm

hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp hiện hữu, không mở rộng diện tích của

từng khu, cụm cũng như xây dựng mới các khu, cụm công nghiệp nhằm phù

hợp với chủ trương của Tỉnh cũng như yêu cầu phát triển bền vững công

nghiệp trên địa bàn. Giai đoạn từ sau 2015 đến 2020 và 2025 sẽ mở rộng

Page 147: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

140

thêm diện tích các khu đã có và nâng cấp hình thành thêm một số khu mới (từ

cụm) lên thành các phân khu và các cụm ngành với mục tiêu phát triển công

nghiệp nông thôn và phục vụ quá trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp.

4.2.8.1. Phát triển các khu công nghiệp

Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển khu, cụm công nghiệp đến năm

2020 gồm:

* Thứ nhất, đối với các khu công nghiệp thuộc Ban quản lý các khu

công nghiệp

Trong thời gian tới, các khu công nghiệp thuộc diện Ban Quản lý các

khu công nghiệp Quảng Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư, xây

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư lấp đầy diện tích vào các khu

công nghiệp hiện có (KCN Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn; Thuận

Yên; Phú Xuân); nâng cấp 05 cụm lên thành các KCN chuyên ngành (KCN

Trảng Nhật, Đại Tân, Hà Lam - Chợ Được, Tây An và Tiên Thọ) thành lập

mới 1 khu (Khu An Hòa - Nông Sơn); và mở rộng 02 KCN (Đông Quế Sơn,

Thuận Yên), nâng tổng KCN là 10 khu, diện tích dự kiến 3.195 ha.

- Đến năm 2015, đẩy mạnh thu hút đầu tư, lắp đầy diện tích đất các

KCN Đông Quế Sơn, Phú Xuân; thu hút khoảng 50%-60% diện tích đất giai

đoạn I của các KCN An Lưu, Tây An, Đại Tân... Đến năm 2020, có 100% các

KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, 100% hệ thống xử lý

nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn về môi trường.

- Huy động khoảng 1.200 tỷ đồng giai đoạn 2014-2020 để lấp đầy các

khu công nghiệp thuộc diện Ban quản lý các Khu công nghiệp.

- Nâng cấp một số cụm công nghiệp thành khu công nghiệp với diện

tích đất dự kiến đến 2025 là 1.250 ha (các CCN trước đã có diện tích là 398

ha, tức nâng thêm 852 ha) vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2016- 2020 là 3.750

tỷ và đến 2025 khoảng 4.000 tỷ đồng.

Page 148: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

141

- Mở rộng diện tích một số khu công nghiệp hiện có với tổng diện tích

đất tăng thêm đến 2025 là 500 ha. Vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2015 - 2020

khoảng 1.500 tỷ đồng và đến năm 2025 khoảng 1.600 tỷ đồng.

- Thành lập mới một số khu công nghiệp với diện tích dự kiến đến

2020 là 200 ha, trong đó vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2015 - 2020 dự kiến

khoảng 600 tỷ đồng và đến năm 2025 khoảng 650 tỷ đồng.

* Thứ hai, đối với các khu công nghiệp nằm trong khu Kinh tế mở Chu Lai

Đầu tư khu Kinh tế mở Chu Lai phát triển theo mô hình "khu trong

khu". Đây là khu Kinh tế mở duy nhất được xây dựng và phát triển để thử

nghiệm thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp với các

thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong

và ngoài nước.

Đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút

đầu tư vào các KCN, chú trọng đến khu công nghiệp Cơ khí ô tô Trường Hải.

với tổng diện tích đất khu CN đã được phê duyệt 3.537,3 ha. Trong đó vốn

đầu tư xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 10.450 tỷ đồng; giai đoạn

2016 - 2020 khoảng 11.000 tỷ đồng và đến năm 2025 vốn đầu tư xây dựng

khoảng 11.370 tỷ đồng.

* Thứ ba, ngành nghề thu hút vào khu công nghiệp

Ưu tiên các ngành và sản phẩm công nghiệp sạch, công nghiệp ứng

dụng công nghệ cao, cơ điện tử, công nghệ sinh học đồng thời cũng vừa thu

hút phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên để giải quyết việc làm cho

lao động tại địa phương, phục vụ tiêu dùng và phục vụ các khu công nghiệp,

khu du lịch... từng bước chuyển dịch cơ cấu sang ngành công nghiệp sử dụng

công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao.

* Thứ tư, giải pháp về vốn để xây dựng các khu công nghiệp

Với việc mở rộng một số khu công nghiệp hiện có, xây dựng mới một

số khu và nâng cấp một số cụm công nghiệp thành khu công nghiệp, nhu cầu

Page 149: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

142

về vốn giai đoạn 2016-2025 là 36.770 tỷ đồng, trong đó khu Kinh tế mở Chu

Lai là 22.370 tỷ đồng, các khu công nghiệp khác là 14.400 tỷ đồng.

Bảng 4.1: Tổng hợp dự kiến vốn đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp

Quảng Nam 2016-2025

Giai đoạn Tổng cộng 2016-2020 2021-2025

Tổng số 36.770 18.050 18.720

- Khu KTM Chu Lai 22.370 11.000 11.370

- Các khu CN khác 14.400 7.050 7.350

Nguồn: [105].

Để đảm bảo vốn cho xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, trong

thời gian tới, Quảng Nam cần tập trung huy động từ cả từ vốn có nguồn gốc

từ ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp và vốn vay.

4.2.8.2. Phát triển các cụm công nghiệp

Việc hình thành các cụm công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ không

những góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định về an ninh chính trị, trật tự an

toàn xã hội mà còn bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo tồn không gian truyền

thống. Chính vì vậy, việc phát triển các cụm công nghiệp ở nông thôn là hết

sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên cần phải có sự nghiên cứu kỹ quy hoạch

phát triển các cụm công nghiệp nông thôn và có định hướng đúng để thu hút

các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thúc đẩy phát triển công nghiệp trên

địa bàn nông thôn ở Quảng Nam.

- Phát triển cụm công nghiệp hướng đến khuyến khích phát triển mạnh

các ngành CN ở nông thôn, nhất là CN chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các

ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, cần nhân công lao động như sản xuất vật

liệu xây dựng, CN khai thác mỏ, dệt, may, da giày, cơ khí lắp ráp, sửa chữa

để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên địa bàn.

- Bố trí không gian, địa điểm sản xuất một cách hợp lý khoa học từ

đô thị đến vùng nông thôn, miền núi; chọn địa điểm thuận lợi về giao

Page 150: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

143

thông, gần nguồn nguyên liệu, có lực lượng lao động tại chỗ... vừa giải

quyết công ăn việc làm, vừa tiêu thụ nông sản của nhân dân. Quy hoạch để

có điều kiện đầu tư phát triển tạo của cải vật chất xã hội, nâng cao giá trị

gia tăng và giá trị sản xuất đồng thời bảo vệ tốt môi trường sinh thái kết

hợp xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển cụm công nghiệp Quảng Nam cần tuân thủ Quyết định

số105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy

chế quản lý cụm công nghiệp và Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày

28/12/2009 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Quyết định

số105/2009/QĐ-TTg.

- Đối với các CCN, do qui mô nhỏ, việc đầu tư một nhà máy xử lý chất

thải là điều khó thực hiện được. Do đó chỉ ưu tiên bố trí vào CCN các ngành

sản xuất sạch, ít tác động xấu đến môi trường, giải quyết nhiều lao động.

Chọn ngành sản xuất đầu tư vào CCN, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch,

công nghệ cao, và các ngành có lợi thế so sánh (về nguyên liệu, nhân công,...)

- Kiên quyết loại bỏ các CCN đã có tên trong danh mục được phê duyệt

nhưng không có tính khả thi, đồng thời, mở rộng hoặc đưa vào danh mục mới

các CCN có tính khả thi cao.

- Thực hiện đầu tư cuốn chiếu, không triển khai tràn lan, và chỉ thu hồi

đất của dân khi có dự án, còn không thì vẫn để sản xuất nông nghiệp bình

thường.

- Xác định quy mô phát triển cụm công nghiệp: Giai đoạn từ 2015 đến

2020, phát triển mạng lưới CCN còn lại 100 cụm với tổng diện tích khoảng

1.809 ha (07 cụm chuyển lên khu với tổng diện tích là 398 ha và 01 cụm

chuyển mục đích sử dụng với diện tích 51,66 ha);Thực hiện quy hoạch chi tiết

cho tất cả các cụm công nghiệp trong mạnh lưới, tổng diện tích xây dựng hạ

tầng và đưa vào sử dụng là 1.529 ha.

- Phát triển cụm công nghiệp ở các địa phương trong tỉnh: (1) Đối với

thành phố Hội An: Đến 2020 xây dựng 03 CCN: Thanh Hà, Tân An và Bến

Page 151: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

144

Trể với tổng diện tích 88 ha. Việc phát triển cụm công nghiệp ở Hội An cần

hết sức thận trọng vì định hướng phát triển du lịch của phố cổ. Do đó, tách

riêng khu vực đô thị, dịch vụ (38,86 ha) thuộc CCN Thanh Hà ra khỏi cụm

công nghiệp, diện tích còn lại của CCN này là 30,33 ha. Thành lập CCN Bến

Trễ (12 ha), đầu tư xây dựng hạ tầng và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016

-2020; (2) Đối với thành phố Tam Kỳ:Phát triển đến 2020 gồm 04 CCN:

Trường Xuân 1,2; Trường Xuân - Thuận Yên và An Sơn với tổng diện tích

132 ha. Từ 2016 - 2020, có xét đến 2025, đầu tư xây dựng hoàn thành hạ tầng

và thu hút đầu tư lấp đầy 04 CCN trên địa bàn với tổng diện tích 132 ha vào

2020; (3) Đối với huyện Duy Xuyên:Quy hoạch phát triển đến 2020 gồm

6CCN tổng diện tích 52 ha. Từ 2016 - 2020, có xét đến 2025:Đối với CCN

Tây An (111,45 ha), quy hoạch nâng lên thành khu CN;Các CCN Gò Nô

(Thôn Tân Phong, xã Duy Châu) có diện tích 4 ha, địa hình đất gò đồi tương

đối bằng phẳng, nằm ở phía nam đường ĐT610, cách trung tâm huyện 10km

và CCN Gò Mỹ (xã Duy Tân) có diện tích 3ha, địa hình bằng phẳng nhưng xa

đường giao thông lớn của huyện. Hai CCN này được đầu tư xây dựng hạ tầng

và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016 -2020; (4) Huyện Đại Lộc:Đến 2020

gồm 21 CCN với tổng diện tích 537 ha. Đối với các CCN: Đại Tân 1 (50 ha),

Đại Tân 2 (50 ha) được xem xét quy hoạch nâng lên thành khu công nghiệp.

Hai CCN Đông Phú (50 ha), Tích Phú (50 ha) được điều chỉnh giảm diện tích

do có đất lúa trong CCN, diện tích còn lại: Đông Phú (40 ha), Tích Phú (40

ha). (5)Điện Bàn:Đến 2015, CCN An Lưu (51,66 ha) được xem xét chuyển

mục đích sử dụng sang khu vực đô thị, dịch vụ;Quy hoạch phát triển đến 2020

gồm 18 CCN với tổng diện tích 271 ha; (6)Núi Thành: Đến 2020 gồm 03

CCN: Khối 7, Nam Chu Lai, Tam Mỹ Tây với tổng diện tích 93 ha. (7)Phú

Ninh:Quy hoạch phát triển đến 2020 gồm 04 CCN: Tam Đàn, Chợ Lò, Phú

Mỹ, Quán Rường với tổng diện tích 113 ha. (8) Quế Sơn:Đến 2020 gồm 04

CCN: Quế Cường, Đông Phú 1, Đông Phú 2, Quế Phú với tổng diện tích 134

ha. (9) Thăng Bình:Đến 2020 gồm 9 CCN với tổng diện tích 192 ha. (10) Bắc

Page 152: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

145

Trà My:Quy hoạch phát triển đến 2020 gồm 03 CCN với tổng diện tích 26 ha.

(11) Đông Giang:Đến 2020 gồm có CCN Jơ Ngây với diện tích 5 ha.(12)Hiệp

Đức:Quy hoạch phát triển đến 2020 gồm 07 CCN với tổng diện tích 40

ha.(13)Nam Giang:Đến 2020 gồm 03 CCN với tổng diện tích 22 ha.(14)Nam

Trà My:Đến 2020 gồm có CCN Tăk Pỏ với diện tích 5 ha. (15) Nông Sơn: Đến

2020 gồm có CCN Nông Sơn với diện tích 15 ha. (16) Phước Sơn:Đến 2020

gồm 04 CCN với tổng diện tích 33 ha. (17) Tây Giang:Đến 2020 gồm 03

CCN với tổng diện tích 14,75 ha. (18) Tiên Phước:Đến 2020 gồm 05 CCN

với tổng diện tích 75 ha.

Bảng 4.2: Nhu cầu vốn đầu tƣ hạ tầng cụm công nghiệp đến 2025:

Giai đoạn Tổng cộng 2011-2015 2016-2020 2021-2025

Vốn đầu tư 2.400 1.095 895 410

Trđó: Ngân sách 300 150 80 70

Nguồn: [105].

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để thực hiện tốt những mục tiêu phát triển công nghiệp Quảng Nam

trong thời gian tới, luận án kiến nghị:

- Trung ương có cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi, tăng thêm khoản

ngân sách của Trung ương để phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và

làng nghề với mục tiêu tác động lớn và lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội

toàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Trung ương khuyến khích các Tập đoàn, Tổng Công ty trực tiếp đầu

tư và dẫn luồng đầu tư FDI vào các dự án trọng điểm như: ngành khí, chế

biến nông thủy sản cao cấp, dệt may - da giày; cơ kim khí và điện - điện tử;...

- Trung ương đẩy mạnh phân cấp quyết định đầu tư rộng rãi cho Tỉnh,

cho Tỉnh ban hành các cơ chế hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài và

khuyến khích đầu tư trong nước, trong khuôn khổ luật pháp quốc gia, chủ yếu

là về đất đai, miễn giảm thuế thu nhập và thủ tục trình duyệt các dự án lớn.

Page 153: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

146

- Đề nghị Bộ Công Thương có cơ chế, chính sách đặc thù cho từng khu

vực, địa phương để vận dụng trong phát triển công nghiệp.

- Đề nghị Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo các Tổng Công ty trực

thuộc đồng thời phối hợp, tác động các Bộ, ngành có liên quan tạo điều kiện

thuận lợi sớm đưa các dự án có quy mô lớn về Quảng Nam như các dự án về

ngành Khí.

- Kiến nghị Chính phủ chính sách hỗ trợ phát triển, chuyển giao khoa

học công nghệ:

+ Hỗ trợ ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ. Triển

khai Luật chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả

việc trích 10% lợi nhuận trước thuế để làm quỹ phát triển khoa học và công

nghệ của doanh nghiệp.

+ Chính sách và cơ chế cho các tổ chức và nhà khoa học trong và ngoài

nước hoạt động và đóng góp, chính sách liên kết các viện, trường, trung tâm,

nhà khoa học, liên kết các đề tài, dự án, phòng thí nghiệm với các hoạt động

sản xuất CN.

- Kiến nghị phát triển các vùng nguyên liệu: Nhà nước tạo thuận lợi tối

đa trong việc giao đất và cho vay vốn có lãi suất ưu đãi không cần thế chấp

đối với các hộ trồng cây nguyên liệu, nuôi trồng thủy, hải sản,…

Page 154: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

147

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Quảng Nam đã tập trung phát triển công nghiệp

và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, định vị trên bản đồ công nghiệp

với Việt Nam với ngành sản xuất ô tô và linh kiện. Các ngành công nghiệp

khác cũng đang có sự phát triển khá tốt. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp

của Quảng Nam còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, mục

đích nghiên cứu của luận án là qua phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải

pháp để phát triển công nghiệp Quảng Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030.

Để đạt được mục đích đó, luận án đã thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển công

nghiệp ở địa phương cấp tỉnh. Luận án đã làm rõ nội dung và nhân tố tác

động tới phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, các bài học kinh nghiệm rút

ra từ thực tiễn các địa phương.

2.Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng công nghiệp của tỉnh Quảng

Nam giai đoạn 2005-2016, trong đó tập trung và giai đoạn 2009-2016 và thực

trạng phát triển công nghiệp của chính quyền tỉnh Quảng Nam, rút ra những

kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp Quảng

Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030.

Các kết quả phân tích cho thấy, trong những năm qua tỉnh Quảng

Nam đã có quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp

tương đối phù hợp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, có chính sách

thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. Nhờ đó, công nghiệp của tỉnh phát triển

nhanh, đã hình thành được một số ngành công nghiệp có vị trí, có sức

cạnh tranh trong nước.

Page 155: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

148

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển công nghiêp của Quảng

Nam còn hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bên cạnh các

nguyên nhân khách quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, còn có

nguyên nhân chủ quan từ hoạt động phát triển công nghiệp của chính quyền

tỉnh Quảng Nam, từ quy hoạch, kế hoạch, chính sách, tạo lập môi trường

kinh doanh, thu hút đầu tư,... Trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh, cơ hội

và thách thức trong thời gian tới, luận án đã đề xuất 8 nhóm giải pháp và

một số kiến nghị để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam tới năm 2020,

tầm nhìn 2030.

Page 156: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Quang Thử (2014), "Kịch bản phát triển công nghiệp tỉnh

Quảng Nam", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (11).

2. Nguyễn Quang Thử (2014), "Định Hướng phát triển công nghiệp hỗ

trợ tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (13).

3. Nguyễn Quang Thử (2014), "Định hướng cho ngành công nghiệp

tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (14).

Page 157: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Văn Ánh (2000), Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành

thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Hà Văn Ánh (2000), “Vai trò công nghiệp nông thôn đối với việc phát

triển kinh tế- xã hội ở nông thôn”, Tạp chí khoa học- Công nghệ- Môi

trường, (2), tr.4- 7.

3. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2007), Báo cáo kết quả điều tra các

cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 64 tỉnh, thành, Hà Nội.

4. Bùi Quang Bình (2012), "Phát triển công nghiệp tập trung , đề xuất giải

pháp phát triển nguồn nhân lực", Tạp chí Quản lý kinh tế, (8), tr. 16-21.

5. Vũ Đình Cự (2005), “Những thành tựu, hạn chế và thách thức của quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong điều kiện toàn cầu

hóa”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr. 25-28.

6. Chính phủ (2004), Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển

công nghiệp nông thôn, Hà Nội.

7. Chính phủ (2006), Nghị định 66/2006/NĐ-CP về khuyến khích phát triển

ngành nghề nông thôn, Hà Nội.

8. Cục thống kê Quảng Nam (2009), Kinh tế- xã hội Quảng Nam 10 năm 1999-

2009, Hà Nội.

9. Cục thống kê Quảng Nam (2010), Niên giám thống kê năm 2010, Quảng Nam.

10. Cục thống kê Quảng Nam (2011), Niên giám thống kê năm 2011, Quảng Nam.

11. Cục thống kê Quảng Nam (2012), Niên giám thống kê năm 2012, Quảng Nam.

12. Cục thống kê Quảng Nam (2013), Niên giám thống kê năm 2013, Quảng Nam.

Page 158: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

151

13. Cục thống kê Quảng Nam (2014), Niên giám thống kê năm 2014, Quảng Nam.

14. Cục thống kê Quảng Nam (2015), Niên giám thống kê năm 2015, Quảng Nam.

15. Cục thống kê Quảng Nam (2016), Niên giám thống kê năm 2016, Quảng Nam.

16. Dwight Perkins và Vũ Thành Tự Anh (2010) “Chính sách công nghiệp

của Việt Nam: Thiết kế chính sách để phát triển bền vững”, Tài liệu

đối thoại chính sách, (3), Harvard –UNDP.

17. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng,

Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban

chấp hành trung ương, khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 1)

Ban Chấp hành trung ương Đảng, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban

chấp hành Trung ương khóa IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban

chấp hành Trung ương khóa X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam- Tỉnh ủy Quảng Nam (2006), Văn kiện Đại hội

Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX, Quảng Nam.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam- Tỉnh ủy Quảng Nam (2010), Văn kiện Đại hội

Page 159: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

152

Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, Quảng Nam.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam- Tỉnh ủy Quảng Nam (2015), Văn kiện Đại hội

Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, Quảng Nam.

28. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

29. Huỳnh Thanh Điền (2014), Tháo gỡ rào cản phát triển công nghiệp hỗ

trợ Việt Nam, Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công

nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

30. Nguyễn Điền (1994), “Phát triển công nghiệp nông thôn trong thời kỳ công

nghiệp hóa”, Tạp chí những vấn đề Kinh tế thế giới,(5), tr.7- 11.

31. Đỗ Đức Định (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát huy lợi thế so

sánh: Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á; Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Lê Hữu Đốc (2004), Công nghiệp thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và

giải pháp phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Ngô Đình Giao (1996), Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước

ta: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Lê Thế Giới (2014), Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam – Lý

thuyết, thực tiễn và chính sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Hoàng Trung Hải (2004), “Công nghiệp Việt Nam phát huy nội lực, tiếp

tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí

Quản lý nhà nước, (96), tr. 22-25.

36. Trần Thị Bích Hạnh (2008), Phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh

Duyên hải Nam Trung bộ - thực trạng và giải pháp, đề tài khoa học cấp

bộ, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

37. Đinh Trường Hinh, Deepak Mishra, Lê Duy Bình, Phạm Minh Đức và

Phạm Thị Thu Hằng (2014), Phát triển công nghiệp nhẹ Việt Nam,

Page 160: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

153

Ngân hàng thế giới, Hà Nội.

38. Bùi Đức Hùng (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển

công nghiệp thành phố Đà Nẵng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

39. Bùi Văn Huyền (2011), “Đánh giá cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu

ngành ở Đồng Nai giai đoạn 1999-2009”, Nghiên cứu kinh tế, (6).

40. Bùi Văn Huyền, Đinh Thị Nga (2011), Quản lý nhà nước đối với thị

trường bất động sản ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Hoàng Ngọc Hòa, Phạm Châu Long, Nguyễn Văn Thạo (2001), Phát triển

công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Thị Hường (2009), Quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam

xét từ góc độ phát triển bền vững, Kinh tế và dự báo, (4), tr. 14-16.

43. Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền (2012), “Chính sách quy

hoạch và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”,

Tạp chí phát triển kinh tế (263)

44. Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền (2015), “Định hướng phát

triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015-2020” ,Tạp chí

Phát triển kinh tế, (4).

45. Trương Thanh Hoài (2014), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ” Kỷ

yếu hội thảo khoa học: Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển

công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

46. Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền (2016) “Chính sách phát triển

công nghiệp hỗ trợ cơ khí thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát

triển kinh tế (4).

47. Phan Ánh Hè (2007), “Công nghiệp nông thôn với yêu cầu đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn”, Tạp chí Thông tin và Dự

Page 161: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

154

báo Kinh tế- xã hội, (9), tr. 43- 49.

48. Đỗ Đăng Hiếu (2002), “Sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong

những năm đầu thế kỷ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (14), tr. 9-11.

49. Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược

phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

50. Phạm Thanh Khiết (2007), Quá trình hình thành khu kinh tế, khu công

nghiệp ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ,

Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

51. Nguyễn Lân (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

52. Võ Đại Lược (1996), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam đến năm

2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

53. Vũ Thị Phương Mai (2014), "Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao

trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam", Tạp chí

Kinh doanh và quản lý, (14), tr. 6-9.

54. Ngô Quang Minh, Phạm Văn Sáng, Nguyễn Hữu Thắng (2005), Lộ

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đồng Nai, Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội.

55. Nguyễn Quang Minh (2007), “Phát triển công nghiệp nông thôn thời hội

nhập”, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, (28), tr.36- 37.

56. Ngô Quang Minh, Phạm Văn Sáng, Nguyễn Ngọc Toàn, Bùi Văn Huyền

(2011), Chất lượng tăng trưởng kinh tế Đồng Nai, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

57. Phạm Xuân Nam (1994), Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam -

Triển vọng trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội

58. Lê Khương Ninh và Trương Vĩnh Đạt (2010) “Phát triển nguồn nhân lực

Page 162: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

155

cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Cà Mau”, Tạp chí Kinh tế phát

triển (238), tr.25-28.

59. Lưu Văn Nghiêm (2002), “Phát triển công nghiệp nông thôn trước tiến

trình hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (11), tr. 17-18.

60. Ohno, K (2007), Building supporting industries in Vietnam, Diễn đàn

kinh tế Việt Nam.

61. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam- thực trạng

và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Đỗ Thanh Phương (1997), "Phát triển công nghiệp chế biến ở Miền

Trung", Tạp chí Công nghiệp, (19), tr. 26-30.

63. Đỗ Thanh Phương (2007), Mở rộng thị trường công nghiệp vùng nông

thôn các tỉnh Nam Trung bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Tài

chính, Hà Nội.

64. Nguyễn Đình Phan (2000), “Phát triển công nghiệp nông thôn trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Kinh tế và phát triển,

(41), tr. 27- 30.

65. Nguyễn Đình Phan (2004), “Thực trạng và những giải pháp cơ bản phát

triển công nghiệp nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển,

(89), tr.6- 8.

66. Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn (2007),Giáo trình kinh tế và quản

lý công nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

67. Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc (2002), Những

biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

68. Lê Hồng Phục, Đỗ Đức Định (1998), Các mô hình công nghiệp hóa

Page 163: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

156

Singapo, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

69. Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (2016), Đánh giá chỉ số và

xếp hạng năng lực canh tranh cấp tỉnh từ năm 2005 - 2016, Hà Nội.

70. Phạm Thái Quốc (2009), “60 năm phát triển Trung Quốc: ba giai đoạn,

hai bước chuyển đổi”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (10), tr. 22-25.

71. Robert Wade (2010), Sau khủng hoảng xem xét lại chính sách công nghiệp

tại các quốc gia thu nhập thấp, Tài liệu hội thảo của IMF, tại trang

https://www.imf.org/external/np/seminars/eng/2010/lic/pdf/WadeV.pd,

[truy cập ngày 16/8/2016].

72. Sở Công thương Quảng Nam (2015), Báo cáo phát triển công nghiệp

Quảng Nam, Quảng Nam.

73. Sở Công thương Quảng Nam (2015), Đề án tái cơ cấu ngành công thương,

Quảng Nam.

74. Nguyễn Sinh (2005),“Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới: thành tựu

và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr. 6-9.

75. Phạm Văn Sáng (2003), Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp,

nông thôn tỉnh Đồng Nai, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh

76. Nguyễn Từ (2008), Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát

triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

77. Nguyễn Văn Tám (2000), Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện

Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

78. Vũ Băng Tâm và Eric Iksoon Im (2011), “Đầu tư nhân lực và phát

triển công nghiệp địa phương ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát

Page 164: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

157

triển (249), tr. 8-12.

79. Tỉnh ủy Quảng Nam (2009), Kết luận Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 16 về một

số giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQTU ngày

30/4/2003 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển Quảng Nam

thành tỉnh công nghiệp, Quảng Nam.

80. Tỉnh ủy Quảng Nam (2009), Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 15 về xây

dựng và cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh, Quảng Nam.

81. Tỉnh ủy Quảng Nam (2010), Báo cáo kết quả hội thảo khoa học Khu kinh

tế mở Chu Lai – thực tiễn xây dựng, phát triển và những vấn đề đặt

ra, Quảng Nam.

82. Tổng Cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê từ năm 2005 - 2016,

Hà Nội.

83. Trần Đình Thiên (2010), Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đánh giá thực

trạng và hệ quả, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

84. Trương Đình Tuyển (2011), “Thúc đẩy phát triển công nghiệp trong bối

cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Phát triển

kinh tế, (243) tr. 6-9.

85. Trương Minh Tuệ (2016), Chính sách tài chính nhằm phát triển công

nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính,

Hà Nội.

86. Nguyễn Anh Tuấn (1996) , Vài khía cạnh kinh tế Việt Nam suy nghĩ từ

kinh nghiệm các nền kinh tế mới công nghiệp hóa Đông Á, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

87. Nguyễn Quốc Tuấn (2007), Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị - Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 165: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

158

88. Vũ Thị Thoa (1999), Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông

Hồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Luận án tiến

sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

89. Vũ Thị Thoa (2005), “Chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp

nông thôn của Đảng và Nhà nước- thành tựu và những vấn đề đặt ra”,

Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10), tr.6- 10.

90. Võ Thanh Thu (2010) “Những giải pháp cho sự phát triển bền vững các khu

công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế (237), tr. 25-27.

91. Bùi Tất Thắng (1997), Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam; Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội 1997;

92. Quốc Trung và Linh Chi (2002), “Phát triển công nghiệp Việt Nam: thực

trạng và thách thức”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (8), tr. 25-30.

93. Trần Thị Tri (2002), Kinh nghiệm công nghiệp hoá của NIEs - Đông á và

vận dụng vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

94. Trần Văn Thọ (1997), Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại Châu Á -

Thái Bình Dương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí

Minh.

95. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2002), Đề án phát triển công nghiệp

nông thôn và làng nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2002- 2010,

Quảng Nam.

96. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2004), Quy hoạch ngành công nghiệp-

tiểu thủ công nghiệp Quảng Nam từ năm 2004- 2015, Quảng Nam.

97. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2005), Điều chỉnh quy hoạch ngành

công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam đến năm

Page 166: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

159

2015, Quảng Nam.

98. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Báo cáo tổng kết tình hình kinh

tế - xã hội năm 2001-2005 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh

tế- xã hội năm 2006-2010, Quảng Nam.

99. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2008), Báo cáo kết quả 2 năm thực

hiện Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Quảng Nam.

100. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Công thương (2001- 2010),

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp từ năm 2000- 2010, Quảng

Nam.

101. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Công thương (2008), Báo cáo

về phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn giai đoạn 2008-

2012, Quảng Nam.

102. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Công thương (2010), Kế hoạch

phát triển ngành Công – Thương 5 năm 2011-2015, Quảng Nam.

103. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Công thương (2011), Quyết định

số 79/QĐ-SCT về Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp tỉnh

Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến 2020”, Quảng Nam.

104. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2013), Điều chỉnh, bổ sung quy

hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Nam

đến 2020, có xét đến 2025, Quảng Nam.

105. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2013), Quy hoạch phát triển công

nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến 2020, tầm nhìn đến

2025, Quảng Nam.

106. Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1998), Lựa chọn và

thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ

thuật, Hà Nội.

Page 167: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

160

107. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1998), Cơ sở lý luận và

kinh nghiệm công nghiệp hóa nông thôn ở các nước ASEAN và đối

chiếu với Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

108. Vụ Kinh tế công nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư (2014), Thực trạng, định

hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Kỷ yếu hội

thảo khoa học: Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công

nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

109. Nguyễn Thanh Vũ (2009) “Các giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công

nghiệp tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Phát triển kinh tế (221), tr.36-39.

110. Hồ Văn Vĩnh (2008), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr. 25-27.

111. Mai Thị Thanh Xuân (2011), Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế

giới, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

112. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển bách khoa toàn thư, Nxb Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội.

113. USAID (2016), Governance for Inclusive Growth program, Publisher,

New Yor, USA.

114. World Bank (2017), Doing Business Index 2017, New Yor, USA.

115. Oliver Massmann (2017), Vietnam private sector development – outlook

on the European union Vietnam free trade agreement, New Yor,

USA.

116. Chen, S.C. (2013), “Integrating Technology Readiness into the

Expectation–Confirmation Model: An Empirical Study of Mobile”,

Cyberpsychology, Behabior, and Social Networking, (8), pp. 12-16.

117. Lee, M.C. (2010), “Explaining and predicting users’ continuance

intention toward e-learning: an extension of the Expectation

Page 168: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

161

Confirmation Model”, Computers & Education; (54), pp. 506–516.

118. Kuo, K. M., Liu. C.F., & Ma, C.C. (2013), “An investigation of the

effect of nurses’technology readiness on the acceptance of mobile

electronic medical record systems”, BMC Medical Informatics and

Decision Making, (13), pp. 88 - 95.

119. Lu, J., Wang, L., & Hayes, L.A. (2012), “How do technology readiness,

platform functionality and trust influence c2c user satisfaction?”

Journal of Electronic Commerce Research, (1), pp. 50-69.

120. Parasuraman. A., & Colby, C. L. (2014), “An updated and Streamlined

Technology Readiness Index: TRI 2.0, Journal of Service Resaerch,

(8), pp. 1-16.

121. Wang, Y., So KKF., & Sparks, B.A .(2016), “Technology Readiness and

Customer Satisfaction with Travel Technologies: A Cross-Country

Investigation”, Journal of Travel Research, (9), pp. 20-25.

Page 169: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

162

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(dành cho các doanh nghiệp công nghiệp

trong và ngoài tỉnh Quảng Nam)

Đánh giá một số nội dung chính quyền tỉnh Quảng Nam thực hiện nhằm

phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Kính thưa Ông/Bà,

Để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam, tác giả tiến hành thu thập ý

kiến đánh giá của các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài tỉnh về một

số nội dung chính quyền tỉnh Quảng Nam thực hiện nhằm phát triển công

nghiệp trên địa bàn.

Các ý kiến của ông bà thuần tuý được phục vụ mục đích nghiên cứu

khoa học.

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của Ông/Bà!

(Lưu ý: Tên của ông/bà và doanh nghiệp ông/bà đại diện sẽ được giữ kín. Ông/bà

không cần viết tên mình hoặc tên doanh nghiệp vào phiếu này).

Ngày ……… tháng 10 năm 2016

Page 170: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

163

1. Theo ông bà, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam có thuận lợi để phát triển

công nghiệp không?

a) Rất thuận lợi; b) Thuận lợi; c) Bình thường; d) Bất lợi; e) Rất bất lợi

2. Theo ông bà, điều kiện kinh tế - xã hội của Quảng Nam có thuận lợi để

phát triển công nghiệp không?

a) Rất thuận lợi; b) Thuận lợi; c) Bình thường; d) Bất lợi; e) Rất bất lợi

Quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với phát triển công nghiệp

3. Ông bà có biết quy hoạch phát triển công nghiệp của Quảng Nam hay

không

a) Có b) Không

Nếu câu trả lời là “có”, chuyển sang câu 4. Nếu câu trả lời là “không”, chuyển

sang câu 8

4. Nếu có, theo ông bà, quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng

Nam như thế nào?

a) Tốt, có tính khả thi cao; b) Tương đối tốt, có tính khả thi nếu điều kiện

thuận lợi

c) Trung bình; d) Không tốt lắm, còn khá chung chung; e) Rất kém, không

phù hợp với địa phương

5. Theo ông bà, hạn chế của Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng

Nam là gì (có thể chọn nhiều ý)?

a) Quá dàn trải b) Chưa khai thác được lợi thế so sánh c) Triển khai chậm d)

Không ổn định, nhất quán.

6. Theo ông bà, ưu điểm của Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng

Nam là gì (có thể chọn nhiều ý)?

Page 171: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

164

a) Quy hoạch tương đối đầy đủ, rõ định hướng; b) Qui hoạch phát huy được

lợi thế so sánh của tỉnh; c) Qui hoạch được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; d)

Qui hoạch gắn với các chính sách đảm bảo thực hiện.

7. Theo ông bà cần hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng

Nam theo hướng nào?

a) Bổ sung khu, cụm, ngành công nghiệp; b) Loại bớt, thu hẹp các khu, cụm

công nghiệp không hiệu quả; c) Xây dựng các kế hoạch thực hiện chi tiết, có

tính khả thi; d) Gắn kết qui hoạch với các nội dung khác trong phát triển công

nghiệp

8. Theo ông bà, môi trường kinh doanh, phát triển công nghiệp ở Quảng Nam

như thế nào?

a) Rất tốt; b) khá tốt; c) Trung bình; d) Không tốt; e) Rất kém

9. Ông bà thấy môi trường kinh doanh, phát triển công nghiệp ở Quảng Nam

so với 5 năm trước như thế nào?

a) Cải thiện rất rõ rệt; b) Có một chút cải thiện; c) Không thay đổi; d) Hơi

kém đi; e) Kém hơn nhiều.

10. So với các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, mức độ cải

thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Nam:

a) Rất tốt; b) Trên trung bình; c) Trung bình; d) dưới trung bình; e) Rất kém.

11. Đâu là hạn chế lớn nhất trong môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng

Nam (có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án

a) Khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính, giấy phép

b) Thường xuyên bị kiểm tra, thanh tra

c) Khó tiếp cận đất đai

d) Thiếu tiếp cận nguồn nhân lực có kỹ năng

Page 172: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

165

e) Hạ tầng chưa phát triển

f) Thiếu thông tin

g) Khác

12. Ông bà có phải mất chi phí bôi trơn khi làm việc với cán bộ, công chức

quản lý hay không?

a) 100% lần làm việc; b) Chỉ với các thủ tục phức tạp c) Chỉ khi bị cán bộ,

công chức gây khó dễ; d) Ít khi e) Chưa bao giờ.

13. Nếu mất phí bôi trơn, ông bà tự nguyện bôi trơn để nhanh thủ tục hay do

cán bộ, công chức vòi vĩnh công khai?

a) Tự nguyện b) Bị vòi vĩnh c) Cả 2 trường hợp

14.Việc thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến cải thiện môi trường

kinh doanh trên thực tế ông bà đánh giá như thế nào?

a) Thực hiện tốt; b) Thực hiện được cơ bản c) Thực hiện thấp d) Hầu như

không thực hiện được

15. Việc cải thiện môi trường kinh doanh có phải là yếu tố quyết định đầu tư

và mở rộng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hay không?

a) Là yếu tố quyết định; b) là yếu tố quan trọng c) Là một trong những yếu tố

d) Không phải là yếu tố quan trọng lắm.

16. Ông bà có đồng tình với hướng cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh

không?

a) Rất đồng tình; b) Cơ bản đồng tình; c) Chưa đồng tình

17. Ông bà có biết hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Nam không?

a) Có b) Không c) Không trả lời

18. Theo ông bà, tần suất thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư Quảng Nam là:

a) Quá nhiều b) Nhiều c) Trung bình d) Ít e) Quá ít

Page 173: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

166

19. Theo ông bà, hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư vào công nghiệp của

Quảng Nam như thế nào?

a) Rất hiệu quả; b) Hiệu quả; c) Bình thường; d) Ít hiệu quả e) Hoàn toàn

không hiệu quả

20. Theo ông bà, hình thức xúc tiến đầu tư vào công nghiệp nào sẽ hiệu quả

nhất

a) Qua truyền thông; b) Qua hội nghị, hội thảo; c) Qua các doanh

nghiệp trung gian; d) Qua tiếp xúc trực tiếp của chính quyền; e) Khác

21. Theo ông bà, Quảng Nam có hấp dẫn với nhà đầu tư vào ngành công

nghiệp không?

a) Rất hấp dẫn b) Tương đối hấp dẫn c) Bình thường d) ít hấp hẫn e) Hoàn

toàn không hấp dẫn

22. Nếu là nhà đầu tư sản xuất công nghiệp, ông bà có chọn đầu tư vào Quảng

Nam hay không?

a) Chắc chắn chọn b) Sẽ cân nhắc chọn c) Chưa biết d) ít khả năng chọn e)

Chắc chắn không chọn.

23. Ông bà có biết về ưu đãi đầu tư của Quảng Nam không?

a) Có b) Không

23.Theo ông/bà, ưu đãi đầu tư của tỉnh Quảng Nam như thế nào

a) Rất tốt; b) Khá tốt; c) Bình thường; d) ít ưu đãi; e) Không ưu đãi gì

24. Theo ông bà, ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng như thế nào trong quyết

định đầu tư sản xuất công nghiệp?

a) Có ý nghĩa quyết định b) Khá quan trọng c) Là một yếu tố được xem xét

d) Không quan trọng lắm e) Hoàn toàn không quan trọng

25. Theo ông bà, việc thực hiện qui hoạch phát triển công nghiệp của Quảng

Nam có được tuân thủ chặt chẽ không?

Page 174: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/2/8/3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018.pdfhcma.vn

167

a) Tuân thủ nghiêm b) Cơ bản tuân thủ nhưng vẫn có chỗ vi phạm c) Qui

hoạch một đằng thực hiện một nẻo; d) Không biết

26. Theo ông bà, tỉnh Quảng Nam có thường xuyên kiểm tra việc thực hiện

cải thiện môi trường kinh doanh hay không?

a) Rất thường xuyên b) Thi thoảng mới kiểm tra; c) Hầu như không kiểm tra;

d) Không biết

27. Theo ông bà, ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp ở Quảng Nam

như thế nào?

a) Rất ô nhiễm b) Tương đối ô nhiễm c) Ô nhiễm trung bình d) Ít ô

nhiễm e) Hoàn toàn không ô nhiễm

28. Theo ông bà, kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường của Quảng Nam thực

hiện như thế nào

a) Rất tốt; b) Khá tốt; c) Trung bình; d) Kém; e) Rất kém

29. Ngoài vấn đề môi trường, phát triển công nghiệp ở Quảng Nam có vấn đề

xã hội nào (có thể chọn nhiều phương án)?

a) Nhà ở cho công nhân

b) Bảo hiểm xã hội và phúc lợi của công nhân

c) Môi trường làm việc, an toàn lao động

d) Quan hệ công nhân với quản lý doanh nghiệp

e) Khác

30. Mức độ cải thiện điều kiện làm việc của công nhân sản xuất công nghiệp

trong 5 năm qua

a) Cải thiện nhiều b) Có cải thiện ít nhiều c) Không thay đổi d) Kém đi e)

Kém đi nhiều