10
HỐI PHIẾU LỚP ĐH23C1 NHÓM 1 Thành viên nhóm : Trần Thị Vân An Đỗ Thị Vân Anh 1

Hối phiếu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hối phiếu

HỐI PHIẾU

LỚP ĐH23C1

NHÓM 1

Thành viên nhóm :

Trần Thị Vân An

Đỗ Thị Vân Anh

1

Page 2: Hối phiếu

Các loại chừng từ trong thanh toán quốc tế thường có hai loại : chứng từ tài chính và chứng từ thương mại. Trong chứng từ tài chính gồm có hối phiếu, lệnh phiếu (kỳ phiếu), séc, thẻ thanh toán.

1. Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu :

▪ Bộ Luật Thương Mại Việt Nam, 2005

▪ Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam, 2005

▪ Luật Hối Phiếu thống nhất – ULB, 1930

Ngoài ra để thống nhất về lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hành các Luật Hối Phiếu như :

▪ Luật Hối Phiếu của Anh – BEA, 1882

▪ Luật Thương mại thống nhất của Mỹ - UCC

2. Định nghĩa :

□ Theo điều 4 , Luật các công cụ chuyển nhượng :

“Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.”

□ Theo Luật Hối Phiếu thống nhất – ULB :

“Hối phiếu là một lệnh viết vô điều kiện được viết bởi một người (người ký phát) cho một người khác (người trả tiền hối phiếu) yêu cầu người này phải trả ngay hoặc tại một thời điểm đã được xác định hoặc tại một thời điểm có thể xác định được trong tương lai, một số tiền nhất định, hoặc theo lệnh hoặc cho một người nào đó đã được xác định hoặc cho người cầm phiếu.”

Như vậy trên hối phiếu, thông thường người ký phát là người bán, người bị ký phát là người mua hoặc là ngân hàng của người mua, người thụ hưởng là người ký phát hoặc có thể là bất kỳ người nào do người ký phát chỉ định.Và người thụ hưởng thường có thể là : người thụ hưởng đích danh (thể hiện trên hối phiếu : pay to …), người thụ hưởng theo lệnh (thể hiện trên hối phiếu : pay to order of …), người thụ hưởng vô danh (thể hiện trên hối phiếu : pay to ).

2

Page 3: Hối phiếu

3. Tính chất :

3.1. Hối phiếu mang tính trừu tượng :

Trên hối phiếu không phải nêu nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu mà chỉ nêu số tiền phải thanh toán và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Do vậy nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.

3.2. Hối phiếu mang tính bắt buộc :

Hối phiếu là một lệnh đòi tiền vô điều kiện, do đó người bị ký phát phải trả đúng theo nội dung ghi trên hối phiếu, và không được viện bất kỳ một lý do riêng nào để từ chối trả tiền cho người ký phát hoặc người thụ hưởng. Trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó.

3.3. Hối phiếu mang tính lưu thông :

Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hoặc nhiều lần trong thời hạn của nó.

4. Phân loại hối phiếu :

Có thể phân loại hối phiếu theo nhiều tiêu thức khác nhau :

▪ Căn cứ vào thời hạn trả tiền :

+ Hối phiếu trả ngay (At sight Bill) : người bị ký phát phải thanh toán cho người xuất trình hối phiếu ngay khi thấy hối phiếu

+ Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill) : người bị ký phát phải thanh toán hối phiếu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày chấp nhận hối phiếu hay kể từ ngày ký phát hối phiếu

▪ Căn cứ vào việc trao nhận chứng từ kèm theo khi thanh toán tiền trên hối phiếu :

+ Hối phiếu trơn (Clean Bill) : đối với hối phiều trơn thì việc thanh toán tiền trên hối phiếu sẽ không kèm theo chứng từ thương mại.

+ Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill) : hối phiếu cùng với chứng từ thương mại sẽ được gửi đến người bị ký phát.

▪ Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu

3

Page 4: Hối phiếu

+ Hối phiếu đích danh (Nomonal Bill) : là loại hối phiếu ghi rõ tên của người thụ hưởng, hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng ký hậu.

+ Hối phiếu trả cho người cầm phiếu (Bearer Bill) : người bị ký phát phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền được ghi trên hối phiếu cho bất kỳ người nào cầm phiếu.

+ Hối phiếu trả theo lệnh (Order Bill) : là loại hối phiếu yêu cầu người bị ký phát thanh toán tiền theo lệnh của người thụ hưởng, hối phiếu trả theo lệnh được chuyển nhượng theo hình thức ký hậu theo luật định.

▪ Căn cứ vào chủ thể phát hành:

+ Hối phiếu thương mại: Là hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền người mua, liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ.

+ Hối phiếu Ngân hàng: Là hối phiếu do Ngân hàng phát hành lệnh cho Ngân hàng đại lý của mình thanh toán tiền nhất định cho người thụ hưởng được chỉ định trên hối phiếu ( loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng ).

5. Nội dung :

Theo Điều 1 , ULB có nêu rõ một hối phiếu thường gồm :

- Tiêu đề “Hối phiếu” ghi ở bề mặt của hối phiếu và được diễn đạt bằng ngôn ngữ ký phát hối phiếu

- Một mệnh lệnh vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định

- Tên của người trả tiền

- Thời hạn thanh toán

- Địa điểm thanh toán

- Tên của người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán

- Ngày và nơi phát hành hối phiếu

- Chữ ký của người ký phát hối phiếu

4

Page 5: Hối phiếu

Nếu một hối phiếu mà thiếu một trong các điều kiện trên sẽ là hối phiếu vô hiệu lực, chỉ trừ một số ngoại lệ được nêu ở điều 2, ULB :

- Một hối phiếu mà trong đó không nêu rõ thời gian thanh toán thì được xem như là được thanh toán ngay khi xuất trình

- Khi không có nêu rõ ràng địa điểm trả tiền, thì địa điểm được ghi bên cạnh tên của người trả tiền được xem là nơi trả tiền

- Một hối phiếu mà không có nêu địa điểm ký phát thì được xem như đã được ký phát tại nơi được nêu bên cạnh tên của người ký phát

VÍ DỤ : Hối phiếu thương mại thường có mẫu như sau :

6. Nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu :

6.1.Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) :

Chấp nhận hối phiếu là hành vi cam kết thanh toán khi hối phiếu đến hạn của người bị ký phát.

Theo Điều 21, Luật các công cụ chuyển nhượng :

5

BILL OF EXCHANGE

No :…(1)…… Date :……(2)………

For :………(3)…………..

At…(4)….sight of this first of exchange (second unpaid)

Pay to :…………………(5)………………………………

The sum of :…………………(6)……………………………

Value received per Invoice No:……(7)………. Date:…(8)…….

Drawn under issuing bank : ………………(9)………….

L/C No :………(10)……….. Date :………(11)………

To :………(12)……… Signature

Page 6: Hối phiếu

- Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ cụm từ “chấp nhận”, ngày chấp nhận và chữ ký của mình.

- Trong trường hợp chỉ chấp nhận thanh toán một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người bị ký phát phải ghi rõ số tiền được chấp nhận.

◊ Một số lưu ý đối với việc chấp nhận hối phiếu :

+ Về mặt Luật thì hối phiếu là giấy nhận nợ vô điều kiện, do đó hối phiếu do người bán ký phát đã có thể chuyển nhượng hoặc chiết khấu. Tuy nhiên để tránh trường hợp hối phiếu khống nên có ký nhận của người mua nhận nợ.

+ Ở VN theo Luật các công cụ chuyển nhượng, đối với hối phiếu trả ngay thì không cần người mua ký nhận nợ, hối phiếu trả chậm cần người mua ký nhận nợ.

+ Việc chấp nhận hối phiếu phải vô điều kiện

+ Trách nhiệm trả nợ chính của người bị ký phát

+ Chấp nhận thanh toán một phần

6.2. Bão lãnh hối phiếu (Aval) :

Theo Điều 24, Luật các công cụ chuyển nhượng :

“Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.”

Người bảo lãnh sẽ ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ. Nếu bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh mặc nhiên được coi là bảo lãnh cho người ký phát.

6.3. Ký hậu chuyển nhượng hối phiếu :

Người thụ hưởng hối phiếu thường có 3 loại :

+ pay to Mr A (đích danh)

+ pay to the order of Mr A

6

Page 7: Hối phiếu

+ pay to the bearer (người giữ hối phiếu)

Trong trường hợp “pay to the order of Mr A”, thi người thụ hưởng có thể sẽ ký hậu mặt sau hối phiếu cho một người khác nữa, như vậy được gọi là ký hậu.

Ký hậu là một thủ tục để chuyển quyền thụ hưởng hối phiếu từ người này sang người khác. Ký hậu chuyển nhượng hối phiếu :

- Xác định trách nhiệm của người ký hậu đối với người hưởng lợi tiếp theo

- Người ký hậu không phải ghi lý do hay mục đích sử dụng lên hối phiếu , do đó ký hậu mang tính trừu tượng

- Ký hậu hối phiếu phải ở mặt sau của hối phiếu và không được kèm chứng từ

Các loại ký hậu hối phiếu :

+ Ký hậu để trắng (Blank Endorsement)

+ Ký hậu đích danh (Restrictive Endorsement)

+ Ký hậu theo lệnh (To order Endorsement)

+ Ký hậu miễn truy đòi (Without Recourse Endorsement)

Trong thanh toán L/C hối phiếu không có ký hậu chuyển nhượng thì bộ chứng từ không đủ tiêu chuẩn.

6.4.Từ chối trả tiền và kháng nghị (Protest) :

Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối thì người hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. Bản kháng nghị phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn không quá hai ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu. Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng bốn ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền.

Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị.

7

Page 8: Hối phiếu

Ví dụ : A là người ký phát hối phiếu; B,C,D là những người được chuyển nhượng tiếp theo, E là người được chuyển nhượng cuối cùng. Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác. D hoàn trả tiền cho E và truy đòi ngược lại C, và cứ như vậy cho tới A. Cuối cùng A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ.

8